You are on page 1of 4

GIÁO DỤC CẢM XÚC XÃ HỘI/SEL- SOCIAL EMOTIONAL LEARNING

Phần 1: SEL LÀ GÌ VÀ 5 NĂNG LỰC CẢM XÚC XÃ HỘI


Như Thu Hồng đã từng hứa, hôm nay mình chia sẻ về social emotional learning
(SEL, hay việc học điều khiển cảm xúc và ứng xử xã hội).
Năm học này, trong bối cảnh đại dịch, việc thực hiện triển khai dạy SEL trong lớp
học lại càng quan trọng vì các em học sinh đã và đang trải qua đại dịch chưa từng
có trong lịch sử. Tất cả các học khu tại Mỹ đều có những kế hoạch khác nhau để
thực hiện dạy và học SEL. Như học khu GCPS của mình, các thày cô bắt buộc phải
học vài lớp tập huấn để dạy SEL và thực hiện ít nhất mỗi tuần 1-2 tiết học về SEL.
Vậy SEL nói ngắn gọn là gì? Là cách giải quyết xung đột, cách quản lý những
“cảm xúc lớn” như stress hay lo lắng, thất bại…
Những lợi ích của việc dạy và học SEL:
Tạo không khí lớp học mang tính khích lệ, động viên
Giúp các em học tập tốt hơn
Cải thiện thái độ và hành vi của các em
Giảm bớt những hành vi tiêu cực
Giảm những căng thẳng về cảm xúc
5 năng lực SEL là
1. Tự ý thức: khả năng tự nhận diện chính xác những cảm xúc, suy nghĩ của mình
và ảnh hưởng của nó đến hành vi. Khả năng này bao gồm việc đánh giá chính xác
những mặt mạnh, mặt yếu của mình, cũng như (những nền tảng chắc chắn cho) sự
tự tin và tinh thần lạc quan.
2. Tự điều chỉnh: khả năng điều chỉnh những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của mình
trong những tình huống khác nhau. Khả năng này bao gồm điều tiết sự căng
thẳng/stress, làm chủ sự bốc đồng, tự động viên mình, đặt ra cũng như thực hiện
những mục tiêu trong học tập và mục tiêu cá nhân
3. Ý thức xã hội: khả năng thấu hiểu những quan điểm và đồng cảm với mọi
người từ nhiều nền văn hoá cũng như hoàn cảnh khác nhau; hiểu được những quy
tắc ứng xử xã hội và đạo đức; cũng như tiếp nhận, hiểu rõ và thực hành những
nguồn lực và hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và cộng đồng
4. Những kỹ năng về quan hệ: khả năng thiết lập và duy trì những mối quan hệ
lành mạnh, tích cực với những cá nhân và nhóm người khác nhau (như chơi hoà
đồng với các bạn hay hoà nhập vào tập thể lớp…) Những kỹ năng này bao gồm
giao tiếp rõ ràng, lắng nghe chủ động, biét hợp tác (lắng nghe, vâng lời, chia sẻ),
biét phản đối những áp lực xã hội không phù hợp, giải quyết mâu thuẫn mang tính
xây dựng (như biét cách đòi lại đồ chơi hợp lý), và biết tìm cách sự giúp đỡ cũng
như đề nghị giúp đỡ người khác khi cần. Xin nói thêm một chút về khả năng biết
tìm sự giúp đỡ khi cần (ask for help when needed): đây là kỹ năng vô cùng quan
trọng của trẻ nhỏ, đặc biệt là những bạn nhỏ trong nhóm thiểu số như học sinh giáo

1
dục đặc biệt, học sinh ESL…. Thu Hồng khi mỗi năm lên kế hoạch, điền thông tin
trên hệ thống về học sinh ESL của mình đều phải trả lời câu hỏi “Học sinh đó có
hay đề nghị cô giáo giúp đỡ khi cần không?”
5. Khả năng ra những quyết định có trách nhiệm: khả năng tạo ra những lựa
chọn về hành vi cá nhân và tương tác xã hội mang tính tôn trọng và xây dựng, dựa
trên sự cân nhắc về các tiêu chuẩn đạo đức, quy tắc an toàn, quy ước xã hội, dựa
trên sự cân nhắc thực tế về những hậu quả cũng như về sự an toàn của mình và mọi
người. Nói thì nghe có vẻ đao to búa lớn nhưng thực ra trong đời thực thì khả năng
này thể hiện qua những sự việc nhỏ như con lựa chọn không nói chuyện khi cô
giảng bài, hay mỗi khi bày bừa thì sẽ thu dọn …
Vòng tròn cảm xúc: bánh xe/vòng tròn này cung cấp cho các em lượng từ vựng
phong Phú, đủ giúp các em gọi tên từng cảm xúc của mình từ trong ra ngoài. Đây
là thông tin hữu ích giúp các em phát triển năng lực số 1- khả năng tự ý thức
Cả nhà đón đọc phần 2 nhé: những cách thực hiện SEL trong lớp học.
Chúc cả nhà ngày vui và bình an!
From Atlanta with love
Đinh Thu Hồng #msDinh

P2: NHỮNG CÁCH THỰC HIỆN SEL TRONG LỚP HỌC


Trong phần 1 (https://bit.ly/3nTMGwQ) Thu Hồng đã nói kỹ về những lợi ích cũng
như 5 năng lực SEL. Trong phần 2 này, Thu Hồng sẽ nói về những cách thực hiện
SEL trong lớp học.
Đầu tiên là 3 kinh nghiệm quan trọng khi thực hiện SEL trong lớp học:
1. Luôn có những hoạt động mang tính chào đón, thu nhận các em trong lớp
học: các thày cô hãy nở nụ cười, cất lời chào hỏi han các em mỗi đầu ngày, thực
hiện “Họp” morning meeting/morning circle/community meeting hàng ngày.
Những cuộc “họp” này là khi cả lớp quây quần trò chuyện, cập nhạt tình hình. Như
lớp của Thu Hồng, mỗi sáng lúc họp lớp như thế các bạn kể về chiều tối hôm trước
làm gì, sáng nay ăn gì, cuối tuần này định đi đâu… Qua những cuộc họp ngắn buổi
sáng ấy nhièu khi thày cô hiểu rõ về học trò của mình hơn, về gia cảnh hay tính
cách của học trò… Rồi lúc họp đó cũng là khi cập Nhật tình hình trường lớp, đang
có hoạt động hay phong trào gì, cô cần nhắc nhở dặn dò điều gì…
2. Thực hiện những chiến thuật làm cho bài giảng cũng như ngày học lôi cuốn,
hấp dẫn học sinh: như turn and talk (quay ra bàn chuyện với bạn về một câu hỏi
của cô), clock partner (sắp xếp các em thành vòng tròn rồi luân phiên đi đến thảo
luận với các bạn đứng ở vị trí kim giờ chỉ 3-6-9-12 hay bất cứ giờ chẵn nào),
(think-pair-share (mình nghĩ rồi chia sẻ suy nghĩ của mình cho bạn ngồi cạnh và cả
lớp), nghỉ giải lao ngắn (brain break) với những hoạt động giúp tăng cuòng sức
khỏe trí não như chạy tại chỗ, thở sâu, tập vài động tác thể dục đơn giản (trang web
rất hay cho các loại brain break là GoNoodle, lớp mình hầu như ngày nào cũng
dùng).

2
3. Kết thúc giờ học hay ngày học với sự lạc quan: như trong lớp của Thu Hồng,
buổi học nào mình cũng dành 5 phút để các bạn nhỏ chia sẻ những gì đã học, đã
làm được; rồi cuối ngày, ngày nào lớp mình các bạn nhỏ cũng viết vè 1 hay vài
điều hoặc sự kiện các bạn nhớ hoặc thích trong ngày. Việc tổng kết, khép lại thế
này cho các bạn nhỏ cảm giác thành công, luyện lối suy nghĩ hướng tới tưong lai
phía trước.
Tạo góc nhỏ trong lớp hay phòng học (cả tại trường và ở nhà) cho các bạn bình
tĩnh, bình tâm trở lại (calm down corner). Góc này nên trang trí đơn giản, có
khoảng trống, màu sắc dịu nhẹ.
Tại góc này, có thể để vài vật dụng giúp các bạn nhỏ trấn tĩnh lại như
- Thảm yoga/yoga mat (https://amzn.to/3hOai2F),
- Những đồ chơi co giãn/hands on/fidgety items (stretchy bands
https://amzn.to/306X2jy, squish balls https://amzn.to/3jL1sUZ
- Những đồ chơi dạng xúc xắc/lắc / movers and shakers https://amzn.to/30YOxXb;
https://amzn.to/2EpnuMR
- Giấy cào / rainbow scratch paper notes https://amzn.to/2X4807H
- Buble timers https://amzn.to/3fexo0M
- Rubik cube https://amzn.to/3gejMny
- Loa nghe nhạc / Bluetooth speaker for music https://amzn.to/3jRUIF8
- Chăn dày / weighed blanket (to decompress the emotion)
https://amzn.to/2D9LpiO
- Gối / wiggle cushion https://amzn.to/39yBnUF
Những cuốn sách hay về cảm xúc xã hội SEL: đây là những cuốn sách dạy cho
các bạn nhỏ về trách nhiệm, sự tôn trọng, kiên định, tính trung thực, lòng trắc ẩn,
sự hợp tác, tư duy cầu tiến, sự kiềm chế, tự kiểm soát, lòng tốt và sự tự tế.
- Wonder: https://amzn.to/2CX1AQD
- Strega Nona https://amzn.to/339Evou
- Last Stop on Market Street https://amzn.to/331wAJX
- The Empty Pot: https://amzn.to/2OZs9Hw
- The Day You Begin https://amzn.to/2OZsAl8
- Sparkle Boy https://amzn.to/2X4sm0s
- The Most Magnificent Thing: https://amzn.to/3jJyo0l
- The Thing Lou Couldn’t Do https://amzn.to/3jQWxBV
- Listening with My Heart https://amzn.to/39BZRwk
- But It’s Not My Fault: https://amzn.to/2BGIspE
- The World Needs More Purple People: https://amzn.to/30Z4VXq
- This Book Is Anti-Racist https://amzn.to/2X3CV3T

3
- Chocolate Milk, Por Favor! https://amzn.to/2X3yp5r
- It Could Always Be Worse https://amzn.to/3074V8E
Hãy để các phụ huynh/ bố mẹ trực tiếp tham gia vào quá trình nuôi dạy, chăm
chú và nỗ lực kết nối giữa gia đình và nhà trường. Thu Hồng sẽ có bài riêng về chủ
đề này- chủ đề mối liên hệ giữa bố mẹ và nhà trường, sự tham gia của bố mẹ vào
các hoạt động của trường học.
Hãy dạy cho các em về lòng tốt và sự tử tế/Kindness
Đọc thêm về lòng tốt và sự tử tế trong post sau:
https://www.facebook.com/1369440936405733/posts/1917255324957622/
Đọc thêm về danh sách những truyện hay để dạy về lòng tốt và sự tử tế trong
cuốn sách đầu tay Học kiểu Mỹ tại nhà của mình. Sách có trên Tiki
http://bit.ly/2ZpMGrk
Chúc cả nhà ngày vui!
From Atlanta with love
Đinh Thu Hồng #msDinh

You might also like