You are on page 1of 34

Kinh Nghiệm Học Tập Và Tư Liệu Web Cho

Chương Trình Tiên Tiến

Nguyễn Minh Tường - Chang Ngự Quyền

Ngày 14 tháng 1 năm 2019

1
Mục lục

1 Học Kì 1 11

1.1 General Chemistry . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

1.2 Calculus I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12

1.3 Intro to Elec and Computer Eng . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.4 Universal physics, mechanics . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2 Học Kì 2 14

2.1 Hệ Thống Máy Tính Và Ngôn Ngữ C . . . . . . . . . . . . . . . . 14

2.2 Calculus of Several Variables . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

2.3 Calculus II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

3 Học Kì 3 16

3.1 Univ Physic – Elec and Mag . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

3.2 Intro to differential equation . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17

3.3 Analog Signal Processing . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18

3.4 Linear Algebra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

4 Học kì 4 21

4.1 Intro Electromagnetic Field . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

4.2 Computer Engineering 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

4.3 Solid state electronics . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

4.4 Electronic Circuit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

4.5 Digital System Lab . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

5 Học Kì 5 24

5.1 Probability with engineering application . . . . . . . . . . . . . . 25

5.2 Digital signal processing . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

5.3 Numerical Method . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

2
5.4 Economics . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

5.5 Đồ án 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

6 Học kì 6 28

6.1 Lines, Field and Waves . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

6.2 Power Circuit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

6.3 Digital Signal Processing Lab . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

6.4 Đồ án 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

7 Học Kì 7 - Chuyên ngành Viễn Thông 30

7.1 Digital Communication và Communication I . . . . . . . . . . . 30

7.2 Image and Video Processing . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

7.3 Radio Communication Circuit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

8 Học Kì 8 32

8.1 Communication Network . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

8.2 Kĩ thuật ra quyết định cho Kĩ Sư . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

8.3 Wireless Network . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

8.4 Communication II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

8.5 Luận văn tốt nghiệp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

9 Chủ đề nâng cao 33

9.1 Thiết kế, kiểm tra và đo đạc Delta Sigma ADC . . . . . . . . . . 33

9.2 Thiết kế, kiểm tra và đo đạc DAC . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

9.3 Kalman Filter . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

9.4 Machine Learning . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

3
Đôi lời của tác giả

Do thời gian chỉnh sửa tương đối eo hẹp nên thiếu sót là ắt không tránh
khỏi. Mong rằng file này sẽ được các sinh viên Tiên Tiến thế hệ sau thuộc
các nhóm chuyên ngành còn lại như Power và Automation chỉnh sửa, bổ sung
thêm cho hoàn thiện cả về study material lẫn các hướng nghiên cứu và phát
triển(SCADA, PLC, HMI, Power Electronic, Renewable Energy.....) tương ứng
của 2 ngành này. Thành công đến từ cả một quá trình chuẩn bị, tính toán cẩn
thận cả về ngắn hạn lẫn dài hạn chứ không phải chỉ đơn thuần dựa vào sự quyết
tâm và chăm chỉ. Cuối cùng, xin chúc tất cả các bạn sinh viên Tiên Tiến tìm
được đam mê va xac đinh đươc con đương cua minh

Thành Phố Hồ Chí Minh,

Ngày 14 tháng 1 năm 2019

Chang Ngự Quyền

Nguyễn Minh Tường

4
Bởi người La Mã đã làm những
điều mà mọi bậc quân vương
khôn ngoan phải làm, đó là không
những phải biết đề phòng những
biến cố trong hiện tại mà còn
phải lường trước hậu họa.
Khi tai họa đã được tiên liệu thì
có thể mau chóng chỉnh đốn
ngay; còn nếu không biết dự
đoán, cứ mặc cho nguy cơ nảy nở
tới mức ai cũng nhìn thấy thì đã
hết cách vãn hồi. Bởi tiên liệu
được hậu họa nên người La Mã
lập tức ra tay.

Niccolo Machiavelli
Quân Vương
Dịch bởi Đăng Thư

5
Một số lưu ý chung

Khi vừa biết được mình sẽ được học chương trình Tiên Tiến thì ưu tiên số một
của các bạn là đăng kí học ngay lập trình (Chỉ nên làm việc này nếu các bạn
chắc rằng mình qua được học kì Pre) tại địa chỉ http://bigocoding.com/
Ở đây dạy một lúc hai ngôn ngữ là C++ hoặc Python. Với dân điện tử thì C là
bắt buộc (C++) thì nó cũng không khác C là mấy. Lí do, anh khuyên các em
nên học ở đây là vì:

1. Big O có một đội ngũ trợ giảng tốt


2. Big O sẽ tập trung giảng dạy về tư duy và kĩ thuật lập trình
3. Khi các em submit code thì sẽ có hệ thống chấm bài feedback về cho mình
4. Các em có thể đem bài ở Bách Khoa qua đây hỏi trong office hour của họ
5. Sau khi làm xong bài thì sẽ có phát những tờ phân tích để các em đối
chiếu và suy ngẫm với cách làm của mình.

Việc học lập trình ở trường là một trải nghiệm rất khó chịu nhiều lúc có thể
dẫn tới chán nản và mất luôn căn bản lập trình. Một số nguyên nhân dẫn
đến chuyện này là (nguồn https://www.facebook.com/bigdata.deeplearning.uit/
posts/2077670252550084)

• Hầu hết các chương trình đào tạo dạy lập trình thường dạy C/C++. Nếu
ai đã từng học C/C++, trong thời gian đầu, sẽ thấy khủng hoảng với các
lỗi cú pháp làm chương trình khi biên dịch xong không chạy được; xổ ra
một đống lỗi, và nhiều lúc, sửa cái chương trình nó chạy được xong thì
thấy nản vì tốn thời gian mà làm được có tí xíu việc. Do đó, thay vì người
học cần học tư duy lập trình thì lại bị sa đà vào cú pháp của một ngôn
ngữ lập trình cụ thể.
• Thời lượng dành cho thực hành, nghiền ngẫm các vấn đề cơ bản ít - điều
này dẫn đến các khái niệm mới còn đang hiểu lơ tơ mơ thì khái niệm khác
đã dồn dập đưa đến. Nó cũng không khác gì mới học lí thuyết của bơi -
nào xuống nước phải thở, chân và tay phải đạp và quạt nước; và chưa kịp
thực hành gì thì thả luôn xuống nước mà không có phao. Hệ quả là sặc
nước - sợ nước - chán học bơi. Mất căn bản xuất phát từ đây.

Làm mạch in là phấn kiến thức không được giảng dạy trên lớp nhưng thực
tế sẽ bị yêu cầu lmà trong một số đồ án hoặc luận văn. Có thể tham khảo trước
thông qua khóa học: Crash Course Electronics and PCB Design của tác giả An-
dre LaMothe tại https://www.udemy.com/crash-course-electronics-and-pcb-design/.
Khóa này ngoài làm mạch in ra còn cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích về điện
tử mà đôi khi không được thảo luận trên trường.

Sẽ có một số bạn với background là chuyên tin nhưng thích học điện tử để
ngoài kiến thức giải thuật còn được phát triển thêm về mặt phần cứng. Với

6
những bạn có background tốt như thế, anh nghĩ mình nên theo dõi channel này
để nuôi dưỡng sở thích và đam mê của mình https://www.youtube.com/user/
s4myk/playlists

Thông tin về các môn học của chương trình, các bạn nên theo dõi trước trong
niên giám tại địa chỉ http://oisp.hcmut.edu.vn/hocvu/vi/tin-cung/Nien-giam/
Nien-giam-nam-hoc-2015-2016-356/

Trong quá trình học các bạn có thể tải sách giáo khoa, sách tham khảo tại
Library Genesis http://gen.lib.rus.ec/. Đặc biệt chúng ta có thể tải các bài báo
của IEEE http://ieeexplore.ieee.org/Xplore/home.jsp bằng cách dán số DOI
của bài báo vào trang web này một cách tiện lợi. Tuy vậy, các bạn nên chủ động
đăng kí thẻ thư viện vì một số sách rất khó tìm được trên mạng.

Việc chuẩn bị và luyện tập cho thi cử cần phải thực hiện khá kĩ lưỡng để
tinh thần được vững vàng trước khi thi. Nguyên nhân thất bại có thể đến từ
việc thiếu thông tin không biết mình phải đối phó với cái gì. Hơn thế, đôi khi
biết mình phải giải quyết chuyện gì rồi thì lại không có phương án giải quyết.
Do đó việc tìm kiếm những bộ đề mẫu chuẩn và có lời giải sẵn để đối chiếu
là hết sức cần thiết.Vì vậy, hãy cố gắng tải bộ đề Wiley Acing the Gate: Elec-
tronics and Communication Engineering, 2018ed. https://www.wileyindia.com/
wiley-acing-the-gate-electronics-and-communication-engineering-2018ed.html

Các bạn có thể tìm thấy mô phỏng của các concept trong toán lí tại địa chỉ
http://www.falstad.com/mathphysics.html. Các mô phỏng này sẽ giúp các bạn
dễ hình dung cũng như hiểu và dễ nhớ hiện tượng hơn.

Tham khảo cách nhập nhanh, gõ tất công thức toán học trong Microsoft
Word để tránh xa vào lối mòn insert symbol rất tốn thời gian và công sức tại địa
chỉ http://www.chem.mtu.edu/~tbco/cm416/EquationEditor_main.pdf. Thành
thạo các cách gõ tắt sẽ đem lại rất nhiều tiện lợi cho chúng ta trong việc viết
−−→
report thí nghiệm, đồ án, luận văn. Ví dụ như để in ra AB, ta chỉ cần ấn tổ
hợp phím tắt ALT và dấu = để gọi equation editor. Sau đó, gõ (AB)\vec rồi
nhấn space bar hai lần thì work flow sẽ mượt hơn là insert symbol từ từ .Nhất
là khi tốc độ gõ có thể cải thiện một khi đã quen tay và nhớ cú pháp (muscle
memory).

Đối với các bạn có định hướng học tiếp Master, PhD ở nước ngoài thì cần
phải học cách sử dụng LATEX kèm MathType để soạn thảo văn bản. LATEX ban
đầu hơi khó xài nhưng khi quen sẽ rất tốt vì nó thực hiện việc canh chỉnh hoàn
toàn tự động. Tất cả những gì chúng ta cần làm chỉ là lo về mặt nội dung, đặc
biệt là khi viết những văn bản phức tạp như luận văn hoặc bài báo khoa học.
Ta có thể tự học LATEX tại 2 địa chỉ sau

https://www.youtube.com/watch?v=UaWw_l0Iqw8&index=4&list=PLlsF2nDmyL7msihnebzII_
KVWy6URxDfp

https://www.youtube.com/user/ShareLaTeX/playlists

Một vấn đề hết sức quan trọng mà các bạn học Power phải để ý đó là các
bạn phải học chung môn Communication Network với các bạn bên Viễn Thông

7
Hình 1: Quan hệ giữa mức độ phức tạp và trình soạn thảo

vào học kì cuối cùng.

Các vấn đề về thói quen nghiên cứu, năng suất làm việc cũng như sắp xếp ưu
tiên thứ tự công việc, các bạn có thể xem thêm tại https://www.youtube.com/
user/electrickeye91/playlists?sort=dd&shelf_id=0&view=1. Tác giả của chan-
nel này (Thomas Frank) cũng có xuất bản một quyển sách khá hay với tựa đề
là "10 Steps To Earning Awesome Grades (while studyingless)", chúng ta có thể
tải hoặc xem sách này (Hình 2) ở link

https://drive.google.com/file/d/0B5Iqq3WgA-AlVGxON0psSHFaUDA/view?
usp=sharing.

Frank tiếp cận vấn đề một cách rất thẳng thắng và khoa học. Ta có thể xem
thử tại link dưới đây https://www.youtube.com/watch?v=23Xqu0jXlfs. Ngoài
ra, anh ta cũng có giới thiệu một bộ các ứng dụng di động để hỗ trợ cho việc
sắp xếp quản lí công việc hiệu quả tại https://collegeinfogeek.com/resources/

Khi mua máy tính xách tay, vì vấn đề tương thích do đó chúng ta không nên
sử dụng Mac book mà tốt nhất nên dùng Window kèm một máy ảo Linux.

Ngoài ra, chúng ta nên tham khảo thêm tài liệu của ban truyền thông khoa
điện - điện tử để có cái nhìn bao quát cũng như có thêm một số bài tập mẫu
cho các môn đại cương. Một số bài giảng từ link này https://sites.google.com/
site/deemediabkhcm/tai-lieu cũng được thiết kế khá hay và gọn giúp nắm bắt
nhanh vấn đề.

Khi tìm tài liệu thì nên tìm cả Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh chứ đừng nghĩ là
tài liệu Tiếng Anh luôn luôn tốt hơn Tiếng Việt.

Đối với các bạn có định hướng Power hoặc Automation thì nên lên link
trên để xem trước về SCADA vì nó rất quan trọng với hai chuyên ngành này.
http://dcselab.edu.vn/?lang=en

Tutorial video của blog giáo dục The Signal Path dành cho những bạn đam
mê phần cứng http://thesignalpath.com/blogs/category/tutorial/ hoặc https:
//www.youtube.com/user/TheSignalPathBlog/videos.

Tham khảo đáp án và đề thi tại http://dee.hcmut.edu.vn/image/data/Dethidapan/.

8
Hình 2: Work smart not work hard !

Chương trình tiên tiến thì tên file thường có chữ TT01, TT02...

Còn một kĩ năng khá cần thiết để sau này cho các bạn đi làm chính là kĩ
năng đọc sơ đồ mạch điện. Các bạn có thể học kĩ năng này từ sách Beginner’s
Guide to Reading Schematics, Fourth Edition của tác giả Stan Gibilisco. Cá
nhân anh thấy kĩ năng này không được giảng dạy ở trường đại học cho nên các
bạn nên cố gắng tự tìm cách bổ sung.

Tài liệu này được biên soạn theo góc nhìn của sinh viên K2012. Từ K2012
đến thời điểm học của các bạn là một khoảng thời gian khá dài nên ít nhiều sẽ
có xáo trộn trong chương trình học. Do đó chỉ đọc để tham khảo, tùy cơ ứng
biến không nên máy móc áp dụng. Trong thời gian rảnh rỗi, bọn anh có cập
nhật lại một số nội dung của tài liệu này do đó nên các em hãy truy cập địa
chỉ https://www.sharelatex.com/project/57f9eee8834c7d762a9f91be để có được
bản mới nhất.

9
Hình 3: Ảnh chụp tài liệu năm 3 tại web của ban truyền thông khoa điện - điện
tử

Toán kĩ thuật và phần mềm Matlab


• AMATH 301 Beginning Scientific Computing Các bạn vào http://courses.
washington.edu/am301/ sau đó chọn Resources rồi xem các Online
Video Lectures
• Engineering Mathematics Các bạn có thể xem bài giảng của GS Steve
Brunton ở địa chỉ:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLMrJAkhIeNNR2W2sPWsYxfrxcASrUt_
9j
• Tài liệu toán kỹ thuật bằng Tiếng Việt của Học Viện Bưu Chính Viễn
Thông
www.e-ptit.edu.vn/hoctap/hoclieu/ToanKT.pdf
• Matlab
https://www.youtube.com/playlist?list=PLMiyQ6EW11_lJT2YKm7kz_
Uaa7M0LbBkP

10
Toán cao cấp

Các môn toán cao cấp, anh rất khuyên các bạn nên vừa học trên lớp vừa
học của thầy Lê Bá Trần Phương tại https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/
529/toan-cao-cap.html vì thầy dạy rất rất là dễ hiểu. Mặc dù khóa này phải trả
phí nhưng mà anh nghĩ lợi ích đem lại cho các bạn sẽ rất lớn vì năm vững toán
cao cấp sẽ giúp bạn thoải mái hơn về sau rất nhiều. Một điều cần phải để ý là
cách chia các môn toán cao cấp của chương trình tiên tiến rất khác so với cách
chia của chương trình chính quy cũng như của thầy Phương nên các bạn phải
cẩn thận xem kĩ nội dung trước khi mua.

1 Học Kì 1

Trong những học kì đầu tiên, chắc chắn các bạn sẽ phải học những môn đại
cương về Toán, Lý, Hóa. Những môn này thường rất khó chịu do chỉ tập trung
vào tính toán thuần túy chứ ứng dụng chưa rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn
phải vượt qua những thứ này bằng mọi giá để ra trường.

Thứ nhất cần phải nghiên cứu thật kĩ đề cương môn học để biết mình phải
đối phó với cái gì.

Thứ hai là phải kiếm được thật nhiều bài tập mẫu có lời giải chuẩn. Việc tài
liệu sử dụng Tiếng Việt(Ôn Thi Cao Học Môn Toán) hay Tiếng Anh(Schaum’s
Outlines series) không quan trọng, miễn sao là nó giúp mình qua môn thành
công.

1.1 General Chemistry

Môn này chúng ta phải tùy cơ ứng biến vì mỗi thầy dạy mỗi khác, không có
một khuôn khổ chung.

• Đủ thứ
• Significant Figures, Scientific Notation, VSEPR

Hai link youtube này muốn xem lúc nào cũng được.

https://www.edx.org/school/cooper-union

Riêng link edx.org các bạn phải đăng kí học với tùy chọn là “Simply audit
this course”.

11
1.2 Calculus I

Chúng ta sẽ sử dụng http://www.wolframalpha.com để phục vụ cho việc


tính toán và dò kết quả. Wolfram Alpha có thể hiểu các phép toán do người
dùng nhập vào một cách thông minh.

Hình 4 ở trang 12 là ví dụ cụ thể về khả năng nhận biết của Wolfram:

Hình 4: Tính giới hạn của hàm số

Có thể học môn này bằng Tiếng Việt tại https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/


528/phan-giai-tich-1.html

12
Thầy Lê Bá Trần Phương dạy rất hay, học toán cao cấp mà cứ như học toán
cấp 3 vậy rất đơn giản dễ hiểu và có hệ thống.

Các tutorial của môn này có thể được tìm thấy ở link sau

https://www.youtube.com/user/patrickJMT/playlists

Ngoài ra các bạn cũng nên mua sách “Ôn Thi cao học môn Toán” (quyển
này dùng để luyện thi thạc sĩ nhưng vẫn rất hữu dụng với các bạn) tại phòng
đào tạo sau đại học và sách “Tuyển tập các chuyển đề và kỹ thuật tính tích
phân” của tác giả Trần Phương.

Trong tất cả các môn về Toán, chúng ta đều nên dùng Geo Gebra để vẽ
các đồ thị hàm số cũng như các hình khối để dễ hình dung và cảm nhận https:
//www.geogebra.org/download

Hình 5: Bìa sách ôn thi cao học môn Toán

1.3 Intro to Elec and Computer Eng

Môn này phần trước giữa kì các bạn nên giải mạch nhiều để quen tay, nắm
các khái niệm về super loop, super node, KCL, KVL, Norton, Thevenin. Nếu
không thể giải mạch một cách mau lẹ, chuẩn xác chúng ta sẽ gặp rất nhiều rắc
rối về sau.

13
https://www.youtube.com/playlist?list=PLX2gX-ftPVXWv1eWntPcZtztrmwYBiBQY

https://www.youtube.com/playlist?list=PLX2gX-ftPVXUK_lbDhCMY1Bgoz0O4gZPi

1.4 Universal physics, mechanics

Đây là môn vật lí đại cương với trọng tâm là phần cơ học. các bạn sẽ gặp
lại một số khai niệm tương tự với vật lí 10 hoặc 12. Các đường link hữu ích là

• https://www.youtube.com/user/lasseviren1/playlists
• https://www.youtube.com/user/DrPhysicsA/playlists

• https://www.edx.org/course/apr-physics-1-challenging-concepts-davidson-next-phy1apccx#
!
• https://www.youtube.com/user/ilectureonline/playlists

2 Học Kì 2

2.1 Hệ Thống Máy Tính Và Ngôn Ngữ C

Đây là môn khó nhất và cần được ưu tiên nhất trong học kì này vì các bạn
phải tiếp cận các khái niệm về kiến trúc máy tính và ngôn ngữ lập trình rất
phức tạp. Ở cấp 3, chúng ta ít lập trình mà chủ yếu là tập trung vào luyện thi
nên đa số các bạn sẽ không có quen vì thế trước khi vào học kì này các bạn nên
tự học lập trình C ở các địa chỉ này:

https://www.edx.org/course/introduction-computer-science-harvardx-cs50x

https://www.youtube.com/user/ClectureKOICAVN/playlists

Một số bài tập lập trình trong cuốn Bài Tập Kỹ Thuật Lập Trình (tập
1) của Thầy Nguyễn Tấn Trần Minh Khang http://vuongtritai.blogspot.com/
2015/08/giai-1000-bai-tap-cua-thay-nguyen-tan.html

Việc học lập trình ban đầu tương đối khó khăn vì lúc mới đầu tập viết
chương trình thì hay sai nhiều lắm, chạy không được. Việc này dần dà đem lại
cho người học cảm giác nản vì thất bại nhiều.Vì thế khi đi học lập trình thì nên
học theo nhóm để có động lực học tập cao hơn. Tuy nhiên, là kĩ sư điện-điện tử
thì phải biết lập trình cho máy móc và các vi điều khiển hoạt động. Nếu không
rành lập trình sẽ gặp rất nhiều khó khăn về sau, đồng thời cơ hội của mình cũng
sẽ bị thu hẹp lại vì trong công nghiệp chủ yếu là sử dụng ngôn ngữ C chuẩn.

Ở trên là phần ngôn ngữ C, còn phần cấu trúc máy tính các bạn có thể học
ở địa chỉ:

14
https://www.edx.org/course/computing-technology-inside-smartphone-cornellx-engri1210x-0
(chậm - hàn lâm)

https://www.youtube.com/playlist?list=PL8dPuuaLjXtNlUrzyH5r6jN9ulIgZBpdo
(nhanh)

Trong suốt quá trình học tập và làm việc ngoài ngôn ngữ C ra thì tùy
vào định hướng mà các bạn sẽ còn gặp rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác
(Matlab/Octave , C++, Java, C#, Python... trong trường hợp cực kì hạn hữu
có thể có cả Assembly Language) nên mục tiêu của chúng ta khi học lập trình
chính là học cách tư duy để gặp ngôn ngữ nào chúng ta cũng có thể thích nghi
và tự trao dồi được (GitHub).

Ví dụ như trong các ứng dụng về smart farm, chúng ta có thể thiết lập các
hệ thống cảm biến (dùng vi điểu khiển) để giám sát độ ẩm hoặc nhiệt độ tại
nhà kính, trang trại rồi gửi các dữ liệu đó về máy chủ trung tâm để xử lí thì
chúng ta sẽ nạp code C vào vi điều khiển còn dữ liệu sẽ được xử lí tại máy chủ
bằng code Java hoặc các ngôn ngữ nào khác mà hiệu quả trong việc quản lí cơ
sở dữ liệu (như SQL chẳng hạn ^).¨

2.2 Calculus of Several Variables

Tham khảo tài liệu ở trang web này: https://ocw.mit.edu/courses/mathematics/


18-02sc-multivariable-calculus-fall-2010/index.htm

Và tiếp tục sử dụng sách “Ôn Thi cao học môn Toán”. Các cách tính double
integral, triple integral, line integral sau này sẽ xuất hiện lại trong các môn về
trường điện từ cũng như xác suất nên chúng ta cần phải có một nền tảng vững
chắc cho môn học này.

Thật ra nếu lười đọc trên MIT thì có thể coi video clip cho nhanh

• Double integrals and Polar integrals: Explained with 3D visualizations


• Gradients and Partial Derivatives

Nếu thấy học tiếng Anh quá khó hiểu thì có thể học ở đây bằng tiếng Việt
cho dễ hiểu https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/713/phan-giai-tich-2.html

2.3 Calculus II

Tiếp tục sử dụng sách “Ôn Thi cao học môn Toán” và https://www.youtube.
com/user/patrickJMT/playlists. Lưu ý là trong môn này, ta hoàn toàn có thể
sử dụng Wolfram để kiểm tra xem các series có diverge hay converge hay không
để dò kết quả.

15
3 Học Kì 3

Tận dụng thời gian

Trong học kì này nếu thấy rãnh rỗi thì các bạn nên cố gắng sắp xếp thời
gian học thêm căn bản về hệ thống nhúng tại

https://www.edx.org/course/embedded-systems-shape-world-utaustinx-ut-6-03x.

Kit Tiva C trong khóa học này có bán tại Hshop cũng khá gần trường ĐH
Bách Khoa.

Hình 6: ARM
R Cortex -M4F
R Based MCU TM4C123G LaunchPadTM Kit

Sau đó, chúng ta sẽ học một khóa ví điều khiển nâng cao và khó hơn ! (tập
trung vào real-time processing) tại Trung tâm kĩ thuật điện toán của trường
Bách Khoa mình. Khóa học không dài và rất phù hợp vì lúc này các bạn đã có
kiến thức căn bản về lập trình C rồi. Học thêm về phần cứng kết hợp với tư duy
lập trình sẽ tạo nên một lợi thế rất lớn về mặt nhật thức sau này. http://www.cc.
hcmut.edu.vn/bai-viet-lap-trinh-ung-dung-vi-dieu-khien-khai-giang-01112016-101.
aspx. Chú ý là phải học khóa của edx trước để có nội lực, có căn cơ đã rồi hẳn
học khóa này sau, không nên nôn nóng đốt giai đoạn. Học các khóa này giúp
các bạn năm được những kiến thức và cách suy nghĩ căn bản trong việc xây
dựng các hệ thống nhúng cho đồ án của mình.

Ngoài ra cũng có thể tham khảo thêm khóa học có phí của MakerMax tại
https://courses.makermax.ca/. Nội dung của nó khá gần với những gì các công
ty hay làm trong công nghiệp.

Như vậy, chúng ta đã có một số kiến thức nền căn bản về sự tương tác giữa
phần cứng và phần mềm. Đây chính là tiền đề cho việc chọn chuyên ngành và
xa hơn nữa là chọn đề tài cho đồ án và luận văn tốt nghiệp.

16
Hình 7: Kit vi điều khiển PIC

3.1 Univ Physic – Elec and Mag

Môn này là một môn rất khó, cần đọc sách và tham khảo thêm tài liệu và
kết hợp làm thêm bài tập thật nhiều cho thành thạo. Ngoài ra chúng ta còn
phải dùng thêm sách Schaum’s Outline Electromagnetic để tham khảo được bài
tập mẫu có lời giải chuẩn.

• https://www.youtube.com/user/lasseviren1/playlists
• https://www.youtube.com/playlist?list=PLX2gX-ftPVXX7BZOcM1Y2gb8IQrTBrmUB

3.2 Intro to differential equation

Tiếp tục sử dụng sách “Ôn Thi cao học môn Toán”, kiến thức phương trình vi
phân cực kì quan trọng vì nó sẽ bổ sung thêm cho môn Analog Signal Processing
mà cụ thể là giải các mạch điện có tụ điện C và cuộn dây L. Lại một lần nữa
ta hoàn toàn có thế dùng Wolfram để kiểm tra kết quả của các phương trình vi
phân. Ví dụ khi ta nhập

y 00 + y 0 + 1 = sin x + e2x + x2
Thì Wolfram sẽ cho ta kết quả như Hình 9 trang 18

Trong quá trình học, các em hãy chủ động xem thêm các ứng dụng trong
thế giới thực của phương trình vi phân tại kho học liệu mở của MIT để có thêm
động lực vì phương trình vi phân rất trừu tượng

https://ocw.mit.edu/courses/mathematics/18-03sc-differential-equations-fall-2011/

17
Hình 8: Bìa sách Schaum’s Outline Electromagnetic

Hình 9: Nghiệm của phương trình vi phân

3.3 Analog Signal Processing

Môn này cực kì quan trọng là nền tảng cho tất cả các môn về tín hiệu và
hệ thống về sau. Cần phải nắm vững các khái niệm về convolution ,Fourier
transform và Fourier series ,Laplace transform , system response, filter. . .

• https://www.youtube.com/playlist?list=PLX2gX-ftPVXUHumQXkd1Jk1bwsTtaZRTH
• https://www.youtube.com/playlist?list=PLX2gX-ftPVXWp4tHitahVln83dCxHIBxH
• https://www.youtube.com/playlist?list=PLX2gX-ftPVXX0lxQ-dubO4OesupiBzraq

18
Nên xem channel của Neso Academy, dạy cũng khá kĩ và có kèm mẹo để giải
bài tập cho nhanh:

https://www.youtube.com/watch?v=s8rsR_TStaA&list=PLBlnK6fEyqRhG6s3jYIU48CqsT5cyiDTO

Cách vẽ Bode Plot (rất quan trọng với các bạn theo định hướng tự động
hoặc xử lí tín hiệu) bằng máy tính bỏ túi www.khvt.com/News/2005m7d26/
chuyen_thi_cu.ppt

Hiểu thêm về Bode Plot tại

https://www.youtube.com/playlist?list=PLn8PRpmsu08qbUh-mLHxDYAW8ClPdE1H6

Nếu để ý kĩ ta sẽ thấy rằng môn này sẽ có anh em họ hàng với các môn cơ sở về
điều khiển tự động sau này. Còn mối quan hệ đó thế nào, các bạn có thể tìm hiểu
thêm tại đây https://www.youtube.com/user/ControlLectures/playlists. Việc
quan trọng nhất vẫn là xây dựng trực giác, phản xạ để có thể đánh giá nhanh
và chính xác hệ thống.

Những phần sau đây khi nào chương trình yêu cầu học hẳn xem

• Sallen-Key 101 Whiteboard Series by Analog Devices


• Filtering 101 Whiteboard Series by Analog Devices, Inc.
• Noise, In Amp, Op Amp 101 Whiteboard Series - Analog Devices
• Stability 101 Whiteboard Series by Analog Devices, Inc.

3.4 Linear Algebra

Môn này cũng cực kì quan trọng là nền tảng cho rất nhiều môn về tín hiệu
hoặc tự động sau này. Khi học phải hiểu bản chất thật sâu cũng như phải biết
tưởng tượng và hình dung không phải chỉ tính toán đơn thuần là được. Có thể
dùng Matlab để dò kết quả vì việc lập trình Matlab để tính toán cũng như thực
hiện các phép tính trên ma trận rất đơn giản. Đồng thời đây cũng là tiền đề
cho việc học các môn về tín hiệu hoặc làm các đề tài có liên quan đến xử lí ảnh,
control 1 sau này. Tín hiệu có thể xem là vector, ảnh có thể xem là ma trận.
Biết dùng Matlab và hiểu sâu sắc về Linear Algebra sẽ cực kì có lợi cho chúng
ta sau này.

• Thực hành và ứng dụng đại số tuyến tính trên matlab. Khóa này có phí
nhưng đáng bỏ tiền ra học vì nó dạy đại số tuyến tính theo hướng ứng
1 Thậm chí Giáo Sư này dành hẳn cả vài buổi đầu môn học chỉ để ôn tập cho sinh viên

cách tìm eigen value và eigen vector tương ứng


Tuy nhiên, môn này khá trừu tượng và khó hiểu. Trong quá trình học các bạn có thể tham
khảo khóa đại số tuyến tính của thầy Lê Bá Trần Phương tại:
https://hocmai.vn/khoa-hoc-truc-tuyen/409/phan-dai-so-tuyen-tinh-thay-le-ba-tran-phuong.
html
Phong cách dạy của thầy này khá dễ hiểu, học đại số tuyến tính sẽ như học toán cấp 3.
https://www.youtube.com/playlist?list=PLmK1EnKxphikZ4mmCz2NccSnHZb7v1wV-

19
dụng (applied) chứ không phải theo hướng toán học thuần túy (abstract).
Phải biết ứng dụng thì mới tạo ra được giá trị thương mại cho sản phẩm.
https://www.udemy.com/linear-algebra-theory-and-implementation/

• Essence of linear algebra của 3Blue1Brown


• Eigen Vector và Eigen Value
• Học Matlab cơ bản tại https://drive.google.com/drive/folders/0B5Iqq3WgA-AlQnowSjdOUDVwRFE

Trong quá trình học, anh có để ý là việc học đại số tuyến tính ở Bách Khoa
được dạy theo kiểu toán học thuần túy chứ không phục vụ một cách trực tiếp
cho các môn chuyên ngành. Việc này dẫn đến về sau phải mò lại các khái niệm
khá vất vả. Do đó, chúng ta nên tham khảo đại số tuyến tính cho electrical
engineering song song với việc học trên lớp để có động lực hơn Mathematical
Methods and Techniques in Signal Processing

20
4 Học kì 4

4.1 Intro Electromagnetic Field

Môn này cũng rất khó phải đọc sách kĩ và làm thêm bài tập, tiếp tục sử
dụng sách Schaum’s outline Electromagnetic. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải
biết linh động, tùy cơ ứng biến trong trường hợp sách Schaum’s outline không
cải thiện được tình hình thì chúng ta nên sử dụng sách này

https://drive.google.com/file/d/0B5Iqq3WgA-AlZWgzS3VJS2VJSmM/view?
usp=sharing

Hai link này coi để hiểu về một số concept trừu tượng

• https://www.youtube.com/user/profdurgin/playlists
• PHYSICS EM 4: MAXWELL’S EQUATIONS

4.2 Computer Engineering 1

Môn này là học về các mạch kĩ thuật số do đó nó rất quan trọng vì hiện nay
đa phần các mạch của chúng ta là mạch số. Bởi thể hay có câu "It is a digital
world"hoặc "Go digital !"là vậy.

https://www.edx.org/course/computation-structures-part-1-digital-mitx-6-004-1x-0

Nếu bạn nào cảm thấy thú vị và muốn đào sâu nghiên cứu thì nên học tiếp
phần 2 của môn học tại đây

https://www.edx.org/course/computation-structures-2-computer-mitx-6-004-2x

Tài liệu của hai môn này có thể tìm thấy ở http://computationstructures.
org/ Ngoài ra, chúng ta cũng nên đọc thêm sách "KỸ THUẬT SỐ LÝ THUYẾT
VÀ BÀI TẬP"của tác giả Tống Văn On (hình 10 trang 22) để có thể biết thêm
về nguyên tắc thiết kế cũng như một số công nghệ chế tạo vi mạch số.

Một số clip hướng dẫn về mạch số của Robot Brigade:

http://www.robotbrigade.com/digitalLogic.php

Hướng dẫn giải các bài tập môn kĩ thuật số của Neso Academy:

https://www.youtube.com/playlist?list=PLBlnK6fEyqRjMH3mWf6kwqiTbT798eAOm

21
Hình 10: Bìa sách "KỸ THUẬT SỐ LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP"@

4.3 Solid state electronics

Môn này rất khó vì nội dung của nó cực kì khó hình dung. https://www.edx.
org/course/principle-of-semiconductor-devices-part-1-semiconductors-and-pn-junctions

4.4 Electronic Circuit

Môn này rất khó vì có rất nhiều khái niệm trừu tượng. Nếu chúng ta không
hiểu được thì sẽ không nhớ được. Đây cũng chính là nền tảng cho các môn
chuyên ngành Power Electronic (Power, Tự động) và Radio Communication
Circuit (Viễn Thông) sau này nên chúng ta phải nắm thật chắc. Nếu trước học
kì này mà được nghỉ Tết thì các bạn tranh thủ luôn mấy ngày Tết để học với
giáo sư Razavi tại

https://www.youtube.com/channel/UClH7sqfyOoJ3jpeAqWZX7WA/videos

Phần hướng dẫn của giáo sư Razavi không có differential amplifier. Tuy
nhiên, các bạn có thể xem về nó tại https://www.youtube.com/playlist?list=
PL2w-HgusdsYNgoqSus826h_UWOoGm9XaR

Các bài giảng của giáo sư Razavi có độ dài cỡ gần 1 tiếng đồng hồ nên để
tiết kiệm thời gian thì các bạn nên download các lecture notes được viết sẵn tại
https://sohailansaari.wordpress.com/analog-electronicsprof-razavi/ và vừa đọc
vừa theo dõi video thì sẽ hiệu quả hơn trong việc ôn luyện.

22
Vì khối lượng kiến thức quá nhiều do đó các bạn chỉ nên ưu tiên học MOS-
FET thay vì học cả MOSFET lẫn BJT. Điều này cũng tương đối hợp lí vì hiện
nay MOSFET được sử dụng tương đối rộng rãi.

Phần differential amplifier thì các bạn có thể search trong channel này https:
//www.youtube.com/playlist?list=PL2w-HgusdsYNgoqSus826h_UWOoGm9XaR.
Lưu ý là playlist này là chưa đầy đủ và có thể sẽ phải search bằng tay mới ra
được các clip cần tìm.

Xem và hiểu thêm về cách mà diode và transistor (MOSFET, BJT) hoạt


động tại địa chỉ

• https://www.youtube.com/watch?v=IcrBqCFLHIY
• https://www.youtube.com/playlist?list=PLuUdFsbOK_8rcgYPefXt84YZQywlMxqUG

Khi có dư thời gian thì các bạn có thể xem hướng dẫn thiết kế mạch khuếch
đại đơn giản dùng Transistor BJT

https://youtu.be/Y2ELwLrZrEM

Thêm nữa là ngoài sách Microelectronic Circuits của Sedra Smith thì nên
đọc thêm sách Fundamentals of Microelectronics by Behzad Razavi 2nd Edition
để tham khảo. Bởi vì sau khi đã hiểu hết những kiến thức căn bản thì việc này
sẽ đem lại cho chúng ta lợi ích về mặt tư duy. Cụ thể hơn lúc này chúng ta sẽ
có thêm một góc độ khác hơn để đánh giá và quan sát vấn đề. Tương tự như
môn Analog Signal Processing điều quan trọng nhất vẫn là xây dựng trực giác
để có thể đánh giá nhanh và chính xác các mạch điện tử.

Lúc này nếu bạn nào đã bắt đầu thấy tò mò về hướng Power Electronic thì
có thể tìm hiểu thêm tại

https://www.coursera.org/learn/power-electronics

https://www.coursera.org/learn/current-control

https://www.youtube.com/user/katkimshow/playlists

4.5 Digital System Lab

các bạn có thể tham khảo code Verilog của các bài lab tại địa chỉ sau đây

https://drive.google.com/file/d/0B5Iqq3WgA-AlVE5wc2VGbElrS1U/view?
usp=sharing. Học kì này vừa kết thúc thì các bạn cũng nên chủ động tìm thầy
hướng dẫn cũng như các hướng đi cho đồ án 1 trước.

23
5 Học Kì 5

Tận dụng thời gian

Học kì tiếp theo tương đối rãnh rỗi ( với điều kiện không có môn Kĩ thuật ra
quyết định cho Kĩ Sư) do đó những bạn nào theo hướng viễn thông hoặc năng
lượng nên chủ động đăng kí hoặc tự học CCNA trước để giảm bớt áp lực cho
luận văn năm 4 (việc này nên thực hiện trong trường hợp môn communication
network là do thầy Trà dạy vì đề thi của thầy đỏi hỏi hiểu rất rất rất là sâu
sắc). Đặc biệt là môn này sẽ khá nặng đối với các bạn học năng lượng vì các bạn
không có kiến thức nền Viễn Thông. Kiến thức về CCNA các bạn có thể học tại
trung tâm VnPro hoặc tham khảo thêm tại https://www.youtube.com/playlist?
list=PLB0kJIPE2Vn3_4E2xOc7lJqtP_hgwk-Po. Như vậy, tốt nhất các bạn
nên chọn học ngành Tự Động 2 nếu ngại môn này. Đối với ngành tự động
thì có thể học thêm về PLC tại http://dcsetrain.edu.vn/dao-tao.
Lời khuyên chân thành là không nên chọn những hướng của ngành Power vì
ngành này chấm điểm rất gắt, một số giảng viên hơi khó tính. Theo quan sát
cá nhân của anh, đã từng có trường hợp không được nhận vào làm việc vì điểm
quá thấp. Tóm lại, dễ lấy điểm nhất là ngành tự động hóa, tiếp theo là Viễn
Thông và cuối cùng là Power.

Lưu ý là học kì này, các bạn đã bắt đầu phải tìm thầy hướng dẫn cho đồ án
1 vì thế phần kiến thức về vi điều khiển PIC hoặc Tiva C các bạn học được ở
trung tâm điện toán BK (mục Tận dùng thời gian ở Học kì 3) hay Edx.org sẽ
giúp đỡ các bạn rất nhiều đặc biệt là các bạn thiêng về tự động cũng như điện
tử, viễn thông. Lúc này, chúng ta có thể nâng tầm hệ thống của mình lên mức
Real-Time Bluetooth Networks bằng cách học thêm tại

https://www.edx.org/course/real-time-bluetooth-networks-shape-world-utaustinx-ut-rtbn-12-01x

Nên cố gắng tập trung học kĩ lý thuyết và đọc sách để hiểu rõ về các giao
tiếp I2C, chân SDA, Protocol kết nổi hoạt động ra sao. Chứ nếu chỉ mua kit về
và lắp ghép như Lego đơn thuần thì nó không phải là công việc của kĩ sư. Quan
trọng là phải tìm được một thầy hướng dẫn tốt.

Đối với các bạn tự động, thời điểm này cũng khá phù hợp để học một ít về
xử lí ảnh hoặc thị giác máy tính. Các bạn có thể đăng kí theo học một khóa về
"Nhận Dạng Dựa Trên Thông Tin Thị Giác và Ứng Dụng (Visual Recognition
and Applications)"của Đại học CNTT theo đường link dưới đây

https://bigdata-deeplearning-uit.blogspot.com/2017/09/ao-tao-thong-bao-khoa-hoc-nhan-dang-dua.
html

Không phải giảng viên nào cũng thật lòng quan tâm đến sự nghiệp và sự
phát triển của sinh viên, nếu không tránh được những người như vậy thì ngay
từ đầu thì bạn nên chủ động, đừng chờ đợi họ cầm tay chỉ việc vì sẽ mất rất
nhiều thời gian. Hãy chuẩn bị tư tưởng trước là có khả năng các bạn gần như
2 Xem lí thuyết về điều khiển tự động tại http://tinyurl.com/zmvfgs5 và http://www4.

hcmut.edu.vn/~hthoang/ để hiểu thêm về ngành này.

24
phải tự làm mọi thứ và giảng viên hướng dẫn chỉ duyệt bài hoặc hỏi những thứ
liên quan (nhiều khi tập chủ động như vậy lại tốt cho tương lai sự nghiệp của
các bạn sau này).

5.1 Probability with engineering application

Môn này các bạn sử dụng channel này https://www.youtube.com/user/


jbstatistics và http://www.ilectureonline.com/lectures/subject/MATH/18.

Đây là một môn nền tảng cực kì quan trọng cho các bạn nào có ý định học
ngành viễn thông. Hãy giữ tập vở,slide và tài liệu vì sau này trong môn kĩ thuật
ra quyết định cho kĩ sư sẽ còn gặp lại nó một lần nữa !

Tuy nhiên, nếu muốn học môn này ở dưới góc độ là kĩ sư điện - điện tử thì
nên học theo các lecture của thầy Rich Radke tại địa chỉ https://www.ecse.rpi.
edu/~rjradke/probcourse.html. Thầy này dạy dsp, xử lí ảnh, thị giác máy tính
cũng khá hay. Nhấn mạnh lại một lần nữa là các bạn học viễn thông phải học
toàn bộ phần xác suất của thầy Rich Radke để sau này bớt bỡ ngỡ khi đụng
chuyên ngành.

5.2 Digital signal processing

Môn này cũng tương đối khó và có thể các bạn phải sử dụng Matlab. Khi
cài Matlab chọn cài đặt full đầy đủ để sau này khi chúng ta cần mô phỏng hoặc
thực hiện xử lí ảnh không bị thiếu package.

Tùy gu của mỗi người mà có thể học theo một trong ba địa chỉ:

• https://www.youtube.com/user/DSPcourse/playlists?shelf_id=0&view=
1&sort=dd
• https://www.youtube.com/user/rjradke1/playlists

DSP by Shrenik Jain, qua môn trong vòng một nốt nhạc https://www.
youtube.com/playlist?list=PLfP-D1tg0DI1VEDhEOVNHrTs_pzt684ou

Các bạn có thể học cách sử dụng Matlab theo một số video lecture sau https:
//drive.google.com/drive/folders/0B5Iqq3WgA-AlQnowSjdOUDVwRFE?usp=sharing

Trong quá trình học, anh có tìm được một công thức tổng quát cho phần
Z-transform trong sách BP Lathi, Linear Signal and System, 2nd Edition. Nó
hơi cồng kềnh nhưng ta sẽ được lợi về mặt tổng quát. Nếu được đem 1 tờ giấy
A4 vào phòng thi thì hẳn xài còn nếu không thì cứ theo hướng cổ điển không
nên nhớ công thức này.

n Z−T ransf orm z (Az + B)


r|γ| cos (βn + θ) u[n] ←→ 2
Inverse Z− T ransf orm z2 + 2az + |γ|

25
Với các đại lượng tương ứng như sau:
s
2
A2 |γ| + B 2 − 2AaB
r= 2
|γ| − a2
 
−1 −a
β = cos
|γ|
 
Aa − B 
θ = tan−1  q
2
A |γ| − a2

Sau khi đã qua môn thì các bạn nên nghĩ xa hơn một tí về vai trò của môn
học. Môn DSP này khá quan trọng với ngành viễn thông cho nên là về sau nếu
cần ôn lại hoặc đào sâu kiến thức thì nên đọc quyển Digital Signal Processing:
A Computer Science Perspective của tác giả onathan (Y) Stein vì nó viết cho
dân khoa học máy tính nên rất đơn giản và dễ hiểu. Chưa kể là cuốn sách này
đem một loạt các môn học từ các môn đại cương như Calculus, Linear Algebra,
Probability, Numerical Method cho đến các môn chuyên ngành như Com 1 hay
Com 2 xâu lại với nhau thành một chuỗi liền mạch với DSP, hiếm khi tìm được
cuốn sách nào lại đầy đủ mà lại uyên bác đến như vậy. Nẵm kỹ lý thuyết là
một chuyện còn hiện thực lý thuyết đó trên phần cứng lại là chuyện khác, rất
may sách này cũng hướng dẫn luôn cách hiện thực các thuật toán DSP trên
phần cứng sao cho hiệu quả và chính xác. Ngoài ra, một điểm cộng rất lớn là
tác giả dành hẳn một chương viết về ứng dụng của DSP, phát triển ứng dụng
có ý nghĩa thực tiễn hơn rất nhiều so với việc chỉ tính toán chay trên lớp.

5.3 Numerical Method

Môn này cũng có sử dụng Matlab một chút, các bạn cứ theo đường link
trong môn digital signal processing cũng được. Ngoài ra cũng nên quay lại xem
phần Toán kĩ thuật ở đầu tài liệu để hiểu thêm về các phương pháp giải hệ
ODE.

5.4 Economics

Môn này cũng tương đối khó vì phải học cả Micro lẫn Macro Economic
nhưng các kiến thức thu được khá hay và tương đối thú vị, chúng ta sẽ dùng
channel này để hỗ trợ cho việc học được tốt hơn. https://www.youtube.com/
user/ACDCLeadership/playlists?view=1&shelf_id=0&sort=dd

5.5 Đồ án 1

Các bạn phải chủ động tìm kiếm thầy cô hướng dẫn cho mình và phải mạnh
dạn tự liên lạc qua email cũng như tìm gặp vào giờ tiếp sinh viên của các thầy
cô. Có thể thỏa thuận xin làm đồ án trước khi học kì bắt đầu luôn cũng được

26
nếu bạn có quan hệ tốt với thầy cô. Một điểm đặc biệt là nếu trong giai đoạn
các học kì trước các bạn đã xác định được hướng đi của mình thì chúng ta nên
chủ động đề xuất hẳn đề tài cho đồ án 1 với giảng viên hướng dẫn của mình.

http://oisp.hcmut.edu.vn/hocvu/vi/news/Khoa-K2012-64/CT12TIEN-QUY-DINH-THUC-HIEN-DO-A

27
6 Học kì 6

6.1 Lines, Field and Waves

Môn này khó, các bạn dùng channel này https://www.youtube.com/user/


profdurgin/playlists của giáo sư Greg Durgin để học trước về transmission line.
Các clip trên channel này rất dài nên chúng ta phải kiên nhẫn học trong Tết. Lưu
ý là ở tần số cao các mạch điện có đáp ứng rất kì lạ so với tần số thấp người
ta không thể dùng Lumped Circuit Model mà phải chuyển sang Distributed
Circuit Model.

Đầu tiên xem clip số 1,2,3,4 trong playlist này

https://www.youtube.com/playlist?list=PLULkq8AIoZ7zDTvbaWW9RvXR8Ngnpe0s8

Tiếp tục xem clip số 1,2,3,4 ở playlist sau

https://www.youtube.com/watch?v=2bY9SRxazGM&index=2&list=PLULkq8AIoZ7z_
TKgSR-yPWZAd5An72lQR

Khả năng môn này có thể phải học giáo sư Mỹ rất cao do đó nếu học xong
và có một khoảng thời gian rảnh rỗi ta nên xem trước về

• Hertzian Dipole
• Half Wave Dipole

6.2 Power Circuit

Môn này siêu khó, các bạn phải đọc sách, chú ý nghe giảng và làm bài tập
thật kĩ lưỡng. Đối với các bạn học Power thì môn này là nền tảng cho môn
chuyên ngành (Electric Machinery) về sau của mình.

https://www.youtube.com/user/LearnEngineeringTeam/playlists

6.3 Digital Signal Processing Lab

Các bạn có thể tham khảo các bài Lab tại

• https://drive.google.com/file/d/0B5Iqq3WgA-AlWi0ySDlmUFJYYjg/view?
usp=sharing

• http://www.eecs.umich.edu/courses/eecs452/proj.html
• Cách thiết kế bộ lọc
– Lecture 16: FIR Filter Design (Least-Squares)

28
– Lecture 17: FIR Filter Design (Chebyshev)
– DSP Lecture 18: IIR filter design

Nên copy code và lưu lại vào file notepad để tránh lỗi encode font chữ trong
compiler.

6.4 Đồ án 2

Năm 4 cực kì bận rộn nên với đồ án 2, các bạn nên chủ động chọn các đề
tài có khả năng lên thẳng luận văn luôn để tạo sự liên tục.

29
7 Học Kì 7 - Chuyên ngành Viễn Thông

Tài liệu về chuyên ngành viễn thông các bạn có thể đọc thêm từ bên học
viện bưu chính viễn thông để mở mang thêm kiến thức.

http://www.e-ptit.edu.vn/clbsv/showthread.php?t=5411

Anh cũng để nghị các bạn xem ngay playlist này của LTE để có cái nhìn
tổng quan và hệ thống về ngành viễn thông

Evolution of Communications

Lúc này, chúng ta đã có kiến thức tương đối đầy đủ nên hãy xem về Passive
Filters, Data Transmission and Equalization để hiểu thêm về chuyên ngành viễn
thông.

Tổng hợp các kiến thức căn bản của ngành viễn thông http://www.cppsim.
com/basic_comm_lectures.html

Một điều chúng ta cần hết sức chú ý đó là với chương trình Tiên Tiến các
bạn sẽ phải vừa học vừa làm luận văn song song trong học kì 7 và học kì 8 do
đó chúng ta cần phải khẩn trương lên kế hoạch và phân bố thời gian sao cho
phù hợp để có thể hoàn thành luận văn kịp thời !

7.1 Digital Communication và Communication I

Là kĩ sư Viễn Thông trước nhất phải nắm và hiểu được được các kết quả
của Claude Elwood Shannon . Hai môn này sẽ cung cấp cho các bạn các kiến
thức cơ bản liên quan đến những kết quả này.

1. Lossless Data Compression


What is the minimum of irreducible bits that can reproduce a data set ?
2. Channel Capacity Theorem
What is the minimum rate (in bit/second) that data can be sent across a
noisy channel ?
 
P
C = W log2 1 + N0 W

• Hai môn này các bạn nên đăng kí học trước tại:
https://www.edx.org/course/system-view-communications-signals-hkustx-elec1200-1x-1
https://www.edx.org/course/system-view-communications-signals-hkustx-elec1200-2x-0

• Digital detection theory, Bit error rate


https://youtu.be/QrvXtvE1MT0

30
• Eroror correction coding: block, convolution and turbo code
https://youtu.be/XxjgFeKjEI8
• Lý thuyết thông tin:
https://youtu.be/JnJq3Py0dyM https://www.youtube.com/playlist?list=
PLE125425EC837021F
• Channel Capacity:
https://youtu.be/Cc_Y2uP-Fag
• Radio Link Budgets (chỉ nên xem khi thật rảnh)
https://youtu.be/i_dH6yE8xb0

Nếu gặp band limited signal hoặc những từ như root raise cosine thì xem clip
này https://youtu.be/fLGppqModHI. Trong trường hợp vẫn chưa tìm thấy cái
mình cần thì hãy search các bài giảng môn Principles of Digital Communications
I trên MIT OCW của giáo sư Robert Gallager.

7.2 Image and Video Processing


• Digital Video Encoding
• Intro to Digital Image Processing (ECSE-4540) Lectures, Spring 2015
• Computer Vision for Visual Effects (ECSE-6969) Lectures Spring 2014
(chỉ xem khi thật rảnh)
• Histogram Equalization
Để tiết kiệm thời gian thì có thể xem ở https://www.youtube.com/playlist?
list=PLZ9qNFMHZ-A79y1StvUUqgyL-O0fZh2rs

7.3 Radio Communication Circuit

Môn này các bạn nên đọc sách RF Microelectronics (2nd Edition) của giáo
sư Razavi hoặc sách Radio Frequency Integrated Circuit Engineering của tác
giả Cam Nguyen. Quyển thứ nhất hơi khó tìm còn quyển thứ hai có thể tìm tại
http://gen.lib.rus.ec/

Những kiến thức cũng như intuition về circuit (small signal model, input-
output resistance) mà các bạn học được từ Giáo sư Razavi trong học kì 4 sẽ bổ
trợ rất tốt cho môn này.

• db và dbm
https://youtu.be/1mulRI-EZ80
• Noise Figure
https://youtu.be/M_SRUF4TQgA

31
• Non Linear vs Linear circuit, two-toned test, IMD component
https://youtu.be/CK0zl34nZJc
• Lý thuyết và thực hành với RF Mixer(chỉ coi khi thật rảnh)
https://youtu.be/Mm7WfVzr1ao

8 Học Kì 8

8.1 Communication Network

Đây là môn khó nhất trong học kì cuối cùng, môn này cả power lẫn viễn
thông đều phải học. Lúc này, các bạn sẽ thấy việc đi học trước của mình ở học
kì 5 là cực kì phù hợp. Trong quá trình học nên chủ động tham khảo bài giảng
của thầy Lê Đức Phương bên VNPro để hiểu kĩ hơn về các vấn đề cũng như
khái niệm môn học.

Channel phía trên này không có phần Stop and Wait, Sliding Window
hoặc cách đọc RFC nên để cho đầy đủ thì các bạn nên bổ sung thêm một
ít từ khóa học miễn phí "Introduction to Computer Networking"của Đại Học
Standford https://lagunita.stanford.edu/courses/Engineering/Networking-SP/
SelfPaced/about Hoặc trong khóa này của HKUST https://www.edx.org/course/
a-system-view-of-communications-from-signals-to-packets-part-3 Tải bài tập mẫu
tại: https://tinyurl.com/lfwl7p6

8.2 Kĩ thuật ra quyết định cho Kĩ Sư

Môn này thật ra là môn tối ưu hóa (optimization) gộp với môn xác suất

• Công cụ: http://cbom.atozmath.com/CBOM/transportation.aspx http://


www.phpsimplex.com/simplex/simplex.htm?l=en
• Tài liệu: https://tinyurl.com/kq4zrfh

Tổng hợp tất cả chỉ cần coi ở đây là được Operations Research Course -
Binghamton University

8.3 Wireless Network

Chủ yếu chúng ta sẽ học về MAC Layer

Mapping of Logical to Transport channel

Channel Starvation and Prioritization

MAC Scheduler and Physical Channels

32
8.4 Communication II

Đường link này https://www.youtube.com/channel/UCw9JQNiUTmrBkaRxOL7prFg/


videos?view=0&shelf_id=0&sort=dd cung cấp giải thích cho các khái niệm trừu
tượng về Stochastic Process, Estimator, Conditional Expectation .....

Nếu gặp band limited signal hoặc những từ như root raise cosine thì xem
clip này https://youtu.be/fLGppqModHI

Ngoài ra, chúng ta cũng nên lưu ý những chủ đề khó sau (có thể tùy năm
mà sẽ xuất hiện trong học phần)

• Estimation and Detection Theory


• Random Signal Characterization

8.5 Luận văn tốt nghiệp

Chúc các bạn bảo vệ luận văn thành công !

9 Chủ đề nâng cao

ADC và DAC là hai chủ đề khá khó còn phần Kalman Filter tương đổi dễ
hơn, không đòi hỏi nhiều kiến thức nền nhưng bù lại hơi dài.

9.1 Thiết kế, kiểm tra và đo đạc Delta Sigma ADC

Phần đầu clip https://youtu.be/z9u-QTDAeaM, các bạn sẽ thấy gần như


toàn bộ kiến thức của các môn học(Analog Signal Processing, Digital Signal
Processing, Electronic Circuit, Feedback, Digital Circuit....) sẽ được phối hợp
lại để giúp chúng ta thiết kế ra một ADC hoàn chỉnh. Phần cuối của clip chủ
yếu hướng dẫn chúng ta cách kiểm tra cũng như khai thác tính năng của các
thiết bị đo đạc sao cho hợp lí.

Text for recap http://www.ti.com/lit/an/slyt423a/slyt423a.pdf

9.2 Thiết kế, kiểm tra và đo đạc DAC

Làm chuyện ngược lại so với ADC https://youtu.be/aDiCqgWWqDU. Khi


xem, ta sẽ thấy được lí dao vì sao các điện trở trong DAC phải có sai số thấp
cũng như nguyên nhân của một số hiện tượng không mong muốn thường gặp.

33
Hình 11: ADC schematic

9.3 Kalman Filter

Vào năm 1960, R.E Kalman đã công bố bài báo nổi tiếng về một giải pháp
truy hồi để giải quyết bài tóan lọc thông tin rời rạc tuyến tính (discrete data
linear filtering). Tên đầy đủ của bài báo là "A New Approach to Linear Filtering
and Prediction Problems"(tải xuống tại www.unitedthc.com/DSP/Kalman1960.
pdf) . Từ đó đến nay cùng với sự phát triển của tính tóan kỹ thuật số, bộ lọc
Kalman đã trở thành chủ đề nghiên cứu sôi nổi và được ứng dụng trong nhiều
ngành kỹ thuật công nghệ khác nhau : trong tự động hóa, trong định vị cũng
như trong viễn thông. (trích từ diễn đàn vntelecom.org)

Xem bài giảng về Kalman Filter tại: https://www.youtube.com/playlist?


list=PLX2gX-ftPVXU3oUFNATxGXY90AULiqnWT

9.4 Machine Learning

Bạn nào theo hướng xử lí ảnh mà làm về nhận diện khuôn mặt, bàn tay theo
kiểu huấn luyện với một data base hình chụp cho trước thì nên xem playlist này
https://www.youtube.com/playlist?list=PLiaHhY2iBX9ihLasvE8BKnS2Xg8AhY6iV

Về kiến thức chuyên môn, các bạn có thể học thử từ đây https://www.
youtube.com/playlist?list=PLD0F06AA0D2E8FFBA

Trong trường hợp bạn cảm thấy quan tâm tới hướng này và muốn phát triển
hơn nữa thì đây là list các tài liệu tham khảo cho các bạn https://github.com/
ZuzooVn/machine-learning-for-software-engineers

34

You might also like