You are on page 1of 149

ThS.

HỒ VĂN HÓA
ThS. NGUYỄN THỊ OANH

B¶N §å HäC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017


THS. HỒ VĂN HÓA, THS. NGUYỄN THỊ OANH

Bài Giảng
BẢN ĐỒ HỌC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017

1
2
LỜI NÓI ĐẦU
Trong các thời đại, bản đồ luôn giữ một vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc
học tập và nghiên cứu lĩnh vực khoa học kỹ thuật về bản đồ là hết sức cần thiết.
Nhằm phù hợp với chương trình giảng dạy mới, phục vụ học tập và nghiên cứu,
nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên trong các trường đại học, chúng tôi đã
biên soạn cuốn bài giảng “Bản đồ học”.
Bài giảng gồm 6 chương với các nội dung chính:
- Chương 1: Tổng quan về bản đồ học;
- Chương 2: Cơ sở toán học của bản đồ;
- Chương 3: Ngôn ngữ bản đồ;
- Chương 4: Tổ chức thành lập và tổng quát hoá bản đồ;
- Chương 5: Bản đồ địa hình - Tập bản đồ;
- Chương 6: Sử dụng bản đồ.
Bài giảng do các tác giả biên soạn:
- ThS. Hồ Văn Hóa biên soạn chương 1, 2, 3;
- ThS. Nguyễn Thị Oanh biên soạn chương 4, 5, 6.
Bài giảng này nhằm phục vụ sinh viên ngành Quản lý đất đai và các ngành
học khác có liên quan, quan tâm tới công nghệ sản xuất bản đồ. Với mục tiêu
trang bị cho người đọc những kiến thức cơ bản về khoa học bản đồ, nắm chắc hệ
thống khái niệm cơ bản trong bản đồ học, nội dung về cơ sở toán học, ngôn ngữ
bản đồ, tổng quát hoá bản đồ, phân loại bản đồ và quy trình thành lập, sử dụng
bản đồ.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã cố gắng diễn đạt xúc tích, cập nhật
những thông tin mới, những thay đổi liên quan tới lĩnh vực bản đồ do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành. Song do thời gian và khả năng có hạn nên tài
liệu vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của các
đồng nghiệp và bạn đọc để tài liệu này được hoàn chỉnh hơn.
Mọi góp ý xin gửi về Bộ môn Trắc địa, bản đồ và GIS, Viện Quản lý đất
đai và Phát triển nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp hoặc có thể gửi qua địa
chỉ Email: hovanhoa1988@gmail.com, oanhnguyen.humg@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tác giả

3
4
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ HỌC...................................................11
1.1. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của bản đồ học .................................... 11
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu bản đồ học............................................................. 11
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu bản đồ học .............................................................. 11
1.2. Định nghĩa và các đặc điểm, tính chất bản đồ ............................................. 13
1.2.1. Định nghĩa bản đồ ..................................................................................... 13
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của bản đồ..................................................................... 13
1.2.3. Tính chất cơ bản của bản đồ ..................................................................... 14
1.3. Phân loại bản đồ ........................................................................................... 15
1.3.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân loại bản đồ ................................................... 15
1.3.2. Các hệ thống phân loại bản đồ ................................................................. 16
1.4. Các yếu tố của bản đồ .................................................................................. 22
1.4.1. Các yếu tố nội dung của bản đồ ................................................................ 22
1.4.2. Cơ sở toán học bản đồ .............................................................................. 22
1.4.3. Các yếu tố hỗ trợ và bổ sung bản đồ ........................................................ 23
1.5. Sơ lược lịch sử phát triển của bản đồ học .................................................... 24
1.5.1. Sơ lược lịch sử phát triển bản đồ học trên thế giới .................................. 24
1.5.2. Sơ lược lịch sử phát triển ngành đo vẽ bản đồ ở Việt Nam ...................... 32
1.6. Vai trò, ý nghĩa của bản đồ đối với khoa học và thực tiễn .......................... 34
Chương 2. CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ ................................................ 37
2.1. Những yếu tố hình học của Elipxoid trái đất và các hệ tọa độ cơ bản......... 37
2.1.1. Các yếu tố hình học của Elipxoid trái đất ................................................ 37
2.1.2. Các hệ tọa độ thường dùng trên mặt Ellipsoid trái đất ............................ 39
2.2. Phép chiếu bản đồ ........................................................................................ 43
2.2.1. Những khái niệm cơ bản về phép chiếu và lưới chiếu bản đồ .................. 43
2.2.2. Phân loại phép chiếu bản đồ..................................................................... 45
2.2.3. Các phép chiếu thường dùng .................................................................... 54
2.2.4. Các phép chiếu dùng cho bản đồ địa hình ở Việt Nam ............................ 57
2.3. Tỷ lệ bản đồ .................................................................................................. 61
2.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 61
2.3.2. Cách thức thể hiện..................................................................................... 61
2.3.3. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ ............................................................................ 62

5
2.4. Phân mảnh và đánh số bản đồ địa hình ........................................................ 62
2.4.1. Ý nghhĩa của hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ ......................... 62
2.4.2. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ trong hệ HN72 ..................... 63
2.4.3. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ trong hệ VN2000.................. 64
Chương 3. NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ ..................................................................... 71
3.1. Khái quát ngôn ngữ bản đồ .......................................................................... 71
3.2. Ký hiệu bản đồ.............................................................................................. 73
3.2.1. Cấu tạo kí hiệu bản đồ .............................................................................. 74
3.2.2. Yêu cầu đối với ký hiệu bản đồ.................................................................. 78
3.2.3. Ý nghĩa của hệ thống ký hiệu .................................................................... 79
3.2.4. Chuẩn hóa ký hiệu bản đồ ......................................................................... 82
3.3. Màu sắc trên bản đồ...................................................................................... 83
3.3.1. Vai trò màu sắc trên bản đồ ...................................................................... 83
3.3.2. Lý thuyết về màu sắc ................................................................................. 84
3.3.3. Tạo thang phân tầng màu.......................................................................... 85
3.4. Ghi chú trên bản đồ ...................................................................................... 87
3.4.1. Mục đích và ý nghĩa của chữ ghi chú trên bản đồ .................................... 87
3.4.2. Đặc điểm và tính chất của chữ ghi chú trên bản đồ ................................. 89
3.4.3. Sắp xếp ghi chú trên bản đồ ...................................................................... 90
Chương 4. TỔNG QUÁT HÓA VÀ TỔ CHỨC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ......... 93
4.1. Tổng quát hoá bản đồ ................................................................................... 93
4.1.1. Khái niệm chung về tổng quát hoá bản đồ ................................................ 93
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng quát hoá bản đồ ....................................... 94
4.1.3. Quá trình tổng quát hoá bản đồ ................................................................ 97
4.1.4. Đặc điểm của quá trình tổng quát hóa nội dung bản đồ địa lý chung ... 100
4.2. Công tác tổ chức thành lập bản đồ ............................................................. 103
4.2.1. Giới thiệu chung về qui trình thành lập bản đồ ...................................... 103
4.2.2. Nội dung thành lập bản đồ ...................................................................... 106
Chương 5. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TẬP BẢN ĐỒ ........................................... 112
5.1. Bản đồ địa hình........................................................................................... 112
5.1.1 Mục đích sử dụng và yêu cầu đối với bản đồ địa hình ............................ 112
5.1.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình ....................................................... 113
5.1.3. Nội dung của bản đồ địa hình ................................................................. 114
5.1.4. Hệ thống ký hiệu quy ước cho bản đồ điạ hình ....................................... 120

6
5.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình ......................................... 122
5.1.6. Hiệu chỉnh các bản đồ địa hình .............................................................. 126
5.2. Tập bản đồ địa lý ........................................................................................ 129
5.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 129
5.2.2. Phân loại các tập bản đồ ........................................................................ 130
5.2.3. Đặc điểm thành lập tập bản đồ ............................................................... 131
5.2.4. Những bài thuyết minh trong tập bản đồ và chỉ dẫn địa danh ............... 133
Chương 6. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ....................................................................... 134
6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ, thông tin bản đồ...... 134
6.1.1. Sai số của bản đồ tư liệu ......................................................................... 134
6.1.2. Độ chính xác của bản đồ biên vẽ, thể loại bản đồ .................................. 134
6.1.3. Sai số cơ sở toán học của bản đồ ............................................................ 135
6.1.4. Sai số do quá trình chuẩn bị in và in bản đồ .......................................... 136
6.2. Các phương thức và phương pháp phân tích bản đồ.................................. 136
6.2.1. Các phương thức phân tích bản đồ ......................................................... 136
6.2.2. Các phương pháp phân tích sử dụng bản đồ .......................................... 137
6.3. Xác định tọa độ, đo độ dài trên bản đồ địa hình ........................................ 138
6.3.1. Đo tọa độ địa lý và tọa độ vuông góc trên bản đồ địa hình ................... 138
6.3.2. Đo tính độ dài đoạn thẳng trên bản đồ ................................................... 141
6.3.3. Đo tính mật độ sông ngòi ........................................................................ 142
6.3.4. Đo độ cao, độ dốc, đo diện tích trên bản đồ ........................................... 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................142

7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa của từ


BĐĐH Bản đồ địa hình
BTNMT Bộ Tài nguyên - Môi trường
HN-72 Hà Nội 72
UTM Universal Transverse Mecator
QĐ Quyết định
TT Thông tư
ĐC Địa chính
DTM Mô hình số địa hình

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Một số ellipsoid phổ biến ................................................................... 39
Bảng 2.2: Kích thước khung trong của các tỷ lệ bản đồ trong hệ HN72 ............ 64
Bảng 2.3: Kích thước khung trong của các tỷ lệ bản đồ trong hệ VN2000 ........ 68
Bảng 5.1: Quy định biểu thị đối tượng sông trên bản đồ địa hình .................... 115
Bảng 5.2: Quy định khoảng cao đều trên bản đồ địa hình ................................ 117
Bảng 6.1: Độ chính xác vị trí mặt bằng của bản đồ địa hình 1:50 000 ............. 134
Bảng 6.2: Khoảng cách giữa các đường lưới km trên bản đồ theo tỷ lệ ........... 140

8
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ bố cục một trang bản đồ ........................................................... 24
Hình 1.2: Một phần bản đồ thế giới trong sách địa lý học của K. Ptôlêmê ........ 26
Hình 1.3: Một phần bản đồ trong Atlas Nga do Viện hàn lâm Nga ................... 29
thành lập năm 1748 ............................................................................................. 29
Hình 1.4: Sơ đồ chia mảnh Bản đồ địa lý chung tỉ lệ 1:2 500 000 ..................... 31
Hình 2.1: Mặt Geoid............................................................................................ 37
Hình 2.2: Mối quan hệ giữa Geoid, Ellipsoid và bề mặt địa hình ...................... 38
Hình 2.3: Mô hình mô phỏng Geoid và Ellipsoid ............................................... 38
Hình 2.4: Mô hình ellipsoid trái đất và ellipsoid địa phương ............................. 39
Hình 2.5: Hệ tọa độ địa lý ................................................................................... 40
Hình 2.6: Các đường kinh tuyến ......................................................................... 40
Hình 2.7: Các đường vĩ tuyến ............................................................................. 41
Hình 2.8: Hệ tọa độ Đề Các ................................................................................ 41
Hình 2.9: Hệ tọa độ vuông góc ........................................................................... 42
Hình 2.10: Hệ tọa độ cực cầu .............................................................................. 43
Hình 2.11: Mô tả phép chiếu bản đồ ................................................................... 44
Hình 2.12: Phép chiếu hình trụ đứng .................................................................. 46
Hình 2.13: Phép chiếu hình trụ giả kinh tuyến hình sin...................................... 47
Hình 2.14: Phép chiếu Robinson......................................................................... 47
Hình 2.15: Phép chiếu hình nón đứng................................................................. 47
Hình 2.16: Phép chiếu hình nón giả Bonne ........................................................ 48
Hình 2.17: Phép chiếu nhiều hình nón ................................................................ 48
Hình 2.18: Phép chiếu phương vị đứng bắc cực ................................................. 49
Hình 2.19: Phép chiếu phương vị giả .................................................................. 49
Hình 2.20: Phép chiếu Goode ............................................................................. 50
Hình 2.21: Mô tả các phép chiếu hình nón đứng, hình trụ đứng ........................ 50
và phương vị đứng............................................................................................... 50
Hình 2.22: Phép chiếu hình nón đứng................................................................. 51
Hình 2.23: Phép chiếu hình trụ đứng .................................................................. 51
Hình 2.24: Phép chiếu phương vị đứng .............................................................. 51
Hình 2.25: Mô tả phép chiếu hình nón nghiêng, hình trụ nghiêng ..................... 52
và phương vị nghiêng .......................................................................................... 52
Hình 2.26: Phép chiếu hình nón ngiêng .............................................................. 52

9
Hình 2.27: Phép chiếu phương vị ngiêng ............................................................ 52
Hình 2.28: Mô tả các phép chiếu hình nón ngang, hình trụ ngang ..................... 53
và phương vị ngang ............................................................................................. 53
Hình 2.29: Phép chiếu hình nón ngang ............................................................... 53
Hình 2.30: Phép chiếu hình trụ ngang ................................................................. 53
Hình 2.31: Phép chiếu phương vị ngang ............................................................. 54
Hình 2.32: Phép chiếu hình nón đứng ................................................................. 55
Hình 2.33: Phép chiếu hình trụ đứng .................................................................. 56
Hình 2.34: Các phép chiếu phương vị đứng với điểm tiếp xúc là cực Bắc và cực
Nam ..................................................................................................................... 56
Hình 2.35: Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ vuông góc Gauss ............................. 59
Hình 2.36: Phép chiếu UTM và hệ tọa độ vuông góc UTM ............................... 60
Hình 2.37: Các kiểu thước tỷ lệ bản đồ ............................................................... 62
Hình 2.38: Sơ đồ phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình cơ bản ............. 69
Hình 3.1: Một số ký hiệu trên bản đồ địa hình.................................................... 73
Hình 3.2: Cấu tạo của ký hiệu bản đồ ................................................................. 74
Hình 3.3: Các kiểu phần tử đồ họa (biến trị trực quan) ...................................... 78
Hình 3.4: Sự tương ứng giữa sắc mầu và bước sóng .......................................... 84
Hình 4.1: Ảnh hưởng của mục đích bản đồ ........................................................ 95
Hình 4.2: Ảnh hưởng của tỉ lệ bản đồ ................................................................. 96
Hình 6.1: Tính tọa độ địa lý .............................................................................. 139
Hình 6.2: Tính tọa độ vuông góc....................................................................... 141
Hình 6.3: Xác định độ cao trên bản đồ .............................................................. 143
Hình 6.4: Thước đo độ dốc................................................................................ 144
Hình 6.5: Độ dốc ............................................................................................... 145
Hình 6.6: Đo diện tích bằng lưới ô vuông ......................................................... 146
Hình 6.7: Đo diện tích bằng các đường thẳng song song ................................. 146
Hình 6.8: Xác định diện tích theo phương pháp hình học ................................ 147

10
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ HỌC

1.1. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của bản đồ học


1.1.1. Đối tượng nghiên cứu bản đồ học
Bản đồ học là lĩnh vực khoa học kỹ thuật về bản đồ, về các tính chất,
phương pháp thành lập và sử dụng bản đồ.
Đối tượng nhận thức của bản đồ là không gian cụ thể của các đối tượng và
hiện tượng của thực tế khách quan và những biến đổi của chúng theo thời gian.
Đối tượng của Bản đồ học là các sản phẩm bản đồ: Bản đồ giấy, Bản đồ
điện tử, Bản đồ mạng (Web-map), Bản đồ đa phương tiện (Multimedia map)…
Bản đồ học là khoa học về các bản đồ địa lý. Bản đồ địa lý là đối tượng
nhận thức của khoa học bản đồ.
1.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu bản đồ học
Nhiệm vụ của Bản đồ học là nghiên cứu cấu trúc không gian, phản ánh các
qui luật phân bố không gian địa lý các hiện tượng và đối tượng tự nhiên, kinh tế,
xã hội, mối tương quan và quá trình phát triển của chúng và thể hiện chúng lên
bản đồ bằng những phương pháp và ngôn ngữ đặc biệt.
Ngoài ra, nhiệm vụ của Bản đồ học còn nghiên cứu đề xuất các phương
pháp, công nghệ sản xuất bản đồ; nghiên cứu những phương hướng, phương
pháp sử dụng các bản đồ và đánh giá độ tin cậy, độ chính xác của các kết quả,
thông tin thu nhận được từ bản đồ.
Bản đồ là sản phẩm khoa học của Bản đồ học để phản ánh những kết quả
nghiên cứu của khoa học địa lý. Bản đồ tạo ra những tri thức mới về thiên nhiên
và xã hội.
Bản đồ học bao gồm nhiều môn học kỹ thuật chuyên ngành có quan hệ chặt
chẽ với nhau, nhưng mỗi môn học lại có chức năng riêng. Đối tượng và nhiệm
vụ cụ thể của từng lĩnh vực chính thuộc bản đồ học:
- Cơ sở lý thuyết của bản đồ (bản đồ học đại cương): Nghiên cứu bản đồ
các loại, tính chất và các yếu tố của bản đồ, khả năng sử dụng các bản đồ trong
thực tế, lịch sử phát triển của bản đồ học.
- Toán bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp chiếu bề mặt toán học
(elipxôit hoặc mặt cầu) của trái đất lên mặt phẳng, các tính chất, các phương
pháp đánh giá và lựa chọn các phép chiếu bản đồ và các yếu tố khác thuộc cơ sở

11
toán học của bản đồ.
- Thiết kế và thành lập bản đồ: Đó là một trong những bộ môn quan trọng
nhất của bản đồ học. Nó nghiên cứu và xây dựng lý thuyết tổng quát hoá bản đồ,
công nghệ thiết kế bản đồ, các nguyên tắc biên tập và thành lập bản đồ bằng
phương pháp trong phòng.
- Trình bày bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp và phương tiện trình bày
màu sắc và hình vẽ của các bản đồ, đồng thời nghiên cứu những vấn đề thiết kế
các ký hiệu quy ước.
- In bản đồ: Nghiên cứu các phương pháp chế in và in hàng loạt các bản đồ.
- Sử dụng bản đồ: Đó là bộ phận của bản đồ học, trong đó nghiên cứu
những phương hướng và phương pháp sử dụng các bản đồ và đánh giá độ tin
cậy, độ chính xác của các kết quả thu nhận từ bản đồ.
- Kinh tế và tổ chức sản xuất bản đồ: Môn học này nghiên cứu về các mặt
kinh tế và các biện pháp tổ chức hợp lý hoá sản xuất bản đồ.
- Tự động hoá sản xuất bản đồ: Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật (điện tử, tin học, cơ khí hoá, điều khiển học…) vào các công đoạn
sản xuất bản đồ.
Ngoài ra, Bản đồ học có liên quan chặt chẽ với nhiều bộ môn khoa học
khác, đặc biệt là với trắc địa cao cấp, trắc địa địa hình, thiên văn học, địa lý học.
Những mối quan hệ đó hầu hết là có tính chất hai chiều. Bản đồ học dùng các
kết quả nghiên cứu của các môn khoa học đó để biên soạn nội dung bản đồ hoặc
làm cơ sở toán học để thiết kế nội dung. Các khoa học khác dùng bản đồ và các
phương pháp bản đồ để giải quyết những vấn đề thực tế của mình. Cụ thể:
- Trắc địa cao cấp, thiên văn học và trọng lực học cung cấp cho bản đồ
những số liệu về hình dạng, kích thước trái đất, toạ độ các điểm của lưới khống
chế đo đạc.
- Trắc địa địa hình và trắc địa ảnh bằng các phương pháp đo vẽ khác nhau,
cung cấp cho bản đồ học những tài liệu bản đồ đầu tiên trên để nghiên cứu bề
mặt trái đất và là tài liệu gốc để xây dựng các bản đồ khác.
- Địa lý học nghiên cứu bản chất của hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội,
nguồn gốc của chúng, những mối quan hệ tương quan và sự phân bố của chúng
trên mặt đất. Đó chính là cơ sở phản ánh đúng đắn các đối tượng và các hiện
tượng trên bản đồ.

12
1.2. Định nghĩa và các đặc điểm, tính chất bản đồ
1.2.1. Định nghĩa bản đồ
Bản đồ được định nghĩa là sự biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất
hoặc bề mặt của thiên thể khác trên mặt phẳng trong một phép chiếu xác định,
nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy ước. Đó chính là
định nghĩa chung về bản đồ.
Như vậy, mỗi bản đồ đều được xây dựng theo một quy luật toán học nhất
định. Quy luật toán học của bản đồ trước hết được biểu hiện ở tỷ lệ và phép
chiếu của nó. Các đối tượng và hiện tượng (tức là nội dung của bản đồ) được
biểu thị theo một phương pháp lựa chọn và khái quát nhất định (tổng quát hoá
bản đồ). Tổng quát hoá bản đồ thì phụ thuộc vào mục đích của bản đồ, tỷ lệ bản
đồ và đặc điểm địa lý của lãnh thổ. Các đối tượng và hiện tượng được biểu thị
bằng ngôn ngữ của bản đồ, đó là hệ thống các ký hiệu quy ước. Cơ sở toán học
của bản đồ, sự tổng quát hóa các yếu tố nội dung và sự thể hiện các đối tượng và
hiện tượng bằng các ký hiệu bản đồ, đó chính là ba đặc tính cơ bản phân biệt
giữa bản đồ với các hình thức khác biểu thị bề mặt trái đất.
Ngoài định nghĩa chung về bản đồ học thì còn một số định nghĩa khác:
Định nghĩa theo Hội nghị Bản đồ thế giới lần thứ 10 (Barxelona, 1995):
“Bản đồ là hình ảnh của thực tế địa lý được ký hiệu hoá, phản ánh các yếu tố
hoặc các đặc điểm một cách có chọn lọc, là kết quả từ sự nỗ lực sáng tạo trong
lựa chọn của tác giả bản đồ và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến
mối quan hệ không gian”.
Định nghĩa theo A.M. Berliant: “Bản đồ là hình ảnh (mô hình) của bề mặt
trái đất, các thiên thể hoặc không gian vũ trụ, được xác định về mặt toán học,
thu nhỏ và tổng quát hóa, phản ánh về các đối tượng được phân bố hoặc chiếu
trên đó, trong một hệ thống ký hiệu đã được chấp nhận”.
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của bản đồ
- Mỗi bản đồ đều được xây dựng theo một cơ sở toán học nhất định. Cơ sở
toán học của bản đồ được biểu hiện ở tỉ lệ và phép chiếu bản đồ, bố cục bản đồ
và một số yếu tố cơ sở toán học khác (tùy thuộc từng thể loại bản đồ) như: lưới
điểm độ cao, lưới khống chế Trắc địa, Địa chính...
- Các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội trước khi đưa lên
bản đồ phải qua quá trình tổng quát hóa. Tổng quát hoá bản đồ thì phụ thuộc vào
mục đích của bản đồ, tỉ lệ bản đồ và đặc điểm địa lý của lãnh thổ. Nội dung của

13
bản đồ được lựa chọn và biểu thị theo một phương pháp phù hợp.
- Các đối tượng và hiện tượng được biểu thị lên bản đồ bằng ngôn ngữ của
bản đồ đó là hệ thống các ký hiệu quy ước.
Cơ sở toán học của bản đồ, sự tổng quát hoá các yếu tố nội dung và sự thể
hiện các đối tượng và hiện tượng bằng các ký hiệu bản đồ đó chính là ba đặc
tính cơ bản phân biệt giữa bản đồ và các hình thức khác biểu thị bề mặt Trái đất.
1.2.3. Tính chất cơ bản của bản đồ
Bản đồ có 11 tính chất: tính trừu tượng, tính lựa chọn, tính tổng hợp, tính
đo được, tính đơn trị, tính liên tục của sự biểu hiện, tính trực quan, tính bao quát,
tính tương tự về không gian và thời gian, sự phù hợp nội dung, tính logic.
Nhưng có 3 tính chất cơ bản thể hiện rỏ nhất của bản đồ là: tính trực quan, tính
đo được và tính thông tin.
- Tính trực quan: Được biểu hiện ở chỗ là bản đồ cho ta khả năng bao quát
và tiếp thu nhanh chóng những yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung
bản đồ. Một trong những tính chất ưu việt của bản đồ là khả năng bao quát, biến
cái không nhìn thấy thành cái nhìn thấy được. Bản đồ tạo ra mô hình trực quan
của lãnh thổ, nó phản ánh các tri thức về các đối tượng hoặc các hiện tượng
được biểu thị. Bằng bản đồ, người sử dụng có thể tìm ra được những quy luật
của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng trên bề mặt trái đất.
- Tính đo được: Đó là tính chất quan trọng của bản đồ. Tính chất này có
liên quan chặt chẽ với cơ sở toán học của nó. Căn cứ vào tỷ lệ và phép chiếu của
bản đồ, căn cứ vào các thang bậc của các ký hiệu quy ước, người ta sử dụng bản
đồ có khả năng xác định được rất nhiều các trị số khác nhau như: toạ độ, biên
độ, độ dài, khoảng cách, diện tích, thể tích, góc, phương hướng và nhiều trị số
khác. Chính do có tính chất này mà bản đồ được dùng làm cơ sở để xây dựng
các mô hình toán học của các hiện tượng địa lý và để giải quyết nhiều vấn đề
khoa học và thực tiễn sản xuất.
- Tính thông tin: Bản đồ là phương tiện lưu trữ và truyền đạt thông tin
chính xác, hiệu quả nhất về các đối tượng và các hiện tượng địa lý. Chính vì
vậy, Bản đồ học đã hình thành và phát triển cùng lịch sử của loài người. Ngày
nay dữ liệu, thông tin bản đồ chiếm vai trò quan trọng trong Hệ thống thông tin
địa lý (GIS). Tính thông tin của bản đồ được thể hiện thông qua khái niệm “Tải
trọng bản đồ”. Tải trọng bản đồ là khả năng lưu trữ và truyền tải thông tin.

14
1.3. Phân loại bản đồ
1.3.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân loại bản đồ
1.3.1.1. Ý nghĩa phân loại bản đồ
Sự phân loại bản đồ địa lý một cách khoa học có ý nghĩa rất lớn đối với sự
phát triển của khoa học bản đồ về phương pháp luận và thực tiễn sản xuất, về sự
thành lập và sử dụng bản đồ. Cụ thể:
- Mở ra các hướng nghiên cứu và xác lập cơ sở phương pháp luận, những
quy luật biểu thị đối với từng loại bản đồ;
- Tổ chức thành lập và sản xuất các loại bản đồ;
- Hệ thống hóa các danh mục bản đồ phục vụ cho công tác lưu trữ, tra cứu
và sử dụng bản đồ một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.
1.3.1.2. Nguyên tắc phân loại bản đồ
Quá trình phân loại bản đồ có thể được thực hiện theo những tiêu chí (dấu
hiệu) phân loại khác nhau, song bất cứ quá trình phân loại nào cũng phải đảm
bảo tính logic khoa học và những nguyên tắc của sự phân loại khoa học. Các
nguyên tắc đó là:
- Sự phân loại phải đảm bảo tính liên tục logic của hệ thống khái niệm, đi
từ khái niệm chung đến khái niệm riêng, từ khái niệm rộng đến khái niệm hẹp
hơn. Ví dụ, nếu lấy nội dung bản đồ làm tiêu chí phân loại thì trước hết có thể
phân tất cả các loại bản đồ thành hai lớp: lớp bản đồ địa lý đại cương (bản đồ địa
lý chung) và lớp bản đồ địa lý chuyên đề. Kế đến, mỗi lớp lại được phân chia
tiếp thành các hệ hẹp hơn như hệ bản đồ địa lý đại cương và hệ bản đồ địa lý
chuyên đề. Hệ bản đồ địa lý chuyên đề lại được phân thành các nhóm bản đồ địa
lý tự nhiên, bản đồ kinh tế xã hội. Trong nhóm bản đồ tự nhiên có thể phân chia
ra các loại bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo... Sẽ không hợp lý nếu đưa bản đồ
địa chất vào cùng nhóm với bản đồ địa lý đại cương, vì bản đồ địa chất là một
loại của bản đồ địa lý chuyên đề.
- Sự phân loại phải đảm bảo tính nhất quán trong quá trình phân loại. Khi
đã chọn tiêu chí nào làm cơ sở phân loại thì không đươc phép xen lẫn tiêu chí
khác vào hệ thống phân loại đó nữa. Ví dụ, nếu chọn tỷ lệ bản đồ làm tiêu chí
phân loại thì các bản đồ địa lý đại cương sẽ bao gồm bản đồ địa hình, bản đồ địa
hình khái quát và bản đồ khái quát. Nếu đưa vào đó cả tiêu chí phân chia khác
như bản đồ giáo khoa, bản đồ du lịch, bản đồ quân sự, bản đồ khảo cứu... là
không hợp lý, vì trong quá trình phân loại đã sử dụng cùng lúc hai tiêu chí phân

15
loại khác nhau (dựa trên tỷ lệ bản đồ và mục đích sử dụng bản đồ) mặc dù là bản
đồ giáo khoa cũng có những tỷ lệ khác nhau, trong đó có cả bản đồ địa hình và
bản đồ địa hình khái quát.
- Trong hệ thống phân loại, tổng các khái niệm hẹp phải tương đương với
dung lượng của khái niệm rộng hơn chứa nó. Ví dụ, hệ thống các bản đồ kinh tế
quốc dân nếu chỉ gồm các bản đồ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thôi thì
chưa đầy đủ, vì trong nền kinh tế quốc dân còn bao gồm cả giao thông vận tải,
thông tin liên lạc, dịch vụ du lịch, ngoại thương... Tương tự, hệ thống bản đồ
dân cư phải bao gồm các bản đồ phân bố dân cư, bản đồ thành phần dân tộc, bản
đồ cơ cấu dân cư...
1.3.2. Các hệ thống phân loại bản đồ
1.3.2.1. Phân loại theo các đối tượng thể hiện
Bản đồ được phân chia làm 2 nhóm:
+ Các bản đồ địa lý biểu thị bề mặt trái đất và các hiện tượng tự nhiên, kinh
tế xã hội xảy ra trên bề mặt trái đất;
+ Các bản đồ thiên văn bao gồm các bản đồ bầu trời sao, bản đồ bề mặt các
thiên thể, hành tinh, vệ tinh trong hệ mặt trời (bản đồ mặt trăng).
1.3.2.2. Phân loại theo nội dung
Nội dung bản đồ được đặc trưng bởi đề mục bản đồ, vì thế sự phân loại này
còn được gọi là phân loại theo đề mục hoặc phân loại theo chuyên đề. Tiêu chí
được sử dụng trong kiểu phân loại này là nội dung biểu hiện của các bản đồ.
Theo nội dung biểu hiện các bản đồ địa lý được phân chia thành hai hệ: hệ
bản đồ địa lý đại cương (địa lý chung) và hệ bản đồ địa lý chuyên đề (gọi tắt là
hệ bản đồ chuyên đề hay đề mục). Mỗi hệ lại được phân chia tiếp ra các nhóm
và các bản đồ có nội dung chuyên đề hẹp hơn.
a) Bản đồ địa lý chung
Bản đồ địa lý chung là bản đồ thể hiện mọi đối tượng hiện tượng địa lý của
bề mặt Trái đất, bao gồm đầy đủ các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, kinh tế,
văn hóa, xã hội như: thủy văn, địa hình, thực vật, đất đai, dân cư, giao thông,
công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, văn hóa, hành chính, chính trị.
Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà mức độ nội dung của bản đồ địa lý chung có
thể chi tiết hoặc ít chi tiết hơn, nhưng về nguyên tắc khi xét một bản đồ với một tỷ
lệ xác định thì bản đồ địa lý chung đều thể hiện mọi đối tượng, hiện tượng với cùng
mức độ chi tiết, nghĩa là không chú trọng yếu tố này hay xem nhẹ yếu tố khác.

16
Bản đồ địa lý chung được sử dụng rộng rãi với những mục đích khác nhau
như khảo sát, quy hoạch, thiết kế, an ninh quốc phòng... và được phân thành ba
nhóm: bản đồ địa hình, bản đồ địa hình khái quát và bản đồ khái quát.
+ Bản đồ địa hình được thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài
thực địa, có sự kết hợp với không ảnh và được tiến hành trên cơ sở lưới khống
chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao. Đó là những bản đồ có nội dung chi tiết
và có độ chính xác cao, được thành lập theo quy trình quy phạm nhà nước ở các
tỷ lệ từ 1:100.000 và lớn hơn. Tuy nhiên, ở những tỷ lệ khác nhau thì độ tỉ mỉ và
chi tiết có khác nhau. Chính vì vậy mà phải biết chọn tỷ lệ thích hợp để thỏa
mãn yêu cầu của người sử dụng.
+ Bản đồ địa hình khái quát và bản đồ khái quát là những bản đồ có tỷ lệ
1:200.000, 1:500.000, 1:1.000.000 và nhỏ hơn, được thành lập bằng phương
pháp nội nghiệp trên cơ sở các bản đồ địa hình có sẵn với các tỷ lệ lớn hơn.
Chính vì vậy mà chúng có mức độ khái quát hóa cao hơn so với các bản đồ địa
hình (như lược bỏ một số chi tiết theo tiêu chuẩn lấy bỏ, bắt đầu áp dụng các kí
hiệu ngoài tỷ lệ...). Từ đó mà chúng có độ chính xác không cao, không được sử
dụng để đo đạc và tính toán. Tuy nhiên, khi cần tìm hiểu xem xét mối tương
quan trên một phạm vi rộng lớn hoặc chỉ khảo sát sơ bộ thì chúng lại rất cần
thiết.
b) Bản đồ địa lý chuyên đề
Bản đồ địa lý chuyên đề: Là bản đồ chỉ thể hiện một yếu tố hoặc một vài
yếu tố của bản đồ địa lý chung hoặc một vài hiện tượng, quá trình địa lý mà
không được thể hiện trên bản đồ địa lý chung. Bản đồ chuyên đề về một yếu tố
nào đó sẽ được đề cập đầy đủ các khía cạnh của yếu tố đó như nếu là dân cư thì
phải phản ánh dân số, mật độ, thành phần xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, độ tuổi...
Ví dụ như yếu tố khí hậu không có trên bản đồ địa lý chung nhưng trên bản đồ
chuyên đề khí hậu thì lại được đề cập đầy đủ và hệ thống.
Trên bản đồ chuyên đề có sự phân chia nội dung chính và nội dung phụ.
Nội dung chính là nội dung chuyên đề, còn nội dung phụ là các yếu tố cơ sở địa
lý. Bản đồ chuyên đề đi sâu vào nội dung bên trong của hiện tượng, đi xa hơn
những đặc điểm địa lý đơn thuần như hiện tượng địa chất, địa vật lý trọng
trường... Để thể hiện nội dung chuyên đề, bản đồ chuyên đề thường sử dụng
nhiều phương pháp biểu hiện bản đồ khác nhau. Tùy theo đặc điểm phân bố hiện

17
tượng và đặc điểm số liệu thống kê mà chọn phương pháp thích hợp. Mức độ
khái quát hóa nội dung bản đồ chuyên đề có khuynh hướng thiên về khái quát
các chỉ tiêu, các đặc tính và khái quát phân loại hiện tượng trong bản chú giải.
Từ đặc tính khái quát hóa này các bản đồ chuyên đề được chia thành: bản
đồ các hiện tượng tự nhiên và bản đồ các hiện tượng kinh tế, xã hội.
+ Bản đồ các hiện tượng tự nhiên. Gồm có:
- Bản đồ địa lý hình thể chung.
- Bản đồ địa chất: Bản đồ địa chất kiến tạo, bản đồ kiến tạo đứt gãy, cắt xẻ,
bản đồ địa chất kỷ Đệ tứ, bản đồ địa chất thuỷ văn, bản đồ địa hoá học, bản đồ
khoáng sản, bản đồ núi lửa, bản đồ địa vật lý...
- Bản đồ địa hình dáng đất bề mặt Trái đất: Bản đồ độ cao, bản đồ địa hình
đáy biển, đại dương, bản đồ địa mạo, bản đồ đo đạc hình thái...
- Bản đồ khí tượng, khí hậu: Bản đồ hải dương (nước ở biển và đại dương),
bản đồ nước trên các lục địa, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thực vật, bản đồ động
vật.
+ Bản đồ các hiện tượng kinh tế, xã hội. Gồm có:
- Bản đồ dân cư: Bản đồ phân bố và mật độ dân cư, bản đồ thành phần dân
cư theo giới tính và độ tuổi, bản đồ biến động dân cư tự nhiên và cơ học (di
dân), bản đồ dân số xã hội (xã hội, nghề nghiệp, văn hóa…).
- Bản đồ kinh tế (kinh tế quốc dân): Bản đồ tài nguyên thiên nhiên (đánh
giá tiềm năng kinh tế), bản đồ công nghiệp, bản đồ nông lâm nghiệp, bản đồ
giao thông vận tải, bản đồ Bưu chính viễn thông, bản đồ xây dựng, bản đồ
thương mại và tài chính, bản đồ kinh tế chung.
- Bản đồ dịch vụ văn hoá xã hội: Bản đồ giáo dục, bản đồ khoa học, bản đồ
văn hoá, bản đồ chăm sóc sức khoẻ, y tế, bản đồ thể dục thể thao, bản đồ du lịch,
bản đồ dịch vụ văn hoá xã hội khác...
- Bản đồ hành chính và chính trị
- Bản đồ lịch sử: Bản đồ thời nguyên thuỷ của loài người, bản đồ thời nô
lệ, bản đồ thời phong kiến, bản đồ thời tư bản, bản đồ thời xã hội chủ nghĩa và
đế quốc...
Đôi khi trong cách phân loại này còn mở rộng các nhóm bản đồ kỹ thuật,
chuyên môn như bản đồ hàng hải, bản đồ bay, bản đồ thiết kế cho các công

18
trình… hoặc có các bản đồ phối hợp của nhiều ngành khoa học nhỏ như bản đồ
khí hậu nông nghiệp, bản đồ kinh tế tổng hợp, hành chính tổng hợp, địa lý tổng
hợp…
Nói chung trên các bản đồ chuyên đề bao giờ cũng có cả yếu tố tự nhiên và
kinh tế xã hội, nhưng mức độ thể hiện chi tiết các yếu tố này phụ thuộc vào tỷ lệ,
mục đích sử dụng bản đồ.
1.3.2.3. Phân loại theo tỷ lệ
Theo truyền thống ở một số nước người ta quan niệm bản đồ địa hình có tỷ
lệ 1:5000 và lớn hơn là bình đồ, còn bản đồ địa hình có tỷ lệ nhỏ hơn 1:5000 là
bản đồ. Tuy nhiên, ngày nay việc đo vẽ địa hình thực hiện trên cơ sở lưới khống
chế đo đạc nhà nước, cho nên không có sự khác nhau giữa bình đồ và bản đồ địa
hình. Khái niệm về bình đồ ở nước ngoài có thể coi tương đương với tên gọi bản
đồ địa hình tỷ lệ lớn của nước ta, vì ở Việt Nam đang chấp nhận “Quy phạm đo
vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:5000; 1:2000; 1:1000; 1:500” cùng các ký hiệu
kèm theo. Thực tế nước ta còn có nhiều điều chưa được thống nhất giữa tên gọi
và tỷ lệ tương ứng với nó và chưa có một văn bản chính thức về phân loại bản
đồ địa hình Việt Nam, mà chấp nhận tương đối những quy định của Liên Xô Cũ.
Việc phân loại bản đồ theo tỷ lệ không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia.
Theo tỷ lệ Giáo sư Salishev chia bản đồ địa lý chung thành 3 loại: Tỉ lệ lớn,
tỉ lệ trung bình và tỉ lệ nhỏ.
+ Các bản đồ địa lý chung tỉ lệ lớn (˃ 1:200.000) hay còn gọi là các bản
đồ địa hình;
+ Các bản đồ địa lý chung tỉ lệ trung bình (1:200.000 đến 1:1000.000) hay
còn gọi là các bản đồ địa hình khái quát;
+ Các bản đồ địa lý chung tỉ lệ nhỏ (˂ 1:1 000.000) hay còn gọi là các bản
đồ khái quát.
Ngoài ra, ở các nước Đông Âu, người ta chia làm năm loại:
+ Rất lớn (trên 1:25.000);
+ Lớn (1:200.000 đến 1:25.000);
+ Trung bình (1:1.000.000 đến 1:200.000);
+ Nhỏ (1:2.000.000 đến 1:1.000.000);
+ Rất nhỏ (dưới 1:2.000.000).

19
Những bản đồ được chia nhóm theo tỷ lệ chúng có những đặc điểm riêng:
- Những bản đồ tờ rời ở tỷ lệ nhỏ thường thể hiện diện tích lớn (quốc gia,
vùng rộng lớn), ở tỷ lệ trung bình cho các nước nhỏ, còn tỷ lệ lớn dùng cho các
vùng, tỉnh, huyện... có diện tích nhỏ.
- Các bản đồ tỷ lệ trung bình hoặc lớn thường được xây dựng trên các phép
chiếu ít thay đổi để thuận tiện cho các công việc đo đạc và sử dụng bản đồ. Trên
các bản đồ tỷ lệ lớn hầu như không sử dụng ký hiệu phi tỷ lệ với các đối tượng
diện tích.
- Trên các bản đồ khái quát, tỷ lệ nhỏ, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng,
hình dạng, vị trí lãnh thổ người ta sử dụng các phép chiếu bản đồ khác nhau.
1.3.2.4. Phân loại theo mục đích sử dụng
Cho đến nay thì các bản đồ chưa có sự phân loại chặt chẽ, bởi vì các bản đồ
được sử dụng rộng rãi cho những mục đích rất khác nhau. Đáng chú ý nhất trong
sự phân loại theo dấu hiệu này là phân ra thành 2 nhóm: Các bản đồ phổ thông
được sử dụng cho nhiều mục đích và các bản đồ chuyên môn, chuyên dụng:
+ Bản đồ phổ thông là loại bản đồ có nội dung phục vụ cho quảng đại quần
chúng, được sử dụng trong đời sống sinh hoạt và lao động thông thường của xã
hội như: đi lại (bản đồ giao thông), thăm quan, du lịch (bản đồ du lịch), tìm hiểu
lãnh thổ (bản đồ địa hình, địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội…). Loại bản đồ này có
nội dung rõ ràng theo chủ đề, phương pháp thể hiện và ký hiệu rõ ràng, dễ hiểu.
Các bản đồ này đáp ứng nhiều mục đích thường được áp dụng cho nhiều đối
tượng sử dụng khác nhau, để giải quyết những nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế quốc
dân và quốc phòng, để nghiên cứu lãnh thổ, để thu nhận những tư liệu tra cứu.
+ Bản đồ chuyên dụng là những bản đồ dùng riêng cho một mục đích nào
đó (nghiên cứu, thiết kế, quy hoạch, dẫn đường, làm việc…); hoặc có đặc thù
chuyên môn của riêng từng ngành (bản đồ giáo khoa, bản đồ địa chính, bản đồ
lâm nghiệp, bản đồ địa hình quân sự…).
Các bản đồ chuyên dụng, bản đồ chuyên môn là các bản đồ được dùng để
giải quyết những nhiệm vụ nhất định và đáp ứng cho những đối tượng sử dụng
nhất định có nội dung chuyên sâu và chi tiết, mang tính kỹ thuật cao, phần lớn
đòi hỏi khắt khe về độ chính xác và cơ sở toán học, như các bản đồ hàng hải, các
bản đồ hàng không, các bản đồ địa chất…

20
Việc phân biệt bản đồ phổ thông và chuyên ngành chỉ là tương đối, bởi vì
trong thực tế có những bản đồ đồng thời mang cả hai tính chất, ví dụ như bản đồ
giáo khoa, bản đồ giao thông.
1.3.2.5. Phân loại theo mức độ bao quát lãnh thổ
Là phân loại chúng theo không gian, diện tích bản đồ thể hiện. Tương ứng
với nguyên tắc phân loại chung, phân loại bản đồ theo lãnh thổ được tiến hành
từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết. Do đó, nó có thể chia như sau:
+ Bản đồ thế giới;
+ Bản đồ các bán cầu;
+ Bản đồ các châu lục và đại dương;
+ Bản đồ các quốc gia, các vùng địa lý;
+ Bản đồ thể hiện theo phân chia hành chính ở mỗi quốc gia (khu tự trị,
vùng, tỉnh, huyện, xã...).
Việc phân loại bản đồ theo lãnh thổ còn được tiến hành đáp ứng các công
việc nghiên cứu khoa học, thực tế.
1.3.2.6. Phân loại theo dạng sản phẩm bản đồ
Có thể phân biệt:
+ Bản đồ phẳng (trên vật liệu phẳng như giấy, lụa, nhựa…);
+ Bản đồ nổi (đắp nổi trên nhựa, thạch cao…);
+ Quả địa cầu.
1.3.2.7. Phân loại theo kiểu mô hình bản đồ thể hiện
Bản đồ có thể được lưu trữ, thể hiện trên vật liệu, hoặc kiểu số trên các
thiết bị điện tử, từ đó phân ra làm hai loại:
+ Bản đồ truyền thống (Analog map):
Bản đồ truyền thống là các bản đồ mà hình ảnh của nó có dạng (màu sắc,
ký hiệu) tương tự với hình ảnh của đối tượng được thể hiện và có thể nhìn thấy,
đó là các bản đồ được in trên giấy hoặc các vật liệu khác.
+ Bản đồ số (Digital map):
Theo [Stepanovich]: “Bản đồ số là tập hợp có tổ chức các dữ liệu bản đồ
trên các thiết bị có khả năng đọc bằng máy tính điện tử và được thể hiện dưới
dạng hình ảnh bản đồ”. Đây là định nghĩa ngắn gọn.
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ

21
chuyên đề, bản đồ chuyên môn, được thể hiện ở dạng số đối với tọa độ mặt bằng
x, y, độ cao và các số liệu thuộc tính được mã hóa. Bản đồ số được thành lập
trong phép chiếu, hệ thống ký hiệu quy định đối với các bản đồ cùng kiểu đã
biết, có tính đến tổng quát hóa và các yêu cầu về độ chính xác”. Đây là định
nghĩa chặt chẽ.
Một dạng quen thuộc của bản đồ số là Bản đồ điện tử (Electronic map).
Theo A.M. Berliant: “Bản đồ điện tử là bản đồ số được trực quan hóa trên màn
hình hay môi trường máy tính, được làm sẵn để nhìn trực quan (đĩa quang hay
vật ghi nào đó) nhờ sử dụng các phương tiện kỹ thuật và chương trình, trong
phép chiếu, hệ thống ký hiệu, có xét đến độ chính xác và sự trình bày”.
1.4. Các yếu tố của bản đồ
Để thành lập và sử dụng các bản đồ địa lý, không những phải hiểu rõ những
tính chất đặc điểm của nó, mà còn phải phân biệt được các yếu tố hợp thành,
hiểu rõ ý nghĩa, giá trị và tác dụng của từng yếu tố và mối liên hệ giữa chúng.
Mọi bản đồ đều bao gồm: các yếu tố nội dung, cơ sở toán học, các yếu tố hỗ trợ
và bổ sung.
1.4.1. Các yếu tố nội dung của bản đồ
Sự thể hiện nội dung bản đồ bằng các phương pháp biểu thị thông qua hệ
thống ký hiệu quy ước là bộ phận chủ yếu của bản đồ, bao gồm các thông tin về
các đối tượng và các hiện tượng được biểu đạt trên bản đồ: sự phân bố, các tính
chất, những mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian. Những thông tin
đó chính là nội dung của bản đồ.
Ví dụ: Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình là thuỷ hệ, các điểm dân cư,
dáng đất, lớp phủ thực vật, mạng lưới các đường giao thông và thông tin, một số
đối tượng kinh tế công nông nghiệp và văn hoá, sự phân chia hành chính, chính
trị...
Các yếu tố nội dung của bản đồ chuyên đề thì phụ thuộc vào đề tài cụ thể
của nó. Khi thể hiện nội dung bản đồ phải phân biệt nội dung chứa đựng trong
đó và hình thức truyền đạt nội dung thông qua hệ thống ký hiệu bản đồ.
1.4.2. Cơ sở toán học bản đồ

22
Các quy luật hình học của sự biểu thị bản đồ phụ thuộc vào cơ sở toán học
của bản đồ, bao gồm tỷ lệ, phép chiếu và mạng lưới toạ độ được dựng trong
phép chiếu đó, mạng lưới khống chế trắc địa, sự bố cục của bản đồ.
Bản chất của phép chiếu bản đồ là sự phụ thuộc hàm số giữa toạ độ điểm
của bề mặt Elipxoit trái đất và hình chiếu của nó trên mặt phẳng. Hệ thống lưới
toạ độ là cơ sở của mọi bản đồ địa lý. Các công tác thành lập bản đồ bao giờ
cũng được bắt đầu từ việc dựng lưới toạ độ và khi sử dụng bản đồ thì mạng lưới
toạ độ chính là cơ sở tiến hành những đo đạc khác nhau trên bản đồ.
Mạng lưới các điểm trắc địa bảo đảm cho việc chuyển từ bề mặt tự nhiên
của mặt đất lên bề mặt elipxoit và đảm bảo cho việc xác định vị trí chính xác của
các yếu tố địa lý của bản đồ so với mạng lưới toạ độ, mạng lưới trắc địa thường
được thể hiện trên các bản đồ địa hình.
Ngoài ra, bố cục bản đồ bao gồm khung bản đồ, sự định hướng và bố trí
lãnh thổ bản đồ trong khung, sự phân mảnh đánh số bản đồ cũng là các yếu tố cơ
sở toán học của bản đồ.
1.4.3. Các yếu tố hỗ trợ và bổ sung bản đồ
Ngoài các yếu tố nội dung và các yếu tố cơ sở toán học thì bản đồ còn có
yếu tố hỗ trợ bao gồm bảng chú giải, thước tỷ lệ và các đồ thị.
- Bảng chú giải là "chìa khoá" để người đọc tìm hiểu và khám phá nội dung
bản đồ. Bảng chú giải là bảng ký hiệu có kèm theo lời giải thích ngắn gọn.
- Thước tỷ lệ và các đồ thị được sử dụng trong quá trình đo đạc trên bản đồ
để nhanh chóng xác định được các trị số cần thiết.
- Các yếu tố hỗ trợ còn thể hiện ở những khoảng trống bên ngoài hoặc
trong khung bản đồ bởi các bản đồ phụ, các biểu đồ, đồ thị, các lát cắt, các bảng
thống kê… nhằm mục đích bổ sung, làm sáng tỏ và làm phong phú thêm về
những phương diện nào đó của nội dung bản đồ.
Ngoài ra, bố cục bản đồ (bao gồm khung bản đồ, sự định hướng và sự bố trí
lãnh thổ bản đồ trong khung), sự phân chia các bản đồ có kích thước lớn thành
các mảnh và hệ thống đánh số các mảnh đó cũng là các yếu tố cơ sở toán học
của bản đồ.

23
Hình 1.1. Sơ đồ bố cục một trang bản đồ
1.5. Sơ lược lịch sử phát triển của bản đồ học
1.5.1. Sơ lược lịch sử phát triển bản đồ học trên thế giới
Bản đồ ra đời do nhu cầu của cuộc sống xã hội loài người và bản đồ đã
phản ánh thực tế khách quan của thiên nhiên và đời sống xã hội. Chính vì vậy,
bản đồ là sản phẩm văn hoá vô cùng quý giá của nền văn minh nhân loại.
Tìm hiểu lịch sử phát triển của bản đồ học là tìm hiểu quá trình phát triển
của các loại bản đồ, của công nghệ và phương pháp thành lập cũng như sự phát

24
triển của tư tưởng, lý luận của khoa học bản đồ. Tìm hiểu lịch sử bản đồ học giúp
ta hiểu đúng nhiệm vụ và vị trí của bản đồ học hiện nay để định hướng tốt hơn,
chính xác hơn viễn cảnh phát triển của bộ môn khoa học này trong tương lai.
Xã hội phát triển, nhu cầu ngày càng tăng của xã hội luôn là điều kiện làm
xuất hiện các bản đồ địa lý mới, làm đa dạng phong phú thêm các dạng, loại bản
đồ. Khi xuất hiện các chủ đề mới, kiểu loại mới bản đồ, đồng thời cũng đặt ra
những vấn đề mới về lý luận, cơ sở khoa học mới cho bản đồ học và nó là điều
kiện để hoàn thiện và phát triển các thể loại bản đồ. Nghiên cứu lịch sử phát
triển bản đồ học chúng ta biết được các thành tựu khoa học cùng các tên tuổi của
các nhà khoa học đã có nhiều cống hiến cho sự phát triển của bản đồ học.
Lịch sử phát triển bản đồ học có thể chia ra 4 thời kỳ gắn liền với lịch sử
thế giới.
- Thời kỳ cổ đại;
- Thời kỳ trung cổ;
- Thời kỳ cận ;
- Thời kỳ hiện nay.
1.5.1.1. Bản đồ học thời cổ đại
Lòng mong ước nhận biết và biểu diễn khu vực lãnh thổ đang sinh sống,
canh tác... đã có từ lâu trong bản thân xã hội loài người. Các yếu tố hình học, nét
vẽ đơn giản trên gỗ, đá, đất sét, da, vỏ cây... là tiền nhân của bản đồ.
Khi khai quật các công trình cổ đại người ta tìm thấy các hình vẽ thô sơ về
hệ thống tưới tiêu, sơ đồ thành phố... ở Ấn Độ, Ai Cập, Tây Á, Trung Đông,
Trung Quốc, Bắc Mỹ đã khẳng định con người cổ xưa đã có những tri thức bản
đồ đáng kể.
Đóng góp đáng kể cho sự phát triển bản đồ học thời kì này là ở Hy Lạp.
Các nhà khoa học đã biết về thiên văn học, toán học, biết hình dạng của trái đất
và kích thước của nó. Đặc biệt trên những bản vẽ họ đã dùng hệ thống toạ độ địa
lý, đó là bước tiến quan trọng trong lĩnh vực bản đồ học.
Tác phẩm lớn nhất của thời kì cổ đại là 8 tập địa lý học của nhà bác học
K.Ptôlêmê. K.Ptôlêmê (87-150) mà đến thế kỉ 15 mới được dịch ra tiếng La
Tinh và in năm 1472.

25
Hình 1.2. Một phần bản đồ thế giới trong sách địa lý học của K. Ptôlêmê

Thời kì cổ La Mã, việc sử dụng bản đồ để đáp ứng nhu cầu của thực tế,
phục vụ hoạt động của quân sự và hành chính nên bản đồ được phổ biến là các
bản đồ đường xã La Mã ở dạng cuộn thành ống dài gần 7 m, rộng khoảng 1/3 m
rất thuận tiện cho di chuyển và sử dụng.
Những người đo đạc đất đai ở La Mã cổ đại cũng đã biết đo đạc chia đất
đai thành làng mạc, đường xã, qui hoạch ruộng đất. Các bản chỉ đạo công tác đo
đạc cho phép hình dung rõ hơn về các phương pháp đo vẽ và trình bày bản đồ
thời bấy giờ.
Một trung tâm khoa học lớn của thời kì cổ đại là Alexandri (Bắc Ai Cập)
với những viện bảo tàng và thư viện cổ. Nhà địa lý học lỗi lạc Eratoxfen là
người đầu tiên xác định phương pháp đo góc kinh tuyến để xác định kích thước
Trái Đất và ông xác định gần đúng chiều dài của kinh tuyến, coi nhiệm vụ của
địa lý là phải vẽ hình dạng của Trái Đất.
Thời kì cổ đại, Trung Quốc đã là một trung tâm văn minh của thế giới kể cả
bản đồ học.
Theo các tài liệu của Tây Âu và các sử sách truyền lại thì người ta thường
gặp các bản đồ, địa đồ với trình độ thành lập và biểu diễn khá cao và chính xác.
Điều đáng chú ý ở các bản đồ này là ngoài các hình vẽ phối cảnh thông
thường, người ta đã biết sử dụng các kí hiệu qui ước, ghi chú cho bản đồ. Nổi
bật nhất của Trung Quốc ở thế kỉ thứ III là nhà bản đồ xuất sắc Bùi Tú (223 -
271) người đã thành lập ra Atlas gồm 18 bản đồ vùng trong đó ghi rõ phương

26
pháp biên vẽ bản đồ, chọn tỉ lệ, sử dụng lưới ô vuông để phân bố các đối tượng
bản đồ, để xác định độ dài của đường cong, định hướng đúng cho các con
sông, dãy núi. Ông còn lập ra tấm bản đồ tổng thể Trung Quốc tỉ lệ khoảng
1:1.800.000.
1.5.1.2. Bản đồ học thời Trung cổ (thế kỷ V đến thế kỷ XVII)
Vào thế kỉ thứ V, Đế quốc La Mã bị diệt vong, ở Châu Âu chế độ nông nô
được thay bằng chế độ phong kiến, giáo hội được phát triển và những ngành
khoa học ngược với tư tưởng thần học bị coi là phản nghịch. Bản đồ học cũng
nằm trong tình trạng như vậy.
Tuy nhiên, các nước hồi giáo Ả Rập lại quan tâm đến địa lý học và dựa vào
các tri thức cổ đại Hy Lạp, La Mã để đạt được những thành công nhất định như:
Sách về hình thái Trái Đất mà nhà toán học, địa lý học tên là Al Khwarizni (nay
thuộc Udơbêkixtan) viết vào năm 830. Cuối thế kỉ VII người Armênia đã viết
“Địa Lý Armênia” gồm nhiều bản đồ (đến nay còn lưu trữ).
Thời trung cổ ở Trung Quốc đã phổ biến rộng rãi các loại sách địa lý, Bản
đồ về các khu vực, địa phương gọi là sách “Địa trí”. Cuối thế kỉ thứ VIII ở
Trung Quốc tìm ra địa bàn, tiền thân của bản đồ biển. Bản đồ địa bàn phát triển
chủ yếu ở Italia do sự đưa địa bàn từ Trung Quốc sang các nước Ả Rập và Châu
Âu. Để buôn bán và thám hiểm các nước khác, các đội tàu do Đô đốc Trịnh Hoà
(1371 - 1435) đã lập ra các bản đồ hàng hải đóng thành quyển lấy tên là Vũ Bị
Chí. Trên bản đồ miêu tả hải trình đến eo biển Ả Rập, bờ biển Sômali và vùng
biển Đông Nam Á.
Ở Tây Âu, thời kì đầu là sự ngự trị của bản đồ tu viện với những quan niệm
về thế giới tôn giáo, nhưng sang thời kì Phục Hưng thì bản đồ được phát triển
mạnh.
Có địa bàn, la bàn thì bản đồ biển được thành lập phục vụ cho các chuyến
thám hiểm và đi biển dài ngày.
Tác phẩm “Địa lý học” của K.Ptôlêmê đến cuối thế kỉ XVI đã được dịch, in
sửa chữa nhiều lần, đặc biệt có chọn lọc hệ thống bản đồ có khoang độ, định
hướng theo phương bắc, phương pháp thể hiện tốt hơn và đây có thể coi là Atlas
địa lý hiện nay.
Nhà bản đồ học vĩ đại của thế kỉ XVI là G.Meretor người Hà Lan với tác
phẩm lớn đầu tiên là Bản đồ Châu Âu chữa những lỗi sai trên bản đồ của
Ptôlêmê (Địa Trung Hải ). Ông là người đề xướng làm bản đồ hàng hải trên

27
phép chiếu đồng góc hình trụ thẳng, đảm bảo vẽ đường tà hành “Loxođroma” là
đường thẳng, Vì vậy, cho đến nay phép chiếu này vẫn dùng cho bản đồ hàng hải.
Ông còn có tuyển tập các bản đồ với tiên đề “Atlas” với 107 bản đồ.
Cơ sở khống chế, các phương pháp đo góc bằng la bàn, đo khoảng cách
bằng thước dây, các địa vật được vẽ bằng mắt nhưng có khép góc đã được sử
dụng rộng rãi.
Điểm nổi bật của thời kì này là các bản đồ được biên vẽ không phải do tư
nhân, một người mà nó đưa vào sản xuất ở các tổ hợp, xí nghiệp tư nhân. Các cơ
sở sản xuất đã chuyên môn hoá các công đoạn sản xuất.
Nhưng cũng từ đây, nguồn tư liệu địa lý cũng rất đa dạng và khác nhau, để
có tác phẩm bản đồ tốt, bản đồ học cần có những cơ sở khoa học mới để đánh
giá, phân tích các nguồn tư liệu.
Điểm đáng chú ý nữa là sự đóng góp đáng kể về lý luận cũng như các tác
phẩm bản đồ của bản đồ học Nga thời kì này. Chất lượng và phương pháp đo vẽ
thể hiện bản đồ này hơn hẳn các bản đồ của các nước phương Tây. Các bản đồ
của Nga thời kì này là tài sản quốc gia, mang tính chất quốc gia, khác với bản đồ
phương Tây chỉ có tính chất thương mại. Theo cố GS Salisep thì đây là thời kì
hình thành nền Bản đồ học Nga.
1.5.1.3. Bản đồ học thời cận đại (nửa cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII)
Chính sự phát triển của các quan hệ sản xuất tư bản của các nước Tây Âu
đã tạo ra sự phát triển mạnh hơn của Bản đồ học. Nhu cầu bản đồ chính xác về
một khu vực rộng lớn, thế giới đòi hỏi cần có các phương pháp mới, và các biện
pháp thích hợp để xử lý nguồn tư liệu.
Các trung tâm hoạt động về lĩnh vực bản đồ đã chuyển về các viện hàn lâm
khoa học Pháp (Pari 1666), Đức (Berlin 1700), Nga (Pêtécbua 1724)...
Vào đầu thế kỉ XVIII, Pháp trở thành nước đi đầu trong đo vẽ địa hình đất
nước. Họ đã vẽ địa hình trên cơ sở lưới tam giác trắc địa do các thế hệ nhà
Cassini thiết lập.
Năm 1789 có 182 mảnh bản đồ địa hình Quốc gia của nước Pháp đã được
hoàn thành.
Ở Anh, trong điều kiện tăng nhanh nhu cầu bản đồ phục vụ cho đi biển
buôn bán và tìm kiếm thuộc địa các loại bản đồ biển, địa lý cũng rất phát triển.
Để giúp dễ dàng xác định được kinh tuyến trên biển, năm 1675 người ta đã thiết
lập ra đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô Luân đôn.

28
Dựa vào các tư liệu về độ lệch từ tính, thuỷ triều, sức gió... nhà thiên văn
học người Anh tên Edward Halley (1656 - 1742) đã thành lập các bản đồ địa lý
tự nhiên về sức gió (1688), bản đồ độ đẳng từ khuynh (1701).
Đây chính là cơ sở cho các bản đồ chuyên đề về môi trường tự nhiên và tìm
hiểu qui luật phân bố không gian của các hiện tượng tự nhiên.
Ở Nga, các nghiên cứu địa lý và các công trình bản đồ học đã phát triển rực
rỡ. Sự phát triển kinh tế xã hội đặt ra những nhiệm vụ mà các bản đồ cũ không
thể giải quyết .
Lần đầu tiên các kĩ sư trắc địa Nga được đào tạo ở trường toán và giao
thông Matxcơva (1701) và Viện Biển ở Xanh Petebua (1715).
Đo vẽ hệ thống các bản đồ quốc gia của đất nước được giao cho Viện Hàn
Lâm khoa học Nga thực hiện. Atlas sông Đông, biển Adốp và biển Đen cũng đã
được thành lập (1703). Đến năm 1702 Nga đã đào tạo được 250 kĩ sư Trắc Địa.
Cho đến cuối thế kỉ XVIII việc phát triển Bản đồ học ở Nga do Viện Hàn
Lâm khoa học Nga đảm nhiệm. Nhà khoa học Lômônôxốp (1711 - 1765) đã có
những cống hiến và ảnh hưởng lớn đến bản đồ học ở Nga. Ông là người lãnh
đạo Bộ phận Địa lý Viện Hàn Lâm Nga. Ông quan tâm đến phát triển lực lượng
sản xuất, nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên, thu nhập thông tin kinh tế để hoàn
chỉnh các bản đồ. Ông đã chú ý cải cách nội dung đào tạo các nhà bản đồ và địa
lý, nâng cao cơ sở khoa học cho công tác thành lập bản đồ và xây dựng nội dung
bản đồ.

Hình 1.3. Một phần bản đồ trong Atlas Nga do Viện hàn lâm Nga
thành lập năm 1748

29
Năm 1786 người ta đã lập ra bộ phận bản đồ mới trong văn phòng của
Êcatêrina II. Bộ phận này đã chuẩn bị hai Atlas lớn và giá trị, xuất bản năm
1792 (gồm 44 bản đồ) và năm 1800 (gồm 43 bản đồ ), một số Atlas học sinh và
nhiều bản đồ khác.
1.5.1.4. Bản đồ học thời hiện đại
Trong thế kỉ XVIII và XIX bản đồ địa lý dùng trong quân sự đã có nhiều
hạn chế, quân đội có nhu cầu lớn về bản đồ địa hình. Các cơ quan quân sự về địa
hình đã hình thành để đo vẽ các bản đồ địa hình tỉ lệ đủ lớn trên cơ sở một lưới
khống chế trắc địa chính xác là lưới tam giác.
Để thể hiện tốt và chính xác địa hình người ta không thể dùng phương pháp
cũ (phối cảnh hay bán phối cảnh) mà dùng phương pháp gạch nét (phương pháp
do nhà bản đồ xứ Xác Xông đề xướng năm 1799). Bằng phương pháp này người
ta thể hiện các sườn dốc chính xác hơn.
Thành lập địa hình trên một vùng rộng lớn yêu cầu phải xác định hình dạng
và kích thước Trái Đất và nghiên cứu chi tiết khu vực về mặt hình học. Do đó,
thế kỉ XIX toán học đã chiếm vị trí trung tâm trong bản đồ học và tạo khả năng
hoàn thiện Bản đồ học.
Cuối thế kỉ XIX các bản đồ quân sự tỉ lệ lớn nhiều nước đã được xuất bản
trọn bộ. Hệ thống bản đồ chi tiết trên đã tạo cơ sở chắc chắn cho việc biểu thị
chính xác bề mặt Trái Đất và làm các bản đồ dẫn xuất.
Tuy nhiên, các bản đồ địa hình quân sự không chú ý đến các nhu cầu của
dân sự, xã hội do đó xuất hiện thêm các cơ quan đo vẽ và lập bản đồ chuyên
ngành đáp ứng nhu cầu đo đạc đất đai điều tra và quy hoạch, khai thác khoáng
sản, khảo sát địa chất...
Trong thế kỉ XIX nhiều elipxoid Trái Đất được đưa ra (Everet 1830;
Bessen 1841; Klar 1880...). Sang thế kỉ XX nhiều phép chiếu bản đồ tốt được
ứng dụng rộng rãi (Gauss, UTM...). Phương pháp đo vẽ bản đồ địa hình bằng
hình ảnh hàng không chính thức được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Cùng với việc đo vẽ chi tiết ở tỉ lệ lớn đầu thế kỉ XX, thế giới bắt đầu chú ý
đến việc thành lập các sản phẩm bản đồ toàn cầu.
Truớc hết là bản đồ quốc tế tỉ lệ 1:1.000.000 do hội địa lý Thế giới đề
xướng, đến năm 1978 đã có khoảng 900 mảnh phủ trùm hầu hết Trái Đất. Năm
1974, sau một thời gian hợp tác với nhau, các nuớc XHCN ở Châu Âu đã hoàn

30
thành bộ bản đồ thế giới với tỉ lệ 1:2 500 000 gồm 224 mảnh phủ trùm cả Trái
Đất (cả lục địa và các đại dương).
Thế giới còn chú ý đến việc thành lập các Atlas toàn cầu chỉ gồm các bản
đồ địa lý tổng quát nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu sâu bề mặt
Trái đất hay một khu vực nào đó của nó.
Đến nay các Atlas địa lý tổng quát toàn cầu, khu vực và quốc gia thể hiện
về địa hình, phân chia Hành chính, chính trị đã trở thành sản phẩm phổ biến và
thông dụng.

Hình 1.4. Sơ đồ chia mảnh Bản đồ địa lý chung tỉ lệ 1:2.500.000


Xã hội phát triển nhu cầu sử dụng bản đồ trong các lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội tăng lên rất nhanh (cả về số lượng và chất lượng) đòi hỏi
các loại bản đồ chuyên đề khác với các bản đồ địa lý chung. Nội dung của bản
đồ chuyên đề là đáp ứng yêu cầu cụ thể của một ngành, lĩnh vực nào đó trong
xã hội.
Các bản đồ chuyên ngành xuất hiện rất sớm, song cùng với sự phát triển
của Bản đồ học thì vào cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX Bản đồ chuyên đề mới
phát triển mạnh mẽ, đa dạng và phong phú về thể loại, nhiều phương pháp và
phương tiện mới để thể hiện nội dung bản đồ được áp dụng.
Tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử và mục tiêu kinh tế, phát triển trong từng
thời kỳ của mỗi nước, mỗi quốc gia, người ta thành lập các cơ quan chức năng

31
chuyên môn sâu về Bản đồ học và còn thành lập các cơ sở đào tạo chính quy và
các viện nghiên cứu.
Một đặc điểm quan trọng của Bản đồ học hiện đại là nhờ các thành tựu của
khoa học kỹ thuật (chụp ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, đo vẽ xử lý ảnh, in ốp sét
nhiều màu, công nghệ vật liệu mới, tách màu điện tử, điện tử tin học...) mà công
việc đo vẽ và xây dựng bản đồ nhanh chóng chính xác, có nhiều thể loại mang
tính toàn cầu và vượt ra ngoài Trái đất.
Bản đồ học phát triển và thành công rực rỡ làm cơ sở cho phát triển của các
ngành kinh tế, xã hội, làm cho mối liên hệ, quan hệ của các lĩnh vực xã hội chặt
chẽ và gần nhau hơn, thúc đẩy xã hội loài người tiến lên không ngừng.
Bản đồ học phát triển tạo ra công nghệ mới cho sản xuất và sử dụng bản
đồ, cho phép các nhà khoa học bản đồ xây dựng một tư duy mới, một cách nhìn
nhận mới đối với bản đồ học và các sản phẩm, ứng dụng của nó.
1.5.2. Sơ lược lịch sử phát triển ngành đo vẽ bản đồ ở Việt Nam
Sự đo vẽ bản đồ đã được ông cha ta tiến hành từ những năm đầu công
nguyên nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Năm 43 sau công nguyên,
đã đo đạc và dựng các mốc đồng dọc biên giới và năm 724 đo vẽ bản đồ để đắp
cao hệ thống đê phòng thủ thành Đại La. Tác phẩm bản đồ tiêu biểu và có giá trị
khoa học nhất còn để lại đến nay là “Tập bản đồ Hồng Đức” được thành lập ở
triều vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Các bản đồ này đã thể hiện hình dạng
nước ta công bố chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa .
Về cơ sở lý luận, thế kỉ XVII, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1783) trong
pho sách “Kho hiểu biết quý giá” gồm 9 tập đã dành 1 tập viết về Bản đồ học
cùng với 2 tập khác viết về Vũ trụ học và Địa lý học.
Từ giữa thế kỉ XVII, các nước châu Âu mở rộng sự truyền giáo và xâm
chiếm thuộc địa, nhiều nhà truyền giáo và nhà quân sự đã đến vẽ bản đồ nước ta.
Năm 1650 nhà truyền giáo Alexandre đơ Rhodex đã lập bản đồ "Vương
quốc An Nam" và cùng thời gian này (1666) nhà hàng hải Pieter Goos lập bản
đồ bờ biển, vùng bờ biển nước ta. Cuối thế kỉ XVII để chuẩn bị cho sự xâm
chiếm thuộc địa , nhiều sĩ quan Pháp đã đến quan sát và lập bản đồ bờ biển nước
ta như bản đồ Hàng hải Nam Kỳ (1818), bản đồ Địa lý An Nam (1838)...
Năm 1872 - 1873: Đo đạc và lập các bản đồ tỉ lệ lớn như Bộ bản đồ Nam
Kì, tỉ lệ 1:125.000, gồm 20 mảnh của thuyền trưởng Bigrel. Những năm 1874 -
1875, lập mạng lưới tam giác Bắc Bộ với đường đáy qua Đồ Sơn và năm 1881

32
xuất bản bản đồ toàn Đông Dương của Dutreull Rhin với các địa danh được
Pháp hoá.
Năm 1886 - 1895: Thành lập Cơ quan chuyên trách “Văn phòng đo đạc
Ban tham mưu quân đội viễn chinh Đông Dương”, xây dựng được "Hệ thống
khoá tam giác" cơ sở khống chế đo vẽ chi tiết địa hình và thành lập hệ thống bản
đồ địa hình với các tỉ lệ: 1:100.000 và 1:200.000 đối với Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ, bản đồ 1:100.000 toàn Đông Dương, bản đồ 1:250.00 và 1:50.000 các
vùng đồng bằng và vùng mỏ, 1:10.000 và 1:5000 các thành phố và thị xã. Sau
cách mạng tháng Tám, nước ta đã thành lập "Phòng bản đồ Bộ tổng tham mưu
quân đội nhân dân Việt Nam".
Ngày 14/12/1959 Nhà nước đã thành lập “Cục Đo đạc và Bản đồ” trực
thuộc Phủ Thủ tướng. Trải qua nhiều thay đổi tổ chức như: “Cục đo đạc và Bản
đồ Nhà nước”, “Tổng cục Địa chính”, (theo Nghị Định 19 - 2002/CP ngày
11/11/2002) nay là “Cục đo đạc và Bản đồ” trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Ngành Đo đạc và Bản đồ nước ta khi mới ra đời đã xác lập lại mạng lưới
tam giác khống chế ở Miền Bắc và chỉnh lí hệ thống bản đồ địa hình. Sau khi
thống nhất đất nước, tiếp tục xác lập mạng lưới khống chế ở Miền Nam. Đến
nay nước ta đã hoàn chỉnh hệ thống mạng lưới tam giác khống chế toàn quốc từ
cấp I đến cấp IV lập lưới tọa độ quốc gia Việt Nam 2002 và hệ thống bản đồ địa
hình, làm cơ sở thành lập các bản đồ khác.
Ngoài Cục Đo đạc và Bản đồ nhà nước, nhiều bộ, ngành như: Tổng cục Địa
chất, Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lập các cơ
quan bản đồ ngành để thành lập các bản đồ chuyên ngành. Những bản đồ
chuyên đề đầu tiên như: bản đồ Địa chất, bản đồ Thổ nhưỡng, bản đồ Dân số
Miền Bắc Việt Nam, tỉ lệ 1:5.000.000. Ngày nay, tất cả các ngành khoa học có
liên quan đến bản đồ và nhiều ngành kinh tế - xã hội đã xây dựng các bản đồ
chuyên đề phục vụ nghiên cứu và sản xuất. Nhiều ngành, nhiều tỉnh đã xuất bản
tập bản đồ.
Công trình bản đồ đồ sộ nhất, tiêu biểu cho sự phát triển của khoa học Bản
đồ nước ta là tập "Atlas Quốc gia Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam",
xuất bản năm 1996.
Sự đào tạo cán bộ chuyên ngành Đo đạc và Bản đồ được mở rộng, các
trường Đại học Mỏ địa chất, Đại học Sư phạm, Đại học Khoa học Tự nhiên, Học
viện Nông nghiệp, Đại học Lâm nghiệp đã có các Khoa, Bộ môn chuyên ngành

33
Bản đồ. Đặc biệt là Bản đồ học và các ngành khoa học có liên quan đã nhanh
chóng ứng dụng công nghệ hiện đại vào việc thành lập và sử dụng bản đồ phục
vụ phát triển kinh tế, xã hội.
1.6. Vai trò, ý nghĩa của bản đồ đối với khoa học và thực tiễn
Bản đồ là tài liệu quan trọng có thể cung cấp cho người đọc nhiều thông tin
về các hiện tượng đang tồn tại và phát triển trên mặt đất. Đó là tài liệu phục vụ
cho các quá trình nhận thức, nghiên cứu và chinh phục thiên nhiên của con
người. Hầu như trên tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống, tất cả các ngành
kinh tế nhất là những ngành có liên quan đến môi trường địa lý đều sử dụng và
khai thác bản đồ.
Nhu cầu của con người đối với bản đồ là rất lớn. Từ thời xa xưa, để phục
vụ cho việc đi lại, trao đổi mua bán hàng hóa, con người đã tự vẽ lại những sơ
đồ và bản đồ đơn giản trên những vật liệu thô sơ. Ngày nay, bản đồ càng có vai
trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn nghiên cứu, sản xuất.
Trong xây dựng công nghiệp, năng lượng, giao thông và các công trình
khác, bản đồ được sử dụng rộng rãi để tiến hành các công việc thiết kế và
chuyển các thiết kế kỹ thuật ra thực địa. Bản đồ không thể thiếu được trong xây
dựng thuỷ lợi, cải tạo đất, qui hoạch đồng ruộng và chống xói mòn, trong tổ
chức và quy hoạch kinh tế rừng...
Trong việc quy hoạch toàn bộ nền kinh tế của đất nước thì vai trò bản đồ có
vai trò vô cùng quan trọng.
Trong công tác quản lý hành chính thì bản đồ cũng là những công cụ, tài
liệu pháp lý rất quan trọng,
Bản đồ là “cuốn sách giáo khoa” thứ hai, giáo cụ trực quan trong việc giảng
dạy và học tập các môn Địa lý và Lịch sử ở nhà trường phổ thông. Bản đồ còn là
công cụ quan trọng để tuyên truyền, quảng cáo nâng cao trình độ văn hoá chung
của nhân dân.
Trong nghiên cứu khoa học, mọi công tác nghiên cứu địa lý và nghiên cứu
của các khoa học khác về trái đất thì đều được bắt đầu từ bản đồ và kết thúc
bằng bản đồ. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện lên bản đồ, được chính xác
hoá trên bản đồ và chúng làm phong phú nội dung bản đồ.
Bằng bản đồ có thể phát hiện được những quy luật về sự phân bố không
gian của các đối tượng, hiện tượng và những mối liên hệ tương quan giữa chúng.
Bản đồ có vai trò cực kỳ to lớn trong quốc phòng. Các nhà quân sự sử dụng

34
bản đồ để giải quyết những vấn đề về chiến lược, chiến thuật và tác chiến trong
các hoạt động tác chiến trong quân sự.
Ngày nay và trong tương lai, để giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm của
loài người vượt ra ngoài khuôn khổ của từng quốc gia, bố trí hợp lý lực lượng
sản xuất, sử dụng đúng đắn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường thì vai trò
của bản đồ vô cùng to lớn.
* Mối quan hệ giữa Bản đồ học với các ngành khoa học và nghệ thuật
Bản đồ học liên quan chặt chẽ với nhiều môn khoa học khác đặc biệt là với
trắc địa cao cấp, trắc địa địa hình, thiên văn học, địa lý học. Những mối quan hệ
đó hầu hết là có tính chất hai chiều. Bản đồ học dùng các kết quả nghiên cứu của
các môn khoa học đó để biên soạn nội dung bản đồ hoặc làm cơ sở toán học để
thiết kế nội dung. Các khoa học khác dùng bản đồ và các phương pháp bản đồ
để giải quyết những vấn đề thực tế của mình.
Trắc địa cao cấp, thiên văn học và trọng lực học cung cấp cho bản đồ
những số liệu về hình dạng, kích thước của Trái đất, tọa độ các điểm của lưới
khống chế đo đạc.
Trắc địa địa hình và trắc địa ảnh bằng các phương pháp đo vẽ khác nhau,
cung cấp cho bản đồ học những tài liệu bản đồ đầu tiên để nghiên cứu bề mặt
trái đất và là tài liệu gốc để xây dựng các bản đồ khác.
Bản đồ học - Nghệ thuật: Bản đồ không chỉ là một sản phẩm đơn thuần mà
là một tác phẩm khoa học mang tính nghệ thuật cao. Các tác phẩm bản đồ cần
phải đảm bảo tính mỹ thuật. Từ phương pháp biểu thị đến sự thể hiện và phối
hợp các đường nét, màu sắc, hình vẽ, chữ viết, trình bày bố cục bản đồ đều phải
đảm bảo tính mỹ thuật. Chính vì thế, trong Bản đồ học đã xuất hiện bộ môn
trình bày bản đồ nhằm nghiên cứu các phương pháp và phương tiện trình bày
bản đồ.
Bản đồ học - Tin học: Các kĩ thuật đo đạc và thu thập, xử lý, quản lý và
hiển thị thông tin Trái Đất được ứng dụng tin học ở mức cao và được diễn đạt
bởi các thuật ngữ "Geomatics" và "GeoInformatics", là lĩnh vực có mối quan hệ
hết sức gắn bó với Bản đồ học hiện đại.
Địa lý học nghiên cứu những qui luật phát sinh và phát triển, các mối quan
hệ giữa các đối tượng và hiện tượng địa lý (tự nhiên và kinh tế, xã hội) trong
không gian địa lý. Địa lý học cung cấp những tri thức cần thiết về bản chất, sự
phân bố và các mối quan hệ tương hỗ của các đối tượng, hiện tượng địa lý trên

35
lãnh thổ khác nhau, là cơ sở thành lập các bản đồ địa lý. Các khoa học về Trái
Đất phát triển đã tạo nên sự phong phú về chủ đề của các bản đồ. Đó chính là cơ
sở phản ánh đúng đắn các đối tượng và các hiện tượng trên bản đồ.
Bản đồ học cung cấp cho các nhà Địa lý một phương tiện nghiên cứu đặc
biệt. Các nhà bản đồ không những có kiến thức và kĩ năng bản đồ tốt mà còn
phải có những kiến thức địa lý rộng và sâu ở mức cần thiết.
Ngoài ra, bản đồ học còn có mối liên hệ với nhiều môn khoa học khác như
địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, lịch sử, với nhiều ngành kĩ thuật liên quan như kĩ
thuật sản xuất giấy, kĩ thuật in, với nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thuật mới ra đời
như: lý thuyết thông tin, lý thuyết hệ thống, hệ thống thông tin địa lý,
Geomatics, điện tử, tin học, tự động hoá...
Bản đồ học như được chắp thêm đôi cánh nhờ ứng dụng những thành tựu
khoa học, kĩ thuật mới đó. Bản đồ học không thể giải quyết đúng đắn các vấn đề
phương pháp luận của mình mà không dựa vào các cơ sở triết học, vào lý luận
nhận thức biện chứng để nghiên cứu và nhận thức đúng đắn thực tế khách quan,
để xây dựng lý luận về tổng quát hóa bản đồ, về ngôn ngữ bản đồ và phương
pháp nhận thức bản đồ.

36
Chương 2
CƠ SỞ TOÁN HỌC CỦA BẢN ĐỒ

2.1. Những yếu tố hình học của Elipxoid trái đất và các hệ tọa độ cơ bản
2.1.1. Các yếu tố hình học của Elipxoid trái đất
2.1.1.1. Mô hình Geoid
Ngày nay, ai cũng biết Trái đất là hình cầu, như thực tế bề mặt tự nhiên của
Trái đất rất phức tạp. Diện tích toàn bộ bề mặt Trái đất vào khoảng 510,575 triệu
km2, trong đó đại dương chiếm 71,8% và lục địa chiếm 28,2%. Độ cao trung
bình của lục địa so với mực nước biển khoảng 875 m, độ sâu trung bình của đáy
đại dương khoảng -3.800 m.
Như vậy, để biểu diễn hoàn chỉnh cho hình dạng của Trái đất, năm 1873,
nhà vật lý học người Đức Listing đã đưa ra khái niệm về mô hình Geoid, sau đó
được Gauss phát triển thêm.
Mặt Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh kéo dài xuyên qua các lục
địa và hải đảo tạo thành một bề mặt cong khép kín. Mặt này có đặc điểm là tại
bất kỳ một điểm nào trên đó, pháp tuyến luôn luôn trùng với phương của dây dọi
(phương của trọng lực). Mặt Geoid được coi là mặt thủy chuẩn quả đất, là cơ sở
để tiến hành đo cao. Tuy nhiên, do vật chất phân bố trong lòng Trái đất là không
đồng đều nên đường dây dọi tại các điểm trên mặt Geoid không hội tụ về tâm
quả đất, nghĩa là mặt Geoid là một mặt gồ ghề gợn sóng và không tuân theo một
quy tắc toán học nào cả. Mặt Geoid chính là bề mặt vật lý của Trái đất.

Hình 2.1. Mặt Geoid

37
2.1.1.2. Mô hình Ellipsoid
Mặt Geoid vốn là hình dạng tự nhiên của Trái đất, không thể được biểu
diễn bằng bất cứ một mô hình toán học nào. Trong thực tiễn Trắc địa - Bản đồ,
để phục vụ cho việc tính toán, người ta đã thay thế mặt Geoid bằng một mặt toán
học xấp xỉ với nó, đó là Ellipsoid. Ellipsoid được tạo nên khi xoay hình ellip
quanh bán trục nhỏ của nó, còn có tên gọi khác là hình phỏng cầu (Spheroid).

Hình 2.2. Mối quan hệ giữa Geoid, Ellipsoid Hình 2.3. Mô hình mô phỏng
và bề mặt địa hình Geoid và Ellipsoid
Có hai loại Ellipsoid được nghiên cứu và sử dụng là Ellipsoid Trái đất
(Global Ellipsoid) và Ellipsoid Địa phương hay Ellipsoid Tham khảo (Local
Ellipsoid).
Ellipsoid Trái đất là ellipsoid xoay quanh mặt phẳng xích đạo, có tâm trùng
với tâm của mặt phẳng xích đạo và tâm Trái đất, khối lượng bằng khối lượng
Trái đất và có tổng bình phương các chênh cao giữa mặt Geoid và Ellipsoid là
nhỏ nhất.
Ellipsoid Địa phương hay Ellipsoid Tham khảo thực chất là Ellipsoid Trái
đất được định vị lại sao cho phù hợp với địa hình và có hình dạng như bề mặt
Geoid của một vùng nào đó.

38
Hình 2.4. Mô hình ellipsoid trái đất và ellipsoid địa phương

Ellipsoid được đặc trưng bởi các thông số: a - bán trục lớn; b - bán trục
nhỏ và f (hoặc alpha) - độ dẹt, qua công thức: f = (a - b)/a.

Bảng 2.1. Một số ellipsoid phổ biến


STT Ellipsoid Bán trục lớn a (m) Nghịch đảo độ dẹt (1/f)
1 Everest 1830 6.377.276,345 300,8017

2 Clarke 1880 6.378.249,145 293,4650

3 Helmert 1906 6.378.270,000 297,0000

4 Krasovsky 1940 6.378.245,000 298,3000

5 WGS-84 6.378.137,000 298,2572

2.1.2. Các hệ tọa độ thường dùng trên mặt Ellipsoid trái đất
2.1.2.1. Hệ tọa độ địa lý
Hệ tọa độ địa lý được tạo ra bởi hai nhóm các đường cong tham số là các
đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến, toạ độ địa lý của một điểm trên bề mặt
Elipxoid được xác định bởi kinh độ  và vĩ độ (tương ứng với hệ tọa độ
(B,L) trong trắc địa).

39
Hình 2.5. Hệ tọa độ địa lý

* Kinh tuyến và kinh độ


Một mặt phẳng bất kỳ đi qua trục PP1 sẽ cắt mặt Elipxoid theo một giao
tuyến, giao tuyến đó gọi là vòng kinh tuyến, một nửa của giao tuyến đó từ cực
Bắc xuống cực Nam là một đường kinh tuyến.

Hình 2.6. Các đường kinh tuyến


Trước đây, các nước lấy kinh tuyến gốc khác nhau nên kinh độ của cùng
một điểm trên mặt đất có thể khác nhau, do vậy gây ra nhiều khó khăn. Năm
1884 hội nghị quốc tế ở Washington đã thông qua nghị quyết lấy kinh tuyến đi
qua đài thiên văn Greenweek gần thành phố London làm kinh tuyến gốc )
thống nhất cho toàn thế giới, kinh độ của các đường kinh tuyến khác được xác
định bằng góc nhị diện tạo bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng của kinh
tuyến đã cho.
 Đ từ kinh tuyến gốc về phía Đông là kinh độ Đông.

 từ kinh tuyến gốc về phía Tây là kinh độ Tây.

40
* Vĩ tuyến và vĩ độ
Một mặt phẳng bất kỳ vuông góc với PP1 cắt mặt Elipxoid tạo nên một
giao tuyến hình tròn đó là đường vĩ tuyến. Vĩ tuyến lớn nhất là xích đạo.
Tại điểm A nào đó trên mặt Elipxoid thì vĩ độ của điểm A là góc lệch giữa
đường pháp tuyến của mặt Elipxoid tại A với mặt phẳng xích đạo:

 Từ xích đạo về phía Bắc gọi là vĩ độ Bắc;

: Từ xích đạo về phía Nam gọi là vĩ độ Nam.

Hình 2.7. Các đường vĩ tuyến


2.1.2.2. Hệ tọa độ vuông góc
- Vị trí địa lý của một đối tượng được xác định trong hệ toạ độ vuông góc
phẳng gọi là toạ độ vuông góc của điểm đó, được ký hiệu là A(x,y). Giá trị x là
giá trị theo hướng Bắc Nam và thường đặt lên trước; giá trị y là giá trị theo
hướng Đông Tây.

Hình 2.8. Hệ tọa độ Đề Các

41
Đối với hệ toạ độ Đề Các, các giá trị dương đồng thời của x và y chỉ có
được ở góc một phần tư bên phải phía trên của hệ toạ độ. Tại các góc phần tư
còn lại, hoặc x, hoặc y, hoặc cả x và y phải nhận giá trị âm.
Để tránh các giá trị âm khi xác định toạ độ ô vuông của các đối tượng trong
hệ toạ độ vuông góc, người ta dịch gốc toạ độ sang phía Tây và xuống phía Nam
một số km nào đó để các giá trị nhận được đều là giá trị dương.
Hệ toạ độ vuông góc thường chỉ được xây dựng ở những bản đồ tỷ lệ lớn.
Ví dụ: Trong Hệ VN 2000, sử dụng phép chiếu UTM, múi chiếu 6°. Mỗi
múi chiếu có một hệ toạ độ vuông góc. Gốc toạ độ là giao điểm của kinh tuyến
giữa của múi chiếu đó với xích đạo. Trục tung là kinh tuyến giữa của múi chiếu
mang giá trị x (trong bản đồ sử dụng trục tung là hướng Bắc Nam); trục hoành là
xích đạo mang giá trị y. Để tránh có giá trị âm, gốc toạ độ được dịch chuyển
sang phía Tây 500 km (gốc toạ độ thật cách rìa múi một khoảng xấp xỉ 333 km).
Vì Việt Nam nằm ở Bắc Bán Cầu nên các giá trị x đều mang giá trị dương, vì
vậy không cần dịch chuyển gốc toạ độ xuống phía Nam.

Hình 2.9. Hệ tọa độ vuông góc


Toạ độ vuông góc của điểm P (x = 2.150.000 m, y = 48.572.000 m) được
hiểu là điểm P cách xích đạo 2.150.000 m và cách kinh tuyến 105° Đông (kinh
tuyến giữa của múi 48) về phía Đông 72.000 m.
2.1.2.3. Hệ tọa độ cực cầu
- Các đường cơ bản trong hệ thống toạ độ cực cầu không phải là kinh tuyến
và vĩ tuyến mà là vòng thẳng đứng và vòng đồng cao.

42
- Vòng thẳng đứng là vòng tròn lớn của hình cầu Trái Đất đi qua một trong
các đường kính của hình cầu Trái Đất. Đường kính này chính là đường kính
QQ’ đi qua cực Q của hệ toạ độ cực cầu.
- Vòng đồng cao là những vòng tròn nhỏ; mặt phẳng của nó vuông góc với
đường kính QQ’.
Vị trí của một điểm A bất kỳ trong hệ toạ độ cực cầu có cực là Q được xác
định bằng khoảng cách thiên đỉnh Z và góc phương vị α.
Z là độ lớn của cung vòng thẳng đứng QA, bằng góc ở tâm QCA tính ra độ.
Z = const cho các vòng đồng cao.
α là góc nhị diện hợp bởi đường kinh tuyến PQ đi qua điểm Q và vòng
thẳng đứng đi qua điểm A. α = const cho các vòng thẳng đứng.
Phụ thuộc vào vị trí của điểm cực Q, người ta chia ra ba hệ thống toạ độ
cực cầu:
- Hệ thống thẳng khi cực Q của toạ độ cực cầu trùng với cực P của toạ độ
địa lí φo = 90°;
- Hệ thống ngang khi cực Q nằm trên đường xích đạo φo = 0°;
- Hệ thống xiên khi cực Q là một điểm bất kỳ trên mặt cầu Trái Đất
0°<φo<90°.

Hình 2.10. Hệ tọa độ cực cầu


2.2. Phép chiếu bản đồ
2.2.1. Những khái niệm cơ bản về phép chiếu và lưới chiếu bản đồ
2.2.1.1. Khái niệm phép chiếu bản đồ
Phép chiếu bản đồ là sự biểu thị hoặc ánh xạ bề mặt Elipxoid hoặc mặt cầu
lên mặt phẳng theo một quy luật toán học xác định.

43
Quy luật toán học đó xác định sự phụ thuộc hàm số giữa tọa độ địa lý 
hoặc tọa độ khác của điểm trên mặt Elipxoid hoặc mặt cầu Trái đất và tọa độ
vuông góc (x, y) hoặc tọa độ khác của điểm tương ứng trên mặt phẳng.

Hình 2.11. Mô tả phép chiếu bản đồ


Nếu trên mặt Elipxoid hoặc mặt cầu ta dùng tọa độ địa lý và trên mặt
phẳng ta dùng tọa độ vuông góc (x, y) thì phương trình của phép chiếu có dạng
chung như sau:
x = f1
y = f2  (2.1)
Các hàm f1, f2 phải thoả mãn điều kiện: đơn trị, liên tục và hữu hạn trong
phạm vi của bề mặt cần biểu thị.
Tính chất của phép chiếu hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất và đặc trưng
của các hàm f1, f2 có vô số các hàm f1, f2 khác nhau do đó cũng có vô số các
phép chiếu khác nhau.
2.2.1.2. Khái niệm lưới chiếu bản đồ
Mỗi phép chiếu sẽ tương ứng với một mạng lưới bản đồ xác định, tức là
mạng lưới đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ, mạng lưới đó gọi là mạng
lưới cơ sở.
Từ (2.1) nếu khử  ta được phương trình:
F1 (x, y,  = 0 (2.2)
Đây là phương trình của đường kinh tuyến theo tham số 

44
Từ (2.1) nếu khử  ta được phương trình:
F2 (x, y, ) = 0 (2.3)
Đây là phương trình của đường vĩ tuyến theo tham số (
Như vậy, lưới chiếu bản đồ là hình ảnh trực quan của phép chiếu bản đồ
được thể hiện trên bản đồ. Tuỳ thuộc mục đích bản đồ mà lưới chiếu bản đồ
được thể hiện trên bản đồ ở mức độ khác nhau (các đường kinh, vĩ tuyến hoặc
lưới km hoặc các mạng lưới chuyên dụng khác trên các bản đồ chuyên đề).
Nhìn hình ảnh lưới chiếu bản đồ người ta có thể đoán biết phép chiếu bản đồ
và ngược lại.
Vì bề mặt Elipxoid hoặc mặt cầu Trái đất đều là các mặt cong không trải ra
mặt phẳng được nên khi biểu thị các bề mặt đó lên mặt phẳng trong bất kỳ phép
chiếu nào cũng đều có biến dạng, có ba loại biến dạng đó là biến dạng góc, biến
dạng diện tích và biến dạng độ dài, từ đó ta có các khái niệm sau:
+ Phép chiếu đồng góc là phép chiếu mà trên đó hoàn toàn không có biến
dạng về góc, chỉ có biến dạng về diện tích và chiều dài;
+ Phép chiếu đồng diện tích là phép chiếu mà trên đó diện tích hoàn toàn
không có biến dạng, chỉ có biến dạng về chiều dài và góc;
+ Trên phép chiếu nào cũng có biến dạng về độ dài, nhưng người ta tìm ra
những phép chiếu mà theo một vài hướng nào đó không có biến dạng, ví dụ
hướng kinh tuyến và vĩ tuyến, khi đó người ta gọi là phép chiếu đồng khoảng
cách trên kinh tuyến hoặc vĩ tuyến.
2.2.2. Phân loại phép chiếu bản đồ
2.2.2.1. Phân loại các phép chiếu bản đồ theo đặc trưng biến dạng
Theo các đặc điểm biến dạng, các phép chiếu bản đồ có thể phân ra thành
các phép chiếu đồng góc, các phép chiếu đồng diện tích và các phép chiếu tự do
(trong đó có các phép chiếu đồng khoảng cách).
a) Các phép chiếu đồng góc
Trên phép chiếu đồng góc thì góc độ không có biến dạng, tỷ lệ độ dài dài
tại một điểm không phụ thuộc vào phương hướng, a  b  m  n  
Các góc được biểu thị không bị biến dạng, nghĩa là tỷ lệ diện tích khi đó là
pa2.
b) Các phép chiếu đồng diện tích
Trên phép chiếu đồng diện tích thì diện tích không có biến dạng, tỷ lệ diện

45
tích P là 1 hằng số, tỷ lệ chiều dài dọc theo các hướng chính khi đó:
a = 1/b và b = 1/a; P = h/Mr = K = const =1
c) Các phép chiếu tự do
Đó là các phép chiếu không thuộc hai loại trên, trong các phép chiếu tự do
diện tích, độ dài và góc đều bị biến dạng.
Trong nhóm các phép chiếu tự do có các phép chiếu đồng khoảng cách,
theo đó tỷ lệ độ dài dọc theo một trong các hướng cơ bản không thay đổi, và
trong trường hợp đặc biệt tỷ lệ này bằng 1, nghĩa là a = 1 hay b = 1. Tỷ lệ diện
tích p = a hay p = b .
2.2.2.2. Phân loại theo hình dạng các đường kinh vĩ tuyến của phép chiếu thẳng
a) Các phép chiếu hình trụ đứng
Trên các phép chiếu hình trụ đứng các đường kinh tuyến được biểu thị
thành các đường thẳng song song, khoảng cách giữa các đường kinh tuyến tỉ lệ
thuận với hiệu số kinh độ tương ứng, các vĩ tuyến cũng là các đường thẳng
vuông góc với các đường kinh tuyến.

Hình 2.12. Phép chiếu hình trụ đứng


b) Các phép chiếu hình trụ giả
Trong các phép chiếu hình trụ giả các vĩ tuyến được biểu thị thành các
đường thẳng song song, kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến khác là
đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa.

46
Hình 2.13. Phép chiếu hình trụ giả kinh tuyến hình sin

Hình 2.14. Phép chiếu Robinson


c) Các phép chiếu hình nón đứng
Trên phép chiếu hình nón đứng, các kinh tuyến dược biểu thị thành các
đường thẳng giao nhau tại một điểm, góc giữa các đường kinh tuyến tỉ lệ thuận
với hiệu số kinh độ tương ứng. Các vĩ tuyến biểu thị thành các cung tròn đồng
tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.15. Phép chiếu hình nón đứng


d) Các phép chiếu hình nón giả
Trên các phép chiếu hình nón giả các kinh tuyến là các đường cong đối

47
xứng qua kinh tuyến giữa, kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các vĩ tuyến được
biểu thị thành các cung tròn đồng tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.16. Phép chiếu hình nón giả Bonne


e) Các phép chiếu nhiều hình nón
Trên các phép chiếu nhiều hình nón các kinh tuyến là các đường cong đối
xứng qua kinh tuyến giữa, kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các vĩ tuyến được
biểu thị thành các cung tròn đồng tâm và đối xứng nhau qua xích đạo, tâm là
giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.17. Phép chiếu nhiều hình nón


f) Các phép chiếu phương vị đứng
Trên các phép chiếu phương vị đứng các kinh tuyến là các đường thẳng
giao nhau tại một điểm, gọi là điểm trung tâm, góc giữa các đường kinh tuyến tỉ

48
lệ thuận với hiệu số kinh độ tương ứng, các vĩ tuyến là các vòng tròn đồng tâm,
tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.18. Phép chiếu phương vị đứng Bắc Cực

g) Các phép chiếu phương vị giả


Trên các phép chiếu phương vị giả các kinh tuyến là các đường cong hình
xoáy ốc giao nhau tại một điểm, gọi là điểm trung tâm. Các vĩ tuyến được biểu
thị thành các vòng tròn đồng tâm, tâm là giao của các đường kinh tuyến.

Hình 2.19. Phép chiếu phương vị giả

49
h) Các phép chiếu khác
Trên các phép chiếu khác các vĩ tuyết là những đường thẳng song song với
nhau. Các kinh tuyến là hình dạng bất kỳ, không tuân theo một quy luật nhất
định nào.

Hình 2.20. Phép chiếu Goode


2.2.2.3. Phân loại các phép chiếu theo sự định hướng của mạng lưới bản đồ
Trong các phép chiếu bản đồ, mạng lưới những đường biểu diễn của các
đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ ta sẽ gọi là lưới cơ bản, ngoài lưới cơ
bản chúng ta đưa thêm khái niệm về lưới bản đồ chuẩn. Một lưới là hình biểu
diễn đơn giản nhất của lưới các đường tọa độ tương ứng với một hệ tọa độ xác
định trong phép chiếu chúng ta gọi là lưới chuẩn và trong nhiều phép chiếu,
mạng lưới cơ bản đồng thời là lưới chuẩn, nhưng đôi khi trong một số trường
hợp khác sự trùng hợp đó sẽ không xảy ra.
Theo vĩ độ 0 của điểm cực Q của hệ tọa độ được sử dụng thì phép chiếu
bản đồ được phân ra làm 3 loại:
a) Phép chiếu đứng
Khi  = 900, điểm cực của hệ tọa độ được sử dụng trùng với cực địa lý.

Hình 2.21. Mô tả các phép chiếu hình nón đứng, hình trụ đứng
và phương vị đứng

50
Hình 2.22. Phép chiếu hình nón đứng

Hình 2.23. Phép chiếu hình trụ đứng

Hình 2.24. Phép chiếu phương vị đứng

51
b) Các phép chiếu nghiêng
Khi 0 <  < 900

Hình 2.25. Mô tả phép chiếu hình nón nghiêng, hình trụ nghiêng
và phương vị nghiêng

Hình 2.26. Phép chiếu hình nón nghiêng

Hình 2.27. Phép chiếu phương vị nghiêng

52
c) Các phép chiếu ngang
Khi  = 0, điểm cực Q khi đó nằm trên xích đạo.

Hình 2.28. Mô tả các phép chiếu hình nón ngang, hình trụ ngang
và phương vị ngang

Hình 2.29. Phép chiếu hình nón ngang

Hình 2.30. Phép chiếu hình trụ ngang

53
Hình 2.31. Phép chiếu phương vị ngang
Ngoài ra, người ta thường kết hợp các dấu hiệu phân loại với nhau và tên
gọi của các phép chiếu gắn liền với các đặc điểm phân loại của phép chiếu đó.
Ví dụ: Phép chiếu hình nón đứng đồng diện tích, phép chiếu phương vị
ngang đồng khoảng cách, phép chiếu hình trụ đứng đồng góc.
Tên gọi của phép chiếu còn được đặt theo tên của người đã xây dựng nên
phép chiếu đó.
Ví dụ: Phép chiếu Mercator, phép chiếu Bonn, phép chiếu D'Lambert, phép
chiếu Gauss-Kruge.
2.2.3. Các phép chiếu thường dùng
2.2.3.1. Phép chiếu hình nón đứng
Phương pháp thành lập: Cho mặt nón tiếp xúc với ellipsoid sao cho trục
của hình nón trùng với trục quay của ellipsoid, chiếu hệ thống kinh vĩ tuyến của
ellipsoid lên hình nón, sau đó trải mặt nón sang mặt phẳng.
Đặc điểm lưới chiếu: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại một
điểm, góc giữa các kinh tuyến tương ứng với hiệu số kinh độ; vĩ tuyến là những
cung tròn đồng tâm và tâm đó chính là điểm hội tụ của các kinh tuyến.
Đặc điểm sai số biến dạng: Tại vĩ tuyến tiếp xúc với mặt nón (được gọi là
vĩ tuyến chuẩn) không có biến dạng, càng đi về hai phía, biến dạng càng tăng.
Ứng dụng: Dùng để thành lập bản đồ các khu vực vĩ độ trung bình như bản
đồ châu Âu, châu Á hoặc những quốc gia rộng lớn có hình dạng chạy dài theo vĩ
tuyến. Lưới chiếu được sử dụng nhiều nhất là lưới chiếu hình nón đứng đồng
góc Lambert.

54
Hình 2.32. Phép chiếu hình nón đứng

2.2.3.2. Phép chiếu hình trụ đứng


Phương pháp thành lập: Cho hình trụ tiếp xúc với ellipsoid sao cho trục
của hình trụ trùng với trục quay của ellipsoid, chiếu hệ thống kinh vĩ tuyến trên
elllipsoid lên hình trụ, rồi trải hình trụ thành mặt phẳng.
Đặc điểm lưới chiếu: Phép chiếu hình trụ đứng là phép chiếu mà lưới bản
đồ có dạng đơn giản nhất. Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều
nhau, khoảng cách giữa các kinh tuyến bằng với hiệu số kinh độ tương ứng. Vĩ
tuyến cũng là những đường thẳng song song và vuông góc với các kinh tuyến.
Khoảng cách giữa các vĩ tuyến phụ thuộc vào điều kiện phép chiếu. Nếu là phép
chiếu đồng khoảng cách thì các vĩ tuyến cách đều nhau; phép chiếu đồng diện
tích thì khoảng cách giữa các vĩ tuyến nhỏ dần về phía hai cực; trong trường hợp
là phép chiếu đồng góc thì khoảng cách giữa các vĩ tuyến lại tăng dần về phía
hai cực.
Đặc điểm sai số biến dạng: Tại xích đạo không có biến dạng, càng về phía
hai cực, độ biến dạng càng tăng. Tính chất của loại biến dạng phụ thuộc vào tính
chất của phép chiếu.
Ứng dụng: Các phép chiếu hình trụ đứng dùng để thiết kế các bản đồ thế
giới tỷ lệ nhỏ và các khu vực gần xích đạo như châu Phi. Phép chiếu hình trụ
đứng đồng góc Mercator được thiết lập từ rất sớm (vào khoảng năm 1569) và
được sử dụng rộng rãi trong các hải đồ.
Các phép chiếu hình trụ đứng phổ biến.

55
Hình 2.33. Phép chiếu hình trụ đứng
2.2.3.3. Phép chiếu phương vị đứng
Phương pháp thành lập: Cho mặt phẳng tiếp xúc với ellipsoid sao cho
trục của ellipsoid vuông góc với mặt phẳng, vị trí tiếp xúc có thể ở cực Bắc hay
cực Nam.
Đặc điểm lưới chiếu: Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại một
điểm, góc giữa các kinh tuyến tương ứng với hiệu số kinh độ; vĩ tuyến là những
đường tròn đồng tâm và tâm đó chính là điểm hội tụ của các kinh tuyến.
Đặc điểm sai số biến dạng: Tại cực không có biến dạng, càng xa cực biến
dạng càng tăng.
Ứng dụng: Dùng để thành lập các bản đồ vùng cực.

Hình 2.34. Các phép chiếu phương vị đứng với điểm tiếp xúc
là cực Bắc và cực Nam
Ngoài ra, để tăng độ chính xác cho bản đồ và phù hợp với đặc điểm lãnh
thổ cần thể hiện, người ta còn xây dựng các phép chiếu dựa trên phương pháp
giải tích được nghiên cứu trong lĩnh vực toán bản đồ như phép chiếu hình trụ

56
giả, phép chiếu phương vị giả, phép chiếu hình nón giả, phép chiếu đa nón.
2.2.4. Các phép chiếu dùng cho bản đồ địa hình ở Việt Nam
2.2.4.1. Khái quát chung về một số hệ tọa độ thường dùng ở Việt Nam
1. Hệ tọa độ Non-Earth: Đây là hệ tọa độ phẳng không liên quan đến phép
chiếu. Trong phạm vi diện tích không lớn, lúc đó bề mặt Geoid được coi là mặt
phẳng. Trong phần mềm Autocad sử dụng hệ tọa độ này. Trong phần mềm
Mapinfo có hệ tọa độ này. Khi sử dụng hệ tọa độ này không thể chuyển đổi trực
tiếp sang hệ tọa độ khác trong chương trình Mapinfor.
2. Hệ tọa độ Pulkovo 1942. Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu Gauss, kích
thước Elipsoid có tên là Kraxopski với bán trục lớn là a = 6.378.245,00 m; bán
trục bé là b = 6.356.863,0188 m; độ dẹt là f = 1/298,300
3. Hệ tọa độ HN-72. Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu Gauss, kích thước
Elipsoid có tên là Kraxopski với bán trục lớn là a = 6.378.245,00 m; bán trục bé
là b = 6.356.863,0188 m; độ dẹt là f = 1/298,300. Nhưng tham số định vị của
Elipsoid khác với hệ tọa độ Pulkovo 1942.
4. Hệ tọa độ WGS-84. Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi
chiếu 6 độ có hệ số k = 0,9996. Kích thước elipsoid WGS-84 có bán trục lớn là a
= 6.378.137,00 m; bán trục bé là b = 6.356.752,00 m; độ dẹt là f =
1/298,257223563.
5. Hệ tọa độ VN-2000. Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi
chiếu 6 độ có hệ số k = 0,9996; múi chiếu 3 độ có hệ k = 0,9999 . Kích thước
elipsoid là kích thước elipsoid WGS-84 có bán trục lớn là a = 6.378.137,00 m;
bán trục bé là b = 6.356.752,00 m; độ dẹt là f = 1/298,257223563.
6. Hệ tọa độ Indian 1954. Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi
chiếu 6 độ có hệ số k = 0,9996. Kích thước elipsoid everest 1830 có bán trục lớn
là a = 6.377.276,3452 m; bán trục bé là b = 5.356.075,4133 m; độ dẹt là f =
1/30080170.
7. Hệ tọa độ Indian 1960. Hệ tọa độ này sử dụng phép chiếu UTM, với múi
chiếu 6 độ có hệ số k = 0,9996. Kích thước elipsoid everest 1830 có bán trục lớn
là a = 6.377.276,3452 m; bán trục bé là b = 5.356.075,4133 m; độ dẹt là f =
1/30080170.

57
8. Hệ tọa độ Indian for Thailand and Vietnam. Hệ tọa độ này sử dụng phép
chiếu UTM, với múi chiếu 6 độ có hệ số k = 0,9996. Kích thước elipsoid everest
1830 giống với kích thước của hệ Indian 1960 nhưng có tham số định vị
Elipsoid khác. Có bán trục lớn là a = 6.377.276,3452 m; bán trục bé là b =
5356.075,4133 m; độ dẹt là f = 1/30080170.
Như trên ta thấy có các hệ tọa độ có cùng kích thước elipsoid, cùng phép
chiếu nhưng khác nhau các tham số định vị:
- Hệ tọa độ Pulkovo 1942 và hệ tọa độ HN-72;
- Hệ tọa độ WGS84 và hệ tọa độ VN-2000;
- Hệ tọa độ Indian 1954, Indian 1960 và Indian for Thailand and Vietnam.
2.2.4.2. Phép chiếu Gauss
Đây là phép chiếu được Carl Friedrich Gauss, nhà toán học người Đức tìm
ra và sử dụng để tính toán các kết quả tam giác đạc. Sau khi Gauss qua đời,
Louis Kruger, nhà trắc địa người Đức tiếp tục nghiên cứu và đưa ra công thức
tính toán thực tế được công bố vào năm 1912 tại Pozdam. Sau đó đã được đưa
vào sử dụng ở Đức và các nước chư hầu của Đức với ellipsoid Bessel.
Năm 1928, phép chiếu này được sử dụng ở Liên Xô cũng với ellipsoid
Bessel. Từ năm 1946, được sử dụng với ellipsoid Krasovsky với múi chiếu 6 độ
cho bản đồ tỷ lệ 1:10.000 và nhỏ hơn, còn đối với tỷ lệ 1:5.000 và lớn hơn thì
chọn múi chiếu 3 độ. Từ năm 1952, lưới chiếu Gauss - Kruger được sử dụng
thống nhất cho các nước xã hội chủ nghĩa với việc phân chia lãnh thổ thành các
múi 6 độ phù hợp với bản đồ quốc tế, tỷ lệ 1:1.000.000 mà điểm gốc trùng nhau
của ellipsoid Krasovsky và Geoid tại Pulkovo. Nước ta đã sử dụng lưới chiếu
này làm cơ sở toán học của bản đồ địa hình với ellipsoid Krasovsky trong hệ tọa
độ HN-72.
Phép chiếu Gauss chia toàn bộ Trái đất thành 60 phần riêng biệt, mỗi phần
được giới hạn bởi hai kinh tuyến có hiệu độ kinh là 6o (gọi là múi chiếu). Trong
mỗi múi chiếu có kinh tuyến chính giữa chia làm hai phần bằng nhau gọi là kinh
tuyến trục. Các múi được đánh số thứ tự từ 1 đến 60 kể từ kinh tuyến gốc về
phía Đông, như vậy kinh tuyến gốc (Greenwich) là giới hạn phía Tây của múi
thứ nhất. Phép chiếu Gauss được thực hiện trên từng múi một. Trước tiên đặt
ellipsoid nội tiếp với hình trụ nằm ngang sao cho chúng tiếp xúc với nhau theo

58
đường kinh tuyến trục, chiếu lên hình trụ rồi trải ra mặt phẳng. Lần lượt biểu
diễn độc lập cho tất cả 60 múi.

Hình 2.35. Phép chiếu Gauss và hệ tọa độ vuông góc Gauss


Trên toàn lưới chiếu không có biến dạng về góc. Tại kinh tuyến tiếp xúc
(kinh tuyến trục) không có biến dạng chiều dài (tỷ lệ chiều dài k =1), càng về hai
kinh tuyến biên, biến dạng càng tăng. Để giảm bớt sai số biến dạng, người ta có
thể sử dụng múi chiếu 3o hoặc 1o30' tùy thuộc vào yêu cầu về độ chính xác của
bản đồ. Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường
cong, đối xứng qua kinh tuyến giữa, chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. Lãnh
thổ Việt Nam nằm trên hai múi có kinh tuyến giữa là 105o và 111o có số thứ tự
là 18 và 19. Xích đạo là đường thẳng vuông góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ
tuyến còn lại là những đường cong, đối xứng qua xích đạo, chiều lõm hướng về
phía cực gần với vĩ tuyến đó hơn.
Tại mỗi múi chiếu, có hệ thống tọa độ vuông góc riêng. Gốc tọa độ của mỗi
múi là điểm giao nhau của xích đạo với kinh tuyến giữa múi. Để tránh tọa độ
âm, người ta lùi trục tung về phía Tây 500 km, nếu ở bán cầu Nam thì dời thêm
trục hoành về phía Nam 10.000 km.
Phép chiếu Gauss được ứng dụng rộng rãi để thành lập các bản đồ địa hình
tỷ lệ lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
2.2.4.3. Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mecator)
Phép chiếu UTM còn được gọi là phép chiếu Gauss - Boag. Về cách thành
lập cũng tương tự như trong phép chiếu Gauss, tức là chia ellipsoid Trái đất
thành nhiều múi (6o hoặc 3o) rồi chiếu từng múi một lên mặt chiếu là hình trụ
ngang. Tuy nhiên, trong phép chiếu UTM ellipsoid không tiếp xúc với hình trụ
mà cắt hình trụ tại hai cát tuyến cách kinh tuyến trục 180 km về mỗi phía (đối
với múi 6o). Đồng thời, cách đánh số thứ tự múi trong phép chiếu UTM cũng có

59
sự khác biệt so với phép chiếu Gauss, múi đầu tiên (múi số 1) được tính từ kinh
tuyến 180o đến 174o Tây. Như vậy, phần đất liền lãnh thổ Việt Nam nằm trong
các múi 48 và 49.

Hình 2.36. Phép chiếu UTM và hệ tọa độ vuông góc UTM


Đây cũng là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc nên trên toàn phạm vi bản
đồ, không có biến dạng về góc. Khác với phép chiếu Gauss, trong phép chiếu
UTM tại kinh tuyến trục tỷ lệ biến dạng chiều dài k = 0,9996 đối với múi 6o và k
= 0,9999 đối với múi 3o. Ở hai cát tuyến (cách kinh tuyến trục 180 km về hai
phía) thì không có biến dạng chiều dài (k = 1), càng về hai kinh tuyến biên thì
biến dạng càng tăng (k > 1). Như vậy, trong phép chiếu UTM, biến dạng được
phân bố đều trên toàn bản đồ, sự chênh lệch do biến dạng giữa khu vực trung
tâm bản đồ với khu vực biên là nhỏ hơn so với Gauss, nếu ta sử dụng múi chiếu
3o thì biến dạng này sẽ càng nhỏ hơn nữa. Tuy nhiên, việc tính toán lại phức tạp
hơn nhiều so với phép chiếu Gauss.
Kinh tuyến giữa là đường thẳng, các kinh tuyến còn lại là những đường
cong đối xứng và lõm về phía kinh tuyến giữa. Xích đạo cũng là đường thẳng,
các vĩ tuyến còn lại là những đường cong lõm về phía hai cực và đối xứng nhau
qua xích đạo.
Phép chiếu UTM cũng được sử dụng rộng rãi trong việc thành lập các bản
đồ địa hình tỷ lệ lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, nước ta đang
sử dụng hệ tọa độ VN-2000 với lưới chiếu bản đồ đối với các bản đồ tỷ lệ lớn
được xây dựng từ phép chiếu UTM với ellipsoid WGS-84 được định vị lại phù
hợp với lãnh thổ.

60
2.3. Tỷ lệ bản đồ
2.3.1. Khái niệm
Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với hình chiếu
nằm ngang tương ứng của nó ở ngoài thực điạ và được ký hiệu dưới dạng phân
số có tử số là 1, M được gọi là mẫu số tỷ lệ bản đồ: 1/M.
Nếu mẫu số tỷ lệ bản đồ càng nhỏ thì số tỷ lệ càng lớn và các yếu tố trên
mặt đất được biểu thị càng chi tiết hơn. Ngược lại M càng lớn thì tỷ lệ bản đồ
càng nhỏ và mức độ biểu thị các đối tượng càng khái quát.
Để tiện sử dụng, nội suy và tính toán, người ta thường chọn mẫu số tỷ lệ
bản đồ là một số chẵn. Ví dụ: 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000, 1/10.000, 1/5000...
Điều đó có nghĩa là cứ 1cm trên bản đồ sẽ tương ứng với độ dài nằm ngang là M
cm ngoài thực địa. Như vậy, khi biết tỷ lệ của bản đồ, biết chiều dài đoạn thẳng
trên bản đồ sẽ tính được độ dài nằm ngang tương ứng ngoài thực địa.
Ví dụ: Có đoạn thẳng trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 là 4,75 cm, thì độ dài nằm
ngang tương ứng ở thực địa là: 4,75 cm x 10000 = 47500 cm = 475 m.
Ngược lại, biết độ dài đoạn thẳng ở thực địa, biết tỷ lệ bản đồ sẽ tính được
độ dài đoạn thẳng tương ứng trên bản đồ.
Ví dụ: Có đoạn thẳng nằm ngang ở thực địa là 175,5 m, khi biểu thị lên bản
đồ 1/5000 sẽ có độ dài tương ứng là 175,5/5000 = 0,0351 m = 3,51cm.
Trong quá trình biên tập, thành lập bản đồ thì việc lựa chọn tỷ lệ bản đồ là
khâu cực kỳ quan trọng quyết định đến quy mô lãnh thổ thể hiện, nội dung mục
đích chuyên đề, kích thước và bố cục của tờ bản đồ.
2.3.2. Cách thức thể hiện
Có ba cách thể hiện:
+ Tỷ lệ số là thể hiện bằng một phân số mà tử số là 1, còn mẫu số là số cho
thấy mức độ thu nhỏ của mặt đất, ví dụ: 1:1.000, 1:50.000 hay 1:100.000…
+ Tỷ lệ chữ (tỷ lệ giải thích) nêu rõ một đơn vị chiều dài trên bản đồ tương
ứng với độ dài là bao nhiêu ở ngoài thực địa. Ví dụ, “1 cm trên bản đồ tương
ứng với 10 m trên thực địa”, hay “1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 m trên
thực địa”.
+ Thước tỷ lệ là hình vẽ, khi đo trên bản đồ có thể căn cứ vào thước để tính
ra khoảng cách thực tế của khoảng đó trên mặt đất. Thước tỷ lệ có thể là thẳng
hoặc xiên. Thước xiên cho độ chính xác cao hơn.

61
Hình 2.37. Các kiểu thước tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ chung của bản đồ chỉ đúng với một số khu vực trên bản đồ tuỳ thuộc
vào phép chiếu được lựa chọn
2.3.3. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ
Tỷ lệ bản đồ biểu thị mối quan hệ thu nhỏ giữa đối tượng trên bản đồ và
ngoài thực địa.
Vì vậy, nó là công cụ hữu ích giúp ta tính toán quy đổi các giá trị khoảng
cách nằm ngang ngoài thực địa về khoảng cách trên bản đồ và ngược lại.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ 1:500.000, khi ta đo được chiều dài một đoạn
thẳng a có giá trị là 2,7 cm thì có nghĩa là đoạn a đó chính là hình chiếu của một
đoạn thẳng tương ứng A dài 13,5 km. Ngược lại, cũng trên tỷ lệ bản đồ đó, một
đoạn thẳng ngoài thực địa dài 10 km khi thể hiện trên bản đồ sẽ là đoạn thẳng 2
cm.
Ngoài phản ánh ý nghĩa mức độ thu nhỏ của bản đồ, tỷ lệ bản đồ còn có
quyết định mức độ tổng quát hóa của nội dung bản đồ, vấn đề về lựa chọn
phương pháp thể hiện nội dung bản đồ và phương pháp sử dụng bản đồ.
Ngoài ra, tỷ lệ bản đồ còn là một trong những tiêu chí quan trọng để tiến
hành phân loại bản đồ.
2.4. Phân mảnh và đánh số bản đồ địa hình
2.4.1. Ý nghĩa của hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ
Để thuận tiện cho quản lý và sử dụng bản đồ địa hình người ta phân mảnh,
đánh số bản đồ địa hình. Trên thực tế căn cứ số hiệu bản đồ địa hình ta có thể
biết:
- Giới hạn địa lý lãnh thổ tờ bản đồ địa hình thể hiện từ đó xác định số
lượng tờ bản đồ địa hình cần thiết phủ trùm lãnh thổ;

62
- Xác định số hiệu tờ bản đồ địa hình có chứa các đối tượng địa lý có tọa độ
cho trước.
2.4.2. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ trong hệ HN72
Chia trái đất làm 60 múi dọc theo kinh tuyến, mỗi múi 6o, số thứ tự của múi
được đánh từ số 1 đến số 60 bắt đầu từ 180o Kinh Tây theo ngược chiều kim
đồng hồ. Theo vĩ tuyến chia Trái đất làm các đai cách nhau 4o tính từ xích đạo
về hai cực, các đai lần lượt đánh bằng chữ cái la tinh từ A, B, C, D, E đến V.
Như vậy, bề mặt Trái đất được chia ra thành các hình thang có kích thước
o o
4 x6 , mỗi một hình thang được thể hiện hoàn chỉnh lên một mảnh bản đồ tỉ lệ
1:1.000.000, số hiệu của mỗi mảnh được gọi bằng tên của đai và số thứ tự của
múi. Ví dụ F-48, E-47...
Bản đồ 1:1.000.000 là cơ sở để tiếp tục phân mảnh và đánh số cho các bản
đồ tỉ lệ lớn hơn.
Trong mỗi hình thang của mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 bao gồm 4 hình
thang của mảnh bản đồ tỉ lệ 1:500.000, được đánh dấu lần lượt từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới bằng các chữ cái A, B, C, D. Số hiệu của mảnh bản đồ tỉ lệ
1:500.000 bao gồm số hiệu của mảnh 1:1000.000 và ghi thêm chữ cái tương
ứng.
Mỗi mảnh bản đồ tỉ lệ 1:1.000.000 chia ra làm 36 mảnh tỉ lệ 1:200.000
được đánh số hiệu bằng chữ số la mã. Số thứ tự của mảnh 1:200.000 được ghi
sau số hiệu của mảnh 1:1000.000. Ví dụ F-48-XI.
Mảnh bản đồ 1:1000.000 chia ra làm 144 mảnh tỉ lệ 1:100.000 chúng được
đánh số bằng chữ số Arập từ 1 đến 144. Số hiệu của mảnh 1:100.000 bao gồm
số hiệu của mảnh 1:1.000.000 và số thứ tự của nó. Ví dụ F-48-23.
Mảnh 1:100.000 là cơ sở để phân chia và đánh số các bản đồ tỉ lệ lớn hơn.
Mỗi mảnh 1:100.000 bao gồm 4 mảnh 1:50.000, được đánh dấu bằng chữ
cái A, B, C, D. Số hiệu của mảnh 1:50.000 bao gồm số hiệu của mảnh 1:100.000
và các số thứ tự tương ứng. Ví dụ: F-48-24-A.
Chia hình thang tỉ lệ 1:50.000 ra 4 phần ta nhận được các hình thang tỉ lệ
1:25.000 được đánh dấu bằng chữ viết thường a, b, c, d. Các chữ cái này ghi sau
số hiệu của mảnh 1:50.000. Ví dụ: F-48-24-A-a.
Mỗi hình thang tỉ lệ 1:25.000 được chia ra làm 4 hình thang tỉ lệ 1:10.000
và đánh số hiệu bằng chữ số 1, 2, 3, 4. Số hiệu của mảnh 1:10.000 bao gồm số
hiệu của mảnh 1:25.000 và số thứ tự ghi thêm đằng sau. Ví dụ: F-48-23-A-a-3.

63
Mỗi mảnh bản đồ 1:100.000 của nước ta bao gồm 384 mảnh 1:5000 được
đánh dấu bằng chữ số Arập từ 1 đến 384. Số hiệu của mảnh 1:5000 bao gồm số
hiệu của mảnh 1:100.000 và số thứ tự tương ứng được ghi trong dấu ngoặc. Ví
dụ: F-48-23-(324).
Mỗi mảnh bản đồ 1:5.000 chia làm 6 mảnh 1:2.000, được đánh dấu bằng
các chữ a, b, c, d, e, f. Số thứ tự của mảnh 1:2000 được đặt trong ngoặc cùng với
các số thứ tự của mảnh 1:5.000. Ví dụ: F-48-24-(324-e).
Bảng 2.2. Kích thước khung trong của các tỷ lệ bản đồ trong hệ HN72
Kích thước Kích thước
Tỉ lệ bản đồ khung trong Tỉ lệ bản đồ khung trong
   

1:1.000.000 4o 6o 1:25.000 5' 7'30"

1:500.000 2o 3o 1:10.000 2'30" 3'45"

1:200.000 40' 1o 1:5.000 1'15" 1'15"

1:100.000 20' 30' 1:2.000 25" 37.5"

1:50.000 10' 15'

2.4.3. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ trong hệ VN2000


2.4.3.1. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình cơ bản
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000
Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 kích thước 4o x 6o là giao nhau của múi 6o
chia theo đường kinh tuyến và đai 4o chia theo đường vĩ tuyến. Ký hiệu múi
được đánh số bằng số ả Rập 1, 2, 3 . . . bắt đầu từ múi số 1 nằm giữa kinh tuyến
180oĐ và 174oT, ký hiệu múi tăng từ Đông sang Tây. Ký hiệu đai được đánh
bằng các chữ cái La Tinh A, B, C... (bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn với
số 0 và số 1) bắt đầu từ đai A nằm giữa vĩ tuyến 0o và 4oB, ký hiệu đai tăng từ
xích đạo về cực.
Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai
thêm chữ cái N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ S đối với các đai ở Nam
bán cầu.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 trong hệ VN-2000 có dạng X-yy

64
(NX-yy), trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là
phiên hiệu mảnh theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 có phiên hiệu là F-48 (NF-48).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 2o x 3o, phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ
cái A, B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, các phiên hiệu A, B, C, D được đánh theo chiều
kim đồng hồ bắt đầu từ góc Tây - Bắc.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 là phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong
ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 có phiên hiệu F-48-D (NF-48-C).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:250.000, mỗi mảnh có kích thớc 1o x 1o30’ ký hiệu bằng các số ả Rập 1, 2, 3, 4
theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 16
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000, mỗi mảnh cũng có kích thước 1o x 1o30’ ký hiệu
bằng các số ả rập từ 1 tới 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:250.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, phần trong
ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 có phiên hiệu F-48-D-4 (NF-48-16).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh bản đồ tỷ
lệ 1:100.000, mỗi mảnh có kích thước 30’ X 30’, ký hiệu bằng số ả Rập từ 1 đến
96 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được phân chia
độc lập so với hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000. Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 gồm 4 số, 2 số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự của các múi có độ
rộng 30’ theo kinh tuyến xuất phát từ kinh tuyến 75oĐ tăng dần về phía Đông

65
(múi nằm giữa độ kinh 102oĐ và 102o30’Đ là cột 54), 2 số sau bắt đầu bằng 01
là số thứ tự của các đai có độ rộng 30’ theo vĩ tuyến xuất phát từ vĩ tuyến 4o
Nam bán cầu (vĩ tuyến -4o) tăng dần về phía cực (đai nằm giữa độ vĩ 8o và 8o30’
là 25).
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000, phần trong
ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 có phiên hiệu F-48-96 (6151).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 được chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000, mỗi mảnh có kích thước 15’ x 15’, ký hiệu bằng A, B, C, D theo thứ
tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Theo kiểu UTM quốc tế, việc chia mảnh thực hiện tương tự, phiên hiệu
mảnh bằng chữ số La mã I, II, III, IV theo thứ tự bắt đầu từ mảnh góc Đông -
Bắc theo chiều kim đồng hồ.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000, phần trong
ngoặc là phiên hiệu mảnh bản đồ đó theo kiểu UTM quốc tế (phiên hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:50.000 theo kiểu UTM quốc tế cũng đặt theo nguyên tắc trên
nhưng không có gạch ngang).
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 có phiên hiệu F-48-96-D (6151II).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000,
mỗi mảnh có kích thước 7’30” x 7’30”, ký hiệu bằng a, b, c, d theo thứ tự từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới.
Hệ thống UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và
lớn hơn.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:50.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 25.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:50.000.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 có phiên hiệu F-48-96-D-d.

66
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 đợc chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:10.000, mỗi mảnh có kích thước 3’45” x 3’45”, ký hiệu bằng 1, 2, 3, 4 theo
thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:25.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10.000 có phiên hiệu F-48-96-D-d-4.
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đợc chia thành 256 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000, mỗi mảnh có kích thước 1’52,5” x 1’52,5”, ký hiệu bằng số từ 1 đến
256 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:100.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:100.000 đặt trong
ngoặc đơn.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 có phiên hiệu F-48-96-(256).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 chia thành 9 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, mỗi
mảnh có kích thước 37,5” x 37,5”, ký hiệu bằng chữ La-Tinh a, b, c, d, e, f, g,
h, k (bỏ qua i,j để tránh nhầm lẫn với 1) theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên
xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:5.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:2.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000 và mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 có phiên hiệu F-48-96-(256-k).
.

67
Bảng 2.3. Kích thước khung trong của các tỷ lệ bản đồ
trong hệ VN2000
Kích thước
Tỷ lệ bản Kích thước khung trong
khung trong Tỷ lệ bản đồ
đồ
   

1:1.000.000 4o 6o 7’30” 7’30”


1:25.000
1:500.000 2o 3o 3’45” 3’45”
1:10.000
1:250.000 1o 1o30’ 1’52,5” 1’52,5”
1:5.000
1:100.000 30’ 30’ 37,5” 37,5”
1:2.000
1:50.000 15’ 15’

* Sơ đồ phân mảnh và đánh số mảnh hệ thống bản đồ địa hình cơ bản

Hình 2.38a. Sơ đồ phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình cơ bản

68
Hình 2.38b. Sơ đồ phân mảnh và đánh số mảnh bản đồ địa hình cơ bản (tiếp)

69
2.4.3.2. Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ lớn
Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:1.000 và 1:500 chỉ được thành lập cho các khu
vực nhỏ, có thể thiết kế hệ thống phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh phù hợp
cho từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cách phân mảnh và
đặt phiên hiệu mảnh theo hệ thống chung như sau:
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 chia thành 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000, ký
hiệu bằng chữ số La Mã I, II, III, IV theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1: 1.000 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:1.000 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:1.000.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k-IV).
* Phân mảnh và đặt phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500
Mỗi mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 được chia thành 16 mảnh bản đồ tỷ lệ
1:500, ký hiệu bằng chữ số Ả-rập từ 1 đến 16 theo thứ tự từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới.
Phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 gồm phiên hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 đó, gạch nối và sau đó là ký hiệu mảnh
bản đồ tỷ lệ 1:500 trong mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000, đặt trong ngoặc đơn cả ký
hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5.000, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2.000 và mảnh bản đồ
tỷ lệ 1:500.
Ví dụ, mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000 có phiên hiệu F-48-68-(256-k-16).

70
Chương 3
NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ
3.1. Khái quát ngôn ngữ bản đồ
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, khi giao tiếp với nhau
thường thông qua một số hình thức: văn tự, lời nói, âm thanh, hình ảnh, ánh
sáng, động tác, phim ảnh... Bằng các hình thức này con người truyền đạt thông
tin về tự nhiên, kinh tế, xã hội, trạng thái tâm lý đến người khác. Đây được gọi
là ngôn ngữ. Như vậy, ngôn ngữ được hiểu là phương tiện để trao đổi thông tin
giữa con người với con người. Phương tiện trao đổi đó có thể ở dạng âm thanh
(nhạc, tiếng nói), có thể ở dạng dấu hiệu như: chữ viết, màu sắc, các kí hiệu...
Những đường nét, màu sắc và hình khối ở dạng thứ hai được nghiên cứu và
sử dụng trong Bản đồ học để phản ánh đối tượng nhận thức và truyền thông tin
không gian.
Ký hiệu bản đồ là cốt lõi của ngôn ngữ bản đồ. Hình ảnh của bản đồ truyền
đạt toàn bộ những thông tin chứa đựng trên bản đồ về hiện thực của vùng lãnh
thổ bản đồ thể hiện. Ký hiệu bản đồ biểu thị các đối tượng, các hiện tượng, các
quá trình của tự nhiên, kinh tế, xã hội (giếng nước, đường ô tô, đầm lầy...) và có
thể nêu rõ một số các đặc điểm định lượng và định tính của chúng (lượng nước
của giếng, chiều rộng của đường ô tô, khả năng đi lại trên đầm lầy…).
Bản đồ học là một khoa học, vì thế ngôn ngữ bản đồ phải là một ngôn ngữ
khoa học, muốn vậy nó phải thỏa mãn ba chức năng cơ bản sau:
- Dạng (hoặc cấu trúc) hình vẽ kí hiệu gợi cho ta liên tưởng đến đối tượng
cần phản ánh.
Ví dụ: Một nét vẽ dài là biểu hiện về một đường giao thông, một ô màu đen
để thể hiện một ngôi nhà, một dạng cây là nói về rừng.
- Bản thân kí hiệu phải chứa trong nó một nội dung nào đó về số lượng,
chất lượng, cấu trúc hoặc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên
bản đồ.
Ví dụ: Một nét dài và hai nét song song nói về hai cấp đường giao thông
khác nhau. Vòng tròn nhỏ và vòng tròn lớn phản ánh số lượng dân cư ở hai thời
điểm khác nhau hoặc hai địa điểm khác nhau...

71
- Kí hiệu trên bản đồ phải phán ánh vị trí của đối tượng trong không gian
(vị trí của kí hiệu trên lưới kinh vĩ tuyến) và vị trí tương quan của nó với các yếu
tố khác. Các kí hiệu được sắp xếp theo một qui luật nhất định trong không gian.
Ví dụ: Một điểm dân cư có độ vĩ là 14oB và độ kinh là 105oĐ. Vị trí tương
quan của các kí hiệu một mặt cho ta nhận biết qui luật phân bố trong không
gian của chúng (phân bố rời rạc, liên tục hay theo tuyến...). Mặt khác phản ánh
qui luật phân bố hiện tượng trên bản đồ và sự phân bố tương ứng ngoài thực
địa, đồng thời cả sự tương quan giữa bản đồ và hình ảnh mà mục đích của bản
đồ đề ra.
Các chức năng cụ thể nói trên có tính thời gian và không gian nhất định,
đồng thời chịu ảnh hưởng sâu sắc trình độ nhận thức đối tượng. Tính thẩm mĩ
của kí hiệu, mức độ hiểu biết về đối tượng biểu hiệu trong nội dung kí hiệu, độ
chính xác trong việc xác lập vị trí của kí hiệu đều phụ thuộc vào đặc điểm, trình
độ và điều kiện xã hội.
Ví dụ: Một nét vẽ dài là biểu hiện về một đường giao thông, một ô màu đen
để thể hiện một ngôi nhà, một dạng cây là nói về rừng.
Trong khi chức năng của ký hiệu bản đồ rất đa dạng để thiết kế các hệ
thống ký hiệu bản đồ địa lý, người ta sử dụng một số lượng các phương pháp thể
hiện nội dung bản đồ
Trên bản đồ, sự kết hợp của ký hiệu bản đồ, màu sắc trên bản đồ và các ghi
chú, chú giải theo nguyên tắc nhất định đã tạo nên hình ảnh bản đồ cho ta biết
thông tin về các đối tượng, hiện tượng được thể hiện, mối quan hệ giữa chúng,
rộng hơn là các khái niệm, hiểu biết về nội dung của bản đồ.
Ngày nay trên các bản đồ đa phương tiện (Multimedia maps), sự kết hợp
của các phương tiện truyền tin (âm thanh, hình ảnh, phim ảnh, hiệu ứng màu
sắc...) làm tăng khả năng truyền đạt thông tin và sự hấp dẫn của các sản phẩm
bản đồ (đặc biệt là với các bản đồ phổ thông, tuyên truyền quảng cáo, giáo dục).
Để đọc bản đồ, hiểu biết nội dung thông tin về các đối tượng, hiện tượng
thể hiện trên bản đồ người ta thường sử dụng bảng chú giải (trên bảng chú giải
giải thích ý nghĩa của các ký hiệu bản đồ).

72
Hình 3.1. Một số ký hiệu trên bản đồ địa hình

3.2. Ký hiệu bản đồ


- Về ý nghĩa, ký hiệu bản đồ là phương tiện để thể hiện nội dung thông tin
của bản đồ. Nó cũng là hình thức để qua đó người ta nhận biết được mức độ
tổng quát hóa nội dung bản đồ. Hệ thống ký hiệu bản đồ cùng các quy tắc sử
dụng chúng tạo nên Ngôn ngữ bản đồ (ngôn ngữ mang tính chất bản đồ).
- Ký hiệu bản đồ là hệ thống các ký hiệu có kết cấu đặc trưng riêng, gồm
hai thành phần, đó là nội dung mang ý nghĩa và hình thức mang tính đồ họa.
- Khi các ký hiệu được vẽ lên bản đồ, nó có khả năng cho ta biết các thông
tin về vị trí địa lý và nghĩa (tên, tính chất, lượng, trạng thái, thuộc tính) của đối
tượng và mối quan hệ không gian giữa các đối tượng.
- Về mặt hình thức, ký hiệu là những hình vẽ có hình dạng, kích thước,
màu sắc, và cấu trúc khác nhau. Có thể có những phần tử của ngôn ngữ khác
được dùng làm ký hiệu như: chữ, số, ký hiệu toán học…

73
3.2.1. Cấu tạo kí hiệu bản đồ
Ký hiệu bản đồ được cấu tạo từ 6 kiểu phần tử đồ họa (còn gọi là 6 biến trị
trực quan) như sau: hình dạng, kích thước, hướng, màu sắc, độ sáng, cấu trúc.
Mỗi ký hiệu có thể được cấu tạo nên từ một hoặc một số phần tử đã nêu.
+ Hình dạng: Các ký hiệu với hình dạng khác nhau thường được dùng để
biểu thị các đối tượng khác nhau về nghĩa. Người ta phân biệt các đối tượng biểu
thị trên bản đồ ra làm ba dạng: dạng điểm, dạng tuyến, dạng vùng (diện tích).
Tương đương, ta có các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng.
- Các ký hiệu dạng điểm dùng để biểu thị các đối tượng khi vẽ lên bản đồ
chỉ xác định vị trí dạng điểm với tọa độ phẳng x, y (điểm tam giác, nhà thờ,
điểm dân cư…), ký hiệu đại diện cho một vùng (ký hiệu than trong vùng phân
bố than; ký hiệu con cá trong vùng biển đánh bắt cá)…

Hình 3.2. Cấu tạo của ký hiệu bản đồ


Các ký hiệu dạng điểm được phân biệt ra làm ba loại theo mức độ chi tiết
của hình dạng: dạng hình học, dạng biểu tượng, tượng trưng và dạng tượng hình
(mỹ thuật), trực quan.

74
Dạng hình học: Là những hình đơn giản nhất như: vuông, tròn, tam giác,
chữ nhật, hình thoi, lục giác...

Dạng biểu tượng, tượng trưng: Là những hình đơn giản, có nét nào đó tiêu
biểu, gần giống với đối tượng mà nó biểu thị. Ví dụ: Hình đầu bò biểu thị nơi có
chăn nuôi trâu, bò; hình lá cờ biểu thị nơi có khởi nghĩa…

- Dạng tượng hình (dạng mỹ thuật), trực quan: Là hình ảnh ký hiệu như
giống với hình ảnh thật của đối tượng mà nó biểu thị, ví dụ: hình con bò, hình
ngôi đền, hình cái cây, hình chiếc xe tăng…

- Các ký hiệu dạng đường dùng để biểu thị các đối tượng khi vẽ lên bản đồ
chỉ xác định vị trí theo chiều dài, với tập hợp các cặp tọa độ phẳng từ x1, y1, đến
xn,yn. Ví dụ: ký hiệu đường sắt, đường ô tô, sông, kênh, ranh giới...

75
a) b) c)

Hình dạng của ký hiệu được tạo nên bởi:


- Hình dạng thực tế (độ cong, độ uốn khúc) của đối tượng được biểu thị.
- Kiểu ký hiệu đường: nét liền, nét đứt, nét chấm…
- Cấu trúc các hình đơn giản, ví dụ, các vòng tròn nhỏ liền nhau tạo thành
ký hiệu hàng cây, các hình chữ nhật nhỏ liền nhau tạo thành ký hiệu tường
thành.
- Các ký hiệu dạng vùng dùng để biểu thị các đối tượng khi vẽ lên bản đồ
cần xác ranh giới vùng bởi tập hợp các cặp tọa độ phẳng x1, y1… xk, yn-k,… x1,
y1 (khép kín), và bên trong phạm vi của vùng cũng cần có những phần tử đồ họa
nào đó để biểu thị nghĩa của đối tượng, ví dụ: Vùng trồng lúa gồm đường ranh
giới vùng và bên trong có ký hiệu các cây lúa phân bố đều nhau; vùng đất rừng
gồm đường ranh giới và bên trong tô màu xanh lá cây.

+ Kích thước của ký hiệu (to - nhỏ, cao - thấp, rộng - hẹp, dầy - mỏng…)
thường được dùng để phản ánh về mặt định lượng hoặc quy mô của đối tượng
(lớn - nhỏ, nhiều - ít, mạnh - yếu…).

+ Màu sắc của ký hiệu là các sắc màu (xanh, đỏ, tím, vàng…) thường được
dùng để phản ánh thuộc tính về tính chất đối tượng (ví dụ, phân biệt các loại
hình sử dụng đất) hoặc trạng thái của đối tượng (ví dụ, hồ có nước quanh năm,
hồ có nước theo mùa…).

76
+ Hướng của ký hiệu là dùng những ký hiệu giống nhau nhưng sắp đặt theo
các hướng khác nhau trên bản đồ, thường được dùng để biểu thị hướng phân bố
của đối tượng (ví dụ: hướng nhà), hoặc trạng thái (ví dụ: ký hiệu cửa hầm lò
đang khai thác và ngừng khai thác có hướng ngược nhau 180o). Nhưng trong
thực tế ít sử dụng các ký hiệu phân biệt hướng vì dễ nhầm lẫn.

+ Độ sáng là mức độ gần của màu so với màu trắng (được đo bằng hệ số
phản chiếu của bề mặt nhận ánh sáng), thường được dùng để phản ánh mức độ
khác nhau giữa các đối tượng, theo một quy ước phân bậc, phân khoảng theo
chiều tăng dần hoặc giảm dần.

+ Cấu trúc là sự phối hợp một số kiểu phần tử đồ họa để tạo nên một ký
hiệu có cấu trúc. Sự phối hợp này làm cho hệ thống ký hiệu trở nên phong phú
và đa dạng và có khả năng truyền đạt được nhiều thông tin.
Một ký hiệu có thể được cấu tạo nên từ riêng rẽ từng phần tử hoặc từ sự
phối hợp một số phần tử hoặc một số kiểu phần tử. Nói chung, hệ thống ký hiệu
bản đồ rất phong phú, đa dạng và phức tạp.

77
Các biến trị trực quan Kí hiệu điểm Kí hiệu đường Ký hiệu vùng

Kích cỡ

Hình dạng

Độ xám

Cấu trúc

Góc nghiêng

Màu sắc

Hình 3.3. Các kiểu phần tử đồ họa (biến trị trực quan)

3.2.2. Yêu cầu đối với ký hiệu bản đồ


* Tính nội dung
+ Trên một bản đồ, mỗi ký hiệu phải mang một ý nghĩa hoặc nội dung
thông tin rõ ràng, không trùng lặp hoặc nhầm lẫn với nghĩa và nội dung thông
tin của bất kỳ ký hiệu nào khác.
+ Thể hiện tốt đặc điểm địa lý, đặc điểm phân bố địa lý và mối quan hệ
không gian của các đối tượng.
+ Phản ánh được mối quan hệ thứ bậc trong hệ phân loại nội dung bản đồ.
* Tính thông tin
+ Có khả năng truyền đạt thông tin nhanh, rõ ràng, chính xác: dễ đọc, dễ
hiểu, thuận lợi khi định tính, định lượng và đo đạc.
+ Không gây nhầm lẫn khi nhận dạng ký hiệu và khai thác thông tin, không
cản trở sự truyền đạt thông tin của mọi ký hiệu khác trên bản đồ.
* Tính thẩm mỹ
+ Đẹp, truyền cảm, gây hấp dẫn, hài hòa.

78
+ Có sự liên tưởng với hình ảnh hoặc đặc điểm thực của đối tượng, hiện
tượng được biểu thị.
* Tính kỹ thuật
+ Đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đồ họa cho phép.
+ Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thiết bị trong quá trình thành
lập, bảo quản và sử dụng bản đồ (sao, chụp, phiên, in, quét, lưu dạng số…).
* Tính ứng dụng
+ Phù hợp với các hình thức và mục đích sử dụng khác nhau.
+ Phù hợp với các đối tượng sử dụng khác nhau: trình độ nhận thức, tâm lý,
lứa tuổi, tập quán, tín ngưỡng…
3.2.3. Ý nghĩa của hệ thống ký hiệu
Như vậy, ký hiệu bản đồ thực chất là ngôn ngữ riêng của bản đồ học.
Nghiên cứu hệ thống ký hiệu bản đồ là nghiên cứu ba vấn đề chính tạo nên hệ
thống ký hiệu bản đồ:
+ Cú pháp;
+ Ngữ nghĩa;
+ Tính ngữ dụng.
3.2.3.1. Cú pháp của hệ thống ký hiệu
Cú pháp của hệ thống ký hiệu bản đồ là sự liên hệ các ký hiệu với nhau bên
trong một hệ thống ký hiệu thống nhất đó, nó nghiên cứu việc xây dựng các ký
hiệu trong hệ thống của chúng.
Nhiệm vụ của cú pháp bao hàm:
- Xây dựng và hệ thống hóa ký hiệu bản đồ theo các phần tử cấu tạo và
theo khả năng đường nét.
- Nghiên cứu khả năng kết hợp đường nét trong một ký hiệu để tạo ra một
dãy ký hiệu.
- Nghiên cứu, phối hợp không gian của ký hiệu và xây dựng chúng cho hợp
lý.
Các ký hiệu bản đồ đều có cấu trúc từ các phần tử là nút, cạnh, mặt.
Có nhiều kiểu kết hợp khác nhau, theo các quy tắc khác nhau để tạo ra các
ký hiệu phù hợp với các đặc tính, đặc trưng của các đối tượng, hiện tượng thể
hiện trên bản đồ. Ngoài ra, căn cứ các chữ số của ngôn ngữ tự nhiên để bổ trợ

79
hay thay thế cho các ký hiệu.
Đặc trưng của cú pháp bản đồ là sự liên kết, sắp đặt các phần tử đồ họa để
tạo ra ký hiệu và hình ảnh bản đồ: hình dáng, kích thước, hướng, cấu trúc bên
trong, độ sáng và sắc thái của ký hiệu.
Nhiệm vụ của cú pháp bản đồ cũng bao gồm cả việc tạo và biến đổi các ký
hiệu riêng, chi tiết thành các ký hiệu chung, tổng hợp. Đây chính là cơ sở để
tổng quát hoá bản đồ trong công nghệ truyền thống và công nghệ tự động hoá
bản đồ. Nó cũng tạo ra khả năng tự động hoá sản xuất và sử dụng bản đồ, đặc
biệt là khi làm bản đồ dẫn xuất và khai thác hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Chi tiết hoá ký hiệu theo dấu hiệu này cho phép xây dựng được các hình rất
đa dạng. Tuy nhiên, chú ý quá nhiều cấu trúc bên trong sẽ làm giảm độ đọc rõ
theo hình ảnh của bản đồ. Vì vậy, việc sử dụng cấu trúc (như là khả năng của
đường nét) khi xây dựng ký hiệu là cần phải chọn hướng hợp lý nhất định.
3.2.3.2. Ngữ nghĩa của hệ thống ký hiệu
Ngữ nghĩa bản đồ là mối liên quan của ký hiệu với các đối tượng, ghi chú,
nó nghiên cứu giá trị tư duy của ký hiệu, xác định ý nghĩa bằng hình thức bên
ngoài của ký hiệu, xác định mối liên quan của ký hiệu với thực tế, giải thích tính
thông tin của ký hiệu.
Các đối tượng và hiện tượng thể hiện trên bản đồ được đặc trưng bởi một
loạt các dấu hiệu (thông số) để chỉ ra vị trí, tính chất, nguồn gốc sự vận động,
động thái của chúng…
Sự phụ thuộc, mối liên hệ ngữ nghĩa của ký hiệu với đối tượng là: Trong
hình ảnh bản đồ (ký hiệu hay hệ thống ký hiệu) thì các thông số đặc trưng này
phải được thể hiện rõ ràng.
Khi thiết kế ký hiệu cần tìm và đưa ra khả năng đường nét, màu sắc hợp lý
để thể hiện tốt các dấu hiệu, đặc trưng của đối tượng, hiện tượng bản đồ (đặc
trưng số lượng, chất lượng, động thái phát triển).
Mối liên quan giữa các ký hiệu trong hệ thống cần phản ánh bằng quan hệ
của các đối tượng.
Bằng khả năng đường nét của đối tượng có thể tách ra các dấu hiệu chính,
phụ của đối tượng. Khả năng này tạo điều kiện thuận lợi cho đọc bản đồ theo
thứ tự tìm kiếm thông tin từ cao đến thấp, từ chung đến riêng, từ khái quát đến

80
chi tiết. Mối liên hệ ngữ nghĩa của ký hiệu được xác định trong bảng chú giải
bằng ngôn ngữ tự nhiên. Trong bảng chú giải không những giải thích ý nghĩa
mỗi ký hiệu mà còn chỉ ra các nhóm và phân nhóm chung… hay nói cách khác
khi nhìn vào bảng chú giải có thể biết được nội dung bản đồ. Trên bản đồ khi kết
hợp không gian mối liên hệ ký hiệu thì sẽ có ý nghĩa rộng hơn, sâu hơn và mở
rộng khả năng truyền đạt thông tin.
Vai trò ngữ nghĩa của ký hiệu bản đồ có thể chia ra nhiều mức độ khác
nhau: Mức thấp là các ký hiệu cơ bản để truyền đạt thông tin có giới hạn (Ví dụ:
Đường bình đồ trên bản đồ là ký hiệu phản ánh một đường nối các điểm có cùng
độ cao trên thực địa).
Mức cao là sự kết hợp không gian của các ký hiệu (hệ thống các đường
bình đồ cho thông tin ở mức cao hơn: đó là các dạng địa hình, độ dốc, độ cao…)
tạo ra các khái niệm và ý nghĩa mới rộng hơn.
Xác định ngữ nghĩa của ký hiệu bản đồ còn liên quan tới việc phân loại đối
tượng bản đồ, chi tiết hoá thứ bậc ngữ nghĩa phụ thuộc vào tỷ lệ và ý nghĩa, mục
đích của bản đồ cần thành lập.
3.2.3.3. Ngữ dụng của hệ thống ký hiệu
Ngữ dụng là mối liên hệ giữa ký hiệu bản đồ với người chế tạo và người sử
dụng bản đồ. Điều kiện cần thiết đối với người thiết kế và người sử dụng là ý
nghĩa ngôn ngữ bản đồ.
Đối với người làm bản đồ thì phải cung cấp tối ưu tính đúng đắn, đầy đủ và
dễ đọc nội dung bản đồ.
Đối với người sử dụng bản đồ thì có thể hiểu các thông tin trên bản đồ, có
thể nội suy các ký hiệu, phân tích, xác định mối liên hệ đúng đắn nội dung bản
đồ tức là đọc bản đồ hiệu quả nhất.
Xuất phát từ đây, vấn đề chính của ngữ dụng bản đồ là nghiên cứu cơ chế
và quá trình truyền thụ bản đồ. Để giải quyết vấn đề đó cần tiến hành các công
việc sau:
- Nghiên cứu phương pháp cảm thụ trong các điều kiện (cảm thụ ký hiệu
riêng, kết hợp chúng trong toàn bộ bản đồ).
- Đánh giá kết quả nghiên cứu cảm thụ, kiểm tra chất lượng trình bày và
hoàn thiện tiếp.

81
Đọc bản đồ là quá trình cảm thụ thị giác và hiểu ý nghĩa của hình ảnh bản đồ.
Khi cảm thụ hình ảnh bản đồ sẽ có hai luồng thông tin tác động đến người đọc:
- Một là hình ảnh bản đồ được cảm nhận theo sinh lý tự nhiên của mắt
người (màu sắc, đường nét, kích thước).
- Hai là trí nhớ của con người liên hệ ý nghĩa của ký hiệu với đối tượng
thông tin thực tế.
Ở đây có ý nghĩa lớn là kinh nghiệm cuộc sống, nhận thức tâm sinh lý và
đặc điểm của mỗi người.
Khi đọc bản đồ thì trình độ hiểu biết địa lý bản đồ của người đọc có ảnh
hưởng lớn. Dung lượng và đánh giá thông tin quan tâm phụ thuộc vào sự thông
thạo của người đọc ở lĩnh vực cụ thể mà phục hồi trên bản đồ, thấy mối liên hệ
các đối tượng khách quan, hiểu biết sâu sắc nội dung các ký hiệu, các khái niệm.
Người biết sử dụng bản đồ là người từ hiểu biết của mình thông qua các ký
hiệu bản đồ nhận được các thông tin bản đồ, từ đó chọn lọc các thông tin cần
thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, bổ sung cho bản thân các kiến
thức mới, hiểu biết mới.
Có hai cách nghiên cứu sự cảm thụ ký hiệu:
- Nghiên cứu cảm thụ ký hiệu bên ngoài bản đồ, tức là không tính toán tới
sự phân bố các đối tượng và mối liên hệ không gian.
- Phân tích độ đọc rõ các ký hiệu trực tiếp trên bản đồ. Cách nghiên cứu thứ
hai hiệu dụng hơn và cho kết quả chính xác, cụ thể hơn. Phân tích ngôn ngữ bản
đồ trên cơ sở ngữ nghĩa cho phép tìm ra các quy luật và cách xây dựng ký hiệu
bản đồ, hệ thống hoá một cách tối ưu.
Nghiên cứu và ứng dụng thực tế các nguyên tắc cú pháp cho phép hoàn
thiện ngôn ngữ bản đồ.
3.2.4. Chuẩn hóa ký hiệu bản đồ
Hiện nay, ký hiệu được thiết kế riêng cho từng bản đồ (hoặc từng nhóm bản
đồ có cùng chủ đề). Trong một bản đồ thì mỗi ký hiệu không trùng nhau về
nghĩa. Nhưng trên nhiều bản đồ khác nhau thì cùng một ký hiệu có thể mang
những nghĩa khác nhau, hoặc cùng một nội dung thông tin như nhau lại dùng
những ký hiệu khác nhau. Muốn hiểu được nội dung của một bản đồ, người ta
phải đọc bản chú giải của bản đồ đó. Cho nên, tính ngôn ngữ của hệ thống ký
hiệu bản đồ chỉ mang tính tương đối, không chặt chẽ như các ngôn ngữ khác.
Để nâng cao tính hệ thống và tính logic của hệ thống ký hiệu bản đồ, những

82
người làm bản đồ có xu hướng chuẩn hóa ký hiệu. Trong mỗi quốc gia, các ký
hiệu của một số thể loại bản đồ đã được quy định cụ thể, bắt buộc mọi người
làm bản đồ đều phải tuân theo.
Ví dụ:
- Quyết định số 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25/02/2000 của Tổng cục Địa
chính về Quy định số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000
và 1:100.000.
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Bản đồ địa chính.
- Quyết định số 22/2007/QĐ-BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thành lập bản đồ hiện trạng sử
dụng đất.
- Thông tư số 13/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy
định về Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất
và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
3.3. Màu sắc trên bản đồ
3.3.1. Vai trò màu sắc trên bản đồ
Cùng với kỹ thuật in nhiều màu phát triển thì việc trình bày nhiều màu trên
bản đồ càng có vai trò quan trọng. Các phần tử nét, nền và vờn bóng trên bản đồ
được trình bày bởi nhiều màu sắc khác nhau.
Sử dụng màu sắc làm tăng lượng thông tin của bản đồ và làm phong phú
nội dung của nó. Bản đồ in bởi nhiều nét đen sẽ làm tăng trọng tải của bản đồ và
do đó cần phải giảm tải trọng nội dung bản đồ bằng màu sắc. Các đối tượng màu
trên bản đồ làm tăng khả năng phân biệt, dễ đọc, tính thẩm mỹ của bản đồ và
thấy ngay sự phân bố không gian của đối tượng và mối liên hệ giữa chúng. Thể
hiện nội dung bản đồ bằng màu sắc cho phép ta phân hạng thứ bậc quan trọng
khác nhau của các đối tượng và do đó dung lượng thông tin tăng lên.
Màu sắc làm cho tác phẩm bản đồ đẹp và tăng tính mỹ thuật, nghệ thuật.
Việc dùng màu sắc trên bản đồ có ý nghĩa biểu trưng và qui ước. Ví dụ:
Trên bản đồ địa lý thì màu xanh lá cây để chỉ các vùng rừng và cây cối; màu lam
- thuỷ hệ; màu nâu - địa hình... Các màu trên được qui ước thành truyền thống
trên bản đồ địa lý chung.
Nhờ có màu sắc ta dễ dàng thể hiện đặc tính chất lượng và số lượng của các
đối tượng nội dung bản đồ. Màu sắc của bản đồ còn có khả năng phản ánh tính
chất tự nhiên và các đặc điểm định tính, định lượng của bản đồ. Ví dụ: Màu

83
xanh lơ của ký hiệu thủy hệ tương tự với màu của mặt nước, màu càng đậm thì
vùng nước càng sâu. Khi in các bản đồ chuyên đề về địa chất, thổ nhưỡng, hiện
trạng sử dụng đất... các màu sắc đã được tiêu chuẩn hoá cho từng loại đối tượng
(qui định trong quy phạm cho từng loại bản đồ) thì yêu cầu về màu sắc rất khắt
khe, đòi hỏi màu chính xác.
Mặt khác, việc thiết kế, lựa chọn và trình bày màu sắc trên bản đồ phải tính
đến khả năng sinh học của mắt, thói quen cảm nhận màu sắc của mỗi dân tộc,
điều kiện khí hậu của vùng, lãnh thổ. Ngoài ra màu sắc trên bản đồ còn ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế, mức độ khó khăn, phức tạp của công nghệ chuẩn bị
in, in bản đồ trong qui trình sản xuất bản đồ.
3.3.2. Lý thuyết về màu sắc
Mắt người phân biệt được màu sắc khác nhau là do ba yếu tố cảm sắc gồm
ba loại tế bào thần kinh hình nón bị kích thích bởi tác động của ánh sáng (bức xạ
điện từ) và truyền về óc người làm cho não sinh cảm giác về màu sắc.
Màu sắc được phân biệt làm hai loại:
+ Màu vô sắc: trắng, gio nhạt, gio đậm, đen (mầu trắng - đen).
+ Màu hữu sắc: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.

Hình 3.4. Sự tương ứng giữa sắc màu và bước sóng

84
Màu hữu sắc có ba tính chất cơ bản là: sắc thái, độ sáng (độ chói), độ bão
hòa (độ sạch).
Sắc thái là chất lượng của màu, nó được tạo ra tương đương với một dải
sóng trong dãy quang phổ. Đối với bức xạ đơn sắc thì thể hiện bằng chiều dài
bước sóng. Có những màu không có trong dãy quang phổ, như màu hồng, nó
được tạo ra từ màu tím và đỏ.
Độ sáng là sự cảm thụ độ chói của mắt.
Độ chói là cường độ tia sáng kích thích vào thần kinh của mắt và nó là số
lượng được đo bằng máy. Từ đó có thể coi độ sáng là độ chói. Độ chói của bề
mặt được chiếu sáng phụ thuộc vào cường độ nguồn chiếu sáng và đặc tính bề
mặt. Độ chói thường nhỏ hơn cường độ tia chiếu vì tia chiếu bị chia ra các phần:
phản xạ, hấp thụ, thấu xạ và tán xạ.
Độ bão hòa (độ sạch) của màu là mức độ phân biệt màu hữu sắc với màu
vô sắc có cùng độ sáng. Đây là tính chất của sự cảm thụ bởi mắt và cho phép xét
đoán những phần màu quang phổ sạch trong toàn bộ màu cảm thụ. Độ bão hòa
được đặc trưng bởi số phần màu quang phổ sạch trong hỗn hợp với màu trắng
khi hỗn hợp đó có độ sáng cố định. Độ sạch thang màu càng lớn khi màu trắng
càng ít.
3.3.3. Tạo thang phân tầng màu
3.3.3.1. Các tình huống ứng dụng thang tầng màu
Trên bản đồ, rất nhiều trường hợp sử dụng mầu biến đổi theo một quy tắc
nào đó để phản ánh sự thay đổi về mặt định tính hay định lượng của các đối
tượng hay hiện tượng trên các đơn vị lãnh thổ khác nhau.
Ví dụ, về định lượng: lượng mưa, nhiệt độ, áp suất, độ cao… (đơn vị lãnh
thổ là các khoảng giữa 2 đường đẳng trị), mật độ dân số (số người/1km2), sản
lượng nông nghiệp (tấn/ha) tỷ lệ người có trình độ phổ thông trung học (phần
trăm), đơn vị lãnh thổ thường là các cấp hành chính; Về định tính: phân chia các
vùng có mức sống (rất cao, cao, trung bình, thấp, rất thấp), thu nhập bình quân
đầu người (cao, trung bình, thấp), đơn vị lãnh thổ thường là cấp hành chính,
phân hạng đất (rất tốt, tốt, trung bình, xấu, rất xấu), phân vùng ô nhiễm môi
trường… đơn vị lãnh thổ thường là các khoanh đất đồng đều về tiêu chí đánh giá
nào đó.
Trong các trường hợp tương tự như trên, để thể hiện nội dung trên bản đồ
(thường trong các phương pháp đường đẳng trị, nền chất lượng, đồ giải), người

85
thiết kế, trình bày bản đồ phải lựa chọn ra một thang màu hợp lý. Đó là việc làm
đòi hỏi có hiểu biết về bản đồ, trình bày màu sắc và thẩm mỹ. Khó khăn phức
tạp nhất là việc lựa chọn thang màu để thể hiện các tầng cao địa hình.
3.3.3.2. Nguyên tắc lập thang tầng màu
- Các thang tầng màu được chia ra: thang màu đồng nhất và thang hỗn hợp.
+ Thang đồng nhất, là thang biến đổi một đặc tính, như: độ sáng, độ bão
hòa, hay sắc thái.
Thang theo độ sáng, là thang biến đổi độ sáng trong khi không thay đổi sắc
thái và độ bão hòa. Thang theo độ sáng được tạo ra bằng cách chọn lấy một màu
nào đó và tạo ra các bậc có độ đậm nhạt khác nhau (thang sáng nhất tô ít lần
nhất).
Thang theo độ bão hòa, là thang biến đổi độ bão hòa trong khi không thay
đổi độ sáng và sắc thái. Thang này được tạo ra bằng cách chọn lấy một màu, tô
với độ sáng như nhau (tô cùng số lần bằng nhau cho tất cả các tầng), sau đó tô
màu trắng với mức độ đậm nhạt khác nhau (càng ít mầu trắng thì độ bão hòa
càng cao).
Thang theo sắc thái, là thang biến đổi sắc thái trong khi độ sáng và độ bão
hòa không thay đổi. Thông thường thang này được dựng bằng cách chọn các
mầu và sắp xếp chúng theo thứ tự từ các mầu lạnh sang nóng (hay ngược lại).
+ Thang hỗn hợp xây dựng trên cơ sở biến đổi hai hay ba đặc tính màu.
Các thang hỗn hợp thường được áp dụng nhiều (đặc biệt trong các thang phân
tầng địa hình) vì dễ phân biệt các bậc giá trị khi thể hiện trên bản đồ và cho khả
năng tạo nhiều bậc.
- Khi thiết kế các thang mầu cần chú ý các điều kiện:
+ Các tầng màu phải phân biệt rõ ràng, khi đọc không bị nhầm lẫn.
+ Sự chuyển tiếp các bậc trong tầng màu phải theo tuần tự (thay đổi dần
theo độ sáng, độ bão hòa, hay phổ màu).
+ Mức độ kết hợp các tính chất màu và các số lượng màu liên quan đến số
lượng bậc phân khoảng. Nếu số lượng bậc ít (3 – 4 bậc) ta có thể dùng các thang
màu theo độ sáng hoặc theo độ bão hòa. Nếu số lượng bậc nhiều hơn, ta có thể
dùng các thang theo sắc thái hoặc thang hỗn hợp.
+ Thang mầu phải phù hợp với tính chất tự nhiên và quy luật biến thiên của
đối tượng hay hiện tượng được phản ánh. Ví dụ, để thể hiện nhiệt độ mùa hè cần
chọn màu nóng, nhiệt độ mùa đông hay lượng mưa chọn màu lạnh, số lượng

86
càng lớn hay mật độ càng cao thì màu càng tối (nhưng trong thể hiện độ cao địa
hình có kết hợp với vờn bóng lại có thang càng lên cao càng sáng)…
+ Nền màu vừa đủ trong sáng để đảm bảo đọc rõ các nội dung trên đó.
+ Có tính nghệ thuật và mỹ thuật của gam màu.
3.4. Ghi chú trên bản đồ
3.4.1. Mục đích và ý nghĩa của chữ ghi chú trên bản đồ
3.4.1.1. Ghi chú trên bản đồ là một phần nội dung của bản đồ
Chữ viết (ghi chú) là thành phần rất quan trọng trên bản đồ, nếu không có
chữ viết bản đồ sẽ trở thành bản đồ câm. Chữ viết giải thích nội dung bản đồ
giúp người đọc hiểu rõ được nội dung. Chữ viết giải thích bản đồ làm bản đồ dễ
đọc, dễ hiểu. Chữ viết khác nhau ở kiểu, kích thước, màu sắc, độ nghiêng, lực
nét, in thường… để phản ánh thuộc tính của đối tượng. Chữ viết (ghi chú) trên
bản đồ được chia ra các nhóm sau đây:
- Tên các đối tượng địa lý có trên bản đồ (địa danh):
+ Tên thủy hệ (đại dương, biển, vịnh, vũng, vụng, eo biển, hồ, đầm, ao,
sông, ngòi, giếng nước, nguồn nước, thác, ghềnh…)
+ Tên các vùng đất thuộc về đường bờ biển: bờ biển, bãi biển, bán đảo,,
mũi đất, quần đảo, bãi ngầm, bãi, đá, san hô, đá…
+ Tên các yếu tố hình thái dáng đất: dãy núi, núi, đỉnh núi, cao nguyên,
bình nguyên, sơn nguyên, sa mạc, đồng bằng, đồng lầy, đèo, núi lửa, hang…
+ Tên các đơn vị lãnh thổ chia theo tự nhiên (đới, miền, vùng, rừng…),
chính trị (châu, quốc gia...), hành chính (tỉnh, huyện, xã), kinh tế, xã hội…
+ Tên các điểm dân cư (thành phố, thị xã, thị trấn, làng, bản, phố…).
+ Các tên riêng khác.
- Ghi chú đặc điểm của đối tượng trên bản đồ:
Các đối tượng được phản ánh lên bản đồ bởi các ký hiệu, nhưng các đặc
điểm kèm theo của nó (tính chất, số lượng, trạng thái, thuộc tính) có thể được bổ
sung bằng các ghi chú, ví dụ mặn (hồ nước mặn), khoáng (mạch nước có khoáng
chất), 2 (tỷ cao của bờ dốc là 2 m)…
Ghi chú số độ của lưới tọa độ địa lý hay số kilômet của lưới tọa độ phẳng
của bản đồ thường được trình bày ở phần giữa khung trong và khung ngoài.

87
- Ghi chú giải thích:
Bản đồ còn có những ghi chú về chính bản đồ (không phải là những ghi
chú về đối tượng), giống như một sơ yếu lý lịch của bản đồ, như:
+ Ghi chú trong bảng chú giải và các bảng, biểu phần trong khung bản đồ.
+ Ghi chú tên, số hiệu của bản đồ, khu vực bản đồ và khu vực giáp biên.
+ Ghi chú tỷ lệ bản đồ.
+ Ghi chú nơi xuất bản và người thành lập.
+ Các ghi chú và giải thích cần thiết khác.
3.4.1.2. Chữ ghi chú là một kiểu ký hiệu bản đồ
Nhiều khi người ta dùng chính các ký tự, con số để làm ký hiệu (là một
kiểu ký hiệu dạng điểm) phản ánh một đối tượng hoặc một khía cạnh của đối
tượng, thường thể hiện các đối tượng về khoáng sản, hoặc công nghiệp khai
khoáng, ví dụ: Fe - sắt, Cu - đồng... hoặc trên các bản đồ khác, như: tre (rừng
tre), lúa.
Ký hiệu dạng chữ có thể đứng độc lập, hoặc kết hợp với ký hiệu.
3.4.1.3. Chữ ghi chú có khả năng phản ánh ý nghĩa, tính chất, quy mô trạng
thái, phạm vi của đối tượng
Các bộ chữ với kiểu, hình dạng, màu sắc, độ lớn, cách thức khác nhau có
thể cho biết về ý nghĩa, tính chất, quy mô, trạng thái, phạm vi của đối tượng.
- Về ý nghĩa: Nếu muốn phản ánh đối tượng tính chất nghiêm túc hoặc quan
trọng người ta thường dùng chữ thẳng, có chân (tên quốc gia, thành phố); Nếu
muốn thu hút sự chú ý hay hấp dẫn người ta thường dùng chữ nghệ thuật (trên
bản đồ du lịch)...
- Về tính chất: Màu sắc của chữ ghi chú trên bản đồ làm cho ta liên hệ đến
tính chất tự nhiên của đối tượng. Ví dụ: Dùng màu xanh lam ghi chú về thủy hệ,
giống với màu nước; Dùng màu nâu ghi chú về dáng đất, gần với màu của đất;
Dùng màu lục (ve) ghi chú về các loài cây, gần với màu của lá cây. Màu đen được
quy ước ghi chú về các đối tượng nhân tạo (điểm dân cư, đường giao thông).
- Về quy mô (lớn - nhỏ, cao - thấp, nhiều - ít…): Các đối tượng có quy mô
lớn hơn sẽ được biểu thị với chữ ghi chú lớn hơn (hoặc cao hơn, đậm hơn).
- Phân biệt về trạng thái: Có thể dùng các con chữ có màu sắc khác nhau,
hoặc độ nghiêng khác nhau.

88
- Phạm vi phân bố của đối tượng: Chữ viết thường được trải ra theo chiều
dài hoặc chiều rộng của khu vực.
3.4.2. Đặc điểm và tính chất của chữ ghi chú trên bản đồ
3.4.2.1. Đặc điểm của chữ ghi chú trên bản đồ
- Độ tương phản: Độ tương phản của chữ là tỷ lệ lực nét (nét to - nhỏ, đậm
- nhạt) giữa các phần tử chính và phụ trên một con chữ. Lực nét càng khác biệt
thì chữ càng có độ tương phản lớn.
Người ta chia độ tương phản chữ ra làm 5 bậc:
+ Tương phản lớn, ví dụ: .Vnbodoni .VnBodonih
+ Tương phản, ví dụ: .VnExotic .VnExotich
+ Tương phản trung bình, ví dụ: .Vntime .VntimeH
+ Tương phản ít, ví dụ: .VnClarendon .VnClarendonh
+ Không tương phản, ví dụ: .VnAvant .VNAVANTH
Chữ, số dễ đọc là chữ, số có độ tương phản trung bình theo tỷ lệ 2:1; 3:1.
- Độ sáng (độ đen): Độ sáng là tỷ lệ phần tử chính (a) với độ rộng phần
sáng bên trong chữ (b).
a b

Người ta chia ra:


+ Chữ sáng: a < 0,5 b .VNarian
+ Chữ bình thường: a  0,5 b .Vnclarendonh
+ Chữ hơi béo: a = b .Vnrevueh
+ Chữ béo: a > b .VNHELVETINSH
- Độ rộng: Độ rộng là tỷ lệ độ rộng l của chữ với chiều cao h.
l

89
Người ta chia ra:
+ Chữ hẹp: l < 2/3 h Arial Narrow .vnhelvetinst
+ Chữ trung bình: từ l  3/5h đến l  5/6h .vnarialh
+ Chữ rộng: l  h .vncooperh
- Dạng chữ: Dạng chữ là chữ khác nhau về lối viết: chữ in thường, chữ in
hoa, chữ viết thường, chữ viết hoa.
- Hướng của chữ: Hướng của chữ được chia ra: chữ đứng, chữ nghiêng

phải, chữ nghiêng trái. Góc nghiêng của chữ không được quá 30o so với phương
thẳng đứng.
- Kích thước chữ: Kích thước chữ là chiều cao của chữ.
- Kiểu chữ: Các đặc điểm từ a đến d tạo nên các kiểu chữ khác nhau.
3.4.2.2. Tính chất của chữ ghi chú trên bản đồ
Từ các đặc điểm của chữ, số bản đồ, người ta xác định chữ, số có các tính
chất: độ đọc rõ, tính phổ cập, độ sáng (độ đen), tính nghệ thuật.
- Độ đọc rõ thể hiện tính trực quan của bản đồ, phụ thuộc vào nhiều đặc
điểm, trong đó đặc biệt là độ tương phản, độ sáng và kích thước của chữ.
- Tính phổ cập là sự lựa chọn những kiểu chữ nào đó và kích thước thường
xuyên được dùng cho từng loại bản đồ, đáp ứng mục đích của từng đối tượng sử
dụng khác nhau, ví dụ: bản đồ treo tường và bản đồ để bàn, bản đồ tra cứu khoa
học và bản đồ quảng cáo, kiểu và cỡ chữ sẽ khác nhau.
- Độ sáng (độ đen) liên quan đến đặc điểm của nét chữ, sự gầy, béo của
chữ. Độ sáng được được xác định bởi diện tích của tất cả các nét chính và phụ
của từng chữ và cả dòng (độ đen). Độ đen lớn làm tải trọng bản đồ tăng, ngược
lại, chữ quá mảnh lại khó đọc. Trên bản đồ quy định nét chữ không nhỏ hơn
0,08 mm.
- Tính nghệ thuật của chữ thể hiện ở nét chữ đẹp, dễ đọc, tỷ lệ hợp lý, kết
hợp hài hòa với các phần tử khác của bản đồ.
3.4.3. Sắp xếp ghi chú trên bản đồ
Khi viết ghi chú trên bản đồ cần tính đến đặc điểm định vị của các đối
tượng dạng điểm, đường, vùng.
3.4.3.1. Sắp xếp các đối tượng dạng điểm

90
Đối với các đối tượng được biểu thị bằng ký hiệu dạng điểm (xác định tọa
độ tâm ký hiệu), như ký hiệu phi tỷ lệ, ký hiệu đặc trưng cho một vùng, thì các
ghi chú có liên quan đến nó (địa danh, ghi chú đặc điểm…) được sắp xếp song
song với vĩ tuyến hoặc khung trên, dưới của bản đồ. Thông thường chữ được bố
trí ở bên phải, chỗ trống, cách hình vẽ khoảng 0,3 - 0,5 mm. Nếu không thì có thể
bố trí ở bên trái, bên trên, bên dưới, cùng lắm viết xiên hoặc viết xa một chút.
Ngoài ra, trên bản đồ phần lớn các ghi chú khác cũng được ghi song song
với vĩ tuyến (hoặc khung trên, khung dưới của bản đồ).
3.4.3.2. Sắp xếp các đối tượng dạng đường
Đối với các đối tượng kéo dài theo tuyến thì ghi chú phải song song hay
trải dọc theo tuyến, theo trục của đối tượng. Một số trường hợp cần chú ý:
- Ghi chú tên đường, tên đường phố: ghi song song với đường, nằm ngoài
hoặc nằm trong lòng đường:
Nhựa QL1 Phố Huế

Tràng Tiền p. Tràng Tiền

- Khi ghi chú tên sông thì ta bố trí chữ uốn lượn theo độ cong của sông.
Chữ tên sông thường là chữ in nghiêng. Việc định hướng cho mỗi chữ phải theo
hướng vuông góc với tiếp tuyến tại điểm có độ cong đặt chữ. Tùy theo độ rộng
của sông, ta có thể đặt chữ ở bên ngoài hoặc bên trong lòng sông (đối với sông
vẽ hai nét).

SÔNG HỒNG
SÔNG HỒNG

3.4.3.3. Sắp xếp các đối tượng dạng vùng


Đối với các đối tượng dạng vùng có diện tích tương đối lớn trên bản đồ thì
ghi chú phải trải ra, lan tỏa theo hình dạng của đối tượng để dễ nhận biết phạm
vi của nó.

91
NINH
QUẢNG

Đối với những đối tượng có diện tích nhỏ thì có thể không cần viết lan tỏa,
vẫn viết bình thường như trường hợp dạng điểm:

Hồ Động Đình

Tên đỉnh núi thường đi kèm với số độ cao và ghi chú song song với khung
nam của bản đồ hoặc vĩ tuyến. Tên dãy núi viết dải dài theo chiều dài và dáng
uốn lượn của dãy núi. Ghi chú độ cao hướng về địa hình cao.

92
Chương 4
TỔNG QUÁT HÓA VÀ TỔ CHỨC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

4.1. Tổng quát hoá bản đồ


4.1.1. Khái niệm chung về tổng quát hoá bản đồ
Trái đất rất rộng lớn, các đối tượng, hiện tượng tự nhiên và kinh tế, xã hội
trên đó quá phức tạp. Mặt khác, khi thu nhỏ hình ảnh thực tế để đưa lên bản đồ
theo tỷ lệ thì không gian bị thu nhỏ. Khi tỷ lệ bản đồ giảm đi thì việc biểu diễn
các đối tượng và hiện tượng đó càng trở nên khó khăn hơn. Do đó, khi thành lập
bản đồ cần phải chọn lọc các yếu tố quan trọng của nội dung, bỏ đi những chi
tiết thứ yếu và làm nổi bật các đặc tính quan trọng nhất của nội dung bản đồ.
Quá trình biểu diễn lên bản đồ những đối tượng, hiện tượng quan trọng
nhất, tiêu biểu nhất cùng những đặc tính của chúng, đồng thời bỏ đi một cách có
định hướng những chi tiết thứ yếu, kém quan trọng gọi là quá trình tổng quát
hóa bản đồ (hay tổng hợp bản đồ).
Tổng quát hóa là một quá trình rất phức tạp và được các nhà làm bản đồ
trên thế giới quan niệm nói chung giống nhau: Tổng quát hóa bản đồ là sự chọn
lọc, tổng quát các đối tượng thể hiện trên bản đồ sao cho phù hợp với nhiệm vụ
và tỷ lệ của bản đồ, phù hợp với những đặc điểm của lãnh thổ thành lập bản đồ.
Tổng quát hóa bản đồ là công việc vừa có tầm quan trọng vừa mang tính
sáng tạo trong suốt quá trình thành lập, biên vẽ bản đồ. Kết quả của quá trình
tổng quát hóa là thành lập những bản đồ có chất lượng thể hiện những quy luật
tồn tại và phát triển của những đối tượng, hiện tượng trên khu vực thành lập
bản đồ.
Tiến trình tổng quát hóa bản đồ được sử dụng khi giảm tỷ lệ bản đồ hoặc
khi các đối tượng trên bản đồ trở nên quá nhỏ khó quan sát và chỉ tập trung vào
các đặc trưng quan trọng, tức là làm giảm độ phức tạp của tờ bản đồ, loại bỏ các
quan hệ không quan trọng nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của khu vực
và tính thẩm mỹ của bản đồ. Kết quả, ta có được tờ bản đồ rõ hơn về mức độ
biểu diễn đồ họa, dễ hiểu hơn.
Tổng quát hoá bản đồ không chỉ đơn thuần là lược bỏ những thông tin không

93
cần thiết của tư liệu bản đồ mà nó còn là sự tổng hợp nhằm tạo ra các thông tin
mới để thể hiện trên bản đồ đặc trưng cho đối tượng, hiện tượng bản đồ.
Chất lượng tổng quát hoá bản đồ trước hết phụ thuộc vào trình độ hiểu biết
của nhà bản đồ đối với thực chất nội dung của các đối tượng và hiện tượng cần
biểu thị. Ngoài ra Tổng quát hoá bản đồ còn phụ thuộc vào chất lượng tư liệu
bản đồ, phương tiện kỹ thuật (máy tính điện tử và phần mềm chuyên dụng) và
một số yếu tố khác.
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng quát hoá bản đồ
Nhà bản đồ không thể tổng quát hoá theo ý muốn chủ quan. Các quá trình
tổng quát hoá chịu ảnh hưởng bởi hàng loạt nhân tố bên ngoài. Những nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ bao gồm mục đích sử dụng bản
đồ, tỷ lệ bản đồ, nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ) và đặc điểm địa lý vùng
lãnh thổ.
4.1.2.1. Ảnh hưởng của mục đích sử dụng bản đồ
Trên bản đồ chỉ cần biểu thị những đối tượng và hiện tượng phù hợp mục
đích của bản đồ và điều kiện sử dụng nó. Những bản đồ có cùng đề tài và cùng tỉ
lệ nhưng có mục đích khác nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu thị
các yếu tố nội dung cũng khác nhau.
Mỗi bản đồ được thành lập đều xuất phát từ những mục đích rõ ràng và
phải trả lời cho câu hỏi:
- Bản đồ dùng để làm gì?
- Dùng cho ai?
- Dùng như thế nào?
Về mục đích: Bản đồ dùng để tra cứu và nghiên cứu khoa học sẽ cần nội
dung chi tiết, nhiều thông tin, do đó mức độ tổng quát hoá sẽ ít. Các bản đồ dùng
cho mục đích phổ thông cần tổng quát hoá nhiều hơn. Những bản đồ dùng cho
mục đích chuyên ngành (giao thông, địa chính, lâm nghiệp...) sẽ chú trọng biểu
thị tỉ mỉ hơn về các yếu tố chuyên ngành, trong khi đó những yếu tố khác sẽ
được khái quát hoá nhiều hơn hoặc thậm chí không cần thể hiện.

94
Hình 4.1. Ảnh hưởng của mục đích bản đồ
Khi xem xét về mục đích là cũng xét đến đối tượng sử dụng. Mức độ tổng
quát hoá cũng cần phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lý của người sử dụng
(trình độ, tuổi tác…)
Điều kiện sử dụng (treo tường, để bàn, chiếu lên màn hình trên tường hay
hiện thị trên màn hình máy tính) cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn khác nhau về tổng
quát hoá.
Ví dụ: Cùng là bản đồ địa lý tự nhiên khái quát lãnh thổ Việt Nam, có cùng
tỷ lệ với nhau nhưng bản đồ phục vụ cho nghiên cứu sẽ khác với bản đồ giáo
khoa về mức độ chi tiết các yếu tố tự nhiên (địa hình, địa chất, thủy văn, động
thực vật...).
4.1.2.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ
Những bản đồ có cùng nội dung biểu hiện, cùng mục đích sử dụng nhưng
có tỷ lệ khác nhau thì có mức độ tổng quát hóa khác nhau. Bản đồ tỷ lệ càng lớn
thì nội dung thể hiện càng chi tiết, ngược lại bản đồ có tỷ lệ càng nhỏ thì nội
dung càng khái quát. Vì từ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ, diện tích vùng lãnh thổ trên
bản đồ bị thu hẹp (theo mức độ chuyển đổi tỷ lệ). Trên một diện tích hẹp như
vậy không thể chứa đựng lượng thông tin lớn như trên bản đồ có tỷ lệ lớn hơn.
Do đó, tỷ lệ càng nhỏ càng phải loại bỏ nhiều chi tiết và khái quát chúng vì lúc
này, phạm vi bao quát không gian của bản đồ càng lớn dẫn đến ý nghĩa của đối
tượng trên bản đồ cũng thay đổi theo (có đối tượng trên bản đồ tỷ lệ lớn là quan
trọng nhưng trên bản đồ tỷ lệ nhỏ lại có thể loại bỏ, bỏ qua).

95
Hình 4.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ bản đồ
Ví dụ: Để biểu diễn đối tượng có diện tích 1 km2 ngoài thực địa lên các tờ
bản đồ có tỷ lệ khác nhau.
+ Bản đồ có tỷ lệ 1: 1.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 m2
+ Bản đồ có tỷ lệ 1:10.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 dm2
+ Bản đồ có tỷ lệ 1:100.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 cm2
+ Bản đồ có tỷ lệ 1: 1.000.000 --> đối tượng chiếm diện tích 1 mm2
Với đối tượng có diện tích 1m2 thì trên diện tích ấy, có thể biểu diễn tất cả
các đặc điểm lãnh thổ và các yếu tố hiện diện trên nó, còn đối với đối tượng có
diện tích 1mm2 thì chỉ là 1 chấm nhỏ trên bản đồ mà thôi.
4.1.2.3. Ảnh hưởng của nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ)
Nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ) quyết định phạm vi các yếu tố nội dung
cần thể hiện, quyết định những yếu tố nào cần thiết được thể hiện chi tiết, những
yếu tố nào chỉ cần thể hiện sơ lược, thậm chí có thể bỏ qua không thể hiện.
Những bản đồ có nội dung chuyên đề (đề tài bản đồ) khác nhau thì sẽ có mức độ
tổng quát hóa các đối tượng cũng khác nhau.
Ví dụ: Bản đồ có cùng tỷ lệ với nhau cùng thể hiện một khu vực lãnh thổ
nhất định thì đối với bản đồ chuyên đề thủy văn sẽ tập trung biểu hiện các yếu
tố thủy văn, các yếu tố tự nhiên khác có thể được lược bỏ hoặc biểu hiện một
cách khái quát, còn đối với bản đồ dân cư thì lại tập trung biểu hiện các yếu tố
dân cư...
4.1.2.4. Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ
Khi tổng quát hoá bản đồ cần phải xem xét đến đặc điểm địa lý vùng lãnh
thổ mà bản đồ cần thể hiện, bởi vì cùng là những đối tượng như nhau nhưng

96
chúng lại có ý nghĩa khác nhau trong điều kiện địa lý khác nhau.
Ví dụ: Một nguồn nước, giếng nước ở hoang mạc, sa mạc có ý nghĩa rất lớn
nên bắt buộc phải thể hiện trên bản đồ nhưng giếng nước ở đồng bằng hay vùng
ven biển, ta có thể bỏ qua không thể hiện.
Khi thiết kế thành lập bản đồ bao giờ người ta cũng phải nghiên cứu kỹ đặc
điểm địa lý của vùng lãnh thổ cần lập bản đồ để từ đó xác định ý nghĩa của đối
tượng và xác định nội dung bản đồ.
Đối với những vùng lãnh thổ lớn có đặc điểm địa lý, địa hình phức tạp,
khác nhau, để xác định mức độ tổng quát hoá nội dung bản đồ chính xác, đầy đủ
người ta có thể chia ra thành những vùng nhỏ hơn. Trên mỗi vùng nhỏ này sẽ
xác định chỉ tiêu chọn lọc, lấy bỏ, khái quát các đối tượng bản đồ.
Ví dụ: Dựa vào điều kiện địa hình người ta chia thành vùng đồng bằng ven
biển và châu thổ các sông, vùng trung du đồi núi thấp, vùng núi đá, núi cao. Nếu
dựa vào các đai khí hậu chia thành vùng xích đạo, cận nhiệt đới, nhiệt đới, ôn
đới, hàn đới và các vùng bắc cực, nam cực.
4.1.3. Quá trình tổng quát hoá bản đồ
Quá trình tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn
thiết kế thành lập bản đồ gốc. Quá trình tổng quát hoá được tiến hành qua các
bước: phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị; lựa chọn các đối tượng
biểu thị trên bản đồ; khái quát hình dạng đối tượng; khái quát đặc trưng số
lượng; khái quát các đặc trưng chất lượng; thay các ký hiệu riêng biệt bằng các
ký hiệu tập hợp.
4.1.3.1. Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị
Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị thành từng nhóm, mỗi
nhóm bao gồm các đối tượng cùng loại, có cùng đặc tính nào đó. Công việc này
nhằm tránh nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng và thuận tiện cho việc lựa chọn hay khái
quát đối tượng.
Phân loại là một quá trình có tri thức, gộp nhóm các hiện tượng giống nhau
vào trong một trật tự để đạt đến một sự đơn giản tương đối. Cho các thuộc tính
có tính chất giống nhau vào những cấp bậc.
Ví dụ: Các loại sử dụng đất canh tác, chăn nuôi thành đất nông nghiệp; các
loại thực vật thành rừng.
Trong công nghệ thành lập bản đồ tự động hoá thì giai đoạn này chính là cơ
sở để phân lớp đối tượng nội dung trước khi tiến hành số hoá. Nói chung, dù

97
thành lập ở công nghệ cổ truyền hay công nghệ bản đồ số thì công việc phân loại
các đối tượng, hiện tượng theo nội dung và mục đích bản đồ là cần thiết và
không thể thiếu được.
4.1.3.2. Lựa chọn các đối tượng biểu thị trên bản đồ
Đó là sự hạn chế nội dung bản đồ ở số lượng đối tượng cần thiết cho phù
hợp với mục đích, đề tài, tỷ lệ của bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh thổ
bản đồ thể hiện.
Khi lựa chọn phải tuân theo trình tự hợp lý: Trước hết thể hiện những đối
tượng quan trọng nhất, sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan
trọng hơn. Những đối tượng có kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, quan trọng
về phương diện nào đó (quốc phòng, định hướng...) thì vẫn phải thể hiện.
Để cho việc lựa chọn được chính xác, nhà bản đồ phải hiểu biết rõ ràng về
các lớp thông tin (lớp đối tượng) cần được thể hiện lên bản đồ, nhận thức đầy đủ
về bản đồ, như mục đích của bản đồ và thiết kế ban đầu. Chúng sẽ chỉ đạo quá
trình lựa chọn đối tượng. Sự lựa chọn thường được tiến hành theo tiêu chuẩn
hoặc chỉ tiêu lựa chọn. Tiêu chuẩn lựa chọn là giá trị giới hạn quy định kích
thước hoặc ý nghĩa của đối tượng cần phải giữ và thể hiện trên bản đồ khi tổng
quát hoá.
Ví dụ: Trên bản đồ vẽ tất cả các hồ, ao có diện tích > 2 mm2; tất cả các
con sông có chiều dài trên 1cm; các đường ranh giới hành chính từ cấp huyện
trở lên.
Chỉ tiêu lựa chọn là chỉ số quy định mức độ lựa chọn. Các chỉ tiêu lựa chọn
phải có sự điều hoà tải trọng bản đồ.
Ví dụ: Quy định khi chuyển từ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:200.000 sang
1:500.000 thì số điểm dân cư giữ lại 1/3 đối với vùng dân cư dày đặc, đông đúc,
giữ lại 1/2 đối với vùng dân cư có mật độ trung bình, vẽ toàn bộ với vùng dân cư
thưa thớt. Tuy nhiên, khi xác định chỉ tiêu lựa chọn và vận dụng chúng trong
biên vẽ bản đồ cần chú ý không được gây ra sai lệch về tương quan mật độ của
các khu vực khác nhau, gây ra hiểu nhầm đặc trưng của đối tượng.
4.1.3.3. Khái quát hình dạng đối tượng
Khái quát hình dạng đối tượng tức là bỏ đi những chi tiết nhỏ, không quan
trọng hình dạng, đường viền của đối tượng được chọn lọc.
Việc khái quát hình dạng cũng thường tuân thủ theo các tiêu chuẩn về kích
thước. Khi tiến hành giản hóa bản đồ, cần phải xác định các đặc điểm quan trọng

98
của từng loại đối tượng và loại bỏ những chi tiết không cần thiết.
Đối với những chi tiết nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định nhưng lại có ý nghĩa về
phương diện nào đó thì lại phải phóng to và cường điệu hóa để thể hiện nhưng
vẫn giữ được nét tự nhiên của đối tượng. Khi biên vẽ bản đồ cũng thường phải
tiến hành liên kết, gộp các đối tượng nhỏ cùng loại vào một đường viền chung.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ lớn có rất nhiều ao, hồ nhỏ gần nhau, khi thể hiện
trên bản đồ tỷ lệ nhỏ ta có thể gộp chúng vào một ao, hồ lớn; ở tỷ lệ lớn các
điểm dân cư là rời rạc từng nhà, sang tỷ lệ trung bình chúng được gộp và thành
khu phố, ở tỷ lệ nhỏ chúng được thể hiện bằng ký hiệu điểm dân cư.
Ngoài ra, trong quá trình khái quát hình dạng đường viền đối tượng cũng
cần chú ý đến mối liên quan của hình dạng đối tượng với các đối tượng khác, ý
nghĩa kinh tế, xã hội của nó. Khái quát hình dạng đường viền đối tượng khi có
sự gộp ghép các đặc trưng về số lượng hay chất lượng.
4.1.3.4. Khái quát đặc trưng số lượng
Là quá trình chuyển từ thang liên tục sang thang phân cấp và tiếp tục tăng
dần khoảng cách giữa các thang bậc.
Ví dụ: Khi tỷ lệ bản đồ địa hình nhỏ thì khoảng cao đều lớn và ngược lại tỷ
lệ lớn thì khoảng cao đều nhỏ.
4.1.3.5. Khái quát các đặc trưng chất lượng
Là nhằm giảm bớt sự khác biệt về tính chất trên những phương diện nào đó
của các đối tượng. Thay đổi giá trị thuộc tính tại một khu vực được chọn để tạo
ra một “yếu tố nội dung điển hình” để đưa lên bản đồ, ví dụ từ các giá trị tuyệt
đối tính ra giá trị tương đối (giá trị trung bình, tỷ lệ...).
Ví dụ: Trên bản đồ, đất nông nghiệp tỷ lệ lớn thể hiện chi tiết các loại đất:
trồng lúa, màu, rau, hoa quả, cà phê, cao su, thuốc lá..., trên bản đồ tỷ lệ nhỏ
chúng chỉ thể hiện đất trồng cây nông nghiệp, trồng cây công nghiệp.
4.1.3.6. Thay các ký hiệu riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp
Khi chuyển từ bản đồ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ thì mức độ tổng quát hoá đôi
khi rất lớn. Khi các đối tượng cần thể hiện không thể biểu thị được bằng các ký
hiệu đường viền riêng biệt thì người ta phải dùng các ký hiệu tập hợp để thể
hiện chúng.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ, các điểm dân cư không thể hiện các ngôi nhà,
khu phố mà phải dùng các ký hiệu tập hợp có dạng hình học chung (hình tròn)
để thể hiện.

99
Các phương pháp tổng quát bản đồ kể trên dùng cho tất cả các loại bản đồ:
Bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề và được thực hiện kết hợp nhiều hay
một phương pháp cho đối tượng cần thể hiện. Trong quá trình tổng quát hoá bao
giờ cũng phải chú ý mối quan hệ khăng khít, lôgic của các đối tượng nội dung
bản đồ trong một mô hình bản đồ tổng thể thống nhất.
4.1.4. Đặc điểm của quá trình tổng quát hóa nội dung bản đồ địa lý chung
4.1.4.1. Tổng quát hoá thuỷ hệ
Việc tổng quát hoá thuỷ hệ được tiến hành theo trình tự biên vẽ các yếu tố:
đường bờ biển, bờ hồ, các đập chứa nước, mạng lưới sông ngòi, các yếu tố phụ
kiện kèm theo bao gồm đê đập, kênh đào, các cảng...
Trên bản đồ tỉ lệ lớn đường bờ nước được biên vẽ với mức độ tỉ mỉ và có
độ chính xác cao, phản ánh đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của các kiểu
đường bờ.
Khi chuyển sang các bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn thì sự khái quát đường bờ
nước được tiến hành bằng cách lược bỏ những chi tiết nhỏ không quan
trọng nhưng phải thể hiện được đặc điểm đặc trưng và đảm bảo độ chính xác
được quy định theo tỉ lệ bản đồ.
Khi tổng quát hoá mạng lưới sông ngòi cần chú ý thể hiện những đặc
điểm của nó như sự uốn cong của sông, cấu trúc của đường bờ, chế độ nước của
sông (sông có nước thường xuyên, sông có nước tạm thời, đoạn sông chảy
ngầm) và nhiều đặc trưng khác.
Tổng quát hoá mạng lưới sông ngòi thì được thực hiện bằng việc lựa chọn
sông và khái quát hình dạng mặt bằng. Khi lựa chọn phải xét đến tầm quan trọng
của chúng.
Khi tổng quát hoá ao hồ thì phải phản ánh được kích thước và hình dạng,
đặc trưng đường bờ, tính ổn định của mực nước, chất lượng nước, mối liên hệ
với các yếu tố khác của khu vực, phản ánh đặc điểm và mật độ phân bố của
ao hồ.
4.1.4.2. Tổng quát hoá dân cư
Tổng quát hoá được thực hiện bằng cách lựa chọn các điểm dân cư và giản
hoá các dấu hiệu nội dung và cấu trúc không gian của chúng, khi tổng quát hoá
thì sử dụng các biện pháp sau đây:
- Khái quát các dấu hiệu chất lượng và các đặc trưng số lượng của các điểm
dân cư được thực hiện bằng cách giảm số các dấu hiệu, mở rộng các phân

100
khoảng của thang bậc theo các dấu hiệu như theo điểm dân cư, theo ý nghĩa
hành chính chính trị, theo số dân.
- Lựa chọn các điểm dân cư được thực hiện theo chỉ tiêu lựa chọn đã được
xác định nhằm phản ánh đúng đắn đặc trưng và mật độ các điểm dân cư. Khi lựa
chọn phải xét ý nghĩa các điểm dân cư và các mối quan hệ của chúng với các
yếu tố khác như sông ngòi, đường sá...
- Khái quát hình dạng bên ngoài và cấu trúc không gian bên trong của các
điểm dân cư thì được thực hiện bằng cách liên kết các khu phố lớn, bỏ
đi các đường phố thứ yếu. Khi tỉ lệ càng thu nhỏ thì hình dạng bên ngoài của sự
quy hoạch các điểm dân cư càng sơ lược. Trên bản đồ tỉ lệ nhỏ thì các điểm dân
cư được thực hiện bằng kí hiệu phi tỉ lệ.
4.1.4.3. Tổng quát hoá đường sá giao thông
Tổng quát hoá đường sá giao thông nhằm phản ánh đúng đắn và trực quan
những đặc điểm sau:
- Mật độ và đặc trưng chất lượng của mạng lưới đường sá, vị trí loại, trạng
thái và hình dạng của đường sá.
- Sự giao nhau của đường sá, mối quan hệ của đường sá với các điểm dân
cư, sông ngòi.
- Các trang bị thuộc đường sá và đặc trưng của chúng. Khi biên vẽ đường
sá phải tuân theo quy tắc lựa chọn đã được xác định. Khi lựa chọn các con
đường cấp thấp thì phải chú ý thể hiện các con đường sau:
+ Đảm bảo mối liên hệ của các điểm dân cư với các ga xe lửa, các bến
tàu sân bay với các đường cấp cao.
+ Là lối đi duy nhất tới các điểm dân cư.
+ Là những đường ngắn nhất giữa hai điểm dân cư.
+ Đi tới các nguồn nước, qua đèo, đi tới biên giới quốc gia hoặc dọc theo
các đường biên giới.
Trên các bản đồ địa lý chung tỉ lệ lớn (bản đồ địa hình) thì mạng lưới
đường sá thể hiện tỉ mỉ, đặc biệt là đường sắt và đường ô tô trục. Tỉ lệ càng nhỏ
thì biểu thị càng sơ lược. Trên các bản đồ tỉ lệ nhỏ thì nhiệm vụ chủ yếu của
tổng quát hoá là phản ánh đúng đắn mật độ tương đối, hướng chung, những chỗ
uốn và hình dạng đặc trưng, những mối liên hệ giữa các điểm dân cư.
4.1.4.4. Tổng quát hoá dáng đất
Tổng quát hoá dáng đất nhằm thể hiện đúng đắn những đặc điểm hình thái

101
của dáng đất, chỉ ra và thể hiện trên bản đồ những đặc điểm đặc trưng của sự cắt
xẻ ngang và cắt xẻ đứng của khu vực, phân biệt các kiểu dáng đất và đặc điểm
các sườn dốc. Sự biểu thị dáng đất phải phù hợp với sự biểu thị các đối tượng
khác của lãnh thổ mà trước hết là với sông ngòi.
Khi tỉ lệ bản đồ càng nhỏ thì khoảng cao đều giữa các đường bình độ càng
tăng. Khi chuyển từ bản đồ địa hình sang bản đồ địa lý chung khái quát thì cần
phải chuyển từ thang có khoảng cao đều cố định sang thang có khoảng cao đều
thay đổi, càng lên cao thì khoảng cao đều càng lớn.
Khi tổng quát hoá phải bằng cách bỏ đi những hình thái thứ yếu của đất để
thể hiện các đặc trưng riêng quan trọng và truyền đạt các hình thái đặc trưng.
Khi tổng quát hoá dáng đất núi cao thì điều quan trọng là phải giữ lại được
tính không đối xứng của các sườn dốc của dãy núi, thể hiện mức độ cát xẻ và
tính gồ ghề. Dáng đất núi trung bình thì được đặc trưng bởi dạng tròn của các
hình thái, bởi các thung lũng rộng và các sườn dốc có dạng lồi. Khi tổng quát
hoá dáng đất núi trung bình thì phải nhấn mạnh các đặc điểm có tính nhịp
nhàng, trơn tru của các đường bình độ. Khi tổng quát hoá dáng đất còn cần lựa
chọn và biểu thị các yếu tố phi địa hình: mương xói, khe suối, vách đứng (Ta
luy), tảng đá, núi đá...
4.1.4.5. Tổng quát hoá lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng
Khi tổng quát hoá các yếu tố thổ nhưỡng, thực vật thì phải sử dụng các biện
pháp: Khái quát các dấu hiệu chất lượng và các đặc trưng số lượng, tiến hành
lựa chọn và khái quát hình dạng đường viền các đối tượng đó. Sự lựa chọn theo
diện tích các đối tượng trên bản đồ. Đối với từng loại đối tượng thì tiêu chuẩn về
diện tích nhỏ nhất được vẽ trên bản đồ thì được xác định có xét đến đặc điểm
khu vực và tỉ lệ bản đồ.
Cần phải đặc biệt chú ý đến sự khái quát đúng đắn hình dạng đường viền
của các đối tượng đất và thực vật. Đối với đường viền có diện tích nhỏ hơn tiêu
chuẩn quy định nếu xét thấy cần phải thể hiện thì cho phép cường điệu kích
thước hoặc là dùng kí hiệu ngoài tỉ lệ.
4.1.4.6. Tổng quát hoá các đường ranh giới hành chính chính trị
Trên các bản đồ biểu thị ranh giới quốc gia và ranh giới các đơn vị phân
chia hành chính. Ranh giới các đơn vị hành chính (đối với nước ta là xã, huyện,
tỉnh) được thể hiện trên bản đồ kể từ cấp nào, điều đó được quy định tuỳ thuộc
vào mục đích của bản đồ và tỉ lệ của nó.

102
Các đường ranh giới phải được biểu thị theo các tư liệu mới nhất và chính
xác nhất. Các đường ranh giới quốc gia phải được biểu thị đặc biệt tỉ mỉ. Xét
trong điều kiện của tỉ lệ bản đồ thì sự khái quát các đường ranh giới là ít nhất.
Cần phải đặc biệt chú ý thể hiện những chỗ rẽ ngoặt và những chỗ uốn.
Những đối tượng ở gần ranh giới quốc gia phải thể hiện rõ ràng.
4.2. Công tác tổ chức thành lập bản đồ
4.2.1. Giới thiệu chung về qui trình thành lập bản đồ
Các đối tượng trên mặt đất cũng như các quá trình trừu tượng, các hiện
tượng gắn với sự định vị trong không gian đều có thể diễn đạt bằng bản đồ thông
qua quá trình thành lập bản đồ. Theo nghĩa rộng nhất, thành lập bản đồ là quá
trình vận dụng ngôn ngữ bản đồ để chuyển đổi các thông tin không gian thành
thông tin bản đồ, theo mục đích nào đó.
Hoạt động thành lập bản đồ đã có lịch sử lâu đời gắn liền với lịch sử văn
minh của loài người. Có thể lấy ví dụ: Người thượng cổ đã biết vẽ hoặc khắc
trên đá, trên đất nung các hình vẽ khu vực cư trú hoặc chỉ dẫn đường đi bằng các
ký hiệu tượng hình, đó là những sản phẩm bản đồ sơ khai đầu tiên. Sự phát triển
của các sản phẩm bản đồ luôn gắn liền với các bước phát triển khoa học công
nghệ qua các thời kỳ, từ kỹ thuật đo, vẽ thủ công, cơ khí hoá đến điện tử hoá.
Thuật ngữ “Thành lập bản đồ” trong tiếng Việt có thể hiểu tương đương
với thuật ngữ “Mapping”, “Map making” trong tiếng Anh. Thành lập bản đồ là
một bộ môn nghiên cứu rất rộng và quan trọng của bản đồ học, nhằm nghiên cứu
các vấn đề khoa học và công nghệ để tạo ra các sản phẩm bản đồ. Đối tượng
nghiên cứu của môn Thành lập bản đồ là xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp,
công nghệ và quy trình công nghệ.
Trong thành lập bản đồ hàm chứa nhiều khái niệm, phương pháp luận và
công nghệ. Đây thực sự là một quá trình vận dụng tổng hợp tri thức bản đồ học
cùng một số lĩnh vực khoa học có liên quan Trắc địa, Viễn thám, Toán học, Mỹ
thuật, Công nghệ in, Tin học… và các kiến thức chuyên đề của bản đồ cần thành
lập để thu thập, chế biến thông tin, định vị không gian và mô hình hoá chúng
thành dạng mô hình bản đồ. Các phương pháp mô hình hoá thông tin có thể là:
địa lí, toán học, thống kê, tin học, đồ họa… và các phương pháp mang tính
chuyên đề.
Do tính chất đa dạng và phong phú của các thể loại bản đồ, cũng như phụ
thuộc vào các mục đích sử dụng khác nhau, mà quá trình thành lập bản đồ cũng

103
rất khác nhau về nhiều khía cạnh: mức độ phức tạp, quy mô tổ chức sản xuất,
mức độ đầu tư, thời gian thực hiện, quy trình công nghệ… Có những bản đồ
muốn thành lập phải đầu tư lớn và mất nhiều thời gian để thực hiện nhiều nhiệm
vụ khó khăn và phức tạp như: đo đạc ngoài thực địa, tính toán và xử lí số liệu đo
đạc, biên tập và in ấn. Với trình độ công nghệ của 15 - 20 năm trở về trước thì
việc sản xuất có thể kéo dài hơn chục năm. Điển hình cho các loại này là việc
thành lập những bản đồ tỷ lệ lớn (bản đồ địa hình, bản đồ địa chính…) và những
bản đồ chuyên đề trong các chương trình điều tra cơ bản (bản đồ địa chất, bản
đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo…). Trái lại, có rất nhiều bản đồ (thường là các
bản đồ tỷ lệ nhỏ, bản đồ dùng cho mục đích tuyên truyền, quảng cáo, giảng
dạy…) việc thành lập rất mau chóng và đơn giản, chỉ cần một vài ngày là xong.
Ngày nay, nhờ ứng dụng công nghệ tin học mà các quá trình thành lập bản đồ
được tự động hoá. Nhiều bản đồ có thể được thành lập chỉ trong vài giờ (các tài
liệu cần thiết đã được chuẩn hoá và có sẵn trong máy tính).
Dựa theo đặc điểm công việc, quy trình sản xuất bản đồ thường được chia
ra các giai đoạn chính sau:
+ Chuẩn bị biên tập và thiết kế bản đồ;
+ Biên tập thành lập bản đồ;
+ Trình bày và chuẩn bị in bản đồ;
+ In bản đồ;
+ Phân loại và đóng gói sản phẩm.
Trên thực tế sản xuất bản đồ người ta chia ra làm hai giai đoạn sản xuất
riêng biệt:
* Giai đoạn thiết kế, biên tập bản đồ gốc: Đây là quá trình mang tính khoa
học kỹ thuật, mang tính sáng tạo của người làm ra bản đồ. Nó thể hiện được sự
kết hợp trong lĩnh vực khoa học liên quan đến nội dung bản đồ của các nhà
chuyên môn với các nhà bản đồ. Sản phẩm cuối cùng của giai đoạn này là các
bản gốc biên vẽ, bản gốc tác giả, bản đồ số hoặc bản gốc thanh vẽ, giai đoạn này
được chia làm 2 bước:
- Bước 1: Chuẩn bị biên tập -Thiết kế bản đồ: Là bước đầu tiên của quá
trình thành lập bản đồ. Nội dung là xác định mục tiêu, nhiệm vụ thành lập bản
đồ, cơ sở toán học của bản đồ, thu thập tài liệu, tư liệu liên quan. Dựa vào những
tài liệu tư liệu này để quyết định đo vẽ bổ sung hoặc lựa chọn các yếu tố nội
dung: yếu tố địa lý chung (cơ sở) và yếu tố chuyên đề. Từ các yếu tố nội dung

104
đó tiến hành chọn lựa phương pháp thể hiện để thiết kế chi tiết nội dung bản đồ.
Kết quả của bước chuẩn bị biên tập sẽ là đề cương biên tập bản đồ (Kế hoạch
biên tập bản đồ).
- Bước 2: Biên vẽ, thành lập bản đồ. Là quá trình nghiên cứu đề cương biên
tập để tiến hành vẽ chuyển các yếu tố nội dung. Kiểm tra và hiệu chỉnh. Kết quả
của biên vẽ, thành lập bản đồ là bản gốc biên vẽ hoặc bản gốc tác giả.
* Giai đoạn chuẩn bị in và in bản đồ: Đây là giai đoạn có liên quan đến kỹ
thuật phục chế và in ấn bản đồ. Nó liên quan nhiều đến kỹ thuật của ngành in
như là: phiên hình, phân tô tách màu, chế khuôn in, in thử, in ấn xuất bản đồ. Do
đặc điểm trên, ở giai đoạn này người thực hiện công việc chủ yếu là các công
nhân kỹ thuật in ấn. Vai trò của các nhà bản đồ ở đây là biên tập viên bản đồ kết
hợp với biên tập viên kỹ thuật chỉ đạo thực hiện các công việc và kiểm tra chất
lượng của từng giai đoạn công việc.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thành lập bản đồ:
Muốn thành lập bất kỳ một bản đồ nào, trước tiên cần làm rõ về mục đích
và đối tượng sử dụng bản đồ. Tức là phải trả lời đúng câu hỏi: Bản đồ dùng cho
mục đích gì, những ai sử dụng, sử dụng như thế nào. Điều này sẽ ảnh hưởng
chính đến việc định hướng nguồn tài liệu, xác định nội dung và thiết kế ký hiệu
cho bản đồ.
Sự hiểu biết về ngôn ngữ bản đồ và phương pháp trình bày đồ hoạ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đến công việc thiết kế và biên tập bản đồ. Ngày nay,
trình độ hiểu biết về tin học càng làm cho chất lượng của những công việc này
được nâng cao và giúp người làm bản đồ phát minh ra nhiều ý tưởng hay.
Đối với các bản đồ chuyên đề, rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiến
thức bản đồ học và kiến thức chuyên đề. Để giải quyết vấn đề này, một là đòi
hỏi người làm bản đồ phải nghiên cứu và học hỏi để có hiểu biết đầy đủ về lĩnh
vực chuyên đề của bản đồ. Tuy nhiên điều này khó thực hiện bởi vì một người
làm bản đồ thường phải thực hiện nhiều thể loại bản đồ chuyên đề khác nhau,
không thể có đủ khả năng hiểu thấu được tất cả các chuyên đề. Cách thứ hai phù
hợp hơn là có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà bản đồ và chuyên gia thuộc từng
chuyên đề. Sự phối hợp này đảm bảo cho việc thể hiện nội dung của bản đồ
đúng với mục đích, yêu cầu của bản đồ và đúng với đặc điểm địa lí của hiện
tượng chuyên đề đó.
Tình hình tư liệu có thể thu thập và khai thác sử dụng ảnh hưởng rất nhiều

105
đến việc tổ chức sản xuất, lựa chọn quy trình công nghệ và giá thành sản phẩm.
Nếu tư liệu đã có sẵn ở các dạng bản đồ, văn bản, bảng số liệu, và đặc biệt là đã
được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu của máy tính một cách có hệ thống thì quá
trình thành lập bản đồ được rút ngắn rất nhiều, và giá thành sản xuất cũng rất rẻ.
Trong trường hợp ngược lại, người ta sẽ phải triển khai các công việc điều tra,
đo đạc, phân tích và xử lí số liệu trước khi biên vẽ bản đồ, là việc làm rất tốn
công sức, tiền của và thời gian.
Trình độ và mức độ đầu tư trang bị công nghệ của cơ sở sản xuất có ảnh
hưởng đặc biệt đến chất lượng của bản đồ và mang lại hiệu quả cao về thời gian,
hiệu quả đáng kể về kinh tế. Việc ứng dụng công nghệ tin học và các thiết bị tự
động hoá ở nước ta hiện nay đã cho phép làm ra những sản phẩm bản đồ tinh
xảo, hiện đại và chất lượng cao.
Con người đóng vai trò tổ chức, chỉ đạo và thực hiện trong cả quá trình
thành lập bản đồ. Những người tham gia vào quá trình thành lập bản đồ phải có
kiến thức và trình độ vững vàng về bản đồ học và những vấn đề có liên quan.
Ngoài ra, những lĩnh vực kiến thức khác như: tin học, toán học, địa lí học…
cũng hết sức có ý nghĩa.
4.2.2. Nội dung thành lập bản đồ
Để làm ra một bản đồ phải thực hiện nhiều công việc khác nhau. Nhìn
chung, quá trình thành lập bản đồ bao gồm bốn nhiệm vụ lớn:
- Thiết kế bản đồ (thiết kế kỹ thuật);
- Thu thập thông tin;
- Biên vẽ bản đồ;
- Chế bản và in bản đồ.
Trong thực tế, do nhiều yếu tố khác nhau (tình hình dữ liệu, yêu cầu và
mục đích thành lập bản đồ, tỷ lệ, thể loại bản đồ…) mà quá trình thành lập bản
đồ có thể rất đơn giản hoặc rất phức tạp.
Trong mọi trường hợp, muốn thành lập bất kỳ bản đồ nào, trước tiên cần
làm rõ về mục tiêu của bản đồ, tức là xác định bản đồ thành lập nhằm mục đích
gì, những ai sử dụng, sử dụng như thế nào. Từ đó đặt ra yêu cầu đối với bản đồ:
về thể loại, tỷ lệ, phạm vi, nội dung, độ chính xác, hình thức trình bày, chất
lượng, số lượng in… Người chủ thành lập bản đồ (chủ đầu tư, chủ nhiệm) cho
dù tự thành lập hay giao cho người khác thực hiện cũng phải viết ra một bản đề
cương khái quát, bao gồm những nội dung chính sau đây:

106
- Tên bản đồ, chuyên đề, phạm vi khu vực, tỷ lệ;
- Kích thước khung trong, số lượng mảnh;
- Dạng thành phẩm (dạng tương đồng, bản đồ số, bản đồ nổi…);
- Cơ sở toán học;
- Phương pháp thành lập, công nghệ;
- Yêu cầu về tài liệu;
- Yêu cầu về độ chính xác;
- Yêu cầu về nội dung;
- Yêu cầu về trình bày (màu sắc, ký hiệu, mỹ thuật);
- Yêu cầu về in ấn (số lượng in, chế bản, giấy…).
Đề cương này là cơ sở để triển khai công việc của các quá trình thành lập
bản đồ.
4.2.2.1. Thiết kế bản đồ
Công tác thiết kế bản đồ có nhiệm vụ xây dựng các chuẩn cho bản đồ thành
lập và xây dựng kế hoạch thành lập bản đồ. Sản phẩm của nhiệm vụ này là bản
thiết kế kỹ thuật và quy trình thành lập bản đồ.
Nội dung của công tác thiết kế gồm:
- Nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực;
- Phân tích và đánh giá tài liệu;
- Thiết kế mô hình bản đồ;
- Viết quy trình thành lập bản đồ.
a) Nghiên cứu đặc điểm địa lý
Việc nghiên cứu đặc điểm địa lý khu vực có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp
cho người thiết kế nắm được đặc điểm địa lý của khu vực thành lập bản đồ, đặc
điểm của các đối tượng cần đưa lên bản đồ, trạng thái, sự phân bố của chúng
cùng các mối quan hệ giữa chúng trong không gian. Đó là cơ sở khách quan để
người thiết kế nghiên cứu xây dựng các chuẩn của bản đồ, đặc biệt là việc xây
dựng hệ thống phân loại nội dung, lựa chọn đối tượng, thiết kế ký hiệu, xác định
các chỉ tiêu tổng quát hóa. Ngoài ra, trong các công trình thành lập bản đồ còn
có các nhiệm vụ thực hiện ở ngoài thực địa, việc nghiên cứu khu vực còn ở khía
cạnh tìm hiểu các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, phong tục
tập quán và an ninh để tổ chức nơi làm việc, sinh hoạt và đi lại của các đơn vị
sản xuất.
b) Phân tích và đánh giá tài liệu
Sự thành công của mọi bản đồ là tính đầy đủ, độ chính xác, tính hiện đại,
107
độ tin cậy của nội dung bản đồ. Tất cả các tính chất, đặc điểm trên phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng và sự thu nhập các tư liệu cho thành lập bản đồ.
Có nhiều khi có tư liệu tốt nhưng kết quả cũng chưa đạt, nhưng nếu không
có hoặc tư liệu bản đồ ít thì không thể có kết quả tốt. Do đó, thu thập và phân
tích, đánh giá, lựa chọn tư liệu bản đồ là phần công việc rất khó khăn, phức tạp
trong quá trình thiết kế và thành lập bản đồ.
Tài liệu phải được đánh giá trên các tiêu chí sau đây:
- Mức độ đầy đủ dữ liệu so với yêu cầu về nội dung của bản đồ cần thành
lập;
- Độ tin cậy của tài liệu: Cần xác định tính pháp lý và nguồn gốc của các
thông tin dùng cho việc biên vẽ nội dung của bản đồ;
- Độ chính xác của nội dung trong tài liệu có đảm bảo yêu cầu của bản đồ
thành lập hay không: độ chính xác hình học, độ chính xác thuộc tính và phương
pháp lựa chọn để biểu thị đối tượng;
- Tính hiện thực của dữ liệu: Đó là mức độ phù hợp về thời gian có thể chấp
nhận được của dữ liệu có trong tài liệu so với yêu cầu của bản đồ thành lập;
- Chất lượng tài liệu: Cần đánh giá khả năng thuận lợi hoặc khó khăn khi sử
dụng các tài liệu bằng các phương tiện kỹ thuật hiện có của cơ sở sản xuất.
Khi phân tích, đánh giá cần phân loại tài liệu làm 3 loại:
Tài liệu gốc: Là tài liệu dùng làm cơ sở để biên vẽ phần lớn nội dung của
bản đồ thành lập. Đây thường là các tài liệu đo đạc thực địa, ảnh hàng không,
hoặc các bản đồ có mức độ đầy đủ về nội dung, độ chính xác cao, thông tin mới.
Thông thường tài liệu gốc phải đảm bảo cung cấp trên 60% lượng thông tin cần
biên vẽ.
Tài liệu bổ sung: Là tài liệu dùng để vẽ bổ sung một khu vực hoặc một yếu
tố nội dung của bản đồ thành lập mà trong tài liệu gốc không có hoặc không đạt
yêu cầu. Ví dụ, bản đồ bổ sung về mạng lưới đường xá, ảnh vệ tinh bổ sung về
rừng hay tài liệu thống kê bổ sung về dân số của các đô thị…
Tài liệu tham khảo: Trong khi thành lập bản đồ rất cần đến nhiều tài liệu
tham khảo để xác minh dữ liệu của tài liệu gốc hoặc tài liệu bổ sung, hoặc để
tham khảo về mối quan hệ không gian trong quá trình biên vẽ.
c) Thiết kế mô hình bản đồ
Thiết kế mô hình bản đồ bao gồm những nội dung sau:

108
* Thiết kế bố cục của bản đồ
Bố cục bản đồ là bố trí khu vực được thành lập bản đồ trên bản đồ, xác
định khung của nó, sắp xếp những yếu tố trình bày ngoài khung và những tài
liệu bổ sung.
Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn, trung bình và những bản đồ cũng có hệ chia
mảnh theo kinh vĩ tuyến như chúng, bao giờ cũng định hướng kinh tuyến giữa
theo hướng Bắc Nam. Trong khung của bản đồ chỉ gồm khu vực được vẽ. Biểu
thị khu vực trên đó phải liên tục và không lặp lại trên các mảnh xung quanh. Bố
trí tên bản đồ, số hiệu mảnh bản đồ, tỷ lệ, các tài liệu tra cứu và giải thích… dựa
theo mẫu quy định. Đó là mẫu tiêu chuẩn của bản đồ xuất bản. Tính tiêu chuẩn
của cách bố cục bản đồ phù hợp với điều kiện thành lập và đáp ứng được yêu
cầu sử dụng các mảnh của bản đồ nhiều mảnh. Bố cục của bản đồ khác cũng rất
đa dạng và được xác định bởi nhiều điều kiện. Trước hết phải tính rằng, phần
chính của lãnh thổ cần thành lập bản đồ sẽ đặt bên trong khung bản đồ, các phần
lãnh thổ khác sẽ nằm trên phần còn lại của bản đồ cho đến tận khung.
Nhiệm vụ chủ yếu là đặt sao cho phần chính của lãnh thổ nằm ở trung tâm,
ở vị trí tốt nhất trong phạm vi khung bản đồ, còn các phần khác chỉ thể hiện bộ
phận nào cần thiết để phản ánh đặc trưng địa lý của phần chính lãnh thổ.
Nếu các phần lãnh thổ phụ đó quá lớn thì có thể đặt trên đó chú thích bản
đồ các tài liệu tra cứu, đồ thị, bản đồ phụ và các tài liệu khác của nội dung bản
đồ. Tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ cũng có thể đặt ở bên trong khung. Khi đó ở phần
ngoài khung chỉ đặt những số liệu, những ghi chú phụ. Cũng có phương án đặt
một số các yếu tố đã kể trên ở bên trong khung bản đồ, số còn lại đặt trên vùng
trống của bản đồ.
Chọn cách bố cục và cách trình bày ngoài khung cần cố gắng đạt được sự
thể hiện rõ ràng và sinh động nhất cho nội dung chính của bản đồ, đạt được sự
thuận lợi cho sử dụng và tiết kiệm nhất diện tích bản đồ. Bố cục bản đồ phụ thuộc
nhiều vào tính chất và dạng của lưới chiếu được sử dụng xây dựng bản đồ đó.
* Thiết kế cơ sở toán học
Cơ sở toán học của bản đồ gồm có: Tỷ lệ, lưới chiếu và hệ tọa độ
Tỷ lệ bản đồ cần thành lập thường được xác định ngay từ khi có ý tưởng
thành lập bản đồ hoặc khi xây dựng đề cương khái quát của bản đồ. Trong một
số trường hợp, người thiết kế cũng có thể đề xuất ý kiến khác nếu thấy quy định
ban đầu không hợp lý.

109
Xác định lưới chiếu cho bản đồ cũng là điều cần thiết, nhưng trong từng
tình huống cụ thể việc thực hiện sẽ rất khác nhau. Đối với những bản đồ tỉ lệ lớn
được thành lập theo hệ thống lưới chiếu và phân mảnh quốc gia. Nếu thiết kế
cần phải lựa chọn lưới chiếu phù hợp với bản đồ cần thành lập. Hiện nay, ở hầu
hết các phần mềm vẽ bản đồ và GIS đều có chức năng tính tọa độ các điểm lưới
cho các lưới chiếu được lựa chọn.
* Xác định nội dung của bản đồ
Xác định nội dung bản đồ không chỉ đơn thuần là quy định hoặc kể tên
những yếu tố hoặc đối tượng cần được vẽ trên bản đồ, mà đây chính là bước xây
dựng mô hình khái niệm của bản đồ. Toàn bộ các nội dung thông tin của bản đồ
cần được trình bày ở đây. Trước tiên cần phân biệt phần nội dung chính và phần
nội dung phụ. Phần nội dung chính là các đối tượng địa lý được vẽ trong phạm
vi ranh giới của khu vực lập bản đồ, phần này còn gọi là bản đồ chính. Phần nội
dung phụ là tất cả các bản đồ phụ, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ… nhằm phản ánh
một hoặc một số khía cạnh của các phần nội dung chính.
* Thiết kế kí hiệu và chữ
Thiết kế ký hiệu (theo nghĩa rộng là trình bày bản đồ) là một phần quan
trọng trong quá trình xây dựng mô hình ký hiệu hình tượng của bản đồ, nhằm
phản ánh các đối tượng địa lý đã được lựa chọn, bằng ngôn ngữ bản đồ. Nó đòi
hỏi các nhà thiết kế ngoài kiến thức bản đồ vững vàng còn phải có óc thẩm mỹ
lẫn khả năng tư duy sáng tạo cao. Quá trình này có liên quan mật thiết với quá
trình thiết kế nội dung, trong nhiều trường hợp nếu cùng thiết kế nội dung và ký
hiệu thì sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
* Viết bản thiết kế kỹ thuật
Tổng hợp các kết quả thiết kế được trình bày trong một văn bản được gọi là
bản vẽ kỹ thuật, là văn bản mang tính pháp ký, được cơ quan chủ đầu tư phê
duyệt, dùng để chỉ đạo toàn bộ tất cả các khâu trong quá trình thành lập bản đồ.
Trong bản thiết kế còn nêu những hướng dẫn kỹ thuật cần thiết, tương tự như
một quy trình chi tiết.
4.2.2.2. Thu thập thông tin
Thông tin là nguyên liệu đầu vào để xây dụng nội dung của bản đồ. Muốn
biên tập một bản đồ, trước hết phải tìm hiểu xem các thông tin cần thiết có thể
khai thác từ đâu? Ngày nay, thu nhận thông tin cho thành lập bản đồ hoặc các hệ
thông tin địa lý rất được coi trọng. Nó được hiểu theo nghĩa rộng là ngành khoa

110
học về thu nhận thông tin Trái đất. Các phương pháp thu thập thông tin Trái đất
hiện đại được ra đời nhờ các thành tựu khoa học mới nhất của công nghệ tin
học, thông tin và các ngành có liên quan đặc biệt là công nghệ viễn thám và định
vị vệ tinh.
4.2.2.3. Biên vẽ bản đồ
Biên vẽ bản đồ là quá trình lựa chọn và chuyển đổi thông tin từ các dạng
tài liệu khác nhau sang dạng đồ họa và định vị chúng lên bề mặt bản đồ theo quy
tắc của bản đồ học (cơ sở toán học, phương pháp biên vẽ, phương pháp tổng
quát hóa, phương pháp biểu thị và trình bày) và tuân theo các quy định của bản
thiết kế kĩ thuật (hoặc bản kế hoạch biên tập) đã duyệt.
Sản phẩm của quá trình biên vẽ có thể là: bản tác giả, bản gốc biên vẽ, bản
gốc biên thanh vẽ, bản đồ số, bản đồ màu.
- Bản tác giả là bản vẽ do cơ quan hoặc người chủ của bản đồ (tác giả)
thành lập, phản ánh nội dung chuyên đề và phương pháp thể hiện nội dung đó
đúng như các quy định trong bản thiết kế kĩ thuật, nhưng chất lượng đồ học có
thể chưa cao, là hình ảnh của bản đồ chính thức của bản đồ chính thức sắp in ra,
được dùng để trình duyệt, xin xuất bản và để chỉ dẫn các quá trình kĩ thuật tiếp
theo như biên vẽ, thanh vẽ, chế bản.
- Bản gốc biên vẽ do cơ quan sản xuất thực hiện, là bản vẽ đầy đủ toàn bộ
nội dung của bản đồ (nội dung chính cũng như nội dung phụ và mọi chi tiết cần
thiết) theo đúng quy định kĩ thuật nhưng màu sắc của bản vẽ thì có thể quy định
khác với màu chính thức sẽ in ra vì lí do đảm bảo các điều kiện kĩ thuật của
khâu chụp ảnh và chế bản. Bản biên vẽ có ý nghĩa là một mô hình nội dung
đúng đắn của bản đồ tương lai, tiếp theo sẽ được vẽ lại với chất lượng cao.
- Bản gốc biên thanh vẽ là kết quả của quá trình biên vẽ chất lượng cao với
nét vẽ và màu vẽ được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn của quá trình làm bản gốc
thanh vẽ.
4.2.2.4. Chế - in bản đồ
Chế - in gọi đầy đủ là chế bản và in bản đồ, là quá trình gồm nhiều bước
kĩ thuật tiếp theo sau quá trình thanh vẽ, nhằm làm ra sản phẩm cuối cùng là bản
đồ màu in trên giấy.

111
Chương 5
BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TẬP BẢN ĐỒ

5.1. Bản đồ địa hình


Bản đồ địa hình theo phân loại bản đồ là bản đồ địa lý chung. Bản đồ địa
hình thường có tỷ lệ lớn, biểu hiện các yếu tố trên bản đồ một cách đầy đủ, chi
tiết và chính xác, về phương diện này bản đồ địa hình thuộc nhóm bản đồ tra
cứu. Bản đồ địa hình thể hiện các đối tượng có trong một khu vực trên bề mặt
trái đất, trên đó bản đồ phản ánh những thành tạo của thiên nhiên, cũng như
những kết quả hoạt động thực tiễn của con người mà mắt ta có thể cảm nhận
được. Song trên bản đồ địa hình không đưa lên tất cả mọi đối tượng có trên mặt
đất, mà chỉ bao gồm một lượng thông tin nhất định phụ thuộc bởi không gian,
thời gian và mục đích sử dụng. Tính không gian xác định giới hạn khu vực được
tiến hành đo vẽ và thành lập bản đồ. Tính thời gian ghi nhận trên bản đồ địa hình
hiện trạng của bề mặt trái đất tại thời điểm đo vẽ. Mục đích sử dụng và tỷ lệ chi
phối nội dung và độ chính xác của bản đồ. Yếu tố không gian và mục đích sử
dụng ảnh hưởng trực tiếp tới việc chọn tỷ lệ bản đồ. Còn yếu tố thời gian cho
phép xác định độ tin cậy có trên bản đồ.
Như vậy, bản đồ địa hình được định nghĩa như sau:
“Bản đồ địa hình là một mô hình đồ họa về mặt đất, nó cho ta khả năng
nhận thức bề mặt địa lý bằng cái nhìn tổng quát, dễ thấy, dễ lấy thông tin, đếm
đọc chi tiết hoặc đo đạc chính xác. Dựa vào bản đồ địa hình có thể nhanh chóng
xác định được: tọa độ, độ cao của bất kỳ điểm nào trên mặt đất; khoảng cách và
phương hướng giữa hai điểm; tính được chu vi, diện tích hay khối lượng của
một vùng; và hàng loạt các chỉ số khác... Ngoài ra trên bản đồ địa hình còn phản
ánh được các định tính, định lượng, định hình, trạng thái của các yếu tố địa lý và
ghi chú địa danh của chúng”.
5.1.1 Mục đích sử dụng và yêu cầu đối với bản đồ địa hình
- Các bản đồ địa hình là các bản đồ địa lý chung có tỉ lệ lớn hơn và bằng
1:100.000 (Theo quốc tế). Chúng có vai trò rất lớn trong thực tế sản xuất,
trong nghiên cứu khoa học và trong quân sự. Các bản đồ địa hình được dùng
làm tài liệu cơ bản để thành lập các bản đồ chuyên đề, bản đồ địa lý chung có
tỉ lệ nhỏ hơn.

112
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:500 và 1:1000 để lập thiết kế kỹ thuật các xí
nghiệp công nghiệp và các trạm phát điện, dùng để tiến hành công tác thăm dò
và tìm kiếm thăm dò chi tiết và tính toán trữ lượng các khoáng sản có ích,
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:2.000 và 1:5.000 thường được dùng để thiết kế
mặt bằng các thành phố và các điểm dân cư khác, dùng trong công tác quy
hoạch và cải tạo ruộng đồng…
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:10.000 và 1: 25.000 thường dùng trong công
tác quy hoạch ruộng đất và làm cơ sở đo vẽ thổ nhưỡng, thực vật; dùng để thiết
kế các công trình thuỷ nông; dùng trong công tác quản lý ruộng đất; dùng để
chọn nơi xây dựng các trạm thuỷ điện; dùng trong công tác thăm dò địa chất chi
tiết; dùng để chọn các tuyến đường sắt và đường ô tô; dùng trong công tác quy
hoạch và cải tạo riêng; dùng để khảo sát các phương án quy hoạch thành phố…
- Các bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 và 1:100.000 được sử dụng trong nhiều
ngành kinh tế quốc dân, chúng thường có tác dụng sau: dùng trong công tác quy
hoạch và tổ chức các vùng kinh tế, dùng để chọn sơ bộ các tuyến
đường sắt, đường ô tô, kênh đào giao thông, dùng để nghiên cứu các vùng về
mặt địa chất, thuỷ văn… Các bản đồ tỉ lệ 1:100.000 là cơ sở địa lý để thành lập
các bản đồ chuyên đề tỉ lệ lớn và trung bình như: bản đồ địa chất, bản đồ thổ
nhưỡng và một số bản đồ khác.
Những yêu cầu cơ bản đối với bản đồ địa hình là:
- Bản đồ phải rõ ràng, dễ đọc, cho phép định hướng nhanh chóng ở
thực địa.
- Các yếu tố biểu thị trên bản đồ cần phải đầy đủ, chính xác, mức độ tỉ mỉ
của nội dung cần phải phù hợp với mục đích sử dụng bản đồ và đặc điểm khu
vực, lãnh thổ bản đồ thể hiện.
- Có đầy đủ các đặc điểm, tính chất chung của bản đồ địa lý.
5.1.2. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình
Cơ sở toán học của bản đồ địa hình bao gồm các yếu tố:
Tỉ lệ, hệ thống tọa độ, phép chiếu, sự phân mảnh. (Được quy định theo
VN2000) Theo quy phạm bản đồ địa hình Việt Nam cũng dùng dãy tỉ lệ như hầu
hết các nước khác trên thế giới, gồm các tỉ lệ cơ bản sau 1:2.000, 1:5.000,
1:10.000, 1:25.000, 1:50.000 và 1:100.000, 1: 250.000; 1:500.000.

113
Ở nước ta các bản đồ địa hình được thành lập trong phép chiếu UTM trong
hệ thống múi 60 đối với các bản đồ có tỉ lệ 1:10.000 và nhỏ hơn, trong hệ thống
múi 30 đối với các bản đồ tỉ lệ lớn hơn 1:10.000.
Để tiện sử dụng các bản đồ địa hình người ta phải thiết lập hệ thống phân
mảnh và danh pháp chặt chẽ trên cơ sở phân mảnh và danh pháp của bản đồ tỉ lệ
1:1.000.000.
Trên bản đồ địa hình các kinh tuyến và vĩ tuyến được biểu thị thành các
đường cong, nhưng độ cong của các kinh tuyến rất nhỏ, do đó trên tất cả các bản
đồ địa hình tỉ lệ lớn đều thể hiện thành đường thẳng. Các đường vĩ tuyến trên
các bản đồ tỉ lệ 1:50 000 và lớn hơn được thể hiện như đường thẳng, còn trên
các bản đồ tỉ lệ 1:100.000 và nhỏ hơn thể hiện là đường cong.
5.1.3. Nội dung của bản đồ địa hình
Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình là: thuỷ văn, các điểm dân
cư, các đối tượng công nghiệp, nông nghiệp và văn hoá, mạng lưới các đường
giao thông; dáng đất, lớp phủ thực vật thổ nhưỡng, các đường ranh giới… Tất cả
các đối tượng nói trên được thể hiện trên bản đồ địa hình với độ chi tiết cao và
được ghi chú các đặc trưng chất lượng và số lượng. Khi sử dụng bản đồ địa hình
thì việc định hướng có ý nghĩa quan trọng, do vậy các vật định hướng cũng là
yếu tố nội dung bản đồ địa hình. Các yếu tố cơ bản của nội dung bản đồ địa hình
theo quy phạm được chia thành 7 nhóm, lớp nội dung mức độ chi tiết được thể
hiện theo tỉ lệ bản đồ
5.1.3.1. Địa vật định hướng
Đó là những đối tượng của khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh
chóng và chính xác trên bản đồ, ví dụ: các toà nhà cao, các nhà thờ, cột cây số…
Các địa vật định hướng cũng còn bao gồm một số địa vật không nhô cao so với
mặt đất nhưng dễ dàng nhận biết như ngã ba, ngã tư đường sá, các giếng ở ngoài
vùng dân cư… Trên BĐĐH yếu tố đặc trưng là độ cao của các yếu tố địa hình
địa vật. Do đó trên BĐĐH phải có đầy đủ các yếu tố xây dựng cơ sở toán học
bao gồm:
- Cơ sở trắc địa là các điểm của lưới trắc địa nhà nước và các điểm của lưới
đo vẽ mặt bằng.
- Cơ sở độ cao là các điểm mà độ cao của chúng được xác định bằng
phương pháp hình học hoặc đo cao lượng giác.

114
5.1.3.2. Thuỷ hệ
Các yếu tố thuỷ hệ được biểu thị tỉ mỉ trên bản đồ địa hình. Trên bản đồ
biểu thị các đường bờ biển, bờ hồ, bờ của các con sông lớn được vẽ bằng hai
nét. Các đường bờ được thể hiện trên bản đồ theo đúng đặc điểm của các kiểu
đường bờ.
Trên bản đồ biểu thị tất cả các con sông có chiều dài từ 1cm trở lên. Ngoài
ra còn thể hiện các kênh đào, mương máng, các nguồn nước tự nhiên và nhân
tạo. Đồng thời còn phải thể hiện các thiết bị thuộc thuỷ hệ như: bến cảng, cầu
cống, trạm thuỷ điện, đập…
Sự biểu thị các yếu tố thuỷ hệ còn được bổ sung bằng đặc trưng chất lượng
và số lượng (độ mặn của nước, đặc điểm, độ cao của đường bờ, độ sâu và độ
rộng của sông, tốc độ nước chảy). Trên bản đồ, sông được thể hiện bằng một nét
hay hai nét là phụ thuộc vào độ rộng của nó ở thực địa và tỉ lệ của bản đồ.
Bảng 5.1. Quy định biểu thị đối tượng sông trên bản đồ địa hình
Độ rộng của sông ở thực địa (m)
Biểu thị sông
1:10.000 1:25.000 1:50.000 1:100.000
- 1 nét <3 <5 <5 <10
- 2 nét cách nhau 0,3 mm 3–6 5 – 15 5 – 30 10 – 60
- 2 nét thể hiện đúng độ
>6 > 15 > 30 > 60
rộng của sông

5.1.3.3. Các điểm dân cư và các địa vật kinh tế, văn hóa và xã hội
Các điểm dân cư là một trong những yếu tố quan trong nhất của bản đồ địa
hình. Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số người và kiểu cư trú
hành chính, chính trị của nó.
Theo kiểu cư trú thì phân ra thành các nhóm: các thành phố, các điểm dân
cư kiểu thành phố (khu công nhân, khu phố ven đường giao thông, nơi nghỉ mát,
các điểm dân cư nông thôn (thôn, ấp, xóm, nhà độc lập...). Tên gọi các điểm dân
cư được thể hiện trên bản đồ địa hình bằng kiểu chữ ghi chú tên của nó.
Khi thể hiện các điểm dân cư trên bản đồ địa hình thì phải giữ được đặc
trưng của chúng về quy hoạch và cấu trúc. Trên các bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì
sự biểu thị các điểm dân cư càng tỉ mỉ, khi thu nhỏ tỉ lệ thì phải tiến hành tổng
quát hoá.

115
+ Trên các bản đồ tỉ lệ 1:5.000 có thể biểu thị được tất cả các vật kiến trúc
theo kích thước của chúng, đồng thời thể hiện đặc trưng của vật liêu xây dựng,
độ rộng của các đường phố cũng được thể hiện theo tỉ lệ bản đồ.
+ Trên các bản đồ tỉ lệ 1:10.000 các điểm dân cư được biểu thị bằng kí hiệu
quy ước các ngôi nhà, các vật kiến trúc riêng biệt, nhưng trong đó đã có sự lựa
chọn nhất định. Trong một số trường hợp phải thay đổi kích thước mặt bằng và
độ rộng của đường phố.
+ Trên các bản đồ tỉ lệ 1:25.000 đến 1:100.000 thì sự biểu thị không phải là
các vật kiến trúc riêng biệt, mà là các ô phố, trong đó đặc trưng chất lượng của
chúng cũng được khái quát. Trên bản đồ tỉ lệ 1:100.000 thì các ngôi nhà trong
các ô phố không được thể hiện, sự thể hiện các đường phố với độ rộng quy định
(0,5 - 0,8 mm) có ảnh hưởng làm giảm diện tích các ô phố trên bản đồ.
Các địa vật kinh tế, văn hóa và xã hội như: nhà máy, tượng đài, đền chùa,
nhà thờ, trường học, tháp cao… là những đối tượng nổi bật trong khu vực chúng
có ý nghĩa kinh tế, văn hóa và xã hội, định vị, định hướng trên bản đồ.
5.1.3.4. Mạng lưới đường sá giao thông và đường dây thông tin liên lạc
Trên các bản đồ địa hình thì mạng lưới đường sá được thể hiện tỉ mỉ về
khả năng giao thông và trạng thái của đường. Mạng lưới đường sá được thể
hiện chi tiết được khái lược là tuỳ thuộc vào tỉ lệ của bản đồ. Cần phải phản
ánh mật độ của mạng lưới đường sá, hướng và vị trí của các con đường, chất
lượng của chúng.
Đường sá được phân ra thành: đường sắt, đường bộ.
Các đường sắt được phân chia theo độ rộng của đường ray, trạng thái của
đường, dạng đầu máy xe lửa... Trên đường sắt phải biểu thị các nhà ga, các vật
kiến trúc và các trang thiết bị khác thuộc đường sắt (tháp nước, trạm canh, các
đoạn đường ngầm, các đoạn đường đắp cao, cầu, cống...).
Các đường bộ được phân ra thành:
1. Các đường ô tô trục
2. Các đường rải nhựa tốt
3. Các đường nhựa thường
4. Các đường đá tốt
5. Các đường đất lớn

116
6. Các đường đất nhỏ
7. Đường mòn.
Trên các bản đồ tỉ lệ 1:10.000 và lớn hơn biểu thị tất cả các con đường, trên
bản đồ tỉ lệ 1:25.000 thì biểu thị có chọn lọc các con đường trên đồng ruộng và
trong rừng ở nơi có mật độ cao. Ở các bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn thì có sự lựa chọn và
khái quát cao hơn.
Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường sá. Phải biểu thị các con
đường đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm dân cư với nhau với các ga xe lửa, các
bến tàu, sân bay và các con đường dẫn đến các nguồn nước...
5.1.3.5. Dáng đất và chất đất
Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng các đường bình độ.
Những yếu tố dáng đất mà đường bình độ không thể hiện được thì biểu thị bằng
các kí hiệu riêng. Ngoài ra, trên bản đồ địa hình còn ghi chú độ cao.
Khoảng cao đều trên bản đồ địa hình được quy định như sau:
Bảng 5.2. Quy định khoảng cao đều trên bản đồ địa hình
Khoảng cao đều (m) Khoảng cao đều (m)
Tỷ lệ Tỷ lệ
Nhỏ Trung Lớn Nhỏ Trung Lớn
bản đồ bản đồ
nhất bình nhất nhất bình nhất
1:2.000 0,5 1,0 2,0 1:100.000 20,0 20,0 40,0

1:5.000 1,0 2,0 5,0 1:250.000 20,0 40,0 40,0

1:10.000 2,5 2,5 5,0 1:500.000 50,0 50,0 100,0

1:25.000 2,5 5,0 10,0 1:1.000.000 50,0 100,0 200,0

1:50.000 10 10 20

Để thể hiện đầy đủ các tính chất đặc trưng của địa hình, đặc biệt là với
vùng đồng bằng, người ta còn vẽ thêm các đường bình độ nửa khoảng cao đều
và đường bình độ phụ ở những nơi cần thiết. Khoảng cao đều lớn nhất thường
chỉ dùng cho những vùng núi cao.
Trước khi biên vẽ dáng đất thì phải xác định rõ những đặc điểm chung và
những dạng địa hình cơ bản và đặc trưng của nó.
Trên các bản đồ địa hình cần phải thể hiện chính xác và rõ ràng các dạng

117
địa hình có liên quan đến sự hình thành tự nhiên của dáng đất như: các dãy núi,
các đỉnh núi, yên ngựa, thung lũng, các vách nứt, rãnh xói, đất trượt… và các
dạng có liên quan với sự hình thành nhân tạo như: chỗ đắp cao, chỗ xẻ sâu... Sự
biểu thị dáng đất trên bản đồ địa hình phải đảm bảo cho người sử dụng bản đồ
có thể thu nhận được các số liệu về độ cao, độ dốc với độ chính xác cao, đồng
thời đảm bảo phản ánh một cách đúng đắn sự cắt xẻ ngang và cắt xẻ đứng của bề
mặt...
Tổng quát hoá dáng đất là loại trừ các chi tiết nhỏ không quan trọng, đồng
thời cho phép cường điệu các dạng địa hình đặc trưng do không gian phản ánh
được đầy đủ khi chuyển khoảng cao đều của bản đồ tài liệu sang khoảng cao đều
của bản đồ cần thành lập.
Chất đất được biểu thị trên bản đồ địa hình gồm có:
+ Đá tảng, bãi đá, dòng sỏi đá…
+ Cát (bãi cát phẳng, cồn cát, đụn đồi cát…)
+ Đất chua, phèn, sét…
5.1.3.6. Lớp phủ thực vật, thổ nhưỡng
Trên các bản đồ địa hình biểu thị các loại rừng, bụi cây, vườn cây, đồn
điền, đồng cỏ, đài nguyên, cát, đất mặn, đầm lầy... Ranh giới của các khu thực
phủ và của các loại đất thì được biểu thị bằng các đường chấm, ở diện
tích bên trong đường viền thì vẽ các kí hiệu quy ước đặc trưng cho từng loại
thực vật hoặc đất.
Ranh giới của các loại thực vật và đất cần được thể hiện chính xác về
phương diện đồ hoạ, thể hiện rõ ràng những chỗ ngoặt có ý nghĩa định hướng.
Các đầm lầy được phân biệt biểu thị: các đầm lầy qua được, các đầm lầy khó
qua, đầm lầy không qua được, ngoài ra còn ghi độ sâu của đầm lầy. Rừng được
phân biệt biểu thị: rừng già, rừng non, rừng rậm, rừng thưa, rừng bị cháy rừng bị
đốn… Ghi rõ độ cao trung bình của cây, đường kính trung bình, khoảng cách
giữa các cây và loại cây.
Khi biên vẽ thực vật và loại đất thì phải tiến hành lựa chọn khái quát. Việc
lựa chọn thường theo tiêu chuẩn kích thước, diện tích nhỏ nhất của các đường
viền được thể hiện lên bản đồ ở những nơi tập trung nhiều đường viền có diện
tích nhỏ hơn tiêu chuẩn thì không được loại bỏ, mà phải thể hiện bằng cách kết

118
hợp với các loại (đất hoặc thực vật) khác, hoặc gộp vào một đường viền chung,
hoặc dùng kí hiệu quy ước không dùng đường viền.
5.1.3.7. Ranh giới và tường rào
Ngoài đường biên giới quốc gia, trên các bản đồ địa hình phải biểu thị các
địa giới của các cấp hành chính. Cụ thể là trên các bản đồ tỉ lệ 1:50.000 và lớn
hơn thì biểu thị từ địa giới xã trở lên, trên bản đồ tỉ lệ 1:100.000 thì không biểu
thị địa giới xã. Các đường phân chia địa giới hành chính chính trị đòi hỏi phải
thể hiện rõ ràng chính xác. Do đó có các ký hiệu phân biệt ranh giới chính xác,
ranh giới chưa chính xác và các mốc địa giới, ranh giới.
Trên các bản đồ địa hình tỉ lệ lớn còn thể hiện chi tiết các ranh giới như:
tường rào, ranh giới thửa đất, loại tường rào (bằng đất, cây xanh, dây thép gai,
xây gạch…).
Các yếu tố nội dung bản đồ số được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 chuyên
đề là: cơ sở toán học, thuỷ hệ, địa hình, dân cư, giao thông, ranh giới và thực
vật. Các yếu tố thuộc một nhóm lớp được chuẩn hoá thành một tệp tin
riêng.
Trong một nhóm lớp, các yếu tố nội dung lại được sắp xếp theo từng
lớp. Cơ sở của việc phân chia nhóm lớp là các quy định về nội dung BĐĐH
trong các quyển “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000” ban
hành năm 1995 và “Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000, 1:100.000” ban
hành năm 1998.
Theo quy định chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nội dung bản đồ
địa hình gồm bảy nhóm chính sau:
- Nhóm cơ sở toán học bản đồ gồm điểm khống chế mặt bằng và độ cao
các cấp, khung, lưới tọa độ.
- Nhóm địa hình gồm các yếu tố dáng đất, các điểm độ cao.
- Nhóm hệ thống thuỷ văn bao gồm các yếu tố thuỷ văn và các đối tượng có
liên quan.
- Nhóm hệ thống giao thông gồm các loại đường giao thông và các công
trình liên quan.
- Nhóm dân cư gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế xã hội, chính
trị, lịch sử.

119
- Nhóm ranh giới bao gồm đường biên giới, mốc biên giới, địa giới hành
chính các cấp, ranh giới khu cấm, ranh giới sử dụng đất.
- Nhóm thực vật gồm ranh giới thực vật và các yếu tố liên quan.
* Ghi chú trên bản đồ địa hình
Ghi chú tên: vùng dân cư, biển, vịnh, sông ngòi, cửa sông, mương máng,
hồ, đảo, nguồn, núi, đầm lầy…
Ghi chú giải thích: Dùng để phân biệt hoặc nói rõ tính chất của địa vật, ghi
giải thích bao gồm tên sản phẩm của nhà máy, xí nghiệp, sản phẩm của mỏ tính
chất của hồ, giếng nước, nguồn nước, tính chất của mặt đường và khả năng đi
lại, tính chất của đập, loại cây của rừng cây, tên cột mốc biên giới, tường thành,
đình chùa nổi tiếng, các danh lam thắng cảnh…
Ghi chú số liệu: Dùng để nói rõ độ cao của điểm trên mặt đất, độ cao các
điểm khống chế và đường bình độ, gò đống, vách đứng, vách sụt, núi đá, ngọn
đá, độ sâu của khe, hố đất, độ rộng, độ dài và trọng tải của cầu...
* Trình bày khung và ngoài khung bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình của mỗi quốc gia là bản đồ đã được chuẩn hóa (Thành lập
theo quy trình, quy phạm). Do đó ngoài nội dung thể hiện trong khung bản đồ,
việc trình bày khung và ngoài khung bản đồ địa hình cũng được quy định
thống nhất cho mỗi nhóm tỉ lệ bản đồ (mẫu trình bày khung bản đồ địa hình
được đính kèm).
5.1.4. Hệ thống ký hiệu quy ước cho bản đồ điạ hình
Ký hiệu bản đồ là những hình vẽ được quy ước chung để biểu diễn cho
những địa vật về mặt chất lượng cũng như số lượng. Trên bản đồ địa hình, khu
vực được biểu diễn bằng một hệ thống ký hiệu qui ước cùng với chữ, số, ghi chú
các địa danh và các giải thích ngắn gọn. Ký hiệu cho biết hình dạng, vị trí không
gian và những đặc tính của địa vật. Chúng rất dễ nhận biết và dễ nhớ. Các địa
vật cùng loại thường được biểu diễn bằng những ký hiệu có những nét giống
nhau. Màu sắc, kích thước và đặc điểm trình bày ký hiệu cũng có một ý nghĩa
nhất định.
Trong bản đồ học, người ta phân ký hiệu ra làm ba loại là ký hiệu diện,
vùng (theo tỷ lệ), ký hiệu điểm (ngoài tỷ lệ) và ký hiệu đường, tuyến (nửa tỷ lệ).
Ký hiệu diện, vùng (theo tỷ lệ) là những ký hiệu được sử dụng để biểu diễn

120
những đối tượng có kích thước lớn. Khi biểu diễn chúng lên bản đồ, chúng vẫn
giữ được mối tương quan về cạnh, chiều dài và góc. Thông thường đó chính là
đường viền của đối tượng. Đường viền được đưa lên bản đồ bằng những đường
đứt đoạn hay đường liền nét, song phải giữ được hướng nằm của nó và được
dạng chính của đường nét trên thực tế. Bên trong đường viền có thể có nền màu
hay ký hiệu khác để nói lên bản chất của hiện tượng nằm trong đường viền.
Ký hiệu điểm (ngoài tỷ lệ) là những ký hiệu được sử dụng để biểu diễn
những địa vật có kích thước quá bé, không thể biểu diễn các kích thước của
chúng theo tỷ lệ bản đồ. Đó là những biểu tượng hình học nhỏ hay những hình
vẽ đơn giản của những đối tượng mà chúng tượng trưng. Một điểm nào đó trên
hình vẽ sẽ được gắn toạ độ để chỉ đúng vị trí thực của vật ấy ngoài thực địa.
Đối với các ký hiệu hình học hoàn chỉnh (như hình tròn, hình vuông, hình
sao, tam giác, hình chữ nhật…) trọng tâm của ký hiệu phải trùng với vị trí thực
của địa vật trên thực tế. Các ký hiệu có đáy rộng như nhà máy, đền chùa, bảng
thông tin, lô cốt ngầm… thì vị trí thực sẽ nằm tại giữa đường đáy đó. Các ký
hiệu có đáy là một hình góc vuông thì vị trí địa vật sẽ nằm ở đỉnh góc vuông.
Các ký hiệu không có đường đáy như hang động, lò nung, cửa thành, cổng
chào… thì vị trí thực nằm ở giữa hai đầu đáy ký hiệu.
Ký hiệu đường, tuyến (nửa tỷ lệ) dùng để biểu thị những đối tượng có sự
phân bố kéo dài theo đường, tuyến như: sông, suối, đường, ranh giới… người ta
dùng ký hiệu nửa tỷ lệ (còn gọi là ký hiệu tuyến). Ký hiệu tuyến là loại ký hiệu
chỉ giữ được tỷ lệ theo chiều dài đối tượng. Chiều rộng của nó thường được biểu
diễn tăng lên so với thực tế. Chính vì vậy mà không thể xác định độ rộng bằng
cách đo trực tiếp trên bản đồ như với chiều dài.
Ngoài các nét vẽ ký hiệu, trên bản đồ địa hình còn có thể thấy các chữ ghi
địa danh, tên điểm dân cư, các chữ số độ cao, số dân, các chỉ số của rừng… Các
chữ ghi này được trình bày bằng các màu sắc khác nhau, cỡ chữ to, nhỏ
khác nhau. Toàn bộ chữ ghi trên bản đồ giúp việc truyền đạt thông tin về nội
dung bản đồ nên cũng được coi là một loại ký hiệu. Để có được trữ lượng thông
tin lớn, chữ và ghi chú trên bản đồ được trình bày trên khuôn mẫu nhất định
(quy định trong bộ ký hiệu cho BĐĐH ở các tỉ lệ khác nhau) về cỡ chữ, kiểu
chữ, độ nghiêng và màu sắc của chữ.

121
5.1.5. Các phương pháp thành lập bản đồ địa hình
Bản đồ địa hình có thể thành lập bằng nhiều phương pháp: phương pháp đo
vẽ trực tiếp ngoài thực địa, phương pháp biên vẽ từ các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn,
phương pháp đo vẽ từ nguồn ảnh hàng không, ảnh vệ tinh.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay thì vấn đề đặt ra là đo vẽ
Bản đồ địa hình theo phương pháp nào cho phù hợp và hiệu quả Bản đồ địa hình
được thành lập theo các phương pháp như sơ đồ sau:
5.1.5.1. Đo trực tiếp ngoài thực địa
Khi thành lập các bản đồ tỷ lệ lớn, đòi hỏi phải xác định chính xác vị trí
của các đối tượng trên mặt đất, đồng thời không có một nguồn thông tin tài liệu
nào khác đáp ứng các yêu cầu của bản đồ cần thành lập thì người ta phải thu
thập thông tin nguyên thuỷ trực tiếp ngoài thực địa.
Ở phương pháp này do đặc điểm phân bố của các thông tin cần thu thập
cho bản đồ mà các thiết bị trắc địa (máy kinh vĩ, máy thuỷ bình, máy đo dài,
toàn đạc điện tử, GPS...) dùng để thực hiện công việc ngoài thực địa cũng như
quy trình công nghệ được ứng dụng cho từng thể loại bản đồ, tỉ lệ bản đồ cũng
rất khác nhau. Đo vẽ ngoài thực địa thuật ngữ này dùng để chỉ các phương pháp
đo đạc trên mặt đất để thành lập các bản đồ địa hình, địa chính, và một số bản
đồ chuyên đề tỷ lệ lớn (thông thường ứng dụng cho các bản đồ tỷ lệ 1:10.000
và lớn hơn).
Các quy định chung về phương pháp đo đạc trực tiếp:
1. Phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình được áp dụng đối với các khu vực
có diện tích nhỏ, được yêu cầu đo vẽ với độ chính xác cao. Kết quả đo đạc ghi
nhận dưới dạng số hoặc trên giấy phù hợp với việc lập bản đồ địa hình dạng số
và xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý.
2. Phương pháp đo đạc trực tiếp địa hình sử dụng thiết bị đo đạc chuyên
dụng tiếp cận trực tiếp điểm đo để thu nhận các thông số cần thiết để xác định
tọa độ, độ cao điểm cần đo từ tọa độ, độ cao các điểm lưới khống chế.
3. Trước khi đo vẽ phải khảo sát thực địa, thu thập tư liệu và lập dự án,
thiết kế kỹ thuật dự toán, đề cương kỹ thuật, luận chứng kinh tế kỹ thuật (sau
đây gọi chung là thiết kế kỹ thuật). Thiết kế kỹ thuật được lập cho toàn bộ
công tác trắc địa trên khu đo hoặc cho từng công đoạn, nhưng phải bao gồm

122
từng hạng mục công việc và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước
khi thi công.
4. Máy đo và thiết bị sử dụng phải được kiểm định, kiểm nghiệm, hiệu
chỉnh theo đúng quy định.
5. Công tác kiểm tra chất lượng phải tiến hành thường xuyên, chặt chẽ và
kịp thời từ khi thi công đến khi kết thúc công trình.
Phương pháp đo vẽ: Sử dụng phương pháp toàn đạc để đo vẽ thành lập bản
đồ. Máy được sử dụng đo vẽ là máy toàn đạc điện tử hoặc máy kinh vĩ. Các số
liệu đo góc, cạnh được ghi vào sổ đo và vẽ sơ hoạ các điểm chi tiết kèm theo.
Trên sơ đồ thể hiện các điểm định hướng, điểm mia đặc trưng địa hình và các
ghi chú cần thiết khác. Tỷ lệ sơ đồ xấp xỉ bằng tỷ lệ bản đồ đo vẽ. Việc tính toán
và chuyển nối các điểm chi tiết lên ván vẽ thực hiện ở trong phòng.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ máy tính kết hợp sự hỗ trợ của
một số phần mềm thì việc áp dụng phương pháp này sẽ giảm bớt khối lượng
công tác nội nghiệp. Bằng cách đưa các số liệu được đo trực tiếp từ ngoại nghiệp
bằng các máy kinh vĩ thông thường, máy toàn đạc điện tử hoặc công nghệ đo
GPS động. Sau đó, chúng ta trút số liệu vào máy theo toạ độ hoặc filedbook và
tiến hành nối điểm có sự hỗ trợ của bảng sơ họa. Thành lập bản đồ có sự hỗ trợ
của máy tính cũng phải dựa trên phương pháp truyền thống hay nói cách khác
sản xuất bản đồ có sự trợ giúp của máy tính là sự kết hợp nhịp nhàng giữa
phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Đạt được độ chính xác cao, thuận lợi cho khu vực thành lập
nhỏ, vùng cần thành lập có địa vật phức tạp, che khuất nhiều, tận dụng sử dụng
được các loại máy móc truyền thống hiện có. Chủ yếu áp dụng cho thành lập
bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ và trung bình (1:25.000, 1:10.0000 và thành lập bản đồ
địa chính).
- Nhược điểm: Tốn nhiều công sức, thời gian thi công kéo dài, chịu nhiều
ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, kém hiệu quả kinh tế. Việc nối các điểm
chi tiết trong phòng theo sơ hoạ thực địa hay theo trí nhớ của người đo vẽ rất dễ
bị nhầm lẫn. Đôi khi không thể thực hiện được khi vùng cần thành lập có địa
hình phức tạp, khó khăn cho việc tiến hành đo đạc tại thực địa.

123
5.1.5.2. Biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn
Phương pháp này được áp dụng khi khu vực cần thành lập đó có bản đồ tỷ
lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới hiệu chỉnh. Có thể sử dụng bản đồ mới
được thành lập cách thời điểm triển khai công tác thành lập khoảng 2 - 3 năm
(tính theo thời điểm thông tin của bản đồ) song trước khi sử dụng phải đánh giá
mức độ biến đổi ở ngoài thực địa so với bản đồ. Nội dung trên bản đồ tài liệu
được coi là mới và chuẩn, người ta tiến hành xác định sự khác nhau giữa bản đồ
cần thành lập với bản đồ tài liệu. Yếu tố nào có trên bản đồ cần thành lập mà
không có trên bản đồ tài liệu thì gạch bỏ trên bản đồ cũ, yếu tố nào thay đổi và
mới có trên bản đồ tài liệu mà không có trên bản đồ cần thành lập (bản đồ gốc)
thì tiến hành chuyển vẽ lên bản đồ gốc thông qua sự tổng quát hoá nội dung bản
đồ và theo quy định trong quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ tương ứng.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Công tác thành lập bản đồ được thực hiện nhanh chóng, đạt độ
chính xác cao, công việc thành lập được tiến hành hoàn toàn trong phòng nên
triển khai công việc khá thuận tiện, chỉ cần sử dụng các phương tiện, dụng cụ
truyền thống.
- Nhược điểm: Phương pháp này chỉ thực hiện được ở khu vực cần thành
lập đó có bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn mới được thành lập hoặc mới hiệu chỉnh.
Độ chính xác của bản đồ đó thành lập phụ thuộc vào độ chính xác của bản đồ tài
liệu và phương pháp chuyển vẽ.
5.1.5.3. Thành lập bản đồ bằng ảnh viễn thám
Đã từ lâu ảnh viễn thám đã được sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả trong
lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình tỉ lệ nhỏ, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ lớn, ảnh
viễn thám còn dùng để thành lập bản đồ địa chính cho các khu vực đất nông,
lâm nghiệp hoặc ở khu vực có độ che phủ ít. Ảnh viễn thám cho ta khả năng đo
đạc tất cả các đối tượng đo mà không nhất thiết phải tiếp xúc hoặc đến gần
chúng, miễn các đối tượng có hình ảnh trên ảnh, ảnh viễn thám giúp ta thu nhập
thông tin địa vật, địa hình một cách nhanh chóng và khách quan. Sử dụng ảnh
viễn thám để thành lập bản đồ cho phép giảm nhẹ công tác ngoài trời, tránh các
ảnh hưởng của thời tiết đối với kế hoạch và kết quả công tác. Giá thành sản
phẩm của các phương pháp đo vẽ ảnh viễn thám thấp hơn các phương pháp đo

124
vẽ trực tiếp 3 lần, thời gian thành lập cũng nhanh hơn rất nhiều và đo vẽ ở mọi
địa hình, đặc biệt những vùng con người không đặt chân tới được.
Hiện nay, các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới nhanh chóng được đáp
ứng vào ngành đo ảnh, vì thế khả năng tự động hoá việc thành lập bản đồ bằng
ảnh rất lớn, càng nâng cao hiệu suất công tác và tính kinh tế của phương pháp.
Trên toàn nước hiện nay (khoảng 98%) hầu hết thành lập bản đồ từ ảnh viễn
thám với các loại tỷ lệ. Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ
bằng ảnh viễn thám theo các phương pháp đo ảnh đơn và đo ảnh lập thể.
a) Đo ảnh đơn
Phương pháp đo ảnh đơn được dùng ở vùng bằng phẳng là chủ yếu, nó
được áp dụng để đo vẽ địa hình khi mà độ chính xác đo độ cao của phương pháp
đo ảnh lập thể khó thoả mãn. Đo ảnh đơn áp dụng cho thành lập bản đồ địa hình
tỷ lệ lớn và bản đồ địa chính rất có hiệu quả ở vùng thổ canh có địa hình bằng
phẳng.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao, được ứng dụng trong thành lập bản đồ vùng
rộng lớn, bằng phẳng, bản đồ có yêu cầu khoảng cao đều và độ chính xác độ cao
ngoại lệ.
- Nhược điểm: Khối lượng công tác ngoại nghiệp khá nhiều do đó làm giảm
tính ưu việt của phương pháp đo ảnh.
b) Đo ảnh tập thể
* Phương pháp đo vẽ trên máy toàn năng.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao và ổn định, năng xuất lao động cao, có điều
kiện làm việc thuận lợi.
- Nhược điểm: Thiết bị sử dụng cồng kềnh và đắt tiền, đòi hỏi những điều
kiện nhất định trong sử dụng và bảo quản, đặc biệt đối với khí hậu nhiệt đới ở
nước ta.
* Phương pháp giải tích.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Độ chính xác cao và ổn định, có điều kiện làm việc thuận lợi.
- Nhược điểm: Thiết bị sử dụng đắt tiền, khối lượng tính toán lớn và phức
tạp, năng suất lao động không cao.

125
* Phương pháp ảnh số.
Nhận xét ưu nhược điểm của phương pháp.
- Ưu điểm: Khả năng tự động hoá cao, điều kiện làm việc thuận tiện do đó
tăng năng suất lao động. Các sản phẩm được lưu trữ dưới dạng số, do đó rất
thuận tiện cho việc chỉnh sửa, cập nhật thông tin cần thiết. Có khả năng trao đổi
thông tin với hệ thống địa lý và hệ thống thông tin đất đai. Các đối tượng đo vẽ
được thể hiện trực tiếp trên mô hình tập thể. Do đó, việc kiểm tra chỉnh sửa các
sai sót trong quá trình đo vẽ được tiến hành thuận tiện. Độ chính xác và đảm bảo
như các máy quang cơ, máy giải tích.
- Nhược điểm: Việc đầu tư cho hệ thống đo ảnh số đòi hỏi chi phí lớn. Bộ
nhớ của máy phải rất lớn. Đối với công tác thành lập bản đồ địa hình, cần phải
có những giải pháp khắc phục cho việc nội suy mô hình số địa hình (DTM) tại
những vùng địa hình đặc biệt. Hiện nay, với việc phát triển của công nghệ tin
học, nhiều trạm ảnh số ra đời làm cho giá thành sản phẩm giảm nhiều. Do đó
phương pháp đo ảnh số đang chiếm ưu thế trong sản xuất và dần được áp dụng
phổ biến hơn. Đây là công nghệ thành lập bản đồ của hiện tại và của tương lai.
5.1.6. Hiệu chỉnh các bản đồ địa hình
5.1.6.1. Khái niệm chung
Theo biến đổi của thời gian thì nội dung của các bản đồ địa hình trở nên
không phù hợp với thực tế khách quan, để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền
của người ta cần phải tiến hành hiệu chỉnh bản đồ. Hiệu chỉnh bản đồ tức là
làm cho nội dung của nó phù hợp với tình trạng hiện tại của đối tượng bản đồ
bằng cách tiến hành những tu sửa có tính chất cục bộ và làm mới nội dung của
bản đồ.
Tốc độ “cũ hoá” của bản đồ thì phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội của khu vực, lãnh thổ bản đồ thể hiện. Bản đồ của những vùng mới
xây dựng có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế sẽ bị cũ hoá nhanh. Quyết định về
việc tiến hành hiệu chỉnh thì phải trên cơ sở nghiên cứu những biến đổi khu vực,
tầm quan trọng của những đối tượng biến đổi, mức độ hiện thời của bản đồ …
5.1.6.2. Điều kiện tiến hành hiệu chỉnh bản đồ
Bản đồ chỉ thực hiện hiệu chỉnh khi nội dung trên bản đồ thay đổi < 40% so
với hiện tại. Nếu nội dung trên bản đồ thay đổi > 40% thì thành lập bản đồ mới.

126
Bản đồ cần phải hiệu chỉnh trong các trường hợp:
- Sự thay đổi của các đường ranh giới hành chính quốc gia.
- Sự xuất hiện của các điểm dân cư mới và sự thay đổi nhiều của các điểm
dân cư mới và sự thay đổi của các điểm dân cư cũ (quá trình đô thị hoá).
- Xây dựng các tổ hợp công nghiệp mới hoặc mở rộng đáng kể các tổ hợp
công nghiệp đã có.
- Sự xuất hiện các đường sắt mới, đường giao thông mới…
- Có biến động do ảnh hưởng của thiên tai: động đất, bão, lũ lụt, sóng thần,
trượt lở đất đá...
Các bản đồ địa hình được hiệu chỉnh theo một trình tự nhất định. Trước hết
hiện chỉnh các bản đồ tỉ lệ lớn nhất, sau đó căn cứ vào bản đồ đã hiệu chỉnh tiến
hành lần lượt hiệu chỉnh.
5.1.6.3. Các hệ thống hiệu chỉnh bản đồ
Trong sản xuất bản đồ, có 2 hệ thống hiệu chỉnh chủ yếu:
+ Hiệu chỉnh theo chu kỳ: Các bản đồ được hiệu chỉnh sau 1 khoảng thời
gian nhất định. Phụ thuộc vào cường độ thay đổi các yếu tố nội dung bản đồ
ngoài thực địa, tỷ lệ bản đồ, ý nghĩa của khu vực đối với nền kinh tế quốc dân
mà chu kì hiệu chỉnh dao động từ 6 đến 15 năm. Ở những vùng quan trọng nhất
thì sự hiệu chỉnh được tiến hành từ 6 - 8 năm, còn đối với những vùng khác là
10 - 15 năm.
+ Hiệu chỉnh thường xuyên: Thực chất là hiệu chỉnh cập nhật những biến
động cho những khu vực đặc biệt quan trọng và cho bản đồ hàng hải, kết quả
hiệu chỉnh sẽ được ghi lại trong nhật kí bản đồ.
Để tiến hành, người ta phải tổ chức hệ thống thu nhận những thông tin
về sự biến đổi của khu vực. Những thay đổi đó được thể hiện lên các tài liệu
trực nhật. Sau khi có một số lượng nhất định những thay đổi thì tờ bản đồ
được hiệu chỉnh.
5.1.6.4. Các phương pháp hiệu chỉnh
Có 4 phương pháp hiệu chỉnh chủ yếu:
- Hiệu chỉnh trực tiếp ngoài thực địa: Có nghĩa là đem bản đồ cũ ra ngoài
thực địa đối chiếu với khu vực biến động rồi dùng dụng cụ đo đạc trực tiếp và
bổ sung lên bản đồ.
- Hiệu chỉnh bản đồ dựa trên tư liệu ảnh hàng không và vệ tinh: Có thể tiến

127
hành bằng cách sử dụng các bản đồ ảnh, các tấm ảnh đã nắn, cùng với việc sử
dụng bản đồ gốc.
- Hiệu chỉnh nội nghiệp dựa vào những bản đồ có tỷ lệ lớn hơn mới thành
lập hoặc mới hiệu chỉnh.
- Phương pháp kết hợp: Được sử dụng trong trường hợp có đầy đủ các tư
liệu bản đồ ở tỷ lệ lớn, tư liệu ảnh viễn thám, máy móc, nhân lực có thể đo đạc
trực tiếp ngoài thực địa thì sử dụng phương pháp kết hợp sẽ mang tính hiệu quả
cao nhất về kinh tế xã hội.
Việc lựa chọn phương pháp hiệu chỉnh phụ thuộc vào nhiều nhân tố: Tỷ lệ
bản đồ, đặc điểm điều kiện tự nhiên, các tư liệu gốc được sử dụng để hiệu chỉnh.
Phương pháp cơ bản để hiệu chỉnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000 là
phương pháp hiệu chỉnh theo ảnh hàng không.
Để hiệu chỉnh các bản đồ địa hình khái quát thì tốt nhất là dùng phương
pháp hiệu chỉnh theo các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn và hiệu chỉnh theo ảnh chụp
vũ trụ.
Hiệu chỉnh các bản đồ gốc bằng cách đo vẽ ở thực địa thì chỉ tiến hành
trong trường hợp không có điều kiện để ứng dụng 2 phương pháp trên.
Dưới đây là một số nét tổng quan về phương pháp hiệu chỉnh theo ảnh
hàng không.
Khi hiệu chỉnh bản đồ theo ảnh hàng không có thể tiến hành bằng cách sử
dụng các bình đồ ảnh, các tấm ảnh đã nắn, cùng với việc sử dụng bản sao bản đồ
gốc trên nền trong và các bản sao nâu hoặc đen từ các bản đồ gốc đó.
Những vấn đề quan trọng nhất khi hiệu chỉnh bản đồ theo ảnh hàng không
đó là từ các tấm ảnh xác định được những biến đổi của thực địa, đoán đọc ảnh ở
những nơi có biến đổi, chuyển những biến đổi lên bản gốc hoặc bản sao.
Để làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh bản đồ địa hình thường phải sử dụng các
bình đồ ảnh được lập từ các tấm ảnh hàng không mới chụp, các bản sao nét của
các bản gốc in của bản đồ cần hiệu chỉnh được lập trên nền trong, các bản sao
nét của các bản đồ gốc in được lập trên giấy ảnh và dán trên nền cứng. Các bản
sao nét (nâu, xanh) của các bản gốc in được lập trên giấy và dán trên nền cứng.
Bình đồ ảnh, bản gốc in hoặc bản sao nét của nó được dùng để hiệu chỉnh
thì gọi là bản gốc hiệu chỉnh. Sau đó các bản gốc hiệu chỉnh có thể đóng vai trò

128
bản gốc biên vẽ hoặc bản đồ gốc in.
Nếu những thay đổi không nhiều (10 - 15%) thì việc tu sửa được tiến hành
trên bản thanh vẽ, bản gốc hiệu chỉnh sau khi tu sửa sẽ trở thành bản gốc in.
Nếu có số lượng lớn những thay đổi (40 - 45%) sau khi tu sửa, bản gốc
hiệu chỉnh đóng vai trò bản gốc biên vẽ và được chuyển sang bộ phận chuẩn
bị in.
Công nghệ và việc tổ chức các công tác hiệu chỉnh bản đồ chỉ được xác
định sau khi nghiên cứu cơ sở trắc địa của bản đồ cần hiệu chỉnh, những đặc
điểm khu vực và những thay đổi đã xảy ra trên đó, chất lượng của các tư liệu
ảnh hàng không được dùng để hiệu chỉnh.
Quá trình hiệu chỉnh bản đồ bao gồm một số giai đoạn sau:
- Các công tác chuẩn bị: Lựa chọn các tài liệu gốc để hiệu chỉnh, kiểm tra
độ chính xác của bản đồ cần hiệu chỉnh và xác định những đặc trưng của các
biến đổi xảy ra ở khu vực, xây dựng được các phương án kỹ thuật và các chỉ thị
biên tập về hiệu chỉnh bản đồ.
- Công tác hiệu chỉnh trong phòng: Chuẩn bị các bản sao nét từ các tài
liệu bản đồ dùng để hiệu chỉnh, tăng dày mạng lưới đo ảnh, lập bình đồ ảnh hoặc
phóng các tấm ảnh sang tỷ lệ cần thiết, đoán đọc ảnh, hiệu chỉnh nội dung bản
đồ, lập phương án công tác ngoài thực địa.
- Công tác thực địa: Đo vẽ lên bản đồ những đối tượng không nhìn thấy
trên ảnh hoặc xuất hiện sau thời điểm chụp ảnh; kiểm tra ở thực địa những đối
tượng khó đoán đọc trong phòng; thu thập các tên gọi, các đặc trưng chất lượng
và số lượng của các đối tượng.
Sau giai đoạn công tác thực địa, phải tiến hành viết lý lịch cho từng mảnh
bản đồ được hiệu chỉnh.
5.2. Tập bản đồ địa lý
5.2.1. Khái niệm
Tập bản đồ là một hệ thống các bản đồ có sự liên hệ với nhau một cách hữu
cơ và bổ sung cho nhau, được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng
nhất định. Các bản đồ trong tập bản đồ được xây dựng theo một chương trình
địa lý và lịch sử nhất định như một tác phẩm hoàn chỉnh.
Các tập bản đồ ngày nay rất đa dạng và phong phú về phạm vi lãnh thổ

129
biểu hiện, nội dung chuyên đề và kích cỡ bản đồ. Tuy nhiên, tất cả các tập bản
đồ đều có những tính chất sau đây:
- Tính hoàn chỉnh: Được quy định bởi sự thống nhất đầy đủ bên trong của
tập bản đồ. Một tập bản đồ được coi là hoàn chỉnh, đầy đủ khi các bản đồ trong
tập bản đồ phản ánh với mức cần thiết và giải thích được đầy đủ tất cả những
vấn đề thuộc phạm vi chuyên đề theo mục đích của tập bản đồ. Chẳng hạn như,
đối với một tập bản đồ địa lý tự nhiên hoàn chỉnh thì trong đó phải có những bản
đồ phản ánh được những đặc tính cơ bản của các hợp phần địa lý tự nhiên.
- Tính thống nhất: Mỗi tập bản đồ phải đảm bảo sự thống nhất nội tại. Tính
thống nhất của tập bản đồ được thể hiện ở nhiều khía cạnh: Trước hết đó là tính
thống nhất về các nguyên tắc thể hiện và trình tự sắp xếp. Tính thống nhất còn
thể hiện ở sự lựa chọn hợp lý hệ thống các phép chiếu và hệ thống các tỷ lệ được
sử dụng trong tập bản đồ; tính thống nhất của các phương pháp biểu thị và các
phương hướng tổng quát hoá; tính thống nhất của sự trình bày bản đồ (màu sắc,
hệ thống ký hiệu quy ước cho tập bản đồ).
Tính thống nhất của tập bản đồ đảm bảo sự bổ sung lẫn nhau của các bản
đồ, đảm bảo sự phù hợp và khả năng so sánh giữa chúng.
5.2.2. Phân loại các tập bản đồ
Hiện nay, các tập bản đồ đã được thành lập nhằm phục vụ cho nhiều mục
đích khác nhau, với những chủ đề khác nhau, với quy mô lãnh thổ khác nhau và
kích thước khác nhau. Vì vậy, việc phân loại các tập bản đồ là cần thiết nhằm
đảm bảo cho việc thành lập và sử dụng chúng một cách khoa học, thuận tiện.
5.2.2.1. Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
- Tập bản đồ thế giới biểu hiện các đối tượng, hiện tượng mang tính chất
toàn cầu, phậm vi châu lục.
- Tập bản đồ quốc gia phản ánh những đặc điểm địa lý của đất nước (Atlas
quốc gia Việt Nam).
- Tập bản đồ khu vực (vùng hoặc đơn vị hành chính cấp tỉnh) trình bày
những đặc điểm địa lý của các bộ phận lãnh thổ trong phạm vi quốc gia như tập
bản đồ Đông Nam Bộ, tập bản đồ thành phố Hồ Chính Minh...
Đối với các tập bản đồ vẽ biển, chia ra:
- Tập bản đồ các đại dương.

130
- Tập bản đồ biển, các biển của từng khu vực.
5.2.2.2. Phân loại theo nội dung (theo chủ đề)
- Tập bản đồ địa lý chung phản ánh những đặc điểm địa lý chung nhất.
- Tập bản đồ địa lý tự nhiên biểu hiện những đặc điểm địa lý tự nhiên
chung hoặc địa lý tự nhiên bộ phận (tập bản đồ địa mạo, địa chất, tập bản đồ vật
lý, tập bản đồ khí hậu thủy văn...).
- Tập bản đồ kinh tế, xã hội, biểu hiện nền kinh tế quốc dân và các ngành
kinh tế, dân cư, xã hội (tập bản đồ dân cư, tập bản đồ công nghiệp, tập bản đồ
nông nghiệp, tập bản đồ thương nghiệp, tập bản đồ giao thông, tập bản đồ y tế,
tập bản đồ văn hoá giáo dục, tập bản đồ môi trường, tập bản đồ lịch sử).
- Tập bản đồ địa lý tổng hợp, biểu hiện toàn bộ các đặc điểm địa lý lãnh thổ
bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và hành chính chính trị.
5.2.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng
- Tập bản đồ giáo khoa: Thường nội dung của nó phù hợp với chương
trình dạy học trong nhà trường.
- Tập bản đồ tra cứu khoa học: Dùng trong nghiên cứu khoa học, phục vụ
sản xuất và các mục đích sử dụng khác.
- Tập bản đồ du lịch: Các bản đồ trong tập bản đồ này thể hiện mạng lưới
đường giao thông, các danh lam thắng cảnh, các nhà hàng khách sạn, nơi vui
chơi giải trí, các tụ điểm sinh hoạt văn hoá. Trong tập bản đồ du lịch ngoài các
bản đồ còn có nhiều trang, bài viết, tranh ảnh để giới thiệu và bổ trợ cho nội
dung tập bản đồ.
- Tập bản đồ quận sự: Nội dung phục vụ cho đảm bảo an ninh, quốc
phòng của vùng lãnh thổ.
- Các tập bản đồ khác: Được thành lập theo mục đích sử dụng cụ thể.
5.2.2.4. Phân loại theo khuôn khổ, kích thước
- Các tập bản đồ lớn (đại Atlat), kích thước khoảng 60 cm x 45 cm (tập
bản đồ biển của Liên Xô, tập bản đồ quốc gia Việt Nam).
- Các tập bản đồ cỡ trung bình, kích thước khoảng 40 cm x 25 cm.
- Các tập bản đồ cỡ nhỏ (tiểu Atlat).
5.2.3. Đặc điểm thành lập tập bản đồ
Khi xây dựng tập bản đồ thì một trong những vấn đề quan trọng đầu tiên là
xác định đúng cấu trúc của nó.

131
Sự biểu thị lãnh thổ bản đồ cần phải tiến hành theo nguyên tắc từ chung
đến riêng. Trước tiên trong tập bản đồ phải có các bản đồ khái quát toàn bộ lãnh
thổ ở tỷ lệ nhỏ, tiếp theo là những bản đồ của các phần lãnh thổ ở tỷ lệ lớn hơn
và cuối cùng là các bản đồ của các khu vực quan trọng nhất được thể hiện trong
các tỷ lệ lớn nhất đã chọn cho tập bản đồ.
Việc lựa chọn tỷ lệ cho các bản đồ thì phụ thuộc vào những yêu cầu đối với
sự thể hiện nội dung bản đồ; phụ thuộc vào kích thước của khu vực thể hiện và
kích thước của tập bản đồ. Giữa các tỷ lệ cần phải có quan hệ bội số và ước số
đơn giản (dễ chuyển đổi tỷ lệ). Không nên sử dụng nhiều tỷ lệ và có sự khác biệt
nhiều bởi vì điều đó sẽ gây khó khăn cho việc sử dụng.
Khi lựa chọn các phép chiếu cho tập bản đồ thì người ta cố gắng giới hạn
số lượng các phép chiếu khác nhau và cố gắng sử dụng thống nhất phép chiếu
cho các bản đồ cùng kiểu.
Việc lựa chọn phạm vi các bản đồ và sự sắp xếp lãnh thổ bản đồ trên các
trang phải đảm bảo sao cho các đại lục, các quốc gia hoặc các đối tượng tự nhiên
không bị đứt đoạn.
Đề cương chung của tập bản đồ quy định những đòi hỏi về tính thống nhất
đối với nội dung của các bản đồ, đối với phương hướng và mức độ tổng quát
hoá, đối với việc lựa chọn các phương pháp thể hiện và hệ thống các ký hiệu
quy ước, xác định các nguồn tư liệu, công nghệ thành lập và trình bày các bản
đồ. Trong đề cương xác định rõ kiểu và mục đích sử dụng của tập bản đồ, cơ sở
toán học, nội dung, nguyên tắc tổng quát hoá, ký hiệu quy ước, các tài liệu, công
nghệ sản xuất.
Kèm theo với đề cương là sơ đồ bố cục của tập bản đồ, trong đó thể hiện sự
sắp xếp tất cả các bản đồ, kích thước các bản đồ. Đề cương và sơ đồ bố cục
chính là cơ sở chính để thành lập tập bản đồ.
Ngoài ra, tập bản đồ là tác phẩm hoàn chỉnh, nó mang các đặc điểm, tính
chất của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia (ý nghĩa chính trị tư tưởng).
Vì vậy, nội dung của tập bản đồ mà đặc biệt là các vấn đề về kinh tế chính
trị bao giờ cũng mang phong cách, ý nghĩa quan điểm chính trị của người thành
lập. Từ đặc điểm này khi sử dụng các tư liệu bản đồ để thành lập tập bản đồ (đặc
biệt là tập bản đồ thế giới, các quốc gia) cần chú ý chọn lọc và xử lý các thông
tin tư liệu.

132
5.2.4. Những bài thuyết minh trong tập bản đồ và chỉ dẫn địa danh
Trong tập bản đồ, ngoài các bản đồ còn có một số lượng nhất định các bài
thuyết minh, bảng chỉ dẫn, tra cứu tên địa danh.
Các bài thuyết minh có thể chia ra 2 loại:
- Những bài thuyết minh chung về nội dung tập bản đồ, hướng dẫn sử dụng
bản đồ, tập bản đồ.
- Những thuyết minh cụ thể cho các tờ bản đồ nhằm bổ sung, giải thích và
làm phong phú thêm nội dung của bản đồ.
5.2.4.1. Những thuyết minh trong tập bản đồ
Những bài thuyết minh trong tập bản đồ có tác dụng bổ sung rất quan
trọng. Cùng với lời thuyết minh còn có các đồ thị, biểu đồ, bảng biểu… để biểu
thị những đặc điểm biến đổi và phát triển của hiện tượng mà hình ảnh bản đồ
chưa thể biểu thị đầy đủ.
Thuyết minh cho 1 tờ bản đồ hoặc nhóm bản đồ cùng loại thường có bài
viết ngắn gọn, trong đó nói rõ các nguyên tắc thành lập, phép chiếu và biến
dạng, giải thích thực chất các chỉ tiêu và phân loại những tài liệu cơ bản được sử
dụng.
Nếu trong tập bản đồ, các tờ bản đồ chỉ in trong một mặt thì bài thuyết
minh thường được in ở mặt kia, cũng có khi chúng được in ở lề ngoài khung bản
đồ, nếu các tờ bản đồ được in ở cả 2 mặt thì lời thuyết minh được đặt ở phần
giới thiệu hay phần cuối tập bản đồ. Đối với tập bản đồ phải có thuyết minh
nhiều thì chúng được viết thành phần phụ lục riêng, xen kẽ với các thuyết minh
là biểu đồ, bảng biểu, tranh ảnh minh hoạ...
5.2.4.2. Bảng chỉ dẫn, tra cứu tên địa danh
Bảng chỉ dẫn tra cứu tên địa danh thường có trên một số tập bản đồ, đặc biệt
là các tập bản đồ địa lý chung cỡ lớn và cỡ trung bình. Phần chỉ dẫn này thường
được in ở cuối tập bản đồ. Tên các địa danh ghi trên tập bản đồ được sắp xếp theo
một trình tự nhất định để người sử dụng có thể dễ dàng tra cứu, sử dụng.

133
Chương 6
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
Một trong những nhiệm vụ của bản đồ học là thiết kế, biên tập ra các sản
phẩm bản đồ và đề ra phương pháp phân tích sử dụng bản đồ hiệu quả nhất đáp
ứng nhu cầu xã hội. Sử dụng bản đồ là môn học, một bộ phận không thể thiếu
của bản đồ học hiện đại.
6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ, thông tin bản đồ
Trong thực tế phân tích sử dụng bản đồ, một trong những vấn đề phức tạp
và rất quan trọng là đánh giá độ chính xác của bản đồ và độ tin cậy của các kết
quả nghiên cứu được. Độ chính xác bản đồ quyết định phương hướng sử dụng
và mức độ sử dụng của bản đồ.
Sau khi đã xây dựng xong một tờ bản đồ thì trên thực tế độ chính xác của
nó đã được xác định. Độ chính xác của bản đồ bao gồm độ chính xác về hình
học và độ chính xác về nội dung. Độ chính xác của bản đồ phụ thuộc vào tài liệu
gốc để thành lập bản đồ, phụ thuộc vào phép chiếu, sự tổng quát hóa nội dung,
công nghệ biên vẽ và in bản đồ, tính hoàn chỉnh của nội dung bản đồ, tính hiện
đại, mức độ co giãn giấy, trình độ và kinh nghiệm của người thành lập bản đồ...
Đối với các bản đồ chuyên đề, tính đúng đắn và mức độ chi tiết của bảng phân
loại, phân cấp và các phương pháp biểu thị được sử dụng cũng có ảnh hưởng rất
lớn đến độ chính xác của các thông tin thu nhận được từ bản đồ.
6.1.1. Sai số của bản đồ tư liệu
Các bản đồ đều được tạo ra từ các nguồn tư liệu khác nhau. Độ chính xác
của tư liệu bản đồ có ảnh hưởng quyết định đến độ chính xác của bản đồ thành
lập. Ví dụ, độ chính xác của bản đồ địa hình 1/50 000 theo qui định độ chính xác
vị trí mặt bằng, độ cao của địa vật và điểm đường viền so với điểm khống chế là:
Bảng 6.1. Độ chính xác vị trí mặt bằng của bản đồ địa hình 1:50.000
Đồng bằng và đồi Vùng núi
Độ chính xác vị trí mặt bằng ± 25 m ± 37 m
Độ chính xác độ cao ±3m ± 45 m

6.1.2. Độ chính xác của bản đồ biên vẽ, thể loại bản đồ
Các bản đồ biên vẽ tức là bản đồ được thành lập từ các nguồn tư liệu khác
nhau chứ không phải trên cơ sở đo vẽ, có sự chọn lọc và tổng quát hóa nội dung

134
từ các tư liệu đã có. Chính các bản đồ biên vẽ sau này sẽ lại là một nguồn tư liệu
để thành lập ra bản đồ khác. Bản đồ địa hình, bản đồ tra cứu có độ chính xác cao
hơn so với bản đồ phổ thông, giáo khoa.
6.1.3. Sai số cơ sở toán học của bản đồ
+ Sai số theo tỉ lệ bản đồ: bản đồ tỉ lệ lớn độ chính xác cao, bản đồ tỉ lệ nhỏ
độ chính xác thấp.
+ Sai số của phép chiếu bản đồ
6.1.3.1. Sai số của phép chiếu bản đồ địa hình
Trong phép chiếu Gauss, kinh tuyến giữa của múi chiếu là đường chuẩn,
càng xa kinh tuyến giữa, biến dạng càng tăng. Đối với phép chiếu UTM, trong
phạm vi múi 60, 2 điểm nói trên cũng có biến dạng lớn nhất. Nhưng sai số của
phép chiếu trên bản đồ địa hình là nhỏ, do vậy không cần thiết xét đến sai số của
phép chiếu khi thực hiện những công việc đo đạc thông thường trên các bản đồ
địa hình, chỉ những khi phải tiến hành những phép đo có tính chính xác cao thì
mới phải cải chính những sai số do phép chiếu gây ra.
6.1.3.2. Sai số của các phép chiếu dùng trong bản đồ chuyên đề
Đối với các bản đồ chuyên đề, nói chung không có sự thống nhất về phép
chiếu, trừ một số bản đồ chuyên môn như bản đồ hàng hải, bản đồ hàng không,
bản đồ địa chính… Đối với các bản đồ của các khu vực có diện tích nhỏ và nằm
trong phạm vi giữa hai kinh tuyến cách nhau không quá 60, người ta thường
dùng phép chiếu của bản đồ địa hình để thành lập. Đối với các bản đồ của các
khu vực có kích thước lớn hơn hoặc bản đồ toàn quốc, bản đồ bao gồm một số
nước, bản đồ châu lục… người ta phải lựa chọn phép chiếu thích hợp nhất trên
cơ sở xem xét một loạt các nhân tố khác nhau như: vị trí, hình dạng, kích thước
của lãnh thổ, đề tài, mục đích sử dụng, tỷ lệ, phương pháp sử dụng… của bản
đồ. Do vậy, khi phân tích độ chính xác của phép chiếu một tờ bản đồ nào đó,
trước hết phải nhận biết phép chiếu đó là phép chiếu gì, vị trí của các điểm
chuẩn hay các đường chuẩn, hình dạng của các đường đồng biến dạng, những
nơi có biến dạng lớn nhất và trị số biến dạng lớn nhất.
6.1.3.3. Sai số chuyển vẽ cơ sở toán học và chuyển vẽ nội dung
Trong việc sản xuất bản đồ một cách chính qui, việc triển vẽ cơ sở toán học
được triển vẽ bằng máy triển tọa độ vuông góc, sai số triển điểm là ± 0,1 mm.
Trong qui phạm qui định, khi triển vẽ cơ sở toán học, sai số độ dài cạnh
khung không được vượt quá ± 0,2 mm, sai số độ dài đường chéo không được

135
vượt quá ± 0,3 mm. Việc chuyển vẽ nội dung bằng phương pháp chế và cắt bản
lam cho sai số của điểm khống chế, lưới tọa độ < ± 0,1 mm, độ chính xác của
chuyển vẽ nội dung là ± 0,2 mm.
Nếu thành lập bản đồ với sự trợ giúp của máy tính thì sai số của mạng lưới ở
mức độ tương tự như trên, còn sai số chuyển vẽ nội dung coi như không tồn tại.
6.1.4. Sai số do quá trình chuẩn bị in và in bản đồ
Chụp lại tạo ra sai số của độ dài cạnh là ± 0,2 mm. Hơn nữa trong quá trình
in bản đồ lại sinh ra các loại sai số khác nhau. Trong đó chế bản và in chập màu
sinh ra sai số lớn nhất. Sai số in chập có thể tới ± 0,3 mm. Ngoài ra phiên và
phơi chập thì có thể sinh ra sai số ± 0,1 đến ± 0,2 mm.
Sai số co giãn giấy: Giấy bị co giãn do nhiều nguyên nhân như nhiệt độ, độ
ẩm… Theo chiều dọc, biến dạng của giấy thường là ± 0,16%, theo chiều ngang
thường là ± 0,74%.
6.2. Các phương thức và phương pháp phân tích bản đồ
Việc ứng dụng rộng rãi bản đồ trong nghiên cứu khoa học, thực tế sản xuất
và đời sống xã hội thực đòi hỏi có các phương pháp phân tích sử dụng bản đồ
phù hợp.
Có thể dựa vào các cơ sở khác nhau để hệ thống hóa, thí dụ phân chia các
phương pháp theo các đối tượng nghiên cứu (phân biệt các phương pháp
dùng trong địa chất học, thủy văn học, kinh tế học) hay phân loại các phương
pháp theo mục đích nghiên cứu (thu nhận các chỉ số định lượng, phân tích quan
hệ qua lại, nghiên cứu động thái các hiện tượng, dự báo…). Dưới đây, chỉ đề cập
tới 2 cách phân loại: phân loại theo phương thức và phân loại theo phương pháp.
6.2.1. Các phương thức phân tích bản đồ
6.2.1.1. Phân tích bản đồ riêng tờ
Khi tiến hành phân tích một tờ bản đồ riêng tờ bất kỳ nào đó thì có thể tiến
hành phân tích theo một trong các phương thức sau:
- Nghiên cứu sự biểu thị trên bản đồ gốc, không sử dụng bất kỳ một sự biến
đổi nào.
- Nghiên cứu bằng cách biến đổi sự biểu thị trên bản đồ gốc. Phương thức
này được dùng để tiến hành nghiên cứu nhằm một mục đích đặc biệt nào đó.
- Nghiên cứu bằng cách phân giải sự biểu thị bản đồ, đôi khi người ta phải
phân giải sự biểu thị bản đồ ra các thành phần: ví dụ thành phần chủ yếu và
thành phần thứ yếu.

136
6.2.1.2. Phân tích xê ri bản đồ hoặc tập hợp bản đồ
Có ba loại xê ri bản đồ và tương ứng có ba phương thức nghiên cứu chúng:
- Xê ri các bản đồ có cùng một lãnh thổ, ở cùng một tỷ lệ nhưng có các đề
tài khác nhau, được thành lập trên một đề cương chung dùng để nghiên cứu phối
hợp các đề tài khác nhau để tìm hiểu những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc
giữa các loại hiện tượng. Tiến hành nghiên cứu đối với nhiều nhân tố của môi
trường địa lý để chỉ ra những đặc điểm có tính hệ thống của khu vực.
- Xê ri các bản đồ có cùng một lãnh thổ, cùng một đề tài nhưng khác tỷ lệ
được thành lập trên một đề cương chung được sử dụng để nghiên cứu kết hợp
các bản đồ có tỷ lệ khác nhau. Trên cơ sở đó, ta có thể thấy được những quy luật
lớn của hiện tượng và những đặc điểm điển hình có tính chi tiết.
- Xê ri các bản đồ có cùng một lãnh thổ, cùng một đề tài nhưng thuộc các
thời gian khác nhau được nghiên cứu nhằm chỉ ra động thái phát triển của các
hiện tượng, dự báo sự biến đổi theo thời gian.
6.2.2. Các phương pháp phân tích sử dụng bản đồ
- Phương pháp phân tích trực quan (mô tả): Phân tích trực quan là một
phương pháp phân tích bản đồ được ứng dụng rộng rãi. Bản đồ là mô hình kí
hiệu hình tượng không gian, vì thế phân tích trực quan là sự phân tích dựa trên
cơ sở kết hợp giữa sự cảm thụ thị giác và hoạt động tư duy của người sử dụng
bản đồ.
Từ sự phân tích trực quan, người sử dụng bản đồ có thể nhận thấy trên khu
vực mà bản đồ biểu thị có những đối tượng, hiện tượng gì, tìm ra quy luật phân
bố của hiện tượng, những sự ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau và những sự thay đổi
của hiện tượng. Phân tích trực quan là phương pháp được ứng dụng rộng rãi
nhất trong các phương pháp vì phương pháp này không cần đến dụng cụ đo,
đếm và tính toán chính xác, chỉ phụ thuộc vào trình độ của người sử dụng bản
đồ. Phương pháp phân tích trực quan dùng được cho cả các bản đồ riêng tờ và
các bản đồ có liên quan đến nhau (xê ri hoặc atlas). Kết quả là bài viết mô tả các
đối tượng, hiện tượng cho ta biết khái niệm về các đối tượng, hiện tượng được
thể hiện trên bản đồ.
- Phương pháp đồ giải: Là phương pháp căn cứ trên bản đồ để dựng lên
các dạng đồ thị, các biểu đồ để phân tích các đặc trưng của các đối tượng, hiện
tượng. Các đồ hình và biểu đồ dựng được từ bản đồ thì rất đa dạng như: mặt cắt,
biểu đồ khối phối cảnh, biểu đồ hoa hồng…

137
- Phương pháp đồ giải, giải tích: Là phương pháp phân tích dựa trên cơ sở
đo và tính toán các thông tin thu nhận từ bản đồ để được các kết quả đặc trưng
về số lượng, các yếu tố, thông số của đối tượng hoặc hiện tượng. Từ bản đồ, ta
có thể đo và tính được rất nhiều các trị số tương đối hay tuyệt đối như tọa độ
điểm, độ dài, khoảng cách, góc, diện tích, thể tích, độ cao, độ dốc, mật độ,
cường độ, độ uốn khúc…
- Phương pháp giải tích (phương pháp mô hình bản đồ toán): Là phương
pháp dựa trên cơ sở các số liệu gốc thu nhận được từ bản đồ để thiết lập mô hình
toán học của các hiện tượng, các quá trình. Trong phương pháp này, ứng dụng
rộng rãi toán thống kê, lý thuyết thông tin, toán giải tích… Dựa vào phương
pháp này từ nguồn dữ liệu, thông tin bản đồ đã có ta có thể tạo ra các bản đồ dẫn
xuất.
Trên đây là bốn nhóm phương pháp cơ bản để phân tích sử dụng bản đồ.
Tuy nhiên, mỗi phương pháp này không đứng riêng biệt mà tất cả các phương
pháp phân tích tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh cho phép tiếp cận đối tượng
từ nhiều phía khác nhau. Tuỳ thuộc mục đích công việc, điều kiện cụ thể người
ta nghiên cứu lựa chọn các phương pháp phân tích phù hợp nhằm đem lại một
hiệu quả cao nhất, nếu người dùng chọn sai phương pháp thì có thể khi phân tích
sẽ không đem lại kết quả, hoặc cho kết quả kém chính xác gây lãng phí tiền của
công sức.
6.3. Xác định tọa độ, đo độ dài trên bản đồ địa hình
6.3.1. Đo tọa độ địa lý và tọa độ vuông góc trên bản đồ địa hình
6.3.1.1. Đo tọa độ địa lý trên bản đồ địa hình
Xác định tọa độ địa lý của một điểm tức là xác định tọa độ địa lý: kinh độ
và vĩ độ (φ, λ) của điểm đó. Trên bản đồ địa hình, dựa vào lưới các đường kinh
tuyến và vĩ tuyến để xác định tọa độ địa lý của điểm.
- Nếu điểm cần xác định nằm đúng vào giao điểm của hai đường kinh tuyến
và vĩ tuyến trên bản đồ thì tọa độ địa lý của điểm đó là số hiệu của các đường
kinh tuyến và vĩ tuyến đi qua điểm đó.
- Nếu điểm cần xác định không nằm đúng vào giao điểm của hai đường
kinh tuyến và vĩ tuyến trên bản đồ thì phải dựa vào vĩ tuyến và kinh tuyến gần
nhất để xác định tọa độ địa lý của điểm.
Đối với các bản đồ địa hình có tỉ lệ ≤ 1:100.000 thì phải căn cứ vào khung
phút Nam, Bắc và Đông, Tây rồi kẻ ra ô của lưới kinh vĩ tuyến có chứa điểm đó.
Ở hình 6.1 dưới đây là ô RSTU.

138
Hình 6.1. Tính tọa độ địa lý
Để xác định tọa độ địa lý của điểm P, ta cần đọc của điểm góc ô lưới gần
với điểm P nhất. Trong trường hợp này là đọc tọa độ của điểm U. Từ P kẻ PM
vuông góc với UT; PN vuông góc với RU. Dùng thước đo độ dài đoạn PM, PN,
UT và RU. Lưu ý rằng UT và RU tương ứng với 1’ của kinh tuyến và vĩ tuyến.
Do đó ta có:

Vậy công thức chung tính tọa độ địa lý của điểm P là:

6.3.1.2. Đo tọa độ vuông góc (x,y) trên bản đồ địa hình


Trên các bản đồ địa hình có tỉ lệ ≥ 1:100.000, dựa trên cơ sở hai trục tọa độ
vuông góc phẳng Gauss hoặc UTM (kinh tuyến giữa và xích đạo), người ta kẻ
song song một hệ thống các đường nằm ngang và đường thẳng đứng, tạo thành
một lưới ô vuông. Khoảng cách giữa các đường thẳng song song là khác nhau
tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ (bảng 6.2). Trong phép chiếu Gauss hoặc UTM, nửa
phía trái của múi có hoành độ y mang dấu âm, nửa phải của múi có hoành độ y
mang dấu dương. Vì vậy, để thuận lợi trong tính toán và sử dụng bản đồ, người
ta chuyển trục ox sang phía Tây một khoảng là 500 km. Khi đó, giá trị y trong
toàn múi luôn luôn dương. Đối với giá trị x, do nước ta nằm ở bán cầu Bắc và do
phép chiếu lấy xích đạo làm gốc, x = 0 km nên khi tính lên phía Bắc, giá trị x
luôn dương, do vậy không cần phải chuyển trục nữa.

139
Bảng 6.2. Khoảng cách giữa các đường lưới km trên bản đồ theo tỷ lệ
Khoảng cách giữa các đường Khoảng cách tương
Tỷ lệ bản đồ
lưới km trên bản đồ (cm) ứng trên thực địa (km)
1: 500 10 0,05
1: 1.000 10 0,10
1: 2.000 10 0,20
1: 5.000 10 0,50
1: 10.000 10 1,00
1: 25.000 4 1,00
1: 50.000 2 1,00
1: 100.000 2 2,00

Trên bản đồ địa hình, lưới km ăn sâu vào tới khung bản đồ tạo thành những
vạch ngang giữa khung trong và khung giữa. Ở khung Đông và khung Tây của
mỗi tờ bản đồ, trên các vạch ngang đó có ghi số km từ xích đạo đến mỗi cạnh
của các ô vuông nhưng chỉ ở cạnh đầu và cạnh cuối của mỗi tờ mới ghi đầy đủ
số như 2185, còn ở các cạnh giữa chỉ ghi 86, 87, 88… Ở khung Bắc và khung
Nam, trên những vạch dọc có ghi các số dạng xyabc. Trong đó, 2 chữ số đầu xy
để chỉ dẫn rằng tờ bản đồ đó nằm trong múi chiếu thứ xy, còn abc là khoảng
cách tính bằng km từ trục gốc ô vuông đến cạnh của các ô vuông như 18453.
Như vậy, một giá trị tọa độ vuông góc được xác định trên bản đồ địa hình
sẽ cho biết thông tin về vị trí điểm nằm ở múi thứ bao nhiêu, cách kinh tuyến
giữa và xích đạo một khoảng là bao nhiêu.
Ví dụ: Tọa độ vuông góc của một ngôi chùa là: x = 2.185 km, y = 18.453 km.
Điều này có nghĩa là ngôi chùa nằm ở Bắc Bán cầu, cách xích đạo một
khoảng là 2.185 km và nằm trong múi thứ 18, cách gốc tọa độ đã dịch chuyển về
phía Đông một khoảng là 453 km, hay nói cách khác là cách kinh tuyến giữa của
múi 18 về phía Đông một khoảng là: 500 km - 453 km = 47 km.
Căn cứ vào lưới km, ta có thể xác định được tọa độ vuông góc (x,y) của bất
kì điểm nào trên bản đồ.
Muốn xác định tọa độ của điểm A, trước hết phải xác định tọa độ của điểm
a. Theo hình 6.2:

140
Hình 6.2. Tính tọa độ vuông góc
xa = 2.112,000 km, ya = 257,000 km
Qua điểm A vẽ các đường thẳng song song với trục x và trục y. Dùng
compa để lấy đoạn ab và ac đặt lên thước tỉ lệ của bản đồ để đọc được độ dài
của các đoạn đó: ví dụ ab = 0,875 km, ac = 0,565 km. Vậy tọa độ của điểm A
nằm trong múi thứ 18 là: XA= 2.112,875 km, YB=18.257,565 km.
Tương tự, ta cũng có thể tính tọa độ của điểm A thông qua tọa độ của các
điểm góc ô lưới khác.
Một cách khác để xác định tọa độ điểm A là dùng thước đo đoạn ab và ac
rồi lấy độ dài đo được nhân với tỉ lệ bản đồ, sau đó lấy kết quả cộng với xa,ya ra
tọa độ XA, YB.
6.3.2. Đo tính độ dài đoạn thẳng trên bản đồ
Có nhiều cách để đo độ dài một đoạn thẳng hoặc khoảng cách giữa hai
điểm trên bản đồ địa hình. Có thể sử dụng các dụng cụ đo như compa đo, thước
kẻ milimet hay bằng giấy để đo khoảng cách giữa hai điểm. Sau đó lấy trị số
khoảng cách nhân với mẫu số tỷ lệ bản đồ, ta sẽ được kết quả cần tìm. Hoặc có
thể lấy trị số khoảng cách áp vào thước tỷ lệ để đọc ra kết quả. Theo cách này,
kết quả đo sẽ giảm được một phần sai số do co giãn của giấy vì đoạn thẳng cần
đo và thước tỷ lệ đều in trên bản đồ nên chúng có chung hệ số co giãn giấy.
Hai cách nêu trên chỉ phù hợp để đo một đoạn thẳng không quá lớn và nằm
trọn vẹn trên một mảnh bản đồ. Để xác định độ dài đoạn thẳng hoặc khoảng
cách giữa hai điểm cách nhau một khoảng lớn, hoặc hai điểm nằm trên hai mảnh
bản đồ khác nhau thì phương pháp chính xác nhất là dựa theo tọa độ vuông góc
của các điểm. Khoảng cách giữa hai điểm sẽ được xác định theo công thức:

141
Trong đó: L là khoảng cách giữa hai điểm;
x1, x2 là tọa độ của điểm thứ nhất;
y1, y2 là tọa độ của điểm thứ hai.
Điều kiện để dùng được công thức trên là hai điểm đều đã biết tọa độ và
cùng nằm trong một hệ tọa độ như nhau.
6.3.3. Đo tính mật độ sông ngòi
6.3.3.1. Mật độ mạng lưới sông ngòi được thể hiện bằng độ dài trung bình của
sông ngòi trên một đơn vị diện tích

k=

Trong đó: k: hệ số mật độ;


L: tổng độ dài sông ngòi trong khu vực;
P: diện tích của khu vực.
6.3.3.2. Mật độ mạng lưới sông ngòi được thể hiện bằng diện tích trung bình có
1 km sông ngòi
D= =

Trong đó: k: hệ số mật độ;


L: tổng độ dài sông ngòi trong khu vực;
P: diện tích của khu vực.
6.3.4. Đo độ cao, độ dốc, đo diện tích trên bản đồ
6.3.4.1. Xác định độ cao trên bản đồ
Xác định độ cao của các điểm trên bản đồ phải căn cứ vào những đặc điểm
của các đường bình độ (ghi chú độ cao trên đường bình độ), dựa vào các kí hiệu
thể hiện độ cao tuyệt đối như: điểm độ cao của đỉnh núi, đỉnh đồi, các mốc độ
cao trên các đường giao thông, sông suối, các mốc trắc địa… Tuy nhiên, phần
lớn độ cao của các điểm được xác định dựa vào các đường bình độ.
Đối với các điểm nằm trên đường bình độ thì độ cao của đường bình độ
chính là độ cao của điểm đó. Nếu đường bình độ cần tìm là đường bình độ cái
thì trị số ghi trên đường bình độ cái sẽ là độ cao của điểm. Nếu là đường bình độ

142
con thì cần xác định khoảng cao đều giữa các đường bình độ rồi tính chuyền độ
cao từ đường bình độ cái cận dưới lên hoặc từ đường bình độ cái cận trên xuống.
Đối với các điểm không nằm trên đường bình độ mà nằm giữa hai đường
bình độ thì phải nội suy ra độ cao của điểm đó bằng cách sau:
Tính ra khoảng cao đều h giữa hai đường bình độ lân cận với điểm A. Từ
đó tìm ra độ cao của các đường bình độ lân cận.

Hình 6.3. Xác định độ cao trên bản đồ


Coi địa hình xung quanh điểm A là dốc đều. Qua A kẻ một đường thẳng
tương đối vuông góc với hai đường bình độ lân cận tại hai điểm B và C. Đo
chiều dài đoạn BC, AB và AC được lần lượt là SBC, SAB, SAC.
Độ cao được xác định theo công thức:
HA = HC + = HB -

Trong nhiều trường hợp, có khi điểm cần tìm độ cao ở vào một khu vực của
tờ bản đồ mà không có một đường bình độ nào có ghi kèm theo số độ cao. Khi
đó, ta sẽ phải xác định khoảng cao đều nhờ vào thước đo độ dốc đặt bên dưới
mỗi tờ bản đồ. Sau đó phải tìm điểm độ cao có ghi số độ cao trong khu vực của
bản đồ. Từ đó tính chuyền độ cao đến hai đường bình độ lân cận điểm cần tìm
độ cao và tính ra độ cao cho điểm cần tìm.
Trong thực tế, người ta thường muốn biết độ chênh cao giữa các điểm. Khi
đó, chỉ cần tìm độ cao thật giữa các điểm rồi trừ đi cho nhau là được độ chênh
cao giữa chúng.
6.3.4.2. Đo tính độ dốc trên bản đồ
Muốn tìm độ dốc của một sườn dốc hay một đoạn đường nào đó, có thể căn
cứ vào đường bình độ ở chỗ đó mà đo ra. Cách thường dùng nhất là sử dụng
thước đo độ dốc ở khung Nam tờ bản đồ.
Thước độ dốc gồm có hai phần:
Phần thứ nhất để đo độ dốc giữa 2 bình độ con liên tiếp.

143
Phần thứ hai để đo độ dốc giữa 2 đường bình độ cái hoặc vài đường bình
độ con gộp lại.
Để đo độ dốc, ta lấy compa hay băng giấy đo khoảng cách giữa 2 đường
bình độ kề nhau được khoảng cách d rồi đem áp khoảng cách đó vào các đường
dọc của phần thứ nhất thước độ dốc. Đọc số độ ghi dưới chân đường dọc đó, ta
được độ dốc cần tìm.

Hình 6.4. Thước đo độ dốc

Nếu sườn dốc hay đoạn đường muốn tìm nằm trên hai đường bình độ cái
mà giữa hai đường bình độ cái đó, các đường bình độ con cách đều nhau thì ta
có thể gộp lại để đo, khi đó sẽ sử dụng đến phần thước thứ hai.
Nếu sườn dốc giữa hai đường bình độ cái không đều thì phải tách ra đo độ
dốc của từng đoạn nhỏ một, gộp vài ba đường bình độ con cách đều nhau lại để
đo. Khi đó cần lưu ý ở phần thước thứ 2 có chia làm nhiều khoảng, mỗi khoảng
ứng với một đường bình độ con. Nếu đo gộp bao nhiêu đường bình độ con thì
phải áp vào đúng chừng ấy đường trên thước đo độ dốc.
Nếu cần xác định độ dốc giữa hai địa vật trên bản đồ thì trước tiên phải xác
định độ chênh cao giữa chúng, sau đó xác định cự ly phẳng rồi tính góc nghiêng
giữa chúng. Vì độ dốc của địa hình được đặc trưng bằng độ dốc i hay góc dốc V.
Trong thiết kế đường xá, mương máng thường dùng độ dốc i (i tính theo %) còn
trong lâm nghiệp hay dùng góc dốc V (V tính theo độ).
Độ dốc giữa hai điểm A và B của địa hình được tính theo công thức:
i = tanV =

144
B

h
v
A
S
Hình 6.5. Độ dốc
Ở đây h là chênh cao giữa hai điểm A và B, S là khoảng cách nằm ngang
giữa hai điểm.
Như vậy, khi xác định độ dốc giữa hai điểm nào đó trên bản đồ ta phải
xác định độ cao của nó là H1, H2, từ đây tính ra chênh cao giữa hai điểm đó là:
h = H2 – H1
Dùng thước đo chiều dài giữa hai điểm này trên bản đồ là , từ đó tính

ra chiều dài mặt đất STT = SBĐ M rồi sử dụng công thức tính độ dốc.
i = tanV =

6.3.4.3. Đo diện tích trên bản đồ địa hình


Trong sử dụng bản đồ, nhiều trường hợp yêu cầu phải xác định diện tích
của một khu vực có hiện tượng hay diện tích một loạt các đối tượng nằm rải rác
trong vùng. Ví dụ: Xác định diện tích vùng dân cư, tổng diện tích rừng trong
toàn tỉnh, xác định diện tích mặt nước nuôi tôm sú trong toàn huyện… Để đo
tính diện tích dựa trên cơ sở bản đồ có nhiều cách, mỗi cách phù hợp với những
tình huống cụ thể khác nhau.
Phương pháp đo diện tích trên bản đồ bằng máy đo diện tích (hay diện
tích kế) được dùng để đo những vùng có diện tích lớn trên bản đồ, khoảng từ
10 cm trở lên, không thích hợp khi đo những vùng có diện tích nhỏ vì sai số
tương đối lớn.
Đo diện tích trên bản đồ bằng phương pháp lưới thích hợp với những
khu vực có diện tích nhỏ không quá 4 - 5 cm đồng thời thích hợp để đo diện
tích những vùng có dạng hẹp và trải dài. Đo tính diện tích bằng phương pháp
hình học được áp dụng với những khu vực có hình dạng đơn giản hoặc có
dạng hình học.
a). Dùng lưới ô vuông để đo diện tích
Lưới ô vuông dùng để đo diện tích trên bản đồ có cạnh ô vuông thường là
2mm. Để đo diện tích của khu đo thì người ta đặt lưới ô vuông lên trên khu vực
cần đo rồi đếm số ô vuông nằm trọn trong đồ hình. Đối với những ô vuông mà

145
chỉ có một phần ở trong phạm vi đường viền thì lần lượt ước lượng và quy về số
tròn ô vuông.

Hình 6.6. Đo diện tích bằng lưới ô vuông


Diện tích của khu vực sẽ được tính theo công thức: S = n. a2 (n: số ô vuông;
a: cạnh ô vuông).
Để tăng độ chính xác, diện tích khu đo được đo lại một số lần bằng cách
xoay lưới ô vuông đi một góc rồi tính, sau đó lấy trung bình của các lần đo, ta sẽ
được diện tích của khu đo.
b). Đo diện tích bằng lưới các đường song song
Đặt lưới các đường song song lên trên khu vực cần đo rồi đo tổng độ dài
của các đoạn thẳng song song trong phạm vi đường viền, sau đó tính diện tích
theo công thức: S  dl  d l.
Trong đó:
d là khoảng cách giữa các đường song song (thường là 2 mm);
l là tổng độ dài các đường của các đường song song trong phạm vi đường viền.

Hình 6.7. Đo diện tích bằng các đường thẳng song song

146
Khoảng cách giữa các đường song song d càng nhỏ thì độ chính xác càng
cao. Để tăng độ chính xác, người ta cũng tiến hành xoay lưới các đường song
song một số lần rồi tính trị số diện tích trung bình.
Ngoài các lưới dùng để đo tính diện tích đã nói ở trên như: lưới ô vuông,
lưới điểm, lưới lục giác đều, lưới các đường song song, người ta còn sử dụng
nhiều loại lưới khác nữa. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những
điều kiện khác nhau thì lưới các đường song song cho độ chính xác cao nhất.
c) Phương pháp hình học
Nếu hình cần xác định được giới hạn bởi các đường gấp khúc, ta có thể
chia nó ra thành các hình cơ bản như tam giác, hình vuông, hình chữ nhật… rồi
đo các yếu tố tương ứng và tính diện tích từng hình cộng lại ta sẽ được diện tích
hình cần xác định.
SBĐ= S1+ S2+ …
Do diện tích tính được là diện tích trên bản đồ nên muốn tính ra diện tích
thực tế ta phải nhân với M2: STĐ= SBĐ M2 (Với M là mẫu số tỷ lệ trên bản đồ).

Hình 6.8. Xác định diện tích theo phương pháp hình học

147
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006). Quyết định số 09/2006/QĐ-


BTNMT ngày 16/8/2006: Ban hành quy phạm thành lập và chế in bản đồ địa
hình tỷ lệ 1: 250.000, 1: 500.000 và 1: 1.000.000.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014). Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT:
Quy định về bản đồ địa chính.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015). Thông tư số 68/2015/TT-BTNMT:
Quy định kỹ thuật đo đạc trực tiếp địa hình phục vụ thành lập bản đồ địa hình và
cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:500, 1:1.000, 1:2000, 1:5.000.
4. Lâm Quang Dốc (2004). Bản đồ học. NXB. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
5. Triệu Văn Hiến (1992). Bản đồ học. NXB. Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
6. Triệu Văn Hiến (2001). Phân tích bản đồ. NXB. Đại học Mỏ - Địa Chất,
Hà Nội.
7. Lờ Huỳnh (1999). Bản đồ học. NXB. Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Ngọc Nam (Chủ biên), Lê Huỳnh (2003). Bản đồ học chuyên đề.
NXB. Giáo dục, Hà Nội.
9. Ngô Đạt Tam (Chủ biên), Lê Ngọc Nam, Nguyễn Trần Cầu, Phạm Ngọc
Đĩnh (1976). Bản đồ học. NXB. Giáo dục, Hà Nội.
10. Nguyễn Viết Thịnh (2009). Giáo trình bản đồ học đại cương. NXB.
Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội.
11. Tổng cục địa chính (2001). Thông tư số 973/2001/TT-TCĐC, ngày
20/6/2001, Hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000.
12. Nguyễn Thế Việt (2002). Thiết kế biên tập và thành lập bản đồ. NXB.
Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
13. Nhữ Thị Xuân (2003). Bản đồ địa hình. NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

148

You might also like