You are on page 1of 172

SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM

TRONG DẠY HỌC

vectorstock.com/10212086

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG


DẠY HỌC NỘI DUNG “DAO ĐỘNG” VÀ “SÓNG”
– VẬT LÍ 11 (CTGDPT 2018) NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
WORD VERSION | 2023 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật :
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

AL
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
---------------------------------------

CI
FI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

OF
ƠN
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC NỘI DUNG “DAO ĐỘNG” VÀ “SÓNG” –
VẬT LÍ 11 (CTGDPT 2018) NHẰM PHÁT TRIỂN
NH

NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH


Y
QU

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH BỘ MÔN VẬT LÍ


M

Y
DẠ

ĐÀ NẴNG - NĂM 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

AL
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CI
FI
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

OF
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG
DẠY HỌC NỘI DUNG “DAO ĐỘNG” VÀ “SÓNG” –
ƠN
VẬT LÍ 11 (CTGDPT 2018) NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
NH

Ngành: Lý luận và PPDH Bộ môn Vật lí


Mã số: 8.14.01.11
Y
QU
M

Người hướng dẫn khoa học:


TS. PHÙNG VIỆT HẢI


Y
DẠ

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
III

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AL
CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông

CI
DH Dạy học
YCCĐ Yêu cầu cần đạt

FI
DHVL Dạy học vật lí

OF
GQVĐ Giải quyết vấn đề
GV Giáo viên
HS Học sinh
PPDH
QTDH ƠNPhương pháp dạy học
Quá trình dạy học
SGK Sách giáo khoa
NH
TBTN Thiết bị thí nghiệm
THPT Trung học phổ thông
TN Thí nghiệm
Y

ThN Thực nghiệm


QU

TNSP Thực nghiệm sư phạm


TNTT Thí nghiệm tự tạo
TNHH Thí nghiệm hiện hành
NLVL Năng lực vật lí
M

Y
DẠ
IV

MỤC LỤC

AL
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I

CI
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ III
MỤC LỤC ................................................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................VII

FI
DANH MỤC HÌNH ẢNH .......................................................................................... IX
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ ............................................................... X

OF
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu đề tài ...................................................................................3

ƠN
4. Giả thuyết khoa học ...............................................................................................3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .........................................................................3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................3
NH
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................4
8. Những đóng góp của luận văn ...............................................................................5
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG THÍ
Y

NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH .........................................................7
QU

1.1. Năng lực vật lí ...............................................................................................7


1.1.1. Khái niệm năng lực. ........................................................................................7
1.1.2. Khái niệm năng lực vật lí ...............................................................................9
1.1.3. Cấu trúc năng lực vật lí của học sinh..............................................................9
M

1.1.4. Tiêu chí đánh giá năng lực vật lí của học sinh……………………………..11
1.2. Thí nghiệm vật lí .........................................................................................16

1.2.1. Khái niệm thí nghiệm vật lí. .........................................................................16


1.2.2. Phân loại thí nghiệm vật lí trong dạy học. ....................................................16
1.2.3. Vai trò của thí nghiệm vật lí trong dạy học phát triển năng lực. ..................18
1.2.4. Quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực
Y

vật lí của học sinh. .........................................................................................................19


1.3. Thực tiễn về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí theo
DẠ

hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh...........................................................21


1.3.1. Mục đích điều tra ..........................................................................................21
V

1.3.2. Phương pháp điều tra ....................................................................................21


1.3.3. Kết quả điều tra.............................................................................................21

AL
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................25
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC
NỘI DUNG “DAO ĐỘNG” VÀ “SÓNG” – VẬT LÍ 11 (CTGDPT 2018) NHẰM

CI
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH ..........................................26
2.1 Cấu trúc nội dung “Dao động” và “Sóng” (CTGDPT 2018) ....................26

FI
2.2. Các thí nghiệm cần thực hiện trong dạy học nội dung dao động và sóng –
chương trình Vật lí 11 (2018) .....................................................................................26
2.3. Xây dựng các thí nghiệm cụ thể....................................................................32

OF
2.3.1. Thí nghiệm về dao động của con lắc đơn .....................................................32
2.3.2. Thí nghiệm vẽ đồ thị dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo ....................34
2.3.3. Thí nghiệm minh họa hiện tượng cộng hưởng..............................................45
2.3.4. TN khảo sát độ dịch chuyển – khoảng cách của sóng bằng lò xo ................48

ƠN
2.3.5. Thí nghiệm minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên
độ sóng. ..........................................................................................................................51
2.3.6. Thí nghiệm khảo sát sóng dọc và sóng ngang .............................................53
NH
2.3.7. Thí nghiệm đo tần số của sóng âm bằng dụng cụ thực hành. ......................55
2.3.8. Thí nghiệm giao thoa sóng nước..................................................................58
2.3.9. Thí nghiệm khảo sát sóng dừng. ..................................................................60
2.3.10. Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm ................................................................67
Y

2.4 Xây dựng kế hoạch bài dạy có sử dụng một số thí nghiệm đã xây dựng
nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh. ...........................................................73
QU

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................99


CHƯƠNG 3 . THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .....................................................100
3.1. Mục đích thực nghiệm .................................................................................100
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm..........................................................................100
M

3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................................100


3.4. Phạm vi thực nghiệm sư phạm ...................................................................100

3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm……………………………………..101


3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm ....................................................................101
3.6.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính ..............................101
3.6.2. Đánh giá định lượng……………………………………………………...110
Y

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................112


KẾT LUẬN ..........................................................................................................113
DẠ

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................115


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ………………………….117
VI

PHỤ LỤC .............................................................................................................118


PHỤ LỤC 1 ...........................................................................................................118

AL
PHIẾU ĐIỀU TRA ...............................................................................................118
PHỤ LỤC 2 ...........................................................................................................127
KẾT QUẢ KHẢO SÁT GV .................................................................................127

CI
KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI HS ..................................................................133
PHỤ LỤC 3 …………………………………………………………………….136

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
VII

DANH MỤC BẢNG BIỂU

AL
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
1.1 Cấu trúc và biểu hiện cụ thể của các thành tố NLVL 9
1.2 Các mức độ biểu hiện hành vi của năng lực Vật lí 12

CI
1.3 Bảng thống kê các trường, GV và HS tham gia điều tra 21
1.4 Tần suất sử dụng TN của GV trong DH 22

FI
1.5 Những khó khăn khi sử dụng TNTT trong DH 23
1.6 Các mức độ sử dụng TN thật tạo hứng thú trong 23

OF
DHVL
2.1 Cấu trúc nội dung “Dao động” và “Sóng” 26
2.2 Các thí nghiệm cần xây dựng và yêu cần cần đạt trong 28
dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng” trong vật lí

2.3
11 (2018). ƠN
Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát định tính dao 33
động của con lắc đơn
NH
2.4 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm vẽ đồ thị con lắc đơn, 35
con lắc lò xo
2.5 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát hiện tượng cộng 46
hưởng
Y

2.6 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm xác định độ dịch chuyển 49


QU

– khoảng cách của sóng cơ học


2.7 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm minh họa dao động điều 51
hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ sóng
2.8 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát sóng dọc và 53
M

sóng ngang

2.9 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm đo tần số sóng âm 55


2.10 Tần số của bộ âm thoa 56
2.11 Tần số âm cơ bản và họa âm của một số nốt nhạc 56
2.12 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm giao thoa sóng nước 58
Y

2.13 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát sóng dừng 61


DẠ

2.14 Dụng cụ và vật tư thí nghiệm đo tốc độ truyền âm 67


2.15 Đo vận tốc truyền âm bằng bộ thí nghiệm hiện hành 68
VIII

2.16 Đo vận tốc truyền âm khai thác bộ thí nghiệm hiện hành 69
kết hợp app phát tần số

AL
2.17 So sánh vận tốc truyền âm đo được bằng phương án 1 & 70
2

CI
2.18 Đo vận tốc truyền âm bằng hiện tượng phản xạ âm 71
2.19 Bảng Rubric đánh giá 78

FI
2.20 Bảng Rubric đánh giá 82
2.21 So sánh giữa sóng cơ, sóng biển và sóng thần 83

OF
2.22 Bảng Rubric đánh giá 84
2.23 Bảng Rubric đánh giá 90
2.24 Bảng Rubric đánh giá 94
2.25 Bảng Rubric đánh giá 96
2.26
2.27
ƠN
Bảng Rubric đánh giá
Bảng Rubric đánh giá
141
144
2.28 Bảng Rubric đánh giá 146
NH
2.29 Bảng Rubric đánh giá 148
3.1 Điểm đánh giá 4 chỉ số hành vi của HS Hồ Trần Trúc 110
Lam qua 3 bài học
3.2 Điểm đánh giá NLVL của các HS ở 3 bài tương ứng 111
Y
QU
M

Y
DẠ
IX

DANH MỤC HÌNH ẢNH

AL
Số hiệu
Tên hình vẽ Trang
hình vẽ
2.1 Khảo sát dao động của con lắc đơn 33

CI
2.2 Phần mềm Tracker 36
2.3 Giao diện website tải phần mềm Tracker Video 36

FI
Analysis
2.4 Khảo sát hiện tượng cộng hưởng 46,47

OF
2.5 Bộ thí nghiệm giao thoa sóng nước 58
2.6 Hình ảnh giao thoa sóng nước hiện trên màn đứng 59
khi bị chiếu sáng
2.7 Bộ thí nghiệm đo vận tốc truyền âm 68
2.8
2.9
ƠN
HS khảo sát sóng ngang bằng lò xo
HS khảo sát sóng dọc bằng lò xo
76
76
2.10 HS khảo sát sóng dừng của âm thanh 88,89
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
X

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

AL
Số hiệu biểu đồ/
Tên biểu đồ/ đồ thị Trang
đồ thị
2.1 Đồ thị li độ - thời gian (x-t) con lắc đơn 42

CI
2.2 Đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian 43
trong dao động của con lắc lò xo

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
1

PHẦN MỞ ĐẦU

AL
1. Lí do chọn đề tài
Mục tiêu của Chương trình giáo dục là giúp học sinh phát triển được những phẩm
chất, năng lực cần thiết thông qua những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại;

CI
hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề trong học tập và đời sống. Cùng với đó, bên cạnh việc phát triển các phẩm

FI
chất và năng lực chung, môn Vật lí còn chú trọng việc phát triển năng lực vật lí thông
qua các hoạt động thực hành, thí nghiệm. Qua thực hành học sinh nắm vững tri thức,

OF
biến tri thức thành niềm tin, hình thành những kỹ năng, kỹ xảo làm công tác thực nghiệm
khoa học, kích thích hứng thú học tập bộ môn và bồi dưỡng những phẩm chất cần thiết
của người lao động mới như óc quan sát, tính chính xác, tính cẩn thận, tính cần cù, tiết
kiệm, tổ chức lao động có khoa học. Chương trình Vật lí phổ thông mới đã có sự quan

ƠN
tâm kịp thời, chú trọng gia tăng về số lượng hoạt động thí nghiệm, thực hành lên so với
thời gian trước nhằm gắn liền môn học với thực tiễn, thiết thực, đảm bảo mục tiêu phát
triển toàn diện của người học.
NH
Vật lí học là một môn khoa học tự nhiên nên việc đổi mới phương pháp dạy học
có những yêu cầu đặc thù riêng. Trong một tiết học, với nội dung kiến thức tương đối
nhiều, giáo viên cố gắng để chuyển tải kiến thức cho học sinh, nên thời gian để liên hệ
thực tế hoặc mở rộng, thực hiện các thí nghiệm, nâng cao kiến thức là rất hạn chế. Hơn
Y

nữa, cơ sở vật chất dành cho phòng học bộ môn vật lí ở nhiều trường còn hạn chế nên
QU

thực hiện các thí nghiệm cũng gặp nhiều khó khăn; học sinh ít có điều kiện tiếp xúc với
thí nghiệm thực hành để hiểu hơn về các hiện tượng thực tế của bài học. Ngoài ra, nhiều
giáo viên chưa quan tâm đúng mức tới đối tượng giáo dục; chưa đặt ra cho mình nhiệm
vụ và trách nhiệm nghiên cứu, hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài
M

giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Giáo viên dạy “chay” nhiều, mô
tả hiện tượng vật lí bằng các thuật ngữ khoa học trừu tượng và khó hiểu với học sinh.

Hiện nay, phần lớn các thí nghiệm trong chương trình hiện hành là các thí nghiệm biểu
diễn, bên cạnh đó cũng có các thí nghiệm thực hành phải triển khai dưới dạng thí nghiệm
biểu diễn vì áp lực thời gian hoặc thiếu hụt dụng cụ, những thí nghiệm này do giáo viên
Y

trực tiếp thực hiện, HS chỉ tham gia quan sát, xử lí số liệu. Với xu hướng đổi mới giáo
dục, GV trở thành người thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập, HS thì trực tiếp tham
DẠ

gia các hoạt động thí nghiệm, thực hành.

Để giải quyết một phần các trở ngại trên, đối chiếu với các yêu cầu cần đạt trong
2

các thí nghiệm của chương trình Vật lí 2018, tôi nhận thấy có thể khai thác các thiết bị
thí nghiệm đã có hoặc thiết kế những bộ thí nghiệm đơn giản từ những thiết bị, dụng cụ

AL
gần gũi với đời sống phối hợp với các ứng dụng, phần mềm có sẵn có thể xây dựng được
các thí nghiệm đáp ứng được mục tiêu của chương trình mà chưa cần phải đầu tư, mua

CI
sắm các thiết bị thí nghiệm hiện đại, đắt tiền như xe đo kỹ thuật số, cảm biến ghép
nối….. Hơn hết, thông qua làm thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc
phối hợp tập thể, nhờ đó có thể phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm

FI
trong công việc của các em.
“Dao động” và “Sóng” là hai nội dung sử dụng khá nhiều thí nghiệm trong dạy

OF
học vật lí 11, GV có thể khai thác từ những thiết bị thí nghiệm có sẵn hoặc xây dựng
những thí nghiệm tự tạo để tổ chức cho các nhóm trải nghiệm, khám phá kiến thức mà
vẫn đảm bảo được các yêu cầu cần đạt. Từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài:

ƠN
“Xây dựng và sử dụng thí nghiệm trong dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng”
– Vật lí 11 (CTGDPT 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh” làm đề
tài nghiên cứu.
NH
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Điểm mới trong quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí
2018 là tăng cường tính trực quan, giảm việc biến đổi thiên về toán học [3]. Theo đó,
trong nội dung “Dao động” – Vật lí 11, kiến thức về phương trình li độ biến thiên điều
Y

hòa theo thời gian được hình thành thông qua quan sát đồ thị thu được từ thí nghiệm
QU

thực hoặc hình ảnh đồ thị có sẵn; kiến thức về vận tốc và gia tốc của vật dao động điều
hòa được phân tích, so sánh, lập luận từ hình ảnh đồ thị ba đại lượng li độ, vận tốc, gia
tốc được cung cấp sẵn (mà không phải giải bài toán động lực học và chấp nhận kiến
thức về đạo hàm, phương trình vi phân như ở chương trình vật lí 2006). Nếu xây dựng
M

được thí nghiệm cho học sinh về dao động điều hòa cho phép biểu diễn được đồng thời
đồ thị của li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian thì sẽ tạo điều kiện phát triển năng lực

vật lí cho học sinh, đặc biệt là thành tố tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí.
Trong chương trình vật lí 2006, có một thí nghiệm minh họa đồ thị li độ theo thời
gian của con lắc đơn. Tuy nhiên thí nghiệm ở dạng định tính và hình ảnh chưa thực sự
Y

thuyết phục (vì là dao động tắt dần do sự ma sát của bút cọ với tấm nhựa). Các nghiên
cứu ở trong nước thời gian qua cũng có các công bố của: Dương Xuân Quý [12], Ngô Thị
DẠ

Thảo Sương [13], Nguyễn Hoàng Anh [1] … Trong thí nghiệm của các tác giả [12], [1]
đã vẽ được trực tiếp dạng đồ thị của li độ theo thời gian của con lắc đơn, con lắc lò xo,
3

tuy nhiên chưa chứng minh được đồ thị là hàm điều hòa. Tác giả [13] nghiên cứu tiếp cận
theo hướng sử dụng phần mềm Coach để phân tích video thí nghiệm thực, từ đó chứng

AL
minh được đồ thị của các đại lượng li độ, vận tốc, gia tốc là các hàm điều hòa theo thời
gian. Cùng với đó là khai thác các dụng cụ thí nghiệm để khảo sát hiện tượng cộng hưởng

CI
của con lắc đơn.
Trong nội dung “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018), các thí nghiệm đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành các khái niệm sóng cơ, sóng dừng hoặc khảo sát sóng

FI
dọc, sóng ngang. Cùng với đó là việc đề xuất các phương án đo vận tốc truyền âm trong
không khí bằng cách khai thác thí nghiệm hiện hành kết hợp sử dụng phần mềm hỗ trợ đo

OF
trên điện thoại thông minh.
Như vậy, nghiên cứu, xây dựng thí nghiệm về dao động, sóng theo hướng khai
thác thí nghiệm hiện hành, tự tạo kết hợp số hóa thông qua các phần mềm miễn phí, thao

ƠN
tác đơn giản là rất có ý nghĩa với bối cảnh dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng” –
chương trình vật lí 11 sắp tới.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
NH
Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực
vật lí của học sinh, từ đó vận dụng để xây dựng các thí nghiệm trong dạy học nội dung
“Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của
học sinh.
Y

4. Giả thuyết khoa học


QU

Nếu đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển
năng lực vật lí của học sinh, từ đó vận dụng để xây dựng các thí nghiệm trong dạy học
nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) thì sẽ phát triển năng lực
vật lí của học sinh, qua đó nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông.
M

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng”
– Vật lí 11 (CTGDPT 2018).
Cách thức tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm trong nội dung “Dao
động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018).
Y

6. Nhiệm vụ nghiên cứu


DẠ

Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương trình Vật lí
4

11 (CTGDPT 2018).
- Nghiên cứu nội dung kiến thức của nội dung “Dao động” và “Sóng” – chương trình

AL
Vật lí 11 (CTGDPT 2018).
- Nghiên cứu các yêu cầu cần đạt liên quan đến thí nghiệm trong nội dung “Dao động”

CI
và “Sóng”, từ đó xác định các thí nghiệm cần thực hiện và loại thí nghiệm (khảo sát,
minh họa, mở đầu, củng cố hay thực hành)…
- Xây dựng các thí nghiệm gồm: Xác định mục tiêu của TN (có thể trùng hoặc cao

FI
hơn YCCĐ), phương án thiết kế TN (mới hoặc khai thác các TN hiện hành), thiết bị,
dụng cụ, cách thức chế tạo, thử nghiệm và thu thập kết quả.

OF
- Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng các thí nghiệm đã xây dựng nhằm phát triển
năng lực vật lí của học sinh.
- Xây dựng bảng công cụ kiểm tra đánh giá năng lực vật lí của học sinh.

ƠN
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
NH
- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu chung trong giáo dục, mục tiêu giáo dục của
chương trình vật lí 11 (CTGDPT 2018).
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học phổ thông, lí luận dạy học hiện
đại, các văn kiện đại hội Đảng về đổi mới giáo dục, các bài báo, tạp chí có liên quan…
Y

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học thí nghiệm vật lí ở trường phổ thông. Từ đó
QU

hình thành ý tưởng xây dựng một số thí nghiệm cho nội dung “Dao động” và “Sóng” –
Vật lí 11 (CTGDPT 2018).
- Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu có
liên quan để xác định kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần nắm vững. Từ đó định
M

hướng phát triển năng lực vật lí của học sinh.


7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy
học vật lí hiện nay ở trường phổ thông thông qua phiếu điều tra online.
- Phương pháp quan sát: Quan sát để thu thập thông tin về sự tích cực, sự hứng thú
Y

tham gia của học sinh trong giờ học và trong các hoạt động.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
DẠ

Tổ chức thực nghiệm sư phạm ở trường THPT để kiểm tra tính khả thi của luận
văn.
5

7.4. Phương pháp thống kê toán học


Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm và

AL
kết quả điều tra.
8. Những đóng góp của luận văn

CI
• Về mặt lí luận
Căn cứ vào những yêu cầu cần đạt đối với việc xây dựng TN, tôi đã đề xuất được

FI
quy trình xây dựng TN được thực hiện theo 7 bước, đó là: Xác định YCCĐ của thí
nghiệm; tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm; đề xuất, lựa chọn phương

OF
án thí nghiệm; chuẩn bị vật tư, dụng cụ; gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm; hoàn
thiện thí nghiệm - Xử lí kết quả và kết luận; đề xuất ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong
dạy học để phát triển năng lực vật lí của HS. Quy trình này sẽ được tôi vận dụng vào
thiết kế, chế tạo một số TN trong dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11
(CTGDPT 2018).
• Về mặt thực tiễn
ƠN
Dựa vào quy trình xây dựng TN đã đề xuất trong chương 1, tôi đã tiến hành thiết
NH
kế và khai thác được 10 TN trong nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT
2018) bao gồm: TN khảo sát dao động cơ - hiện tượng cộng hưởng; TN ghi đồ thị dao
động điều hòa con lắc đơn và con lắc lò xo; TN minh họa dao động điều hòa của nguồn
sóng với chu kì, biên độ sóng; TN sóng cơ - sóng dừng; TN sóng dọc-sóng ngang bằng
Y

lò xo; TN đo tần số sóng âm; và TN đo tốc độ truyền âm (bằng hiện tượng sóng dừng và
QU

phản xạ âm).
Vận dụng quy trình sử dụng thí nghiệm trong DHVL đã đề xuất và các TN đã xây
dựng, tôi đã xây dựng các tiến trình DH trong nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí
11 (CTGDPT 2018). Các tiến trình DH này nói chung và các thí nghiệm nói riêng đã
M

được tiến hành TNSP ở TTGDTX Số 1 và bước đầu đã khẳng định được tính khả thi
và hiệu quả của các TN này trong việc phát triển năng lực vật lí của học sinh và kích

thích hứng thú học tập.


9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung
Y

của luận văn gồm 3 chương:


DẠ

Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học vật lí
ở trường phổ thông nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.
6

Chương 2. Xây dựng và sử dụng các thí nghiệm trong dạy học nội dung “Dao động”
và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh.

AL
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
7

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG

AL
THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

CI
Hoạt động dạy học là một hoạt động đặc thù của con người, được tiến hành trong
nhà trường và khác với các hoạt động khác, trong đó đối tượng của hoạt động dạy học
là HS vừa là khách thể và đồng thời vừa là chủ thể của QTDH. Do đó hiệu quả của dạy

FI
học phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực, sự phối hợp của HS trong quá trình học tập.
Trong QTDH, HS càng chủ động tiếp cận kiến thức thì việc dạy học sẽ càng thuận lợi

OF
và càng có hiệu quả hơn. Vì vậy, trong nghiên cứu dạy học nói chung và DHVL nói
riêng người ta rất quan tâm đến việc nâng cao năng lực vật lí cho HS, đặc biệt là năng
lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí. Đối với bộ môn vật lí là môn khoa học thực

ƠN
nghiệm, các kiến thức vật lí đều được rút ra bằng con đường thực nghiệm, ngay cả những
kiến thức được rút ra bằng con đường lí thuyết thì nó chỉ trở thành kiến thức vật lí khi
được thực nghiệm xác nhận. Vì vậy, thí nghiệm là một trong những phương tiện không
NH
thể thiếu được trong DHVL. Chính vì vậy, trong DHVL đã có nhiều nghiên cứu về việc
nâng cao năng lực vật lí cho HS nói chung và sử dụng TN trong việc nâng cao năng lực
vật lí cho HS nói riêng.
1.1. Năng lực vật lí
Y

1.1.1. Khái niệm năng lực


QU

Năng lực là tập hợp toàn bộ các kỹ năng, kiến thức, khả năng, hành vi của một
người có thể đáp ứng đối với một công việc nhất định nào đó, đây cũng là một trong
những yếu tố quan trọng để cá nhân có thể hoàn thành một việc nào đó hiệu quả hơn so
với người khác. [17]
M

Các dạng của năng lực trong tâm lý học cũng được quan tâm, cụ thể chia làm hai
dạng là năng lực chung và năng lực chuyên môn:[17]

– Năng lực chung: là năng lực mà có thể hỗ trợ trong nhiều ngành, lĩnh vực khác
nhau, trong đó có thể là năng lực tư tưởng, năng lực về khái quát hóa, năng lực nhận xét
về tư duy lao động,…
Y

– Năng lực chuyên môn: là một loại năng lực đặc trưng cần thiết trong một lĩnh vực
DẠ

nhất định ví dụ như năng lực toán học, năng lực hội họa, năng lực kinh doanh,…
8

Trong đó năng lực chuyên môn và năng lực chung có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, năng
lực chung chính là cơ sở hỗ trợ để đạt năng lực chuyên môn. Theo đó, năng lực chuyên

AL
môn ở một điều kiện thuận lợi nhất định lại tác động tới sự hình thành phát triển năng
lực chung.

CI
Đặc điểm cơ bản của năng lực cụ thể như sau: [17]

– Năng lực là sự khác biệt về tâm lý cá nhân của người này với người khác.

FI
– Năng lực thể hiện qua hiệu quả của công việc nào đó.

OF
– Năng lực cơ bản không được hình thành từ sẵn mà phải được hình thành qua quá
trình học hỏi, rèn luyện từ môi trường xung quanh.

– Năng lực chịu tác động chi phối từ nhiều yếu tố ví dụ như con người, công việc,
môi trường giáo dục, …
ƠN
– Năng lực của mỗi con người phụ thuộc vào từng người về sự tiếp thu, hiểu biết về
các lĩnh vực cụ thể, vốn sống của chính họ.
NH
Năng lực là một trong những yếu tố quan trọng đối với con người cụ thể như sau:

– Năng lực giúp chúng ta góp phần giải quyết, hoàn thành những vấn đề phát sinh
nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn.
Y

– Năng lực giúp chúng ta tiếp thu những kiến thức vận dụng vào áp dụng công việc
QU

một cách linh hoạt, phát triển các kỹ năng, trau dồi vốn hiểu biết của mình.

Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể (2018) cũng đã đưa ra được một định
nghĩa đầy đủ như sau: “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ
tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp
M

các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,...
thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những

điều kiện cụ thể” [2]


Có thể thấy, năng lực là một khái niệm rộng với nhiều cách hiểu khác nhau tùy
theo mỗi lĩnh vực riêng biệt. Tuy cách thể hiện về mặt từ ngữ cũng như quan điểm khác
Y

nhau ít hay nhiều, thì các nhà nghiên cứu đều có chung một quan điểm cho rằng: năng
DẠ

lực là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ để giải quyết một tình huống có
thực trong cuộc sống. Thông qua quá trình rèn luyện, học tập, năng lực ngày càng phát
triển, hoàn thiện đảm bảo cho cá nhân đạt được hiệu quả cao trong một lĩnh vực cụ thể.
9

Vậy năng lực của học sinh phổ thông chính là khả năng vận dụng kết hợp kiến
thức, kĩ năng và thái độ để thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, giải quyết có hiệu quả

AL
những vấn đề có thực trong cuộc sống của các em.
1.1.2. Khái niệm năng lực vật lí

CI
Định hướng của chương trình môn vật lí là nhằm giúp học sinh phát triển năng lực
thông qua thực hành và có tính hướng nghiệp với sự điều chỉnh, tính toán đến yếu tố các
đối tượng và khu vực khác nhau. Môn Vật lí góp phần thực hiện các yêu cầu cần đạt về

FI
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo các mức độ phù hợp với môn học, cấp học
đã được quy định trong Chương trình tổng thể.

OF
Theo OECD, năng lực khoa học là: “năng lực sử dụng kiến thức khoa học, xác
địnhcâu hỏi và rút ra kết luận dựa trên bằng chứng để hiểu và giúp đưa ra quyết định về
thếgiới tự nhiên và những thay đổi đối với thế giới tự nhiên thông qua hoạt động của
con người” [16]. Theo quan điểm này, năng lực khoa học bao gồm hiểu biết kiến thức
ƠN
khoahọc, khả năng tìm hiểu, nghiên cứu theo quy trình khoa học và vận dụng kiến thức
vào giải quyết các vấn đề của tự nhiên và thực tiễn. Đồng tình với quan điểm trên, tác
giả Nguyễn Văn Biên đã đưa thêm nội dung cốt lõi của môn Vật lí vào khái niệm năng
NH
lựcVật lí: “Năng lực Vật lí là khả năng tìm ra quy luật, vận dụng quy luật về sự vận
động,sự tương tác, sự bảo toàn trong thế giới tự nhiên để giải quyết những vấn đề trong
khoahọc và trong đời sống” [4].
1.1.3. Cấu trúc năng lực vật lí của học sinh
Y

Theo CT giáo dục phổ thông môn Vật lí 2018 [3], cấu trúc và những biểu hiện
cụ thể của NLVL được thể hiện qua Bảng 1.1.
QU

Bảng 1.1. Cấu trúc và biểu hiện cụ thể của các thành tố NLVL [3]
Thành phần Mô tả thành
Biểu hiện cụ thể (chỉ số hành vi)
năng lực phần năng lực
Nhận thức được 1.1. Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái
M

kiến thức, kĩ niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình vật lí.
năng phổ thông 1.2. Trình bày được các hiện tượng, quá trình vật

cốt lõi về: lí; đặc điểm, vai trò của các hiện tượng, quá
1. Nhận thức - mô hình hệ vật trình vật lí bằng các hình thức biểu đạt: nói, viết,
vật lí lí; đo, tính, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
Y

- năng lượng và 1.3. Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ
sóng; khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý
DẠ

- lực và trường; nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn
- nhận biết được bản khoa học.
10

một số ngành, 1.4. So sánh, lựa chọn, phân loại, phân tích được
nghề liên quan các hiện tượng, quá trình vật lí theo các tiêu chí

AL
đến vật lí. khác nhau.
1.5. Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật,

CI
hiện tượng, quá trình.
1.6. Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận

FI
thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận
định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
1.7. Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với

OF
thiên hướng của bản thân.
Tìm hiểu được 2.1. Đề xuất vấn đề liên quan đến vật lí: Nhận ra
một số hiện và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân

ƠN
tượng, quá trình tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ
vật lí đơn giản, kết nối tri thức, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn
gần gũi trong ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
NH
đời sống và 2.2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết:
trong thế giới tự Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây
nhiên theo tiến dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
trình; sử dụng 2.3. Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được
Y

được các chứng khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được
2. Tìm hiểu
QU

cứ khoa học để phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm,
thế giới tự
kiểm tra các dự điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế
nhiên dưới
đoán, lí giải các hoạch triển khai tìm hiểu.
góc độ vật lí
chứng cứ, rút ra 2.4. Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được
M

các kết luận. dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều
tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử

lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản;


so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích,rút
ra được kết luận và điều chỉnh khi cần thiết.
Y

2.5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng


ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt
DẠ

được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo
cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối
11

tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm,


ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu

AL
tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết
quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

CI
2.6. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp:
Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề đã tìm

FI
hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng
kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên
cứu tiếp.

OF
Vận dụng được 3.1. Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực
kiến thức, kĩ tiễn.
năng đã học 3.2. Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một

3. Vận dụng
ƠN
trong một số vấn đề thực tiễn.
trường hợp đơn 3.3. Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch,
giản, bước đầu đề xuất và thực hiện được một số phương pháp
kiến thức, kĩ
NH
sử dụng toán hay biện pháp mới.
năng đã học
học như một
3.4. Nêu được giải pháp và thực hiện được một số
ngôn ngữ và
giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với
công cụ để giải
biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm
Y

quyết được vấn


phát triển bền vững.
QU

đề.
1.1.4. Các mức độ biểu hiện hành vi của NLVL
Trên cơ sở yêu cầu cần đạt của NLVL trong chương trình môn Vật lí, nghiên cứu đã
có của các tác giả Đỗ Hương Trà [5], Nguyễn Thị Thùy Dương [7]. Tôi đã xây dựng các
thành tố, các chỉ số hành vi và mức độ chất lượng của từng HS được thể hiện qua Bảng
M

1.2

Y
DẠ
12

Bảng 1.2. Các mức độ biểu hiện hành vi của năng lực Vật lí [5], [7]

AL
Mức độ chất lượng
NL Chỉ số HV
thành tố Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
VL.1.1. Trình Chưa Trình bày Trình bày Tự trình bày

CI
bày được các trình bày được kiến được kiến được kiến thức
kiến thức vật được thức, thức với sự đầy đủ, chính
lí phổ thông hoặc trình nhưng trợ giúp của xác.

FI
bằng các hình bày sai. chưa đầy người khác.
thức biểu đạt: đủ.
nói, viết, vẽ,

OF
lập sơ đồ,
biểu đồ.
VL.1.2. Thiết Chưa thể Thiết lập, Thiết lập, Tự thiết lập,
lập, chứng hiện được chứng chứng minh chứng minh
minh được hoặc thể minh được được kiến được kiến thức.
các kiến thức
vật lí. ƠN
hiện sai. kiến thức
nhưng
chưa hoàn
thức thông
qua trợ giúp
của người
chỉnh. khác (GV,
NH
bạn bè).
VL.1.3. Mô tả Chưa mô Tìm được Diễn đạt Tự diễn đạt
các tình tả được. các từ khóa được tình được tình
huống (hiện trong tình huống thông huống thông
1. Nhận
tượng, quá huống liên các kiến các kiến thức
thức vật
trình tự nhiên) quan đến thức vật lí vật lí liên quan
Y


thông qua các các kiến liên quan (gồm tìm ra
QU

kiến thức vật thức vật lí. với sự hỗ trợ các kiến thức
lí. của người vật lí, phân tích
khác. mối liên hệ các
kiến thức, đánh
giá, phản biện).
VL.1.4. Nhận Chưa chỉ Kể ra được Kể ra được Lựa chọn được
M

ra được một ra được một số một số một số ngành,


số ngành, hoặc chỉ ngành, ngành, nghề nghề liên quan

nghề liên chưa nghề liên liên quan đến kiến thức
quan đến vật chính quan đến đến kiến bài học phù
lí phù hợp với xác. kiến thức thức vật lí hợp với thiên
thiên hướng vật lí trong trong bài hướng của bản
của bản thân. bài học mà học và lí thân (có lí
Y

không lí giải được. giải).


giải được.
DẠ

VL.2.1. Đặt Chưa đặt Đặt được Đặt ra được Tự đặt ra được
câu hỏi/vấn được câu câu hỏi câu hỏi dưới câu hỏi chính
đề liên quan hỏi hoặc nhưng sự hỗ trợ xác, ngắn gọn.
13

đến vật lí. đặt câu chưa cụ của người


hỏi chưa thể, diễn khác.

AL
trúng. đạt còn dài
dòng.
VL.2.2. Đề Chưa đề Đưa ra Đưa ra được Đưa ra được
xuất được dự xuất được được dự 1 dự đoán nhiều dự đoán

CI
đoán (giả hoặc đề đoán có căn cứ. có căn cứ và
thuyết) cho xuất chưa nhưng diến đạt ngắn
2. Tìm vấn đề. chính chưa có gọn, khoa học.

FI
hiểu thế xác. căn cứ.
giới tự VL.2.3. Xây Chưa đưa Xây dựng Xây dựng Tự xây dựng
nhiên dựng giải ra được được 1 được giải được hơn

OF
dưới góc pháp (kế giải pháp phần giải pháp (gồm nhiều (từ 2 trở
độ vật lí hoạch thực thực hiện. pháp. lựa chọn nên) giải pháp
hiện) gồm: phương thực hiện có
- Lựa chọn pháp nghiên tính khả thi.
phương pháp cứu, lập
nghiên cứu
(lý thuyết
hoặc thực
ƠN được kế
hoạch thực
hiện cụ thể)
nghiệm). với sự hỗ trợ
NH
- Lập được kế của người
hoạch thực khác.
hiện, có:
+ Phương
pháp thực
nghiệm: Đề
Y

xuất phương
QU

án TN (dụng
cụ gì, tiến
hành ra sao,
thu thập kết
quả như thế
nào).
M

+ Phương
pháp lí

thuyết: Lựa
chọn kiến
thức đã biết
và cách thức
biến đổi.
Y

VL.2.4. Thực Chưa Thực hiện Thực hiện Tự thực hiện


hiện giải pháp thực hiện được một được giải được giải pháp
DẠ

PP lý thuyết: được. phần giải pháp với sự đảm bảo thời


thực hiện các pháp (thực hỗ trợ của gian và chất
biến đổi, rút hiện được người khác. lượng.
14

ra nhận xét. một số


PP thực công đoạn

AL
nghiệm: Bố trong giải
trí TN, tiến pháp).
hành TN, thu
thập được kết

CI
quả, xử lý
được số liệu
(qua biểu

FI
thức, đồ
thị…), rút ra
nhận xét.

OF
VL.2.5. Trình Chưa Trình bày Trình bày Trình bày rõ
bày và thảo thực hiện được kết được kết ràng, lưu loát
luận. được. quả nhưng quả nhưng và thảo luận
chưa rõ tương đối tích cực (góp ý
ràng; rõ ràng; xây dựng, tiếp

ƠN Chưa tham
gia thảo
luận tích
Thảo luận
tích cực (có
góp ý, giải
thu tích cực,
giải trình, phản
biện, bảo vệ ý
cực (chưa trình nhưng kiến cá nhân
NH
góp ý, tiếp chưa thuyết thuyết phục).
nhận 1 phục).
chiều).
VL.2.6. Đánh Chưa Đánh giá Đánh giá Tự đánh giá
giá quá trình đánh giá được quá được quá được quá trình
đã thực hiện, được quá trình thực trình thực đã thực hiện,
Y

đề xuất giới trình thực hiện (ưu, hiện (ưu, đề xuất giới
QU

hạn áp dụng hiện. nhược, nhược, kinh hạn áp dụng


của kết quả và kinh nghiệm) và của kết quả và
vấn đề nghiên nghiệm). đề xuất vấn đề nghiên
cứu tiếp theo. được giới cứu tiếp theo
hạn áp dụng một cách rõ
của kết quả ràng, đầy đủ.
M

khi có sự hỗ
trợ của

người khác.
VL.3.1. Giải Chưa giải Thực hiện Giải được Tự giải được
được các bài được bài được một bài tập với bài tập theo
3. Vận
tập vật lí (lí tập. phần lời sự trợ giúp đúng các bước,
dụng
tưởng) liên giải (vận của người đúng kết quả.
kiến
Y

quan. dụng được khác.


thức, kĩ
công thức
DẠ

năng đã
nhưng sai
học
đáp số
hoặc vận
15

dụng sai
công thức).

AL
VL.3.2. Giải Chưa giải Giải thích Giải thích Tự giải thích
thích được thích được 1 được với sự được một cách
các hiện được. phần hiện hỗ trợ của chính xác, rõ
tượng tự tượng. người khác.

CI
ràng.
nhiên, các
ứng dụng kỹ
thuật của kiến

FI
thức trong
thực tiễn.
VL.3.3. Đánh Chưa Chứng Đánh giá Đánh giá tác

OF
giá, phản biện thực hiện minh, phản được tác động của vấn
tác động của được. biện được động của đề thực tiễn và
vấn đề thực ảnh hưởng vấn đề thực đề xuất được
tiễn và đề của vấn đề tiễn và đề giải pháp giải
xuất được giải thực tiễn. xuất được quyết có cơ sở.
pháp giải
quyết (chưa
cần đến mô
ƠN giải pháp
nhưng chưa
có cơ sở.
hình, thiết bị).
NH
VL.3.4. Thiết Chưa Thiết kế, Thiết kế, Thiết kế, chế
kế, chế tạo thiết kế chế tạo chế tạo các tạo, cải tiến mô
các mô hình, được. được thiết mô hình, hình, thiết bị
thiết bị đáp bị nhưng thiết bị vận để vận hành tối
ứng một yêu chưa hoạt hành được ưu.
cầu cụ thể của động hoặc
Y

theo yêu
thực tiễn. hoạt động cầu.
QU

chưa đáp
ứng yêu
cầu.
VL.3.5. Giải Chưa Giải thích Giải thích Giải thích được
thích và đề ra thực hiện được các được các đầy đủ và thực
cách ứng xử được. nguyên tắc nguyên tắc hiện được các
M

thích hợp với ứng xử an ứng xử an nguyên tắc an


công nghệ và toàn với toàn với toàn với thiên

thiên nhiên thiên nhiên thiên nhiên nhiên và công


trong một số và công và công nghệ trong học
tình huống nghệ liên nghệ, từ đó tập và đời
liên quan đến quan đến đề xuất sống.
bản thân, gia kiến thức được giải
Y

đình và cộng (bảo vệ pháp ứng xử


đồng. thiên phù hợp.
DẠ

nhiên, vận
hành an
toàn thiết
16

bị công
nghệ…).

AL
1.2. Thí nghiệm vật lí
1.2.1. Khái niệm thí nghiệm vật lí
- Tác giả Nguyễn Đức Thâm: “Thí nghiệm Vật lí là sự tác động có chủ định, có hệ

CI
thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân
tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động và các kết quả của sự tác động,

FI
ta có thể thu nhận được tri thức mới.”[8]

- Theo tác giả Nguyễn Đăng Thuấn, TN vật lí có một số đặc điểm sau [14]:

OF
+ Các điều kiện của thí nghiệm phải được lựa chọn và được thiết lập có chủ định
sao cho thông qua thí nghiệm, có thể trả lời được câu hỏi đặt ra, có thể kiểm tra được
giả thuyết hoặc hệ quả suy ra từ giả thuyết. Mỗi thí nghiệm có ba yếu tố cấu thành cần

ƠN
được xác định rõ: đối tượng cần nghiên cứu, phương tiện gây tác động lên đối tượng cần
nghiên cứu và phương tiện quan sát, đo đạc để thu nhận các kết quả của sự tác động.

+ Các điều kiện của thí nghiệm có thể làm biến đổi được để ta có thể nghiên cứu
NH
sự phụ thuộc giữa hai đại lượng, trong khi các đại lượng khác được giữ không đổi.

+ Các điều kiện của thí nghiệm phải được khống chế, kiểm soát đúng như dự định
nhờ sử dụng các thiết bị thí nghiệm có độ chính xác ở mức độ cần thiết, nhờ sự phân
tích thường xuyên các yếu tố của đối tượng cần nghiên cứu, làm giảm tối đa ảnh hưởng
Y

của các nhiễu (nghĩa là loại bỏ tối đa một số điều kiện để không làm xuất hiện các tính
QU

chất, các mối quan hệ không được quan tâm).

+ Đặc điểm quan trọng nhất của thí nghiệm là tính có thể quan sát được các biến
đổi của đại lượng nào đó do sự biến đổi của các đại lượng khác. Điều này đạt được nhờ
các giác quan của con người và sự hỗ trợ của các phương tiện quan sát, đo đạc.
M

+ Có thể lặp lại được thí nghiệm. Điều này có nghĩa là: với các thiết bị thí nghiệm,

các điều kiện thí nghiệm như nhau thì khi bố trí lại hệ thí nghiệm, tiến hành lại thí
nghiệm, hiện tượng, quá trình vật lí phải diễn ra trong TN giống như ở các lần TN trước.
1.2.2. Phân loại thí nghiệm vật lí trong dạy học.
Theo giáo trình thí nghiệm trong dạy học vật lí, mỗi thí nghiệm tiến hành trong tiết
Y

học đều được quy về một trong hai dạng thí nghiệm sau:
DẠ

a) Thí nghiệm biểu diễn:


17

Là thí nghiệm do giáo viên trình bày ở lớp. Căn cứ vào mục đích, có thể chia thí
nghiệm biểu diễn thành 3 loại:

AL
+ Thí nghiệm nêu vấn đề: Thí nghiệm này nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu
tạo ra tình huống có vấn đề làm tăng hiệu quả của dạy học.

CI
+ Thí nghiệm giải quyết vấn đề: Thí nghiệm thuộc bài này được thực hiện giải
quyết vấn đề đặt ra sau phần nêu vấn đề. Bao gồm hai loại thí nghiệm:
• Thí nghiệm khảo sát: là thí nghiệm tiến hành nghiên cứu vấn đề đặt ra thông qua

FI
đó giáo viên hướng dẫn học sinh đi đến khái niệm cần thiết.
• Thí nghiệm kiểm chứng: là thí nghiệm dùng đề kiểm tra lại những kết luận được

OF
suy ra từ lí thuyết.
+ Thí nghiệm củng cố: Thí nghiệm thuộc loại này dùng để củng cố kiến thức đã
nghiên cứu bao gồm cả những thí nghiệm nói lên ứng dụng của kiến thức vật lí trong
đời sống và trong kĩ thuật.
b) Thí nghiệm thực hành vật lí ƠN
- Là thí nghiệm do tự tay học sinh tiến hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Với
NH
dạng thí nghiệm này có nhiều cách phân loại, tùy theo căn cứ để phân loại:
- Căn cứ vào nội dung có thể chia thí nghiệm thực hành thành hai loại:
+ Thí nghiệm thực hành định tính: loại thí nghiệm này có ưu điểm nêu bật bản
chất hiện tượng.
Y

+ Thí nghiệm thực hành định lượng: loại thí nghiệm này có ưu điểm giúp học sinh
QU

nắm được quan hệ giữa các đại lượng vật lí một cách chính xác rõ ràng.
- Căn cứ vào tính chất có thể chia thí nghiệm thành hai loại:
+ Thí nghiệm thực hành khảo sát: loại thí nghiệm này học sinh chưa biết kết quả
thí nghiệm, phải thông qua thí nghiệm mới tìm ra được các kết luận cần thiết. Loại thí
M

nghiệm này được tiến hành trong khi nghiên cứu kiến thức mới.
+ Thí nghiệm kiểm nghiệm: loại thí nghiệm này được tiến hành kiểm nghiệm lại

những kết luận đã được khẳng định cả về lí thuyết và thực nghiệm nhằm đào sâu vấn đề
hơn.
- Căn cứ vào hình thức tổ chức thí nghiệm, có thể chia thí nghiệm thực hành thành ba
loại:
Y

+ Thí nghiệm thực hành đồng loạt: loại thí nghiệm này tất cả các nhóm học sinh
DẠ

đều cùng làm một thí nghiệm, cùng thời gian và cùng một kết quả.
18

+ Thí nghiệm thực hành loại phối hợp: trong hình thức tổ chức này học sinh được
chia thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm chỉ làm thí nghiệm một phần đề tài trong

AL
thời gian như nhau, sau đó phối hợp các kết quả của các nhóm lại sẽ được kết quả cuối
cùng của đề tài.

CI
+ Thí nghiệm thực hành cá thể: trong hình thức tổ chức này các nhóm học sinh
làm thí nghiệm trong cùng thời gian hoặc cùng đề tài nhưng dụng cụ và phương pháp

FI
khác nhau.
1.2.3. Vai trò của thí nghiệm vật lí trong dạy học phát triển năng lực.
Theo quan điểm lí luận nhận thức thì thí nghiệm trong Giáo trình thí nghiệm trong dạy

OF
học vật lí có những chức năng cụ thể sau đây [9]:
❖ Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức
Thí nghiệm là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con người,

ƠN
thông qua thí nghiệm con người đã thu nhận được những tri thức khoa học cần thiết
nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động và cải tạo thực tiễn. Trong học
tập thí nghiệm là phương tiện của hoạt động nhận thức của học sinh, nó giúp người học
NH
trong việc tìm kiếm và thu nhận kiến thức khoa học cần thiết.
❖ Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức
Trong khoa học phương pháp thực nghiệm được coi là “hòn đá thử vàng” của mọi
tri thức chân chính. Bởi vậy, có thể nói thí nghiệm có chức năng trong việc kiểm tra tính
Y

đúng đắn của tri thức đã thu nhận.


QU

❖ Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn
Trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế tạo các
thiết bị kĩ thuật, người ta gặp phải những khó khăn nhất định do tính khái quát và trừu
tượng của các tri thức cần vận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của các thiết bị kĩ thuật
M

cần chế tạo. Trong trường hợp đó thí nghiệm được sử dụng với tư cách là phương tiện
thử nghiệm cho việc vận dụng tri thức vào thực tiễn.

❖ Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức
Thí nghiệm luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong các phương pháp nhận thức
khoa học. Chẳng hạn, đối với phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm luôn có mặt ở nhiều
Y

khâu khác nhau: làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, kiểm tra tính đúng đắn của các giả
thuyết. Trong phương pháp mô hình, thí nghiệm giúp ta thu thập các thông tin về đối
DẠ

tượng gốc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình. Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều
bắt buộc là người ta phải tiến hành các thí nghiệm thực sự với nó. Cuối cùng, nhờ những
19

kết quả của các thí nghiệm được tiến hành trên vật gốc tạo cơ sở để đối chiếu với kết
quả thu được từ mô hình, qua đó để có thể kiểm tra tính đúng đắn của mô hình được xây

AL
dựng và chỉ ra giới hạn áp dụng của nó.
1.2.4. Quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển năng lực

CI
vật lí của học sinh.

Bước * Xác định YCCĐ của thí nghiệm

FI
1
• Tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị thí
Bước
2 nghiệm

OF
Bước • Đề xuất, lựa chọn phương án thí nghiệm
3

Bước • Chuẩn bị vật tư, dụng cụ


4

Bước
5

Bước
6
ƠN
• Gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm

* Hoàn thiện thí nghiệm. Xử lí kết quả và kết


luận.
• Đề xuất ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy
NH
Bước
7 học để phát triển năng lực vật lí của HS

❖ Bước 1: Xác định YCCĐ của thí nghiệm


Xuất phát từ YCCĐ trong nội dung chương trình môn Vật lí do Bộ Giáo dục và
Y

Đào tạo ban hành cho mỗi nội dung [3], chọn lọc những YCCĐ có liên quan đến sử
QU

dụng thí nghiệm.


❖ Bước 2: Tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm

Trong QTDH, cơ sở vật chất và TBTN vật lí có vai trò rất quan trọng, là phương
tiện giúp cho GV tổ chức hoạt động dạy học cho HS có hiệu quả nhằm đạt được
M

mục tiêu và nhiệm vụ DH đề ra. Chính vì vậy, trong DHVL các TBTN tỏ ra rất có hiệu
quả trong việc phát triển năng lực vật lí của HS. Ở các trường phổ thông hiện nay, theo

chương trình cũ thì các TBTN đều được cung cấp theo danh mục tối thiểu của Bộ, tuy
nhiên qua thời gian sử dụng các TBTN bị xuống cấp cho kết quả TN không chính xác,
thậm chí hư hỏng không sử dụng được ảnh hưởng đến hiệu quả DHVL ở trường phổ
Y

thông. Chương trình phổ thông mới thì chưa được trang bị đầy đủ, do đó việc thiết kế,
DẠ

chế tạo, cải tiến và sửa chữa các TBTN nhằm khắc phục tình trạng các TBTN thiếu đồng
bộ là việc làm thực sự có ý nghĩa và góp phần vào việc thực hiện đổi mới PPDH và tăng
cường tính trực quan trong DH.
20

❖ Bước 3: Đề xuất các phương án thí nghiệm


Căn cứ vào những YCCĐ ở bước 1 và tình hình thiết bị thí nghiệm mà GV có thể

AL
đề xuất, lựa chọn phương án TN. Việc đề xuất các phương án thí nghiệm, theo các cách
sau:

CI
- Xây dựng phương án thí nghiệm dựa trên các thiệt bị thí nghiệm có sẵn;
- Xây dựng phương án thí nghiệm sử dụng các dụng cụ đơn giản, sẵn có trong đời
sống (thí nghiệm tự tạo).

FI
- Xây dựng các phương án thí nghiệm kết nối giữa thiết bị hiện hành với phần mềm.
❖ Bước 4: Chuẩn bị vật tư, dụng cụ

OF
Dựa trên phương án TN đã đề xuất, GV tiến hành chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ
cần thiết. Các vật liệu, dụng cụ dùng trong TN phải có sẵn trong thực tế cuộc sống, dễ
tìm kiếm, dễ gia công, dễ mua, dễ thay thế và sửa chữa thì mới đảm bảo tính khả thi.

ƠN
❖ Bước 5: Gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm
Sau khi đã chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ và thiết bị cần thiết cho TN, GV tiến
hành gia công các vật liệu, dụng cụ và thiết bị để tạo nên các bộ phận của bộ TN theo
NH
phương án đã đề xuất.
❖ Bước 6: Hoàn thiện thí nghiệm. Xử lí kết quả và kết luận.
Sau khi đã lắp ráp các dụng cụ TN lại với nhau theo phương án đề xuất thì việc
tiến hành TN là để kiểm tra sự vận hành của bộ thí nghiệm là điều tất yếu. Mục đích của
Y

việc tiến hành TN là nhằm phát hiện những sai sót, lỗi trong quá trình gia công, chế tạo
QU

dụng cụ và lắp ráp. Việc tiến hành TN có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: TN đạt theo phương án đề ra, cho kết quả như mong muốn thì tiếp tục
thực hiện bước tiếp theo là hoàn thiện TN nhằm tăng cường tính trực quan, thẩm mĩ và
đảm bảo an toàn cho TN khi sử dụng.
M

Trường hợp 2: TN không đạt theo phương án đề ra, không cho kết quả như mong
muốn hoặc các dụng cụ, thiết bị sau khi gia công, chế tạo và lắp ráp không vận hành

được thì ta tiến hành kiểm tra lại các bước đề xuất phương án, gia công, chế tạo và lắp
ráp TN cho tới khi ra được kết quả hợp lí.
Hoàn thiện TN nhằm tăng cường tính trực quan, đảm bảo tính thẩm mĩ và an toàn
trong quá trình sử dụng. Cuối cùng là xử lí kết quả và rút ra kết luận.
Y

❖ Bước 7: Đề xuất ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy học để phát triển năng
DẠ

lực vật lí của HS


21

Căn cứ vào YCCĐ, kết quả thu được từ thí nghiệm và mục tiêu dạy học, thiết kế
hoạt động dạy học sử dụng thí nghiệm để phát triển năng lực vật lí của học sinh. Cấu

AL
trúc của hoạt động học cần thống nhất với công văn 5512 của Bộ giáo dục và Đào tạo
ban hành, gồm: Mục tiêu, cách thức tổ chức.

CI
1.3. Thực tiễn về vấn đề sử dụng thí nghiệm trong dạy học môn Vật lí theo hướng
phát triển năng lực vật lí của học sinh.
Để đánh giá thực trạng của việc DH nội dung “Dao động” và “Sóng” - Vật lí 11

FI
(CTGDPT 2018) ở một số trường phổ thông trong thành phố Đà Nẵng, tôi đã tiến hành
điều tra GV và HS ở một số trường phổ thông, số lượng GV và HS điều tra được tổng

OF
hợp theo bảng 1.3.
Bảng 1.3. Bảng thống kê các trường, GV và HS tham gia điều tra
Trường GV HS

Phiên, Nguyễn Khuyến, TTGDTX số 1… ƠN


THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Trần Phú, Thái 13 29

1.3.1. Mục đích điều tra


NH
- Tìm hiểu các PPDH chủ yếu của GV khi tổ chức DH nội dung “Dao động” và
“Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) và tình hình các TBTN ở các trường phổ thông;
- Tìm hiểu việc thiết kế, chế tạo TN phục vụ cho việc DHVL;

- Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng TN tổ chức hoạt động DH;
Y

- Tìm hiểu hiệu quả của việc sử dụng TN trong DHVL đối với hoạt động học tập
QU

của HS trong giờ học (hứng thú, tích cực tham gia xây dựng bài học,…).
1.3.2. Phương pháp điều tra

Để thu thập các thông tin cần thiết, tôi sử dụng phương pháp điều tra sau: Điều tra GV
M

và HS ở một số trường phổ thông qua phiếu điều tra online (google form) (Xem tại phụ
lục 2).

1.3.3. Kết quả điều tra

▪ Về tình hình cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm

Dựa trên thực tế khảo sát các phòng TN ở một số trường phổ thông, qua trao đổi
Y

trực tiếp với GV giảng dạy bộ môn vật lí, và phiếu điều tra, tôi nhận thấy rằng:
DẠ

Các TBTN dành cho nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018)
vì thuộc chương trình mới nên chưa được cung cấp đầy đủ so với các thiết bị trong danh
22

mục tối thiểu theo quy định của Bộ [6]. Có thể tận dụng một số bộ thí nghiệm cũ áp dụng
cho chương trình mới song các TBTN này được sử dụng trong DH ở một số lớp nhưng

AL
không thường xuyên và nguyên nhân của việc sử dụng không thường xuyên là do các
dụng cụ TN bị hỏng, thiếu đồng bộ.

CI
▪ Về phương pháp dạy học và sử dụng thí nghiệm trong dạy học

Qua phiếu điều tra khảo sát ở một số trường phổ thông tôi nhận thấy rằng: trong

FI
tổ chức hoạt động DH, GV đã có sự thay đổi phương pháp dạy theo hướng tích cực,
thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo trạm, dạy

OF
học giải quyết vấn đề, lớp học đảo ngược… phương pháp thuyết trình cũng chiếm vai
trò quan trọng song không còn là thứ yếu kích thích được hứng thú học tập của HS, làm
cho giờ học sinh động hơn. Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của GV trong DH

ƠN
nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018).

Ngoài ra, các GV giảng dạy vật lí còn cho rằng việc sử dụng TN trong DHVL là rất
cần thiết, góp phần vào việc phát triển năng lực vật lí của HS và đổi mới PPDH ở trường
NH
phổ thông hiện nay. Kết quả điều tra cho thấy có gần 61,5% GV cho rằng việc sử dụng
TN trong DHVL là rất quan trọng, có hơn 38,5% GV cho rằng quan trọng và không GV
nào cho rằng không cần thiết. Như vậy, hầu hết các GV đều ý thức được vai trò quan trọng
của TN trong DHVL. Bên cạnh đó, kết quả điều tra các mức độ sử dụng TN trong DH của
Y

GV còn được chúng tôi tổng hợp trong bảng 1.4.


QU

Bảng 1.4. Tần suất sử dụng TN của GV trong dạy học vật lí
Các mức độ sử dụng TN Tỷ lệ (%)
Rất thường xuyên 0
Thường xuyên 30,8
M

Thỉnh thoảng 61,5


Hiếm khi 7,7


Chưa bao giờ sử dụng 0
Với thực trạng TBTN không đồng bộ, bị hỏng không sử dụng được thì việc
nghiên cứu tự tạo TN, khai thác thí nghiệm hiện hành kết hợp các phần mềm và sử dụng
Y

trong DHVL là rất cần thiết. Tuy nhiên, khi được hỏi thì có nhiều GV cho rằng chỉ tự
DẠ

tạo TN hoặc khai thác TN hiện hành khi tham gia thi đồ dùng dạy học và thi giáo viên
giỏi, ít người cho rằng chỉ tự tạo TN khi thao giảng và càng ít GV dùng cho việc dạy
23

học thường ngày. Bên cạnh đó, kết quả điều tra về những khó khăn mà GV gặp phải khi
sử dụng thí nghiệm trong DH (GV được chọn nhiều phương án) được tôi tổng hợp trong

AL
bảng 1.5.
Bảng 1.5. Những khó khăn khi sử dụng thí nghiệm trong DH

CI
Những khó khăn khi sử dụng TN trong dạy học Tỷ lệ (%)
Số lượng và chất lượng thí nghiệm còn hạn chế 69,2

FI
Thời gian quy định của bài học quá ngắn 69,2
Kĩ năng sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển 53,8

OF
NL học sinh.
Cách thức tổ chức hoạt động học tập có sử dụng 76,9
thí nghiệm hướng phát triển NL học sinh.

ƠN
Đối với HS, khi được hỏi trong giờ học vật lí rằng sử dụng TN thật để kiểm chứng
các kiến thức đã thu nhận thì có gần 31% HS cho rằng rất quan trọng, có hơn 55,2%
cho rằng quan trọng, có gần 10,3 % cho rằng bình thường và 3,4% không quan trọng.
Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm thật sẽ giúp các em mạnh dạn hơn
NH

trong việc phát biểu ý kiến và tham gia xây dựng bài học được tổng hợp trong bảng
1.6.
Bảng 1.6. Các mức độ sử dụng TN thật tạo hứng thú trong DHVL
Y

Các mức độ sử dụng TN để minh họa kiến thức Tỷ lệ (%)


QU

Hoàn toàn đồng ý 31


Đồng ý 62,1
Không đồng ý 6,9

▪ Kết quả điều tra về thực trạng DH nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11
M

(CTGDPT 2018) ở trên cho thấy:


- Các TBTN nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) chưa được
trang bị đầy đủ theo danh mục quy định tối thiểu của Bộ nên khi sử dụng bộ thí nghiệm
cũ chất lượng không đảm bảo. Vì thế việc sử dụng chúng vào DH gặp khó khăn.
Y

- PPDH mà GV sử dụng trong DHVL nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11
(CTGDPT 2018) chủ yếu là phương pháp thuyết trình, bên cạnh đó đã có sự vận dụng
DẠ

tốt các phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo trạm, dạy học giải quyết vấn
đề, lớp học đảo ngược….Do đó, HS học tập có sự năng nổ, hứng thú hơn trong quá trình
24

lĩnh hội kiến thức.


- Các hình thức tổ chức hoạt động DH cho HS chưa đa dạng, phong phú và vận dụng

AL
một cách linh hoạt nên chưa tạo ra được một môi trường học tập sinh động, sôi nổi và
hứng thú.

CI
- Một bộ phận GV chậm đổi mới, vẫn sử dụng chủ yếu PPDH truyền thống (truyền
thụ kiến thức một chiều), do đó không phát huy được hết khả năng của HS trong quá
trình học tập.

FI
- GV rất ít tự tạo TN để sử dụng trong DH, nguyên nhân chung của việc GV ít sử
dụng TN trong DHVL là

OF
+ Chất lượng TBTN không đảm bảo, xuống cấp nên kết quả không chính xác;

+ TBTN thiếu đồng bộ;

+ Việc chuẩn bị TN mất thời gian.


ƠN
- GV đều cho rằng việc tự tạo TN để sử dụng trong DHVL là rất cần thiết nhằm góp
phần phát triển năng lực vật lí HS. Tuy nhiên, nhiều GV cũng cho rằng việc không
thường xuyên tự tạo TN là do tốn nhiều thời gian, khó khăn trong việc tìm kiếm dụng
NH

cụ và chế tạo dụng cụ TN.


- Quan điểm “thi cái gì, dạy cái nấy” còn khá phổ biển ở nhiều GV và HS, trong khi
đó việc thi cử không chú ý đến TN và kỹ năng thực hành TN của HS trong DHVL nên
Y

GV và HS thường xem nhẹ vai trò của TN.


QU
M

Y
DẠ
25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

AL
Chương 1 đã trình bày rõ các đặc điểm của năng lực vật lí như: Khái niệm năng
lực, năng lực vật lí; cấu trúc và tiêu chí đánh giá NLVL của học sinh. Định nghĩa, phân
loại và nêu bật được vai trò của TN trong dạy học vật lí.

CI
Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển
năng lực vật lí của học sinh gồm 7 bước: Xác định YCCĐ của thí nghiệm; tìm hiểu thực

FI
trạng cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm; đề xuất các phương án thí nghiệm; chuẩn bị vật
tư, dụng cụ; gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm; hoàn thiện thí nghiệm. Xử lí kết quả

OF
và kết luận; đề xuất ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy học để phát triển năng lực vật
lí của HS.

Để đánh giá thực trạng của việc DH nội dung “Dao động” và “Sóng” - Vật lí 11

ƠN
(CTGDPT 2018) ở một số trường phổ thông trong thành phố Đà Nẵng, tôi đã tiến hành
điều tra GV và HS ở một số trường. Kết quả điều tra cho thấy, đa số GV đều nhận thức
được tầm quan trọng của việc sử dụng TN vật lí trong việc đổi mới PPDH ở các trường
phổ thông. Các GV còn cho rằng việc ít hoặc không thường xuyên tự tạo TN để sử
NH

dụng trong DHVL là do gặp khó khăn về mặt thời gian, tìm kiếm và chế tạo dụng cụ
TN.
Y
QU
M

Y
DẠ
26

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC


NỘI DUNG “DAO ĐỘNG” VÀ “SÓNG” – VẬT LÍ 11 (CTGDPT 2018) NHẰM

AL
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH
2.1 Cấu trúc nội dung “Dao động” và “Sóng” - Vật lí 11 (CTGDPT 2018)

CI
Theo CTGDPT 2018 môn vật lí ta có cấu trúc nội dung “Dao động” và “Sóng” và yêu
cầu cần đạt tương ứng trong bảng 2.1 sau: [3]

FI
Bảng 2.1. Cấu trúc nội dung “Dao động” và “Sóng”
Nội dung Yêu cầu cần đạt

OF
Dao động

Dao động điều hoà – Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô
tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

ƠN
– Dùng đồ thị li độ – thời gian có dạng hình sin (tạo ra
bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định
nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
NH
– Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần
số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
– Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết
để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong
Y

dao động điều hoà.


QU

– Vận dụng được các phương trình về li độ và vận tốc, gia tốc
của dao động điều hoà.

– Vận dụng được phương trình a = –𝜔2 x của dao động điều
M

hoà.

– Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để

mô tả được sự chuyển hoá động năng và thế năng trong dao


động điều hoà.
Dao động tắt dần, – Nêu được ví dụ thực tế về dao động tắt dần, dao động cưỡng
Y

hiện tượng cộng bức và hiện tượng cộng hưởng.


DẠ

hưởng – Thảo luận, đánh giá được sự có lợi hay có hại của cộng hưởng
trong một số trường hợp cụ thể.
27

Sóng

AL
Mô tả sóng – Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí
nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các
khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ

CI
sóng.
– Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được
biểu thức v = λf.

FI
– Vận dụng được biểu thức v = λf.
– Nêu được ví dụ chứng tỏ sóng truyền năng lượng.

OF
– Sử dụng mô hình sóng giải thích được một số tính chất đơn
giản của âm thanh và ánh sáng.
– Thực hiện thí nghiệm (hoặc sử dụng tài liệu đa phương
tiện), thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc

Sóng dọc
ƠN
trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động
của phần tử môi trường.
– Quan sát hình ảnh (hoặc tài liệu đa phương tiện) về
và sóng ngang chuyển động của phần tử môi trường, thảo luận để so sánh
NH
được sóng dọc và sóng ngang.
– Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án
và thực hiện phương án, đo được tần số của sóng âm bằng
dao động kí hoặc dụng cụ thực hành.
Y

Sóng điện từ – Nêu được trong chân không, tất cả các sóng điện từ đều
truyền với cùng tốc độ.
QU

– Liệt kê được bậc độ lớn bước sóng của các bức xạ chủ yếu
trong thang sóng điện từ.
Giao thoa sóng kết – Thực hiện (hoặc mô tả) được thí nghiệm chứng minh sự
hợp giao thoa hai sóng kết hợp bằng dụng cụ thực hành sử dụng
sóng nước (hoặc sóng ánh sáng).
M

– Phân tích, đánh giá kết quả thu được từ thí nghiệm, nêu
được các điều kiện cần thiết để quan sát được hệ vân giao

thoa.
– Vận dụng được biểu thức i = λD/a cho giao thoa ánh sáng
qua hai khe hẹp.
Y

Sóng dừng – Thực hiện thí nghiệm tạo sóng dừng và giải thích được sự
hình thành sóng dừng.
DẠ

– Sử dụng hình ảnh (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ


cho trước), xác định được nút và bụng của sóng dừng.
28

– Sử dụng các cách biểu diễn đại số và đồ thị để phân


tích, xác định được vị trí nút và bụng của sóng dừng.

AL
Đo tốc độ truyền – Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và
âm thực hiện phương án, đo được tốc độ truyền âm bằng dụng cụ

CI
thực hành.

2.2. Các thí nghiệm cần thực hiện trong dạy học nội dung dao động và sóng –

FI
chương trình Vật lí 11 (2018)
Trên cơ sở nghiên cứu YCCĐ phần nội dung Dao động và Sóng – Vật lí 11 (2018)

OF
và 3 định hướng trong việc xây dựng phương án thí nghiệm (khai thác các thí nghiệm đã
có – theo chương trình 2006, tự tạo thí nghiệm, kết nối thí nghiệm thực với các phần mềm
qua máy tính hoặc điện thoại di động), từ đó xác định các thí nghiệm cần xây dựng trong
dạy học cho học sinh, thể hiện cụ thể qua bảng 2.2.
ƠN
Bảng 2.2. Các thí nghiệm cần xây dựng và yêu cần cần đạt trong dạy học nội dung “Dao
động” và “Sóng” trong vật lí 11 (2018)
Tên thí Ý tưởng xây dựng Mục tiêu của thí
NH
YCCĐ
nghiệm thí nghiệm nghiệm

Dao động
Thực hiện thí 1. Thí nghiệm Thí nghiệm dựa trên - [2.3] Lựa chọn
Y

nghiệm đơn giản về dao động các thiết bị thí phương án, thiết kế và
QU

tạo ra được dao của con lắc nghiệm có sẵn (sử lập kế hoạch thực hiện
động và mô tả đơn dụng quả nặng treo phương án khảo sát dao
được một số ví vào dây gắn vào giá động của con lắc.
dụ đơn giản về cố định). - [2.4] Thực hiện được
M

dao động tự do. thí nghiệm khảo sát


định tính dao động của

con lắc.
Y
DẠ
29

Dùng đồ thị li độ 2. Thí nghiệm Thí nghiệm kết nối [2.5] Chứng tỏ đồ thị li
- thời gian có vẽ đồ thị dao giữa thiết bị hiện độ dao động của con lắc

AL
dạng hình sin động của con hành với phần mềm đơn, con lắc lò xo là
(tạo ra bằng thí lắc đơn, con (cho con lắc đơn, con hàm điều hòa theo thời

CI
nghiệm, hoặc lắc lò xo lắc lò xo dao động, gian.
hình vẽ cho quay lại video; sử [2.5] Chứng tỏ đồ thị
trước), nêu được dụng phần mềm vận tốc, gia tốc của vật

FI
định nghĩa: biên Tracker phân tích (trường hợp con lắc lò
đô, chu kì, tần số, video thí nghiệm, từ xo) là hàm điều hòa

OF
tần số góc, độ đó xác định dạng đồ theo thời gian có cùng
lệch pha. thị và biểu thức các chu kì với li độ.
đại lượng của dao [2.5] Chứng tỏ được

ƠN đồng điều hòa). vận tốc nhanh pha hơn

li độ một góc

2
, gia tốc

nhanh pha hơn vận tốc


NH


một góc và
2
vmax = . A; amax =  2 . A .
Y

Nêu được ví dụ 3. Thí nghiệm Thí nghiệm dựa trên - [2.3] Lựa chọn
thực tế về dao minh họa dao các thiết bị thí phương án , thiết kế và
QU

động tắt dần, dao động hiện nghiệm có sẵn (thí lập kế hoạch thực hiện
động cưỡng bức tượng cộng nghiệm minh họa phương án khảo sát
và hiện tượng hưởng dao động tắt dần, hiện tượng cộng hưởng.
cộng hưởng. hiện tượng cộng [2.4] Thực hiện được
M

hưởng). thí nghiệm và rút ra kết


luận.
Sóng
Từ đồ thị độ dịch 4. Thí nghiệm Thí nghiệm tự tạo [2.4] Thực hiện được kế
chuyển – khoảng khảo sát độ (vòng lò xo). hoạch triển khai tìm
Y

cách (tạo ra bằng dịch chuyển – hiểu các khái niệm


DẠ

thí nghiệm hoặc khoảng cách bước sóng, biên độ, chu
hình vẽ cho của sóng trên kì, tần số.
30

trước), mô tả lò xo
được sóng qua

AL
các khái niệm
bước sóng, biên

CI
độ, tần số, tốc độ
và cường độ

FI
sóng.
Thực hiện thí 5. Thí nghiệm Thí nghiệm ảo dùng [2.2] Minh họa dao
nghiệm (hoặc sử minh họa dao phần mềm Crocodile động điều hòa của

OF
dụng tài liệu đa động điều hòa physics. nguồn sóng với chu kì,
phương tiện), của nguồn biên độ sóng.
thảo luận để nêu sóng với chu
được mối liên hệ kì,
các đại lượng đặc sóng.
biên độ
ƠN
trưng của sóng
NH
với các đại lượng
đặc trưng cho
dao động của
phần tử môi
Y

trường.
QU

Quan sát hình Thí nghiệm tự tạo [2.2] đưa ra phán đoán
ảnh (hoặc tài liệu (vòng lò xo). được đặc điểm về
đa phương tiện) phương của sóng dọc và
về chuyển động sóng ngang.
M

của phần tử môi 6. Thí nghiệm [2.4] Thực hiện được


trường, thảo luận về sóng dọc và thí nghiệm khảo sát đặc

để so sánh được sóng ngang điểm về phương dao


sóng dọc và sóng động và phương truyền
ngang. sóng của sóng ngang và
Y

sóng dọc và rút ra kết


luận.
DẠ

Thảo luận để 7. Thí nghiệm Thí nghiệm kết nối [2.1] Đề xuất được
thiết kế phương đo tần số của giữa thiết bị hiện phương án đo tần số
31

án hoặc lựa chọn sóng âm hành với phần mềm sóng âm.
phương án và (đo tần số của sóng [2.4] Thực hiện được

AL
thực hiện âm bằng app Sound thí nghiệm và thu thập
phương án, đo Analyzer Basic trên được số liệu và rút ra

CI
được tần số của điện thoại thông kết luận.
sóng âm bằng minh (hệ điều hành
dao động kí hoặc

FI
Android, âm thoa).
dụng cụ thực

OF
hành.
Thực hiện (hoặc 8. Thí nghiệm Thí nghiệm dựa trên [2.4]. Thực hiện kế
mô tả) được thí giao thoa sóng các thiết bị thí hoạch.
nghiệm chứng nước nghiệm có sẵn.
minh sự giao
thoa hai sóng kết
ƠN
hợp bằng dụng
NH
cụ thực hành sử
dụng sóng nước
(hoặc sóng ánh
sáng).
Y

- Thực hiện thí 9. Thí nghiệm Thí nghiệm tự tạo [2.4]. Thực hiện kế
QU

nghiệm tạo sóng khảo sát sóng (lắp ráp khung đỡ, hoạch.
dừng và giải dừng tạo bộ rung dao động
[2.5] Chứng tỏ được
thích được sự bằng giấy formex,
số bụng sóng, nút
hình thành sóng ruột bút bi, motor).
sóng phụ thuộc vào
M

dừng.
chiều dài của sợi
-Sử dụng hình
dây, cột khí.

ảnh (tạo ra bằng


[2.5]. Viết, trình bày
thí nghiệm hoặc
báo cáo và thảo luận.
hình vẽ cho
[2.6]. Ra quyết định và
Y

trước) xác định


đề xuất ý kiến, giải pháp
được nút và bụng
DẠ

mới và sáng tạo.


của sóng dừng.
Thảo luân để 10. Thí nghiệm Thí nghiệm kết nối [2.4]. Thực hiện kế
32

thiết kế phương đo tốc độ giữa thiết bị hiện hoạch: Tiến hành đo


án hoặc lựa chọn truyền âm hành với phần mềm. tốc độ truyền âm từ đó

AL
phương án và - Phương án 1: Xử thu thập được số liệu
thực hiện dụng thí nghiệm hiện và rút ra kết luận.

CI
phương án, đo hành, đo tốc độ [2.5]. Viết, trình bày
được tốc độ truyền âm qua hiện báo cáo và thảo luận.
truyền âm bằng tượng sóng dừng.

FI
dụng cụ thực - Phương án 2: Kết
hợp một số thiết bị

OF
hành.
thí nghiệm hiện hành
và app phát tần số
Frequency.

ƠN Generator, đo tốc độ
truyền âm qua hiện
tượng sóng dừng.
NH
- Phương án 3: Kết
hợp một số thiết bị
thí nghiệm hiện hành
và dùng app
Y

Phyphox, đo tốc độ
QU

truyền âm thông qua


hiện tượng phản xạ
âm.
2.3. Xây dựng các thí nghiệm cụ thể
M

2.3.1. Thí nghiệm về dao động của con lắc đơn


a) Mục tiêu
- [2.3] Lựa chọn phương án, thiết kế và lập kế hoạch thực hiện phương án khảo sát
dao động của con lắc.
- [2.4] Thực hiện được thí nghiệm khảo sát định tính dao động của con lắc.
Y

b) Vật tư, dụng cụ


DẠ
33

Bảng 2.3. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát định tính dao động của con lắc đơn
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

AL
Sử dụng bộ thí nghiệm
hiện hành

CI
- Đế 3 chân.
- 2 khớp nối.
Đế 3 chân Dây dù 2 trụ ɸ10

FI
- 2 trụ ɸ10 (𝑑à𝑖 50 𝑐𝑚).
- Dây dù.

OF
- Quả nặng. Gia trọng 50g Khớp nối
c) Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Lắp trụ sắt vào chân đế, vặn chặt.
Bước 2: Dùng khớp nối ngang giữa 2 trục ɸ10.
Bước 3: Mắc dây dù vào quả nặng. ƠN
Bước 4: Đẩy nhẹ cho quả nặng dao động.
NH
Y
QU
M

Hình 2.1. Khảo sát dao động của con lắc đơn
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
Y

Nhận xét: Minh họa được dao động (VD: Dao động của con lắc đơn, là dao động tắt
DẠ

dần).
Kết luận: Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó.
34

Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại
nhiều lần quanh vị trí cân bằng. Dao động cơ học là một biến thiên liên tục giữa động

AL
năng và thế năng.
Một ví dụ về dao động cơ học là con lắc đồng hồ. Vị trí cân bằng trong ví dụ này là

CI
khi con lắc đứng im không chạy.
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS
- Các biều hiện của NL vật lí có thể phát triển

FI
- [2.3] Lựa chọn phương án, thiết kế và lập kế hoạch thực hiện phương án khảo sát
dao động của con lắc.

OF
- [2.4] Thực hiện được thí nghiệm khảo sát định tính dao động của con lắc.
- Cách thức tổ chức
Chuyển giao NV + GV cho một vài HS lên thực hiện kéo thả cho quả nặng dao
động.
ƠN
+ GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 người cùng bàn lấy các ví dụ
về dao động tự do.
NH
Thực hiện NV HS thực hiện nhiệm vụ (VD: Dao động của con lắc đồng hồ,
chiếc thuyền nhấp nhô tại chỗ ở vị trí neo, dây đàn ghita rung
động).
Báo Cáo, trình + GV gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét.
Y

bày, kết luận. + GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
QU

Chốt KT GV chốt kiến thức về dao động cơ.

2.3.2. Thí nghiệm vẽ đồ thị dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo

a) Mục tiêu
- [2.5] Chứng tỏ đồ thị li độ dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo là hàm điều hòa
M

theo thời gian.


- [2.5] Chứng tỏ đồ thị vận tốc, gia tốc của vật (trường hợp con lắc lò xo) là hàm điều

hòa theo thời gian có cùng chu kì với li độ.



- [2.5] Chứng tỏ được vận tốc nhanh pha hơn li độ một góc , gia tốc nhanh pha hơn
2

vận tốc một góc và vmax = . A; amax =  2 . A .
2
Y

b) Vật tư, dụng cụ


DẠ
35

Bảng 2.4. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm vẽ đồ thị con lắc đơn, con lắc lò xo
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

AL
CI
Đế 3 chân Dây dù 2 trụ ɸ10

FI
Quả nặng 210g Gia trọng 50g 2 khớp nối

OF
Sử dụng bộ thí nghiệm
hiện hành:
Lò xo (Đức)
- Đế 3 chân.
- 2 trụ ɸ10 (dài 50 cm).
- Dây dù.
- 1 lò xo Đức (dài 6 cm)
ƠN Phần mềm Tracker
- 2 khớp nối
NH
- 1 gia trọng 50g
- 1 quả nặng 210g
- Phần mềm Tracker
- Điện thoại thông minh
Y

- Laptop
QU
M

c) Tiến hành thí nghiệm


* Giới thiệu sơ lược phần mềm và cách cài đặt
Tracker là một công cụ mô hình hóa và phân tích video miễn phí được xây dựng trên
Y

khung Java của Open Source Physics (OSP) là một dự án được tài trợ bởi Quỹ Khoa học
DẠ

quốc gia và đại học Davidson (Mỹ), được thiết kế để sử dụng trong dạy học vật lí như
vẽ đồ thị, giải phương trình vi phân…[15], [18].
36

AL
CI
FI
OF
Hình 2.2. Phần mềm Tracker
*Cài đặt chương trình
ƠN
Ta có thể thể tải phần mềm Tracker Video Analysis và lựa chọn nhiều phiên bản từ
trang web: https://physlets.org/tracker/ [18]
NH
Y
QU
M

Hình 2.3. Giao diện website tải phần mềm Tracker Video Analysis
Các phiên bản Tracker Video Analysis từ 4.9 trở về trước để hoạt động cần cài đặt
thêm java, phiên bản mới nhất 6.1.2 không cần cài đặt Java.
Y

Sau khi đã tải xong phần mềm thì chúng ta bắt đầu tiến hành cài đặt vào máy tính
DẠ

theo các bước như sau: [10]

Bước 1: Chạy cài đặt chương trình Tracker và sẽ xuất hiện cửa sổ như hình:
37

AL
CI
FI
OF
Bước 2: Rồi ta chọn Next => I accept the agreement:

ƠN
NH
Y

Bước 3: Ta chọn Next và sau đó chọn nơi cài đặt và bấm Next:
QU

Bước 4: Sau khi chọn nơi cài đặt và chọn Next thì tích chọn Video and
Experiments như hình:
M

Y
DẠ

Bước 5: Chọn Install để chương trình cài đặt và sau khi cài đặt xong bấm Finish.
38

AL
CI
FI
OF
* Thí nghiệm vẽ đồ thị con lắc đơn
Bước 1. Tạo giá thí nghiệm: Lắp trụ ɸ10 vào đế 3 chân vặn vít chặt, dùng khớp nối

ƠN
lắp thêm 1 trụ ɸ10. Dùng dây dù vắt qua trụ ɸ10 mới lắp, đồng thời vắt qua vít của khớp
nối thứ 2 tạo gốc ổn định.
NH
Y
QU
M

Bước 2. Gắn gia trọng vào dây dù và tiến hành kéo lệch một góc so với vị trí cân

bằng rồi thả và dùng điện thoại quay lại.


Bước 3. Mở phần mềm Tracker Video Analysis, vào và chọn file video đã có về dao
động của con lắc đơn.
Y
DẠ
39

AL
CI
FI
Bước 4. Điều chỉnh kích thước đoạn video mà ta cần phân tích (vào Clip setting).

OF
Bắt đầu từ frame 0 hoặc tùy chọn.

ƠN
NH

Bước 5. Đưa thang đo vào video (chọn / Calibtation Stick), ấn giữ nút Shift
và tick chuột vào hai điểm bất kỳ trong video mà ta lấy làm thước đo quãng đường sẽ
Y

hiện ra dấu thang đo như sau. Ta có thể chỉnh kích thước thang đo bằng cách bấm vào
số chỉ trên thang đo và sau đó thay chỉ số thang đo theo thước đo thực tế.
QU
M

Y

và đưa hệ quy chiếu (chọn )vào video và chỉnh gốc tọa độ cho thích hợp.
DẠ
40

AL
CI
FI
OF
Bước 6. Chọn dấu hiệu
Mass đối với các vật chuyển động.
ƠN
trên thanh công cụ và sau đó chúng ta chọn Point
NH
Y
QU

Sau khi chọn Point Mass chúng ta ấn giữ nút Shift và dùng chuột tick vào vật tại các
M

vị trí khác nhau của vật đang chuyển động mà ta đang phân tích theo quãng đường. Chú
ý chỉnh khối lượng m về giá trị thật (VD trong hình m = 0.05 kg)

Y
DẠ
41

Ta có thể thay đổi các đại lượng khác theo các trục trên đồ thị bằng cách tickchuột
vào điểm “x(m)” và “t(s)” trên đồ thị.

AL
CI
FI
OF
Chuột phải vào đồ thị li độ-thời gian (x-t) chọn Analyze, tiếp tục vào Analyze chọn

ƠN
Curve Fitter khớp hàm với dạng đồ thị tương ứng là Sinusoid (Dạng Sin). (Lưu ý: Trong
trường hợp hàm chuẩn không khớp với hàm thực tế thì cần bôi đen hai cột x-t, y-t tương
ứng).
NH
*Thí nghiệm vẽ đồ thị con lắc lò xo
Thực hiện tương tự như với các bước của con lắc đơn, ta tiến hành lắp đặt như hình
(Chú ý tâm hệ trục tọa độ tại trung điểm của quãng đường quả nặng dịch chuyển)
Bước 1. Lắp các thiết bị tạo thành con lắc đơn như hình 2
Y

Bước 2. Kéo quả nặng xuống dưới 1 đoạn khoảng 3 cm so với vị trí cân bằng rồi thả
cho vật dao động, dùng điện thoại quay lại dao động của vật.
QU

Bước 3. Mở phần mềm Tracker Video Analysis, chọn file video đã có về dao động
của con lắc lò xo.

Bước 4. Điều chỉnh kích thước đoạn video mà ta cần phân tích (nhấn Clip
M

setting). Bắt đầu từ frame 0 hoặc tùy chọn.



Y
DẠ
42

Bước 5. Đưa thang đo và hệ tọa độ vào video: Chọn / Calibtation Stick, dùng

AL
chuột kéo 2 đầu của thước trùng với điểm biên của vật dao động trong video; click chuột
trái vào ô giá trị chiều dài trên thước để nhập giá trị đúng với thực tế (2 lần giá trị biên).

Bước 6. Đưa hệ tọa độ vào video: Chọn trên thanh công cụ, sau đó dùng chuột

CI
để di chuyển gốc tọa độ O đến vị trí cân bằng của vật nặng.

Bước 7. Chọn dấu hiệu trên thanh công cụ, sau đó chọn Point Mass đối

FI
với các vật chuyển động.

OF
Bước 8. Chọn các đại lượng cần khảo sát (vẽ đồ thị): Click chuột vào nút Columns
để lựa chọn các đại lượng cần khảo sát: li độ theo phương thẳng đứng (y), vận tốc theo
phương thẳng đứng (vy); gia tốc theo phương thẳng đứng (ay). Nhấn chuột vào nút
Plot/chọn số đồ thị cần hiển thị (giả sử là 3).
ƠN
Bước 9. Nhấn giữ nút Shift và click chuột trái vào 1 vị trí đã đánh dấu trên vật
(chính giữa vật hoặc mép vật) liên tiếp, mỗi lần click thì sẽ có bộ giá trị y-t, vy – t; ay –
t trong bảng số liệu và tương ứng với một điểm trên đồ thị (như hình 4).
NH
Bước 10. Click chuột phải vào đồ thị li độ-thời gian (x-t) chọn Analyze, tiếp tục vào
Analyze chọn Curve Fitter khớp hàm với dạng đồ thị tương ứng là Sin). Khi đó, phần
mềm sẽ xác định các thông số của hàm sin.
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
Y

• Đồ thị của con lắc đơn


QU
M

Y

Đồ thị 2.1. Đồ thị li độ-thời gian (x-t) con lắc đơn


DẠ

- Biên độ là khoảng cách từ VTCB O đến vị trí cao nhất (A = 9 cm), chu kì T = 1s,
f = 1/T = 1 Hz, tần số góc 𝜔 = 𝐵 = 6,289 = 2𝜋 (rad/s)
43

2𝜋
- Từ đồ thị có thể thấy rằng 𝜔 = .
𝑇

AL
Đồ thị li độ theo phương ngang - thời gian (x-t) của con lắc đơn dao động có dạng
hình sin có biểu thức là: x = 9sin(2 t − 16,1) cm .
• Đồ thị của con lắc lò xo

CI
FI
OF
ƠN
Đồ thị li độ - thời gian (y-t)
NH
Y
QU

Đồ thị vận tốc - thời gian (vy-t)


M

Y
DẠ

Đồ thị gia tốc - thời gian (ay-t)


Đồ thị 2.2. Đồ thị li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian trong dao động của con lắc lò xo
44

- Biên độ là khoảng cách từ VTCB O đến vị trí cao nhất (A = 2,804 cm), chu kì T =
2𝜋

AL
0,5s, f = 1/T = 2 Hz, tần số góc 𝜔 = 𝐵 = 11,22 (rad/s). Có thể thấy rằng 𝜔 ≈ .
𝑇

- Từ biểu thức khớp hàm ta thấy: A = 2,8 cm, vmax = 0,306 (m/s)  0,028.11,23 = .A;
amax = 3,35 (m/s2)  0,028.11,232 = A.2.

CI
- Đồ thị li độ - thời gian, vận tốc – thời gian, gia tốc – thời gian của con lắc lò xo dao
động theo phương thẳng đứng có dạng hình sin (là hàm điều hòa theo thời gian), biến

FI
thiên cùng chu kì (cùng tần số góc là 11, 23 rad/s – hệ số B trong biểu thức khớp hàm ở
3 đồ thị như nhau.

OF
- Tại cùng một thời điểm (thể hiện qua đường nét đứt dóng thẳng), vận tốc nhanh pha
 
hơn li độ một góc , gia tốc nhanh pha hơn vận tốc một góc .
2 2
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS

ƠN
- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển
+ [2.5] Chứng tỏ đồ thị li độ dao động của con lắc đơn, con lắc lò xo là hàm điều hòa
theo thời gian.
+ [2.5] Chứng tỏ đồ thị vận tốc, gia tốc của vật (trường hợp con lắc lò xo) là hàm điều
NH
hòa theo thời gian có cùng chu kì với li độ.

+ [2.5] Chứng tỏ được vận tốc nhanh pha hơn li độ một góc , gia tốc nhanh pha hơn
2

vận tốc một góc và vmax = . A; amax =  2 . A .
2
Y

- Cách thức tổ chức


QU

Chuyển giao nhiệm - GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: cài đặt và tìm hiểu
vụ cách sử dụng của phần mềm Tracker.
- Yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm theo nhóm, tiến hành
thí nghiệm với con lắc lò xo để học sinh quan sát được hình
ảnh đồ thị như hình 5.
M

- Từ các đồ thị như hình 5, yêu cầu học sinh thực hiện theo
nhóm 8 người để thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.

- Các nhóm thao tác tương tự thu được đồ thị li độ - thời gian
(x-t) của con lắc đơn.
Phiếu học tập
+ CH1: Cho biết ba đồ thị trên có dạng hàm số nào theo thời
gian? Tại sao?
Y

+ CH2: So sánh mối quan hệ về tần số góc, biên độ, độ lệch


DẠ

pha giữa vận tốc và li độ, giữa gia tốc và vận tốc.
Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm, thảo luận để trả lời hai
câu hỏi trên.
45

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn.


- GV gọi các nhóm mang kết quả lên bảng trình bày, các nhóm

AL
Báo cáo, trình bày,
kết luận khác nhận xét.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Dự kiến kêt quả:

CI
Trả lời 1: Ba đồ thị có dạng hàm số sin theo thời gian vì phía
dưới đồ thị có biểu thức hàm sin
Trả lời 2: Tần số góc của ba đại lượng là bằng nhau (bằng 11,23

FI

rad/s); vận tốc nhanh pha hơn li độ một góc , gia tốc nhanh
2

OF
pha hơn vận tốc một góc ; về biện độ vmax = 0,306 (m/s) 
2
0,028.11,23 = .A; amax = 3,35 (m/s2)  0,028.11,232 = A.2.
- Đồ thị x-t của con lắc đơn

ƠN
NH
Y

Chốt kiến thức Trên cơ sở kết quả, GV khái quát hóa biểu thức của ba đại
lượng trong dao động điều hòa:
QU

Li độ: x = Acos(t +  )

Vận tốc: v =  A.cos(t +  + )
2
Gia tốc: a =  A.cos(t +  +  ) = − 2 x
2
M

Bình luận: Phần mềm Tracker bộc lộ nhiều ưu điểm có thể vẽ đồ thị tương đối tốt
mà không cần kết nối thêm cảm biến hay phải sử dụng bộ thí nghiệm hiện hành.

2.3.3. Thí nghiệm minh họa hiện tượng cộng hưởng

a) Mục tiêu
- [2.3] Lựa chọn phương án , thiết kế và lập kế hoạch thực hiện phương án khảo sát
Y

hiện tượng cộng hưởng.


DẠ

- [2.4] Thực hiện được thí nghiệm và rút ra kết luận.


b) Vật tư, dụng cụ
46

Bảng 2.5. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát hiện tượng cộng hưởng
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

AL
CI
Sử dụng bộ thí nghiệm
hiện hành: Đế 3 chân Dây dù Dây chun

FI
- 1 đế 3 chân.
- 2 trụ ɸ10.

OF
- Dây dù. Gia trọng 50g 2 trụ ɸ10
- Dây chun đường kính
2mm.
- 4 quả nặng.
- Điện thoại thông minh
ƠN
NH
c) Tiến hành thí nghiệm
Bước 1: Lắp trụ sắt vào chân đế, vặn chặt.
Bước 2: Dùng khớp nối ngang giữa 2 trụ ɸ10.
Bước 3: Mắc dây dù vào quả nặng, tạo 4 con lắc đơn có chiều dài khác nhau trong
Y

đó một con lắc có chiều dài thay đổi được (ngoài cùng bên phải trong hình).
QU

Bước 4: Lần lượt thay đổi chiều dài của con lắc 4 bằng với chiều dài của con lắc 1,
2,3, khảo sát hiện tượng cộng hưởng.
M

Y
DẠ
47

AL
CI
FI
OF
Hình 2.4. Khảo sát hiện tượng cộng hưởng

ƠN
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
Kết quả: Khi kéo con lắc 4 dao động (con lắc gây ra cưỡng bức), thì các con lắc 1, 2,
3 cũng từ từ dao động (gọi là dao động cưỡng bức). Khi chiều dài con lắc 4 bằng với
NH
chiều dài con lắc 1 thì con lắc 1 lệch (góc) lớn nhất (biên độ theo góc so với phương
thẳng đứng) là lớn nhất.
Kết luận: Như vậy, khi tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của dao động riêng
(tần số dao động của vật bị cưỡng bức) thì biên độ của dao động cưỡng bức đạt cực đại.
Y

e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS


QU

- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển


+ [2.3] Lựa chọn phương án, thiết kế và lập kế hoạch thực hiện phương án khảo sát
hiện tượng cộng hưởng.
+ [2.4] Thực hiện được thí nghiệm và rút ra kết luận.
M

- Cách thức tổ chức


Chuyển giao GV sau khi cho HS khảo sát định tính dao động của con lắc đơn

nhiệm vụ thì yêu cầu HS tìm hiểu phương án khảo sát hiện tượng cộng
hưởng.
Thực hiện nhiệm - GV chia lớp thành 8 nhóm và phát dụng cụ cho các nhóm.
Y

vụ - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu
DẠ

học tập.
Phiếu học tập
48

- Từ các dụng cụ được giao, hãy thiết kế phương án và tiến


hành làm thí nghiệm khảo sát hiện tượng cộng hưởng.

AL
- Nêu ứng dụng thực tế của dao động tắt dần, dao động cưỡng
bức và hiện tượng cộng hưởng.

CI
- GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó khăn trong quá trình thực
hiện.

FI
Báo cáo, trình - GV gọi các nhóm mang kết quả lên bảng trình bày, các nhóm
bày, kết luận khác nhận xét.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.

OF
Chốt kiến thức GV chốt kiến thức:
- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại
khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng fo của

ƠN
hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
- Ứng dụng thực tế của
+ Dao động tắt dần: Các thiết bị đóng cửa tự động hay giảm xóc
NH
ô tô…
+ Dao động cưỡng bức: Khi đến bến, xe buýt chỉ tạm dừng nên
không tắt máy, thân xe dao động. Đó là dao động cưỡng bức dưới
tác dụng của lực cưỡng bức tuần hoàn gây ra bởi chuyển động của
Y

pittong trong xilanh của máy nổ.


QU

+ Hiện tượng cộng hưởng: Những hệ dao động như tòa nhà, cầu,
bệ máy, khung xe…đều có tần số riêng. Phải cẩn thận không để
cho các hệ chịu tác dụng của các lực cưỡng bức mạnh có tần số
bằng tần số riêng để tránh xáy ra cộng hưởng, dẫn đến đổ hoặc
M

gãy. Hiện tượng này được ứng dụng để làm hộp đàn của các đàn
ghita, violon…

2.3.4. TN khảo sát độ dịch chuyển – khoảng cách của sóng bằng lò xo

a) Mục tiêu
[2.4]. Thực hiện được kế hoạch triển khai tìm hiểu các khái niệm bước sóng, biên độ,
Y

chu kì, tần số.


DẠ

b) Vật tư, dụng cụ


49

Bảng 2.6. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm xác định độ dịch chuyển – khoảng cách của
sóng bằng lò xo

AL
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

CI
8 vòng lò xo trẻ em kích
thước 9*8,7 cm.

FI
c) Tiến hành thí nghiệm

OF
Bước 1: Cho 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS nắm 1 đầu lò xo, cho HS lắc mỗi đầu
lò xo như hình 2.4.

ƠN
NH

Hình 2.4. Khảo sát sóng cơ bằng lò xo


Y

Bước 2: HS chụp lại hình ảnh.


QU
M

d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.


Y

Kết luận:
DẠ
50

AL
A

CI
FI
OF
Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách của sóng trên lò xo:
- Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền
sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha, là quãng đường sóng truyền được trong
một chu kì T.
ƠN
- Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường mà sóng truyền
qua, là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
- Tần số f là nghịch đảo của chu kì sóng.
NH
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS
Biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển
[2.4]. Thực hiện kế hoạch triển khai tìm hiểu các khái niệm bước sóng, biên độ, chu
kì, tần số.
Y

- Cách thức tổ chức


QU

Chuyển giao nhiệm vụ GV chia lớp thành 8 nhóm và phát vòng lò xo cho các nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ - GV cho HS thực hiện thí nghiệm khảo sát hình ảnh của
sóng cơ trên lò xo.
- GV giảng giải cho HS về khái niệm biên độ, bước sóng,
M

chu kì, tần số.



Y
DẠ

Chốt kiến thức GV chốt kiến thức: Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách
của sóng trên sợi dây:
51

- Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất
trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai

AL
điểm đó cùng pha, là quãng đường sóng truyền được trong
một chu kì T.

CI
- Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử của
môi trường mà sóng truyền qua, là độ lệch lớn nhất của
phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.

FI
- Tần số f là nghịch đảo của chu kì sóng.

OF
2.3.5. Thí nghiệm minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ
sóng.
a) Mục tiêu
[2.2] Minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ sóng.
b) Vật tư, dụng cụ:
ƠN
Bảng 2.7. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng
với chu kì, biên độ sóng.
NH
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

Phần mềm Crocodile Physics

c) Tiến hành thí nghiệm


Y

Bước 1: Tiến hành cài đặt phần mềm Crocodile physcics theo link
QU

https://bom.so/riFNaV [19].
Bước 2: Vào Waves → Other examples → Simple Hamonic Motion 1 (Khảo sát sóng
trên dây).
M

Y
DẠ
52

AL
CI
FI
OF
ƠN
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
Kết quả: Qua đồ thị cho thấy chu kì sóng chính là chu kì dao động của phần tử mà
sóng truyền qua. Biên độ sóng chính là biên độ dao động của phần tử mà sóng truyền
qua.
NH

e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS


- Biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển:
[2.2] Minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ sóng.
Y

- Cách thức tổ chức


Chuyển giao NV + GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: Tìm hiểu cách sử dụng
QU

của phần mềm Crocodile Physics.


+ GV chia lớp thành 4 nhóm yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm
minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ
sóng theo hướng dẫn của GV.
M

Thực hiện NV HS thực hiện nhiệm vụ.


Báo Cáo, trình + GV gọi các nhóm báo cáo kết quả.
bày, kết luận. + GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Chốt KT GV chốt kiến thức: Thông qua đồ thị thu được từ thí nghiệm ảo
của sóng trên dây cho thấy chu kì sóng chính là chu kì dao động
Y

của phần tử mà sóng truyền qua. Biên độ sóng chính là biên độ


DẠ

dao động của phần tử mà sóng truyền qua.


53

2.3.6. Thí nghiệm khảo sát sóng dọc và sóng ngang


a) Mục tiêu

AL
- [2.2] đưa ra phán đoán được đặc điểm về phương của sóng dọc và sóng ngang.
- [2.4] Thực hiện được thí nghiệm khảo sát đặc điểm về phương dao động và phương

CI
truyền sóng của sóng ngang và sóng dọc và rút ra kết luận.
b) Vật tư, dụng cụ:
Bảng 2.8. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát sóng dọc và sóng ngang

FI
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

OF
Vòng lò xo trẻ em kích
thước 9*8,7 cm.

c) Tiến hành thí nghiệm ƠN


Bước 1: Cho 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS nắm 1 đầu lò xo, cho HS lắc mỗi đầu
NH
lò xo như hình
Y
QU

Bước 2: HS dưới lớp nhận xét về phương truyền sóng và phương dao động của ngón
tay (nguồn sóng).
M

Bước 3: Cho HS làm việc cá nhân, cho lò xo dao động dọc theo chiều dài lò xo như
hình sau

Y
DẠ
54

Bước 4: HS các nhóm nhận xét về phương truyền sóng và phương dao động của ngón
tay (nguồn sóng).

AL
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
Kết luận:

CI
Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng. Sóng
dọc là sóng có phương dao dộng trùng với phương truyền sóng.
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS

FI
- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển
+ [2.2] đưa ra phán đoán được đặc điểm về phương của sóng dọc và sóng ngang.

OF
+[2.4] Thực hiện được thí nghiệm khảo sát đặc điểm về phương dao động và phương
truyền sóng của sóng ngang và sóng dọc và rút ra kết luận.
- Cách thức tổ chức
Chuyển giao NV + GV chia lớp thành 8 nhóm
ƠN
+ GV phát lò xo cho các nhóm
+ GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu
NH
học tập
Phiếu học tập
Từ dụng cụ được cho là lò xo, hãy thiết kế phương án và tiến
hành làm thí nghiệm khảo sát sóng ngang, sóng dọc.
Y

Nhận xét:
QU

................................................................................................
................................................................................................
Kết luận
................................................................................................
M

................................................................................................
..............................................................................................

Thực hiện NV HS thực hiện nhiệm vụ


Báo Cáo, trình + GV gọi các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
bày, kết luận. + GV nhận xét phần trình bày của các nhóm
Y

Chốt KT GV chốt kiến thức:


+ Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương
DẠ

truyền sóng.
+ Sóng dọc có phương dao dộng trùng với phương truyền sóng.
55

2.3.7. Thí nghiệm đo tần số của sóng âm bằng dụng cụ thực hành
a) Mục tiêu

AL
- [2.1] Đề xuất được phương án đo tần số sóng âm.
- [2.4] Thực hiện được thí nghiệm và thu thập được số liệu và rút ra kết luận.

CI
b) Vật tư, dụng cụ:
Bảng 2.9. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm đo tần số sóng âm
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

FI
STT
- Bộ âm thoa: Gồm 2 âm

OF
1 thoa có tần số 440Hz và
512Hz, sai số ± 1Hz, búa
cao su.
Sử dụng app đo tần số

2
Analyzer Basic (dùng cho
hệ điều hành Android)
ƠN
trên điện thoại thông
NH
minh [25]

c) Tiến hành thí nghiệm


Bước 1: Vào Play trên điện thoại di động, cài đặt app Analyzer Basic với giao diện
Y
QU

.
Bước 2: Mở app trên điện thoại, dùng búa cao su gõ âm thoa có tần số 440 Hz và âm
thoa có tần số 512 Hz, đặt điện thoại gần với âm thoa (trong bán kính tầm 3 cm).
M

Y
DẠ
56

Bước 3: App ghi lại tần số âm của cả tạp âm, đối với âm thoa sau khi được gõ thì app
hiện và giữ nguyên giá tri tần số trong một thời gian nhất định cho đến khi âm dứt nên

AL
khá thuận tiện để đọc và phân biệt giá trị với tần số của các tạp âm.
Bước 4: Đo tần số của các nốt nhạc (Đồ - Rê – Mi – Fa – Son – La – Si) và họa âm

CI
của chúng từ 1 file nhạc cho sẵn
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
Bảng 2.10. Tần số của bộ âm thoa

FI
Lần đo Âm thoa 440 (Hz) Âm thoa 512 (Hz)

OF
1 438,4 513,7
2 439,2 512,7
3 440,0 512,5
4 438,5 512,0
5
Trung bình
ƠN 439,0
439,0
512,0
512,6
Kết luận: App đo kết quả với độ chính xác cao về tần số của sóng âm.
NH
Bảng 2.11. Tần số âm cơ bản và họa âm của một số nốt nhạc
Nốt Đồ Rê Mi Fa Son La Si
Tần số âm 262 294 330 349 392 440 494
cơ bản và 524 588 660 698 784 880 988
Y

họa âm bậc 786 882 990 1047 1176 1320 1482


QU

2, bậc 3
(Hz)
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS
- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển
M

+ [2.1] Đề xuất được phương án đo tần số sóng âm.


+ [2.4] Thực hiện được thí nghiệm và thu thập được số liệu và rút ra kết luận.

- Cách thức tổ chức


Chuyển giao GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: cài đặt và tìm hiểu cách
nhiệm vụ sử dụng của app Sound Analyzer Basic.
Y

Thực hiện nhiệm - GV chia lớp thành 8 nhóm và phát dụng cụ cho các nhóm (bộ
vụ
DẠ

âm thoa, búa cao su).


- GV gửi cho HS file âm thanh https://bom.so/jnDDtU [20]
+ Yêu cầu HS đo tần số của các nốt (Đồ - Rê – Mi – Fa – Son –
57

La – Si) và họa âm của chúng.


- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thực hiện theo

AL
phiếu học tập.
Phiếu hoc tập

CI
Từ các dụng cụ đã cho hãy thiết kế phương án và tiến hành làm thí
nghiệm đo tần số của âm thoa bằng app và điền vào bảng.

FI
Bảng số liệu:
Lần đo Âm thoa 440 Hz Âm thoa 512 Hz

OF
1
2
3
4
5
Trung bình
ƠN
- Nhận xét:
NH
………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
- Kết luận:
…………………………………………………………………………
Y

…………………………………………………………………………
QU

- Đối với các nốt trong đàn piano


Nốt Đồ Rê Mi Fa Son La Si
Tần số
âm cơ
M

bản và
họa âm

- GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó khăn trong quá trình thực
hiện.
Báo cáo, trình - GV gọi các nhóm mang kết quả lên bảng trình bày, các nhóm
Y

bày, kết luận khác nhận xét.


DẠ

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.


Chốt kiến thức GV chốt kiến thức: Sử dụng app đo được khá chính xác tần số
của sóng âm (thay cho bộ dao động kí cồng kềnh, tốn kém).
58

2.3.8. Thí nghiệm giao thoa sóng nước


a) Mục tiêu

AL
[2.4]. Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực
nghiệm, đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số

CI
thống kê; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận và điều
chỉnh khi cần thiết.
b) Vật tư, dụng cụ:

FI
Bảng 2.12. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm giao thoa sóng nước
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

OF
Sử dụng bộ thí nghiệm hiện hành:
- Giá thí nghiệm: Loại khung hình hộp, kích thước
(300x420x320) mm, có màn quan sát.

ƠN
- Gương phẳng Loại thủy tinh, đặt nghiêng
450 trong giá thí nghiệm.
- Bộ rung: Kiểu điện động, dùng nguồn điện từ
NH
máy phát âm tần để điều chỉnh tần số
- Cần tạo sóng gồm 3 loại:
+ Tạo sóng phẳng.
+ Tạo 1 sóng tròn.
Y

+ Tạo 2 sóng tròn.


QU

- Thanh chắn sóng: Gồm 2 loại 1 khe; 2 khe.


- Nguồn sáng: Loại đèn thông dụng 12V – 20W,
có giá đỡ.
c) Tiến hành thí nghiệm
M

Bước 1: Lắp đặt và giới thiệu dụng cụ cho HS.



Y
DẠ

Hình 2.5. Bộ thí nghiệm giao thoa sóng nước [29]


59

Bước 2: Bật đèn, dùng ngón tay chạm nhẹ vào mặt nước cho HS thấy hình ảnh các
gợn sóng trên màn hứng.

AL
Bước 3: Gắn hai hòn bi nhỏ vào thanh đàn hồi P và cho chúng chạm mặt nước.
Bước 4: Bật công tắc máy phát tần số cho cần rung dao động.

CI
Khi thanh dao động hai hòn bi ở A và B tạo ra trên mặt nước hai hệ sóng lan truyền
theo hình tròn đồng tâm mở rộng dần và đan trộn vào nhau.
Khi hình ảnh sóng đã ổn định, quan sát hình ảnh và dạng của nó.

FI
OF
ƠN
NH
Hình 2.6. Hình ảnh giao thoa sóng nước hiện trên màn đứng khi bị chiếu sáng.
Bước 5: Những chú ý để đảm bảo thí nghiệm thành công:
- Tần số phải để trong khoảng 20 - 35 Hz.
- Cần tạo sóng chỉ vừa mới chạm mặt nước.
Y

- Phải đổ nước cho láng rồi mới chỉnh độ nghiêng của máng sao cho mặt nước
QU

cân bằng.
- Điều chỉnh đế bộ rung hoặc đèn chiếu cần tạo sóng sao cho tạo được 2 chấm
nằm chính giữa trên màn hứng ánh sáng.
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.
M

Kết quả: Trên màn xuất hiện các đường Hypecbol sáng (ứng với các điểm trên mặt
nước dao động mạnh nhất) xen kẽ các đường tối hơn (ứng với các điểm trên mặt nước

đứng yên). Hiện tượng đó gọi là hiện tượng giao thoa sóng.
Kết luận: Giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp gặp nhau tạo nên các gợn
sóng ổn định. Các gợn sóng gọi là các vân giao thoa.
Y

e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS


DẠ

- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển


[2.4]. Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan,
thực nghiệm, đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham
60

số thống kê; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được kết luận giao
thoa sóng.

AL
- Cách thức tổ chức
Chuyển giao NV + GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: tìm hiểu trước bộ thí

CI
nghiệm giao thoa sóng nước.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm.
+ GV phát dụng cụ cho các nhóm

FI
+ GV yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét,
kết luận.

OF
+ GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó khăn trong quá trình thực
hiện.
Thực hiện NV HS thực hiện nhiệm vụ
Báo Cáo, trình
bày, kết luận. khác nhận xét.
ƠN
+ GV gọi các nhóm mang kết quả lên bảng trình bày, các nhóm

+ GV nhận xét phần trình bày của các nhóm


NH
Chốt KT GV chốt kiến thức:
- Nhận xét: Xuất hiện những vân giao thoa sáng tối xen kẽ.
- Kết luận: Giao thoa sóng là hiện tượng hai sóng kết hợp gặp
nhau tạo nên các gợn sóng ổn định. Các gợn sóng gọi là các vân
Y

giao thoa.
QU

2.3.9. Thí nghiệm khảo sát sóng dừng.


a) Mục tiêu
- [2.4]. Thực hiện kế hoạch.

- [2.5] Chứng tỏ được số bụng sóng, nút sóng phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây,
M

cột khí.
- [2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

- [2.6]. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp mới và sáng tạo.
b) Vật tư, dụng cụ:
Y
DẠ
61

Bảng 2.13. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm khảo sát sóng dừng
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh

AL
CI
FI
OF
- Tạo giá đỡ từ các dụng
cụ sau: 4 ống nhựa 15
cm, 2 ống 5 cm, 1 ống 65
cm, 4 khớp nối chữ T, 2
ống 17 cm.
- Giấy formex dày 3mm,
ƠN
ruột bút bi, motor 9-12V.
NH
- Điện thoại thông minh.
- 4 bộ TN đo vận tốc
truyền âm.
- Máy biến áp.
Y

- 4 thước nhựa dẻo.


QU

- Xốp.
M

Y
DẠ
62

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
c) Tiến hành thí nghiệm

• Thí nghiệm 1: Sóng dừng trên dây

Bước 1: Bố trí TN sau đó cung cấp nguồn cho bộ rung.


Y
QU
M

Bước 2: Bật công tắc và điều chỉnh điện áp thích hợp để tạo ra sóng dừng trên sợi
dây.
Y

Bước 3: Dùng tay để thay đổi chiều dài của sợi dây thu được các bụng và nút.
DẠ

• Thí nghiệm 2: Sóng dừng của âm thanh


Bước 1: Lắp đặt thí nghiệm như hình
63

AL
CI
FI
OF
ƠN
Bước 2: Dùng thước nhựa dẻo đưa các hạt xốp vào ống.
Bước 3: Thay đổi chiều dài ống, điều chỉnh biên độ và tần số trên máy phát tần số,
NH
thu được các bụng và nút do sự di chuyển của các hạt xốp tạo thành.
d) Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận.

Nhận xét:
Y

- Thí nghiệm 1: Quan sát TN ta thấy, khi chiều dài của sợi dây thay đổi thì số bụng
QU

sóng và nút sóng cũng thay đổi. Chứng tỏ số bụng sóng, nút sóng phụ thuộc vào
chiều dài của sợi dây.
Trên sợi dây xuất hiện những bụng sóng và những nút sóng xen kẽ cách đều nhau.
- Thí nghiệm 2: Các hạt xốp tập trung tại những bụng và rời ra tại các nút. Số bó sóng
M

xuất hiện cũng tùy thuộc vào chiều dài ống, tần số ta điều chỉnh.
Chiều dài ống (m) 20 30 40 50

Tần số (Hz) 350-400 130-160 250 130


270-310 520
Y
DẠ
64

Kết luận:
Hiện tượng trên sợi dây (hoặc trong ống) xuất hiện những điểm đứng yên gọi là

AL
những điểm nút, những điểm dao động với biên độ cực đại gọi là những điểm bụng.
Những nút và bụng xen kẽ cách đều nhau, hiện tượng đó gọi là sóng dừng.

CI
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi
𝜆
dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng L = n ( n = 1; 2; 3…)
2

FI
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS
- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển

OF
+ [2.4]. Thực hiện kế hoạch.

+ [2.5] Chứng tỏ được số bụng sóng, nút sóng phụ thuộc vào chiều dài của sợi
dây, cột khí.

ƠN
+ [2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
+ [2.6]. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp mới và sáng tạo.
- Cách thức tổ chức
Chuyển giao NV - GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước:
NH

+ GV chia lớp thành 4 nhóm


+ Yêu cầu HS tạo bộ phận dao động:
Y
QU
M

Y
DẠ
65

AL
CI
FI
+ Tạo giá đỡ.

OF
Theo hướng dẫn trong video
https://www.youtube.com/watch?v=irceyXWmsuI&t=583s [21]
Hoàn chỉnh đem lên lớp 4 bộ

học tập ƠN
+ GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu

Phiếu học tập


- TN1: Thí nghiệm sóng dừng trên dây
NH

+ Đồ thị sóng dừng, 1 bụng, 2 bụng, 3 bụng…


+ Xác định nút và bụng của sóng dừng:
- TN2: Thí nghiệm sóng dừng của âm
Y

Chiều dài ống (m)


Tần số (Hz)
QU

- Giải thích sự tạo thành sóng dừng:


................................................................................................
M

................................................................................................
................................................................................................

Nhận xét:
................................................................................................
................................................................................................
Y

................................................................................................
Kết luận
DẠ

................................................................................................
................................................................................................
66

+ GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó khăn trong quá trình thực
hiện.

AL
Thực hiện NV HS thực hiện nhiệm vụ
Báo Cáo, trình + GV gọi các nhóm mang kết quả lên bảng trình bày, các nhóm

CI
bày, kết luận. khác nhận xét.
+ GV nhận xét phần trình bày của các nhóm

FI
Chốt KT GV chốt kiến thức:

Nhận xét:

OF
+ Thí nghiệm 1: Quan sát TN ta thấy, khi chiều dài của sợi dây
thay đổi thì số bụng sóng và nút sóng cũng thay đổi. Chứng tỏ
số bụng sóng, nút sóng phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây.

ƠN
Trên sợi dây xuất hiện những bụng sóng và những nút sóng xen
kẽ cách đều nhau.
+ Thí nghiệm 2: Các hạt xốp tập trung tại những bụng và rời ra tại
các nút. Số bó sóng xuất hiện cũng tùy thuộc vào chiều dài ống,
NH

tần số ta điều chỉnh


Chiều dài ống (m) 20 30 40 50
Tần số (Hz) 350-400 130-160 250 130
Y

270-310 520
QU
M

Kết luận: Hiện tượng trên sợi dây (hoặc trong ống) xuất hiện
những điểm đứng yên gọi là những điểm nút, những điểm dao
động với biên độ cực đại gọi là những điểm bụng. Những nút và
Y

bụng xen kẽ cách đều nhau, hiện tượng đó gọi là sóng dừng.
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là
DẠ

chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng
67

𝜆
L = n ( n = 1; 2; 3…)
2

AL
2.3.10. Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm
a) Mục tiêu
- [2.4]. Thực hiện kế hoạch: Tiến hành đo tốc độ truyền âm từ đó thu thập được số

CI
liệu và rút ra kết luận.
- [2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

FI
b) Vật tư, dụng cụ:
Bảng 2.14. Dụng cụ và vật tư thí nghiệm đo tốc độ truyền âm

OF
Vật tư, dụng cụ Hình ảnh
- Ống trụ: Bằng nhựa trong suốt, đường
kính 40mm, dài 660mm, có chia độ 0 ÷
650mm.
- Pittông: Bằng sắt bọc nhựa, đường
kính 35mm, dài 20mm.
ƠN
- Dây kéo: Loại sợi mềm, đảm bảo độ
NH
bền cơ học, dài 800mm.
- Ròng rọc: Đường kính 36mm.
- Trụ đứng: Bằng inox, đường kính
10mm, dài 760mm.
Y

- Tay đỡ ống trụ: Bằng nhựa, dài


QU

90mm, có nòng cốt nhôm lỗ đường kính


10mm dài 20mm.
- 1 Khớp nối.
- 1 Đế 3 chân.
M

- 1 Loa điện động: Loa tròn đường kính


60mm, hộp loa bằng nhựa có 2 jack cái

lỗ 4mm, thanh inox đường kính 10mm


dài 30mm, dùng nguồn điện từ máy phát
âm tần để điều chỉnh tần số.
Y

- Sử dụng app Frequency Generator


DẠ

[27], app Phyphox [28] trên điện


thoại thông minh.
68

* Phương án 1. Đo tốc độ truyền âm trong không khí bằng thiết bị hiện hành
c) Tiến hành thí nghiệm

AL
Bước 1. Bố trí thí nghiệm như hình vẽ

CI
FI
OF
ƠN
Hình 2.7. Bộ thí nghiệm đo vận tốc truyền âm [11]
Bước 2. Bật app phát tần số Frequency Generator, để cách mặt dưới của ống vài mm,
dùng dây kéo pittong để di chuyển trong ống thủy tinh cho đến lúc âm thanh nghe được
NH
to nhất. Xác định vị trí âm thanh nghe được là lớn nhất.
Bước 3. Sau đó tiếp tục kéo pittong đến vị trí khác để nghe được âm thanh cũng là
lớn nhất. Âm thanh to nhất khi cộng hưởng khó xác định chính xác nên cần cho pittong
di chuyển qua lại quanh vị trí âm nghe to nhất để xác định đúng vị trí.
Y

Bước 4. Thực hiện với các tần số khác nhau của âm thanh và xác định khoảng cách
QU

giữa hai vị trí nghe to nhất. Tính được bước sóng λ = 2.khoảng cách giữa 2 bụng. Từ đó
tính được vận tốc truyền âm trong không khí.
d. Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận
Bảng 2.15. Đo vận tốc truyền âm bằng bộ thí nghiệm hiện hành
M

Tần số f Vị trí âm Vị trí âm nghe Bước sóng λ Vận tốc truyền


(Hz) nghe to nhất to nhất lần (cm) âm v = λ.f (m/s)

lần thứ nhất thứ hai (cm)


(cm)
400 19 62 86 344,0
Y

440 17 56,5 79 347,6


DẠ

500 14 49 70 350,0
550 13 45 64 352,0
Trung bình 348,4
69

Kết luận: Kết quả đo vận tốc truyền âm khá phù hợp với lí thuyết.
*Phương án 2. Đo tốc độ truyền âm trong không khí thông qua hiện tượng sóng

AL
dừng, thay loa và máy phát tần số trong bộ TN hiện hành bằng app phát tần số
Frequency Generator (dùng cho Android)

CI
c. Tiến hành thí nghiệm
Bước 1. Cài đặt app trên điện thoại thông minh qua CH Play trên hệ điều hành

FI
Android.
Bước 2. Tiến hành lắp đặt như phương án 1 nhưng thay loa điện động và máy phát
tần số bằng app phát tần số Frequency Generator.

OF
Bước 3. Bật app phát tần số Frequency Generator, để cách mặt dưới của ống vài mm,
dùng dây kéo pittong để di chuyển trong ống thủy tinh cho đến lúc âm thanh nghe được
to nhất. Xác định vị trí âm thanh nghe được là lớn nhất.

ƠN
Bước 4. Sau đó tiếp tục kéo pittong đến vị trí khác để nghe được âm thanh cũng là
lớn nhất. Âm thanh to nhất khi cộng hưởng khó xác định chính xác nên cần cho pittong
di chuyển qua lại quanh vị trí âm nghe to nhất để xác định đúng vị trí.
NH
Bước 5. Thực hiện với các tần số khác nhau của âm thanh và xác định khoảng cách
giữa hai vị trí nghe to nhất. Tính được bước sóng λ = 2.khoảng cách giữa 2 bụng. Từ đó
tính được vận tốc truyền âm trong không khí.
d. Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận
Y

Bảng 2.16. Đo vận tốc truyền âm khai thác bộ thí nghiệm hiện hành kết hợp app phát tần số
QU

Tần số f Vị trí âm nghe Vị trí âm nghe Bước sóng λ Vận tốc truyền
(Hz) to nhất lần to nhất lần (cm) âm v = λ.f (m/s)
thứ nhất (cm) thứ hai (cm)
M

400 19 62 86 344,0
440 17 56,5 79 347,6

500 14 49 70 350,0
550 13 45 64 352,0
Trung bình 348,4
Y

Kết luận: Kết quả đo vận tốc truyền âm khá phù hợp với lí thuyết.
DẠ
70

• So sánh giữa 2 phương án đo


Bảng 2.17. So sánh vận tốc truyền âm đo được bằng phương án 1 & 2

AL
Tần số Vị trí âm nghe to Vị trí âm nghe to Bước sóng Vận tốc truyền
f (Hz) nhất lần thứ nhất nhất lần thứ hai λ (cm) âm v = λ.f (m/s)

CI
(cm) (cm)
App Bộ TN App Bộ TN hiện

FI
hiện hành hành
400 19 19 62 62 86 344,0

OF
440 17 17 56,5 56,5 79 347,6
500 14 14 49 49 70 350,0
550 13 13 45 45 64 352,0
Trung bình 348,4

ƠN
*Phương án 3. Đo tốc độ truyền âm trong không khí thông qua hiện tượng phản
xạ âm, dùng phần mềm Phyphox.
NH
c. Các bước tiến hành

Bước 1. Cài app Phyphox trên điện thoại (hỗ trợ cả Android lẫn IOS).
Bước 2. Vào Sonar, ở mục thời gian.
Y
QU
M

Y
DẠ

Bước 3. Đặt loa điện thoại sát với đầu hở của ống.
71

Bước 4. Điều chỉnh pittong để thay đổi chiều dài ống.

AL
Bước 5. Bấm nút để app phát các tiếng “bip” tiến hành đo, sau mỗi tiếng “bip”
bấm dừng để phân tích đồ thị. Bấm chọn vào “Lấy dữ liệu” để tiến hành kéo xác định
hiệu thời gian giữa âm phát ra và âm phản xạ.

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y

d. Kết quả thí nghiệm, xử lí kết quả và kết luận


QU

Bảng 2.18. Đo vận tốc truyền âm bằng hiện tượng phản xạ âm


Chiều dài Gấp đôi chiều dài Hiệu thời gian Δt (s) Vận tốc truyền
ống L (cm) ống 2L (cm) âm v = 2L/Δt
(m/s)
M

30 60 0,0018 333,3
45 90 0,0028 321,4

50 100 0,0031 322,5


55 110 0,0034 323,5
60 120 0,0036 333,3
Y

Trung bình 326,8


DẠ

Kết luận: Kết quả đo vận tốc truyền âm khá gần với lí thuyết. Có sai khác với TN1 tùy
thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường.
e) Ý tưởng sử dụng TN trong dạy học để phát triển NL Vật lí của HS
72

- Các biểu hiện của NL vật lí có thể phát triển


+ [2.4]. Thực hiện kế hoạch: Tiến hành đo tốc độ truyền âm từ đó thu thập được số

AL
liệu và rút ra kết luận.
+ [2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

CI
- Cách thức tổ chức
Chuyển GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: cài đặt và tìm hiểu cách sử
giao nhiệm dụng của app Frequency Generator và Phyphox.

FI
vụ
Thực hiện - GV chia lớp thành 4 nhóm và phát dụng cụ cho các nhóm.

OF
nhiệm vụ - GV phát phiếu học tập và yêu cầu các nhóm thực hiện theo phiếu học
tập.

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ

Báo cáo, GV gọi các nhóm mang kết quả lên bảng trình bày, các nhóm khác
73

trình bày, nhận xét.


kết luận - GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.

AL
Chốt kiến GV chốt kiến thức: Qua thực nghiệm thấy rằng vận tốc truyền âm trong
thức không khí tương đối phù hợp với lí thuyết.

CI
2.4. Xây dựng kế hoạch bài dạy có sử dụng một số thí nghiệm đã xây dựng nhằm
phát triển năng lực vật lí của học sinh.

FI
2.4.1. Kế hoạch bài dạy bài Sóng cơ và sự truyền của sóng cơ
TÊN BÀI DẠY: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

OF
Môn học: CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ; lớp: 11
Thời gian thực hiện: (2 tiết)

I. Mục tiêu
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
ƠN
- Năng lực tự chủ và tự học:
NH
+ Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video
+ Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
Y

+ Biết chủ động trong giao tiếp: tự tin, chủ động trong báo cáo, trình bày sản phẩm
QU

trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện và nêu tình hống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống
1.2. Năng lực Vật lí
M

+ [1.2]. Nêu được định nghĩa về sóng dọc và sóng ngang


+ [1.4]. Phân biệt được sóng dọc và sóng ngang.

+ [2.2] Đưa ra phán đoán được đặc điểm về phương của sóng dọc và sóng ngang.
+ [2.4] Thực hiện được thí nghiệm khảo sát đặc điểm về phương dao động và
phương truyền sóng của sóng ngang và sóng dọc và rút ra kết luận.
Y

2. Phẩm chất
DẠ

Nhân ái: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu
thí nghiệm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở
74

rộng.
Trung thực: Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lý số liệu, viết và nói đúng

AL
với kết quả thu thập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu

CI
Giáo viên Học sinh
Thiết bị 8 vòng lò xo trẻ em kích thước 9cm*8,7cm. - Điện thoại thông minh.

FI
Học liệu Các công cụ đánh giá: Phiếu học tập, rubric SGK
đánh giá, các video thí nghiệm (minh họa Bảng
sóng nước, sóng trên dây…), trò chơi. Bút, vở….

OF
III. Tiến trình dạy học
1. Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến

ƠN
Gồm chuỗi các hoạt động: Xác định vấn đề học tập (khởi động), hình thành kiến
thức, luyện tập, vận dụng.
Phương án
Phương pháp, kĩ
NH
Tên hoạt động cụ Nội dung đánh giá (tên
thuật, hình thức tổ
thể (thời gian) kiến thức công cụ /kiểu
chức (kể tên)
đánh giá)
Hoạt động 1: Khởi Tạo tình huống Vấn đáp, tìm tòi sáng Thái độ tập trung
Y

động (10 phút) xuất phát tạo, tổng hợp của HS


QU

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức


Hoạt động 2.1: Tìm Sự hình thành Dạy học theo nhóm Sản phẩm học
hiểu sự hình thành sóng, khái niệm Chia lớp thành 8 tập (trả lời trong
sóng, sóng dọc và sóng sóng dọc và sóng nhóm thực hiện yêu các phiếu học
M

ngang ngang cầu trong phiếu học tập)


(30 phút) tập

Hoạt động 2.2: Tìm Khái niệm bước Vấn đáp, tìm tòi sáng Câu trả lời của
hiểu về các đặc trưng sóng, biên độ, tạo, tổng hợp HS
của sóng hình sin chu kì, tần số
Y

( 20 phút) sóng.
Hoạt động 3: Luyện Chơi trò chơi Dạy học theo nhóm Câu trả lời của
DẠ

tập (20 phút) “Hộp quà bí mật” Có 4 đội, mỗi đội là 1 HS


tổ trả lời các câu hỏi
75

trong trò chơi


Hoạt động 4: Giải thích hiện Dạy học theo nhóm Sản phẩm học

AL
Vận dụng (10 phút) tượng đặt ra ở Chia lớp thành 8 nhóm tập (Câu trả lời
đầu bài và vẽ sơ thực hiện yêu cầu của HS, giấy A4)

CI
đồ tư duy. trong phiếu học tập

FI
2. Các hoạt động dạy học cụ thể
❖ Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo hứng thú cho hs trong học tập.

OF
b. Nội dung hoạt động: GV xây dựng tình huống cho HS.
c. Dự kiến sản phẩm: HS thảo luận trả lời câu hỏi tình huống.
d. Cách thức tổ chức:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV
ƠN HS
- Cho HS xem video sóng nước, sóng thần… HS chú ý xem video và lắng
NH
https://www.youtube.com/watch?v=Cxr-Ty4eTMc nghe gợi ý của GV.
[22] (0:00-1:25)
- Đưa ra gợi ý: Đây là những hình ảnh dao động của
sóng. Sóng cơ, sóng biển, sóng thần khác nhau như
Y

thế nào? Chúng có đặc điểm gì? Cả lớp cùng đi vào


QU

bài học hôm nay để tìm hiểu.


e. Dự kiến cách thức đánh giá: GV hỏi – đáp và quan sát quá trình hoạt động cá
nhân của HS.
❖ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
M

Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự hình thành sóng, sóng dọc và sóng ngang (30 phút)
a. Mục tiêu hoạt động:

- HS mô tả được sự hình thành sóng.


- Nêu được khái niệm và đặc điểm của sóng dọc và sóng ngang.
b. Nội dung hoạt động:
Y

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu


- Hoạt động cả lớp: Tìm hiểu sự hình thành sóng, sóng dọc và sóng ngang.
DẠ

c. Dự kiến sản phẩm:


- Các câu hỏi SGK và phiếu học tập
76

AL
CI
FI
OF
Hình 2.8. HS khảo sát sóng ngang trên lò xo

ƠN
NH
Y
QU

Hình 2.9. HS khảo sát sóng dọc trên lò xo


M

d. Cách thức tổ chức:


Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV HS
- Cho HS xem video dao động của phần tử sóng - HS xem video và thực
https://www.youtube.com/watch?v=3HsCUi5QmUU hiện nhiệm vụ theo nhóm
Y

[23]. từ vòng lò xo được phát để


hoàn thành phiếu học tập.
DẠ

- Phát vòng lò xo cho các nhóm.


- Hoàn thành phiếu học tập.
77

Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm


GV HS

AL
- Quan sát quá trình hoạt động của các nhóm và hỗ -Các nhóm thực hiện yêu cầu,
trợ kiến thức. nhiệm vụ của giáo viên

CI
Báo cáo kết quả và thảo luận

FI
GV HS
- Gọi đại diện nhóm trình bày

OF
- Quan sát các câu trả lời của các nhóm về câu trả lời của nhóm mình.
- Hình thành kiến thức mới - Các nhóm còn lại bổ sung và
đánh giá nhóm kết quả nhóm
trình bày

Đánh giá, chốt kiến thức:


ƠN
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
NH
- Đánh giá câu trả lời của học sinh Lắng nghe và ghi chép

+ Khi lan truyền, chỉ có trạng thái dao động và năng


lượng truyền đi từ phân tử này sang phân tử khác, còn
chúng vẫn dao động tại chỗ.
Y

+ Từ thí nghiệm thấy rằng, sóng ngang là sóng có


QU

phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.


Sóng dọc có phương dao dộng trùng với phương
truyền sóng.
M

Phiếu học tập


Câu 1: Quan sát video và cho biết các phần tử môi trường dao động tại chỗ hay truyền
đi theo sóng?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Y

........................................................................................................................................
DẠ

Câu 2: Từ dụng cụ được cho là lò xo, hãy thiết kế phương án và tiến hành làm thí
nghiệm khảo sát sóng ngang, sóng dọc.
78

Nhận xét:
........................................................................................................................................

AL
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

CI
Kết luận
........................................................................................................................................

FI
........................................................................................................................................
....................................................................................................................................

OF
e. Dự kiến cách thức đánh giá: GV có thể sử dụng phiếu đánh giá qua Rubric các
biểu hiện thực hiện thí nghiệm như bảng 2.18
Bảng 2.19. Rubric đánh giá phiếu học tập của HS
Câu hỏi
1
Biểu hiện hành vi
1.2. Trình bày
ƠN
Mức độ
1
Tiêu chí chất lượng
Chưa trình bày được hoặc trình bày sai.
được các kiến thức Trình bày được kiến thức, nhưng chưa đầy
2
NH
vật lí phổ thông đủ.
bằng các hình thức Trình bày được kiến thức với sự trợ giúp
3
biểu đạt: nói, viết, của nhóm khác.
vẽ, lập sơ đồ, biểu Tự nhóm trình bày được kiến thức đầy đủ,
Y

4
đồ. chính xác.
QU

2 Tiến hành thí nghiệm hoàn toàn theo sự


1
hướng dẫn của GV.
Tham gia tiến hành thí nghiệm theo kế
2
hoạch với sự trợ giúp từ GV.
2.4. Tiến hành thí
M

Tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch không


nghiệm 3
cần sự hướng dẫn của GV.

Tự tiến hành thí nghiệm theo kế hoạch một


4 cách nhanh chóng, thuần thục và chính
xác.
Y

1 Ghi chép được một vài dấu hiệu.


2.4. Thu thập kết Ghi chép được đầy đủ dấu hiệu với sự
DẠ

2
quả định tính hướng dẫn của GV.
3 Tự thu thập được đầy đủ dấu hiệu một cách
79

chính xác.
Tự thu thập được dấu hiệu nhanh chóng,

AL
4
đầy đủ và chính xác.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các đặc trưng của sóng hình sin (20 phút)

CI
a. Mục tiêu hoạt động: HS nắm được các khái niệm bước sóng, biên độ, chu kì, tần
số sóng.

FI
b. Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thí
nghiệm
c. Dự kiến sản phẩm:

OF
ƠN
NH
- Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương
truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha, là quãng đường sóng truyền
được trong một chu kì T.
- Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử của môi trường mà sóng truyền
Y

qua, là độ lệch lớn nhất của phần tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
QU

- Tần số f là nghịch đảo của chu kì sóng.


d. Cách thức tổ chức:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV HS
M

- GV giảng giải cho HS về khái niệm biên độ, bước sóng, - HS tiếp nhận.
chu kì, tần số.

Y
DẠ

Thưc hiện nhiệm vụ học tập


80

GV HS
- Quan sát thái độ tập trung của HS - Cả lớp chú ý theo dõi.

AL
Đánh giá, chốt kiến thức:

CI
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
GV chốt kiến thức: Từ đồ thị độ dịch - Lắng nghe, phản hồi và ghi chép.

FI
chuyển – khoảng cách của sóng trên lò
xo:

OF
- Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
gần nhau nhất trên cùng một phương
truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó
cùng pha, là quãng đường sóng truyền
được trong một chu kì T.
ƠN
- Biên độ sóng là biên độ dao động của
một phần tử của môi trường mà sóng
NH
truyền qua, là độ lệch lớn nhất của phần
tử sóng khỏi vị trí cân bằng.
- Tần số f là nghịch đảo của chu kì sóng.
e) Dự kiến cách thức đánh giá: GV đánh giá thông qua thái độ tập trung của HS.
Y

❖ Hoạt động 3. Luyện tập (20 phút)


QU

a. Mục tiêu hoạt động: Luyện tập củng cố nội dung đã học
b. Nội dung hoạt động: Chơi trò chơi “Hộp quà bí mật”, có 8 câu hỏi cho 4 nhóm,
mỗi nhóm là 1 tổ, mỗi câu hỏi 10 điểm, nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được giành
quyền trả lời. Tổng kết cộng điểm cho nhóm đạt cao nhất và cộng cho những thành
M

viên tích cực phát biểu.


c. Dự kiến sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi.

d. Cách thức tổ chức


GV HS
Chiếu slide ppt trò chơi “Hộp quà bí Tiếp nhận và thực hiện
Y

mật”.
DẠ
81

TRÒ CHƠI “HỘP QUÀ BÍ MẬT”.


Câu 1: Sóng ngang (cơ học) truyền được trong các môi trường:

AL
A. chất rắn và bề mặt chất lỏng.

CI
B. chất khí và trong lòng chất rắn.

C. chất rắn và trong lòng chất lỏng.

FI
D. chất khí và bề mặt chất rắn.

OF
Câu 2: Một sóng truyền trên mặt biển có bước sóng 2 m. Khoảng cách giữa hai
điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng dao động cùng pha nhau là

A. 1,5 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 0,5 m.

ƠN
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học

A. Sóng âm truyền được trong chân không.


NH

B. Sóng dọc là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng.

C. Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
Y

D. Sóng ngang là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.
QU

Câu 4: Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng cơ lan truyền không mang năng lượng.


M

B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn.


C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí.

D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng.

Câu 5: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx)
Y

(cm), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng:


DẠ

A. 15 Hz. B. 10 Hz. C. 5 Hz. D. 20 Hz.


82

Câu 6: Sóng cơ học truyền trong môi trường vật chất đồng nhất qua điểm A rồi
đến điểm B thì:

AL
A. chu kì dao động tại A khác chu kì dao động tại B.

CI
B. dao động tại A trễ pha hơn tại B.

C. biên độ dao động tại A lớn hơn tại B.

FI
D. tốc độ truyền sóng tại A lớn hơn tại B.

OF
Câu 7: Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền
sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:

A. 4 cm. B. 12,5 cm. C. 8 cm. D. 200 cm.

Câu 8: (Ô may mắn)


ƠN
NH
Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án A B C A B C C
e) Dự kiến cách thức đánh giá: GV đánh giá thông qua Rubric
Bảng 2.20. Rubric đánh giá
Y

Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng


Chưa giải được bài tập.
QU

1
Thực hiện được một phần lời giải (vận
2 dụng được công thức nhưng sai đáp số hoặc
1.2. Giải được các bài tập vật vận dụng sai công thức).
M

lí (lí tưởng) liên quan. Giải được bài tập với sự trợ giúp của người
3
khác.

Tự giải được bài tập theo đúng các bước,


4
đúng kết quả.

❖ Hoạt động 4. Vận dụng (10 phút)


Y

a. Mục tiêu hoạt động: Giải quyết được vấn đề đặt ra ở đầu bài và vẽ sơ đồ tư duy
DẠ

chốt lại nội dung bài học.


b. Nội dung hoạt động:
83

Hoạt động nhóm: Nghiên cứu tài liệu, tự thiết kế và thực hiện phương án.
c. Dự kiến sản phẩm:

AL
- Trả lời được câu hỏi mở đầu bài học:
Bảng 2.21. So sánh giữa sóng cơ, sóng biển và sóng thần [30]

CI
Sóng cơ Sóng biển Sóng thần
Giống: Đều có nguồn phát, biên độ sóng, bước sóng, năng lượng sóng, chu kì sóng,

FI
vận tốc truyền sóng.
Khác
- Một tác động dịch chuyển - Được tạo ra do tác dụng - Nguồn phát (tâm chấn)

OF
gây ra rung động và tạo của gió là chính. như động đất, hoạt động
sóng. - Các phân tử môi trường phun trào núi lửa…
- Các phần tử môi trường xoay vòng tại chỗ, ít - Các phần tử môi trường
chỉ đao động tại chỗ.
- Năng lượng chuyển dời
ƠN
chuyển động tịnh tiến theo dao động quá lớn gây phá
hướng lan truyền của sóng. hủy liên kết.
theo sóng. - Năng lượng chuyển dời - Năng lượng cực lớn, lan
NH
- Có 2 loại: theo sóng. truyền với tốc độ cao
+ Sóng dọc: Phương dao - Biên độ sóng nhỏ. (khoảng 500 dặm/h).
động trùng phương truyền - Chu kì nhỏ (khoảng 10s). - Biên độ sóng ngoài khơi
sóng. - Bước sóng khoảng 150 nhỏ, bước sóng rất lớn
Y

+ Sóng ngang: Phương dao m. (hàng trăm km); khi vào bờ


QU

động vuông góc phương - Có 2 loại: biên độ sóng lớn (không ổn


truyền sóng. + Sóng hỗn hợp hình thành định).
tại vị trí có xảy ra bão; - Ở vùng nước rộng có chu
hướng sóng, chiều cao kì rất dài (nhiều phút tới
M

sóng và chu kì sóng có nhiều giờ, tùy thuộc vào


dạng không đồng nhất. điều kiện địa lý).

+ Sóng lừng được lan


truyền từ nguồn phát sinh
sóng (bão) cách xa vị trí
Y

đang xét. Sóng lừng có


chiều dài sóng, chiều cao
DẠ

và chu kì tương đối đồng


đều.
84

- Sơ đồ tư duy.
d. Cách thức tổ chức:

AL
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV HS

CI
- GV nhắc lại câu hỏi đã đặt ra ở phần - HS tiếp nhận và thực hiện.
mở đầu bài học cho HS thảo luận nhóm

FI
2 người cùng bàn.
- Chia lớp thành 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy
chốt lại nội dung bài học.

OF
Thưc hiện nhiệm vụ cá nhân
GV HS
- Gợi ý cho HS.
ƠN - Cá nhân thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ
của giáo viên.
NH
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV HS
+ GV gọi và nhận xét câu trả lời của HS HS trả lời câu hỏi.
Y

Đánh giá, chốt kiến thức:


QU

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh


Đánh giá câu trả lời của các nhóm và Lắng nghe và ghi chép
chốt lại nội dung bài học.
M

e) Dự kiến cách thức đánh giá:


Bảng 2.22. Rubric đánh giá

Câu hỏi Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
1 1 Chưa giải thích được.
2 Giải thích được một phần hiện tượng.
3.1. Giải thích
Y

Giải thích được với sự hỗ trợ của các nhóm


được các hiện 3
DẠ

khác.
tượng tự nhiên
Tự giải thích được một cách chính xác, rõ
4
ràng.
85

2 1.2. Trình bày được Chưa vẽ sơ đồ tư duy được hoặc vẽ sai


1
các kiến thức vật lí kiến thức.

AL
phổ thông bằng các Trình bày được kiến thức, nhưng chưa đầy
2
hình thức biểu đạt: đủ, chưa đẹp.

CI
nói, viết, vẽ, lập sơ 3 Trình bày đầy đủ kiến thức, gọn gàng.
đồ, biểu đồ 4 Trình bày đẹp, đầy đủ, sáng tạo.

FI
IV. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)

OF
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2.4.2. Kế hoạch bài dạy bài Sóng dừng
TÊN BÀI DẠY: SÓNG DỪNG

ƠN
Môn học: CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ; lớp: 11
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
NH
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video
Y

+ Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được
QU

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:


+ Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
+ Biết chủ động trong giao tiếp: tự tin, chủ động trong báo cáo, trình bày sản phẩm
trước lớp.
M

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:


+ Phát hiện và nêu tình hống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống

1.2. Năng lực vật lí


- [1.2], [1.3]. Phát biểu và giải thích được hiện tượng sóng dừng, xác định được vị trí
nút và bụng của sóng dừng.
Y

- [2.4]. Thực hiện được thí nghiệm tạo sóng dừng, chỉ ra được điểm nút, bụng sóng,
DẠ

- [2.5] Chứng tỏ được số bụng sóng, nút sóng phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây,
cột khí.
- [2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
86

- [2.6]. Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp mới và sáng tạo.
2. Phẩm chất

AL
Nhân ái: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu

CI
thí nghiệm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng,
mở rộng.
Trung thực: Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lý số liệu, viết và nói đúng

FI
với kết quả thu thập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu

OF
Giáo viên Học sinh
Thiết bị - 4 bộ thí nghiệm đo vận tốc truyền âm. - Tạo giá đỡ từ các dụng cụ
- Máy biến áp. sau: 4 ống nhựa 15 cm, 2

ƠN ống 5 cm, 1 ống 65 cm, 4


khớp nối chữ T, 2 ống 17
cm.
NH
- Giấy formex dày 3mm,
ruột bút bi, motor 9-12V.
- Xốp.
- Thước nhựa dẻo.
Y

- Điện thoại thông minh.


QU

Học liệu Các công cụ đánh giá: Phiếu học tập, SGK
rubric đánh giá, các video thí nghiệm Bảng
(minh họa sóng, thí nghiệm vui tạo Bút, vở….
tình huống học tập), trò chơi.
M

III. Tiến trình dạy học


1. Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến

Gồm chuỗi các hoạt động: Xác định vấn đề học tập (khởi động), hình thành kiến thức,
luyện tập, vận dụng.
Tên hoạt Phương pháp, kĩ Phương án đánh
Nội dung
Y

động cụ thể thuật, hình thức tổ giá (tên công cụ


kiến thức
(thời gian) chức (kể tên) /kiểu đánh giá)
DẠ

Hoạt động 1: Tạo tình huống Vấn đáp, tìm tòi sáng Câu trả lời của HS
Khởi động xuất phát tạo, tổng hợp
87

(5 phút)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

AL
Hoạt động 2.1: Khảo sát được Dạy học theo nhóm Sản phẩm học tập
Thí nghiệm tạo hiện tượng sóng Chia lớp thành 4 nhóm

CI
sóng dừng dừng thông qua thực hiện yêu cầu
(30 phút) hai thí nghiệm.

FI
Hoạt động 2.2: Nắm được khái Dạy học theo nhóm Sản phẩm học tập (trả
Giải thích sự tạo niệm sóng dừng, Chia lớp thành 4 nhóm lời trong các phiếu
thành sóng dừng xác định được thực hiện yêu cầu học tập)

OF
(30 phút) nút và bụng của trong phiếu học tập
sóng.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Có 4 đội, mỗi đội là 1 Câu trả lời của HS
Luyện tập
(15 phút)
“Chiếc nón kì
diệu”
ƠN tổ trả lời các câu hỏi
trong trò chơi
Hoạt động 4: Giải thích được Cá nhân Câu trả lời của HS
NH
Vận dụng hiện tượng sóng
(10 phút) dừng trong các
nhạc cụ.
Y

2. Các hoạt động dạy học cụ thể


QU

❖ Hoạt động 1: Khởi động


a. Mục tiêu hoạt động: Tạo hứng thú cho HS trong học tập.
b. Nội dung hoạt động: GV xây dựng tình huống cho HS.
c. Dự kiến sản phẩm: HS thảo luận trả lời câu hỏi tình huống.
M

d. Cách thức tổ chức:


Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV HS
- Cho HS xem video các nhạc cụ HS chú ý xem video và
https://www.youtube.com/watch?v=QPJM8vfssGs [24] lắng nghe gợi ý của
Y

- Đưa ra gợi ý: Đây là những loại nhạc cụ khác nhau, âm GV.


phát ra có độ cao, thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
DẠ

Chúng có đặc điểm gì? Cả lớp cùng đi vào bài học hôm
nay để tìm hiểu.
88

e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng thái độ tập trung và câu trả lời của
HS.

AL
❖ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Thí nghiệm tạo sóng dừng

CI
a. Mục tiêu hoạt động: Khảo sát được hiện tượng sóng dừng thông qua hai thí
nghiệm.
b. Nội dung hoạt động:

FI
- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu
- Hoạt động cả lớp: Khảo sát được hiện tượng sóng dừng thông qua hai thí nghiệm.

OF
c. Dự kiến sản phẩm:
- Các câu hỏi SGK và phiếu học tập

ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
89

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y

Hình 2.10. HS khảo sát sóng dừng của âm thanh


d. Cách thức tổ chức:
QU

Chuyển giao nhiệm vụ học tập


GV HS
- Cho HS tiến hành láp ráp thí nghiệm 1: - HS các nhóm thực hiện theo yêu
Sóng dừng trên dây, kết nối bộ dao động cầu của GV.
M

với máy biến áp, cho HS quan sát hiện


tượng.
- Cho HS tiến hành láp ráp thí nghiệm 2:
Sóng dừng của âm thanh, khai thác bộ
TN đo vận tốc truyền âm trong không
Y

khí.
DẠ

Thực hiện nhiệm vụ theo nhóm


90

GV HS
- Quan sát quá trình hoạt động của các -Các nhóm thực hiện yêu cầu,

AL
nhóm và hỗ trợ kiến thức. nhiệm vụ của giáo viên

CI
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV HS

FI
- Gọi đại diện nhóm trình bày về câu
- Quan sát các câu trả lời của các nhóm trả lời của nhóm mình.

OF
- Hình thành kiến thức mới - Các nhóm còn lại bổ sung và đánh
giá nhóm kết quả nhóm trình bày

Đánh giá, chốt kiến thức:


Hoạt động giáo viên
Đánh giá câu trả lời của học sinh
ƠN Hoạt động học sinh
Lắng nghe và ghi chép
Kết luận: Sóng dừng là tổng hợp của
NH
nhiều sóng tới và sóng phản xạ.
e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng Rubric
Bảng 2.23. Rubric đánh giá.
Thí nghiệm Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
Y

1 1 Chưa thiết kế được.


QU

Thiết kế, chế tạo được thiết bị nhưng


3.3. Thiết kế, chế
2 chưa hoạt động hoặc hoạt động chưa
tạo các mô hình,
đáp ứng yêu cầu.
thiết bị đáp ứng
Thiết kế, chế tạo các mô hình, thiết bị
một yêu cầu cụ thể
M

3
vận hành được theo yêu cầu.
của thực tiễn.
Thiết kế, chế tạo, cải tiến mô hình,

4
thiết bị để vận hành tối ưu.
2 2.4. Thực hiện giải 1 Chưa bố trí được thí nghiệm.
pháp: Bố trí TN. 2 Bố trí được một phần thí nghiệm.
Y

Bố trí được thí nghiệm với sự hỗ trợ


3
DẠ

của các nhóm khác.


4 Tự nhóm bố trí được thí nghiệm đảm
91

bảo thời gian và chất lượng.


Hoạt động 2.2: Giải thích sự tạo thành sóng dừng

AL
a. Mục tiêu hoạt động: HS nắm được khái niệm sóng dừng, xác định được nút và
bụng của sóng.

CI
b. Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, quan sát thí
nghiệm.

FI
c. Dự kiến sản phẩm:

- Nhận xét:

OF
+ Thí nghiệm 1: Quan sát TN ta thấy, khi chiều dài của sợi dây thay đổi thì số
bụng sóng và nút sóng cũng thay đổi. Chứng tỏ số bụng sóng, nút sóng phụ
thuộc vào chiều dài của sợi dây.

nhau. ƠN
Trên sợi dây xuất hiện những bụng sóng và những nút sóng xen kẽ cách đều

+ Thí nghiệm 2: Các hạt xốp tập trung tại những bụng và rời ra tại các nút. Số bó
sóng xuất hiện cũng tùy thuộc vào chiều dài ống, tần số ta điều chỉnh.
NH

Bảng 2.16. Tần số của sóng âm khi xảy ra hiện tượng sóng dừng
Chiều dài ống (m) 20 30 40 50
Tần số (Hz) 350-400 130-160 250 130
Y

270-310 520
QU
M

Kết luận:

Hiện tượng trên sợi dây (hoặc trong ống) xuất hiện những điểm đứng yên gọi
là những điểm nút, những điểm dao động với biên độ cực đại gọi là những điểm
bụng. Những nút và bụng xen kẽ cách đều nhau, hiện tượng đó gọi là sóng
Y

dừng.
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài
DẠ

𝜆
của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng L = n ( n = 1; 2; 3…)
2
92

b. Cách thức tổ chức:


Chuyển giao nhiệm vụ học tập

AL
GV HS
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các - HS tiếp nhận

CI
nhóm thực hiện theo phiếu học tập.
- GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó

FI
khăn trong quá trình thực hiện.
Thưc hiện nhiệm vụ học tập

OF
GV HS
- Quan sát thái độ tập trung của HS - Cả lớp chú ý theo dõi.
Báo cáo kết quả và thảo luận
GV HS

ƠN
- GV gọi các nhóm mang kết quả lên - HS lắng nghe và ghi chép.
bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét phần trình bày của các
NH
nhóm.
Đánh giá, chốt kiến thức:
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
GV chốt kiến thức: - Lắng nghe, phản
Y

hồi và ghi chép.


Nhận xét:
QU

+ Thí nghiệm 1: Quan sát TN ta thấy, khi chiều dài của


sợi dây thay đổi thì số bụng sóng và nút sóng cũng thay
đổi. Chứng tỏ số bụng sóng, nút sóng phụ thuộc vào
M

chiều dài của sợi dây.


Trên sợi dây xuất hiện những bụng sóng và những nút sóng

xen kẽ cách đều nhau.


+ Thí nghiệm 2: Các hạt xốp tập trung tại những bụng và
rời ra tại các nút. Số bó sóng xuất hiện cũng tùy thuộc vào
chiều dài ống, tần số ta điều chỉnh
Y

Chiều dài ống (m) 20 30 40 50


DẠ

Tần số (Hz) 350- 130-160 250 130


400 270-310 520
93

AL
CI
Kết luận:

FI
Hiện tượng trên sợi dây (hoặc trong ống) xuất hiện
những điểm đứng yên gọi là những điểm nút, những điểm

OF
dao động với biên độ cực đại gọi là những điểm bụng.
Những nút và bụng xen kẽ cách đều nhau, hiện tượng đó
gọi là sóng dừng.
Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu

lần nửa bước sóng L = n ( n = 1; 2; 3…)


𝜆
2
ƠN
cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên
NH

Phiếu học tập


- TN1: Thí nghiệm sóng dừng trên dây
+ Đồ thị sóng dừng, 1 bụng, 2 bụng, 3 bụng…
Y

+ Xác định nút và bụng của sóng dừng:


- TN2: Thí nghiệm sóng dừng của âm
QU

Chiều dài ống (m)


Tần số (Hz)
M

- Giải thích sự tạo thành sóng dừng:


Nhận xét:

........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Kết luận
Y

........................................................................................................................................
DẠ

............................................................................................... .......................................
................................................... ............................................ ....................................
94

e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng Rubric


Bảng 2.24. Rubric đánh giá.

AL
Thí nghiệm/
Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
Câu hỏi

CI
1&2 2.4. Thực hiện giải 1 Chưa thực hiện được.
pháp: Bố trí TN, Thực hiện được một phần giải pháp

FI
tiến hành TN, thu 2 (thực hiện được một số công đoạn
thập được kết quả, trong giải pháp).
xử lý được số liệu Thực hiện được giải pháp với sự hỗ

OF
3
(qua biểu thức, đồ trợ của các nhóm khác.
thị…), rút ra nhận Tự nhóm thực hiện được giải pháp
4
xét. đảm bảo thời gian và chất lượng.
3 1.2. Trình bày được
các kiến thức vật lí
ƠN 1
Chưa trình bày được hoặc trình bày
sai định nghĩa sóng dừng.
phổ thông bằng các Trình bày được kiến thức, nhưng
2
NH
hình thức biểu đạt: chưa đầy đủ.
nói, viết, vẽ, lập sơ Trình bày được kiến thức với sự trợ
3
đồ, biểu đồ. giúp của các nhóm khác.
Tự nhóm trình bày được kiến thức
Y

4
đầy đủ, chính xác.
QU

❖ Hoạt động 3. Luyện tập


a. Mục tiêu hoạt động: Luyện tập củng cố nội dung đã học
b. Nội dung hoạt động: Chơi trò chơi “Chiếc nón kì diệu”, có 8 câu hỏi cho 4 nhóm,
M

mỗi nhóm là 1 tổ, mỗi câu hỏi 10 điểm, nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được giành
quyền trả lời. Tổng kết cộng điểm cho nhóm đạt cao nhất và cộng cho những thành

viên tích cực phát biểu.


c. Dự kiến sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi.
d. Cách thức tổ chức
Y

GV HS
Chiếu slide ppt trò chơi “Chiếc nón kì Tiếp nhận và thực hiện
DẠ

diệu”.
95

TRÒ CHƠI “CHIẾC NÓN KÌ DIỆU”


Câu 1: Sóng truyền trên một sợi dây hai đầu cố định có bước sóng λ. Để có sóng

AL
dừng trên dây thì chiều dài L của dây phải thỏa mãn điều kiện là (với k = 1, 2, 3…)

A. L = kλ/2. B. L = kλ.

CI
C. L = λ/k. D. L = 2λ

FI
Câu 2: Khi có sóng dừng trên dây khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp là

OF
A. một bước sóng. B. một phần ba bước sóng.

C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng.

Câu 3: Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ

A. luôn ngược pha với sóng tới. ƠN


B. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.
NH

C. ngược pha với sóng tới nếu vật cản là tự do.

D. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định.


Y

Câu 4: Trong hiện tượng sóng dừng, khoảng cách giữa hai nút sóng cạnh nhau bằng
QU

A. một phần tư bước sóng.

B. hai lần bước sóng.


M

C. nửa bước sóng.


D. bốn lần bước sóng.

Câu 5: Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa hai nút hoặc hai
bụng liên tiếp bằng
Y

A. một bước sóng B. hai bước sóng.


DẠ

C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng.


96

Câu 6: Trên sợi dây căng theo phương thẳng đứng hai đầu cố định, sau đó kích
thích để có sóng dừng thì

AL
A. không tồn tại thời điểm mà sợi dây duỗi thẳng.

CI
B. trên dây có thể tồn tại hai điểm mà dao động tại hai điểm đó lệch pha nhau một
góc là 𝜋/3.

FI
C. hai điểm trên dây đối xứng nhau qua một nút sóng thì dao động ngược pha
nhau.

OF
D. khi giữ nguyên các điều kiện khác nhưng thả tự do đầu dưới thì không có sóng
dừng ổn định.

ƠN
Câu 7: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,6 m hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết
tần số của sóng là 20 Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4 m/s. Số bụng sóng trên
dây là
NH
A. 15. B. 32. C. 8. D. 16.

Câu 8: (Ô may mắn)


Y

Câu 1 2 3 4 5 6 7
Đáp án
QU

A C B C D D D
e) Dự kiến cách thức đánh giá:
Bảng 2.25. Rubric đánh giá
Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
M

1 Chưa giải được bài tập.


Thực hiện được một phần lời giải (vận

2 dụng được công thức nhưng sai đáp số hoặc


3.1. Giải được các bài tập vật vận dụng sai công thức).
lí (lí tưởng) liên quan. Giải được bài tập với sự trợ giúp của người
3
Y

khác.
Tự giải được bài tập theo đúng các bước,
DẠ

4
đúng kết quả.
97

❖ Hoạt động 4. Vận dụng


a. Mục tiêu hoạt động: Giải thích được hiện tượng sóng dừng trong các nhạc cụ.

AL
b. Nội dung hoạt động: Cá nhân suy nghĩ câu trả lời cho câu hỏi đặt ra ở đầu bài.
c. Dự kiến sản phẩm:

CI
- Đối với các nhạc cụ dây như đàn ghita, violon, đàn tính, đàn cò…thì hai đầu dây đàn
𝑣
được giữ cố định. Khi ta gảy đàn trên dây xuất hiện sóng dừng, có f = . Khi ấn ngón
2𝐿

FI
tay vào các phím khác nhau ta đã thay đổi chiều dài của dây đàn, do đó âm phát ra có độ
cao, thấp khác nhau. Để khuyếch đại âm, đàn ghita còn có một thùng đàn đóng vai trò

OF
hộp cộng hưởng.
- Đối với các loại nhạc cụ khí như sáo, kèn, khi ta thổi, cột không khí dao động tạo ra
sóng dừng. Bằng cách thay đổi lỗ không bị bịt ta thay đổi chiều dài cột không khí dao
động. Do đó các nốt nhạc phát ra cũng bị thay đổi.
d. Cách thức tổ chức:
ƠN
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV HS
NH
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu - HS tiếp nhận.
bài.

Thưc hiện nhiệm vụ


Y

GV HS
QU

- GV gợi ý cho HS. - Cá nhân thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ


của giáo viên

Báo cáo kết quả và thảo luận


M

GV HS
GV gọi một số bạn trả lời. HS trình bày ý kiến.

Đánh giá, chốt kiến thức:


Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Y

Đánh giá câu trả lời của học sinh. Lắng nghe và ghi chép
DẠ

Chốt KT:
- Đối với các nhạc cụ dây như đàn ghita, violon, đàn
98

tính, đàn cò…thì hai đầu dây đàn được giữ cố định.
Khi ta gảy đàn trên dây xuất hiện sóng dừng, có f =

AL
𝑣
. Khi ấn ngón tay vào các phím khác nhau ta đã
2𝐿

thay đổi chiều dài của dây đàn, do đó âm phát ra có

CI
độ cao, thấp khác nhau. Để khuyếch đại âm, đàn
ghita còn có một thùng đàn đóng vai trò hộp cộng

FI
hưởng.
- Đối với các loại nhạc cụ khí như sáo, kèn, khi ta

OF
thổi, cột không khí dao động tạo ra sóng dừng.
Bằng cách thay đổi lỗ không bị bịt ta thay đổi
chiều dài cột không khí dao động. Do đó các nốt
nhạc phát ra cũng bị thay đổi.

ƠN
e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng câu trả lời của HS.
IV. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)
2.4.3. Kế hoạch bài dạy bài Đặc trưng vật lí của âm (phụ lục số 3)
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
99

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

AL
Sau khi tiến hành phân tích nội dung, chương trình vật lí 11 (CTGDPT 2018), tôi
đã thiết lập được sơ đồ cấu trúc nội dung “Dao động” và “Sóng” và sơ đồ các nội dung
kiến thức có thể thiết kế, chế tạo và sử dụng thí nghiệm để kiểm chứng hoặc minh họa

CI
kiến thức cho HS trong DH phần này.
Vận dụng quy trình xây dựng TN đã đề xuất trong chương 1, tôi đã tiến hành xây

FI
dựng được 10 TN trong nội dung “Dao động” và “Sóng” - vật lí 11, đó là: TN khảo sát
dao động cơ - hiện tượng cộng hưởng; TN ghi đồ thị dao động điều hòa con lắc đơn và

OF
con lắc lò xo; TN minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ sóng;
TN sóng cơ - sóng dừng; TN sóng dọc-sóng ngang bằng lò xo; TN đo tần số sóng âm;
và TN đo tốc độ truyền âm (bằng hiện tượng sóng dừng và phản xạ âm).
Dựa vào quy trình sử dụng thí nghiệm cho HS trong DHVL đã đề xuất trong

ƠN
chương 2, tôi đã soạn thảo ý tưởng sử dụng mỗi thí nghiệm để phát triển một số biểu
hiện của NL Vật lí của học sinh. Để việc sử dụng thí nghiệm đạt hiệu quả, phát triển
năng lực vật lí của HS trong học tập thì các tiến trình DH được thiết kế phải đảm bảo
NH
các yêu cầu sau:
- Tạo ra được sự mâu thuẫn trong nhận thức của HS thông qua thí nghiệm hoặc một
hiện tượng trong thực tế nhằm kích thích lòng ham hiểu biết, hứng thú học tập và đồng
thời tạo điều kiện cho HS bộc lộ những vấn đề còn vướng mắc của mình để GV tìm cách
Y

giúp đỡ, giải thích.


QU

- Tạo ra được không khí lớp học thân thiện để HS mạnh dạn trong việc đề xuất dự
đoán hiện tượng, giải quyết nhiệm vụ học tập (quan sát, tiến hành TN và giải thích hiện
tượng) và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Vận dụng, phối hợp các PPDH tích cực một cách có hiệu quả và đa dạng hóa các
M

cách thức tổ chức DH: cá nhân, nhóm…


Các thí nghiệm được xây dựng và các tiến trình DH được thiết kế sẽ được tôi triển

khai trong đợt TNSP ở một số lớp khối 12 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên số 1 TP
Đà Nẵng được chọn làm TNSP.
Y
DẠ
100
CHƯƠNG 3 . THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

AL
3.1. Mục đích thực nghiệm
Mục đích của việc TNSP là kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đề ra

CI
trong luận văn. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả về qui trình xây dựng và sử dụng thí
nghiệm trong dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018)

FI
nhằm phát triển năng lực vật lí của HS.
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm

OF
Để đạt được mục đích nghiên cứu, tôi cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng thí nghiệm trong dạy học chương trình Vật lí
11 (CTGDPT 2018).
- Nghiên cứu nội dung kiến thức của “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT
2018).
ƠN
- Nghiên cứu các yêu cầu cần đạt liên quan đến thí nghiệm trong nội dung “Dao động”
và “Sóng”, từ đó xác định các thí nghiệm cần thực hiện và loại thí nghiệm (khảo sát,
NH
minh họa, mở đầu, củng cố hay thực hành)…
- Xây dựng các thí nghiệm gồm: Xác định mục tiêu của TN (có thể trùng hoặc cao
hơn YCCĐ), phương án thiết kế TN (mới hoặc khai thác các TN hiện hành), thiết bị,
dụng cụ, cách thức chế tạo, thử nghiệm và thu thập kết quả.
Y

- Thiết kế kế hoạch bài dạy có sử dụng các thí nghiệm đã xây dựng nhằm phát triển
QU

năng lực vật lí của học sinh.


- Xây dựng bảng công cụ kiểm tra đánh giá năng lực Vật lí của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá giả thuyết khoa học.
3.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
M

- Hoạt động của GV và HS trong quá trình dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng”
– Vật lí 11 (CTGDPT 2018).

- Cách thức tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng thí nghiệm trong nội dung “Dao
động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018).

- Nơi tổ chức TNSP: Trung tâm GDTX Số 1 TP Đà Nẵng, số HS được chọn TNSP
Y

là 35 HS lớp 12/1.
DẠ

3.4. Phạm vi thực nghiệm sư phạm


- Nội dung kiến thức “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11 (CTGDPT 2018).
- Thời gian: Từ tháng 10/2022 đến tháng 11/2022.
101
- Không gian: học sinh lớp 12 ở TTGDTX Số 1 TP Đà Nẵng.

AL
3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Quá trình TNSP gồm các bài sau: Bài 7. Sóng cơ và sự truyền sóng cơ, bài 9.

CI
Sóng dừng và bài 10. Đặc trưng vật lí của âm.
Trong quá trình tiến hành TNSP, sau mỗi tiết dạy, tôi đã rút kinh nghiệm và trao
đổi với HS để tìm hiểu mức độ tiếp nhận của HS trong quá trình học tập. Tôi đã tiến hành

FI
đánh giá HS dựa trên Rurbic. Mục đích của việc đánh giá là:
- Đánh giá mức độ tiếp thu bài học, khả năng hiểu các khái niệm, các định luật

OF
và các tính chất của sự vật hiện tượng.
- Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng vật lí xảy
ra trong thực tế cuộc sống và khả năng giải các bài tập vật lí.

ƠN
• Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
- Đánh giá định tính: NLVL của HS ở cả ba thành tố là nhận thức vật lí, tìm hiểu thế
giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (thông qua quan
NH
sát sự bộc lộ các HV của NL và phiếu học tập của HS).
- Đánh giá định lượng: Thông qua đánh giá điểm số mức độ biểu hiện các HS của
NL thành tố tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí, các phiếu học tập của HS, các
câu trả lời, câu hỏi thảo luận và các sản phẩm của nhóm.
Y

• Những thuận lợi và khó khăn gặp phải khi tiến hành thực nghiệm
QU

- Thuận lợi: Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành TNSP, HS chủ
động phối hợp với giáo viên thực hiện các yêu cầu đề ra.
- Khó khăn: Trường không có phòng thực hành thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm
biểu diễn hư hỏng nặng nên có sự hỗ trợ mượn các bộ thí nghiệm từ trường ĐHSP Đà
M

Nẵng.

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm


3.6.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm và đánh giá định tính

❖ Tiến trình tổ chức cho HS khi DH bài “Sóng cơ và sự truyền sóng cơ”.
• Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
Y

HS sau khi xem video https://www.youtube.com/watch?v=Cxr-Ty4eTMc [16] (0:00-


DẠ

1:25) (hình ảnh của sóng nước, sóng thần…) đã đưa ra nhận xét như: Sóng thần có sức
tàn phá lớn, hủy hoại các công trình xây dựng. Sóng thần dao động mạnh hơn sóng nước
102
rất nhiều…

AL
• Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự hình thành sóng, sóng dọc và sóng ngang (30 phút)

CI
Cho HS xem video dao động của phần tử sóng
https://www.youtube.com/watch?v=3HsCUi5QmUU và yêu cầu HS nhận xét quả banh
nhựa truyền đi theo sóng nước hay dao động tại chỗ? Phần nhiều HS trả lời truyền đi

FI
theo sóng (theo suy nghĩ thực tế lâu nay), một số HS trả lời quả banh nhựa dao động
tại chỗ. Khi GV gợi ý quan sát kĩ hơn video một lần nữa, ngoài thí nghiệm thực tế còn

OF
mô phỏng lại điểm dao động của quả banh nhựa thì hầu hết HS đã hiểu ra rằng khi
sóng lan truyền các phần tử vẫn dao động tại chỗ.
GV phát cho mỗi nhóm một lò xo, yêu cầu các nhóm tìm cách làm lò xo dao động

góc với phương truyền sóng. ƠN


sao cho phương dao động trùng với phương truyền sóng và phương dao động vuông

Các nhóm tiến hành thảo luận và điền vào phiếu học tập
Một số hình ảnh thực nghiệm
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
DẠ
Y

M
QU
Y
103

NH
ƠN
OF
FI
CI
AL
104

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU

Trong hoạt động này có thể thấy rằng, đa số HS ở mức 2 khi trả lời câu hỏi đầu tiên
trong phiếu học tập, ở mức 2 khi tiến hành khảo sát lò xo (đa số HS cần sự hỗ trợ của
GV) và cùng ở mức 2 khi đưa ra kết luận về sóng dọc và sóng ngang với sự hướng dẫn
của GV.
M

Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các đặc trưng của sóng hình sin (20 phút)
Cho 2 HS lên bảng mỗi người nắm 1 đầu của lò xo tạo hình ảnh sóng ngang, một bạn

quay video và chụp lại cho ta hình ảnh sóng cơ. GV giới thiệu các khái niệm như biên
độ, bước sóng, chu kì, tần số sóng trên hình ảnh vừa thu được từ thí nghiệm.
Y
DẠ
105
HS thích thú lắng nghe và ghi bài.

AL
• Hoạt động 3. Luyện tập (20 phút)
GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ, tổ chức trò chơi “Hộp quà bí mật”, có 8

CI
câu hỏi cho 4 nhóm, mỗi câu hỏi 10 điểm, nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được giành
quyền trả lời. Tổng kết cộng điểm cho nhóm đạt cao nhất và cộng cho những thành viên
tích cực phát biểu.

FI
Các bạn HS tích cực phát biểu sôi nổi như bạn Phương Oanh, Thúy Nga, Khôi
Nguyên…Có thể thấy rằng các bạn đang ở mức 3 trong việc vận dụng lí thuyết để giải

OF
bài tập.
• Hoạt động 4. Vận Dụng (10 phút)
GV nhắc lại câu hỏi đã đặt ra ở phần mở đầu bài học cho HS thảo luận nhóm 2 người

ƠN
cùng bàn. Đa số HS trả lời được ở mức 2.
Chia lớp thành 4 nhóm vẽ sơ đồ tư duy chốt lại nội dung bài học, HS thực hiện ở mức
3, đúng kiến thức gọn gang, sạch sẽ.
❖ Tiến trình tổ chức cho HS khi DH bài “Sóng dừng”
NH

• Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)


- Cho HS xem video các nhạc cụ https://www.youtube.com/watch?v=QPJM8vfssGs
[18]và đưa ra gợi ý: Đây là những loại nhạc cụ khác nhau, âm phát ra có độ cao, thấp
Y

phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chúng có đặc điểm gì? HS lắng nghe và ghi bài mới.
• Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
QU

Hoạt động 2.1: Thí nghiệm tạo sóng dừng


GV đã giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bộ thí nghiệm sóng dừng trên dây kèm link
hướng dẫn cách làm nhưng chỉ có một nhóm thực hiện, nên có 3 nhóm ở mức 1 là
M

chưa thực hiện và 1 nhóm ở mức 3 (thiết kế, chế tạo các mô hình, thiết bị vận hành
được theo yêu cầu).

Ở thí nghiệm thứ hai khảo sát sóng dừng của âm thì HS tích cực tham gia thảo luận,
lắp ráp thiết bị và thực hiện thí nghiệm, đa số các nhóm ở mức 3.
Một số hình ảnh thực nghiệm
Y
DẠ
106

AL
CI
FI
OF
ƠN
Trong hoạt động này có thể thấy rằng, đa số HS ở mức 2 khi trả lời câu hỏi đầu tiên
trong phiếu học tập, ở mức 2 khi tiến hành khảo sát lò xo (đa số HS cần sự hỗ trợ của
GV) và cùng ở mức 2 khi đưa ra kết luận về sóng dọc và sóng ngang với sự hướng dẫn
NH
của GV.
Hoạt động 2.2: Giải thích sự tạo thành sóng dừng

- Thí nghiệm 1: Yêu cầu HS thay đổi chiều dài của sợi dây, HS thấy rằng khi thay đổi
chiều dài dây thì số bụng sóng và nút sóng cũng thay đổi. Chứng tỏ số bụng sóng, nút
Y

sóng phụ thuộc vào chiều dài của sợi dây.


QU

Trên sợi dây xuất hiện những bụng sóng và những nút sóng xen kẽ cách đều nhau.
- Thí nghiệm 2: Các hạt xốp tập trung tại những bụng và rời ra tại các nút. Số bó sóng
xuất hiện cũng tùy thuộc vào chiều dài ống, tần số ta điều chỉnh.
HS đa số ở mức 2 trong hoạt động này, HS rất thích thú, nhiệt tình nhưng cần sự hỗ trợ
M

lắp ráp các bộ phận trong thí nghiệm.


Sau khi thực hiện thí nghiệm, từ đó rút ra định nghĩa về sóng dừng và công thức liên
quan thì đa số HS trả lời ở mức 2. (minh họa phiếu học tập của nhóm 3)
Y
DẠ
107

AL
CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU

❖ Hoạt động 3. Luyện tập (20 phút)


GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ, tổ chức trò chơi “Chiếc nón kì diệu”, có
8 câu hỏi cho 4 nhóm, mỗi câu hỏi 10 điểm, nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được
M

giành quyền trả lời. Tổng kết cộng điểm cho nhóm đạt cao nhất và cộng cho những thành
viên tích cực phát biểu.

Các bạn HS tích cực phát biểu sôi nổi như bạn Phương Oanh, Thùy Trâm, Chí
Quốc…Có thể thấy rằng các bạn đang ở mức 3 trong việc vận dụng lí thuyết để giải bài
tập.
❖ Hoạt động 4. Vận dụng (10 phút)
Y

GV nhắc lại câu hỏi đã đặt ra ở phần mở đầu bài học cho HS thảo luận nhóm 4 người.
DẠ

Đa số HS trả lời được ở mức 2.


❖ Tiến trình tổ chức cho HS khi DH bài “Các đặc trưng vật lí của âm”
108
• Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)

AL
- GV đặt vấn đề: Âm do các vật dao động phát ra như: mặt trống, dây đàn, ống sáo,
chim hót…

CI
FI
OF
ƠN
NH

Âm thanh rất phổ biến trong đời sống. Vậy âm có những đặc điểm gì?
HS chú ý lắng nghe và ghi chép.
Y

• Hoạt động 2: Hình thành kiến thức


QU

Hoạt động 2.1: Thí nghiệm đo tần số của sóng âm bằng dụng cụ thực hành (15
phút)
GV đã giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: cài đặt và tìm hiểu cách sử dụng của
app Sound Analyzer Basic.
M

GV chia lớp thành 4 nhóm và phát dụng cụ cho các nhóm (bộ âm thoa, búa cao su)

cùng với phiếu học tập số 1. Yêu cầu HS dùng búa cao su gõ lần lượt vào âm thoa 440
Hz và 512 Hz. Quan sát số liệu hiển thị trên app, kiểm chứng tần số ghi trên âm thoa
thực tế có đúng bằng vậy không. HS dễ dàng thực hiện được ở mức 3, tuy nhiên vì app
này chỉ hỗ trợ trên hệ điều hành Android nên một số HS sử dụng hệ điều hành IOS như
Y

Iphone thì không thể tải app này.


DẠ
109

AL
Một số hình ảnh thực nghiệm

CI
FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
110
Hoạt động 2.2: Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm (40 phút)

AL
Cho HS tiến hành đo tốc độ truyền âm bằng 3 phương án từ đó thu thập được số liệu,
so sánh và rút ra kết luận. Qua quan sát thấy 2 phương án đầu ổn, phương án 3 bằng

CI
hiện tượng phản xạ âm có gây khó khăn đôi chút cho HS về cách đọc và lấy số liệu. Đa
số các nhóm ở mức 2.
• Hoạt động 3. Luyện tập (20 phút)

FI
GV chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm là 1 tổ, tổ chức trò chơi “Ai là triệu phú”, có 8

OF
câu hỏi cho 4 nhóm, mỗi câu hỏi 10 điểm, nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được giành
quyền trả lời. Tổng kết cộng điểm cho nhóm đạt cao nhất và cộng cho những thành viên
tích cực phát biểu.
Các bạn HS tích cực phát biểu sôi nổi như bạn Phương Oanh, Thùy Trâm, Hoài Mẫn,

ƠN
Trúc Lam…Có thể thấy rằng các bạn đang ở mức 3 trong việc vận dụng lí thuyết để giải
bài tập.
• Hoạt động 4. Vận Dụng (10 phút)
NH
GV cho HS đo tần số của các nốt cơ bản trong đàn piano. Đa số các nhóm ở mức 2.
App chạy số liệu rất nhanh nên thường phải chụp màn hình lại để đọc giá trị.
3.6.2. Đánh giá định lượng
Để đánh giá chi tiết sự hình thành và phát triển các chỉ số hành vi của năng lực vật
Y

lí của từng HS, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (theo dõi chi tiết và
QU

đánh giá 1 HS bất kì trong lớp). HS được chọn là em Hồ Trần Trúc Lam. Điểm đánh giá
các hành vi của năng lực vật lí của em Trúc Lam qua 3 bài học được thể hiện qua bảng
3.1.
Bảng 3.1. Điểm đánh giá 4 chỉ số HV của HS Hồ Trần Trúc Lam qua 3 bài học
M

Họ và tên HS lớp thực


Điểm
nghiệm
Hành vi/Tiêu chí đánh giá tối

Hồ Trần Trúc Lam


đa
Bài 1 Bài 2 Bài 3
1.2. Trình bày được các kiến thức vật lí
phổ thông bằng các hình thức biểu đạt: 12 2 4 0
nói, viết, vẽ, lập sơ đồ, biểu đồ.
Y

2.4. Thực hiện giải pháp: Bố trí TN. Thực


hiện giải pháp: Bố trí TN, tiến hành TN,
DẠ

28 4 7 7
thu thập được kết quả, xử lý được số liệu
(qua biểu thức, đồ thị…), rút ra nhận xét.
3.1. Giải được các bài tập vật lí (lí tưởng) 16 4 5 3
111
liên quan và giải thích được các hiện

AL
tượng tự nhiên
3.3. Thiết kế, chế tạo các mô hình, thiết bị
4 1 3 0
đáp ứng một yêu cầu cụ thể của thực tiễn.
Tổng kết

CI
60 11 19 10

Ngoài ra tôi cũng đánh giá thêm một số HS khác và thấy các HS đều có sự phát
triển NLVL như bảng 3.2.

FI
Bảng 3.2. Điểm đánh giá NLVL của các HS ở 3 bài tương ứng.
Họ và tên HS
Chỉ số HV Bài 1 Bài 2 Bài 3
đánh giá

OF
HV 1.2 2 5 0
HV 2.4 3 7 6
Trần Thái
HV 3.1 5 5 3
Long Hưng
HV 3.3 2 3 0

Lê Phước
Tổng điểm
HV 1.2
HV 2.4
ƠN12
3
3
20
4
6
9
0
5
Khôi Nguyên HV 3.1 5 4 3
NH
HV 3.3 2 4 0
Tổng điểm 12 18 8
HV 1.2 4 3 0
HV 2.4 3 7 6
Trần Thị
HV 3.1 2 5 3
Hồng
Y

HV 3.3 3 3 0
Tổng điểm 12 18 9
QU

HV 1.2 4 4 0
HV 2.4 3 7 5
Nguyễn Thị
HV 3.1 2 4 4
Lâm
HV 3.3 3 4 0
Tổng điểm 12 19 9
M

HV 1.2 2 4 0
HV 2.4 4 7 5
Trần Thị Hoài
HV 3.1 4 4 4

Mẫn
HV 3.3 1 4 0
Tổng điểm 11 19 9
Y
DẠ
112
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

AL
Sau khi xác định được mục đích, nội dung, đối tượng, công cụ đánh giá và tiến
trình TNSP, tôi đã tiến hành TNSP theo quy trình đã đề ra. Kết quả TNSP chứng tỏ:

CI
- Các thí nghiệm được thiết kế, chế tạo và sử dụng vào tổ chức dạy học cho HS là
những phương tiện rất cần thiết cho việc hình thành kiến thức, kiểm tra tính đúng đắn

FI
của tri thức; rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, kích thích hứng thú học tập mà còn góp phần
vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Qua đó cho thấy, các thí nghiệm được

OF
thiết kế, chế tạo là có tính khả thi và mang lại hiệu quả trong quá trình DHVL.
- Các tiến trình DH với sự hỗ trợ của TNTT/TNHH là hợp lí, phù hợp với nội dung
bài học và khả năng nhận thức của HS. Các tình huống học tập với sự hỗ trợ của TN
được GV sử dụng và đưa ra đúng lúc làm cho giờ học trở nên sinh động và HS phấn

ƠN
khởi trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Trong từng giai đoạn của tiến trình DH như:
hình thành kiến thức, củng cố và vận dụng kiến thức.
- Để các giờ học vật lí đạt hiệu quả thì việc xây dựng các TN và sử dụng các TN
NH
đó vào thiết kế các tiến trình DH đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư về công sứcvà thời
gian vì không những tự bản thân GV thiết kế, chế tạo ra những TN nhằm phục vụcho việc
dạy và học mà còn hướng dẫn cho HS tự thiết kế, chế tạo TN nhằm đa dạng các hoạt động
trên lớp cũng như ngoài lớp học.
Y

Kết quả TNSP thu được của đề tài có đủ cơ sở để khẳng định việc xây dựng và
QU

sử dụng thí nghiệm cho HS đã phát triển được năng lực vật lý của học sinh lớp thực
nghiệm.
M

Y
DẠ
113

KẾT LUẬN

AL
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được những
vấn đề sau đây:

CI
- Trình bày được cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực vật lí, về thí nghiệm
vật lí ở trường phổ thông và việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học phát triển năng lực
vật lí theo chương trình giáo dục môn Vật lí 2018.

FI
- Đề xuất được quy trình xây dựng và sử dụng thí nghiệm phát triển năng lực vật
lí của học sinh gồm 7 bước, đó là: Xác định YCCĐ của thí nghiệm; tìm hiểu thực trạng

OF
cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm; đề xuất, lựa chọn phương án thí nghiệm; chuẩn bị
vật tư, dụng cụ; gia công, chế tạo dụng cụ thí nghiệm; hoàn thiện thí nghiệm - Xử lí kết
quả và kết luận; đề xuất ý tưởng sử dụng thí nghiệm trong dạy học để phát triển năng
lực vật lí của HS.
ƠN
- Dựa vào quy trình xây dựng và sử dụng TN đã đề xuất, chúng tôi đã xây dựng và
khai thác được 10 TN trong nội dung “Dao động” và “Sóng” - Vật lí 11, đó là: TN khảo
NH
sát dao động cơ - hiện tượng cộng hưởng; TN ghi đồ thị dao động điều hòa con lắc đơn
và con lắc lò xo; TN minh họa dao động điều hòa của nguồn sóng với chu kì, biên độ
sóng; TN sóng cơ - sóng dừng; TN sóng dọc-sóng ngang bằng lò xo; TN đo tần số sóng
âm; và TN đo tốc độ truyền âm (bằng hiện tượng sóng dừng và phản xạ âm).
Y

- Thiết kế được ba kế hoạch bài dạy trong đó sử dụng các thí nghiệm đã xây dựng
QU

trong dạy học phần Sóng – chương trình vật lí 11.


- Tiến hành thực nghiệm sư phạm các kế hoạch bài dạy tại lớp 12/1, Trung tâm
GDTX Số 1 TP Đà Nẵng. Thông qua phân tích diễn biến thực nghiệm, đánh giá định
tính và định lượng chứng tỏ các thí nghiệm đã xây dựng và kế hoạch bài dạy đã phát
M

triển được một số biểu hiện (của thành tố năng lực nhận thức và tìm hiểu tự nhiên dưới
góc độ vật lí) thuộc năng lực vật lí của học sinh.

2. Một số kiến nghị

Để việc sử dụng thí nghiệm trong chương trình vật lí phổ thông nói chung mang
lại hiệu quả thì cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của các cấp quản lí giáo dục và đội
Y

ngũ GV vật lí ở các trường phổ thông, cụ thể:


DẠ

- Các cấp quản lí giáo dục cần thường xuyên phát động phong trào thi đua tự làm đồ
dùng DH cho GV ở các trường phổ thông. Khuyến khích GV xây dựng và sử dụng thí
nghiệm trong DH nhưng phải đảm bảo theo đúng các yêu cầu của việc thiết kế, chế tạo
114

và sử dụng TN trong DHVL.


- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng thực hành TN cho GV, khuyến khích GV mạnh

AL
dạn áp dụng các hình thức DH tích cực trong DHVL.
- Có sự đánh giá, ghi nhận về việc xây dựng và sử dụng thí nghiệm trong DHVL của đội

CI
ngũ GV.

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
115

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

AL
[1] Nguyễn Hoàng Anh (2015), Xây dựng và sử dụng thí nghiệm tự tạo theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học phần “cơ học” vật lí

CI
lớp 12 nâng cao Luận án tiến sĩ]. Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Huế.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình

FI
tổng thể, Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Vật lí (Ban
hành theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018).

OF
[4] Nguyễn Văn Biên (2016), Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học môn Vật

ở trường phổ thông, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm, Hà Nội (Vol 61, tr.11-
22).
ƠN
[5] Đỗ Hương Trà, Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải và cộng sự. (2019), Dạy học phát
triển năng lực môn Vật lí Trung học phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
NH
[6] Danh mục thiết bị tối thiểu THPT - Vật lí theo thông tư 39/2021/TT-BGDĐT.
[7] Nguyễn Thị Thùy Dương (2020), Tổ chức dạy học chủ đề “Khí lí tưởng” – Chương
trình Vật lí phổ thông năm 2018 nhằm phát triển năng lực khoa học của học
sinh, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí
Y

Minh.
QU

[8] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp dạy
học Vật lý ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. [6]
[9] Nguyễn Thị Nhị, Hà Văn Hùng, Giáo trình thí nghiệm trong dạy học vật lí, NXB
Đại học Vinh.
M

[10] Tị Hơ Lìa. (2018). Sử dụng phần phần mềm tracker video analysis để phân tích
video thí nghiệm một số kiến thức chương động học chất điểm vật lí 10. [Khóa

luận tốt nghiệp]. Trường Đại học Tây Bắc.


[11] Nhà xuất bản giáo dục việt nam, công ty cổ phần sách và thiết bị trường học
TP.Hồ Chí Minh.
Y

[12] Dương Xuân Quý (2010), Thiết kế chế tạo một số thiết bị thí nghiệm sử dụng trong
dạy học về dao động cơ ở lớp 12, Tạp chí giáo dục (Số đặc biệt tháng 3).
DẠ

[13] Ngô Thị Thảo Sương (2018), Xây dựng và sử dụng video thí nghiệm với phần mềm
Coach trong dạy học chương "Dao động cơ" - Vật lí 12 theo hướng phát triển
116

năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” [Luận văn thạc sĩ]. Trường Đại học
Sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

AL
[14] Nguyễn Đăng Thuấn (2018), Thí nghiệm vật lí gắn kết cuộc sống trong dạy học vật
lí, Tài liệu tập huấn giáo viên.

CI
Tiếng Anh
[15] Douglas Brown, Sharing Video Experiments with Tracker Digital Libraries

FI
(AAPT, Winter 2013 at New Orleans).
[16] OECD (2003), The PISA 2003 Assessment Framework: Mathematics, Reading,

OF
Science and Problem Solving Knowledge and Skills, OECD Publishing, Paris.
Website
[17]https://hieuluat.vn/tu-dien-phap-luat/nang-luc-la-gi-dac-diem-va-yeu-to-tao-thanh-
nang-luc-2707-43362-article.html, truy cập 20/5/2022.

[19] https://bom.so/riFNaV, tạo 17/8/2022


[20] https://bom.so/jnDDtU, tạo 20/8/2022.
ƠN
[18] https://physlets.org/tracker/, truy cập 16/7/2022.
NH
[21] https://www.youtube.com/watch?v=irceyXWmsuI&t=583s, truy cập 13/7/2022.
[22] https://www.youtube.com/watch?v=Cxr-Ty4eTMc, truy cập 22/8/2022.
[23] https://www.youtube.com/watch?v=3HsCUi5QmUU, truy cập 24/7/2022.
[24] https://www.youtube.com/watch?v=QPJM8vfssGs, truy cập 12/7/2022.
Y

[25] https://nobapp.com, truy cập 1/9/2022.


QU

[26] https://bom.so/jnDDtU, tạo 10/9/2022.


[27] luxdelux.develop@gmail.com, truy cập 11/8/2022.
[28] https://phyphox.org/, truy cập 20/9/2022.
[29] http://sachthietbitruonghoc.com/san-pham/137/bo-thi-nghiem-song-nuoc.html,
M

truy cập 27/9/2022.


[30] Wikipedia.org.

Y
DẠ
117

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ


Nguyễn Thị Phương Thảo, Phùng Việt Hải (2023), “Xây dựng và sử dụng video thí

AL
nghiệm dao động điều hòa kết hợp phần mềm Tracker video Analysis trong dạy học
nội dung “Dao động” - Vật lí lớp 11 nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh”,

CI
Tạp chí Thiết bị giáo dục, số tháng 5 – 2023.

FI
OF
ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
118

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT

AL
PHIẾU TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

CI
VẬT LÍ Ở TRƯỜNG THPT

FI
Kính chào Quý Thầy/Cô,
Tôi tên là Nguyễn Thị Phương Thảo – học viên lớp cao học K42 LL&PPDH

OF
bộ môn Vật lí trường Đại học Sư Phạm – ĐH Đà Nẵng.
Trong thời gian này, tôi đang thực hiện luận văn với đề tài “Xây dựng và sử
dụng thí nghiệm trong dạy học nội dung “Dao động” và “Sóng” – Vật lí 11
(CTGDPT 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của học sinh”. Để thu thập dữ liệu

ƠN
phục vụ nghiên cứu đề tài này, tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô
hoàn thành phiếu khảo sát dưới đây. Những thông tin và ý kiến đóng góp của Quý
Thầy/Cô vô cùng có giá trị cho đề tài và kết quả khảo sát chỉ có mục đích sử dụng cho
NH
nghiên cứu khoa học.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Thầy/Cô!
I. Thông tin cá nhân
Quý Thầy (Cô) vui lòng cho biết một vài thông tin:
Y

Họ và tên (Có thể ghi hoặc không ghi) Giới tính:  Nam  Nữ
QU

Số năm Công tác: ........................................... Thuộc tổ chuyên môn: ........................


Hiện đang dạy:  Lớp 10  Lớp 11  Lớp 12
Đơn vị công tác: ..........................................................................................................
II. Nội dung
M

Với mỗi nhận định dưới đây, Quý Thầy/Cô hãy cho biết mức độ đồng ý của
mình và đánh dấu vào mức độ mà thầy cô cho là phù hợp nhất.

 Hoàn toàn
 Không đồng ý  Không chắc chắn  Đồng ý
đồng ý
Y

STT Nhận định Mức phù hợp


DẠ

Năng lực vật lí là năng lực đặc thù cần phải được phát triển ở học
G.1.
sinh khi học môn vật lí. Vậy, theo thầy/Cô thì năng lực vật lí là gì?
119

Năng lực vật lí là học sinh có thể giải được các


G.1.1 bài tập vật lí và giải thích được một số hiện 

AL
tượng trong thực tiễn
Năng lực vật lí là học sinh nhận thức được các

CI
kiến thức, kĩ năng cốt lõi trong Vật lí, tìm hiểu
G.1.2 được một số hiện tượng tự nhiên dưới góc độ vật 
lí và vận dụng được kiến thức kĩ năng đã học vào

FI
thực tiễn
Năng lực vật lí là hiểu biết của học sinh về môn

OF
G.1.3. Vật lí và nhận thức của học sinh về những ảnh 
hưởng khoa học tới thực tiễn của môn Vật lí
G.2. Mục tiêu phát triển năng lực vật lí ở học sinh

G.2.1.
lõi về môn vật lí
ƠN
Có được những kiến thức, kĩ năng phổ thông cốt

Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình khoa

NH
G.2.2. học để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ
vật lí
Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng trong
G.2.3. thực tiễn để nhận biết sở trường bản thân, phát 
Y

triển nghề nghiệp, xã hội và bảo vệ thiên nhiên.


QU

G.3. Những ưu điểm của việc phát triển được năng lực vật lí
HS luôn đam mê, yêu thích và phát triển tư duy
G.3.1.
khoa học

Phát triển được các kỹ năng quan sát, mô tả, diễn
M

G.3.2. đạt, nhận biết, dự đoán và phân tích sự vật, hiện 
tượng đúng tiến trình và khoa học

Phát triển được các kỹ năng thu thập thông tin dữ


G.3.3.
liệu, lưu trữ, đo dạc và thực nghiệm.

HS xác định được nội dung, xây dựng và thực

Y

G.3.4. hiện được kế hoạch đã đưa ra để giải quyết vấn


đề
DẠ

G.3.5. Nhận biết và xác định được ngành nghề phù hợp 
120

Những khó khăn gặp phải khi tổ chức dạy học phát triển năng lực
G.4.
vật lí cho học sinh là

AL
G.4.1. HS chưa yêu thích, hứng thú môn học 


CI
G.4.2. HS chưa có kiến thức và tư duy khoa học

Chương trình môn Vật lí còn hàn lâm, nặng về


G.4.3. 

FI
kiến thức toán

G.4.4. Thời gian của mỗi tiết học còn hạn chế 

OF
Khó khăn trong xây dựng giáo án phát triển NL
G.4.5. theo CV 5512 (mục tiêu, cách thức tổ chức các 
hoạt động)
GV lúng túng trong vận dụng các PPDH, KTDH 
G.4.6.
tích cực cho học sinh ƠN
Phương tiện học tập còn hạn chế (cả về số lượng 
G.4.7.
và chất lượng)
NH

Kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ là đánh giá kiến thức,
G.4.8. chua đánh giá NL vận dụng kiến thức của học 
sinh
Các biện pháp phát triển năng lực vật lí
Y

G.5.
Tăng cường phương pháp tích cực có khả năng

QU

G.5.1.
giúp HS phát triển năng lực vật lí
Xây dựng và sử dụng bài tập để phát triển năng
G.5.2. lực, đặc biệt quan tâm đến bài tập thực nghiệm và 
bài tập thực gắn với thực tiễn
M

Thường xuyên tổ chức các dự án, hoạt động trải




G.5.3. nghiệm và cuộc thi liên quan đến ứng dụng của
vật lí
GV hướng dẫn và gợi ý cho HS đọc, xem và tìm
G.5.4. hiểu thế giới tự nhiên, khoa học trên các phương 
Y

tiện truyền thông, đặc biệt là trên các website.


DẠ

Thường xuyên kiểm tra và đánh giá năng lực


G.5.5
bằng các nhiệm vụ học tập hay các bài kiểm tra

121

thường xuyên, định kì.


Tăng cường tổ chức dạy học các chủ đề STEM 

AL
G.5.6
trong môn Vật lí
G.5.7 Tăng cường sử dụng các trò chơi trong dạy học 

CI
trên các nền tảng trực tuyến (kahoot, quizizz,
chiếc nón kì diệu, …)

FI
 Thỉnh
 Không bao giờ  Thường xuyên  Rất thường xuyên

OF
thoảng

Tần suất thầy cô sử dụng phương pháp dạy học trong thời gian vừa
G.6
qua như thế nào?

G.6.1.

G.6.2.
Phương pháp thuyết trình

Phương pháp vấn đáp, đàm thoại


ƠN 

NH
G.6.3. Làm việc nhóm, thảo luận và thuyết trình 
Phương pháp dạy học tích cực như:
- Dạy học theo trạm;
- Dạy học giải quyết vấn đề;
Y

G.6.4. - Lớp học đảo ngược; 


QU

- Dạy học dự án;


- STEM;
- Trải nghiệm;
Thầy cô thường sử dụng phương pháp nào để kiểm tra đánh giá
M

G.7
năng lực vật lí của học sinh?

G.7.1. Phương pháp quan sát, phỏng vấn 


Làm các bài kiểm tra trắc nghiệm/ tự luận/ kết
G.7.2.
hợp trắc nghiệm, tự luận

Y

G.7.3. Chấm sản phẩm, hồ sơ học tập của học sinh 
DẠ

G.7.4. Bảng kiểm; Rubrics 


122

G.8. Tiến trình dạy học một bài/ chủ đề trong công văn 5512 gồm các hoạt động
nào?

AL
 Mở đầu, Hình thành kiến thức, Củng cố, Vận dụng.
 Xác định vấn đề, Hình thành kiến thức, Luyện tập.

CI
 Xác định vấn đề, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng.
BẢNG HỎI VỀ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ
Câu 1. Với mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, theo thầy/cô thí nghiệm

FI
vật lí (thí nghiệm thật) có vai trò: (chọn 1 phương án)
A. Rất quan trọng (không thể thiếu).

OF
B. Quan trọng.
C. Bình thường (có cũng được, không có cũng được).
D. Không quan trọng (không cần thiết).

là: (chọn 1 phương án)


A. Chưa bao giờ sử dụng.
ƠN
Câu 2. Tần suất sử dụng thí nghiệm trong các bài học vật lí hiện nay của thầy/cô
NH
B. Hiếm khi.
C. Thỉnh thoảng.
D. Thường xuyên.
E. Rất thường xuyên.
Y

Câu 3. Thí nghiệm vật lí có thể phát triển những thành tố nào của NL Vật lí?
QU

(chọn nhiều đáp án)


A. Nhận thức Vật lí.
B. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí.
C. Vận dụng kiến thức, KN đã học.
M

Câu 4. Để phát triển tối đa năng lực vật lí theo chương trình giáo dục môn Vật lí
2018, nên sử dụng loại thí nghiệm nào sau đây? (chọn nhiều phương án)

A. Thí nghiệm khảo sát của giáo viên.


B. Thí nghiệm minh họa của giáo viên.
C. Thí nghiệm mở đầu của giáo viên.
D. Thí nghiệm của học sinh.
Y

Câu 5. Để thực hiện yêu cầu cần đạt liên quan đến các thí nghiệm trong chương
DẠ

trình giáo dục môn vật lí 2018, theo thầy/cô, chúng ta có thể: (chọn nhiều đáp án)
A. Cần mua sắm ngay và đầy đủ các thí nghiệm theo danh mục quy định (thông tư
123

số 39 của Bộ GĐ và ĐT).
B. Khai thác các thí nghiệm Vật lí hiện hành kết hợp mua mới một số thiết bị mới.

AL
C. Khai thác các thí nghiệm Vật lí hiện hành kết hợp mua mới một số thiết bị mới
và tự tạo các thí nghiệm đơn giản.

CI
D. Không cần sử dụng thí nghiệm.
Câu 6. Khó khăn/thử thách lớn nhất đối với giáo viên khi tổ chức dạy học vật lí
theo chương trình 2018 có sử dụng thí nghiệm hướng phát triển năng lực học sinh

FI
là: (chọn nhiều đáp án)
A. Số lượng và chất lượng thí nghiệm còn hạn chế.

OF
B. Thời gian quy định của bài học quá ngắn.
C. Kĩ năng sử dụng thí nghiệm theo hướng phát triển NL học sinh
D. Cách thức tổ chức hoạt động học tập có sử dụng thí nghiệm hướng phát triển NL
học sinh.
Trân trọng cảm ơn Quý Thầy/Cô! ƠN
NH
Y
QU
M

Y
DẠ
124

PHIẾU KHẢO SÁT VIỆC SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG

AL
DẠY HỌC VẬT LÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH

Thân chào các em,

CI
Cô tên là Nguyễn Thị Phương Thảo – học viên lớp cao học K42 LL&PPDH bộ G
Vật lí trường Đại học sư phạm – ĐH Đà Nẵng. Trong thời gian này, cô đang thực hiện

FI
luận văn với đề tài “Xây dựng và sử dụng thí nghiệm trong dạy học nội dung “Dao
động" và "Sóng" – Vật lí 11 (CTGDPT 2018) nhằm phát triển năng lực vật lí của

OF
học sinh”. Để thu thập dữ liệu phục vụ nghiên cứu đề tài này, cô rất mong nhận được
sự giúp đỡ của các em trong việc hoàn thành phiếu khảo sát dưới đây. Những thông tin
và ý kiến đóng góp của các em vô cùng có giá trị cho đề tài và kết quả khảo sát chỉ có
mục đích sử dụng cho nghiên cứu khoa học.
ƠN
Sau cùng, cô xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các em!
NH
I. Thông tin cá nhân
Họ và tên
Giới tính
o Nam
Y

o Nữ
Hiện đang học lớp
QU

o 10
o 11
o 12
Trường
M

II. Nội dung


Với mỗi nhận định dưới đây, các em hãy cho biết mức độ đồng ý của mình và đánh

dấu vào mức độ mà các em cho là phù hợp nhất.


1. Không bao giờ
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
Y

4. Rất thường xuyên


DẠ
125

Trong giờ học vật lí, giáo viên bộ môn thường dùng phương pháp dạy
Câu 1
học nào sau đây?

AL
1.1. Phương pháp thuyết trình 


CI
1.2. Phương pháp vấn đáp, đàm thoại

1.3. Làm việc nhóm, thảo luận và thuyết trình 

FI
Phương pháp dạy học tích cực như:
- Dạy học theo trạm;

OF
- Dạy học giải quyết vấn đề;
1.4. - Lớp học đảo ngược; 
- Dạy học dự án;
- STEM;
- Trải nghiệm; ƠN
Trong giờ học vật lí, giáo viên bộ môn thường dùng phương pháp kiểm
Câu 2
tra đánh giá nào sau đây?
NH

2.1. Phương pháp quan sát, phỏng vấn 


Làm các bài kiểm tra trắc nghiệm/ tự luận/ kết hợp
2.2.
trắc nghiệm, tự luận

Y

2.3. Chấm sản phẩm, hồ sơ học tập của học sinh 
QU

Theo các em trong các tiết học vật lí, giáo viên
Câu 3
sử dụng thí nghiệm ở mức độ nào?

Theo các em, việc sử dụng thí nghiệm thật để
kiểm chứng các kiến thức đã thu nhận là
M

A. Không quan trọng (không cần thiết).


Câu 4 B. Bình thường (có cũng được, không có cũng


được).
C. Quan trọng.
D. Rất quan trọng (không thể thiếu).
Y
DẠ

Với mỗi nhận định dưới đây, các em hãy cho biết mức độ đồng ý của mình và đánh
dấu vào mức độ mà các em cho là phù hợp nhất.
1. Không đồng ý
126

2. Không chắc chắn


3. Đồng ý

AL
4. Hoàn toàn đồng ý
Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm thật thì
Câu 5 

CI
các em sẽ tích cực chú ý bài hơn
Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm thật sẽ
Câu 6 giúp em mạnh dạn hơn trong việc phát biểu ý kiến 

FI
và tham gia xây dựng bài học
Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệm thật sẽ

OF
Câu 7
giúp các em dễ hiểu bài và ghi nhớ tốt hơn

Theo em để phát triển tối đa năng lực vật lí theo chương trình giáo dục
môn Vật lí 2018, nên sử dụng loại thí nghiệm nào sau đây? (chọn nhiều

Câu 8
phương án)
A.
B.
ƠN
Thí nghiệm khảo sát của giáo viên.
Thí nghiệm minh họa của giáo viên.
NH
C. Thí nghiệm mở đầu của giáo viên.
D. Thí nghiệm của học sinh.
Y
QU
M

Y
DẠ
127
PHỤ LỤC 2

AL
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VÀ VIỆC SỬ
DỤNG THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

CI
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA GV
 Hoàn toàn
 Không đồng ý  Không chắc chắn  Đồng ý

FI
đồng ý

OF
Nhận định Số ý kiến
STT
Tỉ lệ phần trăm (%)
Năng lực vật lí là năng lực đặc thù cần phải được phát triển ở học
G.1.
sinh khi học môn vật lí. Vậy, theo thầy/Cô thì năng lực vật lí là gì?

G.1.1
ƠN
Năng lực vật lí là học sinh có thể giải
được các bài tập vật lí và giải thích được
   
1 2 7 3
một số hiện tượng trong thực tiễn
NH
7,7 15,4 53,9 23,1
Năng lực vật lí là học sinh nhận thức
   
được các kiến thức, kĩ năng cốt lõi trong
Vật lí, tìm hiểu được một số hiện tượng 0 0 6 7
Y

G.1.2
tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng
QU

được kiến thức kĩ năng đã học vào thực 0 0 46,2 53,8


tiễn
Năng lực vật lí là hiểu biết của học sinh    
về môn Vật lí và nhận thức của học sinh
G.1.3. 1 0 8 4
M

về những ảnh hưởng khoa học tới thực


tiễn của môn Vật lí 7,7 0 61,5 30,8

G.2. Mục tiêu phát triển năng lực vật lí ở học sinh

Có được những kiến thức, kĩ năng phổ


   
G.2.1. 2 0 7 4
thông cốt lõi về môn vật lí
Y

15,4 0 53,8 30,8


DẠ

G.2.2.
Vận dụng được một số kĩ năng tiến trình    
khoa học để khám phá, giải quyết vấn đề 0 0 5 8
128
dưới góc độ vật lí 0 0 38,5 61,5

AL
Vận dụng được một số kiến thức, kĩ năng    
trong thực tiễn để nhận biết sở trường
G.2.3. 0 1 7 5

CI
bản thân, phát triển nghề nghiệp, xã hội
và bảo vệ thiên nhiên. 0 7,7 53,8 38,5
G.3. Những ưu điểm của việc phát triển được năng lực vật lí

FI
HS luôn đam mê, yêu thích và phát triển
   

OF
G.3.1. 1 2 6 4
tư duy khoa học
7,7 15,4 46,2 30,8
Phát triển được các kỹ năng quan sát, mô    
tả, diễn đạt, nhận biết, dự đoán và phân
G.3.2.
ƠN
tích sự vật, hiện tượng đúng tiến trình và
khoa học
0

0
0

0
8

61,5
5

38,5

Phát triển được các kỹ năng thu thập    


NH

G.3.3. thông tin dữ liệu, lưu trữ, đo dạc và thực 0 0 6 7


nghiệm. 0 0 46,2 53,8

HS xác định được nội dung, xây dựng và    


Y

G.3.4. thực hiện được kế hoạch đã đưa ra để 1 1 7 4


QU

giải quyết vấn đề 7,7 7,7 53,9 30,8

Nhận biết và xác định được ngành nghề


   
G.3.5. 2 1 6 4
phù hợp
M

15,4 7,7 46,2 30,8


Những khó khăn gặp phải khi tổ chức dạy học phát triển năng lực

G.4.
vật lí cho học sinh là

   
G.4.1. HS chưa yêu thích, hứng thú môn học 0 4 5 4
Y

0 30,8 38,5 30,8


DẠ

G.4.2. HS chưa có kiến thức và tư duy khoa học


   
1 5 3 4
129
7,7 38,5 23,1 30,8

AL
Chương trình môn Vật lí còn hàn lâm,
   
G.4.3. 0 1 9 3
nặng về kiến thức toán

CI
0 7,7 69,2 23,1

   

FI
G.4.4. Thời gian của mỗi tiết học còn hạn chế 0 0 7 6
0 0 53,8 46,2

OF
Khó khăn trong xây dựng giáo án phát    
G.4.5. triển NL theo CV 5512 (mục tiêu, cách 2 1 5 5
thức tổ chức các hoạt động) 15,4 7,7 38,5 38,5

G.4.6.
ƠN
GV lúng túng trong vận dụng các PPDH,
  
1 0 8

4
KTDH tích cực cho học sinh
NH
7,7 0 61,5 30,8

Phương tiện học tập còn hạn chế (cả về


   
G.4.7. 0 0 9 4
số lượng và chất lượng)
0 0 69,2 30,8
Y

Kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ là đánh giá    


QU

G.4.8. kiến thức, chua đánh giá NL vận dụng 0 1 7 5


kiến thức của học sinh 0 7,7 53,8 38,5
G.5. Các biện pháp phát triển năng lực vật lí
M

Tăng cường phương pháp tích cực có khả


   
G.5.1.

năng giúp HS phát triển năng lực vật lí 0 0 7 6


0 0 53,8 46,2
Xây dựng và sử dụng bài tập để phát    
triển năng lực, đặc biệt quan tâm đến bài
Y

G.5.2. 0 0 7 6
tập thực nghiệm và bài tập thực gắn với
DẠ

thực tiễn 0 0 53,8 46,2

G.5.3. Thường xuyên tổ chức các dự án, hoạt    


130
động trải nghiệm và cuộc thi liên quan 0 1 7 5

AL
đến ứng dụng của vật lí 0 7,7 53,8 38,5
GV hướng dẫn và gợi ý cho HS đọc, xem    

CI
và tìm hiểu thế giới tự nhiên, khoa học
G.5.4. 0 0 6 7
trên các phương tiện truyền thông, đặc
biệt là trên các website. 0 0 46,2 53,8

FI
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá năng    

OF
G.5.5 lực bằng các nhiệm vụ học tập hay các 0 1 9 3
bài kiểm tra thường xuyên, định kì. 0 7,7 69,2 23,1
G.5.6
Tăng cường tổ chức dạy học các chủ đề
   
STEM trong môn Vật lí
ƠN 0
0
0
0
9
69,2
4
30,8
G.5.7 Tăng cường sử dụng các trò chơi trong    
NH
dạy học trên các nền tảng trực tuyến 0 1 7 5
(kahoot, quizizz, chiếc nón kì diệu, …) 0 7,7 53,8 38,5

 Thỉnh
Y

 Không bao giờ  Thường xuyên  Rất thường xuyên


thoảng
QU

Tần suất thầy cô sử dụng phương pháp dạy học trong thời gian vừa
G.6
qua như thế nào?

   
M

G.6.1. Phương pháp thuyết trình 0 1 7 5


0 7,7 53,8 38,5

   
G.6.2. Phương pháp vấn đáp, đàm thoại 0 0 6 7
Y

0 0 46,2 53,8
DẠ

G.6.3. Làm việc nhóm, thảo luận và thuyết trình


   
0 6 6 1
131
0 46,2 46,2 7,7

AL
Phương pháp dạy học tích cực như:    
- Dạy học theo trạm;

CI
- Dạy học giải quyết vấn đề;
G.6.4. - Lớp học đảo ngược; 1 8 4 0

FI
- Dạy học dự án;
- STEM;

OF
- Trải nghiệm; 7,7 61,5 30,8 0

Thầy cô thường sử dụng phương pháp nào để kiểm tra đánh giá
G.7
năng lực vật lí của học sinh?

G.7.1.
ƠN
Phương pháp quan sát, phỏng vấn
  
0 5 5

3
NH
0 38,5 38,5 23,1

Làm các bài kiểm tra trắc nghiệm/ tự luận/


   
G.7.2. 0 1 6 6
kết hợp trắc nghiệm, tự luận
0 7,7 46,2 46,2
Y

   
QU

Chấm sản phẩm, hồ sơ học tập của học


G.7.3. 0 5 7 1
sinh
0 38,5 53,9 7,7

   
M

G.7.4. Bảng kiểm; Rubrics 0 11 2 0


0 84,6 15,4 0

G.8. Tiến trình dạy học một bài/ chủ đề trong công văn 5512 gồm các
hoạt động nào?
Y

 Mở đầu, Hình thành kiến thức, Củng cố, Vận dụng. (13/13, 100%)
DẠ

 Xác định vấn đề, Hình thành kiến thức, Luyện tập.
 Xác định vấn đề, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng.
132

AL
BẢNG HỎI VỀ THÍ NGHIỆM VẬT LÍ
Câu 1. Với mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, theo thầy/cô thí

CI
nghiệm vật lí (thí nghiệm thật) có vai trò: (chọn 1 phương án)
Đáp án A B C D
Số ý kiến 8 5 0 0

FI
Tỉ lệ phần trăm (%) 61,5 38,5 0 0

OF
Câu 2. Tần suất sử dụng thí nghiệm trong các bài học vật lí hiện nay của
thầy/cô là: (chọn 1 phương án)
Đáp án A B C D E
Số ý kiến
Tỉ lệ phần trăm (%)
0
0 ƠN 1
7,7 61,5
8 4
30,8
0
0
NH
Câu 3. Thí nghiệm vật lí có thể phát triển những thành tố nào của NL Vật lí?
(chọn nhiều đáp án)
Đáp án A B C
Số ý kiến 8 11 5
Y

Tỉ lệ phần trăm (%) 61,5 84,6 38,5


QU

Câu 4. Để phát triển tối đa năng lực vật lí theo chương trình giáo dục môn Vật
lí 2018, nên sử dụng loại thí nghiệm nào sau đây? (chọn nhiều phương án)
M

Đáp án A B C D
Số ý kiến 4 8 7 11

Tỉ lệ phần trăm (%) 30,8 61,5 53,8 84,6

Câu 5. Để thực hiện yêu cầu cần đạt liên quan đến các thí nghiệm trong
Y

chương trình giáo dục môn vật lí 2018, theo thầy/cô, chúng ta có thể: (chọn nhiều
đáp án)
DẠ

Đáp án A B C D
Số ý kiến 5 4 13 1
133
Tỉ lệ phần trăm (%) 38,5 30,8 100 7,7

AL
Câu 6. Khó khăn/thử thách lớn nhất đối với giáo viên khi tổ chức dạy học
vật lí theo chương trình 2018 có sử dụng thí nghiệm hướng phát triển năng lực

CI
học sinh là: (chọn nhiều đáp án)
Đáp án A B C D
Số ý kiến 9 9 7 10

FI
Tỉ lệ phần trăm (%) 69,2 69,2 53,8 76,9

OF
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA ĐỐI VỚI HS

Với mỗi nhận định dưới đây, các em hãy cho biết mức độ đồng ý của mình và đánh

ƠN
dấu vào mức độ mà các em cho là phù hợp nhất.

1. Không bao giờ


NH
2. Thỉnh thoảng

3. Thường xuyên
Y

4. Rất thường xuyên


QU

Trong giờ học vật lí, giáo viên bộ môn thường dùng phương pháp dạy
Câu 1
học nào sau đây?

   
M

1.1. Phương pháp thuyết trình


3 3 10 13

10,3 10,3 34,5 44,8

Phương pháp vấn đáp, đàm


   
1.2. 4 6 15 4
thoại
Y

13,8 20,7 51,7 13,8

   
DẠ

Làm việc nhóm, thảo luận và


1.3.
thuyết trình 1 15 10 3
134
3,4 51,7 34,5 10,3

AL
Phương pháp dạy học tích cực
như:    

CI
- Dạy học theo trạm;
- Dạy học giải quyết vấn đề;
1.4. 8 9 7 5
- Lớp học đảo ngược;

FI
- Dạy học dự án;

OF
- STEM;
27,6 31,0 24,1 17,2
- Trải nghiệm;
Trong giờ học vật lí, giáo viên bộ môn thường dùng phương pháp kiểm
Câu 2
tra đánh giá nào sau đây?

2.1.
ƠN
Phương pháp quan sát, phỏng

9

8

8

4
vấn
NH
31,0 27,6 27,6 13,8

Làm các bài kiểm tra trắc    


2.2. nghiệm/ tự luận/ kết hợp trắc 2 6 9 12
nghiệm, tự luận 6,9 20,7 31,0 41,4
Y

   
QU

Chấm sản phẩm, hồ sơ học tập


2.3. 4 16 6 3
của học sinh
13,8 55,2 20,7 10,3

Theo các em trong các tiết họ    


M

Câu 3 c vật lí, giáo viên sử dụng thí 6 17 6 0


nghiệm ở mức độ nào? 20,7 58,6 20,7 0

Theo các em, việc sử dụng thí nghiệm thật để kiểm chứng các kiến thức
đã thu nhận là
Đáp án A B C D
Y

Câu 4
Số ý kiến 1 3 16 9
DẠ

Tỉ lệ phần 3,4 10,3 55,2 31,0


135
trăm (%)

AL
Với mỗi nhận định dưới đây, các em hãy cho biết mức độ đồng ý của mình và đánh

CI
dấu vào mức độ mà các em cho là phù hợp nhất.

1. Không đồng ý

FI
2. Không chắc chắn

OF
3. Đồng ý

4. Hoàn toàn đồng ý

ƠN
Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệ
Câu 5 m thật thì các em sẽ tích

2

0

18

9
cực chú ý bài hơn
NH
6,9 0 62,1 31,0
Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệ    
m thật sẽ giúp các
Câu 6 0 6 12 11
em mạnh dạn hơn trong việc phát biểu ý
Y

kiến và tham gia xây dựng bài học 0 20,7 41,4 37,9

   
QU

Trong giờ học vật lí có sử dụng thí nghiệ


Câu 7 m thật sẽ giúp các em dễ hiểu bài và ghi 1 4 13 11
nhớ tốt hơn 3,4 13,8 44,8 37,9
Theo em để phát triển tối đa năng lực vật lí theo chương trình giáo dục
M

môn Vật lí 2018, nên sử dụng loại thí nghiệm nào sau đây? (chọn nhiều
phương án)

Câu 8 Đáp án A B C D
Số ý kiến 13 14 8 14
Tỉ lệ phần 44,8 48,3 27,6 48,3
Y

trăm (%)
DẠ
136
PHỤ LỤC 3

AL
TÊN BÀI DẠY: ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA ÂM
Môn học: CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ; lớp: 11

CI
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực

FI
1.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:

OF
+ Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, video
+ Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

ƠN
+ Xác định trách nhiệm và hoạt động của bản thân
+ Biết chủ động trong giao tiếp: tự tin, chủ động trong báo cáo, trình bày sản phẩm
trước lớp.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
NH

+ Phát hiện và nêu tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống
1.2. Năng lực đặc thù
- [2.4]. Thực hiện kế hoạch: Tiến hành đo tốc độ truyền âm từ đó thu thập được số
Y

liệu và rút ra kết luận.


- [2.5]. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
QU

2. Phẩm chất
Nhân ái: Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Chăm chỉ: Kiên trì, tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu
thí nghiệm, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng,
M

mở rộng.

Trung thực: Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lý số liệu, viết và nói đúng
với kết quả thu thập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Giáo viên Học sinh
Y

Thiết bị - Bộ âm thoa: Gồm 2 âm thoa có tần số - Sử dụng app đo tần số


DẠ

440Hz và 512Hz, sai số ± 1Hz, búa cao Analyzer Basic (dùng cho
su. hệ điều hành Android) trên
137
- 4 bộ gồm: điện thoại thông minh.

AL
+ Ống trụ: Bằng nhựa trong suốt, đường - Sử dụng app Frequency
kính 40mm, dài 660mm, có chia độ 0 ÷
Generator , app

CI
650mm.
Phyphox trên điện thoại
+ Pittông: Bằng sắt bọc nhựa, đường
thông minh
kính 35mm, dài 20mm

FI
+ Dây kéo: Loại sợi mềm, đảm bảo độ
bền cơ học, dài 800mm

OF
+ Ròng rọc: Đường kính 36mm
+ Trụ đứng: Bằng inox, đường kính
10mm, dài 760mm

ƠN
+ Tay đỡ ống trụ: Bằng nhựa, dài 90mm,
có nòng cốt nhôm lỗ đường kính 10mm
dài 20mm.
+ 1 Khớp nối.
NH

+ 1 Đế 3 chân.
+ 1 Loa điện động: Loa tròn đường kính
60mm, hộp loa bằng nhựa có 2 jack cái
Y

lỗ 4mm, thanh inox đường kính 10mm


dài 30mm, dùng nguồn điện từ máy phát
QU

âm tần để điều chỉnh tần số.


Học liệu Các công cụ đánh giá: Phiếu học tập, SGK
rubric đánh giá, các video thí nghiệm Bảng
(minh họa, thí nghiệm vui tạo tình Bút, vở….
M

huống học tập), trò chơi.


III. Tiến trình dạy học


1. Chuỗi các hoạt động dạy học và thời gian dự kiến
Gồm chuỗi các hoạt động: Xác định vấn đề học tập (khởi động), hình thành kiến thức,
Y

luyện tập, vận dụng.


DẠ
138
Tên hoạt động Phương pháp, kĩ thuật, Phương án đánh

AL
Nội dung
cụ thể (thời hình thức tổ chức (kể giá (tên công cụ
kiến thức
gian) tên) /kiểu đánh giá)

CI
Hoạt động 1: Tạo tình Vấn đáp, tìm tòi sáng tạo, Câu trả lời của HS
Khởi động huống xuất tổng hợp
(5 phút) phát

FI
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Đo được tần Dạy học theo nhóm Sản phẩm học tập

OF
Thí nghiệm đo số của sóng Chia lớp thành 4 nhóm (trả lời trong các
tần số của sóng âm bằng app. thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập)
âm bằng dụng phiếu học tập số 1
cụ thực hành.
(15 phút)
Hoạt động 2.2: Tiến hành đo
ƠN
(Sử dụng phiếu học tập
số 1)
Dạy học theo nhóm Sản phẩm học tập
Thí nghiệm đo tốc độ truyền Chia lớp thành 4 nhóm (trả lời trong các
NH

tốc độ truyền âm bằng 3 thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập)
âm (40 phút) phương án từ phiếu học tập số 2
đó thu thập (Sử dụng phiếu học tập
Y

được số liệu, số 2)
QU

so sánh và rút
ra kết luận.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi Có 4 đội, mỗi đội là 1 tổ trả Câu trả lời của HS
Luyện tập “Ai là triệu lời các câu hỏi trong trò
M

(15 phút) phú” chơi


Hoạt động 4: - Đo tần số Dạy học theo nhóm Sản phẩm của HS

Vận dụng của các nốt cơ Chia lớp thành 4 nhóm báo cáo trong
(15 phút) bản trong đàn thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập
piano phiếu học tập số 3
( sử dụng phiếu học tập
Y

số 3)
DẠ
139
2. Các hoạt động dạy học cụ thể

AL
❖ Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu hoạt động: Tạo hứng thú cho HS trong học tập.

CI
b. Nội dung hoạt động: GV xây dựng tình huống cho HS.
c. Dự kiến sản phẩm: HS thảo luận trả lời câu hỏi tình huống
d. Cách thức tổ chức:

FI
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV HS

OF
- GV đặt vấn đề: Âm do các vật dao động phát ra như: mặt HS chú ý xem ảnh và
trống, dây đàn, ống sáo, chim hót… thảo luận với GV.

ƠN
NH
Y
QU

Âm thanh rất phổ biến trong đời sống. Vậy âm có những


đặc điểm gì? Cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
M

e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng câu trả lời của HS.
❖ Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Thí nghiệm đo tần số của sóng âm bằng dụng cụ thực hành (15
phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Đo được tần số của sóng âm bằng app.
Y

b. Nội dung hoạt động:


DẠ

- Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu


- Hoạt động cả lớp: Đo được tần số của sóng âm bằng app.
c. Dự kiến sản phẩm:
140
Lần đo Âm thoa 440 (Hz) Âm thoa 512 (Hz)

AL
1 438,4 513,7
2 439,2 512,7
3 440,0 512,5

CI
4 438,5 512,0
5 439,0 512,0

FI
Trung bình 439,0 512,6
Kết luận: App đo kết quả với độ chính xác cao về tần số của sóng âm.

OF
d. Cách thức tổ chức:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV HS
- GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết -HS cài đặt app.

ƠN
trước: cài đặt và tìm hiểu cách sử dụng
của app Sound Analyzer Basic.
NH
Thưc hiện nhiệm vụ theo nhóm
GV HS
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát dụng - Các nhóm thực hiện yêu cầu,
cụ cho các nhóm (bộ âm thoa, búa cao nhiệm vụ của giáo viên.
Y

su).
QU

- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các


nhóm thực hiện theo phiếu học tập số 1.
- GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó
khăn trong quá trình thực hiện.
M

Báo cáo kết quả và thảo luận


GV HS
- Quan sát các câu trả lời của các nhóm - Gọi đại diện nhóm trình bày về câu
- Hình thành kiến thức mới trả lời của nhóm mình.
Y

- Các nhóm còn lại bổ sung và đánh


DẠ

giá nhóm kết quả nhóm trình bày

Đánh giá, chốt kiến thức:


141
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh

AL
Đánh giá câu trả lời của học sinh Lắng nghe và ghi chép
GV chốt kiến thức: Sử dụng app đo

CI
được khá chính xác tần số của sóng âm.

Phiếu hoc tập số 1

FI
Từ các dụng cụ đã cho hãy thiết kế phương án và tiến hành làm thí nghiệm đo tần số
của âm thoa bằng app và điền vào bảng.

OF
Bảng số liệu:
Lần đo Âm thoa 440 Hz Âm thoa 512 Hz
1
2
3
4
ƠN
NH
5
Trung bình
- Nhận xét:
……………………………………………………………………………………..
Y

…………………………………………………………………………………………
QU

…………………………………………………………………………………….
- Kết luận:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
M

e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng Rubric


Bảng 2.26. Rubric đánh giá


Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
2.4. Thực hiện giải pháp: Bố 1 Chưa thực hiện được.
Y

trí TN, tiến hành TN, thu thập Thực hiện được một phần giải pháp (thực
được kết quả, xử lý được số 2 hiện được một số công đoạn trong giải
DẠ

liệu (qua biểu thức, đồ thị…), pháp).


rút ra nhận xét. 3 Thực hiện được giải pháp với sự hỗ trợ của
142
các nhóm khác.

AL
Tự nhóm thực hiện được giải pháp đảm
4
bảo thời gian và chất lượng.

CI
Hoạt động 2.2: Thí nghiệm đo tốc độ truyền âm (40 phút)
a. Mục tiêu hoạt động: Tiến hành đo tốc độ truyền âm bằng 3 phương án từ đó thu thập

FI
được số liệu, so sánh và rút ra kết luận.
b. Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân, nhóm: Nghiên cứu tài liệu, làm thí nghiệm

OF
c. Dự kiến sản phẩm:
Tần số Vị trí âm nghe to Vị trí âm nghe to Bước sóng Vận tốc truyền
f (Hz) nhất lần thứ nhất nhất lần thứ hai λ (cm) âm v = λ.f

App
(cm)
Bộ TN
hiện hành
ƠN (cm)
App Bộ TN hiện
hành
(m/s)
NH
400 19 19 62 62 86 344,0
440 17 17 56,5 56,5 79 347,6
500 14 14 49 49 70 350,0
550 13 13 45 45 64 352,0
Y

Trung bình 348,4


QU

Chiều dài Gấp đôi chiều dài Hiệu thời gian Δt (s) Vận tốc truyền âm
ống L (cm) ống 2L (cm) v = 2L/Δt (m/s)
30 60 0,0018 333,3
M

45 90 0,0028 321,4
50 100 0,0031 322,5

55 110 0,0034 323,5


60 120 0,0036 333,3
Trung bình 326,8
Y

Kết luận: Kết quả đo vận tốc truyền âm khá gần với lí thuyết. Có sai khác với TN1 tùy
thuộc vào điều kiện nhiệt độ, độ ẩm môi trường.
DẠ

d. Cách thức tổ chức:


Chuyển giao nhiệm vụ học tập
143
GV HS

AL
GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước: - HS tiếp nhận
cài đặt và tìm hiểu cách sử dụng của app

CI
Frequency Generator và Phyphox.
Thưc hiện nhiệm vụ học tập
GV HS

FI
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phát dụng - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu
cụ cho các nhóm. của GV.

OF
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu các
nhóm thực hiện theo phiếu học tập số 2.

Báo cáo kết quả và thảo luận


GV ƠN HS
- GV gọi các nhóm mang kết quả lên - HS phối hợp với GV thực hiện nhiệm
NH
bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét. vụ.
- GV nhận xét phần trình bày của các
nhóm.
Y

Đánh giá, chốt kiến thức:


QU

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh


GV chốt kiến thức: Sử dụng app đo được - Lắng nghe, phản hồi và ghi chép.
khá chính xác vận tốc truyền âm.
M

Phiếu học tập số 2



Y
DẠ
144
Nhận xét:

AL
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................

CI
........................................................................................................................................
Kết luận
........................................................................................................................................

FI
................................................................................................ .........................................
e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng Rubric

OF
Bảng 2.27. Rubric đánh giá
Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
1 Chưa thực hiện được.

2.4. Thực hiện giải pháp: Bố


trí TN, tiến hành TN, thu thập
ƠN 2
Thực hiện được một phần giải pháp (thực
hiện được một số công đoạn trong giải
pháp).
được kết quả, xử lý được số
NH
Thực hiện được giải pháp với sự hỗ trợ của
liệu (qua biểu thức, đồ thị…), 3
các nhóm khác.
rút ra nhận xét.
Tự nhóm thực hiện được giải pháp đảm
4
bảo thời gian và chất lượng.
Y

❖ Hoạt động 3. Luyện tập (15 phút)


QU

a. Mục tiêu hoạt động: Luyện tập củng cố nội dung đã học
b. Nội dung hoạt động: Chơi trò chơi “Ai là triệu phú”, có 8 câu hỏi cho 4 nhóm, mỗi
nhóm là 1 tổ, mỗi câu hỏi 10 điểm, nhóm trả lời sai thì các nhóm khác được giành
M

quyền trả lời. Tổng kết cộng điểm cho nhóm đạt cao nhất và cộng cho những thành
viên tích cực phát biểu.

c. Dự kiến sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi.


d. Cách thức tổ chức
GV HS
Chiếu slide ppt trò chơi “Ai là triệu phú”. Tiếp nhận và thực hiện
Y
DẠ
145
TRÒ CHƠI “AI LÀ TRIỆU PHÚ”.

AL
Câu 1: Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Biên độ dao động của sóng âm càng lớn thì âm càng cao.

CI
B. Sóng âm là một sóng cơ.

FI
C. Tốc độ truyền âm phụ thuộc vào bản chất của môi trường truyền âm.

D. Sóng âm không truyền được trong chân không.

OF
Câu 2: Sóng âm không truyền được trong

A. thép. B. không khí. C. chân không. D. nước.

ƠN
Câu 3: Một sóng âm truyền trong không khí với tốc độ 340 m/s và bước sóng 34
cm. Tần số của sóng âm này là
NH
A. 500 Hz. B. 2000 Hz. C. 1000 Hz. D. 1500 Hz.

Câu 4: Đối với âm cơ bản và họa âm thứ hai do cùng một cây đàn phát ra thì

A. tốc độ âm cơ bản gấp đôi tốc độ họa âm thứ hai.


Y
QU

B. tần số họa âm thứ hai gấp đôi tần số âm cơ bản.

C. tần số họa âm thứ hai bằng nửa tần số âm cơ bản.

D. họa âm thứ hai có cường độ lớn hơn cường độ âm cơ bản.


M

Câu 5: Cho các chất sau: Không khí ở 00, không khí ở 250, nước và sắt. Sóng âm

truyền nhanh nhất trong

A. không khí ở 250. B. nước.

C. không khí ở 00. D. sắt.


Y
DẠ

Câu 6: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
146
A. chu kì của nó tăng.

AL
B. tần số của nó không thay đổi.

CI
C. bước sóng của nó giảm.

D. bước sóng của nó không thay đổi.

FI
Câu 7: Một đặc trưng vật lí của âm là

OF
A. độ cao. B. đồ thị dao động âm. C. âm sắc. D. độ to.

Câu 8: (Ô may mắn)

Câu
Đáp án
1
A C
2
ƠN3
C
4
B D
5 6
B
7
B
e) Dự kiến cách thức đánh giá:
NH
Bảng 2.28. Rubric đánh giá
Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
1 Chưa giải được bài tập.
Thực hiện được một phần lời giải (vận
Y

2 dụng được công thức nhưng sai đáp số hoặc


QU

3.1. Giải được các bài tập vật vận dụng sai công thức).
lí (lí tưởng) liên quan. Giải được bài tập với sự trợ giúp của người
3
khác.
Tự giải được bài tập theo đúng các bước,
4
M

đúng kết quả.


❖ Hoạt động 4. Vận Dụng (15 phút)


a. Mục tiêu hoạt động: Đo tần số của các nốt cơ bản trong đàn piano.
b. Nội dung hoạt động: Hoạt động nhóm: Nghiên cứu tài liệu, tự thiết kế và thực
Y

hiện phương án.


c. Dự kiến sản phẩm:
DẠ

Câu trả lời trong phiếu học tập


147
Nốt Đồ Rê Mi Fa Son La Si

AL
Tần số âm cơ bản 262 294 330 349 392 440 494
và họa âm (Hz) 524 588 660 698 784 880 988
786 882 990 1047 1176 1320 1482

CI
d. Cách thức tổ chức:

FI
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV HS

OF
- GV giao nhiệm vụ về nhà vào tiết trước - HS tiếp nhận.
gửi cho HS file âm thanh
https://bom.so/jnDDtU [20]
+ GV chia lớp thành 8 nhóm.
ƠN
+ GV phát phiếu học tập và yêu cầu các
nhóm thực hiện theo phiếu học tập.
Yêu cầu HS đo tần số của các nốt (Đồ -
NH
Rê – Mi – Fa – Son – La – Si) và họa âm
của chúng.
+ GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó
khăn trong quá trình thực hiện.
Y
QU

Thưc hiện nhiệm vụ theo nhóm


GV HS
- Hỗ trợ, hướng dẫn các nhóm. - Các nhóm thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các nhóm nếu gặp khó của giáo viên
M

khăn trong quá trình thực hiện.


Báo cáo kết quả và thảo luận


GV HS
+ GV gọi các nhóm mang kết quả lên - Gọi đại diện nhóm trình bày về câu trả
Y

bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét. lời của nhóm mình.
DẠ

+ GV nhận xét phần trình bày của các - Các nhóm còn lại bổ sung và đánh giá
nhóm. nhóm kết quả nhóm trình bày.
148
Đánh giá, chốt kiến thức:

AL
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
Đánh giá câu trả lời của học sinh. Lắng nghe và ghi chép

CI
Chốt KT: Sử dụng app đo được khá
chính xác tần số của sóng âm.

FI
Phiếu học tập số 3
Nốt Đồ Rê Mi Fa Son La Si

OF
Tần số âm cơ bản
và họa âm (Hz)

Nhận xét:
ƠN
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
NH
........................................................................................................................................
Kết luận
........................................................................................................................................
................................................................................................ .......................................
Y

e) Dự kiến cách thức đánh giá: Đánh giá bằng Rubric


QU

Bảng 2.29. Rubric đánh giá


Biểu hiện hành vi Mức độ Tiêu chí chất lượng
1 Chưa thực hiện được.
Thực hiện được một phần giải pháp (thực
2.4. Thực hiện giải pháp: Bố
M

2 hiện được một số công đoạn trong giải


trí TN, tiến hành TN, thu thập
pháp).
được kết quả, xử lý được số

Thực hiện được giải pháp với sự hỗ trợ của


liệu (qua biểu thức, đồ thị…), 3
các nhóm khác.
rút ra nhận xét.
Tự nhóm thực hiện được giải pháp đảm
4
Y

bảo thời gian và chất lượng.


DẠ

IV. ĐIỀU CHỈNH, THAY ĐỔI, BỔ SUNG (NẾU CÓ)


...........................................................................................................................................
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L
DẠ
Y

M
QU
Y
NH
ƠN
OF
FI
CIA
L

You might also like