You are on page 1of 3

Câu hỏi: Những thách thức trong phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.

Cho ví dụ minh họa.

Du lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch được nhiều du khách ưa chuộng vì sự gần
gũi, được trải nghiệm văn hoá truyền thống cùng người dân bản địa. Khi tham gia loại
hình du lịch này, du khách sẽ được đến nơi người dân bản địa sinh sống; cung cấp chỗ ở
và được thưởng thức các món ăn dân dã, đặc sản của địa phương và trải nghiệm sinh
hoạt, tìm hiểu về cuộc sống của người dân bản địa. Du khách có thể khám phá và tìm
hiểu về các giá trị văn hóa, truyền thống của địa phương và góp phần nâng cao thu nhập
của người dân địa phương.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, khó
khăn.
1. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng
Mô hình du lịch này thường được ưa chuộng tại các khu vực mang nhiều nét văn hoá
truyền thống của người dân bản địa, các vùng núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số như
Hà Giang, Lào Cai, Tây Nguyên, Sapa,…Ở nơi đây, người dân có trình độ học tập còn
thấp, nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch chưa được đào tạo bài bản. Văn hoá truyền
thống, nét sinh hoạt của người dân vùng thiểu số và du khách từ nước ngoài sẽ có nhiều
điểm khác biệt. Nguồn nhân lực cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng, ngôn ngữ
để phục vụ du khách được chu đáo hơn. Người hướng dẫn du khách đến tham quan phải
có kiến thức về lịch sử, văn hoá và đặc tính địa phương của con người tại điểm đến,
thông thạo ngoại ngữ của đối tượng du khách đến tham quan và phải có kỹ năng giao
tiếp, xử lý tình huống cơ bản theo phong tục, tập quán và đặc điểm tâm lý xã hội của
khách du lịch.
Ví dụ: Thông thường, những quốc gia khác chỉ lắc đầu khi không hài lòng, không đồng
tình với điều gì đó. Tuy nhiên, du khách đến từ Ấn Độ có thói quen lắc đầu khi đồng tình,
phấn khích, thích thú với 1 điều gì đó. Hay người Nhật Bản cũng có những quy tắc trong
giao tiếp cực kỳ phức tạp, họ không thích người khác chạm vào người họ khi giao tiếp.
Vì vậy, để tránh hiểu lầm không đáng có, nguồn nhân lực cần trang bị những kỹ năng,
kiến thức đầy đủ.
2. Chưa đảm bảo được an ninh xã hội, an toàn cho du khách, tệ nạn xã hội còn
xảy ra
Tại những địa điểm du lịch, đặc biệt là hình thức du lịch cộng đồng luôn là nơi mà nhiều
tội phạm nhắm tới do số lượng người tập trung đông, tội phạm dễ dàng móc túi, cướp
giật. Hay khi tham gia du lịch cộng đồng, du khách dễ dàng mất cảnh giác với người dân
địa phương và xảy ra tình trạng bị đánh cắp tài sản. Vì vậy, cần xây dựng những điểm
đến an toàn, văn minh để du khách có thể yên tâm tham gia loại hình du lịch này.
3. Tình trạng cơ sở hạ tầng còn kém, đường xá, phương tiện di chuyển khó
khăn
Hiện nay, ở những vùng nông thôn, miền núi - nơi được ưa chuộng để tham gia du lịch
cộng đồng có cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật còn kém phát triển. Đường xá rất khó để
các phương tiện di chuyển đi lại, nguy hiểm cho khách du lịch. Có những vùng miền yếu
về điện nước, sóng điện thoại và mạng lưới internet, gây khó khăn cho du khách trong
sinh hoạt, không thể liên lạc và bất tiện nghi. Vì vậy, cần phải cải thiện điều đó để có thể
phát triển du lịch cộng đồng trong tương lai.
4. Chưa giải quyết được vấn đề về ô nhiễm môi trường và rác thải
Do tập trung đông người tham gia du lịch cộng đồng, vấn đề về môi trường tự nhiên, ô
nhiễm tiếng ồn, nguồn nước và rác thải từ khách du lịch chưa được giải quyết. Vì vậy cần
có chính sách, trang bị nhiều thùng rác công cộng tại điểm du lịch để bảo đảm về vấn đề
môi trường.
5. Cần phải bảo đảm bản sắc cộng đồng, dân tộc và giá trị văn hoá truyền thống
không bị mai một
Do lượng khách du lịch mang nét văn hoá đến từ nhiều quốc gia khác nhau trải nghiệm
du lịch cộng đồng tại địa phương nên có nguy cơ đánh mất bản sắc cộng đồng, giá trị văn
hóa bị mai một, hoà lẫn với văn hoá các quốc gia khác và một số tác động tiêu cực khác.
Đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam.

You might also like