You are on page 1of 9

Than theo cấp dựa theo tính chất, mức độ tạp chất và chất lượng có thể chia thành:

Than
bùn < Than nâu < Than bán Bitum (Than gầy) < Than Bitum (Than mỡ) < Anthracit
(Than đá) < Grafit (Than chì)
Ở đây nhóm chỉ trình bày 3 loại than tiêu biểu
Nguồn gốc hình thành, quá trình và thời gian hình thành của mỏ than đá:

Thời gian hình thành: Than đá được hình thành ở kỷ cacbon (khoảng 300 triệu năm
trước). Một đặc điểm nổi bật của trầm tích của hệ Carbon là những tầng chứa than đá rất
phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc, v.v…. Thành
tạo than đá – một đặc điểm nổi bật của kỷ Carbon.
Quá trình hình thành: Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực vật
sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật nguyên
thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ và các
động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới. Trải
qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.
Nguồn gốc hình thành: Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực
vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay
còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn chỉnh
(bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than đá (anthracit). Quá trình biến đổi
này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá trình biến đổi của địa
chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng thời gian được tính bằng
hàng triệu năm.
Nguồn gốc hình thành, quá trình và thời gian hình thành của mỏ than mỡ:

Than mỡ hay than bitum là một loại than tương đối mềm chứa chất giống như hắc
ín hay nhựa đường. Loại than này có chất lượng cao hơn than nâu nhưng thấp hơn than
đá. Chúng được hình thành từ quá trình bị nén ép của than nâu. Nó có thể có màu đen
hoặc nâu đen; thường là có cấu tạo dải rõ ràng sáng màu và các vật chất sẫm màu trong
các vỉa than. Nó cũng được hình thành chủ yếu trong kỉ Cacbon cách nay khoảng 300
triệu năm.
Than mỡ là một loại đá trầm tích được hình thành từ quá trình thành đá và nép ép nửa
biến chất của vật liệu than bùn ban đầu. Thành phần chủ yếu của nó là các
maceral: vitrinit, và liptinit. Hàm lượng cacbon trong than mỡ thường dao động trong
khoảng 60-80%; phần còn lại là nước, hydro, và lưu huỳnh....
Trong công nghiệp khai khoáng than, đây là loại than cung cấp một lượng lớn khí metan,
một khí nguy hiểm có thể gây ra các vụ nổ trong hầm lò. Việc khai thác than mỡ đòi hỏi
các công đoạn có mức độ an toàn cao nhất về giám sát không khí, quản lý thông gió tốt
và công tác giám sát hiện trường tốt.
Nguồn gốc hình thành, quá trình và thời gian hình thành của mỏ than bùn:
Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật
trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục.
Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước. Các vùng đất ngập nước là những
vùng có năng suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi. Tuy nhiên,
lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn trong điều kiện yếm khí; do đó, mặc dù sinh khối
các loài cỏ sống trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy
ra chậm và không đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ. Tiếp theo cỏ là lau,
lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế, kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi
tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp
và tạo thành than bùn.

Câu hỏi:
Câu 0: Như chúng ta đã biết thì xu thế hiện nay của thế giới là phát triển bền vững vậy
theo các bạn chúng ta phải khai thác và sử dụng than như thế nào để vẫn còn lại nguồn
nhiên liệu này cho thế hệ mai sau?
Câu 1: Hãy cho biết 1 vài công nghệ hiện đại được áp dụng trong quá trình khai thác
than và cho biết ưu điểm của những công nghệ này?
Trả lời: dây chuyền sản xuất than hầm lò được nâng cao hơn, gắn liền với nhiều cải tiến
công nghệ tiên tiến như kết hợp với các dây chuyền vận chuyển tự động hóa, các máy
móc cơ khí hiện đại, các cột chống hầm lò thủy lực, quy trình khai thác được đầu tư hiệu
quả và kiểm soát chặt chẽ, mang lại hiệu quả cao, đảm bảo an toàn cho người lao động và
thân thiện với môi trường nhiều hơn….
Câu 2: Ngoài công dụng chạy nhà máy phát điện và sưởi ấm, đun nấu, hãy nêu thêm
những công dụng khác của than:
Trả lời: Sử dụng để sản xuất thép và các sản phẩm từ sắt khác, than luyện kim được sử
dụng làm nhiên liệu và làm chất khử trong quặng sắt nấu chảy trong lò luyện kim. Kết
quả là gang, và quá giàu carbon hòa tan, vì vậy nó cần phải được xử lý thêm để tạo ra
thép. Than là một nguyên liệu quan trọng trong sản xuất một loạt các loại phân bón hóa
học và các sản phẩm hóa học khác. Phương pháp sản xuất chính của các sản phẩm này là
khí hóa than để sản xuất khí tổng hợp
Câu 3: Hãy nêu ví dụ 1 số tai nạn tiêu biểu khi khai thác than và nêu phương phướng
khắc phục
Trả lời: vụ 1 công nhân hầm than tử vong ở Quảng Ninh ngày 17/8 do bị khoan chèn ép,
va đập vào người; vụ 52 người chết ngạt do nổ mỏ than ở Nga ngày 25/11/2021;….
Câu 4: Quá trình khai thác than bằng nhiều phương pháp khác nhau như lộ thiên hay
phương pháp hầm lò, hãy nêu tác hại cụ thể của 2 phường pháp khai thác này?
Câu 5: Khai thác than làm ảnh hưởng đến nguồn nước sông, hồ, tầng chứa nước ngầm
chảy ra từ mỏ than. Nước thải chứa nhiều axit, kim loại nặng như chì, than, asen… Nêu
tác hại của nó và cách xử lý nguồn nước thải này?
Câu 6: Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đã ban hành những quy định pháp luật nào về sản
lượng khai thác, làm giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác?
Câu 7: Hiện nay nguồn nhiên liệu khoáng sản như than đá đang dần cạn kiệt, vậy chúng
ta có thể thay thế chúng bằng nguồn năng lượng nào? Ưu, nhược điểm nguồn năng lượng
đó?
Câu 8: Hãy biết sau khi nguồn than đá bị khai thác hết thì có ảnh hưởng gì đến lớp địa
chất của trái đất hay không? Nếu có thì sẽ ảnh hưởng như nào? Nếu có thì ảnh hưởng như
thế nào và nêu phương hướng giải quyết?
Câu 9: Theo chúng mình thấy thì việc khai thác than đã và đang làm ảnh hưởng đến sức
khỏe của người dân ở xung quanh khu mỏ, bạn có thể cho mình biết Đảng và nhà nước ta
đã có những biển pháp gì để khác phục việc nay?
Câu 10: Theo bạn những biện pháp trên đã có hiểu quả hay chưa? Và bạn có đề xuất gì
để khác phục không?
Câu 11: Môi trường bị ảnh hưởng ra sao bởi việc khai thác than?
Câu 12: Theo bạn, nếu một ngày chúng ta không còn đủ than đá để cung cấp cho sản
xuất nữa thì sẽ gặp những khó khăn nào? Đưa ra ví dụ
Câu 13: Đưa ra các phương hướng giải quyết khi không có than đá?

BẢN THẢO THỨ 2 VỀ MỎ THAN


Nguồn gốc hình thành, quá trình và thời gian hình thành của mỏ
than đá:
_Thời gian hình thành: Than đá được hình thành ở kỷ cacbon (khoảng 300 triệu năm
trước). Một đặc điểm nổi bật của trầm tích của hệ Carbon là những tầng chứa than đá rất
phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Trung Quốc, v.v…. Thành
tạo than đá – một đặc điểm nổi bật của kỷ Carbon.
_Quá trình hình thành: Than đá được hình thành do các vết tích bị nén chặt của thực
vật sống trong đầm lầy 250-350 triệu năm trước. Đấy là vào kỷ Carbon, khi động vật
nguyên thuỷ lần đầu tiên xuất hiện trên cạn. Than đá hình thành từ vết tích của dương xỉ
và các động vật nguyên thuỷ khác, bị bùn cát bao phủ và chôn vùi như một dạng đá mới.
Trải qua nhiều triệu năm, vật liệu này biến thành than đá.
_Nguồn gốc hình thành: Than là một dạng nhiên liệu hóa thạch, được hình thành từ thực
vật bị chôn vùi trải qua các giai đoạn từ than bùn, và dần chuyển hóa thành than nâu hay
còn gọi là than non (lignit), và thành than bán bitum, sau đó thành than bitum hoàn chỉnh
(bituminous coal), và cuối cùng là biến đổi thành than đá (anthracit). Quá trình biến đổi
này là quá trình phức tạp của cả sự biến đổi về sinh học và cả quá trình biến đổi của địa
chất. Đặc biệt, quá trình biến đổi về địa chất là cả một quãng thời gian được tính bằng
hàng triệu năm.

Nguồn gốc hình thành, quá trình và thời gian hình thành của mỏ
than mỡ:
Than mỡ hay còn biết đến với tên gọi than bitum, là một trong 4 loại than đá được sử
dụng rộng rãi hiện nay. Than mỡ là một loại đá trầm tích, được tạo nên qua quá trình
thành đá nép ép nửa biến chất, từ chất liệu than bùn ban đầu. Loại than này tương đối
mềm, có chứa các chất tương tự như nhựa đường hay hắc ín.
_Nguồn gốc hình thành
Than mỡ là một loại đá trầm tích được hình thành từ quá trình thành đá và nép ép nửa
biến chất của vật liệu than bùn ban đầu. Thành phần chủ yếu của nó là
các maceral: vitrinit, và liptinit. Hàm lượng cacbon trong than mỡ thường dao động trong
khoảng 60-80%; phần còn lại là nước, hydro, và lưu huỳnh...
_Quá trình hình thành: Than mỡ là kết quả từ quá trình bị nén ép của than nâu. Vì vậy
nó có thể có màu nâu hoặc màu nâu đen.Dựa theo cấu tạo phân tầng “ tối, dải sáng màu”
hoặc “ sáng, dải tối màu” để có thể nhận diện được địa tầng than.
_Thời gian hình thành:

Nguồn gốc hình thành, quá trình và thời gian hình thành của mỏ
than bùn:
_Nguồn gốc hình thành : Than bùn được hình thành do sự tích tụ và phân huỷ
không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục.
_Quá trình hình thành:
-Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước.
- Điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi,lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn
trong điều kiện yếm khí
-Các loài cỏ sống trên mặt nước tăng nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại
xảy ra chậm
-Quá trình kiến tạo địa chất, quá trình bồi tụ, lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân
gỗ, làm cho hữu cơ tích tụ thành các lớp
_Thời gian hình thành:

You might also like