You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN

KHOA TÂM LÝ HỌC

Hứa Phương Linh

SỰ HÀI LÒNG HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN
LÀNH TRÊN KHÁCH THỂ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2018-X

Hà Nội, 2022
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN
KHOA TÂM LÝ HỌC

Hứa Phương Linh

SỰ HÀI LÒNG HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN
LÀNH Ở VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


NGÀNH TÂM LÝ HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: QH-2018-X

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Anh Thư

Hà Nội, 2022
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp mang ý nghĩa rất lớn đối với tôi, là dấu mốc cho chặng
đường kết thúc bốn năm học tại Trường Đại học Khoa Xã hội và Nhân văn, tại
Khoa Tâm lý học. Trong suốt bốn năm này, tôi đã được các cán bộ, giáo viên của
khoa hỗ trợ tôi trong qua trình học tập. Lời đầu tiên, tôi muốn cảm ơn các thầy cô
trong Khoa Tâm lý học đã hỗ trợ tôi trong suốt quãng thời gian học tại trường.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến các cặp vợ chồng ở các hội thánh đã tham gia
vào nghiên cứu này của tôi và những nghiên cứu khác mà tôi đã làm khi ở tại
trường. Lời cảm ơn đặc biệt đến các thành viên tại Hội Thánh Tin Lành Giao Ước
Việt Nam – Điểm Thanh Xuân, đã hỗ trợ tôi rất nhiều để có thể hoàn thành được
khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến các bạn học ở Khoa Tâm lý học đã đặc
biệt hỗ trợ và động viên tôi suốt những năm tháng học tập và nghiên cứu vừa qua.
Quãng thời gian học tập cùng các bạn đã giúp tôi có thêm nhiều kiến thức và kĩ
năng nghiên cứu khoa học.
Và đặc biệt trong nghiên cứu này, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn
Thị Anh Thư vì cô đã luôn đồng hành, khích lệ và giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng muốn bày tỏ sự biết ơn với Chúa Jesus là nhân vật có ảnh hưởng rất
lớn đến với cuộc đời của tôi. Các giá trị về lời của Chúa đã ảnh hưởng rất lớn đến
đời sống tinh thần và cũng ảnh hưởng đến việc theo học tâm lý và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này.
Bản thân tôi nhận thấy rằng khả năng nghiên cứu nên đề tài vẫn còn nhiều
thiếu sót, mong rằng các thầy cô có thể đống góp thêm các ý kiến để tôi có thể hoàn
thành được nghiên cứu tốt hơn.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình là
những người đã luôn bên tôi, tạo mọi điều kiện để tôi có thể thực hiện được những
mục tiêu học tập, công việc và cuộc sống.
Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2020

Hứa Phương Linh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu khoa học do riêng tôi
thực hiện với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Anh Thư. Các quan điểm, lập luận,
các số liệu thu thập được, cùng với những bình luận trong công trình nghiên cứu
khoa học này đều có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, và chưa từng được công bố.
Nghiên cứu cũng đã được thông qua bởi giảng viên hướng dẫn.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này

Hà Nội, ngày 30 tháng 5 năm 2022


Sinh viên thực hiện

Hứa Phương Linh


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp

SỰ HÀI LÒNG HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN
LÀNH Ở VIỆT NAM

Hứa Phương Linh


Khóa QH-2018-X, Khoa Tâm lý học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt: Mẫu nghiên cứu là mẫu thuận tiện bao gồm 175 khách thể có độ tuổi
trung bình về hài lòng hôn nhân là 58.43, độ lệch chuẩn 9.52. Kết quả cho thấy đa
số các cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu có mức trung bình cao đến mức cao. Có
sự khác biệt về mức độ hài lòng hôn nhân chung của nhóm có tình trạng hôn nhân
đang sống, đang ly thân và đang chiến tranh lạnh, thấy có sự khác biệt rõ rệt ở các
cặp đôi đang chung sống có mức độ hạnh phúc cao hơn. Có sự khác biệt về mức độ
hài lòng hôn nhân chung với số con ở các những cặp vợ chồng, kết quả cho thấy có
từ 3 con trở lên có mức độ hài lòng hôn nhân cao hơn so các cặp vợ chưa có con, có
từ 1-2 con. Sự khác biệt giới tính, thời gian chung sống, trình độ học vấn, thu nhập,
khu vực sống không tạo nên sự khác biệt nào về sự hài lòng hôn nhân trong mẫu
nghiên cứu này. Về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân, tồn tại mối
quan hệ tương quan có ý nghĩa giữa mức độ hài lòng hôn nhân nói chung của các
cặp vợ chồng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng hôn nhân được đưa ra xem
xét trong nghiên cứu này: Tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục,
thực hiện vai trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo. Trong mô hình hồi quy đa
biến này, 3 yếu tố: quản lý tài chính, thực hiện vai trò gia đình, thực hiện niềm tin
tôn giáo không tham gia dự báo về sự thay đổi của hài lòng hôn nhân chung
(p>0.05). Chỉ có 2 biến về tương tác vợ chồng và đời sống tình dục có khả năng dự
báo 63.6% Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố đời sống tình dục, thực hiện vai trò
gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo không tham gia vào dự báo sự thay đổi hài
hòng hôn nhân của các cặp vợ chồng chưa có con. Hai yếu tố tương tác vợ chồng và
quản lý tài chính dự báo 51.7% sự thay đổi hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng
này. Về khả năng dự báo sự thay đổi mức độ hài lòng hôn nhân của các cặp vợ
chồng, yếu tố tương tác vợ chồng có khả năng dự báo nhiều nhất sự biến đổi của
mức độ hài lòng hôn nhân chung ở cả nhóm đã có con và chưa có con. Ở nhóm đã
có con, đời sống tình dục cũng có khả năng dự báo cao về sự biến đổi của mức độ
hài lòng hôn nhân, còn các yếu tố khác không có khả năng dự báo. Ở nhóm chưa có
con, yếu tố quản lý tài chính cũng có khả năng dự báo về sự thay đổi của mức độ
hài lòng hôn nhân nhưng không quá cao.
Từ khóa: Hài lòng hôn nhân, hôn nhân cơ đốc, tương tác vợ chồng, quản lý tài
chính giữa vợ chồng, đời sống tình dục, thực hiện vai trò gia đình, thực hiện niềm
tin tôn giáo trong gia đình.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 9
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Đối tượng nghiên cứu 3
4. Khách thể nghiên cứu 3
6. Giả thuyết nghiên cứu 3
7. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
8. Giới hạn nghiên cứu 4
9. Phương pháp nghiên cứu 4
Chương I: TỔNG QUAN SỰ HÀI LÒNG TRONG HÔN NHÂN CỦA CÁC
CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 5
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự hài lòng hôn nhân chung 5
1.2. Tổng quan về nghiên cứu sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo
Tin Lành 7
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng của sự hài lòng trong hôn nhân 14
Tiểu kết chương 1 21
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP
VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM 22
2.1. Lý luận về hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam 22
2.1.1. Hôn nhân 22
2.1.2. Hôn nhân của các cặp vợ chồng theo Đạo Tin Lành 23
2.1.3. Một số đặc điểm trong hôn nhân của các cặp vợ chồng theo Đạo Tin Lành ở
Việt Nam 25
2.2. Lý luận về sự hài lòng hôn nhân 27
2.2.1. Sự hài lòng 27
2.2.2. Sự hài lòng hôn nhân 28
Tiểu kết chương II 29
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu 30
3.2. Tổ chức nghiên cứu 32
3.3. Phương pháp nghiên cứu 32
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 32
3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 32
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu bằng thông kê toán học qua phần mềm
SPSS 38
3.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 42
Tiểu kết chương III 42
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ HÀI LÒNG
VỚI HÔN NHÂN CỦA CÁC CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở
VIỆT NAM 43
4.1. Thực trạng về sự hài lòng trong hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin
Lành ở Việt Nam 43
4.1.1. Thực trạng về sự hài lòng hôn nhân chung 43
4.1.2. Sự hài lòng hôn nhân trong thực tế của các cặp vợ chồng 44
4.2. Sự khác biệt về sự hài lòng hôn nhân giữa các biến nhân khẩu: 47
4.2.1. Giới tính và sự hài lòng hôn nhân 47
4.2.2. Thời gian chung sống và sự hài lòng hôn nhân 48
4.2.3. Tình trạng hôn nhân và sự hài lòng hôn nhân 50
4.2.4. Số lượng Con và sự hài lòng hôn nhân 51
4.2.5. Thu nhập và sự hài lòng hôn nhân 52
4.2.6. Trình độ học vấn của vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân 53
4.2.7. Khu vực sống và sự hài lòng hôn nhân 56
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân 56
4.3.1. Mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự hài lòng: 56
4.3.2. Dự báo hài lòng hôn nhân 60
Tiểu kết chương IV 61
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
1. Kết luận: 62
2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
PHỤ LỤC 73
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu
Bảng 3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và các yếu tố ảnh hưởng:
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 3.3: Kiểm định độ tin cậy của các thành tố trong thang đo EMS
Bảng 3.4. Các nhân tố của thang Tương tác vợ chồng
Bảng 3.5. Độ tin cậy của 2 thành tố mới trong thang Tương tác vợ chồng
Bảng 4.1: Điểm trung bình của sự hài lòng hôn nhân theo thực tế, lý tưởng và tổng
thể theo mô hình ENRICH
Bảng 4.2: Hài lòng hôn nhân theo thực của các cặp vợ chồng
Bảng 4.3: Sự hài lòng hôn nhân trên lý tưởng của các cặp vợ chồng
Bảng 4.4. So sánh sự khác biệt về sự hài lòng hôn nhân giữa nam và nữ
Bảng 4.5. Thời gian chung sống và sự hài lòng hôn nhân
Bảng 4.6. Tình trạng hôn nhân và sự hài lòng hôn nhân
Bảng 4.7. Con cái và sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng
Bảng 4.8. Thu nhập và sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của vơ chồng và sự hài lòng hôn nhân
Bảng 4.10. Khu vực sống và sự hài lòng hôn nhân
Bảng 4.12. Mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự hài lòng ở các
cặp vợ chồng
Bảng 4.13. Tương quan về tương tác vợ chồng với sự hài lòng hôn nhân
Bảng 4.14. Dự báo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân trong mô
hình hồi quy đa biến (ở nhóm đã có con N=140)
Bảng 4.15. Dự báo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân trong mô
hình hồi quy đa biến (ở nhóm chưa có con N=35)

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biều đổ 4.1: Tình trạng hôn nhân và sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi
Biều đồ 4.2: Trình độ học vấn của vợ và chồng
Biều đồ 4.3. Chênh lệch học vấn giữa vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hôn nhân là điều đem đến cho con người những lợi ích về những mặt trong
cuộc sống như sức khỏe, tài chính, hạnh phúc và nhiều thứ khác nữa. Điều đặc biệt
của hôn nhân mang đến cho người có được một người bạn đời để sẻ chia cùng nhau.
Các tác giả nghiên cứu về chất lượng hôn nhân thường đối chiếu sự hài lòng hay
hạnh phúc trong hôn nhân ở các đối tượng khác nhau theo các đặc điểm nhân khẩu
xã hội. Việc nghiên cứu chỉ tìm ra những yếu tố có thể tác động đến hôn nhân mà
còn là cơ sở để hỗ trợ các cặp đôi hạnh phúc hơn dựa trên việc định vị các đặc điểm
nhân khẩu xã hội của họ.
Khi nhắc đến hôn nhân cũng thường kèm theo dẫn đến ly hôn, ly hôn không
phải là điều quá xa lạ khi thấy ở các cặp đôi, khi các cặp vợ chồng chung sống với
nhau và không hòa hợp nữa và họ đi đến quyết định “đường ai nấy đi”. Các vụ ly
hôn được Tòa Án giải quyết qua hằng năm. Trong lúc đai dịch Covid-19 bùng phát,
tỷ lệ ly hôn ở nước ta thấp, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong 10 năm
qua (năm 2009: 1,0%, năm 2019: 1,8%). Tỷ lệ ly hôn có sự khác biệt theo giới tính
và khu vực thành thị, nông thôn: Tỷ lệ ly hôn của nữ giới cao hơn nam giới (2,1%
so với 1,4%), khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn (2,1% so với 1,6%).
Theo thống kê cho thấy, ở Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương
0.75 vụ/1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn 25%, có nghĩa trong 4 đôi đi đăng ký
kết hôn thì 1 đôi ra tòa. Cuộc sống với nhiều mâu thuẫn khiến không chỉ các cặp đôi
trẻ mà nhiều cặp đôi đã chung sống nhiều năm cũng đi đến quyết định này. Tỉ lệ ly
hôn ở Việt Nam thấp hơn các nước không phải là một điều đáng mừng. (Trần Anh
Quân, 2021)
Theo kết quả điều tra quốc gia lần đầu tiên về gia đình được Bộ Văn Hóa -
Thể Thao - Du Lịch và Unicef công bố vào tháng 06/2008 cho thấy: Gia đình Việt
Nam hiện đại đang đối diện với nhiều nan đề, khiến tình hình ly hôn đang có xu
hướng tăng mạnh. Nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do: mâu thuẫn về lối sống chiếm
27,7%, ngoại tình chiếm 25,9%, kinh tế chiếm 13%, bạo lực gia đình chiếm 6,7%,
sức khỏe chiếm 2,2%, xa nhau lâu ngày chiếm 1,3%. (Trịnh Chiến, Lê Hoàng Sơn,
2017)

1
Sự hài lòng hôn nhân là đánh giá chủ quan của một người về chất lượng hôn
nhân của mình. Nhiều yếu tố tác động đến sự hài lòng trong hôn nhân của các cặp
vợ chồng như: về mặt tình cảm vợ chồng, đời sống tình dục, sự đồng thuận, quản lý
tài chính, thực hiện các vai trò trong gia đình,... Ở Việt Nam cũng như trên thế giới
đã chỉ ra sự ảnh hưởng của các yếu tố trên đến sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ
chồng ở Việt Nam như nghiên cứu của Đặng Thị Thu Trang và cộng sự (2018) về
Ảnh hưởng của tương tác vợ chồng đến sự hài lòng về hôn nhân trong. Nghiên cứu
đã cho thấy vai trò quan trọng của tương tác vợ chồng đến sự hài lòng trong hôn
nhân khi thực hiện những tương tác tích cực càng nhiều sẽ càng khiến cho các cặp
đôi hài lòng hơn với cuộc hôn nhân của họ và tương tác giữa vợ và chồng có khả
năng ảnh hưởng đến mức độ hài lòng trong cuộc sống hôn nhân của họ. Trong đó có
5 biểu hiện tương tác (cả dương tính và âm tính) có khả năng dự báo cho sự hài lòng
gồm: trao đổi về vấn đề gặp phải; thường xuyên nói chuyện vui vẻ; cãi vã và phản
đổi trong các cuộc nói chuyện; phê phán/ chê bai; cười và trêu đùa nhau. Và mối
quan hệ này là khác nhau ở nam và nữ; khác nhau theo từng độ tuổi và độ dài hôn
nhân. (Đặng Thị Thu Trang, Phan Thị Mai Hương, Đỗ Thị Lệ Hằng, Phạm Phương
Thảo, 2018)
Việc cùng nhau thực hiện các niềm tin tôn giáo cũng là các yếu tố tác động
đến sự hài lòng hôn nhân chung ở các cặp đôi, trong các thang đo về sự hài lòng
trong hôn nhân, nhiều thang đã đề cập đến yếu tố tác động này đến hôn ở các cặp vợ
chồng. Nhiều nghiên cứu cũng đề cập đến mức độ nhiều mặt hài lòng trong hôn
nhân ở các cặp đôi, như hài lòng về đời sống vật chất, hài lòng về đời sống tình dục,
hài lòng về tình cảm vợ chồng,… Các cặp vợ chồng cũng cho biết rằng họ thường
hay dành thời gian để thực hiện các giá trị tôn giáo cùng nhau. Đây cũng được xem
là một trong những tác động ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân nói chung của các
cặp đôi, nhưng rất ít nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của các giá trị tôn giáo đến sự hài
lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng. Những giá trị tôn giáo được thể hiện ở mỗi
đạo có sự khác nhau, nhưng chúng tôi lựa chọn nghiên cứu sự hài lòng hôn nhân
đặc biệt trên nhóm các các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành vì những quan điểm,
tập tục khác biệt rất lớn của họ so với các đạo khác tại Việt Nam. So với nhóm đạo
Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam, thì những người theo đạo Tin Lành họ được tự do

2
tìm học Kinh Thánh, cầu nguyện riêng, thực hiện những giá trị tôn giáo một cách
riêng tư không phải thông qua sự hướng dẫn từ những người dẫn dắt. Họ được tự do
tìm hiểu, thực hiện những giá trị tôn giáo riêng không chỉ đến ở nhà thờ. Những
điều này cũng có thể thấy những khác biệt về tập tục tôn giáo của họ có ảnh hưởng
đến sự hài lòng hôn nhân riêng ở nhóm người theo đạo Tin Lành.
Vì vậy, qua nghiên cứu này, chúng tôi đã hướng đến là các cặp vợ chồng
theo đạo Tin Lành ở Việt Nam để nghiên cứu về những yếu tố tác động đến hôn
nhân của các cặp đôi cũng như ảnh hưởng của các giá trị tôn giáo đến sự hài lòng
hôn nhân của họ. Với đề tài nghiên cứu “Sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ
chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam” sẽ có những dự báo về sự hài lòng hôn
nhân của các cặp đôi này và nâng cao sự hài lòng hôn nhân.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo
Tin Lành ở Việt Nam, cũng như một số yếu tố tác động có liên quan trong đó có giá
trị tôn giáo tác động thế nào đến hôn nhân của họ, nhằm đưa ra các kiến nghị phù
hợp hướng tới việc tạo dựng cuộc sống hôn nhân hài hòa, hạnh phúc ở các cặp đôi.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng với hôn nhân của
các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam và ảnh hưởng của các giá trị tôn
giáo đến sự hài lòng hôn nhân của họ.
4. Khách thể nghiên cứu
175 khách thể đã kết hôn theo đạo Tin Lành đang sinh sống ở Việt Nam.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Cụ thể hơn, nghiên cứu hướng tới trả lời các câu hỏi (1) Có sự khác biệt giữa
nam và nữ về hài lòng hôn nhân hay không? (2) Có sự khác biệt giữa thời gian
chung sống với nhau ở các cặp vợ chồng về sự hài lòng hôn nhân không? (3) Các
yếu tố về tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, việc thực hiện
các vai trò trong gia đình và việc thực hiện các vai trò tôn giáo có mối liên hệ thế
nào về sự hài lòng hôn nhân? Và (6) Khả năng dự báo về sự hài lòng hôn nhân theo
các yếu tố như thế nào?

3
6. Giả thuyết nghiên cứu
Các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam khá hài lòng về đời sống
hôn nhân của họ, trong đó mức độ hài lòng cao nhất được thể hiện qua việc thực
hành các giá trị tôn giáo vào hôn nhân của họ.
Sự hài lòng hôn nhân của cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành chịu ảnh hưởng
bởi các yếu tố: tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện
vai trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo, và tương tác vợ chồng tác động mạnh
nhất.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về sự hài lòng hôn nhân,
hài lòng hôn nhận của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành
- Xây dựng cơ sở lý luận phục vụ cho triển khai nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực tiễn nhằm tìm hiểu thực trạng hài lòng với hôn nhân
của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam cũng như các yếu tố ảnh
hưởng.
- Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
hôn nhân của các cặp vợ chồng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao sự hài lòng hôn nhân ở các
cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam.
8. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng về sự hài lòng với hôn nhân của các cặp vợ chồng
theo đạo Tin Lành và các yếu tố ảnh hưởng (về tương tác giữa vợ chồng, về quản lý
tài chính, về đời sống tình dục, về thực hiện vai trò trong gia đình, về thực hiện
niềm tin tôn giáo) đến hài lòng hôn nhân
- Về giới hạn nghiên cứu:
Các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành đang sống và làm việc ở Việt Nam (cụ
thể trên địa bàn Hà Nội, cùng một số địa phương khác)
9. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

4
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích số liệu bằng thống kê toán học
Chương I: TỔNG QUAN SỰ HÀI LÒNG TRONG HÔN NHÂN CỦA CÁC
CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
1.1. Tổng quan các nghiên cứu về sự hài lòng hôn nhân chung
Xét về mặt lịch sử, các nghiên cứu về sự hài lòng hôn nhân và hạnh phúc bắt
đầu xuất hiện cùng lúc với thời kì được gọi là kỉ nguyên mới của những nghiên cứu
khoa học về các hành vi gia đình. Kể từ đó, các chủ đề điều chỉnh về hôn nhân,
hạnh phúc, thỏa mãn, hay những thuật ngữ liên quan về mối quan hệ hôn nhân đã
trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu phổ biến nhất của những nghiên cứu
về gia đình trong khoảng thời gian 50 năm trở lại đây.
Nhiều công cụ đo lường về sự thỏa mãn/hài lòng trong hôn nhân và hôn nhân
thành công được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu, ví dụ: Phiếu Khảo sát sự Điều
chỉnh trong Hôn nhân (Survey marital Adjustment) của Burgess và Cottrell, Thang
đo hài lòng trong hôn nhân (Marital Satisfaction Scale) của Fink, Skipper,
Hallenback, Bộ câu hỏi hài lòng trong hôn nhân (Marital Satisfaction Inventory) của
Sydney Đánh giá cá nhân về sự thân mật trong hôn nhân (The Personal Assessment
of Intimacy in Marital,... Như vậy, có thể nói, trước năm 1960, nghiên cứu về hôn
nhân có đặc điểm nổi bật là sự tìm hiểu chung về hôn nhân mà không chú trọng đến
một lĩnh vực cụ thể hay chiều cạnh của những tương tác trong hôn nhân (Snyder,
Clinical and research applications of the Marital Satisfaction Inventory. In E. E.
Filsinger (Ed.), Marriage and family assessment, 1983). Nói một cách khác, ở thời
điểm này vẫn còn nhiều điểm mơ hồ trong việc hình thành nên các khái niệm.
Trong những năm của thập niên 60, những nghiên cứu thực nghiệm đã nhấn mạnh
vào danh tính và tìm hiểu mối tương quan nhân khẩu-xã hội với sự hài lòng/điều
chỉnh/thỏa mãn trong hôn nhân.
Mức độ hài lòng trong hôn nhân có xu hướng thay đổi trong suốt vòng đời
của cặp vợ chồng và họ có thể được thể hiện trong mô hình hình chữ U bắt đầu cao
trong những năm đầu của mối quan hệ (1–3 năm), và sau đó giảm dần trong những
năm xen kẽ do kết quả của nỗ lực do nuôi dạy con cái (5–7 tuổi). Nhưng tiếp theo

5
đó, sự hài lòng hôn nhân lại đạt đến các giá trị cao khi con cái rời khỏi nhà, với
những thay đổi tiếp theo trong quan hệ vợ chồng, nơi cặp vợ chồng quay trở lại
dành nhiều thời gian bên nhau hơn (Pérez, Isabel, and Sinuhé Estrada, 2006). Cùng
với những yếu tố này, các yếu tố liên quan đến các cá nhân các mối quan hệ (tức là
thỏa mãn tình dục), phong cách giao tiếp (tức là, biểu hiện cảm xúc về sự thân mật,
tình yêu và các vấn đề), giải quyết xung đột, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống
và những điểm tương đồng giữa vợ chồng có ý nghĩa phù hợp (Whisman, Mark A,
2019).
Các thước đo chất lượng hôn nhân là những biến số được nghiên cứu thường
xuyên nhất trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (Spanier, G. B., & Lewis, R., 1980).
Các nhà nghiên cứu phải xem xét một số vấn đề quan trọng khi lựa chọn thước đo
chất lượng hôn nhân. Tất nhiên, các tiêu chí cơ bản nhất là độ tin cậy và tính hợp lệ
đầy đủ, nhưng một số vấn đề quan trọng khác đã được nêu ra mà cũng phải được
tính đến. Bao gồm việc lựa chọn khía cạnh cụ thể của chất lượng hôn nhân sẽ được
điều tra (ví dụ: sự điều chỉnh, bất hòa, hạnh phúc và sự hài lòng), nền tảng khái
niệm của thước đo (Spanier & Lewis, 1980), cách nó giải quyết vấn đề quy ước
trong hôn nhân (Edmonds, 1967)(Snyder, 1979), khả năng đánh giá cặp đôi như
một đơn vị phân tích (Fowers. 1990; Spanier & Lewis, 1980; Thompson & Walker,
1982), các chuẩn mực của nó được thiết lập tốt như thế nào (Fowers, 1990) độ dài
của nó (Spanier & Lewis, 1980), và mức độ liên quan của nó với liệu pháp hôn
nhân và đánh giá lâm sàng (Spanier & Lewis, 1980).
Một số công cụ chất lượng hôn nhân đã được phát triển gần đây nhằm cải
thiện lĩnh vực nghiên cứu này. Chất lượng hôn nhân được phát hiện có hai khía
cạnh chính, với những cấu trúc như sự điều chỉnh và sự hài lòng là một và những
cấu trúc như sự ủng hộ ly hôn và sự bất hòa là một khía cạnh khác (Johnson, 1986).
Mục đích của bài viết này là trình bày dữ liệu về độ tin cậy và tính hợp lệ cho
ENRICH Marital Satisfaction EMS (Thang đo mức độ hài lòng trong hôn nhân
ENRICH). Do đó, trọng tâm là các vấn đề đo lường liên quan đến thang đo điều
chỉnh và hài lòng trong hôn nhân, bắt đầu bằng việc đánh giá các biện pháp tự báo
cáo chính về điều chỉnh và hài lòng trong hôn nhân đối với các vấn đề đo lường nêu
trên. Thang đo mức độ hài lòng trong hôn nhân EMS gồm 15 items. Thang đo được

6
phát triển từ Thang đo điều chỉnh Dyadic (Spanier G. B., 1976), Kiểm kê mức độ
hài lòng của hôn nhân (Snyder, Multidimensional assessment of marital satifaction,
1979) và Thang đo mức độ hài lòng của hôn nhân Kansas (Schumm, 1981).
Hướng nghiên cứu sự hài lòng trong hôn nhân theo các biến nhân khẩu
a) Sự khác biệt giới
Giới tính từ lâu đã được xác định như một yếu tố dự báo mức độ hài lòng
trong hôn nhân (Bernard, 1972). Cụ thể, các nghiên cứu ban đầu cho thấy nam giới
hài lòng hơn với cuộc hôn nhân của họ so với phụ nữ ở cả hai nền văn hóa phương
Tây (Schumm, W. R., Webb, F. J., and Bollman, S. R., 1998) và các nước ngoài
phương Tây (Rostami, A., Ghazinour, M., Nygren, L., and Richter, J. , 2014).Tuy
nhiên, sự khác biệt về giới tính trong sự hài lòng trong hôn nhân có thể khác nhau
giữa các nền văn hóa do vai trò giới tính truyền thống (Pardo, 2012) và các biến số
văn hóa ở quy mô lớn hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa bình đẳng giới tính
(Taniguchi, H., and Kaufman, G., 2013).
Nhưng nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy ở cả phương Đông và
phương Tây, phụ nữ ít hài lòng về hôn nhân hơn so với nam giới. Theo Bulanda,
khác biệt về giới trong sự hài lòng hôn nhân bị ảnh hưởng bởi việc làm, chăm sóc
con cái, chăm sóc gia đình và yếu tố sức khỏe. (Bulanda, 2011)
b) Thời gian của Hôn nhân
Thời gian mà các cặp vợ chồng dành cho nhau đã được chứng minh là tương
quan với sự hài lòng trong hôn nhân (Kurdek, 1999). Tác giả đã cho rằng trong 10
năm đầu của hôn nhân mới đủ để đánh giá được chất lượng hôn nhân của các cặp
đôi so với chỉ trong những năm đầu của hôn nhân. Lawrence và cộng sự (2008) đã
chỉ ra rằng trong 3 năm đầu của hôn nhân, gần như không có sự khác biệt về sự hài
lòng trong hôn nhân ở các cặp đôi. Sau 4 năm chung sống, có từ 3% - 14% vợ hoặc
chồng trong ba nhóm hài lòng nhất đã kết thúc cuộc hôn nhân của họ, trong khi
25% - 54% vợ hoặc chồng trong hai nhóm hài lòng ít nhất đã làm như vậy. Sau 10
năm, 9% - 26% trong số ba nhóm hài lòng nhất đã kết thúc cuộc hôn nhân của họ,
trong khi 40% - 60% trong hai nhóm hài lòng ít nhất đã kết thúc cuộc hôn nhân
(Lavner, J. A., Bradbury, T., 2010). Điều này cũng cho thấy ảnh hưởng của độ dài
hôn nhân cũng dẫn đến chất lượng hôn nhân của các cặp đôi.

7
Ảnh hưởng của độ dài hôn nhân đến sự hài lòng trong hôn nhân là tiêu cực
(nó được thảo luận với độ dài mối quan hệ) hoặc thay đổi theo đồ thị hình chữ U
(bộc lộ ngay từ đầu và tăng lên sau một thời gian) (Kurdek, 1999). Người ta có thể
dự đoán rằng biến số này có thể khác nhau giữa các nền văn hóa, chẳng hạn như
trong các cuộc hôn nhân sắp đặt, sự hài lòng trong mối quan hệ hôn nhân sắp đặt có
thể thấp hơn trong giai đoạn đầu của hôn nhân (Xiaohe, 1990)
Lavner và Bradbury (2010) cũng phát hiện ra rằng mặc dù một số cặp có sự
khác biệt nhưng nhìn chung, sự hài lòng trong hôn nhân của những cặp mới cưới ở
mức cao rồi giảm dần theo thời gian. Kết luận này được minh chứng bằng 8 lần đo
lường sự hài lòng được thu thập trong hơn 4 năm từ 464 phụ nữ mới cưới.
Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại cho rằng sự hài lòng hôn nhân
không suy giản theo thời gian. Chẳng hạn: nghiên cứu về mối quan hệ thân mật và
hài lòng hôn nhân bằng phương pháp đánh giá thông qua cảm nhận cá nhân, giao
tiếp và sự hạnh phúc của Abraham P. và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng không có sự
khác biệt về sự hài lòng hôn nhân ở các giai đoạn khác nhau trong vòng đời gia đình
(Abraham P.Buunkc và cộng sự, 2011). Thậm chí, nghiên cứu của Gorchoff và
cộng sự (2008) trên nhóm khách thể là phụ nữ nhận thấy sự hài lòng hôn nhân
không những không suy giảm mà còn tăng lên ở thời kì trung niên. Đặc biệt ở
những phụ nữ không bận rộn chuyện con cái nữa thì sự hài lòng hôn nhân tăng lên
tương quan thuận với việc họ dành thời gian hưởng thụ (Sara M. Gorchoff, Oliver
P. John, Ravenna Helson, 2008). Một số nghiên cứu trường diễn khác khẳng định
rằng sự biến đổi của mức độ hài lòng về cuộc sống hôn nhân có xu hướng giảm dần
theo thời gian ở những năm đầu nhưng lại có thể tăng trong những năm sau đó. Các
quan sát cũng chỉ ra sự hài lòng về cuộc sống hôn nhân tăng lên vào những năm sau
của cuộc hôn nhân (Bradbury và cộng sự, 2000; Karney và Bradbury, 1995)
Nghiên cứu ở Việt Nam của Đặng Thị Thu Trang và cộng sự (2018), đã chỉ
ra những người có cuộc hôn nhân kéo dài trên 30 năm thì sự tương tác giữa vợ và
chồng có tác động mạnh mẽ nhất đến sự hài lòng hôn nhân của họ và mối quan hệ
này yếu hơn ở những người kết hôn từ 16 – 30 năm. Điều này cũng thể hiện được
việc độ dài của hôn nhân cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ

8
chồng ở Việt Nam. (Đặng Thị Thu Trang, Phan Thị Mai Hương, Đỗ Thị Lệ Hằng,
Phạm Phương Thảo, 2018)
Nhưng ở nghiên cứu của Emilia Oprisana và Daniel Cristea cho rằng không
có sự khác biệt nào đáng kể về sự hài lòng hôn nhân của nhóm có cuộc hôn nhân
kéo dài từ 1-15 năm và nhóm kéo dài từ 15-30 cũng như trong việc giải quyết các
vấn đề trong hôn nhân của các cặp vợ chồng không có khác biệt nào đáng kể
(Emilia Oprisana, Daniel Cristeab, 2012).
c) Tình trạng hôn nhân
Trong nghiên cứu của Tihana Brkljačić (2018), nghiên cứu 1087 khách thể
về sự hài lòng hôn nhân, cho thấy, So sánh sự hài lòng hôn nhân giữa những người
đã kết hôn / đang trong một mối quan hệ và độc thân những người tham gia tiết lộ
rằng những người tham gia đã kết hôn hoặc trong một mối quan hệ hạnh phúc hơn
và hài lòng hơn với cuộc sống. Họ cũng hài lòng hơn với đời sống tình cảm, mối
quan hệ với các thành viên trong gia đình, ngoại hình và thành tựu trong cuộc sống
(Tihana BRKLJAČIĆ, Renata GLAVAK TKALIĆ, Lana LUČIĆ, Ines, 2018).
d) Tôn giáo
Đối với nhiều nền văn hóa, tôn giáo có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều giá trị
và chuẩn mực liên quan đến mối quan hệ và do đó nó có thể tương quan với sự hài
lòng trong hôn nhân (Call, 1997). Các mối liên hệ tích cực giữa tôn giáo và sự hài
lòng trong hôn nhân đã được tìm thấy ở các nhóm tôn giáo khác nhau, chẳng hạn
như Cơ đốc giáo, Do Thái, Mormons và Hồi giáo (Marks, 2005).
d) Số lượng con
Một số nghiên cứu trước đây từ các nền văn hóa khác nhau cho thấy những
kết quả trái ngược nhau về mối tương quan giữa số lượng trẻ em và sự hài lòng
trong hôn nhân. Điều này cho thấy một số yếu tố phụ thuộc vào văn hóa có thể ảnh
hưởng đến mối liên hệ giữa sự hài lòng trong hôn nhân và số lượng con cái.
Con cái cũng là một trong các yếu tố mà một số tác giả nghiên cứu cho rằng
đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến cảm nhận về hài lòng trong hôn nhân của các cặp
đôi. Một số nghiên cứu cho rằng con cái giúp đảm bảo độ bền lâu của hôn nhân, tuy
nhiên cũng là yếu tố làm giảm chất lượng hôn nhân, đặc biết là tuổi con trẻ (Belsky
& Rovine, 1990). Khi gia đình đón nhận thêm thành viên mới, đặc biệt là đối với

9
các gia đình trẻ sẽ tạo ra thay đổi về mặt vai trò, thêm cho các cặp đôi các vai trò và
trách nhiệm khi trở thành bố, mẹ. Sự ra đời của trẻ đầu tiên là thách thức với hôn
nhân của các cặp đôi, từ mối quan hệ cặp đôi chuyển sang mối quan hệ 3 người
hoặc nhiều hơn. Sự chuyển đổi này có ảnh hưởng ở các góc độ tích cực và tiêu cực
đến các cặp vợ chồng. Một mặt, các cặp đôi cảm thấy hài lòng và vui mừng, nhưng
họ phải trải qua cảm giác mệt mỏi, thiếu thời gian cho bản thân, nhiều bất đồng về
chăm sóc con cái và phân chia việc nhà (Belsky J, Rovine M., 1990).
Sự hài lòng về hôn nhân của vợ chồng thay đổi liên quan đến con cái được
mô tả như đồ thị chữ U. Sự hài lòng trong cuộc sống hôn nhân giảm dần khi đứa trẻ
ra đời (Hirschberger và cộng sự, 2009) và gia tăng sau khi những đứa trẻ cuối cùng
trường thành.
Trong nghiên cứu về Ảnh hưởng của số lượng trẻ em trong gia đình đến sự
hài lòng trong hôn nhân của các cặp vợ chồng của Marta Kowal và cộng sự (2021)
cho thấy, ở các gia đình có số con cao hơn thì dẫn đến giảm mức độ hài lòng trong
hôn nhân chỉ ở nữ giới. Theo lý thuyết vai trò xã hội, phụ nữ bị áp lực về mặt văn
hóa để hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến sinh đẻ và chăm sóc gia đình, trong
khi nam giới chu cấp cho gia đình bên ngoài tổ ấm. Trong tình huống như vậy, việc
sinh nhiều con hơn khiến người mẹ phải gánh vác nhiều nhiệm vụ hơn. Đồng thời,
vì chăm sóc trẻ em và sự an toàn của chúng là vai trò điển hình của nữ giới, nam
giới có thể chỉ tập trung vào việc vui chơi và chơi với con cái. Do đó, nam giới có
thể nhiều cảm xúc tích cực hơn về người bạn đời của họ. Ý nghĩa thống kê của mối
quan hệ quan sát được giữa mức độ hài lòng trong hôn nhân và số con trong nghiên
cứu này là rất gần với ngưỡng quy ước 0,05 (Marta Kowal và cộng sự, 2021).
Ở nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương (2020), cho thấy so với những người
có 3 con trở lên, nhóm những người có 1 hoặc 2 con có xác suất rất hài lòng về hôn
nhân là lớn hơn đáng kể. Xác suất rất hài lòng của nhóm có một con gấp đôi so với
nhóm có ba con trở lên. Sự chuyển đổi mạnh mẽ về kinh tế - xã hội ở Việt Nam có
thể lý giải một phần cho mối tương quan nghịch chiều giữa số lượng con cái và sự
hài lòng hôn nhân của cha mẹ. Như đã phân tích ở trên, tâm lý “đông con nhiều
cháu” không còn là mong ước chủ đạo của người dân Việt Nam. Thực tế, nuôi dạy
con cái với những yêu cầu mới ngày càng khó khăn hơn so với trước đây đã khiến

10
cho nhận thức của người dân về số con thay đổi. Khi phụ nữ tham gia vào lực lượng
lao động xã hội nhiều hơn, chi phí đầu tư cho việc nuôi dạy con cái cao hơn và sự
phụ thuộc của người cao tuổi vào con cái ít đi thì vai trò của việc có nhiều con đối
với sự hài lòng hôn nhân sẽ giảm. (Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm
Phương Thảo, Đỗ Thị Lệ Hằng, 2020)
e) Tình trạng kinh tế
Thu nhập thấp hoặc khó khăn về vật chất có liên quan đến mối đe dọa
nghiêm trọng đối với chất lượng và sự ổn định của hôn nhân (Lichter, 2009). Tuy
nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra sự khác biệt giữa các nền văn hóa về sức mạnh
của vấn đề này (Kamo, 1993).
Nghiên cứu của Paul R.Amato (2003) lại chỉ rằng người có địa vị kinh tế xã
hội cao thường phàn nàn rằng cuộc sống vợ chồng của họ thiếu sự giao tiếp, thiếu
tình cảm, đòi hỏi ở đối phương quá nhiều và người bạn đời của mình quá ích kỉ khi
chỉ nghĩ đến bản thân. Còn những người có địa vị kinh tế thấp hơn thường phàn nàn
về tình trạng bạo lực thể xác, sự bỏ bê trách nhiệm của người bạn đời đối với gia
đình, cờ bạc phạm tội và những khó khăn về việc làm và thu nhập. (Paul R.Amato,
David R. Johnson,Alan Booth,Stacy J. Rogers, 2003)
Kết quả từ điều tra gia đình 2010 của Lỗ Việt Phương về “Vấn đề giới trong
thu nhập và đóng góp thu nhập vợ và chồng trong gia đình Hà Nội” cho thấy, nhóm
ngành nghề và sức khỏe của người chồng là các yếu tố có tác động đến khả năng
đóng góp thu nhập của người chồng cao hơn so với vợ. Người chồng có sức khỏe ở
mức rất tốt/ tốt có khả năng đóng góp thu nhập cao nhất. Người chồng có sức khỏe
tốt có khả năng đóng góp kinh tế cao hơn ở mức 3,2 lần so với những người chồng
có sức khỏe kém/ rất kém. Có xu hướng rõ rệt của tình trạng sức khỏe đến khả năng
đóng góp thu nhập cao hơn của người chồng. Tình trạng sức khỏe tốt hơn, người
chồng có thể tham gia nhiều hơn vào các công việc khác nhau để tạo thu nhập và
không mất nhiều tiền chi phí cho việc chữa trị bệnh vì vậy, họ có nhiều khả năng
hơn trong việc đóng góp kinh tế cho gia đình. Hơn nữa, sự phân công lao động theo
giới đã chứng minh rằng việc làm của nam giới thường là các công việc đòi hỏi về
thể lực. (Lỗ Việt Phương , 2016)

11
Đặc trưng gia đình cũng có tác động khá mạnh đến khả năng đóng góp kinh
tế cao hơn vợ của người chồng. Người chồng trong các gia đình ở khu vực nội
thành không nhiều khả năng đóng góp kinh tế cao hơn vợ so với các hộ gia đình ở
khu vực ngoại thành (chỉ bằng 0,5 lần so với người chồng sống ở ngoại thành).
Trong các xã hội hiện đại, người phụ nữ có cơ hội hơn trong học hành và việc làm,
người phụ nữ có cơ hội tốt hơn về nghề nghiệp ở khu vực thành phố. Người vợ ở
nội thành có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn từ các công việc tốt hơn, do vậy, khả
năng đóng góp thu nhập cao hơn vợ của người chồng trong các gia đình ở nội thành
ít nhiều chịu sự ảnh hưởng do khả năng kiếm tiền của phụ nữ ở khu vực này tốt
hơn. (Lỗ Việt Phương , 2016)
f) Học vấn
Janssen và cộng sự năm 1998, cho thấy phụ nữ có học vấn cao có tỷ lệ hôn
nhân không ổn định cao hơn. Sử dụng dữ liệu Điều tra Quốc gia về Tăng trưởng Gia
đình, Heaton (2002) đưa ra kết quả ngược lại, trong đó sự tan vỡ trong hôn nhân
thấp hơn ở những phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn (Heaton, 2002). Do đó,
những phát hiện về mối liên hệ giữa sự hài lòng trong hôn nhân và trình độ học vấn
dựa trên mức độ ưu tiên trong văn hóa phương Tây là không rõ ràng và đặt ra câu
hỏi liệu một mối liên quan như vậy có tồn tại trên toàn cầu hay không. (Janssen, J.
P., Poortman, A. R., De Graaf, P. M., and Kalmijn, M., 1998)
Nhưng ngược lại cũng có nghiên cứu của Anna van den Troost (2006) lại
cho rặng những người vợ có trình độ học vấn cao lại có tỉ lệ ly hôn cao hơn. Điều
này cũng xem xét đến thay đổi về định kiến giới và vai trò người nữ trong bối cảnh
người vợ có học vấn cao. Vì thế những nghiên cứu theo hướng này ủng hộ sự độc
lập kinh tế của người vợ. (Rostami, A., Ghazinour, M., Nygren, L., and Richter, J. ,
2014)
Trong nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương và cộng sự (2020) xem xét về
yếu tố học vấn, nhóm có học vấn cao nhất (có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học
trở lên) là nhóm có xác suất rất hài lòng hôn nhân thấp nhất so với tất cả các nhóm
có trình độ học vấn thấp hơn. Nhóm học vấn từ trung học phổ thông trở xuống có
khả năng rất hài lòng về hôn nhân cao hơn gần gấp đôi so với nhóm học vấn cao.
Có thể yêu cầu cao hơn về đời sống hôn nhân ở nhóm học vấn cao đã khiến cho họ

12
kém hài lòng hơn về thực tế hôn nhân của mình. Liên quan đến chênh lệch học vấn
vợ chồng, nhóm những người mà học vấn vợ cao hơn chồng có xác suất rất hài lòng
kém hơn đáng kể so với nhóm chồng có học vấn cao hơn vợ (khoảng 0,7 lần). Định
kiến giới với xu hướng phụ nữ mong muốn có người đàn ông hơn mình và nam giới
thích người phụ nữ kém hơn khi lựa chọn hôn nhân có thể là lý do khiến cho những
cặp vợ chồng mà vợ có học vấn cao hơn cảm thấy kém hài lòng về cuộc hôn nhân
của mình (Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm Phương Thảo, Đỗ Thị
Lệ Hằng, 2020)
g) Khu vực sinh sống
Đến nay không có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt giữa nhóm các cặp
vợ chồng sinh sống ở nông thôn và thành thị. Nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương
và cộng sự (2020) cho rằng sau khi xem xét các vai trò của các biến số khác thấy
rằng những người ở nông thôn có cảm nhận về sự hài lòng với hôn nhân cao hơn
những người sống ở thành thị (Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm
Phương Thảo, Đỗ Thị Lệ Hằng, 2020)
1.2. Tổng quan về nghiên cứu sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng
theo đạo Tin Lành
Trong các tài liệu nghiên cứu, có nhiều tác giả ủng hộ cho giả thuyết rằng
các cặp vợ chồng có cùng tôn giáo báo cáo hài lòng hơn với hôn nhân của họ so với
các cặp vợ chồng không cùng chung niềm tin tôn giáo. Vì vậy, các cặp vợ chồng
theo đạo Tin Lành được cho rằng việc cùng chia sẻ các giá trị, niềm tin tôn giáo
giúp họ gia tăng sự hài lòng trong hôn nhân.
Hướng nghiên cứu tập trung vào thực trạng
Những người vợ theo đạo Tin lành và theo đạo Tin lành chính thống thực
hiện Khảo sát về truyền thông hôn nhân. Burggraf và Slllars (1987) báo cáo rằng
các cặp vợ chồng giữ các vai trò truyền thống trong hôn nhân cho thấy sự giao tiếp
tích cực nhưng cũng cho thấy khả năng tránh xung đột cao (Burggraf, C. S., Sillars,
A. L, 1987). Sử dụng các item từ Thang đo hiểu biết về giao tiếp hôn nhân và Kiểm
kê hiểu biết lẫn nhau trong hôn nhân (Snow, 1994). Các nghiên cứu tiếp theo gửi
đến T. Snow, Schumm, ghi nhận sự e ngại về giao tiếp ở những người chồng và
người vợ có niềm tin cơ bản hơn là những cặp vợ chồng không theo chủ nghĩa

13
chính thống. Họ cũng nhận thấy việc giao tiếp trước hôn nhân thay đổi theo chiều
hướng nghịch nhiều hơn đáng kể, nhưng chỉ dành cho người vợ.
Tóm lại, giả thuyết cho rằng sự đồng thuận tôn giáo giữa vợ chồng lớn hơn
sẽ dẫn đến sự hài lòng hơn trong hôn nhân cao hơn đã nhận được sự ủng hộ lẫn
nhau. Khi niềm tin tôn giáo chung được cụ thể hóa tốt hơn, kết quả có xu hướng hỗ
trợ mối liên hệ giữa niềm tin tôn giáo chung và sự hài lòng trong hôn nhân. Nghiên
cứu được báo cáo ở đây đã đo lường sự hài lòng trong hôn nhân ở các cặp vợ chồng
đồng tính, những người được phân loại theo tình cảm với các giáo phái Tin Lành cơ
bản cụ thể.
Kết quả trong nghiêu cứu “Sự hài lòng trong hôn nhân của các cặp vợ chồng
theo đạo Tin Lành chính thống” của T.Snow cho thấy xếp hạng cao hơn về mức độ
hài lòng trong hôn nhân và mức độ hài lòng với giao tiếp trong hôn nhân có liên
quan đến tầm quan trọng của tôn giáo đối với mỗi người phối ngẫu. Chỉ có một mối
quan hệ nhỏ giữa xếp hạng về mức độ hài lòng trong hôn nhân và giao tiếp và tư
cách thành viên của một nhà thờ cơ bản. Tư cách thành viên như vậy không phải lúc
nào cũng gắn liền với giao tiếp tránh xung đột.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng của sự hài lòng trong hôn nhân
a) Tương tác vợ chồng
Sự tương tác vợ chồng được coi là yếu tố quan trọng tạo nên sự hài lòng hôn
nhân và đã được khẳng định trong nhiều nghiên cứu. Những nghiên cứu về mối
quan hệ giữa tương tác vợ chồng và chất lượng hôn nhân được khai thác ở nhiều
góc độ như: khả năng dự báo chất lượng hôn nhân dưới tác động trực tiếp của sự
tương tác vợ chồng; bên cạnh đó phát hiện những biến số trung gian hoặc biến số
điều tiết mối quan hệ này cũng được nhiều quan tâm. Các nghiên cứu về khả năng
dự báo của sự tương tác đối với chất lượng hôn nhân cho những kết quả khá đồng
nhất. Các nghiên cứu ở thập niên 90 trở về trước đều cho thấy mối quan hệ cùng
chiều giữa chúng. Nghiên cứu của Donnely (1993) cho thấy một cuộc hôn nhân
kém hạnh phúc và có nguy cơ ly hôn cao khi các cặp đôi ít có những hoạt động
cùng nhau, ít tương tác với nhau (Donnely, 1993). Miller và Kannae (1999) cũng đã
khẳng định mối quan hệ giữa sự tương tác vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân, cụ thể
là sự giao tiếp, chia sẻ một cách cởi mở giữa vợ và chồng làm tăng chất lượng hôn

14
nhân, trong khi sự thống trị, gia trưởng của người chồng trong mọi vấn đề khiến
cuộc hôn nhân của họ trở nên tồi tệ hơn (Miller, N.B., and Kannae, I. A. , 1999).
Những tương tác tiêu cực cũng đã được chứng minh là nguy hại và làm suy giảm sự
hài lòng hôn nhân như sự bất đồng, những trao đổi mang tính tức giận, sự phòng
thủ, không nhượng bộ . Không những thế, những rối loạn về tương tác ở các cặp đôi
trong giai đoạn tiền hôn nhân hoặc mới kết hôn có thể dự đoán sự phát triển một
mối quan hệ căng thẳng cho cuộc hôn nhân sau này (Miller, N.B., and Kannae, I. A.
, 1999).
Việc thường xuyên nói chuyện vui vẻ với nhau là một trong những cách giúp
các cặp vợ chồng cải thiện mối quan hệ của mình một cách mạnh mẽ. Điều này
cũng khá đồng nhất với nghiên cứu của Adgeb và Mbua (2015) khi cho thấy rằng
trò chuyện và chia sẻ cùng nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với sự hài lòng hôn
nhân (Adigeb, 2015). Trong sự tương tác giữa các cặp đôi, khả năng có thể truyền
thông một cách tích cực là điều đặc biệt quan trọng và những hoạt động chung,
cùng với sự trò chuyện giúp lôi kéo các cặp vợ chồng gần nhau hơn và hiểu về nhau
hơn và góp phần làm cho hôn nhân hạnh phúc hơn. Điều này gợi ý cho các cặp vợ
chồng thấy tầm quan trọng của việc cùng nhau trò chuyện và chia sẻ các vấn đề
trong cuộc sống, bởi nó không chỉ là kể cho người bạn đời biết thêm một câu
chuyện rằng hôm nay điều gì đã diễn ra xung quanh vợ hoặc chồng, mà quan trọng
hơn là để hai người cùng hiểu về những gì đối phương cảm nhận, suy nghĩ, những
quan điểm, cách nhìn nhận và giá trị của mỗi bên.
Giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tồn tại, ổn định và
phát triển gia đình. Một nghiên cứu năm 2008 của Abrahami và các cộng sự cho
thấy có mối tương quan tích cực và có ý nghĩa giữa sự hài lòng trong hôn nhân và
giao tiếp (Ibrahimi A, Jhanbozorgi M., 2008).
Vấn đề về phong cách giao tiếp cũng liên quan đến sự hài lòng trong hôn
nhân và có thể có liên quan đặc biệt đến những Cơ đốc nhân theo chủ nghĩa cơ bản.
Kunz và Albrecht (1977) nhận thấy rằng thỏa thuận về các vai trò trong hôn nhân có
liên quan chặt chẽ đến hoạt động tôn giáo (Kunz, Albrecht, 1977). Tuy nhiên,
Schumm, Obiorah, và Shan (1989) không tìm thấy sự khác biệt nào về sự hài lòng

15
trong giao tiếp hôn nhân giữa những người Công giáo (Schumm, Obiorah, Silliman,
1989).
Yếu tố tương tác được hiểu về những cảm xúc được tạo ra thông qua một
thuật ngữ gọi là tương tác. Tất cả các cá nhân trong cuộc sống của họ đều thuộc về
nhóm và một trong những nhóm đầu tiên mà họ thuộc về là gia đình mà mối quan
hệ của các thành viên là mật thiết, ổn định và cá nhân. Thực tế này có thể tác động
đến tinh thần và cảm xúc cao nhất đối với các thành viên trong gia đình. Tương tác
trong gia đình có nghĩa là giao tiếp bằng lời nói, cam kết hôn nhân và sự tin tưởng
lẫn nhau, tạo ra bầu không khí phù hợp để thể hiện cảm xúc của các thành viên.
b) Quản lý tài chính
Tiền bạc là vấn đề trọng tâm trong các mối quan hệ vợ chồng bắt đầu từ
những năm đầu tiên của mối quan hệ đối tác (Papp, L. M., Cummings, E. M., &
Goeke-Morey, M. C., 2009) và các vấn đề tài chính luôn được xếp hạng là nguyên
nhân gây căng thẳng hàng đầu đối với người Mỹ (Hiệp hội Tâm lý học Mỹ, 2015).
Ví dụ, một số cặp vợ chồng kết hôn 5 năm trở xuống, vấn đề về tài chính xếp hạng
đứng thứ nhất trong số 10 lĩnh vực có thể gây ra xung đột trong cuộc hôn nhân của
họ (Risch, 2003). Similarly, Kerkmann, Lee, Lown và Allgood (2000) nhận thấy
rằng những sinh viên đại học mới kết hôn, 15% mức độ hài lòng trong hôn nhân
được dự đoán bởi các yếu tố tài chính, cụ thể là chất lượng quản lý tài chính và các
vấn đề tài chính được dự đoán (Similarly, Kerkmann, Lee, Lown, Allgood, 2000).
Dew (2016) phát hiện ra những bất đồng về các khoản chi quá mức hầu như hàng
ngày đã làm tăng nguy cơ ly hôn lên tới 69%, so với những người được cho là hầu
như không bao giờ tranh cãi về các vấn đề liên quan đến tài chính) và những nhận
thức về sự không công bằng trong hôn nhân (Dew, J. P. , 2016) những điều cho thấy
mối liên hệ tích cực với ly hôn và xung đột vợ chồng, dường như không có nghiên
cứu nào được thực hiện về tính minh bạch tài chính giữa các cặp vợ chồng đã kết
hôn. Việc dễ dàng đánh giá bản chất đa chiều của minh bạch tài chính, công khai tài
chính một cách công khai và trung thực, là điều rất quan trọng trong những năm đầu
của cuộc hôn nhân vì các đối tác lần đầu tiên kết hợp được phong cách giao tiếp và
quản lý của họ. (Kenney, C., 2004).

16
Spuhler và Dew (2019) đã báo cáo, “Các hành vi quản lý tài chính hợp lý có
liên quan tích cực đến sự hài lòng trong mối quan hệ, sau đó, có liên quan tích cực
đến sự bất hạnh”. Tuy nhiên, vì sở thích tài chính quá cá nhân, chúng có thể gây ra
rào cản đối với việc tạo ra cảm giác chung là một cặp vợ chồng (Spuhler, B., &
Dew, J., 2019). Những ý nghĩa sâu sắc này của tiền bạc sau đó được thể hiện trong
hành vi tài chính của cá nhân (Jenkins, N. H., Stanley, S. M., Bailey, W. C., &
Markman,H. J. , 2002). Khi các cặp đôi tranh luận về việc kết hợp tài chính của họ,
họ thực sự có thể đang tranh luận về các vấn đề liên quan đến sự tin cậy (Pahl,
1997). Hệ thống quản lý tiền chung được coi là biểu tượng của sự thủy chung trong
hôn nhân, mặc dù đối với phụ nữ thường xuyên hơn nam giới, và các cặp vợ chồng
có tài khoản chung có liên quan đến các mối quan hệ hạnh phúc hơn (Addo, F. R.,
& Sassler, S., 2010; Kenney, 2006).
c) Đời sống tình dục
Nhu cầu tình dục từ lâu đã trở thành một trong những nhu cầu gây tranh cãi
nhất của con người, và đã chiếm lĩnh tâm trí con người và ảnh hưởng đến hành vi
của con người trong mọi thời kỳ trong suốt lịch sử, ngay cả khi chưa có nền văn hóa
và văn minh như chúng ta biết ngày nay (Mortazavi M, 2014). Trong hệ thống hôn
nhân và gia đình, mối quan hệ tình dục là điều đáng mơ ước (Asoodeh MH, 2010)
và sức khỏe tình dục là cần thiết và có thể chấp nhận được. Tình dục cũng được
xem là một trong những yếu tố dự báo mạnh mẽ nhất về sự ổn định và thành công
của hôn nhân. Theo kết quả của nghiên cứu do Khazaei thực hiện, có một mối quan
hệ đáng kể giữa rối loạn chức năng tình dục và mức độ hài lòng trong hôn nhân
thấp. Hơn nữa, có một mối quan hệ giữa sự hài lòng về tình dục và thời gian kết
hôn, và những cá nhân có thời gian kết hôn dưới 15 năm có mức độ hài lòng về tình
dục cao hơn (Khazaei M, 2011). Theo kết quả của một nghiên cứu, có một mối
quan hệ tích cực có ý nghĩa giữa điểm số của mô hình giản đồ tình dục (ba thang
điểm của đam mê-lãng mạn, rõ ràng-thoải mái, nhút nhát-thận trọng) và mức độ hài
lòng trong hôn nhân (Karimnejad Niaragh S, 2010).
Trong một số nghiên cứu thì cho rằng các yếu tố thân mật khác có liên quan
đến sự hài lòng cao hơn so với yếu tố về tình dục. Đối với nam giới tình cảm thân
mật, tình dục và trí tuệ có liên quan chặt chẽ đến sự hài lòng của hôn nhân. Sự thân

17
mật về cảm xúc và sự giái trí đã tiên đoán được sự hài lòng của hôn nhân đối với
phụ nữ. Điều này cho thấy tương tác tình dục là một thành phần quan trọng của đàn
ông, không phải của phụ nữ. Sự gần gũi trong việc giải trí dường như đóng vai trò
quan trọng với phụ nữ, nhưng không phải hạnh phục hôn nhân của nam giới (Phan
Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm Phương Thảo, Đỗ Thị Lệ Hằng, 2020)
Trong mô hình The PAIR Inventory, đã sử dụng một số items để đo về các
mặt hài lòng trong hôn nhân của các cặp đôi, việc kết hợp các items về yếu tố tình
dục của mô hình PAIR giúp đánh giá được tình trạng hài lòng về mặt tình dục của
các cặp đôi (Mark T.S, David.H.O, 1981).
d) Thực hiện các vai trò trong gia đình
Việc cùng nhau thực hiện vai trò của các cặp vợ chồng cũng được xem là yếu
tố được xem giúp các cặp đôi gia tăng sự hài lòng trong hôn nhân. Vai trò giới
thường được dùng để giải thích sự khác biết trong chất lượng hôn nhân và khái
niệm về cuộc sống hạnh phúc trong đời sống. Theo lý thuyết về vai trò của giới, sở
dĩ hôn nhân có lợi ích hơn cho sức khỏe tinh thần của nam giới và không có lợi cho
phụ nữ là vì phụ nữ có xu hướng bị giới hạn vai trò trong gia đình, người nữ thường
là người nội trợ, có địa vị xã hội thấp hơn (Kok-Mun Ng, Johnben Teik-Cheok Loy,
Clinton G. Gudmunson & WinNee Cheong, 2009). Trong trường hợp người phụ nữ
tham gia vào lực lượng lao động, thì vai trò của họ là vai trò kép vì họ vừa phải
hoàn thành công việc vừa phải hoàn thành vai trò của gia đình. Điều đó khiến các cá
nhân luôn bị căng thẳng, giảm sự hài lòng. Việc thực hiện các vai trò trong gia đình
ảnh hưởng đến sự hài lòng trong hôn nhân và cuộc sống đã đưa đến những kết luận
khác nhau. Một nghiên cứu ở Đài Loan (Xiahe Xu, Chuan Lai, 2002) cho biết nếu
phụ nữ và nam giới có điểm trung hòa về vai trò giới khi quyết định các công việc
trong gia đình, hôn nhân của họ có xu hướng hòa thuận và hạnh phúc hơn.
Với thực tế văn hóa Việt Nam, người phụ nữ khi đã kết hôn phải mang nhiều
trách nhiệm: vừa quán xuyến việc nhà, vừa chăm sóc con cái, vừa tham gia hoạt
động kinh tế như nam giới, lại vừa chiều chồng. Ngược lại, người đàn ông khi kết
hôn, họ có người chia sẻ việc chăm sóc cha mẹ già của mình, chia sẻ việc lao động
kiếm tiền đóng góp thu nhập gia đình. Việc nhà mà người phụ nữ thực hiện (nội trợ,
chăm con, phụng dưỡng cha mẹ già…) được xem là việc vặt nhưng liên tục và quá

18
nhiều, chiếm toàn bộ thời gian và lấy đi sức khỏe của họ. Còn việc nhà mà đàn ông
thực hiện (sửa đồ điện, nước khi hỏng, sửa nhà …) thường được xem là việc nặng,
mang tính kỹ thuật nhưng lại thỉnh thoảng mới có. Việc họ được chăm sóc hàng
ngày và không phải làm việc nhà được coi như là chuyện đương nhiên. Điều này
cũng thống nhất với kết quả là nam giới hài lòng việc vợ mình thực hiện việc gia
đình hơn hẳn phụ nữ hài lòng về chồng mình. Sự chênh lệch lớn này cũng một phần
thể hiện thực tế bất bình đẳng trong thực hiện việc nhà giữa nam và nữ trong văn
hóa Việt. Chia sẻ việc nhà giữa vợ chồng rõ ràng là một yếu tố quan trọng của chất
lượng hôn nhân (Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm Phương Thảo, Đỗ
Thị Lệ Hằng, 2020)
Kết quả nghiên cứu của Phan Mai Hương và cộng sự (2020) xu hướng chung
giữa nam và nữ là vai trò của các mặt trong đời sống vợ chống đối với hạnh phúc
hôn nhân, một số yếu tố có vai trò mạnh hơn đối với nam (đời sống vật chất, thực
hiện việc nhà của vợ, sự hiểu nhau giữa vợ chồng, tính cách/ ứng xử của vợ), một số
yếu tố khác lại có vai trò mạnh hơn đối với nữ (tình cảm vợ chồng và đời sống tình
dục). Những giá trị này có cung bậc khác nhau giữa nam và nữ gợi ý rằng đó là
những vấn đề có thể làm nảy sinh bất đồng và do đó, tác động xấu đến hạnh phúc
vợ chồng
e) Niềm tin tôn giáo
Các cuộc hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo họ thường sẽ những giá trị
(tức là những giá trị có giá trị cao nhất về niềm tin vào Chúa, cam kết tôn giáo và
cam kết nuôi dạy con cái tốt) gắn liền với vai trò giới truyền thống và khả năng
quản lý xung đột. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu của Craddock (1991) đã
báo cáo mối tương quan thuận giữa sự hài lòng trong hôn nhân, xu hướng tôn giáo
tương tự, các vấn đề tính cách tương tự, khả năng giải quyết xung đột và sự đồng
thuận trong việc nuôi dạy con cái. Ngược lại, tôn giáo có thể là một nguồn lực để
giải quyết. Tôn giáo có thể là một nguồn lực để giải quyết các xung đột hôn nhân.
Việc cùng nhau thực hiện các giá trị tôn giáo giúp các cặp vợ chồng giải quyết xung
đột nhiều hơn (Margaret G. Dudley and Frederick A. Kosinski, Jr., 1990).
E.M.Brody và cộng sự. (1994) cũng tìm thấy kết quả tương tự cho các cặp vợ chồng
người Mỹ gốc Phi ở nông thôn (Elaine M. Brody, Sandra J. Litvin, Steven M.

19
Albert, Christine J. Hoffman, 1994). Sự liên kết này có thể một phần là do vợ chồng
sự tương đồng được thúc đẩy bởi sự đồng nhất tôn giáo, có lợi cho một cuộc hôn
nhân ổn định và viên mãn hơn (Evelyn L. Lehrer; Carmel U. Chiswick, 1993).
Scanzoni và Arnett (1987) nhận thấy rằng thông qua các hoạt động tôn giáo công
cộng và tư nhân, các đối tác thường nuôi dưỡng ý thức về mục đích và giá trị tập
trung vào yêu thương và chăm sóc. Có lẽ, sự việc cùng tham gia thực hiện các giá
trị tôn giáo nâng cao những phẩm chất quan hệ giúp giảm xung đột trong hôn nhân.
Nhiều nghiên cứu cũng cho đây là một liệu pháp giúp giải quyết các vấn đề của hôn
nhân, gia đình trong các bối cảnh văn hóa thế giới (Scanzoni, Arnett, 1987).
Trong nghiên cứu về sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng đạo Tin
Lành, về mặt giao tiếp, kết quả cho thấy rằng bản thân đã báo cáo Tầm quan trọng
của Tôn giáo, Việc đi lễ trong nhà thờ và tuổi tác có liên quan chặt chẽ hơn đến cả
Giao tiếp đồng cảm và Mức độ phản cảm trong hôn nhân. Do đó, khi tôn giáo là
quan trọng đối với vợ hoặc chồng, nó có thể ảnh hưởng đến giao tiếp hôn nhân bằng
cách tăng sự đồng cảm với bạn đời và giảm giao tiếp thù địch. Nghiên cứu sâu hơn
là cần thiết để khám phá những cách thức cụ thể mà thái độ về tầm quan trọng của
tôn giáo trong tôi của một người ảnh hưởng đến mối quan hệ hôn nhân. (Snow,
1994)
Trong các nghiên cứu về liệu pháp tôn giáo nhằm cải thiện và nâng cao chất
lượng hạnh phúc của gia đình, cũng cho thấy việc củng cố các cặp vợ chồng tham
gia vào các lớp khóa học ở hội thánh hay cùng dành thời gian chia sẻ những giá trị
tôn giáo giúp các cặp vợ chồng được cải thiện mối quan hệ và cũng nâng cao được
sự hài lòng trong hôn nhân của các cặp đôi. Việc sử dụng yếu tố tôn giáo được dần
đề cao hơn giúp các mục sư, linh mục, là những người dẫn dắt hội chúng hoặc
những người hỗ trợ tư vấn hôn nhân và gia đình được cho là một liệu pháp hiệu quả
và được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới (Kelly, 2017)
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu quan tâm đến các khía cạnh
của tôn giáo đã bắt đầu để điều tra mối quan hệ giữa lời cầu nguyện và hạnh phúc
hôn nhân. Burr và cộng sự báo cáo rằng các nghiên cứu sớm nhất về chủ đề này đã
được hoàn thành vào giữa những năm 1980, kết quả từ các cuộc điều tra gần đây đã
gợi ý những mối liên hệ tích cực giữa việc cầu nguyện và các quá trình quan hệ tích

20
cực khác nhau và các hành vi (Burr, W. R., Marks, L. D., Day, R. D., 2012). Ví dụ,
Fincham và đồng nghiệp (2008) đã tìm thấy mối quan hệ theo chiều dọc giữa sự cầu
nguyện và sự hài lòng trong mối quan hệ. Các tác giả mở rộng những phân tích này
trong một nghiên cứu thứ hai, trong đó họ tập trung vào mức độ mà lời cầu nguyện
cho hạnh phúc của người phối ngẫu, điều này giải thích sự khác biệt trong mối quan
hệ hài lòng trên và hơn thế nữa các yếu tố dự báo thường được trích dẫn về sự hài
lòng của mối quan hệ như hành vi tích cực, sự hy sinh và sự tha thứ. Kết quả cho
thấy lời cầu nguyện của vợ hoặc chồng đã thực sự đóng góp một lượng phương sai
duy nhất đáng kể cho mối quan hệ sự thỏa mãn. Cuối cùng, trong nhóm phân tích
thứ ba, các tác giả nhận thấy rằng tác động của việc cầu nguyện đối với kết quả hôn
nhân do lời cầu nguyện của họ và cam kết với mối quan hệ. (Snow, 1994)
Tiểu kết chương 1
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để tìm hiểu về sự hài lòng hôn nhân của
các cặp vợ chồng, nhưng đều không đưa ra những kết luận cho sự hài lòng hôn nhân
ở các cặp đôi. Rất khó để đưa ra những kết luận chung về sự hài lòng hôn nhân, nó
phụ thuộc vào các biến độc lập. Các biến độc lập dựa trên nhiều nghiên cứu trước
đây ở phần tổng quan để tiến hành nghiên cứu này về: sự khác biệt giới tính, thời
gian của hôn nhân, trình độ học vấn, mức thu nhập của vợ chồng, tôn giáo, con cái
và khu vực sinh sống. Đây là các biến phố biến thường được đưa vào trong các
nghiên cứu vè sự hài lòng hôn nhân. Các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng hôn nhân
dựa trên các nghiên cứu trong phần tổng quan về tương tác vợ chồng, quản lý tài
chình, đời sống tình dục, thực hiện các vai trò trong gia đình, niềm tin tôn giáo. Hầu
như trong các nghiên cứu trước đây đều đưa các biến này để nghiên cứu mối quan
hệ giữa chúng với sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ sử dụng thang đo EMS (ENRICH Marital
Scale) và các tiểu thang đo xây dựng từ các thang đo/bộ câu hỏi về sự hài lòng hôn
nhân. Các công cụ sẽ được trình bày trong chương III về cách thức thực hiện.

21
Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG HÔN NHÂN CỦA CÁC
CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở VIỆT NAM
2.1. Lý luận về hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt
Nam
2.1.1. Hôn nhân
Hôn nhân được xem là một hiện tượng phức tạp, bao hàm trong các mối
quan hệ trên nhiều lĩnh vực: sinh lý, kinh tế, xã hội, văn hóa, tâm lý, tình cảm… Vì
vậy trong giới nghiên cứu khái niệm hôn nhân được nêu lên dưới nhiều góc độ khác
nhau. Khái niệm hôn nhân xuất hiện từ rất sớm và được dùng với từ nhiều khác
nhau đều chỉ chung sự kết hiệp giữa một người nam và một người nữ được sự
chứng giám của cha mẹ hoặc pháp luật đều gọi là hôn nhân
Trong từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) do NXB Khoa học xã hội
xuất bản năm 1988, đưa ra khái niệm về hôn nhân: “Hôn nhân là việc nam nữ chính
thức lấy nhau làm vợ chồng”.
Trong từ điển Nhân học, hôn nhân được coi là mối quan hệ gắn bó được thừa
nhận về mặt xã hội giữa người đàn ông và người đàn bà nhằm mục đích duy trì nói
giống một cách hợp pháp, lập gia đình hạt nhân mới hoặc tạo ra hộ gia đình mới.

22
Theo góc độ của Xã hội học, hôn nhân được xem là một thiết chế của xã hội.
Trong nghiên cứu “Gia đình truyên thống – một số tư liệu nghiên cứu Xã hội học”
(1977), tác giá Khuất Thu Hồng cho rằng hôn nhân chỉ là quá trình chung sống
trong hôn thú, nghĩa là hôn nhân là một thiết chế xã hội và chỉ các sự kiện, quá trình
hình thành một gia đình mới hay là một việc kết hôn.
Ở các nước theo hệ thống luật pháp Anh- Mỹ (Common law), có một khái
niệm cổ điển về quan niệm truyền thống hôn nhân Cơ đốc giáp, do Lord penzance
đưa ra (1866): “Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông
và một người đàn bà, mà không vì mục đích nào khác”.
Ở Châu Âu và châu Mỹ, một số luật sư đưa ra quan niệm: “Hôn nhân là sự
liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng”,
hoặc những quan niệm đưa ra tương tự.
Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam (2014): “Hôn nhân là quan hệ giữa
vợ chồng sau khi kết hôn” và “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng
theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Nam phải đủ
20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi trở lên và việc kết hôn là tự nguyện quyết định, không bị
mất năng lực, hành vi dân sự, việc hôn nhân thuộc một trong các trường hợp cấm
kết hôn theo quy định.
Hôn nhân được xem như là sự kết hợp các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội,
và hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn
là mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết các xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới
thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt pháp luật đó là việc
đăng kí kết hôn.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam tập 2 (2002), hôn nhân được xem là thể
chế xã hội kèm theo những nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay nhiều
người thuộc hai giới khác nhau (nam, nữ) được coi là vợ và chồng, quy định mối
quan hệ trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa con cái với họ. Sự xác nhận trong quá
trình phát triển xã hội, dần dần mang thêm nhiều yếu tố mới.
Ở Việt Nam chưa công nhận vệc kết hôn đồng giới như các quốc gia khác
trên thế giới. Theo quy định của đạo Tin Lành, việc kết hôn đồng giới được xem là

23
điều cấm kị. Vì vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ không đề cập đến hôn nhân
đồng giới.
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu chỉ ra các khái niệm khác nhau về hôn
nhân, nhưng đều có những quan niệm chung về hôn nhân như sau: (1) Hôn nhân là
sự kết hợp giữa nam và nữ trở nên vợ chồng được xã hội và pháp luật công nhận;
(2) Sự liên kết tương đối ổn định về mặt tình cảm, xã hội; (3) Hôn nhân nhằm tạo ra
một gia đình mới, thực hiện chức năng sinh sản và duy trì nòi giống.
2.1.2. Hôn nhân của các cặp vợ chồng theo Đạo Tin Lành
Đạo Tin Lành là một trong các nhánh trong Cơ đốc giáo, cùng thờ Đức Chúa
Jesus, bao gồm: Công giáo (Thiên Chúa Giáo), Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Chính
Thống giáo. Đạo Tin Lành là tôn giáo độc thần, nhưng có một số điểm khác so với
các đạo còn lại trong Cơ đốc giáo, họ chỉ thờ duy nhất Chúa Jesus và thực hiện
nghiêm các quy định việc không được tôn thờ các đấng khác ngoài Chúa, không
được thờ cúng. Ở đạo Công giáo, các tín đồ ở Việt Nam được chấp thuận việc thờ
cúng tổ tiên.
Hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành là mối quan hệ được
những người theo đạo Tin Lành cho là gắn bó trọn đời giữa một người nam và
người nữ. Một cuộc hôn nhân dựa trên Kinh Thánh là một hôn nhân quân bình, với
Đấng Christ là đầu chung của người chồng và người vợ. Khái niệm hôn nhân theo
Kinh Thánh là sự hiệp nhất giữa hai cá nhân theo hình ảnh hiệp nhất của Đấng
Christ với Hội Thánh của Ngài.Lý tưởng và mục đích của hôn nhân Cơ Đốc giáo đó
là sự bền vững suốt đời, sự hiệp một và thánh khiết. Hôn nhân không thể bị phân
chia và đời sống vợ chồng chính là sự hiệp một hoàn toàn của hai cá thể nam và nữ
cùng nhau quy hướng về Đức Chúa Trời, bước theo luật lệ của Ngài và cùng cam
kết ra sức vun đắp để hôn nhân của họ kết quả tốt đẹp.
Quan điểm của đạo Tin Lành về hôn nhân
Đức Chúa Trời thiết lập hôn nhân từ ban đầu, bằng cách tạo dựng người nam
và người nữ, Ngài hoạch định kết hợp họ. Ngài thiếp lập một thể chế giữa người
nam và người nữ. Lời tuyên bố trong kinh Thánh có thể xem như là một định nghĩa
về hôn nhân là trong Sáng Thế Ký 2:24 do Chúa Jesus dạy lại như sau: “Bởi vậy
cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính líu cùng vợ mình, cả hai sẽ trở nên một

24
thịt”. “Dính líu” ở đây có thể dịch như là sự kết hợp người nam và người nữ trở
nên vợ chồng.
Nguốc gốc hôn nhân gia đình theo tác giả Trịnh Chiến, trong sách “Tư vấn
Tiền hôn nhân” (2017) cho rằng không phải do sự phát triển tự nhiên của xã hội loài
người theo góc nhìn của xã hội học hay nhân chủng học mà là kế hoạch do Đức
Chúa Trời thiết lập từ ngay buổi sáng thể. Kinh thánh khẳng định Đức Chúa Trời đã
tạo dựng nên con người theo hình ảnh của Ngài và được kết hợp để sống với nhau
trong một gia đình có chồng có vợ. Vì thế hôn nhân gia đình trở nên thiêng liêng,
thánh thiện trong chương trình của Đức Chúa Trời.
Hôn nhân gia đình theo quan điểm Kinh thánh là hôn nhân thánh, định chế
thánh, Đức Chúa Trời đã chọn cách mà Ngài đã tạo thành nhân loại trong hình thể
của những cá nhân có hai giống khác nhau để họ có thể gặp nhau, yêu nhau và cưới
nhau làm cho cả hai được hoàn hảo hơn. (David R.Mace, 1951. Wham God hath
joned, tr.18.)
Hôn nhân Cơ đốc được xem như là hình ảnh thể hiện tình yêu của Chúa
Jesus dành cho hội thành của Chúa. Hình ảnh người chồng thể hiện cho Chúa Jesus
dành cho người vợ, là hội thánh của Ngài, được chép trong kinh thánh:
 “Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội
Thánh, phó chính mình vì Hội Thánh.” (Ê-phê-sô 5:25).
2.1.3. Một số đặc điểm trong hôn nhân của các cặp vợ chồng theo Đạo
Tin Lành ở Việt Nam
Một số đặc điểm về hôn nhân của các cặp vợ chồng theo Tin Lành được chị
ra trong Kinh thánh:
“Trở nên một thịt”: Nghĩa là cả hai người phải tách biệt khỏi cha mẹ của của
mình và xây dựng một gia đình mới. Người đàn ông phải là người xây dựng và dẫn
dắt gia đình mới của mình. “Vậy nên người đàn ông phải lìa cha mẹ mà dính díu với
vợ mình, hai người cùng nên một thịt” (Ê-phê-sô 5:31). Một người nam và một
người nữ khi lập gia đình trở thành “Một thân.” Tính chất hòa hợp này hiển nhiên
được thể hiện đầy đủ nhất trong sự liên kết thân thể của tính dục riêng tư.

25
“Người giúp đỡ” được sử dụng để mô tả Ê-va trong Sáng thế ký 2:20 có
nghĩa là “bảo bọc, bảo vệ, hoặc hổ trợ, giúp đỡ.” Ê-va được tạo ra để sát cánh bên
A-đam như là “Một nửa khác của ông” làm người hổ trợ và giúp đỡ của ông.
Vợ phải vâng phục chồng mình: Người chồng là người lãnh đạo dẫn dắt gia
đình và người vợ phải vâng phục chồng mình. “Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục
chồng mình như vâng phục Chúa. Vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu
Hội Thánh, Hội Thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội Thánh” (Ê-
phê-sô 5:22-23)

Nguyên Tắc hôn nhân Cơ đốc


- “Chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội Thánh”  (Êph.
5:23)
- “Chồng phải yêu vợ, vợ phải kính chồng” (Êp. 5:33).
- “Mọi người phải tôn trọng hôn nhân” (Hêb. 13:4).
- Sống chung thủy (Mat. 19:6, 9).
Trách nhiệm với con cái (Ê-phê-sô 6:4): Sinh con với ý thức trách nhiệm, để
duy trì nòi giống  phục vụ Thiên Chúa. Bởi vậy dứt khoát không thể chấp nhận sự
huỷ diệt sinh mạng của con từ trong trứng nước (phá thai), trừ trường hợp y khoa
quyết định để bảo vệ sinh mạng người mẹ,, và không còn cách nào khác hơn. Nuôi
dưỡng, chăm sóc con cái đầy đủ về mặt vật chất, tinh thần: Được học hành và mở
mang trí tuệ, phát huy khả năng đúng mức, với sự cố gắng tối đa của bố mẹ.
Những quy định trong hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành

Ngoại tình: Khi một người đã có gia đình mà có một quan hệ tình cảm nam
nữ riêng tư với một người khác là phạm tội ngoại tình. Có những người đi đến chỗ
có quan hệ tình dục với nhau, có những người chỉ yêu thương nhớ nhung trong tư
tưởng, nhưng dù dưới hình thức nào, tất cả những tình cảm đó là ngoại tình, vì
khiến ta không giữ vẹn tình yêu đối với người phối ngẫu. Theo tiêu chuẩn của đời
cũng như tiêu chuẩn của Kinh Thánh, ngoại tình là điều nghiêm trọng vì người ngã
vào tội ngoại tình phạm những lỗi sau đây:
- Bội lời giao ước với người phối ngẫu và gia đình đôi bên
- Bội lời hứa nguyện trước mặt Chúa và hội thánh

26
- Không tôn trọng hôn nhân là định chế thiêng liêng do Đấng Tạo Hóa
thiết lập
- Vi phạm Giới Răn của Đức Chúa Trời
- Sống trong dối trá và giả hình
- Phá hủy thân thể, là đền thờ của Chúa
- Nếu không ăn năn, sẽ không được hưởng sự sống đời đời
Ly hôn: Ma-la-chi 2:16a “Vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có
phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ.” Đối với Kinh Thánh chương trình của Đức
Chúa Trời trong hôn nhân là sự cam kết suốt cuộc đời. “Thế thì, vợ chồng không
phải là hai nữa, nhưng một thịt mà thôi. Vậy, loài người không nên phân rẽ những
kẻ mà Ðức Chúa Trời đã phối hiệp!” (Ma-thi-ơ 19:6) Đức Chúa Trời nhận ra rằng
từ khi kết hợp hai con người tội lỗi vào với nhau thì sự ly dị sẽ xảy ra. Trong Cựu
Ước Đức Chúa Trời đã sắp đặt một số luật lệ để bảo vệ quyền ly dị đặc biệt đối với
phụ nữ. (Phục Truyền 24:1-4) Đức Chúa Giê Xu đã chỉ ra những luật đã ban cho
không phải vì Đức Chúa Trời muốn như vậy nhưng vì lòng cứng cõi của con người.
(Ma-thi-ơ 19:8)
Kết hôn với người ngoại đạo: Đối với một Cơ Đốc nhân hẹn hò với người
ngoại là không khôn ngoan, và kết hôn với họ không phải là một lựa chọn tốt. II Cô-
rinh-tô 6:14: “chớ mang ách với kẻ chẳng tin”. Hình ảnh của hai con bò không hợp
nhau chia sẻ cùng chung một cái ách. Thay vì làm việc cùng nhau để kéo vật nặng,
chúng sẽ làm công việc chống lại nhau. Trong khi đoạn văn này không đặc biệt đề
cập đến hôn nhân, nó chắc chắn có ngụ ý đến vấn đề hôn nhân, Không thể có sự hòa
hợp thuộc linh trong một cuộc hôn nhân giữa một Cơ Đốc nhân và người ngoại, sẽ
gặp những mâu thuẫn trong hôn nhân vì cả hai người không cùng niềm tin.
2.2. Lý luận về sự hài lòng hôn nhân
2.2.1. Sự hài lòng
Quan niệm về sự hài lòng ở nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế chủ yếu
xem xét đến sự hài lòng về các sản phẩm hay dịch được cung cấp, nhằm đánh giá lại
chất lượng phục vụ của nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Các tác giả thường cho
rằng sự hài lòng của khách hàng như là phản ứng của khánh hàng, đánh giá bằng

27
cảm nhận thực tế sau khi tiêu dùng, thường mang tính cảm xúc với kinh nghiệm
riêng của họ về sản phẩm hoặc dịch vụ đã sử dụng (Bachelet, 1995)
Kotler và Clarke (1987) đã định nghĩa sự hài lòng là một trạng thái cảm xúc
của một người trải nghiệm một vấn đề nào đó hoặc đạt được các kết quả một cách
mỹ mãn như mong đợi (Kotler, P. & Clarke, R.N., 1987). Vào năm 2000, Kotler lại
định nghĩa “Sự hài lòng như là một cảm giá thỏa mãn hoặc thất vọng của một người
bằng kết quả so sánh thực tế nhận được của sản phẩm (hay kết quả) trong mối liên
hệ với những mong đợi của họ” (Reshma Nikhat, 2017)
Hoyer và MacInnis (2001) cho rằng sự hài lòng gắn liền với các cảm xúc
chấp nhận, hạnh phúc, phấn khích, vui sướng, thoải mái (Hoyer, W. D. & MacInnis,
D. J, 2001).
Như vậy, sự hài lòng được nhìn nhận như là cảm nhận của mỗi người gắn
liền với những cảm xúc tích cực như vui sướng, phấn khích, thoải mái, hạnh phúc.
Sự hài lòng là đánh giá cá nhân mang tính cảm xúc và theo kinh nghiệm cá nhân
của mỗi người.
2.2.2. Sự hài lòng hôn nhân
Nhiều định nghĩa về sự hài lòng hôn nhân được các tác giả quan tâm và
nghiên cứu từ rất lâu. Nhiều tác giả đều cho rằng sự hài lòng hôn nhân là đánh giá
về chất lượng hôn nhân của mỗi người và mang tính cảm xúc các
Hài lòng hôn nhân là đánh giá chủ quan của một người về chất lượng hôn
nhân của mình (Arthur J. Roach, Larry P. Frazier and Sharon R. Bowden, 1981).
Tavakol và cộng sự (2017) định nghĩa: “Sự hài lòng trong hôn nhân là một
cấu trúc chủ quan được sử dụng rộng rãi, cùng với chất lượng hôn nhân, sự thành
công và sự điều chỉnh, để đánh giá mối quan hệ giữa vợ chồng” (Tavakol, Zeinab
và cộng sự, Galen Medical Journal). Sự hài lòng trong hôn nhân gắn liền với tập
hợp các cảm giác và cảm giác bao gồm sự ấm áp, an toàn, và hạnh phúc, cũng như
những kỳ vọng về các trao đổi tồn tại trong kiểu quan hệ đó.
Nhiều khía cạnh trong hôn nhân trong việc sắp xếp bộ máy gia đình và thực
hiện trách nhiệm trong gia đình, tương tác trong hôn nhân được xem là những yếu
tố có tác động làm thay đổi đánh giá về sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng.
(Martínez-Pampliega, Susana Cormenzana, Sagrario Martín, Lucía Navarro, 2019)

28
Theo Whisman (2019), sự hài lòng trong hôn nhân có thể được đánh giá trên
cơ sở nội bộ và giữa các cá nhân các yếu tố, các yếu tố ngữ cảnh và mối quan hệ
qua lại của chúng. Các đặc điểm tính cách, nhận thức và mô hình cảm xúc của mỗi
đối tượng có thể ảnh hưởng một phần đến việc đánh giá mức độ hài lòng của mối
quan hệ.
Phan Mai Hương và cộng sự, 2017 cho rằng đánh giá hài lòng về hôn nhân
có thể là sự nhìn nhận chung của cá nhân về hôn nhân ngay tại thời điểm khảo sát,
nhưng đó cũng có thể là đánh giá cả quá trình hôn nhân trên tổng thể. Dù là đánh
giá mang tính thời điểm hay quá trình thì nó cũng phản ánh sự gặp gỡ giữa cái họ có
được từ hôn nhân với những chuẩn mực riêng mà họ đặt ra cho hôn nhân.
Như vậy, sự hài lòng trong hôn nhân có thể xem là những đánh giá nhìn nhận
chung của mỗi cả nhân về chất lượng trong mối quan hệ hôn nhân vợ chồng mang
tính chủ quan và theo những chuẩn mực riêng của họ. Nhiều yếu tố như: tương tác
vợ chồng, sự thân mật,… có thể làm tăng giảm mức độ hài lòng của đối phương.
Tiểu kết chương II
Hôn nhân Cơ đốc là điều rất thiêng liêng ở các cặp đôi theo đạo, giúp các cặp
vợ chồng thấu hiểu nhau hơn vào tình yêu với Chúa. Mặc dù có rất nhiều quy định
về hôn nhân ở đạo Tin Lành đề ra, nhưng điều này cũng là yếu tố giúp các cặp đôi
có thể ổn định và bền vững hôn nhân hơn, mang đến những giá trị cho con cái của
mình và xã hội.
Sự hài lòng hôn nhân được xem như là yếu tố đánh giá về chất lượng hôn
nhân của các cặp đôi. Đây là biến số được nghiên cứu chính để chỉ ra mức độ hài
lòng trong hôn nhân ở các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam, nó còn là
yếu tố quyết định đến mối quan hệ cặp đôi. Từ đó, có thể tìm ra những giải pháp
phù hợp nhằm nâng cao sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi, tăng sự tương tác, gắn
kết ở các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành, giảm thiểu tình trạng ly hôn và giúp mối
quan hệ vợ chồng gắn kết hơn qua các hoạt động hằng ngày.

29
30
CHƯƠNG III: TỔ CHỨC VÀ NGHIÊN CƯU
3.1. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện bằng khảo sát online và phát bảng
hỏi trực tiếp tại Hội thánh Tin Lành Giao Ước Việt Nam. Để tiếp cận được nhiều
nhóm khách thể ở địa bàn khác, chúng tôi đã thực hiện khảo sát trực tuyến để dễ
dàng hơn trong việc thu thập dữ liệu. Bằng hình thức khảo sát trực tuyến đã có
nhiều vợ chồng sinh hoạt tại nhiều hội thánh khác nhau đã thực hiện khảo sát này.
Các hội thánh thực hiện khảo sát trực tuyến chủ yếu sinh sống tại các khu vực miền
Nam.
Địa bàn khảo sát trực tiếp ở tại Hội Thánh Tin Lành Giao Ước tại điểm
Thanh Xuân, có khoảng 60-70 thành viên, rất nhiều cặp vợ chồng tham gia sinh
hoạt tại đây, đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, các cặp vợ chồng đều có những
trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, thời gian chung sống, khác nhau,… Có ít nhất
một trong hai người: vợ hoặc chồng đã tham gia thực hiện khảo sát này.
Toonrng số khách thể tham gia nghiên cứu đã có 175 khách thể (55 người
chồng, 120 người vợ) và có 6 cặp vợ chồng tham gia trả lời phỏng vấn sâu (phỏng
vấn cặp đôi).
Bảng 3.1. Đặc điểm nhóm khách thể nghiên cứu
Số lượng Tỉ lệ %

Giới tính
Chồng 55 31.4%
Vợ 120 68.6%

Thời gian chung sống


64 36.6%
Dưới 5 năm 79 45.1%
Từ 5-15 năm 26 14.9%
6 3.4%
Từ 15-30 năm

Trên 30 năm 35 20%


Số lượng con 49 28%

31
Chưa có con 60 34.3%
31 17.7%
1 người con

2 người con 24 13.7%


Có trên 3 người con 29 16.6%
28 16%
Trình độ học vấn của chồng
88 50.3%
Dưới THPT 6 5.1%
Tốt nghiệp THPT
12 6.9%
Cao đẳng/Trung cấp
24 13.7%
Đại học 40 22.9%

Sau đại học 90 51.4%


9 5.1%
Trình độ học vấn của vợ

Dưới THPT 13 7.4%

Tốt nghiệp THPT 29 16.6%


62 35.4%
Cao đẳng/Trung cấp
71 40.6%
Đại học
141 80.6%
Sau đại học
34 19.4%
Tổng thu nhập của vợ chồng

Dưới 5 triệu

Từ 5-10 triệu

Từ 10-20 triệu

Trên 20 triệu

Khu vực sinh sống

32
Thành thị

Nông thôn

Ghi chú: N=175


Bảng số liệu trên cho thấy, nhóm khách thể tham gia nghiên cứu là những
cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành đang chung sống với nhau. Có nhiều người vợ đã
tham gia khảo sát nhiều hơn người chồng. Thời gian sinh sống của các cặp đôi kéo
dài từ 5-15 năm chiếm tỉ lệ cao nhất (79 cặp), trong số đó có 60 cặp đôi đã có với
nhau 2 người con. Về trình độ học vấn của vợ và chồng có hơn một nửa các cặp vợ
chồng có trình độ đại học trở lên. Về tổng thu nhập của các cặp vợ chồng cho thấy
khoảng hơn 70% các cặp vợ chồng có mức thu nhập trung bình cao và cao. Hầu hết
các cặp vợ chồng tham gia khảo sát sinh sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn.
Đây là những đặc điểm về mặt nhân khẩu có ảnh hưởng tới mức độ hài lòng hôn
nhân ở các cặp vợ chồng.
3.2. Tổ chức nghiên cứu
Tổ chức nghiên cứu chia thành 3 gia đoạn:
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận và tổng quan đề tài (từ 10-11/2021)
- Giai đoạn 2: Khảo sát thực tiễn (giai đoạn 1: 12/2021, giai đoạn 2: từ
04-05/2022)
- Giai đoạn 3: Viết và hoàn thành khóa luận.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích
- Tổng quan lại các nghiên cứu trước về hài lòng hôn nhân, hài lòng với
hôn nhân ở các cặp vợ chồng và các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành, các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và các khái niệm về sự hài lòng
hôn nhân, hôn nhân ở đạo Tin Lành, sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng và
sự hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành.
- Xây dựng khung lý thuyết về vấn đề nghiên cứu và các khía cạnh
chính của đề tại: thực trạng hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin

33
Lành ở Việt Nam, ảnh hưởng của các biến nhân khẩu đến sự hài lòng hôn nhân ở
các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
hôn nhân: Tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện vai
trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo.
- Tìm theo các từ khóa: Hài lòng hôn nhân, hôn nhân cơ đốc, tương tác
vợ chồng, quản lý tài chính giữa vợ chồng, đời sống tình dục, thực hiện vai trò gia
đình, thực hiện niềm tin tôn giáo trong gia đình.
3.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Các loại thang đo và nội dung cơ bản Bảng hỏi được xây dựng bao gồm các
thang đo và các câu hỏi mở, câu hỏi có sẵn các phương án trả lời để tìm hiểu các
thông tin cơ bản về người trả lời (các thông tin về nhân khẩu học như giới tính, trình
độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con, thu nhập, tôn giáo và khu vực sinh sống);
quan điểm của người trả lời về các nội dung nghiên cứu. Cấu trúc của bảng hỏi gồm
3 phần:
Phần 1: Những thông tin chung, các biến nhân khẩu: giới tính, thời gian
chung sống, tình trạng hôn nhân, tổng thu nhập, học vấn của vợ và chồng, khu vực
sinh sống.
Phần 2: Thang đo về sự hài lòng hôn nhân. Chúng tôi sử dụng thang đo mức
độ hài lòng trong hôn nhân ENRICH Marital Satifaction Scale - EMS của tác giả
Flower, năm 1990.
Nội dung của Thang đo mức độ hài lòng trong hôn nhân EMS
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá tính hợp lệ và công cụ lâm sàng
của kiểm kê hôn nhân ENRICH (Evaluating & Nurturing Relationship Issues,
Communication, Happiness - Đánh giá & Nuôi dưỡng các Vấn đề Mối quan hệ,
Giao tiếp, Hạnh phúc). Thang đo được thiết kế như một bản đánh giá đa chiều, đánh
giá các khía cạnh hữu ích về mặt lý thuyết và hữu ích về mặt lâm sàng của các mối
quan hệ hôn nhân (Olson, Fournier & Druckman, 1983).
Thang đo mức độ hài lòng trong hôn nhân EMS (Blaine J. Fowers and David
H. Olson, 1993) có nguồn gốc từ Bảng đánh giá ENRICH (Blaine J. Fowers, David
H. Olson, 1989) là một bảng câu hỏi bao gồm 125 mục với 14 thang đo được phát

34
triển từ nghiên cứu các mối quan hệ hôn nhân (Olson, D. H., Fournier, D. G. &
Druckman, J. M., 1983).
Thang đo EMS bao gồm 15 item về Mức độ hài lòng hôn nhân lý tưởng (5
item) và Mức độ hài lòng hôn nhân thực tế (10 item). Trong số 10 item Sự hài lòng
trong hôn nhân thực tế trên các lĩnh vực của mối quan hệ hôn nhân được đánh giá
bằng thang đo EMS (ví dụ: giao tiếp hoặc quan hệ tình dục). Do đó, Thang điểm
EMS cung cấp 10 khía cạnh của sự hài lòng trong hôn nhân được Fournier và cộng
sự tìm thấy là quan trọng nhất (Fournier, D. G., Olson, D. H. & Druckman, J. M.,
1983), 5 khía cạnh về sự hài lòng lý tưởng. Thang đo EMS là một phiên bản sửa đổi
của Thang quy ước hôn nhân của Edmonds (Edmonds, V. H. , 1967).
Các khía cạnh trong thang đo EMS liên quan đến:
Các vấn đề về nhân cách: Thang điểm này kiểm tra nhận thức của một cá
nhân về họ và người phối ngẫu liên quan đến các vấn đề hành vi và mức độ hài lòng
cảm thấy về những vấn đề đó.
Tương tác vợ chồng: Thang đo này liên quan đến cảm xúc của một cá nhân
và thái độ đối với giao tiếp trong mối quan hệ của anh ấy hoặc cô ấy. Các item tập
trung vào mức độ đối tác cảm thấy thoải mái khi chia sẻ và tiếp nhận thông tin về
cảm xúc và nhận thức.
Giải quyết xung đột: Thang điểm này đánh giá nhận thức của đối tác về sự
tồn tại và giải quyết xung đột trong mối quan hệ. Các item tập trung vào sự cởi mở
của các đối tác đối với nhận ra và giải quyết các vấn đề và các chiến lược được sử
dụng để kết thúc các cuộc tranh cãi.
Quản lý tài chính: Thang điểm này tập trung vào thái độ và mối quan tâm về
cách các vấn đề kinh tế được quản lý trong mối quan hệ. Các item đánh giá mô hình
chi tiêu và quan tâm đến việc đưa ra các quyết định tài chính.
Hoạt động giải trí: Thang điểm này đánh giá sở thích dành thời gian rảnh rỗi.
Hoạt động giải trí phản ánh các hoạt động xã hội so với cá nhân, chia sẻ so với sở
thích cá nhân và kỳ vọng về việc dành thời gian giải trí như một cặp vợ chồng.
Quan hệ tình dục: Thang điểm này xem xét cảm nhận của đối tác về quan hệ
tình cảm và tình dục. Các item phản ánh thái độ về các vấn đề tình dục, tình dục
hành vi, kiểm soát sinh sản và sự chung thủy trong tình dục.

35
Trẻ em và Nuôi dạy con cái. Thang điểm này đánh giá thái độ và cảm xúc về
việc có và nuôi dạy con cái. Các item tập trung vào các quyết định liên quan đến kỷ
luật, mục tiêu cho trẻ em và tác động của con cái đối với mối quan hệ của vợ chồng.
Gia đình và bạn bè: Thang điểm này đánh giá cảm giác và mối quan tâm về
mối quan hệ với họ hàng, vợ chồng và bạn bè. Các item phản ánh kỳ vọng đối với
và thoải mái khi dành thời gian cho gia đình và bạn bè.
Vai trò bình đẳng: Thang điểm này đánh giá cảm xúc và thái độ của một cá
nhân về các vai trò khác nhau trong hôn nhân và gia đình. Các mục tập trung vào
nghề nghiệp, hộ gia đình, giới tính và vai trò của cha mẹ. Điểm số cao hơn cho thấy
sự ưa thích đối với các vai trò quân bình hơn.
Định hướng tôn giáo: Thang điểm này xem xét ý nghĩa của niềm tin tôn giáo
và thực hành trong hôn nhân. Điểm số cao hơn cho thấy rằng tôn giáo là một phần
quan trọng của hôn nhân.
Sự gắn bó hôn nhân: Thang điểm này mô tả cảm giác của cặp đôi đối với
nhau và cách họ cân bằng giữa sự tách biệt và sự gần gũi với nhau.
Thay đổi hôn nhân: Thang đo này mô tả cách cặp đôi này có thể cân bằng sự
ổn định so với sự thay đổi trong các mối quan hệ của họ.
Thang đo đánh giá được Likert 5 mức điểm từ 1- hoàn toàn không đồng ý
đến 5- hoàn toàn đồng ý, phản ánh các lập trường đối lập về một vấn đề). Do đó,
thỏa thuận vợ chồng tích cực (PCA) là tỷ lệ phần trăm các mặt hàng mà cặp đôi có
sự đồng ý tích cực.
Thang điểm EMS cung cấp điểm số cho cả vợ và chồng. Điểm này được tính
bằng cách cho điểm trước tiên trong thang đo Sự hài lòng trong hôn nhân và Sự
méo mó về lý tưởng, sau đó điều chỉnh điểm Mức độ hài lòng trong hôn nhân giảm
xuống trên cơ sở của điểm Mức độ hài lòng hôn nhân lý tưởng của một người. Điểm
PCA là tỷ lệ phần trăm các mục mà cả hai bên đánh giá tích cực về cuộc hôn nhân.
Do đó, điểm EMS riêng lẻ bao gồm cả hai hạng mục Sự hài lòng trong hôn nhân và
Sự hài lòng hôn nhân lý tưởng, và điểm số của cặp đôi là sự kết hợp của các câu trả
lời về Mức độ hài lòng trong hôn nhân của cả hai vợ chồng.
Các biện pháp ly hôn và câu hỏi đánh giá về hài lòng với cuộc sống hôn nhân
được đưa ra thành 2 câu riêng biệt, được đưa vào để đánh giá tính hợp lệ của Thang

36
điểm EMS. Một thước đo mức độ hài lòng đơn lẻ được đưa vào bao gồm câu hỏi:
"Bạn hài lòng như thế nào với cuộc hôn nhân của mình?" Nó có năm lựa chọn phản
hồi từ cực kỳ hài lòng đến không hài lòng. Một biện pháp ly hôn đơn mục hỏi, "Bạn
đã bao giờ cân nhắc ly thân hay ly hôn chưa?" và được trả lời có hoặc không.
Các item được đưa vào Thang đo được đánh giá khá tin cậy, khi xây dựng từ
các thang đo: Thang đo mức độ hài lòng trong hôn nhân của Kansas (3 item) và Chỉ
số chất lượng hôn nhân (6 item). Thang điều chỉnh DAS (32 item) và Thang đo mức
độ hài lòng của hôn nhân (48 item).
Cách tính điểm thang đo Mức độ hài lòng trong hôn nhân (EMS) ENRICH
(Fowers và Olson 1993), như được mô tả ở trên, bao gồm 15 item:
1. Được trả lời trên thang điểm từ 1 = Hoàn toàn không đồng ý và 5 =
Hoàn toàn đồng ý) và bao gồm hai khía cạnh: mức độ hài lòng thực trong hôn nhân
(MS) và mức độ hài lòng lý tưởng hóa (ID).
2. Mục 1, 4, 6, 9, và 13 tạo thành thang đo sự hài lòng hôn nhân lý
tưởng. Các mục còn lại nằm trong thang đo Mức độ hài lòng trong hôn nhân.
3. Điểm số thô của cá nhân cho các thang đo Mức độ hài lòng trong hôn
nhân và Mức độ hài lòng hôn nhân lý tưởng được tính bằng cho điểm ngược lại các
mục tiêu cực (2, 5, 8, 9, 12, 14) và sau đó tổng hợp các mục thích hợp cho từng
thang điểm. Sau khi có được điểm thô, người ta tìm điểm phân vị trong bảng định
mức (tìm thấy trong Phụ lục để sử dụng điểm EMS cá nhân có được bằng cách sửa
đổi điểm Hài lòng thực tế trong hôn nhân và điểm hài lòng lý tưởng trong hôn nhân.
Điểm biến dạng với công thức sau đây trong đó PCT = điểm phần trăm cho hài lòng
thực tế trong hôn nhân cá nhân. Thang đo mức độ hài lòng và ID = điểm phân vị
cho thang đo sự hài lòng lý tưởng cá nhân:
Điểm EMS = PCT - [(.40 x PCT) (ID x .01)].
4. Điểm số của Thỏa thuận cặp đôi Tích cực (PCA) là tỷ lệ phần trăm
đồng ý về 10 mục trong tiểu thang Mức độ hài lòng thực tế trong hôn nhân (0-
100%) trong hôn nhân mà cả hai vợ chồng đồng ý rằng lĩnh vực này là thế mạnh.
Một item được tính điểm là một item PCA khi cả hai đối tác đánh dấu 4 hoặc 5 cho
các item được ghi điểm tích cực hoặc 1 hoặc 2 đối với các mục bị ghi điểm âm. Ví
dụ: nếu chồng đánh dấu 4 và vợ đánh dấu 5 trên item 3, đây sẽ là một item PCA.

37
Đối với một mục bị ghi điểm âm, chẳng hạn như item 2, nếu người chồng điền vào
1 và vợ chỉ ra 2, đây cũng sẽ là một item PCA. Nếu người chồng và người vợ có 7
item PCA, điểm PCA của họ sẽ là 70.
Việc sử dụng các bảng đánh giá về mức độ hài lòng trong hôn nhân trong
liệu pháp đánh giá lâm sàng và hôn nhân ngày càng trở nên phổ biến. Một cách để
nghiên cứu hôn nhân chất lượng dễ tiếp cận hơn và hữu ích cho các nhà trị liệu hôn
nhân là để điều tra sử dụng các thước đo sự hài lòng có tiện ích lâm sàng trong
nghiên cứu của họ. Tính hữu ích lâm sàng của hai bản kiểm kê này cho phép một
kết nối giữa phép đo được sử dụng trong nghiên cứu và các công cụ đánh giá của
bác sĩ lâm sàng. Ngoài ra, hai hàng tồn kho này được quản lý cho hàng nghìn cặp
vợ chồng tìm kiếm liệu pháp hôn nhân hoặc uuôi dưỡng hàng năm.
Thang đo EMS cung cấp một giải pháp thay thế điều đó ngắn gọn nhưng
phản ánh nhiều điểm mạnh trong thang đo này như đưa ra một sự điều chỉnh cho
quy ước hôn nhân— một cách tiếp cận thường được sử dụng đối với đo lường —
các tiêu chuẩn quốc gia, và có liên quan đến việc đánh giá và trị liệu hôn nhân. Dữ
liệu cho thấy độ tin cậy và tính hợp lệ của EMS hiện đã được trình bày. Các hạng
mục quy mô và các phương pháp cho điểm thang điểm và tính toán các điểm số
trong phụ lục.
Phần 3: Các thang đo về các yếu tố ảnh hưởng
Các tiểu thang đo trong nghiên cứu này được xây dựng:
1. Thang đo về tương tác vợ chồng (14 item) xây dựng và chọn lọc từ
các item về các hoạt động tương tác cảm xúc, tình cảm giữa vợ chồng trong Bộ câu
hỏi hài lòng trong hôn nhân (Marital Satisfaction Inventory) của Sydney (1983) và
các item về sự thể hiện tình cảm và giao tiếp vợ chồng của Dyadic Adjustment
Scale – DAS (Affectional express) Spanier (1976).
2. Thang đo về Quản lý tài chính (4 item) xây dựng từ các item về các
đánh giá sự hài lòng trong việc quản lý tài chính của vợ trong trong trong Bộ câu
hỏi hài lòng trong hôn nhân (Marital Satisfaction Inventory) của Sydney (1983).
3. Thang đo về đời sống tình dục của vợ chồng (5 item) xây dựng từ về
các biểu hiện trong đời sống tình dục vợ chồng của Đánh giá cá nhân về sự thân mật

38
trong hôn nhân Bộ câu hỏi hài lòng trong hôn nhân (Marital Satisfaction Inventory)
của Sydney (1983).
4. Thang đo về thực hiện vai trò trong gia đình (7 item) xây dựng từ các
item về thực hiện vai trò trong gia đình như thực hiện vai trò làm bố, mẹ, các công
việc gia đình trong Bộ câu hỏi hài lòng trong hôn nhân (Marital Satisfaction
Inventory) của Sydney (1983) và 3 item thích ứng với nhóm khách thể Việt Nam
trong bảng Đánh giá sự hài lòng hôn nhân (MSS-VN) của Trịnh Thị Linh và Phan
Thị Hạnh (2019) gồm các item C4.1, 2, 5.
5. Thang đo về thực hiện niềm tin tôn giáo của vợ và chồng (9 item) bao
gồm các nội dung xoay quanh các vấn đề các cặp vợ chồng cùng nhau thực hiện và
chia sẻ các giá trị tôn giáo, nội dung đánh giá được xây dựng từ sách “Diversity in
Couple and Family Therapy” của Shallon Kelly (2017). Nghiên cứu chỉ ra các hoạt
động trong việc chia sẻ các giá trị tôn giáo như: cùng nhau cầu nguyện, học kinh
thánh, tham gia các công việc tại hội thánh, nuôi dạy con cái dựa trên nền tảng Kinh
Thánh, các khóa học hôn nhân tại hôn nhân,… giúp tăng sự thỏa mãn trong hôn
nhân của các cặp vợ chồng Cơ đốc. Những yếu tố này chúng tôi tìm thấy cũng có
những điểm tương đồng trên khách thể tại Việt Nam. Dựa trên những quan điểm về
các giá trị tôn giáo, chúng tôi xây dựng thang đo này nhằm mục đích thích ứng trên
khách thể Việt Nam. Việc xây dựng các item để phụ hợp trên nhóm khách thể tại
Việt Nam và dựa vào các hoạt động trong nghiên cứu của Kelly đã chỉ ra giúp
chúng tôi có được một thước đo cụ thể về các hoạt động tôn giáo của nhóm khách
thể theo đạo Tin Lành.
Với 5 thang đo này, chúng tôi sử dụng thang đo Likert 5 mức điểm từ 1 -
hoàn toàn không đồng ý đến 5 - hoàn toàn đồng ý.
3.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu bằng thông kê toán học qua phần
mềm SPSS
Các dữ liệu từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thông kê SPSS
21.0. Các phép phân tích được dùng trong nghiên cứu này:
- Xác định độ tin cậy của thang đo:
Để tăng độ hiệu lực cho thang đo, chúng tôi đã thực hiện kiểm định độ tin
cậy của thang đo và các yếu tố ảnh hưởng, cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

39
Bảng 3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo và các yếu tố ảnh hưởng:
Nhóm biến Số biến quan Cronbach’s
sát Alpha

1. Hài lòng hôn nhân EMS 15 0,905

2. Yếu tố 1: Tương tác vợ chồng 14 0,938

3. Yếu tố 2: Quản lý tài chính 4 0,729

4. Yếu tố 3: Đời sống tình dục 5 0,817

5. Yếu tố 4: Thực hiện vai trò trong 7 0,852


gia đình

6. Yếu tố 5: Thực hiện niềm tin tôn 8 0,936


giáo

Với kết quả kiểm định độ tin cậy cho kết quả hệ số α của tất cả các thang đo
đều trên >0,6 lớn hơn mức ý nghĩa, đảm bảo độ tin cậy. Như vậy, kết quả nghiên
của cho phép kết luận rằng thang đo hài lòng hôn nhân ENRICH và các thang đo
yếu tố ảnh hướng đến cảm nhận về sự hài lòng hôn nhân: Tương tác vợ chồng, quản
lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện vai trò trong gia đình, thực hiện niềm tin
tôn giáo.
- Xác định độ hiệu lực của thang đo:
Sau khi kiểm tra độ tin cậy, nghiên cứu xác định độ hiệu lực thông qua thực
hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để rút gọn dữ liệu nhiều biến quan sát thành
ít nhân tổ mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu.
Phân tích nhân tố nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các thành tố của thang đo
hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng có độ kết dính cao hay không và có thể
nhóm lại thành các nhóm như dự kiến ban đầu không. Chỉ số đánh giá với hệ số
KMO trong khoảng từ 0,5 – 1 kiểm định Barlett có p-value < 0,05, phương sai tối
thiểu là 50%.

40
Để đánh giá độ ổn định bên trong các tiểu thang đo mỗi thang đo và của các
thang đo tổng thể, nghiên cứu tiến hành phân tích nhân tố bằng kỹ thuật phân tích
thành tố chính, với phép xoay Varimax trên phần mềm SPSS.
Phân tích nhân tố khám phá EFA cho kết quả sau:
Bảng 3.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhóm biến Hệ số P Phương sai trích Số nhân
KMO (%) tố

Hài lòng hôn nhân 0.914 0.000 55,06% 2


ENRICH

Tương tác vợ chồng 0.922 0.000 65,21% 2

Quản lý tài chính 0.722 0.000 56,96% 1

Đời sống tình dục 0.758 0.000 58,75% 1

Thực hiện vai trò trong 0.871 0.000 59.11% 1


gia đình

Thực hiện niềm tin tôn 0.929 0.000 6,23% 1


giáo

Kết quả phân tích nhân tố của thang đo trên cho thấy chỉ số KMO>0,5 chứng
tỏ dữ liệu dùng phân tích nhân tố hoàn toàn thích hợp. Kết quả định Barlett’s với
mức ý nghĩa (p-value) sig= 0,000 <0.05, có nghĩa là biến có tương quan với nhau,
thỏa mãn điểu kiện phân tích nhân tố. Tổng phương sai trích >50% cho thấy mô
hình phân tích nhân tố EFA là phù hợp cho yếu tố: tương tác vợ chồng.
Thang đo Hài lòng hôn nhân của ENRICH, tác giả đã chia thang đo thành
2 nhân tố: hài lòng thực tế và lý tưởng. Chúng tôi giữ lại phân chia 2 nhân tố trên
thang đo gốc.
Độ tin cây của các nhân tố được quan sát trên thang Hài lòng Hôn nhân
Bảng 3.3: Kiểm định độ tin cậy của các thành tố trong thang đo EMS
Nhóm biến Số biến quan sát Cronbach’s Alpha

Hài lòng hôn nhân trong thực tế 10 0.861

41
Hài lòng hôn nhân theo lý 5 0.771
tưởng

Kết quả kiểm định độ tin cây Cronbach alpha cho thấy hệ số α > 0,6 mức ý
nghĩa cho phép khẳng định thang đo đảm bảo tin cậy.
Thang đo Tương tác vợ chồng
Phân tích nhân tố với phép xoay Varimax có hệ số tải biến từ 0,5 cho kết
quả:
Bảng 3.4. Các nhân tố của thang Tương tác vợ chồng
Các biến quan sát Hệ số tải
biến

1 2

1. Chồng/vợ tôi làm nhiều thứ để tôi thấy rằng cô ấy/anh ấy 0.569
yêu tôi.

2. Tôi cảm nhận được tình cảm mà cô ấy/anh ấy dành cho 0.724
tôi.

3. Chúng tôi thường xuyên làm các hành động/cử chỉ âu 0.764
yếm (ôm, hôn, nắm tay,…) để thể hiện tình cảm với nhau.

4. Chúng tôi thường xuyên đưa ra lời khen ngợi dành cho 0.831
nhau.

5. Chúng tôi thường xuyên dành thời gian chất lượng để chia 0.833
sẻ hoặc làm một điều gì đó ý nghĩa với nhau.

6. Bầu không khí của cuộc sống hôn nhân của chúng tôi rất 0.736
tuyệt vời.

7. Chồng/vợ tôi đối xử tốt với tôi. 0.702

42
8. Tôi và chồng/vợ tôi tranh luận một cách điềm tĩnh về các 0.618
vấn đề.

9. Chồng/vợ tôi hiểu rõ về các sở thích của tôi. 0.712

10. Vợ/chồng tôi đồng cảm với tôi khi tôi chịu áp lực. 0.689

11. Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng về mối quan hệ vợ 0774
chồng tôi.

12. Tôi cảm thấy khó hòa hợp được với chồng/vợ tôi. 0.743

13. Chúng tôi thường xuyên tranh cãi với nhau. 0.795

14. Chồng/vợ tôi đối xử tệ với tôi (đánh, bạo hành…) 0.801

Từ kết quả trên, chúng tôi đặt tên 2 nhân tố mới được tìm thấy là:
- Nhân tố 1: Tương tác tích cực
- Nhân tố 2: Tương tác tiêu cực
Kiểm định độ tin cậy của các thành tố mới được tìm thấy thu được kết quả:
Bảng 3.5. Độ tin cậy 2 thành tố mới trong thang Tương tác vợ
chồng
Nhóm biến Số biến quan Cronbach’s
sát Alpha

Tương tác tích cực 11 0.939

Tương tác tiêu cực 3 0.777

Kết quả cho thấy độ tin cây α>0,6 mức ý nghĩa cho phép khẳng định tahng
đo đẩm bảo độ tin cậy.
- Phân tích thống kê mô tả: gồm các phép tính tần suất, điểm trung bình
(M), độ lệch chuẩn (SD). Kiểm tra phân bố chuẩn của các thang đo.
- Phân tích tương quan đa biến: nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài
lòng hôn nhân và các yếu tố: tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời sống tình
dục, thực hiện vai trò trong gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo.

43
- Phân tích so sánh: So dánh giá trị trung bình bằng kiểm định T-test và
ANOVA khi các biến có ba nhóm trở lên.
- Phân tích hồi quy: Đo mức độ dự báo ảnh hưởng của các yếu tố đến
sự hài lòng hôn nhân.
3.3.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sau giúp thu thập, bổ sung cũng như làm rõ hơn
những thông tin đã thu được, làm phong phú hơn về mức độ và các biểu hiện, các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng.
Nội dung phỏng vấn xoay quanh đánh giá về mức độ hài lòng hôn nhân cũng
các cặp đôi, những điều họ hài lòng và chưa hài lòng. Các yếu tố: tương tác vợ
chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện vai trò trong gia đình, thực
hiện niềm tin tôn giáo ảnh hưởng thế nào đến sự hài lòng hôn nhân chung ở cặp đôi.
Cách thức tiến hành: thu thập các thông tin cần thiết về khách thể: thời gian
chung sống, số con chung, quan điểm cá nhân của vợ và chồng, đánh giá về cuộc
sống hôn nhân, nhìn nhận lại các yếu tố ảnh hướng đến sự hài lòng hôn nhân. Trong
quá trình phỏng vấn, các câu hỏi được sử dụng linh hoạt theo hướng tiếp cận vấn đề
của khách thể mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phỏng vấn.
Tiểu kết chương III
Như đã trình bày, kháo sát của chúng tôi lựa chọn qua hình thức trực tuyến
và đến địa bàn tại một hội thánh ở Hà Nội. Đây là địa điểm có các cặp vợ chồng
thích hợp cho việc triển khai nghiên cứu. Cụ thể đã có hơn 175 khách thể tham gia
nghiên cứu ở các hội thành sinh sống ở khu vực miền Nam và ở Hà Nôi. Giải đoạn
thứ nhất là xây dựng và hoàn thành cơ sở lý luận của đề tài. Giai đoạn thứ hai là xây
dựng phiếu khảo sát và tiến hành điều tra thử và điều tra thực tiễn. Giai đoạn ba là
xử lý số liệu thu được và viết kết quả nghiên cứu.
Các phương pháp nghiên cứu được chúng tôi sử dụng với phương pháp
nghiên cứu chính là phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp phân tích dữ liệu.
Trên cơ sở các tiêu chí đã đưa ra và sử dụng các phương pháp nghiên cứu
Tâm lý học để tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả. Kết quả này được thể hiện
ở chương tiếp theo.

44
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng về sự hài lòng trong hôn nhân của các cặp vợ chồng
theo đạo Tin Lành ở Việt Nam
4.1.1. Đánh giá mức độ hài lòng trong hôn nhân của các cặp vợ chồng
Để phân tích chung về hài lòng hôn nhân, ở nghiên cứu gốc, tác giả đã tìm ra
công thức để đánh giá điểm EMS, chúng tôi đã sử dụng công thức:
Điểm số EMS = PCT – [(0.4 x PCT)(ID x 0.01)]
Dựa trên công thức của tác giả, chúng tôi tính ra điểm Hài lòng hôn nhân của
trung bình trên 175 khách thể tham gia là M = 51,69, điểm trung vị là 58,52. Điểm
cao nhất đạt được Max = 68 và thấp nhất Min = 9, điều này cho thấy các cặp vợ
chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam có điểm số EMS ở mức khá cao. Nhìn chung,
các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam có mức độ hài lòng hôn nhân từ
mức trung bình cao trở lên.
4.1.2. Thực trạng về sự hài lòng hôn nhân chung
Xem xét về sự hài lòng hôn nhân thực tế và lý tưởng theo mô hình ENRICH,
cho ra kết quả sau:
Bảng 4.1: Điểm trung bình của sự hài lòng hôn nhân theo thực tế, lý
tưởng và tổng thể theo mô hình ENRICH
Biến số M SD Min Max α

MS (Hài lòng hôn nhân thực tế) 38.99 6.50 18 50 0.861

ID (Hài lòng hôn nhân lý tưởng) 19.45 3.39 9 25 0.771

45
Hài lòng hôn nhân chung EMS 58.43 9.52 30 75 0.905

Nhìn chung, các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam có mức độ hài
lòng hôn nhân từ mức trung bình cao. Các nghiên cứu về sự hài lòng hôn nhân của
người Việt gần đây cho thấy người Việt Nam cũng có mức độ hài lòng hôn nhân
của mình ở mức trung bình cao. Trong nghiên cứu của Phan Mai Hương và cộng sự
(2017) cho thấy điểm trung bình từ 7,58 trở lên trong thang điểm 10 cho thấy trên
phương diện chung người Việt Nam rất hài lòng về hôn nhân của mình. Lưu Thị
Lịch (2020) cho thấy 525 cặp vợ chồng có điểm trung bình về hài lòng lòng hôn
nhân ở mức trung bình cao (39%) và ở mức cao (13%), nằm trong khoảng phân vị
từ 7 đến phận vị 10 của thang đo.
Kết quả cho thấy thử bảng trên, điểm số hài lòng hôn nhân theo thực tế ở
mức trung bình nằm (M=38.99, SD=6.5) trong khoảng 18 đến 50, tính theo phần
trăm hài lòng hôn nhân theo thực tế, tương ứng trong bảng quy đổi là khoảng 80%.
Điểm trung bình sự hài lòng hôn nhân trên lý tưởng là 19.45, SD=3.39; tính theo
phần trăm hài lòng hôn nhân trên lý tưởng trong bảng quy đổi khoảng 87%. Không
có nhiều sự chênh lệch về hài lòng hôn nhân thực tế và lý tưởng ở các cặp đôi.
Điểm trung bình tổng thể cho cả thang đo ở mức trung bình cao, điều này cũng
nhằm khẳng định lại các cặp đôi có sự hài lòng hôn nhân chung ở mức trung bình
cao.
Ở nghiên cứu của Cristina Nunes và cộng sự (2021) đã sử dụng thang đo sự
hài lòng hôn nhân trên các cặp vợ chồng ở Bồ Đào Nha cho thấy điểm số về sự hài
lòng hôn nhân ở các cặp đôi này chỉ ở mức trung bình thấp hơn so với nhóm khách
thể trong nghiên cứu này, cụ thể M = 33.69, SD = 4.93; Min = 17.37, Max = 43.07.
Điều này khẳng định rằng, nhóm các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành có sự hài
lòng hôn nhân cao hơn các cặp vợ chồng trong nghiên cứu của Cristina Nunes
(2021)
4.1.3. Sự hài lòng hôn nhân theo thực tế và lý thuyết
Sự hài lòng hôn nhân thực tế với 10 biến quan sát bao gồm: đặc điểm tính
cách, phân chia vai trò, giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn, quản lý tài chính, hoạt động
giải trí, đời sống tình dục, hôn nhân và con cái, bạn bè và gia đình, niềm tin tôn
giáo. Cụ thể về từng lĩnh vực của hài lòng hôn nhân theo thực tế như ở bảng sau:
46
Bảng 4.2: Hài lòng hôn nhân theo thực của các cặp vợ chồng
Nội dung M SD

1. Tôi không hài lòng về tính tình và những thói quen cá


3.38 1.05
nhân của vợ (chồng) tôi (*)

2. Tôi rất hài lòng cách thể hiện trách nhiệm về vai trò của
4.19 0.85
vợ (chồng) trong cuộc hôn nhân của chúng tôi

5. Tôi không hạnh phúc/vui vẻ trong giao tiếp với người bạn
đời của mình và tôi cảm nhận vợ (chồng) tôi không thực sự hiểu 4.06 0.98
tôi (*)

7. Tôi rất hài lòng trong cách chúng tôi đưa ra quyết định và
3.91 0.91
giải quyết những xung đột

8. Tôi không hài lòng về tình hình tài chính và những quyết
3.83 1.14
định liên quan đến tài chính của hai vợ chồng chúng tôi (*)

10. Tôi rất hài lòng với cách thực hiện/tham gia vào những hoạt
3.93 0.86
động giải trí và thời gian mà chúng tôi dành cho nhau

11. Tôi hoàn toàn hài lòng về cách thể hiện tình cảm và “quan
3.99 0.87
hệ tình dục/vợ chồng” của chúng tôi

12. Tôi không hài lòng về cách chúng tôi thực hiện trách
3.74 1.11
nhiệm làm cha mẹ (*)

14. Tôi không hài lòng về mối quan hệ với gia đình bên nội,
3.89 0.96
ngoại và với những người bạn (*)

15. Tôi thấy rất tuyệt về cách chúng tôi cùng thờ phượng
4.07 1.05
Chúa và học kinh thánh với nhau.

Ghi chú: Các item đánh dấu (*) là các câu đổi điểm.
Kết quả cho thấy các biến quan sát về hài lòng thực tế trong hôn nhân có
điểm trung bình cao nhất ở biến “thực hiện vai trò của vợ/chồng” (M=4.19,
SD=0.85) và biến có điểm trung bình thấp nhất là “đặc điểm tính cách” (M=3.38,

47
SD=1.05). Các biển quan sát đều có điểm trung bình trên 3, điều này cho thấy hầu
như khá hài lòng về các lĩnh vực đặc điểm tính cách, giao tiếp, giải quyết mâu
thuẫn, quản lý tài chính, hoạt động giải trí, đời sống tình dục, hôn nhân và con cái,
bạn bè và gia đình, niềm tin tôn giáo; đặc biệt, trong việc “thực hiện vai trò vợ
chồng”. Trên thực tế ở các cặp đôi, việc thể hiện được vai trò vợ chồng được các
cặp đôi cho điểm khá cao. Về “đặc điểm về tính cách” cho thấy các cặp vợ chồng
không đánh giá quá cao cho khía cạnh này.
Trong phỏng vấn sâu với người vợ (kết hôn 13 năm, ở Hội Thánh Tin Lành
Giao Ước), cho rằng: “Chị thấy anh là người rất có trách nhiệm, quan tâm con cái,
sống kỉ luật, nói được và làm được. Anh đóng vai trò là người trụ cột gia đình, chị
là người chăm lo việc nhà và con cái. Chị thấy hài lòng về điều này, vì nhiều lúc
anh phải làm nhiều hơn cả mình, chị chỉ cố gắng là người hỗ trợ anh thôi”. Với
quan điểm về thực hiện vai trò vợ/chồng, ở khách thể phỏng vấn sâu này đã cho
thấy chị đã rất hài lòng về hôn nhân của mình đặc biệt trong việc thực hiện vai trò
vợ/chồng ở mỗi người.
Sự hài lòng hôn nhân trên từng lĩnh vực thực tế của cuộc sống giúp gia tăng
sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng. Các cặp đôi càng có sự hài lòng trong
thực tế cao thì càng cho thấy sự hài lòng hôn nhân chung cũng cao.
b) Sự hài lòng hôn nhân trên lý tưởng của các cặp vợ chồng
Về hài lòng hôn nhân trên lý tưởng là đánh giá theo cảm nhận chủ quan của
từng người, đánh giá dựa trên kinh nghiệm cá nhân của từng người về từng biến
quan sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng hôn nhân trên lý tưởng theo
bảng sau:
Bảng 4.3: Sự hài lòng hôn nhân trên lý tưởng của các cặp vợ chồng
Nội dung M SD

1. Vợ (chồng) tôi và tôi hoàn toàn hiểu rõ về nhau. 3.98 0.78

4. Vợ (chồng) tôi hoàn toàn hiểu và cảm thông với tâm trạng
3.94 0.89
ở từng thời điểm của tôi

6. Quan hệ vợ chồng chúng tôi vô cùng mỹ mãn 3.98 0.88

9. Tôi có một vài nhu cầu không được đáp ứng trong mối 3.46 1.09
48
quan hệ vợ chồng (*)

13. Tôi chưa bao giờ hối hận một giây phút nào về mối quan
4.09 1.02
hệ vợ chồng chúng tôi

Ghi chú: Các item đánh dấu (*) là các câu đổi điểm.
Từ bảng 5, cho thấy mức độ hài lòng hôn nhân trên lý tưởng về nội dung:
“Tôi chưa bao giờ hối hận một giây phút nào về mối quan hệ vợ chồng chúng tôi”
có số điểm số cao nhất (M=4.09, SD= 1.02), thấp nhất ở nội dung: “Tôi có một vài
nhu cầu không được đáp ứng trong mối quan hệ vợ chồng” (M=3.46, SD= 1.09).
Nhìn chung, các cặp vợ chồng theo cảm nhận đánh giá chủ quan đều hài lòng về
hôn nhân của mình.
Lý giải cho kết qua này, trong phỏng vấn sâu với các khách thể đểu đánh giá
mức độ hài lòng hôn nhân của họ đều ở mức từ 8-9 điểm trên thang điểm 1-10, các
khách thể cũng cho biết một vài điều chưa thực sự hài lòng hôn nhân về những mâu
thuẫn thường xảy ra trong hôn nhân của mình. Nhưng nhìn chung, họ đều rất hài
lòng về cuộc sống hôn nhân với người bạn đời của mình.
Như vậy, có thể thấy, các cặp vợ chồng tham gia vào nghiên cứu này, có
mức độ hài lòng hôn nhân chủ yếu tập trung ở mức trung bình cao. Ít người không
hài lòng về cuộc sống hôn nhân. Ở cả hai khía cạnh hài lòng trong thực tế và trên lý
tường đều có mức độ hài lòng khá cao, điều này giúp cho hài lòng hôn nhân chung
ở các cặp đôi gia tăng thêm sự hài lòng.
4.2. Sự khác biệt về sự hài lòng hôn nhân giữa các biến nhân khẩu:
4.2.1. Giới tính và sự hài lòng hôn nhân
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra sự khác biệt
về hài lòng hôn nhân giữa nam và nữ. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cũng
chỉ ra không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ về sự hài lòng hôn nhân.
Nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng kiểm định T-test để tìm hiểu sự khác biệt ở
nam và nữ về sự hài lòng hôn nhân, nhưng hầu như, giữa 2 nhóm không có sự khác
biệt có ý nghĩa (p>0,05).
Bảng 4.4. So sánh sự khác biệt về sự hài lòng hôn nhân giữa nam và nữ
Biến số Nam (N=55) Nữ (N=120) t df p

49
M SD M SD

Sự hài lòng hôn nhân 59.47 10.06 57.96 9.27 0.977 173 0.330
chung

Sự hài lòng hôn nhân 39 6.98 38.75 6.28 0.717 173 0.474
trong thực tế

Sự hài lòng hôn nhân 19.96 3.46 19.21 3.34 1.374 173 0.171
trên lý tưởng

Từ bảng 4.4, có thể thấy được không có nhiều sự chênh về sự hài lòng hôn
nhân giữa nam và nữ. Ở những người chồng, có mức độ hài lòng hôn nhân cao hơn
ở người vợ, (M nam = 59.47, M nữ = 57.96), nhưng không có quá nhiều chênh lệch
giữa 2 nhóm trên. Sự hài lòng hôn nhân trong thực tế và trên lý tưởng của nam cũng
cao hơn nữ, nhưng nhìn chung, giữa 2 nhóm không có những cách biệt đáng kể.
So sánh với nghiên cứu trước đây của tác giá Flower và Olson (1993), cũng
cho kết quả về sự hài lòng hôn nhân trong thực tế của nam cao hơn ở nữ (M nam =
31.6, M nữ = 30.0), tác giả cũng cho rằng sự khác biệt này không đáng kể, nhưng có
thể thấy được sự hài lòng hôn nhân trong thực tế của nam cao hơn so với ở nữ. Về
điểm số trung bình về sự hài lòng hôn nhân trên lý tưởng ở nam là là 16.7, còn ở nữ
là 14.0, ở nhóm nam giới đánh giá về mức độ hài lòng hôn nhân trên lý tưởng so với
ở nữ, nhưng cũng không có nhiều cách biệt quá đáng kể. Nhưng nhìn chung, ở
nhóm khách thể ở nghiên cứu gốc có mức độ hài lòng hôn nhân thấp hơn so với
nhóm khách thể trong nghiên cứu này.
4.2.2. Thời gian chung sống và sự hài lòng hôn nhân
Sự hài lòng hôn nhân ở nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, cũng chỉ
ra có nhiều sự chênh lệch khách nhau, cụ thể ở nhiều nghiên cứu cho rằng thời gian
chung sống càng lâu càng làm giảm sự hài lòng hôn nhân. Nhưng nhiều nghiên cứu
khác lại cho rằng thời gian chung sống càng lâu càng làm mức độ hài lòng hôn nhân
cũng tăng theo.
Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi đã dùng kiểm định ANOVA để phân
tích sự thay đổi về sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi và không thấy có sự khác biệt
đáng kể (p > 0.05).
50
Nhưng trong nghiên cứu này, chúng tôi đã dùng kiểm định ANOVA để phân
tích sự thay đổi về sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi và không thấy có sự khác biệt
đáng kể. Kết quả cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4.5. Thời gian chung sống và sự hài lòng hôn nhân
Các khía cạnh Dưới 5 Từ 5- Từ 15 Trên 30 Mức ý nghĩa
năm 15 đến năm
năm 30
năm

M (SD)

Hài lòng hôn nhân 38.38 39.34 40.12 36.00 F(3, 175) = 0.952
thực tế (5.68) (7.02) (6.38) (8.22) p = 0.417

Hài lòng hôn nhân 18.98 19.76 20.04 17.83 F(3, 175) = 1.379
lý tưởng (3.07) (3.74) (2.82) (3.60) p = 0.251

Hài lòng hôn nhân 57.34 59.10 60.15 53.83 F(3, 175) = 1.163
chung (8.30) (10.44) (8.82) (11.60) p = 0.326

Có thể thấy xu hướng về sự thay đổi hài lòng hôn chung, hài lòng hôn nhân
trong thực tế, hài lòng hôn nhân trên lý tưởng đều tăng dần qua các nhóm có thời
gian chung sống dưới 5 năm đến nhóm có thời gian chung sống từ 15-30 năm. Điểm
trung bình qua các nhóm có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần nhưng ở nhóm
có thời gian chung sống trên 30 năm lại giảm xuống ở mức thấp nhất. Vì vậy, có thể
thể thấy được cảm nhận về sự hài lòng hôn nhân của nhóm có thời gian chung sống
từ 15-30 năm cao nhất, với mức điểm trung bình là 60.15, và thấp nhất ở nhóm có
thời gian chung sống trên 30 là 53.83.
Vì vậy, có thể thể thấy được cảm nhận về sự hài lòng hôn nhân của nhóm có
thời gian chung sống dưới 5 năm, các cặp vợ chồng này cho rằng có nhiều mâu
thuẫn trong việc nuôi dạy con cái, việc ăn ở, thực hiên vai trò trong gia đình, quan
điểm cá nhân giữa vợ chồng chưa thật sự khám phá và hòa hợp. Ở nhóm này, đây
mới là thời gian đầu chung sống, họ có nhiều bất đồng cần giải quyết trước mắt hơn
so với các nhóm kế tiếp. Một người vợ chia sẻ: “Anh chị thường xảy ra mâu thuẫn

51
nhiều nhất trong viêc nuôi dạy con cái, chị thường hay chiều con hơn là anh, vì anh
nghiêm khắc hơn chị, nên đôi lúc vợ chồng hay tranh cái về việc nuôi dạy con cái
sao cho phù hợp” (Nam, kết hôn 4 năm, ở Hội thánh Tin Lành Giao Ước).
Ở nhóm có thời gian chung sống từ 5-15 năm, một người vợ đã chia sẻ: “Anh
chị hầu như không có nhiều mâu thuẫn trong hôn nhân, thông thường, nếu mà có
bất đồng gì xảy ra, thì nếu có người to tiếng hơn trước thì người kia sẽ dịu hơn. Vì
nếu cả hai cùng to tiếng với nhau thì rất khó để giải quyết mâu thuẫn, vì vậy cần có
người nhún nhường hơn trước để cả hai có thể giải quyết mâu thuẫn dễ dàng hơn”.
(Nữ, kết hôn 13 năm, ở Hội thánh Tin Lành Giao Ước) Có thể thấy ở nhóm có thời
gian chung sống từ 5-15 năm, họ đã trải qua những bất đồng này ở nhóm dưới 5
năm và họ đã tìm được phương cách để giải quyết những mâu thuẫn trong hôn
nhân, vì vậy có thể thấy được, so với nhóm có thời gian chung sống dưới 5 năm, thì
nhóm này có sự hài lòng hôn nhân ở mức cao hơn.
Ở nhóm có thời gian chung sống từ 15-30 năm, họ cho rằng rất ít mẫu thuẫn
xảy ra hơn giữa họ, vì con cái cũng đã lớn hơn, không gặp bất đồng nhiều trong việc
nuôi dạy con cái và cũng như không có quá nhiều tranh cãi trong hôn nhân ở các
cặp vợ chồng này.
Vì vậy, có thể thấy, xu hướng thay đổi sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ
chồng này qua thời gian chung sống có chiều hướng tăng dần, nhưng không có quá
nhiều biến động. Ở nhóm có thời gian sống trên 30 năm, có thể đây là thời gian họ
nhìn nhận và ngẫm nghĩ lại sự hài lòng hôn nhân của họ, sau khi con cái đã lớn hết
và không còn nhiều điều bận tâm đến, cho nên có thể sự hài lòng hôn nhân ở nhóm
này có thể bị giảm xuống.
4.2.3. Tình trạng hôn nhân và sự hài lòng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân của các cặp đôi cũng sự khác biệt về sự hài lòng hôn
nhân, được nhiều nghiên cứu chỉ ra, nếu cặp đôi đang chung sống với nhau thì có sự
hài lòng hôn nhân cao hơn các cặp vợ chồng đang ly thân hoặc chiến tranh lạnh.
Trong nghiên cứu này trên 175 khách thể, có 2 khách thể báo cáo rằng họ
đang ly thân với vợ/chồng mình, 1 khách thể báo cáo rằng họ đang chiến tranh lạnh
(đang có mẫu thuận vợ chồng). Có khác biệt về sự hài lòng hôn nhân và tình trạng
hôn nhân, kết quả thu được thể ở bảng sau:

52
Bảng 4.6. Tình trạng hôn nhân và sự hài lòng hôn nhân
Các khía cạnh Đang chung Đã ly thân Đang chiến Mức ý nghĩa
sống tranh lạnh

M (SD)

Hài lòng hôn 39.22 (6.31) 26.50 25.00 (0.00) F(3, 175) =
nhân thực tế (3.536) 6.509
p = 0.002

Hài lòng hôn 19.54 (3.32) 15.00 12.00 (0.00) F(3, 175) =
nhân lý tưởng (4.243) 4.376
p = 0.014

Hài lòng hôn 58.76 (9.26) 41.50 (7.78) 37.00 (0.00) F(3, 175) =
nhân chung 6.140
p = 0.003

Có sự khác biệt có nghĩa với các khía cạnh đều có p<0.05, tình trạng
hôn nhân thể hiện sự khác nhau về hài lòng hôn nhân ở các nhóm. Biều đồ
dưới đây là kết quả sự khác biệt hài lòng hôn nhân về tình trạng hôn nhân:

12
Sự hài lòng hôn nhân chung 25
19.54
15
Sự hài lòng hôn nhân lý tưởng 26.5
39.22
37
Sự hài lòng hôn nhân thực tế 41.5
58.76
0 10 20 30 40 50 60 70

Chiến tranh lạnh Ly thân Đang chung sống

Biều đổ 4.1: Tình trạng hôn nhân và sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi
Từ biểu đồ trên, có thể thấy sự khác biệt về hài lòng hôn nhân của các cặp
đôi đang chung sống với nhau và các cặp ly thân hoặc đang có chiến tranh với nhau.
Theo số liệu trên cho thấy, có sự chênh lệch rõ rệt với sự hài lòng hôn nhân giữa

53
những cặp đôi đang chung sống bình thường và cặp đôi đang ly thân hoặc đang
chiến tranh lạnh.
Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2012) cũng chỉ ra những khác biệt về mức
độ hài lòng hôn nhân giữa nhóm đang chung sống và ly thân. Điều này cũng phản
ảnh rõ ràng về thực tế những người đang ly thân hoặc có trục trặc trong hôn nhân
dẫn đến chiến tranh lạnh thì ít hài lòng hôn nhân hơn những người đang chung sống
mà không ly thân. Thông thường khi li thân hay chiến trạnh lạnh có nghĩa cuộc
sống hôn nhân của họ đang không hài lòng, hạnh phúc. (Hoàng Bá Thịnh, 2012)
4.2.4. Số lượng Con và sự hài lòng hôn nhân
Trong 175 khách thể tham gia nghiên cứu này, có 35 trường hợp tham gia là
chưa có con, 49 trường hợp có 1 con, 60 trường hợp có 2 con và 31 trường hợp có
từ 3 người con trở lên. So sánh sự hài lòng hôn nhân theo biến số con chúng tôi thu
được kết quả thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7. Con cái và sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng
Các khía cạnh Chưa 1 con 2 con Từ 3 con Mức ý nghĩa
có con trở lên

M (SD)

Hài lòng hôn nhân 39.83 38.16 37.97 41.32 F(3, 175) = 3.153
thực tế (5.52) (6.79) (6.38) (6.84) p = 0.026

Hài lòng hôn nhân 20.17 18.78 18.78 20.97 F(3, 175) = 2.341
lý tưởng (2.20) (3.58) (3.74) (2.88) p = 0.075

Hài lòng hôn nhân 60.00 56.94 56.75 62.29 F(3, 175) = 4.259
chung (6.43) (9.92) (9.78) (9.29) p = 0.006

Số liệu từ bảng 4.5 cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hài lòng
hôn nhân chung và hài lòng hôn nhân thực tế về số lượng con, mức ý nghĩa lần lượt
là (p = 0.006, p = 0.026), nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hài lòng
hôn nhân lý tưởng về số lượng con. Cụ thể những cặp vợ chồng có từ 3 con trở lên
đều có sự hài lòng hôn nhân cao nhất so với các cặp vợ chồng chưa có con, hoặc chỉ
có 1 con, hoặc có 2 con.

54
Khác với các nghiên cứu trước đây (nghiên cứu nào), hầu hết các nghiên cứu
đều cho rằng sự hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng chưa có con cao hơn so với
các cặp vợ chồng đã có con. Ở nghiên cứu này, chúng tôi thấy sự hài lòng hôn ở các
cặp đôi chưa có con cũng khá cao nhưng cao nhất ở các cặp đã có từ 3 trở lên.
Mặt khác, các cặp vợ chồng có cảm thấy hài lòng và vui mừng với sự xuất
hiện của những đứa con đầu, ở giai đoạn chuyển sang mối quan hệ gia đình từ 3
người hoặc hơn. Tuy nhiện, ở góc độ khác, họ phải trải qua những cảm giác mệt
mỏi, thiếu thời gian cho bản thân, nhiều sự bất đồng về vấn đề chăm sóc đứa trẻ
cũng như sự phân chia việc nhà (J Belsky, E Pensky, 2008) Do đó mức độ hài lòng
về hôn nhân có thể giảm khi xuất hiện ở những đứa con đầu và trong những năm
đầu tiên cặp vợ chồng trở thành cha mẹ.
Vì vậy, chúng tôi thấy được sự khác biệt đáng kể giữa số con chung và cảm
nhận về sự hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Số con có thể xem là yếu tố quyết định đến sự hài lòng hôn nhân ở các cặp đôi này.
4.2.5. Thu nhập và sự hài lòng hôn nhân
Trong 175 mẫu khách thể tham gia nghiên cứu, có 7,4% các cặp vợ chồng có
tổng thu nhập ở mức thấp, có 29% các cặp vợ chồng có mức thu nhập trung bình
thấp, 62% các cặp vợ chồng có mức thu nhập trung bình cao và 71% các cặp vợ
chồng có mức thu nhập cao.
Bảng 4.8. Thu nhập và sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng
Các khía cạnh Dưới 5 Từ 5 - Từ 10 - Trên 20 Mức ý nghĩa
triệu 10 20 triệu
triện triệu

M (SD)

Hài lòng hôn nhân 36.69 39.31 38.47 38.99 F(3, 175) =
thực tế (5.84) (7.10) (6.02) (6.50) 1.009
p = 0.390

Hài lòng hôn nhân 18.92 20.41 18.94 19.59 F(3, 175) =
lý tưởng (2.81) (3.39) (3.42) (3.42) 1.418

55
p = 0.239

Hài lòng hôn nhân 55.62 59.72 57.4 59.32 F(3, 175) =
chung (8.47) (10.10) (9.03) (9.86) 1.007
p = 0.391

Nhìn vào bảng trên, so sánh sự hài lòng hôn nhân giữa các cặp vợ chồng có
mức thu nhập từ thấp đến cao, nhưng không thấy có sự khác biệt nào có ý nghĩa
thông kê (p>0.05).
Ở nhóm có thu nhập từ 5-10 triệu cho mức độ hài lòng hôn nhân cao nhất
trong ba nhóm ở cả mức độ hài lòng hôn nhân thực tế và lý tưởng. (M=59.72, SD=
10.10). Nhóm có thu nhập trung bình thấp lại có hài lòng hôn nhân cao, nhưng
nhóm có thu nhập thấp thì mức độ hài lòng hôn nhân thấp nhất.
4.2.6. Trình độ học vấn của vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân
Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, những người chồng có trình độ học
vấn dưới THPT và tốt nghiệp THPT cao hơn ở người vợ. Những người vợ lại có tỉ
lệ cao hơn những người chồng ở trình độ học vấn cao đẳng/trung cấp, đại học và
sau đại học. Nói cách khác những người vợ có trình độ học vấn cao hơn người
chồng, nhưng không chênh lệch quá nhiều (chi tiết ở biểu đồ dưới.
60

51.4
50
50.3

40

30
22.9

20 16.6
13.7
10 13.7 16
6.9 5.1
3.4
0
Dưới THPT Tốt nghiệp THPT Cao đẳng/Trung Đại học Sau đại học
cấp

HV của vợ HV của chồng

Biều đồ 4.2: Trình độ học vấn của vợ và chồng

56
Chúng tôi sử dụng phân tích One way Anova để so sánh sự khác biệt về sự
hành lành hôn nhân theo biến số trình độ học vấn của chồng và trình độ học vấn của
vợ cho kết quả thấy về sự tác động khác nhau giữa trình độ học vấn của chồng và sự
hài lòng hôn nhân.
Trình độ học vấn của chồng/vợ và sự hài lòng hôn nhân
Sự khác biệt về trình độ học vấn của chồng không tạo ra sự khác biệt về sự
hài lòng hôn nhân nói chung (p>0.05). Vì vậy, đặc điểm về trình độ học vấn của
chồng không là tạo nên sự khác biệt đáng kể nào.
Cũng vậy, về trình độ học vấn của vợ cũng không có sự khác biệt về sự hài
lòng hôn nhân giữa các cặp vợ chồng (p>0.05).
Bảng 4.9. Trình độ học vấn của vơ chồng và sự hài lòng hôn nhân
Các khía cạnh Hài lòng hôn Hài lòng hôn Hài lòng hôn
nhân chung nhân thực tế nhân lý tưởng

Mức ý nghĩa

Trình độ học vấn F(4,175) = 1.123, F(4, 175) = 0.791, F (4,175) = 1.021,
của vợ p = 0.347 p = 0.533 p = 0.398

Trình độ học vấn F(4,175) = 1.089, F(4,175)=0.970, p F (4,175) = 0.979,


của chồng p = 0.425 = 0.425 p = 0.421

Sự hài lòng hôn nhân cao nhất ở những người chồng và vợ có trình độ học
vấn sau đại học (M vợ = 60.11, M chồng = 61,17) và thấp nhất ở trình độ học vấn dưới
THPT và tốt nghiệp THPT. Có thể thấy trình độ học vấn của vợ và chồng cao thì sự
hài lòng hôn nhân cũng cao. Nhưng nhìn chung không có sự thay đổi nhiều về sự
hài lòng hôn nhân giữa các trình độ học vấn của người chồng và người vợ.
Chênh lệch học vấn giữa các cặp vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân
Trong mẫu nghiên cứu trên 175 mẫu khách thể, có 24% trường hợp các cặp
vợ chồng có trình độ học vấn của vợ thấp hơn của chồng, 42,4% trường hợp các cặp
vợ chồng có trình độ học vấn bằng nhau và 33,7% trường hợp các cặp vợ chồng có
trình độ học vấn của vợ thấp hơn của chồng. Kết quả cho thấy không có sự khác
biệt đáng kể về sự chênh lệch học vấn giữa các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành và
sự hài lòng hôn nhân (p>0.05). Như vậy, có thể hẳng định sự chênh lệch học vấn
57
giữa hai vợ chồng không tạo sự khác biệt về hôn nhân. Kết quả này cũng tương
đồng trong nghiên của Lưu Thị Lịch (2020) và Hoàng Bá Thịnh (2013).
Biểu đồ dưới đây thể hiện chênh lệch học vấn giữa vợ và chồng với sự hài
lòng hôn nhân:

Học vấn của vợ cao hơn chồng

Học vấn của vợ bằng chồng

Học vấn của vợ thấp hơn chồng

0 10 20 30 40 50 60 70

Sự hài lòng hôn nhân lý tưởng Sự hài lòng hôn nhân thực tế Sự hài lòng hôn nhân chung

Biều đồ 4.3. Chênh lệch học vấn giữa vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân
Từ biều đổ trên, chúng tôi thấy được các cặp vợ chồng mà người vợ có học
thức thấp hơn của chồng cho mức độ hài lòng hôn nhân cao hơn các nhóm học vấn
vợ cao hơn chồng và vợ bằng chồng. Như vậy có thể thấy được, các gia đình người
chồng có học thức cao hơn càng giúp cho sự hài lòng hôn nhân cao hơn hẳn so với
những gia đình có học thức của vợ cao hơn chồng.
4.2.7. Khu vực sống và sự hài lòng hôn nhân
Về khu vực sống của các cặp vợ chồng tham gia khảo sát, có 141 trường hợp
vợ chồng ở thành thì chiếm tỉ lệ gần ¾ trên tổng số các cặp vợ chồng tham gia khảo
sát, các cặp vợ chồng ở nông thôn chỉ có 34 trường hợp.
Sử dụng kiểm định T-test để so sánh sự khác biệt hài lòng nhân của các cặp
đôi này, kết quả như sau:
Bảng 4.10. Khu vực sống và sự hài lòng hôn nhân
Biến số Thành thị Nông thôn t df P
(N=141) (N=34)

M SD M SD

Sự hài lòng hôn nhân chung 58.25 9.55 59.21 9.49 0.977 173 0.330
58
Sự hài lòng hôn nhân trong 38.86 6.53 38.75 6.43 0.717 173 0.474
thực tế

Sự hài lòng hôn nhân trên lý 19.39 3.38 19.21 3.45 1.374 173 0.171
tưởng

Có thể thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p>0.05) về khu vực
sống và hài lòng hôn nhân. Nhưng nhìn chung, ở khu vực nông thôn có mức độ hài
lòng hôn nhân cao hơn so với khu vực thành thị (M=59.21, SD=9.49).
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân
4.3.1. Mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự hài
lòng:
Tương quan giữa các yếu tố và sự hài lòng hôn nhân trên các cặp vợ chồng
đã có con được thể hiện cụ thể thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.12. Mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng và sự hài
lòng ở các cặp vợ chồng
Các biến Hệ số tương quan (r)

Hài lòng hôn Hài lòng hôn Hài lòng hôn


nhân chung nhân thực tế nhân lý thuyết

1. Tương tác vợ chồng 0.734** 0.709** 0.705**

2. Quản lý tài chính 0.570** 0.548** 0.551**

3. Đời sống tình dục 0.601** 0.589** 0560**

4. Thực hiện vai trò 0.671** 0.640** 0.660**


trong gia đình (có con)

5. Thực hiện niềm tin 0.593** 0.543** 0.628**


tôn giáo (có con)

6. Thực hiện vai trò 0.500** 0.525** 0.372**


trong gia đình (chưa có

59
con)

7. Thực hiện niềm tin 0.407** 0.431* 0.295


tôn giáo (chưa có con)

Ghi chú: N (chưa có con) = 35, N (đã có con) = 140


*p<0.05, ** p<0.01
Kết quả ở bảng 4.12 cho thấy sự hài lòng nhân chung, sự hài lòng nhân thực
tế và sự hài lòng nhân lý tưởng đều có mối tương quan thuận chiều với tương tác vợ
chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện vai trò gia đình, thực hiện
niềm tin tôn giáo (hệ số tương quan dao động từ 0.543 đến 0.734, với mức ý nghĩa p
< 0.01).
Nhìn vào bảng tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn
nhân và sự hài lòng hôn nhân chung của các cặp vợ chồng đã có con. Trong cặp
tương quan, mối quan hệ về sự hài lòng hôn nhân chung và tương tác vợ chồng có
mối quan hệ chặt chẽ và mạnh nhất với (r=0.734, p<0.01). Tương tác vợ chồng có
mức độ ảnh hưởng mạnh đến sự hài lòng hôn nhân chung, sự hài lòng hôn nhân
thực tế và sự hài lòng hôn nhân lý tưởng ở các cặp vợ chồng. Điều này cho thấy
việc các cặp vợ chồng tương tác với nhau làm ảnh hưởng mạnh đến chất lượng của
mối quan hệ vợ có cảm thấy hài lòng hay không.
Về yếu tố tương tác vợ chồng là yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ nhất
với sự hài lòng hôn nhân (r=0.734). Kết quả nghiên cứu dưới đây sẽ cho thấy
mối quan hệ giữa tương tác vợ chồng đến sự hài lòng hôn nhân:
Bảng 4.13. Tương quan về tương tác vợ chồng với sự hài lòng hôn nhân
Tương tác vợ Hệ số tương quan (r)
chồng
Hài lòng hôn Hài lòng hôn Hài lòng hôn
nhân chung nhân thực tế nhân lý thuyết

Tương tác tích cực 0.707** 0.673** 0.698**

Tương tác tiêu cực 0.604** 0.619** 0.510**

Ghi chú: ** p<0.01

60
Trong các khía cạnh của tương tác vợ chồng, yếu tố về tương tác vợ
chồng, yếu tố tương tác tích cực có tương quan mạnh mẽ nhất với sự hài lòng
hôn nhân (r=0.707), tương tác tiêu cực có mối tương quan quan yếu hơn
(r=0.604) về sự hài lòng hôn nhân. Tương tác tích cực và tiêu cực đều có mối
tương quan chặt chẽ với sự hài lòng hôn thực tế, điều này càng cho thấy mối
liên hệ chặt chẽ giữa yếu tố tương tác và sự hài lòng hôn nhân càng bền chặt
hơn.
Vì vậy, tương tác tích cực có tương quan mạnh mẽ với sự hài lòng
hôn nhân lý thuyết, điều này có thể hiểu những tương tác tích cực hằng ngày
có thể làm gia tăng mức độ đánh giá chủ quan của khách thể về sự hài lòng
hôn nhân.
Về yếu tố quản lý tài chính cũng là yếu tố có mối tương quan thuận,
chặt (r=0.570) với sự hài lòng hôn nhân. Điều này cũng được lý giải trong
phỏng vấn sâu, một người vợ cho biết “Các khoản chi tiêu trong gia đình anh
chị đều được cả hai thống nhất và bàn bạc cùng nhau và anh sẽ là người
quyết định cuối cùng sau khi cả hai đã bàn bạc với nhau” (ở Hội Thánh Tin
Lành Giao Ước).
Về yếu tố đời sống tình dục cũng có mối tương quan mạnh đến sự hài
lòng hôn nhân với r=0.601, với mức ý nghĩa p<0.01, càng làm cho mối quan
hệ này có độ tin cậy cao hơn.
Về yếu tố quản lý tài chính cũng là yếu tố có mối tương quan thuận,
chặt (r=0.570) với sự hài lòng hôn nhân. Điều này cũng được lý giải trong
phỏng vấn sâu, một người vợ cho biết “Các khoản chi tiêu trong gia đình anh
chị đều được cả hai thống nhất và bàn bạc cùng nhau và anh sẽ là người
quyết định cuối cùng sau khi cả hai đã bàn bạc với nhau” (ở Hội Thánh Tin
Lành Giao Ước).
Về yếu tố đời sống tình dục cũng có mối tương quan mạnh đến sự hài
lòng hôn nhân với r=0.601, với mức ý nghĩa p<0.01, càng làm cho mối quan
hệ này có độ tin cậy cao hơn. Điều này cũng được lý giải trong phỏng vấn
sâu, một người chồng kết hôn được một năm cho biết: “Nếu hôn nhân không
có tình dục, thì giống tình đồng chí, vì vậy tình dục là yếu tố quan trọng ảnh

61
hưởng đến sự hài lòng hôn nhân”. Các cặp đôi đều cho đây là yếu tố giúp
tăng sự hài lòng trong hôn nhân, nhưng mối tương quan này thấp hơn so với
tương tác vợ chồng và sự hài lòng hôn nhân.
Về yếu tố thực hiện vai trò trong gia đình:
Xét nhóm vợ chồng đã có con, thì cho kết quả mối tương quan về sự
hài lòng hôn nhân và thực hiện vai trong gia đình trong bảng 4.12, có hệ số
tương quan là 0.671, với mức ý nghĩa p<0.01. Điều này cho thấy việc cùng
san sẻ các tránh nhiệm trong nuôi dạy con cái cũng như chăm sóc con, giúp
các cặp vợ chồng cảm thấy hài lòng về hôn nhân của mình. Họ cảm thấy có
người cùng chia sẻ gánh vác các công việc liên quan đến con cái, không phải
làm một mình, giúp họ hài lòng hơn về hôn nhân của mình.
Vế yếu tố thực hiện niềm tin tôn giáo:
Xét nhóm vợ chồng đã có con, thì cho kết quả mối tương quan về sự
hài lòng hôn nhân và thực hiện vai trong gia đình r = 0.593, p<0.01, có tương
quan mạnh hơn nhóm chưa có con. Về sự hài lòng hôn nhân thực tế, nhóm
chưa có con có tương quan yếu nhất, r=0.431, p<0.05. Về hài lòng hôn nhân
lý tưởng thì không thể hiện được mối tương quan. Yếu tố về thực hiện niềm
tin tôn giáo ở nhóm chưa có con, liên kết rời rạc, lỏng lẻo hơn so với các mối
tương quan ở nhóm đã có con.
Họ chia sẻ niềm tin với nhau, những bài học đã học được từ lời Kinh
thánh để thấu hiểu lẫn nhau, điều này giúp họ hài lòng về hôn nhân của
mình. Khía cạnh họ cùng nhau thực hiện các nghi thức tôn giáo có tương
quan mạnh, điều này khiến các cặp đôi hài lòng hơn về hôn nhân mình khi
cùng thực hiện những giá trị tôn giáo ở tại gia đình hoặc tại hội thánh.
Về khía cạnh “áp dụng lời Kinh thánh để nuôi dạy con cái mình” điều
này có nghĩa họ thấy việc áp dụng những giá trị trong Kinh Thánh để nuôi
dạy con cái mình giúp họ đánh giá hài lòng mang tính chủ quan về hôn nhân
của mình.
Lý giải qua phỏng vấn sâu, các cặp vợ chồng cho biết, việc áp dụng
những giá trị Kinh Thánh làm nền tảng cho cuộc hôn nhân của mình và cũng
là những quy tắc để áp dụng khi dạy con cái mình hay giải quyết mâu thuẫn

62
trong hôn nhân. Những giá trị Kinh thánh giúp họ gắn kết hơn và hài hòng về
hôn nhân của mình. Vì vậy, những giá trị trong Kinh thánh được họ đánh giá
là những chuẩn mực mà họ phải làm theo để có thể khiến hôn nhân trở nên
hạnh phúc.
4.3.2. Dự báo hài lòng hôn nhân
Để tìm hiểu xem mức độ ảnh hưởng của các yếu tố (tương tác vợ chồng,
quản lý tài chính….) đến hài lòng hôn nhân như thế nào, Chúng tôi sử dụng mô
hình hồi quy đa biến để chỉ báo về sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng theo
đạo Tin Lành ở Việt Nam. Dựa vào hệ số đa cộng tuyến (VIF <2000) chúng tôi xây
dựng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp thông kê Enter với nhóm 5 biến
độc lập: Tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện vai trò
gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo.
Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy này là sự hài lòng hôn nhân chung của
các cặp vợ chồng. Kết quả dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân ở
nhóm đã có con như sau:
Bảng 4.14. Dự báo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân
trong mô hình hồi quy đa biến (ở nhóm đã có con N=140)
Biến độc lập Biến phụ thuộc: Hài lòng hôn nhân

R2 B Beta p Tolerance VIF

0,636 7.585 0.000

Tương tác vợ chồng 0.355 0.348 0.000 0.382 2.620

Quản lý tài chính 0.258 0.086 0.285 0.407 2.457

Đời sống tình dục 0.773 0.303 0.000 0.611 1.636

Thực hiện vai trò gia 0.269 0.133 0.188 0.259 3.866
đình

Thực hiện niềm tin tôn 0.120 0.089 0.240 0.461 2.168
giáo

63
Trong mô hình hồi quy đa biến này, 3 yếu tố: quản lý tài chính, thực hiện vai
trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo không tham gia dự báo về sự thay đổi của
hài lòng hôn nhân chung (p>0.05). Chỉ có 2 biến về tương tác vợ chồng và đời sống
tình dục có khả năng dự báo 63.6% tới sự hài lòng hôn nhân của các cặp vợ chồng
theo đạo Tìn Lành đã có con. Điều này cho thấy tương tác vợ chồng và đời sống
tình dục có ảnh hưởng quan trọng đến sự hài lòng hôn nhân ở những cặp vợ chồng
đã có con.
Kết quả dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân ở nhóm đã
chưa con như sau:
Bảng 4.15. Dự báo của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân
trong mô hình hồi quy đa biến (ở nhóm chưa có con N=35)
Biến độc lập Biến phụ thuộc: Hài lòng hôn nhân

R2 B Beta p Tolerance VIF

0,517 15.497 0.000

Tương tác vợ chồng 0.671 0.628 0.001 0.484 2.067

Quản lý tài chính 0.742 0.403 0.023 0.526 1.901

Đời sống tình dục 0.040 0.019 0.889 0.807 1.239

Thực hiện vai trò gia -0.410 -0.155 0.430 0.390 2.566
đình

Thực hiện niềm tin tôn -0.109 -0.081 0.650 0.473 2.113
giáo

Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố đời sống tình dục, thực hiện vai trò gia
đình, thực hiện niềm tin tôn giáo không tham gia vào dự báo sự thay đổi hài hòng
hôn nhân của các cặp vợ chồng chưa có con. Hai yếu tố tương tác vợ chồng và quản
lý tài chính dự báo 51.7% sự thay đổi hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng này.
Điều này cho thấy, đối với các cặp vợ chồng chưa có con thì tương tác vợ chồng và
quản lý tài chính là hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hài lòng hôn nhân của họ.
Tiểu kết chương IV

64
Chương IV đã mô tả các kết quả nghiên cứu thực trạng về hài lòng hôn nhân
của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam.
Nhìn chung về mức độ hài lòng hôn nhân, chương IV đã mô tả thực trạng
mức độ hài lòng nói chung của các cặp vợ chồng cũng như so sánh sự khác biệt về
mức độ hài lòng hôn nhân nói chung, sự hài lòng hôn nhân thực tế và lý tưởng theo
các biến nhân khẩu như: giới tính, thời gian chung sống, tình trạng hôn nhân, số
con, trình độ học vấn, thu nhập, khu vực. Cụ thể một số kết quả chính:
- Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần các cặp vợ chồng trong mẫu
nghiên cứu này hài lòng về cuộc sống hôn nhân của họ ở mức trung bình cao.
- Có sự khác biệt có ý nghĩa về sự hài lòng hôn nhân chung giữa các
nhóm chưa có con, 1 con, 2 con và từ 3 con trở lên. Các cặp vợ chồng có từ trên 3
người con lại có cảm nhận hạnh phúc cao nhất trong các nhóm. Không có sự khác
biệt về mức độ hài lòng hôn nhân của những người có 1 con và những người có 2
con. Số con có thể xem là yếu tố quyết định đến cảm nhận sự hài lòng hôn nhân ở
các cặp đôi này.
- Số liệu cho thấy về cảm nhận sự hài lòng hôn nhân khác biệt giữa các
cặp vợ chồng đang chung sống với nhau và đang ly thân hoặc chiến tranh lạnh.

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận:
Qua nghiên cứu này, đã cho thấy được bức tranh chung về sự hài lòng hôn
nhân ở nhóm các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành ở Việt Nam. Vẫn còn nhiều khía
cạnh về sự hài lòng hôn nhân chưa được sáng tỏ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi
chỉ mới tiến hành được trên 175 khách thể là các vợ chồng theo đạo Tin Lành. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có thể đưa ra một số kết luận như sau:
Về mức độ hài lòng hôn nhân chung:
- Kết quả cho thấy đa số các cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu có mức
trung bình cao đến mức cao.

65
- Có sự khác biệt về mức độ hài lòng hôn nhân chung của nhóm có tình
trạng hôn nhân đang sống, đang ly thân và đang chiến tranh lạnh, thấy có sự khác
biệt rõ rệt ở các cặp đôi đang chung sống có mức độ hạnh phúc cao hơn.
- Có sự khác biệt về mức độ hài lòng hôn nhân chung với số con ở các
những cặp vợ chồng, kết quả cho thấy có từ 3 con trở lên có mức độ hài lòng hôn
nhân cao hơn so các cặp vợ chưa có con, có từ 1-2 con.
- Sự khác biệt giới tính, thời gian chung sống, trình độ học vấn, thu
nhập, khu vực sống không tạo nên sự khác biệt nào về sự hài lòng hôn nhân trong
mẫu nghiên cứu này.
Về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng hôn nhân
Tồn tại mối quan hệ tương quan có ý nghĩa giữa mức độ hài lòng hôn nhân
nói chung của các cặp vợ chồng và các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng hôn nhân
được đưa ra xem xét trong nghiên cứu này: Tương tác vợ chồng, quản lý tài chính,
đời sống tình dục, thực hiện vai trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo.
- Các yếu tố đều có tương quan thuận với sự hài lòng hôn nhân và có
mối tương quan mạnh với cảm nhận về sự hài lòng hôn nhân nói chung, sự hài lòng
hôn nhân thực tế và sự hài lòng hôn nhân lý tưởng.
- Về yếu tố tương tác vợ chồng có tương quan mạnh mẽ nhất đến sự hài
lòng hôn nhân chung ở các cặp đôi, đặc biệt về mối tương quan với tương tác tích
cực.
- Về yếu tố quản lý tài chính cũng là yếu tố có mối tương quan thuận,
chặt (r=0.570) với sự hài lòng hôn nhân.
- Về yếu tố đời sống tình dục cũng có mối tương quan mạnh đến sự hài
lòng hôn nhân mối tương quan về hài lòng hôn nhân và
- Về yếu tố thực hiện các vai trò trong gia đình không có các khía cạnh
liên quan đến con cái, cho tương quan về sự hài lòng hôn nhân thấp hơn so với
nhóm đã có con.
- Yếu tố về thực hiện niềm tin tôn giáo ở nhóm chưa có con, liên kết rời
rạc, lỏng lẻo hơn so với các mối tương quan ở nhóm đã có con.
Dự báo về sự hài lòng hôn nhân

66
- Trong mô hình hồi quy đa biến này, 3 yếu tố: quản lý tài chính, thực
hiện vai trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo không tham gia dự báo về sự thay
đổi của hài lòng hôn nhân chung (p>0.05). Chỉ có 2 biến về tương tác vợ chồng và
đời sống tình dục có khả năng dự báo 63.6%
- Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố đời sống tình dục, thực hiện vai
trò gia đình, thực hiện niềm tin tôn giáo không tham gia vào dự báo sự thay đổi hài
hòng hôn nhân của các cặp vợ chồng chưa có con. Hai yếu tố tương tác vợ chồng và
quản lý tài chính dự báo 51.7% sự thay đổi hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng
này.
Về khả năng dự báo sự thay đổi mức độ hài lòng hôn nhân của các cặp vợ
chồng, yếu tố tương tác vợ chồng có khả năng dự báo nhiều nhất sự biến đổi của
mức độ hài lòng hôn nhân chung ở cả nhóm đã có con và chưa có con. Ở nhóm đã
có con, đời sống tình dục cũng có khả năng dự báo cao về sự biến đổi của mức độ
hài lòng hôn nhân, còn các yếu tố khác không có khả năng dự báo. Ở nhóm chưa có
con, yếu tố quản lý tài chính cũng có khả năng dự báo về sự thay đổi của mức độ
hài lòng hôn nhân nhưng không quá cao.
Trong chương này, chúng tôi cũng áp dụng phỏng vấn sâu để lý giải cho các
kết quả thu được sau khi phân tích dữ liệu và tăng độ tin cậy cho kết quả báo cáo.
Giả thuyết ban đầu chúng tôi đưa ra về thực hiện niềm tin tôn giáo có ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự hài lòng hôn nhân, nhưng yếu tố tương tác vợ chồng có ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất.
Trong nghiên cứu này chúng tôi, gặp nhiều hạn chế về mặt địa lý trong giai
đoạn dịch bệnh Covid-19, làm cản trở trong việc tiếp cận nhiều hơn các khách thể.
Nên nghiên cứu có giai đoạn gặp trục trặc và kết quả nghiên cứu đưa ra có thể xảy
ra nhưng sai sót, nhưng không đáng kể.
2. Kiến nghị
Từ kết quả nghiên cứu này, giúp chúng tôi có thể nhìn nhận nhiều hơn về các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong hôn nhân nhằm nâng cao được chất lượng
hôn nhân ở các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành qua các khía cạnh về tương tác vợ
chồng, quản lý tài chính, đời sống tình dục, thực hiện vai trò trong gia đình và thực
hiện niềm tin tôn giáo.

67
Tương tác vợ chồng giúp các vợ chồng hài lòng hơn về hôn nhân của mình,
từ đó chúng tôi có thể đề ra một số biện pháp giúp cải thiện tương tác vợ chồng và
hàn gắn các mối quan hệ vợ chồng thông qua các yếu tố tương tác tích cực.
Trong yếu tố về thực hiện niềm tin tôn giáo, có thể thấy các hoạt động các vợ
chồng cùng thực hiện niềm tin tôn giáo với nhau, giúp họ được gắn kết hơn và thấu
hiểu nhau hơn. Có thể xem yếu tố này như là một liệu pháp tôn giáo trong việc trị
liệu tham vấn hôn nhân gia đình, đây cũng là yếu tố được các nghiên cứu nước
ngoài để ý và quan tâm khá nhiều.

68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Đào Phương Anh (2016), Hôn nhân của người Việt ở làng Vạn Chài theo
Công Giáo Xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Luận Văn Thạc Sỹ
Nhân học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia
Hà Nội), Hà Nội.
2. Đặng Thị Thu Trang, Phan Thị Mai Hương, Đỗ Thị Lệ Hằng, Phạm Phương
Thảo (2018), “Ảnh hưởng của tương tác vợ chồng đến sự hài lòng về hôn
nhân”, Tạp chí Tâm lý học, 3, 63-75.
3. Hoàng Bá Thịnh (2012), Sự hài lòng hôn nhân và gia đình. Tạp chí Dân số và
Phát triển, 8 (137).
4. Lễ Thành Hôn (2018), http://tinlanhmienbac.org/le-thanh-hon/
5. Lỗ Việt Phương (2016), Vấn đề giới trong thu nhâp và đóng góp thu nhập của
vợ và chồng trong gia đình Hà Nội, Khoa học Lao động và Xã hội, Số 40/Quý
III - 2016.
6. Một nghiên cứu về hôn nhân gia đình Cơ đốc trong hội thánh Tin Lành tại
Đồng Nai (2015), Hội Thánh Tin Lành Liên Hiệp,
https://hoitinlanhlienhiep.wordpress.com/2015/05/13/mot-nghien-cuu-ve-hon-
nhan-gia-dinh-co-doc/
7. Nguyễn Hồng Hải (2007), Một vài khái niệm và bản chất pháp lý của hôn
nhân, thongtinphapluatdansu.wordpress.com
8. Phạm Thị Hạnh, (2018), Sự hài lòng hôn nhân ở các cặp vợ chồng tri thức trẻ
trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn (ĐHQGHN), Hà Nội.
9. Phan Thị Mai Hương, Nguyễn Hữu Minh, Phạm Phương Thảo, Đỗ Thị Lệ
Hằng (2020), “Sự hài lòng về hôn nhân của người Việt Nam và các nhân tố
ảnh hưởng”, 6, 57-70.
10. Trần Anh Quân (2021), Tình trạng ly hôn tại Việt Nam – Nguyên nhân, giải
pháp và cách khắc phục, Đại học Quốc Gia Hà Nội,
doi:10.31219/osf.io/a834j
11. Trịnh Chiến, Lê Hoàng Sơn (2017), Tư vấn tiền hôn nhân, Nhà xuất bản
Hồng Đức, Việt Nam.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Abraham P.Buunkc và cộng sự (2011), "Testosterone levels and their
associations with lifetime number of opposite sex partners and remarriage in a

69
large sample of American elderly men and women", Hormones and Behavior,
60 (1), 72-77. doi:https://doi.org/10.1016/j.yhbeh.2011.03.005
2. Addo, F. R., & Sassler, S. (2010), "Financial arrange-ments and relationship
quality in low-income couples", Family Relations, 59 (4), 408–423,
doi:10.1111/j.1741-3729.2010.00612.x
3. Adigeb, A. P. (2015), "The influence of psychology factors on
maritalsatisfaction among public servants in Cross River State", Global
Journal of HumanSocial Science, 15, 13-19.
4. Arthur J. Roach, Larry P. Frazier and Sharon R. Bowden. (1981), "The
Marital Satisfaction Scale: Development of a Measure for Intervention
Research", Journal of Marriage and Family, 43 (3), 537-546.
5. Asoodeh MH, K. S. (2010), "Factors of successful marriage: Accounts from
self described happy couples", Procedia Social and Behavioral sciences, 5,
2042-2046
6. Bachelet. D. (1995), Measuring Satisfaction; or the Chain. the Tree, and the
Nest. in Customer Satisfaction Research, Brookes, R. (ed.), ESOMAR.
7. Belsky J, Rovine M (1990), "Patterns of Marital Change across the Transition
to Parenthood: Pregnancy to Three Years Postpartum", J Marriage Fam, 52
(5).
8. Bernard, J. (1972), The Future of Marriage. New York, NY: Bantam Books.
9. Blaine J. Fowers and David H. Olson (1993). ENRICH Marital Satisfaction
Scale: A Brief Research and Clinical Tool, Journal of Family Psychology, 7
(2), 176-185.
10. Blaine J. Fowers, David H. Olson (1989). "ENRICH Marital Inventory: A
discriminant validity and cross-validation assessment", Journal of Marital
and Family Therapy, 15 (1), 65-79, doi:10.1111/j.1752-0606.1989.tb00777.x
11. Bulanda, J. R. (2011), "Gender, Marital Power,and Marital Quality in Later
Life", Journal ofWomen & Aging, 23 (1).
12. Burggraf, C. S., Sillars, A. L. (1987), "A critical examination of sex
differences in marital communication", Communication Monographs, 54,
276–294.
13. Burr, W. R., Marks, L. D., Day, R. D. (2012), Sacred matters: Religion and
spirituality in families. New York: Routledge.
14. Call, V. R. (1997), "Religious influence on marital stability", J. Sci. Study
Relig, 36, 382–392, doi:10.2307/1387856

70
15. Craddock (1991), "Relationships Between Attitudinal Similarity, Couple
Structure, and Couple Satisfaction Within Married and De Facto Couples"
Australian Journal of Psychology, 43 (1), 11–16,
doi:10.1080/00049539108259090
16. Dew, J. P. (2016), Revisiting financial issues and marriage. In J. J. Xiao (Ed.),
In Handbook of consumer financesresearch, pp. 281–290, New York, NY:
Springer Pub-lishing Company.
17. Dew, J., Britt, S., & Huston, S. (2012). Examining the relationship between
financial issuesand divorce, Family Relations, 61 (4), 615–628.
doi:10.1111/j.1741-3729.2012.00715.x
18. Donnely, D. A. (1993), "Sexually inactive marriage. Journal of Sex
Research", Journal of Family Issues, 30 (2), 171-179.
19. Edmonds, V. H. (1967), "Marital conventionalization Definition an
Measurement", Journal of Marriage and the Family, 29, 681-688.
20. Elaine M. Brody, Sandra J. Litvin, Steven M. Albert, Christine J. Hoffman
(1994), "Marital Status of Daughters and Patterns of Parent Care", Journal of
Gerontology, 49 (2), S95–S103. doi:10.1093/geronj/49.2.S95
21. Emilia Oprisana, Daniel Cristeab (2012), "A few variables of influence in the
concept of marital satisfaction", Procedia - Social and Behavioral Sciences,
33, 468-472. doi:10.1016/j.sbspro.2012.01.165
22. Evelyn L. Lehrer; Carmel U. Chiswick (1993), "Religion as a determinant of
marital stability. Demography, 30 (3), 385–404. doi:10.2307/2061647
23. Fournier, D. G., Olson, D. H. & Druckman, J. M. (1983), Assessing marital
and premarital relationships: The PREPARE/ENRICH Inventories", In E. E.
Filsinger (Ed.), pp. 229-250,Newbury, CA : SAGE Publishing.: Marriage and
family assessment.
24. Fowers, B. J. (1990), "An interactional approach to standardized marital
assessment: A literaturereview", Family Relations, 39, 368–377,
doi:10.2307/585215.
25. Heaton, T. B. (2002), "Factors contributing to increasing marital stability in
the United States", J. Fam, 23, 392–409, doi:10.1177/0192513X02023003004
26. Hirschberger và cộng sự (2009), Attachment, marital satisfaction, and divorce
during the first fifteen years of parenthood, Personal Relationships, 16, 401–
420, doi: 0.1111/j.1475-6811.2009.01230.x
27. Hoyer, W. D. & MacInnis, D. J. (2001), Consumer Behaviour. 2nd ed.
Boston: Houghton Mifflin Company.

71
28. Ibrahimi A, Jhanbozorgi M. (2008), "Relationship between comunication
skills and marital satisfaction" Psychology and Religion, 1 (2):147–64.
29. J Belsky, E Pensky (2008), "Marital Change Across the Transition to
Parenthood", Marriage & Family Review, 133-156,
doi:10.1300/J002v12n03_08
30. Janssen, J. P., Poortman, A. R., De Graaf, P. M., and Kalmijn, M. (1998), De
instabiliteit van huwelijken en samenwoonrelaties in Nederland. Mens en
Maatschappij, 73, 4–26.
31. Jenkins, N. H., Stanley, S. M., Bailey, W. C., & Markman,H. J., (2002), You
paid how much for that? How to winat money without losing at love. San
Francisco, CA: Jossey-Bass.
32. Johnson, D. R. (1986), "Dimension of Marital quality: Toward
methodological and conceptual refinement", Journal of Family Issue, (7), 39-
40.
33. Kamo, Y. (1993), "Determinants of marital satisfaction: a comparison of the
United States and Japan" J. Soc. Pers. Relat, 10, 551–568, doi:
10.1177/0265407593104005
34. Karimnejad Niaragh S, B. A. (2010), "Relationship between satisfaction and
sexual satisfaction ptoject with marital satisfaction in married female
students" Aflak, 6 (20–21) 35–41.
35. Kelly, S. (2017), Diversity in Couple and Family Therapy: Ethnicities,
Sexualities, and Socioeconomics, ISBN-13: 978-1440833632.
36. Kenney, C. (2004), "Cohabiting couple filing jointly?Resource pooling and
U.S. poverty policies", Family Relations, 33, 237–24, doi:10.1111/j.0022-
2445.2004.00014.x
37. Kenney, C. (2006), "The power of the purse: Alloca-tive systems and
inequality in couple households", Gender and Society, 20 (3), 354–381,
doi:10.1177/0891243206286742
38. Khazaei M, R. R. (2011), "The relationship between sexual dysfunctions and
marital satisfaction in Iranian married students", Procedia–social and
behavioral, doi:10.1016/j.sbspro.2011.10.152
39. Kok-Mun Ng, Johnben Teik-Cheok Loy, Clinton G. Gudmunson & WinNee
Cheong (2009), "Gender Differences in Marital and Life Satisfaction among
Chinese Malaysians", Sex Roles, 60, 33–43, doi:10.1007/s11199-008-9503-6
40. Kotler, P. & Clarke, R.N. (1987), Marketing For Health Care Organizations.
NJ: Prentice-Hall: Englewood Cliffs .

72
41. Kunz, Albrecht (1977), "Religion, marital happiness, and divorce",
International Journal of Sociology of the Family, 7 (2), 227-232.
42. Kurdek, L. A. (1999), The nature and predictors of the trajectory of change
in marital quality for husbands and wives over the first 10 years of marriage.
Dev. Psychol, doi:10.1037/0012-1649.35.5.1283
43. Lavner, J. A., Bradbury, T. (2010), "Patterns of change in marital satisfaction
over the newlywed years", J. Marr. Fam, 72, 1171–1187, doi:10.1111/j.1741-
3737.2010.00757.x
44. Lichter, D. T. (2009), "Religion and marital quality among low-income
couples", Soc. Sci. Res, 38, 168–187, doi:10.1016/j.ssresearch.2008.07.003
45. Margaret G. Dudley and Frederick A. Kosinski, Jr. (1990), "Religiosity and
Marital Satisfaction: A Research Note", Review of Religious Research, 32 (1),
doi:10.2307/3511329
46. Mark T.S, David.H.O. (1981), "Assensing Intimacy: The PAIR Iventory",
Jounaral of Marital and the Family, 47-60.
47. Marks, L. (2005), "How does religion influence marriage? Christian, Jewish,
Mormon, and Muslim perspectives", Marr. Fam. Rev, 38, 85–111,
doi:10.1300/J002v38n01_07
48. Marta Kowal và cộng sự. (2021), "When and how does the number of
children affect marital satisfaction? An international survey". Plos One.
49. Martínez-Pampliega, Susana Cormenzana, Sagrario Martín, Lucía Navarro
(2019), "Marital functioning and treatment outcome in couples undergoing
assisted reproduction", Journal of Advanced Nursing, doi:
https://doi.org/10.1111/jan.13844
50. Miller, N.B., and Kannae, I. A. (1999), "Predicting marital quality in Ghana",
Journal of Comparative Family Studies, 30 (4), 599-6 15.
51. Mortazavi M, B. A. (2014), "The relationship between sexual frigity and
marital conflict in women residing in Yazd" The Journal of Urmia University
of Medical Sciences, 4 (11):931–21.
52. Olson, D. H., Fournier, D. G. & Druckman, J. M. (1983),
PREPAREIENRZCH Counselor’s Manual. In PREPARE/ENRICH, Inc., P.O.
Box 190, Minneapolis, MN 55458. (p. 1983).
53. Pahl, J. (1997), "His money, her money: Recent researchon financial
organization in marriage", Journal ofEconomic Psychology, 16, 361–376,
doi:10.1016/0167-4870(95)00015-G

73
54. Papp, L. M., Cummings, E. M., & Goeke-Morey, M. C. (2009), "For richer,
for poorer: Money as a topic of mar-ital conflict in the home", Family
Relations, 58(1), 91–103, doi:10.1111/j.1741-3729.2008.00537.x
55. Pardo, Y. W. (2012), "Machismo and marital satisfaction in Mexican
American couples", J. Cross Cult. Psychol, 44, 299–315,
doi:10.1177/0022022112443854
56. Paul R.Amato, David R. Johnson,Alan Booth,Stacy J. Rogers (2003),
"Continuity and Change in Marital Quality Between 1980 and 2000", Journal
of Marriage and Family , 1–22, doi:10.1111/j.1741-3737.2003.00001.x
57. Pérez, Isabel, and Sinuhé Estrada (2006), "Intimidad y comunicación en
cuatro etapas de la vida de pareja: Su relación con la satisfacciónmarital",
Archivos Hispanoamericanos de Sexología, 12, 133–63.
58. Reshma Nikhat (2017), "CSR Policy and its Implementation: A Study of
Select IT Companies", IPE Journal of Management, 7 (1), 116-126.
59. Risch, G. G. (2003), "Problematic issues in the early years of
marriage:Content for premarital education", Journal of Psy-chology &
Theology, 31(3), 253, doi:10.1177/009164710303100310
60. Rostami, A., Ghazinour, M., Nygren, L., and Richter, J. (2014), "Marital
satisfaction with a special focus on gender differences in medical staff in
Tehran", Iran. J. Fam, 35, 1940–1958, doi:10.1177/0192513X13483292
61. Sara M. Gorchoff, Oliver P. John, Ravenna Helson (2008), "Contextualizing
Change in Marital Satisfaction During Middle Age: An 18-Year Longitudinal
Study", Journals Sagepub, 19 (11), 1194-1200,
doi:https://doi.org/10.1111/j.1467-9280.2008.02222.x
62. Scanzoni, Arnett. (1987), "Enlarging the Understanding of Marital
Commitment via Religious Devoutness, Gender Role Preferences, and Locus
of Marital Control", Journal of Family Issues,
doi:10.1177%2F019251387008001007
63. Schumm, Obiorah, Silliman (1989), "Marital Quality as a Function of
Conservative Religious Identification in a Sample of Protestant and Catholic
Wives from the Midwest", Psychological Reports, 64(1), 124-126, doi:
10.2466/pr0.1989.64.1.124
64. Schumm, W. J. (1981), "The validity of Edmonds’ Marital Conventional
Scale", Journal of Psychology, 109, 65–71,
doi:10.1080/00223980.1981.9915288
65. Schumm, W. R., Webb, F. J., and Bollman, S. R. (1998), "Gender and marital
satisfaction: data from the National Survey of Families and Households",
Psychol, 83, 319–327. doi:10.2466/pr0.1998.83.1.319
74
66. Similarly, Kerkmann, Lee, Lown, Allgood (2000), "Financial Management,
Financial Problems And Marital SatisfactionAmong Recently Married
University Students", Financial Counseling and Planning, 11 (2).
67. Snow, T. (1994), "Marical satisfaction and communication patrerns as a
function of religious affiation in marriages", Unpublished master's thesis,
mdde Tennessee State Univer.
68. Snyder, D. K. (1979), "Multidimensional assessment of marital satifaction",
Journal of Marriage and the Family, 41, 813-823.
69. Snyder, D. K. (1983), Clinical and research applications of the Marital
Satisfaction Inventory. In E. E. Filsinger (Ed.), Marriage and family
assessment. Beverly Hills, CA: Sage Publications: A sourcebook for family
therapy.
70. Spanier, G. B. (1976), "Measuring dyadic adjustment: New scales for
assessing the quality of marriage and similar dyads", Journal of Marriage
and the Family, 38, 15–28, doi:10.2307/350547
71. Spanier, G. B. (1980), "Marital quality: A review of the seventies", Journal of
Marriage and the Family, 42, 825–839, doi:10.2307/351827
72. Spanier, G. B., & Lewis, R. (1980), "Marital quality: A review of the
seventies, Journal of Marriage and the Family, 42, 825–839, doi:
10.2307/351827
73. Spuhler, B., & Dew, J. (2019), "Sound financial man-agement and happiness:
Economic pressure andrelationship satisfaction as mediators", Journal
ofFinancial Counseling & Planning, 30 (2), 157–174, doi:10.1891/1052-
3073.30.2.157
74. Taniguchi, H., and Kaufman, G. (2013), "Gender role attitudes, troubles talk,
and marital satisfaction in Japan", J. Soc. Pers. Relat., 31, 975–994,
doi:10.1177/0265407513516559
75. Tavakol, Zeinab và cộng sự (2017), "A Review of the Factors Associated
with Marital Satisfaction", Galen Medical Journal, 6 (3).
76. Tihana Brkljačić, Renata Glavak Tkalić, Lana Lučić (2018), "A brief scale to
measure marital/relationship satisfaction by domains: metrics, correlates,
gender and marriage/relationship status differences", Institute of Social
Sciences Ivo Pilar, Zagreb, 647-668, doi:10.5559/di.28.4.05
77. Trinh, L. T., & Phan, H. T. (2020), "Preliminary development of the
Vietnamese Marital Satisfaction Scale (MSS-VN): A pilot study using a
Vietnamese intellectual sample", Health Psychology Report, 8 (1), 83–96,
doi:10.5114/hpr.2019.86701

75
78. Weisfeld, G. E., Nowak, N. T., Lucas, et al. (2011), "Do women seek
humorousness in men because it signals intelligence?A cross-cultural test",
Hum. Int. J. Hum. Res, 24, 435–46, doi:10.1515/humr.2011
79. Whisman, Mark A. (2019), Psychopathology and couple and family
functioning. In APA Handbook of Contemporary Family Psychology
Applications and Broad Impact of Family Psychology, (Vol. 2). Washington,
DC: American Psychological Association.
80. Xiahe Xu, Chuan Lai. (2002), "Resources, Gender Ideologies and Marital
Porwer: The Case of Taiwan", Journal of Family, 23, 209-245.
81. Xiaohe, X. a. (1990), "Love matches and arranged marriages: a Chinese
replication", J. Marriage Fam, 52, 709–722. doi:10.2307/352936

82.

76
PHỤ LỤC

BẢNG HỎI
Khảo sát sự hài lòng trong hôn nhân của những người theo đạo Tin Lành ở
Việt Nam
Chào anh/chị,
Tôi là Hứa Phương Linh, sinh viên K63 - Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Hiện nay, tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu về
đề tài: “Sự hài lòng trong hôn nhân của những người theo đạo Tin Lành ở Việt
Nam”, để phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp. Nghiên cứu này tiến hành để tìm hiểu
về cuộc sống hôn nhân và ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo đến sự hài lòng trong
hôn nhân của các cặp vợ chồng theo đạo Tin Lành.
Nếu anh/chị thuộc nhóm khách thể là những người đã kết hôn, là những người theo
đạo Tin Lành và quan tâm đến đề tài này, thì hãy tham gia khảo sát này nhé. Mọi
thông tin mà anh/chị cung cấp cho tôi sẽ được ẩn danh, giữ bí mật và chỉ phục vụ
cho mục đích nghiên cứu. Việc tham gia khảo sát này là hoàn toàn tự nguyện,
anh/chị có thể dừng khảo sát lại bất kể khi nào anh/chị muốn.
Cảm ơn anh/chị đã đồng hành cùng tôi trong nghiên cứu này. Nếu có bất kì vấn đề
gì liên quan đến nghiên cứu mà anh/chị có thắc mắc, vui lòng liên hệ với tôi qua
SĐT: 0778013764, hoặc qua email: huafaith0211@gmail.com.
A. Thông tin chung:
1. Anh/chị là:
€ Chồng
€ Vợ
2. Tuổi: ……………..
3. Anh/chị đang nhóm ở hội thánh nào?
……………………………………….
4. Tình trạng hôn nhân của anh/chị hiện tại:
€ Đang chung sống với nhau
€ Đã ly thân

77
€ Đã ly hôn
5. Anh/chị đã kết hôn được bao nhiêu năm:
€ Dưới 5 năm € Từ 15 – 20 năm
€ Từ 5 – 10 năm € Trên 20 năm
€ Từ 10 – 15 năm
6. Anh/chị đã có với nhau mấy người con: ……………..
7. Mức thu nhập trung bình hằng tháng của cả 2 vợ, chồng là:
€ Dưới 5 triệu € Từ 10-20 triệu
€ 5-10 triệu € Trên 20 triệu
8. Trình độ học vấn:
- Của vợ: - Của chồng:
€ Dưới THPT € Dưới THPT
€ Tốt nghiệp THPT € Tốt nghiệp THPT
€ Cao đẳng/trung cấp € Cao đẳng/trung cấp
€ Đại học € Đại học
€ Sau đại học € Sau đại học
9. Nơi sống:
€ Thành phố
€ Nông thôn

78
B. Đánh giá về sự hài lòng trong hôn nhân:
B.1. Anh/chị hãy đọc từng nội dung và đánh dấu tròn vào chữ số ở cột
bên tương ứng với mỗi lựa chọn dưới đây:
1. Rất không đồng ý 3. Phân vân 5. Rất đồng ý
2. Không đồng ý 4. Đồng ý
Nội dung Mức độ đồng
ý

1. Vợ (chồng) tôi và tôi hoàn toàn hiểu rõ về nhau 1 2 3 4 5

2. Tôi không hài lòng về tính tình và những thói quen cá


1 2 3 4 5
nhân của vợ (chồng) tôi

3. Tôi rất hài lòng cách thể hiện trách nhiệm về vai trò của
1 2 3 4 5
vợ (chồng) trong cuộc hôn nhân của chúng tôi

4. Vợ (chồng) tôi hoàn toàn hiểu và cảm thông với tâm trạng
1 2 3 4 5
ở từng thời điểm của tôi

5. Tôi không hạnh phúc/vui vẻ trong giao tiếp với người bạn
đời của mình và tôi cảm nhận vợ (chồng) tôi không thực 1 2 3 4 5
sự hiểu tôi

6. Quan hệ vợ chồng chúng tôi vô cùng mỹ mãn 1 2 3 4 5

7. Tôi rất hài lòng trong cách chúng tôi đưa ra quyết định và
1 2 3 4 5
giải quyết những xung đột

8. Tôi không hài lòng về tình hình tài chính và những quyết
1 2 3 4 5
định liên quan đến tài chính của hai vợ chồng chúng tôi

9. Tôi có một vài nhu cầu không được đáp ứng trong mối
1 2 3 4 5
quan hệ vợ chồng

10. Tôi rất hài lòng với cách thực hiện/tham gia vào những
1 2 3 4 5
hoạt động giải trí và thời gian mà chúng tôi dành cho nhau

11. Tôi hoàn toàn hài lòng về cách thể hiện tình cảm và “quan 1 2 3 4 5

1
hệ tình dục/vợ chồng” của chúng tôi

12. Tôi không hài lòng về cách chúng tôi thực hiện trách
1 2 3 4 5
nhiệm làm cha mẹ

13. Tôi chưa bao giờ hối hận một giây phút nào về mối quan
1 2 3 4 5
hệ vợ chồng chúng tôi

14. Tôi không hài lòng về mối quan hệ với gia đình bên nội,
1 2 3 4 5
ngoại và với những người bạn

15. Tôi thấy rất tuyệt về cách chúng tôi cùng thờ phượng
1 2 3 4 5
Chúa và học kinh thánh với nhau.

C. Các yếu tố ảnh hướng đến sự hài lòng hôn nhân:


C.1. Anh/chị hãy đọc từng nội dung và đánh dấu tròn vào chữ số ở cột
bên tương ứng với mỗi lựa chọn dưới đây:
1. Rất không đồng ý 3. Phân vân 5. Rất đồng ý
2. Không đồng ý 4. Đồng ý
Nội dung Mức độ đồng ý

1. Chồng/vợ tôi làm nhiều 1 2 3 4 5


thứ để tôi thấy rằng cô
ấy/anh ấy yêu tôi.

2. Tôi cảm nhận được tình 1 2 3 4 5


cảm mà cô ấy/anh ấy dành
cho tôi.

3. Chúng tôi thường xuyên 1 2 3 4 5


làm các hành động/cử chỉ
âu yếm (ôm, hôn, nắm tay,
…) để thể hiện tình cảm
với nhau.

4. Chúng tôi thường xuyên 1 2 3 4 5


2
đưa ra lời khen ngợi dành
cho nhau.

5. Chúng tôi thường xuyên 1 2 3 4 5


dành thời gian chất lượng
để chia sẻ hoặc làm một
điều gì đó ý nghĩa với
nhau.

6. Bầu không khí của cuộc 1 2 3 4 5


sống hôn nhân của chúng
tôi rất tuyệt vời.

7. Chồng/vợ tôi đối xử tốt 1 2 3 4 5


với tôi.

8. Tôi và chồng/vợ tôi tranh 1 2 3 4 5


luận một cách điềm tĩnh
về các vấn đề.

9. Chồng/vợ tôi hiểu rõ về 1 2 3 4 5


các sở thích của tôi.

10. Vợ/chồng tôi đồng cảm 1 2 3 4 5


với tôi khi tôi chịu áp lực.

11. Nhìn chung, tôi cảm thấy 1 2 3 4 5


hài lòng về mối quan hệ
vợ chồng tôi.

12. Tôi cảm thấy khó hòa hợp 1 2 3 4 5


được với chồng/vợ tôi.

13. Chúng tôi thường xuyên 1 2 3 4 5


tranh cãi với nhau.

14. Chồng/vợ tôi đối xử tệ với 1 2 3 4 5

3
tôi (đánh, bạo hành…)

C.2. Anh/chị hãy đọc từng nội dung và đánh dấu tròn vào chữ số ở cột
bên tương ứng với mỗi lựa chọn dưới đây:
1. Rất không đồng ý 3. Phân vân 5. Rất đồng ý
2. Không đồng ý 4. Đồng ý
Nội dung Mức độ đồng ý

1. Tài chính thường xuyên là 1 2 3 4 5


nguyên nhân gây nên xung
đột của chúng tôi.

2. Chồng/vợ tôi là người quản 1 2 3 4 5


lý tài chính tốt.

3. Chúng tôi thống nhất với 1 2 3 4 5


nhau trong các khoản chi
tiêu của gia đình.

4. Tôi cảm thấy thoải mái khi 1 2 3 4 5


trao đổi với chồng/vợ tôi
về các vần đề tiền bạc.

C.3. Anh/chị hãy đọc từng nội dung và đánh dấu tròn vào chữ số ở cột bên
tương ứng với mỗi lựa chọn dưới đây:
1. Rất không đồng ý 2. Phân vân 5. Rất đồng ý
2. Không đồng ý 4. Đồng ý
Nội dung Mức độ đồng ý

1. Tôi cảm thấy không thoải 1 2 3 4 5


mái khi quan hệ tình dục
với vợ/chồng tôi.

2. Chúng tôi hiếm khi có 1 2 3 4 5


quan hệ tình dục với nhau.

3. Tôi thấy hài lòng về cuộc 1 2 3 4 5


4
sống tình dục của vợ
chồng tôi.

4. Tần suất quan hệ tình dục 1 2 3 4 5


của vợ chồng tôi xảy ra
thường xuyên.

5. Chúng tôi đều có khoải 1 2 3 4 5


cảm khi quan hệ tình dục.

C.4. Anh/chị hãy đọc từng nội dung và đánh dấu tròn vào chữ số ở cột
bên tương ứng với mỗi lựa chọn dưới đây:
1. Rất không đồng ý 2. Phân vân 5. Rất đồng ý
2. Không đồng ý 4. Đồng ý
Nội dung Mức độ đồng ý

1. Trong gia đình tôi, người 1 2 3 4 5


chồng là người ra quyết
định cuối cùng.

2. Chồng/vợ tôi là người ra 1 2 3 4 5


quyết định mua các vật
dụng trong gia đình.

3. Chúng tôi chia sẻ công 1 2 3 4 5


bằng các công việc nhà.

4. Chúng tôi trao đổi với 1 2 3 4 5


nhau kĩ các quyết định
liên quan đến các con.

5. Chúng tôi cùng thống nhất 1 2 3 4 5


với nhau trong các quyết
định của gia đình.

5
6. Chồng/vợ tôi là người 1 2 3 4 5
bố/mẹ tốt.

7. Chúng tôi chia sẻ với nhau 1 2 3 4 5


về tránh nhiệm nuôi dạy
và chăm sóc con cái.

C.5. Anh/chị hãy đọc từng nội dung và đánh dấu tròn vào chữ số ở cột
bên tương ứng với mỗi lựa chọn dưới đây:
1. Rất không đồng ý 3. Phân vân 5. Rất đồng ý
2. Không đồng ý 4. Đồng ý
Nội dung Mức độ đồng ý

1. Chúng tôi dành thời gian 1 2 3 4 5


học kinh thánh với nhau
mỗi ngày.

2. Chúng tôi luôn trân trọng 1 2 3 4 5


khoảng thời gian mà
chúng tôi dành thời gian
thờ phượng Chúa.

3. Việc chúng tôi cùng nhau 1 2 3 4 5


thờ phượng Chúa và học
kinh thánh với nhau khiến
chúng tôi gần gũi với nhau
hơn.

4. Chúng tôi thường chia sẻ 1 2 3 4 5


với nhau những gì chúng
tôi học được từ lời Chúa.

5. Các khóa học về hôn nhân 1 2 3 4 5


của hội thánh giúp chúng
tôi gắn kết với nhau hơn.

6
6. Việc chúng tôi cùng nhau 1 2 3 4 5
làm các công việc trong
hội thánh giúp chúng tôi
gần gũi với nhau hơn.

7. Chúng tôi luôn dành thời 1 2 3 4 5


gian để cùng nhau đến hội
thánh vào Chúa Nhật.

8. Tôi và vợ/chồng tôi dành 1 2 3 4 5


thời gian để dạy con học
kinh thánh mỗi ngày.

9. Chúng tôi áp dụng lời 1 2 3 4 5


Kinh thánh để nuôi dạy
con cái mình.

Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã tham gia vào nghiên cứu này.

BẢNG PHỎNG VẤN SÂU CÁC CẶP VỢ CHỒNG THEO ĐẠO TIN LÀNH
Phần 1: Giới thiệu về cán bộ phỏng vấn, về nghiên cứu, mục đích của nghiên
cứu và lấy ý kiến đồng thuận của người trả lời.
Phần 2: Nội dung phỏng vấn Thông tin chung:
Thời gian PV:.........................................................................................................
Địa điểm phỏng
vấn:................................................................................................
Người phỏng vấn: ..................................................................................................
Người được phỏng vấn: .........................................................................................
Giới tính: .................................................................................................................
Thời gian kết hôn:...................................................................................................
Số con: ....................................................................................................................
Nội dung: Nói đến hôn nhân là nói đến mối quan hệ giữa anh/chị và người bạn
đời. Cuộc sống hôn nhân là nói đến các mặt của mối tương tác giữa anh/chị và
7
người bạn đời khi chung sống như tương tác vợ chồng, quản lý tài chính, đời
sống tình dục, thực hiện các vai trò gia đình và thực hiện niềm tin tôn giáo.
1. Nhìn chung, anh chị cảm thấy hài lòng về cuộc sống hôn nhân của anh chị ở
mức độ nào? (Cho điểm từ 1-10).
- Anh chị hài lòng về những điều gì?
- Những điều gì anh chị thấy chưa hài lòng? Anh chị muốn vợ/chồng mình cần
thay đổi như thế nào?
2. Điều gì thường làm anh/chị có mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân? Anh/chị
giải quyết mâu thuẫn bằng cách nào?
3. Trong cuộc sống hôn nhân của anh/chị, điều gì ảnh hưởng đến mối quan hệ
của anh/chị với người bạn đời?
4. Anh/chị hài lòng về người bạn đời ở mức độ nào? Điểm gì ở người bạn đời
anh/chị cảm thấy hài lòng nhất? Điều gì ở người bạn đời anh/chị cảm thấy chưa
hài lòng nhất?
5. Anh/chị cảm nhận về đời sống tình dục của mình thế nào? Điều gì khiến
anh/chị hài lòng/không hài lòng về đời sống tình dục?
6. Anh/chị cảm thấy vợ/chồng mình là người mẹ/người bố như thế nào trong gia
đình?
7. Anh/chị phân chia các công việc trong gia đình như thế nào?
8. Trong gia đình anh/chị, ai là người quản lý các khoản chi tiêu? Việc sử dụng
các khoảng chi tiêu được ai quyết định? Anh/chị cảm thấy hài lòng về khả năng
quản lý chi tiêu của vợ/chồng mình?
9. Anh/chị dành thời gian nào để cầu nguyện và học Kinh thánh trong gia đình?
Anh/chị cảm thấy khoảng thời gian vợ chồng cùng cầu nguyện và học lời Chúa
với nhau như thế nào?
10. Anh/chị cảm thấy việc sử dụng lời Kinh Thánh có giá trị như thế nào trong
việc giải quyết các mâu thuẫn vợ chồng và nuôi dạy con cái?

You might also like