You are on page 1of 27

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG


CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN TÂM LÝ
CỦA TRẺ EM

Lớp học phần: DHAV17F


Nhóm: 4
GVHD:

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA


BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

Lớp học phần: DHAV17F


Nhóm: 4

STT MSSV HỌ VÀ TÊN Chữ ký


1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023


BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
Lớp: DHAV17F Nhóm: 4
STT HỌ VÀ TÊN Mức độ tham gia họp Mức độ đóng góp Chất lượng đóng góp Đánh giá Chữ ký
- làm việc nhóm vào hoạt động công việc của nhóm chung
nhóm (3 mức:
A, B, C)
1 Đầy đủ Tích cực Tốt A

2 Đầy đủ Tích cực Tốt A

3 Đầy đủ Tích cực Tốt A

4 Đầy đủ Tích cực Tốt A

5 Đầy đủ Tích cực Tốt A

6 Đầy đủ Tích cực Tốt A

Lưu ý: Ghi nhận xét ngắn gọn trong 3 cột đầu tiên và đánh giá chung: (chọn 1 trong 3 mức độ: A, B, hoặc C)
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm sinh viên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường
Đại học Công nghiệp TP.HCM đã bộ môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học vào
chương trình giảng dạy. Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - cô
Nguyễn Thị Kim Liên đã giảng dạy tận tình, chi tiết để nhóm em có đủ kiến thức và vận
dụng chúng vào bài tiểu luận này. Mặc dù đã cố gắng hết mình để hoàn thành thật tốt
bài tiểu luận nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, nhóm chúng
em rất mong sự nhận xét, đóng góp ý kiến của cô để chúng em có thể hoàn thiện hơn
nữa.
Lời cuối cùng, nhóm em xin kính chúc cô có nhiều sức khỏe, thành công và hạnh
phúc. Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU/HÌNH VẼ

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................7
1. Lí do chọn đề tài...............................................................................................7
2. Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................7
2.1 Mục tiêu chính............................................................................................7
2.2 Mục tiêu cụ thể...........................................................................................7
3. Câu hỏi nghiên cứu...........................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................7
4.1 Đối tượng nghiên cứu.................................................................................7
4.2 Phạm vi nghiên cứu....................................................................................8
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................8
5.1 Ý nghĩa khoa học........................................................................................8
5.2 Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................8
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................8
1. Các khái niệm...................................................................................................8
1.1. Bạo lực gia đình là gì?..............................................................................8
1.2 Rối nhiễu tâm trí là gì?...............................................................................9
2. Tình hình nghiên cứu trong nước.....................................................................9
3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................13
4. Các khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó...................14
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP.......................................................14
1. Thiết kế nghiên cứu: hỗn hợp.........................................................................14
2. Chiến lược chọn mẫu......................................................................................14
3. Thiết kế công cụ thu thập thông tin................................................................15
3.1 Công cụ thu thập thông tin........................................................................15
3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi :..............................................................15
3.3 Mô tả.........................................................................................................16
4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình thu thập dữ liệu..................................16
4.1. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................16
4.2 Quy trình thu thập dữ liệu.........................................................................17
5. Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu...............................................................17
CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC DỰ KIẾN....................................................................18
CHƯƠNG 5: LỊCH BIỂU NGHIÊN CỨU............................................................18
CHƯƠNG 6: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................19
PHỤ LỤC 1............................................................................................................21
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn nạn bạo lực gia đình chắc hẵn đã không còn xa lạ với mọi người. Bởi lẽ tình
trạng này nó đã và đang tiếp diễn ảnh hưởng rất lớn đến nạn nhân bị bạo lực và đặc biệt
ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý trẻ em.
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, chúng cần được sự quan tâm của gia
đình, người thân và xã hội. Mọi đứa trẻ trên thế giới này, đều khao khát hạnh phúc, được
sự yêu thương đùm bọc từ gia đình. Không có bất kì đứa trẻ nào muốn mình là nạn nhân
của những trận đòn roi hay những lời mắng nhiếc, bị bạo hành bởi chính nơi nương tựa
duy nhất của mình. Nổi đau và sự thiệt thòi để lại sau bạo khi bị bạo hành đối với trẻ là
vô cùng to lớn. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ đến tận sau này.
Tại Việt Nam, vấn nạn này vẫn có xu hướng tăng mặc dù trước đây đã có rất nhiều
bài báo và giới truyền thông lên án. Để có cở sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp
ngăn ngừa, giảm bớt tình trạng sử dụng hành vi bạo lực gia đình gây ảnh hưởng đến
người khác đặc biệt là trẻ em, vậy nên cần tiến hành nghiên cứu thực tiễn về hành vi bạo
lực gia đình này.
Từ những lí do trên, nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “ Nghiên cứu ảnh
hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lý của trẻ em” làm đề tài tiểu luận. Nghiên cứu này
nhằm tìm hiểu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lý của trẻ để từ đó đưa ra
những giải pháp, ngăn ngừa bạo lực, để xây dựng xã hội ngày càng công bằng, văn minh.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chính
Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với tâm lý của trẻ em
2.2 Mục tiêu cụ thể
 Khảo sát thực trạng tâm lý của trẻ em khi bị bạo lực gia đình
 Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình
 Nghiên cứu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với tâm lý trẻ em
 Đề xuất các giải pháp, hạn chế vấn nạn bạo lực gia đình nói chung
3. Câu hỏi nghiên cứu
 Thực trạng bạo lực gia đình đối với trẻ em ở nước ta hiện nay như thế nào?
 Những nguyên nhân nào gây ra bạo lực gia đình đối với trẻ em hiện nay?
 Việc bạo lực gia đình có những ảnh hưởng gì về mặt tâm lý của trẻ em?
 Những biện pháp phòng chống bạo lực gia đình nói chung và trẻ em nói riêng?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với tâm lý trẻ em
4.2 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Tại trường THSC Trường Sơn
 Địa chỉ: 43 Nguyễn Văn Bảo, Phường 4, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
 Thời gian: 03/2023 - 12/2023
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu giúp tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ khi bị
bạo hành và tìm ra giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao sự hiểu biết của việc sử dụng
bạo lực đối với con cái
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có thể giúp các nhà tâm lý học, cùng cơ quan quản lý và
nghiên cứu về tâm lý trẻ em hiểu thêm về các ảnh hưởng tâm lý của trẻ bị bạo
hành, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để nâng cao ý thức của con người về việc
phòng tránh, ngăn chặn những tác động tiêu cực của bạo lực gia đình mang lại đối
với tâm lý của trẻ em

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1. Các khái niệm
1.1. Bạo lực gia đình là gì?
Theo nghiên cứu của Lý Thị Minh Hằng 2009 [1], bạo lực gia đình là hành vi
không nên tồn tại trong phẩm chất của con người và nó đã và đang trở thành một nỗi lo
sợ của mọi người trong nước ta nói riêng và toàn thế giới nói chung. Bạo lực gia đình chủ
yếu là phái mạnh ( cha, chồng) gây ra cho phái yếu ( vợ, con) là hiện tượng khá phổ biến
đem lại những ảnh hưởng rất lớn đối với tinh thần và thể xác của nạn nhân. Đặc biệt hơn
nó tác động rất lớn đối với tâm lý của trẻ em. Bạo lực gia đình là sử dụng sức mạnh thể
xác cũng như lời nói của thành viên trong gia đình một cách cố ý gây ra tổn hại hoặc có
thể gây tổn hại đến thể xác, tinh thần, kinh tế của thành viên khác.
Bạo lực thể chất những hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc chấn thương cho
người bị bạo lực qua các hành vi đấm, đá, đạp, hoặc xử dụng vũ khí gây tổn thương cho
nạn nhân.
Bạo lực tinh thần là hành vi chửi mắng, hạ nhục, dùng những lời lẽ thô tục, nặng
nề xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, tổn thương lòng tự trọng của người khác. Bên
cạnh đó bạo lực tinh thần còn tồn tại đa dạng hình thức như hành vi khủng bố, đe dọa tinh
thần tạo nên sự khủng hoảng tâm sinh lý nạn nhân, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tâm
lý hoảng loạn. Thậm chí nó còn có thể biểu hiện với hình thức “chiến tranh lạnh”. Đây
được xem là một trong những hình thức bạo lực tinh thần khó xác định nhất và tổn
thương tinh thần nghiêm trọng. Nó được biểu hiện bởi sự thờ ơ, vô trách nhiệm, lạnh
nhạt đối với nạn nhân.
Bạo lực kinh tế là hành vi gây áp lực tài chính, ép nạn nhân kiếm tiền và dành
kiểm soát.
Bạo lực tình dục là hành vi cưỡng ép phục vụ nhu cầu tình dục khi vợ hoặc chồng
không muốn.
1.2. Có những hình thức bạo lực gia đình nào?
Theo bài báo khoa học của Hoàng Bá Thịnh (2007) [2] thì bạo lực có thể được
phân loại như sau:
Về tính chất thì bạo lực gia đình chủ yếu bao gồm các hình thức: bạo lực thể chất
bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục.
Về quan hệ giữa thành viên trong gia đình thì gồm các hình thức: cha bạo lực đối
với mẹ, mẹ bạo lực đối với cha, cha mẹ bạo lực đối với con cái.
Bạo lực thể chất những hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc chấn thương cho
người bị bạo lực qua các hành vi đấm, đá, đạp, hoặc xử dụng vũ khí gây tổn thương cho
nạn nhân.
Bạo lực tinh thần là hành vi chửi mắng, hạ nhục, dùng những lời lẽ thô tục, nặng
nề xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, tổn thương lòng tự trọng của người khác. Bên
cạnh đó bạo lực tinh thần còn tồn tại đa dạng hình thức như hành vi khủng bố, đe dọa tinh
thần tạo nên sự khủng hoảng tâm sinh lý nạn nhân, khiến nạn nhân rơi vào trạng thái tâm
lý hoảng loạn. Thậm chí nó còn có thể biểu hiện với hình thức “chiến tranh lạnh”. Đây
được xem là một trong những hình thức bạo lực tinh thần khó xác định nhất và tổn
thương tinh thần nghiêm trọng. Nó được biểu hiện bởi sự thờ ơ, vô trách nhiệm, lạnh
nhạt đối với nạn nhân.
1.2 Sức khỏe tinh thần là gì ?
Theo bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (2013) [3] chất lượng cuộc sống của con người
ngày nay đang được cải thiện đáng kể, do đó con người không chỉ quan tâm đến sức khỏe
thể chất mà còn lo lắng cho sức khỏe tinh thần. Sức khỏe tinh thần là một phần rất quan
trọng, nếu sức khỏe tinh thần tốt sẽ góp phần tạo nên một sức khỏe tốt và ngược lại. Ở trẻ
em hiện nay đang xuất hiện những vấn đề sức khoe tinh thần rất nhiều như stress, rối
nhiễu tâm trí, lo âu kéo dài, trầm cảm,.. đây là những trạng thái tâm lý không ổn định,
gây xáo trộn mất cân bằng trong đời sống bình thường, khó hòa nhập được với cộng
đồng. Mà nguyên nhân của những vấn đề tiêu cực xảy ra ở sức khỏe tinh thần thường liên
quan đến gia đình. Gia đình là môi trường chủ yếu tạo nên một sức khỏe tinh thần tốt
hoặc không. Bởi vậy, nếu sống trong một gia đình có bạo lực thì trẻ em sẽ bị ảnh hưởng
tinh thần nghiêm trọng và dẫn đến các bệnh về tâm lý.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013. Đề tài “Nghiên cứu
biểu hiện rối loạn lo âu ở học sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai – Hà Nội
khi sống trong gia đình có bạo lực”. Theo nghiên cứu nguyên nhân của các rối loạn về
mặt tinh thần ở trẻ em xuất phát không chỉ từ các yếu tố môi trường như sức khỏe tâm
thần do bị bạo hành hay mất người thân, mà còn từ các yếu tố sinh học như di truyền, tổn
thương hệ thần kinh. Trong đó, sự phát triển về tâm lý của trẻ bị ảnh hưởng sâu sắc từ
môi trường đầu tiên, đó là gia đình vì trong quá trình hình thành và phát triển toàn diện
của trẻ, cha mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra việc không
được sống cùng cả cha lẫn mẹ hay các yếu tố khác như điều kiện kinh tế gia đình, cách
giáo dục của cha mẹ hoặc do sống trong môi trường tồn tại bạo lực đều sẽ làm cho trẻ em
có biểu hiện rối loạn lo âu.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Đạt, 2014. Đề tài “Rối nhiễu tâm lý ở
trẻ em sống trong gia đình có bạo lực” cho thấy mối tương quan thuận giữa hình thức
bạo lực tinh thần của cha mẹ trong những gia đình có bạo lực như mắng nhiếc, trách móc,
cãi vã với thực trạng bạo lực gia đình là rất chặt chẽ. Còn với hình thức bạo lực kinh tế
giữa cha mẹ khi có xung đột, mâu thuẫn dẫn đến ném, đập hoặc làm hư hỏng đồ đạc
trong gia đình cũng có mối tương quan thuận với bạo lực gia đình cũng chặt chẽ không
kém, chỉ có bạo lực thể chất là có mối tương quan thấp hơn. Tuy nhiên, theo kết quả phân
tích hồi quy tuyến tính của nghiên cứu thì hình thức bạo lực kinh tế giữa cha mẹ có ảnh
hưởng ít nhất đến bạo lực gia đình, tiếp đến là bạo lực thể chất và có ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất vẫn là bạo lực tinh thần giữa cha mẹ. Từ đó, nghiên cứu cũng dự báo tỉ lệ trẻ em
sống trong gia đình có bạo lực chứng kiến bạo lực tinh thần là 67%, tỉ lệ trẻ em chứng
kiến bạo lực thể chất là 33% và tỉ lệ trẻ em chứng kiến bạo lực kinh tế giữa cha mẹ là
28%. Về phần cha mẹ, họ thường có xu hướng né tránh không đề cập đến những hành vi
bạo lực gia đình những khi được phỏng vấn thì nam giới đề cập đến việc phụ nữ nói
nhiều dẫn đến nam giới tức giận và có những hành vi bạo lực, ngược lại phụ nữ đề cập
đến việc say rượu của nam giới là hành vi bạo lực tinh thần và thể chất, tuy nhiên, cả nam
giới lẫn nữ giới không phủ nhận việc con cái chứng kiến cảnh cha mẹ cãi vã,, mắng chửi
nhau có thể gây rối nhiễu tâm lý ở trẻ sau này.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2010. Đề tài “Hành vi
bạo lực của cha mẹ đối với con tuổi vị thành niên”. Theo nghiên cứu cho thấy tuổi vị
thành niên là một giai đoạn có nhiều biến đổi, nhân cách cũng bị ảnh hưởng thông qua
những kinh nghiệm sống thu được. Sự khích lệ, cỗ vũ, tình thương của gia đình sẽ giúp
trẻ hình thành được việc tự giác, cố gắng hoàn thiện mình thay vì sự trừng phạt thân thể.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy, bạo lực gia đình với con cái còn rất phổ biến,
đặc biệt là bạo lực tinh thần, đôi lúc vô tình nhưng lại làm tổn thương con khá lớn mà cha
mẹ vẫn nghĩ rằng đó là việc làm thật sự cần và tốt cho con mình.
Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn; Nguyễn Thị Diễm My; Giang
Thiên Vũ; và Đặng Vũ Khoa, 2019. Đề tài: “ Biểu hiện tổn thương tâm lý của trẻ em
trong gia đình không toàn vẹn qua xúc cảm, tình cảm của trẻ với gia đình và cuộc
sống xã hội’. Theo kết quả nghiên cứu khi trẻ em được sống trong một gia đình không
toàn vẹn sẽ ảnh hưởng đến mặt tâm lý sâu sắc, đặc biệt là mặt thể chất, tinh thần, xúc cảm
và ảnh hưởng đến hành vi. Trong đó có sự chênh lệch rõ ràng về tổn thương tâm lý ở ba
nhóm trẻ đó là: nhóm trẻ bị tổn thương tâm lý, nhóm trẻ ở mức ranh giới và nhóm trẻ
không bị tổn thương tâm lý. Ở nhóm trẻ không bị tổn thương tâm lý và nhóm trẻ ở mức
ranh giới tổn thương tâm lý sẽ có ít suy nghĩ, hành động tiêu cực so với nhóm bị tổn
thương tâm lý.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Đạt, 2012. Đề tài : “ Những hành vi
kém thích nghi của thanh thiếu niên trong gia đình có bạo lực”. Theo kết quả nghiên
cứu bạo lực gia đình và những hành vi tiêu khiển đều có quan hệ mật thiết với nhau. Kết
quả khảo sát bằng phiếu liệt kê hành vi( YSR ) của Achenbach cho thấy thanh thiếu niên
được sống trong ba kiểu loại gia đình: thứ nhất là gia đình hòa thuận, thứ hai là gia đình
mâu thuẫn không bạo lực và còn lại là gia đình bạo lực. Tỷ lệ thanh thiếu niên có hành vi
tiêu cực, lệch chuẩn với xã hội, trầm cảm, bạo lực xảy ra nhiều nhất ở gia đình bạo lực.
Những hành vi này có thể được tiếp thu và ngấm dần từ trong quá trình quan sát cha mẹ
trong việc mâu thuẫn, cãi nhau thậm chí đánh đập. Từ đó trẻ sẽ có suy nghĩ sử dụng bạo
lực để giải quyết vấn đề. Cuối cùng, bạo lực đẻ ra bạo lực. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ
nào sống trong gia đình có bạo lực đều trở thành con người thích nhiễu loạn , chúng đã cố
gắng mạnh mẽ vượt qua sự tác động của bạo hành từ môi trường xung quanh.
Theo bài viết của tác giả Trần Thị Sáu, 2015. Đề tài: “ Ảnh hưởng của bạo
lực gia đình đối với sự hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em”. Theo nghiên
cứu thì gia đình là nền tảng của xã hội, là nơi giúp hình thành tính cách và phát triển nhận
thức của trẻ em. Gia đình đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nuôi dưỡng,
giáo dục, phát triển toàn diện của trẻ. Khi được sống trong một gia đình hạnh phúc, ấm
no, lành mạnh thì sẽ là một cái nôi tốt để một đứa trẻ lớn lên và nâng tầm nhận thức.
Ngược lại, khi phải sống trong một gia đình bạo lực, thường xuyên chứng kiến cảnh đánh
đập, hành hạ giữa các thành viên trong gia đình thì sẽ tạo điều kiện cho đứa trẻ đó phát
triển những thói hư tật xấu, có những hành vi tiêu khiển, đồi bại trong cuộc sống. Bên
cạnh đó, tác giả cũng có những biện pháp đề xuất giúp nâng cao nhận thức và hành vi về
chống nạn bạo lực cho các trẻ nhỏ.
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2019. Đề tài: “
Hoạt động của “ Địa chỉ tin cậy” phòng chống bạo lực gia đình ở cộng đồng nhìn từ
góc độ công tác xã hội”. Theo nghiên cứu gia đình là tổ ấm yên bình, hạnh phúc để ai
cũng có thể trở về sau một ngày dài làm việc vất vả. Tuy nhiên không phải ai cũng coi gia
đình như tổ ấm mà là địa ngục, là nơi mà không muốn về hoặc thậm chí chỉ khi nghĩ đến
đã cảm thấy sợ hãi, khiếp sợ. Do đó, theo Luật phòng chống bạo lực gia đình, tại Việt
Nam đã hình thành lên nhiều: “Địa chỉ đáng tin cậy để phòng chống nạn bạo lực gia
đình”. Nơi đây tiếp nhận những nạn nhân bị bạo lực gia đình đến để điều trị về mặt y tế
cũng như tâm lý, tinh thần, tìm chỗ trú ngụ trong thời gian tránh xa người bạo lực họ. Họ
bị bạo lực trên nhiều khía cạnh như: thể chất, tinh thần, tình dục và có rất nhiều nguyên
nhân dẫn đến bị bạo lực như: cha mẹ thường xuyên đánh đập do áp lực kinh tế, cha
dượng cưỡng hiếp, bất đồng về nhiều mặt. Tuy nhiên, đây chỉ là nơi để ngăn chặn tạm
thời những bạo lực chứ chưa có những cách tiếp cận, đàm phán hay hỗ trợ nạn nhân đặc
biệt là trẻ em. Một điểm hạn chế nữa đó là nhân viên ở “Địa chỉ tin cậy” chỉ hoạt động
dựa trên mức độ uy tín và kinh nghiệm của bản thân, chưa được trải qua đào tạo hay tập
huấn về kiến thức và kĩ năng trong việc chống lại bạo lực gia đình.
Theo nghiên cứu của tác giả Lý Thị Minh Hằng, 2009. Đề tài : “ Bạo lực gia
đình và hậu quả tâm lý đối với nạn nhân của bạo lực gia đình”. Theo nghiên cứu này,
bạo lực gia đình đang là một vấn đề “nổi trội” trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng. Nó làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể xác của phụ nữ và đặc biệt là trẻ em đang
trong giai đoạn phát triển. Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhấn mạnh hậu quả do bạo
lực gia đình để lại đối với phụ nữ như: để lại những hậu quả nghiêm trọng, gây ra bất
hạnh, đau khổ đối với cuộc đời của người phụ nữ. Còn hậu quả đối với trẻ em, khi ở
trong môi trường toàn bạo lực, họ sẽ không tìm thấy được cảm giác bình yên mà chỉ sống
trong lo sợ, hãi hùng vì sợ bị đánh, bị đập, chửi rủa thậm chí là mất mạng. Nguyên nhân
do sự thiếu nhận thức về bạo lực và sự nhu nhược của nạn nhân và chưa nhận biết được
hết các dạng khái niệm của bạo lực. Tác giả đề ra những giải pháp đó là nâng cao nhận
thức về bạo lực, trang bị đầy đủ kiến thức và người chồng- chủ thể của hành vi bạo lực
cũng cần được giáo dục, nâng cao hiểu biết.
Theo nghiên cứu của tác giả Hoa Thị Lệ Quyên, 2012. Đề tài : “ Ảnh hưởng
của bạo lực giới trong gia đình đối với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”.
Theo nghiên cứu trong những năm gần đây, trẻ em luôn được quan tâm, giáo dục và được
coi như là nền tảng để phát triển đất nước sau này. Tuy nhiên để sự quan tâm ấy phát huy
hết tác dụng thì đóng góp của gia đình là một phần không thể thiếu ngày nay. Gia đình là
một nền tảng tốt, là môi trường tốt và là nơi nuôi dưỡng tốt cho sự hình thành của trẻ.
Tuy nhiên không thể có những gia đình mang tính chất bạo lực, đe dọa, là mặt tối của xã
hội. Những gia đình này góp phần tạo nên những thế hệ không tốt cho sau này và điều
quan trọng nhất là để lại những hậu quả vô cùng kinh khủng và cấp bách. Các cá nhân trẻ
em khi rơi vào bạo lực tinh thần sẽ bị ức chế và từ đó dần hình thành một con người u tối,
thiếu nhận thức, suy nghĩ. Không chỉ bị tác động vật lý mà còn bị tác động tinh thần bởi
những người cha người mẹ thường xuyên cải vã, đánh nhau. Điều đó sẽ để lại những di
chứng về mặt tinh thần sau này cho trẻ.
Theo nhóm tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương và Bùi Cẩm Phượng. Đề tài: “Hỗ
trợ tâm lý đối với trẻ em bị bạo lực gia đình”. Theo nghiên cứu này cho thấy có rất
nhiều trẻ em không được sự bảo vệ trong chính ngôi nhà của mình. Trẻ em và tuổi vị
thành niên bị tử vong do bạo hành và thương tích khắp cơ thể. Nó ảnh hưởng đến đời
sống tinh thần đối với quá trình hình thành suy nghĩ và nhân cách. Vì vậy, tác giả đã đề
xuất ra các giải pháp và biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về bạo lực, mở rộng hiểu
biết về hậu quả và biết cách tự vệ cho bản thân khi bị bạo lực hoặc sắp bị bạo lực.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hữu Minh, 2013. Đề tài “Nâng cao nhận
thức của thanh niên về phòng chống bạo lực gia đình”. Bài viết bàn về thực trạng bạo
lực gia đình đối với phụ nữ trong các gia đình Việt Nam từ các khía cạnh hành vi, nhận
thức và thái độ. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng các yếu tố liên quan dai dẳng
đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ như bất bình đẳng giới là nguyên nhân sâu xa dẫn
đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Nghiện rượu, xung đột nghề nghiệp và cuộc sống,
khó khăn tài chính, v.v ... là những nguyên nhân trực tiếp. Các tác giả giải thích chi tiết
tác động tiêu cực của bạo lực gia đình đối với phụ nữ, gia đình, cộng đồng và xã hội. Vì
vậy, tác giả cho rằng việc thấm nhuần đầy đủ tác hại của bạo lực gia đình đối với phụ nữ
và để thanh niên tham gia đấu tranh chống bạo lực gia đình là rất có ý nghĩa. Một số vấn
đề thanh niên cần quan tâm đó là: xác lập quan niệm đúng đắn về bình đẳng nam nữ;
nhận thức đầy đủ về bạo lực gia đình và các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình,
đóng góp hết mình vào các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình.
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Bá Thịnh, 2007. Đề tài “ Bạo Lực Gia Đình
Đối Với Trẻ Em Và Một Số Giải Pháp Phòng Ngừa” .Theo kết quả nghiên cứu cho
thấy Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng ở mức độ
nào thì cũng có những ảnh hưởng nhiều hay ít đến sự phát triển tính cách và tâm lý của
trẻ em . Có thể nói rằng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em không chỉ đem lại sự
đau khổ cho nhiều người mà còn để lại tấm gương xấu trẻ thơ ở những mức độ khác nhau
tạo nên những thế hệ kế tiếp có hành vi bạo lực gia đình. Qua đó , nghiên cứu chỉ ra rằng
hàng triệu trẻ em đang phải chịu bạo lực gia đình và những hậu quả tiềm tàng do bạo lực
gia đình là có thực . Đồng thời cần có những nghiên cứu mới với quy mô quốc gia về bạo
lực gia đình đối với trẻ em để tăng cường hiểu biết của chúng ta về số trẻ em bị ảnh
hưởng của bạo lực gia đình , bản chất của bạo lực gia đình , những nhân tố khác ảnh
hưởng đến hậu quả cho nhung trẻ em này , cũng như những hiệu quả của các biện pháp
can thiệp, phòng ngừa.
Theo nghiên cứu của tác giả Hoàng Bá Thịnh , 2007. Đề tài “ Bạo Lực Gia Đình
Đối Với Trẻ Em Và Một Số Giải Pháp Phòng Ngừa “ .Theo kết quả nghiên cứu cho
thấy Bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia đình đối với trẻ em nói riêng ở mức độ
nào thì cũng có những ảnh hưởng nhiều hay ít đến sự phát triển tính cách và tâm lý của
trẻ em . Có thể nói rằng bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em không chỉ đem lại sự
đau khổ cho nhiều người mà còn để lại tấm gương xấu trẻ thơ ở những mức độ khác nhau
tạo nên những thế hệ kế tiếp có hành vi bạo lực gia đình. Qua đó , nghiên cứu chỉ ra rằng
hàng triệu trẻ em đang phải chịu bạo lực gia đình và những hậu quả tiềm tàng do bạo lực
gia đình là có thực . Đồng thời cần có những nghiên cứu mới với quy mô quốc gia về bạo
lực gia đình đối với trẻ em để tăng cường hiểu biết của chúng ta về số trẻ em bị ảnh
hưởng của bạo lực gia đình , bản chất của bạo lực gia đình , những nhân tố khác ảnh
hưởng đến hậu quả cho nhung trẻ em này , cũng như những hiệu quả của các biện pháp
can thiệp, phòng ngừa.
3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tại Hoa Kỳ, đề tài: “Ảnh hưởng của việc tiếp xúc bạo lực đối với trẻ nhỏ”.
Theo Osofsky trẻ em ở Hoa Kỳ đang phải đối mặt với vấn đề bạo lực gia đình một cách
khủng khiếp. Trẻ em phải sống và làm quen với môi trường bạo lực sẽ tác động rất tiêu
cực đến suy nghĩ và hành vi. Những hành vi tiêu cực như: sử dụng vũ lực để giao tiếp với
mọi người xung quanh, khép mình vào góc tối, sống cô lập,… đều ảnh hưởng rất nghiêm
trọng đến lối suy nghĩ và quá trình phát triển nhân cách của trẻ.
Tại Hoa Kỳ, đề tài: “Tác động của bạo lực trên trẻ em”. Theo tác giả
Osofsky tác động của bạo lực trên trẻ em nó nằm ở phạm vi không gian rất rộng, bao
gồm: trong cộng đồng, gia đình và truyền thông. Theo kết quả nghiên cứu tác giả đã chỉ
ra được có hai nguyên nhân chính xảy ra bạo lực gia đình. Thứ nhất, bạo lực đến từ môi
trường xung quanh và điều quan trọng nhất là chỉ ra những cân nhắc quan trọng khi cố
giúp trẻ em đối phó với bạo lực. Thứ hai, nguồn gốc của bạo lực gia đình có thể xảy ra do
các nguồn bạo lực khác và việc tiêp xúc với bạo lực có thể làm cha mẹ tác động mạnh lên
những đứa trẻ. Tóm lại, điều quan trọng nhất đó là giữ trẻ em tránh xa với bạo lực thay
vào đó tăng thêm sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển thể chất
một cách toàn diện.
4. Các khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Các nghiên cứu trên chủ yếu xoay quanh các vấn đề dư luận xã hội về hình thức
diễn ra các hành vi bạo lực gia đình: nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực; tác
động của hành vi đó đến tâm lý của trẻ; những giải pháp ngăn chặn hành vị bạo lực gia
đình đối với trẻ em.
Theo các nghiên cứu trước đây, có rất ít các nghiên cứu đưa ra các giải pháp cụ thể
về ngăn chặn những hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em. Chưa có những giải pháp hỗ
trợ trẻ về mặt y tế hoặc tinh thần sau khi bị bạo lực .
CHƯƠNG 3: NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
1. Thiết kế nghiên cứu: hỗn hợp.
Nghiên cứu sử dụng kết hợp thiết kế nghiên cứu định tính và thiết kế nghiên cứu
định lượng.
Về thiết kế nghiên cứu định tính, nhóm sẽ thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi.
Nếu sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính thì nhóm có thể mất nhiều thời
gian, chi phí và kết quả nghiên cứu chỉ mang tính cá nhân, tuy nhiên thiết kế nghiên cứu
này không chỉ có tính linh hoạt rất cao mà nó còn có thể giúp nhà nghiên cứu phát hiện ra
những thông tin hữu ích liên quan đến đề tài một cách nhanh chóng.
Về thiết kế nghiên cứu định lượng, nhóm sẽ xử lý, thống kê số liệu đã khảo sát
bằng bảng câu hỏi của thiết kế định tính. Lý do nhóm sử dụng thiết kế nghiên cứu định
lượng vì: nó có tính khái quát khoa học cao từ đó thì kết quả nghiên cứu thông qua
phương pháp thu thập thông tin định lượng sẽ có độ tin cậy cao hơn.
Cả 2 thiết kế nghiên cứu định tính và định lượng đều có những ưu điểm riêng biệt,
bổ sung cho nhau, chính vì thế, nhóm muốn kết hợp và sử dụng triệt để những điểm mạnh
đó của 2 loại thiết kế nghiên cứu để có thể làm cho nội dung của đề tài trở nên phong phú
và đa dạng hơn nên nhóm đã quyết định chọn thiết kế nghiên cứu hỗn hợp.
2. Chiến lược chọn mẫu.
Nghiên cứu sẽ được tiến hành tại trường THCS Trường Sơn ở Gò Vấp. Do nhóm
không biết chính xác số lượng của dân số nghiên cứu nên kích cỡ mẫu sẽ được xác định
theo công thức Cochran (1977):
Công thức: n = z^2*p*(1-p)/e^2.
Trong đó: z = 1,96 (độ tin cậy = 95%); p = 0,5; e = 0,05.
Nên n = 385 học sinh.
Với n = 385 thì đây là một kích cỡ mẫu vừa đủ, ít sai số, tránh lãng phí thời gian,
công sức và có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, dựa theo nguyên tắc chọn mẫu thì kết quả
nghiên cứu sẽ càng có độ chính xác và độ tin cậy cao hơn khi kích thước mẫu càng lớn.
Chính vì thế, nhóm quyết định chọn 385 học sinh tại trường THCS Trường Sơn quận Gò
Vấp để thực hiện khảo sát trên google form.
Và để chọn mẫu khảo sát nhóm quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu xác
suất/ngẫu nhiên với những lí do sau đây:
Đầu tiên, phương pháp chọn mẫu xác suất có tính khách quan hơn so với những
phương pháp khác như chọn mẫu phi xác suất, nó cho phép mỗi đối tượng trong nghiên
cứu đều sẽ có cơ hội chọn lựa ngang bằng nhau, không có sự phân biệt và độc lập.
Hơn hết, phương pháp này còn có thể đại diện cho toàn bộ dân số chọn mẫu, từ đó,
kết quả rút ra từ mẫu có thể khái quát hóa cho toàn bộ dân số chọn mẫu hay còn có thể
hiểu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên/xác suất sẽ mang lại cách chọn mẫu tốt hơn giúp
cho sự sai số giữa kết quả của mẫu với kết quả thực của dân số chọn mẫu mà nhóm thu
được sẽ ít hơn.
Cuối cùng, nó sẽ giúp nhóm nghiên cứu không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức
và chi phí mà còn mang lại hiểu quả khả quan trong việc thu thập thông tin nhanh chóng.
3. Thiết kế công cụ thu thập thông tin.
3.1 Công cụ thu thập thông tin
Sử dụng công cụ thu thập cho bài nghiên cứu này là: Bảng câu hỏi khảo sát và
bảng quan sát. Vì thu thập được khối lượng thông tin lớn nhưng không mất quá nhiều
thời gian. Do lượng khảo sát đông nên kết quả nghiên cứu có thể khái quát hóa cho dân
số nghiên cứu , khảo sát và tiếp cận được nguồn thông tin mới nhất liên quan đến chủ đề
nghiên cứu.
3.2 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi :
 Bước 1: Xác định mục tiêu khảo xác về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lý
trẻ em và câu hỏi khảo sát được sàng lọc ngay từ đầu và bám sát mục tiêu
 Bước 2: Xác định và thiết kế câu trả lời cho đối tượng khảo sát,mẫu khảo sát
 Bước 3: Xác định các phương pháp khảo sát (Phương pháp thu thập dữ liệu và
phương pháp xử lí dữ liệu)
 Bước 4: Thiết kế nội dung câu hỏi bằng hình thức online và đánh giá nội dung câu hỏi
 Bước 5: Quyết định các câu hỏi và câu trả lời được thể hiện trong bảng hỏi
 Bước 6: Tiến hành xác định cấu trúc và sắp xếp thứ tự câu hỏi trong bảng hỏi
 Bước 7: Nhóm sẽ gửi bảng câu hỏi cho bạn bè trước để kiểm tra lỗi và những bất tiện
trong việc trả lời câu hỏi , sau đó sẽ tiến hành khắc phục sửa chữa để hoàn thiện bảng
câu hỏi rồi bắt đầu khảo sát.
3.3 Mô tả
Bảng câu hỏi khảo sát của nhóm gồm 3 phần chính:
 Phần 1: Thông tin cá nhân của đối tượng khảo sát
 Phần 2: Câu hỏi sàng lọc
 Phần 3: Ảnh hưởng bạo lực gia đình đến tâm lý trẻ em
Bảng quan sát :
Là bảng ghi lại toàn tế thông qua quá trình quan sát của nhóm. Giúp nhóm có thể
kế nối được với mọi người và biết được nhiều thông tin thực tế liên quan đến chủ đề
nghiên cứu ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lý trẻ em hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình thu thập dữ liệu.
4.1. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu có 4 mục tiêu cụ thể. Nhà nghiên cứu sẽ sử dụng những phương pháp
nghiên cứu khác nhau để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Phương pháp sử dụng cho
từng mục tiêu sẽ được trình bày cụ thể sau đây:
Mục tiêu 1: Khảo sát thực trạng tâm lý trẻ em khi bị bạo lực gia đình.
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi
- Thực hiện phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi tại trường THCS đối với các bạn
học sinh. Sử dụng phương pháp này sẽ thu được một lượng thông tin rõ ràng, tập trung
được vào các khía cạnh được đề cập trong bảng câu hỏi, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn hạn chế là có thể một số bạn sẽ điền thông tin
không chính xác, qua loa, không đúng với tình trạng của chính bản thân bạn đang gặp
phải.
Mục tiêu 2: Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình.
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi
- Thực hiện phiếu khảo sát bằng bảng câu hỏi tại trường THCS đối với các bạn
học sinh. Sử dụng phương pháp này sẽ thu được một lượng thông tin rõ ràng, tập trung
được vào các khía cạnh được đề cập trong bảng câu hỏi, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn hạn chế là có thể một số bạn sẽ điền thông tin
không chính xác, qua loa, không đúng với tình trạng của chính bản thân bạn đang gặp
phải.
Mục tiêu 3: Nghiên cứu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với tâm lý trẻ
em. - Khảo sát bằng bảng câu hỏi
- Phương pháp nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu sâu hơn vấn đề về ảnh hưởng
bạo lực gia đình đến tâm lý trẻ em, cho thấy được hệ lụy về tâm lý trẻ em sau những lần
bị bạo lực. Đồng thời, kết quả của bảng khảo sát cũng đưa ra được những kết luận chung
nhất về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với tâm lý trẻ em.
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp hạn chế vấn nạn bạo lực gia đình nói chung.
- Nghiên cứu lý thuyết và kết quả đã thu được từ bảng câu hỏi khảo sát.
- Các giải pháp đã đề xuất được xây dựng dựa trên: các nguyên nhân được tìm ra
trong bảng khảo sát, kết quả nghiên cứu của đề tài, đặc điểm và điều kiện của các học
sinh.
4.2 Quy trình thu thập dữ liệu
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi vì đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, giúp
thu thập được một lượng lớn thông tin mà không tốn nhiều thời gian hay chi phí. Ngoài ra
phương pháp này giúp phân tích dữ liệu dễ dàng, thuận tiện hơn.
- Khảo sát bằng bảng câu hỏi sẽ bao gồm 20 câu hỏi.
- Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu:
- Sau khi chọn được đối tượng khảo sát, người khảo sát tiếp cận đối tượng. Xin
phép họ dành ra một chút thời gian để tiến hành khảo sát, sau đấy tiến hành phát phiếu
khảo sát cho họ.
- Trung bình một người sẽ mất 3-5 phút để hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát.
Trong lúc các bạn học sinh tiến hành khảo sát, người khảo sát phải ở cạnh bên, sẵn sàn
giải đáp các thắc mắc về câu hỏi khảo sát.
- Sau khi các bạn học sinh điền xong phiếu khảo sát, người khảo sát tiến hành thu
lại phiếu khảo sát. Quy trình được lặp lại liên tục cho đến khi người khảo sát thu thập đủ
số lượng dữ liệu mà nhóm đặt ra.
5. Quy trình xử lý và phân tích dữ liệu
Mục tiêu 1: Sử dụng các phép thống kê mô tả, các công cụ xử lý thống kê như
Excel, Stata.
Sử dụng các phép tính thống kê mô tả: tính trung bình tuổi của mẫu nghiên cứu,
tính phần trăm, tính số lượng trong số những người được chọn làm mẫu có bao nhiêu học
sinh khối 6, khối 7, khối 8, khối 9.
Mục tiêu 2: Sử dụng thống kê mô tả, các công cụ xử lý thống kê như Excel, Stata.
Phân tích đến những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình. Sử dụng
thống kê mô tả để xác định nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực gia đình.
Mục tiêu 3: Sử dụng thống kê mô tả, các công cụ xử lý thống kê như Excel, Stata.
Nghiên cứu những ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tâm lý trẻ em. Sử dụng
phép thống kê mô tả để nêu lên được hậu quả của việc bạo lực gia đình ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tâm lý trẻ em.
Mục tiêu 4: Suy luận logic
Đề xuất những giải pháp để hạn chế nạn baọ lực gia đình. Sử dụng các phép suy
luận logic để rút ra được hậu quả của việc bạo lực gia đình. Từ đó đưa ra những giải pháp
nhằm hạn chế bạo lực gia đình.
CHƯƠNG 4: CẤU TRÚC DỰ KIẾN
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương này sẽ tổng quan các tài liệu về hiểu biết các ảnh hưởng của bạo lực gia
đình đến tâm lý của trẻ em, các thực trạng về vấn đề này, các yếu tố ảnh hưởng đến việc
dùng bạo lực từ phía gia đình đối với trẻ em.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này mô tả quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu và các phương pháp
thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng để hoàn thành được các mục tiêu cụ thể của
nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương này trình bày kết quả phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả nghiên cứu.
Qua việc so sánh kết quả nghiên cứu với kết quả của các nghiên cứu trước đó, nhà nghiên
cứu có thể xác định được những điểm tương đồng với các nghiên cứu cũng như những
điểm mới, những đóng góp của nghiên cứu của mình
Chương 4: Đề xuất những giải pháp hạn chế bạo lực gia đình nói chung và
những giải pháp hỗ trợ tâm lý trẻ em sau khi bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
Chương này đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của con người về việc
phòng tránh bạo lực gia đình nói chung và cũng như những biện pháp để giảm đến mức
tối đa những tổn thương tâm lý mang lại sau khi bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

CHƯƠNG 5: LỊCH BIỂU NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 6: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lý Thị Minh Hằng, 2009. Bạo lực gia đình và hậu quả tâm lý với nạn nhân
của bạo lực gia đình, Tạp chí tâm lý học, số 8 (125) ,43-35.
2. Hoàng Bá Thịnh, 2007. Bạo lực gia đình đối với trẻ em và một số giải pháp
phòng ngừa, Tạp chí tâm lý học ,số 6 (99), 36 – 43.
3. Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2013. Nghiên cứu biểu hiện rối loạn lo âu ở học
sinh trường Trung học cơ sở Phương Mai – Hà Nội khi sống trong gia đình
có bạo lực. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên.
Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Minh, 2013. Nâng cao nhận thức của thanh niên về phòng
chóng bạo lực gia đình. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11(72), 33 - 35
5. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Diễm My, Giang Thiên Vũ, Đặng Vũ Khoa,
2019. Biểu hiện tổn thương tâm lý của trẻ em trong gia đình không toàn vẹn
qua xúc cảm, tình cảm với gia đình và cuộc sống xã hội, Tạp chí khoa học
Đại học Đà Lạt Tập 9, Số 4, 45–54
6. Nguyễn Bá Đạt, 2014. Rối nhiễu tâm lý ở trẻ em sống trong gia đình có bạo
lực. Luận văn Tiến sĩ Tâm lý học. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, 81-83
7. Trần Thị Sáu, 2015. Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự hình thành,
phát triển nhân cách của trẻ em. Tạp chí Khoa học, số 8, 2-6
8. Nguyễn Thị Minh Nguyệt, 2010. Hành vi bạo lực của cha mẹ đối với con
tuổi vị thành niên. Luận văn thạc sĩ tâm lý học . Trường Đại học Quốc gia Hà
Nội, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
9. Nguyễn Bá Đạt, 2012. Những hành vi kém thích nghi của thanh thiếu niên
trong gia đình có bạo lực. Khoa tâm lý học trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân Văn.
10. Nguyễn Thị Thúy Hồng, 2019. Hoạt động của “Địa chỉ tin cậy” phòng
chống bạo lực gia đình ở cộng đồng nhìn từ góc độ công tác xã hội”
< http://tapchikhoahoc.hvpnvn.edu.vn/sites/default/files/bai07_2_2019.pdf >.
[ Ngày truy cập: ngày 01 tháng 5 năm 2023]
11. Hoa Thị Lệ Quyên, 2012. Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối
với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
< https://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/35569 >. [ Ngày truy cập:
ngày 01 tháng 5 năm 2023]
12. Nguyễn Thị Hằng Phương - Bùi Cẩm Phượng. Hỗ trợ tâm lý đối với trẻ em
bị bạo lực gia đình
13. Nguyễn Thị Hồng Thủy, 2015. Bạo lực gia đình và những hệ quả của nó. Số
09, 73-75.
14. Joy D. Osofsky, 1995. The effects of exposure to violence on young
children. Louisiana State University Medical Center
< https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7574189/ >. [ Ngày truy cập: ngày 01
tháng 5 năm 2023]
15. 15. Joy D. Osofsky. (1999). The impact of violence on children – JSTOR.
The Future of Children, pp. 33-49.
PHỤ LỤC 1
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG BẠO
LỰC GIA ĐÌNH TẠI TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN
Tên
Tuổi
Giới tính
1. Em biết đến Bạo lực gia đình từ đâu?
A. Trực tiếp chứng kiến (người thân, bạn bè, hàng xóm)
B. Gián tiếp (qua lời kể từ người thân, bạn bè, hàng xóm)
C. Qua Tivi, sách báo, Internet
2. Theo em, hiện nay hành vi Bạo lực gia đình nào đối với trẻ em xảy ra nhiều nhất ?
A. Ngược đãi, đánh đập
B. Chửi mắng, lăng mạ
C. Bắt ép trẻ em lao động kiếm tiền
D. Cưỡng bức, xâm hại tình dục trẻ em
3. Theo em, khi 1 đứa trẻ không ngoan, hoặc học không tốt, cha mẹ nên làm gì?
A. Bỏ đói, nhốt trong phòng kín hoặc đuổi khỏi nhà
B. Bắt nghỉ học để lao động kiếm tiền
C. Đánh đập, chửi mắng, bắt con học thêm nhiều hơn
D. Từ từ khuyên dạy con, quan tâm con để hiểu con hơn
4. Theo cá nhân em, việc chứng kiến hoặc chính là nạn nhân của Bạo lực gia đình sẽ
ảnh hưởng gì đến tâm lý trẻ em sau này?
A. Trở thành con người bạo lực, dùng bạo lực để giải quyết giống với cách mình đã bị
bạo hành
B. Lo sợ, buồn chán, trở nên thiếu tự tin, rụt rè, dễ bị trầm cảm
C. Dễ bị sa ngã, nghe lời dụ dỗ ngọt ngào từ người ngoài, dính vào tệ nạn xã hội
D. Ý kiến khác
5. Việc bạo lực gia đình đối với trẻ em bắt nguồn từ nguyên nhân nào nhiều nhất?
A. Do tiền bạc, kinh tế không ổn định, gia đình quá nhiều con
B. Do sống cùng với cha dượng hoặc mẹ kế
C. Do ba hoặc mẹ, hoặc người thân sử dụng các chất kích thích như rược, bia, thuốc,…
D. Do nghĩ rằng, đánh đập con cái sẽ sợ và nghe lời hơn, không làm sai nữa
E. Ý kiến khác
6. Theo em, hình thức Bạo lực gia đình nào đối với trẻ em là nhiều nhất?
A. Bạo lực tinh thần (chửi mắng, lăng mạ con)
B. Bạo lực thể xác (đánh đập, ngược đãi con)
C. Bạo lực kinh tế (Bắt ép con lao động kiếm tiền)
D. Bạo lực tình dục (Cưỡng bức, xâm hại đến thân thể con)
7. Theo em, các hành vi nào dưới đây có thể xem là bạo lực
A. Đánh đòn con rất đau
B. Chửi mắng và nói những lời xúc phạm con
C. Tự ý đọc nhật ký, thư từ, nghe điện thoại của con
D. Đòi hỏi, yêu cầu quá cao so với khả năng của con
E. Bố mẹ có sự phân biệt đối xử giữa các con
F. Bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, bất hoà, xung đột trước mặt con cái
G. Cằn nhằn, khó chịu khi con cái xin tiền đóng học hoặc những khoản chi phí cần
thiết cho sinh hoạt cá nhân của con.
8. Trong nguyên tắc giáo dục con cái ý kiến nào em cho là đúng?
A. Cha mẹ không chỉ là người thầy mà còn là người bạn tâm tình của con
B. Cha mẹ nên tôn trọng quyền ý kiến, phát biểu bày tỏ quan điểm, tham gia các hoạt
động ở nhà trường và ngoài xã hội
C. Cha mẹ nên mặc kệ cuộc sống của con, không nên quan tâm và can thiệp tới
D. Ý kiến khác
9. Theo em để hạn chế bạo lực gia đình chúng ta nên làm gì?
A. Báo cáo với chính quyền hoặc nhờ cho người lớn giải quyết nếu bắt gặp hành vi bạo
lực gia đình cũng như nếu bản thân em bị bạo lực gia đình.
B. Rủ bạn bè lại xem và quay video gia đình có hành vi bạo lực gia đình
C. Thờ ơ, không quan tâm vì đó không phải chuyện của mình
D. Trêu đùa, giỡn cợt với việc bạn bị gia đình bạo hành
10. Theo em, bạo lực gia đình có thể gây ra những ảnh hưởng như thế nào?
A. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ em
B. Gây tổn hại về sức khỏe, thể chất
C. Gây tổn hại về tâm lý, tinh thần
D. Gây tan vỡ gia đình
E. Làm rối loạn trận tự, an toàn xã hội
F. Ảnh hưởng khác
11. Theo em, việc thường chứng kiến cha mẹ mâu thuẫn, cãi vã thậm chí là bạo
hành trước mặt trẻ, thì trẻ thường có xu hướng gì?
A. Chán học, học hành sa sút
B. Trở nên hung hăng, không nghe lời
C. Nghe lời người xấu làm chuyện không đúng
D. Không ảnh hưởng gì cả
E. Cảm giác buồn chán, trầm cảm
12. Em hãy trả lời bằng thang đo cảm xúc của mình khi gặp phải các vấn đề sau:
STT Nội dung Cảm thấy Cảm Bình Thoải Tự hào
thất vọng thấy tủi thường mái
thân
1 Cảm nhận của em về
gia đình mình
2 Khi em phải sống
chung một nhà với
nhiều gia đình nhỏ
(có anh chị em họ)
3 Khi có ai đó hỏi về
gia đình em
4 Khi nghe bạn bè
khoe về gia đình mình
5 Gia đình em mỗi dịp
lễ, tết
6 Khi gia đình em có
thêm thành viên mới
7 Khi ba mẹ cưng
chiều, thiên vị, phân
biệt đối xử giữa anh
chị em
8 Khi ba hoặc mẹ so
sánh em với người
khác

13. Em hãy trả lời với thang đo mức độ thường xuyên của các câu hỏi sau:
STT Nội dung Chưa Rất ít Có 1 Thường Hầu
từng vài xuyên như ngày
lần nào cũng

1 Ba, mẹ hoặc người thân trong
gia đình có hay tâm sự với
em không
2 Ba mẹ có hay la lắng về việc
em không ngoan
3 Ba mẹ thường dùng việc đánh
đập để dạy em
4 Ba mẹ có thường cãi vã trước
mặt em
5 Em phải chứng kiến việc dùng
bạo lực trong gia đình
6 Ba mẹ thường so sánh em với
người khác
7 Ba mẹ thường phàn nàn về
việc học hành của em
8 Ba mẹ tỏ ra khó chịu với việc
em xin tiền học phí hoặc xin
thêm tiền tiêu vặt
9 Ba mẹ thường cùng em tham
gia những hoạt động gia đình

14. Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến hành vi bạo lực gia đình là do đâu?
A. Môi trường giáo dục không lành mạnh
B. Áp lực cuộc sống của cha mẹ
C. Do thiếu hiểu biết về bạo lực trẻ em
D. Bất bình đẳng giới
E. Nhận thức về bảo vệ trẻ em còn hạn chế
15. Theo em, đâu là biện pháp cần thiết để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực?
A. Đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về ảnh hưởng của bạo lực với trẻ em và giáo dục về
trách nhiệm bảo vệ trẻ em với gia đình, nhà nước, xã hội
B. Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản
lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em
C. Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân trước hành vi bạo lực trẻ em
D. Đẩy mạnh truyền thông, lan tỏa những thông điệp bảo vệ trẻ em, chống bạo lực gia
đình
16. Theo em, biện pháp xử lý theo pháp luật nào là hiệu quả nhất để phòng, chống
bạo lực trẻ em?
A. Nhắc nhỡ
B. Phạt tiền
C. Phạt cải tạo
D. Phạt tù
E. Phạt tù và phạt tiền tùy mức độ
G. Mở lớp dạy phụ huynh về tác hại của bạo lực gia đình, thay đổi suy nghĩ của phụ
huynh về việc nuôi dạy con cái
17. Cảm nhận của em về tình cảm ba mẹ đối với em
A. Không cảm nhận được tình thương của cha mẹ
B. Chỉ có một người (ba hoặc mẹ) thương
C. Cả ba và mẹ đều không thương
18. Em thường bị ba mẹ la mắng hoặc bị đánh bởi việc gì sau đây?
A. Bị điểm thấp, thầy cô phàn nàn sau mỗi học kì
B. Ham chơi, đi chơi về muộn, chơi với bạn xấu
C. Em làm sai 1 việc mà trước đây ba mẹ ba mẹ đã nhắc nhiều lần
D. Em cãi lại ba mẹ việc mà em cho là đúng nhưng ba mẹ thì ngược lại
E. Ý kiến khác
19. Em có mong ước gì về gia đình của mình?
A. Gia đình có thật nhiều tiền, ba mẹ có thể mua những đồ vật em yêu thích
B. Ba mẹ không can thiệp quá với cuộc sống riêng tư của em
C. Gia đình hòa thuận, có được sự yêu thương từ cả ba lẫn mẹ
D. Mong ước ba mẹ có thể dành nhiều thời gian cho em, tâm sự cùng em
E. Ý kiến khác
20. Em hãy vui lòng cho biết mức độ đồng ý về những hậu quả của bạo lực gia đình
đối với tâm lý và sự phát triển của trẻ em ?
1. Hoàn 2. Không 3. Lưỡng lự 4. Đồng ý 5. Hoàn
toàn không đồng ý toàn đồng ý
đồng ý
Tổn thương đến thể
chất và sức khỏe của
trẻ
Rối nhiễu hành vi,
thay đổi cảm xúc trẻ
Trẻ tự ti, ngại giao
tiếp với mọi người
Trẻ có nguy cơ trầm
cảm, tự tử
Học hành sa sút, bỏ
học

You might also like