You are on page 1of 91

NHẬP MÔN TIN HỌC

Hoàng Ngọc Cảnh


Lời mở đầu
Tin học là một trong những lĩnh vực được loài người quan tâm và nghiên
cứu từ rất lâu. Trong những giai đoạn đầu sự phát triển, nó gắn liền với sự nghiên
cứu đảm bảo toán học trong tin học và tập trung ứng dụng vào các lĩnh vực đặc
thù như: Quân sự, vũ trụ, dự báo,… Cho đến nay với bề dày phát triển, lý thuyết
tin học đã đạt rất nhiều thành tựu và tinh hoa, được ứng dụng phổ biến trong mọi
lĩnh vực của đời sống – xã hội, sự phổ biến này là tiền đề quan trọng cho ra đời
ngành Công nghệ thông tin (IT). Xu thế toàn cầu và thực tiễn Việt Nam đã càng
chứng minh ngành Công nghệ thông tin có tính thực tiễn và tiềm năng rất lớn. Để
giúp các bạn sinh viên tiếp cận với ngành này, Tác giả đã nghiên cứu, sưu tầm và
chọn lọc những thông tin quan trọng để đưa vào cuốn sách “Nhập môn tin học”,
cuốn sách như một tài liệu tổng quan hệ thống lại toàn bộ những định nghĩa, ứng
dụng, kiến thức cơ sở nhất của lý thuyết tin học và ngành công nghệ thông tin.
Đây là cẩm nang cần thiết, trang bị các kiến thức nền giúp sinh viên dễ dàng tiếp
cận với các lý thuyết, công nghệ đặc thù khi đi sâu vào nghiên cứu ngành học
Công nghệ thông tin. Cuốn sách được trình bày làm bốn chương như sau:
Chƣơng I. Tổng quan về máy tính
Chƣơng II. Biểu diễn dữ liệu trong máy tính
Chƣơng III. Hệ điều hành
Chƣơng IV. Mạng và truyền thông
Với bố cục và nội dung như trên, chúng tôi hy vọng các kiến thức trình bày
trong cuốn sách này sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bạn sinh viên quan
tâm đến ngành Công nghệ thông tin.

2
MỤC LỤC

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH


1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................ 6
2. Mô hình phân cấp và cách phân loại máy tính .................................................. 7
2.1. Mô hình phân cấp máy tính .......................................................................... 7
2.2. Phân loại máy tính ......................................................................................... 7
3. Tổ chức máy tính ................................................................................................... 9
3.1. Các thành phần cơ bản của máy tính........................................................... 9
3.2. Hoạt động của máy tính .............................................................................. 11
4. Phần cứng máy tính ............................................................................................. 13
4.1. Mainboard (Bo mạch chủ) .......................................................................... 13
4.2. Đồng hồ xung (Computer Clock) .............................................................. 15
4.3. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) ....................................................................... 16
4.4. Bộ nhớ (Memory) ........................................................................................ 19
4.5. Bus, Ports, Cards .......................................................................................... 23
4.6. Màn hình máy tính....................................................................................... 24
4.7. Cách nhận biết về thông số kỹ thuật của một số linh kiện ..................... 26
5. Phần mềm máy tính............................................................................................. 28
5.1. Phần mềm (Software) .................................................................................. 28
5.2. Một số thuật ngữ trong phần mềm............................................................. 31
5.3. Cách thức tạo phần mềm............................................................................. 32
5.4. Các ngôn ngữ máy tính (Computer Languages) ...................................... 33
5.5. Các loại phần mềm ...................................................................................... 35

CHƢƠNG II. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH


1. Cơ sở biểu diễn dữ liệu trên máy tính ............................................................... 38
1.1. Số nhị phân biểu diễn dữ liệu ..................................................................... 38
1.2. Bit và Byte .................................................................................................... 38
2. Hệ đếm .................................................................................................................. 39
2.1. Hệ Thập Phân (Decimal Number System) ............................................... 39
2.2. Hệ Nhị Phân (Binary Number system) ..................................................... 40

3
2.3. Hệ bát phân (Octal Number system) ......................................................... 40
2.4. Hệ thập lục phân (Hexadecimal Number System) .................................. 40
3. Chuyển đổi giữa các hệ đếm .............................................................................. 41
3.1. Chuyển từ hệ nhị phân sang thập phân ..................................................... 41
3.2. Chuyển từ hệ thập phân sang hệ nhị phân ................................................ 42
3.3. Chuyển từ hệ nhị phân sang hệ bát phân .................................................. 42
3.4. Chuyền từ hệ bát phân sang hệ nhị phân .................................................. 43
3.5. Chuyển từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân.......................................... 43
3.6. Chuyển hệ thập lục phân sang hệ nhị phân .............................................. 44
4. Mã hóa và biểu diễn thông tin............................................................................ 44
4.1. Bảng mã ASCII ............................................................................................ 44
4.2. Bảng mã EBCDIC ....................................................................................... 45
4.3. Bảng mã hợp nhất Unicode ........................................................................ 46

CHƢƠNG III. HỆ ĐIỀU HÀNH


1. Tổng quan hệ điều hành...................................................................................... 48
1.1. Khái niệm hệ điều hành .............................................................................. 48
1.2. Chức năng hệ điều hành.............................................................................. 49
2. Phân loại hệ điều hành ........................................................................................ 52
2.1. Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản ......................................................... 52
2.2. Hệ điều hành xử lý theo lô đa chương ...................................................... 52
2.3. Hệ điều hành chia sẻ thời gian ................................................................... 53
2.4. Hệ điều hành đa vi xử lý ............................................................................. 54
2.5. Hệ điều hành xử lý thời gian thực ............................................................. 54
2.6. Hệ điều hành mạng ...................................................................................... 54
3. Một số hệ điều hành thường sử dụng ................................................................ 55
3.1. Hệ điều hành Windows ............................................................................... 55
3.2. Hệ điều hành Unix và Linux ...................................................................... 59

CHƢƠNG IV. MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG


1. Giới thiệu về mạng máy tính.............................................................................. 64
2. Các loại hệ thống mạng ...................................................................................... 65

4
3. Cách thành phần của một hệ thống mạng......................................................... 69
4. Workgroups và Domains ................................................................................... 72
5. Mô hình mạng chuẩn OSI................................................................................... 75
6. Internet .................................................................................................................. 77
6.1. Ethernet, Internet và Intranet...................................................................... 77
6.2. Một số giao thức – dịch vụ phổ biến ......................................................... 80
6.3. Công cụ tìm kiếm......................................................................................... 85
6.4. Elearning, E-commerce, Cloud computing .............................................. 86

5
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
1. Các khái niệm cơ bản
Máy tính: (Computer) là thiết bị điện tử thực hiện các công việc sau:
- Nhận thông tin vào,
- Xử lý thông tin theo dãy các lệnh được nhớ sẵn bên trong,
- Đưa thông tin ra.
Lệnh máy: tập hợp các bit nhị phân (một bít mang giá trị 0 hoặc 1) mã hóa
một chức năng cụ thể
Chƣơng trình: là tập hợp các lệnh nằm trong bộ nhớ để yêu cầu máy
tính thực hiện công việc cụ thể.
 Máy tính hoạt động theo chương trình.
Kiến trúc máy tính: được xem xét theo khía cạnh mà người lập trình có thể
can thiệp vào mọi mức đặc quyền, bao gồm các thanh ghi, ô nhớ, các ngắt,… có
thể thâm nhập thông qua các lệnh. Như vậy ta có thể xét kiến trúc máy tính bao
gồm hai khía cạnh:
- Kiến trúc tập lệnh (Instruction Set Architecture): nghiên cứu máy tính
theo cách nhìn của người lập trình (cấu trúc mã lệnh, các dạng lệnh, các
kiểu định vị).
+ Tập lệnh: tập hợp các chuỗi số nhị phân mã hoá cho các thao tác mà
máy tính có thể thực hiện.
+ Các kiểu dữ liệu: các kiểu dữ liệu trong thực tế đời sống mà máy tính
có thể hiểu và xử lý.
- Tổ chức máy tính (Computer Organization): nghiên cứu cấu trúc phần
cứng máy tính (cấu trúc CPU, các cấp bộ nhớ, cấu trúc bus, ...)
 Kiến trúc tập lệnh thay đổi chậm, tổ chức máy tính thay đổi rất nhanh.
- Ví dụ: Các máy tính PC dùng các bộ xử lý Intel 32-bit từ 80386 đến
Pentium 4
+ Cùng chung kiến trúc tập lệnh (IA-32)
+ Có tổ chức khác nhau.

6
2. Mô hình phân cấp và cách phân loại máy tính
2.1. Mô hình phân cấp máy tính

Hình 1.1. Mô hình phân cấp máy tính


Phần cứng (Hardware): hệ thống vật lý của máy tính
Phần mềm (Software): các chương trình và dữ liệu
Phần nhúng (Firmware): là phần mềm được nhúng vào các mạch điện tử trong
quá trình chế tạo các mạch điện tử này
 Máy tính được xây dựng theo kiểu phân cấp, với mục đích tối cao nhất là để
phân hóa người sử dụng, nhưng vẫn phải đảm bảo tính thống nhất của một hệ
thống tính toán. Người dùng cuối sẽ nhìn nhận máy tính thông qua các giao diện
mô phỏng chức năng (các ứng dụng) mà không cần quan tâm tới cách thức liên
kết, xử lý dữ liệu bên trong.
2.2. Phân loại máy tính
* Phân loại truyền thống
Siêu máy tính (Supercomputer)
Máy tính lớn (Mainframe Computer)
Máy tính nhỏ (Minicomputer)
Máy vi tính (Microcomputer)
Máy tính lớn (Mainframe Computer)

7
- Được thiết kế để giải các bài toán lớn với tốc độ rất nhanh
- Sử dụng kỹ thuật xử lý song song với rất nhiều bộ xử lý, có hệ thống
vào-ra mạnh
- Thường được sử dụng để điều khiển các hệ thống thiết bị dùng trong
quân sự, chương trình nghiên cứu vũ trụ, xử lý thông tin trong ngành ngân
hàng, khí tượng, bảo hiểm
- Giá từ vài trăm nghìn USD đến hàng triệu USD
- Tiêu biểu là IBM 8341, Honeywell DSP8
Siêu máy tính (Supercomputer)
- Là loại máy mạnh nhất trong số các máy tính lớn
- Giá thành từ vài triệu USD
- Tiêu biểu là Y-MP/832
Máy tính nhỏ (Minicomputer)
- Là dạng thu nhỏ về kích thước cũng như tính năng của máy tính lớn
- Dùng cho các tính toán khoa học kỹ thuật, gia công dữ liệu qui mô nhỏ
- Giá thành từ vài chục USD đến vài trăm nghìn USD
Máy vi tính (Microcomputer)
- Sử dụng bộ xử lý trung tâm (CPU)
- Giá từ vài trăm USD đến vài nghìn USD
* Phân loại hiện đại
Máy tính cá nhân (Personal Computers)
Máy chủ (Servers)
Máy tính nhúng (Embedded Computers)
Máy tính cá nhân PC
- Là loại máy tính phổ biến nhất
- Các loại máy tính cá nhân: Máy tính để bàn (Desktop), Máy tính xách
tay (Laptop)
- 1981, IBM giới thiệu máy tính IBM-PC sử dụng bộ xử lý Intel 8088
- 1984, Apple đưa ra Macintosh sử dụng bộ xử lý Motorola 68000
- Giá thành: vài trăm đến vài nghìn USD

8
Hình 1.2. Một số loại máy tính phổ biến
Máy chủ (Server Computer)
- Thực chất là máy phục vụ, độ tin cậy cao
- Dùng trong mạng theo mô hình Client/Server (Khách hàng/Người phục
vụ)
- Tốc độ và hiệu năng tính toán cao
- Dung lượng bộ nhớ lớn
- Giá thành: hàng nghìn đến hàng chục triệu USD.
Máy tính nhúng (Embedded Computer)
- Được đặt trong thiết bị khác để điều khiển thiết bị đó làm việc
- Hệ thống sử dụng VXL nhưng không phải là một máy tính đa năng
- Được thiết kế chuyên dụng
- Ví dụ:
Điện thoại di động, máy ảnh số
Bộ điều khiển trong máy giặt, điều hoà nhiệt độ
Router – bộ định tuyến trên mạng
- Giá thành: Vài USD đến hàng trăm nghìn USD.
3. Tổ chức máy tính
3.1. Các thành phần cơ bản của máy tính
Thành phần cơ bản của một bộ máy tính gồm: bộ xử lý trung tâm (CPU:
Central Processing Unit), bộ nhớ trong, các bộ phận nhập-xuất thông tin. Các bộ
phận trên được kết nối với nhau thông qua các hệ thống bus. Hệ thống bus bao
gồm: bus địa chỉ, bus dữ liệu và bus điều khiển. Bus địa chỉ và bus dữ liệu dùng
trong việc chuyển dữ liệu giữa các bộ phận trong máy tính. Bus điều khiển làm
cho sự trao đổi thông tin giữa các bộ phận được đồng bộ. Thông thường người ta
phân biệt một bus hệ thống dùng trao đổi thông tin giữa CPU và bộ nhớ trong

9
(thông qua cache), và một bus vào-ra dùng trao đổi thông tin giữa các bộ phận
vào-ra và bộ nhớ trong.

Hình 1.3. Cấu trúc của một hệ máy tính đơn giản
Một chương trình sẽ được sao chép từ đĩa cứng vào bộ nhớ trong cùng với
các thông tin cần thiết cho chương trình hoạt động, các thông tin này được nạp
vào bộ nhớ trong từ các bộ phận cung cấp thông tin (ví dụ như một bàn phím hay
một đĩa từ). Bộ xử lý trung tâm sẽ đọc các lệnh và dữ liệu từ bộ nhớ, thực hiện
các lệnh và lưu các kết quả trở lại bộ nhớ trong hay cho xuất kết quả ra bộ phận
xuất thông tin (màn hình hay máy in).
Thành phần cơ bản của một máy tính bao gồm:
- Bộ nhớ trong: Đây là một tập hợp các ô nhớ, mỗi ô nhớ có một số bit
nhất định và chức một thông tin được mã hoá thành số nhị phân mà không quan
tâm đến kiểu của dữ liệu mà nó đang chứa. Các thông tin này là các lệnh hay số
liệu. Mỗi ô nhớ của bộ nhớ trong đều có một địa chỉ. Thời gian thâm nhập vào
một ô nhớ bất kỳ trong bộ nhớ là như nhau. Vì vậy, bộ nhớ trong còn được gọi là
bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (RAM: Random Access Memory). Độ dài của một từ
máy tính (Computer Word) là 32 bit (hay 4 byte), tuy nhiên dung lượng một ô
nhớ thông thường là 8 bit (1 Byte).
- Bộ xử lý trung tâm (CPU): đây là bộ phận thi hành lệnh. CPU lấy lệnh
từ bộ nhớ trong và lấy các số liệu mà lệnh đó xử lý. Bộ xử lý trung tâm gồ m có
hai phần: phần thi hành lệnh và phần điều khiển. Phần thi hành lệnh bao gồm bộ
làm toán và luận lý (ALU: Arithmetic And Logic Unit) và các thanh ghi. Nó có

10
nhiệm vụ làm các phép toán trên số liệu. Phần điều khiển có nhiệm vụ đảm bảo
thi hành các lệnh một cách tuần tự và tác động các mạch chức năng để thi hành
các lệnh.
- Bộ phận vào - ra: đây là bộ phận xuất nhập thông tin, bộ phận này thực
hiện sự giao tiếp giữa máy tính và người dùng hay giữa các máy tính trong hệ
thống mạng (đối với các máy tính được kết nối thành một hệ thống mạng). Các
bộ phận xuất nhập thường gặp là: bộ lưu trữ ngoài, màn hình, máy in, bàn phím,
chuột, máy quét ảnh, các giao diện mạng cục bộ hay mạng diện rộng...Bộ tạo
thích ứng là một vi mạch tổng hợp (chipset) kết nối giữa các hệ thống bus có các
tốc độ dữ liệu khác nhau.

Hình 1.4. Sơ đồ mô tả hoạt động điển hình của một máy tính
3.2. Hoạt động của máy tính
* Thực hiện chương trình
- Là hoạt động cơ bản của máy tính
- Máy tính lặp đi lặp lại hai bước đối với thao tác lệnh:
+ Nhận lệnh (Instruction Fetch – IF)
Chu kỳ lệnh
+ Thực hiện lệnh (Excution Fetch – EX)
- Thực hiện chương trình bị dừng nếu thực hiện lệnh bị lỗi hoặc gặp lệnh dừng.
- Các kiểu thao tác của lệnh:
+ Trao đổi dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ chính
+ Trao đổi dữ liệu giữa CPU và mô-đun vào-ra

11
+ Xử lý dữ liệu: thực hiện các phép toán số học hoặc phép toán logic với các
dữ liệu
+ Điều khiển rẽ nhánh
+ Một lệnh có thể bao gồm tất cả các thao tác trên
* Thực hiện ngắt
Khái niệm: ngắt là cơ chế cho phép CPU tạm dừng chương trình đang thực
hiện để chuyển sang thực hiện một chương trình khác, gọi là chương trình con phục
vụ ngắt.
Các loại ngắt:
- Ngắt do lỗi khi thực hiện chương trình, ví dụ: tràn số, chia cho 0 …
- Ngắt do lỗi phần cứng, ví dụ: lỗi bộ nhớ RAM
- Ngắt do modul vào-ra phát tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu.
Hoạt động ngắt:
- Sau khi hoàn thành một lệnh, bộ xử lý kiểm tra tín hiệu ngắt
- Nếu không có ngắt: bộ xử lý nhận lệnh tiếp theo của chương trình hiện tại
- Nếu có tín hiệu ngắt:
+ Tạm dừng chương trình đang thực hiện.
+ Cất ngữ cảnh (các thông tin liên quan đến chương trình bị ngắt)
+ Thiết lập PC trỏ đến chương trình con phục vụ ngắt
+ Chuyển sang thực hiện chương trình con phục vụ ngắt
+ Cuối chương trình con phục vụ ngắt, khôi phục ngữ cảnh và tiếp tục
chương trình đang bị tạm dừng.

Hình 1.5. Chu trình lệnh thực hiện lệnh ngắt

12
* Hoạt động vào ra
Thiết bị ngoại vi: chuyển đổi dữ liệu giữa bên trong và bên ngoài máy tính.
Các loại thiết bị ngoại vi (TBNV) cơ bản:
- Thiết bị vào: bàn phím, chuột, máy quét …
- Thiết bị ra: màn hình, máy in …
- Thiết bị nhớ: các ổ đĩa …
- Thiết bị truyền thông: MODEM …
Modul vào-ra: nối ghép các thiết bị ngoại vi với máy tính. Mỗi modul vào-ra
có một hoặc một vài cổng vào-ra (I/O Port). Mỗi cổng vào-ra được đánh một địa chỉ
xác định, các TBNV được kết nối và trao đổi dữ liệu với máy tính thông qua các
cổng vào-ra.
Hoạt động vào-ra: là hoạt động trao đổi dữ liệu giữa modul vào-ra với bên
trong máy tính
Các kiểu hoạt động vào-ra:
- Modul vào-ra trao đổi dữ liệu với CPU
- Modul vào-ra trao đổi dữ liệu trực tiếp với bộ nhớ chính (DMA- Direct
Memory Access).
4. Phần cứng máy tính
Khi mở nắp hộp bảo vệ máy tính, chúng ta có cảm giác như đang quan sát
thành phố từ sân thượng của toà cao ốc cao nhất thành phố. Thật sự, các thành phần
thiết bị bên trong máy tính phối hợp với nhau trong một kiến trúc phức hợp, hoạt
động nhịp nhàng, vận hành thực thi các chương trình như chúng ta có thể nhận biết
khi làm việc với máy tính. Phần này nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản nhất về
các thành phần thiết bị phần cứng máy tính, đóng vai trò nền tảng trong xây dựng /
phát triển / lập trình phần mềm.
4.1. Mainboard (Bo mạch chủ)
Là bo mạch lớn nhất bên trong thùng máy tính (Case). Nó chính là nơi để
chúng ta có thể cắm (Plug) một số linh kiện khác như: Bộ vi xử lý (CPU), Bộ nhớ
chính (RAM), bo mạch màn hình (VGA card), bo mạch âm thanh (Sound card), ...

13
Hình 1.6. Hình ảnh về bo mạch chủ
Như vậy, Mainboard đóng vai trò liên kết tất cả các thành phần của hệ thống
lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất. Các thành phần khác nhau chúng có
tốc độ làm việc, cách thức hoạt động khác nhau nhưng chúng vẫn giao tiếp được với
nhau là nhờ có hệ thống Chipset trên Mainboard điều khiển.

14
Có 02 dạng thông thường được dùng hiện nay là: Bo mạch chủ dạng AT
(Baby AT motherboard) và Bo mạch chủ dạng ATX (ATX motherboard).
Các thành phần trên Mainboard:
Thành phần Mô tả
Bộ vi mạch tổng hợp - Chipset Một tập hợp các vi mạch dùng định
nghĩa số lượng RAM cần thiết mà bo
mạch chủ có thể sử dụng, kích cỡ của
cache và tốc độ, loại CPU và các tốc độ
hỗ trợ; và loại các khe cắm mở rộng mà
bo mạch chủ có thể cung cấp.
Giao diện CPU - CPU interface Loại khe cắm (slot) hoặc đế cắm
(socket) mà CPU có thể gắn trên bo
mạch chủ.
Các khe cắm mở rộng - Expansion Đây là các khe cắm dùng để cắm các
slots bo mạch in khác lên bo mạch chủ.
Các công tắc thiết lập - Được dùng để thay đổi nhiều thông số
Dip swiches/Jumpers kỹ thuật trên bo mạch chủ (như tốc độ
CPU, xoá CMOS, …)
Hỗ trợ nhập/xuất - I/O support Các cổng kết nối với những thiết bị
nhập/xuất được điều khiển bởi bo mạch
chủ.
Các BUS nội - Internal buses Đây là các kênh dữ liệu di chuyển
giữa các thiết bị gắn vào hệ thống đến
CPU và các thành phần của nó.
Đế cắm cung cấp nguồn Là nơi kết nối với bộ nguồn nhằm cung
cấp điện năng cho bo mạch chủ.
BIOS chip Cung cấp cho hệ thống các lệnh
điều khiển cơ bản để khởi động và kiểm
tra lỗi phần cứng.
Pin - Battery Lưu giữ thời gian hệ thống và các
thiết lập trong ROM-BIOS.
Khe đế cắm RAM Nơi kết nối với các thanh bộ nhớ thêm
vào hệ thống.
Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất Mainboard khác nhau như: Intel,
Gigabyte, Asus, Foxcom, Asrock,… Mỗi hãng có những đặc điểm công nghệ nổi
trội khác nhau, ví dụ Asus cho phép mở rộng Mainboard thích ứng với nhiều công
nghệ, khả năng ép xung tốt và sự bền bỉ trong hoạt động,…
4.2. Đồng hồ xung (Computer Clock)
Tất cả các máy tính đều có một bo mạch đồng hồ nội tại được gắn vào bo
mạch chủ. Đồng hồ này hoạt động độc lập với nguồn điện. Vì thế nó vẫn hoạt

15
động ngay cả khi tắt nguồn điện máy tính. Bo mạch đồng hồ giúp hệ điều hành
ghi nhận thời gian tạo tập tin. Điều này hỗ trợ cho người sử dụng quản lý những
phiên bản cũ và mới của tập tin.
4.3. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU)
Ðơn vị xử lý trung tâm (Central Processing Unit - CPU) là một mạch xử lý
dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch tích hợp phức tạp
gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Một CPU có thể thi hành hàng
triệu lệnh mỗi giây, vì vậy, trong một CPU tiêu biểu phải có nhiều thành phần
phức tạp với các chức năng khác nhau hoạt động nhịp nhàng với nhau để hoàn
thành các tập lệnh chương trình. Ở đây chúng ta sẽ xem qua các thành phần căn
bản bên trong của một CPU.
Các thành phần chính bên trong CPU:
Arithmetic Logic Unit (ALU) - đơn vị số học luận lý:
- Bao gồm một số thanh ghi - register, thường là 32 hay 64 bit. Nó thực
hiện các lệnh của đơn vị điều khiển và xử lý tín hiệu. Theo tên gọi, đơn vị
này dùng để thực hiện các phép tính số học đơn giản (cộng, trừ, nhân, chia
số nguyên) hay phép tính luận lý đối với dữ liệu (so sánh lớn hơn, nhỏ
hơn, ...).
- Tập lệnh chương trình được lưu giữ tại bộ nhớ chính - thông thường thì
trên các chip nằm ngoài CPU - CPU đọc lệnh từ bộ nhớ thông qua các
BUS địa chỉ và BUS dữ liệu giữa bộ nhớ và CPU.
Ðơn vị nạp và giải mã lệnh - Prectch/Decode unit:
- Ra chỉ thị cho đường truyền đọc các lệnh được lưu giữ tại một địa chỉ bộ
nhớ riêng biệt. Ðơn vị này không chỉ định vị và nạp lệnh được thi hành kế
tiếp mà còn nạp cả các lệnh lần lượt sau nữa vào hàng chờ sẵn sàng hoạt
động.
Ðơn vị nối ghép đường truyền - Bus Interface Unit:
- Bộ phận dẫn truyền điều phối các thông tin.
- Các nhà sản xuất vi xử lý luôn phát triển các kỹ thuật nhằm tăng tốc độ
xử lý cho CPU. Và như vậy, bộ nhớ ẩn - cache memory là một bộ nhớ nhỏ
tốc độ cao đặt ngay bên trong bộ xử lý và nối trực tiếp với mạch xử lý để

16
lưu trữ các lệnh chuẩn bị được thực hiện, hay các lệnh thường xuyên được
dùng để sẵn sàng cho CPU. Bộ nhớ này chỉ do bộ xử lý kiểm soát, người
sử dụng không thể thâm nhập được, nhằm phục vụ cho việc tăng tốc độ
tính toán của bộ xử lý. Loại Cache memory nằm ngay trong bản thân bộ
xử lý thường được gọi là Cache nội hay cache sơ cấp - primary, hay còn
gọi là Cache L1 (cache level 1). Loại Cache memory nằm ngoài bộ xử lý
thường được gọi là cache ngoại hay cache thứ cấp - secondary cache, hay
còn gọi là Cache L2 (cache level 2).
Ðơn vị điều khiển - control unit:
- Có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương trình và điều khiển hoạt
động xử lý, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ thống.
Mạch xung nhịp hệ thống - system clock:
- Dùng để đồng bộ các thao tác xử lý trong và ngoài CPU theo các khoảng
thời gian không đổi, khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi là chu kỳ
xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu
chuẩn thời gian gọi là tốc độ xung nhịp - tốc độ đồng hồ tính bằng triệu
đơn vị mỗi giây - Mhz.
Thanh ghi - register:
- Là phần tử nhớ tạm trong bộ vi xử lý dùng lưu dữ liệu và địa chỉ nhớ
trong máy đang thực hiện tác vụ với chúng.

17
Có nhiều công ty sản xuất về vi xử lý, trong đó nối tiếng nhất là Intel và
AMD. Dưới đây là lược đồ về một số dòng vi xử lý của Intel:
Microprocessor

4004 Intel Motorola

8008 Intel 6800

Z80 8080 Intel 68000

Z8000 8086 Intel 68010

8088 Intel 68020

80286 Intel 68030

Z80000 80386 Intel 68040

80486 Intel

80586 Intel
Pentium - I
Celeron - 233 Intel

80586
Intel
Pentium -II Celeron - 300 Intel

80586
Pentium - III
Intel Celeron – 300A Intel

80586
Intel
Pentium - IV

Itanium
Intel
(64-bit)

Hình 1.7. Các bộ vi xử lý của Intel

18
4.4. Bộ nhớ (Memory)
Bộ nhớ được phân làm hai loại:
- Bộ nhớ sơ cấp (Primary Memory)
- Bộ nhớ thứ cấp (Secondary Memory)
Bộ nhớ sơ cấp
Bộ nhớ sơ cấp cũng còn được gọi là bộ nhớ chính hoặc bộ nhớ trung tâm.
Gồm hai loại – RAM và ROM. RAM là bộ nhớ đọc/viết. Thông tin có thể được
viết vào và truy xuất từ RAM. Tự bản chất nó là bộ nhớ ngẫu nhiên, nghĩa là nó
chỉ lưu trữ dữ liệu bao lâu còn nguồn điện. Thông thường nó được bán và cài đặt
theo chuẩn SIMM (Single In-line Memory Module). RAM có thể được bán riêng
trong trường hợp muốn mở rộng bộ nhớ sơ cấp của máy tính.
Các mạch điện tử RAM được phân loại:
- Dynamic
- Static
Mạch điện tử Dynamic RAM bao gồm :
- Một transistor đóng vai trò một công tắc điện
- Một tụ điện dùng để trữ điện nạp
Tùy thuộc vào hành động bật/tắt vật bán dẫn mà tụ điện nạp điện (bit 1)
hoặc không (bit 0). Việc nạp điện cho tụ điện phải được thực hiện cách định kỳ.
Nếu mất điện thì dynamic RAM sẽ mất dữ liệu. Vì thế nó được gọi là bộ lưu trữ
không ổn định (volatile storage).
Mạch điện tử Static RAM cũng là những thiết bị lưu trữ không ổn định.
Tuy nhiên, bao lâu còn nguồn điện thì nó không cần những mạch điện phục hồi
đặc biệt để lưu trữ dữ liệu. Để lưu trữ một bit dữ liệu trong satic RAM cần nhiều
vật bán dẫn và các thiết bị khác hơn. Các mạch điện tử này phức tạp hơn các
mạch điện tử dynamic RAM. Các mạch điện tử static RAM được sử dụng trong
các ứng dụng chuyên biệt, đặc biệt trong bộ nhớ sơ cấp.
ROM là bộ nhớ bền vững. Dữ liệu nó lưu trữ không bị mất khi mất điện,
bởi chúng được ghi khắc trên các mạch điện tử khi chế tạo. Người sử dụng không
thể thay đổi dữ liệu ấy.

19
RAM và ROM đều là những thiết bị lưu trữ và đều có thể truy cập bất kỳ,
tuy nhiên chúng khác nhau ở chỗ có thể ghi dữ liệu vào RAM, còn ROM thì
không.
ROM lưu giữ dữ liệu ngay cả khi không có nguồn điện, vì thế nó là bộ lưu
trữ bền vững. Mặc dù dữ liệu được ghi khắc, nhưng chúng cũng có thể được lập
trình để tạo ra một vài kiểu ROM khác nhau:
- PROM (Programmable Read Only Memory) cho phép gắn thêm những
tiểu trình (là những hoạt động dài hạn hoặc ngắn hạn được phần mềm thực thi
cách chậm chạp). Một khi chúng ổn cố thì các hoạt động này chũng chiếm một ít
thời gian. Mỗi bit được lập trình thành một “1” hoặc “0” bằng cách đốt cháy một
mối liên kết bên trong các ô lựa chọn. Một mối liên kết không thể được phục hồi.
Các hoạt động một khi được ghi vào thì không thể xóa. PROM chỉ có thể được
lập trình một lần.
- EPROM (Erasable Programmable Read Only Memory) là loại ROM có
thể xóa và lập trình lại nhiều lần. Ta có thể xóa dữ liệu bằng tia cực tím với một
tần số cao.
- EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) có
thể được lập bằng những xung điện đặc biệt. Nó có thể tích hợp mạch điện vào
máy tính để EPROM không bị tách rời khỏi lỗ cắm khi lập trình.
- Các thiết bị như PROM, EPROM, EEPROM phiên bản mới đều được sử
dụng trong máy tính đời mới. Nếu muốn sử dụng một ROM với dữ liệu hoàn
toàn không lỗi và không cần thay đổi thì có thể dùng EPROM. Đằng khác,
EEPROM lại hữu dụng trong những thiết bị điều khiển quá trình xử lý, trong đó
việc đáp trả cần theo thời gian thực, ngay cả khi phần mềm được cập nhật liên
tục.
Bộ nhớ thứ cấp (Secondary Memory)
Bộ nhớ thứ cấp tồn tại bên ngoài hộp CPU, vì thế còn được gọi là bộ nhớ
ngoài. Những thiết bị lưu trữ thứ cấp là: đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa CD, …
Ổ đĩa cứng (Hard Disk Drive)
Ổ đĩa cứng là thành phần lao động chính của hệ thống máy tính. Đĩa cứng
có thể được hình dung như là một tập hợp các đĩa mềm hoặc các đĩa nhạc được

20
xếp chồng lên nhau nhưng không tiếp chạm nhau. Chúng được gọi là platter
(đồng nghĩa với disk). Khe hở giữa các đĩa này mảnh như sợi tóc. Dữ liệu được
ghi và đọc từ đĩa này bằng một dụng cụ gọi là đầu từ đọc/ghi. Trong suốt quá
trình đọc/ghi, đầu từ đọc/ghi đứng yên còn đĩa thì quay với tốc độ rất cao bên
dưới đầu.
Đầu từ đọc/ghi có thể đọc và ghi dữ liệu từ một phần của đĩa. Dữ liệu đ ược
tổ chức trong một tập hợp các vòng tròn đồng tâm gọi là rãnh (track). Mỗi rãnh
có độ rộng tương đương với đầu từ đọc/ghi. Số lượng dữ liệu lưu trữ trên mỗi
rãnh là như nhau. Như thế mật độ lưu trữ gia tăng khi đi vào các rãnh trong cùng.
Dữ liệu được lưu trữ và truy xuất từ đĩa theo từng khối. Khối dữ liệu được
lưu trữ trong những cung (sector). Những cung này có chiều dài cố định hoặc
thay đổi. Các cung kề cận nhau được phân cách bởi các khe rãnh. Một số dữ liệu
điều khiển được ghi lên đĩa để xác định điểm khởi đầu và điểm kết thúc của một
cung. Dữ liệu điều khiển này được ghi trong quá trình định dạng đĩa và chỉ được
sử dụng bởi ổ đĩa cứng, người sử dụng không thể truy cập vào.
Một số đặc tính được sử dụng để phân biệt các đĩa:

Track
ss

Hình 1.8. Đầu đọc cố định

Tracks

Hình 1.9. Đầu đọc di chuyển được

21
Đầu từ đọc/ghi có thể thuộc loại cố định (fixed) hay di chuyển (movable).
Trong một đĩa có đầu cố định thì có một đầu từ đọc/ghi cho mỗi rãnh. Các đầu
này được gắn vào một đòn tay chắc chắn. Cánh tay đòn này duỗi ngang qua các
rãnh. Trong một đĩa có đầu di chuyển thì chỉ có một đầu từ đọc/ghi mà thôi. Đầu
này được gắn vào một đòn tay và đòn tay này có thể duỗi ra hoặc thụt vào.
Các đĩa được gắn vào một ổ đĩa. Ổ đĩa này bao gồm một đòn tay, một trụ
quay đĩa và một vài thành phần điện tử cần thiết cho việc nhập/xuất dữ liệu nhị
phân.
Ở một số ổ đĩa, các đĩa được xếp chồng theo chiều đứng. Nhiều đòn tay
được sử dụng và toàn bộ được gọi là hộp đĩa (disk pack). Đầu từ đọc/ghi được
định vị ở một khoảng cách cố định so với đĩa tạo ra một vùng đệm không khí.
Một tập hợp các rãnh trên toàn bề mặt của hộp đĩa cách đều với trục được
gọi là một trụ (cylinder).
Các lệnh đọc/ghi được tiếp nhận từ máy tính bằng bộ điều khiển đĩa. Để
thực hiện hành vi ghi, máy tính xác định số đĩa, số trụ, số mặt bằng và số cung.
Bộ điều khiển đĩa định vị đòn tay để đầu từ đọc/ghi tiếp cận đến trụ đ ược xác
định. Thời gian để đạt đến trụ xác định được gọi là seek time (thời gian tìm
kiếm). Thời gian tìm kiếm thay đổi tùy thuộc vị trí của đòn tay khi lệnh đọc/ghi
được thực hiện. Thời gian tìm kiếm được coi là tối đa khi đòn tay phải di chuyển
từ rãnh ngoài cùng đến rãnh trong cùng. Thời gian tìm kiếm được coi là tối thiểu
khi đòn tay đã được định vị ngay trên trụ được yêu cầu.
Sự chuyển mạch là một hoạt động chuyển đổi đầu từ đọc/ghi từ cung dữ
liệu này đến cung dữ liệu khác, và hoạt động này diễn ra nhanh chóng và tức
thời. Tuy nhiên có một thời gian chậm trễ sau khi đầu từ được chọn - gọi là góc
quay trễ (rotational latency) do đĩa phải quay cho đến khi cung dữ liệu yêu cầu
được đặt đúng dưới đầu từ đọc/ghi.
Như vậy ta có thể thiết lập công thức sau: thời gian truy cập = thời gian trễ
+ thời gian tìm kiếm.
Một khi cung dữ liệu được tìm thấy thì dữ liệu được đọc với tốc độ được
xác định bằng tốc độ quay của đĩa.

22
Một bộ đầy đủ các đĩa và các đầu đọc/ghi được bao bọc trong một vật chứa
chân không để tránh bụi và những va chạm điện.

Hình 1.10. Ổ cứng thực tế


Khi đĩa cứng đang được truy cập sẽ tạo ra một âm thanh kẽo kịt nhỏ. Điều
này cho thấy rằng ổ đĩa cứng là một thiết bị bao gồm cả cơ và điện tử.
4.5. Bus, Ports, Cards
Đối với máy tính, các thiết bị nhập/xuất là các phương tiện để trao đổi dữ
liệu. Hàng triệu bit dữ liệu và chỉ thị được truyền tải thông qua các thành phần
của máy tính. Hoạt động trao đổi dữ liệu vẫn được thực hiện ngay cả khi máy
tính trong trạng thái không hoạt động. Hoạt động nhập/xuất với số lượng dữ liệu
lớn lao và phức tạp của máy tính được điều khiển bởi các controllers trong sự kết
hợp với bộ xử lý để đảm bảo không xảy ra sự xung đột dữ liệu.
Trong máy tính, thành phần có chức năng truyền tải dữ liệu giữa các bộ xử
lý và các thành phần khác chính là bus. Có một số loại bus như sau: bus dữ liệu
(data bus), bus điều khiển (control bus, điều khiển dòng dữ liệu), và bus địa chỉ
(address bus). Trong máy tính, bus không phải là một thành phần tách biệt,
nhưng là một nhóm các tuyến chằng chịt tồn tại trên toàn bộ motherboard.
Các microchip (vi mạch điện tử) trong máy tính cũng được gọi là bus. Các
microchip có khả năng kết hợp nhiều thành phần bởi vì chúng có nhiều khe cắm
để gắn thêm các card. Chính bởi chức năng này mà loại bus này được gọi là
expansion bus.
Việc truyền tải dữ liệu được thực hiện nhờ các bus, còn đầu vào và đầu ra
của các bus này được gọi là port. Một số port chỉ truyền tải một bit dữ liệu,
những port này được gọi là serial port (cổng tuần tự). Chữ „Serial‟ (tuần tự) ý nói
các bit dữ liệu được nhập/xuất từng bit một cách tuần tự.

23
Serial ports thường được sử dụng cho chuột máy tính. Đôi khi chúng cũng
được gọi là RS-232 port (dựa trên chuẩn giao tiếp Electronic Insustry Standard
cho các connector - bộ nối kết).
Tuy nhiên có một số port khác cho phép vận chuyển nhiều hơn một bit (8
bit/lần). Những port này được gọi là parallel port (cổng song song). Việc truyền
tải dữ liệu ở các port này tất nhiên sẽ nhanh hơn. Một ví dụ minh họa: để truyền
tải chữ „computer‟ theo serial port thì từng ký tự sẽ được vận chuyển cách tuần tự
giữa các thành phần trong máy tính, còn nếu theo parallel port thì toàn bộ chữ
„computer‟ sẽ được truyền đi một lần.
Parallel port thường được dùng để nối với máy in, vì thế chúng còn được
gọi là printer port và đôi khi được gọi là Centronic port. Parallel port còn được
dùng để truyền dữ liệu giữa hai máy tính.
USB port: Cổng Universal Serial Bus là cổng nối với máy tính được giới
thiệu vào khoảng năm 1997. Cổng này được dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi
với máy tính, chẳng hạn như ổ đĩa cứng, máy in, chuột, máy scanner, … Đối với
các máy tính được sản xuất từ năm 1998, cổng USB thông thường dài 2,5 inch và
được gắn ở phía sau máy tính. Đôi khi chúng cũng được gắn vào một ô mở ở
phía trước máy tính. Trong trường hợp sử dụng một USB hub (chẳng hạn như
một hub có 4 cổng) thì ta có thể kết nối tối đa 127 thiết bị vào một cổng USB.
USB hub này có thể truyền dữ liệu với tốc độ 12 Mbps (megabits per second),
tuy nhiên tốc độ này được chia sẻ cho 127 thiết bị. Các thiết bị USB thông minh
chỉ có thể có điện khi các thiết bị dẫn điện có thể kết nối đồng thời mà không ảnh
hưởng đến máy tính.
Năm 2003, các cổng USB 2.0 được giới thiệu. Những cổng này truyền tải
dữ liệu với tốc độ 480 Mbps. Các thiết bị USB cũ có thể kết nối qua cổng USB
2.0, nhưng tốc độ truyền tải dữ liệu chỉ có 12 Mbps. Các thiết bị USB 2.0 cũng
có thể kết nối qua các cổng USB cũ như với tốc độ chậm hơn. USB 2.0 hữu dụng
cho việc gắn thêm các đĩa cứng thuộc ngoại vi.
4.6. Màn hình máy tính
Tổng quan: Một màn hình được chọn lựa kĩ, chất lượng tốt sẽ phát huy
được hiệu quả công việc. Màn hình hiển thị các tín hiệu mà card video gửi tới.

24
Những đặc tính của màn hình có liên quan chặt chẽ với card video. Bạn cần một
màn hình phù hợp với khả năng của card video và ngược lại.
Kích thước vật lý: Màn hình máy tính xác định vùng hiển thị theo đơn vị
inch hoặc centimetre. Kích thước được tính từ một góc màn hình này đến góc
màn hình khác nằm đối diện với nó theo đường chéo. Với công việc văn phòng,
màn hình 17-inch (gần 43 cm) là lý tưởng. Với những người soạn bài, màn hình
21-inch (gần 53 cm) sẽ đáp ứng được yêu cầu. Nhớ rằng kích thước vật lý bản
thân nó không xác định bao nhiều điểm ảnh được hiển thị. Nó chỉ xác định không
gian có trước dành cho việc hiển thị các điểm ảnh.
Dot pitch: Dot pitch liên quan tới kích thước giữa các điểm trên màn hình.
Dot pitch thường được biểu diễn dưới dạng phần lẻ của millimeter. Ví dụ, một
dot pitch 0.25mm hiển thị 4 điểm trong một millimeter. Con số này càng lớn,
khoản cách giữa các điểm càng được nới rộng ra. Các điểm càng gần nhau thì các
cạnh và đường hiển thị càng trơn hơn. Như vậy cũng chứa nhiều thông tin hơn
trong một khu vực. Nếu dot pitch quá thấp, text sẽ không rõ ràng và các đối
tượng sẽ khó nhận ra. Do đó, dot pitch phải đủ nhỏ để phù hợp với độ phân giải
đầu ra của card video hiển thị trên kích thước vật lý của màn hình, tuy nhiên
cũng phải đủ lớn để đọc được text, xem được các đối tượng.
Phân loại màn hình:Có hai loại màn hình chính: CRT và LCD. CRT viết
tắt của cathode-ray tube và là một hộp nặng, có kích thước lớn giống như màn
hình tivi. LCD viết tắt của liquid-crystal display, có kích thước gọn, nhẹ, và
thường được dùng với các máy tính xách tay, kích thước nhỏ. Hiện tại thì các
màn hình CRT rẻ hơn, đặc biệt là đối với màn hình kích thước lớn. Chất lượng
ảnh tổng thể có thể tốt hơn một chút và màu chính xác hơn. Màn hình LCD nhỏ
hơn, nhẹ hơn, và thường sáng hơn. Các máy tính laptop luôn có loại màn hình
này đi kèm. Với các hệ thống máy tính để bàn, LCD có giá vừa phải, và thường
được ưu chuộng vì nó tiết kiếm không gian hơn nhiều so với CRT.
Tốc độ làm tươi - Refresh rate: Tốc độ làm tươi của màn hình là tần số mà
màn hình được vẽ lại. Tốc độ này phải nhanh bằng hoặc hơn tốc độ làm tươi của
card video. Với màn hình CRT, tốc độ làm tươi bé hơn 75Hz có thể dẫn tới rung
hình. Nếu có thể hãy lấy chọn màn hình với tốc độ làm tươi 85Hz hoặc cao hơn.

25
4.7. Cách nhận biết về thông số kỹ thuật của một số linh kiện
Bước 1. Khởi động công cụ MS-WINDOWS DirectX Diagnostic Tool :
- Nhấp chuột vào Start, chọn Run.
- Gõ dòng lệnh: dxdiag và nhấn ENTER (hoặc nhấp Open).
- Hộp thoại của công cụ DirectX Diagnostic như sau:

Hình 1.11. Công cụ DirectX Diagnostic


Bước 2. Đọc các thông số kỹ thuật :
- Trang System (hệ thống): Biểu thị những thông tin của hệ thống như sau:

26
- Trang Display (hiển thị): Biểu thị những thông số về bo mạch điều khiển
đồ họa (VGA card) như sau:

- Trang Sound (âm thanh): Biểu thị những thông số về bo mạch điều khiển
âm thanh (sound card) như sau:

27
5. Phần mềm máy tính
5.1. Phần mềm (Software)
Có thể nói phần mềm là linh hồn của máy tính. Chức năng của nó là chuyển
dữ liệu thô thành những thông tin hữu ích. Nó cho chúng ta khả năng sử dụng
máy tính trong nhiều lãnh vực.
Định nghĩa: Phần mềm được định nghĩa là một tập hợp các chỉ thị điều
khiển máy tính xử lý dữ liệu và kết xuất thông tin. Những chỉ thị này được gọi là
„chương trình‟ (program). Bản chất của chương trình là một lịch trình thực hiện
một công việc nào đó. Một chương trình máy tính là một tập hợp các chỉ thị điều
khiển máy tính thực hiện một tác vụ một cách tuần tự từng bước một.
Xét ví dụ:
Một trường học hàng năm đều tổ chức các cuộc thi. Điểm của học sinh được
ghi lại trên giấy cùng với tên, lớp và phân loại. Phòng Giáo vụ sẽ tính toán điểm
phần trăm của từng học sinh trong từng lớp và giữa các lớp với nhau. Công việc
này có thể được thực hiện cách thủ công hoặc cách tự động (với sự hỗ trợ của
máy tính).
Kế tiếp, nhân viên Giáo vụ sẽ tính toán để đưa ra những thông tin sau:
 học sinh nào có điểm số cao nhất
 điểm trung bình đạt được ở từng môn
 lớp nào có điểm số cao nhất
Sau những việc tính toán trên, ý nghĩa của những điểm số trở nên rõ ràng.
Chính ở điểm này mà vai trò của phần mềm trở nên quan trọng: chuyển đổi một
danh sách các điểm số thành những thông tin có ý nghĩa.
Một vấn đề khác được đặt ra là bằng cách nào mà máy tính hiểu được
những chỉ thị? Nếu nói rằng mọi thứ trong máy tính đều mang dạng thức số, vậy
bằng cách nào mà máy tính nhận biết các chỉ thị từ con người
Máy tính nhận chỉ thị từ con người dưới hình thức các chương trình. Một số
chương trình được viết ra cho từng công việc trên. Có khi một chương trình là đủ
để thực hiện một tác vụ. Tuy nhiên cũng có tác vụ cần nhiều chương trình hơn.
Để hiểu quá trình xử lý của máy tính để đưa ra những thông tin trên hãy khảo sát
sơ đồ sau:

28
Hình 1.12. Sơ đồ xử lý chương trình
Theo sơ đồ trên, các chương trình sau phải được viết:
Program-1: Chương trình này hỗ trợ người sử dụng nhập dữ liệu (điểm) vào
máy tính. Khi thực thi „Program-1‟, một màn hình nhập liệu dưới đây sẽ hiển thị
để người sử dụng nhập những chi tiết:

Lớp:__________ Hệ số:___________ Giáo viên:______________

Mã số: ____________ Họ tên:____________________________

Hóa : ________
Toán : ________
Vật lý : ________
Anh văn : ________

Trong màn hình trên, người sử dụng biết chính xác nơi chốn cần nhập dữ
liệu liên hệ. Điều này tạo ra sự tiện ích cho người sử dụng. Khi một phần mềm
được sử dụng mà không gặp bất kỳ khó khăn nào, phần mềm ấy được gọi là phần
mềm thân thiện với người sử dụng (user friendly software).
Program-2: Chương trình này tính phần trăm của mỗi học sinh dựa vào tổng
số điểm mà họ đạt được.
Vì thế người sử dụng phải chạy Program-2 để có được phần trăm của mỗi
học sinh. Người sử dụng sẽ có được một báo cáo như sau:
Lớp: Science – Year 1 Hệ số: A Giáo sư: Prof. Andrews

29
Tổng số điểm: 500.

Mã số Tên Điểm Trung bình


1 Paddy 368 91.2
2 Ron 456 73.6
3 Anita 290 58
Bảng 1.1
Program-3: Chương trình này tính điểm trung bình đạt được ở mỗi môn cho
từng lớp. Kết quả sẽ là một báo cáo như trên:

Lớp Điểm trung Điểm trung Điểm trung bình


bình môn Toán bình môn Hóa môn Vật Lý
Science – Year 45 60 39
1
Science – Year 23 50 40
2
Science – Year 44 61 38
3
Bảng 1.2
Program-4: Chương trình này sắp xếp bảng điểm theo thứ tự từ cao đến thấp
để xác định thứ hạng của các học sinh.
Lớp: Science – Year 1 Hệ số: A Giáo sư: Prof. Andrews
Tổng số điểm: 500.

Mã số Hạn Tên Điểm Trung


g bình
2 1 Ron 456 91.2
1 2 Paddy 368 73.6
3 3 Anita 290 58
Bảng 1.3
Kiểu báo cáo phát sinh từ máy tính được gọi là kết xuất (output). Kết xuất
này có thể được hiển thị trên màn cũng như được in ra.
Hai điểm thuận lợi khi viết ra những chương trình trên:
- Nỗ lực một lần nhưng sử dụng lâu dài.

30
- Ví dụ được trình bày ở đây là một trường hợp đơn giản. Tuy nhiên có rất
nhiều hoạt động phức tạp cần phải nhờ đến sự trợ giúp của máy tính.
5.2. Một số thuật ngữ trong phần mềm
Trong các phần vừa qua các từ ngữ được đề cập đến nhiều là: dữ liệu, thông
tin, xử lý, lưu trữ và tập tin. Chúng ta sẽ tìm hiểu những từ ngữ này qua ví dụ
sau.
Chương trình (Program): Chương trình là tập hợp các chỉ thị được viết cho
máy tính để xử lý những dữ liệu nhằm cho ra những thông mong muốn. Chương
trình được viết bởi những người hiểu biết cách thức giao tiếp với máy tính. Công
cụ được dùng để viết chương trình được gọi là ngôn ngữ máy tính. Những người
viết chương trình được gọi là lập trình viên. Những chương trình này được lưu
trữ ở đĩa cứng trong máy tính để sử dụng khi cần.
Để thực thi một chương trình, trước hết phải tải (load) chương trình. Tải
chương trình là tiến trình copy chương trình từ đĩa cứng vào RAM. Sau đó
chương trình bắt đầu thực thi tác vụ của mình. Việc thực thi này được gọi là thực
thi (executing) hoặc chạy (running) chương trình.
Ứng dụng (Application): Nhiều tác vụ tập hợp thành một ứng dụng. Khi
nhiều chương trình được viết cho một ứng dụng thì được gọi là phần mềm ứng
dụng.
Dữ liệu (Data): Trong ví dụ trên, dữ liệu là điểm của học sinh. Dữ liệu này
cần được lưu trữ để xử lý. Trong máy tính mọi thứ đều được lưu trữ trong các tập
tin. Các tập tin lưu trữ được tạo trong các thiết bị lưu trữ ngoài như đĩa cứng. Các
tập tin chứa dữ liệu được gọi là tập tin dữ liệu (data files).
Khi người sử dụng nhập điểm cho học sinh đầu tiên vào máy tính, một tập
tin dữ liệu được tạo do hệ điều hành. Không thể nhập tất cả dữ liệu cùng một lúc,
vì thế cần lưu tập tin để sử dụng sau. Khi đó tập tin được lưu vào đĩa cứng. Nếu
không cần nhập dữ liệu nữa thì có thể đóng tập tin. Như thế đóng tập tin là thao
tác muốn nói với hệ điều hành rằng không còn cần nội dung của tập tin này nữa.
Khi người sử dụng muốn sử dụng lại tập tin này họ sẽ mở tập tin. Mở tập tin là
thao tác tìm kiếm và mở tập tin để sử dụng của hệ điều hành. Và nếu người sử

31
dụng nhập thêm dữ liệu vào thì kích thước của tập tin gia tăng. Thao tác này
được gọi là cập nhật.
Nói tóm lại, việc sử dụng một tập tin sẽ bao gồm
 tạo tập tin
 đóng tập tin
 lưu tập tin
 mở tập tin
 cập nhật tập tin
Xử lý (Process): Một khi dữ liệu được nhập vào thông qua thiết bị nhập liệu
và được lưu trữ trong tập tin dữ liệu, nó sẽ được xử lý để đưa ra thông tin. Trong
ví dụ trên, việc xử lý xảy ra trong Program-2. Program-2 chứa những chỉ thị cần
thiết thu thập điểm và tính phần trăm. Chương trình này, cũng như chương trình
nhập điểm, tất cả phải được lưu trữ trong máy tính dưới hình thức các tập tin
chương trình.
Thông tin (Information): Tất cả các chương trình trong ví dụ trên đều đưa
ra kết xuất. Program-2 đưa ra một danh sách điểm phần trăm của từng học sinh.
Kết xuất này gọi là thông tin. Để có được thông tin thì một chương trình phải
được thực thi trước. Thông tin này không cần lưu trữ để tiết kiệm bộ nhớ. Trong
trường hợp thông tin này cần trong tương lai thì có thể được in ra trên giấy.
Những giấy tờ này có thể được lưu trữ một thời gian.
Khi dùng phần mềm Word để xử lý văn bản, tập tin được tạo sẽ được gọi là
tập tin văn bản (text file) bởi vì tập tin này chỉ chứa văn bản. Tập tin văn bản
cũng còn được gọi là tập tin dữ liệu.
Tóm lại, có 3 loại tập tin:
 Tập tin dữ liệu (Data files)
 Tập tin chương trình (Program files)
 Tập tin văn bản (Text Files)
5.3. Cách thức tạo phần mềm
Phần mềm là một tập hợp các chương trình lớn nhỏ. Các chương trình là tập
hợp các chỉ thị được viết cách logic.Chính những chỉ thị này tạo nên phần mềm.
Điều này được thực hiện cách nào? Hãy xem một ví dụ. Con người giao tiếp với

32
nhau bằng ngôn ngữ. Trên thế giới này có rất nhiều ngôn ngữ, vì thế để có thể
hiệp thông với nhau cần có một ngôn ngữ chung cho mọi người. Tương tự, trong
việc ra chỉ thị cho máy tính cần đến một ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu đ ược,
được gọi là “ngôn ngữ máy tính”.
Các chỉ thị của máy tính được viết bằng các số 0 và 1. Nếu bạn muốn nói
với máy tính
ADD 2 + 2
thì từng ký tự biểu diễn của chỉ thị phải được viết dưới dạng các dãy các số 0 và
1. Điều này cực kỳ khó khăn. Các lập trình viên đầu tiên đã phải làm việc này.
Về sau này mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Để hiểu biết vấn đề hơn chúng ta hãy
tìm hiểu ngắn gọn về các loại ngôn ngữ máy tính.
5.4. Các ngôn ngữ máy tính (Computer Languages)
Các ngôn ngữ máy tính được phân dựa trên cách thức phát triển của chúng.
Mà sự phát triển của các ngôn ngữ lại tùy thuộc vào cách thức phát triển của máy
tính. Mỗi một loại máy tính có một loại ngôn ngữ gắn kết với nó.
Phân loại các ngôn ngữ máy tính:
Các ngôn ngữ máy tính đã phát triển nhanh chóng kể từ lần đầu tiên chúng
được sử dụng. Tiến trình phát triển trải qua 4 giai đoạn, gọi là các thế hệ. Mỗi thế
hệ đều có những đặc tính đặc thù.
Thế hệ thứ nhất (First Generation Language): Thế hệ ngôn ngữ này được sử
dụng trong những máy tính sử dụng các con số 0 và 1. Tất cả các chỉ thị đều
được viết bằng các con số 0 và 1. Không chỉ thế, một số chỉ thị còn thao tác
ngay trên máy tính bằng những điều khiển chuyển đổi (switch) và những điều
khiển khác. Ngôn ngữ này có thể nói chuyện trực tiếp với máy tính. Vì thế nó
được gọi là ngôn ngữ máy tính (machine language). Ngôn ngữ này được dùng
trong những máy tính thế hệ thứ nhất (sử dụng ống chân không để lưu trữ dữ
liệu).
Thế hệ thứ hai (Second Generation Language): Phát xuất từ nhu cầu làm thế
nào để giao tiếp với máy tính cách dễ dàng hơn mà ngôn ngữ tập hợp
(assembly languages) ra đời. Các ngôn ngữ này sử dụng những câu lệnh gợi
nhớ (mnemonics) ngắn gọn để thay cho những câu lệnh dài. Chẳng hạn như

33
để nhớ màu sắc của cầu vồng ta dùng chữ gợi nhớ như XĐVLLCT (xanh-đỏ-
vàng-lục-lam-chàm-tím). Với cách thức này việc viết chương trình trở nên dễ
dàng hơn, tuy nhiên khối lượng công việc vẫn còn rất nặng nề và phiền toái.
Hợp ngữ được sử dụng trong thế hệ máy tính thứ hai như IBM 1401. Những
máy này sử dụng chất bán dẫn thay vì ống chân không. Ngôn ngữ thế hệ thứ
nhất và thứ hai cũng còn được gọi là các ngôn ngữ bậc thấp (low-level
languages).
Thế hệ thứ ba (Third Generation Language): Lần đầu tiên ngôn ngữ máy tính
được tạo ra theo giống ngôn ngữ Anh. Hầu hết các mã 0 và 1 đều được
chuyển thành những câu lệnh bằng tiếng Anh. Những câu lệnh này dễ học.
Bởi vì giống với tiếng Anh nên chúng được gọi là ngôn ngữ bậc cao (high-
level languages). Dựa trên khái niệm này mà một số ngôn ngữ đã được phát
triển BASIC, COBOL, FORTRAN và Pascal.
 BASIC: BASIC là chữ viết tắt của Beginners All-purpose Symbolic
Instruction Code. Ngôn ngữ này sử dụng những từ ngữ tiếng Anh để
viết chương trình. Một chương trình mẫu để cộng 2 số và in ra kết quả
như sau.
LET A=10
LET B=30
LET C=A+B
PRINT C
Những từ LET và PRINT được gọi là từ dành riêng (reserved words -
những từ được sử dụng như câu lệnh trong BASIC). Khi sử dụng BASIC,
những từ này không được sử dụng cho những chức năng khác. BASIC vẫn
còn phổ biến trong các trường học để dạy căn bản lập trình cho trẻ em.
 COBOL: COBOL viết tắt của COmmon Business Oriented
Language. Được phát triển đặc biệt cho những ứng dụng kinh doanh
nên ngôn ngữ này rất phổ biến trong những thập niên 70 và 80. Điều
bất lợi duy nhất là ngôn ngữ này rất dài dòng. Một vài loại máy tính,
chẳng hạn như mainframes, vẫn còn sử dụng những phiên bản mạnh
của COBOL làm công cụ lập trình.

34
 FORTRAN: FORTRAN hoặc FORmula TRANslation được phát
triển bởi các nhà khoa học để phát triển những ứng dụng khoa học trên
máy tính.
Thế hệ thứ tư (Fourth Generation Languages): Những ngôn ngữ này
đang hiện hành. Chúng phổ biến bởi khả năng thu tập, lưu trữ một khối
lượng dữ liệu khổng lồ, và những dữ liệu này được sử dụng để trích xuất
ra rất nhiều loại thông tin khác biệt. Những tập hợp dữ liệu khổng lồ này
gọi là database. Một vài ví dụ loại thuộc ngôn ngữ này là dBASE, FoxPro,
SQL Server, Oracle và Ingres.
Trên đây là con đường mà các ngôn ngữ đã trải qua trong nhiều năm được
hình thành từ những con số 0 và 1 đến hình thức giống tiếng Anh như hiện nay.
5.5. Các loại phần mềm
Ngày nay có rất nhiều phần mềm phục vụ cho các ứng dụng đa dạng hàng
ngày của con người. Những phần mềm này dễ sử dụng và và không mất nhiều
thời gian để học cách sử dụng. Một trong những tập đoàn sản xuất phần mềm lớn
nhất thế giới là Microsoft, do Mr. William Gates, hay còn gọi là Bill Gates làm
chủ tịch.
Một số ứng dụng được sử dụng trong máy tính là:
 Xử lý văn bản
 In ấn
 Lưu trữ dữ liệu
 Tính toán
 Đồ họa
 Viễn thông
 Trò chơi
Xử lý văn bản (Letter Writing): Nếu sử dụng máy đánh chữ để xử lý văn
bản, viết báo cáo hoặc viết tiểu thuyết thì thật là bất tiện mỗi khi sai lỗi vì phải bỏ
đi trang giấy ấy và gõ lại. Với phần mềm xử lý văn bản (word processor), ta cũng
có thể gõ văn bản như máy đánh chữ nhưng có điểm khác biệt là dữ liệu nhập
vào được lưu trữ trong RAM. Vì thế, nếu có sai lỗi nhập liệu thì vẫn có thể điều
chỉnh. Và sau khi văn bản được hoàn tất chính xác ta có thể lưu lại và in ra.

35
Ngay cả sau khi lưu văn bản, ta vẫn còn khả năng thay đổi trong trường hợp
muốn thêm vào hoặc cắt bớt dữ liệu. Một chương trình xử lý từ còn có thêm một
số tiện ích như kiểm tra và sửa lỗi chính tả và ngữ pháp.
Những phần mềm xử lý từ phổ biến là Word, WordPerfect, Professional
Write, ...
In ấn (Publishing): là việc thu thập các văn bản kết hợp với hình ảnh và in
ra với một hình thức hấp dẫn. Sản phẩm in ấn phổ biến nhất chính là tờ báo. Tiến
trình hình thành nên bài báo thì mất khá nhiều thời gian cùng với sự hỗn độn của
các chất liệu của bài báo. Ngày nay phần mềm hỗ trợ cho việc thu thập và bố trí
được gọi là Publishing Software. Ngày nay việc in ấn mang tính cách desktop
(desktop publishing) bởi vì mọi công việc đều được thực hiện “trên bàn giấy”. Có
nhiều chương trình Desktop Publishing (thường gọi là DTP), phổ biến nhất là
PageMaker và Ventura.
Lưu trữ dữ liệu (Keeping records): Tất cả dữ liệu thu thập để xử lý cần
được lưu trữ. Tất cả thông tin xuất ra cũng cần được lưu trữ. Giả sử trong việc
sưu tập sách, chúng ta cần lưu trữ danh sách những cuốn sách đang có. Nếu có
thêm một cuốn sách mới thì danh sách ấy cần được cập nhật lại. Nếu một cuốn
sách quá cũ muốn bỏ đi thì danh sách cũng cần được cập nhật lại.
Công việc trên nếu được thực hiện trong một thư viện đại học thì chắc chắn
khối lượng công việc là khổng lồ. Ở đây cần đến sự trợ giúp của máy tính với
phần mềm Database để lưu trữ và theo dõi danh sách các sách của thư viện. Một
số chương trình database là dBASE, Ingres, FoxPro, SQL Server và Oracle.
Tính toán (Performing Mathematical Calculations): Do máy tính biến đổi
mọi thứ thành các con số, nên nó có thể giải quyết tốt các vấn đề về toán học.
Loại phần mềm được dùng để thực hiện các chức năng như một máy tính được
gọi là phần mềm xử lý bảng tính (Spreadsheet). Các phần mềm văn bản xứ lý các
từ ngữ thì phần mềm bảng tính xử lý các con số. Phần mềm bảng tính cho phép
bạn nhập vào các con số rồi thực hiện mọi loại phép toán (công, trừ, nhân chia
hoặc tính phần trăm...) trên các con số đó. Một số phần mềm bảng tính nổi tiếng
hiện có trên thị trường như Excel, Lotus 1-2-3 and Quattro Pro.

36
Đồ họa (Painting And Drawing): Nếu việc vẽ một đường thẳng là cơn ác
mộng đối với bạn thì các phần mềm đồ họa là công cụ tuyệt vời cho bạn. Để vẽ
một đường thẳng, bạn chỉ cần đánh dấu điểm đầu và điểm cuối trên màn hình,
máy tính sẽ lo những việc còn lại. Phần mềm đồ họa cho phép:
- Tạo các bản ký họa
- Hiệu chỉnh các phần khác nhau của một bản vẽ
- Tông hợp hai bản vẽ khác nhau thành một bản vẽ mới
- Tô màu các phần khác nhau trong bản vẽ
- Thay đổi kích thước bản vẽ theo nhu cầu của người sử dụng
Các phần mềm đồ họa thông dụng hiện nay gồm có: Paint, Paintbrush,
CorelDraw, PhotoShop, Autocad, ...
Viễn thông (Telecommunications): Thuật ngữ viến thông ám chỉ sự thông
tin liên lạc ở khoảng cách xa. Điện thoại giúp chúng ta liên lạc với nhau giữa các
lục địa. Truyền hình cáp giúp chúng ta xem các chương trình truyền hình của các
nước khác nhau. Các khả năng này có được là nhờ vào viễn thông. Máy tính
cũng có những đóng góp vào lĩnh vực này. Các phần mềm đặc biệt cho phép các
máy tính liên lạc với nhau cho dù chúng ở bất kỳ nơi đâu trong thế giới này.
Trò chơi (Games): Chơi game trên máy tính là một trong những cách sử
dung máy tính thông thường nhất. Có thể nói máy tính trở nên thông dụng cũng
nhờ vào game. Game là một phần mềm làm xúc động mọi người ở mọi lứa tuổi,
và hiện nay có rất nhiều game rất hấp dẫn trên máy tính
Phần mềm viết sẵn và phần mềm chuyên dụng: Một phần mềm luôn luôn
có một mục đích nào đó. Một số phần mềm được viết cho những mục đích thông
thường, như phần mềm xử lý văn bản chẳng hạn. Ở đây, lập trình viên (còn gọi là
tác giả phần mềm) đã quyết định phần mềm này dùng cho những ai cần xử lý văn
bản. Phần mềm này được bán ở các cửa hiệu máy tính và được gọi là phần mềm
viết sẵn. Ngược lại, có một số phần mềm được viết cho một mục đích đặc biệt
nào đó. Mục đích này có thể là đơn giản như thực hiện công việc kế toán hay
phức tạp như nghiên cứu khoa học. Loại này được gọi là phần mềm chuyên dụng.
Phần mềm loại này thường được dùng trong những lĩnh vực rất đặc biệt và được
viết theo yêu cầu và hướng dẫn của nơi yêu cầu phần mềm này.

37
CHƢƠNG II. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH
1. Cơ sở biểu diễn dữ liệu trên máy tính
1.1. Số nhị phân biểu diễn dữ liệu
Để chạy các ứng dụng máy tính phải dịch mã phần mềm sang dạng nhị phân
và sau đó phải dịch chúng từ dạng nhị phân sang một ngôn ngữ có thể hiểu được.
Máy tính hoạt động với các chuyển mạch điện tử hoặc đóng hoặc mở tương ứng
với 1 hay 0.
Máy tính không tư duy trên hệ thống thập phân như con người, nó xem số
nhị phân là tự nhiên. Máy tính phải dịch mới dùng được các số thập phân. Máy
tính chỉ có thể hiểu và xử lý dữ liệu ở dạng nhị phân, được biểu diễn thông qua
hai trạng thái có thể của các linh kiện điện tử và được xem là các bit nhị phân.
Khi chúng ta nhập dữ liệu vào máy tính, bàn phím sẽ chuyển đổi các tín
hiệu từ phím nhấn thành mã ký tự nhị phân. Mã này sẽ được truyền tới máy tính.
Khi máy tính truyền dữ liệu tới máy in, hoặc màn hình hoặc đĩa lưu trữ, mỗi ký
tự riêng lẻ sẽ được chuyển thành mã nhị phân. Sau đó mã này sẽ được chuyển
ngược thành từng ký tự cụ thể trên màn hình hoặc khi in dữ liệu.
1.2. Bit và Byte
Bit là các kí số nhị phân; là 0 hay 1, trong máy tính chúng được đại diện bởi
sự tồn tại hay không một mức điện thế chuẩn.
Ví dụ:
- nhị phân 0 có thể đại diện cho 0 volt.
- nhị phân 1 có thể đại diện cho +5 volt DC.
Một nhóm 8 bit gọi là một 1 byte, nó có thể biểu diễn cho một kí tự, như
trong mã ASCII. Trong máy tính 1 byte cũng biểu diễn một vị trí lưu trữ có thể
địa chỉ hoá.
Máy tính quy ước, 1024 byte tạo thành 1 kilobyte, 1024 kilobyte tạo thành 1
megabyte (MB), 1024 megabyte tạo thành 1 gigabytes. Một từ (word) bao gồm
một hay nhiều byte. Hầu hết các máy tính thể hiện một từ gồm 8 hay 16 bit. Tuy
nhiên trong những hệ thống máy tính lớn thì số các bit có thể lên tới 16, 32, 36
hay 40 bit.

38
2. Hệ đếm
Trước đây người ta biểu diễn số dưới dạng các ký hiệu như I cho 1, II cho 2,
III cho 3,… Mỗi ký hiệu thể hiện giá trị như nhau mà không tuỳ thuộc vào vị trí
của ký hiệu đó trong một số. (chúng ta sẽ xem xét “vị trí các ký hiệu trong một
số” trong phần sau). Cách tiếp cận này được gọi là cách tiếp cận cộng tính. Theo
thời gian, hệ đếm cũng phát triển. Hệ đếm đã có một ít thay đổi dựa trên số các
ký hiệu và và vị trí mà nó chiếm giữ. Ngày nay, chúng ta biết rằng các số có thể
được biểu diễn bằng một tập các ký hiệu sắp xếp theo những vị trí khác nhau.
Điển hình các hệ đếm cơ số 2, 8, 10, 16 đã mô tả và quy định chặt chẽ cách biểu
diễn đã nói ở trên, điều lý thú ở đây là tuy có nhiều hệ đếm khác nhau như vậy,
nhưng tính đồng nhất về giá trị của thông tin mà nó biểu diễn là như nhau. Tức là
một con số dù mang những hình thức khác nhau, cách thực hiện phép tính khác
nhau trong các hệ đếm khác nhau nhưng kết quả về giá trị của con số đó vẫn
không khác nhau. Đây là cơ sở của sự biểu diễn quy đổi mọi dạng thức dữ liệu
trong cuộc sống về hệ nhị phân.
2.1. Hệ Thập Phân (Decimal Number System)
Trong hệ đếm thập phân, vị trí các số từ phải qua đại diện cho hàng đơn vị,
chục, trăm, ngàn,… Ví dụ như số 365, số 5 đại diện cho hàng đơn vị, 6 đại diện
cho hàng chục, 3 đại diện cho hàng trăm.
(3 x 100) + (6 x 10) + (5 x 1) = 365
Như vậy, khi di chuyển một vị trí từ trái qua, thì giá trị của ký số (digit) sẽ
tăng 10 lần. Chúng ta thấy rằng vị trí của số ảnh hưởng đến giá trị của nó. Vì vậy,
người ta gọi loại hệ đếm này là hệ đếm định vị. Nói cách khác, các ký hiệu dùng
để đại diện cho các số trong một hệ đếm thì được gọi là cơ sở / cơ số (base/radix)
của hệ đếm đó. Tóm lại giá trị của mỗi ký số trong một hệ đếm được xác định
thông qua:
- Bản thân ký số đó.
- Vị trí của ký số đó trong dãy số.
- Loại cơ số của hệ đếm.

39
2.2. Hệ Nhị Phân (Binary Number system)
Chúng ta sẽ chuyển qua một hệ đếm khác - hệ nhị phân. Hệ nhị phân dựa
trên 2 cơ số, có ký hiệu là 0 và 1. Trong hệ đếm này, khi chúng ta di chuyển sang
trái, giá trị của ký số sẽ tăng 2 lần so với số kế trước nó. Như vậy giá trị được thể
hiện là:
<-- <-- 64 <-- 32 <-- 16 <-- 8 <-- 4 <-- 2 <-- 1
2.3. Hệ bát phân (Octal Number system)
Một hệ đếm định vị khác phổ biến là hệ bát phân. Hệ bát phân có cơ số là 8.
Giá trị gia tăng từ phải qua trái là 1, 8, 64, 512, 4096… Giá trị thập phân của số
1204 hệ bát phân là:
(1 * 512) + (2 * 64) + (0 * 8) + (4 * 1)
= 512 + 128 + 0 + 4
= 644
Để chuyển đổi một số từ hệ nhị phân sang hệ bát phân và ngược lại, chúng
ta phải nhớ bảng chuyển đổi như sau:
Nhị phân Bát phân
000 0
001 1
010 2
011 3
100 4
101 5
110 6
111 7
2.4. Hệ thập lục phân (Hexadecimal Number System)
Một loại hệ đếm định vị phổ biến khác là hệ đếm thập lục phân. Hệ đếm
thập lục phân dựa trên cơ số 16, do đó giá trị sẽ thay đổi từ phải qua trái là 1, 16,
256, 4096, 65536... Chúng ta phải nhớ bảng chuyển đổi hệ thập lục phân như
sau:

40
Thập lục phân Thập phân
0 0
1 1
2 2
3 3
4 4
5 5
6 6
7 7
8 8
9 9
A 10
B 11
C 12
D 13
E 14
F 15
Như chúng ta đã đề cập ở trên, hệ thập lục phân dùng 16 ký hiệu đại diện
trong đó có các ký hiệu chữ cái là A, B, C, D, E và F. Như vậy biểu diễn hệ thập
phân của số A0119 hệ thập lục phân là:
(10 * 65,536) + (0 * 4,096) + (1 * 256) + (1 * 16) + (9 * 1)
= 655,360 + 0 + 256 + 16 + 9
= 655,641
3. Chuyển đổi giữa các hệ đếm
3.1. Chuyển từ hệ nhị phân sang thập phân
Giá trị thập phân của 110100 là:
(32 * 1) + (16 * 1) + (8 * 0) + (4 * 1) + (2 * 0) + (1 * 0)
= 32 + 16 + 0 + 4 + 0 + 0
= 52

41
Biểu diễn trên cho chúng ta thấy cách chuyển từ hệ nhị phân sang hệ thập
phân tương ứng. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét việc chuyển từ hệ thập phân sang
hệ nhị phân.
3.2. Chuyển từ hệ thập phân sang hệ nhị phân
Các bước thực hiện việc chuyển đổi từ hệ thập phân như sau:
1. Chia số thập phân cho cho cơ số của hệ tương đương cần tính.
2. Ghi phần dư sang một cột và lấy thương số chia tiếp cho cơ số. Lập lại
việc tính toán trên cho đến khi thương số có giá trị 0.
3. Đọc và ghi phần dư theo trật tự ngược (từ dưới lên) sẽ cho ta một số
tương đương cần tìm. Bây giờ chúng ta sẽ chuyển đổi một số hệ thập phân
có giá trị là 52 sang số nhị phân tương ứng:
Phần dƣ
2 |__ 52
2 |__ 26 | 0
2 |__ 13 | 0
2 |__ 06 | 1
2 |__ 03 | 0
2 |__ 01 | 1
2 |__ 00 | 1
Như vậy số nhị phân tương ứng của số thập phân 52 là 110100. Tất cả dữ
liệu được lưu trữ và xử lý trong máy tính dưới dạng nhị phân. Các ký hiệu 0 và 1
là ký tự đại diện cho ký số nhị phân. Chúng ta sẽ thấy rằng với 2 bit sẽ tạo ra 4
kết hợp là: 00, 01, 10, 11.
3.3. Chuyển từ hệ nhị phân sang hệ bát phân
Số nhị phân sẽ được chia thành nhóm 3 ký số, mỗi nhóm có thể được thay
thế bằng một ký số bát phân tương ứng.
Ví dụ:
Số nhị phân 101010101010100
101 010 101 010 100
5 2 5 2 4
52524 là số bát phân tương ứng với số nhị phân ở trên.

42
3.4. Chuyền từ hệ bát phân sang hệ nhị phân
Mỗi ký số bát phân sẽ được thay thế bằng một „bộ ba‟ (triple) ký số nhị
phân tương ứng.
Ví dụ: 6 5 tương ứng 110 101
Số nhị phân tương ứng của số bát phân 65, là 110101
3.5. Chuyển từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân
Mỗi ký số thập lục phân được đại diện bằng một nhóm 4 ký số nhị phân:
Nhị phân Thập lục phân
0000 0
0001 1
0010 2
0011 3
0100 4
0101 5
0110 6
0111 7
1000 8
1001 9
1010 A
1011 B
1100 C
1101 D
1110 E
1111 F
Để chuyển từ số nhị phân sang số thập lục phân tương ứng, trước hết chúng
ta sẽ chia số nhị phân thành từng nhóm 4 ký số, mỗi một nhóm 4 ký số nhị phân
sẽ được chuyển thành một ký số thập lục phân tương ứng. Chúng ta có thể thêm
các số 0 vào phía trái nếu cần.
Ví dụ: Số nhị phân 10101011000010
0010 1010 1100 0010
2 A C 2

43
3.6. Chuyển hệ thập lục phân sang hệ nhị phân
Việc chuyển từ hệ thập lục phân sang hệ nhị phân bằng cách viết ra từng
nhóm 4 ký số nhị phân tương ứng với từng ký số thập lục phân.
Ví dụ:
Số thập lục phân: 1901A0412C
0001 1001 0000 0001 1010 0000 0100 0001 0010 1100
Như vậy số nhị phân cần tính là:
1100100000001101000000100000100101100
Các số 0 phía đầu (bên phải) có thể được loại bỏ do nó không mang ý nghĩa
cụ thể gì cả. Thực tế máy tính lưu trữ việc cấp phát địa chỉ dưới dạng biểu diễn
thập lục phân.
4. Mã hóa và biểu diễn thông tin
Không phải tất cả các máy tính đều biểu diễn thông tin được dưới dạng hệ
số nhị phân (đối với số nguyên không dấu – tức là số nguyên dương), thực tế còn
rất nhiều dạng thức dữ liệu khác như số nguyên có dấu, số thập phân đơn giản, số
thực, ký tự, âm thanh,… Rõ ràng cần một hệ thống mã hóa và quy ước các kiểu
dữ liệu thực tế đó về số nguyên, để rồi từ đó dùng các phương pháp biểu diễn đặc
thù chuyển về dạng nhị phân.
Ví dụ: Bảng chữ cái tiếng Anh có 26 ký tự. Nếu chúng ta xem xét cả chữ in
hoa, chữ thường và các ký hiệu đặc biệt như * % + -, 10 ký số thập phân và các
ký tự điều khiển không in ra được như phím trả về (Carriage return)… ta có 128
ký tự, cần 7 ký số để thể hiện tất cả 128 ký tự nêu trên. Việc mã hoá cho các ký
tự đã được chuẩn hoá nhằm giúp cho việc trao đổi dữ liệu giữa các máy tính.
4.1. Bảng mã ASCII
Tiêu chuẩn phổ biến và được sử dụng nhiều nhất là Bảng mã Tiêu chuẩn
Hoa kỳ về Chuyển đổi thông tin (American Standard Code for Information
Interchange - ASCII). ASCII sử dụng 7 bit cho mỗi ký tự. Với 7 bit có thể cho ra
128 (2 7) tổ hợp sắp xếp khác nhau.
Ngoài các mã cho ký tự, máy tính còn dùng các mã cho việc thể hiện thông
tin khác như cuối một tập tin, đầu trang,… Các mã này được gọi là ký tự điều

44
khiển không in được. Mã ASCII được dùng để thể hiện dữ liệu bên trong các
máy tính cá nhân.

Hình 2.1. Bảng mã ASCII


4.2. Bảng mã EBCDIC
Một bảng mã khác đó là Bảng mã chuyển đổi mã hệ thập phân và nhị phân
mở rộng (Extended Binary Coded Decimal Interchange Code - EBCDIC).
EBCDIC dùng 8 bit cho mỗi ký tự. Như vậy EBCDIC có thể biểu diễn được 256
ký tự. Mã EBCDIC được dùng trong các hệ thống Mainframe IBM và những hệ
máy tương đương.
Tín hiệu điện tử có khả năng chuyển đổi ký tự từ dạng ASCII sang EBCDIC
và ngược lại. Chúng ta cũng có thể có được các giá trị chuyển đổi này thông qua
các chương trỉnh máy tính.

45
Hình 2.2. Bảng mã EBCDIC
4.3. Bảng mã hợp nhất Unicode
Do các hãng máy tính hàng đầu thiết kế, là bộ mã 16-bit và hỗ trợ đa ngôn
ngữ trong đó bao gồm tất cả ký tự tiếng Việt.
Unicode tuy cồng kềnh và tốn không gian lưu trữ hơn, nhưng nó vẫn trở
thành bộ mã được ứng dụng rộng rãi hiện nay bởi sự tiện dụng khi biểu diễn đa
ngôn ngữ. Sự ứng dụng mạnh mẽ Unicode đi liền cùng sự phát triển Internet với
dịch vụ World Wide Web.

46
Hình 2.3. Bảng mã Unicode 16

47
CHƢƠNG III. HỆ ĐIỀU HÀNH
1. Tổng quan hệ điều hành
1.1. Khái niệm hệ điều hành
Khó có một khái niệm hay định nghĩa chính xác về hệ điều hành, vì hệ điều
hành là một bộ phận được nhiều đối tượng khai thác nhất, họ có thể là người sử
dụng thông thường, có thể là lập trình viên, có thể là người quản lý hệ thống và
tùy theo mức độ khai thác hệ điều hành mà họ có thể đưa ra những khái niện
khác nhau về nó. Ở đây ta xem xét 3 khái niệm về hệ điều hành dựa trên quan
điểm của người khai thác hệ thống máy tính:
Khái niệm 1: Hệ điều hành là một hệ thống mô hình hoá, mô phỏng hoạt
động của máy tính, của người sử dụng và của lập trình viên, hoạt động trong chế
độ đối thoại nhằm tạo môi trường khai thác thuận lợi hệ thống máy tính và quản
lý tối ưu tài nguyên của hệ thống.
Khái niệm 2: Hệ điều hành là hệ thống chương trình với các chức năng
giám sát, điều khiển việc thực hiện các chương trình của người sử dụng, quản lý
và phân chia tài nguyên cho nhiều chương trình người sử dụng đồng thời sao cho
việc khai thác chức năng của hệ thống máy tính của người sử dụng là thuận lợi và
hiệu quả nhất.
Khái niệm 3: Hệ điều hành là một chương trình đóng vai trò như là giao
diện giữa người sử dụng và phần cứng máy tính, nó điều khiển việc thực hiện của
tất cả các loại chương trình. Khái niệm này rất gần với các hệ điều hành đang sử
dụng trên các máy tính hiện nay.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể thấy rằng: Hệ điều hành ra đời, tồn tại
và phát triển là để giải quyết vấn đề sử dụng máy tính của người sử dụng, nhằm
giúp người sử dụng khai thác hết các chức năng của phần cứng máy tính mà cụ
thể là giúp người sử dụng thực hiện được các chương trình của họ trên máy tính.

48
Hình 3.1. Hệ điều hành
1.2. Chức năng hệ điều hành
Một hệ thống máy tính gồm 3 thành phần chính: phần cứng, hệ điều hành và
các chương trình ứng dụng và người sử dụng. Trong đó hệ điều hành là một bộ
phận quan trọng và không thể thiếu của hệ thống máy tính, nhờ có hệ điều hành
mà người sử dụng có thể đối thoại và khai thác được các chức năng của phần
cứng máy tính.
Có thể nói hệ điều hành là một hệ thống các chương trình đóng vai trò trung
gian giữa người sử dụng và phần cứng máy tính. Mục tiêu chính của nó là cung
cấp một môi trường thuận lợi để người sử dụng dễ dàng thực hiện các chương
trình ứng dụng của họ trên máy tính và khai thác triệt để các chức năng của phần
cứng máy tính.
Để đạt được mục tiêu trên hệ điều hành phải thực hiện 2 chức năng chính
sau đây:
Giả lập một máy tính mở rộng: Máy tính là một thiết bị vi điện tử, nó được
cấu thành từ các bộ phận như: Processor, Memory, I/O Device, Bus, ... , do đó để
đối thoại hoặc khai thác máy tính người sử dụng phải hiểu được cơ chế hoạt động
của các bộ phận này và phải tác động trực tiếp vào nó, tất nhiên là bằng những
con số 0,1 (ngôn ngữ máy). Điều này là quá khó đối với người sử dụng. Để đơn
giản cho người sử dụng hệ điều hành phải che đậy các chi tiết phần cứng máy
tính bởi một máy tính mở rộng, máy tính mở rộng này có đầy đủ các chức năng
của một máy tính thực nhưng đơn giản và dễ sử dụng hơn. Theo đó khi cần tác

49
động vào máy tính thực người sử dụng chỉ cần tác động vào máy tính mở rộng,
mọi sự chuyển đổi thông tin điều khiển từ máy tính mở rộng sang máy tính thực
hoặc ngược lại đều do hệ điều hành thực hiện. Mục đích của chức năng này là:
Giúp người sử dụng khai thác các chức năng của phần cứng máy tính dễ dàng và
hiệu quả hơn.
Quản lý tài nguyên của hệ thống: Tài nguyên hệ thống có thể là: processor,
memory, I/O device, printer, file, ..., đây là những tài nguyên mà hệ điều hành
dùng để cấp phát cho các tiến trình, chương trình trong quá trình điều khiển sự
hoạt động của hệ thống. Khi người sử dụng cần thực hiện một chương trình hay
khi một chương trình cần nạp thêm một tiến trình mới vào bộ nhớ thì hệ điều
hành phải cấp phát không gian nhớ cho chương trình, tiến trình đó để chương
trình, tiến trình đó nạp được vào bộ nhớ và hoạt động được. Trong môi trường hệ
điều hành đa nhiệm có thể có nhiều chương trình, tiến trình đồng thời cần được
nạp vào bộ nhớ, nhưng không gian lưu trữ của bộ nhớ có giới hạn, do đó hệ điều
hành phải tổ chức cấp phát bộ nhớ sao cho hợp lý để đảm bảo tất cả các chương
trình, tiến trình khi cần đều được nạp vào bộ nhớ để hoạt động. Ngoài ra hệ điều
hành còn phải tổ chức bảo vệ các không gian nhớ đã cấp cho các chương trình,
tiến trình để tránh sự truy cập bất hợp lệ và sự tranh chấp bộ nhớ giữa các
chương trình, tiến trình, đặc biệt là các tiến trình đồng thời hoạt động trên hệ
thống. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hệ điều hành.
Trong quá trình hoạt động của hệ thống, đặc biệt là các hệ thống đa người
dùng, đa chương trình, đa tiến trình, còn xuất hiện một hiện tượng khác, đó là
nhiều chương trình, tiến trình đồng thời sử dụng một không gian nhớ hay một tập
tin (dữ liệu, chương trình) nào đó. Trong trường hợp này hệ điều hành phải tổ
chức việc chia sẻ và giám sát việc truy xuất đồng thời trên các tài nguyên nói trên
sao cho việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng tránh được sự mất mát dữ
liệu và làm hỏng các tập tin.
Trên đây là hai dẫn chứng điển hình để chúng ta thấy vai trò của hệ điều
hành trong việc quản lý tài nguyên hệ thống, sau này chúng ta sẽ thấy việc cấp
phát, chia sẻ, bảo vệ tài nguyên của hệ điều hành là một trong những công việc
khó khăn và phức tạp nhất. Hệ điều hành đã chi phí nhiều cho công việc nói trên

50
để đạt được mục tiêu: Trong mọi trường hợp tất cả các chương trình, tiến trình
nếu cần được cấp phát tài nguyên để hoạt động thì sớm hay muộn nó đều được
cấp phát và được đưa vào trạng thái hoạt động.
Ở trên là hai chức năng tổng quát của một hệ điều hành, đó cũng được xem
như là các mục tiêu mà các nhà thiết kế, cài đặt hệ điều hành phải hướng tới. Các
hệ điều hành hiện nay có các chức năng cụ thể sau đây:
- Hệ điều hành Multitasking Environment: cho phép thực hiện nhiều chương
trình đồng thời trong môi trường đa tác vụ. Hệ điều hành multitasking bao gồm:
Windows NT, Windows 2000, Linux và OS/2. Trong hệ thống multasking hệ
điều hành phải xác định khi nào thì một ứng dụng được chạy và mỗi ứng dụng
được chạy trong khoản thời gian bao lâu thì phải dừng lại để cho các ứng dụng
khác được chạy.
- Hệ điều hành tự nạp nó vào bộ nhớ - It loads itself into memory: Quá trình
nạp hệ điều hành vào bộ nhớ được gọi là quá trình Booting. Chỉ khi nào hệ điều
hành đã được nạp vào bộ nhớ thì nó mới cho phép người sử dụng giao tiếp với
phần cứng. Trong các hệ thống có nhiều ứng dụng đồng thời hoạt động trên bộ
nhớ thì hệ điều hành phải chịu trách nhiệm chia sẻ không gian bộ nhớ RAM và
bộ nhớ cache cho các ứng dụng này.
- Hệ điều hành và API: Application Programming Interface: API là một tập
các hàm/thủ tục được xây dựng sẵn bên trong hệ thống, nó có thể thực hiện được
nhiều chức năng khác nhau như shutdown hệ thống, đảo ngược hiệu ứng màn
hình, khởi động các ứng dụng, … Hệ điều hành giúp cho chương trình của người
sử dụng giao tiếp với API hay thực hiện một lời gọi đến các hàm/thủ tục của API.
- Nạp dữ liệu cần thiết vào bộ nhớ - It loads the requied data into memory:
Dữ liệu do người sử dụng cung cấp được đưa vào bộ nhớ để xử lý. Khi nạp dữ
liệu vào bộ nhớ hệ điều hành phải lưu lại địa chỉ của bộ nhớ nơi mà dữ liệu được
lưu ở đó. Hệ điều hành phải luôn theo dõi bản đồ cấp phát bộ nhớ, nơi dữ liệu và
chương trình được lưu trữ ở đó. Khi một chương trình cần đọc dữ liệu, hệ điều
hành sẽ đến các địa chỉ bộ nhớ nơi đang lưu trữ dữ liệu mà chương trình cần đọc
để đọc lại nó.

51
- Hệ điều hành biên dịch các chỉ thị chương trình - It interprets program
instructions: Hệ điều hành phải đọc và giải mã các thao tác cần được thực hiện,
nó được viết trong chương trình của người sử dụng. Hệ điều hành cũng chịu trách
nhiệm sinh ra thông báo lỗi khi hệ thống gặp lỗi trong khi đang hoạt động.
- Hệ điều hành quản lý tài nguyên - It managers resources: Nó đảm bảo
việc sử dụng thích hợp tất cả các tài nguyên của hệ thống như là: bộ nhớ, đĩa
cứng, máy in, …
2. Phân loại hệ điều hành
Có nhiều cách khác nhau để phân loại hệ điều hành, ở đây chúng tôi dựa
vào cách mà hệ điều hành thực hiện các công việc, các tác vụ, các tiến trình của
người sử dụng để phân loại hệ điều hành.
2.1. Hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản
Hệ điều hành loại này thực hiện các tác vụ lần lượt theo những chỉ thị đã
được xác định trước. Khi một tác vụ chấm dứt thì hệ thống sẽ tự động thực hiện
tác vụ tiếp theo mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài, do đó hệ thống đạt tốc
độ thực hiện cao. Để thực hiện được điều này hệ điều hành phải có bộ phận giám
sát thường trực để giám sát việc thực hiện của các tác vụ trong hệ thống, bộ phận
này thường trú trong bộ nhớ chính.
Trong hệ điều hành này khi hệ thống cần thực hiện một tác vụ thì nó phải
lưu chương trình và dữ liệu của các tác vụ vào hàng đợi các công việc, sau đó sẽ
thực hiện lần lượt từng bộ chương trình và dữ liệu của tác vụ tương ứng trong
hàng đợi và cho ra lần lượt các kết quả.
Với cách tổ chức hàng đợi tác vụ, thì hệ thống không thể thay đổi chương
trình và dữ liệu của các tác vụ ngay cả khi chúng còn nằm trong hàng đợi, đây là
một hạn chế. Mặt khác trong quá trình thực hiện tác vụ nếu tác vụ chuyển sang
truy xuất trên thiết bị vào/ra thì processor rơi vào trạng thái chờ điều này gây
lãng phí thời gian xử lý của processor.
2.2. Hệ điều hành xử lý theo lô đa chƣơng
Một trong những hạn chế của hệ điều hành xử lý theo lô đơn giản là lãng
phí thời gian xử lý của processor khi tác vụ hiện tại truy xuất đến thiết bị vào/ra.
Hệ điều hành xử lý theo lô đa chương sẽ khắc phục hạn chế này.

52
Hệ điều hành loại này có khả năng thực hiện nhiều tác vụ, nhiều chương
trình đồng thời. Khi cần thực hiện nhiều tác vụ đồng thời hệ điều hành sẽ nạp
một phần code và data của các tác vụ vào bộ nhớ (các phần còn lại sẽ được nạp
sau tại thời điểm thích hợp) và tất cả đều ở trạng thái sẵn sàng thực hiện, sau đó
hệ điều hành bắt đầu thực hiện một tác vụ nào đó, nhưng khi tác vụ đang thực
hiện cần truy xuất thiết bị vào/ra thì processor sẽ được chuyển sang thực hiện các
tác vụ khác, và cứ như thế hệ điều hành tổ chức chuyển hướng processor để thực
hiện hết các phần tác vụ trong bộ nhớ cũng như các tác vụ mà hệ thống yêu cầu.
Hệ điều hành loại này mang lại hai ưu điểm đó là tiết kiệm được bộ nhớ, vì
không nạp hết code và data của các tác vụ vào bộ nhớ, và hạn chế thời gian rỗi
của processor. Tuy nhiên nó phải chi phí cao cho việc lập lịch processor, tức là
khi có được processor hệ điều hành phải xem xét nên chuyển nó cho tác vụ nào
trong số các tác vụ đang ở trạng thái sẵn sàng. Ngoài ra hệ điều hành còn phải
giải quyết việc chia sẻ bộ nhớ chính cho các tác vụ khác nhau. Hệ điều hành
MS_DOS là hệ điều hành đơn nhiệm, đa chương.
2.3. Hệ điều hành chia sẻ thời gian
Khái niệm chia sẻ thời gian ra đời đã đánh dấu một bước phát triển mới của
hệ điều hành trong việc điều khiển các hệ thống đa người dùng. Chia sẻ thời gian
ở đây chính là chia sẻ thời gian xử lý của processor cho các tác vụ, các tiến trình
đang ở trong trạng thái sẵn sàng thực hiện.
Nguyên tắc của hệ điều hành chia sẻ thời gian tương tự như trong hệ điều
hành xử lý theo lô đa chương nhưng việc chuyển processor từ tác vụ, tiến trình
này sang tác vụ, tiến trình khác không phụ thuộc vào việc tác vụ, tiến trình hiện
tại có truy xuất đến thiết bị vào/ra hay không mà chỉ phụ thuộc vào sự điều phối
processor của hệ điều hành. Công việc điều phối processor của hệ điều hành rất
phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề
này khi nghiên cứu về lập lịch tiến trình.
Trong hệ điều hành này thời gian chuyển đổi processor giữa các tác vụ là rất
nhỏ nên ta có cảm giác các tác vụ thực hiện song song với nhau. Với hệ điều
hành này người sử dụng có thể yêu cầu hệ điều hành thực hiện nhiều chương
trình, tiến trình, tác vụ đồng thời với nhau.

53
Hệ điều hành chia sẻ thời gian là mở rộng logic của hệ điều hành đa chương
và nó thường được gọi là hệ điều hành đa nhiệm (Multitasking). Hệ điều hành
Windows 9x/NT là các hệ điều hành đa nhiệm.
2.4. Hệ điều hành đa vi xử lý
Là các hệ điều hành dùng để điều khiển sự hoạt động của các hệ thống máy
tính có nhiều vi xử lý. Các hệ điều hành đa vi xử lý (multiprocessor) gồm có 2
loại:
Đa xử lý đối xứng (SMP: symmetric): Trong hệ thống này vi xử lý nào
cũng có thể chạy một loại tiểu trình bất kỳ, các vi xử lý giao tiếp với nhau thông
qua một bộ nhớ dùng chung. Hệ SMP cung cấp một cơ chế chịu lỗi và khả năng
cân bằng tải tối ưu hơn, vì các tiểu trình của hệ điều hành có thể chạy trên bất kỳ
vi xử lý nào nên nguy cơ xảy ra tình trạng tắc nghẽn ở CPU giảm đi đáng kể. Vấn
đề đồng bộ giữa các vi xử lý được đặt lên hàng đầu khi thiết kế hệ điều hành cho
hệ thống SMP. Hệ điều hành Windows NT, hệ điều hành Windows 2000 là các
hệ điều hành đa xử lý đối xứng.
Đa xử lý bất đối xứng (ASMP: asymmetric): Trong hệ thống này hệ điều
hành dành ra một hoặc hai vi xử lý để sử dụng riêng, các vi xử lý còn lại dùng để
điều khiển các chương trình của người sử dụng. Hệ ASMP đơn giản hơn nhiều so
với hệ SMP, nhưng trong hệ này nếu có một vi xử lý trong các vi xử lý dành
riêng cho hệ điều hành bị hỏng thì hệ thống có thể ngừng hoạt động.
2.5. Hệ điều hành xử lý thời gian thực
Hệ điều hành này khắc phục nhược điểm của hệ điều hành xử lý theo lô, tức
là nó có khả năng cho kết quả tức thời, chính xác sau mỗi tác vụ.
Trong hệ điều hành này các tác vụ cầu thực hiện không được đưa vào hàng
đợi mà được xử lý tức thời và trả lại ngay kết quả hoặc thông báo lỗi cho người
sử dụng có yêu cầu. Hệ điều hành này hoạt động đòi hỏi sự phối hợp cao giữa
phần mềm và phần cứng.
2.6. Hệ điều hành mạng
Là các hệ điều hành dùng để điều khiển sự hoạt động của mạng máy tính.
Ngoài các chức năng cơ bản của một hệ điều hành, các hệ điều hành mạng còn

54
phải thực hiện việc chia sẻ và bảo vệ tài nguyên của mạng. Hệ điều hành
Windows 9x/NT, Windows 200, Linux, là các hệ điều hành mạng máy tính.
3. Một số hệ điều hành thƣờng sử dụng
3.1. Hệ điều hành Windows
Trong nhiều năm, người dùng cuối đã phải vật lộn với hệ điều hành giao
diện dòng lệnh. Người dùng phải biết các câu lệnh thích đáng của DOS và gia
phả thư mục (vị trí chính xác) của một tập tin để có thể sao chép hoặc hiển thị
v.v. Một câu lệnh sao chép thông thường trong môi trường DOS như sau:
C:\> copy c:\accounts\february\purchases\myfile.doc a:\february
Rồi sau đó Windows xuất hiện với giao diện người dùng đồ họa (Graphical
User Interface – GUI). Phiên bản đầu tiên của Windows dựa hẳn trên nền DOS
(Disk Operating System). Đó là, khi bạn ra một lệnh trên Windows, Windows
chuyển lệnh đó xuống cho DOS thực hiện. ưu điểm của nó là người dùng cuối
bây giờ có thể chú tâm hoàn tất công việc hơn là nhớ các câu lệnh chuẩn của
DOS.
Họ Windows 4.0 đã thay đổi mọi việc chút đỉnh. Nó tích hợp công nghệ hệ
điều hành của DOS và giao diện đồ họa người dùng của phiên bản trước. điều
này đồng nghĩa với việc Windows không còn phụ thuộc vào DOS nữa. Windows
đã có thể tự hoạt động.
Từ khi mới được tung ra thị trường, Windows đã được nhiều người dùng
đón nhận, tạo ra một sự thành công rất lớn cho Microsoft. Lý do chính mà
Windows được nhiều người lựa chọn là có giao diện dễ sử dụng, bắt mắt với đồ
họa cao.Vì được đông đảo người sử dụng nên các công ty phần cứng cũng như
các công ty phần mềm đã cho ra đời rất nhiều sản phẩm tương thích với
Windows như bàn phím, con chuột, USB, các chương trình lập trình, ứng dụng
như phần mềm tăng tốc tải Internet Download Manager, Nero .v.v. Chính điều
này đã làm cho Windows càng trở nên phổ biến hơn. Mặc dù Windows được
nhiều người dùng, nhưng Windows không được các chuyên gia máy tính đánh
giá cao bằng các hệ điều hành dựa trên môi trường Unix như Ubuntu do tốc độ
làm việc của Windows chậm hơn nhiều lần so với Unix(một ví dụ điển hình là
Google- cỗ máy tìm kiếm khổng lồ cũng làm việc dựa trên Unix thay vì

55
Windows)và các ứng dụng của Windows cũng không được đánh giá cao bằng
các ứng dụng trong các hệ điều hành dựa trên Unix- ví dụ Latex luôn luôn có tốc
độ làm việc cao hơn MS Word của Microsoft chạy trong Windows.
Các phiên bản của Windows là tên gọi chung cho các thế hệ của sản phẩm
phần mềm Windows và có thể được chia thành các thể loại sau:
 Môi trƣờng làm việc 16 bit. Dùng trong những máy vi tính cá nhân
(personal computer).
o Các phiên bản đầu tiên của Windows chỉ là giao diện đồ họa hay
desktop, phần lớn vì chúng dùng hệ điều hành MS-DOS ở lớp dưới
cho các dịch vụ hệ thống tập tin và các tiến trình hệ thống.
o Sau đó, các phiên bản Windows 16 bit đã có dạng tập tin có thể
chạy được và tự cung cấp chương trình điều khiển thiết bị (device
driver) cho bo mạch đồ họa, máy in, chuột, bàn phím và âm thanh.
o Khác với DOS, môi trường của Windows cho phép mọi người dùng
thi hành nhiều chương trình đồ họa cùng một lúc, các hệ điều hành
này gồm có Windows 1.0, (1985), Windows 2.0 (1987) và
Windows/286 (gần giống Windows 2.0).
 Môi trƣờng làm việc 16/32 bit. Dùng trong các máy vi tính hệ Intel
Pentium 386 - 486 - 586.
o Windows/386 ra mắt và kết quả rõ nhất mà người sử dụng nhìn
thấy là họ có thể làm việc tạm thời với nhiều môi trường MS-DOS
trong các cửa sổ riêng (các ứng dụng đồ họa yêu cầu cửa sổ phải
được chuyển về chế độ toàn màn hình).
o Hỗ trợ tính năng bộ nhớ ảo và trình điều khiển thiết bị ảo (VxDs)
cho phép họ chia sẻ các thiết bị dùng chung (như đĩa cứng, đĩa
mềm...) giữa các cửa sổ DOS.
 Hệ điều hành 16/32 bit. Bằng việc công bố khả năng truy cập file 32-bit
trong Windows for Workgroups 3.11, Windows cuối cùng đã chấm dứt
phụ thuộc vào DOS trong việc quản lý hồ sơ (file). Ngoài ra, Windows 95
cũng đưa ra hệ thống "Tên file dài", do vậy hệ thống tên file 8.3 của DOS
chỉ còn vai trò trong đoạn mã khởi động nạp hệ điều hành.

56
o Đặc điểm mang tính cách mạng nhất trong phiên bản này là khả
năng chạy các chương trình giao diện đồ họa 32-bit đồng thời,
trong khi các chương trình này lại chia thành các phân tuyến
(thread) chạy song song với nhau.
o Microsoft đã đưa ra 3 phiên bản của Windows 95 (phiên bản đầu
tiên năm 1995, các phiên bản sửa lỗi được đưa ra năm 1996 và
1997 chỉ được bán cho nhà sản xuất máy tính, được bổ sung thêm
một vài tính năng mới như hỗ trợ FAT32).
o Hệ điều hành tiếp theo của Microsoft là Windows 98; có 2 phiên
bản (bản đầu tiên năm 1998, và bản thứ hai là "Windows 98
Second Edition", năm 1999). Trong năm 2000, Microsoft đưa ra
Windows Me, với mục tiêu cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa
Windows 98 SE và Windows NT, bao gồm một vài tính năng mới
như hoàn nguyên hệ thống (System Restore), cho phép người sử
dụng đưa máy tính của mình trở lại trạng thái trước đó.
 Hệ điều hành 32 bit ban đầu được thiết kế và quảng bá là các hệ thống có
độ tin cậy cao và đặc biệt là không thừa kế từ DOS.
o Phiên bản đầu tiên được đưa ra là Windows NT 3.1 vào năm 1993,
được đánh số "3.1" để chỉ thị ngang hàng với Windows 3.1 và hơn
1 cấp so với hệ điều hành OS/2 2.1, hệ điều hành của IBM do
Microsoft đồng phát triển và là đối thủ chính của dòng Windows
NT tại thời điểm đó.
o Phiên bản tiếp theo là Windows NT 3.5 (1994), NT 3.51 (1995), và
cuối cùng NT 4.0 (1996) đã có giao diện của Windows 95.
o Sau đó Microsoft bắt đầu chuyển sang việc hợp nhất hai dòng hệ
điều hành dành cho cá nhân và cho doanh nghiệp. Thử nghiệm đầu
tiên, Windows 2000, đã thất bại, và được phân phối là một phiên
bản dành cho doanh nghiệp. Phiên bản Windows 2000 cho cá nhân,
tên mã là "Windows Neptune" bị hủy bỏ và Microsoft đã thay thế
bằng Windows ME. Mặc dù vậy, "Neptune" vẫn được tích hợp vào
dự án mới, "Whistler", để sau đó trở thành Windows XP.

57
o Sau đó, hệ điều hành mới, Windows Server 2003, đã mở rộng dòng
sản phẩm cho doanh nghiệp này. Cuối cùng, hệ điều hành đã được
ra mắt Windows Vista sẽ hoàn thiện các tính năng còn thiếu của
các sản phẩm trên. Với Windows CE, Microsoft cũng đã ngắm tới
thị trường di động và các thiết bị cầm tay, cũng là một hệ điều hành
32-bit.
 Hệ điều hành 64 bit, một loại hệ điều hành mới nhất, được thiết kế cho
kiến trúc AMD64 của AMD, IA-64 của Intel, và EM64T (Intel® Extended
Memory 64 Technology).
o Dòng sản phẩm Windows 64-bit bao gồm "Windows XP Itanium",
"Windows Professional x64 Edition" và "Windows Server 2003".
"Windows XP Professional" và "Windows Server 2003 x64
Edition" được ra mắt vào 25 tháng 4 năm 2005. Windows XP
Itanium đã được đưa ra trước đó, năm 2002.
o Một số dấu hiệu cho thấy Windows 7, Windows Vista, được coi là
sự kế vị của Windows XP và có cả hai phiên bản 32-bit và 64-bit.
 Hệ điều hành 128 bit, theo tin tức thì Windows 8 có thể sẽ hỗ trợ kiến
trúc 128 bit, nhưng phía Microsoft chưa có lời phản hồi nào cả. Dự án
Windows 8 đang chuẩn bị hoàn thành với các bản Beta và RC – 1 được
tung ra cho người dùng trải nghiệm trước.
Gia đình hệ điều hành Windows bao gồm các thành viên:
- Windows 8
- Windows Phone
- Windows Server 2008
- Windows 7
- Windows Vista
- Windows Longhorn
- Windows 2003
- Windows XP
- Windows Mobile
- Windows 2000

58
- Windows Me
- Windows 98
- Windows 95
- Windows NT Workstation
- Windows NT Server
- Các dòng thấp hơn như: Windows 1.0, Windows 3.1, Windows NT,..
Có rất nhiều điểm chung giữa các phiên bản này bởi chúng cùng có chung
một ý tưởng giao diện người dùng. Điều này có nghĩa là nếu bạn biết một bạn sẽ
không quá khó khăn để sử dụng những phiên bản khác.
3.2. Hệ điều hành Unix và Linux
Hệ điều hành Unix
Unix hay UNIX là một hệ điều hành máy tính viết vào những năm 1960 và
1970 do một số nhân viên của công ty AT&T Bell Labs bao gồm Ken Thompson,
Dennis Ritchie và Douglas McIlroy. Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra
thành nhiều nhánh khác nhau, nhánh của AT&T, nhánh của một số nhà phân phối
thương mại và nhánh của những tổ chức phi lợi nhuận.
Unix có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá
nhân cho đến các máy chủ dịch vụ. Nó là một hệ điều hành đa nhiệm (có thể
cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ) hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng
dụng nhiều người dùng. Unix được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, một ngôn ngữ
rất mạnh và mềm dẻo. Unix hỗ trợ các ứng dụng mạng và hỗ trợ nhiều môi
trường lập trình khác nhau. Với hàng trăm lệnh và một số lượng rất lớn các tùy
chọn, Unix thực sự là một khó khăn đối với người mới bắt đầu. Với sự phát triển
của các shell Unix hệ điều hành này đã trở nên phổ dụng hơn trong lĩnh vực điện
toán.
Bell Laboratories bị cấm không cho phép tiếp thị Unix vì lệnh chống độc
quyền đối với AT&T nên Unix đã được cung cấp miễn phí cho các trường đại
học trên toàn Bắc Mỹ từ năm 1976. Năm 1979 Đại học California tại Berkeley đã
xây dựng một phiên bản của Unix dùng cho các máy tính VAX.
Từ năm 1977, Computer Systems Research Group (CSRG) của trường đại
học California, Berkeley được quyền sử dụng code của UNIX để phát triển ra

59
nhãn hiệu UNIX khác là BSD (Berkeley Software Distribution). BSD phát triển
từ version 1 đến version cuối cùng 4.4 năm 1992.
Khi AT&T bắt đầu khai thác UNIX như sản phẩm thương mại thì tiền bản
quyền UNIX tăng lên nhanh chóng làm cho Berkeley phải đặt kế hoạch thay
source code của AT&T bằng code riêng. Việc này tốn rất nhiều thời gian và
không kịp hoàn thành khi Berkeley bị ngưng tài trợ nghiên cứu hệ điều hành,
CSRG giải tán.
BSD UNIX và AT&T UNIX là hai dòng chính của UNIX. BSD giúp cho
UNIX trở nên phổ biến và có nhiều đóng góp về mặt kỹ thuật như: csh, termcap,
curses, vi, TCP/IP socket, long file name, symbolic link.
Trong những năm 80, các hãng khác (chủ yếu là các hãng chế tạo
workstation) cũng thực hiện các hệ điều hành UNIX của riêng họ dựa vào bản
quyền của AT&T. Ví dụ hãng Sun với SunOS và Sun Solaris, DEC với Ultrix,
HP với HP-UX, IBM với AIX, Silicon Graphics với IRIX, Microsoft với Xenix,
SCO với SCO-Xenix, SCO-UNIX. Năm 1985 Sun giới thiệu NFS.
Ngoài ra còn có những bản UNIX không cần license chạy trên PC (Free
UNIX), trong đó thường gặp nhất là Linux. Linux nguyên thủy được viết bởi
Linus Torvalds ở Helsinski, bây giờ được phát triển tiếp bởi một cộng đồng rất
đông. Một bản UNIX free khác là FreeBSD, bắt nguồn từ BSD.
Các version khác nhau của UNIX làm cho UNIX trở nên không thống nhất.
Do đó, các tiêu chuẩn được hình thành để phần nào chuẩn hoá UNIX. Các tiêu
chuẩn đó thường là do một nhóm các hãng liên minh lại đặt ra, ví dụ OSF,
X/Open. IEEE đưa ra POSIX (Portable Operating System Interface). Sau khi
tham gia OSF, DEC ngừng phát triển Ultrix, chỉ làm ra UNIX theo tiêu chuẩn
OSF/1 của OSF.
Năm 1992, AT&T bán quyền khai thác UNIX cho Novell. Novell được
quyền thu tiền bản quyền trên mỗi bản UNIX của các hãng khác bán ra. Novell
phát hành sản phẩm UNIX tên là UnixWare. Cuối năm 1993, Novell nhường
quyền khai thác nhãn hiệu UNIX lại cho X/Open. UnixWare được bán lại cho
SCO.

60
Unix là một trong những hệ điều hành 64 bit đầu tiên. Hiện nay Unix được
sử dụng bởi nhiều công ty tập đoàn lớn trên thế giới vì mức độ bảo mật của nó
tương đối cao.
Hệ điều hành Linux
Linux là tên gọi của một hệ điều hành máy tính và cũng là tên hạt nhân của
hệ điều hành. Nó có lẽ là một ví dụ nổi tiếng nhất của phần mềm tự do và của
việc phát triển mã nguồn mở.
Phiên bản Linux đầu tiên do Linus Torvalds viết vào năm 1991, lúc ông còn
là một sinh viên của Đại học Helsinki tại Phần Lan. Ông làm việc một cách hăng
say trong vòng 3 năm liên tục và cho ra đời phiên bản Linux 1.0 vào năm 1994.
Bộ phận chủ yếu này được phát triển và tung ra trên thị trường dưới bản quyền
GNU General Public License. Do đó mà bất cứ ai cũng có thể tải và xem mã
nguồn của Linux.
Một cách chính xác, thuật ngữ "Linux" được sử dụng để chỉ Nhân Linux,
nhưng tên này được sử dụng một cách rộng rãi để miêu tả tổng thể một hệ điều
hành giống Unix (còn được biết đến dưới tên GNU/Linux) được tạo ra bởi việc
đóng gói nhân Linux cùng với các thư viện và công cụ GNU, cũng như là các bản
phân phối Linux. Thực tế thì đó là tập hợp một số lượng lớn các phần mềm như
máy chủ web, các ngôn ngữ lập trình, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các môi
trường làm việc desktop như GNOME và KDE, và các ứng dụng thích hợp cho
công việc văn phòng như OpenOfficehay LibreOffice.
Khởi đầu, Linux được phát triển cho dòng vi xử lý 386, hiện tại hệ điều
hành này hỗ trợ một số lượng lớn các kiến trúc vi xử lý, và được sử dụng trong
nhiều ứng dụng khác nhau từ máy tính cá nhân cho tới các siêu máy tính và các
thiết bị nhúng như là các máy điện thoại di động.
Ban đầu, Linux được phát triển và sử dụng bởi những người say mê. Tuy
nhiên, hiện nay Linux đã có được sự hỗ trợ bởi các công ty lớn như IBM và
Hewlett-Packard, đồng thời nó cũng bắt kịp được các phiên bản Unix độc quyền
và thậm chí là một thách thức đối với sự thống trị của Microsoft Windows trong
một số lĩnh vực. Sở dĩ Linux đạt được những thành công một cách nhanh chóng
là nhờ vào các đặc tính nổi bật so với các hệ thống khác: chi phí phần cứng thấp,

61
tốc độ cao (khi so sánh với các phiên bản Unix độc quyền) và khả năng bảo mật
tốt, độ tin cậy cao (khi so sánh với Windows) cũng như là các đặc điểm về giá
thành rẻ, không bị phụ thuộc vào nhà cung cấp. Một đặc tính nổi trội của nó là
được phát triển bởi một mô hình phát triển phần mềm nguồn mở hiệu quả.
Tuy nhiên, hiện tại số lượng phần cứng được hỗ trợ bởi Linux vẫn còn rất
khiêm tốn so với Windows vì các trình điều khiển thiết bị tương thích với
Windows nhiều hơn là Linux. Nhưng trong tương lai số lượng phần cứng được
hỗ trợ cho Linux sẽ tăng lên.
Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần là bởi vì tính
chất nguồn mở của nó. Sau đây là một số bản phân phối chủ yếu (số liệu tháng
7/2012):
Phiên
Các bản
Tên bản phân phối bản mới Trang web chính thức
tƣơng tự
nhất
Kubuntu,
Ubuntu 12.04 http://www.ubuntu.com/ Xubuntu,
Edubuntu,
Debian GNU/Linux 6.0.5 http://www.debian.org/
Ultimate Edition 3.4 http://ultimateedition.info/
Red Hat Enterprise
6.0 http://www.redhat.com/rhel/
Linux
Chrome Linux 2.1.1145 http://getchrome.eu/
Fedora 17 http://www.fedoraproject.org/
OpenSUSE
SUSE Linux Enterprise
12.1 http://vi.opensuse.org/ 11.4, Mono
Desktop
2.10.4
Linux Mint 13 http://linuxmint.com/
Knoppix 7.0.2 http://www.knoppix.org/
PCLinuxOS 2012 http://www.pclinuxos.com/
Mandrake 2011 http://www.mandriva.com Mandriva
CentOS 6.2 http://www.centos.org/
Gentoo 12.1 http://www.gentoo.org/
Slackware 13.37 http://www.slackware.com/
SLAX 6.1.2 http://www.slax.org/
Sabayon 9.0 http://www.sabayon.org/
Dreamlinux 5 http://www.dreamlinux.info/

62
OpenSolaris 11 http://www.opensolaris.org/
Hồng kỳ linux 6.0 SP3 http://www.redflag- linux.com/
Puppy linux 5.3.3 http://puppylinux.org/
Hacao Linux 2011 http://www.hacao.com/
Asianux
Asianux 4.5 http://www.asianux.vn/
Server
SliTaz 4.0 http://www.slitaz.org/ GNU/Linux
Linpus 1.7 http://www.linpus.com/ Linpus Linux
Ubuntu,
Super Ubuntu 11.04 http://hacktolive.org/wiki/Super_OS Zorin OS,
Linux Mint,
Ubuntu,
Super
Zorin OS 5 http://zorin-os.com/
Ubuntu,
Linux Mint

Bảng 3.1. Các dòng hệ điều hành Linux

63
CHƢƠNG IV. MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG
1. Giới thiệu về mạng máy tính
Sống một mình thì rất khó khăn, làm việc một mình lại càng khó hơn nữa.
Mạng máy tính và môi trường đa người dùng là một bước phát triển quan trọng
trong cuộc sống của người dùng cuối.
Định nghĩa: “Một hệ thống mạng máy tính là một mạng lưới thông tin trao
đổi dữ liệu giữa hai hay nhiều máy tính và các thiết bị ngoại vi được kết nối với
nhau”.
Lấy ví dụ như tất cả các máy ở phòng kế toán của một tổ chức có thể kết nối
với nhau tạo thành một hệ thống mạng máy tính. Thông thường có một máy in
được chia sẻ cho toàn bộ các máy tính trong hệ thống mạng.
Kết nối có thể la cố định (dùng dây cáp) hay tạm thời (dùng dây điện thoại).
Các thiết bị khác nhau trong mạng kết nối với nhau qua một thiết bị giao tiếp
mạng (NIC). NIC được gắn vào mỗi thiết bị và dây mạng và kết nối các NICs lại
với nhau. Hình 3 minh họa một hệ thống mạng tiêu biểu.

Mạng thông tin

= Nút thông tin mạng

= Trạm
Hình 4.1. Hệ thống mạng tiêu biểu

Công dụng của mạng máy tính:


- Lưu trữ tập trung: Chương trình và dữ liệu được lưu trữ tập trung tại
máy chủ. Điều này giúp cho người dùng không nhất thiết phải lưu giữ một bản

64
sao của chương trình hay dữ liệu mà có thể cần thiết cho nhiều hơn một người
dùng. Lấy ví dụ như một thông tin về tài chính được dùng cho tất cả các thành
viên của phòng kế toán có thể được lưu trữ trong máy chủ thay vì mỗi thành viên
phải tự mình lưu trữ một phiên bản cho riêng mình. Tương tự, dữ liệu được truy
xuất bởi nhiều hơn một người dùng có thể được lưu trữ tập trung tại máy chủ.
- Chia sẻ dữ liệu và tài nguyên: Theo như phần trên ta có thể nhận thấy,
tài nguyên cũng có thể chia sẻ bởi tất cả người dùng. Lấy ví dụ tất cả các máy
tính trong phòng kinh doanh đều có thể kết nối với một máy in được chia sẻ
trong mạng. Các tác vụ in ấn của mỗi người dùng được xếp lịch để bảo đảm
không ai bị bỏ rơi. Tương tự, đĩa mềm, ổ đĩa CD-ROM, và các thiết bị lưu trữ thứ
cấp khác đều có thể chia sẻ. Điều này có nghĩa là không gian lưu trữ được tiết
kiệm. tài nguyên cần thiết càng ít đồng nghĩa với chi phí giảm.
- Truy cập cơ sở dữ liệu và chương trình từ xa: Người dùng có thể truy
xuất chương trình và cơ sở dữ liệu từ xa. Ví dụ như một công ty đa quốc gia có
văn phòng tại nhiều nước, nhiều thành phố có thể lắp đặt một hệ thống mạng,
nhờ đó các văn phòng khác nhau có thể truy cập vào cơ sở dữ liệu trung tâm
không nằm tại đất nước hoặc thành phố mà văn phòng đó hiện diện.
- Thông tin liên lạc: Hoạt động mạng là một lợi ích cho thế giới thông tin
liên lạc. E-mail và Internet cho phép người dùng liên lạc và truy cập thông tin ở
mọi nơi trên thế giới.
- Tiết kiệm: Gắn kết các ổ đĩa máy trạm vào mạng thì tiết kiệm hơn. Đĩa
cứng máy chủ lúc này có thể dùng để lưu trữ và khởi động.
2. Các loại hệ thống mạng
Một hệ thống mạng có thể cài đặt giữa hai máy tính chia sẻ một máy in. Nó
có thể phát triển thành mạng cho tất cả các máy tính trong một tổ chức. Ngày nay
chúng ta có Internet được xem là mạng của các mạng. Mục đích là liên kết mọi
người trên thế giới và cung cấp phương tiện liên lạc và nguồn của thông tin.

65
Hình 4.2. Các loại hệ thống mạng

Dựa trên vị trí địa lý, hệ thống mạng được phân chia thành:
Mạng nội bộ - Local Area Network (LAN): Đây là một hệ thống mạng nhỏ
(3 tới 50 nút) thường được đặt trong một tòa nhà hay một nhóm các tòa nhà của
một tổ chức. Dây cáp được dùng để kết nối các tài nguyên khác nhau trong mạng.
Trong một số trường hợp thiết bị không dây có thể được sử dụng để thiết lập kết
nối các tài nguyên mạng.
- Ví dụ ta xét trường hợp công ty My OWN ltd. Khi mới thành lập, công
việc của tất cả các phòng ban đều được làm bằng tay. Sau đó được vi tính hóa.
Tất cả cách thành viên phòng kế toán được trang bị máy tính. Công việc trở nên
dễ dàng hơn. Mỗi hệ thống máy tính đòi hỏi các tài nguyên riêng như ổ đĩa mềm,
ổ đĩa cứng, máy in, vv. Ngay lập tức, ban quản lý nhận ra chi phí đang tăng
nhanh. Hơn nữa, dữ liệu và chương trình bị trùng lặp thành nhiều bản trong mỗi
máy tính. Từ đó phát sinh nhu cầu phải lắp đặt một hệ thống mạng nội bộ. Trong
hệ thống mạng nội bộ, tất cả các máy tính trong phòng kế toán đều được kết nối
với một máy chủ trung tâm. Tất cả các thông tin về tài chính đều được lưu trữ
trong máy chủ. Thay vì nhiều máy in cùng làm việc thì bây giờ chỉ cần một máy
in được chia sẻ trong mạng.
- Tất cả các phòng ban khác nhanh chóng được vi tính hóa và thêm vào hệ
thống mạng nội bộ. Thời gian trôi qua, công ty phát triển thêm và mở rộng thêm

66
không gian trong cùng một toà nhà. Thêm nhiều máy tính được đưa vào hệ thống
mạng của công ty và cứ như thế.
Ngoài ra, nói đến mạng nội bộ ta cần phải xét đến khái niệm về Topology
mạng: nó chính là hình trạng của mạng cục bộ, thể hiện qua cấu trúc hay hình
dáng hình học cuả các đường dây cáp mạng dùng để liên kết các máy tính thuộc
mạng với nhau. Các mạng cục bộ thường hoạt động dựa trên cấu trúc đã định
saün liên kết các máy tính và các thiết bị có liên quan.
Mạng nội bộ có một số dạng Topology phổ biến như sau:
Dạng hình bus: Tất cả các máy tính được nối lại bằng một dây dẫn (Cáp
đồng trục gầy hoặc đồng trục béo). Khi một trong số chúng thực hiện truyền tin,
tín hiệu sẽ lan truyền đến tất cả các máy tính còn lại. Nếu có hai máy tính truyền
tin cùng một lúc thì sẽ dẫn đến tình trạng đụng độ và trạng thái lỗi xẩy ra.

Dạng hình sao: Các máy tính được nối trực tiếp vào một Bộ tập trung nối
kết, gọi là Hub. Dữ liệu được chuyển qua Hub trước khi đến các máy nhận.
Hub có nhiều cổng (port), mỗi cổng cho phép một máy tính nối vào. Hub đóng
vai trò như một bộkhuyếch đại (repeater). Nó khuyếch đại tín hiệu nhận được
trước khi truyền lại tín hiệu đó trên các cổng còn lại.
Ưu điểm của mạng hình sao là dễ dàng cài đặt, không dừng mạng khi nối
thêm vào hoặc lấy một máy tính ra khỏi mạng, cũng như dễ dàng phát hiện lỗi.
So với mạng hình Bus, mạng hình sao có tín ổn định cao hơn.
Tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều dây dẫn hơn so với mạng hình bus. Toàn mạng
sẽ bị ngưng hoạt động nếu Hub bị hư. Chi phí đầu tư mạng hình sao cao hơn
mạng hình Bus.
Dạng hình vòng(token ring): Tồn tại một thẻ bài (token: một gói tin nhỏ)
lần lượt truyền qua các máy tính. Một máy tính khi truyền tin phải tuân thủ
nguyên tắc sau:
- Chờ cho đến khi token đến nó và nó sẽ lấy token ra khỏi vòng tròn.
- Gởi gói tin của nó đi một vòng qua các máy tính trên đường tròn.
- Chờ cho đến khi gói tin quay về
- Đưa token trở lại vòng tròn để nút bên cạnh nhận token

67
Hình 4.3. Các loại topology chính của mạng cục bộ
Mạng doanh nghiệp – Enterprise Network: Trong loại hệ thống mạng này,
hệ thống máy tính trong tổ chức đều được kết nối với nhau. Các hệ thống máy
tính có thể sử dụng những hệ điều hành khác nhau và các giao thức truyền tin
khác nhau.
 Các giao thức truyền tin là một tập các quy tắc và phương thức được dùng
cho các nút (node) trong hệ thống mạng giao tiếp với nhau. Ví dụ như giao
thức Internet Protocol (IP).
- Một ví dụ là mạng doanh nghiệp có thể kết nối máy tính mini, máy tính
cỡ lớn (mainframes), máy trạm chạy trên nền UNIX, máy trạm Windows và
nhiều loại máy khác tương kết với nhau trong hệ thống.
Mạng diện rộng - Wide Area Network (WAN): Hệ thống này cung cấp kết
nối đến các tài nguyên và các hệ thống mạng ở xa. Một hệ thống WAN cung cấp
kết nối trên toàn quốc hay toàn cầu thông qua dây điện thoại và vệ tinh nhân tạo.
Một tổ chức đa quốc gia có thể có một hệ thống WAN để kết nối với các văn
phòng trên thế giới.
Ngoài cách phân loại như trên, chúng ta còn phân loại dựa trên hình thức
truyền tải thông tin:
 Mạng có dây
 Mạng không dây
Mạng không dây - Wireless LAN (WLAN): là một hệ thống truyền thông
dữ liệu mở để truy nhập vô tuyến đến mạng Internet và các mạng Intetranet. Nó

68
cũng cho phép kết nối LAN tới LAN trong một toà nhà hoặc một khu tập thể,
hoặc một khu trường đại học
3. Cách thành phần của một hệ thống mạng
Phần cứng và phần mềm cùng với nhau tạo nên một hệ thống mạng máy
tính. Phần cứng bao gồm card mạng và dây cáp kết nối chúng lại với nhau. Phầm
mềm bao gồm hệ điều hành máy chủ, các giao thức truyền tin và dirver (trình
điều khiển thiết bị) của card mạng.
 Trình điều khiển thiết bị là một chương trình máy tính đặc biệt được dùng bởi
hệ điều hành hoặc các phần mềm khác để giao tiếp hoặc điều khiển một cách chính
xác các thiết bị ngoại vi như máy in, chuột, ổ đĩa…
Hệ điều hành mạng: Đây là hệ điều hành phối hợp và điều khiển các hoạt
động thông qua các thành phần và tài nguyên của hệ thống mạng. Một số Hệ điều
hành mạng như Windows NT, Novell NetWare, Windows 2000 Server.
Máy chủ - Servers: Một máy chủ cung cấp các dịch vụ cho người dùng
trong mạng. Dưới đây là một số dịch vụ do máy chủ cung cấp:
 File server : - lưu trữ và kết xuất file, thư mục
 Database server : - thực hiện các yêu cầu về cơ sở dữ liệu
 Archive server : - hệ thống sao lưu dự phòng và lưu trữ thông tin trên
mạng.
 Print server : - hệ thống sắp xếp và thực hiện công việc in ấn của
người dùng trên mạng.
Một hoặc nhiều máy chủ có thể thực hiện các dịch vụ này.
Máy khách - Clients (nodes hay máy trạm) - máy tính bạn đang sử dụng là
một máy khách. Mỗi khi bạn muốn truy xuất dữ liệu hay các chương trình trên
mạng hoặc chia sẻ một máy in, máy client sẽ cung cấp giao diện cần thiết cho tài
nguyên trên mạng. Máy khách kết nối với hệ thống mạng thông qua một card
giao tiếp mạng.
Hệ thống dây nối - Cabling System - Các thành phần của mạng kết nối với
nhau sử dụng các loại dây nối thích hợp.
Tài nguyên và các thiết bị ngoại vi được chia sẻ - Đây là các thiết bị sẵn
dùng cho người dùng trên mạng như là máy in, thiết bị lưu trữ.

69
Một số phần cứng mạng điển hình:
Car mạng (Network Interface Card - Nic): Card mạng là thiết bị nối kết
giữa máy tính và cáp mạng. Chúng thường giao tiếp với máy tính qua các khe
cắm như: ISA, PCI hay USP… Phần giao tiếp với cáp mạng thông thường theo
các chuẩn như: AUI, BNC, UTP,…

Hình 4.4. Card mạng


Modem (Điều chế và Giải điều chế): Là thiết bị dùng để nối hai máy tính
hay hai thiết bị ở xa thông qua mạng điện thoại. Modem thường có hai loại:
internal (là loại được gắn bên trong máy tính giao tiếp qua khe cắm ISA hoặc
PCI), external (là loại thiết bị đặt bên ngoài CPU và giao tiếp với CPU thông qua
cổng COM theo chuẩn RS-232). Cả hai loại trên đều có cổng giao tiếp RJ11 để
nối với dây điện thoại.

Hình 4.5. Modem


Repeater (Bộ lặp): Là thiết bị dùng để khuyếch đại tín hiệu trên các đoạn
cáp dài. Khi truyền dữ liệu trên các đoạn cáp dài tín hiệu điện sẽ yếu đi, nếu
chúng ta muốn mở rộng kích thước mạng thì chúng ta dùng thiết bị này để
khuyếch đại tín hiệu và truyền đi tiếp. Nhưng chúng ta chú ý rằng nếu cứ tiếp tục
dùng nhiều repeater để khuyếch đại và mở rộng kích thước mạng thì dữ liệu sẽ
sai lệch vì mỗi lần khuyếch đại các tín hiệu điện yếu sẽ bị sai lệch.

Hình 4.6. Repeater


Hub (Bộ tập trung): Là thiết bị giống như repeater nhưng nhiều port hơn
cho phép nhiều máy tính nối tập trung về thiết bị này. Các chức năng giống như

70
repeater dùng để khuyếch đại tín hiệu điện và truyền đến tất cả các port còn lại
đồng thời không lọc được dữ liệu.

Hình 4.7. Hub


Bridge (cầu nối): Là thiết bị cho phép nối kết hai nhánh mạng, có chức năng
chuyển có chọn lọc các gói tin đến nhánh mạng chứa máy nhận gói tin.

Hình 4.8. Bridge


Switch (Bộ chuyển mạch): Là thiết bị giống như bridge nhưng nhiều port
hơn cho phép ghép nối nhiều đoạn mạng với nhau. Switch cũng dựa vào bảng
địa chỉ MAC để quyết định gói tin nào đi ra port nào nhằm trách tình trạng giảm
băng thông khi số máy trạm trong mạng tăng lên.

71
Hình 4.9. Switch
Wireless Access Point: Wireless Access Point là thiết bị kết nối mạng không
dây được thiết kế theo chuẩn IEEE802.11b, cho phép nối LAN to LAN.

Hình 4.10. Wireless Access Point


Router (Bộ định tuyến): Là thiết bị dùng nối kết các mạng logic với nhau,
kiểm soát và lọc các gói tin nên hạn chế được lưu lượng trên các mạng logic. Các
router dùng bảng định tuyến (routing table) để lưu trữ thông tin về mạng dùng
trong trường hợp tìm đường đi tối ưu cho các gói tin.
4. Workgroups và Domains
Hoạt động mạng hướng tới mục tiêu làm cho cuộc sống của cư dân trong
thế giới máy tính trở nên dễ dàng hơn. Người dùng không còn cần đĩa mềm hay
các tape lưu trữ để truy xuất và di chuyển thông tin từ nơi này sang nơi khác.
Hơn nữa đĩa cứng cũng có dung lượng nhất định.
Khi các máy tính được nối mạng, chúng có thể được nhóm lại với nhau
nhằm phục vụ các mục đích khác nhau. Nguyên nhân căn bản của việc nhóm các
máy tính lại với nhau phụ thuộc vào nhu cầu hoặc từng trường hợp cụ thể. Ví dụ

72
như các máy tính và người dùng trong phòng kinh doanh có thể được nhóm lại
với nhau.
Trong Windows (NT, 2000) hai mô hình nhóm các máy tính nối mạng phổ
biến là:
 Workgroups
 Domains
Workgroups: Trong mô hình Workgroup, các máy tính nối mạng có thể
được kết nối vật lý với nhau. Nói cách khác, người dùng trong các phòng ban
khác nhau rải rác ở nhiều nơi trong tổ chức có thể được nhóm lại với nhau một
cách hợp lý. Người dùng ở cùng một bộ phận trong cùng một hệ thống mạng. Ví
dụ như tất cả các nhân viên trong phòng kinh doanh được nhóm lại với nhau
trong một nhóm làm việc được gọi là "sales". Ở một khía cạnh khác, người dùng
ở các phòng ban khác nhau có thể được nhóm lại với nhau để làm việc trong một
dự án cụ thể. Do đó, người dùng trong nhóm thiết kế, tiếp thị, kinh doanh và
quan hệ cộng đồng có thể được nhóm lại với nhau trong một nhóm luận lý gọi là
"newproducts".
Trong một mô hình workgroup, một hay nhiều máy tính có thể có một hay
nhiều tài nguyên chia sẻ, ví dụ như chia sẻ các tập tin hay chia sẻ máy in. Các
máy tính chia sẻ theo quan hệ đồng đẳng (peer-to-peer) theo đó bất ký máy nào
cũng có thể đóng vai trò máy khách hay máy chủ
Mỗi máy có một cơ sở dữ liệu về tài khoản cục bộ. Điều này có nghĩa là tài
khoản người dùng và các chính sách bảo mật được lưu trữ cục bộ tại mỗi máy
tính. Không có cơ sở dữ liệu về tài khoản hay bảo mật trung tâm. Tài nguyên và
công việc quản trị được chia đều cho các máy trong workgroup. Thông thường,
tất cả các máy tính trong một workgroup làm việc trên hệ điều hành giao diện
màn hình như Windows 95/98/Me/2000 hay Windows NT Workstation.

Ƣu điểm Nhƣợc điểm


Thiết kế đơn giản nên dễ dàng cài đặt Không có sự quản lý tập trung
Dễ dàng chia sẻ tài nguyên Trùng lắp tài khoản
Thuận tiên cho số lượng người dùng giới Không hiệu quả trong hệ thống
hạn mạng lớn

73
Hình 4.11. Mô hình Workgroup
Domain: Trong mô hình domain, các máy tính nối mạng cũng được liên kết
luận lý với một hoặc nhiều máy tính có tài nguyên chia sẻ. Ngoài ra nó còn có
một cơ sở dữ liệu trung tâm lưu trữ tất cả các tài khoản người dùng và các thông
tin bảo mật của tất cả người dùng trong domain. Tất cả các máy tính trong
domain chia sẻ cơ sở dữ liệu này.
Trong mô hình domain một máy tính trong mạng được cấu hình thành máy
chủ trung tâm chạy hệ điều hành (Windows NT Server, Windows 2000 Server,...)
và được gọi là bộ phận điều khiển domain sơ cấp ( Primary Domain Controller –
PDC). PDC lưu giữ cơ sở dữ liệu thư mục trung tâm. Thông thường sẽ có thêm
một máy chủ thứ hai, được gọi là bộ điều khiển domain dự phòng (Backup
Domain Controller – BDC). Trong khoảng thời gian thông thường, những thay
đổi trên PDC sẽ được sao chép sang BDC. Điều này bảo đảm cả hai máy chủ
(PDC và BDC) cùng có chung một cơ sở dữ liệu. Có nghĩa là một người dùng
hợp lệ có thể đăng nhập vào hệ thống ngay khi máy chủ sơ cấp bị hỏng.
Các máy tính khác chạy những hệ điều hành khác như Windows 95 hay
Windows NT Workstation, Windows 2000 Professional,... những máy tính không
phải là máy chủ được phép chia sẻ tài nguyên với các máy khác trong domain.
Những tài nguyên chia sẻ được bảo mật bởi cơ sở dữ liệu domain trên PDC.
Một mô hình model tuân theo một hệ thống có thứ bậc trong đó mỗi domain
có sự quản lý riêng của nó, nhưng vẫn là một phần của một domain lớn hơn. Lấy

74
ví dụ, tất cả máy tính trong phòng kinh doanh là một phần của một domain. Đến
lượt domain của phòng kinh doanh là tập hợp con của domain marketing. Các
domain khác trong domain marketing có thể là domain quảng cáo v.v. Và đến
phiên domain marketing lại là một phần của domain tổng thể doanh nghiệp.

Hình 4.12. Mô hình Domain

Ƣu điểm Nhƣợc điểm


Quản trị tập trung – tạo mới user hay Việc quản trị phức tạp hơn
group có thể thực hiện tập trung
Việc quản lý bảo mật tập trung hơn. Việc Chia sẻ tài nguyên khá phức tạp
truy cập vào máy tính hay chương trình
của người dùng có thể kiểm soát được.
Hai nhân tố quyết định việc lựa chọn giữa hai mô hình để triển khai là:
 Quy mô
 Bảo mật
5. Mô hình mạng chuẩn OSI
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection): là một cơ sở dành cho việc
chuẩn hoá các hệ thống truyền thông, nó được nghiên cứu và xây dựng bởi ISO.
Việc nghiên cứu về mô hình OSI được bắt đầu tại ISO vào năm 1971 với mục
tiêu nhằm tới việc nối kết các sản phẩm của các hãng sản xuất khác nhau và phối
hợp các hoạt động chuẩn hoá trong các lĩnh vực viễn thông và hệ thống thông tin.

75
Theo mô hình OSI chương trình truyền thông được chia ra thành 7 tầng với
những chức năng phân biệt cho từng tầng. Hai tầng đồng mức khi liên kết với
nhau phải sử dụng một giao thức chung. Trong mô hình OSI có hai loại giao thức
chính được áp dụng: giao thức có liên kết (connection - oriented) và giao thức
không liên kết (connectionless)
-Giao thức có liên kết: trước khi truyền dữ liệu hai tầng đồng mức cần
thiết lập một liên kết logic và các gói tin được trao đổi thông qua liên kết
náy, việc có liên kết logic sẽ nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.
Giao thức không liên kết: trước khi truyền dữ liệu không thiết lập liên kết
logic và mỗi gói tin được truyền độc lập với các gói tin trước hoặc sau nó.
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI:

Hình 4.13. Mô hình 7 tầng OSI


Tầng ứng dụng (Application layer): tầng ứng dụng quy định giao diện giữa
người sử dụng và môi trường OSI, nó cung cấp các phương tiện cho người sử
dụng truy cập vả sử dụng các dịch vụ củ mô hình OSI.
Tầng trình bày (Presentation layer): tầng trình bày chuyển đổi các thông tin
từ cú pháp người sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể nén
dữ liệu truyền và mã hóa chúng trước khi truyền đễ bảo mật.
Tầng giao dịch (Session layer): tầng giao dịch quy định một giao diện ứng
dụng cho tầng vận chuyển sử dụng. Nó xác lập ánh xa giữa các tên đặt địa chỉ,
tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao dịch
truyền thông. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại riêng với
nhau.

76
Tầng vận chuyển (Transport layer): tầng vận chuyển xác định địa chỉ trên
mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút (end-
to-end). Để bảo đảm được việc truyền ổn định trên mạng tầng vận chuyển thường
đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo thứ tự.
Tầng mạng (Network layer): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc chuyển
hướng, vạch đường các gói tin trong mạng, các gói tin này có thể phải đi qua
nhiều chặng trước khi đến được đích cuối cùng.
Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ xác
định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các gói tin,
đóng các gói tin...
Tầng vật lý (Phisical layer): tầng vật lý cung cấp phương thức truy cập vào
đường truyền vật lý để truyền các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung cấp
các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ cáp
truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết..
6. Internet
6.1. Ethernet, Internet và Intranet
Ethernet: là một kiến trúc mạng cục bộ LAN (local area network, LAN) do
hãng Xerox phát triển. Mạng Ethernet đầu tiên đã được nhà nghiên cứu Bob
Metcalfe thiết kế và chạy thử tại Trung tâm Nghiên cứu Palo Alto của hãng
Xerox vào năm 1973. Trong mạng này, các máy tính trang bị card mạng có thể
kết nối với nhau thông qua một máy chủ bằng một sợi cáp duy nhất. Tới năm
1976, nó đã được nhóm Digital Equipment, Intel và Xerox hợp tác phát triển
thành một tiêu chuẩn chung (còn gọi là DIX Ethernet). Nhưng nó chỉ thật sự phổ
biến rộng khi hồi đầu thập niên 1980, Viện các Kỹ sư Điện và Điện tử (IEEE)
chính thức chuẩn hóa một mạng CSMA/CD có chức năng tương tự và gọi là
chuẩn IEEE 802.3, hợp chuẩn quốc tế ISO.
Chú ý, Ethernet và IEEE 802.3 chỉ hơi khác nhau về mặt thuật ngữ và định
dạng dữ liệu cho các frame. Còn lại thì chúng như anh em sinh đôi. Vì thế, ngày
nay, người ta dùng thuật ngữ Ethernet để gộp chung hai chuẩn DIX Ethernet và
IEEE 802.3.

77
Ban đầu, mỗi thiết bị trong mạng Ethernet chỉ có thể cách nhau tối đa vài
trăm mét. Các ứng dụng công nghệ mới đã giúp kéo dài khoảng cách này tới
hàng chục km. Ứng dụng phổ biến nhất của mạng Ethernet quen gọi là mạng
LAN (local area network, mạng cục bộ), nối kết các máy tính trong một đơn vị
(thường là chung một tòa nhà) lại với nhau thông qua máy chủ. Còn nếu phải kết
nối xa hơn, có khi cách nhau nhiều cây số, người ta dùng công nghệ mạng diện
rộng WAN (wide area network).

Hình 4.14. Mô hình kết hợp Ethernet với chuẩn kết nối không dây qua hệ điều
hành WindowsXP.
Tốc độ truyền tải dữ liệu ban đầu của Ethernet LAN là 10Mbps (10Base).
Sau này phát triển lên 100Mbps (100Base), còn gọi là Fast Ethernet. Chuẩn cao
cấp nhất hiện nay là Gigabit Ethernet LAN (1000Base), đạt tốc độ tới 1 Gbps.
Nhưng tốc độ của nó cũng đang được một nhóm gọi là Liên minh 10 Gigabit
Ethernet (10 Gigabit Ethernet Alliance, 10GEA) thành lập năm 2002 cố gắng đẩy
lên tới 10 Gbps (sử dụng cáp sợi quang), gọi là chuẩn 10GbE. Hiện nay, các
mainboard thế hệ mới nhất đều hỗ trợ chuẩn GigaLAN.
Internet: Vào năm 1969, Bộ quốc phòng Hoa kỳ đã xây dựng một mạng gọì
là ARPANET. ARPA là từ viết tắt của Advanced Research Projects Agency. Ý
đồ của ARPANET là chia sẻ thông tin giữa các trung tâm nghiên cứu được chính
phủ bảo trợ. Các trung tâm bao gồm các doanh nghiệp và các trường đại học và
chúng được trang bị những máy tính với công nghệ mới nhất lúc bấy giờ.
Mạng ARPANET khởi đầu bằng 4 máy tính. Nó kết nối giữa đại học
California ở Los Angeles, đại học California ở Santa Barbara, đại học Stanford
(cũng ở California), và đại học Utah ở Salt Lake City. ARPANET được nhiều

78
người biết đến do các trường đại học trong nước muốn kết nối với nhau. Để đáp
ứng yêu cầu đó, ARPANET đã được cải tạo thành:
 MILNET, mạng chuyên các site của quân đội.
 Mạng ARPANET mới có quy mô nhỏ hơn, mạng không chứa các site
liên quan đến quân đội.
Đến năm 1972, có 40 site khác nhau được kết nối với ARPANET. Vài năm
sau, năm 1980, một mạng khác được gọi là Mạng nghiên cứu về khoa học máy
tính (Computer Science Research Network - CSNET) kết nối vào ARPANET.
CSNET đã tạo kết nối với một số mạng độc lập. Đây chính là sự ra đời của
Internet.
Nửa cuối năm 1980, Hiệp hội khoa học quốc gia (National Science
Foundation - NSF) cũng đã xây dựng nên một mạng gọi là NSFNET, chúng cũng
được kết nối với 2 mạng chính khác. Đây là một mạng mạnh về mặt tốc độ vì
chúng được kết nối giữa các trung tâm siêu máy tính của NSF.
Khi công nghệ mạng đã phát triển, nhiều mạng mới đã hình thành và tất cả
đều được nối với ARPANET, CSNET và NSFNET. Tất cả những mạng này nối
với nhau và trở thành Internet. Cuối cùng thì ARPANET và CSNET suy thoái và
NSFNET, là một mạng khá tốt, trở thành mạng chính liên kết các mạng khác trên
Internet.
Intranet: là mạng thông tin, liên lạc cục bộ cũng dùng giao thức TCP/IP
như Internet, của một tổ chức nào đó (thường là một công ty) chỉ cho phép các
thành viên công ty hay những người được cấp quyền truy cập. Người dùng máy
tính ở Việt Nam trước khi được ngao du trên mạng Internet như hiện nay, hồi
nẳm đã được làm quen với mạng Intranet, như Cinet, Phương Nam,...
Do là mạng cục bộ, tuy bạn cũng dùng giao thức quay số kết nối Dial-up
bằng modem tới số điện thoại máy chủ và duyệt thông tin, tải file, gửi và nhận e -
mail giống hệt với Internet; nhưng khác là chỉ loanh quanh trong phạm vi mạng
mình làm thành viên, không thể liên thông với các mạng khác chứ đừng nói chi
héo lánh ra được tới mạng Internet.
Có thể nói cho dễ hiểu, Intranet là mạng Internet cục bộ.

79
Hình 4.15. Mô phỏng mạng Intranet
6.2. Một số giao thức – dịch vụ phổ biến
Giao thức (Protocol): Mô tả cách thức hai thành phần giao tiếp trao đổi
thông tin với nhau. Hoặc có thể hiểu là một tập các luật mô tả khuôn dạng dữ
liệu, ý nghĩa của các gói tin và thứ tự các gói tin được sử dụng trong quá trình
giao tiếp.
Hai thành phần bộ phận ở hai máy tính khác nhau, nhưng ở cùng cấp, chúng
luôn luôn thống nhất với nhau về cách thức mà chúng sẽ trao đổi thông tin. Qui
tắc trao đổi thông tin này được mô tả trong một giao thức (protocol).
Một số giao thức phổ biến:
IP-Internet Protocol: Giao thức Internet kết nối hai nút. Mỗi nút được định
danh bởi một địa chỉ IPv4 32bit, được gọi là địa chỉ IP của host. Khi gửi một
thông điệp, giao thức IP nhận thông điệp từ các giao thức tầng trên như TCP hay
UDP và đưa vào trường header chứa thông tin của host đích.
Thông thường một địa chỉ IPv4 được biểu diễn bởi bộ bốn x.x.x.x, chẳng
hạn 192.168.0.1 . Mỗi số trong bốn số này biểu diễn một byte của địa chỉ IP.
Một địa chỉ IP gồm hai phần: phần mạng và phần host. Tùy thuộc vào lớp
mạng, phần mạng bao gồm một, hoặc hai hoặc ba byte đầu tiên.

80
Lớp Byte 1 Byte 2 Byte 3 Byte 4
A Networks (1-126) Host (0-255) Host (0-255) Host (0-255)
B Networks (128- Networks (0-255) Host (0-255) Host (0-255)
191)
C Networks (192- Networks (0-255) Networks (0-255) Host (0-255)
223)
Bảng 4.1. Các lớp địa chỉ IPv4
Hiện tại số lượng địa chỉ IPv4 đã được khai thác cạn kiệt, vì vậy việc ra đời
một loại địa chỉ mới đã được nghiên cứu và triển khai tại một số quốc gia. Địa
chỉ nói tới ở đây sẽ là IPv6, địa chỉ này dùng 128bits để biểu diễn.
TCP (Transmission Control Protocol): Giao thức TCP là giao thức truyền
tin hướng liên kết có thể sử dụng truyền tin với độ tin cậy cao. Trong đó giao
thức tầng 4 có thể gửi các xác thực rằng đã nhận dữ liệu và yêu cầu truyền lại dữ
liệu nếu chưa nhận được dữ liệu hoặc dữ liệu bị hỏng.
Giao thức TCP là một giao thức phức tạp và mất thời gian do cơ chế bắt
tay, nhưng giao thức này đảm bảo các gói tin đến đúng đích.
Một số giao thức ứng dụng sử dụng TCP như HTTP, FTP, SMTP, và
Telnet. TCP yêu cầu một liên kết phải được thiết lập trước khi dữ liệu được gửi
đi. Ứng dụng server phải thực hiện một thao tác mở thụ động để tạo một liên kết
với một số hiệu cổng cho trước.
UDP-User Datagram Protocol: Ngược với giao thức TCP, UDP là một giao
thức có tốc độ truyền tin nhanh vì nó chỉ xác định cơ chế tối thiểu để truyền dữ
liệu. Tất nhiên điều này có một số nhược điểm. Các thông điệp có thể được nhận
theo bất kỳ thứ tự nào. Thông điệp được gửi đầu tiên có thể được nhận sau cùng.
Không có gì đảm bảo là các gói tin sẽ đến đích, và các thông điệp có thể bị thất
lạc, hoặc thậm chí có thể nhận được hai bản sao của cùng một thông điệp.
Giao thức truyền tệp tin –FTP (File Transfer Protocol): FTP được sử dụng
để tải các tệp lên server, và tải về các tệp từ server. Nó là một giao thức mức ứng
dụng, dựa trên nền tảng của giao thức TCP. Ứng dụng client cung cấp một giao
diện người dùng và tạo ra một yêu cầu FTP tương ứng với yêu cầu của người
dùng cùng với đặc tả của FTP. Lệnh FTP được gửi tới ứng dụng server thông qua
giao thức TCP/IP, trình thông dịch trên FTP phải thông dịch lệnh FTP tương ứng.

81
Tùy thuộc vào lệnh FTP, một danh sách các tệp hoặc một tệp từ hệ thống tệp của
server được trả về cho client trong đáp ứng của FTP.
HTTP-Giao thức truyền siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol): HTTP
là một giao thức được sử dụng bởi các ứng dụng web. HTTP là một giao thức có
độ tin cậy cao, được cài đặt dựa trên nền giao thức TCP. Tương tự như FTP,
HTTP cũng được sử dụng để truyền các tệp tin qua mạng. Tuy nhiên, không
giống với FTP, nó có các đặc trưng như đệm dữ liệu, định danh các ứng dụng
client, hỗ trợ cho các định dạng kèm theo khác, như MIME,…Những đặc trưng
này có trong header HTTP.
SMTP-Simple Mail Transfer Protocol: SMTP là một giao thức để gửi và
nhận các e-mail. Nó có thể được sử dụng để gửi e-mail giữa client và server sử
dụng cùng giao thức giao vận, hoặc để gửi e-mail giữa các server sử dụng các
giao thức giao vận khác nhau. SMTP có khả năng chuyển tiếp các thông điệp
thông qua các môi trường dịch vụ giao vận. SMTP không cho phép chúng ta đọc
các thông điệp từ một mail server.
POP3-Post Office Protocol: POP3 được thiết kế cho các môi trường không
được liên kết. Trong các môi trường không duy trì liên kết thường trực với mail
server, ví dụ, trong các môi trường trong đó thời gian liên kết lâu. Với POP3,
client có thể truy xuất tới server và tìm kiếm các thông điệp mà server hiện đang
nắm giữ. Khi các thông điệp được tìm kiếm từ client, chúng thường bị xóa khỏi
server, mặc dù điều này là không cần thiết.
IMAP-Inernet Message Access Protocol: Giống như POP3, IMAP được
thiết kế để truy xuất tới các mail trên một mail server. Tương tự như các client
POP3, một client IMAP có thể có chế độ offline. Không giống như các client
POP3, các client IMAP có các khả năng lớn hơn trên chế độ online, như tìm kiếm
các header, các đoạn mail, tìm kiếm các thông điệp cụ thể trên các server, và thiết
lập các cờ như cờ trả lời. Về căn bản, IMAP cho phép các client làm việc trên các
hộp thư ở xa như là các hộp thư cục bộ.
Dịch vụ (Services): Mô tả những gì mà một mạng máy tính cung cấp cho
các thành phần muốn giao tiếp với nó. Hoặc có thể hiểu là một tập các phép toán
mà một tầng cung cấp cho tầng phía trên của nó gọi sử dụng.

82
Một số dịch vụ phổ biến:
Firewall: Có những kẻ phá hoại trên mạng Internet!. Để ngăn chặn chúng,
người ta thường thiết lập các điểm truy cập tới một mạng cục bộ và kiểm tra tất
cả các luồng truyền tin vào và ra khỏi điểm truy nhập đó. Phần cứng và phần
mềm giữa mạng Internet và mạng cục bộ, kiểm tra tất cả dữ liệu vào và ra, được
gọi là firewall.
Firewall đơn giản nhất là một bộ lọc gói tin kiểm tra từng gói tin vào và ra
khỏi mạng, và sử dụng một tập hợp các quy tắc để kiểm tra xem luồng truyền tin
có được phép vào ra khỏi mạng hay không. Kỹ thuật lọc gói tin thường dựa trên
các địa chỉ mạng và các số hiệu cổng.
Proxy Server: Khái niệm proxy có liên quan đến firewall. Nếu mốt một
firewall ngăn chặn các host trên mạng liên kết trực tiếp với thế giới bên ngoài.
Một máy bị ngăn kết nối với thế giới bên ngoài bởi một firewall sẽ yêu cầu truy
xuất tới một trang web từ một proxy server cục bộ, thay vì yêu cầu một trang
web trực tiếp từ web server ở xa. Proxy server sau đó sẽ yêu cầu trang web từ
một web server, và sau đó chuyển kết quả trở lại cho bên yêu cầu ban đầu. Các
proxies cũng được sử dụng cho FTP và các dịch vụ khác. Một trong những ưu
điểm bảo mật của việc sử dụng proxy server là các host bên ngoài chỉ nhìn thấy
proxy server. Chúng không biết được các tên và các địa chỉ IP của các máy bên
trong, vì vậy khó có thể đột nhập vào các hệ thống bên trong.
Trong khi các firewall hoạt động ở tầng giao vận và tầng internet, các
proxy server hoạt động ở tầng ứng dụng. Một proxy server có những hiểu biết chi
tiết về một số giao thức mức ứng dụng, như HTTP và FTP. Các gói tin đi qua
proxy server có thể được kiểm tra để đảm bảo rằng chúng chứa các dữ liệu thích
hợp cho kiểu gói tin. Ví dụ, các gói tin FTP chứa các dữ liệu của dịch vụ telnet sẽ
bị loại bỏ.
Vì tất cả các truy nhập tới Internet được chuyển hướng thông qua proxy
server, vì thế việc truy xuất có thể được kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ, một công ty
có thể chọn giải pháp phong tỏa việc truy xuất tới www.playboy.com nhưng cho
phép truy xuất tới www.microsoft.com

83
World Wide Web (WWW): Sự phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực mỹ
thuật đa phương tiện đã tạo nên sự bùng nổ những ứng dụng của nó trên Internet.
World Wide Web (WWW) hay Web là một hệ thống mà chúng ta có thể truy
xuất hầu hết các loại tài liệu trên net gồm cả âm thanh, hình ảnh, phim video.
Việc tìm kiếm này hết sức dễ dàng và nhanh chóng.
Trên WWW, thông tin được hiển thị dưới dạng các trang web. Các trang
web có thể chứa:
Văn bản định dạng
Tranh ảnh

Âm thanh
Phim Video
Điều này làm cho thông tin trông hấp dẫn hơn và dễ sử dựng hơn. Trang
web cũng chứa các siêu liên kết. Các siêu liên kết là những văn bản hoặc các đối
tượng được liên kết đến các trang khác để thể hiện các thông tin liên quan. Văn
bản được tạo siêu liên kết đến tài liệu khác sẽ có gạch chân và các tranh ảnh tạo
liên kết có thể có đường viền đậm bao quanh. Để di chuyển từ trang này đến
trang khác, người dùng chỉ việc click vào liên kết.
Dịch vụ tên miền DNS: Các địa chỉ IP viết dưới dạng 4 nhóm bit không dễ
nhớ một chút nào, vì vậy có người ta đã đưa ra một hệ thống tương đương dễ nhớ
hơn đối với người sử dụng. Do các tên miền này là duy nhất, nên hệ thống tên
miền được sử dụng để hỗ trợ hệ thống tên có phân cấp
Như ta đã biết, tiền thân của mạng Internet là mạng Arpanet của Bộ quốc
phòng Mỹ. Thời kỳ đó số máy tính ở mức đủ để liệt kê chúng trong một tệp tin
văn bản và lưu trên từng máy kết nối vào mạng. Thông tin trong tập tin này bao
gồm địa chỉ IP và hostname. Tuy nhiên do quy mô của mạng ngày càng mở rộng
người ta cần có các máy tính chuyên dụng để lưu trữ và phân giải tên miền. Các
máy tính có chức năng như vậy được gọi là Máy chủ DNS. Ví dụ
www.microsoft.com, www.bbc.co.uk. Các tên này không bắt buộc phải có ba
phần, nhưng việc đọc bắt đầu từ phải sang trái, tên bắt đầu với miền mức cao.
Các miền mức cao là các tên nước cụ thể hoặc tên các tổ chức và được định
nghĩa bởi tổ chức IANA

84
6.3. Công cụ tìm kiếm
Mặc dù việc truy cập thông tin trên Wide Web là khá đơn giản, nhưng do
thông tin quá rộng lớn cũng gây ra những khó khăn khi muốn tìm những thông
tin cần thiết một cách nhanh chóng. Để việc tìm kiếm đạt hiệu quả, công cụ tìm
kiếm (search engine) đã ra đời.
Search engine là một phần mềm trên web nhằm giúp cho người dùng tìm
kiếm thông tin theo một chủ đề xác định. Việc tìm kiếm thông tin trên web dựa
vào những từ khóa nào đó do người dùng cung cấp. Kết quả là chúng ta sẽ có
được một danh sách các tài liệu chứa các từ khoá đã nhập vào.
Tuy nhiên, chiều dài danh sách không vượt quá 50 tài liệu. Để xem tiếp các
tài liệu trong danh sách ta có thể sử dụng một số chức năng khác có trong chương
trình.
Thử tìm các thông tin về dịch vụ sức khỏe cộng đồng (public health
services).
 Nhập từ khóa “public health services” nằm trong dấu nháy kép. Nghĩa

là các tài liệu chứa cụm từ này sẽ được ưu tiên thể hiện trước.
 Tìm kiếm bằng cách dùng +“public health services” nhằm chỉ ra rằng
chỉ tìm những tài liệu chứa chính xác cụm từ “public health services” mà
thôi. Dùng dấu + phía trước một từ hay cụm từ nằm chỉ ra rằng từ hay
cụm từ đó phải được xuất hiện trong tài liệu.
 Nếu ta nhập vào một chuổi là +“public health” –service nhằm chỉ ra

rằng chỉ tìm những tài liệu nào chứa cụm từ “public health” và không
chứa từ service. Dấu – dùng để giới hạn những tài liệu chứa từ hay cụm từ
này.
Một số search engine trên Web là:
 Yahoo – www.yahoo.com
 Altavista – www.altavista.digital.com
 Infoseek – www.infoseek.com
 Excite –www.excite.com
 WebCrawler – www.webcrawler.com
 Google- www.google.com

85
Search engine được gọi là một chương trình dùng để tìm kiếm dữ liệu trên
World Wide Web. Các chương trình như WAIS và Gopher là những chương
trình search engine. Chúng được dùng để tìm kiếm dữ liệu trong những cơ sở dữ
liệu trên mạng Internet.
Sự tiến bộ của Web cho phép kết hợp giữa những search engine trên Web
và Internet. Ví dụ như, Yahoo, một Web search engine cho phép chúng ta tìm
kiếm dữ liệu trên những nhóm tin tức như Usenet (một mạng mail server được
hình thành để trao đổi thông tin giữa các nhóm người dùng có cùng sở thích), là
một phần của Internet nhưng không phải là Web.
6.4. Elearning , E-commerce, Cloud computing
Elearning - Những khóa học trực tuyến:
Nhiều trường đại học kết nối Internet. Các trường đại học trên Internet
nhằm giúp đỡ cho mọi người trao đổi tài nguyên lẫn nhau. Họ cũng sử dụng
Internet để đưa ra những công bố, thông báo hội nghị và hội thảo.
Các trường đại học cũng đưa lên Internet những thông tin về các chương
trình hỗ trợ học phí sinh viên, học bổng và các chương trình vừa học vừa làm.
Rất nhiều trường đại học hỗ trợ cho sinh viên của họ truy cập vào Internet.
Những sinh viên chính quy, tại địa phương hay ở những quốc gia khác nhau,
cũng có thể truy xuất vào các web site của họ. Các web site cung cấp thông tin về
những khóa học hay chương trình đã được chấp nhận. Các sinh viên có thể trao
đổi với các trợ lý sinh viên của các trường thông qua e-mail. Trao đổi E-mail rẽ
hơn và nhanh hơn so với các hình thức trao đổi truyền thống khác.
Hầu hết các trường đại học đều có những chương trình trợ cấp tài chính cho
những nghiên cứu quan trọng, những nghiên cứu trên những khía cạnh đặc biệt.
Nhiều tổ chức chính phủ cũng có những chương trình trợ cấp nghiên cứu trên
Internet mailing list và các nhóm Usenet.
Internet, một công cụ hữu dụng cho các nhà nghiên cứu:
 Nhiều nhà nghiên cứu là các giảng viên cần có những siêu máy tính để
chạy những chương trình tính toán phức tạp. Những chương trình không
thể chạy trên những máy tính thông dụng của nhà trường. Internet sẽ có
những site sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thể dùng cho mục đích của họ.

86
 Các nhà nghiên cứu có thể download phần mềm như trình soạn thảo,
trình biên dich, bảng tính, databases và các công cụ phân tích nhằm trợ
giúp cho nghiên cứu của mình
 Họ cũng có thể kiểm chứng những giả thuyết của mình thông qua việc
gửi các câu hỏi lên Internet mailing list hay các nhóm tin tức Usenet.
 Người dùng có thể truy xuất vào hàng trăm thư viện về giáo dục trên
Internet.
 Các nhà nghiên cứu có thể xem xét qua lại những báo cáo nghiên cứu
của họ. Công việc này nhằm đảm bảo sự chính xác trước khi công bố trên
các tập chí. Thông qua việc đưa các bài báo cáo lên Internet, việc xem xét
lẫn nhau có thể sẽ nhanh chóng hơn.
 Các nhà nghiên cứu giáo dục có thể trao đổi và thảo luận các ý tưởng
thông qua e-mail và thảo luận các công bố trên mailing lists và các nhóm
thảo luận Usenet.
 Thông tin trên Internet được đặt trong các database. Các nhà nghiên
cứu và những tổ chức cộng đồng khác nhau có thể truy xuất thông tin vào
các database này.
 Việc công bố những bài báo khoa học trên net có những ưu điểm như
việc công bố sẽ nhanh, dễ dàng, và chi phí thấp. Các bài báo khoa học có
thể mất hàng tháng để được công bố trên tạp chí định kỳ. Tuy nhiên, với
Internet, những công việc này chỉ cần có vài tuần.
Một lãnh vực khác về giáo dục có thể triển khai thông qua Internet là đào
tạo từ xa. Điều này có thể được thực hiện thông qua e-mail, Gopher và FTP.
Người ta có thể tham dự những khóa học trong khi chỉ cần ngồi ở nhà hay trong
văn phòng.
Tham dự những khoá học qua Internet có một số ưu điểm như:
 Có sự tương tác nhanh chóng và nhiều hơn giữa sinh viên và giáo viên
so với cách truyền thống, cách phản hồi được thực hiện qua giấy.
 Sinh viên có thể truy nhập Internet từ bất cứ đâu trên toàn thế giới. Vì
vậy, tài liệu học tập cũng có thể được lấy ở bất cứ đâu mà không có sự
gián đoạn nào.

87
 Nhiều khóa học dùng Gopher và FTP để cung cấp thông tin. Điều này
giúp cho những sinh viên tự khám phá các tài nguyên học tập theo khả
năng của mình.
 Trong những chương trình đào tạo từ xa trước đây, việc mượn sách, tài
nguyên học tập và dịch vụ thư viện là rất khó khăn. Tuy nhiên, thông qua
Internet các sinh viên có thể truy xuất dễ dàng vào database, các bài
nghiên cứu khoa học, tập chí và thư viện.
Đào tạo từ xa đã hướng đến một môi trường trực quan và thực tế hơn, ở đó
người học có thể cảm nhận như một lớp học thực thụ. Qua Internet, sinh viên và
giáo viên được kết nối với nhau như trong một lớp học. Những phần cứng và
phần mềm đặc biệt sẽ trợ giúp cho các lớp học trực quan này.
E-commerce (thương mại điện tử):
E-commerce là từ viết tắt của electronic commerce (thương mại điện tử).
Với Internet, người dùng có thể xem các sản phẩm và / hoặc các dịch vụ trực
tuyến, chọn một hay nhiều sản phẩm mà chúng ta muốn mua và đặt một đơn
hàng. Chi tiết thanh toán cũng được thực hiện trực tuyến. Việc thanh toán chỉ cần
xác định số Credit Card (thẻ tín dụng). Khách hàng sẽ nhập vào số thẻ tín dụng
của mình khi mua hàng và sẽ thanh toán chúng khi nhận được hóa đơn tín dụng.
Việc buôn bán trên Internet đã phát triển nhanh hơn so với những ứng dụng
khác của Internet. Điều này là do Internet đáp ứng được những yêu cầu như:
 Quảng cáo vào marketing
 Nghiên cứu và triển khai
 Hỗ trợ khách hàng
 Cung cấp thông tin
 Nhận đơn hàng
 Khảo sát trực tuyến
 Tuyển dụng
 Bán hàng
Những người dùng trong lãnh vực thương mại trên Internet là các công ty
công nghiệp như công nghiệp liên quan đến máy tính, các công ty dầu nhờn, các

88
công ty dược phẩm, công nghiệp liên quan đến chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tài
chính, ngân hàng và rất nhiều thứ nữa.
Ngay cả những công ty nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân cũng dùng Internet
để liên hệ với thị trường toàn cầu.
Nhiều loại hình kinh doanh bắt đầu xuất hiện trên net. một số đó là:
 Bán sách
 Đại lý du lịch
 Các công ty đưa tin
 Mua sắm trực tuyến
 E-zines (Báo điện tử - electronic magazines)
Tốc độ và sự rộng lớn của Internet là một lợi thế cho những dự án kinh
doanh. Là nơi mà người ta có thể tìm thấy khách hàng, quảng cáo sản phẩm,
cung cấp thông tin sản phẩm,… một số ưu điểm nổi bật của Internet là:
 Giao dịch toàn cầu: Internet cung cấp những cách thức truyền thông
toàn cầu nhanh chóng mà chỉ cần thông qua những cuộc điện thoại nội hạt.
Nó cho phép người dùng đi vào thị trường quốc tế. Ngay cả những doanh
nghiệp nhỏ, vùng nông thôn vẫn dễ dàng xâm nhập vào thị trường toàn
cầu.
 Không còn sự khác biệt về múi giờ: Dùng các công cụ hỗ trợ như email
và trao đổi trực tuyến cho phép các công ty liên hệ với nhà cung cấp,
khách hàng, và các nhân viên hỗ trợ tại mọi thời điểm trên toàn thế giới.
Thông điệp E-mail được người nhận truy xuất khi thuận tiện. Để liên hệ
nhanh thì trao đổi trực tuyến (chat) là công cụ hiệu quả nhất. Internet giúp
cho những nhân viên có thể sống và làm việc xa nhau. Không cần đi đến
văn phòng, việc trao đổi thông tin, và trao đổi với nhau có thể thực hiện
thông qua net.
 Nhận phản hồi và hỗ trợ khách hàng: Một ưu điểm chính của Internet
là có khả năng duy trì tốt mối liên hệ với khách hàng. Khách hàng có thể
liên hệ với công ty vào bất cứ khi nào dù là ngày hay đêm thông qua e-
mail và nhận thông tin qua Gopher và FTP. Công dụng của Internet giúp
cho việc duy trì mối quan hệ với khách hàng chặt chẽ hơn.

89
 Marketing và bán hàng: Một web site trên World Wide Web có thể
cung cấp cho công ty một hình thức giới thiệu toàn cầu. Công ty có thể
thực hiện việc này qua Usenet, Gopher, FTP Telnet, và e-mail.
 Tài nguyên thông tin: Mọi tổ chức đều cần có tất cả những thông tin
mới nhất. Nhiều doanh nghiệp đã được hình thành do những thông tin từ
chính phủ và / hoặc các ứng dụng khoa học mới nhất.
 Hỗ trợ nhà cung cấp: Việc liên hệ với những nhà cung cấp cũ và mới
có thể thực hiện nhanh chóng thông qua Internet.
Siêu thị trực tuyến: Siêu thị trực tuyến là những site trên Internet dùng để
bán các món hàng như sách, băng nhạc, bán hoa… giữa các quốc gia. Một số site
còn bán cả vé xem phim. Ví dụ như: Amazon.com, BarnesandNoble.com. Đây là
một trong những đại diện điển hình của E-commerce
Những ưu điểm của các site này là:
 Người dùng có thể tìm ra các sản phẩm có trong siêu thị ngay cả khi
đang ở nhà và khi nào thấy thuận tiện nhất.
 Người ta cũng có thể mua những sản phẩm không có tại địa phương
mình thông qua các site này.
Tuy nhiên, điểm bất lợi lại nằm ở chỗ thời gian phân phối sản phẩm. Việc
phân phối sản phẩm thường sẽ không nhanh chóng như mong đợi.
Cloud computing:
Đám mây (cloud) là biểu tượng tượng trưng cho Internet và thường được sử
dụng trong các mô hình, sơ đồ mạng máy tính. Do đó, điện toán đám mây được
hiểu như cách thức áp dụng các kỹ thuật điện toán dựa trên Internet. Cụ thể hơn,
đó là một mô hình mà mọi thông tin đều được lưu trữ, tính toán, xử lý trong các
máy chủ đặt trên Internet. Người sử dụng có thể làm việc với các thông tin đó mà
không cần phải hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật và hạ tầng cơ sở của đám mây.
Với cách thức lưu trữ và xử lý thông tin như vậy, người sử dụng có thể dễ
dàng truy cập vào đám mây chỉ với một ứng dụng có khả năng truy nhập Internet
và từ bất kỳ thiết bị nào, bao gồm máy tính, thiết bị cầm tay, di động, thiết bị giải
trí... Ví dụ rõ ràng nhất về ứng dụng thực tế đang được sử dụng rộng rãi, đại diện
cho một ứng dụng trong mô hình điện toán đám mây, là dịch vụ thư điện tử trực

90
tuyến được cung cấp bởi nhiều hãng lớn như Hotmail của Microsoft, Yahoo Mail
của Yahoo, Gmail của Google... Với dịch vụ này, người sử dụng chỉ cần trình
duyệt web cùng tài khoản cá nhân đã được đăng ký là có thể thực hiện trao đổi,
giao dịch thư điện tử mà không cần quan tâm đến vấn đề kỹ thuật, phần mềm, hạ
tầng do điều đó được đảm bảo bởi các nhà cung cấp dịch vụ, mà cụ thể ở đây là
Microsoft, Yahoo, Google... Một lợi ích cụ thể khác đối với các doanh nghiệp
không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như
phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng
và công nghệ thay họ.

91

You might also like