You are on page 1of 18

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT



BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC:NHẬP MÔN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
LÀNG NGHỀ
ĐỒNG KỴ-BẮC NINH

GVHD: LÊ ĐÌNH PHÚ


Lớp: D19QT05
Sinh viên: LÊ PHONG
MSSV: 1923401010414

BÌNH DƯƠNG ,Ngày 13 Tháng 10 Năm 2019


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT



BÀI TIỂU LUẬN


MÔN HỌC:NHẬP MÔN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
LÀNG NGHỀ
ĐỒNG KỴ-BẮC NINH

GVHD: LÊ ĐÌNH PHÚ


Lớp: D19QT05
Sinh viên: LÊ PHONG
MSSV: 1923401010414

BÌNH DƯƠNG ,Ngày 13 Tháng 10 Năm 2019


BẢNG GHI ĐIỂM TIỂU LUẬN

Lớp : D19QT05
Sinh viên: LÊ PHONG
Mã Sinh viên:1923401010414

Phiếu chấm điểm tiểu luận

A. Phần mở đầu: ........ /0,50 đ


B. Phần nội dung:
chương 1: ........./1,50 đ
chương 2:
2.1 Thực trạng vấn đề: ........../ 2,00 đ
2.2 Đánh giá, ưu khuyết điểm, nguyên nhân ......... / 1,50 đ
chương 3 : . ......../1,50 đ
C. Phần kết luận + Tài liệu tham khảo ……./ 1,00đ
D.Hình thức trình bày: ........./1,00 đ
E. Chỉnh sữa đề cương ........./1,00 đ

Tổng cộng : ........./10,00 đ

Người chấm tiểu luận:……………………………………………..


MỤC LỤC
A.PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................1
Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................2
Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2
Ý nghĩa đề tài .............................................................................................................2
Kết cấu đề tài: ............................................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG ...............................................................................................3
Chương 1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài ......................................................3

1.1 Khái quát về làng nghề gỗ Đồng Kỵ ..................................................................4


1.1.1 Vị trí địa lý. .......................................................................................................5
1.1.2 Lịch sử làng nghề. ............................................................................................6
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển. ...............................................................6
1.2 Hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống ở Đồng kỵ .........7
1.2.1 Đặc điểm mặt hàng mộc. .................................................................................7
1.2.2 Cơ cấu mặt hàng mộc ......................................................................................7
1.2.3 Công cụ, nguyên liệu và sản xuất...................................................................8
1.2.3.1 Công cụ sản xuất ...........................................................................................8
1.2.3.2 Nguyên liệu sản xuất .....................................................................................8
1.2.3.3 Quy trình sản xuất ........................................................................................8
A.PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Lý do tôi chọn đề tài về làng nghề gỗ này vì do cha của tôi đã làm trong nghề
này hơn 20 năm. Bởi thế tôi cũng bị ảnh hưởng từ cha tôi không ít. Với việc được
tiếp xúc với nghề này từ lúc còn học cấp hai, nên tôi quyết định đem những gì mình
hiểu về nó để nói cho mọi người biết những lợi ích và khó khăn của ngành nghề gỗ.
Làng nghề truyền thống phát triển không những thúc đẩy du lịch phát triển mà
còn góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người
lao động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội. Đồng
thời cũng góp phần quan trọng vào việc khôi phục, bảo tồn phát triển các giá trị làng
nghề.
Trong những năm gần đây, với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế thế giới rất
nhiều làng nghề ở Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng đã được khôi phục và
phát triển đảm bảo được đời sống, đáp ứng được mong muốn của nhân dân các làng
nghề truyền thống đó là bảo tồn và phát triển tốt nghề nghiệp của cha ông trao
truyền và có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của quê hương. Một trong số những
làng nghề đang được quan tâm và xem xét đầu tư để đưa vào khai thác phục vụ làng
nghề truyền thống Đồng Kỵ. Đây là một làng nghề chuyên chế biến gỗ có từ lâu đời
tại xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nơi có rất nhiều điều kiện thuận
lợi để phát triển. Chính từ những nguyên nhân trên đã khiến tôi mạnh dạn lựa chọn
đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của làng nghề gỗ Đồng Kỵ - Bắc Ninh”.
Đề tài này trước hết mong muốn làm phong phú thêm sự hiểu biết về một làng nghề
truyền thống- làng gỗ Đồng Kỵ, đồng thời góp một phần nhỏ vào việc xây dựng và
phát triển làng nghề truyền thống tại địa phương.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, đánh giá về hiện trạng của hoạt động
tại làng nghề truyền thống Đồng Kỵ và khả năng thực tế cũng như triển vọng phát
triển làng nghề tại đây. Từ đó, tìm giải pháp để tổ chức, khai thác, sử dụng tài
nguyên này một cách hợp lý sao cho tạo ra được các sản phẩm du lịch nhằm thoả

1
mãn tối đa nhu cầu của du khách, tạo thêm doanh thu cho địa phương và góp phần
thúc đẩy sự phát triển của làng nghề.
Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hoạt động kinh doanh của làng nghề Đồng Kỵ- Bắc Ninh.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: làng nghề gỗ truyền thống Đồng Kỵ thuộc thị xã Từ Sơn -
Bắc Ninh
- Về thời gian: từ năm 2000 – 2019
Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào những gì mình biết, ý kiến của nhiều người, quan sát, điều tra và
các nguồn thông tin từ Internet, đặc biệt là phương pháp luận chung, từ đó tổng
kết và thống kê.
Ý nghĩa đề tài
Đối với làng nghề: giúp làng nghề biết những khó khăn và thuận lợi từ đó
tìm ra giải pháp hợp lý nâng cao chất lượng, uy tín của làng nghề, đồng thời giới
thiệu làng nghề như một địa điểm du lịch hấp dẫn.
Đối với sinh viên: giúp sinh viên hiểu được phương pháp phân tích hoạt
động của làng nghề, củng cố thêm kiến thức xã hội cũng như kiến thức được học
trên lớp, hiểu rõ hơn về bản chất của một làng nghề.
Kết cấu đề tài:
Gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2: Thực trạng, ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp.

2
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
1.1 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của
quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên
thị trường nhằm mục đích sinh lợi
(Luật Doanh nghiệp 2014)
Hoạt động kinh doanh là những hoạt động phù hợp và nằm trong khuôn khổ của
pháp luật của các cá nhân, tổ chức nhằm thoả mãn nhu cầu của con người thông
qua việc cung cấp hàng hoá dịch vụ trên thị trường, đồng thời hoạt động kinh
doanh còn để tìm kiếm lợi nhuận.
1.2 Tổng quát về phân tích hoạt động kinh doanh
1.2.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra từng mảnh nhỏ, để hiểu từng chi tiết,
từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài.
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu, để đánh giá toàn bộ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm làm rõ chất lượng hoạt động
kinh doanh, những nguyên nhân ảnh hưởng, các nguồn tiềm năng cần khai
thác từ đó đề ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh ở doanh
nghiệp.
1.2.2 Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, cùng với sự tác động của
những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh. Đánh giá tổng quát tình hình
thực hiện kế hoạch về vật tư, lao công, tiền vốn.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
chỉ tiêu phân tích.

3
- Phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng
của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định xu hướng và nhịp
độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của
các quá trình kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh.
1.2.4 Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Nhiệm vụ này là kiểm tra và đánh giá một cách tổng quát giữa kết quả đạt
được so với các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tài chính và nguyên nhân dẫn
đến ảnh hưởng đó. Xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu tài chính bị
tác động bởi các yếu tố đó.
- Đề xuất các giải pháp để khai thác thế mạnh, tiềm năng cũng như khắc
phục hạn chế, nhược điểm trong quá trình kinh doanh.
1.2.5 Vai trò và ý nghĩa của một làng nghề
Các sản phẩm của các làng nghề hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ trong nước, mà còn được xuất khẩu, như hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ
gia dụng…đã có mặt ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu
các mặt hàng này năm 1999 đạt khoảng 250 triệu USD; năm 2000 ước đạt
khoảng 300 triệu USD và 10 tháng đầu năm 2005 đã đạt 459 triệu USD
Theo kết quả thống kê, tại các vùng nông thôn đồng bằng, hiện có khoảng 10
triệu lao động hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp, chiếm 29,45% lực
lượng lao động nông thôn. Các hộ, cơ sở ngành nghề nông thôn có quy mô
lao động nhỏ. Ở các hộ bình quân có 3 – 4 lao động thường xuyên và 2 – 5
lao động thời vụ; ở các cơ sở bình quân có 27 lao động thường xuyên và 8 –
10 lao động thời vụ. Nhiều làng nghề đã thu hút trên 60% số lao động vào
các hoạt động ngành nghề như làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề gỗ
mỹ nghệ Đồng Kỵ, dệt Thuỵ Phương…. Các ngành nghề nông thôn phát
triển đã kéo theo nhiều hoạt động dịch vụ liên quan, tạo thêm việc làm mới,
thu hút thêm lao động. Do đó ngành nghề nông thôn được coi là động lực

4
trực tiếp giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn.
Thu nhập bình quân của một lao động ở cơ sở ngành nghề nông thôn bằng 2
– 4 lần so với thu nhập bình quân của lao động nông nghiệp thuần. Ở các
làng nghề không còn hộ đói, hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ và hộ giàu ngày càng
tăng. Trên cơ sở tạo ra việc làm, tăng thêm thu nhập, ngành nghề nông thôn
được coi là động lực để chuyển dịch cơ cấu xã hội nông thôn theo hướng
tăng hộ giàu, giảm hộ nghèo, nâng cao phúc lợi cho người dân.
1.3 Khái quát về làng nghề gỗ Đồng Kỵ
“Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về Đồng Kỵ với anh thì về
Đồng Kỵ có lắm ngành nghề
Có sông tắm mát có nghề quanh năm…”
Câu ca dao đưa ta về Đồng Kỵ, một làng cổ soi mình bên dòng Ngũ Huyện Khê
thơ mộng thuộc vùng đất Kinh Bắc. Nơi đây, xưa nằm ở ngã ba giữa Hà Nội, xứ
Đoài (Vĩnh Phúc) và Kinh Bắc (Bắc Ninh); là cửa ngõ phía Bắc của kinh thành
Thăng Long, phên giậu bảo vệ, góp phần vào sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
1.3.1 Vị trí địa lý.
Từ trung tâm thành phố Hà Nội theo đường quốc lộ 1A tới km 18 rẽ trái đi
chừng 2 km là tới làng Đồng Kỵ- xã Đồng Quang- thị xã Từ Sơn- tỉnh Bắc
Ninh. Xã Đồng Quang tiếp giáp với thị xã Từ Sơn, nằm cạnh xã Phù Khê.
Làng gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ thuộc xã Đồng Quang có lịch sử phát triển từ lâu
đời, trải qua bao thăng trầm của thời gian cũng như biến đổi của đất nước tới
năm 1986, làng nghề được khôi phục và phát triển, hiện nay sản phẩm của
làng nghề đang ngày một khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và
ngoài nước.
Đồng kỵ có diện tích tự nhiên 340 ha, tính tới năm 2008 toàn bộ làng nghề
có 2832 hộ dân với dân số gần 14000 người trong đó có trên 6000 người
đang ở độ tuổi lao động. Hiện nay Đồng Kỵ là làng có số lượng doanh nhân
nhiều nhất trong toàn tỉnh, với khoảng 500 giám đốc, phó giám đốc. Tốc độ

5
phát triển kinh tế ở đây đạt tới múc độ đáng kinh ngạc, doanh thu của làng
nghề đạt khoảng 160- 180 tỷ đồng/năm, trong đó xuất khẩu chiếm 80-85%.
Đây là một con số không nhỏ đối với một làng nghề.
1.3.2 Lịch sử làng nghề.
Nghề mộc phát triển ở Việt Nam khá lâu đời và tồn tại ở rất nhiều làng quê.
Một trong những làng nghề có lịch sử lâu đời làm nghề mộc đó là làng gỗ mỹ
nghệ Đồng Kỵ.
Làng Đồng Kỵ có tên nôm là làng Cời, ngày nay thuộc xã Đồng Quang,
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một làng vừa có dáng dấp cổ kính,
vừa xen lẫn hiện đại. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nơi đây đã hình
thành một làng “bách nghệ” mà nổi bật nhất là nghề mộc, chạm khảm đồ gỗ
mỹ nghệ, hầu hết các gia đình ở đây đều làm nghề từ 4-5 đời nay. Theo các
nhà khoa học cho biết, làng gỗ Đồng Kỵ có lịch sử tồn tại và phát triển
khoảng 300 năm.
1.3.3 Quá trình hình thành và phát triển.
Một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để cho các làng nghề ra đời, tồn
tại và phát triển đó là nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới các triều đại phong
kiến, mặc dù chưa có nhiều biện pháp khuyến khích phát triển làng nghề
nhưng do nhu cầu của đời sống và do tính chất của nền kinh tế khép kín,
người nông dân muốn có đủ dụng cụ, đồ dùng trong đời sống sản xuất và đời
sống sinh hoạt thì phải tự mình làm ra. Nghề mộc Đồng Kỵ có từ đó.
Dưới các triều đại phong kiến, nghề mộc ở đây đã tồn tại và phát triển nhưng
quy mô không lớn.
Năm 1986, khi nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ
chế thị trường làng nghề Đồng Kỵ như một “cánh diều” gặp cơn gió lành bay
vút lên cao. “ Kể từ khi nhà nước thực hiện chính sách mở cửa, phát triển nền
kinh tế hàng hoá, gỗ Đồng Kỵ đã có “cơ hội” thâm nhập thị trường một số
nước lân cận như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Từ những năm 1995 trở lại
đây làng gỗ Đồng Kỵ có bước phát triển vượt bậc.

6
1.4 Hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống ở Đồng kỵ
1.4.1 Đặc điểm mặt hàng mộc.
Mặt hàng mộc là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống
của Việt Nam, và là một trong 5 mặt hàng có thế mạnh của hàng thủ công
mỹ nghệ. Có thể nói, những sản phẩm của nghề mộc luôn gắn bó với đời
sống của người dân Việt Nam từ xưa tới nay. Phổ biến và được nhiều người
biết đến bởi lẽ nó được làm ra từ những nguyên liệu rất gần gũi với cuộc
sống của người dân và mang đậm nét đặc trưng của người Việt.
Mặt hàng mộc có đặc điểm là được làm ra từ những nguyên liệu tự nhiên,
phương pháp chế tác thủ công. Bằng tài hoa, sự khéo léo và óc thẩm mỹ sáng
tạo tinh tế của những người thợ thủ công, những khúc gỗ qua bàn tay chế tác
của những người thợ biến thành những sản phẩm hữu ích cho cuộc sống của
con người. Những sản phẩm của nghề mộc không chỉ mang hơi thở của cuộc
sống thường ngày mà còn thể hiện trình độ của người thợ, thể hiện cái tâm
của người thợ và gìn giữ trong các sản phẩm ấy là cả một bản sắc của văn
hoá Việt Nam.
1.4.2 Cơ cấu mặt hàng mộc
Từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, những người thợ đã chế tác
thành muôn vàn những sản phẩm mộc khác nhau với sự đa dạng về mẫu mã,
phong phú về kiểu dáng và hình thức. Căn cứ vào công dụng của mặt hàng
mộc, chúng ta có thể chia các sản phẩm của nghề mộc thành 3 nhóm chính
như sau:
Nhóm 1: Các sản phẩm phục cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà cửa: chấn
song cửa sổ, cánh cửa, kèo, cột làm nhà, cầu thang… loại này chiến 10-15%
tổng doanh thu của Đồng Kỵ. Đối với những mặt hàng này, yêu cầu đối với
trình độ của người thợ không cao, sản phẩm được tiêu thụ phần lớn tại các
thị trường trong nước, nguồn lợi nhuận mà nó mang lại ít hơn rất nhiều so
với các sản phẩm khác của hàng mộc.

7
Nhóm 2: Các sản phẩm nội thất trong nhà như: bàn, ghế, giường, tủ, sập …
Sản phẩm nội thất này chiếm khoảng 70-75% tổng doanh thu của làng nghề.
Các sản phẩm nội thất này mang lại lợi nhuận cao và nguồn doanh thu lớn
cho làng nghề. Để làm được những mặt hàng này, đòi hỏi trình độ tay nghề
của những người thợ phải đạt tới một trình độ nhất định. Ngoài sự sáng tạo
và thiết kế ra những kiểu cách mới cho sản phẩm, người nghệ nhân còn phải
biết trang trí hoa văn sao cho sản phẩm đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
Nhóm 3: bao gồm các loại đồ trang trí mang tính chất tôn giáo như: tượng
thờ, đồ thờ cúng, ngựa… với nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau.
Mặt hàng này yêu cầu trình độ sản xuất cao nhưng thường được sản xuất với
số lượng ít, phần lớn được sản xuất theo đơn đặt hàng.
1.4.3 Công cụ, nguyên liệu và sản xuất
1.4.3.1 Công cụ sản xuất
Nghề mộc thì công cụ chủ yếu là đục, trạm, cưa, khuôn vẽ… Trước
đây, công việc xẻ gỗ thường được tiến hành bằng tay, hiện nay công
việc này được tiến hành nhanh hơn và chuẩn xác hơn nhờ những chiếc
cưa máy. Sau khi gỗ được xẻ thành từng khối phù hợp với yêu cầu
của sản phẩm thì sẽ được vẽ theo khuôn sau đó tiến hành đục.. Có thể
nói rằng đục là một công việc quan trọng nhất để tạo ra một sản phẩm
mộc.
1.4.3.2 Nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu chủ yếu để tạo ra sản phẩm mộc là gỗ. Gỗ dùng để chế
tác các sản phẩm mộc chủ yếu được khai thác từ các vùng trong cả
nước và một phần nhập khẩu từ Lào và Campuchia. Muốn có những
sản phẩm mộc tốt, đẹp và bền thì chất liệu gỗ phải thuộc loại có chất
lượng cao.
1.4.3.3 Quy trình sản xuất

8
Để tạo ra những mặt hàng mộc, người thợ mộc phải trải qua một quy
trình kĩ thuật phức tạp yêu cầu tính kiên trì và chịu khó học hỏi, trau
dồi kiến thức và phải làm việc hết mình.
-Trước tiên là công việc pha gỗ, vẽ khuôn, khâu đục, khâu ghép
thành phẩm, khâu khảm trai, khâu đánh bóng, bảo quản mặt hàng
mộc.
Trên đây là các khâu chính để tạo ra được một sản phẩm gỗ mỹ nghệ có giá
trị. Có được sản phẩm độc đáo chính là nhờ vào kỹ thuật và sức lao động khó
nhọc của các nghệ nhân và thợ thủ công. Các tác phẩm ấy không chỉ có giá
trị sử dụng cao mà còn mang trong mình cả hơi thở của cuộc sống, mang cả
nét tình cách của con người Việt.

Chương 2 Đánh giá thực trạng, ưu điểm - khuyết điểm (hoặc thuận lợi - khó
khăn), nguyên nhân
2.1. Thực trạng những vấn đề có liên quan đã nêu trong đề tài
2.1.1 Quy mô tổ chức sản xuất và trình độ kỹ thuật.
Làng Đồng Kỵ có đến 90% các hộ gia đình tham gia sản xuất và kinh doanh
các mặt hàng chế biến từ gỗ. Nơi đây được mệnh danh là “làng doanh nhân”,
“làng giám đốc” bởi cả làng có tới hơn 200 công ty với khoảng 500 giám
đốc, phó giám đốc. Đồng Kỵ có khả năng giải quyết việc làm cho 6.000 lao
động tại chỗ và khoảng 4.000 người đến từ các vùng lân cận.

Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của thị trường, những sản
phẩm của làng nghề đựơc cải biến mẫu mã rất là nhiều. Đồ gỗ Đồng Kỵ hiện
nay không chỉ được ưa chuộng trong nước mà đã xuất khẩu sang nhiều thị
trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Nhiều khâu trong hoạt động sản
xuất tạo sản phẩm đã được chuyên môn hóa. Bên cạnh là một làng nghề

9
truyền thống, hiện nay Đồng Kỵ đang đảm nhận là một trung tâm chuyên
kinh doanh các mặt hàng mỹ nghệ được chế tạo từ gỗ.
2.1.2 Đội ngũ lao động và chất lượng tay nghề.

Làng Đồng Kỵ thu hút 5000 lao động trên tổng số 6000 lao động trên địa
bàn, ngoài ra còn giải quyết công ăn cho hàng nghìn người từ các xã xung
quanh và các vùng phụ cận. Hiện nay việc truyền nghề ở Đồng Kỵ mang
đậm màu sắc truyền thống nghĩa là theo kiểu truyền nghề trực tiếp từ đời này
sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2.1.3 Thị trường tiêu thụ.
Đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một địa chỉ đáng tin cậy của khách hàng trong và
ngoài nước. Sản phẩm của làng nghề có mặt ở hầu hết các địa phương trong
cả nước nhưng doanh thu của làng nghề có được lại chủ yếu dựa vào xuất
khẩu. Thị trường xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ là một số nước châu Á
như :Singapore, Trung Quốc, Đài Loan… và sang một số nước châu Âu như
Pháp, Canada, Australia, Mỹ, EU.
2.1.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nhờ khôi phục và phát triển nghề mộc tại Đồng Kỵ mà nhà nhà ở Đồng Kỵ
xây dựng cơ nghiệp. Đến với Đồng Kỵ hôm nay mọi người sẽ không khỏi
ngạc nhiên bởi nơi đây sầm uất không kém gì phố phường Hà Nội. Chạy dọc
con đường Con đuờng dẫn vào làng nghề khoảng 3km du khách sẽ bị choáng
ngợp bởi những ngôi nhà cao tầng với đủ những phong cách kiến trúc khác
nhau và cũng không khó để bắt gặp tên của hàng trăm công ty chuyên sản
xuất, kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ. Doanh thu của làng nghề trong những năm
gần đây luôn đạt trện 100 tỷ đồng/ năm.
Với mức thu nhập như vậy, làng nghề truyền thống Đồng Kỵ đã tạo việc làm
cho người lao động tại địa phương và góp phần giải quyết công ăn việc làm
thường xuyên cho hàng nghìn lao động ở các vùng lân cận. đời sống nhân
dân nơi đây rất khá giả, trong làng hiện nay không còn hộ nghèo. Theo bình

10
chọn của Hiệp hội làng nghề Việt Năm năm 2008 thì Đồng Kỵ- Bắc Ninh
chính là một trong 6 làng nghề tiêu biểu nhất trong năm(1).
2.1.5 Làng gỗ Đồng Kỵ dưới sự tác động của kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là một điều kiện cho các làng nghề phát triển nếu biết vận
dụng một cách sáng tạo. Tuy nhiên nếu như không có cái nhìn tổng quát
nhận định những xu thế của thị trường thì các làng nghề rất dễ bị “cơn sóng
thị trường nhấn chìm”. Bất kì một hiện tượng, một sự vật nào cũng có tính
hai mặt tích cực và hạn chế vì vậy khi tham gia vào kinh tế thị trường chịu
tác động của các quy luật kinh tế thì các làng nghề cần tìm cho mình một
hướng đi riêng nhằm phát triển nghề truyền thống của cha ông để lại và phát
triển kinh tế, văn hóa địa phương làm sao để phát triển mà không đánh mất
những nét đặc sắc của làng nghề.
2.2 Đánh giá Ưu điểm - Khuyết điểm (hoặc thuận lợi - khó khăn) của những
vấn đề đã nêu trong thực trạng
2.2.1 Ưu điểm (hoặc thuân lợi) của những vấn đề đã nêu trong thực
trạng
Bên cạnh những yếu tố về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý tạo
điều kiện thuận lợi cho làng nghề phát triển thì chúng ta phải nói đến đôi bàn
tay khéo néo của những người thợ nơi đây. Bên cạnh những yếu tố về vị trí
địa lý, cơ sở hạ tầng, hành lang pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho làng nghề
phát triển thì chúng ta phải nói đến đôi bàn tay khéo néo của những người
thợ nơi đây.
2.2.2 Khuyết điểm (hoặc khó khăn) của những vấn đề đã nêu trong thực
trạng
Bên cạnh những mặt thuận lợi để phát triển du lịch thì làng nghề truyền
thống Đồng Kỵ cũng còn tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn, trở ngại.
-Việc qui hoạch, định hướng phát triển làng nghề còn chậm, nhất là việc qui
hoạch mặt bằng cho sản xuất và khu công nghiệp tập trung. Quản lý nhà
nước còn lúng túng, thiếu chặt chẽ.

11
-Thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, thông tin kinh tế còn nhiều bất cập. Sản
phẩm làm ra nhiều nhưng thị trường tiêu thụ quá hẹp. Công việc tiếp thị còn
yếu kém, chưa có khả năng mở rộng thị trường.
- Môi trường trong các làng nghề bị ô nhiễm quá nặng bởi khói bụi, chất
thải, hóa chất và phế liệu.
2.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm hoặc thuận lợi

12

You might also like