You are on page 1of 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

CHỦ ĐỀ 12: NHỮNG NÉT ĐẶC SẮC CỦA TIỂU VÙNG VĂN
HÓA SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Học phần : Đại cương văn hóa Việt Nam

Lớp học phần : NNTV1111(123)_01

Giảng viên : Ts Trần Thị Thùy Linh

Nhóm thực hiện : Nhóm 12

Thành viên nhóm

1. Nguyễn Thị Thúy Quỳnh

2. Nguyễn Lê Quỳnh Như

3. Lô Thị Thúy Dân

4. Vi Thị Lan Anh

5. Lê Văn Linh

6. Nguyễn Kim Ngân

Hà Nội, tháng 11 năm 2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Tên thành viên Mã sinh viên Phân công công việc Điểm đánh giá

Nguyễn Thị Thúy 11233318 Phân chia công việc, Tìm nội dung 9/10
Quỳnh và tài liệu, sửa lỗi, trình bày word
Nguyễn Lê Quỳnh 11233315 Tìm nội dung và tài liệu, làm 9/10
Như powerpoint
Lô Thúy Dân 11233274 Tìm nội dung và tài liệu, làm 8/10
powerpoint
Vi Thị Lan Anh 11233270 Tìm nội dung và tài liệu, làm 8/10
powerpoint
Lê Văn Linh 11233298 Tìm nội dung và tài liệu, làm quizizz 9/10

Nguyễn Kim Ngân 11193688 Tìm nội dung và tài liệu, sửa lỗi nội 9/10
dung

MỤC LỤC

I. Tổng quan về tiểu vùng.......................................................................... 5


II. Lịch sử hình thành.................................................................................6
2.1. Giai đoạn 1: Hình thành đến 1858.................................................... 6
2.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1858-1975.......................................................7
2.3. Giai đoạn 3: Sau năm 1975 đến nay................................................. 7
III. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tiểu vùng văn hóa Sài
Gòn-TPHCM...............................................................................................8
3.1. Đặc điểm tự nhiên..................................................................................8
3.1.1. Vị trí địa lí................................................................................8
3.1.2. Địa hình...................................................................................8
3.1.3. Khí hậu....................................................................................9
3.1.4. Sông ngòi................................................................................ 10
3.1.5. Đất đai – địa chất.................................................................... 10
3.1.6. Sinh thái.................................................................................. 10
3.2. Đặc điểm xã hội.............................................................................. 11
3.2.1. Về dân cư................................................................................ 11
3.2.1.1. Dân số..............................................................................11
3.2.1.2. Thành phần dân cư dân tộc..............................................11
3.2.2.Trình độ dân trí........................................................................ 12
3.2.3. Chính trị................................................................................ 12
3.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến văn hóa TP Hồ Chí
Minh.......................................................................................................13
IV. Văn hóa vật chất................................................................................. 14
4.1. Ẩm thực............................................................................................... 14
4.1.1. Khái quát nét đặc sắc ẩm thực Sài Gòn -Thành phố Hồ Chí
Minh..................................................................................................14
4.2.Kiến trúc............................................................................................... 15
4.2.1. Kiến trúc Sài Gòn thời kỳ đầu................................................ 15
4.2.2. Kiến trúc Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc.................................... 16
4.2.3. Kiến trúc Sài Gòn thời Mỹ xâm lược......................................17
4.2.4. Kiến trúc Sài Gòn hiện nay.....................................................18
4.3. Trang phục........................................................................................... 19
4.3.1. Giai đoạn đầu.......................................................................... 19
4.3.2. Trang phục Sài Gòn giai đoạn Pháp thuộc..............................19
4.3.3. Trang phục Sài gòn giai đoạn (1950-1990)............................ 21
4.3.3.1.Thập niên 50.....................................................................21
4.3.3.2. Thập niên 60....................................................................22
4.3.3.3. Thập niên 70....................................................................22
4.3.3.4. Thập niên 80....................................................................23
4.3.3.5 Thập niên 90.....................................................................23
4.3.4 Trang phục Sài Gòn thời nay................................................... 24
4.4. Các làng nghề truyền thống................................................................. 24
4.4.1. Làng đúc đồng An Hội............................................................25
4.4.2. Làng dệt vải Bảy Hiền............................................................ 25
4.4.3. Làng nghề truyền thống làm lồng đèn Phú Bình.................... 26
V. Văn hóa tinh thần.................................................................................27
5.1. Phong tục............................................................................................. 27
5.1.1. Cưới hỏi.................................................................................. 27
5.1.1.1. Đám cưới của người Việt................................................ 27
5.1.1.2. Đám cưới người Khmer.................................................. 30
5.1.1.3. Đám cưới người Chăm (IsLam)...................................... 31
5.1.1.4. Đám cưới người Hoa.......................................................31
5.1.2. Tục ăn trầu.............................................................................. 32
5.2. Tín ngưỡng.......................................................................................... 33
5.2.1. Thờ Mẫu..................................................................................33
5.2.2. Thờ Thổ Địa - Thần Tài - thần Thành Hoàng.........................35
5.2.2.1. Thần Thổ Địa.................................................................. 35
5.2.2.2. Thờ Thần Tài...................................................................36
5.2.2.3. Thờ Thần hoàng.............................................................. 36
5.3. Nghệ thuật........................................................................................... 36
5.3.1. Nghệ thuật truyền thống..........................................................36
5.3.1.1. Nghệ thuật Hát Bội..........................................................36
5.3.1.2. Nghệ thuật Cải lương...................................................... 37
5.3.2. Nhạc khí.................................................................................. 38
5.3.2.1. Nhạc khí dân tộc Khmer................................................. 38
5.3.2.2. Nhạc khí dân tộc Chăm................................................... 38
VI. Sự đa dạng sắc tộc và tiềm năng phát triển kinh tế........................ 38
6.1. Sự đa dạng sắc tộc và các chính sách............................................. 39
6.2. Sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh.........................40
6.2.1. Nền kinh tế Sài Gòn từ khi thành lập đến trước khi bị thực dân
Pháp đô hộ.........................................................................................41
6.2.2. Nền kinh tế Sài Gòn khi bị Pháp đô hộ và Mỹ xâm lược....... 41
6.2.3. Nền kinh tế Sài Gòn sau Giải phóng đến năm 1979 và sự lũng
đoạn kinh tế của người Hoa.............................................................. 43
6.2.3.1. Nền kinh tế Sài Gòn và sự ảnh hưởng của người Hoa đến
năm 1975......................................................................................44
6.2.3.2. Nền kinh tế Sài Gòn sau năm 1975 và sự lũng đoạn kinh
tế của người Hoa.......................................................................... 44
6.2.4. Nền kinh tế Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) từ sau năm
1979 đến nay..................................................................................... 46
VII. Giao lưu và tiếp biến văn hóa.......................................................... 47
Tổng Kết.................................................................................................... 49
Tài Liệu Tham Khảo................................................................................ 49

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ


SG Sài Gòn
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
KTTDPN Kinh tế trọng điểm phía Nam

NỘI DUNG

I. Tổng quan về tiểu vùng

Từ buổi đầu khai mở đất phương Nam, Sài Gòn đã sớm thể hiện vị trí trung tâm
của cả vùng Nam bộ với sức lan tỏa mạnh mẽ. Sài Gòn cũng là nơi sớm tiếp nhận
ảnh hưởng của văn minh phương Tây để có quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Thế
kỷ XIX, Sài Gòn đã hội nhập mạnh mẽ và trở thành đầu tàu đưa Nam bộ hội nhập
vào khu vực và thế giới. Thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định đã đầu tư xây dựng
Sài Gòn thành một trung tâm hành chính, thủ phủ của cả xứ Nam kỳ, biến Sài
Gòn thành một trung tâm thương mại quốc tế. Một Sài Gòn thay da đổi thịt và
nhanh chóng trở thành “Hòn ngọc Viễn Đông”.

Sài Gòn từ khi là một bộ phận lãnh thổ của Việt Nam, luôn là một địa phương
đứng ở vị trí trung tâm của vùng đất Nam bộ trên nhiều phương diện. Có thể nói,
với vị thế tiên phong, Sài Gòn đã góp phần quan trọng trong việc đưa cả Nam bộ
và nước ta hội nhập mạnh mẽ vào khu vực và thế giới vào thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX. Lịch sử Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh là một dòng chảy, vị thế trung
tâm của Sài Gòn - Gia Định luôn thể hiện trong suốt tiến trình phát triển của mình
và ngày nay, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy
mô dân số và mức độ đô thị hóa, đồng thời Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu
kinh tế và là một trong những nền văn hóa, giáo dục quan trọng của đất nước,
Thành phố Hồ Chí Minh cùng với thủ đô Hà Nội là hai đô thị đặc biệt của Việt
Nam. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Việt
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn giữ vị trí đầu tàu của cả nước.

So với cả nước, kinh tế thị trường phát triển mạnh nhất ở đây, và thành phố này
cũng đã từ lâu trở thành một thứ đầu tầu mang chức năng lôi kéo và thúc đẩy nền
kinh tế hàng hóa của các vùng khác phát triển theo. Có thể nói sự ra đời và phát
triển của Sài Gòn là kết quả của nền kinh tế hàng hóa của cả khu vực và của cả
nước. Nói đến vai trò trung tâm của Sài Gòn, tuy tính chất kinh tế, thương mại và
tài chính rõ ràng là nổi trội nhất, nhưng người ta vẫn không thể không nói tới vai
trò trung tâm văn hóa, trung tâm giáo dục, trung tâm báo chí, lẫn trung tâm kỹ
thuật của thành phố này.
II. Lịch sử hình thành
2.1. Giai đoạn 1: Hình thành đến 1858
Con người xuất hiện ở khu vực Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật
khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy ở đây đã tồn tại
nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí.
Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ
văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông
Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những
vương quốc này. Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng
khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn - Gia
Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn
không có sự tổ chức của nhà Nguyễn. Nhờ cuộc hôn nhân giữa công nữ Ngọc Vạn
với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và
Chân Lạp trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống. Khu vực
Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư.
Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam.
Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu
Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông
Nam Bộ được sát nhập vào cương vực Việt Nam. Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỉ 18,
Mỹ Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên,
cuối thế kỉ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng
Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại
Tây Sơn. Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy
mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam.
2.2. Giai đoạn 2: Từ năm 1858-1975
2.2.1. Thời kỳ thuộc Pháp
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy
hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình Châu Âu, nơi đặt văn
phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án,
tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục…
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về
hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp,
được Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" hoặc một "Paris nhỏ ở Viễn
Đông"
Từ năm 1949, Sài Gòn đã là thủ đô của Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Việt
Nam Cộng hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại miền
Nam Việt Nam đã được chọn làm thủ đô với tên gọi chính thức "Đô Thành Sài
Gòn”. Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn
trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam Việt
Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng hòa. Từ giữa thập niên
1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến
tại miền Nam Việt Nam cũng gây nên những xáo trộn đối với thành phố.
Tới những năm cuối của cuộc Chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam (trong
đó có Sài Gòn) lâm vào khủng hoảng do Mỹ giảm viện trợ kinh tế. 20 năm chiến
tranh đã để lại cho Sài Gòn nhiều tệ nạn xã hội như nhiều người nghiện heroin,
gái mại dâm, gái quán bar và nhiều trẻ em mồ côi lang thang trên đường phố.
Từ 30 tháng 4, 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bị xóa bỏ và Chính phủ
Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam quản lý miền Nam, đất nước
hoàn toàn thống nhất. Đô Thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định và 2 quận Củ Chi và Phú
Hòa kế cận dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa được hợp nhất thành 1 đơn
vị hành chính gọi là thành phố Sài Gòn - Gia Định.
2.3. Giai đoạn 3: Sau năm 1975 đến nay
Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất đổi
tên nước thành Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đồng thời đặt lại tên cho
thành phố theo tên của chủ tịch đầu tiên của nước, Hồ Chí Minh. Cho đến nay, tên
cũ Sài Gòn vẫn được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt trong các ngữ cảnh không
chính thức. Đối với người dân có gốc ở Sài Gòn lâu đời, và đặc biệt là cộng đồng
người Việt hải ngoại, cái tên Sài Gòn vẫn là cái tên mà họ yêu chuộng và dùng
hàng ngày. Để kỷ niệm cái tên Sài Gòn và nhắn nhủ cộng đồng người Việt về quê
hương của họ, nhiều nơi có người Việt hải ngoại sinh sống, đường phố, cơ sở kinh
doanh, và khu chợ được đặt tên là khu Sài-gòn thu nhỏ
Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh
chóng, người Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc.
Những điều này đã làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng Hoa kiều sẽ làm rối loạn
từ bên trong tiếp tay cho Trung Quốc. Đến năm 1978, nhà nước hoàn toàn xoá bỏ
việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công nghiệp. Năm 1979 do khó khăn về
kinh tế, sự lo sợ về chiến tranh biên giới phía Tây nhiều người đã vượt biên bằng
đường biển trong đó có ¾ là người Hoa rời thành phố Hồ Chí Minh.
Trải qua các thời kì, đến cuối những năm 2000 thành phố đã bước đầu đổi mới cơ
bản về hạ tầng, tiến hành xây dựng nhiều công trình trọng điểm. Và thành phố đã
càng ngày càng phát triển nhanh chóng đến hiện nay.

III. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của tiểu vùng văn hóa Sài Gòn-TPHCM
3.1. Đặc điểm tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lí

Về phạm vi, vùng văn hóa này gồm toàn bộ ranh giới hành chính TPHCM và bảy
tỉnh xung quanh là Bình Dương, Long An, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tiền
Giang,Tây Ninh và Đồng Nai. Trong đó ,TPHCM là đô thị hạt nhân còn các đô thị
vệ tinh độc lập, vệ tinh phụ thuộc nằm trong các tỉnh còn lại.

TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ ,nằm ở ngã tư quốc
tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam ,từ Đông sang Tây, là tâm
điểm của khu vực Đông Nam Á.Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50km
đường chim bay.Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa
ngõ quốc tế .Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước ,cảng Sài Gòn với
năng lực hoạt động 10 triệu tấn/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất với hàng chục đường
bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
3.1.2. Địa hình

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và
đồng bằng sông Cửu Long. Ðịa hình tổng quát có dạng thấp dần từ Bắc xuống
Nam và từ Ðông sang Tây. Nó có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình.

Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc , với dạng địa hình
lượn sóng, độ cao trung bình 10-25 m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất
tới 32m, như đồi Long Bình

Vùng thấp trũng ở phía Nam-Tây Nam và Ðông Nam thành phố. Vùng này có độ
cao trung bình trên dưới 1m và cao nhất 2m, thấp nhất 0,5m.

Vùng trung bình, phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố. Vùng này có độ cao
trung bình 5-10m.

Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
3.1.3. Khí hậu

Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng
như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ
cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi
trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12
đến tháng 4 năm sau.

Lượng bức xạ dồi dào, số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ, nhiệt độ tương
đối cao. Ðiều kiện nhiệt độ và ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại
cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình
phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi
trường đô thị.

Lượng mưa nhiều. Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng
mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó
hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất.

Về gió, Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ
yếu là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc - Ðông Bắc. Gió Tây -Tây Nam từ Ấn Ðộ
Dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, gió thổi mạnh
nhất vào tháng 8. Gió Bắc- Ðông Bắc từ biển Đông thổi vào trong mùa khô,
khoảng từ tháng 11 đến tháng 2. Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông
Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có
gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5,
chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.

3.1.4. Sông ngòi

Về nguồn nước, nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài Gòn, thành phố
Hồ Chí minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất phát triển.

Ngoài ra, thành phố còn có mạng lưới kênh rạch chằng chịt, như ở hệ thống sông
Sài Gòn có các rạch Láng The, Bàu Nông, rạch Tra,... và ở phần phía Nam Thành
phố thuộc địa bàn các huyện Nhà Bè, Cần Giờ mật độ kênh rạch dày đặc; cùng
với hệ thống kênh cấp 3-4 của kênh Ðông-Củ Chi và các kênh đào An Hạ, kênh
Xáng, Bình Chánh đã giúp cho việc tưới tiêu kết quả, giao lưu thuận lợi và đang
dần dần từng bước thực hiện các dự án giải tỏa, nạo vét kênh rạch, chỉnh trang ven
bờ, tô điểm vẻ đẹp cảnh quan sông nước, phát huy lợi thế hiếm có đối với một đô
thị lớn.
3.1.5. Đất đai – địa chất

Đất đai Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên hai tướng:

Trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ): xuất hiện phần lớn diện tích ở phần
phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, thường là địa hình đồi gò hoặc lượn
sóng. Trầm tích phù sa cổ đã phát triển thành nhóm đất mang những đặc trưng
riêng đó là nhóm đất xám với ba loại: đất xám cao, một số nơi bị bạc màu; đất
xám có tầng loang lổ đỏ vàng, đất xám gley.

Trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ): có nhiều nguồn gốc-ven biển, vũng
vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi… hình thành nhiều loại đất khác nhau:
nhóm đất phù sa, nhóm đất phèn và đất phèn mặn. Ngoài ra có cát gần biển và đất
feralite vàng nâu ở vùng đồi gò.
3.1.6. Sinh thái

Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng: hệ sinh thái rừng nhiệt đới
ẩm lá rộng thường xanh, hệ sinh thái rừng úng phèn, hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Đặc biệt hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn là rừng
nguyên sinh, có tổng diện tích gần 76 nghìn ha. Với hệ động thực vật đa dạng, độc
đáo, đặc trưng. Rừng ngập mặn Cần Giờ đóng vai trò quan trọng trong phòng
chống thiên tai, là lá phổi xanh điều hoà thời tiết cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhờ vị trí và tiềm năng đặc biệt, rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công
nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2000.

3.2. Đặc điểm xã hội

3.2.1. Về dân cư

3.2.1.1. Dân số

Nhờ điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi nên Sài Gòn từ rất lâu đã sớm trở
thành nơi tập trung đông dân nhất Lục tỉnh Nam Kỳ. Dân số thành phố Hồ Chí
Minh đã tăng lên đột biến trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược.

Vào năm 1698, dân số toàn vùng Sài Gòn chỉ mới ước độ 1 vạn mà đến năm 1945
dân số vùng Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định đã là 450.000 người. Năm 1954, số dân
đã tăng lên đến gần 2 triệu người và Sài Gòn-Gia Định đã trở thành phố đông dân
nhất miền Nam Việt Nam. Từ năm 1954 đến 1975 dân số Sài Gòn-Gia Định từ 2
triệu người tăng lên 3,9 triệu người.
Từ năm 1975 đến nay, do nhiều biến động cơ học như một số lớn dân cư hồi
hương, đi xây dựng vùng kinh tế mới, xuất cảng, đi thanh niên xung phong, đi xây
dựng các nông lâm trường, nhập cư…cộng với một số mới sanh sẵn, thì dân số
thành phố giao động khoảng hơn 9 triệu người năm 2021 (chiếm 9,3% dân số Việt
Nam) với mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước).
3.2.1.2. Thành phần dân cư dân tộc

Do vị trí chiến lược đặc biệt,thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ của nhiều luồng
dân cư dân tộc từ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ đến định cư sinh sống trong
nhiều thời điểm lịch sử khác nhau.

Người Việt gốc Bắc di cư vào khoảng 33.000 người(năm 1945) cư trú ở các vùng
Sài Gòn-Gia Định và Chợ Lớn. Người Việt gốc Trung di cư vào thành phố từ
những năm 1959, 1960 và nhất là từ năm 1963 khi tình hình chính trị, chiến sự trở
nên gay gắt ở miền Trung lúc bấy giờ.

Người Việt gốc lục tỉnh Nam Bộ như Tây Ninh, Long An, Đồng Nai hay An
Xuyên( Bạc Liêu), Sóc Trăng, Long Xuyên,…qua những biến động thời cuộc đã
lên thành phố để làm ăn sinh sống.

Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 400.000 người, chiếm gầm 15%
dân số toàn thanh phố. Đây là nơi tập trung người Hoa đông nhất nước ta. Người
Hoa cư trú rải rác trong nhiều quận huyện của thành phố Hồ Chí Minh. Trong lịch
sử xây dựng và bảo vệ thành phố bà con người Hoa đã có nhiều đóng góp tích
cực, to lớn và có vị trí kinh tế-xã hội quan trọng của thành phố. Người Hoa ngày
nay là công dân của nước Cộng Hòa xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là một dân tộc
trong cộng đồng dân tộc Việt Nam xã hội Chủ Nghĩa.

Thành phố Hồ Chí Minh còn có nhiều dân tộc anh em cư trú, ngoài người Hoa
còn có người Khmer-6.260 người, người Chăm-1810 người.bên cạnh đó còn có sự
hiện diện của các dân tộc ít người miền bắc như Tày, Mường, Nùng, Thái….
3.2.2.Trình độ dân trí

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và
29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con
người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam.
Năm 2020, thành phố có GRDP theo giá hiện hành ước là 1.372 ngàn tỷ đồng,
theo giá so sánh 2010 đạt 991.424 tỷ đồng (số liệu địa phương cung cấp, Tổng cục
Thống kê sẽ công bố GRDP đánh giá lại), tăng 1,39% so với năm 2019, đóng góp
trên 22% GDP và 27% tổng thu ngân sách cả nước. GRDP bình quân đầu người
ước năm 2020 là 6.328 USD/người, xếp thứ 4 trong số các tỉnh thành cả nước,
nhưng so với năm 2019 là giảm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 sơ bộ
là 6,758 triệu VND/tháng, cao thứ hai cả nước sau Bình Dương.
3.2.3. Chính trị

Thành phố tiếp tục là động lực, đầu tàu, dẫn dắt trong vai trò của một trung tâm
lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng
tạo, giáo dục - đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước, là cửa
ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng tích cực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước phát
triển theo chiều sâu dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học - công nghệ và đổi mới
sáng tạo. Quy mô kinh tế năm 2020 so với năm 2010 tăng 2,7 lần, GRDP bình
quân đầu người tăng gấp đôi. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ
Nhân dân, phát triển văn hoá, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng; đời sống vật
chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng nâng lên. Quan hệ đối ngoại, hợp tác
quốc tế được tăng cường và mở rộng; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
tiếp tục được giữ vững. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị
đạt kết quả quan trọng, tạo chuyển biến khá tích cực. Phương thức lãnh đạo của
Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội không ngừng đổi mới; khối đại đoàn kết dân
tộc được tăng cường. Thành quả phát triển Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua
đã đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước; khẳng định vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng của Thành phố trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.

3.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến văn hóa TP Hồ Chí Minh
Nhờ có điều kiện tự nhiên thuận lợi mà ở đây từ xa xưa đã có cư dân sinh sống và
trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử mà vùng Sài Gòn xưa giờ đây đã trở
thành một trong những thành phố lớn trong cả trong nước và khu vực, cũng hình
thành nên những nét văn hóa riêng biệt cũng như mang nét đặc trưng của nền văn
hóa chung trong khu vực.

Do có vị trí địa lí đắc địa mà từ rất lâu ở đây đã phát triển giao lưu buôn bán trong
và ngoài nước nên có sự giao lưu tinh hoa văn hóa giữa các vùng miền và giữa
các quốc gia như: ẩm thực(ẩm thực trung quốc,ẩm thực phương Tây), tôn
giáo(đạo Phật ,đạo Nho,đạo Thiên Chúa..), các công trình kiến trúc…
TP HCM có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phong phú màu mỡ, khí hậu
thuận hòa đã phát huy được hành trang “văn hóa lúa nước” - nền văn hóa đặc
trưng của khu vực. Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của nền văn minh
sông nước khi có hệ thống sông ngòi dày đặc và nối liền với Đồng bằng sông Cửu
Long: cư trú, làng ven sông, trên sông “vạn chài” từ “chợ búa, bến” tới các đô thị
ven sông, biển hay ngã ba, ngã tư sông…nhà ở thì ở nhà sàn, nhà mái hình
thuyền, nhà thuyền…

Sinh vật TP HCM phong phú tạo nên nền văn hóa ẩm thực cũng phong phú không
kém (phong phú từ nguyên nhiên liệu chế biến). TP HCM có đủ 54 dân tộc anh
em cùng chung sống mà mỗi dân tộc sẽ có những nét đặc trưng văn hóa riêng tạo
nên sự phong phú trong văn hóa của vùng. Trình độ dân trí của người dân cao
cùng với trật tự an ninh được đảm bảo tốt mà bản sắc văn hóa của cùng được gìn
giữ, phát huy và hoàn thiện.

IV. Văn hóa vật chất


4.1. Ẩm thực
4.1.1. Khái quát nét đặc sắc ẩm thực Sài Gòn -Thành phố Hồ Chí Minh
Như mọi người đã biết sài gonf xưa và nay là nơi có nền kinh tế sầm uất và hiện
đại, là nơi hội tụ của người dân khắp mọi miền đất nước về đây sinh sống và lập
nghiệp. Khi đến lập nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh, những người dân mang
theo cả món ăn và cách chế biến riêng đặc trưng vùng miền của mình,. Có thể nói,
ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao thoa, hội tụ và kết hợp văn hoá ẩm
thực của các vùng miền.Không chỉ vậy, ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh còn có
sự du nhập ẩm thực của các nước trên thế giới. Vì vậy người dân nam bộ đã ví ẩm
thực sài gòn như một nồi lẩu thập cẩm với đủ mọi thứ
4.1.2. Nét đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Sài Gòn
Nói đến ẩm thực Sài Gòn thì không thể không nhắc đến ẩm thực Sài Gòn xưa.
Vốn được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông", ẩm thực nơi đây là sự giao thoa,
chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa ẩm thực từ Đông sang Tây như Trung
Quốc, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, Nhật, Úc, ...,rồi từ đó qua những cách chế biến , sáng tạo
cuả những người dân sài gòn nó đã trở thành nét đặc trưng khó phai ở nơi đây. có
thể tìm thấy sự sáng tạo ấy qua món ăn phá lấu của người dân sài gòn .Phá lấu có
nguồn gốc từ trung quốc phá lấu của người hoa thường đặc trưng bởi mùi các vị
thuốc đông y còn phá lấu người dân sài gòn thì đặc trưng bởi mùi ngọt của nước
cốt dừa . Đặc biệt thời kì này ẩm thực trung hoa phát triển mạnh ở Sài gòn các
món ăn của người hoa tràn ngập khắp các con phố khắp các vỉa hè tiêu biểu như
hủ tiếu sủi cảo … như đã nói ở trên ẩm thực sài gòn còn có sự kết hợp với ẩm
thực của các vùng miền khắp cả nước lại với nhau tạo nên nhiều cách chế biến
hương vị mới lạ.Nếu như những món ăn ở miền bắc nhạt thanh,miền trung đậm đà
thì ẩm thực nơi đây lại là sự hài hòa hương vị đậm đà ngọt thanh cay nồng
Ngoài ra ẩm thực sài gòn giai đoạn này còn gắn liền với những gánh hàng rong
,những quán vỉa hè tràn ngập khắp các con đường con phố sài gòn với người dân
sài gòn nó là kỉ niệm của cả tuổi thơ sau đây mn có thể nhìn thấy một số gánh
hàng rong tiêu biểu các xe đẩy hủ tiếu ,các hàng mía ghim nơi hẹn hò của những
cặp đôi yêu nhau hay các xe bán mực
Thành phố Hồ Chí Minh với sự hội nhập và phát triển theo nhịp sống hiện đại,
ẩm thực thành phố hiện nay cũng đã có sự chuyển mình không ngừng. Bên cạnh
nền ẩm thực xưa thì các món ăn đường phố như bánh tráng trộn, bánh tráng
nướng, các loại gỏi, ốc, xiên chiên, xoài lắc, đã trở thành nét đặc trưng nơi đây.
Các món ăn vặt, hay những đặc sản nổi tiếng của các địa phương và quốc gia khác
như trà sữa, há cảo, bánh gạo Hàn Quốc, lẩu Thái, đồ nướng, bún bò Huế, mì
Quảng, bánh xèo, … cũng có tại những con đường ăn uống của Thành phố Hồ Chí
Minh. Chính sự đa dạng từ món ăn truyền thống cho đến hiện đại cùng với sự biến
tấu độc đáo trong cách chế biến đã làm nên một nền ẩm thực Sài Gòn vô cùng đa
dạng.Ngoài ra tphcm còn được biết đến là thành phố không ngủ: vì vậy Đến với
tphcm, bạn có thể dễ dàng tìm thấy quán ăn vào bất kể thời điểm nào trong ngày.
Tại Sài Gòn, những quán ăn đêm vỉa hè có rất nhiều. Ȁm thực về đêm ở Sài Gòn
là một nét văn hóa rất riêng của nơi đây.tiêu biểu phải kể đến phố đi bộ bùi viện

4.2.Kiến trúc

Kiến trúc Sài Gòn ngay từ buổi đầu đã không bị trói chặt vào khuôn khổ
truyền thống. Ngược lại, cảnh quan kiến trúc Sài Gòn thời kì này là sự xuất hiện
kiến trúc của người Việt, người Hoa, người Chăm, người Khmer và kiến trúc
Phương Đông.

Thời kì này người Hoa thường xây dựng các các công trình kiến trúc tôn giáo
cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu thờ, các ngôi đền, đình (còn gọi là các hội
quán) và các cửa hàng của hàng truyền thống mang đậm đà tính văn hóa Hoa. Một
số công trình có thể kể đến như chùa ông, chùa bà…… .Những công trình Hội quán
của người Hoa ở Chợ Lớn có lối kiến trúc chữ “Tam”, đặc biệt nhất là lối kiến
trúc tiêu biểu, thường gọi là “tứ hợp”, hay còn gọi “hình ấn” gồm dãy 4 nhà hợp
thành chữ “khẩu”, giữa có thiên tĩnh lấy ánh sáng cho phần chánh điện và để
thông thoáng nhang khói. Người Chăm thì thể hiện kiến trúc độc đáo của họ
qua các công trình đền tháp và các công trình mang chủ đề tôn giáo tất cả ngôi
tháp Chăm đều được xây dựng bằng gạch nung.

Người Khmer đóng góp vào không gian kiến trúc Sài Gòn với các công trình
chùa chiền, các đền tháp và các di tích văn hóa thể hiện sự tôn trọng đối với
truyền thống Khmer.

Ngoài ra, kiến trúc Sài Gòn giai đoạn này còn ảnh hưởng bởi kiến trúc Ấn
độ, Đông Nam Á… Nó hiện qua các cung đường “trên bến dưới thuyền”, các phố
chợ rộn ràng, các con hẻm bạc màu thời gian, các công trình kiến trúc đậm chất
đời thường: nhà phố, chợ bến, lăng mộ, hội quán…Đặc biệt là các công trình kiến
trúc như chùa, đình….đã cho thấy rõ lối kiến trúc Phương Đông.

4.2.2. Kiến trúc Sài Gòn thời kỳ Pháp thuộc

Khi Pháp nổ súng xâm lược sài gòn thành công thì các công trình kiến trúc
đầu tiên được Pháp cho xây dựng là một số ít công trình kiến trúc kiểu doanh trại
với các trại lính, bệnh viện, công sở, văn phòng được xây dựng trong những năm
1860

. Kiến trúc vào những thập niên đầu khi pháp xâm lược còn khá thô sơ, nhưng có
lẽ chính vì vậy mà để có thể tồn tại, nó đã phải nhanh chóng thích ứng với điều
kiện khí hậu nhiệt đới:nền cao, mái vươn xa, hành lang rộng bao quanh. Với hình
thức và quy mô còn khiêm tốn, các công trình mở đầu này có sự kết nối nhất định
với khung cảnh địa phương.

Nhưng kể từ thập niên 1870, với khái niệm “sứ mệnh văn minh” đã trở
thành động lực cho một trào lưu kiến trúc mang tính hoành tráng. Hàng loạt công
trình Tân cổ điển với âm hưởng của các tòa nhà vĩ đại tại Paris đã phản ánh sự ổn
định, quyền lực và uy tín của đế chế. Những công trình còn tồn tại đến hôm nay
như Tòa đô chính (UBND TPHCM), Tòa án, Bưu điện, Nhà thờ Đức Bà,…

Bước sang thập niên 1920, chính sách “đồng hóa” được thay thế bởi chính
sách “liên kết” thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn đối với văn hóa bản địa. Ta có thể
thấy được sự đổi mới này trong các công trình mà người thiết kế đã tìm kiếm ý
tưởng từ kinh nghiệm bản xứ, lồng ghép vào bố cục mang tính kinh điển phương
Tây một số nét kiến trúc truyền thống bản địa. Tiêu biểu nhất là hai công trình:
Trường Petrus Ký (Lê Hồng Phong) của Hébrard và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
của Auguste Delaval.Từ cuối những năm 1920, Sài Gòn chứng kiến sự cách tân
trong kiến trúc với phong cách Art Deco thiên về những mảng tuyến đơn giản.
Các công trình nổi bật là Dưỡng đường Saint Paul (Bệnh viện Mắt), Chợ Tân
Định, CLB Thể thao.

Toàn bộ chặng đường xây dựng xuyên suốt gần một thế kỷ này đã để lại cho
Sài Gòn một diện mạo kiến trúc phương Tây hào nhoáng ban đầu, cách tân và gần
gũi về sau.
4.2.3. Kiến trúc Sài Gòn thời Mỹ xâm lược

khi người Mỹ đặt chân trên mảnh đất miền Nam, lập tức, đi kèm theo sau
họ là một kiểu kiến trúc mang nặng tính công năng, đề cao yếu tố kỹ thuật và
thiên về hình khối đang là thời thượng của thế giới tư bản cũng xuất hiện. Giai
đoạn người Mỹ vào Sài Gòn, cũng là giai đoạn phát triển của vật liệu trong xây
dựng, các loại hình kiến trúc bê tông đá rửa, nhà mái bằng, vuông thành thẳng
cạnh trở nên một trào lưu kiến trúc của những năm 1960 – 1970.. Giai đoạn này,
về nhà ở, có thể kể đến những cao ốc mọc lên với những nét kiến trúc đặc trưng
được tìm thấy qua các khu chung cư Minh Mạng, Nguyễn Kim, cư xá Thanh
Đa,…Thời kì này kiến trúc Việt Nam cũng đang được tiếp cận với phong trào kiến
trúc thế giới. Phong trào đó có tên là Trào lưu Kiến trúc Hiện đại (Modernism)

Tuy nhiên, điều đáng quý, trong khi xu hướng kiến trúc hiện đại nở rộ ở Sài
Gòn thì một số kiến trúc sư miền Nam đã hết sức sáng tạo, thể hiện thành công
phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp với bản sắc dân tộc Kiến trúc của họ là sự
khiêm tốn và đơn giản về khối hình, kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng
hài hòa với khung cảnh thiên nhiên như muốn hòa nhập theo quan điểm “nhất thể
vũ trụ”, “âm dương quân bình” và “thiên nhiên hợp nhất”. Các công trình kiến
trúc đã có sự gắn bó chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên, sử dụng các vật liệu địa
phương (gỗ, tre, gạch,…) phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đề cao giá trị
cộng đồng…Điều đó được thể hiện qua các công trình: Dinh Thống Nhất, Bệnh
viện Thống Nhất, Thư viện Tổng hợp.

Các công trình kiến trúc vẫn giữ được tính đơn giản ,nhẹ nhàng kết hợp chặt chẽ
với cảnh quan thiên nhiên, bố cục hài hòa cân xứng.

4.2.4. Kiến trúc Sài Gòn hiện nay


Cũng như các đô thị lớn trên thế giới, Sài Gòn ở thế kỉ 21 đặc trưng bởi
những tòa nhà chọc trời. .Thiết kế mới lạ không theo một khuôn khổ nào là đặc
điểm của thời kỳ này với xi măng, sắt, thép, kính là các nguyên vật liệu chính.
Ngoài ra, các kiến trúc Sài Gòn (TP HCM) thế kỷ 21 thường phản ánh sự hòa
quyện của thành phố cũ và sự hiện đại của thời đại mới. Có những tòa nhà với
kiến trúc độc đáo lấy cảm hứng từ nghệ thuật dân gian và đặc trưng văn hóa đất
nước.H.Ngoài ra, thành phố cũng có sự chú trọng vào việc xây dựng các công
trình thân thiện với môi trường sử dụng công nghệ xanh tích hợp với các đặc điểm
cơ bản của tự nhiên, tận dụng năng lượng tự nhiên, giảm thiểu ô nhiễm, có không
gian cây xanh và mặt nước rộng rãi,
4.3. Trang phục
4.3.1. Giai đoạn đầu

Khmer ,Việt, Hoa, Chăm là bốn dân tộc chính có mặt từ những ngày đầu của
Sài Gòn. Mỗi dân tộc có một phong cách trang phục riêng. Người Khmer là cư
dân lâu đời nhất định cư trên giồng đất cao. Thuở ban đầu, người Hoa sang
Việt Nam, áo lụa tàu dệt hoa văn hoặc chữ phúc với hai tay rộng, mũ rộng vành
Người Khmer mặc khăn rằn, váy áo gọn, thuận tiện cho việc đồng áng Người
Chăm phát triển thổ cẩm, trang phục cầu kỳ về hoa văn dệt trên nền vải vóc trong
khi đó, người Kinh lại chọn khăn rằn quấn cổ và áo nâu, quần đồng mộc mạc.
4.3.2. Trang phục Sài Gòn giai đoạn Pháp thuộc

Trang phục truyền thống của người Việt ở thời kỳ Pháp thuộc khá đa dạng. Từ
trang phục của tầng lớp quý tộc mang quy chế cung đình đến trang phục dân gian
đều có sự khác biệt. Cuối nhà Nguyễn, y phục của người Việt Nam vẫn còn chịu
ảnh hưởng bởi văn hóa áo mũ thời phong kiến.. Y phục của phụ nữ không có sự
cách biệt, đều là áo dài sẫm đen, may rộng, suông đuột không eo, cổ trệt hoặc
đứng. năm 30 của thế kỷ XX, trang phục trong dân gian Việt Nam vẫn còn khá
bảo thủ. Các ông bà tá điền, bá hộ và hội đồng vẫn mang đậm “nề nếp” truyền
thống.Tuy nhiên trong giai đoạn đó những năm 1930, quần trắng được mặc phổ
biến với áo dài và áo bà ba xu hướng ấy nhanh chóng phổ biến khắp khu vực sài
gòn . Sau đó, kiểu trang phục này trở thành xu thế “thịnh hành” của các tiểu thư
nhà bá hộ Sài gòn. Các bạn có thể theo dõi thêm những bộ phim Việt Nam về thời
này như Lòng Dạ Đàn Bà, Ải trần gian, Lời sám hối… để hiểu thêm về trang phục
dân tộc.
Tuy nhiên, sang đầu thập niên 40, nhiều người giàu đã bắt đầu chạy theo “mốt”.
Các ông bà bá hộ bắt đầu tân thời, mặc áo dài mang giày hàm ếch, đội mũ phớt,
hút xà gà…
Thời trang phương Tây giai đoạn này ảnh hưởng lớn đến khu vực Sài
Gòn Khi người Pháp đến Việt Nam, quý tộc phương Tây đã mang theo những
khái niệm mới mẻ và táo bạo về ngành thời trang, về xu hướng thịnh hành. Vùng
đất Nam Kỳ bắt đầu xuất hiện những ông Tây bà Đầm, với phong cách ăn mặc
“cực Tây”. Những chiếc đầm hở cổ, những bộ váy “cắt vải xéo” ôm nhẹ vào cơ
thể… Bên cạnh đó là những chiếc bóp đầm, giày cao gót, mỹ phẩm, nước hoa…
Các quý ông thì lịch lãm trong bộ vest, áo sơ mi, giày da, mũ phớt “bảnh tỏn”.
4.3.3. Trang phục Sài gòn giai đoạn (1950-1990)

Với sự thay đổi của bối cảnh lịch sử và văn hoá từ những năm thập niên 50
đến của thế kỷ 20, thời trang ở “Hòn ngọc Viễn Đông” cũng ít nhiều chịu ảnh
hưởng và có những “cú chuyển mình” mạnh mẽ qua các thập niên Trang phục Sài
Gòn ở các thập niên lúc bấy giờ với tư tưởng hiện đại và cởi mở luôn sẵn sàng cập
nhật và đón nhận những xu hướng thời trang mới đang thịnh hành nơi trời Âu.

Ta cx đi tìm hiểu kĩ hơn trang phục sài gòn từ

4.3.3.1.Thập niên 50

Trong những năm 50 , áo dài được xem là trang phục chuẩn mực đương thời và
được các quý cô diện thường xuyên trong các hoạt động hằng ngày. Áo dài được
cách điệu với phần cổ cao kín đáo, tay áo dài và phần thân được may chít eo, ôm
sát cơ thể.

trang phục nam giai đoạn này là sự kết hợp từ áo sơ mi cộc tay, dài tay với
những chiếc quần âu tối màu xếp ly, thắt lưng da và đôi giày bệt da rất được ưa
chuộng.

4.3.3.2. Thập niên 60


Trang phục nữ giới: Chiếc váy mini được các “thanh nữ” Sài Gòn ưa chuộng

Dưới ảnh hưởng của văn hoá Tây Phương, thời trang những năm 60 của các
cô gái chứng kiến một cuộc “cách mạng” lớn. Họ bị thu hút bởi những chiếc
váy suông mini sành điệu của các quý cô Âu-Mỹ và nhanh chóng áp dụng
chúng vào cuộc sống đời thường của mình. Thập niên 60 cũng đánh dấu sự
ra đời của các thiết kế thời trang táo bạo và đề cao vẻ đẹp nữ quyền.

Trang phục nam giới

Thời trang nam năm 1960 thời kì nay trang phục nam giới có sự đa dạng hơn
về mẫu mã, có nhiều phụ kiện kết hợp tạo nên sự nên đa dạng trong cách phối đồ
của những chàng trai sài gòn như áo sơ mi, áo polo, mũ phớt, mắt kính….

4.3.3.3. Thập niên 70

Trang phục nữ giới : SÀI GÒN VÀ CUỘC ĐỔ BỘ CỦA QUẦN ỐNG LOE

Thập niên 70 dường như là cột mốc đáng nhớ với sự bùng nổ mạnh mẽ
của quần ống loe. Các cô gái Sài Gòn bây giờ sành điệu xuống phố trong chiếc
quần jeans với ống loe dần từ phần bắp chân, phối cùng áo thun, Trang phục nam
giới
nam giới sài gòn với Gu ăn mặc lãng tử và trang nhã pha một chút phong trần
cũng trong lúc này, những loại giày Loafer cũng bắt đầu được ưa chuộng…kết
hợp cùng phong cách ăn mặc với những chiếc áo thun polo, áo sơ mi lịch lãm, thì
bắt đầu những năm 1972, cánh mày râu cũng dần ưa chuộng loại trang phục hoặc
đồng phục thể thao, nó dần trở nên phổ biến rộng rãi trong phong cách “thời trang
đường phố” của nam giới Sài Thành

4.3.3.4. Thập niên 80

Trang phục nữ giới: sự kết tinh hoàn hảo của thời trang

Thời kì này nữ giới sài gòn phối kết hợp rất nhiều loại trang phục từ các thập
niên trước nhưng đặc biệt họ lại ưa chuộng các bản phối áo sơ mi sơ-vin gọn gàng
cùng quần âu cạp cao, mang đến hình ảnh phụ nữ Sài Gòn thanh lịch, hiện đại,
duyên dáng. Phái đẹp Sài Gòn đã tạo nên những bản phối “vượt thời gian” và
chưa bao giờ lỗi mốt đến tận ngày nay.

Trang phục nam giới

trang phục nam giới sài gòn là sự kết hợp giữa quần jean ống rộng và áo thun in
hình hoặc áo polo .Những chiếc áo khoác bomber và áo denim cũng đang thịnh
hành .Đôi khi ,người ta sử dụng áo sơ mi trắng kết hợp với quần âu để có vẻ lịch
lãm và trang trí bằng nơ và dây lưng .Giày dép thường là những đôi giày thể thao
hoặc giày lưới
4.3.3.5 Thập niên 90
Trang phục nữ giới: TINH THẦN THỜI TRANG CỞI MỞ, PHÓNG KHOÁNG

Mỹ nhân Sài Thành trong những năm 90 không ngại thử sức với những món đồ
táo bạo, khoe trọn đường cong cơ thể quyến rũ như áo crop top, áo hai dây phối
cùng quần jeans cạp cao hay các thiết kế mom jeans bụi bặm.

Trang phục nam giới sài gòn giai đoạn này là sự lịch lãm kết hợp từ những bộ vest
với những chiếc quần âu cạp cao cùng những phụ kiện như mắt kính giày da

4.3.4 Trang phục Sài Gòn thời nay

Thế kỷ 21 đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự chuyển giao của kỷ nguyên
công nghệ mới. Từ đó, xu hướng thời trang cũng có những ảnh hưởng và thay đổi
mạnh mẽ. Hàng loạt các bản thiết kế trang phục mới lạ liên tục ra mắt thị trường.
Các style ăn mặc mới theo đó cũng không ngừng được thay đổi.Trang phục thế kỷ
21 là sự tự do, phóng khoáng, thoải mái.

4.4. Các làng nghề truyền thống

Những nghề thủ công, ngay từ buổi bình minh của vùng sài gòn, đã từng là hoạt
động sản xuất thiết yếu của lưu dân. Những nghề thủ công ấy đã góp phần tạo nên
bước đầu của nền kinh tế Sài Gòn xưa. Do nhu cầu tồn tại và phát triển, các cộng
đồng ngành nghề đã tập hợp lại với nhau, hình thành các làng nghề thủ công. Các
làng nghề thủ công tại thành phố Sài gòn có một vị trí quan trọng trong tiến trình
phát triển lịch sử, kinh tế, văn hóa của thành phố, đã và đang góp phần nâng cao
và làm phong phú đời sống vật chất của người dân.

Các sản phẩm thủ công, ngoài giá trị hàng hóa còn mang giá trị văn hóa.
Hàng hóa là cái giá mang của giá trị văn hóa. Sản phẩm thủ công truyền thống tự
thân nó chính là sản phẩm hàng hóa mang tính chất nghệ thuật được mua bán trên
thị trường. Đó là những tác phẩm văn hóa chứa đựng quan niệm, nhận thức của
người Việt Nam.Vì thế, làng nghề không chỉ là địa điểm sản xuất hàng hóa mà là
nơi biểu trưng cho các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của một địa phương,
của một cộng đồng, và nhất là nơi đúc kết những tài năng của các thế hệ nghệ
nhân tài hoa với những bản sắc riêng nhưng lại tiêu biểu cho tính cách dân tộc.

một số làng nghề truyền thống

4.4.1. Làng đúc đồng An Hội

Làng đúc lư đồng An Hội xưa xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và phát triển theo
những thăng trầm của lịch sử, cùng với quá trình đô thị quá của Sài Gòn. Đúc lư
đồng là công việc khá vất vả, trải phải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi người thợ
không chỉ có kỹ thuật cao mà còn khéo léo, tỉ mỉ và kiên trì trong mỗi khâu.

Thế nhưng đến nay, với tốc độ phát triển nhanh cùng những biến động của thị
trường, đã khiến nghề làm lư đồng nổi tiếng một thời dần bị mai một, mất đi theo
năm tháng. Đến nay chỉ còn một số xưởng nhỏ và hộ gia đình còn bám nghề.

4.4.2. Làng dệt vải Bảy Hiền

Vốn có lịch sử hình thành lâu đời, tồn tại và phát triển gần 4 thế kỷ qua, làng
dệt Bảy Hiền do người Quảng Nam di cư vào đất phía Nam làm ăn rồi kết hợp lại
với nhau, tạo thành một khu công nghiệp dệt tồn tại cho đến ngày nay. Làng nghề
truyền thống dệt vải Bảy Hiền vào thời hưng thịnh từng có sức cạnh tranh rất
mạnh so với vải của người Hoa ở Chợ Lớn. Trong khoảng thời gian hưng thịnh,
làng dệt Bảy Hiền cung cấp vải nhiều nhất cho các tiểu thương ở quận Tân Bình,
quận 5 và cả thị trường nước ngoài. Thời điểm đó có đến hơn 4.000 người lao
động, và sản lượng đạt hàng triệu mét vải mỗi năm.

Thế nhưng, bắt đầu từ năm 2000, làng dệt Bảy Hiền bị hàng quốc tế lấn át cả về
giá thành lẫn mẫu mã, nhất là thị trường Trung Quốc. Dù vậy, một số nghệ nhân
yêu nghề vẫn quyết giữ lửa làng nghề truyền thống bằng cách sản xuất nhỏ lẻ.
Làng nghề dệt vải Bảy Hiền một thời chuyên cung cấp vải đi khắp cả nước, mang
lại uy tín thương hiệu và chất lượng cho người dân Sài Gòn. Dù có mai một trước
sự phát triển của thị trường mới thì đây vẫn mãi là một trong những giá trị văn
hóa thủ công truyền thống cần được tôn vinh và bảo tồn.

4.4.3. Làng nghề truyền thống làm lồng đèn Phú Bình

Làng nghề truyền thống Phú Bình có lịch sử hình thành từ lâu đời hơn 50 năm
tuổi gắn liền với các giá trị văn hóa- lịch sử của dân tộc. Nơi đây mang đậm nét
truyền thống cổ xưa, lưu truyền lại những nét tinh túy nhất của chiếc lồng đèn
giấy kiến xưa do thế hệ cha ông ta truyền lại.

Những chiếc lồng đèn giấy kính truyền thống thương hiệu Phú Bình đủ màu
sắc, hình thù như: ông sao, thiên nga, rồng, phượng hoàng, con gà, con bướm, con
cá, tàu thủy,…đã góp phần điểm tô cho bức tranh đẹp ngày Tết Trung thu thêm
phần ý nghĩa, đem đến nhiều niềm vui cho bao thế hệ thiếu nhi phá cỗ đêm
rằm.Cứ sau Tết Nguyên Đán, các hộ làm lồng đèn đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị các
nguyên liệu như: lồ ô, tre để chẻ nan tạo khung, kẽm, giấy kính, bột màu…Một
chiếc lồng đèn truyền thống với kích thước lớn nhỏ, thiết kế đơn giản hay cầu kỳ
đều được các nghệ nhân và người phụ việc chuẩn bị trong thời gian dài.

Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của nghề (những năm 1970 đến 1990), mỗi gia
đình có thể làm hàng ngàn chiếc đèn lồng với đủ kiểu dáng, mẫu mã khác nhau và
cứ mỗi độ thu về, người già, người trẻ trong làng không kể ngày đêm tất bật làm
đèn để kịp đi giao.Ngày nay, những chiếc lồng đèn bằng nhựa, điện tử xuất hiện,
làng nghề truyền thống Phú Bình không còn phát triển thịnh vượng với quy mô
lớn như xưa.

Nhưng giữa một đô thị tấp nập, vẫn còn đó những người thợ vẫn miệt mài vót
từng thanh tre, cuốn từng cọng kẽm, dán từng miếng giấy kiếng..Họ vẫn hy vọng
giữ gìn được những chiếc lồng đèn truyền thống, xinh xắn đủ sắc màu, hình dáng
mang trọn cái hồn quê hương dành cho con cháu Việt đến muôn đời.
V. Văn hóa tinh thần
5.1. Phong tục
5.1.1. Cưới hỏi
Họ hàng đàng trai đến, có người làm mai đi đầu. Phẩm vật đưa đến, ngoài
trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, truyền thống ngày nay vẫn giữ, nghe đâu có từ
thời Hùng Vương dựng nước. Ðó là những miêu tả tinh tế trong nét văn hóa, linh
thiêng của phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt.
Những nét văn hóa độc đáo đó được ghi chép, sưu tầm và thể hiện qua các
hiện vật, hình ảnh, trưng bày, khi so sánh ta có thể tìm hiểu được sự khác biệt của
đám cưới truyền thống (xưa) và đám cưới hiện đại (nay) ở nước ta, đặc biệt là
vùng đất Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Và sự khác biệt trong chuyện cưới xin của người Việt và của các dân tộc
khác sống tại Nam bộ là một minh chứng cho sự khác nhau giữa văn hóa đa dân
tộc sinh sống tại đây.
5.1.1.1. Đám cưới của người Việt
Bản sắc văn hóa Việt ở Nam bộ vốn thống nhất trong sự đa dạng với những
sắc thái văn hóa từ các dân tộc khác nhau. Về truyền thống phương Nam với Nam
Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng là miền đất được tập hợp bởi các dân tộc người
Việt sinh sống đan xen giữa các dân tộc: Chăm, Khmer, Hoa,…. Do đó, cùng với
phong tục tập quán người Việt và các văn hóa của dân tộc khác đã tạo nên một
văn hóa rất “Sài Gòn”.
Khi so sánh hôn nhân xưa và nay, điều khác nhau dễ nhận thấy nhất chính là
những nghi thức cưới hỏi.
● Đám cưới truyền thống
Lễ nghi của người Việt xưa có sáu lễ chính, gọi là “lục lễ”:
Lễ nạp tài: Sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý
đã kén chọn ở nơi ấy. Lý do cho việc dùng cặp “nhạn” làm sính lễ là vì nó có ý
nghĩa hòa thuận âm dương, mong đôi vợ chồng có thể dễ dàng hòa giải khó khăn
trong hôn nhân và người vợ sẽ thuận theo đạo nghĩa của người chồng.
Lễ vấn danh: Đây là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh
tháng đẻ của người con gái.
Lễ nạp cát: Đây là lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ
hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.
Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa
hôn chắc chắn.
Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): Ở lễ này, đúng ngày giờ đã định, họ
nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.
Đặc biệt người Việt Nam bộ xưa chú trọng nhất đến Lễ hỏi, các sính lễ nhà trai
đem đến nhà gái trong dịp này mang những nét rất riêng của văn hóa Nam Bộ, các
sính lễ đều là số chẵn, gồm có:
● Khai trầu rượu, tiền cưới
● Cặp đèn hòa lạp kết hoa
● Mâm trầu cau: 36 trái cau và 64 lá trầu (tượng trưng cho 64 quẻ
trong kinh dịch)
● Mâm trà rượu (hoặc cặp ché rượu)
● Mâm bánh
● Mâm trái cây
● 1 con heo sống (heo đứng củi)
Ngoài ra, nhà trai còn đem nữ trang đến cho cô gái, thường là đôi bông tai,
đôi xuyến, kiềng, dây chuyền,…có thể bằng vàng, bạc hoặc đồng. Dù gia đình nhà
trai nghèo đến đâu cũng không thể thiếu đôi bông tai.
Đối với người Việt Nam bộ, đôi bông tai được xem là vật đính ước của cuộc
hôn nhân, vậy nên mới có câu hát: “…Một mai thiếp có xa chàng, đôi bông thiếp
trả đôi vàng thiếp xin,…”.
Theo phong tục Việt Nam từ ngày xưa, hình ảnh mẹ chồng sẽ chính tay đeo
đôi bông tai cưới cho nàng dâu trong ngày dạm hỏi (được tổ chức ở đàng gái)
hoặc trong ngày cưới (vào trước lễ rước dâu) đã quá quen thuộc với nhiều người.
Những ý nghĩa đằng sau việc này là:
Duyên con gái: Đôi bông tai được xem là “duyên con gái”. Thế nên, người Việt
dù cho gia đình có khấm khá hay không cũng sẽ sắm cho được đôi bông tai để hỏi
vợ cho con. Kiểu bông tai nổi tiếng ngày xưa ở miền Nam mang hình dạng của
bông mù u lúc chưa nở: tròn vo giản dị như gửi gắm niềm mong ước “mọi việc
vuông tròn” của các bậc cha mẹ dành cho cuộc đời con gái “Mười hai bến nước,
trong nhờ đục chịu”.
Mẹ chồng nàng dâu: Khi đeo bông tai cho cô dâu ở đàng gái có nghĩa là bà mẹ
chồng đã đích thân đến nhà và rước cô dâu về nhà mình đồng thời đôi bông tai
được coi là vật đính ước, cũng như của làm tin, món quà mẹ chồng dành cho cô
con dâu tương lai của mình một sự quý mến, yêu thương và trân trọng. Đồng thời
đây cũng là vật đại diện cho mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ chồng và nàng dâu,
mong muốn cho con trai, con dâu của mình trăm năm hạnh phúc.
“Của làm tin”: Bông tai không chỉ là “của để dành”, đôi bông tai còn là “của làm
tin”, thể hiện niềm tin nàng dâu mới của dòng họ sẽ là sợi dây liên kết yêu thương
và mang lại đời sống hôn nhân hạnh phúc.
Thực hiện đủ “lục lễ” này, từ khi “nạp thái” cho đến “thân nghinh” có khi
phải kéo dài vài ba tháng trời. Mà cổ nhân vẫn có câu “Cưới vợ phải cưới liền
tay”
Vì thế nên ngày nay để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc, người Việt
thường thu gọn vào làm 3 lễ: Lễ nạp thái (Lễ dạm ngõ), Lễ vấn danh (Lễ ăn hỏi)
và Lễ thân nghinh (Lễ cưới).
● Đám cưới hiện đại
Cùng với cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn, lễ nghi đám cưới ngày nay
cũng được lược bớt đi và đơn giản hơn. Ở miền Nam, các nghi lễ cưới hỏi chỉ giữ
lại ba lễ chính như sau:
Lễ dạm ngõ
Ở miền Nam thì lễ này có thể bị bỏ qua hoặc gộp chung hai lễ đón dâu với ăn hỏi
lại chung một ngày. Khi đó, lễ cúng tổ tiên và lễ vật ăn hỏi khi đón dâu cũng gộp
chung làm một. Những thành viên trong lễ dạm ngõ bao gồm:
Nhà trai gồm có cha mẹ phía đàn trai, chủ bác và những người có uy tín trong gia
tộc hay có tiếng nói hoặc người mai mối (nếu có).
Nhà gái gồm có cả gia đình nhà gái.
Lễ ăn hỏi
Không chỉ riêng miền Nam mà các miền khác cũng tổ chức lễ này ở bàn thờ của
ông bà tổ tiên.
Lễ ăn cưới
Nghi lễ này nhằm tuyên bố sự gắn kết chính thức của của cô dâu và chú rể trong
cả cuộc đời. Hai ngọn nến to của họ nhà trai mang đến sẽ được đặt một cách trang
trọng lên bàn thờ nhà gái. Sau đó, trưởng tộc nhà gái sẽ là người tuyên bố làm lễ
lên đèn, cô dâu chú rể là người trực tiếp đốt nến trên bàn thờ gia tiên của nhà gái.
Sự thay đổi này mang ý nghĩa rằng cuộc sống ngày càng hiện đại văn minh,
tiến bộ vậy nên con người cũng dần thay đổi để thích nghi, tuy nhiên vẫn luôn giữ
gìn và phát huy những nếp xưa, tục cũ vẹn nguyên giá trị và chỉ thay đổi cách
thực hiện, bỏ đi những hủ tục lạc hậu như: thách cưới cao, chăng dây đóng cửa,
ném muối,... Điều này giúp cho đám cưới ngày nay không chỉ tiết kiệm, tối giản
hơn mà vẫn giữ được vẻ trang nghiêm, ấm cúng vì là ngày trọng đại của cuộc đời.
5.1.1.2. Đám cưới người Khmer
Phong tục đám cưới của dân tộc Khmer là một nét văn hóa mang đậm bản
sắc dân tộc. Họ sống chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và An
Giang. Đây là một dân tộc có dân số cao nhất vùng Tây Nam Bộ.
Người Khmer coi ngày tổ chức đám cưới gả con theo lịch tháng của dân tộc,
theo phong tục cổ truyền hôn lễ gồm có ba lễ:
Lễ Sđây Đol Đâng (lễ nói): đàng trai chọn Nétphlâuchâu Maha (người làm mai -
một người phụ nữ là người có gia đình, có đức hạnh và có cuộc sống hạnh phúc)
đi cùng đến nhà gái làm lễ nói. Lễ vật gồm: trầu cau, trà, bánh, trái cây, rượu
thịt,.... Sau đó, sẽ báo cho nhà gái biết ngày cụ thể để chuẩn bị. Đến ngày, 2 bên
nhà gặp nhau.
Lễ Lơng ma ha (lễ hỏi): Hai bên thỏa thuận về điều kiện bên gái yêu cầu mà bên
trai đã chuẩn bị. Từ đó, nhà trai sẽ nhờ Acha (thầy cúng) xem ngày lành tháng tốt
và tuổi đôi trai gái để tiến hành tổ chức đám cưới. Trước khi cưới, con trai và con
gái chỉ được phép nói chuyện qua lại và không được phép nắm tay.
Lễ Thngaybôs Coltê (lễ cưới): diễn ra tại nhà gái dưới sự điều khiển của Acha Pô
Lia (Thầy cúng), gồm các nghi lễ chính sau:
● Dọn dẹp và làm rạp cưới.
● Cắt bông cau: Khi hành lễ, nhất định phải có hoa cau và được
buộc lại thành ba bó để tạ ơn cha, mẹ, anh chị.
● Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái.
● Cúng Krung pea ly ở nhà gái.
● Tục kinh chúc phúc.
● Một số lễ như: cúng cơm ông bà đã khuất, nhóm họ cắt tóc,
buộc tay chú rể và cô dâu, rắc hoa cau.
Hiện nay, đời sống của đồng bào Khmer đã khởi sắc hơn với sự quan tâm
của các cấp chính quyền trong thời gian qua. Bởi thế, mùa cưới của những đôi trai
gái Khmer sẽ ngày càng sung túc hơn, họ tiếp tục lưu giữ nét đẹp truyền thống của
dân tộc.
5.1.1.3. Đám cưới người Chăm (IsLam)
Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang trở thành một điểm nhấn đặc biệt
trong nền văn hóa của đồng bào nơi đây. Vào đúng ngày lành tháng tốt, hai bên
gia đình và các bô lão, chức sắc sẽ được mời đến nhà gái dự tiệc. Đồng thời, nhà
trai sẽ mang lễ vật bao gồm mâm trái cây và các vật dụng cần thiết cho cô dâu
trong đời sống gia đình sau này. Sau đó, nhà gái sẽ đáp lễ bằng một mâm bánh.
Đến gần ngày cưới, phụ nữ bên nhà trai sẽ mang xiêm y để cô dâu mặc trong lễ
cưới và một phong bì để chuẩn bị cho các bữa tiệc. Về bên đàng gái, họ sẽ dọn
dẹp và bài trí phòng cưới bằng bộ giường nằm và đôi chiếu hoa do đàn ông phía
nhà trai mang sang.
Trong Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang, cô dâu sẽ mặc áo dài
nhung dài đến gối và trùm khăn ren trắng tinh khôi. Đồng thời, các bộ phận trên
người cô dâu được tô điểm bằng nhiều loại trang sức lấp lánh như kiềng, vòng
vàng, nhẫn xuyến. Chú rể khoác chiếc áo dài truyền thống màu trắng đặc trưng
của đạo Islam và đầu quấn khăn sà pạnh được sử dụng trong những dịp lễ hội
trọng đại.
Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang được diễn ra trong ba ngày. Ngày
thứ nhất là ngày tụ họp và làm bánh. Ngày thứ hai là ngày “lên ghế” – Lên giường
khi gia đình hai bên làm lễ cầu nguyện cho cô dâu và chú rể sống trăm năm hạnh
phúc. Ngày nhà trai đưa chú rể sang nhà gái sẽ là ngày cuối cùng.
Cho đến nay, Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang vẫn lưu giữ vẹn
nguyên những nghi thức cơ bản theo truyền thống xưa nhưng sẽ được thay đổi đôi
chút để phù hợp với nhịp sống hiện đại. Cô dâu và chú rể sẽ không bị đặt nặng và
câu nệ vấn đề về trang phục trong lễ cưới. Họ sẽ được diện các lễ phục, phụ kiện
trang sức tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế của mình. Đồng thời, tục rửa
chân cho chú rể và lễ lượm cắc bạc cũng được lược bỏ vì không cần thiết. Đặc
biệt, trong ngày cuối cùng của Lễ cưới của Người Chăm Islam An Giang sẽ không
đặt nặng việc thực hiện nghi lễ ở thánh đường. Thay vào đó, nghi thức này có thể
tiến hành tại nhà cô dâu.
5.1.1.4. Đám cưới người Hoa
Tại Sài Gòn, người Hoa sinh sống và làm ăn tập trung nhiều nhất tại khu
vực quận 5, quận 6, quận 11 và một phần quận 10. Quận 5 thì đa phần là người
Quảng Đông, còn quận 6 thì là người Tiều.
Phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn nói chung và của người Quảng
Đông ở Sài Gòn nói riêng chịu ảnh hưởng bởi các nghi lễ cưới hỏi truyền thống
Trung Hoa. Tuy vậy nó cũng tự mang cho mình những nét đặc sắc rất riêng được
đúc kết từ trong khoảng thời gian lâu đời mà họ sinh sống trên mảnh đất Sài Gòn
– Chợ Lớn này
Phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn thì chỉ có 4 bước chính là:
Lễ Thuyết Thân
Lễ này còn có tên khác là lễ sang nhà, lễ xem mắt hoặc là đám nói. Nó tương tự
như lễ dạm ngõ của người Việt. Khi đó nếu nhà gái đồng ý lời hỏi cưới thì đôi bên
gia đình sẽ tiến hành bàn bạc về việc chuẩn bị hôn sự, chủ yếu là thương lượng về
sính lễ cưới và ước tính số lượng bàn tiệc.
Coi bói chọn ngày lành, giờ tốt
Giai đoạn này được coi như giai đoạn kết hợp của 3 lễ: vấn danh, nạp cát và thỉnh
kỳ, đối với người Hoa là cực kỳ quan trọng, cho dù không mời thầy bói về xem thì
cũng phải chọn ngày tốt theo lịch Trung Hoa hoặc theo sách “Thông Thắng” của
Trung Quốc.
Lễ Đính Hôn
Lễ đính hôn thường sẽ được tổ chức vào một ngày lành trước ngày cưới không
quá 10 ngày. Trong lễ đính hôn của người Hoa, lễ vật cưới sẽ được nhà trai mang
sang nhà gái trong ngày đính hôn nên họ gọi ngày nay là ngày Qua Đại Lễ. Lễ vật
đàn trai cần mang qua cho đàn gái tương đối nhiều và phức tạp, số lượng cần lấy
số chẵn vì họ quan niệm “việc tốt thành đôi”, mỗi sính vật đều mang ý nghĩa cát
tường và may mắn riêng.
Lễ nghênh thân
Lễ này chính thức nhận người con gái về làm dâu, trở thành người thân trong gia
đình nhà trai. Nó còn được gọi là lễ đón dâu hay lễ cưới. Trong ngày cưới, bố chú
rể sẽ mặc cho chú rể chiếc áo vest khoác và cài hoa lên áo, còn mẹ chú rể thì tận
tay trao cho con trai đoá hoa cưới tươi thắm.
Trước khi lên đường rước dâu, bố mẹ đều sẽ cho chú rể lì xì lấy hên, lúc này chú
rể phải cúi người cảm tạ. Ở đây cũng có một điểm đáng chú ý là trong đám cưới
của người Hoa, bố mẹ đàn trai cũng như đàn gái đều sẽ không tham gia vào quá
trình rước dâu, vì họ quan niệm nếu để người lớn tuổi đích thân đi rước về, cô dâu
sẽ bị giảm phúc tổn thọ.
5.1.2. Tục ăn trầu
Theo các tài liệu nghiên cứu, ở Nam bộ vào đầu thế kỷ 20, tục ăn trầu phổ
biến trong cả giới nam và nữ. Cách thức ăn trầu, mời trầu đã trở thành nét đẹp văn
hóa đời thường của cư dân. Theo Nhà nghiên cứu văn hóa Trương Ngọc Tường,
tỉnh Tiền Giang, trầu cau đi vào đời sống văn hóa của người dân Nam bộ cùng với
đó sinh ra rất nhiều nguyên tắc ứng xử, mang nhiều ý nghĩa. Những vật dụng phục
vụ việc ăn trầu cũng tạo nên một chuyên ngành nghệ thuật chế tác với các tác
phẩm mỹ nghệ mang phong cách văn hóa của từng thời đại, như bình vôi, khay
đựng trầu,...Ông còn cho biết: “Đám hỏi, đám cưới dùng trầu cau làm sính lễ thì
rất cầu kỳ. Chùa cúng Phật cũng có trầu cau. Còn nếu là đám tang thì người ta cất
bớt chỉ còn 1 cái hộp và một cái chung, mời chủ tang ăn miếng trầu, uống miếng
rượu”.
Ở Việt Nam, tục ăn trầu được cho là có từ thời Hùng Vương và trở thành
một phần văn hóa đặc trưng khi đi vào văn học dân gian thành truyện kể “Sự tích
trầu cau”. Trầu cau đã gắn với quan niệm và khát vọng nhân văn về lòng trung
thủy, về tình cảm gia đình, ruột thịt và trở thành thói quen trong sinh hoạt mang
tính cộng đồng “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ở khu vực Nam bộ, tục ăn trầu
qua nhiều giai đoạn lịch sử góp vào văn hóa trầu cau cả nước những khác biệt
mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Cụ thể như cấu tạo bình vôi của người Khmer có
loại hình tháp giống của người Ấn Độ. Việc sử dụng chất liệu tre, gỗ, đất nung và
trang trí, kích cỡ bình vôi hay cách têm trầu cũng khác.
Theo thời gian, cuộc sống đương đại với nhịp sống hối hả khiến tục ăn trầu
dần mai một, nhưng văn hóa trầu cau vẫn tồn tại với người dân Việt trong rất
nhiều sinh hoạt tâm linh cộng đồng. Đó là mâm trầu cau, lễ vật không thể thiếu
trong sinh hoạt cưới hỏi, cũng là tấm lòng thơm thảo của con cháu cúng tổ tiên,
ông bà dịp giỗ, tết, cúng đình.
5.1.3. Thói quen sinh hoạt của người dân
Hoạt động văn hóa nghệ thuật của người dân ở đây rất phong phú. Văn hóa
của họ là sự kết hợp của các tính năng truyền thống và được phát triển trong quá
trình hội nhập quốc tế.
Lối sống của người làm việc ở Sài Gòn rất đơn giản và giản dị. Hàng năm
vào những ngày Tết truyền thống như Tết Nguyên Đán, Nguyễn Tấn, Đoan Ngọ,
Trung Thu … Sài Gòn thường tổ chức các lễ hội vui nhộn tưng bừng.
Nhà, đền, nhà chung, miếu, v.v … được trang trí bằng đèn hoa, phủ những
mảnh giấy đỏ với dòng chữ để cầu chúc hạnh phúc, bình an và may mắn.
Sân khấu ca tụng, hát Quang, múa Lân, múa rồng, Sư tử … là những hoạt
động biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống của các nghệ sĩ và đại chúng Sài
Gòn.
5.1.4. Tính cách của người Sài Thành
“Người Sài Gòn” là sự hòa nhập văn hóa (tính cách, lối sống, ngôn ngữ, tín
ngưỡng, ẩm thực, trang phục …) của người Việt Nam, Trung Quốc và người bản
địa.
Người ta nói rằng “Sài Gòn 300 năm” nhưng đó chỉ là khoảng thời gian
thành lập chính quyền của chúa Nguyễn từ năm 1698 mà không biết rằng Sài Gòn
đã có 3000 năm văn minh Đồng Nai – Cửu Long. Nền văn minh đó được tạo ra
bởi các bộ lạc “Việt Nam” khác. Rồi từ thế kỷ XVI đến XVII, người dân Việt
Nam và Trung Quốc bước vào vùng đất này, từ đó Sài Gòn và Nam Bộ thêm chủ
mới. Cùng với người Khmer, người Ma và người Chăm, họ đã tạo nên một Sài
Gòn mới, năng động và chân thành.
Người dân thành phố khá dân chủ trong quan hệ xã hội và trong gia đình.
Dân chủ cũng cho thấy các cá nhân ít phụ thuộc, phụ thuộc vào cộng đồng, vì vậy
trách nhiệm cá nhân cao “dám làm”.

5.2. Tín ngưỡng


5.2.1. Thờ Mẫu
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu, Mẫu vừa là người mẹ có công lao vô cùng to lớn
đối với sự hoài thai một hình hài, nhân cách con người; vừa là khát vọng, mong
muốn về cuộc sống ấm no hạnh phúc, mùa màng tươi tốt, thoát khỏi thiên tai…
Tín ngưỡng thờ Mẫu không ngoài mục đích là bày tỏ lòng biết ơn đối với thần
linh mà còn cầu mong các vị thần chở che, bảo vệ con người.

Tôn thờ nữ thần, thờ mẫu khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử xã hội sâu
xa của cư dân sinh sống bằng nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng nhiệt đới gió
mùa. Đất và nước là hai điều kiện quan trọng hàng đầu trong việc giúp cho cây lúa
phát triển tốt, sản sinh ra thóc gạo nuôi sống con người. Bởi thế nông dân Việt
Nam coi đất, nước, cây lúa như những vị thần linh của mình, và các vị thần đó
đều mang nữ tính: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa.

Khi người Việt vào khai phá vùng đất Nam bộ, tín ngưỡng thờ mẫu có
nguồn cội từ quê cha đất tổ được các lưu dân mang vào Nam bộ vẫn tiếp tục một
dòng chảy sâu rộng. Hầu khắp các tỉnh Nam bộ, nơi nào cũng có điện thờ mẫu
hoặc gian thờ mẫu. Rất nhiều nguồn tài liệu cho ta biết việc thờ mẫu ở Nam bộ có
mặt ở hầu khắp mọi nơi. Nhưng nổi bật trong tín ngưỡng thờ mẫu ở Nam bộ là
hiện tượng tôn thờ Bà Chúa Xứ.

Có hai dạng nữ thần, đó là nhiên thần và nhân thần. Các nữ thần mang
tính siêu nhiên, thể hiện các yếu tố trong tính thiên nhiên như: thần mặt trăng,
thần mặt trời, thần Đậu, thần Dâu, Năm bà Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ)… Bên cạnh các nhiên thần, thì nhân thần vốn là những con người thật như
các vị tướng khởi nghĩa ( Hai Bà Trưng), những người phụ nữ có công giúp dân
dựng làng, lập ấp, lập chợ hay truyền thụ kiến thức, dạy nghề…
Ở Nam bộ, tín ngưỡng thờ Mẫu có ít nhiều thay đổi so với tín ngưỡng thờ
Mẫu ở miền Bắc. Tục thờ Mẫu Liễu ở miền Bắc khi vào đến miền Nam dần biến
đổi thành tục thờ các vị nữ thần gắn bó với cuộc sống đời thường của người dân
miền Nam như: bà Đen, bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành… Nếu như ở Bắc Bộ, tục thờ
Nữ thần và Mẫu thần có sự phân biệt nhất định thì ở Nam Bộ ít có sự phân biệt
hơn. Có thể thấy, thờ mẫu ở Nam bộ, không mang tính khuôn mẫu như ở Bắc Bộ,
mang tính thông thoáng cởi mở, đã tích hợp nhiều loại hình tín ngưỡng thờ Mẫu k
của người Việt ở Nam bộ vừa phát huy tín ngưỡng cũ vừa tiếp thu các tín ngưỡng
mới để tạo nên sự hỗn dung văn hóa tín ngưỡng nhưng đồng thời cũng vừa giữ
được những nét truyền thống cơ bản của cội nguồn dân tộc.
Người Kinh chúng ta lấy việc thờ cúng tổ tiên làm trọng và thờ cúng tổ tiên
ba đời. Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Kinh còn thờ bà Đen, bà Chúa Xứ,
bà Ngũ Hành, bà Chúa Ngọc, các vị Thánh Mẫu…Khi người Kinh vào khai phá
vùng đất Nam bộ, tín ngưỡng thờ mẫu có nguồn cội từ quê cha đất tổ được các lưu
dân mang vào Nam bộ vẫn tiếp tục một dòng chảy sâu rộng. Hầu khắp các tỉnh
Nam bộ, nơi nào cũng có điện thờ Mẫu hoặc gian thờ Mẫu. Nơi thờ mẫu khác khá
nổi tiếng ở Nam bộ là nơi thờ Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh.
Đối với người Chăm, vai trò của Nữ thần Po Inư Nưgar đặc biệt quan trọng,
Bà dạy người Chăm biết cách trồng lúa, dệt vải, là vị thần đầy quyền năng sáng
tạo. Vậy nên dù là tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào thì Bà cũng có một vai trò quan
trọng trong đời sống tinh thần của họ. Đặc biệt vào tháng 3 âm lịch hằng năm, từ
Bắc tới Nam đều tiến hành “giỗ Mẹ”. Ở người Việt là lễ vía Thánh Mẫu Thiên Y
A Na, còn người Chăm là lễ vía Thần nữ Po Inư Nưgar.
Còn đối với cộng đồng người Hoa, tín ngưỡng thờ Thiên Hậu là một trong
những hạt nhân phản ánh bản sắc văn hóa Hoa tộc trong đại gia đình văn hóa Nam
Bộ. Nhắc đến người Hoa, người ta nhắc đến Bà Thiên Hậu, ngược lại khi nhắc
đến Bà Thiên Hậu người ta nói đến người Hoa.
Về phương diện nghi lễ, ở Nam Bộ, nếu nơi nào có tục thờ Nữ thần và Mẫu
thần thì thường có diễn xướng múa bóng, còn nơi có đền phủ thờ Mẫu Tam phủ,
Tứ phủ thì có diễn xướng hầu bóng (lên đồng). Đó là nghi lễ nhập hồn nhiều lần
của các thần linh vào thân xác các ông, bà đồng nhằm cầu sức khoẻ, tài lộc, một
dạng thức của shaman giáo tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Tín ngưỡng dân
gian gắn liền với lễ hội. Chúng ta có thể nhận diện được những hình thức tín
ngưỡng thông qua các lễ hội như: lễ hội Chùa Bà ở Bình Dương, Tây Ninh, lễ hội
Bà Thu Bồn ở Duy Xuyên-Quảng Nam, lễ hội Kỳ Yên ở các đình làng ….
Ngày nay, tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Nam cần được quan tâm và phát huy
theo đúng vai trò và đặc tính riêng của nó. Có một thực tế cần thừa nhận, một số
người đang lợi dụng tín ngưỡng thờ Mẫu để trục lợi. Các “thầy đồng, thầy bói,
thầy cúng…” nổi lên quá nhiều, đây chính là nguyên nhân làm cho tín ngưỡng thờ
Mẫu biến tướng thành mê tín dị đoan. Một số người dân thiếu hiểu biết hoặc hiểu
chưa đúng về tín ngưỡng thờ Mẫu và giá trị đích thực của nghi lễ “hầu bóng” nên
bị lợi dụng. Đáng buồn hơn, một số người cho “hầu bóng” là một “mốt thời đại”
nên đua nhau trình đồng, mở phủ rồi đi hầu bạt mạng, múa may quay cuồng, đua
nhau sắm lễ thật to, vung tiền phát lộc thật lớn để khẳng định “đẳng cấp”. Và một
thực trạng đáng buồn hơn, là vào các dịp lễ hội tại các ngôi chùa, đình, miếu thờ
Mẫu người dân đua nhau đi lễ, chen chúc, xô đẩy gây ồn ào, mất trật tự… vô tình
tạo ra hình ảnh xấu trong tín ngưỡng, tâm linh….Việc hầu Thánh đôi khi đã trở
thành miễn cưỡng khi so sánh “hầu to, hầu nhỏ” làm mất đi những giá trị văn hóa
tốt đẹp.
5.2.2. Thờ Thổ Địa - Thần Tài - thần Thành Hoàng
5.2.2.1. Thần Thổ Địa
Đất là nơi con người sinh sống lao động và sản xuất, đất đem lại những
nguồn lợi phục vụ lớn cho đời sống của con người. Vì vậy, con người luôn mang
suy nghĩ biết ơn, phụng sự. Vị thần cai quản đất đai được gọi là thần Thổ Địa và
việc thờ cúng vị thần Thổ Địa ở vùng đất Nam Bộ của chúng ta, phong tục thờ
thần tài thổ địa có nhiều nét độc đáo bởi sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa truyền
thống của tổ tiên với những điều kiện về kinh tế – xã hội của vùng đất mới.
Chúng ta thường thấy Bộ đôi Thần Tài Thổ Địa đi chung. Nói đến sự ra đời
của việc này bắt nguồn từ văn hóa truyền thống của người Hoa. Thần là Thổ Địa,
tức là Phước Đức Chánh Thần, thuộc tín ngưỡng của cư dân nông thôn. Theo như
ngũ hành thì Thổ sinh Kim (đất sinh kim loại) nên Thổ Địa Thần được đồng nhất
với Tài Thần.
Hình tượng ông Địa thường làm bằng chất liệu đất nung và tốt nhất là tượng
gốm sứ thủ công Bát Tràng . Tượng Ông Địa một tay cầm quạt và một tay ông
thỏi vàng tượng trưng cho sự giàu có . Khi thì xuất hiện một tay cầm quạt, một tay
ôm nén vàng , khi khác thì một tay đặt lên đùi, một tay ôm nén vàng hoặc cầm
quạt.
5.2.2.2. Thờ Thần Tài
Vào các dịp tết cổ truyền, người ta in hình Thần Tài trên các bao lì xì màu
đỏ để cầu mong tài lộc phát triển bền vững, ngày càng nhiều. Ngày xưa, các đội
múa lân ngày tết thường gồm các nhân vật như: Lân, Ông Địa thì hiện nay đính
kèm nhân vật Thần Tài và các hình tướng khác cho thêm phần hấp dẫn, mới lạ.
Phong thái của Thần Tài được vẽ trên tranh, trên tượng lẫn trong lĩnh vực
biểu diễn là một ông lão râu tóc bạc phơ, đầu đội mũ, tay cầm nén vàng ròng hình
chiếc thuyền, mặc áo đỏ (hay áo vàng) tượng trưng cho sự may mắn và quyền lực,
nụ cười luôn nở trên môi.
Ở Nam Bộ, người dân thường cúng Thần Tài vào ngày mùng 10 âm lịch.
Một số gia đình kinh doanh, buôn bán cúng quanh năm bằng cách sáng sớm khi
mở cửa bán hàng, người ta thường thắp nhang cầu khẩn Thần Tài phù hộ cho họ
mua may bán đắt. Vào ngày Tết cổ truyền, chủ nhà sửa soạn tủ thờ sạch sẽ, nếu
tượng Thần Tài, bàn thờ đã quá cũ hay bị hư thì sẽ được thay mới.
5.2.2.3. Thờ Thần hoàng
Ở Nam Bộ, trong mỗi ngôi đình có thể thờ một hoặc nhiều vị thần, tùy theo
nhu cầu tâm linh của người dân vùng đó. Do điều kiện lịch sử, ở Nam Bộ chỉ có
một số ít nhân vật lịch sử được sắc phong thần hoàng. Trong tâm thức người dân
Nam Bộ, thần hoàng ngự ở đình và là thần bảo hộ của cộng đồng dân cư ở làng
mình. Một vài đình ở An Giang, Kiên Giang thờ tả ban, hữu ban (tức là hai cánh
quân tả hữu hộ vệ cho thần, Thái giám bạch mã (ngựa thần).

5.3. Nghệ thuật


5.3.1. Nghệ thuật truyền thống
5.3.1.1. Nghệ thuật Hát Bội
Hát Bội khởi nguồn từ sân khấu tuồng khoảng thế kỷ XIII và phát triển
mạnh ở miền Trung thời nhà Nguyễn, khi đến Nam Bộ, sân khấu tuồng đổi thành
sân khấu hát bội, tuy khác nhau tên gọi, nhưng nghệ thuật căn bản giống nhau về
bài bản, hát nam, hát khách…Dàn nhạc có: bộ gõ (các loại trống), bộ hơi (các loại
kèn) v.v…
Những vở tuồng đầu tiên như: San hậu, Kim thạch Kỳ duyên nổi tiếng vào
giữa thế kỷ XIX trên sân khấu Gia Định, hoặc ở Bạc Liêu như gánh hát của Bầu
An (tức ông Lê Tài An, thân sinh của ông Lê Tài Khị, tức Nhạc Khị
Hát Bội Nam Bộ có những bảng hiệu lừng danh như Bầu Bòn, Bầu
Thắng…, có những nghệ sĩ ngôi sao như cô Năm Đồ, cô Ba Út v.v…
Thời gian gần đây, thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nghệ thuật Hát Bội càng được quan tâm
và phát huy hơn nữa, xứng với tầm vóc sân khấu ca kịch truyền thống của Nam
Bộ
5.3.1.2. Nghệ thuật Cải lương
Nghệ thuật cải lương bắt nguồn từ phong trào đờn ca tài tử, phát triển mạnh
cuối thế kỷ XIX ở Nam Bộ. Năm 1917, sân khấu cải lương có hai vở hát đầu tiên:
Vở Lục Vân Tiên và vở Kiều Nguyệt Nga của tác giả Trương Duy Toản, trên sân
khấu thầy Năm Tú diễn tại Mỹ Tho.
Ca và nói là hai yếu tố kết hợp trong vở diễn cải lương. Trong ca có nói và
nói lối, xen giữa hai bài ca. Âm nhạc cải lương với hơi nhẹ nhàng vì dùng đàn dây
tơ và dây kim khí.
Bản sắc truyền thống của cải lương thể hiện qua hai đề tài hát: tuồng về lịch
sử với nội dung đậm đà tinh thần yêu nước và tuồng xã hội ca ngợi tình nghĩa của
người Việt Nam.
Qua hàng thế kỷ phát triển, sân khấu cải lương cùng với giai điệu độc đáo
của bài vọng cổ (tiền thân là bản Dạ cổ hoài lang của tác giả Cao Văn Lầu) luôn
được sự ngưỡng mộ của nhân dân cả nước và những người sống xa quê hương.
5.3.1.3. Hát tiều của người Hoa
Hát Tiều xuất hiện tại Nam Bộ nói chung và Chợ Lớn nói riêng vào đầu thế
kỷ 20, do những đoàn Triều Kịch lưu diễn đến từ các tỉnh Nam Trung Quốc.
Trong quá trình lưu diễn, một số diễn viên của các đoàn Triều Kịch vì nhiều lý do,
hoàn cảnh khác nhau đã ở lại Việt Nam rồi nhớ nghề mà lập nên những gánh hát
Tiều tại Nam Bộ và Chợ Lớn. Cũng như một số loại hình nghệ thuật khác của
người Hoa ở Chợ Lớn, hát Tiều được phân làm hai loại đó là loại sang và bình
dân. Đối với loại bình dân thì thường được tổ chức biểu diễn ở các ngôi chùa,
miếu; còn loại sang hơn thì được gánh hát thuê hẳn những rạp hát mà biểu diễn.
Đặc điểm của hát Tiều là diễn luôn một mạch từ 7 giờ tối hôm trước tới 5
giờ sáng hôm sau, với phần mở màn bao giờ cũng là tiết mục “Bát tiên chúc thọ”,
do xuất phát từ quan niệm cát tường hý, nhằm phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của
giới quý tộc thời phong kiến. Nói chung diễn xuất trong hát Tiều cũng na ná như
Kinh Kịch, Việt Kịch và có nhiều điểm giống với diễn tuồng, hát bội của Nam bộ,
nghĩa là diễn viên vừa ca, vừa diễn xuất điệu bộ…
5.3.2. Nhạc khí
5.3.2.1. Nhạc khí dân tộc Khmer
Kho tàng nhạc khí dân tộc Khmer rất độc đáo, phản ánh nét đặc trưng riêng
của người Khmer, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa truyền thống và kho
tàng âm nhạc Việt Nam.
Các nhạc khí Khmer được chế tác bằng phương pháp thủ công truyền thống,
với chất liệu từ thiên nhiên như: gỗ, tre, trúc… và các loại nhạc khí được biên chế
trong hai dàn nhạc: dàn nhạc dân gian và dàn nhạc lễ (ngũ âm).
Theo tập tục, dàn nhạc ngũ âm chỉ được phép sử dụng trong các ngày đại lễ
ở chùa; trong lễ tang, lễ dâng bông, lễ dâng y cà sa, lễ Ook-Om-boc… Đại đa số
dàn nhạc ngũ âm được nhà chùa cất giữ. Ngày nay, dàn nhạc ngũ âm đã phổ biến
phục vụ sinh hoạt cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội của người Khmer.
5.3.2.2. Nhạc khí dân tộc Chăm
Trong số các loại nhạc cụ, Saranai, Paranưng, Ginăng được cộng đồng
Chăm sử dụng xem như bộ ba chủ đạo trong dàn nhạc, tượng trưng cho bản thể
con người (đầu, mình và tứ chi) hay là tượng trưng cho trời, đất, con người nên
luôn được diễn tấu với nhau, thể hiện sự; hòa nhập "thiên, địa, nhân”. Cùng với ba
nhạc cụ trên, thì đàn Kanhi, Hagăr, Asăng và Cheng được người Chăm xem như
loại nhạc khí thiêng nên trước khi mang ra sử dụng đều phải làm lễ cúng, xin phép
thần linh và được diễn tấu trong lễ nghi cúng tế, thỉnh mời và nghênh đón thần
linh.
Nhạc cụ truyền thống Chăm có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
đời sống tinh thần của người Chăm. Hằng năm, có rất nhiều lễ nghi, lễ hội của
cộng đồng Chăm được tổ chức mà nhạc cụ truyền thống được sử dụng hầu hết
trong các dịp đặc biệt đó. Người Chăm có hai lễ hội cổ truyền lớn là Lễ Hội Kate'
và lễ hội Ramâwan. Nhạc cụ chủ đạo trong Lễ Hội Kate' là Đàn Kanyi. Nhạc cụ
chủ đạo trong lễ Ramâwan trong thánh đường của người Chăm Awal và Chăm
Asulam (Chăm Hồi giáo) là trống Hagar praong. Họ dùng trống để khởi lệnh và
khi tiếng trống kết thúc, họ bắt đầu lễ đọc kinh.

VI. Sự đa dạng sắc tộc và tiềm năng phát triển kinh tế

6.1. Sự đa dạng sắc tộc và các chính sách

Tính đa tộc trong cộng đồng dân cư của Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có rất
sớm và ngày càng phát triển. Những ghi chép của Trịnh Hoài Đức trong “Gia
Định Thành Thông Chí" cho thấy: hơn 200 năm về trước, đã có những người Việt,
người Hoa, người Khmer, người Anh, người Pháp, người Java v.v… chung sống
trên vùng đất này. Vào những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, mật độ dân
số ở đây đã trở nên đông đúc vì đã tiếp nhận thêm nhiều lớp dân cư – dân tộc, bao
gồm những người Việt, người Chăm v.v… từ nhiều địa phương trên cả nước và cư
dân của những tộc người khác từ các nước Đông Nam Á, Tây Âu, Ấn Độ, Trung
Quốc v.v… tới. Như một hiện tượng lịch sử tự nhiên, mỗi thành phần tộc người
đến đâu sinh sống đều mang theo và ra sức giữ gìn những giá trị văn hoá truyền
thống của tộc người mình và tạo ra sự đa dạng của giao lưu văn hóa giữa các tộc
người.
Suốt thế kỷ XX, Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển quá trình
đô thị hoá trong những điều kiện có nhiều biến động lịch sử, nhiều giao lưu kinh
tế, giao lưu chính trị và giao lưu văn hoá. Trong bối cảnh này, dân số ở đây tiếp
tục gia tăng, trong đó động thái tăng dân số cơ học lớn. Gần đây, cư dân của một
số tộc người vốn sinh sống lâu đời trên địa bàn Trường Sơn – Tây Nguyên và trên
miền núi rừng Đông Bắc, Tây Bắc của đất nước đã gia nhập thành phần dân số
của thành phố Hồ Chí Minh. Vào cuối thế kỷ này, trong dân số thường trú tại
thành phố Hồ Chí Minh đã có đại diện của gần 50 tộc người trên tổng số 54 tộc
người trong nước, trong đó đông nhất là người Việt, kế đó là người Hoa, người
Chăm, người Khmer… Tài liệu của Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, có:
89,91% là người Việt; 9,8% là người Hoa; 0,09% là người Chăm; 0,07% là người
Khmer; 0,13% là các tộc người khác (gồm người Tày: 0,02%, người Mường:
0,01% v.v…). Ở đây, những sự bổ sung về thành phần tộc người đồng thời diễn ra
trong tiến độ đô thị hoá ngày một phát triển, làm cho cấu trúc và sự phân bố cư trú
tộc người có nhiều biến đổi, và những hình thái cộng cư mang nhiều nét mới. Nói
chung, trong số các thành phần tộc người cư trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay, bốn tộc người: Việt, Hoa, Chăm, Khmer vẫn duy trì được những
khu vực cư trú tộc người (có tính cộng đồng) của mình; số còn lại thường là
những nhóm gia đình, gia đình hoặc những thành viên có tính cá nhân.
Với đặc điểm như vậy, trong những năm qua, TP HCM cũng đặc biệt quan tâm
đến công tác phổ cập giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và nguồn nhân lực. Cho
đến nay, mạng lưới trường lớp tại các quận/huyện được quy hoạch, phát triển đều
khắp, tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số vượt khó, vươn lên và
đạt thành tích cao trong học tập. Đáng chú ý, có nhiều thanh niên dân tộc đã vượt
khó để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ, trong đó có không ít gia đình là dân tộc Hoa,
Chăm, Khmer…
Bằng các chính sách dân tộc phù hợp, cho đến nay TP HCM tiếp tục nghiên cứu
trong chương trình quy hoạch, phát triển thành phố đến năm 2020 để giảm bớt
khoảng cách giàu nghèo giữa các cộng đồng người dân tộc trong đô thị. Bên cạnh
đó, thành phố cũng tạo điều kiện để phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc ít
người đóng góp vào sự phát triển và hội nhập của thành phố; giải quyết thỏa đáng
các nhu cầu về văn hóa, giáo dục, đặc biệt là những tâm tư, bức xúc, kiến nghị
chính đáng; cảnh giác với những tác động lôi kéo, gây chia rẽ đồng bào các dân
tộc thiểu số, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
6.2. Sự phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh

Trước đây, người Việt đến khai hoang, lập ấp ở vùng đất mới đã tiếp thu chọn lọc
“văn hoá Đồng Nai” của người Stiêng, người Mạ, … với phương thức canh tác
lúa rẫy. Bên cạnh đó, văn hoá người Khmer, người Chăm cũng tác động, ảnh
hưởng đến vùng Đồng Nai – Bến Nghé. Những người Hoa đa phần là trí thức làm
kinh doanh, cũng có trong mình sự giao lưu với người Việt ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
Tuy nhiên, chủ nhân văn hoá Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh – vẫn là người
Việt, vẫn là văn hoá dân tộc Việt Nam. Đó là những người Việt đến khai hoang
lập ấp từ thế kỉ XVI, XVII, những người Việt “nhập cư” trong suốt tiến trình lịch
sử. Họ là những con người tiêu biểu, là tinh hoa của dân tộc luôn năng động, sáng
tạo, tìm tòi, học hỏi cái mới. Khi đến Sài Gòn, người Việt mang trong mình truyền
thống văn minh lúa nước cùng với những điều kiện về kinh tế nông nghiệp thuận
lợi đã tạo cho người Sài Gòn những tâm lí, tính cách khác với vùng đất Tổ, giúp
họ thoát khỏi kinh tế “tự cung tự cấp”, phát triển thương mại sớm.

6.2.1. Nền kinh tế Sài Gòn từ khi thành lập đến trước khi bị thực dân Pháp đô hộ
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định, đánh dấu sự ra đời của Sài
Gòn. Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ
với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức
mới, mang lại hiệu quả hơn. Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỉ 18, Mỹ Tho và Cù lao
Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỉ 18, sau
các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực
Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
Năm 1788, Nguyễn Ánh tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại
Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp là kỹ
sư Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel (1768 - 1799), Nguyễn Ánh
cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định thành"
khi đó được đổi thành "Gia Định kinh". Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn,
Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn miền Nam. Miền Nam
được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công trình kênh đào Rạch
Giá - Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông
nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành.
6.2.2. Nền kinh tế Sài Gòn khi bị Pháp đô hộ và Mỹ xâm lược

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy
hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về
hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp,
được Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" hoặc một "Paris nhỏ ở Viễn
Đông".

Trong công nghiệp, Sài Gòn hình thành những mầm mống đầu tiên của công
nghiệp hiện đại. Song song với quá trình xâm lược nước ta thực dân Pháp cũng đã
bắt đầu cho xây dựng những cơ sở công nghiệp đầu tiên ở nước ta nhằm phục vụ
cuộc chiến tranh ở Việt Nam và phục vụ nhu cầu trong đời sống hàng ngày của
thực dân Pháp. Các cơ sở công nghiệp trong thời gian này chủ yếu được thành lập
ở Nam kì mà tập trung chủ yếu tại Sài Gòn và biến nơi đây trở thành nơi có tốc độ
đô thị hóa nhanh nhất cả nước thời bấy giờ. Cơ sở công nghiệp đầu tiên xuất hiện
ở nước ta có lẽ là nhà máy đóng tàu Ba Son ở Sài Gòn do thực dân Pháp xây dựng
năm 1864. Đây là cơ sở đóng và sửa chữa tàu tương đối quy mô do quân đội Pháp
quản lý nhằm xây dựng nơi đây trở thành nơi đóng mới và sửa chữa phần lớn tàu
bè của Pháp hoạt động ở vùng Viễn Đông.

Ngoài ra, từ sau khi hoàn thành xâm lược Nam kì năm 1867 thực dân Pháp bắt
đầu cho xây dựng một số ngành công nghiệp chế biến. Năm 1874, Pháp lập hãng
rượu bia và mở một số cơ sở sản xuất bia rượu ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn.
Thêm vào đó một số cơ sở xay xát lúa gạo được Pháp đặc biệt chú ý nhằm vơ vét
nguồn lương thực để xuất khẩu. Nhà máy xay xát đầu tiên được xây dựng tại Chợ
Lớn vào năm 1870. Mười lăm năm sau, tới năm 1885, khắp Nam bộ đã có tới 200
xưởng xay xát. Đi kèm với nó là các nhà máy dệt bao đay, sửa chữa máy móc, xe
cộ, thuyền bè… để vận chuyển lúa gạo. Năm 1860, người Pháp đã xuất hơn
58.000 tấn gạo và hàng hóa trị giá 7,5 triệu franc, trong đó gạo chiếm 6 triệu
franc. Những năm sau cũng vậy, con số gạo, bông, tơ lụa xuất đi từ Sài Gòn ngày
càng tăng và năm 1867, Sài Gòn đã xuất khẩu 193.000 tấn gạo (tính theo giá hiện
nay khoảng 80-100 triệu USD) trong khi số dân Sài Gòn (kể cả Hoa kiều, Pháp
kiều, Ấn kiều…) đến năm 1898 chỉ khoảng 33.599 người.

Từ năm 1881, chính quyền Pháp lúc ấy đã mở xưởng chế biến thuốc phiện rộng 1
ha đầu đường Hai Bà Trưng hiện nay, giữa trung tâm Sài Gòn. Số thuốc phiện từ
đây bán ra chiếm tới 36,9% ngân sách toàn Đông Dương. Thậm chí theo Golden
Triangle Opium Trade, an Overview, 2003: năm 1900, “lợi nhuận chính phủ thu
được từ thuốc phiện đạt hơn 50% thu nhập toàn Đông Dương”.

Tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương (và là tuyến đường sắt thứ hai do
người Pháp xây dựng ở nước ngoài, sau tuyến đường sắt 13km ở Pondichéry, Ấn
Độ, 1879) chạy từ ga Sài Gòn về miền Tây: Sài Gòn - Mỹ Tho, dài 70km hoạt
động từ 1885. Pháp đặc biệt rất tập trung phát triển đường thủy phục vụ kinh tế.
Lượng hàng hóa và người qua lại giữa Sài Gòn và miền Tây vẫn phát triển mạnh.
Khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn - Chợ Lớn mà sau này trở thành đại lộ Trần Hưng
Đạo cũng được san lấp ngay sau khi chợ Bến Thành khai thị 1914 nhằm tăng
mạnh hàng hóa giữa Sài Gòn - Chợ Lớn - miền Tây, trực tiếp là cho nguồn hàng
hòa thông thương giữa chợ Bến Thành và Chợ Lớn. Theo GS Trần Văn Thọ (Đại
học Waseda, Nhật), “kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc thịnh vượng nhất là năm
1938, cao hơn năm 1960 là 60%”.

Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, “Đô Thành Sài
Gòn” trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam
Việt Nam, tuy nhiên, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950,
trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến Sài
Gòn dần trở thành một khu ổ chuột khổng lồ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam
Cộng Hòa lúc bấy giờ cũng rất chú trọng vào những dự án có quy mô thật rộng
lớn nhằm khai hoang, phát triển nông nghiệp do chính quyền bỏ rất nhiều vốn
liếng và công sức ra để tạo công ăn việc làm cho giới nông dân. Điển hình như
khu dinh điền Cái Sắn ở Long Xuyên, Rạch Giá hay tại các vùng rừng núi ở miền
Cao nguyên Trung Phần v.v…

Về mặt công kỹ nghệ cũng vậy, rất nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất mới đua nhau
được thiết lập nhằm chế biến các sản phẩm tiêu dùng cho thị trường nội địa mỗi
ngày càng mở rộng thêm. Điển hình như tại Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa đã bắt đầu
xuất hiện khá nhiều nhà máy sản xuất với máy móc thiết bị hiện đại. Các loại tiểu
thủ công nghiệp cũng được khuyến khích để thu hút thêm số nhân công thặng dư
từ khu vực nông nghiệp.

Về thương mại, sự phát triển lại càng rầm rộ hơn cả về loại kinh doanh buôn bán
nhỏ, cả về loại buôn bán lớn, nhất là ngành xuất nhập cảng. Đặc biệt, phải kể đến
viện trợ thương mại hóa do Cơ quan Viện trợ Mỹ điều hành để tài trợ các vụ nhập
cảng hàng hóa từ nước ngoài. Đó là cách chính phủ Mỹ giúp cho chính phủ Việt
Nam Cộng Hoà có thêm tài nguyên để sử dụng vào các khoản chi tiêu trong
khuôn khổ của ngân sách quốc gia.
Tới những năm cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, nền kinh tế miền Nam (trong
đó có Sài Gòn) lâm vào khủng hoảng do Mỹ giảm viện trợ kinh tế. Nạn lạm phát
trở nên nghiêm trọng, đạt tới mức trên 200% mỗi năm. Hệ lụy và hậu quả trực tiếp
của cuộc khủng hoảng kinh tế gây ảnh hưởng xấu tới Sài Gòn. Với việc Mỹ giảm
viện trợ trong khi nền sản xuất nội tại thì yếu kém, nền kinh tế tiêu dùng dựa vào
viện trợ của Việt Nam Cộng Hoà đã không thể phát triển ổn định, bền vững.

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, người Pháp gấp rút quy
hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa.

Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành
chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp, được
Pháp mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" hoặc một "Paris nhỏ ở Viễn Đông".

Trong công nghiệp, Sài Gòn hình thành những mầm mống đầu tiên của công
nghiệp hiện đại.

Các cơ sở công nghiệp trong thời gian này chủ yếu được thành lập ở Nam kì mà tập
trung chủ yếu tại Sài Gòn và biến nơi đây trở thành nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh
nhất cả nước thời bấy giờ.

Cơ sở công nghiệp đầu tiên xuất hiện ở nước ta có lẽ là nhà máy đóng tàu Ba Son ở
Sài Gòn do thực dân Pháp xây dựng năm 1864.

Ngoài ra, từ sau khi hoàn thành xâm lược Nam kì năm 1867 thực dân Pháp bắt đầu
cho xây dựng một số ngành công nghiệp chế biến.

Khu vực đầm lầy giữa Sài Gòn - Chợ Lớn mà sau này trở thành đại lộ Trần Hưng
Đạo cũng được san lấp ngay sau khi chợ Bến Thành khai thị 1914 nhằm tăng
mạnh hàng hóa giữa Sài Gòn - Chợ Lớn - miền Tây, trực tiếp là cho nguồn hàng
hòa thông thương giữa chợ Bến Thành và Chợ Lớn.

Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, “Đô Thành Sài
Gòn” trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại miền Nam
Việt Nam, tuy nhiên, các khu nhà mới rất ít được xây dựng kể từ sau năm 1950,
trong khi đó dân cư nông thôn đổ về thành thị tìm việc và tránh chiến sự khiến Sài
Gòn dần trở thành một khu ổ chuột khổng lồ.

6.2.3. Nền kinh tế Sài Gòn sau Giải phóng đến năm 1979 và sự lũng đoạn kinh tế
của người Hoa
6.2.3.1. Nền kinh tế Sài Gòn và sự ảnh hưởng của người Hoa đến năm 1975
Người Hoa có mặt ở Sài Gòn vào cuối thế kỷ 17. Đó là những lưu dân miền
Duyên Hải - Hoa Nam của lục địa Trung Hoa, họ là những nông dân nghèo khổ,
binh lính và một số quan lại phong kiến rời bỏ quê hương vượt biển tìm đất mưu
sinh. Người Hoa đến Sài Gòn - Gia Định với nhiều đợt di dân, định cư.
Ở Sài Gòn, người Hoa sinh sống bằng nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, nhưng
chủ yếu trong hai lĩnh vực: sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch
vụ. Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố, người Hoa góp
một phần quan trọng trong tổng giá trị sản phẩm, ở một số quận đông người Hoa,
từ 50% đến 70% giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc về bà con lao động
người Hoa. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở thành phố rất đa
dạng, họ có mặt hầu hết trong các ngành lớn nhỏ, đáng chú ý là có đông người
Hoa tham gia ngành cơ khí, hóa nhựa, cao su, thủy tinh, thuộc da và sản phẩm của
da, dệt,v.v.. Người Hoa ở Sài gòn cũng rất tài giỏi trên lĩnh vực buôn bán, dịch vụ.
Trước năm 1955, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền thực dân Pháp và nhờ ở những
tổ chức xã hội dưới nhiều hình thức chặt chẽ, người Hoa ở miền Nam Việt Nam
đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Việt Nam Cộng hoà, nhất là nắm các ngành có liên
quan mật thiết đến đời sống hàng ngày của dân bản xứ. Do vậy, dưới thời Pháp
thuộc, nền kinh tế Việt Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng có một diện mạo:
Pháp thống trị, nắm mọi quyền hành kinh tế; Hoa kiều là tầng lớp trung gian
thương mại; còn người dân Việt bị bóc lột nặng nề.
Đến giai đoạn 1955-1975, người Hoa đồng loạt ngưng hoạt động trong lĩnh vực
thu mua, tồn trữ, chuyển vận và phân phối khiến hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng
vọt, hàng hóa nhập cảng bị ứ đọng tại thương cảng Sài Gòn. Mặc dù vậy, người
Hoa ở miền Sài Gòn vẫn nắm quyền kiểm soát kinh tế cao. Trong ngành nông
nghiệp, người Hoa độc quyền mua bán, chuyên chở và phân phối cho thị trường.
Trong lĩnh vực phân phối, hoạt động thương mại chia làm 3 loại: bán lẻ, buôn sỉ
và xuất nhập cảng; hoạt động xuất nhập cảng được hỗ trợ bởi hệ thống tài chính
dồi dào từ các ngân hàng mà chủ của nó là người Hoa.
Người Hoa có mặt ở Sài Gòn vào cuối thế kỷ 17 với nhiều đợt di dân, định cư.

Ở Sài Gòn, người Hoa sinh sống bằng nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, nhưng chủ yếu
trong hai lĩnh vực: sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ.

Trên lĩnh vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp của thành phố, người Hoa góp một phần
quan trọng trong tổng giá trị sản phẩm, ở một số quận đông người Hoa, từ 50% đến 70%
giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thuộc về bà con lao động người Hoa.
Hoạt động tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở thành phố rất đa dạng, họ có mặt hầu
hết trong các ngành lớn nhỏ, đáng chú ý là có đông người Hoa tham gia ngành cơ khí,
hóa nhựa, cao su, thủy tinh, thuộc da và sản phẩm của da, dệt,v.v..

Người Hoa ở Sài gòn cũng rất tài giỏi trên lĩnh vực buôn bán, dịch vụ.

Trước năm 1955, người Hoa ở miền Nam Việt Nam đã chi phối toàn bộ nền kinh tế Việt
Nam Cộng hoà. Đến giai đoạn 1955-1975, người Hoa đồng loạt ngưng hoạt động trong
lĩnh vực thu mua, tồn trữ, chuyển vận và phân phối khiến hàng hóa khan hiếm, giá cả
tăng vọt, hàng hóa nhập cảng bị ứ đọng tại thương cảng Sài Gòn. Mặc dù vậy, người Hoa
ở miền Sài Gòn vẫn nắm quyền kiểm soát kinh tế cao.

Trong lĩnh vực phân phối, hoạt động thương mại chia làm 3 loại: bán lẻ, buôn sỉ và xuất
nhập cảng;

hoạt động xuất nhập cảng được hỗ trợ bởi hệ thống tài chính dồi dào từ các ngân hàng mà
chủ của nó là người Hoa.

6.2.3.2. Nền kinh tế Sài Gòn sau năm 1975 và sự lũng đoạn kinh tế của người Hoa
Sau năm 1975, vấn đề người Hoa tại Sài Gòn trở nên phần trầm trọng. Người Hoa
treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn, đồng thời
từ chối đăng ký quốc tịch Việt Nam. Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí
kinh tế quan trọng ở miền Nam, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản
xuất, phân phối, và tín dụng. Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở
sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim,
điện...và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán
lẻ, và 90% xuất nhập khẩu. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát
giá cả thị trường.

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh chóng, người
Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc. Những điều
này làm cho chính phủ Việt Nam lo lắng về nguy cơ đất nước bị rối loạn từ bên
trong bởi việc Hoa kiều tiếp tay cho Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam e ngại rằng
Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của Hoa kiều để ép Việt Nam phải tuân
theo các chính sách của họ, sự giàu có của tư bản Hoa kiều đã trở thành mối đe
dọa lớn với chính quyền Việt Nam. Vấn đề Hoa kiều được chính phủ Việt Nam
xem là một thử thách đối với chủ quyền quốc gia hơn là một vấn đề nội bộ đơn
giản. Chính sách của Việt Nam năm 1976 (tịch thu tài sản của tư bản người Hoa)
được tiến hành trong bối cảnh này. Các chiến dịch Cải tạo tư sản miền Nam nhằm
xoá bỏ giai cấp tư sản và thực hiện công hữu hoá theo nguyên lý của chủ nghĩa xã
hội được tiến hành. Nhà nước đã quốc hữu hoá các cơ sở sản sản xuất, xí nghiệp
công quản của tầng lớp tư sản lớn bỏ lại. Các doanh nghiệp vừa như nhà in, xưởng
thủ công, cửa hàng, cửa hiệu quy mô nhỏ bị buộc kê khai tài sản, vốn liếng trưng
thu, trưng mua, tịch thu chuyển thành hợp tác xã. Nhiều chủ doanh nghiệp bị buộc
tịch biên không được làm kinh doanh phải chuyển qua sản xuất nông nghiệp hoặc
đi kinh tế mới.

Năm 1978, nhà nước hoàn thành căn bản cải tạo tư sản công nghiệp loại vừa và
nhỏ ở miền Nam, xoá bỏ việc người Hoa kiểm soát nhiều ngành công nghiệp. Đến
tháng 5 năm 1979, tất cả các xí nghiệp công quản lúc đầu ở miền Nam đều đã
được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. Khó khăn về kinh tế, sự lo sợ về chiến
tranh biên giới Tây Nam khiến cho nhiều người rời thành phố vượt biên bằng
đường biển; trong đó, khoảng 3/4 người rời TP HCM là người Hoa.

Người Hoa treo quốc kỳ Trung Quốc và ảnh Mao Trạch Đông trong vùng Chợ Lớn,
đồng thời từ chối đăng ký quốc tịch Việt Nam.

Đến cuối năm 1974, họ kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công
nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện...và gần như đạt được độc
quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ, và 90% xuất nhập khẩu.

Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc này đang xấu đi nhanh chóng, người
Hoa ở Chợ Lớn thì tổ chức biểu tình đòi giữ quốc tịch Trung Quốc.

Chính phủ Việt Nam e ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế của Hoa
kiều để ép Việt Nam phải tuân theo các chính sách của họ, sự giàu có của tư bản
Hoa kiều đã trở thành mối đe dọa lớn với chính quyền Việt Nam.

Chính sách của Việt Nam năm 1976 (tịch thu tài sản của tư bản người Hoa) được
tiến hành trong bối cảnh này.

Các chiến dịch Cải tạo tư sản miền Nam nhằm xoá bỏ giai cấp tư sản và thực hiện
công hữu hoá theo nguyên lý của chủ nghĩa xã hội được tiến hành.

Nhà nước đã quốc hữu hoá các cơ sở sản sản xuất, xí nghiệp công quản của tầng
lớp tư sản lớn bỏ lại.

Các doanh nghiệp vừa như nhà in, xưởng thủ công, cửa hàng, cửa hiệu quy mô
nhỏ bị buộc kê khai tài sản, vốn liếng trưng thu, trưng mua, tịch thu chuyển thành
hợp tác xã.

Nhiều chủ doanh nghiệp bị buộc tịch biên không được làm kinh doanh phải chuyển
qua sản xuất nông nghiệp hoặc đi kinh tế mới.
Đến tháng 5 năm 1979, tất cả các xí nghiệp công quản lúc đầu ở miền Nam đều đã
được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh.

6.2.4. Nền kinh tế Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) từ sau năm 1979 đến nay
Chính sách quản lý kinh tế quan liêu và cơ chế bao cấp của Nhà nước lên nền kinh
tế, cải cách giá-lương-tiền, khiến cho kinh tế lâm vào trì trệ, lạm phát phi mã mà
đỉnh điểm của nó là vào năm 1985, và kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cũng chịu
sự ảnh hưởng rất lớn. Khi công cuộc Đổi mới toàn diện 1986 bắt đầu, TP HCM
đứng ở vị trí tiên phong và đi đầu trong thu hút vốn, công nghệ và đầu tư nước
ngoài. Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, trong vòng 3
năm 1988 đến 1990, thành phố đã cấp 88 giấy phép với tổng số vốn đầu tư là 976
triệu USD. Cơ cấu ngành công nghiệp bắt đầu chuyển dịch từ sản xuất công
nghiệp nặng sang các ngành công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng định hướng xuất
khẩu. Với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và cởi trói về cơ chế thương mại, mậu
dịch, thành phố ngày càng khẳng định là đi đầu kinh tế của Việt Nam và đạt nhiều
chỉ số và thành tựu phát triển kinh tế khá ấn tượng.

Đến cuối những năm 2000, thành phố bước vào công cuộc đổi mới cơ bản về hạ
tầng giao thông vận tải, tiến hành xây dựng và khai trương nhiều công trình trọng
điểm như Đại lộ Nguyễn Văn Linh, Đại lộ Đông Tây, cầu Phú Mỹ. Nhiều cảng
biển quốc tế được khánh thành và nhiều đường cao tốc được xây dựng nối thành
phố với các tỉnh thành lân cận. Thành phố Hồ Chí Minh còn là không cảng quốc
tế quan trọng, có nhiều dịch vụ cần thiết để thu mua, phân phối hàng hoá. Thành
phố có các cơ sở hạ tầng cần thiết như nhà ở, đường sá, bệnh viện, trường học,…
Hoạt động ngoại thương tấp nập đã giúp thành phố này sớm trở thành nơi “đại đô
hội nhất nước”. Vì vậy, con người Thành phố Hồ Chí Minh sớm nắm bắt được
văn minh công nghiệp và văn hoá Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh dần dựa
trên nền tảng sản xuất công nghiệp hiện đại.

Giai đoạn đẩy nhanh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (1996 - 2010), TP HCM đã
gia tăng tốc độ phát triển kinh tế, khẳng định vị thế và vai trò của đầu tàu kinh tế
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và cả nước. Tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng đưa Thành phố chuyển biến tích cực từ chiều rộng sang chiều sâu,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến quan trọng, theo hướng gia tăng
khu vực dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp.
Giai đoạn phát triển kinh tế theo chiều sâu (2011 - 2020), tăng trưởng kinh tế
Thành phố vượt mức tăng trưởng chung của cả nước. Năm 2020 và 2021, đại dịch
COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả nước, đặc biệt là TP HCM. Năm
2022 đến nay, kinh tế cả nước và thành phố đã phục hồi nhanh chóng, TP HCM
đóng góp khoảng 26,5% tổng thu ngân sách của cả nước. Thành phố tiếp tục đổi
mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế trên nền tảng
ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng,
tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao.
Với sự phát triển mạnh mẽ về hạ tầng và cởi trói về cơ chế thương mại, mậu dịch,
thành phố ngày càng khẳng định là đi đầu kinh tế của Việt Nam và đạt nhiều chỉ số
và thành tựu phát triển kinh tế khá ấn tượng.

Vì vậy, con người Thành phố Hồ Chí Minh sớm nắm bắt được văn minh công
nghiệp và văn hoá Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh dần dựa trên nền tảng sản
xuất công nghiệp hiện đại.

Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đưa Thành phố chuyển biến tích cực từ chiều
rộng sang chiều sâu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển biến quan trọng,
theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, giảm tỷ trọng
khu vực nông nghiệp.

Thành phố tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện chất lượng tăng trưởng
kinh tế trên nền tảng ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch đúng hướng, tập trung vào các ngành công nghiệp, dịch vụ và nông
nghiệp công nghệ cao.

Câu 1: Sài Gòn được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” vào thời kỳ nào?

A. Phong kiến
B. Pháp thuộc
C. Mỹ xâm lược
D. Hoa kiểu độc quyền sản xuất

Câu 2:Vấnnạn Hoa Kiềuđược giải quyết xong vàonămnào?

A. 1975
B. 1976
C. 1978
D. 1979
Câu 4: Các thành phần tộc người chủ yếu cư trú trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay gồm?

A. Việt, Hoa, Chăm, Khmer


B. Việt, Ấn, Hoa, Khmer
C. Việt, Ấn, Chăm, Khmer
D. Việt, Hoa, Chăm, Siêng

Câu 3: Cơ sở công nghiệp đầu tiên xuất hiện ở nước ta tại Sài Gòn có tên là gì?

A. Khu kỹ nghệ Biên Hòa


B. Dinh điền Cái Sắn
C. Sài Gòn - Chợ Lớn
D. Nhà máy đóng tàu Ba Son

VII. Giao lưu và tiếp biến văn hóa

Trong thời kỳ chiến tranh, Sài Gòn là một đô thị lớn dung chứa dân tứ xứ đổ về.
Không chỉ là dân nghèo vùng nông thôn mà còn có những người có kinh nghiệm
làm ăn buôn bán, có trình độ tri thức, có tài năng văn hóa nghệ thuật. Sống trong
một đô thị luôn biến động về dân cư, người Sài Gòn đã tạo dựng lối sống và tinh
thần bình đẳng, dân chủ, bao dung, nghĩa khí làm trọng. Vì vậy mọi tài năng, sở
trường về kinh doanh, về văn hóa nghệ thuật… được phát triển. Cộng đồng cư dân
thành phố mang trong mình những nét văn hóa vừa đồng nhất lại vừa khác biệt.
Sự khác biệt trong nguồn gốc văn hóa của từng nhóm cư dân đô thị và sự đồng
nhất trong cùng một tâm lý, ý thức thị dân được hun đúc và lưu truyền trong tiến
trình đô thị hóa.

Chung tay khai phá vùng đất này với người Việt ngay từ đầu còn có các tộc người
thiểu số. Vì vậy trên vùng đất SG-TPHCM, văn hóa cư dân Việt- có sẵn yếu tố
Chăm trong đó, đã giao lưu mật thiết với văn hóa của cư dân Khơ-me, Hoa,…

Mỗi tộc người khi đến đến Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh đều mang theo và
lưu giữ các giá trị văn hoá truyền thống tộc người mình. Trong quá trình cộng cư,
giao lưu giữa các tộc người làm cho sự giao lưu kinh tế, chính trị và văn hoá càng
đa dạng, phong phú và không ngừng phát triển.

Từ năm 1975, địa bàn này biến động mạnh mẽ về thành phần tộc người cũng như
giao lưu quốc tế. Đây cũng là nơi diễn ra quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa sôi
động nhất trong các tỉnh thành của Việt Nam.Hầu như các hiện tượng văn hóa ở
nơi đây luôn có bóng dáng của nền văn hóa khác chứ không còn thuần Việt nữa.

Lễ hội ở đây vô cùng đa dạng, có thể kể đến như: lễ hội nông nghiệp- ngư nghiệp,
lễ hội tưởng niệm danh nhân anh hùng dân tộc, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và hỗn
hợp.

Văn hóa ẩm thực đa dạng, tụ hội hầu hết tất cả nền ẩm thực ở các vùng miền, địa
phương trong và ngoài nước. Các món ăn được chế biến vẫn giữ lại được hương
vị gốc của nó, một số món được điều chỉnh theo tập quán ẩm thực của người Sài
Gòn nhưng nó không hề mất đi danh tiếng mà còn có sức lan tỏa hơn trong thị
trường cạnh tranh nơi đây.

Trong thời cận đại và hiện đại, một thời gian dài vùng đất này chịu ảnh hưởng của
văn hóa Pháp, Mỹ. Tiếp nhận và ứng dụng mô hình quy hoạch – kiến trúc phương
Tây vào quá trình phát triển thành phố; tiếp nhận và ứng dụng các thành tựu khoa
học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội; tiếp nhận và ứng dụng cách thức quản lý đô thị phương Tây trong công cuộc
hiện đại hoá đô thị tại Sài Gòn giai đoạn từ nửa sau thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20.

Sài Gòn là nơi hình thành các nhà máy công nghiệp đầu tiên, điển hình là công
xưởng Ba Son nổi tiếng giữa thế kỉ 19 ( gốc là xưởng Thủy của chúa Nguyễn Ánh
cuối thế kỷ 18). Khoảng đầu thế kỷ 20 người Pháp đã có nhiều hoạt động kinh tế,
kỹ nghệ và thương mại, hình thành và phát triển các cảng biển và cảng sông…
cùng nhiều ngành dịch vụ kinh tế, dịch vụ đô thị. Các cộng đồng cư dân khác
cũng giúp phát triển nền kinh tế thị trường đa dạng: người Hoa với nghề làm gốm
truyền thống, y dược cổ truyền, phát triển kỹ nghệ lúa gạo xuất khẩu, tiểu thủ
công nghiệp và đặc biệt tầng lớp thương nhân lớn nhỏ buôn bán khắp trong và
ngoài nước. Cộng đồng người Ấn đến Sài Gòn từ nửa sau thế kỷ 19, nổi bật với
nghề buôn bán tơ lụa, dịch vụ cho vay, đổi tiền, nhà hàng… Ngoài ra còn có một
số công ty của người Anh, Nhật, Đức, Mỹ…. Những hoạt động kinh tế sôi nổi này
tiếp tục phát triển trong giai đoạn 1954 – 1975. Bên canh đó, nền kinh tế của Sài
Gòn còn do nhiều người Việt góp phần phát triển ở nhiều lĩnh vực như: in ấn, báo,
tín dụng, ngân hàng,….

Là một trung tâm kinh tế lớn, “đất làm ăn” của nhiều cộng đồng dân cư, nơi tiếp
cận và tiếp nhận những ngành nghề, phương thức mới, vì vậy trong hoạt động
kinh tế ở Sài Gòn tính thực tiễn được đặt lên hàng đầu, cùng với sự rạch ròi, linh
hoạt và quyết liệt vượt ra khỏi những ràng buộc, gò bó của khuôn mẫu cũ, nhạy
bén với những mầm mống tốt đẹp, năng động sáng tạo tiếp thu khoa học kỹ thuật
mới… Tất cả hướng đến hiệu quả thực sự của “công chuyện làm ăn”, không lý
thuyết suông, không giáo điều. Đồng thời, vẫn giữ sự liên kết hỗ trợ “buôn có bạn,
bán có phường”, đảm bảo chữ Tín trong làm ăn cũng là một truyền thống của nền
kinh tế Sài Gòn.

TỔNG KẾT
Tóm lại, Sài Gòn là một tiểu vùng văn hoá đô thị hình thành do hấp thu, tái tạo
các luồng ảnh hưởng văn hoá lớn của Việt Nam và thế giới, có những đặc trưng
tiêu biểu cho văn hoá Nam Bộ nói chung. Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
không đơn thuần đóng vai trò trung chuyển các sản phẩm văn hoá và kinh tế giữa
các vùng miền đất nước và giữa trong nước với bên ngoài. Bằng cách sàng lọc, tái
tạo, nâng cấp, quy chuẩn hoá, Việt Nam hoá, quốc tế hoá các sản phẩm văn hoá và
kinh tế ra đời tại đây và trung chuyển qua đây, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh
đã cung cấp “con dấu chất lượng” cho các sản phẩm đó và đem lại cho chúng một
giá trị mới. Nhờ khả năng hấp thu, tái tạo, nâng cao các nguồn lực nội sinh lẫn
ngoại sinh như vậy, Sài Gòn mới có thể trở thành và đã trở thành một tiểu vùng
văn hoá có ảnh hưởng lớn nhất đối với văn hoá của toàn vùng Nam Bộ.

Câu hỏi:

1. Lối sống đặc trưng của người dân Sài Gòn khi sống ở một đô thị luôn
biến động về dân cư như vậy là gì?

a. bình đẳng, dân chủ, bao dung, nghĩa khí làm trọng

b. Gò bó, khép kín, không tiếp nhận dân di cư

c. sống tình nghĩa, gắn bó với anh em, họ hàng

d. sống ích kỷ, chỉ quan tâm đến bản thân

2. Đâu không phải dạng lễ hội đặc trưng của người dân tiểu vùng này?

a. lễ hội nông nghiệp- ngư nghiệp

b. lễ hội tưởng niệm danh nhân anh hùng dân tộc

c. lễ hội tín ngưỡng tôn giáo và hỗn hợp

d. lễ hội đua thuyền


3. Sài Gòn là nơi hình thành các nhà máy công nghiệp đầu tiên, đó là?

a. công xưởng Ba Son

b. Nhà máy rượu Bình Tây

c. Công ty xe lửa hơi nước Nam Kì

d. Công ty tín dụng An Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tuổi trẻ. (n.d.). Ẩm thực sài gòn. Ẩm thực Sài gòn. Retrieved 10 31, 2023, from
https://tuoitre.vn/am-thuc-sai-gon.html
2. Nguyễn, Hạnh. (2015, 04 7). Quý cô Sài gòn xưa và nay. Retrieved 10 31,
2023, from https://dep.com.vn/quy-co-sai-gon-xua-va-nay/
3. Phạm, C. P. (2019, 12 4). Tính đa dạng văn hóa và diện mạo kiến trúc đô thị Sài
Gòn – TP HCM. Retrieved 10 31, 2023, from
https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/tinh-da-dang-van-hoa-va-dien-
mao-kien-truc-do-thi-sai-gon-tp-hcm.html?fbclid=IwAR1xTapnJGzmHw7hTlz
QT7wzqBC3PRYzTixZ6-3-uTDOeC4CyurscRg5vYM
4. Mai Mai. (2016, 12 31). Di tích lịch sử, danh lam nổi tiếng Sài gòn. Top 10
điểm thăm quan nổi tiếng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Retrieved 10 31, 2023,
from
https://www.vietnamplus.vn/top-10-diem-tham-quan-noi-tieng-o-thanh-pho-ho-
chi-minh/423194.vnp
5. GS Trần Văn Thọ, 2005, “Cú Sốc Thời Gian Và Kinh Tế Việt Nam”, Nxb Quốc
gia, Hà Nội
6. https://tuoitre.vn/vien-ngoc-sai-gon-thoi-thuoc-phap-sang-co-nao-1093378.htm
7. TS Trần Thị Anh Vũ, 2018, Đời Sống Kinh Tế Người Hoa Ở Thành Phố Hồ
Chí Minh, NXB Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Thị Hương, 2017, Viện Trợ Kinh Tế Của Mĩ Cho Việt Nam Cộng Hòa
Trong Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Việt Nam Của Mĩ (1954 – 1975), Trường
Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh, Tạp Chí Khoa Học
9. Trịnh Thị Mai Linh, 2014, Chính Sách Của Chính Quyền Sài Gòn Đối Với
Người Hoa Ở Miền Nam Việt Nam Giai Đoạn 1955 – 1975, Trường Đại Học
Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh
10. https://tphcm.chinhphu.vn/hanh-trinh-48-nam-vuot-kho-va-phat-trien-cua-da
u-tau-kinh-te-tphcm-101230429090944873.htm
11. Trần Hữu Quang, 2004, Quá trình hình thành xã hội Sài Gòn trong lịch sử,
12. https://tphcm.chinhphu.vn/lich-su-hinh-thanh-vung-dat-hoang-so-1014611.ht
m
13. https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.tapchikientruc.com.
vn%2Fchuyen-muc%2Ftinh-da-dang-van-hoa-va-dien-mao-kien-truc-do-thi-sai
-gon-tp-hcm.html%3Ffbclid%3DIwAR1mThWwLazAOWXzEnhWqNi2WYs
UvAjQi_LwTLq6sd5fjRbdMMxTi6BPb_g&h=AT3_lzPcysrL_ONOO_ePWx9
WCLw5q3vPjPqn850bt7vogNALy7cWtWgHjPW_Kk8q8s3RSqL-8WuXfHAw
9HXiOILTiZXJXxuctYXlOfKJW0XGY7zaXk1VLtEaTCCfFpCpkvUEbO1Er1
F2BO4
14. https://l.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fthanhdiavietnamhoc.com
%2Fdac-trung-van-hoa-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-mot-qua-trinh-tiep-bien-ch
uyen-doi-va-tich-tu%2F%3Ffbclid%3DIwAR3XyZTzsb0b7WhuF1_7A3xtIhS
ZajdE0pfxGyjQnekbgSA03fKIVQKPigw&h=AT2H1LJnv9c0psjfCLxd8-eTHT
i7lydoH6hzs_E_g1LaGRPDWvvckZQFj0CBobbyLLdC4hma-rX5rHqIuhGFdT
oRfmC3iAofHPYuSPsf5tjKIJtkI3qaYkYWM3lmgfr6S_hdmQ
15. Văn hóa Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh
16. Văn hóa trầu cau trong đời sống cư dân Nam bộ
17. Phong tục cưới hỏi của người Sài Gòn
18. Marry Blog: Đôi bông tai cưới: “Của làm tin” trong sính lễ của người Việt
19. Phong tục cưới hỏi của người Hoa ở Sài Gòn
20. Lệ Hoa, Văn hóa trầu cau trong đời sống cư dân Nam bộ
21. Nguyễn Thị Kim Voanh, 2014, TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU Ở NAM BỘ
22. Trần Trấn Giang, Tục thờ Thần Tài ở Nam Bộ | baotintuc.vn
23. Trần Ngu Lạc, Tục thờ mẫu ở Nam bộ - Báo Cần Thơ Online
24. Ngọc Tú, Tín ngưỡng thờ thần hoàng ở Nam Bộ | baotintuc.vn

You might also like