You are on page 1of 1

Việt Nam là một quốc gia được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch đặc

biệt là du
lịch văn hóa ở vị thế có thể cạnh tranh với các nước nổi tiếng về du lịch như Thái Lan,
Đức, Italia bởi sự giàu có về tài nguyên du lịch cả về tự nhiên lẫn văn hóa. Lễ hội được
xem là một bộ phận quan trọng cấu thành tiềm năng ấy bởi những giá trị to lớn mà lễ hội
mang lại trong quá trình khai thác du lịch. Dưới góc nhìn du lịch, lễ hội là tài nguyên du
lịch đặc biệt vừa mang lại giá trị văn hóa-xh lại mang lại giá trị kinh tế cao vì với khách
dl thì lễ hội có sức hút vô cùng lớn về giá trị lịch sử như lễ hội gò đống đa tưởng nhớ
chiến cung vua Quang Trung, hội Gióng, lễ hội đền Trần, nghệ thuật như lễ hội chùa
Hương, chùa dâu, chùa bái đính, tâm linh như Lễ Giáng sinh, Phục sinh của đạo Công
giáo, đạo Tin lành; Lễ Phật đản, Vu lan của Phật giáo . Vậy nên du khách tham gia lễ hội
sẽ bước ra khỏi cuộc sống thường nhật, nhàm chán của mình để bước vào một cuộc sống
khác biệt hoàn toàn ở nơi khác, được tiếp xúc với cư dân bản địa ở nơi đó để tìm hiểu
khám phá những điểm mới lạ, khác biệt hay tham gia vào các nghi lễ, hoạt động tín
ngưỡng giúp giải thoát khỏi bế tắc và khó khăn cuộc sống trần tục, khôi phục đời sống
tinh thần, được thanh thản. Đối với du lịch Việt Nam, việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy
những giá trị của lễ hội truyền thống là một trong những mục tiêu được đề ra và quan tâm
sâu sắc trong thời đại mà toàn cầu hóa và giao lưu văn hóa là điều không thể tránh khỏi
với việc hòa nhập ko hòa tan là một thách thức lớn. Trong bối cảnh du lịch hiện nay,
những vấn đề cũng phát sinh (như giá trị của lễ hội chưa được phổ biến, tuyên truyền
rộng rãi trong quần chúng, sản phẩm du lịch lễ hội trùng lặp, ná ná nhau; các dự án phát
triển du lịch lễ hội không khoa học, hợp lý gây lãng phí tiền bạc, tài nguyên; biến tướng
lễ hội do tác động các lợi ích kinh tế, chạy theo xu hướng làm mất đi tính nguyên gốc,
bản sắc vốn có của lễ hội; thương mại hóa xuất hiện trong các lễ hội làm mất “tính
thiêng” cốt lõi trong các lễ hội truyền thống. Những bất cập, vấn đề này đã làm cho việc
khai thác lễ hội trong du lịch chưa hiệu quả, chưa đúng với tiềm năng. Và để thực hiện
được mong muốn vươn tầm lễ hội Việt Nam ra quốc tế thì các bên liên quan trong du lịch
là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch (Tổng cục DLVN, Bộ VH, TT,DL, Sở VHTTDL,
TTam Xúc tiến DL), khách du lịch, cộng đồng địa phương và nhà kinh doanh cung ứng
phải cùng hợp tác để tìm ra hướng và cách giải quyết triệt để các vấn đề trên để phát triển
bền vững du lịch lễ hội. Chúng ta những nhà lữ hành tương lai, những nhà quản lí du lịch
đầy triển vọng, sứ mệnh và trách nhiệm của chung ta chính là đưa các lễ hội đi sau vào
trong ngành dl, khai thác triệt để các giá trị lễ hội và kéo gần các lễ hội đến với du khách.

You might also like