You are on page 1of 14

Phụ Lục 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

Tên đề tài

Vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí trong cuộc sống và học tập
của sinh viên. Vận dụng vào ngành nghề được đào tạo

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


Trương Phi Long Nguyễn Ngọc Khôi
Mã sinh viên:21510101405
Lớp học phần: 00011009

Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2022

1
Phụ lục 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: Triết Học


Họ và tên sinh viên:Nguyễn Ngọc Khôi
Mã số sinh viên: 21510101405
Mã lớp học phần: 00011009
ĐIỂM CỦA BÀI TIỂU LUẬN
Ghi bằng số Ghi bằng chữ Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 1

Họ tên và chữ ký của cán bộ chấm thi thứ 2

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 2 năm 2022


Sinh viên nộp bài

Khôi
Nguyễn Ngọc Khôi

2
Phụ lục 03

MỤC LỤC

Trang
A. MỞ ĐẦU 4

B. NỘI DUNG 5
I. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, tình cảm, niềm tin 5
và ý chí
1. Khái niệm tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí 5
1.1. Tri thức 5
1.2. Tình cảm 6
1.3. Niềm tin 6
1.4. Ý chí 6
2. Mối quan hệ giữa tri thức, tình cảm và ý chí 7
II. Vận dụng vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí với cuộc 8
sống học tập
1. Vai trò của tri thức với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh 8
viên
2. Vai trò của tình cảm và niềm tin với cuộc sống học tập và nghiên 9
cứu của sinh viên
3. Vai trò của ý chí với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh viên 9
III. Vận dụng vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí vào 10
ngành học

C. KẾT LUẬN 12

3
Trình bày nội dung bài

MỞ ĐẦU

Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học. Nó là hình thức cao
của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có. Khi xem xét ý
thức với các yếu tố hợp thành các quá trình tâm lý tích cực đem lại sự hiểu biết của con người
về thế giới khách quan, ta có: tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí,…trong đó tri thức là nhân tố
cơ bản, cốt lõi nhất. Dù vậy vai trò của tình cảm, niềm tin và ý chí vẫn không thể bị phủ nhận.
Các lớp cấu trúc trên của ý thức có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và không thể
bị tách rời. Nhờ đó mà ý thức trở thành kim chỉ nam cho hoạt động của thực tiễn và là động
lực của thực tiễn. Sự thành công hay thất bại của thực tiễn, sự phát triển của đời sống xã hội,
trong đó có đời sống học tập và nghiên cứu của sinh viên, phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của tri
thức, tình cảm, niềm tin và ý chí.
Để góp phần cho sự phát triển đời sống xã hội nói chung cũng như trong nghiên cứu và
học tập của sinh viên nói riêng, bài tiểu luận dưới đây sẽ làm rõ hơn: “Vai trò của tri thức, tình
cảm, niềm tin và ý chí trong đời sống và học tập của sinh viên”, Đồng thời, biết cách “Vận
dụng vào ngành nghề được đào tạo”.

4
NỘI DUNG

I. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí:
1. Khái niệm tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí:
1.1 Tri thức:
Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu có tư duy thì
lúc đó có tri thức. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến những thập kỷ gần
đây tri thức và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội mới được đề cặp nhiều.
Vậy tri thức là gì? Theo C.Mác, “phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một
cái gì tồn tại đối với ý thức là tri thức…, cho nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức,
chừng nào ý thức biết cái đó”. Dù có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng có thể hiểu:
“Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (hiểu biết sáng
tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội”.
Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả
năng, kỹ năng quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác. Tri
thức có vai trò rất lớn đối với đời sống - xã hội và tích cực tìm hiểu, tích lũy tri thức về thế giới
xung quanh là yêu cầu thường xuyên của con người trên bước đường cải tạo thế giới.
Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là trình độ mà
“nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân
phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức,
trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao
5
động và tài nguyên. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển
xã hội”, ”Tri thức là tài nguyên là tư bản”,...
1.2 Tình cảm:
Cùng với quá trình nhận thức sự vật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ của con người đối
với đối tượng phản ánh.
Tình cảm là thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với sự vật hiện tượng có liên
quan đến nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn
tại, nó phản ánh quan hệ giữa người với người và quan hệ giữa người và thế giới quan. Tình
cảm tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động con người.
Tình cảm được hình thành trên cơ sở những cảm xúc của con người trong quá trình nhận
thức về đối tượng. Trong tình cảm, chủ thể luôn nhận thức được nguyên nhân gây ra chúng,
nhận thức được rằng tại sao mình có tình cảm với người này mà không có tình cảm với người
khác. Tình cảm luôn dành cho, luôn hướng đến một đối tượng nhất định.
1.3 Niềm tin:
Sự hòa quyện giữa tri thức và tình cảm và trải nghiệm thực tiễn đã tạo nên tính bền vững
của niềm tin, thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Niềm tin chính là một hệ thống gồm tri thức, nhận thức và quan điểm của con người về
xã hội, tự nhiên và thế giới xung quanh. Con người chính là đối tượng xác định tính đúng đắn,
chân thực và tự mình thực hiện chúng trong cuộc sống, biến những điểm mong muốn thành
điểm tựa tinh thần để hướng đến.
1.4 Ý chí:
Nhận thức không phải là một quá trình dễ dành, phẳng lặng mà là một quá trình phản ánh
với những khó khăn, gian khổ thường gặp phải trên mỗi bước đường đi tới chân lý. Muốn vượt
qua khó khăn để đạt mục đích, chủ thể nhận thức phải có ý chí, quyết tâm cao.
Ý chí chính là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con
người vào hoạt động để có thể vượt qua mọi trở ngại và đạt mục đích đề ra.
Ý chí phản ánh mục đích của hành động, mục đích hành động do các điều kiện của hiện
thực khách quan quy định. Như vậy, ý chí phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thức các
mục đích của hành động.
Ý chí được xem là mặt năng động của ý thức, mặt biểu hiện cụ thể của ý thức trong thực
tiễn, bởi vì ở đó con người tự giác được mục đích của hành động, đấu tranh động cơ, lựa chọn
được các biện pháp vượt qua mọi trở ngại, khó khăn để thực hiện đến cùng mục đích đề ra.
Ý chí là hình thức tâm lí điều khiển, điều chỉnh hành vi tích cực nhất của con người, vì
trong ý chí có cả mặt năng động của trí tuệ lẫn mặt năng động của tình cảm, đạo đức.
Giá trị chân chính của ý chí không phải chỉ ở cường độ mạnh yếu, mà điều chủ yếu là ở
nội dung đạo đức của ý chí.
2. Mối quan hệ giữa tri thức, tình cảm và ý chí:

6
Tri thức, tình cảm và ý chí đều là ba lớp cấu trúc của ý thức, chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong đó tri thức là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất
của ý thức, nó tác động trực tiếp hay còn là tiền đề của tình cảm và ý chí. Nếu tình cảm và ý
chí không đi kèm với tri thức thì tình cảm và ý chí lúc đó sẽ trở nên mù quáng, không có mục
đích nội dung rõ ràng. Ngược lại nếu tri thức mà không đi kèm với tình cảm và ý chí thì nó
cũng sẽ không được khai thác và sử dụng triệt để. Sự hòa quyện giữa tri thức với tình cảm và ý
chí tạo nên tính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trọng mọi hoàn
cảnh.
Song, tri thức sẽ không độc lập chi phối quá trình tác động đến tình cảm hay ý chí của
con người mà sẽ trải qua một quá trình phản ánh sáng tạo hiện thực khách quan vào trong não
bộ mang tên “nhận thức”. Nhận thức là quá trình mà tâm lý phản ánh các hiện thực khách quan
thông qua các giác quan và kinh nghiệm hiểu biết của con người bao gồm các quy trình như tri
thức, trí nhớ, đánh giá, ước lượng, lý luận, tính toán, giải quyết vấn đề,… Từ đó, con người
mới đạt đến sự hiểu biết đúng đắn, đầy đủ và chính xác về bản chất cũng như các quy luật của
sự vật, hiện tượng và thế giới khách quan bên ngoài.
Vậy nên khi bàn về mối quan hệ giữa ba lớp cấu trúc của ý thức, ta sẽ bàn về mối quan hệ
của nhận thức, tình cảm và ý chí.
Thực tế, giữa nhận thức và tình cảm, luôn tồn tại yếu tố tác động trung gian mang tên “ý
chí”. Nhận thức có mối quan hệ mật thiết với ý chí thông qua sự tác động qua lại. Khi nhận
thức tác động ngược lại ý chí thì ý chí đã hướng đến đúng đối tượng sẽ giúp con người sắp xếp
lại tình cảm. Và từ sự nỗ lực đúng thời điểm và đúng địa điểm sẽ đạt được sự thành công nhất
định.
Giữa nhận thức và tình cảm luôn tồn tại chất dẫn là ý chí. Ý chí và tình cảm như là động
lực của các hành động. Nó sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm các hoạt động. Nếu như tình cảm ủng hộ
cho quyết định của nhận thức thì ý chí sẽ tự nhiên tăng lên. Dĩ nhiên, điều này sẽ mang đến sự
thành công thật dễ dàng.
Ví dụ: Nhà khoa học nổi tiếng Isaac Newton có một niềm đam mê, một tình yêu với
nghiên cứu khoa học vô cùng lớn. Ngay từ đầu ngành học của ông là triết nhưng cùng lúc
Newton cũng bị cuốn hút bởi toán học, vật lý học và cả thiên văn học. Chính tình yêu khoa học
đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự sáng tạo, tìm tòi của nhà khoa học làm phát triển
vốn tri thức có trong ông cũng như vốn tri thức của nhân loại. Nhờ vậy mà ông đã đạt được
nhiều thành tựu có thể kể đến như: trong Toán học, ông cùng Leibniz đã cùng nhau phát triển
phép tính vi phân và tích phân, ngoài ra Newton còn đưa ra nhị thức Newton tổng quát; Tri
thức của cơ học cổ điển của ông đã đặt nền tảng cho vật lý trong của các thời kỳ sau.
Ví dụ: Thi Đại học là một trong những kỳ thi vô cùng quan trọng đối với mỗi con người
và nó vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, với những con người có ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm
cao luôn học tập, rèn luyện không ngừng thì sẽ có đủ lượng tri thức để chinh phục hết những
khó khăn của kỳ thi.
7
Ngược lại, khi tình cảm không ủng hộ ý chí hay còn gọi là đi ngược lại với ý chí thì mọi
hành động của chủ thể sẽ bị cản trở. Lúc này, nhận thức sẽ bị kìm chế và những ảnh hưởng của
tình cảm có thể gây ra các cảm xúc tiêu cực liên quan đến hành động của con người.
Ví dụ: Khi quá yêu, nhận thức của con người sẽ trở nên hạn chế, họ trở nên đa nghi vô
lối, ghen tuông mù quáng, không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, không suy nghĩ kỹ
trước khi hành động,… Vì vậy, thường làm những chuyện dại dột gây nên hâu quả, mất mát
không đáng có như: tự tử do thất tình hay thực hiện hành vi phạm tội như đánh người, giết
người, đánh ghen để thỏa mãn cơn giận giữ của bản thân,…Khi đó tình yêu đã làm biến dạng
tri thức vốn có.
Với nhận thức, tình cảm luôn là nguồn động lực mạnh mẽ và tạo sự kích thích để con
người tìm tòi và dẫn đến kết quả nhận thức. Đồng thời, nhận thức cũng định hướng, điều chỉnh
và điều khiển tình cảm đi đúng hướng. Bên cạnh đó, ý chí đóng vai trò trung gian, là cầu nối
dẫn đến quá trình mở rộng nhận thức hay định hướng tình cảm con người. Do đó, có thể khẳng
định nhận thức, tình cảm và ý chí là một mối quan hệ về vấn đề nhân sinh quan luôn thống
nhất và tương tác lẫn nhau.
II. Vận dụng vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí với cuộc sống học tập và
nghiên cứu của sinh viên:
1. Vai trò của tri thức với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh viên:
Như đã tìm hiểu, tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo, là những khả năng, kỹ năng có
thể ứng dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy mà tri thức có vai trò như
là sản phẩm của hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên. Bản chất của quá trình nghiên
cứu và học tập của sinh viên chính là quá trình sinh viên tích lũy kiến thức chuyên ngành, kiến
thức xã hội và các kỹ năng để sau này có thể áp dụng vào những công việc thực tế giúp phát
triển kinh tế- xã hội. Nếu không có tri thức thì quá trình nghiên cứu, học tập của sinh viên sẽ
không có nội dung, không có mục đích vì có thể nói dễ hiểu rằng quá trình nghiên cứu và học
tập của sinh viên là quá trình tích lũy tri thức.
Tri thức có ở mọi nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu và học tập. Sinh
viên có thể nghiên cứu và học tập từ sách vở nơi tri thức được đúc kết và ghi chép lại. Sinh
viên có thể nghiên cứu, học tập từ sự truyền đạt của giảng viên- một trong những phương pháp
lưu truyền tri thức. Thậm chí sinh viên có thể nghiên cứu, học tập từ đời sống xã hội thực tế vì
đó chính là nguồn tri thức vô tận và rất thiết thực.
Tri thức không chỉ có vai trò là sản phẩm, là nguyên liệu trong quá trình nghiên cứu và
học tập của sinh viên mà nó còn giúp sinh viên nghiên cứu, học tập đúng đắn, có định hướng.
Có tri thức, sinh viên sẽ biết nghiên cứu và học tập những nền tri thức tiên tiến hơn của nhân
loại, biết nghiên cứu và học tập như thế nào để có thể tích lũy được nhiều tri thức nhất, để
không bị lãng phí quá trình nghiên cứu của mình khi còn là sinh viên. Tri thức giúp sinh viên
không tiếp thu những quan điểm sai lệch với chuẩn mực xã hội trong quá trình nghiên cứu và
học tập bên ngoài xã hội.
8
Là sinh viên nhưng đồng thời cũng là thế hệ tương lai của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam thì việc nắm rõ tri thức còn nhằm phát triển nhận thức chính trị đúng đắn, góp
phần điều hành, quản lý xã hội đi đến thời đại mới, ngày một bước gần hơn với chế độ xã hội
chủ nghĩa. Không những vậy, bộ máy chính trị đất nước luôn phải tuyển chọn những con
người học rộng tài cao, đức độ trung thành với mục tiêu xã hội vì thế tri thức đóng vai trò tiên
quyết trong quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên.
Ví dụ: Tấm gương sáng chói cho việc vận dụng tri thức vào công cuộc giải phóng dân tộc
vĩ đại là chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau 30 năm bôn ba nước ngoài với vốn tri thức tích lũy về
quan điểm chính trị của các siêu cường quốc, về ngoại giao, về kinh tế, văn hóa, Người đã trực
tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam và giành thắng lợi hoàn toàn.
2. Vai trò của tình cảm và niềm tin với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh
viên:
Sau khi tìm hiểu chung đã thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa nhận thức với tình cảm chi
phối mọi lĩnh vực và tất nhiên trong nghiên cứu và học tập của sinh viên cũng vậy. Tình cảm
tạo động lực mạnh mẽ giúp sinh viên nghiên cứu, học tập hiệu quả hơn. Khi sinh viên được
nghiên cứu, học tập chuyên ngành, lĩnh vực mà họ yêu thích thì không cần tác động tự họ sẽ có
động lực rất mạnh mẽ để nghiên cứu, học tập không ngừng nghỉ và rất hăng say. Ngược lại nếu
không có tình cảm với lĩnh vực mà mình nghiên cứu học tập thì có cố gắng nỗ lực đến mấy
cũng không thấy hiệu quả và rất dễ gây nản.
Bên cạnh đó tình cảm giữa người với người còn tạo thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu và
học tập. Nếu một sinh viên nào đó rất ngại thiết lập các mối quan hệ xã hội như bạn bè, thầy
cô,…thì đó như là một hạn chế về nguồn để nghiên cứu và học tập vì tri thức không chỉ có
trong sách vở, không chỉ được ghi chép mà nó còn được lưu truyền miệng. Ngược lại nếu sinh
viên đó rất tình cảm, rất thích tạo mối quan hệ với mọi người thì sinh viên đó sẽ có rất nhiều
nguồn tri thức để nghiên cứu và học tập.
Tình cảm cũng đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình nhận thức
chính trị của sinh viên. Tình cảm là một nguồn động lực tác động mạnh mẽ tới chính trị mà
biểu hiện cụ thể chính là lòng yêu nước, tình yêu quê hương, yêu con người Việt Nam máu đỏ
da vàng. Để có được điều đó, đòi hỏi sinh viên phải có niềm tin với bản chất tốt đẹp của chế độ
Chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Vậy nên có thể nói dù tình cảm và niềm tin thuộc phương diện cảm tính của con người
nhưng nó là yếu tố quyết định dẫn đến mọi phán đoán, hành động lý tính của con người, giúp
sinh viên thêm phấn đấu nỗ lực học tập, nghiên cứu để xây dựng đất nước, giúp nhân dân một
lòng đoàn kết đánh đuổi mọi kẻ thù xâm lược.
3. Vai trò của ý chí với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh viên:
Giống như tri thức và tình cảm, ý chí cũng đóng vai trò vô cùng cần thiết trong nghiên
cứu và học tập của sinh. Nếu tình cảm tạo động lực thì ý chí chính là sức mạnh giúp sinh viên
vượt qua mọi trở ngại trong nghiên cứu và học tập.
9
Ý chí giúp sinh viên chống lại những đam mê, dục vọng trên con đường phát lĩnh hội tri
thức. Không những vậy, ý chí cũng là một sức mạnh phi thường giúp con người vượt qua được
những khó khăn mà tưởng chừng không thể vượt qua.
Ví dụ: Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần để phát minh ra bóng đèn, nhưng ông
không bao giờ gọi đó là thất bại, xem đó như những cơ hội để học hỏi. Hay như trong tình hình
hiện nay, hầu hết sinh viên phải học trực tuyến tại nhà thì việc có ý chí lại càng đóng vai trò
quyết định đến kết quả học tập của sinh viên bởi khi học tại gia, sinh viên dễ bị phân tâm bởi
các nền tảng mạng xã hội, không giữ đúng tác phong của một sinh viên trong giờ học,...Đến
đây, ta thấy được ý chí lúc này không còn là “bước đệm” giữa nhận thức và tình cảm mà trở
thành “hạt nhân” của quá trình tiếp thu kiến thức giữa đại dịch.
Không thể không kể đến ý chí chính trị của một sinh viên bởi chính trị không những là
một con đường gian nan và áp lực mà còn gắn với lợi ích của toàn dân tộc. Ở đây ta nói đến
tính cấp thiết của việc rèn luyện ý chí trong lĩnh vực chính trị cho sinh viên.
Ví dụ: Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm hiện đang gây ảnh hưởng
và thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Nó đòi hỏi chính phủ các nước phải có những phản ứng
nhanh vì dịch bệnh này lây lan rất nhanh và rất nguy hiểm vì đã có hàng nghìn người tử vong.
Nhờ có ý chí và sự quyết tâm đánh bay dịch bệnh mà đến nay Đảng và Nhà nước ta đã khống
chế được bốn lần dịch bệnh bùng phát và ngày càng thể kiểm soát tốt được dịch bệnh. Ngược
lại vì không có ý chí và sự quyết tâm mà một nhà chính trị gia phụ trách dịch COVID-19 của
Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã nhảy sông Hàn tự tử vào ngày 25 tháng 2 năm 2020 sau khi đại dịch
COVID-19 bùng phát tại Hàn Quốc.
Từ đó ta có thể thấy ý chí có vai trò quan trọng như thế nào trong lĩnh vực chính trị, nhất
là rèn luyện cho thế hệ tương lai vì ngay trong đại dịch, đại đa số các tình nguyện viên, y bác sĩ
tuyến đầu chống dịch đều là người trẻ mang trong mình ý chí, quyết tâm để bình yên lại đến
trên Tổ Quốc Việt Nam.
III. Vận dụng vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí vào ngành học:
Là sinh viên đang the học ngành Kiến trúc, em luôn nhận thức được vai trò của ngành
trong việc góp phần xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng của đất nước. Vậy nên em luôn cố
gắng vân dụng vai trò của tri thức trong quá trình nghiên cứu của mình đồng thời cũng đặt tình
cảm và niềm tin của mình vào từng tác phẩm mà không quên mục đích ban đầu là quyết tâm
xây dựng cảnh quan đất nước ngày một hiện đại, văn minh nhưng không làm mất đi tính nghệ
thuật trong kiến trúc Việt Nam.
Trong kết cấu của ý thức thì tri thức là yếu tố quan trọng nhất và là phương thức vận
động và tồn tại của ý thức. Chính vì vậy, em cần phải tích cực trong học tập, chủ động tìm
kiếm và khai thác vấn đề, khi học bài không quá phụ thuộc và giảng viên mà thay vào đó nên
suy nghĩ những ý tưởng mới của riêng mình. Ví dụ như những buổi học nhóm hay trong những
đồ án cá nhân, bản thân em thường tìm đến kho kiến thức của thư viện hoặc tài liệu rong trong
kho sách của khoa để trau dồi thêm vốn kiến thức chuyên ngành bởi em biết rằng để có một
10
kiến trúc mang tính ứng dụng lại đẹp và bền vững với thời gian thì đòi hỏi rất nhiều kiến thức
về toán học, hội họa,...Không những vậy, một ngành liên quan nhiều đến các yếu tố nghệ thuật
như Kiến trúc đòi hỏi sinh viên phải được ngắm nhìn nhiều công trình một cách trực tiếp mới
có thể hiểu sâu hơn về bản chất của ngành đã chọn. Thế nên, ngoài những chuyến đi thực tế do
Trường tổ chức, em luôn cố gắng tự tìm đến những công trình nổi tiếng khác để quan sát, rút ra
bài học và lấy cảm hứng cho bản thân. Cũng nhờ đó mà vốn kiến thức sẽ không ngừng mở
rộng và luôn được làm mới.
Tình cảm là những rung động của con người trong các mối quan hệ với hiện thực nhờ
tình cảm mà tri thức mới có sức mạnh và sau đó trở thành cơ sở cho hành động. Nói cách khác,
tình cảm là động lực lớn nhất thúc đẩy chúng ta đi đến thành công. Niềm tin là động cơ tinh
thần định hướng cho những hoạt động của con người. Là một sinh viên tốt thì cần phải biết đặt
niềm tin vào nhiều thứ. Đầu tiên, cần phải có niềm tin ở bản thân, phải biết đặt ra hoài bão, ước
mơ nhưng không được quên việc thực hiện hóa nó bằng các kế hoạch chắc chắn. Một ngôi nhà
không thể “mọc lên” nhờ suy nghĩ của kiến trúc sư mà bản thân kiến trúc sư ấy phải vận dụng
tri thức để đặt từ viên gạch làm nền móng. Có niềm tin thì chắc chắn sẽ có động lực để phấn
đấu, vươn lên nhằm đạt được những mục tiêu cao đẹp.
Ý chí biểu hiện cho sức mạnh tinh thần con người, giúp con người vượt qua những khó
khăn, trở ngại để đạt được những mục tiêu đã đặt ra. Môi trường đại học ẩn chứa nhiều thử
thách và cám dỗ vì vậy chúng ta cần phải xây dựng cho mình một ý chí kiên định để tránh xa
những thói hư tật xấu. Ví dụ như cuộc sống sinh viên tự do, đòi hỏi em cần phải lập ra nhưng
quy tắc riêng cho bản thân để giữ vững lập trường của mình trước những cạm bẫy, không vì
lười biếng mà cúp học, chưa học bài xong chưa đi ngủ chưa học bài đủ chưa đi chơi bởi ngành
Kiến trúc đòi hỏi sinh viên phải thường xuyên luyện tập các kỹ năng, không vì lười biếng mà
để kiến thức và tay nghề dần mai một, nên học theo tinh thần của câu nói: “Học, học nữa, học
mãi” của Lê-nin.

11
KẾT LUẬN

Có thể nói rằng mối quan hệ thống nhất và qua lại giữa tri thức, tình cảm và ý chí giữa
vai trò quyết định, biến nhận thức thành thực tiễn và cải tạo thế giới khách quan của con người
ngày một tốt đẹp hơn. Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận vai trò của các nhân tố trong lĩnh
vực chính trị nói riêng, nhất là với sinh viên – thế hệ tiếp bước giúp đất nước đạt được mục
tiêu chính trị đã đề ra.
Trong sự phát triển xã hội nói chung, tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí có tác động với
mọi lĩnh vực. Bất cứ lĩnh vực nào thiếu một trong những nhân tố trên thì sẽ không phát triển
được. Và tất nhiên trong nghiên cứu và học tập của sinh viên cũng vậy. Việc vận dụng hợp lý
vai trò của các nhân tố trên vào từng ngành học cụ thể sẽ giúp cho mỗi sinh viên nhận thức
được hướng đi tương lai của bản thân đồng thời lên kế hoạch cụ thể, thực hiện nó một cách
khoa học hơn, tránh những thất bại không đáng có và tạo tiền đề cho sinh viên khi ra trường.

12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Tình Cảm Là Gì? Mối Quan Hệ Giữa Nhận Thức Và Tình Cảm. (2021). Được truy lục từ
kienthuctonghop.vn: https://kienthuctonghop.vn/moi-quan-he-giua-nhan-thuc-va-tinh-
cam#1_Nhan_thuc_la_gi
(2) Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (Dành cho sinh viên đại học,
cao đẳng khối không chuyên ngành Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Nxb. Chính trị quốc
gia sự thật.
(3) Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình triết học Mác- Lênin (Sử dụng trong các trường đại
học- hệ chính quy không chuyên lý luận chính trị). Hà Nội 8-2019.

13
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 5
I. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí: ....................... 5
1. Khái niệm tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí:.................................................................. 5
2. Mối quan hệ giữa tri thức, tình cảm và ý chí: ..................................................................... 6
II. Vận dụng vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí với cuộc sống học tập và nghiên cứu của
sinh viên: ....................................................................................................................................... 8
1. Vai trò của tri thức với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh viên: ............................. 8
2. Vai trò của tình cảm và niềm tin với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh viên: ......... 9
3. Vai trò của ý chí với cuộc sống học tập và nghiên cứu của sinh viên:.................................. 9
III. Vận dụng vai trò của tri thức, tình cảm, niềm tin và ý chí vào ngành học: ........................... 10
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 13

14

You might also like