You are on page 1of 20

BÁO CÁO

4/2021

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ


ÁN KHAI THÁC QUẶNG
BOXIT ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ
ĐỜI SỐNG Ở TÂY NGUYÊN

ĐÀO V Ĩ NH K HA NG

TH P T CHUY Ê N NGUY Ễ N T Ấ T THÀN H


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH KON TUM
THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH

TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA


DỰ ÁN KHAI THÁC QUẶNG
BOXIT ĐẾN MÔI TRƯỜNG
VÀ ĐỜI SỐNG Ở TÂY
NGUYÊN

ĐÀO VĨNH KHANG 10HO

4/2021
MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………….……………………………………1
I. MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………2
1. Đặt vấn đề, lí do, mục đích nghiên cứu…………………………………………...2
2. Tổng quan…………………………………………………………………………2
3. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….3
4. Khái niệm………………………………………………………………………....3
1. Quặng boxit…………………………………………………………………..…3
a/ Hình thành…………………………………………………………………..4
b/ Thành phần hóa học………………………………………………………....4
2. Cách thức khai thác ảnh hưởng tiêu cực gì đến môi trường……………………5
3. Tác động việc khai thác quặng boxit đến môi trường……………………….…7
a/ Tác động của việc khai thác quặng boxit đến địa hình tự nhiên…………...7
b/ Tác động của việc khai thác quặng boxit đến thổ nhưỡng………………...8
c/ Tác động của việc khai thác quặng boxit đến hệ thống hạ tầng……………8
d/ / Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình “Nhà máy công viên”
tại Nhà máy Alumin Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng……………………………………………8
II. NỘI DUNG……………………………………………………………………….10
1. Thực trạng……………………………………………………………………..…10
2. Nguyên nhân……………………………………………………………………..11
3. Nguy cơ, rủi ro…………………………………………………………………...11
4. Tác động………………………………………………………………………....12
5. Biện pháp………………………………………………………………………...13
1. Trong quy trình kiểm tra, tuyển quặng…………………………………...…13
2. Trong quy trình sản xuất alumin…………………………………………....14
3. Các công trình, giải pháp quản lí chất thải rắn…………………………..…16
III. TỔNG KẾT…………………………………………………………………...18

1
I. MỞ ĐẦU ĐẦU
. MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ. LÝ DO, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


Hoạt động khai thác, chế biến boxit quy mô công nghiệp ở Tây Nguyên đã được tiến
hành thông qua hai tổ hợp boxit – alumin thí điểm Tân Rai ( Lâm Đồng) và Nhân Cơ
(Đắk Nông), theo chỉ đạo của Bộ Chính trị năm 2009. Hai tổ hợp boxit – alumin ở Tây
Nguyên có tuổi thọ 30 năm và tổng diện tích là 6300 ha. Do đặc điểm phân bố quặng gần
mặt đất, nên hoạt động khai thác mỏ được tiến hành bằng công nghệ lộ thiên. Quặng sau
khai thác sẽ được đưa đến nhà máy tuyển và qua quy trình tuyển rửa để thu hồi quặng
tinh, đảm bảo hàm lượng oxit nhôm trong quặng, phục vụ cho công đoạn sản xuất. Các tổ
hợp sản xuất gồm có khu vực khai thác mỏ, nhà máy tuyển và nhà máy sản xuất alumin,
với công suất theo năm lần lượt là 4,3- 4,5 triệu tấn quặng nguyên khai/mỏ;1,65 triệu
tấn/nhà máy tuyển và 650000 tấn/nhà máy alumin. Các chất thải từ quy trình sản xuất
cần được lưu trữ trong các hồ chứa, gồm 1,7 triệu tấn quặng đuôi/nhà máy và 0,6 triệu
tấn bùn đỏ/năm. Theo kết quả phân tích chi phí, lợi ích mở rộng, có tính thêm chi phí cơ
hội, chi phí môi trường, chi phí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các chi phí dự
phòng cho sự cố môi trường, một năm, các tổ hợp boxit – alumin tạo việc làm ổn định
cho khoảng 2500 lao động, đóng góp khoảng 1200-1400 tỷ đồng các khoản thuế, phí cho
Nhà nước, tương đương từ 1,0 đến 1,2 triệu đồng/tấn sản. Mặc dù đã có những đóng góp
nhất định cho phát triển kinh tế Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung, hoạt động
khai thác, chế biến quặng boxit cũng gây nên tác động tiêu cực không mong muốn tới
môi trường tự nhiên và xã hội khu vực.
Quy trình khai thác, chế biến quặng boxit luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy cơ gây
sự cố môi trường, cần được quản lý chặt chẽ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu tập trung phân
tích rủi ro của hoạt động khai thác, chế biến boxit tại Tây Nguyên, từ đó đề xuất những
giải pháp quản lý, phòng tránh rủi ro hiệu quả.
2. TỔNG QUAN
Khai thác boxit ở Tây Nguyên là một tổng công trình tầm cỡ quốc gia. Sẽ ảnh hưởng
rất nhiều đến tiền đồ của cả dân tộc. Thời gian vừa rồi qua một tập hợp dân sự có tính tự
phát đã làm kiến nghị đưa lên các cấp lãnh đạo đất nước, và qua những phản biện của
những trí thức, khoa học... chúng ta đã có dịp đọc và suy ngẫm trên nhiều vấn đề, từ an
ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế, tác hại môi trường,... đến văn hóa Tây Nguyên. Kinh
tế nước ta hiện đang trên đà phát triển, để nâng cao hiệu quả kinh tế, nước ta hiện nay
đang thực hiện dự án khai thác boxit ở Tây Nguyên nhưng kéo theo đó là các vấn đề về
môi trường.
Trước hết, trữ lượng boxit của nước ta được đánh giá hàng thứ 3 thế giới.
2
Đây là thế mạnh của nước ta, việc khai thác bô là vấn đề của cà nước. Ở Việt Nam, boxit
phân bố phổ biến ở các tỉnh: Tây Nguyên, Cao Bằng. Hà Giang. Lạng Sơn,… Ở Tây
Nguyên, boxit có thân quặng dăm, cụi dung nham chứa boxit dạng cột, dạng phiễu, dạng
dòng chảy lên đá bazan và các trầm tích.
Bên cạnh việc khai thác boxit để nâng cao kinh tế thì vấn đề môi trường
cũng phải được quan tâm đúng mức. Do đây là dự án phát triển kinh tế- xã hội nên
đương nhiên phải có hiệu quả kinh tế- xã hội tổng thể trên cả vòng đời dự án. Trừ
lượng boxit của nước ta rất lớn nên đương nhiên không thể ngay một lúc khai thác
hết bởi còn phụ thuộc vào thị trường thế giới.
Nhưng thực tế, hiệu quả của dự án này ngược với kì vọng mong đợi và còn có các
vấn đề khác nảy sinh: an ninh quốc phòng, hiệu quả kinh tế, tác động tới nguồn điện
năng, sức khỏe người dân, môi trường,…
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tập trung vào hoạt động khai thác, chế biến boxit của khai thác quặng
boxit – alumin ở Tây Nguyên tác động tiêu cực đến môi trường từ 2010- 2020. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp, thông qua điều tra, kết hợp với phân
tích, đánh giá tổng hợp, thống kê, so sánh và lấy mẫu phân tích, để đưa ra bức tranh tổng
quan nhất về những rủi ro, sự cố môi trường trong quy trình triển khai hoạt động khai
thác, chế biến quặng boxit ở Tây Nguyên. Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã
hội khu vực Tây Nguyên và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan được chọn lọc,
phân loại và lựa chọn các nội dung, số liệu phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Quy trình phân tích rủi ro được thực hiện theo các bước: Nhận dạng rủi ro, điều tra
những dữ liệu cần thiết như: môi trường phát sinh, nguyên nhân, đối tượng chịu ảnh
hưởng, phân loại..., được xem là những yếu tố đầu vào quan trọng; Thu thập, đánh giá rủi
ro, phân tích các yếu tố liên quan đến rủi ro như: tổn thất, mức độ nghiêm trọng của tổn
thất. Các kỹ thuật đo lường rủi ro được sử dụng, bao gồm cả phương pháp định tính và
định lượng. Phương pháp định tính được sử dụng để phân tích, đánh giá rủi ro trong quy
trình phân tích hiện trạng và các tác động tới môi trường của hoạt động khai thác, chế
biến boxit ở Tây Nguyên. Từ đó xem xét giá trị hiện tại ròng (NPV) về hiệu quả hoạt
động của các tổ hợp ở các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, làm cơ sở cho các giải
pháp quản lý, phòng tránh rủi ro và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp
sản xuất.
4. KHÁI NIỆM
1. Quặng boxit
Boxit (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp boxite) là một loại quặng nhôm nguồn gốc đá núi
lửa có màu hồng, nâu được hình thành từ quá trình phong hóa các đá giàu nhôm hoặc tích
tụ từ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng boxit phân bố chủ yếu trong vành
đai xung quanh xích đạo đặc biệt trong môi trường nhiệt đới. Từ boxit có thể tách ra
alumina (Al2O3), nguyên liệu chính để luyện nhôm trong các lò điện phân, chiếm 95%
3
lượng boxit được khai thác trên thế giới. Tên gọi của loại quặng nhôm này được đặt theo
tên gọi làng Les Baux-de-Provence ở miền nam nước Pháp, tại đây nó được nhà địa chất
học là Pierre Berthier phát hiện ra lần đầu tiên năm 1821.

a/ Hình thành
Các giọt boxit nóng chảy được sinh thành từ trong lòng đất, tự hút nhau lớn dần rồi
được đẩy lên mặt đất theo các họng núi lửa cùng với dăm, cuội dung nham núi lửa thành
phần bazơ- kiềm trẻ (cỡ Paleogen trở lại đây). Trên mặt đất, dăm cuội dung nham núi lửa
chứa quặng boxit và quặng sulfua đa kim đi kèm sẽ bị laterit hóa, dưới mực nước ngầm
chúng lại bị kaolinit hóa tạo thành set-kaolin chứa dăm, cuội, quặng boxit và sulfua đa
kim.
Boxit hình thành trên các loại đá có hàm lượng sắt thấp hoặc sắt bị rửa trôi trong quá
trình phong hóa. Quá trình hình thành trải qua các giai đoạn:
1. Phong hóa và nước thấm lọc vào trong đá gốc tạo ra ôxít nhôm và sắt.
2. Làm giàu trầm tích hay đá đã bị phong hóa bởi sự rửa trôi của nước ngầm
3. Xói mòn và tái tích tụ boxit.
Quá trình này chịu ảnh hưởng của một vài yếu tố chính như:
+ Đá mẹ chứa các khoáng vật dễ hòa tan và các khoáng vật này bị rửa trôi chỉ để lại
nhôm và sắt.
+ Độ lỗ hổng có hiệu của đá cho phép nước thấm qua.
+ Có lượng mưa cao xen kẽ các đợt khô hạn ngắn.
+ Hệ thống thoát nước tốt.
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm.
+ Có mặt lớp phủ thực vật với vi khuẩn. Theo một mô hình mô phỏng quá trình này
thì giá trị pH thích hợp đạt khoảng 3,5- 4,0.

b/ Thành phần hóa học


Thành phần hóa học chủ yếu (quy ra oxit) là Al2O3, Fe2O3, CaO, SiO2, TiO2, MgO ...
trong đó, hydroxit nhôm là thành phần chính của quặng.

4
Thành phần hóa học Al2O3 Fe2O3 CaO SiO2 TiO2 MgO Mất khi đốt
% theo khối lượng (%) 55,6 4,5 4,4 2,4 2,8 0,3 30
Ở Việt Nam, bô xít được xếp vào khoáng sản khi tỷ lệ giữa oxit nhôm và silic oxit
gọi là modun silic (ký hiệu là µsi) không được nhỏ hơn 2.
Bô xít nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như
Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.

2. Cách thức khai thác ảnh hưởng tiêu cực gì đến môi trường
Quặng boxit mỏ Tây Tân Rai – Lâm Đồng nói riêng và các mỏ thuộc vùng Tây
Nguyên của Việt Nam nói chung là loại quặng boxit có nguồn gốc phong hóa từ các loại
đá bazan, quặng thường có màu nâu sẫm, nâu đỏ, hoặc xám, xám phớt vàng. Về cấu tạo
quặng có các loại từ bở rời đến kết tảng và chủ yếu là quặng bở rời.
Lớp quặng được phân bố nằm sát trên bề mặt địa hình nên phương pháp khai thác
quặng boxit là phương pháp khai thác lộ thiên. Bên trên lớp quặng boxit là lớp đất màu
hữu cơ có chiều dày trung bình từ 0,5~2m. Chiều dày lớp quặng boxit trung bình từ
2~8m. Chiều dày thân quặng boxit thay đổi theo địa hình, phía đỉnh đồi có chiều dày lớn
và giảm dần xuống theo địa hình sườn đồi. Bên dưới lớp quặng là lớp đất trụ (sét litoma).
Cấu trúc thân quặng boxit đặc trưng

5
Thiết bị khai thác quặng boxite được đồng bộ bao gồm:
+ Máy xúc thủy lực gầu ngược để xúc đất phủ, xúc quặng;
+ Phương tiện vận tải: Xe ô tô tự đổ để vận chuyển đất phủ đi hoàn thổ, vận chuyển
quặng nguyên khai về cấp cho nhà máy tuyển;
+ Máy gạt: Gạt gom đất phủ, gạt gom quặng;
Quy trình khai thác quặng boxit (Gồm 4 bước).
Bước 1: Phát quang bề mặt:
+ Đối với loại cây nhỏ (D<0,3m), tiến hành phát quang, dùng máy gạt gom
cây thành đống để tạo mặt bằng trước khi thi công bóc phủ, khai thác;
+ Đối với loại cây có đường kính ≥0,3m, tiến hành cưa cây, cậy gốc cây to và gom
dọn mặt bằng thi công trước khi bóc phủ, khai thác.

Bước 2: Bóc lớp đất phủ.


Nhằm tránh làm nghèo, thất thoát tài nguyên trong khai thác quặng boxite, công tác
bóc đất phủ được chia thành 02 trường hợp:
+ Đối với chiều dày lớp đất phủ <0,5m: Dùng máy gạt để gạt gom đất phủ lại thành
đống, sau đó dùng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc lên xe ô tô vận chuyển đi hoàn thổ.
+ Đối với chiều dày lớp đất phủ ≥0,5m: Dùng máy xúc thủy lực gầu ngược xúc đất
phủ trực tiếp đổ lên xe ô tô vận chuyển đi hoàn thổ và để lại lớp đất phủ dày khoảng

6
0,3m tiếp giáp với lớp quặng, sau đó dùng máy gạt, gạt gom lại thành đống, xúc đất phủ
đi đổ hoàn thổ.
Bước 3: Khai thác quặng.
Thời tiết khu vực Tây Nguyên phân thành 2 mùa mưa, nắng rõ rệt nên quy trình khai
thác được phân theo 2 mùa mưa và mùa nắng.
+ Đối với mùa nắng: Máy xúc đứng trên lớp vách quặng để xúc quặng đổ lên xe ô tô
vận tải đứng trên lớp đất trụ. Mùa nắng nên xe vận tải chạy được trên lớp đất trụ và máy
xúc không phải quay gầu để đổ quặng lên ô tô.
+ Đối với mùa mưa: Máy xúc đứng trên lớp vách quặng để xúc quặng, quay gầu và
đổ lên xe ô tô vận tải cùng đứng trên vách quặng. Do mùa mưa, xe chạy trên lớp trụ sẽ bị
trơn trượt nên phải chạy trên vách quặng, máy xúc phải quay gầu để đổ quặng lên ô tô.
Bước 4: Hoàn thổ
Đất bóc phủ được ô tô vận chuyển đi đổ hoàn thổ tại các khu vực đã khai thác xong
và được máy gạt gạt phẳng với chiều dày lớp hoàn thổ >0,5m (trung bình từ 1-2m). Lớp
đất phủ được quy hoạch hệ thống thoát nước và tổ chức trồng cây cải tạo phục hồi môi
trường theo quy định.

Quặng boxit mỏ Tây Tân Rai – Lâm Đồng có nguồn gốc phong hóa từ các loại
đá bazan, màu nâu sẫm, nâu đỏ, hoặc xám, xám phớt vàng.

3. Tác động của việc khai thác boxit đến môi trường
a) Tác động của việc khai thác boxit đến địa hình tự nhiên
Khu vực mỏ thuộc vùng Tây Nguyên có địa hình đồi núi, hình thái lớp quặng nằm
theo lớp, lớp quặng có chiều dầy tập trung trên đỉnh đồi, mỏng dần xuống phần sườn đồi.
Việc khai thác quặng sẽ lấy đi lớp quặng, đồng thời bùn thải quặng đuôi sau tuyển sẽ
7
được đổ thải tại các hồ chứa được xây dựng tại khu vực vùng trũng, thung lũng trong khu
mỏ. Như vậy sau quá trình khai thác và tuyển quặng boxite sẽ tác động làm cho địa hình
khu vực mỏ trở nên bằng phẳng hơn trước.
b) Tác động của việc khai thác boxit đến thổ nhưỡng
Cấu trúc khu vực quặng boxite từ trên xuống bao gồm: Lớp đất phủ hữu cơ bên trên,
bên dưới là lớp quặng boxite có độ rỗng, xốp hoặc tảng kết cứng không giữ được nước,
thành phần vật chất chính trong quặng boxite gồm các khoáng vật Al2O3 khoảng 40%,
Fe2O3 khoảng 27%, SiO2 khoảng 7%,… Các thành phần này không có giá trị dinh dưỡng
cho cây trồng phát triển. Bên dưới cùng là lớp đất sét litoma có khả năng giữ nước, giữ
ẩm cho đất và cây trồng.
Như vậy, sau khi trải qua quá trình khai thác xong lớp quặng boxite sẽ không làm
nghèo thổ nhưỡng, mà đất phủ được xúc lên sau đó hoàn thổ sẽ tơi xốp hơn, lớp đất phủ
nằm trên lớp đất trụ sét litoma nên đất được giữ ẩm, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
c) Tác động của việc khai thác boxite đến hệ thống hạ tầng
Trước khi khai thác thì hệ thống hạ tầng không được quy hoạch hệ thống hồ, chỉ có
suối và hồ tự nhiên; Không có hệ thống đường giao thông mà chỉ có đường mòn.
Sau khi mỏ được triển khai tiến hành khai thác quặng thì hệ thống hạ tầng sẽ được bổ
sung như hồ chứa nước (Hồ Cai Bảng), các vùng trũng thấp sẽ được quy hoạch thi công
các hồ chứa bùn thải quặng đuôi phục vụ tuyển quặng, sản xuất alumin và cung cấp nước
thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân. Trong khu mỏ được quy hoạch hệ
thống đường giao thông vận chuyển quặng, đường dân sinh bài bản.
Như vậy, sau quá trình khai thác thì hạ tầng khu vực khai thác sẽ được bổ sung hồ
chứa và hệ thống đường giao thông, thuận tiện hơn cho công tác thủy lợi và vận chuyển.
Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích đã khai thác khoảng 300ha, diện tích đã hoàn
thổ khoảng 120 ha (không hoàn thổ các khu vực lòng hồ), diện tích đã trồng cây khoảng
60ha, cây trồng là cây keo, trồng xen cây thông.
d/ Một số kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình “Nhà máy công viên” tại
Nhà máy Alumin Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng
Xây dựng tiêu chí: Công ty nhôm Lâm Đồng đã xây dựng và hình thành những giá
trị cốt lõi để phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường, trong đó tiêu chí xây dựng mô hình
“Nhà máy công viên” là Xanh, sạch và ngăn nắp.
Thực hiện tiêu chí:
Xanh: Công ty đã tổ chức quy hoạch tổng thể các khu vực trồng cây, lựa chọn các
loại cây phù hợp với từng khu vực như cây Keo, cây Long Não, cây Thông, cây Bàng, …
ngoài ra vào ngày 19/5/2019, Công ty đã tổ chức Lễ trồng 1.400 cây Hoa Giấy để kỷ
niệm 129 năm ngày sinh Bác Hồ. Công ty cũng bố trí thêm các khuôn viên, tiểu cảnh và
các vườn cây ăn trái để tạo điểm nhấn cho từng khu vực. Việc trồng cây được thực hiện
với tâm thế tốt, từ việc đào hố, bón phân, lấp đất, … đều được chăm chút, thực hiện đúng

8
kỹ thuật, sau đó Công ty tiếp tục đầu tư cho việc chăm sóc cây, giúp cây sinh trưởng và
phát triển tốt nhất.
Sạch và ngăn nắp: Công ty đã triển khai áp dụng Tiêu chuẩn 5S trong toàn Công ty
nhằm tạo môi trường làm việc sạch sẽ, ngăn nắp, gọn gàng và an toàn, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh.
Các lợi ích mang lại:
Lợi ích về môi trường: Khi mặt bằng nhà máy được trồng nhiều cây xanh, vườn hoa,
môi trường sẽ trong lành và thân thiện do cây xanh chắn bụi, tạo bóng mát cho khuôn
viên, hấp thụ khí độc, làm giàu oxy và nâng cao độ ẩm không khí. Ngoài ra, cây xanh còn
giúp chống sói lở, ngăn chặn bùn đất trôi xuống đường gây mất vệ sinh công nghiệp.Lợi
ích về an toàn, vệ sinh công nghiệp: Việc áp dụng Tiêu chuẩn 5S cùng với việc trồng
nhiều cây xanh đã tạo nên môi trường làm việc thông thoáng, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn
nắp đã giảm thiểu các nguy cơ mất an toàn, đảm bảo sức khỏe của người lao động cũng
như nâng cao chất lượng công tác VSCN.
Lợi ích về sản xuất: Sau khi áp dụng 5S và đầu tư cải tiến công nghệ đã giảm được
các công đoạn thừa, thao tác thừa làm tăng năng suất lao động; hệ thống thiết bị được
chăm sóc tốt, làm tăng tuổi thọ từ đó đảm bảo duy trì sản xuất ổn định.
Về cảnh quan: Việc quy hoạch mặt bằng tổng thể khoa học cùng với các mảng cây
xanh và các vườn hoa, tiểu cảnh đã mang lại cho nhà máy cảm giác dịu mát, thư thái,
thân thiện đã tác động tích cực đến tâm sinh lý của CBCNV, kích thích tinh thần hăng
say làm việc và tính sáng tạo đồng thời mang lại niềm tin, tình cảm và sự gắn bó với nhà
máy. Ngoài ra, nó còn mang lại một hình ảnh đẹp, thân thiện và tạo nên sự tin cậy, trách
nhiệm đối với cộng đồng.
Mô hình “Nhà máy công viên” đã mang lại cho Công ty nhôm Lâm Đồng kết quả
SXKD tốt, an toàn, hiệu quả cao, uy tín, tạo được hình ảnh tốt đẹp và ấn tượng thông qua
đánh giá của các Đoàn kiểm tra và của nhân dân.

9
II. NỘI DUNG

1. Thực trạng
Trở lại vấn đề khai thác và chế biến quặng boxit tại Việt Nam. Hiện nay tại khu vực
boxit Tây Nguyên có 6 dự án khai thác và chế biến quặng boxit xin cấp phép với công
suất alumin hàng năm cho mỗi dự án từ 300 nghìn tấn (nhỏ nhất) đến 1,9 triệu tấn (lớn
nhất). Diện tích chiếm đất của các dự án từ 900 ha (nhỏ nhất) đến gần 2000 ha (lớn
nhất). So sánh với diện tích 2,3 triệu ha rừng tại khu vực Tây Nguyên, thì diện tích chiếm
đất của toàn bộ các dự án boxit hiện có chỉ bằng khoảng 0,54%. Trong trường hợp các
khai trường được hoàn thổ và trồng lại rừng hoàn toàn thì diện tích chiếm đất của các dự
án (chủ yếu của các công trình xây dựng, đường giao thông) là không đáng kể, chỉ bằng
cỡ trên dưới 0,1% so với diện tích rừng hiện có.
Theo kết quả điều tra của các chuyên gia của Viện điều tra Quy hoạch Rừng và dựa
trên kết quả một số đề tài nghiên cứu liên quan trong ngành lâm nghiệp, thì ở khu vực
Tây Nguyên diện tích rừng bị mất hàng năm do các hoạt động chung của con người là
không dưới 2,1% (có tài liệu cho là không dưới 18,5%). So sánh với những con số này có
thể thấy tác động làm mất rừng của các dự án khai thác và chế biến boxit là không cao.
Khi xem xét khía cạnh gây ảnh hưởng đến môi trường của các chất thải từ quá trình
chế biến (chủ yếu là bùn đỏ chứa kiềm gây tác động đến nguồn nước), các chuyên gia
cho biết vấn đề cũng không quá bi quan nếu các cơ sở sản xuất chấp hành đúng quy định
thải và hoàn thổ khi bãi thải hết dung lượng chứa.
Xuất phát từ thực tế các nước có ngành công nghiệp boxit trên thế giới, có thể thấy
vấn đề tác động đến môi trường của quá trình khai thác và chế biến quặng boxit là có và
đương nhiên. Tuy nhiên việc áp dụng các giải pháp khai thác trong việc hoàn thổ và xử lý
chất thải (chủ yếu là bùn đỏ) hoàn toàn có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất các tác động
này.

10
2. Nguyên nhân
Bộ Tài nguyên & Môi trường vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đánh giá về hiệu
quả đầu tư thí điểm 2 dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ do Tập đoàn Than, khoáng sản
(TKV) làm chủ đầu tư. Đánh giá chủ đầu tư TKV, các nhà thầu đủ năng lực và kinh
nghiệm thực hiện gói thầu dự án, song Bộ Tài nguyên lo ngại về chất lượng thiết bị nhà
thầu, thiết bị xử lý môi trường. "Thực tế kiểm tra sau 9 năm, các thiết bị tại Nhà máy
alumin Tân Rai và tại một số hệ thống xử lý môi trường đã xuống cấp, khả năng tuổi thọ
không được như mong muốn".
Hồ bùn đỏ tại dự án Tân Rai đã xây dựng xong khoang số 3 và đang thi công khoang
số 4 nhưng chậm nghiệm thu, bàn giao. Tỷ lệ chất rắn, lỏng tại các khoang hồ đã được
đưa vào sử dụng cũng không đạt yêu cầu. Vì thế, Bộ Tài nguyên đề nghị chủ đầu tư, nhà
thầu “đặc biệt quan tâm tới lượng nước dư trong hồ bùn đỏ”.
Nếu các ô chứa tích đầy bùn đỏ, cộng với mưa lâu sẽ có thể dẫn tới sụt lún, vỡ đập.
Trường hợp này giống như vỡ đập ở Hungary hồi năm 2010. Cho nên, cần nghiên cứu kỹ
các nguy cơ này để tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".
Người dân không quên sự cố hồ chứa quặng đuôi boxit của Tân Rai (tỉnh Lâm Đồng)
đã bị vỡ vào ngày 8-10-2014. Nước tuần hoàn mới sử dụng được 20%, trong khi nước để
rửa quặng rất lớn, cần diện tích lớn để chứa quặng đuôi này.
Các sản phẩm từ nhà máy tuyển được thải ra hồ là quặng có kích thước nhỏ hơn 1
mm, bùn và nước từ máy lắng bùn. Nước thải này nếu tràn ra ao hồ, ruộng đồng thì cá, vi
sinh vật và lúa, hoa màu sẽ chết. Hồ bùn đỏ nếu vỡ thì tác hại còn khủng khiếp hơn rất
nhiều so với hồ chứa quặng.
Theo các nhà khoa học, nhìn bằng mắt thường, hồ bùn đỏ được xây dựng khá vững
chãi. Tuy nhiên, có nguy cơ rò rỉ kiềm vào nước ngầm và nước mưa làm tràn hồ bùn đỏ ở
Tân Rai và Nhân Cơ. Tấm chống thấm được sử dụng để lót đáy và thành hồ hiện nay chủ
yếu là màng địa kỹ thuật - loại được dùng để chống thấm kênh dẫn nước, lót ao hồ.
Các chuyên gia khuyên không nên dùng màng này đối với môi trường kiềm hoặc chỉ
sử dụng trong thời gian ngắn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy màng này chỉ thích hợp
chống thấm có hóa chất trong thời gian ngắn - chỉ trong vòng 50 đến 100 năm, kinh
nghiệm chống thấm bãi thải khoáng sản chưa có nhiều.
Nếu thời gian tương tác của môi trường kiềm với màng địa kỹ thuật kéo dài thì màng
này có thể bị phá hủy do bị ăn mòn hóa học, sức chịu kéo của màng chỉ còn 60% sau một
năm tương tác với NaOH.
Màng HDPE có độ đề kháng hóa chất rất tốt nhưng tính uốn lượn kém và bị nứt nếu
chịu áp lực môi trường và nhiệt. Dự án Tân Rai sử dụng loại màng này.

3. Nguy cơ, rủi ro


Rủi ro ô nhiễm hệ thống nước:
Bãi thải bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ được lắp đặt hệ thống ống bê-tông, có các lỗ
trên thành ống. Nguyên tắc cơ bản: Các ống này nằm trên các lớp sét (dày tới 600 mm)
chống thấm ở đáy và lớp cát dày, rồi phủ cát lên. Nước thấm đáy nhiễm kiềm chảy qua
các lỗ ống theo trọng lực để tới chỗ thu gom. Vấn đề ở đây là qua thời gian, các lỗ này bị
11
bịt kín lại, phải xử lý thông và kiểm tra nguồn nước ở thượng nguồn, hạ nguồn gần bãi
thải xem hoạt động có đạt yêu cầu không.
Các tấm lót đáy hồ dễ bị thủng và thẩm thấu qua đất vào nước ngầm. Điều tra gần
đây cho thấy qua nhiều thập kỷ, kiềm trong pha lỏng của bùn đỏ đã phản ứng với đất sét,
sodium-aluminium-hydrosilicate và zeolite trong một cơ chế phản ứng phức hợp. Phản
ứng này tương tự phản ứng của khoáng sản sét trong dung dịch Bayer nhưng chậm hơn
rất nhiều.
Thay đổi này làm tăng tức thì tính thấm nước của lớp đáy bằng đất sét, dẫn đến rủi ro
là làm ô nhiễm hệ thống nước ngầm sau nhiều thập kỷ. Điều này đã xảy ra ở một nhà
máy của Alcoa tại Tây Úc…
Rủi ro ô nhiễm không khí:
Trong quá trình khai thác một khối lượng lớn, các khí thải do quá trình đốt cháy
nhiên liệu từ các động cơ của các thiết bị máy móc, từ nổ mìn khai thác quặng gây ra.
Thành phần chính của các khí thải này gồm SO2, NO2,... Các loại khí này có khả năng kết
hợp với hơi nước tạo ra các hạt mù axit hoặc hòa tan vào nước mưa làm giảm độ pH của
nước, khi rơi xuống đất sẽ làm gia tăng khả năng hòa tan các kim loại trong đất, làm chai
đất, phá hủy rễ cây, hạn chế khả năng đâm chồi, giảm năng suất cây trồng. Các khí này
còn có khả năng gây kích ứng niêm mạc phổi, gây loét phế quản. Bên cạnh đó, một lượng
bụi lớn thải ra môi trường không khí trong quá trình khai thác quặng. Đây là các loại
khoáng vô cơ kim loại, silic, bụi plastic gây ra các loại bụi phổi ở động vật, lắng động
trên lá cây làm giảm khả năng quang hợp của cây, làm giảm năng suất cây trồng. Ngoài
ra, quá trình khai thác gây ra tiếng ồn và chúng thường gây nên các bệnh nghề nghiệp đối
với công nhân có thời gian tiếp xúc dài trên 3 tháng về thính giác. Khi tiếng ồn vượt quá
giới hạn cho phép nhiều lần có thể ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh, gây mất thăng
bằng, chóng mặt.
Rủi ro đến môi trường đất và cảnh quan:
Vấn đề quan trọng là dự án sẽ làm xáo trộn lớp đất mặt, dẫn đến xói mòn, chuyển tải
và bồi lắng phù sa. Nếu khai thác boxit trên diện rộng mà không tái tạo lớp đất mặt ngay
thì hậu quả sẽ lan ra trên diện rộng đến các con sông và lưu vực.
Ngoài ra còn các rủi ro khác như: tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái, môi trường văn
hóa, môi trường xã hội, an ninh quốc phòng,…
4. Tác động
Hủy hoại môi trường
Trong các cơ sở khai thác khoáng sản mà trung tâm chọn để thu thập thông tin cho
nghiên cứu này có mỏ bô xít Tân Phát thuộc địa phận phường Lộc Phát, thành phố Bảo
Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Mỏ boxit này có trữ lượng ước tính 106 triệu tấn, được công ty TNHH Một thành
viên Hóa chất Cơ bản Miền Nam khai thác từ năm 1980, sản lượng khai thác hiện tại
khoảng 120.000 tấn/năm quặng tinh. Để tuyển ra nguồn quặng tinh này, khối lượng
quặng nguyên khai hằng năm là 260.000 tấn. Quặng được tuyển và rửa sơ bộ rồi chuyển
về nhà máy hóa chất Tân Bình (TPHCM) để chế biến.
Theo báo cáo này, bụi, nước thải và bùn đỏ trong quá trình khai thác quặng boxit ở
Lộc Phát tác động rất lớn đến môi trường xung quanh. Báo cáo cho biết: “Do đường vận
12
chuyển quặng dọc khu phố 8 và 9 vẫn là vẫn là đường đất, khoảng hơn 150 hộ dân ven
đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa”.
Ngoài ra, hoạt động trồng trọt của người dân trong khu vực cũng có phần bị ảnh
hưởng. Ví dụ, cây cà phê khu vực có nồng độ bụi cao ít đậu quả hơn so với các vùng khá.
Giá chè bị dính bụi quặng chỉ bằng một nửa so với giá chè bình thường…
Báo cáo cũng cho biết, quá trình tuyển quặng còn thải một lượng lớn bùn chứa kiềm,
oxit sắt và một số kim loại nặng như chì, cacdimi. Hoạt động khai thác bô xít đã phá vỡ
cấu trúc địa chất, làm cho bề mặt đất bị hạ thấp 4,5 – 9m, lớp đất bazan bị thay thế bởi
lớp đất sét kaolinite. Vào mùa mưa, tại khu vực mỏ Đội Chín và mỏ Đồi Thắng Lợi có
nhiều chỗ bị ngập úng cục bộ, xói lở với cường độ mạnh.

Ảnh hưởng đời sống


Theo báo cáo này, việc chiếm dụng đất để khai thác mỏ trực tiếp ảnh hưởng đến sinh
kế của người dân. Các hộ dân bị mất đất nhìn chung được đền bù theo quy định của nhà
nước nhưng sau khi mất đất, người dân đều gặp khó khăn ở các mức độ khác nhau về vấn
đề sinh kế. Việc cơ sở khai thác tạo việc làm cho người dân cũng rất ít.
Báo cáo cho biết: “Tại Lộc Phát, do các công đoạn sản xuất hầu hết đã được cơ giới
hóa, doanh nghiệp không có nhu cầu nhiều về lao động thủ công. Số lao động trong địa
bàn phường làm việc cho công ty mỏ là 3 người, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ tính trên số
người trong độ tuổi lao động của phường”.
Còn người dân mất đất do khai thác mỏ thì không biết cách sử dụng tiền đền bù một
cách hiệu quả nhằm tìm kiếm và ổn định sinh kế mới. Người dân cũng không có khả
năng chuyển đổi sang ngành nghề khác do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm.
Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thì hoạt động khai thác mỏ còn có thể tăng khả năng
bị rủi ro và tổn thương của một nhóm cộng đồng dân cư trong khu vực. Các rủi ro này có
thể bắt nguồn từ vấn đề môi trường hoặc vấn đề xã hội.
Báo cáo khẳng định: “Hoạt động vận chuyển quặng cũng là một trong những nguy cơ
tiềm ẩn đối với người dân trong vùng. Theo phản hồi của người dân phường Lộc Phát,
thu nhập của lái xe vận chuyển quặng được tính theo chuyến. Do lái xe chạy ẩu để tăng
số chuyến và do bụi cản trở tầm nhìn, tại khu phố 9 - Lộc Phát đã xảy ra một vài vụ va
chạm giao thông giữa người dân và xe tải chở quặng”.
5. Biện pháp
Trong thời gian qua, các biện pháp xử lý bụi, khí thải, tiếng ồn, rung đang được Tổ
hợp boxit - nhôm Lâm Đồng, Nhà máy Alumin Nhân Cơ áp dụng như sau:
1. Trong quá trình khai thác, tuyển quặng boxit
a. Giảm thiểu bụi trong hoạt động khai thác.
Sử dụng máy xúc có dung tích gầu lớn để bốc xúc đất đá, bốc xúc quặng, đồng thời
trong quá trình xúc bốc giảm khoảng cách đổ từ gầu tới thùng xe.
b. Giảm thiểu bụi đất trên tuyến đường vận tải, chống bụi xưởng tuyển, giảm thiểu
khí thải các phương tiện vận tải.
Quy định xe chở đúng trọng tải, chạy đúng tốc độ cho phép, phủ bạt khi xe có tải;
Tưới nước dập bụi trên các tuyến đường vận chuyển quặng về nhà máy tuyển, trồng,
chăm sóc cây xanh hai bên đường vận chuyển quặng về nhà máy tuyển; Vận chuyển
13
quặng tinh về nhà máy alumin sử dụng hệ thống băng tải kín; Quy định các đơn vị vận
chuyển tro, xỉ phải đảm bảo xe vận chuyển được che phủ kín, không rơi vãi, chấp hành
tải trọng, tốc độ theo quy định; Biện pháp xử lý bụi tại mặt bằng nhà máy tuyển là sử
dụng ô tô tưới nước dập bụi kết hợp với vòi phun nước di động tại các vị trí khu vực kho
quặng nguyên khai, kho chứa quặng tinh, Bunke cấp liệu; Sử dụng xe còn niên hạn sử
dụng, thường xuyên bảo dưỡng.
c. Biện pháp hạn chế tiếng ồn, rung
Nguồn gây tiếng ồn, độ rung lớn chủ yếu do các thiết bị nghiền, đập trong xưởng
tuyển quặng, công đoạn nghiền đá vôi, nghiền quặng tinh của nhà máy Alumim. Để hạn
chế các bộ phận trong dây chuyền theo thiết kế được chống rung, hạn chế tối đa việc phát
ra tiếng ồn.
2. Trong quá trình sản xuất alumin
Tại khu vực sản xuất alumin, có nhiều nguồn phát sinh chất ô nhiễm vào không khí
như: Khu vực nhiệt phân hydroxit nhôm, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than với
các chất ô nhiễm gồm bụi, khí độc hại (SO2, NOx, CO). Các công trình, biện pháp kiểm
soát các chất ô nhiễm không khí và nguồn phát thải của nhà máy Alumin được tổng hợp
trong (Bảng 1)
Hiệu quả của các giải pháp xử lý như sau: Các chỉ tiêu khí độc đo được tại ống khói
các khu vực nung hydrat, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than có kết quả nằm trong
giới hạn cho phép của QCVN 19:2009/BTNMT Cột B - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
Quá trình vận hành tổ hợp Boxit nhôm Lâm Đồng, nhà máy Alumin Nhân Cơ cho
thấy, chất lượng không khí xung quanh trong khu vực sản xuất cũng như các khu vực lân
cận tốt, các thông số đánh giá đều đạt QCVN 05:2013/BTNMT.(Hình 2)

Hình 2.
Kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2018 tại Công ty Nhôm Đăk Nông TKV

14
Bảng 1. Tổng hợp các công trình, biện pháp kiểm soát các chất ô nhiễm không khí và
nguồn phát thải của nhà máy alumin

15
Các biện pháp, công trình giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Các công trình xử lý nước thải tại nhà máy Alumin Lâm Đồng và Đắk Nông đã được
xây dựng hoàn chỉnh, đảm bảo toàn bộ nước thải sản xuất, sinh hoạt phát sinh trong quá
trình khai thác tuyển quặng boxit và sản xuất Alumin tại Lâm Đồng và Đắk Nông được
thu gom, xử lý đạt QCVN trước khi thải ra môi trường. Các công trình xử lý nước thải
bao gồm: Mạng lưới thu gom nước thải, thoát nước khu vực mỏ - tuyển, nhà máy
Alumin, trạm xử lý nước thải sản xuất D10 nhà máy Alumin, trạm xử lý nước thải sinh
hoạt D11 nhà máy Alumin và hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu vực mỏ tuyển, công
trình xử lý nước dư hồ bùn đỏ nhà máy Alumin, bể tách dầu tại kho chứa dầu nhẹ và trạm
bơm dầu nhà máy Alumin, hệ thống quan trắc nước thải tự động tại các điểm xả thải.
Nước thải sản xuất tại nhà máy Alumin Lâm Đồng và Đăk Nông được xử lý với công
nghệ tiên tiến, nước thải sau xử lý đạt QCVN 40: 2011/BTNMT (B).
Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất nhà máy Alumin Tân Rai và nhà
máy Alumin Nhân Cơ trước khi thải ra môi trường năm 2018 cho thấy tất cả các thông số
quan trắc đều đạt - QCVN 40: 2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp (cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt). Trên hình
2, giới thiệu một số hình ảnh về trạm xử lý nước thải ở nhà máy Alumin.
3. Các công trình, giải pháp quản lý chất thải rắn
3.1. Đối với đất đá thải và bùn thải xưởng tuyển
Đất đá thải: Hoạt động khai thác quặng tại Tổ hợp boxit - nhôm Lâm Đồng và nhà
máy Alumin Nhân Cơ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, đất đá thải từ lô khai
thác trước được hoàn thổ vào lô khai thác phía sau. Các lô sau khi hoàn thổ sẽ được cải
tạo, phục hồi để trả lại diện tích như trước khi khai thác.
Bùn thải xưởng tuyển: Bùn thải xưởng tuyển chủ yếu là đất đá không chứa các chất ô
nhiễm. Bùn thải xưởng tuyển được lưu giữ tại các hồ bùn thải theo từng giai đoạn vào
các hồ bùn thải. Hồ bùn thải sau khi kết thúc sẽ được cải tạo, phục hồi môi trường bao
gồm các bước như sau: Thực hiện tháo khô, san gạt, lu lèn, xây dựng hệ thống thoát nước
và tiến hành trồng cây.

16
3.2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt như sau: Tái sử dụng các
chất thải có khả năng tái chế như giấy, bìa các tông, vỏ chai, lon đồ hộp, nilon, thức ăn
thừa... nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải; Bố trí các thùng rác thu gom tại các
khu vực phát sinh; Hàng ngày thu gom, quét dọn sạch sẽ chân rác tại các điểm tập kết;
Hợp đồng thuê đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại nhà máy
Alumin và nhà máy Tuyển định kỳ với tần suất 2 ngày/lần tại các điểm tập kết.
3.3. Đối với chất thải nguy hại
Hiện nay việc thu gom, lưu giữ, quản lý, vận chuyển và xử lý các loại chất thải nguy
hại phát sinh tại tổ hợp boxit - nhôm Lâm Đồng và Nhà máy Alumin Nhân Cơ được thực
hiện theo đúng pháp luật hiện hành, được quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT
ngày 30 tháng 06 năm 2015. Toàn bộ chất thải được lưu giữ tại các kho chất thải nguy
hại và thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý.
Hiện tại, tổ hợp boxit - nhôm Lâm Đồng có 04 kho lưu giữ CTNH với tổng diện tích
là 318m2.
3.4. Các công trình lưu giữ hồ bùn đỏ
Bùn đỏ của nhà máy alumin Tân Rai được thải ra khu chứa bằng phương pháp thải
bùn cô đặc chồng lớp (Dry Stacking). Bùn sau khi được xử lý bởi hai thiết bị lắng
(settlers) và 6 thiết bị rửa (washers) của dây chuyền rửa ngược dòng và được bơm bằng
bơm ly tâm bơm cưỡng bức theo đường ống thải ra khu chứa bùn đỏ. Bùn đỏ được thải
vào hồ bùn đỏ theo hệ thống đường ống đặt dọc theo đỉnh đập bao quanh các khoang
chứa, trên đường ống chính cứ 30m đặt đường ống nhánh có van xả bùn vào hồ chứa.
Trước đây công nghệ thải bùn đỏ được thải ra hồ ở nhiệt độ trên 70oC và thải nổi trên mặt
hồ. Đầu năm 2014, Tổ hợp boxit - nhôm Lâm Đồng đã nghiên cứu giải pháp thải chìm
xuống đáy hồ ở nhiệt độ thấp hơn 60oC nhằm giảm sự bốc hơi qua đó giảm được mùi
phát sinh từ Hồ bùn đỏ giảm thiểu ảnh hưởng môi trường xung quanh. Hồ bùn đỏ thiết kế
gồm 08 khoang (hồ), khi khoang 1 hoạt động thì khoang 2 dự phòng. Hiện tại đã dừng đổ
khoang 1, đang đổ khoang 2, khoang 3, khoang 4 đang dự phòng để đảm bảo cho an toàn,
phòng tránh sự cố của hồ bùn đỏ. Trên hình 4 giới thiệu cấu tạo lớp chống thấm đáy
khoang chứa bùn đỏ.
Ngoài các giải pháp, các công trình bảo vệ môi trường đã đang được thực hiện và
đem lại các hiệu quả tích cực, bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, tuyển quặng
và sản xuất Alumin tại Lâm Đồng, Nhân Cơ, Công ty nhôm Lâm Đồng và Đăk Nông
cũng đã chủ động xây dựng các công trình giải pháp ứng phó sự cố môi trường như sau:
Công trình phòng ngừa sự cố vỡ đập thải quặng đuôi: (định kỳ nạo vét kênh thoát nước
của hồ thải quặng đuôi, dốc nước thân đập. Ngoài ra, còn tiến hành trồng cỏ trên mái đập
giảm thiểu xói mòn, sạt lở mái đập và lắp đặt hệ thống quan trắc ngay trong quá trình đắp
đập). Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố Hồ bùn đỏ (luôn duy trì một hồ đệm phía
sau hồ bùn đỏ chính đang đổ thải để thu nước khi trạm thu nước của hồ bùn đỏ chính
không hoạt động. Xây dựng các giếng quan trắc nước ngầm xung quanh hồ bùn đỏ nhằm
giám sát kiềm trong hồ bùn đỏ có thẩm thấu ra bên ngoài để giải pháp phòng ngừa hợp
lý).

17
III. TỔNG KẾT

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án Tổ hợp boxit nhôm Lâm Đồng và Dự án
Nhà máy alumin Nhân Cơ, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã chủ
động thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ môi trường. Các công trình, giải
pháp bảo vệ môi trường được xây dựng theo tiến độ của dự án, đảm bảo giảm thiểu các
tác động của dự án đến môi trường. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực công nghiệp mới tại Việt
Nam, nên trong quá trình vận hành của dự án, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản
Việt Nam cũng đã gặp nhiều khó khăn tồn tại về kĩ thuật công nghệ trong các lĩnh vực
bảo vệ môi trường như: khó khăn trong vấn đề xử lí bùn đỏ, tận thu tái sử dụng xút, trồng
cây công nghiệp phù hợp có hiệu quả, bàn giao đất đai sau khai thác cho địa phương,…
Do đó, để khắc phục những tồn tại nêu trên, đảm bảo an toàn và sản xuất, giảm thiểu
tác động đến môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành công nghiệp Boxit cần
thiết phải đẩy mạnh, quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác đảm bảo an toàn và môi
trường, triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ môi nhằm phát triển hài hòa với môi
trường và cộng đồng, từng bước xây dựng ngành công nghiệp boxit phát triển bền vững ở
Việt Nam.

---HẾT---

18

You might also like