You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2023
(Đề tài có sản phẩm công bố trên tạp chí/hội thảo bằng Tiếng Việt)

1. TÊN ĐỀ TÀI 2. MÃ SỐ:


Vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề sức NEU-V20…
khỏe tâm thần của học sinh phổ thông ở các thành phố lớn
Việt Nam: nghiên cứu điển hình tại thành phố Hà Nội.

3. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU


Kinh tế: V QTKD Luật Kế toán

Toán – Tin – Thống kê Ngân hàng Khác

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN 12 tháng


Từ tháng 01 năm 20… đến tháng 12 năm 20…

5. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa Đơn vị công tác: Khoa Kế hoạch và Phát triển

Học vị, chức danh khoa học: tiến sĩ Điện thoại cơ quan:

Năm sinh: 1973 Di động/Nhà riêng: 0988091256

Số tài khoản, Ngân hàng: STK: Địa chỉ nhà riêng:


19034583913011 E-mail: hoantkhpt@neu.edu.vn
Phòng giao dich: Techcombank Trần Duy
Hưng

Mã số thuế: 8009455905

6. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1
TT Họ và tên/ Học hàm, học vị Đơn vị công tác Nhiệm vụ được giao trong đề tài

1 TS Nguyễn Thị Hoa Khoa Kế hoạch Chủ trì, xây dựng đề cương
và Phát triển Chủ trì viết chương 2,3,4
Đồng chủ trì thiết kế phiếu hỏi và câu
hỏi phỏng vấn sâu
2 TS Ngô Quỳnh An Khoa Kinh tế Thư ký khoa học
và quản lý Chủ trì viết chương 1, tham gia viết
nguồn nhân lực chương 2,3,4

Đồng chủ trì thiết kế phiếu hỏi và câu


hỏi phỏng vấn sâu
3 CN. Trần Thúy Hằng Khoa Kế hoạch Tham gia thiết kế phiếu hỏi và câu hỏi
và Phát triển phỏng vấn sâu
Thực hiện khảo sát và xử lý dữ liệu
4 SV Nhâm Diệu Linh KTPT 62D Tham gia viết chương 1,2
MSV:11205852 Tham gia thiết kế phiếu hỏi và câu hỏi
phỏng vấn sâu
Thực hiện khảo sát và xử lý dữ liệu
5 SV Trần Thái Sơn Ngân hàng Tham gia viết chương 1,2
CLC 63 Tham gia thiết kế phiếu hỏi và câu hỏi
MSV:11215186 phỏng vấn sâu
Thực hiện khảo sát và xử lý dữ liệu
6 SV Nguyễn Thị Ngọc Huyền KTPT 63C Tham gia viết chương 3,4
MSV:11216758 Tham gia thiết kế phiếu hỏi và câu hỏi
phỏng vấn sâu
Thực hiện khảo sát và xử lý dữ liệu
7 SV Nguyễn Ngọc Tú KTPT 63C Tham gia viết chương 3,4
MSV:11216830 Tham gia thiết kế phiếu hỏi và câu hỏi
phỏng vấn sâu
Thực hiện khảo sát và xử lý dữ liệu
8 CHV Cao Anh Minh Tham gia thiết kế phiếu hỏi và câu hỏi
Kế hoạch K30 phỏng vấn sâu
CH301006
Tham gia viết chương 1,2
7. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu

2
Khảo sát thu thập thông tin về SKTT của học
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
sinh phổ thông ở Hà Nội
8. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

8.1. Ngoài nước

Khái niệm sức khỏe tâm thần

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2001), Sức khỏe tâm thần là một trạng thái khỏe
mạnh mà trong đó mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự
căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng. Từ đây có thể
suy rộng ra sức khỏe tâm thần (SKTT) tốt có liên quan đến trạng thái hạnh phúc, sự tự tin, lòng
tự trọng, sự hài lòng,… Một tinh thần tích cực là nền tảng hình thành các mối quan hệ tích cực,
phát huy tiềm năng của mỗi người và giúp họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Cũng theo
WHO, SKTT là nền tảng cho sự khỏe mạnh và hoạt động hiệu quả của các cá nhân. Sức khỏe
tâm thần không chỉ là trạng thái không có rối loạn tâm thần, mà còn bao gồm khả năng suy
nghĩ, học hỏi và hiểu được cảm xúc của một người và phản ứng của người khác. Sức khỏe tâm
thần là một trạng thái cân bằng, cả bên trong cơ thể và với môi trường. Các yếu tố thể chất, tâm
lý, xã hội, văn hóa, tinh thần và các yếu tố liên quan khác đều tham gia vào việc tạo ra sự cân
bằng này. Có mối liên hệ không thể tách rời giữa SKTT và sức khỏe thể chất. Từ cách hiểu của
WHO, có thể thấy “tinh thần” là một bộ phận quan trọng của SKTT.

Theo Tổ chức Sức khỏe Tâm thần (MHO, 2001), SKTT được định nghĩa là sự tự tin,
quyết đoán, đồng cảm, khả năng phát triển cảm xúc, sáng tạo và tinh thần, khả năng bắt đầu và
duy trì các mối quan hệ cá nhân làm hài lòng cả hai bên, và khả năng đối mặt với các vấn đề,
giải quyết và học hỏi từ chúng, sử dụng và tận hưởng sự cô độc, để chơi và vui chơi, cười nhạo
chính mình và thế giới. Định nghĩa này nhắc nhở chúng ta rằng SKTT không chỉ đơn thuần là
'không có bệnh tâm thần” mà còn bao gồm “sức khỏe cảm xúc, hạnh phúc và năng lực cảm
xúc” (Wells et al2003). Có một sự thay đổi lớn trong suy nghĩ về SKTT trong những năm gần
đây từ “sự thiếu hụt sang quan điểm sức mạnh”. Trọng tâm hiện nay là tập trung vào “nâng
cao SKTT cho tất cả mọi người, chăm sóc tập trung vào gia đình, xác định và can thiệp sớm,
chuyển dịch vụ chăm sóc sang các môi trường tự nhiên như trường học và các phương pháp
tiếp cận liên ngành dựa trên bằng chứng về hiệu quả và thấm nhuần triết lý cải tiến chất lượng

3
liên tục”(Weist 2003).

Ở một nghiên cứu khác của Silvana Galderisi và các cộng sự (2015) là những tác giả
phản biện khái niệm SKTT của WHO. Họ cho rằng, cách hiểu về SKTT của WHO thể hiện một
tiến bộ đáng kể liên quan đến việc loại bỏ khái niệm về SKTT như một trạng thái không có
bệnh tâm thần, nhưng lại gây ra một số lo ngại và dẫn đến những hiểu lầm tiềm tàng khi xác
định cảm xúc tích cực và hoạt động tích cực là những yếu tố chính đối với SKTT. Chính vì vây,
theo Silvana Galderisi “Sức khỏe tâm thần là một trạng thái cân bằng nội tại năng động cho
phép các cá nhân sử dụng khả năng của mình một cách hài hòa với các giá trị phổ quát của xã
hội. Kỹ năng nhận thức và xã hội cơ bản; khả năng nhận biết, thể hiện và điều chỉnh cảm xúc
của chính mình, cũng như đồng cảm với người khác; tính linh hoạt và khả năng đối phó với các
sự kiện bất lợi trong cuộc sống và thực hiện các vai trò xã hội; và mối quan hệ hài hòa giữa cơ
thể và tâm trí đại diện cho các thành phần quan trọng của sức khỏe tinh thần góp phần, ở các
mức độ khác nhau, vào trạng thái cân bằng bên trong”. Việc bổ sung và giải thích ý nghĩa của
cụm từ “giá trị phổ quát” thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến bản thân và những người khác;
công nhận sự kết nối giữa mọi người; tôn trọng môi trường; tôn trọng tự do của mình và của
người khác. Khái niệm “trạng thái động của trạng thái cân bằng bên trong” nhằm phản ánh thực
tế rằng các thời đại khác nhau trong cuộc sống đòi hỏi phải thay đổi trạng thái cân bằng đã đạt
được: khủng hoảng ở tuổi vị thành niên, hôn nhân, trở thành cha mẹ hoặc nghỉ hưu là những ví
dụ điển hình về các thời đại cuộc sống đòi hỏi phải tích cực tìm kiếm một trạng thái mới, trạng
thái cân bằng tinh thần. Khái niệm này cũng kết hợp và thừa nhận thực tế rằng những người
khỏe mạnh về tinh thần có thể trải qua những cảm xúc phù hợp của con người - bao gồm cả sợ
hãi, tức giận, buồn bã và đau buồn - đồng thời có đủ khả năng phục hồi để kịp thời khôi phục
trạng thái cân bằng năng động bên trong.

Thực trạng SKTT ở thanh thiếu niên

Theo Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021 của UNICEF (2021), ước tính có hơn
13% số thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10-19 phải chung sống với rối loạn tâm thần được
chẩn đoán theo định nghĩa của WHO. Trong số này, phân theo nhóm tuổi có 86 triệu em
thuộc nhóm 15-19 tuổi và 80 triệu em thuộc nhóm 10-14 tuổi; về giới tính có 89 triệu trẻ em
trai và 77 triệu trẻ em gái. Lo âu và trầm cảm chiếm khoảng 40% các rối loạn tâm thần được
chẩn đoán, bên cạnh giảm chú ý/rối loạn tăng động, rối loạn cư xử, thiểu năng trí tuệ, rối

4
loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, tự kỷ, tâm thần phân liệt và một nhóm các rối loạn nhân
cách. Tình trạng rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên diễn ra trên khắp thế giới “là
nguyên nhân đáng kể của khổ đau và thường bị phớt lờ, ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học
tập của trẻ em và thanh thiếu niên cũng như khả năng phát huy hết tiềm năng của các em”
(UNICEF, 2021).

Olympia L K Campbell (2021), trong một nghiên cứu sâu về “Khoảng cách giới trong
SKTT thanh thiếu niên: Một cuộc điều tra xuyên quốc gia với 566.829 thanh thiếu niên trên 73
quốc gia” đã phát hiện các bé gái thường có SKTT kém hơn các bé trai. Mặc dù có sự khác biệt
đáng kể giữa các nền văn hóa về quy mô của sự khác biệt trung bình này, nhưng nó dường như
phổ biến rộng rãi trong mẫu toàn cầu - đặc biệt là đối với sự hài lòng trong cuộc sống và sự đau
khổ về tâm lý. Các quốc gia châu Âu giàu có hơn như Thụy Điển và Phần Lan, nơi được là gọi
là thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới là có sự khác biệt về sức khỏe SKTT lớn giữa nam và nữ.
Điều này có xu hướng ngược lại ở các quốc gia có điểm bình đẳng giới trong xã hội kém hơn,
như Jordan, Ả Rập Xê Út và Liban nơi các bé trai có SKTT kém hơn. Trong Erica Holt-White,
Alice De Gennaro (2022), một nghiên cứu sâu về SKTT và hạnh phúc các tác giả đã đưa ra bức
tranh toàn cảnh về SKTT ở nước Anh sau đại dịch COVID-19. Một số lượng kỷ lục trẻ em và
thanh niên được giới thiệu đến các dịch vụ chăm sóc SKTT vào năm 2021, với số lượt giới
thiệu tăng 134% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 so với cùng kỳ năm 2020 và
tăng 96% so với năm 2019.

Yếu tố rủi ro của SKTT và biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp

Yếu tố rủi ro của SKTT

Department for Education (2018), các yếu tố rủi ro khiến cho trẻ gặp các vấn đề về
SKTT, gồm có: (i) từ chính bản thân học sinh (ảnh hưởng di truyền, IQ thấp và khuyết tật học
tập, học hành sa sút, bệnh tật…); (ii) từ gia đình (xung đột công khai của cha mẹ, bạo lực gia
đình, gia đình tan vỡ); (iii) từ trường học (bắt nạt học đường, thiếu bạn bè, phân biệt đối xử,
mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên/nhân viên nhà trường kém); (iv) từ cộng đồng (biến
động kinh tế xã hội, thiên tai tai nạn chiến tranh, bất ổn về chính trị và tệ nạn xã hội). Việc xác
định các yếu tố rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong tìm kiếm giải pháp can thiệp vào giải quyết
vấn đề SKTT của lứa tuổi này.

Erica Holt-White, Alice De Gennaro (2022), ở Anh 44% thanh niên có cha hoặc mẹ gặp

5
vấn đề tâm lý lớn sẽ phải đối mặt với các biểu hiện của SKTT so với những người có cha hoặc
mẹ không gặp vấn đề tâm lý lớn. Đặc biệt với 7% thanh niên từ 13 đến 25 tuổi có tiền sử về nhu
cầu SKTT báo cáo rằng đại dịch sẽ có tác động tiêu cực lâu dài đến SKTT của họ. Tỷ lệ đau
khổ tâm lý gia tăng cao hơn được ghi nhận ở những người báo cáo mắc COVID kéo dài hoặc
những người phải che chắn trong đại dịch. Một nửa số thanh niên cho biết họ hiện ít có động
lực học tập và nghiên cứu hơn do đại dịch, với những người cho biết mức độ đau khổ tâm lý
cao hơn 31% số điểm (68% so với 37% ở những người tham gia khác). Cuối cùng, những người
từng trải qua các biến cố lớn trong cuộc đời trong thời kỳ đại dịch, chẳng hạn như bị ốm nặng
và gặp vấn đề về khả năng mua thực phẩm, cũng đối mặt với tình trạng đau khổ tâm lý gia tăng.

Khảo sát do UNICEF (2020) thực hiện cho thấy cuộc khủng hoảng thời kì Covid-19 có
tác động đáng kể đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Tâm trí người trẻ chịu ảnh hưởng
tiêu cực khi 46% người tham gia cho biết họ có ít động lực hơn để thực hiện các hoạt động yêu
thích; nhận thức về tương lai của họ trở nên bị quan hơn, đặc biệt là đối với người phụ nữ trẻ đã
và đang phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt. Trong đại dịch, có tới 73% cảm thấy cần
nhận được sự giúp đỡ về SKTT và thể chất, 1/3 trong số họ có xu hướng tìm kiếm sự trợ giúp
từ những người gầm gũi với họ nhất như gia đình và bạn bè, dù vậy 40% đã không tìm kiếm sự
giúp đỡ. Kết quả nghiên cứu bởi Temple và cộng sự (2021) cũng cho thấy đại dịch Covid-19 đã
dẫn đến những thay đổi của cá nhân và hộ gia đình liên quan đến SKTT. Cảm giác căng thẳng
và cô đơn trong đại dịch Covid có liên quan đến các triệu chứng lo âu, trầm cảm, và đại dịch
đồng thời gián tiếp tác động đến SKTT của trẻ thông qua các yếu tố thuộc về bản thân, gia đình,
trường học.

Nghèo đói có tác động mạnh mẽ đến hành vi và cảm xúc, từ đó ảnh hưởng đến SKTT
đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương như trẻ vị thành niên (McMunn và cộng sự, 2001; Rutter
và Smith, 1995). Nghèo đói có nhiều ảnh hưởng bất lợi tới SKTT thanh thiếu niên, cả trực tiếp
và gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nó đối với hành vi cùa cha mẹ (Dashiff và cộng sự,
2009). Thứ nhất, nghèo đói ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và điều chính xã hội (Wilkins,
2004; Frojd và cộng sự, 2006). Nhận thức của thanh thiếu niên về khó khăn kinh tế của gia đình
có sự liên hệ đến các khía cạnh của SKTT, cho thấy nghèo đói có thể có tác động trực tiếp đến
trạng thái tâm trạng của trẻ. Trẻ vị thành niên từ những môi trường kinh tế xã hội thấp được ghi
nhận có nguy cơ tự tử cao hơn (Ferrgusson và cộng sự, 2000) và việc trẻ phải chịu cảnh bạo lực

6
khi sống tại khu vực có mức đói nghèo cao có liên hệ đến sự gia tăng các triệu chứng trầm cảm,
lo lắng và vấn đề về hành vi (Buka và cộng sự, 2001; Buckner và cộng sự, 2004; Fitzpatrick và
cộng sự, 2005). Thứ hai, thời điểm và mức độ tiếp xúc với đói nghèo có mối quan hệ với SKTT
của trẻ vị thành niên. Thời gian trẻ phải đối mặt với tình trạng nghèo đói kéo dài khiến chúng
dễ bị tổn thương hơn bởi thành học tập kém và gia tăng các vấn đề về hành vi (Wilkins và cộng
sự, 2004). Thứ ba, đói nghèo dẫn đến các vấn đề SKTT qua mối quan hệ giữa đói nghèo và lạm
dụng chất gây nghiên. Cuối cùng, nghèo đói ảnh hưởng đến SKTT của trẻ vị thành niên thông
qua mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ. Nghèo đói và khó khăn về kinh tế tạo ra sự phiền muộn
cho cha mẹ, làm gián đoạn mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ đó thường dẫn đến kỷ luật
không nhất quán, giảm sự giám sát của cha mẹ và dễ tạo mâu thuẫn trong gia đình (Stern, Smith
và Jang, 1999). Bên cạnh những tác động tiêu cực của đói nghèo đối với việc nuôi dạy con cái,
một số ý kiến cho rằng gia đình cũng có những điểm mạnh. Standfeld và Haines (2004) đã
không tìm thấy sự gia tăng của trầm cảm ở thanh thiếu niên Bangladesh (Anh) đang sống trong
cảnh nghèo đói vì bản sắc văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và mối quan hệ gắn kết trong gia đình
đã làm thay đổi tác động tiêu cực của đói nghèo.

Các bên liên quan và biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp vấn đề SKTT

Để giải quyết vấn đề SKTT, các nghiên cứu cho rằng đó là việc cần sự phối hợp của các
bên liên quan như trường học, gia đình, cộng đồng và chính học sinh trong việc xây dựng các
biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp vấn đề này. Tuy nhiên, điểm chung trong
các nghiên cứu đó là đều nhấn mạnh vai trò của nhà trường.

Vai trò quan trọng của nhà trường trong việc chăm sóc SKTT cho thế hệ trẻ được WHO
(2001) khẳng định trong Báo cáo tình hình sức khoẻ thế giới năm 2001 với ba nội dung. Thứ
nhất, nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ em bước vào cuộc sống, do
đó cần tham gia vào việc hình thành sự phát triển lành mạnh trong đời sống xã hội và đời sống
tình cảm cho trẻ em; Thứ hai, nhà trường dạy trẻ các kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phản
biện, kỹ năng giao tiếp, cách ứng xử giữa người với người,… Thứ ba, thông qua việc xây
dựng một phong cách giao tiếp thân thiện giữa nhà trường và trẻ em, nhà trường sẽ khuyến
khích lòng vị tha và sự công bằng giữa các nhóm học sinh khác nhau về giới tính, dân tộc, tôn
giáo hay thuộc các nhóm xã hội khác nhau, từ đó khuyến khích môi trường tâm lý xã hội lành
mạnh; điều đó còn giúp khuyến khích trẻ sáng tạo, có lòng tự trọng và sự tự tin.

7
Jóhanna Rósa Arnardóttir (2017), để đối phó với các vấn đề SKTT của lứa tuổi vị thành
niên, không phủ nhận vai trò của trường học nhưng chú trọng vào phát triển các chính sách về
SKTT, đẩy mạnh sự phối hợp giữa chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội. Lứa tuổi này có
nhu cầu cao đối với các dịch vụ chăm sóc SKTT nên phát triển dịch vụ chăm sóc SKTT ở các
bệnh viện và các trường học cần được ưu tiên đầu tư.

Department for Education (2018), các trường học có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
sức khỏe tinh thần và hạnh phúc của trẻ em bằng cách phát triển các phương pháp tiếp cận toàn
trường phù hợp với nhu cầu cụ thể của các em, cũng như xem xét nhu cầu của từng học sinh.
Trường học có vai trò trung tâm trong thúc đẩy sức khỏe tinh thần cho tất cả học sinh thông qua
giáo dục về các mối quan hệ, tình dục và sức khỏe. Tuy nhiên, nhân viên nhà trường không thể
đóng vai trò là chuyên gia SKTT và không nên cố gắng chẩn đoán điều kiện. Song nên đảm bảo
rằng họ có sẵn các hệ thống và quy trình rõ ràng để xác định các vấn đề SKTT có thể xảy ra
nhằm phát hiện nguy cơ mắc các vấn đề SKTT, can thiệp sớm và tăng cường khả năng phục hồi
trước khi các vấn đề nghiêm trọng về SKTT xảy ra.

Olympia L K Campbell (2021), trường học có vai trò quan trọng trong các khía cạnh
như phát hiện sớm và giới thiệu trẻ em có vấn đề về SKTT. Áp lực đối với các trường học, đặc
biệt là yêu cầu của Chương trình giảng dạy quốc gia, đang góp phần làm gia tăng các vấn đề về
SKTT. Để các trường đảm nhận vai trò thúc đẩy SKTT này, đòi hỏi phải có sự thay đổi trong
cách các trường hiểu và phản ứng với các vấn đề xung quanh SKTT.

Sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên nói chung và SKTT của học sinh nói
riêng đang ngày càng được quan tâm, do những hậu quả đáng tiếc khi trẻ có một SKTT kém đã
ngày càng hiện hữu. Thúc đẩy, bảo vệ và chăm sóc SKTT của trẻ em là chủ đề lần đầu tiên
được tập trung phân tích trong Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021 của UNICEF. Báo
cáo xem xét các vấn đề liên quan đến SKTT và hạnh phúc của trẻ em và thanh thiếu niên,
đặc biệt tập trung vào việc phân tích các yếu tố nguy cơ và bảo vệ tại gia đình, trường học và
cộng đồng trong việc hình thành kết quả liên quan đến SKTT.

8.2. Trong nước

Khái niệm sức khỏe tâm thần

Unicef (2017), tổng kết khái niệm về SKTT và các khái niệm liên quan. Trong đó, SKTT

8
được xem như trạng thái khỏe mạnh của cá nhân mà ở đó họ có thể nhận ra tiềm năng của riêng
mình, đối mặt với những căng thẳng thông thường trong cuộc sống, và có thể làm việc một cách
hiệu quả, đóng góp cho xã hội (WHO). Đây cũng là khái niệm được các nhà khoa trong nước sử
dụng trong các nghiên cứu khác về SKTT nói chung và ở học sinh nói riêng. Hai khái niệm
khác là sức khỏe tâm trí và rối nhiễu tâm trí được đề cập đến trong các nghiên cứu liên quan
đến công tác xã hội (CTXH).

Sức khỏe tâm trí là cụm từ được Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng
(RTCCD) đề xuất dùng thay cho “sức khỏe tâm thần”. Mục tiêu để khắc phục tình trạng liên
tưởng tiêu cực do từ “tâm thần” gây nên, giúp tiếp cận được với người dân dễ dàng hơn trong
công tác phòng chống bệnh tâm thần. Bên cạnh đó, về mặt ngôn từ, dùng “sức khỏe tâm trí” là
phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển y tế dự phòng và y tế công cộng. Cũng
theo quan điểm của RTCCD khi đến với dân, nhân viên CTXH được phân biệt với nhân viên y
tế, nên cách tiếp cận, ngôn từ dùng ở trạng thái “không bệnh” sẽ dễ dàng đi vào vấn đề hơn, tạo
cảm giác tích cực hơn. Do vậy, việc dùng “sức khỏe tâm trí” thay cho “sức khỏe tâm thần”
được xem là phù hợp với người làm công tác xã hội.

Rối nhiễu tâm trí: Theo Trung tâm RTCCD, rối nhiễu tâm trí chỉ tình trạng sức khỏe tâm
trí ở trạng thái dao động lệch lạc, chệch khỏi ngưỡng bình thường, diễn ra lâu ngày, ngoài ý
muốn của bản thân, không tự điều chỉnh trở về bình thường, gây ảnh hưởng đến chức năng
sống, dẫn đến các biểu hiện: Sụt giảm sinh lực, khí lực, niềm tin; Bất an, lo nghĩ không đâu;
Cảm xúc bất thường, lệch lạc; Hành vi bất thường; Mất cân bằng trong xử lý tình huống, quan
hệ xã hội sụt giảm…Các chức năng sống như ăn, ngủ, hoạt động thể lực, hoạt động tình dục…
bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

Các vấn đề về sức khỏe tâm thần hay biểu hiện của vấn đề SKTT

Biểu hiện của vấn đề SKTT

Đặng Bích Thủy (2019), ở Việt Nam những năm gần đây xuất hiện nhiều vấn đề liên
quan tới SKTT của học sinh được dư luận xã hội quan tâm, như: lo âu, ám ảnh, trầm cảm; rối
loạn cảm xúc, hành vi, ứng xử; xung đột, bạo lực; nghiện chất có cồn, ma túy; tăng động - giảm
chú ý; dễ nổi giận, mất bình tĩnh; tự tử…. trong đó nhiều vấn đề chưa được quan tâm nghiên cứu
và giải quyết kịp thời. Chăm sóc SKTT là một nội dung quan trọng bên cạnh việc chăm sóc sức
khỏe thể chất cho học sinh. Nhà trường là một mắt xích quan trọng trong hệ thống các chủ thể

9
thực hiện chăm sóc, giáo dục, bảo vệ học sinh (bên cạnh gia đình và xã hội), do đó cần quan
tâm đến việc chăm sóc SKTT của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả
học tập của trẻ.

Unicef (2022), các vấn đề SKTT đang là gánh nặng đáng kể đối với trẻ vị thành niên ở
Việt Nam. Rối loạn hành vi là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật cho trẻ em trai ở lứa tuổi
vị thành niên. Rối loạn hành vi và rối loạn lo âu là những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết
tật ở trẻ em gái. Rối loạn trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật ở trẻ em gái ở
giai đoạn cuối vị thành niên.

Những biểu hiện về vấn đề SKTT của Đặng Bích Thủy (2019) và Unicef (2022) cũng
được để cập đến trong các nghiên cứu Phạm Quang Huân (2008), Bùi Văn Hồng và các cộng
sự (2019), Samuels F. (2017), Nguyễn Thị Nhung (2019).

Thực trạng SKTT của học sinh ở Việt Nam

Một trong điểm nổi bật của nghiên cứu trong nước là tập trung vào thực trạng SKTT
của lứa tuổi vị thanh niên. Chính vì vậy, có thể nói số lượng các nghiên cứu độc lập của các
nhà khoa học khá nhiều và trải dài theo thời gian. Xu hướng chung các nghiên cứu cho thấy,
tình trạng SKTT ở học sinh có chiều hướng phát sinh ngày càng nhiều vấn đề.

Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam (SAVY 1) được coi là
nghiên cứu sớm với quy mô trên diện rộng có liên quan đến vấn đề SKTT của học sinh được
thực hiện bởi Bộ Y tế vào năm 2003. Theo báo cáo kết quả của SAVY 1, có 32% số trẻ vị
thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-25 cho biết, nhìn chung, họ cảm thấy buồn về cuộc
sống (Bộ Y tế, 2005). Con số này đã thay đổi trong kết quả của SAVY 2 năm 2009. Cụ thể,
73,1% vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-25 từng cảm thấy buồn, 27,6% từng cảm
thấy buồn hoặc bất lực tới mức không thể thực hiện các hoạt động bình thường, và 21,3% từng
cảm thấy mất niềm tin vào tương lai (Bộ Y tế, 2010).

Trong giai đoạn này, có các nghiên cứu độc lập của (Ngô Thanh Hồi và cộng sự, 2007),
khi khảo sát Viện Sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương về SKTT học sinh ở Hà Nội với mẫu
1.202 học sinh ở độ tuổi 10-16 cũng cho thấy, tỷ lệ học sinh có vấn đề về SKTT chung là 19,46%.
Còn Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú (2009) tiến hành thực hiện khảo sát đối với 1.727 học
sinh lứa tuổi 11-15 ở Hà Nội cho thấy, tỷ lệ mắc các vấn đề về SKTT ở trẻ em trong mẫu khảo

10
sát là 10,94%. Các vấn đề về SKTT ở học sinh rất đáng quan tâm, trong đó, những căng
thẳng của học sinh biểu hiện ở mức độ cao khiến hoạt động học tập và các mối quan hệ xã
hội của các em gặp nhiều khó khăn.

Với thực trạng vấn đề SKTT ngày càng trở nên nghiêm trọng và đặc biệt được quan tâm
nhiều hơn từ các cơ quan quản lý, giai đoạn sau năm 2015 nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi
các tổ chức và cá nhân. Trong đó, một loạt các nghiên cứu được đánh giá cao. Nghiên cứu của
Samuels và các cộng sự (2017) với mẫu khảo sát gồm 402 học sinh thuộc hai cấp học là trung
học phổ thông và trung học cơ sở trên địa bàn bốn tỉnh, thành phố ở Việt Nam cho thấy, tỷ lệ khá
lớn học sinh trong mẫu khảo sát có những biểu hiện tiêu cực, bất thường về SKTT như: Có tới
19,7% số học sinh có vấn đề về cảm xúc, tình cảm; tiếp đến là các vấn đề tăng động - giảm
chú ý, với tỷ lệ 8,5% số học sinh; đối với các khó khăn liên quan đến vấn đề hành vi, có 7,5% số
học sinh; đối với vấn đề bạn bè, có 7,0% số học sinh.

Ở một nghiên cứu khác của UNICEF về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em
và thanh niên tại một số tỉnh và thành phố ở Việt Nam thực hiện năm 2018 cho thấy, những biểu
hiện tiêu cực về SKTT ở trẻ em Việt Nam phổ biến nhất là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm
cảm, cô đơn) và các vấn đề hướng ngoại (tăng động - giảm chú ý). Những biểu hiện tiêu cực
trong SKTT của học sinh có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, sự tự chủ, các khó khăn về
tâm lý xã hội và các mối quan hệ của trẻ với những người xung quanh. Đây cũng là nguyên
nhân dẫn đến nguy cơ trầm cảm, tự tử, các vấn đề tổn thương thực thể (như đau đầu, chán ăn,
mất ngủ, ngủ không ngon giấc, gặp ác mộng,...). Các biểu hiện có vấn đề về cảm xúc/tình cảm
thường là sự sợ hãi quá mức, buồn rầu hoặc trạng thái lo lắng, bực bội. Rối loạn lo âu cũng là
biểu hiện phổ biến nhất ở trẻ em lứa tuổi học đường, đặc biệt là học sinh bậc trung học phổ
thông vì các em đang trong độ tuổi vị thành niên, giai đoạn có nhiều thay đổi về tâm, sinh lý và
phát triển các kỹ năng xã hội; các em thường có nguy cơ gặp phải những khó khăn trong việc
kiểm soát, cân bằng cảm xúc (UNICEF Việt Nam, 2018). Đặc biệt trong bối cảnh chịu ảnh
hưởng của đại dịch Covid-19, trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới không thể đến trường, buộc phải ở
trong nhà và bị tước mất niềm vui thường nhật được vui chơi cùng bạn bè. Đại dịch Covid-19 đã
và đang gây nên những mối lo ngại rất lớn đối với SKTT của toàn bộ thế hệ trẻ em, thanh thiếu
niên trong đó có Việt Nam cũng như các bậc cha mẹ và người chăm sóc (UNICEF Việt Nam,
2021).

11
Ở một phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, kết quả khảo sát của Bùi Văn Hồng và các cộng sự
(2019) đối với 635 học sinh tại hai trường trung học cơ sở (Tô Hiệu và Hội Hợp) thuộc thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy: Tỷ lệ học sinh có vấn đề SKTT là 17,6%, trong đó
Trường Trung học cơ sở Tô Hiệu (đại diện cho khu vực nội thành, trung tâm thành phố) là
20,6%, cao hơn so với Trường Trung học cơ sở Hội Hợp (đại diện cho khu vực ngoại thành,
chiếm 14,9%). Tỷ lệ trẻ có vấn đề SKTT ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ (23,3% so với 21,6%);
nhóm học sinh có mức độ sử dụng Facebook thường xuyên có tỷ lệ gặp vấn đề SKTT cao hơn
so với nhóm còn lại (23,7% so với 15,1%); nhóm không bị bắt nạt có nguy cơ gặp vấn đề
SKTT (19,7%) thấp hơn nhóm bị bắt nạt (31,6%); nhóm thuộc gia đình có người thường
xuyên say rượu có vấn đề SKTT (42,2%) cao hơn so với nhóm còn lại (20,4%).

Nghiên cứu gần đây nhất của Unicef (2022), khoảng 15% - 30% thanh thiếu niên ở Việt
Nam gặp phải các vấn đề về SKTT. Trẻ em trai có tỉ lệ rối loạn hành vi cao hơn và trẻ em gái
có tỉ lệ các vấn đề cảm xúc như lo âu và trầm cảm cao hơn. Các vấn đề với bạn bè cùng trang
lứa (ví dụ: trải nghiệm bị bắt nạt), các vấn đề về cảm xúc (tức là các triệu chứng trầm cảm và lo
âu) và các vấn đề về hành vi là những thách thức phổ biến nhất đối với trẻ vị thành niên.

Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về SKTT của học sinh dù được thực hiện bởi các
cá nhân hay các tổ chức thì điểm chung đó là vấn đề biểu hiện phổ biến nhất của SKTT là vấn
đề cảm xúc như lo âu, trầm cảm và vấn đề về hành vi đó là bị bắt nạt bởi bạn bè. Những biểu
hiện tiêu cực về SKTT của học sinh không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, mà
còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội và thành tích học tập.

Yếu tố nguy cơ/rủi ro của SKTT và biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can
thiệp

Yếu tố rủi ro của SKTT ở lứa tuổi vị thành niên

Unicef (2018), các yếu tố nguy cơ đối với SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên được xem
xét ở 4 cấp độ: cá nhân, hộ gia đình, nhà trường và cộng đồng. Trong đó: (i) Ở cấp độ cá nhân, có
ba yếu tố nguy cơ đó là: sự cô lập/tự cô lập về cảm xúc - là căn nguyên quan trọng đối với thanh
thiếu niên lựa chọn không chia sẻ cảm xúc với ai; việc tiếp cận các công nghệ hiện đại và những
nguy cơ của các hành vi trực tuyến gây nghiện đối với những trẻ có xu hướng “sử dụng quá
nhiều”; và quan niệm tiêu cực về đặc điểm thể chất vị thành niên - những lo ngại bắt đầu xuất hiện
trong giai đoạn đầu của lứa tuổi vị thành niên, đặc biệt ở những em gái lo lắng về chu kỳ kinh

12
nguyệt hoặc những em bị coi là thừa cân; (ii) Ở cấp độ gia đình, quy tắc quá nghiêm ngặt của gia
đình, gia đình nghèo hoặc đang trong tình trạng kinh tế - xã hội giảm sút, và những căng thẳng
trong hộ gia đình được xác định là các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với SKTT và tâm lý xã hội của
trẻ em và thanh thiếu niên; (iii) Ở cấp trường học, căng thẳng do học tập, thiếu sự hỗ trợ và/hoặc
môi trường học đường bất ổn, và gặp trở ngại trong các mối quan hệ tình cảm (gồm mối quan hệ
với thầy cô và bạn bè) là những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với SKTT và tâm lý xã hội của trẻ em
và thanh thiếu niên; (iv) Ở cấp cộng đồng, dễ dàng tiếp cận các độc chất, hạn chế trong tiếp cận
các cơ hội kinh tế chủ yếu liên quan đến các cơ hội việc làm, và những chuẩn mực xã hội mang
tính tiêu cực được xác định là các yếu tố ở cấp cộng đồng có ảnh hưởng tiềm tàng đến SKTT và
tâm lý xã hội của trẻ em và thanh thiếu niên.

Đến nghiên cứu thực hiện năm 2022 của Unicef, các yếu tố nguy cơ chính đối với SKTT ở
trẻ vị thành niên ở Việt Nam được chỉ ra cụ thể, bao gồm giới tính nữ, tuổi cuối vị thành niên, tình
trạng di cư, SKTT không tốt của người chăm sóc, giao tiếp không hiệu quả giữa cha mẹ và con cái,
cảm giác xa cách với trường học, áp lực học tập và trải nghiệm bị lạm dụng, sang chấn và bỏ mặc.
Sự thiếu hiểu biết về SKTT của học sinh, phụ huynh và giáo viên là một yếu tố nguy cơ đối với
các vấn đề SKTT của học sinh. Những người tham gia không phải lúc nào cũng có hiểu biết chính
xác về các vấn đề SKTT phổ biến (Unicef, 2022).

Các yếu tố nguy cơ trong trường học đối với các vấn đề SKTT ở lứa tuổi vị thành niên,
gồm có: (i) Mức độ tham gia của học sinh trong trường học, bao gồm cả kết nối với giáo viên, là
yếu tố then chốt trong SKTT của học sinh. Những học sinh cảm thấy ít gắn kết trong trường học
và ít kết nối với giáo viên có tỉ lệ mắc các vấn đề SKTT cao hơn. Điều quan trọng là, các học sinh
nữ đã báo cáo các em cảm thấy ít gắn kết trong trường học hơn so với học sinh nam. Học sinh
thường không cảm thấy thoải mái khi đến gặp giáo viên để được hỗ trợ về mặt học tập hoặc xã
hội; (ii) Áp lực học tập có liên quan mật thiết đến SKTT của học sinh. Những trải nghiệm của học
sinh về áp lực học tập, lo lắng về điểm số, sự chán nản liên quan đến học lực, kỳ vọng của bản
thân và khối lượng bài vở đều liên quan đáng kể đến các vấn đề về SKTT. Trẻ em gái có nguy cơ
bị áp lực học tập cao hơn trẻ em trai. Có một nỗi lo ngại phổ biến từ phía các bên liên quan rằng áp
lực từ giáo viên và phụ huynh, khối lượng bài vở nhiều và căng thẳng liên quan đến điểm số và kỳ
thi sẽ gây hại cho SKTT, sự phát triển cảm xúc, xã hội và học tập cũng như giấc ngủ của các em
học sinh.

13
Các bên liên quan và biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp vấn đề SKTT

Xuất phát từ các yếu tố nguy cơ đối với SKTT của thanh thiếu niên, các nhà khoa học
trong nước tập trung vào làm rõ vai trò của trường học trong chăm sức SKTT.

Xuất phát từ nguy cơ áp lực học tập, Phạm Quang Huân (2008) đề xuất việc tiếp tục đổi
mới chương trình giáo dục phổ thông là giải pháp quan trọng để phòng ngừa phát sinh các vấn đề
về SKTT. Trong đó, nội dung giáo dục cần tinh giản, gọn nhẹ, tránh gây quá tải về kiến thức, nên
gia tăng hàm lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học cần được đổi mới, cải tiến mạnh mẽ hơn, sao cho học sinh có nhiều cơ hội và được thoải mái
khi tham gia các hoạt động giáo dục với tinh thần chủ động, tích cực và ở vị trí trung tâm. Khâu
kiểm tra, đánh giá cần được đổi mới theo hướng giảm tải về ghi nhớ kiến thức, gia tăng hàm
lượng hiểu kiến thức và vận dụng, sáng tạo. Việc giảm tải kiến thức, đổi mới nội dung và phương
pháp dạy học sẽ giúp học sinh có nhiều thời gian cho các hoạt động thể chất và tinh thần khác, góp
phần hạn chế những áp lực học tập ở học sinh.

Việc phát hiện kịp thời các vấn đề về SKTT sẽ đưa ra được các biện pháp can thiệp sớm.
Theo đó, sự tác động đồng bộ, có định hướng của giáo viên và các nhà tâm lý đến học sinh
được Nguyễn Thị Nhung (2019) và Hoàng Phúc (2021) đề xuất. Nguyễn Thị Nhung (2019) chú
trọng vai trò của công tác tâm lý giáo dục (tư vấn, hỗ trợ tâm lý,...). Mỗi nhà trường cần thành
lập một phòng tư vấn tâm lý - hướng nghiệp. Phòng tư vấn cần có một tổ tư vấn với mạng lưới
cộng tác viên là giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổng phụ trách, cán bộ lớp để nắm bắt tình hình
nhằm chủ động tư vấn hay tư vấn phòng ngừa qua trang tin điện tử của trường, trả lời thắc mắc
của học sinh qua thư điện tử, mạng xã hội, không thụ động chờ học sinh tự đến nhờ tư vấn.
Ngoài việc tư vấn riêng khi học sinh có nhu cầu, phòng tư vấn cần tổ chức các buổi nói chuyện,
hội thảo để tư vấn chung cho tất cả học sinh (tư vấn truyền thông) và tạo điều kiện để học sinh
được đối thoại. Có thể tư vấn cho cả phụ huynh để kết hợp chăm sóc SKTT cho trẻ. Hoàng
Phúc (2021) có hành động thiết thực từ phía giáo viên để xây dựng văn hóa học đường trong
thời đại mới, đó là giáo viên cần ứng xử phù hợp với từng học sinh, nhất là với những học sinh
có vấn đề về tâm lý (lo lắng, căng thẳng, trầm cảm,...). Giáo viên không nên đưa ra những yêu
cầu quá mức, có tính đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý cũng như thể chất của học
sinh; mà cần giúp trẻ giải tỏa ức chế, căng thẳng trong cuộc sống.

Ngoài việc học, tạo môi trường hoạt động nhiều hơn cho học sinh trong trường học

14
thông qua hoạt động Đoàn, Đội và các câu lạc bộ năng khiếu đã được các tác giả Phạm Quang
Huân và Nguyễn Thị Nhung coi trọng. Theo Pham Quang Huân (2008), tham gia hoạt động
Đoàn, Đội sẽ giúp học sinh rèn luyện được tính chủ động, tích cực, sáng tạo, sự mạnh dạn,
năng động - những thuộc tính nhân cách góp phần tạo nên bộ mặt sức khỏe tinh thần cho học
sinh. Nguyễn Thị Nhung (2019), các câu lạc bộ năng khiếu, các hoạt động tập thể, vui chơi, các
hoạt động mang tính giáo dục như dã ngoại, hoạt động ngoại khóa do chính học sinh thiết kế
chương trình và tổ chức thực hiện nhằm tạo sự gần gũi, gắn bó giữa các học sinh với nhau và
với giáo viên.

Các yếu tố nguy cơ đối với SKTT đến từ nhà trường với gia đình và xã hội nên cần có
sự kết hợp chặt chẽ giữa các bên này trong chăm sóc SKTT của học sinh là cách tiếp cận của
Nguyễn Văn Tịnh (2017). Tác giả cho rằng, Nhà trường không chỉ dạy kiến thức mà còn giúp trẻ
hình thành nhân cách. Các tổ chức, đoàn thể xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường
thuận lợi để học sinh phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Việc liên lạc, trao đổi giữa nhà trường
và gia đình là rất cần thiết trong chăm sóc SKTT của học sinh

Cuối cùng, một trong nguy cơ đối với SKTT của lứa tuổi vị thành niên chính là từ phía học
sinh. Vì vậy, chính học sinh cũng phải là người tự chủ động để tránh mắc phải các vấn đề về SKTT.
Do đó, phát huy tính chủ động, linh hoạt của học sinh để giúp học sinh ứng phó, vượt qua những
phiền muộn, nghịch cảnh trong cuộc sống, làm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống
của học sinh (Nguyễn Thị Nhung, 2019). Tính tích cực của bản thân chính là một trong những
điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của học sinh. Cần hình thành cho học sinh động cơ phấn
đấu, rèn luyện đúng đắn, có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến, vươn lên tự khẳng định mình;
cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để học sinh phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường xuyên
theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả phấn đấu của học sinh để định hướng phù hợp. Quan tâm đáp
ứng những nhu cầu chính đáng của học sinh về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở
trường, năng khiếu, đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh.

Nếu các nghiên cứu được thực hiện bởi các cá nhân chú trọng vào can thiệp từ trường học
đối với các vấn đề SKTT của học sinh thì nghiên cứu của các tổ chức về biện pháp can thiệp có
tính chiến lược.

Một nghiên cứu điển hình của Unicef (2018) nghiên cứu SKTT và tâm lý xã hội của trẻ
em và thanh niên tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, hai tỉnh Điện Biên và An Giang đã

15
chỉ ra rằng, tương ứng với bốn cấp độ nguy cơ đối với SKTT của của trẻ em và thanh thiếu niên
trong thực tế có các chiến lược ứng phó đã được thực hiện. Trong đó, với cấp độ cá nhân rất nhiều
chiến lược ứng phó cả tích cực và tiêu cực được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề tâm thần và tâm
lý xã hội. Chiến lược ứng phó tích cực, gồm có tham gia vào các hoạt động giải trí (ví dụ các bộ
môn thể thao, võ thuật, đọc sách, xem phim, tham gia các câu lạc bộ hoặc các chuyến dã ngoại do
trường tổ chức, tìm hiểu trên mạng internet); có những mạng lưới xã hội gắn bó như tầm quan
trọng của việc có bạn hay trẻ có một tấm gương tốt để noi theo - đó thường là những người lớn
như anh trai, thầy cô giáo, chú bác người có các phẩm chất mà các em ngưỡng mộ và đối xử tốt
với các em. Các chiến lược ứng phó tiêu cực bao gồm khóc một mình, lạm dụng chất (đặc biệt là
uống rượu), đập phá và thậm chí có ý định tự tử được nhắc đến nhiều nhất ở Điện Biên và có liên
quan tới những áp lực do thôi học và kết hôn sớm. Tất cả các cách ứng phó này ngược lại có thể
khiến nhen nhóm thêm các tổn thương tâm thần và tâm lý xã hội.

Cũng trong Unicef (2018), ở cấp độ gia đình, gia đình có địa vị kinh tế - xã hội khá giả
giúp giảm nhẹ các căn nguyên dẫn đến căng thẳng ở thanh thiếu niên. Gia đình có mối quan hệ
tình cảm bền chặt hoặc gia đình gắn kết (có thể do kỹ năng làm cha mẹ được cải thiện, đặc biệt ở
những bậc phụ huynh có tham gia một số loại hình đào tạo) cũng là yếu tố tích cực giúp trẻ tránh
khỏi những căng thẳng và tổn thương tâm lý xã hội - trẻ cảm thấy được cha mẹ và ông bà yêu
thương và có cảm giác hạnh phúc khi có thể chia sẻ cảm xúc và những lo ngại với cha mẹ và ông
bà. Với cấp độ trường học, một số trường, phần lớn ở khu vực đô thị, có phòng tham vấn tâm lý
học đường, và nhiều em gái tới đó hơn là các em trai. Giống như các câu lạc bộ, các hoạt động
ngoại khóa và mạng internet, môn học kỹ năng sống và giáo dục công dân mà trẻ được học ở
trường có tác dụng giúp trẻ đối phó với những căng thẳng. Sự hỗ trợ của bạn bè và giáo viên cũng
là một phần quan trọng trong các chiến lược ứng phó của trẻ, đặc biệt liên quan tới việc học tập và
đôi khi là các vấn đề gia đình. Cuối cùng, cấp độ cộng đồng, các cơ hội hoặc dịch vụ chăm sóc
SKTT và tâm lý xã hội có kết quả tích cực lên trẻ em và thanh thiếu niên.

Các chiến lược ứng phó tích cực trên sẽ hiệu quả hơn nếu như có sự tồn tại của cung ứng
dịch vụ chăm sóc SKTT mà việc cung ứng này được thực hiện bởi một số bộ như cho thấy việc
cung ứng các dịch vụ chăm sóc SKTT thuộc thẩm quyền của một số bộ (Bộ Y tế, Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội và Bộ Giáo dục và Đào tạo). Mỗi Bộ có một mô hình giải quyết các vấn
đề tâm lý xã hội và SKTT khác nhau và điều này phản ánh vai trò khác biệt của từng Bộ. Unicef

16
(2018) và Unicef (2022). Ngoài ra, ngày càng nhiều tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ
liên quan đến SKTT và tâm lý xã hội, số lượng các tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ
liên quan đến tâm lý xã hội và SKTT cũng đang dần gia tăng.

Việc cung ứng dịch vụ chăm sóc SKTT trên thực tế không phải dễ dàng vì đang phải đối
mặt với các thách thức từ cả phía cung và cầu. Thách thức từ phía cung ứng: (i) sự thiếu hụt về
nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và phù hợp về giới; (ii) Người cung ứng dịch vụ SKTT
đối mặt với mức độ căng thẳng cao; (iii) Theo các nhà cung ứng dịch vụ SKTT, lĩnh vực SKTT
bị đánh giá thấp so với các lĩnh vực sức khỏe khác; (iv) Còn tồn tại những hạn chế liên quan đến
cơ sở hạ tầng cung ứng các dịch vụ SKTT và tâm lý xã hội.; (v) Hạn chế trong phối hợp giữa các
ban ngành của chính phủ. Thách thức từ phía cầu: (i) nhận thức của người dân về các vấn đề liên
quan đến SKTT và tâm lý xã hội còn hạn chế.; (ii) Thậm chí khi nhận biết được các tổn thương
tâm lý xã hội, người dân thường chữa trị tại nhà, và do đó đưa lại những hậu quả tiêu cực, trong
đó có tự tử; (iii) Kỳ thị liên quan đến các tổn thương về SKTT và tâm lý xã hội tuy đã giảm
xuống nhưng vẫn còn cao (Unicef, 2018).

Chiến lược ứng phó có thể thực hiện ở các cấp độ khác nhau nhưng can thiệp từ trường
học được coi là chìa khóa của sự thành công vì trường học là một trong những môi trường tâm lý
xã hội quan trọng nhất của thanh thiếu niên, cung cấp các yếu tố nguy cơ về SKTT, các yếu tố
bảo vệ và cơ hội để nâng cao và hỗ trợ SKTT. Unicef (2022) cho thấy bầu không khí học đường,
áp lực học tập, bắt nạt và các yếu tố gây căng thẳng xã hội khác đều tác động tiêu cực đến SKTT
của học sinh lứa tuổi vị thành niên ở Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề này không thể giải
quyết được bằng cách duy nhất thông qua các dịch vụ SKTT tại trường học mà cần đến sự can
thiệp thông qua chính sách và các chương trình chăm sóc SKTT và tâm lý dành cho học sinh ở
lứa tuổi vị thành niên trong trường học tại Việt Nam được thực hiện bởi bộ Giáo dục và Đào tạo,
các chính sách và chương trình của lĩnh vực xã hội của Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội,
các chính sách và chương trình của ngành y tế.

8.3 Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu

8.3.1. Các vấn để chính được đề cập tới trong các nghiên cứu

Thứ nhất, cách hiểu khác nhau về SKTT nhưng điểm chung của các cách tiếp cận đó là
cá nhân có trạng thái khỏe mạnh, có khả năng nhận biết bản thân, ứng phó được với các căng

17
thẳng bình thường và làm việc có hiệu quả.

Thứ hai, vấn đề của SKTT của lứa tuổi thanh thiếu niên được biểu hiện chủ yếu ở trạng
thái lo âu, trầm cảm. Ngoài ra có các biểu hiện khác như giảm chú ý/rối loạn tăng động, rối
loạn cư xử, thiểu năng trí tuệ, rối loạn lưỡng cực, rối loạn ăn uống, tự kỷ, tâm thần phân liệt và
một nhóm các rối loạn nhân cách. Tình trạng này diễn ra trên khắp thế giới ảnh hưởng đến sức
khỏe, kết quả học tập cũng như khả năng phát huy tiềm năng của thanh thiếu niên.

Thứ ba, vấn đề của SKTT có sự khác biệt về giới tính trên phạm vi toàn cầu và các quốc
gia. Cụ thể, nữ thanh thiếu niên thường có SKTT kém hơn nam thanh thiếu niên, điều này cũng
đúng ở các quốc gia thực hiện tốt vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên, xu hướng này ngược lại ở
các nước chưa giải quyết tốt vấn đề bình đẳng giới.

Thứ tư, có bốn nhóm yếu tố rủi ro của SKTT hay yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của lứa
tuổi thanh thiếu niên, đó là từ chính bản thân cá nhân, trường học, gia đình và cộng đồng. Do
đó, để giải quyết vấn đề của SKTT ở thanh thiếu niên cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan
đến yếu tố rủi ro. Trong đó, vai trò của nhà trường được nhấn mạnh khi đề xuất giải pháp giải
quyết vấn đề của SKTT.

Thứ năm, giải quyết vấn đề của SKTT cần các giải pháp ngăn ngừa, phát hiện sớm và
can thiệp. Các giải pháp này cũng tập trung chủ yếu ở trường học.

Thứ sáu, ở Việt Nam, vấn đề của SKTT ở thanh thiếu niên biểu hiện ở ba trạng thái
chính là lo âu, trầm cảm và stress. Có bốn nhóm yếu tố rủi ro của SKTT như các quốc gia
khác. Để giải quyết vấn đề của SKTT, nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng.

8.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

Một là các nghiên cứu của các cá nhân về SKTT của học sinh phổ thông (HSPT) ở Việt
Nam được thực hiện sớm và liên tục qua các năm nhưng thường trong phạm vi một địa phương.
Trong đó, tập trung vào đánh giá tình trạng SKTT của đối tượng này. Ngoài ra, giải pháp đề xuất
cũng giới hạn trong phạm vi của địa phương đó và nhấn mạnh vào các giải pháp từ phía nhà
trường.

Hai là nghiên cứu về SKTT của các tổ chức được thực hiện ở pham vi nghiên cứu rộng
hơn. Trong đó, tập trung vào phản ánh bức tranh tổng thể về SKTT ở các địa phương nghiên cứu.
18
Giải pháp can thiệp đề xuất được tiếp cận theo khung can thiệp bước đầu phản ánh được sự phối
hợp hành động giữa các bên liên quan.

Ba là nghiên cứu SKTT của HSPT ở thành phố Hà Nội được thực hiện thường tập trung
vào một đối tượng là học sinh THPT hoặc học sinh THCS. Vì thế, các kết luận về tình trạng vấn
đề SKTT cũng như phân tích yếu tố rủi ro của SKTT trong một nghiên cứu chưa được nhìn dưới
góc độ toàn diện của lứa tuổi thanh thiếu niên tương ứng với độ tuổi học sinh THCS và THPT.
Do đó, các giải pháp can thiệp chưa có ý nghĩa nhiều cho việc xây dựng chiến lược hành động
chung giải quyết vấn đề SKTT của lứa tuổi này.

Định hướng nghiên cứu

Xuất phát từ khoảng trống nghiên cứu, nghiên cứu về vấn đề SKTT lứa tuổi thanh thiếu
niên ở Việt Nam có thể thực hiện theo hướng sau đây.

1. Vấn đề về SKTT lứa tuổi thanh thiếu niên ở Việt Nam có gì khác biệt so với xu hướng
chung của thế giới?

2. Các yếu tố rủi ro chính của vấn đề SKTT ở thanh thiếu niên Việt Nam là gì?

3. Vai trò của các bên liên quan trong xây dựng biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can
thiệp vấn đề SKTT lứa tuổi thanh thiếu niên ở Việt nam như thế nào?

4. Có thể xây dựng chiến lược hành động tầm quốc gia để các bên liên quan phối hơp đồng
bộ với nhau trong giải quyết vấn đề SKTT ở thanh thiếu niên Việt Nam được không?

10. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

10.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Thông qua nghiên cứu tình huống điển hình là thành phố Hà Nội, đề tài đề xuất chiến
lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của
HSPT ở các thành phố lớn Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong
giải quyết vấn đề SKTT của HSPT.

19
Thứ hai, vận dụng khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong giải
quyết vấn đề SKTT của HSPT vào nghiên cứu ở thành phố Hà Nội nhằm nhận diện được tình
trạng vấn đề SKTT cũng như các yếu tố rủi ro chính dẫn đến các vấn đề SKTT của HSPT. Đặc
biệt, nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong hành động giải quyết vấn đề SKTT của
nhóm đối tượng này.

Thứ ba, dựa trên các bằng chứng cũng như các kết quả nghiên cứu về vai trò của các bên
liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT đề xuất chiến lược hành động tăng cường
vai trò của các bên liên quan ở các thành phố lớn Việt Nam.

10.2. Câu hỏi nghiên cứu

1. Thực trạng vấn đề SKTT của HSPT ở Hà Nội như thế nào? Có sự khác biệt về vấn đề
SKTT của HSPT Hà Nội và Việt Nam không?

2. Có những bên liên quan nào trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT? Các bên liên quan
đã phối hợp như thế nào trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT ở Hà Nội?

3. Kết quả nghiên cứu vai trò các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT ở
Hà Nội có giá trị tham khảo như thế nào đối với các nhà hoạch định chính sách trong xây
dựng chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn
đề SKTT của HSPT ở các thành phố lớn Việt Nam?

11. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

11.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT.

11.2. Phạm vi nghiên cứu

Pham vi về không gian

Nghiên cứu vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT ở
thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội được chọn làm nghiên cứu điển hình vì các lý do sau đây

Thứ nhất, Hà Nội nơi tập trung đủ các loại hình trường học công, tư và quốc tế. Ngoài
ra, bên cạnh hệ thống trường thường là hệ thống các trường chuyên. Đặc điểm này của Hà Nội

20
cho phép phân tích toàn diện về thực trạng vấn đề SKTT cũng như các yếu tố rủi ro dẫn đến vấn
đề SKTT của HSPT.

Thứ hai, Hà Nội có điều kiện phát triển kinh tế phân hóa khá rõ giữa các quận và các
huyện xa trung tâm. Đặc điểm này cho phép phản ánh bức tranh toàn diên về thực trạng yếu tố
rủi ro dẫn đến vấn đề SKTT của HSPT cũng như vai trò của các bên liên quan trong giải quyết
vấn đề này.

Phạm vi thời gian

Nghiên cứu thực trạng vấn đề SKTT của HSPT ở Hà Nội và vai trò của các bên liên
quan trong giải quyết vấn đề này từ năm 2015 đến thời điểm nghiên cứu 2023.

Đề xuất chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên quan trong giải quyết
vấn đề SKTT của HSPT ở các thành phố lớn Việt Nam sau năm 2025.

12. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU


12.1. Phương pháp tiếp cận
Toàn bộ quá trình nghiên cứu được nhóm tác giả triển khai theo khung nghiên cứu dưới đây

21
Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan
đến vấn đề SKTT của HSPT

Xây dựng khung lý Để phân tích


thuyết nghiên cứu về vai - Thực trạng vấn đề về
trò của các bên liên quan SKTT của HSPT ở
trong giải quyết vấn đề thành phố Hà Nội
SKTT của HSPT Vận dụng - Vai trò của các bên
khung lý thuyết liên quan trong giải
quyết vấn đề SKTT của
HSPT ở thành phố Hà
Nội

Đưa ra các kết luận về:


- Biểu hiện chính và yếu tố rủi ro dẫn đến vấn đề SKTT của HSPT ở Hà Nội
trong mối tương quan Việt Nam
- Hạn chế trong thực hiện vai trò của các bên liên quan khi giải quyết vấn đề
SKTT của HSPT ở Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn Việt nam nói chung

Đề xuất chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên quan trong
giải quyết vấn đề về SKTT của HSPT ở các thành phố lớn Việt Nam sau năm
2025

Hình 0: Khung nghiên cứu của đề tài


12.2. Thông tin/dữ liệu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu

Thông tin/dữ liệu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu từ các nguồn chính sau

(i) Nghiên cứu các công trình liên quan đề tài được thực hiện bởi các tổ chức trong và ngoài
nước, qua đó xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò của các bên liên quan trong giải
quyết vấn đề SKTT của HSPT.

(ii) Nghiên cứu các báo cáo chuyên ngành của các bộ ngành liên quan như Bộ Giáo dục và

22
Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội để thu thập thông tin về các chủ trương,
chính sách cũng như chương trình hành động của của chính phủ Việt Nam trong giải quyết vấn
đề SKTT của HSPT ở Việt Nam.

(iii) Điều tra thực địa để thu thập thông tin nghiên cứu sâu về vấn đề SKTT của HSPT ở
thành phố Hà Nội và vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề này.

Để có được nguồn thông tin dữ liệu trên, nhóm tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu
chính, đó là phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp điều tra thực địa.

Phương pháp nghiên cứu tại bàn được sử dụng trong

(i) nghiên cứu các công trình nghiên cứu liên quan đề tài và các báo cáo chuyên ngành

(ii) phân tích kết quả điều tra thực địa về vấn đề SKTT của HSPT ở Hà Nội và vai trò của
các bên liên quan trong giải quyết vấn đề đó

(iii) đánh giá vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT ở Hà
Nội

(iv) đề xuất chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên quan trong giải quyết
vấn đề SKTT của HSPT ở các thành phố lớn Việt Nam

Phương pháp điều tra thực địa được sử dụng trong

(i) khảo sát bằng bảng hỏi đối với học sinh THCS và THPT để nhận diện được biểu hiện
và mức độ của vấn đề SKTT của HSPT ở Hà Nội.

(ii) phỏng vấn sâu đối với giáo viên, phụ huynh và cán bộ quản lý để thu thập thông tin
liên quan đến thực hiện vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của HSPT ở
Hà Nội.

13. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

13.1. Nội dung nghiên cứu

Lời mở đầu

CHƯƠNG 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm
thần của học sinh phổ thông

23
1.1. Tổng quan các công trình ngoài nước

1.1.1. Những vấn đề chung về SKTT ở thanh thiếu niên

1.1.2. Yếu tố rủi ro của SKTT ở thanh thiếu niên

1.1.3. Biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp

1.2. Tổng quan các công trình trong nước

1.2.1. Những vấn đề chung về SKTT ở thanh thiếu niên

1.2.2. Yếu tố rủi ro của SKTT ở thanh thiếu niên

1.2.3. Biện pháp phòng ngừa, phát hiện sớm và can thiệp

1.3. Đánh giá chung về các công trình tổng quan

CHƯƠNG 2: Khung lý thuyết nghiên cứu về vai trò của các bên trong giải quyết
vấn đề SKTT của học sinh phổ thông

2.1. Vấn đề chung về SKTT của học sinh phổ thông

2.1.1. Quan niệm và biểu hiện về SKTT của học sinh phổ thông

2.1.2. Các yếu tố rủi ro dẫn đến vấn đề SKTT của học sinh phổ thông

2.2. Vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của học sinh phổ thông

2.2.1. Các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của học sinh phổ thông

2.2.2. Vai trò của các bên liên quan

2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn
đề SKTT của học sinh phổ thông

CHƯƠNG 3: Thực trạng thực hiện vai trò của các bên liên quan trong giải quyết
vấn đề SKTT của học sinh phổ thông ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2023

3.1. Tổng quan về SKTT của học sinh phổ thông Việt Nam

3.1.1. Biểu hiện vấn đề SKTT của học sinh phổ thông Việt Nam

3.1.2. Thực trạng về SKTT của học sinh phổ thông Việt Nam

3.1.3. Đánh giá chung về SKTT của học sinh phổ thông Việt Nam

24
3.2. Thực trạng SKTT của học sinh phổ thông thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2023

3.2.1. Thực trang SKTT của học sinh trung học cở sở

3.2.2. Thực trạng SKTT của học sinh trung học phổ thông

3.3. Tình hình thực hiện vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT
của học sinh phổ thông thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2023

3.3.1. Nhà trường

3.3.2. Gia đình và cộng đồng

3.3.3. Chính phủ

3.4. Đánh giá chung về vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn đề SKTT của
học sinh phổ thông thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2023

CHƯƠNG 4: Đề xuất chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên
quan trong giải quyết vấn đề SKTT của học sinh phổ thông ở các thành phố lớn Việt Nam

4.1. Quan điểm của Việt Nam trong giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần

4.2. Chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên quan trong giải quyết vấn
đề SKTT của học sinh phổ thông ở các thành phố lớn Việt Nam

4.3. Các điều kiện thực hiện chiến lược hành động tăng cường vai trò của các bên liên
quan trong giải quyết vấn đề SKTT của học sinh phổ thông ở các thành phố lớn Việt Nam

Kết luận

Phụ lục

Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2005), Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên
Việt Nam (SAVY 1), Hà Nội.

2. Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê (2010), Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên
Việt Nam (SAVY 2), Hà Nội.

3. Bùi Văn Hồng và các cộng sự (2019), Thực trạng sức khỏe tâm thần của học sinh hai

25
trường trung học cơ sở tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc năm 2019, Tạp chí Y học cộng
đồng, số 6 (53), tháng 11-12, tr. 80-87.

4. Đặng Bích Thủy (2019), Một số biểu hiện tiêu cực về sức khỏe tâm thần trong học sinh
trung học cơ sở (Nghiên cứu trường hợp ở Hà Nội), Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên
cứu Gia đình và Giới chủ trì.

5. Đặng Hoàng Minh, Hoàng Cẩm Tú (2009), Thực trạng sức khoẻ tâm thần của học sinh
THCS ở Hà Nội và nhu cầu tham vấn sức khỏe tâm thần học đường, Tạp chí Khoa học Xã hội
và Nhân văn, tập 25, số 1S, 2009, trang 106-112

6. Ngô Thanh Hồi và cộng sự (2017), Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành
phố Hà Nội, hội thảo quốc tế: Phòng ngừa và can thiệp cho trẻ có vấn đề về sức khỏe tâm
thần ở Việt Nam, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Nhung (2019), Khủng hoảng tâm lý học đường - Thực trạng và giải pháp,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9, tr. 103-110.

8. Phạm Quang Huân (2008), Vấn đề chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh phổ thông,
Tạp chí Khoa học giáo dục, số 35, tháng 8, tr. 50-54.

9. Unicef (2017), Chăm sóc sức khỏe tâm thần phụ nữ và trẻ em, Hà Nội

10. Unicef (2018), Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại một số
tỉnh và thành phố ở Việt Nam, Hà Nội

11. Unicef (2021), Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021, ISBN: 978-92-806-5286-4

12. Unicef (2022), Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng
đến sức khỏe tâm thân và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thanh niên tại Việt
Nam, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

1. David A. Alexander (2002), Early mental health intervention after disasters, Advances
in Psychiatric Treatment (2002), vol. 11, 12–18

2. Erica Holt-White, Alice De Gennaro (2022), Mental Health and Wellbeing, COVID
Social Mobility & Opportunities Study

3. Jóhanna Rósa Arnardóttir (2017), The mental health problems of young people in
26
Iceland, Nordic Centre for Welfare and Social Issues

4. Olympia L K Campbell (2021), The gender gap in adolescent mental health: A cross-
national investigation of 566,829 adolescents across 73 countries , SSM - Population Health
13 (2021) 100742

5. Samuels F và cộng sự (2017), Mental health and psychosocial wellbeing of children and
young people in Viet Nam, A Research Report for UNICEF Viet Nam.

6. Silvana Galderisi (2015), Toward a new definition of mental health,


https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4471980

7. Weist, M. D., Evans, S. W., & Lever, N. A. (2003). Introduction: Advancing mental
health practice and research in schools. In M. D. Weist, S. W. Evans, & N. A. Lever
(Eds.), Handbook of school mental health: Advancing practice and research (pp. 1–7). Kluwer
Academic/Plenum Publishers.

8. Wells, J., Barlow, J. and Stewart-Brown, S. (2003), A Systematic Review of Universal


Approaches to Mental Health Promotion in Schools, HSRU, Oxford.

9. World Health Organization. (2001), The World health report : 2001 : Mental health :
new understanding, new hope. World Health Organization.

13.2. Tiến độ thực hiện

Thời gian
Các nội dung, công việc Sản phẩm
STT (bắt đầu-kết Người thực hiện
thực hiện
thúc)
1 Hoàn thành bản thuyết minh Bản thuyết Tháng Nguyễn Thị Hoa
chi tiết minh chi tiết 8/2023
2 Ký kết hợp đồng với các Hợp đồng Tháng Nguyễn Thị Hoa
bên, thành viên đề tài 10/2023
3 Viết nội dung chương 1 Chương 1 Tháng Ngô Quỳnh An
10/2023 Nhâm Diệu Linh
Trần Thái Sơn
4 Viết nội dung chương 2 Chương 2 Tháng Nguyễn Thị Hoa
11/2023 Nhâm Diệu Linh
Trần Thái Sơn

27
5 Thiết kế bảng hỏi và khảo sát Bộ bảng hỏi và Tháng Nguyễn Thị Hoa
dữ liệu thu thập 11/2023 Ngô Quỳnh An
được Trần Thúy Hằng
Nhâm Diệu Linh
Trần Thái Sơn
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nguyễn Ngọc Tú
Cao Anh Minh
6 Viết nội dung chương 3 Chương 3 Tháng Nguyễn Thị Hoa
01/2024 Ngô Quỳnh An
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nguyễn Ngọc Tú
7 Viết nội dung chương 4 Chương 4 Tháng Nguyễn Thị Hoa
03/2024 Ngô Quỳnh An
Nguyễn Thị Ngọc Huyền
Nguyễn Ngọc Tú
8 Hoàn thành báo cáo tổng hợp Báo cáo TH Tháng Nguyễn Thị Hoa
5/2024 Ngô Quỳnh An
9 Bảo vệ và hoàn thành nghiên Báo cáo tổng Từ tháng 9- Nguyễn Thị Hoa
cứu hợp được tháng 10 năm Ngô Quỳnh An
nghiệm thu 2024 Trần Thúy Hằng

14. SẢN PHẨM BÀN GIAO (đánh số lượng)

Báo cáo tổng kết: 01 Sách chuyên khảo/ tham khảo:

01 Bài báo/ Bài viết đăng tạp chí/hội 01


Báo cáo tóm tắt:
thảo trong nước:
Khác (Bộ xử lý số liệu, báo cáo
kết quả điều tra):
Gắn kết với đào tạo là thành viên 01
nghiên cứu đề tài (Số NCS,
HVCH)

28

You might also like