You are on page 1of 68

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG QUỐC TẾ
KHOA KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP VÀ LOGISTICS

ĐỒ ÁN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP

TÊN DỀ TÀI: ĐẦU TƯ MÁY MÓC – THIẾT BỊ MỞ RỘNG


XÍ NGHIỆP MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY THÀNH CÔNG TẠI KHU
CÔNG NGHIỆP BÌNH MINH (TỈNH VĨNH LONG)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN


TS. LÊ XUÂN HẢI 1. GIÁ THỊ HOÀI NGỌC
2. NGUYỄN ĐÀO LAN HƯƠNG
3. TRẦN THỊ NGOAN
4. VŨ THỊ NGỌC HUYỀN
5. NGUYỄN THẢO PHƯƠNG
6. NGUYỄN HOÀNG NAM
7. NGUYỄN THƯ HOÀNG

TP HÀ NỘI, NGÀY 06 THÁNG 12 NĂM 2023


LỜI CẢM ƠN

Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Lê Xuân Hải, chúng em đã thực hiện đồ án: “Đầu tư máy
móc thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công ty cổ phần dệt may Thành Công tại khu công
nghiệp Bình Minh tỉnh Vĩnh Long”.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn TS.
Lê Xuân Hải là giảng viên bộ môn Kỹ thuật Hệ thống công nghiệp và Logistics đã trực tiếp hướng
dẫn tận tình, chu đáo từ những ngày mới bắt đầu. Thầy luôn nhiệt huyết và dõi theo mỗi bước đi
của chúng em.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu chúng em có gặp nhiều khó khăn, do hạn chế về mặt kiến
thức và kinh nghiệm nên chúng em không thể tránh khỏi những sai sót và thiếu sót nhất định, rất
mong quý thầy cô bỏ qua.
Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài này của chúng em được hoàn
chỉnh hơn và có một nền tảng để thực hiện những đề tài sắp tới.
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Trang 2
PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY ........................................................... 7
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM .................................................... 7

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY ................. 8
1.Khái niệm chuỗi cung ứng ................................................................................................ 8
2.Quản lý chuỗi cung ứng .................................................................................................... 8
3.Những vấn đề chính trong chuỗi cung ứng ..................................................................... 9
3.1. Cấu hình mạng lưới phân phối. ................................................................................. 9
3.2. Kiểm soát tồn kho ........................................................................................................ 9
3.3. Các hợp đồng cung ứng .............................................................................................. 9
3.4. Các chiến lược phân phối.......................................................................................... 10
3.5. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược .................................................... 10
3.6. Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua ............................................................... 10
3.7. Thiết kế sản phẩm ..................................................................................................... 10
3.8. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định .......................................... 11
3.9. Giá trị khách hàng ..................................................................................................... 11
4. Logistics và chuỗi cung ứng ........................................................................................... 11

CHƯƠNG 3: CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY .................................................... 12

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY .................. 13
1. Phân tích các thành phần trong chuỗi cung ứng ......................................................... 13
a. Hệ thống xuất khẩu ......................................................................................................... 13
b. Nguyên liệu đầu vào ........................................................................................................ 14
c. Các yếu tố sản xuất .......................................................................................................... 15
d. Hệ thống sản xuất............................................................................................................ 15
e. Hệ thống marketing ......................................................................................................... 16
2. Thành công ...................................................................................................................... 17
3. Thất bại............................................................................................................................ 17
4. Điểm mạnh ...................................................................................................................... 18
5. Điểm yếu .......................................................................................................................... 18
Trang 3
6. Nguyên nhân ................................................................................................................... 19
7. Tồn tại .............................................................................................................................. 19

CHƯƠNG 5: THÀNH PHẦN CHỦ ĐẠO CỦA CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT
MAY .......................................................................................................................................... 20

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP ...................................................................................................... 20

CHƯƠNG 7: NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY 22
7.1 Hụt chân ........................................................................................................................ 22
7.2 Chật vật với lương công nhân ngành dệt may ........................................................... 23
7.3 Tai nạn trong ngành dệt may ...................................................................................... 23

CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 24

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 25


1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................. 25

1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ..................................................................................................... 25

1.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN .................................................................................. 26

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 26

1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI .................................................................................................... 26

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DỰ ÁN ...................................................................................... 27


1. NỘI DUNG DỰ ÁN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP ....................................................... 27
1.1 Quản lí chuỗi cung ứng ................................................................................................ 27
1.2 Quản lí dự án sản xuất ................................................................................................. 27
1.3 Quản lí chất lượng ........................................................................................................ 27
1.4 Quản lí nhân sự ............................................................................................................. 27
1.5 Quản lí bảo trì và sửa chữa ......................................................................................... 27
1.6 Quản lí dữ liệu và thông tin ......................................................................................... 27
1.7 Xây dựng hệ thống thông tin ....................................................................................... 27
2.NỘI DUNG CHUỖI CUNG ỨNG ................................................................................. 27
2.1 Nhập khẩu nguyên liệu ................................................................................................ 27
2.2 Tối ưu hóa quy trình đặt hàng .................................................................................... 27
Trang 4
2.3 Quản lí tồn kho ............................................................................................................. 28
2.4 Đối tác hợp tác .............................................................................................................. 28
2.5 Quản lí thông tin và dữ liệu ......................................................................................... 28
2.6 Đổi mới công nghệ ........................................................................................................ 28
2.7 Chính sách bền vững .................................................................................................... 28
2.8 Quản lí rủi ro ................................................................................................................ 28
3.TÓM TẮT DỰ ÁN ĐẦU TƯ .......................................................................................... 28
3.1 Giới thiệu tên đề tài ...................................................................................................... 28
4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ .................................................................................. 29
5. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI ĐẦU TƯ ..................................................................................... 30
6. TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN ...................................................................................... 30
6.1. Địa điểm đầu tư ........................................................................................................... 30
6.1.1 Vị trí đầu tư .......................................................................................................... 30
6.1.3 Điều kiện tự nhiên – xã hội ....................................................................................... 32
6.1.4 Cơ sở pháp lý của dự án ............................................................................................ 34
6.1.5 Nghiên cứu thị trường của dự án ............................................................................. 35
6.1.5.1.Tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam ................................................... 35
6.1.5.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015 của công ty .................. 35
6.1.5.3 Phân tích SWOT ..................................................................................................... 37
6.1.5 Qui mô và phương án kỹ thuật của dự án............................................................... 39
6.1.5.1 Hình thức đầu tư ..................................................................................................... 39
6.1.5.2 Qui mô đầu tư .......................................................................................................... 39
6.1.5.3 Thiết kế phòng cháy chữa cháy ............................................................................. 40
6.1.6. Khả năng tài chính của dự án ................................................................................. 40
6.1.6.1 Tổng mức đầu tư .................................................................................................... 40
6.1.6.2 Cấu trúc nguồn vốn ................................................................................................ 43
6.1.6.3 Vốn lưu động ........................................................................................................... 43
6.1.6.4 Tiến độ sử dụng vốn ............................................................................................... 43
7. Đánh giá tác động môi trường của dự án ..................................................................... 44
7.1 Đánh giá tác động môi trường ..................................................................................... 44
Trang 5
a. Ô nhiễm môi trường không khí: ................................................................................... 44
b. Ô nhiễm tiếng ồn, dộ rung và nhiệt trong quá trình sản xuất ................................... 44
c. Tác động đến môi trường nước ..................................................................................... 44
d. Nguồn phát sinh chất thải rắn ....................................................................................... 44
7.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm .............................................................................. 45
8. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án .............................................................................. 45
8.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh .................................................................................... 45
8.2 Chi phí sản xuất kinh doanh ....................................................................................... 46

a. Chi phí thuê mặt bằng hằng năm ....................................................................................... 46


b. Chi phí khấu hao tài sản và phân bổ chi phí dụng cụ ................................................. 46
d. Chi phí hoạt động ........................................................................................................... 47
e .Chi phí nguyên vật liệu................................................................................................... 50
9. Doanh thu từ dự án ........................................................................................................ 51
9.1 Lợi nhuận từ dự án....................................................................................................... 52
9.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án .................................................................... 52
9.3 Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án ............................................................................ 52

CHƯƠNG 3 .............................................................................................................................. 41

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN ........................................................................................ 41


3.1 CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC......................................................................... 41
3.2 TỔ CHỨC NHÂN SỰ QUẢN LÝ DỰ ÁN ................................................................. 42
3.3 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ................................................................................. 42
3.4 QUẢN LÝ NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN............................................. 42

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN ....................................................................................................... 42


PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................................... 45
PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................................... 48
PHỤ LỤC 3 ......................................................................................................................... 50

Trang 6
PHẦN 1: QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY

I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM


Nhiều năm qua, dệt may là ngành “tiên phong” trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
ra thị trường thế giới, thu về cho đất nước một lượng ngoại tệ khá lớn. Ngành dệt may Việt Nam
đã đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tương đối cao. Thành quả này là nhờ Việt Nam có một
nguồn lao động dồi dào, khéo tay; chi phí lao động thấp, các doanh nghiệp Việt Nam đã xây
dựng và giữ được chữ tín trong kinh doanh với nhiều nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Với mục
tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may là một trong những ngành được
chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước
để thực hiện các đơn hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành
may là gần 2,5 triệu lao động, dự kiến đến năm 2025 số lao động sẽ tăng lên 5 triệu lao động.
Ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công
nghiệp xuất khẩu hiện nay, Dệt May là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao
và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2018 đã đạt trên 36 tỷ USD, chiếm
14% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đứng thứ hai thế giới
về quy mô xuất khẩu hàng dệt may, chỉ sau Trung Quốc và đứng thứ tư về quy mô sản xuất hàng
dệt may toàn cầu. Sau hơn 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch
xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng lên hơn 4 lần, trong đó giá trị nội địa hóa của sản phẩm
dệt may xuất khẩu tăng trên 6 lần. Công nghiệp dệt may hiện đang giữ một vai trò quan trọng
trong phát triển tăng trưởng kinh tế xã hội ở nước ta hiện nay. Không chỉ phục vụ cho nhu cầu
cuộc sống hàng ngày, ngành dệt may còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động
trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế quốc dân. Song
để phát triển hơn nữa, ngành Dệt May cần những sự thay đổi mạnh mẽ hơn bằng việc tiếp cận
với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0).
Cuộc CMCN 4.0 đã và đang lan rộng ra phạm vi toàn cầu, tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động
của đời sống - xã hội, trong đó có ngành Công nghiệp Dệt May của thế giới nói chung và ngành
Công nghiệp Dệt May của Việt Nam nói riêng. Cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo
nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ
nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng, giúp giảm đáng
kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp Dệt MayViệt Nam,
đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh hiện nay, bởi nhân lực để tiếp cận
với cách mạng công nghiệp 4.0 còn yếu, việc đầu tư để ứng dụng công nghệ còn hạn chế, do đó,
đòi hỏi toàn ngành Dệt May phải nỗ lực rất nhiều mới đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập
quốc tế trong giai đoạn hiện nay và sau này.Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng
dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm 2020, trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của
khối doanh nghiệp FDI đạt 24,3 tỷ USD, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,3%
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của cả nước.

Trang 7
Sản xuất công nghiệp của ngành dệt và may mặc Việt Nam đã khởi sắc trong những tháng cuối
năm. Năm 2021, sản xuất công nghiệp ngành dệt tăng 8,3% và ngành may tăng 7,6% so với năm
2020. Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so
với năm 2020, trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp FDI đạt 24,3 tỷ USD,
tăng 17,8% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 60,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và
may mặc của cả nước. Trong đó, hàng dệt, may đạt 32,8 tỷ USD tăng 9,9% so với năm trước, xơ
sợi đạt 5,6 tỷ USD, tăng 50,2%

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY
1.Khái niệm chuỗi cung ứng
-Là hệ thống các tổ chức, con người, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan tới việc di
chuyển sản phẩm hay dịch vụ từ nhà cung cấp hay nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Các hoạt
động chuỗi cung ứng liên quan đến biến đổi các tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu,… thành
một sản phẩm hoàn chỉnh để giao cho khách hàng.
-Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn
liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
-Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối nhằm thực hiện chức
năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm;
phân phối sản phẩm đến nơi tiêu thụ.

2.Quản lý chuỗi cung ứng


2.1 Khái niệm
-Là quá trình tích hợp quản lý cung và cầu, điều này bao gồm việc lập kế hoạch, quản lý các hoạt
động như tìm nguồn cung ứng, sản xuất, hoạt động logistics, để biến đổi từ nguyên liệu thô
thành sản phẩm và giao cho khách hàng. Đảm bảo mang lại giá trị cho doanh nghiệp, khách hàng
và đạt lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
-Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp,
trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà
cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Những chức năng
này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất, phân phối,
tài chính và dịch vụ khách hàng.
-Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách thức kinh doanh riêng
nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng chuỗi.
-Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng và chung trong 5 lĩnh
vực sau:
1. Sản xuất: Thị trường muốn loại sản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu loại sản phẩm nào và
khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân
đối công việc, quản lý chất lượng và bảo trì thiết bị
2. Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho những mặt hàng nào?
Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm? Mục đích trước tiên của
hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận giảm sốc cho tình trạng bất định trong
3. Vị trí: Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu là vị trí hiệu quả
nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử dụng các nhà máy có sẵn hay xây
Trang 8
mới. Một khi các quyết định này đã lập cần xác định các con đường sẵn có để đưa sản phẩm đến
tay người tiêu dùng.
4. Vận chuyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng này đến vị trí
chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không và xe tải nói chung là nhanh chóng và đáng
tin nhưng chúng thường tốn kém. Vận chuyển bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng
thường mất thời gian trung chuyển và không đảm bảo. Sự không đảm bảo này cần được bù bằng
các mức độ trữ hàng tồn cao hơn.
5. Thông tin: Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin chính
xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định đúng hơn. Có được thông tin
tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ
hàng và cách vận chuyển tốt nhất.

3.Những vấn đề chính trong chuỗi cung ứng


3.1. Cấu hình mạng lưới phân phối.
Xem xét một vài nhà máy sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho các nhà bán lẻ phân bổ ở những
khu vực địa lý khác nhau. Các nhà kho hiện tại thấy rằng không thích hợp, và giới quản trị muốn
tổ chức lại hoặc tái thiết kế mạng lưới phân phối. Điều này có thể là do sự thay đổi của nhu cầu
hoặc việc chấm dứt hợp đồng thuê các nhà kho hiện tại. Hơn nữa, sự thay đổi về nhu cầu có thể
dẫn đến sự thay đổi về mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng dịch chuyển mới
của sản phẩm xuyên suốt mạng lưới phân phối. Nhà quản trị nên lựa chọn vị trí và công suất của
nhà kho như thế nào, quyết định về sản lượng sản xuất cho mối sản phẩm tại mỗi nhà máy như
thế nào, và thiết đặt dòng dịch chuyển giữa các đơn vị, hoặc từ nhà máy đến kho hàng hoặc từ
kho hàng đến người bán lẻ, theo cách thức tối thiểu hóa tổg chi phí sản xuất, tồn kho và vận
chuyển và thỏa mãn mức độ dịch vụ yêu cầu? Đây là một bài toán tối ưu phức tạp và đòi hỏi
công nghệ tân tiến và cách tiếp cận đổi mới để giải quyết.
3.2. Kiểm soát tồn kho
Hãy xem xét trường hợp một người bán lẻ duy trì tồn kho một sản phẩm cụ thể. Vì nhu cầu
khách hàng thay đổi theo thời gian, nhà bán lẻ có thể sử dụng những dữ liệu quá khứ để dự báo
nhu cầu. Mục tiêu của nhà bán lẻ là phải quyết định điểm đặt hàng lại và mức đặt hàng để tối
thiểu chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho sản phẩm. Về cơ bản, tại sao người bán lẻ nên giữ tồn
kho ở vị trí đầu tiên? Điều này có phải do sự không chắc chắn về nhu cầu khách hàng, hay quy
trình cung ứng, hoặc do lý do nào khác? Nếu do sự không chắc chắn về nhu cầu khách hàng, thế
có điều gì để giảm thiểu việc này không? Tác động của các công cụ dự báo được sử dụng trong
việc dự báo nhu cầu khách hàng là gì? Nhà bán lẻ có nên đặt hàng nhiều hơn, ít hơn hay chính
xác nhu cầu dự báo? Và cuối cùng, vòng quay tồn kho nào nên được sử dụng? Điều này có thay
đổi giữa các ngành khác nhau không?
3.3. Các hợp đồng cung ứng
Trong các chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống, mối bên trong chuỗi tập trung vào lợi nhuận
riêng và vì thế ra các quyết định ít quan tâm đến tác động của chúng đến các đối tác khác trong
chuỗi cung ứng. Mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người mua được thiết lập thông qua phương
tiện là các hợp đồng cung cấp cụ thể hóa về giá cả và chiết khấu số lượng, thời hạn giao hàng,
chấtlượng, hàng hóa gởi trả lại và ... Dĩ nhiên câu hỏi là liệu có hợp đồng cung ứng nào có thể
được sử dụng để thay thế chiến luợc chuỗi cung ứng truyền thống với một chiến lược khác nhằm
tối ưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng của toàn hệ thống? Cụ thể, tác động của chiết khấu số lượng
Trang 9
và các hợp đồng chia sẻ doanh số đến thành tích của chuỗi cung ứng là gì? Có chiến lược định
giá nào mà nhà cung ứng có thể sử dụng để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn
trong khi vẫn gia tăng lợi nhuận của nhà cung cấp?
3.4. Các chiến lược phân phối
Đây là chiến lược phân phối mà qua đó các cửa hàng được cung cấp bởi các nhà kho trung tâm
hoạt động như nhà điều phối quy trình cung ứng và như điểm trung chuyển cho các đơn hàng
đến từ các nhà buôn bán bên ngoài, nhưng bản thân nó không giữ tồn kho. Chúng tôi xem những
nhà kho như vậy như là điểm dịch chuyển. Xem xét các câu hỏi sau: Bao nhiêu điểm dịch
chuyển là cần thiết? Khoản tiết kiệm là gì khi sử dụng chiến lược dịch chuyển chéo? Chiến lược
dịch chuyển chéo nên được áp dụng trong thực tế như thế nào? Chiến lược dịch chuyển chéo tốt
hơn chiến lược cổ điển mà ở đó các nhà kho lưu giữ tồn kho? Chiến lược nào một công ty cụ thể
nên sử dụng: chiến lược dịch chuyển chéo, chiến lược phân phối cổ điển ở đó tồn kho được giữ ở
các nhà kho, hoặc vận chuyển trực tiếp, chiến lược mà qua đó hàng hóa được vận chuyển trực
tiếp từ nhà cung ứng đến các cửa hàng?
3.5. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược
Việc thiết kế và thực thi một chuỗi cung ứng tối ưu ở góc độ toàn bộ là khó khăn bởi vì mục tiêu
khác biệt và xung đột của các bộ phận và đối tác khác nhau. Tuy nhiên các câu chuyện kinh
doanh thành công của National Semiconductor, Wal-Mart và P&G minh họa rằng chuỗi cung
ứng tối ưu toànbộ và tích hợp không những có thể thực hiện được mà nó còn có tác động rất lớn
đến thành tích và thị phần của doanh nghiệp. Dĩ nhiên một người có thể tranh luận rằng ba ví dụ
này là tương ứng với các công ty lớn nhất trong ngành; những công ty này có thể thực thi các
chiến lược và công nghệ mà các công ty khác không đủ khả năng. Tuy nhiên, trong thị trường
cạnh tranh ngày nay, hầu hết các công ty không có sự lựa chọn; họ bị thúc ép phải tích hợp chuỗi
cung ứng của họ và tham gia vào cộng tác chiến lược. Áp lực này xuất phát từ cả khách hàng và
đối tác trong chuỗi cung ứng của họ. Sự tích hợp này có thể đạt được thành công như thế nào?
Rõ ràng việc chia sẻ thông tin vàhoạch định tác nghiệp là chìa khóa cho chuỗi cung ứng tích hợp
thành công. Nhưng thông tin nào nên được chia sẻ? Nó được sử dụng như thế nào? Thông tin tác
động đến việc thiết kế và vận hành chuỗi cung ứng như thế nào? Mức độ tích hợp nào là cần
thiết trong nội bộ tổ chức và với các đối tác bên ngoài? Cuối cùng, loại cộng tác nào có thể được
sử dụng và loaij nào nên được vận dụng cho một tình huống cụ thể?
3.6. Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua
Suy nghĩ đến chiến lược chuỗi cung ứng của bạn không chỉ liên quan đến việc phối hợp các hoạt
động khác nhau trong chuỗi, mà còn quyết định điều gì được thực hiện trong nội bộ và điều gì
nên mua từ bên ngoài. Làm thế nào công ty có thể xác định các hoạt động sản xuất nào thuộc các
năng lực cốt lõi và vì vậy nên được hoàn tất ở nội bộ, và những sản phẩm hoặc bộ phận nào nên
được mua từ nguồn cung cấp bên ngoài, bởi vì các hoạt động sản xuất này không phải là năng
lực cốt lõi? Có bất kỳ mối liên hệ nào giữa câu trả lời cho câu hỏi này với cấu trúc sản phẩm?
Rủi ro nào tương ứng với việc sử dụng ngoại lực và làm thế nào giảm thiểu những rủi ro này?
Khi bạn sử dụng ngoại lực (outsource), làm thế nào đảm bảo việc cung cấp sản phẩm sẽ đúng.
hạn? Cuối cùng, tác động của Internet đến chiến lược thu mua là gì? Công ty nên sử dụng việc
trao đổi riêng hoặc cộng đồng khi xử lý với các đối tác thương mại?
3.7. Thiết kế sản phẩm
Thiết kế đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng. Hiển nhiên là việc thiết kế sản phẩm có thể
gia tăng chi phí tồn kho hoặc chi phí vận tải liên quan đến các thiết kế khác, trong khi các phác
Trang 10
thảo khác có thể tạo điều kiện thuận lợi nhằm làm giảm chu kỳ sản xuất. Đáng tiếc là việc thiết
kế sản phẩm thường rất tốn kém. Khi nào thì nên thực hiện việc tái thiết kế sản phẩm để giảm
chi phí hậu cần hoặc giảm thời gian giao hàng trong chuỗi cung ứng? Chúng ta có thể xác định
khoản tiếc kiệm được từ việc áp dụng chiến lược trên không? Những thay đổi nào nên được thực
hiện trong chuỗi cung ứng nhằm tận dụng ưu thế của việc thiết kế sản phẩm mới? Cuối cùng, các
khái niệm mới chẳng hạn như chuyên biệt hóa theo khách hàng với khối lượng lớn (mass
customization) đang trở nên phổ biến. Quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò như thế nào trong
việc thực hiện thành công các khái niệm này?
3.8. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Công nghệ thông tin là một công cụ then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Thực
ra, rất nhiều quan tâm hiện tại về quản trị chuỗi cung ứng được cỗ vũ nhờ những cơ hội có đuợc
từ sự xuất hiện khối lượng lớn những dữ liệu và các khoản tiết kiệm có được từ việc phân tích
những dữ liệu này. Vấn đề then chốt trong quản trị chuỗi cung ứng không phải là dữ liệu được
thu thập, nhưng dữ liệu nào nên được chuyển dịch; đó là dữ liệu nào là quan trọng đối với quản
trị chuỗi cung ứng và dữ liệu nào có thể được bỏ qua? Dữ liệu nên được phân tích và sử dụng
như thế nào? Tác động của Internet là gì? Vai trò của thương mại điện tử là gì? Cơ sở hạ tầng
nào cần cho cả các đối tácbên trong chuỗi cung ứng? Cuối cùng, vì cả công nghệ thông tin và hệ
thống hỗ trợ ra quyết định là có thể mua được, thế những công nghệ này có thể được nhìn nhận
như là các công cụ chính được sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay không?
Nếu có thể, khi đó điều gì ngăn cản công ty khác sử dụng cùng công nghệ?
3.9. Giá trị khách hàng
Giá trị khách hàng là phương thức để đánh giá những đóng góp của công ty cho khách hàng, dựa
trên những sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm vô hình cống hiến. Trong vài năm gần đây,
tiêu thức này thay thế cho các tiêu thức đánh giá khác chẳng hạn như chất lượng và sự thỏa mãn
của khách hàng.
Hiển nhiên quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là then chốt nếu công ty muốn đáp ứng nhu cầu
khách hàng và cung cấp giá trị. Nhưng điều gì xác định giá trị khách hàng trong nhiều ngành
khác nhau? Giá trị khách hàng được đo lường như thế nào? Công nghệ thông tin được sử dụng
để gia tăng giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng như thế nào? Quản trị chuỗi cung ứng đóng
góp vào giá trị khách hàng như thế nào? Những khuynh hướng hiện nay về giá trị khách hàng
chẳng hạn sự phát triển của các mối quan hệ và các trải nghiệm tác động đến quản trị chuỗi cung
ứng như thế nào? Mối quan hệ giữa giá của sản phẩm với nhãn hiệu sản phẩm trong thế giới
truyền thống và thế giới trực tuyến là gì? Các chiến lược giá “thông minh” có thể được sử dụng
để nâng cao thành tích của chuỗi cung ứng không?

4. Logistics và chuỗi cung ứng


Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện,
kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên
quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản
trị logistics cơ bản bao gồm quản trịvận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi,
nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định
cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của
logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách
hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động
Trang 11
logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh
doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.
Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm
nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng,
quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh
như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị
chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau.
Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng
kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau
thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả
những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự
phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài
chính, công nghệ thông tin.
Vài khác biệt giữa Quản trị logistics (Logistics Management-LM) và Quản trị chuỗi cung ứng
(Supply Chain Management - SCM):
- Về tầm ảnh hưởng: LM có tầm ảnh hưởng ngắn hạn hoặc trung hạn, còn SCM có tầm ảnh
hưởng dài hạn.
- Về mục tiêu: LM mong muốn đạt đến giảm chi phí logistics nhưng tăng được chất lượng dịch
vụ còn SCM lại đặt mục tiweu giảm được chi phí tòa thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác
và phối hợp, do đó tăng hiệu quả hoạt động LM.

CHƯƠNG 3: CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY

Chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra sức cạnh tranh cho ngành dệt may.
Trên thực tế, quy trình sản xuất sản phẩm dệt may các khâu thiết kế, làm mẫu, mẫu bán hàng
chiếm đến 94%, còn lại hai khâu xác nhận đơn hàng và sản xuất, giao hàng chỉ chiếm 6% giá trị
gia tăng của sản phẩm. Do vậy, mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam lớn
nhưng giá trị tăng thêm lại nhỏ. Ngoài ra từng công ty riêng lẻ không thể cạnh tranh và Việt
Nam cũng không thể cạnh tranh được với các nước có giá nhân công rẻ…
Để nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, ngành dệt may sẽ chú trọng mở rộng xây dựng và kiện
toàn hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu, tăng tính hợp tác trong ngành. Trong thời gian
tới, ngành dệt may phát triển một số thương hiệu sang các thị trường lân cận trong khu vực.
Đồng thời đẩy mạnh phương thức sản xuất chuỗi liên kết ngang từng bước nâng cấp từ gia công
lên FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) ODM (tự thiết kế và sản xuất) OBM, kêu gọi đầu
tư vào khu vực nhuộm và hoàn tất để tăng khả năng cung cấp vải hoàn tất cho may XKtừ đó tận
dụng các cơ hội do các Hiệp định thương mại tự do mang lại.
Cùng với ngành, các doanh nghiệp cũng thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng dệt may truyền thống
với nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm kết hợp với nâng cao khả năng cạnh tranh không qua giá, tăng
năng lực thiết kế, thương mại để chuyển từ gia công sang FOB, ODM, OBM để tăng lợi nhuận.
Các doanh nghiệp phải chấp nhận và nâng cao khả năng thích ứng với hàng rào kĩ thuật và cần
bắt đầu thực hiện ngay với những chương trình và hành động cụ thể…

Trang 12
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG ỨNG CỦA NGÀNH DỆT MAY

1. Phân tích các thành phần trong chuỗi cung ứng


a. Hệ thống xuất khẩu
- Thị trường xuất khẩu dệt may chính của Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu dệt may tại Mỹ, và có xu hướng tăng khi chiến tranh
thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng (tăng từ 12% - 2018 lên 15% - 2020). Đến năm
2021, thị phần của Việt Nam giảm nhẹ 1% do ảnh hưởng từ giãn cách Covid. Ngoài ra, mặt hàng
dệt may Việt Nam có dấu hiệu bị chịu áp lực về giá. Sau khi nguồn cung giá rẻ là Trung Quốc bị
ảnh hưởng, Mỹ có xu hướng gia tăng nhập hàng từ các nước có giá dệt may thấp hơn Việt Nam,
khiến giá dệt may nhập từ Việt Nam giảm mạnh.
- Ảnh hưởng từ các hiệp định đã ký kết RCEP (có hiệu lực từ 01/01/2022): Với sự gia nhập của
Trung Quốc dẫn đến quy tắc xuất xứ sợi hoặc vải trở đi của RCEP được coi là dễ đáp ứng hơn
điều kiện của CPTPP đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, RCEP kỳ vọng sẽ đồng thời
bổ trợ KNXK sang 6 nước giao thoa với CPTPP. EVFTA (có hiệu lực từ 01/08/2021): Tuy EU
là nước nhập khẩu may mặc lớn nhất thế giới, tuy nhiên trị giá xuất khẩu sang EU mới chỉ chiếm
khoảng 6% tổng KNXK dệt may của Việt Nam. Nhờ tác động của EVFTA kết hợp với tốc độ
kiểm soát Covid tại EU, trị giá xuất khẩu của VN sang EU tăng 8% trong năm 2021.
Theo như VITAS cho biết, khi gia nhập TTP, ngoài lợi thế giảm thuế vào thị trường các nước
thành viên, ngành dệt may Việt Nam sẽ thu hút nhiều nguồn vốn FDI vào lĩnh vực dệt nhuộm,
tăng thêm động lực phát triển cho ngành

UKVFTA (có hiệu lực từ 01/05/2021): HĐ giúp Việt Nam và Vương quốc Anh & Bắc Ireland
duy trì các điều kiện thương mại ưu đãi và lợi ích kinh tế thông qua cam kết mở cửa thị trường
đã có trong EVFTA. Tại Anh, VN chỉ chiếm tỷ trọng ~2,5% giá trị nhập khẩu, Anh nhập nhiều
nhất từ Trung Quốc (tỷ trọng 21%) và Bangladesh (tỷ trọng 15%). Giá trị xuất khẩu may mặc
sang nước Anh chỉ chiếm gần 2% tổng giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam.
Thị trường xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là Mỹ (chiếm đến 45- 50% tổng
giá trị). Năm 2021, giá trị xuất khẩu sang Mỹ đạt 16 tỷ USD (+15% svck).

Trang 13
b. Nguyên liệu đầu vào
- Giá nguyên liệu sản xuất tiếp tục tăng
Hiện nay, trên 60% thị phần sợi toàn cầu tập trung vào sợi nhân tạo tổng hợp vốn có nguồn
gốc từ dầu mỏ, than đá, khí đốt. Do đó xung đột Nga-Ukraine tác động trực tiếp và dự kiến sẽ
đẩy mạnh giá sản xuất xơ, sợi trong năm 2022. Giá bông nguyên liệu đã tăng khoảng 42% trong
năm 2021 và dự kiến sẽ tăng chủ yếu trong 6 tháng đầu năm 2022, trước khi phục hồi lại cán cân
cung cầu trong nửa cuối năm. Giá bông và xơ, sợi nguyên liệu tăng cao trong khi giá trị các sản
phẩm may mặc không tăng đủ để bù đắp chi phí tăng thêm (giá bán chỉ tăng 15-17% trong cùng
một giai đoạn) sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các doanh nghiệp may mặc. Các doanh
nghiệp sản xuất xơ sợi, vốn là mảng được hưởng lợi chủ yếu trong ngành dệt may năm 2021. Dự
kiến sau khi tăng mạnh về giá trị trong năm 2021, thị trường sợi sẽ điều chỉnh về điểm cân bằng
trong năm 2022. Do đó, biên lợi nhuận sẽ co hẹp so với năm 2021.

Trang 14
Thiếu và yếu kém trong khâu thiết kế, phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu,năng suất lao
động thấp khiến giá trị gia tăng của sản phẩm dệt may Việt Nam còn thấp
Đa phần nguyên phụ liệu sản xuất vẫn phải nhập khẩu. Tính đến nay ngành dệtmay mới chỉ
nội địa hóa được khoảng 48% nguồn nguyên phụ liệu xuất nên giá trịthặng dư của ngành khó
được cải thiện. Cụ thể hiện nay ngành mới chỉ đáp ứng được2% nhu cầu bông, 1/8 nhu cầu vải.
Tuy nhiên chất lượng chưa được đảm bảo. Mặc dùtỷ lệ nội địa hóa đang từng bước được cải
thiện, mỗi năm tăng từ 3%-5%, nhưng vẫncòn thấp xa so với mức 90% của Ấn Độ và 95% của
Trung Quốc.
- Ngành dệt may đang phụ thuộc khoảng 70% nguyên phụ liệu nhập khẩu
Ngành dệt may Việt Nam có tính gia công lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển. Do đó,
theo số liệu thống kê của VITAS, hiện nay hơn 70% nguyên phụ liệu dệt may vẫn phải nhập
khẩu. Đối với vải và xơ, sợi dệt, Trung Quốc luôn là top 1 nhà
cung ứng chính khi chiếm xấp xỉ 60% KNNK các mặt hàng này vào Việt Nam.
- Chỉ 1/3 sợi sản xuất được sử dụng cho nhu cầu trong nước
Ngành trồng bông và kéo sợi là khâu của đoạn đầu của chuỗi dệt may và giữ vai trò trọng yếu
trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào và cho các phân đoạn còn lại gồm dệt – nhuôm và cắt
may. Các khâu trong chuỗi dệt may Việt Nam hiện vẫn chưa phát triển cân xứng với nhau, bước
tiếp theo là Dệt và Nhuộm chưa thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Do đó, chỉ khoảng 1/3 sợi
sản xuất sử dụng cho nhu cầu trong nước, phần còn lại được xuất khẩu, chủ yếu sang Thổ Nhĩ
Kỳ.

c. Các yếu tố sản xuất


- Khâu Dệt & Nhuộm công nghiệp được coi là nút thắt của ngành dệt may Việt Nam.Quy trình
này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu cao, đặc biệt cho hệ thống xử lý nước thải. Thực tế hiện nay dệt
may Việt Nam lại không có nhiều nhà máy nhuộm đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết,
năng lực sản xuất lại quá nhỏ nên cũng không thể đáp ứng được đủ nhu cầu ngày càng tăng của
sản xuất trong nước. Thêm vào đó, đặc tính ngành may Việt Nam là gia công xuất khẩu, việc
chọn nguyên liệu phải theo sự chỉ định của khách hàng, tạo thêm khó khăn cho ngành dệt
nhuộm.
- Cắt may là khâu sản xuất chính trong chuỗi dệt may của Việt Nam nhưng lại có tỷ suất lợi
nhuận thấp nhất.
-Các công ty dệt và nhuộm trong nước chỉ đáp ứng được 0.8 tỷ mét vài nhuộm, tương ứng
11.8% tổng số vải nhuộm, còn lại 6 tỷ mét phải nhập khẩu. Trong đó, 50% vải nhuộm được nhập
khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại là từ các quốc gia Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,
Ấn Độ… Việt Nam được đánh giá là có lợi thế ở khâu cắt may trong chuỗi cung ứng từ nguồn
lao động dồi dào và yêu cầu vốn đầu tư thấp hơn. Tuy nhiên đây là khâu được cho là có tỷ suất
lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị ngành dệt may.

d. Hệ thống sản xuất


Thiếu tự chủ về nguồn nguyên liệu cũng như tập trung chủ yếu vào gia công (CMT) khiến
Việt Nam tuy là nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ 2 Thế Giới nhưng biên lợi nhuận vẫn rất thấp
(xấp xỉ 5-6%). Đồng thời, với các tiêu chuẩn khắt khe về nguồn gốc, việc chuỗi cung ứng bị
phân mảnh khiến các doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng tối đa được lợi ích của các hiệp
định FTA.
Trang 15
e. Hệ thống marketing
- Liên kết yếu giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và người tiêu dùng sản
phẩm cuối cùng
Hoạt động phân phối, mạng lưới xuất khẩu và marketing của các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam hiện nay vẫn chưa thực sự phát triển, phụ thuộc nhiều vào các nhà buôn nước ngoài. Đây là
điểm yếu lớn trong chuỗi giá trị ngành Dệt may Việt Nam, hạn chế xâm nhập vào các khâu cao
hơn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Phần lớn các doanh nghiệp trong nước vẫn phải thông
qua các nhà cung cấp khu vực để có các hợp đồng gia công, rất ít các doanh nghiệp có hợp đồng
gia công trực tiếp từ các nhà bán lẻ. Một số khác thì thông qua các văn phòng đại diện ở Việt
Nam của các thương hiệu nổi tiếng để cung cấp sản phẩm.
Gần như không có sự tương tác trực tiếp giữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và các nhà
bán lẻ cuối cùng. Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất trong việc nắm bắt yêu cầu của thị
trường để đáp ứng một cách nhanh chóng sự thay nhu cầu của người mua cũng như xu hướng
thời trang mới trên thế giới.
- Các sản phẩm may mặc trong nước còn chiếm thị phần khá thấp
Thị phần dệt may sản xuất trong nước chiếm khoảng 70% tổng mức tiêu thụ tại thị trường nội
địa, 30% còn lại là hàng dệt may nước ngoài. Thực tế, sản phẩm may bình dân do Việt Nam sản
xuất chất lượng tốt nhưng còn hạn chế trong chiếm lĩnh thị trường trong nước do từ trước đến
nay chủ yếu tập trung cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, mặc dù triển vọng phát triển thị trường may
mặc ở khu vực nông thôn là rất lớn nhưng việc triển khai hệ thống phân phối tại khu vực này còn
gặp nhiều khó khăn do nhu cầu tiêu dùng chưa cao, các kênh phân phối nhỏ khi giao hàng
thường nợ đọng vốn, nên lượng vốn lưu động cần rất lớn. Thị trường bán lẻ trong nước rất phân
tán. Theo 9 nghiên cứu mới đây của Niesel cho thấy, có đến 90% ngưởi tiêu dùng được hỏi ở TP
Hồ Chí Minh và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều
hơn. Có thể thấy xu hướng sự dụng hàng Việt Nam đang tăng lên. Lý do khiến người tiêu dùng
quay trở lại với các sản phẩm trong nước được đưa ra bao gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch
vụ khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng hơn là giảm mối quan ngại về vấn đề an toàn sức
khỏe của sản phẩm may mặc tràn làn trên thị trường hiện nay.

Trang 16
-Nghiên cứu mới đây của Niesel cho thấy, có đến 90% ngưởi tiêu dùng được hỏi ở TP Hồ Chí
Minh và 83% ở Hà Nội cho biết họ có thể hoặc chắc chắn sẽ mua hàng Việt Nam nhiều hơn. Có
thể thấy xu hướng sự dụng hàng Việt Nam đang tăng lên. Lý do khiến người tiêu dùng quay trở
lại với các sản phẩm trong nước được đưa ra bao gồm: giá cả hợp lý, tính đa dạng, dịch vụ
khuyến mại, bảo hành tốt, và quan trọng hơn là giảm mối quan ngại về vấn đề an toàn sức khỏe
của sản phẩm may mặc tràn làn trên thị trường hiện nay.

2. Thành công
-VN đang có ngành dệt may quy mô lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.
Tuy nhiên, VN là quốc gia duy nhất duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số đã chứng tỏ năng lực
cạnh tranh của ngành trên thị trường thế giới là khá tốt và có tiềm năng trở thành trung tâm sản
xuất dệt may của thế giới.
-Sau hơn 20 năm liên tục phát triển với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 15%/năm, vươn lên đứng thứ
2 trong cả nước về kim ngạch xuất khẩu, sau ngành dầu khí. Nếu như năm 1990 hàng dệt may
Việt Nam mới chỉ có mặt ở gần 30 nước trên thế giới thì đến nay đã hiện diện ở hầu khắp các
châu lục với trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng. Năm
2021, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng dệt may đạt 40,3 tỷ USD, tăng 15,2% so với năm
2020, trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của khối doanh nghiệp FDI đạt 24,3 tỷ USD, tăng
17,8% so với 10 cùng kỳ năm trước và chiếm 60,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may
mặc của cả nước. Về chất lượng, chất lượng tăng trưởng vẫn đang là vấn đề lớn đặt ra đối với
ngành dệt may Việt Nam.
-Với những cơ hội do hội nhập mang lại, ngành dệt may Việt Nam hiện chủ yếu tham gia vào
khâu gia công sản phẩm cuối cùng với giá trị gia tăng thấp. Do vậy việc thâm nhập sâu rộng vào
tìm kiếm ... chuỗi giá trị toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may phát huy hơn nữa vai trò
trong phát triển nền kinh tế đất nước.

3. Thất bại
-Với hơn 95 triệu dân, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ may mặc khá tiềm năng, trị giá ước
tính gần 9 tỷ USD. Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự mạnh trên thị trường nội địa
là do các nguyên nhân chính sau:
-Thứ nhất, trên thị trường may mặc Việt Nam có quá nhiều thị trường "ngách", trong đó hàng
tiểu ngạch chiếm một phần không nhỏ. Hàng tiểu ngạch có ưu điểm là tương đối rẻ, lại đa dạng
về màu sắc và mẫu mã, chủng loại nên được số đông chấp nhận. Quần áo do các công ty Việt
Nam sản xuất, tuy chất lượng tốt hơn nhưng do chi phí sản xuất cao nên khó cạnh tranh về giá so
với hàng tiểu ngạch.
- Thứ hai, để đầu tư vào hệ thống sản xuất cho tiêu dùng trong nước cần mất nhiều công sức,
thời gian và nhiều vốn. Do đó khả năng thu hồi vốn không nhanh như sản xuất gia công xuất
khẩu.
- Vì vậy, từ góc độ kinh doanh, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp may mặc của Việt Nam vẫn mang
tâm lý ngần ngại, chưa mạnh dạn đầu tư vào thị trường nội địa bởi khả năng hồi vốn chậm, có
khi phải chấp nhận thua lỗ trong thời gian đầu để xây dựng thương hiệu. Thêm vào đó, các điểm
yếu của doanh nghiệp dệt may trong nước là chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào
phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, sản xuất
quy mô còn nhỏ nên không cạnh tranh được về giá, mẫu mã…
Trang 17
-Nhìn lại năm 2022 - năm "đầu xuôi đuôi chưa lọt" đối với ngành dệt may Việt Nam khi thị
trường nửa năm đầu tăng trưởng “quá nóng”, cuối năm lại rơi vào tình trạng “nguội lạnh”. Theo
lý giải của các doanh nghiệp, sau gần 2 năm giãn cách xã hội, người tiêu dùng nhiều quốc gia
xuất hiện tâm lý “quá mua”, tức mua nhiều hơn thông thường. Nhưng tình hình mua nhiều
không kéo dài lâu sau những bất ổn địa chính trị, xung đột Nga - Ukraine, thiếu hụt năng
lượng… dẫn đến siết chặt hầu bao với các sản phẩm không thiết yếu như dệt may. Trong khi đây
là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam.
"Trong khi đó, muốn phát triển và vươn ra các thị trường khu vực, quốc tế thì điều thiết yếu của
doanh nghiệp là phải tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách trực tiếp hay gián tiếp. Do
vậy, việc định vị được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàncầu là điều mà các doanh nghiệp
dệt may phải hướng đến nếu không muốn chỉ dừng ở công đoạn gia công, lấy công làm lãi" -Thứ
trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú đưa ra lời khuyên

4. Điểm mạnh
- Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được chấp nhận tại các thị trường có yêucầu cao như EU,
Nhật Bản, Mỹ
- Việt Nam đã ghi danh trên bản đồ xuất khẩu hàng may mặc với vị trí thứ haitoàn cầu vượt qua
Bangladesh và chỉ đứng sau Trung Quốc vào năm 2021
- Chi phí lao động trong ngành dệt may của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc trong khi kỹ năng
và tay nghề được đánh giá cao
- Một số doanh nghiệp lớn đã xây dựng được thương hiệu và hình thành chuỗi giá trị trong nước
- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn cung lao động tốt cho dệt may- Dệt
may vẫn được chính phủ Việt Nam xác định là ngành công nghiệp trong điểm, ưu tiên phát triển
- Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được đánh giá cao nhờ tình hìnhchính tri trong
nước và chính sách đối ngoại ổn định
-Bên cạnh đó, động lực để các nhãn hàng tìm đến thị trường Việt Nam là các chương trình phát
triển bền vững, xanh hóa, quản trị số, kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Đây là giải pháp để thúc
đẩy, giữ ổn định và phát triển tại Việt Nam; đặc biệt là sự khuyến khích doanh nghiệp dệt may
phát triển bán hàng theo thiết kế, sáng tạo, giảm thiểu làm hàng gia công cho đối tác.

5. Điểm yếu
- Mặt hàng may xuất khẩu chủ yếu theo phương thức gia công (CMT), khâu thiếtkế chưa phát
triển, và tỷ lệ đơn hàng FOB thấp.
- Công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là ngành dệt phát triển chưa tương xứng với ngànhmay nên tỷ lệ
nội địa hóa và giá trị tạo ra trong nước chưa cao. Việc phụ thuộc lớn và lượng vải nhập khẩu
khiến doanh nghiệp may khó hình thành được chuỗi sản xuấttrong nước và chủ động kế hoạch
sản xuất
- Hầu hết các doanh nghiệp dệt may có quy mô nhỏ và vừa, khả năng huy độngvốn thấp, hạn
chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bị, kỹ năng quản lý cònthấp, năng suất lo động chưa
cao.
- Thiếu chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dệt may chất lượng cao và đội ngũ thiết kế có khả
năng tiếp cận thị trường toàn cầu.
- Theo các doanh nghiệp trong ngành, các yếu tố tác động chính đến thị trường năm 2023, đó là
chính sách lãi suất của FED, xung đột Nga - Ukraine chưa biết đến khi nào kết thúc, môi trường
Trang 18
kinh doanh nói chung (tắc nghẽn chuỗi cung ứng, giá cước logistics, lạm phát toàn cầu…).
Những yếu tố này cho thấy năm 2023 thị trường chưa thể có sự hồi phục sớm.

6. Nguyên nhân
-Ngành dệt may thiếu tính liên kết theo chuỗi giá trị và liên kết giữa FDI với doanh nghiệp trong
nước (chuỗi cung ứng ngành dệt may là sự liên kết giữa các công đoạn sản xuất khác nhau, bắt
đầu từ sản xuất nguyên liệu bông, xơ, đến kéo sợi, dệt vải, và cuối cùng là may mặc.
-Tại Việt Nam, chuỗi cung ứng trong nước thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các công đoạn, đặc
biệt giữa kéo sợi dệt vải và may mặc.
-Dệt may Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với sợi và hàng may mặc, nhưng lại thâm hụt
lớn đối với vải; sợi sản xuất ra không được sử dụng trong nước để dệt vải mà chủ yếu để xuất
khẩu.
-Hàng may mặc của Việt Nam phụ thuộc lớn vào vải nhập khẩu, một phần do nguồn cung trong
nước không đủ, nhưng phần lớn là do các doanh nghiệp may có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt
là các thương hiệu lớn, đã có sẵn chuỗi cung ứng của riêng họ, họ đầu tư nhà xưởng may hoặc
đặt hàng các doanh nghiệp trong nước gia công tại Việt Nam.
-Phương thức sản xuất vẫn chủ yếu là gia công, phần lớn họ làm gia công theo đơn đặt hàng từ
khách hàng, không chủ động được nguồn cung nguyên liệu cũng như mẫu mã, thương hiệu của
riêng mình.
-Các doanh nghiệp may không có điều kiện tiếp cận thị trường cung ứng nguyên phụ liệu, cũng
như thị trường tiêu dùng cuối cùng và khách hàng mua trực tiếp mà chủ yếu giao dịch thông qua
các công ty thương mại. Do đó không tiếp cận được khách hàng nên khó nắm bắt thị trường.
-Các doanh nghiệp may chậm dịch chuyển lên các phương thức sản xuất cao hơn một phần cũng
là do thiếu tính năng động và khả năng làm chủ chuỗi cung ứng do không có năng lực quản lý
theo chuỗi để hạn chế rủi ro.
-Năng lực quản lý yếu kém khiến doanh nghiệp khó có thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
và thời gian giao hàng, hơn nữa, doanh nghiệp cũng không đủ năng lực về tài chính để sẵn sàng
đối phó với những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
-Khan hiếm nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực đã qua đào tạo: mặc dù đang trong thời kỳ dân
số vàng.
-Các doanh nghiệp dệt vừa gặp khó khăn trong việc tìm địa điểm đặt nhà máy mới do các địa
phương quan ngại vấn đề môi trường, vừa gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động kỹ
thuật.
-Công nghiệp hỗ trợ trong ngành may mặc chưa phát triển: công nghiệp hỗ trợ của ngành chưa
thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
Ngành dệt nhuộm kém phát triển và khó thu hút đầu tư cũng một phần là do đầu tư hạ tầng còn
chậm, công tác giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gặp rất nhiều khó
khăn, các địa phương thường không mặn mà với các dự án đầu tư vào dệt nhuộm do quan ngại
về vấn đề môi trường.
-Thiếu thông tin về thị trường, về nguồn cung nguyên liệu.

7. Tồn tại
-Sau nhiều năm gia nhập chuỗi giá trị dệt may toàn cầu mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao nhưng
ngành dệt may Việt Nam vẫn chỉ tập trung xuất khẩu các sản phẩm may mặc theo phương thức
Trang 19
gia công.
-Hạn chế lớn nhất của ngành là sự phát triển không đồng đều ở các khâu đặc biệt là ở công đoạn
đầu trong chuỗi giá trị dệt may bao gồm: trồng bông, dệt, nhuộm và hoàn tất
-Như vậy, thách thức của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là để thành công, họ phải chuyển
sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn bằng cách nâng cấp năng lực cạnh tranh
của mình

CHƯƠNG 5: THÀNH PHẦN CHỦ ĐẠO CỦA CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY

-Để phát triển chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam là cần linh hoạt trong việc lựa chọn và
thay đổi kịp thời nhà cung cấp phù hợp để không phải lệ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.
-Có thể nói, lựa chọn được các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào phù hợp coi như đã giải
quyết được một nửa bài toán phát triển chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam.
-Nguyên vật liệu đầu vào là một mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành dệt may phát triển. Đối
với hàng may mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất
lượng sản phẩm.
-Nguyên phụ liệu trong ngành dệt may thường chia thành hai phần: Nguyên liệu chính và phụ
liệu
-Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm may mặc, chính là các loại vải
-Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một sản phẩm may
mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng. Vật liệu dựng là các vật liệu
góp phần tạo dáng cho sản phẩm may như: khóa kéo, cúc, dây thun,…

CHƯƠNG 6: GIẢI PHÁP


Linh hoạt trong việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp để không bị lệ thuộc.
Cụ thể, xây dựng nền tảng thiết kế 3D để đáp ứng được diễn biến nhanh của thị trường; Xây
dựng – đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tầm nhìn thời trang, ngoại ngữ để cập nhật xu thế
thời trang thế giới. Đồng thời, doanh nghiệp sản xuất phải có ý thức, chịu trách nhiệm đến cùng
cho sản phẩm làm ra để người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng. Bên cạnh đó, nhà nước cần xây
dựng các khu công nghiệp có xử lý nước thải, phải kêu gọi đầu tư nhà máy về sợi – dệt – nhuộm
hoàn tất, cũng như đưa ra giải pháp quyết liệt hơn để phát triển thị trường nội địa, gắn với Cuộc
vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.Bên cạnh đó, dịch Covid-19 đã ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của ngành dệt may, tuy vậy, đây là chỉ là sự gián đoạn
trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngành dệt may Việt Nam đã và đang nỗ lực không ngừng để có thể
bắt kịp với xu hướng thế giới. Trong đó, nổi bật nhất là sự chủ động của các doanh nghiệp.Các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã chủ động nâng cao năng lực sản xuất; nâng cao trình độ tay
nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn
nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm; đặc biệt, việc các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư
vào thiết bị, công nghệ tự động hóa cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nền tảng để
ngành dệt may chống chịu được những áp lực của thị trường về chất lượng, điều kiện giao hàng
nhanh…
Ngoài ra, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc tổ chức các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại
theo hình thức trực tuyến để các doanh nghiệp dệt may có cơ hội tìm kiếm đối tác, mở rộng thị
trường xuất khẩu; nhà nước hỗ trợ trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may…

Trang 20
Hàng dệt may có đặc điểm là có tính linh động cao trên thị trường, chu kỳ sảnphẩm ngắn, tính
mốt thể hiện rõ, tính quốc tế cao. Do đó công nghệ phải đổi mới nhanh và theo hướng hiện đại.
Đổi mới máy móc thiết bị giúp năng suất tăng cao, chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt hơn,
đảm bảo số lượng các đơn đặt hàng mà kháchhàng yêu cầu.
Khi thiết bị hiện đại, chúng ta có đủ điều kiện để sản xuất những sản phẩm thời trang, các sản
phẩm đa dạng hơn, nhiều mẫu hơn, đáp ứng được những khách hàng khó tính. Khi các mặt hàng
có chất lượng tốt, kiểu dáng hấp dẫn dần dần Việt Nam sẽ xây dựng được thương hiệu về sản
phẩm dệt may của mình.
Đối với các dự án các nhà đầu tư trong nước, cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn
công nghệ. Tập đoàn Dệt May Việt Nam cần tư vấn, hỗ trợ về thông tin các nguồn cung cấp
công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp các nhà đầu tư tránh được việc nhập khẩu các công nghệ
đã lạc hậu, công nghệ thải hồi của các nước, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc,
Trung Quốc…
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các DN dệt nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam để giúp dệt Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại thế giới. Theo Trung tâm Thông tin
Công nghiệp Thương mại, tự động hóa được kết nối trên nền tảng internet kết nối vạn vật, điện
toán đám mây, công nghệ sản xuất in 3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thông minh nhân tạo sẽ dần
dần thay thế người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ chuỗi
cung ứng sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, xu thế sử dụng sản phẩm
xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thế giới. Do đó, công
nghệ sản xuất của ngành sợi, dệt, nhuộm phải đáp ứng xu thế này thì mới có đơn hàng. Ngoài ra,
xu thế sử dụng thiết bị dệt may được số hóa, tự động hóa, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất sợi, dệt,
nhuộm và may cơ bản (nhà máy thông minh, in 3D, dệt 3D) … cũng sẽ phải theo xu thế này để
kết nối minh bạch trong toàn bộ chuối cung ứng. Do đó, để phát triển, các doanh nghiệp cần phải
đầu tư tiếp cận công nghệ dệt may hàng đầu của thế giới, nhằm giảm lượng lao động trên một
sản phẩm. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất, nhằm
giúp doanh nghiệp Dệt May tích lũy nguồn lực đầu tư công nghệ mới theo xu hướng của CMCN
4.0.
Trong bối cảnh hội nhập ngày này thì phương thức đặt hàng tự động trên nền tảng trí tuệ nhân
tạo và robot đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong khâu kết nối doanh nghiệp với khách
hàng. Thương mại điện tử cũng sẽ là kênh bán hàng được phát triển rộng rãi trong nhiều khâu
của chuỗi cung ứng trong ngành sợi, đặc biệt là khâu bán hàng…
Khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì thách thức các doanh nghiệp không thể bỏ qua đó
là xu hướng fashion (thời trang ăn liền hay thời trang nhanh) sản xuất trong thời gian cực ngắn.
Nếu như trước đây các doanh nghiệp một mùa mới đưa ra mẫu mới thì bây giờ là hàng tuần, đặc
biệt các hãng thời trang ngoại như Zara, H&M, đã đổ bộ vào Việt Nam với giá rất bình dân,
không những gây áp lực cho các doanh nghiệp trong nước về tiến độ sản xuất mà còn giá cả.
Trước xu hướng thời trang không còn theo mùa mà là theo tuần điều này tạo áp lực rất lớn cho
doanh nghiệp không chỉ về mẫu mã, đơn hàng mà còn gánh nặng thời gian. Để đáp ứng một đơn
hàng nhanh như vậy, rõ ràng với những công cụ truyền thống không đáp ứng được buộc doanh
nghiệp phải tìm kiếm phầm mềm giúp xây dựng kế hoạch, triển khai đơn hàng sản xuất thật
nhanh và chính xác, đồng thời tiết kiệm được chi phí.
Chẳng hạn, riêng việc cắt vải nếu không tính toán kỹ thì đơn hàng nhanh như vậy sẽ tốn rất
nhiều chi phí, định mức vải khi mua rồi thì không trả lại được, khi có phần mềm tối ưu hóa

Trang 21
những vấn đề này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí “chìm” mà doanh nghiệp không nhìn thấy
được
Sự góp mặt của các thương hiệu thời trang này cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp trong
nước nhưng đây lại là động lực cho các doanh nghiệp nội thay đổi phương thức sản xuất, kinh
doanh và thay đổi công nghệ nếu không muốn bị lấn át.
Để được như vậy, cần phải chuyển từ phương thức sản xuất truyền thống chủ yếu là gia công
sang tự thiết kế và sản xuất thành phẩm.
- Trong chuỗi giá trị toàn cầu khâu đem lại lợi nhuận cao nhất là thiết kế mẫu, cung cấp nguyên
phụ liệu và thương mại. Nhưng khó khăn của Việt Nam hiện nay là trình độ thiết kế thời trang
vẫn còn non kém, không thể đưa ra sản phẩm hoàn chỉnh, chưa có những trường dạy chuyên
nghiệp, lực lượng những nhà thiết kế trẻ dù đã được đào tạo nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng. Cả nước cả nước có hàng chục địa chỉ đào tạo nhà
thiết kế thời trang nhưng rất tiếc chưa có nơi nào đào tạo nhà tiếp thị thời trang chuyên nghiệp.
Mọi trung tâm đều đào tạo chung chung, mà từ đào tạo chung đến đào tạo hàng fashion là một
khoảng cách rất lớn. Để ngành dệt may VN trong mắt thế giới sẽ có tầm hơn, đủ mạnh để có vị
thế hợp tác ngang bằng nhằm mua được hàng hóa với giá hợp lý nhất thì phải đặt đào tạo lên
hàng đầu, đầu tư vào khâu thiết kế sản phẩm, và tạo ra thương hiệu riêng cho dệt may VN trên
thế giới.
- Muốn phát triển được lĩnh vực này một cách có hiệu quả, các doanh nghiệp Dệt may cần:
- Có sự hỗ trợ từ phía Nhà Nước
- Tăng tỷ lệ xuất khẩu dưới hình thức FOB (tham gia vào khâu ý tưởng thiết kế)
- Nghiên cứu các thiết kế sản phẩm mới mang những nét đặc trưng riêng. Sản xuất các sản phẩm
có sự khác biệt hóa cao, có tính độc đáo, hiện đại và đẳng cấp.
- Nắm bắt được xu thế thời trang của thế giới.
*Phát triển thị trường Việt Nam tại các đô thị và các thành phố lớn hợp tác, giúp đỡ Việt Nam
trong khâu thiết kế và cả đào tạo.
- Củng cố và mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt May với chất lượng tốt tạo điều kiện
cho họ phát huy khả năng của mình, xây dựng Trường Đại học Dệt May
và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo.
- Đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nhà thiết kế với chất lượng cao và hợp tác quốc tế.
- Tích cực tham gia vào mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu của ngành
dệt may như Liên đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về Dệt May…
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và kêu gọi đầu tư trong nước và khu vực, tổ chức
các hội nghị, hội thảo, diễn đàn về dệt may quốc tế, khu vực… để giúp các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam và các nước trong khu vực, quốc tế gặp gỡ, học hỏi, tăng cường hợp tác liên kết
cùng nhau giúp đỡ, định hướng phát triển, tăng sức mạnh của khối các nước sản xuất xuất khẩu
dệt may trên thế giới, để tiếp cận thị trường mục tiêu, chủ động nắm bắt được nhu cầu khách
hàng và tiếp đó, đưa ra những thiết kế phù hợp

CHƯƠNG 7: NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG NGÀNH DỆT MAY
7.1 Hụt chân
Trong nhiều năm, ngành dệt may luôn nằm trong số các ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu,
nhưng chỉ tham gia nhiều nhất là các công đoạn cắt và may, tức là gia công may. Vai trò của dệt
may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu gần như không có

Trang 22
Hiện chỉ có 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu
so với 30% của Thái Lan và 46% của Malaysia. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ
tham gia vào phần thấp nhất trong chuỗi cung ứng là lắp ráp, gia công, cung cấp phụ tùng thay
thế, chưa tham gia sản xuất các sản phẩm chính.
Hiện nay, khoảng 90 – 95% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất được thực hiện bằng các
chuỗi cung ứng bao gồm: nguyên liệu đầu vào, thiết kế, sản xuất, nghiên cứu… Tuy vậy, chỉ có
gần 10% các nguyên liệu đầu vào cung cấp cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam sử dụng là
có nguồn gốc trong nước.
Đơn cử, Việt Nam hiện sử dụng khoảng 400.000 tấn bông mỗi năm, tuy nhiên, chỉ có 3.000 tấn
nguyên liệu này được cung cấp bởi các chuỗi cung ứng trong nước, phần còn lại là nhập khẩu.
Phần lớn máy móc, hóa chất và thuốc nhuộm mà ngành dệt và may mặc của Việt Nam sử dụng
cũng đều phải nhập khẩu. Điều đó cho thấy, chuỗi cung ứng vẫn là yếu điểm của ngành dệt may
Việt Nam.

7.2 Chật vật với lương công nhân ngành dệt may
Theo các chuyên gia, ngành dệt - may ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu là gia công sản phẩm
cho các công ty, thương hiệu thời trang nước ngoài. Các thống kê cũng cho thấy, giá trị gia tăng
lợi nhuận từ khâu này thấp hơn nhiều so khâu thiết kế và bán hàng.
Tiền lương thấp là kết quả của thương mại không công bằng trong chuỗi cung ứng hàng may
mặc toàn cầu. Ngành may mặc là một ngành đầu tư sinh lợi lớn. Các nhãn hàng thời trang phát
triển và nhanh chóng tăng doanh thu, đồng thời tìm cách tối đa hóa lợi nhuận và lợi tức cho cổ
đông của họ. Trong khi các nước châu Á xác lập mức lương tối thiểu thấp để thu hút đầu tư nước
ngoài, thì các nhãn hàng cũng đóng vai trò lớn trong việc duy trì mức lương thấp này bằng việc
đàm phán không minh bạch để ép giá các nhà máy sản xuất hàng may mặc ở các nước châu Á.
Để đáp ứng đòi hỏi của nhãn hàng lớn, các nhà máy may buộc phải yêu cầu công nhân của họ
làm việc nhiều giờ với mức lương thấp.

7.3 Tai nạn trong ngành dệt may


Dệt may là một trong những ngành có kim ngach xuất khẩu lớn nhất nước ta. Với số lượng
người lao động trong ngành liên tục tăng trưởng, việc đảm bảo sức khỏe cho người lao động là
trọng điểm doanh nghiệp cần quan tâm nhằm góp phần tăng năng suất và đảm bảo sản xuất kinh
doanh hiệu quả. Người lao động ngành dệt thường xuyên phải làm việc trong môi trường có
nhiều tác nhân độc hại như bụi, rác thải, tiếng ồn, thiếu ánh sáng. Đây cũng là nguyên nhân gây
nên các bệnh liên quan đến phổi, phế quản.
Người lao động có thể gặp nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng nếu xảy ra cháy nổ, vì các cơ sở
dệt may chứa nhiều vật liệu dễ cháy. Trong thời gian qua, có không ít vụ cháy lớn xảy ra tại các
doanh nghiệp dệt may. Mặc dù các vụ hỏa hoạn không có thiệt hại về người, nhưng đã gây tổn
thất lớn về tài sản. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ cháy nổ trên là do các doanh nghiệp dệt
may chưa thực sự quan tâm tới công tác ATVSLĐ. Do vậy, rất cần đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, thực hiện nhiều biện pháp để người lao động biết cách bảo vệ an toàn cho bản thân trong
quá trình làm việc.

Trang 23
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN
Trên đây là dự án của chúng em về đề tài “Đầu tư máy móc thiết bị mở rộng xí nghiệp may của
công ty cổ phần dệt may Thành Công tại khu công nghiệp Bình Minh tỉnh Vĩnh Long”.
Trong thời đại ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải tạo ra các lợi thế
tranh nhất định, việc tạo ra hàng hóa cũng dần trở nên vô cùng quan trọng vì nó tác động trực tiếp
đến chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ và cảm nhận khách hàng.
Qua dự án trên, chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học tại trường để phân
tích Đầu tư máy móc thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công ty cổ phần dệt may Thành Công
tại khu công nghiệp Bình Minh tỉnh Vĩnh Long” và đưa ra một số giải pháp, đề xuất nhằm cải
thiện hơn hoạt động vận tải của công ty trong tương lai.
Tuy nhiên, do còn hạn và kinh nghiệm thực tế, bên cạnh đó phần lớn nội dung trong bài là từ góc
nhìn cá nhân nên không tránh khỏi sự thiếu sót. Chính vì vậy, chúng em mong sẽ nhận được sự
góp ý và bổ sung của các thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa chúng em xin trân thành cảm ơn giảng viên TS.Lê Xuân Hải đã giúp đỡ em hoàn
thành dự án này.
Chúng em xin trân thành cảm ơn

Trang 24
PHẦN II: QUẢN LÝ DỰ ÁN CÔNG NGHIỆP

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành dệt may trong nhiều năm qua luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam. Theo Tập đoàn Dệt May Việt Nam (2015), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm trước. Với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật,
đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước,
ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa, vừa đảm bảo
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản xuất hàng dệt may đang có xu hướng chuyển dịch
sang các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, qua đó tạo thêm cơ hội và nguồn lực mới
cho các doanh nghiệp dệt may về cả tiếp cận vốn, thiết bị, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm quản
lý tiên tiến, lao động có kỹ thuật từ các nước phát triển. Ngành dệt may ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long đang trên đà phát triển, luôn giữ mức tăng trưởng cao, theo thống kê của Bộ Công
Thương(2015), đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 2320 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dệt may, chiếm khoảng 30% tổng sản lượng xuất khẩu ngành dệt may cả nước. Các doanh nghiệp
dệt may có xu hướng đầu tư về các địa phương có chính sách quy hoạch phát triển công nghiệp và
đang phát triển về lĩnh vực công nghiệp ngày càng nhiều do nguồn lao động dồi dào, mặt bằng
xây dựng rẻ và các địa phương này luôn có các chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư.
Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may của đồng bằng sông Cửu
Long còn có quy mô vừa và nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế về sản lượng cũng
như chất lượng hàng may mặc xuất khẩu, không đủ tiềm lực để đưa sản phẩm của mình ra cả
nước hoặc xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như Mỹ, EU. Chính quy mô nhỏ đã khiến các
doanh nghiệp chưa đạt được hiệu quả kinh tế và chỉ có thể cung ứng cho một thị trường nhất định
trong các nước ASEAN. Do đó, khi thị trường gặp vấn đề, các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó
khăn trong việc điều chỉnh phương thức thâm nhập thị trường hoặc chuyển đổi sang thị trường
khác.
Do đó để nâng cao cơ hội cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt may trong khu vực và trên cả nước,
các công ty cần đầu tư trang thiết bị hiện đại vào quá trình sản xuất và mở rộng diện tích sản xuất
để nâng cao sản lượng, năng suất cũng như chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
Để nắm bắt kịp thời những thuận lợi và giải quyết những khó khăn nói trên, Đề tài “Đầu tư máy
móc, thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công ty cổ phần dệt may Thành Công tại khu công
nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long)” được thực hiện nhằm giúp công ty nâng cao sản lượng, chất
lượng hàng xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp may mặc trong khu vực
đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước.
1.1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.1.1 Mục tiêu chung
Nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển ngành nghề kinh doanh chính của công ty, gia tăng sản
lượng xuất khẩu, góp phần nâng cao vị trí công ty trên thị trường ngành may mặc và thời trang.
Trang 25
1.1.2 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại
- Tự động hóa quy trình sản xuất
- Áp dụng các hình thức sản xuất tiên tiến như Lean vào bộ phận sản xuất để nâng cao năng suất
lao động, giảm chi phí cho công ty
- Tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân công có tay nghề
1.2 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy;
- Tham khảo các thông tin máy móc, thiết bị, sản phẩm, các chỉ tiêu kinh tế như: khả năng sản xuất,
vốn hiện có, doanh thu, lợi nhuận, năng suất sản xuất…từ các báo cáo thường niên của công ty;
- Lược khảo các tài liệu liên quan đến đề tài thông qua sách báo, internet…;
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel và các kiến thức đã học trong các môn học như quản lý dự
án, kinh tế kỹ thuật, tài chính doanh nghiệp để phân tích tài chính và các chỉ số kinh tế của dự án.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại khu công nghiệp Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 20/11//2023 đến 1/12/2023
14.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài phân tích tính khả thi của dự án thông qua các chỉ tiêu môi trường, thị trường, lợi nhận, chi
phí thực hiện của dự án
1.4 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DỰ ÁN
CHƯƠNG 3. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Trang 26
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN DỰ ÁN

1. NỘI DUNG DỰ ÁN QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP


Dự án quản lý công nghiệp dệt may có thể bao gồm nhiều khía cạnh để đảm bảo quy trình sản xuất
diễn ra mạnh mẽ và hiệu quả. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng có thể được tích hợp trong dự
án này:
1.1 Quản lí chuỗi cung ứng
- Theo dõi và quản lý nguyên liệu từ nhà cung cấp đến quy trình sản xuất.
- Tối ưu hóa quá trình đặt hàng và nhận hàng để giảm thiểu thời gian chờ đợi và giảm tồn kho
không cần thiết.
1.2 Quản lí dự án sản xuất
- Lập kế hoạch sản xuất dựa trên nhu cầu thị trường và tài nguyên sẵn có.
- Tối ưu hóa dòng sản xuất để tăng hiệu suất và giảm lãng phí.
1.3 Quản lí chất lượng
- Thiết lập quy trình kiểm soát chất lượng từng giai đoạn của quy trình sản xuất.
- Sử dụng hệ thống kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng các tiêu
chuẩn chất lượng.
1.4 Quản lí nhân sự
- Đào tạo nhân sự về kỹ năng cần thiết và an toàn lao động.
- Theo dõi hiệu suất và tạo điều kiện làm việc tích cực để tăng cường năng suất.
1.5 Quản lí bảo trì và sửa chữa
- Lập kế hoạch bảo trì định kỳ để đảm bảo máy móc và thiết bị hoạt động ổn định.
- Phát triển kế hoạch sửa chữa nhanh chóng khi có sự cố để giảm thời gian gián đoạn sản xuất.
1.6 Quản lí dữ liệu và thông tin
- Sử dụng hệ thống thông tin quản lý để theo dõi mọi hoạt động trong quy trình sản xuất.
- Bảo vệ dữ liệu liên quan đến quy trình sản xuất và thiết lập các biện pháp bảo mật.
1.7 Xây dựng hệ thống thông tin
- Tích hợp các hệ thống thông tin để cung cấp cái nhìn tổng thể về mọi khía cạnh của quy trình
sản xuất.
- Sử dụng công nghệ thông tin để tối ưu hóa quản lý và giảm thiểu sự cố.

2.NỘI DUNG CHUỖI CUNG ỨNG


Dự án quản lý chuỗi cung ứng cho công ty dệt may có thể bao gồm nhiều khía cạnh quan trọng để
đảm bảo rằng nguyên liệu và sản phẩm được quản lý một cách hiệu quả từ đầu đến cuối. Dưới đây
là một số yếu tố quan trọng có thể được tích hợp trong dự án này:
2.1 Nhập khẩu nguyên liệu
- Xác định nguồn cung cấp chất lượng cao cho nguyên liệu dệt may.
- Xây dựng mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp và xác định các tiêu chuẩn chất lượng
cụ thể.
2.2 Tối ưu hóa quy trình đặt hàng
Trang 27
- Sử dụng hệ thống thông tin để tự động hóa quy trình đặt hàng.
- Tối ưu hóa lịch trình đặt hàng để giảm thời gian chờ đợi và tồn kho không cần thiết.
2.3 Quản lí tồn kho
- Theo dõi và quản lý tồn kho một cách chính xác để tránh tình trạng thiếu hụt hoặc tồn kho dư
thừa.
- Sử dụng phương tiện tự động hóa để giảm sai sót trong quản lý tồn kho.
2.4 Đối tác hợp tác
- Hợp tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng để chia sẻ thông tin và tối ưu hóa hiệu suất.
- Xây dựng các mô hình hợp tác để giảm thiểu rủi ro và tăng tính linh hoạt trong chuỗi cung ứng.
2.5 Quản lí thông tin và dữ liệu
- Sử dụng hệ thống quản lý thông tin để theo dõi và phân tích dữ liệu từ mọi giai đoạn trong chuỗi
cung ứng.
- Bảo vệ thông tin quan trọng và xây dựng các biện pháp bảo mật.
2.6 Đổi mới công nghệ
- Áp dụng các công nghệ mới như Internet of Things (IoT) để theo dõi vận chuyển và lưu trữ.
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán nhu cầu và tối ưu hóa quy trình.
2.7 Chính sách bền vững
- Xây dựng chính sách bền vững trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả việc theo dõi và giảm lượng
chất thải.
2.8 Quản lí rủi ro
- Xác định và đánh giá rủi ro trong chuỗi cung ứng và thiết lập các biện pháp phòng ngừa.
- Xây dựng kế hoạch khắc phục sự cố để đối mặt với các vấn đề không mong muốn.
- Dự án chuỗi cung ứng cần được thiết kế để đáp ứng đòi hỏi cụ thể của ngành công nghiệp dệt
may và đảm bảo sự linh hoạt trong môi trường thị trường động.

3.TÓM TẮT DỰ ÁN ĐẦU TƯ


3.1 Giới thiệu tên đề tài
Đề tài: “Đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công ty cổ phần dệt may Thành
Công tại khu công nghiệp Bình Minh (Vĩnh Long)”
3.1.2 Giới thiệu về chủ đầu tư
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Dệt May Thành Công
- Đại diện pháp luật: Ông Jung Sung Kwan; Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Ngày thành lập: 16/8/1976
- Ngành, nghề kinh doanh:
+ Dệt may – sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt, sợi, đan kim, nhuộm và may mặc.
+ Thời trang bán lẻ.
+ Bất động sản.
- Thương hiệu: TCM
- Trụ sở chính: Số 36 - Tây Thạnh - P. Tây Thạnh - Q. Tân Phú - Tp. HCM
- Giấy chứng nhận ĐKKD số 0301446221 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tp. HCM cấp ngày 23 tháng
6 năm 2006 và được đăng kí thay đổi lần thứ: 22, ngày 10 tháng 6 năm 2021
- Website: thanhcong.com.vn
- Điện thoại: (84.28) 3815 3962

Trang 28
- Fax: (84.28) 3815 2757 - 3815 4008
- Logo công ty:

3.1.3 Mô tả sơ bộ thông tin dự án


- Tên dự án: Dự án đầu tư thiết bị mở rộng xí nghiệp may của Công ty CP Dệt May Thành Công
- Địa điểm đầu tư: 25 P. Bà Triệu, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Hình thức đầu tư: Đầu tư có hoàn vốn
- Hình thức quản lí: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban Quản lý dự án do chủ đầu
tư thành lập
- Diện tích đất: 130.320 m2
- Mục tiêu đầu tư: Đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất xí nghiệp may (tại KCN Bình Minh,
xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất phát triển ngành
nghề kinh doanh chính của công ty, góp phần nâng cao vị thế trên thị trường ngành may mặc và
thời trang
4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có nền
kinh tế năng động, là một trong những tỉnh đứng đầu cả nước về thu hút đầu tư qua chính sách
hợp lý, cởi mở, phát huy tiềm năng đầu tư, phát triển, đồng thời là nơi tập trung nhiều KCN nhất
ĐBSCL như: KCN Hòa Phú, KCN Bình Minh.
Công ty CP Dệt May Thành Công tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con,
chuyên sản xuất, kinh doanh về lĩnh vực dệt may, là một trong số các công ty trực thuộc Tổng công
ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công.
Hơn 6 thập kỷ qua, Thành Công luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các đối tác
trên cơ sở lợi ích song song, không ngừng phát triển hoạt động kinh doanh của mình, mang đến
cho khách hàng sản phẩm và dịch vụ chất lượng tốt nhất. Hiện nay, Thành Công tự tin là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, tự hào là doanh nghiệp được
khách hàng trên khắp thế giới tín nhiệm và lựa chọn.
Khách hàng truyền thống của công ty như Clients, Skinko, Parners, Canada, Toyoshima, Anken,
Golf, … đã có kế hoạch tăng số lượng đơn hàng may mặc cho công ty nhưng do năng lực sản xuất
của xí nghiệp may ở Tp. Hồ Chí Minh và KCN Hòa Phú (Vĩnh Long) không còn đáp ứng được kế
hoạch sản xuất của công ty. Theo thống kê của tổng công ty CP Dệt may Thành Công Tp.HCM
(2015) số lượng đơn hàng được ký kết đến hết năm 2016 là khoảng 35 triệu sản phẩm/năm trong
khi nhà máy ở Tp.Hồ Chí Minh là 23 triệu sản phẩm/ năm, nhà máy ở KCN Hòa Phú (Vĩnh
Long) là 9.6 triệu sản phẩm/năm, số lượng đơn hàng bị thiếu là khoảng 2.4 triệu sản phẩm/năm.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng và thực hiện định hướng phát triển công ty,công ty thực
hiện đầu tư trang thiết bị để mở rộng xí nghiệp may xuất khẩu tại KCN Bình Minh (địa chỉ xã Mỹ
Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).
Vị trí ngay mặt tiền Quốc lộ 1A, giáp sông Hậu (cảng Bình Minh), cách Tp. Cần Thơ 5km, Tp.
Trang 29
Vĩnh Long 30 km, Tp. Hồ Chí Minh 160km, thuận tiện cho việc vận chuyển, giao nhận nguyên
phụ liệu, hàng hóa, … Khi dự án đưa vào hoạt động sẽ khai thác được ngay, giải quyết công ăn
việc làm cho hơn 400 lao động tại địa phương.
Với niềm tin sản phẩm được sản xuất từ dự án sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Đồng
thời, với niềm tự hào sẽ góp phần vào việc nâng cao giá trị tổng sản phẩm công nghiệp, tạo việc
làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập và không ngừng cải thiện đời sống lao động, chúng
tôi tin rằng việc đầu tư dự án là giải pháp phát triển công ty một cách bền vững.
5. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI ĐẦU TƯ
Theo chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng năm 2023 của
Thủ tướng Chính phủ, xuất khẩu được coi là mục tiêu phát triển của ngành dệt may, thị trường nội
địa phát triển tối đa, đầu tư phát triển, đa dạng hóa loại hình doanh nghiệp, huy động nguồn lực
đầu tư trong và ngoài nước.
Thị trường sản phẩm dệt may đang được mở rộng, xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ,
Úc, Cannada,….Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cho biết xuất khẩu dệt may của Việt Nam
trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 12.18 tỷ USD, tăng 10.26 % so với cùng kỳ năm 2014.
Tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng xuất khẩu hàng dệt may của ĐBSCL chỉ chiếm 30% sản
lượng hàng xuất khẩu của cả nước, trong khi đó, với các chính sách khuyến khích phát triển công
nghiệp dệt may của chính phủ và dự đoán của Bộ Công Thương kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may có xu hướng tăng mỗi năm 25-30% trong những năm tới nên hiện sản lượng sản xuất không
đủ đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Với nguồn nhân lực dồi dào, mặt bằng rẻ, chính sách ưu đãi nên việc đầu tư máy móc, thiết bị mở
rộng xí nghiệp là rất cần thiết, mở rộng sản xuất góp phần tăng lợi nhuận nếu mục tiêu sản xuất đi
đúng hướng, đáp ứng lượng cầu thị trường, ít hàng tồn kho, được các đối tác nước ngoài ủng hộ.
Như vậy, mở rộng sản xuất giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản là đáp ứng được sản
lượng xuất khẩu của công ty. Mở rộng sản xuất còn là tự khẳng định về năng lực sản xuất của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
6. TÍNH KHẢ THI CỦA DỰ ÁN
6.1. Địa điểm đầu tư
6.1.1 Vị trí đầu tư
KCN Bình Minh, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm ĐBSCL, có vị trí:
- Cách Tp. Hồ Chí Minh 160 km (3 giờ 30 phút đi xe ô tô)
- Cách Tp. Cần Thơ 5km
- Cách Tp. Vĩnh Long 30km
- Hướng:
+ Phía Bắc và Đông Bắc: giáp khu đô thị Bình Minh
+ Phía Nam và Tây Nam: giáp sông Hậu
+ Phía Tây và Tây Bắc: giáp đường cao tốc Cần Thơ
+ Phía Đông và Đông Nam: giáp khu vực dự kiến phát triển công nghiệp
Trang 30
- Đường bộ:
+ Tiếp giáp Quốc lộ 1A đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long
+ Gần đường cao tốc Trung Lương – Cần Thơ
- Đường thủy:
+ Gần cảng Bình Minh (cảng quốc gia nằm ngay trong khu công nghiệp), phục vụ lưu thông khu
vực ĐBSCL với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 15,000 – 20,000 DWT (tấn), có công suất
bốc đỡ đối với hàng tổng hợp là 1.7 triệu tấn/năm
+ Cách cảng Cần Thơ 16 Km
- Đường hàng không:
+ Cách sân bay quốc tế Trà Nóc (Cần Thơ) 15 Km

Hình 2.1. Hình chiếu phối cảnh KCN Bình Minh – Vĩnh Long
Do đó, KCN Bình Minh có vị trí thuận lợi:
- Giao thông đường bộ, thủy, hàng không thuận lợi cho việc giao nhận nguyên vật liệu hàng hóa;
- Nhân lực dồi dào, chi phí lao động rẻ;
- Môi trường thuận lợi, không bị cạnh tranh nhiều trong khu vực ĐBSCL;
- Được hưởng chế độ ưu đãi về thuế và ưu đãi đầu tư đặc thù của Tây Nam Bộ;
- Cơ sở hạ tầng được đầu tư từng bước hiện đại;
- Gần nguồn lao động có tay nghề cao và có trình độ kỹ thuật cao ở các trường đại học, cao đẳng
ở Vĩnh Long và Tp. Cần Thơ: ĐH Sư Phạm – Kỹ Thuật Vĩnh Long, ĐH Cửu Long, ĐH Cần Thơ,
ĐH Kỹ Thuật – Công Nghệ Cần Thơ, …

Trang 31
6.1.2 Điều kiện tự nhiên – xã hội
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình:
Khu đất bằng phẳng, mặt bằng nhà xưởng có vị trí cao ráo, thoáng mát, rất thuận lợi thoát nước tự
nhiên của bề mặt, không bị ngập úng trong mùa mưa bão, là điều kiện tốt để sửa chữa cải tạo nhà
xưởng SXKD và quá trình sử dụng về sau.

Hình 2.2. Địa hình khu vực dự kiến mở rộng xí nghiệp may
(Nguồn: Trang thông tin điện tử công ty CP TV – TM - DV Hoàng Quân Mê – Kông)
- Khí hậu: cận nhiệt đới gió mùa, nắng nhiều, mưa ít
+ Mùa mưa từ tháng 05 – 11, cao nhất là tháng 08 – 10
+ Mùa khô từ tháng 11 – 05 năm sau
+ Lượng mưa trung bình : 1,547 mm
+ Độ ẩm trung bình hàng năm là 89.46%. Cao nhất từ tháng 9 – 10: 86% – 87%, thấp nhất là tháng
03 từ 75% - 79%
+ Giờ nắng trung bình 7.5giờ/ngày, bình quân năm từ 2,181 – 2,676 giờ/năm.
+ Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 0C–28 0C. Nhiệt độ cao nhất là 36.9 0C và thấp nhất là 17.7 0C

Trang 32
4500
0

4000
0

3500
0
Lượng mưa hiện
3000 tại
0

500
0

Hình 2.3. Phân bố lượng mưa hàng tháng ở ĐBSCL


(Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Nam Bộ)
Do đó, KCN có khí hậu thuận lợi cho sản xuất, vận chuyển, độ ẩm không quá cao (ảnh hưởng
không nhiều đến quá trình hoạt động và bảo dưỡng MMTB), thuận lợi tồn trữ nguyên vật liệu, bán
thành phẩm, … không bị hư hỏng.b. Điều kiện xã hội
Hiện nay UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành các quyết định khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
KCN Bình Minh
- Ưu đãi thuế:
+ Thuế TNDN là 22%, từ ngày 01/01/2016 những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế TNDN là
22% giảm còn 20%.
+ Thuế TNDN là 20% áp dụng đối với doanh nghiệp có mức doanh thu không quá 20 tỷ
đồng/năm.
+ Thuế suất ưu đãi 10% trong thời gian 15 năm đối với: Thu nhập của doanh nghiệp thực hiện
dự án đầu tư mới trong sản xuất (trừ dự án sản xuất mặt hàng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt, khai
thác khoáng sản)
- Thuế suất ưu đãi 20% trong thời gian 15 năm (từ 01/01/2016 áp dụng thuế suất 17%) áp dụng
đối với: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong sản xuất: thép cao cấp;
sản phẩm tiết kiệm năng lượng; MMTB phục vụ nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; thiết bị tưới tiêu;
thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; ..
- Miễn thuế 02 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập của
doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại KCN.
- Ưu đãi khác:
+ Đối với dự án có vốn đầu tư trong nước: nhà đầu tư được hỗ trợ 50% chi phí lập quy hoạch chi
tiết xây dựng và dự án đầu tư, không quá 500 triệu đồng/dự án

Trang 33
+ Hỗ trợ 50% chi phí quảng cáo sản phẩm mới theo quy định của pháp luật về quảng cáo trên
Báo Vĩnh Long và Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Vĩnh Long. Mức hỗ trợ tối đa không quá 02
lần/doanh nghiệp và không vượt quá 50 triệu đồng/lần.
+ Hỗ trợ tập huấn, bồi dưỡng các lớp đào tạo ngắn ngày và cấp quản lý cao cấp.
6.1.3 Cơ sở pháp lý của dự án
* Văn bản pháp lý
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của
Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và số 83/2009/NĐ-CP ngày 01/12/2009 của
Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐ-
BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình;
- Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2013 của UBND tỉnh Vĩnh Long về các
ưu đãi khuyến khích đầu tư vào khu công nghiệp Bình Minh.
* Các tiêu chuẩn
“Dự án đầu tư thiết bị mở rộng xí nghiệp may” được xây dựng dựa trên những tiêu chuẩn, quy
chuẩn chính như sau:
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997 – BXD);
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 2737-1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
- TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy-Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
- TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 6160 – 1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng HT PCCC;
Trang 34
- TCVN 5673:1992: Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
- TCVN 19-84: Đường dây điện;
- TC EVN 12 -73: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam về mục đích sử dụng và an toàn lao động
về điện
6.1.4 Nghiên cứu thị trường của dự án
6.1.4.1.Tình hình phát triển ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may hiện là ngành có mặt hàng xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng
cao qua các năm. Sản phẩm đã lập được vị thế trên thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản.
Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo
chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu, hạn chế cơ hội làm tăng lợi nhuận doanh
nghiệp trong ngành.
Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS), kim ngạch xuất khẩu tháng 5 năm 2015 đạt 1.65 tỷ
USD, tăng 8.4% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu đạt 8.11
tỷ USD, tăng 8.4% so với cùng kỳ. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 42% so với
tổng kim ngạch xuất khẩu, 5.18 tỷ USD, tăng 11.01% so với cùng kỳ năm 2014.
Hình 2.4. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam qua các năm

Về sản lượng, tháng 05/2015, sản lượng vải dệt từ sợi tự nhiên đạt 26.8 triệu m, tăng 5.5% so với
cùng kỳ năm trước; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và nhân tạo đạt 66.3 triệụ m, giảm 4.9% so
với cùng kỳ năm trước; trang phục đạt 261.3 triệu cái, tăng 9% so với cùng kỳ.
Theo số liệu 5 tháng đầu năm 2015, sản xuất vải dệt từ sợi tự nhiên đạt 118.2 triệu m, tăng 2.3%
so với cùng kỳ năm 2014; từ sợi tổng hợp và nhân tạo đạt 287.1 triệu m2, tăng 1.8%
2.3% so với cùng kỳ năm 2014; từ sợi tổng hợp và nhân tạo đạt 287.1 triệu m2, tăng 1.8% so với
cùng kỳ năm trước; trang phục đạt 1,212.2 triệu cái, tăng 2.3% so với cùng kỳ, đơn hàng sản xuất
quý II rất khả quan, gần 62% doanh nghiệp có đơn hàng tăng so với quý I cùng năm.
Theo VITAS, từ đầu năm 2015 đến nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài vẫn đang tăng, nhằm đón
đầu các hiệp định thương mại tự do như TPP, FTA Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc.
6.1.4.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015 của công ty
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty CP Dệt May Thành Công sáu tháng đầu
năm 2015 Đơn vị: triệu đồng

Trang 35
Sáu Sáu Chênh lệch so
Chỉ tiêu tháng tháng với năm 2014
đầu năm đầu
2014 năm số tiền %
2015
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp
664.042 724.421 60.379 9.09
dịch vụ
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6.760 899 -5.861 -86.70
3. Doanh thu thuần về bán hàng và
657.282 723.522 66.240 10.08
cung cấp dịch vụ
4. Giá vốn hàng bán 559.027 597.098 38.071 6.81
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
98.255 126.424 28.169 28.67
cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.123 5.356 2.233 71.50
7. Chi phí tài chính 11.287 19.193 7.906 70.05
8. Chi phí bán hàng 17.367 23.841 6.474 37.28
9. Chi Phí quản lý doanh nghiệp 24.018 27.371 3.353 13.96
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
48.706 61.375 12.669 26.01
doanh
11. Thu nhập khác 1.488 1.036 -452 -30.37
12. Chi phí khác 1 330 329 32900
13.Lợi nhuận khác 1.487 706 -781 -52.52
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.193 62.081 11.888 23.68
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.220 5.128 1.908 59.25
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 356 20 -336 -94.38
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
46.617 56.933 10.316 22.13
nghiệp
( Nguồn: Phòng tài chính công ty CP Dệt may Thành Công)
* Thị trường tiêu thụ:
-Trong nước: doanh thu từ mặt hàng thời trang đạt 1.96 triệu USD (đạt khoảng 96% so
với kế hoạch), tăng 0,6 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, khánh thành thêm hệ thống phân
thối mới (128/3 Nguyễn Ảnh Thủ, xã Trung Chánh, huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh), khánh
thành công ty Thành Công tại KCN Hòa Phú với công suất 9.6 triệu sản phẩm/năm.

Trang 36
Hình 2.5. Một số mặt hàng thời trang của TCM

Tình hình xuất khẩu : đạt 3.97 triệu USD so với cùng kỳ năm trước (đạt khoảng 158.8% so với
kế hoạch), tăng 1.77 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu được mở rộng
sang các nước: Nhật, Hàn, Mỹ, EU….
Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bảng 2.2. Phân tích tỷ số tài chính phản ánh hiệu quả hoạt động
kinh doanh 6 tháng đầu năm 2015
Đơn vị tính: phần trăm(%)
6 tháng đầu 6 tháng đầu năm
Tỷ số tài chính Chênh lệch
năm 2014 2015

ROS 7.09 7.87 0.78


ROA 2.32 2.75 0.43
ROE 6.87 7.36 0.49
ROCE 4.77 5.51 0.74
Lợi nhuận/giá thành 7.76 8.78 1.02

Thông qua phân tích tỷ số tài chính cho thấy hoạt động kinh doanh rất hiệu quả, chỉ tiêu
tài chính sáu tháng đầu năm 2015 đều cao hơn cùng kỳ năm trước cụ thể là: doanh lợi tiêu thụ
(ROS) đạt 7.87%, tăng 0.78 % (gấp 1.11 lần) , doanh lợi tổng tài sản (ROA) đạt mức 2.75, tăng
0.43% (gấp 1.19 lần), doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2015 đạt 7.36%, tăng 0.49% (gấp
1.07 lần), tỷ suất lợi nhuận/vốn đạt 5.51%, tăng 0.74% ( gấp 1,16 lần), lợi nhuận trên giá
thành đạt 8.78%, tăng 1.15% (gấp 1.13 lần). Điều này cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu
quả, khả năng sinh lời cao, lợi nhuận thu được lớn, vì vậy điều này thích hợp khi đầu tư mở rộng
nhà máy xản xuất đề nâng cao lợi nhuận cho công ty.
6.1.4.3 Phân tích SWOT
Trang 37
- Có thương hiệu, uy tín, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc.
- Có đầy đủ mặt bằng nhà xưởng sản xuất tại khu vực dễ thu hút lao động.
- Sản phẩm đa dạng, phù hợp nhiều đối tượng, chất lượng tốt.
- Trang thiết bị sản xuất hiện đại.
- Nguồn lao động có trình độ dồi dào.
- Chăm sóc khách hàng tốt
- Có tiềm lực tài chính
- Có vị thế trên thị trường nước ngoài, có kế hoạch tăng sản lượng sản xuất
với công ty.

Điểm mạnh - Được Nhà nước quan tâm đầu tư với nhiều ưu đãi.

- Năng lực, quy mô sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu mở rộng.
- Chưa tự chủ nguồn nguyên liệu trong nước phù hợp với yêu cầu sản xuất
Điểm yếu hàng xuất khẩu
- Độ liên kết khách hàng kém, còn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài
- Kinh tế thế giới có xu hướng tăng nhu cầu sản phẩm dệt may.
- Thị trường xuất khẩu có xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc
sang các nước khối Asean (Việt Nam).
- Chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm may mặc giữa các doanh nghiệp,
tạo điều kiện tăng tỷ lệ lợi nhuận.
- Đàm phán thành công hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái
Cơ hội Bình Dương (TPP) đem lại nhiều cơ hội tiếp cận mở rộng thị trường khi
hưởng ưu đãi về thuế xuất – nhập khẩu
- Sản phẩm may mặc bị cạnh tranh gay gắt trong nước và nước ngoài (chất
lượng, giá cả, …) trong khối TPP ( điển hình là Mexico và Nhật bản)
- Đối thủ có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư trang thiết bị hiện đại.
- Chưa có nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước, chủ yếu nhập khẩu từ nước
ngoài nên bị động trong sản xuất.
- Lãi suất cao (10%/năm)
Thách thức

* Chiến lược SWOT:


Ma trận Điểm Điểm yếu
SWOT mạnh
Sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu - Tận dụng cơ hội, nguồn đầu tư và hỗ trợ
trong nước và xuất khẩu để mở rộng qui mô, đáp ứng nhu cầu.
- Tăng độ cạnh tranh giúp giành thị - Tận dụng hỗ trợ của bộ công thương
Trang 38
phần trên thị trường nước ngoài. (nguồn vốn FDI, ODA) về đáp ứng nhu cầu
- Mở rộng thị trường sang Mỹ, phát triển ngành dệt may để đầu tư sản xuất
Canada, EU, … bằng chính sách giá nguồn nguyên liệu đầu vào để giảm phụ
và đa dạng sản phẩm thuộc nguồn nhập khẩu
- Đầu tư cơ sở vật chất, MMTB hiện Tận dụng chính sách hỗ trợ của Chính phủ:
đại hiện đại hóa MMTB, tiếp thu và đổi mới
Cơ hội - Thu hút vốn đầu tư, áp dụng hình công nghệ, nâng cao tay nghề và trình độ
thức sản xuất tiên tiến quản lý
- Nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm để tăng độ cạnh tranh nhờ áp dụng
- Công nghệ hiện đại
- Đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng
nhiều đối tượng khách hàng - Đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động có
- Nâng cao chất lượng theo tiêu trình độ đồng thời có chính sách thu hút họ
chuẩn quốc tế để tăng sản lượng xuất - Áp dụng chính sách chăm lo đời sống lao
khẩu động để họ an tâm sản xuất nhằm giữ chân
- Tận dụng vốn hiệu quả, giảm vay vốn người lao động
- Duy trì và phát triển thị trường - Đầu tư nghiên cứu và chủ động nghiên
trong nước, nghiên cứu, tìm hợp đồng sản xuất nguồn nguyên vật liệu, giảm tỷ lệ
nước ngoài nhập khẩu nguyên vật liệu
Thách - Mở rộng sản xuất, nâng cao thị
thức phần, xây dựng thương hiệu, tạo lòng
tin của khách hàng
- Tận dụng ưu đãi nhà nước, tìm
kiếm, ký kết hợp đồng hợp tác lâu dài
về cung ứng nguyên vật liệu giá rẻ,
tìm nguồn nguyên liệu thay thế hay
đầu tư MMTB tự sản suất nguyên vật
liệu đầu vào

6.1.5 Qui mô và phương án kỹ thuật của dự án


6.1.5.1 Hình thức đầu tư
Đầu tư mới MMTB tại địa chỉ xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
6.1.5.2 Qui mô đầu tư
Dự án có quy mô đầu tư như sau:
- Số chuyền may: 8 chuyền
- Nhu cầu lao động: Dự kiến 435 người gồm: 1 giám đốc,8 trưởng chuyền, 40 tổ trưởng, 360
công nhân,5 quản lý kho, 10 nhân viên vận chuyển, 8 tạp vụ, 3 bảo vệ
- Công suất theo kế hoạch năm 2016 là 1,000,000 sản phẩm, mỗi năm ước tính tăng 5% sản lượng
sản xuất được

Trang 39
Bảng 2.3. Công suất sản xuất theo kế hoạch
TT Năm 2016 2017 2018 2019 2020
1 Hiệu suất 0.60 0.63 0.67 0.70 0.73
2 Số chuyền 8 8 8 8 8

3 Công suất 1 chuyền (cái) 18.000 18.000 18.000 18.000 18.000

4 Số tháng hoạt động 1 năm 11.5 11.5 11.5 11.5 11.5

5 Sản lượng KH (cái) 1.000.000 1.050.000 1.102.500 1.157.625 1.215.506

6.1.5.3 Thiết kế phòng cháy chữa cháy


- Thiết kế 03 tủ chữa cháy cho mỗi nhà xưởng, đường ống STK D76;
- Bể nước PCCC 150m3 dùng để dập tắt đám cháy tạm thời;
- Bình chữa cháy để chữa cháy tức thời;
- Hệ thống báo cháy cho nhà kho;
6.1.6. Khả năng tài chính của dự án
6.1.6.1 Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư: 22,490,000,000 đồng ( 22 tỷ 490 triệu đồng)
Gồm: Chi phí mua sắm thiết bị, quản lý dự án, chi phí khác và dự phòng phí.
* Chi phí mua sắm máy móc thiết bị
Bảng 2.4. Chi phí mua sắm máy móc thiết bị Đơn vị: Nghìn đồng

Số Thành tiền Thành tiền


Khoản mục chi phí Đơn giá
STT lượng trước thuế sau thuế

Thiết bị may 16.921.040 2


Máy may 1 kim điện tử Juki
14.500 160 2.320.000 2.552.000
8700-7
Máy may 2 kim điện tử Siruba
19.576 80 1.566.080 1.722.688
T828-45-064M
Máy vắt sổ 5 chỉ SIRUBA 757K-
12.800 40 512.000 563.200
516M2-55
Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ SIRUBA
11.375 16 182.000 200.200
747K-514M2-24
Máy ép keo Hikari LI-890 100.880 8 807.040 887.744
Trang 40
Máy thùa khuy nút điện tử Juki
24.500 16 392.000 431.200
LK-1903AN
Máy cắt tự động Siruba EZ-179 110.000 16 1.760.000 1.936.000
Máy thêu vi tính Brother PR-650 179.000 8 1.432.000 1.575.200
Máy cuốn sườn Hikari HS-928-II 31.500 8 252.000 277.200
Máy cắt chỉ thừa Unisun US-
5.940 8 47.520 52.272
1000EZ
Máy hút chỉ MHC – 4P05 15.300 8 122.400 134.640
Máy sang chỉ Cutex TR-3n 14.000 8 112.000 123.200
máy đánh bọ Juki LK-1900A 72.000 8 576.000 633.600
Máy viền cùi chỏ KANSAI 6.000 8 48.000 52.800
RX9803A
Bộ bàn ủi hơi nước công nghiệp 849.000 8 6.792.000 7.471.200
Silverstar ES-94A
Bàn ghế 438.000 481.800
II Bàn 900 400 360.000 396.000
Ghế 195 400 78.000 85.800
Hệ thống làm mát 96.000 105.600
III Quạt treo tường KOMASU 1.500 64 96.000 105.600
KM 750
Phòng cháy chữa cháy 9.240 10.164
Bình chữa cháy loại lớn (Bình
chữa cháy khí CO2 -MT5) 575 8 4.600 5.060
Bình chữa cháy loại trung
IV (Bình Chữa cháy MFZ8 Bình bột 290 16 4.640 5.104
ABC 8 Kg)
Hệ thống chiếu sáng 23.040 25.344
V Đèn ống huỳnh quang Philips 32 720 23.040 25.344
siêu sáng TL-D 36W/865 1m2
Chi phí mua sắm thiết bị 17.391.320 19.130.452
(Giá tham khảo công ty Máy may Phi Long)
* Chi phí quản lý dự án
(Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu xây dựng công trình xây dựng công nghiệp của Bộ
Xây Dựng (2015) là 2.657%)
Chi phí quản lý dự án công nghiệp = giá thiết bị *2.657%= 462.087.000 đồng
* Chi phí dự phòng
Để đảm bảo cho quá trình mua sắm hoạt động của nhà xưởng được an toàn trước những biến động
về chi phí, lạm phát, chi phí vật tư sửa chữa nhà xưởng, dự án cần thêm một khoảng dự phòng phí
là:

Trang 41
=> Chi phí dự phòng = 5% x giá thiết bị = 869.566.000 đồng
* Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm chi phí thuê nhà xưởng và sửa chữa trước khi đưa vào hoạt động, chi phí thực
hiện dự án:
Chi phí thuê nhà xưởng: 6 tháng x 212.420.000 = 1.274.520.000 đồng
Chi phí vật tư sửa chữa nhà xưởng: 150,000,000 đồng
Chi phí thực hiện dự án: 297.750.600 đồng
Tổng cộng chi phí khác: 1.722.271.000 đồng
Bảng 2.5. Tổng vốn đầu tư Đơn vị: nghìn đồng

STT Khoản mục chi phí Thành tiền trước thuế Thành tiền sau thuế
1 Chi phí mua sắm thiết bị 17.391.320 19.130.452
2 Chi phí quản lý dự án 462.087 508.296
3 Chi phí khác 1.722.271 1.894.498
4 Dự phòng phí 869.566 956.523
TỔNG 20.445.244 22.489.769
Tổng vốn đầu tư (làm tròn) 22.490.000

Trang 42
6.1.6.2 Cấu trúc nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư là 22.490.000.000 đồng
Bảng 2.6. Cấu trúc nguồn vốn Đơn vị: ngìn đồng

Tỷ lệ Số tiền
Vốn chủ sở
100 22.490.000.000
hữu
Vốn vay 0% 0
Lợi nhuận giữ lại 0% 0
6.1.6.3 Vốn lưu động
Vốn lưu động tăng được chủ đầu tư vay ngân hàng khi nhu cầu vốn tăng , dự kiến vốn
lưu động ban đầu bằng 40% doanh thu, lãi suất 10%/năm
VLĐ = 40% x Doanh thu
Bảng 2.7. Vốn lưu động dự kiến Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2016 2017 2018 2,019.00 2020
Doanh thu thuần 200.000.000 216.300.000 233.928.450 252.993.618 273.612.542
Vốn lưu động 80.000.000 86.520.000 93.571.380 101.197.447 109.445.017
Số vòng quay 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
6.1.6.4 Tiến độ sử dụng vốn
Tiến độ sử dụng vốn sẽ được phân phối theo tiến độ của dự án:

Hình 2.6. Tiến độ sử dụng vốn được phân phối theo tiến độ dự án

Trang 43
7. Đánh giá tác động môi trường của dự án
7.1 Đánh giá tác động môi trường
Trong quá trình hoạt động của dự án sẽ phát sinh nhiều nguồn gây ô nhiễm: khói, bụi, tiếng ồn,
các nguồn gây ô nhiễm như là:
a. Ô nhiễm môi trường không khí:
- Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các hoạt động của các loại máy móc, thiết bị, hoạt động của các
máy phát điện sử dụng dầu diesel
- Ngoài ra còn có bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm
b. Ô nhiễm tiếng ồn, dộ rung và nhiệt trong quá trình sản xuất
- Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu phát sinh từ: máy may, máy ép…tương đối cao và liên tục do
tính chất liên tục của công việc ( khoảng 80 – 85 dB)
- Ngoài ra còn tác động đến từ nguồn nhiệt bên trong nhà máy phát ra từ các máy móc,, từ hệ
thống lò hơi, từ hệ thống ủi, từ hoạt động dinh nhiệt từ các động cơ, máy móc, thiết bị, đặc biệt
trong những ngày nằng nóng, nhiệt độ bên trong khu vực sản xuất cao hơn bên ngoài từ 1-3 độ,
ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.
c. Tác động đến môi trường nước
- Nước thải của công ty chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Về cơ
bản, nước mưa trong khu vực khu công nghiệp và trong khu vực sản xuất thường có nồng
độ các chất gây ô nhiễm cao như; Ni tơ. Phot pho, lưu huỳnh…
- Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5 mg/l
- Photpho : 0,004 – 0,03 mg/l
- COD : 10 – 20 mg/l
- Tổng chất rắn lơ lửng : 10 – 20 mg/l
d. Nguồn phát sinh chất thải rắn
* Chất thải rắn sinh hoạt:
Chủ yếu là rác thải sinh hoạt của công nhân viên phát sinh từ các phân xưởng, khu vực văn phòng,
nhà vệ sinh…với số lượng nhân viên là 435 người, ước tính lượng thải ra là 0,5kg/người thì mỗi
ngày khoảng 217 kg rác thải. rác thải có 2 thành phần:
- Rác thải hữu cơ: thực phẩm, rau quả, thức ăn thừa, giấy báo , thùng cartong…
- Rác thải vô cơ: bao nylon, nhựa, plastic, PVC, thủy tinh, vỏ hộp kim loại…
Các rác thải nếu không được thu gom, xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh,
gây nghẹt cống, ảnh hưởng đến nguồn nước và các sinh vật sống xung quanh khu vực nhà máy,
là môi trường sống của các trùng gây bệnh, rùi, muỗi, vật trung gian gây bệnh cho người và có
thể phát triển thành dịch.
* Chất thải rắn sản xuất: bao gồm các loại sau:
- Các nguyên liệu bị hư, mốc do quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng kỹ thuật…
- Các loại bao bì hư hỏng như túi nylon, bìa carton, chai nhựa…từ lúc chứa nguyên liệu đến
Trang 44
công đoạn đóng gói sản phẩm…
- Các loại chất thải rắn khác như: dây đai, dây buộc, thùng cartong, vải thừa, chỉ thừa…
7.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
a. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước:
Nước thải của nhà máy sẽ được xử lý theo tiêu chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp của Bộ
Tài Nguyên Môi Trường QCVN 24:2009/BTNMT.
- Nước thải từ sản xuất: sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, cho nước thải
qua bể kiểm tra trước khi qua hệ thống xử lý nước thải chung của khu công nghiệp
- Nước thải sinh hoạt: được xử lý qua bể tự hoại trước khi thải ra hệ thống xử lý nước thải chung
của khu công nghiệp.
b. Giảm ô nhiễm do chất thải rắn:
Thu gom, phân loại theo từng loại ( hữu cơ, vô cơ) để có biện pháp xử lý phù hợp, ký hợp đồng
thu gom và xử lý với nhà máy xử lý rác công nghệ cao ở Vĩnh Long.
c. Giảm thiểu ô nhiểm tiếng ồn, độ rung:
- Quy định tốc độ lưu thông của các loại xe bên trong khu vực dự án;
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực hàng rào công ty.
- Bố trí nhà xưởng thông thoáng.
- Đối với máy móc phát sinh tiếng ồn như: máy phát điện, máy dùng cho xưởng may...biện pháp
phòng chống như sau:
+ Các ly các nguồn phát sinh tiếng ồn: nhà xưởng may...
+ Trang bị bảo hộ lao động tiếng ồn cho công nhân tại khu vực có độ ồn cao.
+ Sử dụng vật liệu giảm độ rung như: lót đế cao su dưới các loại may cho xưởng may...
+ Sử dụng vật liệu cách âm, giảm độ rung cho các loại máy móc phát sinh tiếng ồn như: máy
nghiền, máy đóng gói...

8. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án


8.1 Kế hoạch sản xuất kinh doanh
* Kế hoạch hoạt động và năng suất sản xuất các chuyền máy
- Tổng số chuyền theo thiết kế: 8 chuyền.
- Công suất thiết kế 1 chuyền: 18,000 sản phẩm/tháng.
- Sản lượng năm 2016 là 1,000,000 sản phẩm, mỗi năm dự kiến tăng 5% số lượng
sản phẩm
Bảng 2.8. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm tới Đơn vị:nghìn đồng

Trang 45
STT Năm 2016 2017 2018 2019 2020

1 Hiệu suất 0.60 0.63 0.67 0.70 0.73

Số chuyền
2 hoạt động 8 8 8 7 8.00

Công suất
3 thiết kế 18.000 18.000 18.000 18.000 18.000

Sản lượng
4 sản xuất 1.000.000 1.050.000 1.102.500 1.157.625 1.215.506

Đơn giá
5 VNĐ 200 206 212 219 225

6 Doanh thu 200.000.000 216.300.000 233.928.450 252.993.619 273.612.542

8.2 Chi phí sản xuất kinh doanh


a. Chi phí thuê mặt bằng hằng năm
Giá cho thuê mặt bằng theo ưu đãi của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long hằng năm là 30
USD/m2 ước tính chi phí này được điều chỉnh vào năm 2020, mức điều chỉnh dựa vào giá
đất của khu vực, dự kiến tăng 5% vào năm 2020. Trong 5 năm đầu, chi phí thuê mặt bằng sẽ

Bảng 2.9. Chi phí thuê mặt bằng hàng năm Đơn vị: nghìn đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Giá cho thuê 2.549.040 2.549.040 2.549.040 2.549.040 2.676.492
b. Chi phí khấu hao tài sản và phân bổ chi phí dụng cụ
Gồm: khấu hao máy móc, thiết bị, hệ thống làm mát, thiết bị PCCC, …
Bảng 2.10. Chi phí khấu hao và phân bổ chi phí dụng cụ (*) Đơn vị: Nghìn đồng
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Chi phí khấu hao và phân
3.847.210 3.847.210 3.847.210 3.847.210 3.847.210
bổ chi phí dụng cụ
(*): xem phụ lục 1
c. Chi phí nhân công
Đội ngũ quản lý và nhân sự dự kiến mỗi năm sẽ tăng theo năng suất và kế hoạch sản xuất của
nhà máy, vì thế số nhân công thuê sẽ thay đổi, gồm cả chi phí BHXH, BHYT, công đoàn phí,
Trang 46
trợ cấp thất nghiệp, ... cho công nhân. Lương công nhân phụ thuộc sản lượng và thời gian tăng
ca, nên khi sản lượng tăng thì chi phí cũng tăng để đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm. Ước
tính chi phí lao động tăng 3%/năm.
Bảng 2.11. Chi phí nhân công Đơn vị:nghìn đồng
Hạng mục 2016 2017 2018 2019 2020
Số chuyền 8 8 8 8 8
Số nhân công cho 1
50 50 50 50 50
chuyền
Tổng số nhân công 400 400 400 400 400
Số tháng hoạt động 11.50 11.50 11.50 11.50 11.50
1. Tiền lương trả
cho 1 công nhân/ 3.736 4.109 4.520 4.972 5.469
tháng (cách tính)
Tiền lương cơ bản (mỗi
năm tăng tối thiểu 10%) 3.100 3.410 3.751 4.126 4.539
Phụ cấp (bằng 10%
lương tối thiểu x cơ 310 341 375 413 454
bản)
BHXH, BHYT, công
đoàn…10.5% lương CB) 326 358 394 433 477

2. Công ty trích
Quỹ BHXH, BHYT,
công đoàn, trợ cấp 744 818 900 990 1,089
thất nghiệp của công
ty/ tháng
(24% lương CB)
3. Tổng chi phí
20.608.000 22.664.200 24.932.000 27.425.200 30.166.800
nhân công
d. Chi phí hoạt động
* Chi phí điện năng
Chi phí điện năng = điện năng tiêu thụ x đơn giá tiền điện (1,500đ) Ước tính chi phí điện
năng mỗi năm tăng 3%
Bảng 2.12. Chi phí điện năng(*) Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Chi phí điện 1.625.530 1.674.295 1.724.524 1.776.260 1.829.548
năng
(*) xem phụ lục 2
* Chi phí phụ tùng thay thế
Trích số tiền bằng 2% doanh thu để chi cho hoạt động bảo trì, thay thế phụ tùng
Trang 47
CPPTTT = 2% x Doanh thu
Bảng 2.13. Chi phí phụ tùng thay thế đơn vị: nghìn đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Chi phí PTTT 4.000.000 4.326.000 4.678.569 5.059.872 5.472.251
* Chi phí quản lý và phục vụ
- Ngoài tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất còn có chi phí trả lương và phục vụ dùng để
trả lương quản lý ngoài lương cơ bản nhận được tùy theo mức lương cho đội ngũ quản lý của
xí nghiệp và nhân viên phục vụ, lao công, bảo vệ, ước tính bằng 5% doanh thu.
Bảng 2.14. Chi phí quản lý - phục vụ Đơn vị: nghìn đồng

2016 2017 2018 2019 2020


Doanh thu 200.000.000 216.300.000 233.928.450 252.993.619 273.612.542
Chi phí QL-
PV 10.000.000 10.815.000 11.696.423 12.649.681 13.680.627

Trang 48
CPPTTT = 2% x Doanh thu
Bảng 2.13. Chi phí phụ tùng thay thế đơn vị: nghìn đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Chi phí PTTT 4.000.000 4.326.000 4.678.569 5.059.872 5.472.251
* Chi phí quản lý và phục vụ
- Ngoài tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất còn có chi phí trả lương và phục vụ dùng để
trả lương quản lý ngoài lương cơ bản nhận được tùy theo mức lương cho đội ngũ quản lý của xí
nghiệp và nhân viên phục vụ, lao công, bảo vệ, ước tính bằng 5% doanh thu.
Bảng 2.14. Chi phí quản lý - phục vụ Đơn vị: nghìn đồng

2016 2017 2018 2019 2020


Doanh thu 200.000.000 216.300.000 233.928.450 252.993.619 273.612.542
Chi phí QL-
PV 10.000.000 10.815.000 11.696.423 12.649.681 13.680.627

Trang 49
Bảng 2.15. Chi phí hoạt động Đơn vị tính: nghìn đồng

2.016 2.017 2.018 2.019 2.020


Chi phí điện
1.625.530 1.674.295 1.724.524 1.776.260 1.829.548
năng
Chi phí QL-
10.000.000 10.815.000 11.696.423 12.649.681 13.680.627
PV
Chi phí
4.000.000 4.326.000 4.678.569 5.059.872 5.472.251
PTTT
Tổng cộng 15.625.530 16.815.295 18.099.516 19.485.813 20.982.426

e .Chi phí nguyên vật liệu


Giá của các chi phí nguyên vật liệu dự kiến tăng khoảng 3%/năm.
Bảng 2.16.Chi phí nguyên vật liệu hàng năm Đơn vị tính: nghìn đồng
Chi Chi phí
Danh
phí/1
mục 2,016 2,017 2,018 2,019 2,020
sp
Vãi thô
100% 98 98.000.000 102.900.000 108.045.000 113.447.250 119.119.588
cotton
vãi màu
20 20.000000 21.000.000 22.050.000 23.152.500 24.310.120
kẻ
Nguyên
25 25.000.000 26.250.000 27.562.500 28.940.625 30.387.650
phụ liệu
Tổng chi
143 143.000.000 150.150.000 157.657.500 165.540.375 173.817.358
phí

* Chi phí trả lãi vay vốn lưu động


Bảng 2.17. Chi phí trả lãi vốn lưu động (10%/năm) Đơn vị: nghìn đồng

Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Vốn lưu động 80.000.000 86.520.000 93.571.380 101.197.447 109.445.017
Số vòng quay 2.5 2.5 2.5 2.5 2.5
Lãi vay VLĐ 8.000.000 8.652.000 9.357.138 10.119.745 10.944.502

Trang 50
Bảng 2.18. Tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: nghìn đồng

Chi phí 2.016 2.017 2.018 2.019 2.020


Chi phí thuê
mặt bằng hàng 2.549.040 2.549.040 2.549.040 2.549.040 2.676.492
năm
Chi phí khấu
hao và phân bổ 3.847.210 3.847.210 3.847.210 3.847.210 3.847.210
chi phí
dụng cụ
Lãi vốn vay
lưu động 8.000.000 8.652.000 9.357.138 10.119.745 10.944.502
hằng năm
Chi phí nhân
20.608.000 22.664.200 24.932.000 27.425.200 30.166.800
công
Chi phí hoạt
15.625.530 16.815.295 18.099.516 19.485.813 20.982.426
động
Chi phí
nguyên vật liệu 143.000.000 150.150.000 157.657.500 165.540.375 173.817.358

Tổng chi phí


193.629.780 204.677.745 216.442.404 228.967.383 242.434.788

9. Doanh thu từ dự án
Với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh như trên, doanh thu của dự án khi đi vào hoạt động
được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.19. Doanh thu dự kiến Đơn vị tính: nghìn đồng

STT Năm 2016 2017 2018 2019 2020


Sản
1 lượng sản
1.000.000 1.050.000 1.102.500 1.157.625 1.215.506
xuất
Đơn giá
2 (*) 200 206 212 219 225
Doanh
3 thu 200.000.000 216.300.000 233.928.450 252.993.619 273.612.542
((*) giá tham khảo từ tổng công ty CP Dệt may Thành Công)

Trang 51
9.1 Lợi nhuận từ dự án
Bảng 2.20. Lợi nhuận dự kiến của công ty trong 5 năm Đơn vị tính: nghìn đồng
2.015 2.016 2.017 2.018 2.019 2.020
Doanh 273.612.54
thu 0 200.000.00 216.300.000 233.928.450 252.993.619 2
0
242.434.788
Chi phí 22.490.000 193.629.78 204.677.745 216.442.404 228.967.383
0
Lợi nhuận
trước thuế 0 6.370.220 11.622.255 17.486.047 24.026.236 31.177.755

Thuế TNDN
(22%) 0 1.026.903 1.844.855 2.757.116 3.773.845 4.876.289

Lợi nhuận
sau - 3.640.837 6.540.850 9.775.230 13.379.995 17.288.661
thuế 22.490.000

9.2 Tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án


Bảng 2.21. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án
STT Chỉ tiêu Giá trị
1 Giá trị hiện tại thuần NPV 13.443.403
2 Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR 26%
3 Thời gian hoàn vốn 3 năm 2.27 tháng
Trên đây là kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn với NPV = 13.443.403.000 đồng. với tỷ suất
sinh lời của dự án là 26% lớn hơn chi phí sử dụng vốn của dự án ( r = 10%) thời gian hoàn vốn là
3 năm 2.27 tháng
Qua quá trình hoạch định. phân tích và tính toán các chỉ số tài chính trên cho thấy dự án mang lại
lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. suất sinh lời nội bộ cũng cao hơn sự kỳ vọng của nhà đầu tư. và khả
năng thu hồi vốn nhanh.
Dự án khả thi
9.3 Đánh giá hiệu quả xã hội của dự án
- Khi hoạt động sẽ phản ánh đúng quản lý sử dụng khai thác tốt mặt bằng nhà xưởng. đáp ứng
nhu cầu cần thiết trong sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty.
- Mang độ khả thi cao. có nhiều tác động tích cực đến phát triển xã hội. giúp Nhà nước và địa
phương có nguồn thu ngân sách từ thuế GTGT. thu nhập doanh nghiệp. xuất khẩu đóng góp phát
triển ngành may mặc.
- Trợ cấp khó khăn. gửi con nhà trẻ; chế độ nghỉ mát hằng năm. công tác phí; xe đưa rước công
nhân đi làm. trợ cấp tiền xăng. Góp phần khai thác hiệu quả mặt bằng công ty.
Trang 52
- Giải quyết an sinh xã hội. tạo việc làm cho khoảng 435 người lao động địa phương với chế độ
đãi ngộ thỏa đáng
- Nâng cao lượng và chất của nguồn nhân lực là giải pháp phát triển bền vững và lâu dài của
ngành. trong đó đào tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng để hợp với bối cảnh toàn cầu hóa. chuyển
dịch sản xuất ngành dệt may từ các nước có nền công nghiệp phát triển đến đang phát triển
- Tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố và đón đầu cơ hội dòng dịch chuyển đầu tư từ Trung
Quốc sang các nước thuộc khối Asean.

Trang 53
CHƯƠNG 3
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

3.1 CƠ CẤU PHÂN CHIA CÔNG VIỆC

Dự án đầu tư MMTB
mở rộng sản xuất

Công tác mặt Lắp đặt cơ sở hạ Mua sắm, lắp Nghiệm thu,
bằng sản xuất tầng đặt MMTB vận hành

Điện
Thuê nhà xưởng Lập danh sách Chạy thử

Sửa chữa nhà Nước Tổ chức đấu Đưa vào vận


xưởng thầu, mua sắm hành

Hệ thống làm
mát Lắp đặt

Hệ thống chiếu
sáng -

-
Hệ thống PCCC
-

Hình 3.1. Sơ đồ WBS phân chia công việc thực hiện dự án


3.2 TỔ CHỨC NHÂN SỰ QUẢN LÝ DỰ ÁN

CHỦ ĐẦU TƯ

Chủ nhiệm điều hành


dự án

Các chủ thầu

Gói thầu 1 Gói thầu 2 Gói thầu 3

Sửa chữa nhà Mua sắm, lắp Mua sắm, lắp


xưởng đặt cơ sở hạ đặt máy móc
tầng thiết bị

Hình 3.2 Mô hình quản lý dự án (chủ nhiệm điều hành dự án)

3.3 TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN


Bảng 3.1. Thời gian dự tính thực hiện các công việc

Công Công Thời gia( ngày) Thời gian dự tính Kết quả
việc Nội dung công việc việc
t0 tm tp
hoàn
thàn
h
trướ
c
A Thuê nhà xưởng - 14 15 18 (14+15*4+18)/6 15.33
B Sửa chữa nhà xưởng A 42 45 48 (42+45*4+48)/6 45.00
C Điện B 28 30 32 (28+30*4+32)/6 30.00
D Nước B 12 15 17 (12+15*4+17)/6 14.83
E Hệ thống làm mát B 13 15 18 (13+15*4+18)/6 15.17
F Hệ thống chiếu B 14 15 18 (14+15*4+18)/6 15.33
sáng

G PCCC B 12 15 18 (12+15*4+18)/6 15.00


H Lập danh sách - 13 15 17 (13+15*4+17)/6 15.00
MMTB

I Tổ chức đấu thầu. H 43 45 47 (43+45*4+47)/6 45.00


mua sắm

J Lắp đặt máy móc – C.D.E. 26 30 33 (26+30*4+33)/6 29.83


thiết bị F.G.I

K Chạy thử J 12 15 17 (12+15*4+17)/6 14.83


L Đưa vào vận hành K 14 15 16 (14+15*4+16)/6 15.00
TỔNG CỘNG 243 270 299 270.33

Hình 3.3. Sơ đồ mạng AOA thể hiện tiến trình công việc

Bảng 3.2. Thời gian thực hiện các tiến trình

STT Tiến trình Tổng thời gian các hoạt động Kết quả
1 A-B-C-J-K-L 15.33+45.00+30.00+29.83+14.83+15.00 149.99
2 A-B-D-J-K-L 15.33+45.00+14.83+29.83+14.83+15.00 134.82
3 A-B-E-J-K-L 15.33+45.00+15.17+29.83+14.83+15.00 135.16
4 A-B-F-J-K-L 15.33+45.00+15.33+29.83+14.83+15.00 135.32
5 A-B-G-J-K-L 15.33+45.00+15.00+29.83+14.83+15.00 134.99
6 H-I-J-K-L 15.00+45.00+29.83+14.83+15.00 119.66
Tiến trình 1: A-B-C-J-K-L là tiến trình giới hạn của dự án ( đường găng). có thời gian thực
hiện dự tính dài nhất là 149.99 ngày
Hình 3.4. Tiến trình thực hiện dự án vẽ bằng sơ đồ Gantt
3.4 QUẢN LÝ NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN
Bảng 3.3. Nguồn lực và chi phí thực hiện Đơn vị tính: nghìn đồng
Nguồn lực Chi phí lao
Tổng thời gian thực hiện Số ngày công Lương CB 1 động
Thứ tự Công tác (ngày) (người) ngày
Công tác mặt bằng 480.66 135.000 64.889.100
A Thuê nhà xưởng 15.33 2 30.66 135.000 4.139.100
B Sửa chữa nhà xưởng 45 10 450 135.000 60.750.000
Lắp đặt cơ sở hạ tầng 873.3 135.000 117.895.500
C Điện 30 10 300 135.000 40.500.000
D Nước 14.83 10 148.3 135.000 20.020.500
E Hệ thống làm mát 15.17 10 151.7 135.000 20.479.500
F Hệ thống chiếu sáng 15.33 10 153.3 135.000 20.695.500
G PCCC 15 8 120 135.000 16.200.000
Mua sắm. lắp đặt MMTB 553.3 135000 74.695.500
H Lập danh sách MMTB 15 2 30 135.000 4.050.000
I Tổ chức đấu thầu. mua 45 5 225 135.000 30.375.000
sắm
J Lắp đặt 29.83 10 298.3 135.000 40.270.500
Nghiệm thu. vận hành 298.3 135000 40.270.500
K Chạy thử 14.83 10 148.3 135.000 20.020.500
L Đưa vào vận hành 15 10 150 135.000 20.250.000
TỔNG CỘNG 97 2205.56 297.750.600
Hình 3.4. Tiến trình thực hiện dự án vẽ bằng
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

Quản lý dự án công nghiệp Đầu tư máy móc – Thiết bị mở rộng xí nghiệp may của công
ty cổ phần dệt may Thành Công tại khu công nghiệp Bình Minh.
Một trong những điểm mạnh lớn nhất của Đầu tư máy móc – Thiết bị mở rộng là khả năng
linh hoạt trong quản lý dự án, đặc biệt là trong việc đáp ứng nhanh chóng với sự biến động
của thị trường.
Qua dự án trên, nhóm chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học tại
trường để phân tích quản lý dự án công nghiệp Đầu tư máy móc – Thiết bị mở rộng xí
nghiệp may của công ty cổ phần dệt may Thành Công tại khu công nghiệp Bình Minh.
Chúng em chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên không tránh khỏi những sai sót. Vì
thế, nhóm chúng em mong quý thầy cô góp ý và bổ sung để dự án này của chúng em được
hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa chúng em xin trân thành cảm ơn giảng viên TS.Lê Xuân Hải đã giúp đỡ chúng
em hoàn thành dự án này.
Chúng em xin trân thành cảm ơn quý thầy cô !
PHỤ LỤC 1
CHI PHÍ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ DỤNG CỤ

ĐƠN VỊ TÍNH: NGHÌN ĐỒNG


Thành Thời
STT Khoản mục Đơn giá Số tiền sau gian 2016 2017 2018 2019 2020
chi phí lượng thuế khấu hao

CHI PHÍ KHẤU HAO 2.556.189 2.556.189 2.556.189 2.556.189 2.556.189


1 Máy ép keo 100.880 8 887.744 5 177.549 177.549 177.549 177.549 177.549
Hikari LI-890
2 Máy cắt tự động 110.000 16 1.936.000 5 387.200 387.200 387.200 387.200 387.200
Siruba EZ-179
Máy thêu vi tính
3 Brother 179.000 8 1.575.200 5 315.040 315.040 315.040 315.040 315.040
PR-650
Máy cuốn sườn
4 Hikari HS-928- 31.500 8 277.200 5 55.440 55.440 55.440 55.440 55.440
II
5 máy đánh bọ 72.000 8 633.600 5 126.720 126.720 126.720 126.720 126.720
Juki LK-1900A
Bộ bàn ủi hơi nước
công nghiệp
6 Silverstar ES- 849.000 8 7.471.200 5 1.494.240 1.494.240 1.494.240 1.494.240 1.494.240
94A
PHÂN BỔ CHI PHÍ DỤNG CỤ 1.291.022 1.291.022 1.291.022 1.291.022 1.291.022
Máy may 1 kim
7 điện tử Juki 14.500 160 2.552.000 5 510.400 510.400 510.400 510.400 510.400
8700-7
Máy may 2 kim
8 điện tử Siruba 19.576 80 1.722.688 5 344.538 344.538 344.538 344.538 344.538
T828-45-064M
Máy vắt sổ 5 chỉ
9 SIRUBA 757K- 12.800 40 563.200 5 112.640 112.640 112.640 112.640 112.640
516M2- 55
Máy vắt sổ 2 kim
10 4 chỉ SIRUBA 11.375 16 200.200 5 40.040 40.040 40.040 40.040 40.040
747K-
514M2-24
Máy thùa khuy
11 nút điện tử Juki 24.500 16 431.200 5 86.240 86.240 86.240 86.240 86.240
LK-1903AN
Máy cắt chỉ thừa
12 Unisun 5.940 8 52.272 5 10.454 10.454 10.454 10.454 10.454
US-1000EZ
Máy hút chỉ
13 15.300 8 134.640 5 26.928 26.928 26.928 26.928 26.928
MHC – 4P05
Máy sang chỉ
14 14.000 8 123.200 5 24.640 24.640 24.640 24.640 24.640
Cutex TR-3n
Máy viền cùi
15 chỏ KANSAI 6.000 8 52.800 5 10.560 10.560 10.560 10.560 10.560
RX9803A
16 Bàn 900 400 396.000 5 79.200 79.200 79.200 79.200 79.200
17 Ghế 195 400 85.800 5 17.160 17.160 17.160 17.160 17.160
Quạt treo tường
18 KOMASU KM 1.500 64 105.600 5 21.120 21.120 21.120 21.120 21.120
750
Bình chữa cháy
19 loại lớn(Bình chữa 575 8 5.060 5 1.012 1.012 1.012 1.012 1.012
cháy khí
CO2 - MT5)
Bình chữa cháy
loại trung(Bình
20 Chữa cháy MFZ8 290 16 5.104 5 1.021 1.021 1.021 1.021 1.021
Bình bột
ABC 8 Kg)
Đèn ống huỳnh
21 quang Philips siêu 32 720 25.344 5 5.069 5.069 5.069 5.069 5.069
sáng TL-D
36W/865 1m2
TỔNG 3.847.210 3.847.210 3.847.210 3.847.210 3.847.210
PHỤ LỤC 2 CHI PHÍ ĐIỆN NĂNG

ĐƠN VỊ TÍNH : NGHÌN ĐỒNG


Số lượng Thời gian sử Đơn giá điện
Công suất
STT Tên MMTB máy (8 dụng (giờ/ (nghìn đồng/ Thành
(kW)
chuyền) năm) KWh) tiền
1 Máy may 1 kim điện tử Juki 8700-7 160 0.6 2.760 1.5 397.440

2 Máy may 2 kim điện tử Siruba T828- 45- 80 0.65 2.760 1.5 215.280
064M
Máy vắt sổ 5 chỉ SIRUBA 757K-
3 516M2-55 40 0.3 2.760 1.5 49.680

Máy vắt sổ 2 kim 4 chỉ SIRUBA


4 747K-514M2-24 16 0.25 2.760 1.5 16.560

5 Máy ép keo 8 9 2.760 1.5 298.080


6 Máy thùa khuy nút điện tử Juki LK- 16 1 2.760 1.5 66.240
1903AN
7 Máy cắt tự động 16 0.75 2.760 1.5 49.680
8 Máy thêu vi tính Brother PR-650 8 0.85 2.760 1.5 28.152

9 Máy cuốn sườn Hikari HS-928-II 8 0.9 2.760 1.5 29.808


10 Máy cắt chỉ thừa Unisun US-1000EZ 8 0.55 2.760 1.5 18.216

11 Máy hút chỉ MHC – 4P05 8 3.73 2.760 1.5 123.538

12 Máy sang chỉ Cutex TR-3n 8 1.6 2.760 1.5 52.992

13 Máy đánh bọ Juki LK-1900A 8 0.55 2.760 1.5 18.216

Máy viền cùi chỏ KANSAI


14 8 1.5 2.760 1.5 49.680
RX9803A

15 Bộ bàn ủi hơi nước công nghiệp 8 1 2.760 1.5 33.120


Silverstar ES-94A

16 Hệ thống làm mát (Quạt treo tường 64 0.27 2.760 1.5 71.539
KOMASU KM 750)

Hệ thống chiếu sáng (bóng Huỳnh


17 Quang Philips Siêu Sáng TL-D 720 0.036 2.760 1.5 107.309
36W/865 1m2).

Tổng 1.625.530
PHỤ LỤC 3
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ BÁO CÁO PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP DỆT MAY
THÀNH CÔNG 2014-2015

Sáu tháng đầu năm 2014 Sáu tháng đầu năm 2015 Chênh lệch so với năm 2014
Tài sản Số tiền % Số tiền % Số tiền %
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 970.335 48.33 1.050.322 49.39 79.987 8.24
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 81.164 4.04 91.682 4.31 10.518 12.96
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1.600 0.08 0 0 -1.600 -100
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 196.573 9.79 284.496 13.38 87.923 44.73
IV. Hàng tồn kho 648.983 32.33 625.485 29.41 -23.498 -3.62
V. Tài sản ngắn hạn khác 42.015 2.09 48.659 2.29 6.644 15.81
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.037.213 51.67 1.076.220 50.61 39.007 3.96
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 -
II. Tài sản cố định 708.391 35.28 697.110 32.78 -11.281 -1.59
III. Bất động sản đầu tư 118.596 5.91 116.389 5.47 -2.207 -1.86
IV. Tài sản dỡ dang dài hạn 0 0 20.594 0.97 20.594 -
V. Đầu tư tài chính dài hạn 132.806 6.62 170.118 8 37.312 28.1
VI. tài sản dài hạn khác 77.420 3.86 72.009 3.39 -5.411 -6.99
TỔNG TÀI SẢN 2.007.548 100 2.126.542 100 118.994
Sáu tháng đầu năm 2014 Sáu tháng đầu năm 2015 chênh lệch số tiền
Nguồn vốn
số tiền % số tiền % số tiền %
C. NỢ PHẢI TRẢ 1.249.251 62.41 1.331.164 62.6 81.913 6.56
I. Nợ ngắn hạn 975.517 48.73 1.084.568 51 109.051 11.18
II. Nợ dài hạn 273.734 13.6 246.596 11.6 -27.138 -9.91
D.VỐN CHỦ SỞ HỮU 752.274 37.59 795.379 37.4 43.105 5.73
I. Vốn chủ sở hữu 752.274 37.59 795.379 37.4 43.105 5.73
II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 -
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 2.007.548 100 2.126.542 100 118.994

You might also like