You are on page 1of 3

GV: Tạ Chí Thanh Khối 6

NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HK II KHỐI 6


BÀI 23: SÔNG VÀ HỒ
I. Một số khái niệm liên quan đến sông
- Sông: là dòng chảy thường xuyên trên bề mặt lục địa, được cung cấp nước bởi mưa, băng tuyết tan và nước
ngầm.
- Lưu vực sông: là phần diện tích đất cung cấp nước cho sông
- Phụ lưu: là dòng chảy đổ vào dòng sông chính
- Chi lưu: là dòng chảy thoát nước từ dòng sông chính
- Lưu lượng nước sông: là lượng nước chảy qua mặt cắt ngang của con sông tại một địa điểm nào đó trong
một giây đồng hồ (đơn vị: m3/s)
- Chế độ nước sông: Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong năm làm thành thủy chế
- Chế độ nước sông phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước sông
- Chế độ mưa:
+ Nguồn cung cấp nước sông do mưa thì mùa lũ sẽ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô
+ Chế độ mưa quanh năm thì nước lớn quanh năm và ngược lại
- Chế độ băng tuyết tan:
+ Các con sông ở khu vực vĩ độ cao hoặc bắt nguồn từ vùng núi cao thì phụ thuộc vào nguồn băng
tuyết tan
+ Mùa lũ sẽ thường cuối đông đầu xuân khi băng tuyết tan
- Chế độ nước ngầm
+ Chế độ nước ngầm giúp điều hòa chế độ nước sông
+ Mùa cạn đỡ cạn nước và mùa lũ đỡ lũ
II. Tác động của sông ngòi đến đời sống kinh tế - xã hội của con người
a) Tác động tích cực:
- Phát triển giao thông vận tải đường sông
- Cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Phát triển thủy điện
- Phát triển du lịch sông nước
b) Tác động tiêu cực:
- Gây là lụt lội → thiệt hại kinh tế
- Gây sạt lở bờ sông
III. Hồ
a) Khái niệm hồ: Hồ là khoảng nước đọng nằm sâu trong lục địa
b) Phân loại hồ:
- Phân loại theo kích thước: hồ lớn, trung bình và nhỏ
- Phân loại theo tính chất của nước: hồ nước ngọt, nước mặn
- Phân loại theo nguồn gốc hình thành: hồ hình thành do sông, hồ núi lửa, hồ nhân tạo
GV: Tạ Chí Thanh Khối 6
c) Vai trò của hồ đối với đời sống con người:
- Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
- Điều hòa dòng chảy
- Phát triển du lịch
- Làm thủy điện
BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
I. Độ muối của biển và đại dương
- Độ muối trung bình của các biển và đại dương là 35%0
- Độ mặn của các biển và đại dương trên Thế giới là khác nhau → Nguyên nhân: do phụ thuộc vào lượng sông
ngòi đổ ra biển và độ bốc hơi của các biển và đại dượng
II. Một số vận động của biển và đại dương
Tiêu
Sóng Thủy triều Dòng biển
chí
Là chuyển động của Là chuyển động của nước Là dòng chảy thường xuyên trong các
1. Khái
nước biển theo chiều biển theo chiều thẳng đứng biển và đại dương
niệm
thẳng đứng theo chu kì có quy luật
1. Do gió Do sức hút của mặt trăng mặt 1. Do gió
2.
2. Do động đất, núi lửa trời và trái đất 2. Do sự chênh lệch độ muối và nhiệt
Nguyên
dưới đáy biển → sóng độ giữa các đại dương
nhân
thần
- Gió càng to thì sóng - Triều cường: xảy ra khi mặt - 2 loại: dòng biển nóng và lạnh
càng mạnh. trăng, mặt trời và trái đất - Ở Bán cầu Bắc bị lệch về phía tay phải
3. Đặc - Sóng thần có độ cao đứng thẳng hàng so với hướng chuyển động. Bán cầu
điểm trung bình khoảng 30 m - Triều kém: khi mặt trăng, Nam thì ngước lại
mặt trời và trái đất vuông góc - Hai loại hải lưu đối xứng qua bờ của
với nhau lục địa
1. Tác động tích cực: 1. Tích cực: 1. Tích cực
- Tạo ra năng lượng từ - Chống quân xâm lược (lịch a) - Điều hóa khí hậu của toàn bộ Trái Đất
sóng sử) b) - Phát triển nguồn năng lượng điện từ
- Phát triển du lịch biển - Tạo ra điện từ thủy triều hải lưu
2. Tác động tiêu cực - Tạo ra hệ sinh thái rừng - Di chuyển sinh vật phù du trong biển
c)
và đại dương
4. Tác - Gây sạt lở đường bờ ngập mặn
d) 2. Tiêu cực:
động biển 2. Tiêu cực:
e) - Dòng biển lạnh chạy sát bờ gây khô
- Sóng thần → thiệt hại - Gây gia tăng hiện tượng hạn
nghiêm trọng xâm nhập mặn vào sâu lục f) - Hiện tượng El nino và La nina gây
địa biến đổi khí hậu toàn
- Gây ngập lụt ở các vùng
trũng thấp

BÀI 25: ĐẤT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH ĐẤT
I. Khái niệm về đất:
- Đất: là lớp vật chất tơi xốp trên bề mặt Trái Đất được đặc trưng bởi độ phì
GV: Tạ Chí Thanh Khối 6
- Độ phì là khả năng cung cấp chất dinh dưỡng, nước, không khí cho sinh vật phát triển
II. Các nguyên nhân hình thành đất
- Đá mẹ:
+ Đá mẹ quyết định đến tính chất lí hóa của đất
+ Các loại đá mẹ khác nhau thì đất sẽ khác nhau (đá bandan → đất badan)
- Khí hậu:
+ Nhiệt độ và độ ẩm phá hủy đá tạo thành đất
+ Các kiểu khí hậu khác nhau sẽ hình thành nên các kiểu đất khác nhau
- Sinh vật:
+ Sinh vật cung cấp vật chất hữu cơ cho đất
+ Thực vật và động vật cung cấp xác vật chất hữu cơ, vi sinh vật phân giải các vật chất này trả lại cho đất
III. Thành phần và cấu trúc của đất
- Thành phần của đất bao gồm: thành phần chất vô cơ (từ đá mẹ) và thành phần chất hữu cơ (từ sinh vật)
- Cấu trúc của đất gồm 3 lớp: tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng thảm mục
IV. Các biện pháp cải tạo đất
- Bón phân cho đất
- Cày xới đất tơi xốp
- Sử dụng sinh vật để bổ sung chất dinh dưỡng cho đất
- Tưới nước
- Bón vôi để cải tạo đất
BÀI 25: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA THỰC VẬT VÀ
ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Lớp vỏ sinh vật:
- Khái niệm: Lớp vỏ sinh vật là bao gồm toàn bộ động vật sống trên trái đất, xâm nhập vào các quyển khác
như thủy quyển, khí quyển, thổ quyển
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố và phát triển của thực vật và động vật trên Trái Đất:
- Đối với thực vật:
+ Khí hậu và độ ẩm: những khu vực có khí hậu nóng, độ ẩm cao thì sinh vật phát triển và ngược lại
+ Địa hình: Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm càng tăng, vì vậy, sinh vật có sự khác nhau giữa sườn núi
và chân nuôi
- Đối với động vật:
+ Động vật có sự thích nghi với khí hậu
+ Động vật có thể di cư để tránh các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt
- Giữa thực vật và động vật
+ Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật ăn cỏ, động vật ăn cỏ cung cấp thức ăn cho động vật ăn thịt
+ Những khu vực có thực vật phát triển thì sẽ có động vật phát triển
III. Tác động của con người đối với sự phát triển và phân bố của sinh vật
a) Tích cực:
- Con người mang sinh vật từ nơi này đến nơi khác → đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi
- Con người cải tạo nguồn gen sinh vật
- Con người bảo tồn sinh vật tại các vườn quốc gia và các khu dự trữ sinh quyển
b) Tiêu cực:
- Con người chặt phá rừng và săn bắt động vật → tuyệt chủng về sinh vật
- Con người gây ra ô nhiễm môi trường làm cho sinh vật chết
- Con người đem các sinh vật ngoại lại → gây mất cân bằng sinh thái

You might also like