You are on page 1of 86

SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H

TRONG DẠY HỌC

vectorstock.com/28062378

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

SÁNG KIẾN SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H


TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6 MỘT SỐ NỀN VĂN
MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC
NĂM 1858) (LỊCH SỬ 10 – KẾT NỐI TRI THỨC)
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NAM ĐÀN 2

AL
CI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

FI
LĨNH VỰC: LỊCH SỬ

OF
ĐỀ TÀI
SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ
ƠN
ĐỀ 6 “MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT
NAM (TRƯỚC NĂM 1858)” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH
NH

(Lịch sử lớp 10 – Kết nối tri thức và cuộc sống)


Y
QU

Tác giả: Nguyễn Thị Quý. Tổ xã hội. sđt


Nguyễn Thị Thu Hiền. PHT. sđt
M

NĂM HỌC: 2022 – 2023


Y
DẠ
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

L
PHẦN I. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1

A
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU........................................................................................... 2

CI
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................. 2
1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 2

FI
2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 2
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 3

OF
VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................. 3
VII. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 4
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................... 4

ƠN
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 5W1H ........................................................................... 4
1.1.2. Ưu điểm, hạn chế của Kỹ thuật 5W1H ..................................................................... 5
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................................. 5
NH

1.2.1. Thực trạng việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong trường THPT hiện nay ...... 5
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên............................................................................... 7
1.2.3. Những vấn đề đặt ra................................................................................................... 7
CHƯƠNG II. SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6
Y

“MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (TRƯỚC NĂM
QU

1858)” ........................................................................................................................ 8
2.1. Những yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT .. 8
2.2. Quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ................. 8
2.3. Vị trí và cấu trúc của Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước
năm 1858) trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 (Sách kết nối tri thức với cuộc sống) . 9
M

2.4. Những năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh thông qua Chủ đề 6 “Một
số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)” ............................................. 9

2.5. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất nước
Việt Nam (trước năm 1858) ............................................................................................... 11
2.5.1. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Khởi động ................................ 11
2.5.2. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Hình thành kiến thức mới ........ 15
Y

2.5.3. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Luyện tập ................................. 26
2.5.4. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Vận dụng ................................. 27
DẠ

2.5.5. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hướng dẫn học sinh tự học. ...................... 29
2.5.6. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong tiết thực hành lịch sử của chủ đề .............. 29
2.5.7. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong kiểm tra, đánh giá. .................................... 38

2
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 48
3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm. .......................................................................... 48
3.2. Nội dung, đối tượng, phương pháp thực nghiệm. ...................................................... 48

L
3.3. Tiến hành thực nghiệm. .............................................................................................. 48

A
3.4. Kết quả thực nghiệm................................................................................................... 48
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 50

CI
3.1. Kết luận....................................................................................................................... 50
3.2. Kiến nghị .................................................................................................................... 50

FI
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

L
- THPT: Trung học phổ thông

A
- GD – ĐT: Giáo dục – Đào tạo
- BGH: Ban giám hiệu

CI
- BCH: Ban chấp hành
- NQ: Nghị quyết

FI
- GV: Giáo viên

OF
- HS: Học sinh
- THCS: Trung học cơ sở
- THPT: Trung học phổ thông

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
PHẦN I. MỞ ĐẦU

L
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

A
Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị BCH Trung ương
khóa XI và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội đã khẳng

CI
định phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

FI
Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Quốc hội, trong những năm vừa qua,
toàn ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới bao gồm đổi mới về chương trình, về
sách giáo khoa, đổi mới phương pháp, kỹ thuật dạy học, kiểm tra, đánh giá…trong

OF
đó, trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực của học sinh. Việc vận dụng các hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy
học sao cho đạt hiệu quả cao nhất theo yêu cầu của mục tiêu giáo dục là một trong
những cách đổi mới thiết thực nhất.

ƠN
Quá trình dạy học Lịch sử ở trường THPT là một quá trình tổng hợp của
nhiều yếu tố tạo thành: mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung dạy học, hình thức tổ
chức, phương pháp, kỹ thuật dạy học, phương tiện dạy học, hoạt động của thầy và
trò, môi trường học tập, kiểm tra đánh giá… Các yếu tố này có mối quan hệ tác
NH
động qua lại với nhau theo quan hệ hai chiều. Mỗi yếu tố luôn có vị trí, vai trò nhất
định trong quá trình dạy học. Chất lượng dạy học của môn học ở cấp THPT chỉ có
thể thay đổi căn bản khi chúng ta làm thay đổi các yếu tố đó một cách đồng bộ theo
hướng tích cực.
Y

Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 cũng đã xác định rõ:
Môn Lịch sử có sứ mệnh giúp học sinh hình thành và và phát triển năng lực Lịch
QU

sử, đồng thời góp phần hình thành những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung
được xác định trong Chương trình tổng thể. Môn Lịch sử còn hình thành, phát triển
cho học sinh tư duy Lịch sử, tư duy hệ thống, kỹ năng khai thác và sử dụng các
nguồn sử liệu, nhận thức và trình bày lịch sử trong logic lịch đại và đồng đại, kết
nối quá khứ và hiện tại. Để thực hiện được những nhiệm vụ, mục tiêu đó, trong quá
M

trình dạy học, đối với mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử giáo viên phải giúp học sinh
có hiểu biết đầy đủ những thông tin cơ bản cũng như bản chất của sự kiện. Để đạt

được điều đó, cần phải rèn luyện cho học có tư duy rõ ràng, hệ thống thông qua
việc trả lời được các câu hỏi: Sự kiện đó diễn ra ở đâu? Diễn ra khi nào? Kết quả, ý
nghĩa như thế nào? Vì sao xẩy ra sự kiện đó?...
Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới nêu trên, những năm gần đây, việc đổi mới
Y

chương trình, nội dung và phương pháp, kỹ thuật dạy học đã được đẩy mạnh.
Nhiều kỹ thuật dạy học tích cực đã áp dụng vào dạy học như: kỹ thuật mảnh ghép,
DẠ

kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật khăn phủ bàn, kỹ thuật 5W1H, kỹ thuật
KWL…Trong đó, kỹ thuật 5W1H tương đối mới mẻ và sử dụng khá hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Nam Đàn 2, bản thân tôi và các
giáo viên trong nhóm Lịch sử đã áp dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực, trong đó
1
có kỹ thuật 5W1H. Từ thực tiễn dạy học, chúng tôi nhận thấy kỹ thuật 5W1H có
nhiều ưu điểm và phù hợp đối với bộ môn Lịch sử. Đặc biệt, năm học 2022-2023
là năm đầu tiên áp dụng Chương trình phổ thông 2018 đối với lớp 10. Trong đó,

L
nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 10 được xây dựng theo các chủ đề, có
những chủ đề chiếm thời lượng lớn, có những chủ đề hoàn toàn mới. Vì vậy, giáo

A
viên cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học giúp học sinh nắm vững kiến

CI
thức một cách hệ thống, logic, tư duy mạch lạc. Kỹ thuật dạy học 5W1H là một
trong những lựa chọn phù hợp mang lại hiệu quả tốt trong quá trình dạy học
chương trình môn Lịch sử lớp 10.

FI
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài SKKN “Sử dụng
kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước
Việt Nam (trước năm 1858)” nhằm phát triển năng lực và phẩm chất của học

OF
sinh (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống) với hy vọng góp phần thực
hiện thành công mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm các mục đích:
ƠN
- Giúp học sinh hiểu nguyên tắc tư duy sử học từ đó biết cách học bài Lịch
sử phù hợp, hiệu quả.
- Cụ thể hoá bài học thành hệ thống câu hỏi theo công thức 5W1H giúp học
NH
sinh dễ dễ học, dễ nhớ, nhớ lâu.
- Hiểu logíc giữa các yếu tố trong một sự kiện, vấn đề lịch sử; hiểu được mối
liên hệ giữa các vấn đề, sự kiện.
- Biết phân tích để hiểu bản chất, đánh giá đúng về sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Y

- Nhờ đó các em có đủ năng lực trả lời câu hỏi ở cả 4 mức độ: nhận biết,
thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao. Từ đó, giúp học sinh nắm vững kiến thức và
QU

phát triển được năng lực của bản thân.


III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
- Với đề tài này, đối tượng mà chúng tôi nghiên cứu là kỹ thuật 5W1H và các
M

biện pháp sử dụng kỹ thuật đó vào dạy học Chủ đề 6: Một số nền văn minh trên đất
nước Việt Nam (trước năm 1858) (Lịch sử lớp 10 - Kết nối tri thức và cuộc sống).

- Đối tượng chúng tôi áp dụng cho đề tài SKKN là học sinh lớp 10 trường
THPT Nam Đàn 2.
2. Phạm vi nghiên cứu
Y

Đề tài được thực hiện trong phạm vi trường THPT Nam Đàn 2 trong năm
học 2022 – 2023.
DẠ

IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU


Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu các tài liệu về kỹ thuật dạy học tích cực nói chung và kỹ thuật
2
5W1H nói riêng.
- Khảo sát về nhận thức và khả năng sử dụng kỹ thuật 5W1H của học sinh,
khảo sát thực trạng sử dụng kỹ thuật 5W1H của giáo viên trong quá trình dạy học.

L
- Từng bước giới thiệu và hướng dẫn học sinh làm quen với kỹ thuật 5W1H.

A
- Đề ra các biện pháp sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6: Một

CI
số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)
- Kiểm nghiệm hiệu quả đạt được và tính ưu việt của đề tài khi áp dụng
trong quá trình lên lớp.

FI
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp lý luận: Nghiên cứu lý luận về phương pháp, hình thức tổ

OF
chức dạy học, nghiên cứu kỹ thuật dạy học 5W1H, nghiên cứu chương trình, SGK
lịch sử lớp 10 Chương trình 2018.
- Phương pháp thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan
sát tìm hiểu đối tượng học sinh để tìm hiểu thực trạng sử dụng kỹ thuật dạy học

ƠN
5W1H ở trường THPT, đề xuất các biện pháp sử dụng khi dạy Chủ đề 6; tiến hành
thực nghiệm sư phạm, phương pháp thống kê toán học để xử lý, thống kê, phân
tích số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính hiệu
quả của các biện pháp đề tài đề xuất
NH
VI. TÍNH MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi nhận thấy
đề tài sẽ đem lại những điểm mới là:
- Đề tài đưa ra được những lý thuyết mang tính hệ thống, toàn diện về kỹ
Y

thuật dạy học 5W1H.


- Đề tài đề xuất được những giải pháp sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học
QU

Lịch sử nói chung và Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam
(trước năm 1858)” nói riêng.
- Thông qua việc áp dụng các giải pháp đã đề xuất vào thực tiễn dạy học, đề
tài cũng đã chứng tỏ được tính khả thi và góp phần vào quá trình đổi mới phương
M

pháp dạy học hiện nay.


VII. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bố cục của đề tài
gồm 3 chương:
Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương II. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học chủ đề 6: Một số nền văn minh
Y

trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)


DẠ

Chương III. Thực nghiệm sư phạm.

3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

L
1.1. Cơ sở lí luận

A
1.1.1. Khái niệm kỹ thuật dạy học 5W1H
Kỹ thuật dạy học 5W1H là kỹ thuật đặt câu hỏi bằng 6 dạng câu hỏi viết tắt

CI
bằng tiếng Anh (Câu hỏi là gì – What? Hỏi khi nào – When? Hỏi ai – Who? Hỏi ở
đâu – Where? Hỏi tại sao – Why? Và hỏi như thế nào – How?). Có thể nói, kỹ

FI
thuật tư duy 5W1H là dạng Sơ đồ tư duy đặc biệt và có khả năng ứng dụng cao đối
với nhiều môn học trong đó có bộ môn Lịch sử.

OF
ƠN
NH

Kĩ thuật tư duy 5W1H (gọi tắt là Sơ đồ 5W1H) thoạt nhìn rất đơn giản
Y

nhưng lại tỏ ra rất hiệu quả nếu chúng ta sử dụng một cách đúng đắn, khéo léo và
QU

thông minh. Trong quá trình dạy học, giáo viên giúp học sinh trả lời được 6 câu
hỏi theo sơ đồ trên đây, coi như đã gần như hoàn thành được yêu cầu kiến thức.
Khi vận dụng vào tư duy vấn đề lịch sử, 6 từ để hỏi trên cho ta các dạng câu hỏi
sau:
- WHERE? Sự kiện lịch sử này xảy ra ở địa điểm nào? Địa bàn phân bố?
M

- WHEN? Sự kiện lịch sử này xảy ra khi nào?


- WHO? Sự kiện này gắn với vai trò của ai? Do ai thực hiện? chống lại ai?

- WHAT? Bài này học về vấn đề gì? Sự kiện này có tên gọi là gì?
What else? Còn vấn đề gì nữa trong bài? Kế tiếp sự kiện này là sự kiện gì khác
xảy ra?
- WHY? Tại sao sự kiện đó xảy ra? Tại sao thất bại? Tại sao thắng lợi?
Y

- HOW?
+ How many? Sự kiện đó diễn ra với bao nhiêu hoạt động?
DẠ

+ How do you +V? Sự kiện diễn ra bằng cách nào?


+ How can + S + Vo? Sự kiện đó đạt được mức độ nào?
+ How +Adj + tobe? Tính chất, ý nghĩa của sự kiện, vấn đề đó như thế nào?

4
+ How do you feel? Cảm nhận, đánh giá về sự kiện, vấn đề lịch sử đó như thế
nào?
Dạy học với kỹ thuật 5W1H vừa giúp học sinh tích cực suy nghĩ để trả lời câu

L
hỏi, mặt khác trang bị cho các em một dạng công thức để tự học.

A
1.1.2. Ưu điểm, hạn chế của Kỹ thuật 5W1H

CI
* Ưu điểm
Sử dụng kỹ thuật 5W1H có nhiều ưu điểm, trong đó nổi bật là:
- Không mất quá nhiều thời gian, dễ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau

FI
như: vấn đáp, vẽ sơ đồ, lập bảng biểu, hoàn thành phiếu học tập.
- Mang tính tư duy logic cao với hệ thống 6 câu hỏi bao quát về một vấn đề, một sự

OF
kiện lịch sử từ dễ đến khó.
- Có thể sử dụng cho nhiều loại bài học khác nhau như bài kiến thức mới, bài ôn
tập, thực hành, luyện tập.
- Áp dụng được cho cả hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
ƠN
- Giúp HS hệ thống hoá kiến thức tốt, đặc biệt là trong việc ôn tập, tự học
- Việc sử dụng 5W1H đối với 1 vấn đề, một sự kiện còn giúp chúng ta có thể chi
tiết hóa các sự kiện vấn đề đó ra, giúp HS hiểu rõ sự kiện hơn, tư duy, nhận định
NH
một vấn đề được tốt hơn.
* Hạn chế
- Sự phối hợp của các thành viên khi hoạt động nhóm đôi khi bị hạn chế.
- Việc sử dụng đầy đủ 6 câu hỏi trong kỹ thuật 5W1H trong một sự kiện, vấn đề
Y

lịch sử sẽ khó thực hiện đối với những sự kiện, vấn đề lịch sử không trọng tâm. Vì
vậy đôi khi GV chỉ lựa chọn một số câu hỏi trong bộ câu hỏi 5W1H.
QU

- Sử dụng kỹ thuật 5W1H sẽ gặp khó khăn nếu tư liệu cung cấp cho HS không đầy
đủ, HS sẽ khó trả lời chính xác các thông tin theo 6 câu hỏi của công thứuc 5W1H.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Thực trạng việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong trường THPT
M

hiện nay
* Về phía giáo viên

Để có thông tin về mức độ sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H từ phía GV,
chúng tôi đã khảo sát 20 giáo viên thuộc các môn Xã hội trong trường và thu
được kết quả như sau:
Nội dung Số Tỷ lệ (%)
Y

GV
Sử dụng thường xuyên 2 10%
DẠ

Thỉnh thoảng sử dụng 4 20%


Ít khi sử dụng 11 55%
Chưa khi nào sử dụng 3 15%

5
Kết quả trển cho thấy đa số giáo viên ở trường THPT Nam Đàn 2 nói chung
và các giáo viên dạy môn Lịch sử nói riêng đều ra sức tìm tòi các phương pháp kỹ
thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, đối với kỹ thuật dạy học 5W1H, các giáo viên

L
vẫn còn thấy lạ lẫm. Có thể trong quá trình dạy học, các giáo viên đã đặt câu hỏi

A
thuộc một trong số các câu hỏi của 5W1H nhưng để sử dụng đầy đủ các câu hỏi
của 5W1H thì còn đang rất hạn chế. Vì vậy, việc dạy học đôi khi còn gặp khó khăn

CI
trong việc định hướng cho học sinh cách tư duy tự đặt và trả lời các câu hỏi dạng
5W1H.
* Về phía học sinh

FI
Để nắm được thông tin về thực trạng sử dụng kỹ thuật 5W1H trong học tập
từ phía HS, chúng tôi đã làm cuộc khảo sát về khả năng và mức độ sử dụng kỹ

OF
thuật 5W1H bằng công cụ google form. Nội dung câu hỏi như sau:
Câu 1. Khả năng sử dụng kỹ thuật tư duy 5W1H trong học tập của em như
thế nào?
A. Sử dụng thành thạo.
B. Biết sử dụng tương đối.
C. Chưa biết cách sử dụng.
ƠN
Câu 2. Mức độ sử dụng kỹ thuật 5W1H trong quá trình học tập của em như
NH
thế nào?
A. thường xuyên.
B. thỉnh thoảng.
C. chưa từng sử dụng.
Y

Link khảo sát: https://forms.gle/RvXcJP2UBp4AcVu39


Kết quả khảo sát
QU
M

Y
DẠ

6
Qua kết quả khảo sát ở trường THPT Nam Đàn 2, phần lớn học sinh lớp 10
chưa từng tiếp xúc với kỹ thuật sơ đồ tư duy 5W1H ở cấp THCS. Vì vậy các em
không có phương pháp học tập lịch sử một cách khoa học, sáng tạo, không khái

L
quát được những nội dung chủ yếu hoặc hệ thống hóa kiến thức qua các bài học.

A
Điều đó dẫn đến việc các em nắm kiến thức một cách rời rạc, thiếu sót và không có
khả năng tự học tốt.

CI
1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng trên
Sở dĩ còn một số tồn tại nói trên trong việc sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H là

FI
do:
Thứ nhất, do một số GV chưa thực sự đầu tư về thời gian và tâm huyết cho việc

OF
tìm tòi, nghiên cứu áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới.
Thứ hai, do kỹ thuật dạy học 5W1H tương đối mới mẻ đối với cả GV và HS.
Mặt khác, để sử dụng được đúng đủ các câu hỏi trong kỹ thuật 5W1H cần phải
nghiên cứu, lựa chọn nội dung kỹ càng, chuẩn bị công cụ học tập cho HS đầy đủ.

ƠN
Thứ ba, do nội dung, chương trình SGK chương trình cũ (Chương trình 2006)
được trình bày nặng về lý thuyết, nghèo nàn nền tranh ảnh, tư liệu, đặc biệt là tư
liệu gốc vì vậy GV và HS gặp khó khăn trong quá trình thực hiện các kỹ thuật dạy
học hiện đại.
NH

Thứ tư, do thái độ của HS đối với môn Lịch sử từ trước đến nay có phần thờ ơ,
và chưa nhận thấy được tầm quan trọng của môn học. Năng lực nhận thức và tư
duy của HS ở trường THPT Nam Đàn 2, thuộc địa bàn nông thôn có phần hạn chế
nên các em việc áp dụng kỹ thuật Sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H khá khó
Y

khăn.
1.2.3. Những vấn đề đặt ra
QU

Thực trạng đó đã đặt ra cho chúng tôi một số vấn đề cần giải quyết
- Cần thay đổi suy nghĩ, tư tưởng cho GV và HS trong việc cần đầu tư thời gian,
tâm huyến và mạnh dạn hơn nữa trong đổi mới phương pháp dạy học.
M

- GV và HS cần thấy được hiệu quả và sự cần thiết sử dụng công thức tư duy theo
5W1H trong việc tìm hiểu, khám phá một vấn đề Lịch sử.

- Cần đưa ra những hình thức áp dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học và kiểm tra,
đánh giá một cách linh hoạt để có thể sử dụng thường xuyên hơn trong quá trình
dạy học và tự học.
- Cần phát triển năng lực tìm hiểu và nhận thức, tư duy Lịch sử cho HS khi tìm
Y

hiểu một nội dung, một sự kiện nào đó theo hướng tự đặt hoặc tự trả lời các câu
hỏi trong công thức 5W1H.
DẠ

7
CHƯƠNG II. SỬ DỤNG KỸ THUẬT 5W1H TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ 6
“MỘT SỐ NỀN VĂN MINH TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM
(TRƯỚC NĂM 1858)”

AL
2.1. Những yêu cầu khi sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở
trường THPT

CI
Để áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại vào dạy học đạt được
hiệu quả cần phải lưu ý những yêu cầu đặt ra trong quá trình thực hiện. Kỹ thuật
dạy học 5W1H là một trong những kỹ thuật mới, có tính tư duy, logic, tính hệ

FI
thống khá cao. Khi sử dụng kỹ thuật này vào quá trình dạy học, cần đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:

OF
* Đảm bảo tính khoa học
Tính khoa học của kỹ thuật 5W1H thể hiện ở việc phải lựa chọn nội dung phù
hợp, đặt câu hỏi phải thể hiện rõ ràng yêu cầu theo 5 What và 1 How. Các câu hỏi
thành phần trong công thức 5W1H phải rõ ràng, tường minh, diễn đạt đúng từ cần
hỏi gắn với các “Wh” và “How”.
* Đảm bảo tính hệ thống. ƠN
Câu hỏi trong công thức 5W1H được nêu ra theo trình tự từ dễ đến khó, đơn
giản đến phức tạp. Thông thường các câu hỏi như: Where, Who, When được đưa
NH

lên trước. Còn các câu hỏi như Why, What, How mức độ tư duy cao hơn nên
thường để phía sau và có thể cho HS thảo luận nhóm hoặc cặp đôi.
* Đảm bảo tính thẫm mỹ.
Sử dụng kỹ thuật 5W1H cần có tính thẩm mỹ để tạo thêm hấp dẫn hứng thú
Y

trong học tập. Tính thẫm mỹ thể hiện ở việc HS vẽ sơ đồ tư duy 5W1H đa dạng về
QU

hình dạng, nổi bật về màu sắc và thể hiện được sự công phu, đầu tư và phản ánh
được năng lực thẩm mỹ của các em.
* Đảm bảo yêu cầu cần đạt
Việc sử dụng kỹ thuật 5W1H nói riêng và các phướng pháp, kỹ thuật dạy học
M

nói chung cần lưu ý hướng tới yêu cầu cần đạt của bài học. Vì vậy, lựa chọn vấn đề
thực hiện kỹ thuật 5WH hay cách nêu câu hỏi, nhiệm vụ đưa ra cho học sinh, sản

phẩn cần đạt…phải thể hiện được nó đang thực hiện nội dung nào trong yêu cầu
cần đạt của bài học.
2.2. Quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
Kỹ thuật dạy học 5W1H có thể áp dụng một cách linh hoạt trong các bước
Y

khác nhau và ở những dạng nội dung bài học khác nhau. Giáo viên có thể sử dụng
để khởi động, hình thành kiến thức mới hay luyện tập và sử dụng linh hoạt bằng
DẠ

nhiều hình thức. Tuy nhiên quy trình sử dụng kỹ thuật 5W1H có thể tóm tắt thành
các bước như sau:
Bước 1: Xác định mục đích của việc sử dụng kỹ thuật 5W1H đối với từng loại
8
bài học, từng hoạt động trong bài, chọn nội dung phù hợp với kỹ thuật 5W1H để
thực hiện.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy, thiết kế các hoạt động học có sử dụng kỹ

AL
thuật 5W1H
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch bài dạy đã thiết kế có sử dụng các giải

CI
pháp có sử dụng kỹ thuật 5W1H nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Bước 4: Đánh giá hiệu quả sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H để thấy được mức
độ hoàn thành các yêu cầu cần đạt của chủ đề, mức độ đạt được về năng lực và

FI
phẩm chất của học sinh, trước hết là năng lực làm việc với tư liệu học tập, đặc biệt
là năng lực vẽ sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H làm cơ sở để có những điều

OF
chỉnh hợp lý hơn
2.3. Vị trí và cấu trúc của Chủ đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt
Nam (trước năm 1858)” trong chương trình môn Lịch sử lớp 10 (Sách kết nối
tri thức với cuộc sống)

ƠN
Chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858) là
chủ đề đầu tiên về Lịch sử Việt Nam và chiếm thời lượng lớn trong chương trình
Lịch sử lớp 10. Chủ đề chiếm 24% thời lượng của chương trình Lịch sử lớp 10
chưa kể tiết thực hành lịch sử, tương ứng 13-14 tiết.
NH

Chủ đề này theo SGK kết nối tri thức và cuộc sống được bố cục gồm 2 bài.
Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. Bài 12. Văn minh Đại
Việt. Như vậy, nội dung của chủ đề phản ánh các nền văn minh của dân tộc từ thời
buổi đầu dựng nước đến thế kỷ XIX. Chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt trong việc
Y

giúp HS có hiểu biết đầy đủ về các nền văn minh trong lịch sử dân tộc từ buổi đầu
dựng nước đến thế kỷ XIX.
QU

Chủ đề 6 có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển phẩm chất và năng
lực người học. Nổi bật là phẩm chất yêu nước và trách nhiệm. Bởi vì thông qua
việc tìm hiểu cơ sở hình thành, thành tựu, ý nghĩa của các nền văn minh, tình yêu
quê hương, đất nước ở HS sẽ được bồi đắp, HS tự hào hơn về lịch sử dân tộc, tự
M

hào về những thành quả trong lao động mà ông cha ta tạo dựng nên. Từ đó, HS
cũng ý thức thức được trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy

thành tựu của các nền văn minh của dân tộc. Bên cạnh đó, thông qua chủ đề này,
HS cũng được phát triển các phẩm chất khác như: chăm chỉ, trung thực, nhân ái.
Đồng thời, các năng lực chung và năng lực chuyên biệt của người học cũng được
phát triển.
Y

2.4. Những năng lực và phẩm chất cần phát triển cho học sinh thông qua Chủ
đề 6 “Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”
DẠ

Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
* Năng lực

9
- Năng lực tìm hiểu lịch sử
+ Biết cách sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh Văn Lang - Âu
Lạc, Champa, Phù Nam.

AL
+ Nêu được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Cham pa và Phù Nam.
+ Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc,

CI
Champa, Phù Nam về đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, tổ chức
Nhà nước.

FI
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin, tư liệu sưu
tầm, quan sát các hình trong SGK học sinh…. phân tích được ý nghĩa của những
thành tựu của văn minh cổ, so sánh được điểm giống và khác nhau giữa ba nền văn

OF
minh cổ…
- Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích
những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của
các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.

ƠN
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và
báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua Biết vận dụng
hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để giới thiệu về đất nước, con người Việt
NH
Nam.
* Phẩm chất
Giáo dục phẩm chất yêu nước qua việc tự hào, ý thức trân trọng truyền thống lao
động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có ý thức trách nhiệm
trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc.
Y

Bài 12. Văn minh Đại Việt


QU

* Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử
+ Trình bày được khái niệm văn minh Đại Việt.
M

+ Trình bày được cơ sở hình thành, tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt
-+ Biết cách sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu về những thành tựu của

văn minh Đại Việt. Nêu được một số thành tựu cơ bản của nền văn minh Đại Việt
về kinh tế, chính trị, tư tưởng, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, văn học, nghệ thuật.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: phân tích được các cơ sở hình thành của
văn minh Đại Việt, ý nghĩa của những thành tựu của văn minh Đại Việt.
Y

- Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích
DẠ

những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của
các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và

10
báo cáo sản phẩm học tập; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua Biết vận dụng
hiểu biết về nền văn minh Đại Việt nói trên để giới thiệu về đất nước, con người
Việt Nam.

AL
* Phẩm chất
Giáo dục phẩm chất yêu nước qua việc tự hào, ý thức trân trọng truyền thống lao

CI
động cần cù, sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Có ý thức trách nhiệm
trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hoá của dân tộc.
- Trân trọng giá trị của nền văn minh Đại Việt, vận dụng hiểu biết về văn minh Đại

FI
Việt để giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người, di sản văn hoá Việt Nam.
- Có ý thức trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân

OF
tộc.
2.5. Sử dụng kỹ thuật 5W1H trong dạy học Chủ đề 6 “Một số nền văn minh
trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858”
2.5.1. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Khởi động
ƠN
Hoạt động khởi động hay còn gọi là hoạt động mở đầu, có mục đích tạo hứng
thú cho người học, đặt ra vấn đề cần giải quyết định hướng nhận thức cho học sinh
trong bài học. Có nhiều cách thức khác nhau để tiến hành hoạt động khởi động,
NH
trong đó có thể sử dụng kỹ thuật 5W1H. Thông thường, giáo viên có thể cho HS
xem video, hình ảnh kết hợp SGK để hoàn thành một phiếu học tập bao gồm các
câu hỏi 5W1H hoặc nêu ra một số câu hỏi thuộc nhóm câu hỏi 5W1H. Cụ thể,
chúng tôi đưa ra một số cách thức khởi động cho chủ đề 6 như sau:
Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Y

a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS biết được một số thông tin ban đầu
QU

liên quan đến các nền văn minh cổ ở Việt Nam và ý thức được nhiệm vụ học tập,
hứng thú học bài mới.
b) Tổ chức thực hiện: Vận dụng kĩ thuật 5W1H
- Bước 1. GV Giao nhiệm vụ: Em hãy đọc tư liệu ở trang 93 SGK và quan sát
M

Hình 1 và tư liệu do GV cung cấp, em hãy hoàn thành phiếu học tập về ba hiện vật
sau:

Why?
When?
Who?(Chủ
What? How? (tại sao
Where? (Chất
Tên hiện (Thời (Có giá được
(Thuộc nhân?)
liệu gì?)
vật trị như xem đó
Y

gian ra địa bàn)


đời) thế nào?) là tư liệu
DẠ

quý?)
Trống đồng
Ngọc Lũ

11
Đài thờ Trà
Kiệu

AL
Bình gốm
Ken –đi
- Bước 2: HS điền thông tin vào phiếu học tập và trình bày kết quả của mình

CI
Sản phẩm

FI
What?
When? Where? Who?(
(Chất Why? (tại
Tên hiện (Thời (Thuộc Chủ liệu How? (Có giá trị như sao được

OF
vật gian ra địa nhân?)
gì?) thế nào?) xem là tư
đời) bàn) liệu quý?)

Trống Khoảng Hà Người Đồng Là biểu tượng cho sự


đồng
Ngọc Lũ
thế kỷ Nam
V TCN
Việt
cổ ƠN phát triển của văn hoá
Đông Sơn, hội tụ tài
năng nghệ thuật và tâm

hiện vật
này đều
các

hồn người Việt, là có niên


NH
nguồn tư liệu lịch sử đại từ rất
quý giá phản ánh đời lâu, mang
sống của người Việt cổ nhiều giá
Đài thờ Khoảng Quảng Người Sa Nghệ thuật điêu khắc trị quan
Trà Kiệu Thế kỷ Nam Chăm thạch độc đáo, thể hiện khả trọng về
Y

VII - năng sáng tạo của cư nghệ thuật


QU

VIII dân Chăm –pa, có và lịch sử,


nhiều hoạ tiết phản ánh minh
đời sống của Chăm - chứng cho
pa sự ra đời
của các
M

Bình Thế kỷ Nam Cư Đất Thể hiện trình độ làm nền văn
gốm Ken VI Bộ dân nung gốm của cư dân Óc minh cổ

–đi văn Eo, có giá trị nghệ trên lãnh


hoá thuật và khoa học to thổ Việt
Óc Eo lớn Nam
- Bước 3: HS trình bày kết quả và nhận xét, bổ sung lẫn nhau
Y

- Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Những hiện vật chúng ta vừa tìm
DẠ

hiểu trên đây là minh chứng cho sự hình thành, tồn tại của các nền văn minh cổ
trên đất nước Việt Nam. Vậy ở thời cổ đại, trên lãnh thổ nước ta đã hình thành
những nền văn minh nào? Cơ sở hình thành ra sao? Có những thành tựu gì nổi bật?
chúng ta sẽ tìm hiểu bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
12
Khởi động Bài 12. Văn minh Đại Việt
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh, giúp HS biết được một sự kiện quan trọng
liên quan đến văn minh Đại Việt và ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học

AL
bài mới.
b) Tổ chức thực hiện: Vận dụng kỹ thuật 5W1H

CI
- Bước 1. GV Giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1. HS xem video về Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và cùng hiểu biết

FI
của bản thân và hoàn thành phiếu học tập về Chiến thắng Bạch Đằng
PHIẾU HỌC TẬP

OF
Tiêu chí Nội dung
When? (Thời gian?)
Who? (Người lãnh đạo)
Where? (diễn ra ở đâu?)
What? (Có gì độc đáo?)
ƠN
Why?(Nguyên nhân thắng lợi)
NH

How? (Ý nghĩa như thế nào?)


Nhiệm vụ 2. Điền từ còn thiếu trong đoạn thơ sau:
“Như nước………….ta từ trước
Y

Vốn xưng nền…………đã lâu


QU

Núi sông bờ cõi đã chia,


…………..Bắc Nam cũng khác”
(Trích “Bình Ngô Đại cáo” – Nguyễn Trãi)
M

-Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ, GV theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ của
HS

Sản phẩm
Nhiệm vụ 1.
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung
Y

Tiêu chí
When? Năm 938
DẠ

Who? Ngô Quyền


Where? Sông Bạch Đằng (Hải Phòng)
What? Lợi dụng thủy triều, đóng cọc ngầm ở cửa sông, cho quân đánh nhử
13
địch vào trận địa mai phục
Why? Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền với nghệ thuật quân sự độc đáo

AL
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
How? Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc
Mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của dân tộc

CI
Nhiệm vụ 2. Đáp án: Đại Việt, Văn hiến, Phong tục
- Bước 3: HS nhận xét, thảo luận về sản phẩm của mỗi nhóm

FI
- Bước 4: GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới.
Với Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, dân tộc ta bước vào thời kỳ độc lập tự

OF
chủ lâu dài suốt từ thế kỷ X- XIX với Quốc hiệu Đại Việt. Trong suốt thời gian đó,
nhân dân ta đã tạo ra nhiều thành tựu vật chất và tinh thần làm nên nền Văn minh
Đại Việt phát triển rực rỡ. Vậy Văn minh Đại Việt ra đời trên cơ sở nào? Thành
tựu và ý nghĩa ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu Bài 12. Văn minh Đại Việt.

ƠN
Hình ảnh HS thực hiện hoạt động khởi động
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

14
2.5.2. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Hình thành kiến
thức mới
Hoạt động hình thành kiến thức mới chiếm phần lớn thời lượng của chủ đề.

AL
Vì vậy cần sử dụng các kỹ thuật dạy học linh hoạt để tạo hứng thú cho học sinh.
Trong đó, kỹ thuật tư duy 5W1H có thể sử dụng bằng nhiều hình thức khác nhau
trong hoạt động hình thành kiến thức mới như vẽ sơ đồ tư duy, hoàn thành phiếu

CI
học tập, hình thức vấn đáp, xê-mi-na…
Phương pháp vấn đáp: Những câu hỏi: WHAT, WHERE, WHEN, WHO

FI
tương đối dễ, câu trả lời ngắn gọn, giáo viên yêu cầu một số học sinh trả lời và cho
điểm. Nên dành cho những em học lực trung bình, yếu để khuyến khích các em
tích cực học tập.

OF
Câu hỏi WHY, là những câu hỏi khó hơn, nội dung trả lời gồm nhiều ý, dài
hơn, vì thế nên chọn phương pháp thảo luận, xê-mi-na giữa các nhóm, hoặc cả lớp.
Giáo viên có thể mời học sinh xung phong lên bảng trình bày sản phẩm của mình.
Sau đó, các học sinh khác góp ý bổ sung, hoàn chỉnh nội dung câu trả lời.
ƠN
Dạng câu hỏi HOW khá phong phú, có đủ các mức độ dễ và khó. Câu hỏi về
tính chất là câu khó nhất. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn các em phân tích, so
sánh để tìm ra câu trả lời.
NH
Với những câu hỏi, thắc mắc nảy sinh trong qúa trình chuẩn bị bài của học
sinh, giáo viên yêu cầu cả lớp suy nghĩ. Mời các câu trả lời từ các học sinh khác.
Giáo viên cùng với học sinh cùng rút ra kết luận.
Một số cách thức sử dụng kỹ thuật tư duy 5W1H trong hoạt động hình thành
Y

kiến thức mới của Chủ đề 6 được chúng tôi thiết kế và áp dụng như sau:
Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
QU

Mục 1. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc.


b. Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự hình thành Nhà nước
M

- Mục tiêu: HS trình bày được sự ra đời, tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang-
Âu Lạc và nhận xét được bộ máy nhà nước.

- Tổ chức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật 5W1H bằng Sơ đồ tư duy


+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành hai nhóm. Nhiệm vụ: đọc
thông tin mục 1.b. trang 95 SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy trả lời các câu
hỏi để hoàn thành Sơ đồ sau:
Y

- Nhóm 1: Hoàn thành Sơ đồ về Nhà Nước Văn Lang


DẠ

15
AL
CI
FI
OF
ƠN
- Nhóm 2:Hoàn thành Sơ đồ về Nhà nước Âu Lạc
NH
Y
QU
M

+ Bước 2: Các nhóm thực hiện trong 3 phút, báo cáo kết quả trả lời các câu hỏi
theo sơ đồ
Y

Sản phẩm
DẠ

+ Bước 3: HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau.


+ Bước 4: Giáo viên nhận xét, tổng hợp và chốt kiến thức bằng Sơ dạng 5W1H đã
chuẩn bị sẵn để HS bước đầu làm quen với sơ đồ 5W1H

16
Sơ đồ về Nhà Nước Văn Lang

AL
CI
FI
OF
- Sơ đồ về Nhà nước Âu Lạc
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

Mục 2. Văn minh Chăm – pa


b. Một số thành tựu tiêu biểu
* Sự ra đời của Nhà Nước
17
- Mục tiêu: HS trình bày được những nét chính về sự ra đời Nhà nước Champa
và nhận xét được bộ máy nhà nước.
- Tổ chức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật 5W1H bằng Phiếu học tập

AL
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đọc thông tin mục 1.b. trang 95 SGK và hiểu biết
của bản thân, em hãy hoàn thành phiếu học tập về sự ra đời Nhà Nước Champa.

CI
PHIẾU HỌC TẬP
+ When? (Nhà Nước Chăm – pa ra đời khi nào?

FI
…………………… ………………………………………………………………
+ Where? (Kinh đô của quôcs gia Chăm -pa đóng ở đâu?)
…………………………………………………………………………………..

OF
+ Who? (Ai là người lập ra Nhà nước Chăm -pa?)
…………………………………………………………………………………
+ How (tổ chức Nhà Nước Champa như thế nào?)
……………………………………………………………………………………
ƠN
+ What? (Em có nhận xét gì về bộ máy Nhà nước Chăm – pa?)
…………………………………………………………………………………..
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo cá nhân, hoàn thành phiếu học tập
NH

bằng báo cáo trả lời miệng.


Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP
Y

+ When? (Nhà Nước Chăm – pa ra đời khi nào?


Ra đời năm 192 (Thế kỷ II)
QU

+ Where? (Kinh đô của quôcs gia Chăm -pa đóng ở đâu?)


Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu, Quảng Nam).
+ Who? (Ai là người lập ra Nhà nước Chăm -pa?)
M

Khu Liên
+ How (tổ chức Nhà Nước Champa như thế nào?)

Ở cấp Trung ương, đứng đầu Nhà Nước Chăm –pa là vua (thường được đồng
nhất với một vị thần), có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối. Dưới
Vua là hia vị quan đại thần (quan văn, quan võ). Cấp địa phương chia thành các
châu – huyện – làng và giao cho các vị quan quản lý
Y

+ What? (Em có nhận xét gì về bộ máy Nhà nước Chăm – pa?)


DẠ

Bộ máy Nhà nước Chăm – pa theo thể chế quân chủ nhưng còn sơ khai, các
chức vụ và đơn vị hành chính trong bộ máy nhà nước còn đơn giản.
- Bước 3: HS Nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhau, Hs tiếp tục bổ sung
18
- Bước 4: GV nhận xét và tổng hợp, chốt kiến thức cơ bản
Bài 12. VĂN MINH ĐẠI VIỆT

AL
Mục 2. Tiến trình phát triển
* Mục tiêu: HS trình bày được tiến trình phát triển của văn minh Đại Việt qua các
thời kỳ và nét chính của mỗi thời kỳ, rèn luyện tư duy giải quyết vấn đề.

CI
* Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: chia lớp thành 5 nhóm với nhiệm vụ: Đọc thông tin

FI
trang 109 SGK và hiểu biết về lịch sử dân tộc hoàn thành Phiếu học tập
Nhóm 1: Hoàn thành phiếu học tập về thời Ngô – Đinh – Tiền Lê

OF
Nhóm 2: Hoàn thành phiếu học tập về thời Lý – Trần – Hồ.
Nhóm 3: Hoàn thành phiếu học tập về thời Lê sơ.
Nhóm 4: Hoàn thành phiếu học tập về thời Mạc – Lê trung Hưng

ƠN
Nhóm 5: Hoàn thành phiếu học tập về thời Tây Sơn, Nguyễn.
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM:…………… .THỜI KỲ:…………………….
NH

- Thời gian(When?):…………………………………………..
Kinh đô (where?):……………………………………………….
Vị vua nào sáng lập mỗi triều đại? (who?):………………………………….
Y

Nét nổi bật của thời kỳ này là gì? (what?):……………………………………


QU

Vị trí, vai trò trong văn minh Đại Việt như thế nào?(How?)………………………

- Bước 2: Các nhóm hoàn thành phiếu học tập trong 5 phút, làm vào giấy A0
Sản phẩm
M

NHÓM 1. THỜI NGÔ - ĐINH - TIỀN LÊ


- Thời gian: Thế kỷ X –XI

- Kinh đô: Cổ Loa (Thời Ngô), Hoa Lư (Thời Đinh, Tiền Lê)
- Vị sáng lập: triều Ngô: do Ngô Quyền lập ra, triều Đinh do Đinh Tiên Hoàng lập,
Tiền Lê : Lê Hoàn
Y

- Nét nổi bật: Nền độc lập tự chủ được khôi phục hoàn toàn, Kinh tế, văn hoá dân
DẠ

tộc bước đầu phát triển.


- Vị trí, vai trò: Là thời kỳ mở đầu cho sự hình thành của văn minh Đại Việt, xác
lập nền độc lập tự chủ
19
NHÓM 2. THỜI LÝ - TRẦN - HỒ

AL
- Thời gian: Thế kỷ XI –XIV
- Kinh đô: Thăng Long

CI
- Vị vua sáng lập: Triều Lý: Lý Công Uẩn
Triều Trần: Trần Cảnh

FI
Triều Hồ: Hồ Quý Ly
- Nét nổi bật: Văn minh Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng

OF
nổi bật là Tam giáo đồng nguyên
- Vị trí, vai trò: Là thời kỳ phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt về mọi mặt, bộ
máy Nhà nước từng bước được kiện toàn, kinh tế, văn hoá đều đạt nhiều thành tựu

- Thời gian: Thế kỷ XV- XVI


ƠN
NHÓM 3. THỜI LÊ SƠ

- Kinh đô: Thăng Long


NH

- Vị vua sáng lập: Lê Lợi


- Nét nổi bật: Văn minh Đại Việt đạt được những thành tích rực rỡ nhất trên cơ sở
độc tôn Nho học. Đại Việt cũng trở thành một cường quôc trong khu vực Đông
Y

Nam Á.
- Vị trí, vai trò: đưa văn minh Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển đỉnh cao với
QU

nhiều thành tựu rực rỡ

NHÓM 4. THỜI MẠC – LÊ TRUNG HƯNG


- Thời gian: Thế kỷ XVI- cuối thế kỷ XVIII
M

- Kinh đô: Thăng Long


- Vị vua sáng lập: nhà Mạc: Mạc Đăng Dung


Lê Trung Hưng: Lê Duy Ninh
- Nét nổi bật: Thời Mạc, triều đình khuyến khích phát triển kinh tế công thương
nghiệp và văn hoá, đặc trưng nổi bật là kinh tế hướng ngoại. Thời Lê Trung Hưng,
Y

Văn minh Đại Việt phát triển theo xu hướng dân gian hoá và bước đầu tiếp xúc với
DẠ

văn minh phương Tây


- Vị trí, vai trò: Mặc dù văn minh Đại Việt không còn phát triển rực rỡ như trước
nhưng thời kỳ này vẫn đạt nhiều thành tựu chủ yếu theo xu hướng dân gian hoá
20
NHÓM 5. THỜI TÂY SƠN – NGUYỄN

AL
- Thời gian: Cuối thế kỷ XVIII - XIX
- Kinh đô: Phú Xuân

CI
- Vị vua sáng lập: nhà Tây Sơn: Vua Quang Trung
Nhà Nguyễn: Nguyễn Ánh

FI
- Nét nổi bật: từ thời Tây Sơn, quốc gia dân tộc được thống nhất, Đại Việt đánh bại
hai kẻ thù xâm lược (Xiêm, Thanh) bảo vệ nền độc lập quốc gia. Thời Nguyễn, văn

OF
minh Đại Việt có nét nổi bật là tính thống nhất
- Vị trí, vai trò: Là thời kỳ cuối cùng trong tiến trình phát triển của văn minh Đại
Việt, tạo ra nhiều thành tựu văn hoá đặc sắc, trong đó có nhiều thành tựu được
công nhận Di sản văn hoá.
ƠN
+ Bước 3: các nhóm báo cáo sản phẩm bằng phiếu học tập thể hiện tiến trình phát
triển của văn minh Đại Việt qua 5 thời kỳ. Các nhóm nhận xét, đánh giá sản phẩm
của nhau.
NH

+ Bước 4: GV tổng hợp ý kiến, nhận xét chung về sản phẩm các nhóm và chốt kiến
thức.
Một số hình ảnh ảnh về hoạt động nhóm
Y
QU
M

Y
DẠ

21
AL
CI
FI
OF
Mục 3.d. Giáo dục và khoa cử
ƠN
* Mục đích: HS trình bày được sự ra đời, tình hình giáo dục khoa cử của văn minh
Đại Việt, đánh giá được ý nghĩa, tác dụng của giáo dục khoa cử, vẽ được sơ đồ tư
duy 5W1H về giáo dục khoa cử
NH

* Tổ chức thực hiện


- Bước 1. GV giao nhiệm vụ: HS đọc thông tin trang 116 kết hợp Hình 13 (trang
117) và hiểu biết của bản thân, vẽ sơ đồ 5W1H theo gợi ý sau:
Y

+ (When).Giáo dục khoa cử Đại Việt bắt đầu được triển khai khi nào?
+ (What) Giáo dục khoa cử củaVăn minh Đại Việt có những điểm gì nổi bật?
QU

+ (Where) Trường học đầu tiên của nền Giáo dục Đại Việt là nơi nào?
+ (Who) Kể tên những người đỗ đạt nổi tiếng của dân tộc ta thời Đại Việt?
+ (Why) tại sao các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục khoa cử?
M

+ (How) Những thành tựu của nền Giáo dục khoa cử Đại Việt có ý nghĩa như thế
nào?

- Bước 2. Học sinh tiến hành vẽ Sơ đồ tư duy ở nhà và trao đổi, nhờ GV hỗ trợ nếu
cần. HS làm việc cá nhân, nộp sản phẩm cho GV trước 1 ngày của tiết học. GV lựa
chọn một sản phẩm tiêu biểu nhất cho HS trình bày trên lớp.
- Bước 3. HS có sản phẩm được lựa chọn thuyết trình báo cáo về sơ đồ tư duy
Y

5W1H đã thiết lập. Cả lớp thảo luận, bổ sung để hoàn thiện Sơ đồ tư duy. GV sẽ là
DẠ

người cố vấn, trọng tài, nhận xét, đánh giá sản phẩm của học sinh.
- Bước 4. Giáo viên tổng hợp các ý kiến nhận xét, chốt lại kiến thức cần nắm.

22
Sản phẩm sơ đồ tư duy của HS

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Tương tự như vậy, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác Hình 13 (trang
117) theo các câu hỏi dạng 5W1H như: Bia Tiến sỹ được đặt ở đâu (where)?
Bắt đầu dựng lên từ khi nào (when)? Vị vua nào là người cho dựng Bia Tiến sỹ
(who)? Việc dựng bia Tiến sỹ có ý nghĩa, tác dụng như thế nào(How)?
Y

Mục 3.c. Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo


QU

* Mục tiêu: HS trình bày được thàn tựu tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo của văn
minh Đại Việt; đánh giá được vị trí của các tôn giáo trong đời sống của cư dân Đại
Việt, lý giải được một số nét nổi bật trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.
* Tổ chức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật 5W1H kết hợp vấn đáp và Sơ đồ tư duy và
hoạt động nhóm
M

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Đọc SGK trang 114 – 116, quan sát Hình 10, 11, 12,
sưu tầm tư liệu Internet, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Tín ngưỡng dân gian của văn minh Đại Việt có những gì nổi bật?
2. Các nhóm Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về các tôn giáo của van minh Đại Việt theo
các câu hỏi gợi ý cảu GV
Y

+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Nho giáo theo các câu hỏi:


DẠ

- Where? (Nho giáo ra đời ở nước nào?)


- Who? (Do ai sáng lập?)
- When? (Thời gian du nhập vào nước ta là khi nào?)
23
- What? (Tình hình Nho giáo ở văn minh Đại Việt có gì nổi bật?
- Why? (Tại sao đến thời Lê sơ, Nho giáo được độc tôn?)

AL
- How? (Vị trí, vai trò của Nho giáo trong nền văn minh Đại Việt như thế nào?)
+ Nhóm 2 : Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Phật giáo theo các câu hỏi:
- Where? (Phật giáo ra đời ở nước nào?)

CI
- Who? (Do ai sáng lập?)
- When? (Thời gian du nhập vào nước ta là khi nào?)

FI
- What? (Tình hình Phật giáo ở văn minh Đại Việt có gì nổi bật?
- Why? (Tại sao thời Lý –Trần, Phật giáo đặc biệt được coi trọng?)

OF
- How? (Vị trí, vai trò của Phật giáo trong nền văn minh Đại Việt như thế nào?)
+ Nhóm 3 : Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Đạo giáo theo các câu hỏi:
- Where? (Đạo giáo ra đời ở nước nào?)
- Who? (Do ai sáng lập?) ƠN
- When? (Thời gian du nhập vào nước ta là khi nào?)
- What? (Tình hình Đạo giáo ở văn minh Đại Việt có gì nổi bật?
NH

- Why? (Tại sao thời Lý –Trần có đặc trưng “ Tam giáo đồng nguyên?)
- How? (Vị trí, vai trò của Đạo giáo trong đời sống của nhân dân Đại Việt như thế
nào?)
Y

+ Nhóm 4 : Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Công giáo theo các câu hỏi:


- Where? (Công giáo ra đời ở nước nào?)
QU

- Who? (Do ai sáng lập?)


- When? (Thời gian du nhập vào nước ta là khi nào?)
- What? (Tình hình Công giáo ở văn minh Đại Việt có gì nổi bật?
M

- Why? (Tại sao Công giáo chỉ ảnh hưởng chủ yếu ở đô thị và vùng ven biển?)
- How? (Vị trí, vai trò của Công giáo trong đời sống của nhân dân Đại Việt như thế

nào?)
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ 1 theo cá nhân và báo cáo bằng hỏi đáp.
HS thực hiện nhiệm 2 theo nhóm và báo cáo bằng sản phẩm và thuyết
Y

trình.
Sản phẩm: HS vẽ đúng sơ đồ tư duy 5W1H, hình thức đẹp, nội dung chính xác.
DẠ

Phần trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Các nhóm được nêu ra câu hỏi cho nhau và nhóm
trình bày phải trả lời câu hỏi do nhóm khác đưa ra. GV thông báo cho HS về tiêu
chí đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm
24
+ Bước 3. HS báo các sản phẩm và đánh giá, nhận xét lẫn nhau
+ Bước 4: GV tổng hợp, đánh giá và cho điểm

AL
Một số hình ảnh về HS thuyết trình về sản phẩm

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

25
2.5.3. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Luyện tập
Sử dụng kỹ thuật tư duy 5W1H là một thế mạnh để khái quát hoá bài học,
củng cố kiến thức. Các câu hỏi 5W1H giúp cụ thể hoá kiến thức đã học giúp học

AL
sinh dễ hiểu, dễ nhớ, thiết lập mối liên hệ giưa các đơn vị kiến thức, giúp khái quá
hoá nội dung toàn bài.

CI
Giáo viên nên dành một khoảng thời gian cuối tiết học để củng cố nội dung
bài thông qua việc cho HS luyện tập. Các câu hỏi 5W1H được sử dụng để học sinh
nhắc lại kiến thức đã học. Hình thức sử dụng có thể là vấn đáp, tổ chức trò chơi,

FI
phiếu học tập kết hợp với sơ đồ tư duy trình chiếu trên bảng đề học sinh trực quan
tiếp nhận, ghi nhớ kiến thức.

OF
Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
* Mục đích: Củng cố lại kếc thức đã học ở Bài 11, rèn luyện kỹ năng tìm hiểu một
số nội dung nổi bật
* Tổ chức thực hiện

ƠN
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học ở Bài 11 và Hình 10 (trang
102, Hình 19.2 (trang 106) và hiểu biết của bản thân, em hãy hoàn thành bảng kiến
thức sau. Nhóm 1: Hoàn thành cột về Thành Cổ Loa, nhóm 2: Hoàn thành cột về
Lễ hội Ka –tê, nhóm 3: Hoàn thành cột về Tượng tần Vis- nu
NH

Tiêu chí Thành Cổ Loa Lễ Hội Ka - tê Tượng thần Vis-


nu
Thời gian
Y

Thuộc Địa bàn


QU

Thuộc nền văn


minh
Giá trị gì nổi bật
M

- Bước 2: HS làm việc theo nhóm, điền thông tin vào cột của nhóm mình
Sản phẩm

Tiêu chí Thành Cổ Loa Lễ Hội Ka - tê Tượng thần Vis-


nu
Thời gian Xây dựng khoảng thế Diễn ra vào ngày 1 Khoảng thế kỷ
Y

kỷ III TCN tháng 7 theo lịch của VII- VIII


người Chăm (khoảng
DẠ

25/9-25/10 dương lịch)


Thuộc Đông Anh, Hà Nội ngày Tỉnh Bình Thuận Nam Bộ ngày nay
Địa bàn nay
26
Thuộc Văn minh Văn Lang – Văn minh Chăm - pa Văn minh Phù
nền văn Âu Lạc Nam

AL
minh
Giá trị gì Được xây bằng đất, tận Là lễ hội đặc sắc nhất Thể hiện trình độ
nổi bật dụng lợi thế địa hình tự của người Chăm theo điêu khắc độc đáo

CI
nhiên, kiến trúc gồm 9 đạo Balamon, lễ hội nà của cư dân văn hoá
vòng theo hình xoáy có nhiều nghi thức đặc Óc –Eo, phản ánh
trôn ốc, xung quanh có biệt cùng nhiều điệu đời sống tôn giáo

FI
hào nước. Thành Cổ múa Chăm ấn tượng. đa dạng của cư dân
Loa cũng là công trình Lễ hội cũng thể hiện

OF
quân sự độc đáo và đời sống tâm linh kết
mang nhiều giá trị lịch hợp hài hào tôn giáo
sử, văn hoá với tín ngưỡng thờ tổ
tin, thờ anh hùng của
cư dân bản địa.
ƠN
- Bước 3: HS báo cáo kết quả và nhận xét, bổ sung cho nhau.
- Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức (bảng sản phẩm)
2.5.4. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động Vận dụng
NH

Hoạt động vận dụng là hoạt động cuối cùng trong tiến trình tổ chức dạy học.
Mục đích của hoạt động này nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học
để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, hoặc tìm tòi, mở rộng kiến thức. Thời
điểm để thực hiện hoạt động vận dụng thường kết hợp trên lớp và ở nhà. Với chủ
Y

đề 6, chúng tôi sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H kết hợp các hình thức dạy học
QU

khác trong hoạt động vận dụng như sau:


Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
* Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học về các nền văn minh cổ trên đất
nước Việt Nam để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, hoặc tìm tòi, mở rộng kiến
thức; phát triển năng lực nghề nghiệp; phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm.
M

* Tổ chức thực hiện: Sử dụng kỹ thuật 5W1H kết hợp đóng vai

- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm được lựa chọn một
trong các nhiệm vụ sau đây:
Nhiệm vụ 1: Đóng vai nhà thiết kế poster, chọn một công trình kiến trúc em ấn
tượng nhất của các nền văn minh cổ, thiết kế Poster quảng bá về công trình đó.
Y

Yêu cầu đảm bảo các thông tin: Lịch sử hình thành (thời gian ra đời (when?), địa
DẠ

bàn (wherer?), chủ nhân (who?), có giá trị gì nổi bật (what)? Kiến trúc độc đáo như
thế nào (How)?
Nhiệm vụ 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, em hãy chọn một địa điểm tham
quan nổi tiếng là thành tựu của các nền văn minh cổ và giới thiệu về địa điểm đó
27
với khách tham quan. Yêu cầu đảm bảo các thông tin: Lịch sử hình thành (thời
gian ra đời (when?), địa bàn (wherer?), chủ nhân (who?), có giá trị gì nổi bật
(what)? Kiến trúc độc đáo như thế nào (How)?

AL
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà: lựa chọn nhiệm vụ cho nhóm mình, đăng
ký với GV và tiến hành thực hiện nhiệm vụ

CI
- Bước 3: Các nhóm trình bày sản phẩm bằng Poster hoặc đóng vai hướng dẫn viên
du lịch, nhận xét và đánh giá, góp ý lẫn nhau
- Bước 4: GV nhận xét và đánh giá các nhóm

FI
(Phụ lục: Sản phẩm thiết kế của HS)
Bài 12. Văn minh Đại Việt

OF
* Mục đích: HS vận dụng được kiến thức đã học về các văn minh Đại Việt để giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn, hoặc tìm tòi, mở rộng kiến thức; phát triển năng
lực nghề nghiệp; phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm.

ƠN
* Tổ chức thực hiện: Sử dụng câu hỏi Why? How? trong kỹ thuật 5W1H
+ Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh:
- (Why?) Vì sao nói: Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và
NH
mang tính dân tộc sâu sắc?
- (How?)Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những
thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay?
+ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà theo từng cá nhân làm vào vở học tập
Y

Sản phẩm:
QU

1. Em đồng ý với ý kiến trên vì:


- Tính đa dạng và phong phú của văn minh Đại Việt được thể hiện qua các thành tựu
trên nhiều lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, văn hóa.
- Tính dân tộc của văn minh Đại Việt được thể hiện ở việc: văn minh Đại Việt có sự
kế thừa, phát triển ở trình độ cao hơn các thành tựu của nền văn minh Việt cổ, các
M

thành tựu của văn minh Đại Việt thể hiện rõ nét tính tự hào, tự tôn dân tộc, phù hợp
với nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

2. Hiểu rõ lịch sử dân tộc và những thành tựu ông cha để lại.
- Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Y

- Đấu tranh chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa
dân tộc. Ví dụ như: viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử…
DẠ

+ Bước 3: HS nộp bài cho GV qua zalo hoặc Padlet


+ Bước 4: GV chấm bài và nhận xét vào tiết học sau.

28
2.5.5. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hướng dẫn học sinh tự học.
* Mục tiêu: Rèn luyện năng lực tự học cho HS trong môn Lịch sử, hệ thống
hoá, ôn tập kiến thức đã học, tìm tòi khám phá những kiến thức mới về chủ đề 6.

AL
“Một số nền văn minh tren đất nước Việt Nam (trước năm 1858)”
* Những vấn đề của Chủ đề 6 có thể hướng dẫn HS tự học theo công thức

CI
5W1H:
- Sưu tầm tư liệu về trống đồng Ngọ Lũ theo các nội dung: Niên đại, tìm thấy ở
đâu?, Giá trị nghệ thuật và lịch sử như thế nào? Dân tộc nào sáng tạo ra?

FI
- Tìm hiểu về Lễ Hội Ka tê gồm: Thời gian ra đời? của dân tộc nào? Lễ hội có gì
đặc sắc? Lễ hội Ka tê gắn với tôn giáo nào?

OF
- Sưu tầm tư liệ về Chùa Một Cột: Được xây dựng khi nào? Do vị vua nào cho xây
dựng? đặt ở đâu? Kiến trúc của chùa như thế nào? Tại sao gọi là chùa Một Cột?
- Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Cơ sở hình thành của các nền văn minh: Văn Lang –
Âu Lạc, Chăm - pa, Phù Nam.
* Cách thức tiến hành
ƠN
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh, nêu rõ nhiệm vụ và cách thức thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và báo cáo tiến độ, kết quả tự học cho GV qua
NH
Zalo, padlet..
- GV nhận xét sản phẩm tự học của HS, cho điểm khuyến khích đối với những HS
có ý thức và năng lực tự học tốt.
2.5.6. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong tiết thực hành lịch sử của chủ đề
Theo thông tư 13/2022 của Bộ GD & ĐT, yêu cầu cần đạt của tiết thực hành lịch
Y

sử là củng cố, khắc sâu kiến thức lịch sử, rèn luyện các kĩ năng thực hành bộ môn,
QU

phát triển năng lực lịch sử, đồng thời tạo hứng thú trong học tập.
Với yêu cầu đó, tiết thực hành có thể được thực hiện với nhiều hình thức khác
nhau như: Tổ chức các hoạt động tại lớp học, tiến hành các hoạt động giáo dục lịch
sử gắn với thực địa (di sản lịch sử, văn hoá)…, học tập tại các bảo tàng, xem phim
tài liệu lịch sử, tổ chức các câu lạc bộ, các cuộc thi “Em yêu lịch sử”, nhà sử học
M

trẻ tuổi, các trò chơi lịch sử…


Với chủ đề 6, chúng tôi xây dựng trong kế hoạch dạy học có hai tiết thực hành:

một tiết thực hành về Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; một
tiết thực hành về Bài 12. Văn minh Đại Việt. Để tiến hành dạy các tiết thực hành
của Chủ đề, chúng tôi đã kết hợp nhiều kỹ thuật và hình thức dạy học. Với kỹ thuật
5W1H, chúng tôi thiết kế một số hình thức như sau:
Y

* Tiết thực hành Bài 11. Một số nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
DẠ

- Thực hành thông qua tổ chức trò chơi


Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững chắc hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được
kiến thức mới mà học sinh đã học về các nền văn minh cổ, rèn luyện các kỹ năng

29
của HS.
Tổ chức thực hiện:

AL
- Bước 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”
Luật chơi: Có 10 câu hỏi Sau khi nghe câu hỏi mỗi thí sinh dự thi có 15 giây suy
nghĩ và đưa ra đáp án.

CI
Hết 15 giây các thí sinh đồng loạt nâng đáp án cho hội đồng trọng tài, nếu sai thì
nhanh chóng tự giác rời khỏi sàn thi đấu.

FI
Hết 10 câu hỏi, đội nào có số lượng HS ở lại nhiều nhất sẽ được cộng 1 điểm với
mỗi học sinh.
- Bước 2: HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.

OF
Câu hỏi sử dụng trong trò chơi được biên sạon theo các câu hỏi dạng 5W1H, chủ
yếu sử dụng dạng câu: Where? (ở đâu?, địa bàn?), When? (khi nào?)
Who? (Ai, chủ nhân?)

A. Đồng bằng Nam Bộ. ƠN


Câu 1. Văn minh Văn Lang –Âu lạc được hình thành ở địa bàn nào?
B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Lưu vực sông Mê Kông. D. Miền Trung và Tây Nguyên.
NH
Câu 2. Văn minh Champa ra đời và tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ thế kỷ II - VII. B. Từ thế kỷ II - X.
C. Từ thế kỷ II – XV D. Từ thế kỷ II - XIII.
Câu 3. Chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc là tộc người nào?
Y

A. Người Âu lạc. B. Người Việt cổ.


QU

C. Người Chăm. D. Người Khơ me.


Câu 4. Văn minh Chăm - pa có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Phùng Nguyên. B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
M

Câu 5. Kinh đô của quốc gia Âu Lạc là nơi nào?


A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Cổ Loa (Hà Nội).

C. Trà Kiệu (Quảng Nam). D. Hoa Lư (Ninh Bình).


Câu 6. Người đứng đầu các Bộ của Nhà Nước Văn Lang - Âu Lạc được gọi là gì?
A. Thục Phán. B. Lạc Tướng. C. Bồ Chính. D. Hùng Vương.
Y

Câu 7. Ai là người lập ra Nhà nước Chăm - pa?


DẠ

A. Khu Liên. B. Thục Phán. C. Hùng Vương. D. Lạc Long Quân.


Câu 8. Văn minh Phù Nam được hình thành ở đâu?
A. Lưu vực sông Hồng. B. Hạ lưu sông Mê Kông.
30
C. Lưu vực sông Cả. D. Lưu vực sông Hoà Bình.
Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ yếu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu là
nghề nông trồng lúa nước xuất phát từ lý do nào sau đây?

AL
A. Có địa hình đa dạng. B. Có nhiều cao nguyên, cồn cát.
C. Có đồng bằng phù sau. D. Có vị trí địa lý quan trọng.

CI
Câu 10. Trống đồng Ngọc Lũ có giá trị lịch sử như thế nào?
A. Cung cấp tư liệu lịch sử phong phú và đáng tin cậy.

FI
B. Thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
C. Thúc đẩy lịch sử dân tộc phát triển nhanh.

OF
D. Chứng tỏ sự cường thịnh của Văn Lang - Âu Lạc.
- Bước 3: GV tổng kết trò chơi và công bố, trao thưởng cho đội chiến thắng

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

31
*Thực hành vẽ sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H
Mục đích: HS vẽ được sơ đồ tư duy trên phần mềm Mindmap tóm tắt những

AL
nét chính về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, phát triển năng lực tư
duy logic, năng lực công nghệ thông tin.
Tổ chức thực hiện:

CI
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ vào cuối tiết học trước. Giáo viên chia lớp thành 3
nhóm, yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H theo yêu cầu và hướng dẫn

FI
cụ thể của giáo viên
+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Văn minh Văn Lang - Âu Lạc theo gợi ý:

OF
địa bàn ra đời ở đâu? Chủ nhân là tộc người nào? Thời gian ra đời? Có những
thành tựu gì nổi bật? Ý nghĩa, giá trị của văn minh Văn Lang - Âu Lạc như thế
nào? Tại sao Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời sớm?
+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Văn minh Chăm pa theo gợi ý: địa bàn ra
ƠN
đời ở đâu? Chủ nhân là tộc người nào? Thời gian ra đời? Có những thành tựu gì
nổi bật? Ý nghĩa, giá trị của văn minh Chăm - pa như thế nào? Tại sao Văn minh
Chăm - pa mang đậm màu sắc của văn minh Ấ Độ?
NH

+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Văn minh Phù Nam theo gợi ý: địa bàn ra
đời ở đâu? Chủ nhân là tộc người nào? Thời gian ra đời? Có những thành tựu gì
nổi bật? Ý nghĩa, giá trị của văn minh Phù Nam như thế nào? Tại sao hoạt động
thương mại biển của cư dân Phù Nam phát triển mạnh?
Y

- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà trong vòng 1 tuần, vẽ sơ đồ tư
QU

duy theo hướng dẫn của GV, nộp sản phẩm cho GV qua zalo để GV duyệt trước
khi thuyết trình trên lớp.
Sản phẩm: Sơ đồ tư duy 5W1H đúng yêu cầu và gợi ý của GV, hình thức đẹp,
nội dung chính xác. Phần trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Các nhóm được nêu ra câu hỏi
M

cho nhau và nhóm trình bày phải trả lời câu hỏi do nhóm khác đưa ra. Tiêu chí
đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa vào phiếu đánh giá (Phụ lục)

- Bước 3: Các nhóm cử đại diện thuyết trình sản phẩm của nhóm trong tiết thực
hành. Các nhóm đánh giá lẫn nhau vào phiếu đánh giá
- Bước 4: GV nhận xét các nhóm, đánh giá sản phẩm và thuyết trình của từng
Y

nhóm sau đó chốt kiến thức


DẠ

32
AL
CI
FI
OF
ƠN
Một số hình ảnh thuyết trình sản phẩm

* Sử dụng một phần kỹ thuật 5W1H bằng hình thức thi hùng biện
NH
- Mục đích: HS nêu lên được hiểu biết, ý kiến của bản thân về các vấn đề lịch sử
hoặc vấn đề thực tiễn liên quan bài 11.
* Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Gv giao nhiệm vụ: Các nhóm chuẩn bị ở nhà nội dung các chủ đề hùng
Y

biện sau đây. Đến tiết học thực hành sẽ bốc thăm và cử đại diện trình bày phần thi
hùng biện. Thời gian trình bày không quá 2 phút
QU

+ Chủ đề 1. (How) Có ý kiến cho rằng: Văn minh Văn Lang – Âu lạc là nền văn
minh hoàn toàn được du nhập từ bên ngoài? Quan điểm của em về ý kiến đó như
thế nào?
+ Chủ đề 2. (What?) Theo em, cần làm gì để giữ gìn và phát huy các thành tựu
M

của văn minh cổ trên đất nước Việt Nam?


+ Chủ đề 3. (Why?) Tại sao có thể khẳng định rằng: Văn minh Văn lang – Âu Lạc

đã xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam?
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà, thảo luận thống nhất nội dung
thuyết trình về các chủ đề trên.
Y

- Bước 3: Các nhóm của đại diện thực hiện phần trình bày hùng biện. Các nhóm
nhận xét lẫn nhau, có thể đặt câu hỏi chất vấn.
DẠ

- Bước 4: GV nhận xét, tổng hợp điểm của công bố kết quả của phần thi hùng biện,
tặng quà cho cho nhóm các nhóm.

33
Một số hình ảnh phần thi hùng biện

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y

Tiết thực hành Bài 12. Văn minh Đại Việt


QU

* Thực hành thông qua hình thức trò chơi với bộ câu hỏi dạng 5W1H
Mục đích: HS nắm vững được kiến thức đã học về văn minh Đại Việt, có kỹ năng
lựa chọn sáng suốt câu hỏi và đáp án phù hợp
Tổ chức thực hiện
M

- Bước 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Quả bóng bí mật” và thông báo luật
chơi: Có 10 quả bóng, trong đó có 2 quả bóng may mắn (HS được nhận phần

thưởng), 1 quả bóng không may mắn (bị phạt) và 7 quả bóng có câu hỏi liên quan
đến kiến thức vừa được học. Nội dung các câu hỏi của trò chơi được xây dựng chủ
yếu dưới dạng 5W1H
Bước 2: HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Y

- Quả bóng số 1:
DẠ

+ Câu hỏi: Văn minh Đại Việt tồn tại trong khoảng thời gian nào?
+ Đáp án: Từ hế kỷ X đến thế kỷ XIX?
- Quả bóng số 2: Quả bóng may mắn
34
- Quả bóng số 3:
+ Câu hỏi: Vị vua nào đặt tên Quốc hiệu nước ta là Đại Việt?

AL
+ Đáp án: Lý Thánh Tông
- Quả bóng số 4:
+ Câu hỏi: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt là gì? Ra đời dưới thời nào?

CI
+ Đáp án: Bộ Hình thư. Ra đời dưới thời Lý (thế kỷ XI).
- Quả bóng số 5: Quả bóng không may mắn.

FI
- Quả bóng số 6:

OF
+ Câu hỏi: Trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam, ngành kinh tế nào giữ vai
trò chủ đạo?
+ Đáp án: Nông nghiệp trồng lúa nước
- Quả bóng số 7:
ƠN
+ Câu hỏi: Những người đỗ Tiến sĩ dưới thời Lê sơ được khắc tên ở đâu?
+ Đáp án: Được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
- Quả bóng số 8:
NH

+ Câu hỏi: Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được biên soạn dưới thời nào
của Đại Việt?
+ Đáp án: Thời Lê sơ.
Y

- Quả bóng số 9: Quả bóng may mắn


QU

- Quả bóng số 10:


+ Câu hỏi: Vị vua nào đã thực hiện cuộc Cải cách vào cuối thế kỷ XV?
+ Đáp án: Vua Lê Thánh Tông
Hình ảnh HS chơi trò chơi
M

Y
DẠ

35
AL
CI
FI
* Thực hành thông qua Sử dụng kỹ thuật 5W1H kết hợp xem phim tư liệu lịch sử

OF
- Mục đích: HS nắm vững chắc hơn kiến thức đã học về văn minh Đại Việt và tư
duy logic theo công thức 5W1H, rèn luyện kỹ năng quan sát, lắng nghe..
- Tổ chức thực hiện
+ Bước 1: GV giao nhiệm vụ. GV cho HS chia HS thành 4 đội chơi cùng xem 4
ƠN
đoạn phim tư liệu, sau mỗi đoạn phim, các nhóm trả lời nhanh các câu hỏi của GV.
Nhóm nào có tín hiệu xin trả lời sớm nhất sẽ được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời
đúng được 10 điểm. Kết thúc trò chơi, ban thư ký sẽ tổng hợp điểm và công bố kết
quả của mỗi đội
NH

Phim tư liệu 1. Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


Phim tư liệu 2. Chùa Trấn Quốc.
Phim tư liệu 3. Múa Rối nước.
Y

Phim tư liệu 4. Tranh Đông Hồ


QU

Câu hỏi về đoạn phim 1. Văn Miếu Quốc Tử Giám


- When? (Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng khi nào?)
- Where? (Văn Miếu được xây dựng ở đâu?)
- Who? (Do vị vua nào cho xây dựng?)
M

- What? (Việc xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám có ý nghĩa gì?)

Câu hỏi đoạn phim 2. chùa Trấn Quốc


- When? (được xây dựng khi nào?)
- Where? (chùa Trấn Quốc ở đâu?
- Who? (Thờ ai?)
Y

- What? (chùa có giá trị nổi bật gì?


DẠ

- How? (Kiến trúc của chùa độc đáo như thế nào?)
- Why? (Tại sao triều Lê trung hưng lại cho xây dựng chùa Trấn Quốc?

36
Câu hỏi đoạn phim 3. Múa Rối nước
- When? (Múa rối nước ra đời vào thời gian nào?)

AL
- Who? (Do ai sáng tạo ra?)
- Where? (thường được biểu diễn ở nơi nào?)
- What? (cảnh tượng trong múa rối nước gồm những gì?)

CI
- Why? (Tại sao múa rối nước được duy trì đến ngày nay?)
- How? (Giá trị của nghệ thuật múa rối nước như thế nào?)

FI
Câu hỏi đoạn phim 4. Tranh Đông Hồ
- When? (Tranh Đông Hồ ra đời vào thời gian nào?)

OF
- Who? (Do ai sáng tạo ra?)
- Where? (ở địa phương nào?)
- What? (chủ đề của tranh Đông Hồ gồm những gì?)
ƠN
- Why? (Tại sao tranh Đông Hồ vẫn được duy trì đến ngày nay?)
- How? (Giá trị của nghệ thuật tranh Đông Hồ như thế nào?)
Một số hình ảnh hoạt động xem phim tư liệu
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

37
2.5.7. Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong kiểm tra, đánh giá.
Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá được tiến hành kể cả kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra định kỳ, cụ thể: Đa dạng hoá các bài kiểm tra có thể

AL
thực hiện trên giấy hoặc trên máy tính, phương pháp kiểm tra kết hợp trắc nghiệm
với tự luận hoặc thông qua hồ sơ học tập, thông qua bài thuyết trình (bài viết, bài
trình chiếu, video clip,…), hoặc đánh giá thông qua việc học sinh thực hiện một

CI
dự án học tập gắn với chủ đề dạy học cụ thể. Có thể nói rằng sự thay đổi này là rất
cần thiết và phù hợp với sự đổi mới mục tiêu giáo dục, đặc biệt với hình thức kiểm
tra, đánh giá thông qua dự án học tập.

FI
Hiện nay, cùng với sự đổi mới về phương pháp, nội dung dạy học thì đổi mới
về kiểm tra, đánh giá cũng là một yêu cầu cấp thiết. Bên cạnh đánh giá bằng điểm

OF
số thì còn có đánh giá bằng nhận xét ( qua lời nói hoặc viết của cả giáo viên, bản
thân học sinh, phụ huynh,...) sự tiến bộ hoặc hạn chế về thái độ, hành vi, kết quả
học tập môn học của học sinh. Trong phương pháp kiểm tra, đánh giá, vừa sử
dụng phương pháp truyền thống như kiểm tra viết, hỏi - đáp, thuyết trình, vừa có

ƠN
thể đánh giá thông qua bài thực hành, thí nghiệm, sản phẩm, dự án học tập, không
chỉ có giáo viên đánh giá HS mà HS được đánh giá lẫn nhau. Để đáp ứng yêu cầu
đổi mới đó, sử dụng kỹ thuật 5W1H trong kiểm tra, đánh giá cũng là một giải pháp
hiệu quả.
NH

Với chủ đề 6. Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm
1858), chúng tôi sử dụng kỹ thuật 5W1H để đánh giá kết quả học tập của HS bằng
cách như sau:
Đánh giá thông qua sản phẩm hoạt động nhóm: Trong các tiết học của chủ
Y

đề và tiết thực hành Lịch sử, giáo viên đã giao nhiệm vụ cho các nhóm Vẽ sơ đồ tư
duy (trên giấy A0 và trên phần mềm Mindmap) và thuyết trình về sản phẩm của
QU

mình. Thông qua đó, GV xây dựng bảng kiểm chi tiết, phù hợp và cho các nhóm
đánh giá lẫn nhau, GV là người đánh giá cuối cùng. Kết quả điểm số của các nhóm
được sử dụng làm điểm kiểm tra thường xuyên (Phụ lục: Phiếu đánh giá).
Đánh giá thông qua cuộc thi “Nhà hùng biện tiềm năng”: Trong tiết thực
M

hành lịch sử Bài 12. Văn minh Đại Việt, GV tổ chức hoạt động thông qua hình
thức thi hùng biện “Nhà hùng biện tiềm năng”. Ở hoạt động này, GV xây dựng

tiêu chí đánh giá cụ thể và cho HS đánh giá, sau đó GV nhận xét, đánh giá cuối
cùng. Kết quả thi hùng biện của HS được sử dụng làm điểm kiểm tra thường
xuyên. (Phụ lục: phiếu đánh giá).
Đánh giá thông qua sản phẩm tự học của mỗi các nhân HS: GV hướng dẫn
Y

HS tự học theo công thức 5W1H các vấn đề của Chủ đề 6. Một sô nền văn minh
trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858). Do thời lượng trên lớp không thực hiện
DẠ

được, GV hướng dãn HS những nội dung có thể tự học ở nhà hoặc tìm hiểu, mở
rộng kiến thức. GV thông báo thời hạn báo cáo kết quả tự học, cách sử dụng kết
quả của việc tự học như tính một con điểm thường xuyên hoặc cộng khuyến khích
38
vào bài kiểm tra, đánh giá định kỳ.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức viết có sử dụng hệ thống câu hỏi
theo dạng 5W1H.

AL
* Đề kiểm tra giữa học kỳ II
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm – Mỗi câu 0,25 điểm)

CI
Câu 1. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Phùng Nguyên. B. Văn hóa Óc Eo.

FI
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là ngành

OF
A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. đánh bắt thủy hải sản. D. chế tác sản phẩm thủ công.
Câu 3. Ai là người có công lập nên nhà nước Chăm-pa?
A. Thục Phán. B. Tượng Lâm.
ƠN C. Khu Liên. D. Hùng Vương.
Câu 4. Chữ Chăm cổ của người Chăm-pa được sáng tạo trên cơ sở chữ nào?
A. Chữ Hán. B. Chữ Nôm. C. Chữ Phạn. D. Chữ La-tinh.
NH
Câu 5. Nền văn minh Chăm Pa được hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn
nào sau đây?
A. Trung du Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Trung Bộ.
B. Miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
Y

C.Tây Nguyên và cao nguyên Trường Sơn.


QU

D. Một phần Nam Bộ và Nam Trung Bộ Việt Nam .


Câu 6. Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Hòa Bình. B. Văn hóa Bàu Tró.
M

C. Văn hóa tiền Óc Eo. D. Văn hóa Bắc Sơn.


Câu 7. Tín ngưỡng nào sau đây không phải là tín ngưỡng bản địa của Cư dân Phù

Nam?
A. Thờ đa thần. B.thờ sinh thực khí.
C. Thờ Phật. D.thờ thần Mặt trời.
Y

Câu 8. Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là
A. tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Ả Rập, La Mã.
DẠ

B. kế thừa những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
C. áp đặt về kinh tế và văn hóa lên các quốc gia láng giềng.

39
D. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài.
Câu 9. Văn minh Đại Việt bước vào thời kỳ phát triển rực rỡ gắn với các triều đại
nào sau đây?

AL
A. Đinh - Tiền Lê - Lý. B. Lê Trung hưng - Nguyễn
C. Lý - Trần - Hồ - Lê sơ. D. Ngô - Đinh -Tiền Lê.

CI
Câu 10. Từ thời Lê sơ, tôn giáo nào sau đây trở thành hệ tư tưởng chính thống của
nhà nước quân chủ ở Việt Nam?

FI
A. Phật giáo. B. Đạo giáo. C. Nho giáo. D. Công giáo.
Câu 11. Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?

OF
A. Chữ Phạn. B. Chữ Nôm.
C. Chữ La-tinh. D. Chữ Quốc ngữ.
Câu 12. Một trong những danh y nổi tiếng ở nước ta trong các thế kỉ X - XIX là
A. Phan Huy Chú.
C. Hoa Đà.
ƠN B. Đào Duy Từ.
D. Hải Thượng Lãn Ông.
Câu 13. Phật giáo được du nhập vào Việt Nam khoảng thời gian nào?
NH
A. Khoảng đầu Công nguyên. B. Khoảng thế kỷ V trước Công Nguyên.
C. Khoảng cuối Công nguyên. D. Khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên.
Câu 14. Năm 1484, Vị vua nào bắt đầu cho dựng bia đá ở Văn Miếu khắc tên
những người đỗ Tiến sỹ?
Y

A. Lý Thái Tổ. B. Lê Thái Tổ.


QU

C. Lê Thánh Tông. D. Trần Thánh Tông.


Câu 15. Để khuyến khích nghề nông phát triển, các hoàng đế thời văn minh Đại
Việt thường thực hiện nghi lễ gì?
A. Cầu Ngư. B. Tịch điền. C. Khai điền. D. Chọi Trâu.
M

Câu 16. Thời văn minh Đại Việt, các xưởng thủ công của Nhà Nước được gọi là
A. Cục Chế tác. B. Cục Bách nghệ.

C. Cục Thủ Công. D. Cục Bách tác.


Câu 17. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa, giá trị của văn minh Đại
Việt?
Y

A. Là nền văn minh nông nghiệp lúa nước dựa trên nền tảng cộng đồng lãnh địa.
DẠ

B. Góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt bảo vệ độc lập.
C. Là cơ sở duy nhất và vững chắc cho sự tồn tại và phát triển của quốc gia-dân
tộc.
40
D. Đặt nền tảng vững chắc cho quá trình mở rộng lãnh thổ thống nhất quốc gia-
dân tộc.
Câu 18. Nhận xét nào sau đây không đúng về thành tựu nghệ thuật của văn minh

AL
Văn Lang – Âu Lạc?
A. Đã đạt đến trình độ thẩm mĩ và chế tác khá cao.

CI
B. Phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân.
C. Mang đậm màu sắc của Phật giáo và Hin đu giáo.

FI
D. Đa dạng về hình dạng và giàu tính nghệ thuật.
Câu 19. Lễ hội Ka tê là lễ hội đặc sắc của đồng bào Chăm theo tôn giáo nào?

OF
A. Phật giáo. B. Hin đu giáo. C. Hồi giáo. D. Công giáo.
Câu 20. Lý do chủ yếu dẫn đến hoạt động buôn bán thương mại của quốc gia Phù
Nam phát triển mạnh mẽ là
A. Có hệ thống sông ngòi, đồng bằng phù sa màu mỡ.
ƠN
B. Giáp với nhiều trung tâm thương mại quốc tế.
C. Có hệ thống giao thông đường biển thuận lợi.
D. Nhu cầu sinh hoạt của giai cấp thống trị.
NH

Câu 21. Cư dân Phù Nam cư trú chủ yếu trong những ngôi nhà sàn rộng là xuất
phát từ lý do
A. để phù hợp địa hình dốc và khí hậu nhiệt đới ẩm của vùng Tây Nguyên.
Y

B. để phù hợp môi trường sông nước và khí hậu nóng ẩm của vùng Nam Bộ.
QU

C. để phù hợp địa hình miền núi và khí hậu nóng bức của vùng Trung Bộ.
D. để phù hợp môi trường khắc nghiệt và khí hậu nóng ẩm của vùng Bắc Bộ.
Câu 22. “Tam giáo đồng nguyên” là đặc điểm nổi bật trong đời sống tôn giáo thời
kỳ nào?
M

A. Thời Lý - Trần. B.Thời Lê sơ.


C. Thời Trần - Hồ. D.Thời Tiền Lê.

Câu 23. Việc cư dân Đại Việt sáng tạo ra chư Nôm có ý nghĩa nào sau đây?
A. Chứng tỏ sự kế thừa thành tựu các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
B. Thể hiện ý chí kiên cường trong công cuộc chống ngoại xâm.
Y

C. Thể hiện lòng tự tôn dân tộc và tinh thần yêu nước sâu sắc.
DẠ

D. Góp phần quyết dịnh vào sự phát triển nền giáo dục khoa cử Nho học.
Câu 24. Yếu tố nào không phải là đặc điểm trong hoạt động kinh tế chủ yếu của
văn minh Đại Việt?
41
A. Nghề nông làm rẫy là chủ yếu. B. Nghề chăn nuôi khá phát triển.
C. Thường xuyên đắp đê ngăn lũ lụt. D. Nghề nông trồng lúa là chủ yếu.

AL
Câu 25. Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của nền văn minh Đại
Việt?
A.Văn minh Đại Việt không có nguồn gốc bản địa mà du nhập từ bên ngoài.

CI
B. là nền văn minh nông nghiệp lúa nước gắn với văn hóa làng xã.
C. Là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất khu vực Đông Nam Á.

FI
D. Trong kỷ nguyên Đại Việt, chỉ lĩnh vực kinh tế, văn hóa phát triển.
Câu 26. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời các làng

OF
nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt?
A. Đủ năng lực cạnh tranh với các xưởng thủ công của nhà nước.
B. Trình độ chế tác cao, sản phẩm có chất lượng cao hơn.

ƠN
C. Sản phẩm mang nét độc đáo, gây dựng thành thương hiệu nổi tiếng.
D. Góp phần quan trọng thúc đẩy thương nghiệp phát triển.
Câu 27. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về tổ chức bộ máy nhà nước
phong kiến thời Đinh-Tiền lê?
NH

A. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
B. Bộ máy nhà nước được hoàn thiện, chặt chẽ, tính chuyên chế cao.
C. Đặt cơ sở cho sự hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở giai đoạn sau.
Y

D. Tổ chức còn đơn giản nhưng đã thể hiện ý thức độc lập, tự chủ.
QU

Câu 28. Một trong những hạn chế của văn minh Đại Việt về mặt kinh tế là
A. nông nghiệp ít được chú trọng phát triển.
B. Nho giáo được đề cao tạo ra sự bảo thủ.
C. có nhiều phát minh khoa học, kỹ thuật.
M

D.thương nghiệp không được đề cao.


II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)


Câu 1 (2 điểm). Lập bảng so sánh các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
theo mẫu
Nội dung Văn minh Văn Văn minh Chăm - Văn minh Phù
Y

Lang-Âu Lạc Pa Nam


DẠ

Địa bàn
Thời gian tồn tại

42
Chủ nhân
Tổ chức Nhà

AL
nước
Hoạt động kinh
tế

CI
Câu 2 (1 điểm). Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá
trị của những nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)?

FI
Đáp án
Phần trả lời câu hỏi trắc nghiệm:

OF
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp C B
A A C C B C C B C D A C
án
Câu 15 16 17 18 19 ƠN
20 21 22 23 24 25 26 27 28
Đáp A B
B D B C B C B A C A B D
NH
án

Phần tự luận ( 3 Điểm )


Câu 1 (2 điểm). Lập bảng so sánh các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
Y

theo mẫu
Nội dung Văn minh Văn Văn minh Chăm – Pa Văn minh Phù
QU

Lang-Âu Lạc Nam


Địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Miền trung và một Nam Bộ (hạ lưu
0.5 Bộ phần cao nguyên sông Mê Công)
Trường Sơn
M

Thời gian Đầu thiên niên kỷ I Thế kỷ II - XV Vào khoảng đầu


tồn tại TCN – Thế kỷ II Công nguyên – TK

0.25 TCN VI
Chủ nhân Người Việt cổ Người Chăm Các bộ lạc thuộc
0.25 ngữ hệ Nam Đảo
Tổ chức Thể chế quân chủ sơ Thể chế quân chủ sơ Thể chế quân chủ
Nhà nước khai, đứng đầu là khai, đứng đầu là Vua, sơ khai, đứng đầu là
Y

0.5 Vua, giúp việc cho dưới vua là hai đại Vua, giúp việc cho
DẠ

vua là Lạc Hầu, ở địa thần (quan văn, quan vua là các quan lại
phương chia thành võ), Cấp địa phương
các Bộ (do Lạc tướng chia thành châu-huyện
đứng đầu) -làng
43
Hoạt động Chủ yếu là nông Đa dạng: trồng lúa, Hoạt động thương
kinh tế nghiệp trồng lúa, chăn nuôi, làm nghề mại biển phát triển
0.5 ngoài ra ngành chăn thủ công, ngoài ra học mạnh. Ngoài ra,

AL
nuôi, thủ công nghiệp rất giỏi nghề buôn bán nghề thủ công và
khá phát triển bằng đường biển nghề nông cũng khá
phát triển.

CI
Câu 2 (1 điểm). Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá
trị của những nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)?

FI
Học sinh có thể trả lời theo cách riêng, sau đây là một số gợi ý
+ Hiểu rõ tiến trình lịch sử của dân tộc và những thành tựu cơ bản của các nền văn

OF
minh ở Việt Nam (trước năm 1858).
+ Biết trân trọng giá trị của các thành tựu đó.
+ Tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam đến người
thân, bạn bè trong và ngoài nước.
ƠN
+ Tham gia tích cực các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân
tộc tại địa phương.
+ Đấu tranh chống lại các hành động xâm phạm và làm tổn hại đến di sản văn hóa
NH
dân tộc như: viết, vẽ bậy lên các di tích lịch sử…

KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI


CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Y
QU

1. Mục đích khảo sát


Việc khảo sát nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cấp thiết và tính khả thi
của các giải pháp mà đề tài đã đề xuất qua thực tiễn dạy học. Qua đó, có thể làm
căn cứ khoa học để đưa ra những nhận xét về hiệu quả và khả năng áp dụng vào
M

thực tiễn dạy học của đề tài nghiên cứu.


2. Nội dung và phương pháp khảo sát


2.1. Nội dung khảo sát
Về nội dung khảo sát, chúng tôi tập trung vào 2 vấn đề chính sau:
Y

- Các giải pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với vấn đề nghiên cứu hiện
DẠ

nay hay không?


- Các giải pháp được đề xuất có khả thi đối với vấn đề nghiên cứu hiện nay hay
không?

44
2.2. Phương pháp khảo sát và thang đánh giá
Phương pháp được sử dụng để khảo sát là trao đổi bằng bảng hỏi được thiết kế

AL
trên ứng dụng google form, với thang đánh giá 04 mức (tương ứng với điểm số từ
1 đến 4):
Không cấp thiết; ít cấp thiết; cấp thiết; rất cấp thiết.

CI
Không khả thi; ít khả thi; khả thi và Rất khả thi.
Tính điểm trung bình bằng phần mềm Excel.

FI
3. Đối tượng khảo sát
Tổng hợp các đối tượng khảo sát

OF
TT Đối tượng Số lượng
1 Giáo viên đang giảng dạy tại trường THPT Nam 41
Đàn 2
2
học 2022-2023
ƠN
Học sinh lớp 10 tại trường THPT Nam Đàn 2 năm 133
NH

4. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề
xuất
Y

4.1. Sự cấp thiết của các giải pháp đã đề xuất


QU

Đánh giá sự cấp thiết của các giải pháp đề xuất

Các thông số
TT Các giải pháp
X Mức
M

1 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,47 cấp thiết

Khởi động.

2 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,50 cấp thiết
Hình thành kiến thức mới
Y

3 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,68 Rất cấp
DẠ

Luyện tập thiết

4 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,75 Rất cấp

45
Vận dụng thiết

5 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hướng dẫn 3,74 Rất cấp

AL
học sinh tự học thiết

6 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong tiết thực 3,78 Rất cấp

CI
hành lịch sử của chủ đề thiết

7 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong kiểm tra, 3,65 Rất Cấp

FI
đánh giá thiết

Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét

OF
Các giải pháp đề xuất đều được đánh giá cao trong GV và HS về tính chính
xác, cấp thiết đối với quá trình dạy học ở trường THPT hiện nay. Số lượng đánh
giá mức rất cần thiết gần như chiếm tỷ lệ tuyệt đối. Từ đó, chúng tôi có thể khẳng
ƠN
định những giải đề tài đã đề xuất là rất cấp thiết đối với việc đổi mới dạy học hiện
nay.
4.2. Tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất
NH

Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất
TT Các giải pháp Các thông số
X Mức
Y

1 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,57 Rất khả thi
QU

Khởi động.
2 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,56 Rất khả thi
Hình thành kiến thức mới
3 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,65 Rất khả thi
M

Luyện tập

4 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hoạt động 3,45 Khả thi
Vận dụng
5 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong hướng dẫn 3,84 Rất khả thi
học sinh tự học
Y

6 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong tiết thực 3,78 Rất khả thi
DẠ

hành lịch sử của chủ đề


7 Sử dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong kiểm tra, 3,47 Khả thi
đánh giá
46
Từ số liệu thu được ở bảng trên có thể rút ra những nhận xét
Kết quả khảo sát với số liệu trong bảng thống kê trên cho thấy những giải
pháp đã đề xuất được GV và HS hầu như đều đánh giá ở mức khả thi và rất khả thi.

AL
Trong số 285 HS và 20 GV tham gia khảo sát thì có hơn 90 % đánh giá ở mức rất
cần thiết. Qua đó, cho thấy, những giải pháp đã đề xuất có khả năng ứng dụng vào
thực tiễn dạy học tại đơn vị rất cao, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả tốt. Đó cũng

CI
chính là tính khoa học và đóng góp của đề tài đối với việc đổi mới phương pháp
dạy học phát huy năng lực, phẩm chất của HS hiện nay.

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

47
CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm.

AL
* Mục đích của thực nghiệm.
Thực nghiệm sư phạm là một khâu quan trọng nhằm kiểm chứng tính khả thi
của đề tài và khả năng áp dụng kỹ thuật dạy học 5W1H vào thực tế một cách có

CI
hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử ở trường trung học
phổ thông.

FI
* Nhiệm vụ của thực nghiệm
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi xác định nhiệm vụ thực nghiệm

OF
bao gồm:
- Chọn đối tượng để tổ chức thực nghiệm
- Xác định nội dung và phương pháp thực nghiệm

ƠN
- Chuẩn bị kế hoạch bài học (Giáo án thực nghiệm)
- Lập kế hoạch và tiến hành thực nghiệm.
- Thiết kế công cụ đánh giá và tiến hành đánh giá, thu thập số liệu.
NH

- Xử lí kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận.


3.2. Nội dung, đối tượng, phương pháp thực nghiệm.
* Nội dung thực nghiệm: Cả hai lớp cùng dạy 1 tiết là Tiết thực hành Bài 11 (Phụ
lục : Kế hoạch bài dạy).
Y

* Đối tượng thực nghiệm: Đối tượng chúng tôi chọn là 2 lớp 10 tại trường THPT
QU

Nam Đàn 2: Lớp 10C2- lớp đối chứng và Lớp 10C1- lớp thực nghiệm. Cả hai lớp
thực nghiệm và đối chứng có sĩ số và năng lực tương đương nhau.
3.3. Tiến hành thực nghiệm.
M

- Tiến hành dạy thử nghiệm ở lớp 10C1 theo Kế hoạh bài dạy sử dụng kỹ thuật
5W1H.

- Tiến hành dạy lớp 10C2 theo Kế hoạch bài dạy không sử dụng kỹ thuật 5W1H.
- Tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS bằng một bài kiểm tra 15 phút về
kiến thức đã học ở tiết học đó. Chấm bài và thu thập, xử lý kết quả.
Y

3.4. Kết quả thực nghiệm.


DẠ

Để có kết quả đối chứng chính xác nhất, chúng tôi tiến hành cho lớp đối
chứng và lớp thực nghiệm tiến hành kiểm tra 15 phút nội dung tiết Thực hành lịch
sử (Phụ lục: đề kiểm tra). Kết quả chúng tôi thu được như sau:

48
Lớp thực nghiệm 10C1 Lớp đối chứng 10C2
STT Điểm (Sĩ số: 44 HS) (Sĩ số: 43 HS)

AL
Tổng % Tổng %

1 9 - 10 điểm 17 38.7 10 23.2

CI
2 7 - 8 điểm 25 54.8 23 53,5

3 5 - 6 điểm 2 4.5 10 23,3

FI
4 <5 điểm 0 0 0 0

OF
Bảng tổng hợp kết quả thực nghiệm
Kết quả kiểm tra đã chứng minh rằng:
- Ở lớp thực nghiệm số học sinh đạt tỉ lệ điểm khá và giỏi chiếm gần tuyệt đối,
HS đạt điểm 9 – 10 chiếm tới 38.7%, không có HS bị điểm yếu. Trong khi đó, lớp đối

ƠN
chứng số lượng HS đạt điểm 9 – 10 ít hơn nhiều so với lớp thực nghiệm (23.2%), HS đạt
điểm trung bình còn nhiều (10 em tương ứng với 23.3%).
- Mặt khác, HS lớp thực nghiệm học tập sôi nổi, hứng thú hơn. Giờ học trở nên
sinh động, thoải mái khi các em được thể hiện năng khiếu của bản thân như năng khiếu
NH

hội hoạ, năng khiếu thuyết trình.


Y
QU
M

Y
DẠ

49
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận

AL
Từ những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, việc sử dụng kỹ thuật dạy học
5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường THPT là rất phù hợp và có tính thực tiễn
cao trong điều kiện hiện nay. Bởi vì kỹ thuật này có thể áp dụng cho tất cả các loại

CI
bài học như bài tìm hiểu kiến thức mới, bài thực hành, ôn tập và không mất nhiều
thời gian hay với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của nhà trường.
Sử dụng thành thạo và hiệu quả kỹ thuật 5W1H, đặc biệt là dạng sơ đồ tư

FI
duy 5W1H trong dạy học Lịch sử sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong
phương pháp học tập của học sinh và giảng dạy của GV. HS sẽ có được phương pháp

OF
học tập đúng đắn, khoa học và chủ động hơn, tư duy logic rõ ràng hơn.
GV tiết kiệm được thời gian, tạo sự linh hoạt trong bài giảng và giúp HS
nắm được kiến thức về sự kiện hay vấn đề lịch sử mang tính hệ thống, bao quát
thông qua một “sơ đồ” thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức. Đặc biệt, dạng

ƠN
câu hỏi What? Why?, How? thích hợp để học sinh nắm vững được đặc điểm, bản
chất, ảnh hưởng của các sự kiện, hiện tượng Lịch sử.
Sử dụng Sơ đồ 5W1H trong dạy học lịch sử bước đầu tạo một không khí sôi
nổi, hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường, là
NH
một trong những nội dung quan trọng của phong trào thi đua “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD và ĐT đang đẩy mạnh triển khai.
Việc vận dụng kỹ thuật dạy học 5W1H trong dạy học Lịch sử ở trường
THPT sẽ dần dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một
cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Kỹ thuật 5W1H
Y

cần sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi
mở, thuyết trình, đóng vai, xem phim tư liệu góp phần đổi mới phương pháp dạy
QU

học thì mới phát huy được hiệu quả tối ưu của nó.
Kỹ thuật dạy học 5W1H có tính khả thi và hiệu quả cao, nhất là đối với môn
Lịch sử trong các nhà trường hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh là năm học đầu tiên
bậc THPT sử dụng chương trình 2018.
M

3.2. Kiến nghị


- Đối với GV: cần mạnh dạn đổi mới phương pháp, không ngừng nghiên cứu

và tự học những phương pháp kỹ thuật dạy học mới.


- Đối với Tổ nhóm chuyên môn: cần đẩy mạnh triển khai sinh hoạt chuyên
môn, chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và sử dụng kỹ thuật
dạy học 5W1H nói riêng.
Y

- Đối với nhà trường: cần tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên tích cực
DẠ

nghiên cứu, tìm tòi và áp dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học mới thông qua
các phong trào thi đua, tổ chức hội giảng chào mừng các dịp lễ.

50
TÀI LIỆU THAM KHẢO

AL
1. “Bản đồ Tư duy trong công việc”, Tony Buzan, NXB Lao động- Xã hội.
2. “Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học”- NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

CI
3. Thông tư 13 /2022. Bộ GD &ĐT về điều chỉnh môn Lịch sử.
4. Bộ GD&ĐT - Chương trình giáo dục phổ thông (tổng thể) và Chương trình
môn Lịch sử năm 2018.

FI
5. Tài liệu tập huấn Modul 1,2,3, 4 môn Lịch sử THPT
Nguồn tư liệu trên Internet: Video, tranh ảnh, tư liệu Lịch sử sưu tầm từ

OF
6.
https://www.google.com.vn
7. Sách giáo khoa Lịch sử 10 – Bộ Kết nối tri thức và cuộc sống
8. Phần mềm Mindmap.
9.
Xuân – DNU. ƠN
Bản đồ tư duy – Phương pháp dạy học hiệu quả - Th.s Nguyễn Thị Thanh

10. Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm – nâng cao chất
lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên – Nguyễn Minh Sơn – Phòng GD&ĐT
NH

tình Bắc Giang.


Y
QU
M

Y
DẠ
PHỤ LỤC
* Hình ảnh sản phẩm của HS

AL
Sơ đồ 5W1H về các tôn giáo của văn minh Đại Việt

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Sơ đồ 5W1H về các nền văn minh cổ

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
Poster về Thánh địa Mỹ Sơn

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
* Giáo án thực nghiệm
THỰC HÀNH BÀI 11
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH CỔ TRÊN ĐẤT NƯỚC Việt NAM

AL
(Thời lượng: 1 tiết )

I. MỤC TIÊU

CI
* Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử

FI
+ Tái hiện được cơ sở hình thành, thành tựu văn minh Văn Lang - Âu Lạc, Cham
pa và Phù Nam.
+ Vận dụng kiến thức đã học của Bài 11 để tham gia trò chơi “Rung chuông vàng”,

OF
tham gia thi hùng biện
+ Vẽ được sơ đồ tư duy về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam
+ Năng lực giải quyết vấn đề : Vận dụng kiến thức, bài học lịch sử để giải thích

ƠN
những vấn đề thực tiễn như vấn đề bảo tồn và phát huy các thành tựu văn hóa của
các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm, trao đổi học tập và
báo cáo sản phẩm học tập; vận dụng hiểu biết về các nền văn minh cổ nói trên để
NH
giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam.
* Phẩm chất
Giáo dục phẩm chất yêu nước, trách nhiệm trong việc góp phần bảo tồn các di
sản văn hoá của dân tộc, trung thực trong tham gia trò chơi
Y

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


QU

- SGK, SGV Lịch sử 10


- Giấy A0, bút
- Ti Vi, Máy chiếu, điện thoại thông minh
- Phiếu đánh giá
- Video Lễ hội Ka tê, Video Đền Hùng, tranh ảnh về các nền văn minh cổ
M

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC


1. Khởi động:
a. Mục tiêu: Kích thích tư duy của học sinh trong bài học, tạo hứng thú, lôi cuốn,
kích thích HS muốn khám phá những điều chưa biết.
b. Tổ chức thực hiện:
Y

Bước 1: GV yêu cầu học sinh xem video Lễ hội Ka tê, Vidoe về Đền Hùng và cho
DẠ

biết các Video đề cập đến các nền văn minh trên đất nước Việt Nam?
Bước 2: HS xem video và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Video đề cập đến văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Chăm - pa
Bước 3: Giáo viên yêu cầu 2-3 học sinh trả lời, học sinh trog lớp chú ý lắng nghe
và bổ sung.

AL
Bước 4: GV dẫn dắt HS vào bài: Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi
hệ thống và thực hành kiến thức trong bài 6.Một số nền văn minh cổ trên đất nước
Việt Nam.

CI
2. Luyện tập, vận dung (Thực hành)
* Hoạt động 1. Tổ chức trò chơi

FI
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố lại vững chắc hơn kiến thức đã học và lĩnh hội được
kiến thức mới mà học sinh đã học về các nền văn minh cổ, rèn luyện các kỹ năng
của HS.

OF
b. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Rung chuông vàng”
Luật chơi: Có 10 câu hỏi Sau khi nghe câu hỏi mỗi thí sinh dự thi có 15 giây
suy nghĩ và đưa ra đáp án.
ƠN
Hết 15 giây các thí sinh đồng loạt nâng đáp án cho hội đồng trọng tài, nếu sai
thì nhanh chóng tự giác rời khỏi sàn thi đấu.
NH
Hết 10 câu hỏi, đội nào có số lượng HS ở lại nhiều nhất sẽ được cộng 1 điểm
với mỗi học sinh.
- Bước 2: HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
Câu hỏi sử dụng trong trò chơi được biên sạon theo các câu hỏi dạng 5W1H, chủ
Y

yếu sử dụng dạng câu: Where? (ở đâu?, địa bàn?), When? (khi nào?)
Who? (Ai, chủ nhân?)
QU

Câu 1. Văn minh Văn Lang –Âu lạc được hình thành ở địa bàn nào?
A. Đồng bằng Nam Bộ. B. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
C. Lưu vực sông Mê Kông. D. Miền Trung và Tây Nguyên.
M

Câu 2. Văn minh Champa ra đời và tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ thế kỷ II - VII. B. Từ thế kỷ II - X.

C. Từ thế kỷ II – XV D. Từ thế kỷ II - XIII.


Câu 3. Chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc là tộc người nào?
A. Người Âu lạc. B. Người Việt cổ.
Y

C. Người Chăm. D. Người Khơ me.


DẠ

Câu 4. Văn minh Chăm - pa có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Phùng Nguyên. B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 5. Kinh đô của quốc gia Âu Lạc là nơi nào?
A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Cổ Loa (Hà Nội).

AL
C. Trà Kiệu (Quảng Nam). D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 6. Người đứng đầu các Bộ của Nhà Nước Văn Lang - Âu Lạc được gọi là gì?
A. Thục Phán. B. Lạc Tướng.

CI
C. Bồ Chính. D. Hùng Vương.
Câu 7. Ai là người lập ra Nhà nước Chăm - pa?

FI
A. Khu Liên. B. Thục Phán.
C. Hùng Vương. D. Lạc Long Quân.

OF
Câu 8. Văn minh Phù Nam được hình thành ở đâu?
A. Lưu vực sông Hồng. B. Hạ lưu sông Mê Kông.
C. Lưu vực sông Cả. D. Lưu vực sông Hoà Bình.
ƠN
Câu 9. Hoạt động kinh tế chủ yếu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu là
nghề nông trồng lúa nước xuất phát từ lý do nào sau đây?
A. Có địa hình đa dạng
NH
B. Có nhiều cao nguyên, cồn cát.
C. Có đồng bằng phù sau.
D. Có vị trí địa lý quan trọng.
Y

Câu 10. Trống đồng Ngọc Lũ có giá trị lịch sử như thế nào?
A. Cung cấp tư liệu lịch sử phong phú và đáng tin cậy.
QU

B. Thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc của người Việt.


C. Thúc đẩy lịch sử dân tộc phát triển nhanh.
D. Chứng tỏ sự cường thịnh của Văn Lang - Âu Lạc.
M

- Bước 3: GV tổng kết trò chơi và công bố, trao thưởng cho đội chiến thắng
* Hoạt động 2. sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H

a. Mục đích: HS vẽ được sơ đồ tư duy trên phần mềm Mindmap tóm tắt những
nét chính về các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, phát triển năng lực tư
duy logic, năng lực công nghệ thông tin.
Y

b. Tổ chức thực hiện


- Bước 1: GV giao nhiệm vụ vào cuối tiết học trước. Giáo viên chia lớp thành 3
DẠ

nhóm, yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy theo công thức 5W1H theo yêu cầu và hướng dẫn
cụ thể của giáo viên
+ Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Văn minh Văn Lang - Âu Lạc theo gợi ý:
địa bàn ra đời ở đâu? Chủ nhân là tộc người nào? Thời gian ra đời? Có những
thành tựu gì nổi bật? Ý nghĩa, giá trị của văn minh Văn Lang - Âu Lạc như thế
nào? Tại sao Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ra đời sớm?

AL
+ Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Văn minh Chăm pa theo gợi ý: địa bàn ra
đời ở đâu? Chủ nhân là tộc người nào? Thời gian ra đời? Có những thành tựu gì
nổi bật? Ý nghĩa, giá trị của văn minh Chăm - pa như thế nào? Tại sao Văn minh

CI
Chăm - pa mang đậm màu sắc của văn minh Ấ Độ?
+ Nhóm 3: Vẽ sơ đồ tư duy 5W1H về Văn minh Phù Nam theo gợi ý: địa bàn ra

FI
đời ở đâu? Chủ nhân là tộc người nào? Thời gian ra đời? Có những thành tựu gì
nổi bật? Ý nghĩa, giá trị của văn minh Phù Nam như thế nào? Tại sao hoạt động
thương mại biển của cư dân Phù Nam phát triển mạnh?

OF
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà trong vòng 1 tuần, vẽ sơ đồ tư
duy theo hướng dẫn của GV, nộp sản phẩm cho GV qua zalo để GV duyệt trước
khi thuyết trình trên lớp.

ƠN
Sản phẩm: Sơ đồ tư duy 5W1H đúng yêu cầu và gợi ý của GV, hình thức đẹp,
nội dung chính xác. Phần trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Các nhóm được nêu ra câu hỏi
cho nhau và nhóm trình bày phải trả lời câu hỏi do nhóm khác đưa ra. Tiêu chí
đánh giá sản phẩm của các nhóm dựa vào phiếu đánh giá (Phụ lục)
NH
- Bước 3: Các nhóm cử đại diện thuyết trình sản phẩm của nhóm trong tiết thực
hành. Các nhóm đánh giá lẫn nhau vào phiếu đánh giá
- Bước 4: GV nhận xét các nhóm, đánh giá sản phẩm và thuyết trình của từng
nhóm sau đó chốt kiến thứcMột số hình ảnh thuyết trình sản phẩm
Y

* Hoạt động 3. Thi hùng biện


QU

a. Mục đích: HS nêu lên được hiểu biết, ý kiến của bản thân về các vấn đề lịch sử
hoặc vấn đề thực tiễn liên quan bài 11.
b. Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Gv giao nhiệm vụ: Các nhóm chuẩn bị ở nhà nội dung các chủ đề hùng
M

biện sau đây. Đến tiết học thực hành sẽ bốc thăm và cử đại diện trình bày phần thi
hùng biện. Thời gian trình bày không quá 2 phút

+ Chủ đề 1. (How?) Có ý kiến cho rằng: Văn minh Văn Lang – Âu lạc là nền văn
minh hoàn toàn được du nhập từ bên ngoài? Quan điểm của em về ý kiến đó như
thế nào?
+ Chủ đề 2. (What?) Theo em, cần làm gì để giữ gìn và phát huy các thành tựu
Y

của văn minh cổ trên đất nước Việt Nam?


DẠ

+ Chủ đề 3. (Why?) Tại sao có thể khẳng định rằng: Văn minh Văn lang – Âu
Lạc đã xác lập lối sống Việt Nam, truyền thống Việt Nam?
- Bước 2: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ ở nhà, thảo luận thống nhất nội dung
thuyết trình về các chủ đề trên.
- Bước 3: Các nhóm của đại diện thực hiện phần trình bày hùng biện. Các nhóm
nhận xét lẫn nhau, có thể đặt câu hỏi chất vấn.

AL
- Bước 4: GV nhận xét, tổng hợp điểm của công bố kết quả của phần thi hùng biện,
cho điểm các nhóm.

CI
* Phiếu đánh giá sản phẩm hoạt động nhóm của HS
NHÓM:… PHIẾU ĐÁNH GIÁ PHẦN THI HÙNG BIỆN

FI
Nội dung Tiêu chí Thang Điểm
chấm điểm
- Trình bày lưu loát, không đọc, không phụ thuộc

OF
A. Cách 0,5
thức trình vào tài liệu.
bày - Tự tin, có sử dụng cử chỉ, có kết nối, giao tiếp 0,5
(20%) với người nghe.
- Tốc độ nói vừa phải, diễn đạt dễ hiểu, có điểm 0,5
nhấn, thu hút.
ƠN
- Thái độ thuyết trình nghiêm túc. 0,25
- Không vi phạm thời gian tối thiểu/tối đa. 0,25
NH
Trung bình điểm tác phong 2,0
B. Nội - Cấu trúc hợp lý, bố cục rõ ràng 1,0
dung
(60%) - Đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản về nhiệm vụ 2,0
được giao
Y

- Thông tin chính xác, khoa học, ghi nguồn đầy đủ 1,0
QU

- Mở rộng kiến thức, dẫn chứng, ví dụ thực tế 1,0

- Cập nhật các vấn đề mới liên quan đến nhiệm vụ 1,0
được giao
Trung bình điểm nội dung
M

6,0
C. Trả lời - Trả lời đúng trọng tâm các câu hỏi do nhóm 1,5

câu hỏi khác/GV đặt ra


(20%) - Thuyết phục được người đặt câu hỏi 0,5

Trung bình điểm trả lời câu hỏi 2,0


Tổng
Y

10,0
DẠ

Đại diện nhóm đánh giá


Ký tên
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
NHÓM:....... PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM SƠ ĐỒ 5W1H

AL
Nội dung Tiêu chí Thang Điểm
chấm điểm

CI
A. Sản - Sắp xếp các nhánh của sơ đồ hợp lý, bố cục rõ 1,0
phẩm Sơ ràng, màu sắc đẹp và thu hút người xem
đồ

FI
- Nội dung đảm bảo đầy đủ kiến thức cơ bản về 2,0
(70%) nhiệm vụ được giao

OF
- Thông tin chính xác, khoa học, ghi nguồn đầy 2,0
đủ
- Có hình ảnh minh hoạ 1,0

B.
ƠN
- Có sáng tạo và đầu tư công phu 1,0

Cách - Trình bày lưu loát, không phụ thuộc vào tài liệu. 1.0
thức trình
- Tự tin, có tương tác với cả lớp 0,5
NH
bày
(30%) - Thái độ thuyết trình nghiêm túc. 0,5
- Không vi phạm thời gian tối thiểu/tối đa. 0,5
Y

Tổng 10,0
QU

Đại diện nhóm đánh giá


Ký tên
M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
* Đề kiểm tra 15 phút để đánh giá kết quả thực nghiệm
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

AL
I. trắc nghiệm
Câu 1. Kinh đô của quốc gia Âu Lạc là nơi nào sau đây?
A. Phong Châu (Phú Thọ). B. Cổ Loa (Hà Nội).

CI
C. Trà Kiệu (Quảng Nam). D. Hoa Lư (Ninh Bình).
Câu 2. Ai là người đứng đầu các Bộ của Nhà Nước Văn Lang - Âu Lạc?

FI
A. Thục Phán. B. Lạc Tướng.
C. Bồ Chính. D. Hùng Vương.

OF
Câu 3. Nền văn minh Chăm Pa được hình thành, tồn tại và phát triển trong thời
gian nào?
A. Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ XVII.
B. Từ thế kỷ II đến thế kỷ XVI.
C. Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ XIV.
ƠN
D. Từ thế kỷ II đến thế kỷ XV.
NH
Câu 4. Văn minh Phù Nam được hình thành ở địa bàn nào sau đây?
A. Lưu vực sông Hồng. B. Hạ lưu sông Mê Kông.
C. Lưu vực sông Cả. D. Lưu vực sông Hoà Bình.
Y

Câu 5. Hoạt động kinh tế chủ yếu của văn minh Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu là
nghề nông trồng lúa nước xuất phát từ lý do nào sau đây?
QU

A. Có địa hình đa dạng


B. Có nhiều cao nguyên, cồn cát.
C. Có đồng bằng phù sau.
M

D. Có vị trí địa lý quan trọng.


Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng giá trị của Trống đồng Ngọc Lũ?

A. Cung cấp tư liệu lịch sử phong phú và đáng tin cậy.


B. Thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc của người Việt.
C. Thúc đẩy lịch sử dân tộc phát triển nhanh.
Y

D. Chứng tỏ sự cường thịnh của Văn Lang - Âu Lạc.


DẠ

Câu 7. Nền văn minh Chăm Pa được hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn
nào sau đây?
A. Trung du Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Trung Bộ.
B. Miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
C.Tây Nguyên và cao nguyên Trường Sơn.

AL
D. Một phần Nam Bộ và Nam Trung Bộ Việt Nam .
Câu 8. Nhân vật nào sau đây là người lập ra Nhà nước Chăm - pa?
A. Khu Liên. B. Thục Phán.

CI
C. Hùng Vương. D. Lạc Long Quân.
Câu 9. Lý do chủ yếu dẫn đến hoạt động buôn bán thương mại của quốc gia Phù

FI
Nam phát triển mạnh mẽ là
A.Có hệ thống sông ngòi, đồng bằng phù sa màu mỡ.

OF
B.Giáp với nhiều trung tâm thương mại quốc tế.
C.Nhu cầu sinh hoạt của giai cấp thống trị.
D.Có hệ thống giao thông đường biển thuận lợi.

A. Văn hóa Phùng Nguyên.


ƠN
Câu 10. Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
NH
2. Tự luận
Theo em, cần làm gì để giữ gìn và phát huy các thành tựu của văn minh cổ trên
đất nước Việt Nam?
ĐÁP ÁN
Y

1. Trắc nghiệm (Mỗi câu đúng 0.5)


QU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
B B D B C A B A D A
2. Tự luận (5.0)
M

HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên cần đạt được một ý sau:
- Cần có những hiểu biết đầy đủ về các nền văn minh cổ

- có ý thức trân trọng giá trị của các nền văn minh cổ
- Cần tuyên truyền, quảng bá, khai thác giá trị của các nền văn minh cổ
- Đầu tư, tôn tạo để giữ gìn, duy trì sự tồn tại của các thành tựu nền văn minh cổ
Y

hạn chế sự tàn phá của thiên nhiên và con người


DẠ
* Kết quả Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
* Ma trận đề Giữa học kỳ II
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

AL
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA
1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong chủ đề 6: Một số nền văn

CI
minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858)
2. Năng lực:
- Đánh giá năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng

FI
lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học về chủ đề Một số nền văn minh trên đất
nước Việt Nam (trước năm 1858) thông qua hệ thống câu hỏi kiểm tra.
3. Phẩm chất:

OF
- Tạo sự công bằng và cơ hội để HS thể hiện kết quả học tập
- phát triển phẩm chất yêu nước, trách nhiệm thông qua nhận thức về các giá trị
văn hoá của các nền văn minh
- Giáo dục cho học sinh phẩm chất trung thực, tự giác, nghiêm túc trong quá trình
kiểm tra.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: ƠN
- Hình thức: : Kết hợp trắc nghiệm khách quan với tự luận
- Thời gian: 45 phút
- Cấu trúc:
NH

+ 28 câu TNKQ
+ 2 câu tự luận
- Thang điểm:
+ 0.25 điểm/câu TNKQ
+ 2 câu tự luận 3 điểm.
Y
QU

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

%
Mức độ nhận thức Tổng
tổng
Nội Nhậ Thô Vận
Vận
M

dung dụng
TT Đơn vị kiến thức n ng
dụng Số CH
kiến biết hiểu cao
thức

Số Số Số Số
TN TL
CH CH CH CH
Mội số Văn minh Văn
02 02 1* 1** 04
1 nền Lang –Âu lạc 30
văn
Y

Văn minh Chăm


minh 03 01 1* 1** 04
Pa
DẠ

cổ VĂn minh Phù


trên Nam
đất 02 02 1* 1** 04
nước
Việt
Nam
Khái niệm và cơ sở

AL
hình thành 01 01 02 5

Tiến trình phát

CI
01 1* 1** 01
Văn triển 2.5
2 minh Những thành tựu
Đại tiêu biểu của văn 44

FI
Việt minh Đại Việt 07
04 1* 1** 11

Ý nghĩa của văn

OF
minh Đại Việt 02 1* 02 5
1**
trong Lịch sử Việt
Nam
12 01 01 2
Tổng
Tỉ lệ %
Tỉ lệ chung%
ƠN
16
40
70
30 20
30
10
28

100 100
NH
. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA

Số câu hỏi theo mức độ nhận


thức
Nội Đơn
Mức độ kiến thức, kĩ Vận
Y

dung vị Nhận Thôn Vận


TT năng cần kiểm tra, dụng
kiến kiến biết g hiểu dụng
đánh giá
QU

cao
thức thức

Văn * Nhận biết


Mội minh -Biết cách sưu tầm và 02
M

1 số Văn sử dụng tư liệu lịch sử (câu


nền Lang để tìm hiểu về cơ sở 1,2)

văn –Âu hình thành, thành tựu


minh lạc của văn minh Văn Lang
cổ - Âu Lạc.
- Trình bày được cơ sở
trên
hình thành văn minh
đất
Y

Văn Lang - Âu Lạc. và


nước những thành tựu tiêu
DẠ

Việt biểu của nền văn minh


Nam Văn Lang - Âu Lạc về
sự hình thành nhà nước,
kinh tế, đời sống vật
chất, đời sống tinh thần,
-* Thông hiểu 02
Nhận xét được bộ máy (câu

AL
Nhà Nước Văn Lang-Âu 17,
Lạc 18)
- Lý giải và nhân xét

CI
được hoạt động kinh tế
và đời sống vật chất,
tinh thần của Người Viêt

FI
Cổ
-Giải thích được ý nghĩa,
giá trị của nền văn minh

OF
Văn Lang- Âu Lạc.
* Vận dụng
Lập được bảng tóm tắt 1*
về những nét chính của
Văn minh Văn Lang,
Âu Lạc
ƠN
-Vẽ được sơ đồ về bộ
máy Nhà Nước Văn
Lang
NH
-So sánh được Tổ chức
Nhà Nước Âu Lạc với
Nhà Nước Văn Lang 1**
* Vận dụng cao
Vận dụng được kiến
Y

thức và kĩ năng đã học


về nền văn minh Văn
QU

Lang – Âu Lạc để giới


thiệu về đất nước, con
người Việt Nam. Nhận
thức được giá trị trường
tồn của các nền văn
M

minh cổ trên đất nước


Việt Nam từ đó có trách

nhiệm trong việc giữ


gìn và phát huy giá trị
của văn minh Văn Lang
–Âu Lạc
Y

Văn * Nhận biết


DẠ

minh -Biết cách sưu tầm và 03


Chăm sử dụng tư liệu lịch sử (câu
Pa để tìm hiểu về cơ sở 3,4,5)
hình thành, thành tựu
của văn minh Chăm Pa
- Trình bày được cơ sở
hình thành văn minh

AL
Văn Chăm pa. và những
thành tựu tiêu biểu của
nền văn minh Chăm Pa

CI
về sự hình thành nhà
nước, kinh tế, đời sống
vật chất, đời sống tinh
01

FI
thần,
-* Thông hiểu (câu
Nhận xét được bộ máy 19)

OF
Nhà Nước Chăm Pa
- Lý giải và nhân xét
được hoạt động kinh tế
và đời sống vật chất,
tinh thần của cư dân
Chăm Pa
* Vận dụng
ƠN
Lập được bảng tóm tắt
1*

về những nét chính của


NH
Văn minh Chăm Pa
-Vẽ được sơ đồ về bộ
máy Nhà Nước Chăm
Pa
-So sánh được Tổ chức
Y

Nhà Nước và hoạt động


kinh tế, đời sống vật
QU

chất, tinh thần của văn


minh Chăm Pa với văn
minh Văn Lang- Âu Lạc
* Vận dụng cao
- Đánh giá được giá trị
M

1**
trường tồn của văn minh
Chăm Pa, từ đó nêu

được ý kiến của bản


thân trong việc giữ gìn
và phát huy giá trị của
văn minh Chăm Pa.
Y

VĂn * Nhận biết


minh -Biết cách sưu tầm và 02
DẠ

2 Phù sử dụng tư liệu lịch sử (Câu


Nam để tìm hiểu về cơ sở 6,7)
hình thành, thành tựu
của văn minh Phù Nam
- Trình bày được cơ sở
hình thành văn minh
Văn Chăm pa. và những

AL
thành tựu tiêu biểu của
nền văn minh Chăm Pa
về sự hình thành nhà

CI
nước, kinh tế, đời sống
vật chất, đời sống tinh
thần,

FI
-* Thông hiểu
-Nhận xét được sự hình 02
thành Nhà Nước Phù (Câu

OF
Nam 20,21)
- Lý giải và nhân xét
được hoạt động kinh tế
và đời sống vật chất,
tinh thần của cư dân Phù
Nam
* Vận dụng
ƠN
-Lập được bảng tóm tắt 1*
về những nét chính của
NH
Văn minh Chăm Pa,
Bảng tóm tắt về các nền
văn minh cổ trên đất
nước Việt Nam.
-Vẽ được sơ đồ về bộ
Y

máy Nhà Nước Chăm


QU

Pa
-So sánh điểm giống và
khác nhau giữa các nền
văn minh cổ trên đất
nước Việt Nam
* Vận dụng cao
M

1**
- Đánh giá được giá trị
trường tồn của văn minh

Phù Nam, từ đó nêu


được ý kiến của bản
thân trong việc giữ gìn
và phát huy giá trị của
Y

văn minh Phù Nam


_Liên hệ được thực tiễn
DẠ

để chứng minh được


sức sống trường tồn của
các nền văn minh cổ của
Việt Nam.
Văn Khái Nhận biết:
minh niệm - Nêu được khái niệm 01

AL
3 Đại và cơ văn minh Đại Việt (Câu
Việt sở – Nêu được những cơ sở 8)
hình hình thành văn minh

CI
thành Đại Việt
Thông hiểu: 01
- Phân tích được ý nghĩa (Câu

FI
của các cơ sở hình thành 22)
của văn minh Đại Việt

OF
Vận dụng:
Nhận xét, đánh giá được
những cơ sở hình thành
văn minh Đại Việt

Tiến
trình
* Nhận biết ƠN
-Biết cách sưu tầm và
sử dụng tư liệu lịch sử
01
phát (Câu
triển để tìm hiểu tiến trình
NH
4 9)
phát triển của Văn minh
Đại Việt
- Trình bày được nhũng
nét chính trong tiến
trình phát triển của Văn
Y

minh Đại Việt


QU

* Thông hiểu
- Hiểu được các giai
đoạn phát triển của văn
minh Đại Việt
- Lý giải được đặc điểm
của mỗi giai đoạn và
M

nguyên nhân của những


đặc điểm đó

* Vận dụng
-Vẽ được sơ đồ, lập 1*
được bảng tóm tắt về
các giai đoạn phát triển
Y

của văn minh Đại Việt


-So sánh được đặc điểm
DẠ

của mỗi giai đoạn trong


tiến trình phát triển
* Vận dụng cao
- Đánh giá được tiến 1**
trình phát triển của Văn
minh Đại Việt của văn
minh Đại Việt

AL
Những Nhận biết:
thành – Nêu được thành tựu 07
tựu tiêu biểu của văn minh (Câu

CI
tiêu Đại Việt trên các lĩnh 10,11
biểu vực : chính trị, kinh tế, ,12,13
của chữ viết, văn học, giáo ,14,15,

FI
văn dục, khoa cử, tín 16)
minh ngưỡng, tư tưởng, tôn
Đại giáo, nghệ thuật……

OF
Việt Thông hiểu: 04
- Nhận xét được nét độc (Câu
đáo, ý nghĩa của các 23,25,
thành tựu của văn minh 26,26)
Đại Việt
ƠN
-Lý giải được nguyên
nhân dẫn đến các thành
tựu của văn minh Đại
NH
Việt
Vận dụng: 1*
– Lập được bảng thống
kê những thành tựu tiêu
biểu của văn minh Đại
Y

Việt
QU

- Đánh giá được các


thành tựu của văn minh
Đại Việt
-So sánh được các thành
tựu của văn minh Đại
M

Việt với các nền văn


minh cổ ỏ Việt Nam

*Vận dụng cao


- Chứng minh được văn 1**
minh Đại Việt là sự kế
thừa phát triển các nền
Y

văn minh cổ trên đất


nước Việt Nam và tiếp
DẠ

thu có chọn lọc những


ảnh hưởng từ bên ngoài
- Liên hệ được với thực
tiễn để thấy được một
số thành tựu của văn
minh Đại Việt đang tồn

AL
tại đếnn ngày nay
Ý *Nhận biết:
nghĩa Nêu được ưu điểm, hạn

CI
của chế và ý nghĩa của văn
văn minh Đại Việt 02
minh *Thông hiểu: (Câu

FI
Đại - Lý giải được ưu điểm, 27,28)
Việt hạn chế và ý nghĩa của

OF
trong văn minh Đại Việt
Lịch thông qua những ví dụ
sử cụ thể
Việt *Vận dụng: 1*
- Phân tích, Nhận xét
Nam
ƠN
được ưu điểm, hạn chế
và ý nghĩa của văn minh
Đại Việt thông qua
những ví dụ cụ thể
NH

*Vận dụng cao 1**


- Liên hệ được thực tiễn
để thấy được sức sống
trường tồn của văn minh
Y

Đại Việt
- Trình bày được quan
QU

điểm cuả bản thân trong


việc đánh giá về văn
minh Đại Việt
-Đưa ra được các giải
pháp để bảo tồn và phát
M

huy giá trị của những


thành tựu văn minh Đại

Việt trong thời đại ngày


nay.
-Liên hệ được với bản
thân trong việc giữ gìn
Y

và phát huy giá trị của


văn minh Đại Việt
DẠ

Tổng 16 12 01 01

You might also like