You are on page 1of 87

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KIẾN TRÚC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHAI THÁC TRIẾT LÍ PHẬT GIÁO VÀ DẤU ẤN VĂN HOÁ


TRONG CÁC KHÔNG GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TRÌNH

GVHD:
TS.KTS. NGUYỄN THỊ KIM TÚ
ThS.KTS. TRẦN ANH ĐÀO

SVTH: LÊ HOÀNG ĐẤU


MSSV: 18510101074
Lớp: KT18

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Nội dung định hướng nghiên cứu ............................................................... 3
6. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài ...................................................... 3
B. PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VÀ HỌC VIỆN PHẬT
GIÁO ................................................................................................................. 3
1. Các khái niệm ............................................................................................... 3
1.1 Khái niệm Phật giáo ................................................................................. 3
1.2 Khái niệm học viện ................................................................................... 4
1.3 Khái niệm học viên Phật giáo .................................................................. 4
1.4. Các thành phần trong công trình kiến trúc Phật giáo............................. 6
2. Chức năng đặc trưng của học viện phật giáo ............................................ 6
3. Lược sử hình thành và phát triển của học viện phật giáo ........................ 7
3.1. Học viện phật giáo trên thế giới và tại châu Á ....................................... 7
3.2. Học viện phất giáo tại Việt Nam .............................................................. 8
3.2.1 Những ngày đầu của trường học Phật giáo .......................................... 8
3.2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 .......................................................................... 9
3.2.3 Giai đoạn từ khi thống nhất đất nước đến nay .................................... 10
3.2.4 Học viện Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam ........................................... 12
4. Mô hình đào tạo học viện Phật giáo Việt Nam ........................................ 12
5. Xu hướng thiết kế công trình học viện phật giáo .................................... 13
5.1. Xu hướng trên thế giới ............................................................................ 13
5.2. Xu hướng tại Việt Nam ........................................................................... 16
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HỌC VIỆN PHẬT GIÁO Ở VIỆT
NAM ................................................................................................................ 24
2.1. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3981:1985 về trường đại học . 24
2.2. Cơ sở triết lí phật giáo ............................................................................ 24
2.3. Các tông phái và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống của người Việt
.......................................................................................................................... 26
2.3.1 Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Đại thừa) ........................................... 26
2.3.2 Phật giáo Nam tông (Phật giáo Tiểu thừa) ......................................... 28
2.3.3 Một số Tông phái khác ........................................................................ 31
2.4. Triết lí phật giáo trong công trình kiến trúc......................................... 32
2.4.1 Hệ tư tưởng .......................................................................................... 32
2.4.2 Hình thức kiến trúc Phật giáo ............................................................. 35
2.4.3 Hình tượng đặc trưng cho kiến trúc Phật giáo ................................... 37
2.5. Những yếu tố văn hoá Phật giáo ảnh hưởng đến côn trình kiến trúc học
viện Phật giáo.................................................................................................. 46
2.5.1 Tổ chức hình thức kiến trúc Phật giáo ................................................ 46
2.5.2 Tổ chức mặt bằng ................................................................................ 49
2.5.3 Đặc điểm không gian chức năng ......................................................... 58
2.6. Một số công trình nghiên cứu ................................................................ 67
2.6.1 Học viện Phật giáo Nalanda, Hải Nam, Trung Quốc ......................... 67
2.6.2 Học viên Phật giáo Nam Tông Khmer, Cần Thơ, Việt Nam ............... 69
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC TRIẾT LÍ PHẬT GIÁO VÀ DẤU ẤN VĂN HOÁ
TRONG CÁC KHÔNG GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TRÌNH ................. 70
3.1 Giải pháp tổ chức qui hoạch ................................................................... 70
3.1.1 Yếu tố “nhập thế” của Phật giáo trong quy hoạch khuôn viên........... 70
3.1.2 Yếu tố trục và quy hoạch tổng thể ....................................................... 71
3.1.3. Yếu tố tỉ lệ và hình học của công trình trong văn hoá Phật giáo Nam
Tông .............................................................................................................. 72
3.2 Không gian đặc thù .................................................................................. 73
3.2.1 Nét đặc trưng của nhà Sala ................................................................. 73
3.2.2 Sự “nguyên thuỷ” trong thiền đình ..................................................... 74
3.3 Yếu tố trang trí và biểu tượng ................................................................ 75
3.3.1 Hình tượng bánh xe luân hồi và triết lí luân hồi trong thiền đình ...... 75
3.3.2 Hình ảnh ghe ngo trong tín ngưỡng văn hoá của đồng bào Khmer .... 77
3.3.3 Yếu tố vật liệu và màu sắc trong trang trí mĩ thuật ............................. 78
C. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 82
ĐỀ TÀI: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU TRONG HỌC
VIÊN PHẬT GIÁO TẠI CẦN THƠ
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phật giáo có mặt ở Việt Nam khoảng 2000 năm, đóng góp không nhỏ vào văn hoá,
nghệ thuật, chính trị, xã hội... của dân tộc, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm qua từng
thời đại. Nước ta bao gồm 3 miền, mỗi miền có lịch sử hình thành khác nhau, nên
Phật giáo mỗi miền cũng có nguồn gốc khác nhau, đặc trưng khác nhau và đặc biệt
là ở vùng Nam Bộ, Phật giáo phát triển khá mạnh mẽ và rõ nét với nhiều dấu ấn
đặc sắc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Phật giáo - với tư cách vừa là
một học thuyết giải thoát về cách sống lương thiện tốt đẹp cho con người, vừa là
một học thuyết qua tinh thần Tứ Ân có ơn với Tổ quốc là trọng đại – đã có những
đóng góp quan trọng trong việc hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt
Nam.
Một tổ chức tôn giáo có thể trở nên hưng thịnh và vững mạnh là nhờ vào sự hiểu
biết và tiếp thu vững chắc giáo lí của người theo học và yếu tố làm nên sự hưng
thịnh của Phật giáo ngày nay chính là sự đào tạo tốt về giáo lí cho người học đạo
nói chung và lực lượng Tăng - Ni nói riêng, nếu Tăng - Ni không được đào tạo tốt
thì Phật giáo cũng khó phát triển và đi theo đúng hướng. Chính vì vậy, có thể nói
giáo dục trong Phật giáo là vấn đề quan trọng hàng đầu ở bất kì hoàn cảnh lịch sử
nào.
Phật giáo đem lại nhiều giá trị cho đời sống tinh thần xã hội của con người, người
hướng phật hay học phật luôn có tâm hướng thiện, lòng an yên. Phật giáo luôn đề
cao khả năng tư duy độc lập của con người, chính là nhằm hướng mỗi người biết
tự chọn cho mình phương châm hành động đúng lẽ phải, phân biệt chính/tà,
thiện/ác, biết cần phải làm gì trong cuộc sống vốn đầy biến động, xây dựng
một xã hội an bình.
Học Phật là một quá trình, người học Phật cũng trải qua các cấp học để có thể vào
môi trường học Phật cao hơn như: đại học Phật giáo, học viện Phật giáo. Tuy nhiên
sẽ rất thiếu sót khi người học Phật chỉ được học mà không được trải nghiệm thực
tế quá trình tu tập cụ thể tại các tu viện, nơi có các bậc chân tu giúp hỗ trợ trải
nghiệm giáo lý đúng khuôn khổ.
Đạo Phật mang những tư tưởng, triết lý rất có hệ thống, cụ thể và gần gũi giữa đời
sống thực tại và đời sống tâm linh của con người nên hiển nhiên trở thành tôn giáo
hấp dẫn mọi thành phần xã hội người Việt.

1
Việc xây dựng một mô hình học viện lý tưởng cho tăng ni và cư sĩ, cung cấp các
nhu cầu thiết yếu cũng như tạo ra một không gian tu tập, rèn luyện Phật học đúng
nghĩa là vô cùng cần thiết hiện nay. Bên cạnh đó, việc xây dựng một học viện Phật
giáo vừa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tạo nên môi trường tu tập lí tưởng đồng thời
tạo cảm giác an yên cho người học Phật vừa mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng
của tôn giáo vẫn còn là vấn đề nan giải cần được nghiên cứu chuyên sâu.
Hơn thế nữa, Cần Thơ một vùng đất mang nhiều giá trị văn hoá - lịch sử, là thủ
phủ của miền Nam, nơi tập trung khá nhiều và đông đúc nhiều dân cư từ các tỉnh
thành đến lưu trú học tập, sinh sống và làm việc. Những khoá tu ngắn ngày, những
ngày hội, hay việc tạo ra một không gian học viện để mọi người lui tới học đạo là
một nhu cầu thiết yếu. Việc xây dựng một học viện Phật giáo không những đáp
ứng đầy đủ các công năng mà còn tạo ra nhiều không gian đặc biệt để không chỉ
đáp ứng việc học đạo mà còn để lại nhiều dấu ấn sâu sắc cho mỗi phật tử khi ghé
qua nơi chốn này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các đặc điểm thuộc không gian đặc trưng của học viện.
- Tìm hiểu các đặc trưng của thể loại công trình học viện Phật giáo (về quy hoạch
tổng thể, không gian chức năng, hình thức kiến trúc, quy hoạch cảnh quan...).
- Xây dựng mô hình tổ chức tổng mặt bằng không gian học viện phù hợp với công
năng, hình thức thẩm mỹ, văn hóa triết lí của nhà Phật (ánh sáng, màu sắc, vật
liệu,...).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, triết lý Phật giáo Nam tông.
- Hệ thống không gian chức năng trong công trình học viện Phật giáo.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Kiến trúc học viện Phật giáo (đặc biệt là Phật giáo Nam Tông) từ khi du nhập vào
đến nay ở Việt Nam và chủ yếu là tập trung vào vùng đất Phương nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tìm tài liệu.
- Phương pháp phân tích tài liệu.
- Phương pháp phân loại và hệ thống và tổng hợp tài liệu.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá, so sánh.

2
- Rút ra bài học cho đề tài nghiên cứu cá nhân.
5. Nội dung định hướng nghiên cứu
- Tìm hiểu và nghiên cứu về văn hoá, triết lý của Phật giáo cụ thể hơn là Phật giáo
Nam Tông. Qua đó có thể tìm ra những dấu ấn trong văn hoá và triết lý Phật giáo
ảnh hưởng đến cách thiết kế công trình kiến trúc Phật giáo xưa và nay.
- Tìm hiểu đặc trưng công năng, hình thức thẩm mỹ, không gian kiến trúc học viện
Phật giáo dựa trên nền tảng triết lý nhà Phật và các công trình thực tế trên thới giới,
công trình thực tế tại Việtn Nam đặc biệt là vùng Nam Bộ.
- Từ các nghiên cứu bên trên, có kiến thức chuyên sâu về thể loại công trình học
viện Phật giáo, phục vụ cho đồ án tốt nghiệp sắp tới.
6. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
- Văn hóa và kiến trúc Phương Đông - NXB Xây Dựng.
- Lược sử phật giáo Nam tông Việt Nam - NXB Hồng Đức.
- Phật giáo Nam tông tại vùng Nam Bộ - NXB Hồng Đức.
- Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam (1938-1963) - NXB Hồng Đức.
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHẬT GIÁO VÀ HỌC VIỆN PHẬT GIÁO
1. Các khái niệm
1.1 Khái niệm Phật giáo
Phật giáo có thể được định nghĩa và giải thích bằng những góc nhìn khác nhau như
sau: Phật giáo, là giáo lý của Đức Phật (người Giác Ngộ), nhằm hướng dẫn và phát
triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch (thông qua con đường Đạo
Đức).
Phật giáo là tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương
pháp tu tập dựa trên lời dạy của Siddhartha Gautama, người sống cách đây khoảng
26 thế kỉ ở phía Đông Bắc nước Ấn Độ và thuộc Nepal ngày nay. Ngài được người
ta gọi là “Đức Phật” (Buddha) hàm nghĩa là một người tỉnh thức sau khi trải qua
kinh nghiệm tu tập, nhận chân được bản chất của cuộc đời, sự sống và cái chết.
Trong tiếng Anh, đức Phật còn được gọi là một người giác ngộ, trong ngôn ngữ
Sanskrit là “Bodhi” có ý nghĩa là “tỉnh thức”.

3
Sơ đồ B.I.01: Phật giáo Miền Nam
[Nguồn: website phatgiao.org.vn, Đồ họa: tác giả]
1.2 Khái niệm học viện
Học viện là một cơ sở vừa để học tập vừa nghiên cứu chuyên sâu, đào tạo nhằm
thúc đẩy nghệ thuật, khoa học, văn chương, âm nhạc, hay một lĩnh vực văn hóa
hay tri thức nào đó.
1.3 Khái niệm học viên Phật giáo
Là môi trường vừa học vừa nghiên cứu vừa tu, đó là sự khác biệt rõ nét nhất của
Học viện Phật giáo so với bất kỳ trường Đại học nào tại Việt Nam. Việc sinh
hoạt và học tập của các học viên ở đây có thể nói là nghiêm khắc và khắc nghiệt.

4
Hình B.I.01: Học viện Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới Lảung Gar

[Nguồn: Wibsite Pinterses]

Hình B.I.02: Tu viện Phật Giáo Taung Kalat trên đỉnh núi Popa, Myanmar

[Nguồn: wibsite Pinteres]

5
1.4. Các thành phần trong công trình kiến trúc Phật giáo

2. Chức năng đặc trưng của học viện phật giáo


Là nơi đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu cho các tăng ni sinh và những người có
nhu cầu và đủ điều kiện tham gia các khóa tu học, là nơi cho các nghiên cứu sinh
nghiên cứu Phật học góp phần phát triễn và phổ cập Phật học cho mọi người. Ngoài
ra còn là nơi lưu trữ kinh điển, các tài liệu và trưng bày các hiện vật lịch sử Phật
giáo.

6
Là trung tâm sinh hoạt văn hóa tôn giáo: một phần là không gian công cộng – nơi
diễn ra các hội Phật Phật Giáo, các lễ hội như ngày rằm tháng 7 (lễ Vu lan báo
hiếu), ngày 8-15/4 (Lễ đức Phật đản sanh), lễ tết nguyên đán,... Ngoài ra còn là nơi
tổ chức các khóa tu cho tất cả mọi người.
Là nơi sống, tu học và làm việc, nghiên cứu của các tăng ni sinh, tu sĩ là giảng viên
và các thành viên tham gia các khóa học: tổ chức không gian sống như khu ký túc
xá, khu phục vụ sinh hoạt, sân vườn cây xanh (vườn thiền), ...
Phân biệt học viện Phật giáo với trường đại học Phật giáo
- Đại học: chuyên về học tập và giảng dạy nhiều ngành nghề trong một lĩnh vực.
- Học viện: kết hợp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu một lĩnh vực nào
đó.
Giống nhau:
Đều là môi trường học tập, giảng dạy về một lĩnh vực. Đều có các hạn mục phục
vụ cho sinh viên: thư viện, dịch vụ công cộng, kí túc xá, nhà ăn, bãi xe,..
Khác nhau:

Trường đại học Phật giáo Học viện Phật giáo

- Đào tạo nhiều ngành khác nhau - Chuyên sâu về Phật học
- Không gian chủ yếu cho việc học tập, - Không gian thiền định, yên tĩnh,
sinh hoạt,… thanh tĩnh.
- Không gian đặc biệt để tổ chức lễ - Chú trọng vào các không gian đặc
nghi, lễ hội Phật giáo trưng của Phật giáo

3. Lược sử hình thành và phát triển của học viện phật giáo
3.1. Học viện phật giáo trên thế giới và tại châu Á
Sau khi Tăng đoàn được hình thành và dần phát triển về số lượng người gia nhập,
thì nhu cầu về những nơi chốn tương đối ổn định để Tăng chúng cùng nhau tu học
và làm nơi thuyết giảng cho tất cả mọi hạng người trong xã hội - những người
muốn nghe pháp - là điều được tính tới và đó là lý do để các tinh xá bắt đầu được
hình thành; và các tinh xá được xem như là những trung tâm giáo dục đầu tiên của
Phật giáo, trước hết là để huấn luyện và giáo dục cho cộng đồng tăng lữ về Kinh
và Luật do Đức Phật đã dạy và chế định.
Theo thời gian, với sự hình thành Luận tạng (Abhidhamma), sự phân chia bộ phái,
cùng với sự sinh khởi của Phật giáo Đại thừa, giáo dục Phật giáo, triết học kinh
viện và những hoạt động học thuật đã nhận lấy một sự thúc đẩy lớn lao và đây là

7
động cơ để hình thành nên những tu viện không chỉ là nơi tu tập mà đã trở thành
những trung tâm giáo dục và huấn luyện về nhiều phương diện
Có thể nói giáo dục Phật giáo phát triển thành hệ thống hoàn chỉnh về nhiều
phương diện bắt đầu vào khoảng từ thế kỷ thứ V với sự có mặt của những đại học
Phật giáo quy mô như Nālandā, Vikramśīlā, Uddaṇḍapura, Vilabhī... Trong số
những đại học này, Nālandā được xem là nơi có hệ thống giáo dục cao, quy mô và
hoàn thiện nhất, với rất nhiều sinh viên theo học và giáo sư giảng dạy, con số lên
đến 10 ngàn người.
3.2. Học viện phất giáo tại Việt Nam
3.2.1 Những ngày đầu của trường học Phật giáo

Sơ đồ B.I.02: Công cuộc chấn hưng Phật giáo


[Nguồn: website http://vietquoc.com/, Đồ họa: tác giả]
Những năm đầu thế kỉ XX phong trào chấn hưng Phật giáo lan rộng.
Năm 1930, hội Phật học đầu tiên ra đời tại Sài Gòn mang tên Nam kì nghiên cứu
Phật học.
Năm 1932, ở Trung kì đã thành lập Phật học hội mà hội quán là chùa Từ Đàm.
Năm 1934, Bắc kì thành lập Phật giáo Tống hội.

8
Hình B.I.03: Ảnh chụp Sơn môn đại họctại chùa Tây Thiên Huế, 1932
[Nguồn: https://thuvienhoasen.org]
3.2.2 Giai đoạn 1945 – 1975
Vì chiến tranh, các chùa tổ chức thành trường học để đào tạo tăng, tuy nhiên chỉ
được một thời gian ngắn rồi lại tan rã.
Nổi trội là Chùa Huệ Nghiêm là nơi tu học của chư tăng từ 1963 đến 1985 với các
tên: Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm, Viện
Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm (1963 – 1985). Tiếp đến là Viện Đại Học Vạn
Hạnh được thành lập năm 1964, là cơ sở giáo dục cấp đại học đầu tiên của Giáo
Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là hậu thân của Viện Cao Đẳng Phật Học
trong niên khóa đầu tiên 1964-1965, Viện chỉ mới mở hai Phân Khoa với sĩ số 696
sinh viên:Phân Khoa Phật Học, Phân Khoa Văn Học và Khoa Học Nhân Văn. Năm
1966 Viện mới xây cất xong cơ sở riêng, địa chỉ số 222 Trương Minh Giảng,
Saigon.

9
Hình B.I.04: Ảnh chụp Viện Đại học Vạn Hạnh xưa
[Nguồn: https://thuvienhoasen.org]
3.2.3 Giai đoạn từ khi thống nhất đất nước đến nay
Thành lập được Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM , sau đó Học viện
Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế và Học viện
Phật giáo Nam Tông Khmer tại Cần Thơ là những cơ sở giáo dục cấp Đại học của
Giáo hội.

Hình B.I.05: Học viện phật giáo Việt Nam tại Hà Nội
[Nguồn: Phattuvietnam.net]
10
Hình B.I.06: Học viện Phtaj giáo Việt Nam tại tp. HCM
[Nguồn: https://www.vbu.edu.vn]

Hình B.I.07: Học viện Phật giáo Nam tông Khmer- Cần Thơ
[nguồn: https://giacngo.vn]

11
3.2.4 Học viện Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam

Sơ đồ B.I.03: Vài nét về Học Viện Phật giáo đầu tiên của Việt Nam
[Nguồn: website https://www.vbu.edu.vn/, Đồ họa: tác giả]
4. Mô hình đào tạo học viện Phật giáo Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam có tổng cộng 4 học viện Phật giáo trên toàn quốc và có
chung một hệ đào tạo, việc tuyển sinh dựa theo chương trình 4 năm/lần và 2
năm/lần tùy học viện.
- Cử nhân: 4 năm
- Thạc sĩ: 2- 2.5 năm

12
- Tiến sĩ: 2-5 năm
5. Xu hướng thiết kế công trình học viện phật giáo
5.1. Xu hướng trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, loại hình kiến trúc học viện Phật giáo tương đối phát triển
theo nhiều hướng khác nhau, nhưng phần lớn theo xu hướng bền vững, tôn trọng
tối đa môi trường xung quanh và tôn trọng yếu tố bản địa.
Theo từng nơi mà giải pháp ứng biến với từng điều kiện kinh tế, xã hội, khí hậu,
tốc độ đô thị hóa... địa phương.
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI
TU VIỆN WATER-MOON
Vị trí: Đài Bắc, Đài Loan Kiến trúc sư: KRIS YAO
Diện tích: 8422 m2 Hoàn thành năm: 2012
“Tu viện này sẽ là 'Hoa trong không gian và Trăng trong nước”
Sư phụ Shenyen

Hình B.I.08: Tu viện Water-Moon, Đài Loan


[Nguồn: website Archdaily]
Mặt đứng của tu viện là hệ thống lam rất độc đáo, tác giả đã đưa văn hóa Phật giáo
vào công trình bằng cách khắc các bài kinh, bài chú lên hệ thống lam, nắng sẽ
xuyên qua hệ lam sau đó in bóng lên tường và sàn nhà bên trong, tạo nên một hiệu
ứng tâm linh cực kì hiệu quả.

13
Hình B.I.9. Hình B.I.10
[Nguồn: website Archdaily]
TU VIỆN WAT ANANDA METYARAMA
Vị trí: Singapore
Kiến trúc sư: Czarl Architects
Diện tích: 1526 m2
Hoàn thành năm: 2014
“Hình khối khi nhìn trực quan không thể nhận biết được đây là một ngôi tu viện
Phật giáo vì quá hiện đại, bố cục tự do, vật liệu mới.“

Hình B.I.11
[Nguồn: website Archdaily]
Tọa lạc trên một khu đất nhỏ trên đỉnh đồi, ngôi chùa với mái vàng và những bảo
tháp cao vút là một biểu tượng đặc trưng của kiến trúc chùa Thái, có thể nhìn thấy

14
từ vùng trũng phía bắc và phía đông của của công trình. Ngôi đền dựa lưng vào
một con đường cao tốc ở phía tây, trong khi phía nam thì đối mặt với một dải cây
cối tươi tốt trên một khu đất trống.
Từ hình khối khi nhìn trực quan không thể nhận biết được đây là một ngôi tu viện
Phật giáo vì quá hiện đại, bố cục tự do, vật liệu mới
Dựa trên quy hoạch hình chữ “V” quay lưng lại với đường cao tốc, thiết kế của tòa
nhà mới sẽ tạo khung cho một không gian sân trước rộng lớn có thể tổ chức các lễ
hội tôn giáo lớn của cộng đồng. Sự phân nhánh của một trong hai cánh của sơ đồ
hình chữ V sẽ phù hợp với các chương trình khác nhau theo yêu cầu ở các cấp độ
khác nhau.

Hình B.I.12
[Nguồn: website Archdaily]

Hình B.I.13
[Nguồn: website Archdaily]

15
Sự chiếu sáng của mặt trời qua các ô cửa sổ hình tam giác được sắp xếp ngẫu nhiên
là sự mô phòng của hình ảnh ánh sáng xuyên qua các lá của cây bồ đề đạo tràng
tạo cho không gian bên trong trở nên sống động bởi sự thay đổi liên tục và kịch
tính của ánh sáng và bóng tối, điều này càng làm cho không gian cầu nguyên bên
trong trở nên hấp dẫn, và ngụ ý nhắc nhở tín đồ về sự thay đổi và vô thường trong
cuộc sống..
5.2. Xu hướng tại Việt Nam
Đa số, Kiến trúc Phật giáo ở các nước thuộc khu vực Châu Á, dù là theo hướng
Phật giáo Nam truyền hay Phật giáo Bắc truyền đều mang đậm màu sắc, bản sắc
văn hóa dân tộc rất rõ nét.
Kiến trúc Phật giáo Việt Nam mang âm hưởng của sự truyền bá Phật giáo từ nước
ngoài cộng hưởng với màu sắc văn hóa địa phương vùng miền làm nên hình thái
của kiến trúc Phật giáo mang nhiều nét độc đáo và khác biệt.
Xu hướng kiến trúc Phật giáo Miền Bắc (ảnh hưởng bởi Phật giáo Bắc
Truyền)
Kiến trúc Phật giáo ở miền Bắc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung hoa tuy nhiên
lại không quá cầu kì hay phô trương mà chỉ là lối kiến trúc cổ ôn hòa mang đến
cảm xúc nhẹ nhàng. Điều làm nên sự đặc biệt là các yếu tố tỉ lệ cân đối qua thước
tâm, bố cục đăng đối, vật liệu địa phương hài hòa với thiên nhiên, hay các chi tiết
mang đậm màu sắc văn hóa bản địa dân gian độc đáo(rồng hóa mây, rồng hóa cá,
tre hóa rồng...) đặc biệt nhất là hình thức mái cong truyền thống đặc trưng của công
trình chùa Việt...
- Bố cục - quy hoạch mặt bằng chùa
Kiểu chùa chữ Đinh (丁)
Có chính điện hay thượng điện (gọi là Đại hùng Bảo Điện), tức là ngôi nhà đặt các
bàn thờ Phật, nối thẳng góc với nhà bái đường hay nhà tiền đường ở phía trước.
Kiểu chữ Công (工)
Phổ biến hơn là kiến trúc có nhà chính điện và nhà bái đường song song với nhau
và được nối với nhau bằng một ngôi nhà gọi là nhà Thiêu hương, nơi các vị tu hành
làm lễ.
Kiểu chùa chữ Tam (三 )
Thông thường là quy hoạch ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là
chùa hạ, chùa trung, chùa thượng.
Kiểu nội công ngoại quốc (trong là chữ 工 - ngoài là chữ 囗)

16
Kiến trúc có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường (hay nhà bái đường) ở trước
với nhà hậu đường có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng xá ở phía sau làm thành hình
chữ nhật bao quanh lấy các kiến trúc khác ở giữa.

Hình B.I.14: Các dạng bố cục chùa Phật giáo Bắc Truyền
[Nguồn: dữ liệu: Wikipedia, Đồ họa: tác giả]

17
- Các không gian chủ yếu:
Sau cổng chùa là trục chánh đạo dẫn vào sân chùa. Sân chùa thường được trồng
nhiều cây có bóng mát. Có chùa ở sân trước có hòn non bộ, có chùa ở sân trước có
hồ sen hoặc hồ nước lớn,...

Hình B.I.15: Sân chùa Thiên Quang- Phú Thọ


[Nguồn: https://www.daophatngaynay.com]
Hành lang tiền đường là nơi có nhiều mảng chạm khắc ở đầu kèo, vì kèo, như bức
chạm gỗ Đường Tăng đi thỉnh kinh ở chùa Bối Khê, đầu rồng ở chùa Giác Lâm,
chùa Giác Viên... Hành hành lang phía sau được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy
nhà riêng để đi lại chạy song song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào
nhà tăng (hậu đường).

Hình B.1.16 Hình B.I.17


Các bức chạm trổ trên vì kèo tại Chùa Bối Khê
[Nguồn: internet]

18
- Sự ảnh hưởng các phong cách đến kiến trúc và mỹ thuật
Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và
chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa
bằng gỗ lim chạm rồng ở nhà bái đường.
- Vật liệu - Màu sắc
Về vật liệu, các công trình kiến trúc Phật giáo Bắc Truyền có xu hướng sử dụng
các loại vật liệu mang tính địa phương, bền vững và thân thiện với tự nhiên như
gạch nung, ngói, gỗ, tre ... Về màu sắc, việc sử dụng màu sắc trong công trình cũng
tương đối quy cũ, các công trình kiến trúc Phật giáo Bắc Truyền thường sẽ dùng
các gam màu sắc ấm, sáng, nhẹn nhàng và hòa nhã như các gam màu vàng nhạt,
màu nâu đất, màu xám tạo nên cảm giác dễ chịu.
Xu hướng kiến trúc Phật giáo Miền Nam (ảnh hưởng bởi Phật giáo Nam
Truyền)
Khác với hình thái kiến trúc Phật giáo ở miền Bắc, Kiến trúc Phật giáo miền Nam
chịu ảnh hưởng của Phật giáo Nam truyền đến từ các nước Thái Lan, Lào,
Campuchia. Kiến trúc Phật giáo miền Nam là sự cộng hưởng giữa nét văn hóa các
nước cùng khu vực và yếu tố văn hóa dân gian bản địa vùng nam bộ.
- Bố cục - quy hoạch mặt bằng chùa
Nếu như ngôi chùa Phật giáo Bắc truyền thường được xây dựng ở những nơi có
phong cảnh sơn thủy hữu tình hoặc tuân theo những nguyên tắc của phong thủy thì
vị trí xây dựng của ngôi chùa Khmer Nam Bộ thường là nơi được cho là có tụ linh
khí của đất trời, và còn tuân thủ một số nguyên tắc trong triết lý Phật giáo Nam
truyền.
Bố cục của những ngôi chùa Nam truyền thường là bố cục phân tán, tuân theo
nguyên tắc ngũ điểm(lấy chánh điện là trung tâm và là nơi quan trọng nhất, chi
phối những thành phần còn lại).

19
Hình B.i.18: Bố cục tổng thể điển hình chùa Phật giáo Nam Truyền
[Nguồn: dữ liệu: https://chauphuochuy.com/, Đồ họa: tác giả]
Có 3 loại chánh điện: chánh điện có hành lang xung quanh, chánh điện chỉ có hành
lang hai đầu và chánh điện không có hành lang. Hành lang rộng từ 1,8 - 2,5m có
chức năng làm nơi chạy đàn trong quá trình hành lễ, là nơi các tín đồ chuẩn bị lễ
vật, vì trong các ngày lễ lớn chỉ các nhà sư có trách nhiệm mới được vào chánh
điện.
Đối với các ngôi chánh điện có hành lang xung quanh và hành lang ở hai đầu hồi
thì hành lang ở đầu hồi hướng đông là tiền sảnh có lối vào chính, với hai bộ cửa
đối xứng hai bên trục dọc. Nội thất trong chánh điện gồm có 7 gian với 8 hàng cột.
Từ ngoài vào 3 gian đầu là không gian tiền đường, hai gian tiếp theo là không gian
thiêu hương và hai gian còn lại là phật điện. Tại đây đặt tượng phật Thích Ca chính
và các tượng phật Thích Ca nhỏ khác. Bệ tượng cách tường hồi khoảng hơn một
mét là lối chạy đàn, giống như trong các điện thờ ở các Chaitya Phật giáo Ấn Độ.
Chiều rộng chánh điện gồm 3 bước (4 hàng cột) được chia ra không gian chính
dành cho các sư chủ trì buổi lễ, và các tín đồ làm lễ xuất gia, thọ giới, hai bên cánh
với khẩu độ nhỏ hơn là gian để các tín đồ phật tử ngồi hành lễ.
Đối với loại chánh điện thứ ba khép kín thì chỉ là biến thể của hai loại trên mà thôi.
Nhìn chung nội thất loại này, đều có chiều dài 7 gian và chiều rộng gồm 5 bước.

20
Hình B.I.18:Các dạng bố cục chánh điện của chùa Phật giáo Nam truyền
[Nguồn: dữ liệu: https://chauphuochuy.com/, Đồ họa: tác giả]
Muốn vào chánh điện, trước hết phải qua các cổng. Có loại chánh điện cổng ở 4
bên, trùng với 4 hướng đông, tây, nam, bắc với hai lớp tường nhưng cũng có loại
chánh điện chỉ có cổng vào ở hai đầu hồi và chỉ có một lớp tường rào.
- Các không gian chủ yếu:
Sân chánh điện có hình chữ nhật, trong sân được quy hoạch theo dạng khuôn viên
với nhiều hang cây dầu, cây thốt nốt, cây sao. Ngoài ra Khuôn viên chùa còn có
khu vực xây dựng tháp cốt của các sư và các các hòn đá linh nhằm xác định ranh
giới khu vực chánh điện, người Khmer gọi là đá kết giới (seima).
Chánh điện xây dọc theo trục Đông - Tây tạo thành một chính thể trung tâm của
tổng thể ngôi chùa. Chiều dài chánh điện gấp hai lần chiều rộng, chiều cao tương
ứng với chiều dài. Ngôi chính điện có bốn cửa chính theo hai hướng Đông - Tây,
với 7 -> 9 cửa sổ theo hai hướng Nam - Bắc, xung quanh tứ phương là 1 dãy hành
lang rộng, thoáng có cao độ cao hơn nền đất.
Nội thất trong chánh điện gồm có 7 gian với 8 hàng cột. Từ ngoài vào 3 gian đầu
là không gian tiền đường, hai gian tiếp theo là không gian thiêu hương và hai gian
còn lại là phật điện cũng là nơi đặt tượng phật Thích Ca chính và các tượng phật
Thích Ca nhỏ khác. Bệ tượng cách tường hồi khoảng hơn 1m là lối chạy đàn.
Sân chánh điện có hình chữ nhật, trong sân được quy hoạch theo dạng khuôn viên
với nhiều hang cây dầu, cây thốt nốt, cây sao. Ngoài ra Khuôn viên chùa còn có
khu vực xây dựng tháp cốt của các sư và các các hòn đá linh nhằm xác định ranh
giới khu vực chánh điện, người Khmer gọi là đá kết giới (seima).
Những ngôi tháp mộ, tháp thiêu thường thấy ở các ngôi chùa Khmer là hình ảnh
thu nhỏ và biến thể của tòa stupa Ấn Độ. Tháp có bệ hình vuông, mỗi cạnh dài 2m.
Phần trên còn được trang trí hình ảnh Reahu lấy trong điển tích Phật giáo.
21
Hình B.I.19 Hình B.I.20
Tháp mộ tại chùa Khmer – An Giang
[nguồn: internet]
- Sự ảnh hưởng các phong cách đến kiến trúc và mỹ thuật
Trong các ngôi chùa Kh’mer ở Nam Bộ, đều thấy có rõ nét sự giao lưu của các nền
văn hoá. Những hoa văn họa tiết là thành quả của sự giao lưu văn hóa - nghệ thuật
giữa các dân tộc. Một số hoa văn điển hình có thể kể đến như hoa văn ngọn lửa,
Hoa văn các loại hình hoa lá, kỷ hà, hoa văn Angkor...

Hình B.I.21 Hình B.I.22


Hoa văn Angkor
[nguồn: http://www.vanhoanghethuat.vn]

22
Ở các cột được sơn mài màu đen, tô vẽ nhũ vàng với các hình rồng, hoa sen nở
cùng phối với những đường diềm hoa văn hình thoi cũng được nhũ vàng. Trên các
bức cửa võng ở bệ thờ được chạm lộng cực kỳ tỉ mỉ hình hoa lá sơn son thếp vàng
lộng lẫy. Ngoài tượng phật, trong chùa còn sử dụng các tượng linh thú khác để
trang trí như Krud thân người đầu chim, tượng Keynor có dáng tiên nữ mình chim
với gương mặt hiền lành đẹp đẽ giống tượng vũ nữ Apsara, đội nón chóp nhiều
tầng, mình mặc áo xà rông hoặc hai bên hông có cánh.
- Vật liệu - Màu sắc
Vật liệu làm nên các họa tiết hoa văn cũng rất được chú trọng bởi từ độ cứng, mềm
của gỗ, của đá, hay của một loại hỗn hợp kết dính nào đó, đều khoe được nhiều nét
tinh xảo, mềm mại của họa tiết hoa văn. Về màu sắc, tất cả các loại hoa văn trên
đều được thể hiện với những màu sắc rực rỡ không hạn chế, cũng không khắt khe
lắm về cách đặt màu. Tuy vậy trong nền nghệ thuật tạo hình, người Kh’mer không
dùng nhiều màu sắc, họ chỉ dùng 6 màu, là những màu cơ bản nhất, cũng là 6 màu
cờ của Phật giáo và cũng tượng trưng cho mỗi kiếp hóa thân của đức Phật.

23
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO HỌC VIỆN PHẬT GIÁO Ở VIỆT
NAM
2.1. Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3981:1985 về trường đại học
Theo TCVN 3981:1985, Quy mô trườngnđại học được tính toán theo tổng số học
sinh thuộc hệ dài hạn, chuyên tu sau và trên đại học cộng với 20% số học sinh
thuộc hệ tại chức
2.2. Cơ sở triết lí phật giáo
- Tứ diệu đế:
Giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi, nguyên nhân, làm thế nào để giải trừ
đau khổ.
Tứ diệu đế bao gồm: Khổ đế (ở đời thực có khổ đau), Tập đế (nguyên nhân sinh
khổ), Diệt đế (trạng thái không khổ), Đạo đế(con đường diệt khổ).
- Bát chánh đạo
Nhóm trí tuệ:
+ Chính kiến: hiểu biết chân chính: hiểu biết về nhân quả, duyên khởi, sự vật hiện
tượng chân thực, không kèm theo cảm xúc, cảm tính, hiểu biết 4 chân lý về khổ và
cách thoát khổ, biểu hiện thái độ sống không làm khổ mình, khổ người.
+ Chính tư duy: suy nghĩ hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng
trí và giác ngộ.
Nhóm đạo đức:
+ Chính ngữ: lời nói chân chính: lời nói thật, lời nói hòa hợpmang tính xây dựng,
mang lại hạnh phúc cho người khác.
+ Chính nghiệp: hành vi chân chính: không sát sanh, không trộm cắp, không ngoại
tình. Các hành vi được khuyến khích: chia sẻ với những người kém may mắn hơn,
sống chung thủy, giữ sức khỏe để chăm sóc bảo vệ người thân.
+ Chính mạng: nghề nghiệp chân chính để nuôi sống thân mạng: không làm nghề
đồ tể vì giết động vật hàng loạt.
+ Chính tinh tấn: nỗ lực kiên trì chân chính: tiếp tục làm những việc thiện đang
làm, hiện thực hóa việc thiện định làm, từ bỏ việc bất thiện đang làm, loại bỏ ý
định về việc bất thiện sẽ làm.
Nhóm thiền định:
+ Chính niệm: sự làm chủ các giác quan trong các tư thế: đi, đứng, nằm, ngồi, nói,
nín, động, tịnh, thức và ngủ, làm chủ cảm xúc và thái độ sống.

24
+ Chính định: 4 tầng thiền: sơ thiền (ly dục ly ác pháp sinh hỷ lạc, có tầm, có tứ),
nhị thiền (diệt tầm, diệt tứ, định sinh hỷ lạc, nội tĩnh, nhất tâm), tam thiền (ly hỷ,
trú xả), tứ thiền (xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh).
- Tam pháp ấn
Gồm: + Khổ: quan niệm mọi thứ chúng ta trải qua đều khổ. Sướng chỉ là khoảng
thời gian ngắn gủi, khổ mới là chính.
Khổ chia làm 3 loại xét theo nguyên nhân và cấp độ gọi là tam khổ:
● Khổ khổ: là những nổi khổ thế tục như đói khát, nóng lạnh,...
● Hoại khổ: là khổ về sự thay đổi vì ngay cả sung sướng cũng chỉ là tương đối. Ta
cảm thấy sướng vì ta so sánh với cái khổ mà ta đã trãi nghiệm trước đó, cái khổ
trước đó nữa thì ta đã quên mất rồi.
● Hành khổ: là cái khổ vì duyên sinh. Kiếp này khổ, kiếp sau khổ; các kiếp khổ
nối tiếp nhau chừng nào ta còn vô minh.
Xét theo hình thức thì khổ chia làm 4 loại: sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ
+ Vô thường (Anicca): mọi thứ đều có vận động không có gì là bất biến. Vì mọi
thứ là vô thường nên mới khổ.
+ Vô Ngã: Sự vật có được là do duyên sinh, sự vật không có quyền cho sự sinh và
sự chết của chính mình; có nghĩa là sự vật nói chung và con người nói riêng không
có ngã mà chỉ là tập hợp của ngũ uẩn.
Chú thích
- Tứ đại chủng: đất - nước – gió - lửa. Tứ đại chủng sinh Ngũ uẩn.
- Ngũ uẩn: bao gồm Sắc, Thọ, Tướng, Hành, Thức.
+ Sắc: thân được tạo nên bởi bốn yếu tố Địa, Thủy, Hỏa, Phong
+Thọ: thuộc tâm lí, là cảm giác do tiếp xúc giữa giác quan và đối tượng
+ Tưởng: tri giác, là nhận biết của 6 giác quan như mùi vị, âm thanh,...
+ Hành: là suy nghĩ đánh giá của ta sau khi có tưởng ví dụ như mùi vị tạo cảm giác
khó chịu hay dễ chịu. Hành tạo nên nghiệp (thiện, ác)
+ Thức: là 6 ý thức tương ứng với 6 giác quan khi 6 giác quan tiếp xúc với 6 trần.
Gồm Ý thức (suy nghĩ), Nhãn thức, Thính thức, Xúc thức, Khứu thức, Vị thức.
- Nhân quả- luân hồi
+ Nhân quả:

25
Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Sự việc đó chính nó
lại là một nguyên nhân của kết quả sau này. Nhân có khi còn gọi là nghiệp, và một
khi đã gieo nghiệp thì ắt sẽ gặt quả. Từ nhân đến quả có yếu tố duyên. Các tương
tác nhân quả phức tạp diễn ra song song hoặc nối tiếp nhau gọi là trùng trùng duyên
khởi. Nhân quả tương tác theo luật tương ứng: nhân nào thì quả này.
Dù có những người không nhận thức được, hoặc không tin vào nhân quả thì quy
luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật, bao gồm chính bản thân họ. Khác với
khoa học hiện đại, khi lý giải về cuộc sống của con người, Phật giáo cho rằng quan
hệ nhân quả là xuyên suốt thời gian chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này
dẫn đến khái niệm luân hồi.
+ Luân hồi:
Chết là hết một kiếp, nhưng là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận để
nhận quả. Còn luân hồi là còn khổ. Đạo Phật chỉ rằng luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ
nếu giác ngộ, nghĩa là biết cách để không còn quan hệ nhân quả. Đạo Phật gọi đó
là giải thoát và toàn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như Phật
đã nói: “Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát. "
2.3. Các tông phái và ảnh hưởng của phật giáo đến đời sống của người Việt
2.3.1 Phật giáo Bắc tông (Phật giáo Đại thừa)
Phật giáo Bắc Tông: hay còn gọi là Phật giáo Bắc Truyền, Phật giáo Phát Triển.
- Nguồn gốc: Xuất hiện từ thế kỉ I TCN, được du nhập Từ Ấn Độ, truyền về các
nước lân cận phía Bắc: Tây Tạng, Trung Hoa, Mông cổ, Mãn Châu, Bắc-Nam Hàn,
Nhật Bản, Bắc Việt Nam...
- Chia làm các tông phái nhỏ: Pháp Tướng Tông, Tam Luận Tông, Thiên Thai
Tông, Hoa Nghiêm Tông, Mật Tông, Thiền Tông, Tịnh Độ Tông.
- Đặc điểm:
+ Có tính mềm dẻo, linh hoạt trong phép tắc giúp tư tưởng Phật giáo Đại Thừa phổ
biến rộng rãi, thích hợp với thời đại.
+ Thờ rất nhiều vị Phật và Bồ Tát, tin rằng mỗi người đều có Phật tánh, đều có thể
thành Phật.
- Kinh điển chính: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Kinh Bát Nhã Ba La Mật Kinh Di
Đà,...
Phật giáo Bắc Tông ảnh hưởng đến đặc điểm kiến trúc
- Bố cục

26
Đầu tiên phải kể đến là về cấu trúc chùa. Những ngôi chùa Phật giáo Bắc Tông nổi
tiếng về bố cục mặt bằng. Lối bố cục mặt bằng dựa theo các chữ Hán: chữ Đinh,
chữ Công, chữ Nhị, chữ Tam,...
- Hình thức mái
Hình thức các công trình Bắc Bộ thường gặp là kiểu tầu đao lá mái với các đầu
đao cong vút, mang lại cảm giác nhẹ hơn cho phần mái nặng nề chiếm tới 2/3 công
trình. Trên mái có sự xuất hiện những hình ảnh con giống được làm từ đất nung
hay vữa truyền thống, ở các bờ nóc có đặt gạch hoa chanh, đỉnh mái gắn con kìm
(rồng, cá chép hóa rồng...) ở hai đầu bờ nóc... Hệ thống đỡ mái hiên là bằng cây
kẻ, hay bẩy. Mái thường lợp ngói mũi hài, kiểu 4 mái hoặc 8 mái cong.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình kiến trúc còn lại hiện nay thuộc dạng đầu hối
bít đốc với phần mái chiếm tỷ lệ tương đương với 1/2 toàn bộ chiều cao công trình.

Hình B.II.01: Hệ mái đình Chu Quyên, Hà Nội


[Nguồn: internet]
- Kết cấu chịu lực:
Kết cấu ngôi chùa Việt đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là khung gỗ mái ngói đặt trên
nền bằng đất, đá đắp cao hơn so với xung quanh. Kiến trúc các công trình thường
được tổ hợp từ các gian vì kèo với số gian lẻ, độ sâu lòng nhà xác định dựa trên số
hàng cột trong một gian vì kèo. Hệ khung gỗ dễ tháo lắp, vận chuyển, vững chãi
nhờ các mối liên kết bằng mộng.
Các trọng tâm chịu lực chính là chân móng(đối với tháp, tường chịu lực), và các
cột gỗ, cột bê tông, cột gạch(đối với công trình chịu lực bằng hệ khung gỗ, khung
bê tông...) Các bộ phận khác trong nhà đều phải chịu một lực nhất định, tương
xứng với chức năng của nó. Các xà ngang, dọc khác giằng vào nhau, chuyển lực
về vị trí chịu lực chính. Sự lắp ghép bộ vì thể hiện ở khoảng cách giữa các cột(câu
đầu, xà nách) và hài hoà với độ dốc của mái(kẻ, bẩy) phù hợp với điều kiện khí
hậu của miền Bắc nước ta. Ðiều này dẫn đến công thức xác định khoảng chảy của
27
độ dốc công trình: "câu tam, cổ tứ, huyền ngũ" tức là một tam giác vuông chiều
đứng 3 phần, chiều nằm 4 phần, đường huyền ba phần. Trên các dạng thức này,
người thợ có thể sáng tạo ra các kiểu bộ vì chồng rường đấu, giá chiêng, kẻ ngồi,
kẻ truyền, kẻ hiên...
- Ðiêu khắc kiến trúc:
Trang trí trên kết cấu chịu lực: Các đầu dư, đầu nghé, kẻ bẩy... làm nhiệm vụ kỹ
thuật cũng được chạm trổ. Truyền thống chạm bẹt, chạm bong kênh, chạm lộng
những hình ảnh rồng phượng, hoa lá đủ kiểu được thể hiện đã làm cho tiếng nói
mỹ thuật của ngôi chùa đôi khi đặc trưng cho cả một thời kỳ. Ðối với kết cấu gỗ,
trang trí chủ yếu tập trung vào các đầu xà, ván mê, cốn, nơi mà tác dụng chịu lực
chỉ là phụ, còn ở các vì kèo thì thường được chạm nông để bảo đảm được tính
vững bền của kết cấu. Chân tảng, bậc cấp hay thành bậc chạm trổ khéo léo cũng
mang lại những thụ cảm mỹ thuật nhất định.
Trang trí trên kết cấu bao che: Trên bộ phận mái lợp, những hàng ngói mũi hài đều
đặn, chắc chắn, những bờ nóc, bờ giải, bờ guột đắp vữa hoặc đắp thủng hàng hoa
thị (hoa chanh), những con kìm, con xô, con bẹ làm cho kiến trúc không tách rời
mà hoà cùng thiên nhiên vạn vật.
2.3.2 Phật giáo Nam tông (Phật giáo Tiểu thừa)
Phật giáo Nam Tông: hay còn gọi là Phật giáo Nam Truyền, Phật giáo Nguyên
Thuỷ.
- Nguồn gốc: Từ Ấn Độ truyền về các nước lân cận phía Nam: Tích Lan, Miến
Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Indonesia, Việt Nam ...
- Chia làm các tông phái nhỏ: Thành thực tông, Câu xá tông, Luật tông...
- Đặc điểm:
+ Chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca, những người bình thường không thể thành Phật.
+ Phật giáo Tiểu thừa bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt của giáo quy, bám sát các
giáo điều của đạo Phật nguyên thủy, khó phổ biến rộng rãi.
- Kinh điển chính: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng
Chi Bộ Kinh, Tiểu Bộ Kinh.

28
Hình B.II.02 Hình B.II.03
Chùa Wat Pătum Wôngsa Som Rông, Sóc Trăng
[nguồn: https://triptrip.info]
Phật giáo Nam Tông ảnh hưởng đến đặc điểm kiến trúc
Do ảnh hưởng của ba dòng văn hoá, tín ngưỡng(văn hoá dân gian, Bà la môn giáo,
Phật giáo) nên nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam Bộ là sự giao lưu, kết hợp
giữa các dòng văn hóa kiến trúc độc đáo, hàm ẩn nhiều giá trị thẩm mỹ của các
dân tộc vùng Nam Bộ.
- Cổng chùa: được xây dựng theo hình thức ngọn tháp, số lượng các tháp thường
là các số lẻ như 1, 3, 5.
Đối với cổng chùa có một ngôi tháp: hoặc lợp mái chùa nhiều lớp chồng lên nhau,
hai bên cổng thường có hai vị thần bảo hộ, tượng sư tử, hoặc đầu thần rắn Nara
uốn lượn trên tường rào, đầu ngẩng lên trời trước chánh cổng, với ý nghĩa nhằm
bảo vệ những báu vật bên trong chùa.
Cổng chùa có ba ngôi tháp: phần dưới trang trí tương tự nhau, còn ý nghĩa ba ngôi
tháp tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo), tháp giữa thường cách điệu rất
chi tiết, màu sắc sặc sỡ, tượng trưng cho đức Phật.
Cổng chùa xây dựng theo quy cách năm ngôi tháp hình búp sen: phần dưới cách
trang trí gần giống như nhau, nhưng phía trên năm ngôi tháp thì có một ngôi cao
nhất, nhiều hoạ tiết hoa văn - năm ngọn tháp minh hoạ cho năm vị Phật, đỉnh cao
nhất là cõi Niết Bàn.

29
Hình B.II. 04 Hình B.II.05 Hình B.II.06
Chùa Pothisomron, Chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu Chùa Chrui Tim Chas, Sóc
Cần Thơ Trăng
[Nguồn: Internet]

- Kết cấu bộ mái


Kết cấu chính điện ở chùa thường sử dụng bằng các loại gỗ quý và gạch ngói, đá
tảng nhỏ. Hai hàng cột cái to, cao hai bên làm bệ đỡ giữa hai thân, góc. Tất cả sức
nặng của mái ngôi chùa dồn về hàng cột và áp vào các đầu cột được đặt trên xà
ngang nối giữa hai đầu cột cái, tạo thành bộ mái ở giữa chánh điện. Từ các cột cái,
kèo và xà vách nối liền với tường xây bao quanh (chất liệu gạch, đá tảng nhỏ) tạo
lớp mái thứ hai và thứ ba thông ra hiên, hình thành thêm một chái che bên dãy
hành lang. Ta nhìn từ bên ngoài vào, chính điện chùa Khmer là một bộ kiến trúc
với ba lớp mái, dưới các góc mái được chạm lọng thân hình rắn Nara uốn lượn
quấn quanh, hoặc hình nữ thần.
- Nghệ thuật trang trí
Ngoài kiểu kiến trúc độc đáo, hình tượng, chủ đề trang trí bên trong nội điện hay
Sala ở các chùa Khmer vô cùng tinh xảo, mang đậm ảnh hưởng triết lý Phật giáo,
Bà la môn giáo, tín ngưỡng dân gian. Chủ đề chạm, khắc, tiểu tiết hoa văn thường
là những nội dung kể về cuộc đời tu đạo của Đức Phật
- Hoa văn
Có thể nói chùa Khmer Nam Bộ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa độc đáo, giàu
tính nghệ thuật, dung hòa các nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc tạo nên nét
đặc thù riêng. Tiêu biểu nhất có thể nói đến chính là hoa văn Khmer. Các chủ đề
hoa văn thường là hình ảnh ngọn lửa, hoa lá, bên cạnh đó còn có sự du nhập của
hoa văn Angkor. Có du nhập sẽ có dung hòa, hoa văn tổng hợp chính là sự dung
hòa giữa các nhóm hoa văn cũng như là nghệ thuật chế tác hoa văn của các nghệ
nhân.

30
2.3.3 Một số Tông phái khác
- Giáo Phái Khất Sĩ: được sáng lập bởi ngài Minh Đăng Quang, nguời đời sau tôn
xưng là Tổ sư Minh Đăng Quang.
+ Giáo Phái kế thừa những tư tưởng phá mê khai ngộ, đoạn trừ tà kiến, phủ nhận
uy quyền, thế lực của đấng Phạm thiên, Đế Thích... hay bất kỳ vai trò của thần
thánh nào.
+ Tất cả phải tự là ngọn đèn của chính mình, tự mình quyết định sự sống của mình
bằng con đường Chánh đạo thông qua lời Phật dạy. Công trình kiến trúc tiêu biểu
của phái:

Hình B.II.07: Pháp viện Minh Đăng Quang- Quận 2, HCM.


[Nguồn: Internet]
- Phật giáo Hoà Hảo: là một tông phái Phật giáo do Huỳnh Phú Sổ (Đức Huỳnh
giáo chủ)khai lập năm Kỷ Mão 1939.
+ Giáo phái lấy pháp môn "Học Phật - Tu Nhân" làm căn bản và chủ trương tu
hành tại gia (Tại gia cư sĩ). Tôn giáo này lấy nền tảng là Đạo Phật, kết hợp với
những bài sấm kệ do chính Huỳnh Phú Sổ biên soạn.
+ Theo sách Sấm giảng thi văn toàn bộ thì Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo gồm có hai
phần đó là Học Phật và Tu nhân.
+ Thờ 3 ngôi hương: Ngôi Cửu Huyền Thất Tổ, Ngôi Tam Bảo, Ngôi Thông Thiên.
Tín đồ tập trung vùng Tây Nam Bộ, đặc biệt là An Giang.
+ Kinh sách: Giáo lý Phật giáo Hòa Hảo được thể hiện trong cuốn "Sấm giảng thi
văn toàn bộ" của Đức Huỳnh Giáo chủ do Ban phổ thông Giáo lý Trung ương Giáo
hội Phật giáo Hòa Hảo xuất bản năm 1966.
+ Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là những cư sĩ tại gia nên việc thờ phượng và hành
đạo rất đơn giản, chủ yếu được tiến hành tại gia đình. Phật giáo Hòa Hảo chỉ thờ

31
Phật, thờ các vị anh hùng dân tộc. Phật giáo Hòa hảo không thờ thần thánh không
rõ căn tích.

Hình B.II.08: An Hoà Tự


[nguồn: hamhiemmekong.com]
2.4. Triết lí phật giáo trong công trình kiến trúc
2.4.1 Hệ tư tưởng
Trong thiết kế kiến trúc Phật giáo, hình thức kiến trúc là phần được gắn chặt với
tư tưởng giải phóng con người khỏi bể khổ, khẳng định lại giá trị của con người,
tâm tĩnh lại và hướng thiện. Có thể thấy trong các công trình kiến trúc Phật giáo,
ở đâu ta cũng là một không gian mang đậm sự tĩnh lặng, trầm mặc, mang theo các
triết lí mà Đức Phật dạy.
Kiến trúc Phật Giáo ở Việt Nam có 2 hệ tư tưởng căn bản sau:
- Tư tưởng Sắc và Không: ảnh hưởng bởi giáo lí Ngũ Uẩn và duyên khởi – duyên
sinh, là hệ tư tưởng căn bản để thiết kế các ngôi chùa, tháp, tượng, cảnh trí phối
hợp tạo được cái tinh thần “Sắc - Không” bao trùm không gian và thời gian.
Bản thân con người cũng như sự vật mà tư tưởng “Sắc - Không” nói đến - không
thật sự tồn tại độc lập mà được cấu thành nhờ mọi thứ xung quanh. Trong không
gian kiến trúc Phật giáo, tu tưởng “Sắc
- Không” thể hiện sự hòa hợp, gắn bó mật thiết giữa con người và môi trường xung
quanh để làm nên tổng thể hoàn chính.
32
- Tư tưởng Thiền: Thiền thuộc phương pháp tu tập để diệt khổ của triết lí Tứ diệu
đế. Không gian kiến trúc mang tư tưởng thiền nhằm tạo điều kiện thanh tịnh để
con người thiền định và nhận thức rõ về bản chất của sự vật, hiện tượng. Cụ thể
trong không gian đó tạo sự thanh tịnh, thuần khiết, nhiều khi vắng lặng, chỉ nghe
tiếng chim hót, nước chảy làm con người lắng xuống thanh thản.
- Tư tưởng “Phật giáo nhập thế”
Trong Phật giáo chính truyền không có khái niệm“nhập thế”. Ở đó chỉ có khái
niệm “xuất thế”, tức là thoát ra khỏi “thế gian”(loka), hoặc ra khỏi “thế
tục”(samvrti) để được giải thoát, để có thể tiến tới cõi “Niết bàn” hoặc đến
chốn“viên tịch”, nơi không còn biến hoá, không còn sự khổ đau cũng như sự sung
sướng.
Sự nhập thế của phong trào phật giáo miền Nam 1963
Tính cao cả trong tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam qua mọi thời đại là
phương châm “Đạo pháp và Dân tộc”. Nói rõ hơn là trong việc hoằng đạo, không
gì cao quý hơn là phụng sự dân tộc.
Tình thế của dân tộc Việt Nam sau 1954 đã khiến cho Phật giáo Việt Nam mặc
nhiên bị ràng buộc cùng thân phận lịch sử của dân tộc mình. Trong khi cam tâm
làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc, tập đoàn Ngô Đình Diệm đã tự đánh vào dân
tộc, đánh vào giống nòi. Ông ta đã xây dựng một chế độ phát xít và chế độ gia đình
trị trên toàn miền Nam.
Có một sự cay nghiệt đối với Phật giáo xảy ra dưới thời Ngô Đình Diệm là Phật
giáo và Công giáo đã bị đặt vào thế đối đầu. Ban đầu, mầm mống này xuất hiện
trong Đạo dụ số 10(năm 1950), phản ánh lập trường thiên vị Kito giáo của chính
phủ Bảo Đại. Ngô Đình Diệm sau khi trở thành tổng thống Việt Nam Cộng hòa đã
bãi bỏ hầu hết những sắc lệnh của chính quyền trước nhưng vẫn cho giữ lại Đạo
dụ số 10. Ông là người có lòng tin nồng nhiệt vào Kitô giáo. Vì thế việc Diệm đặt
lợi ích tôn giáo lên trên quyền lợi dân tộc, là để trả ơn cho Hồng y Spellman và
Giáo hoàng Pius XII đã “trồng” ông ta vào cái ghế tổng thống. Ý đồ của Ngô Đình
Diệm là nhằm xây dựng miền Nam thành một quốc gia Công giáo và mong muốn
Công giáo hóa miền Nam và điều này cũng là nguyên nhân bùng nổ cho đấu tranh
của Phật giáo Miền Nam.
Những sự kiện nổi bật của phong trào Phật giáo miền Nam 1963
Cuối tháng 5/1963, cuộc đấu tranh của Phật giáo đã bùng nổ thành một phong trào
dân chủ rộng lớn. Tham gia phong trào không chỉ có đồng bào Phật tử mà còn
nhiều tầng lớp nhân dân khác, trong đó có cả lực lượng sinh viên trí thức. Ngày
31/5/1963 sinh viên tất cả các phân khoa Viện Đại Học Huế hội nghị tại chùa Từ

33
Đàm, đưa ra bản kiến nghị đòi Chính phủ Ngô Đình Diệm giải quyết năm nguyện
vọng của Phật giáo, thực thi chính sách tự do, dân chủ, chấm dứt những thủ đoạn
đàn áp tín đồ đạo Phật.
Ngày 11/6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài gòn. Sự kiện này
gây chấn động không chỉ với đồng bào trong nước mà đối với toàn nhân loại. Sau
hành động hiến sinh cao cả của Hòa thượng Thích Quảng Đức, nhiều cuộc tự thiêu
khác của thiền sư và ni cô tiếp tục xảy ra nhằm phản đối chế độ phát xít và chính
sách áp bức Phật giáo của Ngô Đình Diệm như cuộc tự thiêu của Thiền sư Nguyên
Hương 23 tuổi (ở Bình Thuận) ngày 4/8, tự thiêu của Thiền sư Thanh Tuệ 18 tuổi
(ở Thừa Thiên) ngày 13/8/1963, tự thiêu của Ni sư Diệu Quang 27 tuổi ở Khánh
Hòa ngày 15/8/1963.

Hình B.II.09: Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền khi ngọn lửa bùng cháy
[ Nguồn:https://phatgiao.org.vn/]

Tư tưởng “Phật giáo nhập thế” ở vùng Nam Bộ ngày nay


Có thể thấy, tất cả những kế thừa, giữ gìn, đấu tranh bảo vệ tư tưởng “Phật giáo
nhập thế” đã đạt được thành quả to lớn bằng chứng là sự phổ biến của Phật giáo
trong cộng đồng ngày nay. Bất kể là một tông phải nào của Phật giáo đều hướng
tới một mục đích duy nhất đó là đem Phật giáo đến gần với người Việt nói chung
và đồng bào vùng Nam Bộ nói riêng.
Đặc biệt hơn, đối với đồng bào vùng Nam Bộ (đa số là đồng bào Khmer theo Phật
giáo Nam Tông) thì tư tưởng “Phật giáo nhập thế” càng trở nên vững chắc bởi sự
gắn bó giữ con người và tín ngưỡng là một mối liên kết chặt chẽ. Bằng những thói
quen sinh hoạt đời sống như cho con trẻ đến chùa học tập, nghi thức cho con trai
đến tuổi vào chưa xuất gia báo hiếu hay những lễ hội hằng năm của đồng bào có
thể thấy tư tưởng “Phật giáo nhập thế” ở vùng Nam Bộ đang ngày càng đi đúng
hướng, đưa Phật giáo vào đời sống chúng sinh.
34
Hình: B.II.10: Nghi thức xuất gia báo hiếu của đồng bào Khmer
[Nguồn: Photo by Nhiếp ảnh Phật giáo Nam Truyền]
2.4.2 Hình thức kiến trúc Phật giáo
- Tháp Phật giáo: bắt nguồn từ stuppa - kiến trúc Phật giáo đầu tiên, với mục đích
giữ xá lợi Phật, sau phát triển thành tháp, chùa tháp, với các ý nghĩa triết lí:
+ Hướng tiếp cận: theo đường xoáy theo triết lí luân hồi
+ Hình thức: tròn mang triết lí luân hồi, nhân quả, là đường chạy đàn cầu nguyện
thể hiện sự không phân chia giai cấp.
+ Hướng chính gồm hướng Nam ( mở lòng, ôm trọn đất nước Ấn Độ), hướng trục
vũ trụ(lên trời - con đường chính đạo)
+ Hình ảnh: cái bát úp ( biểu tượng Phật giáo), dần phát triển thành tháp(hình ảnh
bình nước tịnh thủy - biểu tượng Phật giáo

Hình B.II.11
[Nguồn: https://ltlskt-dhxd.com]
- Cổng Tam quan:
+ Khởi nguồn có ở Stuppa, có một cổng, trên là ba thanh ngang, thể hiện quá khứ,
hiện tại, tương lai.

35
+ Về sau phát triển thành cổng tam quan, mang ý niệm "3 cách nhìn" của Phật giáo
gồm có "hữu quan", "không quan" và "trung quan", thể hiện cái Sắc (giả), cái
Không (Vô thường) và trung dung của cả hai.
+ Giải thích thứ hai, tam quan là cửa của Tam bảo (3 cơ sở chính của Phật giáo:
Phật, Pháp, Tăng)
+ Thuyết khác thì cho rằng tam quan là "tam giải thoát môn" của Thiền tông gồm
cửa Không, cửa Vô tác và cửa Vô tướng (Vô nguyện). Vì vậy ^mà các nước không
thuộc Phật giáo Thiền tông không có xây cổng tam quan làm lối vào chùa.
- Toà thượng điện (chánh điện):
Là sự sát nhập của tháp Phật và tịnh xá, chức năng vừa là nơi chiêm bái Phật, vừa
để tu tập giáo pháp. Người dân Việt thường đặt bát hương để thờ cha ông đã mất,
sau đó họ đem cả bát hương đặt lên bàn thờ Phật để rồi từ đó hình thành nên tòa
Tam bảo trong thượng điện.
Hòa chung dòng chảy văn hóa Phật giáo, trong tháp Phật không thể thiếu tượng
Phật, trong tòa thượng điện Việt Nam luôn bài trí hệ thống tượng Phật đa dạng
phong phú, thêm vào những bát nhang nghi ngút khói trầm. Nhân dân ta đã thờ
cúng Phật giống như thờ cúng tổ tiên. Như vậy tháp thờ Phật đã tiến hóa thành tòa
thượng điện trên cơ sở 2 thuộc tính song hành: là vừa sáng tạo, vừa kế thừa.

Hình B.II.12: chùa Ân- Trà Vinh


[nguồn: https://thamhiemmekong.com]

36
2.4.3 Hình tượng đặc trưng cho kiến trúc Phật giáo
- Hình tượng hoa sen:

Hình B.II.13
[Nguồn: website Pinteres]
Trong Phật giáo hình tượng hoa Sen mang ý nghĩa triết lí sâu sắc, cụ thể hoa sen
biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, không nhiễm
ô,..
+ Trong Phật giáo nguyên thủy Ấn Độ có truyền thuyết ngày Phật đản sinh bước
bảy bước đầu tiên hiện lên cũng là hoa sen nâng bước.
+ Tại Việt Nam, trên một số quả chuông như chuông chùa Liên Phái, Hà Nội, hay
ở kiến trúc chùa và nhất là trong lời cúng của các sư tǎng thường có cụm từ “Án
ma ni bát mê hồng” có nghĩa là cầu được lên tòa sen ngọc báu. Bát mê (padma) có
nghĩa là hoa sen.

Hình B.II.14: Hoa văn hoa sen trên bờ tường chùa Bút Tháp
[Nguồn: internet]

37
Hình B.II. 15: Hoa văn hoa sen, sóng nước trên gạch tại chùa Phổ Minh
[Nguồn: website Pinteres]
Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một bộ
phận kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ
Phật pháp. Trong quy hoạch kiến trúc chùa cổ Việt Nam, hoa sen được trồng ở
trước Tam quan và hai bên cạnh chùa....

Hình B.II.16: Diên Hựu Tự (Chùa Một Cột), Hà Nội


[Nguồn: internet]
Diên Hựu Tự, Hà Nội (hay còn gọi là Chùa Một Cột): Chùa nổi trên mặt hồ nhờ
hệ thống thanh gỗ tạo thành cấu trúc rắn chắc hỗ trợ, công trình mang hình tượng
một đóa hoa sen mọc lên giữa hồ.

38
Hình B.II.17:Mặt bằng chùa Phổ Minh, Nam Định
[Nguồn: internet]
Từ quy hoạch tổng thể chùa Phổ Minh với ao sen hai bên cổng Tam quan có thể
thấy, hình tượng hoa sen không chỉ hiện diện ở hình thái kiến trúc công trình mà
nó còn được sử dụng trong quy hoạch cảnh quan.
- Hình tượng vòng luân hồi:
+ Là hình tượng ẩn dụ mang triết lí nhân - quả, luân hồi của Phật giáo.
+ Hình tượng này được xuất hiện trong rất nhiều hình ảnh khác nhau, nhưng tụ
chung đều quy về triết lí này của nhà Phật. Một số hình thức thể hiện vòng luân
hồi : chữ Vạn (卍), đường đi cầu nguyện vòng tròn quanh Stupa, chuỗi tràng hạt,
vòng hào quang, ... và rất nhiều hình ảnh khác trong Phật giáo cũng được quy về
triết lí luân hồi này
+ Trong kiến trúc Phật giáo, triết lí luân hồi được thể hiện qua các Tháp mộ, mái
vòm, chi tiết trang trí...

Hình B.II.18: Vòng luân hồi


[Nguồn: internet]

39
Hình B.II.19:Hill of the Buddha, Nhật Bản
[Nguồn: internet]

Hình B.II.20: Điện thờ Thiên Đàn, Bắc Kinh, Trung Quốc
[Nguồn: internet]
- Hình tượng bánh xe Pháp Luân:
+ Thường là hình ảnh một bánh xe có tám nan hoa tượng trưng cho Bát chánh đạo,
ngoài ra còn có 12 nan tượng trưng Thập nhị nhân duyên, 6 nan tượng trưng Lục
độ. Trục của bánh xe tượng trưng cho giới luật, vành bánh xe tượng trưng cho
trạng thái chuyên nhất của thiền định, tám nan hoa tượng trưng cho Bát chính đạo,
40
và tâm điểm của bánh xe thường được khắc thành bốn dòng xoắn, mỗi dòng được
tô mỗi màu khác nhau để chỉ cho 4 phương và cũng để tượng trưng cho Tứ diệu
đế hay bốn đại (đất, nước, gió, lửa).
+ Bánh xe Pháp luân được sử dụng nhiều trong kiến trúc Phật giáo như chùa, tháp,
vườn Lộc uyển,...

Hình B.II.21: Bánh xe Pháp luân


[nguồn: internet]

Hình B.II.22: Bánh xe Pháp Luân trên cổng thiền viện trúc lâm Giác Tâm, Hạ
Long
[Nguồn: internet]
- Hình tượng lá bồ đề:

41
Hình B.II.23: Lá Bồ Đề
[Nguồn: internet]
+ Cây bồ đề là một trong các loài cây mang ý nghĩa Phật giáo, là nơi Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni ngồi tu hành và thành chánh quả.
+ Về sau hình ảnh lá bồ đề được xem như hình ảnh trang trí trong các công trình
Phật giáo, biểu tượng cho sự thành đạo của Đức Phật

Hình B.II.24: Quá trình phát triển mái vòm Chaitya


[Nguồn: internet]
Một số biểu tượng và ý nghĩa trong triết lý nhà Phật:
Hình tròn

42
+ Mang ý nghĩa hoàn mĩ, trọn vẹn như trí tuệ Ba La Mật
+ Tính Không trong nhà Phật
+ Bát chánh đạo
+ Sự luân hồi
Hình Tam giác

+ Tam giới: người nào còn trong tam giới là còn phiền não chi phối. Chỉ đến khi
giác ngộ thì mới ra khỏi ba cõi, tức thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
+ Tam giới gồm: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới.
Hình Tứ giác

+ Tứ Chánh Cần: là bốn phương tiện siêng năng tinh cần trong tu tập: Ngăn ác-
Diệt ác - Sinh thiện- Tăng thiện.

43
Hình Giao nhau

+ Phật tánh và vô minh trong người: mỗi người đều có sẵn vô minh và Phật tánh
trong người, chúng tồn tại song song với nhau, cái được nuôi dưỡng hàng ngày sẽ
được hiển lộ nhiều hơn.
Hình trong hình

+ Thế giới vô minh của con người: vô minh là thiếu hiểu biết, là nguồn gốc của
đau khổ. Chính tại vô minh mà con người làm cuộc sống trở nên rắc rối, phức tạp.
Hình trong hình ( trùng tâm)

44
+ Vạn pháp tu tập trong nhà Phật: vì căn cơ của mỗi chúng sanh khác nhau nên
Phật cũng có hàng vạn pháp đển thuận duyên giáo hoá chúng sanh. Các pháp đều
chỉ là phương tiện để đưa chúng sanh giác ngộ chứ không phải trái ngược nhau.
Hình Ziczac

+ Lý duyên khởi: cái này sanh thì cái kia sanh, tất cả các pháp trong vũ trụ đều vận
hành theo quy luật Duyên khởi, không một pháp nào tồn tại độc lập mà chúng phải
nương vào các yếu tố, điều kiện để phát sinh.
Phép đối lập

Sự khác biệt hoàn toàn của Phật tánh và vô minh:


+ Phật tánh: tâm sáng suốt trong chúng sinh sẽ xoá bỏ hết phiền não để giác ngộ.
+ Vô minh: gốc của u mê, bất thiện, che đậy thế giới thực, là khởi đầu trong lý
duyên khởi.

45
2.5. Những yếu tố văn hoá Phật giáo ảnh hưởng đến côn trình kiến trúc học
viện Phật giáo
2.5.1 Tổ chức hình thức kiến trúc Phật giáo
2.5.1.1 Hình khối
- Dạng tuyến:
+ Dạng hình khối này phù hợp với các thể loại công trình công cộng, trường học,
học viện vì có nhiều không gian tương tự (phòng học, phòng đọc sách,...), các
không gian này thường có kích thước giống nhau nên được tổ chức thành dãy dài
để tiện kết cấu và bố trí giao thông.
+ Dạng tổ chức này mang tính định hướng mạnh, dễ phát triển mở rộng nên được
sử dụng để liên kết các không gian lại với nhau. Đặc biệt trong thể loại công trình
Học viện Phật giáo, yếu tố gắn kết giữa không gian sinh hoạt chung và không gian
mang tính riêng tư hơn cho nhu cầu thiền định, nghiên cứu tĩnh tâm là vô cùng cần
thiết.
+ Hình thức dạng tuyến thích ứng linh hoạt với điều kiện khác nhau như: tạo sự
ngăn cách vật lý giữa các không gian trong tổng thể lớn như không gian thiền định,
không gian nghiên cứu tu tập, tạo được tính riêng tư cho không gian khi cần, dễ
dàng thích ứng được với địa hình từng khu vực.

Hình B.II.25
[Nguồn: Chuyên đề Học viện Phật giáo Miền Nam- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
+ Tuy nhiên, hình thức này gây sự đơn điệu cho mặt đứng. Nên kết hợp với các
không gian có đặc tính khác trên cùng một tuyến không gian giúp làm đa dạng
hình khối chung.
+ Các khối dạng tuyến nếu quá dài, cần có các điểm dừng để tạo điểm định hướng
cho không gian, tổ chức thoát hiểm, chỗ nghỉ ngơi. Các điểm này có thể bố trí ở

46
những vị trí chuyển hướng của tuyến hoặc tại điểm kết thúc hoặc kết nối với một
chức năng khác.

Hình B.II.26
[Nguồn: Chuyên đề Học viện Phật giáo Miền Nam- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
- Dạng tán xạ:
+ Đây cũng là một hình thức tổ chức khối tương đối phổ biến trong công trình tôn
giáo, cụ thể hơn là Đại học và Học viện Phật giáo. Các thành phần của một học
viện bao gồm nhiều khoa, nhiều khu chức năng dịch vụ khác nhau phục vụ cho cả
đối tượng sử dụng thuộc nội bộ lẫn khách bên ngoài.
+ Hình thức tổ chức khối này sẽ mạng lại hiệu quả cao trong việc điều tiến giao
thông và quản lý tập trung về an ninh của công trình. Hình thức tán xạ gồm một
tâm làm nhiệm vụ như là đầu mối giao thông chính. Các không gian chức năng bố
trí chung quanh tâm này.
Mỗi khu vực chức năng này có thể hoàn toàn độc lập và có chứa một tổ hợp chức
năng hoàn chỉnh.
+ Trong Phật giáo, hình thức tập trung tại một điểm mang lại cảm giác tôn nghiêm,
linh thiêng, mang triết lý vòng luân hồi, trục vũ trụ, và đây cũng là cách bố cục
ngũ điểm trong bố cục chùa theo Phật giáo Nam Tông - lấy chánh điện làm trung
tâm

Hình B.II.27

47
[Nguồn: Chuyên đề Học viện Phật giáo Miền Nam- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
- Dạng phân tán

Hình B.II. 28 Hình B.II.29


Bố cục học viện Phật giáo Huế
[Nguồn:https://www.phattuvietnam.net/]
+ Tổ hợp bố cục phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa nhau và
liên hệ với nhau bằng hệ thống hệ thông giao thông(hành lang, cầu nối..)
+ Trong các phân khu chức năng của Học viện Phật giáo, có thể sẽ có một số khoa
khác biệt nhau và không cần thiết phải tọa lập một mối liên hệ cứng với nhau. Từ
đó hình thành các hình thức bố cục phân tán, trong đó mỗi công trình có một chức
năng riêng, có lối tiếp cận riêng, điều này cũng sẽ giúp giao thông liên hệ mạch
lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm.
2.5.1.2 Mặt đứng công trình

Hình B.II.30. Hình B.II.31


[Nguồn: https://www.archdaily.com/]
- Đối với kiến trúc Học viện, hình thức mặt đứng của công trình tương dối đơn
giản thường nhấn mạnh tính công năng vì lí do theo quan điểm giáo dục đại học
chú trọng nhiều hơn với học tập nghiên cứu vì thế công trình biểu lộ nhiều tính
nghiêm túc.

48
- Đối với nhà Phật, mặt đứng các công trình thường mang hơi hướng thiền định,
đơn giản, không đối lập nhiều với cảnh quang môi trường.
- Vật liệu bao che mặt đứng cũng chú trọng tính bền vững, ôn hòa, coi trọng vật
liệu địa phương, truyền thống.
2.5.2 Tổ chức mặt bằng
2.5.2.1 Yêu cầu về vị trí xây dựng và quy hoạch công trình
- Theo yếu tố Phật giáo:
+ Học viện Phật giáo nên đặt ở nơi có nhiều người theo đạo, nhiều công trình Phật
giáo để dễ dàng liên kết, tạo nên quần thể thống nhất.
+ Học viện nên đặt ở những nơi yên tĩnh, không nằm trong trung tâm khu dân cư
tránh sự ồn ào, trần tục. Tuy nhiên không nên đặt quá xa cách vì tinh thần nhà Phật
là Phật giáo nhập thế, phổ độ chúng sanh.
+ Các công trình Phật giáo phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, tôn trọng môi
trường và yếu tố văn hoá bản địa.
- Theo quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam: Hiện công trình Học viện Phật giáo
chưa có văn bản tiêu chuẩn thiết kế chính thức cho thể loại này. Xét về tính chất
thì đây là công trình của tôn giáo, đồng thời cũng là công trình về trường đại học,
nên có thể quy về tiêu chuẩn thiết kế trường Đại học Văn hoá và nghệ thuật.
Theo tiêu chuẩn TCVN 3981 : 1985
- Quy mô:
+ Trường Đại học được tính toán theo tổng số học sinh thuộc hệ dài hạn, chuyên
tu, sau và trên đại học cộng với 20% số học sinh thuộc hệ tại chức theo bảng sau:

49
- Yêu cầu cần đảm bảo cho khu đất xây dựng:
+ Yên tĩnh cho việc học tập và nghiên cứu, không bị chấn động, nhiễu loạn điện
từ khói và hơi độc v.v... ảnh hưởng đến sức khoẻ của cán bộ, học sinh và đến các
thiết bị thí nghiệm, nghiên cứu.
+ Có đường giao thông thuận tiện, bảo đảm cho việc đi lại của cán bộ, học sinh,
cho việc vận chuyển vật tư, thiết bị kĩ thuật và sinh hoạt của trường.
+ Thuận tiện cho việc cung cấp điện, nước, hơi, thông tin liên lạc v.v... từ mạng
lưới cung cấp chung của thành phố và các điểm dân cư, giảm chi phí về đường
ống, đường dây.
+ Khu đất phải thoáng, cao ráo, ít tốn kém về biện pháp xử lý móng công trình hay
thoát nước khu vực.
Quy hoạch:
- Một trường đại học gồm các khu vực sau:
+ Khu học tập và các cơ sở nghiên cứu khoa học
+ Khu thể dục thể thao
+ Khu kí túc xá học sinh bao gôm nhà ở và các công trình phục vụ sinh hoạt
+ Khu nhà ở của cán bộ giảng dạy và cán bộ công nhân viên
50
+ Khu công trình kĩ thuật bao gồm trạm bơm, trạm biến thế, xưởng sửa chữa, kho
tàng và nhà để xe oto, xe đạp,...
- Diện tích đất xây dựng khu nhà ở của học sinh được tính từ 1,2ha đến 2ha/1000
học sinh (nhà ở 5 tầng lấy 1,2ha/1000 học sinh, nhà ở 1 tầng lấy 2ha/1000 học
sinh)
- Trong khu đất xây dựng trường đại học cần dự tính các bãi đỗ xe oto ngoài trời,
nhà để xe máy, xe đạp và các phương tiện giao thông khác
- Diện tích vườn hoa, cây xanh chiếm khoảng 40% diện tích toàn bộ khu trường.
2.5.2.2 Sơ đồ phân khu chức năng
Sơ đồ công năng và dây chuyền sử dụng Học viện rút ra từ một số mặt bằng tham
khảo của công trình Học viện Phật giáo hiện có tại Việt Nam:

Hình B.II.32: Sơ đồ phân khu chức năng trong Học viện Phật giáo
[Nguồn: Đề cương Học viện Phật giáo Ứng dụng- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]

51
Hình B.II.33: Sơ đồ phân khu chức năng trong Học viện Phật giáo theo Triết lý
nhà Phật
[Nguồn: Đề cương Học viện Phật giáo Ứng dụng- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
- Kết luận:
+ Công trình phải có đầy đủ các không gian chức năng phụ vụ cho việc tu học và
nghiên cứu của sinh viên.
+ Bố trí tách được các loại không gian hoạt động khác nhau, không gian tĩnh -
động, ngoài ồn, càng vào trong càng tĩnh để tập trung chuyên sâu hơn.
+ Khu vực ký túc xá cho tăng ni phải đảm bảo bố trí tách biệt nhau theo giới luật.
2.5.2.3 Dây chuyền sử dụng
- Khối sảnh, giao lưu
Không gian sảnh đón cần thân thiện, không nên quá bề thế và trang nghiêm. Tạo
cho sinh viên cảm giác ngôi trường này thuốc về họ. Sảnh kết hợp với không
gian trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, các tác phẩm tiêu biểu của sinh viên, tận
dụng mọi cơ hội thiết lập trưng bày. Tạo tính mở cho không gian sảnh lưu nhưng
vẫn đảm bảo giám sát an ninh bằng việc bố trí kết hợp với khối quản lý, khối an
ninh.
- Khối thư viện

52
Hình B.II.34: Sơ đồ phân khu chức năng trong Học viện Phật giáo theo Triết lý
nhà Phật
[Nguồn: Đề cương Học viện Phật giáo Ứng dụng- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
Những góc đọc trong thư viện và cảnh quan ngoài trời luôn được kết nối với nhau,
chúng thường gần như không có ngăn chia mà mở rộng. Các không gian đọc luôn
được thiết kế những vách kính như nhằm muốn chào đón bạn đọc đến để tìm đọc
sách. Không gian đọc thoáng mát rộng rãi có thể nhìn xuyên thấy được xung quanh
thư viện giúp người đọc sẽ thích thú hơn. Từ cảnh quan bên ngoài nhìn vào công
trình không gian trong và ngoài thư viện gần như không có vách ngăn tạo không
gian liên kết trong và ngoài.
- Khối dịch vụ công cộng

53
Hình B.II.35: Sơ đồ phân khu chức năng trong Học viện Phật giáo theo Triết lý
nhà Phật
[Nguồn: Đề cương Học viện Phật giáo Ứng dụng- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
Khối dịch vụ công cộng phải đặt ở nơi dễ tiếp cận để phục vụ cho các nhu cầu của
học viên trong học viện và khách. Khu vực ăn uống phục vụ ngoài trời phải liên
kết được với các quầy hàng bên trong. Lối nhập hàng, giao thông phục vụ bố trí
tách biệt, không chồng chéo với giao thông khách
- Khối học
+ Đảm bảo kết nối được với khu vực nghiên cứu và dịch thuật và các khu vực cần
thiết cho khối học.
+ Không gian khối học phải đảm bảo tầm nhìn hợp lý cho sinh viên với các chuyên
ngành, công nghệ giảng dạy khác nhau.

54
Hình B.II.36: Sơ đồ phân khu chức năng trong Học viện Phật giáo theo Triết lý
nhà Phật
[Nguồn: Đề cương Học viện Phật giáo Ứng dụng- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
2.5.2.4 Bố cục không giang mặt bằng
- Bố cục phân tán

Hình B.II.37: Mặt bằng tổng thể Đại học Tokyo University of Art
[Nguồn: [Nguồn: https://www.geidai.ac.jp]
Mỗi khối, mỗi khoa có thiết kế đặc trưng riêng, tầm nhìn mở thuận lợi cho các hoạt
động ngoại khoá, các khoá tu ngoài trời, cảnh quan có vai trò quan trọng trong kiến
trúc công trình. Tuy nhiên bán kính phục vụ lớn, khó quản lý an ninh.
- Bố cục tập trung

55
Hình B.II.38: Bố cục tập trung điển hình
[Nguồn: Chuyên đề Học viện Phật giáo Miền Nam- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
Với dạng bố cục này, các khối chức năng tập trung lại với nhau giúp bán kính phục
vụ ngắn. Tuy nhiên cũng vì vậy mà dễ gây ồn, thiếu sựriêng tư cho công trình cần
sự tịnh tâm tu học của Học viện Phật giáo.
- Bố cục truyền thống Việt Nam
Theo bố cục truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa thường được xây dựng với
các kiểu bố cục phổ biến là chữ Đinh (丁) với nhàchính điện nối thẳng góc với nhà
tiền đường(dành cho công trình nhỏ), bố cục chữ Công (工) với chính điện và tiền
đường song song nhau và được nối nhau bằng nhà thiêu hương(dành cho các công
trình quy mô vừa), bố cục chữ Tam (三) với 3 nếp nhà song song gọi là Hạ, Trung
và Thượng, bố cục kiểu Nội công ngoại quốc (phía trong hình chữ Công (工), phía
ngoài có khung bao quanh như bộ Vi (口) với hai hành lang dài nối liền nhà tiền
đường với nhà hậu đường làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà
thiêu hương, nhà thượng điện hoặc các công trình kiến trúc khác ở giữa(dành cho
các công trình lớn). Tuy nhiên các bố cục này khá đơn giản, chưa thể đáp ứng đủ
nhu cầu dạy và học hiện nay.

56
Hình B.II.39: Mặt bằng tổng thể chùa Keo - Thái Bình
[Nguồn: http://bmktcn.com]
Chùa Keo Thái Bình nằm trên một dải đất, bao quanh bởi hồ nước (hiện hồ phía
Bắc không còn, chỉ còn 1 hồ phía trước hướng Nam và 2 hồ hai bên hướng Đông
và Tây.)
Trục chính của chùa theo hướng gần Bắc - Nam. Mặt bằng chùa theo kiểu "Nội
công ngoại quốc" và “Tiền Phật, hậu Thánh”, gồm các hạng mục công trình chính:
Tam quan ngoại, Tam quan nội; Khu thờ Phật; Khu thờ Thánh; Gác chuông; Hành
lang Tả vu và Hữu vu và các công trình phụ trợ khác.
- Bố cục không gian theo mặt cắt

Hình b.II.40: Bố cục không gian thấp tầng


[Nguồn: Chuyên đề Học viện Phật giáo Miền Nam- tác giả Nguyễn Trần Phương
Thảo]
Bố cục phân tán thường tầng thấp vì các khối chức năng đã được phân chia riêng
biệt từng khoa, từng không gian. Với các bố cục này, công trình có thể hoà hợp

57
với thiên nhiên, mặt đứng không gian trải đều mang cảm giác nhẹ nhàng, tuy nhiên
tầm nhìn không bao quát và bị hạn chế.
- Bố cục không gian Phật giáo truyền thống Việt Nam:

Hình B.II. 41: Mặt cắt dọc chùa Phổ Minh- Nam Định bố trí theo bố cục “ Nội
công ngoại quốc” với các khối nhà 1 tầng và tháp 14 tầng.
[Nguồn: http://vietlandmarks.com]
Theo thứ tự gồm cổng Tam quan; sân chùa, nhà bia và Cột kinh; Tháp; Toà thượng
điện; hành lang Tả vu, Hữu vu; Hậu đường , nhà Tổ, nhà Tăng và điện thờ Mẫu;
Khu tháp mộ, ...Bố cục các khối không gian thấp tương đối đều nhau, lấy Toà
thượng điện làm trung tâm, Học viện Phật giáo Việt Nam hiện nay thiết kế theo
dạng bố cục phân tán, cao tầng và các không gian chức năng đặc trưng của chùa
Việt Nam(cổng Tam Quan, Đại Hùng Bảo Điện,, Hậu Tổ, Bảo tháp...)
2.5.3 Đặc điểm không gian chức năng
2.5.3.1 Khối phục vụ học tập - giảng đường

- Tỉ lệ hình học của phòng học có vai trò rất lớn trong việc tổ chức giảng dạy trong
môi trường học tập: Phòng quá rộng gây cản trở trong việc tương tác giữa giảng

58
viên với sinh viên và tầm nhìn không tốt hay phòng quá sâu khiến sinh viên ngồi
cuối không thể nghe được giảng viên và nhìn rõ bảng.
- Xác định số màn hình dựa trên số chỗ, loại phòng và mục đính giảng dạy.
- Xác định các khu vực bố trí, kích thước và hướng của màn hình.
- Đảm bảo khu vực giảng viên đạt được kích thước tối thiểu.
- Vẽ đường thể hiện góc nhìn từ các màn hình và đảm bảo tất cả các chỗ ngồi đền
nằm trong khu vực đó.
- Xác định chiều sâu và rộng tốt nhất dựa trên hướng dẫn về khu vực ngồi.
- Xác định lối đi giữa các dãy ghế.
- Xác định vị trí các tường nên bố trí.
- Phòng học trong Học viện Phật giáo phải đảm bố trí bàn ghế chia theo giới tính,
tăng - ni không ngồi học chung với nhau(có 2 cách chia vị trí ngồi: một bên tăng
một bên ni hoặc tăng dãy trên và ni dãy dưới).
Lớp học truyền thống:
- Cách thiết kế truyền thống là thiết kế phần tường bao của không gian học trước
sau đó mới bố trí các thiết bị bên trong, điều này dẫn tới việc bố trí không đủ số
chỗ yêu cầu, tạo ra các vấn đề về âm thanh, và tầm nhìn thị giác kém.
- Trên thực tế phổ biến 2 loại hình lớp học là hình vuông và hình chữ nhật, với việc
bố trí dây chuyền công năng như sau:
- Các lớp học chỉ mở một cửa ra vào phía đầu lớp để đảm bảo điểu kiện kỹ thuật,
trật tự trong lớp học.
- Các bàn học bố trí đảm bảo ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ chính của lớp đi từ trước
ra sau, từ trái qua phải.
- Cửa sổ hình băng là hợp lý. Không trổ cửa ở tường sau-> tránh lóa mắt.
- Bậu cửa sổ cao 1m2.
- Bục giảng cao 20 - 40cm.
- Lớp có chiều dài >12m có phần sau hơi dốc.
- Lớp học được bố trí sao cho cửa sổ mở theo hướng Bắc - Nam và cần
lắp kính để phòng gió lạnh.
- Từ sàn đến mép bậu cửa sổ là 1m - 1m2.
- Đảm bảo thông gió cho phòng học.

59
- Toàn bộ diện tích cửa sổ lấy sáng so với phòng là 1:5.
Lớp học hiện đại:
Về cơ bản cũng thiết kế như lớp học truyền thống tuy nhiên các dụng cụ học như
bàn ghế có thể di chuyển linh hoạt phục vụ cho nhiều hoạt động khác như sinh
hoạt tập thể hoặc thảo luận nhóm. Lớp học vi tính:
- Bố trí lối đi 2 bên cho mỗi dãy bàn, giúp giảng viên tiếp cận sinh viên nhanh
chóng.
- Lắp đặt dễ dàng, thuận lợi nâng cấp dàn máy đời mới
- Sử dụng bàn chữ L để tăng diện tích mặt phẳng sử dụng
Giảng đường:
Theo tiêu chuẩn TCVN 3981 : 1985 về giảng đường
- Độ lớn mỗi giảng đường phụ thuộc vào nội dung bài giảng, phương pháp giáo
dục chung hoặc chuyên biệt.
- Dựa vào khối tích, giảng đường được chia như sau:
+ Giảng đường nhỏ: 40 người
+ Giảng đường vừa: 40 – 150 người
+ Giảng đường lớn: 150 – 300 người
+ Giảng đường cực lớn: 350 người trở lên
- Giảng đường nhỏ và vừa không có yêu cầu đặc biệt về kích thước cũng như trang
thiết bị, các yêu cầu âm thanh.
- Nếu bài giảng có yêu cầu về chiếu phim, thực nghiệm thì có thể làm một số bậc
ngồi ở phía sau giảng đường.
- Giảng đường lớn hoặc cực lớn nên thiết kế để có thể phục vụ nhiều mục đích
khác hơn là chỉ để giảng dạy (chi phí thiết bị lớn so với mục đích sử dụng chính
nên phải linh hoạt khả năng sử dụng đa công năng).
- Diện tích cho giảng đường, lớp học theo Bảng 4 TCVN 3981 : 1985
- Phòng chuẩn bị trực thuộc giảng đường phải có ít nhất 2 cửa, một cửa trực tiếp
thông với giảng đường và một cửa mở ra hành lang.
- Trước và sau giờ giảng, số lượng sinh viên tụ tập ở sảnh đông, do đó khi đặt giảng
đường lớn cần tránh lối giao thông chung và nên bố trí lối ra vào riêng cho các
giảng đường một cách độc lập.

60
- Ở sảnh vào giảng đường phải bố trí các giá treo quần áo, tủ đựng đồ sinh viên,
các khu vực phục vụ khác: WC, nghỉ giáo viên,...
- Giảng đường hình vuông là hình khá mềm dẻo nhưng hình rẻ quạt thông dụng
hơn đối với những giảng đường lớn. Các mặt bằng giảng đường phổ biến: hình
vuông, hình rẻ quạt, lục giác, hình bán tròn, hình thang.
- Diện tích mặt bảng (phần để viết) nhỏ nhất là:
+ 5 m2 đối với giảng đường 50 - 75 chỗ
+ 7 m2 đối với giảng đường 150 - 160 chỗ
+ 10 m2 đối với giảng đường 200 chỗ và lớn hơn
2.5.3.2 Khối thư viện

Hình B.II.42 Hình B.II.43


Thư viện Tripitaka Koreana nằm ở Chùa Haeinsa, Hàn Quốc.
Không gian thư viện tràn ngập ánh sáng, mà sắc mộc mạc trầm ấm tự nhiên của
gỗ mang lại cảm giác cổ kính, thanh tịnh cho thư viện. Tuy nhiên nơi đây không
bố trí bàn ghế mà ngồi ngay trên chiếu theo văn hoá người Hàn.
[ Nguồn: https://www.seoulkoreatour.net]
Theo tiêu chuẩn TCVN 3981 : 1985
- Diện tích các phòng trong thư viện áp dụng theo bảng 11 TCVN 3981 : 1985
- Thành phần thư viện cần có phòng diễn giảng với số chỗ áp dụng theo bảng 10
TCVN 3981 – 1985
- Khi thiết kế thư viện cần chú ý các yêu cầu sau:
+ Không gian phải đáp ứng được như cầu mở rộng trong tương lai, có sự sắp xếp
linh hoạt và đáp ứng được nguồn thông tin ngày càng tăng.
+ Có chiều cao đủ chuẩn để đặt được giá sách ở bất cứ chỗ nào mà không làm ảnh
hưởng đến tổng quan công trình kể cả khi quá tải.
+ Hệ thống biển chỉ dẫn đầy đủ và được đặt đúng chổ giúp người đọc dễ dàng định
hướng và tìm kiếm khi tra cứu tài liệu.
+ Các trang thiết bị phù hợp với công năng sử dụng.

61
+ Hệ thống chiếu sáng cần được tính toán kĩ lưỡng cho từng khu vực cụ thể để
cung cấp đủ ánh sáng cần thiết và tránh hiện tượng lóa, chói.
+ Màu sắc của thư viện phù hợp với bản chất của thư viện và đối tượng phục vụ.
+ Ngoài ra màu sắc còn đóng vai trò quan trọng trong chiếu sáng thư viện.
2.5.3.3 Khối hội trường

Hình B.II.44: Hội trường đa năng của Học viện Phật giáo Hà Nội, bố trí ghế
ngồi tách biệt Tăng-Ni sinh theo giới luật nhà Phật, chiều cao thông thuỷ lớn
giúp thông thoáng cho không gian.
[Nguồn: https://phathocdoisong.com]
Theo tiêu chuẩn TCVN 3981 – 1985
- Số chỗ trong hội trường phụ thuộc vào số lượng học sinh tính toán, lấy theo bảng
12 TCVN 3981 – 1985
- Diện tích hội trường và các phòng phụ thuộc áp dụng theo bảng 13 TCVN 3981
– 1985
- Trong các trường đại học văn hóa nghệ thuật, hội trường và các giảng đường
chuyên ngành cần có các thiết bị sân khấu đặc biệt thì phải gộp lại trong một tổ
hợp kiến trúc dùng để diễn tập, thành phần áp dụng theo bảng 14 TCVN 3981 –
1985
- Các hội trường sử dụng nhiều chức năng và nhà hát diễn tập cần được thiết kế
bảo đảm cho việc thay đổi các hình thức biểu diễn.

62
- Hội trường trong Học viện Phật giáo phải đảm bảo bố trí vị trí ngồi theo giới tính:
ở Việt Nam phổ biến kiểu bố trí dãy Tăng và dãy Ni.
2.5.3.4 Khối hành chính
Theo tiêu chuẩn TCVN 3981 – 1985 về nhà hành chính
- Thành phần và diện tích các phòng quản lý(Viện trưởng, Phó Viện trưởng thường
trực, Phó Viện trưởng,...), phục vụ (hiệu bộ, đoàn thể xã hội, cà phòng ban, ấn loát
tài liệu, các bộ phận liên lạc với nước ngoài, phòng tiếp khách, các văn phòng
khoa,...) được tính toán theo biên chế quy định nhưng diện tích chung của chúng
không được lớn hơn:
+ 0,6 m2/ học sinh đối với các trường có từ 4000 - 6000 học sinh
+ 0,7 m2/ học sinh đối với các trường có từ 2000 - 4000 học sinh
+ 0,8 m2/ học sinh đối với các trường có từ 10000 - 2000 học sinh
+ 1 m2/ học sinh đối với các trường có từ 1000 học sinh
- Chỉ tiêu diện tích cho một nhân viên văn phòng:
+ 3,5 - 4 m2/bàn làm việc(cho tập thể lớn làm việc)
+ 4,5 - 6,5 m2/bàn làm việc(cho tập thể nhỏ làm việc)
- Ánh sáng có thể là nhân tạo cục bộ hay dàn đều hoặc ánh sáng đều tự nhiên có
hướng đi từ trước ra sau, từ trái sáng phải.
2.5.3.5 Khối kí túc xá
Học viện tổ chức các khóa tu cho phép người sinh hoạt lưu trú thời gian ngắn và
nhà sư lưu trú lâu dài, các tiêu chuẩn lấy từ Tiêu chuẩn thiết kế kí túc xá trường
học. Hình thức kiến trúc của kí túc xá theo hướng tạo tiện nghi sống, môi trường
sống tốt và thân thiện với môi trường tự nhiên và giới luật.
Diện tích phòng kí túc xá được tính theo bảng 18 TCVN 3981 - 1985
- Diện tích ở bao gồm cả diện tích để học sinh tự học
- Đối với nhà ở của học sinh cần thiết kế giường hai tầng cho cả nam và nữ với
chiều cao tầng nhà 3,3m.
- Tuỳ theo loại trường mà tổ chức không gian cho học sinh phù hợp với yêu cầu
đào tạo, sinh hoạt, mỗi phòng ở không ít hơn 2 người và không quá 8 người.
- Khu vệ sinh bố trí theo phòng ở, tránh các khu vệ sinh công cộng Khu vệ sinh
trong các nhà ở học sinh áp dụng theo bảng 19 TCVN 3981 - 1985 Mỗi nhà ở học
sinh cần có phòng tiếp khách, sinh hoạt chung,... với diện tích không lớn quá 36
m2
63
2.5.3.6 Khối chánh điện
- Diện tích phòng lớn để thực hiện các buổi trì tụng, sức chưa 2000 - 2500 người,
trung bình 0.6 m2/người(Neufert), ước lượng 1200 - 1500 m2.
- Có chiều cao thông thủy lớn, tạo sự uy nghiêm, hùng vĩ.
- Đại hùng bửu điện nằm ở khu ngoại viện, nơi các tín đồ và khách tham quan
có thể vào.
- Trong không gian chánh điện, các hoạt động thờ tự có bao gồm việc thắp hương.
Điều này dẫn đến cần tuân theo các quy định trong thiết kế về phòng cháy chữa
cháy (QCVN 06 : 2010/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy trong nhà và công trình) và thiết kế
thông thoáng tự nhiên tránh tình trạng ngạt khói, ám khói.
- Trong Học viện, việc học tập nghiên cứu là chủ yếu nên chánh điện cũng sẽ là
nơi tổ chức các ngày lễ lớn trong trường học như: lễ khai giảng, lễ nhà giáo Việt
Nam, lễ tổng kết năm học,...
2.5.3.7 Khối thiền định

Hình B.II.45

Hình B.II.46 Hình B.II.47

Không gian thiền đường Làng Mai


[Nguồn: https://phatgiao.org.vn]

64
- Diện tích rộng, sức chứa 1500 - 2000 Tăng Ni (theo Neufert)
- Các hạn mục đặc thù:
+ Có thờ tượng Phật
+ Nhiều cửa sổ, thông gió tốt.
+ Có 1 khánh để hô thiền.
+ Ít nhất 1 cây B để giám thiền giám sát thiền sinh.
+ Có tủ đựng bồ đoàn và tọa cụ.
+ Có tủ để giày dép, gửi đồ cho thiền sinh.
- Có thể bố trí 2 hướng ngồi:
+ Tất cả cùng quay mặt về bàn thờ
+ Chia làm 2 bên, quay mặt vào vách tường.
- Âm thanh: trang bị thiết bị điện tử phục vụ mục đích hướng dẫn thực hành, không
gây ra tiếng ồn lớn, không gian ưu tiên tĩnh lặng.
- Kết cấu: không gian nhịp lớn, kết cấu thanh mảnh không đồ sộ.
- Vật liệu: mộc mạc, mang hơi thở của thiên nhiên và địa phương.
2.5.3.8 khối phụ trợ
Nhà ăn(trai đường)
Theo TCVN 3981 – 1985 - Nhà ăn trong các Học viện thiết kế theo tiêu chuẩn nhà
ăn hiện hành.
- Tổng số chỗ trong nhà ăn các Học viện lấy 50% số lượng học sinh tính toán(ăn
cả 2 ca).
- Quy mô nhà ăn các Học viện có thể thiết kế từ 1000 - 1500 chỗ và chia nhà ăn
thành các phòng ăn nhỏ có số chổ không quá 200 người.
- Trong trường hợp thiết kế nhà ăn cho một Học viện hoặc một nhóm Học viện thì
một trong số các nhà ăn đó phải có cơ sở chế biến thức ăn cũng cấp cho các nhà
ăn khác với diện tích hợp lý cho gia công, bếp nấu ăn và hệ thống kho các loại.
- Trong Học viện Phật giáo, trước khi dùng cơm các nhà sư sẽ có khóa lễ nghi thức
Cúng quả đường, vì thế phải bố trí các dãy bàn ghế phù hợp cho nghi thức và theo
cấp bậc ( cấp bậc cao nhất sẽ ngồi trước rồi đến những cấp bậc nhỏ hơn).
- Các nhà ăn của Học viện cần bố trí thành ngôi nhà riêng biệt và giao thông thuận
tiện đến các nhà học, nhà ở. Khoảng cách xa nhất từ nhà ăn đến các nhà ở không
quá 500m
65
Trạm y tế
Thành phần và diện tích của các trạm y tế áp dụng theo bảng 21 TCVN 3981 -
1985 - Trạm y tế học viện không thiết kế quá 30 giường bệnh nhân. Dành 1/6 - 1/5
giường cho bệnh nhân nặng và cách li, số giường này phân bố thành phòng một
hoặc hai giường. - Ngoài các quy định trên, khi thiết kế cần tham khảo tiêu chuẩn
thiết kế bệnh viện hiện hành
Bãi đậu xe
Quy mô: tùy thuộc vào số lượng học sinh đào tạo và giảng viên trong trường. lấy
diện tích một chổ đậu xe máy là 1,2m, xe oto là 2,5 x 5m, cộng thêm 10% diện tích
lối đi.
- Khuyến khích trồng cây xanh hoặc bãi cỏ ngăn cách với các khu vực khác.
Khu Thể dục

Hình B.II.48 Hình B.II.49


Tăng - Ni sinh hoạt động thể thao nâng cao sức khoẻ tại Học viện Phật giáo Hà
Nội
[Nguồn: https://vietnamnet.vn]
- Thể thao Theo tiêu chuẩn TCVN 3981-1985 Số lượng các công trình thế thao
ngoài trời của trường đại học áp dụng theo bảng 17 TCVN 3981- 1985
- Số lượng và loại công trình thể dục thể thao ngoài trời của trường đại học thể dục
thể thao theo luận chứng kinh tế kỹ thuật.
- Đối với trường đại học dưới 2000 học sinh chỉ thiết kế sân thể thao cơ bản loại
nhỏ đường vòng khép kín dài 50m.
- Khu vực thể thao bố trí riêng biệt giữa Tăng sinh và Ni sinh theo giới luật.

66
2.5.3.9 Khối cảnh quan

Hình B.II.50: Thiền đường Giác sơn, TP Pleiku


[Nguồn: Photo by Phạm Quý]
Vườn chùa là nơi mang những đặc trưng của sự cảm thụ không gian sống của văn
hóa phương Đông qua 3 khía cạnh “Chân - Thiện - Mỹ”, trong mối quan hệ con
người với con người, con người với tự nhiên hướng đến sự hoàn mỹ.
- Cảnh quan bố trí xen lẫn với các không gian chức năng
- Mỗi khu vườn mang phong cách thiền tông bao gồm phần lớn là sỏi, đá và đá
tảng. Vườn có thể có những đường cong mềm mại hoặc chỉ đơn thuần là một hình
khối. Ý nghĩa của những khu vườn mang phong cách thiền tông này mang đến qua
nhiều thế kỉ đó là hỗ trợ các nhà sư trong việc tu tập thiền định.
- Âm thanh: tĩnh lặng kết hợp tiếng nước chảy và tiếng chim.
2.6. Một số công trình nghiên cứu
2.6.1 Học viện Phật giáo Nalanda, Hải Nam, Trung Quốc

67
. Hình B.II.51: Học viện Phật giáo Nalanda, Hải Nam, Trung Quốc

Hình B.II.53
Hình B.II.52
Sân vận động
Trụ trì và nơi ở các sư phụ.

Hình B.II.54
Hình B.II.55
Thư viện
Khu văn phòng và giảng dạy
[Nguồn:https://www.tsemrinpoche.com/]
Học viện Phật giáo Nalanda nằm trên dãy núi Nanshan, gần thành phố Tam Á, tỉnh
Hải Nam, Trung Quốc. Trải rộng trên diện tích 618,18 mẫu Anh, Học viện này
được dẫn dắt bởi nhà sư Yin Shun.
Công trình lấy ý tưởng từ kiến trúc của Nalanda Mahavihara nguyên thủy ở Ấn
Độ, học viện Phật giáo Nalanda- Trung Quốc này trải dài trên sườn núi hướng ra
biển theo trục bậc thang dài giống với hình ảnh của Nalanda ở Ấn Độ.
Kiến trúc học viện là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc đặc trưng của các trường
phái Phật giáo: Tây Tạng, Bắc tông, Nam tông và kiến trúc hiện đại ngày nay như
mái bằng, vật liệu bê tông.

68
Biểu tượng nổi bật của Học viện là bức tượng Quán Thế Âm cao 108m. Học viện
được bao bọc bởi vùng biển xung quanh, được mệnh danh là “Brahma Pure Land”,
lấy khái niệm từ Phật giáo Đại thừa và văn bản cổ của Ấn Độ “Vashistha”.
2.6.2 Học viên Phật giáo Nam Tông Khmer, Cần Thơ, Việt Nam

Hình B.II.56: Học viện Phật giáo Nam Tông Khmer, Cần Thơ, Việt Nam
[nguồn:internet]
Công trình hiệu bộ của Học viện tích hợp các phòng với trang bị tiện nghi căn bản
đủ để tiến hành ngay lập tức học động học tập của chư tăng Nam Tông Khmer:
Văn phòng và các phòng hành chính, thư viện, phòng học, phòng nghỉ (tăng xá)
cho tăng sinh. Khu hiệu bộ ba tầng mang màu vôi vàng nhẹ và hoa văn đặc trưng
cùng mái cong với tháp trên tầng thượng vừa đem lại cảm giác về một trường đại
học hiện đại lại có phong cách cổ điển của cơ sở phật giáo Nam Tông Khmer phối
kết nhẹ nhàng.

69
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC TRIẾT LÍ PHẬT GIÁO VÀ DẤU ẤN VĂN HOÁ
TRONG CÁC KHÔNG GIAN ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TRÌNH
3.1 Giải pháp tổ chức qui hoạch
3.1.1 Yếu tố “nhập thế” của Phật giáo trong quy hoạch khuôn viên
Trong văn hóa của đồng bào Khmer, Phật giáo mang đậm tính nhập thế, điều này
thể hiện rõ ở việc ngôi chùa có vai trò vô cùng quan trọng, nó được xem như một
bảo tàng hoàn hảo để lưu trữ cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần, cả về lịch sử lẫn
nghệ thuật và là niềm tự hào của mỗi người dân trong các Phum, sóc. Có thể thấy
ngôi chùa gắn bó chặt chẽ với cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của đồng
bào Khmer và điều này càng đúng với lời dạy của Đức Phật, mang Phật pháp đến
gần với chúng sinh.
- Ngôi chùa có giá trị như một trung tâm sinh hoạt tôn giáo:
Hằng năm, có nhiều lễ hội định kỳ được diễn ra trong khuôn viên chùa, như: Lễ
dâng áo cà sa (Kathan Na Tean), Lễ đặt cơm vắt (Phua Chum Bon), Lễ Phật đản
(Bon Visaka Bochesa), Lễ kết giới chính điện, lễ an vị tượng Phật... Bên cạnh đó
còn có các lễ hội dân gian vừa gắn liền với lễ nghi nông nghiệp vừa gắn với Phật
giáo, được người Khmer tôn sùng, cũng diễn ra tại khuôn viên chùa, đó là lễ Chol
Chnam Thmay - Lễ Mừng năm mới, lễ Đôlta... Có thể thấy, tất cả những lễ hội gắn
liền với đời sống của đồng bào Khmer đều được tổ chức tại khuôn viên chùa, điều
này càng minh chứng cho sự gắn bó lâu đời và sâu sắc của người khmer với niềm
tự hào của đồng bào mình - ngôi chùa thiêng liêng.
- Ngôi chùa là “trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng” của người dân:
Không chỉ là nơi diễn ra các lễ nghi tôn giáo mà còn là nơi biểu hiện của sự gắn
bó tình cảm, sự kết cộng đồng, nơi tập trung mọi sinh hoạt cộng đồng trong phum,
sóc.
- Chùa là “từ đường” của cư dân trong phum, sóc:
Một nét đặc trưng riêng ở khuôn viên các ngôi chùa nữa đó là hình ảnh những “khu
vườn tháp cốt”. “Người Khmer không sợ nghèo đói, chỉ sợ khi chết không được
hỏa thiêu để đem tro vào chùa ở cạnh đức Phật”. Lễ hỏa táng diễn ra tại khuôn viên
chùa. Hầu như ngôi chùa nào của phum, sóc cũng xây dựng lò hỏa thiêu dành cho
những người đã mất trong cộng đồng dân cư của mình. Những ngôi tháp này
thường được xây dựng ở phía Đông và thường là phía trước của chùa, nhưng không
được xây ngay trước chính điện.
- Về cách bố trí:

70
Cách bố trí cây xanh, tạo vườn hoa một mặt là làm cho môi trường trong lành, mặt
khác là lưu giữ lại cảnh xưa kia của đất Nam bộ cây cối hoang vu. Đặc biệt là sự
tái hiện tinh thần gần gũi với thiên nhiên, cảnh quan kỷ niệm trong suốt 45 năm
hoằng dương chánh pháp, mà quan trọng hơn hết là ba cảnh kỷ niệm của cuộc đời
và thân thế của đức Phật. Đó là cảnh Đản sanh ở giữa thành Ka-tỳ-la-vệ và thành
Devadaha; cảnh trong rừng Lâm-tỳ-ni, dưới cây Sala (Vô ưu), đức Phật thành đạo
dưới cội cây bồ đề gần bờ sông Neranjarà (sông Niên) và cảnh Ngài nhập Niết bàn
dưới cây Song long thọ (cây Sala). Đồng thời, tinh thần đó cũng đúng với từ người
Khmer hay gọi là Wat - Arama (Chùa - Công viên, tức xem chùa như là công viên)
hay như ghi trong Luật tạng: Aràma nghĩa là Công viên.
- Định hướng thiết kế
Cảnh quan trong Học viện nên đặt ở các không gian chuyển tiếp, kết hợp sân vườn
tạo vườn thiền..hoặc đặt ở trước công trình, sân sau kết hợp vườn trồng cây,
rau...Cảnh quan trong các không gian Phật giáo thể hiện sự tôn trọng tự nhiên xung
quanh, ưu tiên việc giữ lại hiện trạng thiên nhiên một cách thân thiện, hài hòa nhất.
Cách tổ chức sân trung tâm như trên cũng đảm bảo tính kết nối về thị giác và đảm
bảo được yêu cầu về cận cảnh và trung cảnh từ các khu chức năng còn lại tới không
gian ngoài trời quan trọng này. Bố trí cây xanh, tạo vườn hoa một mặt là làm cho
môi trường trong lành, mặt khác là lưu giữ gợi nhớ lại cảnh xưa kia của đất Nam
bộ cây cối hoang vu cũng như là sự tái hiện lại tinh thần gần gũi với thiên nhiên,
cảnh quan kỷ niệm trong suốt 45 năm hoằng dương chánh pháp của Đức Phật.
3.1.2 Yếu tố trục và quy hoạch tổng thể
Trong quan niệm của người Khmer, bố cục tổng thể của một ngôi chùa phải tuân
thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc. Cụ thể là các thành phần của ngôi chùa phải được
sắp xếp cân xứng qua trục chính của ngôi chùa - đó là con đường dẫn từ cổng vào
đến cuối khu đất, con đường này được gọi là “nhất chánh đạo” tượng trưng cho
con đường duy nhất dẫn tới phật đài.
Tuân thủ theo nguyên tắc thì trục chính của chánh điện phải nằm dọc theo trục
Đông - Tây và thường sẽ nằm ở vị trí trung tâm. Người Khmer quan niệm kiến trúc
quay về hướng Đông với ý nghĩa Phật ngự ở phía Tây nhìn về hướng Đông ban
phúc, hướng đông là hướng sinh sôi nảy nở, họ mong sao ông bà của mình sẽ tái
sinh nơi cực lạc.
- Định hướng thiết kế:
Ngoài việc mang được quan niệm về trục bố cục truyền thống vào công trình, việc
bố trí trục dọc công trình theo trục Đông Tây cũng sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng
của nắng Tây đến không gian chánh điện, các không gian học tập và sử dụng khác.
71
3.1.3. Yếu tố tỉ lệ và hình học của công trình trong văn hoá Phật giáo Nam
Tông
Tỉ lệ trong công trình
Việc xây dựng những ngôi chùa Khmer bao giờ cũng phải đúng quy cách, kích
thước nhất định như: Chiều dài bằng hai lần chiều rộng, chiều cao bằng chiều dài,
mái và thân là hai phần bằng nhau. Các diện tích khung cửa, nhà ở và điện thờ
cũng phải tuân theo quy định đó, chóp nóc thường thấy là một tam giác cân, nhọn,
chiều đứng dài hơn 1/4. Chùa nào cũng có hành lang (chơn tiên) bao quanh điện.
Chánh điện có 4 cửa chính ở hai hướng Đông - Tây cùng bảy hoặc chín cửa sổ ở
hướng Nam và Bắc, đó là những quy tắc cơ bản nhất của kiến trúc chùa Khmer.
Các ngôi chánh điện không những mở nhiều cửa sổ mà quanh bốn hướng bao giờ
cũng có những dãy hành lang cao, rộng và thoáng mát. Hiệu ứng của nguyên tắc
về tỉ lệ tạo cho công trình một vẻ ngoài uy nghiêm, cao ráo, thanh mảnh nhưng đặc
biệt vững chắc và cân đối chịu lực cho hệ mái gỗ - ngói đồ sộ cao vút bên trên.
- Định hướng thiết kế:
Có thể áp dụng các nguyên tắc về tỉ lệ cột cho các không gian yêu cầu cao và rộng
như không gian chánh điện, thiền đường tạo cảm giác trang nghiêm, cao ráo và
không tạo cảm giác choáng ngợp áp bức bởi các hàng cột to lớn truyền thống.
Yếu tố hình học trong triết lí Phật giáo Nam Tông

Hình C.III.01: hình ảnh mái chùa


[nguồn: internet]
Khoảng thập niên 30 của thế kỷ XX, có những chánh điện có mái khác hơn chánh
điện trước đây. Các nghệ nhân hay thợ xây dựng Khmer thêm vào đó bằng một
ngọn tháp hay ba ngọn tháp như búp sen cách điệu hoặc tháp chuông cách điệu từ
ý tưởng Bát úp, theo truyền thuyết kể rằng : Lúc đức Phật sắp nhập Niết bàn thì có

72
một vị trong môn đệ hỏi rằng “Nếu sau này Ngài nhập Niết bàn thì nên làm tháp
thờ như thế nào?” Đức Phật không trả lời mà chỉ xếp Y lại thành bốn mảnh, lấy
Bát úp trên Y, lấy cây gậy chống thẳng đứng trên Bát. Hình ảnh này trở thành sức
hấp dẫn cho nghệ nhân hay thợ xây, sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật kiến trúc
đặc sắc của Phật giáo sau này, và cũng từ ý này nên nền chánh điện luôn đặt trên
nền hình vuông hay hình chữ nhật. Sự thay đổi cấu trúc, mô hình trong kiến trúc
chùa Khmer sau này vừa nói lên kinh tế phát triển của phật tử, vật liệu xây dựng
phong phú, mặt khác vừa nói lên sự kế thừa, nghiên cứu tìm tòi Phật pháp của các
nghệ nhân hay thợ xây dựng Khmer đạt một trình độ phát triển nhất định.
Bên cạnh đó, ta có thể thấy các hình tam giác cân trên mái của chánh điện, sala
hay nhà học, thậm chí còn có cả trên các hoa văn họa tiết. Người Kh’mer quan
niệm hình tam giác là hoàn thiện nhất, ở đó chứa đựng cái đẹp hoàn mỹ và tuyệt
đối. Nghĩa biểu trưng của tam giác tương ứng với nghĩa biểu trưng của con số 3.
Trong Ấn Độ giáo (Đạo Bà La Môn), thần linh tối thượng cũng hiện hình thành 3:
(Brahma - Vishnu - Siva). Đạo Phật có câu: “Hoàn kết trong tam bảo Treraphona:
(Phật – pháp - tăng) thế giới có ba thành phần: (Bhu – Bhuvas -Swar) thời gian
phân ba Trikala: (Quá khứ - hiện tại - tương lai)”.
- Định hướng thiết kế:
Nói về hình học trong kiến trúc tôn giáo, đặc biệt là kiến trúc tôn giáo của người
Khmer, hình vuông và hình chữ nhật thường sẽ được chọn làm hình dáng cho mặt
bằng bởi sự đơn giản nhưng lại tạo nên không gian trang nghiêm, dễ tiếp cận cho
chánh điện, nhà sala hay các dãy nhà học.
Mái dốc có thể thích ứng với thời tiết vùng Nam Bộ mưa nhiều, bên cạnh đó, mái
dốc sẽ tạo được hiệu ứng độc đáo cho không gian bên dưới, phù hợp bố trí các
không gian chánh điện, thiền đường tạo cảm giác không gian cao vút lên, hướng
về phía Đức Phật, trang nghiêm và thiêng liêng.
3.2 Không gian đặc thù
3.2.1 Nét đặc trưng của nhà Sala
Saladàna gọi tắt là Sala (Lễ đường), nơi diễn ra các lễ cúng tứ sự, trai tăng lớn
nhỏ... thường chiếm một diện tích rất lớn theo mật độ phật tử của chùa. Sala xây
trên nền cao nhưng không cao hơn chánh điện và cũng không có hàng rào, mặt
bằng bố cục không giống như chánh điện : chiều rộng ba gian, năm gian, chiều dài
tùy theo nhu cầu 5–6 gian hoặc 8–9 gian, nhưng khẩu độ mỗi nhịp cột rất lớn.
Ở các vị trí đầu, chân cột hay viền mái của nhà sala được trang trí bởi nghệ thuật
vẽ hay đắp chìm nổi hoa văn cây lá thiên nhiên, cách điệu ngọn lửa hay thêm đầu
chim thần Garuda. Cách trang trí kết hợp với cách tạo hình khối cho mái làm tăng

73
thêm nét đặc sắc, thanh thoát nhẹ nhàng trong kiến trúc mái chùa, đồng thời cũng
không kém phần ý nghĩa sâu sắc trong triết lý Phật giáo. Đó là mái Sala chỉ có hai
lớp biểu tượng cho hai cõi Dục giới và Sắc giới, bởi lẽ công năng sử dụng trong
đó chỉ cúng dường vật thí tứ sự, trai tăng chứ không thiền định, không hành tăng
sự, làm lễ phát lồ hay làm lễ đại giới đàn như chánh điện.

Hình C.III.02
[Nguồn: internet]
Sự khác biệt giữa Sala với chánh điện chùa Khmer nữa là: cách bố trí hướng chính
và quy định các chiều hình học làm hướng chính. mặt chính của sala có khi là chiều
dài, có khi lại là chiều rộng, hướng chính có thể là hướng nam, hướng bắc cũng có
khi là hướng đông, nhưng không có hướng tây. Sở dĩ có sự khác biệt này là bởi
trong thế giới Phật học, tìm hồn kiến trúc Phật giáo tức làm tìm tâm hồn Phật giáo
hòa hợp với tâm hồn chúng sanh tiềm ẩn trong kiến trúc theo từng dân tộc.
- Định hướng thiết kế:
Từ cách thiết kế Sala, ta có thể thấy được sự hướng tới con người, mang Phật pháp
đến gần hơn với con người, điều này rất có ý nghĩa đối với công trình học viện
Phật giáo và cũng phù hợp với tư tưởng Phật giáo nhập thế của Phật giáo Nam
Tông. Cũng vì ý nghĩa đó, đề xuất các khu học tập, khu tự học, giảng đường thiết
kế theo xu hướng mở, dễ dàng tiếp cận, dễ kết nối con người với con người hay
con người với thiên nhiên.
3.2.2 Sự “nguyên thuỷ” trong thiền đình
Tông chỉ tu tập của Phật giáo Nguyên Thủy:
Phật giáo Nguyên Thủy nhấn mạnh đến việc tự giải phóng thông qua những nỗ lực
của cá nhân. Phương tiện chính để đạt được giác ngộ trong truyền thống Theravada
là thông qua thiền Vipassana hay còn gọi là thiên Minh Sắt. Vipassana nhấn mạnh
74
sự tuân thủ kỷ luật về cơ thể, tư tưởng và cách kết nối. Với các lý do là: “Tránh xa
những điều xấu, tích lũy mọi điều tốt lành và thanh lọc tâm trí mình" Thiên là một
trong những phương thức chính mà theo đó một Phật tử Nguyên Thủy có thể biến
đổi bản thân, vì vậy họ dành rất nhiều thời gian cho việc hành thiền. Khi một người
đạt được giải thoát khỏi khổ đau và giác ngộ lên Niết bàn, họ được gọi là các vị A
la hán(Arahant) hay những "người xứng đáng".
Có thể thấy, yêu cầu về không gian thiền đặc trưng không đòi hỏi quá nhiều hình
thức, chỉ cần không gian hòa hợp với tự nhiên nhất, nguyên thủy nhất. Hòa mình
vào không gian tự nhiên sẽ giúp cho người thiền định có thể tập trung và giữ tâm
được thanh tĩnh. Điều này càng có ý nghĩa sâu sắc hơn khi nói về một tông phái
theo chân Đức Phật tu hành, như cách mà Người đã từng làm, từng tu tập khổ hạnh,
một tông phái đi theo con đường tu tập nguyên thủy nhất, không sai lệch, không
biến chất theo thời gian.
Theo đó, có thể nhận thấy, yêu cầu về không gian thiền định của Phật giáo Nam
Tông không quá cầu kì. Theo giáo lí nguyên thủy, sự thanh tịnh không đến từ các
tác nhân bên ngoài mà nó xuất phát từ tâm của người thiền định. Không gian thiền
càng tối giản, càng gần với những gì thuộc về tự nhiên nguyên thủy thì sẽ càng
mang đến hiệu quả thiền định cao.
3.3 Yếu tố trang trí và biểu tượng
3.3.1 Hình tượng bánh xe luân hồi và triết lí luân hồi trong thiền đình
Bánh xe luân hồi (pháp luân) là một trong số những biểu tượng phổ biến của Phật
giáo, là biểu tượng quan trọng nhất, biểu thị cho cốt tủy của đạo Phật - giáo pháp
của Đức Phật. Giáo pháp của Phật giáo được truyền thừa liên tục cũng như một
bánh xe được vận chuyển từ quá khứ cho đến hiện tại, từ hiện tại cho đến tương
lai. Với biểu tượng này, Phật giáo luôn hướng đến một ước vọng hướng thượng và
thăng hoa trong đời sống mỗi người.
Cuộc sống là một cái gì đó luôn thay đổi liên tục, nhưng những thay đổi đó được
hướng theo tinh thần đạo đức và tâm linh trong sáng thì nó sẽ mang đến nhiều hạnh
phúc cho đời người.
Nếu như bánh xe trong nền văn hoá cổ xưa của Ấn Độ tượng trưng cho mặt trời,
cho uy quyền tối thượng, cho Chuyển Luân Thánh Vương, thì hình tượng bánh xe
trong Phật giáo lại tượng trưng cho giáo pháp của Đức Phật và cho chính Đức Phật.
Chuyển Luân Thánh Vương dùng xe báu để hàng phục các oán địch, cai trị thiên
hạ, giữ yên bờ cõi, còn Đức Phật chuyển vận bánh xe pháp để nhiếp phục, đoạn
trừ phiền não trong tâm thức của chúng sanh.

75
Pháp luân được dùng để dụ cho giáo pháp của Đức Phật, gồm 3 nghĩa chính: tồi
phá (Phật pháp có công năng diệt trừ tội ác của chúng sinh), triển chuyển (sự thuyết
giáo của Đức Phật cũng như bánh xe luôn di chuyển, không dừng trệ lại ở bất cứ
người nào hay nơi nào) và viên mãn (giáo pháp của Đức Phật viên mãn, tròn đầy
như bánh xe).
Triết lý sống qua hình tượng Bánh xe trong Phật giáo
- Tiếp xúc với sự sống
Trong sự vận hành của dòng đời, cuộc sống của mỗi người như một bánh xe đang
lăn đều trên đường đời. Điều thú vị là tuy chu vi của bánh xe này rất lớn, nhưng
sự tiếp xúc của bánh xe với mặt đất chỉ là một điểm nhỏ mà thôi. Những giá trị
sống động nhất, thiết thực nhất của sự vận hành bánh xe này không phải ở những
điểm đã đi qua hay những điểm chưa tiếp xúc với mặt đất trên bánh xe mà chính
là điểm đang tiếp xúc trong hiện tại. Tương tự vậy, đạo Phật xem cuộc sống trong
giây phút hiện tại của mỗi người là mấu chốt để chế tác niềm hạnh phúc trong cuộc
sống này. Những gì trong quá khứ, dù thất bại đắng cay hay thành công mãn
nguyện đều chỉ còn trong ký ức và những ước vọng về tương lai chỉ là ảo ảnh trong
tâm trí mỗi người.
Hiện tại là thời khắc thể hiện sự sống đích thực, linh động của mỗi người.
Để tạo dựng một cuốc sống có hạnh phúc và an lạc thực sự, con người cần phải
nhận diện và tiếp xúc với những gì mình đang có trong hiện tại. Sống với hiện tại
là cuộc sống thực và qua đó con người mới cảm nhận được những giá trị đích thực
của cuộc sống. Đó là cuộc sống thực và mầu nhiệm vô cùng.
- Giáo pháp - tâm điểm của Phật giáo
Đức Phật từng dạy rằng ai hiểu và thể nghiệm giáo pháp, người ấy thấy Phật. Trước
khi nhập Niết Bàn, Đức Phật dạy ngài A Nan sau khi Ngài nhập diệt nên xem giáo
pháp làm thầy, làm ngọn đèn, nên nương tựa vào giáo pháp. Pháp mà Đức Phật
chứng ngộ trong đêm thành đạo cũng chính là pháp mà chư Phật quá khứ và tương
lai đã và sẽ chứng ngộ. Do vậy, những gì Đức Phật đã giảng dạy là những chân lý
về khổ và con đường thoát khổ. Đức Phật không cho phép hàng đệ tử tôn thờ mình
như một vị thượng đế, một chúa tể đầy quyền năng, mà chỉ nên xem Ngài là một
vị thầy dẫn đường mà thôi. Những ai sống đúng với chánh pháp và vận chuyển
bánh xe pháp là người học trò xứng đáng trong giáo pháp của Đức Phật. Đạo Phật
không lấy Đức Phật làm trọng tâm mà là lấy giáo pháp làm trọng tâm. Khi nào
giáo pháp này còn được giữ gìn và hành trì thì Phật pháp còn tồn tại trên thế gian
này.
Pháp Luân trong kiến trúc, nghệ thuật Phật giáo

76
Trong lĩnh vực nghệ thuật, hình tượng pháp luân cũng trở thành một biểu tượng
phổ biến trong các công trình kiến trúc Phật giáo. Thông thường, pháp luân được
thể hiện qua hình ảnh của một bánh xe có tám nan hoa. Trục của bánh xe tượng
trưng cho giới luật, vành bánh xe tượng trưng cho trạng thái chuyên nhất của thiền
định, tám nan hoa tượng trưng cho Bát chính đạo và tâm điểm của bánh xe thường
được khắc thành bốn dòng xoắn, mỗi dòng được tô mỗi màu khác nhau để chỉ cho
4 phương và cũng để tượng trưng cho Tứ diệu đế hay bốn đại (đất, nước, gió, lửa).
- Định hướng thiết kế:
Đối với không gian thiền tập trung, có thể sử dụng hình ảnh vòng bánh xe luân hồi
để tổ chức mặt bằng. Với vòng tròn tượng trưng cho vòng lặp bất tận của luân hồi.
Ở vị trí tâm sẽ là Phật đài tượng trưng cho giáo Pháp của Đức Phật, có thể được
xem là điểm tiếp xúc duy nhất để thoát khỏi luân hồi mà con người cần phải tu tập
để hướng tới. Các lối đi hướng tâm tượng trưng cho sự tu tập, hướng về Phật pháp
và ước mong thoát khỏi đau khổ, luân
Bên cạnh hình khối, không gian nội thất cũng mang lại sự yên bình, thư giãn, tự
tâm, tự tại và để làm được điều đó là nhờ ở sự phối hợp hài hòa màu sắc tự nhiên
với tổng thể kiến trúc tối giản. Như chúng ta đã biết, với Phật giáo Bắc tông, nét
thiền đặc trưng thể hiện thông qua những vật liệu như tre, gỗ cùng tông màu trầm
ấm đóng vai trò chủ đạo. Nâu vàng, cam sậm, màu hổ phách là ba tông màu chính
được sử dụng vì chúng mang âm mệnh Thổ, thuần khiết và tự nhiên song hành
cùng sự tối giản và đồng nhất. Tuy nhiên, ở Phật giáo Nam Tông, nét thiền đặc
trưng lại có thể thấy ở những loại vật liệu toát lên sự mộc mạc nguyên thủy như
gạch, đá, bê tông trần với các tông màu tự nhiên, trầm ấm và nguyên thủy.
3.3.2 Hình ảnh ghe ngo trong tín ngưỡng văn hoá của đồng bào Khmer
Ngày nay một tập tục cổ xưa vẫn được đồng bào Khmer giữ gìn tôn kính trong cõi
tâm linh của mình đó là tục ghe ngo, tức lễ “Đưa nước”, một lễ hội gắn liền với
cái mà người ta quen gọi “văn minh sông nước”. Mỗi năm khi mãn mùa lúa, đồng
bào Khmer sẽ tổ chức lễ đưa nước, tạ ơn nước, vì nhờ nước là lúa được xanh tươi,
người được ấm no hạnh phúc. Nét đặc trưng của lễ hội này là cuộc thi đua ghe ngo
giữa các chùa, các sóc chuẩn bị nhộn nhịp quyết giành thắng lợi. Vì nếu cuộc đua
thắng trước tiên là niềm vinh hạnh cho cả sóc, sau là tin năm đó sẽ được mùa, ấm
no ngược lại sẽ mất mùa, đời sống gặp khó khăn.
Ghe ngo là một loại ghe có hình dáng khá dài, mũi và lái ngẩng lên cong cong,
thực chất nó là kiểu thuyền độc mộc làm bằng cây sao - một loại cây vừa rắn chắc
vừa dẻo dai. Thân ghe có chiều dài bằng hai thân gỗ nối liền nhau. Chiều ngang
vừa đủ chỗ cho hai người ngồi cặp kè. Loại ghe lớn có sức chở khoảng 20 đến 60
người ngồi bơi. Ở mũi và lái ghe có treo cờ phướn, cắm bùa, cắm nhang để cúng
77
cô hồn trước khi tranh tài. Cũng như ngôi chùa, chiếc ghe ngo cũng được xem là
niềm tự hào của mỗi phum sóc. Hằng năm, trước ngày cuộc đua diễn ra, người dân
lại phủ lên mình chiếc ghe một lớp áo họa tiết mới với những hoa văn truyền thống
và hiện đại màu sắc rực rỡ, lộng lẫy. Việc trang trí hoa văn lên thân ghe cũng là
một cách lưu giữ và truyền bá những giá trị văn hóa của hoa văn Khmer.
- Đề xuất thiết kế:
Đề xuất mang hình ảnh đầu chiếc ghe ngo phát triển thành hình khối cho không
gian trưng bày - nhà truyền thống của học viện. Bên cạnh đó, đề xuất đưa các hoa
văn truyền thống Khmer vào lớp vỏ bao che cho công trình, nhằm bảo tồn và tuyên
truyền cho hoa văn Khmer như cách mà đồng bào Khmer vẽ hoa văn lên thân ghe
ngo.
3.3.3 Yếu tố vật liệu và màu sắc trong trang trí mĩ thuật
Hoa văn là niềm tự hào của đồng bào Khmer tại vùng Nam Bộ. Đối với người
Khmer, những hình vẽ, hoa văn không chỉ là những thứ vô tri vô giác mà phần nào
phản ánh con người và các tập quán của nơi đây. Qua những hình ảnh bình dị ấy,
họ muốn nói lên nền văn hóa Khmer với toàn thể nhân loại, thể hiện phần nào lòng
kiêu hãnh và tình yêu đối với dòng máu mình đang mang.
Hoa văn còn nói lên sự giao lưu của các nền văn hóa và các ngôi chùa sẽ là nơi lưu
giữ và trưng bày những tinh hoa của sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc ấy. Hoa
văn trang trí Khmer có nhiều loại hình đa dạng, nhiều bố cục phức tạp, ngoài ra
những người nghệ nhân còn tạo ra nhiều đồ án hoa văn từ những hình tượng sẵn
có trong thiên nhiên.
Những nghệ nhân Khmer đã vận dụng tất cả mọi phương tiện, chất liệu, như: Gỗ,
đá, kim loại, xi măng... để điêu khắc trang trí cho ngôi chùa làm sao đẹp nhất, lộng
lẫy nhất và trở thành biểu tượng của nghệ thuật truyền thống.
Các vật liệu trong điêu khắc:
Gỗ: Thường được dùng làm tượng Phật bằng gỗ có niên đại lâu đời, hiện còn giữ
lại trong một số chùa Khmer ở đồng bằng Nam Bộ. Ngoài ra, gỗ còn được dùng
để chạm, khắc, phù điêu, hoa văn, khung cửa, cánh cửa, khung tượng Phật. Chánh
điện nhiều chùa Khmer ở Nam Bộ có bộ cửa gỗ, chạm rất đẹp và tinh xảo, thể hiện
đề tài tiên nữ đánh với chằn...
Đá: Cũng được dùng làm tượng Phật gồm có các loại đá quý ở trong và ngoài
nước. Những tượng Phật bằng đá để trong chùa Khmer thường là loại trung bình
và nhỏ. Một số chùa có tượng Phật bằng đá có nơi có nguồn gốc và niên đại tượng
Phật này chưa được xác định.

78
Kim loại: Do hiếm và quý giá cho nên việc điêu khắc, tạc tượng bằng kim loại
như: đồng, bạc, than, kẽm cũng rất ít, thông thường hình thành tượng qui mô nhỏ
nhưng có nhiều nét tinh vi, độc đáo. Một số tượng Phật cũng được mang từ các
nước Đông Nam Á sang. Trong hội họa với nghệ thuật vẽ có chủ đề được thể hiện
qua đề tài lấy ra từ sự tích Phật Thích Ca Mâu Ni tại các điểm chùa, nghệ nhân
Khmer cũng rất quan tâm đến loại hình vẽ “Hoa văn trang trí”. Cũng đồng nghĩa
với cá tính đặc điểm của nghệ nhân cũng như sở thích của đồng bào dân tộc Khmer
họ thích được vẽ hay trang trí dày đặc, ít chừa khoảng trống.
Loại hoa văn trang trí rất đa dạng và rất phong phú thường gồm có:
– Những khung trang trí hình vuông, tròn, bầu dục ...
– Các hình thiên thần, vũ nữ, hình rồng, rắn thần ...
– Các loại đường viền (diềm) ở đầu cột, ở chân tường, ở riềm mái ...
Hoa văn trang trí được vẽ tại các điểm trong chùa Khmer có nhiều hình thức pha
lẫn phức tạp phối hợp lẫn nhau. Có loại hoa văn chạm chìm, chạm nổi – bằng gỗ
hay bằng đá – loại đổ khuôn bằng xi măng hay đắp trực tiếp – loại vẽ bằng sơn dầu
– có loại cẩn, trám gạch màu ... Nói chung, nghệ nhân Khmer thường vận dụng tất
cả mọi phương tiện, chất liệu để trang trí cho ngôi chùa cốt làm sao cho thêm đẹp,
thêm lộng lẫy.
Nhóm Hoa văn truyền thống
- Hoa văn hình ngọn lửa (Pnhi - Phlơng)
Hoa văn hình tam giác là biến thể của hoa văn hình ngọn lửa. Nếu xét về cấu trúc
thì hoa văn hình ngọn lửa khá đơn giản. Tổng thể của môtíp nằm trong một hình
bình hành hay tam giác, với các góc mềm mại được kết hợp với nhau thành một
bố cục đẹp có tính lặp lại, nhẹ nhàng, bay bổng như ngọn lửa.
- Hoa văn các loại hình hoa lá, kỷ hà (Pnhi-tee hay vu)
Hoa văn hình hoa lá, kỷ hà có mặt khắp nơi trong mỗi ngôi chùa. Với diện phân
bố hoa văn theo hướng đan xen nhau trong khuôn khổ bố cục chung, đã mang lại
một vẻ đẹp độc đáo, hài hòa, tạo thành một tổng thể mềm mại của kiến trúc.
Trong nhóm hoa văn hoa lá, kỷ hà, thì hoa sen là một motip trang trí phổ biến nhất,
hoa sen là biểu tượng cao quý của Phật giáo, tượng trưng cho sự trong sạch và tinh
khiết của đức Phật.
- Hoa văn Angkor
Hoa văn Angco được lấy từ các hoa văn điển hình trong các trang trí của Angkor
Wat, Angkor Thơm... ở Campuchia. Những hoa văn này khá phức tạp về hình khối,

79
đường nét nhưng khi sang đến chùa Kh’mer Nam Bộ thì được các nghệ nhân giản
lược thành những hình khối đơn giản hơn, dễ làm hơn và mang nhiều phong vị của
văn hóa bản địa.
Định hướng thiết kế:
Các hoa văn họa tiết không chỉ mang tính chất làm đẹp cho công trình mà nó còn
mang ý nghĩa như một di sản văn hóa của đồng bào Khmer cần được bảo tồn.
Đề xuất học viện có một không gian trưng bày, lưu trữ các vật phẩm có giá trị về
mặt lịch sử tôn giáo mà trong không gian đó được trang trí các họa tiết để góp phần
tăng tính thẩm mỹ cho không gian cũng như một phương pháp bảo tồn nghệ thuật
điêu khắc. Các nhóm hoa văn truyền thống thích hợp đưa vào không gian trưng
bày kết hợp với các vật phẩm trưng bày làm tăng giá trị chân thực cho không gian
trưng bày.
Màu Sắc trong trang trí mỹ thuật:

Hình C.III.14
[nguồn: internet]
Trong trang trí mỹ thuật của đồng bào Khmer Nam Bộ, các màu sắc đa phần là
những màu sắc rực rỡ. Tuy nhiên họ lại không dùng quá nhiều màu sắc mà chỉ
dùng duy nhất 6 màu. Đây là những nhóm màu cơ bản. Đồng thời, những màu sắc
này cũng chính là 6 màu cờ của Phật giáo - một nét tín ngưỡng đặc trưng của người
dân khmer.
Đề xuất thiết kế
Về yếu tố màu sắc, đề xuất thiết kế công trình theo hướng hiện đại với các tone
màu chủ đạo là màu cam ấm truyền thống của Phật giáo Nam Tông kết hợp với
các gam màu tự nhiên của vật liệu để làm dịu lại, giúp công trình không trở nên
quá sặc sỡ.

80
Thêm vào đó, có thể kết hợp màu cam truyền thống tượng trưng cho Phật Pháp với
màu của vật liệu tượng trưng cho yếu tố tự nhiên, nguyên thủy để tạo nên sự huyền
bí, hấp dẫn và mang màu sắc của tín ngưỡng trong các không gian trưng bày.
C. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu, phân tích ta có thể nhận thấy những công trình học viện Phật giáo
hiện nay ở nước ta hầu như vẫn chưa đạt hiệu quả về cơ sở vật chất, không gian
học và làm việc, hình thức kiến trúc còn khá sơ sài, mô phỏng theo kiến trúc chùa
Phật giáo xưa nhưng vẫn chưa thể hiện hết tinh thần triết lý của nhà Phật. Chúng
ta có quyền hãnh diện với những chuẩn mực hoàn hảo của tiền nhân, nhưng phải
biết rằng sở dĩ nó hoàn hảo là vì nó phản ánh được tính thời đại và tính sáng tạo
độc đáo. Các kiến trúc Phật giáo thời Lý, thời Lê khác nhau thì kiến trúc thời hiện
đại với kỹ thuật và máy móc tối tân cũng phải khác để có thể đánh dấu cột mốc
văn hoá Phật giáo Việt Nam hiện đại. Mong muốn thay đổi quan điểm kiến trúc
Phật giáo ở Việt Nam hiện nay, hiện đại hóa công trình Phật giáo nhưng vẫn thể
hiện được giá trị và những ý nghĩa cốt lõi của giáo lý nhà Phật, đồng thời giữ được
bản sắc dân tộc trong thời đại phát triển khoa học kỹ thuật hiện nay là có thể, vấn
đề chỉ còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo.

81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TCVN 3981 : 1985 - trường đại học
Neufert - Dữ liệu kiến trúc
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - quy hoạch xây dựng
TCVN 16 : 1996 - Chiếu sáng nhân tạo cho công trình dân dụng
TCVN 29 : 1991 - Chiếu sáng tự nhiên cho công trình dân dụng
Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016)
Văn hóa và kiến trúc Phương Đông - NXB Xây Dựng
Cơ sở khoa học của thiền chánh niệm - NXB Đạo Phật Ngày Nay
Ấn Độ Phật giáo Sử luận - NXB Phương Đông
Chùa Việt Nam. Tác giả: Hà Văn Tấn - Nguyễn Văn Kự - Phạm Ngọc Long.
Mỹ thuật và kiến trúc Phật giáo Văn hóa và kiến trúc Phương Đông - NXB Xây
Dựng
Lược sử phật giáo Nam tông Việt Nam - NXB Hồng Đức
Phật giáo Nam tông tại vùng Nam Bộ - NXB Hồng Đức
Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam (1938-1963) - NXB Hồng Đức
Những kiến trúc cơ bản trong kiến trúc chùa Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long -
Tạp chí công tác tôn giáo
DANH MỤC CÁC NGHIÊN CỨU THAM KHẢO
Nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer Nam bộ - Tác giả: Hòa thượng kiến trúc sư Danh
Lung
Vai trò của tu sĩ Phật giáo Nam tông trong đời sống xã hội của người Khmer ở Tây
Nam Bộ hiện nay - tác giả Hòa thượng Lý Hùng
Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Học viện Phật giáo miền Nam- Tác giả Nguyễn
Trần Phương Thảo.
Chuyên đề nghiên cứu khoa học: Khai thác yếu tố đặc trưng không gian kiến trúc
Phật giáo trong học viện Phật giáo khu
Vực nam bộ - Tác giả Phan Tưởng Nhi

DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO


82
http://thuvienhoasen.org/
https://www.wikipedia.org/
http://hvpgvn.edu.vn/
https://giacngo.vn/
http://www.thuvienhocvienpgvntphcm.com/
https://thuvienhuequang.vn/
http://www.vanhoanghethuat.vn

83

You might also like