You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ

HỌC PHẦN LỊCH SỬ VÀ CÁC LÝ THUYẾT NHÂN HỌC

Họ tên sinh viên: Đỗ Thị Thu Hương


Msv: 19031223 K64 Nhân học
Sđt: 0359685394
Email: 19031223@sv.ussh.edu.vn

Đề bài: Sinh viên chọn một quan điểm lý thuyết, hoặc một khái niệm, hay một lập
luận đã của các lý thuyết đã học và lý giải bằng một ví dụ cụ thể.

CHỦ NGHĨA ĐẶC THÙ LỊCH SỬ


1. Tác giả
Franz Boas (sinh ngày 9 tháng 7 năm 1858, Minden, Westphalia, Phổ [Đức]
—ngày 22 tháng 12 năm 1942, New York, New York, Hoa Kỳ) là cha đẻ
của nhân học Mỹ. Ông được tôn vinh là người sáng lập và có những đóng
góp đặc biệt quan trọng đối với nền nhân học bốn phân ngành (four-field
anthropology) ở Mỹ.

2. Lý thuyết đặc thù lịch sử (historical particularism)


 Nguồn gốc
Ông phê phán chủ nghĩa tiến hóa luận văn hóa đơn tuyến trên 3 khía
cạnh: thực nghiệm, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Ông phê
phán quá trình tiến hóa và khái niệm tiến bộ, phê phán việc sử dụng
phương pháp so sánh, tìm cách thu thập tài liệu phù hợp để chứng
minh cho lý thuyết về các giai đoạn tiến hóa. Boas kêu gọi chấm dứt
nghiên cứu Nhân học ghế bành, đòi hỏi phải nghiên cứu điền dã dân
tộc học. Ông đả phá chủ nghĩa vị chủng, nhất là quyết định luận dinh
học của tiến hóa luận coi yếu tố sinh học quyết định văn hóa con
người. Trên cơ sở kinh nghiệm nghiên cứu của mình, ông phát triển
Lý thuyết đặc thù lịch sử và tiếp cận tương đối văn hóa.

1
 Khái niệm
Đây là một cách tiếp cận để nghiên cứu nhân học có từ giữa thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX. Theo Boas, mỗi xã hội có sự phát triển lịch sử
độc đáo của riêng mình và phải được hiểu dựa trên bối cảnh văn hóa
và môi trường cụ thể của chính nó, đặc biệt là quá trình lịch sử của nó.
Quan điểm tương đối luận văn hóa cho rằng mỗi xã hội cần được hiểu
từ góc độ, các giá trị, thực hành văn hóa của riêng nó. Do đó, không
có xã hội nào tiến hóa cao hay thấp hơn xã hội khác, mà chỉ có nền
văn hóa khác nhau, và sự khác biệt giữa các nền văn hóa chỉ là sự
khác biệt chứ không có nghĩa nền văn hóa này phát triển cao hơn nền
văn hóa khác, không thể phân hạng xã hội này phát triển cao hơn xã
hội khác theo thang bậc mông muội, man rợ và văn minh.

 Ví dụ
Người Yanomami có nghi thức mai táng uống tro cốt người chết. Bộ
tộc Yanomami là một nhóm sắc tộc người da đỏ bản địa ở vùng rừng
rậm Amazon nằm ở biên giới giữa Venezuela và Brasil.

Chỉ những người có uy tín trong bộ lạc và là đàn ông mới được thực
hiện nghi thức này. Họ tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng, kể cả
con dao và cung tên đeo bên hông cũng được mài rửa sạch tinh. Trong
thời gian đốt xác, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi
suốt ngày đêm. Khi thịt xương người chết đã thành than, thì những
người đàn ông này sẽ cho vào cối và giã nhuyễn thành bột. Thứ bột
của xác chết này được đựng trong những quả bầu khô và được cất giữ
ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người
Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra chế biến thành thức ăn. Trong
ngày lễ tưởng nhớ này, cả bộ lạc cùng thưởng thức các món ăn từ
xương cốt người chết.

Người ngoài nhìn vào sẽ thấy hủ tục này rất man rợ và đáng sợ, nhưng
theo quan niệm người Yanomami, họ tin rằng việc đó sẽ giúp họ giữ
được linh hồn người đó ở lại và giữ gìn sự đoàn kết của bộ lạc. Chỉ có
ăn tro cốt của người đã chết thì linh hồn của họ mới được cứu rỗi, linh
hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua
mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia.

2
Còn đối với những người thân trong gia đình, họ ăn tro của người đã
khuất với mong muốn linh hồn của người chết có thể nhập vào cơ thể
của họ, cho họ sức mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần để có thể chống
chọi lại những tai họa mà khu rừng tạo ra.
Chết là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người Yanomami, họ
cho rằng linh hồn của người chết cần phải được bảo vệ. Nếu họ không
thực hiện nghi thức này, linh hồn của người chết sẽ mãi mắc kẹt giữa
giữa thế giới của người sống và thế giới của người chết (Khiếp sợ tục
“chôn” tro cốt người chết trong bụng người sống, 2015).

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Khiếp sợ tục “chôn” tro cốt người chết trong bụng người sống. (2015,

October 20). Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. https://baophapluat.vn/post-

204770.html

You might also like