You are on page 1of 87

1

LỜI CẢM ƠN

Nếu có ai hỏi tôi, trong quá trình thực hiện luận văn Thạc sỹ có gặp trở
ngại gì hay không? Tôi sẽ trả lời rằng, nếu không có sự tận tình giúp ñỡ của
các ñơn vị và cá nhân mà tôi muốn bày tỏ sự cảm ơn sau ñây thì tôi khó có thể
hoàn thành luận văn này.

Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành ñến UBND xã ða Lộc,
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh cùng các hộ dân sống ở 3 ấp Ba Tiêu,
Giồng Lức và Hương Phụ B ñã nhiệt tình giúp ñỡ chúng tôi trong việc thu
thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Mặc dù, nghiên cứu này của chúng tôi không
mang lại lợi ích trực tiếp gì cho họ, nhưng bà con ñã giúp ñỡ nhiệt tình trong
việc cung cấp thông tin cũng như hỗ trợ nơi ăn chốn ở trong quá trình chúng
tôi khảo sát ở ñây.

Tiếp theo, tôi vô cùng biết ơn người thầy, người ñồng nghiệp của tôi, ông
Nguyễn Thu Sa, chủ nhiệm ñề tài “Nghiên cứu nghèo ở ñồng bằng sông Cửu
Long” cho tôi tham gia vào ñề tài này với tư cách là thành viên chính, và cho
phép tôi sử dụng số liệu khảo sát này cho luận văn cao học.

Kế ñến, tôi không thể quên ơn ñược các cô, các chú và các anh/chị trong
Trung tâm Nghiên cứu Xã hội học (nay là Trung tâm Nghiên cứu Xã hội và
Con người, thuộc Viện Phát triển Bền vững vùng Nam bộ): Văn Ngọc Lan,
Trần ðan Tâm, Nguyễn Quới, ðào Quang Bình, Lê Thế Vững, Lê Thị Mỹ,
Nguyễn ðặng Minh Thảo ñã ñọc và góp ý trong suốt quá trình làm luận văn
của tôi. Những người này không chỉ góp ý trong việc xử lý và phân tích số
liệu mà còn ñộng viên giúp ñỡ tinh thần trong những lúc tôi gặp khó khăn và
bế tắc nhất.
2

ðặc biệt, ñể có thể bảo vệ luận văn này trước hội ñộng, tôi không thể
không nói lời cảm ơn sâu sắc ñến người thầy, người anh của tôi, Tiến sỹ Lê
Thanh Sang ñã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình viết luận văn.
Chính nhờ sự nhiệt tình và nghiêm khắc của thầy mà tôi ñã tiến bộ lên rất
nhiều trong khoa học cũng như trong cách suy nghĩ về việc làm thế nào ñể trở
thành một cán bộ nghiên cứu khoa học chân chính sau này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất ñến các thầy cô giảng
dạy và các thầy cô hỗ trợ giảng dạy cho khóa Cao học Xã hội học năm 2005 –
2008 của khoa Xã hội học cùng các cán bộ phòng ðào tạo Sau ñại học, trường
ðại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ñã cung cấp những kiến thức hữu ích
phục vụ trong nghiên cứu khoa học cũng như những kiến thức mà tôi sẽ vận
dụng vào trong công việc cũng như trong cuộc sống của tôi sau này.

Bằng tình cảm chân thành từ trái tim mình, một lần nữa tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc ñến các thầy cô, anh chị, và bạn bè ñã giúp ñỡ cho tôi hoàn
thành luận văn này.

Hà Thúc Dũng
3

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu ñược sử dụng trong luận văn này từ ñề tài cấp
Viện “Nghiên cứu nghèo ở ñồng bằng sông Cửu Long” của Trung tâm
Nghiên cứu Xã hội học, năm 2005 -2006 do ông Nguyễn Thu Sa làm chủ
nhiệm, tôi tham gia với tư cách là thành viên chính của ñề tài, các số liệu
trong ñề tài ñược chúng tôi khảo sát tại xã ða Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh
Trà Vinh vào tháng 6/2006.

Hà Thúc Dũng
4

MỤC LỤC

Danh mục bảng .............................................................................................7

Danh mục biểu ñồ..........................................................................................9

Danh mục chữ viết tắt...................................................................................9

DẪN NHẬP....................................................................................................10

1. Lý do chọn ñề tài ........................................................................................11

2. Mục ñích nghiên cứu...................................................................................12

3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................12

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................12

5. ðịa bàn nghiên cứu .....................................................................................12

6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................14

7. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................14

8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài...........................................15

8.1. Ý nghĩa lý luận .........................................................................................15

8.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................15

9. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................16

9.1. Nguồn dữ liệu ñược sử dụng....................................................................16

9.2. Phương pháp chọn mẫu............................................................................16

9.3. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................17

10. Kết cấu luận văn........................................................................................18


5

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................20

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu. ................................................................20

1.1. Tổng quan tài liệu nước ngoài..................................................................20

1.2. Tổng quan tài liệu trong nước ..................................................................23

2. Các lý thuyết áp dụng..................................................................................35

2.1. Lý thuyết phân tầng xã hội.......................................................................36

2.2. Lý thuyết ñô thị hóa .................................................................................37

3. Các khái niệm cơ bản ..................................................................................38

3.1. Khái niệm bất bình ñẳng xã hội ...............................................................38

3.2. Khái niệm bất bình ñẳng thu nhập ...........................................................38

3.3. Khái niệm phân tầng xã hội .....................................................................38

4. Khung phân tích ..........................................................................................39

CHƯƠNG II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...................................................41

2.1. Bất bình ñẳng thu nhập và vấn ñề nghèo ñói ở xã ða Lộc, huyện Châu
Thành, tỉnh Trà Vinh hiện nay. ..............................................................41

2.1.1. Bất bình ñẳng thu nhập từ cái nhìn so sánh. ........................................41

2.1.2. Thu nhập và vấn ñề nghèo ñói ở xã ða Lộc hiện nay...........................43

2.2. ðô thị hoá và sự ảnh hưởng của nó ñến bất bình ñẳng thu nhập giữa
các nhóm dân cư...................................................................................... 47

2.2.1. Mối tương quan giữa khu vực cư trú và bất bình ñẳng thu nhập.......... 47

2.2.2. ðô thị hoá và sự tác ñộng của nó ñến di dân nông thôn ñô thị. .........51
6

2.3. Mối tương quan giữa bất bình ñẳng thu nhập và ñiều kiện kinh tế - xã
hội của gia ñình .......................................................................................53

2.3.1. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ gia ñình ở ða Lộc. ...............53

2.3.2. Ruộng ñất và mối tương quan giữa bất bình ñẳng thu nhập và ñất
nông nghiệp của hộ gia ñình...................................................................55

2.3.3. Mối tương quan giữa thu nhập và tỷ lệ người ăn theo trong hộ. ..........60

2.4. Mối quan hệ giữa bất bình ñẳng thu nhập và ñặc ñiểm cá nhân..............62

2.4.1. Tương quan giữa trình ñộ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và bất bình
ñẳng thu nhập của người lao ñộng .......................................................62

2.4.2. Tương quan giữa bất bình ñẳng thu nhập và giới tính..........................68

2.4.3. Tương quan giữa thu nhập và ñộ tuổi. ..................................................72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................77

3.1. Kết luận ....................................................................................................77

3.2. Những hạn chế của luận văn ....................................................................79

3.3. Kiến nghị ..................................................................................................79

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................81

PHỤ LỤC .......................................................................................................86


7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Thu nhập bình quân ñầu người/tháng của hộ gia ñình ở ða Lộc,
ðBSCL và toàn quốc chia theo 5 nhóm thu nhập (1000ñ)...................43

Bảng 2.2. Thu nhập bình quân ñầu người/tháng của hộ gia ñình chia theo
các nhóm dân tộc (1000ñ)....................................................................47

Bảng 2.3. Loại hộ kinh tế gia ñình chia theo ñịa bàn cư trú và dân tộc (%)...50

Bảng 2.4. Thu nhập bình quân ñầu người của hộ gia ñình chia theo ñịa bàn
cư trú (1000ñ) .......................................................................................51

Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế của hộ gia ñình .......................................................55

Bảng 2.6. Loại hình kinh tế hộ gia ñình chia theo nhóm thu nhập .................56

Bảng 2.7. Tỷ lệ hộ sở hữu ñất nông nghiệp chia theo loại hình kinh tế hộ ....61

Bảng 2.8. Diện tích ñất nông nghiệp của hộ gia ñình chia theo dân tộc.........63

Bảng 2.9. Tỷ lệ người ăn theo trong hộ gia ñình chia theo nhóm thu nhập....64

Bảng 2.10. Bình quân học vấn và bình quân thu nhập của cá nhân trong ñộ
tuổi lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp...........................................67

Bảng 2.11. Tỷ lệ người lao ñộng phi nông nghiệp có tay nghề chia theo
nhóm thu nhập.......................................................................................69

Bảng 2.12. Bình quân học vấn và bình quân thu nhập của người lao ñộng
chia theo loài hình nghề nghiệp. ...........................................................70

Bảng 2.13. Trình ñộ học vấn và nghề nghiệp của cá nhân trong ñộng tuổi
lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp .................................................76
8

Bảng 2.14. Thu nhập bình quân ñầu người của cá nhân trong ñộ tuổi lao
ñộng chia theo nhóm tuổi......................................................................77

Bảng 2.15. Loại hình nghề nghiệp của các cá nhân trong ñộ tuổi lao ñộng
chia theo nhóm tuổi...............................................................................78

Bảng 2.16. Mô hình hồi qui các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập của cá
nhân trong ñộ tuổi lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp. ..................79
9

DANH MỤC BIỂU ðỒ


Biểu ñồ 2.1. Tỷ lệ hộ chia theo nhóm thu nhập ở các ñịa bàn nghiên cứu .....54

Biểu ñồ 2.2. Bình quân ruộng ñất nông nghiệp chia theo ñầu người của hộ..60

Biểu ñồ 2.3. Bình quân học vấn của các cá nhân có việc làm phi nông
nghiệp chia theo 5 nhóm thu nhập ..........................................................68

Biểu ñồ 2.4. Bình quân thu nhập của cá nhân có việc làm phi nông nghiệp
chia theo ñộ tuổi và giới tính...................................................................73

Biểu ñồ 2.5. Học vấn của nam và nữ có việc làm phi nông nghiệp chia theo
cấp học.....................................................................................................75
10

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á

ðBSCL ðồng bằng sông Cửu Long

GDP Tổng sản phẩm nội ñịa

NDT Nhân dân tệ

UNDP Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc

UBND Ủy ban Nhân dân


11

I. DẪN NHẬP
1. Lý do chọn ñề tài

Bất bình ñẳng xã hội là một hiện tượng khá phổ biến trong lịch sử nhân
loại. Những nghiên cứu gần ñây cho thấy, một số nước ñang phát triển ở châu
Á Thái Bình Dương vì muốn ñẩy nhanh tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ñã làm cho
mức chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ngày một lớn hơn; ñiều ñó ñã
ảnh hưởng sâu sắc ñến việc phát triển bền vững của những quốc gia này [21].
ðô thị hóa cùng với những chính sách nhằm tăng trưởng kinh tế nhanh chóng
ñã làm thay ñổi cấu trúc xã hội, thay ñổi cơ cấu kinh tế, thay ñổi cơ cấu dân
số, thay ñổi cơ cấu việc làm. Những yếu tố này ñã tạo ra các ñiều kiện của bất
bình ñẳng xã hội. Bất bình ñẳng thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: bất
bình ñẳng về y tế, bất bình ñẳng giáo dục, bất bình ñẳng văn hoá và bất bình
ñẳng về thu nhập… trong ñó, bất bình ñẳng về thu nhập là khía cạnh ñầu tiên
và dễ thấy nhất của sự bất bình ñẳng xã hội.

Tại Việt Nam, kinh tế thị trường tạo nên sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng, nhưng nó cũng làm cho sự phân tầng xã hội ngày một sâu sắc hơn.
ðồng bằng sông Cửu Long là khu vực năng ñộng, nền kinh tế phát triển
nhanh chóng, ñời sống người dân ngày một nâng cao. Song bên cạnh ñó, vẫn
còn tồn tại một số vấn ñề xã hội như: sự phân hóa giàu nghèo và bất bình
ñẳng xã hội có xu hướng ngày càng tăng. Trà Vinh với ñiều kiện tự nhiên
thuận lợi, ñất ñai màu mỡ, nguồn nước dồi dào nên ở ñây có ñiều kiện phát
triển kinh tế nông nghiệp, và các loại ngành nghề phi nông nghiệp khác.
Trong những năm gần ñây với sự phát triển kinh tế tương ñối mạnh mẽ, nhất
là ở những khu vực có quá trình ñô thị hóa mạnh thì sự chuyển ñổi cơ cấu
kinh tế, chuyển ñổi cơ cấu nghề nghiệp diễn ra nhanh chóng. Trong ñiều kiện
như vậy, những cá nhân nào có những ñiều kiện thuận lợi sẽ dễ dàng tiếp cận
12

ñược những cơ hội mà quá trình ñô thị hóa mang lại, còn những cá nhân nào
không có ñiều kiện thì họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các cơ
may này. ðiều này ñã ảnh hưởng sâu sắc ñến sự chênh lệch thu nhập giữa các
khu vực cư trú và các nhóm dân cư khác nhau. Chúng tôi chọn xã ða Lộc,
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh làm ñịa bàn khảo sát nhằm tìm hiểu thực
trạng bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư.

2. Mục ñích nghiên cứu

Phân tích tình trạng bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư ở xã
ða Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

3. Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư ở xã ða
Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh trong quá trình ñô thị hóa.

- Phân tích ñặc ñiểm kinh tế xã hội của gia ñình (ñất ñai, tài sản và số
người ăn theo), nguồn vốn nhân lực của cá nhân (giới tính, ñộ tuổi, học vấn,
nghề nghiệp) ảnh hưởng ñến thu nhập của hộ gia ñình và cá nhân.

4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là tình trạng bất bình ñẳng thu nhập giữa
các nhóm dân cư ở xã ða Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh và một số
nhân tố ảnh hưởng của gia ñình và cá nhân ñến sự chênh lệch thu nhập trên.

5. ðịa bàn khảo sát

Xã ða Lộc nằm về phía Tây Nam huyện Châu Thành, phía Bắc giáp thị
trấn Châu Thành, phía Nam giáp xã Trường Thọ huyện Cầu Ngang, phía
ðông giáp xã Kim Hòa huyện Cầu Ngang, phía Tây giáp xã Mỹ Chánh và
phía Tây Nam giáp xã Thanh Mỹ. Xã ða Lộc nằm trên trục ñường chính ñi từ
13

thị xã Trà Vinh ñến huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh, ñịa bàn xã cách trung tâm thị
xã Trà Vinh khoảng 10km và cách thị trấn Châu Thành khoảng 1,5km.

ða Lộc là xã nghèo nằm trong Chương trình 135 của Chính phủ (chương
trình phát triển kinh tế xã hội các xã ñặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa và
vùng có ñông người dân tộc sinh sống). Hệ thống ñường giao thông nông
thôn ñã có những bước cải tiến so với những năm trước, song vẫn còn nhiều
hạn chế. Trừ những ấp thuộc khu vực mặt tiền ñường liên tỉnh hoặc ấp giáp
với thị trấn Châu Thành ñường ñã ñược ñổ nhựa, bê tông hóa, còn lại những
ấp vùng sâu, vùng xa, ấp giữa ruộng hoặc dọc các bờ kênh thì ñường sá ñi lại
còn nhiều khó khăn, ñường nhỏ lầy lội và phải qua nhiều cầu tạm. Trong
những năm gần ñây, Nhà nước ñã có ñầu tư xây dựng 2 bồn nước sạch, nhưng
chỉ mới cung cấp ñược cho những ấp gần, còn những ấp xa thì nguồn nước
sinh hoạt chủ yếu lấy từ sông ngòi, kênh rạch.

Tuy là xã có ñiều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nằm trên trục tỉnh lộ, giao
thông ñi lại thuận lợi, nhưng cơ cấu nghề nghiệp của người dân ít ña dạng.
Trên ñịa bàn xã chưa có nhiều công ty, xí nghiệp về ñây ñầu tư sản xuất.
Chính vì vậy, ða Lộc vẫn còn là một xã thuần nông, thu nhập chính của
người dân vẫn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, còn các nghề phi nông nghiệp
chưa phát triển, chỉ có một số hộ kinh doanh buôn bán, làm dịch vụ sống gần
khu vực thị trần Châu Thành. ða Lộc là xã có rất ñông người Khmer sinh
sống (chiếm 78% dân cư trong xã) nên kỹ thuật canh tác của người dân còn
lạc hậu, năng suất lúa thấp, và mỗi năm làm 2 vụ với năng suất khoảng 5
tấn/ha. Ngoài ra, một số hộ phát triển chăn nuôi kết hợp với làm vườn nhưng
vẫn còn mang tính manh mún nhỏ lẻ. Chính vì vậy, chúng tôi chọn xã ða
Lộc, huyện Châu Thành ñể tìm hiểu quá trình ñô thị hóa của một xã ven ñô
ảnh hưởng như thế nào ñến bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư.
14

6. Câu hỏi nghiên cứu

- Quá trình ñô thị hoá ảnh hưởng như thế nào ñến sự chênh lệch thu nhập giữa
các khu vực cư trú và các nhóm dân cư?

- Những yếu tố kinh tế - xã hội của gia ñình (ñất ñai, nghề nghiệp, số người ăn
theo trong hộ) ảnh hưởng ñến thu nhập giữa các nhóm dân cư như thế nào?

- Những ñặc ñiểm của cá nhân (giới tính, ñộ tuổi) và nguồn vốn nhân lực
(nghề nghiệp, học vấn) ảnh hưởng như thế nào ñến sự chênh lệch thu nhập
của các cá nhân trong ñộ tuổi lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp?

- Có sự khác biệt nào về thu nhập giữa hai nhóm hộ người Kinh và người
Khmer ở ñịa bàn khảo sát?

7. Giả thuyết nghiên cứu

- Có sự khác biệt về thu nhập giữa các ñịa bàn cư trú, nhưng sự chênh lệch
thu nhập trong nội bộ của từng ñịa bàn cao hơn.

- Sở hữu ñất nông nghiệp và cơ cấu nghề nghiệp của hộ là hai yếu tố ảnh
hưởng mạnh ñến sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.

- Có sự khác biệt về thu nhập giữa hai nhóm hộ người Kinh và người Khmer,
nhưng sự chênh lệch thu nhập trong nội bộ từng nhóm còn cao hơn.

- Trình ñộ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và sự ổn ñịnh của công việc là
những yếu tố ảnh hưởng chính ñến thu nhập của các cá nhân trong ñộ tuổi lao
ñộng có việc làm phi nông nghiệp.

- Có sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ trong ñộ tuổi lao ñộng, nhưng sự
chênh lệch ñó có xu hướng giảm dần ở các nhóm tuổi cao hơn.
15

8. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

8.1. Ý nghĩa lý luận

Sự phát triển kinh tế thị trường và quá trình ñô thị hóa vừa qua một mặt
ñã thúc ñẩy sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, tạo ñiều kiện ñể người dân nâng
cao mức sống, nhưng nó cũng tăng thêm sự chênh lệch thu nhập giữa các
nhóm dân cư trong xã hội. Như vậy, nghiên cứu lý luận về bất bình ñẳng thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống lý luận về
phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội và công bằng xã hội. Nghiên cứu về bất bình
ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư, giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về
thực trạng phân hoá giàu nghèo của nước ta trong quá trình phát triển kinh tế
thị trường và ñẩy nhanh tốc ñộ ñô thị hóa, từ ñó ñưa ra những khuyến nghị
nhằm giảm tình trạng bất bình ñẳng thu nhập hiện nay.

Luận văn cung cấp thêm những cứ liệu, nhằm khẳng ñịnh mạnh hơn về
lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx và Max Weber trong nghiên cứu
phân tầng xã hội của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và
dưới tác ñộng của ñô thị hoá.

8.2. Ý nghĩa thực tiễn

ðồng bằng sông Cửu Long ñược xem là một khu vực năng ñộng, có quá
trình tăng trưởng kinh tế khá mạnh mẽ, là vựa lúa lớn của cả nước. Nghiên
cứu này nhằm ñóng góp thêm những bằng chứng về những nguyên nhân dẫn
ñến vấn ñề bất bình ñẳng trong thu nhập của Việt Nam nói chung và của xã
ða Lộc, huyện Châu Thành nói riêng. ðồng thời chỉ ra ñược ñâu là nét tương
ñồng và khác biệt của ñịa bàn nghiên cứu với các ñịa phương khác trên toàn
quốc. Từ ñó, chúng ta có cách nhìn khái quát hơn về thực trạng bất bình ñẳng
thu nhập ở xã ða Lộc, và chỉ ra ñâu là yếu tố tạo ra sự không ñồng ñều về thu
16

nhập giữa các nhóm dân cư hiện nay, nhằm ñưa ra những khuyến nghị làm
giảm bớt tình trạng phân hóa giàu nghèo này.

9. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này, sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng, nguồn dữ
liệu sử dụng bao gồm cả những dữ liệu thứ cấp, cũng như những dữ liệu sơ
cấp ñược khảo sát ở ñịa bàn.

9.1. Nguồn dữ liệu ñược sử dụng

- Nguồn dữ liệu thứ cấp chính là các báo cáo tổng kết kinh tế – xã hội hàng
năm của ñịa bàn khảo sát như:

+ Báo cáo Kinh tế - xã hội xã năm 2005 và 6 tháng ñầu năm 2006.

+ Báo cáo tổng kết năm về công tác thương binh xã hội của xã năm 2005.

+ Số liệu thống kê trong Niên giám Thống kê tỉnh Trà Vinh năm 2005.

+ Số liệu ðiều tra mức sống của UBND tỉnh Trà Vinh năm 2006.

- Nguồn dữ liệu sơ cấp ñược thu thập ở các ñịa bàn, với dung lượng mẫu là
200 hộ gia ñình ñang sinh sống trên ñịa bàn xã khảo sát (thuộc ñề tài cấp Viện
“Nghiên cứu nghèo ở ðồng bằng sông Cửu Long” do ông Nguyễn Thu Sa
làm chủ nhiệm. Tác giả của luận văn là thành viên chính của ñề tài, tham gia
trực tiếp khảo sát tại ñịa bàn).

9.2. Phương pháp chọn mẫu

Mẫu nghiên cứu ñược chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống.

Bước một: Chọn ñiểm khảo sát theo phán ñoán ñể tìm các ñiểm có mức ñộ
ñô thị hóa khác nhau trong nội bộ xã, 3 ấp ñược chọn có các ñặc ñiểm như
sau:
17

- Ấp Ba Tiêu, là ấp có quá trình ñô thị hóa diễn ra mạnh hơn so với như ấp
khác như: cơ sở hạ tầng phát triển, ñường sá ñi lại dễ dàng và khả năng tiếp
cận các dịch vụ xã hội như (y tế, giáo dục, chợ…) thuận lợi.

- Ấp Hương Phụ B, là ấp có quá trình ñô thị hóa diễn ra chậm hơn, cơ sở hạ


tầng có thay ñổi nhiều hơn so với những năm trước, nhưng một số nơi giao
thông ñi lại vẫn còn khó khăn, hệ thống các dịch vụ xã hội còn hạn chế.

- Ấp Giồng Lức, là ấp thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa quá trình ñô thị hóa
diễn ra rất chậm, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giao thông ñi lại khó khăn và
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, chợ…) còn nhiều khó
khăn.

Bước hai: Chọn các trường hợp hộ gia ñình ñể phỏng vấn theo phương
pháp ngẫu nhiên hệ thống, bằng cách lập danh sách các hộ gia ñình ñang sống
ở 3 ấp:

- Ấp Ba Tiêu: 187 hộ gia ñình

- Ấp Hương Phụ B: 343 hộ gia ñình

- Ấp Giồng Lức: 306 hộ gia ñình

Tổng số hộ của 3 ấp là 736 hộ, trong ñó chọn ra 200 hộ gia ñình theo bước
nhảy 3 hộ chọn 1 hộ.

9. 3. Phương án phân tích số liệu

ðề tài sử dụng phương pháp ngũ vị phân ñể chia 5 nhóm thu nhập của các hộ
gia ñình như sau:

- 20% nhóm thu nhập thấp nhất

- 20% nhóm thu nhập dưới trung bình

- 20% nhóm thu nhập trung bình


18

- 20% nhóm thu nhập trên trung bình

- 20% nhóm thu nhập cao nhất

+ ðể phân tích các yếu tố tác ñộng ñến bất bình ñẳng giữa các hộ gia ñình,
chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích mô tả ñể tính bình quân thu nhập,
bình quân về ruộng ñất, bình quân học vấn và tài sản của gia ñình.

+ ðể phân tích các yếu tố tác ñộng ñến sự bất bình ñẳng thu nhập của các cá
nhân trong ñộ tuổi lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp, chúng tôi sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy ña biến ñể tìm những yếu tố ảnh hưởng ñến
bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm khác nhau.

10. Kết cấu luận văn

Luận văn gồm 3 chương. Trong Chương I, luận văn trình bày tổng quan
các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan ñến vấn ñề phân tầng
xã hội và bất bình ñẳng thu nhập trong vòng 15 năm trở lại ñây. Tiếp theo,
chúng tôi nêu các lý thuyết dùng trong nghiên cứu này như: lý thuyết phân
tầng xã hội của Karl Marx và Max Weber, ñể phân tích về các yếu tố như
bình quân ruộng ñất, cơ cấu nghề nghiệp, học vấn, giới tính… ảnh hưởng như
thế nào ñến vấn ñề thu nhập của người dân. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng thêm
lý thuyết hiện ñại hóa, ñể phân tích những ảnh hưởng của quá trình ñô thị hóa
ñến sự chuyển ñổi cơ cấu nghề nghiệp, cơ may thị trường, của các hộ gia ñình
và các cá nhân ở những khu vực cư trú khác nhau.

Chương II trình bày kết quả phân tích thực trạng bất bình ñẳng thu nhập,
phân tích những nhân tố ảnh hưởng ñến thu nhập của các nhóm dân cư xoay
quanh những vấn ñề như: Mô tả mức ñộ chênh lệch thu nhập giữa các nhóm
dân cư ở ñịa bàn nghiên cứu so với các ñịa phương khác trên toàn quốc, khu
vực ðồng bằng sông Cửu Long. Tiếp theo, chúng tôi phân tích các yếu tố
tương quan ñến thu nhập như: yếu tố ñịa bàn cư trú trung tâm, ngoại vi và
19

vùng giữa ñể so sánh mức chênh lệch thu nhập giữa các ñịa bàn; phân tích
mức ñộ bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm trong từng ñịa bàn cư trú. Phân
tích ñặc ñiểm kinh tế - xã hội của gia ñình (ñất nông nghiệp, cơ cấu nghề
nghiệp của hộ, tỷ lệ nguời ăn theo trong hộ) và nguồn vốn nhân lực của cá
nhân (tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp) ảnh hưởng như thế nào ñến sự
chênh lệch thu nhập của các nhóm dân cư, trong ñó ñâu là yếu tố ảnh hưởng
thuận chiều, ñâu là yếu tố ảnh hưởng nghịch chiều với thu nhập của người lao
ñộng.

Phần cuối của luận văn ñưa ra các kết về luận những nhân tố nào tạo ra
sự không ñồng ñều về thu nhập giữa các nhóm dân cư, từ ñó ñưa ra những
khuyến nghị, nhằm góp phần làm giảm bớt tình trạng bất bình ñẳng thu nhập
hiện nay ở ñịa bàn khảo sát.
20

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1 Những nghiên cứu ngoài nước

Trong những thập niên gần ñây, có nhiều nghiên cứu về nghèo ñói và
phân tầng xã hội trên thế giới với các biến số ño lường khác nhau. Các
nghiên cứu này ñã ñóng góp rất lớn trong nghiên cứu lý luận và thực
nghiệm về sự nghèo ñói và phân tầng xã hội ở các quốc gia trên thế giới.

Hafiz A.Pasha và T.Palanivel [44], khi nghiên cứu chính sách tăng
trưởng kinh tế và vấn ñề giảm nghèo ở châu Á, cho rằng có mối tương
quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Những nước có tốc ñộ
tăng trưởng kinh tế nhanh thì tỷ lệ hộ nghèo có xu hướng giảm xuống khá
mạnh, còn những nước mức tăng trưởng thấp thì tỷ lệ hộ nghèo ñói còn khá
cao. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy, một số nước có mức tăng
trưởng kinh tế càng nhanh thì mức ñộ bất bình ñẳng thu nhập giữa nhóm
giàu và nhóm nghèo có xu hướng tăng, còn những nước có mức tăng
trưởng kinh tế thấp thì sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo thấp hơn. Cụ thể trong giai ñoạn 1980 ñến 1990, Trung Quốc có
mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% thì mức ñộ chênh lệch thu nhập
cũng tăng khá cao, còn Silanka có mức tăng trưởng kinh tế hàng năm thấp
2,4% thì sự chênh lệch thu nhập tăng không ñáng kể. [44, tr. 20]. Nhóm tác
giả sử dụng các yếu tố như : tình trạng lạm phát, tăng trưởng việc làm, tăng
trưởng nông nghiệp, tăng trưởng xuất khẩu… ñể ño lường tốc ñộ tăng
trưởng kinh tế và mức ñộ bất bình ñẳng giữa các quốc gia khác nhau. Tuy
nhiên khi phân tích nghèo ñói, nhóm tác giả không sử dụng mức chuẩn
nghèo chung của quốc tế (dưới 1USD/người/ngày), mà ño sự nghèo ñói và
21

bất bình ñẳng thu nhập dựa theo chuẩn của từng quốc gia ñược nghiên cứu.
Chính vì vậy, khi so sánh tỷ lệ hộ nghèo và tốc ñộ tăng trưởng kinh tế giữa
các quốc gia không mang tính thống nhất lắm.

Jonathan Pincus cũng nghiên cứu về toàn cầu hóa và nghèo ñói cho
rằng, toàn cầu hóa không phải là nguyên nhân, cũng chẳng phải là giải
pháp cho vấn ñề giảm nghèo và bất bình ñẳng [47]. Ông bác bỏ lập luận
trước ñây của David Dollar rằng: “Làn sóng toàn cầu hóa gần ñây nhất,
bắt ñầu từ 1980 ñến nay trở thành lực lượng giảm nghèo và giảm bất bình
ñẳng mạnh mẽ”. Nghiên cứu này chỉ ra rằng tùy theo tình hình chính trị,
chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia sẽ tạo ra sự khác nhau trong
việc tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo của quốc gia ñó. Tác giả còn cho
thấy rằng ở Trung Quốc tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm nghèo mạnh,
nhưng lại gia tăng bất bình ñẳng theo sự gia tăng tỷ lệ thương mại 1980 –
2000. Hộ nghèo giảm mạnh ở nông thôn, nhưng lại tăng nhanh ở khu vực
ñô thị do tỷ lệ người thất nghiệp ở ñô thị tăng lên, giảm việc làm ở khu vực
nhà nước và trợ cấp xã hội. Ấn ðộ có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, các chính sách
an sinh xã hội có thực hiện nhưng chưa ñạt ñược mục tiêu và ñúng ñối
tượng. Ngoài ra, yếu tố toàn cầu hóa tác ñộng tích cực ñối với người lao
ñộng có kỹ năng và bất lợi cho những lao ñộng không có kỹ năng. Chính
ñiều này tạo ra sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm lao ñộng, nhưng
khoảng cách chênh lệch nay so với các nước khác không cao. Nhưng khi
phân tích tăng trưởng và bất bình ñẳng, ông cho rằng có sự khác nhau khá
rõ nét giữa việc tăng trưởng kinh tế và bất bình ñẳng ở Việt Nam so với Ấn
ðộ và Trung Quốc. Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mạnh, giảm
nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nhưng mức ñộ bất bình ñẳng không thay ñổi nhiều.

Nghiên cứu về phân phối thu nhập trong quá trình phát triển kinh tế
của Trung Quốc thời kỳ sau cải cách [8] là chủ ñề trung tâm trong nghiên
22

cứu về phân tầng xã hội của nước này thời bấy giờ. Trong thời kỳ trước
năm 1978, khi nước này thực hiện chính sách công hữu hóa về tư liệu sản
xuất thì khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư không
ñáng kể. ðến thời kỳ sau năm 1978, khi chính phủ thực hiện chính sách cải
cách ñã tạo ñiều kiện tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, sự chênh lệch thu
nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng tăng lên rõ rệt. ðiều này ñược
thể hiện qua hệ số Gini thu nhập của cư dân nông thôn từ 0,21 năm 1978
tăng lên 0,34 năm 1998; còn hệ số Gini trong thu nhập của cư dân thành
phố là 0,16 năm 1978 tăng lên 0,286 vào năm 1995 [9, tr. 9]

Sự chênh lệch thu nhập giữa cư dân thành thị và nông thôn ở Trung
Quốc trong những năm ñầu 1980 trở về trước tương ñối hẹp, nhưng từ cuối
thập niên 1980 ñến giữa những năm 1990 sự chênh lệch này có xu hướng
mở rộng. Năm 1999, thu nhập bình quân ñầu người của cư dân thành thị là
5.854 NDT/người/tháng, còn ở nông thôn là 2.210 NDT/người/tháng,
chênh lệch nhau 2,65 lần. Ngoài ra, sự chênh lệch thu nhập giữa các vùng
khác nhau cũng có xu hướng tăng lên. Thu nhập bình quân của cư dân khu
vực phía ðông và phía Tây vào năm 1985 là 179 NDT/người/tháng và 102
NDT/người/tháng. Nhưng ñến năm 1998 thu nhập bình quân của cư dân
phía ðông 3.600NDT, cao gấp 3 lần phía Tây. Trung Quốc hiện còn 592
huyện nghèo khổ, trong ñó khu vực phía Tây có tới 307 huyện, chiếm
khoảng 80%. Bài viết cho thấy, nguyên nhân dẫn ñến sự chênh lệch thu
nhập giữa các nhóm dân cư chính là chịu ảnh hưởng của yếu tố ñịa lý, yếu
tố học vấn, nghề nghiệp và chức vụ của người lao ñộng.

1.2. Những nghiên cứu trong nước

Trong vòng 15 trở lại ñây, có nhiều nghiên cứu về phân tầng xã hội và
bất bình ñẳng xã hội ở Việt Nam. Những nghiên cứu này ñã cung cấp cho
23

chúng ta một cách tổng quát về thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam sau
khi ðổi mới.

Ngoài những nghiên cứu thực nghiệm, một số nhà nghiên cứu ñã vận
dụng các lý thuyết về phân tầng xã hội ñể phân tích sự phân tầng xã hội của
Việt Nam sau thời kỳ ðổi mới. Nguyễn Thị Thanh Vân ñã vận dụng lý thuyết
phân tầng xã hội của Karl Marx và Max Weber vào thực tiễn phân tầng xã hội
trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay [41]. Tác giả bài viết cho
rằng, ở Việt Nam thuật ngữ phân tầng xã hội ñược nhắc ñến trong vài năm trở
lại ñây ñể thay thế những thuật ngữ “Giai cấp”, “phân hóa giai cấp” và “ñấu
tranh giai cấp”. Lâu nay chúng ta chỉ nhìn những mặt giống nhau của các
thành viên trong nhóm xã hội, mà không thấy ñược sự khác biệt trong nội bộ
của mỗi giai cấp, giai tầng ấy, không thấy ñược uy thế, quyền lực, ñịa vị và cơ
may thị trường của những thành viên trong từng nhóm xã hội ñó. Karl Marx
quan niệm những người sở hữu tư liệu sản xuất ñồng thời sở hữu luôn quyền
lực và uy tín; vai trò kinh tế trong cách nhìn của Karl Marx là rất lớn. Lý
thuyết phân tầng xã hội của Max Weber uyển chuyển và linh hoạt hơn, nhưng
không ñối lập với Karl Marx. Ông nhìn nhận sự phân tầng xã hội theo 3 tiêu
chí: kinh tế, quyền lực và uy tín. Theo ông, quyền lực là do kinh tế quyết ñịnh
nhưng không phải cứ có kinh tế thì quyền lực mới tồn tại. Trong ñó, ông nhấn
mạnh tầm quan trọng của cơ may thị trường, vì ñây là yếu tố quyết ñịnh ñiều
kiện chung cho số phận của mỗi cá nhân. Tác giả cho rằng, vận dụng lý thuyết
này phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, khi nền kinh tế chuyển
sang kinh tế thị trường thì những cá nhân nào có lợi thế về tài sản, uy tín và
quyền lực chính trị ñã thích ứng với thị trường thì trở nên giàu có. Ngược lại,
những người kém hơn họ sẽ gặp nhiều bất lợi và có nguy cơ rơi vào sự nghèo
ñói.
24

Thanh Trà – Trung Phong [33] phân tích những tư liệu sẵn có nhằm ñưa
ra những lập luận về sự phân tầng xã hội hiện nay. Các tác giả này cho rằng
sự tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện ñại hóa làm giảm
tỷ trọng thu nhập trong nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng thu nhập từ
công nghiệp, thương mại - dịch vụ là ñiều kiện ñể tăng sự phân tầng xã hội.
Theo tác giả thì tỷ trọng thu nhập trong nông, lâm, ngư nghiệp thấp, nhưng
cơ cấu lao ñộng trong những ngành này chiếm tỷ lệ cao (56,8%). Hơn nữa,
một thực trạng cho thấy, năng suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp,
do trình ñộ kỹ thuật yếu, công nghệ lạc hậu và bị sự cạnh tranh thiếu công
bằng của các nước phát triển, nên phần ñông những người lao ñộng trong
nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, khi nền kinh tế ñang chuyển
dần từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại - dịch vụ sẽ mở
ra nhiều cơ hội mới về việc làm và thu nhập, nhưng những cơ hội này không
phải cá nhân hay nhóm dân cư nào cũng có thể tiếp cận một cách dễ dàng.
Nhóm có ñủ ñiều kiện về học vấn, nghề nghiệp thì sự chuyển ñổi nghề
nghiệp là cơ hội ñể họ tạo thu nhập nâng cao ñời sống; một bộ phận khác là
những người nghèo, học vấn thấp, không có tay nghề thì sự chuyển ñổi cơ
cấu nghề nghiệp sẽ làm cho họ rơi vào tình trạng thất nghiệp và nghèo ñói.

Cùng với những nghiên cứu về lý thuyết, lý luận thì nghiên cứu thực
nghiệm về phân tầng xã hội và bất bình ñẳng xã hội ñược rất nhiều nhà khoa
học quan tâm. Nghiên cứu phân tầng xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển
ñổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường, Tương
Lai [18] ñã tập hợp rất nhiều tư liệu qua các cuộc khảo sát xã hội học trên
diện rộng trong vòng gần 10 năm ở 5 ñịa bàn nghiên cứu: Hà nội, Hải Dương,
ðà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Với giả thuyết nghiên cứu
“sự phân tầng xã hội ñang tạo ra ñộng lực của sự phát triển xã hội”, ông cho
rằng, ở những khu vực càng chậm phát triển, mức ñộ bất bình ñẳng xã hội
25

càng cao. Nông thôn Bắc bộ nơi có tỷ lệ hộ nghèo tương ñối lớn thì khoảng
cách giàu nghèo cũng khá cao. Còn Nam bộ tỷ lệ hộ nghèo ít và tỷ lệ hộ trung
bình và hộ giàu khá cao thì mức ñộ chênh lệch giàu nghèo cũng thấp hơn.
ðiều này không chỉ diễn ra ở vùng nông thôn mà ngay cả khu ñô thị lớn như
Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả cho thấy rằng, học vấn có xu
hướng tỷ lệ thuận với thu nhập. Những người có học vấn cao thường ở những
nhóm có thu nhập cao, ngược lại những người có học vấn thấp ở nhóm nghèo.
Những gia ñình có thu nhập cao thì họ lại ñầu tư vào chuyện học hành của
con cái mình cũng cao hơn; chính vì vậy, sau này con cái của họ sẽ có những
công việc tốt và có thu nhập cao. Song, khi so sánh học vấn thì dân cư Bắc bộ
cao hơn so với Nam bộ, nhưng mức sống của người dân Nam bộ cao hơn rất
nhiều so với Bắc bộ. Tác giả chưa giải thích rõ ñược vì sao ở Nam bộ học vấn
thấp nhưng thu nhập lại cao hơn Bắc bộ. Khi phân chia loại hình nghề nghiệp,
tác giả ñưa ra một số nghề chính như: nông nghiệp, làm thuê, dịch vụ và công
chức, nhưng tác giả chưa chỉ rõ ñược các nguồn thu nhập của từng nhóm hộ
gia ñình. Bởi vì những hộ gia ñình có nhiều nguồn thu nhập thì bình quân thu
nhập thường là cao; nếu khu vực nông thôn nào có cơ cấu nghề nghiệp ña
dạng thì ở ñó mức sống càng cao. Ông cho rằng, những ñịa bàn càng gần ñô
thị thì mức sống của dân cư cao hơn những khu vực xa ñô thị. Nhưng tác giả
chưa phân tích sâu hơn, vì sao những ñịa bàn gần ñô thị lại có ñời sống khá
hơn vùng xa ñô thị. Một khía cạnh khác, tác giả khai thác chưa sâu hơn về cơ
may thị trường trong nghề nghiệp giữa các nhóm dân cư. Những hộ sống gần
ñô thị có ñiều kiện thuận lợi hơn trong việc nắm bắt các cơ hội việc làm ở các
công ty, xí nghiệp, còn những hộ sống xa ñô thị, do ñiều kiện ñi lại khó khăn
và khả năng tiếp cận việc làm khó khăn hơn.

Nicholas Minot, ðặng Kim Sơn và ñồng nghiệp [45], sử dụng các cuộc
ðiều tra mức sống trong 2 năm 1997 – 1998 và cuộc Tổng ñiều tra dân số
26

năm 1999 ñể phân tích nghèo ñói và bất bình ñẳng ở Việt Nam. Nhóm nghiên
cứu cho rằng, những khu vực vùng sâu, vùng xa như Tây nguyên và các tỉnh
miền núi phía Bắc thì tỷ lệ hộ nghèo cao nhất; còn những khu vực như ñồng
bằng sông Hồng, ñồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ nghèo ñói ở mức thấp hơn.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, những vùng ñô thị lớn như thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, ðà Nẵng, Hải Phòng thì mức chênh lệch thu nhập và chi
tiêu của các nhóm dân cư rất cao. Những vùng nông thôn, khu vực miền núi
thì mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo thấp hơn. Ở
nông thôn, khu vực nào có khí hậu tốt, tư liệu sản xuất và khả năng tiếp cận
thị trường thuận lợi thì khu vực ñó tỷ lệ hộ nghèo ñói thấp hơn những khu vực
vùng cao, ñất ñai kém màu mỡ, giao thông ñi lại khó khăn và cách xa các
thành phố lớn. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mới chỉ ra ñược các yếu tố
khí hậu ñất ñai, khả năng tiếp cận thị trường ảnh hưởng ñến thu nhập của
người dân nông thôn, chứ chưa phân tích rõ ñược những yếu tố tác ñộng ñến
sự chênh lệch thu nhập và chi tiêu ở những ñô thị lớn. Hơn nữa, nghiên cứu
này cũng mới dừng lại phân tích các ñặc ñiểm chung của từng vùng ảnh
hưởng thu nhập của dân cư, chứ chưa phân tích sâu các yếu tố khác như: tài
sản gia ñình, tư liệu sản xuất hay các ñặc ñiểm của cá nhân (giới tính, ñộ tuổi)
và nguồn vốn nhân lực (nghề nghiệp, học vấn) ảnh hưởng ñến thu nhập và chi
tiêu giữa các vùng khác nhau. Bởi vì, ñây là những các yếu tố ảnh hưởng rất
lớn ñến thu nhập, chi tiêu của các hộ gia ñình và của các cá nhân khác nhau
sống ở những vùng ñịa lý khác nhau.

Nguyễn Thành Nam [24] nghiên cứu về phân hoá giàu nghèo và phân
tầng xã hội trong nông thôn của khu vực ñồng bằng sông Cửu Long sau thời
kỳ ðổi mới. Theo ông, khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội tuỳ theo
tình hình kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh khác nhau nên mức ñộ chênh lệch cũng
khác nhau. Ông cho rằng, sự phân tầng xã hội chịu tác ñộng của một số yếu tố
27

sau: những hộ có diện tích ñất canh tác nhiều có thu nhập cao, còn những hộ
nghèo ñói là những hộ thiếu ñất canh tác hoặc không có ruộng ñất canh tác.
Ngoài ra, việc sở hữu tư liệu sản xuất cũng ảnh hưởng ñến việc phân hoá giàu
nghèo và phân tầng xã hội ở ñồng bằng sông Cửu Long sau thời kỳ ðổi mới.
Những hộ sở hữu nhiều tư liệu sản xuất có ñiều kiện thuận lợi hơn trong việc
ñổi mới và cải tiến sản xuất. Một số hộ sau ðổi mới do bị giảm ñất canh tác
hoặc mất ñất canh tác, thiếu tư liệu sản xuất nên gặp rất nhiều khó khăn trong
phát triển sản xuất của gia ñình. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chỉ
phân tích sự phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội dựa vào các yếu tố kinh
tế - xã hội của hộ gia ñình, chứ chưa ñi sâu phân tích các ñặc ñiểm cá nhân ñể
tìm ra những yếu tố tác ñộng ñến việc phân tầng xã hội của khu vực này sau
thời kỳ ñổi mới.

Quá trình phát triển kinh tế thị trường một mặt thúc ñẩy sự tăng trưởng
kinh tế nhanh chóng, mặt khác nó tạo ra sự không ñồng ñều về thu nhập giữa
các hộ gia ñình và các cá nhân khác nhau. Những hộ gia ñình nào có ñiều kiện
thuận lợi và biết khai thác các cơ may thị trường thì trở nên giàu có. Còn
những hộ gia ñình nào ñiều kiện khó khăn, khả năng vận dụng cơ may thị
trường kém thì có xu hướng rơi vào nhóm nghèo ñói.

ðỗ Thiên Kính dựa trên nguồn số liệu ðiều tra mức sống năm 1992, ñể
phân tích sự phân tầng mức sống các nhóm dân cư ở các tỉnh miền núi phía
Bắc và ñồng bằng sông Hồng [15]. Ông cho rằng, những vùng có nền kinh tế
kém phát triển, cơ sở hạ tầng yếu kém và cơ cấu nghề nghiệp ít ña dạng thì sự
phân tầng xã hội giữa các nhóm dân cư thấp và không ñáng kể. Ngược lại, ñối
với ñịa bàn cơ cấu nghề nghiệp là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc có
sự kết hợp giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp thì sự phân tầng xã hội
giữa các nhóm xã hội là khá lớn. ðặc biệt, ñối với những thành phố lớn như
Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nơi có nền kinh tế phi nông nghiệp, dịch
28

vụ phát triển mạnh thì mức ñộ chênh lệch mức sống giữa nhóm giàu và nhóm
nghèo rất lớn. Tuy nhiên, bài viết này chỉ dùng tiêu chí nghề nghiệp ñể phân
tích về sự phân tầng mức sống ở ñây là chưa hợp lý. Bởi lẽ, yếu tố nghề
nghiệp không phải là yếu tố duy nhất và quan trọng nhất ñể dẫn ñến sự phân
tầng mức sống giữa các nhóm dân cư hay giữa các vùng, mà nó còn phụ thuộc
vào một số yếu tố khác như: học vấn, ñộ tuổi, giới tính và cơ cấu kinh tế của
từng ñịa phương. Ông cho rằng, những vùng có kinh tế phát triển thì mức ñộ
bất bình ñẳng thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo càng cao; còn những
khu vực kém phát triển khoảng cách chênh lệch thấp cũng dễ hiểu. Vì ở nông
thôn miền núi phía Bắc là vùng kinh tế kém phát triển, ñời sống của cư dân
vẫn mang tính chất tự cung tự cấp và chưa có sự phát triển mạnh của kinh tế
thị trường, nên khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu và nhóm nghèo thấp.
Còn ở những ñịa bàn có nền kinh tế thị trường phát triển mạnh, cơ cấu nghề
nghiệp ña dạng thì nhóm dân cư nào có ñiều kiện thuận lợi như: học vấn, tay
nghề, ñộ tuổi và tài sản của gia ñình, sẽ dễ dàng tiếp cận và khai thác những
cơ may mà thị trường mang lại; còn nhóm dân cư có trình ñộ thấp, thiếu tay
nghề, thiếu vốn… thì khả năng tiếp cận các cơ hội thị trường mang lại khó
khăn hơn, nên sự chênh lệch thu nhập ở những khu vực này cao hơn. Bài viết
mới khai thác nguồn thu từ việc làm chính, chưa phân tích sâu hơn cơ cấu
nguồn thu của hộ nên chưa phản ánh hết ñược thực trạng phân tầng mức sống
giữa các nhóm dân cư ở ñây.

Phạm Liên Kết [17] dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm ở 3 xã
thuộc khu vực ðồng bằng sông Hồng, và phân tích số liệu thứ cấp từ những
cuộc ñiều tra khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Ông cho rằng, yếu tố ñịa lý
có ảnh hưởng ñối với cơ cấu nghề nghiệp của mỗi khu vực khác nhau, từ ñó
tạo nên sự phân tầng xã hội giữa các khu vực khác nhau. ðồng bằng sông
Hồng với ñiều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông ñi lại dễ dàng nên các làng
29

nghề phát triển rất mạnh, ñời sống của người dân cao hơn. Còn miền núi nông
thôn phía Bắc do ñiều kiện tự nhiên, giao thông ñi lại khó khăn nên nghề
nghiệp chính vẫn là nông nghiệp, cơ cấu cây trồng nghèo nàn nên ñời sống
người dân gặp nhiều khó khăn hơn. Trong cuộc khảo sát này cũng cho thấy,
xét về cơ cấu nghề nghiệp thì phần lớn những nhóm cư dân nào chỉ làm nghề
thuần nông ñều là những hộ nghèo, vì ñất canh tác ít, năng suất cây trồng
thấp; còn những hộ làm nông nghiệp kết hợp tiểu thủ công nghiệp hoặc hộ
làng nghề thì ñời sống của họ cao hơn. Nhưng bài viết này, chỉ phân tích sự
phân tầng xã hội dưới tác ñộng của nghề nghiệp, còn những yếu tố quan trọng
khác chưa thấy tác giả ñề cập ñến. Hơn nữa trong phần giả thuyết, tác giả cho
rằng sự thay ñổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp ñã dẫn ñến sự phân tầng
xã hội ở các nhóm dân cư, nhưng tác giả không ñưa ra số liệu so sánh sự thay
ñổi nghề nghiệp như thế nào trong thời ñiểm nghiên cứu và những thời ñiểm
trước ñó.

Văn Thị Ngọc Lan và các ñồng nghiệp [19] nghiên cứu ở hai tỉnh Long
An và Quảng Ngãi, nhằm so sánh sự phân tầng xã hội giữa các vùng miền của
Việt Nam kể từ khi chuyển ñổi sang nền kinh tế thị trường. Nhóm tác giả ñã
sử dụng nguồn số liệu khảo sát ở ñịa bàn kết hợp với số liệu thứ cấp từ các
nghiên cứu trước ñó, vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội của Karl Marx và
của Max Weber ñể phân tích sự phân tầng xã hội giữa các ñịa bàn nghiên cứu.
Qua phân tích nhóm tác giả cho thấy, việc sở hữu tư liệu sản xuất tỷ lệ thuận
với thu nhập của hộ gia ñình, nhóm có thu nhập cao nhất là nhóm sở hữu
nhiều ruộng ñất nhất. Những ñịa bàn có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp
thì sự phân tầng xã hội không lớn, nhưng những ñịa bàn có cơ cấu việc làm ña
dạng hơn như công nghiệp, nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp, dịch vụ
thì sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư càng lớn. ðặc biệt, khi so
sánh giữa các ñịa bàn nghiên cứu và giữa các vùng thì có khoảng cách chênh
30

lệch thu nhập là rất lớn (14,4 lần). Nghiên cứu này cho thấy học vấn tỷ lệ
thuận với thu nhập, nhóm có trình ñộ học vấn cao thì có thu nhập càng cao.
Hơn nữa, nghiên cứu này còn ñưa ra một yếu tố tác ñộng ñến thu nhập mà
những nghiên cứu trước ñó ít ñược ñề cập, ñó là tỷ lệ người ăn theo trong gia
ñình có tương quan chặt với sự phân tầng xã hội. Những hộ nào có tỷ lệ người
ăn theo cao thì thuộc nhóm thu nhập thấp, còn những nhóm nào có người ăn
theo ít thì nằm ở nhóm thu nhập cao nhất. Khi phân tích yếu tố học vấn ảnh
hưởng ñến thu nhập hộ gia ñình, tác giả Tương Lai dựa vào học vấn của
ông/bà chủ hộ nên chưa sâu. Còn nghiên cứu này, nhóm tác giả phân tích bình
quân học vấn của những người trong ñộ tuổi lao ñộng trong hộ gia ñình nên
kết quả thuyết phục hơn. Hơn nữa, ñề tài này ñã khai thác rất tốt nguồn vốn
nhân lực và nó có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp cận và khai thác các
cơ may thị trường của những cá nhân và các nhóm dân cư khác nhau. Nếu
nhóm dân cư nào có thuận lợi về kinh tế, học vấn, ñộ tuổi thì khả năng vận
dụng các cơ may thị trường tốt hơn và có thu nhập cao hơn. Giữa các vùng,
ñịa bàn nào có nhiều cơ hội thị trường tốt hơn thì ở ñó người dân có mức sống
cao hơn. Do Long An có ñặc ñiểm ñịa lý thuận lợi, kinh tế thị trường phát
triển mạnh nên người dân ở ñây có mức sống cao hơn rất nhiều so với Quảng
Ngãi.

Ngoài những nghiên cứu giữa các vùng miền, một số nghiên cứu khác ñi
sâu phân tích sự phân tầng xã hội ở những ñô thị lớn của Việt Nam. Trong ñó
nổi bật có tác giả Trịnh Duy Luân [22] nghiên cứu sự phân tầng mức sống ở
thủ ñô Hà Nội. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng ñể phân
tích và ño lường sự phân tầng mức sống ở thủ ñô Hà Nội 5 năm sau ðổi mới.
Theo ông thì sau thời kỳ ðổi mới, nền kinh tế của toàn quốc nói chung và ở
Hà Nội nói riêng ñã ñược nâng cao ñáng kể, với hơn ¾ số hộ khảo sát cho
rằng mức sống ñã ñược nâng cao hơn 5 năm trước. Ông cho rằng, nguyên
31

nhân có sự tăng trưởng mức sống như vậy là do sự tác ñộng của 5 nhân tố
quan trọng sau ñây:

- Chính sách kinh tế – xã hội của ðổi mới.

- Nỗ lực, và sự năng ñộng của bản thân và gia ñình.

- Sự năng ñộng của ngành, cơ quan, nơi làm việc.

- Sự biến ñổi của giá cả không tương xứng với tiền lương và thu nhập.

- Có hoặc ñược trợ giúp từ các nguồn thu nhập ở nước ngoài.

Phần lớn các hộ gia ñình cho rằng, mức sống của họ khá lên rất nhiều là
do chính sách ðổi mới ñem lại. Hơn nữa, sự năng ñộng của những cá nhân
trong việc thích ứng với kinh tế thị trường là một yếu tố khá quan trọng ñể
nâng cao ñời sống của họ. Trên thực tế, chính sách ðổi mới ñã tạo ra nhiều
vận hội, nhiều cơ may cho các cá nhân, các gia ñình; song, không phải mọi cá
nhân, gia ñình ñều có ñủ ñiều kiện ñể tiếp nhận và khai thác các vận hội và cơ
may ñó. Một bộ phận dân cư, có ñược những ñiều kiện khách quan và chủ
quan, nên ñã tiếp cận và khai thác ñược những vận hội và cơ may mà ðổi mới
mang lại và nâng cao ñời sống của mình. Một bộ phận khác, do không có ñủ
những ñiều kiện ñể tiếp cận và khai thác những vận hội và cơ may của ðổi
mới, trái lại những ñiều kiện mới của sự chuyển ñổi cơ chế làm cho hoàn cảnh
sống của họ bị giảm ñi so với trước kia. Các yếu tố ñó có thể xem là nguồn
gốc của sự phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội trong dân cư. Ngoài ra,
những khác biệt giữa các ngành kinh tế là một nhân tố khá quan trọng, quy
ñịnh sự phân tầng xã hội giữa các nhóm dân cư khác nhau. Tác giả cho rằng,
nếu những cá nhân, gia ñình hay nhóm xã hội khi họ có học vấn cao, tay nghề
tốt thì họ có ñiều kiện tốt ñể nắm bắt cơ hội thị trường. Những gia ñình nào có
tham gia vào những ngành nghề ở cả 2 khu vực quốc doanh và ngoài quốc
doanh, thì họ dễ dàng nâng cao cuộc sống của mình. Còn những cá nhân, gia
32

ñình nào không ñủ ñiều kiện ñể khai thác cơ may thị trường mà họ chỉ tham
gia vào lĩnh vực kinh tế quốc doanh chỉ hưởng lương và các khoản phụ cấp
khác, nên ñời sống của họ gặp nhiều khó khăn và có phần giảm hơn trước.
Chúng ta thấy ở bài viết này, tác giả ñã sử dụng các biến ño yếu tố ảnh hưởng
ñến mức sống của người dân Hà Nội trong thời kỳ ðổi mới rất sâu sắc. ðặc
biệt, yếu tố cơ may thị trường ñược chú trọng khai thác cho thấy rằng, chính
sách ðổi mới ñã làm thay ñổi cơ cấu kinh tế của từng ñịa phương, ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi cho một bộ phận dân cư ñể nâng cao ñời sống của mình; song
nó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng ñến thu nhập của một nhóm dân cư yếu thế,
không ñủ ñiều kiện ñể khai thác các vận hội và cơ may mà thị trường mang
lại, ñây là nguyên nhân ñẩy nhanh sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm dân
cư lúc bấy giờ.

Cũng nghiên cứu về sự phân tầng xã hội trong quá trình ñô thị hóa mạnh
ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Nguyễn Thu Sa [38] ñã phân tích sự chênh
lệch thu nhập của các tầng lớp dân cư dựa trên việc làm rõ một số vấn ñề sau:
1) Sự tăng trưởng có làm cho khoảng cách giàu – nghèo mở rộng ra hơn? 2)
Những yếu tố ảnh hưởng ñến sự tăng trưởng thu nhập? 3) Trong sự tăng
trưởng về thu nhập, sự chuyển dịch các tầng lớp ñã diễn ra như thế nào?

Tác giả sử dụng số liệu ñiều tra ở 3 ñịa bàn nghiên cứu: phường Cầu
Kho, quận 1; phường 6, quận Tân Bình; và xã Bình Trị ðông, huyện Bình
Chánh, của 2 cuộc ñiều tra 1998 và 2001. Ông cho rằng, với sự tăng trưởng
mức sống của cư dân thành phố, những hộ thu nhập cao lại càng có thu nhập
cao hơn. Năm 1998 khoảng cách thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm
nghèo nhất là 5,96 lần, nhưng ñến năm 2001 thì khoảng cách thu nhập giữa
hai nhóm này là 7,33 lần. Nghiên cứu này, tác giả cũng phân tích sâu sắc về
các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập giữa các nhóm dân cư. Kết quả phân tích
cho thấy, giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất, chịu ảnh
33

hưởng các yếu tố khác nhau; ñối với nhóm nghèo chịu ảnh hưởng của 4 yếu tố
chính như: số lượng nguồn thu nhập, số tháng làm việc của người lao ñộng,
học vấn của người làm việc và hệ số phụ thuộc (là tỷ lệ những người ăn theo
trong hộ gia ñình). Song bài viết này chưa ñề cập ñến một vấn ñề khá quan
trọng ảnh hưởng rất lớn ñến việc phân tầng xã hội giữa các nhóm dân cư ở ñịa
bàn nghiên cứu là sự chuyển ñổi cơ cấu kinh tế và chuyển ñổi cơ cấu nghề
nghiệp của các nhóm dân cư khác nhau. Bởi vì trong thời kỳ 1998 – 2001 ở
các ñịa bàn nghiên cứu, trừ phường Cầu Kho, quận 1, thì 2 ñịa bàn còn lại
ñang diễn ra quá trình ñô thị hoá rất mạnh và có sự chuyển ñổi việc làm
nhanh chóng. Quá trình ñô thị hoá ñã tạo ra nhiều vận may và cơ hội cho
người dân tìm kiếm và nắm bắt thị trường ñể nâng cao ñời sống của mình, và
nó cũng là một thách thức lớn ñối với những người có học vấn thấp, không có
nghề nghiệp chuyên môn. Một vấn ñề nữa dẫn ñến phân tầng xã hội sâu sắc,
nhưng chưa thấy tác giả ñề cập ñến ñó là tài sản của gia ñình. Trong giai ñoạn
này quá trình ñô thị hóa diễn ra khá nhanh, nhiều nhóm dân cư ở ñịa bàn
nghiên cứu giàu lên nhanh chóng nhờ bán ruộng ñất nông nghiệp cho các
công ty xí nghiệp trên ñịa phương. Những gia ñình có ruộng ñất nhiều thì họ
trở nên giàu có, còn những gia ñình không có ruộng ñất, khi cấu trúc kinh tế
thay ñổi họ trở nên thiếu việc làm, thất nghiệp dẫn ñến giảm thu nhu nhập.

Một nghiên cứu khác về phân tầng xã hội giữa các nhóm dân cư ở Vĩnh
Long trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, do Giáo sư Nguyễn Công
Bình thực hiện năm 2002 [4]. Ông cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế
thị trường ở Vĩnh Long, sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp và cơ cấu cây
trồng ñang diễn ra rất mạnh mẽ. Một số hộ giảm mạnh diện tích trồng lúa
chuyển sang trồng cây ăn trái, các nhóm hộ khác ñang từng bước chuyển sang
kinh tế phi nông nghiệp hoặc kết hợp giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp.
Những khu vực có cơ cấu nghề nghiệp ña dạng hoặc cơ cấu nghề nghiệp theo
34

hướng phi nông nghiệp và dịch vụ thì ở ñó mức sống cao hơn. Theo tác giả,
nguồn lực kinh tế và tư liệu sản xuất của gia ñình có tương quan chặt chẽ với
sự phân tầng xã hội giữa các nhóm dân cư. Những gia ñình nào có nguồn lực
kinh tế cao, tư liệu sản xuất ñầy ñủ và bình quân ruộng ñất trên nhân khẩu
lớn, thì họ thuộc vào những nhóm có thu nhập cao. Còn những gia ñình nào
thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất và diện tích ñất canh tác ít thì khó khăn trong
việc chuyển ñổi nghề nghiệp, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng nên ñời sống của
họ thấp hơn. Hơn nữa, nghiên cứu này cũng cho thấy số nhân khẩu trong gia
ñình và tỷ lệ người ăn theo trong hộ có tương quan chặt với phân tầng xã hội
giữa các nhóm dân cư. Những gia ñình có tỷ lệ người ăn theo cao thì thuộc
vào nhóm thu nhập thấp; ngược lại những gia ñình ít con, tỷ lệ người ăn theo
thấp thuộc nhóm thu nhập cao. ðặc biệt, tác giả xem yếu tố vốn nhân lực có
ảnh hưởng rất lớn ñến thu nhập của các cá nhân trong hộ gia ñình. Những cá
nhân có học vấn cao, có tay nghề thì họ thuộc những nhóm có thu nhập cao,
còn những cá nhân có học vấn thấp, không có tay nghề thì ở nhóm thu nhập
thấp. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra rằng, giữa ñô thị và nông thôn có sự chênh
lệch khá lớn về trình ñộ học vấn và trình ñộ tay nghề, ñiều này dẫn ñến sự
phân tầng xã hội giữa các khu vực này. Yếu tố dân tộc cũng có mối tương
quan chặt với vấn ñề học vấn và thu nhập giữa các nhóm dân cư và nó ñã tác
ñộng một phần nào ñến phân tầng xã hội giữa các nhóm dân cư khác nhau.

Qua nghiên cứu này, chúng ta thấy nhóm tác giả ñã ñưa ra những biến
ñộc lập rất hợp lý và thuyết phục ñể phân tích sự phân tầng xã hội giữa các
nhóm dân cư. Kết quả nghiên cứu ñã ñưa ra một bức tranh khá toàn diện về sự
phân tầng xã hội ở Vĩnh Long thời kỳ phát triển kinh tế thị trường, với những
lập luận và phân tích xác ñáng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa phân tích sâu
những yếu tố tác ñộng mạnh ñến sự phân tầng xã hội bằng những kỹ thuật cao
hơn. Nếu khi xem xét các yếu tố tác ñộng ñến phân tầng xã hội, tác giả sử
35

dụng mô hình hồi quy tuyến tính ñể phân tích và tìm ra những nhân tố ảnh
hưởng chính thì sẽ sâu hơn.

Nghiên cứu sự phân tầng xã hội không chỉ ở khía cạnh thu nhập mà còn
ở nhiều khía cạnh khác như văn hóa, y tế, giáo dục, nhà ở…trong ñó, yếu tố
văn hóa cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của sự phân tầng xã hội. Trần Thị Lan
Hương [14] nghiên cứu tác ñộng của phân tầng mức sống vào quá trình phát
triển văn hóa nông thôn. Theo tác giả, từ khi ñất nước chuyển sang kinh tế thị
trường, nền kinh tế Việt Nam ñã tăng trưởng nhanh chóng. Nhờ những chính
sách ðổi mới của nhà nước nên người dân ñã tích cực hoạt ñộng sản xuất, hộ
gia ñình ñã trở lại một ñơn vị kinh tế ñộc lập, ñời sống của người dân ngày
một nâng cao. Song giữa các khu vực, do ñiều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và
sự chuyển ñổi cơ cấu nghề nghiệp khác nhau nên sự phát triển kinh tế giữa
cũng khác nhau. Sự chuyển ñổi kinh tế từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp
theo chiều hướng ña dạng hóa ngành nghề, ñã làm cho ñời sống người dân
ñược nâng cao. Sự phân tầng xã hội trong thu nhập, ñã dẫn ñến sự phân tầng
xã hội trong việc thưởng thức các loại hình văn hóa của người dân ở ñồng
bằng sông Hồng. Những người có mức sống cao, tiện nghi sinh hoạt ñầy ñủ
họ có ñiều kiện ñể hưởng thụ nhiều loại hình văn hóa hơn và chất lượng cao
hơn. Còn ñối với nhóm có mức sống nghèo ñói thì họ ít có ñiều kiện hưởng
thụ văn hóa, vì không có thời gian và không có các phương tiện ñể thưởng
thức chúng. Như vậy, sự phân tầng xã hội về thu nhập có ảnh hưởng rất lớn
ñến việc lựa chọn loại hình sinh hoạt văn hóa, cũng như ảnh hưởng ñến việc
hưởng thụ văn hóa của người dân ở nông thôn.

2. Các lý thuyết tiếp cận

Lý thuyết ñược sử dụng xuyên suốt trong ñề tài nghiên cứu này là 2 lý
thuyết sau: Lý thuyết phân tầng xã hội và lý thuyết hiện ñại hóa.
36

2.1. Lý thuyết phân tầng xã hội

- Theo tiếp cận của Karl Marx.

Karl Marx chủ yếu dựa trên mối quan hệ kinh tế tạo thành nền tảng của
giai cấp. Ông cho rằng, mối quan hệ giai cấp là chìa khoá của mọi mặt hoạt
ñộng xã hội, mối lợi kinh tế, quyền lực chính trị và uy tín xã hội ñều bắt
nguồn từ cấu trúc giai cấp [13]. Lịch sử văn minh là lịch sử của những hình
thức bóc lột và thống trị giai cấp khác nhau, và hình thức thống trị giai cấp
này quyết ñịnh toàn bộ cấu trúc xã hội. Quan hệ giai cấp là mối quan hệ xã
hội không ñược tạo ra một cách tự ñộng và trực tiếp bởi các kỹ thuật sản xuất;
ñặc biệt chúng ñược tạo ra bởi cách thức tổ chức xã hội của một nền sản xuất
nhất ñịnh.

Theo ông, mỗi xã hội ñều tồn tại sự bóc lột giai cấp trên cơ sở những
quan hệ sản xuất, giai cấp tư sản có ñược ñịa vị vì họ sở hữu tư liệu sản xuất,
họ sở hữu những của cải sản xuất. Giai cấp vô sản là những người làm công
ăn lương, họ không có ruộng ñất họ phải bán sức lao ñộng cho nhà tư bản:
nhà tư bản bóc lột sức lao ñộng của họ tối ña và liên tục. Karl Marx cho rằng,
sự phân chia giai cấp chủ yếu dựa trên cơ sở có sở hữu tài sản hay không sở
hữu tài sản.

- Tiếp cận của Max Weber.

Max Weber cho rằng, không có sự quyết ñịnh phiến diện của một yếu tố
nào ñối với toàn xã hội dù yếu tố ñó là kinh tế, chính trị hay tôn giáo [18,
tr.25]. Max Weber nhấn mạnh, ñịa vị xã hội hay uy tín có thể xuất phát từ
quyền lực kinh tế, nhưng ñây không phải là trường hợp tất yếu. Như vậy, ñịa
vị kinh tế có thể tạo nên cơ sở quyền lực chính trị. Ông cho rằng, ñây là vấn
ñề cần thiết cho sự phân tích lịch sử và xã hội ñể phát hiện ra cơ sở thực của
sự bất bình ñẳng trong bất cứ một xã hội nào.
37

Khi phân tích về cơ cấu xã hội, ñặc biệt là mô tả về phân tầng xã hội,
Max Weber luôn nhấn mạnh ñến tầm quan trọng các yếu tố thị trường như là
cơ sở kinh tế cho một tầng lớp xã hội nào ñó hơn là tài sản. Theo ông, nguyên
nhân ñầu tiên của bất bình ñẳng trong xã hội là khả năng chiếm lĩnh thị
trường, tức là cái mà nhà doanh nghiệp nhờ vào bản lĩnh của mình mà chiếm
lĩnh ñược hoặc là tay nghề mà người lao ñộng có thể bán ñược trong thị
trường lao ñộng. Ông cho rằng, những người không có tài sản nhưng có sự
cung ứng dịch vụ thì có ñược phân hoá phù hợp với cách thức họ sử dụng
dịch vụ ñó. Cơ may thị trường là yếu tố quyết ñịnh chung, thể hiện ñiều kiện
chung cho số phận của mỗi cá nhân. Khi Max Weber ñề cập ñến hoàn cảnh
thị trường “những người không có tài sản nhưng lại cung ứng dịch vụ thì
cũng ñược phân hóa phù hợp với các loại dịch vụ của họ cũng như là phù hợp
với cách họ sử dụng các dịch vụ ñó, trong một quan hệ liên tục hay không liên
tục với một nơi nhận. Song bao giờ thì ñó cũng là ý nghĩa chủng loại của khái
niệm giai cấp: loại cơ may thị trường là yếu tố quyết ñịnh thể hiện một ñiều
kiện chung cho số phân cá nhân. Theo nghĩa ñó, “hoàn cảnh giai cấp” xét
ñến cùng, là hoàn cảnh thị trường” [18, tr. 25]

2.2. Lý thuyết hiện ñại hoá

Lý thuyết hiện ñại hóa cho rằng, sự phát triển của xã hội loại người gắn
liền với quá trình hiện ñại hoá, trong ñó kỹ thuật ñóng vai trò quan trọng trong
quá trình biến ñổi xã hội. Lý thuyết này chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ
giữa quá trình hiện ñại hoá và ñô thị hoá: ñô thị hoá ñược xem như là kết quả
tất yếu của quá trình phát triển kinh tế. Sự tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, sự
chuyển dịch cơ cấu lao ñộng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, sự mở
rộng thị trường ñã tạo ra giá trị thặng dư. Khi sản phẩm dư thừa cần trao ñổi,
dân cư tập trung ñông ở một vùng nhất ñịnh ñể trao ñổi hàng hoá ñã hình
38

thành nên các ñô thị. Các ñô thị ngày càng phát triển, ñược xem như là kết
quả của sự phát triển kinh tế.

Hiện ñại hoá, ñô thị hoá ñã làm thay ñổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh
thổ dựa trên sự phân công lao ñộng xã hội. Nó ñã làm thay ñổi cơ cấu theo
ngành từ kinh tế tam nông (nông dân, nông nghiệp và nông thôn) sang kinh tế
phi nông nghiệp và dịch vụ. ðiều này ñã làm nới rộng khoảng cách thu nhập
giữa các vùng phát triển và vùng chậm phát triển, giữa nông thôn và ñô thị
hay giữa các nhóm dân cư khác nhau.

3. Khái niệm cơ bản


3.1. Khái niệm bất bình ñẳng xã hội (social inequality)
Theo từ ñiển Bất khoa Toàn thư Việt Nam [12] thì bất bình ñẳng xã hội
là những khác biệt về ñịa vị xã hội, chủ yếu dựa trên sự khác biệt về nguồn
gốc xã hội, gia ñình, giai cấp, lợi ích kinh tế, ảnh hưởng chính trị, tài sản, giáo
dục, tập quán và ñạo ñức trong một xã hội. Những tầng lớp giai cấp xã hội
khác nhau trong xã hội nắm ñược quyền lực, chính trị và kinh tế ñã gây ảnh
hưởng và ñưa tới sự bất bình ñẳng xã hội.
3.2. Khái niệm bất bình ñẳng thu nhập (income inequality)

Bất bình ñẳng thu nhập là sự không bằng nhau giữa các cá nhân và nhóm
xã hội về mặt thu nhập. Thu nhập bao gồm tiền, lương, thưởng và các khoản
ñược trả cho những hành ñộng ñầu tư hay làm việc khác [30].

3.3. Khái niệm phân tầng xã hội (Social stratification).

Tầng xã hội là tổng thể của mọi cá nhân trong cùng một hoàn cảnh xã
hội. Họ ngang bằng nhau về tài sản, trình ñộ học vấn, quyền lực, uy tín xã hội,
khả năng thăng tiến cũng như những ân huệ hay thứ bậc có ñược trong nấc
thang xã hội.
39

Trên cơ sở ñó, chúng ta có khái niệm phân tầng xã hội như sau: ðó là sự
phân chia xã hội thành nhiều tầng khác nhau về của cải tài sản, ñịa vị chính
trị, uy tín xã hội cũng như sự khác biệt về trình ñộ học vấn, nghề nghiệp, nhà
ở, phong cách sinh hoạt, cách ứng xử….

4. Khung phân tích

ðô thị hóa
ðặc ñiểm kinh tế -
xã hội của gia ñình

+ Tài sản của gia ñình


Biến ñổi cơ cấu
kinh tế + Bình quân ruộng ñất
+ Tỷ lệ người ăn theo
+ Cơ cấu nghề

Biến ñổi cơ cấu Thu nhập


nghề nghiệp
ðặc ñiểm cá nhân

+ Trình ñộ Học vấn


+ Kỹ năng tay nghề
+ Giới tính
Cơ may thị
+ ðộ tuổi
trường

Chúng tôi giả ñịnh rằng, quá trình ñô thị hóa làm biến ñổi cơ cấu kinh tế,
biến ñổi cơ cấu nghề nghiệp và tạo ra các cơ may thị trường cho các nhóm
dân cư. Những khu vực nào ñô thị hóa mạnh, ñiều kiện thuận lợi thì ở ñó cơ
cấu nghề nghiệp ña dạng hơn, kinh tế phát triển hơn, còn những khu vực nào
ñô thị hóa chậm, cơ cấu nghề nghiệp ít ña dạng thì kinh tế kém phát triển hơn.

Các ñặc ñiểm kinh tế – xã hội của gia ñình (tài sản gia ñình, ñất ñai, cơ
cấu nghề nghiệp và tỷ lệ người ăn theo trong hộ), các ñặc ñiểm của cá nhân
(giới tính, ñộ tuổi), vốn nhân lực (học vấn, nghề nghiệp) có ảnh hưởng rất lớn
ñến việc tiếp cận và khai thác các cơ may thị trường nâng cao thu nhập cho
40

gia ñình và ca nhân. Những gia ñình, cá nhân nào có ñiều kiện thuận lợi thì họ
dễ dàng nắm bắt cơ hội ñể phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập của
mình; còn những cá nhân nào không có ñiều kiện sẽ khó tiếp cận hơn nên thu
nhập thấp hơn so với các nhóm khác.
41

Chương II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Bất bình ñẳng thu nhập và vấn ñề nghèo ñói ở xã ða Lộc
2.1.1. Sự chênh lệch thu nhập từ cái nhìn so sánh

Công cuộc ñổi mới ñất nước và phát triển kinh tế thị trường ñi qua hơn
hai thập niên, ñem lại những thành tựu ñáng kể trong việc tăng trưởng kinh tế
và xóa ñói giảm nghèo, ñời sống của ñại ña số của người dân ngày ñược nâng
cao. Việt Nam từ một nước thường xuyên nhận viện trợ lương thực của quốc
tế trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới, giảm nhanh tỷ lệ ñói
nghèo từ 58% xuống còn 20% trong giai ñoạn từ năm 1993 – 2004 [1]. ðặc
biệt, trong 3 năm từ 2005 – 2007 tốc ñộ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm luôn ñạt ở mức cao 8,5% [42, tr 70). ðiều này chứng tỏ rằng, Việt Nam
ñã có những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế và xóa ñói giảm
nghèo. Song bên cạnh ñó, kinh tế thị trường và quá trình ñô thị hoá nhanh
chóng ñã làm cho mức chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo,
giữa nông thôn và thành thị và giữa các nhóm dân cư ngày càng có xu hướng
tăng lên ñáng kể.

Theo kết quả khảo sát của ñề tài năm 2006 ở xã ða Lộc cho thấy, thu
nhập bình quân của mỗi hộ gia ñình ở ñây là 1.367.000ñ/tháng/hộ và thu nhập
bình quân theo nhân khẩu là 298.000ñ/người/tháng. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, thu nhập bình quân ñầu người của khu vực nông thôn cả nước
vào thời ñiểm năm 2006 là 484.000ñ/người/tháng và của khu vực ñồng bằng
sông Cửu Long 471.000ñ/người/tháng [35]. Kết quả khảo sát cho thấy, thu
nhập bình quân ñầu người ở xã ða Lộc thấp hơn so với thu nhập bình quân
ñầu người trên toàn quốc khoảng 1,6 lần, và thấp hơn thu nhập bình quân ñầu
người của khu vực ñồng bằng sông Cửu Long khoảng 1,58 lần. Sự chệnh lệch
này không chỉ so với cả nước hay toàn vùng ñồng bằng sông Cửu Long, ngay
42

cả khi so sánh với thu nhập bình quân ñầu người chung của tỉnh Trà Vinh là
(395.000ñ/người/tháng) thì mức thu nhập của cư dân ở ñây cũng thấp hơn khá
nhiều.

Từ một cách nhìn so sánh khác, theo số liệu ñiều tra trên cả nước của
Tổng cục Thống kê năm 2006, mức chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập
cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất là 8,3 lần. Còn ở ñồng bằng sông Cửu
Long, mức chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp
nhất của 6,7 lần [35]. Kết quả thu thập từ các hộ gia ñình ở xã ða Lộc cho
thấy, tuy thu nhập bình quân ñầu người thấp hơn so với các ñịa phương khác,
nhưng khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và
nhóm thu nhập thấp nhất thấp hơn nhiều so với các ñịa phương khác trong cả
nước và của ñồng bằng sông Cửu Long (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Thu nhập bình quân ñầu người/tháng của hộ của xã ða Lộc,
Khu vực ðBSCL và toàn quốc chia theo 5 nhóm (1000ñ)
5 nhóm thu nhập Xã ða Lộc ðBSCL Toàn quốc
(I) (II) (II)
Nhóm thấp nhất 123 158 141
Nhóm dưới trung bình 193 262 240
Nhóm trung bình 253 361 347
Nhóm trên trung bình 337 506 514
Nhóm cao nhất 566 1071 1182
Bình quận thu nhập chung 298 471 484
Mức chênh lệch giữa
nhóm cao nhất và nhóm 4,6 6,7 8,3
thấp nhất
Nguồn: (I) ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ
(2005-2006), (II) Niên giám thống kê năm 2006.
43

Kết quả ðiều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997 -1998 của Tổng cục
Thống kê, ở khu vực ðông Nam Bộ khoảng cách chênh lệch giữa nhóm giàu
và nhóm nghèo vào thời ñiểm ñó là gấp 16.5 lần. Theo một cuộc nghiên cứu
khác về phân tầng xã hội và thực trạng người nghèo nông thôn ở xã Khánh
Hậu, thị xã Tân An và xã Long Sơn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An do Trung
tâm Xã hội học, Viện Khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay Viện
Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) tiến hành vào năm 2001 cho thấy, mức thu
nhập trung bình của 20% hộ thu nhập cao nhất cao hơn mức thu nhập trung
bình của 20% hộ thu nhập thấp nhất là 11,9 lần [19].

Nói cách khác, so với tình hình chung của cả nước thì sự chênh lệch thu
nhập giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất ở xã ða Lộc
thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước và các khu vực khác có ñiều
kiện kinh - tế xã hội cao hơn hoặc tương tự. Nhưng mặt khác, các tiêu chí so
sánh trên ñây một lần nữa cho thấy rằng, tốc ñộ ñô thị hóa và mức ñộ biến ñổi
cơ cấu nghề nghiệp của ða Lộc vẫn chưa theo kịp với nhịp ñộ chung của cả
nước và ñồng bằng sông Cửu Long.

2.1.2. Thu nhập và vấn ñề nghèo ñói ở xã ða Lộc, huyện Châu Thành hiện
nay

Trong ñổi mới kinh tế với cơ chế kinh tế thị trường, ở nông thôn khi hộ
nông dân trở thành một ñơn vị kinh tế tự chủ, ñược giao quyền sử dụng ruộng
ñất lâu dài, giải phóng ñược sức lao ñộng và ñược tạo ñiều kiện ñể làm giàu
chính ñáng. ðiều này khuyến khích ñẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa và
tất yếu dẫn ñến sự phát triển không ñồng ñều giữa các ñịa phương và các
nhóm dân cư khác nhau. Chính vì vậy, khoảng cách thu nhập giữa các nhóm
dân cư ngày càng có xu hướng rộng thêm, một bộ phận dân cư rơi vào tình
trạng nghèo ñói.
44

Nghèo tương ñối. Chúng ta biết rằng, theo qui ước chung, tình trạng
nghèo tương ñối dùng ñể chỉ những người nào có thu nhập dưới mức trung
bình của dân cư toàn ñịa phương. Ở ða Lộc như ñã trình bày ở trên, nếu thu
nhập trung bình ñầu người của người dân vào năm 2006 dưới 289.000
ñ/người/tháng, chúng tôi xem ñó là nghèo tương ñối ñược áp dụng cho khu
vực ñược khảo sát. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay trên ñịa bàn xã còn
khoảng 120 hộ (chiếm 60%) ñang có mức sống dưới ngưỡng nghèo tương
ñối.

Một ñiều ñáng chú ý khác, khi phân tích tỷ lệ hộ nghèo giữa hai nhóm hộ
người Kinh và người Khmer cho thấy, nhóm hộ người Khmer có tỷ lệ hộ
nghèo chiếm tương ñối cao (chiếm 67,1%) và hộ trên ngưỡng nghèo chiếm
(32,9%); ñối với hộ người Kinh thì tỷ lệ hộ nghèo chiếm thấp hơn (40,7%) và
những hộ trên ngưỡng nghèo chiếm khá cao (59,3%).

Nghèo tuyệt ñối. Theo Robert McNamara, Giám ñốc Ngân hàng Thế giới
ñưa ra khái niệm nghèo tuyệt ñối như sau: “Những người nghèo tuyệt ñối là
những người phải ñấu tranh ñể sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong
tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn
của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta."

Theo Quyết ñịnh số 170/2005/Qð-TTg của Thủ tướng Chính phủ,


8/7/2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai ñoạn 2006-2010. Ở
nông thôn thu nhập bình quân ñầu người từ 200.000ñ/người/tháng
(2.400.000ñ/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ
có thu nhập bình quân từ 260.000ñ/người/tháng (dưới 3.120.000ñ/người/năm)
trở xuống là hộ nghèo [10]. Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ những hộ có bình
quân thu nhập thấp hơn mức qui ñịnh chung về chuẩn nghèo của Chính phủ ở
ñịa bàn khảo sát tương ñối cao. Trong 200 hộ ñược khảo sát, có ñến 64 hộ
45

chiếm (32%) có mức thu nhập bình quân nhân khẩu dưới
200.000ñ/người/tháng, và 136 hộ chiếm (68%) có thu nhập bình quân nhân
khẩu trên 200.000ñ/người/tháng. Như vậy, có thể nói rằng tỷ lệ hộ nghèo ñói
ở ñây khá lớn và cao hơn so với khu vực ñồng bằng sông Cửu Long và các
ñịa phương khác trong cả nước.

Trong những năm gần ñây, chính sách xóa ñói giảm nghèo của Chính
phủ ñã gặt hái những thành tựu ñáng kể, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng và
tăng nhanh những hộ trung bình và khá giả. Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê năm 2006 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo trong hai năm 2002 - 2004 ñã giảm gần
9%. Năm 2002 tỷ lệ hộ nghèo trên toàn quốc là 28,9% ñến năm 2004 giảm
xuống còn 19,5%. Những khu vực có tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh như: ðông
Nam bộ còn 5,4%, ñồng bằng sông Hồng còn 12,1%, duyên hải Nam Trung
Bộ và ñồng bằng sông Cửu Long 19,5%. Song, nếu so với mức chung của cả
nước thì tỷ lệ hộ nghèo ở ñịa bàn khảo sát cao hơn và ñang ở mức tương
ñương với các tỉnh thuộc khu vực có ñiều kiện khó khăn như Tây Nguyên và
Bắc Trung bộ (33,1%).

Sự chênh lệch thu nhập ở ñịa bàn nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt
khá rõ nét giữa nhóm hộ Khmer và Kinh. Trong 64 hộ (chiếm 32%) thuộc
nhóm có mức thu nhập dưới chuẩn nghèo của quốc gia thì có ñến 53 hộ
(chiếm 82,8%) thuộc hộ người Khmer. Ngược lại, những hộ gia ñình có mức
sống trên chuẩn nghèo của quốc gia thì nhóm người Kinh chiếm tỷ lệ cao hơn.
ðặc biệt, khi so sánh bình quân thu nhập giữa hai nhóm người này cũng cho
thấy, bình quân thu nhập của những hộ người Kinh cao hơn hộ người Khmer
(xem Bảng 2.2).
46

Bảng 2.2: Thu nhập bình quân ñầu người của hộ chia theo dân tộc (1000ñ)

5 nhóm thu nhập Tỷ lệ (%) Kinh Tỷ lệ (%) Khmer

Nhóm thấp nhất 18,5 124 19,9 123


Nhóm dưới trung bình 11,1 207 23,3 190
Nhóm trung bình 11,1 246 22,6 254
Nhóm trên trung bình 20,4 361 19,9 343
Nhóm cao nhất 38,9 605 14,4 526
Bình quận thu nhập chung 100 379 100 270
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Chúng ta thấy có sự chênh lệch thu nhập giữa hai nhóm người ñang sinh
sống tại ñịa bàn khảo sát khá rõ nét. Thu nhập bình quân ñầu người của những
hộ người Kinh là 379.000ñ/người/tháng và bình quân thu nhập của hộ người
Khmer là 270.000ñ/người/tháng..

2.2. ðô thị hoá và sự ảnh hưởng của nó ñến thu nhập giữa các nhóm
dân cư

2.2.1. Mối tương quan giữa khu vực cư trú và thu nhập

Những nghiên cứu trước ñây cho thấy, quá trình ñô thị hoá có ảnh hưởng
tương ñối lớn ñến thu nhập giữa các nhóm dân cư sống ở những ñịa bàn khác
nhau. Những gia ñình sống gần trung tâm ñô thị thì có nhiều ñiều kiện thuận
lợi hơn trong việc ña dạng hóa nghề nghiệp và tăng thu nhập của gia ñình
mình, còn những gia ñình sống xa trung tâm ñô thị do sự hạn chế về giao
thông và các ñiều kiện cơ sở hạ tầng khác nên gặp khó khăn hơn trong việc ña
dạng hóa ngành nghề. Những khu vực cư trú nào có quá trình ñô thị hóa cao
thì ở ñó khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư cao hơn, những khu
vực có quá trình ñô thị hóa thấp thì sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm
47

thấp hơn. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Tương Lai [18] chỉ ra rằng
những hộ có ñịa bàn cư trú gần các trung tâm ñô thị có ñiều kiện phát triển
các ngành nghề mang tính phi nông nghiệp, thương mại - dịch vụ nên thu
nhập cao hơn so với những vị trí khác. Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả
Nicholas Minot và ðặng Kim Sơn [45] cũng cho rằng, những khu vực nông
thôn, ñiều kiện giao thông ñi lại khó khăn, quá trình ñô thị hoá thấp thường có
ñời sống thấp hơn những khu vực ñồng bằng và các khu vực ñô thị lớn. Cũng
nghiên cứu sự phân tầng xã hội, tác giả Phạm Liên Kết [17] nhận xét rằng,
yếu tố ñịa lý có ảnh hưởng ñối với cơ cấu nghề nghiệp của mỗi khu vực khác
nhau, từ ñó nó tạo nên sự phân tầng xã hội giữa các khu vực khác nhau. ðồng
bằng sông Hồng ñiều kiện tự nhiên thuận lợi, giao thông ñi lại dễ dàng nên
hình thành và phát triển các làng nghề rất mạnh từ ñó ñời sống của người dân
cao hơn, còn ở miền núi nông thôn phía Bắc do ñiều kiện tự nhiên, giao thông
ñi lại khó khăn nên nghề nghiệp chính vẫn là nông nghiệp, cơ cấu cây trồng
nghèo nàn nên ñời sống người dân gặp nhiều khó khăn hơn.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng nhận thấy rằng, các hộ dân cư
sống ở vùng có ñiều kiện về cơ sở hạ tầng (ñiện, ñường, nguồn nước sạch),
khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội (y tế, giáo dục, trung tâm thương mại,
chợ…) thuận lợi thì có mức sống khá hơn. ðiều này thể hiện khá rõ ở ấp Ba
Tiêu, nơi tiếp giáp với thị trấn Châu Thành, giao thông ñi lại rất thuận tiện,
với những trục ñường lớn ñã ñược trải nhựa, ñường nội bộ ña phần ñã ñược
bê tông hoá, gần 100% hộ gia ñình sống ở khu vực này ñược sử dụng lưới
ñiện quốc gia và gần 63% số hộ ñược sử dụng nguồn nước sạch của Nhà
nước. ðối với ấp Hương Phụ B và ấp Giồng Lức, cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều
khó khăn. Ở ấp Hương Phụ B, chỉ có một số hộ nằm dọc tỉnh lộ ñi từ thị xã
Trà Vinh ñến huyện Trà Cú thì giao thông thuận lợi, còn những hộ nằm trong
ruộng hoặc các hộ dọc bờ kênh, ñường nhỏ thì ñi lại rất khó khăn. ðặc biệt ở
48

ấp Giồng Lức do sống ở khu vực xa trung tâm ñô thị nên ñường giao thông
ñến ấp này khó khăn, ñường nhỏ lầy lội và phải qua nhiều cầu tạm. Ngoài
giao thông thì các hệ thông cơ sở hạ tầng khác (ñiện, nước sách) còn chưa
ñược phát triển. Số hộ chưa có ñiện ở ấp Giồng Lức còn gần 15%, ở ấp
Hương Phụ B còn gần 5%. Số hộ sử dụng nguồn nước sạch ở ấp Hương Phụ
B chiếm khoảng 27%, 73% số hộ còn lại chủ yếu sử dụng nước giếng ñào
hoặc nước kênh rạch, sông ngòi. Ở ấp Giồng Lức hầu như chưa có hộ nào
ñược sử dụng nước máy.

Những ñịa bàn gần khu vực ñô thị có ñiều kiện phát triển kinh tế của gia
ñình mình hơn. Những hộ gia ñình sống xa khu vực ñô thị thì thiên về thuần
nông vì khó ña dạng hoá ngành nghề, nhất là ngành nghề phi nông nghiệp
(xem Bảng 2.3).

Bảng 2.3. Loại kinh tế gia ñình phân theo ñịa bàn cư trú và theo dân tộc
(%)
Chung Kinh Khmer
Loại hộ Ba Hương Giồng Ba Hương Giồng Ba Hương Giồng
Tiêu Phụ B Lức Tiêu Phụ B Lức Tiêu Phụ B Lức

Hộ thuần nông 24,2 63,4 94,2 18,8 58,2 90,3 35,5 69,7 100

Hộ phi nông nghiệp 50,3 10,5 0,0 55,5 13,6 0,0 37,7 8,6 0,0

Hộ kinh tế hỗn hợp 25,5 26,1 5,8 25,7 28,2 9,7 26,8 21,7 0,0

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Cuộc khảo sát cho thấy, ấp Ba Tiêu do giáp với thị trấn Châu Thành nên
có nhiều hộ phi nông nghiệp, hộ hỗn hợp (kết hợp giữa nông nghiệp và phi
nông nghiệp) và ít hộ thuần nông. Ngược lại, ñối với những khu vực ở xa
trung tâm ñô thị như ấp Hương Phụ B hay Giồng Lức thì loại hộ phi nông
nghiệp và hộ kinh tế hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp và và tỷ lệ hộ thuần nông tương
ñối cao.
49

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, có sự khác nhau trong cơ cấu kinh tế hộ
gia ñình giữa người Kinh và người Khmer. Những hộ người Kinh ở những
khu vực gần ñô thị thì tỷ lệ hộ thuần nông thấp chỉ 18,8%, nhưng tỷ lệ hộ phi
nông nghiệp và nhóm hộ kinh tế hỗn hợp (vừa phi nông nghiệp vừa nông
nghiệp) khá cao. Còn ñối với nhóm hộ Khmer, dù cũng ở gần khu vực ñô thị,
nhưng hộ phi nông nghiệp chiếm 37,7%, nhóm hộ hỗn hợp (nông nghiệp kết
hợp phi nông nghiệp) chiếm 26,8%, còn tỷ lệ hộ thuần nông chiếm 35,5%. Ở
những khu vực ngoại vi, tỷ lệ hộ thuần nông ở người Kinh chiếm tỷ lệ cao
(90,7%), hộ kinh tế hỗn hợp chiếm 9,3%, và không có hộ phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, hộ người Khmer hầu như không có hộ phi nông nghiệp hay hộ hỗn
hợp mà 100% hộ người Khmer là hộ thuần nông ở khu vực này.

Bảng 2.4: Thu nhập bình quân nhân khẩu và tỷ lệ hộ chia theo khu vực
5 nhóm thu nhập Ba Tiêu Hương Phụ B Giồng Lức
% (1000ñ) % (1000ñ) % (1000ñ)
Nhóm thấp nhất 9 114 10,5 125 29,2 129

Nhóm dưới trung bình 14,3 204 14 179 22,7 187

Nhóm trung bình 24,6 286 30,3 275 26,4 225

Nhóm trên trung bình 22,8 409 28,1 348 14,6 304

Nhóm cao nhất 29,3 719 17,1 514 7,1 455

Thu nhập bình quân 100 346 100 288 100 260

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Xét về mặt thu nhập, chúng ta thấy có sự khác biệt khá rõ nét giữa các
ñịa bàn cư trú khác nhau. Ấp Ba Tiêu có thu nhập bình quân ñầu người chung
là 346.000ñ/người/tháng, cao hơn ñáng kể so với ấp Hương Phụ B
(288.000ñ/người/tháng) và ấp Giồng Lức (260.000ñ/người/tháng). Tỷ lệ hộ
50

thuộc vào nhóm thu nhập cao nhất của ấp Ba Tiêu chiếm 29,3%, trong khi ñó
hai ấp còn lại chỉ là 17,1% (ấp Hương Phụ) và 7,1% (ấp Giồng Lức) (Bảng
2.4).

Nếu xếp mức thu nhập theo ba nhóm, nhóm 1 thu nhập dưới trung bình,
nhóm 2 thu nhập trung bình và nhóm 3 thu nhập trên trung bình, thì những
vùng có mức ñộ ñô thị hóa càng cao thì tỷ lệ hộ có thu nhập trên trung bình
càng cao và ngược lại. Cụ thể là ấp Ba Tiêu có tỷ lệ hộ trên trung bình là
52,1%. Trong lúc ñó, xét theo mức ñộ giảm dần theo khu vực ñô thị thì ấp
Hương Phụ B là 45,2% và ấp Giồng Lức chỉ có 21,7% (Biểu ñồ 2.1)

60
52.1 51.9
50
45.2

40

30.3 Nhóm dưới trung


30 26.4
24.6 24.5 bình
21.7
20
15.2 Nhóm trung bình

10
Nhóm trên trung
0 bình
Ba Tiêu Hương Phụ B Giồng Lức

Biểu ñồ 2.1: Tỷ lệ hộ chia theo 3 nhóm thu nhập ở các ñịa bàn nghiên cứu

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Như vậy chúng ta có thể nói rằng, yếu tố ñịa bàn cư trú có ảnh hưởng
ñáng kể ñối với loại hình nghề nghiệp của các hộ gia ñình, những hộ sống ở
gần khu vực ñô thị thì tỷ lệ hộ thuần nông ít và tỷ lệ hộ phi nông nghiệp và hộ
hỗn hợp (nông nghiệp kết hợp với phi nông nghiệp) cao; còn ở khu vực càng
xa ñô thị thì tỷ lệ hộ nông nghiệp là chủ yếu, những hộ phi nông nghiệp và hộ
hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp. Ngoài ra, có sự khác biệt về cơ cấu nghề nghiệp
51

giữa hai nhóm hộ người Kinh và người Khmer. Các hộ người Kinh có tỷ lệ hộ
phi nông nghiệp và hộ hỗn hợp cao hơn so với hộ người Khmer, còn hộ người
Khmer thì tỷ lệ hộ thuần nông chiếm tỷ lệ cao. Như vậy, ñô thị hóa một mặt
ñã thúc ñẩy sự tăng trưởng kinh tế của ñịa phương, nhưng mặt khác làm tăng
khoảng cách thu nhập giữa các nhóm nghề nghiệp và các khu vực cư trú khác
nhau.

2.2.2. ðô thị hoá và sự tác ñộng của nó ñến di dân nông thôn ñô thị

ðã có nhiều nghiên cứu về ñô thị hoá chỉ ra rằng, quá trình ñô thị hoá ñã
tạo ra nhiều cơ hội việc làm ở ñô thị, ñiều này thu hút luồng di cư từ nông
thôn ñến ñô thị. Trong nghiên cứu của mình, tác giả Lê Thanh Sang [39] cho
rằng, ñô thị hoá quá mức ở những thành phố lớn và sự thiếu hụt ñất canh tác ở
khu vực nông thôn ñã tác ñộng ñến việc di dân từ nông thôn – ñô thị sau
những năm cuối thập niên 1990. Kết quả khảo sát cho thấy, xã ða Lộc cũng
không nằm ngoài bối cảnh chung ñó của ñất nước. Quá trình ñô thị hoá và
công nghiệp hoá nhanh ở một số tỉnh như Thành phố Hồ Chí Minh, ðồng
Nai, Bình Dương, Long An, Cần Thơ… ñã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho
người lao ñộng ở những ñịa phương khác, làm cho luồng di dân ñến các ñô thị
lớn tìm việc làm ngày một ñông. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND xã
ða Lộc, trong năm 2005 toàn xã có khoảng hơn 250 người ñến xin giấy tạm
vắng ñi ñến các ñịa phương khác làm ăn. Phần lớn là những người này có ñộ
tuổi từ 18 – 30 tuổi. ðây chỉ là con số xã thống kê ñược từ những người có
ñến xin giấy tạm trú, còn trên thực tế còn cao hơn nhưng chính quyền ñịa
phương không nắm ñược. Cán bộ lao ñộng thương binh xã hội của xã nhận
xét rằng:

“Những người di cư ñến các ñịa phương khác làm ăn là những người
trẻ tuổi, có học vấn tương ñối cao. Họ ñến các ñịa phương khác chủ yếu tham
52

gia làm công nhân cho các công ty các khu công nghiệp và khu chế xuất… thu
nhập của họ gửi về quê ñóng góp một phần trong việc xoá ñói giảm nghèo và
tăng thu nhập ở ñịa phương”. (ý kiến của Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế – xã
hội của xã)

ðiều này càng thể hiện rõ hơn khi phân tích cơ cấu thu nhập của hộ gia
ñình. Tỷ trọng thu từ người thân làm ăn ở xa gửi về chiếm tương ñối khá
trong cơ cấu thu nhập hộ. Trong ñó, hai nhóm hộ có tỷ trọng thu nhập từ
người thân làm ăn ở xa gửi về cao là hộ kinh tế phi nông nghiệp chiếm 9% và
hộ thuần nông chiếm 7,6%, còn hộ kinh tế hỗn hợp (kết hợp giữa nông nghiệp
và phi nông nghiệp) cũng có nhưng chiếm tỷ lệ không ñáng kể (0,4%). Kết
quả này có thể phản ánh ñược phần nào tình hình kinh tế chung của ñịa
phương. Do chưa có các công ty, xí nghiệp nên tạo ra tình trạng thừa lao
ñộng, thiếu việc làm ñã thúc ñẩy một lực lượng lao ñộng trẻ ñến các ñịa
phương khác tìm việc làm tạo thêm thu nhập cho gia ñình. Người lao ñộng
của ñịa phương di cư ñến các ñô thị làm việc, một phần giải quyết ñược nhu
cầu việc làm cho gia ñình, một phần khác ñóng góp thêm nguồn vốn ñể gia
ñình ở quê ñầu tư phát triển sản xuất cho gia ñình mình. Tuy thu nhập của
người ñi làm ăn xa gửi về không ảnh hưởng trực tiếp ñến sự chênh lệch thu
nhập ở ñịa phương, nhưng xét một khía cạnh nào ñó thì nó ảnh hưởng ñến sự
chênh lệch thu nhập giữa các nhóm hộ khác nhau.

Như vậy, quá trình ñô thị hóa ở một số ñô thị lớn ñã tạo ra làn sóng di
dân từ nông thôn ñến ñô thị tìm kiếm việc làm. Những người này ñã gửi tiền
về quê ñể ñầu tư vào sản xuất kinh doanh làm tăng thêm thu nhập cho gia
ñình ñáng kể. ðiều này làm cho những gia ñình có người ñi làm ăn ở thành
phố có ñiều kiện về nguồn vốn hơn trong việc phát triển sản xuất, tăng thêm
thu nhập và việc làm cho gia ñình mình.
53

2.3. Mối tương quan giữa thu nhập và ñiều kiện kinh tế - xã hội của
gia ñình

2.3.1. Thu nhập và cơ cấu thu nhập của các hộ gia ñình ở ða Lộc

ða Lộc là một xã ven ñô, giáp với thị trấn Châu Thành và thị xã Trà
Vinh, nằm trên trục ñường liên tỉnh từ thị xã Trà Vinh ñi huyện Trà Cú, có cơ
sở hạ tầng tương ñối thuận lợi. Tuy nhiên, tình hình công nghiệp hóa, ñô thị
hóa diễn ra ở khu vực này còn khá chậm so với những ñịa phương khác có
ñiều kiện tương tự, nên cơ cấu nghề nghiệp của người dân chưa có nhiều biến
chuyển. Phần lớn thu nhập của người dân ở ñây vẫn dựa vào nông nghiệp, số
hộ phi nông nghiệp và hộ kinh tế hỗn hợp (kết hợp giữa nông nghiệp và phi
nông nghiệp) có phát triển nhưng còn chậm (xem Bảng 2.5).

Bảng 2.5: Cơ cấu kinh tế của hộ gia ñình ở xã ða Lộc

Loại hộ Số hộ Tỷ lệ %

Hộ không có thu nhập 4 2,0


Hộ thuần nông 110 55,0
Hộ phi nông nghiệp 40 20,0
Hộ kinh tế hỗn hợp 46 23,0
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Cuộc khảo sát cũng cho thấy, nguồn thu nhập của các hộ gia ñình làm
phi nông nghiệp chủ yếu từ buôn bán nhỏ, dịch vụ (chiếm 86,1% trong tổng
thu nhập của hộ), thu từ người thân làm ăn ở xa gửi tiền về chiếm 9% và thu
từ các nguồn khác (thu từ cho thuê ñất, chính sách…) chiếm 5,9%. ðối với
hộ kinh tế hỗn hợp, nguồn thu nhập từ nông nghiệp chiếm 37% (trong ñó thu
từ trồng trọt chiếm 30,4%, từ chăn nuôi chiếm 0,7%), thu nhập từ phi nông
nghiệp chiếm 56,5%, thu từ người thân gửi về và các nguồn khác chiếm 0,4%.
Còn những hộ thuần nông, nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là trồng trọt (65,3%,
54

chủ yếu thu từ cây lúa), thu từ chăn nuôi chiếm 18,1%, thu nhập từ người ñi
làm ăn gửi về chiếm 7,6% các nguồn thu khác là 4,1%.

Xem xét 5 nhóm thu nhập theo loại hình kinh tế hộ gia ñình cho thấy, tỷ
lệ hộ phi nông nghiệp và hộ hỗn hợp số hộ có thu nhập từ trung bình trở lên
khá cao, trong khi nhóm tỷ lệ hộ thuần nông có mức thu nhập dưới trung bình
chiếm tỷ lệ tương ñối lớn. ðặc biệt, hộ kinh tế hỗn hợp tỷ lệ hộ ở nhóm thu
nhập thấp là rất ít, chỉ chiếm 3,7% ( Bảng 2.6).

Bảng 2.6: Loại hình kinh tế của hộ chia theo nhóm thu nhập

Hộ thuần nông Hộ phi nông Hộ hỗn hợp


5 nhóm thu nhập N % N % N %
Nhóm thấp nhất 29 26,4 7 17,5 2 4,3

Nhóm dưới trung bình 28 25,5 5 12,5 6 13,0

Nhóm trung bình 21 19,1 8 20,0 9 19,6

Nhóm trên trung bình 16 14,5 6 15,5 17 37,0

Nhóm cao nhất 16 14,5 14 35,5 12 26,1

Tổng số 110 100 40 100 46 100

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Quá trình ñổi mới kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường, ñẩy nhanh tốc
ñộ ñô thị hóa dẫn ñến sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư là một
ñiều không tránh khỏi. Ở nông thôn, một số bộ phận dân cư ñã biết nắm bắt
các cơ hội ñẩy mạnh sản xuất và phát triển kinh tế hộ gia ñình. Một bộ phận
khác, vì do ñiều kiện kinh tế - xã hội của gia ñình khó khăn nên khó nắm bắt
các cơ may thị trường dẫn ñến sự phát triển không ñồng ñều giữa các nhóm
dân cư. Những hộ nắm bắt ñược cơ hội, mạnh dạn ñổi mới cơ cấu nghề
nghiệp sang làm kinh tế phi nông nghiệp hoặc kinh tế hỗn hợp (kết hợp giữa
55

phi nông nghiệp và nông nghiệp) từng bước nâng cao thu nhập của gia ñình
và ñang trở thành một bộ phận dân cư giàu có ở nông thôn hiện nay. Ngược
lại, những hộ do ñiều kiện kinh tế gia ñình khó khăn nên không có khả năng
chuyển ñổi cơ cấu sản xuất, và có xu hướng rơi vào tình trạng nghèo ñói của
xã hội. Theo bảng số liệu ở trên cho thấy, hộ kinh tế hỗn hợp có thu nhập
trung bình trở lên chiếm ñến 83,7%. Hộ phi nông nghiệp có mức thu nhập
trung bình trở lên chiếm 70%. ðặc biệt, trong hai loại hộ này thì loại hộ khá
giả chiếm tỷ lệ rất cao, 35% ñối với hộ phi nông nghiệp và 26,1% ñối với hộ
kinh tế hỗn hợp. Ngược lại, tỷ lệ hộ thuần nông có thu nhập trung bình trở lên
chỉ chiếm 45,1%, thấp hơn rất nhiều so với 2 loại hộ trên.

2.3.2. Ruộng ñất và mối tương quan giữa thu nhập và ñất nông
nghiệp ở ñịa bàn khảo sát

Sau năm 1975, Chính phủ tiếp tục thực chính sách người cày có ruộng
thông qua việc thu hồi ruộng ñất của các ñịa chủ hoặc vận ñộng phú nông
hiến ñất ñể vào hợp tác xã và chia ñều cho mọi gia ñình. ðiều này ñã làm cho
khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư giảm ñi ñáng kể và tăng
tầng lớp trung nông trong xã hội. Chính sách tập thể hóa nông nghiệp ñã phần
nào rút ngắn ñược khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, nhưng
ñồng thời nó cũng là một trong những tác nhân chính làm cho nền kinh tế
chậm phát triển.

Chính sách ðổi mới của Chính phủ, nổi bật nhất là Nghị quyết 10 của
ðảng (5/4/1988) ñã tạo ñộng lực cho phát triển nông nghiệp khi hộ gia ñình
trở thành một ñơn vị kinh tế ñộc lập. Ở ðBSCL, với chính sách những gia
ñình có nhiều ruộng trước ñây bị chia bớt cho người khác thì nay ñược nhận
lại ruộng ñất của mình, và những gia ñình trước ñây không có ruộng ñược
nhận ruộng từ hợp tác xã thì nay phải trả lại cho những người chủ cũ. ðiều
56

này dẫn ñến tình trạng một số hộ gia ñình tăng thêm diện tích ñất canh tác còn
một bộ phận khác rơi vào tình trạng thiếu hoặc không còn ruộng ñất ñể sản
xuất. Tác giả Nguyễn Thu Sa cho rằng khi sản xuất hàng hóa tăng lên thì sự
tích tụ ruộng ñất cũng tăng lên và xu hướng những hộ gia ñình không có ñất
hoặc có ñất canh tác ít ngày càng ñông [37].

Trà Vinh cũng nằm trong bối cảnh chung của khu vực ñồng bằng sông
Cửu Long. Theo báo cáo của Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh năm 2001, số hộ
không có ñất nông nghiệp toàn tỉnh năm 1997 là 10.449 hộ, ñến năm 2001
tăng lên 16.198 hộ. Nguyên nhân số hộ không có ñất: bán do làm ăn thua lỗ
chiếm 40%; bán ñể chuyển sang nghề khác 10%; tách hộ ñược chia một ít nên
bán ñi chiếm 15%; ñau ốm bệnh tật và không có người lao ñộng chiếm 8%;
thiếu ăn nên cầm cố ñất và không có khả năng chuộc lại chiếm 20%; và 7%
còn lại là những hộ không có ruộng ñất trước ñó [3].

Tình trạng tích tụ ruộng ñất ñang diễn ra khá mạnh mẽ ở Xã ða Lộc. ðối
với những hộ gia ñình Khmer thì tình trạng chuyển nhượng ruộng ñất là khá
phổ biến. Theo báo cáo của UBND xã ða Lộc thì trong năm 2005, số hộ
không có ruộng ñất canh tác ở trên ñịa bàn nghiên cứu là 285 hộ gia ñình [2].
Trong ñó, những hộ Khmer không có ñất canh tác chiếm khoảng hơn 60%.
Những hộ này chủ yếu chỉ làm thuê trong nông nghiệp sống qua ngày. Chính
sự chênh lệch về ruộng ñất là một trong những nhân tố quan trọng trong việc
tạo ra bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư hiện nay.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem việc sở hữu ruộng ñất của các
nhóm dân cư ở xã ða Lộc như một trong những tư liệu sản xuất chính, ñể ño
lường mối tương quan giữa thu nhập và việc sở hữu tư liệu sản xuất của các
nhóm dân cư.
57

Theo số liệu khảo sát 200 hộ gia ñình cho thấy, việc sở hữu ñất nông
nghiệp và bất bình ñẳng thu nhập có sự tương quan rất chặt chẽ với nhau.
Những hộ gia ñình nào có diện tích ñất nông nghiệp càng lớn thì thu nhập
bình quân của hộ gia ñình càng cao; ngược lại, những hộ gia ñình có diện tích
ñất nông nghiệp càng ít hoặc không có ñất nông nghiệp thì thu nhập của hộ
gia ñình càng thấp. ðiều này thể hiện rõ trong bảng bình quân ruộng ñất của
các nhóm dân cư chia theo nhóm thu nhập sau (Biểu ñồ 2.2).

3500 3204
3000
2430
2500

2000 1692

1500 1244

1000 843

500

0
nhóm thấp nhóm dưới nhóm trung nhóm trên nhóm cao
nhất trung bình bình trung bình nhất

Biểu ñồ 2.2: Bình quân ñất nông nghiệp chia theo ñầu người của hộ
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Khi phân tích mối quan hệ giữa bình quân ruộng ñất với bình quân thu
nhập của hộ gia ñình cho thấy, giữa hai yếu tố này có quan hệ khá chặt chẽ
với nhau. Những hộ thuộc nhóm thu nhập càng cao thì diện tích ñất canh tác
càng lớn và những hộ thuộc nhóm thu nhập càng thấp thì diện tích ñất canh
tác càng ít (Biểu ñồ 2.2).

Khi so sánh ruộng ñất và khoảng cách thu nhập giữa hai nhóm hộ thấp
nhất và nhóm hộ cao nhất cho thấy, có sự chênh lệch rất lớn giữa hai nhóm
58

này. Nhóm thu nhập thấp nhất bình quân ruộng ñất là 840m2, trong khi ñó
bình quân ruộng ñất của nhóm cao nhất là 3204m2 cao gấp 3,3 lần. Tương
ứng với thu nhập thì bình quân thu nhập ñầu người của nhóm thấp nhất là
123.000ñ/người/tháng, trong khi ñó bình quân thu nhập của nhóm cao nhất là
566.000ñ/người/tháng cao gấp 4,6 lần.

Qua số liệu trên chúng ta có thể khẳng ñịnh rằng, việc sở hữu ruộng ñất nông
nghiệp có xu hướng tỷ lệ thuận với thu nhập. Hơn nữa, việc sở hữu ñất nông
cũng cho thấy có ảnh hưởng lớn ñến loại hình nghề nghiệp và thu nhập của
gia ñình (xem Bảng 2.7).

Bảng 2.7: Tỷ lệ sở hữu ñất nông nghiệp chia theo loại hình kinh tế hộ (%)

ðất nông nghiệp


Loại hộ Không ruộng Dưới 0,5 ha Từ 0,5 – 1ha Trên 1ha

Thuần nông 17,3 24,5 32,7 25,5

Hỗn hợp 13,0 32,6 30,4 23,9

Phi nông 67,5 15,0 10,0 7,5

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Số liệu khảo sát cho thấy việc sở hữu ñất nông nghiệp ñã ảnh hưởng ñến
loại hình nghề nghiệp tương ñối chặt chẽ. Những hộ thuần nông thì có xu
hướng chiếm tỷ lệ ruộng ñất lớn, nhất là ñối với nhóm có diện tích ñất nông
nghiệp từ 1ha trở lên thì nhóm hộ thuần nông chiếm tỷ lệ rất cao (25,5%).
Ngược lại, ñối với những hộ phi nông nghiệp thì diện tích ñất nông nghiệp rất
ít, trong ñó tỷ lệ hộ không có ñất nông nghiệp ở nhóm này rất lớn (67,5%).
Nhưng ở ñây chúng ta thấy có một ñiều khá nghịch lý, ñó là tỷ lệ hộ kinh tế
thuần nông nhưng không có ñất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương ñối cao
(17,3% không có ñất nông nghiệp), và 7,5% hộ phi nông nghiệp sở hữu diện
59

tích ñất nông nghiệp trên 1ha. ðây là một ñiều làm chúng ta ngạc nhiên, bởi
vì những hộ không có ñất nông nghiệp nhưng lại lấy nghề nông là nguồn thu
chính trong cơ cấu thu nhập của gia ñình mình, còn những hộ không làm nông
nghiệp nhưng sở hữu số lượng lớn ñất nông nghiệp. Ngoài ra, kết quả nghiên
cứu cũng cho thấy sự tương quan giữa việc sở hữu ñất nông nghiệp và thu
nhập khá chặt chẽ. Những hộ không có ñất canh tác, hoặc ñất canh tác ít
thường rơi vào nhóm nghèo ñói, ngược lại ñối với nhóm giàu có thì sở hữu
diện tích ruộng ñất khá lớn. Nhóm thu nhập thấp nhất có 43,6% hộ không có
ñất canh tác, 35,9% hộ có diện tích ñất canh tác dưới 0,5ha và 5% số hộ nhóm
này có ruộng ñất trên 1ha. Ngược lại, nhóm thu nhập cao nhất thì tỷ lệ hộ sở
hữu diện tích ruộng trên 1ha chiếm 40,5%, hộ không có diện tích ñất nông
nghiệp chiếm 21,4% là những hộ làm nghề phi nông nghiệp. Như vậy, nhóm
hộ có thu nhập thấp nhất phần lớn là những hộ thuần nông, nhưng không có
diện tích ñất canh tác hoặc ñất canh tác rất ít. Những hộ khá giả là những hộ
nông nghiệp có diện tích ñất canh tác lớn từ 1ha trở lên hoặc những hộ có
nguồn thu từ phi nông nghiệp và kinh tế hỗn hợp.

Tuy nhiên, khi xem xét hai nhóm hộ người Kinh và người Khmer, chúng
ta thấy rằng, ñối với những hộ người Kinh nhóm hộ nghèo thường là những
hộ không ñất hoặc ñất nông nghiệp ít. Còn ñối với những hộ người Khmer, thì
tỷ lệ hộ có diện tích ñất nông nghiệp từ 0,5 ha trở lên khá cao, nhưng vẫn rơi
vào nhóm thu nhập thấp nhất. Vấn ñề này ñề tài chưa ñủ ñiều kiện ñể phân
tích rõ hơn, nên chỉ mới dừng lại ở những ghi nhận trên ñây (Bảng 2.8).
60

Bảng 2.8: Tỷ lệ ñất nông nghiệp chia theo các nhóm thu nhập so
sánh theo dân tộc (%)

Dân tộc

5 nhóm thu nhập Kinh Khmer

Không >0,5 0,5 - không >0,5 0,5 –


có ñất ha 1 ha > 1 ha có ñất ha 1 ha >1 ha

Nhóm thấp nhất 40,0 0,0 14,3 0,0 26,5 31,1 10,0 7,4

Nhóm dưới trung bình 20,0 0,0 14,3 0,0 17,6 31,1 30,0 7,4

Nhóm trung bình 10,0 40,0 0,0 13,3 23,5 13,3 30,0 25,9

Nhóm trên trung bình 10,0 60,0 21,4 20,0 17,6 17,8 15,0 33,3

Nhóm cao nhất 20,0 0,0 50,0 66,7 14,7 6,7 15,0 25,9

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Từ những kết quả khảo sát trên ñây chúng ta có thể nói rằng, ñất nông
nghiệp có tương quan thuận với thu nhập giữa các nhóm dân cư nông thôn.
Những hộ có thu nhập cao là những hộ sở hữu diện tích ñất nông nghiệp lớn,
ñặc biệt là những hộ kinh tế thuần nông và kinh tế hỗn hợp.

2.3.3. Mối tương quan giữa thu nhập và tỷ lệ người ăn theo trong hộ

Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm gần ñây chỉ ra rằng, có
mối tương quan giữa phân tầng xã hội với tỷ lệ người ăn theo trong gia ñình.
Trong nghiên cứu của mình, Văn Ngọc Lan [19] cho rằng, bình quân thu nhập
của hộ tương quan nghịch với tỷ lệ người ăn theo trong hộ. Những hộ nào có
tỷ lệ người ăn theo ñông thì thường có thu nhập thấp, những hộ có người ăn
theo ít thì ở nhóm thu nhập cao. Tỷ lệ người ăn theo không chỉ ảnh hưởng ñến
phân hóa giàu - nghèo ở nông thôn, hay giữa nông thôn và ñô thị mà nó cũng
ảnh hưởng tương ñối lớn ở những khu vực có quá trình ñô thị hóa mạnh.
61

Trong nghiên cứu của mình tác giả Nguyễn Thu Sa [38] cũng cho rằng,
nguyên nhân của sự phân hoá giàu nghèo trong quá trình ñô thị hoá ở Thành
phố Hồ Chí Minh giai ñoạn 1998 – 2001 chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố
người ăn theo trong hộ gia ñình.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xem yếu tố người ăn theo trong hộ gia
ñình ñể phân tích sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau.
Những người ăn theo ở ñây ñược hiểu là những trẻ em từ 14 tuổi trở xuống,
và những người trên 60 tuổi không có việc làm (xem Bảng 2.9).

Bảng 2.9: Tỷ lệ người ăn theo trong hộ gia ñình chia theo nhóm thu nhập

Số người ăn
5 Nhóm thu nhập theo trong hộ Số hộ
Nhóm thấp nhất 2,13 39
Nhóm dưới trung bình 1,98 40
Nhóm trung bình 1,46 39
Nhóm trên trung bình 1,57 40
Nhóm cao nhất 1,43 42
Tổng số 1,71 200
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Kết quả khảo sát cho thấy, có mối tương quan nghịch giữa thu nhập và tỷ
lệ người người ăn theo trong hộ. Những hộ gia ñình nào có tỷ lệ người ăn theo
ít thì thuộc nhóm có thu nhập cao, ngược lại những hộ gia ñình có tỷ lệ người
ăn theo cao thì ở nhóm thu nhập thấp. Theo bảng số liệu thì nhóm thu nhập
thấp nhất tỷ lệ người ăn theo trong hộ là 2,13 người/hộ, trong khi nhóm thu
nhập cao nhất chỉ có 1,43 người/hộ, và tỷ lệ người ăn theo có xu hướng giảm
dần theo từng nhóm thu nhập. Như vậy chúng ta có thể nói rằng, tỷ lệ người
62

ăn theo trong hộ có ảnh hưởng tương ñối ñến thu nhập giữa các nhóm dân cư.
Tuy nhiên, sự chênh lệch này không ñáng kể; ngay cả khi chúng ta so sánh
giữa hai nhóm hộ người Khmer và người Kinh, sự chênh lệch cũng không
nhiều. Bình quân số người ăn theo của nhóm hộ người Kinh là 1,69 người/hộ
và của nhóm hộ Khmer là 1,72 người/hộ.

Như vậy, tỷ lệ người ăn theo tuy có ảnh hưởng ñến thu nhập giữa các
nhóm dân cư, nhưng sự ảnh hưởng ñó không lớn và không phải là yếu tố
chính tạo nên sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư.

2.4. Mối quan hệ giữa bất bình ñẳng thu nhập và ñặc ñiểm cá nhân

2.4.1. Tương quan giữa trình ñộ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp và bất bình
ñẳng thu nhập của người lao ñộng

Dù là vựa lúa và thủy sản lớn nhất nước, ðồng bằng sông Cửu Long có
tỷ lệ hộ nghèo ñói và mức ñộ bất bình ñẳng thu nhập còn cao. Theo tác giả
ðào Công Tiến “càng chua xót hơn khi người dân ðBSCL vừa nghèo vật chất
lại vừa nghèo về học vấn. Hiện nay ở ðBSCL còn hơn 10% dân số trên 10
tuổi mù chữ và có nguy cơ tái mù và hơn 80% người lao ñộng chưa qua ñào
tạo nghề” [34]. Nhận xét trên của tác giả cho thấy, nguyên nhân của sự nghèo
ñói và bất bình ñẳng xã hội ở ðBSCL hiện nay là do trình ñộ học vấn, trình
ñộ tay nghề của người lao ñộng quá thấp.

Trong khảo sát này, chúng tôi muốn tìm hiểu yếu tố học vấn có ảnh
hưởng như thế nào ñối với thu nhập của các cá nhân trong ñộ tuổi lao ñộng?
Phần này chúng tôi phân tích học vấn của những người trong ñộ tuổi lao ñộng
(từ 15 tuổi ñế 60 tuổi) có việc làm phi nông nghiệp. Cuộc khảo sát cho thấy,
học vấn của những người lao ñộng phi nông nghiệp ở xã ða Lộc, huyện Châu
Thành còn rất thấp, bình quân học vấn chung chỉ ñạt khoảng 5,13 lớp. Trong
63

ñó, tỷ lệ người lao ñộng mù chữ còn khá cao (chiếm 22,5%) và tỷ lệ người lao
ñộng có trình ñộ học vấn từ cấp III trở lên tương ñối thấp (chiếm 9,5%).

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, học vấn có mối quan hệ tương ñối chặt
chẽ với thu nhập của cá nhân. Những cá nhân nào có học vấn cao thì thu nhập
càng cao, ngược lại học vấn càng thấp thì thu nhập càng thấp, ñiều này ñã tạo
ra sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau (Biểu ñồ 2.3).

Ho c vâ n trung bi nh (lơp)

7.9
8
7 6.31
6
5.13
5 4.75
3.9
4
3
2
1
0
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm trên Nhóm cao
thấp nhất dưới trung trung bình trung bình nhất
bình

Biểu ñồ 2.3: Bình quân học vấn của cá nhân có việc làm phi nông nghiệp
chia theo nhóm thu nhập
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Biểu ñồ cho thấy, học vấn có xu hướng tăng dần theo nhóm thu nhập.
Học vấn bình quân của nhóm thấp nhất là 3,9 lớp, nhóm dưới trung bình (4,8
lớp) và nhóm trung bình (5,1 lớp), nhóm trên trung bình (6,3 lớp) và ñặc biệt
ở nhóm thu nhập cao nhất (7,9 lớp). Khi so sánh học vấn của nhóm thu nhập
cao nhất và nhóm thu nhập thấp nhất cho thấy có sự chênh lệch ñáng kể (2
lần). Chính sự khác biệt về học vấn ñã dẫn ñến sự chênh lệch thu nhập giữa
64

của các cá nhân có việc làm phi nông nghiệp, ñiều này ñược thể hiện tương
ñối rõ nét trong (Bảng 2.10).

Bảng 2.10: Bình quân học vấn và bình quân thu nhập của cá nhân trong
ñộ tuổi lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp

Bình quân thu Bình quân học


5 nhóm thu nhập nhập (1000ñ) vấn (lớp )

Nhóm thấp nhất 139 3,9

Nhóm dưới trung bình 231 4,8

Nhóm trung bình 332 5,1

Nhóm trên trung bình 449 6,3

Nhóm cao nhất 706 7,9

Tổng số 301 5,1

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Từ bảng số liệu chúng ta có thể nói rằng, học vấn có mối tương quan với
thu nhập, những người có học vấn càng cao thì thu nhập càng lớn, còn những
người học vấn thấp thì thu nhập của họ càng thấp. Nhóm thu nhập thấp nhất
có học vấn bình quân là 3,9 lớp thì thu nhập tương ứng là 139.000
ñ/người/tháng. Trong khi ñó, nhóm thu nhập cao nhất bình quân học vấn (7,9
lớp) thì thu nhập lên ñến 706.000 ñ/người/tháng. Một ñiều ñáng lưu ý ở ñây,
khoảng cách chênh lệch học vấn từ nhóm thu nhập thấp nhất ñến nhóm thu
nhập trên trung bình tương ñối nhỏ và ñều nhau, nhưng ñến nhóm thu nhập
cao nhất thì khoảng cách này ñược nới rộng hơn khá nhiều. Tương ứng như
vậy, thì khoảng cách thu nhập từ nhóm thu nhập thấp nhất ñến nhóm trên
trung bình tương ñối ñều nhau, nhưng ñến nhóm cao nhất thì khoảng cách này
tăng lên ñáng kể.
65

Nếu so sánh giữa nhóm thu nhập thấp nhất và nhóm thu nhập cao nhất
cho thấy, học vấn ảnh hưởng khá lớn ñến thu nhập của người lao ñộng phi
nông nghiệp. Ở nhóm thu nhập cao nhất có học vấn (7,9 lớp) cao gấp 2 lần so
với nhóm thấp nhất (3,9 lớp), nhưng sự chênh lệch thu nhập của nhóm cao
nhất hơn nhóm thấp nhất gần gấp 5 lần.

Như vậy, học vấn không chỉ có mối liên hệ với thu nhập mà nó còn tác
ñộng ñến nghề nghiệp của mỗi cá nhân. ðiều này ñược thể hiện khá rõ trong
mối tương quan giữa trình ñộ tay nghề (tay nghề ñược xác ñịnh có qua ñào
tạo chính quy), học vấn và thu nhập của các cá nhân làm trong lĩnh vực phi
nông nghiệp.

Nhìn chung, lao ñộng ở ñồng bằng sông Cửu Long chưa ñược ñào tạo
nghề chiếm tỷ lệ cao (80%) [34]. Tuy nhiên, phân tích trình ñộ tay nghề chia
theo nhóm thu nhập cho thấy, ở các nhóm thu nhập trên trung bình và nhóm
thu nhập cao nhất thì tỷ lệ lao ñộng ở lĩnh vực phi nông nghiệp ñược ñào tạo
nghề cũng chiếm gần 1/3. Trong khi ñó, ở nhóm thu nhập thấp nhất phần lớn
người lao ñộng chưa ñược ñào tạo nghề (Bảng 2.11).
66

Bảng 2.11: Tỷ lệ người lao ñộng phi nông nghiệp có tay nghề chia theo
nhóm thu nhập

Tay nghề của cá nhân trong ñộ tuổi lao ñộng


5 nhóm thu nhập Không có tay nghề Có tay nghề
N % N %
Nhóm thấp nhất 59 96,7 2 3,3
Nhóm dưới trung bình 74 93,7 5 6,3
Nhóm trung bình 52 82,5 11 17,5
Nhóm trên trung bình 33 70,2 14 29,8
Nhóm cao nhất 13 52,0 12 48,0
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ người lao ñộng không có tay nghề giảm
dần theo nhóm thu nhập, ngược lại tỷ lệ người có tay nghề tăng dần theo
nhóm thu nhập. Trong ñó, nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 3,3% lao ñộng ñã
qua ñào tạo nghề chính quy, nhưng có ñến 96,7% chưa từng qua lớn ñào tạo
nghề nào. Ngược lại, ở nhóm thu nhập cao nhất số lao ñộng chưa qua ñào tạo
chiếm 52% và tỷ lệ lao ñộng ñã trãi qua ít nhất 1 lớp ñào tạo chính quy chiếm
ñến 48%.

Như vậy chúng ta có thể khẳng ñịnh rằng, những cá nhân có học vấn cao, kỹ
năng tay nghề tốt và làm những công việc ổn ñịnh thì có thu nhập càng cao.
Còn những cá nhân có học vấn thấp, kỹ năng tay nghề kém và công việc ít ổn
ñịnh thì thu nhập thấp hơn (Bảng 2.12).
67

Bảng 2.12: Bình quân học vấn và bình quân thu nhập cá nhân chia theo
nghề nghiệp

Việc làm chính Bình quân thu Bình quân


nhập (1000 ñ) học vấn (lớp)

Tiểu thủ công nghiệp 5.6


405
Buôn bán /dịch vụ 6.8
595
Xây dựng 4.7
568
Làm mướn 4.6
301
Công nhân 6.3
573
Viên chức, công chức 10.9
724
Công An, bộ ñội 8.60
308
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác biệt rõ nét giữa học vấn, nghề
nghiệp và thu nhập giữa các cá nhân trong ñộ tuổi lao ñộng có việc làm phi
nông nghiệp. ðối với những nghề ñòi hỏi có kỹ thuật cao và nghề nghiệp
mang tính ổn ñịnh thì thu nhập có xu hướng cao hơn. Còn những nghề không
ñòi hỏi tay nghề, tính chất công việc kém ổn ñịnh thì thu nhập thường thấp
hơn. Chẳng hạn, ñối với những nghề như: công chức, viên chức học vấn trung
bình khoảng 11 lớp, thì có thu nhập bình quân khoảng
(750.000ñ/người/tháng); nghề buôn bán dịch vụ, học vấn trung bình gần 7 lớp
thì có thu nhập bình quân (595.000 ñ/người/tháng). Ngược lại, những nghề
giản ñơn, tính chất nghề nghiệp không ổn ñịnh thì thu nhập có xu hướng thấp
hơn như: nghề làm mướn học vấn trung bình khoảng 4,6 lớp thì thu nhập bình
quân 301.000ñ/người/tháng; nghề tiểu thủ công nghiệp, xây dựng học vấn
trung bình 5,6 lớp thì thu nhập bình quân (405.000 ñ/người/tháng). Nghề công
68

an, bộ ñội có trình ñộ học vấn tương ñối cao (8,6 lớp), nhưng thu nhập lại
tương ñối thấp so với những nhóm khác. ðiều này cũng dễ hiểu, do tính chất
ñặc thù của nghề này là những người ñi nghĩa vụ quân sự và chỉ ñược hưởng
trợ cấp chứ không phải lương, nên thu nhập thấp hơn nhóm nghề khác.

Như vậy, những cá nhân nào có trình ñộ học vấn cao, có tay nghề tốt và
công việc ổn ñịnh thì thu nhập càng cao, ngược lại những cá nhân nào học
vấn thấp, không có tay nghề, công việc ít ổn ñịnh thì thu nhấp càng thấp. ðiều
này ñã tạo nên sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau.

2.4.2. Mối tương quan giữa giới tính và thu nhập

Một vấn ñề nữa cũng có ảnh hưởng ñến thu nhập của người lao ñộng là
sự khác biệt về giới. Sự bất bình ñẳng về giới ñược nhắc ñến trong nhiều lĩnh
vực khác nhau như: y tế, giáo dục, việc làm, thu nhập… trong ñó bất bình
ñẳng giới về thu nhập ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo báo cáo của
Ủy ban châu Âu, trong hơn một thập niên qua, tình trạng bất bình ñẳng thu
nhập giữa nam và nữ ñang thu hẹp dần. Phụ nữ kiếm tiền ít hơn nam giới còn
khoảng 15%, nhờ ñược hưởng các chế ñộ về giáo dục tốt hơn và có nhiều cơ
hội ñể tiếp cận ñược việc làm và tăng số lượng nữ trong các cơ quan chính
phủ. Bên cạnh ñó, ñối với các nước thuộc châu Á, châu Mỹ như: Philippines,
Silanka, Pakistan, Trung Quốc, Iran, Ấn ðộ, Brazil, Mexico khoảng cách thu
nhập giữa nam và nữ có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Báo
cáo Kinh tế Thế giới cũng cho rằng, khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ
trên thế giới ñang có xu hướng giảm dần, nhất là ở châu Âu, châu Mỹ và châu
Á. Trong ñó, sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ giảm dần theo ñộ tuổi
[43]. Những người có ñộ tuổi càng trẻ thì khoảng cách thu nhập càng thấp (ñộ
tuổi dưới 30 còn 7%), ngược lại ñộ tuổi càng lớn thì khoảng cách thu nhập
càng cao (ñộ tuổi từ 50 – 60 tuổi cao hơn 30%).
69

Ở Việt Nam, trong những thập niên gần ñây Chính phủ ñã thực hiện
nhiều chính sách nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình ñẳng giới, trong ñó nâng
cao trình ñộ học vấn và tạo việc làm tăng thu nhập cho nữ giới là một vấn ñề
ñược quan tâm nhiều. Theo tác giả Nguyễn Thu Nguyệt [26] những yếu tố
ảnh hưởng ñến sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ ở Việt Nam hiện nay
là học vấn, nghề nghiệp, ñộ tuổi và khu vực ñịa lý.

Số liệu khảo sát ở ða Lộc cho thấy, tình trạng chênh lệch thu nhập giữa
nam và nữ vẫn còn tương ñối cao. Thu nhập bình quân chung của nam giới
(477.000ñ/người/tháng) cao hơn nữ giới (377.000ñ/người/tháng) và chênh
lệch nhau khoảng 21%. Nếu so với mức chung của thế giới là 17%, thì mức
chênh lệch này cao hơn, và khi so sánh với một số nước khác trong khu vực
châu Á như: Ấn ðộ, Trung Quốc, Pakistan thì mức chênh lệch cũng tương
ñương những nước này.

Bảng kết quả cũng cho thấy, có sự khác nhau về mức ñộ chênh lệch thu
nhập giữa nam giới và nữ giới ở từng ñộ tuổi khác nhau. Thu nhập bình quân
của nam giới ñều cao hơn so với nữ giới ở tất cả các nhóm tuổi, trong ñó ở
nhóm tuổi từ 25 tuổi ñến 34 tuổi thì khoảng cách thu nhập giữa hai giới là khá
cao (279.000ñ/người/tháng). Nhưng ở các nhóm tuổi càng lên cao thì khoảng
cách chênh lệch giữa hai giới có xu hướng giảm dần, nhất là ở nhóm tuổi từ
35 tuổi ñến 44 tuổi thì khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ
không ñáng kể.
70

700
628
600

500
441 422
411 409
400 369 353
341
nam
300

200

100

0
Từ 15 -24 Từ 25 -34 Từ 35 -44 Từ 45 -60
tuổi tuổi tuổi tuổi

Biểu ñồ 2.4: Bình quân thu nhập của cá nhân có việc làm phi nông
nghiệp chia theo ñộ tuổi và giới (1000ñ)
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Tuy nhiên, sự chênh lệch thu nhập trong nội bộ của từng giới cho thấy
khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ rất khác nhau. Khoảng cách thu nhập
giữa các nhóm tuổi trong nội bộ của nam giới cao hơn so với nữ giới. Nhóm
tuổi có mức thu nhập cao nhất ở nam giới (25 tuổi – 34 tuổi) cao hơn nhóm có
mức thu nhập thấp nhất (45 tuổi ñến – 60) là 219.000 ñ/người/tháng. Ngược
lại, ở nữ giới thì sự chênh lệch giữa nhóm có mức thu nhập cao nhất (35tuổi –
44 tuổi) so với nhóm thu nhập thấp nhất (15tuổi – 24 tuổi) chỉ có
78.000ñ/người/tháng.

Như vậy, sự chênh lệch thu nhập giữa hai giới nam và nữ ở ñịa bàn khảo
sát có một số ñiểm khác biệt so với mức chung của thế giới hay các nước
trong khu vực. Ở Châu Âu sự chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ có xu
hướng giảm dần ở những nhóm trẻ tuổi. Còn ở xã ða Lộc, khoảng cách thu
nhập giảm dần ở những người có ñộ tuổi cao và tăng lên khá rõ ở ñộ tuổi trẻ,
nhất là ở ñộ tuổi từ 25 – 34 tuổi. ðể hiểu rõ hơn về sự khác biệt thu nhập giữa
71

nam và nữ, chúng tôi ñi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập của
hai giới như: trình ñộ học vấn và nghề nghiệp, ñể xem những yếu tố này tác
ñộng như thế nào ñến thu nhập giữa nam và nữ?

Chúng ta thấy rằng, trình ñộ học vấn giữa hai giới chênh lệch nhau tương
ñối lớn,. ðối với nam giới, học vấn trung bình của những người có việc làm là
5 (lớp), còn ñối với nữ giới thì học vấn trung bình của họ chỉ có 3,6 (lớp). ðặc
biệt, tỷ lệ phụ nữ có học vấn từ cấp I trở xuống chiếm 72,3%, cấp II chiếm
20,4% và cấp III chỉ có 7,3%. Còn nam giới, tỷ lệ học vấn dưới cấp I chiếm
60,1%, cấp II chiếm 28,3%, cấp III chiếm 8,7% và Cao ñẳng, ðại học chiếm
2,9% (Biểu ñồ 2.5).

Ho c vâ n cu a nam Ho c vâ n cu a nư

8.7 2.9 18.8 7.3 0


Mu chư
26.3 Mu chư

20.4
Câ p I Câ p I
Câ p II Câ p II
28.3 Câ p III Câ p III
Cð - ðH Cð - ðH
46
41.3

Biểu ñồ 2.5. Học vấn của nam và nữ có việc làm phi nông nghiệp chia
theo cấp học

Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Chúng ta có thể nói rằng, học vấn có ảnh hưởng tương ñối mạnh ñến thu
nhập giữa hai giới nam và nữ. Hơn nữa, học vấn cũng tác ñộng ñến loại hình
nghề nghiệp và thu nhập giữa hai giới khác nhau (Bảng 2.13).
72

Bảng 2.13: Trình ñộ học vấn và nghề nghiệp của cá nhân trong ñộ
tuổi lao ñộng có việc làm phi nông nghiệp chia theo giới tính

Nghề nghiệp của Nam Nữ


người lao ñộng
Mù Cấp Cấp Cấp C ð, Mù Cấp Cấp Cấp
chữ I II III ðH chữ I II III

Tiểu thủ công nghiệp 7,7 12,3 7,7 16,7 0,0 11,1 3,2 7,1 30,0

Buôn bán, dịch vụ 11,5 7,1, 23,0 0,0 25,0 11,1 23,8 35, 10,0

Xây dựng 3,8 24,6 17,9 16,7 0,0 0,0 1,6 0,0 0,0

Làm mướn 69,2 54,4 23,1 8,3 0,0 75,0 60,3 46,4 10,0

Công nhân 7,7 1,8 15,4 0,0 0,0 2,8 7,9 7,1 30,0

Nhân viên, viên chức 0,0 0,0 5,1 41,7 75,0 0,0 3,2 3,6 20,0

Công an, bộ ñội 0,0 0,0 7,7 16,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

oNhư vậy chúng ta có thể nói rằng, có sự khác biệt về thu nhập giữa nam
và nữ, nhưng sự chênh lệch thu nhập trong nội bộ của từng giới còn cao hơn.
Học vấn và nghề nghiệp có ảnh hưởng khá mạnh ñến thu nhập của nam và nữ,
chính ñiều này tạo nên sự khác biệt về thu nhập giữa hai giới.

2.4.3. Tương quan giữa thu nhập và ñộ tuổi

Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn tìm hiểu ñộ tuổi của các cá nhân
ảnh hưởng như thế nào ñến thu nhập và ở khoảng tuổi nào thì người lao ñộng
có thu nhập cao. Nhóm tuổi của người lao ñộng ñược theo 4 nhóm như sau:
nhóm 1 những người có ñộ tuổi từ 15 tuổi ñến 24 tuổi, nhóm 2 những người
có ñộ tuổi từ 25 tuổi ñến 34 tuổi, nhóm 3 những người từ 35 tuổi ñến 44 tuổi
và nhóm 4 những người từ 45 – 60 tuổi.
73

Kết quả khảo sát cho thấy, có sự khác nhau về thu nhập ở từng nhóm
tuổi, nhóm từ 15 ñến 24 tuổi thu nhập bình quân tương ñối thấp
(395.000ñ/người/tháng), nhưng ở nhóm từ 25 – 34 tuổi thì thu nhập bình quân
tăng lên ñáng kể (483.000ñ/người/tháng) và các nhóm tuổi tiếp có chiều
hướng giảm dần ở nhóm 35 – 44 tuổi thu nhập bình quân
(434.000ñ/người/tháng), nhóm từ 45 – 60 tuổi thu nhập bình quân
387.000ñ/người/tháng (Bảng 2.14).

Bảng 2.14: Thu nhập bình quân cá nhân có việc làm phi nông nghiệp
chia theo nhóm tuổi (1000ñ)

Nhóm tuổi Số lượng Thu nhập bình quân

Từ 15 -24 tuổi 98 395


Từ 25 – 34 tuổi 70 483
Từ 35 – 44 tuổi 50 434
Từ 45 – 60 tuổi 57 387

Tổng số 275 427


Nguồn: ðề tài“Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Như vậy, ñộ tuổi có ảnh hưởng tương ñối ñến thu nhập của người lao
ñộng theo chiều hình chữ U ngược. Có lẽ những người ở ñộ tuổi từ 15 -24
tuổi do mới bước vào thị trường lao ñộng nên tay nghề còn thấp, kinh nghiệm
nghề nghiệp ít nên thu nhập của họ thấp. Những người ở ñộ tuổi từ 25 tuổi –
34 tuổi là những người có sức khỏe tốt, kinh nghiệm làm việc ñã có và có
trình ñộ học vấn tương ñối cao, nên thu nhập của nhóm tuổi này tương ñối cao
hơn so với các nhóm khác. Còn các nhóm tuổi càng cao thì thu nhập của họ
có xu hướng giảm dần. ðiều này cũng dễ hiểu, bởi vì các nhóm tuổi này trình
ñộ học vấn thấp và nghề nghiệp của họ chủ yếu làm những công việc giản
74

ñơn, làm thuê, làm mướn nên thu nhập của hai nhóm tuổi cao có xu hướng
thấp hơn so với các nhóm khác.

ðể hiểu rõ hơn vấn ñề này, chúng tôi ñi vào phân tích ñặc ñiểm nghề
nghiệp của người lao ñộng theo các ñộ tuổi khác nhau (xem Bảng 2.15).

Bảng 2.15. Nghề nghiệp của những cá nhân trong tuổi lao ñộng có việc
làm phi nông nghiệp chia theo nhóm tuổi (%)

Nhóm tuổi của người lao ñộng

Nhóm nghề nghiệp 15 - 24 tuổi 25 - 34 tuổi 35 – 44 tuổi 45 - 60 tuổi

Tiểu thủ công nghiệp 9,2 7,1 6,0 14,0


Buôn bán 1,0 15,7 20,0 14,0
Dịch vụ 1,0 11,4 6,0 8,8
Xây dựng 14,3 4,3 8,0 7,0
Làm mướn 57,1 45,7 52,0 42,1
Công nhân 12,2 7,1 ,0 5,3
Nhân viên, viên chức 4,1 7,1 8,0 3,5
Công an, bộ ñội 1,0 1,4 ,0 5,3
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Từ kết quả này chúng ta có thể khẳng ñịnh rằng, những người từ 15 ñến
24 tuổi có mức thu nhập thấp, bởi vì nhóm này mới tham gia vào thị trường
lao ñộng, phần lớn họ làm những công việc giản ñơn như: làm mướn, phụ hồ,
công nhân… Ở nhóm từ 23 ñến 34 tuổi làm những công việc ổn ñịnh và có
thu nhập cao hơn như: nghề buôn bán - dịch vụ, công nhân, công chức. Còn
hai nhóm từ 35 ñến 44 tuổi và từ 45 ñến 60 tuổi thu nhập có xu hướng giảm
dần, bởi vì nghề nghiệp có sự khác hơn so với hai nhóm trước, trong ñó tỷ lệ
người buôn bán nhỏ, nghề tiểu thủ công nghiệp, làm mướn có xu hướng tăng
75

lên và những người làm các nghề như: dịch vụ, công nhân, công chức chiếm
tỷ lệ thấp (Bảng 2.15).

ðể làm rõ ảnh hưởng thuần của các yếu tố mức học vấn, thành phần dân tộc,
giới tính và trình ñộ tay nghề ñối với thu nhập cá nhân, chúng tôi sử dụng mô
hình hồi qui ña biến (Bảng 2.16). Trong mô hình này, biến phụ thuộc là thu
nhập bình quân/tháng (1000ñ) của cá nhân trong ñộ tuổi lao ñộng . Bốn biến
ñộc lập ñược ño lường như sau: học vấn tính theo lớp học; thành phần dân tộc
ñược qui ước Khmer = 1 và Kinh = 0; giới tính ñược qui ước nữ = 1 và nam =
0; trình ñộ tay nghề ñược qui ước có tay nghề = 1 và không có tay nghề = 0.

Bảng 2.16. Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng ñến thu nhập của cá
nhân trong tuổi ñộ lao ñộng

Hệ số hồi qui Hệ số hồi qui Mức


Chưa chuẩn hóa chuẩn hóa ý
Biến số Sai số nghĩa
B chuẩn Beta
Mức học vấn 27,9 4,6 0,339 0,000
Thành phần dân tộc -56,3 18,4 -0,169 0,003
Giới tính -48,9 33,4 -0,080 0,014
Trình ñộ tay nghề 116,7 25,0 0,124 0,002
R2 = 0,218
Nguồn: ðề tài “Nghiên cứu nghèo ñói ở ðBSCL”, Viện KHXH vùng Nam Bộ (2005-2006)

Kết quả từ mô hình hồi qui cho thấy 4 biến số mức học vấn, thành phần
dân tộc, giới tính, và tay nghề có thể giải thích ñược 22% trong tổng số biến
thiên thu nhập của các cá nhân. Yếu tố học vấn có ảnh hưởng mạnh nhất ñến
thu nhập của cá nhân (Beta = 0,339) và có ý nghĩa cao nhất về mặt thống kê
(0,000). Trình ñộ tay nghề cũng có ảnh hưởng tích cực ñối với thu nhập (Beta
= .124, mức ý nghĩa = 0,002). Giới tính có ít có ảnh hưởng ñến thu nhập của
76

các cá nhân (Beta = -0,08 và mức ý nghĩa = 0,014). Biến thành phần dân tộc
ảnh hưởng nghịch chiều với thu nhập của cá nhân (Beta = - 0,169, mức ý
nghĩa = 0,003). ðiều này cho thấy người Khmer có thu nhập thấp hơn, sau khi
kiểm soát các biến số còn lại trong mô hình. Tuy nhiên, biến thành phần dân
tộc ở ñây chỉ là một biến ñại diện (proxy variable), phản ảnh các nhân tố ảnh
hưởng khác của hai nhóm mà nó chưa ñược ño lường trực tiếp trong mô hình
này. Sự chậm thích ứng với các ñiều kiện mới của kinh tế thị trường có thể là
một trong số những nguyên nhân làm cho thu nhập của người Khmer thấp
hơn.
77

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


3.1. Kết luận

Từ các kết quả phân tích trên, có thể nêu lên một số nhận ñịnh chính như
sau:

Một là, mức ñộ bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư ở ñịa bàn
xã ða Lộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh thấp hơn nhiều so với mức bình
quân của tỉnh và trên toàn quốc. Tuy nhiên, mức thu nhập bình quân ñầu
người/tháng ở ða Lộc còn thấp và tỷ lệ hộ nghèo ñói còn cao trong các nhóm
dân cư. ðối với những hộ người Khmer thì tỷ lệ hộ nghèo ñói theo chuẩn
quốc gia chiếm một tỷ lệ lớn hơn so với các hộ người Kinh. Mặc dù có sự
khác biệt về thu nhập giữa các hộ người Kinh với các hộ người Khmer, nhưng
sự khác biệt trong nội bộ giữa các nhóm hộ người Kinh và giữa các nhóm hộ
người Khmer với nhau là lớn hơn, trong ñó sự khác biệt về thu nhập giữa các
nhóm hộ người Kinh là cao hơn giữa các nhóm hộ người Khmer.

Hai là, quá trình ñô thị hóa ñã ñem lại nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh
tế ở những khu vực gần trung tâm hơn, trong ñó các cơ hội này ñược phân
phối không ñều giữa các cá nhân và các hộ. Do vậy, quá trình này tạo ra sự
khác biệt về thu nhập giữa các khu vực với nhau cũng như trong mỗi khu vực.
Những ñịa bàn cư trú càng gần khu vực ñô thị thì sự chênh lệch thu nhập giữa
nhóm khá giả và nhóm nghèo càng cao; ngược lại, những khu vực xa ñô thị
thì sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm nghèo và nhóm khá giả thấp hơn.

Ba là, quá trình phát triển kinh tế thị trường ñã làm thay ñổi diện tích ñất
nông nghiệp ở các nhóm dân cư, ñược xem là một trong những yếu tố chính
làm gia tăng sự bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư. ðối với những
hộ thuần nông, gia ñình nào có diện tích ñất nông nghiệp càng nhiều thì thu
78

nhập càng cao, còn những gia ñình nào ít hoặc không có ñất nông nghiệp thì
thu nhập càng thấp.

Bốn là, các yếu tố như tỷ lệ người ăn theo trong hộ và cơ cấu nghề
nghiệp của hộ cũng là một trong những yếu tố góp phần làm tăng sự bất bình
ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư. Những gia ñình nào tỷ lệ người ăn theo
trong hộ chiếm tỷ lệ thấp, cơ cấu nghề nghiệp ña dạng thì thu nhập bình quân
của hộ cao hơn nhiều so với những hộ ñông người ăn theo và cơ cấu nghề
nghiệp ít ña dạng, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì thu nhập của họ
thấp hơn nhiều. Tuy nhiên, ñây không phải là những yếu tố chính tạo nên sự
bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư ở ñịa bàn nghiên cứu.

Năm là, trong những năm gần ñây cùng với sự phát triển nhanh của ñất
nước ñã tạo ñiều kiện ñể người lao ñộng có cơ hội nâng cao trình ñộ học vấn,
trình ñộ tay nghề và tạo việc làm cho người lao ñộng, nhất là việc làm của nữ
giới ñã có nhiều bước phát triển vượt bậc. Do vậy, mức ñộ bất bình ñẳng thu
nhập giữa nam và nữ có hướng giảm ñi tương ñối rõ rệt. Tuy nhiên, nếu so
với các nước khác trên thế giới thì mức ñộ bất bình ñẳng thu nhập giữa nam
và nữ ở ða Lộc vẫn còn cao.

Sáu là, các yếu tố học vấn và tay nghề có ảnh hưởng rất lớn ñối với thu
nhập cá nhân. Những người có trình ñộ học vấn cao và kỹ năng nghề nghiệp
tốt thì quá trình công nghiệp hóa và ñô thị hóa ñược xem như là “ñòn bẩy”
làm tăng thu nhập của cá nhân. ðồng thời, nó cũng là yếu tố ảnh hưởng mạnh
nhất ñối với bất bình ñẳng thu nhập giữa các nhóm dân cư khác nhau. Những
cá nhân nào có trình ñộ học vấn cao và kỹ năng nghề nghiệp tốt thì làm những
công việc mang tính ổn ñịnh và thu nhập cao, còn những cá nhân nào có trình
ñộ học vấn thấp, không có tay nghề thì gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận việc
làm, nhất là những việc làm có thu nhập cao, mang tính ổn ñịnh lâu dài. Vì
79

vậy, những người học vấn thấp phải làm những công việc nặng nhọc, với thu
nhập thấp và không ổn ñịnh. Dù có sự khác biệt về thu nhập giữa người Kinh
và người Khmer nhưng nghiên cứu này chưa giải thích ñược các yếu tố nằm
bên dưới sự khác nhau này và do vậy ñây là một chủ ñề cần tiếp tục nghiên
cứu trong thời gian tới.

3.2. Những hạn chế của luận văn

Luận văn sử dụng nguồn số liệu từ ñề tài “Nghiên cứu nghèo ở ðBSCL”
nên có những vấn ñề liên quan sự chênh lệch thu nhập chỉ mới dừng lại ở mức
mô tả, chứ chưa ñủ dữ liệu ñể phân tích sâu hơn.

ðề tài nghiên khảo sát ở một xã, nên không mang tính ñại diện cao và
không thể khái quát ñược ñặc ñiểm chung về tình trạng chênh lệch thu nhập
giữa các nhóm dân cư trên diện rộng.

Hơn nữa, ñề tài này chỉ sử dụng phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng,
chưa kết hợp với nghiên cứu ñịnh tính nên có những yếu tố khác tác ñộng ñến
bất bình ñẳng thu nhập mà nghiên cứu ñịnh lượng chưa giải thích rõ ñược.

3.3. Khuyến nghị

Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi xin ñưa ra một số khuyến nghị và
gợi ý nghiên cứu về phân tầng xã hội và bất bình ñẳng thu nhập như sau:

Thứ nhất, khi nghiên cứu phần tầng xã hội, cần nghiên cứu sâu hơn các
yếu tố trung gian ảnh hưởng ñến sự chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân
cư, nhất là những khu vực có nhiều tộc người sinh sống.

ðể có ñược nền kinh tế phát triển bền vững, các nhà hoạch ñịnh chính
sách cần quan tâm hơn nữa ñến việc phát triển cơ sở hạ tầng, và các dịch vụ
xã hội ở các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.
80

Thứ ba, phát triển kinh tế ñi ñôi công bằng xã hội, ñòi hỏi các nhà hoạch
ñịnh chính sách quan tâm hơn ñến việc ña dạng hóa nghề nghiệp giữa các
nhóm dân cư, phù hợp với ñặc ñiểm kinh tế - xã hội của từng khu vực cư trú
khác nhau.

Thứ tư, công nghiệp hóa, ñô thị hóa ñã mở ra nhiều cơ hội cho các cá
nhân nâng cao thu nhập, nhưng ñể các cá nhân có khả năng tiếp cận ñược
những cơ may ñó ñòi hỏi người lao ñộng phải có kỹ năng nghề nghiệp, trình
ñộ học vấn tốt…ðể làm ñược việc ñó, chúng ta cần có những chính sách
khuyến học phù hợp ñối với những gia ñình có ñiều kiện kinh tế khó khăn.
Quan trọng hơn, làm thế nào ñể người dân nhận thức ñược giáo dục có vai trò
quan trọng trong việc nâng cao thu nhập và xóa ñói giảm nghèo của hộ gia
ñình và các cá nhân.
81

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB (2006), Báo Cáo chương trình phát triển quốc gia.

2. Báo cáo kinh tế – xã hội xã ða Lộc (2005).

3. Báo cáo tổng kết hội nông dân tỉnh Trà Vinh (2001).

4. Nguyễn Công Bình và ñồng nghiệp (2001), Phân tầng xã hội trong phát
triển kinh tế thị trường, Báo cáo ñề tài sở KHCN Vĩnh Long.

5. Lâm Văn Bé, “Nghèo ñói Việt Nam nhìn qua những con số”,

6. Bùi Thế Cường (2007), “Bất bình ñẳng xã hội từ lý thuyết ñến chỉ số ño, từ
lý tưởng ñến hiện thực”, Bài giảng lớp ñào tạo liên ngành sau ðại học,
Viện Phát triển Bền vững vùng Nam bộ.

7. Nguyễn Minh Hoà (1995), “Tác ñộng của kinh tế thị trường ñến sự chuyển
ñổi cơ cấu xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Xã hội học, (1), tr 57–61.

8. Nguyễn Minh Hoà (1997), Xã hội học những vấn ñề cơ bản, ðại học
KHXH – NV. TP. HCM.

9. Http://www.laocai.gov.vn, /NHDLTNTQ/content/1010002_017

10. Http://Vi.Wikipedia.Org. Các ñịnh nghĩa về nghèo ñói.

11. Http://www.nguoidaibieu.com.vn.

12. Http://www.bachkhoatoanthu.gov.vn

13. Lê Ngọc Hùng (2006), Những lý thuyết xã hội học hiện ñại, Khoa học Xã
hội, Hà Nội.

14. Trần Thị Lan Hương (2000), Tác ñộng của phân tầng mức sống vào quá
trình phát triển văn hóa nông thôn. Bộ Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
82

15. ðỗ Thiên Kính (1995), “Mấy nhận xét về sự so sánh phân tầng mức sống
giữa nông thôn ñồng bằng sông Hồng và nông thôn miền núi phía Bắc
trong thời kỳ ñổi mới”, Xã hội học, (4), tr. 61 – 68.

16. ðỗ Thiên Kính (2002), “Tìm hiểu phân tầng xã hội trong lịch sử và áp
dụng vào nghiên cứu phân hóa giàu nghèo ở nước ta hiện nay”, Xã hội
học, tr. 51 – 58.

17. Phạm Liên Kết (2001), “Một số vấn ñề về cơ cấu nghề nghiệp, thu nhập,
mức sống và tự quản làng xã ở nông thôn ñồng bằng sông Hồng và miền
núi phía Bắc”, Xã hội học (2).

18. Tương Lai (1995), Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội, Khoa học xã
hội.

19. Văn Thị Ngọc Lan và ñồng nghiệp (2001), Phân tầng xã hội và thực trạng
người nghèo ở nông thôn – qua nghiên cứu ở Long An và Quảng Ngãi.
Báo cáo ñề tài cấp Viện.

20. Văn Thị Ngọc Lan (2007), Cộng ñồng cư dân ngoại thành Tp. Hồ Chí
Minh trong quá trình ñô thị hóa, Luận án Tiến sỹ.

21. Lê Bộ Lĩnh (1998), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số
nước Châu Á Thái Bình Dương và Việt Nam, Chính trị quốc gia.
22. Trịnh Duy Luân (1992), “Phân tầng xã hội theo mức sống tại thủ ñô Hà
Nội trong những năm thực hiện ñổi mới”, Xã hội học (4), tr. 16 – 28.

23. Nguyễn Hữu Minh và ñồng nghiệp (2005), “Biến ñổi kinh tế - xã hội ở
vùng ven ñô Hà Nội trong quá trình ñô thị hóa”, Xã hội học, (1), tr.56 –
64.

24. Nguyễn Thành Nam (1998), Phân hoá giàu nghèo và phân tầng xã hội
trong nông thôn của khu vực ñồng bằng sông Cửu Long sau thời kỳ ðổi
mới, Luận án Tiến sỹ.
83

25. Nguyễn Thế Nghĩa, Mạc ðường, Nguyễn Quang Vinh (2005), ðô thị hoá
và vấn ñề giảm nghèo ở thành phố Hồ Chí Minh lý luận và thực tiễn, Khoa
học xã hội.

26. Nguyễn Thu Nguyệt và ñồng nghiệp (2006), Bất bình ñẳng giới về thu
nhập của người lao ñộng ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp và chính
sách. Báo Cáo ñề tài cấp bộ.

27. Nguyễn ðình Tấn (2006), “Phân tầng xã hội hợp thức và sự hình thành
tầng lớp ưu trội trong thời kỳ ñổi mới”, Hội thảo Việt Nam học.

28. Phan Quốc Thắng (1992), “Chuyển ñổi cơ cấu nghề nghiệp và quá trình
ñô thị hoá ở 3 xã ngoài thành Hà Nội”, Xã hội học, (1), tr. 57 – 61.

29. Võ Tất Thắng (2004), Phúc lợi con người và phát triển kinh tế.

30. Nguyễn Thị Minh Thi (2006), “Bài giảng Cấu trúc xã hội và tình trạng
sức khỏe”, Viện Xã hội Học.

31. ðinh Văn Thông (2007), Lý luận về phân phố thu nhập trong học thuyết
của D.Ricardol, ðề tài cấp trường, ðại học Kinh tế

32. Minh Trang (2008), “Bất bình ñẳng giới trong thu nhập”.
http://www.nguoidaibieu.com.vn (cập nhật ngày 21/11/2008).

33. Thanh Trà – Trung Phong (2006), “Tất yếu của quá trình phân tầng xã hội
Việt Nam hiện nay”, Hội thảo Khoa học.

34. ðào Công Tiến (2006), “Vì sao nông dân ðBSCL vẫn nghèo”
Saigontime.com.

35. Tổng cục Thống kê (2005), Niên giám thống kê, Thống kê.

36. Lê Văn Toàn (2008), Phân tầng xã hội ở nước ta qua ñiều tra mức sống
hộ gia ñình, Học viện Hành chính Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
84

37. Nguyễn Thu Sa (1992), Suy nghĩ từ những khảo sát mới về vấn ñề ruộng
ñất ở ðBSCL, Khoa học Xã hội.

38. Nguyễn Thu Sa (2005), “Phân Tầng xã hội trong quá trình ñô thị hóa
mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Khoa học xã hội.

39. Lê Thanh Sang (2008), ðô thị hoá và cấu trúc ñô thị Việt Nam trước và
sau ñổi mới 1979 – 1989 và 1989 – 1999, Khoa học Xã hội.

40. Nguyễn Quý Sửu (2005), Tổng quan lý thuyết phân tầng xã hội. Khoa học
xã hội.

41. Nguyễn Thị Thanh Vân (2006), “Vận dụng lý thuyết phân tầng xã hội của
K.Marx và M.Weber vào thực tiễn sự phân tầng xã hội trong nề kinh tế thị
trường Việt Nam”, Hội thảo Khoa học.

42. UNDP (2007), Việt Nam tấn công nghèo ñói. Báo cáo phát triển Việt Nam

43. World Bank (2008), Khoảng cách toàn cầu, Diễn ñàn kinh tế thế giới.

44. Hafiz A.Pasha và T.Palanivel (2004), Nghiên cứu chính sách tăng trưởng
kinh tế và vấn ñề giảm nghèo ở châu Á.

45. Nicholas Minot, ðặng Kim Sơn và ñồng nghiệp (2003), ðói nghèo và bất
bình ñẳng ở Việt Nam, các yếu tố về ñịa lý và không gian, Báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

46. Erik Olin Wright (2000), Những ñề xuất thực sự không tưởng về giảm bất
bình ñẳng thu nhập và bất bình ñẳng tài sản, Xã hội học, ðại học
Wiscomsin.

47. Jonathan Pincus (2006), Toàn cầu hóa và nghèo ñói ở châu Á.

48. John Kane (2006), Sự phân phối thu nhập, Nguyễn Lan Hương dịch.
85

49. Tony Bilton, Kenvin Bonnett, Philip Jones (1993), Xã hội học nhập môn,
Khoa học Xã hội.
86

PHỤ LỤC
87

You might also like