You are on page 1of 103

Khóa luận tốt nghiệp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ


KHOA SINH HỌC
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN – MÔI TRƯỜNG
------

ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN


CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI
VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện


ThS. NGUYỄN ĐẮC TẠO BÙI THỊ THANH HƯƠNG

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

HUẾ, 2012

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng


trân trọng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn
Đắc Tạo - Người đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi
về tinh thần cũng như chuyên môn trong suốt quá trình
nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Tôi xin được gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô giáo
trong Bộ môn Tài nguyên - Môi trường cùng các thầy cô
giáo khoa sinh học - trường Đại học Khoa học Huế.
Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân
huyện A Lưới và cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của người
dân các xã, thị trấn nơi tôi đến để điều tra thu thập số liệu.
Cuối cùng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn tạo
điều kiện và cổ vũ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa
luận.

Huế, tháng 05 năm 2011


Sinh Viên
Bùi Thị Thanh Hương

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Phần 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN THẾ GIỚI 3
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM..........5
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỪA THIÊN HUẾ............9
Phần 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU....................................................................................................10
I. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU...........................................................................10
II. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................................................12
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU....................................................................12
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................12
1. Phương pháp tiến hành..............................................................................12
2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa...................................................13
3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.....................................14
Phần 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC
NGHIÊN CỨU....................................................................................................15
I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU..................................15
1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực nghiên cứu [40]......................................15
2. Địa hình, địa mạo [40]...............................................................................15
3. Đặc điểm khí hậu [40]...............................................................................16
4. Các nguồn tài nguyên [40].........................................................................17
4.1. Tài nguyên đất.....................................................................................17
4.2. Thuỷ văn..............................................................................................18
4.3. Tài nguyên nước..................................................................................18
II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI...............................................................19

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

Phần 4: KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.......................................23


I. ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI VÀ
VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ................23
1. Tính đa dạng về thành phần loài................................................................23
1.1. Danh lục thành phần loài.....................................................................23
1.2. Sự đa dạng về các bậc taxon................................................................23
1.3. Các họ thực vật có trên 6 loài cây dược liệu........................................27
1.4. So sánh mức độ đa dạng về thành phần loài ở khu vực nghiên cứu với
các khu vực khác........................................................................................28
2. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm...............................................................30
3. Mô tả các loài cây dược liệu chính............................................................31
3.1. Mô tả các loài cây dược liệu quý hiếm................................................31
3.2. Mô tả một số cây dược liệu được sử dụng phổ biến............................33
4. Đa dạng về dạng sống................................................................................38
5. Đa dạng về sự phân bố theo các sinh cảnh................................................44
6. Đa dạng về cây trồng – cây hoang dại.......................................................45
7. Đa dạng về công dụng và bộ phận dùng....................................................46
7.1. Đa dạng về công dụng.........................................................................46
7.2. Đa dạng về bộ phận dùng....................................................................48
II. HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ
VÀ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ
TRẤN A LƯỚI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ......................................................................................................51
1. Hiện trạng sử dụng cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.............................................................51
2. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và sử dụng bền vững tài nguyên cây
dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế.................................................................................................................53
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................55
I. KẾT LUẬN....................................................................................................55
II. ĐỀ NGHỊ......................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................57
PHỤ LỤC

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu chính của huyên A Lưới.......................................16
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện A Lưới.........................17
Bảng 4.1. Sự phân bố và tỷ lệ (%) các taxon bậc họ, chi và loài cây dược liệu
trong các ngành thực vật bậc cao có mạch ở thị trấn A Lưới và vùng
phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.....................................24
Bảng 4.2. Các họ thực vật có trên 6 loài cây dược liệu........................................27
Bảng 4.3. So sánh lượng ngành, họ và loài cây dược liệu khu vực nghiên cứu
với các vùng khác................................................................................28
Bảng 4.4. Các loài cây dược liệu có trong Sách Đỏ Việt Nam, phần 2 – Thực vật
(2007) và nghị định số 32/2006 NĐ - CP............................................30
Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ (%) các nhóm dạng sống của các loài cây dược liệu
ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.....40
Bảng 4.6. Sự phân bố cây dược liệu theo sinh cảnh.............................................44
Bảng 4.7. Số lượng và tỷ lệ (%) cây trồng và cây hoang dại...............................45
Bảng 4.8. Các nhóm công dụng của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và
vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế............................47
Bảng 4.9. Bộ phận cây dược liệu được sử dụng 49

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu...................................................................11


Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc họ trong 3 ngành thực vật bậc cao
có mạch ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................24
Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc chi trong 3 ngành thực vật bậc cao
có mạch ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................25
Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc loài trong 3 ngành thực vật bậc cao có
mạch ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế............................................................................................25
Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn số lượng ngành, họ và loài cây dược liệu của vùng
nghiên cứu so với các vùng khác.........................................................28
Hình 4.5. Biểu đồ các dạng sống chính của các loài cây dược liệu của thị trấn
A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế..........41
Hình 4.6. Biểu đồ các dạng sống phụ trong nhóm dạng sống cây chồi trên mặt
đất (Ph) của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................41
Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) sự phân bố cây dược liệu theo sinh cảnh........44
Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) cây dược liệu trồng và hoang dại............45

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 1

MỞ ĐẦU

Từ thời sơ khai con người đã biết tìm kiếm, sử dụng nhiều loài cây cỏ để
làm thuốc chữa bệnh. Trải qua lịch sử hơn bốn nghìn năm hình thành và phát
triển, nhân dân ta đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy nên kho kinh
nghiệm về cây thuốc chữa bệnh quý báu cho nhân loại. Ngày nay với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, những kinh nghiệm đó không bị mai một đi mà ngày
càng được phát huy mạnh hơn. Bên cạnh việc dùng các cây cỏ để chữa bệnh trực
tiếp, có thể tách chiết các hợp chất hóa học có trong cây cỏ tạo ra nhiều loại
thuốc quý, bổ ích góp phần quan trọng trong bảo vệ sức khỏe con người.
Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa
hình phức tạp và đa dạng nên nguồn tài nguyên sinh vật nói chung cũng như tài
nguyên thực vật nói riêng vô cùng phong phú, nhiều loài thực vật có thể sử dụng
làm dược liệu. Hơn nữa, nước ta có nền văn hóa lâu đời với 54 dân tộc anh em
sinh sinh sống, vì thế những cây dược liệu quý, nhiều kinh nghiệm chữa bệnh
dân gian của đồng bào ta đến nay vẫn còn nguyên giá trị và trở thành nghề thuốc
Y học cổ truyền của dân tộc.
A Lưới là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ở đây có nhiều loài thực vật và cây thuốc quý có vai trò dược liệu quan trọng
phục vụ việc chữa bệnh cho người dân, đặc biệt là các dân tộc thiểu số như: Pa
Cô, KaTu, Tà Ôi,…
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi chọn đề tài “Điều tra, đánh gia tài
nguyên cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế”. Nhằm góp phần tìm hiểu về các loài thực vật làm dược liệu,
tình hình khai thác, gây trồng cũng như kinh nghiệm sử dụng cây dược liệu của
các đồng bào dân tộc ở khu vực nghiên cứu. Qua đó, đề xuất những giải pháp
góp phần bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên này.

Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, tuy được sự giúp đỡ tận
tình của giáo viên hướng dẫn, bản thân cũng đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 2

gian thực hiện đề tài có hạn, bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học,
khả năng hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Kính mong quý
Thầy, Cô và các bạn đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được tốt hơn.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 3

Phần 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN


THẾ GIỚI
Từ ngàn xưa con người đã biết sử dụng nhiều cây cỏ quanh mình để chữa
bệnh và từ đó hình thành nên nhiều bài thuốc cổ truyền quý truyền từ đời này
sang đời khác bằng nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào trình độ phát triển
mỗi thời đại như: truyền miệng, kinh nghiệm thực tiễn, hình vẽ trên các vách đá,
thân cây… cho đến bằng sách, báo, truyền hình, internet… Ngày nay, nó trở
thành một kho tàng kiến thức, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây cỏ cho nhân loại.
Người đầu tiên ghi chép các loài cây cỏ để lại cho đời sau là Aristote
(384-322 trước công nguyên (TCN)), đã ghi chép và lưu lại kiến thức về cây cỏ.
Tiếp đó là tác phẩm “ Lịch sử thực vật “của Theophraste (khoảng 330 năm TCN)
đã giới thiệu gần 500 loài cây cỏ với những chú dẫn về sự phân bố, công dụng
của từng loài để làm thuốc [28].
Đến năm 73- 23 TCN, nhà tự nhiên học La Mã Plinus đã biên soạn bộ
“Bách khoa toàn thư” gồm 37 tập, thống kê gần 1.000 loài cây cỏ có ích trong đó
có nhiều cây được sử dụng để chữa bệnh [10].
Thế Kỷ thứ I TCN, người thầy thuốc Hi Lạp Dioscorides đã giới thiệu trên
600 loài cây thuốc và công dụng của chúng [10].
Lịch sử nghiên cứu y dược của Trung Quốc phát triển vượt bậc. Với bộ
sách “Thần nông bản thảo” (thời kì Tần- Hán) đã ghi nhận hơn 356 vị thuốc và
chia thành ba loại: thượng phẩm, trung phẩm và hạ phẩm. Đây được xem là bộ
sách dược học đầu tiên và quý giá nhất trong thời kì này [31].
Qua thời kỳ Trung Cổ, từ những năm cuối cùng của đế quốc La Mã dưới
sự thống trị của Giáo hội đến thế kỷ XIV, cây cỏ có ích chỉ được các nhà khoa
học Arập nghiên cứu ở mức thấp [27].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 4

Tới thời kỳ Phục hưng (đầu thế kỷ XV), chủ nghĩa tư bản phát triển, mở
rộng buôn bán giao lưu qua nhiều nước, các loài cây cỏ có ích lại được nghiên
cứu, tích lũy. Các bộ Bách khoa toàn thư về cây cỏ được biên soạn ở nhiều quốc
gia, đóng góp rất lớn vào việc phát triển thêm các loài cây có ích và mở rộng việc
gây trồng ở các vùng đất khác nhau [27].
Đến thế kỷ XVI, nền dược học trên thế giới phát triển thêm một bước mới,
đây là thời kì mà các nước đổ xô tìm kiếm và khai thác các nguồn tài nguyên
thiên nhiên. Đặc biệt ngành dược học Trung Quốc phát triển mạnh mẽ và có ảnh
hưởng lớn đến ngành dược học của Việt Nam. Có thể kể đến một số tác giả và
tác phẩm sau:
Đời Minh (1525) có Trần Gia Mô với tác phẩm “Mông thuyên” gồm 12 tập
chia làm 12 bộ: Thái, mộc, thảo, cốc, quả, thạch, thu, cầm, trung, ngư, nhân với 742
vị thuốc. Mỗi vị đều được giới thiệu rõ về tính năng, cách điều trị, chế biến… [31].
Lý Trung Lập đời nhà Minh (1612) biên soạn bộ “Nguyên thủy” gồm 12
quyển, chia cây thuốc thành 10 bộ: Thái, mộc, cốt, thái, quả, thạch, cầm, thú,
trùng, nhân bao gồm 500 vị thuốc [31].
Năm 1625, Mậu Hi Ung với bộ sách “Kinh sở” gồm 30 quyển giới thiệu
490 vị thuốc bao gồm cả vị có ngồn gốc từ động vật, thực vật , khoáng vật [31].
Đời nhà Thanh (1694) Uông Côn giới thiệu 479 vị thuốc mà chủ yếu là
cây cỏ trong tác phẩm “Bí yếu” gồm 8 cuốn đề cập đến 470 vị thuốc trong đó chủ
yếu là cây cỏ [31].
Ngoài ra, còn có rất nhiều tác giả nghiên cứu và tìm hiểu về cây thuốc như
Triệu Học Mẫn đời thanh (1828) với bộ sách “Cương mục di thập”, Văn Thịnh
(1850) với tác phẩm “Ẩm thực phố” ghi nhận nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ
động thực vật [9].
Đỗ Đạo Hòa (1863) đã công bố hơn 500 vị thuốc và đặc biệt giới thiệu các
loài rau hằng ngày có thể dùng làm thuốc. Tác phẩm “Hối soạn” được mọi người
rất quan tâm [31].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 5

Năm 1887, tác phẩm “Giải minh đồ thuyết” của Cao Nghĩa Ngũ đề cập
hơn 100 vị thuốc với đầy đủ tính năng, công dụng, chế biến, bảo quản và nhất là
phần phụ lục hình vẽ cây dược liệu để đối chứng tham khảo [31].
Bên cạnh đó, có rất nhiều những tác giả khác nghiên cứu về cây thuốc
như: Hoàng Cung Tú đời Thanh với tác phẩm “Cầu chân”, Nguyên Đề Diệp Quế
đời Thanh (1724): “Kinh giải yếu”, Triệu Học Mẫn đời Thanh (1850): “Ẩm thực
phổ” ghi nhận nhiều vị thuốc có nguồn gốc từ động thực vật [31].
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở VIỆT NAM
Vốn là một đất nước bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước lâu đời, mỗi
người dân Việt Nam từ lâu đã biết sử dụng những cây cỏ quanh mình để chăm
sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cả cộng đồng. Ngày nay, việc
sử dụng cây thuốc được phổ biến rộng rãi, đã và đang kết hợp với y học hiện đại
để nâng cao hiệu quả chữa bệnh cho con người.
Theo “Lĩnh nam trích quái” từ thời Hồng Bàng (TCN), tổ tiên ta đã biết
kết hợp phòng chữa bệnh trong sử dụng các món gia vị như: Hành, Tỏi, Tía tô,…
là các loài cây cỏ được xem như thực phẩm vừa lại được dùng để kích thích tiêu
hóa, kháng sinh, giải cảm,…Hay tập quán ăn trầu, nhuộm răng có tác dụng chống
viêm đường hô hấp, sát trùng răng miệng, bảo vệ men răng. Bộ “Long úy bí thư”
và “An nam chỉ lược” đã ghi lại, trong thời kỳ này đã sử dụng hàng trăm vị thuốc
như: Sử quân tử, Ý dĩ, Hương phụ,… [21].
Thế kỷ thứ I TCN đến năm 937 sau công nguyên, y hoc Trung Quốc đã
ảnh hưởng rõ rệt đến y học nước ta. Các sách thuốc, vị thuốc được đưa qua
Trung Quốc để chữa bệnh và nước ta đã cống nạp nhiều loại thuốc quý như: Ý dĩ,
Trầm hương, Đậu khấu, Sắn dây,…đồng thời nhiều thầy thuốc Trung Quốc cũng
sang Việt Nam để hành nghề chữa bệnh [22].
Qua nhiều thời đại phong kiến từ 937 – 1224, việc chăm lo sức khỏe cho
vua, quan và nhân dân được chú trọng. Thời Ngô, Lê đã cho xây dựng các tổ chức
y tế, đặt chức tước y tế từ Trung ương đến địa phương. Thời Lý (1010 – 1224) đã
đặt quan hệ với Tống Duy Tông trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc như: Sa nhân,
Hồi hương, Sơn thục, Trần bì,…của ta đều được xuất sang Trung Quốc [16].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 6

Thời Trần (1225- 1399) Nho giáo phát triển mạnh, chống mê tín dị đoan
làm cho y học phát triển thêm một bước [10]. Trong giai đoạn này xuất hiện một
số danh y và tác phẩm y học đã được biên soạn như: “Cúc đường di cảo” của
Trần Nguyên Đảo, “Dược thảo tân biên” của Nguyễn Chí Tân, “Y học yếu giải”
của Chu Văn An, “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” của Nguyễn Đại Nang, “Bản
thảo thực vật toàn yếu” của Nguyễn Phú Thiền…[17].
Đặc biệt trong giai đoạn này có nhà y học xuất chúng Nguyễn Tuệ Tĩnh.
Với khẩu hiệu “Nam dược trị nam nhân”, ông là người xây dựng nền móng y học
cổ truyền nước nhà. Tác phẩm “Nam dược thần hiệu” đã tổng hợp được 580 vị thuốc
nam, 3837 bài thuốc kinh nghiệm, 182 chứng bệnh trong 10 khoa lâm sàng và bộ
“Hồng nghĩa giác tư y thức” gồm 600 vị thuốc của Việt Nam và cách sử dụng [17].
Không chỉ với phương châm “Người Nam dùng thuốc Nam”, Tuệ Tĩnh đã
khởi xướng phong trào trồng thuốc ở gia đình, vườn chùa để có thể tự cũng cấp
cho bản thân và đất nước khi cần thiết. Với phương châm đó, nghề thuốc cổ
truyền của dân tộc được đời sau kế thừa và phát huy mạnh mẽ, trở thành tập quán
của người dân, góp phần lớn trong chăm lo sức khỏe của người dân [17].
Thời nhà Hồ (1400- 1406) đã đẩy mạnh cải cách xã hội, mở rộng việc chữa
bệnh cho nhân dân, xây dựng cơ sở chữa bệnh và việc sử dụng châm cứu [31].
Từ năm 1407 – 1427, nước ta bị nhà Minh xâm lược, thời kì này tuy ngắn
nhưng rất tác hại đến nền văn hóa dân tộc, chúng vơ vét sách vở, các loại thuốc quý và
đưa các sĩ phu, danh y Việt Nam sang nước chúng, y học do đó không phát triển [39].
Thời nhà Hậu Lê (1428- 1788), Nguyễn Trực đã để lại quyển “Bảo anh
lương phương” chữa bệnh cho trẻ em bằng thuốc, châm cứu, xoa bóp [31].
Thời nhà Nguyễn (1788- 1883), Nguyễn Quang Lương với tác phẩm
“Nam dược tập nguyên quốc âm” viết về các bài thuốc nam đơn giản thường
dùng. Lê Đức Huệ với tác phẩm “Nam Thiên đức bảo toàn thư” gồm 511 vị
thuốc nam và bệnh học [31].
Năm 1884 – 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Thời kỳ này các loại
thuốc tân dược đã tràn ngập thị trường trong nước, việc nghiên cứu cây thuốc
trong nước bị hạn chế [26].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 7

Với chủ trương kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền
của dân tộc, đặc biệt là tri thức bản địa của các cộng đồng người dân tộc trong sử
dụng cây cỏ làm thuốc bồi bổ cơ thể và thuốc chữa bệnh, ngay sau khi hòa bình
lập lại ở miền Bắc (1954) và giải phóng miền Nam thống nhât đất nước (1975),
chúng ta đã có nhiều nỗ lực, đầu tư điều tra, nghiên cứu về tài nguyên cây thuốc
nhằm khai thác, sử dụng phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Việt Nam vốn là nước giàu tài nguyên động thực vật nên là mối quan tâm rất
lớn của nhiều nhà khoa học trên thế giới. E. M. Perret và Paull Hurrier với tác phẩm
“Dược liệu và dược điển Trung Việt” đã đưa ra danh mục những vị thuốc có nguồn
gốc từ động, thực vật và khoáng sản dùng trong y học Trung – Việt [26].
Tác phẩm “Danh mục những sản phẩm ở Đông Dương” (Catalogue des
produits de L’ indochine – produits medicinaux) phần cây dược liệu do 2 tác giả
Ch. Crevot và A. Petelot biên soạn thành 2 tập, tập 1 (1928) và tập 2 (1935). Đến
năm 1952 A. Petelot sửa chữa, bổ sung thêm và đặt tên mới là “Những cây thuốc
của Campuchia, Lào và Việt Nam” (Les plantes medicinales du Cambodge du
Lao et du Việt Nam). Trong bộ sách này tác giả thống kê khoảng 1428 vị thuốc
thảo mộc ở khu vực Đông Dương [26].
Mặc dù có nhiều thành công lớn trong công tác nghiên cứu các loại dược
liệu từ thực vật, nhưng phần lớn các tác phẩm này chỉ đưa ra tính năng và
phương pháp dùng mà chưa nêu được đặc điểm phân bố và hình vẽ cây thuốc.
Chính vì thế đã gây không ít khó khăn cho người sử dụng.
Năm 1957, Đỗ Tất Lợi đã tiến hành điều tra cây thuốc ở Việt Nam và đến
năm 1963 ông xuất bản cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” gồm 450
loài cây làm thuốc. Cho đến năm 2006 tác phẩm này đã 14 lần tái bản và bổ sung
đã công bố 800 loài dược liệu [26].
Năm 1960, Phạm Hoàng Hộ xuất bản cuốn “Cây cỏ miền Nam Việt Nam”
gồm 2 tập. Từ năm 1991 - 1993 đổi thành “Cây cỏ Việt Nam” gồm 3 tập đã giới
thiệu mô tả tóm tắt kèm theo hình vẽ của 10.500 loài gồm thực vật bậc cao và
tảo, trong đó ông đã đề cập đến nhiều loài thực vật dùng làm thuốc [19].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 8

Trong những năm 1969 - 1975, Võ Văn Chi cùng nhiều tác giả khác đã công
bố các công trình nghiên cứu về hệ thực vật ở Việt Nam với bộ sách “Cây cỏ thường
thấy ở Việt Nam” trong đó các tác giả mô tả 600 loài cỏ có thể làm thuốc [7].
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975) việc chăm sóc sức khỏe người
dân được quan tâm nhiều hơn và cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc.
Trong năm này, Nguyễn Văn Lan, Trịnh Văn Minh cho xuất bản quyển “Kỹ thuật
trồng một số cây dược liệu” gồm 2 tập hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và sơ chế
những loại dược liệu như: Ích mẫu, Bạc hà, Hòe, Ngưu Tất, Sâm bố chính…
Năm 1982, Bộ Y tế đưa ra cuốn “Hướng dẫn trồng và sử dụng thuốc nam
châm cứu” đã giới thiệu cho người dân cách thức trồng những loài cây làm thuốc
quanh nhà và phương pháp bảo quản, chế biến, công dụng của chúng [4].
Năm 1986, cuốn sách “Hái và dùng cây thuốc” của Lê Trần Đức xuất bản,
giới thiệu kỹ thuật trồng 362 cây thuốc thông dụng [16].
Năm 1993, Viện dược liệu công bố cuốn “Tài nguyên cây thuốc Việt
Nam” trong tài liệu đã giới thiệu hơn 100 loài cây thuốc thường gặp [41].
Năm 1998, Võ Văn Chi đã xuất bản cuốn “Cây rau làm thuốc” đã giới
thiệu được 154 cây rau, giúp chúng ta hiểu biết thêm về công dụng của một số
loài cây vừa làm rau ăn vừa có tác dụng chữa bệnh [8].
Năm 1999, Võ Văn Chi cho xuất bản cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã
giới thiệu được gần 3200 cây thuốc khác nhau. Trong cuốn này ngoài việc mô tả,
nêu công dụng, liều lượng sử dụng, tác giả còn cho biết thời gian ra hoa kết quả của
các cây thuốc. Đây là một tài liệu có giá trị cao về mặt Y dược liệu hiện nay [9].
Vào thời gian này, Võ Văn Chi và cộng sự đã cho xuất bản bộ sách “Cây
cỏ có ích ở Việt Nam” gồm 2 tập đã giới thiệu khoảng 6000 loài cây bao gồm cả
cây hoang dại và cây trồng hiện có ở Việt Nam [10].
Năm 2000, Phạm Trần Cận xuất bản cuốn sách “Cây thuốc Việt Nam
chữa bệnh người Việt Nam” đã giới thiệu 210 cây cỏ dùng để chữa bệnh [6].
Phạm Hoàng Hộ (2006) với cuốn sách “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” giới
thiệu 3525 loài thực vật được sử dụng làm dược liệu [20].
Năm 2006, Phạm Hoàng Hộ với quyển “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” đã giới
thiệu 2.289 loài cây thuốc có hình vẽ mô tả, đặc điểm và công dụng của chúng [20].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 9

Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2006, ở Việt Nam có 3.948
loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm
thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những cây thuốc có giá trị sử dụng cao, có
khả năng khai thác trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây
thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây thuốc đang được thị
trường dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có khả năng khai thác [45].
Năm 2007, Võ Văn Chi với cuốn “Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam” đã
giới thiệu tên của khoảng 20.000 loài cây cỏ, trong đó có nhiều loài cây cỏ được
sử dụng làm thuốc [11].
Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc có giá trị
khác của các cơ quan, ban ngành, Bộ Y tế, các trường Đại học và cơ quan nghiên
cứu các tỉnh. Hàng năm các cơ quan này điều tra, đánh giá thành phần loài thực
vật làm thuốc nhằm góp phần bổ sung vào kho tàng quý giá này.

III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỪA THIÊN HUẾ
Từ kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học ở vùng núi Bạch Mã (Huỳnh
Văn Kéo – Trần Thiện Ân, 2006) đã ghi nhận được hệ cây dược liệu ở đây rất
phong phú và đa dạng gồm 585 loài, 135 họ, 378 chi thuộc 4 ngành. Trong đó có
27 loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, được đưa vào sách đỏ Việt Nam. [24]
Từ kết quả nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm phân bố và giá trị sử
dụng của các loài cây thuốc ở xã Vinh Thanh và Vinh Xuân, huyện Phú Vang,
tỉnh Thừa Thiên Huế (Huỳnh Thị Ngọc Hiền, 2011) đã xác định được hệ cây
thuốc ở đây tương đối phong phú và đa dạng gồm 147 loài thuộc 126 chi, 66 họ
và 3 ngành thực vật bậc cao có mạch [18].
Những số liệu này thể hiện mức độ đa dạng và phong phú của hệ cây dược
liệu ở Thừa Thiên Huế khá cao.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 10

Phần 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

I. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


Địa điểm nghiên cứu của đề tài là thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, dựa vào bản đồ
hành chính của huyện, mỗi khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra và
thu mẫu tại 11 điểm đại diện ở khu vực nghiên cứu.
* Các điểm thu mẫu (hình 2.1)
Điểm 1 (T1): Xã Hồng Kim
Điểm 2 (T2): Xã Hồng Kim
Điểm 3 (T3): Thị trấn A Lưới
Điểm 4 (T4): Thị trấn A Lưới
Điểm 5 (T5): Thị trấn A Lưới
Điểm 6 (T6): Thị trấn A Lưới
Điểm 7 (T7): Xã ANgo
Điểm 8 (T8): Xã ANgo
Điểm 9 (T9): Xã Hồng Quãng
Điểm 10 (T10): Xã Hồng Quãng
Điểm 11 (T11): Xã Hồng Bắc

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 11

Hình 2.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

T1, T2,...Điểm khảo sát và thu mẫu

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 12

II. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU


Đề tài được tiến hành từ tháng I/2011 đến tháng V/2011.
Trong thời gian thực hiện, chúng tôi tiến hành 3 đợt khảo sát thực địa, mỗi đợt
tiến hành trong 5 ngày:
- Đợt 1: Từ ngày 26/II – 2/III: Tiến hành thu thập số liệu về điều kiên tự
nhiên và kinh tế xã hội của huyện đồng thời thu mẫu cây dược liệu ở các điểm
nghiên cứu : Điểm 1 (T1): Xã Hồng Kim; Điểm 2 (T2): Xã Hồng Kim; Điểm 3:
Thị trấn ALưới (T3); Điểm 4 (T4): Thị trấn ALưới; Điểm 5 (T5): Thị trấn ALưới.
- Đợt 2: Từ ngày 22/III – 27/III: Tiến hành thu thập số liệu và thu mẫu ở
các điểm: Điểm 6 (T6): Thị trấn ALưới; Điểm 7 (T7): Xã ANgo; Điểm 8 (T8):
Xã ANgo; Điểm 9 (T9): Xã Hồng Quãng; Điểm 10 (T10): Xã Hồng Quãng;
Điểm 11 (T11): Xã Hồng Bắc.
- Đợt 3: Từ ngày 5/IV – 10/IV: Tiến hành thu mẫu bổ sung.
Thời gian còn lại giữa các đợt thu mẫu, chúng tôi tiến hành phân tích mẫu,
xử lý số liệu tại phòng thí nghiệm của bộ Tài nguyên – Môi trường khoa Sinh
học trường Đại học Khoa học Huế. Đồng thời chúng tôi tham khảo tài liệu có
liên quan đến đề tài và viết khóa luận.

III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế.

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. Phương pháp tiến hành
- Khảo sát sơ đồ khu vực nghiên cứu.
- Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết: kéo cắt cây, cặp mắt cáo, giấy báo,
nhãn ghi, túi PE…
- Chụp ảnh mẫu cây dược liệu và thu mẫu.
- Đi điều tra nhân dân sống xung quanh thị trấn và các vùng lân cận, tiến
hành phỏng vẫn nhân dân theo phiếu điều tra cây dược liệu được in sẵn.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 13

Chúng tôi đã gặp gỡ và phỏng vấn 50 người dân ở các xã khảo sát:
+ Nguyễn Thị Thả, 26 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ Hồ Thị AKim, 30 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ Kăn Triều, 60 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ AMoong Hùng, 52 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ AMoong Thị Ni, 47 tuổi, xã Hồng Bắc.
+ Trần Thị Lộc, 46 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Hồ Thị Bưởi, 78 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Hồ Noan, 35 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Hồ Thị Sương, 27 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ Đặng Hải, 55 tuổi, Thị Trấn ALưới.
+ PLoong Tô Na, 45 tuổi, xã ANgo.
+ Hồ Thị Vệ, 31 tuổi, xã ANgo.
+ Lê Thị Nưm, 38 tuổi, xã ANgo.
+ Lê Thị Chót, 59 tuổi, xã ANgo.
+ Đoàn Tuyến, 52 tuổi, Hồng Kim.
+ Lê Chi Pá, 82 tuổi, xã Hồng Kim.
+ Hồ Thị Hiền, 27 tuổi, xã Hồng Quãng.
+ Hồ Thanh, 36 tuổi, xã Hồng Quãng.
+ Nguyễn Văn Sử, 25 tuổi, xã Hồng Quãng.
........................................................................
2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, khí hậu thủy văn, kinh tế xã
hội, địa hình khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA (Rapid Rural Appraisal)
kết hợp với phiếu điều tra để thu thập thông tin liên quan đến nội dung đề tài.
- Phương pháp thu mẫu thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008 [35].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 14

- Quan sát và ghi chép các dạng sống của cây dược liệu, các điều kiện sinh
thái, đặc điểm môi trường.
3. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Kế thừa có chọn lọc và sử dụng các tư liệu có liên quan đến đề tài.
- Định loại tên khoa học theo phương pháp hình thái so sánh với các tài
liệu: Từ điển cây thuốc Việt Nam - Võ Văn Chi (1999) [9], Cây cỏ Việt Nam
(3 tập) - Phạm Hoàng Hộ (1999) [19], Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
- Đỗ Tất Lợi (2006) [26], Cây có vị thuốc ở Việt Nam - Phạm Hoàng Hộ
(2006) [20],…
- Đánh giá dạng sống dựa vào cách phân chia dạng sống của Raunkiaer
(1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn (1997): Vị trí chồi so với mặt đất ở mùa bất lợi
cho sinh trưởng của thực vật [35].
- Dựa vào kết quả điều tra và kết hợp các tài liệu hiện có để tìm hiểu công
dụng của cây dược liệu.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 15

Phần 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

I. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU


1. Vị trí địa lý và giới hạn khu vực nghiên cứu [39]
A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế
được thành lập từ năm 1976 trên phần đất phía Tây huyện Hương Trà và Hương
Thủy cũ, cách thành phố Huế 70km. Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 116 -
116,37 vĩ độ Bắc và 107 - 107,36 độ kinh Đông. Là huyện có đường ranh giới dài
nhất tỉnh và tiếp giáp với lảnh thổ nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào.
+ Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam
Đông (Thừa Thiên Huế).
+ Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào).
+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam).
+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và Đakrông (tỉnh
Quảng Trị)
Với tổng diện tích 122.901,8 ha, huyện A Lưới chiếm 1/4 diện tích của
tỉnh Thừa Thiên Huế, là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh. Huyện có 21 đơn vị
hành chính bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã.
Trên địa bàn huyện có 9 dân tộc cư trú bao gồm: Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa
Hy, Vân Kiều, Tày, Mường, Nùng và Kinh. Trải qua bao nhiêu biến cố nhưng
đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quán
truyền thống của mình.
2. Địa hình, địa mạo [39]
Phần lớn diện tích huyện A Lưới là đồi núi, có độ dốc thay đổi và chênh
lệch tương đối lớn. Diện tích đất nằm giữa hai dãy núi hẹp trải dài theo hướng có
địa hình tương đối bằng phẳng nhưng chỉ chiếm một phần diện tích rất nhỏ, đây

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 16

chính là địa bàn phân bố dân cư chủ yếu của xã. Chính vì đặc điểm là vùng cao
nên diện tích toàn huyện bị chia cắt phức tạp.
Điều kiện địa chất khu vực huyện A Lưới phức tạp do có sự xuất hiện của
nhiều loại hệ tầng địa chất, phân bố tại nhiều khu vực, nhiều loại đá với nhiều nguồn
gốc, bị uốn nếp, vò nhàu đồng thời có rất nhiều đới phá hủy kiến tạo bậc III và IV.
3. Đặc điểm khí hậu [39]
A Lưới nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp, vừa mang đặc tính mùa đông
lạnh của miền Bắc vừa mang đặc tính nắng nóng của miền Nam và đặc biệt, đây là
vùng chịu ảnh hưởng nặng nề với khí hậu khô của gió Lào. Mùa nóng bắt đầu từ
tháng IV đến tháng IX, mùa lạnh bắt đầu từ tháng X kéo dài đến hết tháng III năm
sau. Ngoài ra, đây là vùng có khí hậu đặc trưng của vùng miền núi trong mùa hè,
về đêm nhiệt độ xuống rất thấp (khoảng 19 - 23 0C) và vào mùa đông thường xuất
hiện sương mù dày đặc. Bên cạnh đó, diễn biến thời tiết rất bất thường, đang có xu
hướng phá vỡ quy luật vốn được hình thành từ rất lâu như: Mùa đông thường lạnh
hơn, kéo dài hơn; mùa hè thì khô hạn, còn mùa mưa thì lại xuất hiện lũ lớn, lũ ống
với mức độ và cường độ cao; những cơn bão hình thành bất ngờ, gây ra thiệt hại
lớn hơn rất nhiều so với những cơn bão lớn nhất trước đây.
Các yếu tố khí hậu chính của huyện ALưới được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Các yếu tố khí hậu chính của huyên A Lưới

Stt Các yếu tố Huyện A Lưới

1 Nhiệt độ trung bình trong năm (0C) 22,5

2 Nhiệt độ tháng cao nhất (0C/tháng) 26,1/ VI

3 Nhiệt độ tháng thấp nhất (0C/tháng) 18,1/ XII

4 Lượng mưa trung bình năm (mm) 280,4

5 Tháng có lượng mưa cao nhất (mm/tháng) 1004,6/X

6 Tháng có lượng mưa thấp nhất (mm/tháng) 17,5/II

7 Tổng số giờ nắng trong năm (giờ) 141,3

8 Độ ẩm trung bình trong năm (%) 90,1

Nguồn: Niên giám thống kê huyện ALưới, 2010 [39]

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 17

Qua bảng 3.1 cho thấy:


+ Nhiệt độ: A Lưới nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
trung bình năm dao động từ 21-250C, nhiệt độ tối thấp trung bình khoảng 8-12 0C.
Nhiệt độ tối cao trung bình khoảng 25-270C.
+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 280,4 mm, lượng mưa phân
bố không đồng đều, chủ yếu tâp trung từ tháng X đến tháng I năm sau với lượng
mưa cao nhất là 1004,6mm (tháng X) và lượng mưa thấp nhất là 17,5mm (tháng
II). Từ tháng IV đến đầu tháng IX thường không có mưa, đây chính là thời điểm
khô hạn trong năm gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
+ Độ ẩm: Nhìn chung, huyện A Lưới có độ ẩm tương đối cao, độ ẩm trung
bình trong năm là 90,1 % và thường dao động từ 76-94%. Tháng có độ ẩm cao
nhất là tháng I, tháng XI và tháng XII với độ ẩm đạt 94%; tháng có độ ẩm thấp
nhất là tháng VI, độ ẩm chỉ đạt 76%.
Như vậy, tháng VI chính là tháng có thời tiết mùa hè khắc nghiệt nhất
trong năm. Đây là thời điểm nhiệt độ lên cao nhất, độ ẩm thấp nhất làm cho
lượng bốc hơi tăng nhanh, gây hạn hán, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt,
đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, nguy cơ cháy rừng cao,...
4. Các nguồn tài nguyên [39]
4.1. Tài nguyên đất
Huyện A Lưới có tổng diện tích đất tự nhiên là 122.901,8 ha, hiện nay
đang được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (bảng 3.2).
Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện A Lưới

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Nông nghiệp 6.098,29 5,01

2 Lâm nghiệp 107.849,63 88,07

3 Đất ở 1.059,68 1,12

4 Đất chuyên dùng 3.198,44 2,70

5 Đất chưa sử dụng 3.413,03 3,10

Nguồn: Niên giám thống kê huyện ALưới, 2010 [39].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 18

Qua bảng 3.2 ta thấy, đất tự nhiên của huyện được sử dụng vào 5 mục đích
chủ yếu : Đất nông nghiệp, đất lâm nghiêp, đất ở, đất chuyên dụng và đất chưa sử
dụng. Trong đó, diện tích đất sử dụng cho lâm nghiệp là lớn nhất với 107.849,63
ha (chiếm 88,07% tổng diện tích toàn huyện). Vì đây là huyện miền núi của tỉnh
Thừa Thiên Huế, người dân sống chủ yếu bằng khai thác rừng làm nương rẫy,
trồng rừng nên diện tích đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp rất cao. Tiếp đến là
đất nông nghiệp có diện tích 6.098,29 ha (chiếm 5,01%). Diện tích đất nông
nghiệp sở dĩ còn thấp là do đây là huyện miền núi, đất đai dành cho nông nghiệp
còn hạn chế, người dân chủ yếu làm lâm nghiệp, chưa chú trọng đến nông nghiệp
nhiều. Tuy nhiên, hiện nay Đảng và nhà nước đang chú trọng cho phát triển nông
nghiệp của huyện, nhằm giúp cho người dân cung cấp được nhu cầu lương thực
cho đời sống. Diện tích đất chưa sử dụng của huyện vẫn còn khá cao 3.413,03 ha
(chiếm 3,10%). Hiện nay, diện tích này đang được khai thác để sử dụng cho nhiều
mục đích khác nhau, nhằm góp phần cải thiện được đời sống, kinh tế của vùng.
4.2. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của huyện chủ yếu chịu ảnh hưởng lớn từ sông A Sáp,
các mạch nước ngầm và các khe suối nhỏ. Hầu hết các khe suối đều tập trung đổ
về sông A Sáp. Đây chính là những nguồn nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt,
sản xuất của người dân và cũng là nguồn nước dự trữ cho các vùng đồng bằng.
Sông A Sáp chính là một trong những nơi cung cấp tài nguyên khoáng sản
như: vật liệu xây dựng (cát, sạn), đặc biệt là vàng sa khoáng. Ngoài ra còn có cao
lanh tại các đồi núi, các mỏ đá phục vụ ngành công nghiệp xây dựng cơ bản và
một số vùng còn có quặng sắt.
4.3. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của huyện A Lưới tương đối phong phú, phân bố khắp
lãnh thổ cả về nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp
bởi nguồn nước mưa, hệ thống sông suối nhỏ, hồ chứa, đập dâng và rất nhiều ao
hồ lớn nhỏ khác trong khu dân cư. Các con sông lớn trên địa bàn như sông A
Sáp, sông Tà Rìn….

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 19

Nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho huyện A Lưới trong việc
phát triển kinh tế đặc biệt trong sản xuất nông, lâm nghiệp, đáp ứng được khả
năng tưới tiêu cho phần lớn đất canh tác.

II. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI


Theo thống kê năm 2010, toàn huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính
gồm có 1 thị trấn và 20 xã. Tổng dân số toàn huyện có đến hơn 44.000 ngàn
người với mật độ tương đối thấp 33,8 người/km 2, phân bố thưa thớt theo từng
làng xóm. Riêng thị trấn A Lưới phần đông là người Kinh sinh sống nên mật dộ
dân số tập trung cao hơn [39].
Trên địa bàn huyện A Lưới có rất nhiều dân tộc sinh sống, theo thống kê
năm 2010 có đến 9 dân tộc đang sinh sống tại đây gồm Pa Cô, Tà Ôi, Ka Tu, Pa
Hy, Vân Kiều, Tày, Mường, Nùng và Kinh. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ
cao nhất với 20% dân số toàn huyện, còn lại đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm
khoảng 80%. Hầu hết các đồng bào dân tộc chủ yếu sống dựa vào nương rẩy và
săn bắt là chủ yếu. Diện tích đất canh tác nông nghiệp ít, việc đầu tư cho cây
trồng và vật nuôi còn hạn chế, mới chỉ được quan tâm những năm gần đây. Do
đó, đời sống của người dân vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu [39].
Huyện A Lưới là một trong những huyện nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, tốc
độ tăng trưởng kinh tế của A Lưới trong 5 năm qua khá cao và ổn định, cơ cấu
kinh tế tiếp tục chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Lĩnh vực nông - lâm nghiệp phát triển tích cực theo hướng bền vững, nâng dần
giá trị và hiệu quả trên một đơn vị diện tích, duy trì được mức tăng trưởng bình
quân 11,2%/năm. So với năm 2005, tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
tăng từ 22,2% lên 32,5% trong năm 2010; thu nhập bình quân đầu người đạt trên
8 triệu đồng/năm, tăng gần gấp đôi so với năm 2005; tỷ lệ hộ nghèo từ 48,47%
(năm 2005)giảm xuống còn còn 24,58% năm 2010 [40].
 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp [39]
Đây là các lĩnh vực đang phát triển đạt tốc độ tăng trưởng khá của huyện,
bình quân 16,4%/năm. Năng lực sản xuất công nghiệp được mở rộng, một số ngành

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 20

công nghiệp mới phát triển như: nhà máy thủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng với
tổng công suất 249 MW; nhà máy tinh lọc cao lanh công suất 33.000 tấn/năm; 3 mỏ
khai thác đá vật liệu xây dựng sản lượng 750.000m 3/năm; nhà máy sơ chế cà phê
công suất 4.000 tấn khô/năm; nhà máy chế biến nước lọc đóng chai...
 Các ngành dịch vụ, du lịch [39]
Phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân 12,5 %/năm. Đặc biệt, dịch vụ
thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, khách
sạn, vận tải, xăng dầu, ...tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ. Hệ thống các
dịch vụ phân phối hàng hóa bán lẻ được phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu hàng
hóa tiêu dùng của nhân dân. Đáng chú ý là các thành phần kinh tế phát triển mạnh,
nhất là kinh tế tư nhân, chiếm trên 60% tổng giá trị sản xuất của huyện, đóng góp
chủ yếu vào việc phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm.
 Lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải [39]
Lĩnh vực xây dựng: Đã hoàn thành đưa vào sử dụng công trình Cầu Hồng
Quảng, tổ chức lễ khởi công xây dựng 6 phòng học trường tiểu học Hồng
Thượng. Một số dự án trọng điểm đang triển khai thi công đẩy nhanh tiến độ như
các dự án Đường 74, Đường lên cửa khẩu A Đớt, Trung tâm sinh hoạt văn hoá
cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới; Đường giao thông từ Khe Bùn đến Kăn
Tôm; Trường tiểu học Bắc Sơn, dự án đầu tư cho các xã biên giới khó khăn...
Riêng Quốc lộ 49A giãn tiến độ theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.
Đã triển khai thi công một số công trình thuộc Chương trình 33; Các dự án
về giáo dục như chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên,
mục tiêu quốc gia, chương trình về y tế, điện chiếu sáng, đã được đầu tư kịp thời và
có hiệu quả theo đúng tiến độ phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh.
Nhìn chung các dự án đều được triển khai thi công đảm bảo về chất lượng,
khối lượng và tiến độ. Tuy nhiên, có một số công trình còn chậm tiến độ so với yêu
cầu như: Đường A Ngo đi thôn Quảng Lợi xã Sơn Thuỷ, Đường nội thị A Lưới giai
đoạn 2, Chợ Bốt Đỏ .. với nhiều lý do và yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là do thời
tiết, giải phóng mặt bằng, biến động giá cả, điều chỉnh ca máy, nhân công.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 21

Vận tải hàng hoá: Tiếp nhận quản lý và công bố đưa Bến xe A Lưới
tại xã A Ngo đi vào hoạt động. Đến nay, sản lượng hàng hóa vận chuyển đạt
107.400 tấn, tăng 6,6% so năm trước, sản lượng hàng hóa luân chuyển đạt
915.625 tấn.km, tăng 7,3% và doanh thu đạt 5,673 triệu đồng, tăng 28,9% so
năm trước do nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nhân dân tăng, mặt khác các
công trình xây dựng dân dụng của năm nay cũng tăng so với năm trước nhờ
các dự án đền bù thuỷ điện.
Vận tải hành khách: Số lượng hành khách vận chuyển trong năm đạt
60.310 lượt người, tăng 16,5% so với năm trước; số lượng hành khách luân
chuyển đạt 1.735.100 lượt người.km, tăng 17,5% so năm trước và doanh thu đạt
674 triệu đồng, tăng 26,8% so năm trước. Nguyên nhân tăng là do giá xăng, dầu
tăng mạnh nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô tăng trở lại.
 Giáo dục, đào tạo [39]
Tích cực huy động đầu năm học 2011-2012 với: Nhà trẻ gồm 703 cháu/33
nhóm đạt tỷ lệ 34,6%, tăng 6,4% so với năm trước. Mẫu giáo 2.519 cháu/107 lớp
đạt 94,8%, tăng 2,7% so với năm học trước. Riêng trẻ em 5 tuổi huy động được
962/966, đạt 99,6%, tăng 5% so với năm trước. Có 21 trường mầm non hoạt
động độc lập, trong đó có 17/21 trường tổ chức ăn bán trú. Tỷ lệ trẻ trong nhà
trường suy dinh dưỡng còn 10,8%.
Tiểu học: Có 18 trường (chưa tính 3 trường tiểu học ghép với trung học cơ
sở). Huy động 4.809 học sinh/222 lớp đạt tỷ lệ 99,7%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1.983
học sinh đạt 96,9%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,6%. Hạnh
kiểm thực hiện đầy đủ 99,8%, thực hiện chưa đầy đủ 0,2%. Học lực giỏi 19,5%,
khá 27,2%, trung bình 50,4%, yếu 2,9%. Trung học cơ sở: Có 5 trường (chưa
tính 3 trường trung học cơ sở ghép với tiểu học), huy động 2.536 học sinh/78 lớp
đạt 96,1%, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 96,9%. Trung
học phổ thông: Có 3 trường.
Công tác giáo dục được quan tâm đúng mức, chất lượng giáo dục tăng rõ
rệt cụ thể qua cuộc thi học sinh giỏi khối Tiểu học đã có 35 em được công nhận

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 22

học sinh giỏi cấp huyện, khối trung học cơ sở có 33 em được công nhận học sinh
giỏi cấp huyện. Năm học 2010 – 2011 đạt tỷ lệ học sinh khá giỏi khối tiểu học đạt
46,7%, trung học cơ sở đạt 29,2%, giáo viên khá giỏi đạt 71%. Tổ chức tốt việc
khai giảng năm học 2011-2012 và kế hoạch năm học 2011 – 2012 cho các trường.
 Y tế [39]
Công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được triển khai trên tất cả 21 xã,
thị trấn. Đến nay tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng toàn huyện là 27,68%. Làm tốt
công tác khám chữa bệnh tuyến cơ sở tạo điều kiện cho nhân dân thuận lợi trong
việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đã có 100% trạm y tế được tầng hoá,
20/21 xã có bác sỹ, đã có 20/21 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Nhờ đó, tỷ lệ bệnh
nhân chuyển lên tuyến trên giảm, hạn chế tình trạng quá tải cho tuyến huyện. Số
người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đạt 827/1.000 người, đạt 82,7% kế
hoạch. Chỉ đạo tốt công tác phối hợp với Quân y các Đồn biên phòng trên địa
bàn tổ chức công tác kết hợp quân dân y trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe
cho bộ đội và nhân dân, tạo nên mạng lưới Quân – Dân y ngày càng hoàn thiện,
chủ động và đạt kết quả cao trong công tác.
Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hoá gia đình được thực
hiện thường xuyên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho đối tượng theo hướng đa dạng
hoá, thuận tiện và an toàn; đặc biệt chú trọng đối với xã xa, xã có mức sinh và tỷ lệ
sinh con thứ 3 trở lên cao. Nhìn chung tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên của huyện có giảm
nhưng chưa bền vững, đến nay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,57%. Đã tổ chức Hội
thảo để nâng cao nhận thức cũng như tuyên truyền vận động hạn chế, đẩy lùi nạn tảo
hôn, đồng thời ban hành chỉ thị ngăn chặn vấn nạn này trên địa bàn huyện.
Huyện có tiềm năng về du lịch nên trong định hướng phát triển tương lai,
huyện A Lưới cần đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ; chú trọng xây dựng trung
tâm dạy nghề kết hợp với hướng nghiệp, có phương thức đào tạo mới nhằm
chuyển dịch cơ cấu lao động giảm tỉ lệ học sinh bỏ học, xóa bỏ tệ nạn tảo hôn, bạo
lực gia đình, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân. Xây dựng, đào tạo
nguồn nhân lực, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, củng cố bộ máy
cấp huyện, nâng cao chất lượng cán bộ cấp xã để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Toàn huyện phải có quyết tâm cao, sớm đưa A Lưới thoát khỏi huyện nghèo [39].

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 23

Phần 4
KẾT QUẢ NGHÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

I. ĐA DẠNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ TRẤN A LƯỚI


VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. Tính đa dạng về thành phần loài
1.1. Danh lục thành phần loài
Qua thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã thống kê và xác định được 302
loài cây dược liệu của 245 chi thuộc 104 họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có
mạch: Dương Xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc Lan
(Magnoliophyta). Trong đó:
- Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta) có 14 loài thuộc 10 chi, 7 họ.
- Ngành Thông (Pinophyta) có 7 loài thuộc 5 chi, 5 họ.
- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 281 loài thuộc 230 chi, 92 họ.
Bảng danh lục thành phần loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng
phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở phụ lục 1. Danh
mục thành phần loài cây dược liệu được sắp xếp theo Brummitt (1992) [43].
1.2. Sự đa dạng về các bậc taxon
Sự đa dạng về taxon bậc họ, chi và loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và
vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 4.1 và
các hình 4.1, 4.2, 4.3.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 24

Bảng 4.1. Sự phân bố và tỷ lệ (%) các taxon bậc họ, chi và loài cây dược liệu trong các
ngành thực vật bậc cao có mạch ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh
Thừa Thiên Huế.

Họ Chi Loài

STT Tên Ngành Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ


Số họ
(%) chi (%) loài (%)

1 Dương Xỉ (Polypodiophyta) 7 6,73 10 4,08 14 4,64

2 Thông (Pinophyta) 5 4,80 5 2,04 7 2,32

Lớp Ngọc Lan


75 72,11 195 79,59 240 79,47
Ngọc Lan (Magnoliopsida)
3
(Magnoliophyta) Lớp Hành (Liliopsida) 17 16,34 35 14,29 41 13,57

Tổng 92 88,45 230 93,88 281 93,04

Tổng số 104 100 245 100 302 100

Hình 4.1. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc họ trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch
ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 25

Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc chi trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch
ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 4.3. Biểu đồ biểu diễn taxon bậc loài trong 3 ngành thực vật bậc cao có mạch ở thị
trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 26

Qua bảng 4.1 và các hình 4.1, 4.2, 4.3 cho thấy:
* Đa dạng taxon bậc ngành:
- Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 7 họ chiếm 6,73% tổng số họ, 10
chi chiếm 4,08% tổng số chi, 14 loài chiếm 4,64% tổng số loài.
- Ngành Thông (Pinophyta) có 5 họ chiếm 4,80% tổng số họ, 5 chi chiếm
2.04% tổng số chi và 7 loài chiếm 2,32% tổng số loài.
- Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) có 92 họ chiếm 88,45% tổng số họ,
230 chi chiếm 93,88%, 281 loài chiếm 93,04% tổng số loài. Trong đó:
+ Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) có 75 họ chiếm 72,11% tổng số họ, 195
chi chiếm 79,59%, 240 loài chiếm 79,47% tổng số loài.
+ Lớp Hành (Liliopsida) có 17 họ chiếm 16,34% tổng số họ, 35 chi chiếm
14,29% tổng số chi, 41 loài chiếm 13,57% tổng số loài.
Từ đó cho thấy trong 3 ngành thực vật đã xác định được, ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta) chiếm ưu thế nhất về số họ, số chi, số loài, tiếp đến là ngành
Dương xỉ (Polypodiophyta) và ít nhất là ngành Thông (Pinophyta). Có thể sắp
xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) > Ngành Dương Xỉ (Polypodiophyta)
> Ngành Thông (Pinophyta).
* Đa dạng taxon bậc họ:
Trong 104 họ điều tra được, sự phân bố các loài trong các họ phân bố không
đều. Trong đó có 1 họ 24 loài, 1 họ 22 loài, 1 họ 11 loài, 3 họ 9 loài, 1 họ 8 loài, 3
họ 7 loài, 4 họ 6 loài, 6 họ 5 loài, 3 họ 4 loài, 7 họ 3 loài, 28 họ 2 loài, 46 họ 1 loài.
Họ thực vật đa dạng nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 22 loài chiếm 7,28%
tổng số loài; tiếp đến là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 21 loài chiếm 6,95% tổng
số loài; họ Cà phê (Rubiaceae) 11 loài chiếm 3,64% tổng số loài; họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Lúa (Poaceae) có 9 loài chiếm
2,98% tổng số loài; họ Vang (Caesalpiniaceae) có 8 chiếm 2,64% tổng số loài;
họ Đậu (Fabaceae), họ Hoa môi (Lamiaceae) và họ Đào lộn hột (Anacardiaceae)
có 7 loài chiếm 2,31% tổng số loài.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 27

* Đa dạng taxon bậc chi:


Số loài trong các chi cũng không đồng đều nhau, trong 245 chi điều tra
được có 1 chi 5 loài, 3 chi 4 loài, 10 chi 3 loài, 22 chi 2 loài, 209 chi có 1 loài.
Chi đa dạng nhất là chi Ficus (họ Moraceae) có 5 loài chiếm 1,65% tổng số loài,
tiếp đến là chi Vernonia (họ Asteraceae) và chi Euphorbia (họ Euphorbiaceae) có
4 loài chiếm 1,32% tổng số loài.
1.3. Các họ thực vật có trên 6 loài cây dược liệu
Trong số 104 họ thực vật được xác định có 9 họ có trên 6 loài cây dược
liệu (bảng 4.2).
Bảng 4.2. Các họ thực vật có trên 6 loài cây dược liệu

STT Họ Loài Tỉ lệ (%)

1 Họ Cúc (Asteraceace) 22 7,28

2 Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 21 6,95

3 Họ Cà phê (Rubiaceae) 11 3,64

4 Họ Dâu tằm (Moraceae) 9 2,98

5 Họ Trúc đào (Apocynaceae) 9 2,98

6 Họ Lúa (Poaceae) 9 2,98

7 Họ Vang (Caesalpiniaceae) 8 2,64

8 Họ Đậu (Fabaceae) 7 2,31

9 Họ Hoa môi (Lamiaceae) 7 2,31

Qua bảng 4.2 cho thấy 9 họ có trên 6 loài với tổng số 103 loài chiếm
34,10% tổng số loài, trong đó là họ Cúc (Asteraceae) có số loài nhiều nhất với 22
loài chiếm 7,28% tổng số loài, tiếp đến là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 21 loài
chiếm 6,95%, họ Cà phê (Rubiaceae) 11 loài chiếm 3,64%, họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Lúa (Poaceae) đều có 9 loài
chiếm 2,98%, họ Vang (Caesalpiniaceae) có 8 loài chiếm 2,64%, họ họ Đậu
(Fabaceae) và họ Hoa môi (Lamiaceae) đều có 7 loài chiếm 2,31% tổng số loài.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 28

1.4. So sánh mức độ đa dạng về thành phần loài cây dược liệu ở khu vực
nghiên cứu với các khu vực khác
Để đánh giá về sự đa dạng về thành phần loài cây dược liệu ở thị trấn A
Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành
so sánh thành phần loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế với một số khu vực khác (bảng 4.3).
Bảng 4.3. So sánh lượng ngành, họ và loài cây dược liệu khu vực nghiên cứu với các vùng
khác

Số lượng
STT Địa điểm
Ngành Họ Loài

Thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A


1 3 104 302
Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam, tỉnh Quảng


2 3 104 331
Ngãi [23]

3 Huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình [ 36] 3 92 250

Vườn Quốc Gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên


4 6 141 810
Huế [33 ]

5 Thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam [25 ] 3 69 179

Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn số lượng ngành, họ và loài cây dược liệu của vùng nghiên cứu
so với các vùng khác

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 29

Qua bảng 4.3 và hình 4.4 cho thấy:


- Về số ngành:
Thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có
số lượng ngành thực vật bậc cao có mạch bằng với vùng rừng Cao Muôn và Cà
Đam (Quảng Ngãi), huyện Bố Trạch (Quảng Bình) và thị xã Tam Kỳ (Quảng
Nam) đều có 3 ngành, nhưng lại thấp hơn Vườn Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên
Huế) 6 ngành và chỉ đạt 50%.
- Về số họ:
Từ bảng 4.3 và hình 4.4 cho thấy số họ cây dược liệu của thị trấn A Lưới
và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế bằng vùng rừng Cao Muôn
và Cà Đam (Quảng Ngãi) (104 họ), nhiều hơn so với huyện Bố Trạch (Quảng
Bình) (92 họ) và thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) (69 họ) chiếm tỷ lệ tương ứng
113%, 150%, nhưng lại ít hơn so với vườn Quốc Gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế)
(141 họ) và chỉ đạt tỷ lệ 74%.
- Về số loài:
Từ bảng 4.3 và hình 4.4 cho thấy số loài cây dược liệu của thị trấn A Lưới
và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều hơn so với huyện Bố
Trạch (Quảng Bình) 250 loài và thị xã Tam Kỳ (Quảng Nam) 179 loài chiếm tỷ
lệ tương ứng 132%, 185%, nhưng lại ít hơn so với vườn Quốc Gia Bạch Mã
(Thừa Thiên Huế) 810 loài và vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam (Quảng Ngãi)
331 loài đạt tỷ lệ tương ứng 37%, 91%.
Sự so sánh mức độ đa dạng về thành phần loài của khu vực nghiên cứu
với các khu vực khác ở trên chỉ mang tính chất tương đối, chưa thật chính xác
hoàn toàn. Nguyên nhân là do thời gian thực hiên đề tài ngắn nên chưa điều tra,
đánh giá được hết mức độ đa dạng thành phần loài của vùng nghiên cứu. Mặt
khác, vị trí địa lý, diện tích tự nhiên của mỗi vùng nghiên cứu có sự khác nhau rõ
rệt, có vùng rất rộng, có vùng chỉ gói gọn trong một huyện nên mức độ đa dạng
về thành phần loài có sự khác nhau là hoàn toàn hợp lý. Bên cạnh đó, các điều
kiện tự nhiên như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng,… và những tác động của con

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 30

người đến đa dạng sinh học cây dược liệu ở mỗi vùng là khác nhau nên thành
phần loài cây dược liệu ở các vùng nghiên cứu cũng khác nhau. Do đó, việc so
sánh với các vùng nghiên cứu khác chỉ nhằm nêu lên một cách khái quát tính đa
dạng và phong phú về thành phần loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng
phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đa dạng về nguồn gen quý hiếm
Trong tổng số 302 loài cây dược liệu đã xác định được ở thị trấn A Lưới
và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, đối chiếu với Sách Đỏ
Việt Nam, phần 2 - Thực vật (2007) [2], chúng tôi thấy có 3 loài cây dược liệu
chiếm tỷ lệ 0,99 % tổng số loài. Gồm các loài: Trầm hương (Aquilaria crassna),
Sến mật (Madhuca pasquieri) và Bổ cốt toái (Drynaria fortunei) ở tình trạng
nguy cấp (EN).
Mặt khác, đối chiếu với nghị định số 32/2006 NĐ - CP ngày 30 tháng 3
năm 2006 [12], chúng tôi đã xã định được 2 loài: Vạn tuế (Cycas revoluta) và
Hoàng đằng (Fibraurea recisa) chiếm 0,66% tổng số loài, thuộc nhóm II A:
Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại (bảng 4.4)
Bảng 4.4. Các loài cây dược liệu có trong Sách Đỏ Việt Nam, phần 2 – Thực vật (2007) và
nghị định số 32/2006 NĐ - CP

Nghị định
Tên phổ
STT Tên khoa học Sách Đỏ 32/2006
thông
NĐ-CP

1 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương EN

2 Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam. Sến mật EN

3 Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J. Smith Bổ cốt toái EN

4 Cycas revolute Thunb. Vạn tuế II A

5 Fibraurea recisa Pierre. Hoàng đằng II A

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 31

Chú thích:
- EN (Endangered): Nguy cấp
- IIA: Thực vật rừng hạn chế, khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
3. Mô tả các loài cây dược liệu chính
3.1. Mô tả các loài cây dược liệu quý hiếm
3.1.1. Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
- Tên khác: Kỳ nam, trà hương, gió bầu.
- Họ Trầm hương – Thymelaeaceae
Cây to cao tới 30 – 40 m, vỏ xám xơ. Lá mọc so le, phiến mỏng, hình
thuôn dài 8 – 10 cm, rộng 3,5 – 5,5 cm, mặt trên màu xanh bong, mặt dưới màu
xanh nhạt hơn, có lông. Cụm hoa hình tán hay hình chùm, mọc ở kẽ lá. Hoa màu
trắng tro. Quả khô, nang, hình lê, có lông. Vỏ quả mở làm hai mảnh, xốp.
- Phân bố: Mọc hoang ở vùng rừng núi, gặp ở điểm T4 (thị trấn A Lưới).
- Bộ phận dùng: Thân
- Công dụng: Bổ, trị đau bụng, đau bao tử, nôn mửa, tiêu chảy, trị rắn cắn.
- Tình trạng: EN A1 c, d, B1 + 2b, c, e.
3.1.2. Sến mật - Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam.
- Họ Hồng xiêm – Sapotaceae
Cây gỗ lớn. có thể cao 30 – 35 m. Phiến lá hình trứng ngược hay hình bầu
dục dài, dài 6 – 16 cm, rộng 2 – 6 cm, đầu tù và có mũi nhọn rộng. Cụm hoa ở
nách lá. Hoa có tràng nhẵn, màu vàng. Quả hình bầu dục hay gần hình cầu, dài
2,5 – 3 cm, hạt hình trứng.
- Phân bố: Mọc hoang ở vùng đất tốt và ẩm trong rừng. Gặp ở điểm T1 (xã
Hồng Kim) và T4 (thị trấn A Lưới).
- Bộ phận dùng: Thân, lá
- Công dụng: Chữa bỏng.
- Tình trạng: EN A1 a, c, d

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 32

3.1.3. Bổ cốt toái - Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J. Smith.


- Tên khác: Tắc kè đá, hộc huyết, ráng dây.
- Họ Ráng đa túc – Polypodiaceae.
Cây cao 20 – 40cm, sống lâu năm, mọc riêng lẽ hoặc thành từng đám trên
các tảng đá, hoặc trên các cây thân gỗ lớn. Thân rễ mọc bò, nạc dày và dẹt, phủ
đầy lông dạng vảy màu nâu, vảy hình ngọn dáo hẹp. Lá có hai loại: Lá không
sinh sản che kín thân rễ, có tác dụng hứng mùn, hình tim khum, không cuống, có
răng to, đều, màu nâu, mặt dưới có lông, gân lá lồi; Lá sinh sản có cuống dài 4 –
7cm, hoặc hơn, phiến lá màu lục sẫm dài 20 – 30cm, rộng 10 – 15cm, chẻ lông
chim thành 7 – 13 thùy xiên hướng lên, hình ngọn giáo nhọn. Túi bào tử hình
tròn, xếp thành hàng đều đặn ở các gân bên, không có áo túi, bào tử hình trái
xoan, màu vàng nhạt. Sinh sản bằng bào tử.
Mùa hoa: Tháng V – VIII.
- Phân bố sinh thái: Gặp ở rừng ẩm, ven suối. Cây sống phụ sinh, mọc
bám trên thân, cành các cây gỗ hay trên đá. Gặp ở điểm T1 (xã Hồng Kim).
- Công dụng: Bổ thận, trị đau xương, gãy xương, bong gân sai khớp, còn
dùng để trị bệnh tiểu đường.
- Tình trạng: EN A1, c, d
3.1.4. Vạn tuế - Cycas revoluta Thunb.
- Tên khác: Thiết thụ, phong mao tùng, phong mao tiêu.
- Họ Tuế - Cycadaceae
Thân hình trụ, cao 2 – 3 m, lá mọc thành vòng, dài tới 2 m, hình lông
chim, cuống lá có gai, lá chét dài 15 – 18 cm, rộng 6 mm, nhỏ hơn về phía gốc và
phía ngọn, mọc đối, nguyên, nhẵn, hình sợi chỉ, mũi có gai đơn, mép cuốn lại có
gân lồi. Nón đực hẹp, nhị thưa, hơi lợp, hình mũi mác hẹp, ở phía trên mang bao
phấn dọc theo mép. Nón cái gồm những lá noãn dài tới 20 cm, có lông màu trắng
hơi vàng, có phần không sinh sản rộng chia thành nhiều đài hẹp có ngọn cong và
mũi nhọn cứng, noãn có lông. Hạt hình trái xoan dẹt.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 33

- Phân bố: Được trồng làm cảnh và làm thuốc hoặc mọc hoang dại. Gặp ở
các điểm T3 (thị trấn A Lưới) và T4 (thị trấn A Lưới).
- Bộ phận dùng: Lá, hạt. Dùng lá tươi hay khô. Thu hái quanh năm
- Công dụng: Cầm máu, chảy máu cam, chữa lỵ, hoạt tinh, khí hư.
- Tình trạng: IIA theo Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006.
3.1.5. Hoàng đằng - Fibraurea recisa Pierre
- Tên khác: Hoàng liên đằng, dây vàng giang, nam hoàng liên.
- Họ Tiết dê - Menispermaceae.
Cây có dây leo to có rễ và thân già màu vàng. Lá mọc so le, dài 9 – 20cm,
rộng 4 – 10cm, cứng, nhẵn; phiến lá bầu dục, đầu nhọn, gốc lá tròn hay cắt
ngang, có ba gân chính rõ, cuống dài, hơi gần trong phiến, phình lên ở hai đầu.
Hoa nhỏ, màu vàng lục, đơn tính, khác gốc, mọc thành chuỳ dài ở kẽ lá đã rụng,
phân nhánh hai lần, dài 30 – 40cm. Hoa có lá đài hình tam giác; hoa đực có 6 nhị,
chỉ nhị hơi hẹp và dài hơn bao phấn; hoa cái có 3 lá noãn. Quả hạch hình trái
xoan, khi chín màu vàng.
Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong, dài 10 - 30cm, đường
kính 1 - 3cm, có khi tới 10cm. Mặt ngoài màu nâu có nhiều vân dọc và sẹo của
cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con (đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng
gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp, phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa
bánh xe, phần ruột ở giữa tròn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.
- Mùa hoa: Tháng V – VII.
- Phân bố: Mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát. Gặp ở các điểm T7 (xã
Ango) và T8 (xã Ango).
- Công dụng: Làm giảm viêm, chữa viêm ruột, viêm bàng quang, viêm
gan, đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng, kiết lỵ, hồi hộp, mất ngủ.
- Tình trạng: IIA theo Nghị định số 32/2006/NĐ – CP ngày 30/3/2006.
3.2. Mô tả một số cây dược liệu được sử dụng phổ biến
Dựa vào kết quả điều tra (phiếu điều tra, khảo sát ngoài thực địa) chúng
tôi xác định được 12 loài cây dược liệu được người dân sử dụng phổ biến:

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 34

3.2.1. Ngãi cứu – Artemisia vulgaris L.


- Tên khác: thuốc cứu, ngải diệp
- Họ Cúc – Asteraceae
Cây thảo sống hàng năm, cao 0,4 – 1m, cành non có lông. Lá mọc so le,
phiến lá xẻ lông chim, trên mặt xanh thẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông, vò nát
có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành
chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông.
- Phân bố: Cây chủ yếu được trồng để làm thuốc, thường gặp ở các điểm T3
(thị trấn A Lưới), T5 (thị trấn A Lưới), T9 (xã Hồng Quãng), T11 (xã Hồng Bắc).
- Bộ phận dùng: cành, lá, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi khô.
- Công dụng: Điều kinh, an thai, bổ huyết
3.2.2. Thổ phục linh - Smilax glabra Roxb.
- Tên khác: Củ khắc, củ kim cang.
- Họ Kim cang – Smilaceae
Dây leo cao 4 – 5m, nhánh không gai, căn hành cộng trụ to, cứng. Lá có
phiến bầu dục, đáy tròn, chóp có mũi dài, lúc khô màu hoe hay nâu, cuống dài,
vòi có khi chỉ còn là một mũi. Tán cô độc trên cọng ngắn, hoa dài 20 – 30 cm
trên cọng mảnh, dài, nụ có 3 cạnh, lá đài to 3 – 4 mm, hoa đực có 6 tiểu nhụy
không chỉ. Phì quả tròn, to 6 – 7 m.
- Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi. Gặp nhiều ở các điểm T1 ( xã
Hồng Kim), T7 (xã Ango).
- Bộ phận dùng: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hoặc dùng khô.
- Công dụng: Chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi các khớp gối.
3.2.3. Thiên niên kiện - Homalomena occulta (Lour.) Schott.
- Tên khác: Sơn thục, ráy xước, bao kim.
- Họ Ráy – Araceae
Cây thảo sống lâu năm, gốc thân mập nằm sát ngang mặt đất hình tròn dài,
màu xanh, trong có nhiều xơ, khi khô có mùi thơm. Lá mọc so le, màu xanh mềm

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 35

nhẵn, có cuống dài phía dưới, cuống nở rộng thành bẹ có màu vàng nhạt, phiến lá
hình dầu mũi tên giống lá ráy dại, mép nguyên, mặt nhẵn. Hoa mẫm có mo bọc
ngoài. Quả mọng.
- Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi chỗ ẩm ướt, ven suối. Phân
bố ở các điểm T2 (xã Hồng Kim), T5 (thị trấn A Lưới), T8 (xã Ango), T10 (xã
Hồng Quãng).
- Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái vào mùa khô.
- Công dụng: dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức. Dùng cho
người cao tuổi bị đau người, đau dạ dày, đau khớp xương.
3.2.4. Chó đẻ răng cưa – Phyllanthus urinaria L.
- Tên khác: Chó đẻ, cam kềm, diệp hạ châu, rút đất.
- Họ thầu dầu – Euphorbiaceae
Cây cỏ sống hằng năm, cao 20 – 30 cm.Thân nhẵn thường màu đỏ. Lá
mọc so le, cuống rất ngăn, xếp hai dãy sít nhau như một lá kép lông chim. Hoa
mọc ở kẽ lá, đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở cuối cành. Quả
nang không cuống, hình cầu hơi dẹt, có gai.
- Phân bố: Cây mọc khắp mọi nơi, gặp nhiều ở các điểm T2 (xã Hồng Kim),
T5 (thị trấn A Lưới), T7 (xã Ango), T8 (xã Ango), T10 (xã Hồng Quãng), T11 (xã
Hồng Bắc).
- Bộ phận dùng: Toàn cây. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ,
thường dùng tươi.
- Công dụng: Chữa rắn cắn, mát gan.
3.2.5. Cỏ sữa lá lớn – Euphorbia hirta L.
- Họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.
Cỏ sống hàng năm, thân mảnh, màu hồng tía, phía dưới mọc bò, phân
cành nhiều, phần trên đứng nghiêng cao độ 20 cm, toàn cây có lông rậm, có nhựa
mủ trắng. Lá mọc đối, phiến lá hình trái xoan, dài 1,5 – 4 cm, rộng 0,7 – 1,2 cm,
mép khía răng cưa nhỏ. Lá kèm rất bé. Cụm hoa dày đặc mọc thành ngù hình cầu

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 36

ở kẻ lá, quanh năm đều có hoa màu vàng lục hay tía hồng. Quả nang, màu trắng,
hình trứng có 3 cạnh. Hạt hình trứng hay có 4 cạnh.
- Phân bố: Cây mọc dại khắp nơi, gặp nhiều ở các điểm T1 (xã Hồng
Kim), T3 (thị trấn A Lưới), T5 (thị trấn A Lưới), T8 (xã Ango), T9 (xã
Hồng Quãng).
- Bộ phận dùng: Dùng cả cây, thường thu hái vào mùa hạ, rửa sạch, phơi khô.
- Công dụng: Chữa lỵ, viêm ruột, viêm da, mẩn ngứa, tắc tia sữa, lợi tiểu.
3.2.6. Rau bồ ngót - Sauropus androgynus (L.) Merr.
- Tên khác: bù ngót, bồ ngọt, bồng ngọt…
- Họ Thầu dầu - Euphorbiaceae.
Cây nhỏ nhẵn có thể cao tới 1,5 – 2 m. Có nhiều cành mọc thẳng. Vỏ thân
cây màu xanh lục, sau màu nâu nhạt. Lá mọc so le, dài 4 – 6 cm, rộng 15 – 30
mm, cuống rất ngắn 1 – 2 mm, có hai lá kèm nhỏ, phiến lá nguyên hình trứng dài
hoặc bầu dục, mép nguyên, Hoa đực mọc ở kẽ lá thành xim đơn ở phía dưới, hoa
cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.
- Phân bố: Cây mọc hoang hoặc được trồng ở khắp nơi, gặp nhiều nhất ở
các điểm T3 (thị trấn A Lưới), T6 (thị trấn A Lưới), T10 (xã Hồng Quãng), T11
(xã Hồng Bắc).
- Bộ phận dùng: Lá. Thường hái lá tươi về dùng ngay.
- Công dụng: Điều kinh, chữa sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em.
3.2.7. Quế thanh – Cinnamomum cassia (Ness) Ness & Eberth.
- Tên khác: Quế thanh, quế quỳ, mạy quế.
- Họ Long não – Lauraceae
Cây gỗ lớn cao 10 – 15 m, vỏ rất thơm, nhánh đen lúc khô, lúc non có ít
lông. Lá có phiến xoan, xanh đậm, đáy tròn, chót tà, dày, không lông, 3 – 5 gân
đáy cách đáy 3 – 7 mm, cuống vào 1 cm. Phát hoa thưa, hoa vàng dợt, tiểu nhụy
trong mang tuyến ở đáy. Phì quả cao 8 – 10 mm, đỏ, có bao hoa còn lại hình chén
chẻ cạn.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 37

- Phân bố: Cây mọc hoang trong rừng hoặc được trồng bằng hạt, cây con.
Gặp nhiều nhất ở các điểm T1 (xã Hồng Kim), T4 (thị trấn A Lưới), T9 (xã Hồng
Quãng), T11 (xã Hồng Bắc).
- Bộ phận dùng: Vỏ, thân, lá, cành.
- Công dụng: Chữa cảm lạnh, đau tim, lưng gối yếu mỏi, bệnh dịch tả.
3.2.8. Dây kí ninh - Tinospora crispa Miers.
- Tên khác: Dây thần nông, dây cóc.
- Họ Tiết dê – Menispermaceae
Dây leo bằng thân quấn, dài 8 – 15 m, không lông, sống lâu năm. Thân và
cành non nhẵn, khi già nổi cục sần sùi, màu nâu xám. Lá mọc so le, hình tim, dầu
nhọn, mép nguyên. Hoa mọc thành chùm, một hay nhiều chùm mọc ở một dốt, mỗi
chùm 2 – 3 hoa ở kẽ lá bắc, hình trứng dẹt, khi chín có màu đỏ, chứa một hạt dẹt.
- Phân bố: Cây mọc hoang và cũng được trồng ở một số nơi, gặp nhiều
nhất ở các điểm T5 (thị trấn A Lưới), T8 (xã ANgo), T10 (xã Hồng Quãng).
- Bộ phận dùng: Thân dây.
- Công dụng: Chữa sốt rét, mụn nhọt.
3.2.9. Bạc hà - Mentha arvensis L.
- Tên khác: Bạc hà nam
- Họ Hoa môi - Lamiaceae
Cây thân thảo sống nhiều năm, thường tàn rụi vào mùa đông. Thân vuông,
mọc đứng hay mọc bò, cao 30 – 50 cm, có rễ mọc ra từ các đốt. Lá mọc đối, hình
trứng, mép khía răng có lông cả hai mặt. Hoa nhỏ màu trắng hay tím hồng, tụ tập
ở kẽ lá, tràng hình môi. Toàn thân có tinh dầu, mùi thơm.
- Phân bố: Thường mọc hoang rừng núi nơi có đất ẩm mát, còn được trồng
ở nhiều nơi, nhiều nhất ở các điểm T1 (xã Hồng Kim), T3 (thị trấn A Lưới), T4
(thị trấn A Lưới), T9 (xã Hồng Quãng).
- Bộ phận dùng: Toàn cây. Thường thu hái khi cây sắp ra hoa hay đang có
nụ, dùng tươi hay phơi trong bong râm hoặc sấy ở nhiệt độ 30 – 400C đến khô.
- Công dụng: Chữa cảm mạo, đau mắt đỏ, viêm họng

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 38

3.2.10. Vằng – Jasminum subtriplinerve Blume.


- Tên khác: Rấm trắng, chè vằng, râm ri, lài ba gân
- Họ Nhài – Oleaceae
Cây bụi nhỏ, cành nhẵn. Lá mọc đối, 3 gân tỏa từ gốc. Hai mặt lá nhẵn
bóng. Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành, gồm 2 – 3 hoa màu trắng, thơm. Quả
mọng khi chín màu đen.
- Phân bố: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi và trung du. Gặp ở các điểm
T1 (xã Hồng Kim), T4 (thị trấn A Lưới), T6 (thị trấn A Lưới), T7 (xã Ango), T10
(xã Hồng Quãng).
- Bộ phận dùng: Lá, thu hái quanh năm. Phơi hoặc sấy khô.
- Công dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, chống viêm, tốt cho người mới sinh,
dùng chữa sưng vú.
3.2.11. Cối xay – Abutilon indicum (L.) Sweet.
- Tên khác: Giàng xay, quýnh ma, kim hoa thảo.
- Họ Bông – Malvaceae
Cây nhỏ, sống dai mọc thành cụm, cao 1 – 1, 5 m. Có lông mềm hình sao. Lá
mọc so le, hình tim có cuống dài, mép khía răng. Hoa vàng mọc riêng lẻ ở kẽ lá,
cuống gấp khúc. Quả giống cối xay, có lông. Hạt hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
- Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở khắp nơi. Gặp nhiều ở các
điểm T3 (thị trấn A Lưới), T6 (thị trấn A Lưới), T10 (xã Hồng Quãng).
- Bộ phận dùng: Rễ, lá, hạt.
- Công dụng: Hạ sốt, giảm đau đầu, bạch đới, lợi tiểu, đái dắt, đái đục, đái
buốt, đắp mụn nhọt, chữa lỵ.
4. Đa dạng về dạng sống
Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của hệ thực vật cũng như từng hệ
sinh thái. Mỗi hệ sinh thái được đặc trưng bởi các loài trong mối tương quan với
các nhân tố sinh thái của nơi sống đó tạo nên. Nó được thể hiện trên từng cá thể
loài và các loài đó tập hợp nên quần xã thực vật riêng biệt, phản ánh đầy đủ nhất
điều kiện môi trường sống nơi đó.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 39

Sự đa dạng về dạng sống nói lên mức độ đa dạng về các nhân tố sinh
thái của các hệ sinh thái. Đây là một đặc điểm quan trọng đối với nhóm đối
tượng là thực vật nói chung và cho một hệ sinh vật nói riêng bởi tầm quan
trọng của nó trong cấu trúc hệ sinh thái. Ngoài ra nó cũng chỉ ra được tính
chất ổn định của các hệ thực vật hay là chỉ ra mức độ tác động của các nhân tố
sinh thái lên hệ thực vật đó. Ví dụ như đối với hệ thực vật có mạch, nếu nhóm
cây chồi trên càng cao và chiếm một tỷ lệ lớn thì hệ thực vật đó càng ổn định
hay mức độ tác động càng ít.

Khi phân tích dạng sống của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và
vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chúng tôi chọn thang phân
loại dạng sống theo Raunkiaer (1934), Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), đó là vị trí
của chồi đối với mặt đất trong mùa bất lợi đối với sinh trưởng [32].

Theo Raunkiaer, dạng sống là thuật ngữ dùng để chỉ sự thích nghi đặc biệt
thể hiện qua hình thái hoặc khả năng sinh lý của các loài cây khác nhau về phân
loại học, sống ở những nơi rất xa nhau nhưng có cùng những đặc điểm thích nghi
với điều kiện môi trường.

Raunkiaer (1934) chia ra các dạng sống cơ bản sau:

1. Cây có chồi trên mặt đất: Phanerophytes (Ph), gồm những cây cao từ
0,3m trở lên.

2. Cây có chồi sát mặt đất: Chamephytes (Ch), gồm những cây có chồi khi
chết trong mùa khô hay giá lạnh nằm cách mặt đất dưới 30 cm.

3. Cây chồi nửa ẩn: Hemicryptophytes (Hm), gồm những cây có chồi
khô héo trong mùa khô hay giá lạnh nằm dưới đất, sát mặt đất hay cách mặt
đất dưới 30 cm.

4. Cây chồi ẩn: Cryptophytes (Cr), chồi cây bị chết trong mùa khô hoặc
giá lạnh và nằm hoàn toàn dưới đất.

5. Cây một năm: Therophytes (Th), thường là cây thảo, sinh trưởng, ra hoa
và kết quả và tàn lụi trong một năm.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 40

Trong đó, dạng sống cây chồi trên mặt đất (Ph) chia làm các dạng sống phụ sau:
1.1. Cây có chồi trên mặt đất lớn và vừa: Mega, Meso – Phanerophytes
(MM), gồm những cây gỗ cao trên 8m
1.2. Cây có chồi nhỏ trên mặt đất: Micro – Phanerophytes (Mi), gồm
những cây cao từ 3 – 8m.
1.3. Cây có chồi lùn trên mặt đất: Nano – Phanerophytes (Na), gồm những
cây cao từ 0,3 – 3m.
1.4. Cây có chồi trên leo quấn: Liano – Phanerophytes (Lp), gồm những dây leo.
1.5. Cây có chồi trên mọng nước: Succulento – Phanerophytes (Sp), gồm
những cây mọng nước.
1.6. Cây có chồi trên sống bám: Epiphytes – Phanerophytes (Ep), gồm
những cây sống bì sinh sống bám trên các cây khác hay trên vách đá.
1.7. Cây kí sinh hay cây bán kí sinh: Parasite – Hemiparasite –
Phanerophytes (Hp), gồm những cây kí sinh hay bán kí sinh.
Kết quả điều tra về dạng sống của cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng
phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 4.5 và hình 4.4.
Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ (%) các nhóm dạng sống của các loài cây dược liệu ở thị
trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Dạng sống Kí hiệu Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây chồi trên Ph 205 67,88

1.1 Cây có chồi trên đất lớn và vừa MM 61 20,19

1.2 Cây có chồi nhỏ trên đất Mi 47 15,56

1.3 Cây có chồi lùn trên đất Na 44 14,57

1.4 Cây có chồi trên leo quấn Lp 41 13,57

1.5 Cây có chồi trên mọng nước Sp 1 0,33

1.6 Cây có chồi trên sống bám Ep 9 2,98

1.7 Cây kí sinh hay bán kí sinh Hp 2 0,66

2 Cây có chồi sát mặt đất Ch 17 5,62

3 Cây chồi nửa ẩn Hm 29 9,60

4 Cây chồi ẩn Cr 20 6,62

5 Cây một năm Th 31 10,26

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 41

Hình 4.5. Biểu đồ các dạng sống chính của các loài cây dược liệu của thị trấn A Lưới
và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 4.6. Biểu đồ các dạng sống phụ trong nhóm dạng sống cây chồi trên mặt đất (Ph)
của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới,
tỉnh Thừa Thiên Huế

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 42

Từ bảng 4.5 và hình 4.5 cho thấy các loài cây dược liệu điều tra được ở thị
trấn ALưới, huyện ALưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có 5 dạng sống chính, trong đó
dạng sống chồi trên mặt đất (Ph) có số lượng lớn nhất với 205 loài, chiếm tỷ lệ
67,88% tổng số loài. Tiếp đến là dạng sống cây một năm (Th) với 31 loài, chiếm
tỷ lệ 10,26% tổng số loài, cây chồi ẩn (Cr) 20 loài chiếm tỷ lệ 6,62% tổng số loài,
cây chồi nửa ẩn (Hm) với 29 loài chiếm tỷ lệ 9,60% tổng số loài và cây có chồi
sát mặt đất (Ch) 17 loài, chiếm 5,62% tổng số loài.
Phân tích bảng 4.5 và hình 4.6 cho thấy trong nhóm dạng sống cây chồi trên
mặt đất (Ph) có 7 dạng sống phụ gồm: dạng sống cây có chồi trên đất lớn và vừa
(MM) chiếm ưu thế với 61 loài chiếm tỷ lệ 20,19% tổng số loài, tiếp đến là dạng
cây có chồi nhỏ trên mặt đất (Mi) với 47 loài chiếm tỷ lệ 15,56% tổng số loài. Cây
có chồi lùn trên đất (Na) với 44 loài chiếm tỷ lệ 14,57% tổng số loài. Cây có chồi
trên leo quấn (Lp) với 41 loài chiếm 13,57% tổng số loài. Những dạng sống có số
lượng loài ít như: cây có chồi trên sống bám (Ep) với 9 loài chiếm tỷ lệ 2,98% tổng
số loài, cây kí sinh hay bán kí sinh (Hp) với 2 loài, chiếm 0,66% tổng số loài và
cây mọng nước (Sp) với 1 loài chiếm tỷ lệ 0,33% tổng số loài.
Các loài cây dược liệu có dạng sống (MM) chủ yếu ở các: họ Dâu tằm
(Moraceae), họ Đào lộn hột (Anacardiaceae), họ Cau dừa (Arecaceae), họ Bồ hòn
(Sapindaceae),… Các loài thường gặp: Sung (Ficus racemosa), Mít (Artocarpus
heterophyllus), Cau (Areca catechu), Xoài (Mangifera indica), Sấu (Dracontomelum
duperreanum), Cóc rừng (Spondias pinnata), Vú bò (Ficus heterophyllus) ,…
Các loài cây dược liệu có dạng sống Mi tập trung nhiều nhất ở các họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 8 loài, họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Cà phê
(Rubiaceae), mỗi họ trên 5 loài. Một số loài thường được sử dụng làm dược liệu
như: Phèn đen (Phyllanthus reticulates), Thầu dầu (Ricinus communis), Chè hàng
rào (Acalypha siamensis), Xoài (Mangifera indica), Cóc rừng (Spondias
pinnata), Bướm bạc (Mussaenda cambodiana), Lấu núi (Psychotria montana),…
Các loài cây dược liệu có dạng sống (Na) nằm rải rác ở các họ, phần lớn là
cây bụi và thân thảo. Nhiều loài thường được sử dụng như: Đinh lăng (Polyscias

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 43

fruticosa), Chó đẻ răng cưa (Phyllathus urinaria), Đơn đỏ (Ixora coccinea), Bạch
đồng nữ (Clerodendrum squamatum), Đùng đình (Caryota mitis),…
Dạng sống thân leo (Lp) gặp nhiều ở họ Tiết dê (Menispermaceae), họ
Bìm bìm (Convolvulaceae), họ Bầu bí (Curcubitaceae). Các loài thường được sử
dụng là: Dây chìa vôi (Cissus modeccoides), Vằng (Jasminum subtriplinerve),
Dây kí ninh (Tinospora crispa), Dây bạc thau (Argyreia acuta), Rau muống
(Ipomoea aquatiaca), Bí ngô (Cucurbita maxima), Thổ phục linh (Smilax
glabra), Cây duốc cá (Derris elliptica),…

Dạng sống (Th) tập trung nhiều nhất ở các họ: Họ Cúc (Asteraceae) gồm
12 loài, họ Hoa môi (Lamiaceae) gồm 4 loài, họ Rau dền (Amaranthaceae) gồm 3
loài,…có nhiều loài được sử dụng làm dược liệu như: Cỏ nhọ nồi (Eclipta
prostrate), Bồ công anh (Lactuca indica), Húng quế (Ocimum basilicum), Tía tô
(Perilla frutescens), Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria), …

Dạng sống (Hm) nằm rải rác ở một số họ: họ Thủy tiên (Amararyllidaceae),
họ Ráy (Araceae), họ Dứa dại (Pandanaceae),…. Một số loài thường dùng như:
Rau má (Centella asiatica), Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium), Thiên niên
kiện (Homalomena occulta), Dứa dại (Pandanus tectorius), …

Dạng sống (Ch) gặp ở một số họ: như họ Lá giấp (Saururaceae), Họ Hoa
Mõm chó (Scrophulariaceae), họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), Họ Dứa
(Bromeliaceae),… được sử dụng để làm dược liệu như: Diếp cá (Houttuynia
cordata), Cam thảo nam (Scoparia dulcis), Cỏ roi ngựa (Verbena officinadis), Sâm
cau (Curculigo orchioides),…

Dạng sống (Cr) tập trung ở họ Gừng (Zingiberaceae) với 6 loài, được sử
dụng phổ biến trong đời sống như: Gừng (Zingibe officinale), Nghệ vàng
(Curcuma longa), Riềng (Alpinia officinarum), Sa nhân (Amomum xanthioides),…

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 44

5. Đa dạng về sự phân bố theo các sinh cảnh


Dựa vào kết quả điều tra thực địa, chúng tôi tạm chia khu vực nghiên cứu
thành hai sinh cảnh: rừng và vườn (bao gồm các bãi trống, vườn nhà)
Đa dạng về sự phân bố theo sinh cảnh được trình bày ở bảng 4.6
Bảng 4.6. Sự phân bố cây dược liệu theo sinh cảnh

STT Sinh cảnh Số loài Tỷ lệ (%)

1 Vườn 137 40,41

2 Rừng 202 59,59

Hình 4.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) sự phân bố cây dược liệu theo sinh cảnh

Qua bảng 4.6 và hình 4.7 cho thấy các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và
vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố không đều ở các sinh
cảnh khác nhau. Trong đó, số loài cây dược liệu phân bố ở rừng chiếm tỷ lệ cao, với
202 loài chiếm tỷ lệ 59,59% tổng số loài, phân bố ở các điểm T1, T2, T4, T5, T7,
T8. Ví dụ những loài phân bố ở rừng như: Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Vằng
(Jasminum subtriplinerve), Ngấy hương (R. conchinchinensis), chuối rừng (Musa
acuminate), Đót (Thysanolaena maxima), Lông cu li (Cibotium baromet)…
Số lượng loài cây dược liệu phân bố ở trong vườn với 137 loài chiếm 40,41%
tổng số loài. Những loài cây dược liệu trong vườn bao gồm cả cây mọc hoang dại và

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 45

cả những cây được người dân đưa từ rừng, đồi vốn mọc hoang về trồng để tiện sử
dụng. Cây trồng trong vườn nhiều loài vừa được sử dụng để làm dược liệu vừa để
làm thực phẩm, làm gia vị, ăn quả hay làm cảnh. Ví dụ những cây vừa cho thức ăn
vừa làm dược liệu như: Đậu xanh (Vigna radiata), Bí đao (Benincasa cerifera), các
loài rau làm dược liệu như: Rau muống (Ipomoea aquatica), Khoai lang (Ipomoea
batatas), những cây vừa làm gia vị vừa làm dược liệu như: Bạc hà (Mentha
arvensis), Húng quế (Ocimum basilicum), Gừng (Zingiber officinale), Riềng
(Alpinia officinarum),…Những cây ăn quả dùng làm dược liệu như: Hồng xiêm
(Manilkara zapota), Vú sữa (Chysophyllum cainito), Ổi (Psidium guajava), …
Những cây trồng vừa làm dược liệu vừa làm cảnh như: Vạn tuế (Cycas revolute),
Dâm bụt (Hibiscus rosa - siensis),…
6. Đa dạng về cây trồng – cây hoang dại
Trong số 302 loài cây dược liệu đã xác định được ở thị trấn A Lưới và
vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã thống kê được
các loài cây trồng và hoang dại có tỷ lệ như sau: (bảng 4.7 và hình 4.8)
Bảng 4.7. Số lượng và tỷ lệ (%) cây trồng và cây hoang dại

STT Cây trồng – hoang dại Số loài Tỷ lệ (%)

1 Cây trồng 58 19,20

2 Cây hoang dại 244 80.80

Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) cây dược liệu trồng và hoang dại

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 46

Qua bảng 4.7 và hình 4.8 cho thấy số loài cây trồng và hoang dại ở thị trấn
A Lưới và vùng phụ cận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế có tỷ lệ chênh lệch
nhau khá lớn. Số lượng loài cây dược liệu được trồng là 58 loài chiếm 19,20%
tổng số loài, cây dược liệu hoang dại 244 loài chiếm tỷ lệ 80,80% tổng số loài cây
dược liệu điều tra được. Như vậy số loài cây dược liệu hoang dại nhiều gấp 4 lần
số loài cây dược liệu được trồng. Điều này cho thấy người dân sống xung quanh
thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa thật sự
quan tâm đến việc gây trồng cây dược liệu để chữa bệnh. Chỉ trồng một số loài cây
dược liệu thông dụng để vừa làm dược liệu vừa dùng làm thực phẩm, gia vị, ăn
quả, làm cảnh trong gia đình như: Ổi (Psidium guajava), Nhãn (Dimocarpus
longan), Chè xanh (Thea sinensis), Rau ngót (Sauropus androgynus), ...
7. Đa dạng về công dụng và bộ phận dùng
7.1. Đa dạng về công dụng
Mỗi loài cây dược liệu đều có tính năng đặc biệt, tùy vào từng bộ phận mà
các loài cây đó trở thành những vị thuốc hay và có giá trị, không những được sử
dụng để chữa trị những chứng bệnh thông thường mà còn được phối hợp với
nhau để điều trị nhiều chứng bệnh phức tạp khác.
Dựa vào kết quả điều tra và theo các tài liệu về cây dược liệu đã có, chúng
tôi thống kê một số nhóm công dụng của các loài cây dược liệu và được trình bày
ở bảng 4.8.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 47

Bảng 4.8. Các nhóm công dụng của các loài cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ
cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Các nhóm bệnh Số loài Tỷ lệ (%)

1 Bệnh đường tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, lỵ,…) 108 35,76

2 Bệnh ngoài da (mụn nhọt, ghẻ lở, hắc lào, mẩn ngứa,…) 42 13,90

3 Bệnh đường hô hấp (ho, hen suyễn,…) 44 14,57

4 Bệnh dạ dày, đầy hơi, bụng trướng 18 5,96

5 Cảm cúm, sốt, nhức đầu 68 22,51

6 Sốt rét 12 3,97

7 Huyết áp cao 15 4,96

8 Bệnh gan 21 6,95

9 Bệnh phụ khoa, phụ nữ sinh đẻ 19 6,29

10 Bệnh tê thấp, thấp khớp, đau nhức, bong gân, gãy xương 36 11,92

11 Bệnh tai, mắt, mũi, họng, răng – hàm – mặt 45 14,90

12 Bệnh tim mạch 6 1,98

13 Bệnh ung thư, u xơ 5 1,66

14 Bệnh đường tiết niệu 46 15,23

15 Rắn cắn 15 4,96

16 Bồi bổ sức khỏe, bổ thần kinh 9 2,98

17 Cầm máu, hàn vết thương, chữa sưng tấy 44 14,57

18 Sát trùng, tiêu viêm 12 3,97

19 An thấn, mất ngủ, lo âu, hồi hộp 9 2,98

20 Liệt dương, di tinh 7 2,32

21 Bệnh về phổi 5 1,66

22 Trĩ, lòi đom 7 2,32

23 Thanh nhiệt, giải độc, ngộ đôc 20 6,62

24 Sởi 1 0,33

25 Giun sán 10 3,31

26 Đái tháo đường 5 1,66

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 48

Qua bảng 4.8 cho thấy: Các bệnh về đường tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy,
lỵ,…có số cây dược liệu được sử dụng nhiều nhất với 108 loài chiếm 35,76% tổng
số loài. Tiếp đó là bệnh cảm cúm, sốt, nhức đầu với 68 loài chiếm 22,51% tổng số
loài, bệnh đường tiết niệu với 46 loài chiếm 15,23% tổng số loài, bệnh tai, mắt, mũi,
họng, răng – hàm mặt 45 loài chiếm 14,90% tổng số loài,… Đây là những bệnh
thường gặp, các cây dược liệu để chữa các bệnh đơn giản và phổ biến gần như người
Việt Nam nào cũng biết. Ngoài ra, còn có một số bệnh như: Cầm máu, hàn vết
thương, chữa sưng tấy cũng sử dụng số loài cây dược liệu chiếm tỷ lệ khá cao với 44
loài chiếm 14,57% tổng số loài. Những bệnh thường ít dùng cây dược liệu để chữa
trị như: Ung thư, u xơ, đái đường, bệnh về phổi với 5 loài chiếm 1,66% tổng số loài;
Sởi với một loài chiếm 0,33% tổng số loài.
7.2. Đa dạng về bộ phận dùng
Theo kết quả điều tra và dựa vào các tài liệu về cây dược liệu cho thấy,
tùy thuộc vào từng loài cây dược liệu mà có bộ phận sử dụng khác nhau. Trong
một cây có thể chỉ có một bộ phần dùng làm dược liệu như rễ hoặc thân, hoặc
lá,..Nhưng phần lớn là có thể sử dụng nhiều bộ phận khác nhau của cùng một
cây. Công dụng của từng bộ phận có thể giống nhau hay khác nhau tùy theo từng
loài cây, mỗi bộ phận khác nhau trên một cây có thể cùng chữa một bệnh hay
nhiều bệnh.
Kết quả về bộ phận sử dụng của các loài cây dược liệu điều tra được ở thị
trấn A Lưới, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở bảng 4.9

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 49

Bảng 4.9. Bộ phận cây dược liệu được sử dụng

STT Bộ phận dùng Số loài Tỷ lệ (%)

1 Toàn cây 76 25,17

2 Thân, cành 57 18,87

3 Rễ, củ 98 32,45

4 Lá 143 47,35

5 Hoa 19 6,29

6 Quả 43 14,24

7 Hạt 22 7,28

8 Chồi non, búp non 3 0,99

9 Vỏ thân 19 6,29

10 Vỏ quả 3 0,99

11 Tinh dầu, nhựa, mủ 9 2,98

Qua bảng 4.9 cho thấy bộ phận sử dụng của cây được sử dụng làm dược
liệu rất đa dạng, có thể dùng một trong các bộ phận như: rễ, thân, lá,…hay có thể
dùng toàn cây để làm dược liệu. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất là lá, có tới 143
loài chiếm 47,35% tổng số loài. Tiếp đến là rễ với 98 loài chiếm 32,45% tổng số
loài, toàn cây 76 loài chiếm 25,17% tổng số loài, thân, cành 57 loài chiếm 18,87%
tổng số loài và quả 43 loài chiếm 14,24% tổng số loài. Bộ phận được sử dụng ít
nhất là chồi non, búp non và vỏ quả chỉ 3 loài chiếm 0,99% tổng số loài.
Trên cùng một loài có thể sử dụng các bộ phận để chữa cùng một chứng
bệnh như: Rau càng cua (Peperomia pellucida) thân và lá đều dùng hạ huyết áp,
đau đầu hay Dừa cạn (Catharanthus roseus) rễ, thân, lá đều dùng để trị giun, đái
đường, ung thư,…Tuy nhiên cũng có nhiều loài cây dược liệu mà mỗi bộ phận
của cây dùng để trị một chứng bệnh khác nhau như: Thảo quyết minh (Cassia
tora) lá có tác dụng trị ngứa, lợi tiểu, nhức đầu, mệt mỏi, bổ thận, trợ tim, đau
khớp, rễ trị rắn cắn, hạt dùng uống để chữa đau mắt đỏ, mắt mờ, chảy nhiều nước

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 50

mắt, quáng gà hoặc cây Đu đủ (Carica papaya) quả dùng để chữa nhuận tràng,
hoa dùng để chữa ho, viêm phổi, rễ chữa băng huyết, sỏi thận.
Cách chữa trị của người dân cũng rất đa dạng, hiện nay theo hai cách chữa
chính là chữa bên trong và chữa bên ngoài. Chữa trị bên ngoài thường dùng cách
nhai sống, sắc nước uống hay tán bột. Mỗi bệnh có nhiều phương pháp khác
nhau, từ việc sử dụng dạng tươi như nhai sống, giã đắp, xoa tắm hay chiết nước
uống để chữa các bệnh như mẩn ngứa, đau bụng cho đến sao khô, sắc uống,
ngâm rượu. Ngoài ra, phương pháp xông hơi chữa cảm sốt, đã được người dân sử
dụng, đây cũng là phương pháp chữa bệnh hiệu quả mà cha ông ta đã truyền lại.
Ngoài ra, qua điều tra chúng tôi được biết người dân trong vùng còn dùng
phương pháp “Thổi” để chữa trị một số bệnh thông thường khác như bông trặc
gân, viêm sưng do té ngã hoặc mụn nhọt…(cách sử dụng cây dược liệu của
người dân Pa Cô).
Việc thu hái và chế biến của người dân cũng rất đa dạng. Đối với những bộ
phận khác nhau của cây dược liệu thì cần có thời gian thu hái thích hợp. Theo tài
liệu và kinh nghiệm của người dân thì khi thu hái lá hay đọt non làm dược liệu,
người dân thu hái vào lúc cây sắp ra hoa, vào vụ xuân hè. Đây là giai đoạn cây
phát triển mạnh, lá non đang phát triển tốt, hoạt chất trong cây tập trung và có hàm
lượng cao. Đồng thời, trong quá trình thu hái phải chọn lá, thường dùng lá bánh tẻ
để sử dụng. Vào mùa thu đông, lúc này lá đã già sắp rụng nên các hoạt chất đã mất
dần tính năng, sử dụng không còn hiệu quả. Ngược lại, khi dùng phần thân củ, rễ
nằm dưới đất thì phải thu hoạch vào lúc cuối thu, đầu đông. Vào lúc này cây đã
già, các bộ phận sinh trưởng không còn phát triển mạnh. Bộ phận thân củ tích tụ
nhiều hoạt chất, càng già càng có hiệu quả. Còn các bộ phận khác như hoa thì phải
thu hoạch vào lúc mới nở, lúc đó các tinh chất tập trung nhiều. Quả thu hoạch
thường chọn quả đã chín, chỉ khi đó quả mới đầy đủ các hoạt chất hoặc các chất
khó phân hủy đã dần biến đổi để chuyển thành các chất có giá trị cao.
Từ đó cho thấy, tùy vào bộ phận sử dụng khác nhau của cây dược liệu mà
có công dụng riêng và phải chọn đúng thời điểm thu hái để cây dược liệu cho kết
quả tốt nhất.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 51

Để sử dụng các loài cây dược liệu một cách có hiệu quả thì việc chế biến
và bảo quản là một trong những công đoạn cần thiết. Việc sử dụng cây dược liệu
không đơn thuần thu hái về rồi dùng, tùy vào từng loại, từng bộ phận khác nhau
mà ta có những phương pháp chế biến và bảo quản để sử dụng. Đối với những
cây có thể dùng trực tiếp, dễ tìm, dùng tươi thì khi cần sử dụng ta có thể thu hái
về sử dụng ngay. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thu hái vì còn tùy
thuộc vào mùa sinh trưởng của cây. Vì vậy, với những cây dược liệu dùng khô
thì việc bảo quản là cần thiêt. Công việc bảo quản tùy thuộc vào từng loài, từng
bộ phận có thể phơi hoặc sấy khô để bảo quản. Nhưng việc bảo quản không phải
bộ phận nào cũng như nhau, như với những cây có chứa tinh dầu thì không thể
phơi hay sấy ở nhiệt độ quá cao, chỉ cần nhiệt độ từ 30 – 40 0C. Riêng đối với
những loài thân củ thì cần phơi sấy ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 50 0C. Đối với bộ
phận hoa thì không thể bảo quản bằng nhiệt độ cao hay ánh sáng trực tiếp vì cánh
hoa mỏng, chứa nhiều tinh dầu, dễ bị mất hoạt chất, vì thế phải phơi nơi thoáng
mát để giữ được tinh chất có trong hoa.s
Trong quá trình bảo quản cũng có những loài cần chế biến để bảo quản đạt
hiệu quả tốt hơn. Với phần thân, lá, khi thu hái về có thể để nguyên hay thái nhỏ
hay đem phơi khô nhưng đối với một số loài khi sử dụng các bộ phận như thân
củ thì cần phải sơ chế trước khi bảo quản như: Thổ phục linh (Smilax glabra), …

II. HIỆN TRẠNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÝ VÀ


SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN CÂY DƯỢC LIỆU Ở THỊ
TRẤN A LƯỚI VÀ VÙNG PHỤ CẬN, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
1. Hiện trạng sử dụng cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận,
huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài cây dược liệu ở thị trấn A
Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng và
phong phú. Có rất nhiều loài có giá trị về dược liệu góp phần quan trọng trong
việc chữa bệnh cho nhân dân.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 52

Dự án "Vườn thuốc nam” do Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp tài trợ
(tháng 2/2010) đã xây dựng, bảo tồn và phát triển mạng lưới vườn dược thảo,
gồm những cây thuốc quý tại 5 xã của huyện là: Bắc Sơn, Hồng Trung, Đông
Sơn, Hồng Thái và Hồng Thượng. Vườn thuốc nam đã trở thành "tủ thuốc" chăm
sóc sức khỏe ban đầu hữu hiệu cho người dân ở đây. Tại Trạm y tế Bắc Sơn, số
bệnh nhân sử dụng thuốc nam chiếm đến 30%. Từ thành công đó, huyện đã nhân
rộng mô hình vườn thuốc nam với 29 vườn đang được trồng và chăm sóc; trong
đó, tất cả 21 trạm y tế xã, thị trấn và trung tâm y tế huyện có vườn thuốc nam.
Ngoài ra, vườn thuốc nam còn được đồn Biên phòng, Huyện đội và Công an
huyện xây dựng.
Tuy nhiên, mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong
việc duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên cây dược liệu nhưng nhiều loài cây dược
liệu đang bị khai thác tùy tiện, khai thác vì mục đích thương mại, khai thác chỉ
tập trung vào một số cây dược liệu nhất định lại không chú ý đến việc tái sinh
dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng một số loài cây dược liệu quý như: Bổ cốt toái
(Drynaria fortunei), Vạn tuế (Cycas revoluta), … Trong khi đó, có nhiều loài cây
dược liệu vừa giữ vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
vừa giảm được chi phí trong điều trị bệnh, nhưng lại không được người dân quan
tâm, sử dụng như: Trắc bách diệp (Thuja orientalis), Thạch xương bồ (Acorus
gramineus), Thu hải đường không cánh (Begonia aptera),…
Trong quá trình điều tra chúng tôi nhận thấy người dân sinh sống ở thị
trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế ngoài người
Kinh thì chủ yếu là đồng bào dân tộc: Pa Cô, KaTu. Người đồng bào dân tộc
sống bằng nghề làm rẫy, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm…. Trình độ dân trí
thấp, lối sản xuất lạc hậu dẫn tới năng suất cây trồng không cao, kinh tế phát
triển chậm, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, đồng bào dân
tộc ít có điều kiện để chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt ít quan tâm đến
việc sử dụng cây cỏ để chữa bệnh. Điều này thể hiện rõ qua điều tra trong nhân
dân (phương pháp đánh giá nhanh nông thôn RRA), chúng tôi tiến hành phỏng
vấn 50 người dân ở các hộ gia đình khác nhau thì có đến 26 người không sử

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 53

dụng cây cỏ để chữa bệnh và chỉ có 5 hộ gia đình trong vườn trồng cây dược
liệu. Phần lớn cây dược liệu được sử dụng đều là cây mọc hoang ở trong vườn,
rừng và chỉ được dùng để chữa trị một số bệnh thông thường như: đau đầu, đau
bụng, tiêu chảy…Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có điểm thu mua và sản
xuất các loại cây dược liệu. Hầu hết nhân dân tự thu hoạch các loại cây dược
liệu trong rừng hoặc một số vườn thuốc nam tại các trạm y tế. Ngoài ra, có một
số người dân khai thác cây dược liệu để bán trên thị trường nhưng chỉ mang
tính chất tự phát, nhỏ lẻ và không tập trung.
2. Đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và sử dụng bền vững tài nguyên cây
dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa
Thiên Huế
- Các cơ quan, đoàn thể có chức năng ở địa phương nhất là các trạm kiểm
lâm cần có biện pháp ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm
nương rẫy nhằm:
+ Duy trì các nguồn gen cây dược liệu tự nhiên hoặc các loài thực vật
quan trọng để làm dược liệu
+ Bảo vệ các loài và các quần thể loài dễ nhạy cảm với sự tác động của
môi trường và con người.
+ Bảo vệ môi trường sống cho các loài cây dược liệu.
+ Tạo điều kiện về sinh thái cho nguồn cây dược liệu sinh trưởng, phát
triển, tái sinh tự nhiên, nhất là các loài có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.
- Khuyến khích đồng bào dân tộc sử dụng tài nguyên cây dược liệu có ở
địa phương theo kinh nghiệm và kiến thức được tích lũy từ nhiều đời nay.
- Nâng cao nhận thức bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư.
Chiến dịch truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đa dạng
sinh học, bảo tồn tài nguyên cây dược liệu phải được triển khai xuống thôn, bản
làng thông qua nhiều hoạt động khác nhau nhằm mục đích giải thích những mặt
lợi mà người dân có thể hưởng lợi được bằng việc bảo vệ nguồn tài nguyên này.
Các hoạt động cụ thể là:

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 54

+ Tiến hành tuyên truyền, giáo dục sâu rộng dưới các hình thức khác nhau
như: tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, các phương tiện thông tin đại chúng khác về đa
dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên cây dược liệu.
+ Tiến hành các hoạt động giao lưu với đoàn thể địa phương, tập huấn, các
hoạt động văn hóa khác,…về đa dạng sinh học, bảo tồn tài nguyên cây dược liệu.
+ Thành lập các câu lạc bộ xanh ở trường học ở các trường học nhằm
chuyển tải nhận thức, hành vi và trách nhiệm bảo tồn cho cộng đồng về đa dạng
sinh học, bảo tồn tài nguyên cây dược liệu.
Để thực hiện được các đề xuất đưa ra cũng như nâng cao khả năng khai
thác lâu dài, bền vững nguồn tài nguyên này cần chủ động trong việc nghiên cứu,
gieo trồng các loài cây dược liệu. Việc này không phải chỉ nên tập trung ở trung
tâm, bệnh viện mà ngay cả các hộ gia đình cũng cần được khuyến khích. Xây dựng
các vườn thuốc Nam ở quy mô hộ gia đình, cơ quan như trạm y tế, trường học,…
Bên cạnh đó, cần hướng dẫn cho người dân hiểu rõ công dụng cũng như
tiềm năng của cây dược liệu, đồng thời phổ biến cách khai thác và sử dụng bền
vững. Thu hái đúng kỹ thuật và sử dụng đúng loại thuốc để có được những sản
phẩm tốt nhằm điều trị kịp thời và thành công trong công tác chăm sóc, chữa
bệnh của người dân địa phương.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 55

Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đạt được, chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:
1. Đã xác định được 302 loài cây dược liệu của 245 chi thuộc 104 họ trong
3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ngành Dương Xỉ (Polypodiphyta) có 7 họ, 10
chi, 14 loài. Ngành Thông (Pinophyta) có 5 họ, 5 chi, 7 loài. Ngành Ngọc Lan
(Magnoliophyta) có 92 họ, 230 chi, 281 loài. Trong ngành Ngọc Lan, lớp Ngọc
Lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 75 họ, 195 chi, 240 loài; lớp Hành
(Liliopsida) có 17 họ, 35 chi, 41 loài.
2. Có 9 họ đa dạng nhất có trên 6 loài cây dược liệu, bao gồm: Họ Cúc
(Asteraceae) với 22 loài, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 21 loài, họ Cà phê
(Rubiaceae) 11 loài, họ Dâu tằm (Moraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae) và họ Lúa
(Poaceae) mỗi họ 9 loài, họ Vang (Caesalpiniaceae) 8 loài, họ Đậu (Fabaceae), họ
Hoa môi (Lamiaceae) và họ Đào lộn hột (Anacardiaceae) 7 loài.
3. Trong tổng số 302 loài cây dược liệu đã xác định được ở thị trấn A
Lưới và vùng phụ cận, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có 3 loài cây dược
liệu được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, phần 2 - Thực vật (2007). Gồm, Trầm
hương (Aquilaria crassna), Sến mật (Madhuca pasquieri) và Bổ cốt toái
(Drynaria fortunei) ở tình trạng nguy cấp (EN). Có 2 loài thực vật thuộc nhóm II
A: Vạn tuế (Cycas revoluta) và Hoàng đằng (Fibraurea recisa) theo nghị định số
32/2006 NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2006.
4. Dạng sống của cây dược liệu ở thị trấn A Lưới và vùng phụ cận, huyện
A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế phong phú và đa dạng. Có 5 dạng sống chính:
Dạng sống cây chồi trên mặt đất (Ph) có số loài nhiều nhất với 205 loài chiếm
67,88% tổng số loài. Tiếp đến là dạng sống cây một năm (Th) có 31 loài chiếm
10,26% tổng số loài; cây chồi ẩn (Cr) có 20 loài chiếm 6,62% tổng số loài; cây
chồi nửa ẩn (Hm) 29 loài chiếm 9,60% tổng số loài và ít nhất là cây có chồi sát
mặt đất (Ch) có 17 loài chiếm 5,62% tổng số loài.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 56

5. Đã thống kê được 27 nhóm bệnh được chữa trị bằng các loài cây dược
liệu, trong đó nhóm bệnh đường tiêu hóa có số loài nhiều nhất với 108 loài chiếm
35,76% tổng số loài. Tiếp đó là bệnh cảm cúm, sốt, nhức đầu với 68 loài chiếm
22,51% tổng số loài, bệnh đường tiết niệu với 46 loài chiếm 15,23% tổng số loài,
bệnh hô hấp và bệnh cầm máu, hàn vết thương, chữa sưng tấy cũng sử dụng số
loài cây dược liệu chiếm tỷ lệ khá cao với 44 loài chiếm 14,57% tổng số loài.
Những bệnh thường ít dùng cây dược liệu để chữa trị như: Ung thư, u xơ,
đái đường, bệnh về phổi với 5 loài chiếm 1,66% tổng số loài; Sởi với một loài
chiếm 0,33% tổng số loài.
6. Các bộ phận của cây dược liệu được sử dụng rất đa dạng, trong đó lá là
bộ phận được sử dụng nhiều nhất, có tới 143 loài chiếm 47,35% tổng số loài.
Tiếp đến là rễ với 98 loài chiếm 32,45% tổng số loài, toàn cây 76 loài chiếm
25,17% tổng số loài, thân, cành 57 loài chiếm 18,87% tổng số loài và quả 43 loài
chiếm 14,24% tổng số loài. Bộ phận được sử dụng ít nhất là chồi non, búp non và
vỏ quả chỉ 3 loài chiếm 0,99% tổng số loài.

II. ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu các điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố, trữ lượng
cây dược liệu, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc thuần hóa,
khoanh vùng bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này một cách
bền vững.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT
1. Đỗ Huy Bích, 1995. Thuốc từ cây cỏ và động vật. NXB Tổng hợp.
Đồng Tháp.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2007. Sách Đỏ Việt Nam. Phần II –Thực vật. NXB Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ, Hà Nội.
3. Bộ môn dược học cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội, 2002.
Dược học cổ truyền. NXB Y học, Hà Nội.
4. Bộ y tế, 1982. Hướng dẫn trồng và sử dụng thuốc nam, châm cứu.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Bộ Y tế - Viện dược liệu. 1990. Cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
6. Phạm Trần Cận. 2000. Cây thuốc Việt Nam chữa bệnh người Việt
Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Võ Văn Chi và cộng sự. 1969. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. 6 tập.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
8. Võ Văn Chi. 1998. Cây rau làm thuốc, NXB Tổng hợp, Hà Nội.
9. Võ Văn Chi. 1999. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội
10. Võ Văn Chi – Trần Hợp. 1999. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. 2 tập. NXB
Giáo Dục, Hà Nội.
11. Võ Văn Chi. 2007. Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam. NXB Giáo Dục,
Tp Hồ Chí Minh.
12. Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. 2006. Nghị
định số 32/2006 - CP. Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
(ban hành có sửa đổi, bổ sung).

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 58

13. Nguyễn Văn Đàn, Ngô Ngọc Khuyến. 1999. Hợp chất thiên nhiên
dùng làm thuốc. NXB Y học, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Đoàn, Vũ Xuân Quang, Ngô Ngọc Khuyến. 2005. Cây
hoa chữa bệnh. NXB Y học, Hà Nội.
15. Nguyễn Đức Đoàn. 2001. Cây thuốc gia đình: Thầy nhà thuốc vườn.
NXB Y học, Hà Nội.
16. Lê Trần Đức. 1986. Trồng, hái và dùng cây thuốc. Tập 2. NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
17. Lê Trần Đức. 1997. Cây thuốc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Huỳnh Thị Ngọc Hiền. 2011. Nghiên cứu thành phần loài, đặc điểm
phân bố và giá trị sử dụng của các loài cây thuốc ở xã Vinh Thanh và Vinh Xuân,
huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học
Khoa học Huế.
19. Phạm Hoàng Hộ. 1999. Cây cỏ Việt Nam. 3 quyển. NXB Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh
20. Phạm Hoàng Hộ. 2006. Cây có vị thuốc ở Việt Nam. NXB Trẻ, Tp Hồ
Chí Minh
21. Hội đông y Việt Nam. Tháng 2 năm 1982. Tạp chí đông y số 175.
NXB Y học, Hà Nội.
22. Hội đông y Việt Nam. Tháng 4 năm 1982. Tạp chí đông y số 175.
NXB Y học, Hà Nội.
23. Nguyễn Thị Hợp. 2011. Điều tra, đánh giá tài nguyên cây dược liệu ở
vùng rừng Cao Muôn và Cà Đam, tỉnh Quãng Ngãi. Khóa luận tốt nghiệp
Trường Đại học Khoa Học Huế.
24. Huỳnh Văn Kéo, Trần Thiện Ân. 2006. Đa dạng sinh học cây thuốc
vùng núi Bạch Mã. NXB Thuận Hóa.
25. Hồ Vi Nữ Mỹ Loan. 2004. Bước đầu điều tra tài nguyên cây thuốc ở thị
xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Khoa Học Huế.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 59

26. Đỗ Tất Lợi. 2006. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. In lần thứ
mười bốn. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Trần Đình Lý. 1993. 1900 cây cỏ có ích ở Việt Nam. NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội.
28. Lê Minh. 1986. Chữa bệnh bằng cây thuốc vườn nhà. NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
29. Thanh Nga. 2002. Chữa bệnh thường gặp ở phụ nữ và trẻ em. NXB Y
học Hà Nội.
30. Lê Quý Ngưu, Trần Thị Như Đức. 1995. Thuốc trị bệnh bằng cây
thuốc hoang dại. NXB Thuận Hóa, Huế.
31. Lê Quý Ngưu. 1999. Dược tài đông y. NXB Thuận Hóa, Huế.
32. Nguyễn Nghĩa Thìn. 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học.
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
33. Nguyễn Nghĩa Thìn, Mai Văn Phô. 2003. Đa dạng sinh học hệ nấm và
thực vật vườn Quốc gia Bạch Mã. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
34. Nguyễn Nghĩa Thìn. 2005. Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền
thực vật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nôi.
35. Nguyễn Nghĩa Thìn. 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật.
NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
36. Trần Thị Thu Trang. 2009. Bước đầu điều tra thành phần loài cây
thuốc ở huyện Bố Trạch – tỉnh Quảng Bình. Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại
học Khoa Học Huế.
37. Thái Văn Trừng. 2000. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
38. Trường Đại học Y khoa Hà Nội, khoa Y học cổ truyền. 1997. Y học
cổ truyền. NXB Y học, Hà Nội.
39. Ủy ban nhân dân huyện A Lưới. Niên giám thống kê huyện A Lưới.
2010. Phòng thống kê huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
40. Ủy ban Nhân dân huyện A Lưới. 2011. Báo cáo đánh giá tình hình
thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2011; Nhiệm vụ và các giải pháp phát

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Khóa luận tốt nghiệp 60

triển kinh tế xã hội năm 2012 của huyện A Lưới.


41. Viện dược liệu. 1993. Tài nguyên cây thuốc Việt Nam. NXB Khoa
học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
42. Viện dược liệu. 2007. Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược. NXB Khoa
học và Kỹ Thuật, Hà Nội.
II. TIẾNG ANH
43. Brummitt, R.T.. 1992. Vascular Plant families and genera. Royal
Botanic Garden. Kew.
44. Earl of Cranbrook. David Sed Wards. Atropical rain forest. The nature
of biodiversity in Boreo at Bebalong Brubei.
III. TRANG WEB
45. http://www.vienduoclieu.org.vn

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Phụ lục 1: Danh lục thành phần loài cây dược liệu ở thị trấn ALưới và vùng phụ cận
Môi Trồng /
Dạng Bộ phận
Stt Tên khoa học Tên phổ thông trường hoang Công dụng
sống dùng
sống dại
I POLYPODIOPHYTA NGÀNH DƯƠNG XỈ
(1) Adiantaceae Họ Tóc thần vệ nữ
1 Adiantum caudatum – veneris L. Tóc thần vệ nữ Hm R HD Lá Có tác dụng lợi tiểu, trị đau miệng.
Chữa cảm cúm, lỵ, viêm gan truyền
2 A. flabellluatum L. Ráng vệ nữ quạt Hm R HD Toàn cây
nhiễm.
(2) Aspleniaceae Họ Tổ điểu
Bột bào tử nướng rắc vào chữa thối tai,
3 Asplenium nidus L. Tổ điểu Ep R HD Bột bào tử
viêm tai.
(3) Blechnaceae Họ Ráng lá dừa
4 Blechnum orientale L. Răng dê lá dừa Hm R HD Đọt non Trị mụn nhọt.
(4) Dicksoniaceae Họ lông cu li
5 Cibotium baromet (L.) J. E. Sm. Lông cu li Ch R HD Thân Cầm máu, bổ thận
(5) Polypodiaceae Họ Ráng đa túc
Aglaomorpha coronans (Mett.)
6 Ráng long cước Ep R HD Lá, thân Trị đau xương, bong gân sai khớp
Copel.
Drynaria fortunei (O Kuntze ex Thân, rễ, Bổ thận, trị đau xương, gãy xương, bong gân
7 Bổ cốt toái Ep R HD
Mett.) J. Smith.  chồi, lá sai khớp, còn dùng để trị bệnh tiểu đường.
8 Drynaria quercifolia (L.) J.Smith Ráng đuôi phụng lá sồi Ep R HD Lá, rễ Trị bệnh tiểu đường, chữa đau bụng
9 Platycerium grande A. Cunn ex J. Sm. Ô rồng Ep R HD Toàn cây Dùng để trị gãy xương, chữa lỵ.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


10 Pyrrosia stigmosa (Sw.) Ching Ráng hoà mạc héo Ep R HD Thân, lá, rễ Chữa gãy xương, trật khớp
(6) Pteridaceae Họ Ráng seo gà
Thanh nhiệt, chữa lỵ khuẩn, trẻ con cảm
11 Pteris ensiformis Burm. f. Chân xỉ hình gươm Hm R HD Lá, thân, rễ
sốt viêm họng, phụ nữ viêm tuyến vú.
(7) Lygodiaceae Họ Bòng bong
Có tác dụng cầm máu, lợi tiểu, tiêu viêm
12 Lygodium digitatum Presl. Bòng bong Lp R HD Thân, lá
phần mềm
Lygodium microphyllum (Cav.) Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra
13 Bòng bong lá nhỏ Lp R HD Toàn cây
R.Br. sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau
Chữa tiểu tiện lẫn sỏi sạn, Chữa tiểu tiện
14 Lygodium scandens (L. ) Sw. Bòng bong leo Hm R HD Toàn cây
lẫn sỏi sạn
II PINOPHYTA NGÀNH THÔNG
(8) Cupressaceae Họ Hoàng đàn
15 Thuja orientalis L. Trắc bạch diệp Mi V T Cành, lá. Cầm máu, lợi tiểu tiện, chữa ho, tiêu hóa tốt.
(9) Cycadaceae Họ Tuế
Cầm máu, chảy máu cam, chữa lỵ, hoạt
16 Cycas revoluta Thunb. Vạn tuế Hm V T Lá, hạt
tinh, khí hư.
(10) Gnetaceae Họ Dây gắm
Có tác dụng giảm đau, trị sốt. Lá giã trị
17 Gnetum latifolium Markgr. Dây gắm lá rộng Lp R HD Rễ, thân
rắn cắn.
Có tác dụng giảm đau, trị sốt. Lá giã đắp
18 G. montanum Markgr. Dây gắm Lp R HD Rễ, thân, lá
trị rắn cắn.
(11) Pinaceae Họ Thông
19 Pinus kesiya Royle ex Gordon. Thông ba lá MM R T Nhựa Trị ho, tiêu đờm, sát trùng

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


20 Pinus merkusii Jungh. & de Vriese Thông hai lá MM R T Nhựa Trị tê thấp, đau khớp.
(12) Podocarpaceae Họ Kim giao
21 Podocarpus fleuryi Hickel. Kim giao MM R HD Gỗ Chữa phong thấp, gãy xương.
III MAGNOLIOPHYTA NGÀNH NGỌC LAN
(I) MAGNOLIOPSIDA LỚP NGỌC LAN
(13) Acanthaceae Họ Ô rô
Lá có tác dụng trị suyễn, ho, bổ thần kinh, trị
22 Acanthus leutachyus Wall. ex Nees Ô rô núi Na R HD Lá, rễ
tê thấp. Rễ trị đau gan, ăn không tiêu.
Giã lấy nước uống, hoặc xông chữa đau
23 Justica gendarussa L. f. Thường sơn Na R HD Lá
mắt đỏ.
Hạ nhiệt, lợi tiểu, chứng co giật, trị sốt
24 Lepidagathis hyalina Nees Lân chuỳ thấu quang Hm R HD Rễ,cành, lá
rét, chứng nôn mửa.
Pseudoranthemum palatifenum
25 Cây con khỉ Na R HD Lá Ăn sống chữa cao huyết áp.
Radlk.
26 Thumbergia fragran Roxb. Cát đằng thơm Lp R HD Toàn cây Giã đắp trị đau đầu, đắp ngoài trị vết thương.
27 Strobilanthes annamitica Kuntze Chùy hoa trung bộ Lp R HD Hoa Trị xáo trộn bao tử
(14) Amaranthaceae Họ Rau dền
Chữa viêm khớp, kinh nguyệt không đều,
28 Achyranthes aspera L. Cỏ xước Ch V, R HD Rễ
đau bụng.
29 Amaranthus spinosus L. Dền gai Th V HD Toàn cây Lợi tiểu, chữa trĩ. Lỡ ngứa
30 A. tricolor L. Dền tía Th V HD Toàn cây Lợi tiểu
31 A. viridis L. Dền cơm Th V HD, T Toàn cây Lợi tiểu
32 Celosia argentea L. Mào gà trắng Na V HD, T Hạt Chữa băng huyết, kiết lỵ, đau mắt
33 Cyathula prostrata (L.) Blume Cỏ xước dại Na V HD Lá Có tác dụng làm mát da

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


(15) Anacardiaceae Họ Đào lộn hột
Trị tiêu chảy, khó tiêu, đau bao tử, hạ
Rễ, lá, quả,
34 Anacardium occidentale L. Đào lộn hột Mi V T đường huyết, chống bướu, giải độc cho
mủ
gan. Mủ trị mụt cóc.
Choerospondias axillaris (Roxb.)
35 Lát xoan, Xoan nhừ MM R T Vỏ thân Trị bỏng
Burtt. et Hill.
Dracontomelum duperreanum Có tác dụng giải khát, giải độc, giải say
36 Sấu MM R HD Quả
Pierre rượu, tăng cường tiêu hóa.
Cầm máu tử cung, chữa thấp khớp, sốt,
37 Mangifera indica L. Xoài MM V T Lá
sâu răng
38 Rhus chinensis Muell. Muối Mi R HD Toàn cây Trị mỏi mệt, ho, tê thấp, chống loét bao tử.
39 Semecarpus annamensis Tardieu. Sưng trung bộ MM R HD Hoa, lá Điều kinh, giải nhiệt.
Rễ dùng để điều hòa kinh nguyệt, vỏ thân
40 Spondias pinnata Kurz. Cóc rừng MM R HD Rễ, vỏ thân
trị đau bao tử, trị tiêu chảy, tê thấp.
(16) Annonaceae Họ Na
41 Desmos chinchinensis Lour. Hoa dẻ nam bộ Lp R HD Lá Lá nấu xông chữa bệnh phù
Vỏ dùng để trị đái vàng, chống ung thư
42 Melodorum fruticosum Lour. Bồ quả tròn Lp R HD Lá
bạch huyết, chống ung thư ruột già
(17) Apocynaceae Họ Trúc đào
43 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Hoa sữa Mi V T Nhựa mủ Lấy nhựa mủ thoa ngoài chữa mụn nhọt.
Chữa các bệnh huyết áp cao và bạch
44 Catharanthus roseus (L.) R. Br. Dừa cạn Na V, R T Toàn cây
huyết, bệnh ngoài da, chữa giun.
44 Nerium oleander L. Trúc đào Mi V, R T Lá, thân non Trợ tim
45 Parabarium micranthum (A. DC.) Đỗ trọng dây Lp R HD Toàn cây Sắc uống chữa đau nhức xương, đau

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Pierre ex Spire lưng, đau cơ, phong tê thấp.
Vỏ thân, lá,
46 Plumeria acutifolia Poir. Đại Mi V T Chữa ho, bong gân, mụn nhọt, lở loét.
rễ, hoa.
Strophanthus caudatus (Burm. f. ) Có tác dụng tiêu sưng, khỏi ngứa, sát
47 Sừng trâu Lp R HD Quả
Kurz var. giganteus Pit. trùng.
Tabernaemontana bufalina (Lour.)
48 Lài trâu Mi R HD Lá Dùng trị hắc lào, bệnh ngoài da.
Pichon.
Hạt, thân,
49 Theveria neriifolia Juss. Thông thiên Mi V T Chữa đau van tim, giúp tim đập mạnh.

50 Wrightia rubiflora Pit. Lòng mức hoa đỏ Na R HD Lá Lợi tiểu
(18) Aquifoliaceae Họ Bùi
Chữa cảm lạnh, bệnh sốt, sưng amydal, viêm
51 Ilex annamensis Tardieu Bùi trung bộ MM R HD Vỏ thân họng, viêm dạ dày ruột cấp, viêm tụy cấp,
đau thấp khớp, đau xương, sốt xuất huyết.
(19) Apiaceae Họ Hoa tán
Cầm máu, giải độc, trị ho, khí hư, đái
52 Centella asiatica (L.) Urb. Rau má Hm V, R HD Toàn cây
buốt, lợi tiểu.
(20) Araliaceae Họ Nhân sâm
Aralia armata (Wall. ex G. Don) Chữa viêm khớp, chữa bạch hầu, bí đái,
53 Đơn châu chấu Na R HD Rễ, lá
Seem. sưng vú.
Dùng trị bỏng, cảm nắng, viêm khớp cấp
Dendropanax chevalieri (Vig) Vỏ rễ, rễ,
54 Phong hà MM R HD tính, băng huyết, mụn nhọt, ghẻ, lở, rắn
Merr. tủy cây
cắn phong nhiệt, cảm mạo, đái khó.
Chữa tắc tia sữa, bệnh mồ hôi trộm ở trẻ
55 Polyscias fruticosa (L.) Harms. Đinh lăng lá xẻ Mi V T Toàn cây
em, bổ máu.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Polyscias balfouriana Bialey Đinh lăng lá tròn Mi V T Toàn cây Chữa bệnh mồ hôi trộm ở trẻ em, bổ máu.
56 Schefflera heptaphylla (L.) Frodin Chân chim bảy lá Mi R HD Cành, rễ. Ngâm rượu uống chữa đau lưng.
Thân cây trị đòn ngã tổn thương, phong
Schefflera obovatifoliolata C.B. thấp đau nhức khớp xương, đau dạ dày,
57 Chân chim lá xoan MM R HD Thân, lá
Shang hành tá tràng loét. Lá dùng trị ngoại
thương xuất huy
58 S. octophylla (Lour.) Harms. Chân chim tám lá Mi V T Lá Giúp tiêu hóa, phòng ung thư.

Trevesia palmata (Roxb.ex Lindl.)


59 Đu đủ rừng Mi R HD Tủy cây Dùng làm thuốc tiết sữa.
Visan.

(21) Aristolochiaceae Họ Mộc hương

Chữa viêm đường tiết niệu, đau bụng,


60 Aristolochia tagala Cham. Dây khố rách Lp R HD Thân, rễ
loét dạ dày

(22) Asclepiadaceae Họ Thiên lý


Chữa thiếu máu, gan thận yếu, sốt rét
61 Streptocaulon juventas Merr. Hà thủ ô trắng Ch R HD Rễ
kinh niên, lọc máu.
(23) Asteraceae Họ Cúc
Hoa, lá giã đắp. Cả cây nấu uống chữa
62 Ageratum conyzoides L. Cỏ hôi Ch V HD Toàn cây
đau bụng tiêu chảy.
Điều hòa khí huyết, điều kinh, an thai,
63 Artemisia vulgaris L. Ngãi cứu Hm V HD Lá, cành
chữa đau bụng, động thai.
64 Bidens pilosa L. Đơn buốt Th V, R HD Toàn cây Chữa cảm lạnh, viêm ruột thừa cấp
65 Blumea balsamifera (L.) DC. Đại bi Th V HD Lá Nhai sống trị đau bụng
66 B. subcapilata DC. Cải trời Ch V HD Thân, lá Trị ho

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Chữa đau mắt, nhức đầu, chóng mặt, tăng
67 Chrysanthemum indicum L. Cúc hoa vàng Ch V T Hoa
huyết áp.
Chromolaena odorata (L.) King & Có tác dụng sát trùng, cầm máu, dùng để
68 Cỏ lào, bớp bớp Hm V, R HD Toàn cây
Robinson phòng và trị đỉa cắn.
Có tác dụng cầm máu, chữa viêm gan
69 Eclipta prostrata (L.) L. Cỏ nhọ nồi Th V HD Toàn cây mãn tính, ghẻ ngứa, chữa đại tiện ra máu,
sốt xuất huyết, băng huyết.
Chống bướu, lợi tiểu, hạ nhiệt, trị bệnh
70 Elephantopus scaber L. Cúc chân voi Hm R HD Rễ, lá
bao tử, trị đái đục.
Chữa cảm cúm, viêm dường hô hấp, viêm
71 Emilia sonchifolia (L.) DC. Rau má lá rau muống Na V, R HD Toàn cây
vú, viêm tinh hoàn.
Rau tàu bay (kim
72 Gynura crepidioides Benth. Cr V, R HD Toàn cây Nấu uống trị phong thấp, nhức xương
thất)
Chữa sưng đau vú, đau mắt đỏ, cầm máu
73 Lactuca indica L. Bồ công anh Th V, R HD, T Toàn cây
vết thương, trị ghẻ, chữa đau bụng
Hạ huyết áp, trị đau nhức, phong thấp,
74 Siegesbeckia orientalis L. Hy thiêm Hm V HD Lá
đắp nơi làm mủ, chống côn trùng.
Có tác dụng dịu đau, tiêu sưng, lợi tiêu
75 Spilanthes grandifora Turez Nút áo hoa to Hm V HD Thân, lá hóa, lợi tiểu. Lá non luộc cho phụ nữ sau
khi sinh ăn mau lại sức
Trị bại lưỡi, đau hầu, nhức đầu, làm tiết
76 S. oleracea L. Nút áo rau Hm R HD Hoa
nước miếng, lợi sữa.
77 S. paniculata Wall. Cúc áo chùm tụ tán Th R HD Toàn cây Trị nhức đầu
78 Synedrella nodiflora (L.) Gaertn. Cúc bọ xít Th V HD Thân, lá Giã đắp ngoài chữa sưng mỏi.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Vernonia arborea Buch. Ham. Var
79 Bông bạc Th V, R HD Lá Chữa sốt, tiêu hóa kém.
javanica Bl.
Chữa suy nhược thần kinh, sổ mũi, sốt,
80 V. macrachaemia Gagnep. Bạch đầu ông Th V, R HD Toàn cây
ho, lỵ, đau dạ dày, viêm gan.
81 V. cinerea (L.) Less. Cúc tím Th V, R HD Lá non, hoa Trị ho, đau bụng. Hoa trị đau mắt
82 V. patula (Dryand.) Merr. Bạch đầu nhỏ Th V HD Lá Bổ và hạ nhiệt.
Chữa thấp khớp, viêm khớp, mụn nhọt,
83 Xanthium inaequilaterum DC. Ké đầu ngựa Th V HD, T Toàn cây viêm cơ, dị ứng, lỡ ngứa, hắc lào, sát
trùng, nổi mề đay.
(24) Begoniaceae Họ Thu hải đường
Thu hải đường không Chữa viêm nhánh khí quản mãn tính,
84 Begonia aptera Blume Na R HD Rễ, lá
cánh viêm amydal, ho gà, trị bỏng.
Thu hải đường thân
85 B. dolifolia Hort Na R HD Lá Giã đắp, tác dụng cầm máu, sát trùng
ngắn
(25) Bignoniaceae Họ Núc nác
Phơi khô sắc uống, chữa phong thấp,
86 Crescenttia cujete L. Đào tiên MM R HD Quả
nhức xương.
Trị mẩn ngứa, ho lâu ngày, viêm khí
87 Oroxylum indicum (L.) Vent. Núc nác MM V HD, T Hạt, thân
quản, dạ dày.
(26) Bombacaceae Họ Gòn ta (Gạo)
88 Bombax ceiba L. Gạo MM V HD Rễ, vỏ thân Rễ lợi tiểu, vỏ có tác dụng cầm máu.
Chữa tiết niệu, thận, phổi, đau ngực, ho,
89 Ceiba pentandra (L.) Gaertn. Gòn ta, bông gòn MM V HD, T Lá
lỵ, tiêu chảy, sốt rét.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


(27) Boraginaceae Họ Vòi voi
Chữa tê thấp, viêm tấy, mụn nhọt, viêm
90 Heliotropium indicum L. Vòi voi Th V HD Toàn cây
họng, mẫn ngứa
(28) Burseraceae Họ Trám
Lá, rễ, Chữa đau họng, lỵ, đau răng, dị ứng,
91 Canarium album Raeusch. Trám trắng MM R HD
quả. viêm tắc mạch máu.
(29) Caesalpiniaceae Họ Vang
Bauhinia mastipoda Pierre ex Sắc lấy nước uống chữa ho. Lá giã ra
92 Móng bò đỏ Lp R HD Lá và rễ
Gagnep. dùng để đắp trị vết loét
93 Caesalpinia bonduc (L.) Roxb. Móc mèo, vuốt hùm Lp R HD Hạt Hạt rang làm thuốc bổ thận, huyết áp cao.
94 C. mimosoides L. Vang trinh nữ Na R HD Toàn cây Chữa hoàng đản, viêm thận phù nhũng
95 Cassia alata L. Muồng trâu Na R HD Lá, thân, quả Trị ghẻ, hắc lào
96 C. grandis L.f. Ô môi MM R T Lá Trị thiếu máu, long đờm
Lá giúp an thần, giúp ngủ ngon, hạ hoạt
97 C. siamea Lamk. Muồng đen MM R HD Lá, gỗ thần kinh, chống kinh phong. Gỗ có tác
dụng lọc máu, trị bệnh gan và tiêu hóa.
Hạt có tác dụng thông đại tiện, bí kết,
chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, có
98 Gleditschia australis Hemsl. Bồ kết MM V HD, T Gai, hạt
tác dụng tiêu thũng, sát trùng, giảm sưng
vú, làm xuống sữa.
Quả, vỏ,
99 Tamarindus indica L. Me MM V HD, T Nhuận tràng, thông tiểu, viêm chân răng
thân
(30) Capparaceae Họ Màn màn
100 Cleome chelidonii L. f. Màn màn hoa tím Th R HD Thân, lá, quả Chữa nhức đầu, trị sưng đau tai, bảo vệ

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


gan, chống ung thư bạch huyết.
Chữa viêm đau khớp do phong thấp, lao
101 C. gynandra L. Màn màn hoa trắng Th R HD Toàn cây xương; dùng ngoài đắp rút mủ nhọt và trị
phong thấp tê đau.
Có tác dụng chống viêm, trị tê thấp, làm
102 Crateva religiosa Forst. f. Bún lợ Mi R HD Toàn cây mất kinh, ngừa thai, bổ cho phụ nữ mới
sanh.
(31) Capprifoliaceae Họ Kim ngân
Sambucus javanica Reinw. ex Giảm đau, chữa viêm thận phù thũng
103 Cơm cháy Mi R HD Toàn cây
Blume.
104 Viburnum lutescens Blume Răng cưa Na R HD Hoa, lá Chữa mụn nhọt, mẫn ngứa, sốt rét, tả, lỵ
(32) Clusiaceae Họ Bứa
Garcinia oblongifolia Champ. ex
105 Bứa MM R HD Nhựa cây Chữa đau răng, sâu bọ đốt
Benth.
Hypericum japonicum Thunb. ex
106 Ban Th R HD Hạt Trị rắn cắn.
Murray
(33) Combraceae Họ Bàng
107 Quisqualis indica L. Dây giun Lp R HD Quả Chữa đau răng, giun sán
108 Terminalia catappa L. Bàng MM V T Lá, hạt Chữa cảm sốt, đại tiện ra máu
(34) Connaraceae Họ Trường khế
109 Cnestis palala (Lour.) Merr. Trường khế Lp R HD Lá Trị ghẻ ngứa
(35) Convolvulaceae Họ Bìm bìm
110 Argyreia acuta Lour. Dây bạc thau Lp R HD Toàn cây Lợi kinh, điều kinh, trị ho cho trẻ em.
111 Merremia hederacea (Burm. f.) Bìm bìm vàng Lp R HD Toàn cây Có tác dụng giải độc, cảm mạo, mụn

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Hall. f. nhọt, viêm amydal cấp tính.
Chữa táo bón, đái dắt, giải độc, chống
112 Ipomoea aquatiaca Forsk. Rau muống Lp V T Thân, lá
tăng huyết áp.
113 I. batatas (L.) Lam. Khoai lang Lp V T Củ, lá Nhuận tràng
(36) Crassulaceae Họ Thuốc bỏng
Giã đắp chữa bỏng, chữa sốt rét, nhức
114 Kalanchoe pinnata (Lour.) Ers. Thuốc bỏng Hm V T Toàn cây
đầu
(37) Cucurbitaceae Họ Bầu bí
Thanh nhiêt, lợi tiểu, làm đẹp da, chữa lỵ,
115 Cucumis sativus L. Dưa chuột Lp V T Quả, thân
tiêu chảy
116 Cucurbita maxima Duch. Bí ngô Lp V T Hạt, quả Trị giun sán, bổ thần kinh.
Chữa gân cốt tê đau, viêm tuyến sữa, ho,
117 Luffa cylindrica (L.) M. Roem Mướp ngọt Lp V T Quả, lá
chốc lở, lợi tiểu
Bổ máu, trị giun, ho, đái đường, mụn
118 Momordica charantia L. Mướp đắng Lp V T Quả, lá, hạt
nhọt, lỵ, rắn cắn.
Dùng để trị đau mắt, làm giảm sưng, trị tê
119 Zehneria indica (Lour.) Kraudr. Dưa chuột dại Lp V, R HD Toàn cây
thấp.
(38) Cuscutaceae Họ Tơ hồng
Cuscuta hygrrophylla H. W.
120 Dây tơ hồng Ep R HD Toàn cây Chữa di tinh, liệt dương, đau mình
Bearson.
(39) Dilleniaceae Họ Sổ
121 Dillenia indica L. Sổ bà MM R HD Vỏ thân Bồi bổ sức khỏe.
122 Tetracera scandens (L.) Roxb. Chạc chìu Lp R HD Toàn cây Trị kiết, lợi tiểu, phù thận, hạ nhiệt, lọc

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


máu.
(40) Dipterocarpaceae Họ Quả hai cánh
123 Hopea odorata Roxb. Sao đen MM V, R HD Vỏ thân Trị tê thấp, lọc máu, bồi bổ sức khỏe.
(41) Ebenaceae Họ Thị
124 Diospyros decandra Lour. Thị MM V T Lá, quả Chữa giun, đắp mụn nhọt
(42) Elaeagnaceae Họ Nhót
Elaeagnus fructicosa (Lour.) A.
125 Nhót trôi Lp R HD Quả rễ Chữa tiêu chảy, lỵ, đau nhức khớp xương.
Chev.
(43) Euphorbiaceae Họ Thầu dầu
126 Acalypha siamensis Oliv. ex Goge. Chè hàng rào Mi V HD Lá Giã đắp ngoài trị mụn nhọt, lỡ loét.
Trị sưng đau, vỏ đắp ở mặt tri sưng phổi,
127 Actephila ghaesembila Gaertn. Chòi mòi Mi R HD Toàn cây
lá trị kiết máu.
Antidesma cochinchinensis
128 Chòi mòi nam bộ Mi R HD Lá Bồi bổ sức khỏe
Gagnep.
129 Bischofia javanica Blume. Nhội MM R HD Lá, mủ, rễ Trị sưng đau, tiêu chảy, lợi tiểu.
130 Breynia fruticosa (L.) Hook. f. Bồ cu vẽ Na R HD Lá Nấu uống trị đau bụng.
131 B. septata Beille Dé ngắn Mi R HD Lá Cầm máu, băng bó vết thương
Lá sắc cho phụ nữ sau sanh, trị đau bụng.
132 Croton argyratus Blume Cù đèn lá bạc Mi R HD Lá, rễ
Rễ sắc trị lở miệng
Chữa đau răng, lở ngứa, làm thuốc sát
133 Euphorbia antiquorum L. Xương rồng Sp V HD Mủ, thân
trùng.
Chữa lỵ, viêm ruột, viêm da, mẩn ngứa,
134 E. hirta L. Cỏ sữa lá lớn Th V HD Toàn cây
tắc tia sữa, lợi tiểu
135 E. thymifolia L. Cỏ sữa lá nhỏ Th V HD Toàn cây Lợi tiểu, chữa lỵ

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


136 E. pulcherrima Willd. ex Klotzch. Trạng nguyên Mi R HD Lá Lợi sữa.
137 Homonoia riparia Lour. Rù rì Na R HD Lá Lá đắp trị trổ mụt.
Macaranga denticulata (Blume.) Rửa mụn nhọt, nấu cho phụ nữ sau khi
138 Lá nến MM R HD Lá
Muell. -Arg. sinh uống nhanh khỏe.
Mallotus apelta (Lour.) Muell. - Chữa viêm gan mãn tính, sa tử cung và
139 Bùm bụp trắng MM R HD Toàn cây
Arg. trực tràng, huyết trắng, tiêu chảy.
140 M. paniculatus (Lam.) Muell. -Arg. Ba bét MM R HD Quả, rễ Quả dùng để trị sán. Rễ bổ cho phụ nữ có thai.
Pedilanthus tithymaloides (L.)
141 Thuốc dấu Na R HD Lá Đắp vết thương, trị rắn cắn.
Poit.
142 Phyllanthus annamensis Beille. Diệp hạ châu Mi V HD Lá Lá nấu uống chữa đau bụng.
Lá chống nhiệt, chống viêm. Quả chứa
nhiều vitamin bổ gan, lợi tiểu. Hạt dùng
143 P. emblica L. Chùm ruột núi Mi R HD Toàn cây
để trị đái đường. Vỏ có tác dụng chống
bướu cổ, hạ huyết áp.
144 P. urinaria L. Chó đẻ răng cưa Th V HD Toàn cây Chữa rắn cắn, sốt, mát gan
Trị sa tử cung, trực tràng, đẻ khó, sót
145 Ricinus communis L. Thầu dầu Mi V HD Hạt, rễ, lá
nhau, liệt thần kinh mắt
146 Sauropus androgynus (L.) Merr. Rau ngót Na V HD, T Lá Điều kinh, chữa sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em.
(44) Fabaceae Họ Đậu
Abrus fruticulosus Wall. ex W. &
147 Cam thảo chồi Lp R HD Rễ, cành, lá Trị ho, chống viêm
Arn.
148 Crotalaria assamica Benth. Sục sạc lá ổi dài Na R HD Lá Trị tê thấp, chống bướu
149 Derris elliptica (Sweet.) Benth. Cây duốc cá Lp R HD Đọt non Trị ho
150 Erythrina variegata L. Vông nem MM R HD Vỏ, lá Có tác dụng an thần, trị kinh phong, hạ

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


huyết áp.
151 Millettia speciosa Champ. Sâm nam Na R HD Toàn cây Thuốc bổ, mát, trị ho, nhức đầu.
Dùng chữa huyết hư, di tinh, bạch đới, kinh
152 M. nigrescens Gagnep. Thàn mát nước MM R HD Thân, lá
nguyệt không đều và làm thuốc bổ huyết
Dùng làm thuốc chữa cảm mạo, phát
153 Pueraria montana (Lour.) Merr. Sắn dây rừng Lp V T Hoa, củ
nhiệt, giải say rượu, giải độc.
(45) Fagaceae Họ Sồi dẻ
Lithocarpus annamensis (Hickel & Hoa, lá, Hoa có tác dụng sát trùng, cầm máu. Vỏ
154 Dẻ Trung bộ MM R HD
A. Camus) Barnelt quả, vỏ, rễ quả chữa lỵ, viêm ruột. Lá trị ho đờm
(46) Flacourtiaceae Họ Mùng quân
Flacourtia jangomas (Lour.) Vỏ lọc máu cho phụ nữa trước và sau
155 Mùng quân rừng MM R HD Vỏ, quả
Raeusch. sinh. Trái trị gan yếu, tiết ít mật.
Homalium cochinchinese (Lour.)
156 Chè quay MM R HD Hạt Chữa sốt.
Druce
(47) Hydrangeaceae Họ Thường sơn
157 Dichroa febrifuga Lour. Nam thường sơn Na R HD Cành, lá, rễ Trị sốt rét, ho nhiều, ngộ độc thức ăn
(48) Juglandaceae Họ Hồ đào
158 Engelhardtia roxburghiana Wall. Chẹo tía MM R HD Lá Chữa trặc chân tay.
(49) Lamiaceae Họ Hoa môi
Chữa cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ruột
159 Hyptis suaveolens (L.) Poir. Tía tô dại Th R HD Thân, lá
chướng khí, đau bụng, nôn, tiêu chảy.
160 Leonurus heterophyllus Sw. Ích mẫu Ch V, R HD, T Lá, thân Chữa kinh nguyệt không đều, huyết áp cao.
Chữa cảm mạo, đau mắt đỏ, viêm họng,
161 Mentha arvensis L. Bạc hà Na V T Toàn cây
viêm amydal, tiêu chảy, kích thích tiêu hóa.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


162 Ocimum basilicum L. Húng quế Th V T Cành lá Cảm cúm, đầy bụng, kiếm tiêu, rắn cắn.
163 O. gratissimum L. Hương nhu trắng Th V T Lá, thân Giải cảm, chữa đau đầu, đau bụng tiêu chảy
164 O. sanctum L. Hương nhu tía Th V T Lá Giải cảm, hạ sốt
165 Salvia plebeia R. Br Kinh giới dại Th V HD Toàn cây Chữa ho lao.
(50) Lauraceae Họ Long não
166 Cassytha filiformis L. Tơ xanh Ep V HD Toàn cây Trị bệnh phổi và giang mai.
Cinnamomum cassia (Ness) Ness Vỏ, thân, Chữa cảm lạnh, đau tim, lưng gối yếu
167 Quế bì MM V T
& Eberth. lá, cành. mỏi, bệnh dịch tả.
168 C. loureirii Nees Quế thanh MM R HD Vỏ thân, rễ Chữa đầy bụng, lỵ, tả, thấp khớp.
Làm thuốc bổ dạ dày, thông tiểu tiện,
169 Litsea citronella Kosterm. Bời lời vàng Mi R HD Vỏ, lá, quả
chữa đau đầu.
Vỏ trị kiết, tiêu chảy. Quả giúp tiêu hóa,
170 L. cubeba (Lour.) Pers. Màng tang Mi V HD Vỏ thân, quả trị nhức đầu, tăng trí nhớ, điều hòa kinh
nguyệt, ứ huyết sau sinh
Có tác dụng tiêu viêm, chứng sưng, cầm
171 L. glutinosa (Lour.) C. B. Rob. Bời lời nhớt Mi R HD Rễ, vỏ, lá
máu, giảm đau.
(51) Lecythydaceae Họ Lộc vừng
Barringtonia acutangula (L.) Đọt non,
172 Lộc vừng Mi V, R HD, T Trị tiêu chảy, lên mụt, bổ gan.
Gaertn. lá quả
(52) Loranthaceae Họ Tầm gửi
173 Helixanthera parasitica Lour. Tầm gửi 5 cánh Hp R HD Thân, lá An thần
174 Dendrophthoe pentandra (L.) Miq. Mộc ký năm cánh Hp R HD Lá Đắp trị phồng, loét
(53) Lythraceae Họ Bằng lăng

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


175 Lagerstroemia indica L. Bằng lăng lẻ MM R HD Vỏ thân Dùng để trị sốt, phấn khích.
(54) Malvaceae Họ Bông
Abelmoschus moschatus (L.) Lá, hoa,
176 Vông vang MM R HD Trị táo bón, lỏng lửa.
Medik. rễ, hạt.
177 Abutilon indicum (L.) Sweet. Cối xay Ch V T Toàn cây Nấu uống chữa đái rát, sốt cao
Trị cảm cúm, viêm amydal, sốt rét, dạ
178 Sida rhombifolia L. Ké hoa vàng Na R HD Toàn cây
dày, sỏi niệu đạo, viêm ruột, lỵ, vàng da.
179 Urena lobata L. Ké hoa đào Na V, R HD Rễ Chữa đau họng.
(55) Melastomaceae Họ Mua
Chữa chứng khó tiêu, viêm ruột, lỵ, trực
180 Melastoma candidum D. Don. Mua thường Na R HD Rễ, lá
tràng, mụn nhọt.
181 M. sanguineum Sims. Mua bà Na R HD Toàn cây Cầm máu, chữa lỵ, tiêu chảy.
(56) Meliaceae Họ Xoan
Dùng để chữa hen suyễn lên cơn, đờm tắc
182 Aglaia hoii T. D. Dai Ngâu hội MM R HD Lá nghẹt thở, hoặc sốt rét cơn do tích đờm
lâu ngày và giải ngộ độc.
Vỏ thân,
183 Melia azedarach L. Xoan, sầu đâu MM V T Dùng để trị giun sán, các bệnh ngoài da
lá, rễ.
(57) Menispermaceae Họ Tiết dê
Rễ, thân Dùng làm thuốc trị kiết lỵ, đái đường,
184 Fibraurea recisa Pierre.  Dây hoàng đằng Lp V HD, T
già đau đầu và làm thuốc bổ dưỡng.
185 Perricampilus glauscus (Lam.) Merr. Dây đồng tiền Lp R HD Toàn cây Cả cây nấu uống có tác dụng kích dục.
(58) Mimosaceae Họ Trinh nữ
186 Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Tràm hoa vàng MM R T Lá Hạ hoạt thần kinh, chống lo âu.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Benth.
187 A. pennata Willd. Keo tuyến to MM R T Vỏ thân Gội đầu trị gàu.
Archidendron clypearia (Jack.) I.
188 Mán đĩa, Giác MM R HD Lá Trị ghẻ, ho, phù thũng
C. Neilsen.
Leucaena leucocephala (Lam.) De
189 Keo dậu Mi V T Hạt Tẩy giun
Wit
190 Mimosa pudica L. Trinh nữ Na R HD Toàn cây Chữa đậu mùa, sốt rét, đau thận, gan.
(59) Moraceae Họ Dâu tằm
Hạt, lá,
191 Artocarpus heterophyllus Lamk. Mít MM V T Lợi sữa, an thần, chữa huyết áp cao, co giật.
nhựa
192 A. rigidus Blume. Mít nài MM V, R HD Nhựa, quả Thuốc đắp ngoài da cho động vật.
Dùng quả trị kiết, lòi đom, táo bón và trị giun.
193 Ficus auriculata Lour. Vả rừng Mi R HD Quả, rễ, lá
Rễ và lá có tác dụng giải độc, tiêu thũng.
194 F. benjamina L. Si, sanh MM V T Rễ, mủ, lá Rễ trị tiêu chảy, mủ trị di tinh, lá tan vết bầm.
195 F. glomerata Roxb. Sung MM R HD Lá Lợi sữa
196 F. heterophyllus L. Vú bò MM V T Rễ Chữa đau dạ dày
Lá, vỏ Cảm sốt, ho, viêm họng, lỵ, tiêu chảy,
197 F. hispida L. f. Ngái Na R HD
thân, rễ thấp khớp, đau lưng.
Chữa các bệnh phù thũng, ho lâu ngày,
198 Morus alba L. Dâu tằm Mi R HD Toàn cây
huyết áp cao.
Taxatrophis illicifolia (Vidal)
199 Duối ô rô Mi V HD Quả, vỏ Có tác dụng tiêu độc, chữa mụn nhọt.
Corner.
(60) Myristicaceae Họ Máu chó
200 Knema pachicarpa De Wilde Máu chó trái dầy MM R HD Hạt Trị ghẻ, hắc lào
(61) Myrsinaceae Họ Đơn nem

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Có tác dụng trấn thũng, tiêu thũng, chữa
201 Ardisia crenata Siims. Cơm nguội Mi R HD Toàn cây
thấp, thanh nhiệt, giải độc.
202 Maesa indica Wall. in Roxb. Đơn răng cưa Na R HD Quả Trị sán lãi.
(62) Myrtaceae Họ Sim
Dùng để trị kinh nguyệt đau, bổ, trị nhức
203 Baeckea frutescens L. Chổi xể Na R HD Lá, hoa đầu, cảm sốt, trị đau bụng, cầm máu. Hoa
cầm máu, lợi tiểu, lợi kinh nguyệt.
Cleistocalyx operculatus (Roxb.) Chữa ra mồ hôi, trừ thấp, giảm đau, an
204 Vối Mi R HD Lá
Merr. & Perry thần, trấn tĩnh. Lá xổ mụn, sốt, thấp khớp
205 Eucalyptus globulus Labill Bạch đàn MM V T Lá Chữa ho, cảm sốt, kém tiêu hóa.
Lá, quả Trị tiêu chảy, bệnh zona, viêm dạ dày
206 Psidium guajava L. Ổi Mi V HD, T
xanh ruột cấp.
Rhodomyrtus tomentosa (Arit.)
207 Sim Na R HD Lá, quả Chữa lỵ, tiêu chảy.
Hassk.
(63) Ochnaceae Họ Mai vàng
208 Gomphia serrata (Gaertn.) Knis. Mai cánh lõm Mi R, V HD Toàn cây Trị kiết, sốt.
209 Ochna integerrima (Lour.) Merr. Mai vàng Mi V HD Toàn cây Trị cảm
(64) Oleaceae Họ Nhài
Chữa kinh nguyệt không đều, trị ghẻ lở,
210 Jasminum subtriplinerve Blume. Vằng Na R HD Lá
bổ máu.
(65) Oxalidaceae Họ Chua me đất
211 Averrhoa carambola L. Khế chua Mi V T Lá Chữa mẩn ngứa, lở loét.
212 Oxalis corniculata L. Me đất hoa vàng Ch V, R HD Toàn cây Trị mất máu, ăn khó tiêu.
(66) Passifloraceae Họ Lạc tiên

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Chữa mất ngủ, tiểu tiện khó, trị huyết áp
213 Passiflora foetida L. Lạc tiên Ch V, R HD Toàn cây
cao
(67) Piperaceae Họ Hồ tiêu
214 Peperomia pellucida L. H. B. Kunth Rau càng cua Th V HD Thân, lá Hạ huyết áp, đau đầu
Piper boehmeriaefolium Wall. ex Làm thuốc kích thích tiêu hóa, chữa đau
215 Tiêu lá gai Lp R HD Lá, hạt
C. DC. bụng
216 P. lolot DC. Lá lốt Ch V HD Thân, lá Chữa đau xương, thấp khớp, đi ngoài lỏng.
(68) Plantaginaceae Họ Mã đề
217 Plantago major L. Mã đề Cr V, R HD Toàn cây Chữa cảm cúm, hạ sốt, lợi tiểu, thanh nhiệt
(69) Polygonaceae Họ Rau răm
Chữa lỵ, viêm ruột, viêm amydal, viêm
họng, bạch hầu, ho gà, viêm gan, đục
218 Polygonum chinense L. Thồm lồm Na R HD Toàn cây
giác mạc, nấm âm đạo, bạch đới, mụn
nhọt, chóc lở.
Có tác dụng cầm máu, chữa băng huyết,
219 P. odoratum Lour. Rau răm Hm R HD Toàn cây
rong kinh.
Thân, lá, Làm lành vết thương, trị nhức đầu, sưng
220 P. pubescens Blume Nghễ lông ngắn Th R HD
quả khớp.
(70) Portulaceae Họ Rau sam
Talinum paniculatum (Jacq.)
221 Sâm đất Th R HD Toàn cây Làm thuốc bổ, chữa ho, trị đau cổ.
Garetn.
(71) Rhamnaceae Họ Táo ta
222 Gouania leptostachya DC. Dây đòn ghánh Lp R HD Vỏ thân Dùng thoa bóp nơi sưng đau.
223 Zyzyphus oenoplia (L.) Mill. Táo rừng Mi R HD Vỏ, rễ, Dùng làm thuốc dịu ho, an thần và trị tiêu

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


chảy. Lá vò uống chữa chóng măt, buồn
hạt, lá
nôn, giải độc thức ăn.
Họ Hoa hồng
(72) Rosaceae

224 Prunus arboreum Endl. Xoan đào MM R HD Lá Trị tiêu chảy, các chứng xuất huyết.
Cành, lá, Chữa thận hư, di tinh, liệt dương, giúp
225 Rubus alceaefolius Poir. Mâm xôi Lp R HD
quả tiêu hóa
226 R. conchinchinensis Tratt. Ngấy hương Lp R HD Thân, lá Chữa tiêu hóa kém, đau gan, đau dạ dày
(73) Rubiaceae Họ Cà phê
Dùng trị viêm gan, nhiễm trùng, vàng da,
Quả, vỏ ngoại cảm, phát sốt, mất ngủ, loét miệng,
227 Gardenia augusta (L.) Merr. Dành dành Na V T
thân, hoa đau răng, chảy máu cam, thổ huyết, đái ra
máu, viêm thận phù nhũng.
228 Ixora coccinea L. Đơn đỏ Na R HD Lá, rễ Trị đau bụng, xổ giun.
229 I. nigricans R. Br. Đơn trắng Na R HD Rễ Làm thuốc tê, lợi tiểu, trị kiết.
230 I. stricta Roxb. Trạng nguyên Mi R HD Lá, hoa Có tác dụng điều kinh.
231 Morinda citrifolia L. Nhàu MM R HD Quả, rễ Nhuận tràng, hạ huyết áp, chữa đau nhức.
Mussaenda cambodiana Pierre ex
232 Bướm bạc Mi R HD Lá Lợi tiểu, hạ sốt
Pit
233 Paederia scandens (Lour.) Merr. Mơ leo Lp R HD Rễ Chữa đau dạ dày.
234 P. lanuginosa Wall. Thối địt Lp R HD Lá Chữa đau bụng kiết.
235 Psychotria montana Blume. Lấu núi Mi R HD Lá, rễ Chữa đau bụng, lở loét.
Dùng để chữa đau răng, đau tai, băng
236 Psychotria reevesii Wall. Lấu Na R HD Rễ, lá
huyết, đái ra máu.
237 Randia spinosa Blume. Găng gai, Găng mài Mi R HD Quả, lá Chữa cảm cúm.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


(74) Rutaceae Họ Cam
Acronychia pendunculata (L.) Chữa thai nôn nghén, biếng ăn, tiêu đờm,
238 Bưởi bung, Bì bái MM V HD Lá, vỏ quả
Miq. hòa huyết, chữa cảm lạnh, phù nề.
Citrus aurrantifolia (Chritm. et
239 Chanh Mi V T Rễ, quả Thông tiểu, viêm họng, chữa ho.
Panz.) Sw.
240 C. reticulata Blanco Quýt Mi R HD Rễ Có tác dụng hạ sốt, giải cảm
241 Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC. Hoàng lực Lp R HD Rễ, quả Hạ nhiệt giúp tiêu hóa, trị tê thấp.
(75) Sapindaceae Họ Bồ hòn
Chữa suy nhược thần kinh, chốc lở, hôi
242 Dimocarpus longan Lour. Nhãn MM V T Quả, hạt
nách, đau răng, bồ bổ sức khỏe.
(76) Sapotaceae Họ Hồng xiêm
243 Chrysophyllum cainito L. Vú sữa MM V T Quả, rễ, lá Tan huyết ứ, tiêu sưng giảm đau, hạ sốt.
Madhuca pasquieri (Dubard) H. J.
244 Sến mật MM R HD, T Thân, lá Chữa bỏng.
Lam. 
(77) Saururaceae Họ Lá giấp
Thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa lòi
245 Houttuynia cordata Thunb. Diếp cá Ch V T Lá đom, trẻ em lên sởi, áp xe phổi, đau mắt,
kinh nguyệt không đều, kiết lỵ.
(78) Scrophulariaceae Họ Hoa Mõm chó
246 Scoparia dulcis L. Cam thảo nam Ch R HD Toàn cây Chữa lỵ, cảm cúm, ho.
(79) Simaroubaceae Họ Thanh thất
Lá, rễ, Chữa lỵ, sốt rét cơn, bệnh trĩ.
247 Brucea javanica (L.) Merr. Sầu đâu cứt chuột MM R HD
quả.
Eurycoma longifolia subsp.
248 Bách bệnh Mi V HD Toàn cây Hạ nhiệt, trị sốt, trị kiết, đau lưng.
longifolia Jack

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


(80) Solanaceae Họ Cà
249 Datura metel L. Cà độc dược Na V HD Lá Trị suyễn, bệnh Parkinson.
Trị cảm sốt, viêm đau họng, viêm phế
250 Solanum nigrum L. Lu lu đực Th V HD Toàn cây quản cấp, viêm thận cấp, bệnh đường tiết
niệu, tiểu tiện khó khăn.
(81) Sterculiaceae Họ Trôm
251 Helicteres isora L. Dó tròn, Tổ kén tròn Mi R HD Rễ Chữa đau dạ dày.
(82) Styracaceae Họ Bồ đề
Styrax tonkinensis (Pierre) Craib. Làm thuốc chữa viêm khí quản, sát trùng
252 Bồ đề Mi V T Nhựa
ex. Hart. vết thương, chữa nẻ vú.
(83) Theaceae Họ Chè
253 Thea sinensis L. Chè xanh Mi V T Lá, chồi Chữa bỏng, tiêu chảy, phù nhũng
(84) Thymelaeaceae Họ Trầm hương
Aquilaria crassna Pierre ex Bổ, trị đau bụng, đau bao tử, nôn mửa,
254 Trầm hương MM R HD, T Thân cây
Lecomte  tiêu chảy, trị rắn cắn.
(85) Urticaceae Họ Gai
Boehmeria clidemioides Miq. var. Lá cầm máu, làm giảm viêm, sưng. Rễ lợi
255 Gai rừng Hm V, R HD Lá, rễ
diffusa (Wedd.) Hand.-Mazz. tiểu
Memorialis hirta (Blume.) Wedd. Bọ mắm lông Na R HD Vỏ thân Giúp tiêu hóa tốt, trị kiết, trĩ, đau mắt,
256 viêm tai mồ hôi trộm, mụn nhọt.

(86) Verbenaceae Họ Cỏ roi ngựa


Clerodendrum japonicum Xích đồng nam Mi V HD Hoa, rễ, lá Chữa xuất huyết, mụn nhọt ở nách.
257 (Thumb.) Sweet.

258 C. squamatum Vent. Bạch đồng nữ Na V HD Rễ, lá Chữa ghẻ lở, mụn nhọt, khí hư.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Có tác dụng cầm máu, ho ra máu, lao
259 Lantana camara L. Bông ổi Na V HD Lá, hoa, rễ
phổi, viêm da.
Lá lợi đờm, lợi kinh nguyệt, trợ tim, trị
Stachytarpheta jamaicensis (L.)
260 Bâng khuâng Hm R HD Toàn cây ung nhọt ở mũi. Toàn cây trị sán lãi, đau
Vahl
ruột, ung nhọt.
Hoạt huyết, giải độc, thông kinh, lợi tiểu,
261 Verbena officinadis L. Cỏ roi ngựa Ch V HD Thân, lá
viêm gan.
(87) Vitaceae Họ Nho
Cissus modeccoides Pl. var.
262 Dây chìa vôi Lp R HD Rễ Chữa nhức đầu, tê thấp, nhức xương.
subintegra Gagn.
(II) LILIOPSIDA LỚP HÀNH (LỚP MỘT LÁ MẦM)
(88) Acoraceae Họ Thạch xương hồ
263 Acorus tatarinowii Schott. Bồ bồ núi Cr V HD Thân rễ Chữa động kinh, tê thấp, ghẻ lở ngoài da.
Được dùng để trị động kinh, thần kinh hỗn
loạn, suy nhược thần kinh, tiêu hóa không
264 Acorus gramineus Ait ex Soland. Thạch xương bồ nhỏ MM R HD Thân rễ
bình thường, bênh còi xương, mụn nhọt, ghẻ
nấm, trị vị hư hàn, viêm amydal có mủ.
(89) Amararyllidaceae Họ Thủy tiên
Lá, thân,
265 Crinum latifolium L. Trinh nữ hoàng cung Hm V Tr Chữa u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt.
cành
(90) Araceae Họ Ráy
266 Aglaonema siamensis Engl. Vạn niên thanh Cr V HD Toàn cây Chữa rắn cắn, mụn nhọt

Thân củ, Thân củ trị trĩ, táo bón. Rễ chữa nọc bò


267 Alocasia macrorrhia (L.) G. Don. Ráy Hm V, R HD
rễ cạp, lợi tiểu.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Homalomena occulta (Lour.) Thiên niên kiện Hm V, R HD, T Toàn cây Có tác dụng vào các kim Can và Thận,
268 Schott. trừ phong tê thấp, đau nhức gân, xương.

269 Pothos repens (Lour.) Druce. Ráy bò Ep V, R HD Toàn cây Chữa băng huyết, động thai, sai khớp
Chống nôn, trừ đờm, chữa ho nhiều đờm,
270 Typhonium blumei Nicol. & Sivad. Bán hạ Na V T Toàn cây
tiêu hoá kém, ngực bụng đầy chướng
(91) Arecaceae Họ Cau
Chữa sán, giúp tiêu hoá, chữa viêm ruột,
271 Areca catechu L. Cau Na V T Hạt lỵ, ngực bụng chướng đau, thuỷ thũng,
sốt rét, cước khí sưng đau
272 Areca laoensis Becc. Cau núi MM V T Hạt Trị sán, chữa viêm ruột, tiêu chảy.
273 Caryota mitis Lour. Đùng đình Na R HD Bẹ lá Đắp bên ngoài có tác dụng lành vết thương.
(92) Bromeliaceae Họ Dứa
274 Ananas comosus Merr. Dứa, thơm Ch V, R T Quả, rễ, lá Chữa nhuận tràng, tiểu tiện không thông.
(93) Cannaceae Họ Khoai riềng
275 Canna indica L. Chuối hoa Cr R HD Rễ, vỏ quả An thai, chữa tiêu chảy
(94) Commelinaceae Họ Thài lài
276 Commelina benghalensis L. Thài lài lông Lp V HD Toàn cây Giã đắp trị mụn nhọt, ghẻ lở.
Tradescantia zebrine Hort ex
276 Thài lài tía Hm R HD Toàn cây Chưa đái buốt, kiết lỵ.
Loudon.
277 Rhoeo discolor (L’ Herit.) Hance. Lẻ bạn Ch V HD Hoa Chữa ho, đi ngoài ra máu
(95) Convallariaceae Họ Mạch môn
278 Liriope spiacata (Thunb.) Lour. Cỏ tóc tiên Cr V HD Rễ củ Có tác dụng bổ gan, đau dạ dày.
(96) Cyperaceae Họ Cói
279 Cyperus rotundus L. Củ gấu Cr V, R HD Rễ, củ Chữa đau dạ dày do thần kinh, kinh

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


nguyệt không đều, đau bụng, tiêu chảy.
Kyllinga polycephala (J. R & G.
280 Bạc đầu Hm V, R HD Toàn cây Lợi tiểu, đái đường
Forst.) Dandy ex Hutch & Dalz.
(97) Dioscoreaceae Họ Khoai ngọt
281 Dioscorea cirrhosa Lour. Củ nâu Cr V HD Củ Phơi khô ngâm rượu uống trị đau lưng
Chữa suy nhược cơ thể, bệnh dường ruột, lỵ
282 D. persimilis Prain et Burk. Khoai mài Cr V T Củ
lâu ngày, di tinh, mộng tinh, mồ hôi trộm.
(98) Iriadaceae Họ Lay ơn
283 Eleutherine bulbosa (Mill.) Urb. Sâm đại hành Cr V T Thân củ Đắp lên vết thương, cầm máu, bồi bổ sức khỏe.
(99) Marantaceae Họ Hoàng tinh
Phrynium placentarium (Lour.)
284 Dong rừng Cr V, R HD, T Lá Chữa say rượu, rắn cắn
Merr.
(100) Musaceae Họ Chuối
Rễ, vỏ Rễ dùng an thai, vỏ quả dùng chữa ỉa
285 Musa acuminate Colla. Chuối rừng Ch R HD quả, lõi chảy, lõi thân dùng đắp cầm máu, vỏ quả
thân sắc uống nước.
(101) Pandanaceae Họ Dứa dại
Rễ, đọt
286 Pandanus tectorius Sol. Dứa dại Hm R HD Thông tiểu, sỏi bang quang
non
(102) Poaceae Họ Lúa
Chrysopogon aciculatus (Retz.)
287 Cỏ may Hm V, R HD Toàn cây Chữa vàng da, mát gan, mắt vàng.
Trin.
288 Cynodon dactylon (L.) Pers. Cỏ gà Hm V, R HD Rễ Thanh nhiệt làm mát máu, lợi tiểu tiên.
289 Eleusine indica (L.) Gaertn. Cỏ mần trầu Th V, R HD Toàn cây Chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa sốt rét.

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Chữa viêm thận cấp, chảy máu cam, đái
290 Imperata cylindrica (L.) P. Beauv. Cỏ tranh Cr R HD Thân, rễ
ra máu.
291 Panicum repens L. Cỏ ống Cr V, R HD Toàn cây Chữa sốt, đau miệng, đái ra máu.
292 Phragmites vallatoria (L.) Veldk. Sậy núi Hm R HD Thân, rễ Trị chứng nóng đầu, bức rức
293 Phyllostachys aurea Munro. Trúc vàng Cr R HD Vỏ thân Lợi tiểu, chữa sốt, băng huyết.
294 Saccharum officinarum L. Mía Hm V T Thân cây Chữa sốt, giải khát, tiểu tiện đỏ, nôn ọe.
Thysanolaena maxima (Roxb.) Chồi lá và Nước vắt chồi non nhỏ vào tai chữa ve chui
295 Đót Hm R HD
Kuntze. sâu thân vào tai. Sâu non có tính bồi dưỡng và bổ.
(103) Smilaceae Họ Kim cang
296
Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh Lp V, R HD, T Rễ Chữa bệnh thấp khớp, nhức mỏi các khớp gối.

(104) Zingiberaceae Họ Gừng


297 A. officinarum Hance. Riềng Cr V T Rễ củ Chữa đau bụng, nôn mửa, ăn không tiêu.
298 A. oxymitra K. Schum. Riềng núi Cr R HD Rễ củ Đau bụng, tiêu chảy.
Chữa tỳ vị khí trệ, đau bụng đầy trướng,
299 Amomum xanthioides Wall. Sa nhân Cr V, R H, T Hạt
nôn mửa, tiêu chảy, ăn uống không tiêu.
Chữa dạ dày, vàng da, phụ nữ sau khi
300 Curcuma longa L. Nghệ vàng Cr V T Rễ củ
sinh.
301 Zingiber gramineum Blume. Ngãi trực Cr R HD Toàn cây Dùng để bó nơi trặc
Chữa nhức đầu, lạnh bụng, tiêu chảy, nôn
302 Zingiber officinale (Willd.) Roscoe Gừng Cr V T Thân củ
mửa.

Chú thích: T: Trồng HD: Hoang dại V: Vườn R: Rừng


Ph: Cây chồi trên MM: Cây có chồi trên đất lớn và vừa Mi: Cây có chồi nhỏ trên đất

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Na: Cây có chồi lùn trên đất Lp: Cây có chồi trên leo quấn Sp: Cây có chồi trên mọng nước
Ep: Cây có chồi trên sống bám Hp: Cây kí sinh hay bán kí sinh Ch: Cây có chồi sát mặt đất
Hm: Cây chồi nửa ẩn Cr: Cây chồi ẩn Th: Cây một năm
: Tình trạng nguy cấp
: Thực vật rừng hạn chế, khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Phụ lục 2: Phiếu điều tra cây dược liệu ở thị trấn ALưới
và vùng phụ cận

Họ và tên : .....................................................
Tuổi : .........................................
Nghề nghiệp : ........................................
Ở tại thôn : ........................ Xã:............... huyện Alưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Có bao nhiêu loài thực vật mà anh (chị) biết ở thị trấn Alưới và vùng phụ cận được sử
dụng để làm cây dược liệu chữa bệnh?
......................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

2. Cây dược liệu thường được trồng hay mọc hoang dại?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
3. Cây dược liệu thường được trồng ở đâu? Số lượng nhiều hay ít?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

4. Cây dược liệu mọc hoang dại tập trung chủ yếu ở đâu? Số lượng nhiều hay ít?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

5. Những loài cây dược liệu nào là cây bản địa của vùng được sử dụng để chữa bệnh:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Và những loài cây dược liệu nào là cây nhập từ vùng khác đến để phục vụ chữa bệnh:....
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

6. Anh (chị) biết những loài cây tự nhiên nào ở vùng này được dùng làm dược liệu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Chữa bệnh gì?......................................................................................................................
.............................................................................................................................................
7. Anh (chị) biết những loài cây dược liệu nào dùng để phòng bệnh?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


8. Việc sử dụng cây trồng và cây hoang dại làm dược liệu có rộng rãi hay không?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
9. Sử dụng cây dược liệu để chữa bệnh, anh (chị) thường sử dụng cây trồng ở vườn
nhiều hay sử dụng cây hoang dại?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
10.Thời gian khai thác cây dược liệu trong rừng vào mùa nào là chủ yếu? vì sao?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
11. Cây dược liệu thường được người dân địa phương khai thác liên tục hay từng đợt?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
12. Anh (chị) đánh giá năng suất cũng như chất lượng cây trồng làm dược liệu hiện nay
so với những năm trước đây như thế nào?
A. Không thay đổi B. Tốt hơn
C. Kém hơn D. Không biết

13. Dạng sống của cây được người dân sử dụng làm dược liệu nhiều?
A. Cây gỗ B. Cây thảo
C. Dây leo D. Dạng khác

14. Việc khai thác củi, gỗ và đốt rừng làm nương rẫy có ảnh hưởng gì đến cây dược liệu
không?
A. Không ảnh hưởng B. Ít ảnh hưởng
C. Ảnh hưởng nhiều

15. Chính quyền địa phương có những giải pháp nào đối với việc khai thác và trồng cây
dược liệu không?
A. Có B. Không
Nếu có, Anh (chị) có thể kể ra một số giải pháp được người dân sử sụng rộng rãi.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

16. Anh (chị) có thể nêu ra một số vùng được người dân tiến hành khai thác cây dược
liệu nhiều?............................................................................................................................
.............................................................................................................................................

17. Anh (chị) có thể nêu tên một số loài cây dược liệu được người dân khai thác nhiều
và sản lượng đạt được bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Vì sao:..................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
18. Anh (chị) thường sử dụng bộ phận nào của cây để làm thuốc?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
19. Ở rừng có những loài cây dược liệu nào quý hiếm nào mà ông/bà, anh/chị biết:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
20. Hiện nay các loài cây dược liệu này còn /không còn trong rừng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
21. Các loài cây dược liệu quý này thường phân bố (mọc) chổ nào trong rừng?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
22. Anh (chị) có thể cho biết tác dụng và lợi ích của việc chữa bệnh bằng cây dược liệu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
23. Những bệnh nào được anh (chị) chữa bằng cây dược liệu nhiều nhất?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
24. Anh (chị) thường chế biến cây dược liệu để chữa bệnh bằng phương pháp nào?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
25. Vấn đề chữa bệnh bằng cây dược liệu có được anh (chị) chú trọng nhiều không?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
26. Anh (chị) thường chữa bệnh bằng cách nào nhiều hơn? Sử dụng cây thuốc hay uống
thuốc và khám ở bệnh viện?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
27. Theo anh (chị) phương pháp nào chữa bệnh hiệu quả hơn? Vì sao?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
28. Anh (chị) có được tuyên truyền, phổ biến nhiều về lợi ích của các cây dược liệu có
trên địa bàn mình sinh sống không?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Người điều tra

Bùi Thị Thanh Hương

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Phụ lục 3: Hình ảnh cảnh quan và một số cây dược liệu chính
ở khu ực nghiên cứu

3A – Cảnh quan ở khu vực nghiên cứu

Hình 1: Ảnh cảnh quan rừng ở điểm T1

Hình 2: Đường vào rừng ở điểm T4

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


3B –Một số cây dược liệu quý hiếm ở khu vực nghiên cứu

Hình 3: Dây hoàng đằng Hình 4: Sến mật


(Fibraurea recisa Pierre.) (Madhuca pasquieri (Dubard) H. J. Lam.)

Hình 5: Bổ cốt toái Hình 6: Vạn tuế


(Drynaria fortunei (O Kuntze ex Mett.) J. Smith.) (Cycas revoluta Thunb.)

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Hình 7: Trấm hương

(Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte)

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


3C – Một số cây dược liệu phổ biến ở khu vực nghiên cứu

Hình 8: Ngãi cứu Hình 9: Thiên niên kiện


(Artemisia vulgaris L.) (Homalomena occulta (Lour.) Schott.)

Hình 10: Chó đẻ răng cưa Hình 11: Cỏ sữa lá lớn


(Phyllanthus urinaria L.) (Euphorbia hirta L.)

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Hình 12: Rau bồ ngót Hình 13: Quế thanh
(Sauropus androgynus (L.) Merr.) (Cinnamomum cassia (Ness) Ness & Eberth.)

Hình 14: Dây kí ninh Hình 15: Bạc hà


(Tinospora crispa Miers.) (Mentha arvensis L.)

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương


Hình 16: Vằng Hình 17: Cối xay
(Jasminum subtriplinerve Blume.) (Abutilon indicum (L.) Sweet.)

Hình 18: Thổ phục linh Hình 19: Thu hải đường thân ngắn
(Smilax glabra Roxb.) (Begonia dolifolia Hort)

SVTH: Bùi Thị Thanh Hương

You might also like