You are on page 1of 98

MỤC LỤC

Lời nói đầu ..........................................................................Error! Bookmark not defined.


PHẦN I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TẬP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA
HÌNH, ĐỊA CHÍNH .........................................................................................................2
1.1. Mục đích của đợt thực tập “thành lập bản đồ địa hình, địa chính”................................ 2
1.2. Yêu cầu của thực tập ...............................................................................................................2
1.3. Bảo quản máy và dụng cụ thực tập ......................................................................................4
1.4. Xử láy máy có sự cố .................................................................................................................4
1.5. Ghi sổ thực tập..........................................................................................................................5
1.6. Quan hệ trong thực tập ...........................................................................................................5
1.7. Đánh giá kết quả thực tập.......................................................................................................5
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ .......................6
CHƯƠNG 1: NHẬN MÁY VÀ KIỂM NGHIỆM MÁY ........................................................6
1.1 Kiểm tra sơ bộ khi nhận máy, dụng cụ đo ...................................................................6
1.2 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy và dụng cụ đo .........................................................7
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, ĐO ĐẠC VÀ BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ..........8
2.1. Các phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ .....................................................8
2.2. Các quy định về thành lập lưới khống chế đo vẽ......................................................11
2.2.1. Lưới khống chế do vẽ thành lập bản đồ địa chính.................................................11
2.4. Đo đạc lưới khống chế đo vẽ ....................................................................................18
2.5. Bình sai lưới khống chế đo vẽ ..................................................................................22
CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ......................................................................................23
3.1. Khái niệm về bản đồ địa chính .................................................................................23
3.2. Cơ sở toán học và độ chính xác đo đạc, lập bản đồ địa chính ..................................25
3.3. Nội dung của bản đồ địa chính .................................................................................32
3.4. Nội dung bản đồ địa hình ..........................................................................................39
3.5. Những quy định trong đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ .............................................42
3.6. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ .....................................................50
3.7. Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết ........................................................................................61
3.8. Thành lập bản đồ gốc ................................................................................................63
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC BIÊN TẬP BẢN ĐỒ
SỐ.....................................................................................................................................................96
4.1. Giới thiệu một số phần mềm ứng dụng ................................................................96
4.2. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ địa chính, địa hình ..................................98
PHẦN III: PHỤ LỤC ..................................................................................................138
Phụ lục 1: Bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ phù hợp....................................................138
Phụ lục 2: Bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ khép kín ...................................................142
Phụ lục 3: Bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ một điểm nút ...........................................148
Phụlục 4: Tính tọa độ điểm giao hội thuận ..................................................................................156
Phụ lục 5: Tính tọa độ điểm giao hội cạnh sườn .........................................................................158
Phụ lục 6: Tính tọa độ điểm giao hội nghịch ...............................................................................159
Phụ lục 7: Tính toạ độ điểm tam giác đơn ...................................................................................161
Phụ lục 8: Bình sai gần đúng chuỗi tam giác...............................................................................162
Phụ lục 9: Bình sai khoá tam giác hình tuyến..............................................................................166
Phụ lục 10: Bình sai gần đúng lưới đa giác trung tâm ................................................................169
Phụ lục 11: Bình sai lưới tứ giác trắc địa .....................................................................................172
Phụ lục 12: Bình sai gần đúng tuyến độ cao khép kín ................................................................175
Phụ lục 13: Bình sai gần đúng tuyến độ cao phù hợp .................................................................176
Phụ lục 14: Giới thiệu một số máy toàn đạc điện tử thông dụng ...............................................178
Phụ lục 15: Mẫu khung và trình bày khung bản đồ địa chính cơ sở .........................................179
Phụ lục 16: Mẫu khung bản đồ địa chính ....................................................................................180
Phụ lục 17: Mẫu khung bản đồ trích đo địa chính.......................................................................181
Phụ lục 18: Quy định kinh tuyến trục quy định cho các tỉnh, thành phố ...................................182
Phụ lục 19: Quy định danh mục loại đất ghi trên bản đồ địa chính ...........................................183
Phụ lục 20: Quy định ghi chú đối tượng quản lý, sử dụng đất ...................................................185
Phụ lục 21: Bảng phân lớp các đối tượng trên bản đồ địa chính số ...........................................186
Phụ lục 22: Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1: 10 000 và 1: 5000 ......................190
Phụ lục 23: Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:2000; 1:1000; 1:500; 1:200 .......191
Phụ lục 24: Sơ đồ chia mảnh bản đồ địa chính ...........................................................................192
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .........................................................................................193
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình “Thực tập Thành lập bản đồ địa hình – địa chính” do tập thể giảng viên
khoa Trắc địa và Bản đồ trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội biên soạn
dành cho các đối tượng:
- Sinh viên khoa Trắc địa – Bản đồ;
- Sinh viên khoa Quản lý đất đai và làm tài liệu học tập cho sinh viên các khoa
Địa chất, Thủy văn,Tài nguyên nước.
Dựa vào yêu cầu đào tạo và thực tế sản xuất ở nước ta hiện nay, quá trình học lý
thuyết và thực hành kết hợp làm cho sinh viên dễ dàng nắm bắt kiến thức và rèn luyện kỹ
năng thực hành và tính gắn kết tập thể, quan hệ giữa các thành viên trong nhóm là một
yêu cầu không thể thiếu trước khi sinh viên ra trường.
Để tiếp cận với quy trình công nghệ thành lập bản đồ số đã và đang được các cơ
sở sản xuất sử dụng, chúng tôi đã đưa vào giáo trình này một số phần mềm thành lập bản
đồ địa hình, địa chính từ khi đo ngoài thực địa đến khi có được sản phẩm bản đồ địa
hình, bản đồ địa chính.
Trong giáo trình này, chúng tôi đề cập đến những vấn đề sau:
- Phần I: Tổng quan chung về thực tập thành lập bản đồ địa hình – địa chính:
Trong phần này chúng tôi đề cập đến mục đích và yêu cầu của quá trình thực tập, nhiệm
vụ của các sinh viên, việc bảo quản máy móc trang thiết bị của Nhà trường, những quy
định trong quá trình ghi chép sổ sách, tính toán xử lý kết quả đo đạc.
- Phần II: Nội dung gồm 4 chương
+ Chương 1: Nhận máy và kiểm nghiệm máy;
+ Chương 2: Thiết kế, đo đạc và bình sai lưới khống chế đo vẽ;
+ Chương 3: Thành lập bản đồ địa chính, bản đồ địa hình.
+ Chương 4: Ứng dụng công nghệ trong công tác biên tập bản đồ số.
- Phần III: Phụ lục: Giới thiệu một số dạng bình sai, tính tọa độ cho các điểm lưới
khống chế đo vẽ, phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính các quy định về mã đất, kinh
tuyến trục quy định cho từng tỉnh khi đo vẽ bản đồ địa chính.
Lần đầu tiên biên soạn, do thời gian có hạn nên giáo trình không tránh khỏi sai
sót. Rất mong bạn đọc góp ý để giáo trình được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự góp ý của các đọc giả
Nhóm biên soạn

1
PHẦN I:TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỰC TẬP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHÍNH
1.1. Mục đích của đợt thực tập “thành lập bản đồ địa hình, địa chính”
Học phần này được học sau các học phần “Trắc địa cơ sở”; “Lý thuyết sai số bình
sai”; “Tin học ứng dụng”; “Thực tập trắc địa cơ sở”.
1. Mục đích của đợt thực tập “Thành lập bản đồ địa hình địa chính” trang bị cho
sinh viên Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường ngành kỹ thuật trắc địa bản đồ cũng
như các ngành có liên quan như Quản lý đất đai phương pháp thành lập bản đồ địa hình,
địa chính từ khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ đến khi hoàn thiện sản phẩm bản đồ địa
hình hoặc địa chính.
2. Áp dụng “Tin ứng dụng” để thành lập bản đồ số
3. Thời gian thực tập của mỗi ngành khác nhau phù hợp với chương trình đào tạo
cho nên sinh viên các ngành cần vận dụng tốt để hoàn thành chương trình thực tập theo
yêu cầu.
4. Khi biên tập “Giáo trình” này chúng tôi dựa trên quy phạm. Với trang thiết bị
của Nhà trường hiện có, tùy theo tình hình cụ thể của thiết bị mà Giảng viên hướng dẫn
thực tập có thể nới rộng hạn sai từ 1.2 đến 1.5 lần
1.2. Yêu cầu của thực tập
Mỗi tổ thực tập theo biên chế của giáo viên sẽ thành lập một tờ bản đồ giấy và số.
Các thành viên trong tổ phải nắm bắt được nội dung bản đồ địa chính, biết đo vẽ bản đồ
địa chính, biết biên tập được một tờ bản đồ địa hình, địa chính và phải thực hiện nghiêm
túc các quy định sau:
Thời gian thực tập được tính theo tuần (không kể ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật), nếu
thời tiết không thuận lợi cho việc đo ngắm thì học lý thuyết, tính toán, nội nghiệp. Ngày
làm việc nói chung tính theo giờ hành chính, nhưng vận dụng linh hoạt theo mùa và theo
thời tiết. Trong tổ bố trí sao cho mọi thành viên đều được làm các công việc: đo, ghi sổ,
vẽ, đi mia, vẽ sơ họa cho hợp lý (nói chung mọi việc đều tham gia). Nếu ban ngày tính
toán không xong thì tranh thủ cả buổi tối.
1. Tất cả các sinh viên phải có mặt đúng giờ tại địa điểm thực tập kèm theo máy
và dụng cụ đo.(không được nghỉ việc riêng trong đợt thực tập. Trường hợp đặc biệt, sinh
viên phải có đơn và chỉ được thày giáo phụ trách cho phép sinh viên mới được nghỉ. Số
buổi nghỉ so với tổng số buổi thực tập được tính là vắng mặt dùng xét cho phép được hay
không được bảo vệ thực tập theo quy chế).
2. Trong giờ thực tập không được tự ý rời bỏ vị trí làm việc được tổ, lớp phân công.
3. Chú ý nghe giảng, ghi chép tài liệu khi trên lớp cũng như ngoài bãi thực tập
4. Bảo vệ tài sản của Nhà trường, sử dụng đúng mục đích.
2
5. Thao tác máy nhẹ nhàng, khi chuyển máy từ trạm này sang trạm khác phải tháo
máy ra khỏi chân máy, cho vào hòm máy khi di chuyển. Với máy Thuỷ chuẩn được phép
để máy lên vai, 2 tay giữ 2 chân máy về phía trước ngực, không được vác máy nằm
ngang.
6. Đánh số sổ đo và đánh số trang trước khi đo; tu chỉnh sổ theo hướng dẫn. Ghi
tính trung thực, điền viết tên người đo, người ghi, sơ đồ đo nối (dùng thước vẽ theo
hướng Bắc 2/3 chiều dài vẽ nét liền, 1/3 vẽ nét đứt về phía điểm ngắm) cùng các mục
khác đầy đủ tại thực địa theo kiểu chữ in thường cẩn thận; chỉ chuyển máy khi đã kiểm
tra đạt hạn sai và tính xong sổ đo.
7. Quy định sửa số đo:
- Đo góc được sửa phần độ và phần chục phút;
- Đo cao được sửa phần mét và deximet.
Khi sửa số thì gạch một nét ngang vào giữa số sai, viết số đúng lên trên.
8. Chỉ được ghi vào sổ đo khi có chữ ký của giáo viên hướng dẫn.
9. Sổ đo phải được ghi tính tại trạm máy, số đọc phải khách quan trung thực, số
đọc lẻ phút ở hướng mở đầu không được trùng nhau và để ở vị trí 0.0’ hoặc 0.0”. Nếu vì
lý do nào đó mà đo sai thì dùng thước gạch bỏ phần đo sai đó, đo và ghi lại. Nếu sai cả
trạm thì gạch chéo cả trạm đo từ góc trái trên xuống góc phải dưới của sổ đo, đồng thời
ghi rõ lý do vào cột “Ghi chú”
- Khi đo lại, phải đặt số đọc ở hướng mở đầu khác số đọc lần đo trước đó; với đo
thủy chuẩn phải thay đổi chiều cao máy ít nhất 10 cm.
10. Nhứng điều nghiêm cấm:
* Dùng hòm máy, mia, ô che máy thay cho ghế ngồi;
* Để máy mà không có người bên cạnh
* Nhờ người khác đo hộ;
* Sửa số đo không được sửa (đo góc sửa phút và lẻ phút; đo độ cao sửa
centimet và milimet)
* Sửa số liên hoàn
* Chữa đè số;
* Đặt trị số hướng mở đầu của các lần đo có phần phút, lẻ phút trùng nhau
* Dùng bút xoá để xoá rồi viết số khác đề lên;
* Thay trang sổ đo khi đo sai.
* Nhờ người khác ghi, tính hộ.
* Sao chép thành quả dưới mọi hình thức (kể cả viết ra giấy nháp sau đó chép
lại cho sạch)

3
11. Trang phục gọn gàng, nói năng lịch sự, lễ phép. Mùa hè phải có mũ nón, bảo
hộ lao động để đảm bảo sức khỏe trong quá trình thực tập.
1.3. Bảo quản máy và dụng cụ thực tập
Máy và dụng cụ thực tập là tài sản quí và đắt tiền, đa số không sản xuất được ở
trong nước. Mỗi sinh viên phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản máy và dụng cụ đo cho
mình và các khóa sau thực tập.
Khi nhận máy và dụng cụ từ phòng máy phải kiểm tra kỹ trước khi mang máy ra
khỏi phòng máy. Mọi tồn tại khuyết tật của máy và dụng cụ đều được ghi vào sổ theo dõi
mượn máy. Mọi khuyết tật không được ghi trong sổ theo dõi hoặc biên bản bàn giao thì
người mượn máy phải chịu trách nhiệm.
Khi vận chuyển máy không buộc trực tiếp lên xe đạp, xe đạp điện và xe máy mà
phải đeo trên lưng hoặc có người ôm máy. Khi vác mia không được để mia nằm ngang
mà phải để nghiêng trên vai (tránh võng và mất vạch sơn trên mia).
Khi lấy máy ra khỏi hòm máy phải quan sát vị trí máy đặt trong hòm, để khi đo
xong đặt lại cho đúng vào vị trí cũ. Trước khi đặt máy vào hòm cần mở hết các khóa
chuyển động. Khi đo hòm đựng máy phải để nơi râm, mát tránh nắng và bị dính nước.
Những ngày trời nắng hoặc mưa nhỏ, phải dùng ô che máy, không dùng ô vào
việc khác. Khi mưa to phải cất máy vào trong hòm máy và phải lấy máy hong khô khi về
đến nhà.
Trước khi đặt máy lên giá ba chân, phải để chân máy có độ cao vừa với người đo,
để tránh mỏi trong quá trình đo. Đặt máy lên giá ba chân phải giữ máy và vặn ngay ốc
nối, vặn ốc nối chặt vừa đủ, các ốc cân đặt ở vị trí trung bình.
Khi đo, người đo chịu trách nhiệm về máy. Người ghi, ngoài trách nhiệm ghi sổ
còn trách nhiệm cảnh giới cho máy, người che ô trực tiếp đứng chặn người và phương
tiện qua lại. Trong mọi tình huống, người đo không được bỏ máy đi chỗ khác, nếu có
việc phải đi thì bàn giao trách nhiệm bảo quản máy cho người khác.
1.4. Xử láy máy có sự cố
Khi máy có sự cố khác với bình thường, thì tổ trưởng phải báo ngay với giáo viên
hướng dẫn thực tập để có hướng giải quyết, không được tự ý xử lý.
Máy hỏng do quá niên hạn hay do sử dụng sai qui tắc, đổ máy thì tổ trưởng tổ
máy đều phải lập biên bản, tùy theo trường hợp cụ thể phòng máy sẽ điều chỉnh và sửa
chữa. Nếu do sử dụng sai qui định hoặc đổ máy, tùy theo tình hình cụ thể mà sinh viên
bồi thường một phần đến toàn bộ máy. Tuyệt đối không được sửa ngoài mà không có ý
kiến của phòng máy.
Nếu mất mát các dụng cụ khác, đổ vỡ máy, ngoài việc bồi thường sinh viên đó
còn bị kỷ luật tùy theo mức độ nặng nhẹ.
4
1.5. Ghi sổ thực tập
Số liệu đo phải phản ánh trung thực, khách quan, không được chữa số liệu đo một cách
tùy tiện, chỉ được sửa số đo cho phép (góc đến độ, chục phút; độ cao đến mét và đeximet). Khi
sửa số thì gạch ngang số sai một nét và viết số đúng lên trên (hoặc xuống dưới).
Sổ đo phải theo mẫu thống nhất của Trường, các mẫu khác phải được sự đồng ý
của giảng viên hướng dẫn và có chữ ký của giảng viên hướng dẫn trước khi đo.
Bút dùng ghi sổ là các loại bút văn phòng, trên một trang sổ đo chỉ được dùng một
loại mực (không dùng mực đỏ), chữ và số viết ngay ngắn, rõ ràng, chiều cao chữ tương
đương với tiêu đề trong sổ (3 mm)
Tính nhẩm là nội dung cần rèn luyện khi thực tập, không được ghi ra ngoài sổ đo
sau đó chép lại. Nếu sinh viên vi phạm coi như không có điểm phần ghi sổ.
1.6. Quan hệ trong thực tập
Trong quá trình thực tập quan hệ giữa các sinh viên là quan hệ đồng nghiệp, các
sinh viên được biên chế và làm việc theo nhóm. Vì vậy, các sinh viên cần đoàn kết giúp
đỡ lẫn nhau hoàn thành tất cả các khâu trong quá trình thực tập. Mỗi người dưới sự phân
công của tổ trưởng sẽ thực hiện công việc khác nhau trong ngày, nếu không có sự hợp tác
chặt chẽ với nhau thì rất khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Người yếu cần chịu khó học
hỏi, người khá cần chỉ bảo tận tâm, dìu dắt nhau cùng tiến bộ.
Quan hệ với thầy (cô) giáo và sinh viên thân ái. Các thầy luôn chỉ dẫn sinh viên
học tay nghề, củng cố lý thuyết. Sinh viên cần tranh thủ học hỏi chuẩn bị điều kiện ra
trường có tay nghề vững.
Tôn trọng, lễ phép với nhân dân nơi có địa bàn thực tập, bảo vệ hoa màu và tài sản
của nhân dân, tranh thủ sự giúp đỡ của nhân dân trong lúc mưa nắng để hoàn thành
nhiệm vụ. Không được gửi máy và dụng cụ đo ở nhà dân, không để người ngoài nhóm
thực tập thao tác máy. Tránh nói năng phàm tục thiếu văn hóa nơi công cộng.
1.7. Đánh giá kết quả thực tập
1. Sinh viên vi phạm nội quy thực tập, nghỉ quá thời gian quy định sẽ không được
tham gia bảo vệ thực tập
2. Theo nội dung thực tập, các thầy (cô) sẽ kiểm tra đánh giá và cho điểm từng nội
dung. Nếu một trong các nội dung không đạt, thì điểm đánh giá cho sinh viên đó là
không đạt và phải thực tập lại.
3. Khi bảo vệ, sinh viên phải biết thao tác, xử lý số liệu, khai thác dữ liệu trên máy
tính để thành lập, biên tập bản đồ giấy hoặc số.
4. Điểm thực tập của sinh viên được các thầy (cô) thông báo sau khi đã chấm xong
thành quả của cá nhân và điểm bảo vệ thực tập, sinh viên trả đầy đủ máy và dụng cụ đo.

5
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ, ĐO VẼ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
CHƯƠNG 1: NHẬN MÁY VÀ KIỂM NGHIỆM MÁY
1.1 Kiểm tra sơ bộ khi nhận máy, dụng cụ đo
Khi nhận máy cần kiểm tra sơ bộ các hạng mục sau:
1.1.1. Với máy kinh vĩ:
- Kiểm tra ốc nối máy với giá 3 chân xem có chắc chắn hay không
- Kiểm tra 3 ốc cân xem chuyển động của các ốc cân có trơn tru hay không
- Kiểm tra bọt nước trên ống thủy dài và tròn có bình thường hay không
- Kiểm tra ống dọi tâm quang học xem có sáng rõ không
- Kiểm tra kính vật xem có bị mốc ố không
- Kiểm tra ốc điều quang xem có di động bình thường hay không
- Kiểm tra ốc điều chỉnh màng chỉ chữ thập xem có hoạt động bình thường hay không
- Kiểm tra các khóa chuyển động ngang và đứng của bộ phận ngắm có chắc chắn
hay không
- Kiểm tra các ốc vi động ngang và vi động đứng của máy hoạt động bình thường
hay không
- Kiểm tra ốc mở khóa đặt bàn độ nằm xem hoạt động bình thường không
- Kiểm tra gương lấy ánh sáng vào cửa sổ đọc số có tốt không
- Kiểm tra bộ phận đọc số bàn độ ngang và bàn độ đứng xem có rõ, có mốc hay
không, ảnh các vạch chia trên du xích và bàn độ có phù hợp không
1.1.2. Với máy thủy chuẩn
- Ốc nối máy với giá 3 chân phải chắc chắn
- 3 ốc cân máy phải hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng không bị rít.
- Bọt nước trên ống thủy dài và ống thủy tròn phải hoạt động bình thường.
- Kính vật không bị ố, bị mốc.
- Ốc điều quang phải hoạt động bình thường trơn tru.
- Ốc điều chỉnh màng chỉ chữ thập phải hoạt động trơn tru
- Khóa chuyển động ngang của bộ phận ngắm phải chắc chắn
- Ốc vi động ngang của máy phải hoạt động bình thường
- Vít nghiêng phải hoạt động bình thường.
- Với máy thủy chuẩn tự động thì kiểm tra bộ phận cân bằng tự động bằng cách
lắc nhẹ máy nghe có tiếng kêu lách tách.
1.1.3. Với chân máy phải đảm bảo các yêu cầu sau
- Chân máy phải chắc chắn, không bị cong vênh.
- Các ốc khóa chân máy phải hoạt động bình thường

6
1.2 Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy và dụng cụ đo
1.2.1. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy kinh vĩ
Với máy kinh vĩ việc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh phục vụ đo vẽ chi tiết thành lập
bản đồ được tiến hành chủ yếu với các hạng mục sau:
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh trục ống bọt nước dài vuông góc với trục đứng của máy
- Kiểm nghiệm tính thẳng đứng của chỉ đứng lưới chỉ chữ thập
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh điều kiện trục ngắm vuông góc với trục quay của máy
- Kiểm nghiệm điều kiện trục quay của ống kính vuông góc với trục đứng của máy
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số chỉ tiêu đo góc đứng MO hoặc MZ
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh bộ phận dọi tâm quang học.
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh hằng số “K” đo khoảng cách
1.2.2. Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh máy thủy chuẩn
- Kiểm nghiệm và hiệu chỉnh sai số góc “i” máy thủy chuẩn
- Kiểm nghiệm sự ổn định của trục ngắm khi điều quang;
Với máy thủy chuẩn tự động đưa tia ngắm về nằm ngang thì kiểm nghiệm thêm
bộ phận tự động đưa tia ngắm về nằm ngang
1.2.3. Kiểm nghiệm mia thủy chuẩn
- Kiểm nghiệm số chênh điểm “0” của một cặp mia
- Kiểm nghiệm hằng số “K” giữa mặt đen và đỏ của mia thủy chuẩn
(Phần kiểm nghiệm, hiệu chỉnh đã giới thiệu chi tiết trong giáo trình “Thực tập
trắc địa cơ sở”)

7
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ, ĐO ĐẠC VÀ BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ ĐO VẼ
2.1. Các phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ
2.1.1. Lưới khống chế mặt bằng
Để thành lập bản đồ địa hình, địa chính phải xây dựng lưới khống chế đo vẽ gối
đầu lên các điểm khống chế cấp cao từ lưới giải tích hoặc các điểm lưới địa chính trở lên
để đủ mật độ điểm phục vụ đo vẽ chi tiết sao cho thỏa mãn độ chính xác của việc thành
lập bản đồ ở tỷ lệ lớn.
Để thành lập lưới khống chế đo vẽ ta có thể sử dụng 4 phương pháp sau:
- Phương pháp đường chuyền
- Phương pháp lưới tam giác nhỏ
- Các phương pháp giao hội
- Phương pháp sử dụng công nghệ GPS
Khi đo vẽ chi tiết theo phương pháp đo vẽ trực tiếp thì mật độ điểm khống chế đo
vẽ phụ thuộc vào:
- Đặc điểm địa hình, địa vật của khu đo
- Tỷ lệ bản đồ cần thành lập
- phương pháp thành lập lưới khống chế đo vẽ
Để tính số lượng điểm trong khu đo ta áp dụng công thức:
S
N=
s
Trong đó: S là diện tích của khu đo;
s là diện tích khống chế đo vẽ của một trạm đo s = πD2max
Nếu ký hiệu A, B, C là các điểm trạm đo, K, M, N là vị trí các điểm mia
Gọi Dmax là khoảng cách tối đa cho phép từ máy đến mia
d là khoảng cách giữa 2 điểm trạm đo. Nếu d = 2Dmax thì phần gạch chéo sẽ bị hở
không đo vẽ tới (hình 1.1). Vậy, muốn đo vẽ kín diện tích thì: d≤ 2Dmax nghĩa là Dmax
phải ngắm tới trọng tâm tam giác (hình 1.2)
̂ =600; BG = Dmax; GH = Dmax/2 (H là trọng tâm của
Xét tam giác ABH có: BAH
tam giác ABC)

8
̂ = 300 ;ta có: AH = Dmaxcos300AH = Dmax √3
GAH
2

Phương pháp xác định mật độ điểm khống chế

Ta có d = 2Dmax= Dmax √3. Rõ ràng Dmax √3<2Dmax. Khi đó điểm mia phải đặt vào giữa
hai điểm trạm đo tức là:
Dmax √3
D′ =
2
Như vậy, diện tích đo vẽ thực tế của một điểm trạm đo là:
2
Dmax √3
s = πD′2 = π ( )
2
Khi đó số lượng điểm khống chế trên khu đo là:
S S
N= = 2
s Dmax √3
π( )
2

Số lượng điểm trạm đo tính theo công thức trên chỉ đúng trong lý thuyết. Khi đo
vẽ thực tế, do ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa vật số điểm trạm đo thực tế phải tăng
lên từ 1,3 đến 1,5 lần.
Khi xác định vị trí điểm khống chế đo vẽ, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập
mà bố trí khoảng cách giữa 2 điểm khống chế không được lớn hơn Dmax √3 (Dmax là
khoảng cách cho phép từ máy đến mia (gương) phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ cần thành lập)

9
1. Phương pháp đường chuyền kinh vĩ cấp 1, cấp 2
Với địa hình bị cắt xẻ, tầm ngắm bị hạn chế do chướng ngại vật nhiều thì bố trí
đường chuyền là có lợi nhất. Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ theo phương pháp này,
ta có thể sử dụng các dạng đồ hình sau:
- Đường chuyền kinh vĩ dạng phù hợp;
- Đường chuyền kinh vĩ dạng khép kín;
- Đường chuyền kinh vĩ một điểm nút;
- Đường chuyền kinh vĩ hai điểm nút;
- Đường chuyền kinh vĩ nhiều điểm nút
- Đường chuyền treo.
Tùy theo khu vực đo vẽ, số lượng điểm khống chế trắc địa cơ sở có trong khu vực đo vẽ
mà bố trí với các dạng đồ hình trên sao cho phù hợp.
2. Phương pháp tam giác nhỏ
Với địa hình bằng phẳng, tầm ngắm thông suốt ta có thể bố trí theo phương pháp
lưới tam giác nhỏ. Khi bố trí lưới khống chế đo vẽ theo phương pháp này thì có thể sử
dụng phương pháp tam giác đo góc bố trí theo các dạng đồ hình sau:
- Lưới đa giác trung tâm
- Chuỗi tam giác
- Khóa tam giác hình tuyến có đo góc nối hoặc không đo góc nối
- Lưới tứ giác trắc địa
- Lưới tam giác hình quạt
- Lưới tam giác đồng dạng
- Lưới tam giác dày đặc
- Lưới tam giác đơn
Nếu khu đo có diện tích rộng thì có thể bố trí đồ hình dưới dạng lưới đa giác trung
tâm, chuỗi tam giác dày đặc, lưới tam giác đồng dạng
Nếu địa hình khu đo theo dải chạy dài thì có thể sử dụng chuỗi tam giác đơn, khóa
tam giác hình tuyến, lưới tam giác hình quạt...
Nói chung, tùy thuộc vào điều kiện địa hình, vị trí các điểm khống chế trắc địa cấp
cao có trong khu đo vẽ để bố trí các điểm lưới tam giác nhỏ cho hợp lý.
3. Phương pháp giao hội
Để tăng dày điểm trạm đo theo phương pháp này, ta có thể sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp giao hội phía trước (giao hội thuận)
- Phương pháp giao hội cạnh sườn (giao hội kết hợp)
- Phương pháp giao hội phía sau (giao hội nghịch)
- Phương pháp giao hội cạnh
10
Phụ thuộc vào vị trí điểm giao hội, vị trí các điểm khống chế trắc địa cấp cao mà
sử dụng các phương pháp trên cho hợp lý.
4. Phương pháp sử dụng công nghệ định vị GPS
Theo phương pháp này các điểm khống chế đo vẽ được xác định độc lập bằng hệ
thống định vị toàn cầu GPS mà không cần thông hướng giữa các điểm. Tuy nhiên, để
phục vụ cho quá trình đo vẽ chi tiết bằng máy kinh vĩ thì phải bố trí từng cặp điểm khống
chế nhìn thấy nhau để định hướng.
2.1.2. Lưới khống chế độ cao
Lưới khống chế đo vẽ được xác định độ cao theo phương pháp đo cao hình học,
thủy chuẩn kinh vĩ, đo cao lượng giác hoặc giao hội độ cao độc lập
Các điểm khởi đầu của lưới khống chế độ cao đo vẽ là các điểm có độ cao từ cấp
kỹ thuật trở lên.
Trong điều kiện thực tập tại trường, với thời gian ngắn, với phương tiện sẵn có,
các điểm lưới khống chế đo vẽ nên bố trí theo phương pháp đường chuyền và độ cao
được xác định theo phương pháp đo cao lượng giác.
2.2. Các quy định về thành lập lưới khống chế đo vẽ
2.2.1. Lưới khống chế do vẽ thành lập bản đồ địa chính
a. Lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế đo vẽ được thành lập nhằm tăng dày thêm các điểm tọa độ để
đảm bảo cho việc thành lập bản đồ bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp tại thực địa
Lưới khống chế đo vẽ bao gồm: lưới khống chế đo vẽ cấp 1, lưới khống chế đo vẽ
cấp 2 hoặc lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS.
Lưới khống chế đo vẽ cấp 1 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ
chính xác tương đương điểm địa chính (hoặc giải tích 2) trở lên. Lưới khống chế đo vẽ
cấp 2 được phát triển dựa trên tối thiểu 2 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm
khống chế đo vẽ cấp 1 trở lên. Lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ GNSS được
phát triển dựa trên tối thiểu 3 điểm tọa độ có độ chính xác tương đương điểm địa chính
trở lên.
Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 chỉ được lập lưới khống chế đo vẽ cấp 1,
trong trường hợp đặc biệt cho phép lưới khống chế đo vẽ cấp 1 treo không quá 4 điểm
nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không vượt quá 5 cm so với điểm gốc.
- Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 được lập lưới khống chế đo vẽ 2 cấp (cấp
1 và cấp 2), trong trường hợp đặc biệt cho phép lập lưới khống chế đo vẽ cấp 2 treo
không quá 4 điểm nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không quá 0,1 x M
(mm) (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ địa chính cần thành lập) so với điểm gốc.

11
- Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000, 1:2000, 1:5000, 1:10.000 được lập thêm các
điểm trạm đo từ lưới khống chế đo vẽ cấp 2 và lưới khống chế đo vẽ đo bằng công nghệ
GNSS để đo hết khu vực đo vẽ, nhưng sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai không
quá 0,1mm x M (M là mẫu số tỷ lệ bản đồ địa chính cần thành lập) so với điểm gốc.
b. Lưới khống chế đường chuyền
Khi thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp đường chuyền, căn cứ vào
mật độ điểm khởi tính có thể thiết kế dưới dạng đường đơn (các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản
quy định trong bảng 1.1) hoặc thành mạng lưới có một hay nhiều điểm nút, tùy tỷ lệ bản
đồ địa chính cần đo vẽ và điều kiện địa hình để bố trí hợp lý.
- Đối với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất giữa điểm gốc và điểm nút hoặc giữa các
điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài quy định trong bảng 1.1
- Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn hơn 20 m. Riêng
với đường chuyền cấp 2 khu vực đô thị cho phép cạnh ngắn nhất không dưới 5 m.
- Chiều dài hai cạnh kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2.5 lần; số
cạnh trong đường chuyền không quá 15 cho tỷ lệ bản đồ 1: 500 đến 1: 5000; không quá
25 cho bản đồ tỷ lệ 1: 10 000
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền
[S] max(𝑚) m"β f S /[ S ]
TT Tỷ lệ bản đồ
KV1 KV2 KV1 KV2 KV1 KV2
KHU VỰC ĐÔ THỊ
1
1: 500; 1: 1000; 1: 2000 600 300 15 15 1: 4000 1: 2500
KHU VỰC NÔNG THÔN
1: 1000 900 500 15 15 1: 4000 1: 2000
2 1: 2000 2000 1000 15 15 1: 4000 1: 2000
1: 5000 4000 2000 15 15 1: 4000 1: 2000
1: 10000 8000 6000 15 15 1: 4000 1: 2000

- Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không được lớn hơn
0.015m
- Sai số khép góc trong đường chuyền không được vượt quá
fβ = 2mβ √n
mβ là sai số trung phương đo góc
n: số góc trong đường chuyền

12
Các điểm khống chế đo vẽ tùy theo yêu cầu cụ thể có thể chôn mốc tạm thời hoặc
cố định, lâu dài ở thực địa. Nếu chôn mốc tạm thời thì mốc phải đảm bảo để tồn tại đến
kết thúc công trình (sau kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính).
Cạnh lưới khống chế đo vẽ được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung
phương đo dài danh định (ms) không vượt quá 20 mm + D mm (D là chiều dài cạnh đo
tính bằng km); góc ngoặt đường chuyền đo bằng máy đo góc có độ chính xác không quá
10 giây.
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng bằng công nghệ GNSS, bằng phương pháp
đường chuyền, bằng phương pháp đa giác hoặc bằng phương pháp giao hội... nhưng phải
đảm bảo các chỉ tiêu cơ bản trong bảng 1.2:
Bảng 1.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của lưới khống chế đo vẽ
Chỉ tiêu kỹ thuật
Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới khống chế
STT Lưới KC đo Lưới KC đo
đo vẽ
vẽ cấp 1 vẽ cấp 2
1 Sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm ≤ 7 cm
2 Sai số khép tương đối giới hạn ≤ 1/10.000 ≤ 1/5.000
Khi thành lập lưới khống chế đo vẽ bằng công nghệ GNSS phải sử dụng phương
pháp đo tĩnh, thời gian đo ngắm đồng thời từ 4 vệ tinh tối thiểu là 30 phút
Lưới khống chế đo vẽ được phép bình sai gần đúng. Khi tính toán và trong kết quả
cuối cùng sau bình sai giá trị góc lấy đến chẵn giây; giá trị cạnh, giá trị tọa độ lấy đến cm
(0,01 m).
Thành quả đo đạc, tính toán và bình sai khi thành lập lưới đo vẽ gồm: bảng tọa độ
vuông góc phẳng; sơ đồ lưới khống chế đo vẽ.
- Trường hợp đo cạnh bằng các thiết bị khác thì sai số tương đối đo cạnh không
lớn hơn 1: 3000
- Đường chuyền kinh vĩ treo được đo theo 2 chiều thuận nghịch. Giá trị góc và
cạnh đưa vào tính toán là giá trị trung bình của lần đo thuận và nghịch.
c. Lưới tam giác nhỏ
Lưới tam giác nhỏ được bố trí ở vùng quang đãng, khu vực đồi, núi dưới dạng
chuỗi tam giác, đa giác trung tâm, khóa tam giác hình tuyến ... Đồ hình bố trí phụ thuộc
vào hình dạng của khu đo. Lưới tam giác nhỏ phải được phát triển ít nhất từ 2 điểm tọa
độ địa chính trở lên
- Chiều dài cạnh lưới tam giác nhỏ hoặc giữa các cạnh khởi đầu không được vượt
quá chiều dài cạnh đường chuyền kinh vĩ cấp 1. Số tam giác giữa 2 cạnh khởi đầu không
quá 10, cạnh ngắn nhất cũng không nhỏ hơn 150m, góc trong tam giác nhỏ nhất cũng

13
không quá 200, sai số trung phương đo góc không quá 15”; sai số khép hình tam giác
không quá 60”
- Số vòng đo góc trong lưới là 2 với máy kinh vĩ chính xác; 3 với máy kinh vĩ độ
chính xác trung bình
- Nếu trên trạm đo có số hướng từ 3 trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng.
Các hạn sai trên trạm đo như sau:
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kỹ thuật trong đo góc lưới tam giác nhỏ
TT Các yếu tố trong đo góc Theo 010 Theo 020
1 Chênh chập đọc số lần hai 12” 0.2’
2 Số chênh trị giá góc giữa hai nửa lần đo 18” 0.3’
3 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 18” 0.3’
4 Biến động 2C trong một lần đo 24” 0.4’
5 Sai số khép về hướng mở đầu 18” 0.3’
6 Chênh trị giá hướng giữa các lần đo sau khi qui “0” 18” 0.3’

Cạnh đường chuyền kinh vĩ hoặc cạnh đáy lưới tam giác nhỏ đo bằng máy đo dài
điện quang. Cạnh đo 2 lần riêng biệt, số chênh giữa các lần đo không được lớn hơn 2a (a
là hằng số của máy)
d. Phương pháp giao hội
Phương pháp này được áp dụng ở vùng quang đãng, khu vực đồi, núi
- Việc xác định tọa độ các điểm của lưới khống chế đo vẽ bằng giao hội thuận
hoặc giao hội cạnh sườn (giao hội kết hợp) phải tiến hành ít nhất từ 3 điểm của lưới địa
chính trở lên. Góc giao hội không nhỏ hơn 300 và không lớn hơn 1500.
- Khi xác định tọa độ các điểm khống chế đo vẽ bằng giao hội nghịch thì phải dựa
trên 4 điểm của lưới tọa độ địa chính trở lên. Điểm giao hội không được nằm trên “vòng
tròn chết”

2.2.2. Lưới khống chế đo vẽ thành lập bản đồ địa hình


a. Lưới khống chế mặt bằng
Lưới khống chế đo vẽ được thành lập phục vụ trực tiếp cho đo vẽ chi tiết thành
lập bản đồ địa hình, các điểm gốc để phát triển lưới khống chế đo vẽ là các điểm có độ
chính xác tương đương với các điểm khống chế cơ sở trở lên
- Khi xây dựng lưới khống chế đo vẽ có thể dựa trên các phương pháp:
+ Lưới đường chuyền
+ Lưới tam giác nhỏ
+ Công nghệ GPS

14
Các điểm của lưới khống chế đo vẽ phải đóng cọc chắc chắn đảm bảo tồn tại suốt
trong quá trình đo vẽ và phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Điểm chọn ở nơi quang đãng thuận tiện cho đi lại, có khả năng đo vẽ chi tiết
được nhiều nhất
- Điểm chọn nơi có nền địa chất ổn định vững chắc, có khả năng đặt được máy đo.
- Điểm chọn sao cho thuận lợi cho việc tăng dày điểm trạm đo
Các yêu cầu đối với đường chuyền kinh vĩ
- Đường chuyền kinh vĩ cấp 1 được bố trí dưới dạng đường chuyền đơn, khép kín
hoặc hệ thống điểm nút
- Sai số khép đường chuyền không lớn hơn 1: 2000
- Chiều dài đường chuyền qui định cho các tỷ lệ bản đồ cần thành lập như bảng 1.4:
Bảng 1.4: Chiều dài đường chuyền theo tỷ lệ bản đồ
Chiều dài đường chuyền (m) cho từng tỷ lệ bản đồ
Khu vực
1: 500 1: 1000 1: 2000 1: 5000
Đồng bằng 400 800 1600 4000
Miền núi 1200 2400 6000

- Chiều dài đường chuyền từ điểm gốc đến điểm nút hoặc giữa 2 điểm nút không
vượt quá 2/3 chiều dài đường chuyền đơn nêu trong bảng 1.4
- Tại các điểm gốc của đường chuyền phải đo nối phương vị. Khi không đủ 2
hướng cho phép đo nối 1 phương vị
- Cạnh đường chuyền kinh vĩ cố gắng bố trí bằng nhau, cạnh dài nhất không quá 400m;
cạnh ngắn nhất cũng không nhỏ hơn 20m; số điểm trong đường chuyền không quá 30.
- Với vùng có độ dốc lớn hơn 1,50 nếu đo cạnh nghiêng thì phải đo góc đứng 1 lần
với độ chính xác 1’ để chuyển về khoảng cách nằm ngang
Góc ngang trong đường chuyền kinh vĩ được đo bằng máy kinh vĩ độ chính xác
trung bình trở lên theo phương pháp đo góc đơn, toàn vòng hay đo lặp. Nếu máy kinh vĩ
chính xác đo 2 vòng đo, máy kinh vĩ độ chính xác trung bình đo 2 lần đo. Giữa các lần
đo thay đổi vị trí bàn độ hướng mở đầu đi một lượng theo công thức:
1800
δ=
n
Trong đó: n là số vòng đo
Nếu trạm đo có 3 hướng trở lên phải đo theo phương pháp toàn vòng; nếu trạm đo
có 2 hướng đo theo phương pháp đo góc đơn hoặc đo lặp. Chênh trị giá hướng 2 nửa lần
đo, giữa các lần đo và sai số quy “0” không vượt quá ±15”; biến động sai số 2C không
quá 20”. Chênh kết quả đo góc cố định tại điểm gốc không quá 40”.
15
Sai số khép góc trong đường chuyền không vượt quá
fβ = 40" √n
Trong đó: n là số góc tham gia tính chuyền phương vị trong đường chuyền
Nếu tổng chiều dài đường chuyền kinh vĩ dưới 250 m, khi đo vẽ bản đồ địa hình
tỷ lệ 1: 5000, 1: 2000 và dưới 150 m khi đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 1000 và
1: 500 thì sai số khép tuyệt đối tuyến đường chuyền không được lớn hơn 0.25 m với bản
đồ tỷ lệ 1: 5000 và 1: 2000; 0.15 m đối với bản đồ tỷ lệ 1: 1000 và 1: 500
Nếu xác định tọa độ điểm khống chế đo vẽ bằng phương pháp điểm dẫn thì cạnh
điểm dẫn không lớn hơn cạnh đường chuyền, cạnh được đo 2 lần đo, chênh kết quả giữa 2
lần đo không quá 1: 2000 chiều dài cạnh. Tại điểm gốc phải đo nối 2 hướng phương vị.
Phụ thuộc vào địa hình, tọa độ các điểm khống chế đo vẽ có thể xác định bằng
lưới tam giác nhỏ dưới dạng đa giác trung tâm, chuỗi tam giác, khóa tam giác hình tuyến,
tứ giác trắc địa, lưới tam giác hình quạt, lưới tam giác đồng dạng hoặc chuỗi tam giác
dày đặc.
Nếu không lợi dụng cạnh của lưới cấp cao làm cạnh mở đầu của lưới tam giác nhỏ
thì phải đo cạnh đáy trực tiếp với sai số tương đối không lớn hơn 1: 5000
Chiều dài cạnh và số tam giác trong lưới khi thiêt kế phải đảm bảo các yêu cầu
trong bảng 1.5
Góc trong tam giác không được lớn 1400 và nhỏ hơn 200
Khi xác định tọa độ điểm khống chế đo vẽ bằng phương pháp giao hội thuận,
giao hội kết hợp phải tiến hành từ 3 điểm gốc; nếu sử dụng giao hội phía sau thì giao hội
từ 4 điểm gốc trong đó 1 điểm kiểm tra và điểm giao hội không được nằm trên vòng tròn
nguy hiểm đi qua 3 điểm gốc.
Bảng 1.5:Quy định chiều dài cạnh, số tam giác trong lưới tam giác nhỏ
Số tam giác lớn Độ dài cạnh lớn Độ dài cạnh nhỏ
Tỷ lệ bản đồ
nhất nhất (m) nhất (m)
1: 500 10 600 150
1: 1000 14 700 150
1: 2000 16 800 150
1: 5000 20 1000 150

- Góc giao hội không được lớn hơn 1500 và nhỏ hơn 300
- Cạnh giao hội không được lớn hơn 2 lần chiều dài cạnh tam giác lớn nhất (bảng 1.5)
khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1: 1000 và 1: 500; 3 lần khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1: 5000 và 1: 2000.

16
- Chênh tọa độ tính từ 2 hướng không được quá 0.2mm.M ở vùng đồng bằng và
0.3mm.M (ở vùng núi). Góc kiểm tra trong giao hội nghịch và giao hội kết hợp không
được vượt quá:
0.1(mm)M
∆ε =
D
Trong đó M là mẫu số tỷ lệ bản đồ
D là chiều dài cạnh từ điểm giao hội đến điểm kiểm tra (tính bằng mét)
Tọa độ điểm khống chế đo vẽ có thể xác định bằng phương pháp tam giác đơn, độ
lớn của góc không nhỏ hơn 200, không lớn hơn 1400
b. Lưới khống chế độ cao
Độ cao các điểm lưới khống chế đo vẽ được xác định bằng các phương pháp:
- Thủy chuẩn kinh vĩ
- Đo cao lượng giác
- Giao hội độ cao độc lập
Đường chuyền độ cao thủy chuẩn kinh vĩ hoặc đường chuyền độ cao lượng giác
được bố trí trùng đường chuyền kinh vĩ
Đường chuyền độ cao kinh vĩ chỉ đo 1 chiều, chiều dài tia ngắm và chiều dài
đường chuyền không được vượt quá quy định trong bảng 1.6
Bảng 1.6: Chiều dài tia ngắm trong đường chuyền độ cao lượng giác
Khoảng cao đều cơ bản Chiều dài đường chuyền
Chiều dài tia ngắm (m)
(m) (km)
0.5 200 2
1.0 200 4

Khoảng cách từ máy đến mia đọc trực tiếp trên mia chẵn đến mét, chênh cao đọc
theo chỉ giữa đến 1mm. Sai số khép giới hạn của đường chuyền độ cao kinh vĩ không
vượt quá:
fh = 100(mm) √L(km)
L: tổng chiều dài đường chuyền tính theo kilomet
- Ở vùng núi, khi đo vẽ bản đồ với khoảng cao đều từ 2 m trở lên có thể dùng
phương pháp đo cao lượng giác hoặc giao hội độ cao độc lập để xác định độ cao điểm
khống chế đo vẽ.
Đường chuyền độ cao lượng giác có thể bố trí trùng với lưới giải tích, lưới đường
chuyền cấp 1, cấp 2 và cứ qua 5 cạnh phải có một điểm gốc. Nếu bố trí trùng với đường
chuyền kinh vĩ hoặc lưới tam giác nhỏ thì điểm gốc phải phân bố với mật độ không ít

17
hơn 10 cạnh có một điểm. Độ dài đường chuyền không quá 6 km khi đo vẽ khoảng cao
đều 2,5 m và 12 km khi đo vẽ khoảng cao đều 5 m.
Góc đứng trong lưới giải tích, lưới đường chuyền cấp 1, cấp 2, lưới đường chuyền
kinh vĩ, lưới tam giác nhỏ được đo cùng lúc với đo góc bằng, đo 3 lần theo phương pháp
1 chỉ ngang giữa, hoặc đo 1 lần theo phương pháp 3 chỉ ngang và phải đo đi và đo về trên
cùng một cạnh. Chênh trị góc giữa các lần đo trên cùng một hướng và biến động MO
hoặc MZ không quá 15”. Chênh cao đo đi, đo về trên cùng một hướng không quá ± 0.25
m đối với khoảng cao đều 2,5 m và ± 0.5 m đối với khoảng cao đều đường bình độ 5 m.
Sai số khép giới hạn đường chuyền đọ cao lượng giác không quá:
fh = 100(mm) √L(km)
L: tổng chiều dài đường chuyền tính theo kilomet
Khi đường chuyền độ cao bố trí độc lập, thì tổng chiều dài đường chuyền không
quá 5 km, cạnh trung bình không quá 350m, số cạnh đường chuyền không quá 20. Sai số
khép giới hạn không quá
fh = 40S (mm) √n
S là chiều dài cạnh đường chuyền trung bình tính bằng số 100 m.
n là số cạnh đường chuyền
Chiều cao máy và chiều cao tia ngắm đo chính xác đến centimet bằng thước thép,
đo 2 lần đo, chênh kết quả giữa 2 lần đo không quá ±2 cm
2.4. Đo đạc lưới khống chế đo vẽ
Phương pháp đo đạc gồm đo góc và đo cạnh. Với mỗi dạng lưới đều được giới
thiệu trong giáo trình “Thực tập Trắc địa cơ sở”. Trong phần này, chúng tôi đưa thêm
phương pháp xác định độ cao điểm trạm đo bằng phương pháp “Đường chuyền độ cao
lượng giác” và “Giao hội độ cao độc lập” để xác định độ cao cho các điểm trạm đo
2.4.1. Đường truyền độ cao lượng giác
1. Phương pháp đo: Để xác định độ cao các điểm theo phương pháp đo cao lượng
giác ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp đo liền điểm
- Phương pháp đo cách điểm
a. Đồ hình:

A KV1.03
KV1.01 KV1.02 B
Hình 1.3 Đường chuyền độ cao trạm đo đơn
18
Hình 1.4: Đường chuyền độ cao trạm đo kép (đo liền điểm)

b. Trình tự thao tác một trạm máy:


- Đặt máy, cân bằng, dọi tâm tại điểm trạm đo với sai số không quá 0.5cm;
- Đo chiều cao máy là i (khoảng cách theo đường dây dọi từ mặt mốc đến trục
quay ống kính) xác định chính xác đến 1cm
- Hướng ống kính tới điểm ngắm, đọc khoảng cách ở cả hai vị trí bàn độ;
- Đọc góc đứng (V) hoặc góc thiên đỉnh (Z)
- Đo chiều cao mục tiêu (L) (theo chỉ giữa)
(Trước khi đọc góc đứng với máy không có bộ tự cân bằng du xích trên bàn độ đứng
phải cân bằng bọt nước trên du xích bàn độ đứng)
Trong quá trình đo phải vẽ sơ đồ
2. Các ghi sổ, tính toán:
- Tính khoảng cách nghiêng: S = 100l (l: khoảng chắn nằm giữa số đọc chỉ trên và số
đọc chỉ dưới)
- Tính sai số chỉ tiêu:
T + P − 3600
MO =
2
- Tính Z = T – MO = 3600 – P + MO
P − T − 1800
Tính V =
2
- Tính khoảng cách nằm ngang theo công thức:
D = Scos2 V
- Tính h’= DtgV
- Tính chênh cao giữa 2 điểm: h = h’ + i – L
- Tính chênh cao trung bình giữa đo đi và đo về:
hTB = hđi − hvề

19
Bảng 1.7: Ghi sổ, tính chênh cao trên một trạm đo cao lượng giác
Mia sau A Mia trước B
Số hiệu trạm đo
Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2
Chỉ trên 2382 2581 2319 2516
Khoảng cách
Chỉ dưới 0821 1020 0883 1080
Khoảng cách nghiêng S = 100l 156.1 156.1 143.6 143.6
2
Khoảng cách ngang D = Scos V 156.0 156.0 143.5 143.5
0 0 0
L1 90 42.9’ 90 38.5’ 88 32.4’ 880 27.2’
Bàn độ trái L2 43.0’ 38.5’ 32.5’ 27.2’
Đo góc 0 0 0 0
LTB 90 42.95’ 90 38.50’ 88 32.45’ 88 27.20’
thiên đỉnh 0 0 0
R1 269 18.0’ 269 22.2’ 271 28.4’ 2710 33.2’
(Z) Bàn độ
R2 18.0’ 22.3’ 28.4’ 33.3’
phải 0 0 0 0
RTB 269 18.00’ 269 22.25’ 271 28.40’ 271 33.25’
Sai số MO +28.5” +22.5” +25.5” +13.5”
Góc thiên đỉnh Z = LTB - MO 0
90 42’28.5” 0
90 38’07.5” 0
88 32’01.5” 0
88 26’58.5”
0
Góc đứng V = 90 - Z 0
-0 42’28.5” 0
-0 38’07.5” +1 27’58.5” +10 33’01.5”
0

Chênh cao h’ = DtgV (DcotgZ) -1.928 -1.730 +3.673 +3.884


Chiều cao mục tiêu (L) 1.60 1.80 1.60 1.80
Chiều cao máy (i) 1.50 1.50 1.50 1.50
Chênh cao h = h’ + i - L -2.028 -2.030 +3.573 +3.584
Chênh cao trung bình -2.029 +3.578

2.4.2. Giao hội điểm độ cao độc lập


1. Chuẩn bị
Để xác định độ cao điểm P theo phương pháp này, ta đặt máy kinh vĩ tại điểm cần
xác định độ cao P, xác định chênh cao tới các điểm biết độ cao (A, B, C- hình vẽ) theo
phương pháp đo cao lượng giác
A
- Giả sử cần xác định độ cao điểm P, ta đặt máy B
kinh vĩ tại điểm P (hoặc đặt máy tại 3 điểm biết độ hPA
cao đo góc đứng về điểm cần xác định độ cao); tại 3 hPB
điểm biết độ cao A, B, C ta dựng tiêu ngắm (Hình 1.5) P
2. Thao tác đo
- Đo chiều cao máy i chính xác đến cm; ngắm hPC
máy về tiêu dựng tại các điểm A, B, C. Tại mỗi điểm,
tiến hành đo góc thiên đỉnh (góc đứng), đo chiều cao C
mục tiêu Li, cạnh được xác định thông qua tọa độ của Hình 1.5: Giao hội
các điểm đó. điểm độ cao độc lập
20
- Ở vị trí thuận kính (có thể đo theo phương pháp 3 chỉ ngang hoặc 1 chỉ ngang
giữa). Để tiện cho việc tính toán, chiều cao mục tiêu nên đưa vào một vạch chẵn; sau khi
cân bằng bọt nước trên du xích bàn độ đứng, đọc số TRA, quay máy tới các hướng B, C ta
cũng làm tương tự như ở điểm A, được các số đọc TRB, TRC.
- Ở vị trí đảo kính: Ngắm máy lần lượt các tiêu ngắm dựng tại C, B, A, đưa chỉ
ngang bắt vào mục tiêu, cân bằng bọt nước trên bàn độ đứng và đọc số PhC, PhB, PhA. Như
vậy ta đã thao tác xong một vòng đo
Khi đo góc đứng biến động của MO không quá ±25”, đo 1 lần theo phương pháp 3
chỉ; đo 2 lần theo phương pháp 1 chỉ
3. Tính toán:
Căn cứ vào các số liệu đo, ta tính khoảng cách ngang:
2 2
DPj = √(X j − X P ) + (Yj − YP )
Tính chênh cao từ điểm P tới các điểm biết độ cao:
hPA = DPA tgVPA + i − LA + fPA
hPB = DPB tgVPB + i − LB + fPB
hPC = DPC tgVPC + i − LC + fPC
Trong đó: fPJ là ảnh hưởng độ cong quả đất và chiết quang tia ngắm tính theo cong thức:
D2PJ
fPJ = 0.418; (R = 6371km)
R
Tính độ cao cho điểm P từ các hướng:
(A)
HP = HA − hPA
(B)
HP = HB − hPB
(C)
HP = HC − hPC
Lấy trung bình:
(A) (B) (C)
H + HP + HP
HP = P
3
Ví dụ: Người ta đặt máy kinh vĩ tại điểm cần xác định độ cao P, đo nối độ cao đến 3
điểm tam giác A, B, C với số liệu đo được như sau:
- Chiều cao máy i = 1.33m;
- VPA = - 00 18’ 16”; LA = 3.10m;
- VPB = - 30 34’ 11”; LA = 3.01m;
- VPA = - 20 20’ 47”; LA = 2.99m;
- Độ cao điểm A: HA = 249.11m; HB = 20.66m; HC = 143.05m
Để tiện tính toán ta lập bảng tính sau:
Bảng 1.8: Ghi sổ tính độ cao điểm giao hội

21
Điểm cần tính P Ghi chú
Điểm đã biết A B C
Chiều đo Đo đi Đo đi Đo đi
V - 00 18’ 16” - 30 34’ 11” - 20 20’ 47”
D 5866.0 4138.7 3310.0
h’= DtgV -31.17 -258.19 -135.63
i 1.33 1.33 1.33
f 2.26 1.12 0.72
L 3.10 3.01 2.99
h -30.68 -258.75 -136.57
Hi 249.11 20.66 143.05
HP 279.79 279.41 279.62
HP(TB) 279.61
Chú ý: Nếu số điểm đã biết độ cao là 3, thì chỉ cần đo theo một chiều; nếu số điểm
gốc là 2 thì 1 hướng phải đo đi và đo về.
- Số chênh độ cao của 3 hướng tính phải thỏa mãn:
Hmax – Hmin ≤ ±1 m
2.5. Bình sai lưới khống chế đo vẽ
Lưới khống chế đo vẽ được bình sai gần đúng. Phụ thuộc vào các dạng đồ hình,
việc bình sai gần đúng được thực hiện theo các mẫu được giới thiệu trong phần phụ lục
từ phụ lục 1 đến phụ lục 13 như sau:
Phụ lục 1: Giới thiệu bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ phù hợp
Phụ lục 2: Giới thiệu bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ khép kín
Phụ lục 3: Giới thiệu bình sai gần đúng đường chuyền kinh vĩ một điểm nút
Phụ lục 4: Giới thiệu tính tọa độ điểm giao hội thuận
Phụ lục 5: Giới thiệu tính tọa độ điểm giao hội cạnh sườn
Phụ lục 6: Giới thiệu tính tọa độ điểm giao hội nghịch
Phụ lục 7: Giới thiệu tính toạ độ điểm tam giác đơn
Phụ lục 8: Giới thiệu bình sai gần đúng chuỗi tam giác
Phụ lục 9: Giới thiệu bình sai khoá tam giác hình tuyến
Phụ lục 10: Giới thiệu bình sai gần đúng lưới đa giác trung tâm
Phụ lục 11: Giới thiệu bình sai lưới tứ giác trắc địa
Phụ lục 12: Giới thiệu bình sai gần đúng tuyến độ cao khép kín
Phụ lục13: Giới thiệu bình sai gần đúng tuyến độ cao phù hợp
22
CHƯƠNG 3: THÀNH LẬP BẢN ĐỒ

3.1. Khái niệm về bản đồ địa chính


Bản đồ và bình đồ là hình ảnh thu nhỏ lên tờ giấy theo hình chiếu nằm ngang theo
thuật toán nhất định của khu vựccụ thể trên thực địa
Với khu vực nhỏ, hình ảnh thu nhỏ của bề mặt thực địa lên tờ giấy theo hình chiếu
ngang mà không tính đến ảnh hưởng độ cong quả đất, biến dạng diện tích và chiều dài
gọi là bình đồ
Nếu khu vực rộng lớn, hình ảnh thu nhỏ của nó lên tờ giấy đồng dạng với thực tế,
thì khi biểu thị trên tờ giấy theo hình chiếu bằng của một khu vực rộng lớn, hay toàn bộ
bề mặt trái đất ta phải tính đến sự biến dạng về chiều dài cũng như góc. Do đó hình chiếu
của khu vực rộng thu nhỏ trên giấy sẽ không đồng dạng với bề mặt trái đất.
Sự thu nhỏ là biểu hiện cả về sự biến dạng độ cong của quả đất lên tờ giấy của
khu vực rộng lớn bằng phương pháp toán học gọi là bản đồ.
Để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau, người ta sản xuất ra nhiều
loại bản đồ. Để phân loại chúng, người ta dựa vào tỷ lệ, nội dung và công dụng để chia
thành các nội dung:
- Bản đồ địa lý tổng hợp
- Bản đồ chuyên đề
3.1.1 Bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai, trên bản đồ thể hiện chính xác vị
trí, ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, của từng vùng
đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai. Bản đồ
địa chính được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã (phường, thị trấn) và thống
nhất trong phạm vị cả nước. Bản đồ địa chính được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật ngày
càng hiện đại, đảm bảo cung cấp thông tin không gian của đất đai phục vụ công tác quản
lý đất đai đến từng thửa đất.
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản nhất của bộ Hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý
cao, phục vụ quản lý chặt chẽ đất đai đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa
chính khác với bản đồ chuyên ngành thông thường ở chỗ: Bản đồ địa chính có tỷ lệ lớn và
phạm vi đo vẽ rộng khắp trên toàn quốc. Bản đồ địa chính thường xuyên được cập nhật
những thay đất hợp pháp của đất đai, có thể cập nhật từng ngày, hoặc theo định kỳ. Hiện
nay ở hầu hết các Quốc gia trên thế giới, người ta hướng tới xây dựng bản đồ địa chính đa
chức năng.Vì vậy, bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ cơ bản Quốc gia.
* Nhiệm vụ của bản đồ địa chính:
- Thống kê đất đai

23
- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ
chức tiến hành đăng ký đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp.
- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân
cư, lập quy hoạch hệ thống giao thông, thủy lợi...
- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết;
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
* Các loại bản đồ địa chính:
- Bản địa chính giấy: Là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện
toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ địa chính giấy cho ta các
thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng.
- Bản đồ địa chính số: Loại bản đồ này có thông tin tương tự như bản đồ địa
chính giấy, nhưng các thông tin được lưu trữ dưới dạng số trong máy tính. Các thông tin
không gian được lưu trữ dưới dạng toạ độ, các thông tin thuộc tính được mã hoá. Các số
liệu đo đạc hoặc bản đồ cũ được đưa vào máy tính để xử lý, biên tập, lưu trữ và có thể in
ra thành bản đồ giấy.
* Ưu điểm của bản đồ địa chính số
Hai loại bản đồ trên có cùng cơ sở toán học, cùng nội dung.Tuy nhiên, bản đồ địa
chính số đã sử dụng thành quả của công nghệ thông tin hiện đại cho nên nó có nhiều ưu
điểm hơn hẳn so với bản đồ địa chính giấy thông thường. Về độ chính xác: Bản đồ địa
chính số lưu trữ trực tiếp các số đo nên các thông tin chỉ chịu ảnh hưởng của sai số đo
đạc ban đầu; Bản đồ địa chính giấy chịu ảnh hưởng rất lớn của sai số đồ hoạ. Trong quá
trình sử dụng bản đồ số cho phép lưu trữ gọn nhẹ, dễ dàng tra cứu, cập nhật thông tin,
đặc biệt là nó tạo khả năng phân tích, tổng hợp thông tin nhanh chóng, phục vụ kịp thời
cho các yêu cầu sử dụng của các cơ quan Nhà nước, cơ quan kinh tế, kỹ thuật.
* Phân loại bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính cơ sở: Là tên gọi chung cho bản đồ gốc được đo vẽ bằng các
phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, đo vẽ bằng ảnh hàng không kết hợp đo vẽ bổ
sung thực địa hoặc thành lập trên cơ sở biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa hình cùng tỷ lệ.
Bản đồ địa chính cơ sở được đo vẽ kín mảnh bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở là tài liệu cơ bản để biên tập, biên vẽ bổ sung để thành lập
bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính: Là tên gọi của bản đồ được biên tập, biên vẽ từ bản đồ địa
chính cơ sở theo từng đơn vị hành chính cơ sở cấp xã (phường, thị trấn - gọi chung là bản
24
đồ cấp xã), được đo vẽ trọn thửa đất, xác định loại đất theo chỉ tiêu thống kê của từng
chủ sử dụng đất trong mỗi mảnh bản đồ và được hoàn chính phù hợp với số liệu trong hồ
sơ địa chính.
Trên bản đồ địa chính thể hiện chính xác vị trí, hình thể, diện tích, số thửa và loại
đất của từng chủ sử dụng đất, đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai của Nhà nước ở tất
cả các cấp xã, huyện, tỉnh và trung ương
- Bản đồ trích đo: Là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa
chính cơ sở hoặc bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết tiết từng thửa đất trong các ô
thửa, vùng đất có tính ổn định, lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai.
* Khi thành lập bản đồ địa chính cần chú ý đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Chọn tỷ lệ bản đồ địa chính phù hợp với vùng đất, loại đất.
- Bản đồ địa chính phải có hệ thống toạ độ thống nhất, có phép chiếu phù hợp để
biến dạng các yếu tố trên bản đồ là nhỏ nhất;
- Thể hiện đầy đủ, chính xác các yếu tố không gian như vị trí các điểm, các đường
đặc trưng, diện tích các thửa đất...;
- Các yếu tố pháp lý phải được điều tra, thể hiện chuẩn xác và chặt chẽ.
3.1.2 Bản đồ địa hình
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ và đồng dạng của một khu vực mặt đất theo một
phương pháp chiếu nhất định có kể đến sự ảnh hưởng độ cong của quả đất.
Tùy theo mục đích sử dụng và nội dung biểu diễn mà bản đồ được chia ra thành
nhiều loại như: bản đồ hành chính, bản đồ địa chất, bản đồ địa hình, bản đồ lưu vực sông...
Theo tỷ lệ bản đồ thì bản đồ địa hình được chia thành 3 nhóm:
a/ Bản đồ địa hình tỷ lệ lớn từ tỷ lệ 1:500 - 1: 10 000
b/ Bản đồ địa hình tỷ lệ trung bình từ 1: 25 000 đến 1: 100 000
c/ Bản đồ địa hình tỷ lệ nhỏ từ 1: 250 000 và nhỏ hơn.
3.2. Cơ sở toán học và độ chính xác đo đạc, lập bản đồ địa chính
Theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính thì:
Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10 000 được
thành lập ở múi chiếu 3o trên mặt phẳng chiếu hình, trong hệ toạ độ Quốc gia VN-2000
và độ cao Nhà nước hiện hành. Kinh tuyến gốc (00) được quy ước là kinh tuyến đi qua
GRINUYT (thủ đô nước Anh). Điểm gốc của hệ toạ độ mặt phẳng (là giao điểm giữa
kinh tuyến trục của từng tỉnh và xích đạo) có X = 0 km, Y = 500 km. Điểm gốc của hệ độ
cao là điểm độ cao gốc ở Hòn Dấu - Hải Phòng. Kinh tuyến trục của từng tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương được quy định theo phụ lục 14
1. Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính cơ sở

25
a) Mảnh bản
2334 Địa giới hành
đồ tỷ lệ 1:10000
chính xã A
Dựa vào lưới
kilômet (km) của hệ Mảnh bản đồ tỷ
2331
lệ 1: 10000
toạ độ mặt phẳng theo
kinh tuyến trục cho
từng tỉnh và xích đạo, 2328
chia thành các ô Mảnh bản đồ
vuông. Mỗi ô vuông tỷ lệ 1: 5000
10-328 497
có kích thước thực tế 2325

là 6 x 6 km tương ứng 325 500


với một mảnh bản đồ
2322
tỷ lệ 1:10000. Kích
thước hữu ích của bản
đồ là 60 x 60 cm 2319
tương ứng với diện 491 494 497 500 503 506 509
tích là 3600 ha.
Hình 3.1: Sơ đồ chia mảnh đánh số bản đồ
Số hiệu của
địa chính gốc tỷ lệ 1:10 000, 1:5000
mảnh bản đồ tỷ lệ
1:10 000 gồm 8 chữ số: 2 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 3 số tiếp là số chẵn
kilômet (km) của tọa độ X, 3 chữ số sau là 3 số chẵn kilômet (km) của toạ độ Y của điểm
góc trái trên của mảnh bản đồ (theo phụ lục 18). Trục toạ độ X tính từ xích đạo có giá trị
X = 0 km, trục toạ độ Y có giá trị Y = 500 km trùng với kinh tuyến trục của tỉnh (hình
3.1).
b) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ 1:10000 thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế là
(3 x 3) km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:5000. Kích thước hữu ích của bản đồ
là (60 x 60) cm tương ứng với diện tích
900 ha.
Số hiệu mảnh bản đồ đánh theo
nguyên tắc tương tự như đánh số hiệu
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:10 000 nhưng không
ghi số 10 (xem hình 3.1).
c) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ 1:5000 thành 9 ô
vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
(1 x 1) km tương ứng với một mảnh bản đồ
Hình
: Chia3.2:
mảnhChia mảnh
bản bản đồ
đồ địa
địa chính gốc 26
chính gốc tỷ lệtỷ lệ 1:2000
1:2000
tỷ lệ 1:2000. Kích thước hữu ích của bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với diện tích 100
ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự theo chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu
mảnh 1:5000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (hình 3.2).
d) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000
thành 4 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích
thước thực tế (0,5 x 0,5) km tương ứng với
một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000. Kích thước
hữu ích của bản đồ là (50 x 50) cm tương
ứng với diện tích 25 ha.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng
các chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu Hình 3.3: Chia mảnh bản đồ địa
Hình
chính3.3:
gốcChia
tỷ lệ mảnh bản đồ
1: 1000
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu
địa chính gốc tỷ lệ 1:1000
mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000, gạch nối và số
thứ tự ô vuông (hình 3.3).

Hình 3.4: Chia mảnh bản đồ địa


chinh gốc tỷ lệ 1: 500

e) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500


Chia mảnh bản đồ tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực
tế (0,25 x 0,25) km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500. Kích thước hữu ích của
bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với diện tích 6,25 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1:2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn (hình 3.4).
f) Mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ 1:2000 thành 100 ô vuông. Mỗi ô vuông có kích thước thực tế
27
(0,10 x 0,10) km tương ứng với một mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200. Kích thước hữu ích của
bản đồ là (50 x 50) cm tương ứng với diện tích 1,00 ha.
Các ô vuông được đánh số thứ tự từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ tỷ lệ
1: 2000, gạch nối và số thứ tự ô vuông (hình 3.5).

Hình 3.5: Chia mảnh bản đồ địa chính gốc tỷ lệ 1: 200

*Tên gọi của mảnh bản đồ: tên gọi của mảnh bản đồ địa chính gốc là tên của đơn
vị hành chính (Tỉnh - Huyện - Xã) đo vẽ bản đồ.
2. Chia mảnh và đánh số hiệu mảnh bản đồ địa chính
Chia mảnh,
đánh số phiên hiệu
mảnh và ghi tên gọi của
mảnh bản đồ địa chính
theo đơn vị hành chính
cấp xã (gọi là bản đồ
địa chính)
Bản đồ địa chính
được phân mảnh cơ bản
theo nguyên tắc một
mảnh bản đồ địa chính
gốc là một mảnh bản đồ Hình 3.6: Chia mảnh
địa chính. Kích thước bản đồ địa chính
khung trong của bản đồ địa chính lớn hơn kích thước khung trong theo hệ thống chia mảnh
bản đồ địa chính cơ sở là 5 hoặc 10 cm về mỗi cạnh (nghĩa là các mảnh bản đồ địa chính
trong đơn vị hành chính xã có độ gối phủ là 10 hoặc 20 cm ở mỗi cạnh khung bản đồ).
28
Tên gọi của mảnh bản đồ địa chính là tên của đơn vị hành chính (Tỉnh - Huyện -
Xã) lập bản đồ. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính bao gồm số hiệu của mảnh bản đồ địa
chính gốc (xem hình 3.6) và số thứ tự của tờ bản đồ địa chính đánh theo đơn vị hành
chính xã bằng số Ả Rập từ 01 đến hết theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống
dưới cho tất cả các tỷ lệ đo vẽ và không trùng nhau trong một đơn vị hành chính xã.
3. Chia mảnh, đánh số hiệu, ghi tên gọi của bản trích đo địa chính
Trong trường hợp trên một mảnh bản đồ địa chính có khu vực trích đo hoặc đo vẽ
ở tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ bản của đơn vị hành chính (gọi chung là bản
trích đo địa chính), phương pháp chia mảnh, đánh số hiệu, ghi tên gọi cho bản trích đo
địa chính phải căn cứ vào quy mô (độ lớn) của khu vực trích đo để chọn một trong hai
phương pháp sau:
a. Phương pháp thứ nhất: chia mảnh, đánh số hiệu mảnh, ghi tên gọi của bản trích
đo địa chính tuần tự từ tỷ lệ bản đồ địa chính đến tỷ lệ trích đo địa chính
b. Phương pháp thứ hai: chia mảnh tự do theo chẵn lưới kilômét (10 x 10) cm của
bản đồ địa chính nhưng vẫn phải có lưới kilômet ở tỷ lệ trích đo. Ngoài số hiệu, tên gọi
của mảnh bản đồ địa chính phải có thêm: trích đo thửa hoặc trích đo khu đất số. . . . Kích
thước mảnh trích đo không quá (70 x 70) cm.
Trường hợp các thửa nhỏ ở rải rác có thể trích đo riêng từng thửa ở ngoài khung
bản đồ; số thứ tự thửa đất trích đo phải đúng như số thứ tự thửa đất trên bản đồ.
Tọa độ của các điểm góc khung bản đồ, của giao điểm lưới kilômet, của các điểm
khống chế toạ độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm khống chế đo vẽ, điểm trạm đo
và các điểm mia chi tiết phải được tính tọa độ ở múi 3o theo kinh tuyến trục cho từng
tỉnh, thành phố.
Trên bản đồ địa chính phải có giao điểm của lưới kilômet, chẵn từng 10cm một.
Về nguyên tắc, yếu tố địa hình chỉ thể hiện trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10 000,
trên bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 không thể hiện yếu tố
địa hình. Trong trường hợp có yêu cầu thể hiện địa hình thì trên mỗi mảnh bản đồ chỉ thể
hiện khái quát địa hình bằng một khoảng cao đều cơ bản hoặc dùng hình thức ghi chú độ
cao đối với vùng bằng phẳng. Khoảng cao đều đường bình độ cơ bản có thể là 1 m, 2 m,
5 m hoặc 10 m tuỳ khu vực thành lập bản đồ. Nếu dùng hình thức ghi chú độ cao thì trên
1 dm2 bản đồ phải có không ít hơn 5 điểm.
Việc cần thiết hay không cần thiết biểu thị địa hình trên bản đồ địa chính do cơ
quan tài nguyên môi trường cấp tỉnh quyết định trên nguyên tắc các yếu tố biểu thị trên
bản đồ mà bị biến dạng do ảnh hưởng của địa hình đều phải được cải chính ảnh hưởng
của địa hình.
Cơ sở khống chế toạ độ, độ cao trong đo vẽ bản đồ địa chính gồm:
1. Lưới toạ độ và độ cao Nhà nước các hạng.
29
2. Lưới địa chính, lưới độ cao kỹ thuật.
3. Lưới khống chế đo vẽ, điểm khống chế ảnh (gọi chung là lưới khống chế đo vẽ).
Mật độ các điểm toạ độ các hạng I, II, III, IV, điểm địa chính cơ sở (gọi chung là
điểm toạ độ Nhà nước) phục vụ cho xây dựng lưới địa chính, lưới khống chế đo vẽ, lưới
khống chế ảnh khi đo vẽ bản đồ địa chính được xác định dựa trên yêu cầu về quản lý đất
đai, mức độ phức tạp, khó khăn trong đo vẽ bản đồ, phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và công
nghệ thành lập bản đồ địa chính.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000 - 1:10 000 trên diện tích từ 20 - 30 km2 có tối thiểu
một điểm toạ độ Nhà nước.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:200 - 1:2000 trên diện tích từ 10 - 15 km2 có tối thiểu một
điểm toạ độ Nhà nước.
Riêng ở khu vực đô thị, khu công nghiệp, khu có cấu trúc xây dựng dạng đô thị,
khu đất có giá trị kinh tế cao, trên diện tích trung bình 5 - 10 km2 có tối thiểu một điểm
toạ độ Nhà nước.
Để đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp sử dụng ảnh hàng không kết hợp với
đo vẽ ở thực địa trên diện tích 20 đến 30 km2 có một điểm tọa độ Nhà nước (không phụ
thuộc vào tỷ lệ bản đồ).
Lưới toạ độ Nhà nước hiện nay đã phủ trùm toàn quốc với mật độ điểm trung bình
từ 10 - 20 km2 có một điểm. Mật độ này đảm bảo để phục vụ công tác đo đạc địa chính
trên toàn lãnh thổ.
4. Mật độ các điểm toạ độ Nhà nước, điểm địa chính phục vụ cho đo vẽ bản đồ
địa chính:
Thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ở thực địa
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000 - 1:10 000, trên diện tích khoảng 5 km2 có một điểm
từ địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1: 2000, trên diện tích từ 1 đến 1,5 km2 có một điểm
từ địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, bản đồ địa chính ở khu công nghiệp, khu có
cấu trúc xây dựng dạng đô thị, khu đất có giá trị kinh tế cao, khu đất ở đô thị có diện tích
các thửa nhỏ, đan xen nhau, trên diện tích trung bình 0,3km2 (30 ha) có một điểm từ địa
chính trở lên.
Trường hợp đặc biệt, khi đo vẽ lập bản đồ địa chính mà diện tích nhỏ hơn 30 ha
đến trên 5 ha, mật độ từ điểm địa chính trở lên tối thiểu để phục vụ đo vẽ là 2 điểm.
Các điểm toạ độ Nhà nước đã được đồng thời xác định độ cao. Các điểm địa chính
phải được xác định độ cao với độ chính xác độ cao kỹ thuật.
Mật độ điểm khống chế toạ độ mặt phẳng và độ cao nêu trên là mật độ trung bình
phục vụ cho đo vẽ chi tiết. Khi thiết kế lưới toạ độ, độ cao cần khảo sát tỷ mỉ, bố trí điểm
30
phù hợp và chọn phương pháp đo thích hợp để giảm bớt số lượng điểm nhưng phải đảm
bảo độ chính xác đo vẽ chi tiết và thuận tiện cho thi công.
Trong trường hợp sử dụng công nghệ GPS để lập lưới khống chế đo vẽ, cho phép
không nhất thiết phải thiết lập lưới điểm địa chính, lưới độ cao kỹ thuật trên phạm vi khu
đo nhưng phải trình bày rõ trong thiết kế kỹ thuật - dự toán công trình.
5. Độ chính xác của các điểm khống chế đo vẽ
Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so với
điểm khống chế toạ độ từ điểm địa chính trở lên gần nhất không quá 0,10 mm tính theo
tỷ lệ bản đồ thành lập.
Đối với khu vực đất ở đô thị sai số nói trên không vượt quá 6 cm cho tỷ lệ 1:500;
1:1000 và 4 cm cho 1:200.
Sai số trung bình về độ cao của điểm khống chế đo vẽ (nếu có yêu cầu thể hiện địa
hình) sau bình sai so với điểm độ cao kỹ thuật gần nhất không quá 1/10 khoảng cao đều
đường bình độ cơ bản.
Sai số đưa các điểm góc khung bản đồ, giao điểm của lưới kilômét, các điểm tọa
độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm có toạ độ khác lên bản đồ địa chính số được
quy định là bằng không (không có sai số).
Trên bản đồ địa chính in trên giấy sai số độ dài cạnh khung bản đồ không vượt
quá 0,2 mm, đường chéo bản đồ không vượt quá 0,3 mm, khoảng cách giữa điểm tọa độ
và điểm góc khung bản đồ (hoặc giao điểm của lưới kilômét) không vượt quá 0,2 mm so
với giá trị lý thuyết. Trường hợp vượt các hạn sai quy định, khi sử dụng các số liệu đo
trên bản đồ in trên giấy phải cải chính độ biến dạng của giấy vào kết quả đo.
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
chính số so với vị trí của điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp)
gần nhất không được vượt quá:
5 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200
7 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500
15 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
30 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
150 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
300 cm đối với bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10 000
Quy định sai số nêu trên ở tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000 áp dụng cho trường
hợp đo vẽ đất đô thị và đất khu vực có giá trị kinh tế cao; trường hợp đo vẽ đất khu dân
cư nông thôn ở tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000 các sai số nêu trên được phép tới 1,5 lần;
trường hợp đo vẽ đất nông nghiệp ở tỷ lệ 1:1000 và 1:2000 các sai số nêu trên được phép
tới 2 lần.
Sai số trung bình vị trí các điểm trên ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ địa
31
chính in trên giấy (sau khi đã cải chính độ biến dạng của giấy in bản đồ) so với vị trí của
điểm khống chế đo vẽ (hoặc điểm khống chế ảnh) gần nhất không được vượt quá 0,3
mm đối với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và không vượt quá 0,4 mm
đối với bản đồ tỷ lệ 1:10 000.
Sai số trung bình về độ cao của đường bình độ, độ cao của điểm đặc trưng địa
hình, độ cao của điểm ghi chú độ cao biểu thị trên bản đồ địa chính (nếu có yêu cầu biểu
thị) so với độ cao của điểm khống chế độ cao ngoại nghiệp gần nhất không quá 1/3
khoảng cao đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồng bằng và không quá 1/2 khoảng cao
đều đường bình độ cơ bản ở vùng đồi núi, núi cao, vùng ẩn khuất.
3.3. Nội dung của bản đồ địa chính
3.3.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
1. Yếu tố dạng điểm: Được đánh dấu ở ngoài thực địa bằng các dấu mốc đặc biệt:
Điểm trắc địa, điểm đặc trưng trên đường ranh giới thửa đất, điểm đặc trưng cho địa vật,
địa hình. Trong địa chính các điểm được xác định ngoài thực địa theo toạ độ của chúng.
2. Yếu tố dạng đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua
các điểm trên thực địa. Với các đoạn thẳng được xác định bằng toạ độ điểm đầu và điểm
cuối.Với đường cong có dạng hình học cơ bản thì có thể quản lý các yếu tố đặc trưng.
Trong đo đạc địa chính, đường cong được xác định bằng cách chia nhỏ các cung và có
thể coi các đoạn này là các đoạn thẳng, khi đó đường cong được xác định và quản lý như
đường gẫy khúc.
3. Thửa đất: Đây là yếu tố cơ bản của đất đai, là một mảnh đất ngoài thực địa, có
diện tích được giới hạn bởi đường bao khép kín, thuộc quyền sở hữu hoặc một chủ sử
dụng đất nhất định.
Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc nhiều loại đất. Đường ranh giới thửa đất
ngoài thực địa có thể là một con đường, mương, bờ ruộng, tường rào, hoặc các mốc quy
ước khác của các chủ sử dụng đất ngoài thực địa.
Các yếu tố đặc trưng cho thửa đất là: Điểm góc thửa, chiều dài cạnh, ranh giới,
diện tích, số hiệu thửa, mục đích sử dụng đất ngoài ra còn tên riêng của khu đất, xứ đồng,
địa chỉ thôn (xóm), xã,....
4. Thửa đất phụ: Trong một thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa đất nhỏ, có đường
ranh giới không ổn định, có các phần đất sử dụng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau,
trồng nhiều loại cây khác nhau, mức thuế khác nhau và có thể thay đổi cả chủ sử dụng đất.
Ví dụ: Ở nông thôn một thửa đất của một chủ sử dụng đất có: Đất ở, ao, đất trồng
cây lâu năm...
5. Lô đất: Là vùng đất chỉ có một hoặc nhiều thửa đất, thông thường nó được giới
hạn bởi con đường, con kênh, mương máng.
32
6. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất có nhiều thửa đất, nhiều lô đất được đặt tên
riêng lâu đời.
7. Thôn, xóm, bản, ấp: Đó là cụm dân cư tạo thành cộng đồng người cùng sinh
sống vàlao động sản xuất trên một vùng nhất định.
8. Xã, (phường, thị trấn): Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, xóm, bản,
ấp hoặc các khu phố.
3.3.2. Nội dung của bản đồ địa chính
1. Cơ sở toán học của bản đồ:
Bản đồ địa chính được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 30, kinh
tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hệ tọa độ Quốc gia VN-2000
và hệ độ cao Quốc gia hiện hành.
Kinh tuyến trục được quy định theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cụ thể
trong Phụ lục số 14 kèm theo.
Khung trong mở rộng của mảnh bản đồ địa chính là khung trong của mảnh bản đồ
được thiết lập mở rộng thêm khi cần thể hiện trọn vẹn các yếu tố nội dung bản đồ vượt ra
ngoài phạm vi thể hiện của khung theo tiêu chuẩn. Phạm vi mở rộng khung trong của
mảnh bản đồ địa chính mỗi chiều là 10 cm hoặc 20 cm so với khung theo tiêu chuẩn.
Lưới ô vuông trên bản đồ địa chính được thiết lập với khoảng cách 10 cm trên
mảnh bản đồ tạo thành các giao điểm, được thể hiện bằng các dấu chữ thập (+).
Điểm khống chế toạ độ và độ cao: Trên bản đồ địa chính thể hiện đầy đủ các điểm
khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước, lưới toạ độ địa chính và các điểm khống chế đo vẽ
có chôn mốc. Đây là các yếu tố dạng điểm cần được thể hiện với độ chính xác 0.1mm
trên bản đồ.
2. Đường địa giới hành chính các cấp (ĐGHC): Thể hiện chính xác đường ĐGHC
các cấp, các điểm mốc ĐGHC, điểm ngoặt của đường ĐGHC.
Địa giới hành chính các cấp biểu thị trên bản đồ địa chính phải phù hợp với hồ sơ
địa giới hành chính do các cơ quan hành chính các cấp quản lý, các văn bản pháp lý có
liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính các cấp. Riêng ranh giới sử dụng đất
của các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển, các đảo tính đến đường thủy triều trung
bình thấp nhất trong nhiều năm.
Các mốc địa giới hành chính phải xác định toạ độ với độ chính xác như điểm trên
ranh giới thửa đất và thể hiện lên bản đồ.
Đối với các đơn vị hành chính giáp biển, các đảo nếu trong hồ sơ địa giới hành chính
không khép kín ranh giới hành chính thì trên bản đồ địa chính thể hiện ranh giới sử dụng đất
đến đường mép nước triều kiệt. Đường mép nước triều kiệt (đường thủy triều trung bình
thấp nhất trong nhiều năm) thể hiện theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
33
Trường hợp chưa xác định được đường mép nước triều kiệt thì trên bản đồ địa chính thể hiện
ranh giới sử dụng đất đến tiếp giáp với biển ở thời điểm đo vẽ bản đồ địa chính.
Khi biểu thị địa giới hành chính, nếu đường địa giới hành chính các cấp trùng
nhau thì dùng ký hiệu địa giới hành chính cấp cao thay cho ký hiệu địa giới hành chính
cấp thấp.
Sau khi xác định địa giới hành chính phải lập biên bản xác nhận thể hiện địa giới
hành chính giữa các đơn vị hành chính có liên quan
Trường hợp bản đồ địa chính cùng tỷ lệ hoặc có tỷ lệ nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ thể
hiện ĐGHC theo Chỉ thị số 364/CT-TTg ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Thủ tướng
Chính phủ (sau đây gọi tắt là bản đồ ĐGHC 364) thì được phép chuyển vẽ và có đối
chiếu ở thực địa, có xác nhận chuyển vẽ của cơ quan lưu trữ tư liệu ĐGHC 364 mà
không cần lập biên bản xác nhận ĐGHC, nếu có sự khác biệt giữa hồ sơ ĐGHC 364 và
thực tế quản lý thì mới phải lập biên bản
3. Ranh giới thửa đất: Đây là yếu tố quan trọng nhất của bản đồ địa chính, được
thể hiện trên bản đồ địa chính bằng đương viền khép kín ở dạng gẫy khúc hoặc đường
cong. Đối với mỗi thửa đất phải thể hiện 3 yếu tố: số thửa, diện tích và mục đích sử dụng
đất dưới dạng phân số.
Về nguyên tắc, trên bản đồ địa chính không được vẽ gộp các thửa đất. Tất cả các
thửa đất nhỏ khó thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc thể hiện có thể gây nhầm lẫn đều
phải có bản trích đo hoặc vẽ cụ thể, chi tiết cho từng thửa ở ngoài khung bản đồ. Trường
hợp bắt buộc phải vẽ gộp thì phải có bản trích đo kèm theo. Các bản trích đo này phải
đính kèm bản đồ địa chính và là một phần của bản đồ địa chính.
Không được xê dịch ranh giới sử dụng đất, chỉ giới quy hoạch, mốc quy hoạch,
địa giới hành chính các cấp để biểu thị các yếu tố khác khi vẽ trên bản đồ. Trường hợp
ranh giới sử dụng đất trùng với địa giới hành chính thì phải ưu tiên thể hiện ranh giới sử
dụng đất.
Các yếu tố nội dung không phải là ranh giới sử dụng đất, ĐGHC các cấp, chỉ giới
quy hoạch, mốc quy hoạch được phép tổng hợp lấy, bỏ phù hợp với quy định nội dung
bản đồ.
4. Loại đất: Được phân loại dựa theo 4 nhóm đất sau:
- Đất nông nghiệp
- Đất phi nông nghiệp
- Đất chưa sử dụng
- Đất có mặt nước ven biển.
Trên bản đồ địa chính cần phân loại mục đích sử dụng đất đến từng thửa đất, từng
loại đất chi tiết.
34
5. Công trình xây dựng trên đất: Với bản đồ địa chính tỷ lệ lớn phải biểu thị chính
xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc..., các công trình
biểu thị theo mép ngoài,
Công trình dân dụng: ở khu vực đô thị và ở các khu đất của tổ chức được Nhà nước
giao đất, cho thuê đất chỉ thể hiện các công trình xây dựng chính (nhà ở, nhà làm việc, nhà
xưởng), không thể hiện các công trình tạm thời và các công trình chỉ tồn tại trong thời gian
ngắn. Không biểu thị các công trình nhỏ vẽ phi tỷ lệ, nửa tỷ lệ trên bản đồ. Ở khu vực đất ở
nông thôn không thể hiện các công trình xây dựng. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu
cụ thể của từng địa phương hoặc của chủ sử dụng đất mới thể hiện, Ranh giới các công
trình xây dựng biểu thị theo mép tường phía ngoài (ở vị trí tiếp giáp mặt đất) của công
trình,đồng thời xác định tính chất, số lượng tầng các công trình đó.
Các công trình có ý nghĩa định hướng: chỉ biểu thị khi không gây cản trở biểu thị
các yếu tố khác.
6. Ranh giới sử dụng đất: Thể hiện rõ ranh giới các khu vực dân cư, ranh giới lãnh
thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, xã hội, quân đội, an ninh...
Trên bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10000, trong phạm vi ranh giới sử dụng đất
không cần phân biệt các loại đất, còn trên bản đồ địa chính các tỷ lệ phải biểu thị phân
biệt đến từng loại đất
Trên bản đồ địa chính cơ sở, trong phạm vi ranh giới sử dụng đất hoặc trong các ô
thửa lớn, ổn định chỉ thể hiện diện tích, số thửa (số thửa chỉ là tạm thời) còn trên bản đồ
địa chính trong phạm vi ranh giới sử dụng đất phải biểu thị bằng hình thức ghi chú ba
yếu tố: số thửa đất, diện tích, loại đất chi tiết.
Một thửa đất trên bản đồ địa chính chỉ biểu thị loại đất chính. Trường hợp thửa đất có
hai hay nhiều mục đích chính thì phải ghi rõ loại đất, diện tích của từng mục đích sử dụng.
Trường hợp RGSDĐ sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất
nuôi trồng thủy sản là bờ thửa dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng bờ dưới 0,5
mm theo tỷ lệ bản đồ thì RGSDĐ là tâm bờ (diện tích bờ chia đều cho các bên), nếu từ
0,5 mm trở lên thì RGSDĐ là mép bờ (diện tích bờ thửa tính là diện tích đường giao
thông nội đồng).
7. Hệ thống giao thông: Phải biểu thị tất cả các đường sắt, đường bộ, đường giao
thông nội bộ trong khu dân cư, đường liên xã, đường giao thông nội đồng trong khu vực
đất nông nghiệp, đường lâm nghiệp, đường phân lô trong khu vực đất lâm nghiệp và các
công trình có liên quan đến đường giao thông như cầu, cống, hè phố, lề đường, chỉ giới
đường, phần đắp cao, xẻ sâu.Nếu có độ rộng ≥ 0.5 mm trên bản đồ thì biểu thị 2 nét; nếu
< 0.5 mm trên bản đồ thì biểu thị 1 nét vào tim đường và ghi chú độ rộng của nó.
Riêng với các đường giao thông trên không, cầu vượt, giao lộ trên không: thể hiện
35
hình chiếu của phần trên không bằng nét đứt.
8. Mạng lưới thủy văn: Hệ thống thuỷ văn: trên bản đồ địa chính phải biểu thị đầy
đủ hệ thống sông, ngòi, mương, máng và hệ thống rãnh thoát nước. Đối với hệ thống
thuỷ văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và đường mép nước ở thời điểm đo vẽ.
Đối với hệ thống thuỷ văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Phải ghi tên các hồ,
ao, sông ngòi (nếu có), biểu thị hướng nước chảy. Các sông ngòi, kênh, mương, rãnh có
độ rộng lớn hơn hoặc bằng 0,5 mm trên bản đồ phải biểu thị bằng 2 nét, nếu nhỏ hơn thì
biểu thị 1 nét nhưng phải ghi chú độ rộng.
Riêng với các đường kênh, mương, máng trên không, thì thể hiện hình chiếu của
phần trên không bằng nét đứt.
9. Mốc quy hoạch: Trên bản đồ địa chính phải thể hiện các mốc quy hoạch, mốc
chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hành lang bảo vệ
đê, hành lang bảo vệ đường điện và các công trình khác có hành lang an toàn
Trong phạm vi đã quy hoạch vẫn phải thể hiện hiện trạng các thửa đất và các yếu
tố nội dung khác của bản đồ.
10. Ghi chú thuyết minh: Trên bản đồ địa chính phải dùng hình thức ghi chú
thuyết minh để thể hiện định tính, định lượng của các yếu tố nội dung như địa danh, độ
rộng, độ dài, độ cao, diện tích, số thửa đất, loại đất và các thông tin khác của thửa đất
(nếu có).
11. Dáng đất (chỉ thể hiện khi có yêu cầu): Dáng đất được biểu thị trên bản đồ địa
chính bằng điểm ghi chú độ cao ở vùng đồng bằng, đường bình độ đối với vùng đồi, núi
hoặc bằng ký hiệu kết hợp với ghi chú độ cao.
Khi biểu thị dáng đất phải đảm bảo:
1. Phải ghi chú độ cao tại các điểm đặc trưng như đỉnh núi, trên đường phân thuỷ,
tụ thuỷ, ở yên ngựa, chỗ thay đổi độ dốc.
2. Phải thể hiện được dáng chung của địa hình trong toàn khu vực và các nét đặc
trưng của địa hình.
3. Dáng đất thể hiện phải phù hợp với các yếu tố khác.
4. Bãi cát, bãi đá, khe đá, núi đá, bãi bùn, đầm lầy dùng ký hiệu hoặc ghi chú để
biểu thị.
3.3.3. Đo vẽ nội dung bản đồ địa chính
Theo quy phạm việc đo vẽ nội dung bản đồ địa chính được quy định như sau
1. Bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10 000
được thành lập bằng công nghệ số và phải ghi dữ liệu trên đĩa CD và dùng giấy vẽ bản
đồ có chất lượng cao (loại từ 120 g/m2 trở lên) để in bản đồ địa chính kèm theo các tệp
(file) dữ liệu gốc.
36
Các điểm khống chế toạ độ Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm khống chế đo
vẽ (hoặc các điểm khống chế ảnh), các điểm mia chi tiết, các số liệu đo khác phải đưa lên
bản vẽ bằng toạ độ hoặc số liệu đo gốc.
2. Máy và dụng cụ đo vẽ phải được kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định
3. Chỉ được tiến hành đo vẽ chi tiết sau khi đã thực hiện xong lưới khống chế đo
vẽ, điểm trạm đo.
Trong đo vẽ chi tiết khi ranh giới của các yếu tố nội dung bản đồ trùng nhau thì ưu
tiên thể hiện ranh giới sử dụng đất. Ranh giới sử dụng đất có độ cong nhỏ hơn 0,2 mm
theo tỷ lệ bản đồ thì được tổng hợp đo vẽ thành đường thẳng.
4. Ngoài công tác chuẩn bị chung, trình tự các bước công việc khi đo đạc, thành
lập bản đồ địa chính:
a. Xác định khu vực thành lập bản đồ.
b. Thành lập lưới khống chế đo.
c. Xác định địa giới hành chính các cấp theo hồ sơ ĐGHC, đối chiếu thực địa và
lập biên bản xác nhận ĐGHC ở cấp xã.
d. Xác định nội dung đo vẽ, ranh giới sử dụng đất, loại đất và chủ sử dụng.
e. Thành lập lưới trạm đo, đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ. Nhập số liệu, vẽ bản đồ,
vẽ các bản trích đo bản đồ (nếu có), đánh số thửa tạm, tính diện tích. Kiểm tra diện tích
theo mảnh bản đồ. Trong quá trình nhập số liệu phải lập file các trạm đo riêng và lập file
bản đồ địa chính riêng.
f. Kiểm tra, sửa chữa và hoàn chỉnh bản đồ địa chính gốc.
g. Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu bản đồ địa chính gốc.
h. Biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã, đánh số thửa chính thức.
i. Lập bản thống kê theo hiện trạng gồm diện tích, loại đất, chủ sử dụng của từng
thửa và giao nhận diện tích theo hiện trạng cho chủ sử dụng hoặc chủ quản lý và lập hồ
sơ thửa đất.
k. Lập bảng tổng hợp số thửa, số chủ sử dụng, diện tích của từng mảnh bản đồ
theo đơn vị hành chính.
l. Lập bảng thống kê diện tích đất hiện trạng đo đạc địa chính và xác nhận diện
tích tự nhiên.
m. Hoàn chỉnh các tài liệu, kiểm tra, nghiệm thu, xác nhận.
n. Đóng gói, chuyển tài liệu sang khâu đăng ký quyền sử dụng đất, xét, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử
dụng đất đối với khu vực đất đô thị hoặc GCNQSDĐ và tài sản gắn liền với đất) và thống
kê đất đai.
o. Hoàn chỉnh bản đồ địa chính và các tài liệu liên quan theo kết quả đăng ký
37
quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhân bản, giao nộp để lưu
trữ, bảo quản và khai thác.
5. Phải căn cứ vào hồ sơ địa giới hành chính pháp lý đang được quản lý ở địa
phương (tỉnh, huyện, xã) để xác định địa giới hành chính cấp xã ở thực địa rồi sau đó
mới chuyển lên bản đồ.
Trong quá trình đo vẽ, nếu phát hiện có sự mâu thuẫn giữa địa giới hành chính qui
định trong hồ sơ địa giới hành chính và thực tế quản lý của cấp xã thì đơn vị thi công
phải có báo cáo bằng văn bản cho cơ quan tài nguyên môi trường cấp huyện và cấp tỉnh.
Trên bản đồ phải thể hiện cả hai loại đường ĐGHC theo quy định và theo thực tế quản lý
ở cấp xã.
6. Sau khi đo vẽ phải lập ”Biên bản xác nhận thể hiện địa giới hành chính”. Biên
bản có thể lập riêng từng tuyến ĐGHC giữa 2 xã hoặc lập chung với các xã tiếp giáp.
7. Trước khi đo vẽ chi tiết phải phối hợp với chính quyền địa phương, đề nghị các
chủ sử dụng đất cung cấp bản sao (không cần công chứng) các giấy tờ liên quan đến thửa
đất và cùng chủ sử dụng đất xác định chính xác ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử
dụng. Riêng đối với khu vực đất đô thị, đất của các tổ chức, khu đất có giá trị kinh tế cao
tại các điểm ngoặt, ở chỗ đoạn cong trên đường ranh giới sử dụng đất phải được đánh
dấu mốc bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ.
Trường hợp thửa đất có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai mà trong giấy tờ đó thể hiện rõ đường
ranh giới chung của thửa đất (mô tả các mốc ranh giới hoặc ghi kích thước từng cạnh
thửa) với các thửa đất liền kề và hiện trạng đường ranh giới của thửa đất không thay đổi
so với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có thì đường ranh giới thửa đất được xác định
theo giấy tờ đó.
Trường hợp thửa đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các
khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai hoặc có một trong các loại giấy tờ đó nhưng
không thể hiện rõ đường ranh giới chung của thửa đất với các thửa đất liền kề hoặc hiện
trạng đường ranh giới của thửa đất đã thay đổi so với đường ranh giới thể hiện trên giấy
tờ đó thì việc xác định ranh giới thửa đất thực hiện như sau:
Đơn vị đo đạc lập bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính (gọi chung là đơn vị đo
đạc) có trách nhiệm xem xét cụ thể về hiện trạng sử dụng đất, ý kiến của những người sử
dụng đất liền kề để xác định và lập bản mô tả về ranh giới thửa đất; chuyển bản mô tả
ranh giới thửa đất cho những người sử dụng đất có chung ranh giới thửa đất và người
nhận bản mô tả có trách nhiệm ký xác nhận về việc đã nhận bản mô tả này;
Sau mười ngày kể từ ngày nhận được bản mô tả, nếu người nhận bản mô tả không
có đơn tranh chấp về ranh giới thửa đất thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô
38
tả đó.
Trường hợp người sử dụng thửa đất liền kề vắng mặt dài ngày thì đơn vị đo đạc có
trách nhiệm chuyển bản mô tả ranh giới thửa đất đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã để gửi
cho người sử dụng đất liền kề.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách
nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định của pháp luật
đất đai và ranh giới thửa đất được đo đạc theo kết quả giải quyết tranh chấp đó.
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương
thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng và đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản
mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp sử dụng đất thành hai bản, một bản lưu hồ sơ
đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết.
Đối với khu vực đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất làm muối, đất nuôi
trồng thủy sản đã có bờ phân định các thửa, cho phép không cần lập bản mô tả ranh giới,
mốc giới sử dụng đất cho từng thửa đất, nhưng phải công bố công khai bản vẽ và lập
Biên bản theo quy định. Trường hợp đã lập biên bản xác định ranh giới sử dụng đất cho
từng thửa đất thì không cần công bố công khai bản vẽ.
Trong qua trình đăng ký quyền sử dụng đất, xét cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, nếu ranh giới sử dụng đất không thay đổi thì bản mô tả ranh giới, mốc giới sử
dụng đất này là một trong các tài liệu của hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp có thay đổi về ranh giới sử dụng đất thì phải
lập lại bản mô tả này.
3.4. Nội dung bản đồ địa hình
Nội dung bản đồ địa hình cần biểu thị các yếu tố sau:
- Các yếu tố cơ sở toán học
- Các địa vật định hướng
- Hệ thống thủy hệ
- Các điểm dân cư
- Hệ thống giao thông
- Hệ thống đường dây, ống dẫn
- Dáng đất
- Ranh giới hành chính
- Thực phủ
1. Cơ sở toán học
Gồm các yếu tố: Tỷ lệ bản đồ, hệ thống lưới chiếu VN-2000, việc chia mảnh đánh
số bản đồ, tất cả các điểm khống chế trắc địa (điểm mặt phẳng và điểm độ cao)
2. Các điểm dân cư
39
Đây là yếu tố quan trọng nhất trên bản đồ địa hình, phạm vi khu vực dân cư phải
biểu thị khép kín bằng các ký hiệu tương ứng, nhà trong khu dân cư phải biểu thị theo
tính chất (nhà chịu lửa, kém chịu lửa, quy mô và số lượng tầng)
Các điểm dân cư được đặc trưng bởi kiểu cư trú, số hộ và ý nghĩa hành chính,
chính trị của nó. Theo kiểu cư trú phân ra thành các kiểu: kiểu thành phố (khu phố ven
đường...), các điểm dân cư kiểu nông thôn. Trong khu dân cư phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ
được phép lấy, bỏ, tổng hợp với bản đồ tỷ lệ 1: 5000 và nhỏ hơn, còn bản đồ tỷ lệ lớn thì
không được phép.
Nếu khoảng cách giữa các nhà bằng và nhỏ hơn 0.2 mm trên bản đồ thì vẽ chung
tường hoặc vẽ gộp, chỉ vẽ gộp các nhà có cùng tính chất, cùng quy mô ở tỷ lệ 1: 5000,
nếu khỏng cách giữa các nhà lớn hơn 0.2 mm thì vẽ tách riêng.
Số hộ của vùng dân cư chỉ biểu thị đến cấp xã và các đơn vị hành chính cấp tương
đương.Các điểm dân cư trên bản đồ địa hình được ghi chú tên riêng của nó.
Các công trình công cộng phải biểu thị tính chất kinh tế, xã hội, văn hóa của
chúng như: tên riêng nhà máy, trụ sở ủy ban, nhà thờ, đình, chùa, bưu điện, chợ, nhà văn
hóa, cơ sở dịch vụ...
3. Địa vật định hướng
Đó là các đối tượng địa vật trong khu vực, nó cho phép ta xác định vị trí nhanh
chóng và chính xác trên bản đồ (ví dụ các tòa nhà cao tầng, nhà thờ, tháp truyền hình,
tháp, cầu...), các địa vật định hướng cũng gồm cả một số địa vật không nhô cao khỏi mặt
đất nhưng dễ dàng nhận biết (ví dụ ngã ba, ngã tư đường giao thông)
Các yếu tố khác lựa chọn ký hiệu biểu thị cho phù hợp. Nếu kích thước của địa
vậtvẽ theo tỷ lệ và nửa tỷ lệ lớn hơn kích thước ký hiệu thì đặt ký hiệu vào giữa đồ hình
của địa vật trên bản đồ. Phải chú ý biểu thị các vật phương vị loại 1 và loại 2.
4. Mạng lưới đường giao thông
Trên bản đồ địa hình phải biểu thị hệ thống đường sắt, đường quốc lộ, đường giao
thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn bản.
Phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ, cần phản ánh đúng tính chất, mật độ của hệ thống
đường sá. Xác định chính xác vị trí, tính chất.
Hệ thống đường giao thông được chia ra: đường sắt, đường bộ, đường sông,
đường hàng không.
- Với hệ thống đường sắt được phân theo độ rộng của đường ray, trạng thái của
đường. Trên đường sắt phải thể hiện các yếu tố phụ thuộc như: nhà ga, tháp nước, cầu,
cống, hầm, đoạn đắp cao, đoạn xẻ sâu.
Với hệ thống đường bộ gồm các loại như sau:
- Đường ô tô trục
40
- Đường ô tô nhánh
- Đường cấp phối
- đường đất lớn
- Đường đất nhỏ
- Đường mòn
Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10 000 và lớn hơn phải biểu thị tất cả các loại đường
nêu trên. Trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 25 000 biểu thị có chọn lọc các con đường trên
đồng ruộng, khu vực rừng núi. Ở các tỷ lệ nhỏ hơn thì biểu thị lựa chọn, khái quát.
Khi lựa chọn phải xét đến ý nghĩa của đường sá, đảm bảo mối liên hệ giữa các điểm
dân cư với nhau, đồng thời ghi chú tên đường, vật liệu rải mặt, độ rộng và xác định chính
xác vị trí các công trình phụ thuộc: bến xe, trạm xăng, cột cây số, biển chỉ đường, cầu, cống,
nơi đắp cao, nơi xẻ sâu, những nơi thay đổi nâng hoặc hạ cấp đường...
Việc ghi chú đường ô tô có rải mặt thì từ 15 đến 20 cm trên bản đồ phải ghi chú
tên đường, độ rộng lòng đường và mép đường, còn các loại đường khác thì phân biệt
biểu thị theo quy mô đường đất lớn, đường đất nhỏ và đường mòn. Đường bờ vùng, bờ
thửa ổn định cũng phải biểu thị
5. Hệ thống đường dây, ống dẫn
Phải dùng ký hiệu biểu thị đầy đủ các loại đường dây: cao thế, hạ thế, thông tin.
Riêng đường dây truyền thanh chỉ biểu thị ở khu vực miền núi. Phụ thuộc vào tỷ lệ bản
đồ mà lấy, bỏ cho phù hợp. Khi biểu thị phải xác định chính xác vị trí các trạm biến áp
Khi biểu thị phải ghi chú lượng điện áp trên dây và số lượng dây trên cột (không
ghi chú dây chống sét)
Với các loại đường ống phải ghi rõ tính chất trong ống dẫn (nước, dầu...)
6. Hệ thống thủy hệ
Các yếu tố thủy hệ cần biểu thị tỷ mỉ trên bản đồ địa hình gồm đường bờ biển, bờ
hồ, bờ sông.
Ngoài ra còn biểu thị hệ thống kênh mương, các nguồn nước tự nhiên và nhân tạo,
đồng thời phải thể hiện các thiết bị phụ thuộc (trạm bơm, kè, đập, đê, cầu, cống, điểm đo
mực nước....)
Việc biểu thị hệ thống thủy văn phải xác định tính chất của nước (độ mặn), xác
định độ rộng, độ sâu, tốc độ dòng chảy, hướng nước chảy, chất đáy...
Trên bản đồ địa hình, sông kênh, mương được biểu thị một nét hoặc hai nét phụ
thuộc độ rộng của địa vật đó và tỷ lệ bản đồ cần thành lập, nếu có độ rộng dưới 0.5mm
trên bản đồ thì biểu thị 1 nét; từ 0.5mm trở lên biểu thị nét đôi.
7. Dáng đất
Dáng đất trên bản đồ địa hình được biểu thị bằng đường bình độ, ký hiệu và ghi
41
chú. Tại những điểm đặc trưng của địa hình như: Đỉnh núi, đỉnh đồi, gò, đống, các điểm
nằm trên đường phân thủy, tụ thủy, ngã ba, ngã tư đường phải ghi chú độ cao
Loại đất và chất đất biểu thị theo trạng thái bề mặt và phân loại: Đá, sỏi, cát, bùn,
sét, còn các yếu tố khác biểu thị theo yêu cầu cụ thể.
8. Biểu thị ranh giới
Đường biên giới, mốc biên giới phải, đường địa giới hành chính các cấp phải biểu
thị theo quyết định của Nhà nước. Đường ranh giới hành chính cấp cao được thay thế cho
đường ranh giới hành chính cấp thấp và phải vẽ khép kín.
Tên gọi vùng dân cư phải điều tra tại UBND các địa phương, tên sông, tên núi, các
di tích văn hóa... phải biểu thị theo cách gọi phổ thông, lâu đời của nhân dân địa phương.
9. Thực vật, thổ nhưỡng
Phải xác định đường ranh giới thực phủ theo các ký hiệu tương ứng. Với diện tích
từ 20 mm2 trên bản đồ trở lên đều phải phân biệt và biểu thị như các loại rừng, đồng cỏ,
bãi cát, đất mặn, đầm lầy...Ranh giới thực phủ và thổ nhưỡng được biểu thị theo ký hiệu
quy ước. Nếu ranh giới thực phủ, thổ nhưỡng trùng với ký hiệu địa vật hình tuyến thì
dùng ký hiệu địa vật hình tuyến thay cho ranh giới thực phủ và ranh giới thổ nhưỡng.
Với thảm thực vật phải điều tra và biểu thị các loại rừng, cây công nghiệp, cây nông
nghiệp, rau, màu, các loại cỏ..., cây và cụm cây độc lập phải đo độ cao, đường kính thân
cây và phải biểu thị ở tất cả các loại tỷ lệ bản đồ.
Ở nước ta, đã quy định tỷ lệ bản đồ địa hình thành hệ thống thống nhất về mức độ
đầy đủ của nội dung, đồng thời thống nhất đặc điểm trình bày theo quy phạm Nhà nước
thống nhất trong toàn quốc, có nhiều mảnh độc lập theo các tỷ lệ khác nhau. Bản đồ địa
hình là tài liệu gốc để thành lập bản đồ địa lý nói chung ở các tỷ lệ khác nhau và cũng
làm cơ sở để thành lập bản đồ chuyên đề trong đó có bản đồ địa chính.
Bản đồ địa hình thường được thành lập theo các phương pháp:
- Đo vẽ trực tiếp ở thực địa
- Phương pháp sử dụng ảnh hàng không
- Phương pháp biên vẽ từ bản đồ địa hình tỷ lệ lớn.
3.5. Những quy định trong đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ
A/ Với bảm đồ địa chính
1. Đo vẽ ranh giới sử dụng đất của từng chủ sử dụng, ngoài ra phải chú ý:
a) Đo vẽ các công trình xây dựng chính trên thửa đất đối với khu vực đất ở đô thị,
khu vực đất có giá trị kinh tế cao, khu vực có cấu trúc xây dựng dạng đô thị. Ở khu vực
đất khác không phải vẽ các công trình xây dựng, chỉ vẽ khi trong TKKT-DT công trình
có yêu cầu.
b) Nếu trên cùng một thửa đất có các mục đích sử dụng khác nhau mà không có
42
ranh giới rõ ràng thì cần yêu cầu chủ sử dụng đóng cọc tách riêng những phần đất này để
đo vẽ, nếu không tách được thì đo gộp thửa và ghi chú rõ loại đất, diện tích đất của từng
mục đích sử dụng.
2. Không đo vẽ các công trình xây dựng tạm thời, di động, hoặc quá nhỏ không
thể hiện được theo tỉ lệ bản đồ.
3. Trong một khu vực, nếu đo vẽ nhiều loại tỷ lệ mà không cùng một thời gian và
cùng một đơn vị thi công thì phải đóng cọc các đỉnh thửa của lớp thửa ngoài cùng để tiếp
biên khu đo cho tất cả các tỷ lệ.
4. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính gốc phải đo vẽ kín khung bản đồ, trừ trường hợp
ranh giới khu đo nằm trong mảnh bản đồ thì chỉ vẽ kín ranh giới khu vực cần đo vẽ.
5. Nếu đo vẽ bằng phương pháp có sử dụng ảnh thì được vẽ theo hình ảnh ghi
nhận ở thời điểm chụp ảnh (trên bình đồ ảnh, sơ đồ ảnh) trên hệ thống máy xử lý ảnh và
nội dung đo vẽ phải được kiểm tra, xác minh, bổ sung ở thực địa sau.
6. Khi vẽ các địa vật có dạng đường thẳng như: kênh, mương, đường, đê, đường
bờ vùng, bờ thửa thì nối các điểm đo chi tiết bằng đường thẳng. Các địa vật có dạng cong
thì nối các điểm mia bằng các đường cong trơn. Nếu độ cong dưới 0,2mm theo tỷ lệ bản
đồ thì được phép tổng hợp thành đường thẳng.
7. Trong quá trình đo vẽ chi tiết phải kết hợp để điều tra xác định tên chủ đất, loại
đất và các thông tin địa chính khác.
8. Tại mỗi trạm đo phải vẽ lược đồ với tỷ lệ không nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ cần thành
lập. Trên lược đồ phải có các điểm trạm đo, điểm định hướng, điểm kiểm tra và chi tiết
kèm theo số hiệu điểm, số đo (nếu đo khoảng cách bằng thước dây chuyên dụng) loại đất,
chủ sử dụng đất và các ghi chú khác (nếu cần thiết). Bản lược đồ phải lưu cùng sổ đo, các
tài liệu đo vẽ bản đồ gốc khác.
Tại mỗi trạm máy phải bố trí các điểm chi tiết làm điểm kiểm tra với các trạm đo
kề nhau. Số lượng điểm kiểm tra phụ thuộc vào khu vực đo và không dưới 2 điểm với
mỗi trạm đo kề nhau.
B/ Với bản đồ địa hình
Khi thành lập bản đồ địa hình ta có thể sử dụng các phương pháp sau:
1. Đo vẽ bản đồ địa hình bằng máy toàn đạc
Để đảm bảo mật độ điểm đo vẽ chi tiết, khi đo phải xác định thêm tọa độ và độ
cao điểm trạm đo bằng đường chuyền toàn đạc, giao hội hoặc điểm dẫn. Điểm gốc để
phát triển là các điểm có độ chính xác từ lưới khống chế đo vẽ trở lên.
Đường chuyền toàn đạc phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật không vượt quá các
giá trị nêu trong bảng 3.1

43
Bảng 3.1 Quy định kỹ thuật đường chuyền
Chiều dài đường Cạnh đường Số cạnh trong
Tỷ lệ đo vẽ
chuyền (m) chuyền (m) đường chuyền (m)
1: 500 200 100 4
1: 1000 300 150 6
1: 2000 600 200 8
1: 5000 1200 300 10

Cạnh đường chuyền được đo bằng dây thị cự trong ống kính máy kinh vĩ, đọc
chính xác đến 0.1 m, đo đi và đo về, chênh lệch kết quả khi đo đi và đo về không lớn hơn
1: 300 chiều dài cạnh. Góc trong đường chuyền đo 1 lần đo, đọc số chính xác đến 0.1’;
độ cao đo đi và đo về bằng phương pháp đo cao lượng giác, chênh kết quả đo đi và đo về
không được vượt quá 0.04 m trên 100 m chiều dài cạnh. Khi đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500,
cạnh đường chuyền phải đo bằng thước thép.
Sai số khép đường chuyền toàn đạc không được vượt quá giá trị tính theo công thức:
- Sai số khép góc trong đường chuyền:
fβ = ±60" √n
n là số góc trong đường chuyền
- Sai số khép chiều dài đường chuyền:
L
fS = (m)
400√n
L: Chiều dài đường chuyền tính theo đơn vị là met
n: là số cạnh trong đường chuyền
Khi đo cạnh đường chuyền bằng thước thép thì sai số khép tương đối của đường
chuyền không được lớn hơn 1: 1000 độ dài đường chuyền.
Khi đo vẽ chi tiết bản đồ địa hình phải định tâm với sai số không lớn hơn 5 cm và
phải định hướng tới ít nhất 2 điểm ở xa, sai số định hướng không quá 0.2 mm trên bản
đồ. Trong quá trình đo phải thường xuyên kiểm tra việc định hướng với sai số của việc
kiểm tra không được lớn hơn 1.5’
Trên mỗi trạm đo phải đo ít nhất 3 điểm mia chung với trạm kề bên để kiểm tra,
số liệu đo được ghi, tính theo bảng 3.3
Phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ và khoảng cao đều của đường bình độ cơ bản mà
khoảng cách lớn nhất giữa các điểm mia và khoảng cách từ máy đến mia khi đo vẽ chi
tiết được quy định trong bảng 3.2:

44
Bảng 3.2 Quy định đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc
Khoảng cách từ máy đến mia (m)
Khoảng cao K/C giữa
Khi đo địa
Tỷ lệ đo vẽ đều cơ bản các điểm Khi đo dáng Khi đo địa
vật không
(m) mia (m) đất vật rõ nét
rõ nét
0.5 20 100 60 80
1: 500
1.0 20 150 60 80
0.5 30 150 80 100
1: 1000
1.0 40 200 80 100
0.5 50 200 100 150
1: 2000 1.0 50 250 100 150
2.5 60 250 100 150
0.5 75 250 150 200
1.0 100 300 150 200
1: 5000
2.5 120 350 150 200
5.0 150 350 150 200

Khi đo vẽ chi tiết có thể tiến hành theo phương pháp tọa độ cực, khi đo để bàn độ
đứng ở bên trái ống kính. Đối với các điểm riêng biệt có thể sử dụng phương pháp giao
hội để xác định vị trí của chúng, góc giao hội không được nhỏ hơn 300 và lớn hơn 1500,
cạnh giao hội không được vượt quá 2 lần chiều dài cạnh đường chuyền
Khi độ dốc địa hình nhỏ hơn 30 có thể dùng máy thủy chuẩn cạnh máy kinh vĩ để
xác định độ cao một cách nhanh chóng.
Có thể dùng thước đo độ có vạch chia không lớn hơn 15’ để chuyển vẽ các điểm
địa vật và độ cao lên bản vẽ hoặc phần mềm tiện ích để đưa vị trí các điểm chi tiết lên
bản vẽ.
Khi đo vẽ chi tiết phải đưa lên bản vẽ độ cao các điểm đặc trưng của địa hình như:
đường phân thủy, đường tụ thủy, điểm cao nhất, điểm thấp nhất, nơi thay đổi độ dốc,
điểm đo mực nước của các sông, hồ lớn…, ngoài ra phải xác định độ cao của các điểm
trên đập, trên cầu, ngã ba, ngã tư đường.
Khi đo vẽ khoảng cao đều từ 1 m trở lên, độ cao điểm mia tính trong sổ đến
0.01m,ghi chú trên bản đồ đến 0.1 m. Khi đo vẽ khoảng cao đều dưới 1m, độ cao điểm
mia trong tính toán và ghi trên bản vẽ đến 0.01 m
Trên cơ sở độ cao của các điểm mia chi tiết ta vẽ đường bình độ, hàng ngày phải
làm bản can độ cao và bản can địa vật, nếu không làm ngay được trong ngày thì cũng
phải làm không quá 3 ngày

45
Trên bản can địa vật phải biểu thị toàn bộ lưới ô vuông, khung bản đồ, các điểm
khống chế trắc địa, ranh giới địa vật và những địa vật riêng biệt. Đối với những địa vật
phức tạp thì có thể dùng ghi chú thay cho ký hiệu
Trên bản can độ cao phải biểu thị khung bản đồ, lưới ô vuông, vị trí các điểm
khống chế, các điểm trạm đo, điểm mia chi tiết kèm theo số hiệu điểm và độ cao của nó.
Nếu khu đo có địa hình, địa vật đơn giản thì bản can độ cao và bản can đị vật có
thể làm cùng một bản can.
2. Phương pháp giao hội
Để xác định vị trí điểm chi tiết, ta có thể áp dụng phương pháp giao hội. Phương
pháp này giống như phương pháp giao hội phía trước. Phương pháp này được áp dụng đo
vẽ chi tiết ở vùng có địa hình, địa vật tương đối rõ rệt, nó có thể xác định các điểm chi
tiết ở xa hoặc những nơi không thể tới dựng mia được hoặc nếu được cũng tốn nhiều thời
gian. Ví dụ như các hòn đảo nhỏ, đỉnh núi cao, vật kiến trúc giữa hồ, giữa đầm lầy, giữa
sông, trên núi...
3. Phương pháp đi mia đo vẽ dáng đất và địa vật
Để đảm bảo độ chính xác cần thiết cho bản đồ cần thành lập, ta phải biết chọn
điểm dựng mia (gương). Phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ mà khoảng cách giữa các điểm mia,
khoảng cách từ máy đến mia được quy định cụ thể trong bảng 3.1
Vị trí tốt nhất của điểm mia là thể hiện được các điểm đặc trưng của địa hình, địa
vật của khu đo, điểm đặc trưng của địa hình là đỉnh núi, đỉnh gò, yên ngựa, chỗ lồi, lõm
của địa hình, khe suối, đường phân thủy, đường tụ thủy ... Nói chung, điểm chi tiết không
rải đều mà phụ thuộc vào địa hình, địa vật. Chỗ địa hình đơn giản thì mật độ điểm mia
thưa, nơi địa hình, địa vật phức tạp thì mật độ điểm mia dày.
Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ và hình dạng của địa vật mà dựng mia vào những vị trí
thích hợp. Những địa vật hình tuyến (đường bộ, đường sắt, kênh, mương, máng...), nếu
có độ rộng lớn hơn 0.5 mm trên bản đồ thì dựng mia vào 2 mép địa vật, nếu nhỏ hơn 0.5
mm trên bản đồ thì đặt vào tim địa vật, nếu địa vật có nhiều điểm uốn thì với độ cong
nhỏ hơn 0.2 mm được phép vẽ thẳng. Với nhà thì dựa vào dạng hình học của nhà để
dựng mia cho phù hợp. Nhà có thể dựng mia 3 góc, còn góc thứ tư nội suy (nếu nhà hình
chữ nhật hoặc vuông).
- Với vùng quang đãng, để vẽ dáng đất, người đi mia đi theo kiểu lưới ô vuông,
sao cho khoảng cách các điểm mia theo mật độ quy định
- Với vùng trung du, miền núi, để đo vẽ dáng đất, người đi mia nên đi theo đường
bình độ để đỡ tốn sức, các điểm mia bắt buộc phải có đó là đỉnh núi, đỉnh đồi, yên ngựa,
trên đường phân thủy, trên đường tụ thủy, nơi thay đổi độ dốc.

46
Mỗi vùng đất cần một người đi mia để tránh trùng lặp hoặc bỏ sót. Trường hợp ở
khu đất rộng, có dốc khó đi, thì chia thành các vùng, mỗi vùng một người đi mia, có dấu
hiệu bằng cờ (hoặc bộ đàm) cho mỗi người để tiện liên lạc không để sót địa vật.
4. Nguyên tắc lấy, bỏ, tổng hợp và ghi chú trên bản đồ
a. Nguyên tắc lấy, bỏ, tổng hợp
Dựa vào nội dung bản đồ địa hình mà quyết định biểu thị những địa vật quan
trọng và chủ yếu có ý nghĩa về quân sự và kinh tế, đồng thời bo những địa vật thứ yếu
không quan trọng hoặc tổng hợp lại khi các địa vật này quá dày không thể biểu thị riêng
lẻ được.
Ví dụ: Khi vẽ ống khói nhà máy thì ta bỏ bớt một số nhà bên cạnh nó, vì ống khói
nhà máy có ý nghĩa phương vị tốt phục vụ cho việc sử dụng bản đồ. Việc lược bỏ một số
nhà bên cạnh nhằm đảm bảo cho bản đồ được rõ ràng, chính xác, dễ đọc.
Hoặc một ngôi chùa bên cạnh có cây độc lập, hai địa vật này đều qua trọng như
nhau. Nếu ta vẽ chùa thì không biểu thị được cây độc lập và ngược lại. Khi đó ta phải
xem xét cụ thể lấy địa vật nào, bỏ cái nào. Nếu khu vực đó mà chùa ít mà cây độc lập
nhiều, chùa lại là nơi trú quân hay lại là di tích lịch sử thì vẽ ký hiệu chùa, bỏ cây.
Nếu trong vùng dân cư thành thị, nhà cửa san sát, gần giống nhau về kiến trúc,
giãn cách giữa các nhà nhỏ hơn 0.3 mm mà việc chọn lọc lấy bỏ khó khăn, ta có thể vẽ
gộp lại thành một ký hiệu.
b. Nguyên tắc biểu thị ký hiệu độc lập
Các ký hiệu độc lập, khi biểu thị lên trên bản đồ thì tâm của nó phải đặt trùng với
tâm của địa vật ngoài thực địa.
- Những ký hiệu có dạng hình học chính quy (như hình tròn, hình tam giác, hình
vuông, hình sao...) thì tâm ký hiệu chính là tâm các hình đó.
- Những ký hiệu có dạng đường đáy rộng (như đình, chùa, ống khói, cột cây số...)
thì tâm ký hiệu chính là tâm đường đáy đó.
- Những ký hiệu có chân là góc vuông (bảng chỉ đường, cây độc lập....) thì tâm ký
hiệu chính là đỉnh góc vuông đó
- Những loại ký hiệu không có đường đáy nhưng có 2 chân (như lò nung gạch, ngói,
hang động, cổng chào...) thì tâm ký hiệu chính là điểm giữa đường nối 2 chân ký hiệu
- Các loại ký hiệu cầu, cống vẽ phi tỷ lệ thì tâm ký hiệu chính là điểm giữa của ký
hiệu.
- Các ký hiệu đường một nét, hai nét (như đường ô tô, xe lửa, kênh, mương....) thì
tâm ký hiệu ở chính giữa đường một nét hoặc 2 nét đó.
c. Nguyên tắc ghi chú trên bản đồ:
Để chỉ rõ tính chất, số lượng, các địa danh, khu vực danh lam thắng cảnh, ngoài
việc biểu thị bằng các loại ký hiệu tương ứng, người ta còn phải ghi chú bằng chữ, bằng
47
số ở bên cạnh ký hiệu đó. Ghi chú được đặt ở bên phải ký hiệu, trường hợp không đủ chỗ
ghi chú thì có thể chọn vị trí thích hợp nhất để ghi chú, nhưng phải rõ ràng dễ đọc.
Các ký hiệu như: Biển, vịnh, eo, hồ, dãy núi..., thì tùy tình hình cụ thể mà đặt
khoảng cách các chữ cho thích hợp, không nên quá hẹp hoặc quá rộng. Ghi chú các ký
hiệu dọc theo địa vật hình tuyến như sông, tốt nhất là chân chữ nên đặt ở phía trên hoặc
bên trái ký hiệu. Ghi chú các vùng dân cư của xã, huyện, tỉnh thì cố gắng đặt trong phạm
vi quản lý hành chính của đơn vị hành chính cấp đó.
Những dẫy núi, sông, ngòi, biển nằm dải trên nhiều mảnh bản đồ, thì đều dùng
một kiểu chữ để ghi chú.
Những địa vật và địa danh có mang danh từ chung thì có thể ghi chú tắt.
Những địa danh vùng dân tộc ít người cần phiên âm theo tiếng Việt.
4. Phương pháp biểu thị dáng đất trên bản đồ bằng đường bình độ
Đường bình độ là đường cong khép kín, nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt
đất so với mặt thủy chuẩn gốc hoặc mặt thủy chuẩn quy ước nào đó.
Khi biểu thị đường đồng mức ta có thể sử dụng 3 phương pháp biểu thị đó là:
- Phương pháp giải tích
- Phương pháp đồ giải
- Phương pháp ước lượng bằng mắt
a. Phương pháp giải tích
Giả sử có 2 điểm chi tiết A và B trên bản vẽ biết độ cao là HA và HB tương ứng.
- Trước hết ta xác định khoảng cách giữa 2 điểm dAB trên bản đồ (Hình 3.7)
- Xác định chênh cao giữa 2 điểm hAB = HB - HA
- Xác định vị trí các đường bình độ nằm giữa 2 điểm A, B trên bản đồ
- Xác định vị trí các đường bình độ đi qua theo công thức:
dAB
dAi = h
hAB Ai
Trong đó dAi là khoảng cách từ điểm a đến đường bình độ thứ i
hAi là chênh cao giữa độ cao đường bình độ thứ i và độ cao điểm A
Ví dụ:
Cho độ cao điểm A trên bản đồ HA = 45.3 m;
Độ cao điểm B trên bản đồ HB = 50.7 m. Hãy xác định vị trí đường bình độ đi qua
2 điểm AB trên bản đồ để khoảng cao đều giữa các đường bình độ cơ bản là 2 m
- Xác định khoảng cách 2 điểm AB trên bản đồ (giả sử đo được là dAB = 2 cm)
- Xác định chênh cao hAB = HB – HA = 5.4 m
Theo đầu bài ta có khoảng cao đều đường bình độ là 2 m, nên ta có độ cao các
đường bình độ nằm giữa 2 điểm A và B là HI = 46 m, HII = 48 m và HIII = 50 m
- Vị trí điểm I:
48
dab 2
daI = haI = (46 − 45.3) = 0.26 cm
hAB 5.4
- Vị trí điểm II:
dab 2
daII = haII = (48 − 45.3) = 1.00 cm
hAB 5.4

- Vị trí điểm III:


dab 2
daIII = haIII = (50 − 45.3) = 1.74 cm
hAB 5.4

Hình 3.7: Phương


pháp giải tích vẽ
đường bình độ
b. Phương pháp kẻ đường song song:
Kẻ đường song song cách đều nhau trên giấy bóng can, trong đó mỗi đường biểu thị một
độ cao nhất định. Sau đó, đặt bản giấy can này lên bản vẽ sao cho 2 điểm A, B nằm ở chỗ
có độ cao tương ứng với độ cao của nó trên bản giấy can (nếu 2 điểm A, B không nằm
trên các đường song song thì tùy theo chênh lệch độ cao của các điểm và độ cao của 2
đường song song mà nội suy ra vị trí độ cao tương ứng với độ cao trên bản vẽ).
Dùng kim chấm giao điểm của cạnh ab với các đường song song ta sẽ xác định
được độ cao các điểm của đường bình độ. Nối các điểm có cùng độ cao lại ta sẽ được
đường bình độ
Ví dụ: Độ cao của điểm A có HA = 49.7 m, độ cao điểm B có HB = 55.5 m. Ta xác
định được hiệu độ cao giữa 2 điểm là hAB = HB– HA = 5.8 m. Với khoảng cao đều đường
bình độ là 1 m, ta xoay bản giấy bóng can cho vị trí điểm A và B cách nhau là 6 đường
song song (vị trí đường bình độ 50, 51, 52, 53, 54, 55) và xoay sao cho vị trí điểm A và B
tương ứng với độ cao nằm giữa 2 đường song song. Cố định giấy can lại, dùng kim đánh
dấu giao điểm của đường AB vơi các đường song song ta được vị trí đường bình độ như
hình vẽ là 50 m, 51 m, 52 m, 53 m, 54 m, 55 m. (Hình 3.8)

49
54
55 55.5
53
52
51
50
49.7

Hình 3.8: vẽ đường bình độ


bằng phương pháp kẻ đường
song song
c. Phương pháp nội suy bằng mắt:
Ở những nơi có độ dốc đều nhau thì hiệu độ cao giữa 2 điểm tỷ lệ thuận với độ
dài. Dựa vào tính chất đó và các điểm độ cao đã biết trên bản vẽ để dùng mắt ước lượng,
chia thành các đoạn ứng với các đường bình độ quy định.
Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng, nhưng đòi hỏi người vẽ phải có kinh
nghiệm, làm quen với nhiều loại dáng đất mới có thể đảm bảo độ chính xác
3.6. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ
Mục đích: Để xác định ranh giới thửa đất, các điểm góc thửa, các công trình trên
đất, hệ thống giao thông, hệ thống thủy hệ, các điểm định hướng, dáng đất lên bản đồ địa
chính.
1. Phương pháp toạ độ cực:
*Nội dung: Thực chất của phương pháp là xác định góc cực  (hợp bởi điểm đặt
máy với hướng mở đầu và hướng tới điểm chi tiết), và cạnh cực D (khoảng cách từ điểm
đặt máy tới điểm chi tiết) và xác định độ cao đỉêm chi tiết (hình 3.9)
* Thao tác B ▲

1


A 2

C D1 1
▲ 


D2

2
50
Trên hình vẽ: A, B, C là các điểm khống đovẽ
chế Đo
Hình 3.9: vẽchi
(cótiếttoạ độ và có vị trí trên bản
theo
vẽ); phương pháp tọa đọ cực

1; 2.... là các điểm chi tiết


Đặt máy tại điểm A; định tâm cân bằng máy với sai số  5 mm cho các tỷ lệ, đo
chiều cao máy j; ngắm máy về điểm B để định hướng, đặt số đọc trên bàn độ trái ống
kính là 00 00’, quay máy vài vòng ngắm lại điểm B để kiểm tra việc định hướng xem có
đúng 00 00’ không.
Quay máy
ngắm về điểm c, đọc
số trên bàn độ nằm .
số chênh so với góc
trên bản vẽ 45”.
SA11
Nếu lớn hơn giá trị h’ L
trên thì kiểm tra lại
Z
việc triển điểm
V DA1
khóng chế hoặc tính
J 1
toán bình sai hoặc sổ
hA1
đo. Kết thúc quá A

trình đo vẽ kiểm tra


lại  nếu 90” thì HA
H1
quá trình đo đạc đạt
yêu cầu. Mặt thủy chuẩn gốc
- Quay máy
ngắm điểm chi tiết, Hình 3.10: Xác định độ cao
điểm chi tiết
đo góc i, đo khoảng
cách Di; (nếu cần xác định độ cao điểm chi tiết thì đo thêm góc đứng Vi (hoặc góc thiên
đỉnh Zi), chiều cao mục tiêu Li) (hình 3.9 và 3 .10).
- Nếu góc đứng lớn hơn 30 thì cải chính khoảng cách nghiêng về khoảng cách
ngang theo công thức: Di = Sicos2Vi (nếu đo máy có dây thị cự thẳng: Si = Kli)
- Thông thường, với địa hình
bằng phẳng để xác định khoảng cách
nằm ngang thì để ống kính nằm ngang ở 1 2 3
0 0
vị trí 0 hoặc 90 .
- Độ cao điểm chi tiết được xác
định như sau:
HCT = HTĐ + DitgVi + j - Li

51
αi βi
A B
Hình 3.11: Phương pháp giao hội góc
1
Hoặc HCT = HTĐ + Klsin2V + J − L (3.1)
2

2. Phương pháp giao hội thuận


Trong phương pháp này vị trí điểm chi tiết được xác định bằng giao hội góc và
giao hội cạnh
a. Giao hội góc
Trong phương pháp này, đặt máy kinh vĩ tại các điểm biết toạ độ A, B định hướng
về nhau, đo các góc αi và βi tới các điểm chi tiết thứ i (i = 1 ÷ n) (hình 3.2). Sau đó dựa
vào toạ độ điểm A, B, tính ra góc phương vị toạ độ cho cạnh AB và cạnh DABtheo bài
toán nghịch; dựa vào định lý hàm số sin trong tam giác tính các chiều dài cạnh giao hội,
sau đó tính số gia toạ độ cho các cạnh giao hội dựa vào bài toán thuận trong trắc địa, cuối
cùng dựa vào toạ độ điểm A,B, tính toạ độ cho các điểm chi tiết.
Nếu vẽ trực tiếp, dùng thước đo độ dựng lại các góc đo tại các điểm đứng máy trên
bản vẽ, các hướng cùng tên cắt nhau cho ta vị trí điểm chi tiết cần xác định
b. Giao hội cạnh
Trong phương pháp này, vị trí điểm chi
1
tiết 1, 2, 3...n được xác định dựa vào việc đo 2 3

khoảng cách Di và Ci từ các điểm biết trên


bản vẽ và tồn tại ngoài thực địa (A,B) tới các D1 D2 C2 C3
C1
điểm cần xác định vị trí trên bản vẽ (hình
3.3). Việc triển lên bản vẽ các điểm chi tiết D3

tương ứng được thực hiện bằng cách mở


Di C
khẩu độ com pa d i  và c i  i (M là
M M A Hình 3.12: Sơ đồ giao hội cạnh B

mẫu số bản đồ cần thành lập) X


quay các cung tròn đặt tại a và b
tương ứng trên bản vẽ, giao của
h.sinAB
các cung cùng tên sẽ cho ta vị trí B
điểm trên bản vẽ.
C q
* Để xác định tọa độ điểm XC b
chi tiết lên bản đồ địa chính thì ta h
B
thực hiện việc tính toán như sau: DAB
AB
XP P
a. Cách 1: Từ 2 điểm biết p
C q
toạ độ A; B, đo chiều dài cạnh a b
h h.cosAB
và b ta xác định được vị trí điểm αAB a
β
P
P theo công thức sau: Y
p
A YC YP
a 52
Hình 3.13: Sơ đồ tính giao hội cạnh
- Từ P hạ PC vuông góc với AB, với độ dài PC = h. Điểm C chia AB thành 2
đoạn: AC = p và CB = q.
Bước 1: Tính góc phương vị toạ độ và cạnh dài AB
YB  YA
α AB  arctg (3.2); DAB  (X B  X A ) 2  (YB  YA ) 2 (3.3)
XB  XA
Bước 2:Tính toạ độ điểm giao hội P:
Chiếu p và h xuống hệ trục toạ độ XAY ta có:
X P  X A  Δx AC  Δx PC
X P  X A  Pcosα AB  hsinα AB 

YP  YA  Psinα AB  hcosα AB 
Nếu điểm P nằm bên trái cạnh AB thì vị trí điểm P được xác định theo công thức :
X P  X A  Pcosα AB  hsinα AB 
 (3.4)
YP  YA  Psinα AB  hcosα AB 
Mặt khác từ hình vẽ có:
a 2  p 2  h 2  D AB  q   h 2
2

b 2  q 2  h 2  D AB  p   h 2
2

Suy ra công thức tính p, q và h:


a 2  b 2  S2AB b 2  a 2  S2AB
p p h  a 2  p2  b2  q 2
2SAB 2SAB (3.5)
b. Cách 2:
* Bước 1: Tính góc phương vị toạ độ và cạnh dài giữa 2 điểm A, B theo công thức
(3.6)
* Bước 2: Tính β theo định lý hàm số cosin:
a 2  b 2  D 2AB
β  arccos (3.6)
2a  D AB
* Bước 3: Tính góc phương vị toạ độ cạnh AP theo công thức:
α AP  α AB  β
Tính toạ độ cho điểm P theo công thức:
X P  X A  a.cosα AP 
 (3.7)
YP  YA  a.sinα AP 
Ví dụ:
Tính toạ độ điểm P như hình 3.4 với số liệu sau:
XA: 2345115.732 m; YA: 496512.730 m
XB: 2345245.672 m; YB: 496673.185 m
a = 150.537 m; b = 115.352 m

53
Giải:
Tính góc phương vị toạ độ và cạnh dài giữa 2 điểm A, B
YB  YA
α AB  arctg = 500 59’ 55”
XB  XA

D AB  (X B  X A ) 2  (YB  YA ) 2 = 206.471 m

a 2  b 2  D 2AB
Cách 1: Tính p  = 125.891 m
2D AB

Tính h = a 2  p 2 = 82.540 m
Tính toạ độ điểm P:
X P  X A  Pcosα AB  hsinα AB 

YP  YA  Psinα AB  hcosα AB 
XP = 2345130.816 m
YP = 496662.509 m
a 2  D 2AB  b 2
Cách 2: Tính β  arccos = 330 15’ 03”
2a  D AB
Tính toạ độ cho điểm P:
XP = 2345115.732 m + 150.537 m  cos(50059'55"  33015'03" ) = 2345130.816 m
YP = 496512.730 m + 150.537 m  sin(50059'55"  33015'03" ) = 496662.509 m
α AP  α AB  β  84014'58"
Để đánh giá độ chính xác kết quả giao hội ta dùng công thức:
a.b
m m a2  m 2b
h.S
m a2  m 2b
m
sinγ
Trong đó ma, mb là sai số trung phương đo canh a, b;  là góc giao hội.
Nhìn vào công thức trên thì: Sai số vị trí điểm càng nhỏ khi  900. Nên bố trí góc
giao hội từ 300<<1500
Ở khu vực đô thị, trình tự đo vẽ chi tiết như sau:
a. Đo vẽ đường phố, ngõ phố và các yếu tố ở mặt ngoài đường phố, ngõ phố.
b. Đo vẽ bên trong ô phố.
c. Đo vẽ các yếu tố khác.
Đo vẽ chi tiết bên trong ô phố chỉ được tiến hành sau khi đã đo vẽ đường phố.
Trước khi đo vẽ bên trong ô phố phải nhập số liệu để chuyển các địa vật đã đo vẽ ở
đường phố lên bản vẽ.
Các kết quả đều phải ghi vào lược đồ.
54
Các địa vật được đưa lên bản đồ theo thứ tự: các góc thửa, các ngôi nhà kiên cố,
các yếu tố quan trọng có ý nghĩa định hướng. Các địa vật ở trong ô phố được đưa lên bản
đồ sau khi đã thể hiện đầy đủ các địa vật ở trên đường và mặt phố. Sau khi đưa các địa
vật lên bản đồ phải tiến hành kiểm tra theo các số liệu đã đo kiểm tra để kiểm tra kết quả
đo vẽ ngoại nghiệp và đưa lên bản gốc.
Đo vẽ chi tiết bên trong các ô, thửa cố định, ổn định; trích đo khu dân cư, trích đo
các ô, thửa nhỏ (gọi tắt chung là trích đo):
Chỉ được đo vẽ chi tiết bên trong các ô thửa cố định, ổn định, trích đo khu dân cư,
trích đo các ô, thửa nhỏ sau khi đã đo và thể hiện các đường viền (ranh giới sử dụng đất),
đường bờ của các ô, thửa cố định, ổn định, đường bao khu dân cư, các tuyến giao thông
chính trong khu dân cư (đường giao thông, đường làng) và đường bao ô, thửa cần trích
đo lên bản vẽ gốc.
Tuỳ theo mật độ các thửa và mức độ phức tạp bên trong các khu vực cần trích đo
có thể giữ nguyên tỷ lệ hoặc đo vẽ ở một hoặc hai cấp tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ cơ bản để thể
hiện theo yêu cầu quản lý. Khi đo vẽ chi tiết trong khu vực trích đo được phép áp dụng
tất cả các phương pháp như đo vẽ chi tiết và được phép sử dụng các góc thửa, các góc
nhà, các địa vật có dạng hình học rõ nét đã đo vẽ và thể hiện trên bản đồ gốc làm điểm
trạm đo hoặc làm điểm gốc để phát triển điểm trạm đo.
3. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toạ độ vuông góc:
- Khi đo vẽ bản đồ địa chính khu vực đô thị, phải xác định chính xác ranh giới các
thửa đất của từng chủ sử dụng, các góc thửa đất, các điểm góc ngoặt phải được đánh dấu
bằng sơn, đinh sắt hay cọc bê tông và được các chủ sử dụng đất có liên quan thừa nhận.
Việc đo vẽ chi tiết thửa đất được tiến hành theo trình tự sau:
Trên đường phố hẹp có thể lập 1 đường cơ sở AB (hình 3.5), nếu đường phố rộng có thể
lập 2 đường cơ sở song song nhau.Các đường cơ sở này là các cạnh của đường chuyền
hoặc các đường dóng hướng.Các đường cơ sở nên đặt gần các điểm chi tiết, để khoảng
cách từ điểm chi tiết đến chân đường vuông góc hạ từ điểm chi tiết đến đường cơ sở là
tương đối nhỏ.
Dùng eke quang học xác định chân đường vuông góc của các điểm chi tiết (1; 2;
3;....n) trên đường cơ sở (1’; 2’; 3’...n’), dùng thước thép đo khoảng cách từ điểm A tới
chân các đường vuông góc nằm trên đường cơ sở, và coi đó là toạ độ xi của các điểm chi
tiết, đo chiều dài từ điểm vuông góc trên đường cơ sở đến các điểm chi tiết, coi đó là toạ
độ yi của các điểm chi tiết
Vị trí điểm chi tiết có thể triển trực tiếp lên bản vẽ theo phương pháp đồ giải nghĩa
là dựa vào cạnh đường chuyền ab trên bản vẽ đặt từ a theo hướng ab các đoạn xi đã rút
theo tỷ lệ bản đồ, ta xác định được các điểm 1’, 2’, 3’....n’. Từ các điểm này theo sơ hoạ,
đặt các đoạn yi tương ứng ta xác định được vị trí điểm chi tiết lên bản vẽ.
55
Vị trí điểm chi tiết có thể tính toạ độ như sau: Toạ độ xi, yi (hình 3.6) của các điểm

3 13
7 9
1 5
11
y7
y31 y1 y5 y9
y11 y13

A x2 x4 x6 x8 x10 x12 B x
x1 x5 x7 x9 x11
y2 y4 y10 y12
y6 y8

2 4 10 12
6 8

Hình 3.14: Phương pháp toạ độ vuông góc

đo được trên thực địa là các thành phần toạ độ vuông góc trong hệ toạ độ giả định, trục X
trùng với đường cơ sở AB. Để có toạ độ vuông góc của các điểm chi tiết trong hệ toạ độ
của bản đồ ta phải dùng phương pháp
chuyển đổi. X
Trình tự của việc chuyển toạ độ: x
- Tính góc phương vị toạ độ của Xi
i B
yi
cạnh cơ sở AB theo công thức:
YB  YA
α AB  arctg αAB xi (7.6)
XB  XA y
XA
Tính toạ độ điểm chi tiết trong hệ A
toạ độ bản đồ theo công thức:
Y
Xi = XA + xicosαAB + yisinαAB O YAαAB Yi
Yi = YA + xisinαAB - yicosαAB
Hình 3.15: Sơ đồ tính chuyển toạ độ

Đo chi tiết theo phương pháp đo cạnh nghiêng- giả tung độ


Trong phương pháp này ta bố trí đường OE nằm trên hè phố gần dẫy điểm chi tiết
1, 2, 3,...., n trên mặt phố (hình 3.16)
Đặt máy kinh vĩ tại điểm O, ngắm điểm E, ta dùng mắt để xác định gần đúng hình
chiếu của các điểm chi tiết 1, 2, 3, ..., n xuống đường cơ sở OE được các điểm 1’, 2’,
3’,...., n’ mà không dùng eke quang học như trường hợp trên.

56
Từ điểm Y
O, dùng
thước thép lần
2 3 n
lượt đo hoành độ 1
của các điểm chi
tiết tức là x’= O- X
1’, 1’-2’; 2’- O 2’ 3’ n’ E
1’
3’,...,n’-E, đo Hình 3.16: Đo chi tiết theo phương pháp đo cạnh nghiêng – giả tung
các đoạn giả độ

tung độ 1’1; 2’2; 3’3;...,n’n; đồng thời đo hai đoạn nghiêng O-1 và E-n và tất cả các đoạn
nghiêng 1-2, 2-3, ...(hình 3.16)
Từ các số đo trên ta có thể tính ra hoành độ thực của các điểm chi tiết như sau:
Giả sử x1, y1 là tọa độ vuông góc của điểm chi tiết số 1 trong hệ tọa độ OE, a1là
cạnh nghiêng, y’1 là tung độ giả định (hình
1
3.17). Nếu biết góc α ta có công thức:
α2Rad
X1 = a1 cosα = a1 (1 − + ⋯)
2! a1
𝑦1′ y1 y’1
Khi α nhỏ thì ≈ 𝑠𝑖𝑛𝛼 ≈ 𝛼𝑅𝑎𝑑 ta
𝑎
tính hoành độ của điểm 1 theo công thức: E
O α x1
y1′2 10 1’
X1 = a1 cosα = a1 (1 − )
2𝑎12 Hình 3.17: Tính hoành
Tung độ điểm chi tiết được tính độ điểm chi tiết
(hình 3.18) như
sau: 2
a2
1
b2 2”

a1 y’1 y’2
y1 y2

1’ 2’ E
O
X1 X’1 X2 X’2
Hình 3- 18: Tính
tung độ điểm chi
tiết2
y1′2 − y12 = (x′1 − x1 )
(x1′ − x1 )2
y1 = y1′ −
2y1′
57
Để tính tọa độ các điểm chi tiết tiếp theo, ví dụ điểm 2 so với điểm 1, ta làm như sau:
Từ điểm 1 kẻ đường song song với OE, cắt y2’ tại điểm 2”. Bằng cách gần đúng ta
coi 2”2 = y2’ – y1. Khi đó:
(y2′ − y1 )2 (y2′ − y1 )2
a2 − b2 = ; x2 = x1 + b2 ; x2 = x1 + a2 −
2a2 2a2
(x2′ − x2 )2 (x2′ − x2 )2
y2′ − y2 = → y2 = y ′
2 −
2y22 2y2′
Theo cách tính trên, ta chuyền tọa độ qua điểm 3; điểm 4;.....; đển điểm n theo
công thức tổng quát:
(yi′ − yi−1 )2
xi = xi−1 + ai −
2ai
(xi′ − xi )2
yi = yi′ −
2yi′
Mặt khác từ điểm gốc E ta cũng tính được một giá trị khác của xn, yn. Từ đó ta
tính được sai số fx và fy trên đường tính chuyền tọa độ từ điểm 1 đến điểm n. Ta phân
phối sai số khép khi nó lớn hơn 0.5 mm và ta được tọa độ vuông góc của các điểm chi
tiết so với đường cơ sở OE. Để chuyển về hệ tọa độ bản đồ, ta tham khảo việc tính
chuyển tọa độ theo phương pháp tọa độ vuông góc như đã giới thiệu.
4. Ngoài công tác chuẩn bị chung, công việc ở trong phòng (làm nội nghiệp)
phải tiến hành song song với công việc ngoài trời và theo trình tự sau:
a. Kiểm tra mức độ đúng đắn và hoàn chỉnh của lưới khống chế đo vẽ trên toàn
khu vực đo vẽ.
b. Kiểm tra sổ đo, tính toán lưới điểm trạm đo, nhập số liệu.
c. Kết quả đo chi tiết hàng ngày phải nhập vào máy và vẽ chi tiết nội dung trong
thời gian 1 đến 3 ngày sau đó. Kiểm tra tiếp biên giữa các trạm đo.
d. Sửa chữa sản phẩm theo kết quả kiểm tra, nghiệm thu. Biên tập bản đồ địa
chính theo đơn vị hành chính cấp xã. Lập hồ sơ thửa đất. Hoàn chỉnh các tài liệu để
chuyển sang khâu sau.
Hồ sơ thửa đất lập cho từng thửa đất trên bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính
xã và để thành tập cho từng mảnh bản đồ theo số thứ tự thửa đất có trên mảnh bản đồ địa
chính. Chiều dài cạnh thửa, toạ độ ghi trong hồ sơ thửa đất đến centimét (cm).
5. Trong điều kiện trang thiết bị kỹ thuật hiện nay ở Việt Nam, có thể lựa chọn
một hoặc kết hợp hai hay nhiều phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính gốc như sau:
a. Phương pháp toàn đạc: sử dụng các loại máy toàn đạc điện tử, kinh vĩ điện tử
hoặc các loại máy kinh vĩ quang cơ phổ thông và các loại gương, bảng ngắm hoặc mia gỗ
thông thường.
Tùy thuộc vào loại máy sử dụng, trong TKKT-DT công trình phải quy định rõ các
58
chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền toàn đạc, các chỉ tiêu giao hội, các chỉ tiêu tại trạm đo
chi tiết đảm bảo độ chính xác của điểm mia chi tiết ứng với từng tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ,
thành lập.
Phương pháp toàn đạc được áp dụng để đo vẽ bản đồ, trích đo địa chính ở các tỷ lệ.
b. Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc
chụp từ các thiết bị bay khác:
Đo vẽ bản đồ bằng các phương pháp có sử dụng ảnh chụp từ máy bay hoặc chụp
từ các thiết bị bay khác (gọi tắt là đo vẽ bản đồ bằng ảnh máy bay) được sử dụng kết hợp
với phương pháp điều tra, đo vẽ bổ sung ở thực địa để thành lập bản đồ địa chính các tỷ
lệ 1:2000, 1:5000 và 1:10 000 theo các phương pháp chính sau:
* Phương pháp đo vẽ lập thể ảnh trên các trạm xử lý ảnh số (phương pháp ảnh số):
Đo vẽ các ô, thửa, các địa vật khác, dáng đất trên cơ sở đã điều tra, điều vẽ ảnh
trước đó hoặc đo vẽ theo hình ảnh, xét đoán theo kinh nghiệm rồi sau đó mới điều tra,
xác minh bổ sung ở thực địa.
Trong phương pháp này kết quả đo vẽ là bản đồ số (kết quả ở dạng số kèm theo
bản vẽ có hình ảnh, đường nét).
* Phương pháp tổng hợp (hoặc phối hợp) bình đồ ảnh: đo vẽ ô, thửa, các địa vật
khác trên cơ sở hình ảnh của bình đồ ảnh (thường gọi là điều vẽ bình đồ ảnh), địa hình có
thể đo vẽ trên máy toàn năng, trên trạm ảnh số hoặc đo vẽ trực tiếp kết hợp với quá trình
đo vẽ bù, xác minh theo hình ảnh ở thực địa. Trường hợp ở khu vực đo vẽ có chênh cao
lớn phải nắn trực ảnh (hoặc nắn theo đai) để thành lập bình đồ trực ảnh làm cơ sở đo vẽ
bản đồ.
Trong phương pháp này phải thành lập bình đồ ảnh, ảnh đơn (đã nắn theo tỷ lệ
bản đồ) ở dạng bản đồ giấy kèm theo bình đồ ảnh, ảnh đơn, bình đồ trực ảnh dạng số.
Kết quả đo vẽ theo hình ảnh và kết quả xác minh, đo vẽ bổ sung ở thực địa phải được thể
hiện ở dạng số.
Quy định kỹ thuật chính trong quá trình sản xuất (công tác chuẩn bị, tăng dầy nội
nghiệp, đo vẽ, nắn ảnh) được áp dụng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong TKKT-DT công trình phải quy định cụ thể phương pháp điều vẽ ảnh, phương
pháp đo vẽ bổ sung trên nền bình đồ ảnh, ảnh đơn đã nắn về tỷ lệ bản đồ, phương pháp
véc tơ hóa theo hình ảnh, véc tơ hóa các yếu tố đo vẽ bổ sung đảm bảo độ chính xác các
yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập.
c. Đo vẽ bản đồ bằng công nghệ GPS:
Nếu khu vực cần đo vẽ bản đồ địa chính đủ điều kiện (không bị che khuất) áp
dụng công nghệ định vị toàn cầu GPS thì có thể áp dụng công nghệ GPS động để thành
lập bản đồ địa chính các tỷ lệ 1:2000, 1:5000, 1:10 000. Công nghệ GPS động có thể áp
dụng theo một trong các phương pháp sau đây:
59
* Phương pháp phân sai GPS (DGPS - Differential GPS) dựa trên cơ sở 1 hay
nhiều trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước các cấp, hạng) và một số trạm
máy động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh và trạm động
được xử lý chung để cải chính phân sai cho gia số toạ độ giữa trạm tĩnh và trạm động.
Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS và khoảng cách giữa trạm tĩnh và trạm động để quy định
thời gian đo đảm bảo độ chính xác đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ
cần đo vẽ, thành lập.
* Phương pháp GPS động sử lý sau GPS - PPK (Post Processing Kinematic -
GPS) cũng dựa trên cơ sở 1 hay nhiều trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước
các cấp, hạng) và một số trạm máy động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu
tại trạm tĩnh và trạm động được xử lý sau. Kết quả cho gia số toạ độ giữa trạm tĩnh và
trạm động. Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS để quy định thời gian đo đảm bảo độ chính xác
đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần đo vẽ, thành lập.
* Phương pháp GPS động thời gian thực RTK (Real Time Kinematic) cũng dựa
trên cơ sở 1 trạm đặt máy thu tĩnh (tại điểm tọa độ Nhà nước các cấp, hạng) và một số
trạm thu động (đặt liên tiếp tại các điểm đo vẽ chi tiết), số liệu tại trạm tĩnh được gửi tức
thời tới trạm động bằng thiết bị thu phát sóng vô tuyến (Radio Link) để xử lý tính toán
toạ độ trạm động theo toạ độ trạm tĩnh. Tuỳ theo thể loại thiết bị GPS để quy định thời
gian đo đảm bảo độ chính xác đo vẽ các yếu tố nội dung bản đồ ứng với tỷ lệ bản đồ cần
đo vẽ, thành lập.
Khi áp dụng công nghệ GPS động để đo vẽ bản đồ địa chính chỉ cần mật độ điểm
tọa độ Nhà nước là đủ mà không cần phải phát triển điểm địa chính ở khu vực cần thành
lập bản đồ.
Tuỳ theo độ chính xác điểm đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính cần lựa chọn phương
pháp công nghệ, thể loại GPS phù hợp để đạt được độ chính xác tương ứng.
6. Vẽ sơ hoạ:
Mục đích: Khi đo vẽ chi tiết trong một khu đo gồm nhiều điểm trạm đo và mỗi trạm
đo lại có rất nhiều điểm chi tiết dựng hình cho các yếu tố khác nhau, để phục vụ cho
công tác nội nghiệp không bị nhầm lẫn trong công tác nối điểm tạo thành thửa đất và các
thông tin về thửa đất điều tra được ta phải vẽ sơ họa trên các trạm đo.
Nội dung: Trong quá trình đo vẽ chi tiết, mỗi trạm đo phải được vẽ sơ đồ vị trí các
đểm mia chi tiết với tỷ lệ không nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ thành lập. Trên sơ đồ, biểu thị đầy
đủ vị trí điểm trạm đo, điểm định hướng, điểm kiểm tra, vị trí các điểm mia, hình thể
thửa đất. Ngoài ra, phải điều tra ghi chú rõ ràng về đường, mương, hướng nước chảy,
điều tra lấy các thông tín về thửa đất như: mục đích sử dụng đất, họ tên chủ sử dụng đất,
địa chỉ thửa đất..., đồng thời vẽ sơ bộ về dáng đất (nếu cần).

60
Chú ý: các thông tin về số hiệu điểm trên sơ hoạ phải thống nhất với sổ đo và phải
được đánh số thứ tự theo từng trạm máy, và đóng theo sổ theo từng tờ bản đồ.
3.7. Xử lý số liệu đo vẽ chi tiết
Sau khi đo vẽ chi tiết xong, ta phải đưa tất cả các điểm đo lên bản vẽ, việc làm này
được gọi là xử lý số liệu đo.
Phụ thuộc vào phương pháp triển điểm mà số liệu được xử lý cho hợp lý, tuy nhiên
dù xử lý số liệu đo bằng cách nào thì cũng phải:
- Chuyển khoảng cách nghiêng về khoảng cách ngang giữa điểm đặt máy và điểm
chi tiết;
- Tính độ cao cho các điểm chi tiết.
1. Chuyển khoảng cách nghiêng về khoảng cách nằm ngang (cột 6- bảng 3.3)
- Khi đo khoảng cách bằng dây thị cự trong ống kính máy kinh vĩ thì khoảng cách
ngang từ điểm đặt máy đến điểm chi tiết được tính theo công thức
S = Dcos2V
Trong đó: D là khoảng cách nghiêng từ máy đến điểm chi tiết
V là góc đứng tương ứng;
Nếu máy đo là góc thiên đỉnh (Z) (Theo 020) thì S = Dsin2Z
2. Tính độ cao điểm chi tiết (cột 9 bảng 3.3)
Độ cao điểm chi tiết được tính dựa vào độ cao điểm trạm đo, chênh cao từ điểm trạm
đo đến điểm chi tiết, chiều cao máy và số đọc dựa vào chỉ giữa cắt mia như sau:
HCT = HTĐ + hTĐ−CT + i − L
Trong đó HTĐ là độ cao điểm trạm đo;
i: là chiều cao máy;
L: chiều cao mục tiêu (số đọc chỉ giữa cắt mia)
hTĐ-CT: là chênh cao từ máy đến điểm chi tiết được tính theo công thức:
hTĐ−CT = StgV
hoặc hTĐ−CT = ScotgZ

61
Bảng 3. 3 Mẫu sổ đo chi tiết bằng máy kinh vĩ
Ngày 9 tháng 9 năm 2014 Người đo: Lê Văn Dũng
Trạm đo KV1.02 Người ghi sổ: Trần văn Hòa
Điểm định hướng KV1.01 Người vẽ sơ họa: Lưu Hoàng Nam
Độ cao điểm trạm đo HA = 15,21m Người kiểm tra: Cao Đức Minh
Chiều cao máy im= 1,25m Độ cao máy: HM = 16.46
Khoảng Số Góc thiên Khoảng Chênh Độ cao
Điểm Góc cách đọc đỉnh (Z) cách cao điểm mia Ghi
mia bằng  nghiêng chỉ hoặc góc ngang h=StgV- H= chú
D=Kl giữaLt đứng (V) S=Dcos2V Lt HM+h’
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)

1 89015’ 65.3 1.0 -30 25’ 65.07 -4.88 11.58

2 125015’ 75.6 1.5 3025’ 75.33 +3.00 19.46

Việc chuyển các điểm chi tiết lên bản vẽ có thể thực hiện bằng: Phương pháp tọa độ
cực và phương pháp tọa độ vuông góc
Để triển điểm chi tiết lên bản vẽ theo phương pháp này, trước hết ta phải tính tọa độ
cho các điểm chi tiết theo công thức sau:
X CT = X TĐ + STĐ−CT cosαTĐ−CT
YCT = YTĐ + STĐ−CT sinαTĐ−CT
Trong đó αTĐ−CT là góc phương vị tọa độ từ điểm trạm đo đến điểm chi tiết được tính
dựa vào góc phương vị tọa độ từ điểm trạm đo đến điểm định hướng và góc bằng tới
điểm chi tiết, tính theo công thức sau:
αTĐ−CT = αAB + βi
YB − YA
αAB = arctg
XB − XA
Ta có thể sử dụng phần mềm Excel để tính tọa độ điểm chi tiết rất thuận lợi và
nhanh chóng.

62
Dựa vào tọa độ và giao điểm của lưới ô vuông của bản đồ, ta triển các điểm chi tiết
lên bản vẽ.Phương pháp này cho độ chính xác cao, tuy nhiên tốc độ chậm.
3.8. Thành lập bản đồ gốc
Bản đồ gốc được thành lập theo các só liệu đo đạc ở thực địa. Đo đạc và tính toán
bình sai lưới khống chế đo vẽ, kết quả đo vẽ chi tiết, các bản sơ hoạ, kết quả phải được
kiểm tra chặt chẽ và trình tự thành lập thành lập bản đồ địa chính gốc theo các bước sau:
3.8.1. Chuẩn bị bản vẽ:
- Bản đồ địa chính được vẽ trên giấy chất lượng cao được bồi trên gỗ hoặc kẽm, tiện
lợi nhất là trên giấy Diamat.
1. Dựng khung và kẻ lưới km:
- Dựng khung có thể dùng máy triển toạ độ hoặc thước Drobưxep để dựng khung
bản đồ. Sai số đường chéo khung bản vẽ không quá 0.3 mm
- Kẻ lưới ô vuông (lưới km) kích thước (10 x 10) cm dựa vào khung bản đồ với sai
số giao điểm lưới ô vuông không quá 0.1 mm
- Ghi chú số hiệu tờ bản đồ địa chính cơ sở hoặc bản đồ địa chính hay trích đo và toạ
độ các góc khung dọc theo các trục x và y của bản vẽ dựa vào sơ đồ chia mảnh để phục
vụ cho triển điểm khống chế và đo vẽ chi tiết. (Phụ lục 15, 16, 17)
2. Triển điểm chi tiết:
Khi đo vẽ chi tiết theo phương pháp nào thì triển điểm chi tiết lên bản vẽ theo phương
pháp đó. Trên bản đồ địa chính vị trí điểm chi tiết như: Góc thửa đất, góc nhà, góc phố,
vị trí các địa vật khác đều được đưa lên bản đồ.
Dựa vào số liệu đo chi tiết theo phương pháp toạ độ cực của từng trạm đo. Để
triển điểm chi tiết lên bản vẽ theo phương pháp toạ độ cực ta dùng các dụng cụ sau:
thước đo độ, kim, chì, tẩy chì, thước tỷ lệ
Giả sử trên thực địa đặt máy tại điểm A, định hướng về điểm B đo các góc ngang
βi và khoảng cách Di tới điểm chi tiết thứ i.
Trên bản vẽ, kẻ đường định hướng ab qua 2 điểm khống chế a, b đã được triển lên
bản vẽ. Luồn kim qua lỗ ở tâm thước đo độ cắm vuông góc với mặt bản vẽ tại điểm a
(hình 3.19).
Tiến hành dựng các góc βi đo ở thực địa, trên cạnh vát của thước ta xác định
khoảng cách di tương ứng Di đo được ngoài thực địa đã rút theo tỷ lệ bản đồ, dùng kim
chấm điểm đánh dấu trên bản vẽ và ghi số thứ tự điểm mia lên bản vẽ và độ cao của điểm
chi tiết (nếu có).
Sau khi triển điểm chi tiết xong, dựa vào sơ hoạ ta nối các điểm chi tiết liên quan để tạo
thành các thửa đất, đồng thời ghi chú mục đích sử dụng của thửa đất đó lên bản vẽ.

63
Khi thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000; 1:2000; 1:5000 thì có thể triển điểm chi
tiết theo phương pháp toạ độ cực.
Khi thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500, các điểm chi tiết được tính tọa độ
và triển lên bản vẽ theo phương pháp tọa độ vuông góc.
- Dựa vào sơ hoạ để nối vị trí điểm chi tiết để tạo thành các thửa đất và các yếu tố
địa vật khác: Đường, mương, nhà, đường dây...
- Số liệu đo đạc có thể chuyển vào máy vi tính để lập bản đồ số, sử dụng máy in để
in bản đồ theo tỷ lệ mong muốn

3.8.2
.
Tiếp
biên
βi và
Di xử lý
a di tiếp
Hình 3.19: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ theo phương pháp toạ độ biên
a
. Tiếp biên bản đồ địa chính gốc: về nguyên tắc trong cùng một công trình đo vẽ, thành
lập bản đồ địa chính gốc bằng công nghệ số không quy định phải tiếp biên giữa các mảnh
bản đồ địa chính gốc. Tuy nhiên, sau khi cắt dữ liệu đo vẽ theo mảnh bản đồ vẫn phải
kiểm tra lại, nếu có sự sai lệch, trùng hoặc hở phải kiểm tra lại việc cắt mảnh. Không cho
phép có sai lệch hay trùng, hở khi tiếp biên các mảnh bản đồ địa chính gốc.
b. Tiếp biên bản đồ địa chính: về nguyên tắc, sau khi biên tập bản đồ địa chính
theo đơn vị hành chính từ bản đồ địa chính gốc không quy định phải tiếp biên giữa các
mảnh bản đồ địa chính trong đơn vị hành chính xã và không quy định phải tiếp biên giữa
các mảnh khác đơn vị hành chính xã. Tuy nhiên, sau khi biên tập từ bản đồ địa chính gốc
thành bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã vẫn phải kiểm tra lại, nếu có sự sai
lệch, trùng hoặc hở phải kiểm tra lại việc biên tập bản đồ địa chính. Không cho phép có
sự sai lệch, trùng hoặc hở giữa các mảnh bản đồ địa chính trong một đơn vị hành chính
xã cũng như khác đơn vị hành chính xã.

64
c. Tiếp biên bản đồ địa chính khác thời gian đo vẽ, thành lập bản đồ: nếu công
trình đo vẽ, thành lập bản đồ địa chính tiếp giáp với các khu vực đã có bản đồ địa chính
thì sau khi biên tập bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính phải tiếp biên với các khu
vực đã có bản đồ địa chính. Nếu phát hiện có sự sai lệch, trùng hoặc hở thì phải kiểm tra
lại sản phẩm do mình làm ra và phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Mọi sai
lệch, trùng, hở đều phải ghi thành văn bản và không được chỉnh sửa trên sản phẩm của
mình cũng như trên tài liệu cũ sử dụng để tiếp biên. Văn bản này phải đính kèm bản đồ
địa chính.
Với Bản đồ địa chính dạng số phải được biểu thị bằng điểm, đường thẳng, đường
nhiều cạnh, hoặc là vùng khép kín. Các tệp tin (file) bản đồ phải ở dạng "mở", nghĩa là
phải cho phép chỉnh sửa cập nhật thông tin khi cần thiết và có khả năng chuyển đổi khuôn
dạng (format) để sử dụng trong các phần mềm bản đồ thông dụng khác phục vụ những
mục đích khác nhau và làm nền cơ sở cho các loại hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Nội dung bản đồ địa chính dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác về cơ sở toán
học, về vị trí các yếu tố địa vật như bản đồ gốc và độ chính xác tiếp biên không được
vượt quá hạn sai do biến dạng của giấy cho phép đối với bản đồ in trên giấy.
Các ký hiệu độc lập trên bản đồ phải thể hiện bằng các ký hiệu dạng cell được
thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu cell mà không dùng công cụ vẽ hình shape hay vòng
tròn circle để vẽ.
Các đối tượng dạng đường không dùng B-spline để vẽ, mà phải dùng linestring,
các đường có thể là polyline, linestring, chain hoặc comlex chain. Điểm đầu đến điểm
cuối của một đối tượng đường phải là một đường liền không đứt đoạn và phải có điểm
nút ở những chỗ giao nhau giữa các đường cùng loại.
Những đối tượng dạng vùng polygon của cùng một loại đối tượng có dùng kiểu
ký hiệu là pattern, shape hoặc fill color phải là các vùng đóng kín, kiểu đối tượng là
shape hoặc complex shape.
Bản đồ địa chính dạng số được lập theo từng mảnh, nhưng phải đảm bảo khả
năng tiếp nối liên tục về dữ liệu của các mảnh bản đồ cùng tỷ lệ kề cạnh nhau trên toàn
khu vực. Khi lưu trữ bản đồ số cùng tỉ lệ theo một khu vực nào đó thì vẫn phải đảm bảo
việc chia mảnh và trình bày trong, ngoài khung theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Ngoài ra còn đảm bảo khả năng in từng mảnh ra giấy theo quy định của Quy
phạm này mà không cần biên tập lại nội dung (chỉ cho phép thêm bớt một số chi tiết để
phù hợp với bản đồ giấy).
Khung trong, lưới toạ độ ô vuông của bản đồ địa chính dạng số không có sai số
trên máy tính so với toạ độ lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc
đường cong để vẽ lại khung và các lưới ô vuông. Các điểm khống chế toạ độ phải được
thể hiện tương ứng với ký hiệu đã thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu *. cell và không có
65
sai số so với góc khung hoặc giao điểm của lưới kilomet. Khi trình bày các yếu tố nội
dung của khung trong và khung ngoài bản đồ không được làm xê dịch vị trí của khung và
các mắt lưới ô vuông. Khung và nội dung phải được xây dựng bằng các chương trình
chuyên dụng cho thành lập lưới chiếu bản đồ được thiết kế sẵn trong phần mềm được Bộ
Tài nguyên và Môi trường cho phép sử dụng.
Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính dạng số phải đảm bảo đúng mã số và mã
thông tin theo quy định. Những nội dung có kèm theo thuộc tính phải được gán thuộc
tính đầy đủ.
Các thửa đất phải được thể hiện thành một đối tượng kiểu vùng khép kín. Có gán
nhãn thửa để liên kết với các thông tin thuộc tính.
Các loại cầu thể hiện bằng ký hiệu nửa theo tỷ lệ dùng linestyle để biểu thị. Các
cầu phi tỷ lệ dùng thư viện. cell để biểu thị.
Các sông, kênh, mương 1 nét cũng phải được chuyển sang dạng số liên tục, không
đứt đoạn. Mỗi một nhánh sông có tên riêng phải là đoạn riêng biệt. Đường bờ sông 2 nét
khi chuyển sang dạng số vẽ liên tục không để ngắt quãng bởi các cầu, phà như trên bản
đồ giấy (khi in ra giấy phải biên tập bổ sung).
Các sông, suối, kênh, mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sông ngòi vẽ 2
nét, tại các điểm bắt nối phải có điểm nút.
Nền sông 2 nét, ao hồ, các bãi cát chìm, đầm lầy và các yếu tố tương tự khi thể
hiện là thửa riêng biệt phải là các vùng khép kín.
Đường bình độ (nếu có yêu cầu thể hiện) phải phù hợp với thuỷ hệ. Các khe, mỏm
phải được thể hiện rõ ràng trên bản đồ số. Đường bình độ khi đi qua sông phải có một
điểm bắt vào sông, suối 1 nét hoặc đường bờ nước và điểm đó phải là điểm uốn của
đường bình độ tại khu vực đó. Đường bình độ, điểm độ cao phải được gán đúng giá trị độ
cao. Đường bình độ không được cắt nhau, trường hợp chập, trốn bình độ trên bản đồ giấy
phải phóng to khu vực chập, trốn bình độ để vẽ liên tục.
Các đường ĐGHC phải là những đường liền liên tục từ điểm giao nhau này đến
điểm giao nhau khác và phải đi theo đúng vị trí thực của đường ĐGHC. Không vẽ quy
ước như trên bản đồ giấy. Khi chuyển sang dạng số phải copy đoạn yếu tố địa vật vẽ nét
đó sang lớp địa giới. Nếu đường địa giới chạy giữa địa vật vẽ 2 nét, thì đường địa giới
được vẽ một đường liền đi giữa tâm địa vật (không đứt đoạn như trên bản in trên giấy).
Sau khi hoàn thành các công việc trên, bản đồ phải được kiểm tra cẩn thẩn, tỉ mỉ
lần cuối đối với lưới kilomet, các điểm khống chế tọa độ Nhà nước, tu chỉnh ngoài
khung, các điểm ghi chú độ cao (nếu có yêu cầu thể hiện) và toàn bộ nội dung đã thể hiện
trên bản đồ.
Bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính gốc, bản đồ địa chính phải được biên tập
và in ra giấy theo mầu đúng quy định trong "Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500,
66
1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10 000 " do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Riêng bản đồ địa chính cơ sở tỷ lệ 1:10 000 được in ra bằng các màu sau:
Màu nâu: các ký hiệu và ghi chú địa hình.
Màu ve đậm: đường nét và ghi chú thuỷ hệ.
Màu đen: các yếu tố còn lại.

3.8.3. Đánh số thửa trên bản đồ địa chính


Quy định đánh số thứ tự tạm thời cho thửa đất trên bản đồ địa chính cơ sở, (bản
đồ địa chính gốc)theo nguyên tắc: số thứ tự tạm thời cho
thửa đất ghi bằng số Ả Rập từ 01 cho đến thửa cuối cùng 1 2 3 ... 60 61
trong từng mảnh bản đồ theo thứ tự liên tục từ trái sang .... 63 62
99 98
phải từ trên xuống dưới theo dạng zích zắc bắt đầu từ góc
Tây - Bắc. Từng thửa, các ô trích đo, các ô đo khoanh bao 100 ........

được tính là một thửa. Đối với các thửa bị chia cắt bởi
450 451 ........ 550 551
khung trong bản đồ thì cho phép coi phần khung trong đó
...
là cạnh thửa để tính diện tích và phải chú ý khi tính diện Hình 3.20: Đánh số
tích thửa đầy đủ trên bản đồ địa chính. thửa trên bản đồ địa
- Việc đánh số thửa phải đảm bảo các chính
1 2 34
yêu cầu:
Xã A 36 35
+ Trong một tờ bản đồ, số thửa không 86 85
được trùng nhau; 100 101
87 88
+ Số thửa phải đánh liên tục;
+ Số thửa phải thống nhất trong tất cả 102 103 110 201 202
các tài liệu liên quan. 112 111
- Việc đánh số thửa theo phương pháp: 145 Xã B
Xã C
146 147 170
a. Số thửa trên bản gốc đánh bằng số Ả
200 172 171
rập từ 1 đến hết, từ trái sang phải, từ trên 400
xuống dưới theo đường Zic Zắc, số nọ nối tiếp
Hình 3 -21 Đánh số thửa tờ bản
số kia (hình 3.20) đồ địa chính gốc
b. Nếu thửa đất quá nhỏ không đủ ghi
cả số thửa và diện tích thì ghi số thửa, còn diện tích được lập bảng kê ở dưới khung nam
tờ bản đồ. Trường hợp thửa đất bên cạnh rộng, thì có thể ghi nhờ diện tích, số thửa, laọi
đất ra ngoài thửa nhỏ và vẽ mũi tên chỉ vào thửa đất nhỏ đó để tránh nhầm lẫn.
c. Nếu trên 1 tờ bản đồ có nhiều đơn vị hành chính, thì số thửa được đánh theo
từng đơn vị hành chính: Hết đơn vị hành chính này mới đánh sang đơn vị hành chính
khác. Khi lập bảng kê và tổng hợp hồ sơ theo từng đơn vị hành chính (hình 3.21).
Đánh số thứ tự chính thức cho thửa đất trên từng tờ bản đồ địa chính theo đơn vị

67
hành chính chỉ tiến hành sau khi đã kiểm tra ngoại nghiệp, tiếp biên và chia mảnh, theo
nguyên tắc: số thứ tự của thửa đất ghi bằng số Ả Rập từ 01 cho đến thửa cuối cùng trong
từng mảnh bản đồ theo thứ tự liên tục từ trái sang phải từ trên xuống dưới theo dạng zich
zắc bắt đầu từ góc Tây - Bắc.
Số thứ tự thửa đất, diện tích và loại đất viết trên bản đồ theo quy định trong "Ký
hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10 000” do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành.

3.8.4. Tính diện tích trên bản đồ địa chính


Tính diện tích chỉ được tiến hành sau khi đã kiểm tra ngoại nghiệp, tiếp biên và
chia mảnh theo đơn vị hành chính.
Việc tính diện tích được thực hiện bằng các phần mềm tiện ích theo quy định của
Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua sự trợ giúp của máy tính (hoặc tính thủ công).
- Khi tính diện tích và thể hiện các số liệu diện tích trên bản đồ cần đảm bảo các
yêu cầu sau:
+ Diện tích thửa đất tính từ tim đường ranh giới thửa đất.
+ Phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ địa chính và tính chất quan trọng của các loại đất mà
diện tích được làm tròn cho phù hợp. Ở vùng nông thôn, thửa đất rộng đo vẽ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1: 1000 đến 1: 5000 cần làm tròn đến 1 m2. Ở vùng đô thị, thửa đất nhỏ đo vẽ
bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1: 200 thì diện tích tính chính xác đến 0.1 m2.
+ Diện tích thửa đất ghi trong hồ sơ kỹ thuật thửa đất cũng như các tài liệu liên
quan phải thống nhất với số liệu ghi trên bản đồ địa chính. Trên bản đồ địa chính diện
tích thửa đất ghi cùng số thứ tự thửa đất và loại đất:
15
LUC : Tử số là số thứ tự thửa đất; mẫu số là diện tích thửa đất.
345.5
Diện tích thửa đất tính theo tờ bản đồ và được thực hiện theo trình tự sau:
1. Tính diện tích tổng thể: Tính diện tích theo khung trong tờ bản đồ hoặc theo các
ô vuông trên bản đồ;
2. Tính diện tích tổng thể theo đơn vị hành chính (giới hạn bởi đường địa giới
hành chính).
3. Tính diện tích các lô đất: Các lô đất được giới hạn bởi đường bờ lô, đường giao
thông, kênh mương... Tổng diện tích các lô đất trong một tờ bản đồ hoặc một đơn vị hành
chính phải bằng diện tích tổng thể.
4. Tính diện tích thửa đất: Sau khi tính xong diện tích thửa đất, thì tổng diện tích
các thửa đất trong lô đất phải bằng diện tích cả lô đất.
Diện tích mỗi thửa đất có thể sử dụng phần mềm để tính diện tích theo toạ độ góc
thửa, có thể dùng phương pháp đồ giải để tính trên bản đồ giấy. Nếu sử dụng phương

68
pháp đồ giải thì diện tích thửa đất được tính 2 lần. Số chênh giữa 2 lần tính diện tích
không vượt quá giới hạn:
Δ gh  0.0004M P (m2 )
M là mẫu số tỷ lệ bản đồ địa chính;
P là diện tích thửa đất.
- Nếu sai số tính diện tích đạt yêu cầu thì lấy trung bình giữa 2 lần tính.
- Kiểm tra tổng diện tích tổng thể của tờ bản đồ ta dùng công thức:
ΔP   Pi  P0 2
Δp 1 1
 Pi là diện tích các
P0 400
ha
thửa đất nhỏ; P0 là diện tích lý thuyết
hb a
của vùng hay tờ bản đồ.
Hoặc 5 b

0.04M 3
Δpgh  
100
 Pi (m2 )
hc
Nếu chênh lệch vượt quá hạn
sai phải tính lại diện tích, nếu đạt hạn
sai thì tiến hành hiệu chỉnh diện tích 4
theo khu, cụm thửa hoặc tờ bản đồ. Số
hiệu chỉnh được tính tỷ lệ thuận với diện tích. Hình 3 – 13: Tính diện tích thửa đất
theo phương pháp chia hình tam
Căn cứ vào diện tích tờ bản đồ để hiệu chỉnh
giác
diện tích theo cụm thửa; căn cứ vào diện tích cụm thửa để hiệu chỉnh diện tích các thửa
đất. Cuối cùng kiểm tra tổng diện tích các loại đất trong tờ bản đồ phải bằng diện tích lý
thuyết của nó.
1: Tính diện tích thửa đất trên bản đồ giấy:
- Bản đồ địa chính được biên tập và vẽ trên giấy trắng hoặc giấy Diamat, lực nét
từ 0.15 đến 0.2 mm. Diện tích được tính từ tim đường ranh giới thửa đất.
a. Phương pháp chia hình cơ bản
Chia hình thửa đất thành các dạng hình học cơ bản: Tam giác, tứ giác. Ví dụ hình
bên theo các hình tam giác 123 với cạnh đáy có chiều dài a và đường cao ha; tam giác
135 với cạnh đáy có độ dài b và đường cao hb; tam giác 345 với độ dài cạnh đáy b và
đường cao hc.
1
Diện tích thửa đất tính theo công thức: P  (a.h a  b(h b  h c ))
2
Phương pháp này tính khá nhanh ta dùng phim kẻ lưới ô vuông đo cạnh đáy và
đường cao rồi tính diện tích trên máy tính cầm tay. Khi đặt cho 1 cạnh của lưới ô vuông
trùng với hướng cạnh đáy b và đọc đường cao hb và hc đồng thời.
69
b. Đo diện tích bằng phim kẻ ô vuông
In một lưới ô vuông kích thước (1x1) mm; (1x2) mm; (2x2) mm hoặc (5x5) mm
trên phim nhựa nền trong. Đặt lưới ô vuông lên hình cần đo diện tích (hình 3-14). Đếm

số ô vuông chẵn nằm trong hình và ước lượng các ô lẻ theo nguyên tắc bù trừ nằm sát
đường biên. Theo tỷ lệ bản đồ và kích thước ô vuông ta tính được diện tích thực tế ứng
với 1 ô vuông của bản đồ. Đem hệ số này nhân với ô vuông nằm trong hình sẽ có diện
tích thửa đất cần đo.
Nếu đơn vị đo trên giấy là mm2 thì diện tích thực địa được quy đổi theo công thức:
2
 M 
PP ' 2
 (m )
 1000 
Trong đó: P là diện tích thực địa đơn vị m2
P’ là diện tích đo trên giấy, đơn vị mm2 ;
M mẫu số tỷ lệ bản đồ
c. Đo diện tích bằng máy đo diện tích cơ học
Máy đo diện tích là dụng cụ cơ học dùng để đo diện tích các hình trên bản đồ theo
nguyên lý tích phân. Trong thực tế, người ta chế tạo hai loại máy là máy có tay đòn cực
và máy có đĩa cực. Trên hình vẽ giới thiệu máy đo diện tích cơ học có cấu tạo:

Hình 3-14: tính diện tích bằng phim


nhựa

70
Hình 3-15a: Máy đo diện tích
Hình 3- 15b: Bộ phận đọc số
máy đo diện tích
1. Tay đòn cực có chiều dài cố định;
2. Tay đòn chiều dài có thể thay đổi;
3. Quả nặng, dưới đáy có kim nhỏ, khi đo ghim xuống giấy để tạo điểm cực;
4. Chốt nối hai cánh tay đòn
5. Tay cầm để di chuyển kim đo;
6. Chốt làm cữ;
7. Kim đo;
8. Bánh xe lăn và vòng số;
9. Đĩa số.

A
A R2
R2
R1
M
R1
Hình 3- 16: Cách đo diện
M tích trên máy đo diện tích

Giả sử cần đo diện tích một hình trên bản đồ, ta trải phẳng tờ bản đồ lên mặt bàn,
đặt máy lên giấy. Nếu hình nhỏ ta đặt điểm cực M ngoài hình cần đo, nếu hình lớn ta đặt
cực M ở trong hình cần đo.

71
Cố định kim cực lên mặt giấy, đánh dấu một điểm A trên đường biên hình cần đo,
đặt kim trùng A, đọc số U0, di chuyển kim dọc theo đường biên theo chiều thuận kim
đồng hồ vòng về điểm A, đọc số Un. Diện tích thửa đất tính như sau:
P = p(Un – U0) (trường hợp điểm M nằm ngoài hình cần đo)
P = p(Un – U0) + q (trường hợp m nằm trong hình cần đo).
Trong đó: p và q là các hằng số của máy được xác định qua kiểm nghiệm, nó phụ
thuộc vào độ lớn vạch chia trên bộ đọc số và bán kính tay đòn R1 và R2
Phương pháp này cho độ chính X
xác thấp, vì vậy chỉ dùng tính diện tích x2 2
các vùng đất lớn trên bản đồ địa hình và
bản đồ địa chính tỷ lệ nhỏ, dùng làm số 1
x1 
liệu lập phương án đo đạc địa chính, lập
x3 3
phương án quy hoạch sử dụng đất.
2. Tính diện tích trên bản đồ số: 4
x4 
Bản đồ địa chính dạng số, vị trí
điểm được lưu trữ dưới dạng toạ độ 1’ 4’ 2’ 3’ Y
O y1 y4 y2 y3
thẳng góc xi và yi của các điểm trên
đường biên thửa đất. Hình 3- 17: Tính diện tích theo tọa độ
Diện tích thửa đất 1234 sẽ là:
P1234 = P1’1233’ – P1’1433’
2P= (x1+ x2)(y2 – y1) + (x2 + x3)(y3 – y2) – (x3 + x4)(y3 – y4) – (x4 + x1)(y4 – y1)
2P = (x1+ x2)(y2 – y1) + (x2 + x3)(y3 – y2) + (x3 + x4)(y4 – y3) + (x4 + x1)(y1 – y4)
2P = x1(y2 – y1) + x2(y2 – y1) + x2(y3 – y2) + x3(y3 – y2) + x3(y4 – y3) + x4(y4 – y3) + x4(y1
– y4) + x1(y1 – y4)
2P = x1(y2 – y4) + x2(y3 – y1) + x3(y4 – y2) + x4(y1 – y3)
Thay chỉ số i từ 1 đến n. Khi i = n thì i+1 sẽ là điểm đầu tiên (điểm 1) ta có:
1 n 1 n
P   x i (yi1  yi1 )   yi (x i1  x i1 )
2 i1 2 i1
3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử
Việc sử dụng các thiết bị toàn đạc điện tử có nhiều tính năng ưu việt. Đẩy nhanh
tốc độ thi công, mức độ tin cậy của kết quả đo cao, giảm được giá thành sản phẩm... Khi
thành lập bản đồ theo phương pháp này, công tác đo chi tiết tại thực địa cũng phải tuân
thủ đúng quy trình đo toàn đạc. Các loại máy toàn đạc điện tử thế hệ mới có bộ nhớ trong
khá lớn. Sau khi đo đạc xong, số liệu đo được trút vào máy tính và dựa vào phần mềm đồ
họa để thành lập bản đồ.
Sau đây, chúng tôi giới thiệu một loại máy thông dụng của hãng SOKKIA máy
SET – 2120
72
A. Tổng quan về máy toàn đạc điện tử
1. Các trang màn hình cơ bản

REC

ESC

MENU

ESC
±

Hình 3- 18: Màn hình cơ bản của máy

73
2. Tổng quan về màn hình làm việc
2.1 Các phím cơ bản
* Phím nguồn ON/OFF
- ON: Bật máy
- OFF: Bấm đồng thời phím chiếu sáng màn hình và phím ON/OFF để tắt máy
* Các phím mềm: Gồm các phím từ F1 đến F4 và phím FNC (FUCTION)
- Các phím từ F1 đến F4 sử dụng để lựa chọn các chức năng tương ứng hiển thị trên dòng
cuối của màn Phím đèn Phím nguồn
hình.
- Phím FNC
BS FNC ESC SFT SP
dùng để chuyển
đổi các trang
màn hình khi
đo có nhiều
trang màn hình Màn hình Phím số
đo trong một
và chữ
modul
* Nhập các ký
tự chữ, số
- SFT: Chuyển
đổi giữa chế độ
Phím mềm Phím Enter
Phím 0; ; ±
nhập ký tự số
và nhập ký tự chữ cái Hình 3 – 19: Các phím cơ bản của máy
toàn đạc điện tử 2120

- 0 – 9: Trong chế độ nhập ký tự số nó là các phím số như thông thường khi sử dụng SFT.
Trong chế độ nhập ký tự chữ cái nó tương ứng với chữ cái nằm trên bàn phím.
- Phím (.) Dùng nhập các ký tự số thập phân
- Phím (±) Dùng để nhập số có trị số âm hoặc dương.
- Phím SP: Phím tương đương với dấu cách.
Phím con trỏ trái hoặc phải/ các lựa chọn khác
Phím con trỏ trên hoặc dưới/ các lựa chọn khác

- Phím BS: Xóa ký tự bên trái con trỏ


- Phím ESC: Thoát khỏi chế độ nhập dữ liệu
- Phím Enter: Lựa chọn chấp nhận một chuỗi ký tự/ một giá trị vừa nhập

74
2.2. Ý nghĩa của các biểu tượng trên màn hình
a. Màn hình cơ bản

Ngày, tháng, năm Giờ

Tên máy
Số máy
Phần mềm cung cấp

Tên JOB

b. Màn hình đo: Hằng số gương


Khoảng cách Số hiệu chỉnh khí quyển

Mức năng lượng


Góc thiên đỉnh Chế độ bù nghiêng

Góc bằng
Chế độ màn hình

c. Màn hình
nhập dữ liệu:
Chuyển về trang trước

Chế độ nhập ký tự

Chuyển về trang sau

2.2.1: Khoảng cách:


Để chuyển đổi chế độ đo khoảng cách ta nhấn phím: với các chế độ:
- S: Đo khoảng cách nghiêng
- H: Đo khoảng cách ngang
- V: Đo chênh cao đầu máy, đầu gương
2.2.2. Góc đứng:
Có thể chuyển đổi giữa các chế độ góc đứng hiển thị trên màn hình. Trong đó chủ
yếu sử dụng 2 dạng góc là góc thiên đỉnh ZA (hướng nằm ngang là 900) hoặc góc đứng VA

75
(hướng nằm ngang là 00), ngoài ra để chuyển đổi chia góc đo theo chế độ và theo giá trị %
độ nghiêng bằng cách ấn phím ZA%. Để chuyển đổi giữa ZA và VA (xem phần cài đặt).
2.2.3. Góc bằng:
Sử dụng phím R/L để chuyển chế độ đo góc bằng theo chiều thuận kim đồng hồ
HAR và chiều nghịch HAL.(Khi để chế độ HAR thì góc đo sẽ tăng dần theo chiều thuận
kim đồng hồ; khi đo HAL thì góc giảm dần khi quay máy thuận chiều kim đồng hồ)
2.2.4.Mức năng lượng acquy
Trên màn hình cơ bản luôn luôn có chế độ báo mức
năng lượng trong acquy. Có 4 mức năng lượng từ 0 đến 3:
- Mức 3: năng lượng từ 90% đến 100%
- Mức 2: năng lượng từ 50% đến 90%
- Mức 1:năng lượng từ 10% đến 50%
- Mức 0: năng lượng từ 0% đến 10%
Đặc biệt chú ý, khi trên màn hình xuất hiện biểu tượng
(hình vẽ) thìphải dừng ngay mọi thao tác đo và tiến hành nạp
điện cho acquy. Đặc biệt, tránh để tình trạng này xảy ra nhiều
lần sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của acquy
2.2.5. Chế độ bù nghiêng trục:
Khi biểu tượng bù nghiêng trục hiện trên màn hình,
các giá trị góc đứng và góc bằng hiển thị trên màn hình se
được tự động bù một đại lượng nhỏ do độ lệch trục của máy
khi cân bằng gây nên. Quá trình bù độ lệch và hiển thị trên
màn hình là hoàn toàn tự động, người thực hiện không cần
phải can thiệp vào máy (xem thêm phần cài đặt)

2.2.6. Chế độ nhập ký tự:


Khi biểu tượng Skhông hiển thị trên màn hình tức là
máy đang làm việc ở chế độ nhập ký tự số; nếu biểu tượng
này xuất hiện trên màn hình thì máy đang làm việc trong chế
độ nhập ký tự chữ cái.
3. Thao tác thiết lập trạm máy:
Sau khi đặt máy xong, tiến hành định tâm, cân bằng
máy như máy kinh vĩ thông thường. Việc cân bằng máy,
ngoài sử dụng bọt thủy thông thường, ta có thể sử dụng bọt
thủy điện tử trong máy. Thao tác như sau:
- Tại bất kỳ màn hình nào, ta nhấn phím SFT để hiển
thị biểu tượng S của chế độ nhập ký tự chữ cái, sau đó nhấn
phím (.)
76
- Màn hình lúc này hiển thị như hình vẽ. Phạm vi
của vòng tròn trong là ±3’ và vòng tròn ngoài là ±4’, cân
bằng máy sao cho • vào chính giữa vòng tròn
- Ta có thể sử dụng phím F1 – DIST để xem giá trị
độ lệch trục X và Y để cân máy theo giá trị này sao cho các
giá trị độ lệch bằng 0.
- Để quay máy về màn hình đo nhấn phím ESC
Bật máy bằng phím nguồn ON. Nếu trong máy không đặt
chế độ tự động khởi động màn hình sẽ hiển thị như hình vẽ.
Quay máy và ống kính để khởi động bàn độ ngang và bàn
độ đứng của máy, khi nào máy phát ra tiếng “Beep” thì
máy đã được khởi động. Nếu máy đặt ở chế độ tự động
khởi động thì màn hình sẽ luôn ở trang màn hình đo.
Ta cũng có thể bật máy và khởi động các bàn độ, sau
đó nếu các trục máy lệch quá giới hạn cho phép màn hình sẽ
hiển thị dòng thông báo “Out of rage”. Ta tiến hành cân máy
lại bằng cách sử dụng các chân và các ốc cân máy.
4. Đo góc
4.1. Đo góc bằng giữa hai điểm (hướng khởi đầu bằng 0)
- Ngắm máy chính xác đến điểm thứ nhất. Nhấn FNC
về trang 2 của màn hình đo (P2), nhấn phím 0SET hai lần để
HAR về 00 00’ 00”.
- Tiếp tục ngắm chính xác đến điểm thứ hai, màn hình sẽ
hiển thị giá trị góc kẹp giữa hướng khởi đầu và hướng thứ hai.
4.2. Đo góc bằng có hướng mở đầu có trị số xác định:
Ngắm máy đến điểm thứ nhất, nhấn FNC về màn hình
P1, nhấn phím H.ANG để vào trang màn hình nhập giá trị
hướng khởi đầu.
- Nhập giá trị hướng mà ta cần đặt (có thể đặt góc
phương vị tọa độ của cạnh, hoặc nhấn F1-BS để nhập giá trị tọa
độ của điểm định hướng), ấn ENTER để chấp nhận giá trị góc
vừa nhập
- Ngắm máy đến điểm thứ hai, giá trị hướng của nó được
hiện lên màn hình.
Lưu ý: Ngoài việc nhập trực tiếp giá trị hướng cho điểm
thứ nhất, ta có thể quay bộ phận ngắm cho đến khi nhận được
giá trị hướng như mong muốn, sau đó nhấn HOLD để giữ
77
hướng, tiếp tục ngắm chính xác hướng mở đầu, nhấn HOLD để thoát chế độ giữ giá trị
góc. Lúc này hướng thứ nhất (mở đầu) có giá trị hướng như mong muốn.

4.3. Đo góc lặp:


Việc đo góc lặp nhằm mục đích xác định được giá trị
góc có độ chính xác cao hơn giá trị góc đơn và giảm bớt sai số
bắt mục tiêu.
Từ trang màn hình nhấn phím REP để vào chế độ đo
góc lặp; hoặc cũng có thể tìm trong modul MENU hoặc đặt lại
phím chức năng trên màn hình để oc REP.
Ngắm đến gương dựng tại điểm thứ nhất nhấn phím F4-
OK, máy tự nhận hướng này có giá trị bằng 0.
Quay máy ngắm điểm thứ hai nhấn OK
Quay máy ngắm điểm thứ nhất lần thứ hai nhấn OK
Quay máy ngắm điểm thứ hai lần thứ hai nhấn OK. Lúc
này trên màn hình hiển thị góc đo lần thứ hai “Hah”, giá trị
trung bình góc sau lần đo lặp thứ nhất xuất hiện “Ave”; Reps
là số lần đo lặp.
Để đo lại hướng thứ hai nhấn phím CE, màn hình sẽ
quay về trang màn hình như khi đo xong lần thứ nhất.
Để tiếp tục đo lặp, ta lặp lại các bước trên (ngắm đến
các hướng và nhấn OK)
Khi việc đo lặp đã hoàn thành ta nhấn ESC để thoát khỏi chế độ đo lặp.
5. Đo cạnh
5.1. Kiểm tra tín hiệu phản hồi:
Ngắm chính xác vào tâm gương, đồng thời nhán 2 phím:
SFT và +/-; màn hình hiển thị trang màn hình kiểm tra tín hiệu. *
Tín hiệu phản hồi càng mạnh thì tương ứng với chiều dài
các ô tối với số lượng lớn.
Nếu dấu * được hiển thị tức là tín hiệu phản hồi đủ để đo;
nếu * không xuất hiện trên màn hình ta ngắm lại chính xác vào gương.
Nhấn F2 – BEEP để đặt chế độ âm thanh báo khi có tín hiệu để đo hoặc nhấn OFF
để tắt chế độ này.
Nhấn F4 –SDIT máy sẽ thực hiện chế độ đo cạnh.
Để thoát khỏi trang màn hình kiểm tra tín hiệu đo ta nhấn ESC.
Chú ý: Khi biểu tượng hiển thị, tức là lượng ánh sáng

78
phản xạ quá mạnh. Nếu có hiện tượng này thì liên lạc ngay với trung tâm dịch vụ bảo
dưỡng sửa chữa
5.2. Đo khoàng cách:
Từ trang 1 của màn hình, ngắm đến điểm đo nhấn
phím F4- SDIST, máy bắt đầu tiến hành phát và thu tín hiệu.
Trong khi đo các thông tin về hệ EDM (hệ thống đo xa điện
tử) sẽ hiển thị trên màn hình. Các thông tin đó bao gồm hằng
số gương PC, số hiệu chỉnh khí quyển ppm và chế độ đo xa
(ví dụ Fine “r”)
Sau khi có đủ tín hiệu các giá trị khoảng cách S, góc
bằng HAR và góc thiên đỉnh ZA sẽ hiển thị trên màn hình.
Nếu đang ở chế độ đo lặp nhấn phím F4- STOP để dừng chế
độ đo lặp khoảng cách. Mỗi lần nhấn , giá trị cạnh sẽ
được chuyển từ cạnh nghiêng (S) về cạnh nằm ngang (H)
hoặc chênh cao đầu máy, đầu gương (V).
5.3 Gọi lại giá trị đo trên màn hình:
Đặt lại các chức năng trên bàn phím để có phím RCL
trên màn hình đo.
Trên trang màn hình đo nhấn phím RCL, các dữ liệu
đo được ghi trong bộ nhớ sẽ được hiển thị trên màn hình.
Mỗi lần nhấn phím giá trị cạnh sẽ được lần lượt
chuyển từ cạnh nghiêng S, cạnh bằng H và chênh cao V.
Để thoát khỏi chế độ này nhấn phím ESC.
5.4 Đo chiều cao gián tiếp REM.
Đặt gương theo vị trí thẳng đứng theo đường dây dọi
đến mục tiêu cần đo. Sau đó đo chiều cao gương (từ vị trí tâm
gương đến mặt đất).
Mục tiêu

h2

Ht
h1
Từ trang 3 của màn hình
Gương
nhấn phím HT và nhập giá
trị chiều cao máy và chiều
cao gương.

79
Từ trang 1 màn hình nhấn phím SDIST để đo khoảng cách từ máy đến gương.
Nếu đang ở chế độ đo lặp sau khi đo xong nhấn phím STOP để dừng việc đo cạnh.
Ngắm đến mục tiêu cần đo, sau đó từ trang 3 màn hình
nhấn MENU, chọn REM và nhấn phím ENTER.
Việc đo cao gián tiếp bắt đầu được thực hiện, giá
trị độ cao từ mặt đất đến điểm cần đo là Ht.
Để dừng việc đo nhấn phím F4-STOP.
Nếu muốn tiếp tục đo cao gián tiếp với mục tiêu và
gương khác, ta nhấn phím REM, nếu tiếp tục đo gương
khác mà không thay đỏi gương và chiều cao gương thì
nhấn phím F4-OBS
Để thoát khỏi chương trình đo nhấn phím ESC.

6. Đo tọa độ
6.1. Nhập dữ liệu trạm máy:
- Trước tiên, sau khi cân bằng máy và gương (nếu
sử dụng giá gương), tiến hành đo chiều cao máy, chiều
cao gương.
- Từ trang 2 màn hình nhấn phím COORD để vào
trang màn hình đo tọa độ.
- Trên danh sách các thao tác, chọn “Stn data”.
- Màn hình hiển thị trang màn hình nhập dữ liệu
trạm máy gồm:
+ Tọa độ trạm máy
+ Chiều cao máy
+ Chiều cao gương
Ta tiến hành nhập các thông số này vào máy.
- Nếu gọi tọa độ điểm từ bộ nhớ của máy, thì tọa độ phải được lưu trong bộ nhớ của
máy. Để tiến hành thao tác này ta nhấn F1-READ. Sau khi các dữ liệu được nhập chính
xác nhấn F4-OK để chấp nhận các giá trị dữ liệu của trạm máy mới, máy sẽ nhận các dữ
liệu đó để làm cơ sở cho việc tính toán tọa độ. Để ghi
lại dữ liệu trạm máy vào bộ nhớ nhấn F2-REC
* Thao tác cụ thể gọi tọa độ một điểm có
trong bộ nhớ:
Sau khi nhấn phím READ, màn hình hiển thị
danh sách các điểm tọa độ được ghi trong bộ nhớ
bao gồm các điểm tọa độ được ghi trong bộ nhớ
80
Di chuyển ô sáng đến dòng có điểm tọa độ cần thiết và nhấn phím ENT. Tạo độ
của điểm sẽ được đọc từ trong bộ nhớ và hiển thị lên
màn hình. Tiến hành sửa lại các giá trị cao máy và
cao gương cho phù hợp.
Dụng cụ tìm kiếm:
F1-↓↑-P: Chuyển trang danh sách điểm tọa độ
F2-TOP: Chuyển về điểm đầu tiên của màn hình
F3-LAST: Chuyển về điểm cuối cùng của trang cuối cùng.
F4-SEARCH: Tìm kiếm bằng cách nhập tên điểm
6.2. Định hướng trạm máy:
Từ trang màn hình đo tọa độlựa chọn “Set h
angle”, màn hình sẽ chuyển sang màn hình định
hướng trạm máy.
Ta có thể nhập trực tiếp giá trị góc định
hướng cho trạm máy hoặc nhập giá trị tọa độ của
điểm định hướng. (Sau khi nhập xong bắt buộc phải
ngắm về điểm định hướng).
Từ trang màn hình định hướng trạm máy,
nhấn phím F1-BS để vào trang màn hình nhập tọa
độ điểm định hướng trạm máy.
Tiến hành nhập tọa độ điểm định hướng trạm
máy như bình thường hoặc nếu tọa độ điểm này lưu trong bộ nhớ của máy thì có thể gọi
ra bằng cách nhấn vào phím READ.
Sau khi kiểm tra các giá trị nhập vào đã hoàn toàn
chính xác, nhấn phím OK để chấp nhận.
Ngắm máy chính xác đến điểm định hướng và nhấn
F4- YES lúc này giá trị góc định hướng sẽ được hiển thị
trên màn hình.
Nhấn ENT để chấp nhận giá trị này, màn hình sẽ
quay về trang màn hình đo tọa độ cơ bản.
6.3. Đo tọa độ không gian ba chiều:
Ngắm đến gương tại điểm cần xác định tọa độ. Từ
trang màn hình đo tọa độ cơ bản ta lựa chọn
“Observetion” để tiển hành bắt đầu thao tác đo tọa độ.
Giá trị tọa độ sẽ hiển thị trên màn hình khi máy thu
đủ tín hiệu, nếu đang chế độ đo lặp nhấn phím F4-STOP
để dừng việc đo lặp.
81
Ngắm máy đến điểm tiếp theo và nhấn F4-OBS để đo tọa độ.
Để thay đổi chiều cao gương nhấn phím HT để ghi dữ liệu đo được và nhấn F1-
REC để ghi vào bộ nhớ.
Để thoát khỏi nhấn phím ESC.
7. Đo giao hội nghịch:
Để tiến hành giao hội nghịch, thông thường người ta đặt máy tại điểm cần xác định
tọa độ đo về 3 điểm đã biết tọa độ trở lên để tiến hành giao hội. Việc đo giao hội cũng
không nhất thiết phải tiến hành đo cả góc lẫn cạnh mà đôi lúc có thể đo góc hoặc đo cạnh.
Nếu đo cả góc và cạnh thì chỉ cần 2 điểm là có thể tính được, còn nếu chỉ đo góc thì phải
tiến hành giao hội từ 3 điểm. Chương trình cho phép ta giao hội tối đa đến 10 điểm.
Từ trang 3 của màn hình nhấn phím RESEC để vào trang màn hình giao hội. Màn
hình sẽ hiện ra và ta nhập tọa độ của điểm gốc thứ nhất hoặc gọi từ bộ nhớ sau đó nhấn
F4-OK.
Màn hình sẽ hiển thị trang màn hình nhập điểm tọa
độ gốc thứ hai. Tương tự ta nhập tọa độ điểm gốc thứ hai
và nhấn F4-OK
Tiếp tục nhập tọa độ các điểm đến khi nào có đủ
các điểm gốc mà ta mong muốn. Nếu muốn ghi lại điểm
vào bộ nhớ ta có thể nhấn phím F2- REC
Sau khi đã nhập đủ tọa độ điểm tọa độ gốc, nhấn
phím F1-MEAS để hiển thị trang màn hình đo.
Ngắm máy chính xác đến điểm thứ nhất và nhấn
F2-ANGLE để đo góc hoặc F4-SDIST để đo khoảng cách
nghiêng. Các giá trị đo sẽ được hiển thị trên màn hình.
Nhập giá trị chiều cao gương, sau đó nhấn phím F4-YES
để chấp nhận giá trị vừa nhập.
Tương tự thao tác đến điểm tiếp theo. Khi có vừa
đủ dữ liệu tính toán, trên trang màn hình đo sẽ xuất hiện
chức năng F1-CALC để tính toán giao hội. Ta có thể tiến
hành tính luôn hoặc đo xong hết tất cả các điểm gốc mới
tiến hành tính.
Sau khi đã đo đủ số điểm cần thiết, tiến hành nhấn *
*
phím F1-CALC hoặc F4-YES để tính tọa độ trạm máy *
cùng với các giá trị sai số đo ngắm.
Tại các trang màn hình này, ta có thể xem các kết quả
tọa độ cũng như sai số đo. Ta có thể nhấn F1-REOBS để
tiến hành đo giao hội lại từ điểm đầu tiên hoặc điểm cuối
82
cùng; có thể nhấn phím F2-ADD khi có một điểm gốc chưa được đo hoặc đo thêm một
điểm gốc mới.
Nếu dữ liệu đo được thỏa mãn với yêu cầu đề ra ta có thể nhấn phím F3-REC để
ghi lại vào bộ nhớ và nhấn phím F4-OK để chấp nhận.
8. Đo và ghi dữ liệu:
8.1. Đo và ghi dữ liệu cạnh:
Sau khi tiến hành đo cạnh bằng cách ngắm đến gương và nhấn phím SDIST từ
trang 1 của màn hình đo, chuyển sang màn hình 2 nhấn phím REC để vào trang màn hình
ghi dữ liệu.
Trên danh sách các dạng dữ lieeij hiện ra, chọn “Dist
data” và nhấn ENT. Các dữ liệu được đo trong bước trên
được đánh dấu * trên mà hình.
Nhấn phím REC và đặt lại các dữ liệu số hiệu điểm,
mã điểm, cao gương sau đó nhấn ENT.
Kiểm tra lại các dữ liệu lần cuối và nhấn OK để chấp nhận.
Tiếp tục đo đến các điểm khác bằng cách nhấn phím
SDIST và lặp lại các bước trên. Nếu trong quá trình đo, chiều
cao gương và mã điểm không thay đổi, thì có thể nhấn phím
AUTO để thực hiện ghi tự động dữ liệu đo vào máy.
Để thoát khỏi chương trình, nhấn phím ESC.
8.2. Đo và ghi dữ liệu góc:
Từ trang màn hình đo ghi dữ liệu chọn Angle data và
nhấn ENT.
Ngắm đến điểm cần đo góc và nhấn phím F2-
ANGLE, giá trị góc sẽ được hiển thị trên màn hình.
Tiếp theo nhấn phím F1-REC và nhập các dữ liệu: số hiệu điểm, chiều cao gương
và mã điểm.
Kiểm tra lại dữ liệu lần cuối và nhấn phím F1-OK để chấp nhận việc ghi dữ liệu.
Nếu trong quá trình đo, các giá trị chiều cao gương, mã điểm không thay đổi, ta có
thể nhấn phím AUTO để tự động ghi.
Để thoát khỏi chương trình, nhấn phím ESC.
8.3. Ghi dữ liệu trạm máy:
Từ trang màn hình ghi dữ liệu ta chọn “Stn data” và nhấn phím ENT.

83
Trên trang màn hình hiện ra lần lượt nhập hoặc thay đổi các yếu tố cần thiết sau:
N0, E0, Z0: Tọa độ trạm máy;
Pt: Số hiệu điểm;
Code: Mã điểm;
Inst.h: Chiều cao máy;
Operater: Người đo;
Date: Ngày đo;
Time: Giờ đo;
Weather: Thời tiết;
Wind: Gió;
Temperature: Nhiệt độ;
Pressure: Áp suất không khí;
Humidity: Độ ẩm;
ppm: Hệ số hiệu chỉnh khí quyển;
Reflector: Loại gương phản xạ;
PC: Hằng số gương;
Mode: Chế độ đo cạnh.
Chú ý khi nhập mã điểm ta có thể sử dụng thư viện mã để nhập mã điểm. Khi đã
có thư viện mã (Code), để gọi một Code cần có trong thư viện ta sử dụng các phím
để biểu thị các Code trên màn hình và nhấn phím ENT khi đã có Code cần thiết.
Để đưa hệ số hiệu chỉnh khí quyển về bằng 0 ta nhấn phím 0ppmđể đặt lại.
Kiểm tra lại tất cả các dữ liệu nhập vào sau đó nhấn OK để chấp nhận.
Để thoát khỏi chương trình, nhấn phím ESC.
* Các lựa chọn cụ thể:
- Số hiệu điểm tối đa có thể nhập là số có 14 chữ số;
- Lựa chọn thời tiết: Clear (trời quang, sáng), Cloudy (nhiều mây), Light rain
(mưa nhẹ), Heavy rain (mưa to), Snow (có tuyết).
- Lựa chọn kiểu gió: Calm (yên bình), Gentle (gió nhẹ), Light (gió trung bình),
Strong (gió mạnh), Very strong (gió rất mạnh).
- Nhiệt độ: -300C đến +600C.
- Áp suất khí quyển: 500 đến 1400hPa, 375 đến
1050mmHg
- Độ ẩm: từ 0 đến 100%.
- Hệ số ppm: từ -499 đến +499.
- Kiểu gương: Prism (gương phản xạ)/ Sheet
(gương giấy).
- Hằng số gương PC : -99 đến +99mm
84
- Chế độ đo cạnh: Fine “r” (đo tinh + lặp), Fine “s” (đo tinh, đơn), Fine AVG (đo
tinh lấy giá trị trung bình), Rapid “r” (đo nhanh, lặp). Rapid “s” (đo nhanh, đơn),
Tracking (đo đuổi).
- Các giá trị nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, ppm, kiểu gương, hằng số gương và chế độ
đo có thể đặt lại bằng cách nhấn phím EDM.
8.4. Ghi dữ liệu chú thích trong công việc:
- Từ trang 2 màn hình, nhấn phím REC, chọn
“Note”, và nhấn ENT.
- Nhập các ghi chú cho công việc. Tối đa có thể có
60 kí tự.
- Sau khi nhập xong nhấn phím F1-OK để chấp
nhận và quay về trang màn hình đo ghi REC.
8.5. Xem dữ liệu trong bộ nhớ:
Từ trang màn hình đo ghi tọa độ, ta chọn “View”
và nhấn ENT.
- Sử dụng các phím mũi tên (F1-↑↓..P); F2-TOP;
F3-LAST để di chuyển ô sáng lên, xuống, lựa chọn điểm
tương ứng có ghi trong bộ nhớ sau đó nhấn ENT để xem
dữ liệu điểm.
-Để thoát khỏi chương trình, nhấn phím ESC.
9. Làm việc với JOB
9.1. Chọn một JOB có trong thư mục
- Trước khi làm việc với chế độ đo ghi, ta cần
phải chọn một JOB làm việc để ghi tất cả các dữ liệu
như các số liệu đo, thông tin về trạm máy và các ghi chú
công việc khác. Việc quản lý dữ liệu tập trung theo JOB
này sẽ giúp người đo thao tác tốt hơn tránh mất mát cũng
như nhầm lẫn dữ liệu khi có nhiều tổ cùng sử dụng một
máy. Ngoài ra, khi làm việc trong JOB, ta có thể tiến hành nhập trước các giá trị như tọa
độ gốc hoặc thư viện mã (Code) để khi ra thực địa ta chỉ cần gọi ra từ bộ nhớ giảm bớt quá
trình thao tác trên thực địa. Trong máy toàn đạc điện tử SET120 có 24JOB, ta có thể làm
việc được với tên JOB đặt sắn từ JOB1 đến JOB24, hoặc có thể thay đổi tên JOB tùy ý.
- Để lựa chọn một JOB có sẵn trong bộ nhớ ta làm
như sau: Từ trang màn hình cơ bản như hình vẽ, nhấn
phím F3-MEM để vào trang màn hình quản lý dữ liệu.
- Lựa chọn “JOB” và nhấn ENT.

85
- Trên màn hình hiện ra chọn “JOB selection” và
nhấn ENT để chọn JOB.
- Màn hình sẽ hiện ra danh sách các JOB có trong bộ

nhớ. Sử dụng các phím di chuyển để lựa chọn JOB cần thiết
sau đó nhấn ENT.
* Đặt tên JOB mới
- Trên màn hình danh sách JOB như phần trên, Dùng
phím F2 di chuyển con trỏ để chuyển ô sáng đến JOB cần
đặt tên mới và nhấn phím F4-EDIT để vào trang màn hình
nhập tên JOB.
- Sau khi nhập tên JOB theo ý muốn, nhấn ENT (tối
đa không quá 12 ký tự)
9.2 Xóa JOB làm việc
- Bộ nhớ trong của máy có hạn, vì vậy sau khi trút dữ
liệu đo ra thiết bị ngoài, ta nên xóa bớt một số JOB không
cần thiết, để rộng cho bộ nhớ.
- Sau khi đã vào trang làm việc với JOB, lựa chọn
“JOB Deletion” và nhấn ENT.
- Màn hình hiển thị danh sách các JOB trong bộ nhớ,
Dùng phím F1 di chuyển thanh sáng đến JOB cần xóa, nhấn
ENT.
- Màn hình xuất hiện dòng nhắc, hỏi có đúng JOB.....
là JOB muốn xóa hay không. Nhấn phím F4-YES để xóa
hoặc F3-NO để giữ lại.
Chú ý: Không thể xóa những JOB chưa được trút ra
thiết bị ngoài.

9.3 Trút dữ liệu trong JOB sang máy tính PC


Để trút dữ liệu sang máy tính PC, ta cần phải có
chương trình truyền trút số liệu sang máy tính và một dây
cáp trút số liệu.
*
Kết nối máy SET và máy tính PC thông qua cáp trút
Từ trang màn hình làm việc với JOB, ta lựa chọn
“Comms output” và nhấn ENT.
Lựa chọn dạng fomat SDR và nhấn ENT.

86
Màn hình hiện danh sách các JOB trên màn hình, chọn
JOB hiển thị * bên cạnh (những job có dấu * là job chưa
được trút ra máy tính).
- Khi dữ liệu được trút xong, màn hình tự động chuyển
về trang màn hình trước đó. Để thoát khỏi chương trình này
nhấn ESC
- Nếu trong quá trình máy đang trút số liệu, nếu muốn
thoát khỏi việc trút số liệu ta nhấn phím ESC để thoát.
Chú ý: Đây chỉ là các thao tác trên máy đo, với mỗi
chương trình sẽ có các thao tác riêng. Nhìn chung, ta có thể
thao tác độc lập trên máy đo cũng như máy tính cho đến bước
cuối cùng. Ta nên thao tác trên máy tính trước, đến bước cuối
cùng máy tính sẽ có dòng nhắc chờ trút từ máy đo (Waiting
for send data...), khi đó ta hãy tiến hành các thao tác trên máy
đo.
10 Tạo và xóa dữ liệu tọa độ gốc hoặc mã điểm
10.1 Tạo và xóa dữ liệu gốc
1. Tạo mới dữ liệu tọa độ gốc
Tất cả các dữ liệu được tạo ra trong mục này chủ yếu
nhằm mục đích làm tăng tốc độ thao tác trên thực địa, khi đo
việc nhập tọa độ hoặc mã điểm trực tiếp trên thực địa sẽ được
thay bằng việc gọi ra từ bộ nhớ của máy.
- Từ trang màn hình quản lý bộ nhớ Memory lựa chọn
“Known data” và nhấn ENT.
- Tiếp theo lựa chọn “Key in coord” và nhấn ENT để
nhập dữ liệu tọa độ gốc.
- Trên trang màn hình, tiến hành nhập các giá trị tọa độ,
tên điểm (Pt). Sau khi nhập xong mỗi giá trị nhấn ENT để chấp
nhận.
- Sau khi đã nhập xong đầy đủ các giá trị này, nhấn
phím REC. Tất cả các dữ liệu tọa độ và số hiệu điểm đều được
ghi vào trong bộ nhớ. Khi tìm điểm ta chỉ cần dựa vào số hiệu
điểm Pt để tìm kiểm.
-Để thoát khỏi chương trình, nhấn phím ESC.
2. Chuyển tọa độ gốc từ máy tính sang máy đo
- Kết nối máy SET với máy tính thông qua cáp nối

87
- Từ trang màn hình quản lý dữ liệu chọn “Known data” và nhấn ENT.
- Trên danh sách hiện ra lựa chọn “Comms input” và nhấn ENT, dữ liệu được chuyển
lên máy đo. Sau khi truyền số liệu xong, máy sẽ tự động chuyển về màn hình ban đầu.
- Nếu muốn dừng việc truyền dữ liệu nhấn phím ESC.
Chú ý: Đây mới chỉ là những thao tác trên máy đo, để làm được việc này cần phải
có chương trình cụ thể đưa số liệu từ máy tính sang máy đo và các thao tác trên máy tính.
Dạng fomat đưa lên máy đo chỉ có thể là *SDR
3. Xóa dữ liệu tọa độ gốc trong máy đo
- Từ trang màn hình quản lý bộ nhớ vào “Known data”
và nhấn ENT
- Nhấn “Deletion” và nhấn ENT.
- Màn hình sẽ hiện lên danh sách các điểm gốc trong bộ
nhớ. Sử dụng các phím di chuyển (F1) để chọn tọa độ cần xóa
hoặc sử dụng F4-SRCH để nhập số hiệu điểm cần xóa. Sau đó
nhấn phím ENT để vào trang màn hình xóa điểm.
- Màn hình sẽ hiện lên dòng nhắc hỏi có xóa điểm có số
hiệu điểm tương ứng trên màn hình hay không. Nếu có nhấn
phím F4-YES, nêu không nhấn F3-NO. Trên màn hình cũng có
thể nhấn phím F1- NEXT và F2-PREV để xem và xóa các điểm kề trên và kề dưới trong
bộ nhớ.
- Sau khi việc xóa các tọa độ gốc đã hoàn thành, nhấn ESC để quay về trang màn
hình “Mem./ Known”.
* Thao tác xóa toàn bộ số liệu gốc:
- Chọn Known data trong màn hình Memory Mode và nhấn ENT.
- Chọn Clear và nhấn ENT.
- Màn hình hiện dòng chữ hỏi, nhấn F4-YES để đồng ý xóa hết tất cả dữ liệu tọa
độ gốc trong bộ nhớ.
10.2 Xem lại dữ liệu các điểm đăng ký
Để hiển thị tất cả các dữ liệu gốc trong dữ liệu bộ nhớ:
- Chọn “Known data” trong màn hình Memory Mode.
- Chọn “View” nhấn ENT.
- Trên màn hình hiện lên, chọn số hiệu điểm cần hiển thị
bằng phím di chuyển con trỏ và nhấn ENT. Tọa độ của điểm được chọn sẽ được hiển thị
trên màn hình.
- Để thoát khỏi chương
trình, nhấn phím ESC hai lần để

88
quay về màn hình Menu. / Known.

10.3 Đăng ký và xóa mã điểm (Code)


1. Đăng ký mã điểm
Trong trường hợp các mã điểm đã được đăng ký, khi
thao tác đo, ta không phải mất thời gian nhập các mã điểm
chi tiết giống nhau. Khi đó, ta chỉ cần sử dụng các phím ↑;↓
để chọn mã điểm trong danh sách đăng ký.
- Trong màn hình Memory Mode, chọn “Code”.
- Từ trang làm việc với Code, di chuyển ô sáng đến
“1.Key in code” và nhấn ENT để vào trang làm việc với
Code.
- Sử dụng các phím ký tự nhập CODE theo ý muốn,
sau khi nhập xong nhấn ENT.CODE này được ghi vào bộ
nhớ trong thư viện CODE. Khi sử dụng ta chỉ việc gọi ra mà
không cần nhập lại nữa.
2. Xóa mã điểm đã đăng ký trong thư viện
Từ trang màn hình
làm việc với CODE, di
chuyển ô sáng đến dòng
“2.Deletion” và nhấn phím
ENT.
Màn hình sẽ hiện lên
danh sách các CODE trong thư viện. Di chuyển ô sáng đến CODE cần xóa và nhấn phím
F4-DEL để xóa.
- Để thoát khỏi trang màn hình xóa CODE nhấn phím ESC
3. Xem các CODE trong thư viện
- Từ trang màn hình làm
việc với CODE, di chuyển ô
sáng đến dòng “3.Code view”
và nhấn phím ENT.
- Màn hình sẽ hiện lên
danh sách các CODE có trong
thư viện. Nếu các CODE có nhiều hơn trong một trang màn hình thì sử dụng phím F1
(mũi tên) để chuyển xem CODE ở màn hình khác.
- Để thoát về màn hình CODE, nhấn phím ESC.
11 Thay đổi các thiết lập
89
11.1 Các thiết lập về hệ thống đo cạnh
- Từ trang 1 màn hình đo Meas nhấn phím EDM. Màn
hình hiện lên như hình vẽ. Trong đó nếu các thiết lập có dấu *
bên cạnh là các thiết lập mặc định của nhà sản xuất.
Trong màn hình:
- Temp: Nhiệt độ môi trường, có thể đặt từ - 300
đến 600C (15*).
- Press: Áp suất môi trường. Có thể đặt từ 500 đến
1400 hPa (1013*) hoặc từ 375 đến 1050 mmHg (760*).
- Humid: Độ ẩm môi trường. Có thể đặt từ 0 đến 100%.
- ppm: Hệ số hiệu chỉnh khí quyển. Có thể đặt từ - 499 đến 499 (0*).
- Reflector: Loại dụng cụ phản xạ tín hiệu: Prism*/ Sheet (Lăng kính-gương phản
xạ / gương giấy)
- PC: Hằng số gương. Có thể đặt từ -99 đến 99 (với lăng kính phản xạ là -30*/
gương giấy là 0*).
- Mode: Kiểu đo cạnh:
+ Fine “r”: đo tinh lặp
+ Fine AVG “n=5”: Đo tinh, lấy trung bình
+ Rapid “r” chế độ đo nhanh lặp
+ Rapid “s”: Chế độ đo nhanh đơn
+ Tracking: Chế độ đo đuổi.
- Phím 0PPM: Khi kích chuột vào phím này, giá trị số hiệu chỉnh khí quyển sẽ
được đặt về 0 và tất cả các giá trị nhiệt độ áp suất sẽ được đặt theo giá trị mặt định.
- Trong các trường hợp khác, nếu ta đặt các giá trị nhiệt độ, áp suất,..., chương
trình sẽ tự động tính và nhận kết quả hệ số ppm tính được để hiệu chỉnh vào kết quả đo
cạnh. Ta có thể đặt trực tiếp giá trị ppm này mà không cần phải đặt và tính thông qua các
thông số nhiệt độ và áp suất.
- Trong trường hợp đo cạnh ngắn, nói chung ảnh hưởng của độ ẩm là không đáng
kể. Tuy nhiên, khi yêu cầu độ chính xác cao với cạnh đo dài thì cần xác định đúng độ ẩm
của môi trường để giá trị hiệu chỉnh chính xác hơn.
- Với gương, tốt nhất nên sử dụng loại gương phù hợp với máy, tức là hằng số
gương và hằng số máy đã được xác định chuẩn. Với các loại gương khác phải kiểm
nghiệm để xác định chính xác hằng số gương. Nếu không cạnh đo được sẽ chứa sai số hệ
thống.
11.2 Đặt lại chế độ làm việc, giá trị hiển thị cho các
chương trình đo ngắm

90
- Từ trang màn “hình cơ bản nhấn phím F4-CNFG để vào trang màn hình cài đặt
tham số chức năng cho máy.
- Trên màn hình hiện ra, di chuyển con trỏ đến dòng “1.Obs. condition” và nhấn
ENT.
- Trong chế độ này có 3 trang màn hình. Cụ thể các phần như sau (phần có dấu *
là đặt chế độ mặc định của nhà sản xuất).
+ ppm: Press / Tmp* / & Humid (Chế độ xác định số
hiệu chỉnh khí quyển: Nhiệt độ + áp suất/ Nhiệt độ + áp suất
+ độ ẩm).
+ C&R crn: No* / K = 0.142 / K = 0.20.(Chế độ hiệu
chỉnh cạnh đo chiết quang và độ cong quả đất: Lựa chọn
Không hiệu chỉnh/ Hiệu chỉnh với hệ số K = 0.142 / 0.20)
+ V.obs: Góc đứng hiển thị trên màn hình: Zenith* /
Vertical (Vertical 00)/Vert ±900 (Góc thiên đỉnh* / Góc đứng
(hương ngang bằng 00)* / góc đứng hướng thiên đế bằng -900
+ Tilt crm: Yes (H,V)* / Yes (V) / No (Chế độ bù
nghiêng trục: Bù 2 trục H,V; bù 1 trục đứng V; No: không bù)
+ Coll. crn: Yes*/No (Có/Không bù góc do các sai số 2C và 2i của máy).
+ Reticle: Bright* / Dim (Lưới chỉ chữ thập: Sáng rõ / Mờ)
+ V index/ H index: Auto*/Manual (chế độ khởi động các bàn độ khi bật máy:
Tự động/ Bằng tay). Nếu đặt bằng tay giá trị góc bằng 0 khi bật máy.
+ Power off: On (30min)*/ Off (Chế độ tự động tắt máy sau một khoảng thời gian
không có tác động đến máy (Tắt máy sau 30 phút)*/ Tắt: Không sử dụng chế độ này).
+ Ang.reso: Độ phân giải góc: SET1120/2120 (0.5”/1”*) SET3120 (1”*/5”), SET
4120 (1”/5”*)
+ Coord. (tọa độ) NEZ* / ENZ
+ Dist mode:Sdist*/ Hdist/ Vdist (Giá trị cạnh hiển thị trên màn hình: Cạnh
nghiêng S* / cạnh bằng H / chênh cao V)
+ Dist. reso: Độ phân giải cạnh riêng SET2120: 1mm/0.1mm
+ Coord.search JOB: (Chế độ tìm tọa độ trong JOB): JOB1 đến JOB24
* Đặt lại các tham số truyền trút số liệu:
Từ màn hình CONFIG cơ bản, chọn Comms setup
và nhấn ENT. Màn hình xuất hiện như sau:
Đặt lại các thông số cho phù hợp. Nói chung thì ta
chỉ cần đặt sao cho tương thích với các thông số trong phần
mềm trút số liệu là được. Trong các thông số này quan
trọng nhất là 3 thông số:
91
+ Baudrate (tốc độ trút)
+ Data bits – bits (dữ liệu)
+ Parity (chế độ làm tròn)
* Đặt lại hệ đơn vị
Trên màn hình CONFIG cơ bản như hình bên, di
chuyển con trỏ đến dòng Unit và nhấn ENT. Màn hình hiện
ra như hình vẽ. Tiến hành lựa chọn các hệ đơn vị đo cho
phù hợp với công việc. Trong đó có các lựa chọn sau:
+ Temp. (nhiệt độ) : 0C/0F
+ Press. (áp suất) : hPa*/ mmHg/inchHg
+ Angle (góc) : deg:ee*/gon/mil
+ Dist (khoảng cách): meter*/feet/inch
11.3 Đặt lại chức năng các phím
Trong công tác đo đạc cụ thể khác nhau, đôi khi ta muốn đặt lại các phím thao tác
trên màn hình cho thuận tiện với công việc của mình, tất cả các thao tác chính cho công
việc có thể đặt gọn trong một trang màn hình. Khi đó, thao tác trên thứ tự các phím tương
ứng trên màn hình như của hãng sản xuất đặt sẵn chung cho mọi công việc vẫn sẽ được
giữ lại và ta có thể gọi ra khi cần.
Theo mặc định các phím, thao tác tương ứng trên các màn hình đo như sau:
Trang 1: [EDM], [ ], [H.ANG], [DIST]
Trang 2: [REC], [COORD], [S-0], [0SET]
Trang 3: [MLM], [RESEC], [MENU], [HT].
Tất cả các phím thao tác trong màn hình đo như sau:
[DIST]: Đo khoảng cách
[ ]: Chọn chế độ hiển thị cạnh nghiêng, cạnh bằng và chênh cao
[0SET]: Quy không hướng
[H.ANG]: Đặt giá trị góc bằng (phục vụ công tác định hướng)
[R/L]: Chuyển chiều tăng góc bằng (L tăng trái, R tăng phải)
[REP]: Đo lặp
[HOLD]: Giữ giá trị góc bằng khi quay máy và thoát chế độ giữ góc
[ZA%]: Chuyển đổi kiểu hiển thị giữa góc đứng và tỷ lệ độ dốc %
[HT]: Đặt lại chiều cao máy và gương
[REC]: Ghi dữ liệu
[REM]: Đo độ cao gián tiếp
[MLM]: Đo khoảng cách và chênh cao gián tiếp giữa các điểm
[RCL]: Hiển thị lại dữ liệu đo cuối cùng trước khi nhấn phím
[VIEW]: Hiển thị trị đo trong JOB được chọn
92
[EDM]: Thiết lập các chế độ đo xa điện tử
[COORD]: Đo tọa độ
[S-0]: Đo bố trí cắm điểm ra thực địa
[OFFSET]: Đo bù
[MENU]: Hiển thị chế độ đo đặc biệt trong máy
[RESEC]: Đo giao hội nghịch
[D-OUT]: Đưa dữ liệu đo đạc ra thiết bị nhớ ngoài
[F/M]: Chuyển đơn vị đo giữa mét và feet
[....]: Phím không mang chức năng đo nào hết.

THAO TÁC ĐO VỚI MÁY SET


Để thực hiện thao tác đo trên máy SET làm việc với JOB, ta thực hiện các bước sau:
- Đặt máy tại điểm trạm đo, định tâm cân bằng máy như máy kinh vĩ thông thường
* Đặt tên job:
ESC/ MEM/JOB tiến hành chọn job theo ý muốn
Chọn job/Edit (đặt tên dùng SFT để thay đổi chữ hoặc số nhấn Enter/ ESC/ ESC về màn
hình cơ bản.
* Định hướng máy: Ngắm máy tới điểm định hướng, chuyển màn hình về P2 nhờ phím
FNC, nhấn OSET 2 lần để có số đọc trên màn hình HAR là 000 00’ 00”.
- Ngắm gương dựng tại điểm chi tiết nhấn phím REC/DIST.DATA/HDIST
- Với điểm đầu ta ghi thứ tự điểm trạm đo: REC/1/OK
- Với các điểm tiếp theo, chỉ cần nhấn AUTO, máy tự động lưu số liệu đo, nếu không
muốn thay đổi số hiệu điểm chi tiết
- Khi chuyển máy sang trạm tiếp theo, nếu muốn tiếp số tự điểm cũ ta chỉ cần đặt như
điểm đầu tiên của trạm đo
* TRÚT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO NGOẠI NGHIỆP
1. Trút số liệu:
- Vào phần mềm SOKIA LINK trong máy tính
Vào DATA/RECEIVE DATA/COMECTION
- Trên máy SET ta thao tác:
ESC/MEM/JOB/Comnons output chọn SDR/ chọn Job cần trút nhấn ENTER, lúc
này máy đo xuất hiện dòng SENDING và tự xuất điểm.
Trên máy tính nhấn OK/SDR SAVE File chọn đường dẫn tới nơi cần lưu trữ dữ
liệu Ví dụ một Job khi trút ra có dạng:
00NMSDR33 V04-04.02 07-Oct-13 18:43 111111
10NMJOB16.10 121111
06NM1.00000000
93
01NM:SET2120R V33-15 036422SET2130R V33-15 03642231
0.000
03NM0.000
09F1 1162.755 92.86000 0.00361 XC_11
09F1 234.513 73.25861 298.18833 XC_11
09F1 3231.979 76.93444 226.83944 XC_11
09F1 4290.811 74.53917 227.34222 XC_11
09F1 5194.181 78.94056 228.18417 XC_11
09F1 6192.687 78.86917 226.84278 XC_11
09F1 7193.546 78.79056 224.79111 XC_11
09F1 8200.496 78.67861 224.25917 XC_11
09F1 9203.210 78.37167 228.48667 XC_11
09F1 10202.066 78.32111 226.84500 XC_11
09F1 11202.880 78.19694 225.57528 XC_11
09F1 12205.838 78.43833 224.47806 XC_11
09F1 13208.442 78.57028 224.71139 XC_11
09F1 14214.184 78.40667 224.06111 XC_11
09F1 15211.215 78.25472 224.81750 XC_11
2. Xử lý số liệu tạo *ASC:
Việc xử lý số liệu có thể được thực hiện trên nhiều phần mềm khác nhau. Tuy
nhiên, để chạy trên phần mềm Famis thì định dạng *ASC như sau:
TR XC30 2530226.110 428247.242(TR_Điểm định hướng_Tọa độ X_ Tọa độ Y)
TR XC29 2530133.184 428380.682(TR_Điểm đặt máy_Tọa độ X_ Tọa độ Y)
DKD XC30(DKD_số hiệu điểm định hướng)
1 0.00333333 162.552 90.000000(STT_ góc bằng_khoảng cách ngang_góc đứng)
XC29A 298.18805556 33.050 90.000000
XC29B 226.83916667 225.973 90.000000
XC29C 227.34194444 280.287 90.000000
5 228.18416667 190.575 90.000000
6 226.84277778 189.062 90.000000
7 224.79083333 189.854 90.000000
8 224.25916667 196.594 90.000000
9 228.48666667 199.039 90.000000
10 226.84472222 197.883 90.000000
11 225.57527778 198.590 90.000000
12 224.47805556 201.661 90.000000
13 224.71138889 204.308 90.000000
94
14 224.06083333 209.814 90.000000
15 224.81722222 206.792 90.000000

95

You might also like