You are on page 1of 19

1. Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người.

2. Nền văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ Núi Đọ, Thanh Hóa, Việt Nam được xếp vào giống người đứng thẳng.
3. Định nghĩa “dân tộc thiểu số” trong Bách khoa từ điển Mỹ (1962) nhấn mạnh nhóm người có đặc điểm riêng về
nhân chủng, tôn giáo so với nhóm chủ yếu trong xã hội.
4. Các tiêu chí xác định thành phần tộc người ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tộc người.
5. Theo Herbert Spicer, ý thức và bản sắc tộc người được xây dựng trên những hiểu biết chung về ý nghĩa của một
hệ thống văn hóa.
6. Văn hóa có nhiều cách hiểu khác nhau.
7. Theo quan điểm nhân học, tôn giáo mang tính văn hóa, tính xã hội và tính cộng đồng.
8. Đa số các nhà nhân học hiện nay cho giả thuyết Sapir – Whorf về ngôn ngữ là quá nhấn mạnh tầm quan trọng
của ngôn ngữ trong việc quyết định cái mà con người sẽ nhìn về thế giới của họ.
9. Khác với các loài động vật khác, trong quá trình thích nghi với môi trường sống con người chủ yếu thông qua
văn hóa.
10. Có 3 loại thuật ngữ thân tộc.
11. Cấm kỵ loạn luân là cấm quan hệ tính giao giữa những người có chung quan hệ huyết thống.
12. Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của các nhà nhân học là quan sát tham dự kết hợp phỏng vấn sâu.
13. Hành động không có trong tín ngưỡng thờ cúng người Việt đọc tên người đã mất trong gia đình trước khi ngủ.
14. Phương pháp chuẩn bị bảng hỏi gợi ý với nhiều chủ đề khác nhau để hỏi thông tin viên và dựa trên câu trảlời
nhận được, liên tục mở rộng thêm các câu hỏi để thu thập được chiều sâu (not “chiều rộng”) của thông tin gọi là
phỏng vấn sâu.
15. Bronislaw Malinowski thuộc trường phái chức năng – tâm lý.
16. Quan điểm nghiên cứu của Nhân học toàn diện, so sánh – đối chiếu.
17. Màu da của chủng tộc Australoid da sẫm màu.
18. Chủ nghĩa Apartheid phân biệt chủng tộc đã từng tồn tại ở Nam Phi.
19. Người đầu tiên giải thích sự thích nghi của cơ thể với môi trường sống và khả năng di truyền những tập tính đó,
đưa ra nguyên lý về sự biến đổi các loài từ loài này thành loài khác trong tác phẩm Triết học động vật là Lamarck.
20. Định nghĩa dân tộc thiểu số theo Bách khoa từ điển Việt Nam (1995) nhấn mạnh dân tộc ít người, có ý thức tộc
người và ý thức về quốc gia mình sinh sống.
21. Ngôn ngữ tộc người là tiếng mẹ đẻ của tộc người.
22. Bốn loại biểu tượng trong tộc người theo Hebert Spicer: tộc danh, địa danh, luật lệ thiêng liêng và ca vũ (bài
ca, điệu múa) của tộc người.
23. Tôn giáo độc thần Thiên chúa giáo.
24. Đặc điểm của ngôn ngữ loài người mang tính tạo sinh, tính ngữ nghĩa, tính thay thế .
25. ứng xử ngôn từ của nam giới và nữ giới khác nhau.
26. Thuật ngữ thân tộc cơ bản bao gồm: cha, mẹ, con, cháu, anh, chị.
27. Quy tắc đòi hỏi 2 người kết hôn phải là thành viên của một nhóm thân tộc, nhóm xã hội hoặc nhóm địa phương
được gọi là quy tắc nội hôn.
28. Hình thức cư trú hôn nhân bên cậu nghĩa là ở cùng/gần nhà với anh, em trai của mẹ chồng.
29. Người chỉ quan tâm nghiên cứu công cụ lao động, đồ trang sức, dụng cụ con người tạo ra trong quá khứ gọi là
nhà sưu tầm đồ cổ.
30. Chủng tộc là một (tập hợp)quần thể đặc trưng bởi các đặc điểm di truyền về hình thái, sinh lý mà nguồn gốc và
quá trình hình thành của những đặc điểm di truyền đó gắn với một vùng địa vực nhất định.
31. Tộc người là tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên những mối
liên hệ chung về ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác tộc người.
32. Văn hóa tộc người là tổng thể những thành tựu văn hóa thuộc về tộc người đó, do tộc người đó sáng tạo hay
tiếp thu vay mượn của các tộc người khác trong quá trình lịch sử không nhất thiết dùng để phân biệt giữa tộc người
này với tộc người khác.
33. Người đưa ra khái niệm đầu tiên về văn hóa: Edward Bunett Tylor.
34. Loại hình tôn giáo tin vào mối liên hệ họ hàng thần bí giữa 1 nhóm người với một loài ĐVậtật,TVật tự nhiên:
totem giáo.
35. Nguồn tài nguyên hữu hạn và nhu cầu sử dụng tài nguyên vô hạn của con người.
36. Theo thuyết sinh thái văn hóa, các đặc điểm văn hóa của cộng đồng người khác nhau giống nhau chủ yếu do sự
giống nhau về môi trường văn hóa.
37. Quan điểm của trường phái hình thức luận về hành vi kinh tế của con người là hành vi ở tất cả các xã hội tính
toán dựa trên lợi ích của cộng đồng.
38. Gia đình được thiết lập dựa trên cơ sở gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ hôn nhân, sinh thành.
39. Nhân học hình thể gồm 3 phân ngành: Cổ nhân học, Linh trưởng học và Chủng tộc học.
40. Quan điểm “sự thống nhất về mặt tâm lý của tất cả các dân tộc và tâm lý phát triển theo đường từ thấp đến cao
và sự thống nhất đó quyết định sự giống nhau về mặt văn hóa”. của Juliam Steward.
41. Màu da của chủng tộc người Europoid là da thay đổi từ màu sáng trắng tới nâu nhạt.
42. Văn hóa tộc người được hiểu là bao gồm tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể giúp cho việc
phân biệt tộc người này với tộc người khác.
43. Trong thế kỷ XIX, văn hóa được đồng nhất với văn minh.
44. Chính trị, hội nhập kinh tế, và giao lưu văn hóa là những yếu tố có thể tác động làm biến đổi ngôn ngữ của tộc
người.
45. Mô hình lý thuyết “Khảo tả dân tộc học về ngôn từ” nghiên cứu mối quan hệ giữa ngôn ngữ và KT - VH– XH.
46. Hành vi kinh tế là hành vi hướng đến sự tiết kiệm và sinh tồn.
47. Tộc người còn lưu giữ thiết chế xã hội theo dòng mẫu hệ: Ê – đê.
48. Nhân học văn hóa gồm các phân ngành Nhân học ngôn ngữ, Nhân học văn hóa, Nhân học ứng dụng và Khảo
cổ học.
49. Cuốn sách Văn hóa nguyên thủy của tác giả Edward Tylor.
50. Ý thức tự giác tộc người là ý thức tự coi mình thuộc một tộc người nhất định được thể hiện qua việc sử dụng
tộc danh, có ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử tộc người và vận mệnh lịch sử của tộc người.
51. Đặc điểm chung của tất cả mọi tôn giáo là đều mang tính siêu nhiên.
52. Con người trên thế giới sinh sống chủ yếu ở hệ sinh thái vùng rừng nhiệt đới và rừng ôn đới.
53. Theo Julian Steward, các nền văn hóa thuộc cùng một loại hình văn hóa khi chúng có cùng hạt nhân văn hóa.
54. Khái niệm “duy lý” của các nhà nhân học kinh tế theo trường phái hình thức luận là sự tính toán dựa trên
nguyên tắc tối đa hóa lới ích xã hội của cá nhân.
55. Gia đình có chức năng kinh tế, giáo dục, tái sản xuất con người.
56. Hình thức đơn hôn: hôn nhân một vợ một chồng.
57. Ngành Nhân học ra đời vào thời gian nửa cuối thế kỷ XIX.
58. Văn hóa là sự thích nghi với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
59. Phật giáo Hòa Hảo ở Việt Nam được xem là tôn giáo bản địa.
60. Lakoff nhận định nữ giới nói chuyện mềm mỏng, lịch sự, phát âm chuẩn do yếu tố giáo dục.
61. Các nhà nhân học khi nghiên cứu các loại hình săn bắt, hái lượm và đánh bắt cá còn tồn tại đến ngày nay đều
cho rằng đây không phải là một loại hình bất biến từ trong quá khứ mà trải qua nhiều quá trình biến đổi.
62. Phân ngành Nhân học ngôn ngữ chuyên nghiên cứu vai trò của ngôn ngữ và các hình thức trao đổi thông tin.
63. Cách phân loại VH: bao gồm VH sản xuất ban đầu, VH đảm bảo đời sống và VH định chuẩn là của Markarian.
64. Loại hình tôn giáo tin vào thực thể siêu nhiên và cho rằng mọi vật đều có linh hồn: vạn vật hữu linh.
65. Công cụ được sử dụng để giao tiếp trên phạm vi toàn quốc: ngôn ngữ quốc gia.
66. Theo Lakoff phụ nữ nói một cách nữ tính (mềm mỏng, lịch sự, phát âm chuẩn) sẽ bị đánh giá là thiếu năng lực.
thiếu tự tin và yếu đuối.
67. Đời sống du cư của các dtộc sống bằng hình thức săn bắt, hái lượm là do di chuyển theo mùa vụ của các loài
Đ-T vật.
68. Phân ngành Nhân học văn hóa xã hội chuyên nghiên cứu tính đa dạng về đời sống VH– XH của các tộc người
trên TG.
69. Trong phương pháp ghi chép hệ thống thân tộc bằng dấu hiệu, mối quan hệ trực hệ được biểu thị bằng đoạn
thẳng theo chiều dọc.
70. Claude Levi Strauss là nhà lý thuyết thuộc trường phái cấu trúc.
71. Quan điêm của trường phái hình thức luận về hành vi kinh tế của con người là hành vi kinh tế của con người ở
tất cả các xã hội đều duy lý
72. Hành động có trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt: thờ cúng linh hồn của người đã mất, cúng giỗ
hàng năm, tảo mộ hàng năm.
73. Các loài động vật khác con người chủ yếu thích nghi với môi trường sống thông qua yếu tố sinh học, di truyền
và chọn lọc tự nhiên.
74. Tộc người đến nay không còn lưu giữ thiết chế xã hội theo dòng mẫu hệ: người Kinh.
75. Không phải thuật ngữ thân tộc cơ bản: ông nội, cha của cha, cháu trai, mẹ vợ, cha chồng, chị dâu, anh rể.
76. Các tiêu chí không dùng để xác định thành phần tộc người: lãnh thổ, tôn giáo, văn hóa – lịch sử tộc người.
77. Tôn giáo được xem là tôn giáo đa thần: Shaman giáo, đạo Mẫu.
78. Hình thức phức hôn: hôn nhân anh chị em họ chéo/song song.
79. Theo quan điểm Nhân học, tôn giáo không mang tính kinh tế, tính chính trị.
80. Gia đình không được thiết lập trên cơ sở gắn với nhau bằng quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp lý.
81. Trong phương pháp ghi chép hệ thống thân tộc bằng ký hiệu, mối quan hệ bàng hệ được biểu thị bằng đoạn
thẳng theo chiều ngang.
82. Màu da của chủng người Negroid là màu đen sậm. Màu da của chủng người Mongoloid là sáng màu, có ánh
vàng.
83. Một nhà khoa học chỉ quan tâm nghiên cứu nguồn gốc, quá trình hình thành con người trong quá khứ: nhà khảo
cổ học.
84. Một nhà khoa học chỉ quan tâm nghiên cứu chủng tộc, sự đa dạng của các chủng tộc con người: nhà nhân
chủng học.

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT NHÂN HỌC


1. Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên các hương diện sinh học ,xã hội,
văn hóa của các nhóm nguwoif, các cộng đồng dân tộc khác nhau, cả về quá khứ của con người cho tới hiện nay.
( Emily,A , Schultz, Robert H Lavenda )
2. Nhân học nghiên cứu sự tiến hóa của con người , các xã hội và văn hóa khác nhau do con người sang tạp ra trong
quá trình lịch sử và tính đa dạng của các xã hội con người trên thế giới ngày nay (Grant Evant ).
3. Con người chỉ là khách thể chưa là đối tượng riêng của tất cả các ngành khoa học.
4. Quan điểm của nhân học khi nghiên cứu con người: Nhân học tiếp cận nghiên cứu con người trong tính toàn diện,
cái nhìn so sánh, đối chiếu về thời gian và không gian.
● Tính toàn diện : - là đặc điểm trung tâm của quan điểm nhân học
- Nhân học khác các ngành khác : có tham vọng tích hợp thành tựu nghiên cứu của các ngành khoa học để nghiên
cứu con người trong tính toàn diện của nó.
- Nhân học độc đáo ở chỗ nó sử dụng sự khám phá của các ngành khác và kết hợp chúng với những dữ kiện riêng
của mình để tìm kiếm xem các yếu tố (kinh tế, chính trị , tôn giáo, thân tộc..) đã tác động ntn để tạo ra đời sống con
người.
- Nhà nhân học nghiên cứu tất cả các dân tộc , nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống con người ( đề cập đến lịch
sử khu vực sinh sống, môi trường tự nhiên ,kinh tế ,chính trị ..)
● Đối chiếu , so sánh: - nhân học là khoa học mang tính so sánh đối chiếu để tìm hiểu sự đa dạng về mặt sinh học và
văn hóa của các nhóm cư dân , dân tộc khác nhau trên hành tinh.
- Nhân học có phạm vị rộng lớn hơn cả về địa lí và lịch sử.
- Nhân học liên quan rõ ràng và trực tiếp với tất cả các dân tộc trên thế giới.
- Nhân học sử dụng cách tiếp cận so sánh lịch sử lịch đại ( theo chiều dài lịch sử) để tìm hiểu quá trình tiến hóa và
phát triển của con người và xã hội văn hóa.
- Nhân học sử dụng cách tiếp cận so sánh lịch sử đồng đại theo không gian xã hội và văn hóa khác nhau của con
người và cộng đồng người.
5. Lược sử hình thành và phát triển của ngành nhân học:
- Ngành khoa học ra đời giữa thế kỉ 19 .
- Nhân học ra đời dựa trên những cội nguồn tư tưởng triết học và khoa học.( gắn liền với thời kì phát triển của
CNTB đang lên ở châu Âu chống lại chế độ phong kiến; gắn liền với những phát kiến dịa lí; sự tiếp tục mở rộng
thuộc địa của chủ nghĩa thực dân đến các nước Á, Phi, Mĩ- Latinh)
- Châu Âu sau TK 16, chuyển từ thế giới thần thoại sang thế giới khoa học nhờ giả thuyết nguồn gốc vữ trụ của
E.KANT(1755) và Laplace(1796) trong thiên văn học. Bây giờ chủ yếu nghiên cứu con người về phương diện sinh
vật học như nguồn gốc và sự tiến hóa của con người và các chủng tộc .
- TK 16-19, đối tượng nghiên cứu nhân học bó hẹp trong việc nghiên cứu phương diện sinh học và văn hóa xã hội
của con người- nhân học hình thể ( ngành phát triển ở Anh , Mỹ và các nước chịu ảnh hưởng) . Cùng thời gian
này , ngành dân tộc học xuất hiện dderr nghiên cứu về các dân tộc và văn hóa của học , ít chú trọng về mặt sinh
học của con người ( ngành phát triển ở Pháp, Đức, Nga và các nước chịu ảnh hưởng).
- Giữa TK 19 , Hội dân tộc học Paris thành lập 1839, sau thành Hội nhân học 1859
- Hội dân tộc học Mỹ 1842
- Hội dân tộc học Anh 1871
- Trường nhân loại học Paris 1875
- Viện Bảo Tàng Vạn Vận Paris mở lớp Nhân loại học 1855 và sau đó hàng loại hội nhân học và dân tộc học được
thành lập
- Lấy chuẩn mực châu Âu làm thước đo giá trị văn minh bị phê phán vì cho rằng phân biệt chủng tộc.
- Trong bối cảnh công nghiệp hóa và toàn cầu hóa, nhân học và dân tộc học đối mặt với những thay đổi to lớn , đòi
hỏi phải mở rộng đối tượng và phương pháp nghiên cứu .
- Ở VN, tri thức dân tộc học có trong cac bộ địa chí và lịch sử do các nhà sử học biên soạn.
+ Nghiên cứu dân tộc học, đầu TK 20, Pháp sau khi bình định VN, lập ra một số cơ quan nghiên cứu nhằm phục vụ cho
chính sách cai trị. Đa số là các học giả, linh mục ,các quan cai trị người Pháp.
+ Tổ dân tộc học thuộc Viện Sử- tiền thân của viện dân tộc học -1968. 🡪 lĩnh vực khoa học đào tạo đầu thập niên 60.
6. Các lĩnh vực nghiên cứu của nhân học
● Nhân học hình thể ( ra đời đầu tiên, sớm nhất) :Quan tâm hình thể con người = 1 thực thể sinh vật 🡪 thấy nét
tương đồng/ dị biệt của người và động vật khác
+ Cổ nhân học : nghiên cứu hóa thạch, tiền thân , sự tiến hóa của người tối cổ🡪 người cổ, người khôn ngoan.
+ Linh trưởng học : nghiên cứu những động vật có họ hang với người- linh trưởng.
+ Chủng tộc học : nghiên cứu sự đa dạng của con người về đặc điểm sinh học và hình thể
● Nhân học văn hóa
+ Khảo cổ học : nghiên cứu văn hóa quá khứ để tái hiện lại cuộc sống và lịch sử con nguời
+ Nhân học ngôn ngữ : nghiên cứu lịch sử ngôn ngữ và cấu trúc ngôn ngữ
+ Nhân học VH-XH( dân tộc học)
+ Nhân học ứng dụng
7. Mối quan hệ giữa nhân học – ngành khác (8 ngành)
- Nhân – triết / sử / xã hội / địa / kinh tế / tâm lí / luật / tôn giáo
8. Một số trường phái nghiên cứu chính trong nhân học
- Tiến hóa luận
+ Charles Darwin – nhà sinh vật học vĩ đại nguời Anh : sự phát triển và biến đổi của mọi sinh vật trên thế giới từ đơn
giản và phức tạp và sự tiến hóa diễn ra không phải ngẫu nhiên mà nó phục tùng theo tính quy luật phổ biến.
+ Học giả tiêu biểu : Edward Tylor (1832-1917) , Henry Morgan (1818 – 1889)
- Tân tiến hóa luận
+ thập niên 30-50 tk 20,
+ đại biểu leslie.A. white , J.H steward, Marshald Sablins, Elman Service .
- Đặc thù luận lịch sử
+ franz boas , Alfred kroeber
- Chức năng luận :
+ Quan điểm của Malinowski, Radcliffe – brown
- Cấu trúc luận
+ ở Pháp , Anh ,
+ Marx , engel và cấu trúc luận
- Sinh thái văn hóa
9. Điền dã dân tộc học : là phương thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo nguyên tắc của nhân học văn hóa.
- Quan sát tham dự
- Phỏng vấn
- Người bên trong và người bên ngoài
- Chủ thể / khách thể
- Sốc văn hóa
- Đạo đức trong nghiên cứu

Chương 2 NGUỒN GỐC, SỰ TIẾN HÓA CỦA LOÀI NGƯỜI


1. Qúa trình nhân hóa và sự xuất hiện loài người
- Sự sống đã phát triển cách đây 3,5 triệu năm. Sinh vật có khả năng thích nghi + tiến hóa
- TK 18, tư tưởng biến đổi giống loài như trào lưu trong sinh học , triết học.
- J.B.Lamarck (1744-1829)- “Triết học động vật” – người đầu tiên , giải thích sự thích nghi của cơ thể với môi
trường sống , khả năng di truyền , đưa ra nguyên lí về sự biến đổi các loài .
- Charles Darwin (1802-1882) - “ Nguồn gốc các loài”- học thuyết tiến hóa. Học thuyết tiến hóa : nhờ 2 đặc tính :
tính di truyền và tính biến dị.
- Tiếp theo Darwin là học thuyết Tân Darwin (đầu tk 20) và học thuyết tiến hóa tổng hợp. Cho ra đời khái niệm gen,
đột biến gen, di truyền học quần thể.
- TK 18-19, CÁC NHÀ KH NHƯ GEORGES BUFFON(1707-1788) (P), LAMACK(1744-1802) (P), DARWIN
(1731-1802)(A) tin vào sự tiến hóa của loài người.
2. – Qúa trình nhân hóa là 1 chặng đường dài của tiến hóa trong học nguồi với các hominid để xuất hiện một nhánh
duy nhất dẫn đến hình thành con người.
- Quá trình phát sinh và tiến hóa của loài người :
+những dạng hóa thạch họ Người đầu tiên, tổ tiên trực tiếp của con người Ôxtralopitec
+ quá trình phát sinh loài người : người khéo léo 🡪 người đứng thẳng 🡪 người cổ sapien 🡪 người sapien hiện đại.
*Qúa trình tiến hóa về mặt sinh học là quá trình sáng tạo văn hóa và tổ chức đời sống xã hội ngày càng hoàn
thiện hơn.
● Những dạng hóa thạch họ Người đầu tiên: Ramapitec ( đầu tiên ,Bắc Ấn Độ, đã đứng thẳng, đi bằng 2 chân,cách
14 triệu năm) 🡪 Ôreopitec (Italia, dung tích sọ 400cm3)🡪 Gigatopitec (Trung Quốc, Việt Nam)
● Tổ tiên trực tiếp của con người Ôxtralopitec
+ xuất hiện ở châu Phi
+ chia Ôxtralopitec làm 3 loài
+ dung tích sọ 440-530 cm3 , thành sọ mỏng ; phần mặt lớn hơn phần hộp sọ
+ Ôxtralopitec chưa làm ra công cụ.
● Qúa trình phát triển của giống người (homo)
Người khéo léo :
+ Đặc điểm:
_ có niên đại từ 3-1,6 triệu năm
_nhỏ và mảnh dẻ
_cao 1,5m, nặng 25-50kg , tuổi thọ không dài
_ đã có phân hóa giới tính rõ ràng
_ cá thể đực lớn gấp đôi cá thể cái
_ dung tích sọ 600cm3 – 800cm3 , to hơn Ôxtralopitec
_ mặt thu hẹp, vùng trán nhô, gờ mắt ít nổi
_ hàm nhỏ, răng nhỏ hơn
_chi trước dài hơn chi sau, ngón tay cầm nắm chặt ->leo trèo, bàn chân giống người hiện đại
+Cách sống:
_sống dưới tán cây
_sống thành từng bầy vài chục cá thể , chưa phải là đời sống xã hội
_thu lượm trái ,hạt ,rễ, củ làm thức ăn quan trọng; săn bắn động vật nhỏ côn trùng, ốc sên, kì nhông…
_đã biết làm ra công cụ lao động : viên cuội ghè đẽo sơ sài 🡪văn minh đá cuội
_ nhờ săn bắt 🡪 có thức ăn thịt nhiều 🡪 tăng cường trí não 🡪 biết quan sát, ghi nhận tập tính các loài, nhận biết
mùa,âm thanh, mùi …
_ dần xuất hiện sự phân công lao động sơ khai : nam đi xa săn bắt, nữ thu lượm gần nơi cư trú +nuôi con.
Người đứng thẳng
- Tìm thấy ở Indonesia, Đức, Trung Quốc, châu Phi, Việt Nam( núi đọ- thanh hóa)
+Đặc điểm:
_xuất hiện 1,6tr-400 ngàn năm
_cao 1,4m-1,8m
_sọ não 750cm3-1400cm3 ,lớn hơn người khéo léo
_dáng sọ thấp,dung tích hộp sọ nhỏ ,xương sọ dày ,gờ cung mày nổi rõ
_phần mặt dô nhiều, cằm lẹm
_ dáng đi thẳng ,hơi khom
_ có khả năng phát ra tiếng nói có âm tiết
+ Cách sống: phát triển 1 bước so với người khéo léo
_kĩ thuật chế tác công cụ tiến bộ, công cụ có hình dáng thích hợp với từng loại công việc
_sống thành bầy khoảng 30 người
_thu lượm là chủ yếu : củ,hạt ,hoa ,quả và săn bắt động vật nhỏ+lớn ốc ,hến ,cá ,rùa,chim, hươu ,nai..
_chưa biết cách làm ra lửa nhưng biết sử dụng lửa.
_ vẫn còn trần trụi, chưa biết dung vật liệu che thân
_quan hệ tạp giao
Người cổ sapien
- Xuất hiện trong vòng 20-40 vạn năm trước đến 3,4- 4 vạn năm cách ngày nay
- Tìm thấy ở Đức, châu Âu ,châu Á, châu Phi. Việt nam chưa phát hiện dấu tích giai đoạn tiến hóa này
+ Đặc điểm:
_cao : nữ 155cm, nam 170cm
_vòm sọ thấp , kích thước sọ thay đổi 1300cm3 đến 1700cm3
_gờ mày dô thành mái liên tục từ trái sang phải
_thành sọ dày, phần mặt dô ra trước , cằm vát nhẹ ra sau, răng to
_ xương chi to, khỏe ,tương đối ngắn
+ Đời sống: giai đoạn lịch sử ứng với thời đồ đá cũ
_công cụ ghè đẽo cẩn thận , cân xứng và giảm kích thước (mũi nhọn, cái nạo), sử dụng xương sừng động vật là
phổ biến
_hái lượm ,săn bắt hàng ngày nhưng có phân công lao động: phụ nữ ,trẻ em hái lượm và tìm kiếm những động vật
nhỏ; nam giới thì săn bắt thú lớn, động vật chạy nhanh( tập trung thành đoàn để vây bắt).
_tuổi thọ nâng cao , trung bình gần 30 tuổi
_biết làm ra lửa🡪 thành quản quan trọng của người cổ sapien
_biết dùng da thú làm vật liệu che thân
_cư trú ở cửa hang, dưới mái đá / lều bằng xương và da thú lớn ở ngoài trời.
-được bảo vệ bằng lửa và nhà ở, người cổ sapien có được giấc ngủ sâu, được hưởng sự yên tĩnh và thư thái
tinh thần🡪 phát triển bộ não và tư duy
_có tổ chức xã hội (nhiều đổi mới). có sự phân biệt thế hệ ; hôn phối : chế độ quần hôn; chôn người chết với nghi
thức nhất định🡪 có mầm mống ý thức về 1 “thế giới khác” sau khi chết.
_ có sự giao tiếp bằng ngôn ngữ đơn giản(cử chỉ, tín hiệu âm thanh) nhưng chưa có tiếng nói có âm tiết.
Người hiện đại sapien
*sự xuất hiện của người hiện đại sapien đã đưa ra 2 thuyết: thuyết 1 trung tâm và thuyết nhiều trung tâm.
+ Thuyết 1 trung tâm: cho rằng con người có quá trình tiến hóa từ 1 dòng họ người duy nhất, đi từ học người -
>giống ngừơi ->nguwoif tinh khôn (homo sapiens)->phân hóa thành các chủng tộc.
+Thuyết nhiều trung tâm: Trung tâm Indonesia- châu Úc: Ôxtraloic
Trung tâm Nam Xiberi: Mongoloid
Trung tâm Đông châu Âu và Trung cận Đông: Ơropoic và Negroic
* có 3 giả thuyết về sự biến mất của người cổ sapien châu âu.
- Xuất hiện 100.000 đến 150.000 năm ( theo di truyền học phân tử) . cái nôi là ở châu Phi
- Cro-Magnon- người hiện đại sapien đầu tiên
- Xuất hiện ở nhiều ở châu Úc, châu Mỹ
+ Đời sống: phía nam khí hậu ấm, phía bắc lạnh
_cư trú ở hang động và dưới mái đá
_ dựa vào săn bắn như ngành kinh tế quan trọng bậc nhất, hái lượm phổ biến ở phương nam
_công cụ đá hoàn thiệt ở mức cao, phân hóa nhiều chủng loại thích ứng lao động chuyên hóa.
_xuất hiện những công cụ phức hợp,tra cán . công cụ xương, sừng tận dụng triệt để
_di chỉ hậu kì đồ đá cũ phát hiện ở miama(văn hóa aniachi) , hang Nia(Indonesia), Việt Nam (văn hóa sơn vi- phú
thọ)
_cơ cấu xã hội : công xã thị tộc ra đời + tục ngoại hôn (theo chế độ quần hôn)
_mẫu hệ hình thành đầu tiên, tồn tại trên 3 vạn năm (cực thịnh thời đại đồ đá mới).
_thời đại phụ hệ ra đời thời đại kim khí, cách ngày nay 5-6000 năm.
_đời sống tinh thần, mầm mống của tôn giáo và nghệ thuật nguyên thủy.
3. Cơ chế quá trinh tiến hóa: Bắt đầu từ 1 dặc trưng cpw bản của sinh học là sự đi thẳng thường xuyên + sự phát
triển của bộ não. Cơ chế tiến hóa do đột biến gen di truyền dưới tác động của năng lượng vũ trụ và sau đó là vai
trò của lao động trong quá trình sáng tạo văn hóa.
4. Các chủng tộc loài người
- Chủng tộc là 1 quần thể đặc trưng bởi những đặc điểm di truyền về hình thái, sinh lí mà nguồn gốc và quá trình
hình thành của chúng liên quan đến 1 vùng vực nhất định.
- Phản ánh sực tồn tạn khách quan của 1 thực tại sinh học hoàn toàn xác định.
- Con người là 1 thể thống nhất : + khi hỗn chủng đều có khả năng sinh sản
+ các chủng tộc đều có liên hệ với nhau
+khả năng thích nghi lớn của con người.

- Các đặc điểm chủng tộc về phân loại chia làm 3 loại : mô tả( màu da, màu mắt, kiểu tóc..), đo đạc (chiều cao, số
đo..), hóa sinh(nhóm máu, ..)
- Tất cả nhân loại hiện nay đều thuộc 1 loài thống nhất là loài người với các chủng tộc ở các cấp độ khác nhau : đại
chủng,tiểu chủng với các nhóm chuyển tiếp với 4 đại chủng và 3 hợp nhóm chuyển tiếp với các đặc điểm khác
nhau theo sự phân loại hiện nay.
- Đặc điểm nhân chủng: 4 đại chủng lớn
+ đại chủng Ôxtraloit (Autraloid-dân da đen châu Úc) : da rất sẫm màu, mắt đen; tóc đen uốn làn sóng; lông trên
người rậm rạp, râu phát triển mạnh; mặt ngắn và hẹp; mũi rộng , lỗ mũi to, sống mũi gầy; môi dày, môi trên vẩu;
đầu thuộc loại dài hay rất dài; chiều cao trung bình 150cm.

+đại chủng Mongoloit (Mongoloid-người da vàng châu Á): nhận đặc điểm trung gian giữa Ơropoit và Ôxtraloit.
Da sáng màu có ánh vàng hoặc ngăm đen; mắt đen,tóc đen,hình tóc thẳng và cứng; lông thân trên ít phát triển; mặt
bẹt do xương gò má phát triển; mũi rộng trung bình,sống mũi không dô,gốc mũi thấp; môi dày trung bình, hàm
trên hơi vẩu,nếp mi mông cổ tỉ lệ cao; đặc biệt có răng cửa hình xẻng là đặc trưng.Thường có nhóm máu
Diego,không Có nhóm A2, rất ít nhóm R. Địa bàn cư trú :Đông Á, Nam Á,trung tâm châu Á, Xiberi,châu Mỹ.

+ đại chủng Negroit (Negroid- người da đen châu Phi): da đen, tóc xoăn tít, lông thân trên rất ít,trán đứng,gờ trên ổ
mắt ít phát triển, cánh mũi rất rộng làm cho mũi bè ngang, sống mũi không gẫ, môi rất dày nhưng hẹp. Ở một số
loại hình mông rất phát triển. Nhóm máu A1,A2,R có tần số cao.

+ đại chủng Ơropoit (Europoid- người da trắng châu Âu): da màu sáng trắng tới nâu tối; lông thân trên phát
triển ,đặc biệt là râu; mặt hẹp và dài không vẩu; màu mắt xanh,xám,nâu nhạt,không có neeos mi góc, mũi cao và
hẹp; môi mỏng, cằm dài và vểnh,đầu tròn; có Carabeli ở hàm trên . Nhóm máu A1,A2 và R gặp với tần số cao.
- Nguyên nhân : 3 yếu tố chủ yếu dẫn đến sự hình thành các chủng tộc:
+ sự biệt lập của các quần thể kéo dài hàng vạn năm ( giữa các chủng tộc)
+ sự thích nghi với điều kiện sống và khí hậu khác nhau ở các khu vực (môi trường)
+ vai trò chọn lọc của tự nhiên
- Thuyết phân biệt chủng tộc : do giáo sư y học người Đức J.F.Blimenbach đưa ra. Học thuyết đã phân chia loài
người thành các chủng tộc thượng đẳng và hạ đẳng là hết sức sai lầm về mặt khoa học và phản động chính trị.

Chương 3 TỘC NGƯỜI VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TỘC NGƯỜI


1. Toàn thể nhân loại hiện nay đều thuộc 1 loại :Homosapiens
- Khái niệm dân tộc : hiểu theo 2 nghĩa :+ nói về từng dân tộc cụ thể - tộc người ;+ nói về dân tộc- cộng đồng chính
trị . Dân tộc để chỉ 1 quốc gia có chung :cương vực lãnh thổ/lãnh hải quốc gia, 1 thể chế chính trị, một ngôn ngữ
phổ thông sử dụng chung, chung vận mệnh lịch sử và ý thức quốc gia. Con người luôn thể hiện 2 ý thức: Ý thức
quốc gia , Ý thức tự giác về tộc người.-->hiểu là quốc gia dân tộc.
- Khái niệm tộc người : là tập đoàn người ổn định hoặc tương đối ổn định, được hình thành trog lịch sử,dựa trên
những mối liên hệ chung về ngôn ngữ, sinh hoạt văn hóa và ý thức tự giác dân tộc thể hiện bằng 1 tộc danh chung.
2. Các tiêu chí xác định tộc người : 3 tiêu chí : ngôn ngữ,văn hóa, ý thức tự giác tộc người
- Ngôn ngữ: dấu hiệu cơ bản để xét sự tồn tại của 1 dân tộc, phân biệt các tộc khác. Quan trọng trog cố kết cộng
đồng tộc người. Thể hiện thành phần+tình cảm tộc người .Có ngôn ngữ bằng lời và không bawfg lời (Chưa phải
là tiêu chí chính)
- Văn hóa: quan trọng để nhận biết tộc người; sự giống/khác giữa các tộc người.
+VH của tộc người: tổng thể thành tựu văn hóa thuộc về tộc người đó. Do người sáng tạo/tiếp thu/vay mượn
của tộc người khác trong lịch sử.(ít mang sắc thái tộc người)
+ VH tộc người: tổng thể những yếu tố văn hóa vật thể, phi vật thể, phân biệt giữa các tộc. Hình thành LÂU DÀI
trong lịch sử và bền vững -> truyền thống tộc người. Là nền tảng🡪ý thức tự giác tộc người🡪 cố kết tộc người.
- Ý thức tự giác của tộc người: tự coi mình thuộc về 1 dân tộc/tộc người nhất định, thể hiện qua yếu tố:
+sử dụng tên gọi chung của tộc người
+ có ý niệm chung về nguồn gốc lịch sử, huyền thoại,tổ tiên
+ vận mệnh lịch sử của tộc người.
⇨ Thể hiện trog các đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán,lối sống… Đây là yếu tố bền vững nhất, quan trọng
nhất, ít thay đổi xác định tộc người
● Theo Spicer : Ý thức tự giác tộc người tương quan chặt chẽ ý nghĩa biểu tượng bản sắc tộc người. có 4 biểu
tượng: tộc danh,địa danh,luật lệ thiêng liêng,điệu múa/bài hát.
● Có 2 dạng ý thức : bản thể , tình huống
3. Các yếu tố tác động đến tộc người: 3 yếu tố: lãnh thổ, cơ sở kinh tế, hôn nhân đồng tộc
- Lãnh thổ tộc người: khu vực phân bố của tộc người, là biểu tượng qui định ranh giới giữa các tộc khác. Là cái nôi
đầu tiên của tộc người. là điều kiện để hình thành tộc người ,phát triển kt-xh tạo nên đặc trưng của tộc người.
- CSKT: quan trọng trong việc duy trì sự tồn tại và phát triển của tộc người. Sinh hoạt phụ thuộc vào trình độ phát
triển XH và đkiện địa lí tự nhiên.
- Hôn nhân đồng tộc người: là việc kết hôn trong nội bộ, là yếu tố quan trọng trong việc bảo tồn tộc người. Hôn
nhân hỗn hợp -> hình thành tộc mới. Là nhân tố quan trọng góp phàn tái sản xuất tộc người nên ổn định và bền
vững của các tộc người. Sự hạn chế việc nội hôn do nhiều nhân tó tác động: nhân tố tự nhiên, nhân tố xã hội, biên
giới chính trị quốc gia🡪 tính hạn hẹp và biệt lập, ảnh hưởng đến sự khác biệt ngôn ngữ, phong tục tập quán,…
4. Các cấp độ của tộc người: 2 cấp độ : cộng đồng người thân thuộc, nhóm địa phương
- Cộng đồng người thân thuộc (cộng đồng người cùng nguồn gốc/cộng đồng ngôn ngữ văn hóa): có mqh về nguồn
gốc lịch sử và duy trì sự gần gũi về ngôn ngữ và văn hóa.
-Nhóm địa phương: 1 bộ phận của 1 tộc người nhất định , có những mqh về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, ý thức tự
giác của mình về tộc người đó. Đồng thời họ thấy sự cần thiết phải cố kết nhau thành 1 nhóm địa phương với
những đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa và có tên gọi riêng của nhóm.

5. Qúa trình tộc người:


- Khái niệm: Qúa trình tộc người là 1 hệ thống động, có sự thay đổi các thành tố tộc người dấn đến sự tiến hóa và
chuyển hóa tộc người trong mối liên hệ đồng đại và lịch đại. Qúa trình tộc người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Những quá trình tộc người: 2 loại hình cơ bản : quá trình phân ly và quá trình hội nhập
+ Qúa trình phân li chia làm 2 loại cơ bản: quá trình chia nhỏ và quá trình chia tách. Là đặc điểm vốn có của xã
hội nguyên thủy. Do sự đông số lượng người và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên 🡪 chia tách tộc người, là cơ
sở của sự phân cư của con người đến các vùng khác nhau từ khu vực hình thành Homo sapiens. Sự xuất hiện của
quốc gia, biên giới chính trị đóng vai trò là nhân tố phân ly tộc người.
+ Qúa trình hợp nhất chia làm 3 loại : quá trình cố kết/kết hợp , quá trình đồng hóa, quá trình hòa hợp
● Qúa trình cố kết tộc người: chia làm 2 loại : cố kết trong nội bộ và cố kết giữa các tộc người gần gũi. Là sự tăng
cường gắn chặt 1 tộc người bằng cách gạt bỏ dần sự khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa của các nhóm địa phương,
củng cố ý thức tự giác tộc người. Sự phát triển của quá trình nhiều khi là sự phủ định biện chứng quá trình phân li
tộc người trước đây.
● Qúa trình đồng hóa: có 2 loại: đồng hóa tự nhiên và đồng hóa cưỡng bức.Là quá trình hòa tan của 1 dân tộc/1 bộ
phận của tộc người vào môi trường của 1 dân tộc khác. Làm mất đi hoàn toàn thuộc tính của tộc người xuất phát
vào 1 dân tộc khác. Qúa trình diển ra ở các tộc người khác về nguồn gốc, ngôn ngữ, văn hóa; xảy ra ở các dân tộc
nhỏ, nhóm nhỏ của tộc người có trình độ phát triển thấp hơn. Đồng hóa tự nhiên là quá trình giao lưu tiếp xúc
thường xuyên của 1 bộ phận hay của cả tộc người với tộc người bên cạnh thường là có trình độ phát triểN KT XH
cao hơn, có sô dân đông hơn trong sự tiếp xúc lâu dài và có nguyện vọng trở thành người của dân tộc họ chịu ảnh
hưởng. Đồng hóa cưỡng bức là quá trình mà chính sách (những biện pháp chính trị, KT-XH, văn hóa, khi công
khai,tinh vi nhằm thúc đẩy quá trình đông hóa bằng cách ngăn cản sự duy trì, phát triển ngôn ngữ,chữ viết, văn
hóa, phong tục tập quán của những dân tộc thiểu số) của nhà nước đa dân tộc đóng vai trò cực kì quan trọng.
+ Qúa trình hội nhập giữa các tộc người: Do kết quả của quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa lâu dài trong lịch sử
đã xuất hiện những yếu tố văn hóa chung mà vẫn giữ lại những đặc trưng văn hóa của tộc người. Qúa trình thường
diễn ra ở các khu vực LS –VH trong phạm vi của 1 quốc gia đa dân tộc. Đây là xu thế lịch sử do sự giao lưu tiếp
xúc KT, VH – XH đẩy mạnh ở các vùng , quốc gia, khu vực, cũng là phủ định biện chứng quá trình phân li tộc
người để tạo tính thống nhất chung-> chung sống lâu dài trong vùng-> diễn ra giao lưu tiếp xúc -> hình thành đặc
điểm văn hóa chung cả vùng : thể hiện qua phương thức mưu sinh, văn hóa vật chất – tinh thần, ý thức cộng đồng
khu vực. : miền núi Việt Bắc – đông bắc, miền núi tây bắc – thanh-nghệ, trường sơn – tây nguyên,…
● Qúa trình dựng nước và giữ nước 🡪cơ sở nền tảng cho sự hội nhập giữa các dân tộc 🡪thống nhất giữa các dân
tộc .Lòng yêu nước là cơ sở ý thức và tư tưởng tổ quốc.
6. Các tộc người ở VN
- VN là quốc gia đa dân tộc, có 54 dân tộc ,53 dân tộc thiểu số có trình độ phát triển KT-XH không đồng đều về mặt
lịch sử, có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng và có truyền thống đoàn kết trong quá trình dựng nước và giữ
nước của dân tộc VN.
- Các dân tộc ở nước ta có 8 nhóm ngôn ngữ nằm trong 3 ngữ hệ: Nam Á (39 dân tộc), Nam Đảo (5 dân tộc), Hán
Tạng (9 dân tộc) phân bố ở miền núi, trung du, đồng bằng.
● Nam Á – miền núi, cao nguyên, đồng bừng Bắc chí Nam
+ Nhóm Việt-Mường 4 dân tộc: Việt, Mường, Chứt, Thổ
+ Nhóm Môn-Khmer 21 dân tộc: Khơ mú, Kháng, Mãng, Ximun, Ơđu, Bru-Vân Kiều, Tà Ôi, Cơ Tu, Co,
Hrê,Gier-Triêng, Bà Na, Xơ Đăng, Brâu, Rmăm, Mnông, Mạ Cơho, Xtiêng, Chơro, Khmer – bán đảo ĐD, chủ yếu
miền núi Tây Bắc, núi Trường Sơn-Tây Nguyên, đb sông Cửu Long
+ Nhóm Tày-Thái 8 dân tộc: Tày, Thái, Nùng, Sán, Chay, Giấy, Lào, Lự, Bố Y – Mnúi Việt Bắc, Tây Bắc, Thanh-
Nghệ . từ nam trung quốc , lào du cư sang từ thiên niên kỉ 1
+ Nhóm Hmông-Dao 3 dân tộc: Hmông, Dao, Pà Thẻn - miền núi việt bắc, tâu bắc, thanh-nghệ, di cư đến việt
nam từ tk 18 đến tk19
+Nhóm Kadai 4 dân tộc: Cờ Lao, La Chí, Pu Péo, La Ha từ nam trung quốc đến cách 3 thế kỉ
● Nam Đảo 5 dân tộc tập trung ở trung tây nguyên, miền núi Nam Trung Bộ: Chăm, Êđe, Giarai, Gia Lai, Chu ru

● Hán Tạng có nhóm Tạng Miến – 6 dân tộc : Hà Nhì, La Hủ Phu Lá, Cống, Lô Lô, Si La – Tây Bắc. nhóm Hán – 3
dân tộc: Hoa, Sán Dìu, Ngái – Đông Bắc
- Đặc điểm dân số và cư trú: 53 dân tộc thiểu số chiếm 14% ; người Việt chiếm 86% cả nước.
- Đặc điểm kinh tế
- Đặc điểm XH
- Đặc điểm văn hóa

Chương 4 KINH TẾ
- Bất cứ hành vi nào hướng đến việc đáp ứng mong muốn và nhu cầu đều là hành vi kinh tế.
- Môi trường cho phép sự xuất hiện và tồn tại của một số hành vi con người nhưng nó không quyết định được dựng
thức của nền văn hóa của các hành vi đó.
- Thuyết sinh thái văn hóa cho là có một mối quan hệ sáng tạo và năng động giữa văn hóa và môi trường. Đó là
mối quan hệ giữa công nghệ, tài nguyên và lao động. Steward cho là các nền văn hóa ở các vùng môi trường sinh
thái giống nhau sẽ có khuynh hướng đi theo cùng một trình tự phát triển và hình hành các đáp ứng văn hóa giống
nhau đối với các thách thức của môi trường.
- Có hai hình thức tìm kiếm thực phẩm: khai thác tự nhiên và sản xuất thực phẩm với tổng cộng có năm loại hình
kinh tế cơ bản: săn bắt- hái lượm, chăn nuôi, nông nghiệp quảng canh (nông nghiệp dùng cuốc), nông nghiệp thâm
canh (nông nghiệp dàng cày và sức kéo) và nông nghiệp công nghiệp.
- Kinh tế là một hệ thống gồm có sản xuất, phân phối và tiêu dùng tài nguyên.
- “Hình thức luận” cho là sự giải thích các hành vi kinh tế của con người có thể dựa trên nền tảng một sự miêu tả
trừu tượng (hình thức) về môi trường sự chọn lựa của người tham gia.
- "Thực tế luận” cho là để có sự giải thích đúng đắn về hành vi kinh tế của con người thì cần phải có kiến thức cụ
thể (bản chất) về phong tục và giá trị hay nỎI cách khác là về văn hóa của người tham gia.
- Sản xuất xuất hiện khi thành viên của một xã hội biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành những thứ con người
muốn và cần. Sản xuất là một hành vi kinh tế và văn hóa.
- Phương thức sản xuất là một hệ thống các mối quan hệ xã hội mà qua đó con người sử dụng lao động để "lấy
năng lượng từ thiên nhiên bằng các phương tiện công cụ, kĩ năng, tổ chức và kiến thức”.
- Phân phối là các cách mà con người đưa hàng hóa và dịch vụ họ sản xuất đến tay người sử dụng. Theo nhà kinh
tế học Karl Polanyi thì có ba cách phân phối: tương hỗ, tái phân phối và trao đổi thị trường.
- Tương hỗ là hệ thống mà trong đó hàng hóa và dịch vụ được chuyển từ một cá nhân hay một nhóm đến một cá cá
nhân hay một nhóm khác như là những món quà mà không có sự trả tiền.
+ Tương hỗ hào phóng: là loại trao đổi không trông chờ một sự đáp trả lại ngay. Những người tham gia được
khuyến khích bằng cảm giác hướng đến sự thịnh vượng của những người khác
+ Tương hỗ tương xứng: là sự trao đổi giữa những người ngang hàng nhau trong xã hội và có mối quan hệ không
quá thân thiết với nhau
+ Tương hỗ tiêu cực: là hình thức khi mà có ít nhất một cá nhân hay một nhóm trong hệ thống trao đổi tương hỗ cố
gắng đạt được nhiều hơn cái mà họ đưa.
- Tái phân phối là khi hàng hóa được các thành viên của một nhóm xã hội đóng góp thành của chung và sau đó
chúng được phân phối tới tay người sử dụng.
- Trao đổi thị trường: hàng hóa và dịch vụ thường được mua và bán thông qua việc sử dụng một loại tiền tệ chuẩn.
- Tiêu dùng ở các xã hội có nhiều mục đích, một trong những mục đích quan trọng tập trung sự chú ý của các nhà
nhân học nhất đó là tiêu dùng tượng trưng cho uy tín xã hội, tiêu chí để phân biệt giàu nghèo, địa vị trong xã hội.
- Nhân học quan tâm chủ yếu đến sự tiếp xúc, tương tác giữa tính toàn cầu và tính địa phương. Cụ thể đó là các quá
trình toàn cầu hóa tồn tại như thế nào và phải thoả thuận với hoàn cảnh thực tại của các xã hội cụ thể, với văn hóa
và lối sống của các xã hội này vốn đã được tích lũy qua một quá trình lịch sử lâu đài.

Chương 5 Văn hóa


1. Văn hóa là khái niệm đa nghĩa.
- Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo ra , phản ánh qua chính nếp sống của họ.
- Ed.B.Tylor định nghĩa: Văn hóa hay văn minh là 1 phức hệ bao gồm kiến thức và niềm tin, nghệ thuật, luật pháp,
đạo đức, phong tục, và bất cứ khả năng và thói quen nào khác mà con người có được như là 1 thành viên của XH.
- Kroeber, Kluckhohn: Văn hóa bao gồm những chuẩn mực, nằm ở trong lẫn biểu lộ ra ngoài, xác định …
- UNESCO: Văn hóa nên được đề cập đến như là 1 tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và
xúc cảm của 1 XH hay 1 nhóm người trong XH và nó chứa đựng, ngoài XH và nó chứa đựng, ngoài văn học và
nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống , hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
- Theo nghĩa rộng: VH là 1 lối sống được chia sẻ, học hỏi, bao gồm các giá trị, niềm tin, và các quy chuẩn được
lan truyền trong 1 XH cụ thể từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Khái niệm nhân học hóa: nghiên cứu VH để tìm hiểu con người và hững biến đổi về văn hóa trong đời sống con
người; con người là chủ thể văn hóa; văn hóa làm cho con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật.
2. Có 4 cách phân loại văn hóa
- Theo Nhà nhân học Tylor chia 2 lĩnh vực: VH vật chất –VH tinh thần (phổ biến)
+ VH vật chất: là những sp vật chất do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động gồm: công cụ lao động, vũ
khí, phương tiện đi lại, phương tiện vận chuyển, nhà cửa, công trình kiến trúc, ẩm thực, trang phục,…
+VH tinh thần: là những sp lao động trí óc của người được sáng tạo trong quá trình phát triển lịch sử nhân loại bao
gồm những thói quen trong lđ sx, những tri thức khoa học, phong tục tập quán,dân luật, văn hóa nghệ thuật, tôn
giáo tín ngưỡng…
*Theo Dân tộc học chia làm 3: VHVC( hình thức sx, hình thức KT, cung cách ăn mặc, ở, đi lại, trao đổi) –
VHTT( tôn giáo, tín ngưỡng, tri thức cộng đồng, văn học nghệ thuật, vui chơi giải trí)- VH XH (hôn nhân, gia đình
tổ chức XH, sở hữu quan hệ sx).
- Theo UNESCO: chia 2 lĩnh vực: VH vật thể - VH phi vật thể.
+ VH vật thể là yếu tố vật chất trong văn hóa như đình, chùa, miếu, , trang phục, ẩm thực…
+VH phi vật thể là các biểu hiện tượng trưng của văn hóa, những yếu tố tinh thần trong văn hóa : âm nhạc, múa,
ngôn ngữ, huyền thoại, nghi lễ,….
🡪Được lưu truyền, biến đổi theo thời gian, qua quá trình tái tạo, cách tân cộng đồng luôn găn bó hữu cơ nhau . Có
vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại hay k tồn tại của nền văn hóa 1 dân tộc.
- # Phân loại VH của E.S.Markarian: chia làm 2 bộ phận: VH sx ban đầu, VH bảo đảm đời sống và bộ phận và
VH định chuẩn XH, VH nhân văn .2 bộ phận đều có mối quan hệ hỗ tương tác động qua lại lẫn nhau, không
phân chia rạch ròi.
- # Phân loại VH của R.Crapo: chia thành các tiểu hệ thống VH gồm 3 phân hệ : Kĩ thuật công nghệ( nơi cư trú,
sinh tồn, phòng thủ), tổ chức XH ( nhóm, địa vị, mqh)và hệ tư tưởng( tín ngưỡng, cảm xúc, giá trị, thái độ). 🡪 cả
3 đều mqh hỗ tương, tác động bổ sung lẫn nhau.
3. Bản chất của VH -2 bản chất: Thích nghi với môi trường tự nhiên và Thích nghi với môi trường XH
4. Chức năng VH – 4 chức năng: nhận thức thế giới, động lực XH, dự báo phát triển, giáo dục 🡪 VH là động
lực, mục tiêu để phát triển KT-XH : phi văn hóa phát triển
5. Đặc điểm của VH : 4 đđ
- VH là sự học hỏi (nhập hưng văn hóa): học hỏi theo tình huống , học hỏi XH, học hỏi biểu tượng.
- VH là sự chia sẻ: phụ thuộc vào nhiều tiêu chí mà có cách chia sẻ khác nhau
- VH là sự đa dạng
- VH là sự biến đổi : văn hóa luôn ở trạng thái động chứ không bất biến. Sự biến đổi văn hóa tộc người còn chịu
nhiều yếu tố :
+“khuyếch tán hay truyền bá văn hóa” : sự lan tỏa, loang ra, thẩm thấu văn hóa
+ Giao lưu văn hóa: quá trình tiếp xúc, trao đổi, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa 2 nền văn hóa. Có thể thích nghi,
ảnh hưởng = vay mượn nhiều nét đặc trưng một cách chọn lọc , 1 quá trình 2 chiều
+ Tiếp biến văn hóa : là kết quả của sự giao lưu, tiếp xúc thường xuyên giữa 2 nền văn hóa.
+ Cộng sinh VH : cùng tồn tại nhiều nền VH khác nhau trong 1 nền VH cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh
+Cách tân: là sự thay đổi nền văn hóa cũ để thích ứng với môi trường mới 🡪 biến đổi văn hóa.
- VH mang tính phổ quát: nói về nền văn hóa chung của nhân loại(nhu cầu sinh lí cơ bản của con người🡪 hệ
thống hôn nhân và gia đình; hệ thống giáo dục; hệ thống kiểm soát XH; hệ thống tôn giáo; hệ thống giao tiếp ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ) và tính đặc thù: nói về tính riêng biệt của từng tộc người (những yếu tố nổi trội trong bản
sắc văn hóa dân tộc : áo tứ thần, khắn mỏ quạ, chả lụa, đàn bầu,…)
6. Chủ đề nghiên cứu trong nhân học văn hóa : -Giới và văn hóa
-Văn hóa đại chúng
-Văn hóa trong nhân học biểu tượng
-Xuyên văn hóa
- Toàn cầu hóa (quá trình dịch chuyển vốn, lao động ,kĩ thuật hàng hóa, tư tưởng, con người giữa những vùng đất,
những XH, nền văn hóa và kinh tế ở những chân trời khác trên thế giới.
Chương 6 Ngôn ngữ
1. Ngôn ngữ là đặc điểm phân biệt con người – sinh vật khác
2. Có 3 đặc trưng ngôn ngữ loài người :
- Mang tính tạo sinh :tạo ra vô số phát ngôn có hình thức mới để diễn đạt những nội dung đã biết để nói về những
sự vật hiện tượng mà họ chưa bao giờ biết đến.
- Tính ngữ nghĩa( cho phép con người diễn đạt ý tưởng sự việc, hiện tượng thông qua kí hiệu.
- Tính thay thế ( thông tin không cần ràng buộc trực tiếp với bối cảnh, mà dễ dàng trao đổi những sv,ht k hiện diện/
trong quá khứ/tương lại..có thể cảm nhận = trực giác)
3. Nguồn gốc : con người tạo ra ngôn ngữ là khả năng đặc biệt vốn có của con người
- Tiến trình nhận thức về mqh giữa ngôn ngữ, văn hóa và XH:
+ Ban đầu ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu để phân loại sự vật, hiện tượng; là công cụ phục vụ cho quá trình giao tiếp
và quá tình tư duy. Ngày nay, ngôn ngữ xâm nhập vào mọi bình diện của văn hóa và xã hội( công cụ, kí hiệu, tri
thức…)
● Những ý tưởng đầu tiên bắt đầu từ cuối TK 18-đầu TK 19:
+Herder: mội một ngôn ngữ và mỗi 1 nền vh phản ánh thế giới theo những cách khác nhau.
+ Humboldt: Phẩm chất tinh thần của 1 dân tộc, của 1 nền văn hóa quyết định kiểu ngôn ngữ của 1 dân tộc đó;
ngôn ngữ quyết định cách thức con người thuộc dân tộc đó suy nghĩ và cảm nhận thực tại khách quan.
� Nền tảng cho “ Nguyên lý tương đối ngôn ngữ học”

● Trường phái tương đối ngôn ngữ học


+ Đầu TK 20, bắt đầu với các công trình của Franz Boas: Ngôn ngữ mô tả thế giới và kinh nghiệm khác nhau của
mỗi tộc người. Ngôn ngữ là 1 trong những biểu hiện quan trọng nhất của tinh thần con người.
+ E.Sapir (1884-1939) : Chú trọng mqh giữa ngôn ngữ, văn hóa và xh. Coi ngôn ngữ như điều kiện tiên quyết để
phát triển văn hóa.
+ Gỉa thuyết Sapir- whorf : = nguyên lí tương đối ngôn ngữ học :Ngôn ngữ có khác biệt; những khác biệt ngôn
ngữ tương đồng với, ảnh hưởng tới những khác biệt tri thức.
⇨ KL: Tư duy và nhận thức của con người về môi tường tùy thuộc vào ngôn ngữ. Sự khác biệt giữa bất kì 2 ngôn ngữ
nào càng lớn thì cách nhìn thế giới của những người nói ngôn ngữ đó càng khác nhau nhiều.
4. Lĩnh vực nghiên cứu :
- Mqh giữa ngôn ngữ, dân tộc, quốc gia;
- Mqh giữa ngôn ngữ và giới

Chương 7 TÔN GIÁO


1. TÔN GIÁO là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng; được chấp nhận một cách
trực giác và tác động qua lại một cách chân thực với con người nhằm lí giải những vấn đề trên trần thế cũng như
ở thế giới bên kia.
Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tùy thuộc vào thời kì lịch sử, hoàn cảnh địa lí- văn hóa khác nhau, phụ
thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng
cộng đồng XH/ tôn giáo khác nhau.
2. Nguồn gốc :
- Là sản phẩm của con người.
- Con người sáng tạo ra rồi bị tôn giáo chi phối lại trong cuộc sống.
- “bản địa hóa” –> tôn giáo khác biệt ở mỗi nền văn hóa khác nhau.
- Tôn giáo ra đời là chỗ dựa tinh thần khi con người gặp khủng hoảng không thể giải quyết được trong cuộc sống
hàng ngày
- Yếu tố không gian , thời gian chi phối đến tôn giáo
3. Phân loại tôn giáo:
*Theo thời gian:
- Mác-xít: các tôn giáo của chế độ tiền giai cấp; và của những XH có giai cấp
- X.A. Tocarev: XH tiền giai cấp ; xh có giai cấp
- Robert N. Bellah: tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo tiền sử, tôn giáo lịch sử, tôn giáo cận đại, tôn giáo hiện đại
*Theo không gian: Thế giới và dân tộc
* Khác: khu vực, bản địa, mới
4. Xu hướng tôn giáo hiện nay: 5 xu hướng :
- dân tộc hóa tôn giáo (vận dụng tôn giáo qua lăng kính văn hóa và tâm lí riêng ) ;
- đa dạng hóa tôn giáo( có nhiều tôn giáo trong 1 quốc gia/ cộng đồng) ;
- hiện đại hóa tôn giáo ;
- thế tục hóa ;
- tôn giáo mới.
5. Chức năng của tôn giáo : 2 chức năng:
- Chức năng tâm lý : chỗ dựa tinh thần khi gặp khủng hoảng; giảm sự lo lắng, bất an; giải thích về cái chết, trấn an,
hướng thiện trong cuộc sống của con người.
- Chức năng XH: Củng cố các quy tắc , tiêu chuẩn của cộng đồng; trang bị nền tảng các giá trị và mục đích chung
để cộng đồng XH được cân bằng, ổn định.
6. Vấn đề giới trong tôn giáo
- Biểu tượng giới trong tôn giáo
- Giới trong thiết chế tôn giáo
- Thần linh và các nữ thần

7. Nghi lễ: Có tác dụng dẫn con người đến với đối tượng họ thờ cúng, đến với tôn giáo và ngược lại dẫn thế giới
siêu linh trong tôn giáo đến với con người.
● Những nghi lễ:
- Nghi lễ vòng đời người: dành cho cá nhân, được diễn ra trong suốt cuộc đời của con người.
- Nghi lễ chuyển đổi: mang tính cá nhân và cộng đồng. là 1 chuỗi các nghi lễ liên quan đến đời người.
- Nghi lễ tăng cường sức mạnh: cho cá nhân hoặc cộng đồng nhằm tăng thêm sức mạnh ( qua nghi thức, bí tích,
hình thức tham gia, sự quy tụ của cộng đồng trong khi thực hiện nghi lễ) để vượt qua những khó khan; có được
tinh thần lạc quan hơn sau nghi lễ.
- Các nghi lễ liên quan đến các đấng thiêng liêng trong tôn giáo: tín đồ phải tôn kính, sung bái và thực hiện
những nghi lễ liên quan đến các đấng thiêng liêng này. Cho thấy vị trí, vai trò, sự chi phối của các đấng thiêng
liêng đó đối với cộng đồng tín đồ.
8. Một số loại hình tôn giáo ở VN
*Tôn giáo sơ khai
+ Vạn vật hữu linh : Niềm tin cho rằng vật thể cũng có linh hồn; có thể gây tai họa/đem lại tốt lành-> phổ biến
trong tất cả XH loài người
+ Thờ vật tổ - Tôtem giáo : Chỉ sự phân chia bộ lạc ra thành các nhóm gắn lền với họ hàng theo dòng cha hoặc mẹ.
Totem giáo thường được nhìn dưới góc độ là các nghi lễ chung cố kết cộng đồng XH. Mối liên hệ với totem
thường thể hiện qua : cấm giết totem, cấm dùm totem làm thức ăn, hoặc cố gắng ăn totem để tăng cường sức mạnh.
Sự khác nhau giữa các vật tổ của nhóm này với nhóm khác là điểm chính để nhận dạng nhóm hơn là những
thuộc tính vốn có của vật tổ.
+ Shaman giáo (chuyên gia tôn giáo) – mang dấu ấn của văn hóa tộc người, thể hiện sắc thái văn hóa truyền thống
thần bí cổ xưa. Các hành vi thường thấy: trừ tà, chữa bệnh , ban phúc đi kèm với tà thuật.
+ Thờ cúng tổ tiên: Niềm tin về sự tồn tại của linh hồn sau cái chết; niềm tin vào sự tồn tại của các linh hồn tổ tiên
của nhiều tộc người trên thế giới: châu Phi, trường sơn- tây nguyên, người Hán – Trung Quốc.
*Tôn giáo bản địa
+ Bửu Sơn Kỳ Hương – An Giang: “Hương lạ trên núi báu”, có ảnh hưởng lớn đến lịch sử chính trị, tôn giáo ở
Nam Bộ. Ra đời năm 1849 do Đoàn Minh Xuyên – Đức Phật thầy Tây An.
+ Tứ Ân Hiếu Nghĩa: do Ngô Lợi sáng lập
+ Đạo Cao Đài – Đại Đạo Tam Kỷ Phổ Độ ở Tây Ninh - 1926 , là tôn giáo có tính dung hợp. Xây dựng niềm tin
về nguồn gốc vũ trụ và con người. Luôn hướng tới Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi hợp nhất.
+ Phật giáo Hào Hảo- ở An Giang - 1939 , giáo chủ là Huỳnh Đức Sổ , là sự tiếp nối của Bửu Sơn Kì Hương và
Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Tu tại gia, thờ trần dà, không chấp nhận mê tín dị đoan, thực hành tiết kiệm triệt để.
� Các tôn giáo bản địa phát triển mạnh ở Nam Bộ, tín đồ chủ yếu là người Việt . Văn hóa tôn giáo mang đậm sắc thái
Nam Bộ
*Tôn giáo thế giới: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Islam
● Phật Giáo:
- Xuất hiện ở VN rất sớm; du nhập từ Ấn Độ, Trung Quốc
- Phật giáo VN mang đặc điểm khác biệt so với thế giới, đặc biệt là Phật giáo ở Nam Bộ - vẫn theo mô hình chung
nhưng có sự biến đổi cho phù hợp với văn hóa vùng.
- Hệ phái khất sĩ: 1 trong9 tổ chức thành viên thống nhất của Giáo Hội Phật Giáo VN, do Thiền sư Đăng Minh
Quang. Hệ này tương đối phát triển ở Nam Bộ. Tịnh xá Trung tâm là đạo tràng tiêu biểu của hệ phái.
- Hệ phái Nam tông: xuất hiện trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ khoảng đầu thế kỉ 20. Phật giáo Nam Tông
đơn giản hóa trong cách thờ tự và nghi lễ. Học thuật – giữ nguyên truyền thống Phật giáo; Sinh hoạt – giống nước
khác; Cơ sở thờ tự và quan hệ xh – 2 phái không khác biệt nhiều.
- Còn có Phật giáo Nam tông của người Khmer: có 2 hệ phái nhỏ
● Công Giáo:
- Do chúa Giesu khởi xướng trên nền tảng Do Thái Giáo , giáo lí là những điều Giesu rao giảng – Phúc âm.
- Công giáo phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới , truyền vào VN khoảng TK 17.
- Công giáo ở Nam Bộ phát triển mạnh
● Tin Lành :
- Bắt nguồn từ phong trào cải cách Công giáo TK 16 do tu sĩ Augustine là Martin Luther khởi xướng.
- Nền tảng thần học là tin tuyệt đối vào kinh thánh và không giải thích kinh thánh; không công nhận thẩm quyền của
Giáo hoàng; không tổ chức Giáo hội như Công giáo.
- Đạo Tin lành phát triển mạnh mẽ trên thế giới.
- Ở VN , đạo xuất hiện năm 1884
● Islam( Hồi giáo):
- Chủ yếu xuất hiện trong cộng đồng người Chăm ở Nam Bộ.
- Ra đời vào TK 7 ở bán đảo Ả rập, do Muhammad khởi xướng
- Tôn thờ thánh Allah, xem Allah là Đấng Tối Cao , xem trọng Thiên sứ
- Tín đồ Islam phải tuân thủ theo 10 điều được ghi trong kinh Qur`an + 5 điều căn bản

Chương 8 THÂN TỘC, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH


1. Thân tộc: là tổ chức XH cơ bản mà trong đó các thành viên được xác lập thông qua hệ thống huyết tộc bao gồm
các quan hệ : dòng tộc, hôn nhân, gia đình.
- Cấu trúc thuật ngữ thân tộc: Thuật ngữ cơ bản, thuật ngữ ghép, thuật ngữ miêu thuật
- Phương pháp ghi chép hệ thống thân tộc bằng kí hiệu
2. Dòng họ: là 1 phần quan trọng trong thân tộc và gia đình. Có vai trò liên kết các cá nhân có cùng mối quan hệ
huyết thống chung với nhau, và chi phối mạnh mẽ đối với mối quan hệ hôn nhân – gia đình.
- Phân loại dòng họ
+ Dòng họ đơn tuyến : là dòng họ được thiết lập trên mqh thông qua 1 phía giới tính.
+ Dòng họ phụ hệ
+ Dòng họ mẫu hệ
+ Dòng họ đa tuyến: quy tắc liên kết dòng học theo giới tính thay đổi liên tục kế tiếp nhau của mỗi thế hệ
3. Hôn nhân : là sự liên kết giữa nam và nữ, được hợp thức hóa bởi các tập quán và luật pháp xã hội, nhằm để tái
xuất ra con người. Từ đó sản sinh những quyền hạn và trách nhiệm của vợ chồng trong quan hệ đời sống.
- Chức năng hôn nhân :
+ Hợp thức hóa quan hệ tình dục
+ Thiết lập các gia đình hạt nhân mới và xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên
+ Tạo lập các liên minh họ hàng (sính lễ, tục ở rễ, của hồi môn)
- Các quy tắc kết hôn:
+ Điều cấm kỵ loạn luân
+ Quy tắc ngoại hôn
+ Quy tắc nội hôn
- Loại hình hôn nhân:
+ Đơn hôn: theo mẫu hệ hoặc phụ hệ , chỉ cho phép lấy 1 vợ hoặc 1 chồng.
● Sính lễ trong hôn nhân phụ hệ là tài sản có giá trị chuyển từ nhà chú rể sang nhà cô dâu

● Sính lễ trong hôn nhân mẫu hệ là tài sản có giá trị chuyển từ nhà cô dâu sang nhà chú rể

● Hôn nhân anh chị em họ chéo: các con của anh trai được phép thiết lập mqh hôn nhân với các con của chị em gái
( phổ biến ở chế độ mâu hệ như dân tộc Chăm, Raglai, churu…)
● Hôn nhân anh chị em họ song song: con của anh em trai/ của chị em gái có thể lấy nhau

● Hôn nhân anh em chồng và chị em vợ


+ Phức hôn:
● Đa thê

● Đa phu

● Đa phu huynh đệ

● Đa thê tỷ muội
- Hình thức cư trú sau hôn nhân: 3 hình thức
+ bên chồng - XH phụ hệ
+ bên vợ - XH mẫu hệ
+ độc lập – XH ngày nay.
4. Gia đình : là 1 phạm trù lịch sử, 1 tế bào quan trọng của XH, 1 lĩnh vực khá phức tạp bao gồm nhiều khía cạnh và
các quan hệ khác nhau như :
+ XH- sinh học
+ sản xuất – kinh tế
+ đạo đức – thẩm mỹ
+ tâm lý – pháp lí
- Gia đình được thiết lập dựa trên cơ sở gắn bó với nhau bằng các mối quan hệ : hôn nhân, sinh thành.
- Loại hình gia đình: 2 loại
+ Gia đình hạt nhân: gồm 2 thế hệ: 1 cặp vợ chồng + đứa con 🡪 phổ biến hiện nay
+ Gia đình mở rộng: tối thiểu 2 cặp vợ chồng trở lên + con cái
- Chức năng của gia đình: 3 chức năng
+ Kinh tế
+ Giáo dục – văn hóa
+ Tái sản xuất con người

Chương 9 CÁC HIỆP HỘI VÀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI

1. Hiệp hội: là tổ chức quần chúng gồm nhiều tổ chức nhỏ hơn, có tính chất như 1 hội.
- Đặc điểm chung của các hiệp hội: có tính chính thức, tổ chức tương đối chặt chẽ; hội viên có chọn lọc, hội vien
giống nhau về lợi ích hay mục đích; hội viên có ý thức là thành viên thuộc về hiệp hội đó.
+ Tính tự nguyện và không tự nguyện tham gia của các thành viên và hiệp hội: Mỗi thành viên khi tham gia hiệp
hội thường dựa trên tính tự nguyện: tự nguyện tham gia hoặc không. XH không có hoặc ít có sự phân biệt giai
cấp thì có khi không mang tính tự nguyện.

+ Tiêu chuẩn lựa chọn và đặc điểm của hội viên: 2 loại đặc điểm: tự có và quy gán
+ Tính lợi ích và mục đích của hội viên: thành viên/ hội viên: có chung lợi ích hay mục đích. Các thành viên chia
sẻ, hợp tác, giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi của nhau.
+ Tính tổ chức: là những quy đinh và nguyên tắc tổ chức của hiệp hội . có 2 hiệp hội: HH quan phương( được
chính quyền thông qua) , HH phi quan phương ( không có mqh trực thuộc với các cơ quan chính quyền). Hiệp hội
thường có khả năng thu hút khá đông đảo hội viên tham gia vào các phong trào chính trị, xã hội và văn hóa.
.
- Các hiệp hội không tình nguyện
+ Các nhóm tuổi
+ Các hiệp hội dành riêng cho 1 giới
+ Tổ chức truyền thống theo nam giới của người Việt

- Các hiệp hội tình nguyện


+ Các hội đồng hương
+ Những hiệp hội tộc người
+ Tổ chức bang, hội của người Hoa ở VN

- Các nhóm có chung lợi ích khác: thường có quy mô nhỏ, số lượng người tham gia không đông nhưng với tinh thần
tình nguyện, cùng với lợi.
+nhóm nghề nghiệp
+nhóm chính trị
+ nhóm thể thao giải trí
+nhóm hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật
+ nhóm hoạt động XH

2. Phân tầng XH : là sự bất bình đẳng mang tính cơ cấu của XH loài người khi bước vào XH có giai cấp và nhà nước.
Trong phân tầng XH có các “tầng”, mỗi tầng là 1 tập hợp người giống nhau về địa vị/ vị thế, bao gồm địa vị
KT, địa vị chính trị, địa vị XH , từ đó mà họ có được những cơ hội thăng tiến, sự phong tưởng và những thứ bậc
nhất định trong XH.
- XH theo chủ nghĩa bình quân (=)
- XH thứ bậc( khác: uy tín, địa vị- chủ làng , già làng)
- XH phân tầng (XH có giai cấp: bất bình đẳng KT:phân biệt dựa trên sự gán cho hoặc đạt được🡪 khác về quyền lực
, của cải và uy tín)
- Sự phân tầng về giới ( bình đẳng hoặc bất bình đẳng giữa 2 giới tính)
- Cách tiếp cận lý thuyết phân tầng XH:
+ Lý thuyết xung đột theo quan điểm Marx : mqh sở hữu về tư liệu sản xuất 🡪 phân chia giai cấp trong XH; đấu
tranh giai cấp --> xung đột XH (là nguồn gốc, động lực phát triển lịch sử).
+ Lý thuyết chức năng: nhấn mạnh cân bằng cơ cấu (hạn chế mâu thuẫn -->cái giá cho sự ổn
định là sự bất bình đẳng).

Chương 10 NHÂN HỌC ỨNG DỤNG

1. Lược sử về NHƯD
- Nhân học ứng dụng là 1 cụm từ được sử dụng phổ biến bởi các nhà nhân học dùng để mô tả các hoạt động nghề
nghiệp của họ trong các chương trình với mục tiêu cơ bản là biến đổi hành vi của con người nhằm cải thiện
những vấn đề XH, KT, công nghệ chứ không nhằm phát triển lí thuyết về XH và văn hóa.
- Nhân học ứng dụng là phân ngành thứ 5 của Nhân học: thiên về tính thực hành và ứng dụng các nghiên cứu; cung
cấp thông tin về cộng đồng địa phương
- Vai trò, mục tiêu chính: giải quyết vấn đề ( đề xuất chính sách)
2. Một số lĩnh vực ứng dụng NH
- Nhân học giáo dục: đề cập đến nghiên cứu giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu giáo dục trong các
bối cảnh văn hóa xã hội và tộc người nhất định. (Khác biệt: -> ngôn ngữ, tập quán, thói quen, kieu tư duy, ứng xử,
cách tiếp cận -> khác biệt VH, kỹ năng dạy...)
🡪 Đề xuất cách dạy phù hợp với đặc trưng văn hóa tộc người.
- Nhân học y tế: Kết hợp giữa NH sinh học và NH VH- X. Quan tâm các khái niệm cơ bản về tri thức dân gian, y
học cổ truyền. ->Nghiên cứu nhân học y tế cần cách tiếp cận nghiên cứu sinh học và tiếp cận sinh thái, tiếp cận y tế
tộc người và y tế phê phán trong bối cảnh văn hóa,
Vd: nguyên nhân gây ra văn đc sức khóc trong XH Công nghiệp ; hệ thống chăm sóc sức khỏe X bao gồm…
- Nhân học đô thị : ra đời nửa cuối thập kỉ 60 TK 20, nghiên cứu chủ yếu cộng đồng dân đô thị.
- Nhân học du lịch : Vai trò của các nhà nhân học là cần tham gia nghiên cứu để ứng dụng cho việc bảo tồn bản sắc
văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn đảm bảo được sự hấp dẫn của sắc thái văn hóa dân tộc ấy để sinh lợi về KT trong
phát triển du lịch. Du lịch bền vững dựa trên 3 yếu tố : KT, XH, môi trường.
3. Vai trò và trách nhiệm của các nhà NHƯD
4. Nhân học và nghề nghiệp : ứng dụng vào nhiều loại nghề nghiệp

You might also like