You are on page 1of 14

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI TIỂU LUẬN

MÔN PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM

Đề tài: Sự biến đổi của phong tục thôi nôi ở thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

trong quá trình giao lưu văn hóa

GVHD: PGS.TS TRẦN HOÀI ANH

SV: PHẠM THỊ HUYỀN ANH

MSSV: D19VH111

Lớp: 19DVH

Năm học 2019 – 2023


MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................................................2
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................................................4
1. Cơ sở lý thuyết......................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm về phong tục.................................................................................................................4
1.2. Khái niệm về sự biến đổi...............................................................................................................5
2. Khái quát về thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên..........................................................................................5
2.1. Vị trí địa lý....................................................................................................................................5
2.2. Đặc điểm khí hậu...........................................................................................................................6
2.3. Đặc điểm địa hình..........................................................................................................................6
2.4. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................................6
2.5. Đặc điểm kinh tế............................................................................................................................7
2.6. Đặc điểm du lịch, dịch vụ..............................................................................................................7
3. Khái quát về phong tục thôi nôi.............................................................................................................8
3.1. Sơ lược về phong tục thôi nôi........................................................................................................8
3.2. Các lễ vật cúng:.............................................................................................................................9
3.3. Ý nghĩa của phong tục thôi nôi....................................................................................................10
4. Sự biến đổi của phong tục thôi nôi ở thị xã sông cầu...........................................................................11
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................13

2|Page
MỞ ĐẦU
Thôi nôi là một phong tục tập quán lâu đời của người Việt, nằm trong nhóm
nghi lễ vòng đời người. Phong tục này đã đi sâu vào tư tưởng của mỗi con người
Việt Nam, đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong đời sống văn hóa
truyền thống. Là nghi thức thể hiện sự giữ gìn và tiếp nối ông cha để lại của bao
thế hệ, sự chứng nhận việc có mặt của thành viên mới trong cộng đồng, một hình
thức khai sinh theo quan niệm dân gian. Những bữa tiệc thôi nôi được diễn ra có ý
nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ để cảm ơn các bà mụ mà còn tạ ơn trời phật
đã che trở cho đứa bé và đồng thời cũng cầu mong cho đứa bé được an lành, bình
yên. Còn tùy thuộc vào tính chất văn hóa vùng miền mà nghi lễ thôi nôi sẽ có cách
tổ chức khác nhau mang đặc trưng của khu vực đó.

Trong thời đại giao lưu văn hóa như hiện nay, phong tục thôi nôi cũng không
thể tránh khỏi việc bị biến đổi một số yếu tố. Bên cạnh việc tiếp thu, thay đổi một
số nghi lễ thì người Việt cũng biết cách gìn giữ một số yếu tố truyền thống và chọn
lọc những giá trị tiếp cận được để áp dụng và duy trì phong tục. Nhưng cũng
không thể tránh khỏi việc tiếp cận sai lệch từ những ảnh hưởng bên ngoài làm cho
phong tục này bị biến dạng, giảm giá trị truyền thống thiêng liêng của dân tộc, ảnh
hưởng không tốt đến đời sống tinh thần của con người. Vì để hiểu rõ hơn về những
vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Sự biến đổi của phong tục thôi nôi ở thị
xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên trong quá trình giao lưu văn hóa”.

3|Page
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Khái niệm về phong tục
Hiện nay, có vô số nhà nghiên cứu đưa ra sự nghiên cứu của mình về phong
tục. Tùy vào các tiến hành, hiểu và trình bày khác nhau trong quá trình nghiên
cứu, từ đó có các kiểu định nghĩa khác nhau:
Theo Trương Thìn trình bày trong 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong
tục cho rằng: “Phong tục là toàn bộ những hoạt động của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa
nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục mang tính cố định, bắt
buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt động sống
thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương
đối thống nhất. Phong tục có thể ở một dân tộc, địa phương, tầng lớp xã hội
hay thậm chí một dòng họ, gia tộc. Phong tục là một bộ phận của văn hóa và
có thể chia thành nhiều loại. Hệ thống phong tục liên quan đến vòng đời
người, như: phong tục về sinh đẻ, trưởng thành, cưới xin, mừng thọ và lên
lão... Hệ thống phong tục liên quan đến hoạt động của con người theo chu kỳ
thời tiết trong năm, hệ thống phong tục liên quan đến chu kỳ lao động của con
người.
‘Phong’ là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, ‘tục’ là thói quen lâu đời. Nội
dung phong tục bao hàm mọi sinh hoạt xã hội... Phong tục có thứ đã trở thành
luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả đạo
luật. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục
cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội” 1 [Trương Thìn, 2010, tr 5].
Theo Trần Ngọc Thêm trong Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam đề cập
tới một khái niệm ngắn gọn, cụ thể và phần lý giải cụ thể: “Đời sống mỗi cá
nhân trong cộng đồng được tổ chức dưới những tập tục được lan truyền từ đời
1
Trương Thìn, 2010, 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục, NXB Thời Đại, Hà Nội.
4|Page
này sang đời khác (tr 233), đó là những thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã
hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió,
tục: thói quen, phong tục: thói quen lan rộng) (tr 256)” 2.
Từ các khái niệm đã tìm hiểu, tôi cho rằng phong tục trước hết là thói quen
sinh hoạt của con người trong đời sống được cộng đồng thừa nhận thực hiện
và truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, có sự chuẩn mực trong thể hiện
hành vi, mang nét đặc trưng của mỗi dân tộc, vùng miền.
1.2. Khái niệm về sự biến đổi

Khái niệm biến đổi là một thuật ngữ không chỉ định hướng giá trị mà thể
hiện một sự mô phỏng của một nền văn hóa hay cấu trúc xã hội hiện hữu. Mọi
sự vật hiện tượng trong đời sống xã hội đều không ngừng biến đổi, sự ổn định
của đời sống xã hội chỉ là sự ổn định bề ngoài, mang tính tạm thời còn thực tế
nó không ngừng biến đổi. Trong giai đoạn hội nhập và phát triển như hiện nay
thì sự biến đổi càng thể hiện rõ ràng và nhanh hơn, đây không phải là điều mới
mẻ mà được xem là chuyện diễn ra thường xuyên và thường ngày.

2. Khái quát về thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên


2.1. Vị trí địa lý

“Thị xã Sông Cầu nằm ở phía Bắc của Tỉnh Phú Yên, có tọa độ 13021’đến
13042’vĩ độ bắc và 109006’đến 109020’kinh độ đông; phía Bắc giáp thành
phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, phía Nam giáp thị xã Tuy An, phía Tây giáp
thị xã Đồng Xuân, phía Đông giáp Biển Đông”.3

2.2. Đặc điểm khí hậu

2
Trần Ngọc Thêm, tái bản 2004, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
3
Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú yên. https://trade-union.com.vn/thi-xa-song-cau-tinh-phu-yen/
5|Page
Khí hậu Sông Cầu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt.
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng từ gió Tây và gió
Tây Nam. Tháng 4 là tháng khô hạn nhất, tháng 7 và tháng 8 có gió Nam hay
còn gọi là gió Lào khô nóng. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông – Bắc. Hằng năm trời thường mưa nhiều vào tháng
10, 11, chiếm 60% lượng mưa. Trong năm có tổng số ngày mưa là 130 ngày,
độ ẩm trung bình 81%. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2500 giờ. Số giờ
nắng trung bình trong một ngày 6-8 giờ.4

2.3. Đặc điểm địa hình

Địa hình Sông Cầu có những nhánh núi tách ra từ dãy Trường Sơn chạy
theo hướng Đông – Nam ra đến biển, tạo thành những đèo, dốc tương đối cao,
hiểm trở như đèo Cù Mông, dốc Găng…đồng thời chia vùng đồng bằng thành
những cánh đồng, vùng đất trồng hoa màu nhỏ hẹp. Bờ biển Sông Cầu dài 80
km, với 15.700 km2mặt nước.

2.4. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Sông Cầu là cầu nối khi nằm giữa hai thành phố Quy Nhơn (Bình
Định) và Tuy Hòa (Phú Yên), có quốc lộ 1A đi qua. Có đường quốc lộ 1D
Sông Cầu – Gành Ráng – Quy nhơn mới khởi công xây dựng cách đây vài
năm, có các tuyến tỉnh lộ 642 và 644 chạy theo hướng Đông – Tây bắt đầu từ
quốc lộ 1A, nối liền Sông Cầu với các thị trấn miền núi phía tây của tỉnh và
các tỉnh Tây nguyên. Địa phương thuộc vùng phát triển kinh tế các tỉnh ven
biển miền Trung, có hệ thống giao thông thuận lợi, gần cảng biển và các khu
kinh tế lân cận, có tiềm năng phát triển kinh tế, đẩy mạnh đô thị hoá và phát
triển thành trung tâm kinh tế, văn hoá phía Bắc của tỉnh Phú Yên.

2.5. Đặc điểm kinh tế


4
Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú yên. https://trade-union.com.vn/thi-xa-song-cau-tinh-phu-yen/
6|Page
Nhìn chung, tốc độ phát triển kinh tế của thị xã nhanh, vượt mức bình
quân chung của tỉnh Phú Yên. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có sự
chuyển biến tích cực theo hướng du lịch, dịch vụ, thương mại và công nghiệp
– xây dựng, mức độ phụ thuộc vào nông nghiệp ngày càng giảm. Kinh tế thị
xã Sông Cầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Phú Yên nói
chung và kinh tế tiểu khu vực phía bắc tỉnh nói riêng; Vừa qua, tỉnh Phú Yên
đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp Đông Bắc Sông Cầu I (diện tích 97,5 ha)
đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, đây là
động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội mạnh mẽ nhất, tạo ra bước
nhảy vọt. Cùng với đó thị xã Sông Cầu được coi là ‘thủ phủ’ nghề nuôi tôm
hùm của tỉnh Phú Yên có sản lượng 500 đến 600 tấn/năm, tạo công ăn việc
làm và nguồn thu nhập lớn cho người dân trong khu vực.

2.6. Đặc điểm du lịch, dịch vụ

Sông Cầu có các điểm du lịch Văn hoá – Lịch sử như: Di tích Hòn Hương,
Mã chín tầng, Di tích khảo cổ học Gò Ốc, Cồn Đình, Miếu Công Thần, Mộ cụ
Đào Trí, danh thắng Vịnh Xuân Đài… Ngành du lịch thị xã Sông Cầu đang
trên đà phát triển, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư; một số dự án du lịch
quan trọng đang được xây dựng. Du lịch gắn liền với vùng biển và ven biển,
được khai thác từ các cảnh quan biển tự nhiên; có khu nghỉ dưỡng, khu tắm
biển; nhiều khu vui chơi, giải trí cho du khách đặc biệt đầm Cù Mông và vịnh
Xuân Đài với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp; các bãi tắm nổi tiếng như: Bãi
Bàng, Bãi Rạng, Bãi Bầu, Bãi Nhổm, Bãi Nồm, Bãi Tràm, Bãi Ôm…rất thích
hợp để đầu tư phát triển du lịch và dịch vụ, hiện đang thu hút các dự án đầu tư
trong và ngoài nước về du lịch sinh thái, tắm biển…không ngừng được đầu tư
khai thác các tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch tương xứng với tiềm
năng, thế mạnh của thị xã.

7|Page
3. Khái quát về phong tục thôi nôi

3.1. Sơ lược về phong tục thôi nôi


Cúng thôi nôi là một trong những phong tục tập quán khá đặc trưng của
người Việt. Có thể hiểu đơn giản đó là một lễ cúng khi trẻ được đủ tháng tuổi
và chuyển sang giường để ngủ hay hoặc nôi. Đây được coi là một lễ sinh nhật
đầu tiên của các con. Một phong tục tốt đẹp của người Việt không chỉ tạ ơn
các bà mụ mà còn tạ ơn trời phật đã che chở cho em bé và đồng thời cầu mong
sự an lành, thịnh vượng. Mọi người đến tham gia tiệc thôi nôi đều được tặng
quà và chúc phúc những điều tốt đẹp nhất cho bé. Em bé có thể chọn những
vật dụng tương ứng với một ngành nghề trong tương lai. Lễ thôi nôi chính là
một trong những sự kiện rất quan trọng nhất trong những năm đầu đời cho bé.
Do đó, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Trước đây, theo dân gian làm lễ Cúng Mụ vào các dịp: đầy cử (đứa trẻ
chào đời được 3 ngày), đầy tháng (sinh được 1 tháng), đầy tuổi tôi (sinh được
100 ngày, theo cách tính tuổi mụ, từ lúc thụ thai 9 tháng 10 ngày trong bụng
mẹ và 3 tháng 10 ngày sau khi ra đời là tròn 1 tuổi mụ), và lễ thôi nôi (đầy
năm). Sau này việc cúng “đầy cử” và “đầy tuổi tôi” dần dần được giảm bớt,
chỉ còn cúng “đầy tháng” và “thôi nôi”. 5

Bắt đầu từ phong tục nông nghiệp, họ thường dựa vào mặt trăng để làm
lịch thời gian. Vì vậy, từ ngàn đời nay, người ta chọn âm lịch để xác định móc
thời gian trong mùa và theo phương đông chúng ta theo lịch âm để làm mâm
cơm cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho bé, đám giỗ…

Sau khi hoàn thành khâu chuẩn bị lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, tất
cả những việc bạn cần làm là bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, cầu mong đấng

5
Huỳnh Thăng, lễ cúng đầy tháng, thôi nôi theo phong tục truyền thông, https://www.baocamau.com.vn

8|Page
thần linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé khỏe mạnh, chóng lớn, ngoan hiền, phù
hộ cho gia đình phúc lộc vẹn toàn.

Một nghi lễ rất thú vị khác trong lễ thôi nôi của bé đó là lúc dự đoán nghề
nghiệp tương lai của bé. Cha mẹ chuẩn bị nhiều đồ vật khác nhau xung quanh
bé và cho bé tự lựa chọn. Niềm tin của cha mẹ về món đồ đầu tiên mà bé chọn
sẽ dự đoán tính cách và nghề nghiệp tương lai của bé. Vật dụng được bé lựa
chọn trước tiên được tin tưởng là sự lựa chọn nghề nghiệp và tính cách của bé
trong tương lai

3.2. Các lễ vật cúng


Về các lễ vật để cúng 12 bà mụ:
 Một đĩa trái cây (ngũ quả)

 1 con gà luộc (gà trống và có một số yêu cầu đối với gà luộc khi cúng)

 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn (12 chén chè trôi nước đối với bé gái và
12 chén chè đậu trắng đối với bé trai)

 12 dĩa xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn

 12 chén cháo trắng nhỏ và 1 chén cháo trắng lớn

 1 bình hoa tươi

 2 cây đèn cầy cúng sao

 3 cây nhang

 12 miếng trầu đã têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau

 1 bộ đồ hình nam (nữ) thế, viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong
sẽ đốt bỏ giải hạn cho bé
 Bộ lễ cúng thôi nôi cho bé gồm 12 đôi hài xanh, váy áo xanh, trầu cánh
phượng…

9|Page
Sau khi chuẩn bị hoàn thành các lễ vật làm tiệc cúng thôi nôi cho bé, đại
diện gia đình cần chuẩn bị bài khấn cho lễ cúng thôi nôi, cầu mong đấng thần
linh, ông bà tổ tiên phù hộ cho bé khỏe mạnh, ngoan hiền, chóng lớn, phù hộ
cho gia đình hạnh phúc ấm no.

Bên cạnh việc chuẩn bị mâm cúng 12 bà Mụ và đức Ông thì hầu hết các
gia đình miền Trung nói chung và tại Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên nói riêng
thường chuẩn bị thêm 1 mâm lễ để cúng thần tài, thổ địa và ông táo. Đối với
mâm cúng thần tài, thổ địa và ông táo bạn nên chuẩn bị mâm lễ gồm: 1 đĩa trái
cây ngũ quả1 chén1 đĩa xôi1 bộ tam sên gồm trứng luộc, thịt luộc, tôm hoặc
cua luộc (tôm, cua khi chọn để cúng thì không được gãy hay đứt càng)3 ly
nước. Và các vật phẩm thông thường như gạo, muối, nhang đèn, trầu cau,
hoa….6

3.3. Ý nghĩa của phong tục thôi nôi


Thứ nhất là lễ đánh dấu mốc thời gian tròn 1 tuổi của bé.
Thứ hai để cảm ơn các bà mụ và các đức ông đã giữ cho bé hình hài và
khỏe mạnh trong những ngày qua để bé có cơ địa tốt và phát triển sau này.
Thứ ba lễ này còn có ý nghĩa là để cha mẹ và những người thân cầu mong
những điều tốt lành cho em bé.
Thứ tư tiệc thôi nôi còn thể hiện được niềm vui và những kỳ vọng của ba
mẹ dành cho trẻ nhỏ.

Thứ năm là dịp xum vầy gắn kết cầu chúc những điều may mắn trong
cuộc sống Lễ đầy tháng là dịp cha mẹ và hai bên nội ngoại sẽ tập trung lại để
chuẩn bị nấu chè xôi, làm gà, vịt để cúng đầy tháng. Nếu là bé trai thì nấu chè
đậu trắng, thể hiện mong muốn đứa trẻ lớn lên sẽ học hành đỗ đạt (đỗ = đậu),

6
Lễ cúng thôi nôi của người Miền Trung, https://mdtq.vn/.
10 | P a g e
cuộc đời vinh hiển; nếu là bé gái thì nấu chè trôi nước, mong cho đứa bé “vừa
trắng, vừa tròn” xinh đẹp, có duyên…
Chuẩn bị làm tiệc cúng thôi nôi cho trẻ tuy đơn giản nhưng cũng không
kém phần quan trọng. Phần nào thể hiện nét văn hóa truyền thống của người
tại thị xã Sông Cầu nói riêng và Việt Nam nói chung, thể hiện sự thành tâm
cầu nguyện của các bậc cha đối với con cái mình. thể hiện nét đẹp văn hoá
truyền thống của dân tộc Việt Nam, phản ánh quan niệm quý trọng con người,
quý trọng sự sống, sự sinh sôi nảy nở, đơm hoa kết trái.

4. Sự biến đổi của phong tục thôi nôi ở thị xã sông cầu
Về cách tính ngày, vì đa số hiện nay mọi sự sinh đẻ đều vào bệnh viện và
cũng đã có giấy tờ sẵn trong thủ tục, chứ không như trước kia là sanh tại nhà
và có thể chọn ngày ngày âm hay dương, xem ngày nào đẹp hoặc tốt cho con.
Chính vì vậy, các bậc cha mẹ trẻ hiện nay đang băn khoăn rằng không biết nên
làm lễ cúng thôi nôi theo ngày âm hay dương bởi sự hiện đại luôn kéo theo
nhiều thay đổi. Nhưng cúng thôi nôi cho bé là một phong tục tập quán riêng
của người Việt chúng ta, vì vậy để phù hợp với truyền thống, các bậc phụ
huynh vẫn có làm lễ cúng thôi nôi cho bé theo ngày âm lịch nhưng chỉ còn lại
số ít.

Những hình thức lễ lạt tốn kém, rườm rà: trước đây gia đình phải tự chuẩn
bị những mâm cơm cúng để tỏ lòng thành kính đến các bà mụ, cũng như
những người đỡ đầu cho bé bình an, một lòng mong muốn đem lại sự an yên
cho bé,... Nhưng hiện nay, dịch vụ cung cấp đồ cúng thôi nôi trọn bộ xuất hiện
mặc dù mang lại sự tiện lợi nhanh gọn cho gia đình. Điều này làm mất đi một
phần sự thiêng liêng, nét đẹp giá trị truyền thống của phong tục thôi nôi, còn
có một số gia đình lấy điều này thể hiện khoe khoan với mọi người xung
quanh là gia đình mình có điều kiện thuê dịch vụ tiện ích, tổ chức tại các nhà
hàng sang trọng, quán ăn, giúp cho người lớn tạo dựng mối quan hệ, liên kết
11 | P a g e
làm ăn, lấy việc tổ chức tiệc này để kiếm lời thu nhập cho gia đình,... Không
những thế, tại các bữa tiệc vẫn có thể sảy ra các tệ nạn xã hội như đánh nhau,
mất trật tự an toàn,....

Cũng như đã nói ở trên việc tổ chức tiệc thôi nôi đã một phần nào đó bị
biến dạng bởi sự hiểu biết còn hạn chế của phụ huynh hoặc có suy nghĩ lệch
lạc, đi ngược lại với thuần phong, giá trị thiêng liêng của phong tục mà dùng
việc tổ chức tại các nhà hàng, quán ăn để có thêm lợi nhuận. Khách mời cũng
có sự thay đổi, từ trước chỉ có người trong nhà, họ hàng thân thuộc nhưng đến
nay số khách mời trở nên đa dạng và phong phú hơn như có thêm bạn bè,
đồng nghiệp của cha mẹ, thậm chí là những mối quan hệ làm ăn. Dẫn đến giá
trị của những món quà cũng đi xuống, vì trước kia thường người được mời đi
thôi nôi sẽ tặng những món quà có ích tốt cho tương lai của bé, nhưng ngày
nay với sự phát triển của kinh tế mà chỉ có thể tặng tiền. Trong một số bữa tiệc
còn diễn ra như đám cưới, bữa tiệc của người lớn khi mở những bài hát, có
những hành động không phù hợp với hoàn cảnh cũng như lứa tuổi của chủ
nhân bữa tiệc.

Một trong những nghi thức khác không thể thiếu trong phong tục thôi là
phong tục cho bé bốc những món đồ được chuẩn bị sẵn bởi phụ huynh để dự
đoán tương lai của bé sau này. Nhưng điều này không có nghĩa là sau này lớn
lên bé sẽ đi theo con đường nghề nghiệp đó, mà có thể tự do đi theo hướng mà
mình muốn. Mà hiện nay, lại lấy lý do phải đi theo phong tục mà bắt ép con
mình phải đi theo hướng nghề nghiệp mà đứa bé đã bốc được trong lễ thôi nôi
một cách cổ hủ. Việc làm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sự phát
triển của một con người.

12 | P a g e
KẾT LUẬN
Bên cạnh việc nhiều gia đình Việt Nam đề cao nét đẹp văn hóa truyền thống
cả về nội dung lẫn hình thức của phong tục thôi nôi đã góp phần tích cực
vào việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ hội nhập
và phát triển. Thực tế vẫn có không ít gia đình do không ý thức hiểu hết ý
nghĩa cao quý của phong tục này nên việc tổ chức lễ mang tính cho có, một
bộ phận khác muốn phô trương hoặc vụ lợi nên tổ chức thôi nôi vừa lãng
phí, vừa đánh mất ý nghĩa tốt đẹp của việc tổ chức lễ đầy tháng, thôi nôi;
vừa gây áp lực, khó xử cho khách tham dự, vô tình hoặc cố ý hình thành
nhân cách sống vụ lợi, ích kỷ, nhỏ nhen, hủy hoại truyền thống văn hóa tốt
đẹp trong tâm thức của một thế hệ. Ngày nay, trong quá trình hội nhập và
phát triển, nhiều hình thức tín ngưỡng dân gian trong lễ thôi nôi – một nét
đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một hoặc biến dạng theo
cơ chế thị trường. Nếu chúng ta không biết gìn giữ và phát huy sẽ làm mất
đi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc và của chính gia đình, cá nhân.

13 | P a g e
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Huỳnh Thăng, lễ cúng đầy tháng, thôi nôi theo phong tục truyền thông,
https://www.baocamau.com.vn. 5
2. Lễ cúng thôi nôi của người Miền Trung, https://mdtq.vn/.6
3. Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú yên. https://trade-union.com.vn/thi-xa-song-
cau-tinh-phu-yen/.3

4. Trần Ngọc Thêm (tái bản 2004), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.2
5. Trương Thìn (2010), 101 điều cần biết về tín ngưỡng và phong tục, NXB
Thời Đại, Hà Nội.1

14 | P a g e

You might also like