You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỀU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN HỌC: KỸ NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP
DỰ ÁN
NÂNG CAO VĂN HÓA ĐÚNG GIỜ CỦA SINH VIÊN

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Quỳnh Hương


Nhóm thực hiện: Nhóm 02 - KDO441(GD1+2-HK1-2021)K60.1

1 Đào Thị Khánh Chi 2111110035


2 Vũ Thùy Linh 2111110169
3 Quách Hương Giang 2111110067
4 Nguyễn Vân Nhi 2111110216
5 Nguyễn Lê Thảo Phương 2111110226
6 Phạm Thị Thu Hương 2111110129
7 Hà Thiên Ngân 1917720036

Hà Nội, 30 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

I. Mở đầu ...............................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài .............................................1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................2

3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................2

4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2

II. Thực trạng .........................................................................................................2

1. Khái niệm ......................................................................................................2

2. Thực trạng văn hóa đúng giờ của sinh viên ...............................................3

III. Nguyên nhân ....................................................................................................5

1. Nguyên nhân khách quan ............................................................................5

1.1. Khoảng cách ...........................................................................................5

1.2. Phương tiện di chuyển ............................................................................5

1.3. Thời tiết ...................................................................................................5

1.4. Những vấn đề phát sinh khác (tắc đường, hỏng xe,...) ...........................6

2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................................6

2.1. Quản lý thời gian không hợp lý, lịch trình các công việc chồng chéo ...6

2.2. Thái độ của sinh viên đối với việc đi trễ .................................................6

2.3. Thói quen ................................................................................................7

IV. Tầm quan trọng...............................................................................................7

1. Thể hiện tính chuyên nghiệp .......................................................................7

2. Thể hiện bản thân có khả năng quản lý tốt, tăng thêm uy tín và sự tin cậy
8

3. Thể hiện sự tôn trọng ...................................................................................8


4. Giúp xây dựng hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế ....................8

V. Giải pháp ............................................................................................................9

1. Tuyên truyền tới các bạn sinh viên về tầm quan trọng của văn hóa đúng
giờ 9

2. Giúp các bạn sinh viên tìm ra giải pháp khắc phục thói quen đi muộn ..10

2.1. Lên kế hoạch và quản lí thời gian hiệu quả ..........................................10

2.2. Đến sớm hơn thay vì đến đúng giờ .......................................................11

2.3. Tìm việc để làm trong lúc chờ đợi ........................................................12

3. Đồng hành cùng các bạn sinh viên khắc phục thói quen với mục tiêu
chung là nâng cao văn hóa đúng giờ của cộng đồng sinh viên .........................12

4. Hướng dẫn các bạn sinh viên cách xử sự khi đi muộn ............................13

4.1. Ngay lập tức thông báo cho những người liên quan kèm theo lí do.....13

4.2. Gửi lời xin lỗi ........................................................................................14

4.3. Chứng minh bản thân là người có trách nhiệm và không phải là người
có thói quen đi muộn .........................................................................................14

VI. Lời kết ............................................................................................................16

VII. Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................17


1

I. Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Văn hóa đúng giờ là một điều rất quan trọng đối với mọi đối tượng và trong
bất cứ ngành nghề gì. Trước cả kiến thức hay kỹ năng, thái độ phải là điều mà
chúng ta cần đặc biệt quan tâm và chú ý trong cuộc sống ngày nay. Đây là bước cơ
bản đầu tiên giúp ta tạo ra tính kỷ luật, nề nếp cho bản thân cũng như để lại ấn
tượng tốt trong mắt những người xung quanh. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng
ta cũng có thể làm được và làm tốt văn hóa đúng giờ, đặc biệt là các bạn đang ở độ
tuổi sinh viên. Hiện nay, chúng ta thấy vẫn đang có rất nhiều bạn chưa nhận thức
đúng và đủ được tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ để từ đó có những hành xử
đúng đắn và thích hợp. Những sự chậm trễ thường ngày mà ta tưởng chừng như
không có vấn đề gì đấy sẽ nối tiếp nhau, khiến các bạn sinh viên tạo nên thói quen
lâu dài trong tương lai, hình thành thái độ bình thường hóa việc đi muộn. Việc trễ
giờ không chỉ làm mất uy tín của bản thân mà còn gây ra nhiều sự khó chịu, phiền
toái cho người khác. Chính vì vậy, dù chúng ta là ai, chúng ta đang làm gì, thì đều
cũng nên thể hiện bản thân là một người có văn hóa đúng giờ. Đó cũng chính là lý
do mà chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Nhóm thông qua việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao văn hóa đúng giờ cho sinh
viên” đã rút ra được một số nhận xét về thói quen sinh hoạt của các bạn sinh viên
hiện nay. Qua đó nhóm xác định các yếu tố gây nên tình trạng trễ hẹn, muộn giờ
của sinh viên và nghiên cứu, đưa ra một số giải pháp giúp cho các bạn sinh viên có
thể khắc phục tình trạng này.
Nhiệm vụ của đề tài:
 Nghiên cứu, khảo sát thực trạng trễ hẹn và suy nghĩ về tầm quan trọng của
việc đúng giờ với đối tượng là sinh viên các trường đại học.
 Tìm ra các nguyên nhân khiến cho sinh viên thường xuyên bị trễ giờ và tầm
ảnh hưởng của nó đến đối tượng nghiên cứu.
 Đề xuất một số giải pháp khắc phục tình trạng trên và cách giải quyết khi lỡ
rơi vào tình trạng trễ hẹn.
2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên các trường đại học ở Việt Nam và cụ thể là 100 sinh viên đã tham
gia khảo sát của nhóm chúng tôi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

 Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi các trường đại học
ở Việt Nam.
 Về thời gian: Thu thập thông tin, lập luận, phân tích số liệu, dẫn chứng
phản ánh trong đề tài tập trung chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm
2016 tới năm 2021.
 Về nội dung: Đề tài nghiên cứu về văn hóa đúng giờ ở thế hệ sinh viên.
Tập trung tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để nâng cao văn
hóa đúng giờ của sinh viên.
4. Phương pháp nghiên cứu

 Nghiên cứu lý luận chung và tính cần thiết của văn hóa đúng giờ.
 Phương pháp khảo sát, điều tra từ thực tế và thu thập thông tin qua các
phương tiện thông tin đại chúng.
 Các thành viên trong nhóm tiến hành thí nghiệm giải pháp và đưa ra đánh giá.
II. Thực trạng

1. Khái niệm

Đúng giờ là đặc điểm mô tả việc có thể hoàn thành một nhiệm vụ được yêu
cầu hoặc hoàn thành nghĩa vụ trước hoặc tại thời điểm được chỉ định sẵn. Ngược lại,
đi trễ là đi học muộn hơn so với mốc thời gian được quy ước trước. Việc đi trễ
thường xảy ra trong công việc, kinh doanh, học tập, lễ tiệc... Tại nơi công sở đó là
hiện tượng nhân viên vào họp muộn. Trong lễ tiệc, khách mời thường tới sau giờ
được thông báo. Trong các chương trình, đó là hiện tượng ê-kíp thực hiện bao giờ
cũng bắt đầu muộn hơn so với thời gian chính thức... Nhiều người khi trễ giờ
thường tìm những lí do để biện minh cho sự chậm trễ của mình. Trong nhà trường,
đó chính là hiện tượng học sinh, sinh viên đi học trễ.
3

Đúng giờ là một từ rất dễ hiểu và có thể dễ dàng thực hiện được nhưng không
phải ai cũng làm tốt được. Đúng giờ là một văn hoá, nó phản ánh ý thức và cách
ứng xử của con người.
2. Thực trạng văn hóa đúng giờ của sinh viên

Chúng ta thường nói rằng: “thời gian là tiền bạc”, nhưng có mấy người trong
số chúng ta biết trân trọng giá trị của nó? Chắc chắn trong cuộc sống, đã không ít
lần chúng ta chịu cảnh đợi chờ, chậm trễ và chắc chắn rằng cảm giác đó thật không
dễ chịu chút nào. Một thực trạng đáng suy ngẫm là thói quen “giờ cao su” thường
xuyên diễn ra đối với mỗi người, trong đó có sinh viên - chủ nhân tương lai của đất
nước.
Không biết từ bao giờ, việc trễ giờ đã trở thành thói quen của phần đông người
trong xã hội. Đặc biệt, một số người trẻ còn xem việc đến trễ như là một thứ “mốt”
– phải đến trễ mới gây sự chú ý, mới thể hiện tầm quan trọng của cá nhân và chứng
tỏ “đẳng cấp” của mình. Nhiều sinh viên còn lập ra nhóm “Hội sinh viên thích đi
học muộn” trên các trang mạng xã hội như facebook và vấn đề sinh viên đi học
muộn đã trở thành đề tài cho nhiều bài viết như bài Sinh viên đi học muộn như một
thói quen theo TTVN đăng ngày 06/10/2012 trên trang web Zing News hay bài viết
'Bắt bài' 5 lý do đi học muộn kinh điển theo Vnexpress.Ione… MC Hoàng Tú Anh,
cựu sinh viên Trường CĐ Kinh tế đối ngoại TP.HCM, nhiều lần chứng kiến chương
trình phải kéo dài thêm thời gian vì chờ khách đi trễ, trong một lần được phỏng vấn
anh đã bức xúc chia sẻ: “Giống như các chương trình hội thảo hay các khóa học,
các bạn trẻ thường có tâm lý không chú trọng giờ giấc mà không biết ban tổ chức
phải đợi đủ người mới có thể bắt đầu. Có lần chương trình thông báo cho khách là 2
giờ bắt đầu nhưng đến tận hơn 3 giờ khách mới đến và mới bắt đầu chương trình”.
Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập
thông tin từ 100 sinh viên của nhiều trường đại học trên cả nước.
4

Nguồn: Theo kết quả khảo sát

Nguồn: Theo kết quả khảo sát

Từ hai biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng thế hệ sinh viên vẫn có ý thức
đúng giờ mặc dù vẫn chưa thực hiện nghiêm túc và còn hạn chế. Nhóm sinh viên
hiếm khi đi học muộn chiếm tỉ lệ cao nhất là 50%. Nhóm sinh viên thường xuyên đi
học muộn chiếm tỉ lệ tương đối cao là 12%. Hầu hết sinh viên đều đánh giá văn hóa
đúng giờ vô cùng quan trọng (chiếm 73%) và chỉ có 1% sinh viên đánh giá văn hóa
đúng giờ không quan trọng.
5

Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế thì
việc đúng giờ càng nên trở thành một nguyên tắc hiển nhiên mọi người nên tuân thủ.
Đối với sinh viên, thói quen đúng giờ không chỉ tạo nên thế mạnh cạnh tranh mà
còn thể hiện được văn minh ứng xử nữa. Hiện nay văn hóa đúng giờ trong thế hệ
sinh viên nói riêng và ở Việt Nam nói chung đang dần được cải thiện. Đúng giờ đã
trở thành một văn hoá chứ không phải chỉ là quy định, là kỷ luật.
III. Nguyên nhân

1. Nguyên nhân khách quan

1.1. Khoảng cách

Quãng đường từ nhà tới trường hay từ trường đến nơi làm việc quá xa sẽ
khiến cho các bạn sinh viên gặp nhiều bất lợi trong việc di chuyển. Các bạn sẽ tốn
một lượng lớn thời gian cho việc đi lại giữa các địa điểm, và những sự cố ngoài ý
muốn như: ngủ quên, tắc đường, hỏng xe,… cũng sẽ khiến các bạn sinh viên đi
muộn.

1.2. Phương tiện di chuyển

Đối với những bạn sinh viên không có phương tiện di chuyển cá nhân thì
việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng là giải pháp tối ưu nhất. Tuy
nhiên, việc di chuyển bằng các phương tiện giao thông công cộng này cũng mang
đến cho các bạn nhiều bất lợi khi các bạn không thể chủ động trong thời gian di
chuyển mà phải phụ thuộc vào lịch trình của xe. Ngoài ra, việc sử dụng các phương
tiện giao thông công cộng cũng tốn nhiều thời gian hơn khi các phương tiện này
phải dừng ở các bến để đón trả khách, hay đôi khi do đã quá tải lượng khách nên
các bạn sinh viên không thể lên xe mà phải chờ chuyến sau. Xe bus, một loại hình
phương tiện giao thông được nhiều bạn sinh viên lựa chọn, cũng thường xuyên gặp
tình trạng chạy chậm hơn lịch trình, nhất là vào những giờ cao điểm do kích thước
xe lớn, không thể di chuyển khỏi ùn tắc giao thông.

1.3. Thời tiết

Thời tiết cũng là một trong những yếu tố khách quan tác động đến việc đi trễ
của sinh viên. Trời mưa, bão, ngập lụt,… khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn và
6

tốn nhiều thời gian hơn dự kiến. Các bạn sinh viên khi di chuyển trên đường cần
phải giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho bản thân, cùng với đó là ùn tắc giao thông
xảy ra tại các tuyến đường.

1.4. Những vấn đề phát sinh khác (tắc đường, hỏng xe,...)

Đây là những vấn đề không nằm trong tầm kiểm soát. Có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến tắc đường ngoài dự kiến như: tai nạn giao thông, xuất hiện chướng
ngại vật, công trường triển khai xây dựng,… Hỏng xe cũng là một sự cố ngoài ý
muốn thường xuyên xảy ra đối với các bạn sinh viên và tốn rất nhiều thời gian để
khắc phục. Trong 100 bạn sinh viên thực hiện khảo sát của nhóm chúng tôi, có đến
76 bạn trả lời bản thân đã từng đi muộn do những vấn đề phát sinh bất ngờ nằm
ngoài tầm kiểm soát này.

2. Nguyên nhân chủ quan

Theo khảo sát nhóm chúng tôi đã thực hiện đối với 100 bạn sinh viên trên
cả nước, các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đi muộn của sinh viên bao gồm:

2.1. Quản lý thời gian không hợp lý, lịch trình các công việc chồng
chéo

Có đến 65% sinh viên tham gia khảo sát gặp khó khăn trong việc quản lý
thời gian biểu của bản thân. Việc để lịch trình các công việc chồng chéo nhau,
không có sự phân tách rõ ràng khiến cho nhiều sinh viên mất kiểm soát và không
cân đối được thời gian giữa các công việc và thời gian di chuyển giữa các lịch trình.
Ngoài ra, công việc kéo dài hơn thời gian dự kiến cũng là một nguyên nhân phổ
biến khiến các bạn sinh viên không thể hoàn thành đúng thời hạn công việc hoặc
đến trễ trong các buổi học hay cuộc họp.

2.2. Thái độ của sinh viên đối với việc đi trễ

Trong nhiều câu chuyện vui được kể, các bạn sinh viên hay nói về việc đi
học muộn như một “lẽ đương nhiên, khôi hài” của thời sinh viên. Họ mặc định cho
rằng đến muộn và khiến mọi người xung quanh phải chờ đợi là một điều đơn giản,
không gây nên hậu quả gì và không cần để tâm. Tuy nhiên, về lâu dài, những câu
chuyện vui đó sẽ gián tiếp bình thường hóa việc đi muộn, hình thành những suy
7

nghĩ, tư tưởng không đúng đắn và sự thiếu nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa
đúng giờ.

2.3. Thói quen

Nguyên nhân khiến 54% sinh viên tham gia khảo sát của nhóm chúng tôi đi
muộn đến từ thói quen và tác phong lề mề, không được rèn luyện từ nhỏ. Việc thiếu
nhận thức về tầm quan trọng của việc đi đúng giờ đã khiến cho nhiều sinh viên hình
thành thói quen xấu này. Các bạn hay có suy nghĩ: “Vẫn còn kịp mà!” mỗi khi bắt
tay vào làm một công việc gì đó. Dù đã từng nhiều lần muốn thay đổi, nhưng do
đây là thói quen đã có từ lâu cùng với tâm lý trì hoãn đã ngấm sâu vào tiềm thức,
các bạn sinh viên vẫn tiếp tục mắc lỗi đi muộn hay chậm deadline mà chưa thể sửa
đổi. Điều này đã khiến cho các bạn sinh viên gặp nhiều bất lợi trong học tập, công
việc và cũng như trong cuộc sống.

IV. Tầm quan trọng

1. Thể hiện tính chuyên nghiệp

Những người có tác phong làm việc chuyên nghiệp có một đặc điểm chung,
đó là họ ưu tiên sự đúng giờ. Đi đúng giờ thể hiện bạn là con người chỉn chu, cẩn
thận và tâm huyết với công việc. Đây là điều mà các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm
ở ứng viên của mình, những người có tác phong chuyên nghiệp, những người góp
phần xây dựng văn hóa công sở và là bộ mặt của công ty. Do vậy, các bạn sinh viên
cần rèn luyện thói quen đúng giờ để có thể sớm thích nghi và hòa nhập với những
môi trường chuyên nghiệp. Không ai muốn bắt đầu cuộc họp quan trọng hay một
buổi học bằng một lời xin lỗi của những người đến muộn.

Mặt khác, việc đi muộn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, dẫn đến căng thẳng và
phân tâm, thậm chí mắc những sai lầm không đáng có. Đến đúng giờ sẽ giúp chúng
ta bình tĩnh, cho phép bản thân có thêm thời gian chuẩn bị và suy nghĩ về công việc
sắp tới. Với sự chuẩn bị về mặt tâm lý, chúng ta sẽ trông tự tin, đĩnh đạc hơn và làm
chủ cuộc trò chuyện. Thói quen này giúp các bạn sinh viên nổi bật như một người
chuyên nghiệp.
8

2. Thể hiện bản thân có khả năng quản lý tốt, tăng thêm uy tín và sự
tin cậy

Thói quen đúng giờ không chỉ chứng tỏ các bạn sinh viên là người có khả
năng quản lí thời gian hiệu quả mà còn chứng tỏ các bạn có thể quản lý bản thân rất
tốt, khi có thể tránh khỏi những cám dỗ như mạng xã hội, tâm lý ham chơi,… để tập
trung vào công việc. Việc luôn đến đúng giờ trong các buổi họp hay luôn hoàn
thành công việc đúng deadline sẽ tạo nên ấn tượng tốt cho thầy cô, ban điều hành
CLB, công ty thực tập,… Từ đó, uy tín cá nhân và sự tin cậy các bạn sinh viên nhận
được từ những người xung quanh sẽ được tăng lên.

Uy tín cá nhân của bạn là một tài sản quan trọng khi nói đến sự phát triển
nghề nghiệp. Khi thầy cô, các sinh viên xung quanh hay cấp trên coi chúng ta là
người đáng tin cậy và có năng lực, họ sẽ giao phó hoặc muốn hợp tác với chúng ta
nhiều hơn. Không ai muốn trao một phần công việc quan trọng cho một người có
thói quen trì trệ hay không chú tâm vào công việc. Tuân thủ đúng thời gian chính là
dấu hiệu cho thấy sự cống hiến, chú tâm và năng lực làm việc của một con người.

3. Thể hiện sự tôn trọng

Trong môi trường đại học, các giảng viên sẽ cảm thấy bản thân không được
tôn trọng nếu như sinh viên liên tục đi muộn trong lớp học của mình, vì điều này
chứng tỏ các bạn ấy cảm thấy việc nghe đủ toàn bộ bài giảng là việc không tôn
trọng. Trong môi trường công sở, cấp trên và các đồng nghiệp sẽ cảm thấy bạn
không tôn trọng công việc này khi liên tục đi làm hay đi họp trễ.

Khi các bạn sinh viên đến muộn hơn trong buổi học hay trong cuộc họp, điều
đó cho thấy các bạn không coi trọng thời gian của người khác và đó là một hình
thức đánh cắp thời gian của mọi người. Bên cạnh đó, làm việc theo nhóm là một kĩ
năng quan trọng thường xuyên được áp dụng cả trong học tập và làm việc, trong đó
chỉ một người không đúng hạn có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả
nhóm. Đáp ứng đúng thời hạn của công việc là cách thiết thực thể hiện sự tôn trọng
của bạn dành cho mọi người xung quanh.

4. Giúp xây dựng hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế
9

Nhật Bản không có điều kiện tự nhiên thuận lợi với nguồn tài nguyên thiên
nhiên dồi dào, nhưng lại đang là một trong nước phát triển hàng đầu Châu Á. Có rất
nhiều nguyên nhân giúp cho Nhật bản đạt được thành công này, nhưng quan trọng
nhất trong số đó là yếu tố con người. Con người Nhật Bản nổi tiếng với tác phong
làm việc chỉn chu, nghiêm túc, và tuyệt đối tuân thủ giờ giấc. Văn hóa đúng giờ của
người Nhật Bản khiến cho tất cả các nước khác phải ngưỡng mộ, khi mọi công việc
đều được tính toán thời gian chuẩn xác. Họ coi từng phút giây quý như vàng và tận
dụng thời gian làm việc hiệu quả, năng suất.

Văn hóa đúng giờ của đất nước “mặt trời mọc” là điều mà rất nhiều quốc gia
đang hướng tới. Đây chính là động lực để hướng tới một xã hội văn minh, chuyên
nghiệp và làm việc hiệu quả. Với tác phong làm việc chỉn chu, chuyên nghiệp được
thể hiện qua văn hóa đúng giờ, đất nước sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, từ đó mở ra các cơ hội phát triển trong đa dạng các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh
vực kinh tế.

Chính vì vậy, các bạn sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước, cần sớm
có nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ. Điều này không chỉ mang
đến những lợi ích và cơ hội cho bản thân các bạn sinh viên, mà về lâu dài, văn hóa
đúng giờ sẽ góp phần xây dựng hình ảnh đất nước Việt Nam thêm ấn tượng trên
trường quốc tế.

V. Giải pháp

Với mục tiêu nâng cao văn hóa đúng giờ của sinh viên, nhóm chúng tôi đã xây
dựng một dự án xã hội phi lợi nhuận hoạt động trên nền tảng trực tuyến, hướng tới
toàn thể các bạn sinh viên trên khắp cả nước. Dự án này sẽ có những giải pháp và
hành động thực tiễn để nâng cao văn hóa đúng giờ của sinh viên như sau:

1. Tuyên truyền tới các bạn sinh viên về tầm quan trọng của văn hóa
đúng giờ

Để khắc phục một thói quen xấu, con người cần phải có nhận thức rõ ràng về
những tác động tiêu cực mà thói quen này gây ra cho bản thân mình. Ngược lại, để
hình thành một thói quen tốt, con người cần ý thức được tầm quan trọng và những
10

tác động tích cực mà thói quen này mang đến, từ đó tạo nên động lực thôi thúc bản
thân phải thay đổi. Hiểu được tâm lý này, nhóm chúng tôi đưa ra giải pháp đầu tiên
và cũng là quan trọng nhất để nâng cao văn hóa đúng giờ của sinh viên, đó chính là
tuyên truyền và giáo dục tới các bạn sinh viên trên cả nước về tầm quan trọng và ý
nghĩa của văn hóa đúng giờ.
Trước hết, nhóm chúng tôi sẽ hướng tới kênh thông tin phổ biến nhất hiện nay:
Facebook. Thông qua Facebook, chúng tôi sẽ tạo dựng page với các bài viết mang
nội dung tuyên truyền về tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ. Page sẽ tập trung
nghiên cứu và đăng tải các bài viết liên quan với chuỗi các chủ điểm như: văn hóa
đúng giờ nơi học đường, nơi công sở, văn hóa đúng giờ tại các nước trên thế giới,
tác hại của việc đi trễ,... Để page được lớn mạnh và tiếp cận được đúng đối tượng,
nhóm chúng tôi sẽ kết hợp chia sẻ bài viết vào group sinh viên của các trường đại
học trên cả nước. Với các bài viết về chủ đề văn hóa đúng giờ, các bạn sinh viên đã
dần ý thức được tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ và có động lực hơn để khắc
phục thói quen đi muộn.

2. Giúp các bạn sinh viên tìm ra giải pháp khắc phục thói quen đi
muộn

Sau khi đã giúp các bạn sinh viên có nhận thức hơn về tầm quan trọng của văn
hóa đúng giờ, nhóm chúng tôi sẽ tiếp tục bước sang giai đoạn tiếp theo là giúp các
bạn khắc phục thói quen đi muộn. Nhóm chúng tôi đã nghiên cứu được 3 giải pháp
cho tình trạng này:
2.1. Lên kế hoạch và quản lí thời gian hiệu quả

Các bạn sinh viên cần xây dựng một kế hoạch cụ thể cho những công việc
mình cần làm, từ đó hướng tới mục tiêu làm chủ thời gian và quản lí thời gian một
cách hiệu quả. Với việc tiên liệu trước mỗi công việc tốn bao nhiêu thời gian, tính
khẩn cấp của chúng, những vấn đề phát sinh trong công việc, các bạn sinh viên có
thể tránh tình trạng các công việc chồng chéo - điều khiến cho các bạn trễ deadline,
trễ hẹn hoặc không kịp chuẩn bị cho công việc tiếp theo. Ngoài ra, việc quản lý thời
gian không hiệu quả còn ảnh hưởng đến tiến độ và cường độ làm việc, tác động xấu
11

đến sức khỏe và thể lực của các bạn sinh viên. Một thực tế thường xuyên xảy ra đó
là các bạn sinh viên không thực hiện bài tập luôn mà đợi đến sát deadline mới làm.
Việc chạy deadline muộn đến đêm, hay thậm chí là tới sáng, trong khi bản thân lại
có lịch học vào 6h45 sáng ngày hôm sau, đã khiến cơ thể mệt mỏi, không đủ tỉnh
táo. Hệ quả của việc này chính là các bạn đã ngủ quên và đến lớp muộn.

2.2. Đến sớm hơn thay vì đến đúng giờ

Những người đi trễ thường căn giờ để tới đúng lúc, tuy nhiên họ lại quên tính
thời gian chuẩn bị, thời gian phát sinh do các sự cố,... Và kết quả là họ hối hả tới
mức quên đồ đạc, hay xảy ra những sự cố bất ngờ khiến họ đến muộn. Những người
này thường thường cảm thấy việc tới sớm hơn không cần thiết, trong đầu họ luôn
tồn tại suy nghĩ “vẫn còn kịp mà!”
Do vậy, để khắc phục tình trạng này, các bạn sinh viên viên cần lên kế hoạch
đến sớm hơn giờ đã hẹn tối thiểu 15 phút. Đồng thời, các bạn cần phải ưu tiên việc
đúng giờ lên trên hết, dừng tất cả mọi việc đang làm lại để xuất phát đúng giờ theo
kế hoạch.
Ví dụ, một bạn sinh viên có lịch học ca chiều lúc 12h15, quãng đường từ nhà
tới trường mất 30 phút, vậy bạn cần dừng làm mọi việc khác trước ít nhất 60 phút.
Cụ thể như sau:

 11h15: dừng mọi việc khác lại, bắt đầu lấy balo, thay quần áo và giày đã
chuẩn bị sẵn
 11h30: xuất phát
 12h00: đến trường

Như vậy, bạn sinh viên ấy sẽ có 15 phút trước khi vào giờ học. Điều này
không chỉ giúp bạn ấy có thời gian dự trù cho các sự cố bất ngờ có thể xảy ra như:
hỏng xe, tắc đường,..., mà việc đến sớm còn giúp cho bạn thời gian nghỉ ngơi sau
quãng đường di chuyển đến trường, chuẩn bị sức khỏe và tinh thần trước khi bước
vào buổi học chiều. Để làm quen với việc này, trong thời gian đầu, các bạn sinh
viên có thể chỉnh đồng hồ sớm 15-30 phút. Nhờ vậy, dần dần, chúng ta sẽ làm quen
với nhịp sinh học và từ đó khắc phục thói quen đi trễ.
12

2.3. Tìm việc để làm trong lúc chờ đợi

Nhiều người có tâm lý không muốn đến sớm vì họ không thích cảm giác phải
ngồi một mình và chờ đợi người khác. Đây là một khoảng thời gian khiến con
người cảm thấy bối rối, lúng túng hay lạc lõng. Một số người lại cảm thấy việc chờ
đợi là lãng phí thời gian, khi họ không tận dụng khoảng thời gian này để làm được
những công việc khác. Do vậy, việc tận dụng khoảng thời gian này một cách hiệu
quả, tìm kiếm công việc có thể làm trong lúc chờ đợi sẽ là một biện pháp hữu hiệu
giúp các bạn sinh viên xây dựng nên thói quen đi sớm. Có rất nhiều việc các bạn
sinh viên có thể làm trong khoảng thời gian này, ví dụ như đọc một cuốn sách, làm
nốt những bài tập ta chưa hoàn thành, hay đơn giản là cho bản thân một chút thời
gian để nhìn ngắm cảnh vật xung quanh, giúp rèn luyện đôi mắt thêm khỏe và tinh
thần thêm thư thái sau những giờ học tập căng thẳng.

3. Đồng hành cùng các bạn sinh viên khắc phục thói quen với mục
tiêu chung là nâng cao văn hóa đúng giờ của cộng đồng sinh viên

Để thực hiện hóa và đồng hành cùng các bạn sinh viên trong quá trình khắc
phục thói quen đi muộn, bên cạnh kênh Facebook thường xuyên đăng tải các bài
viết về văn hóa đúng giờ, nhóm chúng tôi sẽ xây dựng một kênh Youtube với các
nhóm chủ đề sau:

 Study/Work with me: Dạng video giúp các bạn sinh viên có cảm giác đang
có người học tập/làm việc cùng mình, giúp gia tăng sự tập trung và giảm sự
phân tán bởi các mạng xã hội.
 Hướng dẫn làm bullet journal để lên kế hoạch cho ngày mới, tuần mới: Dạng
video giúp các bạn sinh viên lên thời gian biểu cho bản thân và học cách
quản lý thời gian hiệu quả.
 Vlog một ngày làm việc: Dạng video giúp làm tăng động lực và sự phấn
chấn của các bạn sinh viên, giúp các bạn cảm nhận được không khí làm việc
chuyên nghiệp và niềm vui của sự chăm chỉ, từ đó thôi thúc các bạn làm việc
năng suất cũng như giảm thiểu tình trạng đi muộn.
13

Ngoài ra, nhóm chúng tôi cũng sẽ kết hợp tổ chức các buổi workshop thông qua
các nền tảng trực tuyến để hướng dẫn các bạn sinh viên cách quản lí thời gian hiệu
quả, đồng thời chia sẻ góc nhìn của các diễn giả về tầm quan trọng của văn hóa
đúng giờ. Với diễn giả là các người nổi tiếng có sức ảnh hưởng, các bạn sinh viên sẽ
cảm thấy được truyền cảm hứng mạnh mẽ, từ đó thêm động lực và thôi thúc bản
thân khắc phục thói quen đi muộn.
4. Hướng dẫn các bạn sinh viên cách xử sự khi đi muộn

Vì những lý do khách quan hoặc không mong muốn, việc đi muộn đôi khi là
điều không thể tránh khỏi. Do vậy, các bạn sinh viên cũng cần có một cách ứng xử
phù hợp trong những trường hợp này:

4.1. Ngay lập tức thông báo cho những người liên quan kèm theo lí
do

Khi biết bản thân có khả năng đến muộn (cho dù đã chắc chắn hay chưa), các
bạn sinh viên cần ngay lập tức nhắn tin hoặc gọi điện cho những người có liên quan
để thông báo cũng như xin phép mình sẽ đến muộn so với giờ đã hẹn. Kèm theo đó,
các bạn sinh viên cần ước chừng cả khoảng thời gian đến muộn của bản thân để đối
phương có thể chủ động hơn trong kế hoạch. Việc này giúp những người liên quan
có phương án dự phòng để giải quyết công việc hoặc tìm một người thay thế trong
khoảng thời gian chờ nếu công việc cần gấp. Đây là cách tốt nhất để các bạn sinh
viên giải quyết được sai phạm của bản thân cũng như hạn chế mọi rủi ro không
đáng có vì việc đi muộn.
Đặc biệt, khi ước chừng thời gian đi muộn, các bạn sinh viên cũng cần cộng
thêm một khoảng thời gian để tránh những sự cố ngoài dự kiến. Ví dụ, nếu dự kiến
bản thân sẽ đến muộn 30 phút, các bạn sinh viên cần ngay lập tức nhắn tin cho đối
phương và thông báo mình sẽ đi muộn 40 phút so với giờ hẹn. Cùng với đó, các bạn
sinh viên cần kèm theo lí do khiến mình đi muộn, dù đó là lý do khách quan hay
chủ quan. Việc thông báo lý do sẽ giúp cho đối phương nắm rõ tình trạng của các
bạn hơn, và có thể đưa ra những sự giúp đỡ cần thiết. Đồng thời, việc đi muộn
không kèm lý do sẽ mang lại cho đối phương một cảm giác không yên tâm khi
14

không biết các bạn sinh viên đang gặp phải vấn đề gì và liệu bao lâu các bạn có thể
xử lý xong sự cố đó.

4.2. Gửi lời xin lỗi

Việc đi muộn, dù do lí do chủ quan hay khách quan, cũng đã ít nhiều gây ảnh
hưởng tới những người có liên quan. Khi đi học muộn, việc sinh viên bước vào lớp
lúc thầy cô đang giảng sẽ làm phân tán sự chú ý của giảng viên và các bạn sinh viên
khác. Khi đi gặp đối tác, việc các bạn đến điểm hẹn muộn sẽ làm ảnh hưởng đến
công việc chung của cả hai bên công ty. Hay đơn giản nhất, khi hẹn lịch đi chơi với
bạn, việc bản thân đến muộn đã làm đối phương phải ngồi chờ và ảnh hưởng đến
không khí chung của buổi đi chơi. Lời xin lỗi chính là cách để chúng ta thể hiện sự
hối hận của bản thân cho những hậu quả mình đã gây ra. Đồng thời, đây cũng chính
là cách để xoa dịu tinh thần của những người có liên quan, thể hiện ý thức, thiện chí
của chúng ta trong sự cố lần này. Điều này giúp giữ gìn hình ảnh của các bạn sinh
viên trong mắt người khác và cũng là bước đầu tiên để chúng ta tiến tới khắc phục
những hậu quả do việc đi muộn.

4.3. Chứng minh bản thân là người có trách nhiệm và không phải
là người có thói quen đi muộn

Sau một sự cố đi muộn không mong muốn gây ảnh hưởng đến công việc
chung, các bạn sinh viên cần bù đắp lỗi lầm mình đã gây ra bằng cách làm việc thật
chăm chỉ và giảm thiểu tối đa hậu quả do việc đi muộn gây ra. Điều này sẽ chứng
minh tinh thần trách nhiệm, giữ gìn hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp, đồng thời
tạo cái nhìn thông cảm và thiện chí từ những người có liên quan. Cùng với đó, các
bạn sinh viên cần hết sức cẩn thận ở những lần sau để tránh việc đi muộn tái phát,
khiến đối phương hiểu nhầm rằng các bạn là người có “thói quen” đi muộn. Định
kiến là thứ rất khó xóa bỏ, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến góc nhìn và cách đánh
giá của một người lên những người xung quanh. Chính vì vậy, việc các bạn sinh
viên cần làm là không tạo nên những định kiến tiêu cực về thói quen đúng giờ của
bản thân, tiếp tục xây dựng hình ảnh và tác phong chuyên nghiệp, trách nhiệm.
15

Văn hóa đúng giờ của sinh viên cần được xây dựng nên từ mỗi cá nhân có
ý thức trách nhiệm. Do vậy, dự án tập trung vào việc nâng cao nhận thức của
mỗi bạn sinh viên về tầm quan trọng của văn hóa đúng giờ, từ đó giúp đỡ các
bạn hình thành nên một tác phong, một thói quen đúng giờ hiệu quả và
chuyên nghiệp
16

VI. Lời kết

Qua việc khảo sát và tiến hành dự án lần này, chúng em nhận thấy rằng vấn đề
đi muộn của sinh viên không chỉ đơn giản dừng lại ở hành động mà nó còn là một
vấn đề cấp thiết cần có những hành động và giải pháp để thay đổi. Bởi việc đi đúng
giờ chính là một nét văn hóa làm nên thói quen đúng giờ không chỉ trong công việc,
học tập hiện tại mà còn trong công việc tương lại sau này. Thông qua dự án “ Nâng
cao văn hóa đúng giờ của sinh viên” lần này, nhóm chúng em hy vọng có thể nâng
cao được nhận thức của các bạn sinh viên về tầm quan trọng của việc đúng giờ. Qua
đó đưa ra những nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng tới việc đi muộn mà những giải
pháp cụ thể để hình thành thói quen tốt đối với các bạn sinh viên.

Trong quá trình nghiên cứu dự án, nhóm chúng em đã nhận được sự hướng
dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của cô Phạm Quỳnh Hương – giảng viên bộ môn cùng
nhiều thầy cô khác. Do thời gian học tập và tiếp xúc môn học không nhiều, cũng
như lượng kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận này chắc chắn còn nhiều thiếu sót.
Chúng em rất mong được thầy cô góp ý và sửa chữa để bài tiểu luận được tốt hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy cô!


17

VII. Danh mục tài liệu tham khảo

1. Le, P. (2021). Văn hóa đúng giờ: tầm quan trọng và cách rèn luyện hiệu quả.
Retrieved from Career Link: https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-
lam/bai-hoc-thanh-cong/van-hoa-dung-gio-tam-quan-trong-va-cach-ren-
luyen-hieu-qua

2. Loc, T. (2020). Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả. Retrieved from Career
Link: https://www.careerlink.vn/cam-nang-viec-lam/goc-ky-nang/ky-nang-
quan-ly-thoi-gian-hieu-qua-nhat

3. Manh, Q. T. (2019). Làm thế nào để không còn đi trễ. Retrieved May 2019,
from Học viện kỹ năng: https://ayp.vn/khong-con-di-tre/

4. Nguyen, A. (2019, August). VÌ SAO BẠN HAY TRỄ GIỜ, VÀ CÁCH KHẮC
PHỤC THÓI QUEN NÀY. Retrieved from BAZZAR:
https://bazaarvietnam.vn/vi-sao-ban-hay-tre-gio-va-cach-khac-phuc-thoi-
quen-nay/

5. Vuong, N. (2020). Người đúng giờ luôn phải chờ người đi trễ. Retrieved
from Thanh nien: https://thanhnien.vn/nguoi-dung-gio-phai-luon-cho-nguoi-
di-tre-sao-qua-nghich-ly-post907091.html

You might also like