You are on page 1of 31

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

MÔN: NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN

ĐỀ TÀI:
Thực trạng kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
của sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Họ tên sinh viên : Quàng Diệu Linh


Mã số sinh viên : 20031805
Giảng viên : TS. Trần Thị Thanh Vân

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2

2.1 Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................... 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................2

3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................. 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3

3.2.1 Về thời gian nghiên cứu ...................................................................................3

3.2.2 Về không gian nghiên cứu ...............................................................................3

3.2.3 Về khách thể nghiên cứu .................................................................................3

4. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................3

5. Tổng quan tài liệu ......................................................................................................4

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học .........................................................................5

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ...........................................................................5

6.2 Phương pháp phỏng vấn .........................................................................................6

6.3 Phương pháp quan sát ............................................................................................6

6.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi ....................................................................7

6.5 Phương pháp chuyên gia .........................................................................................7

NỘI DUNG .....................................................................................................................9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG


VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN ............................................................9

1.1 Một số khái niệm cơ bản .........................................................................................9

1.1.1 Khái niệm kỹ năng ...........................................................................................9

1.1.2 Khái niệm căng thẳng ......................................................................................9


1.1.3 Khái niệm cảm xúc ...........................................................................................9

1.1.4 Khái niệm kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc .................9

1.2 Tác nhân, biểu hiện cảm xúc và những ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng.9

1.2.1 Những tác nhân gây căng thẳng .....................................................................9

1.2.2 Những biểu hiện cảm xúc trong tình huống căng thẳng ............................ 10

1.2.3 Những ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng ..............................................10

1.3 Tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc trong
cuộc sống, trong học tập của sinh viên ......................................................................10

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ


QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ........................................12

2.1 Khái quát chung về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội ...........................................................................................................12

2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý ......................................................................................12

2.1.2 Đặc điểm sinh viên .........................................................................................13

2.2 Thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ........................................................14

2.2.1 Ưu điểm ...........................................................................................................14

2.2.2 Hạn chế ............................................................................................................15

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC TRANG BỊ KĨ NĂNG ỨNG
PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI ................................................................................................................................ 17

3.1 Giải pháp đối với nhà trường và gia đình .......................................................17

3.2 Giải pháp đối với bản thân mỗi sinh viên .......................................................17

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 19


KẾT LUẬN ..................................................................................................................20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................22

PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................23

PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................25

PHỤ LỤC 3 ..................................................................................................................26

PHỤ LỤC 4 ..................................................................................................................27


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống hàng ngày, con người thường gặp những tình huống gây căng
thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người
này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Khi bị căng thẳng
mỗi người có tâm trạng, cảm xúc khác nhau: cũng có khi là những cảm xúc tích cực
nhưng thường là những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể
chất và tinh thần của con người. Ở một mức độ nào đó, khi một cá nhân có khả năng
đương đầu với căng thẳng thì đó có thể là một tác động tích cực, tạo sức ép buộc cá nhân
đó phải tập trung vào công việc của mình, bứt phá thành công. Nhưng mặt khác, sự căng
thẳng còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu căng thẳng đó quá lớn, kéo
dài và không giải tỏa nổi. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng được hiểu là khả năng bình
tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng của con người dù ở bất cứ nơi nào,
lúc nào, như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng,
hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng
phó và quản lí cảm xúc của bản thân một cách tích cực khi bị căng thẳng.

Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là kĩ năng nhằm ứng phó
một cách tích cực khi căng thẳng xảy ra trong trường học, giúp sinh viên duy trì được
trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của bản thân, biết
suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng xảy ra. Trên thực tế, tại các trường
đại học ở Việt Nam nói chung và tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng, công tác tuyên truyền các kĩ năng, biện pháp ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc cho sinh viên chính quy hệ đại học đã đạt được
nhiều kết quả tốt hơn mong đợi với một số lượng lớn sinh viên nhờ được trang bị kĩ
năng ứng phó với căng thẳng trong môi trường học tập, quản lý cảm xúc của bản thân
nên đã tự mình vượt qua được mọi áp lực trong học tập, biết kiềm chế và suy nghĩ trong
hành động của mình. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng được trang bị và tự mình
trang bị được kĩ năng ấy cho bản thân để rồi gây ảnh hưởng lớn đến việc học tập của
bản thân. Do đó, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng kỹ năng ứng phó với căng

1
thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội” nhằm phát hiện ra thực trạng, nguyên nhân cũng như
đề ra những giải pháp phù hợp trong bối cảnh xã hội, với từng cá nhân sinh viên.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu


Nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng kĩ năng ứng phó với căng
thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
– Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp để cải thiện và
tuyên truyền, trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc cho sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu


● Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản
lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội.

● Khảo sát, đánh giá thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm
xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia
Hà Nội.

● Đề xuất một số biện pháp để nâng cao, cải thiện việc trang bị cho sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội kĩ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu


Thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

2
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Về thời gian nghiên cứu
Khảo sát kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội từ tháng 9
năm 2023 đến tháng 11 năm 2023.

3.2.2 Về không gian nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh
viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tại địa
chỉ: số 336 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà
Nội.

3.2.3 Về khách thể nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu 200 sinh viên khác nhau tại Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và quá trình ứng phó với căng thẳng và quản
lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

4. Câu hỏi nghiên cứu


Với đề tài “Thực trạng kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của
sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội”
thì ta có thể xác định câu hỏi nghiên cứu là:

Câu hỏi 1. Những yếu tố nào ảnh hưởng tới việc trang bị kỹ năng ứng phó với
căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội?

Câu hỏi 2. Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến việc trang bị kỹ năng
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là như thế nào?

Câu hỏi 3. Các biện pháp được áp dụng để nhằm trang bị kỹ năng ứng phó với
căng thẳng và quản lý cảm xúc cho sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội là các biện pháp nào?

3
5. Tổng quan tài liệu
Trong quá trình thu thập dữ liệu, tôi đã tiếp cận với một số công trình và tài liệu
có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Ở nước ta có khá nhiều công
trình nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc của giáo viên, học sinh, sinh viên trên nhiều vùng
miền. Xu hướng chung của các nhà tâm lý học là làm sáng tỏ những vấn đề bản chất,
cấu trúc của trí tuệ cảm xúc, cơ sở phương pháp luận nghiên cứu trí tuệ cảm xúc; đồng
thời từng bước thử nghiệm và mau chóng đưa vào những trắc nghiệm phù hợp nhằm xác
định chỉ số trí tuệ cảm xúc của con người Việt Nam. Các tác giả Nguyễn Công Khanh,
Nguyễn Huy Tú, Trần Trọng Thủy… được coi là những tác giả tiên phong trong lĩnh
vực này.
Bài viết của tác giả Nguyễn Huy Tú: “Chỉ số thông minh cảm xúc cao - một tiêu
đề thành công”, “Trí tuệ cảm xúc bản chất và phương pháp - chẩn đoán” và “Các mô
hình lý thuyết về trí thông minh cảm xúc” do Nguyễn Công Khanh (dịch) đã bước đầu
tiếp cận đến trí tuệ cảm xúc. Gần đây, các tác giả Nguyễn Công Khanh, Đinh Thị Kim
Thoa và Nguyễn Thành Đoàn cũng đã bàn đến phương pháp luận nghiên cứu trí thông
minh cảm xúc.
Tác giả Dương Thị Hoàng Yến với đề tài: “Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu
học” đã rút ra kết luận: Trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học là một yếu tố quan trọng
tạo nên thành công trong sự nghiệp. Đề tài cấp Nhà nước của tác giả Nguyễn Công
Khanh: “Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc ở học sinh Trung học phổ thông” đã sử dụng trắc
nghiệm MSEIT của J. Mayer, P. Salovey và D. Caruso được Việt hóa đo lường trên
17000 học sinh. Kết quả cho thấy sự phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố và là sản phẩm của quá trình tương tác liên tục giữa bản thân và
môi trường sống.
Tác giả Đào Thị Oanh (2010), Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và giáo dục trí tuệ cảm
xúc cho học sinh THCS trong gia đình và nhà trường hiện nay, tài khoa học cấp bộ, cho
thấy: Nhìn chung, biểu hiện trạng thái cảm xúc của thiếu niên được nghiên cứu là tích
cực và phần lớn đạt ở mức tốt. Thiếu niên nam trải nghiệm sự lo âu, căng thẳng nhiều
hơn so với các thiếu niên nữ và các thiếu niên nữ thường cảm thấy tự tin hơn. Có thể là
do các em nữ trưởng thành sớm hơn các em nam, các cách thức biểu hiện cảm xúc kín
đáo hơn, trong khi các trẻ nam tỏ ra hồn nhiên, bộc lộ cảm xúc trực tiếp và bột phát hơn.
Có sự mâu thuẫn nhất định trong tự đánh giá về trạng thái cảm xúc của học sinh ở lứa
4
tuổi này. Đó là mâu thuẫn giữa sự tự đánh giá về “tính tích cực” của bản thân học sinh
với “tâm trạng” và với những trạng thái có liên quan tới “sức khoẻ” sinh lí thể chất: một
mặt các em luôn tự cho mình là “mạnh mẽ”, “vui vẻ”, “yêu đời”, “hạnh phúc”, “tươi
tỉnh”, “sung sức”… nhưng cùng lúc đó lại cảm thấy “thụ động”, “không muốn làm việc”,
“không muốn động chân tay”, “đầu óc mụ mẫm” không tập trung được. Điều này có thể
lí giải bằng đặc điểm phát triển tâm sinh lí của lứa tuổi này do sự chi phối của quy luật
về tính mất cân đối tạm thời trong sự phát triển cá nhân của trẻ. Và chính đây là điều
làm cho bản thân thiếu niên vấp phải những khó khăn không nhỏ. Tương tự, sự khác
biệt rõ rệt giữa nữ và nam thiếu niên vừa được đề cập ở trên cũng có thể được giải thích
bằng quy luật về tính không đồng đều trong sự chín muồi giới tính, kéo theo những khác
biệt về tâm lý, trong đó có khác biệt về cảm xúc.
Ngoài ra còn có các tác giả khác nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc như: Nguyễn Thị
Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công
vụ, Luận án tiến sĩ tâm lý học; Phan Trọng Nam (2012), Trí tuệ cảm xúc của sinh viên
đại học sư phạm, Luận án tiến sĩ.

6. Phương pháp nghiên cứu khoa học


Để nghiên cứu thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà
Nội, những phương pháp nghiên cứu sau đã được tác giả sử dụng:

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu


Phương pháp nghiên cứu tài liệu là phương pháp chọn lọc, tổng hợp, phân tích
và khái quát hóa những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đến
những vấn đề của đề tài. Đây chính là phương pháp chủ đạo trong việc nghiên cứu cơ
sở lý luận của đề tài. Hệ thống hóa một số lý luận về các khái niệm: kĩ năng, kỹ năng
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên; biểu hiện và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh
viên. Từ việc xây dựng cơ sở lý thuyết ấy, ta xác định quan điểm chủ đạo trong nghiên
cứu kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên.

5
6.2 Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp người nghiên cứu đưa ra một loạt các
câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời. Phương pháp này có nghĩa là người nghiên
cứu sẽ hỏi các câu hỏi xác định, cụ thể, rõ ràng để có thể thu thập được thông tin, phục
vụ cho mục đích nghiên cứu về thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý
cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội.

Phương pháp phỏng vấn trong đề tài giúp người nghiên cứu xây dựng cơ sở lý
thuyết, lý luận và mở rộng đề tài nghiên cứu. Các cuộc phỏng vấn sẽ giúp tiếp thu thêm
các kiến thức sâu mà người nghiên cứu chưa biết đến, từ đó giúp phát triển và mở rộng
nghiên cứu khoa học. Phương pháp phỏng vấn giúp khẳng định, xác định vấn đề kĩ năng
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên hiện nay. Qua các tri thức
được chia sẻ trong quá trình thực hiện phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa
học, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và
quản lý cảm xúc của sinh viên trong xã hội hiện đại. Từ đó, có cái nhìn khách quan từ
nhiều khía cạnh về kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

Với phương pháp này, tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn các giảng viên đã và đang
giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
và 200 sinh viên của trường nhằm làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu điều
tra, đồng thời bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu
đề tài.

6.3 Phương pháp quan sát


Phương pháp quan sát là phương pháp sử dụng các giác quan cùng với chữ viết,
ký hiệu và các phương tiện kỹ thuật (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim) một cách
có chủ định, có kế hoạch, để ghi nhận, thu thập thông tin phục vụ cho việc tìm hiểu thực
trạng lối sống đạo đức của sinh viên hiện nay. Đây cũng là phương pháp không thể thiếu
trong việc nghiên cứu lý luận của đề tài. Tổng quan công việc quan sát gồm có: xác định
đối tượng là sinh viên và mục đích là quan sát, tìm hiểu về thực trạng kĩ năng ứng phó
với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên trong khoảng thời gian xác định, sau
đó lập kế hoạch quan sát và tiến hành quan sát, ghi chép một cách thận trọng, tỉ mỉ.
6
Phương pháp quan sát có ưu điểm mạnh nhất là thể hiện được ấn tượng trực tiếp
của cá nhân được quan sát, trên cơ sở những gì đã được ghi chép lại. Tuy nhiên, hạn chế
của phương pháp quan sát này là chỉ sử dụng cho các nghiên cứu với đối tượng chỉ xảy
ra trong hiện tại. Tính bao trùm của quan sát bị hạn chế, đôi khi bị ảnh hưởng tính chủ
quan của người quan sát. Với phương pháp này, ta sẽ tiến hành quan sát 200 sinh viên
và các giảng viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội qua các tiết học trên giảng đường.

6.4 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được
thực hiện cùng một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả
lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó
nhằm mục đích thu thập thông tin, dữ liệu, phục vụ cho nghiên cứu.

Những câu hỏi chủ yếu xoay quanh các yếu tố ảnh hưởng tới việc trang bị kĩ năng
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên bao gồm: điều kiện học tập,
tình hình dịch bệnh phức tạp và các điều kiện bên ngoài tác động vào. Các sinh viên có
thể lựa chọn các phương pháp đúng đắn để tự trang bị đầy đủ kĩ năng ứng phó với căng
thẳng và quản lý cảm xúc cho bản thân. Hiểu chính xác được suy nghĩ, thái độ quan tâm
hay vô cảm của sinh viên trong một số trường hợp giả định.

Với phương pháp này, ta sẽ tiến hành khảo sát các thông tin bằng bảng hỏi mở,
từ thông tin bảng hỏi mở, ta sẽ thiết kế bảng hỏi đóng để thu thập các thông tin chính
thức, đưa vào kết quả nghiên cứu của đề tài. Tiếp theo là điều tra 200 sinh viên của
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội và thực trạng
ảnh hưởng của những điều kiện bên trong và các yếu tố khách quan bên ngoài đến việc
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.

6.5 Phương pháp chuyên gia


Phương pháp chuyên gia là phương pháp tận dụng trí tuệ của đội ngũ những
người có chuyên môn để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, đánh giá sự kiện
khoa học hay thực tiễn phức tạp để khám phá, tìm ra giải pháp tối ưu cho đối tượng, các
sự kiện đó hay đánh giá một sản phẩm khoa học. Bằng phương pháp này các chuyên gia

7
có thể xây dựng tiêu chuẩn đánh giá, nhận định cho các tiêu chí về vấn đề liên quan đến
kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên. Tác giả thu thập được
ý kiến của các chuyên gia khác nhau về các vấn đề xoay quanh thực trạng kĩ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên.

Phương pháp này thường được thực hiện sau cùng hoặc khi các phương pháp
khác không đem lại kết quả. Để phương pháp này đạt hiệu quả thì nên có nhóm chuyên
gia có trình độ cao, am hiểu tâm lý sinh viên, có năng lực phân tích và tổng hợp. Cụ thể
là tiến hành phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia lĩnh vực Giáo dục học Tâm lý học, qua
đó xin ý kiến về bộ công cụ điều tra để lý giải thực trạng, tham khảo ý kiến của các nhà
chuyên môn nhằm tăng tính khả thi của đề tài.

8
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG


VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN

1.1 Một số khái niệm cơ bản


1.1.1 Khái niệm kỹ năng
Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động với kết quả được xác định thường
trong một khoảng thời gian cùng năng lượng nhất định hoặc cả hai. Các kỹ năng thường
có thể được chia thành các kỹ năng chung và các kỹ năng chuyên biệt hoặc có thể chia
thành kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

1.1.2 Khái niệm căng thẳng


Căng thẳng thường được mô tả là một tình trạng tiêu cực hay tích cực có ảnh
hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người đó. Theo tâm lý học giải thích thì
đây là một cảm giác căng thẳng và dồn ép.

1.1.3 Khái niệm cảm xúc


Cảm xúc là một trạng thái sinh học liên quan đến hệ thần kinh đưa vào bởi những
thay đổi sinh lý thần kinh khác nhau như gắn liền với những suy nghĩ, cảm xúc, phản
ứng hành vi và mức độ của niềm vui hay không vui.

1.1.4 Khái niệm kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
Kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng bình
tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng của con người dù ở bất cứ nơi nào,
lúc nào, như là một phần tất yếu của cuộc sống, đó là khả năng nhận biết sự căng thẳng,
hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng
phó và kiềm chế, quản lý cảm xúc của bản thân một cách tích cực khi bị căng thẳng.

1.2 Tác nhân, biểu hiện cảm xúc và những ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng
1.2.1 Những tác nhân gây căng thẳng
• Sự kiện trong cuộc sống: mất người thân, khó khăn về tài chính, bị phản bội, bị
lừa.

• Phức tạp rắc rối hàng ngày: tắc đường, ngập úng, mất điện khi nóng bức…

9
• Công việc: quá nhiều, lặp đi lặp lại đơn điệu, việc nguy hiểm.

1.2.2 Những biểu hiện cảm xúc trong tình huống căng thẳng
Có bốn biểu hiện, dấu hiệu sau đây:

• Dấu hiệu về sinh lí: đau đầu, tức ngực, khó thở, thở nhanh, chóng mặt, khô
miệng, tim đập mạnh, toát mồ hôi.

• Cảm xúc: lo lắng, sợ hãi, khó chịu, tức giận, tuyệt vọng.

• Nhận thức: suy nghĩ một chiều, không tập trung làm việc, thiếu sáng tạo.

• Hành vi: nổi khùng, đi lang thang, hút thuốc, nói lắp, run rẩy, nói năng linh tinh.

1.2.3 Những ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng


Khi căng thẳng, con người có thể xuất hiện cảm xúc, hành vi mang tính tích cực
hoặc tiêu cực, nhưng tiêu cực là chính:

• Cảm xúc tiêu cực: buồn rầu, bực tức, bi quan, nghi ngờ dễ dẫn đến những hành
vi tiêu cực: từ cáu tiết, nóng mặt, sau đó tức giận rồi tiếp đến là nổi khùng khó kiểm soát
được hành vi. Sự tức giận này có hại cho sức khoẻ và mối quan hệ con người.

• Cảm xúc tích cực: quyết tâm, hi vọng, biết lỗi, ân hận.

1.3 Tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc trong
cuộc sống, trong học tập của sinh viên
Khi trang bị được kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc, sinh viên
sẽ có suy nghĩ đúng đắn khi đưa ra các quyết định của bản thân trong cuộc sống và trong
học tập, từ đó giúp sinh viên có hành động đúng mực và phù hợp. Mỗi sinh viên khi biết
tự trang bị cho mình kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc thì sẽ duy trì
được trạng thái cân bằng, không làm tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của mình
trước áp lực học tập và cuộc sống, từ đó tạo dựng được mối quan hệ với những người
xung quanh.

Việc trang bị kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiềm chế cảm xúc cho sinh viên
mang một ý nghĩa rất quan trọng. Nếu giảng viên trang bị được kỹ năng ứng phó với
căng thẳng và kiềm chế cảm xúc cho sinh viên thì sẽ giúp sinh viên nhận biết được tầm

10
quan trọng của việc làm chủ cảm xúc và kiểm soát để có thái độ tích cực đối với những
tình huống gây căng thẳng trong học tập và cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1


Những sự việc, vấn đề xảy ra trong cuộc sống, trong mối quan hệ phức tạp giữa
con người, những thay đổi của môi trường tự nhiên tác động đến con người và gây ra
cảm xúc mạnh, phần lớn là tiêu cực. Tình huống gây căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc
sống. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tình huống gây
căng thẳng. Sự căng thẳng biểu hiện ở nhiều mặt và khác nhau ở từng cá nhân. Hiểu và
nhận diện được những dấu hiệu của sự căng thẳng của bản thân mình là hết sức cần thiết
để từ đó có thể tìm cách giải tỏa căng thẳng phù hợp. Có 2 dạng nguyên nhân chủ yếu
gây căng thẳng đó là nguyên nhân chủ quan (suy nghĩ tiêu cực, tự tạo áp lực cho bản
thân, thiếu tin tưởng vào bản thân...) và nguyên nhân khách quan (môi trường sống tiêu
cực, áp lực từ học tập và cuộc sống...)

Chương một đã đưa ra cơ sở lý luận về kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản
lý cảm xúc của sinh viên. Cụ thể, chương này đã giúp chúng ta đã nắm được những khái
niệm cơ bản về kỹ năng, căng thẳng, cảm xúc và khái niệm kỹ năng ứng phó với căng
thẳng và quản lý cảm xúc sinh viên. Tiếp theo, chúng ta cũng nắm được những tác nhân,
những biểu hiện cảm xúc và những ảnh hưởng của trạng thái căng thẳng. Trên hết
chương 1 đã giúp ta hiểu rõ được tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng
và quản lý cảm xúc trong cuộc sống, trong học tập của sinh viên.

11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ
QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2.1 Khái quát chung về trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học
Quốc gia Hà Nội
2.1.1 Đặc điểm vị trí địa lý
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội có cơ
sở chính đặt tại 336, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. Đường
Nguyễn Trãi là một con đường lớn với 4 làn đường, nhiều tuyến xe bus có lịch trình
chạy qua dây, thuận tiện cho việc đi lại của cán bộ giảng viên và sinh viên trong trường.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội ngay liền kề
với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội và gần với nhiều
trường đại học lớn khác như Đại học Hà Nội, Đại học Kiến trúc...

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có lịch sử hơn sáu mươi năm
xây dựng và phát triển, tiền thân của trường là trường Đại học Văn khoa Hà Nội (thành
lập theo sắc lệnh số 45 do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 10/10/1945), tiếp đó là trường
Đại học Tổng hợp Hà Nội (thành lập ngày 04/06/1956 theo Quyết định số 2183/PC của
Thủ tướng Chính phủ).

Là một trường đại học trọng điểm, đầu ngành, có uy tín và truyền thống lâu đời,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội có sứ mệnh
đi đầu trong sáng tạo, truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về
khoa học xã hội và nhân văn, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Mục
tiêu đến năm 2030 là xây dựng trưởng thành một đại học đứng đầu đất nước về khoa
học xã hội và nhân văn, ngang tầm với các đại học danh tiếng trong khu vực, phục vụ
đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và định hướng phát triển
đến năm 2030 là tập trung xây dựng và phát triển một số ngành, chuyên ngành đạt trình
độ quốc tế trên cơ sở quốc tế hóa các chương trình đào tạo, đẩy mạnh các hoạt động học
thuật và mở rộng quan hệ hợp tác với các trường đại học đẳng cấp cao ở khu vực và trên
thế giới.

12
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện có 14 khoa, 1 bộ môn trực
thuộc, 12 trung tâm nghiên cứu và 1 bảo tàng; đơn vị chức năng gồm 7 phòng, 1 ban và
1 trung tâm. Chương trình đào tạo có các hệ từ đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ; loại hình đào
tạo đa dạng từ chính quy, không chính quy đến liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo
đại học có các hệ: đào tạo cử nhân hệ chuẩn với 18 ngành, đào tạo cử nhân hệ chất lượng
cao: 04 ngành và đào tạo cử nhân đạt trình độ quốc tế: 01 ngành. Chương trình đào tạo
sau đại học có 26 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 28 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ.

2.1.2 Đặc điểm sinh viên


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hàng năm tuyển sinh đào tạo
khoảng gần 2000 sinh viên. Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có
sự chênh lệnh rất lớn về giới tính, nữ chiếm hơn 70%, trong khi đó, nam chiếm khoảng
hơn 20%/ tổng số sinh viên toàn khóa. Tỷ lệ sinh viên thuộc các dân tộc thiểu số được
đào tạo ở Trường cũng chiếm khá lớn, chiếm khoảng 4 tổng số sinh viên hệ đại học
chính quy trên toàn trường (Khóa học 2012 - 2016, sinh viên là người thuộc các dân tộc
thiểu số chiếm khoảng 19%; Khóa học 2013 - 2017, sinh viên là người thuộc các dân
tộc thiểu chiếm khoảng 25%. Riêng hai khóa học là Khóa học 2014 – 2018 và Khóa học
2015 – 2019, sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 15%, giảm xuống 10% so với các năm
học trước đó). Về cơ cấu, sinh viên người dân tộc Kinh chiếm 68,0%; sinh viên người
dân tộc thiểu số chiếm 32,0%/. Đa số sinh viên dân tộc thiểu số là người dân tộc Tày,
Hmông, Mường, Thái, Dao...

Về mặt sinh lý, cũng như sinh viên của các trường đại học khác, sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đang phát triển về thể chất, trí tuệ và đạo đức, có
những đặc điểm tâm sinh lý đặc trưng của lứa tuổi. Ở cấp độ cá nhân, sinh viên là người
đang trong giai đoạn phát triển nhanh về thể lực, định hình về nhân cách, tăng cường
học tập tiếp thu những tri thức, kỹ năng xã hội. Đây là thời kỳ lứa tuổi sinh viên phát
triển tư duy trừu tượng, đặc biệt là sự phát triển thế giới quan, nhân sinh quan, chứa
đựng hoài bão vươn tới lý tưởng cao đẹp, phát triển hứng thú nghề nghiệp... Sự dần
trưởng thành về thể chất của sinh viên cho phép họ có đủ sức khoẻ để tiến hành đồng
thời nhiều hoạt động học tập, lao động, thể thao, vui chơi, tham gia các hoạt động văn
hóa, hưởng thụ các sản phẩm văn hóa và các hoạt động xã hội khác một cách thoải mái.

13
Về mặt tâm lý, sinh viên là giai đoạn lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ
những phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện
bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, ý thức...
Tâm trạng của lứa tuổi sinh viên tuy đã ổn định và có ý thức hơn nhiều so với lứa tuổi
trước đó song còn rất mới mẻ, non nớt và có những biểu hiện phức tạp, mâu thuẫn. Một
bộ phận sinh viên còn thụ động, chưa thích nghi với môi trường thay đổi. Sinh viên dễ
nhạy cảm với cuộc sống, nhất là những cái mới lạ, cộng với tâm lý chưa thật sự ổn định,
lại ham thích và chạy theo cái mới, chịu ảnh hưởng của lối sống đua đòi, thực dụng.
Thêm vào đó, sinh viên thường có tâm lý vội vàng, dễ bị kích thích, thiếu tự chủ, chủ
quan nên nếu không được định hướng đúng đắn, kịp thời thì sự lựa chọn trong tiếp nhận
cái mới dễ dẫn tới sai lầm, thái quá, ảnh hưởng đến sự lựa chọn các giá trị văn hóa đúng
đắn trong đời sống văn hóa của mình.

Về mặt xã hội, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có khát
vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận. Họ cũng muốn được khẳng
định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, trong tập thể, trong công việc, trong các mối
quan hệ. Các phẩm chất tâm lý cá nhân dần phát triển, tư tưởng và hành vi ngày càng có
tính độc lập.

2.2 Thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
2.2.1 Ưu điểm
Nhìn chung, hầu hết sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã
nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản
lý cảm xúc trong cuộc sống, trong học tập của bản thân. Hầu hết các bạn sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã có ý thức tự giác trong việc trau dồi,
rèn luyện các kỹ năng mềm nói chung và kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý
cảm xúc nói riêng trong thời gian rảnh rỗi của mình. Qua tìm hiểu và nghiên cứu thì đa
số các bạn sinh viên của trường trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp hiện nay đều đã được
nhà trường và gia đình tạo điều kiện tối đa để nhằm hình thành và rèn luyện kĩ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc. Các bạn đều được cha mẹ đôn đốc, khuyến
khích rèn luyện, trau dồi kỹ năng này.

14
Các giảng viên và các cán bộ quản lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn đã tạo điều kiện cho sinh viên của trường được trau dồi kỹ năng ứng phó với
căng thẳng và quản lý cảm xúc bằng cách tuyên truyền, đề cập đến tầm quan trọng của
kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc trong các tiết học Kỹ năng mềm của
sinh viên. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã có sự phối hợp với gia đình trong việc đôn
đốc, nhắc nhở sinh viên trong việc trau dồi kỹ năng trên tại nhà để mỗi sinh viên có thể
tự làm chủ bản thân trong các tình huống căng thẳng trong cuộc sống, từ đó góp phần
giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực cho sinh viên, đồng thời phát huy được sự chủ động trong
việc học tập và rèn luyện kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc, qua đó
cũng tạo ra hứng thú trong việc học tập kỹ năng ấy của sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong thời gian vừa qua đã tổ chức
một buổi sinh hoạt chung của trường, tại buổi sinh hoạt, các bạn sinh viên đã được chia
sẻ về các kỹ năng quản lý cảm xúc, cách giải quyết với những căng thẳng, áp lực trong
học tập cũng như trong cuộc sống, thông qua các câu chuyện, những tình huống cụ thể…
Bên cạnh đó, các bạn cũng đã được làm bài test đánh giá về mức độ chịu căng thẳng của
bản thân, để từ đó, tự điều chỉnh cảm xúc đến hành vi của mình sao cho đúng đắn, phù
hợp với phạm trù đạo đức, biết thích nghi với cuộc sống hiện tại, biết chăm sóc và bảo
vệ bản thân, biết nhận xét đúng sai và bảo vệ lẽ phải… Qua buổi sinh hoạt, các bạn
không chỉ được nâng cao nhận thức về giá trị sống của bản thân, mà còn rút ra được
những bài học quý báu về kỹ năng kiềm chế cảm xúc trước những tình huống xảy ra
trong thực tiễn, kỹ năng giao tiếp ứng xử phù hợp với mọi người để góp phần hoàn thiện
nhân cách, vững bước đến tương lai.

2.2.2 Hạn chế


Vẫn còn số ít sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chưa
được cha mẹ và người thân quan tâm cũng như tạo kiện điều kiện trong việc trang bị các
kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc. Hơn nữa, tuy đã được tạo điều kiện
để học tập nhưng các kĩ năng ấy lại chưa được sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn tiếp thu và ứng dụng vào thực tiễn qua các bài giảng của giáo viên bộ
môn.

15
Hiện vẫn còn tồn tại một số ít sinh viên ở Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn chưa trang bị được kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của
bản thân nên đã gặp phải tình trạng stress trong học tập, cảm thấy áp lực, mệt mỏi khi
đối diện với việc học và cuộc sống, tương lai của chính bản thân mình. Do đó, điều này
ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trang bị, rèn luyện kĩ ứng phó với căng thẳng và quản
lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Chương hai đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết về thực trạng kỹ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn. Cụ thể, chương này đã đưa ra khái quát chung về đặc điểm vị trí địa lý và
đặc điểm của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, qua đó đánh giá
một cách khách quan những ưu điểm và những bất cập hạn chế, những thuận lợi cũng
như khó khăn trong việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hiện nay. Từ đó, chúng ta
thấy rằng nhất thiết phải đề ra những giải pháp phù hợp nhằm giúp sinh viên Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trang bị tốt kỹ năng trên để mỗi sinh viên có thể
tự làm chủ cuộc sống, từ đó có thể cải thiện chất lượng học tập và có thêm nhiều động
lực, niềm vui trong cuộc sống.

16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC TRANG BỊ KĨ NĂNG ỨNG
PHÓ VỚI CĂNG THẲNG VÀ QUẢN LÝ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI
Em xin đề xuất một số giải pháp để cải thiện, nâng cao việc trang bị kĩ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn thông qua công trình nghiên cứu này như sau:

3.1 Giải pháp đối với nhà trường và gia đình


Các giảng viên và các cán bộ quản lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn nhất thiết phải tạo điều kiện tối đa cho sinh viên được học tập, rèn luyện kỹ
năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc trong môi trường tốt nhất. Nhà trường
cần đầu tư hơn nữa về hệ thống trang thiết bị dạy học, bổ sung và cải thiện chất lượng
bài dạy về các kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc sao cho sinh động,
trực quan và để cho sinh viên dễ hiểu nhất. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tuyên
truyền, đề cập đến tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm
xúc trong các tiết học ngoại khoá của sinh viên.

Đồng thời, cha mẹ hay chính là các bậc phụ huynh thì nhất thiết phải nhận thức
được tầm quan trọng của việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm
xúc cho con em mình, chỉ khi họ nhận thức được điều ấy thì họ mới có thể tuyên truyền,
giáo dục con em mình học tập và noi theo. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần quan tâm, đôn
đốc con em trong việc trau dồi hơn nữa kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm
xúc tại nhà, cha mẹ cũng có thể cho con em mình đi học thêm các lớp học kỹ năng sống,
kỹ năng mềm để con em có thể được trang bị tốt nhất kỹ năng ứng phó với căng thẳng
và quản lý cảm xúc, khi trang bị được kỹ năng này, sinh viên sẽ tự làm chủ được cuộc
sống và có thể tự lập dần.

3.2 Giải pháp đối với bản thân mỗi sinh viên
Để giảm căng thẳng thì sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
cần chủ động giảm các áp lực của cuộc sống bằng các hoạt động thể dục thể thao nhằm
tiêu hao năng lượng, dành thời gian để được thư giãn, dành thời gian làm những việc
yêu thích, có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Đồng thời phải chuẩn bị sẵn tâm thế đón nhận

17
các căng thẳng, coi nó như một phần tất yếu của cuộc sống để tìm cách ứng phó có hiệu
quả.

Sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn hãy giải toả căng thẳng
theo chiều tích cực: Giải toả bằng hành động mạnh để xả tức giận nhưng không được
làm tổn thương đến ai, có thể hét to giữa khoảng không rộng lớn, đấm vào các bao cát…
đồng thời có thể suy nghĩ theo chiều hướng tích cực để: xác định thái độ, niềm tin của
bản thân, xác định cảm xúc thực sự sau cơn tức giận, thử nghĩ xem trong tình huống đó,
người khác có thể suy nghĩ như thế nào để không tức giận. Từ đó sẽ chọn được cách
ứng phó hợp lí. Việc lựa chọn cách ứng phó nào tuỳ thuộc vào nhận thức, kinh nghiệm
sống, nhân cách, điều kiện của mỗi người.

Để kiềm chế và quản lý cảm xúc trong một số tình huống căng thẳng thì sinh viên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cần hiểu ra cơn tức giận của mình. Dù
trong bất cứ tình huống nào cũng phải bình tĩnh, linh hoạt để tìm phương án giải quyết
tối ưu nhất. Trong tình huống bị sốc, một mặt chúng ta phải áp dụng các biện pháp giải
toả căng thẳng, một mặt tăng cường ý chí để kiểm soát cảm xúc, không cáu giận, kích
động. Sinh viên chúng ta khi gặp tình huống căng thẳng thì cũng có thể giải tỏa bằng
cách đi bộ để thay đổi không khí, không nên hy sinh thời gian của mình để làm những
việc vô bổ, thay vào đó là cần phải ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc.

Các giáo viên, giảng viên của nhà trường cũng phải tăng cường việc trang bị kỹ
năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc cho sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn hiện nay bằng các bài giảng sinh động, có dẫn chứng cụ thể để
qua đó sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có thể ứng dụng vào
thực tiễn cuộc sống và giải quyết tốt mọi tình huống căng thẳng trong học tập, cuộc
sống.

18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Chương ba đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao việc trang bị kĩ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn. Ở đây, tôi đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với nhà trường và gia đình,
tiếp sau đó là đến các giải pháp đối với bản thân mỗi sinh viên của Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn trong việc trau dồi kỹ năng ấy. Từ đó, chúng ta thấy được rằng
mỗi người, đặc biệt là thế hệ sinh viên chúng ta hiện nay thì nhất thiết phải trang bị cho
mình kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc để có thể cân bằng được cuộc
sống, việc học tập và kiểm soát một cách tích cực mọi cảm xúc của mình.

19
KẾT LUẬN
Như vậy, có thể khẳng định rằng, trong một tình huống gây căng thẳng thì chúng
ta có thể có nhiều cách ứng phó khác nhau, điều đó phụ thuộc vào nhận thức, kinh
nghiệm sống, nhân cách và điều kiện của mỗi người. Khi không tìm được cách ứng phó
tích cực thì sẽ dễ dẫn đến đưa ra cách giải quyết tiêu cực. Điều này sẽ gây ra những hậu
quả đáng tiếc. Vì vậy, sinh viên chúng ta nói chung và sinh viên Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng nhất thiết phải rèn luyện
kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc để qua đó chúng ta có thể tự làm
chủ cảm xúc của mình và có thái độ ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng xảy ra,
đồng thời qua đó chúng ta cũng có thể tự rèn luyện thêm cho mình những kỹ năng khác
như kỹ năng nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề và tìm kiếm sự giúp đỡ để giúp bản
thân vượt qua khủng hoảng, căng thẳng trong cuộc sống, trong học tập.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm giúp sinh
viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội có thể
trang bị tốt kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc cho bản thân:

Thứ nhất, Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các khoa đào tạo và Đoàn thanh
niên để tổ chức các câu lạc bộ, các lớp học rèn luyện kỹ năng sống, trong đó có kỹ năng
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc.

Thứ hai, Trung tâm tư vấn tâm lý của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – Đại học Quốc gia Hà Nội cần sớm phối hợp với các nhà chuyên môn để nhanh
chóng triển khai hoạt động tư vấn tâm lý, hướng dẫn sinh viên điều chỉnh nhận thức của
bản thân trong hoạt động học tập kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
nhằm góp phần giúp các em có thái độ ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng xảy
ra.

Thứ ba, các thầy cô giáo của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn –
Đại học Quốc gia Hà Nội cần phải gần gũi, quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần
của sinh viên; lắng nghe và chia sẻ tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các em; hướng
dẫn các em điều chỉnh nhận thức của bản thân trong quá trình học tập và trau dồi kỹ
năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc.

20
Thứ tư, sinh viên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc
gia Hà Nội cần tích cực trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết về căng thẳng
tâm lý, phát hiện những biểu hiện của căng thẳng tâm lý trong hoạt động học tập để có
cách ứng phó kịp thời. Bản thân các bạn sinh viên phải chủ động hơn trong quá trình
học tập kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc; quan tâm đến việc rèn
luyện chú ý, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ.

Trên hết, những đề xuất trên đây cần được tiến hành với sự phối hợp đồng bộ
giữa sinh viên, các thầy cô giáo, Đoàn thanh niên và nhà trường.

21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Thị Thu Hương, Đề cương bài giảng phương pháp Nghiên Cứu Khoa Học giáo
dục - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên

2. Vũ Cao Đàm (2003), Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học (Xuất bản lần thứ
IX), Nhà Xuất bản Khoa học & Đào tạo, Hà Nội

3. Trung Nguyên (2005), Phương Pháp Luận Nghiên Cứu (Cẩm nang hướng dẫn từng
bước dành cho người bắt đầu), Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội

4. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học xã hội

5. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học, Hà Nội, Nhà xuất
bản Giáo dục

6. Nguyễn Thành Khải (2001), Nghiên cứu căng thẳng ở cán bộ quản lý, luận án Tiến
sỹ Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

7. Nguyễn Nghĩa, “Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của bản thân”
https://123docz.net/document/2663734-ky-nang-ung-pho-voi-cang-thang-va-quan-ly-
cam-xuc-cua-ban-than.htm (Ngày truy cập: 06/11/2023)
8. Vương Thị Trà, “Kỹ năng quản lý cảm xúc, ứng phó với căng thẳng”
https://123docz.net/document/4368949-ki-nang-quan-li-cam-xuc-ung-pho-voi-cang-
thang.htm (Ngày truy cập: 06/11/2023)
9. Nguyễn Thị Hải, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học xã
hội, “Kỹ năng quản lý cảm xúc bản thân của sinh viên sư phạm”
https://luanvan123.info/threads/ky-nang-quan-ly-cam-xuc-ban-than-cua-sinh-vien-su-
pham.49352/ (Ngày truy cập: 06/11/2023)
10. Trần Thị Hồng Nhung, Học viện Quản lý Giáo dục, Khoa quản lý, “Báo cáo thực
tập tốt nghiệp địa điểm thực tập Phòng chính trị và công tác sinh viên trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”
https://123docz.net/document/2721918-bao-cao-thuc-tap-tot-nghiep-dia-diem-thuc-
tap-phong-chinh-tri-va-cong-tac-sinh-vien-truong-dai-hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-
van-dai-hoc-quoc-gia-ha-noi.htm (Ngày truy cập: 06/11/2023)

22
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho sinh viên)

Kính thưa anh/chị!


Xin anh chị vui lòng chia sẻ một số ý kiến của bản thân trong quá trình học tập
và rèn luyện. Những ý kiến của anh/chị sẽ giúp đỡ chúng tôi rất nhiều trong việc nghiên
cứu về kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên nhằm đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý
cảm xúc cho sinh viên. Các thông tin thu được từ bảng hỏi này sẽ được giữ kín và chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ
nhiệt tình của anh/chị.
Xin chân thành cảm ơn!
ANH/CHỊ VUI LÒNG TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI DƯỚI ĐÂY:
Câu 1. Đối với mỗi cá nhân sinh viên, việc trau dồi kĩ năng ứng phó với căng thẳng và
quản lý cảm xúc có quan trọng không?
1. Rất quan trọng 
2. Quan trọng 
3. Không quan trọng 
Câu 2. Anh/chị đánh giá mức độ quan trọng của việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng
thẳng và quản lý cảm xúc với bản thân, bằng cách chọn câu trả lời, theo 3 mức độ như
sau:

1. Rất quan trọng 


2. Quan trọng 
3. Không quan trọng 
Câu 3. Anh/chị đang thực hiện việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý
cảm xúc của mình như thế nào? Theo 4 mức độ sau:
1. Rất tốt 
2. Tốt 
3. Trung bình 
4. Kém 
Câu 4. Anh/ chị thấy bản thân chưa trang bị tốt kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản
23
lý cảm xúc là do đâu?
1. Do tình hình dịch bệnh phức tạp. 
2. Do bản thân chưa chăm chỉ học tập, rèn luyện. 
3. Do các yếu tố văn hóa, xã hội. 
4. Yếu tố khác: ……………………………………………
Câu 5. Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân
1. Giới tính: a. Nam  b. Nữ 
2. Quê quán:
a. Thành phố 
b. Nông thôn 
c. Vùng cao, vùng sâu, vùng xa 
3. Anh/chị đang là sinh viên năm mấy
a. Năm nhất  b. Năm hai  c. Năm ba  d. Năm cuối 
Xin chân thành cảm ơn anh/ chị

24
PHỤ LỤC 2
PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU SINH VIÊN
Thời gian :………………………………………………………………................
Địa điểm :…………………………………………………………………………
Người phỏng vấn:………………………………………………………………
Trước tiên, anh/chị cho biết một số thông tin về bản thân:
Họ và tên: …………………………; Giới tính…………………….............
Sinh viên năm thứ: …………………………………………………………
Xin anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Yếu tố nhà trường và gia đình ảnh hưởng như thế nào tới việc trang bị kĩ năng
ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của anh/chị?
Câu 2: Anh/chị có khuyến nghị, giải pháp nào để nâng cao việc trang bị kĩ năng ứng phó
với căng thẳng và quản lý cảm xúc của sinh viên không?
Câu 3: Theo anh/chị việc trang bị tốt kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm
xúc có ảnh hưởng tích cực đến việc học tập của sinh viên không? Tại sao anh chị lại
nghĩ như vậy?
Câu 4: Theo anh/chị việc trang bị tốt kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm
xúc có quan trọng hay không? Tại sao?
Câu 5: Anh/chị đã và đang làm gì để trang bị tốt kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản
lý cảm xúc cho bản thân?
Câu 6: Anh/chị nghĩ sao về thực trạng việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và
quản lý cảm xúc của sinh viên hiện nay?
Câu 7: Yếu tố dịch bệnh đã ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập kĩ năng ứng phó
với căng thẳng và quản lý cảm xúc của anh/chị. Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Tại
sao như vậy?
Câu 8: Yếu tố gia đình ảnh hưởng như thế nào đến việc học tập kĩ năng ứng phó với
căng thẳng và quản lý cảm xúc của anh/chị. Mức độ ảnh hưởng như thế nào? Tại sao
như vậy?

25
PHỤ LỤC 3
PHIẾU PHỎNG VẤN THẦY/CÔ
Thời gian: ……………………………………………………………………………...
Địa điểm: ………………………………………………………………………………
Người phỏng vấn: ……………………………………………………………………
Thầy/cô cho biết một số thông tin về bản thân:
Chức danh: ………………………………………………………………….
Đơn vị công tác: …………………………………………………………….
Xin thầy/cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Thầy/ cô nghĩ sao về thực trạng kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc
của nhiều sinh viên hiện nay?
2. Theo thầy/cô việc trang bị tốt kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc có
tầm quan trọng như thế nào đối với việc học tập và cuộc sống của sinh viên?
3. Theo thầy cô thì việc trang bị kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc của
sinh viên hiện nay đang biểu hiện ở mức độ nào?
4. Theo thầy cô nhà trường có vai trò như thế nào đối với việc nâng cao chất lượng học
tập và trau dồi kĩ năng ứng phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc cho sinh viên?

26
PHỤ LỤC 4
PHỤ LỤC ẢNH

Ảnh 1: Các cán bộ, giảng viên, sinh viên của Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tại ngày hội giao lưu, học hỏi và phát triển
các kỹ năng mềm, trong đó đặc biệt tuyên truyền về tầm quan trọng của kĩ năng ứng
phó với căng thẳng và quản lý cảm xúc đối với mỗi sinh viên. (Ảnh: Đoàn thanh niên)

Ảnh 2. Các sinh viên tình nguyện của Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội tại ngày hội giao lưu, học hỏi và phát triển các
kỹ năng mềm, trong đó có tuyên truyền về tầm quan trọng của kĩ năng ứng phó với
căng thẳng và quản lý cảm xúc đối với mỗi sinh viên. (Ảnh: Đoàn thanh niên)

27

You might also like