You are on page 1of 15

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ BÀI:

Phương pháp thực nghiệm trong tâm lí học: nội dung,


những điểm mạnh và điểm hạn chế. Những thực nghiệm
tâm lý học nổi tiếng đã được thực hiện trên thế giới.

Lớp 4626
Nhóm 2

Hà Nội,
2022
0
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày 22/6/2022
Nhóm 02 Lớp 4626 Khóa 46
Tổng số thành viên của nhóm: 10
Có mặt: 10
Vắng mặt: 0
Tên bài tập: Phương pháp thực nghiệm trong tâm lí học: nội dung, những điểm mạnh
và điểm hạn chế. Những thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thực hiện trên thế
giới.
Môn học: Tâm lý học đại cương
Đánh giá của SV Đánh giá của giáo viên
Họ và Tên Sinh
STT MSSV viên kí
A B C tên Điểm Điểm chữ GV kí
số tên
1. 462612 Ngô Thị Quỳnh Chi x Chi
2. 462613 Dương Minh Cường x Cường
3. 462614 Nguyễn Việt Dũng x Dũng
4. 462615 Bùi Thị Xuân Đan x Đan
5. 462616 Đỗ Phan Hà Giang x Giang
6. 462617 Vũ Quang Hải x Hải
7. 462618 Nguyễn Thị Hằng x Hằng
8. 462619 Đinh Quang Hiếu x Hiếu
9. 462620 Phạm Thanh Hiền x Hiền
10. 462621 Bùi Thu Hoài x Hoài

Kết quả như sau:


Hà Nội, ngày 22 tháng 6 năm 2022
Kết quả điểm bài viết:………………….. NHÓM TRƯỞNG
- Giáo viên thứ nhất:……………………... GIANG
- Giáo viên thứ hai:………………............
Kết quả điểm thuyết trình:…………….. Đỗ Phan Hà Giang
- Giáo viên cho thuyết trình:……………...
Điểm kết luận cuối cùng:………………..
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………..
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................2

I. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC............................2


1. Nội dung phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học..........................................2
1.1. Khái niệm phương pháp thực nghiệm..............................................................2
1.2. Phân loại phương pháp thực nghiệm................................................................3
2. Ưu nhược điểm của phương pháp thực nghiệm tâm lý..........................................4
2.1. Ưu điểm của phương pháp thực nghiệm..........................................................4
2.2. Nhược điểm của phương pháp thực nghiệm....................................................4

II. NHỮNG THỰC NGHIỆM TÂM LÝ NỔI TIẾNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................................4
1. Thực nghiệm marshmallow (1972)........................................................................4
2. Thực nghiệm búp bê Bobo.....................................................................................5
3. Thực nghiệm Quái vật (1939)................................................................................8
4. Thực nghiệm “Albert bé nhỏ” (1920)....................................................................9
5. Thực nghiệm nhà tù giả Zimbardo.......................................................................10

PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................12


PHẦN MỞ ĐẦU

Bản chất của phương pháp nghiên cứu nhân cách con người chính là phương
pháp nghiên cứu tâm lý để qua đó biết được trạng thái, xúc cảm thái độ…của đối
tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể cũng như các thuộc tính tâm lý của con
người. Trong hoạt động tư pháp thì bản chất của phương pháp này nhằm nghiên cứu
tâm lý của những chủ thể là những người tham gia tố tụng và những người tiến hành
tố tụng nhằm nghiên cứu những quy luật tâm lý, phẩm chất tâm lý để đề ra yêu cầu
tâm lý với những người tham gia tố tụng nhằm giúp họ thực hiện tốt các chức năng
được giao, giúp cho các cán bộ tư pháp có những hiểu biết cần thiết về các quy luật
tâm lý để nghiên cứu, phân tích đánh giá là sáng tỏ tình tiết vụ án. Nghiên cứu tâm lý
của những người tham gia tố tụng để có thể mở lòng để khai báo về vụ việc phạm tội
đã qua một cách nhanh chóng và đúng và đủ, để cải tạo họ trở thành những người dân
có ích cho xã hôi. Với mỗi giai đoạn tố tụng khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn
cảnh vụ phạm tội và đối tượng phạm tội mà các cán bộ tư pháp sử dụng những
phương pháp khác nhau có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu “
Phương pháp thực nghiệm tâm lý học: nội dung, những điểm mạnh và điểm hạn chế.
Những thực nghiệm tâm lý học nổi tiếng đã được thực hiện trên thế giới” để làm rõ
nhận định trên cũng như mở ra cái nhìn rõ nét, toàn cảnh hơn về vấn đề. Do thời gian
có hạn, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi sai sót. Nhóm
chúng em mong nhận được những lời nhận xét, đóng góp từ thầy cô và các bạn để có
thể củng cố kiến thức, hoàn thiện bài viết tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

1
PHẦN NỘI DUNG

I. PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC

1. Nội dung phương pháp thực nghiệm trong tâm lý học

1.1. Khái niệm phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm là phương pháp trong đó nhà nghiên cứu chủ động
tạo ra các hiện tượng mà mình cần nghiên cứu sau khi đã triệt tiêu được những yếu tố
ngẫu nhiên của bằng những điều kiện cần thiết.

Ví dụ: các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các phương pháp thử nghiệm để điều
tra lý do tại sao nhiều thanh thiếu niên hiện nay vướng vào tệ nạn hút chích. Bằng
cách tìm hiểu thêm về những lý do cơ bản tại sao những hành vi này xảy ra, các nhà
nghiên cứu có thể đưa ra những cách hiệu quả để giúp các thanh thiếu niên tránh loại
bỏ tệ nạn đó và thay thế bằng những lựa chọn lành mạnh hơn.

Đây là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học nói chung và tâm lý nói
riêng, mang tính chủ động và sáng tạo rất cao trong việc nghiên cứu tâm lý và phát
triển ngành khoa học tâm lý.

1.2. Phân loại phương pháp thực nghiệm

Phương pháp thực nghiệm bao gồm thực nghiệm tự nhiên và thực nghiệm trong
phòng thí nghiệm.

Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong các điều kiện hoạt động bình thường
của đối tượng thực nghiệm. Thực nghiệm tự nhiên có 2 loại: thực nghiệm nhận định
là loại thực nghiệm nhằm xác định tình trạng những vấn đề tâm lý ở đối tượng thực
nghiệm; thực nghiệm hình thành nhằm hình thành một phẩm chất tâm lý nào đó ở đối
tượng thực nghiệm dưới tác động của nhà nghiên cứu.

Ví dụ: Thực hiện một nghiên cứu xem liệu việc thiếu ngủ có làm ảnh hưởng đến
hiệu suất trong một bài kiểm tra lái xe hay không. Người thử nghiệm có thể kiểm soát

2
các biến khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, nhưng sau đó thay đổi số lượng giấc ngủ
mà người tham gia nhận được vào đêm trước khi kiểm tra lái xe.

Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm là loại thực nghiệm được tiến hành trong
điều kiện khống chế một cách nghiêm ngặt các tác động chi phối, ảnh hưởng từ bên
ngoài. Chủ yếu dựa vào dụng cụ thí nghiệm và máy móc đặc biệt.

Ví dụ: dùng dòng điện tâm đồ để biết được sự thay đổi của xúc cảm

2. Ưu nhược điểm của phương pháp thực nghiệm tâm lý

2.1. Ưu điểm của phương pháp thực nghiệm

a. Thực nghiệm tự nhiên:

Một là, có thể thực hiện dựa trên những điều kiện tự nhiên sẵn có, không phải phụ
thuộc vào máy móc hay trang thiết bị đặc biệt để tiến hành, vì là tự nhiên nên hiện
tượng tâm lí có thể nhanh chóng xuất hiện

Hai là, có thể tận dụng phương pháp này để nghiên cứu những hoạt động, diễn
biến phức tạp trong tư tưởng và tình cảm con người.

b. Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm:

Một là, nhà nghiên cứu có thể chủ động tạo ra điều kiện để làm nảy sinh các hiện
tượng tâm lí nên có thể xác định đầy đủ hơn về điều kiện và những ảnh hưởng của
điều kiện đó lên đối tượng

Hai là, nếu hiện tượng lặp đi lặp lại nhiều lần và cho ra một kết quả giống nhau thì
có thể kết luận được tính quy luật và đảm bảo được tính chính xác của vấn đề.

2.2. Nhược điểm của phương pháp thực nghiệm

Cả hai dạng thực nghiệm đều có hạn chế về số lượng yếu tố có thể thực hiện,
trong khi một đề tài đòi hỏi phải kiểm nghiệm nhiều yếu tố. Các điều kiện được tạo ra
một cách đặc biệt nhiều lúc làm phá vỡ yếu tố tự nhiên trong quá tình thực nghiệm,
dẫn đến sai lệch kết quả thu được Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm đòi hỏi phải

3
có những dụng cụ, máy móc đặc biệt dẫn đến sự cầu kì, phức tạp không cần thiết.
Ngoài ra, nó còn khó có thể làm nảy sinh những hoạt động tâm lí phức tạp, nằm sâu
trong tâm trí con người. Những người tham gia thực nghiệm có thể bị ảnh hưởng lâu
dài về tâm lí.

II. NHỮNG THỰC NGHIỆM TÂM LÝ NỔI TIẾNG ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN
TRÊN THẾ GIỚI

1. Thực nghiệm marshmallow (1972)

Tiến sĩ tâm lý học Walter Mischel, trường đại học Stanford (Mỹ) đã tiến hành
một thí nghiệm rất nổi tiếng có tên “Bài kiểm tra kẹo dẻo” (Mashmallow test) vào
những năm 60 của thế kỷ trước. Thử nghiệm kẹo dẻo là một trong những nghiên cứu
nổi tiếng nhất của lĩnh vực khoa học xã hội. Nghiên cứu này nói lên tầm quan trọng
của lòng kiên nhẫn và khả năng trì hoãn cảm giác thỏa mãn tức thời để có thể hưởng
được quả ngọt trong tương lai – “khổ trước thì sướng sau”. Tuy nhiên sự thật thế
nào? Khác với các thí nghiệm khác, kết quả của thí nghiệm này chỉ có thể biết được
sau 20 năm. Đó là bởi vì thí nghiệm này muốn chứng tỏ rằng liệu có mối liên hệ nào
giữa trẻ con có thể trì hoãn sự thỏa mãn và viễn cảnh tương lai cuộc sống của chúng.
Thí nghiệm này rất đơn giản: những đứa trẻ trong độ tuổi mầm non sẽ được vào ngồi
trong căn phòng trống và lựa chọn một trong hai khả năng. Với một viên kẹo dẻo, trẻ
có thể chọn ăn ngay hoặc chờ đợi trong mười lăm phút và phần thưởng sẽ là viên kẹo
thứ hai. Thí nghiệm tuy đơn giản nhưng phần nào đó cho thấy tính cách cũng như khả
năng kiềm chế, kiểm soát bản thân của mỗi bé.

Kết quả thực nghiệm:

Theo kết quả của nghiên cứu này, trong 600 trẻ tham gia một số ít trẻ chọn cách
ăn ngay, vẫn ít trẻ có thể để nguyên viên kẹo trong suốt mười lăm phút, một phần ba
trẻ được nhận thêm viên kẹo thứ hai. Trong quá trình nghiên cứu chuyên suốt 50 năm
vậy Mr. Tiết lộ những kết quả nghiên cứu sâu hơn của cuộc thí nghiệm trong cuốn
sách “Bài kiểm tra kẹo dẻo” ( The mashmallow test: Mastering self-control) những
đứa trẻ có thể nhận được viên kẹo thứ hai, có điểm thi SAT cao hơn, tỉ lệ nghiện ngập
thấp hơn, đời sống tinh thần khỏe mạnh, ít mắc phải những rối loạn về hành vi hơn,
và có chỉ số IBM tốt hơn,… đó cũng là những người thành công hơn trong cuộc sống.
Và cuối cùng để tổng kết lại, người ta đã chụp cắt lớp não của những người tham gia

4
vào thí nghiệm. Đứa trẻ có thể chỉ hoãn sự tự thỏa mãn bản thân có phần thuỳ trước
phát triển hơn hẳn, phần đảm nhiệm vai trò rèn luyện bản thân và ý chí mạnh mẽ.

Kết quả từ những nghiên cứu này càng cổ vũ một niềm tin rằng: đức tính kiên nhẫn, ý
chí mạnh mẽ, năng lực tự chủ, khả năng cưỡng lại những thỏa mãn tức thời, … là
chìa khóa thành công của một người. Việc vượt ải thử nghiệm kẹo dẻo, đối với nhiều
người gần như là một báo hiệu tươi sáng cho một tương lai rực rỡ.

2. Thực nghiệm búp bê Bobo

Trong thử nghiệm này Banduara đã chọn 72 đứa trẻ trong độ tuổi từ 3-4 tuổi
tham gia và chia chúng thành 3 nhóm: một nhóm được tiếp xúc với các hình mẫu
người lớn hung tính (hung hăng, thô bạo), một nhóm tiếp xúc với các hình mẫu
không hung tính và một nhóm không bị tác động gì cả làm nhóm đối chứng. Cuối
cùng, các nhóm này được chia tiếp thành trẻ trai và trẻ gái. Mỗi nhóm lại được chia
sao cho một nửa số người tham gia sẽ tiếp xúc với mẫu hình người lớn cùng giới và
nửa còn lại được tiếp xúc với mẫu hình khác giới. Mỗi đứa trẻ được kiểm tra riêng để
đảm bảo rằng hành vi không bị ảnh hưởng bởi những đứa trẻ khác.

Ở giai đoạn đầu tiên, đứa trẻ được đưa vào một phòng có nhiều trò chơi khác
nhau. Sau đó một người lớn, đóng vai trò là hình mẫu trong thí nghiệm, bước vào
phòng và tham gia các hoạt động cùng trẻ. Trong khoảng 10 phút, nhân vật người lớn
này bắt đầu chơi với bộ đồ chơi búp bê Bobo tạo ra tiếng ồn.

Với nhóm mẫu không hung tính, nhân vật người lớn chỉ đơn giản chơi với đồ
chơi và để kệ con búp bê Bobo. Trong nhóm mẫu hung tính, họ sẽ tấn công dữ dội
búp bê Bobo bằng cách ngồi lên nó, đấm vào mặt, đánh vào đầu, ném và đá con búp
bê ra khỏi phòng và sử dụng những lời nói hung bạo như "Đá nó đi!".

Giai đoạn thứ 2, sau 10 phút tiếp xúc với hình mẫu người lớn, mỗi đứa trẻ được
đưa đến một phòng khác có nhiều đồ chơi hấp dẫn. Chúng không được phép chơi với
bất kỳ đồ chơi nào trong số này, mục đích tạo mức độ thất vọng cho trẻ.

Ở giai đoạn cuối cùng, mỗi đứa trẻ được đưa đến phòng thí nghiệm. Căn phòng
này chứa một số đồ chơi "hung tính" bao gồm một cái búa đồ chơi, một quả bóng có
vẽ khuôn mặt, súng phi tiêu, và một con búp bê Bobo. Căn phòng cũng có một số đồ
5
chơi "không hung tính" bao gồm bút màu, giấy, búp bê, động vật bằng nhựa và xe tải.
Mỗi đứa trẻ được phép chơi trong phòng này 20 phút trong khi những người làm thí
nghiệm quan sát hành vi của đứa trẻ từ phía sau gương một chiều và đánh giá mức độ
hung tính của trẻ.

Kết quả thực nghiệm:

Như đã được Bandura tiên đoán và những người quan sát đã ghi nhận rằng: Một
số đông các em ở nhóm 2 xúm vào đánh đập con búp bê Bobo kia rất hăng hái. Các
em vừa đánh vừa la hét câu: “Đá nó đi”. Các em đá con búp bê, ngồi lên nó, đánh nó
bằng búa y như các em đã nhìn thấy. Nói khác đi, các em bắt chước nhân vật người
lớn, và các em bắt chước khá chính xác. Nhóm 1 và nhóm 3 không có chút biểu hiện
bạo lực nào.

Từ thực nghiệm trên, các nhà khoa học có kết luận chung rằng: “Các hành vi cụ
thể có thể được học thông qua quan sát và bắt chước”, cụ thể trong thực nghiệm trên
cho thấy rằng trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của người lớn có xu hướng bắt chước lại
hành vi này khi không có ai giám sát. Ngược lại, trẻ không chứng kiến hành vi bạo
lực tỏ ra bình tĩnh. Tuy nhiên, có sự khác biệt quan trọng về giới. Những bé trai quan
sát người lớn cùng giới (nam giới) cư xử thô bạo bị ảnh hưởng nhiều hơn bé trai quan
sát người lớn nữ giới có cùng hành vi hung tính. Một điều thú vị mà các nhà thí
nghiệm quan sát thấy, trong nhóm có hình mẫu cùng giới với trẻ, các bé trai bắt
chước nhiều hơn hành vi bạo lực thể chất trong khi các bé gái bắt chước nhiều hơn
hành vi gây hấn bằng lời nói. Các nhà nghiên cứu cũng đã đúng khi dự đoán bé trai sẽ
cư xử hung hăng hơn, hành vi hung tính gấp đôi bé gái.

Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng kết quả trong phòng thí nghiệm không giống
kết quả ngoài đời thực và hành vi bạo lực được ghi lại ngay lập tức nên không rõ kéo
dài hay không. Đặc biệt, trẻ có thể không chủ ý tấn công mà làm vậy để người lớn hài
lòng. Sau đó, công trình của Bandura bị lên án vì đã khiến những đứa trẻ cư xử hung
hãn, những người làm thí nghiệm về cơ bản là đã dạy cho những đứa trẻ này trở nên
hung tính hơn. Các nhà phê bình lo sợ rằng trong tương lai, những đứa trẻ này có xu
hướng phản ứng với sự thất vọng bằng hành vi hung tính.
6
Áp dụng vào thực tế hiện nay, thực nghiệm này vẫn có độ chính xác cao. Những
đứa trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình từ bé thường sống trong ám ảnh và sự
sợ hãi, có nhận thức sai lệch về nhiều vấn đề, đặc biệt các bé trai có xu hướng bạo lực
cao. Nếu không được giúp đỡ kịp thời, trẻ rất dễ có những bước đi nhầm đường lạc
lối, thậm chí trở thành một “phiên bản khác” của cha mẹ chúng.

3. Thực nghiệm Quái vật (1939)

Thực nghiệm Quái vật là một thực nghiệm về khả năng ngôn ngữ. Thực nghiệm
được tiến hành bởi tiến sĩ Wendell Johnson tại Đại học Iowa, Mỹ. Ông là một nhà
nghiên cứu các bệnh về lời nói và bản thân ông cũng mắc chứng nói lắp. Những
nghiên cứu của ông nhìn vào bản chất cơ bản của việc nói lắp, làm thế nào nó hoạt
động và thực sự nó là gì. Có nhiều giả thiết cho rằng nói lắp là do di truyền, nhưng
ông muốn chứng minh nói lắp là một hành vi học được. Để chứng minh lý thuyết của
mình, ông tiến hành một thực nghiệm gọi là Thực nghiệm quái vật

Thực nghiệm này được ông tiến hành trên 22 trẻ em mồ côi, tại Davenport,
Iowa, năm 1939 để kiểm tra chứng nói lắp của chúng. Johnson cũng chọn Mary
Tudor, một trong những sinh viên của ông làm người tiến hành và giám sát nghiên
cứu. Wendell đã chia 22 trẻ mồ côi bị nói lắp trên thành 2 nhóm để nghiên cứu. Theo
đó, một nhóm được áp dụng phương pháp điều trị tích cực bằng cách khen ngợi,
khuyến khích khả năng nói trôi chảy của các em. Trong khi đó, nhóm còn lại được áp
dụng phương pháp điều trị tiêu cực: bị chê trách khi nói chuyện không trôi chảy hay
mắc lỗi cũng như luôn nói với họ là người bị nói lắp.

Kết quả thực nghiệm:

Các em ở nhóm được khen ngợi cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc cải thiện
chứng nói lắp. Các em tự tin hơn khi giao tiếp với người khác và dần dần cải thiện
chứng nói lắp của mình. Nhưng kết quả ở nhóm thứ hai thì không tốt được như vậy.
Sau một thời gian điều trị theo phương pháp tiêu cực trên, Sau một thời gian điều trị
theo 2 phương pháp đối lập trên, 5 trên 6 đứa trẻ vốn bình thường nay bỗng mắc tật
nói lắp sau khi phải chịu đựng những "liệu pháp chữa bệnh" kinh dị của Wendell. 3

7
trẻ vốn đã nhút nhát nay càng nói lắp nhiều và khép mình hơn. Chỉ có duy nhất một
trẻ trong số chúng là không bị ảnh hưởng bởi cuộc thí nghiệm này.

Thực nghiệm này vẫn chưa được Wendell công bố kết quả chính thức nhưng nó
đã bị lên án gay gắt vì những hành vi vô nhân đạo lên những trẻ mồ côi thuộc nhóm
hai. Dường như tác động từ thí nghiệm đã ăn sâu vào nhóm trẻ mồ côi bị "gắn mác"
nói lắp và các em phải vật lộn với hậu quả của cuộc thử nghiệm phi đạo đức đó trong
suốt phần đời còn lại. Các em đã bị "ép" mắc tật nói lắp chỉ để thỏa mãn ý kiến cá
nhân của một nhà khoa học có cái tôi quá cao. Đây là bài học đau lòng của ngành
khoa học thí nghiệm và trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhân loại.

Tuy nhiên thực nghiệm này đã cho chúng ta thấy, những tác động tiêu cực ảnh
hưởng rất lớn đến tâm lí của những đứa trẻ. Bản chất của “liệu pháp chữa bệnh” kinh
dị này chính là cuộc sống mà một bộ phận trẻ em đang phải chịu đựng. Trong xã hội
những năm gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tự tử của trẻ vị thanh niên, nguyên nhân
hầu hết đến từ những áp lực trong cuộc sống dẫn đến nhiều vấn đề về tâm lí và chúng
thường được thực hiện bằng bạo lực ngôn ngữ: sự chì chiết, mắng nhiếc, áp đặt
nhưng lại được bao biện là dạy dỗ. Minh chứng rõ ràng nhất là vụ việc một nam sinh
trường chuyên ở Hà Nội đã nhảy lầu và bức thư tuyệt mệnh của cậu ấy là cái tát thức
tỉnh cho một nền giáo dục chạy theo thành tích, là sự cảnh tỉnh cho những vụ bạo lực
ngôn ngữ đối với trẻ em. Bạo lực ngôn ngữ dẫn đến tâm lí bất ổn, nó đáng sợ hơn
chúng ta nghi rất nhiều.

4. Thực nghiệm “Albert bé nhỏ” (1920)

Năm 1920, John Watson một nhà tâm lý học luôn bị ám ảnh bởi nghiên cứu về
phản xạ có điều kiện của Ivan Pavlov, đồng thời cũng là cha đẻ của thuyết hành vi, và
luôn có chủ trương dùng những trẻ mồ cô tham gia vào các nghiên cứu của mình.
Ông muốn kiểm tra xem nỗi sợ là bẩm sinh hay là phản xạ có điều kiện bởi vậy ông
đã lựa chọn một đứa trẻ có tên Albert, là con của một y tá trong bệnh viện. Đứa bé
được Watson và Rayner gọi là “Albert B”, nhưng sau này được gọi là “Albert bé
nhỏ” khi bé mới 8 tháng 26 ngày tuổi.

8
Ban đầu, bé được cho coi một con chó, một con thỏ trắng, một con chuột trắng
và một chiếc mặt nạ Santa Claus. Như bao đứa trẻ khác, Albert vô cùng thích thú và
chẳng hề sợ hãi trước những thứ kì lạ. Albert thậm chí cũng chẳng thèm khóc thét lên
khi nhìn thấy giấy đang cháy trước mặt. Tuy nhiên, tới khi Albert được 11 tháng 3
ngày, Watson lại tiếp tục thử nghiệm này. Ông đưa Albert một chú chuột bạch. Theo
thói quen, Albert lân la tiến tới. Ngay khi bé chạm vào con vật, Watson đột nhiên
đánh thật mạnh một tiếng vào thanh thép phía sau, gây ra hồi chuông inh tai và chát
chúa. Albert lập tức hoảng sợ và khóc ré lên. Watson tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần
và khiến Albert phải sợ chuột như một phản xạ

Kết quả thực nghiệm:

Thông qua thí nghiệm này, Watson đã chứng minh rằng cảm xúc sợ hãi có thể
được học thông qua các phản xạ có điều kiện. Nhưng hậu quả về sau là Albert không
chỉ thấy sợ chuột mà còn bắt đầu thấy sợ những con thú, sợ mặt nạ Santa và thậm chí
những thứ không liên quan như áo khoác lông trắng bởi cảm giác mềm mại khi sờ
tới. Mẹ của Albert đã được nhận khoản phí trị giá 1 USD (khoảng 12 USD hiện nay)
sau khi cho con mình tham gia thử nghiệm này. Nhiều chuyên gia cho rằng, bà đồng
ý chì vì sợ mất công việc y tá ở bệnh viện.

Trong khi thí nghiệm này được đánh giá là một trong những cuộc thí nghiệm nổi
tiếng nhất của giới tâm lý học và được nhắc đến trong hầu hết các lớp học tâm lý cơ
bản thì nó cũng bị chỉ trích mạnh mẽ vì một số nguyên nhân. Đầu tiên là quá trình
thực nghiệm và việc thiết kế thực nghiệm đã không được chuẩn bị cẩn thận. Watson
và Rayner đã không phát triển một đối tượng để đánh giá phản ứng của Albert, mà
thay vào đó dựa vào cách giải thích chủ quan của riêng mình. Thứ hai, thực nghiệm
này làm nảy sinh những lo ngại về mặt đạo đức. Nếu như là thời đại ngày nay, thực
nghiệm sẽ không được tiến hành vì nó phi đạo đức. Kể từ thực nghiệm này, Hiệp hội
Tâm lý học Hoa Kỳ đã phát triển một quy tắc thực nghiệm, cấm mọi người tiến hành
các thí nghiệm phi đạo đức để đảm bảo vấn đề đạo đức cho các thử nghiệm khoa học.

5. Thực nghiệm nhà tù giả Zimbardo

9
Nhà tâm lý học Philip Zimbardo là bạn thời trung học với Stanley Milgram và
ông có hứng thú với quá trình các yếu tố từ bối cảnh góp phần như thế nào vào nhóm
hành vi xã hội. Trong thí nghiệm nổi tiếng và gây tranh cãi của mình, ông đã thiết lập
một nhà tù giả trong tầng hầm của khoa Tâm lý, Đại học Stanford. Tham dự viên
được chỉ định ngẫu nhiên làm tù nhân hoặc quản ngục. Bản thân Zimbardo cũng đóng
vai giám sát trong nhà tù.

Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực biến mọi thứ trở nên chân thực nhất có thể, thậm
chí còn “bắt giam” những người đóng vai tội phạm và tống họ vào nhà tù giả này. Tù
nhân được mặc đồng phục, trong khi đó, quản ngục bị yêu cầu phải suy trì kiểm soát
nhà tù mà không sử dụng bạo lực hay ép buộc. Khi tù nhân bắt đầu không nghe lời,
quản ngục đã sử dụng những chiến lược như sỉ nhục và biệt giam để trừng phạt và
kiểm soát tù nhân.

Kết quả thực nghiệm:

Mặc dù theo kế hoạch thì thí nghiệm sẽ kéo dài trong 2 tuần nhưng nó đã phải
dừng lại chỉ sau 6 ngày. Tại sao? Vì quản ngục đã bắt đầu lạm quyền và đối xử tàn ác
với tù nhân. Những người trong vai trò quản ngục, trong đó có một số người trước đó
tự nhận xét bản thân mình là người có lối sống và cách cư xử ôn hòa, đã nhanh chóng
nhập vào vai trò của những người mạnh tay thực thi kỷ luật thép. Mặt khác, nhiều tù
nhân ghi nhận dấu hiệu của lo âu và vấn đề cảm xúc nghiêm trọng. Sau một ngày rưỡi
thử nghiệm, tù nhân 8612 bị kích động, bắt đầu kêu khóc thảm thiết, buộc người ta
phải thả. Do quá khốn khổ, tù nhân 416, tên thật là Clay đã tuyệt thực với hi vọng
được thả và đây là bằng chứng rất tích cực phục vụ cho nghiên cứu nói về những tác
hại của cuộc sống trong tù với con người. Theo tù nhân 416 thú nhận thì anh ta bắt
đầu cảm thấy bị mất lòng tự trọng, không còn nhận thức được mình đang tham gia
một cuộc thử nghiệm mà cảm thấy mình là một tù nhân thực sự. Mãi cho đến khi một
sinh viên (cũng là vợ tương lai của Zimbardo) Christina Maslach ghé thăm nhà tù thì
mọi người mới vỡ lẽ ra là tình huống đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát và bị đẩy đi quá
xa. Maslach quá sức kinh sợ với những gì đang diễn ra và nói lên sự khó chịu của
mình. Zimbardo sau đó đã quyết định ngưng thực hiện thí nghiệm. Sau này,
10
Zimbardo cho biết “mặc dù chúng tôi đã kết thúc thí nghiệm sớm hơn dự định một
tuần nhưng như vậy vẫn còn hơi trễ”. Và đây là kết luận của Tiến sĩ Zimbardo: Luôn
có rất nhiều tình huống cụ thể có ảnh hưởng mạnh đến độ có thể áp đảo bản chất cố
hữu trong chúng ta. Yếu tố mấu chốt ở đây chính là hoàn cảnh, là quy tắc chuẩn mực.

PHẦN KẾT LUẬN

Tóm lại, việc thực hiện thực nghiệm nghiên cứu tâm lý là một việc làm cần
thiết. Thế giới tâm lí con người vô cùng diệu kì và phong phú. Nó được mọi người
quan tâm và nghiên cứu cùng với lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại. Từ
những tư tưởng đầu tiên sơ khai, tâm lí học đã hình thành và phát triển không ngừng,
ngày càng giữ một vai trò quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Đối
tượng nghiên cứu của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý khác nhau trong đời sống
của con người, các quy luật và các cơ chế hoạt động tâm lý của con người. Là
phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học nói chung và tâm lý nói riêng, thực
nghiệm nghiên cứu tâm lý là một phương pháp mang tính chủ động và sáng tạo rất
cao trong việc nghiên cứu tâm lý và phát triển ngành khoa học học tâm lý sau này.
Thực nghiệm nghiên cứu tâm lý dù là loại hình thực nghiệm nào cũng khó có thể
khống chế hoàn toàn ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan của người bị thực nghiệm
đặc biệt dễ bị căng thẳng tâm lý, thần kinh khi làm thực nghiệm. Vì vậy khi sử dụng
thực nghiệm nghiên cứu tâm lý cần chú ý tạo ra trạng thái tự nhiên và có sự phối hợp
giữa thực nghiệm với các phương pháp nghiên cứu khác.

11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tâm lí học đại cương, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội, 2021
2. Simplypsychology.org. 2022. [online], từ
<https://www.simplypsychology.org/marshmallow-test.html> [Truy cập ngày
19/6/2022].
3. Mcleod, S., 2022. Bobo Doll Experiment | Simply Psychology. [online]
Simplypsychology.org, từ
<https://www.simplypsychology.org/bobo-doll.html> [Truy cập ngày
19/6/2022].
4. En.m.wikipedia.org. 2022. Monster Study - Wikipedia. [online] từ:
<https://en.m.wikipedia.org/wiki/Monster_Study> [truy cập ngày 20/6/2022].
5. Verywell Mind. 2022. What Was the Little Albert Experiment?. [online]
từ: https://www.verywellmind.com/the-little-albert-experiment-2794994
6. En.m.wikipedia.org. 2022. Little Albert experiment - Wikipedia. [online]
từ: <https://en.m.wikipedia.org/wiki/Little_Albert_experiment> [ Truy cập
ngày 20/6/2022].
7. Simplypsychology.org. 2022. [online] từ:
<https://www.simplypsychology.org/zimbardo.html> [ Truy cập ngày
20/6/2022].

12

You might also like