You are on page 1of 138

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 3


Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ......................................................... 4
1.1. Khái niệm bản đồ và phân loại bản đồ..................................................... 4
1.2. Hình dạng và kích thước của Trái đất. Các mặt quy chiếu trong Trắc địa
......................................................................................................................... 7
1.3. Hệ toạ độ địa lý ........................................................................................ 9
1.4. Phép chiếu UTM và hệ toạ độ vuông góc phẳng ................................... 10
1.5. Hệ thống định vị toàn cầu GPS .............................................................. 13
1.6. Tỷ lệ và chia mảnh bản đồ ..................................................................... 17
1.7. Tổng quát hóa bản đồ ............................................................................. 20
1.8. Kí hiệu bản đồ ........................................................................................ 24
1.9. Phương pháp biểu diễn dáng đất trên bản đồ......................................... 26
1.10. Các phương pháp thành lập bản đồ ...................................................... 30
Chương 2: KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS ... 37
2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển .............................................................. 37
2.2. Nguyên lý và nguồn dữ liệu GIS ........................................................... 38
2.3. Thành phần của GIS............................................................................... 43
2.4. Cơ sở dữ liệu trong GIS ......................................................................... 48
2.5. Mô hình tổ chức dữ liệu không gian vector ........................................... 54
2.6. Chức năng của GIS ................................................................................ 59
2.7. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ........................................................................ 61
Chương 3. MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO ............................................................. 64
3.1. Khái niệm mô hình số độ cao ................................................................ 64
3.2. Dạng dữ liệu mô hình số độ cao ............................................................ 65
3.3. Vai trò của mô hình số độ cao ............................................................... 68
3.4. Các phương pháp thành lập mô hình số độ cao .................................... 69
3.5. Một số ứng dụng mô hình số độ cao ...................................................... 73
Chương 4. MÔ HÌNH VÀ MÔ HÌNH HÓA TRONG GIS ........................ 76
4.1. Khái niệm mô hình và quá trình mô hình hóa ....................................... 76
4.2. Mô hình đồ họa diễn tiến (Cartographic model) ................................... 77
4.3. Mô hình nhị phân (Binary model) ......................................................... 78
4.4. Mô hình chỉ số (Index model) ................................................................ 80
4.5. Mô hình hóa và khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và
quản lý đô thị................................................................................................. 84
Chương 5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG
DỤNG GIS ...................................................................................................... 88
1
5.1. Thiết kế và triển khai hệ thống thông tin địa lý GIS ............................. 88
5.2. Chuẩn hóa dữ liệu GIS ........................................................................... 91
5.3. Ứng dụng GIS trong quy hoạch ............................................................. 94
Chương 6. MỘT SỐ BÀI TOÁN MẪU ....................................................... 98
6.1. Giới thiệu một số phần mềm GIS .......................................................... 98
6.2. Giới thiệu phần mềm ArcGis 10.x ....................................................... 100
6.3. Bài toán truy vấn dữ liệu thuộc tính: ................................................... 107
6.4. Bài toán truy vấn, tìm kiếm, hỏi đáp CSDL theo không gian ............. 109
6.5. Bài toán kết hợp truy vấn thuộc tính và truy vấn không gian .............. 111
6.6. Bài toán thực hành Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị 113
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 138

2
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu giảng dạy “Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý” là tài liệu được
biên soạn để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập của giảng viên sinh viên trong
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tài liệu cung cấp những kiến thức cơ bản về
hai lĩnh vực Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý. Tài liệu giảng dạy này được
biên soạn theođề cương học phần “Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý” đã được
Hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường thông qua.
Tài liệu gồm có 6 chương và phần phụ lục. Chương I nêu tổng quan về
bản đồ, chương II là khái niệm về hệ thống thông tin địa lý, chương III giới
thiệu về mô hình số độ cao, chương IV là các lý thuyết về mô hình và mô hình
hóa trong hệ thống thông tin địa lý, chương V giới thiệu quy trình xây dựng hệ
thống thông tin địa lý và ứng dụng. Các chương trong tài liệu được liên hệ mật
thiết và có tính logic. Chương VI giới thiệu các bài toán mẫu giúp cho người đọc
có thể thực hành và hiểu được quy trình hoàn chỉnh về sự ứng dụng của hệ thống
thông tin địa lý cho các chuyên ngành hẹp. Trong phần phụ lục nhóm tác giả
giới thiệu cách sử dụng phần mềm ArcGIS hỗ trợ cho người học có thể tự thực
hành trên máy tính.
Tài liệu giảng dạy này không những phục vụ cho việc giảng dạy, học tập
học phần “Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý” tại trường mà còn là tài liệu
tham khảo cho bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này.
Mặc dù đã cố gắng song giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để giáo trình được hoàn
thiện hơn.
Chủ biên

3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ
1.1. Khái niệm bản đồ và phân loại bản đồ
1.1.1. Khái niệm bản đồ
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng thông qua một quy
tắc toán học nhất định (hay là phép chiếu bản đồ). Nội dung trình bày trên bản đồ được
lựa chọn thông qua sự tổng quát hóa và được thể hiện trên bản đồ bởi hệ thống các kí
hiệu quy ước mang tính khoa học. Đó chính là định nghĩa chung về bản đồ.
Bản đồ số là bản đồ trên đó có sự chồng xếp các lớp thông tin khác nhau, là tập hợp
của các thông tin được lưu trữ trong máy tính (trong đĩa) dưới dạng số và được thành
lập dưới sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên dùng gắn liền với kỹ thuật
sản xuất bản đồ.
Bản chất của bản đồ là một loại mô hình thông tin. Trong khoa học thuật ngữ mô
hình thông tin được định nghĩa như sau: “Trong công tác nghiên cứu một đối tượng
nào đó, dù là nghiên cứu lý luận hay nghiên cứu ứng dụng, nếu người ta không nghiên
cứu trực tiếp lên đối tượng mà thay bằng nghiên cứu một hệ thống tự nhiên hay nhân
tạo đó được gọi là mô hình” do đó:
Bản đồ là một mô hình nhận thức.
Bản đồ là một mô hình thông tin.
Bản đồ là một dạng ngôn ngữ kỹ thuật đặc biệt (ghi nhận và định vị đối tượng).
Khác với các loại hình nghệ thuật khác mô tả hình ảnh Trái Đất như ảnh hàng
không, ảnh vũ trụ, tranh ảnh, các bài văn mô tả… Bản đồ có đặc điểm riêng:
Mỗi bản đồ đều được xây dựng trên một cơ sở toán học xác định như tỉ lệ và phép
chiếu bản đồ, bố cục bản đồ, các điểm khống chế tọa độ trắc địa…
Các đối tượng và hiện tượng (Nội dung bản đồ) được biểu thị theo một phương
pháp lựa chọn và khái quát nhất định (Tổng quát hóa bản đồ).
Các đối tượng và hiện tượng được biểu thị bằng ngôn ngữ bản đồ – đó là hệ thống
các ký hiệu quy ước.
Bản đồ có ba tính chất cơ bản: tính trực quan, tính đo được, tính thông tin của bản
đồ.
a) Tính trực quan của bản đồ
Tính trực quan của bản đồ được biểu hiện ở chỗ bản đồ cho ta khả năng bao quát và
tiếp thu nhanh chóng các yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ. Một
trong những tính chất ưu việt của bản đồ là khả năng bao quát, biến cái không nhìn
thấy thành cái nhìn thấy được. Bản đồ tạo ra mô hình trực quan của lãnh thổ, nó phản
ánh các hình thức về các đối tượng hoặc các hiện tượng được biểu thị. Qua bản đồ
người sử dụng có thể tìm ra được những quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện
tượng trên bề mặt trái đất.

4
b) Tính đo được của bản đồ
Đây là một tính chất quan trọng của bản đồ, tính chất này có liên quan chặt chẽ với
cơ sở toán học của bản đồ. Căn cứ vào tỷ lệ và phép chiếu của bản đồ, căn cứ vào các
thang bậc của các ký hiệu quy ước… người sử dụng bản đồ có khả năng xác định được
rất nhiều trị số khác nhau như: Toạ độ, biên độ, độ dài, khoảng cách, diện tích, thể
tích, phương hướng và các trị số khác.
Chính do tính chất này mà bản đồ được dùng làm cơ sở để xây dựng các mô hình
toán học của các hiện tượng địa lý và để giải quyết những vấn đề khoa học và thực tiễn
sản xuất. Tính chất đo được của bản đồ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như giao
thông, xây dựng, quy hoạch, quản lý đất đai, v.v..
c) Tính thông tin của bản đồ
Đó là khả năng lưu trữ, truyền đạt cho người đọc những tin tức khác nhau về các
đối tượng và các hiện tượng. Từ những thông tin hiện trạng cho ta những ý tưởng, phát
hiện mới cho tương lai. Ví dụ bản đồ hệ thống giao thông cho người đọc những thông
tin về hiện trạng hệ thống đường xá, từ đó người ta có thể định hướng sử dụng, cải tạo
hay huỷ bỏ, v.v…
1.1.2. Phép chiếu bản đồ
Khi chuyển bề mặt tự nhiên của Trái Đất sang hình chiếu biểu thị nó trên mặt
phẳng (trên bản đồ) thường được thực hiện qua hai bước, trước tiên chiếu mặt đất cùng
với địa hình phức tạp của nó lên ellipxoid Trái đất, sau đó biễu diễn ellipxoid lên mặt
phẳng nhờ một trong những phép chiếu bản đồ.
Phép chiếu bản đồ là phương pháp xác định một mặt toán học nhất định nhằm biểu
thị mặt ellipxoid lên mặt phẳng sao cho mỗi điểm trên mặt cong ứng với mỗi điểm trên
mặt phẳng. Phép chiếu xác định mối quan hệ tương ứng giữa tọa độ địa lý (hay tọa độ
nào khác) của các điểm trên ellipxoid với tọa độ vuông góc (hay tọa độ khác) của
chính những điểm đó trên mặt phẳng.
Quá trình chuyển đổi bề mặt trái đất lên mặt phẳng luôn luôn tồn tại biến dạng và
chưa có phép chiếu nào là hoàn hảo, hiện nay có rất nhiều phép chiếu khác nhau để phục
vụ cho việc thành lập bản đồ. Mỗi một phép chiếu bảo toàn một số đặc tính không gian
nhất định, tùy vào mục đích thành lập bản đồ mà người ta lựa chọn phép chiếu phù hợp.
Các phép chiếu bản đồ được nhóm lại theo đặc tính như sau:
- Phép chiếu đồng góc: góc và hình dáng được bảo toàn, các phép chiếu này có lưới
địa lý hình vuông;
- Phép chiếu bảo toàn diện tích, thể hiện các vùng với kích thước tương đối đúng.
Phép chiếu bảo toàn diện tích còn được gọi là phép chiếu đẳng diện tích hay các phép
chiếu tương đương. Các phép chiếu này, các góc tạo bởi kinh tuyến và vĩ tuyến có thể
không chính xác;
- Phép chiếu bảo toàn khoảng cách, biểu diễn chính xác khoảng cách giữa các điểm
5
trên bản đồ.
- Phép chiếu bảo toàn hướng.
Dựa vào lưới chiếu chuẩn người ta cũng phân biệt các phép chiếu:
- Hình trụ giả: Các vĩ tuyến là những đường thẳng song song với nhau, còn các
kinh tuyến là những đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa có dạng hình thẳng.
- Hình nón giả: Trong đó các vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, còn các kinh
tuyến là những đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa có dạng đường thẳng.
- Hình nón nhiều tầng: Các vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm, còn các kinh tuyến
là những đường cong đối xứng qua kinh tuyến giữa.
Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia Việt Nam: Tại Việt Nam cho đến nay vẫn tồn
tại nhiều loại bản đồ với các lưới chiếu khác nhau như hệ tọa độ địa lý, hệ Gauss, hệ
UTM, hệ HN72 và hệ VN2000 gây ra các khó khăn khi dùng bản đồ từ nhiều nguồn
khác nhau. Hiện nay là dùng hệ VN2000 áp dụng chung thống nhất để xây dựng hệ
thống tọa độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ cơ bản, hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản
đồ hành chính, địa chính và các loại bản đồ chuyên đề khác.
1.1.3. Phân loại bản đồ
Theo nội dung phân ra thành hai loại: Các bản đồ địa lý chung và các bản đồ chuyên
đề.
• Các bản đồ địa lý chung
Bản đồ địa lý chung thể hiện các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội phân bố
cụ thể trên bề mặt trái đất.
Các đối tượng tự nhiên gồm:
- Thuỷ hệ (sông, suối (khô, cạn), biển)
- Dáng đất (địa hình),
- Thực vật.
Các đối tượng kinh tế - xã hội gồm:
- Vị trí quần cư
- Các đường giao thông
- Các đối tượng kinh tế.
- Các đối tượng văn hoá, xã hội.
- Các đường biên giới quốc gia và các đường địa giới hành chính các
cấp.
Các bản đồ địa lý chung phân ra thành hai nhóm: Các bản đồ địa hình và các
bản đồ khái quát.
Các bản đồ chuyên đề
Bản đồ chuyên đề là bản đồ mà nội dung được xác định phụ thuộc vào đề tài cụ
thể của nó.
Các bản đồ chuyên đề được phân ra thành hai nhóm:
6
- Các bản đồ tự nhiên gồm: Các bản đồ địa chất, các bản đồ địa mạo, các bản đồ
khí hậu, các bản đồ thuỷ văn, các bản đồ thổ nhưỡng, các bản đồ thực vật, các bản đồ
động vật.
- Các bản đồ kinh tế xã hội gồm: Các bản đồ dân cư, các bản đồ hành chính -
chính trị, các bản đồ kinh tế, các bản đồ văn hoá, giáo dục và y tế, các bản đồ lịch sử...

1.2. Hình dạng và kích thước của Trái đất. Các mặt quy chiếu trong Trắc địa
1.2.1. Hình dạng tự nhiên và kích thước của trái đất
Ngay từ thế kỷ IX trước Công nguyên, những người theo trường phái Pitago đã
cho rằng Trái Đất có dạng hình cầu nhưng không nêu được chứng cứ. Đến năm 340
trước Công nguyên, Arixtốt, trong cuốn "Về bầu trời" đã đưa ra những luận chứng
chứng minh Trái Đất có hình cầu. Ngày nay, khoa học hiện đại đã đo đạc và chứng
minh được Trái đất có dạng hình tựa cầu, chịu tác động bởi 2 lực là lực hấp dẫn và lực
ly tâm. Trái đất không phải là một vật thể đều đặn, bề mặt tự nhiên của Trái đất là vô
cùng phức tạp và không thể biểu thị bằng công thức toán học tổng quát.
Bề mặt vật lý của quả đất lồi lõm gồ ghề có tổng diện tích khoảng 510 triệu km2
trong đó bề mặt đại dương đã chiếm tới 71% chỉ còn lại 29% là lục địa, đất liền. Nhìn
từ ngoài vũ trụ, quả đất như một quả cầu nước, trong đó đất liền chỉ như những hòn
đảo, độ cao trung bình của đất liền so với mặt biển chỉ bằng khoảng 780m, trong khi
đó độ sâu trung bình của đại dương đạt tới 3800m, chênh lệch giữa nơi cao nhất và nơi
thấp nhất của vỏ quả đất cũng chỉ xấp xỉ 20km. Nếu đem so sánh với kích thước quả
đất có đường kính khoảng 12000 km thì sự lồi lõm bề mặt quả đất thật không đáng kể.
nếu ta hình dung Trái đất như một quả cầu bán kính 6,5m thì những vết gợn trên mặt
chỉ khoảng 1cm, so sánh này cho ta thấy bề mặt trái đất là tương đối nhẵn.
1.2.2. Các mặt quy chiếu trong Trắc địa
1.2.2.1 Mặt thủy chuẩn Trái đất (mặt Geoid)
Người ta quy ước bề mặt đại dương yên tĩnh, kéo dài xuyên qua các các lục địa
tạo thành một mặt cong khép kín làm mặt nước gốc quả đất. Hình dạng quả đất được
tạo bởi mặt nước gốc quả đất khép kín đó có tên gọi là Geoid.
Mặt Geoid có đặc điểm: Tại mọi điểm trên mặt
thủy chuẩn gốc, phương dây dọi (phương trọng lực)
luôn trùng với phương pháp tuyến.
Mặt Geoid là mặt quy chiếu độ cao: mỗi quốc
gia trên cơ sở số liệu quan trắc mực nước biển nhiều
năm từ các trạm nghiệm triều đã xây dựng cho mình
một mặt chuẩn độ cao riêng gọi là mặt thủy chuẩn
gốc. Ở Việt Nam mặt thủy chuẩn gốc được xác định
Hình 1.1. Khối Geoid
7
đi qua điểm gốc có cao độ Ho = 0.000m tại trạm nghiệm triều Hòn Dấu, Đồ Sơn, Hải
Phòng.
Các mặt thủy chuẩn song song với mặt thủy chuẩn gốc được gọi là mặt thủy chuẩn
quy ước do vậy có vô số mặt thủy chuẩn quy ước.
Do sự phân bố không đều của các vật chất có tỷ trọng khác nhau làm biến đổi hướng
trọng lực và làm thay đổi hướng đường dây dọi, nên ngay cả ở trạng thái yên tĩnh Geoid
cũng có một hình dạng phức tạp.
1.2.2.2. Mặt Ellipxoid trái đất
Để có thể giải được các bài toán liên quan đến các công thức toán học cần xác
định một mặt có dạng chính tắc về mặt hình học. Mặt này phải đáp ứng được các yêu
cầu diểu diễn được dưới dạng các phương trình toán học và gần với mặt đất tự nhiên
nhất.
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng bề mặt tự nhiên của Trái đất gần giống với
hình thể của một hình ellip quay quanh trục ngắn của nó. Trong hình học nó có tên là
ellip tròn xoay (ellipxoid).
Kích thước của Elipxoid được xác định bởi các đại lượng sau:
Bán trục lớn (a); Bán trục nhỏ (b); (1.1)
Độ dẹt f = (a – b) /a; Tiêu cự e2 = (1-(b2/a2)) = 2f – f2

Hình 1.2a. Ellipxoid Trái đất Hình 1.2b. Tương quan giữa mặt Geoid
mặt Ellipxoid và mặt cầu Trái đất

Elipxoid trái đất có những tính chất sau:


- Tâm trùng với tâm trái đất;
- Thể tích bằng thể tích trái đất;
- Mặt phẳng xích đạo trùng với mặt phẳng xích đạo trái đất;
- Tổng bình phương chênh cao giữa mặt Elipxoid trái đất và mặt Geoid là nhỏ
nhất;
- Tại mọi điểm trên bề mặt đất phương của pháp tuyến đều vuông góc với mặt
Elipxoid trái đất.

8
Việc xác định chính xác Elipxoid trái đất bằng phương pháp trắc địa đòi hỏi
phải có số liệu đo đạc với mật độ lớn trên khắp bề mặt trái đất, công việc này hết sức
khó khăn. Mặt khác trong lĩnh vực thành lập bản đồ địa hình, vị trí của mỗi quốc gia
trên trái đất là khác nhau nên việc sử dụng chung một Elipxoid trái đất cho toàn bộ các
quốc gia có thể sẽ không phù hợp. Do vậy, bằng số liệu đo đạc của mình, mỗi quốc gia
xây dựng cho mình một Elipxoid riêng gọi là Elipxoid thực dụng hay Elipxoid tham
khảo.
Để làm mặt quy chiếu tọa độ, trước năm 1975 bán đảo Đông Dương, trong đó
có Việt Nam, sử dụng Ellipxoid Clark (1880). Ở miền Nam Việt Nam từ năm 1955
đến năm 1975 sử dụng Ellipxoid Everest. Ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975 và cả
nước đến năm 1999 sử dụng Ellipsoid Krasovski trong hệ tọa độ nhà nước HN – 72.
Kích thước elipxoid này có những giá trị như sau:
a = 6378245m; b = 6356863m;  = 1: 298,3
Từ năm 2000, Việt Nam chuyển qua dùng Ellipxoid WGS-84 (World
Geodetic System 1984) để lập tọa độ quốc gia VN – 2000, với các thông số của
Elipxoid như sau:
a = 6378137m; b = 6356752m;  = 1: 298,257223563.
1.3. Hệ toạ độ địa lý
1.3.1. Khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến
Toạ độ là các đại lượng đặc trưng cho vị trí của các điểm so với điểm gốc,
đường thẳng gốc hoặc mặt phẳng gốc của một hệ toạ độ đã chọn.
Hệ toạ độ địa lý được quy định chung và thống nhất cho toàn bộ quả đất. Một
điểm thuộc hệ tọa độ địa lý sẽ được xác định bởi kinh độ và vĩ độ. Giả sử bề mặt quả
đất là mặt cầu tâm O với trục quay P1P2
Kinh tuyến địa lý là giao tuyến của mặt cầu và mặt phẳng đi qua (chứa) trục
quay P1P2. Mặt phẳng chứa đường kinh tuyến gọi là mặt phẳng kinh tuyến. Đường
kinh tuyến đi qua đài thiên văn Greenwich ở London được gọi là đường kinh tuyến
gốc. Mặt phẳng chứa đường kinh tuyến gốc gọi là mặt phẳng kinh tuyến gốc.
Vĩ tuyến là giao tuyến của của mặt cầu và mặt phẳng vuông góc với trục quay
quả đất. Đường vĩ tuyến tạo bởi mặt phẳng vuông góc đi qua tâm O gọi là đường xích
đạo, còn mặt phẳng chứa đường xích đạo là mặt phẳng xích đạo.
Qua mỗi điểm trên bề mặt quả đất ta đều có thể kẻ được một đường kinh tuyến
và một đưòng vĩ tuyến. Do đó vị trí của một điểm bất kỳ trên bề mặt quả đất được xác
định bằng vĩ độ địa lý  và kinh độ địa lý .
1.3.2. Khái niệm về kinh độ, vĩ độ
Vĩ độ địa lý của điểm P là góc  tạo bởi đường thẳng đứng PO đi qua điểm đó
và mặt phẳng xích đạo. Vĩ độ được tính từ mặt phẳng xích đạo về hai phía Bắc, Nam
tuỳ thuộc vào vị trí của điểm nằm ở nửa bán cầu nào. Điểm nằm ở phía Bắc bán cầu sẽ
có vĩ độ Bắc, còn ở Nam bán cầu sẽ có vĩ độ Nam. Vĩ độ có giá trị từ 00 tại các điểm
trên đường xích đạo đến 900 tại các cực P1 và P2.

9
Kinh độ địa lý của điểm P là góc nhị diện  giữa mặt phẳng của kinh tuyến gốc
và mặt phẳng kinh tuyến của điểm đó.
Trong hệ toạ độ địa lý, kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua đài thiên văn
Grinuych (Greenwich) ở gần London Thủ đô nước Anh. Kinh độ có giá trị từ 0 0 đến
1800 tính từ kinh tuyến gốc về phía Đông và phía Tây bán cầu, ở phía Đông gọi là kinh
độ Đông, còn ở phía Tây bán cầu là kinh độ Tây.
Ví dụ, Thủ đô Hà Nội có toạ độ địa lý gần đúng là:
HN = 210 vĩ độ Bắc (hai mươi mốt độ vĩ Bắc);
HN = 1060 kinh độ Đông (một trăm linh sáu độ kinh Đông).

Hình 1.3: Hệ tọa độ địa lý


Kinh độ  và vĩ độ  được xác định từ các kết quả đo thiên văn. Nếu chúng
được tính từ các số liệu trắc địa đo trên mặt đất sẽ được gọi là kinh độ, vĩ độ trắc địa
và được kí hiệu tương ứng là L và B.
Hệ toạ độ địa lý khá đơn giản nhưng không được tiện lợi trong ứng dụng vì toạ
độ địa lý được tính theo đơn vị đo góc, còn giá trị độ dài ứng với giá trị góc ấy ở
những khu vực khác nhau trên mặt cầu lại khác nhau, mặt khác việc tính toán với
chúng khá phức tạp, vì thế, trong trắc địa, hệ toạ độ vuông góc phẳng được áp dụng
rộng rãi nhất.
1.4. Phép chiếu UTM và hệ toạ độ vuông góc phẳng
1.4.1. Phép chiếu UTM
Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mecator) là phép chiếu hình trụ ngang
đồng góc, nội dung của phép chiếu như sau:
- Trái đất được chia thành 60 múi và đánh số thứ tự từ 1-60, múi 1 bắt đầu từ kinh
tuyến  =180oĐ theo chiều từ Tây sang Đông. Kinh tuyến giữa của mỗi múi được gọi
là kinh tuyến trục.
- Trong phạm vi của phép chiếu UTM, các múi chỉ được chiếu từ vĩ tuyến 80o Nam
đến vĩ tuyến 84o Bắc, phần còn lại được chiếu theo phương pháp khác.
- Lấy tâm O của Elipxoid làm tâm chiếu. Dùng hình trụ ngang cắt Elipxoid, không
tiếp xúc với mặt Ellipxoid tại kinh tuyến trục, cắt nó theo hai cát tuyến cách đều kinh
10
tuyến trục 180km (Hình 1.4). Lúc này kinh tuyến trục nằm phía ngoài mặt trụ còn hai
kinh tuyến biên của múi nằm phía bên trong mặt trụ. Lần lượt chiếu từng múi lên mặt
trụ bằng cách vừa xoay, vừa tịnh tiến. Sau đó, cắt hình trụ theo hai đường sinh và trải
phẳng, được hình chiếu của 60 múi (Hình 1.4).
Đặc điểm của phép chiếu UTM:
- Hình chiếu của xích đạo và hình chiếu của kinh tuyến trục vuông góc với nhau.
- Không làm biến dạng về góc nhưng diện tích bị biến dạng
- Tỷ lệ biến dạng chiều dài tại hai cát tuyến tiếp xúc bằng 1, tại kinh tuyến trục
bằng 0,9996 (Đối với múi chiếu 3o, tỷ lệ này là 0,9999), ngoài kinh tuyến biên tỷ lệ
biến dạng chiều dài lớn hơn 1.
Trong phép chiếu UTM do mặt chiếu nằm vào khoảng giữa kinh tuyến trục và hai
kinh tuyến biên của múi nên độ biến dạng lớn nhất theo chiều dài (trên đường kinh
tuyến giữa múi) là 1 - 0,9996 = 0,0004, nghĩa là với chiều dài 1km thì sẽ biến dạng đi
0,4m. Còn trong phép chiếu Gauss đại lượng biến dạng lớn nhất tại vùng biên của múi
đạt tới 1,3-1,4m trên 1km chiều dài, lớn hơn nhiều so với phép chiếu UTM, đó là một
trong những lý do mà từ năm 2000, chúng ta thay đổi Hệ quy chiếu Quốc gia.

Sau phép chiếu

Hình 1.4. Phép chiếu UTM


Lãnh thổ Việt Nam theo phép chiếu UTM thuộc ba múi 6o : 48, 49, 50.
Bảng 1. Số thứ tự múi và kinh tuyến trục
Kinh tuyến Kinh tuyến
Số thứ tự Kinh tuyến trục
biên tây biên đông
Múi 48 102o 105o 108o
Múi 49 108o 111o 114o
Múi 50 114o 117o 120o
1.4.2. Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM - Hệ VN-2000
Hệ tọa độ vuông góc phẳng:
Tọa độ vuông góc phẳng UTM dựa trên phép chiếu UTM - phép chiếu hình trụ ngang
đồng góc.Trong phép chiếu UTM, hình chiếu kinh tuyến trục vuông góc với hình
chiếu đường xích đạo nên có thể dùng tọa độ vuông góc phẳng theo múi để xác định vị
11
trí các điểm trong múi.
Trong hệ tọa độ này lấy trục X là đường biểu diễn hình chiếu kinh tuyến trục, trục
hoành Y là hình chiếu đường xích đạo. Gốc tọa độ O là giao điểm của kinh tuyến trục
và xích đạo. Hướng dương của các trục toạ độ là từ Nam lên Bắc và từ Tây sang Đông.
Như vậy, các điểm ở Bắc bán cầu đều có tung độ dương, còn hoành độ trong phạm vi
một múi cũng có thể âm hoặc dương. Để thuận tiện cho tính toán và tránh có hoành độ
âm, hoành độ của điểm gốc toạ độ không phải bằng 0 mà lấy bằng 500km, có nghĩa là
tịnh tiến trục OX về phía tây 500km. (Hình 1.5).
Để biết được điểm cần xác định nằm ở múi nào trong 60 múi, trước hoành độ Y
của mỗi điểm được ghi thêm số thứ tự của múi.
Ví dụ, điểm H có toạ độ XH = 2065,83 km; YH = 48.398,45km có nghĩa là điểm H
nằm ở múi thứ 48, cách kinh tuyến trục của múi về bên trái (phía tây) là 101,55km
(500-398,45 = 101,55km) và cách xích đạo về phía bắc 2065,83km.
x(N)

180km

180km
0 500km
t tuyeá n

t tuyeá n
n truïc

10.000km y(E)
kinh tuyeá
caù

caù

Hình 1.5. Hệ tọa độ vuông góc phẳng UTM


- Hệ VN 2000
Bắt đầu từ giữa năm 2001, nước ta chính thức đưa vào sử dụng hệ tọa độ quốc gia
VN–2000 thay cho hệ tọa độ Hà Nội-72. Hệ tọa độ quốc gia VN–2000 sử dụng phép
chiếu UTM, Ellipsoid WGS-84 và Điểm gốc toạ độ quốc gia: Điểm N00 đặt tại Viện
Nghiên cứu Địa chính thuộc Tổng cục Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.Để
thuận tiện cho việc sử dụng, trên bản đồ địa hình còn được kẻ thêm một lưới tọa độ
gồm một hệ thống các đường vuông góc tạo nên một lưới ô vuông. Cạnh các ô vuông
song song với các trục hoành độ và tung độ. Độ lớn các cạnh ô vuông tương ứng với
một khoảng cách nhất định trên thực địa (thường là chẵn km tùy thuộc vào tỷ lệ bản
đồ) và gọi là lưới kilômét.
Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 (gọi tắt là VN-2000) được áp dụng
thống nhất để xây dựng hệ thống toạ độ các cấp hạng, hệ thống bản đồ địa hình cơ bản,
hệ thống bản đồ nền, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính quốc gia
và các loại bản đồ chuyên dùng khác.
12
Ellipsoid quy chiếu quốc gia là Ellipsoid WGS-84 toàn cầu với kích thước:
Bán trục lớn: a = 6378137,0m , Độ dẹt: f = 1:298,257223563
Ellipsoid WGS-84 toàn cầu được xác định vị trí (định vị) phù hợp với lãnh thổ
Việt Nam trên cơ sở sử dụng điểm GPS cạnh dài có độ cao thuỷ chuẩn phân bố đều
trên toàn lãnh thổ.
Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 30 có hệ số điều
chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9999 để thể hiện các bản đồ địa hình cơ bản,
bản đồ nền, bản đồ hành chính tỷ lệ từ 1:10.000 đến 1:2.000. Đối với tỉ lệ bản đồ
1:500.000 và 1:250.000 múi chiếu 6o thì k0 = 0,9996.
1.5. Hệ thống định vị toàn cầu GPS
1.5.1. Nguyên lý cấu tạo hệ thống định vị toàn cầu
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System-GPS) được quân đội Mỹ bắt
đầu nghiên cứu năm 1973 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự. Đầu thập kỷ 80 thế kỷ
20 Mỹ mới cho phép sử dụng GPS trong dân sự. Hệ thống định vị toàn cầu GPS - gọi
đầy đủ là NAVSTAR GPS (Navigation Satellite Timing and Ranging Global
Positioning System)-được coi là một trong những thành tựu khoa học lớn lao nhất của
thế kỷ 20. Cho đến nay, các quốc gia, các trung tâm khoa học trên thế giới vẫn không
ngừng nghiên cứu ứng dụng công nghệ GPS trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó
có kỹ thuật môi trường. Hệ thống định vị toàn cầu GPS bao gồm 3 phần (đoạn) chính:

Mảng không gian:


32 vệ tinh hoạt động
6 quỹ đạo nghiêng 550
Bán kính 20183km
Chu kỳ 12 giờ

Mảng điều khiển:


Mảng sử dụng (máy - Chuẩn tần số
GPS): - Giá trị tuyệt đối giờ GPS
Thu tín hiệu vệ tinh - Tính và phát toạ độ vệ tinh
Tính toạ độ - Thu và kiểm tra tính hiệu

Spring Hawai
Kwajalein

Colorad
o
Ascencion
13 Diego Garcia
Hình 1.6. Hệ thống GPS
Đoạn không gian (Space segment)
Đoạn không gian bao gồm 32 vệ tinh bay ở độ cao xấp xỉ 20200 km, phân bố trên 6
mặt phẳng quỹ đạo gần tròn, các quỹ đạo nghiêng so với mặt phẳng xích đạo một góc
55 0. Cấu tạo như vậy là để từ bất kỳ vị trí nào trên Trái Đất, vào bất kỳ thời điểm nào
trong ngày cũng đều nhìn thấy ít nhất 4 vệ tinh. Trên các vệ tinh đều có đồng hồ
nguyên tử với độ chính xác cao (cỡ 10-12) và thiết bị tạo dao động với tần số chuẩn
10,23MHz. Các vệ tinh liên tục phát 2 tín hiệu sóng tải với tần số:
L1 = 154 fo = 1575,42 MHz
L2 = 120 fo = 1227,60 MHz

Hình 1.7. Đoạn không gian


L1 và L2 thuộc giải sóng cực ngắn, nhờ thế, trên đường xuống Trái Đất, chúng ít chịu
ảnh hưởng của tầng điện ly. Tùy thuộc vào lĩnh vực, mục đích sử dụng và độ chính xác
yêu cầu, các tín hiệu sóng tải L1 và L2 sẽ được điều biến theo một trong 3 mã (code)
sau đây:
C/A code (Coarse/Acquisition Code) - thường gọi là code thô, có tần số thấp (1,023
MHz). Code này chỉ điều biến sóng tải L1, chỉ khi có sự can thiệp của các trạm điều
khiển mặt đất mới có thể điều biến cả L2.
P-code (Pricision Code) - là code chính xác, tín hiệu của P-code có tần số bằng tấn số
chuẩn (10,23MHz), có thể điều biến cả 2 sóng tải L1 và L2. Code này gọi là code tựa
ngẫu nhiên (Pseudorandom Noise) rất khó bị giải mã.
• Đoạn điều khiển (Control segment)
Là tập hợp hệ thống kỹ thuật trên mặt đất nhằm theo dõi và duy trì hoạt động hệ thống.
Toàn bộ hệ thống điều khiển phân bố vòng quanh Trái Đất, bao gồm:
1 trạm điều khiển trung tâm MCS (Master Control Station) đặt ở Colorado Springs
(Mỹ).

14
4 trạm theo dõi (Monitor Tracking Station) đặt ở Hawaii, Ascencion Island, Diego
Garcia và Kwajalein.
3 trạm xử lý số liệu và truyền tín hiệu lên vệ tinh (uplink/dowlink antenae) đặt ở
Ascencion Island, Diego Garcia, Kwajale.
Nhiệm vụ các trạm theo dõi và xử lý số liệu là theo dõi hoạt động các vệ tinh, xử lý số
liệu, chuyển thông tin về MCS để từ đó các thông tin đạo hàng được cung cấp cho các
vệ tinh.

Hình 1.8. Đoạn điều khiển trên mặt đất


• Đoạn sử dụng (User segment)
Đoạn sử dụng bao gồm hệ thống các máy móc, thiết bị thu nhận thông tin từ vệ tinh để
khai thác, sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ GPS được sử dụng phục vụ
rất nhiều mục đích: như dẫn đường các phương tiện giao thông trên biển, trên đất liền,
trên không; xác định tọa độ các đối tượng trên bề mặt đất; cảnh báo động đất, sóng
thần và các tai biến thiên nhiên khác. Công nghệ GPS được ứng dụng mạnh mẽ và có
hiệu quả trong lĩnh vực trắc địa-bản đồ, từ thành lập lưới khống chế cơ sở các cấp đến
đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa hình và mặt cắt. Vì các vệ tinh GPS phát hai tín hiệu
sóng tải L1 và L2 nên các máy thu cũng được chia làm hai loại: máy thu 1 tần số và
máy thu 2 tần số. Hiện nay, trên thế giới có nhiều hãng sản xuất các thiết bị thu tín
hiệu GPS phục vụ công tác trắc địa với các cấu hình, kích thước và mục đích sử dụng
khác nhau, như Trimble Navigation, Ashtech (Mỹ), Sokia, Topcon (Nhật Bản), Leica
(Thụy Sỹ), Geotronics (Thụy Điển), Sersel (Pháp), v.v...
1.5.2. Hệ tọa độ WGS-84
Đây là hệ tọa độ không gian được xây bởi cơ quan bản đồ Mỹ vào năm 1984
và được sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS xác định vị trí điểm trên mặt đất và
trong không gian.
Elipsoid quy chiếu toạ độ WGS84 là Elipsoid toàn cầu WGS84.

15
Hệ tọa độ này có gốc tọa độ là tâm của trái đất. Trục OZ là trục quay của trái
đất, trục OX là giao tuyến của mặt phẳng kinh tuyến gốc (đi qua Greenwich) và mặt
phẳng xích đạo, trục OY vuông gốc với trục OX và nằm trên mặt phẳng xích đạo.

Bảng 2: Các tham số của hệ tọa độ WGS84


Bán trục lớn a 6.378.137m
Bán trục nhỏ b 6.356.752,3m
Độ lệch tâm thứ I e2 0.00669437999013
Độ dẹt  1/298,257223563
Hệ quy chiếu cao độ Mặt Geoid toàn cầu

Z
GreenWich

O Y

Hình 1.9. Hệ tọa độ không gian WGS 84

1.5.3. Nguyên lý định vị


Các điểm mặt đất được định vị GPS trong hệ tọa độ địa tâm xây dựng trên
Elipxoid WGS-84.
Vị trí không gian của điểm A hoàn toàn được xác định bởi ba thành phần toạ
độ vuông góc là XA , YA và ZA. Nhưng làm thế nào để xác định được ba yếu tố XA, YA
và ZA này? (hình 10)
Giả sử : Có một điểm B trong không gian vũ trụ (ví dụ B là một vệ tinh nhân
tạo) đã biết toạ độ vuông góc của nó vào thời điểm T là (XB, YB, ZB).
Bằng một cách nào đó người ta đo được  là khoảng cách từ A đến B (từ điểm
A trên mặt đất đến điểm B là một vệ tinh) tại thời điểm T.
→ →
Gọi R = CA là véctơ định vị điểm A (mặt đất).
Tại thời điểm T sẽ có mô hình toán học tương ứng là:
R (XA, YA, ZA, T) (1.5a)
→ →
Gọi r = CB là véctơ định vị điểm B (vệ tinh).
Tại thời điểm T sẽ có mô hình toán học tương ứng là:
16
r (XB, YB, ZB, T) (1.5b)
→ →
Gọi  = AB là véctơ cự ly từ điểm A đến điểm B ở vào thời điểm T. Theo
phép toán véctơ ta có:
→ → →
 = r− R (1.5c)
Từ đó có cự ly  (là khoảng cách từ điểm A đến điểm B):
→ →
 = r− R (1.5d)
Từ (1.4a) nhận thấy muốn định vị được A thì phải xác định được bốn yếu tố là:
XA, YA, ZA, T. Như vậy, để đủ số trị đo nhằm giải ra tọa độ máy thu và sai số đồng hồ
máy thu, ta cần quan sát đồng thời từ 4 vệ tinh trở lên.

Hình 1.10. Nguyên lý định vị GPS


1.5.4. Ưu điểm của hệ thống định vị toàn cầu GPS
Hệ thống định vị toàn cầu GPS có các ưu điểm sau đây:
- Cho phép định vị điểm thống nhất trong toàn cầu.
- Cho phép định vị điểm vào bất kỳ lúc nào trong suốt 24 giờ của ngày đêm.
- Cho phép định vị điểm trong mọi thời tiết.
- Cho phép định vị điểm mục tiêu tĩnh và điểm mục tiêu di động đặt trên các
phương tiện giao thông.
- Độ chính xác định vị cao, nhanh chóng.
1.6. Tỷ lệ và chia mảnh bản đồ
1.6.1. Khái niệm về tỷ lệ bản đồ
Để biểu diễn một khu vực trên mặt đất lên bản đồ, ta thu nhỏ kích thước khu vực
đó một số lần nhất định. Mức độ thu nhỏ hay tỉ số giữa độ dài đoạn thẳng trên bản đồ
và độ dài tương ứng trên mặt đất được gọi là tỷ lệ bản đồ. Tỉ lệ bản đồ được viết dưới
dạng 1/M là một phân số tử số luôn bằng 1, còn mẫu số (M) là số lần thu nhỏ chiều dài
17
nằm ngang trên thực địa thường là số chẵn như: 200, 500, 1000, 2000, 5000, 10000,
50000....
1
Tỉ lệ bản đồ được viết dưới dạng: hoặc 1: M
M
Nếu gọi d là chiều dài đoạn thẳng trên bản đồ, D là chiều dài tương ứng ngoài thực
D
địa thì mẫu số tỉ lệ sẽ là: M=
d
1 d
Và tỉ lệ bản đồ sẽ là: =
M D

Ta dễ dàng suy ra độ dài đoạn thẳng ngoài thực địa:


D = d.M
D
và độ dài đoạn thẳng trên bản đồ là: d =
M

Mẫu số tỉ lệ M càng nhỏ thì tỉ lệ bản đồ càng lớn và ngược lại, ví dụ tỉ lệ 1: 500 lớn
hơn tỉ lệ 1 : 5000.
Để rõ hơn, tỉ lệ bản đồ có thể viết dưới dạng chữ, ví dụ tỉ lệ 1:10000 có thể viết
thành “1cm trên bản đồ ứng với 100m ngoài thực địa”. Để đo khoảng cách trên bản đồ
hoặc vẽ lên bản đồ khoảng cách đo được ngoài thực địa một cách nhanh chóng, người
ta tạo ra thước tỉ lệ ( thước tỉ lệ thẳng và thước tỉ lệ xiên).
A 770 m B

200 0 200 400 600 800


2 cm

Hình 1.11. Thước tỷ lệ


Ngoài ý nghĩa phản ánh mức độ thu nhỏ khi chuyển độ dài từ mặt đất lên mặt
phẳng bản đồ, tỉ lệ bản đồ còn quy định mức độ khái quát hóa nội dung, lựa chọn
phương pháp thể hiện bản đồ và độ chính xác của bản đồ. Bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì
mức độ biểu diễn địa hình và địa vật càng đầy đủ, chi tiết, chính xác và ngược lại.
1.6.2. Độ chính xác của tỉ lệ bản đồ
Trên bản đồ, mắt người chỉ phân biệt được đoạn thẳng lớn hơn 0,1mm, vì vậy
người ta lấy 0,1mm làm cơ sở để xác định độ chính xác của tỉ lệ (t):
t = 0,1M.mm
Từ công thức trên ta nhận thấy tỉ lệ bản đồ càng lớn thì độ chính xác của tỉ lệ càng
nhỏ, mức độ biểu diễn địa hình, địa vật càng đầy đủ, chi tiết và chính xác và ngược lại.
Ví dụ: Đối với bản đồ có tỷ lệ 1:1000 thì các đối tượng trên thực địa có kích thước
lớn hơn hoặc bằng 0,1 m sẽ được thể hiện lên bản đồ.
Đối với bản đồ có tỷ lệ 1:500 thì các đối tượng trên thực địa có kích thước lớn hơn
hoặc bằng 0,05 m sẽ được thể hiện lên bản đồ.
18
1.6.3. Phân mảnh và đánh số hiệu bản đồ
Để việc đo vẽ, sử dụng và quản lý bản đồ được thuận tiện, cần phải chia mảnh và
đánh số chúng theo một quy tắc thống nhất. Kết quả là mỗi mảnh bản đồ đều có kích
thước, tên gọi theo quy định.
1.6.4. Phân mảnh và phiên hiệu mảnh bản đồ địa hình
Mỗi tờ bản đồ địa hình được giới hạn bởi những kinh tuyến và vĩ tuyến tạo thành
một hình thang có kích thước tùy thuộc vào tỷ lệ và vĩ độ khu vực được biểu diễn.
Trình tự phân chia vị trí và tỷ lệ các tờ bản đồ gọi là chia mảnh bản đồ. Ký hiệu của
từng mảnh bản đồ trong một hệ thống nhất định gọi là số hiệu hay danh pháp tờ bản đồ
Mảnh bản đồ tỉ lệ 1: 1000000 có dạng hình thang được giới hạn bằng các kinh
tuyến và vĩ tuyến có kích thước 4o x 6o.
Nguyên tắc hình thành tờ bản đồ 1: 1000000 như sau:
- Chia Ellipsoid trái đất theo kinh tuyến thành 60 múi, mỗi múi rộng 6o, lần lượt
đánh số từ Tây sang Đông, từ 1 đến 60.
- Múi số 1 nắm giữa kinh tuyến 180oĐ và kinh tuyến 174oT, múi số 2 nằm giữa
kinh tuyến 174oT và kinh tuyến 168oT..... - Theo vĩ tuyến chia thành các đai 4o, ký
hiệu bằng các chữ cái La Tinh A, B, C... (bỏ qua chữ cái O và I để tránh nhầm lẫn
với số 0 và số 1) bắt đầu từ xích đạo hướng về hai cực.
- Trong hệ thống lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt trước ký hiệu đai thêm chữ
cái N đối với các đai ở Bắc bán cầu và chữ cái S đối với các đai ở Nam bán cầu.
Phiên hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1/1.000.000 trong VN-2000 có dạng:
X-yy(NX-yy), trong đó X là ký hiệu đai và yy là ký hiệu múi, phần trong ngoặc là
phiên hiệu mảnh theo kiểu UTM quốc tế.
Ví dụ mảnh bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 có phiên hiệu là F-48(NF-48).
Phân mảnh và đánh số hiệu các tờ bản đồ tỷ lệ lớn hơn được tiến hành bằng cách
lần lượt chia tờ 1: 1 000 000 ra một số nguyên lần có số hiệu như tờ gốc và thêm các
chữ và số quy ước tương ứng.

19
Hình 1.12. Phiên hiệu bản đồ địa hình Việt Nam theo VN-2000

1.6.5. Phân mảnh và phiên hiệu mảnh bản đồ địa chính và bản đồ chuyên đề.
Phân mảnh và phiên hiệu mảnh bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định tại
quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000, 1/10.000
và 1/25.000 do Tổng cục Địa chính ban hành năm 1999.
Bản đồ và tập bản đồ chuyên đề được phép xác định cách phân mảnh và phiên hiệu
mảnh theo hệ thống riêng phù hợp với mục đích của bản đồ.
1.7. Tổng quát hóa bản đồ
1.7.1. Khái niệm chung về tổng quát hoá bản đồ
Tổng quát hoá bản đồ là sự lựa chọn và khái quát các đối tượng được thể
hiện trên bản đồ cho phù hợp với mục đích sử dụng, tỷ lệ, đề tài bản đồ và các
đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ.
Tổng quát hoá bản đồ là quá trình khái quát các đặc trưng chất lượng, số lượng của
các đối tượng, biến đổi các khái niệm riêng vào khái niệm chung, lược bỏ những chi
tiết nhỏ, thứ yếu để phản ánh rõ những đặc trưng cơ bản trong sự phân bố không gian.
Mức độ tổng quát hoá càng cao thì càng làm nổi bật những đặc điểm quan
trọng của đối tượng, càng chỉ rõ những quy luật phân bố, phát triển và mối
quan hệ không gian giữa các đối tượng.
1.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổng quát hoá bản đồ
+ Mục đích sử dụng bản đồ: Trên bản đồ chỉ biểu thịcác đối tượng và hiện tượng phù
hợp với mục đích của nó.
Những bản đồ có cùng đề tài, cùng tỷ lệ nhưng mục đích sử dụng khác
nhau thì mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu thị các yếu tố nội dung cũng
khác nhau. Ví dụ trên các bản đồ giáo khoa, nội dung đơn giản hơn, các ký hiệu
20
có kích thước lớn hơn, màu sắc rực rỡ, rõ ràng hơn so với bản đồ tra cứu.
+ Tỷ lệ bản đồ: Đây là yếu tố ảnh hưởng đến tổng quát hoá bản đồ mà chúng ta dễ
dàng nhận biết nhất.Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì thểhiện càng chi tiết nội dung; ngược
lại tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung càng khái lược.
+ Ảnh hưởng của đề tài bản đồ và kiểu bản đồ:
Đề tài bản đồ quyết định phạm vi các yếu tố nội dung cần thể hiện; quyết định
những yếu tố nàocần thiết được thể hiện chi tiết, những yếu tố nào chỉ cần thể hiện sơ
lược, thậm chí có thể bỏ qua không thể hiện. Kiểu bản đồ khác nhau cũng cho ta sự
khái quát và thể hiện nội dung khác nhau. Điều này dễ dàng nhận thấy khi ta so sánh
các bản đồ có cùng mục đích, cùng tỷ lệ nhưng đề tài nội dung khác nhau.
+ Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ:
Khi tổng quát hoá bảnđồ cần phải xem xét đến đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ mà
bản đồ cần thể hiện,bởi vì cùng là những đối tượng như nhau nhưng chúng lại có ý
nghĩa khác nhautrong điều kiện địa lý khác nhau. Ví dụ một cái cây đa, cây si ở các
làng quê có ý nghĩa rất lớn nên bắt buộc phải thể hiện trên bản đồ nhưng cây đa, cây si
ở những cánh rừng, vùng núi ta có thể bỏ qua không thể hiện. Khi thiết kế thành lập
bản đồ bao giờ người ta cũng phải nghiên cứu kỹđặc điểm địa lý củavùng lãnh thổ cần
lập bản đồ để từ đó xác định ý nghĩa của đối tượng và xác định nội dung bản đồ.
+ Ảnh hưởng của các tư liệu dùng để thành lập bản đồ: Một trong
những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tổng quát hoá bản đồ là sự cung cấp
tư liệu bản đồ. Các thông tin của tư liệu mới, chính xác, đồng nhất sẽ thuận lợi rất
nhiều và bản đồ được thành lập sẽ đầy đủ về nội dung (đáp ứng được mục đích,
đề tài bản đồ).
+ Ảnh hưởng của sự trình bày bản đồ: Nội dung trên bản đồ qua quá trình tổng quát
hoá sẽ được thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu quy ước và ghi chú trên bản đồ. Bản
đồ được thể hiện bằng nhiều ký hiệu, nhiều màu sắc sẽlàm tăng khả năng truyền đạt
thông tin (độ chi tiết, đầy đủ nội dung), kích thước của các ký hiệu quy ước, chữ số
trên bản đồ cũng là một phương tiện đểthể hiện các đặc trưng về số lượng, chất lượng
của các đối tượng và hiện tượng trên bản đồ. Do đó, tương ứng với mục đích và tỉ lệ
bản đồ cũng cần chọn phương pháp trình bày bản đồ thích hợp trong quá trình tổng
quát hoá bản đồ.
+ Kỹ thuật và công nghệ thành lập bảnđồ cũng ảnh hưởng đến độchính xác và mức độ
chi tiết nội dung bản đồ. Bản đồ làm trên giấy, trên điamát hay trên màng khắc phụ
thuộc vào khả năng của các dụng cụ vẽ, điều này làm cho chất lượng bản vẽ và độ
chính xác của các yếu tố nội dung cũng khác nhau, mức độ chi tiết khác nhau. Công
nghệ thành lập bản đồ số cho độ chính xác cao hơn – chi tiết hơn về nội dung bản đồ
so với công nghệ truyền thống.
1.7.3. Các bước của quá trình tổng quát hoá bản đồ
21
Quá trình tổng quát hoá bản đồ được thực hiện chủ yếu trong giai đoạn thiết kết
thành lập bản đồ gốc.
Ở giai đoạn chuẩn bị biên tập, quá trình tổng quát hoá được tiến hành
qua các bước: Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị; lựa chọn các
đối tượng biểu thị trên bản đồ; khái quát hình dạng đối tượng; khái quát đặc
trưng số lượng; khái quát các đặc trưng chất lượng; thay các ký hiệu riêng biệt
bằng các ký hiệu tập hợp.
a. Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị:
Phân loại các đối tượng và hiện tượng cần biểu thị thành từng nhóm, mỗi
nhóm bao gồm các đối tượng cùng loại, có cùng đặc tính nào đó. Công việc này
nhằm tránh nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng và thuận tiện cho việc lựa chọn hay khái
quát đối tượng. Trong công nghệ thành lập bản đồ tự động hoá thì giai đoạn
này chính là cơ sở để phân lớp đối tượng nội dung trước khi tiến hành số hoá.
Nói chung, dù thành lập ở công nghệ cổ truyền hay công nghệ bản đồ số thì
công việc phân loại các đối tượng, hiện tượng theo nội dung và mục đích bản
đồ là cần thiết và không thể thiếu được.
b. Lựa chọn các đối tượng biểu thị trên bản đồ:
Đó là sự hạn chế nội dung bản đồ ở những đối tượng cần thiết cho phù hợp với mục
đích, đề tài, tỷ lệ của bản đồ và những đặc điểm địa lý của lãnh thổ bản đồ thể hiện.
Khi lựa chọn phải tuân theo trình tự hợp lý: Trước hết thể hiện những đối tượng quan
trọng nhất, sau đó mới lựa chọn thể hiện những đối tượng ít quan trọng hơn. Những
đối tượng có kích thước nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, quan trọng về phương diện nào đó
(quốc phòng, định hướng,...) thì vẫn phải thể hiện.
c. Khái quát hình dạng đối tượng:
Khái quát hình dạng đối tượng tức là bỏ đi những chi tiết nhỏ, không quan trọng của
đối tượng.
Việc khái quát hình dạng cũng thường tuân thủ theo các tiêu chuẩn vềkích thước. Đối
với những chi tiết nhỏ hơn tiêu chuẩn quy định nhưng lại có ý nghĩa về phương diện
nào đó thì lại phải phóng to và thể hiện. Khi biên vẽ bản đồ cũng thường phải tiến
hành liên kết, gộp các đối tượng nhỏ cùng loại vào một đường viền chung.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ lớn có rất nhiều ao, hồ nhỏ gần nhau, khi thểhiện trên bản đồ
tỷ lệ nhỏ ta có thể gộp chúng vào một ao, hồ lớn; ở tỷ lệ lớn các điểm dân cư là rời rạc
từng nhà, sang tỷ lệ trung bình chúng được gộp và thành khu phố, ở tỷ lệ nhỏ chúng
được thể hiện bằng ký hiệu điểm dân cư. Ngoài ra, trong quá trình khái quát hình dạng
đường viền đối tượng cũng cần chú ý đến mối liên quan của hình dạng đối tượng với
các đối tượng khác, ýnghĩa kinh tế - xã hội của nó. Khái quát hình dạng đường viền
đối tượng khi có sự gộp ghép các đặc trưng về số lượng hay chất lượng.
d. Khái quát đặc trưng số lượng:
22
Là quá trình chuyển từ thang liên tục sang thang phân cấp và tiếp tục tăng dần khoảng
cách giữa các thang bậc.
Ví dụ:Khi tỷ lệ bản đồ địa hình thay đổi thì khoảng cao đều của chúng cũng thay đổi:
tỷ lệ bản đồ địa hình nhỏ thì khoảng cao đều lớn và ngược lại; sốdân của các điểm dân
cư ở các bản đồ khi thay đổi tỷ lệ cũng phải thay đổi.
e. Khái quát các đặc trưng chất lượng:
Là nhằm giảm bớt sự khác biệt về chất trên phương diện nào đó của các đối tượng.
Ví dụ: Trên bản đồ, đất nông nghiệp tỷ lệ lớn thể hiện chi tiết các loại đất: trồng lúa,
màu, rau, hoa quả, cà phê, cao su, thuốc lá,..., trên bản đồ tỷ lệ nhỏchúng chỉ thể hiện
đất trồng cây nông nghiệp, trồng cây công nghiệp.
f. Thay các ký hiệu riêng biệt bằng các ký hiệu tập hợp:
Khi chuyển từ bản đồ tỷ lệ lớn sang tỷ lệ nhỏ thì mức độ tổng quát hoá đôi
khi rất lớn. Khi các đối tượng cần thể hiện không thể biểu thị được bằng các ký hiệu
đường viền riêng biệt thì người ta phải dùng các ký hiệu tập hợp để thể hiện chúng.
Ví dụ: Trên bản đồ tỷ lệ nhỏ, các điểm dân cư không thể hiện các ngôi nhà, khu phốmà
phải dùng các ký hiệu tập hợp có dạng hình học chung (ví dụhình tròn,...) để thể hiện.
Trong quá trình tổng quát hoá bao giờ cũng phải chú ý mối quan hệ khăng khít, lôgic
của các đối tượng nội dung bản đồ trong một mô hình bản đồ tổng thể thống nhất. Các
phương pháp tổng quát hoá bản đồ vừa nêu trên có thể dùng cho tất cảcác loại bản đồ:
bản đồ địa lý chung và bản đồ chuyên đề.
Tuy nhiên khi tổng quát hoá nội dung trên bản đồ chuyên đề, nó cũng có
những đặc thù riêng. Đó là khi tổng quát hoá thường dẫn đến phải thay đổi, sử
dụng phương pháp thể hiện nội dung trên bản đồ. Ta có thể thấy rõ qua một số
thí dụ điển hình sau:
+ Tổng quát hoá các đối tượng, hiện tượng định vị theo điểm, khi khái quát chúng theo
đặc trưng số lượng hay chất lượng có thể phải thay thế bằng các đối tượng có ý nghĩa
khái quát hơn.
+ Tổng quát hoá các hiện tượng được thể hiện bằng phương pháp ký hiệu điểm, khi tỷ
lệ bản đồ chuyển sang tỷ lệ nhỏ hơn thì phải tăng trọng số của điểm.
+ Tổng quát hoá các hiện tượng được thể hiện bằng phương pháp nền chất lượng, nền
đồ giải, khi tỷ lệ bản đồ thay đổi thì người ta thay đổi bảng phân loạiđối tượng (thay
đổi thang bậc theo đặc trưng số lượng, chất lượng).
+ Tổng quát hoá các đối tượng được thể hiện bằng phương pháp khoanh vùng, người
ta thường thực hiện bằng cách gộp ghép, khái quát các đặc trưng vềchất lượng của đối
tượng, hiện tượng.
+ Tổng quát hoá các hiện tượng, đối tượng được thể hiện bằng phương pháp biểu đồ,
đồ giải, người ta dùng cách thay đổi đơn vị lãnh thổ (từ xã → huyện→ tỉnh → quốc

23
gia,...) tất nhiên khi đó người ta phải khái quát các đặc trưng vềchất lượng của đối
tượng và thay đổi các chỉ tiêu lựa chọn theo đặc trưng sốlượng.
+ Đối với các hiện tượng phân bố và trải đều trên diện tích nào đó (địa hình, nhiệt độ
không khí, áp suất khí quyển,...) được thể hiện phương pháp đường đẳng trị (thể hiện
đặc trưng số lượng), người ta thực hiện tổng quát hoá bằng cách thay đổi “khoảng
cách” giữa 2 đường đẳng trị đồng thời khái quát hình dạng các đường này.
1.8. Kí hiệu bản đồ
1.8.1. Chức năng của ký hiệu bản đồ
Ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ và thoả mãn 3 chức năng cơ bản sau:
- Dạng hình vẽ của ký hiệu gợi cho ta liên tưởng tới đối tượng cần phản ánh. Ví dụ
một nét dài là biểu hiện con đường.
- Bản thân ký hiệu phải chứa trong nó một nội dung nào đó về số lượng, chất lượng,
cấu trúc hoặc động thái phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ.
- Ký hiệu trên bản đồ phải phản ánh vị trí của đối tượng trong không gian (vị trí của ký
hiệu trên lưới kinh vĩ tuyến) và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác.
Ký hiệu bản đồ là ngôn ngữ bản đồ. Các phương tiện chủ yếu được dùng trong ngôn
ngữ bản đồ là: Các dạng đồ hoạ, màu sắc, chữ và con số. Khi dùng các dạng đồ hoạ để
phản ánh hiện tượng thì người ta sử dụng các đặc tính sau đây của chúng: Dạng
(vuông, tròn, chữ nhật...), kích thước, cấu trúc của hình vẽ, độ sáng định hướng, màu
sắc.
Trên bản đồ màu có khả năng phản ánh cả đặc tính số lượng và đặc tính chất
lượng. Những tính chất chủ yếu của màu như độ sáng, độ bão hoà, loại màu, độ tương
phản... đều được sử dụng để phản ánh các khía cạnh khác nhau của các hiện tượng.
Chữ ghi chú cũng là một yếu tố đồ hoạ được phản ánh trong nội dung bản đồ. Người ta
thường dùng chữ theo các đặc tính sau: Kiểu chữ, cỡ chữ, (kích thước), chữ đứng hay
chữ nghiêng, chữ in hoa hay chữ in thườngvà tất nhiên là cả màu của chữ nữa.
Các tính chất trên đây của ký hiệu được sử dụngtrên bản đồ để biểu hiện các đặc tính
số lượng, chất lượng, cấu trúc và dạng phân bố của hiện tương thực tế theo những
phương pháp và quy định cụ thể.
1.8.2. Phân loại các ký hiệu bản đồ
Theo đặc trưng phản ánh vị trí không gian của các đối tượng và hiện tượng địa
lý thì các ký hiệu bản đồ có thể phân thành các loại: ký hiệu diện tích,ký hiệu tuyến,
ký hiệu điểm.
a, Ký hiệu diện tích
Trên các bản đồ thường dùng các ký hiệu diện tích để thể hiện những hiện
tượng phân bố theo diện tích, ví dụ như đất trồng trọt, rừng, đầm lầy... người ta dùng
đường chấm hoặc nét liền để thể hiện đường biên của diện tích có hiện tượng. Trong
phạm vi đường biên người ta dùng các hình vẽ tượng hình phân bố theo một trật tự nào
24
đó hoặc các gạch nét hoặc tô màu. Ngoài ra có thể kèm theo các chữ và số ghi chú.
Cần lưu ý rằng các ký hiệu điểm, ký hiệu tuyến, ký hiệu diện tích không những thể
hiện vị trí của đối tượng trên bản đồ mà còn thể hiện những đặc trưng chất lượng và số
lượng.
b, Ký hiệu tuyến
Đối với những đối tượng và những hiện tượng có dạng kéo dài, không có kích
thước chiều rộng hoặc là chiều rộng nhỏ không thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ thì
người ta dùng ký hiệu tuyến để thể hiện. Ví dụ như đường dây tải điện, đường địa giới,
đường xe lửa, đường ô tô. Ký hiệu sông vẽ bằng một nét... dạng ký hiệu tuyến đặc biệt
đó là các đường đẳng trị (ví dụ đường bình độ, đường đẳng nhiệt...). Các ký hiệu tuyến
cho phép ta xác định chiều dài của đối tượng và hình dạng uốn lượn của nó, vị trí
đường trung tâm của ký hiệu thể hiện vị trí đường trung tâm của đối tượng ở trên thực
địa.
c, Ký hiệu điểm
Đối với những đối tượng ở trên thực địa được xác định tại điểm cố định (ví dụ
điểm tam giác, điểm mốc địa giới) hoặc là những đối tượng có kích thước nhỏ không
thể hiện được theo tỷ lệ bản đồ thì người ta dùng ký hiệu điểm để thể hiện.
Ký hiệu điểm thường có dạng hình học (hình tròn, tam giác, hình vuông...). Ví
dụ trên bản đồ địa hình người ta dùng vòng tròn để thể hiện điểm độ cao, hình tam
giác đều để thể hiện điểm khống chế trắc địa... Điểm trung tâm của ký hiệu dạng hình
học thể hiện vị trí của đối tượng.
Ngoài ký hiệu dạng hình học, ký hiệu điểm còn có dạng hình vẽ tượng trưng ví
dụ như ký hiệu ngôi chùa, ký hiệu cây độc lập... ở trên bản đồ địa hình. Đối với các ký
hiệu thuộc loại này thì khi vẽ bản đồ và khi sử dụng bản đồ phải nhận rõ điểm nào của
ký hiệu thể hiện vị trí của đối tượng.

Hình 1.13. Một số dạng mẫu ký hiệu giả định

25
Cách phân loại các ký hiệu ra thành ký hiệu điểm, ký hiệu tuyến và ký hiệu diện
tích là sự phân loại rất hoàn chỉnh đối với hệ thống ký hiệu các bản đồ địa hình nói
riêng và tất cả các bản đồ địa lý chung khác nói chung.
Trên các bản đồ chuyên đề thì nội dung rất đa dạng, hệ thống ký hiệu trên bản đồ
chuyên đề, ngoài cách phân loại nói trên, người ta còn phân chia theo các phương pháp
biểu thị.
- Đối với những đối tượng và những hiện tượng định vị theo điểm thì người ta
dùng các các phương pháp: Phương pháp ký hiệu, phương pháp biểu đồ định vị.
- Đối với những đối tượng và những hiện tượng định vị theo tuyến thì có thể
dùng các phương pháp: Phương pháp nền chất lượng, phương pháp khoanh vùng,
phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ đồ giải, phương pháp bản đồ biểu đồ,
phương pháp đường đẳng trị, lượng và chất lượng của đối tượng.
Một đối tượng được thể hiện bằng ký hiệu điểm hay ký hiệu diện tích thì không
chỉ phụ thuộc vào diện tích của nó ở trên thực địa mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ.
Ví dụ trên các bản đồ tỷ lệ lớn và trung bình có thể biểu thị bằng ký hiệu diện tích
nhưng trên bản đồ tỷ lệ nhỏ lại biểu thị bằng ký hiệu điểm (vòng tròn).
1.8.3. Ghi chú trên bản đồ
Chữ và số ghi chú thường chiếm rất nhiều chỗ trên bản đồ nhưng không thể
thiếu được. Chúng kết hợp với các ký hiệu, có ba loại ghi chú sau đây.
- Tên riêng (tên nước, tên dãy núi, tên thành phố...).
- Các thuật ngữ địa lý chỉ loại đối tượng (ví dụ: biển, vịnh, trạm...)
- Ghi chú giải thích định lượng thường ở dạng con số (ví dụ số ghi độ cao
đường bình độ, tốc độ dòng chảy...)
Mọi ghi chú trên bản đồ đều dùng chữ và số thông qua kiểu chữ, cỡ chữ, độ
nghiêng của chữ, màu chữ... tức là dùng các tính chất của đồ hoạ để phản ánh đặc tính
chất lượng và số lượng của hiện tượng, phân biệt các loại hiện tượng và đối tượng trên
bản đồ.
Các ghi chú trên bản đồ được sắp xếp theo những quy tắc nhất định đảm bảo
cho người đọc bản đồ hiểu ngay là cho đối tượng nào
6 − 17
Ví dụ: bên cạnh ký hiệu cầu có ghi S thì có nghĩa là cầu được xây dựng
25
bằng sắt, có chiều rộng 6m, chiều dài 17m và tải trọng 25 tấn.
1.9. Phương pháp biểu diễn dáng đất trên bản đồ
1.9.1. Khái niệm độ cao
- Độ cao tuyệt đối của một điểm là khoảng cách thẳng đứng tính theo phương
dây dọi từ điểm đó đến mặt nước gốc quả đất (Geoid). Ký hiệu H.

26
- Độ cao tương đối (độ cao giả định) của một điểm là khoảng cách thẳng đứng
theo phương dây dọi của một điểm so với bề mặt bất kỳ nào đó song song với mặt
nước gốc. Ký hiệu H’.
- Chênh lệch độ cao (tuyệt đối hoặc giả định) giữa hai điểm được gọi là chênh
cao giữa hai điểm đó và được ký hiệu là h.
Ví dụ như Hình 1.14 ta có : điểm A, điểm B có cao độ tuyệt đối H A, HB (so với
mặt Geoid có cao độ ±0.000) và có cao độ tương đối là H’A, H’B so với mặt nước giả
định đi qua điểm do ta chọn trên mặt đất. Hiệu độ cao AB là chênh cao của ha điểm:
hAB = HA - HB= H’A - H’Bv
A

hAB
B
H’A
HA
H’B
Mặt giả định
HB
Mặt nước gốc

(Geoid)
Hình 1.14. Khái niệm về độ cao
1.9.2. Biểu diễn địa hình trên bản đồ
Địa hình (dáng đất) là dạng lồi lõm, gồ ghề, cao thấp khác nhau của mặt đất
như: đồng bằng, đồi núi, thung lũng, vực sâu... Biết được những đặc điểm của dáng đất
sẽ có một ý nghĩa quan trọng khi thiết kế quy hoạch khu đô thị, dân cư, những vùng
phát triển kinh tế cũng như khi thiết kế xây dựng các công trình kỹ thuật và khai thác
tài nguyên thiên thiên.
Có nhiều phương pháp khác nhau để biểu diễn địa hình như: tô màu, đánh
bóng, kẻ vân, ghi số độ cao, đường đồng mức...
Phương pháp kẻ vân: trong bản đồ cổ, địa hình được biểu diễn bằng những
đường kẻ có chiều dài và mật độ khác nhau. Địa hình bằng phẳng hoặc dốc thoải được
thể hiện bằng nét vân mảnh, dài, xa nhau; địa hình dốc đứng - nét vân đậm, ngắn và sít
nhau; các nét vân hướng theo dốc địa hình.
Phương pháp tô màu: phương pháp tô màu thường dùng cho bản đồ tỷ lệ nhỏ.
Địa hình mặt đất được biểu diễn bằng thang màu với độ đậm nhạt khác nhau theo
nguyên tắc ấm dần từ thấp đến cao: vùng biển màu xanh nhạt dần từ sâu đến nông;
vùng núi màu đỏ đậm dần từ thấp đến cao.
Phương pháp thông dụng và chính xác nhất phục vụ thiết kế quy hoạch, xây
dựng công trình là phương pháp đường đồng mức (còn gọi là đường bình độ hay
đường đẳng cao).

27
Đường đồng mức là giao tuyến giữa bề mặt địa hình với mặt phẳng nằm ngang
song song với mặt nước gốc quả đất. Giao tuyến này được thu nhỏ theo tỷ lệ và biểu
diễn lên bình đồ sẽ cho ta một đường đồng mức. Nếu cắt mặt đất tự nhiên bằng nhiều
mặt phẳng song song với mặt nước gốc ở những độ cao khác nhau, ta sẽ được những
đường đồng mức có độ cao khác nhau. (P0, P1, P2 là các mặt phẳng nằm ngang))

Hình 1.15. Nguyên lý đường đồng mức


Chênh lêch độ cao giữa hai đường đồng mức liên tiếp gọi là khoảng cao đều h.
Tuỳ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, độ dốc của địa hình khu đo và yêu cầu của các công trình
xây dựng mà khoảng cao đều h được lấy là 0,2; 0,25m ; 0,5m ; 1m ; 2m ; 5m ; 10m sao
cho đồng thời đảm bảo tính kỹ thuật và cả tính kinh tế. Độ dốc của bề mặt địa hình
càng lớn thì phải chọn khoảng cao đều h càng lớn, tỉ lệ bản đồ càng lớn thì phải chọn
khoảng cao đều h càng nhỏ. Khoảng cao đều h càng nhỏ thì mức độ biểu thị địa hình
trên bản đồ càng chính xác nhưng đòi hỏi khối lượng đo đạc ở thực địa càng nhiều và
giá thành càng cao.
Thông thường, trong một tấm bản đồ phải lấy cùng khoảng cao đều h, cứ 5
đường đồng mức, có một đường được vẽ nét đậm hơn và ghi độ cao gọi là đường đồng
mức cái, các đường còn lại gọi là đường đồng mức con. Ngoài ra, còn có các đường
đồng mức phụ có khoảng cao đều bằng nửa khoảng cao đều đã chọn được vẽ bằng nét
đứt đoạn.
Các tính chất của đường đồng mức:
- Tất cả các điểm nằm trên đường đồng mức đều có độ cao bằng nhau trên thực địa.
- Tất cả các đường đồng mức khép kín trong phạm vi bình đồ hay bản đồ sẽ biểu thị
cho một quả đồi hoặc một hình lòng chảo. Đồi hoặc hình lòng chảo được phân biệt
theo các vạch chỉ dốc hoặc theo chỉ số độ cao.

28
- Vì mặt đất thiên nhiên cao hơn mặt biển nên tất cả các đường đồng mức phải liên tục
dù ở trong hay ngoài bình đồ. Chỉ có các đường đồng mức bị khung bình đồ cắt đứt
mới không khép kín trong phạm vi bình đồ.
- Các đường đồng mức khác độ cao không giao nhau, trừ trường hợp vách núi thẳng
đứng hay mõm núi hàm ếch thì có một số đường đồng mức chồng lên nhau.
- Vì các đường đồng mức cách đều nhau theo chiều cao nên khoảng cách nằm ngang
giữa chúng trên bình đồ là đặc trưng cho độ dốc của mặt đất. Khoảng cách này càng
ngắn thì độ dốc địa hình càng lớn. Trên các sườn có độ dốc đều nhau thì khoảng cách
giữa các đường đồng mức bằng nhau.
- Khoảng cách ngắn nhất giữa các đường đồng mức là đường thẳng góc với chúng theo
hướng dốc lớn nhất.
Các dạng điạ hình chủ yếu (hình 1.16):
- Núi đồi;
- Lòng chảo,
- Sườn dốc,
- Khe núi (trũng máng, thung lũng)
- Yên ngựa.

Hình 1.16. Một số dạng địa hình


Đường phân thủy, đường tụ thủy, đường chân núi, đường mép chảo... được gọi chung
là các đường đặc trưng của địa hình.
Những nơi có địa hình vách đứng, bờ lở, sườn dốc lớn hơn 45° không biểu diễn bằng
đường đồng mức mà dùng các kí hiệu riêng.
Khi không vẽ được đường đồng mức thì người ta ghi trên bản đồ các độ cao theo kết
quả đo được.

29
1.10. Các phương pháp thành lập bản đồ
Trong các ngành khoa học ứng dụng thì khoa học thành lập bản đồ là một ngành có
nhiều đặc thù riêng biệt, cho ra các sản phẩm đa dạng, đa tỷ lệ, phục vụ cho nhiều ngành
khoa học với các mục đích khác nhau như: Quân sự, quản lý đất đai, thiết kế xây dựng,…
Các phương pháp thành lập bản đồ được tổng quát như sau (hình 1.17).

Các phương pháp thành lập bản đồ

Phương pháp đo Phương pháp Phương pháp


đạc trực tiếp đo ảnh biên tập

Đo bàn đạc Đo toàn đạc Phương pháp Phương pháp


phối hợp ảnh lập thể

Quang cơ Giải tích Trạm ảnh


số
Hình 1.17. Các phương pháp thành lập bản đồ

1.10.1. Thành lập bản đồ địa hình bằng đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
• Quy trình thành lập bản đồ
– Khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế – kỹ thuật.
– Lập lưới khống chế trắc địa (lưới khống chế đo vẽ) làm cơ sở tọa độ để vẽ chi tiết,
đảm bảo cho việc xác định vị trí của bản đồ trong hệ tọa độ nhà nước, bao gồm các
công việc: gắn mốc ngoài thực địa trên các điểm đã thiết kế, đo nối tọa độ của các
điểm với các điểm cấp cao đã có tọa độ trong hệ tọa độ nhà nước, tính toán bình sai
kết quả đo, chuyển tọa độ của các điểm lưới lên bản vẽ.
– Đo đạc chi tiết ngoài thực địa: đặt máy đo đạc lần lượt tại vị trí các điểm của lưới
khống chế đo vẽ để tiến hành đo vẽ chi tiết các đối tượng xung quanh điểm đặt máy.
Các kết quả đo cùng dữ liệu có liên quan được tự động ghi vào bộ nhớ của máy.
– Nhập số liệu máy tính, tiền xử lý kết quả đo, xác định tọa độ của các điểm đo chi
tiết, phân lớp đối tượng, dựng hình (nối các đối tượng dạng đường và ranh giới các đối
tượng vùng). Kiểm tra chất lượng đo, đo bù hoặc đo bổ sung nếu đo sai hoặc thiếu.
– Biên tập bản đồ: biên tập nội dung, biên vẽ ký hiệu, ghi chú và thực hiện các trình
bày cần thiết theo quy định, quy phạm.

30
– Kiểm tra, sửa chữa bản vẽ, hoàn thiện hồ sơ, nghiệm thu sản phẩm đo đạc thực địa
và bản gốc đo vẽ.
• Ưu, nhược điểm, khả năng ứng dụng
– Ưu điểm:
Phản ánh trung thực, chính xác, chi tiết các đối tượng nội dung bản đồ cần thể
hiện.
– Nhược điểm:
Chiụ ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý khu vực đo vẽ.
Năng suất lao động không cao do đó chỉ thực hiện công việc đo vẽ trên khu
vực có diện tích nhỏ.
– Ứng dụng:
Đo vẽ bản đồ địa hình, địa chính tỉ lệ lớn trên quy mô diện tích không quá lớn,
chủ yếu thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở các vùng dân cư, đặc biệt là khu
vực đô thị có mật độ dân cư đông đúc, công trình nhiều.
Đo vẽ bổ sung, kết hợp với các phương pháp thành lập bản đồ khác.
Thực hiện các công việc đo vẽ cho bản đồ chuyên đề và các công tác đo đạc
khác.
1.10.2. Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp đo ảnh
• Quy trình công nghệ thành lập bản đồ
– Khảo sát, thiết kế, xây dựng luận chứng kinh tế-kỹ thuật.
– Chụp ảnh hàng không: ảnh được chụp từ máy chụp ảnh chuyên dụng đặt trong máy
bay.
– Lập lưới khống chế ảnh ngoại nghiệp. Các tờ ảnh sau khi bay chụp cần được xác
định chính xác vị trí của nó trong hệ tọa độ mặt phẳng (x,y) và trong hệ độ cao nhà
nước, nhờ lưới khống chế ảnh. Các điểm của lưới khống chế ảnh là những điểm được
thiết kế, đánh dấu mốc trên mặt đất, và được nhận biết rõ trên ảnh. Tọa độ của những
điểm này hoặc là đã có hoặc được xác định nhờ đo nối với điểm đã có tọa độ (gọi là đo
nối khống chế ảnh ngoại nghiệp).
– Tăng dày khống chế ảnh nội nghiệp. Để phục vụ cho quá trình đo vẽ trên ảnh và nắn
ảnh thì các điểm khống chế ảnh được xác định ngoài thực địa như trên là không đủ.
Cần tiến hành tăng dày các điểm khống chế ảnh, tính toán tọa độ mặt phẳng và độ cao
của những điểm này ở trong phòng nhờ những thiết bị đo vẽ ảnh.
– Điều vẽ ảnh: trong phương pháp thành lập bản đồ hàng không các đối tượng địa hình
mặt đất được nhận biết và đo vẽ lên bản đồ chủ yếu dựa vào cơ sở giải đoán và đo vẽ
hình ảnh trên ảnh. Quá trình giải đoán hình ảnh trên ảnh để nhận dạng đối tượng được

31
gọi là điều vẽ ảnh. Điều vẽ ảnh được được tiến hành trong phòng trước, sau đó tiến
hành điều vẽ ngoài trời để xác định tính đúng đắn của quá trình giải đoán trong phòng.
– Đo vẽ ảnh: được tiến hành theo các phương pháp
+phương pháp lập thể: ảnh chụp có độ phủ cùng hai tờ ảnh cùng hàng liền kề sẽ tạo
thành một mô hình lập thể, phương pháp này được sử dụng cho mọi khu vực, mọi điều
kiện địa hình.
+phương pháp tổng hợp bình đồ ảnh: phần địa vật được vẽ trên cơ sở bình đồ ảnh,
phần dáng đất (độ cao) có thể đo vẽ trực tiếp trên thực địa, trên bình đồ địa vật.
+phương pháp đo vẽ ảnh số: đây là phương pháp công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Địa vật và địa hình đều được đo vẽ lập thể trên cơ sở ảnh đã chuyển sang dạng số, trên
trạm đo ảnh số.
– Biên tập và thành lập bản đồ gốc nhằm hoàn thiện, trình bày các nội dung trên bản
đồ theo quy định, quy phạm.
– Kiểm tra, sửa chữa bản đồ, viết và hoàn chỉnh lý lịch bản đồ, nghiệm thu và giao nộp
sản phẩm.
• Ưu, nhược điểm và khả năng ứng dụng
– Ưu điểm:
Loại bỏ khó khăn, vất vả của công tác ngoại nghiệp.
Cùng một lúc có thể đo vẽ được vùng rộng lớn, rút ngắn thời hạn sản xuất, hạ
giá thành bản đồ.
– Nhược điểm:
Độ chính xác bản đồ phụ thuộc vào chất lượng và độ chính xác đo vẽ, tỷ lệ ảnh
chụp.
Quá trình đoán đọc có thể làm giảm độ chính xác các thông tin thể hiện trên bản
đồ.
– Ứng dụng:Dùng thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ từ 1/2000 – 1/50000.Thành
lập một số bản đồ mang tính chất chuyên ngành tỷ lệ lớn như bản đồ địa chính hay bản
đồ lâm nghiệp.
1.10.3. Thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp biên tập
• Quy trình công nghệ thành lập bản đồ

32
Hình 1.18. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn hơn

• Ưu, nhược điểm của phương pháp


- Ưu điểm:
Loại bỏ khó khăn vất vả của công tác ngoại nghiệp.
Tận dụng các nguồn tư liệu bản đồ rút ngắn thời gian sản xuất bản đồ.
Sử dụng các nguồn tư liệu phi đồ họa (dữ liệu thuộc tính).
– Nhược điểm:
Độ chính xác bản đồ phụ thuộc vào độ chính xác của các bản đồ tư liệu.
Quá trình tổng quát hóa nội dung bản đồ, biên tập bản đồ có thể làm sai lệch, giảm
độ chính xác của các thông tin thể hiện trên bản đồ.
Hiện nay, các phương pháp hiện đại đo vẽ bản đồ ngày càng được ứng dụng rộng rãi
như: đo vẽ ảnh hàng không, công nghệ GPS động, công nghệ LIDAR…Tùy thuộc vào
yêu cầu sử dụng, bản đồ địa hình có thể được thành lập ở nhiều loại tỷ lệ. Đối với mỗi
loại tỷ lệ, bản đồ được yêu cầu độ chính xác đo vẽ khác nhau, các chỉ tiêu kỹ thuật đo
đạc cũng khác nhau.
1.10. Bố cục tờ bản đồ địa hình và bản đồ chuyên đề
1.10.1. Bố cục tờ bản đồ địa hình

33
Tờ bản đồ địa hình chứa đựng một lượng thông tin rất phong phú về khu vực
được thể hiện trên đó và có thể sử dụng bản đồ để giải quyết nhiều nhiệm vụ kỹ thuật
cũng như những vấn đề có liên quan. Bản đồ địa hình thể hiện đồng đều tất cả các yếu
tố nội dung.
Bao bọc xung quanh một tờ bản đồ là hệ thống khung bản đồ, gồm khung trong,
khung phút và khung ngoài.

Hình 1.19. Bản đồ địa hình


Khung trong là đường nét mảnh, ở phía Bắc và phía Nam tờ bản đồ, nó biểu diễn các
đường vĩ tuyến biên, còn ở phía Đông và phía Tây là các đường kinh tuyến biên của tờ
bản đồ, chúng tạo nên hình dạng hình thang. Mỗi một góc khung đều có ghi các toạ độ

34
địa lý (kinh độ λ và vĩ độ φ) của điểm góc khung. Ví dụ, vĩ độ và kinh độ góc khung
Tây Nam là 21o00’ và 105o52’30” và gó khung Tây Bắc là 21o05’ và 105o52’30”.
Giữa khung trong và khung ngoài là khung phút, các vạch chia trên khung này ứng với
một phút độ vĩ và độ kinh, trên một số vạch còn có thể chia nhỏ ra những vạch 10”và
5” .Để cho tiện sử dụng, các vạch một phút được tô đậm và trắng xen kẽ nhau.Nếu nối
các vạch phút tương ứng ở khung Tây và Đông, khung Bắc và Nam với nhau, ta sẽ
được hệ thống lưới toạ độ địa lí.
Ngoài ra, trên bản đồ còn có lưới toạ độ vuông góc, đó là một lưới ô vuông có các
đường thẳng đứng song song với hình chiếu kinh tuyến trục của múi chiếu, còn các
đường nằm ngang song song với hình chiếu đường xích đạo. Do ảnh hưởng của độ hội
tụ kinh tuyến nên các đường thẳng đứng( hay còn gọi là đường dọc ô vuông) không
song song với các đường của lưới toạ độ địa lý. Khoảng cách giữa các đường kề nhau
của lưới toạ độ vuông góc (kích thước ô vuông) bằng giá trị chẵn kilomet, do đó lưới
toạ độ vuông góc còn được gọi là lưới kilomet. Ví dụ, tờ bản đồ tỉ lệ 1:25.000 có kích
thước ô vuông tương ứng bằng 1km; tỉ lệ 1:100.000 có kích thước ô vuông tương ứng
bằng 2km … Đối với các bản đồ, bình đồ tỉ lệ lớn, kích thước lưới toạ độ vuông góc là
10cm trên bản vẽ.
Ở khoảng cách giữa khung trong và khung phút có ghi giá trị tung độ và hoành
độ X; Y của những đường thẳng đứng và nằm ngang trong lưới toạ độ vuông góc (lưới
kilomet). Ví dụ, dọc theo khung phía Nam và khung phía Bắc ghi hoành độ Y:48592;
93, … 02,48603 và dọc theo khung phía Đông và phía Tây tung độ X : 2324,25, …,
31,2332. Các số 48952,93…02,48603 cho ta biết rằng vị trí các đường này có hoành
độ bằng 592, 593 … 602, 603 km; số 48 là số thứ tự múi chiếu 6o trong hệ toạ độ
UTM có chứa tờ bản đồ này. Giá trị hoành độ lớn hơn 500km có nghĩa là tờ bản đồ
này nằm ở phía Đông của kinh tuyến trục có độ kinh là:
λ0 = 60.(n-30) – 30 = 60.(48-30) - 30 = 1050
Để thuận tiện cho việc ghép các mảnh bản đồ, ngoài khung tờ bản đồ ở góc
Đông Bắc có sơ đồ 8 mảnh bản đồ nằm xung quanh và trên các biên khung có ghi số
hiệu 4 tờ bản đồ tiếp giáp có cùng tỉ lệ.
Ở chính giữa, ngoài khung phía Bắc tờ bản đồ ghi tên một địa danh tỉnh, thành,
quận, huyện … quan trọng nhất trong vùng, ngay dưới địa danh là số hiệu tờ bản đồ.Ở
chính giữa ngoài khung phía Nam tờ bản đồ ghi tỉ lệ số của tờ bản đồ và vẽ một thước
tỉ lệ thẳng tương ứng, ở góc dưới ghi chú khoảng cao đều đường đồng mức cơ bản.
Ngoài ra, còn biểu diễn một thước đo độ dốc, một sơ đồ và số liệu độ lệch kinh tuyến
(độ hội tụ kinh tuyến và góc lệch kim nam châm, góc lệch giữa hướng bắc kim nam
châm và đường dọc ô vuông).
1.10.2. Bố cục tờ bản đồ chuyên đề

35
Về cơ bản một tờ bản đồ chuyên đề cũng thể hiện đủ 3 yếu tố : yếu tố nội dung,
yếu tố toán học và yếu tố hỗ trợ như tờ bản đồ địa hình. Tuy nhiên, các yếu tố trên sẽ
biểu diễn với mức độ khác với bản đồ địa hình.
Yếu tố nội dung: là phần giới hạn trong khung bản đồ,bao gồm sự truyền đat về
tự nhiên và kinh tế- xã hội…chỉ thể hiện một, hai đối tượng, hiện tượng địa lý. Nội
dung của bản đồ chuyên đề tập trung thể hiện những hiện tượng riêng biệt của tự
nhiên, kinh tế xã hội, có sự phân chia thành phần chính, phụ. Những đối tượng thành
phần chính được thể hiện ưu tiên, những đối tượng có tính chất làm rõ nét hơn các
thành phần chính hoặc giúp cho việc đọc bản đồ được dễ dàng thì sẽ được tổng quát
hóa cao hơn.
Yếu tố phụ, hỗ trợ : Trên bản đồ chuyên đề, ngoài các thông tin về tên bản đồ,
bản chú giải, thước tỷ lệ, tỷ lệ số như bản đồ địa hình thì bản đồ chuyên đề còn thêm
các biểu đồ, tranh ảnh minh họa, bản đồ phụ….
Yếu tố toán học: trên bản đồ chuyên đề, yếu tố này được thể hiện đơn giản hơn
trên bản đồ địa hình.

Hình 1.20. Bản đồ chuyên đề

36
Chương 2: KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ GIS
2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển
2.1.1. Khái niệm
Hệ thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System) được thiết kế cho
phép người sử dụng hình dung, đặt câu hỏi, phân tích, quản lý, trình bày dữ liệu không
gian và địa lý. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa hệ thống thông tin địa
lý, nếu xét về mặt hệ thống thì GIS là một tổ chức tổng thể các hợp phần: phần cứng
máy tính, phần mềm, cơ sở dữ liệu, con người, quy trình và sự liên kết được thiết kế
hoạt động một cách có hiệu quả nhằm tiếp nhận, lưu trữ, điều khiển, phân tích và hiển
thị toàn bộ các dạng dữ liệu địa lý. Mục tiêu đầu tiên của GIS là xử lí hệ thống dữ liệu
trong môi trường không gian địa lý.

Hình 2.1. Khái niệm GIS

Hệ thống thông tin địa lý là một công cụ tập hợp những quy trình dựa trên máy
tính để lập bản đồ, lưu trữ và thao tác dữ liệu địa lý, phân tích các sự vật hiện tượng
thực trên trái đất, dự đoán tác động và hoạch định chiến lược.
Công nghệ GIS có khả năng tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính , từ đó
người dùng có thể truy cập, phân tích thế giới thực và hiển thị dưới dạng bản đồ, khả
năng này của GIS khác với các hệ thống thông tin khác. Đây là chính là phương pháp
mô hình hóa GIS thông qua máy tính. Có rất nhiều chương trình máy tính sử dụng dữ
liệu không gian như AutoCAD và các chương trình thống kê, nhưng chúng không phải
là GIS vì chúng không có khả năng thực hiện các thao tác không gian.
2.1.2. Lịch sử phát triển
Hệ thống thông tin địa lý có lịch sử phát triển khá lâu đời, từ những năm 1854
tại Anh do một nhà khoa học thành lập tờ bản đồ. Khi đó, biểu diễn các thông tin
địa lý bằng cách thu nhỏ các sự vật theo một kích thước nào đó rồi vẽ lên mặt
phẳng. Để đánh dấu các đặc tính của sự vật, người ta sử dụng các cách thể hiện
khác nhau như độ cao của địa hình được thể hiện bằng đường bình độ, mật độ dân
37
cư được thể hiện bằng màu sắc, kẻ vân, chú thích và kí hiệu đi kèm.. Dần dần, bản
đồ đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu được trong đời sống của con
người, phục vụ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như quân sự, quản lí, quy hoạch tài
nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội…
Khi lượng thông tin biểu diễn trên một diện tích bản đồ trở nên quá lớn, người ta
bắt đầu lập các bản đồ chuyên đề để phục vụ các ngành nghề riêng trong đó mỗi bản
đồ chuyên đề chỉ phản ánh một yếu tố của đối tượng địa lý.
Khi công nghệ thông tin phát triển các nhà khoa học đã nghĩ đến việc số hóa bản
đồ, lưu trữ và quản lí các thông tin địa lý bằng máy tính. Đầu những năm 60 (thế kỉ
XX), các nhà khoa học ở Canada đã cho ra đời Hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information System), sau đó các nước phát triển cũng đã tiến hành xây dựng hệ thống
GIS ban đầu chủ yếu phục vụ cho công tác điều tra và quản lí tài nguyên thiên nhiên,
về sau nó được ứng dụng trong quản lí kỹ thuật hạ tầng, đô thị và các lĩnh vực khác.
Trong những năm 70-90 (thế kỉ XX) những tiến bộ của công nghệ phần cứng cho
phép tăng kích thước bộ nhớ và tốc độ tính toán của máy tính, các công ty hàng đầu về
GIS đã được thành lập hàng loạt đáp ứng nhu cầu ứng dụng mới như các bài toán về
quản lí và sử dụng tối ưu tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai, phân tích,
đánh giá và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội…
Những năm đầu thập kỉ 90 (thế kỉ XX) đã có sự tích hợp kỹ thuật viễn thám
(Remote Sensing - RS) và hệ thống thông tin địa lý. Kĩ thuật viễn thám ngày càng trở
nên vô cùng quan trọng vì nó là nguồn dữ liệu rất quan trọng để cập nhật vào hệ
thống, vì thế khả năng phát triển và ứng dụng của hệ thống sẽ phụ thuộc vào kĩ thuật
viễn thám. Ngược lại, hệ thống thông tin địa lý có thể tạo ra khả năng phát triển hợp
lí các hệ thống xử lí ảnh hiện có và nhờ đó mở ra một viễn cảnh mới đối với việc phát
triển và ứng dụng có hiệu quả của kĩ thuật viễn thám.
Tại Việt Nam công nghệ GIS đã được đưa vào nghiên cứu, sử dụng từ những năm
2000. Hiện nay, nhiều cơ quan Nhà nước, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu và
các doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu, áp dụng công nghệ này trong công tác quản
lí Nhà nước; điều tra và quản lí tài nguyên thiên nhiên, môi trường;… và xu hướng
nghiên cứu ứng dụng công nghệ này ngày càng tăng. Các phần mềm GIS sử dụng ở
nước ta rất đa dạng và chủ yếu là phần mềm thương mại nhập ngoại như Arc Info, Arc
View, Arc GIS (của ESRI), MGE, Geomedia (của INTERGRAPH), MapInfo (của
MapInfo), IDRSI (của Đại học Clark), Grass (của trung tâm thông tin Grass), SIS – hệ
thống thông tin không gian (của Cadcorp), Ilwis…

2.2. Nguyên lý và nguồn dữ liệu GIS


2.2.1. Nguyên lý GIS cơ bản

38
Hệ thống thông tin địa lý GIS cơ bản có ba nguyên lý cơ bản sau: Nguyên lý
mô hình hóa và thể hiện các đối tượng địa lý (không gian); Nguyên lý về bản đồ và hệ
quy chiếu; Nguyên lý quản lý kết hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
• Nguyên lý mô hình hóa và thể hiện các đối tượng địa lý:
Trong thực tế các đối tượng địa lý được phân bố xen kẽ với nhau trên bề mặt
trái đất, dưới bề mặt trái đất và trên bầu khí quyển của trái đất. Để thể hiện thực tế đó,
GIS thường bóc tách thành các lớp bản đồ.
Như vậy, các đối tượng ba chiều được mô hình hóa thành các lớp dữ liệu không
gian 2 chiều với nguyên tắc là mỗi lớp dữ liệu gồm những đối tượng:
- Có cùng chức năng
- Có mối quan hệ không gian với nhau
Ví dụ: Lớp đô thị có thể được tách thành các lớp dữ liệu: lớp sử dụng đất, lớp
gia thông, lớp nhà ở....
Phương pháp thể hiện mô hình hóa các đối tượng địa lý đó sẽ được phân tích
chi tiết trong bài 2.4.
• Nguyên lý về bản đồ và hệ quy chiếu
GIS kế thừa và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc bản đồ để thể hiện và quản
lý đối tượng địa lý. Với cách thể hiện các đối tượng địa lý tại đúng vị trí thực, trong
mối quan hệ với các đối tượng khác trên bản đồ và bằng các bộ kí hiệu theo quy định,
bản đồ GIS cho phép người sử dụng tnhận dang, phân biệt và rút ra được những thông
tin quan trọng cho từng mục đích riêng.
Dưới dạng số, bản đồ GIS khác với bản vẽ ở chỗ thể hiện chính xác tỷ lệ và tọa
độ thực của các đối tượng. Như vậy, các lớp dữ liệu của bản đồ mới có thể kết hợp lại
với nhau thể hiện đúng với thế giới thực như nó vốn có.( Phần bản đồ và phép chiếu đã
được đề cập chi tiết ở chương 1).
• Nguyên lý quản lý kết hợp dữ liệu không gian và dữ liệu phi không gian
Dữ liệu GIS thường là khối lượng lớn đa dạng, đa ngành, được thu thập từ
nhiều nguồn sơ cấp như khảo sát, điều tra, đo vẽ (GPS, ảnh máy bay, vệ tinh, LiDar,
UAV...) và nguồn thứ cấp twuf các cơ quan ban ngành. Với khối lượng đồ sộ như
vậy, dữ liệu GIS cần được sắp xếp theo cấu trúc một cách logic thì mới có thể mang
lại hiệu quả khi phân tích GIS.
Và để quản lý đồng thời dữ liệu vị trí không gian của các đối tượng địa lý và
các đặc điểm thuộc tính của chúng(dữ liệu phi không gian), GIS cần được xây dựng
trên mô hình câu trúc CSDL quan hệ không gian.Mỗi đối tượng không gian địa lý sẽ
được mô hình hóa thành dạng điểm, đường, vùng và hình dạng hình học, đông thời
được quản lý trong CSDL không gian bằng một mã đối tượng duy nhất. Thuộc tính
cảu các đối tượng đó được quản lý trong các bảng dữ liệu với các quan hệ và cũng
chứa trường (ID) chung để liên kết là mã đối tượng. Dựa trên trường mã đối tượng duy
39
nhất đó, dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính được quản lý liên kết với nhau trong
một cơ sở dữ liệu quan hệ không gian. Ngoài ra, kết hợp với nguyên lý quan hệ không
gian(topo), các phép truy vấn không gian phức tạp cso thể được thcuwj hiện một cách
dễ dàng như: Tìm tất cả các nhà giải tỏa khi mở rộng đường, tính chi phí tiền đền bù
cho người dân bị phá nhà...

Hình 2.2: Nguyên lý quản lý kết hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính

2.2.2. Nguồn dữ liệu GIS


Thu thập dữ liệu hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu GIS ở dạng số là công việc tốn
nhiều phí tổn, có thể chiếm đến 75% ngân sách của một dự án GIS, do vậy nhận thức
về các nguồn dữ liệu để đưa vào GIS là công việc đòi hỏi phải có sự tính toán cẩn
thận. Dữ liệu GIS có thể được thu nhận từ các nguồn sau :
• Bản đồ giấy:
Các loại bản đồ như bản đồ địa hình, địa chính, mô tả thể hiện chính xác và chi tiết
địa hình địa vật đối tượng tự nhiên và nhân tạo trên bề mặt trái đất đang được lưu hành
dưới dạng giấy là một trong những nguồn dữ liệu phổ biến cung cấp cho GIS. Ngoài ra
còn sử dụng các bản đồ chuyên đề như bản đồ quy hoạch vùng, quy hoạch hạ tầng.....
phục vụ các thông tin liên quan đến quản lý
• Đo đạc mặt đất:
Đo đạc mặt đất sử dụng nhiều loại thiết bị và phương pháp khác nhau để ghi nhận
sự xuất hiện của các đối tượng hoặc hiện tượng xảy ra trên bề mặt trái đất. Kỹ thuật đo
đạc mặt đất thường thích hợp cho khu vực địa lý nhỏ và yêu cầu xác định vị trí với độ
chính xác cao.
• Phương pháp đo đạc cổ điển:
Trước khi những tiến bộ khoa học và kỹ thuật cho phép thực hiện những phương án
thu thập dữ liệu, thì hầu hết dữ liệu không gian thu thập về các đối tượng hình học trên
bề mặt trái đất được thu thập theo phương pháp thủ công. Các nhà kỹ sư trắc địa sử
40
dụng các máy toàn đạc để đo khoảng cách giữa các điểm và đo góc, sử dụng các máy
thủy chuẩn để ghi nhận sự khác biệt về độ cao. Sau đó kết hợp kết quả đo đạc và sử
dụng các phương pháp tính toán bình sai để xác định vị trí x,y,z của các điểm, đối
tượng có độ chính xác cao và biểu diễn chúng lên trên bản đồ giấy.
• Đo đạc sử dụng Total Station:
Máy toàn đạc điện tử với các thiết bị đo khoảng cách điện tử có thể đo góc và đo
khoảng cách trên cơ sở ghi nhận chùm tia hồng ngoại phát đi từ bộ chuyển tín hiệu đến
gương đo đặt tại điểm cần đo và phản hồi. Các giá trị đo có thể được lưu trực tiếp vào
trong card nhớ hoặc data-logger để có thể chuyển vào GIS trong công tác nội nghiệp.
• Hệ thống định vị toàn cầu GPS:
Hệ thống Định vị Toàn cầu (Global Positioning System - GPS) là hệ thống xác
định vị trí dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thiết kế,
xây dựng, vận hành và quản lý.
Hệ thống GPS định vị vị trí bằng cách đo chính xác khoảng cách từ máy thu tín
hiệu (trạm đo) đến tối thiểu 3 vệ tinh; Sau đó, máy thu tự động tính toán lấy điểm giao
nhau của 3 mặt cầu trong không gian 3 chiều với tâm là vệ tinh, bán kính chính là
khoảng cách đo được từ máy thu đến vệ tinh để xác định vị trí điểm.
• Viễn thám từ vệ tinh:
Viễn thám là một khoa học công nghệ giúp thu thập thông tin về các đối tượng trên
bề mặt trái đất mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Công nghệ viễn thám kết
hợp với hệ thông tin địa lý (GIS) thành lập các bản đồ chuyên đề và ứng dụng trong rất
nhiều ngành nghề như theo dõi biến động sử dụng đất, lập bản đồ thổ nhưỡng, quản lý
đô thị, quy hoạch, kiến trúc.
Ảnh MODIS: Dữ liệu ảnh MODIS từ vệ tinh TERRA và AQUA gồm 36 kênh có
độ phân giải trung bình (250m, 500m và 1000m) thường được sử dụng trong theo dõi
biến động lớp phủ, theo dõi mùa màng, các chỉ số lý sinh, màu và nhiệt độ mặt nước
biển… của một khu vực, vùng lãnh thổ.
Ảnh LandSat: Dữ liệu ảnh LandSat gồm ảnh MSS 4 kênh đa sắc với độ phân giải
80m, ảnh Landsat TM gồm 7 kênh đa sắc với độ phân giải 30m & 120m, ảnh ETM+
gồm 1 kênh toàn sắc với độ phân giải 15m và 7 kênh đa sắc với độ phân giải 30m và
90m. Ảnh Landsat có thể dùng để nghiên cứu quá trình phát triển đô thị, quá trình biến
động đất đô thị, môi trường, vùng bờ…
Ảnh SPOT: Dữ liệu ảnh SPOT gồm ảnh SPOT4 với 4 kênh đa sắc với độ phân giải
10m & 20m, ảnh SPOT5 với 1 kênh toàn sắc độ phân giải đến 2.5m và 4 kênh đa sắc
với độ phân giải đến 10m… Ảnh SPOT thường được sử dụng để lập và cập nhật bản
đồ sử dụng đất, bản đồ nông nghiệp và bản đồ rừng ở các tỷ lệ lớn...
Ảnh ASTER: Dữ liệu ảnh ASTER từ vệ tinh TERRA và AQUA gồm 14 kênh,
trong đó 3 kênh ở giải phổ nhìn thấy và hồng ngoại gần (VNIR) có độ phân giải 15m,
6 kênh hồng ngoại sóng ngắn (SWIR) độ phân giải 30m và 5 kênh nhiệt (TIR) độ phân

41
giải 90m. Ngoài ra, với khả năng bay chụp ảnh stereo, dữ liệu ASTER còn cho phép
thành lập bản đồ địa hình số. Có thể dùng để theo dõi biến động lớp phủ và sử dụng
đất, độ ẩm mặt đất và các chỉ số lý sinh, cũng như nghiên cứu hiện tượng đảo nhiệt đô
thị…
Ảnh THEOS: Là dữ liệu ảnh vệ tinh của Thái Lan gồm 1 kênh toàn sắc độ phân
giải đến 2m và 4 kênh đa sắc với độ phân giải đến 15m… Tương tự như ảnh SPOT, dữ
liệu THEOS được sử dụng để lập và cập nhật bản đồ sử dụng đất, bản đồ nông nghiệp
và bản đồ rừng ở các tỷ lệ lớn…
Ngoài ra, còn có ảnh vệ tinh độ phân giải siêu cao như IKONOS (1m & 4m) và
QUICKBIRD (0.6m & 2.5m) và ảnh vệ tinh Radar của một số đô thị và khu vực…
• Kỹ thuật không ảnh :
Việc sử dụng ảnh hàng không kết hợp với phân tích ảnh có thể đưa lại thông tin về
một vùng tương đối rộng lớn mà không cần phải khảo sát thực địa. Các đối tượng địa
lý như giao thông, sông, hồ, công trình xây dựng…có thể được nhận biết dễ dàng trên
ảnh hàng không.Việc chồng một cặp 2 ảnh có thể được sử dụng để hình thành ảnh
không gian 3 chiều(3D) qua đó đem lại cảm nhận về độ cao các đối tượng trong ảnh.
Thông qua diễn giải ảnh hàng không, người phân tích ảnh phân loại đối tượng trong
ảnh và đưa dữ liệu mới này vào hệ thống quản lý dữ liệu hoặc để cập nhật thông tin đã
có từ trước. Phương pháp này sử dụng các cặp ảnh số chập lên nhau và người ta sử
dụng các thấu kính 3D đặc biệt để số hóa tọa độ(x,y,z) của các đối tượng trong ảnh.
Trong quá trình bay chụp, toàn bộ khu vực được bao trùm bởi các ảnh hàng không với
độ trùng lắp lên nhau( thông thường 60% theo từng đường bay và 20- 30% giữa 2
đường bay). Cặp thấu kính 3D chỉ cho mắt phải nhìn được ảnh phải và mắt trái nhìn
được ảnh trái. Khi 2 ảnh được đưa vào vị trí tương đối thích hợp, não bộ sẽ cảm nhận
được ảnh 3D. Với mô hình này, người ta dùng các tia ánh sáng cho di qua cặp thấu
kính và máy tính sẽ ghi nhận lại hình ảnh 3D.

Hình 2.3. Độ phủ ảnh hàng không

• Nguồn dữ liệu từ các phương pháp thu thập dữ liệu tiên tiến khác

42
100m

0m

Hình 2.4. Nguồn dữ liệu GIS từ công nghệ Lidar


2.3. Thành phần của GIS
GIS có năm thành phần quan trọng: phần cứng máy tính, các bộ modul phần mềm
ứng dụng, dữ liệu, con người, phương pháp tiếp cận . Năm thành phần đó cần phải có
mối lên hệ chặt chẽ và lôgic với nhau để hệ thống hoạt động có hiệu quả.

Hình 2.5. Các thành phần của GIS


• Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính cho GIS hoạt động. Hiện nay, phần mềm GIS chạy
trên nhiều loại phần cứng, từ máy chủ tập trung vào các máy tính để bàn sử dụng trong
các cấu hình độc lập hoặc nối mạng. Về cơ bản phần cứng bao gồm các phần sau: máy
scanner, bàn số hóa, đĩa CD-ROM, bộ xử lý, máy in printer, máy vẽ plotter…

Hình 2.6. Phần cứng của GIS


43
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Bộ xử lý trung tâm hay còn gọi là CPU, là phần cứng quan trọng nhất của máy vi
tính. CPU không những thực hành tính toán trên dữ liệu, mà còn điều khiển sắp đặt phần
cứng khác. Nó cần thiết cho việc quản lý thông tin theo sau thông qua hệ thống. Mặc dù
bộ vi xử lý hiện đại rất nhỏ chỉ khoảng 5mm2- nó có khả năng thực hiện hàng ngàn, hoặc
ngay cả hàng triệu thông tin trong một giây (ví dụ máy vi tính siêu hạng - the Cyber 250
có thể thực hiện 200 triệu thông tin trên giây)..
Bộ nhớ trong (RAM)
Tất cả máy vi tính có một bộ nhớ trong có chức năng như là "không gian làm việc"
cho chương trình và dữ liệu. Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên (RAM) này có khả năng giữ 1
giới hạn số lượng dữ liệu ở một số hạng thời gian. Điều này có nghĩa nó sẽ ít có khả năng
thực hiện điều hành phức tạp trên bộ dữ liệu lớn trong hệ điều hành.
Bộ sắp xếp và lưu trữ ngoài (diskette, harddisk, CD-ROM)
Băng có từ tính được giữ không những trong cuộn băng lớn (giống trong cuộn băng
máy hát đĩa) mà còn trong cuộn băng nhỏ (giống như cuốn băng được dùng trong máy
hát nhạc). Thuận lợi của dây băng có từ tính là nó có thể lưu trữ một số lượng lớn dữ liệu
(ví dụ toàn bộ Landsat MSS đòi hỏi 8MB của khả năng lưu trữ trên một băng).
Sự gia tăng khả năng lưu trữ thực hiện bằng các đĩa có từ tính. Các đĩa cứng với khả
năng lưu trữ rất lớn (được sử dụng trên PCs phổ biến 20 hoặc 30Mb) mà còn ở các đĩa
mềm với khả năng giới hạn (2.25 inch, với 360Kb hoặc 1.2 Mb hay 3.5inch với 720Kb
hoặc 1.4Mb). Đĩa cứng thông thường được sử dụng cho lưu trữ tạm thời mà thông qua
quá trình xử lý, sau khi dữ liệu được gán trong đĩa floppy hoặc dây băng có từ tính.
Các bộ phận dùng để nhập dữ liệu (INPUT DEVICES)
Digitizer
Bảng số hoá bản đồ bao gồm 1 bản hoặc bàn viết, mà trên đó bản đồ được trải rộng
ra, và 1 cursor có chức năng định vị các điểm trên bản đồ.
Các bảng số hoá (digitizer) hiện nay có kích thước thay đổi từ bảng nhỏ 27cmx27cm
đến bảng lớn 1mx1.5m.
Scanner (máy quét)
Máy ghi scanner sẽ chuyển các thông tin trên bản đồ giấy 1 cách tự động dưới dạng
dữ liệu raster. Một cách luân phiên nhau, bản đồ có thể được trải rộng ra trên bàn mà đầu
scanning di chuyển trong 1 loạt đường thẳng song song nhau. Các đường quét (scan) phải
được vector hoá trước khi chúng được đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu vector.
Các bộ phận để in ấn (OUTPUT DEVICES)
Máy in (printer)
Là bộ phận dùng để in ấn các thông tin, bản đổ, dưới nhiều kích thước khác nhau tuỳ
theo yêu cầu của người sử dụng, thông thường máy in có khổ từ A3 đến A4. Máy in có
thể là máy màu hoặc trắng đen, hoặc là máy in phun mực, Laser, hoặc máy in kim.
44
Máy vẽ (plotter)
Đối với những yêu cầu cần thiết phải in các bản đổ có kích thước lớn, thường máy in
không đáp ứng được mà ta phải dùng đến máy Plotter (máy vẽ). Máy vẽ thường có kích
thước của khổ A1 hoặc A0.
• Phần mềm
Đi kèm với hệ thống thiết bị trong GIS ở trên là một hệ phần mềm được phân thành
ba lớp: hệ điều hành, các chương trình tiện ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng.
Mỗi một phần mềm có tối thiểu các nhóm chức năng sau đây:
+ Thu thập, tạo nhập dữ liệu tích hợp thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ
các nguồn khác nhau thậm chí kể cả dữ liệu từ internet.

Hình 2.7. Chức năng thu thập và nhập dữ liệu của phần mềm GIS

Chỉnh lý, lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và thông
tin thuộc tính.
Cung cấp các công cụ phân tích thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các
bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian- thời gian.

Hình 2.8. Chức năng phân tích và chồng xếp dữ liệu của phần mềm GIS
+ Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện pháp khác
nhau như thành lập bản đồ chuyên đề.
45
Hình 2.9. Chức năng kết xuất và hiển thị dữ liệu của phần mềm GIS
• Cơ sở dữ liệu (Data)
Trong các thành phần của GIS thì cơ sở dữ liệu là thành phần quan trọng, cơ bản
nhất và phải chi phí nhiều nhất khi xây dựng hệ thống thông tin địa lý. Cơ sở dữ liệu
bao gồm một tập hợp các thông tin (database) với hai dạng dữ liệu, dữ liệu không gian
và dữ liệu thuộc tính. Cơ sở dữ liệu không gian gồm có dữ liệu vector và dữ liệu raster
Dữ liệu không gian:

Hình 2.10. Dữ liệu vector


Dữ liệu vector: Được sử dụng phổ biến nhất trong cơ sở dữ liệu, có ba loại
bao gồm điểm, đường và vùng. Dữ liệu này đa phần được thành lập từ quá trình số hóa
bản đồ và được lưu trữ dưới dạng hệ tọa độ X, Y thường mô tả các đường biên giới,
ranh giới hành chính, địa chính hay đường giao thông.
Dữ liệu raster: lưu trữ các thông tin của các đối tượng dưới dạng ô dựa trên
các nguồn cung cấp như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, các giá trị độ cao (DEM).

46
Hình 2.11. Dữ liệu không gian dạng raster
Dữ liệu thuộc tính
Dữ liệu thuộc tính (attribute): Dữ liệu thuộc tính có thể được lưu trữ trong bảng, cơ
sở dữ liệu theo các loại trường khác nhau: ký tự, số nguyên, số dư, nhị phân và ngày
để mô tả các tính chất thuộc về đối tượng trong lưu trữ.

Hình 2.12. Dữ liệu thuộc tính dạng bảng


Chuyên viên (Expertise)
Đây là một trong những hợp phần quan trọng của công nghệ GIS, đòi hỏi những
chuyên viên biết hướng dẫn và sử dụng hệ thống, thực hiện thao tác các chức năng
phân tích và xử lý các số liệu. Các chuyên viên GIS phải thông thạo về việc lựa chọn
các công cụ GIS để sử dụng, có kiến thức về các số liệu đang được sử dụng và nắm
vững qui trình đang và sẽ thực hiện.
Phương pháp tiếp cận
Phương pháp tiếp cận đảm bảo khả năng hoạt động của hệ thống, là yếu tố quyết
định sự thành công của việc phát triển công nghệ GIS. Để hoạt động thành công, hệ
thống GIS phải được đặt trong một khung tổ chức phù hợp và có những hướng dẫn cần
thiết để quản lý, thu thập, lưu trữ và phân tích số liệu, đồng thời có khả năng phát triển
được hệ thống GIS theo nhu cầu. Hệ thống GIS cần được điều hành bởi một bộ phận
quản lý, bộ phận này được quyết định cho những mục tiêu công việc của họ để tổ chức
hoạt động hệ thống GIS một cách có hiệu quả nhằm phục vụ người sử dụng thông tin.

47
Ngoài ra, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan cũng phải được quan
tâm, nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng hệ thống GIS cũng như các nguồn dữ liệu hiện
có.
Trong quá trình phối hợp và vận hành các hợp phần của hệ thống GIS nhằm đưa
vào hoạt động có hiệu quả, 2 yếu tố huấn luyện và chính sách - quản lý là cơ sở của
thành công. Việc hướng dẫn thực hành sử dụng hệ thống GIS sẽ cho phép kết hợp các
hợp phần gồm: (1) Thiết bị, (2) Phần mềm, (3) Chuyên viên và (4) Dữ liệu với nhau để
đưa vào vận hành một cách hiệu quả. Tuy nhiên, yếu tố chính sách và quản lý sẽ có tác
động đến toàn bộ các hợp phần nói trên, đồng thời quyết định đến sự thành công của
hoạt động GIS.

2.4. Cơ sở dữ liệu trong GIS

2.4.1. Cơ sở dữ liệu không gian trong GIS

Dữ liệu trong GIS thể hiện thế giới thực một cách đơn giản nhất trong đó dữ liệu
không gian là trung tâm của hệ thống GIS, được chia thành các lớp, thông tin không
gian là có khả năng mô tả “vật thể ở đâu” nhờ vị trí tham chiếu, đơn vị đo và quan hệ
không gian.

Raster/Image

Vector

Thế giới thực

Hình 2.13. Dữ liệu Raster và dữ liệu Vector

Tùy thuộc vào chức năng mà lớp thông tin đại diện và mục đích sử dụng mà người
ta chia các lớp dữ liệu không gian thành hai loại mô hình dữ liệu không gian cơ bản
liên quan đến việc lưu trữ số hóa những dữ liệu địa lý là vector/ raster, image. Thế giới
thực thường được biểu diễn bởi sự kết hợp của 2 dạng trên.
Mô hình dữ liệu Vector
Mô hình dữ liệu nền vector lưu trữ dưới dạng điểm (Point), đường (Line), vùng
(Area hay Polygon) (như là dữ liệu hình học trong GIS) của đối tượng trên thế giới
thực, thể hiện đối tượng không gian đơn giản, rời rạc có ranh giới tách biệt rõ ràng như
48
cánh đồng, con đường, thành phố. Các điểm này được xác định vị trí của các đối tượng
nhỏ như giếng khoan, tòa nhà, hay hồ nước.
Các dạng đường thì thường đường sử dụng cho các đối tượng như sông suối, đường
xá, hoặc dùng để xác định ranh giới giữa các đối tượng với nhau.
+ Kiểu đối tượng điểm (Points), điểm được xác định bởi một cặp giá trị. Các đối
tượng đơn, thông tin về địa lý chỉ gồm cơ sở vị trí sẽ được phản ánh là đối tượng điểm.
Các đối tượng kiểu điểm có đặc điểm:
+ Là tọa độ đơn (x,y).
+ Không cần thể hiện chiều dài và diện tích.
Tỷ lệ trên bản đồ tỷ lệ lớn, đối tượng thể hiện dưới dạng vùng. Tuy nhiên, trên bản
đồ tỷ lệ nhỏ, đối tượng này có thể thể hiện dưới dạng một điểm. Vì vậy, các đối tượng
điểm và vùng có thể được dùng phản ánh lẫn nhau.

Hình 2.14. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng điểm
+ Kiểu đối tượng đường (Lines, Polylines, Arcs)
Đường được xác định như một tập hợp dãy của các điểm. Mô tả các đối tượng địa
lý dạng tuyến, có các đặc điểm sau:
- Là một dãy các cặp tọa độ;
- Một đường bắt đầu và kết thúc bởi điểm;
- Các đường nối với nhau và cắt nhau tại điểm nút (node);
- Hình dạng của đường được định nghĩa bởi các điểm có hướng;
- Độ dài chính xác bằng các cặp tọa độ.

49
Hình 2.15. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng đường
+ Kiểu đối tượng vùng (Polygons)
Vùng được xác định bởi ranh giới các đường thẳng, các đối tượng địa lý có diện
tích và đóng kín bởi một đường được gọi là đối tượng vùng, có các đặc điểm sau:
- Vùng được mô tả bằng tập các đường và điểm nhãn
(label points);
- Một hoặc nhiều đường định nghĩa đường bao của vùng;
- Một điểm nhãn nằm trong vùng để mô tả, xác định cho mỗi
một vùng.

Hình 2.16. Số liệu vector được biểu thị dưới dạng vùng

Hình 2.17. Một số khái niệm trong cấu trúc cơ sở dữ liệu bản đồ

50
a. Ưu điểm mô hình vector
- Biểu diễn và xử lí tốt các dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
- Có độ chính xác hình học cao.
- Cho phép thực hiện tốt các mô tả và tính toán về các quan hệ không gian hình
học, phân tích mạng,…
- Thông tin đồ họa đẹp, sản phẩm in chất lượng cao.
- Thông tin đồ họa đẹp, sản phẩm in chất lượng cao.
b. Nhược điểm:mô hình vector
- Cấu trúc dữ liệu phức tạp.
- Nảy sinh khó khăn khi chồng xếp một số bản đồ.
Mô hình dữ liệu Raster
Mô hình dữ liệu dạng raster phản ánh toàn bộ vùng nghiên cứu dưới dạng một lưới
các ô vuông hay điểm ảnh (pixcel). Mô hình raster có các đặc điểm sau:
- Các điểm được xếp liên tiếp từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.
- Mỗi một điểm ảnh chứa một giá trị.
- Một tập các ma trận điểm và các giá trị tương ứng tạo thành một lớp (layer).
- Trong cơ sở dữ liệu có thể có nhiều lớp.

Hình 2.18. Mô hình dữ liệu raster


Mô hình dữ liệu raster chủ yếu dùng để phản ánh các đối tượng dạng vùng là ứng
dụng cho các bài toán tiến hành trên các loại đối tượng dạng vùng như phân loại hay
chồng xếp.
Các nguồn dữ liệu xây dựng nên dữ liệu raster bao gồm:
- Quét ảnh.
- Ảnh máy bay, ảnh viễn thám.
- Chuyển từ dữ liệu vector sang.
- Lưu trữ dữ liệu dạng raster.

51
- Nén theo hàng (Run lengh coding).
- Nén theo chia nhỏ thành từng phần (Quadtree).
- Nén theo ngữ cảnh (Fractal).
Trong một hệ thống dữ liệu cơ bản raster được lưu trữ trong các ô (thường hình
vuông) được sắp xếp trong một mảng hoặc các dãy hàng và cột.
Việc sử dụng cấu trúc dữ liệu raster có thể gây ra một số chi tiết bị mất. Với lý do
này, hệ thống raster-based không được sử dụng trong các trường hợp đòi hỏi các chi
tiết có chất lượng cao.
a. Ưu điểm mô hình raster
- Cấu trúc dữ liệu đơn giản và có thể thu thập tự động với tốc độ nhanh nhờ bộ số
hóa.
- Dễ dàng chồng xếp, thu nạp thông tin giữa các bản đồ, giữa các bản đồ và các
nguồn dữ liệu khác.
- Chương trình xử lí dữ liệu tương đối ngắn gọn và đơn giản.
- Lưu trữ, mô tả chi tiết, đầy đủ thông tin.
b. Nhược điểm mô hình raster
- Dung lượng thông tin quá lớn.
- Dung lượng thông tin giảm khi kích thước pixel lớn và khi đó các thông tin dễ bị
sai lệch.
- Các bản đồ có hình ảnh thô và đơn điệu.
- Khó khăn khi chồng xếp và phân tích các dữ liệu bản đồ có kích thước pixel khác
nhau; không thể xác định các đối tượng riêng lẻ 1 cách trực tiếp.
- Khối lượng tính toán để biến đổi tọa độ rất lớn.
Chuyển đổi cơ sở dữ liệu dạng vector và raster
Việc chọn sử dụng cấu trúc dữ liệu dưới dạng vector hay raster tuỳ thuộc vào yêu
cầu của người dùng. Đối với hệ thống vector, thì dữ liệu được lưu trữ sẽ chiếm diện
tích nhỏ hơn rất nhiều so với hệ thống raster, đồng thời các đường bao viền sẽ chính
xác hơn hệ thống raster. Ngoài ra, nó cũng tuỳ vào phần mềm máy tính đang sử dụng
mà cho phép nên lưu trữ dữ liệu dưới dạng vector hay raster. Đối với việc sử dụng ảnh
vệ tinh trong GIS thì nhất thiết phải sử dụng dưới dạng raster.
Một số công cụ phân tích của GIS yêu cầu dữ liệu phải ở dưới dạng raster, do vậy
cần phải có quá trình biến đổi mô hình dữ liệu vector sang dữ liệu raster, hay còn gọi
là raster hoá. Raster hóa là quá trình chia đường hay vùng thành các ô vuông (pixcel).
Ngược lại, vector hoá là tập hợp các pixcel để tạo thành đường hay vùng.
Việc biến đổi vector sang raster là tìm tập hợp các pixel trong không gian raster
trùng khớp với vị trí của điểm, đường, đường cong hay đa giác trong biểu diễn vector.

52
Hình 2.19. Chuyển đổi dữ liệu

2.4.2. Dữ liệu phi không gian

• Khái niệm
Dữ liệu phi không gian (dữ liệu thuộc tính) mô tả các thông tin về đặc tính của các
hình ảnh bản đồ. Dữ liệu phi không gian mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng
xảy ra tại các vị trí địa lý xác định trên bề mặt trái đất.
Dữ liệu phi không gian được liên kết với các hình ảnh không gian thông qua các
chỉ số xác định chung, thông thường gọi là mã địa lý (GeoCode) và được lưu trữ trong
cả hai dạng dữ liệu không gian và phi không gian.

• Các loại số liệu thuộc tính


Một trong các chức năng đặc biệt của công nghệ GIS là khả năng liên kết và xử lý
đồng bộ giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính. Thông thường hệ thống thông tin
địa lý có 4 loại số liệu thuộc tính:
- Ðặc tính của đối tượng: Liên kết chặt chẽ với các đối tượng khoog gian trong cơ
sở dữ liệu bản đồ, thông tin đồ họa, các dữ liệu này được xử lí theo ngôn ngữ hỏi đáp
cấu trúc (SQL) và phân tích.
- Dữ liệu tham khảo địa lí: Không mô tả về bản thân hình ảnh bản đồ mà chúng thể
hiện các danh mục, các hoạt động cho phép của một đối tượng nào đó như các bản vẽ
quy hoạch của một đô thị. Ví dụ, quy định về kiến trúc cảnh quan, số tầng cho phép
xây dựng của khu phố.
- Chỉ số địa lí: Là các chỉ số về tên, địa chỉ, khối, phương hướng định vị,... liên
quan đến các đối tượng địa lí, được lưu trữ trong Hệ thông tin địa lí để chọn, liên kết
và tra cứu dữ liệu trên cơ sở vị trí địa lí mà chúng đã được mô tả bằng các chỉ số địa lí
xác định. Ví dụ như tên loại cây, tên đường, địa chỉ nhà...
- Quan hệ không gian giữa các đối tượng: Rất quan trọng trong chức năng truy vấn
xử lý thông tin trong môi trường GIS. Các mối quan hệ này có thể đơn giản hay phức
tạp ví dụ như sự liên kết, khoảng cách tương thích, mối quan hệ topo giữa các đối
tượng ( như vị trí mối liên kết về không gian giữa cầu vượt và đường bộ).
Để mô tả một cách đầy đủ các dữ liệu không gian, trong bản đồ số còn dùng
thêm các loại đối tượng khác: điểm điều khiển, tọa độ giới hạn và các thông tin mang

53
tính chất mô tả. Các dữ liệu này cung cấp thông tin đầy đủ hơn ví dụ như đường một
chiều, hay biển báo cấm ôtô....
2.5. Mô hình tổ chức dữ liệu không gian vector
Dữ liệu ở dạng Vector được tổ chức ở 2 dạng mô hình:

– Mô hình Spaghetti

– Mô hình quan hệ không gian Topology

2.5.1. Cấu trúc dữ liệu Spaghetti


Trong số các cấu trúc dữ liệu vector thông dụng, spaghetti là cấu trúc dữ liệu đơn
giản nhất. Trong cấu trúc này, mỗi phần tử trên bản đồ được mô tả độc lập, trở thành
một mẫu tin trong tập tin số và được định nghĩa như chuỗi tọa độ…

Hình 2.20.Cấu trúc Spagetti dùng để biểu diễn các phần tử không gian
trên một bản đồ.

Trong cấu trúc này, điểm được mã hóa như một cặp tọa độ x, y; đường được mã
hóa như một chuỗi cặp tọa độ x, y; vùng được mã hóa như một chuỗi cặp tọa độ x, y
tạo nên ranh giới của chúng với điểm đầu và điểm cuối trùng nhau. Hạn chế của cấu
trúc này là cạnh của các vùng lân cận được lưu trữ hai lần dẫn đến cạnh có thể không
hoàn toàn trùng lặp (tạo khe hở hoặc chồm lên nhau) và khi cập nhật có thể xảy ra
trường hợp cạnh chung trên cả hai vùng không được cập nhật đồng thời. Các cung có
thể băng ngang nhưng không giao. Xét về khía cạnh đồ họa, cấu trúc đơn giản của dữ
liệu spaghetti làm cho việc hiển thị và in ấn các đối tượng trở nên dễ dàng và hiệu quả
hơn so với cấu trúc dữ liệu topology do các thông tin không liên quan đến quá trình vẽ
thì không được lưu trữ.

Trong cấu trúc spaghetti, quan hệ không gian giữa các phần phụ tử - vùng nào lân
cận hoặc có chung ranh giới với vùng nào, tuyến đường nào nối tiếp tuyến đường
nào…không được mã hóa cụ thể trong máy tính. Điều này thể hiện một sự hạn chế
đáng kể, bởi vì để thực hiện bất kỳ loại phân tích không gian nào, quan hệ không gian
54
giữa các phần tử chỉ có thể nhận được thông qua tính toán, và như vậy mất thêm thời
gian cho việc tính toán.

Cấu trúc này được ứng dụng lần đầu tiên trong phần mềm SYMAP của Harvard
School of Computer Graphics dùng lập bản đồ đưa ra vào đầu năm 1970. Ngày nay
một số phần mềm GIS như MapInfo vẫn dùng cấu trúc này.

2.5.2. Cấu trúc dữ liệu topology


Vào năm 1736, nhà toán học Leonhard Euler xuất bản một bài báo được biết đến
như “The Seven Bridges of Konigsberg” - khởi đầu cho một nhánh toán học, được biết
đến như topology. Ngày nay, topology trong GIS thường được định nghĩa như mối
liên hệ không gian giữa những đối tượng lân cận, hoặc là một tập hợp các quy tắc mô
hình hóa cách thức điểm, đường, vùng chia sẻ các phần tử hình học. Ví dụ, hai thửa
đất lân cận sẽ chia sẻ phần tử hình học là cạnh chung giữa hai thửa. Các quan hệ hình
học khác nữa cũng có thể được định nghĩa, ví dụ các thửa đất nằm trong một đơn vị
hành chính phải đảm bảo phủ chính xác đơn vị hành chính dó không thừa, không
thiếu. Các mối liên hệ không gian – lân cận (adjacency), chứa trong (containment) và
nối kết (connectivity) – được mô tả trong cấu trúc topology. Lân cận và chứa trong mô
tả mối quan hệ hình học tồn tại giữa các đối tượng vùng. Các vùng được mô tả như lân
cận khi chúng chia sẻ cạnh chung. Nối kết là đặc tính hình học được sử dụng để mô tả
sự liên kết giữa các đối tượng tuyến tính, ví dụ các đường nối với nhau để hình thành
nên một mạng.

Cấu trúc topology được sử dụng bởi vì:

- Khả năng mô hình hóa một cách hiệu quả mối quan hệ giữa các đối tượng không
gian.
- Cung cấp một cách thức tự động trong xử lý các sai số trong số hóa và biên tập
dữ liệu.
- Giảm dung lượng lưu trữ cho các đối tượng vùng do ranh giới giữa các đối tượng
lân cận chỉ cần phải lưu một lần.
- Cho phép thực hiện tốt các phân tích không gian lân cận (adjacency), chứa trong
(containment) và nối kết (connectivity).
- Trong GIS, khi biết hình dạng hình học, vị trí, kích thước và hệ tọa độ của đối
tượng chỉ mới đáp ứng được tính đầy đủ của dữ liệu GIS. Để đảm bảo tính đúng
đắn và chính xác của dữ liệu GIS thì người xây dựng dữ liệu cần phải hiểu bản
chất về topology

55
- Trong GIS, khi biết hình dạng hình học, vị trí, kích thước và hệ tọa độ của đối
tượng chỉ mới đáp ứng được tính đầy đủ của dữ liệu GIS. Để đảm bảo tính đúng
đắn và chính xác của dữ liệu GIS thì người xây dựng dữ liệu cần phải hiểu bản
chất về topology. Topology thể hiện mối quan hệ hoặc sự liên kết giữa các đối
tượng trong không gian.
- Topology là một phương pháp toán học dùng để xác định các quan hệ không
gian. Cấu trúc topology còn được gọi là cấu trúc cung-nút (arc-node). Trong cấu
trúc nầy, phần tử cơ bản là cung. Mỗi cung được mô tả như là một chuỗi những
đoạn thẳng nối liền nhau, điểm đầu và cuối cung gọi là nút (node), những điểm
giữa cung gọi là đỉnh (vertex). Nút là điểm giao nhau của hai hay nhiều cung, đối
với những cung độc lập, nút là điểm cuối cùng của cung, không nối liền với bất
kỳ cung nào khác. Vùng là một chuỗi những cung nối liền nhau và khép kín,
những cung này chính là những biên của vùng. Mỗi vùng có thể giới hạn bởi hai
đường cong khép kín lồng vào nhau và không cắt nhau.

- Trong cấu trúc topology, các đối tượng địa lý được mô tả trong bốn bảng, ba
bảng đầu lưu trữ các phần tử không gian vùng, nút, cung, bảng thứ tư lưu trữ tọa
độ nút, nút cuối và đỉnh.

56
- Bảng topology vùng xác định những cung làm đường biên của vùng, phần bên
ngoài bản đồ cũng được xem như một vùng không xác định cung đường biên.
- Bảng topology nút xác định mỗi nút thuộc những cung nào.
- Bảng topology cung xác định quan hệ của nút và vùng với cung.
- Từ 3 bảng này, ta có thể phân tích các quan hệ của các phần tử trong bản đồ.
Bảng thứ tư lưu trữ tọa độ của các cung bằng cách lưu trữ tọa độ của các nút và
đỉnh của cung, để từ đó vị trí của mỗi phần tử trên bản đồ được liên hệ với thế
giới thực. Caáu truùc topology rất thích hợp với những toán tử phân tích không
gian, nhất là những bài toán kề (contiguity) và kết nối (connectivity). Trong đó,
cấu trúc topology định rõ các liên kết.

Thuận lợi cơ bản của cấu trúc này là phân tích không gian có thể thực hiện mà
không cần dùng đến dữ liệu tọa độ. Đây là một ưu điểm so với cấu trúc dữ liệu
spaghetti hoặc CAD, là những cấu trúc sử dụng tọa độ để xác định mối quan hệ không
gian. Bất lợi của cấu trúc topology là bản chất tĩnh của nó. Bản chất tĩnh của cấu trúc
hàm ý rằng mỗi khi có sự biên tập tác động đến dữ liệu hình học, topology phải được
xây dựng lại.

57
Trong GIS, topology được thực hiện thông qua cấu trúc dữ liệu hoặc cách thức dữ
liệu được lưu trữ cụ thể trong máy tính. Do phần lớn dữ liệu nhập vào GIS không tồn
tại ở dạng cấu trúc dữ liệu topology, topology phải được tạo ra với một phần mềm
GIS. Tùy thuộc vào tập dữ liệu, xây dựng topology có thể tốn thời gian và sử dụng
nhiều nguồn lực của máy tính.

Mô hình topology là mô hình được sử dụng rộng rãi nhất để thể hiện mối quan hệ
không gian trong GIS. Hình 3.6 minh họa một bản đồ đơn giản và phương pháp dùng
để mã hóa các phần tử bản đồ thông qua các bảng dữ liệu gắn kết. Dạng mã hóa này là
dạng cụ thể của mô hình Topology và được gọi là cấu trúc dữ liệu arc-node (đường-
nút). Phần tử cơ bản của cấu trúc này là arc (đường), một chuỗi các điểm bắt đầu và
kết thúc tại một node (nút).Một nút là điểm giao nơi hay hay nhiều arc gặp nhau. Một
nút cũng có thể xảy ra tại cuối cùng của một arc “treo”, có nghĩa một arc không nối
đến bất kỳ một arc nào khác. Một vùng (polygon) được tạo thành bởi chuỗi đóng của
các arc thể hiện ranh giới của vùng.

Trong hình 3.6, topology được ghi nhận trong ba bảng, mỗi bảng cho mỗi loại
phần tử không gian và dữ liệu tọa độ được lưu trong bảng thứ 4.

- Bảngpolygon topology: xác định polygons bằng cách xác định những arc nào tạo
thành ranh giới của polygon. Ví dụ, polygon A được tạo bởi các arc a1, a3, a5.
Polygon có thể có các đảo bên trong nó. Polygon C là một đảo trong Polygon B,
được minh họa trong bảng bằng cách đặt giá trị 0 trước danh sách các arc tạo nên
đảo. Để hoàn thành định nghĩa không gian, vùng bao ngoài của các đối tượng
không gian cũng được định nghĩa như Polygon E và các arc hình thành chúng
không cần liệt kê.
- Bảngnode topology: xác định những nút nào thuộc về những arc nào. Ví dụ, nút
N1 thuộc về các arc a1, a3, a4. Từ đó xác định mối quan hệ giữa các arc, bằng
cách xác định những arc nào nối với nhau để tạo thành mạng arc các tuyến
đường.
- Bảng arc topology: định nghĩa mối quan hệ giữa nút và vùng đối với arc. Các
điểm cuối đường được phân ra thành điểm nút đầu và nút cuối. Ví dụ, arc
a5bắtđầu tại nút N3 và kết thúc tại nút N2. Do chuyển từ nút N3 đến nút N2
polygon bên trái là A và polygon bên phải là B.
Chỉ từ ba thành phần topology này các mối quan hệ không gian giữa các đối tượng
địa lý được mô tả. Ví dụ, tất cả các polygon lân cận tới polygon B có thể được tìm thấy
bằng cách tìm kiếm trong bảng arc topology. Mỗi polygon tạo thành cặp với B trong
bảng này là lân cận với nó bởi vì chúng có chung một arc. Ví dụ, polygon A và B tạo
thành cặp đối với hàng chứa cặp a5. Do vậy A lân cận với B.

Các bảng topology có thể được sử dụng để tìm tất cả các đối tượng chứa trong một
polygon bằng cách tìm trong bảng polygon topology những danh sách arc nào chứa giá
trị 0. Các arc theo sau giá trị 0 sẽ được dùng để tìm thông tin trong bảng arc
topology…
58
Truy vấn không gian giống như các câu hỏi ở trên sử dụng các bảng topology sẽ
được xử lý nhanh chóng hơn nhiều so với khi sử dụng tọa độ của các phần tử hình học
như biểu diễn trong cấu trúc spaghetti.

Để gắn các phần tử bản đồ tới vị trí thực trên bề trái đất, vẫn cần phải có tọa độ.
Những tọa độ này sẽ được lưu trữ trong bảng dữ liệu tọa độ arc. Mỗi arc được thể hiện
bởi một hay nhiều đoạn thẳng định nghĩa bởi chuỗi tọa độ. Hình dạng đối tượng càng
phức tạp, càng cần nhiều tọa độ để thể hiện nó như là chuỗi các đoạn thẳng nhỏ.

Hình 2.21. Cấu trúc dữ liệu topology

2.6. Chức năng của GIS


Một hệ thống GIS đảm bảo các chức năng như hình vẽ sau:

Hình 2.22. Các chức năng của GIS


- Các dữ liệu không gian, thuộc tính thu nhập từ các hệ thống dữ liệu khác nhau
như từ bản đồ giấy, từ các thông tin viễn thám, số liệu thống kê phải có được chức
năng móc nối và xử lý đồng bộ.
- Có khả năng lưu trữ, sửa chữa đồng bộ, cho phép thay đổi nhanh và chính xác
nhóm dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính để phục vụ các phân tích tiếp theo.
- Đảm bảo các khả năng phân tích ở các trạng thái khác nhau, có khả năng thay đổi
về cấu trúc dữ liệu phục vụ người dùng, có kinh nghiệm phân tích dữ liệu không gian,
dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và nhiều cách khác nhau.
- Các dữ liệu có khả năng hiển thị toàn bộ hoặc từng phần theo thông tin gốc, các
dữ liệu đã qua xử lý cần được hiển thị bằng các bảng biểu, đồ thị, bản đồ chuyên đề.
•Thu thập số liệu

59
Bao gồm các vấn đề của việc biến đổi các số liệu thu thập được dưới nhiều định
dạng khác nhau như dữ liệu từ các bản đồ giấy và bản đồ số, số liệu đo đạc ngoại
nghiệp và ảnh hàng không, ảnh vệ tinh và các thiết bị ghi thành một hình thức số
tương thích. Một tập hợp lớn các công cụ máy tính cho mục đích này bao gồm đầu
tương tác hoặc thiết bị hiện hình khả biến (VDU) máy số hoá các danh mục, số liệu
trong các tệp văn bản, các loại máy quét (có thể được đặt trên vệ tinh hoặc (máy bay)
để ghi trực tiếp hoặc để chuyển đổi các bản đồ và các hình ảnh chụp ảnh sang dạng
khác. Máy tính có thể được đọc cùng với thiết bị cần thiết cho việc ghi các số liệu đã
biết trên phương tiện từ như băng từ hay đĩa từ. Việc nhập dữ liệu và kiểm tra dữ liệu
là cần thiết cho quá trình xây dựng một cơ sở dữ liệu địa lý.
Thông tin dữ liệu đầu vào đảm bảo các yêu cầu sau:
Tất cả các thông tin đầu vào phải đảm bảo chính xác duy nhất và không có lỗi khi
miêu tả thuộc tính;
Kiểm tra lỗi về sai lệch vị trí, tỷ lệ độ méo hình, tính không đầy đủ của các thông
tin dữ liệu không gian bằng cách vẽ ra với cùng tỷ lệ và so sánh với thông tin gốc;
Kiểm tra các thông tin sai sót đối với các thông tin không gian bằng cách in ra và
kiểm tra so với thông tin gốc.
•Biến đổi số liệu
Chuyển đổi định dạng, cấu trúc dữ liệu bản đồ...
Biên tập, làm sạch dữ liệu và xây dựng cấu trúc topo (quan hệ không gian).
Gắn thuộc tính cho các đối tượng bản đồ, liên kết các dữ liệu không gian và dữ
liệu thuộc tính với nhau.
Hoàn thiện các lớp thông tin, tích hợp dữ liệu và trình bày bản đồ.
Chuyển đổi hệ quy chiếu - hệ tọa độ (nếu cần).
Ngoài ra, người dùng có thể truy nhập vào cơ sở dữ liệu GIS hiện có để cập nhật,
bổ sung dữ liệu mới theo các quy trình tương tự như trên.
•Lưu trữ và quản lý dữ liệu
Đề cập đến phương thức lưu trữ và quản lý dữ liệu mà chính là các dữ liệu về vị trí,
tính hình học và các tính chất của các yếu tố địa lý như điểm đường, vùng biểu thị các
đối tượng trên bề mặt trái đất, đã được cấu trúc và tổ chức tương ứng với cách thức
được xử lý trong máy tính và được người sử dụng hệ thống tiếp thu như thế nào. Các
chương trình phần mềm được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ tổ chức cơ sở dữ liệu và
có thể xem đây là hệ thống quản trị dữ liệu cơ sở dữ liệu (DBMS). Các chương trình
này sẽ lưu trữ và quản lý dữ liệu theo cách thức chuẩn mẫu riêng hợp lý để đáp ứng
mọi nhu cầu cần thiết của hệ thống sao cho có hiệu quả cao nhất.
•Truy vấn tìm kiếm và phân tích dữ liệu
Trong cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS, người dùng có thể tìm kiếm đối tượng không
gian hoặc thuộc tính thỏa mãn những điều kiện cho trước một cách dễ dàng và chính
60
xác. Các truy vấn trong GIS bao gồm truy vấn tương tác, truy vấn thuộc tính và truy
vấn không gian.
Phần mềm GIS cho phép xử lý trên máy tính hàng loạt các phép phân tích bản đồ
và số liệu một cách nhanh chóng chính xác, phục vụ các yêu cầu xây dựng bản đồ và
phân tích quy hoạch lãnh thổ, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên môi trường có thể
thực hiện các phép biến đổi bản đồ cơ bản, chồng xếp bản đồ, xử lý dữ liệu không gian
theo các mô hình.
Những kỹ thuật phân tích và xử lý chính bao gồm:
Các phép đo đếm diện tích, chiều dài; thống kê diện tích tự động theo các loại biểu
thiết kế;
Các phép phân tích theo vùng lựa chọn, thống kê vùng biên theo các mục tiêu như:
Phạm vi thu hút của mạng đường vận chuyển, vùng nguyên liệu cho các nhà máy
(buffering), phân loại, phân lớp mới cho các bản đồ vùng.
Các phép nội suy tạo đường đẳng trị, phân tích địa hình (độ dốc, hướng dốc, phân
tích thủy hệ), mô phỏng không gian, mô tả theo hướng nhìn.
Chồng xếp bản đồ theo các tiêu chuẩn hoặc mô hình tính tán để tạo ra các bản đồ
chuyên đề mới. Đưa ra các mô hình dữ liệu và thực hiện các bài toán ra quyết định,
các bài toán quy hạch, phân vùng, dự báo khuynh hướng phát triển.
•Xuất dữ liệu và trình bày
Sau các quá trình xử lý số liệu sẽ được hiển thị theo nhiều phương thức khác nhau và
kết quả phân tích sẽ được báo cáo cho người sử dụng theo nhiều dạng. Các số liệu có thể
biểu thị dưới dạng bản đồ, các bảng biểu hay hình vẽ (đồ thị hoặc sơ đồ khối) theo nhiều
phương thức.
Số liệu sẽ được chuyển từ dạng hình ảnh luôn thay đổi theo thời gian trên một
ống tia catốt (CRT) thông qua một đầu ra để vẽ trên máy in hay máy vẽ cho đến khi
thông tin được ghi lại trên phương tiện từ ở dạng số. Ngoài ra, các thông tin đầu ra
đồng thời cũng phải đáp ứng các yêu cầu đảm bảo cho quá trình chuyển đổi thông
tin giữa các hệ thống máy tính và chúng sẽ được chuyển đổi nhờ các công cụ trung
gian như băng từ, đĩa từ, các loại mạng truyền thông tin khác.

2.7. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu


Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là hệ thống quản lý, lưu trữ, bảo trì toàn bộ cơ sở dữ
liệu.Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cũng cung cấp các công cụ cho phép người dùng hỏi đáp,
tra cứu và tác động vào cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu cho một hệ thống GIS bao gồm 2
cơ sở dữ liệu thành phần chính là :
- Cơ sở dữ liệu địa lý (không gian)
- Cơ sở dữ liệu thuộc tính (phi không gian)

61
Trong hệ thống GIS, hệ quản trị cơ sở dữ liệu GIS được xây dựng bao gồm 2 hệ
quản trị cơ sở dữ liệu riêng cho từng phần hoặc xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu
chung cho cả hai cơ sở dữ liệu con kể trên. Thông thường hệ quản trị cơ sở dữ liệu
GIS được xây dựng bao gồm 3 hệ quản trị cơ sở dữ liệu con:
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho cơ sở dữ liệu địa lý.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ ở mức tra cứu, hỏi đáp. Hệ này được tích hợp
cùng với hệ quản trị cơ sở dữ liệu địa lý cho phép người ta dùng truy nhập dữ liệu địa
lý và dữ liệu thuộc tính đồng thời. Tuy nhiên, hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cho thao
tác trên cơ sở dữ liệu thuộc tính bị hạn chế.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thuộc tính. Thông thường các hệ thống GIS đều lấy một
hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ hiện có để quản trị và thực hiện các bài toán trên dữ
liệu thuộc tính mà không liên quan đến dữ liệu không gian. Ví dụ: FOX, MS SQL,
ORACLE.
Về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở dữ liệu thuộc tính, chúng ta đã xem xét
chi tiết trong phần “Hệ thống cơ sở dữ liệu“.Vì vậy, ở đây chúng ta chỉ đi sâu vào hệ
quản trị cơ sở dữ liệu cho dữ liệu không gian.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu cho dữ liệu không gian bao gồm các hệ thống con sau:
Hệ thống nhập bản đồ
Hệ thống cung cấp các công cụ để số hoá các đối tượng trên bản đồ. Hiện nay
tồn tại hai phương pháp để chuyển bản đồ giấy thành bản đồ số:
Số hoá bản đồ: dùng bàn vẽ (digitizer) đi lại các đối tượng bản đồ trên giấy. Chức
năng có thể có trong bản thân hệ thống hoặc dùng 1 phần mềm khác số hoá, sau đó
nhập vào kết quả số hoá bởi phần mềm đó.
Vector hoá bản đồ: Bản đồ được quét vào thành dạng file ảnh (scanning) sau đó
chuyển sang dạng vector (vectorizing). Quá trình vectorizing có thể thực hiện thủ công
qua số hoá trên màn hình (head up digitizing) hoặc dùng phần mềm chuyển tự
động/bán tự động từ ảnh sang vector.
Một trong những nguồn dữ liệu quan trọng là dữ liệu được nhập từ các hệ thống
khác.Vì vậy hệ thống nhập bản đồ phải có chức năng nhập (import) các dạng (format)
dữ liệu khác nhau.
Hệ thống hiển thị bản đồ
Hệ thống cung cấp các khả năng hiển thị bản đồ trên màn hình cho người sử
dụng xem.Hiện nay chức năng hiển thị bản đồ đều có khả năng cung cấp cách nhìn 3
chiều (3D).Bản đồ sẽ được thể hiện sinh động, trực quan hơn.
Tra cứu, hỏi đáp cơ sở dữ liệu
Hệ thống cung cấp các công cụ cho người sử dụng tra cứu, hỏi đáp, lấy các
thông tin cần thiết trong cơ sở dữ liệu ra.Hệ thống này ảnh hưởng trực tiếp đến tính
hiệu quả của hệ thống.Bởi vì phần lớn, người dùng chỉ có yêu cầu tra cứu thông tin.Hệ
62
thống tra cứu phải mềm dẻo, dễ sử dụng, thời gian truy cập dữ liệu nhanh. Hệ thống
cho phép tra cứu trên cả hai dữ liệu: dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
Hệ thống xử lý, phân tích địa lý
Đây là hệ thống thể hiện rõ nhất sức mạnh của GIS. Hệ thống cung cấp các
công cụ cho phép người dùng xử lý, phân tích dạng dữ liệu không gian. Từ đó, chúng
ta có thể sản sinh ra các thông tin mới (thông tin dẫn suất)
Hệ thống phân tích thống kê
Hệ thống cung cấp các công cụ thống kê trên dữ liệu không gian cũng như dữ
liệu thuộc tính.Tuy nhiên các phép phân tích thống kê trên dữ liệu không gian khác
biệt so với một số phép phân tích thống kê thông thường trên dữ liệu phi không gian.
Hệ thống in ấn bản đồ
Hệ thống có nhiệm vụ in các bản đồ kết quả ra các thiết bị ra thông dụng như
máy in (printer), máy vẽ (Plotter).Yêu cầu đối với hệ thống này là tương thích với
nhiều loại thiết bị ngoại vì hiện có trên thị trường.

63
Chương 3. MÔ HÌNH SỐ ĐỘ CAO
3.1. Khái niệm mô hình số độ cao
3.1.1. Khái niệm
Mô hình số độ cao (Digital Elevation Model - DEM) là lớp thông tin đặc trưng về
giá trị độ cao của địa hình mặt đất dưới dạng số tồn tại thực tế trong khu vực lựa chọn.
Mô hình số độ cao là một sự thể hiện bằng phương pháp số sự thay đổi liên tục về địa
hình.
Mô hình số độ cao có thể được biểu diễn bằng raster ( một lưới các ô vuông –
GRID ) hay vector ( lưới các tam giác không đều TIN).
Trong mô hình Raster DEM (GRID) nhìn giống như một ma trận các ô vuông và
chia thành các hàng và cột. Mỗi một ô (cell) chứa giá trị độ cao của điểm trung tâm
của ô.
Trong cấu trúc Vector, DEM có thể được coi như là một chuỗi tam giác gọi là TIN
(Triangle Irregular Network.) TIN là tập các đỉnh nối với nhau thành các tam giác, mỗi
một tam giác được giới hạn bởi 3 điểm đồng nhất về giá trị X,Y và Z (độ cao). Hai
dạng GRID và TIN sẽ được giới thiệu cụ thể ở phần sau.
Có hai phương pháp xây dựng DEM đó là chụp ảnh lập thể và dùng các dụng cụ
chuyên dụng chụp ảnh để thu thập dữ liệu của một vùng với các giá trị X, Y Z của các
điểm trên bề mặt quả đất.
3.1.2. Phân biệt mô hình số độ cao DEM/DTM và mô hình số bề mặt DSM
Mô hình số độ cao không chỉ thể hiện độ cao của mặt đất mà còn thể hiện các lớp
độ cao của các địa vật trên mặt đất, trong đó lớp thông tin về độ cao của mọi điểm bất
kỳ trên mặt đất hoặc trên mặt nước.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển và tiến độ nhanh chóng của công nghệ
Laser hay radar giao thoa kết hợp với hệ thống định vị toàn cầu và hệ thống hướng dẫn
quán tính thì mô hình số bề mặt (DSM) được hình thành.
DTM được coi như gần giống DEM nhưng có kèm theo các yếu tố địa hình nổi bật
và của các điểm mà tại đó độ dốc của địa hình thay đổi đột ngột. Đây là các yếu tố góp
phần mô tả chi tiết hơn bề mặt địa hình. Để mô tả chi tiết hơn người ta sẽ bổ sung
thêm các đường (đường gấp khúc) Breaklines tại những vị trí địa hình có độ dốc thay
đổi đột ngột.
Mặc dù có một số tài liệu còn đưa ra một số khái niệm khác nhau về DEM và
DTM, nhưng chúng ta cũng có thể phân biệt được DEM, DTM và DSM theo các đặc
trưng dữ liệu có trong mô hình số độ cao.
Nếu chỉ giới hạn để miêu tả độ cao của bề mặt mặt đất thì không có gì khác biệt
giữa mô hình số độ cao (DEM) và mô hình số địa hình (DTM). Hai khái niệm được
dùng đồng nghĩa.
Có thể phân biệt giữa mô hình số bề mặt (DSM) với mô hình số độ cao (DEM)
hoặc mô hình số địa hình (DTM) theo sự khác nhau cơ bản giữa chúng là:
64
- Mô hình số bề mặt (DSM) là lớp thông tin độ cao miêu tả bề mặt các đối tượng
vật thể trên mặt đất như nhà của, cây, rừng...;
- Mô hình số độ cao (DEM) hoặc mô hình số địa hình (DTM) cũng là các mô hình
số miêu tả bề mặt Trái Đất nhưng không bao gồm các đối tượng vật thể trên đó.

(a) (b)
Hình 3.1: (a) Mô hình số bề mặt DSM; (b) Mô hình số độ cao (DEM/DTM)
3.2. Dạng dữ liệu mô hình số độ cao

3.2.1. Cấu trúc DEM dạng lưới đều (GRID)


Mô hình số số độ cao dạng lưới đều còn gọi là DEM dạng lưới ô vuông quy
chuẩn hay ma trận độ cao (altitude matrix). Các điểm độ cao DEM dạng này được bố
trí khoảng cách bằng nhau theo hai hướng tọa độ X, Y để biểu diễn địa hình. Trong mô
hình số độ cao dạng này, tọa độ mặt phẳng của một điểm mặt đất bất kỳ có độ cao Z
(Zij) được xác định theo thứ tự số (i, j) của ô lưới theo hai hướng trên, tức là:
Xi = X0 + i.x (i = 0, 1,…….., nx-1) (3-1)
Yi = Y0 + j.y (i = 0, 1,…….., nY-1)
Trong đó:
X0, Y0 - tọa độ của điểm gốc lưới ô vuông (thường là điểm góc
thấp bên trái của lưới);
x, y - khoảng cách của mắt lưới trên các hướng X và Y;
nx, ny - số ô lưới trên hướng X và Y của mô hình số độ cao.

Hình 3.2. DEM thể hiện theo cấu trúc GRID

65
Trong công thức (1-2) hướng tọa độ X, Y có thể là các tọa độ vuông góc theo
lưới bản đồ hay cũng có thể là hệ tọa độ địa lý (tính theo kinh độ và vĩ độ). Khi X, Y là
tọa độ theo lưới chiếu bản đồ thì khoảng cách giữa các mắt lưới của DEM được tính
theo đơn vị mét, còn khi được thành lập theo hệ tọa độ địa lý thì x, y được thay bằng
  ,   và thường được tính theo đơn vị giây cung của kinh tuyến và vĩ tuyến.
Cấu trúc dữ liệu trên rất giống với cấu trúc dữ liệu của ảnh số. Số thứ tự i, j ở
đây có thể được liên hệ với số hàng và số cột của pixel trong ảnh số và độ cao Z có thể
được liên hệ với giá trị độ xám của pixel. Với cấu trúc dữ liệu này tọa độ mặt phẳng
của các điểm có độ cao Z có thể được lược bỏ hay nói một cách khác là không cần
phải biểu thị ra trực tiếp mà thông qua một phép tính đơn giản, tương tự như đến số
hàng, số cột trong ảnh số. Đây là điều khác biệt so vơi mô hình TIN vì trong mô hình
TIN thì mỗi đỉnh của một tam giác phải được lưu trữ rõ ràng và đầy đủ với cả ba tọa
độ X,Y, Z. Sau khi tạo tam giác xong lại còn phải thiết lập thêm các mối quan hệ liền
kề giữa các tam giác với nhau.
Các mắt lưới trong DEM được thể hiện theo hai hình thức, hoặc là các điểm
độ cao (lưu trữ theo điểm) hoặc là cả một Pixel với kích thước là khoảng cách mắt
lưới. Trong trường hợp này cấu trúc của DEM hoàn toàn giống với cấu trúc raster của
file ảnh số.
Mặc dù trong cấu trúc dạng Grid, số điểm mắt lưới có thể lớn hơn số điểm độ
cao trong mạng TIN nhiều lần nhưng dung lượng tập tin lại thường nhỏ hơn do cấu
trúc và cách lưu trữ đơn giản hơn.
Dữ liệu DEM thông thường được lưu giữ ở dạng phổ biến nhất là lưới điểm
(Grid). Trong lưới Grid, các điểm được trải đều theo chiều ngang – dọc tạo thành
lưới ô vuông, các mắt lưới ô vuông (XY) chứa độ cao các điểm (Z) của DEM. Kích
thước của lưới ô vuông xác định độ phân giải và mức độ tổng hợp hoá của DEM.
Độ phân giải của DEM hay khoảng cách giữa các điểm trong lưới ô vuông (kích
thước của ô vuông) là thông số xác định mức độ chi tiết của DEM. Độ phân giải
càng nhỏ, mức độ mô tả chi tiết địa hình của DEM càng lớn.
Ví dụ như 4 góc của mảnh DEM được tính theo tọa độ địa lý nhưng các điểm lưới
trong DEM lại được tính theo lưới chiếu UTM nên có độ không song song nhất định
giữa chúng (giữa hai hệ tọa độ địa lý và hệ tọa độ theo lưới chiếu UTM). Tuy nhiên,
khoảng cách mắt lưới đều bằng nhau (ví dụ bằng 30 mét).
Còn DEM chỉ được lưu trữ theo hệ tọa độ địa lý có ưu điểm là không gặp
phải vấn đề không song song nêu trên nhưng vì khoảng cách mắt lưới được tính theo
chiều dài cung tròn của các đường kính, vĩ tuyến nên giá trị độ dài của x thay đổi
theo vĩ độ.
Mỗi một dạng lưu trữ DEM theo lưới tọa độ vuông góc hay hệ tọa độ địa lý
đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

66
3.2.2. Cấu trúc DEM dạng tam giác không đều (TIN)
TIN là từ viết tắt của mạng tạm giác không đều (Triangulated irregular
network)một số tài liệu TIN còn được gọi là lưới tam giác không quy chuẩn.Mô hình
TIN đã được phát triển vào đầu những năm 1970 để xây dựng một bề mặt từ một tập
hợp các điểm khác nhau về độ cao một cách đơn giản.

Hình 3.3. Cấu trúc TIN


TIN là một tập hợp của các tam giác liền kề, không chồng đè, tam giác nằm bên
trong một tam giác khác, được tạo nên từ các điểm phân bố không đều với tạo độ X,
Y, Z và giá trị Z.
Cấu trúc dữ liệu dạng TIN dựa trên các điểm, đường và vùng có phân bố không đều
và thường được chia thành các đám điểm (mass points) và các đường breaklines. Mô
hình TIN với cấu trúc dữ liệu dạng vector lưu trữ các quan hệ topology giữa các tam
giác (quan hệ liền kề).
Quan hệ topology này được sử dụng trong nhiều ứng dụng của DEM dạng TIN,
chẳng hạn như nội suy độ cao, nội suy đường bình độ, tính toán khối lượng, thể tích,
hiển thị bề mặt.
Trong mô hình TIN thường áp dụng một thuật toán được gọi là tam giác Delaunay
để tối ưu hóa việc thể hiện bề mặt địa hình ý tưởng chủ đạo của thuật toán này là tạo ra
các tam giác có dạng gần với tam giác đều.
Mạng lưới tam giác thường được thành lập từ các yếu tố đặc trưng cùa địa hình ở
các dạng điểm, đường và vùng.
Ưu điểm mô hình TIN:
Thể hiện được chính xác địa hình trong không gian ba chiều bởi vì mỗi một tam
giác chỉ có một giá trị độ dốc. Khác với cấu trúc Grid, thông thường với bốn điểm có
độ cao khác nhau và không cùng nằm trên một mặt phẳng.
Nhược điểm:
Cho phép hiện địa hình với cùng độ chính xác như mô hình Grid nhưng với ít điểm
hơn và các thông tin được lưu trữ theo mô hình Topology.
Vì vậy, để nội suy độ cao của một điểm trước tiên phải tiến hành tìm kiếm xem điểm
độ cao nằm trong tam giác nào. Mặc dù đã có nhiều phương pháp tìm kiếm có hiệu quả
cao được dùng nhưng việc tìm kiếm này trên mô hình dạng TIN vẫn đòi hỏi nhiều tính
toán hơn mô hình GRID.
67
Do một số hạn chế dạng TIN hầu như không được đề xuất cho DEM phủ trùm toàn
quốc với hàng triệu điểm. Các nước như Mỹ, Anh, Đức, Úc, Trung Quốc, Nhật Bản và
nhiều nước khác đều xây dựng DEM phủ trùm toàn quốc theo cấu trúc dạng GRID.
Cấu trúc lưới tam giác không đều có thể sử dụng trong việc lập bản đồ độ dốc, bản
đồ phân tầng độ cao, bản đồ đường đồng mức, các mặt cắt, đường chân trời, biểu đồ
khối và các bản đồ nhìn phối cảnh. Các thông tin về bản đồ đều được lưu vào lưới tam
giác. Thông tin bề mặt bao phủ có thể được hình thành bởi việc chồng xếp và giao hội
các cấu trúc lưới tam giác không đều với các cấu trúc đa giác topo được dùng cho
nhiều thể loại bản đồ riêng biệt.
3.3. Vai trò của mô hình số độ cao
Mô hình số độ cao phục vụ cho các nhiệm vụ sau:
- Mô hình số độ cao phục vụ giải các bài toán giám sát tài nguyên môi trường, quản
lý đô thị, quy hoạch,phát triển kinh tế xã hội dựa trên phân tích, xử lý tính toán trên
các lớp thông tin địa lý.
Mô hình số độ cao là một lớp thông tin địa lý rất quan trọng, không thể thiếu được
trong phần lớn các bài toán liên quan đến phân tích địa hình, độ dốc, dựng 3D phục vụ
công tác quản lý quy hoạch đô thị.
- Mô hình số độ cao phục vụ giải các bài toán về qui hoạch sử dụng đất đai, thiết kế
quy hoạch giao thông, hạ tầng cơ sở, thủy lợi;
- Mô hình số độ cao đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng về phân tích địa
hình trong các lĩnh vực quân sự, viễn thông liên lạc, liên quan đến các bài toán tính
toán hướng phơi, tầm nhìn...;
- Mô hình số độ cao phục vụ cho các bài toán nghiên cứu lãnh thổ, phục vụ cho
việc nghiên cứu mô hình trọng trường, lập các loại bản đồ không gian...;
- Mô hình số độ cao phục vụ trực tiếp cho việc chỉnh lý chính xác các loại ảnh viễn
thám, tạo cơ sở cho việc áp dụng công nghệ viễn thám để hiện chỉnh thường xuyên và
định kỳ hệ thống bản đồ địa hình quốc gia, thành lập hệ thống bản đồ chuyên đề và phục
vụ hiệu quả cho công tác giám sát các biến đổi của tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Mô hình số độ cao có độ chính xác đáp ứng được các yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý
lãnh thổ, qui hoạch sử dụng đất, quản lý đô thị, phát triển kinh tế và đặc biệt là phòng
chống lũ lụt và chống thoát nước cho các độ thị phục vụ xây dựng hệ thống tưới tiêu
trong toàn lãnh thổ..., có ý nghĩa rất to lớn và thiết thực trong công cuộc xây dựng đất
nước hiện nay.
Trong quản lý đô thị thông qua sử dụng bản đồ ba chiều (3D) phục vụ cho công tác
quy hoạch, khoanh vùng quan sát phục vụ công tác xây dựng, thiết kế các công trình
đường bộ, đường tàu điện, tàu hỏa có tốc độ cao.
Có thể nói mô hình số độ cao là sản phẩm phục vụ trực tiếp cho rất nhiều các
nhiệm vụ từ công tác quản lý quy hoạch lãnh thổ, quản lý đô thị, công tác phòng chống
thiên tai lũ lụt, phục vụ phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng và nghiên cứu khoa học.

68
Với phạm vi ứng dụng rộng rãi như vậy, mô hình số độ cao được coi là một lớp
thông tin mô tả bề mặt địa hình không thể thiếu trong các bài toán liên quan đến xử lý
địa hình cũng như trong một cơ sở dữ liệu thông tin địa lý, nhất là xét trên phạm vi
một khu vực rộng lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ. Rất nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
mô hình số độ cao phủ trùm toàn bộ lãnh thổ và được coi là một lớp dữ liệu thông tin
địa lý quốc gia độc lập (gọi là Mô hình số độ cao quốc gia), thường xuyên được cập
nhật và nâng cấp độ chính xác.
3.4. Các phương pháp thành lập mô hình số độ cao
Mô hình số độ cao được lưu trữ ở 1 trong 3 dạng cấu trúc dữ liệu đó là GRID, TIN
và lưới tam giác không đều. Hiện nay, trong thực tế tồn tại 5 phương pháp thành lập
mô hình số độ cao bao gồm:
- Phương pháp thành lập bằng đo đạc thực địa;
- Phương pháp thành lập từ bản đồ địa hình số;
- Phương pháp thành lập bằng đo vẽ ảnh viễn thám quang học;
- Phương pháp thành lập bằng việc sử dụng các hệ thống viễn thám chủ động như
Radar độ mở tổng hợp giao thoa (Interferometric Synthetic Aperture Rada - IFSAR);
- Phương pháp laser (Light Detection And Ranging - LIDAR).
Các phương pháp này khác nhau về nguồn dữ liệu đầu vào, thiết bị máy móc sử
dụng, giá thành, độ chính xác, phạm vi và khả năng áp dụng..., nhưng chúng đều bao
gồm hai công việc chính là thu thập các trị đo và tạo DEM từ các trị đo thông qua tính
toán. Hai công việc này được thực hiện riêng biệt, nhưng lại có mối liên hệ mật thiết
với nhau.
Dưới đây là sơ đồ giới thiệu chung về phương pháp thành lập mô hình số độ cao.

Hình 3.4. Các phương pháp thành lập mô hình số độ cao

69
3.4.1. Phương pháp thành lập DEM bằng đo đạc thực địa
Trong phương pháp này, việc đo tọa độ và độ cao của các điểm trên bề mặt địa
hình sử dụng máy kinh vĩ toàn đạc hoặc toàn đạc điện tử. Ngoài ra, cũng có thể sử
dụng các loại máy đo GPS chính xác cao và phải chọn các điểm đặc trưng của địa hình
để đo.
Độ chính xác của các giá trị đo phụ thuộc vào phương pháp, quy trình đo và máy
móc sử dụng. Tuy nhiên, độ chính xác của mô hình số độ cao thành lập bằng phương
pháp này không những phụ thuộc vào độ chính xác của các giá trị đo điểm độ cao mà
còn phụ thuộc vào độ chính xác của việc tính toán nội suy. Độ chính xác của phép nội
suy lại phụ thuộc vào mật độ và sự phân bố của các điểm đo độ cao.
Phương pháp này được đánh giá là có độ chính xác cao, nhưng lại tốn kém và hiệu
quả kinh tế thấp, do vậy phạm vi áp dụng chỉ giới hạn trong các vùng nhỏ hoặc vùng
có địa hình đặc biệt phức tạp mà yêu cầu về độ chính xác cần rất cao.
3.4.2. Phương pháp thành lập DEM bằng đo vẽ ảnh
Trong phương pháp này DEM có thể được thành lập theo nhiều quy trình khác
nhau, trong đó việc đo điểm DEM có thể được thực hiện một cách trực tiếp hay nội
suy tự động.
Theo cách đo trực tiếp trên các máy đo vẽ tương tự có gắn bộ chuyển đổi tương tự
sang số hay trên các máy đo vẽ giải tích, người thao tác có thể đo từng điểm DEM
bằng cách đặt tiêu đo lên trên mô hình lập thể của bề mặt đất hay của các đối tượng
đặc trưng địa hình.
Trên các trạm đo vẽ ảnh số, các điểm độ cao của DEM có thể được đo trực tiếp hay
nội suy tự động. Việc đo các điểm độ cao của DEM trực tiếp trên các trạm đo vẽ ảnh số
tương tự như trên các máy đo vẽ giải tích. Người thao tác có thể đặt giá trị giãn cách
giữa các điểm độ cao, để chương trình xác định vị trí các điểm sẽ đo theo lưới ô vuông.
Sau đó, tiến hành đo trực tiếp từng điểm bằng quan sát lập thể. Cũng có thể, người thao
tác tự xác định các vị trí cần bổ sung điểm độ cao để đo (điều này phụ thuộc kỹ năng
nhận dạng địa hình của mỗi người).
Việc nội suy tự động các điểm độ cao của DEM được sử dụng chương trình
MATCH-T xây dựng trên cơ sở kỹ thuật tự động tìm các điểm cùng tên trên các ảnh
phủ nhau, kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật khớp ảnh.
Ngoài ra, cũng phải kể đến một cách đo trực tiếp khác, đó là đo vẽ các đường bình
độ trực tiếp trên mô hình lập thể và sau đó bổ sung thêm một số điểm độ cao tại các
đỉnh núi, đáy hố,..
Cách đo trực tiếp truyền thống cho kết quả có độ chính xác và độ tin cậy cao nhưng
chậm và không có hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt với các vùng đo vẽ lớn.
Cách nội suy tự động thường nhanh và rẻ nhưng thường cho các kết quả sai tại các
vùng có địa hình phức tạp, chẳng hạn vùng đô thị, vùng rừng, hay các vùng ít địa vật
như các bãi cỏ rộng, bãi cát lớn, mặt nước lớn.
70
Nhiều khảo sát, thử nghiệm đã cho thấy, độ chính xác và độ tin cậy của khớp ảnh
tự động thấp hơn nhiều so với đo trực tiếp, do việc khớp ảnh tự động thường có các sai
số hệ thống, cụ thể là các điểm độ cao được khớp tự động thường nằm cao hơn bề mặt
mặt đất. Điều này đã được nhiều người biết đến trong các phép khớp ảnh tự động, đặc
biệt là khớp ảnh theo vùng khi địa hình có độ dốc lớn, có bóng đổ địa hình lớn và có
nhiều đối tượng nằm trên bề mặt đất. Do đó sau khi được nội suy tự động, mô hình số
độ cao cần phải được kiểm tra và chỉnh sửa chi tiết.
Trong một số hệ thống đo vẽ ảnh số, người thao tác có thể tiến hành việc khoanh
trước các vùng mà tại đó khớp ảnh tự động không cho kết quả chính xác. Phần mềm
khớp ảnh sẽ bỏ qua các vùng này để cho người thao tác tự đo. Một số các hệ thống đo
vẽ ảnh số còn cung cấp nhiều công cụ chỉnh sửa, các công cụ này lại thường được chia
làm 3 nhóm: Chỉnh sửa theo điểm, chỉnh sửa theo đường và chỉnh sửa theo vùng. Khi
các công cụ này được dùng một cách hợp lý sẽ cho phép giảm thiểu và loại bỏ các sai
số trong mô hình số độ cao.
Cách đo vẽ trực tiếp các đường bình độ trực tiếp trên mô hình lập thể, sau đó bổ
sung thêm một số điểm độ cao đặc trưng, cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, vì
người thao tác có thể kiểm tra ngay được kết quả đo vẽ của mình là các đường bình độ
trên mô hình lập thể, sau đó, cũng tốn ít công làm trơn đường nét của các đường bình
độ hơn so với hai cách làm kia. Tuy nhiên, mô hình số độ cao được xây dựng từ số liệu
chủ yếu là các đường bình độ như vậy sẽ có độ chính xác không cao, cho dù độ tin cậy
của các đường bình độ đo vẽ trực tiếp cao hơn hẳn độ tin cậy của các đường bình độ
được nội suy, nhưng mật độ điểm độ cao tại các vị trí khác là không đủ, và thiếu các
đường đặc trưng địa hình.
Phương pháp thành lập mô hình số độ cao bằng đo vẽ giải tích được tách biệt so
với đo vẽ ảnh số là vì trong đo vẽ giải tích mật độ các điểm đo thường thấp và người
thao tác thường phải chọn đo điểm đặc trưng địa hình. Trong đo vẽ ảnh số thì với
khả năng đo tự động hay bán tự động mật độ các điểm đo có thể tăng lên nhiều. Đó
chính là điểm khác nhau cơ bản giữa đo vẽ ảnh giải tích và đo vẽ ảnh số trong công
tác thành lập mô hình số độ cao. Còn về cơ bản thì phương pháp đo vẽ giải tích và
đo vẽ ảnh số là giống nhau do chúng được dựa trên cùng một nền tảng hình học và
nguyên lý chung, các mô hình toán học cũng giống nhau.
Độ chính xác của mô hình số độ cao thành lập theo phương pháp đo vẽ ảnh phụ
thuộc vào tỷ lệ và độ phân giải của ảnh, độ cao bay chụp, tỷ số giữa đường đáy và độ
cao bay chụp, độ chính xác của các máy đo vẽ, mật độ điểm đo, phương pháp nội suy.
3.4.3. Phương pháp thành lập mô hình số độ cao từ bản đồ địa hình số
Các dữ liệu của bản đồ địa hình số cũng có thể được dùng để xây dựng mô hình số
độ cao dựa vào các đường bình độ. Lúc này dữ liệu đầu vào để thành lập mô hình số
độ cao chủ yếu là các điểm độ cao, các đường bình độ và các yếu tố đặc trưng địa hình
của của bản đồ địa hình số.
Nếu so sánh với các phương pháp đo đạc thực địa hay đo vẽ ảnh thì phương pháp xây
71
dựng mô hình số độ cao từ bản đồ địa hình số ít tốn kém hơn do các đường bình độ
thường là sản phẩm nội suy. Phương pháp này rất có lợi cho các dự án, công trình lớn.
Nhiều nước đã sử dụng phương pháp này thành lập mô hình số độ cao phủ trùm toàn
quốc . Mặc dù độ chính xác của phương pháp này thấp hơn độ chính xác của các
phương pháp đo đạc thực địa và đo vẽ ảnh lập và độ chính xác của mô hình số độ cao
tạo từ các đường bình độ bị giới hạn bởi chất lượng của bản đồ. Tuy nhiên trong một
số trường hợp độ chính xác của nó cũng đáp ứng được yêu cầu và áp dụng được trong
nhiều ứng dụng liên quan đến việc phân tích địa hình trên các vùng rộng lớn.
3.4.4. Phương pháp công nghệ laser đặt trên máy bay (LIDAR)
Trong những năm gần đây xuất hiện hai công nghệ mới cho phép thành lập mô
hình số độ cao nhanh chóng, với mức độ tự động hóa cao, đó là công nghệ LIDAR và
IFSAR. Trong khi công nghệ LIDAR được áp dụng trên máy bay thì công nghệ
IFSAR được áp dụng cả trên máy bay lẫn trên vệ tinh, tàu con thoi.
Nguyên lý vận hành của phương pháp công nghệ LIDAR như sau:
Các thành phần cơ bản cấu thành một hệ thống LIDAR bao gồm một bộ quét laser,
máy thu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính INS/ IMU. Bộ quét laser đặt trên máy
bay phát các tia laser hồng ngoại (bước sóng  = 1040 – 1540 nm) với một tần số lớn
(từ 2 đến 100 kHz). Bộ quét ghi lại độ lệch thời gian giữa xung tia laser được phát đi
và tín hiệu phản xạ trở lại. Với một xung laser phát đi có thể có một hoặc nhiều tín
hiệu phản xạ trở lại, chẳng hạn một xung phản xạ từ bề mặt ngọn cây và xung thứ hai
phản xạ từ bề mặt đất.

a) b)
Hình 3.5: (a) Nguyên lý của công nghệ LIDAR;
(b) Các xung phản xạ từ bề mặt ngọn cây và bề mặt đất
Thời gian cho chuyển động hai chiều của các xung laser từ máy bay (bộ quét laser)
tới mặt đất và phản xạ ngược trở lại được đo và ghi lại cùng với vị trí và định hướng
của máy bay tại từng thời điểm phát xung của từng tia laser.
Như vậy, có thể tính được khoảng cách D:
D = c.t/2
Trong đó: c: vận tốc của ánh sáng;
t: thời gian cho chuyển động hai chiều của các xung laser.
Vị trí và định hướng của máy bay tại từng thời điểm phát xung của từng tia laser
được xác định bởi hệ thống tích hợp GPS/INS (INS là hệ thống dẫn đường quán tính).

72
Sau khi bay xong có thể tính toán tọa độ không gian ba chiều X, Y, Z và độ cao H của
từng điểm mặt đất dựa trên chiều dài D của các véc-tơ từ máy bay tới mặt đất và được
kết hợp với các vị trí và định hướng của máy bay tại từng thời điểm đo tương ứng.
Từng điểm phản xạ của từng xung laser sau đó được phân loại là các điểm mặt đất,
trên ngọn cây, bề mặt các công trình xây dựng... Sau khi được xử lý, các điểm này tạo
nên mô hình số độ cao và mô hình số bề mặt
Mô hình số độ cao được thành lập theo công nghệ LIDAR nhanh hơn và có thể đo
được cả ngày lẫn đêm.
Tại các vùng có thực phủ dày (vùng rừng) công nghệ LIDAR cho phép có được cả
mô hình bề mặt tán lá cây DTM và DEM của bề mặt đất dưới tán lá cây.
Độ chính xác của mô hình số độ cao thành lập bằng công nghệ LIDAR rất cao, hiện
nay có thể đạt được tới 10 cm (độ chính xác tuyệt đối) và 5 cm (độ chính xác tương
đối giữa các điểm liền kề). Mật độ của các điểm mô hình số độ cao rất dày, đạt tới
hàng triệu điểm/km2, nhiều hơn gấp hàng chục lần, thậm chí hàng trăm lần so với công
nghệ truyền thống.
Do công nghệ LIDAR vận hành với khoảng dải phổ cận hồng ngoại, một số đối
tượng trên bề mặt đất như: nước (phụ thuộc vào góc chụp, độ đục); nhựa đường mới,
mái nhà lợp giấy dầu; và một số mái ván lợp hấp thụ các xung lazer trong các bước
sóng này. Độ ẩm (bao gồm mưa, sương mù và mây) cũng hấp thu tín hiệu lazer và tạo
nên các “lỗ hổng”- không có dữ liệu trong kết quả. Vì vậy, việc xử lý các thông tin
nhiễu trong dữ liệu thu được cũng được đặt ra đối với công nghệ LIDAR.
Công nghệ LIDAR được ứng dụng để thành lập mô hình số độ cao độ chính xác
cao tới 0,1m phục vụ cho các bài toán có độ chính xác cao như theo dõi diễn biến lũ
lụt, xác định chính xác khu vực ngập nước, khu vực có nguy cơ trượt lở đất, chống
thoát lũ lụt, ngập nước ở các thành phố đô thị và đặc biệt phục vụ cho lập bản đồ ba
chiều (3D) phục vụ quản lý đô thị, quản lý giao thông và thủy lợi v.v.
3.4.5. Phương pháp công nghệ IFSAR
Một phương pháp công nghệ mới nữa để thành lập DEM, đó là IFSAR trong đó
độ cao của bề mặt đất có thể được tính toán thông qua sự lệch pha giữa các tín hiệu
radar phản xạ, được thu bởi hai vị trí ăng ten gần nhau. Hai ảnh radar có thể được
thu từ cùng một ăngten nhưng ở hai thời điểm khác nhau, hoặc được thu đồng thời
nếu có hai ăng ten được đặt ở hai đầu của một cạnh đáy như trường hợp của SRTM.
Tuy nhiên, công nghệ IFSAR về mặt kỹ thuật thì phức tạp và giá thành cao hơn nếu
so sánh với công nghệ LIDAR.
3.5. Một số ứng dụng mô hình số độ cao
Mô hình số độ cao được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như qui hoạch, thiết kế
và xây dựng; quản lý đô thị; khảo sát, thăm dò địa chất; viễn thông; hàng không; quân
sự; khí tượng thuỷ văn; nắn chỉnh, tham chiếu địa lý các ảnh vệ tinh; ứng dụng trong
multimedia và computer games...
• Ứng dụng trong thiết kế xây dựng hạ tầng cơ sở
73
Thiết kế giao thông, đô thị, công trình công cộng đến thiết kế nhà máy thủy rất cần bản
đồ địa hình 3D, cần đến các thông tin chính xác về địa hình để nghiên cứu tình trạng
hiện tại, tính toán khối lượng đào đắp để đưa ra phương án tối ưu, lên kế hoạch giải toả
và tái định cư, hiển thị mô hình thiết kế, lấy ý kiến đóng góp, trình duyệt.
• Ứng dụng trong quản lý đô thị
Trong những năm gần đây, sản phẩm bản đồ 3D của công nghệ lidar và viễn thám
biểu diễn chi tiết các quy hoạch, khu đô thị, đây là nguồn cung cấp dữ liệu sở hạ tầng,
kiến trúc cảnh quan, nền địa hình phục vụ cho công tác quản lý đô thị.
• Ứng dụng trong giám sát thiên tai
Việc mô hình hoá vùng lưu vực sông dựa trên dữ liệu địa hình 3D, các thông tin tại
các điểm nút (các mặt cắt ngang, mặt cắt dọc), dữ liệu về lượng mưa, lượng nước bị
giữ lại và sức chứa của lưu vực có thể được dùng để đưa ra các dự báo về khoảng thời
gian, phạm vi ngập lũ và đề xuất các biện pháp phòng ngừa.
Phòng chống cháy rừng, phòng chống sụt lở đất cũng có thể tiến hành một cách rất
hiệu quả dựa trên thông tin của bản đồ địa hình 3D.
•Một số ứng dụng khác
Mô hình số độ cao được ứng dụng trong nhiều ngành nghề như trong viễn thông để
thiết kế các trạm phát sóng, tiếp sóng dựa trên phân tích về vùng thông hướng nhìn.
Với ưu điểm về môi trường hiển thị ba chiều rất giống với thế giới thực, bản đồ địa
hình 3D được sử dụng cho các ứng dụng mô phỏng địa hình trong lĩnh vực quân sự,
hàng không. Trong quân sự bản đồ địa hình 3D có thể sử dụng phục vụ tác chiến, phân
tích địa hình cho các hoạt động chiến trường như: phân tích tầm nhìn hay khả năng cơ
động của các trang thiết bị cơ giới. Trong quản lý đô thị, việc tạo đô thị dạng 3D ảo
trên nền bản đồ địa hình 3D giúp các nhà quản lý đô thị có cái nhìn đa chiều, rõ ràng
và trực qua
Trong các ứng dụng nghiên cứu khoa học, các thông tin về độ cao, độ dốc, hướng
dốc của địa hình và một số sản phẩm dẫn xuất từ DEM được khai thác, sử dụng theo
nhiều hướng khác nhau. Bảng 1 tóm tắt các thuộc tính hay các thông số có thể tính
toán được từ DEM và các ứng dụng của chúng.
Bảng 3.1. Ứng dụng của các thông số tính toán mô hình số độ cao
Thông số Định nghĩa Ứng dụng
Độ cao Độ cao so với mực nước - dự báo ngập lụt
biển hoặc gốc độ cao địa - xác định biến thiên về độ cao của
phương đô thị
- tính toán khối lượng đào đắp.
Độ dốc (S) Tốc độ thay đổi về độ cao - Xác định độ dốc của địa hình;
- Dòng chảy bề mặt và dưới đất
- phục vụ quy hoạch và quản lý kỹ
thuật hạ tầng đô thị
Hướng dốc Hướng la bàn của độ dốc -
74
lớn nhất
Độ cong Tốc độ thay đổi của độ dốc Gia tốc của dòng chảy, vùng gia
theo mặt cắt tăng xói mòn/bồi đắp; các chỉ số
đánh giá đất và thổ nhưỡng.

75
Chương 4. MÔ HÌNH VÀ MÔ HÌNH HÓA TRONG GIS
4.1. Khái niệm mô hình và quá trình mô hình hóa
4.1.1. Khái niệm mô hình
Một mô hình là sự thể hiện đơn giản của một hiện tượng hay một hệ thống. Mô
hình có thể là mô hình mô tả (Descriptive model) hoặc mô hình tiên đoán (Prescriptive
model). Mô hình mô tả mô tả tình trạng hoặc trạng thái hiện tại của dữ liệu không gian.
Mô hình tiên đoán đưa ra tiên đoán về trạng thái có thể xảy ra. Một mô hình có thể là
xác định (deterministic model) hoặc ngẫu nhiên (stochastic model).Cả hai là những
mô hình toán học được thể hiện bởi các phương trình với các tham số và biến.Mô hình
stocchastic xem xét sự hiện diện của các yếu tố ngẫu nhiên trong một hoặc nhiều tham
số của nó, còn mô hình xác định thì không. Như là kết quả của quá trình ngẫu nhiên,
kết quả tiên đoán của mô hình ngẫu nhiên có kèm các đo lường về sai số hoặc sự
không chắc chắn diễn đạt dưới dạng xác suất. Do vậy, mô hình ngẫu nhiên còn được
gọi là mô hình xác suất hoặc mô hình thống kê. Một mô hình có thể tĩnh hoặc động.
Mô hình động nhấn mạnh sự thay đổi của dữ liệu không gian và sự tương tác của các
biến, trong khi mô hình tĩnh làm việc với trạng thái của dữ liệu không gian tại một
thời điểm cho sẵn. Một mô hình có thể là suy diễn (deductive model) hoặc quy nạp
(inductive model).Mô hình suy diễn thể hiện các kết luận rút ra từ các tiền đề.Các tiền
đề này thường dựa trên lý thuyết khoa học hoặc quy luật vật lý. Mô hình quy nạp thể
hiện các kết luận rút ra từ dữ liệu thực nghiệm và quan sát.
4.1.2. Quá trình mô hình hóa
Mô hình được xây dựng thông qua một số bước:

Xác định vấn đề

Phát triển mô Thực thi mô hình Giải pháp đạt được


hình

Điều chỉnh tham Giải pháp


số mô hình phù hợp

Mô hình được
sử dụng

Hình 4.1:Các bước trong xây dựng và phát triển mô hình

76
Bước đầu tiên là xác định vấn đề cần giải quyết là gì ?Bước thứ hai là phát triển
mô hình. Để phát triển mô hình đòi hỏi người sử dụng phải trả lời các câu hỏi đặt ra
như: Hiện tượng được mô hình hóa là gì ? Tại sao phải mô hình hóa ? Tiêu chí không
gian và thời gian nào thích hợp cho mô hình ?Các bước xử lý cần thiết nào hoặc các
câu lệnh cần thiết nào trong GIS được dùng làm cơ sở cho việc thực hiện các tính
toán.Đối với các bài toán phân tích không gian, thì mô hình mà người sử dụng đã xây
dựng có thể được trình bày dưới dạng lưu đồ - thường được gọi là mô hình đồ họa diễn
tiến.Bước thứ ba là thực hiện mô hình trên một khu vực cụ thể với một tập dữ liệu xác
định và các phương pháp xử lý đã phác thảo ra trong mô hình kết quả thực hiện mô
hình sẽ là một giải pháp hoặc sản phẩm cụ thể.
4.1.3. Vai trò của GIS trong thực hiện mô hình
GIS có thể mô hình hóa bằng nhiều cách.GIS là một công cụ có thể giúp xử lý,
hiển thị và tích hợp các nguồn dữ liệu khác nhau như bản đồ, DEM, hệ thống định vị
toàn cầu GPS, LIDAR, dữ liệu vệ tinh thám sát tài nguyên, ảnh và bảng dữ liệu. Các
dữ liệu này là cần thiết cho quá trình thực hiện, định cỡ và kiểm chứng mô hình. GIS
có thể thực hiện chức năng như là công cụ quản lý dữ liệu và cùng lúc là công cụ chi
việc phân tích thăm dò dữ liệu và hiển thị dữ liệu của mô hình.
Quá trình mô hình hóa có thể xảy ra trong GIS hoặc đòi hỏi phải liên kết GIS
với các chương trình máy tính khác. Rất nhiều phần mềm GIS, như ARCGIS, GRASS,
IDRISI, ILWIS . . . có chức năng phân tích mạnh phục vụ cho mô hình hóa. Tuy
nhiên, GIS không có khả năng phân tích thống kê mạnh như các phần mềm phân tích
thống kê SPSS, STAT và cũng không có khả năng mô phỏng động.
Liên kết giữa GIS với các phần mềm khác có thể diễn ra dưới các hình thức sau:
- Liên kết lỏng (loose coupling): Bao gồm chuyền tập tin dữ liệu giữa phần
mềm GIS và các phần mềm khác.Ví dụ, một phần mềm GIS có thể xuất dữ liệu để
được đọc và phân tích bởi phần mềm phân tích thống kê. Dữ liệu xuất từ phần mềm
thống kê có thể được đọc bởi phần mềm GIS cho mục đích hiển thị kết quả.
- Liên kết chặt (tight coupling): Sử dụng một giao diện người sử dụng chung
cho cả chức năng GIS và các chức năng đến từ các phần mềm khác GIS. Ví dụ, GIS có
thể có một menu với các mục trên đó cho phép chạy các chương trình mô phỏng về xói
mòn.
- Hệ thống lồng (Embed system): Chia sẻ vùng nhớ thực thi và giao diện giữa
GIS và các chương trình khác. Module Geostatistical Analyst Extension trong ArcGIS
là một ví dụ về các chức năng địa thống kê lồng trong môi trường GIS.
4.2. Mô hình đồ họa diễn tiến (Cartographic model)
Mô hình đồ họa diễn tiến là một tập hợp các hoạt động xử lý nền bản đồ có thứ
bậc, có tương tác lên trên dữ liệu thô cũng như dữ liệu trung gian hoặc dữ liệu nhận
được để mô phỏng một quá trình lập quyết định.
77
Mô hình đồ họa diễn tiến sử dụng các ký hiệu đồ họa và các mũi tên để liên kết
các ký hiệu đồ họa trong một lưu đồ tiến trình.Mục đích của chúng là giúp những nhà
phân tích tổ chức các phương pháp hoặc thủ tục cần thiết cũng như giúp nhận biết tất
cả các dữ liệu cần thiết trong nghiên cứu.Nó cũng phục vụ như một nguồn tài liệu
tham khảo trong quá trình phân tích.Hình 4.2 minh họa việc sử dụng mô hình đồ họa
diễn tiến để thể hiện các bước cần phân tích và dữ liệu được dùng trong bài toán chọn
vị trí thích hợp để xây bệnh viện.

Sử dụng đất Dân cư Thủy văn Giao thông

Extract Extract Extract Extract

Được phépXD Vùng Vùng ngập Đường


ng0àiDC chính
Overlay Buffer

Vị trí ngoài dân Vị trí đến


Extract được

Vị trí thích hợp


Extract
ngoài vùng ngập

Vị trí thích
nghi xây BV

Hình 4.2. Mô hình đồ họa diễn tiến xác định vị trí thích nghi để xây bệnh viện

( ứng dụng mô hình nhị phân)

Quá trình kết hợp dữ liệu trên hai lớp dữ liệu thành phần để tạo ra lớp dữ liệu mới có
thể thực hiện theophương pháp kết hợp nhị phân hay phương pháp tính toán chỉ số.
4.3. Mô hình nhị phân (Binary model)
Một dạng của mô hình xác định, sử dụng các biểu thức luận lý để chọn các đối
tượng không gian từ tổ hợp các lớp dữ liệu. Kết quả xuất của mô hình nhị phân ở dạng
nhị phân: 1(đúng) cho các đối tựợng không gian đáp ứng tiêu chuẩn chọn và 0(sai) cho
các đối tượng không đáp ứng .
Mô hình nhị phân nền vector đòi hỏi quá trình chồng lớp phải đựợc thực hiện
để phối hợp các hình thể và thuộc tính trên các lớp dữ liệu thành phần trứớc khi biểu
thức luận lý đựợc áp dụng lên trên kết quả chồng lớp (hình 4.3). Ngựợc lại, mô hình

78
nhị phân nền raster có thể áp dụng luận lý trực tiếp lên các lớp dữ liệu raster nhập
(hình 4.4)
1 ID LSD1
2 1 1 1 4 1 1 1 3
1 L
3 2 4 4 3 2 2 3
3
2 M
3 3 3 4 3 3 4 4
3 B
4 4 4 4 3 3 4 4
2
1
{RARSTER1} = 3
3
AND
ID LSD2
{RARSTER2} = 3
1 L
1 2
3 Hình 4.4. Mô hình
2 M
4 nhị phân nền raster
5
3 B

ID LSD1 LSD2
LSD1 = B AND LSD2 =
4 1 B L M

2 L B

3 M B
Hình 4.3: Mô hình nhị phân nền vector
4 B B
Phân tích vị trí là ứng dụng thường gặp nhất của mô hình nhị phân. Phân tích vị trí
5 B M
nhằm xác định có hay không một đơn vị diện tích (ví dụ, một polygon hoặc một ô) đáp
6 B
ứng một tập các tiêu chuẩn chọn lọc Lđể xác định vị trí một khu công nghiệp, một nhà
máy xử lý rác….. 7 M L

Giả sử thành phố muốn chọn vị trí thích hợp để xây dựng nhà máy xử lý rác
thải, và một vị trí được xem là thích hợp nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Xa khu dân cư
Gần các điểm tập kết rác thải
Độ dốc nhỏ hơn10%
Hoạt động mô hình hóa có thể gồm các bước sau đây:
- Thu thập và xây dựng tất cả các tập dữ liệu số liên quan đến tiêu chuẩn chọn
lọc. Mộ số dữ liệu đòi hỏi phải thực hiện các xử lý thêm trong GIS.Ví dụ, tạo bản đồ
độ dốc từ bản đồ địa hình.

79
- Tạo ra vùng đệm 5Km xung quanh các khu dân cư và tạo vùng buffer cho các
điểm tập kết rác khoảng 2km
- Thực hiện hoạt động chồng lớp để phối hợp các lớp dữ liệu lại với nhau.
Thực hiện truy vấn trên lớp tổng hợp để tìm tất cả các mảnh đất thỏa mãn tiêu
chuẩn của vị trí xây dựng Nhà máy Xử lý rác thải của thành phố.

4.4. Mô hình chỉ số (Index model)


Mô hình chỉ số tính toán giá trị chỉ số cho mỗi vùng đơn vị và tạo ra 1 bản đồ
với các đơn vị được xếp hạng dựa trên giá trị chỉ số. Mô hình chỉ số tương tự mô hình
nhị phân ở chỗ cả hai đều sử dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chuẩn và đều lệ
thuộc vào hoạt động chồng lớp trong xử lý dữ liệu. Nhưng mô hình chỉ số cho mỗi
vùng đơn vị hơn là đưa ra kết quả đúng – sai hoặc thỏa mãn – không thỏa mãn. Ví
dụ, dùng mô hình chỉ số để thiết lập mức độ thích hợp với việc hình thành điểm du
lịch tại một địa phương nào đó.Phương pháp tính toán chỉ số thường được sử dụng là
phương pháp phối hợp trọng số tuyến tính.
Phối hợp trọng số tuyến tính là phương pháp thông dụng trong tính toán giá trị
chỉ số. Giá trị chỉ số được tính cho mỗi vùng đơn vị bằng cách tổng các tích giá trị
tiêu chuẩn của vùng đơn vị với trọng số của lớp tương ứng và đem chia cho tổng các
trọng số. Nếu có n lớp dữ liệu tham gia vào tính toán, mỗi lớp dữ liệu có trọng số Wi,
mỗi vùng đơn vị có giá trị Xi, và gọi I là giá trị chỉ số cần tính, thì

 WWiSi
I = i =1
n

Wi
i =1

Với Si là giá trị chuẩn hóa của Xi, Si thuộc khoảng (0,1) và bằng:

Xi − X min
Si =
X max − X min

Trong đó Xmin, Xmax là giá trị gốc thấp nhất và cao nhất của lớp dữ liệu đang xét.

80
1
ID Thích hợp S1
2 W1 = 0.4
1 3 1.0

3 2 1 0.0

3 2 0.5
+

2
W2 = 0.6
1
3

ID Thích hợp S2

1 21 1.0
1 2
3 2 18 0.8
4
5 3 6 0.0

1 .88
.48

.6 ID S1 S2
.8 . S1*0.4 + S2*0.6
8
0
1 1.0 1.0
.
2
2 1.0 0.8

3 0.0 0.8
Hình 4.5. Tính toán giá trị chỉ số nền vector
4 0.5 0.8

5 0.5 1.0

6 0.5 0.0

7 0.0 0.0

81
10 30 1 3 38 48
Dữ liệu ban đầu
49 50 5 2 60 24

0 0.5 0 0.5 0.3 0.6


Dữ liệu chuẩn
0.75 1 1 .25 1.0 0 hóa
x x x
0.6 0.2 0.2
0 0.3 0 0.1 0.1 0.1

0.45 0.6 0.2 0.25 0.2 0

0.1 0.5 Giá trị số

0.9 0.7
Hình 4.6 Tính toán giá trị chỉ số nền raster

Phương pháp phân tích thứ bậc(AHP) của Saaty (1980) thườngđựợc áp dụng trong
đánh trọng số Wi của các tiêu chuẩn. AHP có ba bước cơ bản. Bắt đầu bằng việc tách
mục đích chung (đánh giá thích hợp) thành một số các tiêu chuẩn và tiêu chuẩn con.
Mục tiêu, ví dụ đánh giá thích hợp, sẽ nằm ở đầu của cây thứ bậc. Tiêu chuẩn chính
nằm ở cấp thứ 2, các tiêu chuẩn con nằm ở cấp thấp hơn.

Đánh giá thích hợp

Độ dốc Điểm tập kết rác Dân cư

Hình 4.7 Cây phân cấp thứ bậc

Một khi cây thứ bậc đã được xây dựng xong, bước thứ 2 của AHP bắt đầu.Trong mỗi
cấp của cây phân cấp, tầm quan trọng tương đối giữa các cặp tiêu chuẩn đối với mục
tiêu chính được đánh giá. Ví dụ nếu so sánh tiêu chuẩn Điểm tập kết rác với tiêu
chuẩn độ dốc, điểm 1 muốn nói rằng hai tiêu chuẩn có tầm quan trọng ngang nhau
đối với đánh giá thích nghi và điểm 9 nói rằng Điểm tập kết rác thì quan trọng hơn
nhiều đối với độ dốc. Tất cả điểm đã cho được ghi nhận và thể hiện trong ma trận so
sánh cặp với giá trị 1 nằm trên đường chéo và điểm thì nghịch đảo qua đường

82
chéo.Bảng dưới đây mang tính chất minh họa ma trận so sánh cặp giữa 3 tiêu chuẩn-
độ dốc, điểm tập kết rác và Dân cư đối với mức độ thích hợp.

Độ dốc Điểm tập kết rác Dân cư

Độ dốc 1.00 3.00 5.00

Điểm tập kết rác 0.33 1.00 3.00

Dân cư 0.20 0.33 1.00

Bước cuối cùng trong AHP đòi hỏi đánh giá ma trận so sánh.Eigen Vector chuẩn hóa
được rút ra từ ma trận so sánh, cho phép trọng số được chỉ định tới cho từng tiêu
chuẩntương ứng. Trọng số của độ dốc có thể được tính theo phương pháp gần đúng
sau:
Tính ma trận chuẩn hóa
Ma trận chuẩn hóa được tính bằng cách chia từng phần tử trong ma trận so sánh cặp
với tổng giá trị có trong cột chứa phần tử

Độ dốc Điểm tập kết rác Dân cư

Độ dốc 0.65 0.69 0.56

Thổ nhưỡng 0.22 1.23 0.33

Dân cư 0.13 0.08 0.11

Tính ma trận trọng số lần 1


Ma trận trọng số lần 1 được tính bằng cách lấy căn của tích các phần tử nằm
trên cùng 1 hàng, với bậc của căn thì bằng cố phần tử có trong hàng
1
WĐD = 3 0.65 * 0.69 * 0.56 = 0.630662
1
WTN = 3 0.22 * 0.23 * 0.33 = 0.255721
1
W NC = 3 0.13 * 0.08 * 0.11 = 0.103690

Tính ma trận trọng số lần cuối


Tính ma trận trọng số lần cuối được tính bằng cách chuẩn hóa trọng số

83
0.630662
WĐD = = 0.636986
0.630662 + 0.255721 + 0.103690

0.255721
WTN = = 0.258285
0.630662 + 0.255721 + 0.103690

0.103690
WNC = = 0.104729
0.630662 + 0.255721 + 0.103690

Phương pháp so sánh cặp và xác định trọng số có thể tính toán dễ dàng bằng cách sử
dụng các phần mềm thương mại, ví dụ Expert Choice.

4.5. Mô hình hóa và khai thác cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quy hoạch và quản
lý đô thị
4.5.1. Quá trình mô hình hóa
Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng dữ liệu, nhu cầu và mục dích sử dụng GIS
Bước 2: Thiết kế cấu trúc cơ sở dữ liệu GIS theo yêu cầu quản lý và chuẩn dữ liệu hiện
hành
Bước 3: Thu thập dữ liệu và khảo sát thu thập thông tin dữ liệu làm dữ liệu đầu vào
cho CSDL GIS đô thị
Bước 4: Tiếp nhận, xử lý, biên tập và xây dựng CSDL theo thiết kế
Bước 5: Tích hợp, hoàn thiện và xây dựng quy trình lưu trữ quản lý, khai thác CSDL
phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý đô thị
Bước 6: Xây dựng sổ tay CSDL và hướng dẫn sử dụng, duy trì CSDL GIS đô thị
Bước 7: Thiết lập hệ thống GIS:
4.5.2. Khai thác CSDL đô thị phục vụ cho công tác quy hoạch và quản lý đô thị
➢ Mục đích:
Phục vụ cho quản lý đô thị và chính quyền nghiên cứu cấu trúc không gian đô thị trong
quá khứ để xây dựng các kịch bản phát triển đô thị trong tương lai….
Phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, thiết kế vùng cây
xanh, công viên…
➢ Tổng hợp và phân tích dữ liệu thuộc tính:
Các dữ liệu thuộc tính được quản lý trong CSDL đô thị có thể được mô tả và xử lý
thống kê.
VD: tính diện tích sàn nhà trung bình trên đầu người…
Phép phân tích tổng hợp nâng cao để xây dựng các báo cáo tổng hợp theo chỉ số hạ
tầng đô thị, phân loại nhóm phường xã, phân tích đa tiêu chí ... Phục vụ cho công tác
quy hoạch chuyên ngành…
➢ Phân tích dữ liệu không gian:
Tính toán chiều dài, đường kính, diện tích các đối tượng…
84
Nhờ phép biến đổi hình học bằng nội suy… tạo dữ liệu trung gian…
➢ Phân tích kết hợp dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính:
Phân loại và tra cứu không gian
Phân tích liền kề
Vùng đệm( buffet)
Nội suy
Phép tính địa hình( độ dốc, lưu vực thoát nước…)
Phép tính liên kết( phân tích mạng giao thông, tính khoảng cách, tính dòng chảy…
Chồng xếp bản đồ….
4.5.3. Bài toán cụ thể ứng dụng mô hình hóa GIS
Mô hình hóa tiêu chí hình thành khu, tuyến du lịch trong quy hoạch lãnh thổ du
lịch.
Từ các nhóm tiêu chí chính của khu, tuyến điểm du lịch, mô hình hóa các tiêu
chí.Kết quả của việc tiêu chí hóa là xác định Cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc hình
thành khu tuyến điểm du lịch.Từ đó áp dụng mô hình diễn tiến phân tích trong GIS để
xác định các vị trí hình thành khu, tuyến điểm du lịch.

85
Khu du lịch

Tiêu chí về tài Tiêu chí về năng lực phục vụ Tiêu chí về không
nguyên du lịch gian diện tích

Dữ Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu


liệu tài dân cư cơ sở cơ sở đầu tư sử dụng ranh
nguyê hạ tầng vật chất du lịch đất giới
(nhân
n du kỹ thuật hành
lực du
lịch chính
lịch, diện
tích…)

Dữ liệu di Dữ Dữ Dữ Dữ Dữ Dữ Dữ liệu Dữ
tích lịch liệu liệu liệu bãi liệu hệ liệu liệu hệ hệ liệu
sử, đền, các giao đỗ xe thống khách thống thống các
chùa, khu thông bưu
trạm sạn, điện dịch vụ
danh lam chức chính
bơm nhà khác
thắng năng viễn
hàng
cảnh,han thông
g động…
Hình 4.8. Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành
khu du lịch

86
Tuyến du lịch

Tiêu chí về gắn kết Tiêu chí về gắn kết Tiêu chí về gắn
điểm, khu du lịch giao thông nguồn lực phục vụ
dọc tuyến

Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu


điểm du khu du giao giao giao khách trạm y tế, vệ
lịch lịch thông thông thông sạn, nhà xăng sinh
đường đường đường hàng dọc công
bộ thủy hàng dọc tuyến cộng . . .
không tuyến dọc
tuyến

Hình 4.9. Mô hình hóa các tiêu chí để hình thành


tuyến du lịch

87
Chương 5. XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG
DỤNG GIS
5.1. Thiết kế và triển khai hệ thống thông tin địa lý GIS
Trong các chương trên, chúng ta đã đi vào nghiên cứu cách thể hiện các đối
tượng và các hiện tượng ở trong tự nhiên, xã hội lên bản đồ và chuyển các thông tin đó
về dạng số và các phương pháp nghiên cứu chung ở dạng số.
Những công việc cần giải quyết của HTTĐL nhằm đáp ứng nhiều vấn đề đặt ra
của các khoa học về địa lý, địa chất, môi trường, … không chỉ phục vụ cho những
người nghiên cứu mà quan trọng nhất là phục vụ cho những ai đặt ra câu hỏi để các
nhà quản lý giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.
Muốn thực hiện nhiệm vụ đặt ra cho một đề án xử lý HTTĐL, những việc cần
phải giải quyết là:Thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng mô hình xử lý ở tỷ lệ lớn,
xử lý chính xác các thông tin với phương pháp, công cụ thích hợp, đưa ra các sản
phẩm kết quả có tính thuyết phục cao.
Vì vậy, cần phải có sự thiết kế và thực hiện một cách hoàn chỉnh và việc thiết
kế sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự thành công của đề án.
Bên cạnh sự thiết kế thì thực hiện là khâu mấu chốt của quá trình xử lý HTTĐL và
việc chuẩn bị về năng lực con người, máy móc (phần cứng, phần mềm) phải được đặt
ra trước tiên, chúng ta sẽ xem xét từng vấn đề của cả quá trình thực hiện.
5.1.1 Thiết kế HTTĐL
Ngay từ những năm 1960, vấn đề thiết kế HTTĐL đã được đặt ra cùng với sự
phát triển của các phần mềm xử lý vector và raster, một số hệ thống được xây dựng
trong các trường đại học hoặc viện nghiên cứu để phục vụ cho mục tiêu đào tạo.
Trong quá trình hoạt động, một số hệ thống dần dần không đáp ứng được các
yêu cầu đặt ra của thực tiễn, mà lý do chính là sự thiết kế hệ thống dần dần trở nên
không được tương thích với yêu cầu. Trong đó nổi lên hàng đầu là các phần mềm chưa
đủ mạnh, ngoài ra cấu trúc phần cứng cũng trở nên lạc hậu, thao tác phức tạp và cho ra
những sản phẩm chất lượng thấp.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ tin học và điện tử, nhiều thiết bị mới
hoàn thiện hơn được ra đời cùng với rất nhiều phần mềm khác nhau. Trước thực tế đó,
việc thiết kế một hệ thống thích hợp với từng mục tiêu sử dụng là một công việc hết
sức quan trọng.
+ Lựa chọn các phần mềm thích hợp: hiện nay, các phần mềm mạnh thường là
các phần mềm thương mại. Việc lựa chọn một phần mềm phải căn cứ vào các mục tiêu
sau:
Loại tư liệu cần xử lý: đó là tư liệu vector, raster hay tổng hợp.

88
Các nội dung cần xử lý: Xử lý hình học cho từng lớp riêng biệt hay xử lý tổng
hợp nhiều lớp thông tin, xử lý theo mô hình không gian khối lượng thông tin cần xử lý.
Mục tiêu xử lý: để phục vụ cho nhu cầu đào tạo hay phục vụ cho các đề án triển
khai.
Chất lượng của các sản phẩm kết quả: đó là các chi tiết kỹ thuật của sản phẩm
khi in ra cả về nội dung và hình thức. Để phục vụ đào tạo thì yêu cầu không khắt khe
nhiều, song để phục vụ yêu cầu của các đối tượng khác thì yêu cầu này trở nên rất
quan trọng.
Phần mềm hoạt động với các loại thiết bị của HTTĐL: khả năng nhập dữ liệu
bằng bàn số hay nhập từ màn hình, máy quét,… yêu cầu về máy tính, màn hình, máy
in, … khả năng nối mạng, chế độ bản quyền của phần mềm.
Giá cả của phần mềm: hiện nay có rất nhiều phần mềm với nhiều giá khác nhau,
vì vậy phải lựa chọn phần mềm có giá thích hợp với nguồn kinh phí được đầu tư và dự
kiến khả năng hoàn vốn.
+ Xây dựng lực lượng cán bộ chuyên môn để vận hành HTTĐL: Cùng với việc
xây dựng cơ sở vật chất về phần cứng và phần mềm, phải có lực lượng cán bộ chuyên
môn đủ trình độ để vận hành một cách có hiệu quả hệ thống. Những yêu cầu về trình
độ chuyên môn cụ thể như sau:
Thu thập, tổng hợp và mã hoá các dạng tài liệu để lưu trữ.
Vận hành thiết bị phần cứng và phần mềm để lưu trữ dữ liệu, chỉnh lý, biên tập
để hoàn thiện dữ liệu dạng số.
Có trình độ hiểu biết về chuyên môn để phân tích xử lý hệ thống, tách chiết được
các thông tin cần thiết phục vụ cho các mục tiêu đặt ra.
Thiết kế và trình bày thông tin kết quả theo các tiêu chuẩn quy định cho các
chuyên môn.
Vận hành thiết bị để in ấn và lưu giữ kết quả.
Muốn đảm bảo được các yêu cầu trên, chuyên gia của HTTĐL phải được đào tạo
một cách hệ thống và kỹ lưỡng cả về lý thuyết và thao tác thực hiện.
• Quản lý hệ thống
Để HTTĐL có thể hoạt động hiệu quả, một nhân tố quan trọng là hệ thống quản lý,
trong đó vai trò của người tổ chức là có vị trí hàng đầu. Một số yêu cầu về một người
quản lý hệ thống là:
Có hiểu biết tổng hợp và cơ bản về HTTĐL.
Có hiểu biết rộng về các lĩnh vực mà HTTĐL sẽ phục vụ, đặc biệt là hiểu về cơ
sở dữ liệu của từng chuyên ngành và những yêu cầu của từng chuyên ngành.
Có kế hoạch hợp lý khi triển khai các đề án.
Có khả năng đưa ra các mô hình xử lý và đánh giá được chất lượng của kết quả.
Có sự đầu tư hợp lý cho từng công đoạn của quá trình xử lý.
89
+ Trang thiết bị (phần cứng)
Để một HTTĐL vận hành có hiệu quả, phải có hệ thống phần cứng (hardware) hay
trang thiết bị phù hợp. Một số căn cứ để lựa chọn sự đầu tư là:
Mục tiêu hoạt động của hệ thống: để đào tạo hay để giải quyết những nhiệm vụ
chuyên môn theo các đề án. Các kết quả hay các sản phẩm cần đạt được của hệ thống
(xử lý, xuất dữ liệu, lưu dữ liệu).
Các đối tượng phục vụ của hệ thống: phục vụ cho từng chuyên ngành hay có thể
phục vụ cho nhiều chuyên ngành.
+ Nguồn kinh phí đầu tư: Kinh phí có thể được cung cấp từ nhiều nguồn, kể ca
nguồn vốn huy động để có thể hoàn trả từ kết quả hoạt động của hệ thống.
Có rất nhiều hệ thống máy tính và thiết bị ngoại vi song tiêu chuẩn kỹ thuật được phân
thành các nhóm sau:
Servers: là thiết bị giúp quản lý tài liệu và các thiết bị theo mạng của các trạm và
các thiết bị đầu cuối (terminal). Có rất nhiều loại Server khác nhau, song nhìn chung
Server là trang bị của mạng lớn.
Workstation (trạm): có nhiều loại trạm: trạm máy tính cá nhân (như IBM, UNIX,
NT…).
Thiết bị ngoại vi: bàn số, máy plotter, printer, máy ghi vào phim ảnh, máy ghi đĩa
từ, …
Thiết bị mạng: Các chi tiết để nối các máy tính hoặc giữa trạm và các máy tính cá
nhân.
+ Hệ thông tin địa lý với đa phương tiện (multimedia)
Phương tiện (multimedia) là khái niệm được hình thành trong quá trình phát triển của
các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ tin học, viễn thông, hình ảnh và mạng,
với mọi quy mô khác nhau.Đa phương tiện là yêu cầu phát triển ở mức độ cao hơn của
hệ thông tin địa lý.
Một số đòi hỏi của HTTĐL trong môi trường đa phương tiện là:
Nhiều thông tin được trình bày cho cùng một vị trí, cùng một thời điểm.
Nhiều thông tin của nhiều nơi được trình bày trong cùng một thời gian.
Thông tin cho cùng một địa điểm nhưng ở nhiều thời gian khác nhau.
Thông tin cho nhiều nơi với nhiều thời gian khác nhau.
Hiện nay, phương tiện được sử dụng hỗ trợ cho HTTĐL gồm nhiều loại khác
nhau như: hình ảnh, phim video, mạng internet và thư điện tử, điện thoại các loại …
Đặc biệt, vấn đề giao diện thông tin 2 chiều luôn được quan tâm để cho hoạt động của
HTTĐL có thể kịp thời điều chỉnh và nâng cao chất lượng xử lý dữ liệu.
Tóm lại, thiết kế hệ thống là một vấn đề tổng hợp được đặt ra khi xây dựng một
HTTĐL. Những nội dung cần phải được xem xét, được hệ thống hoá theo các công
đoạn sau:
90
Các mục tiêu cần đạt được của việc xây dựng HTTĐL.
Đưa khái niệm hiệu quả vào trong quá trình xây dựng.
Xác định những đối tượng phục vụ.
Xác định những dạng tư liệu cần xử lý và tư liệu sản phẩm.
Xây dựng một kế hoạch chiến thuật có tính chiến lược.
Lựa chọn các phần cứng và phần mềm thích hợp.
Lựa chọn đội ngũ nhân viên điều hành.
Xây dựng phương pháp quản lý hệ thống.
Vận hành và bảo dưỡng hệ thống.
Dự báo những biến động về công nghệ để điều chỉnh một cách thích hợp trang
thiết bị phần cứng và phần mềm.
5.1.2. Lựa chọn một phần mềm HTTĐL
Quả thực là khó khăn để lựa chọn được chính xác một phần mềm cho một tổ
chức. Trong rất nhiều trường hợp, quyết định lại dựa vào hệ thống maketing của nơi
bán mà không do sự lựa chọn của người mua. Vì vậy, phải có những tiếp cận hệ thống
trước khi quyết định mua và trang bị một phần mềm. Những căn cứ chính để xem xét
khi mua một phần mềm :
Phần mềm có giải quyết được nhiệm vụ đặt ra của cơ sở một cách đồng thời và
chính xác.
Những sản phẩm cụ thể của hệ thống được thực hiện bởi các khách hàng đó mua
như thế nào.
Những yêu cầu cụ thể về kỹ thuật của công việc có được khẳng định bởi người
bán.
Giá cả có phù hợp với nguồn kinh phí được đầu tư.
5.2. Chuẩn hóa dữ liệu GIS
5.2.1. Khái niệm chuẩn hóa dữ liệu GIS
Hệ thống thông tin càng phát huy tác dụng rộng rãi nếu dữ liệu trong hệ
thống được xác định chuẩn. Điều kiện này giúp cho thông tin được trao đổi rộng rãi
hơn, người sử dụng thông tin nhiều hơn, hệ thống cập nhật thông tin đa dạng hơn,
hiệu quả là tránh được lãng phí trong quá trình phát triển. Muốn vậy các ngành cần
thống nhất một chuẩn chung về cơ sở dữ liệu của GIS mang tính quốc gia.
Chuẩn hóa dữ liệu là hệ thống các tiêu chuẩn về cách thức mô tả và lưu trữ
thông tin trong hệ thống cơ sở dữ liệu, khuôn dạng lưu trữ và trao đổi dữ liệu, nội dung
và mối quan hệ của các đối tượng địa lý được mô tả trong hệ thống…
Chuẩn dữ liệu có thể do các tổ chức quốc tế hoặc quốc gia xây dựng và ban
hành áp dụng thống nhất. Nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kì, Nhật Bản, LB Nga,
Trung Quốc… đã xây dựng hệ thống chuẩn quốc gia về cơ sở dữ liệu của GIS. Do nhu
cầu sử dụng, một số dự án xây dựng GIS của các bộ.
91
Căn cứ vào các loại tài liệu đã công bố, tham khảo chuẩn quốc gia của một số
tổ chức quốc tế và của một số nước, chúng ta có thể thấy rằng nội dung chính của
chuẩn quốc gia về cơ sở dữ liệu trong GIS bao gồm:
Chuẩn mô hình cơ sở dữ liệu: là chuẩn về cách thức mô tả và lưu trữ thông tin
trong hệ thống.
Chuẩn về nội dung dữ liệu: đó là chuẩn về nội dung cơ sở dữ liệu, chuẩn mô tả
những đối tượng nào cần thiết lưu trong cơ sở dữ liệu, cách phân loại, nhận dạng nội
dung ý nghĩa của từng loại đối tượng này đồng thời cũng mô tả cụ thể về quan hệ giữa
các đối tượng và dữ liệu thuộc tính cần phải có của từng đối tượng.
Chuẩn về khuôn dạng và trao đổi thông tin giữa các hệ thống: là chuẩn xác định
các khuôn dạng (format) tệp để lưu trữ các dữ liệu trong cơ sở dữ liệu.
Chuẩn về siêu dữ liệu (metadata): là chuẩn về nội dung, chất lượng, độ tin cậy
và các thông tin cần thiết khác của dữ liệu đang được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.
Chuẩn dữ liệu địa lý có các mức khác nhau:
Chuẩn toàn cầu - Global Spatial Data Infrastructure Standards (GSDIS).
Chuẩn khu vực - Regional Spatial Data Infrastructure Standards (RSDIS).
Chuẩn quốc gia - National Spatial Data Infrastructure Standards (NSDIS).
Chuẩn cấp tỉnh - Provincial Spatial Data Infrastructure Standards (PSDIS).
Chuẩn cấp thành phố (đô thị) - Urban Spatial Data Infrastructure Standards
(USDIS).
5.2.2. Quy định chuẩn GIS tại Việt Nam
Trong lĩnh vực GIS, ở Việt Nam hiện nay chuẩn về hệ qui chiếu và toạ độ quốc
gia là chuẩn đã được hoàn thiện một cách đầy đủ. Hiện nay chuẩn Hệ qui chiếu và hệ
toạ độ quốc gia VN-2000 đã được ban hành tạo nền tảng thống nhất về cơ sở qui chiếu
cho dữ liệu đo đạc bản đồ nói chung và dữ liệu thông tin địa lý nói riêng. Chuẩn này
bao gồm các quy định về:
Phạm vi áp dụng cho tất cả hệ thống toạ độ các cấp hạng, bản đồ địa hình, bản
đồ nền, bản đồ địa chính, bản đồ hành chính quốc gia và các loại bản đồ chuyên dụng
khác.
Các tham số của hệ qui chiếu: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu, các kích thước, tốc độ
góc quay, hằng số trọng trường, định vị và điểm gốc toạ độ quốc gia.
Hệ thống toạ độ phẳng, lưới chiếu bản đồ qui định cho các tỷ lệ.
Bên cạnh đó hiện nay đã có một số các quy phạm, quy định kỹ thuật về thành
lập bản đồ hiện đang được áp dụng trong ngành được coi như là chuẩn của hệ thống
bản đồ. Một số các quy phạm, quy định kỹ thuật có liên quan đến việc chuẩn hóa hệ
thống thông tin địa lý cơ sở quốc gia bao gồm:
Qui định kỹ thuật số hoá bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, 1/25.000, 1/50.000,
1/100.000 ban hành năm 1999. Trong đó có đề cập đến qui định về các lớp, nội dung
92
thông tin, ký hiệu áp dụng cho công việc số hoá bản đồ địa hình. Qui định được thực
hiện trên khuôn dạng phần mềm MicroStation.
Qui phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000,
1/10.000 và 1/25.000 ban hành năm 1999. Trong đó có qui định các nội dung thông tin
và phân lớp trong xây dựng và thành lập bản đồ địa chính.
Hiện tại, Bộ TN&MT đang hoàn thiện bộ chuẩn thông tin địa lý cơ sở quốc gia bao
gồm các quy chuẩn sau đây:
Quy chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý;
Quy chuẩn mô hình khái niệm không gian;
Quy chuẩn mô hình khái niệm thời gian;
Quy chuẩn phân loại đối tượng địa lý;
Quy chuẩn hệ quy chiếu tọa độ;
Quy chuẩn siêu dữ liệu địa lý (metadata);
Quy chuẩn chất lượng dữ liệu địa lý;
Quy chuẩn trình bày dữ liệu địa lý;
Quy chuẩn mã hóa trong trao đổi dữ liệu địa lý.
Sau khi chuẩn hóa dữ liệu, sản phẩm sẽ là một bộ CSDL chuẩn cả về thông tin không
gian và thuộc tính được trình bày một cách logic. Trong thực tế, quy trình chuẩn hóa
dữ liệu bao gồm chuẩn hóa dữ liệu không gian và phi không gian:
Đối với dữ liệu không gian: chuyển đổi dữ liệu không gian về hệ tọa độ thống
nhất theo yêu cầu thiết kế kỹ thuật, xác định các mối quan hệ topology, sửa lỗi
topology…
Đối với dữ liệu phi không gian: phải chuẩn hóa địa danh, tên gọi, phân loại và
phông chữ theo quy định (nếu cần thiết).
Hiện tại, ngoài chuẩn hệ toạ độ quốc gia VN2000 do Bộ TN&MT ban hành, một số
quy định và chuẩn quốc gia chuyên ngành có thể kể đến như:
Chuẩn mã tiếng Việt quốc gia do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
quy định.
Chuẩn các mã số do Tổng cục Thống kê ban hành.
Chuẩn chuyên ngành dọc được quy định bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ
Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Bưu chính Viễn thông, Bộ Khoa học và Công
nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư...
Xây dựng dữ liệu địa lý: dữ liệu địa lý phải được xây dựng trên cơ sở một bộ
chuẩn thông tin địa lý chung, nhằm đảm bảo toàn bộ dữ liệu địa lý đều được xây dựng
dựa trên các mô hình khái niệm và các quy tắc chung;
Trao đổi và chia sẻ dữ liệu địa lý: dữ liệu địa lý được trao đổi và chia sẻ trên cơ
sở mọi dữ liệu địa lý được định nghĩa và xây dựng theo một bộ chuẩn thông tin địa lý

93
chung, được mã hoá theo các chuẩn mở, độc lập nền tảng, và được chia sẻ thông qua
các dịch vụ về thông tin địa lý mở.
Cập nhật dữ liệu địa lý: các chuẩn thông tin địa lý được thiết kế sao cho có thể
hỗ trợ tối đa cho các hoạt động cập nhật dữ liệu địa lý.
Trên cơ sở mục đích sử dụng, các Quy chuẩn thông tin địa lý trong Chuẩn thông tin
dịa lý cơ sở được thiết kế thành hai nhóm:
Nhóm chuẩn thông tin địa lý cơ sở:
Nhóm chuẩn thông tin địa lý cơ sở bao gồm các chuẩn nhằm định nghĩa các mô
hình khái niệm, đề ra các quy tắc, các phương pháp chung, sao cho đủ để có thể định
nghĩa, mô tả và quản lý dữ liệu địa lý.
Nhóm chuẩn thông tin địa lý chuyên ngành dùng chung:
Nhóm chuẩn thông tin địa lý chuyên ngành bao gồm các chuẩn nội dung nhằm
định nghĩa cấu trúc và nội dung cho từng loại ứng dụng thông tin địa lý cụ thể (hay
từng loại dữ liệu địa lý cụ thể). Các chuẩn thông tin địa lý ứng dụng phải được xây
dựng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các mô hình khái niệm, các quy tắc đã được xây
dựng trong các chuẩn thông tin địa lý cơ sở.
5.3. Ứng dụng GIS trong quy hoạch
Quy hoạch là các hoạt động bao gồm ban hành luật, quy định kiểm soát phát
triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê
duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô
thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị...
Tại Việt Nam, nội dung quy hoạch đô thị thường chỉ được gói gọn trong tổ
chức, xây dựng không gian đô thị, thiết kế, tổ chức xây dựng các không gian đô thị sao
cho đẹp mắt, phù hợp nhất với thực tế. Các quy hoạch đô thị tại Việt Nam hiện vẫn
còn gặp nhiều bất cập do các chủ trương chính sách và các quy định tại các cấp đều a[s
dụng các chỉ tiêu quy hoạch khác nhau dẫn đến quy hoạch thường được lập một cách
không nhất quán, thiếu cơ sở, và không hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề đô
thị.
Một trong những nguyên nhân đó là các nhà quy hoạch chưa áp dụng các công
cụ hỗ trợ trong công tác tìm kiếm thông tin địa hình, hạ tầng, xã hội…. cụ thể là thiếu
cơ sở dữ liệu tại khu vực quy hoạch.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một công cụ hữu ích trong việc tích hợp hệ
thống cơ sở dữ liệu gắn kết với bản đồ, GIS đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước
trên thế giới. Sử dụng GIS trong quy hoạch để phân tích sự phát triển đô thị, nghiên
cứu hình thái đô thị, quy luật phát triển và hướng của nó trong quá trình mở rộng.
Các chuyên gia áp dụng GIS trong quy hoạch đô thị để phân tích, lập mô hình
và trực quan hóa. Bằng cách xử lý dữ liệu không gian địa lý từ hình ảnh vệ tinh, chụp

94
ảnh hàng không và cảm biến từ xa, các nhà quy hoạch sẽ có được một cái nhìn chi tiết
về đất đai và cơ sở hạ tầng.
Khi dân số đô thị phát triển và lan rộng, tầm quan trọng của GIS là có khả năng
thu thập một lượng lớn thông tin cần thiết để cân bằng các ưu tiên cạnh tranh và giải
quyết các vấn đề phức tạp, chẳng hạn như tối ưu hóa vị trí tòa nhà mới hoặc xác định
tính khả thi khi xây dựng một bãi xử lý rác thải.
Các chức năng của GIS sẽ giúp các nhà quy hoạch kiểm soát được khu vực đô
thị đông dân cư, các thị trấn nhỏ thậm chí là các khu đô thị. Khả năng truy vấn và phân
tích dữ liệu GIS theo nhiều tiêu chí cũng giúp các nmhà quy hoạch có các đánh và
quyết định quy hoạch phù hợp với cơ sở hạ tầng hiện có mà vẫn đáp ứng các yêu cầu,
quy định của các cấp chính quyền.
Công nghệ GIS hỗ trợ các nhà quy hoạch đô thị trong việc hiển thị dữ liệu theo
không gian và thời gian. Theo dõi biến động theo thời gian, đánh giá tính khả thi của
các dự án được đề xuất và dự đoán tác động của chúng đối với môi trường. Phần mềm
GIS cũng có thể hiển thị bản vẽ quy hoạch dạng 3D và tất cả các yếu tố liên quan một
cách chính xác từ đó có thể hình dung được những thay đổi trên mặt đất sẽ trông như
thế nào sau quy hoạch từ đó giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn. Ví dụ, phần mềm GIS
có thể tạo ra hình ảnh về điều kiện môi trường hiện tại của khu vực và cho phép người
dùng so sánh kết quả dự kiến của các kế hoạch phát triển được đề xuất.
Việc áp dụng hệ thống GIS vào lĩnh vực quy hoạch sẽ giúp đổi mới, nâng cao
hiệu quả công tác thiết kế, là công cụ đắc lực cho các ban, ngành, địa phương trong
việc quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch.
Tại Việt Nam, công nghệ GIS được thí điểm khá sớm và được sử dụng phổ biến
để quản lý nhiều lĩnh vực. Từ năm 1995, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập dự
án Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi
trường, tạo điều kiện cho nhiều cơ quan trong cả nước tiếp cận với công nghệ thông tin
địa lý (GIS). Hàng năm công nghệ GIS đều được Bộ Khoa học và Công nghệ xác định
là một trong những nội dung nghiên cứu ứng dụng phục vụ nghiên cứu chuyên ngành
và hiện đại hóa quản lý nhà nước.
Trong công tác quy hoạch, công nghệ GIS thời gian gần đây đã được áp dụng
tại một số đơn vị trong ngành quy hoạch xây dựng và cơ quan quản lý địa phương như:
Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quốc Gia, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội,
UBND thành phố Hà Nội, Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội, tại Đà Lạt, Nam Định,…
và nhiều cơ quan khác.
Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu lập quy hoạch, GIS đã được áp dụng trực tiếp
vào một số đồ án điển hình do Bộ Xây dựng chủ trì như tập bản đồ quy hoạch các đô
thị Việt Nam thời kỳ 1996-2020, Atlas quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam
(1997-1999), quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô (2005-2008), chiến lược phát triển đô
95
thị (2006-2008),... nhiều tỉnh, thành đặc biệt quan tâm, đầu tư lớn và GIS đã mang lại
nhiều lợi ích, kèm theo đó là những khả năng mới, giải quyết các bài toán phức tạp
trong công tác quản lý địa chính, đền bù, cây xanh, hạ tầng, chiếu sáng đô thị….
Một số đô thị đã và đang trong quá trình phát triển hệ thống GIS tích hợp phục
vụ vông tác quy hoạch như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Lạt, Nam Định, Huế, Thái
Nguyên, Phủ Lý,...
5.4. Ứng dụng GIS trong quản lý đô thị
Các hoạt động của quản lý đô thị tại Việt nam bao gồm : Quy hoạch xây dựng,
kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu
công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị
và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;
chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý
xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở;
công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật.Các công tác quản lý này chưa ứng dụng công
cụ hỗ trợ quản lý nên các đô thị tại Việt nam vẫn còn rất nhiều tồn tại.
GIS ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã
hội và là công cụ hữu hiệu trợ giúp cho các Chính phủ, doanh nghiệp, nhà quản lý để
đưa ra quyết định chính xác thông qua việc thu thập, quản lý, phân tích và tích hợp
thông tin địa lý. Mặc dù ra đời đã từ lâu nhưng công nghệ thông tin địa lý chỉ thực sự
bùng nổ trong khoảng 10 năm trở lại đây cùng với sự phát triển vượt bậc của công
nghệ.
Trong công tác quản lý đô thị, GIS đóng một vai trò như một công cụ hỗ trợ các
nhà quản lý tra cứu thông tin và ra các quyết định về chính sách và quy hoạch, hỗ trợ
trực tiếp cho các nhà quy hoạch trong các giai đoạn quy hoạch chung, quy hoạch phân
khu và quy hoạch chi tiết. Nhiều nước trên thế giới áp dụng công cụ GIS để hỗ trợ
công tác quản lý đô thị từ nhiều thập kỷ qua.
Để tránh những phức tạp phát sinh trong trao đổi thông tin, nâng cao hiệu quả
phục vụ của hệ thông tin địa lý về đô thị, nhu cầu đặt ra là phải xây dựng một cấu trúc
cơ sở dữ liệu hệ thống, cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin đô thị
Khi đã xây dựng được một bộ khung dữ liệu nền chính xác và có hệ thống cập
nhật một cách đầy đủ và liên tục, các nhà lãnh đạo hay quản lý dù ở tại địa phương hay
đang đi công tác bất kỳ ở đâu cũng có thể biết được cụ thể tình hình biến đổi phát triển
của đô thị đang diễn ra như thế nào; thông tin được cập nhật có thể rất đa dạng và đa
chiều, việc truy cập các thông tin rất nhanh chóng.
Hệ thống thông tin địa lý thường được xây dựng để thành lập các bản đồ, lập kế
hoạch và quản lý các mạng tiện ích thuộc kỹ thuật hạ tầng như hệ thống cấp thoát
nước, hệ thống giao thông….., xác định vị trí tối ưu cho một khoản đầu tư hay xác
96
định mục tiêu nào đó để phù hợp giữa kinh tế chính sách để phát triển bền vững. Hệ
thống GIS luôn được cập nhật, hỗ trợ rất nhanh trong phân tích không gian, hệ thống
này sẽ giải đáp tất cả các bài toán liên quan đến quản lý đô thị.
Những ưu điểm khi sử dụng GIS trong quản lý đô thị như sau:
- Nâng cao hiệu quả quản lý;
- Tiết kiệm chi phí và thời gian;
- Cải tiến chính xác;
- Nâng cao hiệu quả hợp tác liên kết với các tổ chức công cộng;
- Quản lý nguồn tài nguyên;
- Tăng cường sự tham gia của công chúng;
- Có tính tự động hóa cao.

97
Chương 6. MỘT SỐ BÀI TOÁN MẪU
6.1. Giới thiệu một số phần mềm GIS
Hiện tại ở Việt Nam đang dùng tương đối phổ biến các phần mềm có hỗ trợ đồ
họa như: các phần mềm của hãng Adobe, hãng Corel, CAD (computer – aided design),
InterGraph, MapInfo, ArcGis, ArcView… Mỗi phần mềm đều có thế mạnh riêng.
Phần mềm của hãng Adobe và phần mềm của hãng Corel: rất mạnh về xử lí ảnh
và in ấn, nhưng phần mềm này không có khả năng quản lí về tọa độ địa lý mà chỉ quản
lí dưới dạng mặt phẳng và quản lí từng bản vẽ một. Phần mềm này cũng không có khả
năng lưu trữ số liệu thuộc tính của các đối tượng không gian.
Phần mềm của CAD: mạnh về thiết kế các bản vẽ kĩ thuật, thể hiện các bản đồ
quy hoạch chi tiết, trong số hóa bản đồ. Nhưng phần mềm không có khả năng quản lí
về tọa độ địa lí (trừ môđun AutoCAD Map, nhưng chuyển đổi giữa các hệ tọa độ địa lí
rất phức tạp), chủ yếu quản lí các bản vẽ hay bản đồ số dưới dạng mặt phẳng và quản
lí từng bản vẽ một.Không có khả năng lưu trữ số liệu thuộc tính của các đối tượng
không gian.Phần mềm này thường được sử dụng để số hóa bản đồ, hay làm bản đồ quy
hoạch chi tiết.Phần mềm này rất phổ biến với các kiến trúc sư, chuyên gia quy hoạch
đô thị.
Phần mềm của hãng InterGraph (MicroStation): có thể nói là phiên bản cao cấp
hơn của CAD, cung cấp môi trường đồ họa 2 chiều(2D) và 3 chiều(3D) có thể ứng
dụng cho nhiều chuyên môn khác nhau như bản đồ, kiến trúc, xây dựng, chế tạo máy,
giao thông…Đây thực sự là môi trường mạnh với giao diện đồ họa mỹ thuật, dễ dàng
sử dụng các thao tác có tính tự động cao. Microstation cón cho phép thiết kế các thư
mục ký hiệu riêng, bảng màu riêng, bảng lực nét riêng theo yêu cầu của từng khối
công việc. Đặc biệt, MicroStation còn cung cấp khả năng kết nối các cơ sở dữ liệu và
khả năng lập trình để xây dựng các ứng dụng riêng bằng các ngôn ngữ UCM, MDL…,
Microstation còn là phần nền để chạy các ứng dụng khác của Mapping Office.
Bộ phần mềm được Intergraph phát triển để sử dụng trong thành lập bản đồ
gồm 3 phần chính:
Mapping Office bao gồm các Module: I/GEOVEC, I/RASB, I/RASC, MSFC
MGE (Modular GIS Environment) bao gồm các phần mềm ứng dụng: MGE
Basic Nucleus (MGNUC), MGE Basic Administrator(MGAD), MGE Base Mapper
(MGMAP Analyst- MGTA), MGE ASCII Loader (MGAL), MGE Map Finisher
(MGFN)
MicroStation V8i
Ở Việt Nam, từ năm 2000 Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi
trường) đã chính thức cho sử dụng phần mềm MicroStation và các module kèm theo
thành công nghệ chính trong thành lập bản đồ địa chính và bản đồ địa hình. Tuy
MicroStation đưa ra một giải pháp toàn diện cho việc số hóa, nhập số liệu, biên tập,
98
chỉnh lý số liệu nhưng khả năng phân tích và phân phối thông tin qua mạng còn hạn
chế. Một điểm yếu khác là các số liệu không gian và số liệu thuộc tính không thống
nhất do được lưu trữ trong các file riêng biệt, vì vậy rất khó đọc các dữ liệu GIS từ hệ
thống khác và ngược lại.
Phần mềm của hãng MapInfo: phần mềm này hạn chế về xử lí nắn chỉnh ảnh,
về số hóa bản đồ nhưng lại mạnh về biên vẽ, thiết kế trang in và in ấn, nhất là rất mạnh
về quản lí tọa độ các đối tượng không gian. Dùng MapInfo có thể quản lí các bản đồ
dưới dạng mặt phẳng cũng như quản lí đối tượng bằng hệ tọa độ địa lý và giữa các hệ
tọa độ (các phép chiếu) có thể chuyển đổi qua lại một cách dễ dàng. Do các bản đồ số
thường được quản lí theo tọa độ địa lý, nên các lớp bản đồ có thể chồng xếp, ghép các
vùng liền kề thành một bản đồ có qui mô vùng lớn hơn. Khả năng lưu trữ số liệu thuộc
tính của các đối tượng không gian rất mạnh.Trong phần mềm cũng được tích hợp các
công cụ để xử lí và tính toán trên cơ sở dữ liệu thuộc tính đi kèm với đối tượng không
gian và cho các kết quả dẫn xuất về số liệu thuộc tính đồng thời thể hiện lên bản đồ.
Các công cụ được tích hợp có thể làm các bản đồ chuyên đề qua một số lệnh (có thể
gọi là tự động) như: có thể phân hạng, phân nhóm, cũng như thể hiện tính chất của đối
tượng bằng các dạng biểu đồ mà vẫn gắn với tọa độ thực của đối tượng không gian.
MapInfo có rất nhiều ưu điểm với khả năng hiển thị và lập bản đồ tốt và có những
chức năng GIS cơ bản và được nhiều người sử dụng ưa chuộng trong các dự án GIS
quy mô nhỏ, CSDL cỡ nhỏ. Tuy nhiên, do nhược điểm là quản lý topology không
được chặt chẽ, cấu trúc dữ liệu không đầy đủ nên khả năng phân tích cũng hạn chế-
MapInfo thường không được sử dụng để xây dựng các CSDL lớn. Hơn nữa, MapInfo
cũng còn hạn chế khi cần đưa ra một giải pháp mạng chuyên nghiệp và kết nối trao đổi
số liệu với các hệ thống GIS khác.
Phần mềm ArcGis: là hệ thống GIS hàng đầu hiện nay, cung cấp một giải pháp
toàn diện từ thu thập/nhập số liệu/, biên tập, phân tích, hiển thị và phân phối thông tin
trên mạng Internet với các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của
các doanh nghiệp. (sẽ được giới thiệu sâu hơn trong phần 6.2)
Phần mềm SuperGis: (SuperGeo Technologies Inc. -
http://www.supergeotek.com/): là một phần mềm GIS mới được phát triển và tương tự
như ArcGIS. SuperGIS (phiên bản mới nhất là SuperGIS 3.1) cung cấp đầy đủ các
chức năng như thu thập dữ liệu, nhập dữ liệu, biên tập dữ liệu, phân tích, trình bày dữ
liệu, xuất dữ liệu ra ảnh và các định dạng phần mềm khác như ArcGIS, Mapinfo,
AutoCAD… Ngoài ra, SuperGIS còn có chức năng chia sẻ phân phối thông tin trên
mạng Internet tới các cấp độ khác nhau như CSDL địa lý cá nhân hay CSDL của các
doanh nghiệp.
SuperGIS bao gồm nhiều ứng dụng khác nhau như: Desktop (SuperGIS với các
Extensions), máy chủ (SuperGIS Server), các ứng dụng Web (SuperWebGIS), hoặc hệ
99
thống thiết bị di động (SuperPAD, SuperGIS Mobile Engine)... và có khả năng tương
tích cao đối với nhiều loại sản phẩm của nhiều hãng khác nhau. Đồng thời, SuperGIS
cung cấp cũng một môi trường phát triển ứng dụng tốt để người dùng có thể mở rộng
cáp ứng dụng hạ tầng đô thị theo yêu cầu của mình.
Trong đó SuperGIS Desktop có những công cụ và module để quản lý, cập nhật, phân
tích và xuất bản dữ liệu thông minh, cho phép:
• Nhập, xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhờ module SuperGIS
DataConvertor;
• Tạo dữ liệu GIS, chỉnh sửa và phân tích dữ liệu;
• Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng nhiều
cách;
• Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp dữ liệu thuộc tính;
• Thành lập, trình bày bản đồ chuyên đề và các bản in chuyên nghiệp.
Với giá thành vừa phải, SuperGIS có thể là lựa chọn thay thế đối với các ứng dụng
GIS hạ tầng đô thị ở quy mô vừa và nhỏ.
6.2. Giới thiệu phần mềm ArcGis 10.x
6.2.1. ArcGIS là gì?
Phần mềm ArcGIS là phần mềm ứng dụng công nghệ hệ thống thông tin địa lý
của Viện nghiên cứu hệ thống môi trường (ESRI) của Mỹ. Bộ phần mềm ArcGIS của
ESRI có khả năng khai thác hết các chức năng GIS trên các ứng dụng khác như:
desktop, máy chủ (bao gồm Web), hoặc hệ thống thiết bị di động.
Hệ phần mềm ArcGIS cung cấp những công cụ rất mạnh để quản lý và cập
nhật, phân tích thông tin tạo nên một hệ thống thông tin địa lý hoàn chỉnh.
ArcGIS cho phép:
− Tạo và chỉnh sửa dữ liệu tích hợp (dữ liệu không gian tích hợp với dữ liệu
thuộc tính).
− Truy vấn dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính từ nhiều nguồn và bằng
nhiều cách khác nhau.
− Hiển thị, truy vấn và phân tích dữ liệu không gian kết hợp với dữ liệu thuộc
tính.
− Thành lập bản đồ chuyên đề và các bản in có chất lượng trình bày chuyên
nghiệp.
ArcGIS bao gồm:

100
Hình 6.1. Thành phần ArcGIS

ArcGIS có thể làm được gì?

Đọc và tạo dữ liệu trong ArcGIS từ các phần mềm khác như: MapInfo,
MicroStation, AutoCAD, MS Access, dBASE file, MS Excel...

Nội suy, phân tích không gian. Có thể phối hợp các kỹ thuật phân tích phức tạp
với nhau để tạo ra các mô hình chi tiết.

Tạo ra những bản đồ với chất lượng cao và có khả năng kết nối nhanh với nhiều
loại dữ liệu khác nhau như: biểu đồ, bảng thuộc tính, ảnh và các dạng file khác.

Xếp chồng các lớp dữ liệu: khi xếp chồng các lớp dữ liệu sẽ tạo ra lớp dữ liệu
mới. Có nhiều kiểu xếp chồng dữ liệu (union, intersect merge, dissolve, clip...) nhưng
nhìn chung là kết hợp hai lớp dữ liệu có sẵn thành một lớp (tập hợp) dữ liệu mới.

6.2.2. Cấu trúc, tổ chức dữ liệu trongArcGIS

ArcGIS tổ chức và lưu trữ thông tin dưới dạng các lớp dữ liệu không gian.Mỗi
một lớp dữ liệu bao hàm các trường thuộc tính giống nhau.

Dữ liệu trong ArcGIS được chia thành các dạng:

❖ Mô hình dữ liệu Vector

Mô hình dữ liệu vector mô tả đối tượng không gian dưới dạng các lớp dữ liệu
dạng: điểm (point), đường (line) và vùng (polygon):

Điểm: được xác định bởi một cặp tọa độ (x, y) hay bộ ba (x,y,z) với z là giá trị
biểu diễn cho độ cao. Điểm không xác định hướng cũng như không có kích thước (độ
dày hay diện tích).

101
Đường: được xác định bởi một tập hợp các cặp tọa độ (các điểm). Một đường
sẽ có hướng và một kích thước là độ dài.

Trong ArcGIS hai điểm đầu và cuối của đường được gọi là node các điểm nằm giữa
hai node xác định hình dạng của đường và được gọi là vertex.

Vùng: được xác định bởi một tập hợp các tọa độ khai báo cho đường bao của
một vùng. Một vùng có thể đo được diện tích.

Một đối tượng không gian có thể được thể hiện dưới dạng một điểm hoặc một
vùng tùy thuộc vào tỷ lệ của bản đồ.

ArcGIS sử dụng 3 mô hình vector để biểu diễn dữ liệu là: coverage, shapefile
và geodatabase, đồng thời lưu dữ liệu trong các lớp đối tượng (feature lasses) dưới
dạng không gian và thuộc tính (Bảng dữ liệu).

+ Shape files: lưu trữ cả dữ liệu không gian lẫn dữ liệu thuộc tính. Tuỳ thuộc vào
các loại đối tượng không gian mà nó lưu trữ, Shape files sẽ được hiển thị trong
ArcCatolog bằng 1 trong 3 biểu tượng sau:
Về thực chất shape file không phải là 1 file
mà là 5-6 file có tên giống nhau nhưng đuôi khác
nhau. 4 file quan trọng nhất của shape file là các
file có đuôi:
*.shp – chứa các đối tượng không gian (Geometry)
*.dbf – bảng thuộc tính
*.shx – chỉ số để liên kết đối tượng với bảng thuộc tính
*.prj – xác định hệ quy chiếu của shape file
+Coverages: lưu trữ các dữ liệu không gian, thuộc tính và topology. Các dữ liệu
không gian được hiển thị ở dạng điểm, đường, vùng và ghi chú.

+ GeoDatabase: là một CSDL được chứa trong một file có đuôi là *.mdb. Khác
với shape file, GeoDatabase cho phép lưu giữ topology của các đối tượng. Cấu trúc
của GeoDatabase như sau:

102
Hình 6.2. Cấu trúc Geodatabase

Trong GeoDatabase có 1 hay nhiều Feature Dataset. Feature Dataset là một nhóm các
loại đối tượng có chung một hệ quy chiếu và hệ toạ độ. Một Feature Dataset có thể
chứa một hay nhiều Feature class. Feature class chính là đơn vị chứa các đối tượng
không gian của bản đồ và tương đương với 1 layer trong Arcmap. Mỗi Feature class
chỉ chứa một đối tượng ( polygon –vùng, line-đường, point-điểm). Một Feature class
sẽ được gắn với 1 bảng thuộc tính (Attribute Table). Khi bạn tạo Feature class thì bảng
thuộc tính cũng được tự động tạo theo.
❖ Mô hình dữ liệu Raster
Mô hình dữ liệu raster biểu diễn đối tượng không gian bởi một tập hợp các ô
ảnh hình vuông và có kích thước nhất định gọi là cell hoặc pixel (picture element). Vị
trí của đối tượng được xác định bởi vị trí của các ô vuông theo trật tự hàng và cột. Mỗi
ô ảnh chứa thông tin giá trị của một thuộc tính nào đó của đối tượng như: độ cao, nhiệt
độ, giá trị phổ,...
Mô hình dữ liệu raster thường được dùng để mô tả một bề mặt liên tục trong
không gian.
Dữ liệu raster bao gồm các loại ảnh – image (ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, ảnh
quét dùng để số hóa, làm nền) và grid (dùng để phân tích và lập mô hình).
❖ Mô hình dữ liệu TIN(Triangular Irregular Networks)
Mô hình dữ liệu TIN mô tả đối tượng bề mặt bởi một mạng lưới các tam giác
bất quy tắc.Mạng lưới tam giác bất quy tắc này được xây dựng bởi một tập các điểm
(vertices/points) được nối với nhau bởi tập hợp các cạnh (edges).Mô hình TIN thích
hợp để mô tả các bề mặt có diện tích nhỏ và yêu cầu độ chính xác cao như trong các
lĩnh vực kỹ thuật.
❖ Dữ liệu dạng bảng
ArcGIS cho phép kết nối trực tiếp với các dữ liệu dạng bảng và kết nối dữ liệu
không gian với dữ liệu bảng biểu (thuộc tính).
103
6.2.3. Giao diện và trợ giúp trong ArcGIS
6.2.3.1. Phần mềm ArcGIS Desktop
Phần mềm ArcGIS Desktop bao gồm 3 cấp bậc với mức độ chuyên sâu khác
nhau là: ArcView, ArcEditor, và ArcInfo.
❖ ArcView
Cung cấp đầy đủ chức năng cho phép biểu diễn, quản lý, xây dựng và phân tích
dữ liệu địa lý, các công cụ phân tích không gian cùng với việc biên tập và phân tích
thông tin từ các lớp bản đồ khác nhau, đồng thời thể hiện các mối quan hệ và nhận
dạng các mô hình.
Với ArcView, cho phép:
• Ra các quyết định chuẩn xác hơn dựa trên các dữ liệu địa lý.
• Xem và phân tích các dữ liệu không gian bằng nhiều phương pháp.
• Xây dựng đơn giản và dễ dàng các dữ liệu địa lý.
• Tạo ra các bản đồ có chất lượng cao.
• Quản lý tất cả các file, CSDL, và các nguồn dữ liệu.
• Tùy biến giao diện người dùng theo yêu cầu.
❖ ArcEditor
Cung cấp chức năng dùng để chỉnh sửa và quản lý dữ liệu địa lý, ArcEditor bao
gồm các tính năng của ArcView và thêm vào đó là một số các công cụ chỉnh sửa biên
tập.
Với ArcEditor, cho phép:
• Dùng các công cụ CAD để tạo và chỉnh sửa các đặc tính GIS.
• Tạo ra các CSDL địa lý thông minh.
• Mô hình hóa dòng chảy công việc của nhóm và cho phép nhiều người
biên tập.
• Xây dựng và giữ được tính toàn vẹn của không gian bao gồm các quan
hệ hình học topo giữa các đặc tính địa lý.
• Quản lý và mở rộng mạng lưới hình học.
• Làm tăng năng suất biên tập.
• Quản lý môi trường thiết kế đa người dùng với versioning.
• Duy trì tính toàn vẹn giữa các lớp chủ đề và thúc đẩy tư duy logic của
người dùng.
• Ngừng kết nối CSDL và chỉnh sửa nháp trước khi cập nhật lại với
CSDL.
❖ ArcInfo
Là bộ sản phẩm phần mềm GIS đầy đủ nhất. ArcInfo bao gồm tất cả các chức
năng của ArcView lẫn ArcEditor.

104
Cung cấp các chức năng tạo và quản lý một hệ GIS, xử lý dữ liệu không gian và
khả năng chuyển đổi dữ liệu, xây dựng dữ liệu, mô hình hóa, phân tích hiển thị bản đồ
trên màn hình máy tính và xuất bản bản đồ ra các phương tiện khác nhau.
Với ArcInfo, cho phép:
• Xây dựng một mô hình xử lý không gian rất hữu dụng cho việc tìm ra
các mối quan hệ, phân tích dữ liệu và tích hợp dữ liệu.
• Thực hiện chồng lớp các vector, tính xấp xỉ và phân tích thống kê.
• Tạo ra các đặc tính cho sự kiện và chồng xếp các đặc tính của các sự
kiện đó.
• Chuyển đổi dữ liệu và các định dạng của dữ liệu theo rất nhiều loại định
dạng.
• Xây dựng những dữ liệu phức tạp, các mô hình phân tích và các đoạn mã
để tự động hóa các quá trình GIS.
• Sử dụng các phương pháp trình diễn, thiết kế, in ấn và quản lý bản đồ để
xuất bản bản đồ.
6.2.3.2. Giao diện phần mềm ArcGIS Desktop
Phần mềm ArcGIS Desktop cho phép người dùng truy cập đồng thời hoặc lần
lượt vào ba ứng dụng ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox.
Giao diện ba ứng dụng ArcMap, ArcCatalog, ArcToolbox như hình dưới đây:

Hình 6.4. Giao diện ArcGIS

❖ ArcMap

ArcMap: dùng để xây dựng, hiển thị, xử lý và phân tích các bản đồ.
• Tạo các bản đồ từ rất nhiều các loại dữ liệu khác nhau.

105
• Truy vấn dữ liệu không gian để tìm kiếm và hiểu mối liên hệ giữa các
đối tượng không gian.
• Tạo các biểu đồ.
• Hiển thị trang in ấn.
❖ ArcCatalog
ArcCatalog: dùng để lưu trữ, quản lý hoặc tạo mới các dữ liệu địa lý.
• Tạo mới một cơ sở dữ liệu
• Explore và tìm kiếm dữ liệu
• Xác định hệ thống tọa độ cho cơ sở dữ liệu
❖ ArcToolbox
ArcToolbox: cung cấp các công cụ để xử lý không gian, phân tích GIS, xuất –
nhập các dữ liệu từ các định dạng khác như MapInfo, MicroStation, AutoCAD....
6.2.3.3. Trợ giúp trong ArcGIS
Trong ArcGIS cho phép sử dụng hai kiểu trợ giúp đó là: trợ giúp phần mềm
ArcGIS (ArcGIS Dektop Help) và trợ giúp trên Internet (ArcGIS Desktop Online).
Ngoài ra, trợ giúp trong ArcGIS còn cung cấp nhiều phương thức thuận lợi cho việc
tra cứu và tìm đúng hỗ trợ cần thiết.

6.2.4. Các mô đun mở rộng trong ArcGIS

ArcGIS cung cấp các mô đun mở rộng cho phép thực hiện các chức năng
chuyên sâu như phép phân tích raster, phân tích 3 chiều, phân tích mạng lưới... Các mô
đun mở rộng bao gồm:

3D Analyt Quan sát và phân tích 3 chiều

ArcScan Chuyển đổi dữ liệu bản đồ ảnh hưởng thành vector

Data Interoperability Đọc, chuyển đổi và xuất các dạng dữ liệu trực tiếp

Công cụ thống kê cho việc phân tích, mô hình hóa và nội


Geostatistical Analyst
suy

Thể hiện nhãn và chú thích trên bản đồ tự động với chất
Maplex
lượng cao

Network Analyst Công cụ phân tích mạng lưới

Publisher Xuất ban dữ liệu GIS và bản đồ

Schematics Tự động tạo ra mô hình mạng nguyên lý từ các số liệu có

106
tính mạng lưới

Phân tích không gian nâng cao sử dụng phương pháp


Spatial Analyst
raster và vector

Tracking Analyst Quan sát và phân tích dữ liệu thay đổi theo thời gian

6.3. Bài toán truy vấn dữ liệu thuộc tính:


Bài thực hành 1: Tìm phường Hoàng Văn Thụ
Sử dụng các công cụ trên phần mềm ( Chi tiết trong PHỤ LỤC):
Từ thanh công cụ menu chọn Selection\Select By Attributes. Hộp thoại Select By
Attributes hiện ra (hình dưới)

Hình 6.5. Bài toán mẫu 1

Trong đó:
Mục Layer: Chọn lớp dữ liệu cần làm việc là Phuongxa.shp.
Nhấp đúp trái chuột vào trường “TENXA” để đưa ra trường này vào trong lệnh truy
vấn.
Gõ dấu “=” trên bàn phím.
Nhấp chuột trái vào nút Get Unique Values. Trong danh sách Get Unique Values tìm
‘P. Hương Sơn’ rồi nháy đúp để hiển thị sau dấu “=”
Như vậy sẽ được lệnh truy vấn viết bằng ngôn ngữ SQL như sau: SELECT * FROM
Phuongxa WHERE:
“TENXA” = ‘P. Hương Sơn’
107
Nhấp nút Apply. Nhấp OK để đóng hộp thoại Select By Attributes.
Nhận được kết quả (hình dưới). Kiểm tra lại xem có đúng là phường Hương Sơn đã
được chọn hay không.

Hình 6.6. Kết quả bài toán mẫu 1

Nhấn chuột vào nút lệnh Clear Selected Features trên thanh công cụ Tools dể bỏ chọn.
Bài thực hành 2: Tìm kiếm tất cả các xã có dân số trong khoảng từ 7000 đến 10000
Từ thanh công cụ Menu chọn Selection\Select By Attributes. Hộp thoại Select By
Attributes hiện ra:
Nháy đúp vào “DANSO_05” để đưa trường này vào trong lệnh truy vấn tại SELECT *
FROM District WHERE:
Nhấp vào nút để hiển thị sau từ “DANSO_05”
Nhập vào 7000 sau dấu “>=”
Nhấp vào nút để hiển thị sau số 7000
Tiếp tục nhấp đúp trái chuột vào “DANSO_05”. Nhấp vào nút để hiển thị sau từ
“DANSO_05”. Nhập vào 10000 sau dấu
Như vậy sẽ được lệnh truy vấn viết bằng ngôn ngữ SQL như sau: SELECT * FROM
Phuongxa WHERE:
“DANSO_05” >=7000 and “DANSO_05” <=10000
Nhấp nút Apply. Nhấp OK để đóng hộp thoại Select By Attributes.
Nhận được kết quả (hình dưới). Kiểm tra lại kết quả bằng cách mở bảng thuộc tính của
lớp dữ liệu.

108
Hình 6.7. Bài toán mẫu 2

6.4. Bài toán truy vấn, tìm kiếm, hỏi đáp CSDL theo không gian
Bài thực hành 3:Tìm tất cả các phường xã không có đường ranh giới của thành phố
Thái Nguyên
Thêm vào ArcMap lớp dữ liệu ThanhphoTN.shp
Từ thanh công cụ Menu nhấp vào Selection\Select By Location, Hộp thoại Select By
Location hiện ra (hình dưới)
Trong đó:
Mục Selection method: Chọn Select feature from
Mục Target layer(s): Tích chọn PhuongXa
Mục Source layer: Chọn ThanhphoTN
Mục Spatial selection method for Target layer feature(s): chọn are completely within
the Source layer feature
Nhấp Apply và nhấp vào Close để đóng hộp thoại. Nhận được kết quả:

109
Hình 6.8. Kết quả bài toán mẫu 3

Bài thực hành 4: Tìm tất cả các nhà dân nằm cách điểm quan trắc không khí nhỏ hơn
hoặc bằng 700m
Thêm lớp dữ liệu QTKK_2004.shp, Nhadan.shp vào trong ArcMap, tắt hiển thị các
lớp dữ liệu khác.
Từ thanh công cụ Menu nhấp vào Selection=Select By location... Hộp thoại Select By
Location hiện ra (hình dưới).
Trong đó:
Mục Selection method: Chọn Select feature from
Mục Target layer(s): Tích chọn Nhadan
Mục Source layer: Chọn QTKK_2004
Mục Spatial selection method for Target layer feature(s): Chọn are within a distance
of the Source layer feature
Tích chọn Apply a search distance: 700 Meters.
Ta được kết quả như hình sau:

110
Hình 6.9. Bài toán mẫu 4

6.5. Bài toán kết hợp truy vấn thuộc tính và truy vấn không gian
Bài thực hành 5 : Tìm tất cả các phường xã có đường ranh giới của TP Thái Nguyên
và có diện tích lớn hơn 5km2
Bài toán tìm kiếm được các phường xã thỏa mãn điều kiện trên cần sử dụng đồng thời
hai phương pháp truy vấn: Truy vấn không gian và truy vấn thuộc tính
Đầu tiên, tìm tất cả những phường xã có chung đường ranh giới với TP. Thái Nguyên
Sau đó, từ những phường xã vừa được chọn tìm ra phường xã có diện tích >5km2
Tìm kiếm không gian:
Trên thanh công cụ Menu chọn Selection\Select By Location. Hộp thoại Select
By Location hiện ra. Thiết lập các thông số như hình dưới:
• Mục Selection method: Chọn Select feature from
• Mục Target layer(s): Tích chọn PhuongXa
• Mục Source layer: chọn ThanhphoTN
• Mục Spatial selection method for target layer feature(s): chọn are share
a line segment with the source layer feature

111
Hình 6.10. Bài toán mẫu 5

Tìm kiếm thuộc tính:

• Trên thanh công cụ Menu chọn Selection\Select By Location. Hộp thoại


Select By Location hiện ra. Thiết lập các thông số:
• Mục Method: Chọn Select from current selection
• Biểu thức truy vấn sẽ là: “DIENTICH” >=5
• Nhấp Apply và nhấp OK. Nhận được kết quả:

Hình 6.11. Bài toán mẫu 7

112
6.6. Bài toán thực hành Ứng dụng GIS trong quy hoạch và quản lý đô thị
Các bước chung của dự án GIS:
Xác định mục tiêu của dự án, tạo cơ sở dữ liệu cho dự án, mô hình hóa trong GIS thực
hiện dự án và cuối cùng là hiển thị kết quả.
Bài toán: Tìm vị trí những khu đất thích hợp cho việc phát triển xây dựng tại khu vực
Quan Triều và Quang Vinh, TP. Thái Nguyên
Xác định mục tiêu của dự án
Mục tiêu của dự án là tìm vị trí những diện tích đất thích hợp thuận lợi cho việc
xây dựng. Thể hiện dữ liệu kết quả trên bản đồ và hiển thị được những vị trí nào thích
hợp hay không thích hợp cho việc xây dựng. (Ứng dụng mô hình nhị phân)
Các tiêu chí đặt ra để lựa chọn:
• Nằm ngoài vùng trũng để tránh ngập lụt
• Nằm trong khu vực có địa hình bằng phẳng
• Nằm trên khu vực còn quỹ đất cho việc xây dựng hoặc ít tốn kém trong việc
đền bù giải phóng mặt bằng.
Định lượng hóa các tiêu chí:
• Có độ dốc nhỏ hơn 15o.
• Nằm trong khu vực không bị ngập lụt – độ cao > 27m
• Nằmt rong khu vực còn quỹ đất cho việc xây dựng hoặc ít tốn kém trong
việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Xây dựng cơ sở dữ liệu cho dự án
Trước hết chúng ta thu thập các dữ liệu hiện có và xem xét dữ liệu, sau đó
chuẩn bị dữ liệu để phân tích. Lựa chọn mô hình dữ liệu (raster hay vector) trong phân
tích và từ đó chuẩn bị dữ liệu cho tương ứng.
Chuẩn bị dữ liệu để phân tích: Trên cơ sở xem xét các dữ liệu chúng ta sẽ sử dụng các
dữ liệu:
• Bản đồ ngập lụt xây dựng từ dữ liệu độ cao đo vẽ – mô hình địa hình số hoặc
được cho trong file NgapLut.shp.
• Bản đồ độ dốc xây dựng từ mô hình địa hình số hoặc được cho trong file
DoDoc.shp.
• Bản đồ sử dụng đất được cho trong file Sudungdat_QTQV.shp.
Phân tích dữ liệu
• Sử dụng các lớp dữ liệu đã được chuẩn bị để phân tích.
• Tạo ra các bản đồ tiêu chí
• Dựa trên các bản đồ tiêu chí để chọn ra các vị trí có đất thích hợp cho việc xây
dựng...
Hiển thị kết quả:
• Biểu diễn kết quả trên bản đồ
113
• Hiển thị vị trí những diện tích thích hợp cho việc xây dựng
Quá trình mô hình hóa xác định vị trí những khu đất thích hợp cho việc phát triển xây
dựng tại khu vực Quan Triều và Quang Vinh, TP. Thái Nguyên được thể hiện như
hình vẽ dưới đây:
Địa hình Sử dụng đất

DEM

Độ dốc Ngập lụt Sử dụng đất

Tiêu chí Độ Tiêu chí Ngập Tiêu chí sử


dốc lụt dụng đất

Vị trí đất thuận lợi cho


xây dựng

Kết quả như sau:

114
PHỤ LỤC
Phần 1: Các menu cơ bản trong Arcgis
1.1. Khởi động chương trình ArcMap
Vào Menu Start -> All Programs -> ArcGIS -> ArcMap 10. Giaodiện cùng hộp
thoại ArcMap xuất hiện.

Trong đó:
• Existing Maps: Mở một bộ dữ liệu bản đồ đã có sẵn.
• New Maps: mở một bộ dữ liệu bản đồ mẫu có sẵn, bằng cách chọn các templates,
hoặc tạo ra một bộ dữ liệu bản đồ rỗng nếu chọn Blank Map.
1.2. Đặt các tham số cho DataFrame
Trong thư mục Table of Contents (TOC) của bộ dữ liệu bản đồ vừa tạo có 1
Data Frame có tên mặc định là Layers, Data Frame này hiện còn dạng rỗng.
• Đặt hệ thống tọa độ cho Data Frame
- Nháp chuột phải vào chọn Properties:
- Trong menu Data Frame Properties hiện ra chọn thẻ Coordinate System.
- Trong mục Select a coordinate system chọn đường dẫn
Predefined\Projected Coordinate Sytem\UTM\Asia\VN 2000 UTM Zone
48N.
- Nhấp OK.

115
Từ giờ trở đi bản đồ sẽ được hiển thị trong hệ tọa độ VN 2000 UTM Zone 48N. Nếu
thêm vào Data Frame các lớp dữ liệu mới (hapefile, geodatabase..) ở các hệ tọa độ
khác nhau thì chúng sẽ được tự động chuyển đổi tạm thời (on-fly) về hệ tọa độ VN
2000 UTM Zone 48N để hiển thị (còn hệ tọa độ gốc lưu trong các file dữ liệu đó
không thay đổi).
• Đổi tên cho DataFrame
- Bấm chuộc phải vào rồi chọn Properties.
- Bấm vào trang General
- Trong mục Name gõ “THÁI NGUYÊN VN 2000 ZONE 48N” để đổi tên
của Data Frame.
- Trong mục Dislay chọn Meters để hiển thị tọa độ dưới dạng mét (hoặc
có thể hiển thị tọa độ dưới dạng độ-phút-giây).

116
1.3. Thêm lớp dữ liệu vào bản đồ

Từ giao diện của ArcMap nhấp chuột vào cửa sổ Add Data hiện ra:

Lựa chọn đường dẫn đến lớp dữ liệu PhuongXa.shp nhấp Add. Khi đó giao diện
ArcMap sẽ hiển thị nội dung bản đồ lên màn hình ở chế độ hiển thị Data View:

1.4. Các lệnh thao tác trên bản đồ

Các nút lệnh thao tác trên thanh công cụ Tools:

117
• Nút lệnh phóng to (Zoom In): cho phép phóng to một vùng trên bản
đồ. Chọn nút lệnh trên thanh công cụ sau đó nhấp chuột, kéo và vẽ một vùng
hình chữ nhật bao quanh khu vực muốn phóng to rồi nhả chuột ra. Vùng
hình chữ nhật sẽ được phóng to chiếm toàn bộ phần màn hình hiển thị nội
dung bản đồ. N ếu không vẽ vùng hình chữ nhật mà chỉ nhấp chuột, bản đồ
sẽ được phóng to và điểm được nhấp chuột sẽ trở thành điểm trung tâm của
vùng hiển thị mới.

• Nút lệnh thu nhỏ (Zoom Out): Cho phép thu nhỏ phần hiển thị trên bản
đồ. Chọn nút lệnh và nhấp chuột vào khu vực cần thu nhỏ. Nội dung bản đồ
sẽ được thu nhỏ và điểm được nhấp chuột sẽ là điểm trung tâm trong vùng
hiển thị mới. (Lưu ý: Có thể dùng con lăn của chuột để phóng to thu nhỏ
phần hiển thị bản đồ).

• Nút lệnh di chuyển vùng nhìn (Pan): Cho phép di chuyển vùng nhìn
trên màn hình hiển thị tới một vùng khác trên bản đồ. Sau khi chọn lệnh trên
thanh công cụ, nhấp chuột lên vùng nhìn bản đồ và kéo tới vị trí mong
muốn. (Lưu ý: Nhấn và giữ chặt chuột giữa rồi kéo chuột đi cũng có tác
dụng như lệnh Pan).

• Nút lệnh hiển thị toàn bộ nội dung bản đồ (Full Extent): Cho phép hiển
thị toàn bộ nội dung bản đồ lên vùng nhìn.

• Nút lệnh phóng to cố định (Fixed Zoom In): Có tác dụng giống như
nút lệnh phóng to trong trường hợp chỉ nhấp chuột, nhưng không cần phải
nhấp chuột lên vùng hiển thị bản đồ. Điểm trung tâm của vùng nhìn được
giữ nguyên sau khi phóng to.

• Nút lệnh thu nhỏ cố định (Fixed Zoom Out): Có tác dụng giống như nút
lệnh thu nhỏ nhưng không phải nhấp chuột trên vùng hiển thị bản đồ. Điểm
trung tâm của vùng nhìn được giữ nguyên sau khi thu nhỏ.

118
• Nút lệnh trở về vùng nhìn trước (Go back to previous extent): Cho phép chuyển về
vùng nhìn bản đồ mà đã duyệt trước đó.

• Nút lệnh chuyển tới vùng nhìn kế tiếp (Go to next extent): Khi đã chuyển về
vùng nhìn trước rồi, nút lệnh này cho phép chuyển tới vùng nhìn kế tiếp theo thứ tự
duyệt.

• Nút lệnh lựa chọn đối tượng (Select Features): Cho phép lựa chọn các đối
tượng trên bản đồ. Nhấp chuột vào nút lệnh này rồi nhấp lên đối tượng cần lựa
chọn. Có thể nhấp, kéo và vẽ một vùng hình chữ nhật để lựa chọn nhiều đối tượng
trong phạm vi hình chữ nhật đã vẽ. Ngoài ra, khi nhấp chuột vào mũi tên xổ xuống,
ta có thể chọn cách lựa chọn các đối tượng theo những cách khác: lựa chọn trong
phạm vi đường cong, trong phạm vi một đa giác, trong phạm vi một đường tròn
hoặc trên một đường thẳng.

• Nút lệnh bỏ chọn các đối tượng (Clear Selected Features): Cho phép bỏ lựa
chọn các đối tượng đã được chọn bằng công cụ Select Features.

• Lựa chọn các phần tử đồ họa (Select Elements): Công cụ này cũng dùn gđể lựa
chọn giống như đối với nút lệnh lựa chọn đối tượng nhưng không dùng để lựa chọn
đối tượng mà dùng để lựa chọn các phần tử đồ họa, text... được vẽ thêm vào bản đồ.

• Nút lệnh xem xem nhanh thông tin của đối tượng bản đồ (Identify): Công cụ
này cho phép người dùng có thể thm chiếu nhanh các thông tin của một đối tượng.
Sau khi chọn công cụ này, nhấp chuột vào bất cứ đối tượng nào trên bản đồ, các
thông tin chi tiết về đối tượng được chọn sẽ được hiển thị thông qua một hộp thoại.

- Nhấn chuột trái vào công cụ Identify và tiếp tục nhấn chuột trái vào một vùng
bất kỳ trong lớp PhuongXa.

- Hộp thông tin về đối tượng hiển thị trên màn hình ArcMap

119
+ Nút lệnh liên kết (Hyperlink): Cho phép truy nhập vào các tài liệu hoặc trang
Web có liên quan đến đối tượng. Hyperlink cho phép bạn cung cấp thêm thông tin về
các đối tượng cho những người sử dụng bản đồ của bạn trong ArcMap.

- Nhấn chuột phải vào layer cần làm Hyperlink và chọn Open Attribute Table để mở
bảng thuộc tính, sau đó tạo trường LINK với định dạng text.

- Trong trường LINK này, chúng ta điền đường dẫn tương đối đến các thông tin thêm của
đối tượng. Nhập “Training Data Set\Phuong Quang Vinh.jpg” vào trường LINK ở vị trí
tương ứng với tên phường. Lưu ý: nhập chính xác đường dẫn, tên và định dạng của đối
tượng được thêm vào.

Tắt bảng thuộc tính. Nhấp chuột phải vào layer PhuongXa và chọn Properties. Ở tab Dislay,
mục Hytperlink tích vào Support Hyperlink using field, nhấp chuộc vào mũi tiên xổ phía
dưới và chọn trường LINK.

120
- Nhấp OK. Chọn nút lệnh , nhấp chuột vào phường Quang Vinh trên bản đồ, một
file ảnh sẽ xuất hiện.

+ Nút lệnh HTML Popup : Xem nhanh thông tin của đối tượng bản đồ bằng cách
hiển thị thông tin dưới dạng bảng (Style Sheet). Nút lệnh này về cơ bản cũng giống

như nút lệnh Identify nhưng hiển thị đẹp và gọn hơn.

- Trong bảng Table Of Contents nhấp chuột phải vào lớp dữ liệu Phuongxa và chọn
Properties.

- Chọn thẻ HTML Popup và đánh dấu vào mục Show content for this layer using the
HTMT Popup tool. Nhấp OK.

121
- Nhấn chuột trái vào nút HTML Popup và tiếp tục nhấn chuột trái vào 1 vùng bất
kỳ trên màn hình ArcMap. Lúc này thông tin của đối tượng đó sẽ được hiển thị dưới
dạng bảng.

• Nút lệnh đo khoảng cách (Measure): Sử dụng nút lệnh này để đo


khoảng cách giữa hai điểm. Sau khi chọn công cụ này, nhấp chuột vào điểm
đầu và sau đó lần lượt nhấp chuột vào các điểm kế tiếp, giá trị khoảng cách
của các đoạn sẽ được hiển thị trên thanh trạng thái của cửa sổ.

• Nút lệnh tìm kiếm Cho phép tìm kiếm một đối tượng thỏa mãn một điều
kiện tìm kiếm nào đó.

- Nhấn chuột trái vào nút lệnh Find

- Trong mục Find gõ dòng chữ “Xã Quyết Thắng”

- Nhấn chuột trái vào nút Find, ArcMap sẽ tự động tìm kiếm tất cả các đối
tượng có tên “Xã Quyết Thắng”.

122
- Nhấp chuột phải vào dòng chữ “Xã Quyết Thắng” ở dưới mục Value và chọn Zoom
To để phóng to khu vực đó.

- Ngoài ra, nút Find còn cho phép tìm các đối tượng với tên gần đúng. Thử thay dòng
chữ “Xã Quyết Thắng” trong mục Find bằng tên “Quyết Thắng” và làm lặp lại các
bước như trên.

- Nút lệnh tìm tuyhến đường (Find Route): cho phép tínht oán các tuyến đường đi
chính xác.

- Nút lệnh Go To XY : Di chuyển màn hình hiển thị tới 1 vị trí dựa theo tọa độ
nhập trong bảng Go To XY.

- Nút lệnh Open Time Slider Window: cho phép mở một cửa sổ để làm việc với
các layer có sự thay đổi về thời gian.

- Nút lệnh Create Viewer Window: Tạo 1 cửa sổ hiển thị con. Sử dụng nút lệnh
này để vẽ 1 hình chữ nhật xugn quanh vùng cần hiển thị riêng, lúc này 1 cửa sổ xuất
hiện, cửa sổ này chỉ hiển thị các đối tượng trong vùng vừa vẽ.

1.5. Làm việc với các công cụ Bookmarks

Bookmarks là công cụ dùng để đánh dấu lại vị trí bản đồ, giúp cho người đọc
dễ dàng đến những vị trí đó.

Cách sử dụng Bookmarks để đánh dấu vị trí như sau:

- Zoom bản đồ đến vị trí cần đánh dấu

- Trên menu lệnh nhấp chuột trái chọn Bookmarks -> Create.

• Hộp thoại Spatial Bookmarks hiện ra, nhập tên cho Bookmarks

123
Nhấp OK. Đã đánh dấu được vị trí bản đồ

Khi muốn di chuyển màn hình về vị trí đó thì nhấp chuột trái vào Bookmarks
trên menu lệnh và chọn vị trí bản đồ theo tên Bookmarks đã đặt.

Mục Manage dùng để quản lý Bookmarks.

1.6 . Tắt, bật các lớp Layer.

Trong hộp danh sách các lớp bản đồ TOC (Table Of Contents): Để tắt hoặc bật
một layer trong bản đồ, người dùng nhấp chuột vào hộp lựa chọn đứng trước tên lớp
trong hộp danh sách quản lý lớp. Nếu dấu check (v) xuất hiện trong hộp lựa
chọn, layer được hiện lên trên vùng hiển thị nội dung bản đồ. Ngược lại nếu dấu check
không xuất hiện, layer bị ẩn đi.

1. 7. Xem thông tin bảng thuộc tính

• Nhấp chuột phải vào layer PhuongXa trong bảng Table Of Contents và chọn
Open Attribute Table

• Bảng thuộc tính của lớp dữ liệu được mở ra hình dưới:

124
1. 8. Ghi lưu bản đồ

Trên thanh menu nhấp chọn File\Save. Lệnh này cho phép ghi lưu toàn bộ trạng
thái làm việc trong ArcMap thành một file gọi là Map document có đuôi là *.mxd. Khi
đó hộp thoại Save As hiện ra:

Trong đó:

• Save in: Chọn thư mục cần lưu bản đồ

• File name: Đặt tên bản đồ là “Thai Nguyen.mxd”

• Save as type: Định dạng dữ liệu bản ghi là *.mxd

Nhấn Save.

Để mở dữ liệu này, dùng lệnh Open trong menu File hoặc nhấp vào biểu tượng

trên thanh công cụ Standard, tìm đến thư mục lưu trữ dữ liệu và chọn file cần mở,
sau đó nhấp Open.

1. 9. Mở một bản đồ có sẵn

• Trên thanh menu nhấp chọn File\Open... Khi đó hộp thoại Open xuất hiện
cho phép người dùng duyệt đến bản đồ cần mở.

• Chọn tập tin “Thai Nguyen.mxd” vừa lưu ở trên để mở và nhấn chuột vào
nút lệnh Open, ArcMap sẽ nạp nội dung bản đồ lên màn hình ở chế độ hiển
thị Data View.

Lưu ý: Nếu ArcMap chưa hiển thị lớp dữ liệu do dữ liệu bị mất đường dẫn thì
nhấp chuột phải vào lớp dữ liệu đó chọn Data\Repair Data Source... xuất hiện hộp
thoại Data Source tìm đến thư viện có chứa lớp dữ liệu đó rồi nhấp Add.
125
1.10. Hiển thị chế độ Layout View:

• Layout View là trang dùng để hiển thị và trình bày kết quả bản đồ.

• Để chuyển chế độ hiển thị từ Data View sang chế độ hiển thị của Layout
View. Trên Menu, nhấp chuột trái vào thực đơn View\Layout. Khi đó màn
hình sẽ hiển thị như hình sau:

• Vào thực đơn View\Data View để quay trở lại chế độ hiển thị Data View
trước đó.

1.11. Thêm mới và xóa một DataFrame

• Thêm mới một Data Frame

− Trên menu Insert chọn Data Frame khi đó xuất hiện


trong TOC.

− Để ý các layer của Data Frame “THÁI NGUYÊN VN 2000 ZONE 48N”
không hiển thị trên màn hình nữa (do trong chế độ Data View, ArcMap
chỉ hiển thị 1 Data Frame trong 1 thời điểm, đó là Active Frame – tên
của nó được viết bằng chữ đậm trong TOC). Ta có thể chọn hệ quy chiếu
khác cho New Data Frame này.

126
− Để làm việc với các Data Frame nào trong TOC thì nhấp chuột phải vào
Data Frame đó rồi chọn Activate

• Xóa một Data Frame

Trong TOC nhấp chuột phải vào Data Frame vừa tạo rồi chọn Remove.

1.12. Di chuyển lớp dữ liệu trong TOC

Để di chuyển lớp dữ liệu nhấp và giữ trái chuột vào lớp dữ liệu cần di chuyển
sau đó kéo lớp dữ liệu (lên xuống trong TOC) đến vị trí cần đặt lớp dữ liệu.

1.13. Sao chép và xóa lớp dữ liệu trong TOC

• Muốn sao chép một lớp dữ liệu (dùng để thể hiện trong TOC) nhấp chuột
phải vào lớp dữ liệu cần sao chép rồi chọn Copy sau đó di chuyển chuột đến
tên của Data Frame nhấp phải chuột rồi chọn Paste.

• Muốn xóa lớp dữ liệu ra khỏi danh sách (TOC) nhấp phải chuột vào lớp dữ
liệu đó và chọn Remove.

Phần 2: Các công cụ hiển thị, tra cứu, phân tích CSDL

2.1. Tra cứu thông tin thuộc tính của CSDL

ArcGIS có một số công cụ để khai thác các thông tin: công cụ Identify để xem
thông tin của đối tượng, công cụ truy vấn (Query) Select By Attributres (truy vấn theo
thuộc tính) để tìm các đối tượng thỏa mãn một hay nhiều điều kiện nào đó.

Một lệnh truy vấn đơn giản bao gồm tên trường, toán tử và giá trị. Các lệnh truy
vấn đơn giản có thể kết hợp với nhau để tạo thành các lệnh phức tạp.

2.1.1. Sử dụng công cụ Identify

Trên thanh công cụ Tools nhấp vào công cụ Identify nhấp chuột vào đối tượng
cần tra cứu thông tin (Như ví dụ là Xã Quyết Thắng).

Cửa sổ Identify hiện ra:

127
Cửa sổ Identify này sẽ cho biết các thông tin của đối tượng (Xã Quyết Thắng)
trong lớp dữ liệu (Phuongxa.shp) trên bản đồ.

• Trường Field: Cho biết thông tin về trường thuộc tính của đối tượng

• Trường Value: Cho biết thông tin gía trị của đối tượng

2.1.2. Tra cứu bảng thuộc tính

• Để mở bảng dữ liệu thuộc tính ứng với một lớp dữ liệu, nhấp chuột phải vào
lớp cần mở trong TOC rồi chọn Open Attribute Table.

• Bảng dữ liệu thuộc tính của lớp dữ liệu được mở ra như hình dưới

128
• Sau khi mở bảng dữ liệu thuộc tính của lớp dữ liệu thì việc tìm kiếm, truy
vấn, kết quả xuất dữ liệu, lựa chọn đối tượng... trên bản đồ dựa theo các điều
kiện khác nhau sẽ được thực hiện.

2.1.3 Các lệnh truy vấn (Query) CSDL

Để làm việc với công cụ truy vấn theo thuộc tính Select By Attributes: Từ thanh công
cụ menu chọn Selection\Select By Attributes. Hộp thoại Select By Attributes xuất
hiện:

Trong đó:

• Layer: Cho phép lựa chọn lớp dữ liệu cần truy vấn

• Method: Cho phép lựa chọn theo 4 chế độ khác nhau: Để mô tả từng chế độ
hãy hình dung người dùng đã chọn 2 đối tượng là A và B, khi đó:

- Create new selection: Chọn hoàn toàn mới các đối tượng, không quan tâm
đến các đối tượng đó đã được lựa chọn hay chưa. Trong ví dụ này, nếu bấm
vào C mà không chọn A, B thì C sẽ được chọn, A và B không được chọn
nữa.

- Add to current selection: Chọn thêm các đối tượng mới vào tập các đối
tượng đã được lựa chọn trước đó. Trong ví dụu này, nếu bấm vào C thì cả
A, B và C sẽ được chọn (C được chọn mới còn A, B đã được chọn trước
đó).

129
- Remove from current selection: Bỏ chọn một số đối tượng trong tập các
đối tượng được chọn trước đó. Trong ví dụ này, nếu bạn bấm vào A thì chỉ
còn B tiếp tục được chọn.
- Select from current selection: Chọn từ tập đối tượng đã được chọn trước
đó, nói cách khác là thêm điều kiện cho tập đối tượng được chọn. Trong ví
dụ này, nếu bạn bấm vào A thì chỉ có A tiếp tục được chọn.
- Tiếp đến là một danh sách các trường của lớp dữ liệu và các phép tính toán
để truy vấn.
- Select From... Where: Nơi viết hàm để truy vấn dữ liệu
- Clear: Xóa hàm truy vấn
- Verify: Kiểm tra hàm truy vấn (đúng hay sai)
- Help: Trợ giúp truy vấn
- Load: Nhập vào hàm truy vấn đã có sẵn
- Save: Ghi lại hàm truy vấn
2.2. Lệnh truy vấn, tìm kiếm, hỏi đáp CSDL theo không gian
Tìm kiếm không gian tức là viết ra các lệnh truy vấn theo vị trí và mối liên hệ
về không gian giữa các đối tượng như là tìm các điểm, đường và vùng nằm gần hay cắt
ngang các đối tượng ở một layer khác (hoặc ở chính lớp dữ liệu đó). Đây chính là chức
năng quan trọng của GIS mà hệ thống thông tin khác không có.
Để chọn các đối tượng dựa theo vị trí địa lý và mối liên hệ về không gian người
dùng sử dụng công cụ Select By Location ở menu Selection.

130
Một số mối quan hệ không gian sử dụng trong công cụ Select By Location
trong ArcGIS gồm:
- Target layer(s) feature intersect the source layer feature: Chọn các đối tượng
ở layer đích giao lưu với cá cđối tượng ở layer nguồn.
- Target layer(s) feature intersect(3d) the source layer feature: Tương tự như
phương thức trên nhưgn áp dụng với các đối tượng 3D.
- Target layer(s) feature are within a distance of the source layer feature: Chọn
các đối tượng nằm cách các đối tượng ở layer khác không xa hơn một khoảng cách
nhất định. Đối với đường và vùng thì khoảng cách được tính theo cạnh gần nhất hoặc
tâm của chúng.
- Target layer(s) feature are within a distance of (3d) the source layer feature:
tương tự như phương thức trên nhưng áp dụng với đối tượng 3D.
Dễ dàng mô tả các phương thức lựa chọn dưới đây, đặt tên cho đối tượng file
nguồn là A, đối tượng file đích cần lựa chọn là B.
- Target layer(s) feature completely contain the source layer feature: B được
chọn khi B chứa trọn A (không tiếp xúc đường bao).
- Target layer(s) feature contain (Clementini) the source layer feature: B được
chọn khi:
B chứa trọn A (giống Completely contain)
B chứa A và tiếp xúc biên với A nhưng bắt buộc vẫn có phần tử thuộc A nằm
trong B.
- Target layer(s) feature contain the source layer feature: Kết quả được chọn
giống như toán tử Contain (Clementini). Tuy nhiên toán tử này cho phép chọn thêm B
trong trường hợp A nằm hoàn toàn trên biên của B.
- Target layer(s) feature are completely within the source layer feature: Chọn
các đối tượng nằm trọn bên trong các đối tượng của layer khác.
Target layer(s) feature are within (Clementini) the source layer feature: Giống
như toán tử Completely within, song ngoài chọn các đối tượng nằm trọn bên trong các
đối tượng của layer khác ra còn có thể chọn thêm các đối tượng vừa nằm bên trong
vừa tiếp xúc đường biên với đối tượng ở layer khác.
- Target layer(s) feature are within the source layer feature: Kết quả giống như
toán tử Within (Clementini) song có thể chọn thêm các đối tượng nằm hoàn toàn trên
biên của đối tượng khác.
- Target layer(s) feature have their centre in the source layer feature: Chọn các
đối tượng có điểm trọng tâm ở bên trong các đối tượng ở một layer khác.
131
- Target layer(s) feature share a line segment with the source layer feature:
Chọn các đối tượng có cùng chung cạnh hay đỉnh với đối tượng ở một layer khác.
- Target layer(s) feature are identical to the source layer feature: Chọn các đối
tượng có hình dạng (geometry), kích thước và vị trí giống như các đối tượng đã cho
trước (tức là các đối tượng được nhìn thấy trên bản đồ như 1 đối tượng song thực chất
nằm ở 2 layer khác nhau). Các đối tượng được chọn và đối tượng cho trước phải có
cùng dạng hình học, chẳng hạn như đường – đường, vùng – vùng...
- Target layer(s) feature are crissed bty the outside of the source layer feature:
Đây là phương pháp chọn các đối tượng bị cắt bởi đường bao của các đối tượng ở
layer khác.
- Target layer(s) feature touch the boundary of the source layer feature: Chọn
các đối tượng có đường biên tiếp xúc với các đối tượng thuộc lớp khác
2.3. Các công cụ phân tích không gian cơ bản trong ArcGis.
2.3.1. Phép hợp(Union)
Hoạt động như toán tử Or

Đầu vào là hai lớp bản đồ kiểu là polygon

Kết quả đầu ra là một lớp bản đồ mới như sau :

• Về dữ liệu không gian: Công cụ UNION lấy toàn bộ không gian của các đối
tượng trên 2 lớp khác nhau tạo thành nhiều đối tượng mới( nhỏ hơn)
• Về dữ liệu thuộc tính: Có tất cả thuộc tính của 2 layer. Các thuộc tính của đối
tượng ở Output layer nêú không xác định được thì sẽ để trống(Null; 0).
Điều kiện: miền dữ liệu phải là polygon

Hình 2.1: Phép hợp

2.3.2. Phép giao( Intersect)

Hoạt động như toán tử And

132
Tạo ra một vùng bao phủ mới bằng cách overlay hai tập dữ liệu đầu vào

Kết quả đầu ra là một bản đồ mới như sau:

• Về dữ liệu không gian: Lấy phần giao nhau giữa các đối tượng trên 2 lớp
khác nhau tạo thành nhiều đối tượng mới( nhỏ hơn)
• Về dữ liệu thuộc tính: Có tất cả các thuộc tính của 2 lớp dữ liệu.

Hình 2.2: Phép giao

2.3.3. Phép Clip

Cắt các lớp đối tượng của một lớp dữ liệu từ một lớp dữ liệu khác.

Kết quả đầu ra là một bản đồ mới như sau:

• Về dữ liệu không gian: Chỉ giữ lại phần nằm trong đường bao của các
đối tượng ở lớp dữ liệu dùng để cắt (clip).
• Về dữ liệu thuộc tính: Lấy thuộc tính của lớp dữ liệu đầu vào

Hình 2.3: Phép Clip

2.3.4. Phép Merge

Kết quả đầu ra là một bản đồ mới như sau:

• Về dữ liệu không gian: Công cụ này chập 2 hay nhiều lớp bản đồ thành
một lớp bản đồ duy nhất và hữu ích khi cần kết hợp 2 mảnh bản đồ kề
nhau thành 1 mảnh duy nhất

133
• Về dữ liệu thuộc tính: Các thuộc tính có chung trong tất cả các layers
đầu vào sẽ được giữ nguyên.

Hình 2.4: Phép Merge

2.3.5. Phép Dissolve

Khái quát hóa các đối tượng kề nhau có cùng chung một thuộc tính nào đó
thành một đối tượng duy nhất.

Kết quả đầu ra là một bản đồ mới như sau:

• Về dữ liệu không gian: Các đối tượng từ nhiều đối tượng không gian có
chung thuộc tính sẽ được gộp làm một đối tượng.
• Về dữ liệu thuộc tính: Lấy thuộc tính của một đối tượng

Hình 2.5: Phép Merge

2.3.6. Phương pháp tìm kiếm dữ liệu trong vùng không gian (Buffer)

Buffer hay còn gọi là truy vấn không gian trên cơ sở các quan hệ không gian
giữa các đối tượng. Các quan hệ này thông thường nói lên vị trí tương đối của đối
tượng này với đối tượng kia.

Kết quả đầu ra là một bản đồ mới như sau:


134
• Về dữ liệu không gian: Công cụ này dùng để tạo ra vùng đệm theo
khoảng cách chỉ định trên các lớp dữ liệu đưa vào. Người dùng có thể
lựa chọn để bỏ đi vùng đệm chồng lấp lên nhau
• Về dữ liệu thuộc tính: Lấy thuộc tính như lớp dữ liệu đầu vào.

Hình 2.6: Phép Buffer

Phần 3: Chuyển đổi dữ liệu từ CAD sang ArcGis

Một dữ liệu CAD bao gồm hai danh mục dữ liệu: Một là, bản vẽ CAD miêu tả
tất cả nhóm các lớp đối tượng. Hai là, danh mục được mở rộng để hiển thị riêng lẻ các
lớp đối tượng: Point, polygon, MultiPatch hoặc annotation.

135
3.1. Đọc dữ liệu CAD vào ArcGIS

Khởi động ArcMap sử dụng A new empty map. Nhấp vào nút Add Data .
Tìm đến thư mục có chứa lớp dữ liệu GiaoThongThaiNguyen.dwg. Tại đây ArcGIS
cho phép đọc hai kiểu dữ liệu của CAD:

Nếu lựa chọn GiaoThongThaiNguyen.dwg thì ArcMap sẽ hiển thị tất cả


các đối tượng dữ liệu trong CAD.

Nếu kích đúp vào GiaoThongThaiNguyen.dwg thì ArcMap cho phép hiển
thị từng dạng lớp đối tượng: Point, polyline, polygon, MultiPatch hoặc annotation.
Nhấp ADd. File dữ liệu CAD sẽ hiển thị vào trong ARcMap.
3.2. Chuyển đổi định dạng CAD sang shapefile

Khởi động ArcMap sử dụng A new empty map và khởi động ArcToolBox
Trong cửa sổ ArcToolBox chọn đường dẫn: Conversion Tools\ To
Geodatabase\ Feature Class to Feature Class.

136
Hộp thoại Feature Class to Feature Class hiện ra:
Trong đó:
− Input Feature: Nhập vào đối tượng dạng CAD, chọn các định dạng
Polyline, Polygon, MultiPatch.
− Output Location: Chọn đường dẫn lưu đối tượng xuất ra dạng shapefile.
− Output feature class: Đặt tên cho Feature Class được xuất ra từ CAD.
− Expression: Lọc các đối tượng trong lớp dữ liệu.
− Field Map (optional): Thay đổi trường dữ liệu, thêm mới, giữ hoặc xóa
trường dữ liệu cũ.

137
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Christian Harder, Tim Ormsby, Thomas Balstrom, Understanding GIS: An
ArcGIS® Pro Project Workbook, 2018
[2]. William E. Huxhold, 1991, “An introduction to urban geographic information
systems”.
[3]. Said Easa, Yupo Chan 2000, “Urban Planning and Development Applications of
GIS” American Society of Civil Engineers.
[4]. K.Elangovan, 2006, “GIS: Fundamentals, Applications and Implementations,
Pitam Pura New Delhi”.
[5]. Matt Weilberg, GIS Approaches for Remote Sensing and Photogrammetry, 2018.
[6]. Trần Trọng Đức 2011, GIS căn bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí
Minh.
[7]. Trần Trọng Đức 2011, Thực hành GIS, Nnhà xuất bản Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh.
[8]. Võ Quang Minh. Giáo trình Hệ thống thông tin Địa lý. (Giáo trình giảng dạy trực
tuyến – Khoa Nông nghiệp, ĐH Cần Thơ).
[9]. Nguyễn Ngọc Thạch. Giáo trình Hệ thống thông tin địa lý. Nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
[10]. Nguyễn Trường Xuân. Giáo trình “Hệ thông tin Địa lý”. ĐH Mỏ - Địa chất Hà
Nội.
[11]. Dương Đăng Khôi, Hệ thống thông tin địalý, 2016.
[12]. Lê Thị Minh Phương, GIS trong quản lý đô thị, Nhà xuất bản xây dựng, 2018
[13]. Lê Thị Minh Phương, Tài liệu giảng dạy trắc địa, Trường đại học kiến trúc Hà
Nội, 2017.
[14]. Tài liệu hướng dẫn thực hành sử dụng GIS 10.x. Công ty TNHH tư vấn GeoViet.
[15]. Bộ Xây Dựng 2011, Sổ tay sử dụng công nghệ GIS trong quy hoạch và quản lý
hạ tầng đô thị ở Việt Nam.
Internet

[16]. http://www.esri.com/news/arcnews/winter0910articles/singapore-uses.html

[17]. http://www.itdr.org.vn/list_detaikhoahoc_nvmt-loai_detai-1.vdl

[18].http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=
1&_page=1&mode=detail&document_id=32495

[19]. http://my.opera.com/hapn2/blog/tong-quan-gis-

138

You might also like