You are on page 1of 131

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


----------------------------------

HOÀNG THỊ TRANG

CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA SINH VIÊN

Chuyên ngành: Tâm lý học


Mã số: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRƢƠNG THỊ KHÁNH HÀ

HÀ NỘI - 2015

1
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢM NHẬN HẠNH PHÚC ......6
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận
hạnh phúc ..............................................................................................................7
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................6
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước .................................................12
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ............................................................16
1.2.1. Khái niệm hạnh phúc ..............................................................................16
1.2.2. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc ..............................................................18
1.2.3. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .........................................................22
1.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên .........25
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................29
2.1. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................29
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu ...........................................29
2.1.2. Tiến trình nghiên cứu ..............................................................................32
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.............................................................................33
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.............................................................33
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.......................................................34
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu ...................................................................36
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học .................................36
2.2.5. Phương pháp trắc nghiệm .......................................................................38
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................42
3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ........................................42
3.1.1. Mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ...............42

2
3.1.2. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc.....................................................43
3.1.3. Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội ........................................................45
3.1.4. Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý ........................................................49
3.2. Tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc ......................52
3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các nhóm .............................55
3.3.1. So sánh cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên ..........................55
3.3.2. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi ............55
3.3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống.........58
3.3.4. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh ..............................59
3.4. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên .......................................................................................................63
3.4.1. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của
sinh viên ............................................................................................................63
3.4.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc ...............69
3.4.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và một số phẩm chất cá nhân của
sinh viên ............................................................................................................75
3.4.4. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình của
sinh viên ............................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..............................................................................845
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................89
PHỤ LỤC .................................................................................................................93

3
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Trương Thị Khánh Hà - Khoa Tâm lý học - Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn Hà Nội. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Trang

4
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn cao học này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn PGS.TS Trương Thị Khánh Hà, người đã tận
tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn cao học này.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân thành đến tập thể cán bộ trường,
các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hải Phòng,
Nghệ An và Hà Giang. Đó là những người đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi có được những số liệu quý báu để
góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân
trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn
thành luận văn của mình.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong
nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của
tôi được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, 07 tháng 12 năm 2015


Học viên

Hoàng Thị Trang

5
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang


2.1 Mẫu phân bố theo giới tính và nhóm tuổi 31
2.2 Mẫu phân bố theo địa bàn 32
2.3 Mẫu phân bố theo nơi ở của gia đình 32
Thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của
3.1 42
sinh viên
3.2 Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 43
3.3 Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 46
3.4 Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 49 – 50
3.5 Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc 53
3.6 Cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên 55
3.7 Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau 63 – 64
3.8 Mức độ hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống 65
Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc
3.9 68 – 69
sống
Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm
3.10 71 – 72
xúc
Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất
3.11 78
cá nhân của sinh viên
3.12 Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn 79
Bảng mô tả tình hình kinh tế của gia đình sinh viên so với mức
3.13 82
trung bình nơi gia đình sinh sống
Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế của
3.14 83
gia đình sinh viên

6
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

STT Tên biểu đồ Trang


Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh
3.1 57
sống.
3.2 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh. 58
3.3 Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi 60
3.4 Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau 65

7
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Con người sinh ra khác nhau, cuộc sống của mỗi người khác biệt nhau nhưng
chúng ta đều có một tiêu chung là được hạnh phúc. Aristitle đã từng nói rằng:
“Hạnh phúc là ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống, là toàn bộ cùng đích của cuộc đời
con người”. Như vậy, hạnh phúc là mục tiêu và cũng là động lực thúc đẩy quan
trọng trong cuộc đời của mỗi người. Chính vì thế ngay từ thời cổ đại các nhà triết
học, tôn giáo đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Đến đầu thế kỉ 19, hạnh phúc đã
trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như: kinh tế học, Tâm lý
học đặc biệt là Tâm lý học tích cực – một phân ngành mới của Tâm lý học chuyên
nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và hướng đến hỗ trợ cho con người tận hưởng
một cuộc sống tích cực trọn vẹn.
Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh rằng, hạnh phúc là một phương
tiện giúp mang lại thành công cao hơn. Khi nhìn lại nghiên cứu về sức khởe con
người, ba nhà tâm lý học Sonja Lyubomirsky, Laura King và Ed Diener ghi nhận
“Hàng loạt các nghiên cứu cho thấy các cá nhân hạnh phúc thì thành công trong
nhiều khía cạnh của cuộc sống như hôn nhân, bạn bè, thu nhập, sự nghiệp và sức
khỏe”. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa hạnh phúc và thành công là
mối quan hệ tương hỗ: thành công, trong sự nghiệp và trong các mối quan hệ,
không chỉ góp phần tạo nên hạnh phúc, mà hạnh phúc cũng mở đường cho thành
công nối tiếp thành công. [33,39, 40]
Sinh viên là một đối tượng mang tính đặc thù cao, họ đang ở trong giai đoạn
chuyển tiếp từ môi trường phổ thông sang môi trường độc lập (học tập, cuộc sống)
trên đại học vừa phải trang bị một khối lượng kiến thức khổng lồ để hình thành nên
kỹ năng nghề nghiệp. Họ trải qua những chuyển biến không nhỏ trong quan niệm về
cuộc sống, nghề ngiệp, người bạn đời….của mình. Mặt khác, những thay đổi liên
tục của xã hội hiện đại đòi hỏi họ phải có sự thích nghi cho phù hợp. Điều này gây
ra những mức độ căng thẳng cao tới các bạn sinh viên. Trên quy mô toàn nước Mỹ,

1
tỷ lệ tự tử của người trẻ từ 15-24 tuổi tăng không nhiều nhưng khá đều từ năm
2007: từ 9,6 vụ tự tử/100.000 người lên 11,1 vụ vào năm 2003. Tuy nhiên, một
khảo sát của các trung tâm tư vấn trong trường đại học cho thấy hơn một nửa những
người đến đây gặp vấn đề về tâm lý – tăng 13% chỉ trong vòng 2 năm. Lo âu và
trầm cảm hiện đang là những biểu hiện tâm thần phổ biến nhất của sinh viên đại học
– theo Trung tâm Sức khỏe tâm thần đại học ở ĐH Pennsylvania State [41]. Tại
Việt Nam, kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm
2008 cho thấy, trong hơn 10.000 thanh thiếu niên thì trên 73% người từng có cảm
giác buồn chán, hơn 4% từng nghĩ đến chuyện tử tự. So sánh với số liệu của cuộc
điều tra trước đó vào năm 2003 thì tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn
chán đã tăng lên. Đặc biệt, tỷ lệ thanh thiếu niên nghĩ đến chuyện tự tử tăng lên
khoảng 30% [31]. Như vậy chúng ta có thể thấy, nếu con người nói chung và sinh
viên nói riêng có cảm giác buồn chán thì sẽ dẫn đến các hệ quả vô cùng tồi tệ.
Bên cạnh đó, cũng có một số lượng lớn các bạn sinh viên đạt được những
thành tích cao trong học tập, có nhiều mối quan hệ chất lượng, trở thành một người
có trách nhiệm và có nhiều đóng góp cho xã hội. Trong nghiên cứu về hạnh phúc
của sinh viên đại học, Diener và Seligman tìm thấy một sự khác biệt chính giữa
nhóm sinh viên hạnh phúc nhất với nhóm sinh viên khác, những người rất hạnh
phúc đã có một cuộc sống xã hội phong phú và toại nguyện. Họ dành thời gian ít
nhất một mình, có mối quan hệ tốt với bạn bè và có một đối tác lãng mạn ở hiện tại
[29]. Và các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu cá nhân có cuộc sống hạnh phúc
thì khả năng mắc các bệnh về tinh thần như stress, trầm cảm, …là thấp hơn. Chính
vì vậy, việc nghiên cảm nhận hạnh phúc và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận
hạnh phúc của sinh viên là thực sự cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Vậy làm thế
nào để sinh viên luôn có một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, cảm thấy hạnh phúc để
hăng hái học tập, tham gia các hoạt động và vượt qua được những khó khăn là điều
không chỉ riêng sinh viên quan tâm mà các tổ chức đoàn thể nhà trường cũng đều
hướng tới. Tuy nhiên cho đến nay, ngoài các công bố về chỉ số hạnh phúc nói chung
thì chỉ có rất ít các nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc ở Việt Nam, nhất là cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên.

2
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên” với mong muốn tìm hiểu thực trạng mức độ cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên, các yếu tố có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc.
Từ kết quả nghiên cứu thu được đề xuất một số biện pháp tác động giúp các bạn
sinh viên tăng mức cảm nhận hạnh phúc và chăm sóc sức khỏe về tinh thần.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên hiện nay và các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên nói riêng, con người nói chung.
3. Đối tƣ ng nghiên cứu
Các mặt biểu hiện và mức độ biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
4. Khách thể nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được chọn là sinh viên, những người đang trực tiếp học tập
tại các trường đại học. Cụ thể là:
+ 188 sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội (trung tâm nội thành).
+ 187 sinh viên các trường Đại học tại Hải Phòng (nội và ngoại thành).
+ 89 sinh viên Nghệ An hiện đang theo học hệ tại chức tại trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
+ 91 sinh viên Hà Giang hiện đang theo học hệ tại chức tại trường Đại học
Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự tương quan với
nhau và biểu hiện ở các mức độ khác nhau.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Trong
đó, các yếu tố khách quan như mức sống, địa bàn sinh sống có ảnh hưởng mạnh hơn
các yếu tố chủ quan như một số phẩm chất nhân cách, các nhóm cảm xúc, lòng biết
ơn..v.v.
Sinh viên sống ở khu vực nông thôn có mức cảm nhận hạnh phúc cao hơn so
với sinh viên ở khu vực đô thị và vùng đang đô thị hóa.

3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: tổng
quan các tài liệu nghiên cứu liên quan đến cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên; Xây dựng những khái niệm cơ bản như khái niệm hạnh phúc,
cảm nhận hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, biểu hiện cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Tìm hiểu mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên với một số yếu tố
khách quan, chủ quan.

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
hiện nay nói riêng và con người nói chung.

7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu


7.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Có nhiều lý thuyết về cảm nhận hạnh phúc của nhiều tác giả khác nhau.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc dưới
góc độ là cảm nhận hạnh phúc chủ quan (subjective – wellbeing) theo lý thuyết của
Keyes và cộng sự. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên nhưng chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu các yếu tố chủ quan như: lòng biết ơn,
quan điểm thắng thua, thái độ thù địch; Các yếu tố khách quan như: hoàn cảnh xuất
thân, địa bàn sinh sống, mức sống của gia đình sinh viên.
7.2. Giới hạn về khách thể và địa bàn
Trong điều kiện thời gian và kinh phí có hạn, đề tài chỉ điều tra sinh viên
đang theo học tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Mỏ - Địa
chất, Cao đẳng Y tế Công cộng, Trung cấp giáo dục mầm non, Đại học Hàng Hải,
Đại học Hải Phòng trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang.

4
8. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, trong các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thì mặt
nào có mức độ cao nhất?
Thứ hai, các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc có mối quan hệ với nhau
như thế nào?
Thứ ba, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên?
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp sử dụng thang đo (Mental Health Continuum – Short Form)
- Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học
10. Đóng góp mới của đề tài
Trên thế giới đã có những nghiên cứu nhất định về cảm nhận hạnh phúc nói
chung và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nói riêng. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện
có rất ít các nghiên cứu về vấn đề này. Tìm hiểu được bản chất cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên gồm những thành tố nào. Các thành tố có mức độ, mối quan hệ như
thế nào, và các yếu tố có mối liên hệ với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên hiện
nay sẽ góp phần nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc cho học sinh viên nói chung cả
trong lý luận và thực tiễn.
+ Nêu lên được thực trạng về mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc,
mối tương quan giữa các mặt biểu hiện và các yếu tố khác với cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên các trường đại học trên địa bàn Hà Nội, Hải Phòng.
+ Cung cấp tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến
cảm nhận hạnh phúc cho sinh viên sống trong những điều kiện, môi trường khác
nhau và cho các đối tượng khác ngoài sinh viên.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CẢM NHẬN HẠNH PHÚC

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hạnh phúc và cảm nhận
hạnh phúc
Hạnh phúc là một vấn đề trừu tượng, nhận được nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu không chỉ ở trong lĩnh vực tâm lý học mà còn nhiều ngành khoa học
khác. Với các cách tiếp cận khác nhau, những đặc thù chuyên môn nên có nhiều
quan điểm khác nhau khi nghiên cứu hạnh phúc. Trong nghiên cứu của mình, chúng
tôi xin đi sâu vào cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói chung và cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên nói riêng.
1.1.1. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài
a. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về hạnh phúc (happiness)
Trong những năm 1950, các nhà tư tưởng nhân văn như Carl Rogers, Erich
Fromm và Abraham Maslow đã phát triển các lý thuyết tập trung vào hạnh phúc và
những khía cạnh tích cực của bản chất con người. Tuy nhiên, những kết quả nghiên
cứu đầu tiên về hạnh phúc lại đến từ các ngành khoa học khác như khoa học về bộ
não, kinh tế học, xã hội học, v.v.v. Các tác giả đã tập trung chủ yếu vào các vấn đề
như: nguồn gốc của hạnh phúc, về cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng tới hạnh phúc
cũng như tác động của hạnh phúc đối với đời sống mỗi cá nhân.v.v.
Khi tìm hiểu nguồn gốc của hạnh phúc, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều
thí nghiệm khác nhau và chỉ ra rằng hạnh phúc xảy đến khi nhiều chất hóa học trong
cơ thể tương tác với nhau. Năm 1872, bác sỹ Camillo Golgi bắt đầu khám phá thành
phần nền tảng nhất của bộ não là neuron và đi đến kết luận chính neuron chứ không
phải tác nhân nào tạo ra cảm xúc hạnh phúc. Đến năm 1954, hai nhà phân tâm học
Janes Olds và Peter Milner đã gây chấn động khi phát hiện ra cơ chế sinh ra hạnh
phúc (nhờ thí nghiệm ngẫu nhiên): nghiên cứu cơ chế hoạt động của não chuột, hai
nhà khoa học đặt một điểm cực vào một nơi mà sau này họ phát hiện ra đó chính là
trung tâm tạo ra khoái cảm trong não. Sau khi kích điện vào đó, đám chuột có vài

6
hành động tương tự như khi động dục. Không chỉ nhờ neuron, vài chất hóa học
trong cơ thể cũng góp phần đem lại cảm giác thỏa mãn chẳng hạn serotonin,
dopamin và chất endorphin – một morphin tự nhiên trong cơ thể. Nghiên cứu cho
thấy nếu endorphin rơi đúng vào các tế bào cảm nhận của hệ thần kinh như chìa
khóa lọt đúng vào ổ, thì cảm giác hưng phấn đạt đến trạng thái cao nhất. Hạnh phúc
xuất hiện khi chính xác hơn, cảm giác hạnh phúc không đơn thuần khai sinh từ não
mà phải có sự kết hợp của các chất hóa học trong cơ thể [24,25]. Như vậy, cho đến
đầu thế kỉ thứ 19 thì các nghiên cứu về hạnh phúc chủ yếu được tập trung ở khía
cạnh sinh học, kết quả cho thấy cảm giác hạnh phúc được sinh ra từ não và có sự
kết hợp giữa các chất hóa học trong cơ thể đó là endorphin.
Tác phẩm được coi là xuất hiện sớm nhất trong nghiên cứu khoa học về hạnh
phúc là “The Science of Happiness” của một nhóm tác giả xuất bản tại London năm
1861. Năm 1909, một cuốn khác cùng tên của Henry S.vWilliams xuất bản tại New
York tiếp tục gây được sự chú ý nhất định trong giới học thuật. Từ đó, các công
trình, chuyên khảo, bài báo… có khuynh hướng nghiên cứu khoa học về hạnh phúc
đều đặn xuất hiện. Và hiện nay, hạnh phúc đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
ngành nghiên cứu độc lập có tên gọi The Science of Happiness.
Trong phiên bản thứ 2 “Sổ tay của cảm xúc” (Handbook of Emotions, 2000 ),
nhà tâm lý học tiến hóa Leda Cosmides và John Tooby nói rằng hạnh phúc xuất
phát khi “gặp phải sự kiện tích cực bất ngờ”. Trong phiên bản thứ 3 Sổ tay của cảm
xúc (2008), Michael Lewis nói: “hạnh phúc có thể được gợi ra bởi nhìn thấy một
người quan trọng”. Theo Mark Leary, báo cáo trong tháng 11 năm 1995 vấn đề của
Tâm lý học ngày nay, “chúng tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi được người khác
chấp nhận và khen ngợi”. Trong một ấn bản tháng 3 năm 2009 của Tạp chí tâm lý
học tích cực, Sara Algoe và Jonathan Haidt nói rằng hạnh phúc có thể là trạng thái
cảm xúc liên quan đến niềm vui, sự thích thú, sự hài lòng, thỏa mãn, hưng phấn và
chiến thắng [34].
Nhà tâm lý Martin Seligman thuộc Đại học Pennsylvania được xem như là
cha đẻ của Tâm lý học tích cực, chủ tịch hiệp hội bác sỹ tâm lý Mỹ là một trong

7
những người nhiệt thành lên tiếng đòi môn nghiên cứu về hạnh phúc phải được chú
trọng với tư cách là một khoa học liên ngành, chuyên nhiên cứu định lượng về hạnh
phúc, nhằm bổ sung, thay thế cho những lĩnh vực mà triết học, tôn giáo còn đang
giải thích một cách rối rắm hoặc trừu tượng. Năm 1998, ông mời đến thành phố
Akumal (bang Mexico) một số nhà tâm lý hàng đầu nước Mỹ chia sẻ một mục tiêu
mới của tâm lý học: nghiên cứu hạnh phúc. Và trào lưu Tâm lý học tích cực ra đời
vào năm đó, hướng đến sự phát triển con người, hướng đến hỗ trợ con người tận
hưởng cuộc sống tích cực trọn vẹn. Những người thừa nhận nó đặc biệt nhấn mạnh
vào niềm tin vào một điều rằng, về bản chất con người có thể học hỏi được, cho nên
có thể dạy cho con người vươn tới hạnh phúc ra sao hay ít nhất có thể dạy người ta
tiếp cận với hạnh phúc. Trong năm 2006, khóa học về tâm lý tích cực của ĐH
Harvard đã trở thành lớp học phổ biến nhất trường. Để quảng bá một lĩnh vực
nghiên cứu mới, ông Seligman đã tận dụng thành quả trước đó của các trường phái
đại diện tâm lý học nhân văn là Abraham Maslow và Carl Rogers cũng như công
trình nghiên cứu của David Myers, Ed Diener and Mihaly Csikszentmihalyi. Đặc
biệt ông Seligman đã phát triển một cách sáng tạo quan điểm cảm thụ lạc quan sau
này được gọi ngắn gọn là FLOW, do Csikszentmihalyi đề xuất trước đó khá lâu.
Theo lý thuyết FLOW, điều kiện để đạt tới sự mãn nguyện bền vững là việc
tham gia vào các hoạt động hơi khó khăn một chút nhằm mục đích chống lại cảm
giác nhàm chán và đơn điệu, nhưng đồng thời lại không khó đến mức vượt quá khả
năng của một cá nhân cụ thể không tạo ra cảm giác thất bại trong đời, không khiến
người ta chán nản. Hạnh phúc khi đó không phải là mục đích tự thân mà chỉ là một
thứ sản phẩm phụ của hoạt động sáng tạo.
Theo Martin Seligman thì có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc là: gen và sự
giáo dục ảnh hưởng khoảng 50% đến sự biến đổi cảm giác hạnh phúc của mỗi cá
nhân; hoàn cảnh môi trường xung quanh, thu nhập chỉ tác động khoảng 10% còn
40% những nhân tố ảnh hưởng khác đến từ cách nhìn nhận và hoạt động của mỗi cá
nhân, những điều đó bao gồm: các mối quan hệ, tình bạn, công việc, liên kết trong
cộng đồng, tham gia vào thể thao và những thói quen. Tác giả cho rằng khi sinh ra

8
mỗi người đã gắn với một cấp độ hạnh phúc nào đó, do di truyền. Môi trường, ý chí
bản thân chỉ làm thay đổi mức độ hạnh phúc xung quanh cấp độ hạnh phúc ban đầu.
Quan điểm này phù hợp với quan điểm của phó GS Bruce Headey từ học viện
Melbourne thuộc đại học Melbourne: “Yếu tố di truyền chỉ tác động khoảng 50%
cảm giác hạnh phúc của con người. Các yếu tố ngoại cảnh khác có ảnh hưởng ở
mức độ tương đương.”. Vào năm 1996, với lý thuyết tiến hóa, thuyết di truyền các
Giáo sư của ĐH bang Minnesot là David Lykken và Auke Tellegen, những người
thuộc nhóm nghiên cứu tâm lý học các cặp song sinh có gen di truyền giống hệt
nhau tức là sinh đôi cùng 1 trứng nhưng bị tách rời nhau ngay khi sinh và được nuôi
dạy trong những điều kiện môi trường khác nhau dã công bố kết quả nghiên cứu của
mình về vấn đề di truyền hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với quan
điểm của Martin Seligman và Bruce Headey, nói chung việc chúng ta có hạnh phúc
hay không là do gen di truyền quyết định. Hai ông cho rằng 44 – 55% cảm giác hài
lòng của con người thường được quyết định bởi “điểm chuẩn hạnh phúc” vốn có
gen di truyền chi phối. Trong khi đó mức thu nhập, tình trạng hôn nhân, lòng tin tôn
giáo hay nền tảng giáo dục… tức là ngoài yếu tố di truyền lại chỉ ảnh hưởng với
một tỉ lệ không lớn so với những nhân tố di truyền. Kết luận này tuy bị nhiều người
nghi ngờ nhưng đã góp phần kích thích nhữnng nghiên cứu sâu thêm về vai trò của
gen di truyền. Michael Cunningham, GS Đại học Louisville, Kentucky, Mỹ đã có
một nghiên cứu chứng minh rằng, nhiều người có điểm chuẩn hạnh phúc thấp và rất
thấp, nhưng trong hoạt động xã hội vẫn có thể đạt tới một nấc thang hạnh phúc cao
hơn [35,36,37].
Như vậy, đến thế kỉ 20 “Hạnh phúc” mới được tâm lý học quan tâm một
cách thích đáng, đặc biệt là Tâm lý học tích cực – một phân ngành mới của Tâm lý
học chuyên nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và hướng đến hỗ trợ cho con
người tận hưởng một cuộc sống tích cực trọn vẹn. Theo Martin Seligman và Bruce
Headey, David Lykken và Auke Tellegen gen di truyền ảnh hưởng khoảng 50% đến
sự biến đổi cảm giác hạnh phúc cuả mỗi cá nhân; hoàn cảnh môi trường xung

9
quanh, thu nhập chỉ chiếm khoảng 10% còn 40% nhân tố ảnh hưởng khác đến từ
cách nhìn nhận và hoạt động của mỗi cá nhân.
b. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài về cảm nhận hạnh phúc
(subjective well-being)
Hạnh phúc chủ quan hay cảm nhận hạnh phúc (subjectie well-being) là một
thuật ngữ được các nhà khoa học sử dụng khi nghiên cứu sâu về hạnh phúc của mỗi
cá nhân. Một trong số người có nhiều cống hiến cho việc nghiên cứu về cấu trúc,
các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc cũng như cách đánh giá, Diener cho
rằng hạnh phúc chủ quan có ba thành phần riêng biệt: sự hài lòng trong cuộc sống
(LS), cảm xúc tích cực (PA), và tiêu cực (NA). Gần đây hơn, trong khi định nghĩa
về hạnh phúc chủ quan Diener, Suh, Lucas, và Smith cũng đã đề cập tới sự hài lòng
trong các mặt khác nhau của cuộc sống. Các nhà nghiên cứu hạnh phúc chủ quan
thường phân biệt giữa yếu tố trong nhận thức và cảm xúc của hạnh phúc chủ quan.
Theo đó, sự hài lòng trong cuộc sống và những mặt chính là những yếu tố về nhận
thức vì những yếu tố này đều dựa trên niềm tin có thể đo được (thái độ) trong cuộc
sống của người đó. Ngược lại, cảm xúc tích cực và tiêu cực đánh giá trên yếu tố
cảm xúc trong hạnh phúc cá nhân. Cảm xúc tích cực và tiêu cực phản ánh qua mức
độ hài lòng hay không hài lòng mà người đó đã trải qua trong cuộc sống. Tiếp đến,
Diener và các cộng sự của mình đưa ra thang đánh giá về hạnh phúc chủ quan dựa
trên sự đánh giá của mỗi người về sự hài lòng với cuộc sống nói chung và hài lòng
trong các mặt khác nhau của cuộc sống nói riêng. [12]

Đồng quan điểm với Diener, tác giả Corey L.M. Keyes (2002) cũng cho rằng
hạnh phúc chủ quan bao gồm bao gồm những biểu hiện phản ánh sự tồn tại hay biến
mất của cảm xúc tích cực về cuộc sống. Những biểu hiện về hạnh phúc chủ quan
được xác định từ là sự nhận thức đánh giá của cá nhân về cuộc sống của mình về
các trạng thái cảm xúc về các chức năng tâm lý và xã hội của bản thân và hài lòng
với cuộc sống. Ông đề cập đến cảm nhận hạnh phúc như là một dấu hiệu của sức
khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần được khái quát hóa hoạt động bằng hàng loạt các
biểu hiện của cá nhân về hạnh phúc. Theo đó, cảm nhận hạnh phúc được biểu hiện

10
trên ba mặt đó là: về mặt cảm xúc, về mặt xã hội và về mặt tâm lý. Người trưởng
thành với sức khỏe tinh thần đầy đủ có tinh thần sung mãn trong cuộc sống sẽ có
mức độ hạnh phúc cao. Khi tinh thần sung mãn họ sẽ luôn có những cảm xúc tích
cực, hoạt động tâm lý và xã hội tốt. Người trưởng thành có tinh thần không sung
mãn sẽ là chán nản trong cuộc sống cũng có chỉ số hạnh phúc không cao. [11]
Trong một cuộc điều tra về ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân và vai trò
của các nguồn lực xã hội với cảm nhận hạnh phúc của một nhóm thanh thiếu niên
Nam Phi của Henriëtte S. Van Den Berg & các cộng sự, nhóm tác giả thu được kết
quả như sau:
- Có sự khác biệt trong mức độ hài lòng với cuộc sống giữa các nhóm
thanh niên Nam Phi. Trong đó: nhóm thanh niên nam da đen có mức độ
hài lòng thấp hơn một chút so với nhóm thanh niên nữ da đen và nhóm
thanh niên nam nữ da trắng.
- Hoạt động học tập, các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ gia đình,
sự hỗ trợ xã hội có mối quan hệ chặt chẽ tới mức độ hài lòng với cuộc
sống của thanh thiếu niên ở cả bốn nhóm (nam - nữ da trắng, nam – nữ
da đen).
Khi nghiên cứu về stress, hỗ trợ xã hội và nhận thức hạnh phúc trong sinh
viên Đại học, Keith A. King và cộng sự đã phát hiện ra rằng sự khác nhau trong
cảm nhận hạnh phúc giữa các sinh viên phụ thuộc khá lớn vào mức độ căng thẳng
và các mối quan hệ tình cảm với người xung quanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho
biết 60,1% sinh viên có mức độ căng thẳng cao và một trong 3 kỹ thuật quản lý
căng thẳng hiệu quả mà sinh viên sử dụng đó là thường xuyên nói chuyện với một
ai đó để giải tỏa (hay nói cách khác là có một mối quan hệ tình cảm gần gũi với một
ai đó). Một trong các tác nhân gây ra căng thẳng cho sinh viên là nghề nghiệp trong
tương lai và việc học tập, tốt nghiệp đúng thời hạn. Bên cạnh đó, việc phát triển
chất lượng tình bạn, quan hệ gia đình được đánh giá là có tầm quan trọng, có thể cải
thiện mức hạnh phúc và làm giảm căng thẳng cho các bạn sinh viên tại trường Đại
học. [16]

11
Như vậy qua một số công trình nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc của các
tác giả nước ngoài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Hầu hết các nhà
nghiên cứu đồng quan điểm cho rằng sự hài lòng cuộc sống chính là một phần của
hạnh phúc chủ quan. Và con người có thể đo được mức độ cảm nhận hạnh phúc
dựa trên các thang điểm đánh giá về mức độ hài lòng với cuộc sống của mình. Bên
cạnh đó, thành phần cảm xúc cũng đóng vai trò quan trọng đối với hạnh phúc chủ
quan.
Riêng với đối tượng khách thể là sinh viên thì các yếu tố như: hoạt động học
tập, các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ gia đình, sự hỗ trợ xã hội có mối quan
hệ chặt chẽ tới mức độ hài lòng với cuộc sống. Bên cạnh đó sự khác nhau trong cảm
nhận hạnh phúc giữa các sinh viên phụ thuộc khá lớn vào mức độ căng thẳng và các
mối quan hệ tình cảm với những người xung quanh.
1.1.2. Tổng quan các nghiên cứu ở trong nước
Cho đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào mang
tính tổng thể về cảm nhận hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên nói riêng. Hiện chỉ mới có một số bài viết trên tạp chí được dịch từ các nghiên
cứu của nước ngoài và các bài báo đề cập đến hạnh phúc, sự hài lòng nhằm giới
thiệu một lĩnh vực mới được quan tâm của tâm lý học tích cực, hoặc số ít nghiên
cứu được tiến hành ở trong nước đề cập đến cảm nhận hạnh phúc của một nhómn
khách thể nhất định và các yếu tố ảnh hưởng đến nó. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là
nghiên cứu chung trên quy mô lớn (toàn Châu Á), chưa đi sâu vào phản ánh mức độ
biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc .
Với Doh Chull Shin: “Chất lượng cuộc sống của người dân Châu Á theo
Nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc phần 1 & phần 2”, Tạp chí Nghiên cứu con
người số 1, tác giả đặt khái niệm hạnh phúc trong bối cảnh cuộc sống một cá nhân
và sau đó để cá nhân đánh giá hạnh phúc của bản thân theo tiêu chuẩn của chính
họ. Chull Shin xác định ba yếu tố quan trọng mang lại hạnh phúc cho người dân là
sự thích thú, sự thành đạt và sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản. Kết quả nghiên cứu
đi đến kết luận: trong khu vực Châu Á theo Nho giáo thì hạnh phúc không chỉ là

12
sự vui vẻ về tinh thần; nó là sự đánh giá tích cực về cuộc sống, sự đánh giá chính
thể luận về những trải nghiệm trong cuộc sống. Nó không chỉ là sự thích thú mà
còn là sự đạt được các mục tiêu hay sự thỏa mãn các mong muốn và nhu cầu. Và
trong 3 yếu tố thì sự thích thú so với sự thành đạt và thỏa mãn có ý nghĩa hơn
nhiều với hạnh phúc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong 4 yếu tố: thu nhập
gia đình, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và mức sống thì tình trạng hôn
nhân là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới hạnh phúc, trong khi đó thu nhập gia đình là
ít ảnh hưởng nhất. [9]
Đề tài nghiên cứu cảm nhận hạnh phúc đầu tiên tại Việt Nam được thực hiện
bởi tác giả Phan Thị Mai Hương: "Cảm nhận hạnh phúc chủ quan của người nông
dân”, Tạp chí tâm lý học số 4/8/2014, tác giả đã tiến hành khảo sát 427 đại diện gia
đình hộ nông dân tại 6 thị xã ở Hưng Yên, Sơn La, Bình Định và Thái Nguyên.
Phương pháp chính để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu là bảng hỏi nhằm tìm hiểu
về cảm giác hạnh phúc chủ quan của người nông dân về cuộc sống nói chung và
từng mặt nói riêng trong cuộc sống của mình. Tiếp đến là khảo sát khía cạnh nào
trong cuộc sống có vai trò quan trọng hơn đối với cảm giác hạnh phúc chủ quan của
người nông dân và cảm giác này có liên quan đến yếu tố kinh tế hay không? Với
nghiên cứu này, tác giả Phan Thị Mai Hương đã rút ra một số kết luận:
Nhìn một cách tổng quát, người nông dân khá hài lòng với cuộc sống của
mình cụ thể mức hài lòng với cuộc sống nói chung là gần 70%. Mặt khiến họ hài
lòng nhất là quan hệ gia đình, còn mặt ít hài lòng nhất là địa vị của bản thân. Mức
hài lòng chung cũng như mức hài lòng riêng với từng mặt khác nhau trong cuộc
sống có sự khác biệt nhất định giữa các địa phương, giữa các nhóm mức sống, giữa
nam và nữ và giữa những người có mức học vấn khác nhau. Nghiên cứu cũng chỉ ra
sự hài lòng với công việc và với điều kiện sống của gia đình là 2 yếu tố chi phối
mạnh nhất đến sự hài lòng chung với cuộc sống của người nông dân. Trên cơ sở của
kết quả nghiên cứu tác giả nhận định để người nông dân hạnh phúc, trước hết họ
cần có công ăn, việc làm, có thu nhập, đảm bảo điều kiện sống của gia đình. Với nữ
giới, họ cần tạo điều kiện để nâng cao năng lực cá nhân; với người già, họ cần được

13
quan tâm chăm sóc sức khỏe, củng cố vị trí trong quan hệ gia đình; với người có
học vấn thấp, họ cần được tạo điều kiện để học tập, nâng cao trình độ, nâng cao
năng lực và vị thế xã hội. [3; tr. 28 – 40]
Cũng trên đối tượng khách thể nghiên cứu này, tác giả Phan Mai Hương tìm
hiểu sâu hơn nữa về: “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống
của người nông dân”, Tạp chí Tâm lý học số 11/ 2014, nhằm mục đích phân tích
mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ lực sống của người nông dân
trong giai đoạn hiện nay, xem đó là quan hệ trực tiếp hay gián tiếp. Kết quả cho
thấy: nhìn chung, sư hài lòng cuộc sống có tương quan thuận, có ý nghĩa về mặt
thống kê với nỗ lực, cố gắng của người nông dân và chủ yếu có tương quan với nỗ
lực tư duy hơn hơn là với nỗ lực hành động hay kiên trì. Càng nỗ lực cố gắng trong
tư duy người dân càng cảm thấy hạnh phúc và ngược lại, người ít nỗ lực về mặt tư
duy thì cũng cảm thấy mình ít hài lòng với cuộc sống hơn. Điểm đáng chú ý là mối
tương quan này được thể hiện rõ nét hơn ở nhóm hộ đang thoát nghèo và ở nhóm
nông dân nữ. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thu nhập là yếu tố trung gian trong
mối quan hệ nhân quả của nỗ lực sống với cảm nhận hạnh phúc của người nông
dân. Nỗ lực của người nông dân nếu được đền đáp bằng kết quả cụ thể sẽ làm họ
hạnh phúc hơn, hài lòng với cuộc sống của mình hơn. [4, tr.1-12]
Nghiên cứu được thực hiện gần đây nhất là của tác giả Truơng Thị Khánh
Hà: “Thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan dành cho vị thành niên”, Tạp chí
Tâm lý học số 5/2015, tác giả tiến hành thích ứng thang đo MHC – SF (Mental
Health Continuum – Short Form) trên mẫu 861 khách thể là trẻ em vị thành niên từ
15-18 tuổi, đang học ở các trường phổ thông ở Huế, Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trong
nghiên cứu, tác giả sử dụng thang Phổ sức khỏe tinh thần bản rút gọn. Thang đo này
đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới trong khoảng hai thập kỉ gần
đây. Thang Phổ sức khỏe tinh thần rút gọn (MHC-SF) có nguồn gốc từ thang Phổ
sức khỏe tinh thần đầy đủ (Mental Health Continuum – Long Form) được xây dựng
dựa trên thang đo sự cân bằng cảm xúc của Bradburn (1969), thang đo sức khỏe tâm

14
lý của Ryff (1995) và thang đo sức khỏe xã hội của Keyes (1998). Sau quá trình tiến
hành thích ứng thang đo, tác giả đi đến kết luận như sau:
Thang đo hạnh phúc chủ quan MHC – SF phiên bản Tiếng Việt có thể sử
dụng trong nghiên cứu mức độ hạnh phúc của thanh thiếu niên Việt Nam. Thang đo
có độ tin cậy cao có cấu trức 3 nhân tố: cảm xúc, tâm lý, xã hội, các nhà nghiên cứu
có thể sử dụng thang đo và tham khảo điểm trung bình và lệch chuẩn thu được trên
861 khách thể. Trong ba mặt hạnh phúc chủ quan thì cảm nhận hạnh phúc xã hội
của các em thấp nhất. Nhóm học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh có cảm nhận hạnh
phúc ở mức cao nhất, tiếp theo đến nhóm học sinh ở Huế thấp nhất là nhóm học
sinh ở Hà Nội. Các em nam cảm nhận hạnh phúc cao hơn nữ nhưng ở những năm
cuối cấp lớp 9 và lớp 12 cảm nhận hạnh phúc ở cả hai giới đều ở mức thấp hơn. [1;
tr.13-25]
Qua các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và một số nghiên cứu trong
nước về sự hài lòng cuộc sống, cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi nhận thấy các tác giả
đã bước đầu xây dựng khái niệm hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc chủ quan và khảo
sát vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến nhận thức, cảm xúc, các yếu
tố ảnh hưởng… Chỉ ra được mức độ hài lòng chung với cuộc sống và trên các mặt
khác nhau của cộc sống cũng như nguồn gốc, các cấu trúc và các yếu tố ảnh hưởng
đến cảm nhận hạnh phúc của cá nhân. Tuy nhiên các bài viết hầu hết là phân tích
kết quả từ các cuộc điều tra, báo cáo hạnh phúc được thực hiện trên quy mô lớn
(mang tầm khu vực) trong đó có mẫu là người trưởng thành ở Việt Nam. Riêng tác
giả Phan Thị Mai Hương với hai nghiên cứu khảo sát trên đối tượng cụ thể là người
nông dân Việt Nam đại diện cho các tỉnh (mẫu mang tính đặc thù nghề nghiệp). Do
vậy, vẫn chưa có nghiên cứu nào hướng tới cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên cũng
như các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của lứa tuổi này. Kế thừa các
nghiên cứu nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: “Cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên”.

15
1.3. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.3.1. Khái niệm hạnh phúc
Hiện có rất nhiều quan điểm khác nhau về hạnh phúc, mỗi tác giả lại đề cập
đến hạnh phúc ở một góc độ khác nhau.
- Quan điểm của các nhà đạo đức học và triết học về hạnh phúc:
Các nhà đạo đức học quan niệm hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng
của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính,
lành mạnh về vật chất và tinh thần.
Với nhà triết học Anh John Stuart Mill thì: “Hạnh phúc ngụ ý sự hài lòng,
không đau khổ; bất hạnh ngụ ý sự đau khổ và tình trạng mất đi sự hài lòng.”. Định
nghĩa này có hai chiều cạnh là tích cực (sự hài lòng) và tiêu cực (không có các vấn
đề rắc rối hoặc sự đau khổ).
Aristitle thì cho rằng: “Hạnh phúc là ý nghĩa và mục tiêu của cuộc sống, là
toàn bộ cùng đích của cuộc đời con người”.
- Quan điểm của các thuyết khác nhau về hạnh phúc:
Thuyết vị lợi: đề cập đến hạnh phúc tập thể thay vì hạnh phúc cá nhân, hạnh
phúc lớn nhất là cho nhiều người nhất.
Thuyết hoan lạc (hedonism) lại cho rằng khoái lạc là cùng đích của cuộc
sống. Họ đánh đồng hạnh phúc với khoái lạc: “hạnh phúc là triệt để hưởng thụ đời
này cho đến hơi thở cuối cùng” (Epicure). Như vậy, hạnh phúc theo thuyết hoan lạc
chính là tổng cộng các khoảnh khắc khoái lạc của đời người. Cùng đề cập đến khoái
lạc, thuyết duy hạnh phúc (eudémonisme) với các đại biểu là Aristote, Platon,
Socrate cũng không loại bỏ lạc khoái ra khỏi cuộc sống, khoái lạc là hệ quả của sự
tốt đẹp [7].
Học thuyết hạnh phúc của Tal Ben (2007) thì khẳng định: ”hạnh phúc là trải
nghiệm niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn”. Từ định nghĩa hạnh phúc là “trải nghiệm
niềm vui và ý nghĩa trọn vẹn”. Ben Shahar chỉ ra 2 yếu tố tạo nên hạnh phúc chính
là: niềm vui và ý nghĩa. Ở đây, niềm vui được hiểu là trải nghiệm những cảm xúc
tích cực trước mắt, những lợi ích hiện tại; và tiến tới mục tiêu cuối cùng là đạt được

16
lợi ích trong tương lai qua những việc làm trong hiện tại. Học thuyết của ông dựa
trên những tư tưởng của Freud và Frankl. Với Freud, niềm vui của con người xuất
phát từ nhu cầu thuộc bản năng. Còn Frankl cho rằng chúng ta được thúc đẩy bởi
quyết tâm đạt mục tiêu của đời hơn là quyết tâm có được niềm vui. Theo Frankl
“đấu tranh để tìm ra ý nghĩa của cuộc đời là động lực thúc đẩy cao nhất của con
người”. Kết lại, muốn có cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn, chúng ta phải vừa có được
cảm giác mãn nguyện với quyết tâm có được niềm vui trong hiện tại và quyết tâm
đạt được mục tiêu trong cuộc đời. [8]
- Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây về hạnh phúc:
Nhà tâm lý học Martin Seligman (2002) – cha đẻ của Tâm lý học tích cực
định nghĩa: “Hạnh phúc là sự kết hợp của một cuộc sống với niềm vui, một cuộc
sống có sự tham gia và một cuộc sống có ý nghĩa”. Theo M.Sligman (2001) có 5
yếu tố cần thiết để sống tích cực, năm yếu tố này hoàn toàn độc lập với nhau, mỗi
yếu tố có một mục đích, mục tiêu riêng, lợi ích riêng của nó. Yếu tố này không là hệ
quả của các yếu tố khác và không phải luôn luôn ảnh hưởng lên yếu tố khác. Năm
yếu tố này là:
- Những cảm xúc tích cực (P – Positive Emotions)
- Sự gắn kết, sự tham gia (E – Engagement)
- Những mối quan hệ tích cực (R – Positive Relationships)
- Ý nghĩa cuộc sống (M – Meaning)
- Thành tích (A – Accomplishments/Achievement)

Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây hạnh phúc có thể cấu
tạo bởi 3 yếu tố:

17
- Chấp nhận (Acceptance)
- Tình thương (Affection)
- Hoàn thành (Achievement)
1.3.2. Khái niệm cảm nhận hạnh phúc
1.3.2.1. Khái niệm
Như trong phần giới hạn nghiên cứu chúng tôi đã nêu, nghiên cứu này chỉ
tập trung tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở góc độ cảm nhận chủ quan.
Hạnh phúc chủ quan được Diener (2000) định nghĩa là sự đánh giá nhận thức và
tình cảm của một người đối với cuộc sống của họ. Những đánh giá này bao gồm các
phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện, cũng như những đánh giá nhận thức về sự
hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống. Vì vậy, theo Diener, hạnh phúc chủ quan là
môt khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn, trạng thái cảm xúc tiêu cực
ở mức thấp và sự hài lòng cuộc sống ở mức cao. [1; tr.13-25]
Hai tác giả Keyes và Waterman cho rằng: “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan
là nhận thức của từng người và những đánh giá của họ về đời sống của mình trong
tâm trạng khỏe và các chức năng về tâm lý và hoạt động xã hội.”. Theo cách hiểu
của ông hạnh phúc có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh
phúc xã hội. Hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt các dấu hiệu biểu hiện trạng
thái cảm xúc tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo bằng các trạng
thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng của cuộc sống nói chung. Hạnh phúc tâm
lý thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân; mối quan hệ tích cực với những
người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trường
xung quanh; tự do. Hạnh phúc xã hội thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ
liên cá nhân và với môi trường xung quanh. trong khi hạnh phúc tâm lý được đánh
giá thông qua những tiêu chí mang tính cá nhân và riêng tư thì hạnh phúc xã hội lại
được đánh giá qua những tiêu chí mang tính công khai và xã hội; sự gắn kết xã hội;
sự hiện thực hóa xã hội; sự hòa nhập hóa xã hội; sự chấp nhận xã hội & sự đóng
góp xã hội. [11].
Kế thừa những thành tựu nghiên cứu về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc của
các tác giả đi trước, Phan Thị Mai Hương đã đưa ra định nghĩa về cảm giác hạnh

18
phúc chủ quan, đăng trên Tạp chí tâm lý học số 8 tháng 8/2014. Tác giả cho rằng:
"cảm giác hạnh phúc chủ quan được coi là đánh giá chủ quan của con người về sự
hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình.”. Cảm giác này vừa thể hiện sự nhìn
nhận, đánh giá (mang tính nhận thức), vừa thể hiện tình cảm (mang tính cảm xúc),
vì thế nó vừa chịu sự chi phối của cả tư duy lí tính và tư duy cảm tính. Chính sự
cảm tính này khiến cho đánh giá đó mang nhiều tính chủ quan, mang quan điểm cá
nhân của con người về chất lượng cuộc sống của mình.
Thành phần nhận thức của cảm giác này hướng đến việc con người nghĩ như
thế nào về sự hài lòng với cuộc sống của họ nói chung (toàn bộ cuộc sống) và ở cả
những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (công việc, điều kiện vật chất, gia đình,
bạn bè,…). Cảm xúc bao gồm dương tính (khi người ta trải nghiệm cảm giác hài
lòng như vui vẻ, hạnh phúc, …) và âm tính (khi người ta cảm thấy khó chịu như
buồn chán, tức giận, tội lỗi, …).
Định nghĩa này đã chỉ ra được:
Cảm nhận hạnh phúc chủ quan là đánh giá mang tính chủ quan của chủ thể
về sự hài lòng với cuộc sống của chính chủ thể.
Cảm nhận hạnh phúc chủ quan có hai thành phần chính là nhận thức và cảm
xúc. Trong đó thành phần nhận thức hướng đến suy nghĩ của chủ thể về sự hài lòng
cuộc sống nói chung và các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống; thành phần cảm
xúc không chỉ có cảm xúc dương tính mà nó bao gồm cả âm tính.
Cảm nhận hạnh phúc của mỗi chủ thể khác nhau thể hiện quan điểm cá nhân
của họ về chất lượng cuộc sống của chính mình. Vì thế, đánh giá mang nhiều tính
chủ quan.
Tổng hợp từ các khái niệm cảm nhận hạnh phúc của các tác giả khác nhau,
trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn khái niệm cảm nhận hạnh phúc như sau:
Cảm nhận hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự
hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình.

19
Như vậy, cảm nhận hạnh phúc không chỉ đơn giản là kết quả của quá trình
đánh giá chủ quan của mỗi người. Mà nó là đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ
chịu của cá nhân với cuộc sống của mình. Cảm giác này mang tính chủ quan vì nó
phụ thuộc vào quan điểm của chủ thể về các mặt khác nhau trong đời sống của
chính mình.
1.3.2.2. Các mặt biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc
Như ở trên chúng ta đã đề cập, có nhiều quan điểm khác nhau về các thành tố
của cảm nhận hạnh phúc. Theo Diener (1984) thì hạnh phúc chủ quan có ba thành
phần riêng biệt: sự hài lòng trong cuộc sống (đánh giá của cá nhân về toàn bộ cuộc
sống của mình nói chung), sự có mặt của những cảm xúc tích cực, và không xuất
hiện các cảm xúc tiêu cực. Như vậy, một cá nhân có mức độ cảm nhận hạnh phúc
cao khi cá nhân đó hài lòng với cuộc sống của mình, thường xuyên trải qua những
cảm xúc tích cực (như niềm vui, tình cảm), và hiếm khi cảm thấy những cảm xúc
tiêu cực (như lo lắng, buồn bã). Một biểu hiện nữa của cảm nhận hạnh phúc là nó
được đánh giá dựa trên quan điểm riêng của cá nhân. Như vậy, trong cảm nhận
hạnh phúc, nhận thức chủ quan của một người về hạnh phúc của riêng mình là rất
quan trọng, trong đó yếu tố văn hóa đóng vai trò khá quan trọng. [12,13].
Đồng quan điểm với Diener, Keyes trong nghiên cứu của mình cũng đề cập
đến hai yếu tố là cảm xúc và sự hài lòng trong cấu trúc của cảm nhận hạnh phúc chủ
quan. Theo Keyes, cảm nhận hạnh phúc chủ quan bao gồm những biểu hiện phản
ánh sự tồn tại hay biến mất của cảm xúc tích cực về cuộc sống. Những biểu hiện về
hạnh phúc chủ quan được xác định từ những sự phản hồi của mỗi người đối thang
điểm đánh giá có tâm trạng tích cực (ví dụ người có tinh thần sung mãn) và không
xuất hiện các cảm xúc tiêu cực (ví dụ: người đó không bi quan) và hài lòng với cuộc
sống. Những đánh giá vừa đánh giá mức độ tự thừa nhận (như “tôi hài lòng với
cuộc sống”) vừa thể hiện về hạnh phúc về tinh thần (như tình cảm tích cực và tiêu
cực) về hạnh phúc tinh thần đều có liên quan với nhau.
Kết quả phân tích của Keyes về các yếu tố của cảm nhận hạnh phúc chủ
quan, cho thấy những đánh giá hạnh phúc tinh thần được hình thành trên 3 yếu tố

20
riêng biệt: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc cảm xúc. Trong đó,
yếu tố hạnh phúc tâm lý được đề cập đến qua cấu trúc sáu điểm (6 thông số về hạnh
phúc trong tâm lý học): Chấp nhận mình, quan hệ tích cực với người khác, phát
triển bản thân, mục đích cuộc sống, thích hợp môi trường và làm chủ bản thân (xem
bản tóm tắt của Keyes và Ryff). Những ai đang cư xử hòa hợp khi họ thích chính họ
hòa hợp, điều đó có nghĩa là họ cảm thấy ấm áp và tin tưởng vào mối quan hệ khiến
họ thấy mọi người đang tiến triển tốt hơn. Đó chính là xu hướng của cuộc sống và
hình thành nên môi trường thoả mãn những nhu cầu và mức độ khẳng định bản thân
của họ.
Tiếp đến, ông đã đưa ra được năm tham số về hạnh phúc trong đời sống xã
hội. Những tham số về xã hội này gồm sự minh bạch, tính thực tế, tính tương tác,
tính hòa đồng, tính chấp nhận và sự đóng góp xã hội. Mọi người đều hòa đồng khi
họ thấy xã hội đầy ý nghĩa và dễ hiểu khi họ thấy cộng đồng là tiềm năng cho sự
phát triển, khi họ thấy mình đều thuộc về nó và được cộng đồng chấp nhận mình.
Khi mà họ chấp nhận các thành phần trong xã hội và khi họ thấy chính mình đang
đóng góp cho xã hội. Vì hạnh phúc về tâm lý thể hiện theo tiêu chí cá nhân và riêng
tư hơn là tiêu chí xã hội và tiêu chí cộng đồng vì thế khi đánh giá hạnh phúc xã hội
người ta sẽ đánh giá hoạt động của mình trong xã hội.
Cuối cùng, yếu tố hạnh phúc cảm xúc thường nhận biết ở mức độ hài lòng
của người đó hay những tình cảm tích cực với “cuộc sống nói chung” trừ những mặt
khác nhau của xã hội. [11]
Cũng đề cập đến ba mặt cảm xúc, xã hội, tâm lý của cảm nhận hạnh phúc,
nhóm tác giả Carol D. Ryff & Burton Singer khi nghiên cứu theo hướng tích hợp đã
chỉ ra cụ thể hơn các thành phần của cảm nhận hạnh phúc chủ quan bao gồm:
Tự Chấp nhận (Self-Acceptance): được hiểu là thái độ của cá nhân đối với sự
tự thừa nhận, chấp nhận các khía cạnh của bản thân, các phẩm chất nhân cách, với
cuộc sống hiện tại cũng như những gì đã xảy ra trong quá khứ.

21
Quan hệ tích cực với người khác (Positive Relations with Others): cá nhân
có mối quan hệ ấm áp, tin tưởng với những người xung quanh và có khả năng duy
trì các mối quan hệ hay không?
Tự do cá nhân (Autonomy): là khả năng tự chủ (tự quyết) và độc lập,
đánh giá mọi việc theo quan điểm của bản thân hay khả năng đối phó với các
áp lực xã hội.
Làm chủ môi trường (Environmental Mastery): khả năng tự chủ, kiểm soát
môi trường xung quanh, tự lựa chọn (quyết định) môi trường phù hợp cho giá trị
của bản thân, nắm bắt được các cơ hội một cách hiệu quả.
Mục đích trong cuộc sống (Purpose in Life): có định hướng, có mục tiêu cho
cuộc sống, cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống.
Phát triển cá nhân (Personal Growth): nhận ra khả năng (tiềm năng) của bản
thân, sẵn sàng học tập, thay đổi để phát triển và trở thành người tốt hơn. [10]
Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn cấu trúc ba thành tố của cảm
nhận hạnh phúc do Keyes đề xuất. Các thang đánh giá mức hạnh phúc xã hội, mức
hạnh phúc tâm lý và mức cảm xúc hạnh phúc của Keyes đều được tham chiếu kiến
trúc bền chặt và ổn định bên trong. Chúng được xác nhận trong 2 bản nghiên cứu
dựa trên số liệu của mẫu người trường thành tiêu biểu trên cả nước Mỹ (Keyes
1998) [11].
1.3.3. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
1.3.3.1. Sinh viên
Thuật ngữ “sinh viên” có nguồn gốc La Tinh là “studens” có nghĩa là người
làm việc, người tìm kiếm, khai thác tri thức, khái niệm này được dùng tương đương
với “student” trong tiếng Anh, “etudiant” trong tiếng Pháp để chỉ những người theo
học ở bậc đại học và được phân biệt với trẻ em đang theo học phổ thông. Vậy sinh
viên dùng để chỉ những người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng.
Nhìn chung sinh viên đang theo học ở các trường ĐH, cao đẳng nằm trong
độ tuổi từ 18 – 25. Ở độ tuổi này thanh niên đã đạt được độ chín về thể chất và tinh
thần. Ở giai đoạn này, sinh viên đã trải qua quá trình dậy thì và có vóc dáng của

22
những người trưởng thành cả về chiều cao về cân nặng đã đạt mức ổn định. Cơ
quan sinh dục cũng đã được hoàn thiện. Nhìn chung sinh viên đã trở thành người
lớn thực sự sau khi trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài và có những đặc trưng
tâm lý riêng.
Niềm tin, xu hướng nghề nghiệp và các năng lực cần thiết được củng cố và
phát triển. Tình cảm, nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm, tính độc lập tương đối được
nâng cao. Cá tính và lập trường sống của sinh viên cũng được nâng cao rõ rệt.
K vọng đối với nghề nghiệp tương lai của sinh viên được phát triển.
Sự trưởng thành về mặt khoa học, tư tưởng và đạo đức, việc hình thành
những phẩm chất đạo đức và sự ổn định chung về nhân cách của sinh viên được
phát triển.
Khả năng tự giáo dục phát triển. Tính sẵn sàng, độc lập với hoạt động nghề
nghiệp tương lai được củng cố. Đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở sinh viên là sự
phát triển của tự ý thức. Đó là ý thức về sự đánh giá của con người về tư tưởng, tình
cảm, phẩm chất đạo đức và hứng thú về tư tưởng và động cơ của hành vi. Là sự
đánh giá toàn diện về chính bản thân mình và vị trí của mình trong cuộc sống. Tự ý
thức là dấu hiệu thiết kế nhân cách được hình thành cùng với sự hình thành nhân
cách sau này.
Tự ý thức là một hình thức của ý thức giúp cho sinh viên có những hiểu biết
và thái độ đối với mình để chủ động hướng nhân cách theo những nhu cầu của xã
hội. Vì luôn có khát khao mong muốn được khẳng định chỗ đứng của mình trong xã
hội, muốn được xã hội thừa nhận về sự trưởng thành của mình nên sinh viên thường
có sự để ý, xem xét mật độ hội tụ ở bản thân những giá trị được xã hội ưa chuộng
như: có trình độ chuyên môn giỏi. Vốn hiểu biết xã hội rộng, có tinh thần trách
nhiệm, có đức tính ham học.
Hành động chủ đạo là hành động học tập – nghề nghiệp.
Năng lực tưởng tượng ở sinh viên (tái hiện + sáng tạo, ước mơ + hoài bão)
thường gắn với lý tưởng của họ về cuộc sống, nghề nghiệp.

23
Về tình cảm của sinh viên B.G Ananhep cho rằng đây là thời k phát triển
nhất về tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ. Tình cảm nghĩa vụ cũng được thể hiện khá rõ.
Tình cảm đạo đức của sinh viên có thái độ cao. Sinh viên tự nhận thức được tình
cảm đạo đức của mình và còn điều chỉnh chúng phù hợp với chuẩn mực của xã hội.
Tình yêu, một loại tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ có vai trò quan trọng để họ xây
dựng cho mình những quan điểm rõ ràng về hạnh phúc gia đình.
Tình bạn ở sinh viên sâu sắc, xây dựng trên cơ sở cùng lý tưởng, chí hướng
và sở thích, cũng như sự đồng cảm của sinh viên. Ở sinh viên tình yêu đối với nghề
nghiệp đã được hình thành.
1.3.3.2. Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Dựa trên khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan và các thành tố của cảm
nhận hạnh phúc, chúng tôi hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên như sau:
Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên là những nhận định và đánh giá của
họ về về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình trên các mặt cảm xúc, tâm
lý, xã hội.
Cảm giác này vừa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá (mang tính nhận thức),
vừa thể hiện tình cảm (mang tính cảm xúc), vì thế nó vừa chịu sự chi phối của cả tư
duy lí tính và tư duy cảm tính. Chính sự cảm tính này khiến cho đánh giá đó mang
nhiều tính chủ quan, mang quan điểm cá nhân của sinh viên về chất lượng cuộc
sống của mình.
Thành phần nhận thức của cảm giác này hướng đến việc sinh viên nghĩ như
thế nào về sự hài lòng với cuộc sống của họ nói chung (toàn bộ cuộc sống) và ở cả
những lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống (công việc, điều kiện vật chất, gia đình,
bạn bè,…). Cảm xúc bao gồm dương tính (khi người ta trải nghiệm cảm giác hài
lòng như vui vẻ, hạnh phúc, …) và âm tính (khi người ta cảm thấy khó chịu như
buồn chán, tức giận, tội lỗi, …) [3].
1.3.3.3. Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thì có nhiều mặt nhưng dựa trên
cấu trúc 3 yếu tố hạnh phúc của Keyes thì chúng tôi nhìn nhận trên ba mặt chính:

24
- Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc
- Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội
- Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý
Mặt đầu tiên của cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên được biểu hiện về khía
cạnh cảm xúc. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc hạnh phúc nói chung của sinh
viên được thể hiện qua việc họ cảm thấy yêu thích cuộc sống; Hài lòng với cuộc
sống và thấy mình hạnh phúc.
Mặt thứ hai là cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội. Sinh viên cảm thấy rằng
bản thân mình đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội; Thấy gắn bó với
cộng đồng (một nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm). Ngoài cảm giác gắn bó, cảm
nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên còn thể hiện qua nhận định, đánh giá
tích cực về cơ chế xã hội, các mối quan hệ giữa mọi người với nhau. Cụ thể là: sinh
viên thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi người; Con người về cơ
bản là tốt và cách vận hành của xã hội có ý nghĩa đối với sinh viên.
Mặt cuối cùng là cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý. Cảm nhận hạnh phúc
về mặt tâm lý của sinh viên được biểu hiện khi họ thích phần lớn các phẩm chất
nhân cách của mình; Có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng
ngày; Có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với người khác. Bên cạnh đó là tự
tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng; Thấy rằng bản thân
đã vượt qua thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn; Cuộc sống có định
hướng và có ý nghĩa.
1.3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Từ các kết quả nghiên cứu đã trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy các yếu
tố có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh phúc nói riêng; và
chúng có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Nhà tâm lý học Martin Seligman
cho rằng có 3 yếu tố ảnh hưởng đến hạnh phúc là: gen và sự giáo dục ảnh hưởng
khoảng 50% đến sự biến đổi cảm giác hạnh phúc của mỗi cá nhân; hoàn cảnh môi
trường xung quanh, thu nhập chỉ tác động khoảng 10% còn 40% những nhân tố ảnh
hưởng khác đến từ cách nhìn nhận và hoạt động của mỗi cá nhân, những điều đó

25
bao gồm: các mối quan hệ, tình bạn, công việc, liên kết trong cộng đồng, tham gia
vào thể thao và những thói quen.
Đồng quan điểm với Seligman, Tal Ben – Shahar (2009) cũng đề cập đến các
yếu tố: gen, các quan hệ gia đình, công việc, tình bạn, liên kết cộng đồng. Bên cạnh
đó ông còn bổ sung thêm các nhân tố mà theo ông nhận định là có ảnh hưởng rất
lớn đến hạnh phúc của chúng ta bao gồm: tình trạng tài chính, sức khỏe, tự do cá
nhân và các giá trị cá nhân. Tự do cá nhân mà Shahar đề cập đến được hiểu là cách
mà cá nhân nhận được sự bảo vệ hay nói cách khác nó phụ thuộc vào chất lượng
của chính phủ. Ở một đất nước mà quyền lợi cá nhân được đề cao, cách chính phủ
vận hành có ý nghĩa với cá nhân thì họ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Tiếp đến các giá
trị cá nhân chính là triết lí sống của mỗi người. Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc
vào bản chất bên trong của chúng ta và triết lý sống của chúng ta. Theo ông, con
người sẽ hạnh phúc hơn nếu họ biết trân trọng những gì đang có, dù đó là cái gì và
không luôn tự so sánh mình với người khác và luôn tự rèn luyện tâm tính của mình.
Người nào quan tâm đến người khác thì có hạnh phúc trung bình lớn hơn những
người chỉ biết quan tâm đến bản thân mình [8].
Trong các công bố của mình, lĩnh vực tâm lý học tích cực cũng có một số
phát hiện khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận hạnh phúc bao gồm:
tiền không mua được hạnh phúc, nhưng tiền chi tiêu vào những việc có thể làm cho
cá nhân hạnh phúc hơn; Công việc có thể quan trọng đối với hạnh phúc, đặc biệt khi
mọi người có thể tham gia vào các công việc có mục đích và ý nghĩa; Trong khi
hạnh phúc là chịu ảnh hưởng bởi di truyền, mọi người có thể tìm hạnh phúc bằng
cách phát triển sự lạc quan, lòng biết ơn và lòng vị tha. [35,36,37,39,40]
Trong thời gian gần đây, các nghiên cứu khoa học cũng có ba phát hiện quan
trọng: 1) các nền văn hóa theo chủ nghĩa cá nhân hạnh phúc hơn nền văn hóa mang
tính cộng đồng, 2) các thuộc tính tâm lý đặc trưng cho bản thân cá nhân (ví dụ như,
lòng tự trọng,..) có nhiều liên quan đến hạnh phúc của nền văn hóa theo chủ nghĩa
cá nhân phương Tây hơn là hạnh phúc của nền văn hóa mang tính cộng đồng, và 3)

26
sự tự đánh giá của hạnh phúc được dựa trên sự khác nhau ở các tiêu chí và kinh
nghiệm của các nền văn hóa.
Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chúng tôi không đưa toàn bộ các yếu tố
vào để nghiên cứu. Sau khi điều tra thử và có những trao đổi với các bạn sinh viên,
chúng tôi đã lựa chọn một số yếu tố phù hợp với đối tượng khách thể này. Tìm hiểu
thực trạng mức độ cảm nhận hạnh phúc và mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc
với các yếu tố khác, phân tích mối quan hệ giữa chúng sẽ góp phần làm rõ bức tranh
về thực trạng này, đồng thời cho chúng ta biết trong các yếu tố thì yếu tố nào có mối
tương quan mạnh nhất đến cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên. Cụ thể như sau:
- Nhóm 1: các yếu tố mức sống (tình hình kinh tế của gia đình), yếu tố môi
trường sống.
- Nhóm 2: một số phẩm chất nhân cách, lòng biết ơn, yếu tố các cảm xúc cá
nhân và liên cá nhân, yếu tố thái độ thù địch.

Tiểu kết chƣơng 1

Nhìn chung vấn đề hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc chủ quan trên thế giới
đã có nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Nhưng tại Việt Nam, vấn đề này vẫn
còn khá mới mẻ và mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái niệm, hay các chỉ báo
chung. Do vậy, cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề cảm nhận hạnh phúc chủ quan
người nghiên cứu đưa ra về cơ bản vẫn dựa trên quan điểm của các nhà nghiên cứu
tiêu biểu ở ngoài nước. Tổng hợp từ các khái niệm cảm nhận hạnh phúc của các tác
giả khác nhau, trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chọn khái niệm: “cảm nhận
hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu với
cuộc sống của mình”. Dựa trên khái niệm cảm nhận hạnh phúc chủ quan và các
thành tố của cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi hiểu “cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên là những nhận định và đánh giá của họ về về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc
sống của mình trên các mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội”. Và nó được biểu hiện trên ba
mặt chính: mặt cảm xúc, mặt tâm lý và mặt xã hội.

27
Khách thể trong nghiên cứu là sinh viên – đây là lứa tuổi có những nét đặc
thù riêng biệt. Đã có nhiều các nghiên cứu khác nhau liên quan đến đối tượng khách
thể này, tuy nhiên nghiên cứu về sự cảm nhận hạnh phúc của sinh viên thì hiện nay
chưa có. Chính vì thế, đề tài nghiên cứu này đã khai thác một khía cạnh mới và là
cơ sở để bổ sung thêm những giải pháp mới cho vấn đề sức khỏe tinh thần của sinh
viên hiện nay. Trong chương 2, chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn về các mặt và tiêu chí
đánh giá.

28
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Tổ chức nghiên cứu


2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế chính trị của đất nước, đây là nơi tập
trung rất nhiều các trường Đại học khác nhau. Mỗi năm đều đón hàng ngàn sinh
viên từ khắp các tỉnh thành về nhập học chính vì thế ở đây rất đa dạng về các thành
phần sinh viên xuất thân từ thành thị, nông thôn tới vùng đang đô thị hóa. Bên cạnh
điều kiện học tập, sinh hoạt tại thành phố vô cùng thuận lợi, thì các bạn sinh viên
cũng phải đối mặt với một áp lực không nhỏ từ chi phí sinh hoạt đắt đỏ, sự khác biệt
trong văn hóa và lối sống. Chính điều này tác động mạnh đến sinh viên học tập trên
địa bàn, trong đó có sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Hà
Nội, Trung cấp mẫu giáo, Cao đẳng Y tế công cộng, Đại học Mỏ và Địa Chất.
Hải Phòng cũng là một trong các thành phố lớn có lượng sinh viên theo học
tương đối lớn ở khu vực phía Bắc. Với lợi thế về kinh tế, các trường không ngừng
mở rộng, nâng cao cơ sở vật chất như: khu nhà thể chất, khu thực hành, khu nhà ở
ký túc khang trang cho sinh viên,… Bên cạnh hoạt động học tập, nhà trường cũng
luôn chú trọng phát triển sinh viên trên các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao… các hoạt động ngoại khóa, hoạt động đoàn cũng được
đẩy mạnh. Do vậy sinh viên có nhiều cơ hội được học tập và giao lưu phát triển
nhân cách. Tuy nhiên, môi trường tại các thành phố lớn nhiều biến động cũng tác
động không nhỏ tới sinh viên, nhất là các sinh viên từ các vùng nông thôn, vùng đô
thị hóa phải chuyển sang khu vực đô thị. Tiêu biểu phải kể đến là sinh viên học tập
tại hai trường Đại học Hàng Hải và Đại học Hải Phòng.
Hà Giang & Nghệ An là những địa bàn xa trung tâm thành phố. Điều kiện
sinh sống và học tập tại hai nơi này cũng có nhiều điểm khác biệt so với hai thành
phố Hà Nội và Hải Phòng. Ở đây có nhiều sinh viên hệ tại chức của trường Đại học

29
Khoa học Xã hội & Nhân Văn đang theo học và họ sẽ là nguồn nhân lực bổ sung
cho lực lượng lao động có trình độ tạo địa phương.
Mặc dù sinh viên ở các địa bàn này chưa phải là đại diện cho toàn bộ sinh
viên nhưng cũng bao quát được các nhóm sinh viên ở các địa bàn khác nhau với
xuất thân, mức sống của gia đình khác nhau….Đây cũng là những yếu tố có thể ảnh
hưởng đến cảm nhận hạnh phúc mà chúng tôi muốn tìm hiểu trong nghiên cứu này.
Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 188 sinh viên trên địa bàn Hà Nội; 187 sinh viên
trên địa bàn Hải Phòng, 89 sinh viên trên địa bàn Nghệ An, 91 sinh viên trên địa
bàn Hà Giang. Chúng tôi phát ra 618 phiếu trưng cầu ý kiến và thu về 555 phiếu
hợp lệ; loại bỏ 63 phiếu không hợp lệ do trả lời không đúng hoặc không thu hồi
được, như vậy kết quả có 188 phiếu tại Hà Nội, 187 phiếu tại Hải phòng, 89 phiếu
tại Nghệ An và 91 phiếu tại Hà Giang.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài này, ban đầu chúng tôi dự kiến lựa chọn mẫu
là sinh viên thuộc 4 khối lớp: năm 1, 2, 3, 4 ở các trường đại học và phân bố theo
nhóm ngành học khoa học xã hội, kinh tế, kỹ thuật với mục đích tìm hiểu xem liệu
có sự khác nhau giữa sinh viên ở các năm học trong cảm nhận hạnh phúc. Nhưng
sau quá trình điều tra thử, chúng tôi đã quyết định đổi sang phân chia theo khu vực
(Hà Nội – Hải Phòng – Hà Giang – Nghệ An), hoàn cảnh xuất thân và phân theo
giới tính để thấy rõ hơn sự khác biệt này. Chúng tôi dự kiến chọn mẫu như vậy vì
một số lý do như sau:
Ở mỗi khu vực khác nhau (cụ thể là 4 tỉnh Hà Nội, Hà Giang, Hải Phòng,
Nghệ An) thì điều kiện sinh sống và học tập của sinh viên cũng có sự chênh lệch
đáng kể. Mặt khác, mỗi vùng đều có những đặc trưng văn hóa riêng, điều này cũng
tác động không nhỏ tới đời sống tinh thần của sinh viên. Chúng tôi giả định rằng
sinh viên ở môi trường học tập khác nhau sẽ có mức độ cảm nhận hạnh phúc khác
nhau. Do đó khi điều tra chúng ta sẽ kiểm chứng được giả định này.
- Về độ tuổi khách thể, chúng tôi đo cả ở sinh viên đại học và sinh viên
cao học. Chúng tôi cho rằng khoảng độ tuổi càng rộng thì sẽ thấy được càng rõ

30
hơn trong mức độ cảm nhận hạnh phúc. Ở độ tuổi thấp (những sinh viên năm 1,
năm 2) là những người mới bước vào môi trường đại học vẫn còn niềm vui, sự
háo hức khi đạt được một đích lớn (đỗ đại học) thì sẽ có cảm nhận hạnh phúc cao
hơn là những người đã trải qua cuộc sống sinh viên kèm theo đó là áp lực tìm
việc làm, công việc, ….
Mục đích của chúng tôi là muốn tìm ra một sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh
phúc giữa nam và nữ; tìm ra tương qua giữa yếu tố độ tuổi, mức sống, một số phẩm
chất cá nhân, các nhóm cảm xúc với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Chính vì
thế chính tôi đã thay đổi mẫu dự kiến và điều tra trên mẫu mới, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Mẫu phân bố theo giới tính và nhóm tuổi

Giới tính và nhóm tuổi %


Nam 47.1

Giới tính Nữ 52.7

Khác 0.2
Khoảng 1: Tuổi 17- 20 28.9

Khoảng 2: Tuổi 21- 23 31.5


Nhóm tuổi
Khoảng 3: Tuổi 24 – 31 22.1

Khoảng 4: Tuổi > = 32 17.5

Bảng 2.2. Mẫu phân bố theo địa bàn


Địa bàn Số lƣ ng %
Hà Nội 188 33.9
Hải phòng 187 33.7
Nghệ An 89 16
Hà Giang 91 16.4
Bảng 2.3. Mẫu phân bố theo nơi ở của gia đình

31
Nơi ở Số lƣ ng %
Nông thôn 177 48.2
Vùng đang đô thị hóa 85 23.2
Thành phố 105 28.6

2.1.2. Tiến trình nghiên cứu


Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài theo
các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận
Mục đích của giai đoạn này là xác định hệ thống cơ sở lý luận cho việc thực
hiện và triển khai nghiên cứu đề tài. Tiến trình xây dựng cơ sở lý thuyết được thực
hiện như sau:
- Thu thập tài liệu, các luận án, luận văn, tạp chí, sách, các nghiên cứu có liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đọc, dịch, ghi chép, xử lý và lựa chọn các thông tin, dữ liệu cần thiết phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Hình thành giả thuyết khoa học.
- Xây dựng hệ thống phương pháp tiếp cận đối tượng và khách thể nghiên
cứu.. Xây dựng cơ sở lý luận cần thiết cho việc thực hiện triển khai đề tài.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu thực trạng các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
và một số yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên bốn địa
bàn: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang. Trên cơ sở đó đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên nói riêng, con người
nói chung.
Ở giai đoạn này, chúng tôi thu thập thông tin chủ yếu bằng hệ thống các
phương pháp điều tra như bảng hỏi, phỏng vấn sâu sinh viên. Để tiến hành công
việc điều tra thuận lợi, chúng tôi đã thực hiện những công việc sau:

32
- Tham khảo ý kiến chuyên gia Tâm lý học, các cán bộ quản lý và giáo viên
các trường Đại học về các bộ công cụ nghiên cứu. Tiến hành điều tra thử trên 30
sinh viên tại trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn HN để kiểm tra độ chính xác,
độ tin cậy và độ hiệu lực của phiếu hỏi.
- Khảo sát thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên: tiến hành trên số lượng 618 sinh viên ở các trường Đại học trên bốn địa bàn:
Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang.
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này bao gồm các giai đoạn như phân tích, tổng hợp, hệ thống
hóa và khái quát hóa lý thuyết qua các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước, được đăng tải trên các sách báo và tạp chí về các vấn đề liên quan đề tài
nghiên cứu như: Các công bố về chỉ số hạnh phúc trên thế giới, công thức tính hạnh
phúc. Các số liệu báo cáo trong các văn bản: Kết quả nghiên cứu của ngành Tâm lý
học tích cực (lấy hạnh phúc làm đối tượng nghiên cứu) trên tạp chí tâm lý học các
nước Mỹ, Nga, Ba Lan,.. của các trường Đại học, các tạp chí về sức khỏe, đời sống;
Kết quả nghiên cứu, thống kê mang tính định lượng của các nhà kinh tế học.
Nội dung thông tin thu được qua phương pháp này là:
+ Các kết quả nghiên cứu của các đề tài, công trình trước đó về hạnh phúc,
cảm nhận hạnh phúc của con người.
+ Hệ thống cơ sở lý luận, lý thuyết, quan điểm về hạnh phúc, cảm nhận hạnh
phúc chủ quan, về các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của con người..
của các tác giả khác khi nghiên cứu vấn đề hạnh phúc nói chung và cảm nhận hạnh
phúc chủ quan nói riêng.
+ Các khái niệm cơ bản về hạnh phúc, cảm nhận hạnh phúc, sinh viên...
+ Các lý thuyết về đặc điểm tâm – sinh lý sinh viên
+ Các yếu tố cấu tạo nên hạnh phúc theo các quan điểm của các nhà tâm lý
học khác nhau.

33
+ Những yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc của con người.
+ Cách để con người hạnh phúc hơn, mối quan hệ giữa hạnh phúc với các
yếu tố khác như sự hài lòng cuộc sống, chất lượng cuộc sống, gen,...
Tất cả những thông tin trên là những nguồn dữ liệu, căn cứ khoa học quan
trọng để chúng ta xây dựng cơ sở lý luận của đề tài cũng như, đó là đối tượng để
chúng ta có thể so sánh sự giống và khác nhau giữa những kết quả thu được của đề
tài này với các đề tài đã được thực hiện trước đó.
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích để thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có
nhiều lựa chọn, đây là phương pháp chính của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng về
cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và các yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên. Phương pháp này được thực hiện theo địa bàn, mỗi địa bàn chọn 2
trường Đại học: 1 trường tại trung tâm thành phố; 1 trường ở ngoại ô cách thành
phố 20 – 30km. Thời gian trả lời phiếu hỏi của mỗi sinh viên là 45 phút, bao gồm cả
thời gian phát bảng hỏi, hướng dẫn làm bài.
Phiếu hỏi được thiết kế xoay quanh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên được
biểu hiện trên ba mặt: cảm xúc, xã hội, tâm lý. Kết hợp với sự hài lòng: về điều kiện
sống, mức sống, sức khỏe; nhận định về các khía cạnh trong cuộc sống và mức độ
của các cảm xúc cá nhân. Trước khi phát phiếu hỏi, chúng tôi dành khoảng 5 – 7
phút để trao đổi với sinh viên về mục đích, cách trả lời, phương pháp sử dụng kết
quả của bảng hỏi nhằm tạo không khí thoải mái, nghiêm túc, đảm bảo số liệu thu
được chính xác. Mỗi sinh viên được phát một phiếu hỏi và được hướng dẫn cách trả
lời câu hỏi. Trường hợp không trực tiếp đến lớp, chúng tôi trao đổi với giáo viên
chủ nhiệm lớp cách thức trả lời phiếu hỏi và đề xuất giáo viên làm mẫu. Sau đó giáo
viên về lớp phổ biến lại và hướng dẫn sinh viên làm phiếu.

Việc xác định kết cấu bảng hỏi được tiến hành theo cấu trúc như sau:

Câu 1: Bao gồm 9 items được dùng để đo mức độ hài lòng của sinh viên
nói chung và ở 8 khía cạnh trong cuộc sống: mức sống, sức khỏe, các mối quan hệ
cá nhân, những gì đã đạt được, sự an toàn trong tương lai, đời sống tâm linh hay tôn

34
giáo. (Mức độ hài lòng của sinh viên với mức sống, sức khỏe, các mối quan hệ cá
nhân, gắn kết cộng đồng, sự an toàn, đời sống tâm linh,...)
Câu 2: Chúng tôi sử dụng thang đo SLWB của Diener bao gồm 5 items,
nhằm tìm hiểu mức độ đồng ý của sinh viên về một số nhận định khi đánh giá về
cuộc sống của mình ở thời điểm hiện tại. (Đánh giá của sinh viên về điều kiện sống,
mục tiêu, về những điều đã đạt được trong cuộc sống)
Câu 3: Bao gồm 23 items được dùng nhằm tìm hiểu mức độ các cảm xúc ở
sinh viên. (Thực trạng cảm nhận của sinh viên về những cảm xúc, tâm trạng khác
nhau như: quan tâm, thích thú, buồn khổ, mạnh mẽ, rối tung, tội lỗi, cảm hứng, tích
cực chủ động, sợ hãi,...) Các cảm xúc này được chia làm 4 nhóm: Nhóm 1 là những
cảm xúc cá nhân tiêu cực (bao gồm 8 items); Nhóm 2 bao gồm 5 items những cảm
xúc cá nhân tích cực; Nhóm 3 những cảm xúc liên cá nhân tích cực (4 items) và
nhóm 4 bao gồm 3 items những cảm xúc liên cá nhân tiêu cực.
Câu 4: Đây là thang đo cảm nhận hạnh phúc chính trên 3 mảng hạnh phúc
xã hội, hạnh phúc cảm xúc và hạnh phúc tâm lý của cá nhân. Thang đo bao gồm
14 items để đo thực trạng mức độ trải nghiệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
trong thời gian 1 tháng trước đó như: yêu thích cuộc sống, tin tưởng bản thân, ý
nghĩa cuộc sống,..
Câu 5: Bao gồm 23 items là những nhận định về 4 nội dung: quan điểm
người thắng – kẻ thua, thái độ thù địch, đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ, đòi hỏi
quyền hưởng lợi cho cá nhân nhằm tìm hiểu đánh giá của sinh viên về các hành
động (việc làm) mang lại cảm nhận hạnh phúc cho họ hoặc không: giúp đỡ người
khác, đạt kết quả học tập cao, tự kiếm tiền (làm thêm), có nhiều mối quan hệ bạn
bè, được người khác tin tưởng, khen ngợi, giải trí, ....
Câu 6: Cho biết tình hình kinh tế của gia đình sinh viên so với mức trung
bình nơi họ sinh sống. (Mức sống của gia đình sinh viên).
Câu 7: Chúng tôi giả định rằng nếu ai có lòng biết ơn hơn thì người đó sẽ
hạnh phúc hơn. 22 items là các nhận định về lòng biết ơn, nhằm đánh điều tra sự
tương quan giữa lòng biết ơn với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

35
Câu 8: Bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của sinh viên như: giới
tính, tuổi, ngành học, trường học, nơi ở.
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra; thông qua phương pháp
này nhằm thu thập thêm thông tin để làm rõ thêm những nhận xét trong đề tài. Với
phương pháp này, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở là những câu hỏi tìm hiểu về
cuộc sống của sinh viên nói chung và đánh giá của họ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng
trao đổi về một số những trải nghiệm cụ thể của sinh viên qua đó để thấy được rõ
hơn biểu hiện các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Khi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, chúng tôi cố gắng tạo được sự ủng
hộ và sự tin cậy của các bạn sinh viên. Đồng thời người phỏng vấn cũng tu tình
huống để đưa ra một số câu hỏi khác nhau để kiểm tra độ chính xác của những
thông tin mà người được phỏng vấn cung cấp. Do đó kết quả thu được từ các cuộc
phỏng vấn sâu là chính xác và đáng tin cậy.
Lựa chọn ở 4 địa bàn, mỗi địa bàn 10 sinh viên để phỏng vấn các thông tin
liên quan đến đề tài để có thêm được những nhận xét cụ thể hơn phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Mỗi sinh viên được phỏng vấn 1 lần, với khoảng thời gian từ 20 –
30 phút. Mẫu được lựa chọn phỏng vấn trong đề tài theo tiêu chí: người có các
thang điểm đánh giá ở mức thấp hoặc ở mức rất cao.
Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị chi tiết, rõ ràng theo từng nội dung vấn
đề cần nghiên cứu.
Trình tự nội dung cần phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị,
người phỏng vấn sẽ linh hoạt, mềm dẻo tu từng khách thể.
2.2.4. Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý phân tích số liệu điều tra, lập
bảng thống kê trên các dữ liệu nghiên cứu để thuận lợi cho việc phân tích, và là cơ
sở để đi đến các kết luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

36
Sử dụng phần mềm SPSS 11.6 để xử lý các số liệu bao gồm thống số: tỷ lệ
phần trăm, điểm trung bình, hệ số tương quan… để giúp cho việc nghiên cứu đạt
được kết quả khả quan, chính xác nhất, đem lại kết quả cao.
Các thông số thống kê được sử dụng trong luận văn:
Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ số sau:
+ Điểm trung bình cộng: Dùng để tính điểm trung bình của các tiêu chí trong
từng yếu tố, khái niệm, động cơ chọn nghề.
+ Độ lệch chuẩn: Dùng để mô tả sự phân tán hay tập trung của các câu trả lời
mà khách thể đã lựa chọn và từ kết quả này sẽ tính T-test so sánh sự khác biệt giữa
các mẫu.
+ Tần suất và chỉ số phần trăm các phương án trả lời.
Thống kê suy luận: Sử dụng chỉ số sau:
+ Phân tích mối tương quan : Dùng để đo lường về mối liên hệ giữa hai biến
số. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hệ số tương quan KMO (KMO and
Bartlett's Test) để nhận định những giá trị có được qua phân tích nhân tố thúc đẩy
việc chọn nghề của học sinh đảm bảo độ tin cậy.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis, gọi tắt là phương pháp EFA) giúp chúng ta đánh giá hai loại giá trị quan
trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Phương pháp phân tích nhân tố EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ
thuộc lẫn nhau (interdependence techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và
biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau
(interrelationships). EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F
(F<k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ
tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên thủy (biến quan sát).
Các tác giả Mayers, L.S., Gamst, G., Guarino A.J. (2000) đề cập rằng:
Trong phân tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng
với phép xoay Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.

37
Theo Hair & ctg (1998, 111), Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số
nhân tố) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA:
- Factor loading > 0.3 được xem là đạt mức tối thiểu.
- Factor loading > 0.4 được xem là quan trọng.
- Factor loading > 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn .
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0.5
0.5 ≤ KMO ≤ 1: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để
xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích
nhân tố là thích hợp.
2.2.5. Phương pháp trắc nghiệm
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều thang đo khác nhau.
Thang đo SWLS (Satisfaction with Life Scale) là một công cụ gồm 5 mệnh đề
(items) ngắn được thiết kế để đo lường về sự hài lòng chung của cá nhân với cuộc
sống. Thang đo này do nhà tâm lý học Diener của Đại học Illinois tại Urbana-
Champaign xây dựng. Thang đo đã được phát triển tại Mỹ và được sử dụng rộng rãi
ở nhiều nước khác nhau như: Hà Lan, Anh, … Chúng tôi đã sử dụng thang đo này
để tìm hiểu sự hài lòng chung với cuộc sống của các khách thể trong nghiên cứu của
mình. Thang đo bao gồm 5 mệnh đề, mỗi mệnh đề của thang đo có 5 phương án trả
lời: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2 – Không đồng ý, 3- Nửa đòng ý nửa không, 4 –
Đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Các lựa chọn trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 =
“Hoàn toàn không đồng ý” đến 5 = “Hoàn toàn đồng ý” [10,13,18,19].

Thang đo chính chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu là thang cảm nhận hạnh
phúc dùng cho người trưởng thành (trên 18 tuổi) bao gồm 14 mệnh đề (items).
Thang đánh giá hạnh phúc do Ryff và Keyes ở Đại học Emory xây dựng được xác
định rõ và đáng tin cậy trong mầu tiêu biểu và rộng khắp về những người trưởng
thành của Mỹ (Ryff và Keyes 1995). Kết quả nghiên cứu được trình bày trên tạp chí
chuyên đề: Nghiên cứu Xã hội và Y tế 2002, số 43 (tháng 6). Thang đo đã được tác
giả Trương Thị Khánh Hà trình thích ứng trên mẫu 861 khách thể là trẻ em vị thành

38
niên từ 15-18 tuổi, đang học ở các trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy
thang đo MHC-SF (Mental Health Continuum – Short Form), phiên bản tiếng Việt
có cấu trúc phù hợp và có độ tin cậy cao, có thể sử dụng trong các nghiên cứu tiếp
theo.
Chúng tôi đã sử dụng thang đo này để tìm hiểu cảm nhận của khách thể về
hạnh phúc trên 3 mặt: cảm xúc, xã hội và tâm lý cá nhân. Thang đo bao gồm 14
mệnh đề, được nhóm thành 3 phương diện: hạnh phúc xã hội, hạnh phúc cảm xúc
và hạnh phúc tâm lý.
Mỗi mệnh đề của thang đo có 6 phương án trả lời: 1- Không lần nào; 2 – 1,2
lần trong tháng, 3- Khoảng mỗi tuần 1 lần, 4 – Khoảng mỗi tuần 2,3 lần, 5 – Gần
như hàng ngày, 6 – Hàng ngày. Cụ thể như sau:
Hạnh phúc cảm xúc: bao gồm các mệnh đề 1, 2, 3.
Hạnh phúc xã hội: bao gồm các mệnh 4, 5, 6, 7, 8.
Hạnh phúc tâm lý: bao gồm các mệnh đề 9, 10, 11, 12, 13, 14.
Khách thể trả lời chỉ cần chọn phương án mà mình cảm thấy như thế nào trong
1 tháng qua với tần xuất nào tương ứng với các mệnh đề được đưa ra. Các lựa chọn
trả lời thay đổi trong khoảng từ 1 = “Không lần nào” đến 6 = “Hàng ngày” [6].
Trong phạm vi của đề tài và với kết quả trắc nghiệm thu được, chúng tôi tập
trung phân tích kết quả 3 mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: về hạnh phúc cảm
xúc, về hạnh phúc xã hội và về hạnh phúc tâm lý, đồng thời phân tích mối tương
quan giữa chúng.
Căn cứ vào lý luận của Diener và kết quả các nghiên cứu đi trước, chúng tôi
chọn những yếu tố sau đây làm thành tố của cảm nhận hạnh phúc và phân tích mối
tương quan giữa các thành tố và cảm nhận hạnh phúc: (1) Sự hài lòng với cuộc sống
nói chung; (2) Sự hài lòng trong các mặt khác nhau của cuộc sống; (3) Các nhóm
cảm xúc tích cực – tiêu cực. Trong đó chúng tôi chú trọng phân tích để hiểu sâu hơn
về mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc cá nhân tích
cực, tiêu cực của sinh viên.

39
Căn cứ vào đặc điểm của khách thể nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn một số
yếu tố chủ quan và khách quan sau đây làm yếu tố tác động đến cảm nhận hạnh
phủa sinh viên: (1) một số phẩm chất cá nhân; (2) Lòng biết ơn; (3) Mức sống của
gia đình.

40
Tiểu kết chƣơng 2:

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
truyền thống trong nghiên cứu khoa học nói chung và trong Tâm lý học nói riêng,
bên cạnh đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu lý luận và thực tiễn theo từng giai đoạn
cụ thể để có những kết quả mang tính rõ ràng, chi tiết.
Nhìn chung, các bạn sinh viên đều xuất thân từ các vùng nông thôn, vùng
đang đô thị hóa, tỉnh thành khác nhau về học tập tại các trường Đại học trên địa bàn
Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Giang. Bên cạnh sự thay đổi đột ngột môi trường
sống, học tập thì các mối quan hệ xã hội được mở rộng cũng là một trong những
khó khăn mà các bạn gặp phải. Phần lớn khi xảy ra vấn đề các bạn thường chọn
cách tự mình giải quyết hoặc nhờ bạn bè giúp đỡ.
Ở giai đoạn này các bạn cũng đã có những quan niệm riêng của mình về
hạnh phúc nhưng vẫn chưa thực sự rõ nét. Trong quá trình xuống các trường điều
tra, được chia sẻ trực tiếp với các bạn đã giúp chúng tôi hiểu hơn phần nào đời sống
tinh thần của nhóm khách thể nghiên cứu này. Bên cạnh đó, các bạn cũng nhận thấy
được thông điệp giá trị của đề tài và hợp tác trả lời phiếu hỏi. Điều đó góp phần
không nhỏ tới tính trung thực của kết quả điều tra và tạo nên hiệu quả cho công
trình nghiên cứu.

41
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Trong phần này chúng tôi sẽ tập trung phân tích thực trạng mức độ các mặt
biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Tiếp đến, chúng tôi đi sâu vào từng
mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và mức độ của nó.
3.1.1. Mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Phân tích kết quả khảo sát dựa trên thang đo cảm nhận hạnh phúc phúc do
Ryff và Keyes ở Đại học Emory xây dựng. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1: Thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên (Điểm trung bình)

Các mặt Điểm trung bình Độ lệch chuẩn

Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 4.00 1.18

Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 3.73 1.19

Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 4.12 1.06

Cảm nhận hạnh phúc chung 3.95 2.97

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta nhận thấy sinh viên có mức cảm nhận hạnh
phúc chung với số điểm trung bình là 3.95, điểm trung bình dao động trong khoảng
từ 3.7 đến 4.1. Cụ thể, cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc trung bình của sinh
viên là 4.00; cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội trung bình của sinh viên là 3.72;
cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý trung bình của sinh viên là 4.12. Theo đó, cảm
nhận hạnh phúc về mặt tâm lý có điểm trung bình cao nhất và cảm nhận hạnh phúc
về mặt xã hội của sinh viên là thấp nhất. Từ góc độ của người nghiên cứu, chúng tôi
rất quan tâm đến sự khác biệt này. Vì thế chúng tôi sẽ phân tích sâu từng mặt biểu
hiện cảm nhận hạnh phúc kết hợp với phỏng vấn sâu để làm rõ điều này.

42
3.1.2. Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc
Cảm xúc có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân về cả phương
diện sinh lý và tâm lý. Những cảm xúc dương tính như vui vẻ, lạc quan, yêu đời sẽ
kích thích hoạt động của cơ tim làm cho hô hấp nhanh hơn, tiêu hóa tốt hơn, đồng
thời giúp con người năng động hơn, hoạt bát hơn, hạnh phúc hơn, giàu lòng vị tha,
quan tâm và chân thành với nhau hơn. Trái lại các cảm xúc âm tính theo Goleman
(2002), những cảm xúc âm tính như lo âu kinh niên, buồn rầu, phiền muộn kéo dài,
căng thẳng kéo dài, nghi ngờ hay thờ ơ thái quá, … đều khiến con người có nguy cơ
mắc bệnh gấp hai lần, nhất là những bệnh về hen suyễn, viêm khớp, đau đầu, loét dạ
dày và các bệnh về tim. Cảm xúc cũng là một trong ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên, theo đó hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt các dấu hiệu
biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực về cuộc sống. Hạnh phúc cảm xúc được đo
bằng các trạng thái cảm xúc dương tính hoặc sự hài lòng của cuộc sống nói chung.
Bảng 3.2 dưới đây trình bày kết quả cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc của sinh
viên, với các mệnh đề cụ thể như sau:

Bảng 3.2: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc


STT Mệnh đề ĐTB ĐLC
1 Bạn cảm thấy hạnh phúc 3.83 1.38
2 Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 4.27 1.35
3 Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 3.89 1.39

Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 4.00 1.18

Trong ba mệnh đề trên, mệnh đề đáng lưu ý đó là "bạn cảm thấy yêu thích
cuộc sống” có ĐTB= 4.27 cao hơn hẳn so với ĐTB chung của cảm nhận hạnh phúc
về mặt cảm xúc (ĐTB=4.0), theo thứ tự hai mệnh đề còn lại, lần lượt là mệnh đề
"bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống” (ĐTB=3.89) và mệnh đề "bạn cảm thấy
hạnh phúc” (ĐTB=3.83) đều có điểm thấp hơn ĐTB chung. Cụ thể ở mệnh đề "bạn
cảm thấy yêu thích cuộc sống” có một tỷ lệ lớn 53,7% sinh viên cảm thấy yêu thích

43
cuộc sống ở mức "hàng ngày và gần như hàng ngày”, 33,2% - khoảng mỗi tuần
1,2,3 lần, và 13,2% - khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng. Tương tự như
vậy, có 39.1% sinh viên cảm thấy hạnh phúc ở mức “hàng ngày và gần như hàng
ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 37.6 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại 23.2%
- “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, 4.3% - “không lần nào”. Với mệnh đề “bạn cảm
thấy hài lòng với cuộc sống” (ĐTB= 3.89), có 40.6% sinh viên cảm thấy hài lòng ở
mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, 39.2 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”,
14.6% chỉ ở mức “khoảng 1, 2 lần trong tháng” và 5.6% “không lần nào”. Phỏng
vấn sâu một số sinh viên chúng tôi được chia sẻ như sau:
“Em không phải là cô gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng em hài lòng với những
gì mình đang có, với cuộc sống hiện tại của em. Em có một gia đình rất mực yêu
thương em, có những người bạn tốt luôn sẵn sàng buôn dưa lê khi em buồn, và có
các bạn học sinh vô cùng đáng yêu. Hàng tháng, ngoài tiền sinh hoạt bố mẹ gửi ra
em còn để dành được một khoản nho nhỏ từ công việc gia sư nên mỗi kỳ nghỉ em có
thể tự mình đi du lịch ở vài nơi cùng nhóm bạn chơi. Em còn tự thấy mình là một
người khá hạnh phúc.” (Nữ SV trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, HN)
“Kỳ trước em còn tưởng mình trượt học bổng vì môn Tiếng Anh thế mà may
mắn lại vừa đủ điểm để nhận học bổng. Khi nghe bạn lớp trưởng thông báo danh
sách học bổng ở lớp mà em mừng quá nhảy tưng tưng. Thế là chỉ cần thêm một kỳ
có học bổng nữa thôi là em có thể nộp hồ sơ đăng kí nhận học bổng du học. Phải
nói là niềm hạnh phúc hân hoan luôn vì đây là ước mơ lớn nhất của em.” (Nữ SV
trường ĐH Hàng Hải, HP)
“Tháng vừa qua em có lẽ là thời gian khó khăn nhất với em. Em và đứa bạn
thân, rất thân từ hồi nhỏ đã cãi nhau một trận kịch liệt và quyết định chia tay nhau.
Từ những chuyện hiểu lầm nhỏ, những ấm ức trong lòng lâu ngày không được giải
tỏa nên lúc nó bùng nổ ra thì không ai kiềm chế được. Chưa bao giờ em buồn và
thất vọng như vậy, có một người bạn thân thực sự không dễ dàng chút nào, vậy
mà..” (Nữ SV trường ĐH Mỏ và Địa chất, HN).

44
Từ kết quả nghiên cứu thu được kết hợp với các ý kiến chia sẻ trong quá
trình phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy cảm xúc yêu thích, hạnh phúc, hài lòng
với cuộc sống của các bạn sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào các sự kiện xảy ra
trong khoảng thời gian đó. Và phần lớn các bạn sinh viên cảm thấy các cảm xúc này
ở mức hàng ngày và gần như hàng ngày. Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên chỉ cảm thấy ở
mức khoảng 1, 2 lần trong tháng hoặc không lần nào vẫn còn tương đối lớn. Bên
cạnh đó cảm giác hạnh phúc không quyết định hoàn toàn đến sự hài lòng hay yêu
thích cuộc sống của sinh viên, chúng chỉ có tác động qua lại với nhau.
3.1.3. Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội
Theo một nghiên cứu về hạnh phúc ở các trường đại học, sinh viên tin rằng
cấu trúc cốt lõi của hạnh phúc bao gồm: lòng tự trọng cao, có tính tự tin, yếu tố xã
hội, yếu tố nghề nghiệp, và các yếu tố gia đình (Crossley & Langdridge, 2005) [16].
Bên cạnh đó, việc mở rộng các mối quan hệ và tham gia vào các hoạt động xã hội là
một trong những hoạt động quan trọng của con người, nhất là ở lứa tuổi sinh viên.
Nó thể hiện năng lực của một người hòa nhập với xã hội và cuộc sống. Đây là bước
đệm quan trọng giúp các bạn hình thành nên các kỹ năng xã hội (kỹ năng nghề
nghiệp) và tạo dựng cơ hội việc làm cho bản thân mình. Chính vì thế cảm nhận
hạnh phúc về mặt xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sinh viên.
Những sinh viên có cảm nhận hạnh phúc quá thấp ở mặt này thường có ít các
hoạt động tích cực, khó hòa đồng (hòa nhập) với các mối quan hệ xã hội và khả
năng thích ứng với những biến động của các vấn đề xã hội, cảm thấy mình bị tách
rời; và ngược lại, sinh viên có cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội cao thường có
lòng tin vào những người xung quanh, các bạn có sự chủ động trong việc mở rộng
các mối quan hệ xã hội, kết nối với những người xung quanh và tìm kiếm nguồn hỗ
trợ từ xã hội, năng lực hòa nhập xã hội cao.. Và các sinh viên có cảm nhận hạnh
phúc cao thì cũng có tính xã hội cao, có mối quan hệ lãng mạn và xã hội mạnh hơn,
hoạt bát hơn, dễ chịu hơn so với những sinh viên có cảm nhận hạnh phúc thấp [16].
Từ những mệnh đề của “cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội” trong trắc
nghiệm, chúng tôi thu được kết quả chung như sau:

45
Bảng 3.3: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội
STT Mệnh đề ĐTB ĐLC
Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một điều gì đó quan
1 3.25 1.56
trọng cho xã hội
Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng đồng (một nhóm xã
2 4.19 1.75
hội, hay làng quê, lối xóm)
Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt hơn cho tất cả mọi
3 3.67 1.61
người
4 Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt 3.83 1.52
5 Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với bạn 3.68 1.58
Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội chung 3.73 1.19

Qua bảng số liệu cho thấy, ĐTB của các mệnh đề dao động từ 3.25 đến 4.19.
Trong đó, chỉ có hai mệnh đề có số ĐTB cao hơn ĐTB chung của cảm nhận hạnh
phúc về mặt xã hội (ĐTB=3.73) đó là mệnh đề "bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với
cộng đồng (một nhóm xã hội, hay làng quê, lối xóm)” (ĐTB=4.19) và mệnh đề "bạn
cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt” (ĐTB=3.83). Cụ thể ở mệnh đề "bạn cảm
thấy gắn bó với cộng đồng” có một tỉ lệ lớn 48,9% sinh viên cảm thấy gắn bó với
cộng đồng ở mức "hàng ngày và gần như hàng ngày”, 31,8% - “khoảng mỗi tuần
1,2,3 lần, và 19,1% - “khoảng 1 lần hoặc không lần nào trong tháng”. Tương tự như
vậy, có 42,6% sinh viên cảm thấy rằng con người về cơ bản là tốt ở mức “gần như
hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 33,6 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại
một tỷ lệ nhỏ 15,9% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, “không lần nào” (7.9%). Như
vậy có thể thấy sinh viên có sự cảm nhận gắn bó cao với cộng đồng và đánh giá tích
cực về con người nói chung. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở đất nước có nền văn hóa
mang tính cộng đồng cao thì các cá nhân có mối quan hệ gắn bó với họ hàng, mọi
người xung quanh cũng cao hơn. Đặc biệt là một tỉ lệ lớn 71,4% sinh viên trong
nghiên cứu là xuất thân từ nông thôn và vùng đang đô thị hóa, ở môi trường sống
này các liên kết xã hội khá là sâu sắc, các mối quan hệ gia đình, dòng họ và hàng
xóm cũng mạnh hơn. [2]

46
“Đã là một xã hội thì tất nhiên sẽ có người tốt, có kẻ xấu. Nhưng nhìn chung
em thấy người Việt Nam mình khá thân thiện, tốt bụng và dễ mến (không chỉ em mà
người nước ngoài sang nước mình du lịch cũng đánh giá như thế ạ). Ở lớp em
chẳng hạn, 60 bạn tuy không phải ai cũng thân thiết lắm nhưng chúng em vẫn
thường giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Hồi cuối kỳ I năm ngoái, trong lúc đang thi học
kỳ thì có một bạn trong lớp bị đình chỉ thi vì chưa đóng học phí. Thế là cả lớp em
không ai bảo ai mỗi người đều đóng góp tiền của mình vào và viết giấy cam đoan
để bạn được thi tiếp. Những lúc lớp đoàn kết như thế em càng thấy yêu quý mọi
người hơn . ” (Nữ SV trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn, HN)
“Thời gian đầu mới lên HN học em sống thu mình lắm, cứ đi học về là đóng
cửa phòng và chỉ nói chuyện với bạn ở cùng thôi. Nhưng sau vài tuần thì cả xóm trọ
thân thiết như người nhà với nhau. Cứ cuối tuần là chúng em tổ chức đi chơi khám
phá Hà Nội, bạn nào về quê không tham gia được thì khi lên có mà tiếc hùi hụi ấy.
Ở xóm em còn có một số anh chị khóa trên học cùng trường, mấy môn như triết học
nhờ sự trợ giúp của mọi người mà em thi tốt luôn.” (Nữ SV Cao đẳng Y tế Công
cộng, HN)
Tiếp đến lần lượt là các mệnh đề, “bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên
tốt hơn cho tất cả mọi người” (ĐTB=3.67), có 37,3% sinh viên cảm thấy ở mức
“hàng ngày hay gần như hàng ngày”, 33,3% - “khoảng 1 đến 2 3 lần trong tháng,
29% - “không hoặc 1 2 lần trong tháng”.. Với mệnh đề “bạn thấy rằng cách vận
hành của xã hội có ý nghĩa với bạn ” (ĐTB= 3.68), có 38,3% sinh viên cảm thấy ở
mức “gần như hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 33.8 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3
lần” và 14,7% chỉ ở mức “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, 13,2%. - “không lần nào”
Tuy nhiên đánh giá về sự sự đóng góp của mình cho xã hội, có tỷ lệ lớn sinh
viên chưa cảm thấy về điều này, được thể hiện rất rõ ở mệnh đề “bạn cảm thấy rằng
bạn đã đóng góp một điều gì đó quan trọng cho xã hội”, có một số lượng lớn sinh
viên 39.5% lựa chọn mức thấp nhất không lần nào trong tháng hoặc khoảng 1 – 2
lần trong tháng, 34,9% cảm thấy mỗi tuần 1-2-3 lần còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ
9,6% sinh viên lựa chọn mức hàng ngày và có 16% là gần như hàng ngày. Điều này
cho thấy dù có cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, hay một nhóm xã hội nhưng

47
sinh viên vẫn cảm thấy bản thân mình chưa đóng góp được điều gì quan trọng cho
xã hội.
Để hiểu rõ hơn điều này, chúng tôi đã phỏng vấn sâu 1 số sinh viên:
“Chúng em vẫn còn là sinh viên, tiền ăn học còn phải do bố mẹ chu cấp chứ
đã có gì đâu mà đóng góp được cho xã hội chứ. Em nghĩ chỉ cần tập trung học,
không ăn chơi đua đòi, phạm pháp là đã tốt cho xã hội lắm rồi Chị ạ”. (Nam SV,
ĐH Mỏ và Địa chất, HN).
“Em nghĩ việc đóng góp cho xã hội là trách nhiệm của mỗi công dân nhưng
nó thuộc về những người giàu có hoặc có thu nhập cao, chứ những người nông dân
hay các bạn sinh viên như em thì chưa đóng góp được gì cho xã hội cả. Chắc sau
này khi tốt nghiệp ra trường, trở thành một doanh nhân thành đạt thì lúc ấy em mới
đóng góp được.” (Nam SV, ĐH Hàng Hải, HP).
“Mỗi dịp hè, em thường tham gia vào câu lạc bộ sinh viên tình nguyện của
trường. Khi thì nhóm em lên vùng cao giúp đỡ các bác dọn mương, phát nương. Có
kì thì tiếp sức mùa thi, hướng dẫn đường đi và tìm nhà trọ cho các bạn lên thi.
Nhưng em thấy rằng những việc mình làm còn nhỏ bé lắm, chưa đóng góp được
điều gì quan trọng cho xã hội cả.” (Nam SV, ĐH Hải Phòng, HP)
Kết hợp với một vài chia sẻ, chúng tôi nhận thấy các bạn sinh viên chưa thực
sự hiểu hết về việc bản thân mình có thể đóng góp được điều gì cho xã hội. Các bạn
thường cho rằng việc đóng góp cho xã hội là thuộc về những người có thu nhập
hoặc ở một vị trí cao trong xã hội hay nếu có làm thì phải là những hành động mang
tính to lớn. Trong khi đó, các bạn có thể làm rất nhiều việc để góp sức mình vào xã
hội. Điều này cũng dễ hiểu vì môi trường học tập chính của bạn là ở trường đại học,
nơi chú trọng chủ yếu tới các hoạt động giáo dục thể chất, tinh thần, nhưng nhìn
chung các bạn sinh viên thường hào hứng tham gia nhiều vào các chương trình
ngoại khóa, thể thao, các câu lạc bộ khoa học. Còn các CLB tình nguyện, hay phong
trào hiến máu, hoạt động hỗ trợ xã hội đang phát trển nhưng chưa thực sự có sức
hút đối với sinh viên. Như vậy, bên cạnh việc bản thân sinh viên cần thay đổi cách
suy nghĩ, nhà trường cần có tác động để giúp các bạn có sự nhìn nhận đúng đắn về
khả năng của mình từ đó đóng góp tích cực hơn nữa sức mình cho xã hội. Bởi theo

48
tác giả Phan Thị Mai Hương và Nguyễn Đinh Mạnh thì tinh thần trách nhiệm là hai
yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến tích cực xã hội của học sinh, sinh viên, tiếp đến
là hiệu quả của công tác tuyên truyền, số lượng người tham gia và cuối cùng là cách
thức tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Điều này có nghĩa là, nếu học sinh –
sinh viên có tinh thần trách nhiệm cao, sinh hoạt trong một môi trường học tuyên
truyền các hoạt động xã hội hiệu quả, các hoạt động xã hội tổ chức được nhiều
người tham gia và công tác tổ chức có tính hấp dẫn thì cá nhân đó sẽ có tính tích
cực xã hội cao và ngược lại. [5]
3.1.4. Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý
Với sinh viên, cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý được biểu hiện qua các
khía cạnh sinh viên có một mối quan hệ tin tưởng, ấm áp với những người xung
quanh; tin tưởng bản thân mình sẽ phát triển thành người tốt hơn; có định
hướng cho cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, các bạn tự tin thể hiện quan điểm,
ý tưởng của riêng mình, vượt qua các thử thách để phát triển và trở thành người
tốt hơn. Bảng số liệu dưới đây là kết quả “cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý”
của sinh viên:
Bảng 3.4: Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý
STT Mệnh đề ĐTB ĐLC
1 Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm chất nhân cách của bạn 4.14 1.38
Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt các trách nhiệm
2 4.12 1.39
trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối quan hệ tin tưởng và
3 4.22 1.25
ấm áp với những người khác
Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát triển và
4 4.02 1.48
trở thành người tốt hơn
Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý
5 3.95 1.40
tưởng và quan điểm riêng của bạn
6 Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý nghĩa. 4.27 1.42

Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý chung 4.12 1.06

49
Nhìn chung, kết quả này cao hơn hẳn so với cảm nhận hạnh phúc ở các mặt
cảm xúc và xã hội. Phân tích các mệnh đề trong thang đo cho thấy: điểm trung bình
ở từng mệnh đề đều ở mức tương đối cao dao động từ 3.95 lên đến 4.27, và có
mệnh đề đạt mức đánh giá rất cao (mệnh đề: 11, 14). Cụ thể, ở mệnh đề có ĐTB cao
nhất “bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định hướng và có ý nghĩa.”
(ĐTB=4.27), có tới 52,7% lớn sinh viên cảm thấy ở mức “hàng ngày và gần như
hàng ngày”, một tỷ lệ tương đối lớn 31,8 % - “khoảng mỗi tuần 1,2,3 lần”, còn lại
một tỷ lệ nhỏ 11,5% - “khoảng 1, 2 lần trong tháng”, “không lần nào” (4,0%). Ở
mệnh đề có điểm trung bình cao thứ hai “bạn cảm thấy rằng bạn có những mối
quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác” (ĐTB= 4.22), có 64,5% sinh
viên cảm thấy ở mức “hàng ngày và gần như hàng ngày”, 40% - “mỗi tuần một lần,
2-3 lần”, còn lại chiếm một tỷ lệ nhỏ 11,4% - “khoảng 1 lần hoặc không lần nào
trong tháng”.
Từ số liệu này, chúng ta có thể thấy rằng đa số sinh viên đều có một định
hướng cho cuộc sống của mình, xác định được ý nghĩa của cuộc sống và có niềm tin
vào những người xung quanh mình. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng và cảm nhận
được sự tin tưởng và ấm áp trong mối quan hệ của mình. Đây là điều hết sức quan
trọng, bởi vì nó là cơ sở để sinh viên phát triển các mối quan hệ tình cảm của mình,
tiến tới là tìm được người bạn đời. Các bạn sinh viên, mỗi người đều đến từ một
vùng quê khác nhau, chính vì thế có được một các mối quan hệ an toàn sẽ như sợi
dây kết nối các bạn hòa nhập với xã hội. Kết quả nghiên cứu này cho thấy sự khác
biệt so với các nghiên cứu khác mà chúng tôi đã trình bày trong phần trên. Theo
khảo sát của Viktor Frankl thì có tới 25% sinh viên Châu Âu và 60% sinh viên Mỹ
hiện cảm thấy đang sống một “cuộc đời vô nghĩa”, một trạng thái “trống rỗng bên
trong, trống rỗng trong sâu thẳm con người”. Và tỉ lệ này ngày càng tăng trong xã
hội hiện đại. Để lý giải điều này chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu và thu được kết
quả như sau:
“Mục tiêu của em là trở thành một cô y tá điều dưỡng giỏi, có thể một mình
chăm sóc một phòng bệnh. Ngay từ hồi học cấp 2 em đã cảm thấy yêu thích nghề

50
bác sỹ rồi. Vì người làm nghề này không chỉ giúp ích cho người bệnh mà còn giúp
đỡ được cả những người thân bên cạnh mình nữa. Đến khi đi học, đi thực tập em
càng thấy công việc này có ý nghĩa hơn. Mỗi ngày có thể đem sức mình giúp đỡ
được nhiều người em lại thấy mình sống có ích hơn”. (Nữ SV, Cao đẳng Y tế Công
cộng, HN).
“Ngày em đỗ Đại học cả nhà em tự hào về em lắm. Bố mẹ em còn thưởng
cho em hẳn một chiếc xe đạp điện và mời cả lớp em tới ăn bánh kẹo mừng. Em thì
vừa vui vừa lo, vui vì em có thể trở thành một nhà công tác xã hội đem sức mừng
giúp cho những người nghèo khó còn lo vì mọi người bảo con gái làm nghề này sẽ
vất vả lắm. Thế nhưng mỗi lần em gọi điện về than thở là bố mẹ lại động viên em cố
gắng lên, em lại thấy quyết tâm hơn để thực hiện ước mơ của mình. Gia đình chính
là chỗ dựa vững chắc nhất của em.” (Nam SV, ĐH Hàng Hải, HP).
“Công việc của em sau này là cô nuôi dạy hổ. Hồ đầu em đi học chỉ vì là
thích trẻ con thôi, nhưng đi dạy rồi mới biết chơi với trẻ con thì dễ chứ dạy được
chúng thì khó hơn nhiều. Mình không chỉ cần lòng yêu nghề còn phải có cả sự kiên
trì nhẫn nại nữa. Nhưng vất vả đến mấy mà nhìn thấy các con tiến bộ, mỗi ngày đều
nói Con yêu Cô thì lại hết ngay Chị. Chúng nó đáng yêu lắm. Với em công việc này
có ý nghĩa vô cùng”. (Nữ SV, Trung cấp mẫu giáo mầm non, HN).
Như vậy, có thể thấy rằng chính sợi dây liên kết từ mối quan hệ với mọi
người xung quanh đã góp phần làm tăng cảm nhận của sinh viên về định hướng và ý
nghĩa cuộc sống. Trong số sinh viên chúng tôi điều tra, có rất nhiều bạn thiết lập
mục tiêu sống dựa trên sự định hướng của người thân như bố mẹ, bạn bè, thầy cô.
Và rồi chính nó lại tác động trở lại, củng cố hơn niềm tin của sinh viên vào định
hướng, mục tiêu mà mình đã chọn. Tóm lại, khi sinh viên có một mối quan hệ ấm
áp, tin tưởng, có sự gắn kết với mọi người xung quanh thì sinh viên cũng cảm nhận
thấy cuộc sống của mình có định hướng, có ý nghĩa hơn.
Tiếp đến, các mệnh đề có ĐTB cao như “bạn cảm thấy thích phần lớn các
phẩm chất nhân cách của bạn” (ĐTB=4.14), “bạn cảm thấy có khả năng quản lý

51
tốt các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày của bạn.” (ĐTB= 4.12), “bạn thấy
rằng bạn đã vượt qua thử thách để phát triển và trở thành người tốt hơn”
(ĐTB=4.02), “bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan
điểm riêng của bạn” (ĐTB=3.95). Đây là các mệnh đề thể hiện sự đánh giá của
sinh viên với bản thân mình. Từ kết quả này cho thấy, phần lớn các bạn sinh viên có
một thái độ tích cực đối với sự thừa nhận và chấp nhận các khía cạnh con người
mình, có khả năng làm chủ cuộc sống hay tự tin để suy nghĩ, thể hiện những ý
tưởng và quan điểm của riêng mình. Như chúng ta thấy thì ở đuổi này, sinh viên đã
có sự trưởng thành về mặt suy nghĩ, ý thức tự lập cao và bắt đầu tự ra quyết định
cho các vấn đề trong cuộc sống của mình nên những điểm này có ý nghĩa vô cùng
quan trọng với các bạn sinh viên. Chia sẻ về vấn đề này, các bạn sinh viên cho ý
kiến như sau:
“Là sinh viên thì khác với lúc học ở phổ thông lắm Chị ạ. Ngày trước, ở lớp
thì Cô nói học sinh nghe, nhiều khi các Thầy Cô có giảng sai hay cách làm bài không
giống cách Thầy Cô đã giảng thì bọn em cũng không dám lên tiếng. Nhưng trên Đại
học thì khác, bọn em có quyền nêu quan điểm, suy nghĩ của riêng mình. Nếu sai thì
cả lớp phản bác lại, rồi tranh luận, tìm mọi lý lẽ để thuyết phục, chứng minh. Môn
nào cũng như vậy, có bạn lúc đầu nhút nhát nhưng sau một vài lần thì tự tin, hùng
biện giỏi luôn”. (Nam SV, ĐH Mỏ địa chất, HN).
Tóm lại, sinh viên tự đánh giá hạnh phúc về mặt tâm lý của mình ở mức khá
cao. Nhìn chung, các bạn hài lòng với các phẩm chất nhân cách của mình; có một ý
thức tự chủ, có trách nhiệm, có mục tiêu và định hướng cuộc sống; và tự tin phát triển
bản thân.
3.2. Tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc
Các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Mặt này có tác động qua lại tới mặt khác. Bảng 3.5 biểu thị mối tương quan giữa
các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc.

52
Bảng 3.5: Mối tương quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc
Các mặt biểu hiện Cảm xúc Xã hội Tâm lý
cảm nhận hạnh phúc r p r p r p
Cảm xúc 1,000 0,000 0,562** 0,000 0,571** 0,000
Xã hội 0,562** 0,000 1,000 0,000 0,695** 0,000
Tâm lý 0,571** 0,000 0,695** 0,000 1,000 0,000
CNHP chung 0,828** 0,000 0,879** 0,000 0,869** 0,000

Ghi chú: * tương quan với mức ý nghĩa p<0.05;


** tương quan với mức ý nghĩa p<0.01
Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy qua hệ số tương quan biểu thị trên bảng,
cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
có sự tương quan khá chặt chẽ, (r>0,40>0 cho biết chiều của các mối tương quan
này là tỷ lệ thuận). Tất cả các mối tương quan trong cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên về các mặt khác nhau là mối tương quan thuận, nghĩa là khi mức độ của một
mặt của cảm nhận hạnh phúc mà tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ tăng của
cảm nhận hạnh phúc chung và ngược lại. Cụ thể như sau:
Cảm nhận hạnh phúc chung có mối tương quan chặt chẽ đối với các mặt: về
mặt xã hội (r=0.879, p<0.01), về mặt cảm xúc (r=0.828, p<0.01), về mặt tâm lý
(r=0.869, p<0.01). Như vậy hoàn toàn đúng với những nghiên cứu lý luận mà chúng
tôi đã phân tích ở phần trên: mức độ cảm nhận hạnh phúc về các mặt có ảnh hưởng
trực tiếp đến có cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên.
Trong các mối tương quan, giữa cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và cảm
nhận hạnh phúc chung có mối tương quan chặt chẽ nhất (r=0.879, p<0.01). Như
vậy, chúng ta có thể thấy rằng các yếu tố xã hội có mối quan hệ mật thiết tới cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên. Kết quả này của chúng tôi một lần nữa khẳng định
kết luận khi nghiên cứu hạnh phúc trong sinh viên đại học của Bruhn (2005), kết nối
xã hội là cách để tăng cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Các báo khác cũng chỉ ra
rằng sự gần gũi tình cảm với những người khác có một tương quan mạnh mẽ tới
cảm nhận hạnh phúc của cá nhân [14].

53
Mối tương quan chặt tiếp theo là tương quan giữa “cảm nhận hạnh phúc về
mặt tâm lý” và “cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội” (r=0.695; p<0.01), điều này
cho thấy sinh viên có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người khác,
cảm thấy cuộc sống của mình có định hướng và có ý nghĩa với mình thì các bạn
cũng cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng cao hơn, đánh giá mọi người trong xã hội
đang tiến triển tốt hơn. Đó chính là xu hướng của cuộc sống và hình thành nên môi
trường thoả mãn những nhu cầu và mức độ khẳng định bản thân của sinh viên. Sinh
viên hòa đồng khi họ thấy xã hội đầy ý nghĩa và thấy mình được thuộc về nó và
được cộng đồng chấp nhận mình. Khi mà họ chấp nhận các thành phần trong xã hội
và khi họ thấy chính mình đang đóng góp cho xã hội.
Tiếp đến, giữa mặt cảm xúc và mặt tâm lý (r=0.571, p<0.01) cũng có mối
tương quan chặt chẽ. Như vậy, khi sinh viên thấy yêu thích các phẩm chất cá nhân
của mình, tự tin để suy nghĩ hay thể hiện những ý tưởng và quan điểm riêng, có các
mối quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người xung quanh thì cũng góm phần
tăng cảm xúc yêu thích, sự hài lòng với cuộc sống.
Bên cạnh đó, hai mặt của cảm nhận hạnh phúc là mặt xã hội và mặt cảm xúc
cũng có mối tương quan tương đối chẽ (r=0. 562; p<0.01), như vậy khi sinh viên
cảm thấy sự gắn bó với cộng đồng, thấy mình thuộc về cộng đồng đó và cách vận
hành của xã hội có ý nghĩa với họ thì cũng làm tăng cảm giác yêu thích, hài lòng
với cuộc sống của mình hơn. Kết quả này cũng đồng quan điểm với Larson (1996),
tác giả đã nêu rằng “yếu tố then chốt quyết định xem mức đánh giá hạnh phúc xã
hội sẽ nằm trong phần hạnh phúc của từng người. Đó chính là liệu xem đánh giá có
phản ánh đúng với nội tâm khích lệ cảm xúc, ý nghĩ và hành vi phản ảnh đúng mức
hài lòng hay không về môi trường xã hội tạo ra”.
Tóm lại, các mặt có cảm nhận hạnh phúc cho thấy chúng có mối tương
quan chặt với nhau và cũng tương quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc nói
chung của sinh viên, điều này cho thấy sự tăng hay giảm của một mặt cảm nhận
hạnh phúc thì có thể tác động đến các mặt khác và làm thay đổi mức cảm nhận
hạnh phúc nói chung.

54
3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các nhóm
3.3.1. So sánh cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên
Sau khi tìm hiểu thực trạng cảm nhận hạnh phúc và phân tích sâu từng mặt
biểu hiện cũng như mối tương quan giữa các mặt, chúng tôi thu được kết quả rằng
phần lớn sinh viên đều có cảm nhận hạnh phúc ở mức trên trung bình. Nhưng liệu
có hay không sự khác biệt giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở trên các địa
bàn khác nhau, hay giữa nam và nữ sinh viên? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi
tiến hành so sánh điểm trung bình của sinh viên giữa sinh viên nam và sinh viên nữ,
kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6: Cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên. (Điểm trung bình)

Điểm trung bình Độ lệch chuẩn


Các mặt biểu hiện CNHP
Nam Nữ Nam Nữ

Mức độ cảm nhận hạnh phúc chung 3.92 3.98 3.21 2.74

Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc 3.92 4.08 1.24 1.11

Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội 3.76 3.71 1.24 1.14

Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý 4.10 4.14 1.13 1.00

Giống như kết quả của các công trình đi trước (Ben Shahar, 2009) đã chỉ ra
rằng cảm nhận hạnh phúc ở nam giới và nữ giới là như nhau. Trong nghiên cứu của
chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự. Nhìn chung, gần như là không có sự khác
biệt trong mức cảm nhận hạnh phúc chung và mức cảm nhận hạnh phúc về các mặt
của sinh viên nam nữ. Về cảm nhận hạnh phúc chung: Kết quả điểm trung bình cho
thấy cảm nhận hạnh phúc chung của nam sinh viên (ĐTB=3.92) và cảm nhận hạnh
phúc chung của nữ sinh viên (ĐTB=3.98) cùng mức độ.
Chỉ có một sự chênh lệch nhỏ có thể thấy ở mặt cảm nhận hạnh phúc về mặt
cảm xúc, trong đó nữ sinh viên có cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc cao hơn
nam sinh viên (p<0,05). Cảm nhận hạnh phúc ở các mặt còn lại sự khác biệt chỉ có
ý nghĩa về mặt thống kê. Sinh viên nam hay sinh viên nữ đều có cảm nhận hạnh

55
phúc chủ quan là như nhau. Và đặc biệt ở cả hai giới thì cảm nhận hạnh phúc về
mặt xã hội đều ở mức thấp nhất, thấp hơn cả mức cảm nhận hạnh phúc chung. Cụ
thể là:
Kết quả điểm trung bình cho thấy cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của
nam sinh viên và nữ sinh viên (ĐTB nam = 3.76 ; ĐTB nữ = 3.71) thấp hơn so với
mức cảm nhận hạnh phúc chung (ĐTB nam=3.92 ; ĐTB nữ = 3.98).
Tóm lại, kết quả trên cho thấy, có sự tương đương về cảm nhận hạnh phúc
chung và về các mặt cảm nhận hạnh phúc giữa nam và nữ sinh viên. Về mặt cảm
xúc, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nam thấp hơn so với nữ sinh viên. Về mặt
xã hội, cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nam và nữ sinh viên là tương đương
nhau và cùng thấp hơn so với mức cảm nhận hạnh phúc chung của cả hai giới. Về
mặt tâm lý cá nhân, mức độ cảm nhận hạnh phúc của cả nam và nữ sinh viên đều
cao hơn tất cả các mặt khác cũng như cảm nhận hạnh phúc chung.
3.3.2. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các nhóm tuổi
Bên cạnh việc tìm hiểu sự khác biệt về giới trong cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên, chúng tôi cũng rất quan tâm tới khía cạnh tuổi tác. Có hai luồng ý kiến
khác nhau khi xem xét về vấn đề này: hướng ý kiến thứ nhất cho rằng, những người
lớn tuổi hơn (ở ngưỡng 30 trở lên) thường gặp "khủng hoảng" về nhan sắc và tâm
lý, và từ 50 tuổi trở đi, khi mà chuyện tình dục trở nên khó khăn, thì cuộc sống thực
là "vui ít buồn nhiều". Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu mới đây lại chứng minh
điều ngược lại: là ở tuổi 21-23, người ta cảm thấy ít hạnh phúc nhất và từ 25 tuổi trở
đi, con người ngày càng hạnh phúc hơn [42]. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên giữa các nhóm tuổi thu được kết quả như sau:

56
5
4.5
4
3.5
3
Nhóm 1 (18-20)
2.5
Nhóm 2 (21-23)
2 Nhóm 3 (24-31)
1.5 Nhóm 4 (32-52)
1
0.5
0
CNHP về CNHP về CNHP về CNHP
mặt cảm xúc mặt xã hội mặt tâm lý chung

Biểu đồ 3.1: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy cảm nhận hạnh phúc có sự khác biệt rõ nét giữa
các nhóm tuổi thể hiện ở mức cảm nhận hạnh phúc chung, trong đó nhóm 2 có mức
cảm nhận thấp nhất (ĐTB=3.63 ; p<0,05), nhóm 4 cao nhất (ĐTB=4.52), tiếp đến
lần lượt là nhóm 3 (ĐTB=3.93) và nhóm 1 (ĐTB=3.9). Sự khác biệt này cũng được
tìm thấy ở cả ba mặt của cảm nhận hạnh phúc, nhóm tuổi từ 21-23 vẫn có mức cảm
nhận hạnh phúc thấp nhất và nhóm tuổi 32-52 ở mức cao nhất. Cụ thể, điểm trung
bình cảm nhận hạnh phúc ở các mặt của các nhóm tuổi như sau: về mặt cảm xúc
nhóm 4 là 4.35, nhóm 3 là 4.00, nhóm 2 là 3.74 và nhóm 1 là 4.08; Về mặt xã hội
lần lượt là 4.49, 3.74, 3.36, 3.64 ; Tương tự về mặt tâm lý 4.73, 4.09, 3.87, 4.02.
Điều này được lý giải bởi khi nhiều tuổi hơn nhất là những giai đoạn sau con người
càng trưởng thành hơn, trải nghiệm nhiều hơn chính vì thế cách nhìn cuộc sống
cũng tích cực. Trải qua những khó khăn, thăng trầm của cuộc sống người trưởng
thành cảm nhận tốt hơn về tổng thể sự việc diễn ra trong cuộc sống cũng như đánh
giá sâu sắc hơn về giá trị của cuộc sống. Mặt khác, nhóm khách thể ở độ tuổi 32-52
(nhóm 4) mà chúng tôi lựa chọn trong nghiên cứu là các học viên theo hệ tại chức
vừa học vừa làm, họ đều là những người đã có công việc và một vị trí nhất định

57
trong xã hội ít phải lo lắng về tài chính và tương lai hơn chính vì thế họ cũng cảm
thấy hạnh phúc hơn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu đi trước mà
chúng tôi đã giới thiệu ở trên.
3.3.3. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực
sinh sống.
So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống, kết
quả như sau:

4.2

3.8

3.6 Nông thôn


Vùng đang đô thị hóa
Đô thị
3.4

3.2

3
CNHP về mặt CNHP về mặt xã CNHP về mặt CNHP chung
cảm xúc hội tâm lý

Biểu đồ 3.2: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống.

Nhìn vào biểu đồ, chúng tôi nhận thấy sinh viên sống ở khu vực đô thị có
mức độ cảm nhận hạnh phúc (chung và về các mặt) cao hơn hẳn sinh viên ở hai khu
vực nông thôn và vùng đô thị hóa. Đặc biệt thể hiện rõ nhất là cảm nhận hạnh phúc
về mặt cảm xúc: khu vực đô thị ở mức cao (ĐTB=4.11), tiếp đến là vùng đang đô
thị hóa (ĐTB=3.99), khu vực nông thôn thấp nhất (ĐTB= 3.67). Tuy nhiên sự
chênh lệch này giữa các khu vực sinh sống chỉ là ngẫu nhiên và không có ý nghĩa về
mặt thống kê (p=0.162>0.05). Phỏng vấn sâu một số sinh viên thu được như sau:

58
“Theo em không thể nói người sống ở thành phố hạnh phúc hơn người ở
nông thôn hay ngược lại được. Vì điều này phụ thuộc vào quan điểm của mỗi người.
Chẳng hạn một người sống ở thành phố ngày ngày phải lo xem ăn thực phẩm nào
cho sạch, rồi ăn nhiều đồ nhiễm độc sẽ bị ung thư thì họ cho rằng người nông thôn
hạnh phúc hơn vì đồ ăn đều do mình làm ra, không sợ mắc bệnh. Thế nên việc sống
ở đâu không quyết định đến việc mình có hạnh phúc hơn hay không.” (Nữ sinh viên,
ĐH Hải Phòng, HP).

“Nếu bảo người sống ở nông thôn hạnh phúc hơn người sống ở vùng đô thị
thì thì em không đồng ý. Nhưng đúng là người sống ở nông thôn có sự lạc quan và
dễ hài lòng với cuộc sống hơn ạ. Ở quê em, có gia đình mỗi bữa cơm chỉ đơn giản
là đĩa rau luộc, một bát đậu sốt cà chua mà cả nhà cũng ăn ngon, trò chuyện vui vẻ.
Trẻ con cũng không đòi hỏi phải có món này hay món kia, sắm quần áo mới. Với
chúng cuộc sống như thế đã là hạnh phúc rồi.” (Nữ sinh viên, ĐH Khoa học Xã hội
& Nhân Văn, HG).

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cho thấy, dù điều kiện sống ở các khu
vực có chênh lệch nhau nhưng cũng không có sự khác biệt về cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên. Các bạn sinh viên sinh ra ở vùng đô thị cũng có mức cảm nhận hạnh
phúc tương đương với các bạn sinh viên ở vùng nông thôn hay vùng đô thị hóa.

3.3.4. So sánh cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh

Bên cạnh việc tìm hiểu cảm nhận hạnh phúc của sinh viên xét về khía cạnh
giới tính, khu vực sinh sống, chúng tôi cũng rất quan tâm tới cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên ở các địa bàn khác nhau, bởi mỗi địa bàn lại có những đặc trưng riêng
về điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội, chính vì thế nó cũng có tác động không nhỏ
tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên trên địa bàn đó. Vậy thì, sinh viên ở địa bàn
nào sẽ có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn, hay ở địa bàn nào sinh viên cũng có
mức cảm nhận hạnh phúc tương đương nhau? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi
tiến hành so sánh điểm trung bình của các địa bàn, kết quả có được như sau:

59
5

4.5

3.5

3 Hà Nội
Hải Phòng
2.5
Nghệ An
2 Hà Giang

1.5

0.5

0
CNHP về mặt cảm xúc CNHP về mặt xã hội CNHP về mặt tâm lý CNHP chung

Biểu đồ 3.3: Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên các tỉnh.
Khi xem xét trên góc độ giữa các địa bàn, kết quả so sánh điểm trung bình
cho thấy có sự chênh lệch khá lớn giữa bốn địa bàn trong cả cảm nhận hạnh phúc
chung và trong các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Sự khác biệt
thể hiện lớn nhất ở kết quả của sinh viên tại địa bàn Nghệ An cao hơn rất nhiều so
với sinh viên tại địa bàn Hà Nội và Hải Phòng. Riêng với địa bàn Hà Giang, cũng
có sự chênh lệch đáng kể với hai địa bàn này. Cụ thể:
Về cảm nhận hạnh phúc chung: Qua bảng số liệu cho thấy sinh viên trên
địa bàn Nghệ An có điểm trung bình cảm nhận hạnh phúc cao nhất
(ĐTB=4.63). Ở vị trí thứ hai là Hà Giang (ĐTB=4.03), sinh viên ở hai địa bàn
Hà Nội và Hải Phòng có kết quả tương đương nhau và cũng là thấp nhất trong
bốn địa bàn được điều tra. Cụ thể cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên trên
địa bàn Hà Nội có ĐTB=3.7 và 3.77 là ĐTB cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
trên địa bàn Hải Phòng.

Về cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc: Nhìn chung, ĐTB cảm nhận hạnh
phúc về mặt cảm xúc của sinh viên ở bốn địa bàn đều ở mức cao. Tuy nhiên, có sự

60
khác biệt rất lớn trong các địa bàn. Cụ thể là sinh viên trên địa bàn Nghệ An có mức
cảm nhận hạnh phúc rất cao (ĐTB=4.60), hai địa bàn Hải Phòng (ĐTB=3.93) và
Hà Giang (ĐTB=3.93) là tương đương nhau, địa bàn Hà Nội (ĐTB=3.82) là mức
thấp nhất.

Về cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội: Một điều dễ nhận thấy là cảm nhận
hạnh phúc về mặt xã hội ở trên tất cả bốn địa bàn có ĐTB thấp nhất so với cảm
nhận hạnh phúc đối với các mặt khác và thấp hơn cả số ĐTB cảm nhận hạnh phúc
chung của sinh viên (lần lượt theo các địa bàn là: ĐTB Hà Nội = 3.48; ĐTB Hải
Phòng = 3.46; ĐTB Nghệ An = 4.59; ĐTB Hà Giang =3.90). So sánh ĐTB giữa các
địa bàn với nhau thì CNHP đối với xã hội của sinh viên ở 2 tỉnh Hà Nội
(ĐTB=3.48) và Hải Phòng (3.46) thấp hơn hẳn so với tỉnh Nghệ An (ĐTB=4.59) và
Hà Giang (ĐTB=3.90).

Về cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý: Nhìn chung, ở cả bốn địa bàn thì cảm
nhận hạnh phúc về mặt tâm lý có ĐTB cao nhất. Cụ thể là ở địa bàn Hà Nội
ĐTB=3.91 cao hơn cảm nhận hạnh phúc chung (ĐTB=3.70) và cao hơn nhiều so
với cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội (ĐTB=3.48). Tại Hải Phòng cũng thu được
kết quả tương tự như vậy (ĐTB cảm nhận hạnh phúc chung=3.77; ĐTB cảm nhận
hạnh phúc về mặt tâm lý = 3.93). Riêng kết quả đánh giá cảm nhận hạnh phúc về
mặt tâm lý của sinh viên ở hai địa bàn Nghệ An và Hà Giang có cao hơn nhưng chỉ
chênh lệch không đáng kể so với cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh
phúc về các mặt còn lại.

Tóm lại, kết quả trên cho thấy, có sự chênh lệch rõ rệt trong cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên ở bốn địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang. Xem
xét về khía cạnh khu vực, trong bốn địa bàn nghiên cứu thì sinh viên tại địa bàn
Nghệ An có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn các địa bàn còn lại. Đặc biệt là so
với sinh viên tại địa bàn Hà Nội thì sự khác biệt là lớn nhất. Trong khi đó, sinh viên
tại địa bàn Hà Nội có cảm nhận hạnh phúc ở mức độ thấp nhất. Xem xét giữa các
mặt khác nhau của cảm nhận hạnh phúc ở sinh viên, có sự tương đồng ở cả bốn địa

61
bàn nghiên cứu đó là cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội là thấp nhất so với các mặt
cũng như so với cảm nhận hạnh phúc chung. Ngược lại, cảm nhận hạnh phúc về mặt
cảm xúc và về mặt tâm lý của sinh viên lại có kết quả cao hơn hẳn. Như vậy, chúng
ta có thể thấy được, phần đa các bạn sinh viên cảm thấy hài lòng hơn với bản thân
mình với những phẩm chất cá nhân mà các bạn đang có cũng như thấy cuộc sống
của mình có ý nghĩa, có niềm yêu thích với cuộc sống. Bên cạnh đó, các bạn sinh
viên chưa thực sự cảm thấy được sự kết nối của mình đối với xã hội (với một cộng
đồng, lối xóm, làng quê) hay cảm nhận mình đã đóng góp được điều gì cho xã hội
tốt hơn. Điều này có thể dễ lý giải, vì phần lớn các bạn sinh viên đều là từ các tỉnh
thành khác nhau rời lên nơi mình đang học tập. Tại đây, các mối quan hệ xã hội
mà các bạn có được nó chỉ ở trong một phạm vi nhỏ là: lớp, trường, xóm trọ, nơi
làm thêm, ....mà hầu như chưa có sự kết nối gì nhiều với cộng đồng xung quanh.
Hơn nữa, ở các thành phố lớn thì sợi dây liên kết giữa các cá nhân trong một cộng
đồng ngày càng lỏng lẻo hơn nhiều so với ở nông thôn. Chính vì thế sinh viên có
cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội ở mức thấp hơn hẳn so với các mặt khác là
điều dể hiểu.

Như vậy, sinh viên có cảm nhận hạnh phúc chung và cảm nhận hạnh phúc về
ba mặt cảm xúc, tâm lý, và xã hội đều ở mức khá cao. Khi xét về sự khác biệt giới
tính cho thấy, có sự khác biệt không đáng kể trong cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên nam và sinh viên nữ, các bạn sinh viên nữ có cảm nhận hạnh phúc cao hơn so
với các bạn nam. Khi xét theo khu vực sinh sống cho thấy, cảm nhận hạnh phúc có
sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, khu vực đô thị có mức cao nhất, tiếp đến là ở
vùng đô thị hóa và thấp nhất là ở khu vực nông thôn. Khi xét theo địa bàn học tập,
có sự khác biệt rất lớn trong mức cảm nhận hạnh phúc, sinh viên học tập trên địa
bàn Nghệ An có mức cảm nhận hạnh phúc rất cao, hai địa bàn Hải Phòng và Hà
Giang là tương đương nhau, địa bàn Hà Nội là mức thấp nhất. Tuy nhiên khi phân
tích cụ thể, kết quả cho thấy sự khác biệt xét theo các tiêu chí chỉ có ý nghĩa về mặt
thống kê.

62
3.4. Các yếu tố có mối quan hệ tƣơng quan với cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên

3.4.1. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống
của sinh viên

3.4.1.1. Thực trạng mức độ hài lòng cuộc sống của sinh viên

Cảm giác hài lòng với cuộc sống nói chung là cảm giác tổng hợp hài
lòng chung nhất mà con người có được về cuộc sống của mình. Bên cạnh đó,
con người còn có thể có cảm giác hài lòng với những mặt cụ thể nhất định.
Trong các đề tài nghiên cứu của các tác giả đi trước các mặt khác cụ thể thường
được đưa ra đánh giá đó là: công việc, sức khỏe, điều kiện sống của gia đình,
quan hệ gia đình, khả năng năng lực của bản thân và địa vị xã hội của bản thân
[3, 16]. Đây là những mặt quan trọng với con người nói chung trong xã hội
hiện nay. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này với đối tượng nghiên cứu là sinh
viên, ngoài những khía cạnh chung như sức khỏe, điều kiện sống, các mối quan
hệ cá nhân thì chúng tôi lựa chọn các lĩnh vực gắn liền với sinh viên hơn đó là:
gắn kết với cộng đồng, cảm giác an toàn, đời sống tâm linh và những gì đã đạt
được trong cuộc sống. Sau khi kiểm tra mức độ hài lòng của sinh viên với cuộc
sống nói chung và các lĩnh vực khác nhau, chúng tôi tiến hành phân tích mối
tương quan giữa mức độ hài lòng với cảm nhận hạnh phúc chủ quan của sinh
viên.

Mức độ hài lòng với cuộc sống và các mặt khác nhau

Dưới đây là kết quả phân tích dữ liệu về mức độ hài lòng với cuộc sống nói
chung và với các mặt nói riêng của sinh viên:

63
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng với cuộc sống và các mặt khác nhau

Các mặt ĐTB ĐLC

Với cuộc sống nói chung của bạn 7.09 1.67

Mức sống của bạn 6.43 1.98

Sức khỏe của bạn 7.30 1.85

Những gì bạn đạt được trong cuộc sống 6.10 1.84

Với các mối quan hệ cá nhân của bạn 7.02 1.78

Với việc bạn cảm thấy an toàn thế nào 7.16 1.89

Với cảm nhận mình là một thành viên của 7.38 1.78
cộng đồng

Với sự an toàn trong tương lai của bạn 6.92 1.94

Với đời sống tâm linh hay tôn giáo của bạn 6.79 2.25

Ghi chú: Điểm lớn nhất của thang điểm là 10 (Hoàn toàn hài lòng) và nhỏ
nhất là 0 (Không hài lòng chút nào).

Kết quả bảng 3.9 cho thấy rằng, nhìn chung, sinh viên khá hài lòng với cuộc
sống nói chung và các mặt khác nhau của mình. Cụ thể là điểm trung bình dao động
trong khoảng từ 6.10 đến 7.38, trong đó, mức hài lòng được dao động chủ yếu
quanh con số 7.00 trên thang điểm 10 (hoàn toàn hài lòng). Bên cạnh đó, cũng có sự
chênh lệch đáng kể trong mức hài lòng của sinh viên ở các mặt (lĩnh vực) khác
nhau. Trong đó, mặt sinh viên có mức hài lòng cao nhất là: với cảm nhận mình là
một thành viên của cộng đồng (ĐTB = 7.38). Tiếp đến lần lượt là các mặt: sức khỏe
(ĐTB = 7.30); Với việc bạn cảm thấy an toàn như thế nào (ĐTB = 7.16); Với các
mối quan hệ cá nhân của bạn (ĐTB = 7.02); Với sự an toàn trong tương lai
(ĐTB=6.92); Với đời sống tâm linh hay tôn giáo (ĐTB = 6.79). Mức sống (ĐTB =
6.43) và những gì bạn đạt được trong cuộc sống (ĐTB = 6.10) là hai mặt sinh viên
có mức hài lòng thấp nhấp. Biểu đồ 3.3 dưới đây thể hiện rõ sự chênh lệch về mức
độ hài lòng các mặt khác nhau trong cuộc sống của sinh viên.

64
8

4 Mức hài lòng

0
Mức sống Sức khỏe Những Quan hệ An toàn Cảm nhận An toàn Đời sống Cuộc sống
gìđạt đƣ c cá nhân là một trong tâm linh nói chung
trong cuộc thành viên tƣơng lai
sống của cộng
đồng

Biểu đồ 3.4: Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau

Dễ lý giải tại sao sinh viên lại có mức hài lòng cao nhất với “cảm nhận mình
là một thành viên của cộng đồng”, “với việc cảm thấy an toàn như thế nào”, “với
các mối quan hệ cá nhân”, bởi như kết quả nghiên cứu chúng tôi đã trình bày ở trên
sinh viên có ĐTB cảm nhận hạnh phúc cao về sự gắn bó với cộng đồng hay có một
mối quan hệ tin tưởng, ấm áp với mọi người xung quanh. Và ngược lại, ở trong một
môi trường xã hội an toàn chính là điều kiện để sinh viên thiết lập các mối quan hệ
cá nhân và cảm thấy mình là một thành viên trong đó.
Tuy nhiên đáng lưu ý là mặt “với những gì bạn đã đạt được trong cuộc sống”
sinh viên có mức hài lòng thấp nhất (ĐTB=6.10). Điều này cho thấy, tính tới thời
điểm hiện nay những gì mà sinh viên đã đạt được trong cuộc sống chưa được như
những mục tiêu mà các bạn đặt ra. Khi liên hệ với cuộc sống thực tế của các bạn
sinh viên, chúng tôi nhận thấy rằng, đa số các bạn sinh viên đều đặt cho mình những
mục tiêu để phấn đấu vào năm đầu tiên như: đạt học bổng, có đề tài nghiên cứu
khoa học, trở thành bí thư đoàn trường, ….Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng
đủ kiên trì và quyết tâm để hoàn thành các mục tiêu mình đã đề ra. Chính vì thế mặt
này sinh viên có mức hài lòng thấp là điều khá dễ hiểu.

65
Tóm lại, sinh viên khá hài lòng với cuộc sống nói chung và các mặt khác
nhau của mình. Bên cạnh đó ở tám lĩnh vực mà chúng tôi đo thì sinh viên hài lòng
nhất với cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng, cảm giác an toàn, các
mối quan hệ cá nhân và các mặt như mức sống, những gì sinh viên đạt được trong
cuộc sống mức hài lòng thấp nhất. Kết quả này một lần nữa khẳng định kết quả
nghiên cứu của Headey, Holmstrom và Wearing (1984) cho thấy đa phần mọi người
cho biết mức đồ hài lòng cao ở một vài bình diện thì cũng giảm mức độ hài lòng ở
những bình diện khác.

Mức độ hài lòng chung với cuộc sống


Như đã trình bày ở phần trên, ở đề tài nghiên cứu của mình chúng tôi đưa sự
hài lòng cuộc sống là một trong những yếu tố có mối quan hệ đến cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên. Theo Diener sự hài lòng cuộc sống chính và những mặt khác
chính là những yếu tố về nhận thức trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan. Nó là đánh
giá, nhận định của cá nhân về toàn bộ cuộc sống nói chung của mình. Sự hài lòng
cuộc sống nói chung và hài lòng trong các măt khác nhau của cuộc sống nói riêng
có mối liên hệ tác động qua lại với nhau. Có nhiều giả định khác nhau về mối quan
hệ này: có giả định cho rằng mức hài lòng cuộc sống tăng khi hài lòng trong các
măt khác tăng mà không cần những thay đổi khách quan tại các mặt đó [14], một
vài mô hình khác thì cho rằng chúng có mối quan hệ độc lập với nhau. Sau khi kiểm
tra mức độ hài lòng với các mặt khác nhau của sinh viên, chúng tôi tiến hành đo
lường về sự hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống. Kết quả thu được như sau:
Bảng3.8: Mức độ hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống
Các nhận định ĐTB ĐLC
Xét hầu hết các khía cạnh, cuộc sống của tôi gần như là lý
3.21 0.94
tưởng đối với tôi
Điều kiện sống của tôi rất tốt 3.34 0.90
Tôi thỏa mãn với cuộc sống của mình 3.32 0.96
Tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan trọng tôi
2.83 1.00
mong muốn trong cuộc sống
Nếu tôi có thể sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ không thay đổi
3.06 1.74
hầu hết mọi điều

66
Qua bảng số liệu chúng ta thấy, khi được hỏi về mức độ đồng ý với năm
nhận định thể hiện đánh giá của mình về sự hài lòng cuộc sống chung thì ĐTB ở
mức thấp dao động từ 2.83 đến 3.34. Giữa các mệnh đề cũng có sự chênh lệch đáng
kể. Cụ thể, sinh viên có mức hài lòng cao ở các mệnh đề “điều kiện sống của tôi rất
tốt” (ĐTB=3.34), “tôi thỏa mãn với cuộc sống của mình” (ĐTB=3.32) và “xét hầu
hết các khía cạnh, cuộc sống của tôi gần như là lý tưởng đối với tôi” (ĐTB= 3.21).
Mức độ này cho thấy nhìn chung sinh viên đều tương đối hài lòng thỏa mãn với
cuộc sống của mình, với điều kiện sống và xét toàn bộ các khía cạnh của cuộc sống.
Điều này hoàn toàn đúng với các kết quả nghiên cứu chúng tôi đã trình bày ở trên
về mức độ hài lòng trong các mặt khác nhau của cuộc sống cũng như biểu hiện các
mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Khi phân tích sâu các mệnh đề chúng tôi đặc biệt quan tâm tới hai mệnh đề
có ĐTB thấp nhất bao gồm: “tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan
trọng tôi mong muốn trong cuộc sống” (ĐTB=2.83) và mệnh đề “nếu tôi có thể
sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ không thay đổi hầu hết mọi điều” (ĐTB=3.06). Với
nhận định tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan trọng tôi muốn trong
cuộc sống có 32.3% sinh viên “không đồng ý”, có 37,1% sinh viên “nửa đồng ý,
nửa không”, 7% sinh viên “hoàn toàn không đồng ý”, và 33,6% sinh viên “đồng ý”
hay “đồng ý hoàn toàn”. Với mệnh đề nếu tôi có thể sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ
không thay đổi hầu hết mọi điều, có 10,6% sinh viên “không đồng ý hoàn toàn”, số
sinh viên “không đồng ý” chiếm 25,8%, 28,3% sinh viên “nửa đồng ý, nửa không”
và 35,1% sinh viên “đồng ý” hay “đồng ý hoàn toàn”. Để làm rõ hơn vấn đề này,
chúng tôi đã lấy ý kiến chia sẻ của một số sinh viên:
“Kỳ đầu tiên của năm nhất em đặt cho mình nhiều mục tiêu lắm, nào là học
thêm tiếng Anh, tham gia vào hoạt động đoàn đội, điểm tổng kết phải trên 3 phẩy
(trường em lấy điểm hệ số 4) rồi sau này xin học bổng du học. Thế mà sau mải
chơi, rồi đi làm thêm, kỳ nào không có môn thi lại là em mừng lắm rồi. Vèo một cái
là hết 2 năm học, em thấy tiếc thời gian, tiếc nhiều thứ mình chưa đạt được.” (Nữ
SV, ĐH Hàng Hải, HP).

67
“Vào trường này chỉ là nguyện vọng 2 của em thôi. Lúc đăng kí em chọn
trường ĐH Ngoại thương, sau vì điểm không đạt mới chọn trường gần nhà nộp đơn
nguyện vọng 2. Ý định ban đầu của em là vừa học vừa ôn thi, năm sau quyết tâm thi
lại nếu trượt mới quay lại đây học. Nhưng khi vào học rồi lại lười, cứ động đến
sách vở ôn lớp 12 là em nản. Bây giờ thành ra dở dang, học ngành mình không
thích mà chẳng biết sau này ra trường làm gì nữa.” (Nữ SV, hệ tại chức ĐH Khoa
học xã hội & Nhăn Văn, Nghệ An).
Như vậy, từ kết quả này có thể thấy được đại đa số sinh viên chưa hài lòng
với những điều mình đã đạt được trong cuộc sống, và nếu có cơ hội, các bạn mong
muốn được thay đổi một số điều trong quá khứ. Điều này hoàn toàn tương đồng với
kết quả thu được trong mức độ hài lòng với các mặt khác nhau của sinh viên. So với
các mặt khác thì mặt “những gì bạn đã đạt được trong cuộc sống” (ĐTB=6.10) là
mặt sinh viên có mức hài lòng thấp nhất.
3.4.1.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của
sinh viên
Sự hài lòng cuộc sống nói chung và hài lòng về các mặt khác nhau của cuộc
sống là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến cảm nhận hạnh phúc. Nó cũng
nằm ở một trong ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc. Bảng 3.11 dưới đây trình bày
mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống của sinh viên:
Bảng 3.9: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống.
Mức hài lòng chung Mức hài lòng các mặt
Cảm xúc r 0,497** 0,516**
p 0,000 0,000
Xã hội r 0,442** 0,437**
p 0,000 0,000
Tâm lý r 0,497** 0,409**
p 0,000 0,000
CNHP chung r 0,553** 0,525**
p 0,000 0,000
Mức hài lòng chung r 1,000 0,540**
p 0,000 0,000
Ghi chú: * tương quan với mức ý nghĩa p<0.05;
** tương quan với mức ý nghĩa p<0.01

68
Phân tích bảng số liệu chúng tôi nhận thấy cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
có mối tương quan khá chặt chẽ với mức hài lòng chung và hài lòng với các lĩnh
vực khác nhau của cuộc sống (r>0 cho biết chiều của các mối tương quan này là tỷ
lệ thuận). Cụ thể, các mối tương quan chặt bao gồm: mức hài lòng các mặt và mức
cảm nhận hạnh phúc tổng (r=0,553), giữa mức hài lòng chung và hài lòng các mặt
(r=0,540) và mức hài lòng chung và mức cảm nhận hạnh phúc tổng thể (r= 0,525).
Tiếp đến lần lượt là với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên cũng
có mối tương quan ở mức khá chặt.
Tóm lại, kết quả này phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa hài lòng trong
từng mặt và mức hài lòng chung trong cuộc sống. Tương tự, cảm nhận hạnh phúc
cũng có mối tương tác qua lại theo chiều thuận với chúng. Kết quả này của chúng
tôi một lần nữa khẳng định kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước: sự hài lòng
cuộc sống là một thành phần quan trọng của cảm nhận hạnh phúc. Và cũng hoàn
toàn đúng với kết luận của Diener khi nghiên cứu về cấu trúc nhận thức của hạnh
phúc chủ quan: các mặt khác nhau có ảnh hưởng hưởng đối với mối quan hệ giữa
mức hài lòng cuộc sống và hài lòng các mặt, đánh giá khách quan các mặt sẽ đánh
giá trực tiếp hay gián tiếp đối với mức hài lòng cuộc sống [12]. Và mức hài lòng với
cuộc sống cũng có mối tương quan theo tỉ lệ thuận với mức cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên. Cụ thể là mức hài lòng cuộc sống cao thì cũng làm tăng mức cảm
nhận hạnh phúc và ngược lại sinh viên có mức cảm nhận hạnh phúc cao thì cũng
làm tăng mức hài lòng cuộc sống hơn.
3.4.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc
3.4.2.1. Các nhóm cảm xúc cơ bản
Theo chúng tôi, để xác định được tác động của các nhóm cảm xúc tới cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên thì cần phải trả lời hai câu hỏi: thứ nhất, có những
cảm xúc nào có tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, mức độ cảm nhận
về các cảm xúc đó của sinh viên như thế nào? Và thứ hai, những cảm xúc đó có mối
liên hệ như thế nào với nhau, cảm xúc nào sẽ ảnh hưởng mạnh theo hướng tích cực
hoặc tiêu cực đến cảm nhận hạnh phúc? Theo như phân tích thực trạng cảm nhận

69
hạnh phúc của sinh viên ở trên, chúng tôi thu được kết quả là hầu hết sinh viên có
cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc ở mức cao (ĐTB=4.0). Vậy thì cảm xúc nào
có tác động quan trọng tới cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, tác động đó như thế
nào và thúc đẩy sinh viên mưu cầu hạnh phúc? Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và
kết quả cụ thể như sau:
Trước hết chúng tôi phân loại những cảm xúc hiện đang tác động đến cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên. Ở đây chúng tôi đã đưa ra câu hỏi số 3 “Thang đo
này gồm một số từ miêu tả những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Bạn thường
cảm thấy cảm xúc này (một cách chung nhất) ở mức nào?” với 20 items miêu tả
những cảm xúc và tâm trạng khác nhau. Để xác định được những cảm xúc trên,
chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích nhân tố. Trong phương pháp phân tích
nhân tố chúng tôi phải căn cứ vào hệ số KMO - một chỉ tiêu để xem xét sự phù hợp
cho việc phân tích EFA (0.5< KMO). Với hệ số KMO = 0,87 (> 0,5) đủ để cho
phép chúng ta nhận định những giá trị có được qua phân tích những cảm xúc tác
động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên đảm bảo độ tin cậy.
Từ 20 items ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra
được 4 nhân tố, tương ứng với 4 nhóm cảm xúc hiện đang có tác động đến cảm
nhận hạnh phúc của các bạn sinh viên:
Nhân tố 1: nhân tố cảm xúc cá nhân tiêu cực (nhóm cảm xúc cá nhân tiêu
cực) gồm các cảm xúc sau: Rối tung; Buồn khổ; Căng thẳng, bồn chồn; Căng thẳng,
hồi hộp; Sợ sệt; Sợ hãi; Tội lỗi; Xấu hổ.
Nhân tố 2, nhân tố cảm xúc liên cá nhân tích cực (nhóm cảm xúc liên cá
nhân tích cực): Kiên quyết; Chu đáo, niềm nở; Tích cực chủ động; Nhiệt tình.
Nhân tố 3, nhân tố cá nhân tích cực (những cảm xúc cá nhân tích cực): Sôi
nổi, phấn khích; Cảm hứng; Quan tâm, thích thú; Tự hào; Mạnh mẽ.
Nhân tố 4: Nhân tố liên cá nhân tiêu cực (cảm xúc liên cá nhân tiêu cực): Đề
phòng; Thù địch; Cáu kỉnh.
Tương ứng với 4 nhân tố nêu trên là 4 nhóm cảm xúc được mô tả (xem
bảng chi tiết trong phụ lục), đó là: Nhóm cảm xúc cá nhân tiêu cực, những cảm

70
xúc liên cá nhân tích cực, những cảm xúc cá nhân tích cực, những cảm xúc liên cá
nhân tiêu cực.
3.4.2.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc của
sinh viên
Sau khi xác định được các nhóm cảm xúc cơ bản có tác động đến cảm nhận
hạnh phúc của sinh viên, chúng tôi tiến hành phân tích mối tương quan giữa chúng
với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.10: Mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc
Cá nhân tiêu Cá nhân tích Liên cá nhân Liên cá nhân
cực cực tích cực tiêu cực
r p r p r p r P
-
Cảm xúc **
0,000 0,374** 0,000 0,371** 0,000 -0,154** 0,000
0,275
-
Xã hội **
0,000 0,364** 0,000 0,429** 0,000 -0,138** 0,000
0,185
-
Tâm lý **
0,000 0,445** 0,000 0,541** 0,000 -0,138** 0,000
0,199
CNHP -
**
0,000 0,454** 0,000 0,514** 0,000 -0,165** 0,000
chung 0,257
Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01
Qua hệ số tương quan biểu thị trên bảng cho thấy, các yếu tố chia làm 2
nhóm với sự tương quan khác nhau.
Nhóm thứ 1: các yếu tố có mối tương quan là tỷ lệ thuận (r>0). Nhóm này
bao gồm các yếu tố: cảm nhận hạnh phúc chung, cảm nhận hạnh phúc về mặt xã
hội, cảm xúc, tâm lý; Nhóm cảm xúc cá nhân tích cực, liên cá nhân tích cực và liên
cá nhân tiêu cực, cá nhân tiêu cực. Tất cả các mối tương quan trong các yếu tố này
trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan của sinh viên là mối tương quan thuận, nghĩa là
khi mức độ của một yếu tố mà tăng thì nó đều đóng góp cho mức độ tăng của cảm
nhận hạnh phúc chủ quan nói chung và ngược lại. Riêng mối tương quan giữa yếu

71
tố các đặc điểm cá nhân tiêu cực với các đặc điểm liên cá nhân tiêu cực thì được
hiểu là khi một cá nhân có các đặc điểm cá nhân tiêu cực cao thì đóng góp cho mức
độ tăng của các đặc điểm liên cá nhân tiêu cực và ngược lại.
Nhóm thứ 2: các yếu tố có mối tương quan là tỷ lệ nghịch (r<0). Nhóm này
bao gồm 2 yếu tố là: liên cá nhân tiêu cực, cá nhân tiêu cưc và các yếu tố còn lại.
Ngược lại với nhóm 1 thì tất cả các mối tương quan giữa hai yếu tố liên cá nhân tiêu
cực và cá nhân tiêu cực trong cảm nhận hạnh phúc chủ quan của sinh viên là mối
tương quan nghịch, nghĩa là khi mức độ của một yếu tố mà tăng thì nó làm giảm
mức độ của cảm nhận hạnh phúc chủ quan nói chung và ngược lại.
Nhìn tổng quát bảng số liệu cho thấy, tất cả các nhóm cảm xúc đều có tương
quan có ý nghĩa với mức độ cảm nhận hạnh phúc về các mặt khác nhau: mối tương
quan chặt chẽ là nhóm cảm xúc liên cá nhân tích cực và nhóm cảm xúc cá nhân tích
cực. Ít tương quan (tương quan yếu) là nhóm cảm xúc liên cá nhân tiêu cực và nhóm
cảm xúc cá nhân tiêu cực. Kết quả trên phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa các nhóm
cảm xúc cá nhân với các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: cụ thể là sinh viên
có nhóm cảm xúc cá nhân và liên cá nhân tích cực thì có mức cảm nhận hạnh phúc
càng cao, và ngược lại sinh viên càng có nhiều cảm xúc cá nhân và liên cá nhân tiêu
cực thì mức cảm nhận hạnh phúc càng thấp. Điều này được thể hiện ở tất cả các mặt
của cảm nhận hạnh phúc, cụ thể như sau:
Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc cá
nhân tiêu cực của sinh viên:
Một điều đáng lo ngại là nhóm cảm xúc này xuất hiện với mức khá cao ở
sinh viên, kết quả điểm trung bình cho thấy mức độ cảm nhận khá cao (ĐTB dao
động từ 2.16 đến 3.02), tương đương với mức cảm nhận ở sinh viên là “có một
chút” và “ở mức vừa phải”. Cụ thể ĐTB của từng cảm xúc trong nhóm: rối tung
(ĐTB=2.53); Buồn khổ (ĐTB=2.51); Căng thẳng, bồn chồn (ĐTB=2.75); Căng
thẳng, hồi hộp (ĐTB=3.02); Sợ sệt (ĐTB=2.17); Sợ hãi (ĐTB=2.33); Tội lỗi
(ĐTB=2.16); Xấu hổ (ĐTB=2.57).

72
May mắn là kết quả hệ số tương quan của nhóm cảm xúc này thấp nhất
(r<0), thể hiện qua tất cả các mặt cảm nhận hạnh phúc của sinh viên. Khi các bạn
sinh viên có những cảm xúc tiêu cực như rối tung, buồn khổ, căng thẳng, bồn
chồn, sợ sệt, sợ hãi, tội lỗi, xấu hổ dễ làm giảm mức cảm nhận hạnh phúc của bản
thân. Cụ thể là nhóm cảm xúc này làm giảm mức cảm nhận hạnh phúc chung (r= -
0,257), về mặt cảm xúc (r= -0,275), về mặt xã hội (r=-0,185) và về mặt tâm lý (r=-
0.199) ở sinh viên. Trong đó, xét về độ tin cậy (p<0.01) cho thấy, sinh viên có
cảm nhận hạnh phúc rất thấp ở các mặt xã hội, mặt cảm xúc, mặt tâm lý, từ đó
cũng sẽ có ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc tổng thể của sinh viên. Tóm lại khi
sinh viên cảm thấy nhóm cảm xúc cá nhân tích cực ở tần suất cao thì mức cảm
nhận hạnh phúc sẽ giảm.
Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc liên cá
nhân tiêu cực của sinh viên:
Có một điều đáng mừng là mức độ các cảm xúc liên cá nhân tiêu cực trong
mẫu nghiên cứu của chúng tôi là ở mức thấp (ĐTB=1.82 đến 2.89), gần tương
đương với mức mức “hầu như không có” và “có một chút”. Hệ số tương quan của
nhóm cảm xúc này không đáng kể, (r lần lượt = -0,154; -0,138; -0,138; -0,165). Về
mặt ý nghĩa tương quan cho thấy, khi sinh viên có cảm xúc thù địch, đề phòng, cáu
kỉnh thì họ có xu hướng giảm cảm nhận hạnh phúc về tất cả các mặt.
Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc cá
nhân tích cực của sinh viên:
Như chúng tôi đã giới thiệu trong phần trên, các cảm xúc tích cực có ý nghĩa
vô cùng quan trọng với chúng ta về cả hai mặt tâm lý và sinh lý. Nó giúp con người
năng động hơn, hoạt bát hơn, giàu lòng vị tha, quan tâm và chân thành với nhau
hơn. Thật đáng mừng là nhóm cảm xúc này xuất hiện với mức khá cao ở sinh viên,
kết quả điểm trung bình cho thấy mức độ cảm nhận khá cao, đặc biệt có cảm xúc có
ĐTB gần mức tối đa là Quan tâm, thích thú (ĐTB=4.44). Các cảm xúc còn lại trong
nhóm cũng có ĐTB tương đối cao, cụ thể: Sôi nổi, phấn khích (ĐTB=3.35); Cảm
hứng (ĐTB=3.34); Tự hào (ĐTB=3.20); Mạnh mẽ (ĐTB=3.49).

73
Kết quả phân tích số liệu cũng cho thấy, nhóm cảm xúc cá nhân tích cực của
sinh viên tương quan có ý nghĩa với mức độ cảm nhận hạnh phúc về cảm nhận hạnh
phúc chung và cả ba mặt biểu hiện, mối tương quan tương đối chặt chẽ. Hệ số tương
quan cụ thể như sau: về mặt cảm xúc (r= 0,374), về mặt xã hội (r=0,364), về mặt
tâm lý (r=0,445) và về cảm nhận hạnh phúc chung (r=0,454). Trong đó, xét về độ
tin cậy (p<0.01), trong tất cả các mối tương quan thì mối tương quan giữa nhóm
cảm xúc này và mặt tâm lý là tương quan chặt chẽ nhất. Điều này có nghĩa là, nếu
sinh viên cảm thấy sôi nổi, phấn khích, mạnh mẽ, tự hào, cảm hứng thì họ cũng hài
lòng với bản thân hơn, có những mối quan hệ tích cực với mọi người xung quanh,
có thể làm chủ môi trường nhằm thỏa mãn nhu cầu, và làm chủ những quyết định
của bản thân. Và ngược lại, những sinh viên có hạnh phúc tâm lý cao thì cũng cảm
nhận các cảm xúc này ở mức rõ hơn.
Mối quan hệ giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc liên cá
nhân tích cực của sinh viên:
Môi trường học tập trên đại học đòi hỏi sinh viên phải có sự năng động, hòa
đồng được với tập thể, xây dựng cộng đồng để phục vụ cho công việc học tập và
làm việc sau này. Nhưng bên cạnh đó, mỗi người cũng phải giữ được quan điểm
riêng của mình, lựa chọn cho mình mối quan hệ phù hợp. Chính vì thế sinh viên
không chỉ cần có tính tích cực chủ động, sự nhiệt tình, chu đáo, niềm nở mà cũng
cần phải có sự kiên quyết để làm chủ môi trường xung quanh mình.
Kết quả số liệu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa tất cả các mặt cảm
nhận hạnh phúc với nhóm cảm xúc liên cá nhân tích cực của sinh viên r>0 (r lần
lượt = 0,371; 0,429; 0,541; 0,514). Kết quả mối tương quan cho thấy: khi sinh viên
thường xuyên cảm thấy những cảm xúc liên các nhân tích cực, sinh viên sẽ có mức
cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với các bạn xuất hiện nhiều cảm xúc liên cá nhân
và cá nhân tiêu cực. Cụ thể là các cảm xúc như kiên quyết (ĐTB=3.61); Chu đáo,
niềm nở (ĐTB=3.71); Tích cực chủ động (ĐTB=3.66); Nhiệt tình (ĐTB=3.88).
Nó được biểu hiện ra bên ngoài qua các hành động như sinh viên tích cực tham gia
vào các hoạt động ở trường, lớp, cộng đồng; Tự tin để suy nghĩ hay thể hiện

74
những ý tưởng và quan điểm riêng của mình; có khả năng quản lý tốt các trách
nhiệm trong cuộc sống hàng ngày và có những mối quan hệ tin tưởng và ấm áp
với những người khác.
Phỏng vấn sâu một số sinh viên, chúng tôi hiểu rõ hơn điều này:
“Mỗi khi làm việc nhóm với các bạn trong lớp, em đều cố gắng hết sức để
hoàn thành phần công việc được giao. Nhưng có một lần, em tự ứng cử mình làm
nhóm trưởng và tổng hợp các bài của các bạn trong nhóm rồi hoàn thiện. Đến khi
công bố điểm, bài của nhóm được điểm rất cao, các bạn đều vui. Riêng em, cả tuần
sau đó em vẫn thấy hạnh phúc lâng lâng” (Sinh viên ĐH Hải Phòng).
“Đến tận bây giờ em vẫn không quên cảm giác lúc đó. Chuyện là, đứa bạn
cùng phòng có rủ em tham gia vào mạng mua bán trực tuyến MB24. Nó dẫn em tới
một khu văn phòng sang trọng lắm, rồi cho em gặp từng tuyến trên, rồi gặp hẳn
lãnh đạo cấp cao Diamond gì đó. Ai cũng kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng và họ
đều bảo em có tố chất để trở thành người thành công sau này. Lúc đầu em đến là vì
nể bạn chứ bản thân đã nghĩ không bao giờ đi theo con đường đa cấp này. Thế mà
sau đó em suýt nữa thì đã xiêu lòng trước những lời thuyết phục hấp dẫn đó. May
mắn, đến cuối cùng em vẫn kiên quyết từ chối lời mời của bạn” (Sinh viên ĐH
Công nghiệp HN, nữ giới).
Nhìn chung, các nhóm cảm xúc có tương quan có ý nghĩa với cảm nhận hạnh
phúc. Kết quả đánh giá cũng cho thấy các nhóm cảm xúc có mối tương quan mạnh
với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc. Trong các nhóm cảm xúc: cá nhân tích
cực, liên cá nhân tích cực là có tương quan mạnh nhất đến các mặt biểu hiện cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên. Các sinh viên thường xuyên có cảm xúc tự tin, kiên
quyết, chu đáo, niềm nở với mọi người xung quanh, khi giải quyết các vấn đề của
bản thân thì sẽ dễ có cảm nhận hạnh phúc cao hơn so với các bạn sinh viên thường
xuyên thấy lo âu, chán nản, khổ sở, xấu hổ. …
3.4.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và một số phẩm chất cá
nhân của sinh viên
3.4.3.1. Xác định và phân loại các nhóm phẩm chất cá nhân

75
Với hệ số KMO = 0,85 (> 0,5) đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá
trị có được qua phân tích những phẩm chất cá nhân tác động đến cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên đảm bảo độ tin cậy.

Từ 23 items ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã lọc ra
được 4 nhân tố, tương ứng với 4 nhóm phẩm chất cá nhân hiện đang có tác động
đến cảm nhận hạnh phúc của các bạn sinh viên:

Nhân tố 1: nhân tố quan điểm người thắng kẻ thua trong cuộc sống gồm các
nhận định sau: nếu như một người nào đó đang giầu lên thì điều đó có nghĩa là
người nào đó khác đang nghèo đi; Khi một số người đang nghèo đi thì có nghĩa là
một số người khác đang giầu lên; Trong cuộc sống thường xảy ra nếu có ai đó được
hưởng lợi thì người khác sẽ bị thiệt thòi; Cuộc sống giống như trận đấu tenis, một
người chỉ thắng khi người khác thua; Thành công của người này thường là thất bại
của người khác; Khi một người làm nhiều điều cho người khác thì anh ấy (cô ấy) sẽ
bị thiệt; Sự giàu có của 1 số ít người được xây dựng trên mồ hôi nước mắt của nhiều
người khác; Trong phần lớn các tình huống, lợi ích của những người khác nhau là
không giống nhau.

Nhân tố 2: nhân tố thái độ thù địch bao gồm: Ai đã xúc phạm tôi thì đừng
nên trong đợi vào sự thông cảm của tôi; Tôi không tha thứ khi bị xúc phạm; Tôi khó
có thể tha thứ cho những người đã xúc phạm tôi; Tôi nhớ lâu khi bị ai đó xúc phạm;
Có đi có lại, ăn miếng trả miếng là một nguyên tắc đúng.

Nhân tố 3: nhân tố đòi hỏi quyền hưởng lợi (đòi hỏi hưởng quyền lợi cho cá
nhân): nếu như tôi nhận được ít hơn so với cái tôi xứng đáng được hưởng, tôi sẽ làm
to chuyện; Mỗi người nên thường xuyên yêu cầu những gì họ xứng đáng được
hưởng; Tôi thường xuyên yêu cầu để được đối xử một cách đúng mức; Tôi xứng
đáng với những gì tốt đẹp nhất; Cần phải đòi hỏi quyền lợi của mình.

Nhân tố 4: nhân tố đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ (đòi hỏi chính phủ phải
quan tâm tới người dân): chính phủ cần phải quan tâm tới điều kiện sống của
những người nghèo khổ; Những người chịu thiệt thòi cần nhận được sự giúp đỡ

76
từ các cơ quan, đoàn thể; Trách nhiệm của chính phủ là đảm bảo những điều kiện
sống thuận lợi cho người dân; Chính phủ có trách nhiệm chăm sóc những công
dân của mình; Mỗi người có quyền mong đợi vào sự giúp đỡ của chính phủ khi
gặp khó khăn.

Tương ứng với 4 nhân tố nêu trên là 4 nhóm phẩm chất cá nhân được mô tả
(xem bảng chi tiết trong phụ lục), đó là: nhóm quan điểm người thắng kẻ thua trong
cuộc sống, thái độ thù địch, đòi hỏi quyền lợi từ chính phủ, đòi hỏi quyền hưởng lợi
cho cá nhân.

3.4.3.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất cá
nhân của sinh viên
Phẩm chất cá nhân chính là một trong các yếu tố quyết định nhân cách.
Những phẩm chất này là những thành tố cơ bản cho sự phát triển của cá nhân. Có
thể kể đến một số các phẩm chất cá nhân như khả năng thích ứng, tham vọng, lòng
dũng cảm, sự thành thực,….Thực tế, việc phân và lựa chọn ra một số phẩm chất cá
nhân như chúng tôi nói trên mang tính chất tương đối bởi một cá nhân có thể có rất
nhiều các phẩm chất cá nhân khác nhau và chúng đều có thể tác động đến cảm nhận
hạnh phúc của cá nhân. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu chúng tôi đã nhóm lại
một vài phẩm chất cá nhân tiêu biểu có mối liên hệ với ba mặt biểu hiện cảm nhận
hạnh phúc của sinh viên đó và xem xét mối tương quan giữa chúng, kết quả thu
được như sau:

77
Bảng 3.11: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất
cá nhân của sinh viên
Các nhóm phẩm Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung
chất cá nhân r p r p r p r p
-
Thái độ thù địch 0,234 -0,065 0,125 -0,021 0,624 -0,058 0,175
0,051*
Đòi hỏi chính phủ
phải quan tâm tới 0,161** 0,000 0,205** 0,000 0,278** 0,000 0,249** 0,000
người dân
Đòi hỏi quyền lợi
0,088** 0,000 0,214** 0,000 0,237** 0,000 0,206** 0,000
hưởng cho cá nhân
Quan điểm người
thắng kẻ thua trong -0,060 0,158 0,028 0,517 -0,006 0,881 -0,016 0,705
cuộc sống
Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01
Nhìn tổng vào bảng số liệu chúng ta dễ dàng nhận thấy, trong bốn nhóm
phẩm chất cá nhân của sinh viên thì chỉ có hai nhóm là có có tương quan có ý nghĩa
với các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc: đòi hỏi chính phủ phải quan tâm tới
người dân (r lần lượt là 0,161; 0,205; 0,278; 0,249) và đòi hỏi quyền hưởng lợi cho
cá nhân (r lần lượt là 0,088; 0,214; 0,237; 0,206); Hai nhóm phẩm chất là thái độ
thù địch và quan điểm người thắng kẻ thua trong cuộc sống không có mối tương
quan hoặc tương quan nghịch tương đối ít với cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc.
Kết quả trên phản ánh quan điểm thắng thua, thái độ thù địch không có tác
động đến mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên, ngược lại sinh viên càng đòi hỏi
quyền lợi từ chính phủ, hoặc đòi hỏi quyền hưởng lợi cho cá nhân thì cảm nhận
hạnh phúc càng tăng. Đồng thời, kết quả này cũng cho thấy các bạn sinh viên đòi
hỏi quyền hưởng lợi cho bản thân, cho cộng đồng rất nhiều từ chính phủ, cho rằng
chính phủ càn phải quan tâm nhiều hơn nữa tới quyền lợi của người dân. Điều này
đã lý giải phần nào tại sao mức độ cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội của sinh viên

78
là thấp nhất, đặc biệt ở hai mệnh đề là bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt
hơn cho tất cả mọi người và bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội có ý nghĩa với
bạn cũng có ĐTB thấp nhất so với tất cả các mệnh đề còn lại. Như vậy, cách vận
hành của xã hội, chế độ phúc lợi mà chính phủ dành cho người dân nói chung và
các bạn sinh viên nói riêng có ý nghĩa lớn đối với cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên. Và việc cải thiện các chế độ, chính sách, quan tâm tới quyền lợi của sinh viên
hơn từ Chính phủ là một trong các cách để nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc cho
đối tượng khách thể này.

3.4.3.3. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn của sinh viên

Lòng biết ơn cũng là một trong số những phẩm chất cá nhân của sinh viên
nhưng trong đề tài của mình chúng tôi đã tách ra để phân tích sâu hơn về mối
tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn của sinh viên. Có nhiều
định nghĩa khác nhau về lòng biết ơn, nhưng có thể hiểu đơn giản lòng biết ơn là
hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình và bày tỏ lòng biết ơn với
họ. Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà con người biết ơn như: thiên nhiên,
người đã giúp đỡ mình, người đã sinh thành ra mình, … Trong nghiên cứu này,
chúng tôi giả định rằng sinh viên có lòng biết ơn cao thì cũng có mức cảm nhận
hạnh phúc cao hơn. Để kiểm định giả thuyết này, chúng tôi tiến hành xác định
các mệnh đề thể hiện lòng biết ơn và xem xét mối quan hệ giữa chúng với cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên.

3.4.3.3.1. Xác định các mệnh đề thể hiện lòng biết ơn

Với hệ số KMO = 0,86 > 0,5 đủ để cho phép chúng ta nhận định những giá
trị có được qua phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cảm nhận hạnh phúc đảm bảo độ
tin cậy. Từ 22 chỉ báo ban đầu, bằng phương pháp phân tích nhân tố chúng tôi đã
lọc ra được 03 nhân tố, nhưng kết quả số liệu cũng cho thấy có sự trùng nhiều nhân
tố trong cùng một nhóm, chính vì thể chúng tôi kết hợp chung thành một nhân tố
tương ứng với nhóm yếu tố lòng biết ơn. Lòng biết ơn ở đây được hiểu bao gồm

79
lòng biết ơn với cuộc sống nói chung, với những người đã giúp đỡ sinh viên và với
con người nói chung.

Các mệnh đề tương ứng: Tôi tin rằng đôi khi cần phải ngừng mọi việc để
nhìn lại và nhận ra những điều tốt đẹp đã đến với mình; Tôi tin rằng đôi khi chúng
ta phải ngừng lại và tận hưởng cuộc sống; Tôi nghĩ rằng tận hưởng những điều đơn
sơ trong cuộc sống là quan trọng; Mặc dù về cơ bản cuộc sống của tôi là do tôi tạo
dựng, tôi không thể không nghĩ đến những người đã ủng hộ và giúp đỡ tôi; Tôi biết
ơn sâu xa những gì người khác đã làm cho tôi; Nếu tôi phải liệt kê tất cả những điều
tôi thấy biết ơn thì danh sách sẽ rất dài; Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà tôi
thấy biết ơn; Tôi cảm thấy biết ơn với rất nhiều loại người khác nhau; Càng lớn lên,
tôi càng thấy mình trân trọng hơn những người, những sự kiện và các tình huống
mà tôi đã gặp hay đã trải qua; Cứ đến mùa thu tôi lại thích ngắm nhìn những chiếc
lá rơi và cảm nhận tiết trời mát dịu; Tôi thường bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của thiên
nhiên; Tôi nghĩ rằng: mặc dù việc cảm thấy hạnh phúc với thành quả của bản thân
là quan trọng, nhưng việc ghi nhớ sự đóng góp của những người khác đối với thành
công của mình cũng quan trọng không kém; Cuộc sống đã đối xử rất tốt với tôi; Tôi
không thể có được như ngày hôm nay nếu không nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều
người; Tôi nghĩ việc trân trọng từng ngày trong cuộc sống là rất quan trọng.

3.4.3.3.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn của
sinh viên

Những nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chứng minh rằng lòng biết ơn sẽ
tạo ra hành động ủng hộ xã hội, nó có tác dụng như là một động lực tinh thần cho cá
nhân. Bên cạnh đó, lòng biết ơn cũng giúp chúng ta xây dựng lòng tin trong các mối
quan hệ xã hội, giúp con người cảm thấy hạnh phúc hơn. Khi thực hiện một hành
động thể hiện lòng biết ơn sâu sắc con người ngay lập tức tăng 10% hạnh phúc và
giảm 35% triệu chứng trầm cảm.[15]. Khi xem xét mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh
phúc của sinh viên và lòng biết ơn, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn

80
Hệ số Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung
Lòng biết ơn
r 0,292** 0,237** 0,308** 0,326**
cuộc sống và
con ngƣời p 0,000 0,000 0,000 0,000

Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Nhìn tổng quát bảng số liệu cho thấy, lòng biết ơn có mối tương quan theo
chiều thuận với cả ba mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc
chung của sinh viên. Mối tương quan là khá chặt với tất cả các mặt (r từ 0,237 đến
0,326). Như vậy, khi sinh viên thể hiện lòng biết ơn với cuộc sống, với con người
nói chung và với những ai đã giúp đỡ mình nói riêng thì mức cảm nhận hạnh phúc
của họ cũng tăng lên. Trong ba mặt xã hội, cảm xúc, tâm lý thì lòng biết ơn có mối
liên hệ chặt hơn với mặt tâm lý. Kết quả trên phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa
lòng biết ơn và các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh viên: cụ thể là các
bạn sinh viên có mức độ biết ơn càng cao thì cảm nhận hạnh phúc càng tăng. Kết
quả này của chúng tôi cũng tương tự kết quả của Jeffrey J. Forh và cộng sự. Nghiên
cứu về lòng biết ơn sớm ở thanh thiếu niên, kết quả cho thấy lòng biết ơn là một
thành phần quan trọng trong có ảnh hưởng tích cực đến cảm nhận hạnh phúc, sự lạc
quan và hành vi ủng hộ xã hội. Lòng biết ơn cũng có liên quan với niềm tự hào,
niềm hy vọng, cảm hứng, sự tha thứ, và vui mừng. Kết quả này một lần nữa khẳng
định lại giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi. Như vậy, nuôi dưỡng lòng biết ơn
trong sinh viên cũng chính là cách để nâng cao mức cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên. Bản thân sinh viên trải nghiệm càng nhiều cảm giác từ lòng biết ơn (đến từ
người khác) hay hành động thể hiện lòng biết ơn thì mức cảm nhận hạnh phúc cũng
tăng lên [15]. Bên cạnh đó, cũng cần sự hỗ trợ của gia đình, nhà trường và xã hội có
các chương trình giáo dục, cơ hội để sinh viên nuôi dưỡng lòng biết ơn như: tri ân
cha mẹ, thầy cô; Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ tấm lòng vàng,…

81
3.4.4. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình
của sinh viên
3.4.4.1. Thực trạng tình hình kinh tế gia đình của sinh viên
Như chúng ta đã biết thì ở lứa tuổi sinh viên đã có một số đi làm thêm, có thu
nhập riêng để trang trải cho cuộc sống của mình. Nhưng đại đa số các bạn vẫn dựa
vào nguồn cung cấp tài chính từ gia đình. Qua điều tra thực tế trên trên bốn địa bàn
khác nhau là Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An và Hà Giang chúng tôi nhận thấy điều
kiện sống của mỗi sinh viên là rất khác nhau, ngay cả là sinh viên trong cùng một
địa bàn và điều này phụ thuộc vào tình hình kinh tế của chính gia đình sinh viên mà
không phải là yếu tố địa bàn hay thu nhập riêng của sinh viên. Do vậy, trong bảng
hỏi của mình chúng tôi đã thiết kế câu hỏi với nội dung:“bạn có thể cho biết tình
hình kinh tế của gia đình bạn so với mức trung bình ở nơi gia đình bạn sinh sống?”.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3.13: Bảng mô tả tình hình kinh tế của gia đình sinh viên so với mức
trung bình nơi gia đình sinh sống
Các mức Tỉ lệ (%)
Thấp hơn nhiều so với mức trung bình 2,5
Thấp hơn mức trung bình 1,9
Thấp hơn một chút so với mức trung bình 6,8
Ở mức trung bình 56,0
Cao hơn một chút so với mức trung bình 22,4
Cao hơn mức trung bình 8,7
Cao hơn nhiều so với mức trung bình 1,7

Theo như bảng dữ liệu trên, dễ nhận thấy tình hình kinh tế của gia đình sinh
viên đại đa số ở mức trung bình so với mức trung bình chung nơi gia đình sinh viên
sinh sống. Cụ thể, số sinh viên lựa chọn câu trả lời “ở mức trung bình” chiếm 56%,
trong khi những sinh viên chọn mức “cao hơn nhiều so với mức trung bình” chỉ
chiếm 1,7% số người trả lời.

82
3.4.4.2. Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình
của sinh viên
Trong các nghiên cứu định lượng về cảm nhận hạnh phúc trước, các nhà
nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu sự tác động của tiền bạc hay thu nhập có tác động
nhiều đến cảm nhận hạnh phúc của chúng ta hay không? Sau nhiều công bố gây
tranh cãi, thì hiện nay các nhà nghiên cứu đều cho rằng: tiền không mua được hạnh
phúc, nhưng tiền chi tiêu vào những việc có thể làm cho cá nhân hạnh phúc hơn.
Liệu nhận định này có sự khác biệt ở các bạn sinh viên hay không? Khi tìm hiểu
mối tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế gia đình của sinh
viên, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.14: Tương quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế của
gia đình sinh viên
Tình hình kinh tế gia
Cảm xúc Xã hội Tâm lý CNHP chung
đình bạn so với mức
trung bình ở nơi gia đình r 0,307** 0,192** 0,254** 0,295**

bạn sinh sống p 0,000 0,000 0,000 0,000

Ghi chú: *p<0.05; **p<0.01

Từ bảng số liệu cho thấy tình hình kinh tế gia đình sinh viên so với mức
trung bình nơi gia đình sinh sống có mối tương quan tương đối chặt với cảm nhận
hạnh phúc về mặt cảm xúc, cảm nhận hạnh phúc chung (r từ 0,295 đến 0,307).
Tương quan yếu với cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội và về mặt tâm lý (r từ 0,192
đến 0,254). Như vậy, có thể thấy rằng mức sống của gia đình sinh viên chỉ có tác
động nhỏ đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.
Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, đối chiếu với những nhiệm vụ đã đề
ra ban đầu, về cơ bản luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ và chứng minh được tính
cấp thiết mà ban đầu luận văn đặt ra.

83
Tiểu kết chƣơng 3:

Trong chương này, chúng tôi đã tiến hành phân tích thực trạng mức độ cảm
nhận hạnh phúc cũng như mối tương quan giữa các mặt cảm nhận hạnh phúc của
sinh viên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích mối tương quan giữa cảm nhận
hạnh phúc của sinh viên và các yếu tố khách quan, chủ quan như: các nhóm cảm
xúc, một số phẩm chất tâm lý cá nhân, tình hình kinh tế gia đình của sinh viên,
....Trong quá trình phân tích, chúng tôi kết hợp giữa các kết quả xử lý dữ liệu với
phỏng vấn sâu một số sinh viên học tập ở trên cả bốn địa bàn Hà Nội, Hải Phòng,
Nghệ An, Hà Giang để có những đánh giá, nhận định khách quan, khoa học.
Nhìn chung, đa số sinh viên có cảm nhận hạnh phúc ở trên mức trung bình.
Các mặt cảm nhận hạnh phúc có mối tương quan chặt với nhau và cũng tương
quan chặt chẽ với cảm nhận hạnh phúc chung của sinh viên. Bên cạnh đó sự hài
lòng với cuộc sống và các yếu tố như: các nhóm cảm xúc, một số phẩm chất nhân
cách, lòng biết ơn và tình hình kinh tế gia đình sinh viên đóng vai trò quan trọng đối
với cảm nhận hạnh phúc của sinh viên.

84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Về mặt lý luận

Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những vấn đề lý luận của các nhà khoa học
đi trước, đề tài đã làm sáng tỏ khái niệm “cảm nhận hạnh phúc”. Theo đó cảm nhận
hạnh phúc là những nhận định và đánh giá của cá nhân về sự hài lòng, dễ chịu với
cuộc sống của mình.

Đề tài cũng đã nêu ra được các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên cũng như một số yếu tố có mối quan hệ với nó. Từ đó đưa ra khái niệm cảm
nhận hạnh phúc của sinh viên là những nhận định và đánh giá của họ về về sự hài
lòng, dễ chịu với cuộc sống của mình trên các mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội.

1.2. Về mặt thực tiễn

Trong nghiên cứu này chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Nhìn chung, đa số sinh viên có cảm nhận hạnh phúc ở trên mức trung bình.
cảm nhận hạnh phúc của sinh viên có sự chênh lệch giữa các mặt biểu hiện, cụ thể
cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý của sinh viên là cao hơn cả, trong đó cảm nhận
hạnh phúc về mặt xã hội là thấp nhất và còn thấp hơn cả mức cảm nhận hạnh phúc
tổng thể.
So sánh mức cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các nhóm cho thấy, xét
về mặt giới tính gần như là không có sự khác biệt trong cảm nhận hạnh phúc chung
và cảm nhận hạnh phúc về các mặt của sinh viên nam nữ. Và đặc biệt ở cả hai giới
thì cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội đều ở mức thấp nhất, thấp hơn cả mức cảm
nhận hạnh phúc chung.
Khi xem xét theo nhóm tuổi thì có sự khác biệt rõ rệt trong cảm nhận hạnh
phúc của bốn nhóm. Sinh viên nhóm tuổi 32-52 có mức cảm nhận hạnh phúc chung
và cảm nhận hạnh phúc về ba mặt cảm xúc, tâm lý, xã hội ở mức cao nhất và ở mức
thấp nhất là sinh viên nhóm tuổi 21-23.

85
Cảm nhận hạnh phúc của sinh viên giữa các khu vực sinh sống có sự khác
nhau, sinh viên sống ở khu vực đô thị có mức độ cảm nhận hạnh phúc (tổng và về
các mặt) cao hơn hẳn sinh viên ở hai khu vực nông thôn và vùng đô thị hóa. Tuy
nhiên sự chênh lệch này giữa các khu vực sinh sống chỉ là ngẫu nhiên và có ý nghĩa
về mặt thống kê.
Về cảm nhận hạnh phúc của sinh viên theo các tỉnh có sự chênh lệch rõ rệt
trong cảm nhận hạnh phúc của sinh viên ở bốn địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ
An và Hà Giang. Xem xét về khía cạnh khu vực, trong bốn địa bàn nghiên cứu thì
sinh viên tại địa bàn Nghệ An có mức độ cảm nhận hạnh phúc cao hơn các địa bàn
còn lại. Trong khi đó, sinh viên tại địa bàn Hà Nội có cảm nhận hạnh phúc ở mức
độ thấp nhất.
Về mối quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc của sinh viên với sự lòng cuộc
sống; nhóm cảm xúc; một số phẩm chất nhân cách; lòng biết ơn; tình hình kinh tế
gia đình sinh viên: mức độ hài lòng cuộc sống nói chung và các mặt khác nhau đóng
vai trò quan trọng đối với cảm nhận hạnh phúc. Sinh viên có mức cảm nhận hạnh
phúc cao khi mức độ hài lòng cao. Kết quả tương tự với yếu tố lòng biết ơn và tình
hình kinh tế gia đình sinh viên. Tuy nhiên với một số phẩm chất nhân cách và nhóm
cảm xúc thì mối tương quan thể hiện theo hai chiều: cảm nhận hạnh phúc của sinh
viên có tương quan thuận với nhóm cảm xúc cá nhân – liên cá nhân tích cực và có
tương quan nghịch với nhóm cảm xúc cá nhân – liên cá nhân tiêu cực, với các phẩm
chất nhân cách như thái độ thù địch.
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với sinh viên
Sinh viên cần tích cực và chủ động tham gia vào các hoạt động văn hoá, xã
hội của nhà trường, cộng đồng để qua đó sinh viên thể hiện năng lực, phát triển bản
thân. Đây cũng là cơ hội để các bạn mở rộng các mối quan hệ xã hội, tạo sự gắn kết,
kết nối với bạn bè. Thông qua những hoạt động tập thể, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ
sẽ góp phần nâng cao cảm nhận hạnh phúc chung và các mặt của sinh viên

86
Bên cạnh đó, sinh viên cần có hiểu biết nhất định về sức khỏe thể chất cũng
như sức khỏe tinh thần. Rèn luyện cho mình một lối sống lành mạnh cả về thể chất
lẫn thần. Bồi dưỡng giá trị sống cho bản thân bằng nhiều cách khác nhau như tham
gia vào các khóa học kỹ năng sống, các hoạt động thiện nguyện, tình nguyện để tìm
thấy ý nghĩa của cuộc sống, giảm đi các cảm xúc buồn chán, thái độ thù địch. Kết
hợp với bồi dưỡng lòng biết ơn bằng cách thể hiện các hành động biết ơn một cách
thường xuyên với người đã giúp đỡ mình gần nhất là gia đình, bạn bè, thầy cô và
với cuộc sống nói chung.
2.2. Đối với nhà trƣờng
Quan tâm đến công tác học sinh – sinh viên nói chung và đời sống tinh thần
của sinh viên nói riêng. Tăng cường các hoạt động, chương trình giao lưu giữa các
khoa, các lớp để tạo sự kết nối giữa các bạn sinh viên với nhau. Bên cạnh đó công
tác truyền thông cần chú ý hơn nữa trong việc phổ biến thông tin hoạt động đến
được với toàn thể các bạn sinh viên, thu hút họ tham gia nhằm nâng cao hiệu quả.
Bổ sung mảng còn thiếu là kết nối giữa nhà trường – sinh viên và gia đình
sinh viên. Nếu như trước đây chỉ là kết nối một chiều giữa sinh viên và nhà trường
thì nhà trường cần có hình thức liên lạc trao đổi với gia đình sinh viên theo định k .
Ngoài việc thông báo nội dung chương trình đào tạo, kết quả học tập, tài chính có
thể thêm các hoạt động xã hội, ... để gia đình nắm bắt được tình hình của con mình
và có những điều chỉnh kịp thời. Đây cũng là một trong các cách tăng cường, củng
cố sự gắn kết của sinh viên với gia đình, nhà trường.
Bộ phận công đoàn trường chuyên phụ trách về các hoạt động văn thể mỹ
cần tổ chức nhiều hơn nữa các câu lạc bộ, buổi chia sẻ với nhiều chủ đề khác nhau
như: hướng nghiệp, cơ hội việc làm, tình yêu – giới tính, ....triển khai về từng lớp từ
những năm đầu tiên của Đại học. Nhằm cung cấp cho sinh viên các thông tin ngay
từ khi mới bước vào trường. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng vào công tác triển
khai, nội dung làm sao cho phong phú, đa dạng, hấp dẫn các bạn sinh viên tham gia.
Cần chú trọng việc đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động xã hội trong
nhà trường giống như đầu tư cho các hoạt động giáo dục khác.

87
Phối hợp với cán bộ các khoa, các lớp, để tổ chức khác tổ chức các buổi tập
huấn về kiến thức, kỹ năng sống cho sinh viên để từ đó các bạn bồi dưỡng về đời
sống tinh thần, có định hướng đúng các giá trị sống cho bản thân, tránh sa ngã vào
các tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu khác. Quan trọng hơn nữa là giáo viên chủ nhiệm
lớp, cán bộ dời sống có sự sâu sát tới các hoạt động của lớp, đảm bảo sinh viên
tham gia đầy đủ. Qua các buổi chia sẻ giáo viên cũng hiểu hơn phần nào tâm tư tình
cảm của các bạn sinh viên để từ đó tổ chức các hoạt động có nội dung phù hợp.

88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Trương Thị Khánh Hà (2015), “Thích ứng thang đo hạnh phúc chủ quan
dành cho vị thành niên”, Tạp chí Tâm lý học (số 5), tr 13 – 25.
2. Lê Văn Hảo (2012), “Các mô thức của tính cá nhân – tính cộng đồng ở Viêt
Nam”, Tạp chí Tâm lý học, số 11, tr ...
3. Phan Mai Hương (2014), “Cảm nhận hạnh phúc của người nông dân”, Tạp
chí Tâm lý học (số 8), tr 28 – 40.
4. Phan Mai Hương (2014), “Quan hệ giữa cảm nhận hạnh phúc chủ quan và nỗ
lực sống của người nông dân”, Tạp chí Tâm lý học (số 11), tr 1 – 12.
5. PGS.TS Phan Thị Mai Hương, TS Nguyễn Đình Mạnh (200..), “Các yếu tố
ảnh hưởng đến tính tích cực xã hội của học sinh – sinh viên”, Tạp chí Tâm lý
học (số 3), tr 22 – 34.
6. Richard Layard (2008), Hạnh phúc, Nxb Tri thức.
7. Trịnh Thị Linh (2015), Tập bài giảng Tâm lý học tích cực, Trường ĐH Khoa
học Xã hội & Nhân văn Hà Nội.
8. Tal Ben – Shahar (2009), Hạnh phúc hơn, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
9. Doh Chull Shin (2010), “Chất lượng cuộc sống của người dân Châu Á theo
Nho giáo: Quan niệm về hạnh phúc phần 1 & phần 2”, Tạp chí nghiên cứu
con người (số 1), tr 3 – 17.

Tiếng Anh:

10. Carol D. Ryff & Burton Singer (2002), “From Social Structure to Biology:
Integrative Science in Pursuit of Human Health and Well-Being”, Handbook
of Positive Pychology (No.39), Oxford University Press, pp. 528 – 540.
11. Corey L.M.Keyes, Emory University (2002), “The mental health continuum:
From Languishing to Flouring in Life”, Journal of health and Social
Research (June), pp. 207 – 222.

89
12. Diener E., Richard E. Lucas, & Shigehiro Oishi (2002), “Subjective Well -
being: The Science of Happiness and Life Satisfaction, Handbook of Positive
Pychology, Oxford University Press, pp. 63 – 73.

13. Diener E., Emmons R.A, Larsen R.J, & Griffin S. (1985), “The Satisfaction
with Life Scale”, Journal of Personality Assessment (No 49), pp. 71-75.

14. Helliwell Jonh F., Christopher P. Barrington-Leigh (2010), “Measuring and


Understanding Subjective Well-Being”.

15. Jeffrey J. Froh , Charles Yurkewicz, Todd B. Kashdan (2009), “Gratitude


and subjective well-being in early adolescence: Examining gender
differences”, Journal of Adolescence (No.32), pp. 633 – 650.

16. Keith A.King, Rebecca A.Vidourek, Ashley L.Merianos, Meha Singh


(2014), “A study of stress, social support, and perceived happiness
among college students”, The Journal of Happiness & Well-Being (No
2), pp. 132 – 144.

17. Pavot W., & Diener E. (2008), “The Satisfaction with Life Scale and the
emerging construct of life satisfaction”, Journal of Positive Psychology (No
3), pp. 137 – 152.

18. Richard M.Ryan and Edward L.Deci (2001), On Happiness and Human
Potentials: A Review of Research on Hedonic and Eudaimonic, Annu
Rev.Psychol (No 52), pp. 141- 166.

19. Sell H., Naggpal R., “Assessment of subjective well-being, WHO, Regional
office for South-East Asia, New Deli, Regional health paper, SEARO, no.

20. Soja Lyubomirsky (2001), “Why Are Some People Happier Than Others?
The Role of Cognitive and Motivationl Processes in Well-Being”, American
Psychologist, pp. 239 – 269.

21. William Pavot and Ed Diener (1993), “Review of the Satisfaction With Life
Scale”, Psychologicacl Assessment (vol 5, No.2), pp. 164 – 172.

90
22. Willem A. Arrindell, José Heesink, Jan A. Feij (1999), “The Satisfaction
With Life Scale (SWLS): appraisal with 1700 healthy young adults in The
Netherlands”, Personality and Individual Differences (No 26), pp. 815 – 826.
Website:

23. http://www.bayvut.com.au
24. http://books.google.ca/books/about/The_science_of_happiness.html
25. http://books.google.ca/books/about/The_science_of_happiness.html
26. http://www.csun.edu/~vcpsy00h/students/happy.htm
27. http://en.wikipedia.org/wiki/Positive_psychology
28. http://harvardmagazine.com/2007/01/the-science-of-happiness.html
29. http://positivepsychology.org.uk/pp-theory/happiness/57-happiness-and-
subjective-well-being.html
30. http://www.psych.umn.edu/people/faculty/lykken.htm
31. http://songkhoe.vn/giat-minh-nhung-con-so-bao-dong-ve-tu-tu-hoc-duong-
s2964-0-153820.html
32. http://www.scholarpedia.org/article/Psychology_of_happiness
33. http://sonjalyubomirsky.com/wpcontent/themes/sonjalyubomirsky/papers/L2
001.pdf
34. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/
35. http://www.tamly.com.vn/home/Tam_ly_hoc_tich_cuc_va_nghien_cuu_ve_
hanh_phuc_con_nguoi_Phan_1.html
36. http://www.tamly.com.vn/home/Tam_ly_hoc_tich_cuc_va_nghien_cuu_ve_
hanh_phuc_con_nguoi_Phan_2.html
37. http://www.tamly.com.vn/home/Tam_ly_hoc_tich_cuc_va_nghien_cuu_ve_
hanh_phuc_con_nguoi_Phan_3.html
38. http://www.volamdaovn.com
39. http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Khoa-hoc-ve-hanh-phuc/40068184/188/
40. http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Bi-an-cua-hanh-phuc/45126412/188/

91
41. http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/253274/nhung-cai-chet-tren-giang-duong-
va-ap-luc-cua-su-hoan-hao.html
42. http://vnbluelife.blogspot.com/2010/09/nguoi-ban-ron-de-cam-thay-hanh-
phuc.html
43. http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/nguoi-gia-hanh-phuc-hon-nguoi-tre-
1967162.html
44. http://www.zbook.vn/ebook/cac-nhan-to-anh-huong-den-hanh-phuc-cua-
nguoi-viet-nam-42058/

92
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng hỏi điều tra
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC

Cảm ơn bạn đã tham gia trả lời bảng hỏi này. Chúng tôi xin cam đoan những
ý kiến chân thành của bạn sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, và bạn
không cần phải ghi rõ họ tên.

Câu 1. Những câu sau đây hỏi bạn cảm thấy hài lòng tới mức nào theo thang
từ 0 đến 10

0 = Không hài lòng chút nào 10 = Hoàn toàn hài lòng


0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Bạn cảm thấy hài lòng tới mức nào với ....

1. Mức sống của bạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2. Sức khỏe của bạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

3. Những gì bạn đạt được trong cuộc sống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

4. Với các mối quan hệ cá nhân của bạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

5. Với việc bạn cảm thấy an toàn thế nào 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

6. Với cảm nhận mình là một thành viên của cộng đồng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

7. Với sự an toàn trong tương lai của bạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

8. Với đời sống tâm linh hay tôn giáo của bạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9. Bạn hài lòng mức nào với cuộc sống nói chung của 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
bạn

93
Câu 2. Dƣới đây là năm nhận định mà bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý.
Sử dụng các mức độ dƣới đây để thể hiện mức độ đồng ý của bạn.

1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Nửa đồng ý, nửa không; 4- Đồng
ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.

Bạn đồng ý tới mức nào?

1. Xét hầu hết các khía cạnh, cuộc sống của tôi gần như là lý 1 2 3 4 5
tưởng đối với tôi.

2. Điều kiện sống của tôi rất tốt. 1 2 3 4 5

3. Tôi thỏa mãn với cuộc sống của mình. 1 2 3 4 5

4. Tính đến bây giờ, tôi đã đạt được những điều quan trọng tôi 1 2 3 4 5
mong muốn trong cuộc sống.

5. Nếu tôi có thể sống lại một lần nữa, tôi vẫn sẽ không thay đổi 1 2 3 4 5
hầu hết mọi điều.

Câu 3. Thang đo này gồm một số từ miêu tả những cảm xúc và tâm trạng khác
nhau. Bạn thƣờng cảm thấy cảm xúc này (một cách chung nhất) ở mức nào?

1- Hầu như không có; 2- Có một chút; 3- Ở mức vừa phải; 4- Khá rõ; 5 - Rất rõ.

Bạn thường cảm thấy ở mức nào?

1. Quan tâm, thích thú 1 2 3 4 5

2. Buồn khổ 1 2 3 4 5

3. Sôi nổi, phấn khích 1 2 3 4 5

4. Rối tung 1 2 3 4 5

5. Mạnh mẽ 1 2 3 4 5

94
6. Tội lỗi 1 2 3 4 5

7. Sợ hãi 1 2 3 4 5

8. Thù địch 1 2 3 4 5

9. Nhiệt tình 1 2 3 4 5

10. Tự hào 1 2 3 4 5

11. Cáu kỉnh 1 2 3 4 5

12. Đề phòng 1 2 3 4 5

13. Xấu hổ 1 2 3 4 5

14. Cảm hứng 1 2 3 4 5

15. Căng thẳng, hồi hộp 1 2 3 4 5

16. Kiên quyết 1 2 3 4 5

17. Chu đáo, niềm nở 1 2 3 4 5

18. Căng thẳng, bồn chồn 1 2 3 4 5

19. Tích cực, chủ động 1 2 3 4 5

20. Sợ sệt 1 2 3 4 5

Câu 4. Xin hãy trả lời các câu hỏi dƣới đây về việc bạn cảm thấy thế nào trong
tháng qua.

95
Khôn 1,2 Khoả Khoản Gần Hàng
g lần lần ng g mỗi như ngày
Trong tháng vừa qua, bạn trải qua hoặc
nào trong mỗi tuần hàng
cảm thấy những điều sau với tần xuất nào
tháng tuần 2,3 lần ngày
1 lần

1. Bạn cảm thấy hạnh phúc 1 2 3 4 5 6

2. Bạn cảm thấy yêu thích cuộc sống 1 2 3 4 5 6

3. Bạn cảm thấy hài lòng với cuộc sống 1 2 3 4 5 6

4. Bạn cảm thấy rằng bạn đã đóng góp một 1 2 3 4 5 6


điều gì đó quan trọng cho xã hội

5. Bạn cảm thấy rằng bạn gắn bó với cộng 1 2 3 4 5 6


đồng (một nhóm xã hội, hay làng quê, lối
xóm)

6. Bạn cảm thấy rằng xã hội đang trở nên tốt 1 2 3 4 5 6


hơn cho tất cả mọi người

7. Bạn cảm thấy rằng con người về cơ bản 1 2 3 4 5 6


là tốt

8. Bạn thấy rằng cách vận hành của xã hội 1 2 3 4 5 6


có ý nghĩa với bạn

9. Bạn cảm thấy thích phần lớn các phẩm 1 2 3 4 5 6


chất nhân cách của bạn

10. Bạn cảm thấy có khả năng quản lý tốt 1 2 3 4 5 6


các trách nhiệm trong cuộc sống hàng ngày
của bạn.

96
11. Bạn cảm thấy rằng bạn có những mối 1 2 3 4 5 6
quan hệ tin tưởng và ấm áp với những người
khác

12. Bạn thấy rằng bạn đã vượt qua thử thách 1 2 3 4 5 6


để phát triển và trở thành người tốt hơn

13. Bạn cảm thấy tự tin để suy nghĩ hay thể 1 2 3 4 5 6


hiện
những ý tưởng và quan điểm riêng của bạn

14. Bạn cảm thấy cuộc sống của bạn có định 1 2 3 4 5 6


hướng và có ý nghĩa.

Câu 5. Dƣới đây là những nhận định về cuộc sống. Hãy đọc kỹ từng câu, sau
đó chọn 1 câu trả lời mà bạn cho là thích h p với quan điểm của bạn nhất
bằng cách khoanh tròn vào con số mà bạn lựa chọn. Không có những câu trả
lời đúng hay sai, mà chỉ có những câu trả lời sát thực với suy nghĩ của bạn.

1- Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Hơi không đồng ý; 4- Hơi đồng ý; 5-
Đồng ý; 6- Rất đồng ý.

Bạn đồng ý với những nhận định sau đây ở mức nào:

1. Tôi nhớ lâu khi bị ai đó xúc phạm. 1 2 3 4 5 6

2. Chính phủ có trách nhiệm chăm sóc những công dân của mình. 1 2 3 4 5 6

3. “Có đi có lại”, “ăn miếng, trả miếng” là một nguyên tắc đúng. 1 2 3 4 5 6

4. Nếu như tôi nhận được ít hơn so với cái tôi xứng đáng được hưởng, 1 2 3 4 5 6
tôi sẽ làm to chuyện.

97
5. Mỗi người có quyền mong đợi vào sự giúp đỡ của chính phủ khi 1 2 3 4 5 6
gặp khó khăn.

6. Mỗi người nên thường xuyên yêu cầu những gì họ xứng đáng được 1 2 3 4 5 6
hưởng.

7. Tôi không tha thứ khi bị xúc phạm. 1 2 3 4 5 6

8. Những người chịu thiệt thòi cần nhận được sự giúp đỡ từ các cơ 1 2 3 4 5 6
quan, đoàn thể

9. Chính phủ cần phải quan tâm tới điều kiện sống của những người 1 2 3 4 5 6
nghèo khổ.

10. Tôi thường xuyên yêu cầu để được đối xử một cách đúng mức. 1 2 3 4 5 6

11. Tôi xứng đáng với những gì tốt đẹp nhất. 1 2 3 4 5 6

12. Trách nhiệm của chính phủ là đảm bảo những điều kiện sống 1 2 3 4 5 6
thuận lợi cho người dân.

13. Cần phải đòi hỏi quyền lợi của mình. 1 2 3 4 5 6

14. Tôi khó có thể tha thứ cho những người đã xúc phạm tôi. 1 2 3 4 5 6

15. Ai đã xúc phạm tôi thì đừng nên trông đợi vào sự thông cảm của 1 2 3 4 5 6
tôi.

16. Thành công của người này thường là thất bại của người khác. 1 2 3 4 5 6

17. Nếu như một người nào đó đang giầu lên thì điều đó có nghĩa là 1 2 3 4 5 6
người nào đó khác đang nghèo đi.

18. Trong cuộc sống thường xảy ra nếu có ai đó được hưởng lợi thì 1 2 3 4 5 6
người khác sẽ bị thiệt thòi

98
19. Trong phần lớn các tình huống, lợi ích của những người khác nhau 1 2 3 4 5 6
là không giống nhau.

20. Cuộc sống giống như trận đấu tenis, một người chỉ thắng khi 1 2 3 4 5 6
người khác thua.

21. Khi một số người đang nghèo đi thì có nghĩa là một số người khác 1 2 3 4 5 6
đang giầu lên.

22. Khi một người làm nhiều điều cho người khác thì anh ấy (cô ấy) 1 2 3 4 5 6
sẽ bị thiệt.

23. Sự giàu có của 1 số it người được xây dựng trên mồ hôi nước mắt 1 2 3 4 5 6
của nhiều người khác.

Câu 6. Bạn có thể cho biết tình hình kinh tế của gia đình bạn so với mức trung
bình ở nơi gia đình bạn sinh sống? Chọn một trong các mức dƣới đây:

1. □ Thấp hơn nhiêu so với mức trung bình

2. □ Thấp hơn mức trung bình

3. □ Thấp hơn một chút so với mức trung bình

4. □ Ở mức trung bình

5. □ Cao hơn một chút so với mức trung bình

6. □ Cao hơn mức trung bình

7. □ Cao hơn nhiêu so với mức trung bình

99
Câu 7. Bạn đồng ý với những nhận định sau đây ở mức độ nào?

1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Có thể không đồng ý; 4- Khó nói;
5- Có thể đồng ý; 6- Đồng ý; 7- Hoàn toàn đồng ý.

1. Có rất nhiều điều trong cuộc sống mà tôi thấy biết ơn. 1 2 3 4 5 6 7

2. Nếu tôi phải liệt kê tất cả những điều tôi thấy biết ơn thì 1 2 3 4 5 6 7
danh sách sẽ rất dài.

3. Khi nhìn ra thế giới xung quanh, tôi thấy không có nhiều 1 2 3 4 5 6 7
điều để biết ơn.

4. Tôi cảm thấy biết ơn với rất nhiều loại người khác nhau. 1 2 3 4 5 6 7

5. Càng lớn lên, tôi càng thấy mình trân trọng hơn những 1 2 3 4 5 6 7
người, những sự kiện và các tình huống mà tôi đã gặp hay đã
trải qua.

6. Lâu lắm tôi mới thấy biết ơn ai đó hoặc điều gì đó. 1 2 3 4 5 6 7

7. Tôi không thể có được như ngày hôm nay nếu không nhờ sự 1 2 3 4 5 6 7
giúp đỡ của rất nhiều người.

8. Cuộc sống đã đối xử rất tốt với tôi. 1 2 3 4 5 6 7

9. Mọi thứ dường như không bao giờ là đủ và có vẻ như tôi 1 2 3 4 5 6 7


không bao giờ nhận được phần của mình.

10. Tôi thường bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp của thiên nhiên. 1 2 3 4 5 6 7

11. Tôi nghĩ rằng: mặc dù việc cảm thấy hạnh phúc với thành 1 2 3 4 5 6 7
quả của bản thân là quan trọng, nhưng việc ghi nhớ sự đóng
góp của những người khác đối với thành công của mình cũng
quan trọng không kém.

100
12. Thực sự tôi không nghĩ rằng tôi đã nhận được tất cả những 1 2 3 4 5 6 7
điều tốt đẹp mà tôi xứng đáng được hưởng trong cuộc sống.

13. Cứ đến mùa thu tôi lại thích ngắm nhìn những chiếc lá rơi 1 2 3 4 5 6 7
và cảm nhận tiết trời mát dịu.

14. Mặc dù về cơ bản cuộc sống của tôi là do tôi tạo dựng, tôi 1 2 3 4 5 6 7
không thể không nghĩ đến những người đã ủng hộ và giúp đỡ
tôi.

15. Tôi tin rằng đôi khi chúng ta phải ngừng lại và tận hưởng 1 2 3 4 5 6 7
cuộc sống.

16. Có nhiều việc tồi tệ xảy ra với tôi hơn so với những gì tôi 1 2 3 4 5 6 7
đáng phải chịu.

17. Với những gì tôi đã trải qua, tôi cảm thấy dường như cuộc 1 2 3 4 5 6 7
sống còn nợ tôi điều gì đó.

18. Tôi tin rằng đôi khi cần phải ngừng mọi việc để nhìn lại và 1 2 3 4 5 6 7
nhận ra những điều tốt đẹp đã đến với mình.

19. Tôi nghĩ rằng tận hưởng những điều đơn sơ trong cuộc 1 2 3 4 5 6 7
sống là quan trọng.

20. Tôi biết ơn sâu xa những gì người khác đã làm cho tôi. 1 2 3 4 5 6 7

21. Vì một số lí do nào đấy mà dường như tôi không bao giờ 1 2 3 4 5 6 7
có được lợi thế như những người khác.

22. Tôi nghĩ việc trân trọng từng ngày trong cuộc sống là rất 1 2 3 4 5 6 7
quan trọng.

101
Câu 8. Xin bạn cho biết đôi điều về bản thân

1. Giới tính a. Nam b. Nữ

2. Năm sinh: ……………………………………………………………

3. Ngành học: .......................................................................................

4. Trường học: .......................................................................................

5. Bạn đang học: a. Năm 1 b. Năm 2 c. Năm 3 d. Năm 4

6. Nơi ở của gia đình bạn a. Nông thôn b. Vùng đang đô thị hóa

c. Thành phố

7. Nếu có thể, xin bạn cho biết thời điểm nào trong cuộc sống bạn cảm thấy hạnh
phúc?

Xin chân thành cảm ơn bạn!

102
Phụ lục 2: Câu hỏi phỏng vấn sâu sinh viên

Phần I: Thông tin cá nhân


1.1. Trường:
1.2. Giới tính:
Phần II: Nội dung
2.1. Em có thường xuyên cảm thấy mình hạnh phúc? Theo em thì yếu tố nào
có tác động đến cảm nhận hạnh phúc của sinh viên nói riêng và với mỗi người nói
chung?

2.2. Theo em, đâu là sự khác biệt giữa những người có cảm nhận hạnh phúc
cao và người ít khi cảm nhận mình hạnh phúc?

2.3 Với em, những cảm xúc nào em thường cảm thấy nhiều nhất? Tại sao?

2.4. Theo em, các mối quan hệ bạn bè, nhóm, ... có vai trò như thế nào với
mỗi người?

2.5. Khi ai đó bày tỏ lòng biết ơn với em (bằng lời nói, hành động), em có
cảm xúc và suy nghĩ như thế nào?

2.6. Điều gì làm em cảm thấy hạnh phúc?

2.7. Theo em, người thường xuyên có buồn chán, lo sợ, xấu hổ thì có ảnh
hưởng như thế nào tới cuộc sống của họ?

2.8. Em có thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ ở
trường không? Và tại sao?

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn !

103
Phụ lục 3: Bảng kết quả xử lý số liệu

Bảng 2.1. Mẫu phân bố theo giới tính và nhóm tuổi

Gioi tinh

Cumulative
Frequency Percent Valid Percent Percent
Valid Nam 259 41.9 47.1 47.1
Nu 290 46.9 52.7 99.8
9.00 1 .2 .2 100.0
Total 550 89.0 100.0
Missing System 68 11.0
Total 618 100.0

TUOI

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid -
17166.0 1 .2 .2 .2
0
17.00 6 1.1 1.1 1.3
18.00 2 .4 .4 1.7
19.00 26 4.7 4.8 6.4
20.00 122 22.0 22.5 28.9
21.00 68 12.3 12.5 41.4
22.00 70 12.6 12.9 54.3
23.00 33 5.9 6.1 60.4
24.00 23 4.1 4.2 64.6
25.00 9 1.6 1.7 66.3
26.00 17 3.1 3.1 69.4
27.00 13 2.3 2.4 71.8
28.00 16 2.9 2.9 74.8
29.00 7 1.3 1.3 76.1
30.00 16 2.9 2.9 79.0
31.00 19 3.4 3.5 82.5
32.00 13 2.3 2.4 84.9
33.00 11 2.0 2.0 86.9

104
34.00 9 1.6 1.7 88.6
35.00 5 .9 .9 89.5
36.00 8 1.4 1.5 91.0
37.00 7 1.3 1.3 92.3
38.00 5 .9 .9 93.2
39.00 2 .4 .4 93.6
40.00 3 .5 .6 94.1
41.00 7 1.3 1.3 95.4
42.00 4 .7 .7 96.1
43.00 2 .4 .4 96.5
44.00 2 .4 .4 96.9
45.00 2 .4 .4 97.2
46.00 3 .5 .6 97.8
47.00 2 .4 .4 98.2
48.00 3 .5 .6 98.7
49.00 1 .2 .2 98.9
50.00 1 .2 .2 99.1
51.00 3 .5 .6 99.6
52.00 1 .2 .2 99.8
70.00 1 .2 .2 100.0
Total 543 97.8 100.0
Missing System 12 2.2
Total 555 100.0

Bảng 2.2. Mẫu phân bố theo địa bàn

TINH

Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid Hanoi 188 33.9 33.9 33.9
Haiphon
187 33.7 33.7 67.6
g
Nghean 89 16.0 16.0 83.6
Hagiang 91 16.4 16.4 100.0
Total 555 100.0 100.0

105
Bảng 2.3. Mẫu phân bố theo nơi ở của gia đình
Noi o cua gia dinh ban

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Nong thon 177 31.9 48.2 48.2
Vung dang
85 15.3 23.2 71.4
do thi hoa
Thanh pho 105 18.9 28.6 100.0
Total 367 66.1 100.0
Missing System 188 33.9
Total 555 100.0

Bảng 3.1. Thực trạng mức độ các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc
của sinh viên
One-Sample Statistics

Std.
Std. Error
N Mean Deviation Mean
MHC_CX 555 4.0045 1.17878 .05004
MHC_XH 554 3.7270 1.19711 .05086
MHC_TL 554 4.1245 1.06660 .04532
MHC_TO
555 11.8418 2.97935 .12647
NG

Bảng 3.2: Cảm nhận hạnh phúc về mặt cảm xúc


Ban cam thay hanh phuc

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan nao 24 4.3 4.3 4.3
1 2 lan trong thang 105 18.9 18.9 23.2
Khoang moi tuan 1
75 13.5 13.5 36.8
lan
Khoang moi tuan 2
134 24.1 24.1 60.9
3 lan
Gan nhu hang
166 29.9 29.9 90.8
ngay
Hang ngay 51 9.2 9.2 100.0
Total 555 100.0 100.0

106
Ban cam thay yeu thich cuoc song

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
17 3.1 3.1 3.1
nao
1 2 lan trong
56 10.1 10.1 13.2
thang
Khoang moi
80 14.4 14.4 27.6
tuan 1 lan
Khoang moi
104 18.7 18.8 46.4
tuan 2 3 lan
Gan nhu
197 35.5 35.6 81.9
hang ngay
Hang ngay 100 18.0 18.1 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

Ban cam thay hai long voi cuoc song

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
31 5.6 5.6 5.6
nao
1 2 lan trong
81 14.6 14.6 20.2
thang
Khoang moi
85 15.3 15.3 35.6
tuan 1 lan
Khoang moi
132 23.8 23.8 59.4
tuan 2 3 lan
Gan nhu
167 30.1 30.1 89.5
hang ngay
Hang ngay 58 10.5 10.5 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

107
Bảng 3.3: Cảm nhận hạnh phúc về mặt xã hội
Ban cam thay da dong gop mot dieu gi do cho xa hoi

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
77 13.9 14.0 14.0
nao
1 2 lan trong
140 25.2 25.5 39.5
thang
Khoang moi
92 16.6 16.7 56.2
tuan 1 lan
Khoang moi
100 18.0 18.2 74.4
tuan 2 3 lan
Gan nhu
88 15.9 16.0 90.4
hang ngay
Hang ngay 53 9.5 9.6 100.0
Total 550 99.1 100.0
Missing System 5 .9
Total 555 100.0

Ban cam thay gan bo voi cong dong

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
25 4.5 4.5 4.5
nao
1 2 lan trong
81 14.6 14.6 19.1
thang
Khoang moi
84 15.1 15.2 34.3
tuan 1 lan
Khoang moi
92 16.6 16.6 50.9
tuan 2 3 lan
Gan nhu
134 24.1 24.2 75.1
hang ngay
Hang ngay 137 24.7 24.7 99.8
24.00 1 .2 .2 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

108
Ban cam thay xa hoi dang tro nen tot hon

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
68 12.3 12.3 12.3
nao
1 2 lan trong
92 16.6 16.7 29.0
thang
Khoang moi
76 13.7 13.8 42.8
tuan 1 lan
Khoang moi
109 19.6 19.7 62.5
tuan 2 3 lan
Gan nhu
131 23.6 23.7 86.2
hang ngay
Hang ngay 76 13.7 13.8 100.0
Total 552 99.5 100.0
Missing System 3 .5
Total 555 100.0

Ban cam thay con nguoi ve co ban la tot

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
44 7.9 7.9 7.9
nao
1 2 lan trong
88 15.9 15.9 23.8
thang
Khoang moi
93 16.8 16.8 40.6
tuan 1 lan
Khoang moi
93 16.8 16.8 57.4
tuan 2 3 lan
Gan nhu
162 29.2 29.2 86.6
hang ngay
Hang ngay 74 13.3 13.4 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

109
Ban cam thay cach xa hoi van hanh la tot

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
73 13.2 13.2 13.2
nao
1 2 lan trong
81 14.6 14.7 27.9
thang
Khoang moi
67 12.1 12.2 40.1
tuan 1 lan
Khoang moi
119 21.4 21.6 61.7
tuan 2 3 lan
Gan nhu
150 27.0 27.2 88.9
hang ngay
Hang ngay 61 11.0 11.1 100.0
Total 551 99.3 100.0
Missing System 4 .7
Total 555 100.0

Bảng 3.4: Cảm nhận hạnh phúc về mặt tâm lý


Ban cam thay thich phan lon cac pham chat nhan cach cua ban

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
23 4.1 4.2 4.2
nao
1 2 lan trong
60 10.8 10.8 15.0
thang
Khoang moi
90 16.2 16.2 31.2
tuan 1 lan
Khoang moi
108 19.5 19.5 50.7
tuan 2 3 lan
Gan nhu
184 33.2 33.2 83.9
hang ngay
Hang ngay 89 16.0 16.1 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

110
Ban cam thay co kha nang quan ly tot cac trach nhiem

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
22 4.0 4.0 4.0
nao
1 2 lan trong
63 11.4 11.4 15.4
thang
Khoang moi
93 16.8 16.8 32.2
tuan 1 lan
Khoang moi
114 20.5 20.6 52.8
tuan 2 3 lan
Gan nhu
169 30.5 30.6 83.4
hang ngay
Hang ngay 92 16.6 16.6 100.0
Total 553 99.6 100.0
Missing System 2 .4
Total 555 100.0

Co moi quan he tin tuong va am ap voi nguoi khac

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
11 2.0 2.0 2.0
nao
1 2 lan trong
52 9.4 9.4 11.4
thang
Khoang moi
85 15.3 15.3 26.7
tuan 1 lan
Khoang moi
137 24.7 24.7 51.4
tuan 2 3 lan
Gan nhu
189 34.1 34.1 85.6
hang ngay
Hang ngay 80 14.4 14.4 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

111
Vuot qua thu thach de phat trien va tro thanh nguoi tot hon

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
35 6.3 6.3 6.3
nao
1 2 lan trong
67 12.1 12.1 18.4
thang
Khoang moi
96 17.3 17.4 35.8
tuan 1 lan
Khoang moi
102 18.4 18.4 54.2
tuan 2 3 lan
Gan nhu
158 28.5 28.6 82.8
hang ngay
Hang ngay 95 17.1 17.2 100.0
Total 553 99.6 100.0
Missing System 2 .4
Total 555 100.0

Thay tu tin de suy nghi hay the hien nhung y tuong va quan diem song rieng
cua ban

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
24 4.3 4.3 4.3
nao
1 2 lan trong
78 14.1 14.1 18.4
thang
Khoang moi
104 18.7 18.8 37.2
tuan 1 lan
Khoang moi
119 21.4 21.5 58.7
tuan 2 3 lan
Gan nhu
153 27.6 27.6 86.3
hang ngay
Hang ngay 76 13.7 13.7 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

112
Cuoc song cua ban co dinh huong va co y nghia

Frequen Valid Cumulativ


cy Percent Percent e Percent
Valid Khong lan
22 4.0 4.0 4.0
nao
1 2 lan trong
64 11.5 11.6 15.5
thang
Khoang moi
67 12.1 12.1 27.6
tuan 1 lan
Khoang moi
109 19.6 19.7 47.3
tuan 2 3 lan
Gan nhu
173 31.2 31.2 78.5
hang ngay
Hang ngay 119 21.4 21.5 100.0
Total 554 99.8 100.0
Missing System 1 .2
Total 555 100.0

Bảng 3.5: Mối tƣơng quan giữa các mặt biểu hiện cảm nhận hạnh phúc
Correlations

MHC_ MHC_ MHC_T MHC_TO


CX XH L NG
MHC_CX Pearson
1 .562(**) .571(**) .828(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) . .000 .000 .000
N 555 554 554 555
MHC_XH Pearson
.562(**) 1 .695(**) .879(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 . .000 .000
N 554 554 554 554
MHC_TL Pearson
.571(**) .695(**) 1 .869(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 . .000
N 554 554 554 554
MHC_TONG Pearson
.828(**) .879(**) .869(**) 1
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .
N 555 554 554 555
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

113
Bảng 3.6: Cảm nhận hạnh phúc của nam và nữ sinh viên.

Group Statistics

Std.
Std. Error
Gioi tinh N Mean Deviation Mean
MHC_C Nam 259 3.9266 1.24695 .07748
X Nu 290 4.0879 1.11007 .06519
MHC_X Nam 258 3.7647 1.24229 .07734
H Nu 290 3.7167 1.14861 .06745
MHC_T Nam 258 4.1085 1.13366 .07058
L Nu 290 4.1493 1.00452 .05899
MHC_T Nam 259 11.7695 3.21550 .19980
ONG Nu 290 11.9540 2.74293 .16107

Group Statistics

Std.
Noi o cua gia Std. Error
dinh ban N Mean Deviation Mean
MHC_CX Nong thon 177 3.6780 1.16931 .08789
Vung dang do
85 3.9941 1.25737 .13638
thi hoa
MHC_XH Nong thon 177 3.4472 1.13217 .08510
Vung dang do
84 3.5238 1.21456 .13252
thi hoa
MHC_TL Nong thon 177 3.8576 1.05011 .07893
Vung dang do
84 3.9643 1.23997 .13529
thi hoa
MHC_TONG Nong thon 177 10.9828 2.81066 .21126
Vung dang do
85 11.3941 3.41214 .37010
thi hoa
MUC_HL Nong thon 177 6.6634 1.19068 .08950
Vung dang do
85 6.8183 1.65734 .17976
thi hoa
MUC_SLWB Nong thon 177 2.9975 .68266 .05131
Vung dang do
85 3.2006 .87180 .09456
thi hoa

114
Correlations

Bảng 3.7: Mức độ hài lòng với cuộc sống và các lĩnh vực khác nhau

Std. Error
N Mean Std. Deviation Mean
Muc song cua ban 555 6.4378 1.98760 .08437
suc khoe cua ban 555 7.3099 1.85712 .07883
Nhung gi ban dat duoc
555 6.1063 1.84642 .07838
trong cuoc song
Voi cac moi quan he ca
555 7.0252 1.78018 .07556
nhan cua ban
Voi viec ban cam thay
554 7.1697 1.89891 .08068
an toan the nao
Voi cam nhan minh la
mot thanh vien cua 554 7.3899 1.78287 .07575
cong dong
Voi su an toan trong
555 6.9225 1.94123 .08240
tuong lai cua ban
Voi doi song tam linh
554 6.7924 2.25464 .09579
hay ton giao cua ban
Voi cuoc song noi
553 7.0904 1.67866 .07138
chung cua ban
Bảng 3.8: Mức độ hài lòng chung của sinh viên với cuộc sống
One-Sample Test

Test Value = 0
95% Confidence
Interval of the
Mean
Difference
Sig. (2- Differen
t Df tailed) ce Lower Upper
Xet ve hau het cac
khia canh, cuoc
song cua toi gan 79.941 553 .000 3.2166 3.1376 3.2956
nhu la ly tuong doi
voi toi
Dieu kien song cua
86.959 554 .000 3.3495 3.2739 3.4252
toi rat tot
Toi thoa man voi
cuoc song cua 81.022 553 .000 3.3213 3.2408 3.4018
minh

115
Tinh den bay gio,
toi da dat duoc
nhung dieu quan
66.531 554 .000 2.8378 2.7541 2.9216
trong toi mong
muon trong cuoc
doi
Neu toi co the
song lai mot lan
nua, toi van se 41.379 554 .000 3.0631 2.9177 3.2085
khong thay doi hau
het moi dieu

Bảng 3.9: Tƣơng quan giữa cảm nhận hạnh phúc và sự hài lòng cuộc sống
Correlations

MHC_ MHC_ MHC_ MHC_T MUC_ MUC_SL


CX XH TL ONG HL WB
MHC_CX Pearson .562(** .571(** .497(**
1 .828(**) .516(**)
Correlation ) ) )
Sig. (2-
. .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 555 554 554 555 555 555
MHC_XH Pearson .562(** .695(** .442(**
1 .879(**) .437(**)
Correlation ) ) )
Sig. (2-
.000 . .000 .000 .000 .000
tailed)
N 554 554 554 554 554 554
MHC_TL Pearson .571(** .695(** .497(**
1 .869(**) .409(**)
Correlation ) ) )
Sig. (2-
.000 .000 . .000 .000 .000
tailed)
N 554 554 554 554 554 554
MHC_TON Pearson .828(** .879(** .869(** .553(**
1 .525(**)
G Correlation ) ) ) )
Sig. (2-
.000 .000 .000 . .000 .000
tailed)
N 555 554 554 555 555 555
MUC_HL Pearson .497(** .442(** .497(**
.553(**) 1 .540(**)
Correlation ) ) )
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 . .000
tailed)
N 555 554 554 555 555 555
MUC_SLW Pearson .516(** .437(** .409(** .525(**) .540(** 1

116
B Correlation ) ) ) )
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 .000 .
tailed)
N 555 554 554 555 555 555

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Bảng 3.10:Bảng mô tả các nhóm cảm xúc của sinh viên


Rotated Component Matrix(a)

Component
1 2 3 4
Roi tung .738 .020 -.024 -.054
Buon kho .712 .110 -.059 -.075
Cang thang bon chon .699 .116 -.102 .253
Cang thang hoi hop .659 .066 .094 .110
So set .642 -.123 .114 .335
So hai .628 -.178 .082 .296
Toi loi .617 -.227 .212 .176
Xau ho .528 -.139 .214 .417
Kien quyet -.047 .734 .175 .084
Chu dao niem no .012 .733 .231 .010
Tich cuc chu dong -.016 .701 .307 -.109
Nhiet tinh .015 .620 .422 .078
Soi noi phan khich .110 .182 .706 -.147
Cam hung .083 .119 .668 .130
Quan tam thich thu .070 .182 .654 -.164
Tu hao .006 .269 .543 .230
Manh me -.078 .346 .522 .117
De phong .132 .231 -.027 .729
Thu dich .338 -.323 .198 .494
Cau kinh .378 .020 -.084 .493

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method:


Varimax with Kaiser Normalization.
a Rotation converged in 7 iterations.

117
Bảng 3.11:Mối tƣơng quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm cảm xúc

Correlations

MHC MHC MHC MHC_ CN_T CN_T LN_T LN_T


_CX _XH _TL TONG IEUC ICHC ICHC IEUC
MHC_C Pearson - -
.562( .571( .828(* .374(* .371(*
X Correlati 1 .275(* .154(*
**) **) *) *) *)
on *) *)
Sig. (2-
. .000 .000 .000 .000 .000 .000 .000
tailed)
N 555 554 554 555 554 554 554 554
MHC_X Pearson - -
.562( .695( .879(* .364(* .429(*
H Correlati 1 .185(* .138(*
**) **) *) *) *)
on *) *)
Sig. (2-
.000 . .000 .000 .000 .000 .000 .001
tailed)
N 554 554 554 554 553 553 553 553
MHC_T Pearson - -
.571( .695( .869(* .445(* .541(*
L Correlati 1 .199(* .138(*
**) **) *) *) *)
on *) *)
Sig. (2-
.000 .000 . .000 .000 .000 .000 .001
tailed)
N 554 554 554 554 553 553 553 553
MHC_T Pearson - -
.828( .879( .869( .454(* .514(*
ONG Correlati 1 .257(* .165(*
**) **) **) *) *)
on *) *)
Sig. (2-
.000 .000 .000 . .000 .000 .000 .000
tailed)
N 555 554 554 555 554 554 554 554
CN_TIE Pearson - - - -
.132(* .555(*
UC Correlati .275( .185( .199( .257(* 1 -.032
*) *)
on **) **) **) *)
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 . .002 .456 .000
tailed)
N 554 553 553 554 554 554 554 554
CN_TIC Pearson
.374( .364( .445( .454(* .132(* .565(* .100(*
HC Correlati 1
**) **) **) *) *) *) )
on
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 .002 . .000 .019
tailed)
N 554 553 553 554 554 554 554 554
LN_TIC Pearson .371( .429( .541( .514(* -.032 .565(* 1 -.006

118
HC Correlati **) **) **) *) *)
on
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 .456 .000 . .892
tailed)
N 554 553 553 554 554 554 554 554
LN_TIE Pearson - - - -
.555(* .100(*
UC Correlati .154( .138( .138( .165(* -.006 1
*) )
on **) **) **) *)
Sig. (2-
.000 .001 .001 .000 .000 .019 .892 .
tailed)
N
554 553 553 554 554 554 554 554

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Bảng 3.12: Bảng mô tả các nhóm phẩm chất cá nhân của sinh viên
Rotated Component Matrix(a)

Component
1 2 3
Ai da xuc pham toi thi dung nen trong
doi vao su thong cam cua toi .729 -.164 .246
Toi khong tha thu khi bi xuc pham .712 .019 .267
Toi kho co the tha thu cho nhung nguoi
da xuc pham toi .674 .064 .151
Toi nho lau khi bi ai do xuc pham .623 .322 -.276
Co di co lai, an mieng tra mieng la mot
nguyen tac dung .582 .141 -.052
Neu toi nhan duoc it hon so voi cai toi
xung dang duoc huong, toi se lam to .544 -.227 .416
chuyen
Chinh phu can phai quan tam toi dieu
kien song cua nhung nguoi ngheo kho .006 .798 .106

Nhung nguoi chiu thiet thoi can nhan


duoc su giup do tu cac co quan doan the -.044 .736 .220

119
Trach nhiem cua chinh phu la dam bao
nhung dieu kien song thuan loi cho -.012 .711 .293
nguoi dan
Chinh phu co trach nhiem cham soc
nhung cong dan cua minh .125 .511 .153
Moi nguoi nen thuong xuyen yeu cau
nhung gi ho xung dang duoc huong .097 .123 .714
Toi thuong xuyen yeu cau de duoc doi
xu mot cach dung muc .092 .178 .658
Toi xung dang voi nhung gi tot dep nhat .167 .359 .566
Moi nguoi co quyen mong doi vao su
giup do cua chinh phu khi gap kho khan .049 .271 .532

Can phai doi hoi quyen loi cua minh .161 .421 .498

Extraction Method: Principal Component Analysis. Rotation Method: Varimax


with Kaiser Normalization.
a Rotation converged in 6 iterations.

Bảng 3.13: Tƣơng quan giữa cảm nhận hạnh phúc và các nhóm phẩm chất cá
nhân của sinh viên
Correlations

MHC MHC MHC MHC_ THU_ QL_C QL_C T_TH


_CX _XH _TL TONG D D N UA
MHC_CX Pearson
.562(* .571(* .828(** .161(* .088(*
Correlatio 1 -.051 -.060
*) *) ) *) )
n
Sig. (2-
. .000 .000 .000 .234 .000 .039 .158
tailed)
N 555 554 554 555 552 552 552 551
MHC_X Pearson
.562(* .695(* .879(** .205(* .214(*
H Correlatio 1 -.065 .028
*) *) ) *) *)
n
Sig. (2- .000 . .000 .000 .125 .000 .000 .517

120
tailed)
N 554 554 554 554 551 551 551 550
MHC_TL Pearson
.571(* .695(* .869(** .278(* .237(*
Correlatio 1 -.021 -.006
*) *) ) *) *)
n
Sig. (2-
.000 .000 . .000 .624 .000 .000 .881
tailed)
N 554 554 554 554 551 551 551 550
MHC_TO Pearson
.828(* .879(* .869(* .249(* .206(*
NG Correlatio 1 -.058 -.016
*) *) *) *) *)
n
Sig. (2-
.000 .000 .000 . .175 .000 .000 .705
tailed)
N 555 554 554 555 552 552 552 551
THU_D Pearson
.173(* .403(* .335(*
Correlatio -.051 -.065 -.021 -.058 1
*) *) *)
n
Sig. (2-
.234 .125 .624 .175 . .000 .000 .000
tailed)
N 552 551 551 552 552 552 552 551
QL_CD Pearson
.161(* .205(* .278(* .249(** .173(* .493(*
Correlatio 1 .065
*) *) *) ) *) *)
n
Sig. (2-
.000 .000 .000 .000 .000 . .000 .126
tailed)
N 552 551 551 552 552 552 552 551
QL_CN Pearson
.088(* .214(* .237(* .206(** .403(* .493(* .224(*
Correlatio 1
) *) *) ) *) *) *)
n
Sig. (2- .039 .000 .000 .000 .000 .000 . .000

121
tailed)
N 552 551 551 552 552 552 552 551
T_THUA Pearson
.335(* .224(*
Correlatio -.060 .028 -.006 -.016 .065 1
*) *)
n
Sig. (2-
.158 .517 .881 .705 .000 .126 .000 .
tailed)
N 551 550 550 551 551 551 551 551

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).


* Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Bảng 3.14: Tƣơng quan giữa cảm nhận hạnh phúc và lòng biết ơn
Correlations

BIETON MHC_ MHC_ MHC_T MHC_TO


C7 CX XH L NG
BIETONC7 Pearson
1 .292(**) .237(**) .308(**) .326(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) . .000 .000 .000 .000
N 549 549 548 548 549
MHC_CX Pearson
.292(**) 1 .562(**) .571(**) .828(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 . .000 .000 .000
N 549 555 554 554 555
MHC_XH Pearson
.237(**) .562(**) 1 .695(**) .879(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 . .000 .000
N 548 554 554 554 554
MHC_TL Pearson
.308(**) .571(**) .695(**) 1 .869(**)
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 . .000
N 548 554 554 554 554
MHC_TONG Pearson
.326(**) .828(**) .879(**) .869(**) 1
Correlation
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .
N 549 555 554 554 555

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

122
Bảng 3.15: Bảng mô tả tình hình kinh tế của gia đình sinh viên so với mức
trung bình nơi gia đình sinh sống
Tinh hinh kinh te cua gia dinh ban so voi muc trung binh o noi gia dinh ban
sinh song

Frequenc Valid Cumulative


y Percent Percent Percent
Valid Thap hon
12 2.2 2.5 2.5
nhieu
Thap hon 9 1.6 1.9 4.4
Thap hon
33 5.9 6.8 11.2
mot chut
O muc
270 48.6 56.0 67.2
trung binh
Cao hon
108 19.5 22.4 89.6
mot chut
Cao hon 42 7.6 8.7 98.3
Cao hon
8 1.4 1.7 100.0
nhieu
Total 482 86.8 100.0
Missing System 73 13.2
Total 555 100.0

Bảng 3.16: Tƣơng quan giữa cảm nhận hạnh phúc và tình hình kinh tế của gia
đình sinh viên

Correlations

MHC_CX MHC_X MHC_TL MHC_T Tinh hinh


H ONG kinh te

MHC_CX Pearson Correlation 1 .562(**) .571(**) .828(**) .307(**)

Sig. (2-tailed) . .000 .000 .000 .000

N 555 554 554 555 482

MHC_XH Pearson Correlation .562(**) 1 .695(**) .879(**) .192(**)

Sig. (2-tailed) .000 . .000 .000 .000

123
N 554 554 554 554 482

MHC_TL Pearson Correlation .571(**) .695(**) 1 .869(**) .254(**)

Sig. (2-tailed) .000 .000 . .000 .000

N 554 554 554 554 482

MHC_TO Pearson Correlation


.828(**) .879(**) .869(**) 1 .295(**)
NG

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 . .000

N 555 554 554 555 482

Tinh hinh Pearson Correlation


kinh te cua
gia dinh
ban so voi
muc trung .307(**) .192(**) .254(**) .295(**) 1
binh o noi
gia dinh
ban sinh
song

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .

N 482 482 482 482 482

** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

124

You might also like