You are on page 1of 136

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


---------------------------

NGÔ THỊ HOÀNG GIANG

NGHIÊN CỨU TÌNH YÊU CỦA


NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ

Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

NGÔ THỊ HOÀNG GIANG

NGHIÊN CỨU TÌNH YÊU CỦA


NHỮNG NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Chuyên ngành: Tâm lý học


Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trương Thị Khánh Hà

Hà Nội - 2016
Tôi xin cam đoan đ côn tr n n i n c u c a ri n tôi is n
nc a T . Tr ơn T ị Khánh Hà - Tr n i c Khoa h c Xã hội và
N n văn - i h c Quốc gia Hà Nội c số i u t qu n u tron u n văn
trun t cv c at n đ c côn ố tron t một côn tr n n o c

Ngô Thị Hoàng Giang


L I CẢ Ơ

Trong quá trình th c hi n đề tài: "Nghiên c u tình yêu c a nhữn n i


tr ởn t n " tôi đã n n đ c r t nhiều s iúp đỡ c a t p thể ãn đ o, cán bộ,
gi ng viên Vi n i h c Mở Hà Nội; Ban Giám hi u p òn au đ i h c, Khoa
Tâm lý h c tr n i h c Khoa h c Xã hội v N n văn - i h c Quốc gia Hà
Nội. Tôi xin gửi l i c m ơn c n t n về s iúp đỡ đó
Tôi cũn xin bày tỏ lòng bi t ơn s u sắc t i PGS.TS. Tr ơn T ị Khánh Hà,
n i đã tr c ti p ng d n và t n tình chỉ b o tôi hoàn thành lu n văn n
Do điều ki n th i gian v năn c c a b n thân nên lu n văn c a tôi chắc
chắn không tránh khỏi những sai sót, r t mong nh n đ c s nh n xét, góp ý c a
thầy cô v c c n để đề t i đ c hoàn thi n ơn
Một lần nữa tôi xin chân thành c m ơn!
MỤC LỤC

Lời cam đoan


Lời cảm ơn
Danh mục bảng
Danh mục hình vẽ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 4
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ........................................................................ 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................. 7
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tình yêu đôi lứa .................................. 7
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài ...................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc .................................................... 12
1.2. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 19
1.2.1. Tình cảm ................................................................................................... 19
1.2.2. Tình yêu .................................................................................................... 20
1.2.3. Tình yêu đôi lứa ....................................................................................... 22
1.2.4. Ngƣời trƣởng thành .................................................................................. 24
1.2.5. Tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành ................................................. 25
1.3. Các thành tố tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành ...................................... 25
1.3.1. Các thành tố trong tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành ................... 25
1.3.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong tình yêu đôi lứa của
ngƣời trƣởng thành.................................................................................................... 29
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành ................. 34
1.5. Mối quan hệ giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc .......................................... 35

1
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 38
2.1. Tổ chức nghiên cứu............................................................................................ 38
2.1.1. Quá trình nghiên cứu ................................................................................ 38
2.1.2. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu ............................................. 38
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 39
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................. 39
2.2.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi................................................................. 39
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu .................................................................... 41
2.2.4. Phƣơng pháp thang đo .............................................................................. 41
2.2.5. Phƣơng pháp thống kê toán học ............................................................... 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN ............................................... 45
3.1. Thực trạng tình yêu của những ngƣời trƣởng thành .......................................... 45
3.1.1. Thực trạng các thành tố trong tình yêu của ngƣời trƣởng thành .............. 45
3.1.2. Tƣơng quan giữa các thành tố trong tình yêu của ngƣời trƣởng thành .... 54
3.2. Thực trạng một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu của ngƣời trƣởng thành ...... 55
3.2.1. So sánh theo giới tính ............................................................................... 56
3.2.2. So sánh theo nhóm tuổi ............................................................................ 57
3.2.3. So sánh theo tình trạng hôn nhân ............................................................. 58
3.2.4. Kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng ............................. 59
3.2.5. Ảnh hƣởng của tự đánh giá một số đặc điểm cá nhân đến tình yêu ......... 68
3.3. Mối quan hệ giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc .......................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 83
1. Kết luận ................................................................................................................. 83
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 88
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 92

2
DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang


1 Bảng 1.1: Phân loại tình yêu của Robert Sternberg 30
2 Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 39
3 Bảng 2.2: Hệ số tin cậy của các tiểu thang đo 42
Bảng 3.1: Điểm trung bình của thành tố sự gần gũi trong trong
4 45
tình yêu
5 Bảng 3.2: Điểm trung bình của thành tố sự đam mê trong tình yêu 47
Bảng 3.3: Điểm trung bình của thành tố tính cam kết, trách nhiệm
6 49
trong tình yêu
7 Bảng 3.4: Tương quan giữa các thành tố trong tình yêu 55
8 Bảng 3.5: Điểm trung bình các thành tố và so sánh theo giới tính 56
Bảng 3.6: Điểm trung bình các thành tố và so sánh theo nhóm
9 57
tuổi
Bảng 3.7: Điểm trung bình các thành tố và so sánh theo tình trạng
10 58
hôn nhân
Bảng 3.8: Tương quan mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng người
11 yêu (vợ/chồng) lý tưởng và người yêu (vợ/chồng) thực tế ảnh 59
hưởng tới các thành tố tình yêu
Bảng 3.9: Tương quan giữa sự chênh lệch các đặc điểm cá nhân
12 của bản thân và người yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố 63
tình yêu
Bảng 3.10: Tương quan giữa tự đánh giá một số đặc điểm cá nhân
13 69
và các thành tố tình yêu
Bảng 3.11: Tương quan giữa tự đánh giá một số đặc điểm cá nhân
14 75
và mức độ cảm nhận hạnh phúc
15 Bảng 3.12: Tương quan giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc 77
DANH MỤC HÌNH VẼ

STT Tên biểu đồ Trang


1 Hình 1.1: Ba thành tố trong lý thuyết tam giác tình yêu 26
2 Hình 1.2: Các loại Tình yêu chỉ dựa trên một thành tố 31
3 Hình 1.3: Các loại Tình yêu dựa trên hai thành tố 32
4 Hình 1.4: Các loại Tình yêu dựa trên ba thành tố 33
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, cao quý, là một phần
không thể thiếu trong đời sống tâm lý mỗi ngƣời. Tình yêu đúng đắn, chân chính là
động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động, là nguồn sức mạnh vô tận của sự sáng tạo, là
nguồn cảm hứng say mê giúp cho cuộc sống của con ngƣời thêm ý nghĩa hơn. Vì vậy
nghiên cứu tình yêu là một vấn đề cần thiết và quan trọng trong việc giáo dục nhân
cách con ngƣời và giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên trên thực tế, không phải ai cũng tìm đƣợc cho mình một tình yêu
chân chính, lý tƣởng. Một tình yêu mà dựa trên nền tảng vững chắc là sự đam mê, sự
gần gũi và tính cam kết, trách nhiệm giữa hai chủ thể.
Lứa tuổi trƣởng thành (từ 25 đến 40 tuổi) là lúc con ngƣời đứng trƣớc những
lựa chọn và quyết định quan trọng của cuộc đời. Tình yêu đôi lứa nhƣ là một thành
tựu của ngƣời trƣởng thành trong quá trình phát triển tâm lý của mình. Những hiểu
biết sai lệch về tình yêu sẽ dẫn đến những hành vi lệch chuẩn, những thất bại trong
tình yêu đôi lứa, trong hôn nhân gia đình.
Thực tế cho thấy, ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng,
đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam cũng dần thay đổi từng ngày. Điều đó một mặt giúp
cho tình yêu đôi lứa phát triển theo xu hƣớng tiến bộ nhƣng mặt khác cũng nảy sinh
nhiều vấn đề tiêu cực. Một bộ phận coi chuyện tình yêu và hôn nhân là quá đỗi bình
thƣờng. Sự gắn kết vợ chồng, sự chung thủy, tính trách nhiệm giữa vợ chồng với
nhau ngày càng trở nên mờ nhạt.
Dƣới ảnh hƣởng của nho giáo truyền thống, của các luật tục, vấn đề hôn
nhân và gia đình của Việt Nam vốn đƣợc coi trọng nên gia đình ở Việt Nam có tính
ổn định cao. Song vào những năm cuối của thế kỉ 20, tình trạng hôn nhân đã có sự
thay đổi. Tỷ lệ ly hôn có xu hƣớng gia tăng trong những năm gần đây.
Cuộc điều tra do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục
Thống kê, với sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn ở nƣớc ta đang tăng
nhanh. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm 2005 đã tăng lên 65.929 vụ.

3
Nhƣ vậy, cùng với sự đa dạng về chính trị, kinh tế, văn hoá trên thế giới,
nhiều quan niệm khác nhau về hôn nhân, gia đình và nuôi dạy con cái cũng đã xuất
hiện. Tính bền vững của gia đình ngày càng giảm, ly hôn ngày càng tăng, tạo nên
nhiều cái giá phải trả về mặt xã hội, về cá nhân và cộng đồng. R. Arons đã cho rằng
“ly hôn là cuộc khủng hoảng của sự biến đổi gia đình gây ra những thay đổi trong
hệ thống gia đình” [1]. Ly hôn không phải là tạo nên sự tự do đơn giản của hai vợ
chồng mà là tạo nên sự nghèo khổ vật chất và tinh thần, con cái lang thang không
nơi nƣơng tựa, làm tan vỡ nhiều mối quan hệ xã hội.
Tình yêu chính là sức mạnh, là năng lƣợng sống cho con ngƣời, là nền tảng
vững chắc của gia đình, là động lực mạnh mẽ để vợ chồng cùng phấn đấu sự nghiệp,
chăm sóc con cái và nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
Do vậy, nghiên cứu tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành để tìm ra
những mặt tích cực và tiêu cực giúp họ có nhận thức, thái độ và hành vi đúng đắn
trong tình yêu, để họ bảo vệ, gìn giữ hạnh phúc gia đình là điều vô cùng quan trọng.
Xuất phát từ những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài“Nghiên cứu tình yêu của
những người trưởng thành”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu thực trạng tình yêu của những ngƣời trƣởng thành.
- Nâng cao nhận thức khoa học về các thành tố của tình yêu, từ đó có khả năng nhận
diện và giữ gìn tình yêu.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tình yêu của những ngƣời trƣởng thành.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- 360 ngƣời trong độ tuổi trƣởng thành (từ 25 đến 40 tuổi) đang làm việc trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận
- Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
- Xây dựng các khái niệm cơ bản của đề tài.

4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát thực trạng các thành tố trong tình yêu của những ngƣời trƣởng thành.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu của những ngƣời trƣởng thành hiện nay.
- Đƣa ra một số kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức khoa học về các
thành tố của tình yêu, từ đó có khả năng nhận diện và giữ gìn tình yêu.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về nội dung nghiên cứu
Tình yêu là phạm trù rộng lớn. Tình yêu của ngƣời trƣởng thành có thể
hƣớng tới nhiều đối tƣợng. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập
trung tìm hiểu về:
- Tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành (từ 25 đến 40 tuổi);
- Những yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu của những ngƣời trƣởng thành.
5.2. Về địa bàn và khách thể nghiên cứu
- Những ngƣời trƣởng thành (360 ngƣời trong độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi) đang làm
việc tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5.3. Về thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/2015 đến tháng 10/2016.
6. Giả thuyết khoa học
- Trong ba thành tố của tình yêu đôi lứa (sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết
trách nhiệm), tính cam kết, trách nhiệm là thành tố có mức độ biểu hiện cao nhất.
- Sự kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu, ngƣời vợ/chồng lý tƣởng có ảnh hƣởng đến
tình yêu của họ.
- Một số đặc điểm cá nhân nhƣ: sự thông minh, tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn,
triển vọng tài chính tƣơng quan thuận với các thành tố của tình yêu.
- Tình yêu có tƣơng quan thuận với hạnh phúc của con ngƣời.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
7.2. Phƣơng pháp điều tra bảng hỏi

5
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
7.4. Phƣơng pháp thang đo
7.5. Phƣơng pháp thống kê toán học

6
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tình yêu đôi lứa
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
Ở các nƣớc phƣơng Tây từ thời kỳ sơ khai đã lƣu truyền một truyền thuyết:
Câu chuyện hoang đƣờng về AĐam và Eva đến ngày nay vẫn đƣợc truyền tụng, câu
chuyện mãi trở thành truyền thuyết về tình yêu đôi lứa của con ngƣời trên trái đất.
AĐam và Eva sống trên thiên đàng, trần trụi không biết xấu hổ là gì, vì
không có trí khôn và mặc dù giới tính khác nhau nhƣng vẫn dửng dƣng với nhau.
Sau nhờ có con rắn và ăn quả táo mới biết mình khác giới, rồi bị thƣợng đế đày
xuống trái đất thành vợ chồng. Từ đấy nhân loại xuất hiện và tình yêu bắt đầu có
trên trái đất [56].
Lý giải khác về tình yêu đôi lứa của con ngƣời, triết gia Hy Lạp Platon đã
thuật lại bài thuyết pháp của Aristophane về tình yêu trong cuốn Bữa tiệc nhƣ sau:
"Khởi thủy, con ngƣời có thân hình tròn quay với bốn tay và ngần ấy chân, hai
khuôn mặt hoàn toàn giống nhau đặt trên một cái cổ tròn, hai cơ quan sinh dục... và
phần còn lại giống nhƣ chúng ta ngày nay". Một sự kết hợp hoàn hảo. Nhƣng những
con ngƣời đầu tiên ấy vì rất mạnh mẽ nên đâm ra ngạo mạn, "coi trời bằng vung",
khiến chƣ thần trên núi Olympus lo ngại. Vì vậy, để trừng phạt con ngƣời, thần
Zeus quyết định chẻ đôi họ ra "nhƣ ngƣời ta cắt quả trứng luộc bằng một sợi tóc"...
Bi kịch bắt đầu. Kể từ đó, mỗi ngƣời cứ mải miết tìm kiếm nửa đã mất của mình,
quấn quýt với nhau và "khao khát hòa nhập vào nhau"... Đó là huyền thoại về tình
yêu của ngƣời xƣa để lý giải tại sao ngƣời ta sống có lứa có đôi [14].
Về cơ bản tình yêu không thay đổi. Tuy nhiên tính chất của nó thƣờng xuyên
đƣợc gia giảm gia vị, thay đổi và khó nắm bắt. Mỗi thời đại, định nghĩa và tiêu
chuẩn về tình yêu không giống nhau. Khi khoa học phát triển, tình yêu đôi lứa đƣợc
rất nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành khác nhau quan tâm nghiên cứu.
Quan niệm về tình yêu trong thơ ca hiện đại thể hiện nhƣ sau: “Tôi yêu em
đến nay chừng có thể/ Ngọn lửa tình chƣa hẳn đã tàn phai/…Tôi yêu em âm thầm,

7
không hy vọng/ Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen/ Tôi yêu em, yêu chân thành
đằm thắm/Cầu em đƣợc ngƣời tình nhƣ tôi đã yêu em” [2].
Cũng bàn đến tình yêu, nhà triết học phƣơng Tây Erich Segal đã nói: “Yêu
nghĩa là không bao giờ phải nói rất tiếc” [57].
Thánh Thomas Aquinas, định nghĩa tình yêu là "tạo ra điều tốt lành cho
ngƣời khác” [54]. Nhà triết học Gottfried Leibniz nói tình yêu là "vui mừng vì hạnh
phúc của ngƣời khác” [53]. Tình yêu trong mắt nhà sinh học Jeremy Griffith là
"lòng vị tha vô điều kiện" [52].
Có thể nói, tình yêu đôi lứa là một trong những thứ tình cảm tuyệt vời và
mãnh liệt nhất của con ngƣời. Đó là thứ tình cảm nồng thắm đến cuồng nhiệt, đắm
đuối đến si mê của hai tâm hồn, hai cơ thể đang khao khát đƣợc hòa quyện, tan biến
vào nhau. Đƣợc sống trong tình yêu là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mỗi ngƣời.
Tác giả John Gray là ngƣời luôn trăn trở về tình yêu. Ông đã nêu lên sự khác
biệt lớn về tính cách, tình yêu giữa nam và nữ. Theo ông nguyên nhân cơ bản và
quan trọng nhất là có sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới về nhiều mặt và thƣờng
thì hai ngƣời đang yêu lại không ý thức đƣợc về điều này “nhƣ là một quy luật tất
yếu”: “Vì không ý thức đƣợc rằng họ khác nhau nên đàn ông và phụ nữ đã bất hòa
với nhau. Chúng ta thƣờng tức giận hay bực mình với ngƣời bạn khác giới vì chúng
ta quên sự thật quan trọng này… Kết quả là mối quan hệ của chúng ta đầy rẫy
những bất đồng và xung đột không cần thiết”. Chính vì vậy, ông cho rằng, hiểu
đƣợc những khác biệt tiềm ẩn của ngƣời bạn khác giới, biết tôn trọng, chấp nhận
những khác biệt đó thì các bạn trẻ sẽ thành công hơn trong việc trao và nhận tình
yêu trong trái tim mình. Cụ thể là tình yêu chủ yếu của ngƣời đàn ông mà trong đó
ngƣời đàn bà biết tin tƣởng chấp nhận và đánh giá cao ở họ. Đàn bà cần một kiểu
tình yêu mà trong đó họ đƣợc quan tâm và tôn trọng. Cuối cùng tác giả đề xuất biện
pháp phòng tránh những cuộc cãi vã làm tổn thƣơng đến nhau từ những nguyên
nhân và lời gợi ý thực tế cho cả đàn ông và đàn bà để từ đó biết nuôi dƣỡng tình yêu
của mình [10].

8
Khi bàn đến tình yêu đôi lứa, Jacques Gauthier cũng cho rằng, tình yêu chính
là cơ sở, nền tảng cho hôn nhân bền bững. Ông nhấn mạnh đến sự khác nhau giữa
phụ nữ và nam giới. Đồng thời chỉ ra 10 điểm khác nhau cơ bản giữa hai giới. Có sự
tan vỡ trong tình yêu đôi lứa cũng bởi hai ngƣời trong cuộc đã không biết tôn trọng
sự khác biệt đó của nhau. “Chúng ta có thể cho rằng tình yêu đôi lứa là một kiểu
mẫu hoàn hảo của các mối quan hệ nhân loại, đó là mối quan hệ đƣợc tái thiết lập
từng ngày trong sự tôn trọng các điểm khác nhau giữa hai bên… Sở dĩ có nhiều sự
thất bại và đổ vỡ đến nhƣ vậy là do sự khác biệt không đƣợc tôn trọng…” [11].
V. Kônbanôvxki khi khẳng định vai trò “cội nguồn của niềm say mê sáng
tạo” của tình yêu đôi lứa - một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất, thiêng liêng nhất
của con ngƣời đã lƣu ý: “Tình yêu đôi lứa không chỉ mang lại cho con ngƣời niềm
sung sƣớng và hạnh phúc mà không ít lần mang đến cho họ những đau đớn lớn lao”.
Tác giả tìm hiểu, phân tích một cách sâu sắc những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn,
bất hòa, đổ vỡ trong tình yêu. Qua đó, tác giả đã khuyên các bạn nam nữ thanh niên
cần phải đặc biệt thận trọng và tỉnh táo “trong việc lựa chọn đối tƣợng yêu đƣơng
để tránh đƣợc những sai lầm có thể xảy ra, những sai lầm có thể trở thành bất hạnh,
làm hỏng cả cuộc đời” [28, tr. 11-34].
V.A. Xukhômlinxki cho rằng: tình yêu đôi lứa “là một lĩnh vực thuộc chủ
quyền đặc biệt về đạo đức”, là lĩnh vực tế nhị nhất và dịu dàng nhất, đáng tự hào
nhất và dễ bị tổn thƣơng nhất… Tình yêu đó là trình độ văn hóa cao của con ngƣời.
Theo cách con ngƣời yêu nhƣ thế nào, có thể rút ra kết luận không sai anh ta là
ngƣời thế nào. Vì trong tình yêu bộc lộ rõ rệt trách nhiệm cá nhân của con ngƣời đối
với xã hội tƣơng lai và đối với nền tảng đạo đức của nó.
Theo ông, sự khôn ngoan của tình yêu là ở chỗ con ngƣời biết đi vào những
lĩnh vực hiểm hóc, phức tạp, thƣờng rất dễ rạn vỡ và rất dễ bị tổn thƣơng trong tâm
hồn ngƣời khác. Sự đồng cảm không phải là một cái gì do tự nhiên phú cho và
không bao giờ thay đổi. Những ngƣời quyết tâm yêu thƣơng nhau phải trau dồi
trong mình sẵn sàng đi tới sự đồng cảm tâm hồn. Sự đồng cảm là con đẻ của sự
sáng suốt và của lý trí…

9
Ông cho rằng, tình yêu chỉ cao thƣợng, hạnh phúc, bền vững khi hai ngƣời
yêu nhau luôn biết kết hợp hài hòa giữa “cái tôi muốn” với “cái tôi phải”. Sự thiếu
chung thủy, sự đam mê tình dục, sự ích kỷ, tính vô nhân đạo… là những nguyên
nhân cơ bản gây ra đổ vỡ trong tình yêu.
Xukhômlinxki luôn nhắc nhở học sinh của mình: nếu sự đam mê tình dục
hòa làm một với sự nông nổi, với sự khát khao khoái lạc thoáng qua thì tức là các
em đang sa vào một hiểm họa ghê gớm; bông hoa mới thoáng nhìn tƣởng nhƣ đẹp
nhƣng thực ra đang ẩn giấu trong nó một chất độc giết ngƣời [35, tr. 407-455].
Đến những nghiên cứu của I.X. Côn, tình yêu đôi lứa ở tuổi thanh niên lại
chính là sự kết hợp hữu cơ hứng thú tình dục cảm tính và nhu cầu về cái ấm áp cơ
thể, về sự thân thiết, gần gũi của tâm hồn với ngƣời khác.
Ông đã phân tích sự tƣơng đồng và sự thống nhất của các mặt, các quan hệ
xúc cảm mạnh trong tình yêu nhƣng đồng thời cũng khẳng định “sự tƣơng hợp”,
“sự hài lòng” của mọi gắn bó khác nhau của con ngƣời ấy không phải cho chung tất
cả. Mặt khác, trong tình yêu sự đối lập là rất phổ biến. Ông khẳng định, điểm khác
nhau cơ bản giữa tình yêu và tình bạn chính là hứng thú tình dục giữa hai ngƣời
khác giới. Ông luôn nhắc nhở thanh niên phải hết sức tỉnh táo và có thái độ đúng
đắn với nhu cầu rất căn bản này và nhấn mạnh: mặc dù hứng thú tình dục ảnh
hƣởng đến đặc điểm của những gắn bó khác của con ngƣời nhƣng nó vẫn không
phải là cơ sở xúc cảm mạnh duy nhất của mọi sự gắn bó và nó chịu ảnh hƣởng của
các điều kiện xã hội cũng nhƣ các quan hệ giữa các cá nhân [3, 4].
S. Freud cũng đƣa ra quan niệm về tình yêu. Ông cho rằng toàn bộ những
tình cảm và những trải nghiệm của tình yêu chẳng qua là thƣợng tầng tâm lý mà hạ
tầng của nó là ham mê tình dục (libido). Trong cuốn “Tâm lý học quần chúng và sự
phân tích cái tôi” ông viết: “hạt nhân của cái mà ta gọi là tình yêu, đó là tình yêu
tính dục, có mục đích là hai giới đƣợc gần nhau. Tình yêu là cơ sở cho cả những
tình cảm là phi tính dục - tình yêu bản thân, tình yêu cha mẹ và con cái, tình bạn,
lòng nhân ái nói chung. Tất cả những tình cảm đó theo S.Freud là sự thể hiện của

10
cùng nhu cầu bản năng. Đi theo quan điểm này, S.Freud đã coi thƣờng, phủ nhận
bản chất xã hội - lịch sử của tình yêu trai gái [4].
Nói tới tình yêu chúng ta không thể không nhắc tới lý thuyết thú vị của R.
Sternberg về tình yêu. Ông đã mô tả sự phức tạp thƣờng bắt gặp trên con đƣờng đi
tới các quan hệ yêu đƣơng bằng lý thuyết ba yếu tố về tình yêu của mình. Ông cho
rằng tình yêu có ba yếu tố cấu thành:
Yếu tố cấu thành thứ nhất là sự gần gũi. Đó là tình cảm gắn bó với ngƣời
yêu, muốn làm cho cuộc sống của ngƣời yêu đƣợc tốt hơn. Chúng ta chân thành yêu
mến họ và sung sƣớng khi họ ở bên cạnh chúng ta. Chúng ta tin rằng họ sẽ ở bên
cạnh ta trong những giờ phút khó khăn và chúng ta luôn cố gắng bên cạnh họ khi họ
gặp khó khăn. Chúng ta muốn chia sẻ với họ các vấn đề sinh hoạt hàng ngày, ý
nghĩ, tình cảm và muốn có những hoạt động chung với họ. Trên thực tế những sở
thích và những công việc chung có thể là một trong những yếu tố có tính chất quyết
định biến các quan hệ thân thiết thành quan hệ tình yêu hoặc vợ chồng.
Yếu tố cấu thành thứ hai của tình yêu là sự đam mê. Khái niệm này thực chất
là sự ham mê thể xác, sự hƣng phấn và những hành vi tình dục trong các mối quan
hệ. Các nhu cầu tình dục là quan trọng, song không phải là các nhu cầu duy nhất
thúc đẩy con ngƣời say mê lẫn nhau. Ở một số trƣờng hợp, sự gần gũi có trƣớc sự
đam mê; Ở những trƣờng hợp khác sự đam mê có thể có trƣớc sự gần gũi. Ngoài
ra, có trƣờng hợp có đam mê mà không có sự gần gũi hoặc có gần gũi mà không
có sự đam mê.
Một yếu tố cấu thành nữa trong lý thuyết tình yêu của Sternberg là tính cam
kết, trách nhiệm. Yếu tố này có các khía cạnh ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngắn hạn - đó
là quyết định có yêu hoặc có nhận thức đƣợc tình yêu. Dài hạn - đó là nhận thức
tầm quan trọng của việc giữ gìn tình yêu đó [47].
Tóm lại điểm qua nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài về tình yêu đôi lứa
có thể rút ra một số nhận xét sau:
Nhìn chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng: tình yêu đôi lứa là thứ
tình cảm mãnh liệt, là cội nguồn của sự sáng tạo, say mê. Các tác giả đã tập trung

11
tìm hiểu bản chất của tình yêu và chỉ ra yếu tố ảnh hƣởng đến sự bền vững của tình
yêu chính là sự khác biệt về giới giữa hai ngƣời. Bên cạnh đó, yếu tố tình dục, sự
khác biệt, đối lập trong nhận thức, quan điểm về những vấn đề khác nhau trong tình
yêu cũng đƣợc đặc biệt quan tâm. Một số tác giả lại nghiên cứu về tình yêu theo
hƣớng đi sâu tìm hiểu các thành tố trong tình yêu nhƣ R. Sternberg. Và trong đề tài
này, tôi nghiên cứu tình yêu đôi lứa dựa trên ba thành tố, đó là sự gần gũi, sự đam
mê và tính cam kết, trách nhiệm theo lý thuyết tam giác tình yêu của Robert
Sternberg.
1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả trong nước
Ở Việt Nam chƣa có nhiều nghiên cứu khoa học về tình yêu. Các quan điểm
về tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng phần lớn tập trung trong thơ ca, tục ngữ,
thành ngữ Việt.
Tình yêu đôi lứa từ ca dao có cái gì rất trẻ trung, nên thơ và rất đẹp. Đẹp từ
cách nói giản đơn của ngƣời xƣa, đẹp đến từng câu hò long lanh mát rƣợi lòng
ngƣời. Những chàng trai, những cô gái gặp nhau mà thẹn thùng nên mƣợn lời mận,
đào để gọi lòng nhau:
“Bây giờ mận mới hỏi đào
Vƣờn hồng đã có ai vào hay chƣa
Mận hỏi thì đào xin thƣa
Vƣờn hồng có lối nhƣng chƣa ai vào” [30].
Có những lời ca dao không sử dụng nghệ thuật ẩn dụ ấy, mà đi thẳng vào ý
muốn nói. Nhƣng dù vậy, câu ca dao vẫn không mất đi cái hay của nó mà còn thêm
nét trữ tình hòa lẫn làn điệu quen thuộc:
“Long lanh mặt nƣớc giếng khơi
Có đôi trai gái đang cƣời với nhau” [30].
Những bài ca dao đƣợc truyền tụng từ đời này sang đời khác thật mộc mạc,
chân thật mà sâu sắc, đậm tình:
“Trèo lên cây bƣởi hái hoa
Bƣớc xuống vƣờn cà hái nụ tầm xuân

12
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay” [30].
Nếu nhƣ tình yêu chân thật đã giúp cho chàng trai trong bài ca dao “Tát nƣớc
đầu đình” tìm ra cái cớ, đó là cái cớ xin lại chiếc áo bỏ quên để chàng nói lên đều
thầm kín khó khăn với nàng thì chàng trai trong bài “Trèo lên cây bƣởi hái hoa” lại
mƣợn lời ca dao để thổ lộ tâm trạng ngẩn ngơ, luyến tiếc khi ngƣời yêu chàng nay
đã đi lấy chồng.
Có thể nói, tình yêu đôi lứa là một thứ hoa thơm cỏ lạ và tình cảm vợ chồng
chính là hồi kết trái. Trải qua một chuỗi những quá trình lâu dài và phức tạp: từ gặp
gỡ, tƣơng tƣ, thề nguyền đến thành lứa, thành đôi. Vì vậy, tình cảm vợ chồng nếu
xuất phát từ tình yêu thực sự và đã trải qua những thử thách với nghịch cảnh thì khó
có thể đổi dời đƣợc. Thông qua lời ca dao về tình cảm vợ chồng, chúng ta sẽ thấy
đƣợc phần nào những đặc trƣng trong quan hệ vợ chồng ngƣời Việt. Và nhƣ vậy, ca
dao tình cảm vợ chồng chính là những khúc hát yêu thƣơng tự ngàn xƣa, đƣợc cha
ông ta đúc kết lại. Trong những khúc hát đó, có giai điệu “thăng” xen lẫn với giai
điệu “trầm” về đời sống vợ chồng. Thế nhƣng vƣợt lên trên tất cả, đó là những khúc
hát với giai điệu du dƣơng nhất, mang âm hƣởng của cả một dân tộc, một thời đại.
Đã từ rất lâu, câu ca dao:
“Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp, gật đầu khen ngon” [30]
đƣợc lƣu truyền trong dân gian để nói về hạnh phúc gia đình và tình cảm
thắm thiết của vợ chồng. Râu tôm và ruột bầu đều là những thứ bỏ đi nhƣng nếu
đem hai thứ đó nấu với nhau và có thêm gia vị của tình yêu thì sẽ trở nên ngon ngọt,
đâu phải cần đến cao lƣơng, m vị. Vợ chồng cốt sống với nhau chân thành, yêu
thƣơng và chung thủy sẽ đƣợc hƣởng hạnh phúc đó.
Ngƣời phụ nữ Việt Nam khi có chồng rồi bao giờ cũng nghĩ đến gia đình,
nghĩ đến đạo vợ chồng, chung thủy trƣớc sau nhƣ một:
“Chồng em áo rách em thƣơng
Chồng ngƣời áo gấm, xông hƣơng mặc ngƣời” [30].

13
Có cặp vợ chồng nào mà thƣơng yêu nhau nhƣ cặp vợ chồng còng này:
“Chồng còng lấy vợ cũng còng
Nằm phản thì trật, nằm nong thì vừa” [30]
Câu ca dao trên cho thấy, con ngƣời Việt Nam dù đàn ông hay đàn bà, dù
chồng hay vợ ai cũng đều tìm mọi cách để giữ gìn và nâng niu hạnh phúc gia đình.
Hạnh phúc còn là những điều rất bình dị, đơn sơ:
“Làm trai cho đáng nên trai
n cơm với vợ, lại nài vét niêu
Con vợ nó cũng biết điều
Thắt lƣng con cón cạy niêu với chồng” [30].
Hạnh phúc họ chỉ có đƣợc khi hai ngƣời thực sự hiểu nhau và yêu nhau thắm
thiết. Tình cảm vợ chồng tỏa sáng trong muôn lời thơ. Làm sao có thể không nhớ
đến lời trái tim muốn nói của nữ sĩ Xuân Quỳnh trong thi phẩm “Tự hát”, trái tim ấy
vẫn từng giờ hát lên khúc nhạc tình yêu:
“Em trở về đúng nghĩa trái tim em
Là máu thịt đời thƣờng ai chẳng có
Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
Nhƣng biết yêu anh cả khi chết đi rồi” [25]
Nhà thơ Xuân Diệu - ông hoàng của thơ tình - lại băn khoăn:
“Làm sao cắt nghĩa đƣợc tình yêu” [29]
hay câu thơ định mệnh của Xuân Diệu:
“Làm sao sống đƣợc mà không yêu
Không nhớ, không thƣơng một kẻ nào” [29]
Nhắc đến tình yêu, trong bài thơ “Yêu”, thi sĩ Xuân Diệu còn viết nhƣ thế
này:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc đƣợc yêu” [29]
Nhạc s Trịnh Công Sơn cũng đƣa ra triết lý về tình yêu: “Sống giữa đời này
chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta

14
làm cách nào nuôi dƣỡng đƣợc tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên
cây thập giá đời” [51]. Ông đã từng viết nhƣ thế về tình yêu và cũng mong tất cả
con ngƣời cùng yêu thƣơng nhau bởi chỉ có tình yêu mới cứu rỗi, duy trì đƣợc nhân
loại.
Trong lĩnh vực âm nhạc, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Xuân Khoát (1910
- 1993) đã không ngần ngại đặt cho nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu danh hiệu “nhạc sĩ
của tình yêu”, bởi từ ca khúc đầu tay là "Trầu cau" đến những tình khúc bất tử nhƣ:
“Anh ở đầu sông em cuối sông”, “Ở hai đầu nỗi nhớ”, “Hành khúc ngày và đêm”,
“Những ánh sao đêm”... ông đã luôn hƣớng sáng tác của mình vào đề tài tình yêu.
Những nhạc phẩm của Phan Huỳnh Điểu đƣợc nhiều thế hệ ngƣời Việt Nam hát
vang từ trong trận tuyến, trong kháng chiến chống M đến thời kỳ xây dựng đất
nƣớc [50].
Nghiên cứu về đề tài tình yêu, tác giả Lê Minh cho rằng, gia đình Việt Nam
truyền thống đƣợc gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa
các thành viên: Trong tình yêu kiểu xƣa cũ ấy, có hai yếu tố cơ bản là niềm tin và
lòng thƣơng nhau của hai con ngƣời có cùng cảnh ngộ. Hai yếu tố tin và thƣơng ấy
chính là cái nghĩa trong đạo vợ chồng [27, tr. 88].
Tác giả Lê Ngọc Văn từ hƣớng tiếp cận xã hội học về văn hóa đã đƣa ra cách
hiểu về khái niệm văn hóa gia đình. Bên cạnh đó tác giả nhận định rằng: Chuyện
tình nghĩa vợ chồng là một giá trị đạo đức rất cao đẹp của ngƣời xƣa. Ngƣời ta lấy
nhau trƣớc hết vì cái tình nhƣng sống với nhau rồi thì sinh ra cái nghĩa. Có cái nghĩa
thì vợ chồng mới sống đƣợc với nhau, mới cảm thông và chia sẻ với nhau mọi
chuyện, vƣợt qua mọi khó khăn, cám dỗ [39].
Để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, từ 6/2005 đến tháng 12/2006, Vụ Gia đình - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ
em (2006) phối hợp với Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em, Viện Gia đình
và Giới, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Truyền thống và
Phát triển đã nghiên cứu về đặc thù của gia đình Việt Nam truyền thống, khách thể
là gia đình ngƣời Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ. Đề tài nghiên cứu đề cập đến quan hệ

15
vợ chồng, tình cảm vợ chồng trong gia đình. Gia đình Việt Nam truyền thống đƣợc
gắn kết một cách bền chặt là do tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên.
Trong mô hình gia đình truyền thống, mọi thành viên trong gia đình đều đón nhận
và thụ hƣởng sự hi sinh của ngƣời phụ nữ... Ngay cả trong vấn đề quan hệ tình dục,
ngƣời vợ cũng luôn phải chịu sự bất công, họ ở trạng thái bị động và cam chịu. Tính
ƣu việt của gia đình truyền thống, đặc biệt trong mối quan hệ vợ chồng là sự chung
thuỷ vợ chồng, sự hoà thuận gia đình [38].
Trong lĩnh vực tâm lý học có một số tác giả đã bƣớc đầu quan tâm tìm hiểu
về tình yêu đôi lứa.
Phạm Minh Hạc, Lê Khanh cho rằng, tình yêu đôi lứa là loại tình cảm đặc
biệt mới xuất hiện lần đầu ở tuổi thanh niên mới lớn (đôi khi cũng xuất hiện ở tuổi
thiếu niên). Những rung cảm này do sự hấp dẫn của ngƣời khác giới gây ra, là sự
phát triển hợp quy luật của đời sống tâm lý con ngƣời. Tình yêu đôi lứa cũng đi dọc
theo lịch sử, cùng một hành trình với lao động, đƣợc phát triển qua nhiều giai đoạn.
Mỗi giai đoạn lịch sử phù hợp với cuộc sống hiện thực và do cuộc sống hiện thực
quy định, ngƣời ta lại có quan niệm về tình yêu đôi lứa khác nhau.
Các tác giả đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân gây ra đổ vỡ trong tình yêu
đôi lứa. Thất học là nguyên nhân đặc biệt nhấn mạnh tới. Bên cạnh đó là sự áp đặt
những quan niệm cũ kĩ về tình yêu cho thế hệ thanh niên hiện đại, do phải sống xa
nhau kéo dài, do những khác biệt giữa hai ngƣời... cũng làm cho tình yêu lụi tàn [19].
Tác giả Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Minh Đức đã đề cập đến những đặc
trƣng tâm lý trong giao tiếp khác giới, ƣu thế của mỗi giới. Tác giả cho rằng giao
tiếp nam nữ thƣờng đƣợc phát triển theo những hệ và trong mỗi hệ lại có những
“kênh” khác nhau và thƣờng tuân theo cơ chế bổ sung hay đồng điệu. Bên cạnh việc
chỉ ra khát vọng ở mỗi giới, tác giả đã nêu bảy bí quyết giữ gìn tình yêu. Đó là
“hiểu tất cả và yêu tất cả” (cả mặt tốt và mặt xấu) của ngƣời yêu [15].
Tác giả Bùi Văn Huệ lại cho rằng: “Tình yêu là sự rung cảm của hai trái tim
khác giới, là sự hòa hợp giữa hai tâm hồn có nhu cầu về sự giao tiếp tinh thần cũng
nhƣ tình dục lẫn nhau”. Theo các nhà tâm lý học, tình yêu là một thứ tình cảm đẹp

16
và phức tạp nên có tính chất pha trộn: yêu thƣơng pha lẫn giận hờn, vui và buồn,
hạnh phúc và đau khổ...” [22].
Nhà nghiên cứu Lê Thị Bừng khẳng định: Tình yêu đôi lứa là thứ tình cảm
vô cùng đẹp đẽ và có vai trò rất lớn trong đời sống của con ngƣời nói chung và
thanh niên nói riêng. Tình yêu là động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động với hiệu
suất cao nhất, không có động lực nào mạnh mẽ hơn tình yêu. Tác giả tập trung
nghiên cứu tình yêu trong thanh niên và đặt vấn đề là nhà trƣờng, gia đình và xã hội
phải có biện pháp giáo dục đúng đắn cho thanh niên về vấn đề tình yêu đôi lứa [5].
Tác giả Nguyễn Đình Xuân có bàn đến tình yêu ở nhiều góc độ: tình yêu là
một loại tình cảm cao cấp của con ngƣời. Tình yêu vô cùng phong phú và phức tạp,
nó chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con ngƣời [37]. Yêu nhau đã
khó nhƣng gìn giữ tình yêu còn khó hơn. Nó đòi hỏi lòng trung thực, chung thủy
với nhau, đòi hỏi nghệ thuật ứng xử thật tâm lý với nhau. Từ đó, Nguyễn Đình
Xuân đã đi sâu nghiên cứu vấn đề nghệ thuật ứng xử tâm lý trong tình yêu đôi lứa,
tình cảm vợ chồng để đôi lứa kết giao hạnh phúc trăm năm, xây dựng tổ ấm gia đình
và nuôi dạy con cái nên ngƣời [36].
Tác giả Thu Vân, Việt Hùng cho rằng, đối với các nhà tâm lý học, sự tƣơng
đồng trong tình yêu chính là chiếc chìa khóa của hạnh phúc. Theo các tác giả, “một
tình yêu đúng nghĩa phải có đủ năm yếu tố: sự hấp dẫn lẫn nhau về giới tính, sự
kích thích lẫn nhau về tâm lý, sự khao khát đƣợc ân ái, nhu cầu đƣợc đồng tình và
mến phục, nỗi lo sợ sẽ đánh mất nhau”.
Các tác giả cho rằng, nếu bạn đã may mắn có một tình yêu gồm đầy đủ năm
yếu tố thực sự tƣơng đồng nói trên thì hãy bảo vệ và không thay đổi chúng. Còn nếu
chẳng may tình yêu hiện nay của bạn còn thiếu một vài yếu tố nào đó thì đừng vội
đi đến hôn nhân mà hãy kiên nhẫn chờ đợi chúng hình thành và hãy can đảm nói lời
chia tay khi cả hai cùng nhận thấy chúng không thể hình thành trong tình yêu của
mình, cho dù có cố gắng thế nào đi chăng nữa [40].
Tác giả Trịnh Trung Hòa đã nhận định rằng, có lẽ trong toàn bộ lịch sử loài
ngƣời, chƣa bao giờ có một tình yêu đúng với nghĩa của từ này mà là toàn bộ vị

17
ngọt không pha với chút đắng nào. Nhìn từ góc độ triết học, có thể nói hạnh phúc và
bất hạnh, sung sƣớng và đau khổ luôn là hai mặt đối lập tồn tại trong tình yêu không
thể tách rời. Trong tác phẩm của mình tác giả đi sâu phân tích những nguyên nhân
tan vỡ trong tình yêu. Đó là sự khác biệt, đối lập giữa hai ngƣời, đó là lòng tham
của con ngƣời “Đứng núi này, trông núi nọ”, đó là vấn đề sinh lý - tình dục trong
khi yêu. Nguyên nhân khách quan là sự xuất hiện của “ngƣời thứ ba” - kẻ chen vào
giữa tình yêu của hai ngƣời - cũng đƣợc tác giả đề cập đến trong nghiên cứu của
mình [21].
Trong khi đó, tác giả Nguyễn Hoàng Đức khi nhận xét về tình yêu đôi lứa
thời hiện đại đã viết: “Chẳng ai nghi ngờ nạn khủng hoảng tình yêu thời hiện đại.
Tại sao tình yêu thời hiện đại lại dễ dàng tan vỡ? Câu trả lời hiển nhiên là: tình yêu
thời hiện đại thiếu một sức đề kháng, chiều sâu, bởi thế mà mỗi khi gặp gian nan,
trắc trở hay khó khăn, tình yêu dễ dàng tan vỡ”. Tác giả đi sâu phân tích những
nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự tan vỡ trong tình yêu nhƣ: sự đối
lập giữa hai ngƣời về nhiều mặt, sự can thiệp, dèm pha từ những ngƣời ngoài cuộc [9].
Tác giả Nguyễn Lý khi khẳng định sự quyến rũ, sức mạnh tinh thần hiếm có
mà nó đem lại cho con ngƣời đồng thời cảnh báo về hậu quả ghê gớm nếu một khi
tình yêu tan vỡ: “Tình yêu là chính cuộc sống của con ngƣời, vì một khi mất đi tình
yêu họ đang có thì ngƣời đó không còn nghị lực để sống. Họ mất đi cả sự phấn khởi
để làm việc, họ sống dở, chết dở”. Theo tác giả, bất kỳ tình yêu của đôi trai gái nào
cũng đều có mặt trái của nó và không có hạnh phúc nào là tuyệt đối cả. Sự không
phù hợp giữa hai ngƣời, sự đòi hỏi quá đáng ở đối tƣợng mình yêu, sự vị kỷ, cục
cằn, vũ phu, sự đớn hèn, thiếu quyết tâm, dũng khí trong khi yêu sẽ làm cho tình yêu
mất đi vẻ thơ mộng, quyến rũ, dễ dẫn đến những rạn nứt, tan vỡ trong tình yêu [26].
Tóm lại, điểm qua nghiên cứu của các tác giả trong nƣớc về tình yêu đôi lứa
có thể rút ra một số nhận xét sau:
Các nhà nghiên cứu Việt Nam đều khẳng định tình yêu đôi lứa là thứ tình
cảm không thể thiếu của con ngƣời. Tình yêu chính là sức mạnh, là chìa khóa của
mọi thành công, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Sự tan vỡ trong tình yêu do nhiều

18
yếu tố chủ quan và khách quan mang lại. Những yếu tố chủ quan là do sự khác biệt,
đối lập về nhiều mặt giữa hai ngƣời trong cuộc. Những yếu tố khách quan là do gia
đình ngăn cản, bạn bè dèm pha hay có sự xuất hiện của “ngƣời thứ ba”. Ngoài ra
nguyên nhân do một trong hai ngƣời thiếu chung thủy, quá thực dụng, thô lỗ, cục
cằn… cũng đƣợc các nhà nghiên cứu nhấn mạnh.
Một điều dễ nhận thấy là chƣa có nghiên cứu thực tiễn nào đi sâu tìm hiểu
các thành tố của tình yêu. Và hầu nhƣ chƣa có tác giả Việt Nam nào ứng dụng lý
thuyết tam giác tình yêu của Robert Sternberg vào nghiên cứu thực tiễn.
Khoảng trống này khiến chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tình yêu
đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành hiện nay để từ đó đề xuất một số kiến nghị
giúp nâng cao hiểu biết của ngƣời trƣởng thành về tình yêu chân chính.
Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu những khái niệm cơ bản trong nghiên cứu
về tình yêu đôi lứa.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Tình cảm
Trong sự tác động qua lại giữa con ngƣời với thế giới khách quan, con ngƣời
không chỉ nhận thức đƣợc thế giới mà còn tỏ thái độ của mình với thế giới. Những
hiện tƣợng tâm lý biểu thị thái độ của con ngƣời với những cái mà họ nhận thức
đƣợc hoặc làm ra đƣợc nhƣ thế gọi là cảm xúc, tình cảm. Đời sống tình cảm của con
ngƣời rất phong phú, ở nhiều mức độ khác nhau, có ảnh hƣởng sâu sắc đến toàn bộ
đời sống tâm lý con ngƣời. Đó là nét đặc trƣng của tâm lý ngƣời.
“Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con ngƣời đối với
những sự vật, hiện tƣợng có liên quan đến nhu cầu và động cơ của con ngƣời” [34].
Đây là một hình thức phản ánh tâm lý mới, phản ánh cảm xúc (rung cảm).
Do vậy, ngoài những điểm giống với sự phản ánh của nhận thức mang tính chủ thể,
có bản chất xã hội lịch sử, phản ánh cảm xúc còn có những đặc điểm riêng nhƣ sau :
- Về nội dung phản ánh: Tình cảm phản ánh mối quan hệ giữa các sự vật,
hiện tƣợng với nhu cầu, động cơ của con ngƣời.

19
- Về phạm vi phản ánh: Mọi sự vật, hiện tƣợng tác động vào giác quan của
chúng ta ít nhiều đƣợc ta nhận thức (ở mức độ đầy đủ, sáng tỏ khác nhau), song
không phải mọi tác động vào giác quan đều đƣợc ta tỏ thái độ, mà chỉ có những sự
vật, hiện tƣợng nào liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu hoặc
động cơ của con ngƣời mới gây nên cảm xúc. Nghĩa là phạm vi phản ánh của tình
cảm có tính lựa chọn.
- Về phương thức phản ánh: Tình cảm phản ánh thế giới dƣới hình thức
rung cảm.
- Ngoài ra, với tƣ cách là một thuộc tính tâm lý ổn định, tiềm tàng của nhân
cách, tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể. Quá trình hình thành tình cảm lâu dài,
phức tạp và diễn ra theo quy luật.
- Tình cảm đƣợc hình thành và biểu hiện qua xúc cảm.
- Sự tác động của hiện thực khách quan lên những cá nhân khác nhau tạo nên
những tình cảm khác nhau.
Tóm lại, theo chúng tôi, tình cảm chỉ có ở con ngƣời, tình cảm phản ánh sự
vật, hiện tƣợng khách quan mang đặc điểm chủ quan của mỗi ngƣời. Tính chủ quan
này phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ: điều kiện sống, môi trƣờng xã hội, trình độ học
vấn, sự giáo dục, truyền thống gia đình, đặc điểm lứa tuổi, giới tính, đặc điểm hệ
thần kinh của mỗi ngƣời.
1.2.2. Tình yêu
Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý của con ngƣời. Tình yêu luôn
là đề tài đƣợc phản ánh, bàn luận nhiều nhất trong triết học, tâm lý học, văn học,
sinh học, âm nhạc, hội họa, sân khấu...
Dƣới góc độ văn học, tình yêu đƣợc coi là một chất men cho sự sống của con
ngƣời. Có hàng trăm, hàng nghìn bài ca, bài thơ, câu chuyện ca ngợi tình yêu, nhất
là tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng. Tình yêu mang lại sự sống và hạnh phúc cho
loài ngƣời. Song cũng không ít ngƣời gặp phải những rủi ro trong tình yêu và cuộc
sống, nhƣ tình yêu đơn phƣơng, tình yêu phản bội, tình yêu dang dở… nên họ định
nghĩa tình yên là sự đau khổ, sự lừa dối.

20
Theo sinh lí học, óc là cơ quan điều khiển đời sống tâm hồn của con ngƣời
trong đó có cả tình yêu đôi lứa. Bởi vậy khi ta yêu, vùng điều khiển yêu - ghét ở óc
ra lệnh cho trái tim đập nhanh lên với tâm trạng hồi hộp, với xúc cảm mới mẻ ngây
ngất, thậm chí say đắm, si mê và ngƣời đời hiểu nhầm trái tim là biểu tƣợng của
tình yêu. Thực chất tình yêu là đời sống nội tâm vô cùng phong phú và phức tạp của
con ngƣời, nó do óc điều khiển khi có sự tác động của ngƣời khác giới lên cơ quan,
giác quan cảm giác của ta. Do đó khi nhìn thấy ngƣời đẹp, nghe đƣợc lời nói hay,
cử chỉ nhã nhặn làm ta hài lòng, yêu thích. Từ đó tình yêu dẫn dắt con ngƣời thể
hiện hành vi, cử chỉ, lời nói nhằm chiếm lĩnh ngƣời yêu, bằng sự cho đi, cống hiến
hay nhận lại và có cả sự ghen tuông, hờn dỗi…
Trần Trọng Thủy đã khẳng định “Tình yêu là một loại tình cảm đặc biệt -
biểu hiện cao nhất của tình ngƣời (lòng nhân ái), thúc đẩy mỗi ngƣời vƣợt ra khỏi
cái vỏ cá nhân của mình để đi đến hòa quyện với ngƣời khác, trong đó mỗi bên đều
trở nên phong phú hơn nhờ bên kia hay nói một cách hình tƣợng:
“Mình với ta tuy hai mà một
Ta với mình tuy một mà hai” [32].
Với tƣ cách là một nhà tâm lý, Nguyễn Đình Xuân lại đƣa ra quan điểm nhƣ
sau: “Dƣới góc độ tâm lý học, tình yêu đƣợc hiểu nhƣ là sự phản ánh mối quan hệ
(và có tỏ thái độ) có thiện cảm (là yêu) hoặc không có thiện cảm (là ghét, tức giận,
căm thù…) giữa con ngƣời với nhau. Vậy tình yêu đôi lứa, vợ chồng là dạng phản
ánh đặc biệt giữa hai giới tính là chính. Bên cạnh đó, cần nói rộng ra, bắt đầu là tình
yêu đôi lứa, sau đó là tình yêu vợ chồng, tình yêu cha mẹ đối với con cái, với ông
bà, Tổ Quốc, quê hƣơng, dân tộc…” [37].
Theo Vũ Dũng, tình yêu là: “1- Thái độ cảm xúc tích cực bậc cao đối với
một đối tƣợng có vai trò nằm ở trung tâm của hệ thống các nhu cầu và các hứng thú
của chủ thể (tình yêu đối với cha mẹ, đối với Tổ Quốc, với con cái, đối với âm
nhạc…). 2- Tình yêu là một tình cảm mạnh mẽ, dồn nén và tƣơng đối ổn định, kèm
theo những nhu cầu tình dục, xu hƣớng thể hiện tối đa các phẩm chất nhân cách tốt
đẹp của mình trong hoạt động và giao tiếp với ngƣời khác nhằm khơi dậy, thúc đẩy

21
ở đối tƣợng thái độ, tình cảm đáp lại cũng với mức độ bền vững và cƣờng độ tƣơng
ứng. Tình yêu mang tính chất gần gũi, sâu kín, thƣờng kèm theo những cảm xúc
xuất hiện và thay đổi theo tình huống: dịu dàng, trìu mến, thiết tha, ngƣỡng mộ,
ghen tuông… Sự thể hiện những cảm xúc này phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý -
nhân cách của chủ thể” [6].
Nhà tâm lý học S. Freud nghiên cứu hạt nhân của tình yêu là tình dục mà
mục đích cuối cùng của nó là sự gần gũi thể xác. Tình yêu bắt đầu tự khoái cảm có
đƣợc từ các cơ quan chức năng của cơ thể, từ tự kích thích, tự yêu (ái kỷ) rồi chuyển
sang yêu đối tƣợng dƣờng nhƣ là cái tôi mở rộng, sau đó chuyển sang những ham
muốn theo nghĩa đầy đủ của nó [6].
Tình yêu - theo E. Fromm đó là tâm thế, là định hƣớng tính cách quy định
thái độ của con ngƣời đối với thế giới nói chung. Tình yêu thể hiện sự quan tâm,
tinh thần trách nhiệm, sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Trong đó, ham muốn tình
dục chỉ là một dạng thể hiện nhu cầu về tình yêu và sự gắn kết. Tình yêu, theo ông
còn là một lĩnh vực nghệ thuật đòi hỏi phải có các k năng và kiến thức phong phú,
trong số đó có tính kỷ luật, sự tập trung, kiên trì, tích cực và niềm tin [6].
Theo chúng tôi, tình yêu chính là thứ tình cảm cao cấp của con ngƣời, là một
thuộc tính bền vững của nhân cách. Nó phong phú, đa dạng và rộng lớn: Từ tình yêu
cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột thịt trong gia đình, họ hàng, yêu thầy cô, bạn bè,
mái trƣờng thân yêu... đến tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Tình yêu ấy lớn lên theo
năm tháng và tuân theo những quy luật riêng của nó. Đến một thời kỳ phát triển
nhất định của cá nhân mới nảy sinh và phát triển thành một loại tình cảm đặc biệt
của con ngƣời. Đó là tình yêu đôi lứa. Và trong nghiên cứu này, tôi tập trung tìm
hiểu tình yêu đôi lứa của những ngƣời đầu tuổi trƣởng thành (từ 25 đến 40 tuổi).
1.2.3. Tình yêu đôi lứa
Tình yêu đôi lứa là một vấn đề khá tiêu biểu, đẹp đẽ và thiêng liêng, phức tạp
và đa dạng. Chính vì lẽ đó mà tình yêu đôi lứa đã đƣợc con ngƣời quan tâm nghiên
cứu từ rất lâu đời trong lịch sử.

22
Tình yêu đôi lứa, đó là sự rung cảm sâu sắc nhất của sự thống nhất về nhiều
mặt: mặt tự nhiên và xã hội, cơ thể và tinh thần, thẩm m và đạo đức nhƣng lại
mang tính cá nhân mạnh mẽ. Tình yêu đôi lứa có những đặc trƣng cơ bản sau: Sự
gắn bó tình cảm chặt chẽ với một ngƣời khác; Xu hƣớng suy nghĩ về ngƣời đó theo
lối lý tƣởng hóa; Một sức hấp dẫn rõ rệt về thể xác mà ngƣời ta thƣờng coi sự đụng
chạm thân thể là thực hiện sự hấp dẫn đó.
Có thể nói, tình yêu đôi lứa tuy là tình cảm riêng tƣ thầm kín giữa hai ngƣời
nhƣng lại có mối liên hệ mật thiết, sâu xa với tình ngƣời hay còn gọi là lòng nhân
ái. Trong đó, chính tình ngƣời cùng với những nhu cầu đặc trƣng cho nó ở từng giai
đoạn lịch sử, nhu cầu đƣợc trở thành nhân cách mới, đây chính là gốc rễ chủ yếu, là
nền tảng thực sự của tình yêu đôi lứa chứ không phải là nhu cầu tình dục. Và trong
tình yêu, mỗi bên đều nhìn thấy ở bên kia một con ngƣời với tƣ cách là một nhân
cách.
Đứng trƣớc quan điểm nhƣ vậy, cách lập luận nhƣ vậy, có thể coi tình yêu là
một loại tình cảm đặc biệt - biểu hiện cao nhất của tình ngƣời (lòng nhân ái) thúc
đẩy mỗi ngƣời vƣợt qua khỏi cái vỏ cá nhân của mình để đi đến hòa quyện với
nhau, khiến mỗi ngƣời trở nên phong phú hơn, hoàn thiện và tốt đẹp hơn nhờ bên kia.
Dấu hiệu của tình yêu đôi lứa, đấy là sự rung động của con tim, nó thể hiện
tất cả các xúc cảm của con ngƣời nhƣ: hứng thú, hồi hộp, sung sƣớng, e thẹn, xấu
hổ, giận hờn, ghen tuông, đau khổ… Các xúc cảm này thể hiện ra bên ngoài thông
qua vẻ mặt, tƣ thế, cử chỉ, hành vi, giọng nói… ở mỗi con ngƣời.
Nói một cách tổng quan nhất: Tình yêu đôi lứa là tình yêu giữa hai ngƣời, thể
hiện ở sự tôn trọng, thông cảm và cao hơn là sự hòa hợp về mặt tâm hồn của con
ngƣời. Tình yêu biểu hiện ở mức độ trên tình bạn ở hai ngƣời đã trƣởng thành.
Quan điểm tƣơng đối thống nhất của các nhà khoa học hiện nay cho rằng,
tình yêu đôi lứa là sự hấp dẫn, rung cảm lẫn nhau giữa hai ngƣời cả về tinh thần -
tâm lý lẫn thể xác - sinh lý.
Trần Hiệp và Đỗ Long đã định nghĩa: “Tình yêu đôi lứa là tình cảm mãnh
liệt, say đắm và tƣơng đối bền vững đƣợc tạo nên do những nhu cầu ẩn giấu sắc thái

23
sinh lý của chủ thể. Tình yêu đôi lứa với tình cảm sâu sắc thƣờng đi đôi với cảm
xúc dịu dàng, vui sƣớng, ghen tuông... Những tình cảm này xuất hiện và thay đổi
theo tình huống cụ thể và phụ thuộc vào các đặc điểm tâm lý cá nhân của hai ngƣời.
Khi xem xét tình yêu cần phải kết hợp hài hoà hai yếu tố: bản năng tình dục và tình
cảm của tâm hồn” [20].
Còn giáo sƣ Ruđônphơ Nôibéc lại định nghĩa tình yêu đôi lứa một cách ngắn
gọn nhƣ sau: “Tình yêu là sự gặp gỡ của hai ngƣời thuộc hai giới, trên cơ sở cùng
chung ham muốn về tinh thần và thể xác, trên cơ sở sự liên kết và giúp đỡ lẫn
nhau” [28].
Theo quan điểm của R. Sternberg, tình yêu bao gồm ba thành tố, đó là sự gần
gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Nếu có đƣợc trọn vẹn cả ba thành
tố trên sẽ trở thành tình yêu hoàn hảo, tình yêu lý tƣởng mà bao nhiêu ngƣời
mong đợi [47].
Dựa trên quan điểm về tình yêu của R. Sternberg và kế thừa các quan điểm
khác nhau của các tác giả Việt Nam, chúng tôi hiểu rằng: Tình yêu đôi lứa là tình
cảm cao cấp của con người thể hiện ở sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách
nhiệm giữa hai người.
1.2.4. Người trưởng thành
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, ngƣời trƣởng thành đƣợc hiểu là “ngƣời đã lớn
khôn và tự lập đƣợc”. Theo định nghĩa này thì ngƣời trƣởng thành là ngƣời đã “lớn”
tức là đã hoàn thiện về mặt thể chất, “khôn” tức là đã hoàn thiện về mặt tâm lý, “tự
lập đƣợc” nghĩa là có khả năng lao động để nuôi sống bản thân.
Theo các nhà tâm lý học thì trƣởng thành là khái niệm thuộc về tinh thần, là
sự trƣởng thành về mặt tâm lý, xã hội. Về mặt pháp luật, một ngƣời 18 tuổi đƣợc
coi là công dân thực thụ của đất nƣớc. Họ có quyền bầu cử, ứng cử, phải chịu trách
nhiệm về mọi hành vi và việc làm của mình trƣớc Bộ luật hình sự, luật nghĩa vụ
quân sự, luật hôn nhân, gia đình... Nhƣ vậy, họ là một ngƣời trƣởng thành.
Trong các cuốn giáo trình của M , các nhà tâm lý học lấy mốc bắt đầu tuổi
ngƣời lớn là 20 tuổi và chia ra thành các giai đoạn: Đầu tuổi ngƣời lớn (từ 20-40

24
tuổi), giữa tuổi ngƣời lớn (từ 40-60 tuổi) và cuối tuổi ngƣời lớn (từ 60 tuổi trở
lên) [17].
Tuy nhiên trong xã hội Việt Nam, phải đến khoảng 23 tuổi con ngƣời mới có
thể sống tự lập, có việc làm, có khả năng nuôi sống bản thân và gia đình riêng của
mình. Về mặt tâm lý xã hội, từ 23 tuổi trở đi con ngƣời mới chính thức trở thành
ngƣời lớn. Đây là giai đoạn rất dài của cuộc đời con ngƣời nên các nhà tâm lý học
thƣờng chia thành các giai đoạn khác nhau: Tuổi trƣởng thành (từ 23 đến 40 tuổi),
tuổi trung niên (từ 40 đến 60 tuổi), tuổi già (từ 60 tuổi trở lên) [17].
Khó có thể xác định đƣợc chính xác thời kỳ phát triển của ngƣời trƣởng
thành nếu chỉ dựa trên cơ sở độ tuổi. Vì vậy các nhà khoa học thƣờng xét đến ba
phƣơng diện khác nhau của “độ tuổi”, ngoài tuổi theo thời gian đƣợc tính từ khi
sinh ra, họ thƣờng quan tâm đến tuổi sinh học, tuổi xã hội và tuổi tâm lý của con
ngƣời. Trong đó bộ phận cấu thành đầu tiên của sự trƣởng thành, theo quan điểm
các nhà tâm lý học, nhất định phải là sự trƣởng thành về mặt tâm lý. Theo nhà
nghiên cứu Craig G.J và Baucum D., dấu hiệu đặc trƣng của sự trƣởng thành về mặt
tâm lý là khả năng giải quyết các mâu thuẫn và các vấn đề xã hội một cách tích
cực [17].
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung tìm hiểu tình yêu đôi lứa
của những ngƣời trƣởng thành từ 25 đến 40 tuổi.
1.2.5. Tình yêu đôi lứa của người trưởng thành
Trong tình yêu của những ngƣời trƣởng thành có sự đam mê, sự gần gũi,
thấu hiểu và tính cam kết, trách nhiệm. Đó là những yếu tố cơ bản và quan trọng để
xây dựng nên một tình yêu đẹp.
Trên cơ sở đó chúng tôi cho rằng: Tình yêu đôi lứa của người trưởng thành
là tình cảm cao cấp của con người (những người trưởng thành từ 25 đến 40 tuổi),
thể hiện ở sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm giữa hai người.
1.3. Các thành tố tình yêu của những ngƣời trƣởng thành
1.3.1. Các thành tố trong tình yêu đôi lứa của người trưởng thành
Một trong các lý thuyết đầu tiên về tình yêu đƣợc phát triển bởi Sigmund
Freud. Freud thƣờng xuyên thêm vào bản chất con ngƣời những ham muốn vô thức,

25
lý thuyết của ông về tình yêu xoay quanh sự cần thiết cho một "cái tôi lý tƣởng”.
Định nghĩa về một “cái tôi lý tƣởng” nhƣ sau: Hình ảnh của ngƣời mà ta muốn trở
thành, đó là khuôn mẫu của những ngƣời mà ta vô cùng tôn trọng [43].
Một lý thuyết khác đƣợc giới thiệu bởi Maslow. Tháp nhu cầu của Maslow
đặt sự thể hiện bản thân ở trên đỉnh cao nhất. Ông cho rằng những ai đã đạt đến
đỉnh đƣợc thể hiện bản thân thì có khả năng yêu thƣơng [43].
Lý thuyết tam giác tình yêu là một lý thuyết về tình yêu đƣợc phát triển bởi
nhà tâm lý học ngƣời M - Robert Sternberg.
Theo ông, tình yêu là mối quan hệ liên cá nhân, đƣợc đặc trƣng bởi sự kết
hợp của ba thành phần: Sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm (Hình 1.1).

Sự gần gũi

Sự đam mê Trách nhiệm

Hình 1.1: Ba thành tố trong lý thuyết tam giác tình yêu [46]

Lý thuyết này nhấn mạnh đến bản chất động của tình yêu. Tình yêu không hề
tĩnh lặng mà là sự biến đổi không ngừng của các thành phần này. Nó làm nên sức
hút kỳ diệu của tình yêu, cũng nhƣ làm thay đổi mối quan hệ lứa đôi. Mỗi thành
phần của tình yêu đều có thể thay đổi theo hƣớng tăng lên hoặc giảm đi trong quá
trình phát triển của mối quan hệ yêu đƣơng và do đó tác động lên chất lƣợng của
mối quan hệ này. Các thành phần này cũng có thể kết hợp theo những cách khác
nhau, mỗi một sự kết hợp cho ta một kiểu tình yêu: tình yêu trống rỗng, tình yêu
lãng mạn, tình yêu mê đắm,… Trong quan hệ yêu đƣơng, ở những giai đoạn khác
nhau có thể có những loại tình yêu khác nhau tùy thuộc vào sự nổi trội của thành
phần nào. Các thành phần này của tình yêu không tồn tại vĩnh cửu, cũng không kết

26
hợp với nhau một cách vĩnh cửu và luôn có sự chuyển biến trong suốt cuộc sống lứa
đôi.

1. Sự gần gũi (Intimacy): bao gồm cảm nhận sự gắn kết, tình cảm ấm áp, thân
thiết, sự tƣơng tác và sự ràng buộc với nhau.

Sự gần gũi là điều liên kết lâu dài giữa hai ngƣời trong xã hội, dù họ có yêu
hay không. Càng ít rào cản, trắc trở giữa hai ngƣời thì độ thân mật của họ càng cao.
Thông thƣờng sự gần gũi, thấu hiểu đƣợc thể hiện qua sự đồng cảm (cùng cảm
nhận), quan điểm chung (cùng suy nghĩ) và kỷ niệm chung (cùng thực hiện) giữa
hai ngƣời, cũng nhƣ điều riêng tƣ giữa họ mà ngƣời ngoài không mấy ai biết. Gần
gũi giúp giữ những rào cản bị loại bỏ không phát sinh và giữ hai ngƣời tiếp tục ở
gần nhau khi đam mê biến mất.

Có 10 dấu hiệu của sự gần gũi. Đó là:

1. Mong muốn làm điều tốt lành cho bạn tình.

2. Cảm thấy hạnh phúc với bạn tình.

3. Quý trọng bạn tình.

4. Có thể nhờ cậy bạn tình khi cần.

5. Có thể hiểu nhau.

6. Chia sẻ bản thân và những gì thuộc về mình cho bạn tình.

7. Nhận những ủng hộ về tình cảm đối với bạn tình.

8. Ủng hộ về tình cảm đối với bạn tình.

9. Có thể tâm sự với bạn tình về những điều thầm kín.

10. Đánh giá cao sự hiển diện của bạn tình trong cuộc sống của bản thân

Có thể nói trong tình yêu, sự đồng cảm, gần gũi, tin cậy, thấu hiểu và tôn
trọng lẫn nhau có thể biểu hiện qua giọng nói, nét mặt, cử chỉ, nụ cƣời… Từ đó, họ
phần nào hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của nhau. Mỗi ngƣời sẽ luôn biết

27
đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của ngƣời kia để hiểu, chia sẻ và cảm thông. Họ hạnh
phúc khi ngƣời yêu của mình hạnh phúc và ngƣợc lại, họ thấy đau khổ khi ngƣời
yêu gặp những điều không may mắn trong cuộc sống. Có thể nói, sự gần gũi chính
là sợi dây vô hình gắn chặt hai ngƣời lại với nhau khiến cho họ luôn luôn muốn hòa
quyện vào nhau, không rời xa nhau.

2. Sự đam mê (Passion): bao gồm sự lãng mạn, sự lôi cuốn về thể xác và sự mong
muốn thỏa mãn tình dục. Những yếu tố này có thể đƣợc kích hoạt bởi mong muốn
nâng cao sự đánh giá bản thân, ham muốn tình dục hoặc chứng tỏ năng lực tình dục,
muốn hoà nhập, muốn sở hữu hoặc muốn phụ thuộc vào ngƣời khác.

Đam mê là thành phần đặc trƣng của tình yêu, điều đem lại cho nó sự quyến
rũ bí ẩn. Bằng lực hấp dẫn kỳ lạ của mình, đam mê kéo hai ngƣời lại gần nhau với
những cảm giác bức rứt, khó chịu khi họ ở xa nhau. Ghi nhận cho thấy não con
ngƣời tạo ra hợp chất lạ khi hai ngƣời đam mê ở gần nhau, gây nên cảm xúc dễ chịu
mà bình thƣờng không có. Đó là vị ngọt độc đáo của tình yêu.

Không thể phủ nhận rằng sức cuốn hút mãnh liệt giữa hai ngƣời bắt đầu từ vẻ
đẹp hình thức đến vẻ đẹp tâm hồn của mỗi ngƣời. Khi tình yêu nảy nở, tình dục
chính là yếu tố đặc trƣng không thể thiếu của nó. Trƣớc hết đó là sự đồng cảm, hấp
dẫn về vẻ đẹp tâm hồn kết hợp theo đó là nhu cầu đƣợc ôm ấp, gần gũi, chiều
chuộng… về mặt cơ thể.

Tóm lại, sự đam mê, cuốn hút lẫn nhau trong tình yêu biểu hiện ở sự hấp dẫn
về thể xác, về vẻ đẹp tâm hồn, sự nhớ nhung, bồn chồn, da diết… Tất cả đều đƣợc
coi là những yếu tố quan trọng để hình thành nên một tình yêu bền vững.

3. Tính trách nhiệm (Commitment): bao gồm quyết định duy trì sự có nhau trong
một giai đoạn ngắn và về lâu dài thì chia sẻ những thành quả và cùng xây dựng kế
hoạch cuộc sống. Nói cách khác, tính trách nhiệm gồm hai phần riêng biệt: phần
ngắn hạn và phần dài hạn. Phần ngắn hạn nằm ở chỗ cá nhân quyết định hoặc cảm
thấy mình yêu ai. Cá nhân có thể quyết định việc này một cách có ý thức hoặc vô

28
thức. Còn phần dài hạn là sự cam kết tình yêu. Đó là việc quyết định ở lại bên nhau
lâu dài, chia sẻ với nhau những thành tựu cũng nhƣ những kế hoạch thực hiện nhiều
điều trong thời gian dài hạn. Đây là những điều cần thiết để duy trì tình yêu. Phần
ngắn hạn thƣờng xuất hiện trƣớc phần dài hạn, tức là quyết định yêu có trƣớc, còn
những biểu lộ về sự cam kết tình yêu với ngƣời mình yêu có sau. Tuy nhiên, quyết
định yêu không nhất thiết sẽ kéo theo sự cam kết tình yêu. Những tình yêu ngắn hạn
thƣờng thiếu sự cam kết này nên khó duy trì tình yêu lâu dài.

Đam mê bí ẩn thoắt ẩn thoắt hiện, còn sự gần gũi là liên kết phân tử không
đủ sức gắn hai ngƣời thành một. Tình yêu cần nhân tố tin cậy để gắn chặt họ với
nhau. Đó chính là tính cam kết, trách nhiệm [44, 46, 47].

Nói tóm lại, sự đam mê, sự gần gũi và tính cam kết, trách nhiệm là ba yếu tố
quan trọng hình thành nên một tình yêu hoàn hảo. Và một ngƣời biết dung hòa cả ba
thành tố này trong tình yêu sẽ sở hữu một tình yêu trọn vẹn và một cuộc sống hạnh
phúc viên mãn.

1.3.2. Mối quan hệ giữa các thành tố trong tình yêu đôi lứa của người trưởng
thành

Trải nghiệm của một ngƣời về "khối lƣợng" tình yêu phụ thuộc vào độ mạnh
tuyệt đối của 3 thành tố: sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Còn
trải nghiệm của một ngƣời về các kiểu tình yêu phụ thuộc vào độ mạnh tƣơng đối
của chúng trong mối quan hệ với nhau. Các giai đoạn và các kiểu tình yêu khác
nhau có thể đƣợc giải thích bởi sự kết hợp khác nhau của 3 thành phần này. Ví dụ,
sự chú trọng tƣơng đối vào một thành phần trong một giai đoạn nào đó của mối
quan hệ lãng mạn. Thiếu cam kết, tình yêu sẽ bị lụi tàn. Thiếu đam mê, tình yêu chỉ
còn là trách nhiệm. Thiếu gần gũi, tình yêu mất đi sự sâu sắc. Nhƣ vậy, một mối
quan hệ nếu chỉ dựa trên một thành tố thì sẽ kém bền vững hơn có 2 hay 3 thành
tố trên.

Theo lý thuyết này, tình yêu đƣợc tạo ra bởi ba thành phần: sự gần gũi, niềm
đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Sternberg xác định tám loại tình yêu, có thể

29
đƣợc mô tả nhƣ sự kết hợp khác nhau giữa ba yếu tố này. Trong đó, một loại không
đƣợc cấu thành từ ba thành tố trên là loại không tình yêu (Bảng 1.1).

Bảng 1.1: Phân loại tình yêu của Robert Sternberg [46]

Sự gần gũi Đam mê Cam kết, trách nhiệm

Không tình yêu

Tình bạn x

Tình yêu mê đắm x

Tình yêu trống rỗng x

Tình yêu lãng mạn x x

Tình yêu bầu bạn x x

Tình yêu ban đầu x x

Tình yêu hoàn hảo x x x

1. Không tình yêu (Non-love): "Chỉ đơn giản là sự vắng mặt của cả ba thành
phần của tình yêu. Không tình yêu đặc trƣng cho phần lớn các mối quan hệ cá nhân
của chúng ta, nó chỉ đơn giản là những tƣơng tác thông thƣờng" [49, tr.268].

Theo Robert Sternberg thì có 7 loại tình yêu đƣợc mô tả trong sơ đồ tam giác
dƣới đây. Tam giác lớn thì tình yêu sâu nặng và ngƣợc lại. Hình dạng (loại) của tam
giác xác định “dạng” tình yêu.

Tình yêu chỉ dựa trên 1 thành tố:

Trong hình ảnh một tam giác, sự gần gũi đƣợc coi là thành phần tại điểm đỉnh
của tam giác, trong khi niềm đam mê và tính cam kết, trách nhiệm tạo nên các điểm
phụ. Ngoài ra đại diện tại mỗi điểm là các loại tình yêu mà chỉ có một thành phần.

30
Sự gần gũi

Tình bạn

T.Y mê đắm T.Y trống rỗng


Sự đam mê Trách nhiệm

Hình 1.2: Các loại tình yêu chỉ dựa trên một thành tố [46]

2. Tình bạn (Liking): ở đỉnh của tam giác bởi vì nó chỉ liên quan đến sự gần
gũi. Loại tình yêu này đƣợc đặc trƣng bởi một cảm giác gần gũi và tin tƣởng.
Trƣờng hợp này sự thân thiết, ƣa thích biểu hiện tính chất của tình bạn thật sự. Qua
đó, một ngƣời cảm thấy có sự an toàn, ấm áp và gần gũi với ngƣời kia nhƣng không
hề có sự đam mê hay ý định gắn bó lâu dài. “Nó đề cập đến các trải nghiệm cảm
xúc trong các mối quan hệ có thể đƣợc mô tả nhƣ là tình bạn. Một cảm giác gần gũi,
ấm áp với ngƣời khác nhƣng không có cảm xúc mãnh liệt, đam mê hay trách nhiệm
lâu dài" [49, tr.268].

3. Tình yêu mê đắm (Infatuation love): ở điểm trái của tam giác và chỉ liên
quan đến niềm đam mê. Nó đặc trƣng bởi sự hấp dẫn về thể chất và ham muốn tình
dục. Đây là loại tình yêu thƣờng xảy ra vào lúc bắt đầu của một mối quan hệ. Trong
thực tế, nó thƣờng đƣợc gọi là "tình yêu sét đánh”. Mối quan hệ lãng mạn thƣờng
bắt đầu bằng tình yêu mê đắm và trở thành tình yêu lãng mạn khi sự gần gũi phát
triển theo thời gian. Nếu không có thêm sự gần gũi hoặc tính cam kết, trách nhiệm,
mối quan hệ này thƣờng ngắn ngủi, hời hợt và có thể biến mất đột ngột.
4. Tình yêu trống rỗng (Empty): ở điểm bên phải của tam giác và đặc trƣng
bởi một cam kết mạnh mẽ để duy trì các mối quan hệ. Tình yêu trống rỗng thiếu sự
gần gũi, tình cảm và hấp dẫn tình dục. Mối quan hệ này thƣờng có thể đƣợc nhìn
thấy ở một trong hai trƣờng hợp nhƣ: trong một mối quan hệ cũ, nơi cả hai sự gần

31
gũi và niềm đam mê đã bị xuống cấp hoặc trong một cuộc hôn nhân đƣợc sắp đặt,
mối quan hệ của vợ chồng có thể bắt đầu bằng tình yêu trống rỗng và phát triển dần
từ ngƣời này sang ngƣời kia theo thời gian. Điều đó cho thấy "tình yêu trống rỗng
không cần phải là trạng thái đầu hay cuối của một mối quan hệ lâu dài ... nhƣng bắt
đầu hơn là kết thúc" [41]. Trong cả hai trƣờng hợp, sự cam kết, trách nhiệm là điều
duy nhất giữ lại mối quan hệ này.
Những kiểu tình yêu - tình bạn, tình yêu mê đắm, tình yêu trống rỗng - mà
chỉ có một thành phần đƣợc coi là ít ổn định hơn so với các loại tình yêu dựa trên
hai thành phần.
Tình yêu dựa trên 2 thành tố:
Sự gần gũi

T.Y lãng mạn T.Y bầu bạn

Sự đam mê Trách nhiệm


T.Y ban đầu

Hình 1.3: Các loại tình yêu dựa trên hai thành tố [46]
5. Tình yêu lãng mạn (Romantic love): Trên tam giác tình yêu, nó nằm ở phía
bên trái, giữa sự gần gũi và niềm đam mê. Vì nó đƣợc đặc trƣng bởi sự hiện diện
của cả hai niềm đam mê tình dục và sự gần gũi nhau. Tình yêu này có sự ràng buộc
dựa trên xúc cảm cá nhân thông qua sự gần gũi, thấu hiểu và mê đắm xác thịt. Tình
yêu này có nhiều đam mê, nhiều kỷ niệm, nhiều giây phút đồng cảm, thấu hiểu
nhƣng không duy trì trách nhiệm.
6. Tình yêu bầu bạn (Companionate love): Nó nằm ở phía bên phải của hình
tam giác, giữa sự gần gũi và tính cam kết, trách nhiệm, đƣợc đặc trƣng bởi sự hiện
diện của cả hai thành tố là trách nhiệm và sự gần gũi. Tình yêu bầu bạn biểu hiện
qua sự gần gũi, thân thiết, thấu hiểu, không đam mê nhƣng mạnh hơn tình bạn bởi

32
vì nó có sự cam kết lâu dài. "Đây là loại tình yêu xuất hiện trong những cuộc hôn
nhân lâu dài - nơi niềm đam mê không còn hiện diện" [48] nhƣng ở đó vẫn tồn tại
một tình cảm sâu đậm và sự cam kết, trách nhiệm với nhau. Tình yêu bầu bạn
thƣờng là lâu dài và có thể là một mối quan hệ rất thỏa mãn. Tình yêu lý tƣởng
đƣợc chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình là một hình thức của tình yêu bầu
bạn, nhƣ là tình yêu giữa những ngƣời bạn thân, một tình bạn thuần khiết nhƣng
mạnh mẽ.
7. Tình yêu ban đầu/ngốc nghếch (Fatuous Love): Nó nằm ở đáy của tam
giác, giữa niềm đam mê và trách nhiệm. Nó đƣợc đặc trƣng bởi sự hiện diện của cả
sự gần gũi và đam mê tình dục. Dạng này có thể minh họa bằng những trƣờng hợp
ve vãn, tán tỉnh thoáng qua và sau đó tiến tới hôn nhân mà thiếu hẳn sự gần gũi,
thân thiết, thấu hiểu. Trong tình yêu này hứa hẹn đƣợc thúc đẩy mạnh bởi sự đam mê.

Tình yêu kết hợp cả 3 yếu tố:

Tình bạn
Sự gần gũi

T.Y lãng mạn T.Y bầu bạn


Đam mê + gần gũi Sự gần gũi + trách nhiệm

T.Y hoàn hảo

T.Y mê đắm Đam mê + gần gũi + T.Y trống rỗng


trách nhiệm Trách nhiệm
Sự đam mê

T.Y ban đầu


Đam mê + trách nhiệm

Hình 1.4: Các loại tình yêu dựa trên ba thành tố [46]
8. Tình yêu hoàn hảo (Consummate love): là tình yêu lý tƣởng, bao gồm trọn
vẹn cả 3 thành phần, là tình yêu lãng mạn và trách nhiệm hay tình yêu bầu bạn và
đam mê. Dạng tình yêu hoàn hảo này là đại diện cho tƣ tƣởng về mối quan hệ mà
con ngƣời cố gắng xây đắp.

33
Thực tế cuộc sống thiếu lý tƣởng và môi trƣờng lý tƣởng thì tình yêu này
không thể tồn tại lâu bền đƣợc. Nó đòi hỏi nhiều nỗ lực duy trì, để giữ sự gần gũi,
thấu hiểu lúc trẻ và gìn giữ sự đam mê khi về già. Mọi nỗ lực đều có quả ngọt, nên
vị ngọt tình yêu trọn vẹn xứng đáng dành cho ai chăm sóc nó.
Trong 7 dạng tình yêu, tình yêu hoàn hảo đƣợc lý thuyết hóa là tình yêu gắn
liền với các “cặp đôi hoàn hảo”. Theo Sternberg, những cặp này sẽ rất hạnh phúc
trong 15 năm hay hơn nữa mà chính họ cũng không hình dung là họ hạnh phúc hơn bất
cứ ai.
Tuy nhiên Sternberg cũng lƣu ý rằng, giữ đƣợc tình yêu hoàn hảo khó hơn cả
việc đạt đƣợc nó. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc biến các thành phần của
tình yêu thành hành động. "Nếu không biểu lộ tình cảm" ông cảnh báo, "thậm chí sự
vĩ đại nhất của tình yêu cũng có thể chết" [45, tr. 341]. Nhƣ vậy, tình yêu đó không
thể đƣợc lâu dài. Nếu niềm đam mê bị mất dần theo thời gian, tình yêu hoàn hảo có
thể thay đổi thành tình yêu bầu bạn [44, 46, 47].
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành
Giữ gìn tình yêu, tạo lập một cuộc sống hạnh phúc, đôi lứa gắn bó đến “đầu
bạc răng long” là điều biết bao ngƣời mơ ƣớc. Các nghiên cứu của tiến s John
Gray [10], giáo sƣ V. Kônbanôvxki [28], Nguyễn Đình Xuân [36], Trịnh Trung Hòa
[21], Nguyễn Hoàng Đức [9], Nguyễn Lý [26], Thu Vân - Việt Hùng [40]... đã đƣa
ra rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng
thành nhƣ:
Nhóm yếu tố chủ quan bao gồm: Sự đối lập trong quan điểm, nhận thức, thái
độ, mục đích, lợi ích... giữa hai ngƣời; sự khác biệt về nhu cầu, tính cách; khí chất;
năng lực; trình độ học vấn… Nhóm yếu tố khách quan bao gồm: sự phản đối của gia
đình, sự dèm pha của bạn bè, sự xuất hiện của ngƣời thứ ba… sẽ dẫn đến mâu
thuẫn, đổ vỡ trong tình yêu.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi có đề cập đến một số yếu tố
ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành nhƣ sau:

34
Thứ nhất là sự kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng. Hầu nhƣ
mỗi ngƣời đều xây dựng cho riêng mình một hình mẫu lý tƣởng. Nhƣng không phải
ai cũng tìm đƣợc cho mình hình mẫu đó. Nếu nhƣ ngƣời yêu (vợ/chồng) trong hiện
thực không đƣợc nhƣ những gì bản thân kỳ vọng thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tình
yêu của họ hay không?
Thứ hai, chúng tôi xét đến những yếu tố nhƣ: độ tuổi, giới tính và tình trạng
hôn nhân. Sự khác biệt về những yếu tố này sẽ có những ảnh hƣởng nhƣ thế nào
đến tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành.
Thứ ba, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn một số đặc điểm cá nhân
có thể ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa. Đó là sự thông minh (Thông minh hiểu theo
nghĩa đơn thuần là sự hiểu và tiếp thu nhanh, nhớ lâu, nhanh trí, khôn khéo trong
giao tiếp, ứng xử [58]), tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính.
Những đặc điểm này sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến từng thành tố trong tình yêu đôi
lứa của ngƣời trƣởng thành? Liệu rằng một ngƣời thông minh có giúp cho tình yêu
của họ sâu sắc hơn không? Liệu một ngƣời tốt bụng, một ngƣời hấp dẫn hay khỏe
mạnh hoặc có triển vọng tài chính thì tình yêu của họ có mãnh liệt hơn không? Câu
trả lời sẽ đƣợc trình bày cụ thể trong kết quả nghiên cứu tại chƣơng 3.
1.5. Mối quan hệ giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc
Tình yêu và hạnh phúc là những điều kỳ diệu mà con ngƣời luôn hƣớng tới.
Ngƣời ta tìm đến tình yêu để có đƣợc hạnh phúc viên mãn bên nhau. Có thể nào
tình yêu càng mặn nồng, mãnh liệt thì càng mang đến cho con ngƣời cảm nhận hạnh
phúc một cách sâu sắc hơn không?
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc chủ quan, nhƣng
các tác giả đều thống nhất ở một điểm, đó là một ngƣời cảm thấy hạnh phúc khi họ
thấy yêu thích cuộc sống của chính họ.
Theo tác giả Diener E., hạnh phúc chủ quan là một khái niệm rộng bao gồm
các trải nghiệm thỏa mãn, các trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức thấp và sự hài lòng
với cuộc sống ở mức cao [18].

35
Còn theo cách hiểu của Keyes C. L. M, hạnh phúc (well-being) chính là sự
khoẻ mạnh về tinh thần, thể hiện ở những cảm xúc tích cực và sự vận hành tốt các
chức năng tâm lý, xã hội trong cuộc sống, bao gồm 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc,
hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc xã hội.
Hạnh phúc cảm xúc (Emotional well-being) thể hiện qua một loạt những dấu
hiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc đƣợc
đo bằng những trạng thái cảm xúc dƣơng tính hoặc sự hài lòng với cuộc sống
nói chung.
Hạnh phúc tâm lý (Psychological well-being) thể hiện ở sự chấp nhận, hài
lòng với bản thân; mối quan hệ tích cực với những ngƣời khác; sự phát triển cá
nhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trƣờng xung quanh; tự chủ. Ngƣời
hạnh phúc về mặt tâm lý là ngƣời hài lòng với hầu hết những gì ở bản thân, có
những mối quan hệ ấm áp và tin tƣởng, tin bản thân mình sẽ phát triển thành ngƣời
tốt hơn, có định hƣớng trong cuộc sống, có thể làm chủ môi trƣờng nhằm thoả mãn
nhu cầu và làm chủ những quyết định của bản thân.
Hạnh phúc xã hội (Social well-being) thể hiện ở sự hài lòng với các mối
quan hệ liên cá nhân và với môi trƣờng xã hội xung quanh. Trong khi hạnh phúc
tâm lý đƣợc đánh giá thông qua những tiêu chí mang tính cá nhân và riêng tƣ, thì
hạnh phúc xã hội lại đƣợc đánh giá qua những tiêu chí mang tính công khai và xã
hội: sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hoá xã hội; sự hoà nhập xã hội; sự chấp nhận xã
hội và sự đóng góp cho xã hội. Con ngƣời cảm thấy hạnh phúc về mặt xã hội khi họ
thấy sự vận hành của xã hội là có ý nghĩa và có thể hiểu đƣợc; xã hội có tiềm năng
cho con ngƣời phát triển; cảm thấy họ thuộc về cộng đồng và đƣợc cộng đồng chấp
nhận; cảm thấy họ chấp nhận phần lớn những gì trong xã hội; cảm thấy sự đóng góp
của mình cho xã hội [18].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu mối tƣơng quan giữa tình yêu đôi
lứa của những ngƣời trƣởng thành với từng mặt của cảm nhận hạnh phúc nói chung.
Cụ thể là nghiên cứu ảnh hƣởng của từng thành tố trong tình yêu: sự gần gũi, sự
đam mê và tính cam kết, trách nhiệm đến cảm nhận hạnh phúc của con ngƣời.

36
Tiểu kết Chương 1
Qua tổng quan nghiên cứu về thực trạng tình yêu đôi lứa của những ngƣời
trƣởng thành hiện nay có thể rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1) Nghiên cứu tổng quan các vấn đề cho thấy tình yêu đƣợc con ngƣời quan
tâm nghiên cứu từ rất lâu đời trong lịch sử. Tình yêu của con ngƣời rất phong phú
và đa dạng, nó luôn là đề tài mới mẻ, thôi thúc mỗi chúng ta tìm hiểu nghiên cứu.
2) Tình yêu đôi lứa của ngƣời trƣởng thành là thứ tình cảm cao cấp của con
ngƣời (những ngƣời từ 23 tuổi trở lên), thể hiện ở sự gần gũi, sự đam mê và tính
cam kết, trách nhiệm giữa hai ngƣời.
3) Tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành bao gồm ba thành tố chính:
- Sự đam mê trong tình yêu;
- Sự gần gũi trong tình yêu;
- Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu.
4) Những yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng
thành mà chúng tôi nghiên cứu là: sự kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý
tƣởng; Giới tính, độ tuổi và tình trạng hôn nhân; Một số đặc điểm cá nhân gồm: sự
thông minh, sự tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính.
5) Sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm có tƣơng quan với
cảm nhận hạnh phúc nói chung và tƣơng quan với hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc cảm
xúc, hạnh phúc xã hội.

37
Chƣơng 2:
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu


2.1.1. Quá trình nghiên cứu
- Tháng 7/2015: xác định tên đề tài, chọn hƣớng nghiên cứu, gặp giáo viên
hƣớng dẫn.
- Tháng 8, 9/2015: đọc tài liệu để có cơ sở lý luận cho đề tài, xây dựng đề
cƣơng, bảo vệ đề cƣơng luận văn.
- Tháng 10/2015 - 05/2016: xây dựng bảng hỏi phù hợp, điều tra thực tiễn.
- Tháng 06/2016 - 10/2016: xử lý số liệu điều tra, viết và hoàn thành luận văn.
2.1.2. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.2.1 Địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là thành phố Hà Nội. Hà Nội là thủ đô của nƣớc Việt
Nam từ năm 1976 đến nay và là thủ đô của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ
năm 1946. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc
biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm
trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử
Việt Nam. Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện
nay gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh là hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt Nam.
Năm 2009, sau khi mở rộng, GDP của thành phố tăng khoảng 6,67%, tổng thu ngân
sách khoảng 70.054 tỷ đồng. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với
các nhà hát, bảo tàng, các làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp
quốc gia và các trƣờng đại học lớn.
Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nội tăng nhanh trong nửa thế
kỷ gần đây. Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếp quản Hà Nội,
thành phố có 53 nghìn dân trên một diện tích 152 km². Đến năm 1961, thành phố
đƣợc mở rộng diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000 ngƣời. Năm 1978, Quốc hội
quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số
2,5 triệu ngƣời. Tới năm 1991, địa giới Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km²,

38
nhƣng dân số vẫn ở mức hơn 2 triệu ngƣời. Trong suốt thập niên 1990, cùng việc
các khu vực ngoại ô dần đƣợc đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số
2.672.122 ngƣời vào năm 1999. Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8
năm 2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diện tích
lớn nhất thế giới. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân
số Hà Nội là 6.451.909 ngƣời, dân số trung bình năm 2010 là 6.561.900 ngƣời. Tính
đến ngày 31/12/2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 ngƣời. Đến năm 2011, Hà Nội là
thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa
phƣơng đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 ngƣời, mật độ dân số 2013
ngƣời/km2 [55].
2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu
Việc khảo sát đƣợc tiến hành trong tháng 4,5/2016 trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Phiếu đƣợc phát ra 360 phiếu, thu về 349 phiếu hợp lệ. Có 01 ngƣời không trả
lời về tình trạng hôn nhân. Số còn lại đƣợc phân bổ nhƣ sau:
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Các tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
Nam 150 43,0
Giới tính Nữ 197 56,4
Thế giới thứ 3 (LGBT) 02 0,6
Tiểu học 03 0,9
Trình độ Trung học cơ sở 03 0,9
học vấn THPT/Trung cấp nghề 15 4,3
Đại học/Sau đại học 328 93,9
Từ 25 đến 30 tuổi 146 41,8
Độ tuổi Từ 31 đến 35 tuổi 128 36,7
Từ 36 đến 40 tuổi 75 21,5
Độc thân 35 10,0
Đang hẹn hò 41 11,7
Tình trạng Đính hôn 5 1,4
hôn nhân Kết hôn 250 71,6
Chia tay 16 4,6
Khác 1 0,3

39
Có thể thấy, đây là nhóm khách thể có trình độ học vấn chủ yếu là đại
học/sau đại học và đa phần là những ngƣời đã kết hôn.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Đề tài thu thập các thông tin có sẵn từ các công trình nghiên cứu khoa học
của các tác giả, các bài báo, tạp chí Khoa học… Dựa vào đó sử dụng các thông tin
phù hợp để học tập, phân tích, so sánh với kết quả nghiên cứu của đề tài này.

2.2.2. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi hay còn gọi là phƣơng pháp định lƣợng
là phƣơng pháp nghiên cứu chính mà tác giả thực hiện. Cụ thể đề tài sẽ khảo sát thu
thập thông tin từ 360 ngƣời trong độ tuổi trƣởng thành đang làm việc trên địa bàn
thành phố Hà Nội.

Do hạn chế về mặt kinh phí và thời gian nên tác giả chọn cách chọn mẫu
thuận tiện với 360 ngƣời trong độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi.

Bảng hỏi gồm 4 phần rõ ràng:

Phần A: Thông tin cá nhân của khách thể (4 câu hỏi)

Phần B: Bảng hỏi tình yêu theo thang đo của Robert Sternberg gồm 45 câu
hỏi để đánh giá từng thành tố của tình yêu (Khách thể tự đánh giá theo thang từ 1
đến 9).

Phần C: Chúng tôi thiết kế thành 3 phần, mô tả một số đặc điểm cá nhân để
khách thể tự đánh giá theo thang từ 1 đến 7 (15 câu):

1- Mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng (5 câu)

2- Đánh giá bản thân (5 câu)

3- Đánh giá ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế (5 câu)

Phần D: Sử dụng thang đo hạnh phúc của Keyes để đo cảm nhận hạnh phúc
của khách thể gồm 14 câu (Khách thể tự đánh giá theo thang từ 1 đến 6).

40
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 06 khách thể theo cách chọn mẫu ngẫu
nhiên trong tổng số 360 đơn vị mẫu nghiên cứu. Phiếu phỏng vấn sâu gồm 01 câu
hỏi xác nhận thông tin cụ thể về cá nhân (Tên, tuổi) và 5 nội dung chính thu thập
các thông tin của khách thể theo hƣớng nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:

- Trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, gần gũi, hỗ trợ lẫn nhau/ Sự
đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính cam kết, trách nhiệm) khía cạnh nào
quan trọng nhất?

- Đặc điểm cá nhân nào sau đây ảnh hƣởng đến tình yêu: Sự thông minh;
Tính tốt bụng; Sức khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?

- Kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng cao hơn ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến tình yêu của họ?

- Bản thân có những đặc điểm cá nhân cao hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế
thì liệu có ảnh hƣởng đến tình yêu hay không?

- Tình yêu đôi lứa có góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn không?

2.2.4. Phương pháp thang đo

- Sử dụng phƣơng pháp thang đo của Robert Sternberg để tiến hành nghiên
cứu. Trong bảng hỏi tình yêu, gồm 45 câu hỏi để đánh giá từng thành tố của tình
yêu (Khách thể tự đánh giá theo thang từ 1 đến 9):

Từ câu 1 đến câu 15: Đo sự gần gũi trong tình yêu

Từ câu 16 đến câu 30: Đo sự đam mê trong tình yêu

Từ câu 31 đến câu 45: Đo tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu

Khi sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi tiền hành tính độ tin cậy bên trong
của từng tiểu thang đo và của toàn bộ thang đo theo hệ số Cronbach’s alpha. Kết
quả thu đƣợc nhƣ sau:

41
Bảng 2.2: Hệ số tin cậy của các tiểu thang đo
Hệ số tƣơng quan của
TT Các thành tố (các thang đo) Độ tin cậy
từng item với nhân tố
1 Sự gần gũi trong tình yêu (15 items) 0,957 Biến thiên từ 0,66 đến 0,84

2 Sự đam mê trong tình yêu (15 items) 0,960 Biến thiên từ 0,57 đến 0,87

Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu


3 0,975 Biến thiên từ 0,70 đến 0,89
(15 items)
4 Toàn bộ thang đo (45 items) 0,985 Biến thiên từ 0,44 đến 0,83

Nhìn vào bảng số liệu 2.2 chúng ta thấy, các tiểu thang đo đều có độ tin cậy
cao. Xét độ tin cậy của toàn bộ thang đo, kết quả là 0,985. Nhƣ vậy có thể thấy
rằng, thang đo tình yêu có độ tin cậy và sự nhất quán bên trong nội bộ thang đo cao
(trên mẫu gồm 349 khách thể từ 25 đến 40 tuổi ở Việt Nam).
- Thiết kế thang đo hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng, ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế và bản thân cá nhân theo các đặc điểm cá nhân: sự thông minh,
sự tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính. Khách thể tự đánh giá
theo thang từ 1 đến 7.
- Trong phần tìm hiểu mối quan hệ giữa tình yêu và hạnh phúc, chúng tôi sử
dụng thang Phổ sức khoẻ tinh thần rút gọn (Mental Health Continuum - Short Form;
viết tắt là MHC-SF. Keyes C. L. M là ngƣời đã xây dựng thang Phổ sức khoẻ tinh
thần để đánh giá hạnh phúc chủ quan của con ngƣời) gồm 14 mệnh đề đã đƣợc tác
giả Trƣơng Thị Khánh Hà dịch sang tiếng Việt để điều tra.
Thang đo bắt đầu bằng lời đề nghị: Xin hãy trả lời các câu hỏi dƣới đây về
việc bạn cảm thấy thế nào trong tháng qua và lựa chọn các phƣơng án từ Không lần
nào; 1,2 lần trong tháng; Khoảng mỗi tuần 1 lần; Khoảng mỗi tuần 2,3 lần; Gần
như hàng ngày; Hàng ngày cho mỗi mệnh đề. Thang MHC-SF nhằm đánh giá tần
suất con ngƣời trải nghiệm những biểu hiện tích cực ở mức nào và lấy đó để đo mức
độ hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội. Thang đo hạnh phúc
chủ quan MHC-SF có cấu trúc ba yếu tố: hạnh phúc cảm xúc (items 1, 2, 3), hạnh
phúc xã hội (items 4, 5, 6, 7, 8), và hạnh phúc tâm lý (items 9, 10, 11, 12, 13, 14).

42
2.2.5. Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê SPSS phiên bản 16.0 để xử lý các
thông tin định lƣợng. Cụ thể nhƣ sau:
- Độ tin cậy của thang đo: Chúng tôi tính độ tin cậy bên trong của từng tiểu thang
đo và của thang đo theo hệ số Cronbach’s Alpha.
- Điểm trung bình các thành tố trong tình yêu: Sử dụng phép toán T-Test
- Tƣơng quan giữa các thành tố trong tình yêu: Sử dụng phép toán tính tƣơng quan
Correlations.
- Thực trạng một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu của ngƣời trƣởng thành:
So sánh theo giới tính: Sử dụng phép toán T-Test
So sánh theo nhóm tuổi: Sử dụng phép toán Anova
So sánh theo trình độ học vấn: Sử dụng phép toán T-Test
- Tƣơng quan mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng về ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và
ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố tình yêu đƣợc tính theo các bƣớc sau:
Bƣớc 1: Đo kết quả đánh giá của bản thân (ngƣời đƣợc hỏi) về các đặc điểm
cá nhân (sự thông minh, tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính)
của ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng (Gọi tắt là A).
Bƣớc 2: Đo kết quả đánh giá của bản thân (ngƣời đƣợc hỏi) về các đặc điểm
cá nhân (sự thông minh, tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính)
của ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế (Gọi tắt là B).
Bƣớc 3: Đo mức độ chênh lệch kỳ vọng về ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và
ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế (Gọi tắt là C). Từ đó tính đƣợc kết quả C = A - B.
Bƣớc 4: Tính tƣơng quan mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng về ngƣời yêu
(vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố của tình yêu:
Sử dụng phép toán tính tƣơng quan Correlations.
- Tƣơng quan mức độ chênh lệch các đặc điểm cá nhân giữa bản thân (ngƣời đƣợc
hỏi) và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố tình yêu đƣợc tính theo các
bƣớc sau:

43
Bƣớc 1: Đo kết quả tự đánh giá của bản thân (ngƣời đƣợc hỏi) về các đặc
điểm cá nhân (sự thông minh, tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài
chính) (Gọi tắt là D).
Bƣớc 2: Xác định kết quả đánh giá của bản thân (ngƣời đƣợc hỏi) về các đặc
điểm cá nhân (sự thông minh, tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài
chính) của ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế (Gọi tắt là B). B đã đƣợc tính trong phép
toán tính tƣơng quan mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng về ngƣời yêu (vợ/chồng) lý
tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố tình yêu ở trên.
Bƣớc 3: Đo mức độ chênh lệch các đặc điểm cá nhân giữa bản thân và ngƣời
yêu (vợ/chồng) thực tế (Gọi tắt là E). Từ đó tính đƣợc kết quả E = D - B.
Bƣớc 4: Tính tƣơng quan mức độ chênh lệch các đặc điểm cá nhân giữa bản
thân và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố của tình yêu: Sử dụng phép
toán tính tƣơng quan Correlations.
- Tƣơng quan giữa tự đánh giá về một số đặc điểm cá nhân và các thành tố của tình
yêu: Sử dụng phép toán tính tƣơng quan Correlations.
- Tƣơng quan giữa tự đánh giá về một số đặc điểm cá nhân và mức độ cảm nhận
hạnh phúc: Sử dụng phép toán tính tƣơng quan Correlations.
- Tƣơng quan giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc: Sử dụng phép toán tính tƣơng
quan Correlations.

44
Chƣơng 3:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Thực trạng tình yêu của những ngƣời trƣởng thành
3.1.1. Thực trạng các thành tố trong tình yêu của những người trưởng thành
Để có cái nhìn tổng quan hơn về các mặt trong cấu trúc của tình yêu, chúng
tôi xét điểm trung bình của từng mặt biểu hiện trong tình yêu nhƣ sau:
Bảng 3.1: Điểm trung bình của thành tố sự gần gũi trong tình yêu

Điểm Độ lệch
Sự gần gũi trong tình yêu (15 items)
trung bình chuẩn
1. Tôi tích cực vun đắp cho hạnh phúc của _____ 7,35 1,96
2. Tôi có tình cảm ấm áp với ________. 7,54 1,74
3. Tôi có thể trông mong ở _______ khi cần. 7,04 1,91
4. _______ có thể trông mong ở tôi khi cần. 7,39 1,73
5. Tôi sẵn sàng chia sẻ tất cả những gì của mình với
6,95 1,76
_______.
6. Tôi nhận đƣợc sự ủng hộ khá lớn về mặt cảm xúc từ
7,05 1,79
______.
7. Tôi trao cho ______ sự ủng hộ khá lớn về mặt cảm xúc. 7,08 1,72
8. Tôi giao tiếp tốt với ________. 7,10 1,67
9. ________ có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời của tôi. 7,50 1,70
10. Tôi cảm thấy gần gũi với ________. 7,46 1,71
11. Tôi có mối quan hệ thoải mái dễ chịu với ________. 7,34 1,80
12. Tôi cảm thấy tôi thực sự hiểu ________. 6,82 1,80
13. Tôi cảm thấy rằng ________ thực sự hiểu tôi. 6,73 1,74
14. Tôi cảm thấy tôi thực sự có thể tin tƣởng ở _______ 7,21 1,77
15. Tôi chia sẻ những điều rất riêng tƣ của mình với ___ 6,83 1,73
Điểm trung bình chung 7,16 1,40

Sự gần gũi có mức độ biểu hiện tƣơng đối cao trong tình yêu, điểm trung
bình biến thiên từ 6,73 đến 7,54. Điểm trung bình chung của mặt biểu hiện này
trong tình yêu là 7,16. Trong 15 items (từ items 1 đến items 15) của tiểu thang đo,
items 2 (Tôi có tình cảm ấm áp với___) có điểm trung bình là 7,54. Items 9

45
(________ có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời của tôi) có điểm trung bình là 7,50.
Items 10 (Tôi cảm thấy gần gũi với ________) có điểm trung bình là 7,46. Items 4
(_______ có thể trông mong ở tôi khi cần) có điểm trung bình là 7,39. Nhƣ vậy, đa
số khách thể đƣợc hỏi đều đánh giá mức độ biểu hiện sự gần gũi trong tình yêu với
ngƣời yêu (vợ/chồng) ở items này là khá cao. Đặc biệt, khi yêu họ luôn cảm thấy có
tình cảm ấm áp, gần gũi với ngƣời bạn đời, luôn thấy đối phƣơng có ý nghĩa lớn lao
trong cuộc đời mình và có thể trông đợi sự che chở, chia sẻ, giúp đỡ hay động viên,
an ủi mỗi khi cần ở đối phƣơng. Có thể nói, chính những tình cảm ấm áp, thân mật,
sự thấu hiểu, đồng cảm, sự chia ngọt, sẻ bùi cùng nhau giúp cho tình yêu thêm thắm
thiết, giúp cho hai ngƣời gần gũi nhau hơn. Bạn T.P.T, nữ, 31 tuổi chia sẻ: “Theo
tôi, sự gần gũi là quan trọng nhất, bởi vì sự đam mê có tính nhất thời, sau một thời
gian, đam mê sẽ giảm. Trong xã hội hiện đại, tính cam kết và trách nhiệm lại không
phải là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến tình yêu. Sự gần gũi giúp tình yêu
bền vững và ổn định”.
Trong tình yêu, rất cần sự gần gũi, thấu hiểu lẫn nhau, sự đồng cảm, tin cậy
và tôn trọng nhau. Nói nhƣ V.A. Xukhômlinxki, sự đồng cảm là con đẻ của sự sáng
suốt và của lý trí… Tình yêu chỉ cao thƣơng và hạnh phúc khi có đƣợc điều đó [35,
tr. 407-455]. Sự đồng cảm giữa hai ngƣời đồng nghĩa với việc mỗi ngƣời biết đặt
mình vào vị trí của ngƣời khác để hiểu và thông cảm với họ. Trong tình yêu, những
ngƣời yêu nhau họ đồng cảm với nhau nên chỉ cần qua giọng nói, nét mặt, cử chỉ,
ánh mắt… có thể hiểu đƣợc tâm tƣ, nguyện vọng, nhu cầu của nhau. Họ có những
niềm vui, nỗi buồn chung, họ hạnh phúc khi ngƣời kia hạnh phúc, họ lo lắng, đau
khổ khi ngƣời yêu gặp những điều rủi ro trong cuộc sống. Họ muốn hòa quyện vào
nhau, gắn bó với nhau. Do đó, ích kỷ không bao giờ là bạn đồng hành của tình yêu.

Hai ngƣời yêu nhau một cách chân thực luôn tâm sự với nhau những suy
nghĩ, những điều thầm kín nhất để tìm nơi chia sẻ, để tìm nơi cất giữ những bí mật.
Nhờ việc chia sẻ mọi ý nghĩ với nhau mà niềm tin sẽ dần tăng lên gấp bội. Sự tin
tƣởng trong tình yêu chính là liều thuốc bổ giúp cho họ gần gũi, tôn trọng nhau, là
cơ sở để hình thành lòng vị tha cao thƣợng, yêu chân thành và yêu bằng cả trái tim.

46
Và hơn thế, “tình yêu của con ngƣời bền vững và cao thƣợng nhất khi nó là duy
nhất trọn đời. Trung thành, chung thủy trong tình yêu của mình có nghĩa là gìn giữ
một phần của mình trong ngƣời mình yêu. Phản bội tình yêu của mình, nếu quả thật
đó là tình yêu, có nghĩa là hủy hoại sự phong phú và vẻ đẹp, do sức mạnh của tâm
hồn mình tạo nên, nếu quả thật đó là sự phong phú và vẻ đẹp” [35, tr. 418].
Thêm vào đó, hai ngƣời phải luôn sống bình đẳng, luôn tôn trọng mọi sở
thích, nhu cầu, nguyện vọng của nhau và chấp nhận những giá trị mà ngƣời yêu
mình có. Sự nghi ngờ hay ghen tuông, sự ích kỷ hay áp đặt, sự giả dối hay việc
không tôn trọng nhau trong tình yêu sẽ là những vũ khí giết chết tình yêu. Đúng nhƣ
tác giả John Gray đã nói biết tôn trọng, chấp nhận những khác biệt của đối phƣơng
mới có đƣợc thành công và hạnh phúc [10].
15 items đầu tiên dùng cho tiểu thang đo sự gần gũi trong tình yêu. 15 items
tiếp theo (từ items 16 đến items 30) dùng để đo mức độ biểu hiện sự đam mê trong
tình yêu. Kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.2: Điểm trung bình của thành tố sự đam mê trong tình yêu
Điểm Độ lệch
Sự đam mê trong tình yêu (15 items)
trung bình chuẩn
16. Chỉ cần nhìn thấy ________ là tôi vui. 6,97 1,85
17. Tôi nhận thấy hàng ngày mình thƣờng xuyên nghĩ đến
6,87 1,86
____
18. Quan hệ của tôi với _________ rất lãng mạn. 6,49 1,89
19. Cá nhân tôi thấy _________ rất hấp dẫn. 6,91 1,75
20. Tôi hay lý tƣởng hoá _________ 5,84 2,26
21. Tôi không thể tƣởng tƣợng đƣợc một ai khác có thể
6,51 2,17
làm cho tôi hạnh phúc nhƣ _________.
22. Tôi muốn ở bên ________ hơn bất cứ ai khác. 6,96 2,01
23. Đối với tôi, không có gì quan trọng hơn là mối quan
6,63 2,05
hệ của tôi với ________.
24. Tôi đặc biệt thích tiếp xúc cơ thể với ________. 6,91 1,89
25. Có cái gì đó "kỳ diệu" trong mối quan hệ của tôi với
6,71 1,98
_____.

47
Điểm Độ lệch
Sự đam mê trong tình yêu (15 items)
trung bình chuẩn
26. Tôi ngƣỡng mộ ________. 6,31 2,01
27. Tôi không thể tƣởng tƣợng cuộc sống mà không
6,57 2,14
có_____.
28. Tình yêu của tôi với _______ thật mãnh liệt. 6,72 1,96
29. Khi tôi xem những bộ phim hoặc đọc những cuốn sách
6,47 1,94
lãng mạn, tôi thƣờng nghĩ đến ________.
30. Tôi có những tƣởng tƣợng đẹp đẽ về ________. 6,68 1,84
Điểm trung bình chung 6,64 1,59

Sự đam mê trong tình yêu có mức biểu hiện khá cao, điểm trung bình biến
thiên từ 6,47 đến 6,97. Điểm trung bình chung của mặt biểu hiện này trong tình yêu
là 6,64. Items 16 (Chỉ cần nhìn thấy ___ là tôi vui) và items 22 (Tôi muốn ở bên
___ hơn bất cứ ai khác) với điểm trung bình cao lần lƣợt là 6,97 và 6,96, items 19
(Cá nhân tôi thấy _________ rất hấp dẫn) và items 24 (Tôi đặc biệt thích tiếp xúc
cơ thể với ________) cùng có điểm trung bình là 6,91 . Items 17 (Tôi nhận thấy
hàng ngày mình thƣờng xuyên nghĩ đến ____) có điểm trung bình là 6,87. Kết quả
nghiên cứu trong bảng 3.2 cho thấy, sự đam mê trong tình yêu biểu hiện rõ nhất là
mong muốn luôn ở bên ngƣời bạn đời, thƣờng xuyên nghĩ tới họ và có cảm xúc vui
tƣơi khi nhìn thấy đối phƣơng. Sự đam mê còn biểu hiện rõ ở việc luôn thấy đƣợc
sự hấp dẫn của đối phƣơng và thích tiếp xúc cơ thể với họ. Bởi khi hai ngƣời yêu
nhau, họ sẽ cảm thấy bị quyến rũ bởi ngƣời yêu. Họ bồi hồi, trông ngóng, tim đập
nhanh và muốn thể hiện những hành động giới tính theo từng mức độ tình cảm nhƣ:
nắm tay, ôm, hôn môi, ân ái... Họ hạnh phúc khi đƣợc nhìn thấy nhau và ở bên
nhau. Có thể thấy, những biểu hiện này của sự đam mê đã đƣợc đánh giá tƣơng đối
cao và thể hiện rõ ràng qua điểm trung bình của các items.
Sự đam mê, cuốn hút lẫn nhau giữa hai ngƣời thƣờng bắt đầu từ vẻ đẹp
hình thức đến vẻ đẹp tâm hồn. Từ ánh mắt, lời nói có thể trở thành ấn tƣợng sâu
sắc không bao giờ quên, cộng với sự thiện cảm với đối tƣợng mà họ có thể dễ
dàng hiểu ý nhau. Khi đã có thiện cảm và quan tâm chú ý đến nhau hơn, ngƣời

48
này sẽ luôn là đối tƣợng cuốn hút sự chú ý của ngƣời kia và ngƣợc lại. Sự đam mê
khi đƣợc nảy sinh từ vẻ đẹp hình thức và cả vẻ đẹp tâm hồn thì tình yêu mới hoàn
toàn bền vững. Chỉ yêu vì sắc đẹp bề ngoài mà không có sự hòa hợp về tâm hồn, ở
đó chỉ nảy sinh tình yêu “sét đánh”, bùng cháy nhanh hơn nhƣng cũng tàn lụi
nhanh chóng. Sự đam mê ở những ngƣời trẻ tuổi là sự say mê vẻ đẹp hấp dẫn biểu
lộ ra bên ngoài. Có khi họ hấp dẫn nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi hình thức
bắt mắt, ƣa nhìn - biểu hiện này thƣờng gặp ở cả hai giới. Nhƣng khi trƣởng thành,
khi chín chắn trong cuộc sống thì vẻ đẹp bên ngoài không còn giữ vai trò chủ đạo
nữa mà vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp nội tâm mới thực sự có sức cuốn hút. Bởi khi
trƣởng thành các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực giá trị của từng ngƣời có sự thay
đổi lớn. Sự cuốn hút lẫn nhau biểu hiện ở sự nhớ nhung, bồn chồn, da diết… dù
chỉ xa nhau trong một thời gian ngắn [15].
Có thể thấy, tình yêu đôi lứa là sự phát triển cao của tình bạn và nó khác tình
bạn thông thƣờng là ở nhu cầu tình dục. Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con
ngƣời. Khi đó, họ luôn muốn đƣợc chiều chuộng, ôm ấp, vuốt ve... để đƣợc “hòa
nhập” vào nhau trong cảm giác đê mê, sung sƣớng. Những quan niệm coi vấn đề
sinh lý - tình dục là “trần tục”, “xấu xa”, “thấp hèn”... đều trở nên phản khoa học và
lỗi thời. Đúng nhƣ I.X. Côn [4] và Bùi Văn Huệ [22] đã viết tình yêu đôi lứa ở tuổi
thanh niên là sự kết hợp hứng thú tình dục và những nhu cầu về giao tiếp tinh thần,
về sự thân thiết, gần gũi của tâm hồn với ngƣời khác.
Khi xét đến điểm trung bình của thành tố tính cam kết, trách nhiệm trong
tình yêu (từ items 31 đến items 45) cũng nhận đƣợc thang điểm khá cao, biến thiên
từ 6,75 đến 7,66. Kết quả này thể hiện rõ trong bảng số liệu 3.3 dƣới đây:
Bảng 3.3: Điểm trung bình của thành tố tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu

Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu Điểm Độ lệch
(15 items) trung bình chuẩn
31. Tôi biết rằng tôi quan tâm tới ________. 7,27 1,78
32. Tôi cam kết sẽ duy trì mối quan hệ của tôi với 7,40 1,97
________.

49
Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu Điểm Độ lệch
(15 items) trung bình chuẩn
33. Vì cam kết với _______, tôi sẽ không để cho ngƣời 7,33 2,02
khác chen vào giữa chúng tôi.
34. Tôi tự tin vào sự ổn định trong mối quan hệ của tôi với 7,26 1,89
___
35. Tôi không để bất cứ điều gì cản trở sự cam kết của 7,21 1,87
mình với ______
36. Tôi hy vọng tình yêu của tôi với _______ kéo dài cho 7,66 1,81
đến hết cuộc đời.
37. Tôi sẽ luôn có trách nhiệm cao đối với ________. 7,58 1,69
38. Tôi thấy sự cam kết gắn bó của mình với ____ là vững 7,31 1,92
chắc.
39. Tôi không thể hình dung nổi mối quan hệ của tôi với 6,75 2.29
_____ sẽ chấm dứt.
40. Tôi chắc chắn về tình yêu của mình dành cho 7,40 1,85
_______.
41. Tôi thấy mối quan hệ của tôi với ________ sẽ bền lâu. 7,32 1,92
42. Tôi thấy mối quan hệ của tôi với _______ là một quyết 7,45 1,75
định đúng đắn.
43. Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm với _______. 7,50 1,73
44. Trong tƣơng lai, tôi vẫn tiếp tục mối quan hệ của tôi 7,54 1,92
với ___
45. Ngay cả khi mối quan hệ của tôi với _____ gặp nhiều 7,29 1,97
trở ngại, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với mối quan hệ của
chúng tôi.
Điểm trung bình chung 7,35 1,63

Trong bảng 3.3, items 36 (Tôi hy vọng tình yêu của tôi với _______ kéo dài
cho đến hết cuộc đời) có trung bình cao nhất là 7,66. Items 37 (Tôi sẽ luôn có trách
nhiệm cao đối với ________) có điểm trung bình là 7,58. Items 44 (Trong tƣơng lai,

50
tôi vẫn tiếp tục mối quan hệ của tôi với ___) và items 43 (Tôi cảm thấy mình có
trách nhiệm với _______) có điểm trung bình lần lƣợt là 7,54 và 7,50. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, nhóm khách thể nghiên cứu đã đặc biệt chú ý đến những biểu
hiện của tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu nhƣ: họ hy vọng tình yêu sẽ kéo
dài đến hết cuộc đời; Dù hiện tại hay tƣơng lai, họ luôn mong muốn duy trì một tình
yêu bền vững và khi yêu, hai ngƣời phải có trách nhiệm với nhau trong tình yêu.
Trên thực tế, những ngƣời yêu nhau (vợ/chồng), họ luôn mong muốn một tình yêu
vĩnh cửu. Họ ao ƣớc, kỳ vọng và cam kết sống với nhau trọn đời. Chính những điều
này thể hiện rõ sự cam kết và tính trách nhiệm trong tình yêu. Bạn L.T.T.M đƣa ra
quan điểm nhƣ sau: “…Tính trách nhiệm, sự cam kết sẽ giúp tình yêu bền vững hơn
để vượt qua những bước ngoặt, những thăng trầm của cuộc sống…” (L.T.T.M, nữ,
30 tuổi) hay một bạn nam cũng chia sẻ: “Tính trách nhiệm trong tình yêu là thành
tố quan trọng nhất… Có thể nói rằng tình yêu tạo nên trách nhiệm, tình yêu là cội
nguồn đặc biệt của trách nhiệm…” (T.A.Q, nam, 38 tuổi).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, trong các mặt biểu hiện của tình yêu, tính
cam kết, trách nhiệm có điểm trung bình cao nhất là 7,35. Thứ hai là sự gần gũi
trong tình yêu với điểm trung bình là 7,16. Cuối cùng là sự đam mê với 6,64
điểm.
Khi đƣợc phỏng vấn, anh P.K.C cũng thẳng thắn đƣa ra quan điểm rằng: “…
Có thể hiểu một cách đơn giản, trong tình yêu phải có tính cam kết, trách nhiệm thì
tình yêu mới bền chặt. Tính trách nhiệm tăng cao mới thúc đẩy tình yêu trở nên
mãnh liệt, sâu sắc. Tôi ví dụ: Hai người yêu nhau, nếu không hứa hẹn kết hôn với
nhau hoặc bản thân họ không có trách nhiệm chăm lo cho sức khỏe, tinh thần, động
viên nhau cùng cố gắng, giúp đỡ, chia sẻ những lúc khó khăn… thì tình yêu của họ
sẽ nhanh chóng nhạt dần. Bởi họ không có gì ràng buộc, không cảm thấy cần nhau.
Rõ ràng tình yêu dần dần sẽ biến mất” (P.K.C, nam, 32 tuổi).
Trong bài thuyết trình của Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II, khi Ngài còn là
Hồng Y Karol Wojtyla, Tổng Giám Mục thành phố Cracow, tại Ðại Hội Ðồng Quốc
Tế ở Milan, Ý, vào tháng 6 năm 1978 ngài đã nói rằng: mỗi ngƣời phải có trách

51
nhiệm đối với chính tình yêu của mình. Bởi vì chính tình yêu này là căn bản rất tốt
cho hôn nhân, cũng nhƣ nó là căn bản rất tốt cho bản chất con ngƣời. Nó đã đƣợc
chính Ðức Ki-tô mạc khải nhƣ thế, cùng với nguyên nhân đích thực của nó phát
sinh từ Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Ngƣời vào lòng chúng ta, nhờ
Thánh Thần mà Ngƣời ban cho chúng ta. Sự tốt lành này, mà vợ chồng tham dự
một cách chuyên biệt và đặc thù, là đối tƣợng căn bản cho trách nhiệm của họ. Chỉ
những ai đủ khả năng để lãnh nhận một tình yêu trách nhiệm trong hôn nhân mới
thấm nhuần đƣợc trách hiệm sâu đậm của chính món quà tình yêu. Vì trên tất cả,
tình yêu là quà tặng, là dung lƣợng căn bản cho kinh nghiệm lần đầu cũng nhƣ mãi
mãi về sau”.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi ấy là Cha Karol Wojtyla đã nghiên cứu
đề tài về trách nhiệm trong tình yêu và làm tựa đề cho cuốn sách về tình yêu, hôn
nhân của ngài. Cuốn sách ấy mang tựa đề là “Tình Yêu và Trách Nhiệm” (Love and
Responsibility). Nhƣ Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II giải thích: “Trong tình yêu có
một trách nhiệm đặc biệt - trách nhiệm dành cho một ngƣời đƣợc thu hút vào một
sự chung thân gần gũi nhất trong đời sống và sinh hoạt của ngƣời khác và theo một
nghĩa nào đó, trở thành tài sản của ngƣời đƣợc ích lợi từ món quà tự hiến này” [42,
tr. 130].
Ở đây, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đƣa ra một tiêu chuẩn cho tình yêu,
là tiêu chuẩn xem ra trái ngƣợc với trào lƣu văn hóa hiên đại: “Càng cảm thấy có
trách nhiệm nhiều đối với ngƣời mình yêu thì tình yêu càng chân thật” [42, tr. 131].
Chúng ta thấy ngài không nói rằng cảm tình càng mạnh thì tình yêu càng chân thật
bấy nhiêu mà nói rằng ý thức trách nhiệm. Thƣớc thật để đo tình yêu không phải là
một ngƣời cảm thấy thích thú bao nhiêu khi ở gần ngƣời yêu hay ngƣời ấy nhận
đƣợc bao nhiêu thú vui từ nàng. Tình yêu chân chính không phải là tình yêu ích kỷ,
luôn quy về những cảm giác hay ƣớc muốn của mình nhƣ thế mà ngƣợc lại, tình yêu
chân chính nhìn ra ngoài với lòng kính nể đến ngƣời yêu là ngƣời đã trao phó mình
cho tôi và có một ý thức trách nhiệm sâu xa về điều tốt cho ngƣời đó.

52
“Trách nhiệm là thước đo mức độ của tình yêu. Trách nhiệm càng cao thì
tình yêu càng sâu sắc” (N.T.T, Nam, 36 tuổi). Và nhƣ vậy, giữa tình yêu và trách
nhiệm có một mối liên hệ biện chứng với nhau: Tình yêu dẫn đến trách nhiệm và
trách nhiệm làm cho tình yêu thêm sâu sắc, chân thành và bền vững. Tuy nhiên, con
ngƣời thƣờng ít khi dung hòa giữa tình yêu và trách nhiệm. Con ngƣời thƣờng rất
thích yêu và đƣợc yêu nhƣng lại rất sợ phải nhận lấy trách nhiệm.
Thật vậy, thực tế cuộc sống đô thị hiện đại hôm nay cho thấy, đã có biết bao
nhiêu ngƣời chồng, ngƣời vợ bỏ con cái, gia đình, để đi theo tiếng gọi của một tình
yêu nông nổi, nhất thời. Đã có biết bao nhiêu trƣờng hợp phá thai nơi các bạn trẻ vị
thành niên yêu cuồng, sống vội mà không hề nghĩ đến hậu quả và trách nhiệm mà
họ phải nhận lấy. Đã có biết bao nhiêu ngƣời đang đấu tranh, giằng co giữa một bên
là tình yêu và một bên là trách nhiệm.
Bạn V.H.G cũng chia sẻ: “Chị xem thực tế cuộc sống đấy, có những người
phụ nữ học thức, địa vị, có nhiều tiền nhưng không đi tới hôn nhân vì họ sợ phải đối
diện với trách nhiệm làm vợ và làm mẹ. Họ sống một cuộc đời chỉ có tình nhân
nhưng không có bạn đời. Thích thì yêu, không thích thì chia tay” (V.H.G, nữ,
27 tuổi).
Nhƣ vậy, tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu đôi lứa biểu hiện ở chỗ: họ
biết lo lắng cho tƣơng lai của nhau, biết suy nghĩ quan tâm đến đối phƣơng, biết
chịu trách nhiệm về những hành vi của mình, biết chăm sóc cho vợ/chồng và con
cái. Ngoài ra, họ còn có sự chia sẻ trách nhiệm với nhau trong lời nói và hành động,
giúp nhau khắc phục mọi nhƣợc điểm, thiếu sót và bù đắp cho nhau những mất mát
để hai bên cùng hoàn thiện để gìn giữ hạnh phúc gia đình.
Khi hai ngƣời xây dựng tình yêu đẹp hay tổ ấm hạnh phúc nên cùng nhau
chia sẻ mọi điều. Quan tâm đến nhau và đến mọi mặt của cuộc sống chung, mọi
niềm vui cũng nhƣ những nỗi lo toan. Điều đó mang lại cho họ không chỉ là niềm
hạnh phúc hiện tại mà còn là sự gắn bó tình cảm lâu dài. Nhiều cặp vợ chồng chung
tay trong mọi việc. Trong tình yêu trƣớc hôn nhân, đó là sự gặp gỡ, sự quan tâm,
chăm sóc cho nhau trong mọi hoàn cảnh ... Trong hôn nhân, đó là sự yêu thƣơng, là

53
việc chăm nom nhà cửa, sinh con và nuôi dạy con cái hay trách nhiệm chăm sóc hai
bên nội ngoại...
Tình yêu vẫn thƣờng đƣợc ca ngợi là chỗ dựa và là nguồn nhựa sống của con
ngƣời. Tình yêu và hạnh phúc cũng giống nhƣ một cây hoa. Muốn cho cây sống
tƣơi tốt và nở bừng những đóa hoa đẹp thì phải không ngừng vun bón, chăm sóc cây
hằng ngày. Cũng nhƣ tình yêu, giữa cuộc sống vất vả, hãy tìm những giờ khắc để
tạo cho nhau niềm vui đặc biệt nhƣ: một món quà nhỏ trao tặng nhau, một buổi xem
phim hay cùng nhau ôn lại những kỷ niệm buổi gặp gỡ ban đầu, ngày cƣới, ngày
sinh đứa con đầu lòng... Hãy nâng niu, trân trọng tình cảm của nhau và giữ cho tình
yêu luôn tƣơi trẻ. Tất cả những điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc, tính cam kết,
trách nhiệm và gắn bó lâu dài trong tình yêu.
Nhìn lại kết quả nghiên cứu trong bảng số liệu trên để thấy rằng, trong suy
nghĩ của mọi ngƣời, tình yêu trong cuộc sống này là không thể thiếu, các mặt biểu
hiện của tình yêu thể hiện một cách rõ ràng và có ý nghĩa về mặt thống kê. Cả ba
thành tố sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm đều cần thiết để xây
dựng nên một tình yêu hoản hảo. Một ngƣời biết dung hòa đƣợc ba thành tố này sẽ
sở hữu một tình yêu viên mãn, tròn đầy. Đó là điều không ít ngƣời kỳ vọng. Tuy
nhiên trong xã hội hiện đại ngày nay thì điều này càng trở nên vô cùng khó khăn.
Nhƣ vậy, khi xem xét cả ba thành tố trong tình yêu, đa phần nhóm khách thể
nghiên cứu đều đánh giá tính cam kết, trách nhiệm có ảnh hƣởng nhiều nhất đến
tình yêu của ngƣời trƣởng thành. Có trách nhiệm, có sự cam kết lâu dài giữa hai
ngƣời thì tình yêu mới trở nên bền chặt. Kết quả này cũng phù hợp với giả thuyết
chúng tôi đƣa ra.
3.1.2. Tƣơng quan giữa các thành tố trong tình yêu của những ngƣời trƣởng
thành
Tất cả các thành tố sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm trong
tình yêu của thang đo đều tƣơng quan chặt chẽ với nhau, hệ số tƣơng quan Pearson r
biến thiên từ 0,83 đến 0,878 (Bảng 3.4).

54
Bảng 3.4: Tương quan giữa các thành tố trong tình yêu
Các thành tố trong tình yêu (1) (2) (3)
(1) Sự gần gũi trong tình yêu 1
(2) Sự đam mê trong tình yêu 0,834** 1
(3) Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu 0,878** 0,830** 1

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)

Từng nhân tố trong cấu trúc đều có tƣơng quan rất chặt với nhau. Đặc biệt,
sự gần gũi và tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu có tƣơng quan với nhau chặt
nhất (Bảng 3.4). Điều này chứng tỏ các mặt của cấu trúc có liên quan chặt chẽ với
nhau, sự tăng lên hay giảm xuống một mặt nào đó có thể dẫn đến sự tăng lên hay
giảm xuống của các mặt khác trong cấu trúc tình yêu.
Bạn V.H.G đã chia sẻ quan điểm với chúng tôi rằng:“… theo thời gian, tình
yêu sẽ phải đối mặt với rất nhiều sóng gió, thử thách. Khi đó, nếu chỉ có sự gần gũi
và đam mê thì chưa đủ. Lúc này, sự cam kết và trách nhiệm với nhau mới là yếu tố
đủ để duy trì một tình yêu bền vững” (V.H.G, nữ, 27 tuổi).
Hay bạn N.T.T cũng bày tỏ rằng: “Gần gũi để chia sẻ và thấu hiểu nhau.
Đam mê, lãng mạn là chất xúc tác cho tình yêu càng mãnh liệt. Có trách nhiệm với
nhau để tình yêu bền vững. Thiếu đam mê tình yêu trở nên vô vị. Thiếu sự gần gũi
làm sao có thể hiểu nhau được, làm sao có thể yêu nhau dài lâu. Thực ra nếu một
người biết dung hòa cả ba mặt thì tình yêu trở nên hoàn hảo quá!” (N.T.T, nam, 36
tuổi).
Tóm lại, kết quả phân tích cho thấy, thang đo tình yêu có cấu trúc ba thành tố
(ba mặt) rõ ràng: Sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Thang đo có
độ tin cậy cao và độ tin cậy bên trong của từng tiểu thang đo tốt, có thể sử dụng để
đánh giá tình yêu của ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam.
3.2. Thực trạng một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình yêu của ngƣời trƣởng thành
Để phác họa bức tranh chung về các mặt biểu hiện tình yêu của nhóm khách
thể đƣợc khảo sát trong nghiên cứu này, chúng tôi tính điểm trung bình của từng

55
nhân tố và so sánh với một số yếu tố nhƣ: Giới tính, nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân,
kỳ vọng hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và đặc điểm cá nhân của chủ thể
(Sự thông minh, tính tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn, triển vọng tài chính). Kết quả
thu đƣợc nhƣ sau:
3.2.1. So sánh theo giới tính
Bảng 3.5: Điểm trung bình các thành tố và so sánh theo giới tính

Giới tính
Nam Nữ p
Các thành tố tình yêu

Sự gần gũi trong tình yêu 7,22 7,14 0,73

Sự đam mê trong tình yêu 6,73 6,58 0,92

Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu 7,40 7,33 0,66

Kết quả phân tích T-test trong bảng 3.5 không có ý nghĩa thống kê về điểm
trung bình trên tất cả các mặt của tình yêu theo giới tính (p > 0,05). Nhƣ vậy, giữa
nam và nữ không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện sự gần gũi, sự đam mê, tính
cam kết, trách nhiệm trong tình yêu. Dù nam hay nữ cũng đều trải qua những trạng
thái cảm xúc, cung bậc tình cảm, nào là yêu thƣơng, nào là nhớ nhung, nào là mê
đắm, nào là đợi chờ... Ca dao xƣa đã ghi lại những lời thủ thỉ, âu yếm của ngƣời con
trai và ngƣời con gái yêu nhau nhƣ thế này:
“Thƣơng anh, em để ở đâu
Để trong cuốn sách để đầu trang thơ
Thƣơng em, anh để ở đâu
Để trong tay áo lâu lâu lại dòm” [30]
Những nhớ nhung đã đong đầy thêm tình yêu. Cả ngƣời con gái và ngƣời
con trai đều không ngần ngại bày tỏ tình yêu của mình. Nàng thì:
“Có đêm tạc đá ghi vàng
Ngày nào em chả nhớ chàng, chàng ơi”
Còn chàng thì:
“Ƣớc gì ta lấy đƣợc nàng
Để ta mua gạch Bát Tràng về xây

56
Xây dọc rồi lại xây ngang
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân” [30]
Cho dù là nam hay nữ, khi đã yêu là đồng cảm, gần gũi, đam mê và trách
nhiệm. Đó cũng chính là những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Qua kết quả nghiên cứu chúng ta thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ
về các mặt biểu hiện của tình yêu. Liệu rằng khi so sánh theo nhóm tuổi có sự khác
biệt mang ý nghĩa thống kê hay không? Chúng tôi tiến hành tính điểm trung bình
của các thành tố trong tình yêu và so sánh theo nhóm tuổi.
3.2.2. So sánh theo nhóm tuổi
Kết quả nghiên cứu chúng tôi thu đƣợc khi tính điểm trung bình của các
thành tố và so sánh theo nhóm tuổi nhƣ sau:
Bảng 3.6: Điểm trung bình các thành tố và so sánh theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
(từ 25- (từ 31- (từ 36- F p
Các thành tố
30 tuổi) 35 tuổi) 40 tuổi)
tình yêu
Sự gần gũi trong tình yêu 7,10 7,18 7,23 0,20 0,82
Sự đam mê trong tình yêu 6,61 6,67 6,63 0,06 0,95
Tính trách nhiệm trong tình yêu 7,20 7,43 7,51 1,05 0,35

Nhìn bảng số liệu 3.6 chúng ta thấy, chỉ số p>0,05. Kiểm định Anova không
có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình trên tất cả các mặt của tình yêu theo nhóm
tuổi. Bởi lẽ, nhóm khách thể có độ tuổi từ 25 đến 40 đều là những ngƣời trẻ tuổi
thuộc cùng một nhóm "tuổi trƣởng thành" nên những suy nghĩ, tƣ duy... cơ bản là
giống nhau. Theo Trƣơng Thị Khánh Hà: “Tuổi trƣởng thành bắt đầu từ khoảng 23
tuổi và kéo dài đến khoảng 40 tuổi. Ở giai đoạn lứa tuổi này, con ngƣời đứng trƣớc
những lựa chọn và quyết định quan trọng của cuộc đời và đến cuối giai đoạn này thì
những ngƣời trƣởng thành trẻ tuổi đã có nhân cách ổn định, có gia đình, đã khẳng
định bản thân trên con đƣờng sự nghiệp và có vị trí nhất định trong xã hội” [17].
Cũng trong lứa tuổi này, lứa tuổi trƣởng thành, Erikson cho rằng, nhiệm vụ quan

57
trọng nhất của họ là tìm đƣợc bản sắc của mình và thiết lập các mối quan hệ tình
cảm gần gũi. Mối quan hệ tình cảm gần gũi là mối quan hệ ổn định, gắn bó với
ngƣời khác, có khả năng đem lại sự thỏa mãn lẫn nhau. Đó không chỉ là sự gần gũi
về thể xác mà còn là sự chia sẻ, quan tâm, sự đồng điệu, gắn bó giữa hai tâm hồn
[17]. Tình yêu đôi lứa nhƣ là một thành tựu của ngƣời trƣởng thành trong quá trình
phát triển tâm lý của mình.
Chính vì thế mà khách thể ở các nhóm tuổi khác nhau nhƣng lại có những
đánh giá tƣơng đối giống nhau về các mặt biểu hiện của tình yêu. Đối với họ - cùng
là những ngƣời trƣởng thành thì sự có mặt của những mối quan hệ thân thiết, thứ
tình cảm gắn bó một cách bền lâu nhƣ tình yêu là động lực giúp cho họ ngày càng
phải cố gắng, học hỏi, trau dồi kiến thức và không ngừng hoàn thiện bản thân. Theo
nhóm khách thế nghiên cứu - những ngƣời trong lứa tuổi trƣởng thành - tình yêu sẽ
không thể thiếu đi sự gần gũi, chia sẻ, sự đam mê, hấp dẫn và tính cam kết, trách
nhiệm với ngƣời yêu (vợ/chồng).
3.2.3. So sánh theo tình trạng hôn nhân
Trong nghiên cứu, chúng tôi tập trung so sánh tình yêu của ngƣời trƣởng
thành là những ngƣời đang hẹn hò và đã kết hôn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.7: Điểm trung bình các thành tố và so sánh theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân
Đang hẹn
Các thành Kết hôn p

tố tình yêu
Sự gần gũi trong tình yêu 7,08 7,38 0,79
Sự đam mê trong tình yêu 6,60 6,80 0,45
Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu 7,40 7,61 0,71

Kết quả phân tích T-test trong bảng 3.7 không có ý nghĩa về mặt thống kê
(p>0,05). Nghĩa là không có sự khác biệt về biểu hiện các mặt của tình yêu giữa
những ngƣời đang hẹn hò và ngƣời đã kết hôn. Tại sao lại nhƣ vậy?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi xét đến những đặc điểm chung của
nhóm khách thể đƣợc nghiên cứu. Theo các nhà khoa học, để xác định thời kỳ phát

58
triển của ngƣời trƣởng thành, ngoài việc dựa trên cơ sở độ tuổi, ngƣời ta còn xét đến
ba phƣơng diện là tuổi sinh học, tuổi xã hội và tuổi tâm lý của con ngƣời. Và theo
quan điểm của các nhà tâm lý học, bộ phận cấu thành đầu tiên của sự trƣởng thành
nhất định phải là sự trƣởng thành về mặt tâm lý, tức là có khả năng giải quyết mâu
thuẫn và các vấn đề xã hội một cách tích cực [17]. Nhóm khách thể nghiên cứu nằm
trong độ tuổi trƣởng thành nên có cùng nhận thức, cách đánh giá và biểu hiện về
tình yêu. Họ có thể là những ngƣời đang hẹn hò hoặc nếu đã kết hôn thì cũng là giai
đoạn đầu của cuộc sống gia đình nên lúc này tình yêu còn tinh khôi, lãng mạn và
say đắm. Điều đó dễ hiểu vì sao không có sự khác biệt giữa hai nhóm khách thể
này. Khi đó tình yêu của những ngƣời đang hẹn hò và cả những ngƣời đã kết hôn có
sự gần gũi, đam mê và tính trách nhiệm, cam kết ở trong đó.
Tóm lại, khi so sánh tình yêu của ngƣời trƣởng thành với một số yếu tố chủ
quan, kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa những ngƣời đã
kết hôn và đang hẹn hò, giữa những ngƣời trong độ tuổi từ 25 đến 40 về các mặt
biểu hiện của tình yêu.
3.2.4. Kỳ vọng về hình mẫu người yêu (vợ/chồng) lý tưởng
Để tìm hiểu ảnh hƣởng của kỳ vọng về hình mẫu lý tƣởng ngƣời bạn đời tới
các thành tố tình yêu, chúng tôi tính tƣơng quan mức độ chênh lệch kỳ vọng giữa
ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với từng thành tố.
Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.8: Tương quan mức độ chênh lệch giữa kỳ vọng về người yêu (vợ/chồng) lý
tưởng và người yêu (vợ/chồng) thực tế ảnh hưởng tới các thành tố tình yêu
Các thang đo hạnh phúc Triển
Sự Sự
Chỉ Sự tốt Sức vọng
thông hấp
số bụng khỏe tài
minh dẫn
Các thành tố tình yêu chính
r 0,03 -0,20** 0,029 -0,20 -0,019
(1) Sự gần gũi trong tình yêu
p 0,611 0,001 0,625 0,728 0,75
r -0,31 -1,85** -0,14 -0,97 -0,071
(2) Sự đam mê trong tình yêu
p 0,59 0,001 0,817 0.096 0,222
(3) Tính cam kết, trách nhiệm r 0,25 -1,82** 0,06 -0,002 -0,20
trong tình yêu p 0,667 0,002 0,301 0,968 0,736

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)


* Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2 đuôi)

59
Nhìn vào bảng dữ liệu 3.8 thấy rằng, chỉ có sự khác biệt mức độ chênh lệch
giữa kỳ vọng về sự tốt bụng của ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế là có ý nghĩa về mặt thống kê. Mức độ chênh lệch này đều tƣơng
quan nghịch với từng thành tố của tình yêu. Trong đó, sự đam mê trong tình yêu
tƣơng quan với mức độ chênh lệch kỳ vọng về sự tốt bụng giữa ngƣời yêu
(vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với hệ số r = -1,85; p = 0,001.
Tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu tƣơng quan với mức độ chênh lệch kỳ
vọng về sự tốt bụng giữa ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng)
thực tế với hệ số r = -1,82; p = 0,002. Sự gần gũi trong tình yêu tƣơng quan với mức
độ chênh lệch kỳ vọng về sự tốt bụng giữa ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời
yêu (vợ/chồng) thực tế với hệ số r = -0,20; p = 0,001.

Điều đó có nghĩa là trong tình yêu của những ngƣời trƣởng thành, sự tốt
bụng đƣợc đánh giá là khá quan trọng. Nếu nhƣ ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng tốt
hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế thì sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tình yêu của họ.
Khi đƣợc hỏi về vấn đề này, bạn T.A.Q đã chia sẻ:“Bạn thấy đấy có những người
đặt kỳ vọng cao quá, nên khi người yêu (vợ/chồng) thực tế không được như mong
ước, họ buồn bã, thất vọng, chán nản. Thậm chí có người từ bỏ cuộc sống thực tế để
đi tìm một người tình viển vông trong mộng” (T.A.Q, nam, 38 tuổi). Ngƣợc lại, nếu
ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế tốt hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng thì sẽ giúp cho
họ gần gũi nhau hơn, họ chia sẻ, đồng cam cộng khổ, sống đam mê, lãng mạn và có
trách nhiệm với nhau hơn trong tình yêu.

Nhƣ vậy, nhóm khách thể đƣợc nghiên cứu đánh giá cao sự tốt bụng trong
tình yêu. Mức độ chênh lệch kỳ vọng về sự tốt bụng giữa ngƣời yêu (vợ/chồng) lý
tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế tƣơng quan nghịch với các thành tố trong
tình yêu. Nếu nhƣ mức độ chênh lệch này càng cao thì sẽ càng ảnh hƣởng tiêu cực
đến tình yêu, làm giảm đi sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm giữa
hai ngƣời.

60
Trong khi đó, tƣơng quan mức độ chênh lệch kỳ vọng về sự thông minh, sự
hấp dẫn, sức khỏe và triển vọng tài chính giữa ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và
ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế ảnh hƣởng không đáng kể đến các thành tố trong tình
yêu. Chỉ số p>0,05 nên số liệu thu đƣợc không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Những ngƣời đƣợc phỏng vấn đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm của mình về
vấn đề này nhƣ sau: “Bản thân tôi nghĩ rằng, kỳ vọng về hình mẫu người
yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn người yêu/vợ/chồng thực tế ảnh hưởng không nhiều
đến tình yêu đôi lứa. Có thể người yêu mình, người chồng/người vợ thực tế không
thông minh như mình ao ước, không tốt bụng như mình ao ước, không khỏe mạnh
hay hấp dẫn như tưởng tượng nhưng đổi lại họ biết chăm lo cho người yêu/gia đình,
biết yêu thương, chăm chút, lo lắng và có trách nhiệm với người yêu, với
vợ/chồng/con cái thì rõ ràng đây mới là tình yêu, là hạnh phúc để tìm về…”
(T.A.Q, nam, 38 tuổi).

Trên thực tế, đa phần ngƣời ta hay đặt ra cho mình hình mẫu ngƣời yêu
(vợ/chồng) lý tƣởng. Nhƣng không có mấy ngƣời tìm đƣợc ngƣời yêu (vợ/chồng)
đúng nhƣ những gì kỳ vọng. Những khách thể đƣợc chọn để tiến hành phỏng vấn
sâu đã bày tỏ quan điểm cá nhân rất chân thành khi tình huống đặt ra là ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế không đƣợc nhƣ những gì bản thân cá nhân kỳ vọng.

“Nếu người yêu hay vợ/chồng lý tưởng thông minh hơn người yêu/vợ/chồng
thực tế có thể sẽ dẫn đến việc kém tôn trọng người yêu/vợ/chồng thực tế. Ở một số
trường hợp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình yêu… Nếu tốt bụng hơn thì có thể có
chút bất mãn về vận may của mình, cứ cho là không may gặp người không được tốt
bụng lắm! Nếu khỏe mạnh hơn sẽ có chút bất mãn về người yêu (vợ/chồng) thực tế.
Nếu hấp dẫn hơn, tôi nghĩ không thành vấn đề. Vì như thế khỏi phải lo các mối
quan hệ bên ngoài của người yêu (vợ/chồng) thực tế. Tình yêu không bị ảnh hưởng
gì trong trường hợp này… Triển vọng tài chính cao hơn à? Thế thì phải thay đổi
các kế hoạch và định hướng công việc của bản thân” (T.P.T, Nữ, 31 tuổi). Với
quan điểm của bạn nữ trên thì mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Có thể sự chênh

61
lệch này có ảnh hƣởng đến tình yêu nhƣng nó là không đáng kể. Và quan trọng hơn
“Nếu thực sự đến với nhau bằng tình cảm chân thành thì sẽ không ảnh hưởng nhiều
tới mối quan hệ và tình yêu của hai người với nhau” (V.H.G, Nữ, 27 tuổi).

Rất nhiều trƣờng hợp trong cuộc sống đời thƣờng, hai ngƣời đến với nhau,
yêu nhau mới biết ngƣời yêu (vợ/chồng) mình không giống nhƣ những gì mình kỳ
vọng.“Và khi đã yêu, người ta sẽ có xu hướng chấp nhận việc người yêu/vợ/chồng
có thể thực tế thông minh hoặc không thông minh hơn người yêu/vợ/chồng đã kỳ
vọng. Các phẩm chất khác như sự tốt bụng, sức khỏe, khả năng tài chính... cũng
vậy” (L.T.T.M, nữ, 30 tuổi). Anh P.K.C cũng đồng quan điểm rằng: “Điều quan
trọng nhất là khi yêu nhau rồi thì tôn trọng nhau, cùng hoàn thiện những thiếu sót
của nhau. Nếu không thể hòa hợp thì tình yêu đó cũng không bền vững được”
(P.K.C, nam, 32 tuổi).

Bƣớc vào cuộc sống thực tại, ngƣời ta chấp nhận những điểm còn thiếu sót
của đối phƣơng để có đƣợc tình yêu và hạnh phúc. Mức độ chênh lệch về sự thông
minh, sự hấp dẫn, sức khỏe và triển vọng tài chính giữa kỳ vọng hình mẫu ngƣời
yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế hầu nhƣ ảnh hƣởng rất
nhỏ tới tình yêu. Khi hỏi bạn N.T.T câu hỏi này bạn đã nhiệt tình đƣa ra lời khuyên
ý nghĩa: “Đừng lý tưởng hóa tình yêu và người mình yêu, vì tình yêu không luôn
ngọt ngào và lãng mạn như những cuốn tiểu thuyết hay như trên phim Hàn Quốc
đâu… Đừng đặt ra các tiêu chuẩn cho mẫu người bạn trai hay bạn gái của mình, vì
chính những tiêu chuẩn này làm hạn chế tìm được tình yêu đích thực. Tốt nhất là
hãy vượt qua những điều ấy để cảm nhận được hạnh phúc bạn đang cần là những
điều gì và hãy chấp nhận những điểm yếu của người ấy” (N.T.T, nam, 36 tuổi).

Không chỉ có sự chênh lệch giữa kỳ vọng hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý
tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế là có ảnh hƣởng tới các thành tố tình yêu mà
sự chênh lệch các đặc điểm cá nhân giữa bản thân với ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế
cũng có những ảnh hƣởng nhất định. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

62
Bảng 3.9: Tương quan giữa sự chênh lệch các đặc điểm cá nhân của bản thân và
người yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố tình yêu
Các thang đo
hạnh phúc Sự
Chỉ Sự tốt Sức Sự hấp Triển vọng
thông
Các thành số bụng khỏe dẫn tài chính
minh
tố tình yêu

(1) Sự gần gũi trong r 0,230** -0,262** 0,024 -0,111 -0,115*


tình yêu p 0,008 0,000 0,682 0,58 0,048

(2) Sự đam mê trong r 0,259** -0,201** 0,015 -0,149* -0,110


tình yêu p 0,003 0,001 0,799 0,01 0,060

(3) Tính cam kết, trách r 0,182* -0,196** 0,056 0,084 -0,075
nhiệm trong tình yêu p 0,038 0,001 0,336 0,148 0,198

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)


* Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2 đuôi)

Thứ nhất, chúng tôi xem xét mức độ chênh lệch về sự thông minh giữa bản
thân và người yêu (vợ/chồng) thực tế có ảnh hưởng như thế nào tới các thành tố
của tình yêu?

Nhìn bảng số liệu 3.9 có thể thấy, so sánh mức độ thông minh giữa bản thân
và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Kết
quả cũng cho thấy, mức độ chênh lệch về sự thông minh tƣơng quan thuận với tất cả
các mặt của tình yêu. Sự đam mê, sự gần gũi và tính cam kết, trách nhiệm đều có
tƣơng quan với mức độ chênh lệch về sự thông minh của hai ngƣời với hệ số tƣơng
quan lần lƣợt là 0,259; 0,23 và 0,182. Điều đó phản ánh rằng khi bản thân thông
minh hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế thì sự đam mê, lãng mạn, sự gần gũi và cam
kết, trách nhiệm cũng tăng lên. Chúng ta có thể lý giải điều này dựa vào việc những
ngƣời thông minh thƣờng biết cách làm cho đối phƣơng luôn có cảm giác mới mẻ,
gần gũi, cảm giác đƣợc yêu, luôn biết cách tạo ra sự lãng mạn, biết cách làm cho đối

63
phƣơng thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống trong đó có nhu cầu tình dục.
Chính điều đó càng giúp cho hai ngƣời gắn chặt với nhau hơn.

Kết quả nghiên cứu cũng giúp chúng ta thấy rằng, bản thân chủ thể thông
minh hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế thì tình yêu của họ cũng ngày càng trở lên
sâu sắc hơn. Khi hỏi các khách thể câu hỏi về vấn đề này, anh T.A.Q đã thẳng thắn
đƣa ra ý kiến: "Theo quan điểm của tôi, tôi vẫn đánh giá cao sự thông minh. Có sự
thông minh sẽ có thể điều chỉnh được các yếu tố khác cho phù hợp để duy trì, gìn
giữ một tình yêu đẹp. Có thông minh, họ mới biết làm thế nào để hai người gần gũi,
thấu hiểu, đồng cảm với nhau. Nhờ sự thông minh, họ sẽ biết tạo cảm giác mới lạ,
lãng mạn, đam mê trong tình yêu. Cũng nhờ thông minh mà họ có trách nhiệm với
nhau, với tình yêu của chính mình" (T.A.Q, nam, 38 tuổi).

Vấn đề đặt ra là nếu một trong hai ngƣời thông minh hơn nhiều so với ngƣời
còn lại thì liệu rằng tình yêu của họ còn sâu sắc nữa hay không? Một bạn nữ đã
không ngần ngại chia sẻ: "Thường thì người ta vẫn nói, hai người chênh lệch nhau,
họ yêu nhau hay lấy nhau sẽ bù đắp cho nhau. Chênh lệch tương đối sẽ không
sao.Nhưng nếu chênh lệch nhiều quá e là sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tình yêu
của họ.

Ví dụ như: Ông chồng nào có vợ xinh đẹp, giỏi giang trong khi mình thấp
kém thường ghen tuông dữ dội. Gặp phải ai xấu bụng, phán một câu mèo mù vớ cá
rán là anh ta sẵn sàng quặc lại, về nhà nổi xung với vợ. Để hạ bớt máu ghen của
ông chồng này, người vợ cần chứng tỏ rằng anh ta không hề là mèo mù, mà là
mèo có đôi mắt sáng và cá rán chỉ để dành riêng cho mình chồng thôi"(L.T.T.M,
nữ, 31 tuổi).

Một ngƣời thông minh luôn biết cách làm thế nào để giải quyết mọi vấn đề
trong cuộc sống, đặc biệt là trong chuyện tình cảm một cách tốt nhất. Một ngƣời
thông minh sẽ biết "kéo" đối phƣơng về với mình bằng những hành động, cử chỉ
thân mật (nắm tay, vuốt tóc, ôm, hôn...), biết cách biến những điều đơn giản thành
sự sáng tạo bất ngờ (tặng quà vào những ngày bình thƣờng, gửi tin nhắn, lời nói yêu

64
thƣơng vào những thời điểm không có gì đặc biệt, gửi thƣ tay cho ngƣời ấy...), biết
dung hòa mọi thứ trong cuộc sống (có thể đối phƣơng không thông minh hơn nhƣng
luôn thể hiện sự tôn trọng đối với đối phƣơng), biết cách làm cho đối phƣơng luôn
cảm thấy tự hào về mình và muốn gắn kết dài lâu...

Cuộc sống có vô vàn những điều phức tạp, khó khăn. Cho dù khi đang yêu
nhau hay khi đã kết hôn mỗi chúng ta cũng cần vững vàng và sáng suốt để vƣợt qua.
Đặc biệt trong cuộc sống vợ chồng với bao nhiêu sóng gió. Bạn L.T.T.M đã chia sẻ
với chúng tôi rằng: "Thế mới nói, trong cuộc sống vợ chồng cần dung hòa mọi thứ
và người vợ hay người phụ nữ nên là người biết làm thế nào để giữ lửa ấm cho gia
đình. Nếu như họ có những đặc điểm cá nhân cao hơn chồng thì cũng đừng nên
ngạo mạn mà hãy chia sẻ, tôn trọng chồng, cùng hoàn thiện, bù đắp cho nhau, có
như thế tình yêu mới bền được" (L.T.T.M, nữ, 31 tuổi).

Nhƣ vậy chúng ta có thể thấy, mức độ chênh lệch về sự thông minh giữa bản
thân với ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế có ảnh hƣởng đến sự đam mê, sự gần gũi, và
tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành.

Thứ hai, chúng tôi xem xét mức độ chênh lệch về sự tốt bụng của bản thân và
người yêu (vợ/chồng) thực tế có ảnh hưởng tới từng thành tố trong tình yêu không?

Bảng số liệu 3.9 cho thấy, kết quả tƣơng quan giữa mức độ chênh lệch về sự
tốt bụng của bản thân và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế có ý nghĩa về mặt thống kê.
Kết quả này cũng chỉ ra rằng sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm
đều tƣơng quan nghịch với mức độ chênh lệch về sự tốt bụng giữa hai ngƣời với hệ
số r lần lƣợt là - 0,262; -0,201 và -0,196. Điều đó cho thấy, khi sự tốt bụng của bản
thân nhiều hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế thì tình yêu, cụ thể là sự gần gũi, sự
đam mê và tính cam kết, trách nhiệm của họ có thể giảm sút đi. Tại sao lại vậy?
Nhóm khách thể nghiên cứu đã cho biết ý kiến của bản thân về vấn đề này nhƣ sau:

Anh T.A.Q nói: "Thì cứ nhìn thực tế đấy, nhiều người tốt bụng hơn người
yêu (vợ/chồng) thực tế lại bị cho là khờ khạo, dại dột. Ví dụ nhiều chàng trai tốt
bụng thường lại là những người rụt rè, nhút nhát, không có kinh nghiệm trong tình

65
yêu. Đây cũng là người nặng tình nên khó quên được mối tình cũ" (T.A.Q, Nam 38
tuổi).

Một bạn nữ khác cũng chia sẻ nếu bản thân tốt hơn ngƣời yêu (vợ/chồng)
thực tế: "Thì sẽ hướng người ấy hành động theo cách của mình. Nhưng trong nhiều
trường hợp sẽ gây cản trở tình yêu của họ. Tôi thấy, nhiều người tốt bụng quá lại
trở nên khờ khạo, ngây ngô, không khéo léo, rụt rè, nhút nhát, thậm chí không lãng
mạn... Điều này đặc biệt thể hiện rõ ở nam giới" (T.P.T, Nữ, 31 tuổi).

Số liệu thống kê đã phản ánh rằng, khi mức độ chênh lệch về sự tốt bụng
giữa hai ngƣời càng lớn thì sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm
trong tình yêu cũng có xu hƣớng ngày càng giảm sút.

Thực tế đã cho thấy, có nhiều trƣờng hợp những ngƣời tốt bụng nhƣ thế "Yêu
đối phương nhưng không dám nói thậm chí nhiều khi không dám thể hiện bằng
hành động như cầm tay, ôm hôn, không biết tạo bầu không khí lãng mạn cho hai
người, không biết nói những lời có cánh. Yêu nhưng không biết cách chia sẻ, nhiều
khi sợ không làm hài lòng người yêu nên cũng không dám nói..." (T.P.T, Nữ, 31 tuổi).

Thứ ba, chúng tôi xem xét mức độ chênh lệch về sức khỏe giữa bản thân và
người yêu (vợ/chồng) thực tế có ảnh hưởng như thế nào đến từng thành tố trong
tình yêu?

Số liệu trong bảng 3.12 cho thấy sự khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống
kê (p>0,01). Có nghĩa là mức độ chênh lệch về mặt sức khỏe của bản thân và ngƣời
yêu (vợ/chồng) thực tế không có ảnh hƣởng tới các thành tố tình yêu. Bởi điều này
luôn có cách giải quyết và đôi khi chính những biện pháp khắc phục sự chênh lệch
sức khỏe của hai ngƣời lại giúp gắn kết hai ngƣời lại với nhau hơn. Bạn T.P.T đã
chia sẻ: "Nếu là vấn đề sức khỏe thì đơn giản thôi, khuyến khích người ấy luyện tập
thể dục thể thao cùng mình. Ngày ngày cùng nhau đi dạo, chạy bộ, chơi cầu lông,
tennis, dance sport... cùng chăm sóc sức khỏe cho nhau như: quan tâm đến bữa ăn,
chế độ dinh dưỡng của đối phương... càng làm cho hai người thêm gần gũi, yêu
nhau hơn chứ!" (T.P.T, nữ, 31 tuổi).

66
Yếu tố thứ tư chúng tôi xem xét đến là mức độ chênh lệch về sự hấp dẫn giữa
bản thân và người yêu (vợ/chồng) thực tế có ảnh hưởng tới từng thành tố trong tình
yêu không?

Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta cùng nhìn vào bảng số liệu 3.9. Chỉ có số
liệu tƣơng quan về mức độ chênh lệch sự hấp dẫn giữa bản thân và ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế với sự đam mê trong tình yêu là có ý nghĩa về mặt thống kê
(p=0,01; Hệ số tƣơng quan r=-0,149). Kết quả trên cho thấy đây là mối tƣơng quan
nghịch tức là nếu bản thân càng hấp dẫn hơn ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế thì sự
đam mê lại càng ít đi. Nguyên nhân có thể đƣợc hiểu là do bản thân ngƣời đó dành
quá nhiều thời gian chăm chút cho sắc đẹp của mình mà không để ý đến ngƣời yêu
hay do họ quá tự tin về sự hấp dẫn của bản thân hoặc do họ cảm thấy ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế không đủ hấp dẫn và lôi cuốn. Những lý do đó có thể làm cho
bản thân họ tạm quên đi vai trò của mình, quên đi tình yêu, sự tôn trọng, sự đam
mê, lãng mạn đối với đối phƣơng.

Yếu tố thứ năm chúng tôi xét tới là mối tương quan giữa sự chênh lệch về
triển vọng tài chính của bản thân và người yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố
trong tình yêu.

Theo kết quả nghiên cứu trong bảng số liệu 3.9 cho thấy, chỉ có số liệu về
tƣơng quan giữa sự gần gũi trong tình yêu với mức độ chênh lệch triển vọng tài
chính của bản thân và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế là có ý nghĩa về mặt thống kê.
Hệ số tƣơng quan r = - 0,115 và p=0,048 chứng tỏ mối tƣơng quan nghịch giữa mức
độ chênh lệch triển vọng tài chính của bản thân với ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế và
sự gần gũi trong tình yêu là mối tƣơng quan không bền chặt. Tức là trong tình yêu,
triển vọng tài chính của hai ngƣời có thể chênh lệch nhƣng nó ảnh hƣởng không
đáng kể đến sự gần gũi trong tình yêu của họ.

Tuy nhiên cũng có một số trƣờng hợp khi bản thân có triển vọng tài chính
cao hơn đối phƣơng dẫn đến việc đối phƣơng không đƣợc tôn trọng hoặc bản thân
họ đặt mình ở vị trí cao hơn nên quên đi việc chăm sóc, chia sẻ, gần gũi nhau, cũng

67
có khi bản thân lại là ngƣời mải mê kiếm tiền, không có thời gian chăm sóc cho gia
đình. Tất cả những điều này đều làm ảnh hƣởng đến tình yêu đôi lứa.

Bạn T.P.T cũng cho rằng nếu bản thân có triển vọng tài chính cao hơn "thì
bản thân sẽ chủ động về tài chính. Nhưng phức tạp hơn ở chỗ: Đối với nam giới thì
không có vấn đề gì nhưng nếu như nữ giới là người có triển vọng tài chính cao hơn
thì sẽ ảnh hưởng đến tình yêu của họ. Đơn giản vì hầu hết mọi người đều quan niệm
nam giới phải là người chủ động trong tài chính. Nếu nam giới có nguồn lực tài
chính kém hơn, có thể họ sẽ tự ti, không chủ động trong tình yêu hoặc có khi nữ giới
lại là người so sánh người yêu mình với những người khác mà dần dần có cảm giác
không tôn trọng, không yêu đối phương như trước nữa" (T.P.T, nữ, 31 tuổi).

Nhƣ vậy, khi xét tƣơng quan mức độ chênh lệch giữa các đặc điểm cá nhân
của bản thân và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố của tình yêu, kết quả
cho thấy, sự thông minh và tính tốt bụng có tƣơng quan với tất cả các mặt biểu hiện
của tình yêu. Mức độ chênh lệch về sự hấp dẫn giữa hai ngƣời tƣơng quan nghịch
với sự đam mê trong tình yêu. Mức độ chênh lệch về triển vọng tài chính giữa hai
ngƣời có ảnh hƣởng nhƣng không đáng kể đến sự gần gũi trong tình yêu. Trong khi
đó mức độ chênh lệch về sức khỏe giữa bản thân và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế
không ảnh hƣởng tới các thành tố trong tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng
thành.

3.2.5. Ảnh hưởng của tự đánh giá về một số đặc điểm cá nhân đến tình yêu

Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu ảnh hƣởng của tự
đánh giá về một số đặc điểm cá nhân cụ thể nhƣ: sự thông minh, sự tốt bụng, sức
khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính đến từng thành tố trong tình yêu. Kết quả
nghiên cứu thể hiện trong bảng số liệu dƣới đây:

68
Bảng 3.10: Tương quan giữa tự đánh giá một số đặc điểm cá nhân và
các thành tố tình yêu
Các đặc điểm cá nhân
Sự Triển
Chỉ Sự tốt Sức Sự hấp
thông vọng tài
Các thành tố số bụng khỏe dẫn
minh chính
tình yêu
r 0,097 0,194** 0,183** 0,138** 0,101
(1) Sự gần gũi trong tình yêu
p 0,094 0,001 0,002 0,017 0,082

(2) Sự đam mê trong tình r 0,157** 0,187** 0,223** 0,187** 0,174**


yêu p 0,007 0,001 0,000 0,001 0,003

(3) Tính cam kết, trách r 0,101 0,220** 0,184** 0,120* 0,127*
nhiệm trong tình yêu p 0,083 0,000 0,001 0,039 0,028

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)


* Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2 đuôi)

Đặc điểm đầu tiên chúng tôi xét đến là sự thông minh. Bảng số liệu 3.10 cho
thấy, chỉ có tƣơng quan giữa sự thông minh với đam mê trong tình yêu là có ý nghĩa
về mặt thống kê (p = 0,007). Đây là mối tƣơng quan thuận với hệ số r = 0,157. Điều
đó có nghĩa là những ngƣời càng thông minh càng giúp cho sự đam mê trong tình
yêu của họ thêm mãnh liệt. Bởi lẽ, họ luôn biết cách làm cho ngƣời yêu của mình
không bao giờ cảm thấy nhàm chán. Họ biết tạo sự lãng mạn, sự lôi cuốn về thể xác
và thỏa mãn tình dục cho đối phƣơng.
Một bạn nam đã chia sẻ: "Ở bên một người phụ nữ thông minh, các chàng
trai sẽ nghĩ rằng cuộc sống này chẳng bao giờ tẻ nhạt. Vì đơn giản, cô ấy biết chọn
lựa một bộ phim hot nhất để xem, biết tìm đến những địa chỉ hấp dẫn, biết kể những
câu chuyện cả thế giới đang quan tâm, không những thế cô ấy còn rất sáng tạo,
luôn biết làm thế nào để giữ mối quan hệ của mình không rơi vào những lối mòn
hay thói quen cũ kĩ" (T.A.Q, nam, 38 tuổi).

69
Tình yêu đã trở nên kỳ diệu và đa màu sắc khi đƣợc vẽ bởi một ngƣời thông
minh. Sự lãng mạn cũng đƣợc tạo nên chính nhờ sự thông minh ấy khi họ biết cách
mang lại những bất ngờ, thú vị cho nhau."Họ luôn biết biến những điều bình
thường, đơn giản nhất thành những điều thú vị. Có khi là một món quà bất chợt,
một tin nhắn dễ thương, vài dòng ghi chú, một cuộc gọi bất thình lình hay một kế
hoạch đi chơi đột ngột..." (T.A.Q, nam, 38 tuổi).
Sự thông minh còn giúp cho tình yêu thêm nồng nàn, mãnh liệt. Một ngƣời
thông minh sẽ biết cách chăm chút cho bản thân để thu hút đƣợc đối phƣơng và đặc
biệt hơn họ có "phƣơng pháp" làm cho đối phƣơng luôn thỏa mãn đƣợc nhu cầu tình
dục. Đó là điều giúp cho tình yêu đôi lứa sâu sắc và cháy bỏng hơn.
Đặc điểm thứ hai chúng tôi xem xét đến là sự tốt bụng. Khi so sánh tƣơng
quan giữa đặc điểm này với các mặt của tình yêu thấy rằng, kết quả nghiên cứu đều
có ý nghĩa về mặt thống kê và sự tốt bụng tƣơng quan thuận với tất cả các mặt biểu
hiện của tình yêu. Trong đó, sự tốt bụng tƣơng quan với tính cam kết, trách nhiệm
trong tình yêu với hệ số r = 0,220. Sự tốt bụng tƣơng quan với sự gần gũi trong tình
yêu với hệ số r = 0,194 và tƣơng quan với thành tố sự đam mê trong tình yêu với hệ
số r = 0,187.
Một ngƣời tốt bụng luôn mong muốn mang lại cho ngƣời mình yêu một
tình yêu trọn vẹn và vĩnh cửu. Điều đó lý giải vì sao họ sẽ có trách nhiệm trong
tình yêu và cam kết gắn bó lâu dài với đối phƣơng nhiều hơn. Họ cũng là những
ngƣời luôn nghĩ cho ngƣời khác trƣớc khi nghĩ cho bản thân mình. Chăm sóc
ngƣời yêu từ những việc nhỏ nhất nhƣ ăn uống có đúng giờ không, ngủ có đủ giấc
không... đến những việc lớn hơn nhƣ: chia sẻ khó khăn trong công việc, những vất
vả trong gia đình... Thậm chí họ có thể hy sinh bản thân mình để chăm sóc cho
ngƣời yêu khi ốm đau, sẵn sàng chia sẻ, đồng cảm, gánh vác mọi việc cùng nhau.
Nói cách khác, họ mong muốn giúp cho ngƣời yêu thỏa mãn mọi nhu cầu trong
cuộc sống: từ những nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn đến các nhu cầu xã hội, nhu
cầu đƣợc tôn trọng...

70
Khi chúng tôi hỏi nhóm khách thể câu hỏi tính tốt bụng có ảnh hƣởng nhƣ
thế nào đến tình yêu, một bạn nam đã trả lời rằng: "Tính tốt bụng ảnh hưởng khá
cao. Người tốt bụng luôn muốn người yêu mình thật sự hạnh phúc. Họ yêu chân
thành và sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu. Họ muốn gần gũi, chia sẻ khó khăn
với người yêu, luôn muốn người yêu mình vui vẻ nên chăm chút cho người yêu từ
những điều nhỏ nhất: nhắn tin hỏi han thường xuyên, biết người yêu thích gì để
chăm lo hay chăm sóc nhau những khi đau ốm... Họ yêu chân thành, tha thiết và
luôn muốn sẽ gắn bó lâu dài với người ấy" (P.K.C, nam, 32 tuổi).
Nhƣ vậy, sự tốt bụng tƣơng quan thuận với tất cả các mặt của tình yêu. Sự tốt
bụng trong tình yêu giúp cho tình yêu ngày càng trở nên sâu sắc, một tình yêu mà
có đầy đủ tính trách nhiệm, sự gần gũi và sự đam mê.
Xét đến đặc điểm sức khỏe, liệu yếu tố này có ảnh hưởng tới các thành tố
trong tình yêu như sự tốt bụng hay không?
Câu trả lời thể hiện rõ trong bảng số liệu 3.10. Kết quả nghiên cứu trên tất cả
các mặt của tình yêu đều có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó, sức khỏe tƣơng
quan với sự đam mê, tính cam kết, trách nhiệm và sự gần gũi với hệ số tƣơng quan
lần lƣợt là 0,223; 0,184; 0,183. Số liệu thu đƣợc thể hiện mối tƣơng quan thuận giữa
yếu tố sức khỏe và các mặt biểu hiện của tình yêu.
Không thể phủ nhận một điều rằng, sức khỏe là vấn đề vô cùng quan trọng
trong cuộc sống của mỗi ngƣời. Ngƣời ta vẫn nói: có sức khỏe là có tất cả. Có sức
khỏe mới có thể chăm lo cho nhau đƣợc tốt hơn, có sức khỏe tình yêu cũng trở nên
thi vị, hoàn hảo hơn.
Bạn V.H.G đã đƣa ra quan điểm của mình: "Sức khỏe sẽ ảnh hưởng tới thể
chất của con người, chi phối các hành động trong tình yêu. Có những việc muốn
làm để vun đắp tình yêu nhưng không thể làm được vì lý do sức khỏe. Điều này
cũng ảnh hưởng tới sự phát triển và bền vững của tình yêu" (V.H.G, nữ, 27 tuổi).
Lý giải tại sao sức khỏe lại có tƣơng quan nhiều nhất với sự đam mê trong
tình yêu? Thiết nghĩ câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Bởi lẽ, sự đam mê bắt
nguồn từ việc thỏa mãn nhu cầu về tình dục. Khi sức khỏe có vấn đề, bản thân cá
nhân đó có thể giúp cho đối phƣơng "thỏa mãn" đƣợc hay không? Thậm chí những

71
lôi cuốn và hấp dẫn về thể xác cũng giảm xuống nếu nhƣ sức khỏe yếu đi. Đặc biệt
thể hiện ở ngƣời phụ nữ. Sự mệt mỏi, đau yếu về sức khỏe, cùng với những lo toan
gia đình, con cái dễ làm cho ngƣời ta cáu gắt, bực bội. Khi đó khó mà có thể chau
chuốt, chăm chút nhan sắc bản thân và giúp ngƣời yêu hay chồng mình thỏa mãn
dục vọng, khó làm cho cuộc ân ái trở nên trọn vẹn đƣợc. Sự chia sẻ, chăm sóc cho
ngƣời yêu hay chồng con là có thể có, tính cam kết, trách nhiệm vẫn còn nhƣng
để tạo nên sự đam mê, thỏa mãn trong "chuyện chăn gối" là điều khó có thể thực
hiện đƣợc.
Nhƣ vậy, trong tình yêu, mỗi chúng ta đều cần rèn luyện, chăm sóc sức khỏe
để bảo vệ, gìn giữ tình yêu của mình. Sức khỏe tốt thì tình yêu mới có những đam
mê, say đắm. Sức khỏe tốt thì mới chăm chút, gần gũi, thấu hiểu nhau hơn. Sức
khỏe tốt thì tính trách nhiệm, sự cam kết ngày càng bền chặt.
Đúng nhƣ quan điểm của anh P.K.C: "Tình yêu là một thứ tình cảm thiêng
liêng mà nếu người yêu có gặp vấn đề về sức khỏe, thậm chí sống thực vật hay
không còn tồn tại nữa thì nó cũng không giết chết được tình yêu. Nếu cả hai người
cùng khỏe mạnh thì tình yêu đó càng tốt đẹp hơn. Người ta nói “có sức khỏe là có
tất cả” và nếu cả hai cùng có sức khỏe thì họ càng làm được nhiều điều hạnh phúc
cho nhau" (P.K.C, nam, 32 tuổi).
Chúng tôi tiếp tục đi tìm hiểu ảnh hưởng của sự hấp dẫn đến tình yêu đôi
lứa. Nhìn vào bảng số liệu 3.10 có thể thấy, sự hấp dẫn có tƣơng quan với tất cả các
mặt biểu hiện của tình yêu. Sự hấp dẫn tƣơng quan thuận với sự đam mê trong tình
yêu, tƣơng quan thuận với sự gần gũi trong tình yêu và tƣơng quan với tính cam kết
trách nhiệm trong tình yêu. Hệ số tƣơng quan lần lƣợt là 0,187; 0,138 và 0,12. Tuy
đây là mối tƣơng quan không chặt nhƣng vẫn đảm bảo mức ý nghĩa về mặt thống kê
với p < 0,05.
Ngƣời ta vẫn nói giữa nam và nữ có "luật hấp dẫn". Trong đó, sự hấp dẫn về
ngoại hình, dáng đi, nụ cƣời... dễ khiến cho đối phƣơng "siêu lòng" hơn. Và trong
tình yêu, sự hấp dẫn có tác động mạnh mẽ tới sự đam mê, đặc biệt là những đam mê
thể xác.

72
Trong bộ sách viết về tình yêu của TS. John Gray "Đàn ông sao hỏa, đàn bà
sao kim" (2009), tác giả cũng đƣa ra những nghiên cứu thực tế về tình yêu. Ở cấp
độ hấp dẫn về thể xác, rất hiển nhiên và bình thƣờng là đàn ông cảm thấy bị hấp dẫn
về thể xác bởi nhiều ngƣời phụ nữ. Có thể là bị hấp dẫn bởi ngoại hình, dáng đi, nụ
cƣời, ánh mắt, ngực, mông của các cô gái. Có thể là do ảnh hƣởng bởi bản năng
hoặc do phim ảnh, tạp chí. Nhƣng việc ngƣời đàn ông dõi theo một cô gái trẻ đẹp,
nóng bỏng là chuyện bình thƣờng, chỉ khác là cách anh ta nhìn tế nhị, kín đáo hay
thô lỗ [12].
Các nhà nghiên cứu V. Kônbanôvxki [28, tr. 16], Trịnh Trung Hòa [21, tr.
16-17], I.X Côn [3, tr. 84-90], Lê Thị Bừng [5, tr.61-62], Thu Vân, Việt Hùng [40,
tr. 70-71]… đều khẳng định vai trò của yếu tố tình dục trong tình yêu. Tuy nhiên
con ngƣời khác con vật ở chỗ, con ngƣời có đời sống tâm lý - ý thức phát triển rất
cao nên ngay cả những nhu cầu, bản năng cũng chịu sự chi phối hết sức chặt chẽ
của ý thức. Tình yêu trƣớc hết là sự đồng cảm, hấp dẫn lẫn nhau về vẻ đẹp tinh thần
cao cả, trong sáng, vị tha… kết hợp với nhu cầu đƣợc ve vuốt, ôm ấp, gần gũi… về
mặt cơ thể.
Một bạn trẻ đã tâm sự: "Sự hấp dẫn giúp duy trì sự đam mê giữa hai cá nhân
trong tình yêu. Sự hấp dẫn đặc biệt ảnh hưởng đến sự gần gũi và đam mê. Một
người hấp dẫn từ vẻ bề ngoài dễ mang lại cảm giác như bị lôi cuốn, "hút hồn"
người kia giống như "luật hấp dẫn" ấy" (V.H.G, nữ, 27 tuổi).
Thậm chí, anh P.K.C còn đánh giá cao ảnh hƣởng của đặc điểm hấp dẫn
trong tình yêu, anh thẳng thắn chia sẻ:"Theo tôi, sự hấp dẫn có mức ảnh hưởng lớn
nhất, người ta đến với nhau chủ yếu là bởi sự hấp dẫn và nó sẽ là yếu tố quyết định
trong tình yêu, thậm chí ngay trong cả các giai đoạn phát triển của tình yêu sau
này. Nếu sự hấp dẫn mất đi thì tình yêu cũng từ đó dần dần không còn nữa" (P.K.C,
nam, 32 tuổi).
Nhƣ vậy, mỗi cá nhân nên tự hoàn thiện bản thân, chăm chút cho mình nhiều
hơn để tăng sự hấp dẫn với đối phƣơng. Bởi chúng ta hiểu rằng, càng hấp dẫn thì
càng giúp cho tình yêu trở nên sâu sắc, mãnh liệt. Nhờ sự hấp dẫn mà hai ngƣời dễ

73
xích lại gần nhau hơn để chia sẻ, đồng cảm, tâm sự và thấu hiểu nhau. Sự hấp dẫn
cũng mang lại cho họ những khoảng thời gian lãng mạn và đầy đam mê. Sự hấp dẫn
tuy cũng có ảnh hƣởng tới tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu nhƣng mức độ
ảnh hƣởng là không đáng kể.
Đặc điểm cá nhân cuối cùng chúng tôi xét đến là triển vọng tài chính. Kết
quả thu đƣợc thể hiện qua bảng số liệu 3.10, cụ thể nhƣ sau: triển vọng tài chính
tƣơng quan thuận với sự đam mê trong tình yêu (r = 0,174; p = 0,003). Triển vọng
tài chính tƣơng quan thuận với tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu (r = 0,127;
p = 0,028). Mối tƣơng quan này tuy lỏng lẻo nhƣng vẫn đảm bảo mức ý nghĩa. Chỉ
có tƣơng quan với sự gần gũi trong tình yêu là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Khi hỏi về khía cạnh này, một bạn nữ đã trả lời rằng: "Mọi người đều nói:
"Tình yêu thánh thiện không dính líu đến tiền bạc". Nhưng theo tôi, trên thực tế,
hàng ngày hàng giờ các đôi uyên ương vẫn cứ phải trăn trở "tiền của anh, của em
và của chúng ta” Như vậy là vấn đề tài chính cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình
yêu đúng không? Người ta vẫn gọi là "tình phí" đó. Có tài chính, hai người mới có
thể đưa nhau đi chơi, có thể mua cho nàng những thứ nàng thích, có thể tổ chức
buổi sinh nhật lãng mạn cho chàng... Họ có nhiều thời gian bên nhau, gần gũi
nhau, lãng mạn hơn và như thế giúp cho tình yêu càng thêm sâu sắc" (L.T.T.M, nữ,
30 tuổi).
Trong tình yêu nếu chỉ có tình cảm thì sẽ không thực tế và không thể bền
vững. Yếu tố chúng tôi muốn đề cập tới đây chính là tài chính. Dễ hiểu vì sao mà
ngƣời có triển vọng tài chính sẽ mang đến sự đam mê trong tình yêu và sự cam kết,
trách nhiệm trong tình yêu. Bởi lẽ, có triển vọng tài chính mới giúp cho đối phƣơng
thỏa mãn đƣợc nhiều nhu cầu về sinh lý (ăn, mặc, ở...), nhu cầu xã hội (giao lƣu, mở
rộng quan hệ hợp tác, tự tin trong giao tiếp, nhu cầu yêu và đƣợc yêu...)... Có tài
chính mới giúp cho họ dám chịu trách nhiệm với tình yêu và cam kết gắn bó lâu dài
để đi tới hôn nhân. Bạn V.H.G có nói: "Triển vọng tài chính sẽ hứa hẹn một tương
lai sáng lạn, góp phần củng cố quyết định việc duy trì và phát triển tình yêu đôi
lứa" (V.H.G, nữ, 27 tuổi).

74
Do đó, mỗi chúng ta nên có định hƣớng rõ ràng trong việc lựa chọn nghề
nghiệp, đầu tƣ cho sự nghiệp tƣơng lai để có nguồn tài chính vững chắc. Bởi đó
chính là yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng tình yêu và hạnh phúc lâu dài.
Nhƣ vậy, tất cả các đặc điểm cá nhân đều có ảnh hƣởng nhất định đến tình
yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành. Một bạn nữ đã không ngần ngại chia sẻ
với chúng tôi rằng: "Tôi thích một người thông minh để có một tình yêu thú vị. Tính
tốt bụng khiến tình yêu chân thành. Sức khỏe ảnh hưởng đến mọi hoạt động của con
người, không chỉ có tình yêu. Sự hấp dẫn mang lại tự tin trong tình yêu. Triển vọng
tài chính liên quan đến yếu tố định hướng của tình yêu" (T.P.T, nữ, 31 tuổi).
Tóm lại, trong các đặc điểm cá nhân, sự tốt bụng, sức khỏe và sự hấp dẫn
tƣơng quan thuận với tất cả các mặt biểu hiện của tình yêu. Còn lại sự thông minh
tƣơng quan với sự đam mê trong tình yêu. Triển vọng tài chính tƣơng quan với sự
đam mê và tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu.
Theo chúng tôi nghiên cứu, đặc điểm cá nhân không chỉ ảnh hƣởng đến tình
yêu mà còn có ảnh hƣởng đến hạnh phúc nói chung. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.11: Tương quan giữa tự đánh giá một số đặc điểm cá nhân và
mức độ cảm nhận hạnh phúc
Các đặc điểm
cá nhân Sự
Chỉ Sự tốt Sức Sự hấp Triển vọng
thông
số bụng khỏe dẫn tài chính
Các thành tố minh
tình yêu
r 0,307** 0,277** 0,356** 0,371** 0,330**
(1) Cảm nhận hạnh phúc
p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
r 0,254** 0,208** 0,339** 0,334** 0,288**
(2) Hạnh phúc tâm lý
p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
r 0,313** 0,287** 0,307** 0,350** 0,339**
(3) Hạnh phúc xã hội
p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000
r 0,194** 0,201** 0,240** 0,232** 0,177**
(4) Hạnh phúc cảm xúc
p 0,001 0,000 0,000 0,000 0,002

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)


* Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 (2 đuôi)

75
Bảng số liệu 3.11 cho thấy, tất cả các đặc điểm cá nhân đƣợc nghiên cứu đều
có mối tƣơng quan chặt chẽ với các phƣơng diện của cảm nhận hạnh phúc và đều có
ý nghĩa về mặt thống kê.
Những ngƣời thông minh, những ngƣời tốt bụng và những ngƣời có triển
vọng tài chính có sự cảm nhận hạnh phúc xã hội cao hơn một cách có ý nghĩa so với
hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc nói chung (Hệ số
tƣơng quan lần lƣợt là r = 0,313; r = 0,287; r = 0,339). Điều này chứng tỏ các khách
thể cảm thấy sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hoá xã hội; sự hoà nhập xã hội; sự chấp
nhận xã hội và sự đóng góp của bản thân cho xã hội cao. Bản thân họ cũng cảm
thấy họ thuộc về xã hội, họ chấp nhận tất cả những gì trong xã hội và ngƣợc lại họ
cũng đƣợc xã hội chấp nhận.

Khi xem xét tƣơng quan giữa sức khỏe với các phƣơng diện của cảm nhận
hạnh phúc, chúng ta có thể nhận thấy sức khỏe tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc
nói chung (r = 0,356), tƣơng quan với hạnh phúc tâm lý (r = 0,339), tƣơng quan với
hạnh phúc xã hội (r = 0,307). Sức khỏe cũng tƣơng quan với hạnh phúc cảm xúc (r
= 0,240). Thực tế những ngƣời khỏe mạnh về thể chất, về tinh thần, họ sẽ có cảm
nhận tích cực về cuộc sống. Và hơn thế họ thực sự yêu thích cuộc sống của chính
bản thân họ. Điều này đã trả lời cho câu hỏi vì sao nhóm khách thể đƣợc nghiên cứu
lại có cảm nhận hạnh phúc nói chung cao nhất.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, những ngƣời có sức khỏe sẽ có cảm nhận
hạnh phúc tâm lý cao hơn những ngƣời khác. Vì họ hài lòng với bản thân, tin tƣởng
bản thân và các mối quan hệ tốt đẹp của mình. Họ luôn làm chủ môi trƣờng xung
quanh, làm chủ những quyết định của mình.

Nhìn bảng số liệu 3.11 nhận thấy, sự hấp dẫn cũng tƣơng quan với cảm nhận
hạnh phúc nói chung (r = 0,371), tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc xã hội (r =
0,350), tƣơng quan với hạnh phúc tâm lý (r = 0,334) và cũng tƣơng quan với hạnh
phúc cảm xúc (0,232). Những ngƣời hấp dẫn sẽ cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với
cuộc sống, sẽ có những suy nghĩ tích cực và thỏa mãn với cuộc sống của bản thân.

76
Nhƣ vậy, các đặc điểm cá nhân và các mặt của cảm nhận hạnh phúc tƣơng
quan chặt chẽ một cách có ý nghĩa với nhau. Sự tăng lên hay giảm xuống của một
đặc điểm cá nhân sẽ dẫn đến sự tăng lên hoặc giảm xuống của các mặt trong cấu
trúc của hạnh phúc.
3.3. Mối quan hệ giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các mặt của tình yêu và cảm nhận hạnh phúc,
chúng tôi đã sử dụng thang đo hạnh phúc của Keyes và tính tƣơng quan giữa các
thành tố của 2 thang đo. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 3.12: Tương quan giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc
Các thang đo hạnh phúc Cảm nhận Hạnh phúc Hạnh phúc Hạnh phúc
hạnh phúc tâm lý xã hội cảm xúc

Các thành tố tình yêu


(1) Sự gần gũi trong tình yêu 0,318** 0,187** 0,255** 0,445**

(2) Sự đam mê trong tình yêu 0,299** 0,223** 0,226** 0,363**

(3) Tính cam kết, trách nhiệm


0,274** 0,163** 0,231** 0,362**
trong tình yêu

Ghi chú: ** Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 0.01 (2 đuôi)

Bảng số liệu 3.12 cho thấy, cả ba thành tố trong tình yêu đều có tƣơng quan
chặt chẽ với nhau và tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc của con ngƣời một cách
có ý nghĩa (p < 0,001), đặc biệt là hạnh phúc cảm xúc.
Hệ số tƣơng quan Pearson r cao nhất là 0,445 cho thấy mối tƣơng quan khá
chặt của cảm nhận hạnh phúc cảm xúc và sự gần gũi trong tình yêu. Hạnh phúc cảm
xúc tƣơng quan với sự đam mê trong tình yêu và tƣơng quan với tính cam kết, trách
nhiệm với hệ số r lần lƣợt là 0,363 và 0,362. Điều đó cho thấy, càng gần gũi, chia
sẻ, thấu hiểu, gắn bó với nhau, càng đam mê, lãng mạn và có trách nhiệm với nhau
trong tình yêu thì cảm nhận hạnh phúc cảm xúc của con ngƣời càng nhiều hơn và
sâu sắc hơn.

77
Nhƣ vậy, trong các mặt của cảm nhận hạnh phúc thì hạnh phúc cảm xúc có
tƣơng quan chặt nhất, hạnh phúc xã hội, hạnh phúc tâm lý cũng có tƣơng quan
nhƣng không chặt bằng hạnh phúc cảm xúc. Điều này chứng tỏ các khách thể cảm
thấy chƣa thực sự hài lòng về bản thân, về các mối quan hệ xã hội, các quyết định,
mục tiêu của bản thân cũng nhƣ sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hoá xã hội; sự hoà
nhập xã hội; sự chấp nhận xã hội và sự đóng góp của bản thân cho xã hội chƣa cao.
Việc các khách thể cảm thấy bản thân đóng góp chƣa nhiều cho sự phát triển tốt đẹp
của xã hội đáng để chúng ta suy nghĩ. Nguyên nhân là do các công dân trong độ
tuổi trƣởng thành chƣa tích cực hay do họ không có cơ hội để đóng góp sức mình
cho xã hội.
Khi xét tƣơng quan các thành tố trong tình yêu với cảm nhận hạnh phúc, kết
quả nghiên cứu cho thấy, thành tố sự gần gũi có tƣơng quan với cảm nhận hạnh
phúc, hệ số tƣơng quan Pearson r là 0,318. Sự đam mê tƣơng quan với cảm nhận
hạnh phúc, hệ số tƣơng quan Pearson r là 0,299. Tính cam kết, trách nhiệm trong
tình yêu cũng tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc và hệ số tƣơng quan là 0,274.
Điều đó càng khẳng định rằng sự gần gũi, thấu hiểu, đồng cảm, tôn trọng trong tình
yêu của những ngƣời trƣởng thành là yếu tố vô cùng quan trọng để mang lại cảm
nhận hạnh phúc cho con ngƣời.
Thật vậy, tình yêu mang đến biết bao điều kỳ diệu, khiến cho con ngƣời
đƣợc trải nghiệm từng cung bậc cảm xúc, đƣợc chứng kiến sự thay đổi tích cực của
nhau và đƣợc cảm nhận hạnh phúc một cách trọn vẹn. Anh T.A.Q đã đƣa ra dẫn
chứng cụ thể: "Bạn có thấy là nhìn một cô gái hay một chàng trai đang yêu người ta
biết ngay không. Trời ơi, họ thay đổi hoàn toàn từ diện mạo (quần áo, đầu tóc,...)
đến hành vi, lời nói trở nên trau chuốt, ngọt ngào, nhẹ nhàng lắm! Cô gái thì biết
quan tâm và chia sẻ, biết nấu ăn, biết chăm sóc người khác, chàng trai đã biết sống
có trách nhiệm và biết lo lắng cho mọi người hơn" (T.A.Q, nam, 38 tuổi).
Tình yêu giúp xóa tan đi sự nóng giận, sự ganh tị, hận thù. Có tình yêu ngƣời
ta sẽ dễ bỏ qua lỗi lầm cho nhau và dành nhiều thời gian để hiểu nhau hơn. Tình yêu
giúp ta gặt hái đƣợc nhiều phần thƣởng nhƣ nụ cƣời, sức khỏe, niềm vui, sự bình an

78
và rất nhiều thứ tích cực khác. Trên hết tình yêu mang lại một cuộc sống thật sự
hạnh phúc và ý nghĩa.
Anh T.A.Q đã khẳng định: "Tôi nghĩ rằng càng yêu nhiều, người ta càng biết
cách chăm chút cho nhau, biết quan tâm và chia sẻ, gần gũi nhau, sống lãng mạn,
có trách nhiệm với nhau hơn. Khi đó họ sẽ được hưởng thụ hạnh phúc nhiều hơn"
(T.A.Q, nam, 38 tuổi).
Tình yêu thực sự đã đem đến những cảm nhận hạnh phúc tuyệt vời cho mỗi
ngƣời. Một bạn nữ khi đƣợc hỏi câu hỏi này cũng chia sẻ:"Đương nhiên là tình yêu
đôi lứa sẽ góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn, thi vị hơn, giàu cảm xúc
hơn. Càng yêu nhiều, càng gần gũi, đam mê, có trách nhiệm với nhau thì người ta
càng được sống với nhiều cung bậc cảm xúc, càng cảm thấy cuộc đời nhiều ý nghĩa
và vì vậy sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn" (L.T.T.M, nữ, 30 tuổi).
Trong nhóm khách thể chúng tôi nghiên cứu đều khẳng định mối tƣơng quan
chặt chẽ giữa tình yêu với cảm nhận hạnh phúc. "Em nghĩ là khi có sự đồng điệu về
cảm xúc và phong cách sống, cùng với sự cam kết và xác định trách nhiệm với nhau
thì tình yêu đôi lứa sẽ góp phần làm cho cuộc sống của chúng ta hạnh phúc hơn.
Đây cũng là sự phát triển tình cảm tự nhiên trong đời sống tinh thần của con người
mà... Chỉ có điều, không phải lúc nào tình yêu cũng đều mang lại hạnh phúc. Hạnh
phúc chỉ có thể đến với những tình yêu mà trong đó con người ta có thể dung hòa
được tất cả các thành tố của nó, đó là sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách
nhiệm. Điều này sẽ giúp tình yêu trở nên mạnh mẽ, vượt qua được những thử thách,
khó khăn xảy đến" (V.H.G, nữ, 27 tuổi).
Tình yêu có thể làm cho con ngƣời trở nên tốt hơn hoặc trở nên xấu đi. Tình
yêu có thể trở thành sức mạnh của kẻ yếu, biến những điều vô nghĩa thành điều có
nghĩa, làm cho những điều bất hạnh trở thành hạnh phúc. Tình yêu có sức mạnh
thần kỳ, nó giúp cho mỗi ngƣời hoàn thiện hơn, vị tha, nhân ái hơn và giàu sức
sống. Tình yêu giúp cho con ngƣời học tập, lao động với hiệu suất cao hơn [5].
Tình yêu chiếm giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của con ngƣời [37].
Tình yêu là thứ hồ keo gắn chặt mọi ngƣời trong gia đình với nhau. Vợ yêu chồng,

79
cha mẹ yêu con và ngƣợc lại. Tình yêu giúp cho vợ chồng gìn giữ hạnh phúc trăm
năm, xây dựng tổ ấm gia đình và nuôi dạy con cái nên ngƣời [37]. Tình yêu bao giờ
cũng có hai chiều: cho, cống hiến, trao tặng và nhận lại. Chỉ có thế con ngƣời mới
hạnh phúc. Bởi tình yêu là sức sống, là niềm vui, là hạnh phúc của cuộc đời. Cuộc
sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là tồn tại. Khi yêu, con ngƣời thƣờng
bất chấp mọi khó khăn, nguy hiểm để đi theo tiếng gọi của trái tim. Bởi tình yêu đôi
lứa không chỉ mang lại cho con ngƣời niềm sung sƣớng và hạnh phúc mà theo V.
Kônbanôvxki nó còn là những đau khổ và nƣớc mặt [28].
Trong thực tế khi yêu nhau ngƣời ta trở nên lạc quan, yêu đời hơn và cảm
thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nói một cách khác, khi yêu nhau ngƣời ta thƣờng
nhìn đời bằng con mắt “màu hồng”. Tất cả mọi khó khăn dƣờng nhƣ đƣợc giảm nhẹ
đi, mọi công việc đƣợc giải quyết nhanh gọn, đúng nhƣ W.Sech-xpia khẳng định:
“Tình yêu đem lại sự thanh cao cho cả những ai tự nhiên vốn không phú bẩm cho
họ tính thanh cao” [16].
Đúng nhƣ Jacques Gauthier đã nói tình yêu là cơ sở, là nền tảng cho hôn
nhân bền bững [11]. Tình yêu trong hôn nhân sẽ giúp cho ngƣời ta tận hƣởng đƣợc
những hạnh phúc, những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Chỉ có tình yêu mới đem đến
cho cuộc sống vợ chồng hạnh phúc theo đúng ý nghĩa của nó. Trong hôn nhân nếu
không có tình yêu đích thực mà chỉ dựa trên tiền tài, địa vị… thì thật sự không có
hạnh phúc. Cuộc sống đó cũng sẽ trở nên nhạt nhẽo, nhàm chán. Nếu nhƣ tình yêu
phát triển theo hƣớng tiêu cực nhƣ tình yêu vụ lợi, yêu vội, yêu gấp hoặc tình yêu
ngộ nhận… sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề cho cả hai bên.
Tình yêu là một điều kỳ diệu, nó có thể chữa lành bệnh, kéo dài sự sống cho
con ngƣời… và có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống hôn nhân. Tình yêu giúp cho mỗi
ngƣời có trách nhiệm với gia đình hơn nhƣ cùng chăm sóc, yêu thƣơng con cái, yêu
thƣơng nhau, cùng phấn đấu sự nghiệp, cùng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống.
Nói nhƣ nhà thơ Tố Hữu trong “Bài ca mùa xuân 1961”: “Có gì đẹp trên đời hơn
thế/Ngƣời yêu ngƣời sống để yêu nhau” [24].

80
Tóm lại, các thành tố của tình yêu có tƣơng quan thuận với cảm nhận hạnh
phúc. Khi sự gần gũi, sự đam mê, tính cam kết, trách nhiệm trong tình yêu biểu hiện
càng cao thì ngƣời đó càng cảm thấy hạnh phúc. Hay nói cách khác tình yêu đôi lứa
tuổi trƣởng thành thực sự đã mang lại những cảm nhận hạnh phúc cho con ngƣời,
đặc biệt là cảm nhận hạnh phúc cảm xúc. Chính sự gần gũi trong tình yêu, sự đam
mê cháy bỏng và tính cam kết, trách nhiệm đã giúp cho con ngƣời có đƣợc những
cảm nhận hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc xã hội và hạnh phúc tâm lý.
Tiểu kết chương 3
Kết quả nghiên cứu tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành cho thấy:
1) Thang đo tình yêu có cấu trúc ba thành tố rõ ràng: Sự gần gũi, sự đam mê
và tính cam kết, trách nhiệm. Thang đo tình yêu có độ tin cậy và sự nhất quán bên
trong nội bộ thang đo cao (trên mẫu gồm 349 khách thể từ 25 đến 40 tuổi ở Việt Nam).
2) Trong ba thành tố của tình yêu (sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết,
trách nhiệm), tính cam kết, trách nhiệm có biểu hiện mạnh nhất trong tình yêu.
3) Khi so sánh tình yêu của ngƣời trƣởng thành với một số yếu tố nhƣ: độ
tuổi, tình trạng hôn nhân, giới tính, kết quả cho thấy, những yếu tố này không ảnh
hƣởng hoặc ảnh hƣởng rất nhỏ đến tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành.
4) Khi đo mức độ chênh lệch kỳ vọng về sự thông minh, sự hấp dẫn, sức
khỏe, sự tốt bụng và triển vọng tài chính giữa ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và
ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các thành tố của tình yêu, kết quả là: mức độ
chênh lệch kỳ vọng về sự tốt bụng giữa ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời
yêu (vợ/chồng) thực tế tƣơng quan nghịch với các thành tố trong tình yêu. Nếu nhƣ
mức độ chênh lệch này càng cao thì sẽ càng ảnh hƣởng tiêu cực đến tình yêu và làm
giảm đi sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm giữa hai ngƣời. Hay nói
cách khác, kỳ vọng hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng cao hơn ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tình yêu.
5) Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu sự tƣơng quan giữa mức độ chênh
lệch một số đặc điểm cá nhân của bản thân và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế với các
thành tố trong tình yêu, kết quả thu đƣợc nhƣ sau: Mức độ chênh lệch về sự thông

81
minh giữa hai ngƣời tƣơng quan thuận với các mặt biểu hiện của tình yêu. Trong
khi đó, mức độ chênh lệch về sự tốt bụng giữa hai ngƣời lại tƣơng quan nghịch với
các thành tố tình yêu. Mức độ chênh lệch sự hấp dẫn của hai ngƣời với sự đam mê
trong tình yêu cũng tƣơng quan nghịch với nhau. Từ đó, thấy rằng, mỗi chúng ta
nên cố gắng hoàn thiện bản thân, giúp đỡ nhau, hoàn thiện nhau để cùng vun đắp,
xây dựng một tình yêu đẹp.
6) Các đặc điểm cá nhân cụ thể nhƣ: sự thông minh, sự tốt bụng, sức khỏe,
sự hấp dẫn và triển vọng tài chính có ảnh hƣởng đến tình yêu của những ngƣời
trƣởng thành. Sự tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn tƣơng quan thuận với tất cả các mặt
biểu hiện của tình yêu. Sự thông minh tƣơng quan thuận với đam mê trong tình yêu.
Triển vọng tài chính tƣơng quan thuận với sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm
trong tình yêu. Nhƣ vậy, một ngƣời có đầy đủ các đặc điểm cá nhân tốt sẽ sở hữu
một tình yêu đẹp và viên mãn.
7) Các đặc điểm cá nhân và các mặt của cảm nhận hạnh phúc tƣơng quan
thuận với nhau. Sự tăng lên hay giảm xuống của một đặc điểm cá nhân sẽ dẫn đến
sự tăng lên hoặc giảm xuống của các mặt trong cấu trúc của hạnh phúc (Hạnh phúc
xã hội, hạnh phúc tâm lý, hạnh phúc cảm xúc).
8) Ba thành tố trong tình yêu đều tƣơng quan thuận với cảm nhận hạnh phúc
đặc biệt là hạnh phúc cảm xúc. Nói cách khác tình yêu tƣơng quan thuận với hạnh
phúc của con ngƣời.
Những kết quả thu đƣợc trong quá trình nghiên cứu đã cho thấy tính đúng
đắn, khoa học của giả thuyết nghiên cứu.

82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi tiến hành nghiên cứu trên tổng số 349 khách thể trong độ tuổi từ 25
đến 40 đang làm việc tại Hà Nội, chúng tôi đã thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Thang đo tình yêu có cấu trúc ba thành tố (ba mặt) rõ ràng: Sự gần gũi, sự
đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Thang đo có độ tin cậy cao và độ tin cậy bên
trong của từng tiểu thang đo tốt, có thể sử dụng để đánh giá tình yêu của những
ngƣời trƣởng thành ở Việt Nam.

Trong nghiên cứu, phần lớn khách thể đều cho rằng, tình yêu bao gồm ba
thành tố: Sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Tất cả các thành tố
đều quan trọng để xây dựng nên một tình yêu hoàn hảo. Một ngƣời biết dung hòa ba
thành tố này sẽ sở hữu một tình yêu viên mãn.

Đa phần những khách thể nghiên cứu đều đánh giá trong tình yêu, tính cam
kết, trách nhiệm có biểu hiện mạnh mẽ nhất. Có trách nhiệm, có sự cam kết lâu dài
giữa hai ngƣời thì tình yêu mới trở nên bền chặt.

Trong đề tài nghiên cứu chúng tôi đo mức độ chênh lệch kỳ vọng về một số
đặc điểm cá nhân của ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực
tế. Kết quả là mức độ chênh lệch kỳ vọng về sự tốt bụng giữa ngƣời yêu (vợ/chồng)
lý tƣởng và ngƣời yêu (vợ/chồng) thực tế tƣơng quan nghịch với các thành tố trong
tình yêu. Kỳ vọng hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng cao hơn ngƣời yêu
(vợ/chồng) thực tế sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tình yêu.

Mỗi ngƣời có thể xây dựng cho mình một hình mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý
tƣởng. Nhƣng đừng quá kỳ vọng vào hình mẫu đó. Điều quan trọng là trong cuộc
sống thực tế, phải thực sự yêu thƣơng nhau để cùng giúp nhau phấn đấu, hoàn thiện
bản thân, xây dựng và gìn giữ tình yêu, hạnh phúc gia đình.

83
Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu tƣơng quan giữa chênh lệch một số
đặc điểm cá nhân của hai ngƣời và các thành tố trong tình yêu, kết quả thu đƣợc
nhƣ sau:
Mức độ chênh lệch về sự thông minh giữa bản thân và ngƣời yêu (vợ/chồng)
thực tế tƣơng quan thuận với các mặt của tình yêu. Trong khi đó, mức độ chênh
lệch về sự tốt bụng của hai ngƣời tƣơng quan nghịch với các mặt biểu hiện của tình
yêu, mức độ chênh lệch về sự hấp dẫn cũng tƣơng quan nghịch với sự đam mê trong
tình yêu. Qua đó có thể thấy, việc rèn luyện, trau dồi, hoàn thiện các đặc điểm cá
nhân của bản thân, cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau, bù đắp những thiếu sót cho nhau là
vô cùng quan trọng để xây dựng một tình yêu đẹp.
Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi tập trung tìm hiểu ảnh hƣởng của tự
đánh giá về một số đặc điểm cá nhân cụ thể nhƣ: sự thông minh, sự tốt bụng, sức
khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng tài chính đến tình yêu của ngƣời trƣởng thành.
Kết quả là: Sự tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn tƣơng quan thuận với tất cả các
mặt biểu hiện của tình yêu. Sự thông minh tƣơng quan thuận với đam mê trong tình
yêu. Triển vọng tài chính tƣơng quan thuận với sự đam mê và tính cam kết, trách
nhiệm. Tất cả các đặc điểm cá nhân trên đều có ảnh hƣởng lớn đến tình yêu của
ngƣời trƣởng thành. Sự thông minh, sự tốt bụng, sức khỏe, sự hấp dẫn và triển vọng
tài chính giúp cho hai ngƣời đồng cảm, thấu hiểu nhau, mang lại cho nhau những
phút giây lãng mạn, đam mê, sống có trách nhiệm với nhau hơn, giúp cho tình yêu
của họ ngày càng trở nên sâu sắc.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng thang đo hạnh phúc của Keyes
để tìm hiểu mối quan hệ giữa các mặt của tình yêu với cảm nhận hạnh phúc và tính
tƣơng quan giữa các thành tố của hai thang đo. Kết quả là cả ba thành tố trong tình
yêu đều có tƣơng quan chặt chẽ với nhau và tƣơng quan thuận với cảm nhận hạnh
phúc của con ngƣời một cách có ý nghĩa, đặc biệt là hạnh phúc cảm xúc. Có thể nói,
càng gần gũi, chia sẻ, thấu hiểu, gắn bó với nhau, càng đam mê, lãng mạn và có
trách nhiệm với nhau trong tình yêu thì cảm nhận hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc
tâm lý và hạnh phúc xã hội của con ngƣời càng nhiều hơn và sâu sắc hơn. Và nhƣ
vậy, tình yêu có tƣơng quan thuận với hạnh phúc của con ngƣời.

84
2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu thực tế, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị
sau nhằm nâng cao nhận thức của những ngƣời trƣởng thành về tình yêu chân chính:

* Về phía xã hội:

Phát huy hơn nữa việc đƣa vấn đề giáo dục tình yêu, giới tính, hạnh phúc
trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, trên báo đài, tạp chí, internet, các trang
mạng xã hội… Đồng thời, mở thêm các trung tâm tƣ vấn về tình yêu, hôn nhân và
gia đình. Phổ biến rộng rãi đến tất cả các địa phƣơng các chƣơng trình Dân số Kế
hoạch hóa gia đình nhƣ: chƣơng trình tƣ vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân…
Tăng số lƣợng phát sóng các buổi truyền hình về các chủ đề liên quan đến tình yêu,
hạnh phúc, gia đình… Tổ chức hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt tập thể trong trƣờng
học, cơ quan… nhân các dịp lễ kỷ niệm, chào mừng, thi đua nhằm nâng cao nhận
thức cho giới trẻ về tình yêu, hôn nhân và gia đình…

Các hoạt động truyền thông, nói chuyện chuyên đề, tƣ vấn, tuyên truyền
trong nhà trƣờng, tại các địa phƣơng sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết về sức khỏe sinh
sản cho giới trẻ. Chăm sóc sức khỏe sinh sản hƣớng họ đến những suy nghĩ, đánh
giá, lựa chọn đúng đắn trong tình bạn, tình yêu, để tiến tới hôn nhân khi trƣởng
thành; có đủ điều kiện về sức khỏe, vật chất và tinh thần sinh con và nuôi con. Điều
này sẽ là nền tảng để xây dựng gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, đây không phải là
công việc một sớm một chiều có thể thực hiện đƣợc ngay mà cần có sự phối kết hợp
cả cá nhân, gia đình và xã hội để có đƣợc hiệu quả tốt nhất.

Việc quan tâm hơn đến quan điểm của giới trẻ trong các vấn đề tình yêu, hôn
nhân, gia đình chính là trách nhiệm của xã hội. Xây dựng cho giới trẻ nhận thức
đúng đắn đƣợc vấn đề này mới hạn chế đƣợc các vấn đề phức tạp (tội phạm, ma túy,
mại dâm, bạo lực gia đình, phá thai…) mở ra lối đi tốt đẹp cho việc gìn giữ và phát
huy giá trị văn hóa gia đình Việt Nam.

85
* Về phía gia đình:
Giáo dục trong gia đình Việt Nam không chỉ tác động mạnh mẽ ở giai đoạn
ấu thơ của cuộc đời mỗi con ngƣời mà có ảnh hƣởng suốt cả cuộc đời. Việc dạy dỗ
con cái diễn ra trên cơ sở tình cảm yêu thƣơng và tin cậy lẫn nhau giữa cha mẹ và
con nên cha, mẹ chính là ngƣời sẽ cho các bạn trẻ những lời khuyên giá trị, là nguồn
sức mạnh, động viên cho các con vƣợt qua những khó khăn trong tình yêu, hôn
nhân và gia đình.
Trong gia đình cha mẹ nên là tấm gƣơng sáng cho các con noi theo. Các bậc
cha mẹ cần cung cấp cho con em mình những kiến thức cơ bản nhất về giới tính,
tình yêu, tình dục. Giáo dục cho các em đặc biệt là các bạn trong độ tuổi trƣởng
thành những hiểu biết, những kinh nghiệm trong tình yêu và gìn giữ đƣợc tình yêu,
hạnh phúc. Mọi nhận xét, góp ý của phụ huynh phải tế nhị nhằm giáo dục, định
hƣớng cho con em có đƣợc nhận thức, quan điểm, thái độ, hành vi đúng đắn về lĩnh
vực hết sức nhạy cảm và phức tạp này.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên tìm hiểu, trau dồi kinh nghiệm về tình yêu và hôn
nhân của những nhà giáo dục và các phụ huynh khác. Cần đặt gia đình trong hệ
thống giáo dục chung của xã hội, phối hợp chặt chẽ với các thiết chế xã hội khác
nhƣ nhà trƣờng, các tổ chức xã hội… để giáo dục con em với tinh thần chủ động và
phƣơng pháp giáo dục hiệu quả.
Làm đƣợc những điều này có nghĩa là đã phát huy đƣợc tác dụng của giáo
dục gia đình và giảm đƣợc gánh nặng cho xã hội, đồng thời hạn chế đƣợc những
hậu quả do thiếu hiểu biết về tình yêu, tình dục gây ra.
* Về phía bản thân mỗi cá nhân:
Cần phải tự ý thức đƣợc bản thân mình trong tình yêu, không nên yêu một
cách mù quáng, ích kỷ hay lợi dụng trong tình yêu. Cũng không nên kỳ vọng hình
mẫu ngƣời yêu (vợ/chồng) lý tƣởng quá cao để rơi vào trạng thái hụt hẫng hay bế
tắc trong cuộc sống thực tại. Cần tham khảo nhiều tài liệu liên quan đến vấn đề tình
yêu, giới tính, hạnh phúc, gia đình để giúp bản thân có những kiến thức về chúng.
Những kiến thức này sẽ vô cùng cần thiết trong việc lựa chọn ngƣời yêu, gìn giữ
tình yêu và hạnh phúc trong tƣơng lai.

86
Mỗi thanh niên cần rèn luyện cho mình sức khỏe, chăm chút bản thân để tăng
tính hấp dẫn, rèn luyện phẩm chất tốt bụng, tính trách nhiệm để biết yêu thƣơng,
bảo vệ, che chở ngƣời mình yêu và gìn giữ tình yêu. Đặc biệt, cần có định hƣớng,
kế hoạch cho tƣơng lai cũng nhƣ đầu tƣ học tập, trau dồi, tích lũy kiến thức, chuyên
môn để có đƣợc sự nghiệp vững vàng, có nguồn lực tài chính ổn định, đảm bảo
cuộc sống cho cá nhân cũng nhƣ cho gia đình.
Trong tình yêu đôi lứa của những ngƣời trƣởng thành, tính cam kết, trách
nhiệm có ảnh hƣởng mạnh mẽ nhất đến tình yêu. Do đó, mỗi cá nhân cần tích cực
pháp huy tính trách nhiệm của mình, yêu chân thành và cam kết gắn bó lâu dài với
ngƣời yêu (vợ/chồng) của mình. Có nhƣ vậy mới duy trì đƣợc hôn nhân bền vững,
gìn giữ đƣợc hạnh phúc gia đình.
Tuy nhiên không phải chỉ có trách nhiệm và cam kết trong tình yêu mà bản
thân cá nhân cũng nên cân bằng cả ba yếu tố: sự gần gũi, sự đam mê, lãng mạn và
tính cam kết, trách nhiệm để có đƣợc một tình yêu viên mãn, hoàn hảo.
Tóm lại, những kết luận và những kiến nghị chúng tôi nêu ra ở trên với mục
đích góp phần nâng cao nhận thức của những thanh niên trẻ tuổi về tình yêu đẹp,
tình yêu chân chính, giúp cho các bạn có định hƣớng đúng đắn trong việc lựa chọn
ngƣời bạn đời trong tƣơng lai phù hợp với bản thân mình, để các bạn có đƣợc một
tình yêu tròn đầy, một gia đình hạnh phúc.

87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt
1. Ahrons, Constance R. (1980), Divorce: A. Crisis of family trausitrin and change,
Family Relations, 29 October, 533-540 (trích lại từ Tƣơng lai của gia đình - bản
dịch - NXB CTQG, 2002)
2. A.X. Puskin (1999), Thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội.
3. Côn I.X (1982), Tâm lý học tình bạn của tuổi trẻ, NXB Thanh niên, Hà Nội.
4. Côn I.X (1987), Tâm lý học thanh niên, NXB. Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
5. Lê Thị Bừng (1997), Tình yêu nhìn từ góc độ giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.
6. Vũ Dũng (2012), Từ điển thuật ngữ tâm lý học, NXB. Từ điển thuật ngữ Tâm lý
học, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Dũng (1993), Giáo dục giới tính, Bách khoa phụ nữ trẻ,Hà Nội.
8. Phạm Thị Đức (1997), Tâm lý học giới tính, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Hoàng Đức (1998), Luận về tình yêu, NXB Thanh niên, Hà Nội
10. Gray, J. (1997), Bí quyết hòa hợp trong tình yêu, NXB Phụ nữ, Hà Nội
11. Gauthier, J. (2000), Những thử thách của cuộc sống lứa đôi, NXB Phụ nữ, Hà
Nội
12. Gohn Gray (2009), Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim, NXB Văn hóa Thông
tin, Hà Nội
13. Phạm Hoàng Gia (1987), Những câu nói thú vị trong tình yêu, NXB Văn học,
Hà Nội.
14. Platon (1992), Bữa Tiệc/Phèdre, Émile Chambry dịch, ghi tiểu dẫn và chú thích,
NXB GF Flammarion, Paris, ISBN : 978-20807-0004-9 (Bản dịch của Lm. Đậu
Văn Hồng, ĐCV. Sao Biển, lƣu hành nội bộ, 2005).
15. Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Minh Đức (1991), Thuật tâm lý gìn giữ tình
yêu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
16. Nguyễn Công Khanh và Nguyễn Minh Đức (2013), Nghệ thuật hiểu thấu tâm lý
người khác, NXB Thanh niên, Hà Nội

88
17. Trƣơng Thị Khánh Hà (2013), Tâm lý học phát triển, NXB.Đại học Quốc gia
Hà Nội.
18. Trƣơng Thị Khánh Hà (11/2015), “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của ngƣời
trƣởng thành”, Tạp chí Tâm lý học, (số 11).
19. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989), Tâm lý học, Tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.
20. Trần Hiệp và Đỗ Long (Chủ biên) (1990), Sổ tay tâm lý học, NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội
21. Trịnh Trung Hòa (2002), Nghệ thuật chung sống lứa đôi, NXB Phụ nữ, Hà Nội.
22. Bùi Văn Huệ (1995), Tâm lý học xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội.
23. Phan Thị Mai Hƣơng (2013), Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học, NXB.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
24. Tố Hữu (2012), Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội.
25. Vân Long (1998), Xuân Quỳnh - Thơ và đời, NXB Văn hóa, Hà Nội.
26. Nguyễn Lý (2003), Những điều muốn biết nhưng ngại hỏi trong tình yêu vợ
chồng, NXB Thanh niên, Hà Nội.
27. Lê Minh chủ biên (1994), Văn hoá gia đình Việt Nam và sự phát triển xã hội,
NXB.Lao động, Hà Nội.
28. Nôibéc, R. (1988), Sách mới về quan hệ vợ chồng, NXB Tổng hợp Hậu Giang,
Hậu Giang.
29. Lữ Huy Nguyên (2010), Xuân Diệu - Thơ và đời, NXB Văn học, Hà Nội.
30. Vũ Ngọc Phan (2010), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Thời đại, Hà
Nội.
31. Hoàng Bá Thịnh (1/2009), “Ly hôn: Quan điểm, vấn đề và phƣơng pháp nghiên
cứu”, Tạp chí Tâm lý học,(số 1).
32. Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1990), Giáo dục đời sống gia đình, Viện Khoa học
giáo dục, Hà Nội.
33. Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, NXB. Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.

89
34. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lý học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
35. Xukhômlinxki, V.A. (1984), Giáo dục con người chân chính như thế nào, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
36. Nguyễn Đình Xuân (1995), Tâm lý học tình yêu - gia đình, NXB. Giáo dục, Hà
Nội.
37. Nguyễn Đình Xuân (1997), Tuổi trẻ - sự nghiệp - tình yêu, NXB. Giáo dục, Hà
Nội.
38. Vụ Gia đình - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em(2006), Nghiên cứu đặc thù
của gia đình Việt Nam truyền thống để xây dựng gia đình Việt Nam trong giai đoạn
Công nghiệp hóa - hiện đại hóa, Ngô Thị Ngọc Anh chủ nhiệm đề tài.
39. Lê Ngọc Văn (2011), “Văn hóa gia đình”, Tạp chíNghiên cứu gia đình và giới
(số 3), tr. 43-54.
40. Thu Vân, Việt Hùng (2000), Bách khoa gia đình trẻ, NXB Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
II. Tiếng Anh
41. Ashford, J. B. et al. (2009), Human Behavior in the Social Environment,
Gardners Books, pp. 498. ISBN 9780495604662.
42. Karol Wojtyla (1993), Love and Responsibility, Ignatius Press, San Fransico,
America, pp. 130-131.
43. Levy, P. E. (2013), Industrial Organizational Psychology (4th ed.), New York:
Worth, pp. 316-317, ISBN 9781429242295.
44. Sternberg, Robert J. (1986), “A triangular theory of love”, Psychological
Review 93 (2), pp. 119-135.
45. Sternberg, Robert J. (1987), Liking versus loving: A comparative evaluation of
theories, Psychological Bulletin, pp. 331-345.
46. Sternberg, Robert J. (1988), The Triangle of Love: Intimacy, Passion,
Commitment, New York: Basic Books, ISBN 0-465-08746-9.

90
47. Sternberg, Robert J. (1988), Triangulating love. In R.J. Sternberg & M.I. Barnes
(Eds), The psychology of love, pp. 119-138. New Haven, CT: YaleUniversity Press.
48. Sternberg, Robert J. (1998), Cupid's Arrow - the Course of Love through Time,
by Publisher: CambridgeUniversity Press ISBN 0-521-47893-6.
49. Sternberg, Robert J. (2004),"A Triangular Theory of Love", In Reis, H. T.;
Rusbult, C. E. Close Relationships, New York: Psychology Press. pp. 258, 266,
268. ISBN 0863775950.
III. Tài liệu Internet
50. Nguyễn Vũ Thành Đạt, Phan Huỳnh Điểu - nhạc sĩ của tình yêu,
http://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/phan-huynh-dieu-nhac-si-cua-tinh-
yeu/157287.html, 12/2/2015
51. Giang Nguyễn, Thân phận trong thơ Trịnh, http://giaitri.vnexpress.net/tin-
tuc/sach/lang-van/than-phan-trong-tho-trinh-1971478.html, 21/8/2010
52. J. Griffith (2011), What is love?. In The Book of Real Answers to Everything!,
http://www.worldtransformation.com/what-is-love/
53. Leibniz Gottfried (2009), “Confessio philosophi”.
https://la.wikisource.org/wiki/Confessio_philosophi
54. newadvent.org (2010), “St. Thomas Aquinas, STh I-II, 26, 4, corp. art”,
http://www.newadvent.org/summa/2026.htm#article4
55. https://vi.wikipedia.org/wiki/Hà_Nội
56. https://www.wordproject.org/bibles/vt/01/3.htm#0
57. https://sites.google.com/site/corbienthuy/danh-ngon/danh-ngon-tinh-yeu/danh-
ngon-tinh-yeu-5
58.http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/all/th%C3%B4ng+minh.html

91
PHỤ LỤC

92
PHỤ LỤC 1: CÁC BẢNG HỎI, PHIẾU HỎI

1.1. Bảng hỏi


Mã số ________
BẢNG HỎI

Bạn thân mến,


Chúng tôi là học viên Sau Đại học Khoa Tâm lý học, trƣờng Đại học KHXH&Nhân văn,
đang thực hiện đề tài nghiên cứu về đời sống tình cảm của con ngƣời. Rất mong nhận đƣợc
sự giúp đỡ của bạn bằng cách trả lời chân thành các câu hỏi sau đây. Bảng hỏi này hoàn
toàn khuyết danh (không ghi tên ngƣời trả lời), chúng tôi xin cam kết rằng mọi thông tin
chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích nghiên cứu, ngoài ra không nhằm mụcđích nào khác.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn.

A. Xin bạn cho biết một số thông tin cá nhân (khoanh tròn phƣơng án phù hợp hoặc
viết vào chỗ trống)
Câu 1. Giới tính: 1) Nam 2) Nữ 3) Khác
Câu 2. Năm sinh: __________
Câu 3. Tình trạng mối quan hệ:
1) Độc thân 2) Đang hẹn hò 3) Đính hôn 4) Kết hôn 5) Yêu nhƣng đã chia tay
6) Khác:________________________________
Câu 4. Trình độ học vấn của bạn
□ Không đi học □ Tiểu học □ Trung học cơ sở
□ Trung học phổ thông/ Trung cấp nghề □ Đại học, sau đại học
B. Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan tâm đến các diễn biến trong mối quan hệ tình
cảm của bạn. Hãy điền vào chỗ trống trong tất cả các câu sau tên một ngƣời bạn yêu (chỉ
cần viết chữ cái đầu tiên, ví dụ H).
Hãy đọc và đánh giá xem những câu dƣới đây đúng với bạn ở mức độ nào và khoanh tròn
vào chữ số phù hợp từ 1 đến 9 tƣơng ứng với mức độ đúng tăng dần.

1 9
Không đúng chút nào Hoàn toàn đúng

93
1. Tôi tích cực vun đắp cho hạnh phúc của ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
2. Tôi có tình cảm ấm áp với ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
3. Tôi có thể trông mong ở _______ khi cần. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
4. _______ có thể trông mong ở tôi khi cần. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
5. Tôi sẵn sàng chia sẻ tất cả những gì của mình với
1 2 3 4 5 6 7 8 9
_______.
6. Tôi nhận đƣợc sự ủng hộ khá lớn về mặt cảm xúc từ
1 2 3 4 5 6 7 8 9
______.
7. Tôi trao cho ______ sự ủng hộ khá lớn về mặt cảm
1 2 3 4 5 6 7 8 9
xúc.
8. Tôi giao tiếp tốt với ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
9. ________ có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời của tôi. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
10. Tôi cảm thấy gần gũi với ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
11. Tôi có mối quan hệ thoải mái dễ chịu với ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
12. Tôi cảm thấy tôi thực sự hiểu ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
13. Tôi cảm thấy rằng ________ thực sự hiểu tôi. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
14. Tôi cảm thấy tôi thực sự có thể tin tƣởng ở ________ 1 2 3 4 5 6 7 8 9
15. Tôi chia sẻ những điều rất riêng tƣ của mình với
1 2 3 4 5 6 7 8 9
_______.
16. Chỉ cần nhìn thấy ________ là tôi vui. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
17. Tôi nhận thấy hàng ngày mình thƣờng xuyên nghĩ
1 2 3 4 5 6 7 8 9
đến ____
18. Quan hệ của tôi với _________ rất lãng mạn. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
19. Cá nhân tôi thấy _________ rất hấp dẫn. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
20. Tôi hay lý tƣởng hoá _________ 1 2 3 4 5 6 7 8 9
21. Tôi không thể tƣởng tƣợng đƣợc một ai khác có thể
1 2 3 4 5 6 7 8 9
làm cho tôi hạnh phúc nhƣ _________.
22. Tôi muốn ở bên ________ hơn bất cứ ai khác. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
23. Đối với tôi, không có gì quan trọng hơn là mối quan 1 2 3 4 5 6 7 8 9

94
hệ của tôi với ________.
24. Tôi đặc biệt thích tiếp xúc cơ thể với ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
25. Có cái gì đó "kỳ diệu" trong mối quan hệ của tôi với
1 2 3 4 5 6 7 8 9
_____.
26. Tôi ngƣỡng mộ ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
27. Tôi không thể tƣởng tƣợng cuộc sống mà không
1 2 3 4 5 6 7 8 9
có_____.
28. Tình yêu của tôi với _______ thật mãnh liệt. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
29. Khi tôi xem những bộ phim hoặc đọc những cuốn sách
1 2 3 4 5 6 7 8 9
lãng mạn, tôi thƣờng nghĩ đến ________.
30. Tôi có những tƣởng tƣợng đẹp đẽ về ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
31. Tôi biết rằng tôi quan tâm tới ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
32. Tôi cam kết sẽ duy trì mối quan hệ của tôi với
1 2 3 4 5 6 7 8 9
________.
33. Vì cam kết với _______, tôi sẽ không để cho ngƣời
1 2 3 4 5 6 7 8 9
khác chen vào giữa chúng tôi.
34. Tôi tự tin vào sự ổn định trong mối quan hệ của tôi
1 2 3 4 5 6 7 8 9
với ___
35. Tôi không để bất cứ điều gì cản trở sự cam kết của
1 2 3 4 5 6 7 8 9
mình với ______
36. Tôi hy vọng tình yêu của tôi với _______ kéo dài cho
1 2 3 4 5 6 7 8 9
đến hết cuộc đời.
37. Tôi sẽ luôn có trách nhiệm cao đối với ________. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
38. Tôi thấy sự cam kết gắn bó của mình với ____ là
1 2 3 4 5 6 7 8 9
vững chắc.
39. Tôi không thể hình dung nổi mối quan hệ của tôi với
1 2 3 4 5 6 7 8 9
_____ sẽ chấm dứt.
40. Tôi chắc chắn về tình yêu của mình dành cho
1 2 3 4 5 6 7 8 9
_______.
41. Tôi thấy mối quan hệ của tôi với ________ sẽ bền
1 2 3 4 5 6 7 8 9
lâu.

95
42. Tôi thấy mối quan hệ của tôi với _______ là một
1 2 3 4 5 6 7 8 9
quyết định đúng đắn.
43. Tôi cảm thấy mình có trách nhiệm với _______. 1 2 3 4 5 6 7 8 9
44. Trong tƣơng lai, tôi vẫn tiếp tục mối quan hệ của tôi
1 2 3 4 5 6 7 8 9
với ___
45. Ngay cả khi mối quan hệ của tôi với _____ gặp nhiều
trở ngại, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với mối quan hệ của 1 2 3 4 5 6 7 8 9
chúng tôi.

C. 1. Mẫu người yêu/ bạn đời lý tưởng: Dƣới đây là một số phẩm chất và nét tính cách.
Xin vui lòng khoanh tròn vào phƣơng án phù hợp nhất với những nét tính cách, phẩm chất
mà bạn yêu thích và mong muốn ở một mẫu người yêu lý tưởng.

Rất không thông minh Rất thông minh

Rất không tốt bụng Rất tốt bụng

Rất yếu Rất khoẻ

Rất không hấp dẫn Rất hấp dẫn

Triển vọng tài chính rất thấp Triển vọng tài chính rất cao

2. Tự đánh giá mình: Với mỗi câu sau hãy khoanh tròn vào phƣơng án mô tả đúng nhất
những phẩm chất và nét tính cách của bạn.

Rất không thông minh Rất thông minh

Rất không tốt bụng Rất tốt bụng

Rất yếu Rất khoẻ

Rất không hấp dẫn Rất hấp dẫn

Triển vọng tài chính rất thấp Triển vọng tài chính rất cao

96
3. Người yêu/ bạn đời thực tế của bạn: Với các câu hỏi sau, chúng tôi lƣu tâm đến người
yêu/ bạn đời thực tế. Xin vui lòng khoanh tròn vào những phƣơng án mô tả tốt nhất về
ngƣời đó.

Rất không thông minh Rất thông minh

Rất không tốt bụng Rất tốt bụng

Rất yếu Rất khoẻ

Rất không hấp dẫn Rất hấp dẫn

Triển vọng tài chính rất thấp Triển vọng tài chính rất cao

D. Xin hãy trả lời các câu hỏi dƣới đây về việc bạn cảm thấy thế nào trong tháng qua và
khoanh tròn vào một chữ số phù hợp nhất với bạn. Các tần suất tƣơng ứng với các chữ số:

1 2 3 4 5 6
Không lần 1,2 lần Khoảng mỗi Khoảng mỗi Gần như Hàng ngày
nào trong tháng tuần 1 lần tuần 2,3 lần hàng ngày
Trong tháng vừa qua, bạn trải qua hoặc cảm thấy những điều sau với tần suất nào...
1. Bạn cảm thấy hạnh phúc 1 2 3 4 5 6
2. Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 1 2 3 4 5 6
3. Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 1 2 3 4 5 6
4. Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng
1 2 3 4 5 6
cho xã hội
5. Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã
1 2 3 4 5 6
hội, hay làng quê, lối xóm)
6. Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi
1 2 3 4 5 6
ngƣời
7. Bạn cảm thấy rằng con ngƣời về cơ bản là tốt 1 2 3 4 5 6
8. Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn 1 2 3 4 5 6
9. Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của bạn 1 2 3 4 5 6
10. Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm trong
1 2 3 4 5 6
cuộc sống hàng ngày của bạn.
11. Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin tƣởng và ấm
1 2 3 4 5 6
áp với những ngƣời khác

97
12. Bạn thấy rằng bạn đã vƣợt qua thử thách để phát triển và trở
1 2 3 4 5 6
thành ngƣời tốt hơn
13. Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tƣởng và
1 2 3 4 5 6
quan điểm riêng của bạn
14. Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hƣớng và có ý nghĩa. 1 2 3 4 5 6

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn!

98
1.2. Phiếu phỏng vấn sâu
Phiếu số 1

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Họ và tên : T.A.Q
Giới tính : Nam
Tuổi : 38
PV: Theo anh, trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, hiểu biết, hỗ trợ lẫn
nhau/ Sự đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính trách nhiệm) khía cạnh nào quan
trọng nhất?
T.A.Q: Tôi nghĩ rằng, tính trách nhiệm trong tình yêu là thành tố quan trọng nhất.
Trách nhiệm về tình yêu đã trở thành trách nhiệm trong cuộc sống. Có thể nói rằng tình
yêu tạo nên trách nhiệm, tình yêu là cội nguồn đặc biệt của trách nhiệm.
Tôi cũng cho rằng, trách nhiệm về tình yêu cũng còn là trách nhiệm của con ngƣời
với tất cả những gì là riêng tƣ đối với họ. Trách nhiệm trong tình yêu đƣợc thai nghén nhƣ
thế sẽ tự nó lại trở thành căn nguyên cho sự thăng tiến của tình yêu.
PV: Cảm ơn những ý kiến rất sâu sắc của anh. Xin phép hỏi anh một câu hỏi tiếp
theo, theo anh, đặc điểm cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tình yêu: Sự thông minh;
Tính tốt bụng; Sức khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?
T.A.Q: Trong những đặc điểm trên, tôi đặc biệt nhấn mạnh vào sự thông minh
trong tình yêu. Một ngƣời thông minh sẽ có tình yêu đẹp, vì sao ƣ?
Thứ nhất, họ biết cách làm mình không bao giờ bị ngƣời yêu chán. Ví dụ: Ở bên
một ngƣời phụ nữ thông minh, các chàng trai sẽ nghĩ rằng cuộc sống này chẳng bao giờ tẻ
nhạt. Vì đơn giản, cô ấy biết chọn lựa một bộ phim hot nhất để xem, biết tìm đến những
địa chỉ hấp dẫn, biết kể những câu chuyện cả thế giới đang quan tâm, không những thế cô
ấy còn rất sáng tạo, luôn biết làm thế nào để giữ mối quan hệ của mình không rơi vào
những lối mòn hay thói quen cũ kĩ.
PV: Ý kiến rất hay. Còn thứ hai là gì ạ?
T.A.Q: Thứ hai, họ biết cách thúc đẩy chàng trở thành con ngƣời hoàn hảo nhất có
thể. Ngƣời phụ nữ thông minh là ngƣời biết khuyến khích, hỗ trợ, động viên để bạn trai
không cảm thấy nản lòng hay muốn bỏ cuộc trong những lúc khó khăn. Ví dụ khi mất việc,
khi gặp sự cố, khi đối mặt nỗi buồn đau trong gia đình…

99
Thứ ba, họ biết mang lại những bất ngờ thú vị cho nhau. Với ngƣời phụ nữ thông
minh, họ luôn biết biến những điều bình thƣờng, đơn giản nhất thành những điều thú vị.
Có khi là một món quà bất chợt, một tin nhắn dễ thƣơng, vài dòng ghi chú, một cuộc gọi
bất thình lình hay một kế hoạch đi chơi đột ngột... dành tặng bạn trai.
PV: Có lẽ, chính vì điều này mà phái mạnh sẽ không bao giờ muốn "dứt" ra khỏi
người bạn gái thông minh mà trái lại, họ muốn gắn bó lâu dài vì mỗi giờ, mỗi phút họ đều
háo hức với những điều bất ngờ đúng không ạ?
T.A.Q: Đúng là nhƣ thế. Họ biết sự bất đồng quan điểm giữa hai ngƣời chẳng vấn
đề gì. Họ hiểu rằng, điều quan trọng nhất khi yêu là cả hai luôn tôn trọng lẫn nhau thì dẫu
có xung đột về cách nghĩ, mọi thứ vẫn sẽ ổn thỏa. Đó là điểm thứ tƣ.
Thứ năm, không bao giờ họ ngại ngùng khi chia sẻ những giấc mơ. Đó là dấu hiệu
của lòng tin tuyệt đối giữa hai ngƣời.
PV: Em cũng nghĩ là một khi giấc mơ được nói ra, rất có thể nó sẽ biến thành sự
thật vì có thêm một động lực để cố gắng hơn cho cả hai người nữa?
T.A.Q: Ý rất hay. Điều quan trọng thứ sáu là ngƣời yêu sẽ tự hào, sẽ yêu cách họ
tôn trọng chính bản thân họ bởi ngƣời phụ nữ thông minh sẽ tự đứng trên đôi chân mình,
không dựa dẫm vào ai khác.
Thứ bảy, tất cả những cuộc chiến diễn ra giữa hai ngƣời luôn công bằng. Ngƣời
phụ nữ thông minh sẽ biết bảo vệ quan điểm của mình ở những vấn đề mà họ thực sự am
hiểu, mặt khác, họ lại biết sẽ có nhiều lĩnh vực họ nhìn nhận sai lầm và ngƣời đúng chính
là nửa kia. Họ sẽ không áp đặt ngƣời khác và cũng chẳng để ngƣời khác áp đặt mình.
Chính sự thông minh nhƣ thế đã giúp cho hai ngƣời dễ dàng chia sẻ, đồng cảm, gần
gũi và yêu nhau hơn.
PV: Theo anh, những đặc điểm còn lại có ảnh hưởng đến tình yêu hay không?
T.A.Q: Tất nhiên rồi! Tính tốt bụng, sự hấp dẫn, sức khỏe, triển vọng tài chính
cũng ảnh hƣởng đến tình yêu. Nhƣng theo tôi, khi có sự thông minh thì họ sẽ biết nên
chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, tạo sự thu hút với đối phƣơng, cân đối tài chính và ở góc độ
nào đó phải chân thành, tốt bụng mới có thể giữ cho tình yêu bền chặt.
PV: Nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn người
yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của họ?
T.A.Q: Thực ra, hầu hết mọi ngƣời đều vẽ cho mình một hình mẫu về ngƣời yêu,
ngƣời vợ/chồng lý tƣởng. Ngày xƣa, chắc ai cũng đã từng một lần trả lời câu hỏi: "Sau này,
em mong ngƣời yêu mình là ngƣời thế nào" hay "Tiêu chuẩn ngƣời yêu của em là gì?". Lẽ
dĩ nhiên, trong đầu mình khi đó sẽ tƣởng tƣợng, đó có thể sẽ là một cô gái xinh đẹp, trắng
trẻo, tóc dài, dịu dàng, thông minh... đúng không em? Bạn nào yêu cầu cao hơn thì mong

100
muốn ngƣời yêu phải là ngƣời mẫu, ngƣời Hà Nội, nhà giàu có... hay nhƣ thanh niên vẫn
có câu cửa miệng: "Tìm ngƣời yêu là phải tìm đứa nhà mặt phố, bố làm to"...
Mỗi ngƣời đều có một hình mẫu cho riêng mình đúng không? Nhƣng trên thực tế,
có mấy ai yêu đƣợc một ngƣời đúng nhƣ hình mẫu mình vẽ ra. Ngƣời ta vẫn nói, mơ mộng
lắm thì thất vọng nhiều. Bạn thấy đấy có những ngƣời đặt kỳ vọng cao quá, nên khi ngƣời
yêu/vợ/chồng thực tế không đƣợc nhƣ mong ƣớc, họ buồn bã, thất vọng, chán nản. Thậm
chí có ngƣời từ bỏ cuộc sống thực tế để đi tìm một ngƣời tình viển vông trong mộng.
PV: Như vậy là theo ý anh, nếu kỳ vọng về hình mẫungười yêu/vợ/chồng lý tưởng
cao hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tình yêu?
T.A.Q: Thực ra không hẳn nhƣ thế. Chƣa chắc rằng yêu hay kết hôn với một ngƣời
đúng nhƣ hình mẫu lý tƣởng đã thực sự hạnh phúc. Bởi lẽ, phải yêu nhau, sống cùng nhau,
cùng trải qua sóng gió, tình yêu mới bền chặt. Có nhiều trƣờng hợp đấy, lấy đƣợc cô gái
nhƣ trong mộng, xinh đẹp, giàu sang nhƣng cô ấy lại không chung thủy rồi cuối cùng cũng
chẵng đi đến đâu.
Bản thân tôi nghĩ rằng, kỳ vọng về hình mẫu ngƣời yêu/vợ/chồng lý tƣởng cao hơn
ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế ảnh hƣởng không nhiều đến tình yêu đôi lứa. Có thể ngƣời yêu
mình, ngƣời chồng/ngƣời vợ thực tế không thông minh nhƣ mình ao ƣớc, không tốt bụng
nhƣ mình ao ƣớc, không khỏe mạnh hay hấp dẫn nhƣ tƣởng tƣợng nhƣng đổi lại họ biết
chăm lo cho ngƣời yêu/gia đình, biết yêu thƣơng, chăm chút, lo lắng và có trách nhiệm với
ngƣời yêu, với vợ/chồng/con thì rõ ràng đây mới là tình yêu, là hạnh phúc để tìm về.
Còn với tôi, triển vọng tài chính không quan trọng. Tôi là ngƣời đàn ông trụ cột
trong gia đình nên vấn đề này tôi chịu trách nhiệm.
PV: Cảm ơn anh, vậy nếu như bản thân lại có những đặc điểm cá nhân cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì liệu có ảnh hưởng tình yêu hay không?
T.A.Q: Theo quan điểm của tôi, tôi vẫn đánh giá cao sự thông minh. Có sự thông
minh sẽ có thể điều chỉnh đƣợc các yếu tố khác cho phù hợp để duy trì, gìn giữ một tình
yêu đẹp. Có thông minh, họ mới biết làm thế nào để hai ngƣời gần gũi, thấu hiểu, đồng
cảm với nhau. Nhờ sự thông minh, họ sẽ biết tạo cảm giác mới lạ, lãng mạn, đam mê trong
tình yêu. Cũng nhờ thông minh mà họ có trách nhiệm với nhau, với tình yêu của chính mình.
PV: Nếu bản thân tốt bụng hơn người yêu (vợ/chồng) thực tế thì tình yêu của họ có
bị ảnh hưởng không anh?
T.A.Q: Thì cứ nhìn thực tế đấy, nhiều ngƣời tốt bụng hơn ngƣời yêu/vợ/chồng
thực tế lại bị cho là khờ khạo, dại dột. Ví dụ nhiều chàng trai tốt bụng thƣờng lại là những
ngƣời rụt rè, nhút nhát, không có kinh nghiệm trong tình yêu. Đây cũng là ngƣời nặng tình

101
nên khó quên đƣợc mối tình cũ. Các chàng trai này nhiều khi hay gặp khó khăn trong tình
yêu lắm!
PV: Theo anh tình yêu đôi lứa có góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn không?
T.A.Q: Có lẽ không phải tôi mà rất nhiều ngƣời thừa nhận rằng: Tình yêu là món
quà lớn nhất mà chúng ta từng hi vọng để cho đi hoặc nhận lại. Tình yêu kỳ diệu đến mức
mà nó có thể biến tất cả những gì xấu xí trên thế giới thành một bức chân dung đẹp. Không
phải tự nhiên mà ngƣời ta lại nói: trên đời này có 2 điều không thể giấu đƣợc là đang yêu
và say rƣợu.
Bạn có thấy là nhìn một cô gái hay một chàng trai đang yêu ngƣời ta biết ngay
không. Trời ơi, họ thay đổi hoàn toàn từ diện mạo (quần áo, đầu tóc,...) đến hành vi, lời nói
trở nên trau chuốt, ngọt ngào, nhẹ nhàng lắm! Cô gái thì biết quan tâm và chia sẻ, biết nấu
ăn, biết chăm sóc ngƣời khác, chàng trai đã biết sống có trách nhiệm, lo lắng cho mọi
ngƣời hơn.
PV: Nghe anh nói có thể thấy tình yêu giúp cho người ta sống có ý nghĩa hơn đúng
không ạ?
T.A.Q: Đúng thế, tình yêu còn giúp xóa tan đi sự nóng giận, sự ganh tị, sự hận thù.
Có tình yêu ngƣời ta sẽ dễ bỏ qua lỗi lầm cho nhau và dành nhiều thời gian để hiểu nhau
hơn. Bạn có công nhận là tình yêu gặt hái đƣợc nhiều phần thƣởng nhƣ nụ cƣời, sức khỏe,
niềm vui, sự bình an và rất nhiều thứ tích cực khác không? Trên hết tình yêu mang lại một
cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa. Tôi thích nhất câu thơ của Xuân Diệu: "Ngƣời với
ngƣời sống để yêu nhau".
PV: Em cũng rất thích câu thơ này của nhà thơ Xuân Diệu.
T.A.Q: Tôi nghĩ rằng càng yêu nhiều, ngƣời ta càng biết cách chăm chút cho nhau,
biết quan tâm và chia sẻ, gần gũi nhau, sống lãng mạn, có trách nhiệm với nhau hơn. Khi
đó họ sẽ đƣợc hƣởng thụ hạnh phúc nhiều hơn.
PV: Cảm ơn những chia sẻ của anh!

102
Phiếu số 2

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Họ và tên : T.P.T
Giới tính : Nữ
Tuổi : 31

PV: Theo bạn, trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, hiểu biết, hỗ trợ lẫn
nhau/ Sự đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính trách nhiệm) khía cạnh nào quan
trọng nhất?
T.P.T: Theo tôi, sự gần gũi là quan trọng nhất. Bởi vì sự đam mê có tính nhất thời,
sau một thời gian, đam mê sẽ giảm. Trong xã hội hiện đại, tính cam kết và trách nhiệm lại
không phải là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng nhiều đến tình yêu. Còn sự gần gũi giúp tình
yêu bền vững và ổn định.
PV: Cảm ơn bạn. Theo bạn, đặc điểm cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tình
yêu: Sự thông minh; Tính tốt bụng; Sức khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?
T.P.T: (Cƣời) Câu hỏi khó quá! Tôi nghĩa tất cả các đặc điểm trên đều có ảnh
hƣởng đến tình yêu, vì tôi thích một ngƣời thông minh để có một tình yêu thú vị. Tính tốt
bụng khiến tình yêu chân thành. Sức khỏe ảnh hƣởng đến mọi hoạt động của con ngƣời,
không chỉ có tình yêu. Sự hấp dẫn mang lại tự tin trong tình yêu. Triển vọng tài chính liên
quan đến yếu tố định hƣớng của tình yêu.
PV: Theo bạn, nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của họ?
T.P.T: Để tôi suy nghĩ xem nào. Nếu ngƣời yêu hay vợ/chồng lý tƣởng thông minh
hơn ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế có thể sẽ dẫn đến việc kém tôn trọng ngƣời yêu/vợ/chồng
thực tế. Ở một số trƣờng hợp sẽ ảnh hƣởng tiêu cực đến tình yêu.
Nếu tốt bụng hơn thì có thể có chút bất mãn về vận may của mình, cứ cho là không
may gặp ngƣời không đƣợc tốt bụng lắm!
Nếu khỏe mạnh hơn sẽ có chút bất mãn về ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế.
Nếu hấp dẫn hơn, tôi nghĩ không thành vấn đề. Vì nhƣ thế khỏi phải lo các mối
quan hệ bên ngoài của ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế. Tình yêu không bị ảnh hƣởng gì trong
trƣờng hợp này. Ngƣời ta thƣờng cảm thấy yên tâm hơn để ngƣời yêu/vợ/chồng mình giao
tiếp, quan hệ xã hội mà không lo bị “mất” hay phải “chia sẻ với ai”.
PV: Câu trả lời rất thú vị, nhưng nếu triển vọng tài chính của hình mẫu người
yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng đến tình yêu
không?

103
T.P.T: Triển vọng tài chính cao hơn à? Thế thì phải thay đổi các kế hoạch và định
hƣớng công việc của bản thân. Bạn thấy nhé, điều này thể hiện rất rõ trong trƣờng hợp các
cặp đôi yêu nhau. Các chàng trai sẽ cảm thấy tự tin hơn khi túi tiền của họ đầy. Có chàng
trai nào chịu mãi đƣợc cảnh ngƣời yêu so sánh mình với ngƣời khác hay phàn nàn giá anh
mua đƣợc trang sức, ô tô, quần áo cho em không? Mong muốn và thực tế khó có thể giống
nhau đƣợc. Chênh lệch giữa ngƣời yêu thực tế và ngƣời yêu lý tƣởng về tài chính sẽ dần
làm cho tình yêu nhạt dần lúc nào không hay. Vậy rõ ràng là tài chính cũng ảnh hƣởng
không nhỏ đến tình yêu đôi lứa đấy thôi.
PV: Cảm ơn bạn, vậy nếu như bản thân lại có những đặc điểm cá nhân cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì liệu có ảnh hưởng đến tình yêu hay không?
T.P.T: Tôi nghĩ rằng, mọi vấn đề đều có cách giải quyết. Thực sự nếu biết yêu
nhau, thông cảm, chia sẻ, biết lắng nghe thì không có gì là khó khăn cả.
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo
Thất bát sông cũng lội, ngũ lục đèo cũng qua”
PV: Vậy cách giải quyết như thế nào để vẫn gìn giữ được tình yêu?
T.P.T: Thế này nhé! Nếu bản thân thông minh hơn ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế thì
bản thân sẽ định hƣớng một số vấn đề chung của hai ngƣời. Ngƣời thông minh sẽ biết điều
tiết tất cả các công việc trong gia đình, công việc ngoài xã hội.Đó là khi đã kết hôn. Còn
khi yêu nhau, một ngƣời thông minh sẽ cùng ngƣời yêu giải quyết mọi vấn đề: học tập,
công việc, định hƣớng sau này. Điều đó sẽ giúp cho hai ngƣời gần gũi, yêu thƣơng nhau
hơn, tình yêu sẽ càng trở nên mãnh liệt.
PV: Ý kiến của bạn khá hay! Nhưng nếu bản thân tốt bụng hơn người yêu/vợ/chồng
thực tế thì sao?
T.P.T: Thì sẽ hƣớng ngƣời ấy hành động theo cách của mình. Nhƣng trong nhiều
trƣờng hợp sẽ gây cản trở tình yêu của họ. Tôi thấy, nhiều ngƣời tốt bụng quá lại trở nên
khờ khạo, ngây ngô, không khéo léo, rụt rè, nhút nhát, thậm chí không lãng mạn... Điều
này đặc biệt thể hiện rõ ở nam giới.Chính vì thế làm cho tình yêu của họ dần nhạt nhẽo,
mơ hồ.
PV: Bạn có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể được không?
T.P.T: Ví dụ nhƣ: yêu đối phƣơng nhƣng không dám nói thậm chí nhiều khi không
dám thể hiện bằng hành động nhƣ cầm tay, ôm hôn, không biết tạo bầu không khí lãng
mạn cho hai ngƣời, không biết nói những lời có cánh. Yêu nhƣng không biết cách chia sẻ,
nhiều khi sợ không làm hài lòng ngƣời yêu nên cũng không dám nói...
PV: Nếu bản thân khỏe mạnh, hấp dẫn và có triển vọng tài chính cao hơn người
yêu/vợ/chồng thực tế thì sao?
T.P.T: Nếu là vấn đề sức khỏe thì đơn giản thôi, khuyến khích ngƣời ấy luyện tập
thể dục thể thao cùng mình. Ngày ngày cùng nhau đi dạo, chạy bộ, chơi cầu lông, tennis,

104
dance sport... cùng chăm sóc sức khỏe cho nhau nhƣ: quan tâm đến bữa ăn, chế độ dinh
dƣỡng của đối phƣơng... càng làm cho hai ngƣời thêm gần gũi, yêu nhau hơn chứ!
Nếu bản thân hấp dẫn hơn ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế thì sẽ để cho ngƣời ấy cảm
nhận sự hấp dẫn của bản thân để ngƣời ấy yêu mình nhiều hơn.
PV: Nếu bản thân có triển vọng tài chính cao hơn thì sao?
T.P.T: Thì bản thân sẽ chủ động về tài chính. Nhƣng phức tạp hơn ở chỗ: Đối với
nam giới thì không có vấn đề gì nhƣng nếu nhƣ nữ giới là ngƣời có triển vọng tài chính cao
hơn thì sẽ ảnh hƣởng đến tình yêu của họ. Đơn giản vì hầu hết mọi ngƣời đều quan niệm
nam giới phải là ngƣời chủ động trong tài chính. Nếu nam giới có nguồn lực tài chính kém
hơn, có thể họ sẽ tự ti, không chủ động trong tình yêu hoặc có khi nữ giới lại là ngƣời so
sánh ngƣời yêu mình với những ngƣời khác mà dần dần có cảm giác không tôn trọng,
không yêu đối phƣơng nhƣ trƣớc nữa.
PV: Cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn. Vậy theo bạn tình yêu đôi lứa có góp
phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn không?
T.P.T: Tôi nghĩ rằng tình yêu với hạnh phúc có mối quan hệ tƣơng đối không phải
là tuyệt đối nhé! Tình yêu viên mãn, tròn đầy thì hạnh phúc sẽ nhiều, nhƣng không có
nghĩa là ngƣời có tình yêu thì luôn luôn hạnh phúc. Quan trọng là quan điểm về hạnh phúc
của ngƣời đó nhƣ thế nào?
PV: Bạn có thể nói rõ hơn được không?
T.P.T: Đƣợc bạn nhé! Nếu ngƣời đó có thể hạnh phúc với từng điều nhỏ bé thì bất
cứ một chi tiết nhỏ của tình yêu đều có thể mang lại hạnh phúc, nhƣng nếu ngƣời đó không
biết cách thỏa mãn bản thân để có cảm giác hạnh phúc thì tình yêu dù có nhƣ ý nhƣng vẫn
không thấy hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ là một cảm giác, nó phụ thuộc vào quan điểm chủ
quan của mỗi ngƣời chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào một điều kiện cụ thể nào nhƣ tình
yêu, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội…
Nhƣng nếu tình yêu trọn vẹn, tình yêu có sự đam mê, cuốn hút, lãng mạn, tình yêu
có đồng cảm, chia sẻ, gần gũi, tình yêu có cam kết, trách nhiệm với nhau thì khi đó hai
ngƣời yêu nhau thực sự mang lại cho nhau hạnh phúc.
PV: Như vậy là tình yêu sẽ mang lại hạnh phúc?
T.P.T: Đúng nhƣng chƣa đủ. Chắc bạn cũng giống tôi đều biết, trong cuộc sống ai
cũng mong muốn có đƣợc hạnh phúc. Ngƣời ta vẫn nói rằng hạnh phúc khi có một ngƣời
để yêu, để nhớ. Hạnh phúc khi có ngƣời yêu và nhớ đến mình. Tình yêu đến từ hai phía.
Tình yêu nhƣ thế mới tròn đầy. Đôi khi hạnh phúc chỉ giản dị thế nhƣng thực sự từ những
điều tƣởng chừng nhƣ nhỏ bé mà tình yêu mang lại đã vẽ nên một cuộc sống đa sắc màu
cho những ngƣời đang yêu.
PV: Cảm ơn câu trả lời của bạn!

105
Phiếu số 3

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Họ và tên : V.H.G
Giới tính : Nữ
Tuổi : 27

PV: Theo em, trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, hiểu biết, hỗ trợ lẫn
nhau/ Sự đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính trách nhiệm) khía cạnh nào quan
trọng nhất?
V.H.G: Yếu tố nào cũng quan trọng. Nhƣng yếu tố quan trọng nhất, theo em đó là
tính cam kết, trách nhiệm bởi nó sẽ giúp quyết định sự bền vững của tình yêu. Trong giai
đoạn đầu khi đến với nhau thì cảm xúc là yếu tố khởi phát khiến hai bên có mối tƣơng giao
và gắn kết với nhau. Nhƣng theo thời gian, tình yêu sẽ phải đối mặt với rất nhiều sóng gió,
thử thách. Nếu chỉ có sự gần gũi và đam mê thì chƣa đủ. Lúc này, sự cam kết và trách
nhiệm với nhau mới là yếu tố đủ để duy trì một tình yêu bền vững.
Nói thật với chị, trong xã hội hiện đại nàycon ngƣời thƣờng rất ít khi dung hòa giữa
tình yêu và trách nhiệm. Ngƣời ta rất thích yêu và đƣợc yêu nhƣng lại rất sợ phải nhận lấy
trách nhiệm.
PV: Em có thể đưa ra một vài ví dụ cụ thể được không?
V.H.G: Em thấy, có nhiều ngƣời yêu nhau, lấy nhau nhƣng khi chung sống với
nhau họ không cảm nhận đƣợc tình yêu từ nhau. Họ sống đau khổ, dằn vặt, sống gƣợng ép,
sống để trả ơn, trả nghĩa, sống cho có trách nhiệm, ví cái giấy đăng ký hết hôn… chứ
không vì tình yêu.
Chị xem thực tế cuộc sống hiện đại hôm nay đấy, có những ngƣời phụ nữ học thức,
địa vị, có nhiều tiền nhƣng không đi tới hôn nhân vì họ sợ phải đối diện với trách nhiệm
làm vợ và làm mẹ. Họ sống một cuộc đời chỉ có tình nhân nhƣng không có bạn đời: Thích
thì yêu, không thích thì chia tay.
Tình yêu phải gắn liền với trách nhiệm nhƣng cũng không thể thiếu đƣợc sự gần
gũi, đồng điệu giữa hai tâm hồn, không thể thiếu sự lãng mạn, đam mê. Có đƣợc tất cả
những điều đó tình yêu mới tròn đầy chị ạ!
PV: Cảm ơn em. Theo em, đặc điểm cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tình yêu:
Sự thông minh; Tính tốt bụng; Sức khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?

106
V.H.G: Theo em, sự thông minh sẽ ảnh hƣởng tới cách giao tiếp, ứng xử giữa hai
cá nhân trong tình yêu, đồng thời giúp dung hòa các mối quan hệ xung quanh tình yêu đó.
Đặc biệt, ngƣời thông minh luôn biết mang lại những điều mới mẻ, sự lãng mạn, đam mê
cho ngƣời mình yêu.
Tính tốt bụng biểu hiện ở sự cảm thông, chia sẻ để cùng nhau vƣợt qua khó khăn,
thử thách trong tình yêu, giúp cho tình yêu ngày càng mạnh mẽ.
Sức khỏe sẽ ảnh hƣởng tới thể chất của con ngƣời, chi phối các hành động trong
tình yêu. Có những việc muốn làm để vun đắp tình yêu nhƣng không thể làm đƣợc vì lý do
sức khỏe. Điều này cũng ảnh hƣởng tới sự phát triển và bền vững của tình yêu.
PV: Cảm ơn em. Sự hấp dẫn và triển vọng tài chính có ảnh hưởng đến tình yêu
không em?
V.H.G: Có chứ chị! Sự hấp dẫn giúp duy trì sự đam mê giữa hai cá nhân trong tình
yêu. Sự hấp dẫn đặc biệt ảnh hƣởng đến sự gần gũi và đam. Một ngƣời hấp dẫn từ vẻ bề
ngoài dễ mang lại cảm giác nhƣ bị lôi cuốn, "hút hồn" ngƣời kia giống nhƣ "luật hấp dẫn"
ấy! (Cƣời).
Còn triển vọng tài chính sẽ hứa hẹn một tƣơng lai sáng lạn, góp phần củng cố quyết
định việc duy trì và phát triển tình yêu đôi lứa.
PV: Theo em, nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của họ?
V.H.G: Theo ý hiểu của em thôi nhé! Nếu ngƣời yêu/vợ/chồng lý tƣởng thông minh
hơn ngƣời yêu/vợ/chồng thực tế thì sẽ có thể ảnh hƣởng tới sự đánh giá về ngƣời
yêu/vợ/chồng.
PV: Đánh giá thế nào em?
V.H.G: Thì có thể trong một khoảnh khắc nào đó sẽ ảnh hƣởng tới cách đánh giá
của bản thân về đối phƣơng của mình theo chiều hƣớng có phần tiêu cực. Điều này cũng dễ
hiểu bởi khi điều gì đó không đúng nhƣ kỳ vọng của mình thì sẽ có một chút thất
vọng.Nhƣng trong tình yêu không chỉ có lý trí mà còn có rất nhiều cảm xúc. Con ngƣời ta
không chỉ yêu bằng cái đầu mà còn yêu bằng con tim. Mà chị cũng biết là cảm xúc thì rất
khó bị tác động và bị chi phối nên chỉ là trong một khoảnh khắc nào đó hoặc trong bối
cảnh nào đó, chúng ta sẽ có những sự so sánh. Nếu thực sự đến với nhau bằng tình cảm
chân thành thì sẽ không ảnh hƣởng nhiều tới mối quan hệ và tình yêu của hai ngƣời với
nhau.
PV: Cảm ơn em, vậy nếu như bản thân lại có những đặc điểm cá nhân cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì liệu có ảnh hưởng tình yêu hay không?

107
V.H.G: Chị ạ, những điều này đều không ảnh hƣởng gì tới tình yêu cũng nhƣ cách
cƣ xử và đánh giá về ngƣời yêu/vợ/chồng, bởi khi đã chấp nhận gắn kết với nhau thì cũng
có thể dễ dàng chấp nhận các đặc điểm cá nhân của ngƣời đó cho dù là thấp hơn hay cao
hơn bản thân mình. Chỉ có điều là chấp nhận nhau và cùng nhau hoàn thiện để hƣớng tới
sự thấu hiểu và cảm thông hơn trong tình yêu mà thôi.
PV: Theo em tình yêu đôi lứa có góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn
không?
V.H.G: Em nghĩ là khi có sự đồng điệu về cảm xúc và phong cách sống, cùng với
sự cam kết và xác định trách nhiệm với nhau thì tình yêu đôi lứa sẽ góp phần làm cuộc
sống của chúng ta hạnh phúc hơn. Đây cũng là sự phát triển tình cảm tự nhiên trong đời
sống tinh thần của con ngƣời mà.
Chỉ có điều, không phải lúc nào tình yêu cũng đều mang lại hạnh phúc. Hạnh phúc
chỉ có thể đến với những tình yêu mà trong đó con ngƣời ta có thể dung hòa đƣợc tất cả các
thành tố của nó, đó là sự gần gũi, sự đam mê và tính cam kết, trách nhiệm. Điều này sẽ
giúp tình yêu trở nên mạnh mẽ, vƣợt qua đƣợc những thử thách, khó khăn xảy đến.
P.V: Xin chân thành cảm ơn!

108
Phiếu số 4

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Họ và tên : L.T.T.M
Giới tính : Nữ
Tuổi : 30

PV: Theo bạn, trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, hiểu biết, hỗ trợ lẫn
nhau/ Sự đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính trách nhiệm) khía cạnh nào quan
trọng nhất?
L.T.T.M: Theo tôi, thành tố nào cũng quan trọng, khó có thể so sánh thành tố nào
quan trọng hơn thành tố nào. Sự gần gũi và đam mê sẽ rất quan trọng để giữ lửa cho tình
yêu. Tính trách nhiệm, sự cam kết sẽ giúp tình yêu bền vững hơn để vƣợt qua những bƣớc
ngoặt, những thăng trầm của cuộc sống.
Bạn đã nghe câu nói của Paulo Coelho chƣa?
PV: Bạn chia sẻ với tôi đi!
L.T.T.M:Thế này nhé Paulo Coelho nói rằng:“Tình yêu là một sức mạnh hoang dại.
Khi ta cố gắng điều khiển nó, nó hủy hoại ta. Khi ta muốn nhốt nó lại, ta lại trở thành nô lệ
của nó. Khi ta cố gắng hiểu nó, nó lại làm cho ta có cảm giác mất mát và bối rối.”
PV: Câu nói ý nghĩa quá! Bạn trả lời giúp tôi câu hỏi này nữa nhé! Theo bạn, đặc
điểm cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tình yêu: Sự thông minh; Tính tốt bụng; Sức
khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?
L.T.T.M: (Cƣời) Theo quan điểm của tôi, mọi yếu tố trên đều có ảnh hƣởng đến
tình yêu, nhƣng với mỗi cá nhân, mỗi đặc điểm cá nhân lại ảnh hƣởng theo một cách thức
khác nhau và với mức độ khác nhau. Có ngƣời bị hấp dẫn bởi sự thông minh; có ngƣời lại
ấn tƣợng bởi sự tốt bụng mà bỏ qua những nhƣợc điểm của đối phƣơng... Có ngƣời lại yêu
ngay từ cái nhìn đầu tiên về vẻ bề ngoài hấp dẫn của ngƣời ấy.
PV: Triển vọng tài chính thì sao bạn?
L.T.T.M: Mọi ngƣời đều nói: "Tình yêu thánh thiện không dính líu đến tiền bạc".
Nhƣng theo tôi, trên thực tế, hàng ngày hàng giờ các đôi uyên ƣơng vẫn cứ phải trăn trở
"tiền của anh, của em và của chúng ta"… Nhƣ vậy là vấn đề tài chính cũng ảnh hƣởng
không nhỏ đến tình yêu đúng không?
Ngƣời ta vẫn gọi là "tình phí" đó. Có tài chính, hai ngƣời mới có thể đƣa nhau đi
chơi, có thể mua cho nàng những thứ nàng thích, có thể tổ chức buổi sinh nhật lãng mạn

109
cho chàng... Họ có nhiều thời gian bên nhau, gần gũi nhau, lãng mạn hơn và nhƣ thế giúp
cho tình yêu càng thêm sâu sắc.
PV: Theo bạn, nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của họ?
L.T.T.M: Mẫu hình lý tƣởng thì hầu nhƣ ai cũng có nhỉ. Tôi cũng có, bạn cũng có
chứ! Đến khi gặp một ngƣời có những đặc điểm nhƣ mong muốn, chúng ta sẽ nảy sinh tình
cảm, dẫn tới tình yêu và có thể đi tới hôn nhân.
Nhƣng chắc bạn cũng biết là ít ai gặp đƣợc ngƣời nhƣ hình mẫu. Và khi đã yêu,
ngƣời ta sẽ có xu hƣớng chấp nhận việc ngƣời yêu/vợ/chồng có thể thực tế thông minh
hoặc không thông minh hơn ngƣời yêu/vợ/chồng lý tƣởng. Các phẩm chất khác nhƣ sự tốt
bụng, sức khỏe, khả năng tài chính,... cũng vậy.
PV: Theo suy nghĩ của bạn, nếu như bản thân lại có những đặc điểm cá nhân cao
hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì liệu có ảnh hưởng tình yêu hay không?
L.T.T.M: Thƣờng thì ngƣời ta vẫn nói, hai ngƣời chênh lệch nhau, họ yêu nhau hay
lấy nhau sẽ bù đắp cho nhau. Chênh lệch tƣơng đối sẽ không sao. Nhƣng nếu chênh lệch
nhiều quá e là sẽ có ảnh hƣởng không tốt đến tình yêu của họ.
Ví dụ nhƣ: Ông chồng nào có vợ xinh đẹp, giỏi giang trong khi mình thấp kém
thƣờng ghen tuông dữ dội. Gặp phải ai xấu bụng, phán một câu mèo mù vớ cá rán là anh ta
sẵn sàng quặc lại, về nhà nổi xung với vợ. Để hạ bớt máu ghen của ông chồng này, ngƣời
vợ cần chứng tỏ rằng anh ta không hề là mèo mù, mà là mèo có đôi mắt sáng và cá rán chỉ
để dành riêng cho mình chồng thôi.
PV: Tình huống khá hay? Vậy trong trường hợp này nên xử sự thế nào?
L.T.T.M: Thế mới nói, trong cuộc sống vợ chồng cần dung hòa mọi thứ và ngƣời
vợ hay ngƣời phụ nữ nên là ngƣời biết làm thế nào để giữ lửa ấm cho gia đình. Nếu nhƣ họ
có những đặc điểm cá nhân cao hơn chồng thì cũng đừng nên ngạo mạn mà hãy chia sẻ,
tôn trọng chồng, cùng hoàn thiện, bù đắp cho nhau có nhƣ thế tình yêu mới bền đƣợc.
PV: Vậy tình yêu đôi lứa có góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn không?
L.T.T.M: Đƣơng nhiên là tình yêu đôi lứa sẽ góp phần làm cho cuộc sống hạnh
phúc hơn, thi vị hơn, giàu cảm xúc hơn. Càng yêu nhiều, càng gần gũi, đam mê, có trách
nhiệm với nhau thì ngƣời ta càng đƣợc sống với nhiều cung bậc cảm xúc, càng cảm thấy
cuộc đời nhiều ý nghĩa và vì vậy sẽ càng cảm thấy hạnh phúc hơn. Tất nhiên, điều này tùy
thuộc vào quan niệm về hạnh phúc của mỗi ngƣời.
PV: Cảm ơn những chia sẻ ý nghĩa của bạn!

110
Phiếu số 5

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Họ và tên : P.K.C
Giới tính : Nam
Tuổi : 32

PV: Theo anh, trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, hiểu biết, hỗ trợ lẫn
nhau/ Sự đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính trách nhiệm) khía cạnh nào quan
trọng nhất?
P.K.C: Theo quan điểm của tôi thì tùy từng giai đoạn mà các thành tố này đóng vai
trò quan trọng khác nhau. Trong giai đoạn đầu (khi mới yêu) thì ngƣời ta luôn luôn cảm
thấy nhớ nhung da diết, luôn luôn muốn đƣợc ở bên nhau. Ở thời điểm này thì sự gần gũi
là yếu tố quan trọng nhất.
PV: Giai đoạn tiếp theo như thế nào anh?
P.K.C: Khi đến giai đoạn tình yêu chín muồi, hai ngƣời đã đạt đƣợc sự gần gũi rồi
thì ngƣời ta lại muốn khám phá về nhau nhiều hơn, nhất là nhu cầu về thể xác. Họ muốn
hoàn toàn thuộc về nhau, nhu cầu tình dục trở nên mãnh liệt. Giai đoạn này kéo dài cho
đến tận khi mới kết hôn.Khi đó, yếu tố sự đam mê sẽ là quan trọng nhất.
PV: Còn giai đoạn kết hôn nữa đúng không anh?
P.K.C: Đúng rồi, khi đã kết hôn đƣợc một thời gian đủ dài với bao nhiêu lo toan
trong cuộc sống thì tính cam kết, trách nhiệm lại đƣợc đặt nên hàng đầu. Muốn xây dựng
đƣợc, gìn giữ đƣợc tổ ấm gia đình thì cả hai vợ chồng phải hoàn toàn vì nhau và có trách
nhiệm cùng nhau xây dựng tổ ấm đó.
PV: Anh có thể nghĩ rằng tính trách nhiệm là căn nguyên cho sự phát triển của tình
yêu không?
P.K.C: Có thể hiểu một cách đơn giản, trong tình yêu phải có tính cam kết, trách
nhiệm thì tình yêu mới bền chặt. Tính trách nhiệm tăng cao mới thúc đẩy tình yêu trở lên
mãnh liệt, sâu sắc.
Tôi ví dụ: Hai ngƣời yêu nhau, nếu không hứa hẹn kết hôn với nhau hoặc bản thân
họ không có trách nhiệm chăm lo cho sức khỏe, tinh thần, động viên nhau cùng cố gắng,
giúp đỡ, chia sẻ những lúc khó khăn… thì tình yêu của họ sẽ nhanh chóng nhạt dần. Bởi họ
không có gì ràng buộc, không cảm thấy cần nhau. Rõ ràng tình yêu dần dần sẽ biến mất.

111
PV: Theo anh, đặc điểm cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tình yêu: Sự thông
minh; Tính tốt bụng; Sức khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?
P.K.C: Theo quan điểm của tôi, sự thông minh có mức ảnh hƣởng trung bình, sự
thông minh của ngƣời này làm cho ngƣời kia cảm thấy nhiều điều thích thú cũng nhƣ có
nhiều thuận lợi trong việc xây dựng cuộc sống gia đình.
PV: Tính tốt bụng có ảnh hưởng đến tình yêu không anh?
P.K.C: Có chứ, tính tốt bụng ảnh hƣởng khá cao. Ngƣời tốt bụng luôn muốn ngƣời
yêu mình thật sự hạnh phúc. Họ yêu chân thành và sẵn sàng hy sinh vì ngƣời mình yêu. Họ
muốn gần gũi, chia sẻ khó khăn với ngƣời yêu, luôn muốn ngƣời yêu mình vui vẻ nên
chăm chút cho ngƣời yêu từ những điều nhỏ nhất: nhắn tin hỏi han thƣờng xuyên, biết
ngƣời yêu thích gì để chăm lo hay chăm sóc nhau những khi đau ốm... Họ yêu chân thành,
tha thiết và luôn muốn sẽ gắn bó lâu dài với ngƣời ấy.
PV: Anh nghĩ sức khỏe có ảnh hưởng đến tình yêu không anh?
P.K.C: Ảnh hƣởng mức trung bình thôi. Theo quan điểm của tôi, tình yêu là một
thứ tình cảm thiêng liêng mà nếu ngƣời yêu có gặp vấn đề về sức khỏe, thậm chí sống thực
vật hay không còn tồn tại nữa thì nó cũng không giết chết đƣợc tình yêu. Nếu cả hai ngƣời
cùng khỏe mạnh thì tình yêu đó càng tốt đẹp hơn. Ngƣời ta nói “có sức khỏe là có tất cả”
và nếu cả hai cùng có sức khỏe thì họ càng làm đƣợc nhiều điều hạnh phúc cho nhau.
PV: Như vậy là sự tốt bụng và sức khỏe có ảnh hưởng đến tình yêu. Còn sự hấp
dẫn và triển vọng tài chính anh?
P.K.C: Theo tôi, sự hấp dẫn có mức ảnh hƣởng lớn nhất, ngƣời ta đến với nhau chủ
yếu là bởi sự hấp dẫn và nó sẽ là yếu tố quyết định trong tình yêu, thậm chí ngay trong cả
các giai đoạn phát triển của tình yêu sau này. Nếu sự hấp dẫn mất đi thì tình yêu cũng từ đó
dần dần không còn nữa.
Còn triển vọng tài chính thì chỉ ảnh hƣởng nhỏ thôi. Nó chủ yếu ảnh hƣởng đến
những nhu cầu vui chơi giải trí thêm vào. Còn đối với nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống thì
“thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
PV: Cảm ơn anh, theo anh, nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý
tưởng cao hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của
họ?
P.K.C: Về cơ bản thì nếu tất cả những kỳ vọng về ngƣời yêu lý tƣởng đều cao hơn
so với thực tế thì cũng không ảnh hƣởng nhiều đến tình yêu. Thƣờng thì bao giờ ngƣời ta
cũng đƣa ra hình mẫu lý tƣởng khá cao và toàn diện. Tuy nhiên thực tế lại thƣờng không
đƣợc nhƣ lý tƣởng.

112
Việc đƣa ra các hình mẫu lý tƣởng là quyền của mọi ngƣời và hình mẫu lý tƣởng
đó thƣờng ngang bằng hoặc cao hơn chính bản thân họ. Tôi thấy hững ngƣời đạt đƣợc các
tiêu chí lý tƣởng đó thì họ lại thƣờng có hình mẫu lý tƣởng cao hơn. Điều quan trọng nhất
là khi yêu nhau rồi thì tôn trọng nhau, cùng hoàn thiện những thiếu sót của nhau. Nếu
không thể hòa hợp đƣợc thì tình yêu đó cũng không thể bền vững đƣợc.
PV: Theo suy nghĩ của bạn, nếu như bản thân lại có những đặc điểm cá nhân cao
hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì liệu có ảnh hưởng tình yêu hay không?
P.K.C: Về cơ bản thì nếu tất cả các đặc điểm trên của bản thân đều hơn ngƣời yêu
thực tế thì cũng không ảnh hƣởng nhiều đến tình yêu. Cái đích cuối cùng của tình yêu
chính là xây dựng hạnh phúc gia đình. Nếu ngƣời này hơn ngƣời kia về mặt gì thì giúp đỡ
để ngƣời kia tốt hơn về mặt đó và ngƣợc lại. Đó cũng là việc nên làm để hai ngƣời cùng
nhau hoàn thiện bản thân để cùng tốt hơn.
PV: Vậy theo anh, tình yêu đôi lứa có góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn
không?
P.K.C: Nếu chỉ tính đến khía cạnh hạnh phúc trong tình yêu thì về cơ bản điều trên
là đúng, càng yêu nhiều, càng gần gũi, đam mê, có trách nhiệm với nhau thì sẽ càng hạnh
phúc hơn. Nếu mình mang đến những điều tốt đẹp cho ngƣời yêu thì hạnh phúc tự đến với
mình.Và nếu ngƣời yêu cũng làm những điều nhƣ vậy thì hạnh phúc sẽ càng bền chặt.
Nếu tính đến cả khía cạnh hạnh phúc trong cuộc sống thì điều trên chỉ đúng một
phần, đó là về mặt tình cảm, về nhu cầu yêu thƣơng nam nữ, vợ chồng. Tuy nhiên, trong
cuộc sống còn rất nhiều điều ảnh hƣởng đến hạnh phúc con ngƣời nhƣ gia đình, sự nghiệp,
bạn bè…. Có ngƣời hạnh phúc đơn giản chỉ là gia đình đầm ấm. Nhƣng có ngƣời, hạnh
phúc đối với họ lại là cơ ngơi giàu có, địa vị cao sang… Điều quan trọng nhất chính là
hạnh phúc của mỗi ngƣời là do quan niệm về hạnh phúc của chính họ.
PV: Xin chân thành cảm ơn những ý kiến của anh!

113
Phiếu số 6

PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU

Họ và tên : N.T.T
Giới tính : Nam
Tuổi : 36

PV:Theo anh, trong ba khía cạnh của tình yêu (sự thân thiết, hiểu biết, hỗ trợ lẫn
nhau/ Sự đam mê, hấp dẫn, cuốn hút lẫn nhau/ và tính trách nhiệm) khía cạnh nào quan
trọng nhất?
N.T.T: Tôi nghĩ là trách nhiệm. Trách nhiệm là thƣớc đo mức độ của tình yêu.
Trách nhiệm càng cao thì tình yêu càng sâu sắc
PV: Còn hai mặt kia có quan trọng không anh?
NTT: Có chứ, gần gũi để chia sẻ và thấu hiểu nhau. Đam mê, lãng mạn là chất xúc
tác cho tình yêu càng mãnh liệt. Có trách nhiệm với nhau để tình yêu bền vững. Thiếu đam
mê tình yêu trở nên vô vị. Thiếu sự gần gũi làm sao có thể hiểu nhau đƣợc, làm sao có thể
yêu nhau dài lâu. Thực ra nếu một ngƣời biết dung hòa cả ba mặt thì tình yêu trở nên hoàn
hảo quá!
PV: Theo anh, nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý tưởng cao hơn
người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của họ?
N.T.T: Tại sao nhiều ngƣời cứ thích đặt ra cho mình hình mẫu ngƣời yêu lý tƣởng
làm gì nhỉ? Đừng kỳ vọng rằng tình yêu sẽ mang đến cho bạn sự hạnh phúc, xua tan hết
những cô đơn muộn phiền, những khó khăn của cuộc sống hay một sự đổi đời.
Bạn cần nên nhớ một sự thật là ngay cả khi có đƣợc tình yêu thì bạn vẫn phải muộn
phiền về cuộc sống và cả sự cô đơn. Đừng lý tƣởng hóa tình yêu và ngƣời mình yêu, vì
tình yêu không luôn ngọt ngào và lãng mạn nhƣ những cuốn tiểu thuyết hay nhƣ trên phim
Hàn Quốc đâu.
PV: Anh nghĩ sao nếu đặt ra tiêu chuẩn để tìm người yêu hay vợ/chồng?
N.T.T: Đừng đặt ra các tiêu chuẩn cho mẫu ngƣời bạn trai hay bạn gái của mình, vì
chính những tiêu chuẩn này làm hạn chế tìm đƣợc tình yêu đích thực. Tốt nhất là hãy vƣợt
qua những điều ấy để cảm nhận đƣợc hạnh phúc bạn đang cần là những điều gì và hãy
chấp nhận những điểm yếu của ngƣời ấy.
PV: Theo anh, đặc điểm cá nhân nào sau đây ảnh hưởng đến tình yêu: Sự thông
minh; Tính tốt bụng; Sức khỏe; Sự hấp dẫn; Triển vọng tài chính?

114
N.T.T: Thông minh có ảnh hƣởng không nhỏ đến tình yêu, sự thông minh của
ngƣời này làm cho ngƣời kia cảm thấy thú vị và không bị nhàm chán và càng gắn bó hơn
trong hạnh phúc hôn nhân sau này.
PV: Tính tốt bụng có ảnh hưởng đến tình yêu không anh?
N.T.T: Tính tốt bụng ảnh hƣởng cao. Ngƣời tốt bụng luôn muốn ngƣời yêu mình
thật sự hạnh phúc. Họ yêu chân thành, tha thiết và luôn muốn sẽ gắn bó lâu dài với ngƣời
mình yêu.
PV: Anh nghĩ sức khỏe có ảnh hưởng đến tình yêu không anh?
N.T.T: Ảnh hƣởng mức trung bình. Vấn đề này có thể cải thiện đƣợc.Có thể chia sẻ
cùng nhau.Cùng giúp nhau rèn luyện sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cho nhau. Tôi nghĩ là
nhƣ thế càng làm cho nhau có cơ hội thể hiện tình cảm hơn (Cƣời).
PV: Như vậy là sự tốt bụng và sức khỏe có ảnh hưởng đến tình yêu. Còn sự hấp
dẫn và triển vọng tài chính, theo anh nghĩ thì thế nào?
N.T.T: Theo tôi, sự hấp dẫn có mức ảnh hƣởng rất lớn, ngƣời ta đến với nhau chủ
yếu là bởi sự hấp dẫn (hay còn gọi là thu hút) nó sẽ là yếu tố quyết định trong tình yêu, và
cảm thấy tự tin trong tình yêu và hƣớng tới tƣơng lai sau này.
Còn triển vọng tài chính thì chỉ ảnh hƣởng khá cao. Tài chính nó cũng ảnh hƣởng
không nhỏ đến trang trải chi tiêu, mua sắm, và hạnh phúc sau này.
PV: Cảm ơn anh, theo anh, nếu như kỳ vọng về hình mẫu người yêu/vợ/chồng lý
tưởng cao hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì có ảnh hưởng như thế nào đến tình yêu của họ?
N.T.T: Tôi thấy thƣờng thì bao giờ ngƣời ta cũng đƣa ra hình mẫu lý tƣởng khá cao
và toàn diện. Tuy nhiên thực tế lại thƣờng không đƣợc nhƣ lý tƣởng.
Việc đƣa ra các hình mẫu lý tƣởng là quyền của mọi ngƣời và hình mẫu lý tƣởng
đó thƣờng ngang bằng hoặc cao hơn chính bản thân họ. Điều quan trọng nhất là khi yêu
nhau rồi thì tôn trọng nhau, biết khắc phục những điểm yếu trở thành thế mạnh, thƣơng yêu
nhau, trân trọng những gì mình đã có.
PV: Theo suy nghĩ của bạn, nếu như bản thân lại có những đặc điểm cá nhân cao
hơn người yêu/vợ/chồng thực tế thì liệu có ảnh hưởng đến tình yêu hay không?
N.T.T: Có chứ, ảnh hƣởng ít hay nhiều thôi. Nhiều gia đình gia trƣởng, nếu nhƣ
chồng hơn vợ thì là chuyện bình thƣờng nhƣng nếu vợ hơn chồng là cả vấn đề, khó mà
cơm lành, canh ngọt đƣợc.
PV: Vậy theo anh, tình yêu đôi lứa có góp phần làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn
không?
N.T.T: Yêu sao cho đúng, đứng sao cho vững và quan điểm lập trƣờng tốt thì cuộc
sống hạnh phúc mới bền lâu. Tình yêu thi vị, lãng mạn, tình yêu nhiều màu sắc, giúp cho
mọi ngƣời nhìn cuộc sống bằng con mắt màu hồng. Cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn nếu có
tình yêu. Ai chẳng muốn có tình yêu đúng không bạn? Tôi cũng cần và bạn cũng cần chứ!
PV: Xin chân thành cảm ơn những ý kiến của anh!

115
PHỤ LỤC 2: BẢNG SỐ LIỆU SPSS
2.1. Độ tin cậy và độ giá trị của thang đo

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha
Based on

Standardized
Cronbach's Alpha Items N of Items

.957 .958 15

Summary Item Statistics

Mean Minimum Maximum Range Maximum / Minimum Variance N of Items

Inter-Item Correlations .601 .432 .827 .395 1.914 .007 15

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted

ty1 100.06 381.912 .741 .736 .955

ty2 99.87 386.109 .779 .776 .954

ty3 100.37 378.640 .811 .702 .953

ty4 100.01 389.583 .735 .643 .955

ty5 100.45 389.896 .713 .627 .956

ty6 100.36 384.188 .787 .708 .954

ty7 100.33 387.667 .767 .679 .954

ty8 100.31 392.351 .715 .578 .955

ty9 99.91 386.109 .801 .684 .954

ty10 99.94 383.722 .836 .766 .953

ty11 100.06 384.536 .775 .741 .954

ty12 100.58 385.818 .756 .699 .955

ty13 100.68 389.972 .721 .739 .955

ty14 100.21 386.090 .765 .713 .954

ty15 100.59 393.873 .663 .559 .956

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha
Based on
Standardized

Cronbach's Alpha Items N of Items

116
Reliability Statistics

Cronbach's Alpha
Based on

Standardized
Cronbach's Alpha Items N of Items

.960 .961 15

Summary Item Statistics

Maximum /
Mean Minimum Maximum Range Minimum Variance N of Items

Inter-Item
.622 .378 .813 .436 2.155 .008 15
Correlations

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha

Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted

ty16 92.60 496.740 .789 .739 .957

ty17 92.69 499.149 .757 .702 .958

ty18 93.07 498.555 .749 .636 .958

ty19 92.65 501.397 .776 .712 .957

ty20 93.72 502.367 .572 .518 .962

ty21 93.05 485.308 .788 .730 .957

ty22 92.60 486.338 .844 .826 .956

ty23 92.93 488.524 .801 .745 .957

ty24 92.65 494.222 .803 .716 .957

ty25 92.85 490.594 .806 .700 .957

ty26 93.25 494.963 .743 .653 .958

ty27 92.99 490.231 .744 .650 .958

ty28 92.84 486.235 .871 .790 .955

ty29 93.09 495.247 .767 .620 .957

ty30 92.88 498.213 .774 .646 .957

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha Based


Cronbach's Alpha on Standardized Items N of Items

.975 .976 15

117
Summary Item Statistics

Maximum /
Mean Minimum Maximum Range Minimum Variance N of Items

Inter-Item
.732 .541 .848 .307 1.568 .005 15
Correlations

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Squared Multiple Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation Correlation if Item Deleted

ty31 103.00 534.754 .772 .675 .975

ty32 102.86 518.023 .885 .843 .973

ty33 102.93 524.743 .786 .708 .974

ty34 103.01 522.615 .873 .823 .973

ty35 103.06 523.009 .873 .832 .973

ty36 102.61 525.870 .869 .812 .973

ty37 102.68 533.251 .835 .808 .974

ty38 102.96 521.075 .873 .791 .973

ty39 103.52 522.681 .700 .554 .977

ty40 102.86 526.956 .836 .756 .974

ty41 102.94 519.772 .892 .847 .973

ty42 102.81 530.191 .847 .817 .973

ty43 102.76 529.843 .859 .807 .973

ty44 102.72 520.405 .880 .827 .973

ty45 102.98 518.440 .883 .826 .973

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

.985 45

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha


Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

ty1 309.80 4140.224 .721 .985

ty2 309.60 4155.994 .742 .985

ty3 310.10 4132.348 .774 .985

ty4 309.74 4162.198 .724 .985

ty5 310.18 4161.384 .711 .985

ty6 310.09 4146.806 .764 .985


118
Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha
Deleted Item Deleted Total Correlation if Item Deleted

ty7 310.06 4155.530 .755 .985

ty8 310.04 4179.801 .663 .985

ty9 309.64 4143.688 .820 .984

ty10 309.67 4141.085 .828 .984

ty11 309.80 4145.496 .764 .985

ty12 310.32 4155.754 .719 .985

ty13 310.41 4167.940 .690 .985

ty14 309.94 4148.373 .764 .985

ty15 310.32 4171.070 .678 .985

ty16 310.18 4130.419 .807 .984

ty17 310.28 4149.664 .723 .985

ty18 310.65 4157.178 .678 .985

ty19 310.23 4156.544 .737 .985

ty20 311.31 4192.357 .440 .985

ty21 310.63 4101.899 .789 .985

ty22 310.19 4097.678 .869 .984

ty23 310.51 4104.090 .828 .984

ty24 310.23 4122.995 .821 .984

ty25 310.44 4123.747 .778 .985

ty26 310.83 4149.664 .666 .985

ty27 310.58 4116.757 .744 .985

ty28 310.42 4112.566 .834 .984

ty29 310.68 4149.874 .688 .985

ty30 310.46 4146.589 .741 .985

ty31 309.88 4138.090 .808 .984

ty32 309.74 4109.465 .840 .984

ty33 309.81 4129.007 .744 .985

ty34 309.89 4120.805 .833 .984

ty35 309.94 4120.076 .841 .984

ty36 309.49 4127.584 .837 .984

ty37 309.56 4141.833 .832 .984

ty38 309.84 4115.371 .839 .984

ty39 310.40 4116.556 .694 .985

ty40 309.74 4126.186 .825 .984

ty41 309.82 4113.079 .851 .984

ty42 309.69 4138.122 .822 .984

ty43 309.64 4137.471 .832 .984

ty44 309.60 4118.253 .825 .984

ty45 309.86 4109.492 .843 .984

119
2.2. Tương quan giữa các thành tố trong tình yêu

Correlations

Tinh than Dam me Cam ket

Tinh than Pearson Correlation 1 .834** .878**

Sig. (2-tailed) .000 .000

N 326 326 326

Dam me Pearson Correlation .834** 1 .830**

Sig. (2-tailed) .000 .000

N 326 326 326

Cam ket Pearson Correlation .878** .830** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000

N 326 326 326

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

2.3. Điểm trung bình của các thành tố trong tình yêu
One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

ty1 326 7.35 1.959 .109

ty2 326 7.54 1.743 .097

ty3 326 7.04 1.910 .106

ty4 326 7.39 1.726 .096

ty5 326 6.95 1.761 .098

ty6 326 7.05 1.787 .099

ty7 325 7.08 1.720 .095

ty8 326 7.10 1.672 .093

ty9 326 7.50 1.700 .094

ty10 326 7.46 1.707 .095

ty11 326 7.34 1.802 .100

ty12 326 6.82 1.799 .100

ty13 326 6.73 1.738 .096

ty14 326 7.21 1.771 .098

ty15 326 6.83 1.734 .096

120
One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the


Difference
Sig. (2-
t df tailed) Mean Difference Lower Upper

ty1 67.696 325 .000 7.347 7.13 7.56

ty2 78.155 325 .000 7.543 7.35 7.73

ty3 66.522 325 .000 7.037 6.83 7.24

ty4 77.352 325 .000 7.393 7.20 7.58

ty5 71.283 325 .000 6.954 6.76 7.15

ty6 71.244 325 .000 7.052 6.86 7.25

ty7 74.154 324 .000 7.077 6.89 7.26

ty8 76.640 325 .000 7.095 6.91 7.28

ty9 79.613 325 .000 7.497 7.31 7.68

ty10 78.938 325 .000 7.463 7.28 7.65

ty11 73.554 325 .000 7.340 7.14 7.54

ty12 68.474 325 .000 6.822 6.63 7.02

ty13 69.897 325 .000 6.730 6.54 6.92

ty14 73.465 325 .000 7.206 7.01 7.40

ty15 71.074 325 .000 6.825 6.64 7.01

One-Sample Statistics
N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

ty16 326 6.97 1.852 .103

ty17 326 6.87 1.856 .103

ty18 326 6.49 1.890 .105

ty19 326 6.91 1.751 .097

ty20 326 5.84 2.258 .125

ty21 326 6.51 2.169 .120

ty22 326 6.96 2.013 .112

ty23 326 6.63 2.051 .114

ty24 326 6.91 1.891 .105

ty25 326 6.71 1.982 .110

ty26 326 6.31 2.008 .111

ty27 326 6.57 2.141 .119

ty28 326 6.72 1.959 .108

ty29 326 6.47 1.943 .108

ty30 326 6.68 1.843 .102

121
One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval


of the Difference
Sig. (2- Mean
t df tailed) Difference Lower Upper

ty16 67.918 325 .000 6.966 6.76 7.17

ty17 66.820 325 .000 6.868 6.67 7.07

ty18 62.022 325 .000 6.494 6.29 6.70

ty19 71.264 325 .000 6.911 6.72 7.10

ty20 46.686 325 .000 5.837 5.59 6.08

ty21 54.202 325 .000 6.512 6.28 6.75

ty22 62.390 325 .000 6.957 6.74 7.18

ty23 58.400 325 .000 6.635 6.41 6.86

ty24 65.980 325 .000 6.911 6.70 7.12

ty25 61.099 325 .000 6.709 6.49 6.92

ty26 56.771 325 .000 6.313 6.09 6.53

ty27 55.409 325 .000 6.571 6.34 6.80

ty28 61.975 325 .000 6.724 6.51 6.94

ty29 60.111 325 .000 6.469 6.26 6.68

ty30 65.466 325 .000 6.684 6.48 6.88

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

ty31 326 7.27 1.777 .098

ty32 326 7.40 1.973 .109

ty33 326 7.33 2.016 .112

ty34 326 7.26 1.885 .104

ty35 326 7.21 1.874 .104

ty36 326 7.66 1.812 .100

ty37 326 7.58 1.691 .094

ty38 326 7.31 1.921 .106

ty39 326 6.75 2.292 .127

ty40 326 7.40 1.850 .102

ty41 326 7.32 1.916 .106

ty42 326 7.45 1.746 .097

ty43 326 7.50 1.732 .096

ty44 326 7.54 1.924 .107

ty45 326 7.29 1.966 .109

122
One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the

Sig. (2- Difference

t df tailed) Mean Difference Lower Upper

ty31 73.853 325 .000 7.267 7.07 7.46

ty32 67.780 325 .000 7.405 7.19 7.62

ty33 65.695 325 .000 7.334 7.11 7.55

ty34 69.531 325 .000 7.258 7.05 7.46

ty35 69.427 325 .000 7.206 7.00 7.41

ty36 76.276 325 .000 7.656 7.46 7.85

ty37 80.928 325 .000 7.580 7.40 7.76

ty38 68.676 325 .000 7.307 7.10 7.52

ty39 53.129 325 .000 6.745 6.50 7.00

ty40 72.238 325 .000 7.402 7.20 7.60

ty41 68.997 325 .000 7.322 7.11 7.53

ty42 77.080 325 .000 7.454 7.26 7.64

ty43 78.162 325 .000 7.500 7.31 7.69

ty44 70.791 325 .000 7.543 7.33 7.75

ty45 66.899 325 .000 7.285 7.07 7.50

One-Sample Statistics

N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Tinh than 326 7.1586 1.40081 .07758

Dam me 326 6.6374 1.58512 .08779

Cam ket 326 7.3509 1.63484 .09055

One-Sample Test

Test Value = 0

95% Confidence Interval of the


Difference
Sig. (2- Mean
t df tailed) Difference Lower Upper

Gan gui 92.269 325 .000 7.15859 7.0060 7.3112

Dam me 75.604 325 .000 6.63742 6.4647 6.8101

Cam ket 81.185 325 .000 7.35092 7.1728 7.5290

123
2.4. So sánh tình yêu theo một số yếu tố
2.4.1. So sánh theo giới tính
Group Statistics

1.Gioi tinh:
1.Nam, 2.Nu N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Tinh than Nam 144 7.2190 1.41027 .11752

Nu 180 7.1376 1.37945 .10282

Dam me Nam 144 6.7301 1.54103 .12842

Nu 180 6.5756 1.62052 .12079

Cam ket Nam 144 7.3958 1.64139 .13678

Nu 180 7.3319 1.63016 .12151

Independent Samples Test

Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper

Tinh than Equal variances


.115 .734 .523 322 .602 .08139 .15577 -.22506 .38784
assumed

Equal variances 303.59


.521 .603 .08139 .15615 -.22589 .38866
not assumed 5

Dam me Equal variances


.009 .923 .872 322 .384 .15454 .17729 -.19425 .50333
assumed

Equal variances 312.52


.877 .381 .15454 .17630 -.19234 .50142
not assumed 8

Cam ket Equal variances


.190 .664 .350 322 .727 .06398 .18282 -.29568 .42365
assumed

Equal variances 305.67


.350 .727 .06398 .18296 -.29603 .42399
not assumed 0

124
2.4.2. So sánh theo nhóm tuổi
Descriptives

95% Confidence Interval

for Mean

Std. Std. Lower Upper


N Mean Deviation Error Bound Bound Minimum Maximum

Tinh than 1 133 7.1048 1.48923 .12913 6.8493 7.3602 1.40 9.00

2 122 7.1754 1.35189 .12239 6.9331 7.4177 2.40 9.00

3 71 7.2305 1.32589 .15735 6.9167 7.5444 2.00 9.00

Total 326 7.1586 1.40081 .07758 7.0060 7.3112 1.40 9.00

Dam me 1 133 6.6095 1.63829 .14206 6.3285 6.8905 1.07 9.00

2 122 6.6749 1.46568 .13270 6.4122 6.9376 1.80 9.00

3 71 6.6254 1.69913 .20165 6.2232 7.0275 2.00 9.00

Total 326 6.6374 1.58512 .08779 6.4647 6.8101 1.07 9.00

Cam ket 1 133 7.1970 1.73785 .15069 6.8989 7.4951 1.13 9.00

2 122 7.4268 1.54627 .13999 7.1496 7.7039 2.13 9.00

3 71 7.5089 1.58133 .18767 7.1346 7.8832 2.00 9.00

Total 326 7.3509 1.63484 .09055 7.1728 7.5290 1.13 9.00

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Tinh than Between Groups .787 2 .394 .200 .819

Within Groups 636.948 323 1.972

Total 637.735 325

Dam me Between Groups .285 2 .142 .056 .945

Within Groups 816.312 323 2.527

Total 816.597 325

Cam ket Between Groups 5.626 2 2.813 1.053 .350

Within Groups 863.002 323 2.672

Total 868.628 325

125
2.4.3. So sánh theo tình trạng hôn nhân

Independent Samples Test

Levene's Test
for Equality of
Variances t-test for Equality of Means

95% Confidence
Interval of the
Difference
Sig. (2- Mean Std. Error
F Sig. t df tailed) Difference Difference Lower Upper

Tinh than Equal variances assumed .069 .793 -1.295 274 .196 -.30015 .23175 -.75639 .15608

Equal variances not


-1.419 55.453 .161 -.30015 .21147 -.72386 .12356
assumed

Dam me Equal variances assumed .572 .450 -.714 274 .476 -.19327 .27065 -.72610 .33955

Equal variances not


-.795 56.267 .430 -.19327 .24324 -.68048 .29394
assumed

Cam ket Equal variances assumed .139 .710 -.838 274 .403 -.21748 .25949 -.72832 .29335

Equal variances not


-.949 57.281 .346 -.21748 .22906 -.67612 .24115
assumed

Group Statistics

Tinhtrangmoiquan he N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Tinh than Dang hen ho 39 7.0769 1.19937 .19205

Ket hon 237 7.3771 1.36258 .08851

Dam me Dang hen ho 39 6.5983 1.37432 .22007

Ket hon 237 6.7916 1.59501 .10361

Cam ket Dang hen ho 39 7.3966 1.28818 .20627

Ket hon 237 7.6141 1.53323 .09959

126
2.4.4. Kỳ vọng về hình mẫu lý tưởng

LT_thuc1 LT_thuc2 LT_thuc3 LT_thuc4 LT_thuc5

Tinh than Pearson Correlation .030 -.200** .029 -.020 -.019

Sig. (2-tailed) .611 .001 .625 .728 .750

N 295 294 295 295 295

Dam me Pearson Correlation -.031 -.185** -.014 -.097 -.071

Sig. (2-tailed) .590 .001 .817 .096 .222

N 295 294 295 295 295

Cam ket Pearson Correlation .025 -.182** .060 -.002 -.020

Sig. (2-tailed) .667 .002 .301 .968 .736

N 295 294 295 295 295

Sig. (2-tailed)

N 313 312 313 313 313

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Tương quan giữa các đặc điểm cá nhân của hai người và các thành tố tình yêu

BT_thuc1 BT_thuc2 BT_thuc3 BT_thuc4 BT_thuc5

Tinh than Pearson Correlation .230** -.262** .024 -.111 -.115*

Sig. (2-tailed) .008 .000 .682 .058 .048

N 131 294 295 295 295

Dam me Pearson Correlation .259** -.201** .015 -.149* -.110

Sig. (2-tailed) .003 .001 .799 .010 .060

N 131 294 295 295 295

Cam ket Pearson Correlation .182* -.196** .056 -.084 -.075

Sig. (2-tailed) .038 .001 .336 .148 .198

N 131 294 295 295 295

Sig. (2-tailed)

N 137 312 313 313 313

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

127
2.4.5. Tương quan giữa tự đánh giá về một số đặc điểm cá nhân và các
thành tố tình yêu
Correlations

Ban than1 Ban than2 Ban than3 Ban than4 Ban than5

Tinh than Pearson Correlation .097 .194** .183** .138* .101

Sig. (2-tailed) .094 .001 .002 .017 .082

N 298 298 298 298 298

Dam me Pearson Correlation .157** .187** .223** .187** .174**

Sig. (2-tailed) .007 .001 .000 .001 .003

N 298 298 298 298 298

Cam ket Pearson Correlation .101 .220** .184** .120* .127*

Sig. (2-tailed) .083 .000 .001 .039 .028

N 298 298 298 298 298

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

2.5. Tương quan giữa tự đánh giá về một số đặc điểm cá nhân và mức độ cảm
nhận hạnh phúc

Correlations

Ban than1 Ban than2 Ban than3 Ban than4 Ban than5

Cam nhan hp Pearson Correlation .307** .277** .356** .371** .330**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 316 316 316 316 316

Hanh phuc tam Pearson Correlation .254** .208** .339** .334** .288**
ly
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 316 316 316 316 316

Hanh phuc xh Pearson Correlation .313** .287** .307** .350** .339**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 316 316 316 316 316

Hanh phuc cx Pearson Correlation .194** .201** .240** .232** .177**

Sig. (2-tailed) .001 .000 .000 .000 .002

N 316 316 316 316 316

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

128
2.6. Tương quan giữa tình yêu và cảm nhận hạnh phúc
Correlations
Cam nhan hp Hanh phuc tam ly Hanh phuc xh Hanh phuc cx
** ** **
Tinh than Pearson Correlation .318 .187 .255 .445**
Sig. (2-tailed) .000 .001 .000 .000
N 323 323 323 323
** ** **
Dam me Pearson Correlation .299 .223 .226 .363**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 323 323 323 323
Cam ket Pearson Correlation .274** .163** .231** .362**
Sig. (2-tailed) .000 .003 .000 .000
N 323 323 323 323
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

2.7. Kết quả xử lý tần suất các biến số độc lập


2.7.1. Giới tính
Statistics
1.Gioi tinh: 1.Nam, 2.Nu
N Valid 349
Missing 0

1.Gioi tinh: 1.Nam, 2.Nu


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nam 150 43.0 43.0 43.0
Nu 197 56.4 56.4 99.4
3 2 .6 .6 100.0
Total 349 100.0 100.0

2.7.2. Tình trạng mối quan hệ

Statistics
Tinh trang moi quan he
N Valid 348
Missing 1

Tinh trang moi quan he


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Doc than 35 10.0 10.1 10.1
Dang hen ho 41 11.7 11.8 21.8
Dinh hon 5 1.4 1.4 23.3
Ket hon 250 71.6 71.8 95.1
Chia tay 16 4.6 4.6 99.7
6 1 .3 .3 100.0
Total 348 99.7 100.0
Missing System 1 .3
Total 349 100.0

129
2.7.3. Trình độ học vấn

Statistics
Trinh do hoc van
N Valid 349
Missing 0

Trinh do hoc van


Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Tieu hoc 3 .9 .9 .9
THCS 3 .9 .9 1.7
THPT/trung cap nghe 15 4.3 4.3 6.0
Dai hoc/sau dai hoc 328 94.0 94.0 100.0
Total 349 100.0 100.0

2.7.4. Tuổi

Statistics

tuoi

N Valid 349

Missing 0

tuoi
Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid 25 20 5.7 5.7 5.7
26 33 9.5 9.5 15.2
27 22 6.3 6.3 21.5
28 21 6.0 6.0 27.5
29 28 8.0 8.0 35.5
30 22 6.3 6.3 41.8
31 24 6.9 6.9 48.7
32 30 8.6 8.6 57.3
33 23 6.6 6.6 63.9
34 26 7.4 7.4 71.3
35 25 7.2 7.2 78.5
36 10 2.9 2.9 81.4
37 19 5.4 5.4 86.8
38 12 3.4 3.4 90.3
39 17 4.9 4.9 95.1
40 17 4.9 4.9 100.0
Total 349 100.0 100.0

130

You might also like