You are on page 1of 79

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài...........................................................................................................3
3. Cách tiếp cận, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu...................................................4
a) Cách tiếp cận:.........................................................................................................................4
b) Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................................4
c) Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................................4
d) Phạm vi nghiên cứu đề tài.....................................................................................................4
4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu..................................................................................5
a) Nguồn tư liệu..........................................................................................................................5
b) Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................5
5. Những đóng góp của đề tài........................................................................................................5
6. Bố cục của đề tài.........................................................................................................................5
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC MỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG
HÒA............................................................................................................................................5
CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI THỜI VIỆT NAM
CỘNG HÒA (1956 – 1975)........................................................................................................5
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA...............................................................................................6
KẾT LUẬN.................................................................................................................................6
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA.........6
1. Tình hình miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève và sự thành lập Việt Nam Cộng hòa
.........................................................................................................................................................6
2. Sự sụp đổ của nền giáo dục thuộc địa kiểu Pháp.....................................................................8
3. Triết lí giáo dục và mục tiêu đào tạo của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa........................11
CHƯƠNG II: GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI THỜI VIỆT NAM
CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1956-1975...........................................................................................18
1. Mục tiêu giáo dục bậc Trung học Đệ nhị cấp.........................................................................18
2. Điều kiện nhập học Trung học Đệ nhị cấp:............................................................................19
3. Chương trình học.....................................................................................................................21
4. Tài liệu và Sách giáo khoa:......................................................................................................21

1
5. Chế độ thi cử.............................................................................................................................21
6. Đời sống và tinh thần giáo chức..............................................................................................27
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA.....................................................................................................28
1. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục bậc trung học phổ thông dưới thời Việt Nam
Cộng hòa.......................................................................................................................................28
1.1 Thành tựu...........................................................................................................................28
1.1.1 Mục tiêu giáo dục........................................................................................................28
1.1.2. Nội dung chương trình học........................................................................................29
1.1.3. Sách giáo khoa............................................................................................................33
1.1.5 Chế độ thi cử................................................................................................................37
1.1.6 Đời sống và tinh thần giáo chức.................................................................................40
1.2 Hạn chế...............................................................................................................................40
1.2.1 Chương trình học........................................................................................................41
1.2.2 Sách giáo khoa.............................................................................................................44
1.2.3 Chế độ thi cử................................................................................................................44
1.2.4 Trường học...................................................................................................................45
1.2.5 Đời sống giáo chức.......................................................................................................46
2. Sự sụp đổ của mô hình giáo dục trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa.......47
3. Nhận định.................................................................................................................................50
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................58

2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, các giáo trình, tài liệu giảng dạy về lịch sử nói chung và về lịch sử giáo dục
nói riêng hầu như ít giới thiệu hoặc có giới thiệu thì cũng chưa đánh giá đầy đủ và hệ
thống về nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
Bức tranh về nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa chỉ là một chấm nhỏ trong bức tranh
lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954-1975 và thậm chí nó chỉ là một dấu chấm mờ. Bởi lẽ
từ trước đến nay ta chỉ tập trung vào nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề liên quan
đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong khi đó các nội dung về văn hóa –
xã hội ở miền Nam chưa nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu một cách toàn
diện, khoa học và hệ thống, đặc biệt là vấn đề về giáo dục.
Chúng tôi nghĩ rằng, một bức tranh lịch sử trước hết là một bức tranh toàn diện, vậy
phải chăng chúng ta đã quên vẽ những mảnh màu quan trọng cho một giai đoạn lịch
sử đất nước? Chính điều đó đã khiến chúng tôi trăn trở và quyết tâm nghiên cứu đề
tài này.
Một lý do nữa khiến chúng tôi chọn đề tài “GÓP PHẦN TÌM HIỂU GIÁO DỤC BẬC
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CỦA VIỆT NAM CỘNG HOÀ (1956-1975)” là do
chúng tôi thực sự cảm thấy rất hứng thú với đề tài này. Nền giáo dục Việt Nam Cộng
hòa là nền giáo dục của một chế độ chính trị đã cáo chung hơn 40 năm qua. Nguồn tài
liệu hiện nay về vấn đề này khá hiếm, lại không mấy người làm chứng nên khó đảm
bảo tính trung thực.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta được phép đánh giá sơ sài về bức tranh lịch
sử giáo dục miền Nam Việt Nam thời kỳ này. Cho nên, chúng tôi muốn nghiên cứu
một cách khoa học, khách quan về nền giáo dục này, đặc biệt là giáo dục bậc trung
học phổ thông dưới thời Việt Nam cộng hòa (1956 – 1975). Từ đó có thể liên hệ, tìm
ra những điều mà nền giáo dục lúc bấy giờ đạt được, so sánh với thực tại từ đó đúc
rút được một số điểm bổ sung cho cải cách giáo dục phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trước khi xây dựng đề cương cho đề tài nghiên cứu khoa học của mình, chúng tôi đã tham
khảo và tiếp thu có chọn lọc một số công trình nghiên cứu được xem là đáng tin cậy của các tác giả
đi trước về nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa 1956 – 1975 như:
- Nguyễn Tấn Phát (2004), Giáo dục Cách mạng ở miền Nam giai đoạn 1954-1975 – Những kinh
nghiệm và bài học lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia.
- Nguyễn Q. Thắng (2005), Khoa cử và giáo dục Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một công trình rất cơ bản về về giáo dục Việt Nam, tác giả cũng cung cấp những kiến thức cơ bản
về hệ thống các trường đại học ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.

3
- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), Chuyên đề giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975).
Với bài viết của nhiều tác giả nhằm tổng thuật lại một cách đầy đủ nhất có thể về nền giáo dục tồn tại
ở miền Nam một thời với cả hai mặt tiến bộ và khiếm khuyết.
Chuyên đề của tạp chí như một câu chuyện vô tiền khoáng hậu về giáo dục, bởi bài viết của nhóm tác
giả này đang nói về một nền giáo dục... không còn nữa. Dù vậy, những giá trị khởi đầu từ 20 năm
hiện diện về vấn đề giáo dục ở miền Nam thời chiến tranh vẫn có những giá trị nhất định và giới
nghiên cứu vẫn muốn biết tường tận hơn về nền giáo dục từng có hiệu quả ấy.
Tạp chí Nghiên Cứu Và Phát Triển đã giới thiệu được những bài viết rất quan trọng trong chuyên đề
này: “Giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975) trên con đường xây dựng và phát triển” (Trần Văn
Chánh), “Giáo dục tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam (1954-1975)” (Cao Văn Thức),
“Viện đại học Sài Gòn và các trường trực thuộc” (Khánh Uyên), “Nhìn lại nền giáo dục miền Nam
Việt Nam (1954 - 1975)” (Châu Trọng Ngô).
Một số bài khảo cứu chuyên sâu có giá trị tham khảo cho những ai nghiên cứu về giáo dục, như:
Giáo dục Hán học trong biến động văn hóa xã hội..., Vấn đề địa phương hóa giáo dục tại miền Nam
trước năm 1975, Chương trình giáo dục và sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng hòa, Giáo dục tư
nhân ở miền Nam trước 1975... Đặc biệt là bài cảm nhận của nhà phê bình Vương Trí Nhàn “Về sự
khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc” đã nói lên sự khác biệt về giáo dục hai
miền.
Nhìn tổng thể, có thể thấy rằng các công trình khảo cứu đã được xuất bản ở trong ít nhiều đã đề cập
đến giáo dục bậc trung học phổ thông ở miền Nam Việt dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn còn không ít vấn đề đặt ra để nghiên cứu tường tận.

3. Cách tiếp cận, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu


a) Cách tiếp cận:
Đề tài này được nghiên cứu dưới góc nhìn lịch sử, với cái nhìn khách quan, khoa học dựa trên quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

b) Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo dục bậc trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa
(1956 – 1975).

c) Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tập hợp tư liệu, góp phần mô tả bức tranh về nền giáo dục Trung học phổ thông thời Việt Nam
Cộng hòa (1956 – 1975).
- Làm sáng tỏ sự chuyển biến từ mô hình giáo dục mang đậm ảnh hưởng của Pháp sang xu hướng
tiếp thu những ảnh hưởng giáo dục theo mô thức kiểu Mỹ.
- Tiếp thu những nét tiến bộ, khoa học đồng thời lý giải nguyên nhân dẫn đến hạn chế của nền giáo
dục Việt Nam Cộng hòa.

d) Phạm vi nghiên cứu đề tài


+ Về thời gian:
- Năm 1956 được chọn làm mốc bắt đầu nghiên cứu. Bởi lẽ nó gắn liền với sự ra đời của thể chế Việt
Nam Cộng hòa. Ngày 26/10/1956 chính quyền Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa chính thức ban hành
Hiến pháp.

4
- Ngày 30/4/1975 chế độ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, kéo theo sự tan rã của một hệ thống giáo dục ở
miền Nam.
+ Về không gian:
Đề tài nghiên cứu nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa thuộc vùng lãnh thổ miền Nam Việt Nam từ vĩ
tuyến 17 trở vào dưới sự chiếm đóng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

4. Nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu


a) Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu gốc tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, các tập san nghiên cứu, tài liệu điện tử,…

b) Phương pháp nghiên cứu


Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp phương pháp logic, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp định lượng.

5. Những đóng góp của đề tài


Nghiên cứu về Nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa (1956 – 1975) không chỉ có ý nghĩa khoa
học mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc:
- Về mặt khoa học: Với việc thực hiện đề tài này, người viết rất mong muốn được góp một phần nhỏ
bé của mình vào việc tập hợp tư liệu, tìm hiểu về một nền giáo dục đã qua đi hơn 40 năm.
- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu về những điểm tiến bộ và hạn chế của giáo dục bậc trung học phổ
thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với công
cuộc đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Khi mà cải cách giáo dục phổ thông là vấn đề không
thể chậm trễ hơn nữa.

6. Bố cục của đề tài


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
3. Cách tiếp cận đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5. Những đóng góp của đề tài
6. Bố cục của đề tài

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC MỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG
HÒA
1. Tình hình miền Nam sau Hiệp định Genève và sự thành lập Việt Nam Cộng hòa
2. Sự sụp đổ của nền giáo dục thuộc địa kiểu Pháp
3. Triết lí giáo dục và mục tiêu giáo dục của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa

CHƯƠNG 2. GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI THỜI VIỆT NAM
CỘNG HÒA (1956 – 1975)
1. Điều kiện nhập học

5
2. Chương trình học
3. Tài liệu và sách giáo khoa
4. Chế độ thi cử
5. Đời sống và tinh thần giáo chức

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
1. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục Trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa
2. Sự sụp đổ của mô hình giáo dục Trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa
3. Nhận định

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN GIÁO DỤC THỜI VIỆT NAM


CỘNG HÒA

1. Tình hình miền Nam Việt Nam sau Hiệp định Genève và sự thành lập Việt
Nam Cộng hòa

Sau thất bại của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954, Hội nghị Genève về
Đông Dương mới bắt đầu họp. Ngày 21/7/1954 Hiệp định Genève chính thức được kí
kết. Theo đó, đình chỉ chiến sự và lặp lại hòa bình trên cõi Đông Dương. Đối với Việt
Nam, hiệp định Genève là văn bản pháp lí quốc tế quan trọng công nhận nền độc lập
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời quy định lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến
quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự. Chính quyền và quân
đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội
khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Cuộc Tổng tuyển cử thống nhất cả nước
sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956.

6
Kết thúc Hội nghị, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn
trọng quyết định của chín nước thành viên Hội nghị Genève. Nhưng ngay sau đó,
Tổng thống Mỹ lại tuyên bố: "Hoa Kỳ không tham dự vào những quyết định của Hội
nghị Genève và không bị ràng buộc vào những quyết định ấy"1.
Một ngày sau khi Hiệp định được ký kết, tức ngày 22/7, Thủ tướng Ngô Đình Diệm
ra lệnh treo cờ rủ toàn Miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để bày tỏ quan điểm chống
đối sự chia đôi đất nước. Khi đó, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
đã lên tiếng:
Những ai yêu nước Việt Nam, những ai yêu sự thống nhất Việt Nam thì không cần
phải khóc hôm nay. Hãy thực hiện tốt những gì đã ký kết hôm nay, thì 2 năm nữa sẽ
có một nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình và giàu mạnh. Những gì Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm trong những năm qua chính là vì mục đích đó.
Nước mắt của chúng tôi đổ ra trong cuộc đấu tranh cho sự nghiệp đó nhiều hơn rất
nhiều so với những giọt lệ mà quý vị nhỏ ra ở đây 2.
Theo Giáo sư sử học Mỹ Cecil B. Currey – Tác giả cuốn “Chiến thắng bằng mọi giá”,
nếu bầu cử diễn ra thì "thắng lợi của Hồ Chí Minh sẽ như nước triều dâng không thể
cản nổi”3. Ngô Đình Diệm chỉ có một lối ra là tuyên bố không thi hành Hiệp định
Genève. Mỹ muốn có một chính phủ chống cộng tồn tại ở Sài Gòn, bất kể chính phủ
đó có tôn trọng nền dân chủ hay không.
Ngày 17/7/1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố từ chối hiệp thương tổng tuyển cử. Tháng
8/1955, Ngô Đình Diệm công khai bác bỏ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo
tinh thần Bản tuyên bố cuối cùng tại Hội nghị Genève. Để biến miền Nam Việt Nam
thành nước “độc lập”, tách ra khỏi Liên Hiệp Pháp, xóa bỏ “mọi ảnh hưởng mang
tính thực dân” và đặc quyền của Pháp tại Việt Nam. Ngày 23/10/1955, Ngô Đình
Diệm tổ chức cuộc "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại, lên làm Tổng thống.
Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến
pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa. Ngày ban hành Hiến pháp 26/10/1956 trở thành
ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng hòa.

1
. Giai đoạn sau chiến tranh Đông Dương (1954-1963) – Mỹ thay thế Pháp viện trợ cho Quốc gia Việt Nam.
Nguồn: http://www.quantinhnguyenvietlao.org.vn/news/243.htm (Truy cập lần cuối vào ngày 30/3/2017).

2
. Thống nhất là đỉnh cao thắng lợi của dân tộc Việt Nam.
Nguồn: http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/thong-nhat-la-dinh-cao-thang-loi-cua-dan-toc-viet-nam-
113665.bld (Truy cập lần cuối vào ngày 30/3/2017).
3
. Giai đoạn sau chiến tranh Đông Dương (1954-1963) – Mỹ thay thế Pháp viện trợ cho Quốc gia Việt Nam.
Nguồn: http://www.quantinhnguyenvietlao.org.vn/news/243.htm (Truy cập lần cuối vào ngày 30/3/2017).

7
Tuy nhiên, chính quyền Ngô Đình Diệm bị giới đối lập xem là chính phủ độc tài, dần
dần tích lũy nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự
hậu thuẫn của Hoa Kỳ, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp
những người cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, dựa theo
Luật 10/59. Trước chính sách khủng bố của Diệm, phong trào Đồng khởi nổ ra năm
1960, cùng với cuộc đảo chính hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế độ
Ngô Đình Diệm.
Thêm vào đó là những biến động về tôn giáo từ sự kiện Phật Đản năm 1963 đến việc
Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát
biểu "Để cho họ cháy và chúng tôi sẽ vỗ tay" 4 của bà Trần Lệ Xuân đã làm chế độ
Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ
phương Tây.
Ngày 1/11/1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân đội dưới sự chỉ
huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này
được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Cả 3 anh em Ngô
Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Tiếp sau đó là “thời kỳ
quân quản” (1963-1967), một giai đoạn khủng hoảng chính trị ở miền Nam do hàng
loạt cuộc đảo chính liên tiếp diễn ra cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập
nền Đệ nhị Cộng hòa từ sau cuộc tổng tuyển cử Tổng thống diễn ra ngày 3/9/1967.
Kể từ đây, sự phụ thuộc của chế độ Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ
ngày càng lớn, cả về tài chính cũng như về quân sự. Sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ
vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng sâu.
Trong khoảng thời gian này, chiến tranh Việt Nam ngày càng leo thang. Đến năm
1973, sau Hiệp định Paris, quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam, Mỹ lại cắt giảm dần
viện trợ các mặt, khiến Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Năm
1975, sau khi quân Cách mạng giải phóng Buôn Ma Thuột, trước sự tấn công mãnh
liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam
Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát các vùng chiếm đóng. Nhiều
tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn
Minh của chính quyền Sài Gòn, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4
năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện. Lịch sử Việt Nam bước sang một giai
đoạn mới – Độc lập, thống nhất và tự do.
2. Sự sụp đổ của nền giáo dục thuộc địa kiểu Pháp
Nền giáo dục ở Việt Nam trước khi bị Pháp đô hộ là nền giáo dục cũ của Nho gia, gọi
nôm na là “cái học của nhà Nho”. Nền giáo dục cũ này chịu ảnh hưởng nặng nề của
4
. Trần Lệ Xuân. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%87_Xu
%C3%A2n#Bi.E1.BA.BFn_c.E1.BB.91_Ph.E1.BA.ADt_gi.C3.A1o_1963 (Truy cập lần cuối cùng vào ngày
30/3/2017)

8
Trung Hoa, từ chương trình, sách vở, lối học đến cách thức thi cử. Trường học thì
phần lớn là nhà riêng của ông thầy, hoặc ở chùa hay ở đình, miếu trong làng. Giáo
dục có thể xem như là công việc của các nhà nho hơn là của quốc gia. Chương trình
học chủ yếu là Tam Tự Kinh, Sơ Học Vấn Tân, Ấu Học Ngũ Ngôn Thi, Dương Tiết
và Minh Tâm Bửu Giám ở cấp vở lòng, xong rồi lên trên thì học Bắc sử (tức sử Tàu)
và Tứ Thư Ngũ Kinh.
Tất cả những sách này là sách gối đầu giường của Nho gia, chú trọng hầu hết vào triết
lý, luân lý, đạo đức chứ không có một ý niệm khoa học kỹ thuật nào chen vào.
Phương pháp giảng dạy được nhà nghiên cứu Đào Duy Anh tả: “Thầy thì cứ nhắm
mắt mà giảng chữ nào nghĩa nấy chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống Nho” 5. Phương pháp
học thì hoàn toàn dựa vào sự học thuộc lòng thu gọn vào trong công thức “sôi kinh
nấu sử”, tức là học tới học lui mãi cho đến khi nào thuộc nằm lòng Tứ Thư Ngũ Kinh
và Bắc sử.
Tính ra thì Nho học chỉ có được chừng một thế kỷ ngự trị ở Phương Nam (từ giữa thế
kỉ XVIII chúa Nguyễn xác lập nền cai trị lên vùng đất này đến cuối thế kỉ XIX khi
Pháp đặt ách đô hộ Nam Kì).
Mãi đến năm 1826 miền Nam mới có vị tiến sĩ đầu tiên theo lối học xưa là Phan
Thanh Giản. Nhưng nền học vấn cổ truyền của nho gia này ở miền Nam chỉ mới có
chừng trăm năm thì bị sụp đỗ hẳn bởi sự thất bại, suy vong của triều Nguyễn trước
sức mạnh quân sự và nền văn minh khoa học kỹ thuật Âu Tây. Khi nền cai trị của
chính quyền đô hộ Pháp được thiết lập xong thì cái học của Nho gia cũng bị xóa bỏ
để nhường chỗ cho cái học mới hay Tây học.
Mùa hạ năm Kỷ Mùi 1919 đã ghi vào lịch sử Việt Nam một sự kiện đáng nhớ: kỳ thi
hội và thi đình tổ chức lần cuối. Lời của vua Khải Định được chép lại trong sách Khải
Định chính yếu rằng: “Kỳ thi năm nay là khoa thi cuối cùng, đường khoa cử từ đây
dứt hẳn. Trẫm nghĩ rằng quy chế cựu học đã không còn đáp ứng được điều mong
muốn, trong khi con đường tương lai của tân học đàng thênh thang mở rộng trước
mặt”6.
Kể từ Đạo dụ ngày 31/5/1906, chính phủ Bảo hộ Pháp được sự thỏa thuận của Nam
triều ấn định nền học mới thay cho nền giáo dục Nho học cũ. Nền giáo dục mới này
lấy giáo dục Pháp làm khuôn mẫu, dùng tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Trường học
gồm có các trường công do chính phủ xây cất và một số trường tư của Thiên Chúa
giáo hoặc của tư nhân. Hệ thống giáo dục mới này được thiết lập nhằm hai mục tiêu:
5
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích).
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 30/3/2017).
6
. Khoa thi Nho học cuối cùng có gì lạ?
Nguồn: http://www.baomoi.com/khoa-thi-nho-hoc-cuoi-cung-co-gi-la/c/4451207.epi (Truy cập lần cuối cùng
vào ngày 30/3/2017).

9
- Thứ nhất là đào tạo một số người Việt biết tiếng Pháp, biết chữ Quốc Ngữ, và có
chút kiến thức về văn minh Tây phương để làm công chức ở ngạch trật thấp phục vụ
cho chính phủ thuộc địa.
- Hai là đồng hóa người bản xứ, biến họ thành những người Pháp về phương diện văn
hóa.
Một số nhà trí thức Pháp tự cho họ cái sứ mạng cao cả là đem văn minh khoa học Âu
Tây phổ biến khắp nơi. Đó là sứ mệnh văn minh hóa (mission civilisatrice) tức là đi
khai hóa các nước chậm tiến, kém văn minh, kém mở mang.
Ngày 21/12/1917 với nghị định mang tên Règlement général de l’instruction publique
(Học chính tổng quy), qua đó chính quyền thuộc địa mới đã thiết lập một hệ thống
giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam, Trung, Bắc. Hệ thống giáo dục mới này
gồm có ba bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học.
Bậc Tiểu học được chia làm hai cấp:
Cấp Sơ học gồm:
- Lớp Đồng Ấu (Cours Enfantin)
- Lớp Dự Bị (Cours Préparatoire)
- Lớp Sơ Đẳng (Cours Élémentaire)
Cấp Tiểu học gồm:
- Lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen 1ère année)
- Lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen 2è année)
- Lớp Nhất (Cours Supérieur)
Bậc Trung học cũng chia làm hai cấp:
Cấp thứ nhất gọi là Cao Đẳng Tiểu Học (Enseignement Primaire Superieur, cũng như
trung học đệ nhất cấp sau này) gồm có bốn lớp: Năm Thứ nhất (Première Année),
Năm Thứ nhì (Deuxième Année), Năm Thứ ba (Troisième Année) và Năm Thứ tư
(Quatrième Année). Học xong Năm Thứ tư học sinh thi lấy bằng Thành Chung hay
DEPSI (Diplôme d’Études Primaire Superieur Indochinois). Những ai muốn thi lấy
bằng cấp Pháp thì có thể thi bằng Brevet Premier Cycle hay Brevet Elementaire.
Cấp thứ hai là ban Tú Tài gồm các lớp Second (như Đệ Tam hay lớp 10 sau này),
Première (như Đệ Nhị hay lớp 11) và lớp Terminale (như Đệ Nhất hay lớp 12). Xong
lớp Première (Đệ Nhị hay lớp 11) học sinh phải thi Tú Tài I (Baccalauréat Première
Partie), đậu được Tú Tài I mới được vào học lớp Đệ Nhất hay lớp 12. Học hết lớp 12

10
học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie). Khi lên lớp
Terminale (lớp 12) học sinh phải chọn một trong ba ban chính sau đây:
(1) Ban Triết (Philosophie)
(2) Ban Khoa Học Thực Nghiệm (Sciences Expérimentales)
(3) Ban Toán (Mathématiques Élémentaires)
Học hết lớp 12 học sinh phải thi lấy bằng Tú Tài II (Baccalauréat Deuxième Partie)
về một trong các ban nói trên. Bằng Tú Tài II thường được gọi tắt là Bac.Philo (Tú
Tài II ban Triết), Bac.Math (Tú Tài II ban Toán) .v.v.v… Xong Tú Tài học sinh mới
được vào Đại học, và dưới thời Pháp thuộc chỉ có một đại học duy nhất ở Hà Nội cho
toàn cõi Đông Dương. Một số không nhỏ học sinh Việt Nam, nhất là ở Miền Nam,
sau khi xong Tú Tài thường qua Pháp học tiếp bậc đại học thay vì ra Hà Nội học 7.
Chương trình học trên đây chịu ảnh hưởng nặng nề của chương trình Pháp, dùng
tiếng Pháp làm chuyển ngữ. Tiếng Việt chỉ được xem như một ngôn ngữ phụ. Dưới
thời Pháp đô hộ, giáo dục phát triển rất chậm chạp, trường học chỉ được mở nhỏ giọt.
Quyền quyết định về giáo dục cũng như chính sách giáo dục hoàn toàn nằm trong tay
người Pháp. Nền giáo dục thuộc địa kiểu Pháp chỉ chú trọng đào tạo số ít những phần
tử ưu tú trong xã hội để phục vụ đắc lực cho chính phủ thuộc địa. Hậu quả của nó
tính đến năm 1945 hơn 95% dân số Việt Nam mù chữ8.
Phải đến sau khi Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương chương trình giáo dục phổ
thông Pháp – Việt mới bị bãi bỏ ở Bắc và Trung Kỳ năm 1945 và được thay thế bằng
chương trình Hoàng Xuân Hãn. Riêng miền Nam do Pháp trở lại xâm lược nên mãi
cho đến khi nền Đệ Nhất Cộng hòa được thiết lập thì một chương trình giáo dục Việt
mới được áp dụng thay cho nền giáo dục thuộc địa kiểu Pháp.
3. Triết lí giáo dục và mục tiêu đào tạo của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa
Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ nhất Cộng hòa, những người làm công
tác giáo dục ở miền Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng quan trọng cho nền giáo dục
quốc gia, tìm câu trả lời cho những vấn đề giáo dục cốt yếu. Với vai trò tự chủ của
mình họ nỗ lực xây dựng một chế độ giáo dục thực sự để đáp ứng những nhu cầu
phát triển của xứ sở. Trên cơ sở chọn lọc và kế thừa truyền thống tích cực của cả ba
nền giáo dục: Nho học, Tân học và Tây học, các nhà giáo dục đã xây dựng một nền
giáo dục mới – nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa.

7
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích).
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 30/3/2017).
8
. Hoàng Phương, Phong trào diệt giặc dốt 70 năm trước.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/phong-trao-diet-giac-dot-70-nam-truoc-3270864.html (Truy cập
lần cuối cùng vào ngày 30/3/2017).

11
Nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa tồn tại chưa đầy hai mươi năm từ năm 1956 đến
1975, trong khoảng thời gian đó, nhân lực, tài lực lại phải dồn vào các hoạt động trị
an và lo đối phó với cuộc chiến tranh. Tương ứng với những thay đổi quan trọng về
chính trị là các giai đoạn phát triển của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa:
Giai đoạn (1956 – 1963)
Đây là thời kì có nhiều biến động về chính trị do đó nền giáo dục thường thay đổi tùy
theo chính phủ mới được thiết lập, lại bị cắt xén vì biến chuyển thời cuộc và còn
mang nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục Pháp thuộc. Theo bác sĩ Nguyễn Lưu Viên
giáo dục lúc bấy giờ là “một di sản của một nền giáo dục thực dân phong kiến, thiếu
tính cách độc lập, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu sự sáng tạo, không thiết thực với hoàn
cảnh xã hội, không dựa trên nhu cầu của đất nước”9.
Giai đoạn (1963 – 1967)
Trong thời gian 20 tháng sau cuộc đảo chính năm 1963, chế độ Sài Gòn phải chứng
kiến hơn 10 cuộc khủng hoảng chính trị. Đây được coi là giai đoạn khủng hoảng
chính trị ở miền Nam bởi một loạt đảo chính liên tiếp cho đến khi Nguyễn Văn Thiệu
thiết lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Cùng với đó xã hội lại bất ổn bởi những vấn
đề tôn giáo. Nền giáo dục thời kì này không được chú ý. Điều đặc biệt trong giai
đoạn này chính là sự ra đời của Hội đồng Quốc gia giáo dục qua Nghị định 1302 –
GD ngày 2/7/1964. Đến thời Đệ Nhị Cộng hòa thì được đổi lại thành Hội đồng Văn
hóa Giáo dục.
Giai đoạn (1967 – 1975)
Sang giai đoạn này, nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đang có khuynh hướng tách
dần ảnh hưởng bởi mô hình giáo dục thuộc địa kiểu Pháp, vốn chỉ chú trọng đào tạo
một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng thiên về lý thuyết. Giai đoạn
này, nhất là từ những năm 1970 trở đi, mô hình giáo dục Việt Nam Cộng hòa mang
đậm ảnh hưởng của Mỹ. Đồng thời giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của hàng loạt
các đề nghị cải tổ giáo dục và những thay đổi quan trọng trong chương trình học cũng
như hình thức thi cử.
Xã hội phát triển với nhiều biến động bất ngờ thì việc đi tìm một triết lý giáo dục
phản ánh đúng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì mới là mối quan tâm hàng
đầu của các nhà khoa học và quản lý giáo dục. Bởi lẽ, giáo dục phải đi trước sự phát
triển, triết lý giáo dục cần được nghiên cứu, bàn bạc, xây dựng thống nhất để trả lời
câu hỏi: Giáo dục là gì? Giáo dục cho ai? Và giáo dục như thế nào?
Giáo dục Việt Nam Cộng hòa chọn triết lý giáo dục là Nhân bản, Dân tộc, và Khai
phóng. “Mọi công dân có quyền và có bổn phận học hỏi để phát triển khả năng, hoàn
9
. Nguyễn Lưu Viên (1966), Chính sách văn hóa giáo dục, Bộ Văn hóa Giáo dục phát hành, tr. 6 – 7.

12
thành nhân cách và phụng sự quốc gia nhân loại”10. “Nền giáo dục cơ bản có tính
cách cưỡng bách và miễn phí để đảm bảo quyền được giáo dục tối thiểu của mọi công
dân”, “nền đại học phải được tự trị”, và “quốc gia phải khuyển khích, nâng đỡ thích
đáng tất cả những ai có khả năng mà thiếu phương tiện học hỏi”11.
Để hoạch định hướng đi cho nền giáo dục, các giới phụ trách giáo dục miền Nam đã
sớm nhận ra sự cần thiết phải xác định một triết lý cho nó. Từ đó tạo nên nền tảng lí
luận nhằm định ra các mục tiêu giáo dục, đề ra chương trình và phương pháp dạy học
thích hợp, tức là tạo ra “linh hồn” cho nền giáo dục mới.
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam
Cộng hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy
tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính
quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu
học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật... Ba nguyên tắc "nhân bản", "dân tộc", và
"khai phóng" được chính thức hóa ở hội nghị này12.
Sau Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I bàn về cải tổ giáo dục, từ ngày 10 đến
22/10/1964 Đại hội giáo dục lần II được tổ chức tại Sài Gòn trong một bầu không khí
chính trị vô cùng phức tạp, nhiều chính quyền liên tiếp thay nhau sau cuộc đảo chính
lật đổ Ngô Đình Diệm. Đại hội II đã đưa ra ba nguyên tắc căn bản của nền giáo dục là
nhân bản, dân tộc và khoa học. Sau đó còn được khẳng định lại ttrong Hiến pháp Việt
Nam Cộng hòa năm 1967: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên
căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản” (Điều 11)13.
Trước đó, ngày 27/7/1966, bác sĩ Nguyễn Lưu Viện đưa ra những định hướng chi tiết
hơn, theo đó nền giáo dục mới được xây dựng phải là nền giáo dục “khoa học và tiến
bộ”, “dân tộc và đạo đức”, đại chúng và nhân bản”14.
Đến năm 1972, Chính sách Văn hóa Giáo dục tiếp tục khẳng định nền giáo dục Việt
Nam Cộng hòa là nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng 15. Những nguyên tắc
căn bản này được tóm lược như sau:
Thứ nhất: Giáo dục Việt Nam hướng đến giáo dục nhân bản (Humanistic education).
Nhân là người hay con người, bản là gốc là căn bản. Trong lĩnh vực triết lý, thuyết
nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong đời sống trên thế gian này.
Triết lý nhân bản lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời

10
. Hội đồng văn hóa giáo dục (1972), Chính sách văn hóa giáo dục, tr.23.
11
. Hội đồng văn hóa giáo dục (1972), sđd, tr.23.
12
Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), Chuyên đề giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975), số 7 – 8 (114
– 115), tr.13.
13
.Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), sđd, tr.14.
14
. Nguyễn Lưu Viên (1966), sđd, tr.11.
15
. Hội đồng văn hóa giáo dục (1972), sđd, tr.24

13
này làm căn bản chứ không nhắm đến linh hồn hay một cuộc đời nào khác ngoài thế
giới mà loài người hiện đang sống trong đó. Theo đó con người có những giá trị đặc
biệt của con người, cao cả hơn tất cả các giống sinh vật khác trên đời này. Chỉ có con
người mới có văn hóa, có những hoạt động có suy tư, có sáng tạo, làm cho cuộc sống
của con người tiến hóa từ xưa đến giờ.
Nhân bản cũng chỉ tính cách linh thiêng của con người, khác hơn mọi loài vật, do đó
cần “tôn trọng những giá trị thiêng liêng của con người”. “Con người là cứu cánh” 16
chứ không phải là một phương tiện, hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá
nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt
giữa các cá nhân nhưng không chấp nhận dùng sự khác biệt đó để đánh giá con
người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo,
chủng tộc… Với triết lý nhân bản, con người có giá trị như nhau, và mọi người đều
có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục17.
Thứ hai: Giáo dục Việt Nam hướng đến nền giáo dục mang tính dân tộc
(Nationalistic education). Dân tộc Việt Nam có mặt trên thế giới này từ bao nhiêu
ngàn năm trước. Dân tộc đó có tiếng nói riêng, có lịch sử riêng, có một nền văn hóa
riêng của nó từ bao đời. Tính dân tộc đó trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết
đến, bảo tồn và phát huy, để không bị tan biến hay tiêu trầm trong những nền văn hóa
khác. Giáo dục do đó phải dựa lấy văn hóa dân tộc làm nền tảng, “tôn trọng, bảo vệ
và phát huy những giá trị truyền thống và tinh thần dân tộc, nhằm bảo đảm sự đoàn
kết và trường tồn của dân tộc, thực hiện sự phát triển điều hòa và toàn diện của quốc
gia”18.
Thứ ba: Giáo dục Việt Nam là giáo dục hướng đến khai phóng. Tinh thần dân tộc
không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng kín cửa. Ngược lại, giáo
dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới,
tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần
vào việc hiện đại hóa quốc gia xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh
thế giới, tích cực đóng góp vào sự thăng tiến nhân loại, sự cảm thông và hòa hợp giữa
các dân tộc19.
Bên cạnh đó còn có nhiều đường hướng triết lí giáo dục “phi chính thống” khác mà
phải kể đến Nguyễn Duy Cần. Trong cuốn “Văn hóa giáo dục miền Nam đi về
đâu?”(1970) ông cho rằng, nhà trường phải là nơi để người ta học được cái thuật trở
thành con người độc đáo của mình, đồng thời biết sống chung với đồng loại; nơi mà
16
. Hội đồng văn hóa giáo dục (1972), sđd, tr.24.
17
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích)
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 1/4/017)
18
. Hội đồng văn hóa giáo dục (1972), sđd, tr.24.
19
. Hội đồng văn hóa giáo dục (1972), sđd, tr.24.

14
mỗi cá nhân đều được quyền sống theo cái sống tự do của mình mà không giẫm lên
quyền sống tự do của người khác: nơi dung hòa được một cách điều hòa vấn đề cá
nhân và xã hội20.
Từ những nguyên tắc căn bản “nhân bản, dân tộc và khai phóng”, tại Đại hội
Giáo dục Quốc gia lần I, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã đề ra những mục tiêu
chính cho nền giáo dục của mình. Những mục tiêu này được đề ra thực chất là để trả
lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người
như thế nào đối với cá nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội và nhân loại.
Phát triển toàn diện mỗi cá nhân. Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của
cá nhân học sinh, giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản
tính tự nhiên của mỗi người và theo những định luật phát triển tự nhiên về vật lý và
tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của mỗi cá nhân học sinh phải được lưu ý đúng
mức. Cung ứng cho học sinh đầy đủ tin tức, dữ kiện, để học sinh phán đoán, lựa
chọn, không che dấu tin tức hay chỉ cung cấp những tin tức chọn lọc thiếu trung thực
để nhồi sọ học sinh theo một chủ trương, một hường đi định sẵn nào.
Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh bằng cách: giúp học sinh hiểu biết
hoàn cảnh xã hội, môi trường sinh sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh
hiểu biết lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tranh
đấu của người dân trong việc chống ngoại xăm bảo vệ tổ quốc, yêu thương giúp đở
nhau trong tình đồng bào; giúp học sinh học tiếng Việt và xử dụng tiếng Việt một
cách có hiệu quả; giúp học sinh nhận biết cái đẹp của quê hương xứ sở, những tài
nguyên phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp
học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của quốc gia;
giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học bằng cách: giúp học sinh tổ
chức những nhóm tự trị với sự phát triển tinh thần cộng đồng và ý thức tập thể; giúp
phát triển sự phán đoán với tinh thần trách nhiệm và kỷ luật; giúp phát triển tính tò
mò và tinh thần khoa học; giúp đón nhận những giá trị văn hóa rộng rãi21.
Trên cơ sở tiếp cận hề thống giáo dục tiên tiến của các quốc gia trên thế giới
(chủ yếu là sự ảnh hưởng của Pháp và Mỹ) cùng với triết lí và những mục tiêu giáo
dục đã đặt ra, các nhà cầm quyền Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập một hệ thống giáo
dục gồm ba cấp bậc: Tiểu học, Trung học, và Đại học. Tiểu học và Trung Học Đệ
Nhất Cấp là cái học Phổ Thông (gồm 9 năm học). Trung Học Đệ Nhị Cấp bắt đầu
chia ngành chuyên môn. Đây là những năm chuyển tiếp để vào các ngành chuyên
môn hơn ở Đại Học, hoặc ra đời làm việc sinh sống. Riêng ở hai bậc Tiểu và Trung

20
. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển(2014), sđd, tr.17
21
. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), sđd, tr.20 -21.

15
học, hệ thống giáo dục Việt Nam là hệ thống 5-4-3, với 12 năm liên tục được phân bố
như sau22:
Giáo dục Tiểu học:
Tiểu học là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổ thông nên có vai trò rất quan
trọng, nó được coi là nền móng để đào tạo nên một con người hoàn thiện về học vấn,
phẩm hạnh trong tương lai.
Trước năm 1970, bậc tiểu học gồm 5 lớp: lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì, lớp Nhất
tương đương với lớp Một, lớp Hai, lớp Ba, lớp Bốn, lớp Năm (sau năm 1970).
Giáo dục Trung học:
Giáo dục Trung học của Việt Nam Cộng hòa gồm hai cấp là Trung học Đệ nhất cấp
và Trung học Đệ nhị cấp (tương đương với Trung học cơ sở và Trung học phổ thông
ngày nay):
- Trung học Đệ Nhất Cấp: Từ lớp 6 đến lớp 9, trước năm 1970 gọi là Đệ thất, Đệ lục,
Đệ ngũ, Đệ tứ.
- Trung học Đệ Nhị Cấp: Gồm các lớp 10, 11, 12 trước năm 1970 gọi là Đệ tam, Đệ
nhị, Đệ nhất.
Giáo dục Đại học:
Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng hòa được tổ chức
theo mô hình viện đại học. Đây là mô hình tương tự như University của Hoa Kỳ và
Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ. Chương trình học trong các cơ
sở giáo dục đại học được chia làm ba cấp. Cấp 1 (học 4 năm) tốt nghiệp lấy bằng cử
nhân. Cấp 2: học thêm 1–2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp. Cấp 3:
học thêm 2–3 năm và làm luận án thì lấy bằng tiến sĩ. Riêng ngành y, vì phải có thời
gian thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải học
thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.
Trong phạm vi bài nghiên cứu này chúng tôi chỉ trình bày về chương trình giáo dục
bậc Trung học phổ thông tương đương với bậc Trung học Đệ nhị cấp dưới thời Việt
Nam Cộng hòa mà chúng tôi sẽ đề cập ở Chương II. Bên cạnh đó xin đề cập đến
những điểm tiến bộ và hạn chế của giáo dục bậc Trung học Đệ nhị cấp dưới thời Việt
Nam Cộng Hòa nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với công cuộc
đổi mới của giáo dục Việt Nam hiện nay. Khi mà cải cách giáo dục phổ thông đã trở
thành vấn đề không thể chậm trễ hơn nữa.

22
. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), sđd, tr.53-90.

16
CHƯƠNG II: GIÁO DỤC BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DƯỚI
THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1956-1975

1. Mục tiêu giáo dục bậc Trung học Đệ nhị cấp


Theo GSTS Nguyễn Thanh Liêm: “Giáo dục có nhiệm vụ dạy cho con người biết
cách sống trong xã hội, biết nền văn hóa mà con người được sinh ra trong đó để sống
cho thích hợp. Cách ăn uống, lễ phép, cách đối xử, các nghề nghiệp sinh sống, phong
tục tập quán, v v … tất cả đều có trong xã hội đương thời và nhiệm vụ của giáo dục
(từ giáo dục trong gia đình đến giáo dục ngoài xã hội) là tập luyện cho con người
thích nghi vào trong xã hội văn hóa đó”23.
Tuy nhiên ở mỗi bậc học sẽ có cách xã hội hóa khác nhau. Nếu như ở bậc tiểu học,
giáo dục nhằm xã hội hóa con người ở mức độ cơ bản, tức là người ta chỉ dạy những
cái căn bản của xã hội. Thì ở bậc trung học sự xã hội hóa con người với mục đích
giúp con người thích nghi tình trạng văn hóa mà họ muốn có.
Thường khi các nhà lãnh đạo giáo dục muốn có xã hội thế nào thì người ta nhắm vào
lớp người học bậc Trung học để đào luyện họ trở thành những công dân kiểu mẫu cho
xã hội mà người ta muốn có.
“Ở bậc đại học sự xã hội hóa bớt đi rất nhiều tính cách uốn nắn mà thường có
tính cách khơi động nhiều hơn. Người lên đại học phải mở rộng sự hiểu biết của mình
để đón nhận những mới lạ để có thể hướng xã hội đến những sửa đổi, tiến triển, hiện
đại nhiều hơn là bảo tồn những gì đã có sẵn từ trước.
Các trường trung học của chúng ta ngày nay cũng đóng vai trò xã hội hóa học sinh
giống như bao nhiêu trường trung học khác trên thế giới. Việc xã hội hóa ở đây là
thích nghi con người vào trong xã hội miền Nam nước Việt vào giữa thế kỷ XX”.24
Theo Nghị định số 1286-GD/NĐ ngày 12/8/1958, dưới thời Bộ trưởng Quốc gia Giáo
dục Trần Hữu Thế, chương trình giáo dục Trung học được ấn định, với mục tiêu giáo
dục là25:

23
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích).
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 2/4/2017).
24
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích).
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 2/4/2017).

25
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.213.

17
- Hun đúc tâm hồn và tính khí
- Mở mang kiến thức phổ thông
- Rèn luyện phương pháp suy tưởng và hành động, để chuẩn bị cho học sinh có đủ
khả năng ra đời hay chuyển sang các ngành kĩ thuật chuyên nghiệp hoặc tiến lên Bậc
Đại học.
Do đó, chương trình học ở bậc Trung học chú trọng đào tạo con người quân bình về
hai phương diện cá biệt và cộng đồng. Những con người đó, vừa phải thích ứng với
những hoàn cảnh thực tế vừa có tính cách trường cửu. Chương trình học cần được
giản dị hóa, trành lối nhồi sọ, nhưng vẫn cố gắng đưa mỗi vấn đề học tập đến chỗ
chính xác tinh tường.
2. Điều kiện nhập học Trung học Đệ nhị cấp:
Như đã trình bày ở trên, Trung học Đệ nhị cấp là một bộ phận của giáo dục Trung
học dưới thời Việt Nam Cộng hòa (tương đương bậc Trung học phổ thông ngày nay).
Học sinh học xong lớp 9 (Đệ tứ) phải thi lấy bằng Trung học Đệ nhất cấp. Trước năm
1958, kỳ thi nay có hai phần vấn đáp và viết. Đến năm 1959 bãi bỏ thi vấn đáp, học
sinh chỉ còn phải thi viết 6 môn: Việt văn, Toán học, Pháp văn, Anh văn, Lý, Hóa (Lý
và Hóa chung một đề). Kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp thường được tổ chức vào cuối
tháng 5 hàng năm.
Vượt qua kì thi này, học sinh sẽ được vào đệ nhị cấp, theo học trường công thì không
phải đóng học phí. Tuy nhiên học sinh phải chọn học theo một trong bốn ban để
chuẩn bị cho việc vào đại học sau này.
- Ban A (Ban Khoa Học Thực Nghiệm): chuyên Lý, Hóa và Vạn vật (ngày nay gọi là
Sinh học).
- Ban B (Ban Toán): chuyên về Toán.
- Ban C (Ban Sinh Ngữ): chuyên về Văn chương, Anh văn và Pháp văn.
- Ban D (Ban Cổ Ngữ): chuyên về Văn chương, Hán văn và Latinh.
Việc chọn Ban có tính chất tự nguyện, do tự học sinh muốn chọn Ban nào cũng được
tùy theo sở thích của mình chứ không có sự ép buộc từ nhà trường. Vào lớp Mười các
ngành chuyên môn như Nông, Lâm, Súc hay Kỹ Thuật thì học sinh phải qua một kỳ
thi tuyển vì số chổ giới hạn hơn ngành Phổ Thông.
Thời bấy giờ, ở bậc trung học việc tuyển chọn học sinh đầu vào khá gắt gao. Theo
thống kê, trong 9 năm từ năm 1954 đến 1962, mỗi năm chỉ có từ 18 – 35 % thí sinh
dự thi đỗ Trung học Đệ nhất cấp. Con số này cho thấy đây là một kì thi thực sự khó
khăn đối với học sinh thời bấy giờ.

18
Trong khi hệ thống trường trung học công lập không nhiều mà số lượng học sinh có
nhu cầu học tập lại lớn, kì thi lại mang tính tuyển chọn cao đã làm xuất hiện một bộ
phận lớn học sinh có nhu cầu học nhưng lại không có điều kiện học. Vì vậy, hình
thành một hệ thống trường tư thục để đáp ứng cho nhu cầu học tập của đa số học sinh
vì những lí do khác nhau mà không vào được trường công lập như thi trượt kì thi
hoặc do quá tuổi quy định…
Theo học trường tư thục học sinh phải đóng học phí. Nhưng do sự cạnh tranh giữa
các trường nên giá học phí tương đối phải chăng, tạo điều kiện thuận lợi cho những
học sinh gia đình khó khăn được đến trường.
Mạng lưới trường Trung học tại miền Nam ngày càng được phủ sóng dày đặc, theo
đó tỉ lệ học sinh được đến trường ngày càng tăng. Hệ thống trường Trung học tại
miền Nam lại mang một đặc điểm riêng biệt đó chính là sự vượt trội của những ngôi
trường Trung học tư thục. Tính đến năm 1964, 62% học sinh trung học đang theo học
hệ thống trung học tư thục; đến năm 1970 – 1971 con số này lên đến 77.6%. Đầu
năm 1975, trong phạm vi Việt Nam Cộng hòa quản lí đã có gần 1 triệu học sinh theo
học ở hơn 600 trường tư thục ở bậc Trung học26.
Bên cạnh đó là một hệ thống trường công lập, ở Sài Gòn hệ thống trường Trung học
công lập tăng qua các năm học:
Năm học 1957 – 1958: 10 trường học với 242 lớp và 13324 học sinh
Năm học 1967 – 1967: 15 trường
Năm học 1969 – 1970: 44 trường
Năm học 1970 – 1971: 68 trường
Năm học 1973 – 1974: 89 trường với 3148 giáo viên và 106.577 học sinh27.
Có thể kể đến một số ngôi trường Trung học nổi ở Sài Gòn như:
- Các trường học dành cho Nam sinh ở miền Nam gồm có:
Trường Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia Định)
và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Cường Để (Quy Nhơn),
Tăng Bạt Hổ (Bồng Sơn), Võ Tánh (Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn
Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ).
- Các trường dành cho nữ sinh ở miền Nam gồm có:

26
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.64.
27
. Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Giáo sư Nguyễn Công Bình (1988), Địa chỉ văn hóa TP.Hồ Chí Minh,
II Văn học, Nxb TP. Hồ Chí Minh, tr.434.

19
Trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh
(Huế), Trường Nữ Trung học Hồng Đức (Đà Nẵng), Trường Nữ Trung học Bùi Thị
Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ Trung
học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ).
Sau năm 1954 tại Sài Gòn – Chợ Lớn có các trường dành cho học sinh miền Bắc vào
sinh sống trong Nam. Đó là trường Trung học Chu Văn An (nam sinh) và trường
Trung học Trưng Vương (nữ sinh). Trường Trung học Đệ nhị cấp Hồ Ngọc Cẩn tọa
lạc tại đường Lê Quang Định trước chợ Bà Chiểu, nguyên trước kia là cơ sở của
trường Sư Phạm Nam Việt được giao lại để mở trường Trung học vào năm 1955 cùng
với phong trào di cư. Trường nữ Trung học Lê Văn Duyệt, tọa lạc giữa đường Lê
Văn Duyệt Gia Định, được thiết lập vào năm 1959 là Trường Nữ Trung học duy nhất
trong tỉnh Gia Định năm ấy.
Học sinh Trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần
trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương.
3. Chương trình học
Chương trình học ở bậc Trung học Đệ nhị cấp một mặt giúp học sinh hoàn tất nền
học vấn bậc trung học, mặt khác lại sửa soạn cho học sinh bước vào ngưỡng cửa đại
học. Ở những năm học này học sinh được lựa chọn những môn học thích hợp với khả
năng và sở thích của mình. Chương trình học do đó, không đồng nhất, mà có sự khác
nhau giữa các ban.

BẢNG PHÂN PHỐI GIỜ DẠY Ở CÁC MÔN HỌC CHO BẬC TRUNG HỌC ĐỆ
NHỊ CẤP

BAN VĂN CHƯƠNG VĂN CHƯƠNG CỔ KHOA HỌC KHOA HỌC


SINH NGỮ NGỮ TOÁN THỰC NGHIỆM
MÔN HỌC III II I III II I III II I III II
1.Quốc văn 5 5 0 5 5 0 3 3 0 3 3
2.Sử địa 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2
3.Công dân giáo
dục (lý thuyết và 2 2 1 2 2 1 2 2 1 2 2
thực hành)

4.Triết học 0 0 9 0 0 9 0 0 3 0 0
5.Sinh ngữ 1 6 6 6 6 6 6 4 4 3 4 4
6.Sinh ngữ 2 6 6 6 0 0 0 4 4 3 4 4

20
7.Cổ ngữ (Hán 0 0 0 6 6 6 0 0 0 0 0
văn hoặc Latinh)
8.Lý Hóa 1 1 1 1 1 1 4 4 6 4 4
9.Toán 1 1 1 1 1 1 6 6 8 4 4
10.Vạn vật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 3 3
11.Thế dục 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3
12.Nữ công gia
chánh 1 1 0 1 1 0 1 1 0 1 1
Dưỡng Nhi
27 27 27 27 29 29 29 29
Tổng cộng hoặc hoặc 30 hoặc hoặc 30 hoặc hoặc 3 hoặc hoặc
28 28 28 28 30 30 0 30 30
[Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), Chuyên đề Giáo dục miền Nam Việt Nam (1954-1975),

số 7-8 (114-115), tr.214-215]

Căn cứ vào bảng phân phối trên chúng tôi thấy:


1) Quốc Văn: 5 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 (Đệ tam) và 11 (Đệ nhị) ban C và D,
trong khi đó các lớp 10 và 11 ban A và B chỉ cần học 3 giờ mỗi tuần; lên lớp 12 (Đệ
nhất) học sinh tất cả các ban đều không phải học môn quốc văn nữa.
Nội dung chương trình gồm:
Đệ Tam (lớp 10) ban Văn chương (Sinh ngữ và Cổ ngữ)
- Văn học sử:
+ Văn chương truyền khẩu, văn chương chữ Nôm từ thời Trần cho đến hết cuộc đời
của Nguyễn Du.
+ Giới thiệu những tác phẩm Hán văn do người Việt sáng tác tương ứng với sự phát
triển của chữ Nôm.
- Văn thể: đối, phú, văn tế.
- Trích giảng:
+ Tục ngữ, ca dao
+ Thơ Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Thái, Nguyễn Huy Lương, Lê Quý
Đôn.
+ Văn tế của Đặng Đức Siêu, Nguyễn Văn Thành.
+ Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Hoa tiên truyện, Đoạn trường tân
thanh.
Đệ Tam (lớp 10) ban Khoa học (Toán và Thực nghiệm)
21
- Văn học sử:
Với mục đích phát triển tri thức cho học sinh đồng thời hướng học sinh đến những
tâm hồn nhân bản hơn là đào tạo các tài năng văn học nghệ thuật. Chương trình học
của ban Khoa học mang tính khái quát và sơ lược hơn so với ban Văn chương.
- Trích giảng:
+ Tục ngữ, ca dao
+ Thơ Nôm đời Hồng Đức, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Văn tế trận vong tướng sĩ.
+ Các đoạn trích: Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Đoạn trường tân
thanh.
Đệ Nhị (lớp 11) ban Văn chương (Sinh ngữ và Cổ ngữ)
- Văn học sử:
+ Sự phát triển của văn học từ những năm 20 của thế kỉ XIX đến năm 1945.
- Văn thể: Hát nói, thơ Đường luật, Thơ mới.
- Trích giảng:
+ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu (thơ và văn tế), Nguyễn
Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Tự tình khúc.
+ Nhóm Đông Dương tạp chí (Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính).
+ Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh, Nguyễn Trọng Thuật).
+ Nguyễn Khắc Hiếu (văn vần).
+ Tự lực văn đoàn: Nhất Linh (Đoạn tuyệt), Khái Hưng (Nửa chừng xuân), Hoàng
Đạo (Mười điều tâm niệm).
Đệ nhị Khoa học (Toán và Thực nghiệm)
- Văn học sử:
Chương trình học của ban Khoa học mang tính khái quát và sơ lược hơn so với ban
Văn chương.
- Văn thể: Thơ mới.
Trích giảng: Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Nhóm Đông
Dương tạp chí (Nguyễn Văn Vĩnh), Nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh), Nguyễn Khắc

22
Hiếu ( văn vần), Nhất Linh (Đoạn tuyệt), Khái Hưng (Nửa chừng xuân), Hoàng Đạo
(Mười điều tâm niệm)
Từ sau năm 1954 đến năm học 1973-1974, chương trình lớp 12 không học môn Văn,
thay vào đó là môn Triết học. Nhưng riêng năm học 1974-1975 chương trình có sự
thay đổi lớn, ở lớp 12 bên cạnh môn Triết học, còn có học thêm môn Văn, cụ thể là
phần Kim văn (văn học hiện đại) với văn chương hiện thực 30 năm đầu thế kỷ XX
(Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật, Vũ Đình Long…); văn chương hiện thực phê
phán 1932-1945 (Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Hồ Biểu Chánh…) và văn
chương đương đại. Chương trình này chỉ mới triển khai trong mấy tháng (từ tháng 9-
1974 đến đầu tháng 3-1975), bởi từ đầu tháng 3-1975 là thời điểm diễn ra chiến dịch
Giải phóng miền Nam của quân và dân Cách mạng trên toàn miền Nam, nhà trường
buộc phải đóng cửa, học sinh nghỉ học.
2) Sử Địa: 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, và 12 các Ban A, B, C, D.
Nội dung chương trình gồm hai phần: Lịch sử và Địa lí.
Lịch sử:
Lịch sử Việt Nam: Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XV đến năm 1954:
Lịch sử Việt Nam thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII gồm các nội dung sau:
- Nhà Hồ
- Nhà Hậu Trần
- Mười năm kháng chiến chống quân Minh
- Thời đại Nam – Bắc phân tranh.
Lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ XIX đến 1884 gồm các nội dung sau:
- Tổ chức nội trị thời các vua đầu nhà Nguyễn
- Tình hình ngoại giao của Việt Nam
- Pháp thôn tính miền Nam
- Pháp chiếm đóng miền Bắc.
Lịch sử Việt Nam từ năm 1884 đến 1954 gồm các nội dung sau:
- Cách thi hành hòa ước 1884
- Chính sách của Pháp ở Việt Nam
- Những cuộc đấu tranh chống Pháp:

23
+ Phong trào Cần vương, phong trào Văn thân, phong trào Duy Tân và Đông Du,
những cuộc bạo động và khởi nghĩa sau Đông kinh nghĩa thục
+ Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc dân đảng
+ Xã hội Việt Nam trong thời Pháp thuộc
+ Việt Nam trong Đại chiến thứ hai 1939 – 1945
+ Cao trào tranh thủ độc lập và thống nhất
Lịch sử thế giới: Từ cuối thế kỷ XVIII đến 1945
Lịch sử thế giới từ cuối thế kỉ XVIII đến năm đại chiến thứ nhất 1914 – 1918 gồm
các nội dung sau:
- Trung Hoa: Trung Hoa trước nạn đế quốc xâm lược
- Nhật Bản: Công cuộc Duy Tân, Nhật – Hoa chiến tranh (1894 – 1895), Nga – Nhật
chiến tranh (1904 – 1905)
- Cách mạng Pháp và Âu châu: Cách mạng Pháp 1789, Cách mạng năm 1848 ở Châu
Âu (Sơ lược)
- Nước Anh: Sự tiến triển chế độ đại nghi, Cuộc cách mạng kỹ nghệ
- Hợp chúng quốc Bắc Mỹ: Sự bành trướng lãnh thổ và kinh tế, Nam – Bắc chiến
tranh
- Những cuộc tiến triển: Sự tiến triển tư trào trong kỷ 19 (Triết học, khoa học, văn
nghệ), Sự phát triển kinh tế và chính sách đế quốc, Sự phát triển chủ nghĩa xã hội và
tổ chức lao động (Sơ lược)
Lịch sử thế giới từ năm 1914 đến năm 1954 gồm các nội dung sau:
Trung Quốc: Từ cuộc Cách mạng Tân Hợi đến năm 1954
Nhật Bản: Nhật Bản từ sau thời Minh Trị, Sự bành trướng của Đế quốc Nhật
Ấn Độ: phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ
Thế giới đại chiến thứ nhất và Hội Quốc Liên
Các cường quốc giữa hai đại chiến: Sơ lược những khó khăn của Anh, Pháp, Hoa Kỳ
trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929; Các chế độ độc tài ( Cộng sản, Quốc xã,
Phát xít)
Thế giới đại chiến thứ hai và tổ chức Liên Hợp Quốc
Sự giải phóng các dân tộc bị trị

24
Nền văn minh hiện tại: Tính chất chung, Khoa học, Triết học, Văn nghệ.
Địa lý
Địa lý Việt Nam:
Địa lý thiên nhiên: Núi và cao nguyên Bắc phần, Vùng Trường Sơn, Cao nguyên
Nam trung phần, Đồng bằng Hoàng Hà, Đồng bằng Cửu Long, Sông ngòi, Khí hậu
đới, Bờ biển Đông hải.
Địa lý nhân văn: Dân cư (Dân số, chủng tộc, mật độ, phân phối, di dân, thành thị);
Chính trị và hành chính cai trị.
Địa lý kinh tế: Sinh hoạt kinh tế (Nông nghiệp, chăn nuôi, ngư nghiệp, công kĩ nghệ,
giao thông, thương mại).
Địa lí thế giới:
Các cường quốc Kinh tế: Hoa Kỳ, Nước Anh, Nước Pháp Nước Nga, Nước Đức,
Nước Nhật, Trung Hoa, Ấn Độ, Úc ( gồm ba phần địa lí tự nhiên, địa lý nhân văn, địa
lý kinh tế).
3) Công Dân giáo dục: 2 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11; và 1 giờ mỗi tuần cho lớp
12 thuộc tất cả các ban.
Theo chương trình Trung học 1957 – 1958, môn Công dân giáo dục có nhiệm vụ là
làm cho học sinh nhận định được giá trị chân chính của con người, cùng với đó là địa
vị và bổn phận con người đối với gia đình, xã hội; hiểu được quyền và bổn phận của
công dân trong một quốc gia dân chủ và độc lập. Do đó, các lớp Đệ tam (lớp 10), Đệ
nhị (lớp 11) mỗi tuần học 2 giờ, 1 giờ lý thuyết và 1 giờ thực hành. Lên lớp Đệ nhất
(lớp 12) học sinh chỉ còn học 1 giờ học thực hành. Các hoạt động thực hành được tổ
chức dưới hình thức: diễn kịch, điều tra, phỏng vấn, thuyết trình, tham gia tuần lễ xã
hội…
Chương trình Công dân giáo dục (Lý thuyết)
+ Đệ tam
Khái lược về chính trị:
Chế độ dân chủ: nguồn gốc, tiến triển
Nguyên tắc phân quyền
Hình thức tổ chức chính quyền: Tổng thống chế, Đại nghị chế và Quốc hội chế

25
Tổ chức quốc tế: Liên Hiệp Quốc và thí dụ về vài cơ quan quốc tế (Cơ quan giáo dục,
Khoa học và Văn hóa Quốc tế (UNESCO), cơ quan Lao động Quốc tế (BIT), cơ quan
Y tế Quốc tế (OMS)
Giao tế và sinh hoạt xã hội: nơi công cộng – lễ gia đình (lễ cưới, tang lễ…) – hội họp,
tiệc tùng
Hiệp hội có tính chất xã hội: nghiệp đoàn, hội ái hữu, đoàn thể văn hóa
+ Đệ nhị
Khái lược về kinh tế:
Chủ nghĩa kinh tế, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, kinh tế tự do, kinh tế chỉ huy
Yếu tố sản xuất: vốn, công nhân, kỹ thuật, tài nguyên, thiên nhiên
Cơ quan sản xuất và mậu dịch: xí nghiệp tư và công, công nghiệp và nông nghiệp,
hợp tác xã
Tiền tệ: tiền vàng và tiền giấy
Ngân hàng và tín dụng
Mậu dịch và quốc tế
4) Triết học: Triết học chỉ được giảng dạy ở lớp Đệ nhất, 4 giờ mỗi tuần cho các lớp
12 Ban A, 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 12 Ban B, và 9 giờ mỗi tuần cho các lớp 12
Ban C và D.
Chương trình triết học:
Ban Văn chương: Sinh ngữ và Cổ ngữ
Gồm 4 phần:
1. Tâm lý học
Đối tượng tâm lí học, tính cách các hiện tượng tâm lý, những tương quan giữa hiện
tượng tâm lí và hiện tượng sinh lí, quan điểm nội quan và quan điểm ngoại quan
Tri giác, cảm giác và hình ảnh
Liên tưởng, ký ức, trí tưởng tượng, chú ý
Trừu tượng và khái quát, công dụng của ký hiệu, ngôn ngữ và tư tưởng
Phán đoán và suy luận
Cảm giác và hoạt động, khuynh hướng và cử động

26
Khoái lạc, đau khổ tinh thần và vật chất; cảm xúc; đam mê
Bản năng, tập quán, ý chí, tình hình
Ý thức, vô ý thức, nhân cách, nhân vị
Lý trí và tự do
2. Luận lý học
Những nguyên tắc căn bản của lý trí
Phương pháp thông thường của tư tưởng: trực giác và suy luận
Diễn dịch và quy nạp, phân tách và tổng hợp
Khoa học và tinh thần khoa học, Khoa học kĩ thuật
Toán Pháp: Đối tượng, nền tảng, phương pháp, lý luận, công dụng
Khoa học thực nghiệm: Sự kiện, giả thuyết, khám phá và kiểm chứng định luật –
nguyên lý – lý thuyết
Một vài thí dụ về những thuyết lớn thuộc Vật lý học, Hóa học và Sinh lý học hiện đại
Khoa học nhân văn: Tâm lý, Sử ký và Xã hội học
3. Đạo đức học
Vấn đề đạo đức, đạo đức và khoa học
Lương tâm: Bản chất và giá trị
Bổn phận, quyền lợi và trách nhiệm
Công lý và bác ái
Các quan niệm lớn của đời sống Đông và Tây
Đạo đức và đời sống cá nhân, thân thể và tinh thần, nhân phẩm, nhân vị và cộng đồng
Đạo đức và đời sống gia đình: Gia đình, vấn đề hôn nhân và vấn đề sinh sản
Đạo đức và kinh tế: Phân công, liên đới, nghề nghiệp, vấn đề xã hội
Đạo đức và chính trị: Chủ nghĩa “dân vi quý” của Mạnh Tử; tự do và bình đẳng; Tổ
quốc, quốc gia, nhà nước (Patrie – Nation – Etat)
Luật pháp: Quyền lợi và bổn phận của công dân, vấn đề dân tộc thiểu số
Đạo đức và giao thiệp quốc tế
Nhân loại và bổn phận đối với nhân loại
27
Thuyết “nhân ái” của Khổng Tử, thuyết “từ bi” của Phật giáo, thuyết “bác ái” của
Thiên chúa giáo
4. Triết học tổng quát
Nhận thức luận, những nguyên tắc căn bản của lý trí
Vấn đề chân lý
Triết học và khoa học, triết học và đạo đức, triết học và tôn giáo
Không gian và thời gian, vật chất
Sự sống
Tinh thần
Tự do, nhân vị và giá trị
Thượng đế
Triết học Đông Dương
Khái quát về:
+ Khổng Mạnh
+ Lão Trang
+ Phật giáo nguyên thủy
- Tác phẩm triết học
Mỗi tuần, 2 trong 9 giờ học môn triết học sẽ được dùng để đọc một tác phẩm triết học
phương Tây và một tác phẩm phương Đông (Hai tác phẩm sẽ được ghi vào học bạ và
là một trong những nội dung thi vấn đáp).
+ Tác phẩm phương Tây
Platon: Phédon, Gorgias, La Répulique (một quyển)
Aristote: Morale à Nicomaque (một quyển)
Marc Aurèle: Pensées
Descartes: Discours de la méthod
Pascal: Pensées et Opuscules
J.J Rousseau: Le contrat social (một quyển)
CI. Bernard: Introduction à I’étude de la médicine expérimentale

28
Bergson: Le rire, Lapensée et le mouvant, Les deux sources de la morale et de la
religion
Emmanuel Mounier:
+ Le Personnalisme
+ Introduction aux existentialismes
Gabriel Marcel: Etre et avoir
+ Tác phẩm phương Đông:
Bộ tứ thư: Đại học, Trung dung, Mạnh Tử, Luận ngữ
Đạo đức kinh
Dharma Pada
Khóa hư lục
Ban khoa học tự nhiên
1. Tâm lý học:
Gần giống như chương trình ban Văn chương nhưng có lược bỏ một số nội dung sau:
Trừu tượng và khái quát
Công dụng và ký hiêu
Ngôn ngữ và tư tưởng
Phán đoán và suy luận
Ý chí và tính tình
Lý trí và tự do.
2. Luân lý học (Nội dung giống như ban Văn chương)
3. Đạo đức học (Nội dung giống như ban Văn chương)
Ban khoa học Toán
1. Luận lý học (Nội dung giống như ban Văn chương)
2. Đạo đức học (Nội dung giống như ban Văn chương)
5) Sinh Ngữ I: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, và 11 các ban A, B; 3 giờ mỗi tuần cho
lớp 12 ban A và B, 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 ban C và D. Anh Văn
(English for Today, books III và IV cho Ban A và B, books IV và V cho Ban C và

29
D), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de Civilisation Française, Tome II cho Ban A
và B, Tome II thêm các tác giả La Fontaine, A. Daudet, A. France, St. Exupéry, G.
Duhamel cho Ban C và D).
6) Sinh Ngữ II: 4 giờ mỗi tuần cho các lớp 10 và 11 các ban A và B, 6 giờ mỗi tuần
cho các lớp 10, 11, 12 ban C. Anh Văn (English for Today, Books I và II cho Ban A
và B, Books I, II, và III cho Ban C), hay Pháp Văn (Cours de Langue et de
Civilisation Française, Tome I cho Ban A và B, Tome I và II cho Ban C). Ban D thì
học Cổ Ngữ (chữ Hán hay tiếng La Tinh) 6 giờ mỗi tuần.
7) Lý Hóa: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 ban C và D, 4 giờ mỗi tuần cho các
lớp 10, 11 ban A và B, 6 giờ mỗi tuần cho lớp 12 ban A và B. Nhiều chi tiết và nhiều
phần khó cho các Ban A và B. Rất giới hạn cho các Ban C và D.
Vật lý: Hiện tượng tuần hoàn, quang học, điện học, điện tử - hạch tâm, động lực năng
lượng.
Hóa học: Nguyên tử, liên kết hóa học, phản ứng hóa học, bảng tuần hoàn các nguyên
tố hóa học – định luật tuần hoàn, halogen, kim loại, hóa hữu cơ (glucozơ, este,
lipit…),…
8) Toán: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 các ban C, D; 4 giờ mỗi tuần cho các
lớp 10, 11, 12 ban A; 6 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11 ban B và 8 giờ mỗi tuần cho
lớp 12 ban B.
Nội dung chương trình học gồm có hai phần:
Đại số gồm nội dung về Phương trình bậc hai và bất bình đẳng (ngày nay còn gọi là
bất đẳng thức), Lôgarít, Đạo hàm và hàm số), Thống Kê và sác xuất.
Hình Học gồm nội dung về Hình học giải tích, Chuyển Động (với các nội dung về
Véc tơ, vận tốc, chuyển động thẳng), Lượng Giác.
Chương trình học của ban B( Ban Toán) được giảng dạy nhiều chi tiết và nhiều phần
khó hơn so với các ban khác, Ban A được học chương trình tổng quát hơn so với ban
B và chương trình học khá hạn chế cho ban C và D.
9) Vạn Vật: 1 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 ban B, C, và D; 3 giờ mỗi tuần cho
các lớp 10, 11 ban A và 4 giờ mỗi tuần cho lớp 12 ban A. Nhiều chi tiết và thí
nghiệm cho ban A, nhưng nhiều giới hạn cho các ban B, C, và D. Gồm các nội dung
về: Địa chất (Geology), thực vật (Botany), và động vật (Animals).
Chương trình vạn vật
Đệ tam

30
Nội dung môn học gồm:
Khoáng vật học
Thạch học
Cổ sinh vật học – địa tăng học.
Đệ nhị
Nội dung môn học gồm:
Đại cương về tế bào và mô
Cơ năng dinh dưỡng, cơ năng sinh dục
Sự nghiệp của Pasteur, phương pháp cấy vi khuẩn, vi khuẩn, những sự lên men…
Đệ nhất ban A
Nội dung môn học gồm:
Chất sống, tế bào động vật, mô động vật
Khảo sát về xương, giải phẫu và sinh lý hệ cơ
Mô thần kinh, giải phẫu và sinh lý hệ thần kinh
Mắt và thị giác, phân hóa tố
Giải phẩu và sinh lý của hệ tiêu hóa
Huyết – giải phẩu và sinh lý của tuần hoàn huyết…
Đệ nhất ban B, C, D
Nội dung môn học gồm:
Cơ quan liên lạc
Cơ quan dinh dưỡng
Các tuyến nội tiết
10) Thể dục: 3 giờ mỗi tuần cho các lớp 10, 11, 12 thuộc tất cả các ban A, B, C, D;
số tiết học có thể tăng lên 6 giờ mỗi tuần nếu có đủ phương tiện và huấn luyện viên;
môn học có sự phân chia thành 2 phần giành riêng cho nam sinh và giành riêng cho
nữ sinh.
11) Nữ công gia chánh và dưỡng nhi: Một giờ mỗi tuần dành riêng cho nữ sinh lớp
10, 11 của tất cả các ban, lớp 12 nữ sinh không phải học môn này nữa. Nội dung

31
giảng dạy chủ yếu là về cắt may, thêu, nấu ăn, cách chăm sóc trẻ, làm đồ chơi cho trẻ,

Chương trình Trung học Đệ nhị cấp (1958 – 1959) được coi là một nổ lực lớn của
ngành giáo dục thời Đệ nhất Cộng hòa. Chương trình học này được áp dụng xuyên
suốt trong quá trình Việt Nam Cộng hòa cầm quyền, tức là gần 20 năm. Về sau có
những chương trình cập nhật hóa nhưng cơ bản vẫn giữ nguyên, chỉ thay đổi một đôi
chút không đáng kể.
Xã hội tiến bộ không ngừng, giáo dục do đó cũng cần sự cải tiến thường xuyên. Ngày
26/6/1970, Nghị định số 1152A-GD/KHPC/HV/NĐ được ban hành, theo đó hợp thức
hóa chương trình Trung học cập nhật hóa 1970 – 1971. So với chương trình cũ,
chương trình cập nhật hóa 1970 – 1971 có sự thay đổi về tên gọi cấp và lớp theo xu
hướng đơn giản. Hệ thống giáo dục mới sẽ gồm 12 năm học với hai cấp: Cấp 1 từ lớp
1 đến lớp 5 và Cấp 2 từ lớp 6 đến lớp 12. Đồng thời 3 môn: Quốc văn, Công dân giáo
dục và Triết học có sự thay đổi đôi chút về nội dung (Trong bài này chỉ xin đề cập
đến Trung học Đệ nhị cấp tức là ba lớp 10, 11, 12).
Quốc văn:
Lớp 11 ban C, D Văn học sử lược bỏ nội dung sau:
+ Giới thiệu những tác phẩm bằng Hán văn do người Việt sáng tác.
+ Giảng văn vần và văn xuôi: lược bỏ nội dung về Dương Khuê, Tự tình khúc.
+ Nhóm Đông Dương tạp chí bỏ Nguyễn Văn Vĩnh.
Công dân giáo dục:
Nội dung thay đổi sát thực tế hơn, kiến thức liên quan đến những chuyển biến trong
nước và thế giới.
+ Lớp 10 thay vì học Khái lược về chính trị học sinh sẽ học nội dung về Quốc gia
(gồm các nội dung như yếu tố cấu thành quốc gia, quốc gia độc lập, giao dịch quốc
tế, căn bản tổ chức và điều hành công quyền, Tổ chức công quyền) và về Xã hội
(gồm các nội dung giao tế xã hội, vấn đề thiếu nhi phạm pháp).
+ Lớp 11 nội dung “Khái lược về kinh tế” đổi thành “Kinh tế phổ thông”, với những
nội dung tương tự.
Triết học:
Lớp 12 ban Văn chương Sinh ngữ và Cổ ngữ, phân môn Đạo đức bỏ từ chương “Đạo
đức và kinh tế” đến hết chương “Bổn phận đối với nhân loại”.

32
Lớp 12 ban Khoa học Thực nghiệm A và Khoa học Toán B phân môn Luân lý học
lược bỏ 2 nội dung:
+ Một vài thí dụ về những thuyết lớn thuộc Vật lý học, Hóa học và Sinh lý học hiện
đại.
+ Khoa học nhân văn: Tâm lý học, Sử ký và Xã hội học.
Dưới thời Tổng trưởng Bộ Giáo dục Ngô Khắc Tỉnh đã cho ban hành chương trình
Trung học cập nhật hóa 1971 – 1972, ngày 4/10/1971 theo Nghị định số 1867 –
GĐ/KHPC/NĐ. Tuy nhiên nó không có sự thay đổi nào đáng kể, điều cần nhắc đến
trong chương trình cập nhật hóa lần này đó chính là sự thay đổi nội dung chương
trình môn Triết học lớp 12 theo hướng tinh gọn, chỉ giữ lại 4 phân môn: Tâm lý học,
Đạo đức học, Luân lý học, Siêu hình học. Riêng phân môn Siêu hình học (trước đó
phân môn này có tên là Triết học tổng quát) lược bỏ nội dung về Triết học Đông
phương và Tác phẩm triết học.
4. Tài liệu và Sách giáo khoa:
Nền giáo dục Việt Nam dưới thời kỳ thuộc sự bảo hộ của Pháp là nền giáo dục
lấy tiếng Pháp làm chuyển ngữ tức là không được phép sử dụng tiếng Việt trong dạy
học. Do đó mãi đến đầu những năm 50 của thế kỷ XX mới có sự xuất hiện sách giáo
khoa bậc Trung học trong đó lấy tiếng Việt làm chuyển ngữ.
Từ thời Đệ nhất Cộng hòa (1956 – 1963), sách giáo khoa trung học trên thị
trường phải gọi là trăm hoa đua nở, bên cạnh sách giáo khoa do Bộ quốc gia Giáo dục
ban hành là hàng trăm thể loại sách giáo khoa do tư nhân sản xuất. Về mặt này nhà
nước không theo kịp tư nhân, phần vì nhà nước lo không xuể vì vừa phải ưu tiên mở
trường, in sách vừa phải thực hiện cưỡng bách giáo dục cho bậc Tiểu học, phần vì số
học sinh Trung học tư thục quá lớn, chiếm đến hơn 65% tổng số học sinh Trung học
trên toàn miền Nam.
Dựa trên chương trình giáo dục mà Bộ Quốc gia Giáo dục đã ban hành, các
giới tư nhân, trí thức được tự do biên soạn thành các bộ sách giáo khoa theo sở kiến
riêng của mình. Và khi sách giáo không không còn là “pháp lệnh” thì giáo viên đứng
lớp trở nên tự do trong việc giảng dạy. Họ không bị bắt buộc phải dùng bất cứ một
cuốn sách giáo khoa nào và họ được quyền dạy bất cứ nội dung nào mà họ cảm thấy
tâm đắc. Những đoạn văn, bài toán, ví dụ minh họa giáo viên có thể tự mình đưa ra
mà không nhất thiết phải lấy từ bất cứ cuốn sách giáo khoa chính thức nào.
Việc in sách giáo khoa mà họ còn cho ra đời hàng loạt các cuốn sách tham
khảo, trở thành nguồn tài liệu học tập và ôn luyện thi cử, đặc biệt là các cuốn sách
luyện thi Trung học Đệ nhất cấp, thi Tú tài I và Tú tài II. Có thể kể đến một số nhà
xuất bản nổi tiếng ở Sài Gòn như: Tân Việt, Bốn Phương, Tao Đàn, Sống mới, Á

33
Châu, Khai Trí, Huyền Thuyên, Trí Đăng, Đường sáng, Ra khơi, Văn Hào, Nguyễn
Du…
Đến thời Đệ nhị Cộng hòa (1967 – 1975), cuộc chiến tranh ở Việt Nam ngày
càng trở nên ác liệt và tàn khốc. Việc học hành thi cử do đó cũng trở nên vội vã và
nhộn nhịp hơn. Bởi lẽ đối với những nam sinh không thể vượt qua ngưỡng cửa kì thi
Tú tài để tiếp tục con được học vấn ở bậc Đại học thì sẽ phải dấn thân vào binh
nghiệp. Do đó mà mạng lưới trường tư thục và các lớp luyện thi ngày càng phát triển
mạnh mẽ, nhiều nhà xuất bản xuất hiện chuyên in sách giáo khoa và sách luyện thi
như Alpha, Siêng học, Yên Sơn, Thăng Long, Bạn trẻ, Học đường, Đăng đàng, Giáo
dục nguyệt san,…
Môn Quốc văn có thể kể đến một số tác giả như Đàm Xuân Thiều, Trần Trọng San
với cuốn sách Việt Văn Độc Bản (1966); Việt – Văn Tú tài I của Vũ Ký; Quốc văn
tổng giảng của Bắc Phong – Giáo sư chuyên khoa Quốc văn; Trương Vĩnh Ký (1837-
1898) của Khổng Xuân Thu; Giảng văn lớp 11 (Đệ nhị) của Đỗ Văn Tú;… Ngoài ra
còn có thể kể đến các cái tên như Phạm Thế Ngũ, Trịnh Vân Thanh, Nguyễn Sỹ Tế,
Tạ Ký, Lữ Hồ… chuyên viết các sách giảng luận, luận đề văn chương cho bậc Trung
học Đệ nhị cấp.
Môn Sử địa có thể nhắc đến các tác giả như Giáo sư Sử học Đỗ Quang Chính với
cuốn Sử địa Đệ nhị; Sử địa Đệ nhất A.B.C.D của Tiến sĩ Lê Kim Ngân; 82 năm Việt
sử 1802-1804 của Nguyễn Phương; Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới của Trần
Hữu Quảng;… Ngoài ra còn có thể kể đến một số tác giả như Tăng Xuân An, Nguyễn
Trọng Phong, Bùi Tân, Đặng Đức Kim, Lê Như Dực, …
Môn Công dân giáo dục có Ngô Đình Độ với cuốn sách Công dân giáo dục lớp 12;
Chính trị phổ thông của Trần Đức An; Giáo dục công dân Đệ nhị của Lê Kim Ngân,
Bùi Trọng Chương, Bùi Văn Hiệp, Hoàng Ngọc Thanh Dung,…Và một số tác giả
khác: Trần Mộng Chu, Lê Xuân Khoa, Nguyễn Quý Bình, Nguyễn Văn Trung, …
Môn Triết học lớp 12 nhận được ít sự “quan tâm” trong soạn thảo, bởi lẽ nó đòi hỏi
trình độ và lượng kiến thức vừa sâu, vừa rộng. Có thể kể đến một số tên tuổi như
Trần Văn Hiến Minh và Trần Đức Huynh với cuốn sách Luận lý học, Đạo đức học,
Tâm lý học, Triết học tổng quát dành cho lớp Đệ nhất ban A, B, C, D; Triết học
phương Đông của Nguyễn Văn Thục; Luận lý học và Tâm lý học của Phạm Mạnh
Cương và Trần Bích Lan; Vĩnh Đễ với các cuốn sách Tâm lý học, Luận lý học, Đạo
đức học, Siêu hình học;… Đáng chú ý nhất đó chính là bộ sách của Ban giáo sư triết
(Phùng Tuấn Sinh, Trần Đỗ Dũng, Trần Bích Lan, Nguyễn Hữu Ích, Nguyễn Văn
Lục, Trần Đình Hòa, Bô Đại Kỳ) gồm: Luận lý học A B C D, Đạo đức học A B C D,
Tâm lý học 12 A B, Tâm lý học 12 C D, Trắc nghiệm triết 12 A B C D, Siêu hình học
12;…

34
Môn Sinh ngữ I: Sách English for Today gồm 4 quyền I, II, III, IV của Mỹ được Giáo
sư Lê Bá Kông dịch lại để giảng dạy cho học sinh Việt, cuốn sách mang tên Anh ngữ
thực dụng (cũng gồm 4 quyển: Cấp I, Cấp II, Cấp III, Cấp IV), bên cạnh đó còn phải
kể đến những cuốn sách của GS. Lê Bá Kông như: Anh ngữ thực hành – phương
pháp tự học (Teach yourself colloquial English), Tự Điển Anh – Việt tiêu chuẩn, Trắc
nghiệm Anh ngữ… Ngoài ra còn phải kể đến Trần Văn Điền với Tự Điển Anh Việt –
Việt Anh được phiên âm theo lối quốc tế, Văn Phạm Anh ngữ thực hành (Practical
English Grammar Course); Đỗ Khánh Hoan và Hoàng Đình Thanh với cuốn Anh –
Văn các lớp Đệ nhị; Phân tích từ loại và mệnh đề (Sample Parsing and analysis
English grammar) của Nguyễn Yên và Vũ Thanh Bình; ….
Môn Sinh ngữ II: Bốn cuốn sách Cours de Langues de Maugers I, II, III, IV
được Ban thu thư Tuấn Tú dịch với tựa sách Ngôn ngữ và văn minh của Pháp; Trần
Thừa Dụ với Bài tập Rédaction (luận và dịch luyện thi tú tài); Học tiếng Pháp bằng
đài phát tranh (Le Français par la radio by P. Vieillard) do sở Thông tin Pháp phát
hành; Đoàn Cầu với cuốn sách 550 câu hỏi trắc nghiệm Pháp văn; Văn Phạm Pháp
ngữ (Grammaire Francaise) của Nguyễn Kinh Đốc; Phạm Tất Đắc với cuốn Lớp học
Văn phạm – Học về động từ (Étude du verbe);…
Môn Cổ ngữ - Hán văn: Nguyễn Văn Ba với cuốn sách Nho văn giáo khoa toàn thư;
Hán văn giáo khoa thư của Võ Như Nguyện và Nguyễn Hồng Giao.
Môn Lý Hóa: Tính Hóa học của Phạm mạnh viện; Vật lý lớp 10 AB của Đỗ Hữu
Nghĩa và Nguyễn Ngọc Đính; Tính Vật lý Đệ nhất A B và Kĩ thuật của Trần Thế Hiền
và Nguyễn Bích Nhi; Vật lý học lớp 12 A B tập I, II của Cao Xuân An, Nguyễn Trọng
Cơ, Nguyễn Quý Hảo, Trần Đăng Khánh; Vật lý Đệ nhất A B và Kĩ thuật tập I, II của
Lê Văn Lâm; Tú tài phổ thông AB - Trắc nghiệm Vật lý của Nguyễn Trọng Thi, Phạm
Thư; Bài tập và toán thi Quang học Lớp Đệ nhị A B Luyện thi tú tài I của Lê Xuân
Mai; …
Môn Toán: Bài giải toán Lượng giác lớp 11 Khoa học A B và Kỹ thuật , Bài giải toán
Đại số Đệ nhị Khoa học thực nghiệm của Đàm Quang Hưng; Bài giải Tân Đại số của
Quang Minh và Phạm Đình Tần; Hình Học Lớp 10 (Đệ Tam) của Đào Văn Dương;
Bài giải Toán Đệ nhất Khoa học thực nghiệm của Đặng Văn Nhân; Toán đại số
Luyện thi Tú Tài I Đệ nhị Khoa học Thực nghiệm của Phạm Kế Viêm và Võ Thế
Hào; Phương trình vi phân của Vũ Tuấn và Đoàn Văn Ngọc; …
Môn Vạn vật: Vạn vật học lớp Đệ tam của Nguyễn Lập Thỏa và Lê Duy Nghiệp; Vạn
Vật học lớp Đệ nhị A của Đỗ Danh Tầm và Nguyễn Văn Long; Vạn vật học Giải
phẩu và sinh lý động vật các lớp Đệ nhất B C D của Lê Đình Hạnh, Nguyễn Kim
Linh và Trần Đình Minh; Vạn vật học Trắc nghiệm vạn vật 12 A của Ban giáo sư vạn

35
vật (Bùi Bửu Châu, Bửu Đôn, Lê Kim Hải, Phùng Thanh Loan, Huỳnh Lý Nguyễn,
Trần Ngọc Phương, Đặng Văn Tấn,…);…
Những năm đầu thập niên 60, sách giáo khoa Trung học trên thị trường lúc
bấy giờ không phải khan hiếm, việc xuất bản một cách dễ dàng đã khiến cho thị
trường tràn ngập vô số các sách giáo khoa khác nhau, làm cho việc giảng dạy thiếu
tính thuần nhất. Trước tình hình đó, năm 1965 Bộ giáo dục đề ra chương trình sách
giáo khoa Trung học theo đó mở một cuộc thi biên soạn sách giáo khoa Trung học
với mục đích “kiểm soát được sự xuất bản sách giáo khoa và tìm một quyển sách giáo
khoa nào hay nhất để nhìn nhận, in thật nhiều để bán rẽ cho học sinh.
In sách có giá trị nhất để bán rẻ cho học sinh Trung học là một việc phải đặt
ra, nhất là đối với nội các chiến tranh, khi đã tuyên bố “chánh phủ này là chánh phủ
của người nghèo”.Cuộc thi biên soạn sách được tổ chức rầm rộ, thu hút nhiều giới
học giả tham gia, nhờ đó mà tìm ra được những cuốn sách giá trị phục vụ cho công
cuộc phát triển giáo dục.
5. Chế độ thi cử
Thi cử lúc bấy giờ thường được coi là một cách chọn lọc quá khắt khe, chỉ chọn lấy
toàn là người thật giỏi, thật ưu tú.
Việc thi cử do Nha khảo thí tổ chức một cách quy củ và tương đối nghiêm ngặt. Nếu
“hanh thông” con đường học vấn, thì cuộc đời học sinh từ Tiểu học cho đến khi kết
thúc Trung học phải trải qua 6 kỳ thi quan trọng chưa kể đến các kì kiểm tra học kỳ
trên lớp:
Thi tốt nghiệp Tiểu học
Thi tuyển Trung học Đệ nhất cấp
Thi tốt nghiệp Trung học Đệ nhất cấp
Thi tuyển Trung học Đệ nhị cấp (Đối với các học sinh trường tư thục)
Thi Tú tài I
Thi Tú tài II
Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến các kỳ thi có liên quan đến Trung
học Đệ nhị cấp đó chính là hai kì thi Tú tài I và Tú tài II.
Học sinh học xong lớp Đệ nhị (lớp 11) sẽ thi lấy bằng Tú tài I (Tú tài bán phần), thi
đỗ Tú tài I thì mới được lên lớp 12. Tỷ lệ đỗ Tú tài I toàn miền Nam dao động từ
khoảng 15% đến 30%. Đến năm 1972 – 1973, kỳ thi Tú tài I được bãi bỏ học sinh chỉ
còn phải thi kì thi Tú tài II hay còn gọi là Tú tìa toàn phần.

36
Tú tài II là kì thi quan trọng nhất bậc nhất ở bậc phổ thông và đây là kỳ thi mà xã hội
coi trọng. Bởi lẽ cậu Tú, cô Tú một khi đỗ đạt sẽ trở thành những người danh giá,
không những thế họ còn nắm trong tay cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa Đại học. Tỷ
lệ đổ Tú tài II trên toàn miền Nam trung bình khoảng từ 20 – 30 %. Mặc dù lúc bấy
giờ tỉ lệ học sinh trường Trung học tư thục chiếm trên 65% so với số học sinh đang
theo học các trường Trung học công lập nhưng tỉ lệ thí sinh đậu Tú tài lại ngược lại
các trường công lập có tỷ lệ đậu Tú tài cao hơn so với các trường tư thục 28. Hiện
tượng này xuất phát từ sự chênh lệnh về chất lượng đào tạo giữa trường công và
trường tư. Những học sinh theo học trường công lập đã được sàng lọc qua các kì thi
tuyển Trung học Đệ nhất cấp (lớp 6) và Trung học Đệ nhị cấp (lớp 10) nên học lực
thường ở loại khá giỏi.
Ngày 27/12/1965 Bộ Văn hóa Giáo dục ban hành Nghị định số 1821/GD/PC/NĐ đề
ra việc cải tổ thi cử ở bậc Trung học phổ thông. Theo đó, bãi bỏ tất cả các kỳ thi chỉ
giữa lại duy nhất một kỳ thi Tú tài, việc này đã khiến Bộ nhận không ít sự phản đối từ
phía học sinh và nhà trường. Trong đó phải nhắc đến bức thư kiến nghị của học sinh
trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn gửi Bộ Văn hóa Giáo dục ngày 1/2/1966. Bức thư có
đoạn viết29:
Trong suốt 12 năm học (từ Lớp năm đến Đệ nhất) mới có 1 kỳ thi Tú tài. Thật là điều
vô lý, vì học sinh không đủ can đảm theo đuổi một quảng đường học vấn thật dài như
thế; rất dễ bị chán nản.
Việc bỏ thi Trung học Đệ nhất cấp khiến 1 phần lớn học sinh vì hoàn cảnh gia đình
phải rời bỏ Học đường trong khi không có 1 mảnh bằng chứng minh học lực của
mình trong tay chứng chỉ và học bạ chỉ là những tờ “giấy lộn” đối với các sở làm.
Ngày 8 tháng 3 năm 1966, Bộ giáo dục đã có thư đáp lại những kiến nghị mà học
sinh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn đưa ra.
Bộ giáo dục chủ trường đặt lại giá trị của giáo dục để hướng đến một nền giáo dục
toàn diện, một nền giáo dục thực sự để giúp cho cái mới cá nhân có thể trọn vẹn phát
triển được những tài năng của mình để thích ứng với cuộc đời và cải tạo xã hội, nên
phải đặt lại vấn đề thi cử.
Vấn đề cải tổ thi cử được đặt ra từ nhiều năm nay, vì các giáo chức đã nhận định rõ
những hậu quả tai hại của chế độ thi cử hiện tại đã làm giáo dục trở nên sai lạc, tư
tưởng bị khô héo.
Cải tổ thi cử, giản dị hóa thi cử, Bộ tôi chỉ nhằm đối tượng chính yếu của giáo dục là
học sinh, mong sao cho học sinh ý thức được rằng:
28
Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), sđd, tr.65
29
Đơn kiến nghị của học sinh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn gửi Bộ Giáo dục về vấn đề cải tổ thi cử ở bậc
Trung học phổ thông, ngày 1/2/1966.

37
Chỉ có sự thực học là quý, bằng cấp chỉ là phụ.
Cần phải xem việc học trọng hơn việc thi.
Khi các em không còn lo lắng quá nhiều về thi cử thì có thể dồn nỗ lực về việc học để
phát triển mọi khả năng một cách tự nhiên và đến tột bực.
Ngoài ra, việc cải tổ nây còn là một công việc cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho học
sinh và giáo sư nữa.
Tổ chức thi cử như từ trước đến nay là một phương pháp để kiểm soát khả năng của
học sinh khi chúng hoàn tất mỗi bậc học nhưng phương pháp nầy có một giá trị rất
hẹp hòi vì chỉ đánh giá cá nhân theo kết quả đạt được một lúc theo một vài câu hỏi,
với ít nhiều may rủi.
Đành rằng phải có một văn kiện chứng minh trình độ học vấn của học sinh, nhưng
văn kiện đó không nhất thiết phải là bằng cấp mà có thể thay thế bằng học bạ, một
tài liệu chính xác, chi tiết trung thực hơn.
Chính các kỳ thi mỗi chặn như từ trước đến nay mới là vô lý và đã cản bước tiến của
nhiều học sinh hiếu học.
Với sự cải tiến giáo dục, tuy học sinh không phải bận rộn thi cử suốt thời gian học
tập từ lớp vỡ lòng đến lớp Đệ nhất, nhưng không vì vậy mà chúng có thể sinh ra chán
nản, bê tha việc học bởi lẽ với hiện pháp cải tổ và giản dị hóa thi cử nhưng yếu tố
chuyên cần và hạnh kiểm được đặt lên hàng đầu.
Người học trò không thể còn giữ mãi quan niệm lỗi thời là phải cần cái bóng của
mảnh bằng treo lơ lửng trước mắt mới chịu khó cố gắng học hành”30.
Mãi cho đến năm 1973 các kỳ thi ở các bậc Tiểu học, Trung học mới bị bãi bỏ, học
sinh học 12 năm và chỉ thi một kỳ thi duy nhất – Kỳ thi Tú tài.
Những năm đầu, Hội đồng thi Tú tài chỉ được đặt ở Huế và Sài Gòn, sau năm 1960
giáo dục ngày càng mở rộng, theo đó, các hội đồng thi ra đời đáp ứng cho nhu cầu gia
tăng của giáo dục. Năm 1960 đánh dấu sự xuất hiện của các Hội đồng thi ở Đà Nẵng,
Quảng Nghĩa, Quảng Nam, Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long xuyên. Tuy nhiên,
sau khi kỳ thi Tú tài I, II kết thúc, tất cả các bài thi đều phải chuyển về 3 Hội đồng thi
ở Huế, Nha Trang và Sài Gòn đế tiến hành chấm thi.
Điều đặc biệt là sự tự do dân chủ và nhân văn trong giáo dục: Tất cả những ai đã học
xong chương trình đều được đi thi, không giới hạn độ tuổi dự thi, thi trượt có thể thi
lại nhiều lần. Đối với những học sinh không có điều kiện học tập bài bản nhưng có sự
nổ lực tự học vẫn có thể đăng kí dự thi Tú tài (Thí sinh tự do). Thậm chí ngay cả

30
. Công văn của Bộ Giáo dục phản hồi thư gửi của học sinh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, ngày 8/3/1966.

38
những người đang chịu hình phạt tù vẫn được phép thi ngay trong tù hoặc được cảnh
sát áp giải đến nơi thi rồi sau đó trở lại thi hành án. Có thể kể đến trường hợp của ông
Lê Hiếu Đằng đang ở tù được gia đình xin phép ra ngoài thi Tú tài II ở Huế năm
1966; ông Lê Văn Nghĩa thi Tú tài ngay trong nhà tù Chí Hòa năm 1972,…31
Đối với những thí sinh rớt Tú tài có thể đợi năm sau thi lại hoặc đi làm hay học nghề
khác, đối với nam sinh không còn điều kiện hoãn dịch thì phải đi lính. Theo Luật
“Tổng động viên” của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, tuổi quân dịch của nam
thanh niên là 18 và thành phần được xếp vào hàng ngũ sĩ quan là những thanh niên đã
có bằng tú tài. Những thanh niên có bằng từ Cao đẳng Tiểu học trở lên sẽ nhập học
khóa Sĩ quan Trừ bị ở Trường Bộ binh Thủ Đức. Người có bằng tú tài nếu không tình
nguyện vào học 4 năm tại Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (ra trường được phong hàm
Thiếu úy hiện dịch) thì sẽ bị gọi trình diện và vào học 8 tháng tại Trường
Bộ binh Thủ Đức (ra trường được phong hàm sĩ quan trù bị, cấp bậc Chuẩn úy). Các
thanh niên bấy giờ thường truyền nhau những câu nói bông đùa:
Rớt Tú tài anh đi trung sĩ,
Em ở nhà lấy Mĩ sinh con.
Bao giờ xong chuyện nước non,
Anh về anh có Mỹ con anh bồng.
Những câu thơ nghe có vẻ bông đùa nhưng là ẩn chứa cả một thực tế sống động về kì
thi Tú tài xưa.
Trong hai kỳ thi Tú tài I và II thí sinh sẽ phải thi tất cả các môn học được giảng dạy
(trừ môn thể dục). Không có giới hạn soạn thảo đề thi và cũng không có đề thi mẫu.
Tùy tính chất môn học mà có những hình thức thi phù hợp như tự luận, vấn đáp, trắc
nghiệm, thi viết,… Bên cạnh đó các môn chuyên sẽ được tính điểm bằng cách nhân
hệ số ví như: Học sinh chuyên ban B môn toán được nhân hệ số 3. Muốn vượt qua kì
thi Tú tài ít nhất phải đạt 10 trong khung 20 điểm.

Sau khi tham khảo tài liệu, chúng tôi xin đưa ra bảng sắp xếp thứ hạng của các thí
sinh đậu Tú tài như sau:
Điểm số đạt
được (Thang Thứ hạng Ghi chú
điểm 20)
10/20 – 11 /20 Hạng thứ Hạng này là những học sinh có học lực
trung bình, khá.
31
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, sđd, tr.73-74.

39
12/20 – 13/20 Bình thứ Thí sinh đạt số điểm này thường có học lực
khá.

14/20 – 15/20 Hạng bình Hạng này dành cho những học sinh có lực
học khá, giỏi.

16/20 – 17/20 Hạng ưu Hạng này là những học sinh có học lực từ
giỏi đến xuất sắc.

18/20 – 20/20 Hạng tối ưu – Ưu ban Chỉ có những học sinh có học lực đặc biệt
khen xuất sắc mới đạt được. Hạng này rất hiếm
hoi, chỉ có một vài học sinh đạt được thậm
chí có năm không có lấy nổi một người.

Cách thức làm đề thi khi xưa là đánh máy một ít đề thi rồi giao cho giám thị phòng
chép tay trên bảng. Sang đầu thập niên 60, đề thi mới được in ronéo ra nhiều bản để
phát cho mỗi thí sinh một bản đề thi. Hồ sơ thi cử như ghi danh, làm phiếu báo danh,
sổ điểm, ghi điểm, cộng điểm, v v… tất cả đều làm bằng tay. Các kỳ thi kéo dài hết
cả mùa hè và các giáo sư dạy lớp thi phải đi gác thi, chấm thi luôn, không còn thì giờ
nghỉ ngơi hay làm việc gì khác.
Cái hại nhất của các kỳ thi chính là giới hạn số người thi đậu, gạn lọc quá nhiều học
sinh không để cho học sinh tiến lên các cấp cao ở trên. Có thể hiểu một cách môn na
như sau: 100 học sinh khi xong Tiểu học chỉ còn không đầy 50 học sinh được vào
Trung học công lập, một số khác phải vào tư thục nếu gia đình có tiền. Trong số 50
học sinh này sau khi xong Trung Học Đệ Nhất Cấp chỉ còn khoảng 20 học sinh vào
Đệ Tam rồi Đệ Nhị và dự thi Tú Tài I. Xong Tú Tài I còn không đầy 10 người lên
học thi Tú Tài II. Thường thì hầu hết những người đậu xong Tú Tài I đều sẽ đậu Tú
Tài II sau đó. Tính trung bình không hơn 10% học sinh đi học được tốt nghiệp Trung
học 32.
Tỉ lệ thí sinh đậu Tú tài I và II trong 10 năm (1962 – 1971)
Năm Tú Tài I Tú Tài II
Số dự thi Số đậu Tỷ lệ Số dự thi Số đậu Tỷ lệ
1962 52.361 10.725 20% 16.263 4.545 28%
1963 54.191 13.706 25% 21.077 5.519 26%
32

. Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích) – Nguyễn Thanh Liêm.
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 5/4/2017).

40
1964 71.535 8.939 12% 30.475 5.574 18%
1965 60.805 13.648 22% 26.043 5.071 19%
1966 40.928 14.622 35% 28.763 12.659 44%
1967 51.217 16.155 31% 20.535 6.673 32%
1968 65.934 27.280 41% 29.913 11.600 39%
1969 62.616 13.980 22% 27.570 10.804 38%
1970 89.111 29.366 31% 43.500 13.485 31%
1971 95.475 34.630 36% 46.900 17.827 38%

[Niên giám thống kê Việt Nam năm 1972, Viện quốc gia thống kê (Sài Gòn) xuất bản năm 1973]

Bảng số liệu cho thấy, việc thi cử xưa kia chưa bao giờ là dễ, tỷ lệ đỗ Tú tài I hay Tú
tài II chưa bao giờ vượt qua ngưỡng 50% chứ chưa nói đến trường hợp nào đỗ đạt dễ
dãi với tỷ lệ lên tới 90% cả. Có lẽ thi cử lúc bấy giờ không phải kiểu chạy theo thành
tích báo cáo mà cốt làm sao để đánh giá được năng lực người học, gạn lọc lấy những
người ưu tú cho xã hội. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, việc sàng lọc quá
nghiêm khắt lại tạo ra sự thiếu hụt nguồn nhân lực cho xã hội. Và điều này thật là phi
lý khi rất nhiều học sinh phải mất thì giờ học bao nhiêu năm, chính phủ phải tốn bao
nhiêu tiền bạc để lo cho họ đi học đổi lại chỉ vì một hai ngày thi cử họ đã phải vứt bỏ
hết bao nhiêu công lao, tiền bạc của công cũng như của tư như thế.
Trong công văn gửi Phủ Thủ Tướng ngày 28/8/1969, ông Cao Xuân Thiệu (Thanh tra
liên tỉnh III) cho rằng: “… Cần nâng cao tỷ lệ thí sinh trúng tuyển các kỳ thi Tú tài II
vì lý do học sinh đã được chọn lọc kỷ qua các kỳ thi Tú tài I, nếu trong số trúng tuyển
có một số kém thì cũng chỉ số ít mà thôi” 33. Theo đó, đây là kì thi khảo sát khả năng
chứ không phải kì thi tuyển chọn. Do đó mà ông đề nghị nâng tỷ lệ trúng tuyển lên ít
nhất là 70% để thu dụng một số cán bộ kĩ thuật xã hiện Chính phủ đang cần.
Đứng trước những yêu cầu bức thiết của xã hội đòi hỏi Chính phủ cần phải có sự cải
tổ về thi cử để cải tiến hệ thống lượng giá và đo lường trình độ học vấn của học sinh
và để đương đầu với áp lực của sĩ số mỗi ngày một gia tăng nhanh chóng.
Từ đầu thập niên 70 con số thí sinh dự thi Tú Tài gia tăng rất nhiều, việc tổ chức thi
cử theo lối cũ (theo lối của Pháp) không giải quyết nổi vấn đề làm hồ sơ khảo thí,
đánh mật mã, cắt phách, chấm thi, cộng điểm, sắp hạng, làm chứng chỉ trúng tuyển,
… tất cả những công việc đó không còn làm bằng tay theo lối cổ điển được nữa. Nhất
là khi bãi bỏ kỳ thi Tú Tài I thì số thí sinh dự thi Tú Tài II nhất định sẽ gia tăng gần
gắp đôi trong năm 1974.
Để kịp thời đối phó với tình trạng gia tăng quá nhanh về số thí sinh, và để cải tiến vấn
đề lượng giá cho đúng mức, thì thi trắc nghiệm khách quan theo kiểu Mỹ tuy không
33
Thư gửi Bộ Giáo dục của Thanh tra liên Tỉnh III về việc nâng tỉ lệ đổ đạt trong kỳ thi Tú tài, ngày 28/8/1969,
Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.

41
phải là cách thức đo lường hoàn mỹ nhưng lúc bấy giờ đó là một phương pháp hoàn
hảo. Theo đó một hội đồng cải tổ thi cử được hình thành từ tháng 11 năm 1972, và
ráo riết làm việc để hoàn tất công cuộc đổi mới áp dụng trong kỳ thi Tú Tài năm 1974
(khóa I thi ngày 26 và 27 tháng 6, và khóa II ngày 28 và 29 tháng 8). Đây là kỳ thi Tú
Tài theo lối trắc nghiệm khách quan lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng ở miền Nam
Việt Nam.
Đầu tiên về vấn đề giấy tờ thủ tục, đầu thập niên 1970 Nha Khảo thí đã ký khế ước
với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu
báo danh, chứng chỉ trúng tuyển, đến các con số thống kê cấn thiết. Từ niên khóa
1965 – 1966 đề thi trắc nghiệm khách quan cũng đã được đem vào các kỳ thi Tú Tài I
và II cho môn Công Dân – Sử Địa. Nhưng phải đến năm 1974 thì toàn bộ các môn thi
trong kỳ thi Tú Tài mới gồm toàn những câu trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa
chọn (Question multiple choice).
Để soạn ra bộ đề thi Tú Tài, các thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp
huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1,800 học sinh
ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để định độ của câu hỏi và trả lời để lựa
chọn hoặc điều chỉnh câu trắc nghiệm cho thích hợp.
Tính tổng số thí sinh ghi tên trong khóa I, 1974 là 142, 356, nhưng thật sự dự thi chỉ
có 129, 406. Trong số này có 53, 868 thi đậu (41.6%) và 75, 538 thí sinh không đâu
(58.4%). Tổng số thí sinh ghi tên dự thi khóa II là 94,606, nhưng thật sự dự thi chỉ có
76,494. Trong số này có 8,607 thi đậu (11.3%) và 67,887 không đâu (88.7%). Tổng
số người thi đậu Tú Tài cả hai khóa là hơn 45%, có sự gia tăng so với tỷ lệ đỗ đạt
trong những thập niên trước. Có thể nhận thấy rằng kỳ thi quốc gia không còn có mục
đích gạn lọc, loại bỏ khắt khe như xưa nữa, nó mở ra những cơ hội mới cho những ai
muốn theo đổi con đường học hành34.
6. Đời sống và tinh thần giáo chức
Muốn có một nền giáo dục chất lượng cao đòi hỏi phải xuất phát từ những người thầy
giỏi. Do đó công việc đào tạo giáo chức trở thành mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt là
giáo viên Trung học. Bởi lẽ bản thân nhà giáo dục cũng cần được giáo dục thì khi đó
mới tạo ra được những người thầy “vĩ đại” cho một nền giáo dục “Nhân bản, Dân tộc,
Khai phóng”.
Thầy giáo xưa rất được xã hội trọng vọng, nhất là thầy giáo Trung học họ trở thành
niềm hãnh diện cho cả gia đình. Bấy giờ, giáo viên Trung học Đệ nhị đều là những
người tốt nghiệp các trường đại học sư phạm với hệ đào tạo 4 năm. Thời bấy giờ chỉ
có hai trường đại học đào tạo giáo viên Trung học Đệ nhị đó là Đại học sư phạm Huế
34
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích).
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 6/4/2017).

42
và Đại học sư phạm Sài Gòn. Muốn theo học trường sư phạm học sinh phải có bằng
Tú tài II sau đó dự thi các kỳ tuyển sinh do trường sư phạm tổ chức. Kỳ thi tuyển sinh
này gồm hai vòng thi: Vòng một thi kiến thức về chuyên môn, vòng thứ hai là vòng
thi hình thức (mắt, miệng, chiều cao, dáng đi, giọng nói…).
Sở dĩ có hai vòng thi như vậy là do lúc bấy giờ theo quan niệm của người đời, người
giáo viên đứng trên bục giảng ngoài sự uyên bác về kiến thức còn đòi hỏi hình dáng
bên ngoài cũng phải toát lên được phong thái của người giáo viên. Do đó giáo viên
trở thành biểu tượng của sự hiểu biết và phẩm hạnh. Khi xã hội trọng vọng ngành
giáo dục, nghề giáo viên cũng trở nên hấp dẫn vô cùng nên hàng năm số lượng thí
sinh hàng năm thi vào trường sư phạm khá đông. Tuy nhiên, nhu cầu tuyển sinh của
trường lại hạn chế vì chỉ tính toán sao cho vừa đủ số giáo viên các bộ môn để cung
cấp cho các trường học trong 2 đến 4 năm tới. Cho nên sự chọn lọc là vô cùng khắt
khe và do đó đảm bảo được chất lượng giáo viên đầu vào cũng như đầu ra.
Những giáo sinh, sinh viên sư phạm được nhà nước cấp học bổng đủ để ăn học,
những người ở tỉnh xa còn được bố trí nơi ở miễn phí trong suốt quá trình học ở
trường. Đồng thời là sự đòi hỏi khắt khe trong học tập và sự rèn luyện nhân phẩm đạo
đức để xứng đáng với vai trò một người thầy. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo chức còn
được tham gia các lớp tu nghiệp do Nha Sư phạm của Bộ Quốc gia Giáo dục tổ chức
hoặc được đi tu nghiệp nước ngoài ở các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,…
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, giáo viên dạy bậc Trung học Đệ nhị cấp thường thành
thạo ít nhất hai thứ tiếng. Do đó mà giáo viên có thể tham khảo được giáo trình viết
bằng tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hán,…
Vị trí giáo viên được đặt lên cao trong xã hội cũng vì thế mà mức lương dành cho
giáo viên xứng đáng với địa vị xã hội mà họ có được. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa,
đồng lương của ngành giáo dục khá cao. Một sinh viên chỉ vừa tốt nghiệp được bổ
nhiệm dạy trường Trung học, nếu dạy Đệ nhất cấp sẽ có mức lương tháng khởi điểm
là 33.000 đồng và 36.000 đồng nếu dạy Đệ nhị cấp35.
Ngoài số lương căn bản ấn định, giáo viên còn được nhận thêm các khoản phụ cấp
như: phụ cấp sư phạm, phụ cấp gia đình, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp chức vụ. Theo đó,
mức sống giáo viên được đảm bảo, họ không phải bận lòng chuyện cơm áo đời
thường nên có thể chuyên tâm giảng dạy, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản những
cuốn sách giáo khoa và tài liệu học tập có giá trị.
Giai đoạn Đệ nhị Cộng hòa, cuộc chiến tranh Việt Nam ngày càng diễn ra ác liệt nhất
là từ những năm đầu thập niên 70 thế kỉ XX, cùng với đó là sự bất ổn về xã hội và sự
leo thang của vật giá đã khiến cho đời sống của nhà giáo trở nên chật vật hơn đôi
chút, sự “phong lưu” trong đời sống của giáo chức cũng có lẽ vì thế mà giảm dần.
35
. Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), sđd, tr.67-69.

43
Tuy vậy lúc nào nhà giáo cũng vẫn giữ vững tinh thần và tư cách nhà mô phạm, từ
cách ăn mặc thật đứng đắn, đến cách ăn nói giao tiếp với phụ huynh học sinh, và cả
với giới chức chính quyền địa phương. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn đến đâu, nhà giáo
cũng hết lòng với sứ mạng, vẫn làm đúng lương tâm chức nghiệp của mình.
Có thể thấy, tuy bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và những bất ổn về chính trị,
nhưng chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã nổ lực để xây dựng nên một nền giáo dục
mới, mà ở đó tất cả mọi người dân đều có cơ hội học tập bình đẳng. Từ thập niên 70,
nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa đã có những cải tổ cũng như thay đổi trong chương
trình học và thi cử để từng bước tách dần ảnh hưởng bởi mô hình giáo dục thuộc địa
kiểu Pháp, vốn chỉ chú trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có
khuynh hướng thiên về lý thuyết mà chuyển sang mô hình giáo dục mới mang đậm
ảnh hưởng bởi mô hình giáo dục có tính đại chúng và thực tế của Mỹ.
Mặc dù vẫn còn tồn động nhiều khuyết điểm trong quá trình xây dựng dang dở nhưng
phải nhận thấy rằng, nền giáo dục này đã tỏ ra có chiều hướng phát triển lành mạnh
với những nổ lực của chính quyền cùng với giới hữu quan, công cũng như tư cho sự
nhiệp giáo dục chung.

44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VỀ GIÁO DỤC TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG DƯỚI THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA
1. Những thành tựu và hạn chế của giáo dục bậc trung học phổ thông dưới thời
Việt Nam Cộng hòa
Chúng tôi sau khi tham khảo mục tiêu giáo dục, nội dung chương trình học, sách giáo
khoa, trường học, thi cử và đời sống giáo chức ở bậc Trung học phổ thông dưới thời
Việt Nam Cộng hòa nhận thấy rằng: bên cạnh những hạn chế còn tồn đọng thì nó vẫn
có những điểm tiến bộ hơn so với thời Đông Dương thuộc Pháp.
1.1 Thành tựu
1.1.1 Mục tiêu giáo dục
Có thể nói nền giáo dục miền Nam Việt Nam chính là sự chuyển tiếp và kế thừa của
hoạt động giáo dục thời Đông Dương thuộc Pháp. Nhưng nếu hoạt động giáo dục
dưới thời Pháp thuộc chú trọng đào tạo đến một số ít người bản xứ để phục vụ cho
công cuộc cai trị, người Pháp rất hạn chế mở trường học “Để tổ chức nền giáo dục,
toàn quyền Paul Beau thiết lập năm 1906 Hội đồng Cải thiện Giáo dục bản xứ.
Nguyên tắc giáo dục căn bản là “giáo huấn khối quần chúng và trích ra một thiểu số
ưu tú” 36, nếu như các Bậc cao đẳng tiểu học, Bậc sơ đẳng tiểu học, bậc sơ học và các
loại giáo huấn khác phát triển chậm thì giáo dục trung học còn phát triển chậm hơn
nữa “tại trung học Albert Saraut vào năm 1927 chỉ có 341 học sinh người Việt trên
tổng số 731 học sinh, và trường Chaseloup - Laubat ở Saigon chỉ có 180 học sinh
người Việt và Mên”37. Năm 1939 – 1940, chỉ có 4 trường bậc Trung học với 553 học
sinh.
Chính vì thế, sau Cách mạng tháng Tám 1945, Việt Nam có hơn 90% dân số mù
chữ.
Chính quyền Sài Gòn đã xây dựng được một nền giáo dục đại chúng hướng đến toàn
dân, theo lý thuyết thì mọi công dân miền Nam Việt Nam ai cũng có cơ hội đến
trường và việc học không chỉ là quyền mà nó còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.
“Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa” cũng quy định “nền giáo dục cơ bản có tính cách
cưỡng bách và miễn phí đến hết bậc trung học” và “những người có khả năng mà
không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”38.
“Theo các số liệu còn lại, đầu thập niên 1970, miền Nam Việt Nam có khoảng
5200 trường tiểu học với 2,5 triệu học trò riêng ở bậc trung học có trên 530 trường
36
. Nguyễn Thế Anh, (1970), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Nxb Lửa Thiêng, tr.238.
37
. Nguyễn Thế Anh, (1970), Sđd, tr.239 – 240.
38
. Giáo dục Việt Nam Cộng hòa
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB
%99ng_h%C3%B2a (Truy cập lần cuối cùng ngày 19/4/2017).

45
với hơn 550000 học sinh. Đến niên học cuối cùng năm 1975, toàn Miền Nam có 900
000 học sinh trung học”39. Nếu đem so sánh với thời Đông Dương thuộc Pháp thì đây
phải chăng là là một sự tiến triển rất khả quan và rất đáng được ghi nhận.
Một mặt mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa là phát triển văn hóa –
xã hội. Nhưng mặt khác các nhà cầm quyền đã dùng giáo dục như một công cụ để
bảo vệ “thế giới tự do”, tranh thủ trái tim và khối óc của nhân dân miền Nam trong
cuộc chiến chống Chủ nghĩa cộng sản.
1.1.2. Nội dung chương trình học
Chúng tôi nhận thấy rằng Chương trình trung học ở bậc trung học phổ thông thời kì
này có một số ưu điểm nổi bậc như sau:
Thứ nhất, các Chương chương trình Trung học Phổ thông 1970 – 1971, 1971 – 1972
đã được cập nhật hóa từ “Chương trình Trung học 1958 - 1959” để phù hợp với yêu
cầu của xã hội lúc bấy giờ, cụ thể như sau: “Chương trình Trung học 1958 - 1959 với
một số điểm cải biên, phát triển lên từ những chương trình đã có trước là một nổ lực
lớn của nghành giáo dục thời Đệ nhất Cộng hòa (1955 - 1963) đồng thời cũng là kết
quả thu lượm được từ những cuộc thảo luận trong Đại hội Giáo dục Quốc gia lần I
(năm 1858) dưới thời Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế.
Có thể nói, đây là bộ chương trình đã được áp dụng chính thức ở miền Nam xuyên
suốt gần 20 năm, vì những chương trình khác gọi là “cải cách” hay “cập nhật hóa”
sau đó thật ra chỉ chép lại nguyên văn chương trình này với một vài chi tiết thay đổi
không đáng kể” 40, mặc dù vậy, trước sự tiến bộ không ngừng của tư tưởng và khoa
học, việc cải tiến giáo dục phải được coi là một công tác thường xuyên.
Thứ hai, bậc Trung học Đệ nhị cấp thời kì này được phân chia thành 4 ban, học sinh
phải chọn theo học một trong 4 ban để chuẩn bị cho việc vào đại học sau này: Ban A
chuyên Lý, Hóa và Vạn Vật (ngày nay gọi là Sinh học); ban B Chuyên về Toán; ban
C chuyên về Văn chương và Sinh ngữ (Anh văn, Pháp văn); ban D chuyên về Văn
chương và Cổ ngữ (Hán văn hoặc Latin). Đây là một sự phân chia khoa học, hợp lý
để định hướng, bồi dưỡng cho học sinh phát huy được hết những khả năng và sở
trường của mình, tránh việc học nặng nề ôm đồm quá sức với các em.
Hình thức đào tạo phát huy những ưu điểm tối đa của người học vẫn còn được áp
dụng cho đến ngày hôm nay ở các trường Phổ thông tiêu biểu là hệ thống trường
chuyên, lớp chọn một số điển hình đó là chuyên Lê Hồng Phong Thành phố Hồ Chí
Mình, chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm Quảng Nam, Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An,....

39
. Thanh Dũng, Nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa
Nguồn: http://www.vanhoaviet.info/giaoducconghoa.htm (Truy cập lần cuối cùng ngày 19/4/2017).
40
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.221.

46
Thứ ba, việc đưa Lịch sử Việt Nam vào giảng dạy ở các lớp đệ tam, đệ nhị và đệ nhất
nó thể hiện ý thức dân tộc của các nhà quản lí giáo dục với người dân, chí ích họ đã
thành công trong việc làm đẹp lòng người dân miền Nam, bởi trước đó:
Mối đe dọa đáng sợ cho chính quyền thực dân Pháp là Nho giáo qua các sách vở
Hán văn, bởi Nho giáo cổ vũ lòng yêu nước chống ngoại xâm và khuyến khích giới
trí thức quan tâm đến các vấn đề chính trị. Hơn nữa người Pháp rất khó chịu trước
giới sĩ phu Nho học không ngừng đả kích chế độ thực dân, kích động sự bất mãn của
dân chúng thậm chí lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Vì vậy người Pháp đã
dồn nhiều nỗ lực vào việc cải biến nền giáo dục bản xứ: loại bỏ Nho học và cấm
giảng dạy lịch sử Việt Nam, thay vào đó là các kiến thức khoa học phương Tây, văn
chương và lịch sử Pháp 41.
Những trang sử hào hùng dựng nước và chống ngoại xâm của dân tộc ta khi ấy bị
khép lại, thay vào đó người dân Việt Nam được dạy rằng tổ tiên của mình là người xứ
Gaulle và tất nhiên họ sẽ được học về những trang sử vẻ vang của người Pháp mà
quên đi nguồn cội của chính mình từ đó mất dần ý chí đánh đuổi ngoại xâm dành độc
lập dân tộc đúng như dụng ý của người Pháp “một chứng cứ là sách giáo khoa thời
Pháp thuộc không dùng danh từ "Việt Nam" mà chỉ nhắc đến "Đông Pháp" và các xứ
lệ thuộc. Các kỳ thi Khoa bảng Việt Nam cũng bị loại bỏ, thay vào đó là các kì thi
bằng chữ quốc ngữ phỏng theo các kỳ thi của Pháp” 42. Vậy rõ ràng chính quyền bảo
hộ đã muốn đào tạo ra một số thanh niên vong bản, hiểu rõ chính quốc hơn chính
nước mẹ đẻ, tôn quý nền văn hóa Pháp, khinh rẻ nền văn hóa nước nhà.
Dưới nền giáo dục miền Nam Việt Nam, các bài học lịch sử ở bậc Trung học đệ nhị
cấp có những đánh giá khác nhau về những nhân vật lịch sử, những sự kiện lịch sử
còn nhiều tranh luận như Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung, Phan Thanh
Giản,... Mặc dù chính quyền đề cao Gia Long và Phan Thanh Giản là có ý đồ riêng
mà chúng tôi sẽ đề cập ở phần sau, nhưng cần thấy rõ rằng về cơ bản họ đánh giá 2
nhân vật lịch sử như chúng tôi vừa đề cập trên có những điểm khách quan hơn. Họ
cho rằng “Gia Long là người có công thống nhất đất nước chứ không phải Tây Sơn”
43
dưới kì này ở miền Nam có trường, đường và cả dinh thự được mang tên vị vua đầu
tiên của nhà Nguyễn.
Về Phan Thanh Giản, không ít người cho rằng ông là kẻ tội đồ trong việc để mất 6
tỉnh Nam Kỳ vào tay quân Pháp khi ông làm Chánh sứ toàn quyền đại thần ký hòa
41
. Pháp thuộc
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Pháp_thuộc#V.C4.83n_h.C3.B3a_v.C3.A0_gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5c
(Truy cập lần cuối cùng ngày 19/4/2017).
42
.Pháp thuộc
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_thu%E1%BB
%99c#V.C4.83n_h.C3.B3a_v.C3.A0_gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5 (Truy cập lần cuối cùng ngày 19/4/2017).
43
Viện khoa học giáo dục, (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội, tr.130.

47
ước Nhâm Tuất 1862, từ đó có câu ca dân gian lên án Phan Thanh Giản “bán nước”
“Phan, Lâm mãi quốc; triều đình khí dân”. Vua Tự Đức, ông vua “chủ hòa” cho rằng
Phan Thanh Giản đã làm mất Lục tỉnh Nam Kỳ, nên phán: “xét phải tội chết, chưa đủ
che được tội” và nghi án “truy đoạt lại chức hàm và đẽo bỏ tên ở bia tiến sĩ, để mãi
cái án trảm giam hậu”. Các nhà sử học cũng không đồng nhất quan điểm. Nhiều nhà
sử học quê hương Nam Bộ bấy giờ hiểu nhân cách và khí tiết Phan Thanh Giản đã
không đồng thuận với phán xét của vua Tự Đức và quan điểm của chính sử đương
thời.
Năm 1963, ở miền Bắc, kết luận tổng kết cuộc tranh luận về Phan Thanh Giản trên
Tạp chí Lịch, một nhà sử học đã lại lên án Phan Thanh Giản phạm tội “bán nước”,
“dâng thành hiến đất cho giặc”. Dù vậy, cũng không giải tỏa được băn khoăn của
nhân dân và giới sử học. Ngay sau khi Phan Thanh Giản tự vẫn, nhân dân Vĩnh Long
đã đưa linh vị của cụ vào thờ ở Văn Thánh Miếu 44. Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ, nhà
yêu nước cùng thời, cùng sống ở Ba Tri với Phan Thanh Giản đã thống thiết bi cảm
khóc Phan Thanh Giản:
Non nước tan tàn hệ bởi đâu,
Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu.
Ba triều công cán đôi hàng sớ,
Sáu tỉnh cương thường một ghánh thâu.
Ải bắc ngày chiều tin điệp vắng,
Thành nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.
Minh sinh chín chữ lòng son tạc
Trời đất từ đây bạc gió thu.
(Nguyễn Đình Chiểu, Điếu Đông các Đại học sĩ Phan công nhị thủ)
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, sự kiện Phan Thanh Giản để mất 6 tỉnh Nam Kì được
họ nhìn nhận dưới nhãn quan khác so với Giáo sư Văn Tân và được họ đưa vào giảng
dạy trong nhà trường ở bậc trung học phổ thông.
Tháng 7-1867, Pháp cử ông Mônet de la Marek ra Huế, yêu cầu vua Tự Đức nhượng
thêm 3 tỉnh miền Tây cho Pháp. Cùng thời gian đó, De la Grandière gửi 1000 quân
đi chiếm Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Sau cuộc điều đình giữa Phan Thanh Giản
với De la Grandière thất bại, Pháp chiếm đóng miền này. Thế là vào năm 1867, toàn

44
. Ngô Minh, Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm
Nguồn: http://www.tienphong.vn/van-nghe/phan-thanh-gian-da-duoc-giai-oan-sau-150-nam-138213.tpo
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 19/4/2017).

48
thể miền Nam dưới quyền của Pháp. Ông Phan Thanh Giản, tự tử để thanh minh tấm
lòng trung quân ái quốc của mình45.
Từ xưa đến nay, nhiều người đã viết về Phan Thanh Giản, có ca ngợi cũng có chê dè,
nhưng ca ngợi thì chiếm đến chín phần mười. Một phái chê vì cái biết đã cạn mà
lòng thì lại hẹp nên không thông cảm nổi tâm sự của tiền nhân, khiến cho tiền nhân
đã nhiều đau đớn nay càng thêm đau đớn. Có những bậc giàu tình, lịch duyệt thì hầu
hết đều ngậm ngùi than thở chẳng cùng mà biết nghiêng mình trên trang lịch sử cận
đại nước nhà để chia thảm bực với “Người học trò Già ở nước Đại Nam” thân mến
của chúng ta46.
Khu mộ Phan Thanh Giản được Ủy ban Quốc gia bảo tồn cổ tích của chính quyền
Sài Gòn xếp vào loại cổ tích liệt hạng. Tên ông cũng được đặt cho một con đường
lớn trong thị xã Bến Tre, thị xã Vĩnh Long, Kiên Giang… Tượng ông đúc bằng đồng
tại trung tâm công trường An Hội, thị xã Bến Tre. Phan Thanh Giản và Nguyễn Đình
Chiểu là hai nhân vật được đặt tên cho nhiều công trình văn hóa từ trước cho đến
ngày giải phóng năm 197547.
Trước đây đã có những đánh giá có phần khắc khe, chưa đầy đủ và thỏa đáng về Phan
Thanh Giản. Ngày nay khi thời gian đã lùi xa và với tư duy đổi mới đã có những bài
viết đánh giá lại Phan Thanh Giản khách quan và công bằng hơn.
Thứ ba, Chương trình trung học đệ nhị cấp ở thời kì này có một điểm nổi bậc trên cả
đó là việc áp dụng chữ Quốc ngữ “là hồn thiêng đất nước, là phương tiện có thể biểu
hiện được tình cảm, tư tưởng người Việt, dân tộc Việt” 48 trong dạy học ở trường phổ
thông thay cho tiếng Pháp.
Ở thời Pháp thuộc, tất cả các môn học đều dùng tiếng Pháp chuyển ngữ; riêng hai
môn Hán văn, Việt văn (mỗi tuần vài giờ) thì giảng dạy bằng tiếng Việt. Tiếng Việt
chỉ được xem như một sinh ngữ phụ.
Dưới thời Pháp đô hộ giáo dục phát triển rất chậm chạp. Quyền quyết định về giáo
dục cũng như chính sách giáo dục hoàn toàn nằm trong tay người Pháp.
Giữa thập niên 1950, dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa, chương trình Việt mới bắt đầu
được áp dụng ở trong Nam để thay thế chương trình Pháp. Cũng từ khoảng thời gian
đó, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng
vai trò lãnh đạo quan trọng của họ. Những đóng góp của họ thật lớn lao đưa đến sự

45
. Đỗ Quang Chính, 1964, Sử Địa đệ nhị, Nxb Đường Sáng, tr.30.
46
. Nam Xuân Thọ, 2015, Phan Thanh Giản (1796-1867), Nxb Hồng Đức, tr.140-141.
47
. Phan Thanh Giản, vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kì
Nguồn: www.trithucmo.net/index.php/lich-su/phan-tich/item/397-phan-thanh-gian-vi-tien-si-dau-tien-dat-
nam- ky (Truy cập lần cuối cùng ngày 19/4/2017).
48
. Nguyễn Q.Thắng, 2004, Khoa cử và Giáo dục Việt Nam, Nxb Tổng hợp TP.HCM, tr.155.

49
bành trướng và phát triển vô cùng mạnh mẽ của nền giáo dục quốc gia dưới thời Đệ
Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa49.
1.1.3. Sách giáo khoa
Dưới chế độ Sài Gòn, chương trình học có thể được coi là “pháp lệnh” theo cách gọi
thông thường, để buộc giáo chức phải tuân thủ nghiêm túc. Việc kiểm tra quá trình
giảng dạy của giáo viên cũng như đánh giá thành quả học tập của học sinh phải căn
cứ vào chương trình học. Còn sách giáo khoa, sản phẩm khoa học của các nhà chuyên
môn, mặc dù được viết theo chương trình, vẫn chỉ là công cụ của giáo viên và học
sinh để tiến hành việc dạy học, và không thể thay đổi chức năng của chương trình
học. Chính vì vậy, ở thời kì này, với một chương trình học thống nhất, mỗi môn học
có nhiều sách giáo khoa của các tác giả hay nhóm tác giả khác nhau để giáo viên và
học sinh lựa chọn. “Giáo viên đứng lớp, còn có thể tự do hơn nữa, vì không bắt buộc
phải dùng hẳn một cuốn sách giáo khoa duy nhất nào, mà họ được dạy theo sự tâm
đắc về môn học do mình phụ trách. Họ có thể dẫn một đoạn văn hay một bài toán nào
đó, không có trong bất kì sách giáo khoa chính thức nào, để giảng dạy cho học trò”50.
Việc sử dụng một Chương trình cho nhiều bộ sách giáo khoa tránh được hiện tượng
độc quyền trên nhiều bình diện: kinh doanh, phát hành, in ấn, biên soạn... Nhiều bộ
sách sẽ tạo ra được sự cạnh tranh; sẽ huy động được trí tuệ của nhiều tầng lớp trong
xã hội. Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ buộc người biên soạn làm việc có trách nhiệm
hơn, cẩn trọng và chăm chút hơn đối với sản phẩm của chính mình. Sách giáo khoa
dưới thời Việt Nam Cộng hòa tuy được biên soạn như “trăm hoa đua nở” nhưng được
kiểm soát và thẩm định rất chặt chẽ để minh chứng cho điều này, chúng tôi mạo muội
trích một số Điều lệ “Cuộc thi soạn sách Giáo khoa Trung học” 51 do Bộ Giáo dục tổ
chức:
“Điều 1.
Nay thiết lập một cuộc thi soạn sách giáo khoa Trung học với mục đích chọn lọc
những sách giáo khoa có giá trị nhất để xuất bản bán rẽ cho học sinh Trung học.
Điều 2.
Các sách gửi dự thí phải soạn đúng với chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục.
Điều 3.
Hội viên giám khảo phê điểm các tác phẩm dự thi từ 0 đến 20 điểm và phê điểm về 2
phương diện:
49
. Nguyễn Thanh Liêm, Nền giáo dục ở miền nam 1954 – 1975 (trích)
Nguồn: https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-nguyen-thanh-liem/ (Truy
cập lần cuối vào ngày: 19/4/2017).
50
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.234.
51
. Bộ Giáo dục, Chương trình sách giáo khoa Trung học năm 1965.

50
a) Nội dung: phù hợp với tôn chỉ nền giáo dục quốc gia, soạn đúng chương trình
hiện hành không.
b) Hình thức:
Bố cục, lời văn, cách trình bày v.v…
Điều 4.
Tác phẩm dự thí trúng giải nhất ít ra cũng được điểm số trung bình trên 15 điểm
(15/20); tác phẩm trúng giải nhì ít ra cũng phải đạt được điểm số trung bình trên 12
điểm (12/20)”.
“Điều 6.
Kết quả cuộc thi sẽ được công bố trên báo chí và đài phát thanh.
Một buổi lễ trao giải thưởng sẽ được tổ chức long trọng tại Sở Học Liệu.”
“Điều 8.
Người dự thí không phải chịu một khoản lệ phí nào.
Tác phẩm dự thí phải gởi làm 4 bản, đánh máy một mặt, chữ đánh dấu rõ ràng, có
ghi số trang; mỗi bản đánh thành một tập.
Tác giả không được ghi lên tác phẩm dự thi tên, họ, bút hiệu và địa chỉ của tác giả,
cùng là nhan đề tác phẩm dự thi.
Tuy nhiên, trong văn thư gửi đến dự thi cần ghi rõ tên, họ, bút hiệu (nếu có) và địa
chỉ của tác giả, cùng là nhan đề tác phẩm dự thi.
Văn thư nầy (cho riêng vào một phong bì dán kín, gắn xi) cùng với tác - phẩm dự thi
(4 bản đánh máy một mặt) đều phải bỏ chung vào một phong bì thứ hai lớn hơn, và
cũng phải niêm phong cẩn thận. Ngoài phong bì thứ hai nầy, sẽ ghi rõ ở phía trên
(bên trái) câu “Dự thi sách giáo khoa Trung học” và sẽ gởi tới Sở Học Liệu (240
Trần bình Trọng) lĩnh nhận, trước ngày tháng do Bộ Giáo dục ấn định.
Chánh Sự Vụ Sở Học Liệu phụ trách đánh mật mã. Phong bì đựng văn thư ghi tên họ
tác giả sẽ do chủ tịch khai niêm trước mặt ban giám khảo, sau khi các tác phẩm dự
thi được chấm và phê bình.”
“Điều 12.
Về mỗi tác phẩm dự thi, ba vị hội viên trong mỗi tiểu ban chuyên môn đều phải đọc
kĩ và mỗi vị sẽ phê bình và sau cùng cho điểm số vào một phiếu điểm (bản mẫu đính
hậu).

51
Phòng Tu Thư phụ trách sắp xếp các tác phẩm theo sổ điểm và đệ trình ông Tổng Uỷ
viên Văn hóa xã hội kiêm Uỷ viên Giáo dục duyệt y kết quả.
Sau khi Ông Uỷ viên giáo dục chuẩn y, kết quả chính thức cuộc thi sẽ được công
bố”52.
Tất cả mọi công việc thẩm định điều theo một quy trình điều chặt chẽ trước khi có
những cuốn sách giáo khoa chất lượng đến tay học sinh.
Về hình thức, sách giáo khoa trung học phần lớn in bìa 2 màu, ruột sách in đen
trắng. Chỉ vào khoảng đầu những năm 70, nhà xuất bản Alpha ở Sài Gòn do Lý Thái
Thuận làm Giám đốc mới bắt đầu có sáng kiến cho ra những sách in màu cả bìa lẫn
ruột theo kĩ thuật in offset hiện đại, cho những sách về các môn khoa học tự nhiên
như Toán, Lý Hóa, Vạn vật…, và đã khá thành công, vì lần đầu tiên ở Việt Nam có
sách chữ Việt có màu mè đẹp, thu hút được sự chú ý của giáo chức và học sinh trung
học thời đó53.
Việc cho phép lưu hành nhiều bộ sách giáo khoa tạo ra nhiều sự lựa chọn cho giáo
viên và học sinh, giúp cho người thầy chủ động, sáng tạo tránh việc họ bị buộc phải
tuân thủ chặt chẽ các bài viết trong sách giáo khoa, từ bố cục, câu chữ đến các câu
hỏi và bài tập; học sinh có cơ hội được tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu khác nhau bổ
sung thêm vào vốn tri thức của chính mình.
1.1.4 Trường học:
Hệ thống trường công lập:
Một điểm nổi bậc của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa là sự nổi tiếng của các
trường trung học công lập. Nhiều trường đến nay vẫn còn dư âm. Có thể kể Trung
học Quốc Học (Huế), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ),
Võ Trường Toản (Sài Gòn). Bên nữ có trường Nữ sinh Trưng Vương, Gia Long, Lê
Văn Duyệt… Bên Nam danh tiếng những trường như Chu Văn An, Petrus Ký…
Những nơi này cho ra đời không ít yếu nhân của xã hội miền Nam thời đó.
Nữ sinh thời kì này, được đào tạo nhằm để xây dựng và phụng sự gia đình, xã hội nên
bên cạnh năng lực ngày càng được nâng cao thì tính cách của họ cũng trở nên dạng dĩ
và gần gũi hơn thế hệ trước mình.
Trong bài “Phỏng vấn bà hiệu trưởng trường Trưng Vương [Bà Trần Thị Tuyết, hiệu
trưởng trường nữ trung học Trưng Vương là một giáo sư lâu năm của trường] và luật
sư Tăng Thị Thành Trai” của Chương trình “Người Dân Muốn Biết” (NDMB) có
đoạn đề cập đến điều này như sau:
52
. Hồ sơ v/v soạn thảo, ấn hành sách giáo khoa bậc Trung học 1965-1966, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, tr.8-
11.
53
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.235.

52
NDMB: Thưa bà Hiệu trưởng, nếu so sánh các nữ sinh của thời bà còn đi học với
những nữ sinh của trường Trưng Vương, bà có thấy khác gì không?
Bà Tuyết: Nữ sinh trước đây và nữ sinh ngày nay cũng không khác nhau là mấy. Về
học lực, các em bây giờ học rất có kết quả, chứng cớ là hằng năm các em thi đậu với
tỷ lệ cao. Một số đông vào đại học, một số xuất ngoại và có em được học bổng. Về
hạnh kiểm thì tình thầy trò bây giờ cũng như ngày xưa đối với thầy, đối với ban giám
đốc không được thân gần lắm như bây giờ. Bây giờ các em hồn nhiên hơn.
NDMB: Theo bà nói hồn nhiên hơn nhưng có còn lễ phép, kính trọng cha, thầy như
hồi xưa không?
Bà Tuyết: Các em vẫn rất lễ độ, nhưng có điều là các em thân gần hơn.
NDMB: Các bây giờ có những tư tưởng gì khác ngày xưa không?
Bà Tuyết: Về tư tưởng thì tất nhiên các em chịu ảnh hưởng của gia đình, của xã hội
bây giờ nên những tư tưởng ấy có thể nói là mới hơn trước.
NDMB: Bà muốn nói về mặt nào?
Bà Tuyết: Bây giờ các em không e ngại tham gia những công tác xã hội hay những
công tác do nhà trường đề ra. Về sinh hoạt học đường, ngày nay các em tham gia
nhiều hơn từ khi chúng tôi còn đi học.
NDMB: Các em có tham gia những công tác xã hội không?
Bà Tuyết: Văn nghệ là một trong các môn sinh hoạt học đường. Chúng tôi cũng có
một vài giáo sư hướng dẫn cho các em. Giáo sư chỉ hướng dẫn thôi, còn tự các em tự
tập luyện lấy, kết quả rất tốt đẹp 54.
Việc được đào tạo thêm những kĩ năng ở trường như đã nói trên sẽ tạo điều để cho
các nữ sinh dễ dàng hòa mình vào đời sống cộng đồng quốc gia. Học sinh trung học
lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài trắng, quần trắng hay đen; còn
nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu xanh dương điều đó nó thể hiện sự tất cả
các học sinh đều bình đẳng với nhau bất chấp sự cách biệt giàu sang – nghèo khó.
Dù không có được phương tiện tài chính dồi dào, các trường trung học vẫn được
chính quyền đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị tiêu biểu là việc Bộ Văn Hóa
Giáo dục phát động phong trào “Học Đường Mới” như xây dựng hồ bơi, phòng tập
nhu đạo, xây thêm trường sở mới tại 4 trường thí điểm ở đô thành Sài Gòn như Petrus
Ký, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương. “Sau một năm thí nghiệm và rút ưu

54
. Việt Nam Thông Tấn xã (1972), Người dân muốn biết tập 2, Nxb N/A, tr.187-188.

53
khuyết điểm, phong trào Học Đường Mới sẽ được phổ biến và áp dụng trong các
trường trung học toàn quốc”55.
“Trong giai đoạn đầu, Bộ Giáo dục cố gắng rất nhiều để thực hiện một cuộc cách
mạng giáo dục nhưng vì thiếu phương tiện và hoàn cảnh không cho phép nên chỉ đi
đến một vài cải tổ nhỏ về thi cử, thu hồi trường Pháp,… Tuy nhiên, cũng gây được
tiếng vang và gióng lên tiếng chuông báo động chính thức của chính quyền cho quốc
dân về tệ trạng giáo dục, vấn đề công dân học, cũng như phác họa một đường hướng
mới cho văn hóa, giáo dục”56.
Những năm cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng hòa, dù tình hình chính trị và quân
sự Việt Nam Cộng hòa ngày càng khủng hoảng trầm trọng, nhưng về phương diện
giáo dục; sự phát triển của các trường Trung học vẫn được mở rộng xuống các quận
và các xã.
Hệ thống giáo dục tư thục
Trong nền giáo dục miền Nam trước đây, bên cạnh hệ thống các trường công lập đã
có các trường giáo dục của tư nhân. Mặc dù Hiến Pháp Việt Nam Cộng hòa có quy
định quyền tự do giáo dục, và quy định nền giáo dục cơ bản có tính cách bắt buộc và
miễn phí nhưng trên thực tế không đủ số trường công dành cho tất cả con em của dân
miền Nam khi ấy theo học. Sự hiện diện của các trường tư thục như chiếc phao cứu
cánh đối với vấn đề nan giải nêu trên và như thế các trường tư thục đã san sẻ thêm
một phần gánh nặng đối với ngân sách mà quốc gia dành cho giáo dục.
Sự “nở rộ” của hệ thống các trường tư thục sẽ dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các
trường tư, để kinh doanh có lợi tất nhiên họ phải bày ra nhiều cách để câu khách, và
giảm học phí là biện pháp trước tiên họ thực hiện để thu hút học sinh theo học trường
của mình. Học phí dành cho các trường tư thời kì này có thể nói ở mức tương đối
cũng sẽ giảm bớt khó khăn đối với phụ huynh và học sinh. Tuy nhiên chính điều này
cũng tạo một số hệ lụy không nhỏ cho ngành giáo dục mà chúng tôi sẽ đề cập đến ở
phần sau.
1.1.5 Chế độ thi cử
Với sự chọn lọc vô cùng khắc khe do phải thì cử nhiều lần, giáo dục miền Nam Việt
Nam đã tạo ra những con người ưu tú trong xã hội nói riêng và một nền giáo dục vô
cùng chất lượng nói chung. Qua đó ta thấy rằng giáo dục thời kì này chỉ chú trọng
đến chất lượng mà không hề chạy theo thành tích nên nó không mắc phải hệ lụy “thợ
nhiều hơn thầy”; học sinh, sinh viên ra trường sẽ không gặp cảnh ôm bằng chờ thời.
55
. Ttrích Công văn của Bộ giáo dục phản hồi thu gửi của học sinh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, ngày
8/3/1966, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
56
. Nguyễn Duy Chính, Vấn đề địa phương hóa giáo dục tại miền Nam trước năm 1975
Nguồn: http://www.nuiansongtra.com/index.php?c=article&p=8037 (Truy cập lần cuối cùng ngày
19/4/2017).

54
“Theo thống kê [trước năm 1970], cứ 100 học sinh vào lớp một, thì có 3 học sinh lên
đại học, 97 học sinh rớt học đường” 57.
Việc cải tổ hình thức đánh giá thông qua bài thi trắc nghiệm năm 1974 khách quan
mà nói nó sẽ giúp người ta đo lường được lượng tri thức của học sinh theo bề rộng,
với số lượng câu hỏi nhiều thí có thể đúng được một phần nào đó của bài thi tránh
thành quả học tập của thí sinh bị đánh đồng bởi một số câu hỏi tự luận vốn có nhiều
yếu tố may ruổi. Việc áp dụng hình thức chấm thi bằng máy IBM cũng giảm bớt
được số lượng nhân sự và số kinh phí dành cho kì giám khảo trong kì thi Tú Tài, tất
cả mọi quy trình như được tinh gọn lại điều này được xem như một bước tiến của nền
giáo dục dưới chế độ cũ.
Quy trình tổ chức thi cử dưới thời Việt Nam Cộng hòa cũng được thực hiện một cách
cẩn thận. Điêù này được đề cập đến trong bài phỏng vấn ông Vũ Đức Chang, Phó
tổng giám đốc Nha Trung Tiểu học và Bình dân Giáo vụ và ông Nguyễn Kim Linh,
Giám đốc Nha khảo thí của Chương trình “Người Dân Muốn Biết” trong “Bài phỏng
vấn về các kì thi Tú Tài” được phát hành ngày 13 tháng 6 năm 1971:
NDMB: Năm nào cũng có người nói rằng các đề thi bị lộ bí mật. Có nhiều người biết
đề thi trước. Xin ông cho biết Nha đã bảo mật đề thi như thế nào?
Ô. Nguyễn Kim Linh: Vấn đề bảo mật đề thi là mối quan tâm đặc biệt của chúng tôi.
Chúng tôi áp dụng phương thức là mỗi môn sẽ do một thanh tra phụ trách. Vì thanh
tra này ở trong những phòng riêng, một khu biệt lập với các phòng khác của Nha
Khảo Thí. Việc ra vào khu vực này bị nghiêm cấm với những người không thuộc ban
thanh tra đề thi cả chúng tôi và những giới chức cao cấp hơn nửa. Mỗi vị thanh tra
phụ trách một môn nghĩa là mỗi ông thanh tra phải tự mình lựa chọn đề thi, đánh
vào giấy sáp, in ronéo, vào phong bì nhỏ và những phong bì sẽ cung cấp cho phòng
thi. Những phong bì này được niêm phong và những phong bì nhỏ được đặt vào
phong bì lớn hơn. Phong bì lớn được cấp cho trung tâm thi. Mỗi khi mở phong bì ra,
phải có biên bản của chủ tịch trung tâm xác định phong bì còn nguyên vẹn, còn ấn
niêm và dấu hàn. Dấu niệm này có chi tiết đặc biệt mà ban thanh tra đề thi xác nhận
giả hay thật. Ngoài ra khi mở bao đề thi phải theo một đường gạch sẵn ở trên bao đề
thi đó. Bao đề thi nầy sau khi thi xong phải gửi về phòng mật để kiểm soát lại 58.
Giáo dục thi cử thời kì này có chính sách nâng đỡ thí sinh là quân nhân, thí sinh sắc
tộc.
Thí sinh quân nhân gồm thành phần quân chủ lực, địa phương quân, nghĩa quân.
Những thí sinh quân nhân này, nếu đang tại ngũ thì phải từ sáu tháng trở lên, nếu đã
giải ngũ phải chưa quá hai năm. Ngoài ra những thí sinh thương phế binh cũng được
57
. Việt Nam Thông Tấn xã, 1972, Người dân muốn biết tập 1, Nxb N/A, tr.173.
58
. Việt Nam Thông Tấn xã, 1972, Người dân muốn biết tập 2, Nxb N/A, tr.316-317.

55
hưởng giảm điểm tùy theo mức độ tàn phế. Nếu dưới 20% thì được hưởng điểm trong
vòng hai năm. Từ 20 đến 50% thì được hưởng điểm trong vòng 5 năm và nếu mức độ
tàn phế từ 50% trở lên thì được hưởng giảm vĩnh viễn 59.
Thí sinh ở những vùng bị ảnh hưởng của cuộc chiến tranh cũng được chính quyền
Việt Nam Cộng hòa cho tham dự trong kì thi Tú Tài I cũng như kì thi Tú Tài II. Theo
ông Nguyễn Thanh Liêm Phụ tá đặc biệt Tổng trưởng giáo dục, đặc trách Trung Tiểu
học và Bình dân Giáo dục: “Ngoài những khóa thi như thường lệ Bộ Giáo Dục cũng
đã quyết định mở một khóa thi đặc biệt Tú Tài II và Tú Tài I, ở những nơi bị ảnh
hưởng chiến cuộc, những nơi mà thí sinh không kịp nộp hồ sơ thi hoặc không học hết
chương trình vì ảnh hưởng của chiến cuộc”60.
Do chương trình giáo dục được cập nhật hóa liên tục, ví như chương trình cập nhật
hóa được phổ biến lần thứ nhất và lần thứ hai không đến được những trường quá xa
xôi do đó hai chương trình này đã không giống hẳn nhau. Những trường sau này nhận
được chương trình mà không kịp dạy theo đúng chương trình thì Bộ cũng đề ra
những quyết định để quyền lợi của thí sinh không bị thiệt thòi “Chẳng hạn như biết
rằng trong vùng Huế chưa dạy một phần trong chương trình mà bây giờ có một câu
hỏi trong đó thì lúc làm thang điểm để chấm, chúng tôi sẽ bớt câu hỏi đó để tăng
điểm cho những câu hỏi kia”61.
Một điểm rất riêng của nền giáo dục miền Nam thời kì này đó là việc các thí sinh
đang trong thời gian thi hành án tù cũng được chính quyền cho phép dự thi các kì thi
Tú Tài, đây có thể xem là trường hợp “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử khoa cử
Việt Nam từ trước đến nay.
Sau mỗi đợt thi cử, phụ huynh và học sinh có quyền khiếu nại về điểm số nếu thấy
kết quả không phản ánh đúng bài làm của mình. Ở đây chúng tôi xin đề cập đến
trường hợp của con bà Nguyễn Thị Tý tên là Nguyễn Thanh Trước có thi Tú tài phần
thứ Hai, khóa ngày 22-6-1966 tại Hội đồng Sài Gòn A-1 và không trúng tuyển, vì chỉ
được 69 điểm, trong khi phải 72 điểm mới đủ điểm tối thiểu để được chấm đậu. Khi
nhận được đơn khiếu nại của phụ huynh đề ngày 8-7-1966. Sau đó, Bộ Giáo dục có
lập Hội đồng Kiểm soát các kì thi để cứu xét các trường hợp khiếu nại như sau: “bài
thi của Nguyễn Thanh Trước [con bà Tý] được trình ra Hội đồng để thẩm định và Hội
đồng xác nhận là bài thi được chấm đúng mức, các điểm số được cộng đúng và kết
quả không thể thay đổi được. Sự kiện này đã được loan báo cho đương sự bằng văn
thư số 101-GD-TTKT2 ngày 25-1-1967”62. Việc tiếp nhận và giải quyết kịp thời
những nguyện vọng của thí sinh cho thấy sự tương tác giữa chính quyền với người
59
. Việt Nam Thông Tấn xã, 1972, Người dân muốn biết tập 2, Sđd, tr.319.
60
. Việt Nam Thông Tấn xã, 1972, Người dân muốn biết tập 3, Nxb. N/A, tr.365.
61
. Việt Nam Thông Tấn xã, 1972, Người dân muốn biết tập 3, Sđd, tr.368 – 369.
62
. Tài liệu của Bộ Giáo dục v/v khiếu nại, kiến nghị trong các kỳ thi Tú tài và Đệ nhất cấp 1964 – 1967, Trung
tâm lưu trữ Quốc gia II.

56
dân nó cho ta thấy một sự cởi mở thật sự trong việc xây dựng một nền giáo dục
hướng đến đại chúng của những nhà giáo dục đương thời.
1.1.6 Đời sống và tinh thần giáo chức
Từ thuở xưa, nghề giáo vốn được xã hội trọng vọng, có thể nói dưới chế độ Việt Nam
Cộng hòa nghề giáo cũng được chính quyền quan tâm ưu đãi. Thuở ấy, người ta
thường nói vui với nhau: “lấy vợ giáo viên, lấy chồng giáo viên người ta không cần
phải chọn bởi vì đã có chính phủ chọn giùm”. Bởi lẽ để lọt vào cánh cổng trường sư
phạm là cả một quá trình “vượt rào” gian khổ.
Các giáo sư dạy Trung học lúc bấy giờ được tiếp tục hoãn dịch tức không phải đi
lính. Cho đến năm 1968, sau Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân
và dân miền Nam cuộc chiến ngày càng trở nên ác liệt để xoay chuyển tình thế chính
quyền Sài Gòn thực hiện lệnh tổng động viên và các giáo sư Trung học mới cũng
không phải là một ngoại lệ. Sau 12 tháng ở trường học quân sự đa số các thầy dạy các
môn quan trọng lại được biệt phái về ngành cũ. Trong khi dốc toàn lực cho chiến
tranh, chế độ Thiệu vẫn cố gắng giữ thăng bằng và ưu tiên cho ngành giáo dục63.
1.2 Hạn chế
Bên cạnh một số thành tựu đạt được, nền giáo dục ở bậc Trung học phổ
thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa nói chung vẫn còn một số điểm hạn chế nhất
định. Theo chúng tôi thấy điểm hạn chế lớn nhất của nó chính là thiếu sự đồng nhất
giữa 4 yếu tố: Mục tiêu dạy học, Nội dung Chương trình, Phương pháp và Đánh giá
“Ở bất kỳ thời điểm nào, mối quan hệ tương tác giữa bốn yếu tố đó vẫn thể hiện rất rõ
ràng: Mục tiêu chi phối nội dung, trong khi Nội dung tác động lại Mục tiêu, Mục tiêu
chi phối phương pháp, đồng thời Phương pháp cũng tác động lại Mục tiêu; Nội dung
chi phối Phương pháp, và Phương pháp chi phối lại Nội dung; Mục tiêu hướng dẫn
Đánh giá; còn Đánh giá hướng dẫn việc sửa đổi và phát triển Mục tiêu”64.
Nếu một yếu tố trong 4 yếu tố bị thay đổi thì bắt buộc 3 yếu tố còn lại phải thay đổi
theo nhưng dưới nền giáo dục miền Nam đương thời mọi thứ đều xáo trộn không rõ
ràng ví như họ đề ra Mục tiêu giáo dục ở cấp quốc gia vào các năm 1958, 1964, 1972
nhưng lại sử dụng bộ Chương trình Trung học 1958-1959 xuyên suốt gần 20 năm, vì
những chương trình khác gọi là “cải cách” hay “cập nhật hóa” sau đó trong các năm
1970-1971, 1971-1972 thật ra chép lại nguyên văn chương trình này với một vài chi
tiết thay đổi không đáng kể. Phương pháp giáo dục không thay đổi là mấy, luôn dựa
vào uy quyền và độc đoán trong việc đào luyện đức tính. Việc thi cử đa số dưới hình
thức tự luận từ niên khóa 1965-1966, trong các kì thi Tú tài I và II, bắt đầu phương

63
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, trang 178.
64
. Lê Vinh Quốc, 2011, Đổi mới dạy học theo Khoa học Giáo dục hiện đại, Nxb. Đại học Sư phạm TP.HCM,
tr.118.

57
thức thi trắc nghiệm cho các môn Công dân giáo dục, Sử Địa. Đến năm 1974, chuyển
toàn bộ đề thi sang lối trắc nghiệm.
Tất cả những sự thay đổi trên hoàn toàn riêng lẻ, không có sự đồng bộ về thời gian
tiến hành nó dẫn đến kết quả không như mong muốn về chất lượng và hiệu quả của
quá trình giáo dục.
Trong chính sách văn hóa giáo dục của Trần Văn Chánh, ông cho rằng nguyên tắc
quốc gia là phải dành tối thiểu 10% tổng ngân sách quốc gia cho giáo dục nhưng trên
thực tế năm 1970 ngân sách dành cho giáo dục chỉ đạt con số 4,38% 65. Trong tình
hình chiến tranh đang ngày càng gay gắt, gánh nặng quốc phòng quá lớn, chi tiêu tới
50% ngân sách quốc gia, việc đầu tư cho giáo dục chỉ là một con số ít ỏi66.
1.2.1 Chương trình học
Trước hết chúng tôi xin trích lại mốt số ý trong bài thuyết trình “Những khuyết điểm
của nền giáo dục hiện đại” đọc trước Đại hội Giáo dục toàn quốc năm 1964, của ông
Nguyễn Chung Tú giáo sư Đại học Khoa học Sài Gòn. Theo đó ông Tú nhận định về
nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa “có tính cách vay mượn, chịu ảnh hưởng ngoại lai,
hay nói đúng hơn là di sản của một nền giáo dục thực dân phong kiến: thiếu tính cách
độc lập, thiếu tinh thần dân tộc, thiếu sự sáng tạo, không thiết thực với hoàn cảnh xã
hội, không dựa trên nhu cầu của đất nước. Mà vì vậy thiếu hẳn một chính sách rõ rệt,
dựa trên những căn bản vững chắc, không thấy có một kế hoạch lâu dài, có cải tổ
cũng chỉ là đôi chi tiết”67.
Cũng do đó mà chương trình không thống nhất, thay đổi tùy theo chính phủ,
bị cắt xén vì biến chuyển thời cuộc, trình độ mỗi ngày mỗi kém. Thời kì này, nội các
của chính quyền Sài Gòn luôn trong tình trạng tranh giành đấu đá lẫn nhau các nhà
cầm quyền sau thường sẽ phủ nhận tất cả các kế hoạch mà những nhà cầm quyền
trước đã đề ra dó đó mà các kế hoạch giáo dục thường rời rạc, thiếu sự thông nhất
bằng chứng là “Sáng nào, học sinh cũng phải chào cờ, hát “quốc ca” và suy tôn Ngô
Tổng thống. Khi Diệm bị lật đổ chúng quay ngay ra dạy học sinh ca ngợi cái gọi là
“cách mạng 1 – 11- 1963” tức là cuộc đảo chính [“thay ngựa giữa dòng”] của nhóm
Minh – Đôn lật Diệm, lập nên “nền đệ nhị cộng hòa”68.
Bản thân chế độ Việt Nam Cộng hòa là con đẻ của chủ nghĩa thực dân mới do
Mĩ dựng nên bởi thế họ lệ thuộc vào Mĩ ở tất cả các mặt kinh tế, văn hóa, chính trị
đời sống xã hội và do đó giáo dục cũng không ngoại lệ. Thông qua chính quyền Sài
65
Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.108.
66
Kinh tế Việt Nam Cộng hòa có thực sự mạnh như lời đồn?
Nguồn: https://www.facebook.com/WarComissar/posts/799469613509334:0 (Truy cập lần cuối vào ngày
28/4/2017)

67
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.23.
68
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.130-131.

58
Gòn người Mĩ đã “sử dụng trường học như một công cụ chuyên chính tư sản nhằm
phục vụ cho chính sách xâm lược thực dân kiểu mới, thông qua nhiều hình thức đặc
biệt thông qua nội dung chương trình sách giáo khoa, chúng đã:
“Xuyên tạc lịch sử, chống phá cách mạng, làm cho học sinh lẫn lộn giữa chính nghĩa
và phi nghĩa, hòng làm lạc hướng đấu tranh của họ” 69. Trong các bài Sử học, người ta
dạy cho học sinh “Cách mạng tháng Tám chỉ là một cuộc cách mạng ăn may” họ phủ
nhận hoàn công lao của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh; họ dạy
cho học sinh rằng người Pháp đã trao trả lại độc lập cho vua Bảo Đại năm 1949 từ đó
vu khống “cộng sản miền Bắc xâm lăng miền Nam”.
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cố ý lờ đi lịch sử của giai đoạn đương thời, họ đề
cao công lao của vua Gia Long nhằm tăng thêm tính chính thống cho bản thân mình
bởi họ cũng đang “chịu ơn” từ đồng minh Hoa Kì mà đã nhận viện trợ của người thì
tất yếu phải làm việc cho người. Phan Thanh Giản cũng được chính quyền Sài Gòn
xem trọng nhằm hướng học sinh theo xu hướng đấu tranh hòa bình thương thuyết
tránh con đường bạo động cách mạng gây tâm lý “phục Mĩ, sợ Mĩ” trong nhân dân.
Bởi thế giáo dục miền Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ chính trị, tất cả nội dung
truyền thụ cho học sinh, nhằm bôi nhọ cách mạng, đánh lộn sòng giữa trắng và đen;
làm lạc hướng đấu tranh của họ và biến họ thành “những chiến sĩ tiên phong chống
độc tài cộng sản”, để họ tự hào mình là một trong những tiền đồn chống cộng của
“thế giới tự do” mà quên đi thân phận lệ thuộc của chính mình.
Về triết học, họ “dạy cho học sinh mọi học thuyết về chủ nghĩa duy tâm, coi vật chất
không tồn tại vĩnh viễn, cái còn lại vĩnh viễn là tinh thần chủ nghĩa tư bản coi trọng
tinh thần, chủ nghĩa xã hội chỉ nghĩ đến vật chất tầm thường”. Họ giải thích “đạo đức
là mục đích + phương tiện. Chỉ cần đạt được mục đích, còn dùng bất kì phương tiện
nào để đạt mục đích đều hợp với đạo đức cả”70.
Về tâm lý học, họ “đề cao học thuyết Phơ - rớt chủ trương cơ thể cần gì phải cho nó
thỏa mãn”71. Vì vậy, họ “đề cao tình yêu tự do, thả lỏng”72.
Tuy chính quyền Việt Nam Cộng hòa hô hào tự do, dân chủ nhưng nếu nhìn vào bản
thân phối chương trình ta dễ dàng nhận thấy, chính quyền vẫn còn mang nặng tư
tưởng phong kiến, có xu hướng trọng nam khinh nữ: họ vẫn quan niệm người phụ nữ
phải hi sinh cho gia đình nên họ dành hẳn môn học Nữ công gia chánh và dưỡng nhi:
1 giờ mỗi tuần dành riêng cho nữ sinh lớp 10, 11 của tất cả các ban.
Nội dung giảng dạy chủ yếu là về cắt may, thêu, nấu ăn, cách chăm sóc trẻ, làm đồ
chơi cho trẻ,…, đây giống như bước đầu đào tạo ra những người phụ nữ để làm vợ,
69
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.129.
70
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.129.
71
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.129.
72
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.130.

59
làm mẹ luôn đứng phía sau chồng con. Còn với môn Thể dục có sự phân chia thành 2
phần giành riêng cho nam sinh và dành riêng cho nữ sinh. Để rõ hơn chúng tôi sẽ dẫn
lại bài phỏng vấn “Phụ nữ trong xã hội Việt Nam” phỏng vấn bà Nguyễn Văn Thơ
cựu Nghị sĩ của Chương trình “Người Dân Muốn Biết”, phát hành vào ngày
19.12.1969 như sau:
NDMB: Vai trò của phụ nữ Việt Nam ngày càng quan trọng. Có thể quan trọng hơn
cả nam giới. Bà là một bằng chứng. Bà có nghĩ rằng vai trò của bà làm lu mờ vai trò
của ông nhà hay không?
Bà Thơ: Không bao giờ chúng tôi quan niệm rằng vai trò của chúng tôi quan trọng
hơn vai trò của nhà tôi hay là của một người đàn ông khác, tuy rằng chúng tôi quan
niệm rằng vai trò của phụ nữ hiện nay hết sức quan trọng. Theo tôi, không bao giờ
chị em phụ nữ chúng tôi, nhất là phụ nữ Việt Nam cho rằng vai trò của chúng tôi hơn
nam giới để làm vai trò của các ông phải lu mờ, vì phụ nữ Việt Nam có thua phụ nữ
ngoại quốc về văn hóa, tân tiến hoặc chánh trị, nhưng về trí tuệ thông minh, chắc
không thua kém. Chúng tôi cho rằng vai trò của chúng tôi trong xã hội là vai trò hỗ
trợ cho nam giới nhất là của chồng trong gia đình.73
Trong xã hội miền Nam Việt Nam cũng như trong nền giáo dục miền Nam người
phụ nữ vẫn phải sống trong một khuôn khổ đã định sẵn từ trước. Khái niệm “nam nữ
bình quyền” giữa lý thuyết và thực tế có lẽ vẫn còn cách nhau một đoạn đường rất
dài.
Một khuyết điểm nữa của chương trình… là chương trình nặng về lý thuyết và có tính
cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cố học để đậu, đậu để kiếm cơm; xa thực tế,
thiếu địa phương tính, không chú trọng tới cơ cấu địa lí, tới sắc thái địa phương,
không sử dụng thiên nhiên địa phương, không quan sát tại chỗ, không thực dụng,
không hướng nghiệp…Đã thế chương trình lại nặng và dài, một chương trình quá bao
quát nhưng chỉ trọng trí dục thôi mà nhẹ phần đức dục và thể dục 74. Chính sách giáo
dục yếu kém đã làm sống lại lối học cử nghiệp của các sĩ tử thời phong kiến với
những mục đích học hỏi thật là đơn giản: để thi đỗ, làm quan vinh thân phì gia…
1.2.2 Sách giáo khoa
Chương trình học định ra thế nào thì sách giáo khoa cũng như thế ấy. Sách giáo khoa
được biên soạn bám sát theo chương trình nhưng tiếc là chương trình học thời kì này
tồn tại khá nhiều khuyết điểm, bị không ít nhà giáo dục lên án, đại khái cho rằng còn
quá nặng mà lại thiên về cái học từ chương khoa cử thoát ly thực tế cuộc sống, vốn
chịu ảnh hưởng chương trình học cũ thời phong kiến và của Pháp.

73
. Việt Nam Thông Tấn xã, 1972, Người dân muốn biết tập 1, Sđd, tr.105-106.
74
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.23.

60
1.2.3 Chế độ thi cử
Như chúng tôi đã trình bày, giáo dục dưới thời Việt Nam Cộng hòa, nó gắn chặt với
chính trị hơn bao giờ hết. Sở dĩ chính quyền vẫn giữ các kì thi cử phức tạp, khó khăn
“choán mất thì giờ của học sinh và giáo chức”, giáo chức và học sinh “gần như không
nghỉ hè, hết thi khóa I đến thi khóa II” không phải chỉ để đào tạo ra một nền giáo dục
chất lượng như chúng ta vẫn thường được biết tới mà chủ yếu là để dễ bắt lính
“chúng hạn chế tuổi vào đại học (không quá 18 tuổi), đánh rớt hàng loạt học sinh” 75
theo số liệu thống kê “năm 1959 – 1960: đánh trượt 80% học sinh thi tú tài I, năm
1971 – 1972: Khóa thi tú tài II các ban A, B, C, D chỉ đỗ 40% cả vớt (trượt 60%), ở
Quãng Ngãi, chỉ đỗ 17%”76.
Lúc bấy giờ, việc thi cử quá khắc khe, đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho học sinh
và phụ huynh. Phụ huynh luôn tìm cách để con mình có mảnh bằng ra trường xin việc
dẫn đến nhiều hệ lụy trong hoạt động giáo dục thời kì này: tệ nạn gởi gấm con em
hay thi hộ không còn là cá biệt nữa.
Biết được phụ huynh đặc biệt sợ con thi hỏng trong các kì thi Tú tài, nắm bắt tâm lý
“có còn hơn không” của học sinh nhiều tổ chức lừa đảo, bán đề thi đã ra đời. Họ bảo
là mình nhờ quen biết nên lấy được đề thi, và đề thi được bán cho học sinh với giá cắt
cổ nhưng sau mỗi kì thi thì thí sinh chỉ ngậm trái đắng vì thi trược. Các trung tâm
luyện thi bảo đảm đậu cũng đông đúc dù bị hét giá trên trời phụ huynh cũng không
tiếc tiền để cho con theo học, nhưng sau mỗi kì thi đa số “tiền mất, tật mang”.
Có những trung tâm còn mánh khóe hơn họ treo chiêu bài: nếu thí sinh không đậu họ
không lấy tiền. Họ ôn trước cho thí sinh đến ngày thông báo kết quả, nếu thí sinh nào
75

. Chính việc nhà cầm quyền đánh rớt hàng loạt thí sinh trong các kì thi dẫn đến thiếu hụt nhân sự tại các địa
phương đến nỗi người đứng đầu địa phương phải viết thư đề nghị tăng tỷ lệ trúng tuyển của các kì thi Tú tài
tiêu biểu có thư của Thanh tra Liên Tỉnh III gởi Phó Thủ tướng Tổng trưởng Bộ Giáo dục:
“Thưa PHÓ THỦ TƯỚNG,
Tại công văn số 4II/TT/3 dẫn chiếu, gửi nghị xin nâng cao tỷ lệ thí sinh trúng tuyển các kỳ thi tú tài phần 2,
nhưng tỷ lệ trúng tuyển các kỳ thi vừa rồi vẫn quá thấp.
Tòa tôi xin kính gởi đính hậu bảng thống kê thuộc các Tỉnh. Thị Liên Tỉnh III trong năm 1969. Qua bảng thống
kê nảy, tỷ lệ học sinh trúng tuyển chỉ là 39, 40%, 28, 96%, 49,27% 36,73% và 50, 57%, tỷ lệ chung là 41, 94%
không lấy gì đáng mừng.
Như Tòa tôi đã trình bày trước đây, số học - sinh dự thi tú tài phần 2 đã được chọn lọc kỹ càng qua các kỳ thi
tú tài phần 1; nếu trong các thí sinh những trường công lập có một số kém thì cũng chỉ là số ít mà thôi, và nếu
trúng tuyển không được quá bán là do:
- Hoặc Giáo sư không đủ, chương trình học không hết, bài thi khó, bài bị chấm khắt khe, v.v…
- Hoặc quan niệm sai lầm đây là một kỳ thi tuyển chọn (concours) chứ không phải là thi khảo sát khả năng
(examen).
Tòa tôi nhận thấy số học sinh hỏng thi quá nhiều còn đặt thành một vấn đề rất quan trọng trên phương diện xã
hội và tâm trạng của giới thanh niên, vậy trân trọng xin bộ cứu xét lại vấn đề và xin trình bày các đề nghị như
sau:
Cho học sinh các trường công lập đậu tối thiểu 80% theo quan niệm thi sát hạch khả năng (examen)”.
76
. Viện khoa học giáo dục, (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì, Sđd, tr.133.

61
đậu họ sẽ đến tận nhà lấy tiền. Mới nghe qua ban đầu ta cứ tưởng đây là một trung
tâm uy tín khác hẳn 2 trường hợp lừa đảo nêu trên. Thực ra, bản chất của 3 trường
hợp này là lừa đảo như nhau, ở trường hợp cuối trung tâm cũng không ôn luyện gì cả
họ tự nhận với thí sinh mình có người quen trong hội đồng chấm thi, họ sẽ gửi gấm
để thí sinh được đậu. Nhưng thực tế, họ không quen biết ai cả, thí sinh đậu nhờ vào
khả thực sự của mình. Nếu trung tâm nhận ôn luyện cho 100 thí sinh có đến 10
người đậu thì họ vẫn có lợi, họ không bị tổn thất gì cả. Đến cuối cùng, người chịu
thiệt vẫn là học sinh.
1.2.4 Trường học
Trường học thiếu, nên lớp quá đông, số giờ học bị hạn chế, thời khắc biểu không hợp
lý, rất ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh mà kết quả lại kém 77. “Do nạn thiếu trường
công, nên các trường tư mở ra khắp nơi và giá học phí trường tư rất cao.
Thí dụ: ở 1 trường tư, học phí mỗi lớp như sau:
- Lớp 10: 950đ
- Lớp 11: 1.150đ
- Lớp 12: 1.130đ
Ngoài ra, học sinh còn phải đóng tiền “xã hội” 20đ, mua sổ “khuyên điểm” 20đ,
khám bệnh nhà thương công phải trả 100đ, xuất viện 300đ v.v…”78.
Về sau, các trường tư mở ra với số lượng ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng cạnh
tranh khóc liệt, để kinh doanh có lợi tất nhiên họ phải bày ra nhiều chiêu trò để câu
khách, và giảm học phí là biện pháp trước tiên họ thực hiện theo một chính sách “tự
do, dân chủ”, cho các trường tư tha hồ cạnh tranh nhau, vì học phí không có gì nhất
định cả, rút xuống bao nhiêu cũng được cả, số học sinh mỗi lớp cũng không hạn chế,
tăng lên bao nhiêu cũng được.
Chính sách đó tất nhiên cũng có lợi, học phí nhờ vậy mà rẻ đi, giáo viên nhờ vậy mà
phải gắng sức “tranh thủ” học sinh; nhưng cái gì quá mà chẳng có hại, và cái hại đã
làm tốn bao nhiêu giấy mực trên báo chí rồi đấy. Học phí rút xuống nhiều quá thì
tiền thù lao giáo sư cũng phải rút theo, và giáo sư muốn đủ sống phải dạy thêm nhiều
giờ, hiệu trưởng muốn giữ được lời, phải mở những lớp thật rộng, chứa được 150,
170 học sinh.
Giáo dục tư thục thời kì này “nở rộ” nhưng nó vô cùng lỏng lẻo thiếu sự quan tâm
quản lý của nhà nước, “không cởi mở công tác giáo dục cho giới tư thục, giới phụ
huynh học sinh và nhân sĩ tham gia thực sự, không tạo được bầu không khí thân mật
ở học đường như ở gia đình; học đường và gia đình thiếu liên lạc chặt chẽ, đa số phụ
77
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), Sđd, tr.23.
78
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.133.

62
huynh thờ ơ với vấn đề giáo dục gia đình, phó thác cả cho học đường, thường có mâu
thuẫn và hiểu lầm giữa phụ huynh và giáo chức” 79 các chuẩn mực xã hội ngày càng
bị đảo lộn. “Trong khoảng đất của giáo dục, tình hình thực là đen tối: kỷ luật học
đường gần như không còn nữa. Cả một thế hệ nghi vấn về vai trò hướng dẫn của đàn
anh. Học trò quyết định, thầy giáo cúi đầu. Nghề dạy học đang xuống dốc, để trở
thành một nghề buôn, trong đó có cả những gian thương giáo dục như mọi nghề buôn
khác. Đến nay lòng tin đã mất”80.
1.2.5 Đời sống giáo chức
Riêng về đời sống giáo chức, kể từ sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963, chiến sự
leo thang, nội bộ chính trị lộn xộn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đời sống vật chất,
tinh thần của họ có xu hướng ngày càng sa sút. Có đến hàng chục, hàng trăm bài báo,
cuộc hội thảo tố cáo tình trạng sinh hoạt của giáo chức rơi xu mức thế thảm. Lấy cớ
để “yểm trợ tiền tuyến”, năm 1972, chính quyền Sài Gòn đã khấu trừ vào lương của
mỗi giáo sư đệ nhị 500đ.
Đã vậy, trước sau vẫn chưa có Luật Giáo dục hoặc ít nhất một Quy chế Giáo chức để
đảm bảo quyền lợi của giáo giới. Trong cuộc hội thảo: “Một vài khía cạnh liên quan
đến đời sống giáo chức” do Tổng hội Giáo giới Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn ngày
19/7/1970, thuyết trình viên Hoàng Lý Phúc đã đặt vấn đề căn bản là giáo dục Việt
Nam không có chính sách vì không dựa vào một đạo luật về giáo dục: “Đạo luật giáo
dục không có, chính sách cũng không nền giáo dục Việt Nam đang ở trong tình trạng
khủng hoảng trầm trọng.
Giáo chức chính là nạn nhân của chính sách giáo dục vô chính sách này, và lãnh nhận
mọi hậu quả như: uy tín giáo chức không còn; có sự phân chia và bất bình đẳng trong
hàng ngũ giáo chức; tư thục biến thành cơ sở thương mại và giáo chức tư thục bị chủ
trường bóc lột; giáo chức công lập lo dạy tư và lơ là bổn phận của chính mình…giáo
chức bị hiệu trưởng và người ngoài hiếp đáp (phê điểm, hành hung…) và rất nhiều
hậu quả khác”81.
Qua các phần trình bày ở trên, chúng ta hẳn thấy rằng bên cạnh những mặt đã làm
được giáo dục bậc Trung học phổ thông ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1956-1975,
còn đầy rẫy khiếm khuyết. “Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, nhiệt tâm cải tổ giáo
dục của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì rõ đã có thừa, nhưng lúng túng, thiếu sự
nhất quán của một kế hoạch cải tổ mang tầm cỡ vĩ mô. Nhiều bản dự án/kế hoạch đã
được chuyên viên Bộ Giáo dục soạn thảo, nhưng kết quả thi hành thì lại rất hạn chế.
Không ít ý kiến đưa ra chỉ là lý thuyết nằm trên giấy, chưa đủ điều kiện về tài chính

79
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.23.
80
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), sđd, tr.26.
81
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, (2014), sđd, tr.27-28.

63
cũng như thời gian cần thiết để thực hiện” 82 mọi thứ đều dang dở do ảnh hưởng của
thời cuộc.
Ngày 30/4/1975, quân giải phóng miền Nam tiến vào “Dinh Độc Lập”, buộc Dương
Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Chính thể Cộng hòa sụp đổ, kéo
theo đó là sự sụp đổ của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa mà cụ thể hơn là sự sụp đổ
của mô hình giáo dục Trung học phổ dưới thời Việt Nam Cộng hòa.
2. Sự sụp đổ của mô hình giáo dục trung học phổ thông dưới thời Việt Nam
Cộng hòa.
Sau Hiệp định Paris (1973), tinh thần và khả năng chiến dấu của quân đội Việt Nam
Cộng hòa suy giảm nghiêm trọng, nhất là sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ
Watergate, vào tháng 8 năm 1974. Sự suy sụp này của chế độ Sài Gòn (Việt Nam
Cộng hòa) cũng như những thất bại liên tiếp trên chiến trường. Ngày 30/04/1975,
quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, buộc Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều
kiện: "Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi
quân lực Việt Nam Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải phóng
miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa
phương phải giải tán hoàn toàn, từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính phủ
cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam!"83.
Thế là chính thể Việt Nam Cộng hòa cáo chung sau 20 năm tồn tại. Điều đó nó đồng
nghĩa với sự sụp đổ về các mặt chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế,…của Miền Nam
Việt Nam. Ở đây, chúng tôi chỉ xin đề cập đến sự sụp đổ của nền giáo dục Việt Nam
Cộng hòa mà cụ thể hơn chính là sự sụp đổ của mô hình giáo dục ở bậc Trung học
phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng đây không
phải là một sự sụp đổ hoàn toàn, chóng vánh mà nó là một sự chuyển tiếp và dung
hòa giữa giáo dục ở 2 miền Nam Bắc trong điều kiện đất nước thống nhất.
Cụ thể về sự dung hòa nói trên như sau: Với tinh thần ổn định và phát triển, ngay sau
ngày giải phóng các trường lớp vẫn tiếp tục được học tập “ở Miền Nam sau ngày
30/4, tất cả các học sinh phải quay về trường cũ để học hết chương trình dở dang, và
như vậy nhà trường mới chuyển đơn để được phép dự thi. Chính quyền mới tổ chức
kỳ thi Tú Tài vào tháng 9 năm 1975. Các ban A,B,C,D vẫn như cũ nhưng không thi
theo lối trắc nghiệm và chương trình cũ, chỉ thi các môn chính không có vấn đáp thí
dụ ban Khoa học B thi Toán Lý Hóa, Sinh Ngữ và Sử hoặc Địa, không có Triết Học
nhưng phải thi Việt Văn. Kỳ thi Tú Tài năm này, bách phân đậu khoảng 40 – 50%” 84.
82
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, (2014), sđd, tr.38.
83
. Nguyễn Tuấn Anh, Khoảnh khắc lịch sử trong ngày giải phóng Sài Gòn 1975
Nguồn: anh135689999.violet.vn/entry/show/entry_id/10364062/cat_id/3017595 (Truy cập lần cuối cùng
ngày 19/4/2017).

84
. Nguyễn Văn Thành, Sự Giáo dục và Thi cử qua các thời đại ở Việt Nam,

64
Năm học đầu tiên sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (1975-1976),
“cả nước tiến hành khai giảng trong không khí tưng bừng, phấn khởi trước thắng lợi
vĩ đại của dân tộc”85. “Ngày 19/10/1975, các trường phổ thông ở khắp các tỉnh miền
Nam đã tưng bừng khai giảng năm học mới, thu hút hơn 4 triệu học sinh phổ thông,
mẫu giáo và gần 10 vạn giáo viên tham gia. Bộ Giáo dục đã kịp thời ban hành
chương trình mới, biên soạn và in 20 triệu bản sách giáo khoa phổ thông các cấp gửi
vào miền Nam thay cho sách cũ”86.
Sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975), học trình của tất cả các trường Trung học
phổ thông trong Nam vẫn như cũ, chỉ có một vài thay đổi nhỏ trong chương trình là
môn Triết không được giảng dạy ở lớp 12 nữa. Để kịp thời đáp ứng tình hình, nhiệm
vụ của cách mạng trong thời kì mới, chính quyền cách mạng đã tuyển dụng lại đội
ngũ giáo viên trước đây, tổ chức cho họ “tham dự các lớp chính trị, nghiệp vụ để hiểu
rõ tình hình, nhiệm vụ cách mạng, để nhận rõ tính chất của nền giáo dục mới và
nghiên cứu về chương trình, nội dung giảng dạy mới”87.
Miền Bắc đã cấp tốc cử một đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên vào chi viện
cho miền Nam để bổ sung những nơi thiếu hụt. Đồng thời chính quyền Cách mạng đã
tổ chức đào tạo cấp tốc một số giáo viên mới để cung cấp cho các nơi còn thiếu giáo
viên. Nhiều sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm ở miền Bắc năm học sau
ngày giải phóng đã tình nguyện vào công tác tại nhiều tỉnh phía Nam.
Mạng lưới các trường phổ thông ở miền Nam đã phân bố đều hơn. Hệ thống trường
lớp ở các vùng đông dân lao động, ở nông thôn, vùng dân tộc ít người, các khu kinh
tế mới vùng giải phóng cũng được củng cố và mở rộng. Con em các gia đình cách
mạng, gia đình liệt sĩ, con em nông dân được thu hút đến trường.
“Dưới chế độ cũ, miền Nam có khoảng 2500 trường tư thục, một nửa là trường tôn
giáo. Sau giải phóng, nhà nước đã công lập hóa các trường tư thục, tách nhà trường ra
khỏi ảnh hưởng của tôn giáo và chủ trương đưa toàn bộ trường tư vào sự quản lý của
nhà nước”88. Tháng 10/1975, tất cả các trường Tư chuyển thành trường Công không
đóng học phí và toàn bộ tài sản của các trường Tư Thục đều bị tịch thu, hiển nhiên
không có bất cứ một trường Tư Thục nào thuộc bậc Trung học phổ thông hiện hữu
trong giai đoạn này.
Trước ngày miền Nam giải phóng, nước ta có hai hệ thống giáo dục khác nhau. Ở
miền Bắc, giáo dục được tổ chức chủ yếu theo mô hình của Liên Xô cũ (hệ thống
giáo dục 10 năm). Ở miền Nam, giáo dục được tổ chức theo mô hình phương Tây
Nguồn: http://www.ninh-hoa.com/bk-ThuyNguyen_GiaoDucvaThiCu-12.htm (Truy cập lần cuối vào ngày:
19/4/2017).
85
. Bùi Minh Hiền, 2005, Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, tr.180.
86
. Bùi Minh Hiền (2005), Sđd, tr.181.
87
. Bùi Minh Hiền (2005), Sđd, tr.181.
88
. Bùi Minh Hiền (2005), Sđd, tr.181.

65
(chủ yếu theo mô hình Pháp và một phần được cải tiến theo mô hình của Mỹ) vì trong
thời điểm trước đó ở miền Nam bị chi phối bởi đế quốc Pháp. Nhiệm vụ cấp bách đề
ra cho giáo dục Cách mạng lúc đó là phải xây dựng một hệ thống giáo dục thống nhất
theo định hướng Xã hội chủ nghĩa trong cả nước 89.
Nền giáo dục cách mạng ở miền Bắc đã hình hài và có đủ lực lượng để tiếp quản các
trường, viện ở miền Nam. Các cơ sở giáo dục ở miền Nam của chính quyền cũ và
trong vùng giải phóng, cần được thống nhất thành một khối “tháng 12/1976 Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã vạch ra con đường đi lên xây dựng CNXH
trong phạm vi cả nước và xác định “giáo dục là nền tảng văn hóa của một nước, là
sức mạnh tương lai của một dân tộc, nó đặt ra những cơ sở ban đầu rất quan trọng
cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam XHCN”90.
Thực hiện nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng, ngày 11/1/1976 Bộ Chính trị
Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14 – NQ/TW về cuộc cải cách giáo dục lần thứ
ba.
Mục tiêu cơ bản của cuộc cải cách giáo dục lần này là:
Coi giáo dục là một bộ phận quan trọng của cách mạng tư tưởng văn hóa, là nhân tố
quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.
Làm tốt việc chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng
thành nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam, con người
làm chủ tập thể và phát triển toàn diện.
Thực hiện phổ cập giáo dục toàn dân. Phấn đấu cho thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành
được học đầy đủ đến bậc phổ thông trung học.
Thực hiện tốt hơn nữa nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với
lao động sản xuất gắn với đào tạo nghề và nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Cải cách cả cơ cấu hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp giáo dục” 91.
Cuộc cải cách giáo dục lần thứ ba được triển khai từ năm 1979. Ta có thể khẳng định
rằng: từ sau cuộc cải cách này, nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nói chung và mô
hình giáo dục ở bậc Trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã chính
thức lùi xa vào dĩ vãng, nếu có còn chăng cũng chỉ là một dấu chấm mờ trong bức
tranh lịch sử nước nhà ít người biết đến, một chút dư âm tiếc nuối trong lòng những
con người hoài cổ…

89
. Bùi Minh Hiền (2005), Sđd, tr.182.
90
. Bùi Minh Hiền (2005), Sđd, tr.161.
91
. Bùi Minh Hiền (2005), Sđd, tr.182.

66
3. Nhận định
Trong thời gian cầm quyền của mình, những người đứng đầu chính phủ Việt
Nam Cộng hòa đã nổ lực để xây dựng và cải tiến bậc giáo dục Trung học phổ thông
để tìm ra hướng đi hợp lí hơn nhằm thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, yếu kém
thông qua việc biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến, nhận định của người dân và
các học giả đương thời để kịp thời đổi mới mục tiêu giáo dục, chương trình học, tài
liệu sách giáo khoa, cơ sở vật chất – trang thiết bị trường học, việc thi cử đánh giá kết
quả học tập để phục vụ tốt cho nhu cầu “duy trì/phát huy tinh hoa truyền thống văn
hóa đạo đức của dân tộc vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của quốc
gia”92. Tiêu biểu là trường hợp Bộ Giáo dục tiếp nhận và phản hồi Đơn kiến nghị của
học sinh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn gửi Bộ Giáo dục về việc cải tổ thi cử ở bậc
Trung học phổ thông, ngày 1/2/1966 và việc khiếu nại, kiến nghị trong các kỳ thi Tú
tài và Đệ nhất cấp 1964 – 1967 mà chúng tôi đã đề cập ở trên.
Qua đó ta thấy rằng những người đứng đầu nghành giáo dục của chế độ cũ thực sự
quan tâm đến nguyện vọng của xã hội đương thời nói chung cũng như phụ huynh và
học sinh nói riêng. Cũng không có gì quá đáng khi ta nhận định rằng ở một khía cạnh
nhất định như thế này thì giáo dục Việc Nam Cộng hòa nói chung và giáo dục bậc
Trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa nói riêng có những mặt tích cực
như đã nói trên. Người dân được đóng góp ý kiến, ai cũng có thể góp sức vào xây
dựng nền giáo dục theo xu hướng ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy vậy, mô hình giáo dục bậc Trung học phổ thông miền Nam Việt Nam giai
đoạn 1956 – 1975, cũng bộc lộ không ít khiếm khuyết từ chương trình, sách giáo
khoa, trường học, đời sống giáo chức cho đến hình thức thi cử đánh giá. Cụ thể cho
đến những năm 1963 - 1964, chương trình học ở bậc Trung học đệ nhị cấp vẫn còn
chịu ảnh hưởng của hệ thống giáo dục ngu dân Pháp càng về sau nhất là khi bước qua
chế độ Đệ nhị Cộng hòa (1967 - 1975), giáo dục bậc Trung học đệ nhị cấp lại được
chính quyền lái ngã sang mô hình giáo dục theo kiểu Mĩ. Điều này không phải chỉ
đơn giản là việc đổi mới giáo dục tạo ra một nền giáo dục đại chúng, hướng đến toàn
dân chú trọng thực tế, tránh lối học thoát ly xa rời hiện thực như những năm trước đó.
Mà đây chính là một trong những âm mưu nằm trong kế hoạch chung xâm lược Việt
Nam của “ông chủ” Hoa Kì mà người “thừa hành” là chính quyền Sài Gòn. Họ biến
nền giáo dục miền Nam Việt Nam “thành công cụ xâm lược thực dân kiểu mới, đề
cao Mĩ ngụy, xuyên tạc cách mạng”93.
Nền giáo dục dần dần rập khuôn theo kiểu Mĩ như việc dùng phương pháp trắc
nghiệm IBM cho kì thi Tú tài 1974. Với điều này, giáo dục Miền Nam chẳng khác gì
được trao từ tay Pháp sang tay Mĩ, thân phận lệ thuộc vẫn còn đó không hề có sự tự
chủ của riêng mình. Trường phổ thông trở thành nơi nhồi nhét cho học sinh “nhân
92
. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển (2014), Sđd, tr.50.
93
. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.136.

67
sinh quan cá nhân chủ nghĩa và thế giới quan phản khoa học, nhằm tạo nên mẫu
người ích kỉ, cá nhân”94. Họ dạy cho học sinh của họ phải có bổn phận thi hành quân
dịch, tiêm nhiễm vào đầu thanh thiếu niên lý tưởng “hi sinh cho tổ quốc” đề cao chí
làm trai:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Để tránh sự phản ứng của học sinh miền Nam khi bị bắt ra chiến trường, chính quyền
Sài Gòn đã nhồi nhét vào trong đầu óc họ trách nhiệm và “sứ mệnh thiêng liêng” để
họ tự hào về “sứ mệnh thiêng liêng” của “người lính Cộng hòa” dám hi sinh khi “đất
nước” cần. Chính quyền Sài Gòn vì lợi ích cá nhân của mình đã đẩy biết bao nhiêu
thanh niên miền Nam vào cảnh đạn bom khói lửa. Trong khi đó, cả dân tộc Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đang thực hiện sự nghiệp thống
nhất đất nước.
Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng của Pháp và Mĩ nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa nói
chung và bậc Trung học đệ nhị cấp nói riêng còn mang nặng ảnh hưởng của văn hóa
đạo Công giáo. Nổi bậc hơn cả là dưới thời Ngô Đình Diệm.
Theo tác giả Nguyễn Văn Trung, nền giáo dục dưới thời Ngô Đình Diệm bị xem là
thiên vị Công giáo nặng nề. Ngô Đình Diệm dành cho Giáo hội Công giáo quyền chi
phối các trường (kể cả các trường không phải là của giáo hội) về mặt tinh thần, cốt
bảo đảm thực hiện được nội dung giáo dục “Duy linh” mà thực chất là nội dung
thần học theo lối triết học kinh viện thời Trung cổ. Phần lớn các học bổng đi học
nước ngoài đều rơi vào tay các linh mục hoặc sinh viên gia đình Công giáo.
Hệ thống trường tư thục của Công giáo phát triển rất nhanh…Có nơi Linh mục dùng
uy thế của mình để phụ huynh không cho con học trường công mà phải vào học
trường của Giáo hội, nên trường tư thục của Giáo hội làm tê liệt cả trường công,
khiến trường công trở nên trống rỗng do không tuyển được học sinh95.
Điều này dẫn đến hiện trạng lâm nguy của nền giáo dục đương thời. Tuy việc tôn
giáo chi phối giáo dục bậc Trung học đệ nhị cấp thời kì này chưa thể xem như “đêm
trường Trung cổ” ở châu Âu nhưng nó cũng biểu hiện cho sự can thiệp một cách thái
quá của đạo Công giáo vào đời sống tinh thần của người dân, thể hiện sự phân biệt
tôn giáo của chính quyền Sài Gòn nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
Mặc dù không thể tránh khỏi những hạn chế về chương trình, sách giáo khoa, trường
học, đời sống giáo chức,…do giới hạn của thời đại, của lịch sử nhưng mô hình giáo

. Viện khoa học giáo dục (2001), Sđd, tr.131.


94

95
. Ngô Đình Diệm Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di%E1%BB
%87m#Gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5c (truy cập lần cuối vào ngày: 19/4/2017).

68
dục bậc Trung học đệ nhị cấp có những điểm đáng ghi nhận về miễn giảm học phí,
tạo điều kiện để con em các gia đình miền Nam Việt Nam có cơ hội để được đến
trường; đào tạo nên một thế hệ thanh niên tương đối tốt về chất lượng học vấn đáp
ứng nhu cầu nhân lực cho đất nước; việc tổ chức thi cử có nề nếp tương đối ổn định,
hầu hết các cuộc thi lớn đều đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng cho mọi
người đi học với kỷ cương nghiêm ngặt, ít xảy ra tình trạng quay cop, sử dụng “phao”
và không có ngoại lệ biệt đãi đối với con em những nhà quyền thế. Truyền thống tôn
sư trọng đạo, kỷ luật học đường tuy càng về sau càng có vẻ sa sút nhưng nói chung
trong phạm vi học đường vẫn còn giữ được căn bản nề nếp tương đối khá ở không ít
nhà trường có uy tín, công cũng như tư.
Đặc biệt, trong lĩnh vực hoạt động giáo dục, tuy khó tránh khỏi hoàn toàn nhưng vẫn
ít thấy xảy ra những hiện tượng tiêu cực như tham ô, lãng phí của công một cách tràn
lan vì cả xã hội và từng bản thân mỗi nhà giáo đều có chung quan niệm đã ăn sâu lâu
đời vào cốt tủy: nghề giáo là một nghề thanh bạch…
Có thể nói cứ liệu về những ưu, nhược điểm của mô hình giáo dục ở bậc Trung học
đệ nhị cấp dưới thời Việt Nam Cộng hòa như đã trình bày đều ít nhiều giúp cho công
cuộc biên soạn cải cách chương trình, sách giáo khoa, và hình thức thi cử đánh giá
cho học sinh Trung học phổ thông giai đoạn tới những bài học hữu ích, tránh tình
trạng đổi mới một cách thiếu đồng nhất giữa Mục tiêu giáo dục, Nội dung chương
trình, Phương pháp và Đánh giá như hiện nay làm cho nền giáo dục Việt Nam nói
chung và giáo dục ở bậc Trung học phổ thông ngày càng khủng hoảng trầm trọng.
Trong các năm gần đây người ta ngày càng chú trọng và đề cao phương pháp dạy
học, phát động phong trào dạy học theo phương pháp đổi mới, thay đổi hình thức
Đánh giá từ luận đề sang trắc nghiệm nhưng lại không chịu sửa đổi Mục tiêu giáo
dục, Nội dung chương trình học nên tình hình giáo dục cũng không mấy khả quan
hơn, nếu không muốn nói là ngày càng bi đát.
Bởi lẽ dù có đổi mới phương pháp nhưng nội dung chương trình học vẫn rất nặng nề
cả về bề rộng lẫn dung lượng kiến thức, học sinh phải học 13 môn và thi dồn một
cách căng thẳng, thiếu hẳn thời gian thực hành, ngoại khóa học tập thêm những kĩ
năng sống cần thiết cho bản thân dẫn đến thực trạng những môn học không còn là
niềm vui đối với học sinh mà đôi khi trở thành nỗi sợ hãi.
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, 4 yếu tố Mục tiêu giáo dục, Nội dung chương trình
học, Phương pháp và Đánh giá có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, hiệu lực của
mỗi yếu tố thấp hay cao sẽ làm cho hiệu lực của các yếu tố khác bị sút giảm hay nâng
cao, ảnh hưởng đến hiệu lực chung của cả hệ thống. Vì thế, khi một yếu tố thay đổi sẽ
dẫn đến sự thay đổi của yếu tố khác, làm cho cả hệ thống thay đổi.

69
Từ những nội dung nói trên, các giải pháp chung cần thực hiện để cải tổ lại nền giáo
dục Việt Nam nói chung và giáo dục bậc Trung học phổ thông nói riêng đó là:
Thứ nhất, những người đứng đầu ngành giáo dục nước nhà cần phải lắng nghe tâm
tư, nguyện vọng của toàn xã hội nói chung cũng như phụ huynh và học sinh nói riêng
để xây dựng nên một nền giáo dục cởi mở đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội tránh
lặp lại lỗi “quá tải” chương trình như những lần cải cách trước đó.
Thứ hai, xây dựng lại chương trình thống nhất dựa trên mối quan hệ tương tác giữa 4
yếu tố Mục tiêu giáo dục, Nội dung, Phương pháp và Đánh giá.
Thứ ba, nên phân phối hài hòa thời lượng giữa các môn khối Tự nhiên và khối Xã hội
nhằm tránh cho học sinh có hiện tượng phân biệt giữa môn chính với môn phụ, tránh
hiện tượng học lệch ở học sinh.
Thứ tư, sử dụng lại các chương trình phân ban theo các ban A, B, C, D để định hướng
cho học sinh theo đuổi đúng môn học và sở trường của mình trong khuôn khổ chương
trình đã đề ra gồm đầy đủ các môn ở khối Xã hội và Tự nhiên tùy theo chức năng của
từng ban mà tăng giảm thời lượng các môn học một cách hợp lý. Tránh tình trạng để
cho học sinh phổ thông có quyền lựa chọn những môn học yêu thích ngoài các môn
bắt buộc như Văn, Toán, Ngoại ngữ vì nếu trao quyền lựa chọn cho học sinh vô tình
ta lại giết chết những môn học đó bởi từ trước học sinh luôn có tâm lý phân biệt giữa
môn chính, môn phụ nay lại càng rõ hơn.
Thứ năm, đổi mới phương pháp dạy học Ngoại ngữ theo cách dạy cho học sinh các kĩ
năng nghe, nói trước khi dạy cho các em những cấu trúc ngữ pháp phức tạp tránh tình
trạng sau 7 năm học ngoại ngữ từ lớp 6 đến lớp 12 nếu không kể những năm trước đó
nhưng đa số học sinh vẫn lúng túng khi giao tiếp với người nước ngoài.
Thứ sáu, thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ nên ngành giáo dục cần tiếp cận và
áp dụng những thành tựu của khoa học hiện đại vào trong việc giảng dạy ở trường
phổ thông để tránh tình trạng lạc hậu ôm mãi cái cũ đã lỗi thời.
Thứ bảy, trong việc đổi mới mô hình giáo dục ở bậc Trung học phổ thông hiện nay ta
chỉ nên tiếp thu và chọn lọc những mô hình giáo dục đã thành công ở các nước tiên
tiến chứ không nên đem những mô hình đó áp dụng lại nguyên xi. Bởi vì con người
và tình hình mỗi đất nước là không giống nhau.
Cuối cùng, Bộ Giáo dục nên dành những đãi ngộ xứng đáng cho giáo viên để
họ có thể chuyên tâm làm tròn bổn phận “trồng người” và sống một đời sống tương
ứng với vai trò của mình trong xã hội.

70
KẾT LUẬN

1. Nền giáo dục ở bậc Trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa (1956-
1975) đã dần đi vào quên lãng. Hiện nay, những sách báo, tư liệu có liên đến giáo dục
bậc Trung học phổ thông dưới thời Việt Nam Cộng hòa hầu như rất ít, đa số không
còn; riêng những nhân chứng sống đã từng ngồi dưới mái trường phổ thông năm ấy
có người giờ đã bước sang tuổi xế chiều trí nhớ cũng không còn minh mẫn, lại có
người hóa ra “người thiên cổ” nên dù có lòng thì chúng tôi cũng không thể nào tái
hiện lại đầy đủ bức tranh về nền giáo dục ở bậc Trung học phổ thông dưới thời Việt
Nam Cộng hòa.
Việc bỏ qua hoặc ít đề cập đến những gì liên quan đến Việt Nam Cộng hòa mà
đặc biệt là mảng giáo dục trong các bài học lịch sử ở phổ thông và trong các bộ sử
chính là một điểm thiếu sót rất lớn. Bởi lẽ, nếu ta chỉ tập trung vào nghiên cứu, giảng
dạy những vấn đề liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mà thiếu dành
sự quan tâm cho các nội dung về văn hóa – xã hội ở miền Nam, đặc biệt là vấn đề về
giáo dục thì khác nào ta lại đi theo vết xe đổ của lịch sử như những triều đại phong
kiến trước đây. Tiêu biểu là trường hợp nhà Nguyễn đã xóa bỏ mọi di sản liên quan
đến nhà Tây Sơn; Chính bản thân Việt Nam Cộng hòa họ cũng cố tình phớt lờ đi lịch
sử hình thành và phát triển của chế độ Xã hội chủ nghĩa và nếu có đề cập đến họ lại
cho rằng “chế độ cộng sản” là chế độ độc tài đối lập với “thế giới tự do” từ đó hô hào
chống cộng sản một cách mù quáng.
2. Tỷ lệ đỗ Tú tài trong giáo dục Việt Nam Cộng hòa chỉ đạt 20 – 30 %. Nay chúng ta
có đang chạy theo thành tích không? Cần chăng một giải pháp thích hợp để hướng
học sinh đến sự phát triển năng lực cá nhân, tránh cho học sinh có tư tưởng rằng đại
học là con đường duy nhất dẫn đến thành công?
3. Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố chính thức về hình thức thi trắc
nghiệm khách quan cho kỳ thi Trung học Phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017.
Theo đó, kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 có tổng số năm bài thi, gồm: Toán, Ngữ
văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (là tổ hợp các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học),
Khoa học xã hội (là tổ hợp các môn: Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân). Trong
đó, ba môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Các bài thi Toán, Ngoại ngữ,
Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội thi theo hình thức trắc nghiệm. Việc Bộ áp
dụng hình thức thi hoàn toàn mới như vậy đã nhận được nhiều luồn ý kiến trái chiều
từ xã hội, đa phần họ cho rằng thi trắc nghiệm mang tính chất “may ruổi” không đánh
giá đúng năng lực của học sinh.
Thật ra, hình thức thi trắc nghiệm khách quan ở Việt Nam không phải là mới, hình
thức này đã chính thức xuất hiện ở miền Nam Việt Nam vào năm 1974 mà chúng tôi
71
đã đề cập ở trên, trong kết quả của bài nghiên cứu này phương pháp thi trắc nghiệm
khách quan kiểm tra được nhiều kiến thức hơn, đảm bảo tính chính xác, khách quan,
công bằng hơn, tiết kiệm hơn và tốn ít thời gian làm bài của thí sinh cũng như thời
gian chấm điểm của hội đồng; sẽ tiết kiệm được hàng tỷ đồng vì không phải huy
động hàng trăm nghìn người chấm thi.
Ở Mỹ đã áp dụng thi trắc nghiệm khách quan cho hầu hết các môn học ở bậc THPT
cũng như kiểm tra đầu vào cho xét tuyển Đại học trong kỳ thi SAT (Scholastic
Aptitude Test) từ năm 1926.
Trong các kỳ thi Olympic Toán thế giới từ năm 1973 đến nay, nước Mỹ rất ít khi rời
khỏi top 3 vì thế không có lý do gì để khẳng định trắc nghiệm khách quan làm giảm
tư duy toán học của học sinh.
Việc ta tiếp nhận và kế thừa phương pháp thi trắc nghiệm đã có từ trước sẽ giảm đáng
kể căng thẳng cho xã hội, vừa tiết kiệm được hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Trắc
nghiệm khách quan đặc biệt thích hợp với những kỳ thi đại trà, có số lượng thí sinh
đông như thi tốt nghiệp phổ thông.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh rằng:
Trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu điểm, đặc biệt là sự khách quan và công bằng
cho tất cả thí sinh. Đề thi trắc nghiệm khách quan được thiết kế tốt sẽ đánh giá được
nhiều khả năng tư duy, năng lực ở các mức độ khác nhau của người học.
Trong các các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, trong số 4 phương án trả lời thường
có 2-3 phương án rất gần nhau, đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ kỹ lưỡng và có lập
luận chặt chẽ để chọn câu trả lời chính xác nhất.
Do vậy, hình thức thi trắc nghiệm khách quan hoàn toàn có thể kiểm tra được tư duy
logic và sự sáng tạo của thí sinh.96
Theo PGS. Đỗ Văn Dũng việc chuyển sang thi trắc nghiệm khách quan là một cuộc
cách mạng thực sự trong đánh giá, phù hợp với thời đại kỷ nguyên số.97
Phải chăng đã đến lúc ta phải nghiên cứu mảng giáo dục của chế độ Việt Nam
Cộng hòa để góp phần hoàn thiện bức tranh lịch sử dân tộc giai đoạn 1954 – 1975.

96
. Thùy Linh, Thi trắc nghiệm khách quan là một cuộc cách mạng trong đánh giá
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thi-trac-nghiem-khach-quan-la-mot-cuoc-cach-mang-trong-
danh-gia-post171248.gd (Truy cập lần cuối vào ngày 12/4/2017).
97
. Thùy Linh, Thi trắc nghiệm khách quan là một cuộc cách mạng trong đánh giá
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thi-trac-nghiem-khach-quan-la-mot-cuoc-cach-mang-trong-
danh-gia-post171248.gd (Truy cập lần cuối vào ngày 12/4/2017).

72
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Archimedes L.A.Patti, bản dịch Tiếng Việt của Lê Trọng Nghĩa (2008), Why Viet
Nam? – Tại sao Việt Nam?, Nxb Đà Nẵng.
Cao Xuân An, Nguyễn Trọng Cơ, Nguyễn Quý Hảo, Trần Đăng Khánh (1971) Vật lý
học 12 AB, Trường Giang xuất bản – Sài Gòn.
Nguyễn Thế Anh (1970), Việt Nam thời Pháp đô hộ, Lửa Thiêng xuất bản – Sài Gòn.
Ban giáo sư Trung học (1959), Luyện thi Trung học Đệ nhất cấp, Thanh Quang xuất
bản – Sài Gòn.
Ban Tu thư Tuấn Tú dịch (1965), Cours de Langues de Maugers I, II, III, IV - Ngôn
ngữ và văn minh của Pháp I, II, III, IV, Tuấn Tú xuất bản – Sài Gòn.
Ban giáo sư vạn vật (1973), Trắc nghiệm Vạn vật 12, Hàn Thuyên xuất bản – Sài
Gòn.
Ban giáo sư Triết (1974), Tâm lý học 12A, Kim Đồng xuất bản – Sài Gòn.
Bắc Phong (1970?), Quốc văn tổng giảng: Tú tài ABCD (dành riêng cho tú tài CD tự
do), Tủ sách tự học xuất bản – Sài Gòn.
Bộ giáo dục (1965), Chương trình sách giáo khoa Trung học, Trung Tâm lưu trữ
Quốc gia II.
Nguyễn Văn Cẩm, Cao Đình Quát, Lê Văn Chương, Lê Văn Quới, Khưu Huỳnh
Hươn, Tạ Quang Khôi, Cung Nhật Tân, Vũ Thị Ngọc Mai, Trần Đắc Thanh, Phạm
Thị Nhung, Nguyễn Quảng Tuân (1974), Quốc văn 12 ABCD, Trường Thi xuất bản –
Sài Gòn.
Đỗ Quang Chính (1964), Sử, Địa Đệ nhị ABCD, Đường Sáng xuất bản – Sài Gòn.
Công văn của Bộ giáo dục phản hồi thư gửi của học sinh trường Trung học Hồ
Ngọc Cẩn, ngày 8/3/1966, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
Ngô Đình Diệm
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Di
%E1%BB%87m#Gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5c (Truy cập lần cuối cùng vào ngày
19/4/2017)
Kim Định (1965), Triết lý giáo dục, Nguyễn Bá Tòng xuất bản – Sài gòn.
Đơn kiến nghị của học sinh trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn gửi Bộ Giáo dục về việc
cải tổ thi cử ở bậc Trung học phổ thông, ngày 1/2/1966, Trung tâm lưu trữ Quốc gia
II.
74
Edward Miller (2016), Liên minh sai lầm: Ngô Đình Diệm, Mỹ và số phận Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia.
Giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Giáo sư Nguyễn Công Bình (1988), Địa
chỉ văn hóa TP.Hồ Chí Minh, II Văn học, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Thu Giang, Nguyễn Duy Cần (1970), Văn hóa và Giáo dục miền Nam đi về đâu,
Nam Hà xuất bản – Sài Gòn.
Lê Văn Giang (2003), Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam (Sách
tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia.
Giai đoạn sau chiến tranh Đông Dương (1954-1963) – Mỹ thay thế Pháp viện trợ
cho Quốc gia Việt Nam.
Nguồn: http://www.quantinhnguyenvietlao.org.vn/news/243.htm (Truy cập lần cuối
vào ngày 30/3/2017).
Lê Đình Hạnh, Nguyễn Kim Linh (1963), Vạn Vật Học Các Lớp Đệ Nhất B.C.D,
Tiến Hóa xuất bản – Sài Gòn.
Bùi Minh Hiền (2005), Lịch sử giáo dục Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm.
Hồ sơ v/v soạn thảo, ấn hành sách giáo khoa bậc Trung học 1965 – 1966, Trung tâm
lưu trữ Quốc gia II.
Hồ sơ v/v ấn định và tổ chức các kỳ thi Tú tài năm 1968 – 1975, Trung tâm lưu trữ
Quốc gia II.
Hội đồng Văn hóa giáo dục (1972), Chính sách văn hóa giáo dục.
Trần Đức Huy, Trần Văn Hiến Minh (1966), Đạo đức học Đệ nhất A.B.C.D, Ra khơi
xuất bản – Sài gòn.
Đàm Quang Hưng (1961), Bài giải toán Đại số Đệ nhị Khoa học thực nghiệm, Sống
mới xuất bản – Sài Gòn.
Đàm Quang Hưng (1969), Bài giải toán Lượng giác lớp 11 Khoa học A B và Kỹ
thuật, Sống mới xuất bản – Sài Gòn.
Nguyễn Đình Hương (2009), Việt Nam hướng tới nền giáo dục hiện đại, Nxb Giáo
dục Việt Nam.
Khoa thi Nho học cuối cùng có gì lạ?
Nguồn:http://www.baomoi.com/khoa-thi-nho-hoc-cuoi-cung-co-gi-la/c/4451207.epi
(Truy cập lần cuối cùng vào ngày 30/3/2017).

75
Lê Bá Kông (1965) English for today I, II, III, IV - Anh ngữ thực dụng Cấp I, II, III,
IV, Ziên Hồng xuất bản – Sài Gòn.
Vũ Ký (1972), Luận văn chương và giải đề thi Tú tài 1 A B C D, Trí Đăng xuất bản –
Sài Gòn.
Tạ Ký (1961), Việt Nam thi văn trích giảng, Khoa học xuất bản – Sài Gòn.
Lê Văn Lâm (1969), Vật Lý Tập 2 Hiện tượng tuần hoàn, Điện tử hạch tâm Đệ nhất
AB và Kĩ thuật, Khoa học xuất bản – Sài Gòn.
Nguyễn Hiến Lê (1962), Vấn đề tư thục (số 1.7.62) trích trong Phải mạnh bạo cải tổ
nền giáo dục Việt Nam đăng trên Bách Khoa.
Trà Linh, Phong Hiền, Trịnh Tuệ Quỳnh, Hoa Lục Bình, Thạch Hương, Trần Hữu Tá
(1977), Văn hóa văn nghệ miền Nam dưới chế độ Mĩ Ngụy, NxbVăn hóa.
Nguyễn Thanh Liêm , Nền giáo dục ở miền nam 1954-1975 (trích)
Nguồn:https://hocthenao.vn/2013/10/16/nen-giao-duc-o-mien-nam-1954-1975-trich-
nguyen-thanh-liem/ (Truy cập lần cuối cùng vào ngày 19/4/2017).
Thùy Linh, Thi trắc nghiệm khách quan là một cuộc cách mạng trong đánh giá
Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Thi-trac-nghiem-khach-quan-la-mot-
cuoc-cach-mang-trong-danh-gia-post171248.gd (Truy cập lần cuối vào ngày
19/4/2017).
Lê Xuân Mai (1960), Bài tập và Toán thi Quang học Lớp Đệ nhị AB – Luyện thi Tú
tài I, Khoa học xuất bản – Sài Gòn.
Trần Văn Hiến Minh (1966), Luận Lý Học Đệ Nhất A.B.C.D, Ra Khơi xuất bản – Sài
Gòn.
Lê Kim Ngân (1969), Sử, Địa Đệ nhất ABCD, Văn Hào xuất bản – Sài Gòn.
Lê Kim Ngân, Bùi Trọng Chương, Bùi Văn Hiệp, Hoàng Ngọc Thanh Dưng (1969),
Lớp Mười một – Giáo dục Công dân (Đệ nhị), Văn Hào xuất bản – Sài Gòn.
Phạm Thế Ngũ (1970), Bài Việt văn kỳ thi Tú tài – Bài luận văn chương, 3 tập, Phạm
Thế – Quốc học tùng thư xuất bản – Sài Gòn.
Nguyễn Khắc Ngữ (1979), Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Tủ sách
nghiên cứu Sử Địa xuất bản – Sài Gòn.
Nghị định số 1152A GD/KHPC/ND ngày 26-6-1970 về Chương trình Cập nhật hoá
của Bộ Quốc gia Giáo dục.

76
Hồ Hữu Nhựt (1999), Lịch sử Giáo dục Sài Gòn - Thành Phố Hồ Chí Minh (1968 –
1998), Nxb Trẻ.
Nguyễn Tấn Phát (2004), Giáo dục cách mạng ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
những kinh nghiệm và bài học lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia.
Pháp thuộc
Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1p_thu%E1%BB
%99c#V.C4.83n_h.C3.B3a_v.C3.A0_gi.C3.A1o_d.E1.BB.A5 (Truy cập lần cuối
ngày 19/4/2017).
Phan Thanh Giản đã được giải oan sau 150 năm
Nguồn:http://m.tienphong.vn/van-nghe/phan-thanh-gian-da-duoc-giai-oan-sau-150-
nam-138213.tpo (Truy cập lần cuối ngày 19/4/2017)
Phiếu gởi của Thượng Nghị viện về thuyết trình của Nghị sĩ Phạm Đình Ái đối với
việc thi Tú tài trắc nghiệm năm 1974, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
Nguyễn Phương (1963), 82 năm Việt sử 1802 – 1884 Chương trình lớp Đệ nhị, Đại
học Sư phạm Huế xuất bản.
Hoàng Phương, Phong trào diệt giặc dốt 70 năm trước.
Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/phong-trao-diet-giac-dot-70-nam-truoc-
3270864.html (Truy cập lần cuối cùng vào ngày 30/3/2017).
Phạm Văn Quảng (1971), Giáo khoa và Phương pháp giải toán Hình học lớp 11 A.B,
Tiến Đức xuất bản – Sài Gòn.
Lê Vinh Quốc (2011), Đổi mới dạy học theo Khoa học Giáo dục hiện đại, Nxb Đại
học Sư phạm TP.HCM.
Trần Trọng San (1968), Việt văn độc bản Đệ Tam, Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh
niên xuất bản – Sài Gòn.
Sắc lệnh số 660/TT/SL ngày 01-12-1969 về Chương trình Cập nhật hoá của Bộ Quốc
gia Giáo dục.
Tài liệu của Bộ Giáo dục v/v khiếu nại, kiến nghị trong các kỳ thi Tú tài và Đệ nhất
cấp 1964 – 1967, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
Tạp chí Nghiên cứu và phát triển (2014), Số 7-8 (114-115) Chuyên đề: Giáo dục
miền Nam Việt Nam (1954 – 1975).
Đỗ Danh Tầm, Nguyễn Văn Long (1965), Vạn Vật Học Lớp Đệ Nhị A, Nxb Tiến
Hóa.

77
Nguyễn Văn Thành, Sự giáo dục và thi cử qua các thời đại ở Việt Nam
Nguồn: http://www.ninh-hoa.com/bk-ThuyNguyen_GiaoDucvaThiCu-12.htm (Truy
cập lần cuối cùng ngày 19/4/2017)
Nguyễn Q. Thắng (2005), Khoa cử và Giáo dục Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh.
Nam Xuân Thọ (2015), Phan Thanh Giản (1796-1867), Hồng Đức xuất bản – Sài
Gòn.
Nguyễn Lập Thỏa, Lê Duy Nghiệp (1968), Vạn Vật Học Các Lớp Đệ Tam B.C.D,
Đường Sáng xuất bản – Sài Gòn.
Thống nhất là đỉnh cao thắng lợi của dân tộc Việt Nam.
Nguồn:http://laodong.com.vn/lao-dong-cuoi-tuan/thong-nhat-la-dinh-cao-thang-loi-
cua-dan-toc-viet-nam-113665.bld (Truy cập lần cuối vào ngày 30/3/2017).
Nguyễn Trọng Thi, Phạm Thư (1974), Tú tài phổ thông AB - Tú tài Phổ thông A B -
Trắc nghiệm Vật lý, Đại Dương xuất bản – Sài Gòn.
Nguyễn Trọng Thi, Phạm Thư (1974), Tú tài phổ thông AB Trắc nghiệm Vật lý tập
II, Đại Dương xuất bản – Sài Gòn.
Thư gửi Bộ Giáo dục của Thanh tra liên Tỉnh III về việc nâng tỉ lệ đổ đạt trong kỳ thi
Tú tài, ngày 28/8/1969, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II.
Võ Thu Tịnh (1965), Việt văn, Đệ nhị A B C D (2 tập), Hải Vân xuất bản – Sài Gòn.
Huỳnh Công Tín, Phan Thanh Giản - vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ
Nguồn: http://www.trithucmo.net/index.php/lich-su/phan-tich/item/397-phan-thanh-
gian-vi-tien-si-dau-tien-dat-nam-ky (Truy cập lần cuối cùng vào ngày 19/4/2017).
Lê Tử Tùng (1971), Những cái chết trong cách mạng 1.11.1963, Lũy Thầy xuất bản
– Sài Gòn.
Phạm Kế Viêm và Võ Thế Hào (1959), Toán đại số Luyện thi Tú Tài I Đệ nhị Khoa
học Thực nghiệm, Trường Thi xuất bản – Sài Gòn.
Phan Mạnh Viện (1960), Tính Hóa học Đệ nhị AB, Yên Sơn xuất bản – Sài Gòn.
Nguyễn Lưu Viên (1966), Chính sách Văn hóa giáo dục.
Việt Nam thông tấn xã (1972), Người dân muốn biết tập I, II, III, N/A xuất bản – Sài
Gòn.
Trần Lệ Xuân

78
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_L%E1%BB%87_Xu
%C3%A2n (Truy cập lần cuối cùng vào ngày 30/3/2017).
Viện khoa học giáo dục (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kì, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội.

79

You might also like