You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐHQGHN

BỘ MÔN NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM


----------------------------------------------

BÀI TẬP NHÓM


MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2021-2022
Đề tài: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG ĐEN
Danh sách nhóm

TT Mã sinh viên Họ và tên Số thứ tự theo ca Ghi chú


121041234 Nguyễn …… 62
22104…….. Phạm ……. 291
3210……… Nguyễn Th….. 316
421……….. Bùi Q…… 370
5210………… Đinh ….. 404
6210………….. Nguyễn…… 413
72104……. Chu ….. 455
034788888….
82104………… Trần ……. 564
(Nhóm trưởng)
92104……….. Đinh …. 618
1

1
NHẬT KÝ LÀM VIỆC NHÓM
S NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG THỜI
TT GIAN

1Họp nhóm lần đầu để quyết định nội dung Cả nhóm 6/11
nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Bầu nhóm trưởng và thư kí

2Khái quát Nguyễn A 7/11-13/11

Nguồn gốc trang phục dân tộc H’mông đen Nguyễn A – Nguyễn B

Lịch sử phát triển trang phục Nguyễn C

Cấu tạo, quy trình sản xuất trang phục nam và nữ ……

Ý nghĩa của hoa văn và trang phục …..

3Tổng hợp nội dung vào google docs, nhận xét, Cả nhóm 13/11
chỉnh sửa

4Lí do chọn đề tài ……. 14/11-20/11

Tình hình nghiên cứu …..

Mục đích và nhiệm vụ ……

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……..

Phương pháp nghiên cứu …….

Đóng góp của đề tài ……

5Sắp xếp lại nội dung theo thứ tự và chỉnh sửa, bổ Cả nhóm 21/11
sung

6So sánh H’mông đen với các nhóm H’mông ……………… 22/11-28/11
khác

So sánh Mông Việt với dân tộc Miêu (Trung ……..


Quốc)

Tài liệu tham khảo ……….

Mục lục …….

2
NHẬN XÉT:
Nhìn chung, các thành viên đều rất năng động, hòa đồng, chăm chỉ, sáng tạo và
có ý thức trách nhiệm cao, luôn hoàn thành các deadlines đúng hạn. Các ý kiến đưa ra
rất mới mẻ giúp mở rộng đề tài nghiên cứu sang các hướng mới. Khả năng tìm kiếm và
tổng hợp thông tin tốt góp phần làm cho đề tài ngắn gọn, súc tích và hấp dẫn hơn. Các
thành viên đều có ý thức đoàn kết không chỉ giúp cho đề tài đạt được tiến độ nghiên
cứu ban đầu đã đề ra mà còn nhanh hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, vẫn còn một số mặt
tồn tại cần được cải thiện, cụ thể như sau:
Nguyễn A: Năng động, hòa đồng, có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình và sáng
tạo tuy nhiên còn hay ôm việc và quá cầu toàn
Nguyễn B: Khả năng tổng hợp thông tin tốt, ý thức trách nhiệm cao, có hiểu
biết về công nghệ nhưng khá trầm tính.
Nguyễn C: Năng động, nhiệt tình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng
cần nâng cao khả năng sử dụng các công cụ trực tuyến
Nguyễn D: Khả năng tìm kiếm thông tin tốt, hòa đồng tuy nhiên cần cải thiện kĩ
năng lọc và tổng hợp thông tin
Nguyễn E: Năng động, hòa đồng, có nhiều góp ý mới mẻ nhưng còn ít kiến
thức về cách sử dụng công cụ trực tuyến
Trần A: Nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình tuy
nhiên cần phát biểu và đưa ý kiến nhiều hơn
Lê B: Hòa đồng, khả năng tìm kiếm thông tin tốt nhưng chưa hoàn thành tốt vai
trò trưởng nhóm và hay quên
Đỗ A: Năng động, nhiệt tình, tính cách hòa đồng tuy nhiên chưa có nhiều đóng
góp do vào nhóm muộn
Ngô V: Khả năng tìm kiếm và tổng hợp thông tin tốt, có khả năng thiết kế, nhiệt
tình nhưng chưa có nhiều ý kiến mới mẻ

3
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 4
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................................................. 9
2.1. Cơ sở lí luận..................................................................................................................................... 9
2.1.1. Trang phục..................................................................................................................................... 9
2.2. Khái quát về dân tộc H’mông và trang phục của dân tộc H’mông Đen........................................... 10
2.2.1. Người H’mông ở Việt Nam........................................................................................................... 10
2.2.2. Trang phục của đồng bào H’mông đen ở Việt Nam..................................................................... 11
III. NGUỒN GỐC................................................................................................................................... 12
IV. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN................................................................................................................... 13
V. QUY TRÌNH SẢN XUẤT................................................................................................................. 13
5.1. Quy trình sản xuất vải....................................................................................................................... 13
5.2. Quy trình nhuộm vải......................................................................................................................... 13
VI. CẤU TẠO TRANG PHỤC............................................................................................................... 15
6.1 Trang phục nữ.................................................................................................................................... 15
6.1.1. Áo.................................................................................................................................................. 15
6.1.2.Váy.................................................................................................................................................. 15
6.1.3. Yếm............................................................................................................................................... 15
6.1.4. Xà cạp............................................................................................................................................ 15
6.2. Trang phục nam................................................................................................................................ 16
6.2.1. Áo.................................................................................................................................................. 16
6.2.2. Quần.............................................................................................................................................. 17
6.2.3. Khăn và mũ................................................................................................................................... 17
VII. Ý NGHĨA HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC............................................................................... 18
VIII. SO SÁNH VÀ MỞ RỘNG............................................................................................................. 21
8.1. So sánh trang phục ngành H’mông Đen và các ngành H’mông khác.............................................. 21
8.1.1. Giống............................................................................................................................................. 21
8.1.2. Khác............................................................................................................................................... 22
8.2. So sánh trang phục H’mông của Việt Nam và Miêu của Trung Quốc............................................. 22
8.2.1. Giống............................................................................................................................................. 22
8.2.2. Khác............................................................................................................................................... 23
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................... 25

4
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hóa dân tộc. Việt Nam là một quốc gia với
54 dân tộc anh em. Mỗi một dân tộc có một bản sắc văn hoá riêng. Trải qua quá trình
phát triển, 54 bản sắc dân tộc, ngày càng hoà quyện, đan xen vào nhau, quá trình giao
thoa đó đã làm cho nền văn hoá của các dân tộc hoà nhập nhưng không hoà tan, góp
phần làm cho nền văn hoá vật chất, tinh thần Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo.
Dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi một dân tộc
có nhưng bản sắc văn hoá dân tộc riêng, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay việc
giữ gìn nhưng nét văn hoá dân tộc mang một ý nghĩa quan trọng, bởi không ít những
thế lực thù địch phản động đang từng ngày từng giờ lợi dụng vấn đề dân tộc để gây
xung đột chia rẽ khối đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy việc bảo tồn và phát huy nền văn
hoá dân tộc là một vấn đề cấp thiết của từng dân tộc.
Nằm trong một quốc gia đa dân tộc, dân tộc H'Mông được coi là một thành viên
quan trọng trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Dân tộc H'Mông cư trú thường ở
độ cao từ 800 đến 1500 m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía
Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ
Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc
Việt Nam. Người H’mông có một đời sống tinh thần đa dạng và phong phú về phong
tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng và chữ viết, tiếng nói, văn hoá nghệ thuật. Trong
cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc H’mông là một trong những dân tộc ít bị mai
một hơn về bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Văn hoá H’mông là một thành tố văn hoá Việt Nam, bản sắc văn hoá độc đáo
của họ đã đóng góp và làm phong phú cho nền văn hoá Việt Nam. Trong thời kỳ hội
nhập quốc tế như hiện nay, để phát triển “hòa nhập” mà không bị hòa tan, mất bản sắc,
thì việc bảo tồn văn hóa dân tộc đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tâm huyết, bền bỉ, lâu
dài. Có như thế những giá trị văn hóa sẽ mãi mãi được gìn giữ và phát huy.
Trên cơ sở lý luận thực tiễn đó, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc luôn là vấn
đề trọng tâm trong đường lối của Đảng ta. Năm 1991, trong “Cương lĩnh xây dựng đất

5
nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Đảng ta xác định: Tôn trọng lợi ích,
truyền thống văn hoá, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của các dân tộc, đồng thời kế
thừa và phát huy các giá trị tinh thần, đạo đức, thẩm mĩ, các di sản văn hoá, nghệ thuật
của dân tộc. Chủ trương đó tiếp tục khẳng định rõ hơn trong nghị quyết Trung ương
Đảng lần thứ 5 khoá VIII (1998) của Đảng: “Di sản văn hoá là tài sản vô giá, gắn kết
cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc văn hoá dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị
văn hoá truyền thống (bác học và dân gian), văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá
vật thể và phi vật thể ".
Để góp phần nhỏ bé của mình vào quá trình tìm hiểu văn hoá các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam, chúng tôi quyết định chọn: “ Vẻ đẹp trang phục dân tộc H’mông đen”
làm đề tài dự án. với nội dung chủ yếu là nét đẹp trang phục truyền thống của người
H’Mông Đen ở nước Việt Nam.Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc
trong văn hoá truyền thống của người H’mông hoà chung vào nền văn hoá Việt Nam
“Tiến tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc” là mục đích mà chúng tôi muốn đạt được.
Là sinh viên đang học tại trường Đại Học Ngoại Ngữ-Đại học quốc Gia Hà Nội
với các thành viên thuộc các dân tộc khác nhau, đang theo học môn CSVH Việt Nam,
tìm hiểu về văn vóa dân tộc. Đó cũng là một lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này
nhằm góp phần mở rộng, bồi đắp cho mọi người lòng tự hào, tình yêu đối với dân tộc,
quê hương, đất nước.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Dân tộc H’Mông được biết đến qua rất nhiều các công trình nghiên cứu, các bài
báo, các tạp chí. Các trang thông tin điện tử hiện nay có giới thiệu tổng quan về văn
hóa và đời sống của dân tộc H’Mông, trong đó đề cập đến trang phục của người
H’Mông, nhưng chỉ mang tính chất giới thiệu chung, không chi tiết về trang phục dân
tộc H’Mông đen. Trang phục của người H’Mông đen ở Lào Cai chứa đựng nhiều giá
trị tạo hình độc đáo, đặc sắc nhưng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và
toàn diện. Dưới góc độ mỹ thuật học, nghiên cứu tạo dáng trang phục của người
H’Mông ở Lào Cai vẫn là mảnh đất trống mà cho tới thời điểm hiện tại gần như chưa
được khai phá. Các bài nghiên cứu bước đầu chỉ ra được những đặc điểm độc đáo trên

6
trang phục của dân tộc H’Mông đen; hơn nữa có rất ít hình ảnh minh họa cho nghiên
cứu đó.Đồng thời, một số thuộc tính mỹ thuật học, đặc trưng tạo dáng trang phục cần
được nhìn nhận khách quan, bổ sung những nhận định khoa học có tính mới, góp thêm
nguồn tư liệu cho nghệ thuật dân gian của đồng bào H’Mông
1.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1. Mục đích:
Tìm hiểu trang phục truyền thống của người H’Mông để thấy được những giá trị
và bản sắc văn hóa riêng của cộng đồng người H’Mông thông qua bộ trang phục. Thấy
được sự biến đổi của bộ trang phục truyền thống cũng như nhu cầu sử dụng bộ trang
phục truyền thống trong bối cảnh lịch sử và hiện tại.
1.3.2. Nhiệm vụ:
Khái quát về nguồn gốc và lịch sử dân tộc H’Mông, tìm hiểu về lịch sử ra đời và
lịch sử phát triển của trang phục truyền thống người dân tộc H’Mông và phân tích đặc
điểm, ý nghĩa của bộ trang phục truyền thống người dân tộc H’Mông Đen.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nét đẹp trang phục dân tộc H’mông đen
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Trang phục của cả nam và nữ dân tộc H’mông đen tại Việt Nam
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành: Dựa trên những kiến thức, thành tựu nghiên cứu khoa
học trên nhiều lĩnh vực khác nhau để có cái nhìn toàn diện về dân tộc Hmông đen với
các đặc trưng văn hóa của họ. Từ đó, có được sự lý giải cho các mã văn hóa được giấu
bên trong trang phục, trong các họa tiết, chi tiết hoa văn trang trí trên vải.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích là sự chia cắt đối tượng nghiên cứu
thành các bộ phận, các yếu tố nhỏ hơn để khảo sát, tìm hiểu kỹ về nó. Tổng hợp là từ
kết quả nghiên cứu từng mặt, từng bộ phận mà khái quát lại để tìm ra bản chất chung,
tìm ra quy luật vận động của đối tượng.

7
Trong bài bán tập thực tế này, phương pháp trên được áp dụng để phân tích và
tổng hợp các kiến thức mà tài liệu cung cấp, nhằm chọn được các kiến thức đúng nhất
về trang phục của dân tộc này. Đồng thời phương pháp này cũng được dùng để phân
tích các giá trị của hoa văn họa tiết trên trang phục của dân tộc Hmông đen.
Phương pháp thống kê - so sánh: Thống kê là phương pháp định lượng, tìm hiểu,
điều tra bằng các con số cụ tể. Còn so sánh là đối chiếu giữa các phương diện chung
cho cả hai đối tượng để xem xét chúng giống nhau hay mâu thuẫn ở mức độ nào.
Ở đây, phương pháp này được sử dụng để đưa thống kê các loại bố cục, các loại
màu sắc được sử dụng và các mẫu hoa văn họa tiết tiêu biểu nhất, chủ đạo nhất. Cùng
với điều đó, tiến hành so sánh hoa văn họa tiết trên trang phục của dân tộc Hmông đen
với các dân tộc khác để thấy sự khác biệt và nét đặc sắc riêng của đồng bào. Đồng thời
có thể chỉ ra sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc qua những điểm tương đồng nhất
định về họa tiết hoa văn trên trang phục.
Phương pháp quan sát thực tế: Phương pháp này được thực hiện bằng cách
quan sát các hiện vật trưng bày trong một số bảo tàng để có cái nhìn chân thực nhất đối
với đối tượng nghiên cứu.
1.6. Những đóng góp của đề tài
Thông qua tìm hiểu về trang phục của người H’Mông góp phần nâng cao nhận
thức của người dân, tình thần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những nét đẹp đặc sắc văn
hóa, truyền thống các dân tộc Việt Nam của đồng bào dân tộc.
Việc nghiên cứu trang phục truyền thống của người H’mông đen còn nhằm góp
phần nhận diện được đặc trưng văn hóa tộc người H’mông, giúp hiểu rõ được nguồn
gốc, sự phát triển, đặc điểm và ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung tư liệu,
hình ảnh, thông tin cho việc nghiên cứu trang phục truyền thống của người H’mông
đen nói riêng và người H’mông ở Việt Nam nói riêng.
Thông qua nghiên cứu, vận dụng hoa văn trên trang phục của người H’mông
ứng dụng làm cơ sở khoa học cho nhiều nghiên cứu nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau,
áp dụng vào nhiều bộ môn khoa học, nghệ thuật.

8
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Trang phục
Từ điển Bách khoa Britannica, quyển 2, khái niệm “trang phục” là: đồ che phủ
hoặc quần áo và các phụ trang cho thân thể con người. Thuật ngữ bao hàm các loại đồ
mặc bên ngoài như áo sơ mi, áo choàng, giày dép, mũ và găng tay; kiểu tóc, râu, tóc
giả; mỹ phẩm, đồ trang sức và các loại hình khác dùng để trang điểm cơ thể [16, tr.
2746].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, khái niệm “trang phục” được hiểu là: “các
loại đồ mặc (áo, quần,…), đồ đội (mũ, khăn, nón, ô,…), đồ đi (giày, dép, guốc,…),
ngoài ra còn bao hàm các thứ trang phục phụ (khăn quàng, thắt lưng, găng tay,…), các
đồ trang sức [15, tr.523].
Với cách tiếp cận này, trang phục dân tộc được hiểu là trang phục truyền thống
của từng dân tộc với đặc điểm riêng, ít nhiều có sự khác biệt với trang phục của dân tộc
khác. Trong sự phát triển của tộc người, trang phục dân tộc có thể có những biến đổi
phù hợp với hoàn cảnh sống, trình độ thẩm mĩ, điều kiện phát triển nhưng vẫn giữ được
cốt cách cơ bản đã có hay có thể xem trang phục dân tộc là một trong những đặc điểm
thể hiện bản sắc của văn hóa dân tộc.
2.2. Khái quát về dân tộc H’mông và trang phục của dân tộc H’mông Đen
2.2.1. Người H’mông ở Việt Nam
Người H’Mông, còn gọi là người H’Mông, người Mông, là một dân tộc ở châu
Á nói tiếng H’Mông; quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc
(đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt
Nam và Lào). Người H’Mông là nhóm người có nguồn gốc từ châu Âu, di dân dần đến
vùng đồng khô Siberia rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà vài ngàn năm
trước. Theo đó, “người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc,
di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) sang. Riêng một số
nhóm ở Thanh Hoá, Nghệ An di cư đến Việt Nam qua Lào”.

9
Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta chia dân tộc
H’mông ra làm các ngành: H'mông Đơ hoặc H'mông Đâu (H'mông trắng), H'mông Đu
(H'mông Đen), H'mông Si (H'mông Đỏ), H'mông Dua (H'mông Xanh), H'mông Lềnh
(H'mông Hoa), H'mông Xúa (H'mông Lai), Ná Mẻo (H'mông Nước).
2.2.2. Trang phục của đồng bào H’mông đen ở Việt Nam
Về cơ bản, trang phục của đồng bào H’Mông đen nói riêng và đồng bào
H’mông nói chung được làm bằng những sợi cây lanh trồng trên nương rẫy. Trang
phục nam và nữ có những đặc điểm đặc trưng riêng. Vải lanh bền nên thường được
dùng để vẽ hoa văn của váy. Để tạo được những hoa văn in trên tấm vải trắng, người
Mông đã nghĩ ra cách dùng sáp ong để vẽ. Sáp ong vẽ lên vải trắng tạo những đường
hoa văn theo một mô típ của khối những hình thoi, hình vuông đối xứng. Khi hoàn
thiện các hình vẽ, tấm vải sẽ được đem nhuộm chàm. Những đường nét có sáp ong,
chàm không ngấm vào được sẽ tạo ra những nét hoa văn chìm khá đẹp mắt.
2.3. NGUỒN GỐC
Người Mông có hai nghề truyền thống khiến cộng đồng các tộc người sinh sống
ở Tây Bắc phải nể phục là nghề xe lanh dệt vải và nghề rèn độc đáo. Nếu như nghề rèn
chỉ dành cho đàn ông thì nghề xe lanh dệt vải dành cho phụ nữ và họ đã tạo nên một
nét văn hóa thổ cẩm rực rỡ sắc màu giữa ngút ngàn đá xám ngắt của vùng cao nguyên
cằn cỗi.
Sau mỗi vụ lúa, người Mông chuyển sang cày bửa cho đất tơi xốp rồi gieo hạt
lanh. Khoảng ba, bốn tháng, lanh cao bằng đầu người, khi cây to bằng đầu đũa, chưa
kịp phát tán cành là thu hoạch được. Khi thu hoạch những cây to hơn sẽ được giữ lại để
phát cành, tỏa tán rồi ra hoa, kết quả, giữ lại làm giống cho mùa sau. Gặt xong, lanh
được chuyển về nhà để tiện cho việc phơi và tránh trời mưa làm hỏng lanh. Khi phơi
người ta nâng bó lanh lên cao rồi làm động tác xoay thật nhẹ lúc thả cuống tạo dáng
như tấm váy xòe.
Với trên 30 công đoạn từ lấy cây lanh về, tuốt sợi, quay khung xe để lấy thành
bó sợi, dệt bó sợi trên khung dệt thô sơ được đạp bằng chân và điều khiển bằng tay, vẽ

10
sáp trên nền vải trước khi cho vào nhuộm… Cây lanh qua kỹ thuật của người dân tộc
Mông nhìn tưởng mỏng manh, nhưng lại trở nên cực kỳ chắc chắn.
Sự ra đời của hoa văn trên trang phục:
Theo lời kể của một người dân H’Mông thì cách lý giải vì sao có hoa văn trên
vải của họ rất thú vị. Họ cho rằng hoa văn trên váy của người phụ nữ chính là chữ viết
của dân tộc mình. Truyển kể rằng, xưa kia khi người Hmông còn sống ở Trung Quốc,
họ cũng có chữ viết riêng của dân tộc mình như người Kinh bây giờ. Sau vì muốn
chiếm đất và đồng hóa người Hmông nên người Hán đã cho quân xâm lược, đốt sách
vở và cấm người Hmông đọc chữ. Người Hmông không ghi lại lịch sử của mình được.
Đang lúc chạy lên núi trốn sự truy lùng của người Hán, vua của người Hmông lúc bấy
giờ đã gặp một người phụ nữ Hmông cặm cụi ngồi mải miết thêu bên suối, không hề để
ý quân Hán đang đuổi tới. Vua đã chợt nghĩ ra phương thức giữ lại chữ viết của dân tộc
mình bằng việc thêu lên váy người phụ nữ. Nhưng thêu thì lâu, nên khi nhìn thấy một
tổ ong bên đường, vua đã lấy sáp ong và vẽ vào váy người phụ nữ. Từ đó, người
Hmông biết thêu và in hoa văn bằng sáp ong. Song do người phụ nữ kia không biết chữ
nên không biết ý nghĩa của chúng. Dù là truyền thuyết, song câu truyện trên đã cho
chúng ta một thông tin thú vị về nguồn gốc sự xuất hiện của hệ thống hoa văn họa tiết
trên trang phục của dân tộc họ.
3.4. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Trang phục dân tộc H’mông là sự thể hiện ra bên ngoài trực tiếp nhất của văn
hóa dân tộc H’mông. Từ trang phục của họ, chúng ta có thể hiểu thêm về lịch sử di cư,
cuộc sống trên lãnh thổ, quan niệm thẩm mỹ của dân tộc H’mông được hình thành
trong thời kỳ đấu tranh và sinh tồn với tự nhiên.
Trang phục dân tộc Mông ngày nay có sự cải tiến rất nhiều so với truyền thống,
và mỗi sự cách tân đều có chủ đích riêng để làm nổi bật thêm những nét độc đáo, riêng
có của bộ trang phục này. Từ xưa đến nay, trang phục nam nữ H'mông đều do phụ nữ
H'mông làm. Bảy, tám tuổi, các bé gái đã được bà và mẹ dạy dệt vải, thêu, may các
kiểu hoa văn truyền thống, để tới khi lấy chồng (vào tuổi 15-18, tuổi trưởng thành theo
cách tính H'mông) sẽ may được 8 đến 15 chiếc váy làm của hồi môn.

11
Ông Vàng A Súa, nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mông, cho biết: Dân tộc
Mông còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống với các lễ hội nghệ thuật múa khèn,
những môn thể thao dân gian đẩy gậy, đua ngựa, bắn nỏ…Trong đó còn lưu giữ được
nhiều truyền thống như nghề đan lát , nghề rèn, đặc biệt là nghề dệt vải lanh, nghề dệt
thổ cẩm. Ngày nay, với sự tiến bộ của công nghệ dệt may, nhiều chất liệu mới được
bày bán trên thị trường nên nghề trồng cây lanh dệt vải không còn phổ biến, phụ nữ
H'mông thường mua vải về thêu, may thành những bộ trang phục có đính hạt cườm,
kim tuyến rất lộng lẫy. Dù được làm bằng chất liệu nào thì bộ trang phục của phụ nữ
H'mông cũng vẫn giữ nguyên được cái hồn, tạo nên một sắc thái riêng khó nhầm lẫn
với các dân tộc khác.
2.5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
2.5.1. Quy trình sản xuất vải
Cây lanh được người H’mông trồng cùng với vụ ngô, lúa. Sau khoảng 3 đến 4
tháng kể từ khi gieo hạt, cây lanh sẽ cho thu hoạch. Cây lanh thu hoạch về thời kỳ “nếp”
được bóc lấy vỏ, rồi đem tước thành từng sợi nhỏ và nối với nhau thành sợi chỉ dài.
Người phụ nữ luôn se lanh, nối lanh vì thế không ngạc nhiên khi ta thường gặp người
phụ nữ Mông luôn mang theo cuộn lanh, túi lanh bên mình khi đi trên đường, đi chợ
huyện, hay lúc nghỉ trên nương. Những cây lanh này được các cô gái H’Mông chăm
chỉ mang về tước vỏ, phơi khô, se lanh thành sợi, nhuộm màu, dệt nên những tấm vải
thổ cẩm đa sắc màu. Sau công đoạn nối sợi lanh, người ta mắc các sợi lanh vào khung
quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Để làm cho sợi lanh trắng, cuộn lanh được
luộc trong nước tro. Lanh được luộc qua nước sôi rồi lại vớt ra, trằm đi, trằm lại
khoảng 5 đến 7 lần. Khi sợi lanh trở nên mềm mại, chắc chắn và có màu trắng thì mang
phơi rồi dùng guồng chia sợi trước khi mắc vào khung cửi để dệt. Khi sợi đã chuẩn bị
sợi xong, việc dệt vải sẽ được bắt đầu.
2.5.2. Quy trình nhuộm vải
Trang phục của người Mông đen được làm từ cây lanh, tuy nhiên chất liệu tạo ra
màu trong trang phục lại là cây chàm. Cây chàm được người Mông đen trồng thành
từng khóm xung quanh nhà hoặc ở vùng núi đá. Thời điểm trồng vào tháng 2 âm lịch

12
và thu hoạch vào tháng 7 âm lịch. Chàm cất về được ngâm vào thùng nước, nếu thấy
thân, lá rữa hết thì vớt ra.
Trong quá trình ngâm, để nhựa chàm lắng xuống đòi hỏi phải có chất xúc tác là
vôi. Chỉ riêng kỹ thuật đốt vôi đã là một nghệ thuật của người Mông đen mà không
mấy dân tộc làm được, từ việc chọn nguồn đá đập, đá đào, lò đốt vôi, pha vôi. Tất cả
đều được tiến hành một cách tỉ mỉ và theo những nguyên tắc đã được lưu giữ từ nhiều
đời này.
Đó không chỉ là những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình sản xuất mà
còn là những nghi lễ mang nặng tính tâm linh. Phải chọn những nhũ đá hoặc tảng đá
vôi xốp lỗ chỗ để có vôi chất lượng cao, phải chọn cành củi cứng để có nhiệt độ cao,
còn xếp đá phải xếp những khối đá tảng phía đáy lò trước khi xếp những hòn đá nhỏ
lên trên để đảm bảo thông khí cho vôi chín đều hơn.

Ảnh: Người H’mông nhuộm vải https://vovlive.vn/vi-sao-trang-phuc-nguoi-mong-o-sapa-lai-


mau-den-43003.html (Sưu tầm ngày 21/11/2021).
Sau khi cô chàm xong tùy thuộc vào lượng vải dệt lụa nhiều hay ít mà sẽ pha tỷ
lệ nhựa tràn phù hợp, trước khi cho vải vào nhuộm, bỏ các cục nhựa chàm đã được cô
vào thùng, sau đó đổ nước vào, chú ý là phải lấy loại nước sạch và một tỷ lệ vôi hợp lý
rồi quấy đều cho nhựa chàm sống lại.

13
Để cho vải bền chắc và giữ được màu chàm, người phụ nữ Mông phải dùng hai
hòn đá đã được mài thật phẳng và nhẵn, dùng sáp ong đặt lên lòng hòn đá đó rồi miết
xuống tấm vải cho sáp ong bưng kín và những khe hở của đường dệt và tạo độ bóng
trên bề mặt tấm vải.
2.6. CẤU TẠO TRANG PHỤC
2.6.1 Trang phục nữ
Một bộ trang phục truyền thống của nữ người Mông Đen gồm: Váy, áo xẻ ngực,
yếm lưng, có tấm vải che phía trước và tấm vài nhỏ che phía sau, thắt lưng, khăn quấn
đầu, chân vấn xà cạp.
2.6.1.1. Áo
Trong các nhóm H’mông, có lẽ áo phụ nữ nhóm này là ngắn nhất. Áo 3 thân,
hai nẹp áo vòng lên cổ áo tròn được trang trí hoa văn rộng chừng 3 - 4 cm, có thể là
đăng ten màu hoặc vải hoa. Áo có cúc bên nách, cổ tay áo có trang trí hoa văn hình
dích dắc quả tram bằng chỉ màu. Chỗ khâu nối giữa thân trước và thân sau để xẻ tà
khoảng một gang từ gấu áo lên và cổ tay áo cũng thêu hoa văn đẹp mắt. Khi mặc trang
phục gấu áo không giấu vào trong váy mà mặc xòe ra ngoài, áo không có cúc mà vắt
chéo lên nhau, sau đó dùng dải thắt lưng có thêu hoa văn thắt ngang để giữ áo khỏi xòe
ra. Vào dịp lễ tết hoặc khi cô dâu về nhà chồng còn mặc thêm một chiếc áo dài, may
theo kiểu xẻ ngực, nẹp ngực đắp miếng vải xanh, đỏ, trắng vạt trước ngắn hơn vạt sau.
2.6.1.2. Váy
Váy thường là váy đen như của người Mông Trắng, nhưng chỉ ngắn đến đầu gối.
Đặc điểm phân biệt váy của người H’mông đen với các nhóm H’mông khác là in hoa
văn sáp ong, ít thêu thùa hơn H’mông hoa. Gấu váy trang trí hình vuông, tam giác hoặc
đường thẳng song song. Màu chủ đạo của tổng thể bộ trang phục là màu đen.
2.6.1.3. Yếm
Là áo xẻ ngực nên phụ nữ Mông Đen thường mặc yếm. Cổ yếm thêu hoa văn,
hai bên cổ yếm đính mỗi bên 1 - 2 đồng bạc trắng. Khi mặc, hoa văn giữa áo và yếm
tạo được sự hài hòa giữa áo trong và áo ngoài.
2.6.1.4. Xà cạp

14
Xà cạp thường là miếng vải đen dài chừng một sải tay gấp lại dùng để cuốn
quanh bắp chân, hai đầu miếng vải có hai dây buộc màu đỏ thêu hoa văn. Màu đen của
trang phục kết hợp với những hoa văn sặc sỡ trên nẹp áo, cổ áo… tạo điểm nhấn nên
bộ trang phục truyền thống của phụ nữ người Mông Đen khiến cho trang phục dù chủ
yếu là màu đen nhưng lại sinh động và ấn tượng, tạo cho người mặc vẻ đẹp khỏe khoắn.

Trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Mông Đen tại xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao
Bằng). (Nguồn: https://dantocmiennui.vn/net-dep-trong-trang-phuc-truyen-thong-phu-nu-mong-den-o-
cao-bang/169651.html (Sưu tầm ngày 21/11/2021)
2.6.2. Trang phục nam
Nhìn chung trang phục nam giới H’mông tương tự như nữ giới nhưng luôn ưu
tiên ở sự đơn giản và tiện lợi. Thêm vào đó, có sự khá thống nhất trong trang phục nam
giới giữa các nhóm H’mông. Hầu hết đều gồm: quần; áo cánh ngắn ngang người hoặc
thắt lưng, thân hẹp, ống tay hơi rộng; thắt dây và khăn đội đầu.
2.6.2.1. Áo
Áo của nam giới người H’mông được coi là nét độc đáo hơn cả. Aó rất ngắn,
phía trước chỉ đủ che một phần ngực, còn một khoảng bụng từ gấu áo xuống cạp quần
vẫn để hở và mặc chiếc áo lót bên trong màu trắng dài hơn áo ngoài.
Là loại áo màu đen( vào dịp lễ Tết là trắng, xanh, thêu hoa), chất liệu thường là
vải lanh có dạng chữ T thân hẹp, độ dài ngang sườn hoặc quá thắt lưng, cổ áo thêu hoa,
ve áo song song đính khoảng năm hàng khuy vải nằm ngang giữa hai thân áo, đôi khi
là hai vạt vắt chéo và đơm khuy nách. Cổ tròn đứng, khoonh có cầu vai, xẻ tà hai bên
hông.

15
Áo của nam giới có những nét nổi bật như: hai vạt trước may trung gian giữa 2
kiểu xẻ nách và xẻ ngực. Tuy 2 vạt trước nhưng cài khuy áo hơi lệch sang phía ngực
phải, gần cửa tay cũng đáp thêm một đoạn vải màu thêu hoa văn trang trí.
Phân loại:
+ Loại bốn thân xẻ ngực, có bốn túi( 2 túi trên, 2 túi dưới) và không trang trí.
+ Loại năm thân có đọ dài qua mông và xẻ nách được trang trí những đuong.
Đối với ống tay, chia làm hai phần và rộng, được trang trí những đường vằn ngang, tùy
vào nhóm người mà ống tay liền có cùng chất liệu, màu sắc hoặc được gắn thêm các
mảnh vải, miếng thêu có màu sắc và chất liệu khác nhau.
2.6.2.2. Quần
Chất liệu bằng vải bông được may theo kiểu chân què, đũng rộng, ống quần vừa
phải, kéo đến mắt cá chân, cạp can, màu đen. Các thiết kế trong trang phục nam giới
người H’mông đều phục vụ cho mục đích rất thực tế như leo đồi, núi và múa khèn
được dễ dàng. Thêm vào đó còn có chiếc thắt lưng ( còn gọi là lăng dua la) mang nhiều
ý nghĩa khác nhau. Điều đặc biệt ở quần nam là cách khâu ghép ống đũng vào nhau rất
kĩ thuật.
2.6.2.3. Khăn và mũ
Nam giới H’mông đầu thường chít khăn, khi biểu diễn nghệ thuật họ thường vấn
khăn buộc sau gáy. Ngoài ra còn đội mũ gồm các loại mũ quả dưa tám miếng màu đen
hoặc thêu, đính các vòng họa tiết xung quanh mũ hay trên đỉnh cắc bạc; mũ lưỡi trai
ngắn sát đầu và mũ bốn vành khi lạnh để xuôi, khi nóng gập lên gọn gàng trên đầu.
Đặc biệt, chiếc mũ nồi là một phần quan trọng trong bộ trang phục truyền thống của
nam giới người H’mông, chính điểm này đã tạo cho đàn ông của dân tộc này một sắc
thái riêng. Ngoài tính thẩm mỹ thì mũ nồi rất phù hợp với trời rét, gọn nhẹ, linh hoạt
khi vui chơi, sản xuất. Khi đội mũ nồi, người ta thường đội hơi lệch về một bên, tôn lên
phong cách người đàn ông.
Bên cạnh những phần trên, nam giới người H’mông đi giày vải thuận tiên cho đi
lại, làm việc và biểu diễn nghệ thuật.

16
2.7. Ý NGHĨA HOA VĂN TRÊN TRANG PHỤC
Từ giá trị căn bản là bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, người H’Mông luôn đề cao
giá trị có kết cộng đồng. Trong ý thức cộng đồng, người H’Mông có nét đặc thù là đề
cao cộng đồng huyết thống (gia đình, dòng họ) hơn cộng đồng láng giềng. Đặc điểm
này phản ánh đậm nét trong các hoa văn trên trang phục. Hoa văn con sên biểu hiện
của tình thân, sự thịnh vượng cho gia đình. Hình xoắn đối ngược của nó hay hai con
sên cho sự phát triển và hòa hợp giữa hai dòng họ. Viên kim cương, hình vuông ý chí
bàn thờ ông bà trong nhà cho sự bảo vệ của tổ tiên trước con cháu. Hoa văn lưỡi câu
cầu chúc cho cô gái lấy được chồng tốt. Một số hoa văn tiêu biểu đặc trưng cho mối
quan hệ giữa đời sống vật chất và tinh thần như hoa văn con hổ, con rồng biểu hiện cho
quyền lực. Ở vùng cao nương bí, nương dưa với những hoa dưa, hoa bí luôn là hình
ảnh quen thuộc của người H’Mông, nhà nào cũng trồng dưa, trồng bí. Quả bí, bầu là
hình tượng sản sinh ra dân tộc, các dòng họ. Quả bí còn sinh ra các dũng sĩ tài ba trong
truyện cổ tích thần kỳ của người H’Mông.

Họa tiết gấu váy, gấu áo: https://mythuatms.com/hoc-ve-bst-hoa-tiet-tho-cam-12-dan-toc-viet-


nam-d2525.html (Sưu tầm 8/11/2021)
Hoa văn con rết biểu hiện được mọi người kính trọng và tài chữa bệnh. Hoa văn
hình tam giác, cái răng, vảy cá, hàng rào giúp lưu giữ linh hồn tốt, xua đuổi tà ma. Hoa
văn ngôi sao tám cánh biểu tượng của bát tinh cát tường. Cùng nhiều hoa văn chỉ vũ trụ,
mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian mong ước trời an vật thịnh, mùa màng bội
thu. Mũ trẻ nhỏ H’Mông hoa ở Mường Khương, ở đỉnh đầu có thêu hình mào gà trống,
theo quan niệm của người H’Mông gà trống là một biểu tượng của vị thần cửa – chống
ma ác vào nhà, bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.

17
Họ coi những màu sắc này sẽ mang đến may mắn, ấm no, hạnh phúc. Họa tiết
trong trang phục của người Mông chủ yếu là hoa văn hình xoắn ốc, trái tim, hình
vuông, chữ nhật, zích zắc và một số biểu tượng gắn liền với cuộc sống như: sấm chớp,
dụng cụ lao động, con vật, các loài hoa… được thể hiện qua từng đường nét uốn lượn
trên thân áo, váy nhằm thể hiện sùng bái vạn vật bao quanh, mùa màng thuận lợi, sung
túc.

Họa tiết trên áo: https://mythuatms.com/hoc-ve-hoa-van-trang-tri-cua-nguoi-hmong-


d2259.html?fbclid=IwAR1d82JXRil1GcJ0ISdrnmCeCHrZCvrBstZhwkgzle81T6RZqGTATrtZRgg
(Sưu tầm 9/11/2021)
Có vòng bạc, có hoa tai là niềm mơ ước của bao cô gái Hmông khi đến tuổi dậy
thì. Khi đi lấy chồng, vòng bạc hoa tai là những món hồi môn không thể thiếu của bố
mẹ tặng cho cô dâu, chú rể. Không có khuyên tai mất đi sự duyên dáng của người phụ
nữ Hmông. Các họa tiết này đều được thể hiện trên trang phục của phụ nữ, còn thể hiện
trên các tấm khăn treo tường. Người mẹ dạy cho con gái phải tự làm tốt các công việc
trong gia đình, tự tay vẽ các hoa văn trên trang phục, để thể hiện sự sáng tạo, khéo tay,
kiên trì của người phụ nữ Hmông. Khác với hoa văn khuyên tai, hoa văn này được vẽ
một mình chứ không vẽ ở dạng đối xứng. Họa tiết này thường được thể hiện trên trang
phục của người phụ nữ Hmông.

18
Thể hiện 4 cột trong gian nhà chính của người Hmông tượng trưng sức mạnh
của người đàn ông trong gia đình. Họ luôn là người trụ cột trong các công việc lớn,
như thể hiện sức mạnh vào rừng lấy gỗ làm nhà, dựng vợ, gả chồng cho con.
Hàng ngày cả gia đình người Hmông phải lên làm nương rẫy, khi mặt trời lặn
trở về nhà người phụ nữ lại phải vất vả chuẩn bị bữa ăn cho cả gia đình. Trước đây còn
có sự phân biệt trong gia đình: khi bữa cơm được dọn ra thì người bố và con trai ăn
riêng một mâm trước, sau đó vợ, con dâu và những người phụ nữ trong gia đình mới
được ăn ở mâm riêng. Cái sâu xa của hình vẽ này là ước muốn không có sự phân biệt
trong bữa cơm và trong gia đình nói chung. Ngày nay, tục lệ ăn riêng này không còn
nhưng phụ nữ Hmông vẫn vẽ họa tiết này như một biểu tượng cho sự đoàn kết vui vẻ
trong mâm cơm gia đình.

Họa tiết trên váy: https://mythuatms.com/hoc-ve-hoa-van-trang-tri-cua-nguoi-hmong-


d2259.html?fbclid=IwAR1d82JXRil1GcJ0ISdrnmCeCHrZCvrBstZhwkgzle81T6RZqGTATrtZRgg
(Sưu tầm 9/11/2021)
Hoa văn mâm cơm thể hiện chỗ ngồi của ông bà, bố mẹ, con cái trong mâm cơm
của người Hmông. Với bố cục đan xen chắc chắn và nhiều tầng từ trong ra ngoài, họa
tiết này mang trong nó sự gắn kết chặt chẽ như ước muốn của người phụ nữ Hmông
cho gia đình luôn hòa hợp, vững chắc.
Mô típ quả trám với bốn hình xoắn ốc có thể được hiểu rộng từ ý nghĩa “mâm
cơm” để bao hàm tình đoàn kết trong một gia đình hoặc cộng đồng. Trong hoa văn này,
người vẽ thêm một tầng hoa văn Pòng Xua, một loài dương xỉ mọc nhiều tại bản của

19
người Hmông, bên trong lớp tường rào. Nhà truyền thống của người Hmông thường có
bức tường bằng đá làm hàng rào bao quanh. Các tầng họa tiết này vừa tô điểm cho cả
hoa văn, vừa tái hiện cách người Hmông tạo các tầng bao bọc để bảo vệ gia đình và
cộng đồng của họ.
Hoa văn thứ ba phần nào mang tính tâm linh, bởi khi gia đình có người ốm phải
đón thầy mo đến cúng, thầy mo thường yêu cầu treo lá thuốc trước cửa để không cho
người lạ vào nhà. Bốn chiếc lá ở bốn góc được người vẽ lấy cảm hứng từ đó mà ra. Sự
kết hợp của yếu tố tròn và vuông phản ánh cách người Hmông quan niệm về trời đất,
vũ trụ và âm dương trong văn hóa Hmông.
Các đường nét trên trang phục của người Mông không chỉ là họa tiết thông
thường để trang trí, nó còn có ý nghĩa kết nối quá khứ với hiện tại và những ước vọng,
cảm xúc trong cuộc sống, để nhắc nhở nhau nhớ về lịch sử, văn hoá truyền thống của
dân tộc. Bà Sùng Thị Máy, Phó Giám đốc HTX Dệt lanh xã Cán Tỷ (Quản Bạ), chia sẻ:
Người Mông thường sống trên những triền núi cao nên họ chọn gam màu sắc sặc sỡ
(xanh, đỏ, tím, vàng). Họ coi những màu sắc này sẽ mang đến may mắn, ấm no, hạnh
phúc. Qua đó, cũng thể hiện những khát vọng về một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Ý nghĩa của toàn trang phục hầu hết được thể hiện qua hoa văn trên đó.
2.8. SO SÁNH VÀ MỞ RỘNG
2. 8.1. So sánh ngành H’mông đen với các ngành H’mông khác
2.8.1.1. Giống
Tuy có 4 nhóm H’mông khác nhau, nhưng về ngôn ngữ và văn hoá cơ bản giống
nhau, sự khác nhau giữa các nhóm chủ yếu là dựa trên trang phục phụ nữ.
Trang phục cổ truyền của người phụ nữ H’mông gồm: váy, áo xẻ ngực, yếm
lưng, có tấm vải che phía trước và vuông vải nhỏ che lưng phía sau, thắt lưng, khăn
quấn đầu, chân vấn xà cạp. Váy hình nón cụt, xếp nhiều nếp xoè rộng.
2.8.1.2. Khác
Phụ nữ H’mông Trắng mang trang phục váy trắng, áo xẻ ngực có thêu hoa văn ở
cánh tay và yếm lưng, cạo tóc xung quanh và để chỏm lớn ở đỉnh đầu, quấn khăn vành
rộng.

20
Phụ nữ H’mông Hoa mang trang phục váy màu chàm, có thêu hoa ở gấu váy, áo
xẻ nách, trên vai và ngực có cạp thêm vải màu, thêu hình hoa văn con ốc. Phụ nữ
H’mông Hoa để tóc dài quấn quanh đầu, sau đó còn quấn thêm tóc giả.
Phụ nữ H’mông Đen mang trang phục váy màu chàm, có in hoa văn ở gấu, ngắn
hơn váy Hmông Hoa, mặc áo xẻ giữa ngực, thêu hoa văn ở cánh tay và hò áo.
Phụ nữ Hmông Xanh mang trang phục váy hình ống màu chàm, gấu váy thêu
hoa văn hình chữ thập trong hình các ô vuông, áo mở chếch ngực xẻ thẳng về bên trái,
cài một cúc, cánh tay áo đắp thêm những miếng vải màu đỏ và cổ tay áo có thêu hoa
văn. Người H’mông Xanh, con gái để tóc xoã ngang vai, khi lấy chồng mới quấn tóc
lên đỉnh đầu và dùng lược móng ngựa cặp ngược tóc về phía trước, trùm khăn trên đầu.
2.8.2. So sánh trang phục H’mông của Việt Nam và Miêu của Trung Quốc
2.8.2.1. Giống
Trang phục của người H'mông và người Miêu đều được làm thủ công, do chính
họ tự làm từ khâu dệt vải, may vá đến thêu thùa.
Màu sắc chủ đạo đều là: đen, đỏ, vàng, trắng, xanh
2.8.2.2. Khác
H’mông Miêu
Trang phục của người phụ nữ Trang phục của phụ nữ người Miêu
thường đi kèm với khăn đội đầu, thắt thường được kết hợp với vô số trang sức
lưng, xà cạp, vòng cổ, vòng tay, hoa tai, lấp lánh trên đầu, cổ, cổ áo, vòng tay, phụ
nhẫn, xà tích kiện bạc và được trang trí với kim tuyến
màu sáng, hoạ tiết thêu tỉ mỉ
Phụ nữ H'mông thường mặc áo tứ Váy của phụ nữ người Miêu có từ
thân, xẻ ngực và không cài nút, gấu áo 30-40 lớp, chúng được trang trí với kim
không khâu hoặc cho vào trong váy. Váy tuyến sáng màu, họa tiết thêu tỉ mỉ và các
là loại kín, nhiều nếp gấp, rộng, xòe ra mũi khâu chữ thập khéo léo. Tất cả đều
thành hình tròn. Người phụ nữ H’mông được nhuộm theo lối batic - bôi sáp lên để
thường mặc váy cùng tạp dề mang trước tạo hoa văn.

21
bụng, phủ xuống chân. Phần hoa văn trang
trí là miếng vải hình tam giác cân phía
trên, miếng hình chữ nhật là màu chàm
đen, kích thước tùy từng bộ phận người
H’mông
Hiện nay, Vẫn còn đến 36% trang Trước đây, trang phục của người
phục của người H’mông là được thêu tay. Miêu đều là do phụ nữ tự làm. Tuy nhiên
Mỗi người phụ nữ H’mông đi lấy chồng hiện nay hơn 90% trang phục của họ đều
đều chuẩn bị ít nhất hai bộ váy đẹp nhằm được thêu bằng máy. Hơn nữa, chiếc váy
biểu trưng cho giá trị của bản thân. Thêu thêu tay hiện không còn quan trọng như
tay như một nét đẹp văn hóa và phát triển một phần trong của hồi môn của phụ nữ
như bộ môn quảng bá du lịch tại một số Miêu nên rất ít phụ nữ Miêu sẵn sàng ở
địa điểm như Sapa. nhà để học thêu tay.

3. PHẦN KẾT LUẬN


Trang phục là sợi dây liên kết, chỉ đường dẫn lối cho người chết được trở về với
tổ tiên. Người Mông quan niệm chết không phải là hết, chỉ là kết thúc ở cuộc sống hiện
tại và mở ra một cuộc sống mới - cuộc sống ở thế giới tổ tiên. Trang phục của người
Mông nói chung và người H’mông đen nói riêng không chỉ hữu dụng trong đời sống
mà còn phản ánh tư duy mỹ thuật dân gian, khẳng định trình độ thẩm mỹ và sự sáng
tạo phong phú. Trang phục của người Mông đen khi càng đi sâu nghiên cứu, càng thấy
ngỡ ngàng trước sự tạo tác độc đáo, từ chỗ chi tiết cụ thể đến trừu tượng và cách điệu
hóa hình tượng. Điều đó phản ánh đúng quy luật phát triển của tư duy con người, từ tư
duy cụ thể đến tư duy trừu tượng khoa học. Quá trình nhận thức đó đi từ thấp đến cao
và phản ánh một sự phát triển liên tục từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao của lưu
truyền nghệ thuật trang trí dân gian, chứ không phải sự vay mượn hay tiếp thu sau này.
Đây là kết quả lao động trí óc đầy sáng tạo và tâm huyết trong cả một quá trình lâu dài,
liên tục của người Mông trong một văn hóa nhất định. Họ ý thức được việc lưu truyền
vốn nghệ thuật của từng ngành Mông, tạo dấu ấn rõ nét và không lẫn với các ngành

22
khác trong cùng tộc người và có những đột phá về kỹ thuật tạo tác mà các dân tộc khác
không có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. (Kiều, Trang, 2018) https://www.slideshare.net/trongthuy2/luan-van-phat-
huy-gia-tri-trang-phuc-truyen-thong-nguoi-san-diu-
hay?fbclid=IwAR2GUK1DrPsGink2KyfhxGBZecQYHG5C--
Y9Vmq9Mg6yDrFYBLPwTK9nAGk
2. (Trần, T.Vĩnh, 2003) https://tailieu.vn/doc/de-tai-nghien-cuu-va-phuc-che-
trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-chau-ro-
1752183.html?fbclid=IwAR1tJrHmMD10O2pvQeYyEYI-
7jpu952xZzur1W8Pcg0CL5vZLNwM9XmTbeg
3. (Phan, T.T.Hường, 2014) https://www.slideshare.net/trongthuy2/chuyen-de-
trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-dao-diem-cao-
hot?fbclid=IwAR1gLTe8i66ICoI4vaZKlYiYSjWEvikVOccEC3HrWUtxx1EclIaZHjIn
t50
4. (Mai, V,Tăng, 2019) https://baodaklak.vn/channel/9803/201903/doc-dao-
trang-phuc-truyen-thong-cua-phu-nu-mong-5623205/?fbclid=IwAR0lA8U-
Rr5pdHggVdHYBxHz3mB8RcI-3lOz48sgzphl9mz3LcwtTz6V9Y0
5. https://sites.google.com/site/vanhoa54dantocvietnam/home?fbclid=IwAR0P
dw-UA95vey2Ox_Wt0hkGc2RhH1pmntgU8QcmWoLz4ppEDAHCx_s10qA
6. (Đỗ, V.M.Ngọc, 2019) https://toquoc.vn/bao-ton-hoa-van-hoa-tiet-tren-
trang-phuc-cac-dan-toc-nhom-hmong-dao-
20190628083443921.htm?fbclid=IwAR3PvjnBQdr3stvSTCJew0-
ipkIRdj8xxMEtf9LPuBvXq2nhh9p7osqgQYc
7. (Lê, Hồng, 2021) https://soyte.sonla.gov.vn/4/469/61724/619701/tin-van-
hoa-xa-hoi/-net-dep-trang-phuc-dan-toc-h-mong
8. (Tô, Tuấn, 2019) https://vovworld.vn/vi-VN/sac-mau-cac-dan-toc-viet-
nam/dac-trung-trang-phuc-cua-phu-nu-dan-toc-mong-trang-ha-giang-760706.vov
23
9. https://123docz.net/document/4177042-trang-phuc-dan-toc-
mong.htm?fbclid=IwAR2MRQbdoSRlTTMRpA_NrieoQl8j
10. (Lâm, T.T.Xuân, 2012) https://www.academia.edu/15433966/Hoa
v%C4%83n_h%E1%BB%8Da_ti%E1%BA%BFt_tr%C3%AAn_trang_ph%E1%BB%
A5c_ng%C6%B0%E1%BB%9Di_Hmong?pop_sutd=true
11. (2021) https://zipit.vn/chat-lieu-trang-phuc-dan-toc-
mong/?fbclid=IwAR1wj4AlOKYll9-irDoczjigmS7ZQIgT8m9zNeH8aNFfA-
Xec5SwtTWkHWc
12. (Vương, Mai, 2019) http://baohagiang.vn/van-hoa/201903/y-nghia-hoa-van-
tren-trang-phuc-phu-nu-mong-
742182/?fbclid=IwAR1O6Z1bbwfFzN1u44k1TIUj8LvhnEz0q2OYot-
ksRPFZQTbETWgsbwejPs
13. (2011) http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Trang-phuc-HMong-doa-ky-hoa-
tren-
vai/119049.vgp?fbclid=IwAR2bKm7R9Ua53KJkBkIFvzBBlRCDHmc5Dgn8YLmrFB
yYlE8Z9UouEZeruxo
14. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%27M%C3%B4ng -
Tham_kh%E1%BA%A3o
15. (Nguyễn, T.K.Voanh, 2017)
http://www.baotangphunu.com/index.php?option=com_content&view=article&id=312
:2017-03-03-04-55-57&catid=47:nhan-vt-s-kin&Itemid=70
16. https://mythuatms.com/hoc-ve-hoa-van-trang-tri-cua-nguoi-hmong-
d2259.html
17. https://mythuatms.com/hoc-ve-bst-hoa-tiet-tho-cam-12-dan-toc-viet-nam-
d2525.html
18. (Đinh, Tài, 2020) https://vovlive.vn/vi-sao-trang-phuc-nguoi-mong-o-sapa-
lai-mau-den-43003.html
19. (Nguyễn Lê, 2018) https://baodantoc.vn/nghe-thuat-theu-tay-cua-dan-toc-
mieu-o-trung-quoc-17431.htm

24
20. https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/nghe-thuat-theu-tay-va-
trang-phuc-cua-dan-toc-mieu-o-trung-quoc.html
21. http://dulichhobabe.com/vn/gioi-thieu/trang-phuc-dan-toc/nhom-dan-toc-
hmong.aspx
22. (Nguyễn, Thúy, 2020) https://checkintravel.vn/blog/trang-phuc-doc-dao-cua-
nguoi-h-mong/

25

You might also like