You are on page 1of 20

SOẠN THẢO VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 2 EG48

1. Hãy kể tên những hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
a) Văn bản quy phạm pháp luật gồm có: Hiến pháp, luật, bộ luật, lệnh CTN, quyết định, nghị
quyết, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch và nghị quyết liện tịch. (Đ)
b) Văn bản quy phạm pháp luật gồm có: Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, lệnh của Chủ tịch nước, tờ
trình Quốc hội.
c) Những hình thức văn bản do Quốc hội và Chính phủ ban hành
d) Những hình thức văn bản do HĐND và UBND ban hành.

2. Thế nào là văn bản hành chính thông thường?


a) Văn bản không chứa quy phạm pháp luật.
b) Văn bản do các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ban hành.
c) Văn bản không chứa quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức ban hành để giaỉ quyết
công việc cụ thể, trong trường hợp cụ thể. (Đ)
d) Văn bản do các tổ chức sự nghiệp nhà nước ban hành.

3. Hãy kể tên những hình thức văn bản cá biệt đang được dùng trong các cơ quan, tổ
chức hiện nay.
a) Văn bản cá biệt chỉ có quyết định cá biệt.
b) Văn bản cá biệt gồm có: quyết định cá biệt và nghị quyết cá biệt (Đ)
c) Văn bản cá biệt gồm có: quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư.
d) Văn bản cá biệt gồm có: quyết định, nghị định, nghị quyết, chỉ thị..

4. Hãy cho biết nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại đâu?
a) Quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội.
b) Quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
c) Quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015. (Đ)
d) Quy định tại Hiến Pháp 2013.

5. Hãy cho biết nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
a) Áp dụng văn bản đang có hiệu lực; Các văn bản của cùng một cơ quan ban hành về cùng vấn
đề thì áp dụng văn bản ban hành sau; Cùng vấn đề mà nhiều cơ quan quy định thì áp dụng văn
bản của cơ quan có pháp lý cao nhất (Đ)
b) Cùng vấn đề mà nhiều cơ quan quy định thì áp dụng văn bản của cơ quan có pháp lý cao
nhất.
c) Các văn bản của cùng một cơ quan ban hành về cùng vấn đề thì áp dụng văn bản ban hành
sau.
d) Áp dụng văn bản đang có hiệu lực.

6. Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính là gì?
a) Văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định; Văn bản QPPL có quy tắc xử sự chung, văn bản hành chính có quy tắc xử sự riêng;
pháp luật áp dụng nhiều lần và đối tượng áp dụng có tính chất xã hội. (Đ)
b) Văn bản quy phạm pháp luật áp dụng nhiều lần và đối tượng áp dụng có tính chất xã hội.
c) Văn bản QPPL có quy tắc xử sự chung, văn bản hành chính có quy tắc xử sự riêng.
d) Văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
quy định.

7. Hãy cho biết nguyên tắc quy định về hiệu lực thời gian của văn bản quản lý nhà nước.
a) Thời điểm hiệu lực của văn bản phải sau thời điểm ban hành văn bản.
b) Quy định cụ thể trong văn bản .
c) Quy định cụ thể trong văn bản; Không quy định hiệu lực trở về trước khi quy định trách
nhiệm pháp lý nặng hơn quy định hiện hành; Thời điểm hiệu lực của văn bản phải sau thời
điểm ban hành văn bản (Đ)
d) Không quy định hiệu lực trở về trước khi quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn quy định
hiện hành.

8. Đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước là gì?


a) Theo hình thức và thẩm quyền quy định trong pháp luật
b) Có tính quyền lực nhà nước.
c) Bắt buộc thi hành.
d) Có tính quyền lực nhà nước; Bắt buộc thi hành; Theo hình thức và thẩm quyền quy định
trong pháp luật (Đ)

9. Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật ?


a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật.
b) Văn bản do một cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành.
c) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật và Văn bản có chứa quy tắc xử sự chung do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành (Đ)
d) Văn bản có chứa quy tắc xử sự chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phối hợp
ban hành.

10. Văn bản quản lý nhà nước là gì?


a) Văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và
quản lý xã hội (Đ)
b) Cơ quan nhà nước ban hành để quản lý xã hội.
c) Văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành.
d) Cơ quan nhà nước ban hành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

11. Hãy phân biệt công văn đề nghị với tờ trình.


a) Công văn là văn bản không tên loại, còn tờ trình là văn bản có tên loại
b) Thể thức tờ trình là thể thức văn bản có tên loại.
c) Công văn là văn bản không tên loại, còn tờ trình là văn bản có tên loại; Nội dung tờ trình
được trình bày theo từng phần, mỗi phần có tiêu đề, còn công công văn là viết thư; Thể thức tờ
trình là thể thức văn bản có tên loại. (Đ)
d) Nội dung tờ trình được trình bày theo từng phần, mỗi phần có tiêu đề, còn công công văn là
viết thư.

12. Hãy phân biệt hình thức văn bản thông báo với công văn thông báo.
a) Trình bày như nhau.
b) Thể thức thông báo là thể thức văn bản có tên loại, nội dung văn bản được phổ biến rộng rãi.
c) Thông báo là hình thức văn bản có tên loại còn công văn là văn bản không tên loại và Thể
thức thông báo là thể thức văn bản có tên loại, nội dung văn bản được phổ biến rộng rãi. (Đ)
d) Thông báo là hình thức văn bản có tên loại còn công văn là văn bản không tên loại.

13. Trong VBQLNN tính pháp lí được thể hiện như thế nào?
a) Phải được ban hành đúng hình thức, trình tự do pháp luật quy định
b) Phải được ban hành đúng thẩm quyền; Có nội dung hợp pháp; Phải được ban hành đúng
hình thức, trình tự do pháp luật quy định (Đ)
c) Có nội dung hợp pháp
d) Phải được ban hành đúng thẩm quyền

14. Nội dung về những vấn đề gì mà văn bản của các bệnh viện công được phép ban
hành?
a) Những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nói chung thuộc nhóm văn bản hành chính thông
thường ban hành.
b) Nội dung về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y dược; Những nội dung thuộc thẩm quyền
quản lý nói chung thuộc nhóm văn bản hành chính thông thường ban hành (Đ)
c) Chỉ những nội dung về khám chữa bệnh.
d) Nội dung về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y dược.

15. Thế nào là một văn bản QLNN hợp pháp?


a) Văn bản được ban hành đúng thẩm quyền; Nội dung văn bản được trình bày đúng thể thức
được quy định theo pháp luật; Nội dung văn bản đúng pháp luật (Đ)
b) Văn bản được ban hành đúng thẩm quyền.
c) Nội dung văn bản đúng pháp luật.
d) Nội dung văn bản được trình bày đúng thể thức được quy định theo pháp luật.

16. Thế nào là Văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi cao?
a) Văn bản ban hành hoàn toàn có cơ sở khoa học.
b) Đảm bảo các yêu cầu về tính đại chúng và tính pháp lý.
c) Đảm bảo các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng và tính pháp lý; Văn
bản ban hành hoàn toàn có cơ sở khoa học (Đ)
d) Đảm bảo các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng và tính pháp lý
17. Nội dung văn bản quản lý hành chính nhà nước cần đảm bảo những yêu cầu nào?
a) Tính mục đích, tính đại chúng
b) Tính mục đích, tính đại chúng; Tính khoa học, tính pháp lý và tính khả thi (Đ)
c) Tính khoa học, tính pháp lý
d) Tính khả thi

18. Nội dung một văn bản quản lý nói chung có mấy phần?
a) Có 2 phần: Căn cứ ra văn bản và nội dung văn bản
b) Có 4 phần: Căn cứ, mở bài, thân bài và kết luận
c) Có 3 phần: Đặt vấn đê, giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề (Đ)
d) Có 5 phần: Căn cứ, mở bài, thân bài, kết luận và trách nhiệm thực hiện văn bản.

19. Thế nào là tính công quyền của văn bản QPPL?
a) Chỉ Nhà nước được quyền quy định.
b) Nội dung văn bản quy định quyền quản lý, quyền định đoạt của các cơ quan nhà nước.
c) Nhà nước đơn phương bắt buộc thực hiện và Nội dung văn bản quy định quyền quản lý,
quyền định đoạt của các cơ quan nhà nước. (Đ)
d) Nhà nước đơn phương bắt buộc thực hiện.

20. Một trong những yếu tố để văn bản QLNN có tính khả thi?
a) Phù hợp với điều kiện và khả năng của người thực hiện văn bản (Đ)
b) Phù hợp với điều kiện của người thực hiện về năng lực
c) Phù hợp với điều kiện của người thực hiện về vật chất
d) Phù hợp với điều kiện của người thực hiện về thời gian.

21. Tính mục đích đề cập đến nội dung gì?


a) Tính phục vụ chính trị và kết quả thực hiện văn bản này là gì.
b) Tính cần thiết quản lý, trả lời câu hỏi ban hành văn bản để giải quyết việc gì; Tính phục vụ
chính trị và kết quả thực hiện văn bản này là gì; Tính phục vụ nhân dân (Đ)
c) Tính phục vụ nhân dân
d) Tính cần thiết quản lý, trả lời câu hỏi ban hành văn bản để giải quyết việc gì.

22. Những loại văn bản nào của các doanh nghiệp nhà nước được ban hành ?
a) Cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường.
b) Các doanh nghiệp chỉ được ban hành các văn bản chuyên môn nghiệp vụ của mình.
c) Các doanh nghiệp được ban hành các hình thức văn bản hành chính thông thường. (Đ)
d) Các doanh nghiệp chỉ được ban hành văn bản cá biệt.

23. Quốc hiệu của văn bản là gì?


a) Tất cả các đáp án
b) Quốc hiệu bao gồm tên nước và tiêu ngữ
c) Quốc hiệu là tiêu ngữ
d) Quốc hiệu là tên nước và thể chế chính trị (Đ)
24. Kí hiệu văn bản có tên loại được quy định như thế nào?
a) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt nội dung trích yếu của văn bản.
b) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt tên loại văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản, viết bằng
chữ in hoa, cỡ chữ 13. (Đ)
c) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành văn bản, viết bằng cỡ chữ 16.
d) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành văn bản và tên loại văn bản đó

25. Hình thức đề ký “thay mặt” được trình bày như thế nào?
a) Không quy định
b) TM
c) TM. (Đ)
d) T/.M

26. Có thể trình bày thẩm quyền ký ở các trang khác nhau hay không?
a) Có thể
b) Đôi khi
c) Không thể. (Đ)
d) Không quy định.

27. Hiện nay, thể thức của văn bản hành chính được thực hiện theo quy định nào sau
đây?
a) Công văn của Văn phòng Chính phủ số 1145/VPCP-HC ngày 01-4-1998 về mẫu trình bày
văn bản quản lý nhà nước
b) Nghị định của Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 về công tác văn thư
c) Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2011 hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (Đ)
d) Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06-5-2005 hướng dẫn về thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản

28. Số văn bản được quy định đánh theo trình tự thời gian như thế nào?
a) Được đánh số bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 của năm cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm
đó. (Đ)
b) Số văn bản được đánh số một quý một lần.
c) Được đánh từ số 01 đến số cuối cùng trong năm, bằng chữ thường và chữ số Ả rập, cỡ chữ
13.
d) Số văn bản được đánh số 02 tháng một lần.

29. Cách ghi và trình bày số của văn bản được quy định như thế nào?
a) Ghi từ số 01 cho đến số cuối cùng trong năm, bằng chữ thường, chữ số Arập hoặc La mã, cỡ
chữ 14.
b) Ghi từ số 01 cho đến số cuối cùng trong năm, bằng chữ thường, chữ số Arập, cỡ chữ 13. (Đ)
c) Không quy định.
d) Phân loại văn bản rồi đánh số theo từng quý.

30. Địa danh ghi trên văn bản là gì?


a) Là tên gọi nơi cơ quan đóng trụ sở làm việc.
b) Là tên gọi nơi cơ quan ban hành văn bản; nơi cơ quan đóng trụ sở làm việc.
c) Là tên gọi nơi cơ quan ban hành văn bản.
d) Là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức
đóng trụ sở; đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người hoặc bằng chữ số thì
phải ghi tên đầy đủ của đơn vị hành chính đó. (Đ)

31. Việc quy định các yếu tố thể thức văn bản nhằm mục đích gì?
a) Đảm bảo tính chân thực và tính pháp lý của văn bản.
b) Tạo thuận lợi cho việc quản lý văn bản và góp phần vào công cuộc tiêu chuẩn hóa, mẫu hóa
văn bản
c) Đảm bảo tính thống nhất trong việc soạn thảo và ban hành văn bản; Đảm bảo tính chân thực
và tính pháp lý của văn bản; Tạo thuận lợi cho việc quản lý văn bản và góp phần vào công cuộc
tiêu chuẩn hóa, mẫu hóa văn bản (Đ)
d) Đảm bảo tính thống nhất trong việc soạn thảo và ban hành văn bản.

32. Địa danh ghi trên văn bản được quy định cụ thể tại văn bản nào?
a) Tại nghị định số 161/ 2005/ NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều
của Luật ban hành văn bản QPPL ban hành 1996 và ….
b) Tại Nghị định 110/ 2004/ NĐ – CP về công tác văn thư
c) Tại điểm a, Điều 9. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản, thông tư số
01/2011/TT-BNV. (Đ)
d) Tại điểm a, mục 4 (phần II) trang 9, thông tư liên tịch số 55/ 2005/BNV - VPCP

33. Một văn bản như thế nào được gọi là văn bản đúng thể thức?
a) Tất cả các đáp án
b) Thiết lập và bố trí các thành phần một cách khoa học, thích hợp cho từng loại văn bản theo
đúng quy định của nhà nước về vấn đề này (Đ)
c) Có đầy đủ các yếu tố thể thức theo quy định của Nhà nước
d) Đầy đủ các yếu tố bắt buộc và các yếu tố bổ sung.

34. Thể thức văn bản là gì?


a) Thể thức của văn bản là kết cấu của văn bản
b) Là những yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.
c) Thể thức của văn bản là toàn bộ các thành phần, các yếu tố cấu thành văn bản được thiết lập
và trình bày theo đúng quy định của nhà nước (Đ)
d) Thể thức của văn bản là bố cục nội dung của văn bản

35. Tính khuôn mẫu của văn bản quản lý thể hiện ở điểm nào?
a) Tuân theo bố cục chung của mỗi loại văn bản và quy định chung về thể thức. (Đ)
b) Sử dụng lặp lại các thuật ngữ.
c) Lấy những văn bản mà cơ quan, tổ chức đã ban hành trước đó để làm mẫu
d) Sử dụng lặp lại các cụm từ khuôn mẫu

36. Tiêu chí để phân loại văn bản hành chính là:
a. Dựa vào chủ thể ban hành văn bản hành chính; Dựa vào tên loại văn bản hành chính; Dựa
vào tiêu chí mục đích sử dụng và ban hành (Đ)
b. Dựa vào tên loại văn bản hành chính
c. Dựa vào tiêu chí mục đích sử dụng và ban hành
d. Dựa vào chủ thể ban hành văn bản hành chính

37. Văn bản hành chính là văn bản:


a. Mang tính chất hỗ trợ hoạt động quản lý mà không có tính chất bắt buộc thực hiện (Đ)
b. Luôn mang tính chất quyền lực nhà nước
c. Không mang tính chất bắt buộc thực hiện
d. Không mang tính chất quyền lực nhà nước

38. Dựa vào mục đích sử dụng, văn bản hành chính được chia thành:
a. Văn bản hành chính được sử dụng để giao dịch công tác
b. Văn bản hành chính được sử dụng để giao dịch công tác; Văn bản hành chính được sử dụng
để ghi nhận sự kiện; Văn bản hành chính được sử dụng để đặt ra quy tắc xử sự nội bộ (Đ)
c. Văn bản hành chính được sử dụng để ghi nhận sự kiện
d. Văn bản hành chính được sử dụng để đặt ra quy tắc xử sự nội bộ

39. Văn bản hành chính là văn bản:


a. Có vai trò hỗ trợ hoạt động quản lý của Nhà nước
b. Có vai trò hỗ trợ hoạt động quản lý của tổ chức xã hội
c. Có vai trò hỗ trợ hoạt động quản lý của mọi tổ chức (Đ)
d. Có vai trò hỗ trợ hoạt động quản lý của doanh nghiệp

40. Chữ ký của Giám đốc Công ty TNHH A trong Tờ trình được trình bày như sau:
a. KT.CÔNG TY
GIÁM ĐỐC
b. GIÁM ĐỐC (Đ)
c. TM.HĐQT
GIÁM ĐỐC
d. TM. CÔNG TY
GIÁM ĐỐC

41. Văn bản hành chính có chất lượng khi đảm bảo:
a. Phù hợp quy định của pháp luật (tính hợp pháp)
b. Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng
c. Phù hợp quy định của tổ chức
d. Tính hợp pháp và tính hợp lý (Đ)

42. Văn bản hành chính là văn bản:


a. Có nội dung là ý chí của chủ thể quản lý và thông tin hỗ trợ hoạt động quản lý của mọi tổ
chức (Đ)
b. Chỉ có nội dung là ý chí của tổ chức xã hội
c. Chỉ có nội dung là ý chí của Nhà nước
d. Chỉ có nội dung là ý chí của doanh nghiệp

43. Đề mục số và ký hiệu của công văn do Phòng Nội vụ soạn thảo để Chủ tịch UBND
huyện A ban hành được viết như sau:
a. Số: ./UBND-PNV (Đ)
b. Số:….UB-CV
c. Số:../UBND-CV
d. Số:../CV-UBND

44. Văn bản hành chính đáp ứng yêu cầu tính hợp lý khi:
a. Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng
b. Phù hợp quy định của tổ chức
c. Phù hợp thực tiễn, phải được ban hành kịp thời, phù hợp tên loại, bố cục lôgic (Đ)
d. Có nội dung phù hợp thực tiễn

45. Văn bản hành chính đáp ứng yêu cầu tính hợp pháp khi:
a. Đúng thẩm quyền, nội dung hợp pháp, đúng thể thức và đúng thủ tục ban hành (Đ)
b. Có nội dung phù hợp thực tiễn
c. Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng
d. Phù hợp quy định của tổ chức

46. Hình thức của văn bản hành chính phải đáp ứng yêu cầu của:
a. Pháp luật
b. Đảng Cộng sản Việt Nam
c. Tổ chức
d. Pháp luật, Văn phòng TW Đảng và Văn phòng TW Đoàn TNCSHCM (Đ)

47. Số lượng thành viên có mặt và vắng mặt là:


a. Thông tin bắt buộc phải có trong mọi biên bản vụ việc
b. Thông tin bắt buộc phải có trong biên bản hội nghị (Đ)
c. Thông tin có thể có tùy theo từng sự kiện
d. Thông tin bắt buộc phải có trong mọi biên bản

48. Trong nội dung biên bản hội nghị, phần quan trọng nhất là:
a. Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc
b. Ý kiến phát biểu của các thành viên trong hội nghị (Đ)
c. Tình tiết, chứng cứ trên hiện trường
d. Mô tả quá trình xảy ra sự việc

49. Phần chữ ký trong biên bản tối thiểu phải:


a. Có ba chữ ký
b. Có một chữ ký
c. Có hai chữ ký trở lên (Đ)
d. Có bốn chữ ký

50. Phần mở đầu trong biên bản hội nghị, người soạn thảo phải trình bày về:
a. Mục đích lập biên bản
b. Lý do lập biên bản
c. Thành phần tham dự
d. Thời gian, địa điểm diễn ra hội nghị, thành phần tham dự (Đ)

51. Biên bản là văn bản hành chính có vai trò:


a. Là chứng cứ giúp chủ thể quản lý giải quyết công việc đảm bảo chặt chẽ về thủ tục (Đ)
b. Là chứng cứ giúp chủ thể quản lý giao dịch công tác
c. Là cơ sở giúp chủ thể quản lý giải quyết công việc đảm bảo sự chặt chẽ
d. Tà tài liệu để phản ánh tình hình thực tế

52. Ngôn ngữ trong biên bản phải đảm bảo:


a. Tính nghiêm túc, trang trọng
b. Tính phổ thông, dễ hiểu
c. Tính chính xác đúng ngữ pháp, đúng chính tả để ghi nhận đúng nội dung sự việc diễn ra (Đ)
d. Tính lịch sự

53. Biên bản hội nghị là loại biên bản:


a. Tường thuật lại lại vụ việc khách quan xảy ra
b. Phản ánh lại toàn bộ diễn biến của đại hội, hội nghị, cuộc họp
c. Phản ánh lại vụ việc khách quan xảy ra
d. Ghi chép lại toàn bộ diễn biến của đại hội, hội nghị, cuộc họp (Đ)

54. Thư ký đọc công khai nội dung biên bản là:
a. Thông tin bắt buộc phải có trong biên bản hội nghị (Đ)
b. Thông tin bắt buộc phải có trong biên bản vụ việc
c. Thông tin có thể có trong biên bản hội nghị
d. Thông tin có thể có trong biên bản vụ việc

55. Phần mở đầu trong biên bản vụ việc, người soạn thảo phải trình bày về:
a. Thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện thực tế, thành phần tham dự (Đ)
b. Mục đích lập biên bản
c. Thành phần tham dự
d. Lý do lập biên bản.

56. Biên bản vụ việc là loại biên bản:


a. Tường thuật lại lại vụ việc khách quan xảy ra
b. Phản ánh lại vụ việc khách quan xảy ra
c. Phản ánh lại toàn bộ diễn biến của đại hội, hội nghị, cuộc họp
d. Ghi nhận lại vụ việc khách quan xảy ra (Đ)

57. Biên bản có vai trò:


a. Làm cơ sở để chủ thể quản lý giải quyết công việc đảm bảo tính chặt chẽ về thủ tục (Đ)
b. Hỗ trợ thông tin cho hoạt động quản lý
c. Hỗ trợ hoạt động kiểm tra trong nội bộ
d. Là chứng cứ để chủ thể giải quyết công việc

58. Biên bản hội nghị là văn bản hành chính được ban hành để:
a. Giao dịch công tác
b. Ghi nhận diễn biến của hội nghị (Đ)
c. Phản ánh tình hình thực tế
d. Phản ánh sự kiện thực tế

59. Hình thức của biên bản phải đáp ứng yêu cầu:
a. Đúng quy định của pháp luật (Đ)
b. Đảm bảo tính thẩm mĩ
c. Đúng quy định của thông tư 01/2011/TT-BNV
d. Đúng quy định của văn bản pháp luật chuyên ngành

60. Nội dung của biên bản phải đáp ứng yêu cầu:
a. Tính trung thực
b. Đầy đủ, chính xác, trung thực và khách quan (Đ)
c. Tính kịp thời
d. Tính chính xác, khách quan

61. Số, ký hiệu là yếu tố hình thức:


a. Chỉ được trình bày trong biên bản vụ việc (Đ)
b. Được trình bày chỉ trong biên bản hội nghị
c. Không được trình bày trong mọi loại biên bản
d. Phải được trình bày trong mọi loại biên bản

62. Trong nội dung biên bản vụ việc, phần quan trọng nhất là:
a. Lời khai của các bên
b. Tình tiết, chứng cứ trên hiện trường
c. Thời gian, địa điểm xảy ra sự việc
d. Mô tả quá trình xảy ra sự việc (Đ)

63. Biên bản vụ việc là văn bản hành chính có mục đích:
a. Phản ánh sự kiện thực tế
b. Đặt ra quy tắc xử sự nội bộ
c. Ghi nhận diễn biến của vụ việc cụ thể (Đ)
d. Trình bày dự kiến công việc

64. Biên bản là văn bản hành chính được ban hành để:
a. Ghi nhận sự kiện thực tế (Đ)
b. Phản ánh tình hình thực tế
c. Phản ánh tình hình thực tế
d. Phản ánh thực tế trong hoạt động quản lý

65. Ngôn ngữ của công văn tiếp thu ý kiến phê bình phải đáp ứng yêu cầu sau:
a. Từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi song làm bật tính nguyên tắc của công việc
b. Lời lẽ nghiêm khắc bảo đảm tính nghiêm túc nêu lý do kích thích sự nhiệt tình
c. Nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị
d. Mềm dẻo, khiêm tốn, nêu bật được lý do khách quan, chủ quan (Đ)

66. Tờ trình là văn ban hành chính thông dụng được sử dụng để:
a. Truyền tải thông tin trong hoạt động quản lý
b. Phản ánh tình hình thực tế
c. Đề xuất và mong cấp trên phê duyệt một vấn đề mới phát sinh trong hoạt động của cơ quan
(Đ)
d. Ghi nhận sự kiện thực tế

67. Công văn và tờ trình có điểm giống nhau là:


a. Đều do cấp trên ban hành để hướng dẫn cấp dưới
b. Đều do cấp trên ban hành để chỉ đạo cấp dưới
c. Đều do cấp trên ban hành để đôn đốc cấp dưới
d. Đều do cấp dưới ban hành để đề xuất cấp trên chấp thuận đề nghị (Đ)

68. Công văn do cấp dưới ban hành để:


a. Công văn tiếp thu, phê bình
b. Công văn trình cấp trên đề án, kế hoạch
c. Công văn đề nghị, xin ý kiến giải quyết công việc
d. Công văn trình cấp trên đề án, kế hoạch; Công văn đề nghị, xin ý kiến giải quyết công việc;
Công văn tiếp thu, phê bình (Đ)

69. Ngôn ngữ của công văn đề xuất phải đáp ứng yêu cầu sau:
a. Nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị (Đ)
b. Lời lẽ nghiêm khắc bảo đảm tính nghiêm túc nêu lý do kích thích sự nhiệt tình
c. Mềm dẻo, khiêm tốn, nêu bật được lý do khách quan, chủ quan có dẫn, có sự đề nghị xác
minh kiểm tra qua chủ đề khác.
d. Từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi song làm bật tính nguyên tắc của công việc

70. Ngôn ngữ của công văn từ chối phải đáp ứng yêu cầu sau:
a. Mềm dẻo, khiêm tốn, nêu bật được lý do khách quan, chủ quan
b. Từ ngữ lịch sự và có sự động viên, an ủi song làm bật tính nguyên tắc của công việc (Đ)
c. Lời lẽ nghiêm khắc bảo đảm tính nghiêm túc nêu lý do kích thích sự nhiệt tình
d. Nêu rõ lý do xác đáng, lời văn chặt chẽ, cầu thị

71. Ký hiệu công văn của Tập đoàn điện lực Việt Nam do Ban nhân sự soạn thảo được
viết như sau:
a. CV – EVN
b. CV - BNS
c. EVN – BNS (Đ)
d. BNS - EVN

72. Ký hiệu công văn của Ủy ban nhân dân xã A do Văn phòng soạn thảo được viết như
sau:
a. CV - UBND
b. UBND – VP (Đ)
c. VP - UBND
d. CV - VP

73. Công văn là văn bản hành chính được ban hành để:
a. Giao dịch chính thức giữa các cơ quan, tổ chức (Đ)
b. Ghi nhận sự kiện thực tế
c. Truyền tải thông tin trong quản lý
d. Phản ánh tình hình thực tế

74. Công văn do cấp trên ban hành:


a. Công văn chỉ đạo, yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở; Công văn hướng dẫn thực hiện văn bản hoặc
công việc; Công văn chấp thuận, cho phép (Đ)
b. Công văn chấp thuận, cho phép
c. Công văn hướng dẫn thực hiện văn bản hoặc công việc
d. Công văn chỉ đạo, yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở

75. Ký hiệu của công văn bao gồm:


a. Chữ viết tắt tên đơn vị trực tiếp soạn thảo công văn nối chữ viết tắt tên chủ thể ban hành
b. Chữ viết tắt của tên văn bản nối chữ viết tắt tên chủ thể ban hành
c. Chữ viết tắt tên văn bản
d. Chữ viết tắt tên chủ thể ban hành nối với chữ viết tắt tên đơn vị trực tiếp soạn thảo công văn
(Đ).

76. Tờ trình bao gồm các loại:


a. Tờ trình dự án, tờ trình công việc
b. Tờ trình quy chế, tờ trình công việc
c. Tờ trình đề án, tờ trình công việc
d. Tờ trình độc lập và tờ trình đính kèm với văn bản khác (Đ)

77. Công văn do các chủ thể ngang cấp ban hành để:
a. Phúc đáp đề nghị của các cơ quan, tổ chức
b. Giao dịch, trao đổi ý kiến
c. Đề nghị phối hợp, giải quyết công việc
d. Giao dịch, trao đổi ý kiến; Đề nghị phối hợp, giải quyết công việc; Phúc đáp đề nghị của các
cơ quan, tổ chức (Đ)

78. Ký hiệu công văn của Sở Tư pháp tỉnh do Văn phòng soạn thảo được viết như sau:
a. CV – STP
b. STP – VP (Đ)
c. VP - STP
d. CV - VP

79. Bản chất của tờ trình là:


a. Phản ánh thực tế công việc
b. Bản giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị (Đ)
c. Bức thư công
d. Ghi nhận sự kiện thực tế

80. Công văn do cấp trên ban hành:


a. Công văn chấp thuận, cho phép
b. Công văn chỉ đạo, yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở
c. Công văn hướng dẫn thực hiện văn bản hoặc công việc
d. Công văn chỉ đạo, yêu cầu, đôn đốc, nhắc nhở; Công văn hướng dẫn thực hiện văn bản hoặc
công việc; Công văn chấp thuận, cho phép (Đ)

81. Bản chất của công văn là:


a. Bức thư công (Đ)
b. Bản giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị
c. Phản ánh thực tế công việc
d. Ghi nhận sự kiện thực tế

82. Dựa vào tiêu chí chủ thể ban hành, công văn được phân loại thành:
a. Công văn do cấp trên ban hành, cấp dưới ban hành, ngang cấp ban hành (Đ)
b. Công văn do các chủ thể ngang cấp ban hành:
c. Công văn do cấp dưới ban hành
d. Công văn do cấp trên ban hành

83. Ngôn ngữ trong tờ trình phải đáp ứng yêu cầu sau:
a. Là văn phong nghị luận, diễn đạt phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ mang tính thuyết phục cao
(Đ)
b. Là văn phong nghị luận, diễn đạt phải nghiêm túc, trang trọng
c. Là văn phong điều khoản, diễn đạt phải rõ ràng, có lý lẽ chặt chẽ mang tính thuyết phục cao
d. Là văn phong nghị luận, diễn đạt phải rõ ràng, chính xác

84. Quy chế, quy định là văn bản được ban hành để:
a. Trao đổi thông tin giữa các chủ thể
b. Phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc
c. Giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị
d. Tạo khuôn khổ, trật tự cho hoạt động quản lý của mọi cơ quan, tổ chức (Đ)

85. Quy chế, quy định phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Về hình thức phải tuân theo quy định pháp luật, quy định của tổ chức (Đ)
b. Đảm bảo tính nghiêm túc
c. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng
d. Đảm bảo tính khách quan

86. Căn cứ vào nội dung và tính chất pháp lý, quy chế bao gồm:
a. Quy chế ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
b. Báo cáo tổng hợp, chuyên đề
c. Quy chế thường kỳ và báo cáo bất thường
d. Quy chế đặt ra quy tắc nội bộ và quy chế đặt ra quy phạm pháp luật (Đ)

87. Một trong những nội dung chính của quy định là:
a. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
b. Chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thời gian tới
c. Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại
d. Các qui định về nguồn lực bảo đảm thực hiện văn bản (Đ)

88. Quy chế, quy định phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Đảm bảo tính nghiêm túc
b. Đảm bảo tính khách quan
c. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng
d. Về nội dung phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý (Đ)

89. Khi soạn thảo phần nội dung chính của quy chế nội bộ, người soạn thảo cần trình bày:
a. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ
b. Các văn bản pháp luật của cấp trên làm căn cứ pháp lý
c. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, Cơ cấu tổ chức bộ máy, chế độ làm việc (Đ)
d. Bối cảnh chung của việc thực hiện công việc

90. Một trong những nội dung chính của quy định là:
a. Chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thời gian tới
b. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
c. Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại
d. Các qui định về chế tài (Đ)

91. Quy chế, quy định phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Về ngôn ngữ, văn phong diễn đạt đảm bảo diễn đạt ngắn gọn, súc tích, rõ ràng, mạch lạc (Đ)
b. Đảm bảo tính nghiêm túc
c. Đảm bảo tính khách quan
d. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng

92. Phần mở đầu của quy định, thông thường người soạn thảo phải trình bày về:
a. Lý do, mục đích ban hành quy chế
b. Khái quát về hoàn cảnh của cơ quan, đơn vị
c. Những quy định chung, Phạm vi và đối tượng áp dụng, Nguyên tắc làm việc (Đ)
d. Thời gian, địa điểm diễn ra công việc

93. Ban hành quy chế, quy định nhằm các mục đích sau:
a. Tạo khuôn khổ, trật tự cho hoạt động quản lý của mọi cơ quan, tổ chức (Đ)
b. Giúp lãnh đạo có thông tin để ra quyết định quản lí đúng đắn.
c. Cung cấp thông tin về diễn biến của một công việc, một hoạt động của cơ quan, đơn vị
d. Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về việc thực hiện công việc

94. Phần mở đầu của quy chế nội bộ, thông thường người soạn thảo phải trình bày về:
a. Những quy định chung, Phạm vi và đối tượng áp dụng, Nguyên tắc làm việc (Đ)
b. Khái quát về hoàn cảnh của cơ quan, đơn vị
c. Lý do, mục đích ban hành quy chế
d. Thời gian, địa điểm diễn ra công việc

95. Bản chất của quy chế, quy định là:


a. Đặt ra quy tắc xử sự cho những đối tượng nhất định (Đ)
b. Bức thư công
c. Ghi nhận sự kiện thực tế
d. Bản giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị

96. Báo cáo là văn bản được ban hành để:


a. Giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị
b. Phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc (Đ)
c. Ghi nhận sự kiện thực tế
d. Trao đổi thông tin giữa các chủ thể

97. Khi phân tích tình hình thực tế trong phần mở đầu của báo cáo tổng hợp cần:
a. Trung thực
b. “Bôi đen” sự kiện
c. Tô hồng sự kiện
d. Khách quan (Đ)

98. Căn cứ vào nội dung thông tin được phản ánh, báo cáo được chia thành:
a. Báo cáo tháng, quý, năm
b. Báo cáo thường kỳ và báo cáo bất thường
c. Báo cáo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
d. Báo cáo tổng hợp, chuyên đề (Đ)

99. Phần kết thúc của báo cáo đột xuất, người soạn thảo trình bày về:
a. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
b. Ý kiến đề xuất, kiến nghị giải quyết vụ việc xảy ra hoặc xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên (Đ)
c. Những đề xuất với cơ quan, tổ chức cấp trên
d. Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại

100. Khi soạn thảo phần mở đầu của báo cáo chuyên đề, người soạn thảo cần trình bày:
a. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ
b. Bối cảnh chung của việc thực hiện công việc; Các văn bản pháp luật của cấp trên làm căn cứ
pháp lý; Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ (Đ)
c. Các văn bản pháp luật của cấp trên làm căn cứ pháp lý
d. Bối cảnh chung của việc thực hiện công việc

101. Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc cần báo cáo, báo cáo được chia thành:
a. Báo cáo tháng, quý, năm
b. Báo cáo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
c. Báo cáo thường kỳ và báo cáo bất thường
d. Báo cáo tổng kết, báo cáo sơ kết (Đ)

102. Phần nội dung chính của báo cáo đột xuất phải trình bày
a. Đề xuất, kiến nghị cấp trên giải quyết
b. Đánh giá chung
c. Toàn bộ sự việc bất thường xảy ra (Đ)
d. Đánh gía tình hình
e. Đặc điểm, tình hình
103. Kế hoạch có những vai trò sau:
a. Tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực
b. Chủ động trong công việc, hợp lý
c. Giúp người lãnh đạo, quản lý xác định được mục tiêu mà cơ quan, tổ chức cần đạt được.
d. Chủ động trong công việc, hợp lý; Giúp người lãnh đạo, quản lý xác định được mục tiêu mà
cơ quan, tổ chức cần đạt được; Tiết kiệm được thời gian, chi phí, nhân lực (Đ)

104. Căn cứ vào thời gian, kế hoạch công tác được phan loại thành:
a. Kế hoạch công tác trung, dài hạn; Kế hoạch công tác ngắn hạn; Kế hoạchcông tác tuần,
tháng, sáu tháng, năm,3 năm, 5 năm (Đ)
b. Kế hoạch công tác ngắn hạn
c. Kế hoạch công tác trung, dài hạn
d. Kế hoạchcông tác tuần, tháng, sáu tháng, năm,3 năm, 5 năm

106. Căn cứ vào tính chất/lĩnh vực, kế hoạch công tác được phan loại thành:
a. Có kế hoạch ngân sách, bộ máy, nhân sự, xây dựng, giáo dục… (Đ)
b. Kế hoạch công tác tuần, tháng, sáu tháng, năm
c. Kế hoạch công tác ngắn hạn
d. Kế hoạch công tác trung hạn

107. Phần mục tiêu trong kế hoạch công tác phải đáp ứng được tiêu chí:
a. Thực tiễn, có thể đo được chi phí-hiệu quả và tính hiện thực với những nguồn lực sẵn có.
b. Có khung thời gian hoàn thành và có thể đánh giá được sự hoàn thành trong khoảng thời
gian đó
c. Đơn giản, cụ thể, Đo lường được; Có khung thời gian hoàn thành và có thể đánh giá được sự
hoàn thành trong khoảng thời gian đó ; Thực tiễn, có thể đo được chi phí-hiệu quả và tính hiện
thực với những nguồn lực sẵn có (Đ)
d. Đơn giản, cụ thể, Đo lường được

108. Kế hoạch công tác phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Phù hợp với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, và chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức (Đ)
b. Đảm bảo tính nghiêm túc
c. Đảm bảo tính khách quan
d. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng

109. Kế hoạch công tác phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Đảm bảo tính khách quan
b. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng
c. Đảm bảo tính nghiêm túc
d. Đảm bảo tiết kiệm được thời gian, công sức và tiết kiệm đến mức tối đa chi phí (Đ)

110. Kế hoạch công tác phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Đảm bảo tính khách quan
b. Phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế ở cơ quan, tổ chức (Đ)
c. Đảm bảo tính nghiêm túc
d. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng

111. Phần mở đầu trong báo cáo chuyên đề có thể được đặt tên là:
a. Đặc điểm, tình hình
b. Đánh giá chung
c. Tình hình chung
d. Tình hình chung; Đánh giá chung; Đặc điểm, tình hình (Đ)

112. Nội dung chính của báo cáo tổng hợp, người soạn thảo cần trình bày về:
a. Hạn chế, tồn tại của công việc
b. Kết quả đạt được của công việc; Hạn chế, tồn tại của công việc; Phương hướng, giải pháp
trong thời gian tới (Đ)
c. Kết quả đạt được của công việc
d. Phương hướng, giải pháp trong thời gian tới

113. Căn cứ vào thời gian phản ánh tình hình, báo cáo được chia thành:
a. Báo cáo tổng hợp, chuyên đề
b. Báo cáo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
c. Báo cáo thường kỳ và báo cáo bất thường (Đ)
d. Báo cáo tháng, quý, năm

114. Tên cơ quan ban hành trong công văn của Công an huyện A được trình bày là:
a. HUYỆN A
CÔNG AN HUYỆN
b. TỈNH B
CÔNG AN HUYỆN
c. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN A
CÔNG AN HUYỆN
d. CÔNG AN TỈNH B
CÔNG AN HUYỆN A (Đ)

115. Báo cáo phải đáp ứng các yêu cầu:


a. Đảm bảo tính kịp thời; Đảm bảo tính chính xác, trung thực; Đảm bảo tính cụ thể, có trọng
tâm, trọng điểm (Đ)
b. Đảm bảo tính kịp thời
c. Đảm bảo tính cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm
d. Đảm bảo tính chính xác, trung thực

116. Kế hoạch công tác phải đáp ứng một trong các yêu cầu:
a. Nội dung của kế hoạch công tác phải cụ thể, thuyết phục (Đ)
b. Đảm bảo tính khách quan
c. Đảm bảo tính nghiêm túc
d. Đảm bảo tính lịch sự, trang trọng

117. Báo cáo thống kê có thể hiện bằng hình thức:


a. Chỉ được sử dụng kết cấu phần, mục
b. Lập bảng, điền những thông tin cần thiết trong bảng theo yêu cầu (Đ)
c. Không được lập bảng, điền những thông tin cần thiết trong bảng theo yêu cầu (báo cáo thống
kê)
d. Chỉ được sử dụng kết cấu chương, mục

118. Bản chất của kế hoạch công tác là:


a. Trình bày dự kiến công việc cần thực hiện trong thời gian nhất định (Đ)
b. Bức thư công
c. Ghi nhận sự kiện thực tế
d. Bản giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị

119. Ban hành báo cáo nhằm các mục đích sau:
a. Giúp lãnh đạo có thông tin để ra quyết định quản lí đúng đắn.
b. Định hướng cho hoạt động trong giai đoạn tiếp theo, đồng thời làm rõ trách nhiệm của những
người có liên quan đến công việc
c. Cung cấp thông tin về diễn biến của một công việc, một hoạt động của cơ quan, đơn vị
d. Cung cấp thông tin về diễn biến của một công việc, một hoạt động của cơ quan, đơn vị; Giúp
lãnh đạo có thông tin để ra quyết định quản lí đúng đắn; Định hướng cho hoạt động trong giai
đoạn tiếp theo, đồng thời làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan đến công việc (Đ)

120. Báo cáo đột xuất phải đáp ứng yêu cầu nội dung:
a. Phân tích chi tiết nội dung
b. Trình bày đầy đủ từ hoàn cảnh đến kết quả và đề xuất
c. Dài nhưng trọng tâm
d. Ngắn gọn, rõ ràng (Đ)

121. Phần đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của cơ quan, tổ chức trong báo
cáo, người soạn thảo cần:
a. Sơ kết hoặc tổng kết những mặt hoạt động, những công việc đã làm của cơ quan, đơn vị
b. Sơ kết hoặc tổng kết những mặt hoạt động, những công việc đã làm của cơ quan, đơn vị;
Đánh giá các ưu, khuyết điểm nổi bật, những thành tích đã đạt được; Những vẫn đề còn hạn
chế, tồn tại và Xây dựng phương hướng hành động trong thời gian tiếp theo (Đ)
c. Những vẫn đề còn hạn chế, tồn tại và Xây dựng phương hướng hành động trong thời gian
tiếp theo
d. Đánh giá các ưu, khuyết điểm nổi bật, những thành tích đã đạt được

122. Khi trình bày nội dung, người viết báo cáo đột xuất có thể sử dụng kết cấu:
a. Phần, chương, mục
b. Mục hoặc không tùy thuộc vào độ quan trọng, nghiêm trọng của vấn đề cần báo cáo (Đ)
c. Chương, điều
d. Điều, mục

123. Một trong những nội dung chính của kế hoạch công tác là:
a. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân
b. Chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ thời gian tới
c. Kinh phí dự kiến; Phân công thực hiện; Kết quả nhiệm vụ. (Đ)
d. Chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại

124. Khi soạn thảo phần mở đầu của báo cáo chuyên đề, người soạn thảo cần trình bày:
a. Bối cảnh chung của việc thực hiện công việc
b. Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ
c. Các văn bản pháp luật của cấp trên làm căn cứ pháp lý
d. Bối cảnh chung của việc thực hiện công việc; Các văn bản pháp luật của cấp trên làm căn cứ
pháp lý; Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ (Đ)

125. Kế hoạch công tác là văn bản được ban hành để:
a. Giải trình thuyết phục lãnh đạo chấp nhận đề nghị
b. Trao đổi thông tin giữa các chủ thể
c. Trình bày dự kiến công việc cần thực hiện trong thời gian nhất định (Đ)
d. Phản ánh tình hình thực tế, trình bày kết quả thực hiện công việc

You might also like