You are on page 1of 116

lOMoARcPSD|26545580

NGHỆ THUẬT HỌC


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT ........................................................ 1
1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghệ thuật ............................................... 1
1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 1
1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 1
2. Nguồn gốc của nghệ thuật ....................................................................................... 1
2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật được giải thích theo một số học thuyết................... 1
2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội .................................................... 3
CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY................ 5
BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY .................................................................. 6
1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy......................................................... 6
2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy ...................................................................... 6
3. Tính tượng trưng, ước lệ trong nghệ thuật Nguyên thủy ...................................... 8
BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI ........................................ 10
1. Hoàn cảnh xã hội thời kỳ Hy lạp cổ đại ............................................................. 10
2. Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản................................................................... 11
BÀI 3: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI ......................................... 16
1. Văn hóa, xã hội thời kỳ La Mã cổ đại ................................................................ 16
2. Nghệ thuật Kiến trúc .......................................................................................... 16
3. Nghệ thuật Điêu khắc ......................................................................................... 18
BÀI 4: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG CỔ ................................................ 21
1. Hoàn cảnh xã hội thời Trung cổ phương tây...................................................... 21
2. Thành tựu nghệ thuật thời Trung cổ ................................................................... 21
3. Nghệ thuật Hội họa ............................................................................................ 22
4. Nghệ thuật Điêu khắc ......................................................................................... 23
BÀI 5: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHỤC HƯNG .............................................. 24
1. Văn hóa, xã hội thời kỳ Phục hưng ..................................................................... 24
2. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng...................................... 26
3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng ...................................................................... 27
BÀI 6: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN .................................................... 34
1. Cơ sở hình thành nghệ thuật cổ điển.................................................................. 34
2. Đặc điểm nghệ thuật Cổ điển ............................................................................. 34
BÀI 7: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII ........................................... 38
1. Đặc điểm văn hóa, xã hội ................................................................................... 38
2. Một số thành tựu nghệ thuật............................................................................... 38
BÀI 8: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX
................................................................................................................................. 41
1. Vài nét về văn hóa, xã hội .................................................................................. 41
2. Đặc điểm nghệ thuật .......................................................................................... 41
CHƯƠNG III: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG ......................... 46
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 1: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ........................................................ 47


1. Văn hóa, xã hội Ấn Độ ....................................................................................... 47
2. Đặc điểm nghệ thuật .......................................................................................... 48
BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI............................ 52
1. Vài nét về văn hóa, xã hội .................................................................................. 52
2. Đặc điểm nghệ thuật Trung Quốc ..................................................................... 53
3. Thành tựu mỹ thuật Trung quốc ......................................................................... 54
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XIX
ĐẦU THẾ KỶ XX ....................................................................................................... 62
1. Nghệ thuật Hội họa................................................................................................ 62
1.1. Nghệ thuật Ân tượng ....................................................................................... 62
1.2. Xu hướng nghệ thuật Tân ấn tượng (Néo – Impresionnisme) và Hậu Ấn tượng
.............................................................................................................................. 66
1.3. Nghệ thuật Dã thú ........................................................................................... 70
1.4. Nghệ thuật Lập thể .......................................................................................... 72
1.5. Nghệ thuật Trừu tượng .................................................................................... 73
1.6. Nghệ thuật Siêu thực (SURRÉALESME) ........................................................ 75
2. Mỹ thuật ứng dụng (Design) ................................................................................. 77
3. Nghệ thuật sắp đặt ................................................................................................. 77
CHƯƠNG V: ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT ................. 79
BÀI 1: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC ....................................................................... 80
1. Cơ sở phân chia các loại hình nghệ thuật ......................................................... 80
2. Khái niệm nghệ thuật Kiến trúc ......................................................................... 81
3. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 83
4. Đặc trưng ngôn ngữ và các thể loại Kiến trúc ................................................... 83
BÀI 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ....................................................................... 87
1. Khái niệm ........................................................................................................... 87
2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 87
3. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc........................................................................... 87
4. Các thể loại điêu khắc ........................................................................................ 88
BÀI 3: NGHỆ THUẬT HỘI HỌA ............................................................................ 91
1. Khái niệm ........................................................................................................... 91
2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 91
3. Đặc trưng ngôn ngữ, các thể loại hội họa ........................................................ 91
BÀI 4: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ........................................................................ 95
1. Khái niệm ........................................................................................................... 95
2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................ 95
3.Đặc trưng nghệ thuật trang trí ............................................................................ 95
4. Các thể loại nghệ thuật trang trí ........................................................................ 96
BÀI 5: NGHỆ THUẬT MÚA ................................................................................... 98
1. Khái niệm ........................................................................................................... 98
lOMoARcPSD|26545580

2. Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................... 98


3. Đặc trưng nghệ thuật múa.................................................................................. 98
4. Một số thể loại nghệ thuật múa .......................................................................... 99
BÀI 6: NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU ...................................................................... 103
1. Khái niệm .......................................................................................................... 103
2. Lịch sử hình thành, phát triển .......................................................................... 103
3. Đặc trưng ngôn ngữ, thể loại nghệ thuật Sân khấu. ......................................... 103
BÀI 7: NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH........................................................................ 107
1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển ..................................................... 107
2. Đặc trưng ngôn ngữ, thể loại nghệ thuật Điện ảnh.......................................... 107
BÀI 8: NGHỆ THUẬT VĂN HỌC ......................................................................... 110
1. Khái niệm .......................................................................................................... 110
2. Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................... 110
3. Đặc trưng ngôn ngữ, các thể loại văn học ....................................................... 110
lOMoARcPSD|26545580

CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC CỦA NGHỆ THUẬT


Mở đầu
Nghệ thuật học là môn học mang tính đại cương không quá đi sâu vào các loại
hình nghệ thuật, không trình bày diễn trình phát triển của lịch sử mỹ thuật nói riêng,
mà ở đây vấn đề nghiên cứu chính là những thành tựu của con người đạt được qua các
giai đoạn lịch sử về: văn học, âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, kiến trúc, hội họa…Từ đó
nghiên cứu sâu về khái niệm, lịch sử hình thành cũng như những đặc trưng cơ bản của
các loại hình nghệ thuật.
Từng chương trong học phần này sẽ giải quyết các vấn đề đó. Chương 1 sẽ bắt
đầu với việc lý giải nguồn gốc của nghệ thuật.
Mục tiêu
- Giải thích các căn cứ nguồn gốc của nghệ thuật
- Nêu bật được tính khoa học và ưu thế của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực
thừa. Từ đó giúp người học có cái nhìn toàn diện về sự ra đời và nguồn gốc của nghệ
thuật.
1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu của nghệ thuật
1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu những thành tựu cơ bản của nghệ thuật, các loại hình nghệ thuật cơ
bản.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Hệ thống những thành tựu cơ bản của nghệ thuật, so sánh các giai đoạn khác
nhau để tháy được những tiến bộ vượt bậc của con người trong diễn trình lịch sử.
2. Nguồn gốc của nghệ thuật
2.1. Nguồn gốc của nghệ thuật được giải thích theo một số học thuyết.
Khoảng một triệu năm trước đây con người đã đứng thẳng, thoát thai khỏi giới
động vật. Hình thức sơ khai nhất của xã hội loài người được hình thành: Xã hội cộng
sản nguyên thuỷ. Công cụ lao động của các cư dân đầu tiên này đều được làm từ đá. Vì
vậy, theo khảo cổ học thời kỳ này được gọi là thời kỳ đồ đá, gồm ba giai đoạn: Đồ đá
cũ - đồ đá giữa và đồ đá mới. Ở thời kỳ đồ đá cũ con người sống bằng săn bắt và đánh
cá. Họ biết chế tạo công cụ lao động. Trải qua một thời gian dài với người Crôma
nhông, dấu hiệu về sự làm đẹp đã xuất hiện. Họ chú ý tới cách ăn mặc, trang trí vách
hang bằng các hình vẽ thú vật và họ còn làm những bức tượng nhỏ bằng nhiều chất
liệu như ngà, xương… Tộc người này sống vào cuối thời kỳ đồ đá cũ. Phải chăng đây
là lúc nghệ thuật tạo hình xuất hiện và một đời sống thẩm mỹ đã dần được hình thành?

1
lOMoARcPSD|26545580

Không ai có thể khẳng định một cách chắc chắn nghệ thuật tạo hình bắt đầu ra sao và
từ bao giờ. Tuy vậy căn cứ trên các hình vẽ tìm thấy ở một số hang động như
Antamira (Tây ban nha) Látxcô (Pháp), một số bức tượng phụ nữ đã được xác định
niên đại có thể cho ta hình dung về sự ra đời của nghệ thuật tạo hình trong đời sống
nguyên thuỷ. Từ 30.000 năm đến 10.000 năm trước công nguyên đã bắt đầu để lại
những dấu vết về nghệ thuật tạo hình, theo như cách gọi của chúng ta ngày nay.
Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết,
lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn
có chấm ở giữa là mặt trời (⁄ )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì
từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những
hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc
khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó
là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các
đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc
vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý
nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn
gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện
nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những
người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng
bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất
nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ
thuật của thời nguyên thuỷ.
Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi
cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các
hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật
thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới,
cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí.
Thuyết bắt chước là sự mô phỏng các sự vật xung quanh, nghệ thuật là sự sáng tạo trên
căn cứ có sẵn của thế giới hiện thực khách quan. Thuyết Du hí: Nghệ thuật giải trí lành
mạnh: nghệ thuật Múa, âm nhạc ra đời. Thuyết ma thuật: Nghệ thuật không phải thứ
tôn giáo thần bí, ma thuật .Tính chất ma thuật được thể hiện ở những gia đoạn sơ khai,
mông muội khi con người cảm thấy mình quá nhỏ bé trước thế lực siêu nhiên. Thuyết
Biểu hiện: Biểu hiện cảm xúc của tác giả được thể qua tác phẩm
Nguồn gốc của nghệ thuật được lý giải trên cơ sở thuyết “Tổng sinh lực và sinh
lực thừa”. Nghệ thuật bước ra từ đời sống con người. Ví dụ: Người bình thường sản
xuất được 10 giỏ tre một ngày.

2
lOMoARcPSD|26545580

Một người năng lực ưu tú vượt trội: sản xuất 10 giỏi tre chỉ 1/2 ngày, thời gian
rỗi còn lại người đó còn chau chuốt cho giỏ tre đó thẩm mỹ hơn, sơn màu và trang trí
các chi tiết đẹp mắt.Như vậy nghệ thuật ra đời khi con người thỏa mãn sự say mê của
tác giả, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh thần.
2.2. Vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội
- Nghệ thuật giúp con người nhận thức thế giới trong tính tổng thể - toàn vẹn
của nó.
- Nghệ thuật phản ánh một mối quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện
thực nói chung.
- Nhờ nghệ thuật con người hiểu biết di sản văn hóa thế giới
- Số phận con người trong xã hội là đối tượng trung tâm của phản ánh.
Nghệ thuật giúp con người nhận thức được chính mình, tự nghiền ngẫm và xem
xét bản thân…
Nghệ thuật đảm nhiệm chức năng giáo dục sâu sắc và có hiệu quả nhất so với
hình thái ý thức xã hội.
Nghệ thuật làm cho mỗi người phải tự ưu tư, trăn trở, lựa chọn, nêu ra những
giá trị tích cực và phương tiện thẩm mỹ hay đạo đức mà không gò vào các khuôn mẫu.
Sức mạnh giáo dục của nghệ thuật chủ yếu hướng vào tình cảm.
Nghệ thuật chỉ ra, nhấn mạnh nét đẹp trong cuộc sống mà ở đời thường con
người không nhận ra, khêu gợi tình cảm trong sáng của con người, làm con người
thêm yêu và hòa nhịp vào cuộc sống.

3
lOMoARcPSD|26545580

Câu hỏi:
1. Trình bày nguồn gốc của nghệ thuật và sự hiểu biết của bạn về Tổng sinh lưc
và sinh lực thừa.
2. Phân tích tính sự đổi mới của thuyết Tổng sinh lực và sinh lực thừa trên cơ
sở những minh chứng nghệ thuật cụ thể.
3. Nêu vai trò của nghệ thuật trong đời sống xã hội.

4
lOMoARcPSD|26545580

CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY


Mở đầu
Con người ngay từ thời cổ đại đã có những sáng tạo vượt bậc về văn học, thiên
văn học, khoa học, nghệ thuật. Trong đó mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, văn chương
được coi là những loại hình phát triển, nó thể hiện tư duy thâm mỹ cao của con người.
Dần dà qua các giai đoạn lịch sử với đỉnh cao thời kỳ văn hóa Phục Hưng con người
đã thể hiện sức sáng tạo của những con người “khổng lồ”. Thời kỳ khai sáng, thời kỳ
cận đại, nghệ thuật mang nhiều màu sắc.
Chương 2 sẽ giải quyết những thắc mắc của con người hiện đại về những sáng
tạo vô cùng kỳ diệu của con người phương Tây qua các giai đoạn cổ đại, Trung cổ,
Phục Hưng, Khai sáng, Cận đại.
Mục tiêu
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản nền tảng về văn hóa xã hội
phương Tây.
- Làm bật lên những sáng tạo và thành tựu đạt được của con người trong các
giai đoạn này, đồng thời hiểu biết cơ bản về đặc điểm nghệ thuật cũng như lý tưởng
thẩm mỹ của con người phương Tây qua các giai đoạn khác nhau.

5
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 1: NGHỆ THUẬT NGUYÊN THỦY


1. Đặc điểm chung của Mỹ thuật Nguyên thủy
1.1. Đặc điểm về đối tượng nghệ thuật
Trong các hình vẽ còn lại trên vách, hang, động nơi con người thời nguyên thuỷ
sinh sống chủ yếu là các hình thú hoặc đơn lẻ hoặc bầy đàn, ở một số tác phẩm đã có ý
thức bố cục các hình tượng theo một chủ đề nhất định. Người nguyên thuỷ đã rất thành
công khi vẽ con vật. Nhất là các hoạt động của chúng được diễn tả khá điêu luyện và
rất sống động. Đối tượng chủ yếu trong nghệ thuật giai đoạn này là các con thú như
ngựa, bò, hươu, tuần lộc… điều này có thể lý giải được. Với cuộc sống nguyên thuỷ,
các con vật đó đã góp phần nuôi dưỡng con người, chúng là nguồn thức ăn chính của
họ, là đối tượng gần gũi nhất đối với con người.
Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt
quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình.
1.2. Đặc điểm về kỹ thuật, chất liệu
Một vấn đề đặt ra: Người nguyên thuỷ vẽ bằng gì? Và cách họ vẽ ra sao? Màu
vẽ được gọi là mầu thổ hoàng. Đó là một loại màu được chế tạo bằng cách mài các
khoáng chất thành bột rồi pha với nước. Màu đỏ lấy từ đá hematite (ô xit sắt hay đất
son) màu trắng từ đá Kalin hoặc phấn, màu đen từ dioxit mangan hay than đá. Một số
cộng đồng người còn biết đun nóng các khoáng chất để tạo ra màu mới. Đôi khi để có
chất kết dính màu thổ hoàng người nguyên thuỷ đã biết dùng mỡ, hoặc tuỷ sống động
vật và nhựa cây. Kỹ thuật vẽ thì đơn giản, có thể dùng que, tay để vẽ. Chất liệu của
điêu khắc phong phú lơn. Có thể họ khắc, chạm lên xương, sừng, ngà voi hay đá
mềm…
2. Thành tựu nghệ thuật Nguyên thủy
Ngày nay chúng ta đã tìm được trên một trăm hang động có hình vẽ. Phần lớn
đều nằm ở miền Bắc Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp. Tuy vậy có hai hang còn
lưu giữ nhiều hình vẽ đẹp. Đó là hang Anta - mi - ra (Tây Ban Nha) và hang Látxcô
(Pháp). Đây được coi là hai bảo tàng lớn của nguyên thuỷ. Hang Anta - mi - ra được
phát hiện năm 1863 do một sự tình cờ. Sau 16 năm tìm hiểu, nghiên cứu về các hình
vẽ bò rừng ở trong hang con người thế kỷ XIX mới tin rằng hang Anta - mi - ra chính
là một trong những địa điểm nổi tiếng của mỹ thuật thời nguyên thuỷ. Trong hang có
nhiều hình vẽ con bò rừng (Bi đông) trong các dáng khác nhau và rất sống động.
Ngoài những đặc điểm được miêu tả chính xác các hình vẽ này còn được thể hiện với
những đường nét mềm mại, đậm nhạt sinh động. Nhiều nhà nghiên cứu nghệ thuật còn
gọi hang Anta - mi - ra là “Toà tiểu giáo đường Xicxtin của thời nguyên thuỷ”.

6
lOMoARcPSD|26545580

Hang Latxcô (Pháp) lại do một nhóm trẻ em đi chơi trong khu rừng Latxcô, do
một sự bất ngờ chúng tìm thấy một chiếc hang lớn. Trên vách và trần hang chúng thấy
có nhiều hình vẽ thú vật. Trong đó rõ và đẹp nhất là hình ngựa, bò… Ngựa ở hang
Latxcô được thể hiện có màu sắc và đậm nhạt gợi khối. Những hình vẽ này thành công
đến mức người ta có thể ví nó với hình vẽ ngựa của các hoạ sĩ Trung Quốc, những bậc
thầy về diễn tả con vật. Theo một số nhà nghiên cứu cho rằng lối vẽ màu ở đây khá
độc đáo. Màu được thổi lên hình vẽ qua một ống sậy hoặc ống xương. Các hình vẽ
được tô màu đỏ là chủ yếu. Trên hình vẽ có một số mảng màu được cạo bớt đi để diễn
tả khối, tạo sự sinh động cho hình tượng. Các tranh vẽ còn lại đến ngày nay được định
tuổi từ khoảng 15.000 đến 10.000 năm trước công nguyên.
Bên cạnh hình thú, ở đây còn có hình tượng con người: Những người đi săn bị thương ở
giữa các con vật, hình người ném lao hoặc hình người nhảy múa với mặt nạ thú…
Cách chúng ta hơn 5.000 năm trước đây, con người mới phát hiện ra chữ viết,
lúc đầu chỉ là những hình vẽ tượng trưng, những ký hiệu để trao đổi. Ví dụ hình tròn
có chấm ở giữa là mặt trời (⁄ )… Dần dần các chữ tượng hình xuất hiện. Như vậy thì
từ “Nghệ thuật tạo hình” hay “Mỹ thuật” như ta thấy ngày nay xuất hiện sau những
hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử rất nhiều. Khi con người thời tiền sử vẽ hoặc
khắc vạch lên vách, trần hang động nơi họ sinh sống có lẽ họ cũng chưa nghĩ rằng đó
là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình. Những hình vẽ đó gắn với cuộc sống, với các
đồ vật, nơi sinh hoạt của con người. Về một mặt nào đó, trong tư duy nguyên thuỷ việc
vẽ hình cũng giống như việc săn bắt hay các công việc khác. Nó không chỉ mang ý
nghĩa nghệ thuật mà còn gắn với cái có ích. Ngoài ra nghệ thuật tạo hình lúc này còn
gắn với những tín ngưỡng, ma thuật. Theo E. H. Gombrich, tác giả cuốn “Câu chuyện
nghệ thuật” thì “Tranh và tượng được họ dùng để thực hành pháp thuật”. “Những
người thợ săn thời kỳ này nghĩ rằng chỉ cần vẽ hình con mồi và có lẽ tấn công chúng
bằng giáo mác hay rìu đá, những con thú thật sẽ khuất phục sức mạnh của họ”. Tất
nhiên đây là sự phỏng đoán của con người ngày nay khi nghiên cứu về 2 lịch sử mỹ
thuật của thời nguyên thuỷ.
Ngoài 2 ý nghĩa trên, các hình vẽ còn có ý nghĩa là những thông tin nhắn gửi
cho các thế hệ sau về cuộc sống, sinh hoạt của con người thời tiền sử. Ví dụ qua các
hình vẽ thú vật như bò rừng, ngựa, voi, ma mút… cho chúng ta biết về các động vật
thời nguyên thuỷ, ở bức tranh khác ta được chứng kiến cách đánh cá, cách quăng lưới,
cách sử dụng các con cá mồi lớn. Thậm chí con người thời kỳ đó vẽ chỉ để giải trí.
Những con người đầu tiên có mặt ở khắp nơi trên thế giới: Người Olduvai ở Đông phi,
người Bắc Kinh (Trung Quốc), người Nêanđéctan (Đức), người Crôma nhông (Pháp)
… Dấu vết về nghệ thuật của họ vì vậy cũng trải ra trên một địa bàn rất rộng lớn: từ
Châu Phi, Châu Á đến Châu Âu (Bắc Âu).
7
lOMoARcPSD|26545580

3. Tính tượng trưng, ước lệ trong nghệ thuật Nguyên thủy


Nghệ thuật luôn bắt nguồn từ thực tế, người nguyên thuỷ cũng không thể vượt
quá cuộc sống hiện thực của mình, tầm hiểu biết của mình. Cuộc sống ấy hướng vào
những gì gần gũi, thân quen nhất. Đó chính là sự tìm hiểu các loài thú để có thể săn bắt
được, hoặc tránh xa những con thú nguy hiểm, dữ tợn… Tất cả những điều đó được
thể hiện qua hình vẽ. Nghệ thuật nguyên thuỷ vì vậy mới chỉ dừng lại ở việc diễn tả
một cách tài tình các con thú. Hình tượng con người cũng được đề cập tới, nhưng nghệ
sĩ nguyên thuỷ đã sử dụng các sơ đồ hoá, hoặc phong cách hoá đơn giản và ước lệ khi
vẽ con người.
Ngược lại trong điêu khắc lại phát hiện thấy hầu hết là tượng người, mà chủ yếu
là phụ nữ, được phát hiện nhiều nơi trên thế giới. Tượng có thể có kích thước to nhỏ
khác nhau. Cái nhỏ nhất khoảng 3,5cm, cái lớn nhất khoảng 23cm. Các bức tượng này
được làm bằng nhiều chất liệu như ngà, sừng, xương, đá hoặc đất nung chúng có
chung đặc điểm là: Tỉ lệ chung chưa được chú ý, chưa cân đối. Phần đầu và tay chân
không được diễn tả kỹ. Phần được chú trọng nhất là phần thân cùng với sự cường điệu
phóng đại các chi tiết: Ngực, mông, bụng. Phần chân dung hầu như không được diễn
tả. Có lẽ các nghệ sĩ khi làm những pho tượng này đã bị chi phối bởi những suy nghĩ
đặc biệt, mang theo tinh thần tư duy nguyên thuỷ.
Phong cách bao trùm mỹ thuật nguyên thuỷ là phong cách tả thực. Nghệ sĩ
nguyên thuỷ đã đi từ đơn giản đến phức tạp dần. Nhưng dù đơn giản hay phức tạp họ
đều đi đến một cái đích: Đó là cố gắng diễn tả đối tượng một cách đúng nhất và sống
động nhất. Điều này chứng tỏ sự quan sát kiên trì và chính xác những đặc điểm của đối
tượng. Sở dĩ người nguyên thuỷ thích tả thực vì những bức vẽ đó chưa đơn thuần là
nghệ thuật mà nó còn gắn liền với nhiều chức năng khác. Những chức năng đó đòi hỏi
hình vẽ phải chính xác, phải giống thực một cách tối đa. Lúc ban đầu, hình vẽ được
diễn tả bằng nét là chính. Người thời nguyên thuỷ chú ý nhất đến đường sống lưng của
con vật. Có thể nói đó chính là trục tạo dáng cho hình tượng nghệ thuật. Sau này, khi
tư duy đã phát triển, con người biết tìm ra các màu vẽ, rồi tìm cách diễn tả chỗ đậm,
chỗ sáng. Từ nét đậm nhạt, màu sắc, từ những hình đơn lẻ đến các bức tranh có ý thức
bố cục, đề tài, đó chính là sự phát triển của mỹ thuật thời nguyên thuỷ thông qua loại
hình nghệ thuật vẽ hình, chạm khắc hình lên vách, trần hang động. Cùng với phong
cách tả thực, các nghệ sĩ nguyên thuỷ còn biết cách điệu, ước lệ hoá, sơ đồ hoá. Lấy
bức chạm “Một đàn hươu qua sông” trên một mảnh xương tìm thấy ở hang Mê - ri làm

8
lOMoARcPSD|26545580

ví dụ. Tác giả đã rất giỏi khi chạm hình 3 con hươu đầu đàn và một con cuối đà, ở giữa
tác giả chỉ diễn tả các cặp sừng cao dần, phía dưới dùng các gạch chéo với cách làm
như vậy tác giả đã cho chúng ta thấy một đàn hươu rất đông đang di chuyển. Các hoa
văn gạch chéo, hay những cặp sừng tượng trưng.

9
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT HY LẠP CỔ ĐẠI


1. Hoàn cảnh xã hội thời kỳ Hy lạp cổ đại
Sau Ai Cập cổ đại, vào khoảng thế kỷ XVIII TCN, ở phía bên kia Địa Trung
Hải, Hy Lạp ra đời, lãnh thổ của nó bao gồm Hy Lạp ngày nay và các đảo thuộc biển Ê
Giê và vùng Tây Tiểu á. Hy Lạp không thuận lợi về nông nghiệp song lại tốt trong việc
giao thông trên biển. Với tài nguyên dồi dào đã tạo điều kiện cho Hy Lạp phát triển thủ
công nghiệp và ngoại thương. Nó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển nền văn minh Hy
Lạp trong đó có nghệ thuật tạo hình.
Cho đến tận ngày nay, khi nhắc đến Hy Lạp người ta sẽ nghĩ ngay đến đền thờ
Pác Tê Nông (Parthénon), đến các pho tượng trên biển của Hy Lạp như tượng người
ném đĩa, tượng vệ nữ Mi lô… nghệ thuật Hy Lạp đã phát triển và để lại nhiều thành
tựu vĩ đại.
Thành tựu của nghệ thuật tạo hình Hy Lạp vừa biểu hiện sự sáng tạo tuyệt vời
của người Hy Lạp vừa chứng tỏ đỉnh cao về sự mẫu mực của Hy Lạp về trí tuệ trong
tạo hình. Con người thời nay không chỉ khâm phục trước những tác phẩm nghệ thuật
tiêu biểu của Hy Lạp. Họ đã tìm thấy trong nền nghệ thuật cổ đại này một tư tưởng
nhân văn cao thượng, một nền nghệ thuật hiện thực, ca ngợi giá trị và vẻ đẹp của con
người. Đây là cơ sở để xây dựng một nền văn hoá mới, thấm đẫm những tư tưởng
nhân văn.
Nhà nước Hy Lạp cổ đại là xã hội chiếm hữu nô lệ chứa đựng những tư tưởng
dân chủ tiến bộ, là Nhà nước thông bang, ở đó có hai vua với quyền lực như nhau, vừa
là thủ lĩnh quân sự, vừa là tăng lữ và người xử án. Chế độ xã hội ở đây là chế độ dân
chủ chủ nô, chế độ đó, mở đường cho các nhà khoa học, những nghệ sĩ, những công
dân tự do này được phát triển tài năng, trí sáng tạo. Điều này giúp nghệ thuật cũng như
khoa học Hy Lạp cổ đại phát triển mạnh.
Nghệ thuật Hy Lạp còn được nuôi dưỡng bằng một nguồn đất đặc biệt – nguồn
thần thoại Hy Lạp. Quan niệm của người Hy Lạp về thế giới thần linh giống như thế
giới con người. Đó là quan niệm “thần nhân đồng hình”. Quan niệm này chi phối tới
việc xây cất các công trình kiến trúc. Những câu chuyện gợi nguồn cảm hứng sáng tạo
cho các nghệ sĩ tạo hình. Họ tìm thấy ở đây chất thơ, chất cảm xúc, thúc đẩy họ sáng
tạo ra những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, thấm đượm tinh thần nhân văn.
Năm 776 TCN thế vận hội lần đầu tiên tổ chức tại Hy Lạp. Phong trào rèn luyện
sức khoẻ để trở thành các chiến binh dũng mãnh đồng thời tạo ra những cơ thể đẹp đẽ
cân đối. Đó là nguồn mẫu hình lý tưởng cho các nghệ sĩ Hy Lạp nghiên cứu sáng tạo
ra tỷ lệ vàng cho hình tượng con người.

10
lOMoARcPSD|26545580

Hội tụ tất cả những yếu tố trên là điều kiện tuyệt vời cho sự phát triển của văn
hoá, nghệ thuật Hy Lạp. Nghệ thuật Hy Lạp nhất là kiến trúc và điêu khắc đã đạt tới
đỉnh cao chỉ sau hơn 200 năm, từ thế kỷ VII đến V TCN.
2. Một số thành tựu nghệ thuật cơ bản
2.1. Nghệ thuật hội họa
Nghệ thuật hội hoạ Hy Lạp hầu như không còn giữ được tác phẩm nào,
các tác giả, tác phẩm danh tiếng của họ còn được lưu truyền trong sách, truyện
ta biết được tên tuổi: Apenlơ, Giơxít, Pôlinhơ… với đề tài chủ yếu là lịch sử và thần
thoại Hy Lạp. Các tác phẩm được vẽ với phong cách tả thực, sinh động.
Ngoài ra có một nguồn tài liệu khá phong phú cho nghệ thuật vẽ hình
mang tính đồ hoạ, đó là những hình vẽ trên những chiếc bình cổ Hy Lạp. Bình
cổ Hy Lạp có nhiều kiểu dáng đẹp. Điều đáng chú ý là các hình vẽ trang trí trên
đồ gốm cổ Hy Lạp có hai cách trang trí: Hình vẽ đen trên nền trắng sáng hoặc
hình vẽ màu đỏ trên nền gốm đen. Các hoạ sĩ trang trí lưu ý đặc biệt đến yếu tố
nét, mảng trong các hình vẽ. Đề tài thay đổi qua các thời kỳ: Thần thoại, duyên
dáng và đa tình, lịch sử.
Tính chất tôn giáo, thần thoại bộc lộ ở nội dung, đề tài. Nhưng qua các hình
tượng nhân vật các tác giả lại muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp hoàn
thiện cả về ngoại hình và nội tâm. Các nghệ sĩ Hy Lạp đã bỏ được công thức chi phối
trong nghệ thuật tạo hình buổi ban đầu, những ước lệ tạo hình cơ sở để tiến tới một
nền nghệ thuật hiện thực giàu tính nhân văn. Các loại hình nghệ thuật tạo hình đều
phát triển và có thành tựu cao, để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm vô giá. Đó là nền
móng, là cơ sở cho nghệ thuật tạo hình châu âu sau này.
1.2 Nghệ thuật điêu khắc và trang trí kiến trúc
Trong đời sống của người Hy Lạp thời cổ đại, tôn giáo đóng vai trò quan trọng.
Họ thờ rất nhiều vị thần. Thể loại kiến trúc phát triển là kiến trúc đền thờ gần như toàn
thể các công trình xây dựng có giá trị nghệ thuật, to đẹp nhất thuộc về tôn giáo. Kích
thước đền thờ vừa phải, không quá lớn đồ sộ. Nó cũng giống nghệ thuật kiến trúc Ai
Cập ở chỗ kiến thức kiến trúc chính là kiến thức cột. Kiến trúc Hy Lạp có 3 thức cột
chính:
Thức Đôríc, thức Iônic, và thức Corinthian
Sự khác nhau giữa các thức cột này được phân biệt bởi phần đầu cột và các khía
rãnh. Cột Đôríc có hai mươi khía rãnh khá rộng. Hai mươi bốn đôi khi là bốn tám khái
của cột Ioníc sâu hơn, khít hơn. Cột Đôríc ra đời sớm nhất và phát triển ở Pðloponnêse
và các khu dân cư ở miền Nam ý và đảo Sixin (Sicile). Phong cách Iôníc thanh mảnh
và duyên dáng hơn. Phần đầu cột được trang trí bằng hình guột cột Đôríc Iônic
11
lOMoARcPSD|26545580

Côranhtiêng trang trí. ở thời Hy Lạp hoá thức Cô ranh tiếng được sử dụng nhiều. Phần
đầu cột được trang trí bằng những hoạ tiết và cách điệu mềm mại và trang nhã.
- Đền thờ Pác tê non (Partenon) được khởi công trên đồi Acrôpôn (Acropolis)
thờ nữ thần Atêna (Athena): là đền thờ kết hợp hài hoà giữa sự khoẻ khoắn của thức
Đô níc và sự duyên dáng nhẹ nhàng của thức Iônic. Vẻ đẹp của Pác tê non thể hiện
trong sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ giữa các bộ phận kiến trúc. Nó còn bộc lộ trong sự
đơn giản, trang nhã của khối kiến trúc chủ yếu dựa trên những đường thẳng với trang
trí bằng các tác phẩm điêu khắc và phù điêu dạng trụ ngang. Kiến trúc cân đối hài hoà
của Pác tê non được trang điểm thêm đẹp đẽ, lộng lẫy bằng các tác phẩm điêu khắc
của Phi đi át và các học trò của ông. Tác giả của Pác tê non là Ichtinốt và Can Li Crát.
- Ngoài Pác tê non, Hy Lạp còn rất nhiều đền thờ nổi tiếng: Đền thờ thần Dớt ở
Péc Gam Ô Lym Pia và đền thờ thần biển cả Pô Dây Đon (Poseidon) ở phía Nam Aten,

Đền Pác-Tê-Nong

Cho tới thế kỷ VI TCN, các đền thờ của Hy Lạp đều được làm bằng gỗ hoặc
gạch. Đến thế kỷ V, người Hy Lạp chuyển sang các kiến trúc đá cẩm thạch lộng lẫy và
sang trọng, với bốn mặt đền là các hàng cột đá. Kiến trúc tôn giáo là thể loại biểu hiện
tài năng của người Hy Lạp. Bên cạnh đó họ còn quy hoạch đô thị, xây dựng các nhà
hát, thành luỹ… vào thời kỳ các thế kỷ IV – II TCN. Từ thế kỷ IV trong kiến trúc Hy
Lạp còn phát triển loại kiến trúc lăng mộ, có những lăng lớn, đẹp đẽ được xếp vào một
trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại như lăng vua Mô xô lơ (Mausole) ở Halicácnat
(Halicrnasse)
12
lOMoARcPSD|26545580

Kiến trúc Hy Lạp nói chung là vẻ đẹp trang nhã, mực thước, trong sáng với kết
cấu kiến trúc chính là phong cột trên mặt bằng hình chữ nhật.
Cũng giống như kiến trúc, điêu khắc Hy Lạp cũng được phát triển qua 3 thời kỳ.
ở thời kỳ cổ sơ hình tượng điêu khắc rất đơn giản, trước đó nghệ thuật điêu khắc Hy
Lạp đã bắt đầu những bước đi dò dẫm từ thế kỷ X - VIII. Phần lớn là các tượng nhỏ
bằng đồng thanh, đồng nung, hoặc ngà voi thể hiện một cách sơ lược hình tượng
các con vật, con người hay các quái vật trong sự kết hợp giữa người và vật. Đôi khi
còn có những tượng bằng gỗ, diễn tả các vị thần. Điêu khắc thời kỳ này gắn liền với
tôn giáo.
Thời cổ sơ (Thế kỷ VII – VI trước công nguyên)
Trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp xuất hiện 2 loại tượng: Tượng nam khoả
thân và nữ mặc áo dài. Những tượng này được thể hiện trong dáng đứng thẳng, hai tay
buông theo thân. Tượng trong dáng tĩnh, nghiêm trang cân đối. Tỷ lệ cơ thể cũng như
hình khối chưa chuẩn mực, chất liệu sử dụng là đá.
Thời gian này, trong điêu khắc Hy Lạp vẫn thấy những ảnh hưởng của ước lệ
tạo hình phương Đông. Tượng “nhìn ngay ngó thẳng” và gắn liền với tôn giáo tín
ngưỡng. Sang thế kỷ VI trong phong cách làm tượng đã có sự chuyển biến. Các tượng
thẳng đứng như cây cột dần được thay thế bằng những pho tượng dáng động từ đơn
giản đến phức tạp dần. Nửa đầu thế kỷ V, điêu khắc Hy Lạp được đánh dấu bằng các
tác phẩm chạm nổi ở đền thờ thần diễn tả 12 chiến công người anh hùng Hecquyn
(Hercules). Con người được diễn tả ở nhiều tư thế vận động khác nhau, sinh động.
Hình tượng điêu khắc đã thoát khỏi sự chi phối của ước lệ tạo hình cơ sở. Nghệ thuật
điêu khắc Hy Lạp bước vào thời kỳ mới.
Thời cổ điển (Thế Kỷ V – IV trước công nguyên)
Từ giữa thế kỷ V thành bang A ten đã phát triển trở thành trung tâm lớn
của Hy Lạp cả về chế độ xã hội cũng như văn hoá nghệ thuật. Người đứng đầu
về điêu khắc thời này là Phi đi át (Phiđias), Pô ly clét (Polycléte) và Mirông.
Pô ly clét dành nhiều thời gian cho nghiên cứu và sáng tạo của mình cho việc
tìm ra tỷ lệ chuẩn cân đối, hài hoà của cơ thể nam giới. Tiêu biểu là tượng Đôripho
(Doryphore) người lực sỹ vác giáo: có tỷ lệ 7 đầu, cân đối, hài hoà của các tỷ lệ giữa
đầu, thân, tay, chân, sự mềm mại, sống động của hệ thống cơ, chất đá đã biến thành da
thịt, có cảm nhận được sự vững chắc của cơ thể, sự chuẩn xác về giải phẫu tạo hình kết
hợp với cái đẹp của đường nét, hình khối.
Mirông lại nghiên cứu dáng động của hình tượng con người. Tiêu biểu là tượng
“người ném đĩa” cho ta hình ảnh của một lực sĩ cường tráng đang vận động hết sức của
cơ thể để vung tay ném đĩa, ở đó có sự phối hợp cái đẹp về dáng, về hình, về tỷ lệ.

13
lOMoARcPSD|26545580

Trong sự phối hợp phần chân nghiêng và thân nhìn chính diện. Sự kết hợp đã tạo ra sự
chuyển động và vẻ đẹp hoàn mỹ cho tác phẩm.

Người ném đĩa- Mi-ron

Sang thế kỷ IV, điêu khắc Hy Lạp lại tiến thêm một bước, nếu ở thời kỳ trước
các tác giả muốn đạt đến độ mẫu mực về tỷ lệ, hình khối, tạo dáng động thì thế kỷ này
họ lại muốn tăng thêm chất liệu thực cho tượng, bớt chất lý tưởng hoá với đại biểu là:
Xcopa (Scopas), Pra Xi Ten (Praxitéle), Li Xíp (Lisippe), Mô Xô Lơ… tác phẩm của
ông như (Hernes), Héc Mét, tượng nữ thần săn bắn ác Tê Mít và đặc biệt là các tượng
vệ nữ như vệ nữ của cơ thể nữ. Đến đây các nghệ sĩ Hy Lạp đã phô diễn vẻ đẹp tuyệt
mỹ mà tạo hoá đã ban tặng cho “phái yếu” qua những pho tượng khoả thân. Có lẽ cũng
vì lẽ đó mà khi tìm thấy hai pho tượng vô danh: Vệ nữ Mi lô và tượng nữ thần chiến
thắng ở Xa Mô Crát: Hai phong cách và hai vẻ đẹp khác nhau: Một lý tưởng hoà và
một tràn đầy, hiện thực.
Thời kỳ Hy Lạp hoá (thế kỷ III – II trước công nguyên)
Ở thời kỳ này, Aten không còn là trung tâm cường thịnh duy nhất như thời
trước, trên những miền đất mới ở Tiểu á và Bắc phi mọc lên những trung tâm mới.
Điêu khắc cũng như điêu khắc đều muốn tìm đến một phong cách mới. Hoặc tiếp tục
phong cách của giai đoạn trước nhưng đẩy cao hơn về mặt biểu hiện những tình cảm
đau thương, bi thảm như những tác phẩm “người lính Gô loa bị trọng thương” hay
người chiến binh gô loa giết vợ và tự sát”… Trong pho tượng này gây ấn tượng mạnh
cho thị giác và cảm xúc. Hoặc phức tạp hơn trong phong cách diễn tả, hoặc cường điệu

14
lOMoARcPSD|26545580

hoá. Thể loại thường gặp trong điêu khắc thời Hy Lạp hoá là nhóm tượng và phù điêu
lớn
Phù điêu trên diềm mũ cột đền thờ Pðcgam dài khoảng 120m, bao quanh đền
thờ, diễn tả cuộc giao chiến giữa các thần linh và những người khổng lồ. Mọi hình
tượng đều được diễn tả bằng kỹ thuật điêu luyện, hình khối mạnh mẽ, cường độ dữ dội
trong động tác.
Nhóm tượng Lao Cun: Mang đầy chất bi tráng, diễn tả một cảnh tượng khủng
khiếp về số phận con người. Nhóm tượng diễn tả 3 nhân vật, mỗi người mang một nét
đẹp riêng. Ngoài cái đẹp lý tưởng về hình thể, tác giả còn muốn nhấn mạnh vẻ đẹp về
tính cách, về sự bộc lộ nội tâm. Qua hình dáng, thái độ khác nhau của 3 nhân vật đã
bộc lộ nỗi khiếp sợ, đau đớn, kiệt sức của 3 cha con. Sức căng vặn của 3 cơ thể, kết
hợp với đường cong ngoằn ngoèo của hai con rắn đã tạo nên nhóm tượng có bố cục
chặt chẽ, gắn bó thể hiện nội dung sâu sắc
2.3 Nghệ thuật sân khấu
Hy lạp là quốc gia xuất hiện nền văn minh khá sớm, người Hy lạp đặc biệt chú
trọng đến đời sống tinh thần, những nhà hát ngoài trời, thư viện quốc gia
(Aleccxăngđria) chứa hơn 40 vạn cuốn sách là một minh chứng cho sự phát triển văn
hóa cộng đồng của người Hy Lạp. Nghệ thuật hát và biểu diễn ngoài trời phục vụ các
công dân Hy lạp đã được người Hy Lạp rất hưởng ứng vì thế nó nhanh chóng trở thành
loại hình nghệ thuật san khấu phát triển mạnh mẽ cho tới tận thời kỳ Hylạp hóa
2.4 Nghệ thuật văn học
Văn chương là nguồn nuôi dưỡng tinh thần của người Hy lạp, những câu chuyện
thần thoại chính là ước mơ mà người Hy lạp gửi gắm mong ước một xã hội nhân văn
chỉ có niềm vui, một thế giới tinh thần mơ mộng của con người. Các thể loại chính:
thần thoại, bi kịch, anh hùng ca

15
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 3: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT LA MÃ CỔ ĐẠI


1. Văn hóa, xã hội thời kỳ La Mã cổ đại
Nền mỹ thuật La mã được hình thành do nhiều nguồn ảnh hưởng. Có hai
nguồn nghệ thuật chính tạo nên dòng văn hoá La mã cổ đại là Hy Lạp và nghệ
thuật của người Êtơrúcxcơ, một tộc người sống ở các quốc gia đô thị ở Bắc mỹ
và chịu ảnh hưởng của người Hy Lạp, họ có thành tựu về đúc đồng. Điều đó
góp phần tạo nên sự phát triển của La mã về điêu khắc, nhất là tượng chân
dung.
Người La mã đã học theo người Hy Lạp rất nhiều lĩnh vực về thần thoại, văn
học, sử thi… Mặc dù vậy, trong nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác La mã có những
sáng tạo riêng và góp rất lớn cho khoa học và nghệ thuật tạo hình. Nhất là nghệ thuật
kiến trúc.
Sự phát triển và giàu có của La mã góp phần thúc đẩy sự ra đời và đạt đến đỉnh
cao của một số loại hình nghệ thuật mang đặc điểm đặc trưng của La mã. Vì vậy có thể
khẳng định rằng, nền văn hoá La mã là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hoá của nhiều
vùng khác nhau trên thế giới. Song nó vẫn có những sáng tạo riêng rất về nghệ thuật.
2. Nghệ thuật Kiến trúc
Có thể nói nghệ thuật kiến trúc La mã đã phát triển phù hợp với nhu cầu của
người La mã. Nó có nhiều điểm khác với Hy Lạp và nhất là Ai Cập. ở Hy Lạp những
công trình xây dựng to lớn và tráng lệ thì nhà ở La mã lại nhỏ bé khiêm tốn. ở Ai Cập
cũng chỉ chú ý đến các kiến trúc “nhà ở cho linh hồn”, và thần linh, còn nhà cho con
người cũng đơn giản. Với La mã thì khác, họ xâm chiếm được vùng nào, họ cho xây
dựng, quy hoạch đô thị, tạo tiện nghi cho cuộc sống của mình. Trong kiến trúc La mã,
kiến trúc thế tục được đặc biệt chú trọng và phát triển.
Các thể loại kiến trúc phong phú. Trong đó nổi lên là các kiến trúc công cộng
như trụ sở Viện nguyên lão, đề thờ, cửa hàng, kho chứa, nhà tắm… Ngoài ra còn có
kiến trúc phục vụ cho nhu cầu về mặt tinh thần cho con người, nhất là để tôn vinh
chiến công, chiến tích của các hoàng đế La mã, như các khải hoàn môn, trụ biểu, đấu
trường, nhà hát… Bên cạnh đó họ còn sáng tạo trong thể loại nhà ở tập thể. Đi theo với
kiến trúc, trong quy hoạch đô thị người La mã đã chú ý đến các công trình cấp thoát
nước.
Đấu trường Côlidê (Colisée) – Rôma: Là một đấu trường lớn nhất La mã cổ
đại, được xây dựng theo hình dạng elíp: vòng ngoài có kích thước 188 x 156m. Sân
đấu bên trong là 86 x 54m. Mặt ngoài cao 49m gồm 4 tầng, 3 tầng dưới mỗi tầng có 80

16
lOMoARcPSD|26545580

vòm uốn. Sức chứa của đấu trường lên tới 50.000 người. Đây là sự kết hợp các thể
thức kiến trúc của Hy Lạp. Tầng 1 là biến thể của thức Đôníc, tầng 2 là một cột theo
kiểu Iôníc, tầng 3 là kiểu thức Côranhtiêng, tầng 4 sử dụng mảng đặc là chính. Thỉnh
thoảng có chỗ cửa nhỏ, kết cấu theo kiểu nhẹ dần lên. Bên cạnh những hàng cột theo
kiểu Hy Lạp là các vòm cuốn bán nguyệt mang đặc trưng kiến trúc La mã. Sự kết hợp
đó đã tạo cho mặt ngoài đấu trường một dáng vẻ đặc biệt, phản ánh được một cách rõ
nét đặc điểm của nghệ thuật La mã.

Đấu trường Co-li-de

Khải hoàn môn: Thường được bố cục 3 cổng vòm. Nổi bật là cổng chính ở
giữa, hai bên là hai cổng nhỏ. Chúng thường có kích thước lớn, độ rộng và sử dụng
nhiều vòm, vòng cung, thường được xây bằng gạch, đá vôi, ngoài bọc bằng đá cẩm
thạch… Khải hoàn môn thường được xây dựng để tôn vinh và ghi lại chiến thắng của
các hoàng đế La mã. Vì vậy trang trí ở đây là phù điêu và chỉ phủ kín mặt ngoài kiến
trúc. Nó không mang giá trị vật chất cụ thể mà là biểu trưng cho các hoàng đế, khẳng
định quyền bá chủ dành cho người chiến thắng: Khải hoàn môn Trujan (114 – 129),
Titus, Séptimiút (203)…
Trong tất cả thể loại kiến trúc La mã, họ đều sử dụng vòm cuốn nhiều kiểu.
Người La mã tỏ ra có biệt tài trong việc xây dựng mái vòm với kỹ thuật điêu luyện, có

17
lOMoARcPSD|26545580

sự kết hợp của nhiều vật liệu: Gạch, đá… Họ xây dựng nhiều nhà tắm công cộng,
phong tranh, thư viện, … phục vụ cho nhu cầu của con người.
Cầu dẫn nước: Qua sông Gard, cao 49m, dài 274m, gồm 3 tầng móng, lớp dưới
có 6 cống vòm, lớp 2 có 11 cổng vòm, trên cùng là 35 cổng vòm, các cổng vòm này
không giống nhau. Cầu móng có độ nghiêng thích hợp để lúc nào cũng có nước chảy.
Được xây bằng gạch, đá để mộc. Điều này tạo vẻ đẹp cho tác phẩm nghệ thuật này. Do
tướng quân và thống đốc La mã Aguriba, bạn và anh em cọc chèo với hoàng đế
Augustua xây dựng.

Cầu dẫn nước

Kiến trúc La mã có nhiều đặc điểm khác hoàn toàn Hy Lạp. Nếu kiến trúc Hy
Lạp có vẻ đẹp đơn giản, bình dị với đường thẳng là chính thì kiến trúc La mã lại có vẻ
đẹp hùng vĩ, đồ sộ với những vòm cuốn, vòng cung nhiều loại: Trong nghệ thuật kiến
trúc, thể loại kiến trúc dân dụng phát triển nhất và đã để lại trên đất ý ngày nay nhiều
công trình danh tiếng, chứng tỏ tài năng về mặt kiến trúc của người La mã cổ đại.
3. Nghệ thuật Điêu khắc
3.1. Thể loại tượng tròn
Ở La mã tượng chân dung, mà nhất là chân dung các hoàng đế đặc biệt phát
triển. Thành tựu này khởi nguồn từ một tục lệ lâu đời của người La mã, tục lệ mang
tính tín ngưỡng, tôn giáo: Tục lệ thờ cúng tổ tiên, cha mẹ. Trong nhà người La mã cổ
có một chiếc tủ đựng chân dung bằng sáp của những người thân đã qua đời. Giống như
người Ai Cập cổ, họ tin rằng những chân dung hình ảnh đó có linh hồn. Họ cũng tin
rằng những con người đó vẫn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống gia đình, tham gia
vào mọi sinh hoạt của những người còn sống. Khi có tang lễ, người ta khiêng cả chiếc

18
lOMoARcPSD|26545580

tủ đựng chân dung thờ đó đi theo đám tang. Lúc đầu người ta dùng sáp nóng đổ lên
mặt người hòng có sự chính xác và chân dung giống thực một cách tối đa. Sau này
họ tạo ra được các pho tượng, vẫn mang theo tinh thần trọng thực. Nhờ những
hiểu biết về cấu trúc và đặc điểm của đầu người qua việc đổ trực tiếp bằng sáp
nóng. Có thể nói tượng chân dung La mã mang tính tả thực cao độ và là tượng
mang tính đặc tả tính cách nhân vật. Tuy nhiên cũng không thể bỏ qua sự kết hợp
với tính chất lý tưởng hoá trong một số bức tượng chân dung của La mã cổ đại.
Tính chất đó có thể biểu hiện ở hình dáng, trang phục, hay các pho tượng nhỏ kèm
theo.
Tượng Hoàng đế Ô guýt ở Prima - Poóta 20 - 17: Nhà điêu khắc đã rất giỏi khi
thể hiện các nếp gấp mềm mại, buông rủ trên cánh tay trái của Ô guýt, tay phải Ô guýt
giơ cao, tay trái cầm cây gậy quyền lực dưới chân phải là biểu tượng tiểu thần tình yêu
cưỡi trên cá đô phin (cá heo). Đấy chính là nét lý tưởng hoá trong các pho tượng La
mã.
Tuy vậy dù dưới hình thức nào thì các pho tượng đó vẫn mang tính hiện thực.
Dưới các hình thức đó, các công dân La mã vẫn nhận ra những nét tính cách riêng
của các vị hoàng đế của mình. Bên cạnh các chân dung hoàng đế La mã vừa mang
tính hiện thực vừa mang tính lý tưởng hoá còn có một loại chân dung hoàn toàn
mang tính hiện thực một cách sâu sắc. Loại chân dung này mang đậm chất La mã
hơn. Chân dung kiểu này trong nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp chưa thấy xuất hiện.
3.2. Thể loại chạm nổi
Nghệ thuật La mã mang tính chất tôn vinh ca ngợi các hoàng đế La mã, hoặc
họ được thần thánh che trở, hoặc họ là những bậc vĩ nhân. Trong những bức chạm
nổi mang tính chất lịch sử đó, với chủ đề xoay quanh chuyện thần thoại, mang tính
tập thể và khái quát chung, ở La mã lại là vai trò cá nhân tôn vinh cá nhân. Điều này
được thể hiện trong các trụ tưởng niệm, hay phù điêu trang trí ở bề mặt các khải hoàn
môn.

19
lOMoARcPSD|26545580

Một hình thức thứ hai sử dụng diện phù điêu trang trí nhiều là những cái quách
dùng trong các tang lễ. Hình thức này mang theo phong cách của từng xưởng sản xuất,
từng vùng trên đất La mã. Điều này cũng quy định sự khác nhau giữa các mảng phù
điêu. Có thể dùng nhiều hình tượng nhân vật, sắp đặt các hình tượng thưa hay dày thể
hiện những đoạn thần thoại, hay các vị thần, hoặc trang trí bằng các tràng hoa và nhiều
hình tượng khác rất phong phú.

20
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 4: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG CỔ


1. Hoàn cảnh xã hội thời Trung cổ phương tây
La mã từ chỗ là một quốc gia thống nhất, bị chia làm 2 phần: Đế quốc La mã
phương Tây và phương Đông. Chế độ phong kiến Tây Âu bắt đầu. Trong điều kiện
sống hạn chế về tầm nhìn, về sự giao lưu kinh tế, văn hoá… Châu Âu rơi vào tình trạng trì
trệ, tối tăm… Nền văn hoá phát triển rực rỡ vào thời kỳ cổ đại dần bị tàn lụi.
Từ thế kỷ XI, Châu Âu bắt đầu được phục hồi. Mọi mặt của đời sống xã hội đều
có sự đổi mới, chấm dứt sơ kỳ phong kiến bước vào thời kỳ trung kỳ phong kiến. Nổi
bật là sự ra đời của thành thị và sự thành lập các trường Đại học (TK XII - XIII) đã tạo
điều kiện cho một trào lưu văn hoá mới ra đời vào thế kỷ XV ở Ý. Đó là trào lưu văn
hoá phục hưng. Trung cổ nằm giữa giai đoạn cổ đại và phục hưng.
2. Thành tựu nghệ thuật thời Trung cổ
2..1 Nghệ thuật Kiến trúc Bi dăng tanh
Một phong cách nghệ thuật tồn tại trong giai đoạn này là Bi dăng xơ và thường
được gọi là nghệ thuật Bi dăng tanh. Kiến trúc Bidăngtanh vẫn tiếp tục phát triển theo
truyền thống La mã với các thể loại kiến trúc phong phú. Trong các công trình kiến
trúc đáng chú ý là nhà thờ thánh Xôphia (360 - 1354). Công trình này lớn nhất thế giới
thiên chúa giáo (thế kỷ XV). Nó được xây dựng là sự kết hợp giữa thể thức kiến trúc
mặt bằng chữ nhật của La mã vừa tạo được mặt bằng chữ thập Hy Lạp. Đặc biệt là
những nóc tròn, vòm cầu đồ sộ đã tạo nét riêng biệt với sáng tạo của nghệ thuật kiến
trúc Bidăngtanh. Đồng thời cũng đánh dấu sự tiến bộ của kỹ thuật xây cất kiến trúc
thời Bidăngtanh so với La mã thời cổ đại. Trên nóc tròn đồ sộ đó, các kiến trúc sư
Bidăngtanh còn cho dát bằng các kim loại quý như vàng… để tăng thêm phần sang
trọng cho “ngôi nhà của chúa”.
2.2. Nghệ thuật Kiến trúc Roman
Từ năm 63 TCN, ở La mã đã xuất hiện một tôn giáo mới đến thế kỷ IV TCN,
đạo Kitô đã được chính thức công nhận là đạo chính ở La mã, cũng như ở Châu Âu.
Đạo Kitô phát triển kéo theo việc xây dựng các nhà thờ Kitô giáo được chú trọng.
Điều này thoả mãn nhu cầu chung cho cả quý tộc và nông nô. Từ thế kỷ IX đến thế kỷ
XI một phong cách kiến trúc nhà thờ kitô giáo ra đời. Đó là phong cách kiến trúc Rô
măng. Nghệ thuật Rô măng không phải là sự tiếp tục phát triển của nghệ thuật La mã.
Tuy vậy tên gọi Rô măng cũng gợi về sự vang vọng của một nền nghệ thuật đã từng
rực rỡ ở thời cổ đại.
Nhìn bề ngoài, kiến trúc Rômăng là một khối nhà thấp, chắc chắn, nhiều mảng
lớn hơn các khoảng trống. Vật liệu chủ yếu bằng đá. Thời kỳ này đã biết tạo ra các cột,

21
lOMoARcPSD|26545580

mỗi hàng là một gian với vòm bán nguyệt trên mi cửa. Lối kiến trúc này có ưu điểm là
khoẻ khoắn, chắc chắn. Nhưng do cửa sổ nhỏ và ít nên trong lòng kiến trúc thiếu sáng.
2. 3. Nghệ thuật Kiến trúc Gotich
Đến thế kỷ XII, ở Pháp xuất hiện một phong cách kiến trúc mới: phong cách
Gôtích (Gothique), đã tìm cách giải quyết những hạn chế kiến trúc Rômăng bằng một
số kỹ thuật mới như tạo những hàng cột bên vững chãi, là bộ cung kép để đỡ mái bên.
Để nâng cao vòm nhà, kiến trúc sư Gotích đã tạo ra hệ thống vòng cung gãy, khởi từ
những đầu cột chính, cắt nhau tại trung tâm của vòm nhà. Điểm đặc trưng để phân biệt
kiến trúc Gôtích với Rômăng là các vòm nhọn, các mi cửa không còn là cung tròn mà
là một nửa hình thoi. Sau này Gotích có thay đổi là các cung nhọn thì bây giờ là hai
cánh cung nối nhau ở đỉnh nhọn. Hình này là sự phối hợp hai thể thức Rômăng và
Gôtích. Nó vừa giải quyết được vấn đề chiều cao cho công trình, vừa giải quyết được
phần tạo dáng cho các vòm, vòng cung đẹp hơn, mềm mại hơn. Với cách xử lý kỹ
thuật mới, các nhà thờ Gôtích vươn cao trên bầu trời. Đồng thời ánh sáng vẫn chan hoà
trong lòng thánh đường, tạo một không gian kiến trúc tôn giáo phù hợp.
3. Nghệ thuật Hội họa
Ứng với mỗi phong cách kiến trúc lại có những thể loại tranh phù hợp. Với
phong cách Rômăng khi nghệ thuật mới được phục hồi trở lại sau một thời gian hạn
chế và tàn lụi thể loại tranh được phát triển là tranh khuôn khổ nhỏ, làm chức năng
minh hoạ cho các sách thánh kinh, hay còn gọi là các bức tiểu hoạ. Thể loại này có
màu sắc đơn giản. Ngôn ngữ đặc trưng là nét, bố cục đơn giản, xúc tích và dễ hiểu
đồng thời bộ lộ nội dung sâu sắc. Vì làm chức năng minh hoạ nên nội dung chính của
thể loại tranh này là nội dung tôn giáo.
Trong kiến trúc Gôtích, các nhà thờ có nhiều khoảng trống, phù hợp với thể loại
tranh ghép kính màu. Bằng nhiều lớp kính màu, thể loại tranh này đã tạo hiệu quả
trang trí cao. Khi ánh sáng mặt trời chiếu qua các lớp kính tạo ra một lớp ánh sáng
huyền ảo, gợi không khí huyền bí linh thiêng trong nhà thờ. Tranh ghép kính màu ngày
càng phát triển với nhiều kỹ thuật đa dạng hơn. Cùng với tranh ghép kính màu, trong
thời kỳ Gôtích còn thể loại tranh thờ, tranh thánh. Những tranh này phần lớn được
dùng trong trang trí, thờ phụng ở bàn thờ chúa. Đề tài chính là tranh vẽ các vị thánh,
chúa. Có thể có tranh đơn, nhưng cũng có thể bày nhiều bức tranh đơn ghép lại thành
bức thánh tượng bình (bức bình phong về tranh thánh) bày ngay trước bàn thờ chúa, ở
nghệ thuật Bidăngtanh, tranh ghép bằng các mảnh gốm màu hoặc các mảng đá phát
triển hơn cả.
Trong các thể loại tranh kể trên, hầu hết là mang nội dung trích ra từ kinh thánh.
Hình ảnh Chúa Trời đức mẹ và chúa hài đồng, các thánh được diễn tả bằng một quan

22
lOMoARcPSD|26545580

niệm tạo hình đặc biệt. Điều chi phối những quan niệm này lại chính là tôn giáo. Ví dụ
quan niệm tạo hình theo đẳng cấp được sử dụng triệt để. Các bậc thang đẳng cấp được
tạo ra theo tình cảm tôn giáo, tư duy tôn giáo. Điều này thể hiện ở nhiều lĩnh vực của
ngôn ngữ tạo hình, trong đó rõ nhất là ở tỷ lệ các nhân vật. Sự to nhỏ của hình tượng
nhân vật là tuỳ thuộc vào địa vị tôn giáo của nhân vật mà không theo xa gần. Các nhân
vật trong tranh thờ thường được kéo dài về tỷ lệ. Khuôn mặt gầy, hóp, đôi mắt mở to
ngơ ngác hay đắm chìm vào một thế giới xa xăm nào đó thể hiện sắc xảo chân dung
của người tu hành khắc khổ. Các màu xanh, đỏ, vàng được đặc biệt yêu thích trong
tranh trung cổ. Có thể nhận định một cách chính xác rằng nghệ thuật thời trung cổ đã
tạo ra được một kiểu người phù hợp với lý tưởng tôn giáo, niềm tin tôn giáo, ít chất
hiện thực nhưng giàu tính siêu hình thần bí, biểu hiện cảm xúc, tình cảm tôn giáo, kiểu
người mộ đạo thành kính.
Sau thời cổ đại, tình hình xã hội thay đổi. Tôn giáo ngự trị trong xã hội, hướng
cái đẹp lên thế giới của cha - con và thánh thần, thế giới thiên đàng vĩnh hằng. Nghệ
thuật mang tính nhân văn của Hy Lạp La mã cổ bị hạn chế không được tiếp tục phát
triển. Thay vào đó là một nền nghệ thuật tôn giáo phát triển gần như chiếm độc quyền.
Điều này tạo cơ sở để các nhà tư tưởng phục hưng cách tân và đưa ra phong cách nghệ
thuật mới, thay đổi một quan niệm sáng tạo nghệ thuật.
4. Nghệ thuật Điêu khắc
Cùng với sự phục hồi của kiến trúc, điêu khắc cũng được phục hồi trở lại từ thế
kỷ XI. Lúc đầu chỉ là những phù điêu trang trí với đề tài hoa lá… Do quy định nghiêm
ngặt của tôn giáo, giáo hội nên hình tượng người không được đề cập tới trong nghệ
thuật tạo hình. Theo quan niệm tôn giáo, sẽ bị kết tội nếu kẻ nào làm việc tạo ra con
người giống chúa trời. Say không bị cản trở bởi những tư tưởng cực đoan đó, trong
nghệ thuật dần xuất hiện hình tượng con người trong đề tài quen thuộc: “Ngày phán xử
cuối cùng”. Nhất là trong nghệ thuật gôtích, hình tượng điêu khắc được sử dụng rộng
rãi hơn. Tượng người diễn tả các vị thánh và đề tài phán xét cuối cùng chiếm phần lớn
trang trí kiến trúc như ở cổng phía nam của nhà thờ Sáctơrơ (Chartres) ở Pháp. Cổng
này còn được gọi là cổng ngày phán xét cuối cùng và lòng từ bi (1215 – 1240).
Điêu khắc Gôtích phát triển từ phù điêu hình tượng nỏi thấp đến cao dần, và
cuối cùng là tượng tròn. Tính khoa học trong hình tượng điêu khắc cũng ngày một
được nâng cao. Tỷ lệ cân đối hơn, hoàn thiện hơn. Trong nghệ thuật Bidăngtanh hầu
như không sử dụng hình tượng điêu khắc mà chủ yếu là diện trang trí bằng các hoạ tiết
trang trí phong phú và lộng lẫy về hình, màu sắc. Các mô típ thực vật như hoa hồng,
hoa cẩm chướng, lá nho… được sử dụng nhiều, kết hợp với các hoa văn hình học từ
thế kỷ XVI. Hoa văn động vật không được người Bidăngtanh chú trọng.

23
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 5: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHỤC HƯNG


1. Văn hóa, xã hội thời kỳ Phục hưng
Đầu thế kỷ XIV, XV ở ý đã xuất hiện quan hệ tư bản chủ nghĩa. Điều này đã
tạo điều kiện cho văn hoá phục hưng do có tư tưởng mới xuất hiện, nền nghệ thuật
cũ không đủ đáp ứng nhu cầu tinh thần nữa, và với những phát kiến về phát minh
khoa học, địa lý… tạo khả năng giao lưu giữa các nền văn hoá Đông - Tây. Những
phát minh khoa học đã làm sáng tỏ nhiều điều về con người, về trái đất… những
điều đó trước đây bị nhiều tư tưởng như thần học, tôn giáo làm sai lệch.
Trong nghệ thuật tạo hình cũng có những phát minh mới, trực tiếp thúc đẩy
nghệ thuật phát triển, đặc biệt là hội hoạ. Đầu tiên là sự phát hiện ra một chất liệu mới
trong hội hoạ: Chất liệu sơn dầu. Ưu việt của nó là: Biểu hiện tốt, khả năng tả chất, tả
khối cao, màu sắc trong trẻo hơn, có độ sâu, bóng không thấm nước, đặc biệt tranh sơn
dầu giữ được lâu, bền màu. Sơn dầu có từ thế kỷ XV và nó được phổ biến sử dụng
trong giới hoạ sĩ khắp Châu Âu. Song song với sơn dầu là việc nhà kiến trúc sư kiêm
nhà văn Lê ôn Bát tít sta An béc ti (Leon Battista Alberti: 1404 - 1472) đã phát minh ra
phép phối cảnh, đó là diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều, nó được
nghiên cứu cẩn thận và hoàn thiện. Các hoạ sĩ có thể biểu hiện chiều sâu ngàn dặm lên
mặt phẳng tranh. Đó là một phát minh trong lịch sử mỹ thuật, tạo điều kiện cho hội
hoạ phát triển mạnh nhất từ trước tới lúc đó. Các nghệ sĩ thời phục hưng còn dũng cảm
vượt qua rào chắn của tôn giáo tìm cách nghiên cứu về tỉ lệ, về giải phẫu tạo hình cơ
thể người. Đồng thời với thành tựu của kỹ thuật in, nhiều sách về giải phẫu tạo hình cơ
thể người đã được xuất bản. Cái đẹp thời phục hưng là cái đẹp của sự hài hoà và cân
đối. Hình tượng con người được coi là kiểu mẫu cho tất cả. Mục tiêu văn hoá phục
hưng là đấu tranh cho sự giải phóng con người. Kẻ thù của các nhà tư tưởng nhân văn
và nghệ sĩ phục hưng là sự nghèo đói và dốt nát. Lý tưởng thẩm mỹ phục hưng là lý
tưởng về sự hoàn thiện, hoàn mỹ. Cân đối và hài hoà là cơ sở xây dựng cái đẹp theo lý
tưởng thẩm mỹ phục hưng. Được biểu hiện trong từng tác phẩm thời kỳ này.
Thời tiền phục hưng
Có thể nói mỹ thuật phục hưng bắt đầu ở ý với trung tâm là Florence và Siene
vào cuối thế kỷ XIV. Thời kỳ này đã ghi lại tên tuổi của một số nghệ sĩ nổi tiếng như
Giốt tô đi Bôn đô nê (Giotto Bonone: 1267 – 1337), Duye xi ô (Duccio: 1278 – 1319),
… Sang thế kỷ XV mỹ thuật phục hưng phát triển mạnh hơn. Tuy vậy về phong cách
nghệ thuật chưa hoàn toàn định hình. Vì vậy, thời kỳ này được gọi là thời kỳ tiền phục
hưng. Về hội hoạ thời tiền phục hưng có sự thay đổi lớn lao, hình tượng nhân vật được
diễn tả có khối. Quan niệm nghệ thuật hiện thực được chú trọng. Con người xuất hiện
trong tranh giống như trong cuộc đời: Sống động và giàu tình cảm. Cùng với nó điêu

24
lOMoARcPSD|26545580

khắc cũng có thành tựu lớn, những nhà điêu khắc danh tiếng của thời kỳ này là Lô ren
giô ghi béc ti (Lorenzo ghiberti) với tác phẩm Hai cánh cửa rửa tội ở Floren; Đô na ten
lô với pho tượng vị thủ lĩnh Gát ta mơ la ta, Đa vít, Vê rô ki ô với các pho tượng kỹ
mã nổi tiếng…
Kiến trúc thế kỷ XV được đánh dấu bằng các đặc điểm mới: Ở thời kỳ này kiến
trúc thế tục vượt qua trình độ phát triển của kiến trúc tôn giáo. Thời trung cổ, kiến trúc
tôn giáo chiếm ưu thế tuyệt đối với các phong cách kiến trúc Rômăng, Gôtích,
Bidăngtanh. Kiến trúc thời này là sự kết hợp thể thức kiến trúc trung cổ (Gôtích) với
nghệ thuật kiến trúc La mã. Trong thiết kế dành vị trí quan trọng cho nóc tròn trên đồ
án hình vuông. Chòm cột nhỏ ở nhà thờ Gôtích được thay thế bằng trụ vuông hay cột
tròn to. Vòm bán nguyệt trong kiến trúc Rômăng được thay thế bằng vòm tròn hỗn hợp
cung tròn và nhọn của Rômăng và Gôtích. Sang nửa sau thế kỷ XV phong cách kiến
trúc khởi đầu từ Floren được lan truyền đến các trung tâm khác của ý như Vơ ni dơ.
Trong phong cách cũng có sự thay đổi, bởi sự tĩnh lặng, nghiêm trang thoáng đạt hơn
và trang trí nhiều hơn.
Thời kỳ phục hưng phát triển (thế kỷ XVI)
Thế kỷ XVI được coi là thế kỷ cổ điển phục hưng (Renaissance Classique) theo
cách hiểu trong nghệ thuật thời kỳ cổ điển của một nền, một phong cách nghệ thuật
chính là lúc nghệ thuật đó đạt đến đỉnh cao, hoàn thiện, mẫu mực và định hình về
phong cách. ở thời tiền phục hưng, mỹ thuật đã đạt được nhiều thành tựu. Song ở một
vài tác giả, ở một số tranh của họ bên cạnh sự đổi mới về phong cách vẫn còn đôi chút
ảnh hưởng của con người, sự biểu cảm chưa thật sâu sắc… Nhưng sang thế kỷ XVI,
mỹ thuật ý đã thực sự phục hưng. Một nền nghệ thuật đi theo hướng hiện thực, tự
nhiên đã phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác giả và tác phẩm có giá trị còn tồn tại mãi
mãi. Một phong cách nghệ thuật mới đã thực sự định hình. Thời kỳ này chứng kiến sự
phát triển của hội hoạ, điêu khắc cũng như kiến trúc. Đây là thời kỳ của những tên tuổi
nổi tiếng như Đônatô Bramăngtơ (Donato Bramante: 1444 - 1514): Kiến trúc sư danh
tiếng nhất của thời phục hưng với công trình kiến trúc vĩ đại và đồ sộ là nhà thờ thánh
Pie (Saint Pierre), với công trình này được coi là toà giáo đường lớn nhất và là một kỳ
quan của thế giới kitô giáo, Mi ken lăng giơ (Mikenlange) - nhà điêu khắc, kiến trúc
sư, hoạ sĩ…
Trước phục hưng, tranh trên giá chưa thực sự phát triển. Suốt thời kỳ cổ đại,
trung cổ thể loại tranh được sử dụng mạnh nhất là bích hoạ. Hay nói một cách khác là
tranh luôn gắn với kiến trúc, “tựa” vào các mảng tường và tồn tại cùng với kiến trúc.
Đến phục hưng, nhiều hoạ sĩ với những tác phẩm của họ được con người của nhiều
thời đại yêu thích. Chưa bao giờ, hội hoạ lại phát triển và đạt được nhiều thành công
như thời kỳ phục hưng. Các thể loai tranh đều được các hoạ sĩ thích thú thể hiện. Được
25
lOMoARcPSD|26545580

ưa thích nhất là tranh chân dung, tranh tôn giáo, thần thoại, tranh sinh hoạt… Hai trung
tâm lớn là Rome và Vơnise. Các hoạ sĩ Vơnise vẫn tiếp tục phát huy sở trường của
truyền thống hội hoạ Vơnise, họ say mê với sự phối sắc, màu sắc tươi sáng, rực rỡ,
tranh của họ truyền đến cho người xem sự lạc quan, yêu đời vui vẻ và hạnh phúc. ở
Rome là nơi thu hút các danh hoạ ý cũng như các hoạ sĩ ở nhiều quốc gia khác. Nơi
đây được coi như trường học lớn, nơi đào tạo ra nhiều hoạ sĩ bậc thầy cho nền hội hoạ
thế giới như Lê ô na đờ vanh xi, Raphaen, Tixiêng, Gioóc giôn…
Mỹ thuật phục hưng phát triển manh ở cả ba loại hình nghệ thuật: kiến trúc, điêu
khắc, hội hoạ. Điều đáng nói ở đây là một phong cách nghệ thuật tạo hình mới được
hình thành và định hình vào thế kỷ XVI. Trong đó hội hoạ là loại hình nghệ thuật phát
triển mạnh nhất từ trước đến lúc đó. Nó đã được các nghệ sĩ sáng tạo theo quan điểm
mang tính chất nhân văn, vì giá trị, vẻ đẹp của con người. Tranh tượng phục hưng
mang nhiều phẩm chất nghệ thuật cao quý. Tuy vậy cái đẹp của thời phục hưng, trong
tranh tượng phục hưng là cái đẹp hoàn thiện, cái đẹp hài hoà, cân đối của tất cả các
yếu tố ngôn ngữ tạo hình. Ngày nay, trong thời kỳ hiện đại, có thể đối với một số
người tranh phục hưng với vẻ đẹp tĩnh lặng, trang nghiêm, mẫu mực, kinh điển là
không phù hợp. Mặc dù vậy vượt qua không gian và thời gian, mỹ thuật phục hưng
vẫn được kính trọng và sẽ còn là những bài học vô giá với nhiều thế hệ nghệ sĩ muốn
học hỏi và nghiên cứu về nghệ thuật.
2. Khái niệm và cơ sở hình thành nghệ thuật Phục Hưng
Danh từ phục hưng (Renaissance) theo tiếng Pháp nghĩa là sự tái sinh hay hồi
phục. Quan niệm về sự tái sinh nghệ thuật, sự hồi sinh của tất cả những gì cao cả và vĩ
đại. Nơi nghệ thuật phát triển mạnh mẽ nhất là ở Phờlorăngxơ (Florence). Người ý cho
rằng nền nghệ thuật vẻ vang của họ thời La mã cổ đại đã bị người gốt (Goth - tên một
man tộc ở Châu Âu) phá huỷ cùng với việc làm sụp đổ La mã. Vì vậy sứ mệnh của họ
là phải làm cho nghệ thuật được phục hồi, được sống lại. Vào đầu thế kỷ XIV các nghệ
sĩ ý đã quyết tâm tạo ra một nghệ thuật mới, khác xa với nghệ thuật thời trung cổ
(Middle - Age). Cùng với sự tái sinh của mỹ thuật còn có sự tái sinh của văn chương
của thuyết tâm linh… Từ đó làm nảy sinh một làn sóng mới về nghệ thuật, văn học.
Phong trào văn hoá mới này được gọi là phong trào văn hoá phục hưng.
Mặt khác, ở ý thời kỳ này có nhiều trung tâm kinh tế phồn vinh, chính trị ổn
định, tạo điều kiện cho nhiều tư tưởng mới phát triển. Mạnh mẽ nhất là tư tưởng nhân
văn, đề cao giá trị của con người, ở đây không còn tư tưởng lấy thánh thần làm đích
đánh giá và phấn đấu mà lấy chính con người, coi con người là thước đo mọi giá trị, là
trung tâm của vũ trụ. Các tác phẩm mỹ thuật, đặc biệt là tranh, tượng thời kỳ này thực
sự là bản anh hùng ca ca ngợi vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mỹ của con người. Nghệ thuật
không những được tái sinh mà còn phát triển đến đỉnh cao trên cơ sở hoàn cảnh xã hội
26
lOMoARcPSD|26545580

mới. Phong trào văn hoá phục hưng bắt đầu từ cuối thế kỷ XIII, đầu thế kỷ XIV và đến
cuối thế kỷ XVI mới kết thúc. Thời kỳ đó trong lịch sử mỹ thuật được gọi là thời kỳ
phục hưng, khởi đầu từ các đô thị ở miền Bắc nước ý. Dần lan sang các nước châu âu
khác như Hà lan, Anh, Pháp, Đức… Thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của phục hưng là
thế kỷ XVI.
3. Thành tựu nghệ thuật Phục Hưng
3.1 Nghệ thuật hội họa
Hội họa Phục hưng đạt được nhiều ưu điểm, trước hết là sự hoàn thiện chất liệu
sơn dầu và hơn hết là sự kết hợp yếu tố khoa học vào sáng tạo nghệ thuật; đưa phối
cảnh vào trong tranh. Hội họa tả khối, tả chất sinh động. màu sắc hài hòa. Diễn tả tỉ lệ
người theo tỉ lệ vàng với sự hoàn thiện của giải phẫu tạo hình. Một số tác giả tiêu biểu
đã làm cho nền Hội họa phục hưng đạt đến đỉnh cao sáng tạo, họ là những nhà nghệ sĩ
kết hợp nhiều tố chất
Hoạ sĩ Giốt tô đi Bôn đô nê (Giotto di Bondone) 1267 - 1337
Là một hoạ sĩ vẽ tranh thờ rất nổi tiếng, tranh của ông vẽ đã có thay đổi về
phong cách, trên khuôn mặt Chúa, các thánh… Người thầy của ông là Ximabuê là
người đã đưa vào tranh một thứ được chiếu dọi bởi một thứ ánh sáng tương phản mạnh
tạo ra những nếp nhăn hằn sâu, những mảng khối mạnh. Vì vậy hình tượng nhân vật
trong tanh ông mang tính biểu cảm hơn. Đến Giotto di Bondone kế thừa theo cách tân
của thầy ông, đưa nghệ thuật về gần với cuộc sống. Chiều sâu của không gian trong
tranh đã được chú ý tới. Ông không sử dụng nền trang trí trong tác phẩm, ông đặt các
nhân vật của mình trong một không gian thực với các yếu tố phong cảnh làm nền. Tác
phẩm “Phản bội chúa” đã biểu hiện được sự phản bội một cách minh bạch và cho thấy
sự cách tân trong cách thể hiện con người, ánh sáng và sự cân đối hài hoà về sự sắp đặt
màu sắc, bố cục. Tranh của ông đã đưa lại cảm xúc mạnh mẽ cho người xem, ở các
nhân vật, ngoài việc diễn tả vẽ bên ngoài, hoạ sĩ đã chú ý đến sự biểu hiện của nội tâm:
vẽ đau đớn, buồn bã, than khóc trước sự mất mát (tranh bích hoạ “Đám tang chúa
Kitô”).
Ma dắc xi ô (Masaccio) 1401 - 1428
Là người mở đầu cho nghệ thuật thế kỷ XV. Nghệ thuật của ông là sự tổng hợp
của nhiều yếu tố, bởi ông được thừa hưởng các thành tựu về hình hoạ của Giôttô, phép
phối cảnh trong kiến trúc, phân bố hệ thống ánh sáng trong tranh rõ ràng… diễn tả con
người sống động, hình tượng nhân vật, mảng sáng tối manh, tương phản, gợi khối tròn
và mềm mại. Bức bích hoạ “Đôi vợ chồng đầu tiên bị đuổi khỏi vườn địa đàng” đã nói
lên điều đó, ông đã thành công trong việc diễn tả hai cơ thể khoả thân bố cục trong
hình chữ nhật đứng, ngoài cái đẹp về hình thể, khối, đậm nhạt, tác giả còn nhấn mạnh

27
lOMoARcPSD|26545580

tâm trạng của hai con người này. Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng, trừ mảng màu đỏ ở
hình tượng thiên thần, còn tất cả hoà trong hoà sắc vàng trong sáng nhẹ nhàng, sự
mềm mại, gợi cảm của chất da thịt còn thiếu vắng. Thay vào đó là sự rành mạch đậm
nhạt, gợi vẻ cứng rắn, khoẻ mạnh của cách tạo khối điêu khắc. Ông còn nhiều tác
phẩm khác như “Tiền quyên góp”, “Chúa ba ngôi”, “Đức mẹ Thánh John và Những
người dâng cúng”… Tranh ông phần lớn là đề tài tôn giáo. Nhưng qua đề tài tôn giáo
hoạ sĩ gửi tới người xem thông điệp về vẻ đẹp và giá trị của con người. Chiều thứ 3
của không gian được diễn tả tốt nhờ sự chắc chắn về hình, đậm nhạt và tương quan
nóng lạnh của màu sắc trong tranh.
Hoạ sĩ Bô ti xen li (Botticelli) 1445 – 1510
Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông có nhiều tác phẩm: Tranh ở nhà thờ
Sanh nghệ thuật Maria Maggiore ở Floren, tranh về lịch sử tình yêu, tranh bàn thờ
thánh, … trong số đó người ta nhắc đến nhiều hơn những tác phẩm “Mùa xuân”,
“Ngày sinh của thần vệ nữ”. “Lễ truyền tin”… Bên cạnh những đề tài tôn giáo quen
thuộc, ông đã đề cập đến đề tài thần thoại. Một sự thay đổi, hay một sự quay trở về với
truyền thống vinh quang thời cổ đại La mã? Tranh “Ngày sinh của thần vệ nữ” cho
thấy một vẻ đẹp tổng thể, hài hoà của nhiều yếu tố tạo hình: Đường nét, màu sắc và
chất biểu cảm: Thần vệ nữ là một cô gái đẹp mảnh dẻ, lả lướt với những lọn tóc vàng
dày, nặng song mềm mại cuộn rủ xuống thân hình khoả thân, tác giả đã diễn tả chất da
thịt căng tròn, đầy cảm xúc, thân hình mượt mà, sống động. Tác phẩm “Mùa xuân” lại
mang đến cảm xúc khác: Xem tranh ta có thể thấy hết biểu hiện của mùa xuân như sắc
đẹp, hoa trái, duyên dáng, niềm vui, say mê hạnh phúc… Màu sắc của tranh tươi sáng,
trang trọng và rực rỡ, kết hợp với sức sống từ những hình tượng thần linh với đường
nét mềm mại, ánh sáng dàn trải nhưng mạnh mẽ đã cho chúng ta cảm xúc đầy đủ tràn
đầy về mùa xuân. Tác phẩm “Truyền tin” lại cho ta thấy sự rõ ràng, rành mạch, song
vẫn có sự tương phản giữa những đường thẳng, sắc cạnh trong các chi tiết tường nhà,
nền gạch với những đường cong nếp gấp mềm mại trong việc diễn tả trang phục của
nhân vật. Rồi sự tương phản về nóng lạnh của màu sắc để diễn tả xa gần. Điều đáng
chú ý là việc sắp xếp hai hình tượng thiên thần và đức mẹ, hai thái độ tình cảm.
Hoạ sĩ Lê ô na đờ vanh xi (Léonar de vin ci) 1452 – 1519
Với nhiều tác phẩm thành công tên tuổi của Léonar de vin ci ngày càng nổi và
ông vẫn tự hào cho rằng ông đã đấu tranh để chứng minh được hội hoạ đúng là nghệ
thuật tự do như nghệ thuật hùng biện, văn phạm, triết học và phép biện chứng. Ông và
các hoạ sĩ khác nghĩ rằng phải dựa trên cơ sở khoa học mới có thể biến hội hoạ từ nghề
thủ công bị coi nhẹ thành nghệ thuật đáng coi trọng. Đó là lẽ cũng chính là lý do khiến
Léonar de vin ci say mê nghiên cứu luật phối cảnh và cấu trúc cơ thể người, ông muốn
nghệ thuật gắn bó với khoa học.
28
lOMoARcPSD|26545580

Tài năng của Léonar de vin ci không chỉ dừng lại ở hội hoạ mà còn ở kiến trúc,
điêu khắc, âm nhạc, chế tạo súng, đạn, vũ khí, máy móc, mô hình máy bay…
- Tác phẩm “Bữa tiệc cuối cùng” - Tranh tường (1495 - 1498)
- Tác phẩm “Mônalida” - Sơn dầu trên gỗ
- Tác phẩm “ Đức mẹ đồng trinh trong hang” - Sơn dầu
Raphaen Xăng ti (Raphael Santi) 1483 – 1520
Cùng với Lê ô na đờ vanh xi và Mikenlăngiơ, Raphaen góp phần tạo nên sự
chuẩn mực, định hình cho sự phát triển của phong cách nghệ thuật phục hưng, nếu
Mikenlăngiơ phong cách mạnh mẽ, cường liệt bao nhiêu thì ngược lại phong cách của
Raphaen lại mềm mại, nhẹ nhàng bấy nhiêu. Trong mỹ thuật phục hưng hai nghệ sĩ
này được coi là hai thái cực đối lập nhau. Những tác phẩm nổi tiếng của Raphaen là:
- Đức mẹ của Đại công tước
- Đức mẹ đồng trinh và Chúa hài đồng – Sơn dầu (1505)
-Trường Aten – Bích hoạ (1510 – 1512)
- Đức mẹ Sixtime (1512 – 1513)
Tranh của Raphaen biểu hiện cái đẹp nhẹ nhàng, uyển chuyển và duyên dáng,
mang nội dung lịch sử tôn giáo và tín ngưỡng nhân vật sâu sắc. Tranh của ông là
những mẫu mực về màu sắc, bố cục, về hình hoạ.

29
lOMoARcPSD|26545580

3.2 Nghệ thuật điêu khắc


Điêu khắc phục hưng đạt đến chuẩn mực về giải phẫu tạo hình. Nhiều nhà điêu
khắc nổi tiếng đã làm rạng danh đất nước Italia với phong cách điêu khắc da dạng và
đề tài sáng tác phong phú.
Đô na ten lô (Donatello) 1386 – 1466
Trong tác phẩm của mình, đề tài được ông đề cập tới nhiều nhất là đề tài tôn
giáo, gắn với các công trình kiến trúc tôn giáo: Thánh Mác (phù điêu đá), thánh
Gioóc… Mỗi bức một khác nhau về bố cục, về tình cảm mẹ con… Nhưng cái đẹp
chung toát ra từ những bức phù điêu hoặc tượng của ông là vẻ đẹp hiện thực của con
người trần tục và tình cảm yêu thương vô hạn của Đức mẹ với đức Chúa con. Ngoài ra
chủ đề những người anh hùng dân tộc trong đấu tranh chống giặc, những sự tích hay
huyền thoại ca ngợi cuộc sống cũng được ông thể hiện. Ông cũng rất thành công khi
xây dựng tác phẩm hoành tráng đài kỷ niệm người thủ lĩnh quân sự Gát ta mơ la ta. Tài
năng của ông cũng được biểu hiện qua các bức chạm nổi trên nhiều chất liệu: đá,
đồng… trên mặt phẳng, ông khéo léo tạo nhiều lớp khối cao thấp khác nhau rất phong
30
lOMoARcPSD|26545580

phú nên đã tạo được không gian sống cho nhân vật trong phù điêu. Dáng của các nhân
vật ở mọi chất liệu đề tài đều rất động, đa dạng, đường nét mềm mại, dịu dàng.
Mi Ken lăng giơ Bu ô na rô ti (MichelAnge Buonarroti) 1475 – 1564
Hoạ sĩ sứ Phờ lô grăng xơ, đồng thời là nhà điêu khắc, kiến trúc sư và nhà thơ
của nước ý. ông là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thời phục hưng. Nghệ thuật
của Mi ken lăng giơ là nguồn lực hình thành nên phong cách kiểu cách (Manierisme),
báo trước sự ra đời của nghệ thuật Barốc cơ, Mi ken lăng giơ sinh ngày 18/2/1564 tại
Rome. ông bắt đầu học mỹ thuật trong xưởng của thầy đơ mơ ni cô (Domenico) và
thầy Đavít ghi rlang đai ô (Giardino Medicco) và được nhà điêu khắc Béc tôn đô đi giô
van ni (Bertoldl di Giovanni) dạy học hình hoạ, nặn tượng và làm phù điêu. khi thầy
giáo mất Mi ken lăng giơ rời Phờ lô răng xơ đến Blônhơ (Blogne) tạc rất nhiều tượng
cho nhà thờ thánh Đô mơ ni cô. các bức tượng tuyệt tác ấy làm cho tên tuổi Mi ken
lăng giơ lẫy lừng cả xứ. Năm 1494, Mi ken lăng giơ trở lại Phờ lô răng xơ, từ 1496
đến 1513 ông sống và làm việc tại Tome. Giai đoạn này đánh dấu sự làm việc xung
sức của nghệ sĩ, ông hoàn thành vô số các bức tượng thánh và Đức mẹ trong nhà thờ,
năm 1501 Mi ken lăng giơ đi Xiên nơ (SiêNhà nước) và Phờ lô giăng xơ, lần này ông
bị cuốn hút vào việc tạc tượng Đavid khổng lồ. Cao khoảng hơn 3m với 1 tảng đá hoa
cương lớn, tới 1504 ông mới hoàn thành xong tác phẩm. Từ 1505 Mi ken lăng giơ bắt
đầu làm dự án lăng mộ giáo hoàng Duy lơ II (Jules II) và kết thúc vào năm 1513. Năm
1508, Mi ken lăng giơ còn trang trí vòm nhà thờ Xích xtin, đến năm 1512 mới xong.
Từ 1520 - 1534 Mi ken lăng giơ kí hợp đồng về kiến trúc cho nhà thò Mê đi xi
(Mðdicis), công trình này được đánh giá là tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo, tổng hợp hài
hoà giữa mỹ thuật và kiến trúc, năm 1535 - 1536 Mi ken lăng giơ quay lại Rôme và
thể hiện những bức tranh tường đồ sộ, đầu tiên là bức “Sự phán xét cuối cùng” trên
vách của nhà thờ Xích xtin khổ 20m x 10m, năm 1541 tác phẩm vĩ đại này mới được
hoàn thành. Một thời gian sau, Mi ken lăng giơ thể hiện 2 bức tranh tường lớn ở nhà thờ
Pôlinnơ (Pauline) ở Vaticăng. Nhà thờ riêng của giáo hoàng không lâu sau đó Mi ken lăng
giơ nhận thầu tiếp 2 công trình kiến trúc tại Rome, trụ sở làm việc Xanh Pi e rơ (St.
Pierre) ở Ba đi li cơ (Basilique) và hoàn thiện Pla da Phác nê dơ (Plazza Farnese).

31
lOMoARcPSD|26545580

Piet ta- Mikenlăng

Đavít

3.3 Nghệ thuật kiến trúc

32
lOMoARcPSD|26545580

Hai công trình kiến trúc tại Rome, trụ sở làm việc Xanh Pi e rơ (St. Pierre) ở Ba đi
li cơ (Basilique) và hoàn thiện Pla da Phác nê dơ (Plazza Farnese) Ở trung tâm văn hoá
rộng lớn này do Mikenlăng đảm nhiệm. Mi ken lăng giơ còn làm nhiều dự án kiến trúc
khác, cả cuộc đời làm kiến trúc Mi ken lăng giơ luôn thể hiện phong cách kiến trúc
Badilicơ (Basilique: Kiến trúc Phục hưng thường được thể hiện Kiểu kiến trúc có các
khung hình chữ nhật hoặc vuông phía dưới, cong phía trên là nửa hình tròn) 15 năm
cuối đời, Mi ken lăng giơ luôn gắn mình với cong việc kiến trúc, điêu khắc, Hội hoạ
trong các ngà thờ Xanh Pie rơ và nhà thờ Xpho rda (Sforra). Mi ken lăng giơ cũng là
tác giả của nhiều bài thơ tình mang dấu ấn đặc sắc của con người thời phục hưng. đọc
những bài thơ này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn cá tính đa dạng, diệu kỳ của ông, Mi ken
lăng giơ mất tại Rôme ở tuổi 89, thi hài của ông dược an táng tại nhà thờ Xanh cô rô
xơ (St. Coroce) thuộc Phờ lô răng xơ.Thời kỳ phục hưng, nghệ thuật kiến trúc cũng đạt
đỉnh cao không chỉ bởi kết cấu vật liệu mà hơn hết là sự kế thừa, phục hồi lại những
thành tựu điển hình của thời kỳ cổ đại cả quy mô và nghệ thuật tạo hình với các chi tiết
trang trí độc đáo.

33
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 6: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CỔ ĐIỂN


1. Cơ sở hình thành nghệ thuật cổ điển
Trường phái Cổ Điển được định nghĩa trong t điển là trình độ cao nhất về Văn
Chương và Nghệ Thuật, đặc biệt là phụ thuộc vào nền Văn Hóa Cổ Hy Lạp và Cổ La
Mã. Danh từ Cổ Điển mang hàm ý rằng trong quá khứ, con người đã đạt tới sự tuyệt
vời về nghệ thuật và ngày nay những công trình văn học, nghệ thuật liên quan tới
truyền thống cũ đều được coi là cổ điển.
Các nghệ sĩ cổ điển trong thế kỷ 18 tại châu Âu đã không quan tâm tới cá tính
hay các kinh nghiệm cá nhân như là sơ liệu nghệ thuật của họ. Một công trình nghệ
thuật tự bản thân nó đã có sẵn cái đẹp, cái hay mà không cần tới sự diễn tả của bản ngã
người nghệ sĩ trong khi các nghệ sĩ thuộc trường phái lãng mạn (romantic) lại coi
Nghệ Thuật là một phương tiện để tự thể hiện. Trường phái cổ điển hướng về sự trong
sáng của tư tưởng và vẻ đẹp của hình thể, coi trọng sự kiểm soát và kỷ luật nơi nghệ
thuật, quan tâm tới tiềm năng trong cách diễn tả thuần lý, trong công phu gọt dũa tỉ mỉ
và tầm nhận thức về vẻ đẹp lý tưởng. Tất cả căn bản của phong cách cổ điển đã
khuyến khích người nghệ sĩ chú tâm vào các phẩm chất của trật tự, của sự thăng bằng
và sự hòa hợp. Sau 3 thế kỷ làm văn hóa phục hưng giai cấp tư sản chưa đủ lực để làm
cách mạng giành chính quyền, mỹ thuật phát triển đến thế kỷ XVI thì trì trệ. Châu âu
bước sang thế kỷ XVII với nhiều biến động, đổi mới quan hệ sản xuất, xuất hiện nền
văn minh công nghiệp, cải cách tôn giáo… điều đó dẫn đến sự phát triển mới của xu
hướng nghệ thuật.
2. Đặc điểm nghệ thuật Cổ điển
2.1. Nghệ thuật Hội họa
- Coi thành tựu nghệ thuật Hy lạp, La mã là những mẫu mực để noi theo
- Lấy cái hài hòa, mực thước làm cơ sở thẩm mỹ
- Xung đột cơ bản mà nghệ thuật Cổ điển khai thác là sự xung đột giữa nghĩa vụ
và dục vọng.

34
lOMoARcPSD|26545580

"Cái chết của Socrate" của Họa sĩ Jaques-Louis-David

Do ảnh hưởng cổ điển, các nghệ sĩ cũng diễn tả những tư tưởng hướng về Hy
Lạp và La Mã. Họa sĩ Jaques-Louis-David đã vẽ bức danh họa "chết của Socrates "
theo cảm hứng từ nghệ thuật và văn hóa Cổ Hy Lạp. Các cuốn tiểu thuyết của Samuel
Richardson, Henry Fielding, Laurence Stern và Tobias Smolett... đã chứa đựng các
tình cảm trưởng giả, giống như thơ phú của Thomas Gray, Oliver Goldsmith và
William SCowper.
Nhưng dưới ánh vẻ hào nhoáng của các vương triều và trong các xã hội mà
quyền uy đã được coi như thiên mệnh, đang âm thầm các sức mạnh bộc phá, làm lung
lay nền móng của các chế độ cai trị. Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ là một đòn mạnh đánh
vào chủ thuyết thần quyền của các vị vua chúa, rồi Cuộc Cách Mạng Pháp đã làm rung
chuyển toàn thể châu Au. Thời kỳ cổ điển đã chứng kiến ngày tàn của các thể chế cũ
và bình minh của châu Au hiện ra với các biến đổi chính trị, kinh tế, nhờ đó quyền lực
được chuyển từ giai cấp quý tộc sang giai cấp trung lưu. Chế độ tư bản đang bành
trướng nhờ Cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ với các tiến bộ về Khoa Học, Kỹ Thuật, nhờ
năng lực hơi nước, đường xe lửa,các nhà máy, các hầm mỏ . . .
Vào giữa thế kỷ 18, nhiều phát minh khoa học đã ra đời chẳng hạn như máy se
sợi của Hargreaves năm 1760, máy hơi nước của James Watt năm 1765, máy dệt của
Cartwright năm 1785, máy cán bông gòn của Eli Whitney năm 1793... Bộ môn Khoa
Học Thuần Lý đã có sự đóng góp của Benjamin Franklin tìm ra Điện Lực năm 1752,
Priestly khám phá ra Oxygen năm 1774, Bác Sĩ Jenner hoàn chỉnh cách Chủng Ngừa
năm 1796, nhà toán học Laplace đã tính toán cách vận hành của Vũ Trụ và pin Điện
Cực được Alessandro Volta phát minh vào năm 1800. Sinh hoạt trí thức cũng có các
đóng góp đáng kể như cuốn sách "Lịch sử nghệ thuật cổ" của Winckelman xuất bản

35
lOMoARcPSD|26545580

năm 1764, Từ Điển Bách Khoa Pháp (1751-52) và Từ Điển Bách Khoa Britanica với
ấn bản đầu tiên vào năm 1771.
Sinh hoạt trí thức của thời Cổ Điển như vậy đang đứng trước hai trào lưu đối
nghịch. Một xu hướng là nghệ thuật cổ điển đang được tinh luyện trong đời sống
nhưng cũng đang đi dần tới kết thúc, xu hướng kia là một cách sống mới đang vật lộn
để chào đời.
Thế kỷ 18 còn được gọi là Thời Đại của Lý Trí (the Age of Reason). Các nhà
triết học người Pháp như Voltaire, Diderot, Rousseau, Condorcet, d'Alembert . . . đã
tạo nên Bộ Từ Điển Bách Khoa như một dụng cụ Khai Sáng, đã đề cao Lý Trí với mục
đích tấn công vào nền trật tự đang hiện hữu trong khi giai cấp trung lưu chiếm dần các
vị trí quan trọng trong cuộc nổi dậy.
Văn Hóa của thế kỷ 18 đã được đặt dưới sự bảo trợ của giới quý tộc vì Nghệ
Thuật được coi là một thứ trang hoàng cho đời sống vương giả. Cuộc sống của các ông
hoàng, các mệnh phụ được diễn ra nơi lâu đài, với các yến tiệc, các lễ nghi đòi hỏi tới
sự lịch duyệt trong phong cách và vẻ đẹp trong kiểu mẫu. Các nghệ sĩ của thế kỷ 18 đã
sống trong khung cảnh đó. Họ là những người phục vụ cho các vương triều, các ông
hoàng bà chúa, để có được sự an toàn kinh tế và địa vị xã hội. Các nghệ sĩ vì thế đã
sáng tác ra các tác phẩm theo đòi hỏi của giới quý tộc.
2.2. Nghệ thuật Kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc của thế kỷ 18 mang các dấu ấn đặc thù, với các lâu đài
nguy nga và các khu vườn rộng lớn, tất cả được xây dựng theo tỉ lệ cân đối, với các chi
tiết trang hoàng tỉ mỉ. Vào giữa thế kỷ này, Vua Louis 15 của nước Pháp đã chủ xướng
các lễ hội xa hoa tại Cung Điện Versailles, đồng thời các vương triều khác cũng ngự trị
tại các quốc gia láng giềng: Frederic Đại Đế cai trị nước Phổ, Catherine là Nữ Hoàng
của nước Nga và Maria Thérésa trị vì nước Ao. Tại châu Au thời đó, giai cấp cai trị đã
nắm quyền lực nhờ vào đặc quyền thừa kế. Xã hội của thời kỳ này tôn trọng quá khứ,
đề cao truyền thống và hiện trạng được duy trì. Các nhà quý tộc đã coi trọng hình ảnh
của các thần linh cổ xưa, đề cao thành tích của các vua chúa, các anh hùng hiệp sĩ vì
đây là phản ánh của chính họ, của những gì quý phái, cao sang.
2.3. Nghệ thuật sân khấu
Về âm nhạc và sân khấu, sự phân chia rõ ràng giữa cổ điển và lãng mạn đã
không có một mốc thời gian nhưng khi xét các khuynh hướng nghệ thuật của thế kỷ
18, các nhà phê bình cho rằng thế kỷ đó đã có những dấu nét đặc biệt, khác biệt với
trào lưu nghệ thuật của thế kỷ sau. Nghệ thuật đã trở thành sự mẫu mực mà ở sân khấu
người nghệ sĩ cụ thể hóa cuộc đời và xã hội. Về âm nhạc, các nhạc sĩ nam nữ thời đó
sống nhờ vào các cung đình, họ là ca sĩ, nhạc công và giáo sư âm nhạc cho các gia

36
lOMoARcPSD|26545580

đình quý tộc giàu có. Họ viết nhạc để phục vụ tôn giáo, hoặc soạn ra các bài thực tập
âm nhạc dành cho nhạc sinh, hoặc sáng tác ra các bản nhạc để hát, để đàn trong các
buổi giao tế xã hội của giới quyền quý. Thời kỳ Cổ Điển của bộ môn Âm Nhạc có thể
được coi là từ năm 1750 tới năm 1825 với các tác phẩm của bốn bậc Thầy tiêu biểu,
thuộc trường phái Vienna là Haydn, Mozart, Beethoven và Schubert. Trong thời kỳ
này, nghệ thuật Am Nhạc đã kết nụ, nở hoa vì những thí nghiệm và khám phá, và các
nhạc sĩ đã phải đứng trước ba thử thách, thứ nhất là thám hiểm vào phạm vi rộng lớn
của hệ thống âm giai trưởng-thứ, thứ hai là làm hoàn chỉnh ngành âm nhạc tuyệt đối
(the absolute instrumental music) và thứ ba là tận dụng các thể loại âm nhạc mới với
các sonata đơn và kép, các trio, quartet, concerto, thể loại giao hưởng (symphony) và
các loại nhạc thính phòng. Nếu nói rằng các nhạc sĩ bậc thầy như Haydn, như
Beethoven, thuộc trường phái cổ điển thì cũng chưa hẳn chính xác. Các nhạc sĩ thuộc
trường phái Vienna đã thí nghiệm một cách táo bạo và không ngừng dùng các vật liệu
âm nhạc trong tầm tay. Lúc đầu họ phải quy phục các nguyên tắc của các thể loại đã có
từ trước, rồi về sau đã diễn tả tình cảm nội tâm qua các tác phẩm. Cũng vì thế các bản
nhạc của Haydn hay của Beethoven vào thời kỳ đầu đã mang nhiều sắc thái cổ điển
hơn, trong khi Schubert ở cuối giai đoạn lại mang màu sắc trữ tình. Cho nên danh từ
Cổ Điển có thể bao hàm ý nghĩa của sự toàn hảo, sự huy hoàng của Am Nhạc vì các
bậc Thầy của thời đó đã trình bày, đã sáng tác ra các bản giao hưởng, concerto, sonata,
trio, quartet mà sau này được coi là những mẫu mực không vượt qua được.
Âm Nhạc của trường phái Vienna còn có các giai điệu vừa lịch lãm, vừa ca
ngợi, thường căn cứ vào các câu 4 nhịp đối xứng có đoạn kết rõ ràng nhờ đó âm nhạc
dễ dàng thâm nhập vào tâm hồn thính giả. Các giai điệu cổ điển này vừa có thể dùng
để ca hát, vừa dùng cho nhạc cụ, đã đi từng bước ngắn, nhẩy các quãng hẹp lại bám rễ
vững vàng vào cung khóa (key). Sự trong sáng của bản nhạc được nổi bật nhờ các câu
nhạc lặp lại và nhờ cách dùng thường xuyên các tiếp khúc (sequence) hay sự nhắc lại
một mẫu câu nhạc bằng giọng cao hơn hay trầm hơn. Các câu nhạc vừa đối xứng, vừa
cân đối nên dễ làm cho người nghe thưởng thức được phong vị của giai điệu.

37
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 7: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT THẾ KỶ XVIII


1. Đặc điểm văn hóa, xã hội
Trung tâm văn hóa, nghệ thuật phương tây thế kỷ XVIII tập trung chủ yếu ở
Pháp. Xã hội Pháp trước Cách mạng phân hoá làm 3 đẳng cấp (tu sĩ, quý tộc, bình dân)
đã tạo nên sự bất bình đẳng sâu sắc, bất hợp lý về cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hoá tinh
thần, tư pháp, chính trị, giáo dục.
Triều đình Louis XVI của Pháp sống xa xỉ và phung phí đã dẫn đến khủng
hoảng tài chính rồi khủng hoảng chính trị.
Cuộc Cách mạng Pháp với khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" là mơ ước
của nhân dân Pháp, nhưng họ đã hoàn toàn tan vỡ khi họ phải chứng kiến một thời kỳ
dài đầy biến động liên tiếp: Quốc ước hội nghị (1792-1795) thành lập Đệ nhất cộng
hoà, Chấp chánh hội nghị (1795-1799), Chế độ Tổng tài (1799-1804), sự kiện 1793
(phái Jacobin cực đoan nắm quyền với chính sách tàn sát đẫm máu).
Năm 1804 Napoléon Bonaparte làm cuộc chính biến thành lập Đế chế thứ nhất
và lên ngôi hoàng đế. Đế chế thứ nhất kéo dài 10 năm (1804-1814) với những sự kiện
đáng chú ý: sự ra đời của bộ dân luật (code civil), chiến thắng Austerlitz năm 1805...,
đây là những niềm tự hào của Đế chế.
Sự tan vỡ của huyền thoại Napoléon về khát vọng anh hùng, khát vọng chiến
thắng được phản ánh trong nhiều tác phẩm lãng mạn và hiện thực đương thời như:
Chiến tranh và Hoà bình, Tội ác và trừng phạt...
2. Một số thành tựu nghệ thuật
2.1 Nghệ thuật Hội họa
Hội họa hình thành hai khuynh hướng một là nghệ thuật hướng thiện hai là nghệ
thuật tân cổ điển. Nghệ thuật pháp ở vương triều Lu-I XVIII.(Khuynh hướng nghệ
thuật Pháp thể kỳ XVIII :khuynh hướng Hướng thiện,khuynh hướng Tân cổ điển.
2.2 Nghệ thuật điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc lấy tiêu chí từ thời kỳ cổ đại làm kim chỉ nam cho những
sáng tạo nghệ thuật. Chất liệu chính chủ yếu vẫn là đá, đồng. Những hình mẫu của con
người thời kỳ này là những công dân thành bang anh hùng hoặc những nhân vật phi
phàm.
Có thê nói điêu khắc Pháp thế kỷ XVIII mang phẩm chất anh hùng
2.3. Nghệ thuật văn học
Alexandre Dumas là một nhà văn có sức sáng tác mạnh mẽ. Ông để lại khoảng
250 tác phẩm, gồm 100 là tiểu thuyết, số còn lại là 91 vở kịch, rồi bút ký, phóng sự,
hồi ký. Dumas có cả một đội ngũ cộng sự, đặc biệt là Auguste Maquet, người góp
38
lOMoARcPSD|26545580

phần vào nhiều thành công của Dumas. Trong những tiểu thuyết của ông, nổi tiếng hơn
cả là Ba chàng lính ngự lâm, còn được dịch Ba chàng ngự lâm pháo thủ (Trois
Mousquetaires) và Bá tước Monte Cristo (Le Comte de Monte-Cristo) năm 1844.
Đương thời, Dumas bị chê trách là người ham ăn, ham chơi. Ông thường xuyên
thết đãi thịnh soạn bạn bè, người thân, công chúng hâm mộ, với những bữa tiệc sang
trọng khiến ngay cả Paris cũng loá mắt, trầm trồ. Ông còn để lại một công trình đặc
biệt, cuốn Đại từ điển ăn uống, mà ông muốn được hậu thế coi là đỉnh cao sự nghiệp
văn chương của mình. Trong đời mình Dumas kiếm được 18 triệu franc vàng, song
ông luôn luôn nợ nần, nhiều lần trốn nợ, thậm chí ra nước ngoài, những năm cuối đời,
phải đến tá túc ở nhà con.
Dumas nức tiếng là người thay nhân tình như thay áo. Quả thật, ông cưới vợ chỉ
một lần, gia đình này tan vỡ rất nhanh. Ông dan díu với 25 người đàn bà, có nhiều con
hoang, mỗi con của một mẹ. Chỉ 3 con được công khai, trong đó con trai, cũng tên
Alexandre Dumas, thường được gọi Alexandre Dumas con, trở nên một nhà văn lừng
danh. Con gái thứ hai thì cuộc đời lỡ làng, con gái út – mà mẹ cô trẻ hơn Dumas đến
gần 40 tuổi – thì chết cô đơn năm 1936 ở một làng quê trong nghèo khổ và không
được ai biết đến là con gái cưng của một trong những vĩ nhân của nước Pháp. Mãi gần
đây, người ta mới vỡ lẽ rằng Dumas đến với nhiều phụ nữ là do thương họ. Ông đồng
thời chu cấp tiền nong đầy đủ cho vài người.
Dumas là người hết sức quý trọng tình bạn. Trừ Balzac và Musset, các nhà văn
cùng thời đều chơi với ông, thân nhất là Victor Hugo, người đã đánh giá chính xác vai
trò của ông ngay khi ông qua đời. Hugo viết: "Trong thế kỷ này, không ai được dân
chúng yêu mến sâu rộng và thắm thiết bằng Alexandre Dumas. Các thành công của
ông đều tầm cỡ hơn thành công nói chung nhiều. Đó là những đại thắng lợi. Đó là
những ngọn đèn pha". Ông cũng là người đại lượng, năm 1831, do ghen tức với thành
công của vở Antony của ông, Hugo cho người viết báo chê bai. Hai người giận nhau.
Song năm 1834, ông chủ động giảng hoà.
Để hoàn toàn chủ động trong hoạt động sân khấu, ông bỏ ra một món tiền lớn để
xây dựng Nhà hát kịch lịch sử của riêng ông. Khán giả rất nồng nhiệt, song không bù
đắp nổi chi phí bỏ ra, nên cuối cùng nhà hát đóng cửa. Từ năm 1848, ông đã ra tờ báo
đầu tiên. Sau đó, ông còn ra nhiều tờ báo nữa. Nhưng do quản lý kém, bị kiểm duyệt
gây khó dễ, các tờ báo ấy tồn tại không bền, và ngốn của ông rất nhiều công sức và
tiền bạc. Ông cũng hai lần ứng cử vào Nghị viện đều thất bại, ứng cử vào Hội quốc
ước thì chỉ được 261 phiếu, trong khi các đối thủ được 220.000, rồi phải sang Bỉ lưu
vong năm 1851, sau cuộc đảo chính của Napoléon III. Ông mất năm 1870 ở Puys,
vùng Dieppe. Thi hài của ông được chuyển về Điện Panthéon năm 2002, bất chấp ý
nguyện cuối đời của ông: "trở về bóng đêm của tương lai cùng nơi tôi ra đời" ( rentrer
39
lOMoARcPSD|26545580

dans la nuit de l'avenir au même endroit que je suis sorti de la vie du passé), "nơi một
nghĩa địa đẹp (Villers-Cotterêts) trong mùi hoa của rào quanh..." (dans ce charmant
cimetière qui a bien plus l'air d'un enclos de fleurs où faire jouer les enfants que d'un
champ funèbre à faire coucher le
D'Artagnan là hậu duệ một dòng dõi quý tộc đã sa sút ở xứ Gascony. Năm 18
tuổi, chàng rời nhà trên một con ngựa còm để đến Paris với mong ước trở thành một
lính ngự lâm của vua Louis XIII. Dọc đường, d'Artagnan làm mất lá thư tiến cử của
cha mình với ông De Treville, đội trưởng lính ngự lâm, do đó ông này đón tiếp anh
không mấy nhiệt tình. Tiếp đó, d'Artagnan húc trúng vào cái vai đang bị thương của
Athos, một lính ngự lâm đầy phong cách quí tộc. Anh này đòi quyết đấu với
d'Artagnan vào giữa trưa và được đồng ý ngay. Ngay sau đó, d'Artagnan gặp Porthos,
một lính ngự lâm khác rất đô con và mang một dải đeo kiếm cực xịn nhưng d'Artagnan
khám phá ra rằng chỉ có mặt ngoài là đẹp thôi, còn bên trong làm bằng da bò. Thế là
d'Artagnan có cuộc quyết đấu thứ 2 vào sau buổi trưa. Cuối cùng d'Artagnan nhặt
được một chiếc khăn tay của một lính ngự lâm đẹp trai tên Aramis (khăn của tình nhân
của anh này), cãi nhau, và có cuộc hẹn đấu kiếm thứ 3 trong ngày. Đến các buổi hẹn
đấu kiếm, d'Artagnan thấy 3 người kia đi cùng nhau, họ là bạn thân. Tuy nhiên luật hồi
đó cấm đấu kiếm, và các vệ sĩ của Giáo chủ de Richelieu đến bắt họ. Một cuộc chiến
diễn ra và d'Artagnan về phe các ngự lâm quân.s cadavres).
Có thể nói, văn học Pháp giai đoạn này đã thực sự thành công, nhiều tên tuổi
lớn làm rạng danh nước Pháp nói riêng và nền văn hóa châu Âu noi chung.

40
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 8: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ XVIII ĐẦU THẾ KỶ XIX
1. Vài nét về văn hóa, xã hội
Cuối thế kỷ XVIII, sang thế kỷ XIX có nhiều biến động hơn do sự xác lập chủ
nghĩa tư bản ở nhiều nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Những phát minh khoa học,
kỹ thuật lớn được công nhận như thuyết Đác Uyn, bảng hệ thống tuần hoàn Men đê lê
ép, phóng xạ Uraium của Becơzen… Phát minh về điện, dầu lửa, … đã tạo điều kiện
cho các phương tiện giao thông, phát triển nhiều nguồn năng lượng mới. Đời sống xã
hội có sự chuyển biến lớn đó là xuất hiện giai cấp vô sản, tạo ra luồng tư tưởng mới,
quan điểm thẩm mỹ mới ra đời. Sự phân hoá tư tưởng sâu sắc đã dẫn đến sự hình
thành nhiều xu hướng nghệ thuật tạo hình. Cùng với nghệ thuật Tân cổ điển, nghệ
thuật lãng mạn, thế kỷ XIX chứng kiến sự thắng thế của chủ nghĩa hiện thực với hoạ sĩ
Pháp Cuốc Bê. Đó là cuộc cách mạng về đề tài và cả kỹ thuật. Các xu hướng nghệ
thuật cổ điển và hiện thực tranh cãi về chủ đề và đề tài song đỉnh cao của sự lựa chọn
đó là hiện thực cuộc sống đương đại được các hoạ sĩ cảm hứng và sáng tạo trong tác
phẩm của mình. Từ những năm 60 của thế kỷ XIX có một nhóm hoạ sĩ trẻ ở Pháp đã
nhận thấy phải tìm đến sự thay đổi về cách vẽ tạo ra được một loại tranh mới, khác hẳn
các tranh đã tồn tại từ trước đến lúc đó. Họ đã thực sự đưa ra một loại tranh mới:
Tranh ấn tượng (15/4/1874 – Ca puy xin – Paris). Sau 12 năm tồn tại với 8 lần triển
lãm tranh vẫn không trinh phục và hấp dẫn được khán giả, một số hoạ sĩ trong nhóm
đã tách ra đưa ra cách vẽ Tân ấn tượng. 10 năm cuối thế kỷ XIX được coi là thời kỳ
hậu ấn tượng với đại biểu Xê dan, Van Gôcác, Gô ganh. Ba danh hoạ với ba phong
cách đã tạo ra một thời kỳ nghệ thuật đầy hấp dẫn ở cuối thế kỷ XIX. Đồng thời
khép lại 1 thời kỳ, giai đoạn nghệ thuật đầy biến động và mở ra một kỷ nguyên
mới trong nghệ thuật tạo hình thế giới
2. Đặc điểm nghệ thuật
2.1. Khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn
Lãng mạn được hiểu theo nghĩa chiết tự là sóng tràn bờ, chỉ một sự phóng túng,
tự do, vượt lên trên mọi ràng buộc. Xung quanh từ lãng mạn có rất nhiều thuật ngữ
khác nhau mà chủ nghĩa lãng mạn chỉ là một trong số đó như: "phương thức lãng
mạn", "hình thái lãng mạn", "tính chất lãng mạn".Phương thức lãng mạn là kiểu sáng
tác tái tạo, là một trong hai kiểu sáng tác chính của lịch sử văn học bên cạnh kiểu sáng
tác tái hiện theo cách gọi của Friedrich Engels.Hình thái lãng mạn là khái niệm đặc thù
được Georg Wilhelm Friedrich Hegel dùng để đối lập với hình thái tượng trưng trong
lịch sử phát triển nghệ thuật.Tính chất lãng mạn là một thuộc tính thẩm mỹ biểu hiện
chủ yếu ở chỗ vươn lên trên thực tại và đã hình thành trong lịch sử sáng tác văn học.
Lãng mạn cùng với trữ tình là hai phạm trù nghệ thuật nằm trên những bình diện khác

41
lOMoARcPSD|26545580

nhau: đối lập với lãng mạn là hiện thực, đối lập với trữ tình là tự sự. Trữ tình là kết quả
của việc biểu hiện cảm xúc, tâm trạng chủ quan của con người, do phản ánh ước mơ và
khát vọng của con người nên thường vươn lên trên thực tại. Vì vậy, trữ tình và lãng
mạn dù khác nhau nhưng thường đi đôi với nhau.
Cuộc Cách mạng tư sản Pháp năm 1789, đánh đổ chế độ phong kiến, là một
bước ngoặt vĩ đại không chỉ đối với Pháp mà còn đối với cả Châu Âu. Chính sự sụp đổ
của chế độ phong kiến và sự hình thành quan hệ xã hội mới đã tác động sâu sắc đến tư
tưởng tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội.
Đối với lớp người thuộc ý thức hệ quý tộc (lớp người cũ), họ cảm thấy bất mãn
với trật tự xã hội mới (các đặc quyền, đặc lợi của họ trước kia hoàn toàn mất sau cuộc
cách mạng này), lo sợ trước các phong trào quần chúng, hoang mang vì tương lai mờ
mịt đồng thời luyến tiếc thời oanh liệt không còn nữa. Một bộ phận tầng lớp tiểu tư sản
bị phá sản khi cách mạng nổ ra nên họ có tâm trạng bi đát.
Đối với lớp người ủng hộ và đặt hy vọng vào cuộc cách mạng thì họ cảm thấy
thất vọng (cái họ chống đối không phải là lý tưởng cách mạng mà là thành quả thực tế
của cuộc cách mạng không như họ mong muốn).Chính những phản ứng đối với xã hội
thực tại của họ đã sản sinh ra chủ nghĩa lãng mạn.Friedrich Engels cũng đã có nhận xét
về giai đoạn này: "Vì những cơ cấu mới tưởng như hợp lý hơn so với trước kia, thì lại
hoàn toàn không hợp lý... Phương châm bác ái được thực hiện bằng những trò lừa bịp,
đố kị trong cạnh tranh...". Sau Cách mạng Pháp, thế lực quý tộc cũ nổi dậy, tầng lớp
dân chủ cấp tiến vươn lên. Nên khuynh hướng lãng mạn tiêu cực ra đời sớm hơn
khuynh hướng lãng mạn tích cực. Chủ nghĩa lãng mạn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa
xã hội không tưởng, nhưng chia làm hai khuynh hướng: lãng mạn tiêu cực và lãng mạn
tích cực.
Là sự phản ánh ý thức hệ của giai cấp bị Cách mạng tư sản tước đoạt quyền lợi
và đẩy ra khỏi đời sống chính trị. Những nhà văn lãng mạn xuất thân từ tầng lớp quý
tộc thường tìm tới thời Trung cổ, thời hoàng kim của chế độ phong kiến, hướng tới lý
tưởng về cuộc sống đẹp đẻ êm đềm của thời xưa cũ. Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực
này mơ ước khôi phục lại chế độ cũ và đức tin đối với nhà thờ để truyền bá thuyết
Thần bí về thế giới. Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực chịu sự tác động của
Chủ nghĩa lãng mạn tích cực gắn liền với tâm trạng quần chúng nhân dân đang
bất mãn trước những hệ quả của cuộc Cách mạng tư sản Pháp. Nhưng họ cũng mơ ước
một tương lai tốt đẹp hơn thực tại mà họ đang sống, nơi đó con người được giải phóng
khỏi mọi áp bức bất công. Chủ nghĩa lãng mạn tích cực chịu sự ảnh hưởng của hai nhà
tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, họ "nhìn vào chiều hướng của sự phát
triển thực tại", nhưng thực tế họ đã đi trước sự phát triển của thực tại.

42
lOMoARcPSD|26545580

Chủ nghĩa lãng mạn là sự phản ứng chống lại xã hội đương thời, con người
muốn thoát li thực tế tìm đến một thế giới khác giúp con người quên đi cuộc sống mà
họ cảm thấy chán ghét, vẽ ra một cuộc sống làm thỏa mãn "cái tôi" bị tổn thương cái
tôi của con người, nên thế giới trong chủ nghĩa lãng mạn là thế giới mộng tưởng. Tùy
vào sự phản ứng khác nhau của hai khuynh hướng tiêu cực và tích cực.
Đối với những người lãng mạn tiêu cực thì họ có thái độ bi quan trốn chạy cuộc
đời, họ thường tìm về quá khứ vào mộng ảo hay thu mình vào "cái tôi" bí ẩn, thiên
định về cuộc đời, về ái tình, về cái chết (Nỗi lòng chàng Werther của Johann Wolfgang
von Goethe).
Đối với những người lãng mạn tích cực thì họ không hòa hoãn thỏa hiệp với
thực tại mà họ mong muốn thiết lập nên một xã hội mới đảm bảo hạnh phúc cho con
người, họ thường vẽ nên một xã hội lý tưởng (Nhà thờ đức bà Paris, Những
người khốn khổ của Victor Hugo.
Chủ nghĩa lãng mạn còn được gọi là chủ nghĩa tình cảm, vì ở đây tình cảm của
con người được biểu hiện rõ rệt nhất. Vì vậy, chủ nghĩa lãng mạn chính là sự phản ứng
chống lại chủ nghĩa cổ điển đề cao và tôn sùng lý trí với những quy tắc tam duy
nghiêm ngặt (không đề cập đến tình cảm của của con người, không đưa thiên nhiên
vào tác phẩm ...) đã siết chặt tính sáng tạo và tình cảm của con người. Nên trong chủ
nghĩa lãng mạn tình yêu của con người được khai thác ở mọi phương diện, thiên nhiên
được phản ánh một cách sinh động nhất, trở thành nơi phản ánh nội tâm và nuôi dưỡng
tình cảm của con người.
Vì đề cao mộng tưởng và tình cảm nên con người muốn hướng đến một cuộc
sống tự do, thoát khỏi mọi ràng buột. Ở chủ nghĩa lãng mạn người nghệ sĩ được trả lại
tất cả mọi quyền tự do để họ thỏa sức sáng tạo và tưởng tượng. Nên đa số các tác
phẩm của họ hướng đến cái khoáng đạt phi thường, vì chủ nghĩa lãng mạn không chấp
nhận những quy định nghiêm ngặt (đôi khi vô lý), nên nó đã tự cho phép mình đạt đến
sự tự do tuyệt đối. Sự tái lập chế độ phong kiến với triều đình nhà Bourbons từ năm
1815 đến 1830, rồi đến chế độ quân chủ tư sản của Louis-Philippe I từ 1830 đến 1848.
Cách mạng Pháp không theo con đường "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" như khẩu hiệu
đề ra làm cho nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân...) đều thất vọng. Chính những
điều trên đã dẫn đến hiện tượng phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều
thái độ khác nhau. Sự phủ nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới thiết lập
sau Cách mạng Pháp do nhiều nguyên nhân khác nhau: sự thất vọng sâu xa về cơ chế
xã hội đã không đáp ứng được khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân.
Từ đó dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế xã hội và trong sáng tác văn học,
đồng thời đây cũng là tiền đề lịch sử dẫn đến sự ra đời của văn học lãng mạn
Pháp."Chủ nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng
43
lOMoARcPSD|26545580

khai sáng gắn liền với cuộc cách mạn đó." (Karl Marx)"Chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê
tởm đối với thực tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực tại đó" (Emile Faguet)
ảnh hưởng bởi tư tưởng ánh sáng:
Thế kỷ ánh sáng, khoảng thế kỷ 18, là một thế kỷ mà văn chương Pháp đã dành
trọn thời gian để hướng về mục tiêu khai sáng, đổi mới nền văn hóa tinh thần của nước
Pháp. Đây là thế kỷ của văn chương triết học, văn chương chính luận và bút chiến; đặc
biệt văn chương còn hướng về mục tiêu chống phong kiến, chống lại cơ chế văn hóa
tinh thần trung đại, cổ vũ cho một nền văn học mới với những mục tiêu nhân bản mới.
Các nguyên lý cơ bản của tư tưởng ánh sáng:
- Dựa trên nền tảng chính là nguyên lý tự do tri thức và duy lý (tính duy lý này
không phải là tính duy lý của chủ nghĩa cổ điển). Nguyên lý này ảnh hưởng đến sự ra
đời của khái niệm "cái tôi cá nhân"
- Chống định kiến đề cao suy tư khách quan, chống tinh thần tiên nghiệm,
không dùng một nguyên lý duy nhất để giải thích mọi sự kiện.
- Tách rời niềm tin tôn giáo khỏi tri thức con người.
- Thích thực nghiệm, cổ vũ tìm tòi kiến thức.
2.2. Khuynh hướng nghệ thuật Hiện thực (Réalesme)
Suốt cả thế kỷ XVIII và XIX Pháp trở thành trung tâm về nhiều mặt: xã hội,
chính trị, văn hoá nghệ thuật. Nhiều xu hướng thay đổi liên tiếp nhau. Nhưng đều xoay
quanh chủ đề lịch sử, tôn giáo, thần thoại với lối vẽ kinh điển. Giữa thế kỷ XIX, năm
1855 có một hoạ sĩ Pháp đã tổ chức cuộc triển lãm tại Paris với tiêu đề: “Chủ nghĩa
hiện thực của Gút sta vơ Cuốc bê (Le Réalisme – Gustave Courbe: 1819 – 1877).
Cuốc bê chính là người đại diện cho nghệ thuật hiện thực. Nghệ thuật hiện thực theo
đuổi cái đẹp ngay trong thực tế cuộc sống. Hoạ sĩ tìm cảm hứng sáng tác ngay từ cuộc
sống bình thường, những con người bình thường trong xã hội và đưa họ vào trong
tranh một cách trân trọng, đẹp đẽ. Trong tranh của Cuốc bê là “Những chị kéo sợi ngủ
quên”, “Những người sàng lúa”, “ Những người thợ đá”, “Những cô gái bên bờ sông
Xen”, “Đám tang ở Oóc năng xơ”… Ngoài những tác phẩm diễn tả về cuộc sống, con
người thực, bình dân trong xã hội, ông còn có những tác phẩm thể hiện thái độ và quan
niệm trong sáng tạo nghệ thuật của mình như: “Chào ông Cuốc bê”, “Xưởng vữ”.
Hiện thực không chỉ biểu hiện ở nội dung mà còn được biểu hiện ở kỹ thuật. ánh
sáng trong tranh dường như thực hơn, rực rỡ hơn như ở tranh “Chào ông Cuốc bê”.
Ánh sáng mặt trời, hay đúng hơn là ánh nắng được diễn tả trong trẻo lạ thường. Cuốc
bê đã tạo ra một sự đổi mới trong nghệ thuật tạo hình cả về đề tài và kỹ thuật. Nghệ
thuật của ông ảnh hưởng đến các hoạ sĩ lớp sau. Họ đã từ những bước đi đầu tiên của
Cuốc bê để tạo lập nền tảng cho hội hoạ hiện đại sau này.

44
lOMoARcPSD|26545580

Câu hỏi:
1. Nêu những thành tựu nghệ thuật thời văn học thời kỳ Hy Lạp, Cổ điển
2. Phân tích những ảnh hưởng của văn hóa xã hội đến những thành tựu của con
người thời Phục Hưng về mỹ thuật.
3. Trình bày những hiểu biết về nghệ thuật Hiện thực thế kỷ XIX

45
lOMoARcPSD|26545580

CHƯƠNG III: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG


Mở đầu
Nếu như ngay từ thời cổ đại người phương Tây đã đạt được những thành tựu
đáng kể về văn học nghệ thuật thì phương Đông nổi lên với các quốc gia Trung Quốc,
Ấn Độ cũng có những tiến bộ vượt bậc về thiên văn học, toán học, khoa học, nghệ
thuật. Trong đó, kiến trúc, hội họa, điêu khắc, văn chương là những loại hình nghệ
thuật mang những dấu ấn đậm nét A Đông đáng để đời sau học hỏi và kính nể.
Mục tiêu
- Giúp người học cóp những hiểu biết cơ bản về thành tựu nghệ thuật Trung
Quốc, Ấn Độ.
- Nắm được những đặc điểm của nghệ thuật- mỹ thuật Trung Quốc, Ấn Độ cổ
đại từ đó có kỹ năng phân tích giá trị nghệ thuật.

46
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 1: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT ẤN ĐỘ


1. Văn hóa, xã hội Ấn Độ
Nếu ở Phương Tây thời kỳ cổ đại có những nền văn minh phát triển để lại nhiều
tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất cho thế giới thì ở Phương Đông vào thời kỳ đó cũng có
nhiều nền văn minh phát triển như văn minh ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù
cùng là những nước ở Châu á, nhưng do đặc điểm về dân tộc, phong tục, tôn giáo, lịch
sử của từng nước khác nhau, do đó sự phát triển về nghệ thuật cũng rất khác nhau.
Điều đó tạo nên sự phong phú đa dạng cho nghệ thuật châu á. Văn minh Trung Quốc
và ấn Độ được coi là hai trong những nền văn minh đầu tiên của loài người cùng với
văn minh Lưỡng Hà, Ai Cập.
Ấn Độ nằm ở phía Nam Châu á, đất nước ấn Độ bao gồm ba dạng địa hình
chính: vùng đồng bằng được tạo bởi hai dòng sông: ấn và Hằng; vùng núi cao
Hymalaya và vùng cao nguyên Deccan. Miền Bengan mưa nhiều nhưng đất đai rất phì
nhiêu, dân cư đông đúc. Trái lại cao nguyên Deccan thì đất rộng như cằn, người sống
thưa thớt. ấn Độ có khí hậu nhiệt đới, song do có sự thay đổi về địa hình nên khí hậu
cũng có nhiều biến thiên mạnh. Mùa nóng kéo dài chín tháng. Đứng trước sự khắc
nghiệt của thiên nhiên, con người thấy mình nhỏ bé. Nhưng mùa mưa về, con người lại
thấy mình tràn trề sinh lực. Đối với người ấn Độ, nước có một vai trò quan trọng, đó là
nước từ thiện, nước linh thiêng. Các loài cây, hoa sống trong nước trở thành môtíp
quan trọng xuất hiện thường xuyên trong nghệ thuật.
Ấn Độ rất đa dạng và tương phản về địa hình. Về mặt xã hội, ấn Độ cũng rất đa
dạng về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hoá. ở ấn Độ xã hội có sự phân chia
đẳng cấp rõ ràng, có nhiều thứ tôn giáo cùng tồn tại trong một xã hội, chi phối tới đặc
điểm của mỹ thuật. Đạo quan trọng nhất là đạo Bà La Môn, một tôn giáo đa thần, các
vị thần như Barốcâm, Siva, Visnu.. chiếm vị trí hàng đầu trong tôn giáo Bà La Môn.
Vào giữa thế kỷ 1TCN, đạo Phật xuất hiện ở ấn Độ và nhanh chóngpt, nó còn ảnh
hưởng tới Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan… Ngoài ra ở ấn Độ còn có các loại
đạo Hồi, đạo Gian (Jain), đạo Xích (Sikh). Tuy vậy tôn giáo ảnh hưởng đến nghệ thuật
tạo hình rõ nhất là ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo. Tinh thần của ấn Độ giáo là sự
dung hoà, hoà hợp của các mặt đối lập.
Nghệ thuật của ấn Độ cũng mang tính lý tưởng hoá, thần thánh, tôn giáo đồng
thời các hình tượng nghệ thuật lại mang tính nhục cảm cao, dồi dào sinh khí và sống
động.
Các giai đoạn phát triển của nghệ thuật Ấn Độ: Theo giáo trình về lịch sử văn
minh thế giới, PGS Nguyễn Gia Phu đã chia lịch sử cổ như sau:
- Thời kỳ văn minh sông ấn (III TCN – giữa TK II TCN)
47
lOMoARcPSD|26545580

- Thời kỳ Vê đa (giữa TK II đến TK I TCN)


- Ấn Độ từ giữa TK I TCN đến TK XII
- Văn hoá ấn Độ giai đoạn từ 1200 đến 1875.
Mỹ thuật ấn Độ cũng phát triển tương ứng với các giai đoạn lịch sử của ấn Độ.
ở mỗi giai đoạn, mỗi loại hình nghệ thuật đều có những đặc điểm riêng. Dân tộc ấn Độ
là một dân tộc có nhiều đặc điểm riêng. Họ có những quan điểm riêng về mỹ thuật mà
các dân tộc khác khó lý giải, khó cảm nhận. ở đó luôn tồn tại hai mặt đối lập song lại rất
hoà hợp. Điều này tạo ra bản sắc dân tộc trong mỹ thuật ấn Độ. Các loại hình nghệ thuật
ấn Độ đều phát triển và để lại những thành tựu lớn. Trong đó có những công trình kiến
trúc được xếp vào hàng kỳ quan của thế giới như lăng Tadj Mahal. Hai loại hình kiến trúc
và điêu khắc đã bộc lộ tài năng và xứng đáng tiêu biểu cho mỹ thuật ấn Độ.
2. Đặc điểm nghệ thuật
2.1. Nghệ thuật kiến trúc ấn Độ
Cũng giống như Ai Cập cổ đại, kiến trúc ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng của tôn
giáo, vì vậy ở kiến trúc tôn giáo ấn Độ cũng có 3 thể loại.
Ấn Độ giáo là tôn giáo lớn nhất ở ấn Độ, 85% dân số ấn Độ theo ấn Độ giáo, có
nhiều công trình kiến trúc mang phong cách ấn Độ giáo. Trong đó có khu đền thờ ở
miền Nam ấn Độ, gần thành Mađrát (Madzas) bên bờ vịnh Bengan. Đó là di tích
Mahabalipuram, được xây dựng vào khoảng những năm 630 và 715. Đây là một khu
di tích gồm nhiều ngôi đền ấn Độ giáo to nhỏ khác nhau và đền thờ thần Shiva xây
bằng đá. Các ngôi đền thờ đền được tạc vào các tảng đá lớn liền khối… Một trong
những ngôi đền đó mang tên Dharmeradja có thân vuông (canh 8,85m) và bộ mái 3
tầng nhỏ dần về phía đỉnh. Tầng trên cùng là khối vòng tròn lớn. Ngôi đền này cao
12,2m, gây được ấn tượng hoành tráng. Các ngôi đền khác có cấu trúc hình chữ nhật,
với những bộ mái cong, mái tranh bốn múi… rất phong phú. Toàn bộ các công trình
trong khu Đharmazadja đều được trang trí bằng các dãy phù điêu đá diễn tả các truyền
thuyết rút ra từ bộ sử thi Mahabharata nổi tiếng của ấn Độ.
- Kiến trúc Phật giáo
Trong nghệ thuật tạo hình ấn Độ, kiến trúc Phật là loại hình phát triển và thể
hiện tài năng của các “kiến trúc sư” ấn Độ. ở kiến trúc Phật giáo, đặc sắc nhất là ngôi
chùa. Đầu tiên chỉ là gò đất chứa xá lợi của Đức Phật sau dần tiến hoá, cái gò mộ hình
bán cầu đó thay thế bằng các hình khác như hình tháp, hình nón… và cuối cùng là kiến
trúc chùa. Những chùa kiểu này ra đời đầu tiên ở ấn Độ vào cuối thế kỷ II, I TCN. Đó
là những chùa trong núi, trong hang động và được gọi là chùa hang. Đến thế kỷ V kiến
trúc Phật giáo phát triển mạnh, đến TK XVI công trình nổi tiếng về thể loại chùa hang
là chùa át Gian TA (Ajanta), chùa Cácly (Karli) hay đền lộ thiên tạc trong núi đá như
48
lOMoARcPSD|26545580

đền Cailara ở Enlôra. Chùa hang ở Cacly có 39m chiều sâu, 1m bề ngang và 14m
chiều cao. Những hàng cột được chạm trổ khéo léo cũng đục từ núi đá. Trong cùng là
một tháp tròn được trang trí rất đẹp
Một thể loại đáng chú ý trong kiến trúc tôn giáo (Phật giáo) là hình thức bảo
tháp (Stupa), một loại lăng mộ đựng xá lị của các vị tu hành đắc đạo. Đây là loại tháp
mộ. Cũng có những loại tháp không có xá lị thì được gọi là tháp thờ. Công trình tháp
Sanchi là tiêu biểu cho tháp của ấn Độ. Sanchi là một cụm di tích cổ xưa nhất của ấn
Độ, gắn với Asôkim tự tháp, người có công truyền bá tư tưởng Phật giáo ra nước
ngoài. Tháp Sanchi được xã hội vào khoảng năm 250 TCN. Sau đó được tu bổ to lớn
hơn lúc ban đầu. Đến nay tháp cao 16m và có đường kính là 36m. Nó là một kiến trúc
đẹp của đạo Phât, đồng thời là nơi lưu giữ những tác phẩm điêu khắc của ấn Độ.
-Kiến trúc Hồi giáo
Đến thế kỷ XVI, đạo Hồi nhập vào ấn Độ theo các hoàng đế Môgôn. Công trình
nổi tiếng ở ấn Độ không phải là đền thờ Hồi giáo mà là một lăng mộ. Đó là lăng Tát
ma han (Tadj Mahall) ở Agơra. Được xây dựng năm 1632. Công trình chính lăng là
một toà nhà đáy bình bát giác mỗi cạnh 100m, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa
thạch màu đỏ trên nền cao. Mái lăng là một vòm tròn cẩm thạch trắng vươn cao, xung
quanh có bốn vòm tròn nhỏ hơn. Bốn góc là bốn tháp nhọn cao tới 40m. Toàn bộ lăng
được trang trí chạm trổ như ren thêu, như những tấm thảm Ba Tư bằng châu ngọc. Có
những đường điểm được chạm khảm bằng 12 loại đá quý. Đó là công trình kiến trúc
Hồi giáo của ấn Độ cũng như của thế giới.
Kiến trúc cung đình tuy phát triển không mạnh như kiến trúc tôn giáo,
nhưng các cung điện hoàng gia cũng được xây dựng to lớn và trang trí lộng
lẫy. Cung điện trong hoàng cung của vương triều Môrya là một toà nhà có ba
điện chồng lên nhau. Toàn bộ được trang trí bằng các tác phẩm điêu khắc
tuyệt đẹp.
2.2. Nghệ thuật Điêu khắc
Ngay từ thời cổ đại đã có nhiều tác phẩm điêu khắc có trình độ khá cao. Cách ta
chừng 4.000 năm ở Ha ráp pa đã tìm được pho tượng người đàn ông trong tư thế
gợi đến môn phái Yoga. Hay ở SariĐkheri tìm được tượng Bà tổ mẫu. Đến thời
Môria, nghệ thuật điêu khắc đã phát triển và có nhiều tác phẩm đẹp: nghệ thuật
điêu khắc ấn Độ có nhiều trường phái: Môria và Xuônga ở Xác nát và Sanchi;
Găngđara ở ápganaxtan; Matura ở Bắc ấn, Amaravati ở Nam ấn. Đến triều đại
Gúp ta, điêu khắc ấn Độ đã đạt đến đỉnh cao và tác phẩm dường như được tạo ra
bởi một tập thể gồm các tăng lữ, nhà thơ, diễn viên và nhà điêu khắc. Những hình
tượng nghệ thuật được viết thành văn bản của tăng lữ, nhà thơ được nhà điêu khắc

49
lOMoARcPSD|26545580

chuyển vào chất liệu đá. Điêu khắc thường gắn liền với kiến trúc kết hợp với kiến
trúc để tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh. Kiến trúc ấn Độ thường được trang trí
dày đặc bằng diện phù điêu theo phong cách ấn Độ. Ngoài ra còn có nhiều tượng
các vị thần trong tôn giáo ấn Độ như thần Siva và tượng các vũ nữ trong nhiều tư
thế đặc biệt uốn mình theo kiểu Tribanga…
Nghệ thuật điêu khắc ấn Độ mang mang trong nó nhiều đặc điểm độc đáo.
Trong đó, nổi bật nhất là tính nhục cảm cao. Các hình tượng con người, thần, Phật hay
các vũ nữ đều to khỏe, tràn trề sức sống và năng lực, sinh động, biểu cảm. Ngay cả về
đề tài, người ấn Độ cũng rất đặc biệt khi chọn những cảnh sinh hoạt tình dục đưa vào
các tác phẩm điêu khắc. Mặt khác, sự trang trí dày đặc, không để khoảng trống nhiều
hình chạm khắc tỉ mỉ, kỹ lưỡng. Họ không diễn tả một nhân vật cụ thể, song lại rất chú
ý đến chi tiết. Tuy vậy phải nói rằng các tác phẩm điêu khắc ấn Độ mang tính chất
thẩm mỹ cao, đậm đà truyền thống.
2.3. Nghệ thuật Bích hoạ Agianta (Ajanta)
Trong chùa hang Agianta gồm 29 chùa. Đây thực sự là kho báu của cả 3 loại
hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ. Đặc biệt là những bích hoạ được vẽ ở
đây thuộc nhiều thế kỷ là tác phẩm của cả một dân tộc, một thời kỳ phát triển rực rỡ
nhất của đạo Phật. Các công trình kiến trúc, điêu khắc, bích hoạ ở Agianta còn giữ
được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Hầu hết các tranh tường ở Agianta thể hiện truyền
thuyết và các đoạn đời khác nhau của Đức Phật. Ngoài ra còn diễn tả cuộc sống và
những phong tục của người ấn Độ, sự phong phú của thiên nhiên động thực vật. Phong
cách vẽ thống nhất, mặc dù nhiều tranh có thể cách nhau hàng mấy trăm năm. Những
tác phẩm này bộc lộ quan niệm sáng tạo cái đẹp ở cả hai phương diện tạo hình và trang
trí. Hình tượng các vũ nữ được vẽ với trang sức, các nếp áo rất tỉ mỉ có sức hấp dẫn
mạnh mẽ bởi vẻ đẹp nhẹ nhàng tao nhã. Nhiều tác phẩm đẹp như tranh vẽ “Văn thù Bồ
Tát”, “Cám dỗ Đức Phật”, “Voi sáu ngà”.Ngoài hội hoạ ở Agianta còn nhiều phong
cách hội hoạ khác như hội hoạ Môgôn (hội hoạ cung đình), hội hoạ Ragipát (chủ yếu
diễn tả thần thoại).
Mỹ thuật ấn Độ với 3 loại hình nghệ thuật phát triển rực rỡ và để lại nhiều tác
phẩm đẹp. Phong cách mỹ thuật ấn Độ theo nhiều con đường, nhất là mỹ thuật Phật
giáo đã ảnh hưởng tới nhiều nước Châu á theo con đường truyền bá đạo Phật. Mỹ
thuật ấn Độ mang đậm tính chất tôn giáo. Nhưng cách thể hiện lại mang tính chất nhục
cảm cao, tính hiện thực sinh động. Tất cả các mặt tưởng chừng như đối lập ấy lại thống
nhất, hài hoà trong các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ tạo cho mỹ thuật ấn Độ
mang một vẻ riêng rất độc đáo.

50
lOMoARcPSD|26545580

51
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 2: THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI


1. Vài nét về văn hóa, xã hội
Trung Quốc là một nước lớn ở phía Đông của châu á. Cách chúng ta khoảng
500.00 năm ở vùng Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) đã có con người
sinh sống. Đó là người vượn Bắc Kinh. Qua những dấu vết còn lại được tìm thấy
ta biết người Bắc Kinh đã biết dùng lửa. Theo truyền thuyết, vào khoảng ba, bốn
ngàn năm trước đây có một tộc người sinh sống ở dưới chân núi Hoa và ven sông
Hạ. Cộng đồng này được gọi là người Hoa, mặc người Hạ ngày nay. Thời kỳ phát
triển của người Hoa Hạ là thời kỳ Tam Hoàng ngũ đế. Ở đây truyền thống văn hoá
của dân tộc mình. Ngay từ thời kỳ xa xưa họ đã có nhiều thành tựu về thiên văn
học, lịch pháp, y học, triết học và các khoa học tự nhiên, văn học. Bốn phát minh
lớn của Trung Quốc trong khoa học kỹ thuật là phát minh ra giấy, kỹ thuật in chữ
rời, là bàn và thuốc súng. Số Pi được Acsimet tính tới số thập phân thứ 4 và
người phương Tây đã dừng lại ở vị trí số xấp xỉ của số Pi. Vào thế kỷ thứ V, cha
con nhà toán học Tổ Xung Chi đã dùng một cách tính tìm ra trị số pi đến con số
thập phân thứ 10. Ngoài ra về mặt nghệ thuật tạo hình Trung Quốc cũng cống
hiến cho nhân loại nhiều tác phẩm nổi tiếng. Trung Quốc có nhiều loại hình tạp
kỹ, hội hoạ, bích hoạ, điêu khắc kiến trúc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Đặc biệt
ở thời kỳ cổ đại Trung Quốc có nhiều nhà tư tưởng đã cho ra đời nhiều học
thuyết, trào lưu tư tưởng lớn như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh
Tử… với những học thuyết như Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia… Những
học thuyết tư tưởng này sẽ có ảnh hưởng đến sự hình thành đặc điểm của nền mỹ
thuật Trung Quốc. Tất cả mọi yếu tố: điều kiện địa lý, dân cư, lịch sử, sự xuất
hiện chữ viết, những thành tựu về khoa học kỹ thuật, những trào lưu tư tưởng
lớn… đã là cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ đại.
Sơ lược về quá trình phát triển của lịch sử Trung Quốc:Lịch sử Trung Quốc
được chia ra làm nhiều thời kỳ:
- Thời Tam hoàng ngũ đế (theo truyền thuyết): tam hoàng gồm Phục Hy, Nữ Oa,
Thần Nông. Khoảng thế kỷ 27 TCN có nhiều bộ lạc lớn do liên minh nhiều bộ lạc nhỏ.
Đây cũng chính là thời kỳ Ngũ đế gồm: Hoàng đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế
Nghiêu, Đế Thuấn.
- Nhà Hạ (21 – 16T CN): Thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc.
- Nhà Thương: là thời kỳ phát triển của chế độ chiếm hữu nô lệ. Qua các lần khai
quật các di chỉ cho nhiều di vật quý. Đặc biệt là “giáp cốt văn” - đó là các bản văn tự,
những lời khấn nguyện… về sinh hoạt chính trị, xã hội Trung Quốc thời nhà Thương.
- Nhà Chu (1066 – 221 TCN): Gốm Tây Chu, Đông Chu (Xuân Thu, Chiến Quốc)
52
lOMoARcPSD|26545580

- Nhà Tần (221 – 206 TCN): Mở đầu cho thời kỳ phong kiến.
- Nhà Hán (206 TCN – 220 SCN) là thời kỳ phát triển thịnh trị của chế độ phong kiến
Trung Quốc. Là một đế quốc hùng mạnh nhất, rộng lớn trong lịch sử Trung Quốc.
- Thời Tam Quốc (220 – 280) gồm 3 nước: Nguỵ – Thục – Ngô
- Nhà Tấn (265 – 420)
- Thời Nam Bắc Triều (420 – 589)
- Nhà Tuỳ (581 – 618). Tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau.
Sang nhà Tuỳ đến nhà Đường (618 – 907). Thời Ngũ đại ở miền Bắc và Thập quốc ở
miền Nam (907 – 960). Tống (960 – 1279). Nguyên (1271 – 1368). Minh (1368 –
1644) và nhà Thanh do người Mãn Châu thành lập từ 1644 – 1911 kết thúc. Đồng thời
đây cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Suốt từ khi nhà Hạ ra đời
đến 1911 với cuộc cách mạng tư sản Tân Hợi lịch sử Trung Quốc trải qua hai thời kỳ:
Chiếm hữu nô lệ và phong kiến.
2. Đặc điểm nghệ thuật Trung Quốc
Trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc xuất hiện nhiều nhà tư
tưởng lớn, trong đó có Khổng Tử, người sáng lập ra Nho gia. Sau ông có nhiều nhà tư
tưởng khác như Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư… đã hoàn chỉnh học thuyết này.
Khổng Tử (551 – 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là Trọng Ni, người nước
Lỗ. Ông sống thời Xuân Thu. Tư tưởng của ông gồm triết học, đạo đức, đường lối trị
nước và giáo dục. Triết học có thể chi phối mọi mặt của con người. Đạo đức theo
Khổng Tử gắn với các mặt Nhân – Lễ – Nghĩa – Tín – Dũng. Trong đó quan trọng nhất
là Nhân. Hạt nhân đạo lý của Khổng Tử là khái niệm người quân tử. Ông đề cao lối
sống tôn trọng trật tự xã hội đồng thời là phù hợp với trật tự thiên nhiên. Khổng Giáo
đề cao lý trí. Nó cung cấp cho nghệ thuật, thơ ca một diện rộng đề tài về đạo đức xã
hội mang nhiều ý nghĩa giáo huấn. Nó hướng con người vào những hoạ sĩ để khôi phục
trật tự xã hội và xây dựng quốc gia vững mạnh. Người quân tử phải là tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ. Mỹ thuật Trung Quốc bị ảnh hưởng của tử tưởng Nho gia thể hiện ở
hai đặc điểm, đó là tính mực thước và tính đăng đối. Hình tượng các hiền nhân quân tử
các hiền nữ… thường xuất hiện trong mỹ thuật, nhất là ở các lăng mộ đời Hán.
Người đề xướng học thuyết đạo gia là Lão Tử, sống vào thời kỳ Xuân Thu và
Trang Tử là người kế tục. Học thuyết của Lão Tử lại nặng nề việc giải thích vũ trụ, vạn
vật. Ông cho rằng nguồn gốc vạn vật, vũ trụ là một vật sinh ra trước trời đất gọi là
Đạo. Từ Đạo mà sinh ra tất cả. Lão Tử còn đưa ra các mặt đối lập trong thế giới khách
quan như cứng – mềm, tĩnh - động, yếu – mạnh… Đạo vừa là nhịp điệu, vừa là sự
chuyển động của vũ trụ, vừa là cuộc sống vừa là hư không. Lão Tử lấy ví dụ về sự
thống nhất của: “có – không”. Ông ví như cái nhà: hình thể là có, nhưng trong có là
53
lOMoARcPSD|26545580

khoảng trống không và như vậy mới tạo thành nhà… Tinh thần này cũng ảnh hưởng đến
một thể loại tranh Trung Quốc. ở loại tranh này khoảng trống nhiều hơn khoảng vẽ màu.
Điều đó tạo ra sự hài hoà, thống nhất gữa có và không. Theo tinh thần của đạo gia, sự cân
bằng giữa các mặt đối lập như tĩnh - động (dáng), cứng – mềm (khối), nóng – lạnh (màu
sắc), chắc chắn – chông chênh (thế)… đã tạo ra các kiệt tác mỹ thuật. Phải chăng những
tác phẩm như thế đã mang theo tư tưởng triết học biện chứng của Lão Tử.
Phật giáo có nguồn gốc từ ấn Độ, vào Trung Quốc từ đầu công nguyên. Đến đời
Đường phát triển thành quốc giáo. Khi vào Trung Quốc, Phật giáo đã được Trung
Quốc hoá, vì vậy mang theo tinh thần và tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Nó gặp tư
tưởng của Đạo giáo và cùng tác động mạnh mẽ đến thơ và hoạ. Do Đạo phật phát
triển, nhiều kiến trúc chùa được xây dựng. Cùng với kiến trúc Phật giáo là nghệ thuật
bích hoạ và điêu khắc Phật giáo cũng phát triển. Bích họa Đôn Hoàng là mảng tranh
rất nổi tiếng của mỹ thuật Trung Quốc, mang tinh thần Phật giáo và phục vụ cho Phật
giáo.
Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái tư tưởng. Đặc biệt
thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã diễn ra sự tranh giành nhau ảnh hưởng giữa các
trường phái đó. Tuy vậy, đối với mỹ thuật ba trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo là
Nho gia, Đạo gia, Phật giáo đã trực tiếp ảnh hưởng và góp phần tạo nên những đặc
điểm của mỹ thuật Trung Quốc.
3. Thành tựu mỹ thuật Trung quốc
3.1 Nghệ thuật hội hoạ
Trong mỹ thuật Trung Quốc, hội hoạ là loại hình phát triển nhất, là loại hình tiêu
biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của người Trung Quốc. Hội hoạ còn là sự tổng
hợp cao nhất của những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan của người Trung Hoa.
Người Trung Quốc coi hội hoạ là hình thức chân chính duy nhất và do những người có
học, có văn bằng sáng tạo ra. Đó là các văn nhân, sĩ đại phu. Hội hoạ cổ Trung Hoa
được coi là có nhiều thành tựu rực rỡ và được xếp vào một trong những nền hội hoạ
lớn trên thế giới. Hội hoạ Trung Quốc có truyền thống từ lâu đời. Bức tranh cổ nhất ở
Trung Quốc là bức tranh lụa thời Chiến Quốc được tìm thấy tháng 2/1949 trong một
ngôi mộ ở Hồ Nam. Tranh rộng 20cm, cao 28cm diễn tả hình tượng người phụ nữ với
trang phục thời Chiến quốc. Trên đầu có hình tượng con phượng và con rồng đang
kịch chiến. Hội hoạ Trung Quốc gồm nhiều thể loại. Đó là: Tranh phật đạo, tranh sơn
thủy (vẽ thiên nhiên, trời đất, sông núi), tranh phong tục, tranh hoa điểu, tranh thảo trùng,
tranh nhân vật, tranh lầu các, tranh yên mã.
Tranh sơn thuỷ có hai loại: thuỷ mặc sơn thuỷ (vẽ thiên nhiên sông núi, chỉ bằng
mực nho và nước với độ đậm nhạt của mực mà diễn tả được vạn vật) và thanh lục sơn

54
lOMoARcPSD|26545580

thuỷ. Trong tranh sơn thuỷ có nhiều khoảng trống, Tiêu biểu là hoạ sĩ Vương Duy hoạ
gia đời Đường. Hoạ sĩ Trung Quốc đã rất giỏi khi xử lý các khoảng trống khiến các vật
thể trên tranh như từ đáy sâu bí ẩn của hư không hiện lên. Vì vậy tạo cảm giác mênh
mông bao la của thiên nhiên. Tranh phong cảnh của Trung Quốc ra đời sớm từ thế kỷ
VII và đến thế kỷ VIII thì trở thành trào lưu chủ yếu lấn át cả loại tranh nhân vật. Sự
vật trong tranh sơn thuỷ không được diễn tả theo xa gần. Họ dùng thiên nhiên làm tỷ lệ
(Ví dụ: người nhỏ hơn nhà, nhà nhỏ hơn núi…) và sử dụng viễn cận theo lối điểm nhìn
di động. Thường được gọi là viễn cận phi điểu hay tẩu mã. Đến đời Tống tranh thuỷ
mặc phát triển với nhiều tên tuổi hoạ sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng đến các đời
sau như Nguyên – Minh – Thanh. Nhiều bút pháp vẽ tranh sơn thuỷ cùng với nhiều
phái hoạ ra đời như “Ngô phái”, “Hải phái”,… Tranh thanh lục sơn thuỷ là loại tranh
sơn thuỷ vẽ mực đen, điểm màu xanh lục do hoạ gia Triển Tử Kiên khởi xướng đã để
lại nhiều tác phẩm ảnh hưởng đến đời sau…
Trong cách vẽ của các hoạ sĩ Trung Quốc có hai kỹ thuật, hay còn gọi là hai lối
dụng bút cơ bản là “công bút” và “ý bút”. Công bút là lối vẽ công phu, tỉ mỉ, vẽ có
đường viền chu vi hoàn chỉnh, tỉa tót tinh vi.. ý bút là cách vẽ gợi tả khái quát, ước lệ,
nét bút thoáng, hoạt. Cũng có lúc các hoạ gia kết hợp cả hai cách dụng bút để vẽ tranh.
- Tranh cuốn trục
Là loại tranh được vẽ trên giấy hoặc lụa có gắn trục ở hai đầu, có thể treo và
cuốn. Có Khải Chi là ông tổ của hội hoạ Trung Quốc và ông là người mở đầu cho loại
tranh này. Ông vẽ rất nhiều nhân vật, chân dung và phật đạo. Khi vẽ ông chú ý nhất
đến đặc điểm nhân vật và kỹ thuật “điểm nhãn”. Ngoài ra còn có Lục Thám Vi và
Trương Tăng Dao, ba ông được coi là tam đại gia của thời Lục triều. Tranh của các
ông mỗi người một vẻ song kết hợp cả 3 tài năng sẽ được một cách tạo hình hoàn
chỉnh cho hội hoạ.
- Bích hoạ Đôn hoàng
Ở hang Mạc Cao Đôn Hoàng có chiều dài toàn bộ khoảng 1600m, trong đó có
hơn 50.000 bản văn thư. Đặc biệt có bích hoạ của 10 triều đại Tiền Tần, Bắc Nguỵ,
Bắc Chu, Tuỳ, Đường, Ngũ Đại, Tống, Liêu, Tây Hạ, Nguyên chiếm 45.000m2. Nếu
nối liền tất cả các bích hoạ trong hang lại, có thể tạo thành một hành lang dài 25km.
Trong số đó có bức bích hoạ lớn nhất cao hơn 40m, rộng hơn 30m, bức nhỏ nhất cao
chưa đến 1 thước. Bích hoạ Đôn hoàng chủ yếu có nội dung phật giáo, có một phần
ảnh hưởng của bích hoạ ấn Độ. Tuy vậy là bộ tranh của 10 triều đại nên phong cách rất
phong phú. Nội dung cũng đa dạng về lịch sử, phong tục, tình cảm, thần thoại…
Ngoài bích hoạ Đôn hoàng chuyên vẽ về đề tài phật giáo thì bích hoạ Cung
Vĩnh Lạc lại chuyên vẽ về cảnh hưng thịnh của Đạo giáo thần tiên. Cung điện Vĩnh lạc

55
lOMoARcPSD|26545580

có 873m2 bích hoạ,phong cách kỹ xảo tinh tế, kế thừa và phát triển tranh nhân vật đời
Tống, Đường.
3.2. Nghệ thuật Kiến trúc
- Kiến trúc cung điện
Trong danh sách các di sản văn hoá thế giới, Trung Quốc có nhiều công trình
nghệ thuật được ghi nhận bên cạnh các công trình nổi tiếng của nhiều nước khác trên thế
giới như: Lăng Hoàng đế – Khu di tích Khổng Tử – Vạn Lý Trường Thành – Lăng mộ
nhà Tần – Trường An, Tháp Lục Hoà, Tam Lăng, Cố cung, Thiên đàn, Di Hoà viên…
Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sáu thể loại kiến trúc gồm
kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ, làm viên, đàn miếu và nhà ở.
Ngay từ thời nhà Thương, nhà Chu đã có những kiến trúc cung điện với quy mô
nhỏ. Từ thời nhà Trần trở đi, kiến trúc cung điện đã phát triển và được xây dựng thành
một quần thể kiến trúc với nhiều chức năng riêng biệt. Có thể kể đến một số kinh đô
nổi tiếng như Lạc dương, Khai phong, Trường An, Tử cấm thành. Từ thế kỷ XIII, nhà
Nguyên đã cho xây dựng Hoàng Thành gồm các cung điện có quy mô lớn ở trung tâm
Bắc Kinh. Đến thời nhà Minh Hoàng Thành được xây dựng với vật liệu chính là gỗ.
Ngoài ra còn có đá, ngói lưu ly, gạch… Năm 1417, triều đình huy động số lượng nhân
công, thợ rất lớn để xây dựng Tử cấm thành với diện tích rộng 720.000 m2: 1.000 ngôi
nhà, 9.000 gian, rộng 160.000 m. Công trình này được xây dựng trong 3 năm gồm các
công trình chính như: Ngọ Môn, Điện Thái Hoà, cung Càn Thanh, điện Giao Thái,
Ngự hoa viên, điện Dương Tâm… Đến thời nhà Thanh, trong thành Bắc Kinh còn
được xây dựng thêm nhiều cung điện, lâu đài tráng lệ. Từ khi nước cộng hoà nhân dân
Trung Hoa ra đời vẫn lấy Bắc Kinh làm thủ đô. Thủ đô Bắc Kinh với Cố cung, Di hoà
viên, Vạn lý trường thành, Thập tam lăng, Thiên đàn… đã trở thành những di sản văn
hoá thế giới thu hút đông đảo du khách quốc tế khi đến thăm Trung Quốc.
- Kiến trúc Phật giáo
Vật liệu chủ yếu của kiến trúc cổ Trung Quốc là gỗ. Kiến trúc gỗ có nhiều ưu
điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn chế. Hạn chế lớn nhất là tồn tại không được
lâu như kiến trúc gạch hay đá. Gỗ dễ bị mối mọt, cháy… Vì vậy kiến trúc cổ Trung
Quốc hầu hết đã bị phá huỷ. Đến nay còn rất ít các di tích cổ. Có thể kể một vài công
trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (xây dựng năm 782), Phật Quang Tự (857)… Trong
kiến trúc Phật giáo Trung Quốc có một thể loại kiến trúc đặc biệt. Đó là thể loại chùa
được tạo ra từ những quả núi, thường được gọi là chùa hang như chùa hang Mạc Cao,
hay còn gọi là Thiên Phật động (động ngàn Phật) ở tỉnh Cam Túc. Thiên Phật động
được bắt đầu xây dựng từ thế kỷ IV đến tận thế kỷ XIV. Trong X thế kỷ đó các nhà tu
hành đã đào được một nghìn hang nhỏ trong lòng núi và trang trí cho Thiên Phật động

56
lOMoARcPSD|26545580

bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng được đục ra từ núi. Đến nay Trung Quốc
còn bảo tồn được 496 hang. Năm 1987 động nghìn Phật được ghi vào danh sách các di
sản của văn hoá thế giới. Kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc thường được xây dựng
theo đồ án đơn giản. Phần quan trọng nhất trong chùa là Phật điện. Ngôi chùa sớm
nhất của kiến trúc Phật giáo Trung Quốc là chùa Bạch mã. Tương truyền đây là nơi
đầu tiên các cao tăng ấn Độ đến truyền đạo Phật. Điện Phật nổi tiếng còn lại đến ngày
nay là điện phật chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, một trong hai
công trình lớn bằng gỗ được xây dựng sớm nhất.
Một phần khác không kém phần quan trọng trong kiến trúc chùa là tháp. Tháp
được truyền từ ấn Độ vào Trung Quốc. Nhưng vào Trung Quốc, nó kết hợp với kiến
trúc Trung Quốc và tạo ra phong cách riêng cho tháp Trung Quốc.
Trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc còn các thể loại kiến trúc khác như kiến
trúc đàn miếu thờ núi sông, trời đất, đế vương, tổ tiên và cầu mùa. Đền miếu là nơi thờ
các danh thần, danh tướng, văn nhân có công với dân, với nước. Gia miếu, từ đường
cúng tế tổ tiên. Về thể loại đàn miếu có thể kể đến công trình kiến trúc mổi tiếng là
“Thiên đàn” xây dựng năm Minh Vĩnh Lạc thứ 18 (1420). Rộng 4184 mẫu, gấp 4 lần
diện tích Tử Cấm Thành. Kiến trúc Thiên Đàn gồm 2 phần: phần kiến trúc dành cho
việc tế trời, nằm ở phía Đông, phía Tây là Trai cung, nơi Hoàng đế đến tắm gội và ăn
chay trước khi làm lễ tế trời vào ngày Đông chí hàng năm. Đàn là một đài cao 3 tầng,
xây bằng đá, một nhóm kiến trúc khác ở Thiên đàn là điện Kỳ niên, nơi vua đến làm lễ
cầu được mùa hàng năm vào giữa mùa hạ.
- Kiến trúc lăng tẩm của các Hoàng đế Trung Hoa
Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người Châu á khác đều rất coi trọng việc
xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hoàng đế lo việc này từ khi mới lên ngôi.
Những lăng tẩm còn lại của các hoàng đế cho ta biết lăng một Trung Hoa cổ thường
gồm 2 phần: Phần nổi trên mặt đất và phần chìm trong lòng đất (ngọa cung hoặc địa
cung). Thập tam lăng là khu lăng mộ của nhà Minh đã được ghi vào danh sách di sản
thế giới. Chu vi của Thập Tam lăng là 40km, ba mặt Bắc - Đông – Tây là núi. Vào lăng
phải qua cổng gồm 5 cửa, cao 29m, có 6 cột chạm khắc rồng mây tinh xảo. Hai bên
đường thần đạo có 12 cặp tượng thú bằng đá và 12 tượng người đá gồm 4 văn, 4 võ và
4 công thần. ở khu Thập tam lăng còn có Định lăng hay còn gọi là cung điện ngầm rất
nổi tiếng. Cung điện ngầm được xây dựng ở độ sâu cách mặt đất 27m, diện tích
1195m2. Tất cả những điều trên cho ta thấy tài năng của người Trung Hoa cổ về mặt
kiến trúc. Thập tam lăng của nhà Minh chỉ là một ví dụ. Ngoài ra còn rất nhiều công
trình lăng tẩm khác.
Ngoài các công trình kiến trúc gỗ, trong kiến trúc Trung Hoa cổ còn thể loại
kiến trúc gạch, đá. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của thể loại này là Vạn lý
57
lOMoARcPSD|26545580

trường thành. Trường thành được xây dựng từ 3, 4 trăm năm TCN. Năm 221 TCN Tần
Thuỷ Hoàng cho xây dựng nối liền các đoạn thành ở phía Bắc ba nước Tần – Yên –
Triệu, đồng thời cho xây dài thêm hoàn thành dãy trường thành dài trên 5.000km. Đây
là công trình lớn nhất thế giới do sức người xây dựng nên. Chiều cao bình quân của
trường thành là 9m, nóc rộng 5,5m, đủ cho 10 người dàn hàng hoặc 5 kỵ binh một
hàng qua lại dễ dàng. Trải qua mấy nghìn năm Trường thành vẫn đứng sừng vững và
thu hút mọi người ở Trung Quốc cũng như trên thế giới đến đây chiêm ngưỡng.
3.3. Điêu khắc
Nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc xuất hiện từ rất sớm. Sớm nhất là thể loại
điêu khắc trên ngọc hay còn gọi là ngọc điêu có cách đây 6.000 năm. Điêu khắc đá
được phát hiện sớm nhất ở An Dương Hầu gia trang (Hà Nam), cuối đời Thương như
bức Thạch điêu đầu hổ mình người cao hơn 37cm. Ngay từ thời Ân Chu đã tìm thấy
nhiều đồ đồng, đồ chạm ngọc, đồ gốm trắng hình dáng đẹp, trang trí tỉ mỉ. Các hoa văn
rồng, hoa lá, chim thú được cách điệu cao. Từ thời Hán, đạo Phật được truyền vào
Trung Quốc. Cùng với việc xây dựng các công trình kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc
cũng phát triển với nhiều thể loại: tượng phật, tượng thờ, tượng sư tử và các bức phù
điêu rất đẹp thể hiện đề tài lịch sử như Chu Công giúp Thành Vương… Nhà điêu khắc
nổi tiếng thời Đường là Dương Huệ Chi, ông là người mở đầu cho điêu khắc tượng
Phật nghìn mắt, nghìn tay và 500 tương la hán. Trong số các tượng Phật có pho rất to
lớn như tượng Phật Đại lư xá ở Long môn cao 17m thể hiện Phật ngồi tĩnh toạ bằng
chất liệu đá, tỷ lệ đẹp và tình cảm tự nhiên. Tuy vậy đấy chưa phải là bức tượng lớn
nhất. ở Nhạc Sơn – Tứ Xuyên có pho tượng Phật đứng cao 36m, ở Đông Hoàng (Cam
Túc), có tượng Phật bằng đá mềm cao 33 m… Bức tượng phât được coi là bức tượng
khổng lồ, lớn nhất thế giới là pho tượng phật Di Lặc ngồi cao 71m tại vùng núi Lạc
Sơn (tỉnh Tứ Xuyên), được tạc vào đời Đường thế kỷ thứ VIII. Tượng Phật ngồi lưng
tựa vào vách núi phía Tây lăng Văn Sơn. Do đó tượng phật được gọi là Lăng Vân Đại
phật hay Lạc Sơn Đại Phật. Đầu tượng cao 14m, rộng 10m, chân dung siêu phàm, lý
tưởng nét mặt phương phi, kỳ vĩ. Mỗi mắt dài 3,3m, cân đối với độ cao từ bàn chân lên
đầu gối (28m).
Cùng với tượng, phù điêu cũng biểu hiện tài năng của người Trung Hoa cổ. Bức
phù điêu “Chiêu lăng lục tuấn” (Lăng Đường Thái Tông) diễn tả 6 con ngựa mà khi
còn sống Đường Lý Thế Dân thường cưỡi đi chinh chiến. Sáu con tuấn mã được diễn
tả trong 6 tư thế đứng, đi, chạy, rong ruổi… rất sinh động. Nhà nghiên cứu mỹ thuật
phi Hoanh đã ví “Chiêu lăng lục tuấn” với ngựa ở đền Pác tê nông (Hy Lạp).
Năm 1974 ở gần Lâm Đồng (Trung Quốc) những người nông dân đã vô tình
phát hiện một số tượng đất nung người và ngựa. Sau đó tiến hành khai quật, Trung
Quốc đã tìm được hàng ngàn pho tượng to bằng người thật. Có tất cả 8.000 pho tượng
58
lOMoARcPSD|26545580

đất nung, cao từ 1,6m đến 1,7m trong trang phục của nhiều binh chủng như bộ binh, xạ
thủ bắn cung, nỏ đá, kỵ binh, chiến xa, chiến mã. Họ được chôn bên cạnh Tần Thuỷ
Hoàng. Những pho tượng này đều được vẽ màu nhưng qua 2.000 năm màu sắc cũng bị
phai đi nhiều. Những pho tượng này chúng ta có thể biết về trang phục, lịch sử, là
nguồn tư liệu về quân phục, trang bị và vũ khí của quân đội thời Tần.
3.4. Nghệ thuật văn học
Trung Quốc có một kho tàng văn học cổ điển phong phú, bao gồm cả thơ và văn
xuôi, có niên đại từ thời nhà Đông Chu (770-256 BCE) và bao gồm các tác phẩm kinh
điển được cho là của Khổng Tử. Trong số các tác phẩm kinh điển nhất của văn học
Trung Quốc là Kinh Dịch, một cuốn sách dựa trên bát quái. Ban đầu, Kinh Dịch được
coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển theo bởi các nhà triết
học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý
nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Trung Hoa và được coi là một tinh
hoa của cổ học Trung hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như
thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh được dựa trên vị hoàng đế huyền thoại Phục Hy.
Đến thời Khổng Tử, bát quái đã được phát triển thành 64 quẻ. Kinh Thi (Shī Jīng) là
một trong năm quyển Ngũ Kinh tương truyền do Khổng Tử san định từ những câu ca
dao của nhân dân Trung Hoa thời Xuân Thu. Kinh Thi là một bộ sách gồm có những
câu ca dao rất cổ của Trung Hoa. Ngày xưa, Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần
và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng ca dao để xem phong tục của dân. Chư hầu nhặt
những câu thi ca ấy để hiến lên Thiên tử, Thiên tử tiếp nhận và liệt vào nhạc quan, lấy
cái đó để xét phong tục tốt hay xấu, biết việc chính trị nên hư.Theo mấy lời dẫn trên
thì những bài ca dao trong Kinh Thi đã được sưu tập trước thời Khổng Tử. Nguyên
nhan đề là Thi chứ không có chữ Kinh. Người ta thêm chữ ấy vì cho rằng cho Kinh
Thi được Khổng Tử san định.Kinh Thư là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của
Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử.
Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như
Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Lễ Ký một bản phục hồi của bản gốc
Kinh Lễ (tiếng Trung: Lǐ Jì) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, ghi chép
các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì
và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời"
(sách Luận Ngữ).
Biên niên sử Xuân Thu, một tác phẩm ghi chép lịch sử của vua nước Lỗ từ năm
722 đến năm 479 trước Công nguyên. Xuân Thu (tiếng Trung Quốc: bính âm:
Chūnqiū, cũng được gọi là Lân Kinh) là bộ biên niên nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm
722 TCN tới năm 481 TCN. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và
được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên. Văn bản cực kỳ súc tích, và nếu chúng ta
59
lOMoARcPSD|26545580

bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16 nghìn từ, vì thế chỉ có thể
hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc
biệt theo truyền thống Tả Truyện. Luận Ngữ Luận Ngữ là một sách mà do Khổng Tử
và những đệ tử của mình biên soạn. Luận Ngữ là một quyển sách trong bốn sách gọi là
Tứ Thư. Ngoài Luận Ngữ, Tứ Thư cũng gồm có Đại Học, Mạnh tử và Trung Dung.
Luận Ngữ được viết từ đời Tiền Hán tới đời Hậu Hán, và là một chủ đề học vấn chủ
yếu trong thi triều đình Trung Hoa Khoa bảng (hay là "Khoa Cử"). Luận Ngữ là sách
sưu tập ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương
thời. Sách Luận Ngữ gồm 20 thiên, mỗi thiên đều lấy chữ đầu mà đặt tên, và các thiên
không có của Tôn Tử vào thế kỷ 6 trước Công nguyên đã đánh dấu một cột mốc trong
các cẩm nang nghệ thuật quân sự Trung Quốc cho muôn đời sau như Vũ Kinh Tổng
Yếu (; 1044 sau Công nguyên) và Hỏa Long Kinh ((Hỏa Long Thần Khí Trận Pháp)
giữa thế kỷ 14). Ngoài ra, có lẽ Binh Pháp hiện đang là sách cẩm nang cho quan hệ
ngoại giao quốc tế hiệu quả hàng đầu.

Câu hỏi:
1. Trình bày những nét độc đáo của hội họa Trung Quốc cổ đại
2. Phân tích thành tựu nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cổ đại
60
lOMoARcPSD|26545580

3. Những yếu tố nào tác động đến sự phát triển của nghệ thuật văn học
Trung Quốc
4. Trình bày những nét điển hình nhất về văn học Trung Quốc thời cổ đại

61
lOMoARcPSD|26545580

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ THÀNH TỰU NGHỆ THUẬT CUỐI THẾ KỶ


XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Mở đầu
Thế kỷ XIX là giai đoạn bản nề cho sự phát triển nghệ thuật thế kỷ XX ở
phương Tây. Những tiến bộ khoa học, kỹ thuật đầu thế kỷ XX là thành quả của sự sáng
tạo nhiều thế kỷ trước, trong đó nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng đã đạt được
nhiều điều mới, lạ, kỳ diệu, nó không chỉ phản ánh hiện thực mà còn phản ánh cả
những dự báo cho một tương lai mới của nghệ thuật
Chương 4 sẽ giúp sinh viên phần nào tiếp cận những thành tựu nghệ thuật
phương Tây thế kỷ XIX, XX cùng những xu hướng, trào lưu nghệ thuật điển hình và
cả những biến động của nghệ thuật đương đại thế kỷ mới .
Mục tiêu
- Giúp người đọc hiểu biết thêm về loại hình Hội họa.
- Có thêm những kiến thức, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận định về một số
hình thức nghệ thuật mới: Sắp đặt, trình diễn…và những thành tựu của nghệ thuật văn
chương trong thời kỳ Hiện đại
1. Nghệ thuật Hội họa
1.1. Nghệ thuật Ân tượng
1.1.1. Sự ra đời của xu hướng nghệ thuật ấn tượng.
Thế kỷ XIX ở Pháp thực sự là một thế kỷ cách mạng trong nghệ thuật tạo hình.
Trào lưu cách mạng thứ ba sau lãng mạn và hiện thực là nghệ thuật ấn tượng. Xu
hướng nghệ thuật này được khởi xướng từ khoảng những năm 60 của thế kỷ này, bắt
đầu từ sự kiện Manet. Ông là hoạ sĩ Pháp, với các bức tranh “Bữa ăn trên cỏ”, “Nàng
ôlimpia”… Về nội dung, đề tài tranh của ông không có gì lạ so với tranh của các hoạ sĩ
trước đó. Sở dĩ ông bị từ chối do cách thể hiện, vì ông đã từ bỏ lối diễn tả ánh sáng dịu
dàng chuyển sắc độ êm ả kiểu cổ điển trong phòng vẽ theo sự sắp xếp, bố trí của các
hoạ sĩ. ở đây ông sử dụng tương phản mạnh giữa ánh sáng và bóng tối. Vấn đề được
đặt ra ở đây là đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách nhìn, cách vẽ. Nếu trước đay các
hoạ sĩ được học trong các học viện mỹ thuật đã bắt đầu từ việc vẽ các phiên bản tượng
cổ Hy Lạp, diễn tả bóng rất tỉ mỉ để thể hiện khối tròn trịa, mềm mại. ánh sáng được
diễn tả bằng sự chuyển đổi dần từ sáng sang tối. Hình vững chãi, bố cục rành mạch.
Cách vẽ này đã chi phối nghệ thuật Châu Âu hằng mấy trăm năm nay. Mặc dù Ma nê
chưa từng bày tranh cùng nhóm ấn tượng, song ông vẫn được coi là tác nhân quan
trọng thu hút các hoạ sĩ trẻ muốn sự đổi thay trong nghệ thuật tạo hình. Ma nê là người

62
lOMoARcPSD|26545580

mở đầu có cùng quan niệm và kỹ thuật vẽ với các hoạ sĩ phái ấn tượng như: Mônê,
Pixarô, Rơnoa, Xêdan…
Năm 1873, tranh của các hoạ sĩ kể trên gửi triển lãm quốc gia Pháp không được
chấp nhận, ngày 15/4/1874 họ đã trưng bày những tác phẩm của mình ở 1 xưởng của
nhà nhiếp ảnh 35 phố Capuyxin với tên gọi “Ấn tượng mặt trời mọc”. Đây là triển lãm
đầu tiên của phái và gây tiếng vang lớn ở Paris. Các báo xúm lại chỉ trích, chế giễu.
Từ năm 1926 , tranh của xu hướng nghệ thuật ấn tượng bắt đầu được đánh giá
đúng mức. Những năm 50 của thế kỷ XX, tranh ấn tượng đã được đặt đúng chỗ của nó
trong lịch sử mỹ thuật thế giới. Công chúng Châu Âu đã hiểu và yêu thích tranh ấn
tượng. Xu hướng nghệ thuật ấn tượng thực sự là một cuộc cách mạng trong nghệ thuật
tạo hình. Nó là sự kết thúc của một quan niệm nghệ thuật, đồng thời là điểm bắt đầu
cho một thời kỳ mới trong lịch sử mỹ thuật thế giới: Thời kỳ nghệ thuật hội hoạ hiện
đại, mà ấn tượng là điểm khởi đầu.
1.1.2. Đặc điểm của nghệ thuật Ân tượng.
Trước ấn tượng, các xu hướng nghệ thuật rất coi trọng vấn đề đề tài trong tác
phẩm. Họ tranh luận với nhau xem vẽ cái gì mới là có giá trị. Suốt cả một thời gian
dài, các đề tài tôn giáo, thần thoại, quý tộc, lịch sử lên ngôi. Đề tài bình dân không
được coi trọng. Mãi đến giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực mới thắng thế. Đến ấn
tượng, các hoạ sĩ lại cho rằng đề tài không quan trọng. Hiệu quả của ánh sáng và cảm
xúc của hoạ sĩ quan trọng hơn đề tài. Đề tài chỉ còn là cái cớ để vẽ tranh. Còn về cách
thể hiện thì sao? Các hoạ sĩ thời phục hưng đã trải qua bao nhiêu nghiên cứu tìm tòi
mới tìm được cách thể hiện hình tượng nhân vật giống như thực ở ngoài đời. Tranh
phục hưng đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật diễn tả chân thực. Nhưng ở thế kỷ XIX,
cùng lúc với phái ấn tượng có một phát minh mới cạnh tranh với hội hoạ đó là chiếc
máy ảnh và kỹ thuật chụp ảnh ra đời. Thế là máy ảnh nhảy vào một số lĩnh vực, phạm
vi của hội hoạ ví như lĩnh vực chân dung chẳng hạn. Đội hình đi đón hoàng hậu Pháp
đã từ chối tranh chân dung tập thể của họ đặt Rembrăng vẽ chỉ vì bức chân dung đó
giống như bức tranh sinh hoạt nhiều hơn đó sao? Đến nay không cần tốn thời gian, họ
có thể thực hiện được mong muốn lưu lại chân dung của đội mình cho hậu thế chỉ nhờ
chiếc máy ảnh. Đây cũng là sự thách thức đối với hội hoạ. Các hoạ sĩ nhận thấy phải
có sự thay đổi trong cách vẽ, cách xử lý các đề tài. Sự thay đổi đó máy và kỹ thuật
chụp có cao siêu cũng không vượt qua được. Máy ảnh không thể có khả năng tình
cảm, cảm xúc của con người. Quan niệm thay đổi, cách vẽ thay đổi. Các hoạ sĩ ấn
tượng đã đưa ra một loại tranh mới khác hoàn toàn các loại tranh “kinh viện” hay nhà
trường… có từ trước đến lúc đó. Trên loại tranh đó, mọi ranh giới của đường nét,
mảng khối, xa gần, bố cục.. bị xoá nhoà. Tất cả chỉ còn là những nét bút, vệt màu rực

63
lOMoARcPSD|26545580

rỡ với mong muốn đưa lại cho người xem cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về những con
người, cảnh vật đó. Đây cũng chính là đặc điểm thứ hai của tranh ấn tượng.
Mặt khác, các hoạ sĩ ấn tượng còn cho rằng, thiên nhiên cảnh vật xung quanh ta
luôn luôn biến đổi. Sự biến đổi đó phụ thuộc vào ánh sáng, thời tiết, khí hậu, thời
gian.. Mỗi một thời khắc trôi qua, cảnh vật lại mang một hoà sắc khác, đưa lại cho
chúng ta cảm xúc khác. Trong cái thay đổi phong phú, đa dạng ấy sẽ có một lúc nào đó
thiên nhiên cảnh vật là đẹp nhất dưới con mắt và cảm xúc của hoạ sĩ. Nhiệm vụ của họ
chính là bằng cách nào đó diễn tả được giây phút thoáng hiện và đẹp nhất ấy. Nếu tìm
được cách thích hợp, bức tranh sẽ đem lại cho người xem cảm xúc tươi nguyên như
của chính hoạ sĩ. Điều này giải thích tại sao các hoạ sĩ trong phái ấn tượng lại có nhiều
cách vẽ khác nhau. Họ chỉ có một điều chung khiến họ tập hợp lại thành nhóm đó là
họ có cùng một quan điểm về nghệ thuật và có cùng một đích để đi đến. Họ muốn làm
một loại tranh mới khác với tranh trong nhà trường: chân thực hơn, khoa học hơn và
dựa trên sự quan sát của tác giả, trên cơ sở hiểu biết khoa học. Họ từ chối việc ngồi
trong xưởng vẽ để hoàn thành tác phẩm. Có hoạ sĩ ấn tượng muốn mô tả hiện thực
trong cái “Giây phút thoáng hiện” để ghi nhận cảm xúc ấn tượng thị giác. Vì vậy họ
phải đối diện với thiên nhiên, đi vẽ ngoài trời. Trên tranh vẫn giữ nguyên các nét bút,
có nghĩa là họ tìm cách đặt các mảng màu cạnh nhau, bỏ qua chi tiết và vẽ thật nhanh
để biểu hiện cảm xúc, tình cảm trước ánh sáng, thiên nhiên. Chagall đã định nghĩa:
“Hội hoạ ấn tượng là tự do và ánh sáng”.
Những cương lĩnh nghệ thuật của Cuốc bê đã được các hoạ sĩ ấn tượng chấp
nhận và phát triển: “Hãy vượt ra ngoài những thói quen thị giác, điều mà lâu nay vẫn
chi phối người làm nghệ thuật, làm cho họ không tiếp cận được với nghệ thuật”. Cùng
với xu hướng ấn tượng là sự ra đời của xu hướng vẽ ngoài trời. Dần dần, xu hướng ấn
tượng cũng được chấp nhận. Hay nói cách khác là ngày càng có nhiều người biết xem
tranh ấn tượng và hiểu được giá trị hoàn thiện của hội hoạ ấn tượng thông qua một
cách biểu hiện mà theo họ là “thiếu hoàn thiện”. Điều này trùng với quan niệm về cái
đẹp của người Nhật Bản, nhiều khi ở những cái chưa hoàn thiện đưa lại cho chúng ta
một cái đẹp hoàn thiện nhất. Tượng thần vệ nữ Milô là một minh chứng hùng hồn cho
quan niệm trên.
Giá trị của tranh ấn tượng chính là những đổi mới về phương diện kỹ thuật, bắt
nguồn từ việc muốn đạt được sự độc lập sáng tạo và coi trọng khả năng quan sát và
cảm xúc của hoạ sĩ ấn tượng đã đưa ra một loại tranh, ở đó màu sắc được đề cao, ánh
sáng mặt trời được diễn tả một cách tốt đẹp, rực rỡ. Trên thành công đó, tranh ấn tượng
truyền đến người xem cảm xúc tươi nguyên mà các loại tranh trước đó còn thiếu vắng.
Có thể nói rằng trong tranh ấn tượng đã bớt chất lý tưởng hoá, chất bác học mà giàu
chất cảm xúc, đưa lại cho người xem những ấn tượng mạnh mẽ.
64
lOMoARcPSD|26545580

1.1.3. Một số hoạ sĩ ấn tượng tiêu biểu


Clốt Mônê (Claude Monet: 1840 1926)
Ông được coi là hoạ sĩ tiêu biểu của phái ấn tượng, là chủ xướng táo bạo và
trung kiên nhất. Mặc dù phái ấn tượng gặp nhiều trở ngại trên con đường đi tới chân
lý, song Mônê vẫn là người giữ vững lập trường và quan niệm hội hoạ ấn tượng cho
tới cuối đời. Từ năm 1866, Mônê đã bắt đầu thực hiện việc vẽ tranh ngoài trời và hoàn
thành tranh ngay tại nơi vẽ. Đó là những tác phẩm như: “Thiếu phụ trong vườn” hay
“Bữa ăn trên cỏ”… Hoà sắc trong tranh của ông trong sáng, rực rỡ. ánh nắng mặt trời
chiếu sáng trên cây, trên tán lá xà thấp trên những nhân vật. Một bữa ăn trưa hiện ra
trước mắt người xem thật sinh động và tràn đầy cảm xúc. Xem tranh ta thấy tài năng
của tác giả được bộc lộ qua việc diễn tả ánh sáng và màu sắc nhiều hơn là vì đề tài.
Trong tranh của Mônê, hầu như không còn các đường viền chu vi. Việc đi vẽ ngoài trời
đã hướng mối quan tâm của Mônê cũng như các hoạ sĩ ấn tượng khác vào các hiệu ứng
ánh sáng lấp lánh và các màu sắc của tự nhiên. Qua đó Mônê nhận thấy rằng màu sắc
của các vật biến đổi phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Các màu đặt cạnh nhau sẽ
tạo ra một hiệu ứng quang học mạnh. Điều này có thể thấy rõ ràng qua sự phân giải
ánh sáng tạo ra màu sắc cầu vồng trong tự nhiên, hoặc hệ thống các màu bổ túc cho
các màu cơ bản là do hai màu khác pha trộn tạo thành. Để chứng minh cho mọi người
rõ về sự tìm tòi, đổi mới của mình. Mônê đã vẽ hàng loạt tranh về một chủ đề, một góc
cảnh nhưng trong nhiều khoảnh khắc khác nhau. Một góc phía Tây của nhà thờ Rouen,
một đống rơm… được ông vẽ ở nhiều thời khắc khác nhau: Rạng sáng, buổi trưa, buổi
chiều… ông bày tranh vẽ cùng một chủ đề và để tác phẩm nói lên tính biến động của
màu sắc, ánh sáng. Trong các bức tranh của ông hình thể ẩn hiện. Trên tranh chỉ còn
màu sắc, ánh sáng các vệt màu thay đổi cho ta cảm nhận vẻ đẹp hoàn thiện của cảnh
sắc thiên nhiên. Lúc đầu tranh của ông cũng chịu chung số phận với các hoạ sĩ khác
trong nhóm ấn tượng. Càng ngày tranh của ông chinh phục người xem. Phong cách
của Mônê ngày càng ổn định, thiên nhiên cây cảnh hoa lá trong tranh ông vẫn khoe
sắc, hương và hấp dẫn đối với người xem. Tranh của Mônê với những mảng màu bổ
túc, hoà sắc tươi tắn rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời sẽ còn đẹp mãi, giống như thiên
nhiên tồn tại vĩnh hằng và thu hút mọi người
Pie Ôguýt Rơ noa (PierreAuguste Renoir: 1841 – 1919)
Sinh ra tại Pháp, từ nhỏ ông đã được học vẽ trên gốm, quạt, vải… 1826 ông học
ở xưởng vẽ của hoạ sĩ Giăng, cùng thời gian đó ông cũng đến bảo tàng chép tranh cổ
điển vì ông cho rằng bảo tàng là nơi cung cấp cho các hoạ sĩ trẻ những bài học sâu sắc
về nghệ thuật. Mặt khác ông còn đi vẽ cảnh rừng Phôngtennơbơlô (Fontainebleau).
Qua quá trình như vậy ông nhận thấy có hai đối tượng hấp dẫn ông: Đó là ánh sáng và
phụ nữ Tranh Lidơ cho dù tài năng của mình trong việc sử dụng tương phản giữa sáng
65
lOMoARcPSD|26545580

và tối, biểu hiện bằng màu xanh đen đậm và trắng. Dưới tác động của ánh sáng, màu
trắng trở nên tinh khôi, trong trẻo tương phản với màu đen, bóng của xa tanh. Cũng
với hiệu quả ánh nắng làm người xem cảm nhận được vẻ mỏng manh của lớp voan
trắng nơi tay áo, ấm ấp lên bởi sắc vàng ánh lên của chất da thịt. Khuôn mặt được che
dù, chìm vào mảng tối. Tuy vậy sự tinh tế của sắc độ ánh sáng đủ để người xem thấy
được chân dung và vẻ đẹp đầy đặn của Lidơ xinh đẹp. Tranh của Rơ noa vẽ theo
phong cách ấn tượng. Nhiều vệt màu với nhiều sắc độ đặt cạnh nhau, màu nọ sẽ tác
động ảnh hưởng đến màu kia và sự pha trộn chúng sẽ không thực hiện trên palét mà
được thực hiện trong mắt người xem. Trên tranh không còn các mảng màu phẳng, nuột
nà như trước nữa. Mảng nước, bờ sông, cây, thuyền, được tạo bởi hàng trăm hàng ngàn
các vệt màu, nét bút ngắn, gián đoạn, gợi cho ta ấn tượng thị giác và cảm xúc tràn đầy
về ánh sáng, màu sắc tuyệt đẹp ở những nơi có nước có gió, có ánh nắng, có cây cỏ…
Từ 1876, Rơ noa vẫn tham gia nhóm ấn tượng cùng bè bạn. Trong sự nghiệp sáng tác
của ông có thể chia làm mấy thể loại như sau: Tranh phong cảnh, tranh chân dung,
tranh khoả thân và một số tranh sinh hoạt. Dù ở thể loại nào, ông cũng kiên trì theo bút
pháp, phong cách ấn tượng.
Ngoài Mônê, Rơ noa còn rất nhiều hoạ sĩ ấn tượng tiêu biểu nữa như Pisarô,
Xítxlây, Đơ ga…
1.2. Xu hướng nghệ thuật Tân ấn tượng (Néo – Impresionnisme) và Hậu Ấn tượng
1.2.1. Nghệ thuật Tân Ấn tượng
Từ năm 1874 đến 1886 phái ấn tượng đã 8 lần tổ chức trưng bày tranh của nhóm
mình, vào các năm 74, 76, 77, 79, 80, 81, 82 và lần cuối cùng vào năm 1986, với nhiều
tên khác nhau. Mặc dù vậy, đến lúc đó phái ấn tượng cũng chưa nhận được sự đồng
tình ủng hộ của đông đảo công chúng nghệ thuật. Sau khi nhóm ấn tượng “trình làng”
và gặp phải những chỉ trích của công luận, năm 1880 có hai hoạ sĩ người Pháp và
Gioóc giơ Sơ ra (Georges Seurat: 1859 – 1892) và Pônsinhắc (Paul Signac: 1836 –
1935) đa nhìn ra thực chất “vấn đề” của phái ấn tượng. Sơ ra muốn làm cho nghệ thuật
ấn tượng trở nên vững chắc hơn, dựa trên cơ sở khoa học mặc dù hai ông đồng nhất
với quan niệm của ấn tượng về nghệ thuật tạo hình. Cơ sở mà hai ông dựa vào nghiên
cứu chính là những thành tựu về khoa học quang học. Các ông coi hội hoạ của mình là
hội hoạ quang học. Những nhà nghiên cứu lại gọi chúng là nghệ thuật chấm màu. Các
hoạ sĩ ấn tượng lúc đầu tiên đã xoá bỏ những đường viền chu vi quanh sự vật, hình
tượng mình diễn tả. Tiến thêm một bước họ thu ngắn nét bút, và giữ nguyên chúng trên
tranh là những vệt bút màu, không xoá hoặc làm mới nét bút nhờ kỹ thuật Sfumato của
phục hưng hay trường các trường phái sau nó. Đến nay dựa trên những tương phản về
sắc độ, về ánh sáng, các hoạ sĩ chia cắt, rút ngắn nét vẽ thành những chấm màu nguyên
chất, đặt cạnh nhau. Kỹ thuật mới này mang tên: “Sự phân chia nét màu, ánh sáng” Sơ
66
lOMoARcPSD|26545580

ra là người đứng đầu của nhóm hoạ sĩ Tân ấn tượng. Ông đã tập hợp các hoạ sĩ bị từ
chối tranh ở triển lãm chính thống để mở phòng tranh của các hoạ sĩ độc lập. Trong
triển lãm này Sơ ra đã bày bức tranh “Tắm” theo lối vẽ Tân ấn tượng. Năm 1884 –
1886 Sơ ra tiếp tục đi sâu nghiên cứu kỹ thuật điểm màu và đã thành công trong một
bố cục lớn hơn mang tên: “Ngày chủ nhật ở Gờ răng dát tơ”. Tác phẩm này được treo
trong triển lãm cuối cùng của nhóm ấn tượng, theo lời mời của hoạ sĩ Pisarô. Bức
tranh được coi là lời tuyên ngôn của một phong cách mới trong hội hoạ. Đồng thời nó
cũng báo hiệu sự kết thúc của nghệ thuật ấn tượng. Tuy vậy Tân ấn tượng cũng chỉ tồn
tại được 4 năm.
1.2.2. Nghệ thuật Hậu ấn tượng
Nghệ thuật ấn tượng là một cuộc cách mạng trong hội hoạ. Hơn nữa, tranh ấn
tượng lại không đi theo truyền thống cũ đã từng chi phối nghệ thuật rất nhiều năm ở
Châu Âu. Vì vậy, lúc đó ra đời và 12 năm tồn tại đã không chinh phục được con mắt
của người xem tranh. Tuy vậy, mục đích của ấn tượng không khác các bậc thầy phục
hưng khi tiếp cận tự nhiên. Có khác chăng nữa chính là khác về cách biểu đạt, về
phương tiện để đạt tới mục đích đó. Vì vậy, chính nhờ có nghệ thuật ấn tượng mà thiên
nhiên hiện ra trước mắt hoạ sĩ với muôn màu muôn vẻ mới trở thành đối tượng của
nghệ thuật. Nó cũng đầy vẻ cao quý, đáng trân trọng như mọi thứ đề tài khác. ấn tượng
đã đánh dấu một bước ngoặt trong nghệ thuật hội hoạ. Hoạ sĩ không chỉ vẽ cái gì họ
thấy mà vẽ cả những cảm xúc, những cái mà họ cảm nhận được. Từ ấn tượng trở về
sau là thời kỳ của những quan niệm mới những thử nghiệm tìm tòi. Nghệ thuật thế kỷ
XIX, kể từ sau ấn tượng không mang tên riêng mà được gọi là thời kỳ nghệ thuật hậu
ấn tượng. Vì vậy các hoạ sĩ hậu ấn tượng không có phong cách giống nhau. Từ hậu ấn
tượng là do nhà phê bình người Anh Ro giơ phờ rai (Rogery 1866 – 1936) đặt ra để chỉ
một số hoạ sĩ xuất hiện sau ấn tượng như Xê dan (Cézanne: 1839 – 1906) Van gốc
(Vangogh: 1853 – 1890) Gôganh (Gauguin: 1848 – 1903). Nghiên cứu về các hoạ sĩ
này sẽ thấy được tình hình phát triển của nghệ thuật Pháp ở những năm cuối thế kỷ
XIX. Tất cả những báo hiệu một sự bắt đầu mới ở thế kỷ XX với hàng loạt các xu
hướng nghệ thuật mới ra đời.
1.2.3. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Pôn xê dan (Paul Cézanne: 1839 – 1906)
Xê dan ngày 19 tháng 1 năm 1839 ở Aix en Pharaôngôvăngxơ (Pháp) trong một
gia đình khá giả. Cha ông là một chủ ngân hàng và không muốn Xêdan theo hội hoạ
mà muốn ông theo học luật. Đang học luật ông bỏ học lên Paris học vẽ sau đó đang
làm trong ngân hàng của bố, ông lại bỏ việc lê Paris học ở xưởng hoạ Thụy sĩ. Ông đã
khẳng định thiên hướng đó và kiên trì theo đuổi đến tận cùng đời. Khi còn trẻ ông
tham gia cùng nhóm hoạ sĩ ấn tượng và đã cùng họ chia sẻ những lời chỉ trích chế giễu
67
lOMoARcPSD|26545580

của dư luận. Nhưng Xêdan chính là người đầu tiên nhận ra cái bản chất của vấn đề đặt
ra 1880. Ông thích phong cách ấn tượng, nhưng ông muốn vẽ “tranh của Pút sanh từ
thiên nhiên” và muốn biến “Nghệ thuật ấn tượng thành một thứ gì đó vững chắc và lâu
bền hơn, giống như nghệ thuật trong các viện bảo tàng”. Vì vậy, Xêdan đã từ giã Paris,
từ giã bạn bè trở về quê hương và quyết tâm thực hiện mong ước, mong muốn của
mình về nghệ thuật hội hoạ. Ông vẫn tôn trọng cảm xúc, ấn tượng của mình trước
thiên nhiên, song phải tìm cách làm cho tranh vững chắc và được công nhận. Sau
nhiều cố gắng, cuối cùng Xêdan đã thành công và ông dã ghi được tên mình vào lịch
sử mỹ thuật một cách xứng đáng. Ông được coi là “Cha đẻ của hội hoạ hiện đại”. Ông
đã tìm cách thể nghiệm mới và quan tâm tới hai yếu tố. Đó là khối hình và màu sắc
cộng với sự cân bằng và mạch lạc, vững chắc của bố cục. Tranh Xêdan các sự vật, hình
tượng cũng lên khối khoẻ và rõ ràng. Song cách lên khối mạnh mẽ nhờ những nhát
bút, mảng màu không nhòe mờ như cách vẽ khối của các hoạ sĩ phục hưng. Đó là cái
đích mà Xêdan muốn đạt tới. Ông đã làm được điều đó nhờ sự lao động nghệ thuật
miệt mài. Có nhiều tranh ông vẽ tới hàng trăm bức khác nhau, để từ đó có được một
bức đẹp nhất diễn tả đạt nhất khát vọng về lý tưởng thẩm mỹ của tác giả. Tranh của
ông không giống tranh của bất cứ ai từ trước đó. Tranh của Xêdan mọi vật đều có một
mối liên quan chặt chẽ. Ông nghiên cứu kỹ hình thể của các sự vật, nắm chắc mối
tương quan giữa hình nọ với hình kia. Có lẽ vì vậy từ những đề tài bình thường nhất
dưới bàn tay của Xêdan đã biến thành tranh đầy và hấp dẫn. Xêdan còn đưa ra lý luận
rằng: Mọi sự vật tồn tại đều ở trong những hình khối cụ thể, và cũng chỉ có một số
hình khối cơ bản. Tất cả đều ở các hình biến dạng của hình dạng của khối hình cơ bản
đó. Một trường phái nghệ thuật về hình thể đã được Xêdan bắt đầu như vậy. Sau này
có nhiều hoạ sĩ đã dựa trên lý thuyết hình khối của Xêdan để phát triển và lập lại các
hình thể “cơ bản hoàn thiện” theo chủ quan của hoạ sĩ và cho ra đời xu hướng nghệ
thuật lập thể ở đầu thế kỷ XX. Phong cách của Xêdan thống nhất trong mọi thể loại tranh.
Đó là ưu điểm song cũng đồng thời là hạn chế trong tranh Xêd
Vanh Xăng – Van gốc (Vincent Vangogh: 1853 – 1890)
Van gốc là một diện mạo hết sức đặc biệt trong lịch sử mỹ thuật. Cả cuộc đời
ông từ tình cảm, tính cách, nghệ thuật và đến cả cái chết cũng đặc biệt và không giống
bất cứ ai.
Sinh ra trong 1 gia đình mục sư nghèo ở Hà Lan, là 1 con người sôi nổi nhiệt
thành. Lúc đầu ông làm nghề bán tranh, sau đó chuyển sang làm giáo sĩ ở vùng mỏ
Bôrinagiơ ở Bỉ. Ông vẽ những người dân vùng mỏ với gam màu đậm, nặng nề, tăm
tối. Ông đã rất tài tình trong việc biểu hiện cuộc sống cùng cực, đau khổ của những
người dân nghèo. Sau đó ông không truyền đạo nữa mà nhờ em trai là Têô khuyên về
vẽ tranh. Từ đây Vangốc bất đầu vẽ những bức “Những người ăn khoai”, “Những đôi
68
lOMoARcPSD|26545580

giày”, … đã dần khẳng định tài năng của ông. Năm 1885 ông học ở viện hàn lâm và
ảnh hưởng bởi lối vẽ Rubenxơ và yêu thích tranh khắc gỗ Nhật Bản, cộng thêm với sự
tiếp xúc với nhóm hoạ sĩ ấn tượng đã làm cho tranh của ông khởi sắc lên rất nhiều.
Những mảng màu vàng, sáng đẹp đẽ ngày càng nhiều hơn thay thế những mảng màu
nâu xám buồn bã thời kỳ trước. Cũng từ đây Vangốc bắt đầu thể hiện tìm tòi, nhiều bút
pháp khác nhau để tìm cho mình một phong cách riêng biệt và độc đáo. Nếu tranh của
Xêdan là hình khối thì bố cục tranh của Vangốc là những nét bút cuồn cuộn quằn quại
với những mảng màu mạnh mẽ, cuồng nhiệt, tươi sáng. Ông khai thác triệt để sự biểu
hiện của các nét bút, của cường độ màu sắc và đẩy nó lên đỉnh cao nhất.
Trong thời gian ở Paris, ông vẽ rất nhiều, nhất là những ngày cuối đời, mỗi ngày
ông vẽ một bức tranh sơn dầu. Màu sắc trong tranh ông ngày càng đẹp, tươi sáng và
rực rỡ hơn, nét bút mạnh mẽ, cuồng nhiệt hơn. ít ai, nếu như không muốn nói là không
có ai vẽ bầu trời, mây và các vì sao giống Vangốc đã vẽ. Chỉ có một tâm hồn đầy bão
tố, đầy bi kịch như Vangốc thì mới nhìn và biểu hiện như vậy. Tranh của ông đẹp, màu
sắc rực rỡ đến chói chang, cách sử lý nét bút thật mãnh liệt, tuyệt vời. Phong cách
cuồng nhiệt của Vangốc đã ảnh hưởng đến rất nhiều hoạ sĩ ở các nước trên thế giới sau
này. Nghệ thuật của ông đã khởi xướng cho phong cách sáng tạo cho các hoạ sĩ hiện
đại sau này và là một trong những hoạ sĩ đi tiên phong của nghệ thuật mới, hiện đại.
Pôn Gô - Ganh (Paul Gauguin: 1848 – 1903)
Sinh ngày 7/6/1848 tại Pháp. Là một người thích phiêu lưu mạo hiểm, tuổi trẻ
ông từng là thuỷ thủ, sau đó làm việc ở ngân hàng. Năm 1874, ông gặp hoạ sĩ Pissarô
và các hoạ sĩ ấn tượng khác, 1883 Gôganh quyết định từ bỏ công việc ở ngân hàng
theo đuổi sự nghiệp hội hoạ. Ông muốn trở về với lối sống nguyên sơ, đưa nghệ thuật
về với cội nguồn của cảm xúc. Thời gian đầu ông về sống ở nông thôn với cuộc sống
chật vật và khó khăn song vẫn say sưa vẽ, Ngựa trắng là một trong những bức tranh
nổi tiếng của Gôganh, tranh của ông đã đưa ta về với không gian yên bình, tĩnh lặng và
hoang dã. Nếu tranh của Vangốc cuồn cuộn, vần vũ, xoáy tròn thì tranh của Gôganh lại
là những mảng màu phẳng tương phản mạnh mẽ. Ông muốn gợi ra cái đẹp huyền bí ẩn
sau phong cảnh thực tại. Càng về sau Gôganh càng đi sâu khai thác độ sâu sắc, sự
biểu hiện của màu sắc. Tranh của ông mang nhiều chất trang trí. Chủ yếu là nghệ thuật
sắp xếp các mảng miếng hình màu chặt chẽ, hợp lý và biểu hiện. Gôganh thích dùng
màu tương phản mạnh. Hình thể thì giản lược đơn giản, khoẻ khoắn. Năm 1897,
Gôganh vẽ một bức tranh lớn với cái tên: “Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai?
Chúng ta đi về đâu?” Đây là một tác phẩm mang tính chất hoành tráng, tượng trưng và
triết lý về con người và đời sống của nó. Gôganh được xếp vào một trong những hoạ sĩ
lớn của thế giới thế kỷ XIX. Ông thích hội hoạ ấn tượng, nhưng ông cũng cho rằng nó
nông cạn, chưa đề cập tới chiều sâu bí ẩn của tình cảm, tâm hồn. Một mặt ông vẫn giữ
69
lOMoARcPSD|26545580

màu sắc theo kiểu ấn tượng, mặt khác thì đi sâu nghiên cứu về màu sắc. Khác với Van
gốc chú trọng cường độ của mùa sắc, Gôganh đi vào chiều sâu, vẻ huyền bí biểu cảm
của màu sắc. Gôganh đã đạt tới một lối vẽ thiên về trang trí, mang tính tượng trưng và
biểu hiện cao độ. Tính tư tưởng trong tranh của Gôganh không hiện ra ở bề mặt mà ẩn
sâu sau các hình tượng nhân vật, sau vẻ lộng lẫy mà hoang dã của màu sắc, điều mà
người xem chỉ có thể cảm nhận chứ không thể chỉ nhìn bằng mắt.
Cả ba hoạ sĩ Xêdan, Vangốc và Gôganh đều có chung một cái đích để đi tới. Đó
là nghệ thuật biểu hiện, nghệ thuật sử dụng các yếu tố thuộc ngôn ngữ hội hoạ để diễn
tả cảm xúc chân thành của mình trước thiên nhiên, sự sống. Họ đều muốn tìm cho
mình một cách nói riêng, độc đáo mới lạ. ở Xêdan là sự tìm tòi nghiên cứu say mê về
hình khối, tương quan nóng lạnh của màu sắc, tương quan đậm nhạt do hiệu quả của
ánh sáng tạo nên và bố cục chặt chẽ, mạch lạc. Với Vangốc là những nét bút bốc lửa
màu sắc cường độ mạnh , cực đoan, và Gôganh là sự thẳm sâu, hoang dã của các mảng
màu tương phản, trang trí. Ba người, ba phong cách thực hiện đã làm phong phú đa
dạng một thời kỳ ngắn mà vang dội, hiển vinh và đầy sự hấp dẫn. Trong nghệ thuật hội
hoạ ở cuối thế kỷ XIX. Đó là những tiếng sấm báo hiệu một mùa sôi động của các trào
lưu hội hoạ, nghệ thuật ở thế kỷ XX.
1.3. Nghệ thuật Dã thú
Theo từ điển mỹ thuật: Trường phái Dã thú là trường phái hội hoạ có cách dùng
màu nguyên chất, chói lọi và sự đơn giản về hình cũng như về luật xa gần. Phái Dã
thú mang tính tiên phong trong nền nghệ thuật Châu Âu thế kỷ XX.
Từ năm 1901 – 1906 người ta tổ chức liên tục các cuộc triển lãm của các hoạ sĩ
hậu ấn tượng, người xem tranh càng yêu thích tranh của họ hơn. Từ những sự say mê
giống nhau về tranh Vangốc đã hình thành một nhóm hoạ sĩ với phong cách màu sắc
mạnh mẽ, chói chang gay gắt. Họ đẩy cao hơn nữa cường độ mãnh liệt trong màu sắc
của Vangốc. Họ sáng tác năm 1905, Mác kê, Đờ ranh, ma tít xơ, Vờ la min… đã mở
một phòng tranh với tên “Mùa thu” ở Paris. Phòng tranh gây một tiếng vang lớn.
Trong phòng tranh, bên cạnh những tác phẩm với hoà sắc màu rực rỡ, gay gắt đến chói
mắt lại có pho tượng của Mác kê theo phong cách cổ điển hiền lành, nghiêm trang.
Nhà phê bình nghệ thuật Lui Vôn xen lơ (Louis Vauxelles) khi đến phòng tranh “Mùa
thu” đã chỉ vào pho tượng và thốt lên: “Đô na ten nô giữa bày dã thú”. Từ đó tên Dã
thú được hình thành, nó mang ý nghĩa là sự mạnh mẽ, dữ dội. Tranh Dã thú được coi
như những con mãnh thú trong hội hoạ đầu thế kỷ XX. “Dã thú” được coi là một
phong cách nghệ thuật tự do, giàu chất sáng tạo và phong cách đầu tiên của thế kỷ này,
đồng thời là điểm xuất phát của nghệ thuật hiện đại. Nghệ thuật Dã thú tồn tại không
lâu. Người đứng đầu là hoạ sĩ Pháp Hăng ri Ma tít xơ. Nghệ thuật Dã thú tồn tại ở
chính những ngôn ngữ hội hoạ. Trong đó, yếu tố màu sắc được chú trọng, đề cao. Mục
70
lOMoARcPSD|26545580

đích của hội hoạ là “tự biểu hiện”, sử dụng màu sắc mạnh mẽ nhất. Họ không chỉ sử
dụng màu nguyên chất mà còn chỉ dùng những màu cơ bản đỏ – vàng - lam với những
đối chọi tương phản mạnh nhất.
Các hoạ sĩ Dã thú cho rằng nghệ thuật là phải thể hiện những cảm xúc mạnh mẽ
trước tự nhiên. Phương tiện để thể hiện cảm xúc đó là màu sắc. Đề tài không quan
trọng. Nét và hình của hội hoạ Dã thú thường sử dụng bút pháp phóng đại, cường điệu
trong những biến dạng của hình thể. Tranh Dã thú rút ngắn chiều sâu không gian và
giản lược các môtíp, làm cho tranh mang tính hiệu quả trang trí nhiều hơn là mô tả
thực. Luật xa gần, sáng tối, không được các hoạ sĩ Dã thú chú trọng nên tranh của họ
trông đơn giản, hiền lành, trong sáng giống tranh trẻ con. Có hai đối tượng nhìn sự vật
và các hiện tượng đơn giản nhất. Một là trẻ con và hai là người nguyên thuỷ. Họ chủ
trương hãy nhìn bằng con mắt trẻ thơ. Họ hướng về nghệ thuật nguyên thuỷ, đưa các
yếu tố biểu hiện của nghệ thuật nguyên thuỷ vào đề tài hiện đại.
Hội hoạ Dã thú là một sự đổi mới trong nghệ thuật tạo hình. Nghệ thuật không phải
chỉ mô tả hiện thực mà nghệ thuật là biểu hiện cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
Hăngri Matitxơ (Henri Matisse: 1869 – 1954)
Sinh tại Pháp, cha buôn bán ngũ cốc, mẹ là hoạ sĩ nghiệp dư. Lúc đầu ông theo
học luật. Thời kỳ này ông tham gia các lớp học vẽ buổi tối, năm 1891, ông bỏ nghề
luật và học vẽ ở học viện Julian và tại xưởng vẽ của Gutstavơ Morô (Gutstave
Moseau). Ông cũng hay đến bảo tàng chép tranh, từ 1895, ông bị ảnh hưởng của lối vẽ
ấn tượng, và có nhiều lần tổ chức triển lãm với bạn bè, năm 1905 tham gia treo tranh ở
phòng tranh Mùa thu và theo đuổi hội Dã thú. Trong tranh của ông không thấy yếu tố
ánh sáng, không gian hay luật xa gần, tranh ông là sự sắp xếp các mảng màu phẳng bẹt
song rực rỡ, tươi sáng. Kết hợp với đường nét khiến tranh của ông vừa mang tính
trang trí vừa mang tính đồ hoạ. Thời kỳ đầu Dã thú, tranh Matitxơ màu sắc mạnh,
thậm chí tương phản gay gắt, không có sự hài hoà, êm dịu. Nhìn vào tranh, yếu tố gây
cho người xem ấn tượng mạnh là màu sắc. Tranh “Thiếu nữ và chiếc mũ” vẽ năm 1905
là một minh chứng. Tác giả đặt những cặp màu tương phản: Đỏ - đen, xanh cây - vàng
chanh… Trong tranh ông sử dụng nhiều màu đen, đậm, tối. Tranh tĩnh vật ông cũng rất
thích thú, Tranh “Bát – quả” – 1901 là một bức đẹp. Xem tranh ta cảm thấy được sức
nặng vật chất của các vật mẫu. Mặc dù là tranh tĩnh vật song ta vẫn cảm nhận đầy đủ
sức sống, sự hấp dẫn, sinh động từ những vật mẫu tưởng chừng như đơn giản và bình
thường nhất.
Sau khi chia tay với các hoạ sĩ Dã thú, Matitxơ vẫn tiếp tục đi theo con đường
của mình. Trong tranh ông ngày càng chú ý đến chất trang trí, giản lược cả về hình và
màu đến mức tối đa. Mọi ràng buộc nghiêm ngặt của nghệ thuật cổ điển bị tháo rỡ. Hoạ
sĩ hoàn toàn tự do với cách vẽ, với bố cục, với quan niệm tạo hình của riêng mình. Hầu như
71
lOMoARcPSD|26545580

trong tranh giai đoạn sau Dã thú, ông không diễn tả chiều sâu không gian, nó bị giản lược, rút
ngắn tới mức tối đa. Nhiều tranh nền chỉ là một mảng màu phẳng, không gian tranh rút lại chỉ
còn hai chiều, như trong tranh “Trò chuyện” – 1909.
Matitxơ muốn tìm lại cái trong trẻo, tươi mát của hội hoạ bằng cảm xúc, màu
sắc và bằng cái nhìn của trẻ thơ hoặc của người nguyên thủy, người Phương Đông.
Tranh của ông ngày càng có sức thuyết phục, đạt tới âm hưởng trang trí lộng lẫy, độc
đáo. Càng về sau ông càng giản lược về hình, màu để truyền đạt tới người xem cái
“thần” của tác phẩm, của nhân vật. Đó chính là quan niệm sáng tác của phương Đông.
Từ năm 1907 – 0910 ông đi vào hai chủ đề âm nhạc và nhảy múa.
Những năm tiếp theo, chất trang trí phương Đông thể hiện rõ qua các tác phẩm
của hoạ sĩ từ đây về sau. Ông vẽ hình trang trí trên nền trang trí. Nhiều khi nền tranh
như một tấm thảm rực rỡ như trong tranh “Gia đình hoạ sĩ” và nhiều tranh tĩnh vật
khác. Trong bức “Nhà hàng cà phê Arập” – 1913, ta lại thấy phong cách Arập thể hiện
từ cách trang trí vòm kiến trúc đến dáng các nhân vật và cách vẽ các mảng màu phẳng
mang tính trang trí.
Lúc bắt đầu sự nghiệp, Matitxơ “có vẻ” như thích những tương quan màu mạnh,
tự do theo tinh thần Dã thú. Càng về sau, nghệ thuật sử dụng màu sắc của ông càng
“chín” hơn. Màu sắc mạnh nhưng đằm thắm, ý nhị và duyên dáng, bộc lộ rõ tài sắp
xếp, phân bố các mảng màu chủ đạo và điểm xuyết, tạo cho tác phẩm sự hài hoà và
hợp lý. Đặc biệt là Matitxơ đã kết hợp nhuần nhuyễn tinh thần phương Đông với nghệ
thuật hiện đại phương Tây. Điều đó đã tạo ra nét riêng biệt và độc đáo cho tranh của
ông. Ông xứng đáng là một trong những hoạ sĩ lớn và xuất sắc của thế giới thế kỷ XX.
1.4. Nghệ thuật Lập thể
Sự ra đời của trường phái nghệ thuật Lập thể (Cubisme)Trường phái Lập thể là
một trường phái hội hoạ hiện đại trong đó các vật được thể hiện như được tạo nên
bằng các hình học. Nghệ thuật Lập thể ra đời tại Paris, nối tiếp khuynh hướng Dã thú,
năm 1907, nó tồn tại đến 1914. Thành viên của nhóm Lập thể là các hoạ sĩ Pháp, đứng
đầu là Picasso.
Phong cách Lập thể chính là cách để Picatxô đưa ra quan niệm mới về nghệ
thuật hội hoạ trong một thời đại mới, thời đại của khoa học kỹ thuật phát triển mạnh
chưa từng thấy. Trước tình hình đó, hội hoạ cũng phải chuyển mình để theo kịp với
nhịp sống của thời đại. Thời kỳ đầu của phong cách Lập thể được gọi là Lập thể kỷ hà,
hay Lập thể Xêdan. Từ năm 1908 – 1909, tranh Lập thể của Picatxô có sự thay đổi.
Không còn những hình tượng mang tính chất điêu khắc, được tạo bởi cái nhìn hình học
đơn giản các hình tượng bị chia cắt thành nhiều diện, nhiều hình mảng riêng biệt.
Apôlinerơ gọi đó là chủ nghĩa Lập thể phân tích. Giai đoạn nghệ thuật Lập thể phát

72
lOMoARcPSD|26545580

triển tới đỉnh cao được gọi là giai đoạn Lập thể tổng hợp. ở bước này, các hoạ sĩ tạo ra
“sự vật” mới. Sự vật do hoạ sĩ vẽ ra khác xa với nguyên mẫu và có khi chưa bao giờ
xuất hiện. Hình tượng hoàn toàn do trí tưởng tượng, sự cảm nhận của hoạ sĩ về sự vật
đó tạo nên. Cái thế giới đang có trong hoạ sĩ, thế giới của sự cảm nhận và nhận biết
mới là đối tượng nghệ thuật của chủ nghĩa Lập thể, chứ không phải là thế giới hữu
hình được nhìn thấy bằng mắt. Vì vậy chủ nghĩa Lập thể không phải có thể hiểu ngay
được như các loại tranh cổ điển. Nghệ thuật Lập thể vừa mang tính khoa học, trí tuệ
vừa mang tính nghệ thuật cao. Nghệ thuật Lập thể đã làm thay đổi và đảo lộn nhiều giá
trị, cách đánh giá và các nấc thang trí tuệ tạo hình mà suốt một thời gian dài được coi
là vĩnh hằng, bất biến.
Họa sĩ Pablô Picatxô (Pablo Picaso: 1881 – 1973)
Sinh ngày 25/10/1881 tại Tây Ban Nha, cha là hoạ sĩ, là giáo sư dạy mỹ thuật,
do đó tạo điều kiện cho Picatxô vẽ từ nhỏ, cũng vì thế Picatxô được bộc lộ tài năng của
mình ngay từ những bài học đầu tiên. Picatxô được học rất cơ bản qua học viện hàn
lâm hoàng gia. Nhưng do thích được tự do, độc lập sáng tác theo khuynh hướng mình
yêu thích nên Picatxô từ bỏ trường học và sáng tác tranh về những người nông dân, thị
dân, hành khất… Trước khi đến với phong cách Lập thể, Picatxô trải qua hai giai đoạn.
Đầu tiên là giai đoạn màu lam, đối tượng là những ông già, em bé, người chơi đàn ghi
ta mù, những người nghèo khổ… Kết hợp với thân hình gầy gò, yếu ớt được diễn tả bằng
thủ pháp kéo dài tỷ lệ toàn thân và chi tiết bàn chân, tay. Tất cả nhằm diễn tả một cách sâu
sắc những thân phận nhỏ bé, nghèo nàn, cô đơn, bệnh tật trong xã hội thời đó. Từ năm
1905, tranh của Picatxô bắt đầu khởi sắc. Những màu xanh lam dần bớt đi nhường chỗ cho
những mảng màu vàng, hồng. Thời kỳ này được gọi là “Thời kỳ màu hồng”. Thời kỳ này,
sự chú ý, quan tâm của ông lại giành cho những gia đình xiếc, những con người có thân
phận bấp bênh trong xã hội. Sau thời kỳ màu hồng, Picatxô chuyển hướng nghiên cứu.
Ở trường phái lập thể, chất liệu sử dụng trên tác phẩm có thể dùng nhiều chất liệu
trên một bức tranh như sơn dầu, bột màu, thuốc nước, bìa, giấy báo… Với nhiều chất liệu
như vậy, các hoạ sĩ cũng phải dùng một kỹ thuật tổng hợp vừa vẽ, vừa cắt dán…
1.5. Nghệ thuật Trừu tượng
Nghệ thuật Trừu tượng là trào lưu hội hoạ có từ năm 1910 – 1914. Đó là nghệ
thuật không thể hiện đối tượng một cách hiện thực, như mắt mọi người nhìn thấy mà
biểu thị những ý nghĩ, cảm xúc của người nghệ sĩ về một số mặt nào đó của đối
tượng. Trong nghệ thuật tạo hình, Trừu tượng là sự phát huy yếu tố biểu đạt của đường
nét, màu sắc, hình khối thể hiện những ý tưởng tạo hình, hay những cảm xúc về màu
sắc, hình… Có rất nhiều kiểu Trừu tượng như Trừu tượng hình học, Trừu tượng biểu
hiện, Trừu tượng sáng tạo… Hội hoạ Trừu tượng là sự kết hợp của Lập thể và Dã thú.
Lập thể về hình và Dã thú về màu sắc. Nghệ thuật Trừu tượng cùng xuất hiện ở nhiều
73
lOMoARcPSD|26545580

nước như Pháp, Đức, Hà Lan, Nga.. Sau này nghệ thuật Trừu tượng trở thành một
trường phái nghệ thuật lan tràn khắp các nước Châu Âu, á, Mỹ. Thời kỳ phát triển
mạnh nhất là khoảng giữa thế kỷ XX. Nghệ thuật Trừu tượng có thể coi là hệ quả tất
yếu của nghệ thuật Lập thể.
Nghệ thuật Trừu tượng Ở Pháp
Các hoạ sĩ chuyên vẽ hình bằng các hình hình học đơn giản như He rơ bin
(Herbin), bằng nét như Hác tung (Hartung)… chuyển sang vẽ Trừu tượng. Cùng thời
gian này ở Hà Lan, có những hoạ sĩ đại diện cho Trừu tượng như Pie Mônđrian (Piet
Mondrian) và Têô Van Đats buốc (The’o Van Doesburg). Mônđrian đến Paris năm
1911 và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Lập thể, sau đó, trong tranh của mình Mônđrian
chỉ sử dụng đường thẳng và góc vuông cùng những màu cơ bản đỏ, vàng, lam, và đen
trắng để tạo bố cục. Ông tạo ra nhiều cách sắp xếp những đường vuông góc ngang dọc
khác nhau mang tên gọi bố cục 1, 2, 3… Ông là người theo ảnh hưởng của Lập thể
song Trừu tượng vừa hiện thực. Mônđrian cho rằng hội hoạ Trừu tượng phải có phong
cách sáng tác hoàn toàn Trừu tượng và nghệ thuật chỉ thực sự là nghệ thuật khi nó
không phụ thuộc vào môi trường thế giới tự nhiên. Như vậy, đến Trừu tượng, nghệ
thuật mang tính phủ định hoàn toàn hiện thực khách quan và nó mang tính biểu hiện
chủ quan thông qua các yếu tố ngôn ngữ tạo hình do hoạ sĩ lựa chọn. Phong cách của
Môđrian là phong cách Trừu tượng, hay là khuynh hướng tân tạo hình. Lý thuyết ông xây
dựng dựa trên cơ sở toán học với mục đích muốn đạt tới hình thể lý tưởng của sự vật,
mang tính vĩnh cửu. Khuynh hướng này được kiến trúc hiện đại ưa thích.
Nghệ thuật Trừu tượng Ở Đức
Khi thế chiến lần thứ nhất kết thúc, có một nhóm nghệ sĩ thành lập nhóm
“Người kỹ sĩ xanh”. Linh hồn của nhóm là một hoạ sĩ gốc Nga Kanđinsky. Do say mê
âm nhạc, Kanđinsky và nhóm đưa ra một lý thuyết về hội hoạ mang tính nhạc, hay còn
gọi là thể loại âm nhạc màu. Tranh của Kanđinsky cũng sử dụng thuần tuý các yếu tố
đường nét, màu sắc, bố cục để biểu hiện. Ông muốn chia thác ý nghĩa hàm chứa trong
mỗi yếu tố diễn đạt: hình, màu, đường nét. Đó là biểu hiện của nghệ thuật Trừu tượng
ở Đức.
Nghệ thuật Trừu tượng ở Nga
Từ năm 1910 – 1913 ở Nga có 3 biểu hiện Trừu tượng: Cấu trúc, Tia sáng và
Siêu Việt. Mỗi một khuynh hướng cấu trúc mang ảnh hưởng từ các xu hướng nghệ
thuật khác nhau. Khuynh hướng cấu trúc là sự tiếp tục của xu hướng Lập thể muốn tạo
ra sự vật mới. nghệ thuật cấu trúc vừa giống Lập thể lại vừa giống phong cách tân tạo
hình của Mônđrian. Khuynh hướng Tia sáng lại là một biểu hiện Trừu tượng khác. Phù
hợp với tên của nó, khuynh hướng này chú ý nhiều về ánh sáng. Nhưng ánh sáng ở đây

74
lOMoARcPSD|26545580

là ánh sáng của các thiết bị điện. Nhiều nguồn sáng giao thoa tạo nên màu sắc mới
lạ… Biểu hiện khuynh hướng này lại gần với nghệ thuật Vị lai. Khuynh hướng Siêu
việt với đại diện Malêvich, ông cho rằng người nghệ sĩ phải tạo ra một thực tại mới,
vượt xa hiện tại vật chất tầm thường, một thực tại siêu việt nhất. Tranh mang tính chất
tuyên ngôn của Malêvích là một hình vuông đen trên nền trắng. Ngoài ra trong tranh
của ông có đề cập tới một số hình cơ bản khác: Hình chữ nhật, hình thang, hình tròn…
và những màu cơ bản: Đỏ – vàng – lam.
Qua một số biểu hiện Trừu tượng Pháp, Nga, Đức, Hà Lan ta thấy nghệ thuật
Trừu tượng đã làm theo đúng tuyên ngôn của họ. Theo quan niệm của các hoạ sĩ Trừu
tượng khả năng biểu đạt của hội hoạ hiện thực bị giới hạn. Trên cơ sở của hội hoạ điển
hình, các thế hệ đi trước khai thác đã cạn rồi. Nếu đi trên con đường đó cũng chỉ tạo ra các
tác phẩm giống cổ điển mà thôi. Họ cho rằng nếu Xêdan sống lại thì Xêdan cũng vẽ Trừu
tượng. Đây chính là hội hoạ của thế kỷ hiện đại ngày nay.
Hoạ sĩ Trừu tượng Vaxili Kanđinsky (Wassily Kandinsky: 1866 – 1944)
Sinh ngày 4/12/1866 tại Nga. 20 tuổi theo học luật và kinh tế, năm 1896
Kanđinsky quyết định dành thời gian vẽ tranh, và chuyển đến học vẽ tại trường nghệ
thuật Azbeis. Thời kỳ đầu trong nghệ thuật, Kanđinsky chịu ảnh hưởng của nghệ thuật
Dã thú. Tranh của ông giai đoạn này có nét gì đó phảng phất tranh Matitxơ. Tuy vậy
với những tác phẩm từ 1910 trở về sau, tranh của Kanđinsky mang đặc trưng của hội
hoạ Trừu tượng. Trong các bức tranh vẽ 1910 Kanđinsky ta thấy ba yếu tố ngôn ngữ
hội hoạ được ông sử dụng triệt để, đó là hình, màu sắc, bố cục. Để có thể diễn tả được
nhu cầu chủ yếu của tâm linh, nội tại chủ quan mìn, Kanđinsky chủ trương dùng màu
sắc nguyên chất, tươi tắn mạnh mẽ: hoặc màu cơ bản, màu gốc hoặc màu bổ túc rực rỡ
tươi sáng. Ông không bóp hình hay tạo hình khác xa nguyên mẫu như Lập thể hay Dã
thú. Ông không xuất phát từ hình dáng tự nhiên của con người, cảnh vật… mà dùng
hình thể trừu tượng bằng nét, hình học, kỷ hà, … ông đã tạo ra một thứ tranh
mới,thuần tuý hội hoạ.
1.6. Nghệ thuật Siêu thực (SURRÉALESME)
1.6.1. Sự ra đời và những quan niệm sáng tạo của nghệ thuật Siêu thực
Siêu thực: Điều vượt quá hiện thực mang lại sự lạ lùng thậm chí kì dị, người ta
có thể tìm tấy tính chất siêu thực trong nhiều tác phẩm văn học, Hội hoạ, điêu khắc,
điện ảnh,… Chủ nghĩa Siêu thực hay phong cách Siêu thực dùng để chỉ trào lưu văn
nghệ phát sinh ở Pháp từ khoảng đầu thế kỉ 20 kéo dài đến sau chiến tranh thế giới lần
thứ nhất (phát triển mạnh nhất vào những năm 1920 – 1930). Chủ nghĩa Siêu thực nổi
lên nhằm chống lại tất cả những luật lệ về hình thể, những quy ước logic và đạo đức xã
hội, chủ nghĩa Siêu thực say mê cái kì quặc phi lí, muốn nổi loạn trong cách diễn đật

75
lOMoARcPSD|26545580

và tiến hành Hiện thực hoá tư duy và lí tưởng hoá. Nhìn chung quan điểm của trường
phái Siêu thực là sự tiếp nối của chủ nghĩa Đa đa (Dada), chúng đều giống chủ nghĩa
duy lí. Có lẽ sự tàn khốc của chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã làm cho các nghệ sĩ
mất lòng tin nên họ có xu hướng lẩn trốn thực tại. Thuật ngữ chủ nghĩa Siêu thực
được nhà thơ A pôn li ne rơ (Apolliinaire) dùng trong tác phẩm của mình vào năm
1917. Nhà thơ An đrê Brơ tông (André Breton) đã viết “tuyên ngôn của cách mạng
Siêu thực” (1942). Từ đó thuật ngữ này được dùng thường xuyên trong giới văn học
nghệ thuật. Mục đích chính của phong trào Siêu thực là :giải quyết tình trạng mâu
thuẫn tồn tại giữa mộng và thực, đưa nó tới một thực tế tuyệt đối: “trạng thái Siêu
thực”. Nghệ sĩ Siêu thực thể hiện phong cách nghệ thuật của mình rất khác nhau, họ
luôn có những quan điểm trái ngược về học thuyết, do vậy, trong quá trình hoạt động
sáng tạo của phong trào đã nhiếp ảnh sinh ra nhiều mâu thuẫn, có người bị khai trừ, có
người tự từ bỏ phong trào. Các hoạ sĩ nổi tiếng của phong trào này là: Pi ca bi a
(Picabia), Giăng (Jean), San van do Đa li (Salvador Dali), Pôn Kli (PaulKlee). Phong
trào Siêu thực lan rộng khắp châu âu và gây ra nhiều tranh luận nhất vào thời gian giữa
hai cuộc đại chiến. Triển lãm tranh Siêu thực đầu tiên được tổ chức vào năm 1925,
1927, sau đó còn được tổ chức triển lãm chung với phim Siêu thực ở Pháp. cuộc triển
lãm Siêu thực quan trọng nhất được tổ chức ở Luân đôn do Brơ tông (Breton) khai
trương vào năm 1936. sau một thời gian phong trào này yếu dần và bị thay thế bằng
các xu hướng nghệ thuật khác.
1.6.2. Hoạ sĩ siêu thực San va đô Đa li (Salvador dali: 1904 – 1989)
Sinh ngày 2/5/1904 tại Tây Ban Nha. Ông là một hoạ sĩ Siêu thực vĩ đại. 14
tuổi đã trưng bày tranh tại Nhà hát ở Phighêraxơ, sau đó đi học nghệ thuật tại học viện
Phécnanđô ở Mađrít. Năm 1925, triển lãm cá nhân đầu tiên được phòng tranh Đanmô
ở Bácxêlôna. Một năm sau, đến Paris và gặp gỡ Phicatxô. Ông giống như các hoạ sĩ
cũng bắt đầu từ nghệ thuật hiện thực. Những bức tranh tả thực cao độ của ông như:
“Cô gái bên cửa sổ”, “Giỏ bánh mỳ” đã cho thấy tài năng của ông.
Sau hiện thực, ông chịu ảnh hưởng của Lập thể. Từ năm 1924, 1925 ông bắt đầu
đi vào phong cách Siêu thực. Tranh của ông có màu sắc tươi sáng. Các hình tượng
trong tranh được sắp xếp theo một logíc, một trật tự riêng của hoạ sĩ. Trật tự ấy mang
màu sắc triết lý, tư duy trừu tượng. Tuy vậy có nhiều tác phẩm bộc lộ một cách sâu sắc
các ý tưởng của hoạ sĩ và đơn giản về hình tượng giúp người xem có thể cảm nhận
được ý đồ chủ quan của nghệ sỹ. Tác phẩm “Sự dai dẳng của ký ức” vẽ năm 1931 là
một trong những tác phẩm thành công của ông.
Đali còn vẽ nhiều chân dung Siêu thực: Chân dung Picatxô, chân dụng tự hoạ…
Một số tranh về đề tài tôn giáo, thần thoại dưới con mắt tạo hình Siêu thực cũng được
hoan nghênh và thành công. Đặc biệt bức tranh có tên: “Sự bùng nổ của cái đầu theo
76
lOMoARcPSD|26545580

kiểu Raphael” được vẽ bằng ngôn ngữ Siêu thực lấy cảm hứng từ vòm điện Pantênông
ở Rôm.
Đali gọi tranh của mình là “Những tấm ảnh trong mơ vẽ bằng tay”. Ông muốn
chứng minh rằng thế giới thực chứa đựng nhiều sự phi lý và nghệ thuật phải làm rõ
những cái đó. Tuy vậy, có thể thấy rằng Đali đã tạo được cho tranh của mình một cách
biểu hiện mới lạ. Cho dù có những tác phẩm khó lý giải vì đó là những hình ảnh không
có thực. Nhưng thế mới là nghệ thuật: càng khó càng gây sự say mê, sự thu hút muốn
tìm hiểu.
Đali bằng tranh của mình đã muốn dẫn chúng ta từ thế giới hiện thực đến thế
giới tâm linh mà ta chưa tiếp cận được. Phong cách của ông được nhiều hoạ sĩ tiếp
nhận và đi theo.
2. Mỹ thuật ứng dụng (Design)
Trong sự tồn tại và phát triển của mình, các loại hình nghệ thuật không chịu sự
tác động hoàn cảnh xã hội - lịch sử mà giữa chúng có sự tác động lẫn nhau.
Nghệ thuật trang trí thực dụng: Nghệ thuật trang trí thực dụng góp phần quan
trọng vào việc làm việc làm đẹp cho con người và môi trường con người.
Nghệ thuật trang trí thực dụng vừa nói lên óc thẩm mỹ tinh tế, vừa nói lên bàn
tay điêu luyện tuyệt vời của người chế tác, vì vậy nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ của con người dường như còn lại những dấu vết, những thời kỳ lịch sử.
Nghệ thuật kiến trúc: Kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện. Bởi
lẽ, nó không phản ánh một cái gì sẵn có trong hiện thực mà nói nói với chúng ta rất
nhiều điều về con người và thời đại, nó được ghi nhận như một nhân chứng lịch sử.
3. Nghệ thuật sắp đặt
Nghệ thuật sắp đặt khởi nguồn từ phương Tây và nhanh chóng lan sang các
nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, sắp đặt là sự sắp xếp các đồ vật, hình thể
trong không gian thực được thể hiện với ý tưởng mới của người nghệ sĩ thời Hậu Hiện
đại, những thứ giản dị tưởng chừng bỏ đi như vật phế thải hay những thông tin quảng
cáo vỉa hè.,..đều có thể được đưa vào chất liệu của nghệ thuật mới này. Nó rất gần với
nghệ thuật truyền thông- truyền thông điệp mới bằng ý đồ nghệ thuật mang tính xã
hội.Những hình khối đặc biệt được tạo nên từ những chất liệu vô cùng giản dị, chúng
lơ lửng trên không trung, mở ra một không gian huyền ảo - Đó đích thực là những
sáng tạo của nữ tác giả Claire Morgan. Nghệ sỹ chỉ sử dụng chất liệu rất đời thường
như hoa quả, lá, túi nilon và đặc biệt là dây chỉ để tạo những hình khối độc đáo, có
cảm giác như đang chuyển động vậy.Tác phẩm đầu tay của nghệ sỹ người Anh là con
thuyền giấy Water on the Basin được tạo ra từ 5.300 chiếc thuyền giấy nhỏ khác

77
lOMoARcPSD|26545580

nhau.“Những tác phẩm của tôi truyền tải thông điệp về sự thay đổi của thời gian, nhất
là những hiện tượng chỉ thoáng qua xung quanh chúng ta”, cô Claire cho biết. “Đối với
tôi, những sáng tạo từ hàng nghìn mảnh ghép khác nhau đều có liên hệ trực tiếp với
những trải nghiệm trong cuộc sống thực tại”.

Câu hỏi:
1. Nêu sự phát triển của hội họa với các xu hướng mới thế kỷ XX
2. Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Trình diễn
3. Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Sắp đặt
4. Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Design
5. Trình bày những hiểu biết của bạn về nghệ thuật Video- Art
6. Giới thiệu và làm nổi bật một vài phong cách nghệ thuật tiêu biểu của họa
sĩ ấn tượng, Hậu ấn tượng.
Hướng dẫn thực hiện
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các danh họa thế kỷ XIX, XX
- Đọc và nghiên cứu tài liệu, các thông tin triển lãm và xem triển lãm mỹ
thuật đương đại và nhận xét vể những trai nghiệm của họa sĩ trẻ Việt Nam
với nghệ thuật Trình diễn, Sắp Đặt.

78
lOMoARcPSD|26545580

CHƯƠNG V: ĐẶC TRƯNG CỦA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT


Mở đầu
Sự đa dạng, phong phú của đời sống hiện thực đòi hỏi nghệ thuật cũng phải đa
dạng, phong phú mới có khả năng phản ánh nổi, phản ánh hết những khía cạnh phức
tạp của cuộc đời. Trong quá trình phản ánh hiện thực, mỗi loại hình nghệ thuật bộc lộ
những mặt yếu, những hạn chế của nó so với loại hình nghệ thuật độc tôn, duy nhất,
như hội họa chẳng hạn, thì làm sao có thể phản ánh được cái hay, cỏi đẹp của thế giới
âm tâm hồn sâu thẳm nơi con người? Trong khi đó loại hình âm nhạc, loại hình văn
chương lại làm được và rất tốt điều này.
Do sự phát phong phú của các giác quan thẩm mỹ.
Sự phong phú của các phương tiện vật chất - kỹ thuật mà nghệ sĩ sử dụng khi
xây dựng tác phẩm nghệ thuật, dẫn tới việc hình thành ngôn ngữ đặc trưng cho mỗi
loại hình nghệ thuật…từ nhiều nguyên nhân khác nhau đòi hỏi các loại hình nghệ thuật
khác nhau ra đời.
Người ta căn cứ vào những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại
hình nghệ thuật để phân nhóm các loại hình: nhóm thời gian - không gian, nhóm tạo
hình - biểu tượng, nhóm mang tính thực dụng hay không gian thực dụng, nhóm yêu
cầu biểu diễn hay không có yêu cầu biểu diễn.
Chương 5 sẽ giúp các bạn những kiến thức cần thiết về sự hiểu biết cũng như
những nét chuyên biệt của 7 loại hình nghệ thuật
Mục tiêu
- Giúp người học hiểu được những đặc trưng của các loại hình nghệ thuật cơ
bản.
- Nắm được những khái niệm cơ bản về văn học, hội họa, âm nhạc, sân khấu,
điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc…từ đó có cái nhìn nhận đúng đắn về vai trò
của mỗi loại hình nghệ thuật.
- Nắm được lịch sử hình thành các loại hình nghệ thuật cơ bản

79
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 1: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC


1. Cơ sở phân chia các loại hình nghệ thuật
1.1. Những căn cứ khách quan dẫn tới sự phân chia nghệ thuật thành các
loại hình
Ngay từ khi mới ra đời, mỗi tác phẩm nghệ thuật đã thuộc về một loại hình ,loại
thể nào đó.Việc xuất hiện các loại hình, loại thể nghệ thuật khác nhau làm cho “Gia
đình” nghệ thuật càng trở nên sinh động, phong phú,có khả năng phản ánh hiện thực
một cách sâu rộng, đồng thời cũng đáp ứng được các loại thị hiếu nghệ thuật khác
nhau của công chúng.Chính ngôn ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật đã mang
lại cho mỗi tác phẩm một vẻ đẹp riêng,độc đáo,không lặp lại yếu tố nào.
Sở dĩ có hiện tượng trên là vì không phải vì bất kì tác phẩm nghệ thuật nào cũng
được xây dựng trên cơ sở một hệ thống phương tiện vật chất-kỹ thuật(phương tiện tạo
hình-biểu hiện) chung mà bằng phương tiện riêng của mỗi loại hình, loại thể nhất định.
Sự phát triển của các loại hình nghệ thuật là không đều và không giống nhau, vì
quá trình vận động của mỗi loại hình luôn luôn tùy thuộc vào điều kiện xã hội – lịch sử
và nhu cầu thẩm mỹ khác nhau của từng thời đại.
Không phải ngẫu nhiên mà nghệ thuật được phân chia thành các loại hình,loại
thể.Có ba căn cứ khách quan dẫn tới sự phân chia đó.
Một là ,sự đa dạng, phong phú của đời sống hiện thực đòi hỏi nghệ thuật cũng
phải đa dạng, phong phú mới có khả năng phản ánh nổi,phản ánh hết những khía cạnh
phức tạp của cuộc đời.Trong quá trình phản ánh hiện thực, mỗi loại hình nghệ thuật
bộc lộ những mặt yếu, những hạn chế của nó so với các loại hình nghệ thuật độc
tôn,duy nhất, như hội họa chẳng hạn, thì làm sao có thể phản ánh được cái hay,cái đẹp
của thế giới âm thanh,thế giới tâm hồn sâu thẳm nơi con người ?Trong khi đó loại hình
âm nhạc , loại hình văn chương lại làm được và rất tốt điều.
Hai là, do sự phát phong phú của các giác quan thẩm mỹ.Con người dùng các
giác quan thẩm mỹ của mình(đặc biệt là tai và mắt) đòi hỏi xuất hiện những loại hình
nghệ thuật mang tính thị giác như kiến trúc,điêu khắc, hội họa thì lại giúp họ có khả
năng cảm nhận những tín hiệu thong tin thính giác(âm thanh và sự vận động của âm
thanh) đòi hỏi phải xuất hiện những loại hình nghệ thuật mang tính thính giác như âm
nhạc.Trên thực tế , khi thụ cảm nghệ thuật , con người thường sử dụng cả tai lẫn
mắt,điều này dẫn tới việc xuất hiện những loại hình nghệ thuật mang tính thị giác vừa
mang tính thính giác như múa,sân khấu, điện ảnh…
Ba là, sự phong phú của các phương tiện vật chất – kỹ thuật mà nghệ sĩ sử dụng
khi xây dựng tác phẩm nghệ thuật, dẫn tới việc hình thành ngôn ngữ đặc trưng cho mỗi

80
lOMoARcPSD|26545580

loại hình nghệ thuật.Sự thể hiện quan hệ thẩm mỹ của con người tương ứng , thích hợp
là cơ sở của sự hình thành các loại hình nghệ thuật khác nhau.
1.2. Nguyên tắc phân nhóm các loại hình nghệ thuật.
- Cách phân chia mang tính truyền thống là dựa trên sự khác biệt trong ngôn
ngữ đặc trưng của các loại hình nghệ thuật.Từ đó,người ta chia nghệ thuật thành
những loại hình cơ bản : trang trí – thực dụng ,kiến trúc, điêu khắc,hội họa,âm
nhạc,múa,văn chương,sân khấu,điện ảnh…
- Ngoài ra ,người ta còn căn cứ vào những đặc điểm giống nhau và khác nhau
giữa các loại hình nghệ thuật để phân nhóm các loại hình : nhóm thời gian - không
gian, nhóm tạo hình - biểu tượng, nhóm mang tính thực dụng hay không thực
dụng,nhóm yêu cầu biểu diễn hay hay không có yêu cầu biểu diễn.
- Cách phân nhóm trên đây đã dựa trên những đặc điểm chung nào đó giữa các
loại hình, nhưng vì chỉ chú trọng tới một mặt nhất định mà bỏ qua hoặc xem nhẹ nhữn
mặt khác nên không thể tránh khỏi sự máy móc hay khiêm cưỡng.
1.3. Sự tác dụng qua lại các loại hình nghệ thuật
Trong sự tồn tại và phát triển của mình, các loại hình nghệ thuật không chỉ chịu
sự tác động của hoàn cảnh xã hội – lịch sử mà giữa chúng có sự tác động lẫn nhau. Sự
tác động đó có ảnh tích cực tới việc hoàn thiện của từng loại hình,tới việc nảy sinh
những loại hình mới.Mặc dù mỗi loại hình có ngôn ngữ khác đặc trưng của nó, nhưng,
suy tới cùng, vẫn nằm trong hệ thống tạo hình – biểu hiện chung, nên hai mặt này luôn
nương tựa vào nhau,gắn bó với nhau.Hơn nữa ,toàn bộ nghệ thuật với tất thấy các loại
hình gộp lại,mới có khả năng phản ánh đầy đủ và sâu sắc hiện thực cuộc sống.Một loại
hình nào đó,dù là tổng hợp hay chủ đạo,vẫn không có khả năng gánh vác nhiệm vụ
nặng nề trên.
Sự ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các loại hình nghệ thuật là lẽ đương
nhiên, là hiện tượng phổ biến, nhất là đối với những loại hình nghệ thuật được xếp vào
nhóm.Dẫu sao, điều đó không làm mất đi dấu hiệu riêng biệt,độc đáo của từng loại
hình độc lập.
2. Khái niệm nghệ thuật Kiến trúc
Kiến trúc xuất hiện từ khi con người còn là một động vật. Loài chim có tổ, loài
thú có hang. Và loài người cũng đã có những phát kiến thông minh cho ngôi nhà của
mình trước khi là vượn người.
Kiến trúc xuất phát từ nhu cầu cụ thể của con người. Đó là ngôi nhà phục vụ
cho mục đích cư trú, bảo vệ con người trước sự khắc nghiệt của tự nhiên, trong đó bao
gồm những không gian chứa đựng những thông tin về các hoạt động cụ thể của con
người. Có thể đó là ăn - uống - sinh hoạt, có thể đó là tránh thú dữ - thiên tai, có thể đó
81
lOMoARcPSD|26545580

là thờ cúng thần linh - tổ tiên, ... Khi xã hội xuất hiện, cũng là lúc con người hoạt động
có tổ chức, có sự kế thừa và phát triển tri thức, có nhu cầu cao hơn về các hoạt động
gọi là nghệ thuật. Từ đó, kiến trúc phát triển hơn, bao hàm nhiều lĩnh vực nghệ thuật
khác xoay quanh nó như hội họa, điêu khắc, và liên đới cả những lĩnh vực xa hơn như
môi trường sống, sinh hoạt, làm việc, vui chơi, giải trí, tôn giáo -tín ngưỡng phục vụ
cho nhu cầu của giai cấp thống trị cũng như bị trị. Structure: nghĩa là kết cấu, cấu trúc.
Có thể viết tắt của continue(liên tục), hay connect(kết nối).
Con người với hệ thống ngôn ngữ của mình bắt đầu đặt tên cho các sự vật hiện
tượng xung quanh cũng như hệ thống lại các lý thuyết, kinh nghiệm nhằm truyền đạt
chúng lại cho thế hệ tương lai. Về lĩnh vực này, có lẽ xin nhường lời giải thích lại cho
các nhà ngôn ngữ học. Theo hiểu biết có hạn của mình, từ "build" có lẽ xuất hiện đầu
tiên, dùng để chỉ bao gồm cả kiểu kiến trúc và sự xây dựng. Sau đó, lần lượt ra đời các
khái niệm.
Mặc dù không biết từ nào xuất hiện trước, từ nào xuất hiện sau, nhưng khi ngôn
ngữ và chữ viết ra đời thì kiến trúc và hoạt động xây dựng đã có trước đó rất lâu. Ngày
nay, chúng ta biết đó là hai mặt của một vấn đề. Để có một công trình kiến trúc, không
thề thiếu những người thiết kế và đội ngũ xây dựng. Tuy nhiên trước đây, công việc
thiết kế được xem trọng hơn rất nhiều. Người thiết kế đa phần thuộc tầng lớp thống trị,
thượng lưu và quý tộc, còn những người xây dựng bao gồm tầng lớp bị trị, dân nghèo
và nô lệ. Công trình kiến trúc lại đa phần phục vụ cho những người "có tiền và quyền
lực". Ở đây, mình không đề cập đến vấn đề cao quý hay thấp hèn mà chỉ là nhắc lại
lịch sử. Như vậy, theo quan niệm cổ điển, lĩnh vực kiến trúc bao gồm cả xây dựng.
Xây dựng phải phục vụ cho kiến trúc, tuân theo sự chỉ định của kiến trúc và phục vụ
tuyệt đối ý đồ thiết kế. Người kiến trúc sư thời đó quản lý cả hệ thống kết cấu, quá
trình thi công, hệ thống cấp - thoát nước ... và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước công
trình của mình.
Kiến trúc ngày nay được xem là một bộ môn nghệ thuật mà ngôn ngữ của nó là
không gian. Phân biệt với các ngành nghệ thuật khác như: ngôn ngữ của Hội Họa là
mảng màu; ngôn ngữ của Điêu Khắc là hình khối; ngôn ngữ của Âm Nhạc là âm
thanh; ... Khoa học kỹ thuật liên tục phát triển. Con người ngày càng đào sâu vào các
lĩnh vực chuyên môn hơn, phát triển theo hướng phân công lao động nhiều hơn. Và
các ngành khoa học cũng đã tiến hành phân chia thành nhiều môn khoa học khác nhau,
nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều chuyên ngành khác nhau. Kiến trúc cũng không thể
thoát khỏi quy luật tất yếu đó.
Phân tích theo quan điểm triết học Marx, ta thấy rằng lý luận Kiến Trúc được
đúc kết từ thực tiễn cuộc sống (nhu cầu con người - xã hội, điều kiện địa lý - tự nhiên,
văn hóa và yếu tố tinh thần, ...). Từ những lý thuyết được hệ thống đó, người kiến trúc
82
lOMoARcPSD|26545580

sư thiết kế ra những công trình kiến trúc. Những công trình kiến trúc này, được xây
dựng, trải qua quá trình tồn tại và phục vụ con người, lại tác động vào hệ thống lý
thuyết, xây dựng những quan điểm mới, ... Cứ như vậy, nền kiến trúc của thế giới tiếp
tục được phát triển. Và xuất phát điểm của Xây Dựng hoàn toàn là từ Kiến Trúc.
Lập dự án, thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện, nước,... là các hoạt động thiết kế
kiến trúc và xây dựng. Các hoạt động này được diễn ra dưới sự chủ trì của một kiến
trúc sư . Và hơn nữa, công tác thi công ở công trường hoàn toàn phụ thuộc vào bản vẽ
thiết kế. Thậm chí, khi có một yêu cầu thay đổi về kiến trúc, ngay lập tức xây dựng
phải ngưng ngay, và khi nào hoàn chỉnh công việc chỉnh sửa kiến trúc thì việc xây
dựng mới được tiếp tục. Nhìn xa hơn một chút, tất cả những công trình kiến trúc được
xây dựng là với mục đích tạo mỹ quan cho đô thị, tạo ra bộ mặt kiến trúc cho đất nước,
cho dân tộc, tiêu biểu cho nền kiến trúc thời đại.
"Kiến trúc" bản thân là một danh từ, chỉ một lĩnh vực mà trong đó có rất nhiều
các chuỗi hành động khác, mang ý nghĩa "kiến thiết" hay "kiến tạo". Trong khi đó,
trong Anh ngữ, tất cả chỉ là "build" hoặc "construct". Và công việc chính của kiến trúc
sư trên toàn thế giới là "design". Hệ thống các môn học của các trường đại học kiến
trúc trên thế giới có một bộ môn gọi là "Architectural Engineering"…
3. Lịch sử hình thành và phát triển
Nghệ thuật kiến trúc ra đời từ rất sớm .Ngay từ thời cổ đại nghệ thuật kiến trúc
đã phục vụ cho tôn giáo và đời sống con người, đáp ứng cả nhu cầu vật chất và tinh
thần, Sang thời Trung cổ chủ yếu là kiến trúc Nhà thờ, đó chính là ngôi nhà của
Chúa.Thời Phục Hưng kiến trúc phục hồi nhiều thể loại trên tinh thần cổ đại
Thời kỳ khai sáng nghệ thuật kiến trúc mở rộng thêm nhiều thể loại mới và đặc
biệt sang thế kỷ XI X, XX những công trình kiến trúc công cộng gốp phần lớn ào đời
sống, kinh tế, chính trị. Ở phương Đông kiến trúc cũng xuất hiện chủ yếu phục vụ tôn
giáo và tín ngưỡng. Sau đó, đời sống phát triển và kiến trúc cũng phát triển theo nhằm
đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt của con người.
4. Đặc trưng ngôn ngữ và các thể loại Kiến trúc
Một công trình kiến trúc được ra đời,trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu tạo dựng
nơi ăn, chốn ở, điều kiện sinh hoạt cá nhân, gia đình hay cộng đồng xã hội. Như vậy,
kiến trúc luôn luôn gắn với công việc sản xuất vật chất.
Nhưng những công trình kiến trúc một khi vừa mang tính hoàn thiện, vừa mang
tính thẩm mỹ nó lại được thừa nhận như một tác phẩm nghệ thuật và trở thành nghệ
thuật khiên. Cũng như trang trí – thực dụng, nghệ thuật kiến trúc vừa có chức năng
thực dụng vừa có chức năng thẩm mỹ.

83
lOMoARcPSD|26545580

Sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc nói chung và phong cách kiến trúc nói
riêng, một mặt phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và đặc điểm tâm lý dân tộc, thời đại.
Kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện. Bởi lẽ, nó không phản ánh
một cái gì sẵn có trong hiện thực mà nói với chúng ta rất nhiều điều về con người và
thời đại, nó được ghi nhận như một nhân chứng lịch sử. Các công trình kiến trúc lớn
thường là những “bức thong điệp” để lại cho đời sau,mà từ đó toát lên ý nghĩa chung
về toàn bộ thời đại, biểu hiện tập trung và khái quát hàng loạt đặc điểm lịch sử - xã hội
của mỗi dân tộc.
Ở những công trình kiến trúc lớn thường chứa đựng nhiều tác phẩm nghệ thuật
thuộc các loại hình nghệ thuật khác (điều khắc, hội họa, trang trí – thực dụng ). Sự có
mặt của các loại hình nghệ thuật đó vừa có ý nghĩa như một bộ phận hợp thành vừa
góp phần điểm xuyết, làm tăng thêm vẻ đẹp của công trình kiến trúc.
Khi thiết kế và xây dựng một công trình kiến trúc,đặc biệt lưu ý ba yêu cầu cơ
bản sau đây: một là, tính cộng dụng của công trình kiến trúc. Phải xuất phát từ mục
đích sử dụng để tìm một quy mô và phong cách kiến trúc, kiên trúc thích hợp; hai là
phải xuất phát từ điều kiện tự nhiên (như vị trí địa lý, điều kiện khí hâu thời tiết…) và
khả năng cung cấp vật liệu, trình độ khoa học kỹ thuật cho phép. Ba là, mối tương
quan giữa công trình kiến trúc và môi trường xung quanh.
Nghệ thuật kiến trúc: Kiến trúc là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện. Bởi
lẽ, nó không phản ánh một cái gì sẵn có trong hiện thực mà nói nói với chúng ta rất
nhiều điều về con người và thời đại, nó được ghi nhận như một nhân chứng lịch sử.
Kiến trúc được chia thành năm thể loại: Kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, kiến
trúc quân sự, kiến trúc dân dụng kiến trúc công cộng.

84
lOMoARcPSD|26545580

Kiến trúc AngCoVat

Kuula lumpua

85
lOMoARcPSD|26545580

Kiến trúc nhà Mila

86
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 2: NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC


1. Khái niệm
Điêu khắc được gọi là nghệ thuật tạo hình vì loại hình nghệ thuật này chủ yếu
sử dụng các phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật mà chúng ta có thể
nhìn thấy được. Là nghệ thuật mang tính không gian, điêu khắc không phản ánh quá
trình vận động, biến đổi của đối tượng miêu tả mà chỉ giữ lại những khoảng khắc điển
hình, tiêu biểu nhất, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu lắng nhất.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Nghệ thuật điêu khác ra đời từ rất sớm, ngay từ khi xuất hiện loài người đã xuất
hiện những hình khắc vạch, đục chạm trên xương sừng và vách hang động.
ở phương tây: từ thời nguyên thủy điêu khắc đã phát triển, đến thời cổ đại đặc
biệt là Hy Lạp cổ đại điêu khắc trở thành một loại hình nghệ thuật độc lập và sang thế
kỷ XVI- XX nghệ thuật điêu khắc có nhiều thể loại độc đáo: điêu khắc tượng tròn,
chạm khắc, tượng đài phát triển mạnh ở thế kỷ XX .
ở Việt Nam, nghệ thuật Điêu khắc ra đời từ thời Nguyên thủy
Đến thời đại đồ Đồng đã phát triển với kỹ thuật chạm khác, đúc nổi trên những
chế tác bằng đồng.
Sang thời kỳ phong kiến, nó trở thành loại hình nghệ thuật mang màu sắc tôn
giáo và độc đáo.
Thời kỳ pháp thuộc ít phát triển nhưng sau năm 1945, phát triển các thể loại.
Đặc biệt từ 1975, thể loại tượng đài phát triển mạnh. Chó đến nay, điêu khắc đã tiến xa
về kỹ thuật, đa dạng về chất liệu và trở thành một trong những loại hình nghệ thuật
phát triển của nền mỹ thuật Việt Nam.
3. Đặc trưng ngôn ngữ điêu khắc
Điêu khắc và hội họa được gọi là nghệ thuật tạo hình vì những loại hình nghệ
thuật này chủ yếu sử dụng các phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật
mà chúng ta có thể nhìn thất được.Là nghệ thuật mang tính không gian,điêu khắc hội
họa không phản ánh quá trình vận động, biến đổi của đối tượng miêu tả mà chỉ giữ lại
những khoảng khắc điển hình, tiêu biểu nhất, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và
sâu lắng nhát.Tuy nhiên, cảm giác về sự vận động vẫn có thể được thong qua trí tưởng
tượng của người xem.
Với điêu khắc và hội họa, tính thực dụng dường như bị đẩy lùi nhường bước
cho chức năng thẩm mỹ.
Nhà điêu khắc sử dụng các vật liệu tự nhiên (như gỗ, đá, đất sét…) hoặc nhân
tạo(như thạch cao, đồng, hợp kim…) để miêu tả con người và cảnh vật trong không
87
lOMoARcPSD|26545580

gian ba chiều.Cũng như nghệ thuật trang trí – thực dụng, nghệ thuật điêu khắc vừa nói
lên óc thẩm mỹ tinh tế,vừa kết tụ nét tài hoa của bàn tay sang tạo của con người nghệ
sĩ.Ai đó có nhận xét rất đúng rằng : “ Bàn tay khéo léo của nhà điêu khắc buộc gỗ ,đá
phải từ bỏ số phận hẩm hiu của nó để bước vào sống làm người”!
Thưởng thức một tác phẩm điêu khắc, chúng ta có cảm giác đang đối diện với
cảnh vật và con người “thật” qua khả năng phát hiện ra tính cách và nét mặt của một
pho tượng chẳng hạn,ta có thể thấy được cả sức mạnh vật chất hay năng lực tinh thần
của nhân vật.Bài thơ “Các vị la hán chùa Tây Phương”của Huy Cận là một minh
chứng sống động cho vấn đề này .
Tượng là “sản phẩm” cơ bản của điêu khắc.Tượng gồm hai loại : tượng tròn và
tượng trạm nổi(còn gọi là phù điêu).Có ba loại tượng chính : tượng đài ,tượng chân
dung và tượng trang trí.
Đối tượng miêu tả của tượng đài thường là các bậc vĩ nhân ,các anh hung dân
tộc hoặc các danh nhân văn hóa mà tên tuổi và chiến tích của họ đã có những đóng góp
quan trọng đối với sự phát triển của dân tộc hay thời đại.Tượng đài thường to hơn
nguyên mẫu, thường được đặt ở những vị trí trang trọng như quảng trường, công viên
văn hóa…Tượng đài có ý nghĩa giáo dục rất cao, là niềm tự hào cho nhiều thế hệ.
Tượng chân dung cũng có đối tượng miêu tả là những nhân vật lịch sử.Tượng
chân dung được dùng cho thờ phụng, cho sinh hoạt có tính chất lễ nghi khánh
tiết.Tượng chân dung cần giống với nguyên mẫu,xét cả trên phương diện ngoại hình
cũng như bản chất tính cách.
Tượng trang trí càn đẹp và đối tượng miêu tả chủ yếu của nó cũng dành cho
“phái đẹp”. Đứng trên giác độ cao nào đó mà xét, trong trường hợp, tượng trang trí
cũng được coi như là một hiện vật của nghệ thuật trang trí - thực dụng.
4. Các thể loại điêu khắc
- Thể loại tượng tròn: mang tính trang trí, kỷ niệm, chất liệu đa dạng
- Thể loại phù điêu, chạm khắc: mang tính trang trí, thường gắn với kiến trúc
hoặc một bề mặt không gian với chất liệu cụ thể, chất liệu đa dạng.
- Thể loại tượng đài: mang tính tưởng niệm, chất liệu bền chắc, sang trọng

88
lOMoARcPSD|26545580

Nữ thần chiến thắng- Hy Lạp cổ đại

89
lOMoARcPSD|26545580

Nụ hôn vinh cửu- Roin- điêu khắc đá

Bé phát biểu- Thạch cao

90
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 3: NGHỆ THUẬT HỘI HỌA


1. Khái niệm
Hội họa là loại hình nghệ thuật thị giác mang tính tạo hình trực tiếp thông qua
các phương tiện biểu đạt: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian.. Không gian
trong hội họa là không gian ảo hay còn gọi là không gian tạo hình (phối cảnh).
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Hội họa ra đời từ rất sớm, trước chữ viết nhưng hội họa giá vẽ ra đời từ thế kỷ
XIV ở phương tây, trước đó chủ yếu là bích họa và những hình vẽ trang trí phục vụ
kiến trúc.Từ sau thế kỷ XIV (thời phục hưng) hội họa phát triển và trở thành loại hình
nghệ thuật độc lập không phụ thuộc kiến trúc.
Thời kỳ Khai sáng (thế kỷ XVII, XVIII) nghệ thuật hội họa xuất hiện nhiều thể
loại và hình thành nhiều xu hướng mới. Sang thế kỷ XIX, trường phái ấn tượng đã gây
tiếng vang lớn, hậu ấn tượng không chỉ làm cho ấn tượng vững vàng thêm mà hơn nữa
còn là cầu nối chuyển tiếp phong cách nghệ thuật phương tây thế kỷ XX. Nhiều
khuynh hướng nghệ thuật thế kỷ XX được hình thành mang cái tôi sáng tạo mạnh
mẽ…
Ở Việt Nam: hội họa phát triển thực sự từ sau khi trường CĐMT Đông Dương
được thành lập. thời kỳ kháng chiến hội họa góp phần to lớn và công cuộc chiến tranh
cách mạng của dân tộc. Từ sau năm 1975 hội họa có nhiều đổi mới: đổi mới về kỹ
thuật, chất liệu, nội dung, đề tài và đội ngũ sáng tác làm nên diện mạo mới của mỹ
thuật Việt Nam
3. Đặc trưng ngôn ngữ, các thể loại hội họa
Nhờ đường nét ,màu sắc và vận dụng luật xa – gần (tức là cách xử lý ánh sang
hay bong tối) họa sĩ có thể miêu tả hầu như bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong thế
giới khách quan mà chúng ta có thể nhìn thấy được. Cũng là nghệ thuật tạo hình,nhưng
nếu điêu khắc phản ánh hiện thực mang theo không gian ba chiều thì hội họa lại phản
ánh hiện thực trên mặt phẳng.Tuy nhiên, do biết phối hợp khéo léo độ đậm nhạt của
màu sắc với các đường nét hình học, họa sỹ vẫn đem lại cho ta cảm giác vè chiều sâu
của đối tượng cũng như tầm vóc, kích cỡ của nó dưới hình thức “đồng dạng phối
cảnh”.
Hội họa có khả năng tạo hình rất lớn.Song tính tạo hình ở đây không vì mục
đích tự than mà là nhằm biểu đạt tư tưởng,tình cảm của con người trong cuộc sống.
Một đường nét, màu sắc “thực”, vừa là phương tiện thể hiện mối quan hệ thẩm mỹ của
con người đối với hiện thực. Vì vậy, có những đường nét, màu sắc của sự vật, hiện

91
lOMoARcPSD|26545580

tượng ngoài trời, nhưng vẫn gợi lên trong ta ấn tượng đúng đắn về bản chất của đối
tượng mà nghệ thuật miêu tả, phản ánh.
Là loại hình nghệ thuật thuộc nhóm không gian , song hội họa vẫn có khả năng
man tính thời gian ; bởi lẽ “thời gian” trong hội họa dường như được dồn nén tới mức
đậm đặc ở khoảnh khắc tiêu biểu nhất. Mạch thời gian trong tranh được chúng ta cảm
nhận như xu hướng phát triển tất yếu của đối tượng phản ánh đã, đang và sẽ diễn ra
trong cuộc sống hiện thực.
Do sự khác biệt về đề tài phản ánh, hội họa được chia thành những loại thể lớn:
tranh lịch sử, tranh chân dung,tranh phong cảnh và tranh tĩnh vật, sinh hoạt.
Tranh lịch sử mô tả những sự kiện lịch sử. Tính điển hình, khái quát và ý nghĩa
chân thực là những đòi hỏi bắt buộc của loại tranh này. Tranh chân dung đòi hỏi phải
mô tả chính xác cả ngoại hình lẫn thần thái của nhân vật. Tranh phong cảnh (bao gồm
cả cảnh vật tự nhiên hoặc cảnh sinh hoạt) đòi hỏi phải đẹp, phải mang tính thẩm mỹ
cao, vì loại tranh này chủ yếu dung cho trang trí.Đề tài của tranh tĩnh vật thường là các
loại trái cây, các vật dụng gần gũi, thân thương với con người trong cuộc sống thường
nhật.
Tranh tĩnh vật thể hiện khát vọng của con người về cuộc song ấm no, hạnh
phúc.
Hội họa được gọi là nghệ thuật tạo hình vì loại hình nghệ thuật này chủ yếu sử
dụng các phương tiện tạo hình để tái tạo con người và cảnh vật mà chúng ta có thể
nhìn thấy được. Là nghệ thuật mang tính không gian, hội họa không phản ánh quá
trình vận động, biến đổi của đối tượng miêu tả mà chỉ giữ lại những khoảng khắc điển
hình, tiêu biểu nhất, có khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ và sâu lắng nhất.
Hội họa: Nhờ đường nét, màu sắc và vận dụng luật xa - gần (tức là cách xử lý
ánh sáng hay bóng tối) họa sĩ có thể miêu tả hầu như bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào
trong thế giới khách quan và chúng ta có thể nhìn thấy được.Hội họa có khả năng tạo
hình rất lớn.
Loại hình thuộc nhóm không gian, song hội họa vẫn có khả năng mang tính thời
gian. Các thể loại hội họa phương Tây: Tranh Chân dung, tranh Phong cảnh, tranh
Sinh hoạt, tranh Tĩnh vật, tranh Lịch sử. Thể loại phương Đông: Tranh Sơn thủy, tranh
Thảo trùng- Hoa điểu, tranh Nhân vật, tranh Tiếu tượng, tranh Yên mã, tranh Đạo
thích, tranh Tạp loại…

92
lOMoARcPSD|26545580

Tranh sơn thủy - Trung Quốc

Tranh Yên Mã- Trung

93
lOMoARcPSD|26545580

Tranh chân dung- phương Tây thế kỷ XVI

94
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 4: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ


1. Khái niệm
Trang trí là loại hình nghệ thuật làm đẹp bề mặt và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ thị
giác của con người, nghệ thuật trang trí có khả năng đem lại ấn tượng mới về thị giác
gợi liên giác quan mạnh mẽ, trang trí giúp cho sự vật, đồ vật trở nên đẹp hơn, giá trị
hơn bởi bàn tay sáng tạo của người nghệ sĩ.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Nghệ thuật trang trí xuất hiện từ rất sớm, từ khi con người biết tạo hình trên
gốm, những hoa văn tay và nét vạch vẽ trên gốm chính là sự sáng tạo sơ khai của con
người đối với hình thức trang trí. Xã hội càng hiện đại, văn minh nghệ thuật trang trí
càng phát triển và có thế đứng vững vàng, liên kết chặt chẽ với nhiều loại hình nghệ
thuật khác làm thi vị thêm cuộc sống.
3.Đặc trưng nghệ thuật trang trí.
Nghệ thuật trang trí thực dụng góp phần quan trọng vào việc làm, việc làm đẹp
cho con người và môi trường của con người.Nó bao gồm rất nhiều thể loại và kiểu
loại: từ những đồ trang sức tinh vi khéo léo đến những hoa văn được thêu, dệt hay
trạm khắc hết sức kỳ công trên các vật dụng sinh hoạt thôn thường, từ chỗ chỉ đơn
thuần mang tính thực dụng đã mang cả tính thẩm mỹ.Sự hòa quyện của tính tiện dụng
và nghệ thuật đã nói nên bản chất của nghệ thuật trang trí – thực dụng, một loại hình
nghệ thuật nảy sinh nhằm hướng con người vươn tới tính hoàn thiện, hoàn mỹ.
Nghệ thuật trang trí thực dụng vừa nói lên óc thẩm mỹ tinh tế,vừa nói lên bàn
tay điêu luyện tuyệt vời của con người chế tác, vì vậy nó không chỉ đáp ứng nhu cầu
thẩm mỹ của con người dường như còn lưu lại những dấu vết, những thời kỳ lịch sử.
Cũng cần lưu ý rằng,không nên coi tính trang trí chỉ là sự trang điểm bên ngoài
như chất “phụ gia” được bổ sung vào hiện vật. Ngay cả trong trường hợp cái trang trí
là cái được trang trí để tạo nên sức hấp dẫn thẩm mỹ đối tượng.
Trong loại hình nghệ thuật này, yếu tố thường gặp nhất là hình trang trí và văn
hóa trang trí. Hình trang trí thường là chim muông, hoa lá gần gũi với cuộc sống con
người. Chúng được lấy từ những “nguyên mẫu” trong hiện thực, nhưng nhiều khi
mang ý nghĩa tượng trưng hay đã được cách điệu. Hoa văn trang trí là sự kết hợp và
luân chuyển nhịp nhàng các đường nét hình học gợi cảm man tính tạo hình rõ nét.
Nghệ thuật trang trí – thực dụng luôn tham gia lặng lẽ vào cuộc sống tinh thần,
tình cảm của con người, mang lại niềm vui và khoái cảm cho con người trong cuộc
sống.Nó là một thành tố không thể thiếu được để con người “thẩm mỹ hóa” môi

95
lOMoARcPSD|26545580

trường sống. Ngày nay nghệ thuật trang trí – thực dụng đã đi sâu vào các lĩnh vực sản
xuất hàng hóa, nhất là trong mỹ thuật công nghiệp (deign).
4. Các thể loại nghệ thuật trang trí
Nghệ thuật trang trí thực dụng: Nghệ thuật trang trí thực dụng góp phần quan
trọng vào việc làm việc làm đẹp cho con người và môi trường con người.
Nghệ thuật trang trí thực dụng vừa nói lên óc thẩm mỹ tinh tế, vừa nói lên bàn
tay điêu luyện tuyệt vời của người chế tác, vì vậy nó không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm
mỹ của con người mà nó dường như còn có khả năng ghi nhận những thời kỳ lịch sử
xã hội khác nhau của loài người. Trang trí thực dụng bao gồm cả những thiết kế mẫu
mã, sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần
của con người.
Trang trí kiến trúc: là nghệ thuật vẽ hoặc chạm khắc làm đẹp thêm cho các công
trình kiến trúc. Trang trí kiến trúc có thể được thể hiện nội hay ngoại thất (trong hay
ngoài kiến trúc), nó gắn chặt chẽ với cảnh quan môi trường và thể hiện trình độ thẩm
mỹ cao của cả người sáng tạo và người sử dụng công trình kiến trúc.
Trang trí kiến trúc có khả năng đánh dấu mốc lịch sử hay còn gọi là thể hiện nhu
cầu của con người ở những vùng miền khác nhau, quốc gia khác nhau, các giai đoạn
và trình độ nhận thức thẩm mỹ của con người.

96
lOMoARcPSD|26545580

Trang trí kiến trúc đền tháp- Ăng co Thom

Trang trí kiến trúc lăng Khải Đinh - Huế - Việt Nam

97
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 5: NGHỆ THUẬT MÚA


1. Khái niệm
Múa là loại hình nghệ thuật mang tính biểu hiện, nghệ thuật múa tổng hợp nhiều
yếu tố vừa mang tính tạo hình vừa mang tính biểu diễn cao, nó tập hợp đầy đủ các yếu
tố nghệ thuật là sự kết hợp tinh khéo giữa nghệ thuật không gian và nghệ thuật thời
gian
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Múa ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, bắt nguồn từ những điệu nhảy
quanh đống lửa của các tộc người, những điệu nhảy được mùa theo tín ngưỡng saman.
Dần dà những điệu nhảy của các tộc người mang nhiều màu sắc khác nhau, gắn chặt
chẽ với tín ngưỡng, tôn giáo và từ thời kỳ phong kiến (cả phương Đông và phương
Tây) Múa đã trở thành một loại hình nghệ thuật được ưa chuộng, nó không chỉ mua
vui cho giai tầng quý tộc mà trở thành nghệ thuật mang giá trị thẩm mỹ cao mà người
dân cả nông thôn và thành thị đều yêu thích. Nghệ thuật Múa không lời nhưng chính
cơ thể của người múa tạo nên thứ ngôn ngữ sống động.
Cho đến nay, nghệ thuật Múa phát triển mạnh và là loại hình nghệ thuật quan
trọng trong nền văn hóa nghệ thuật của nhiều quốc gia trên thế giới
3. Đặc trưng nghệ thuật múa
Múa là loại hình nghệ thuật lấy hình thể con người và động tác của con người
làm phương tiện biểu hiện.Nói như vậy không phải là mọi cử động ,mọi động tác hàng
ngày cua con người trong cuộc sống thường nhật đều là múa.Trong múa,động tác và
cử động của con người, của diễn viên mang tính tượng trưng ,ước lệ và cách điệu rất
cao.Ngôn ngữ múa là một hệ thống các phương tiện đặc trưng được hình thành trên cơ
sở của sự tương đồng với việc biểu hiện các trạng thái tâm hồn,tình cản của con người
thong qua sự vận động và biến đổi các dáng điệu,điệu bộ và mối tương quan giữa các
bộ phận của thân hình trong các động tác có ý nghĩa biểu hiện của con người.
Múa thường gắn liền với hoạt động lao động, với sinh hoạt văn hóa cũng như
các lễ hội mang tính chất tôn giáo của quần chúng. Một điều cần lưu ý giữa sinh hoạt
nhảy múa của quần chúng và múa chuyên nghiệp có sự khác nhau cơ bản. Nếu cái thứ
nhất thường diễn ra trong điều kiện bình thường nhằm đem lại khoái cảm cho bản thân
những người tham gia,thì cái thứ hai là hoạt động sáng tạo của các diễn viên chuyên
nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ cho người thưởng thức. Đương nhiên, sự khác
biệt này chỉ mang ý nghĩa tương đối vì múa quần chúng có khi vẫn mang tới trình độ
nghệ thuật cao và múa chuyên nghiệp không thể gắn bó với nền tảng múa dân gian vô
cùng phong phú.

98
lOMoARcPSD|26545580

Múa là loại hình nghệ thuật có sự kết giao bền chặt với âm nhạc. Nhịp điệu, tiết
tấu của âm nhạc giữa vai trò “bắt nhịp” và điều tiết sự luân chuyển nhịp nhàng, chính
xác cho các động tác múa. Ngoài ra, âm nhạc còn góp phần tạo nên “sinh khí”cho tác
phẩm múa với những cung bậc, sắc thái tình cảm khác nhau phù hợp với nội dung tư
tưởng mà tác phẩm múa cần biểu hiện.
Mặc dầu cả múa và âm nhạc đều là nghệ thuật thời gian, nghệ thuật biểu hiện
song phương thức diễn tả của hai loại hình nghệ thuật này lại có sự khác nhau. Nếu âm
nhạc trực tiếp thể hiện quá trình rung động của cảm xúc nội tâm nhằm tác động tới
thính giác của con người thì quá trình bộc lộ cảm xúc ấy qua các động tác hình thể, cái
mà chúng ta có thể cảm nhận bằng thị giác.
Múa chuyên nghiệp bao gồm múa ba - lê và múa tiết mục. Là đỉnh cao của nghệ
thuật múa, múa ba – lê còn có sự kết hợp chặt chẽ với kịch và âm nhạc.
Múa: Múa là loại hình nghệ thuật lấy hình thể con người và động tác của con
người làm phương tiện biểu hiện.
Múa thường gắn liền với hoạt động lao động, với sinh hoạt văn hóa cũng như
các lễ hội mang tính chất tôn giáo của quần chúng.
Múa là loại hình nghệ thuật có sự kết giao bền chặt với âm nhạc
Múa trước hết biểu hiện những xúc cảm, những rung động thẩm mỹ của con
người trước hiện thực trong quá trình phát triển liên tục với nhiều sắc thái và sự
chuyển hóa muôn màu, muôn vẻ. Là nghệ thuật biểu hiện xúc cảm, thấm đượm chất
trữ tình.
4. Một số thể loại nghệ thuật múa
Đa phần các điệu múa của người Chăm đều gắn liền với lễ hội mà hệ thống lễ
hội của người Chăm thì vô cùng phong phú. Mỗi điệu múa chứa đựng những nội dung
khác nhau, nhưng đều phản ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh, thân tộc,
thiên nhiên và cộng đồng. Họ mong sao cho mưa thuận gió hoà, mùa màng được bội
thu, cây cối tươi tốt, con cháu ấm no khoẻ mạnh, hạnh phúc, được sống yên ổn làm ăn
và thờ phụng tổ tiên.
Không chỉ gắn bó với lễ hội, múa dân gian Chăm còn gắn liền với những dịp
trọng đại của gia đình như cưới xin, khánh thành nhà... Điều đặc biệt là múa dân gian
Chăm hầu hết là múa có đạo cụ như khăn, roi, trống, quạt... và dựa vào đạo cụ mà gọi
tên cho từng điệu múa.
Trong sinh hoạt lao động thường ngày của người Chăm, đầu là phương tiện
chuyển tải lâu đời rất thuận tiện. Có khi ta bắt gặp họ đội những bao lúa trên đầu từ
ruộng về làng, hoặc những món đồ khá nặng. Bóng dáng các cô gái đội pụ đi lấy nước
chính là những hình ảnh lao động truyền thống của đồng bào Chăm được tái tạo bằng
99
lOMoARcPSD|26545580

hình tượng nghệ thuật, đó là múa Đoa pụ. Múa khăn cũng là điệu múa dân gian lâu đời
của dân tộc Chăm có mặt trong hầu khắp các sinh hoạt vǎn hoá. Những chiếc khăn đội
đầu thường ngày của phụ nữ được đưa vào điệu múa với những biến hoá phong phú.
Các nghệ sĩ thường sử dụng cổ tay để bật hai đầu khǎn gây ấn tượng rộn ràng, ẩn hiện.

Vũ điệu Siva

Nếu như múa Đoa pụ với tính chất dịu dàng, sâu lắng, tế nhị thì múa quạt lại rộn
ràng, vui tươi, sôi động. Chiếc quạt như tiếng nói thân tình, khi vui quạt rung lên, khi
buồn thì úp xuống, lúc yêu đương lại duyên dáng đẩy đưa, khi nghĩa tình quạt sóng đôi
bay lượn...
Múa roi là múa của nam giới, nó biểu hiện sự khoẻ khoắn, lòng quật cường có
thể chiến thắng mọi chông gai thử thách. Đôi khi đạo cụ trong múa roi được thay thế
bằng cây mía nhưng nội dung ý nghĩa của điệu múa không có sự thay đổi, nó vẫn biểu
hiện sự đấu tranh kiên cường, chiến thắng tà ma quỷ quái để dành lại cuộc sống thanh
bình.
Ngoài múa roi, múa chèo thuyền có lẽ là điệu múa lâu đời nhất trong kho tàng
nghệ thuật múa Chăm. Múa chèo thuyền là một tác phẩm phản ánh sinh hoạt lao động
vùng biển của người Chăm với nội dung đầy tính nhân văn. Nó không chỉ miêu tả quá
trình lao động trên biển của cư dân, mà còn đề cao đức độ con người, đồng thời khẳng
định ý chí con người có thể chiến thắng mọi gian nan thử thách.
Múa dân gian Chăm dựa trên bốn động tác cơ bản như: múa Con Công, múa
Con Gà Tây, múa Quí phái và múa Hoàng tử. Các nghệ nhân đã phát triển, biến hoá,

100
lOMoARcPSD|26545580

kết hợp lại tạo thành những động tác múa hoàn chỉnh. Có thể xuyên suốt bài múa chỉ
có bốn động tác chính mang tính chất qui nạp, chủ đạo nhưng vẫn tạo được ấn tượng
độc đáo, cuốn hút người xem vào không khí linh thiêng, sâu thẳm nhưng chứa đầy ẩn
vọng. Động tác tay có bốn động tác, còn động tác chân trong múa Chăm truyền thống
chỉ có một bước nhún nhưng không thể thiếu, đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự mềm
mại, uyển chuyển của các điệu múa Chăm. Động tác nhún êm dịu, bồng bềnh như
những đợt sóng nhẹ trên mặt biển mênh mông. Trong động tác chân có những nét phụ
tô điểm cho những nhịp chính gây cảm giác lạ thường.
Nhạc cụ chính trong múa Chăm gồm bộ ba trống baranưng, kèn saranai và trống
ghinăng. Âm nhạc góp phần tạo không khí vui tươi, sôi động và làm cho bước chân,
điệu múa của các chàng trai, cô gái thêm thướt tha, yểu điệu. Múa bao giờ cũng dựa
trên cơ sở tiết tấu của âm nhạc, múa và nhạc luôn đồng điệu với nhau giữa động tác và
nhịp trống, mỗi điệu múa lại hoà quyện cùng một tiết tấu riêng, mang âm hưởng riêng.
Âm nhạc cùng những điệu múa đã ǎn sâu vào trong tâm hồn mỗi người dân và góp
phần không nhỏ tạo nên nét đặc sắc của múa truyền thống Chăm, mang đậm phong
cách văn hoá của cộng đồng người Chǎm.
Dân tộc Chăm rất tự hào về nền kiến trúc, điêu khắc của mình, nó là sự thể hiện
tài năng xây dựng với những kỹ thuật độc đáo, tinh tế và tính thẩm mỹ cao. Những bức
phù điêu độc đáo trên các tháp cổ như tháp Hoà Lai, tháp Mỹ Sơn, tháp Mẫn... cùng
những điệu múa dân gian Chǎm đã tạo nguồn cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ, từ đó,
những điệu múa mang chủ đề "khát vọng", "bến nước tình yêu", "lên tháp"... của các
biên đạo múa Đặng Hùng, Ngọc Canh, Dương Tấn Đức, Nguyễn Thị Hiển lần lượt
được ra đời. Các tác phẩm điêu khắc đã cung cấp không ít cứ liệu dù bằng đá mà như
có da, có thịt.
Bằng sự tĩnh lặng của đá mà như đang vận động, sức sống của nó không chỉ
cho ta sự sao chép, sưu tầm đơn giản mà mang ý nghĩa khái quát tư tưởng, trừu tượng
hoá khách quan. Đó chính là vẻ đẹp huyền diệu từ chính cái đẹp của con người, hợp
nhất giữa ước mơ và hiện thực để tiến tới một tương lai tươi sáng.

101
lOMoARcPSD|26545580

Điệu múa dưới chân tháp

Những tác phẩm múa Chăm của các nhà biên đạo múa được xây dựng dựa trên
những chuẩn mực và đặc thù riêng. Từ các đặc điểm mang tính quy tắc, từ nhiều tư thế
hoàn chỉnh của các tượng múa trong kiến trúc điêu khắc Chăm, Nghệ sĩ Nhân dân
Đặng Hùng đã tổng hợp lại được 8 thế tay và 4 thế chân.
Người Chăm quan niệm sống phải có âm, có dương nên kết cấu ngôn ngữ của
từng động tác múa phải theo qui tắc cân đối, thượng hạ âm dương tương đồng.
Sự cân đối không chỉ nằm trong không gian mà cân đối trong từng chi tiết động
tác. Nếu một bên tay thượng thì phải có một bên chân hạ, hay tư thế bên dưới gối
khuỳnh ra thì bên trên tay cũng phải khuỳnh ra, tay trên ngửa thì tay dưới úp...
Giống như trong múa dân gian, âm nhạc trong múa cung đình Chăm giữ một vai
trò quan trọng.
Múa cung đình được các nhạc sĩ sáng tác dựa trên những vũ điệu của các nhà
biên đạo, có khi là bản nhạc trầm hùng sâu lắng, nhưng có lúc lại nhẹ nhàng thiết tha
mà tác động mạnh mẽ đến tâm hồn của người nghệ sĩ.
Những điệu múa dân gian Chăm cũng như những điệu múa cung đình đã phần
nào thể hiện được sự sáng tạo, tâm hồn, tình cảm của mỗi người dân trong cộng đồng
người Chăm.
Nghệ thuật Múa là nghệ thuật của vũ điệu cơ thể, là loại hình nghệ thuật mang
tính chất thẩm mỹ, giàu xúc cảm nghệ thuật và còn có khả năng thể hiện tín ngưỡng,
bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.

102
lOMoARcPSD|26545580

103
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 6: NGHỆ THUẬT SÂN KHẤU


1. Khái niệm
Sân khấu là một loại hình tổng hợp, có nhiều thành phần, nhiều mối quan hệ
phức tạp.
Để hiểu về nghệ thuật sân khấu một cách tường tận, thì phải cần đến nhiều thời
gian học tập, nghiên cứu và gắn bó chặt chẽ với thực tiễn sân khấu. Những đặc trưng
cơ bản của nghệ thuật sân khấu truyền thống Việt Nam. Nội dung của những thành
phần và những mối quan hệ trên giáo trình cũng chỉ là những gợi ý ngắn gọn cần thiết
để sinh viên nhập môn và có thể từ đó nghiên cứu ngoài giáo trình theo yêu cầu thiết
yếu trong công việc của mình.
2. Lịch sử hình thành, phát triển
Nghệ thuật sân khấu dường như được hình thành từ những trò diễn dân gian. Ở
phương Tây nghệ thuật sân khấu bắt nguồn từ những điệu nhảy truyền thống, những
tích trò ở vùng nông thôn, dần dà được những người dân thành thị và giới quy tộc yêu
thích bởi lẽ sân khấu có khả năng đem lại những nụ cười vui gần gũi với cuộc đời
thực.
Sân khấu cũng có khả năng kịch hóa, sân khấu hóa cuộc đời, bản thân người
diễn là cầu nối giữa cái thực với cái hư cấu trên sàn diễn.
Ở Việt Nam, sân khấu cũng ra đời từ khá sớm, nó xuất hiện gần như cùng lúc
với nghệ thuật Múa, sân khấu ra đời phục vụ cho đời sống tinh thần của người Việt
Nam, trải qua diễn trình hàng nhiều thế kỷ, trong thời kỳ phong kiến sân khấu chưa
phải là một loại hình nghệ thuật mà chỉ đơn thuần là hình thức biểu diễn của một nhóm
người, dần dà nó trở thành một loại hình nghệ thuật mang tính chuyên nghiệp từ sau
Cách mạng tháng Tám. Bởi chính sân khấu đã góp phần diễn xuất được những yếu tố
đời thường, phản ánh trung thực cuộc đời qua những mô phỏng trên sân khấu bằng sự
kết hợp nhịp nhàng với âm nhạc, văn chương, kịch bản và diễn xuất của người nghệ sĩ.
Cho đến nay sân khấu đã trở nên một bộ phận quan trọng trong các loại hình
nghệ thuật dân tộc Việt Nam. Nó trở thành loại hình nghệ thuật truyền thống mang tính
thẩm mỹ và tính chuyên nghiệp.
3. Đặc trưng ngôn ngữ, thể loại nghệ thuật Sân khấu.
Sân khấu và điện ảnh là những loại hình nghệ thuật tổng hợp; bởi lẽ chúng được
hình thành trên cơ sở của sự kết hợp hữu cơ một số loại hình riêng biệt thành một
chỉnh thể thống nhất, lấy phương tiện tạo hình – biểu hiện các loại hình khác nhau để
tạo nên tác phẩm của mình với một nội dung và hình thức mới. Tuy nhiên, đây không
phải là sự lắp ghép gượng gạo, là số cộng giản đơn của các loại hình nghệ thuật. Mỗi

104
lOMoARcPSD|26545580

loại hình nghệ thuật có vị trí riêng của nó với tư cách như một bộ phân hợp thành của
một cơ thể sống.
Tính tổng hợp làm cho sân khấu và điện ảnh cùng một lúc vừa mang tính tạo
hình, vừa mang tính biểu hiện, vừa là nghệ thuật thời gian,vừa là nghệ thuật không
gian ,vừa mang tính thị giác, vừa mang tính thính giác.Bên cạnh đó,cả sân khấu lẫn
điện ảnh đều là những loại hình nghệ thuật có nhu cầu biểu diễn.
Sân khấu là loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm.Ở san khấu,ta bắt gặp sự có
mặt dường như đầy đủ các loại hình nghệ thuật khác: Văn chương (dưới dạng kịch
bản), trang trí – thực dụng, điêu khắc, hội họa (dùng cho thiết kế mỹ thuật), múa, âm
nhạc…Trong sân khấu hiện đại, đôi khi người ta còn sử dụng cả điện ảnh.
Điểm xuất phát của sự hình thành các tiết mục sân khấu và quy đinh chất lượng
của nó là kịch bản. Kịch bản văn chương là “mảnh đất dụng võ”của các diễn viên lẫn
đạo diễn. Nó là cơ sở chủ đề - tư tưởng, là cái cốt của tác phẩm, và như vậy quy định
cả nội dung lẫn hình thức của tác phẩm sân khấu. Ngay ở những tiết mục sân khấu có
lối diễn “cương” (nghĩa là không cần có kịch bản) thì các trò các tính mà diễn viên
khai thác cũng bắt nguồn từ cái gốc nghệ thuật văn chương.
Song sự ra đời của kịch bản văn chương, xét cho cùng không vì mục đích tự
thân mà do nhu cầu biểu diễn.Chỉ thông qua nghệ thuật biểu diễn thì kịch bản mới trở
nên có “hồn”và ý đồ tư tưởng của kịch bản tác giả mới được “hiện đại hóa”. Nếu vỏ
diễn cần đến kịch bản bao nhiêu thì ngược lại, kịch bản cũng cần đến diễn suất bấy
nhiêu, cho dù tự thân nó, kịch bản cũng giữ vị trí độc lập nhất định của mình và có sức
tác động nghệ thuật nào đó. Trong sân khấu, đạo diễn và diễn viên là những đồng tác
giả của người viết kịch, và thông qua lao động sáng tạo của họ, các kịch bản “khô
cứng”mới được đắp da, đắp thịt mà trở nên sống động.
Nói đến sân khấu là nói đến nghệ thuật biểu diễn, nói đến diễn xuất của diễn
viên.Nghệ thuật diễn viên là nghệ thuật sống dậy trong kịch bản những nhân vật,
những tính cách với toàn bộ cử chỉ, hình dáng bên ngoài cũng như suy nghĩ và tình
cảm bên trong.Thông qua diễn xuất của họ, người xem có cảm giác như đang đối diện
với một mảng đời nào đó được thu nhỏ lại, cô đức lại.Vì vậy, tính đồng cảm và tính tập
cập nhật ở sân khấu rất cao.Sê-khốp có lý khi ông nhận xét : “Nếu khấu là tòa án tối
cao, nơi giải quyết các vấn đề các vấn đề thiết thân của đời sống!”.
Cái khó của diễn viên là phải biết “hóa thân”vào nhân vật, sống với cuộc sống
của nhân vật, nhưng phải là mình, là người đứng ngoài nhân vật.Diễn viên không
những phải sống với cuộc đời người khác, mà còn phải lặp lại nhiều lần.Nếu không có
bản lĩnh và tài nghệ, chắc chắn không thể tránh khỏi gượng gạo hay giả tạo.

105
lOMoARcPSD|26545580

Vì thời gian và không gian trên sân khấu là thời gian và không gian mang tính
ước lệ, nên hành động của diễn viên sân khấu dù có những nét gần gũi với hành động
của nhân vật trong cuộc sống đời thường, song vẫn mang đậm dấu ấn tượng trưng, ước
lệ.Nghệ thuật sân khấu là nghệ thuật hành động, lấy hành động làm nền tảng. Sân khấu
trình bày trước mắt người xem các hành động cụ thể, sống động của con người một
cách rõ ràng nhất, dễ thấy nhất. Các hành động sân khấu luôn triển khai một cách năng
động cùng một lúc cả trong thời gian lẫn không gian. Khác với các loại hình nghệ
thuật khác, hình tượng sân khấu dường như không tồn tại trong dạn kết thúc mà trong
trạng thái đang xây dựng hình tượng. Một lần họ diễn xuất là một lần phát triển và
hoàn thiện,một lần “tự vượt mình”.Diễn viên vừa thể hiện nhân vật trong kịch bản, vừa
sáng tạo nên các hình tượng sân khấu mang màu sắc độc đáo của riêng mình. Thực tế
cho thấy, cùng một “vai” diễn, nhưng với hai diễn Viên khác nhau, đã đem lại hai hình
tượng sân khấu không giống nhau, với hiêu quả nghê ̣thuâṭ khác nhau.
Vì nghê ̣thuâṭ hành đông nên có lẽ, ít có loại hình nghê ̣thuâṭ nào mà những mâu
thuẫn, xung đôt trong cuôc sống được phản ánh môt cánh tâp trung, rõ nét như trong
sân khấu. Đấy là lý do làm nên “tính kịch” của nghê ̣thuâṭ sân khấu. Không “tính kịch”
thi không phải là sân khấu; và điều này thể hiên thông qua diễn xuất của diên viên. Sức
hấp dẫn của sân khấu, môt phần cũng là ở đó.
Người tổ chức và phối hợp mọi hoạt đông trên sân khấu là đạo diễn. Với tư cách
là người chỉ huy mọi lực lượng sáng tạo có trình đô ̣ và cá tính khác nhau, đạo diễn
phải chịu trách nhiêm về toàn bô ̣ vở diễn. Nhiêm vụ của đạo diễn là phát hiên hạt nhân
của kịch bản, giúp đỡ các diễn viên “nhâp vai”và hoàn thiên diễn xuất của họ, kiểm
soát và phối hợp nhịp nhàng với thiết kế mỹ thuâṭ, âm nhạc, hóa trang, múa… nghĩa là
giải quyết các phương thức, phương tiên tạo hình - biểu diễn cho môt tiết mục sân
khấu từ khâu đầu tiên tới khâu cuối cùng.
Môt trong những ưu thế của nghê ̣ thuâṭ sân khấu là có sự giao cảm trực tiếp với
người xem. Hình tượng nghê ̣thuâṭ sân khấu chỉ tồn tại với sự có măṭ của khán giả, nên
khán giả dường như đã trở thành môt bô ̣ phân không thể thiếu được của loại hình nghê
thuâṭ này. Thái đô ̣ của khán giả ra sao khi tiếp nhân vở diễn có ảnh hưởng trực tiếp tới
mức đô ̣ hưng phấn của diễn viên, và thiếu họ, sân khấu không có lý do tồn tại.
Sân khấu là loại hình nghê ̣ thuât có nhiều thể loại. Các loại thể sân khấu mỗi
nước khách nhau có những đăc điểm khác nhau, tùy thuôc vào đăc trưng văn hóa của
họ. Nhìn chung, nói tới sân khấu là người ta ní chính kịch, bi kịch và hài kịch . Ở nước
ta sân khấu bao gồm nhiều kịch chủng: tuồng chèo, cải lương, kịch nói. Nếu tuồng
chèo, cải lương có môt truyền thống lâu đời và mang đâm màu sắc dân tôc thì kịch nói
mới ra đời xuất hiên dăm, bảy thâp kỷ trở lại có tốc đô ̣ phát triển rất mạnh mẽ và đang
giữ vai trò chủ đạo trong sinh hoạt sân khấu của đát nước. Trong sự “giao thoa” giữa
106
lOMoARcPSD|26545580

sân khấu và điên ảnh, trong thời gian dần đây, còn xuất hiên môt thể loại sân khấu mới
kịch truyền thống.

107
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 7: NGHỆ THUẬT ĐIỆN ẢNH


1. Khái niệm, lịch sử hình thành và phát triển
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình
chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một
bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ
phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thương mại liên quan đến các công đoạn
làm, quảng bá và phân phối phim ảnh (công nghiệp điện ảnh).
Trong tiếng Việt, điện ảnh đôi khi còn được gọi là Xi-nê, xuất phát từ "cinéma"
(điện ảnh trong tiếng Pháp) vốn là từ rút gọn của "cinématographe".
"Cinématographe" (xuất phát từ tiếng Hy Lạp κίνημα - kínēma có nghĩa là chuyển
động, còn γράφειν - gráphein có nghĩa là ghi lại) là cái tên được Léon Bouly đặt cho
chiếc máy ghi lại hình ảnh của ông trong đăng ký bằng sáng chế số 219 350 năm 1892,
một trong những mốc sự kiện khai sinh ra ngành điện ảnh.
Khi mới được phát minh, điện ảnh chỉ được coi là các bộ phim ghi lại cảnh sinh
hoạt đời thường, nhưng chỉ ít lâu sau, các bộ phim đã được tạo ra với những ý đồ văn
hóa nhất định và nhanh chóng trở thành một loại hình nghệ thuật quan trọng. Điện ảnh
cũng trở thành một hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống thường nhật, đôi
khi còn phát triển thành những hiện tượng văn hóa hoặc được sử dụng như các phương
tiện tuyên truyền.
Xét trên phương diện nghệ thuật, điện ảnh thường được gọi là nghệ thuật thứ
bảy. Sáu nghệ thuật trước đó theo phân loại của Hegel là kiến trúc, điêu khắc, hội họa,
âm nhạc, múa và thi ca. Điện ảnh được dùng để nói đến những bộ phim trình chiếu ở
rạp, khác với những phim truyền hình. Vì lý do đó, từ "màn bạc" hay "màn ảnh lớn"
cũng được dùng để chỉ điện ảnh (màn ảnh rạp chiếu phim có màu trắng), phân biệt với
truyền hình, được gọi là màn ảnh nhỏ.
Trong tiếng Việt, các phim điện ảnh được gọi là "phim nhựa", phân biệt với
phim video. Nhưng thực tế, phim nhựa không phải là chất liệu duy nhất của điện ảnh.
Có những phim dùng chất liệu video đã được làm lại để trình chiếu ở rạp và ngược lại,
một số phim truyền hình cũng sử dụng chất liệu phim nhựa. Đặc biệt với sự phát triển
của kỹ thuật số, có cả những phim điện ảnh và phim truyền hình đều dùng công nghệ
này.
2. Đặc trưng ngôn ngữ, thể loại nghệ thuật Điện ảnh.
Có thể nói, trong gia đình các loại hình nghê ̣ thuât thì điên ảnh được coi là trẻ
nhất. Có lẽ cũng là môt nguyên nhân để loại hình nghê ̣thuâṭ này có thể thừa kế những
thành tựu “ các bâc đàn anh” để mau chóng trở thành môt trog những loại hình quan

108
lOMoARcPSD|26545580

trọng nhất có khả năng đáp ứng môt cách rông rãi nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn của
thời đại.
Sự ra đời và phát triển nghê ̣ thuâṭ điên ảnh gắn liền với những tiến bô ̣ cảu khoa
học kỹ thuâṭ và sự phát triển của nền công nghiêp. Không có loại hình nghê ̣ thuâṭ nào,
kể cả sân khấu, có thể so sánh với nghê ̣thuâṭ điên ảnh về tính tổng hợp.
Tuy là nghê ̣ thuâṭ biển diễn nhưng giữa sân khấu và điên ảnh có sự khác biêt rõ
rêṭ. Nếu nói nghê ̣thuâṭ sân khấu trước hết là nghê ̣thuâṭ của diễn viên thì không thể nói
như vây đối với điên ảnh. Diễn xuất của diễn viên sân khấu là phương tiên chủ yếu và
duy nhất, trong khi đó ở điên ảnh, ngoài diễn xuát của diễn viên còn những phương
tiên tạo hình - biểu hiên khác hỗ trợ đắc lực cho viêc thể hiên ý đồ tư tưởng của tác
giả. Ngoài ra, diễn xuất của diễn viên điên ảnh gần gũi hơn với cuôc sống dời thường,
nó không mang tính quy phạm và ươc lê ̣ như diễn xuấtcuar diên viên sân khấu. Đó là
lý do cắt nghĩa vì sao nhiều diễn viên có hạng trên sân khấu khi được mời đóng phim
lại tỏ ra lúng túng.
Điên ảnh còn khác với sân khấu về không gian hoạt đông. Không gian sân khấu
là không gian ước lê,̣ bị giới hạn trong môt phạm vi nào đó, còn không gian điên ảnh
giống như sự thực ngoài đời. Người ta có thể đưa lên nàm ảnh hầu như tất cả mọi vấn
đề có quy mô, tầm cỡ khác nhau, được sảy ra trong quá khứ cũng như hiên tại.
Để xây dựng môt bô ̣ phim, trước hết cần có kịch bản điên ảnh. Kịch bản điên
ảnh có thể dụa trên cơ sở nôi dung hay cốt truyên của tác phẩm văn chương, cũng có
thể là sự sáng tạo mới của nhà biên kịch. Bằng ngôn ngữ đăc trưng của nó. Nhũng
người làm phim thể hiên môt cách sáng tạo ý đồ của nhà biên kịch, làm sống dây
những hình tượng nghê ̣ thuât được phác họa trong kịch bản. Tính chất đồng sáng tạo,
vì vâỵ , được thể hiên rất rõ ràng trong phim.
Ống kính của người quay phim là môt trong những phương tiên cơ bản của nghê
thuâṭ điên ảnh. Nó có thể tạo ra những ấn tượng khác nhau khi khán giả được trực tiếp
cảm nhân con người và cảnh vây dưới nhiều góc đô, với những khoảnh khắc thời gian
và không gian luôn đổi thay, biến hóa. Sự sắp xếp, kết nối những cảnh, những đoạn
phim lại với nhau môt cách lôgic nhằm thể hiên chủ đề của tác phẩm lại là công viêc
cảu người dựng phim. Ý nghĩa sâu xa và quan trọng nhất của nghê ̣ thuâṭ dựng phim là
phát hiên trình bày có sức thuyết phục nhất những mối liên hê ̣ biên chứng và hữu cơ
các hiên tượng và quá trình mà trong thực tiễn đời sống không phải lúc nào cũng nổi
và dễ thấy đối với tất cả mọi người. Sự kết hợp của ống kính điên ảnh với nghê ̣ thuât
dựng phim tạo nên những khả năng ưu viêt cho ngôn ngữ nghê ̣ thuât nào cũng có thể
được. Ngoài ra sự thành công của môt tác phẩm điên ảnh còn phải kể đến vai trò của
cá phương tiên khác như ánh sáng, tiếng đông, hóa trang, khói lửa, lời bình, lời dẫn….

109
lOMoARcPSD|26545580

Điên ảnh là loại hình nghê ̣ thuât bao gồm nhiều loại thể: phim truyện, phim tài
liêu, phim khoa hoc, phim hoạt hình, phim khoa học viễn tưởng….
Ngày nay, với sụ phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kỹ thuật, với sự
bùng nổ của các phương tiên thông tin đại chúng – đăc biêt là vô tuyến truyền hình và
vi deo – điên ảnh vẫn ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của nó trong đời sống
xã hôi.

110
lOMoARcPSD|26545580

BÀI 8: NGHỆ THUẬT VĂN HỌC


1. Khái niệm
Văn chương là khái niệm dùng để chỉ một ngành nghệ thuật – nghệ thuật ngôn
từ. Văn chương dùng ngôn từ làm chất liệu để xây dựng hình tượng, phản ánh và biểu
hiện đời sống. Khái niệm văn chương và văn học thường bị dùng lẫn lộn.Văn học là
khoa học nghiên cứu về văn chương. Nó lấy các hiện tượng văn chương nghệ thuật
làm đối tượng cho mình. Quan hệ giữa văn chương và văn học là quan hệ giữa đối
tượng và chủ thể, giữa nghệ thuật và khoa học; văn chương (nghệ thuật) là đối tượng
của văn học (khoa học).
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Văn học thực ra ra đời từ khi có chữ viết, nó là loại hình nghệ thuật vừa mang
tính biểu hiện vừa mang tính tạo hình, người ta còn coi văn chương là nghệ thuật của
mọi loại hình nghệ thuật khi tư duy của con người đã rất phát triển.
Theo diễn trình phát triển của lịch sử loài người, văn học có một chỗ đứng quan
trọng, từ thời cổ đại đã xuất hiện những tác phẩm văn chương mang giá trị như thần
thoại, những câu chuyện truyền thuyết phương đông và sang thời kỳ Phục hưng, văn
học phát triển song song song cùng các loại hình nghệ thuật khác.
Thời kỳ khai sáng, thế kỷ XVII, XVIII văn học đã phát triển mạnh và trung tâm
lớn tập trung ở Pháp với những tên tuổi lừng danh, thế kỷ XX cùng chung xu hướng
với các trào lưu nghệ thuật, mỹ thuật khác, văn chương đã góp phần làm cho thế giới
tinh thần của con người phong phú, nó còn có khả năng phản ánh hiện thực, dự báo
tương lai cho những phát triển tư duy ngôn ngữ của con người thời hiện đại.
Ở Việt Nam dòng văn học hiện thực 30, 45 đã làm được cuộc cách mạng tư
tưởng lớn, phản ánh hiện thực đả kích phê phán và văn chương ở mọi thời đại là tiếng
nói gần gũi của người lao động.
3. Đặc trưng ngôn ngữ, các thể loại văn học.
Văn chương là loại hình nghệ thuật giữ vị trí đặc biệt trong hệ thống các loại
hình nghệ thuật. Điều này được ghi nhận ở chỗ,người ta thường coi văn chương là loại
hình nghệ thuật còn lại.
So với các loại hình nghệ thuật khác văn chương có nhiều ưu thế rõ rệt . Một là,
văn chương có khả năng phản ánh hiện thực một cách sâu rộng nhất nhạy bén nhất. Nó
có khả năng miêu tả những biến động phức tạp của lịch sử xã hội cũng như khai thác
mổ xẻ những diễn biến tâm lý muốn màu, muôn vẻ trong thế giới tâm hồn, tình cảm
của con người, điều mà ít loại hình nghệ thuật nào có thể so sánh được. Hai là văn
chương thường đi trước trong việc đề cập và giải quyết các nhiệm vụ bức xúc thời

111
lOMoARcPSD|26545580

đại.Vì vậy, nó tác động mạnh mẽ tới sự phát triển và chiều hướng tư tưởng của các loại
hình nghệ thuật khác.Ba là, văn chương có thể cung cấp cho nghệ sĩ sáng tác thuộc các
loại hình nghệ thuật khác nguồn đề tài phong phú và khơi dậy trong họ cảm hứng sáng
tạo.Riêng với sân khấu và điện ảnh, nó cung cấp kịch bản văn chương mà thiếu chúng,
những người làm công tác sân khấu điện ảnh không thể dàn dựng các tác phẩm nghệ
thuật của mình.Bốn là, vì lấy ngôn ngữ, văn chương làm phương tiện miêu tả và phản
ánh, nên sự phát triển của nghệ thuật văn chương có ảnh hưởng tích cực tới sự phát
triển tư duy và ngôn ngữ.Năm là, tính quần chúng và tính phổ cập của văn chương sâu
rộng nhất so với các loại hình nghệ thuật khác, xét cả trên phương diện cảm thụ cũng
như trên phương diện sáng tác.Vì vậy, đối tượng phục vụ cũng như đội ngũ sáng tác
của văn chương hết sức rộng lớn.
Văn chương là loại hình nghệ thuật vừa mang tính tạo hình,vừa mang tính biểu
hiện.Cả hai khả năng này là rất lớn và đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản
tạo nên sức sống mãnh liệt của nghệ thuật văn chương.
Văn chương bao gồm nhiều thể loại. Dựa trên đặc điểm từ pháp và cấu trúc
ngôn ngữ, có người chia văn chương thành hai thể: văn vần và văn xuôi.Văn vần (còn
gọi là thơ ca) là thể loại văn vần, có kèm theo đó là nhịp điệu, tiết tấu “thi trung hữu
nhạc”. Văn xuôi là thể văn không có cần vần điệu, song vần đòi hỏi phải có hình
ảnh,có từ ngữ trong sáng, chuẩn xác , giàu cảm xúc.Ngoài ra, người ta còn chia văn
chương thành ba loại lớn : tự sự,trữ tình, kịch bản.Nếu tự sự là thể loại chủ yếu mô tả
sự kiện có gắn liền với cốt truyện thì trữ tình là thể loại chủ yếu bày tỏ cảm xúc của tác
giả trước hiện thực cuộc đời.Tất nhiên,sự phân loại như trên cũng chỉ mang ý nghĩa
tương đối.
Văn học sử dụng ngôn từ (viết và nói) .Con người là phương tiện biểu đạt
truyền tải nội dung của nghệ thuật văn học
Các loại hình nghệ thuật khác đều ít nhiều có tính trực tiếp tác động hình ảnh
lên thị giác hoặc thính giác con người, riêng văn học lại là nghệ thuật gián tiếp, đi qua
kênh gợi ý, vỏ tư duy ngôn ngữ để người đọc người nghe hình dung lại, rồi tái hiện
trong đầu óc của mình điều mà ngôn từ trần thuật. Nghệ thuật văn học có nhiều thể
loại: Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kịch, phóng sự, ký sự…
Câu hỏi:
1. Nêu khái niệm nghệ thuật sân khấu, Điện ảnh, Múa…Trình bày mối
liên hệ giữa loại hình nghệ thuật Điêu khắc và nghệ thuật Múa
2. Phân tích đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật văn học và nếu mối liên hệ
với các loại hình nghệ thuật khác
Hướng dẫn thực hiện

112
lOMoARcPSD|26545580

- Tham khảo tài liệu, sách báo, trang web về các loại hình nghệ thuật
- Xem biểu diễn Múa, diện ảnh, sân khấu hoặc tổ chức dã ngoại, xem
triển lãm mỹ thuật.

113

You might also like