You are on page 1of 2

1.

Công cụ, giới thiệu, mô tả


2. Cách sử dụng
3. Lý do chọn
TÌNH HUỐNG: Bạn là một người làm tham vấn học đường, có hợp đồng với cơ sở
trường và được tạo điều kiện để có một phòng làm việc riêng tư, an toàn trong trường.
GV, HS trong trường biết rõ vị trí, vai trò của bạn là gì. Bạn có một hộp thư trước
phòng để HS, GV lấy hẹn, ghi lời nhắn. Một HS nữ cuối lớp 10 hôm trước có để lời
nhắn trong hộp thư rằng bạn ấy cần được tư vấn vì đang thắc mắc không biết mình
thích bạn nam hay bạn nữ. Hai bên đã trao đổi và lấy được hẹn cho lần gặp đầu tiên.
Trong phiên này, bạn nữ rất kiệm lời và có ý né tránh không đề cập nhiều tới bản thân
và vấn đề của mình nhưng muốn có cái hẹn thứ hai. Bạn đang chuẩn bị cho buổi gặp
này.
Tên công cụ: Liệu pháp trị liệu nghệ thuật thông qua tranh/ảnh
1. Liệu pháp trị liệu nghệ thuật thông qua việc thiết kế và hướng dẫn cho thân chủ
các bài tập vẽ tranh/ tự phóng chiếu cảm xúc khi xem tranh là cách mà nhà trị liệu
có thể chạm đến những nguồn thông tin được ẩn dấu bên trong vô thức của thân
chủ một cách tuyệt vời. Và mỗi bài tập phóng chiếu thông qua tranh vẽ sẽ có một
mối liên kết giúp người đọc hiểu nhiều hơn về công việc đang làm là gì, đồng thời
nó cũng sẽ giúp thân chủ tập nhận diện vấn đề của mình và phân loại cảm xúc
khác như: Thư giãn, Hạnh phúc, Chân dung, chấn thương và Nỗi khổ đau. Từ đó
nhà trị liệu sẽ cùng đồng hành với thân chủ để tìm ra nguồn năng lượng bên trong,
bên ngoài nào có thể giúp thân chủ đi qua khó khăn và sống tốt hơn.
2. Trải 25 tấm ảnh để trên bàn, sau đó đặt 1 câu hỏi cho TC (ví dụ: “Ngày hôm nay
của bạn thế nào?,…”, tiếp đến là yêu cầu TC chọn 3 tấm hình đại diện cho cảm
xúc của mình ở ngày hôm nay trong vòng 3 phút. Sau khi hết thời gian,TLG bắt
đầu với tấm ảnh thân chủ chọn đầu tiên, đặt những câu hỏi để mở ra vấn đề hơn (ví
dụ: Tấm ảnh này, bạn thấy nó đại diện cho cảm xúc gì?), tiếp theo đó là dựa theo
những câu trả lời của TC mà TLG đặt thêm những câu hỏi ngắn để khai thác các
thông tin đó. Tương tự như vậy với bức thứ 2 và bức thứ 3, nhưng nếu khi hỏi TC
không trả lời hoặc trả lời là chưa muốn nói thì TLG sẽ không hỏi và không khai
thác tiếp chi tiết này ở ngay phiên này, mà sẽ để tiếp cho những phiên sau. Lưu ý,
sau khi hỏi xong cả 3 bức ảnh thì sẽ hỏi thêm 1 câu để hỏi về liên kết giữa 3 tấm
ảnh để tìm hiểu về quan điểm của TC.
3. Ở lứa tuổi này các em cảm nhận rất rõ sự biến đổi của cơ thể và rất nhạy cảm với
vẻ ngoài của mình. Chúng thường so sánh bản thân mình với người khác để rồi
xem xét lại bản thân mình và thường có các thần tượng trên màn ảnh. Việc quan
tâm thái quá đến hình ảnh bản thân dẫn đến việc trẻ hay tưởng tượng có ai đó đang
đánh giá mình trông như thế nào, gọi là hiện tượng “ khán giả tưởng tượng”. Điều
này càng tăng tính dễ bị tổn thương của trẻ. Những phản ứng cảm xúc nặng nề về
vẻ ngoài của trẻ có thể được làm dịu đi bởi những mối quan hệ bạn bè có sự đồng
cảm, chung sở thích. Các mối quan hệ bạn bè được đánh giá cao trong giai đoạn
này và có tầm ảnh hưởng đến trẻ rất nhiều. Quá trình giao tiếp với bạn cùng tuổi
giúp trẻ hiểu bản thân hơn, tự tin hơn, giúp trẻ phát triển sự tự ý thức và nhân cách
của mình. Dựa trên những đặc điểm của giai đoạn này, ta có thể tiến hành xây
dựng bộ tranh vẽ nhằm hỗ trợ thân chủ bộc lộ cảm xúc, nhận thức và hành vi của
bản thân mình dễ dàng hơn. Từ đó nhà trị liệu cũng nắm bắt được vấn đề mà thân
chủ đang gặp, thật ra là như thế nào. Và đặc biệt là trong liệu pháp trị liệu nghệ
thuật không đòi hỏi thân chủ phải có một chút khả năng nghệ thuật nào cả nên rất
thuận tiện cho nhà trị liệu áp dụng với các thân chủ có khó khăn về mặt diễn đạt
cảm xúc.

You might also like