You are on page 1of 118

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA LUẬT

TẬP BÀI GIẢNG

SOẠN THẢO VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG


Giáo trình có thể dùng tham khảo 
cho ngành:
Luật

Có thể dùng cho các trường: đại học

Biên soạn: Ths. Diệp Thành Nguyên


Các từ khóa: hành chính, tố tụng, xét xử, vụ án, án hành chính, tiền tố tụng, tò a
án, phiên tòa, sơ thẩm, phúc thẩm.

Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này: học xong các học phần về Luật Hàn h
chính Việt Nam.

Đã xuất bản in chưa: chưa

Cần Thơ, tháng 3 năm 2016


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Giới thiệu khái quát môn học


Soạn thảo văn bản là hoạt động tồn tại thường xuyên, liên tục và xuyên suốt theo
sự tồn tại của cơ quan, tổ chức. Công tác này rất quan trọng diễn ra hàng ngày trong các
cơ quan nhà nước, đặc biệt là trong hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và cơ quan
hành chính nhà nước.
Để xây dựng và ban hành văn bản có chất lượng, người soạn thảo cần có kiến
thức nhất định về pháp luật, về ngôn ngữ, về kinh tế - xã hội. Việc soạn thảo và trình
bày văn bản không thể tùy tiện mà phải dựa vào những cơ sở pháp lý. Đặc biệt khi các
cơ sở pháp lý có sự thay đổi thì những người làm công tác liên quan đến xây dựng văn
bản cần cập nhật thông tin nhằm đảm bảo tính quy phạm của công tác này.
Do tầm quan trọng như thế nên nội dung Soạn thảo văn bản được đưa vào hầu hết
các chương trình đào tạo sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong
cả nước, đặc biệt là cho sinh viên ngành luật.
2. Mục tiêu môn học
Môn học hướng tới mục tiêu trang bị cho sinh viên những kiến thức căn bản về
các loại văn bản nhà nước, về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; đồng thời cung cấp
cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật, hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật theo quy
định của pháp luật hiện hành.
3. Yêu cầu môn học
Đây là môn học chuyên ngành, do đó yêu cầu sinh viên trước khi học môn này
phải học xong và nắm vững kiến thức của các học phần về Lý luận chung về nhà nước
và pháp luật, Luật Hiến pháp.
4. Cấu trúc môn học
Môn học Soạn thảo văn bản gồm có 4 bài, cụ thể:
 Bài 1: Khái quát chung về văn bản và văn bản nhà nước
 Bài 2: Tổng quan về văn bản quy phạm pháp luật
 Bài 3: Thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và bản sao văn bản
 Bài 4: Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức

1
BÀI 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC

I- KHÁI NIỆM VĂN BẢN VÀ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC


1. Khái niệm văn bản
Theo nghĩa rộng, văn bản được hiểu là vật mang tin được ghi bằng ký hiệu hay
bằng ngôn ngữ, nghĩa là bất cứ phương tiện nào dùng để ghi nhận và truyền đạt thông
tin từ chủ thể này đến chủ thể khác. Theo cách hiểu này thì bia đá, hoành phi, câu đối,
chúc thư, tác phẩm văn học hoặc khoa học kỹ thuật, công văn, khẩu hiệu, băng ghi âm,
bản vẽ … đều được gọi là văn bản.
Theo nghĩa hẹp, văn bản được hiểu là các tài liệu, giấy tờ, hồ sơ được hình thành
trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức. Theo nghĩa này, các
loại giấy tờ dùng để quản lý và điều hành các hoạt động của cơ quan, tổ chức như nghị
quyết, quyết định, chỉ thị, công văn, thông báo, báo cáo … đều được gọi là văn bản.
Văn bản là bản viết hoặc bản in mang nội dung là những gì cần được lưu lại làm
bằng. 1

2. Khái niệm và phân loại văn bản nhà nước


Văn bản nhà nước là văn bản do các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà
nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự, tên loại do pháp luật quy định nhằm
điều chỉnh các quan hệ xã hội hoặc để giải quyết những sự việc cụ thể thuộc phạm vi
nhiệm vụ của mình.
Theo Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác
văn thư thì văn bản nhà nước được chia thành hai loại:
- Văn bản quy phạm pháp luật; và
- Văn bản hành chính.
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản có chứa quy phạm, pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng nhiều lần, đối với nhiều đối tượng khi
rơi vào trường hợp đã nêu trong phần giả định của các quy phạm pháp luật. Các đối
tượng tác động của chúng luôn luôn chung, trừu tượng, không có địa chỉ cụ thể. Ví dụ:
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Đất đai
năm 2013, v.v. . . .
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay (xem Bài 2 sách này).

1
Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm 1992, trang 1078.
2
2.2. Văn bản hành chính
Các văn bản hành chính là những văn bản mang tính thông tin quy phạm nhằm
thực thi các văn bản quy phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành
chính trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Đây là loại văn bản được sử dụng phổ
biến nhất trong các cơ quan, tổ chức.
Trong hệ thống văn bản hành chính, ngoại trừ thông cáo quy định rõ chủ thể ban
hành, các văn bản hành chính khác không xác định thẩm quyền ban hành theo tên loại
của văn bản. Các cơ quan, tổ chức tùy theo thẩm quyền giải quyết công việc có thể lựa
chọn để ban hành loại văn bản phù hợp.
Hệ thống văn bản hành chính gồm:
- Văn bản cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật); và
- Văn bản hành chính thông thường.
2.2.1. Văn bản cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt gồm có: Nghị quyết cá biệt, Quyết định cá biệt, Chỉ
thị cá biệt, Quy chế, Quy định.
2.2.2. Văn bản hành chính thông thường
Văn bản hành chính thông thường gồm hai loại: Văn bản hành chính thông
thường có tên loại và Văn bản hành chính thông thường không có tên loại.
* Văn bản hành chính thông thường có tên loại
- Thông cáo: là văn bản của cơ quan, tổ chức cấp trung ương dùng để công bố
với nhân dân một quyết định hoặc một sự kiện quan trọng về đối nội, đối ngoại của quốc
gia. Thông cáo do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành.
- Thông báo: là loại văn bản dùng để thông tin các vấn đề trong hoạt động của
cơ quan, tổ chức để các đối tượng có liên quan biết hoặc thực thi.
- Báo cáo: là loại văn bản dùng để phản ánh tình hình, sự việc, vụ việc, hoạt
động của các cơ quan, tổ chức trong khoảng thời gian cụ thể nhằm kiến nghị các giải
pháp hoặc đề nghị cấp trên cho phương hướng xử lý.
- Tờ trình: là loại văn bản dùng để đề xuất với cấp trên phê chuẩn hay xét duyệt
một vấn đề mới hoặc đã có trong kế hoạch mà cấp dưới không thể tự quyết định được.
- Chương trình: là loại văn bản dùng để sắp xếp nội dung công tác, lịch làm việc
cụ thể theo một trình tự nhất định và trong một thời gian nhất định.
- Kế hoạch: là loại văn bản dùng để xác định mục tiêu, yêu cầu, chi tiêu của
nhiệm vụ cần hoàn thành trong một thời gian nhất định và các biện pháp về tổ chức,
nhân sự, cơ sở vật chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đó.
- Phương án: là loại văn bản dùng để nêu dự kiến về cách thức, trình tự tiến
hành công việc trong hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
- Đề án: là loại văn bản dùng để trình bày dự định, mục tiêu, kế hoạch thực hiện
công tác trong khoảng thời gian nhất định dựa trên cơ sở những đặc điểm, tình hình thực
tiễn của cơ quan, tổ chức.

3
- Biên bản: là loại văn bản dùng để ghi lại sự việc, vụ việc đã hoặc đang xảy ra
để làm chứng cứ pháp lý. Biên bản được sử dụng trong hoạt động của cơ quan, tổ chức
hoặc trong hoạt động giữa cơ quan, tổ chức với công dân.
- Hợp đồng: là loại văn bản dùng để ghi lại sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên
bằng văn bản, trong đó các bên ký với nhau lập một quan hệ pháp lý về quyền và nghĩa
vụ.
- Công điện: là loại văn bản dùng để truyền đạt nhanh một mệnh lệnh, một nội
dung công việc đến cơ quan, tổ chức để thực hiện trong trường hợp khẩn cấp.
- Giấy chứng nhận: là loại văn bản dùng để xác nhận một sự việc, một đối tượng
có liên quan đến hoạt động của cơ quan, tổ chức.
- Giấy ủy nhiệm: là loại văn bản dùng để ghi nhận sự thỏa thuận giữa người có
quyền (hoặc người đại diện theo pháp luật) và người được ủy nhiệm. Theo đó người
được ủy nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ thay cho người có quyền (hoặc người đại
diện theo pháp luật).
- Giấy mời: là loại văn bản dùng để triệu tập công dân đến trụ sở cơ quan, tổ
chức để giải quyết các vấn đề liên quan đến yêu cầu hoặc khiếu nại của công dân.
- Giấy giới thiệu: là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ, nhân viên liên hệ giao
dịch, giải quyết các nhiệm vụ được giao khi đi công tác.
- Giấy nghỉ phép: là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ, nhân viên được nghỉ
phép theo quy định của pháp luật lao động để giải quyết các công việc của cá nhân.
- Giấy đi đường: là loại văn bản dùng để cấp cho cán bộ, nhân viên đi công tác
để tính phụ cấp đi đường. Giấy đi đường không có giá trị thay cho giấy giới thiệu.
- Giấy biên nhận hồ sơ: là loại văn bản dùng để xác nhận số lượng và loại hồ sơ,
giấy tờ do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gởi đến.
- Phiếu gửi: là loại văn bản dùng để gửi tài liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân
này đến cơ quan, tổ chức, cá nhân khác. Phiếu gửi không thay thế cho công văn.
- Phiếu chuyển: là loại văn bản dùng để chuyển hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ
chức, đơn vị, cá nhân đến bộ phận khác để tiếp tục giải quyết hoặc do chủ thể chuyển
không có thẩm quyền giải quyết.
* Văn bản hành chính thông thường không có tên loại
Công văn (hành chính): được hiểu là thư công, là loại văn bản không có tên loại
dùng làm phương tiện giao dịch hành chính giữa các cơ quan, tổ chức hoặc giữa cơ
quan, tổ chức với công dân.
Phạm vi sử dụng của công văn rất rộng, liên quan đến các lĩnh vực hoạt động
thường xuyên của cơ quan, tổ chức.

II- PHONG CÁCH VĂN BẢN NHÀ NƯỚC


1- Phong cách chức năng ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất không thể thiếu của loài người.
Trong tất cả các thời kỳ lịch sử, ngôn ngữ phục vụ xã hội và đồng thời phản ánh xã hội.

4
Trong quá trình hoạt động xã hội, con người cần phải hoạt động giao lưu, giao
tiếp, ngôn ngữ là công cụ để thực hiện sự trao đổi, giao tiếp ấy. Vì là công cụ để giao
tiếp, do đó xã hội loài người càng phát triển, đời sống xã hội càng phức tạp thì ngôn ngữ
càng phát triển, trở nên phong phú và uyển chuyển hơn, dẫn đến sự phân chia phong
cách chức năng ngôn ngữ, và mỗi phong cách phục vụ một lĩnh vực nhất định của hoạt
động xã hội như khoa học, hành chính, văn học nghệ thuật.
Phong cách chức năng ngôn ngữ là một hệ thống tương đối khép kín những
phương tiện biểu hiện nhất định của ngôn ngữ toàn dân, hình thành một cách lịch sử,
được xã hội thừa nhận, dùng lặp đi lặp lại trong một lĩnh vực hoạt động xã hội nào đó.
Phong cách chức năng trong tiếng Việt được chia làm 5 loại:
- Phong cách khẩu ngữ;
- Phong cách văn chương;
- Phong cách chính luận;
- Phong cách khoa học; và
- Phong cách hành chính.
Ở góc độ môn học này chúng ta chỉ nghiên cứu phong cách hành chính, tức là
phong cách ngôn ngữ trong văn bản nhà nước.

2. Phong cách hành chính


Phong cách hành chính là phong cách của tiếng Việt dùng trong lĩnh vực pháp
luật và quản lý nhà nước.
2.1. Ðặc điểm của phong cách hành chính
(1) Tính chính xác
- Tính chính xác có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó liên quan đến hiệu quả điều
chỉnh các quan hệ xã hội của văn bản nhà nước.
- Tính chính xác đòi hỏi văn bản chỉ có một cách hiểu duy nhất, không cho phép có
những cách hiểu, cách giải thích khác nhau. Từ ngữ trong văn bản phải tạo ra
cách hiểu giống nhau.
- Muốn có những quy định chính xác trước hết phải làm rõ những khái niệm có nội
dung dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.
Ví dụ: khi quy định về phí và lệ phí thì cần làm rõ khái niệm phí là gì, lệ phí là gì.
Theo quy định tại Ðiều 2 và Ðiều 3 Pháp lệnh về phí và lệ phí năm 2001 thì phí là
khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung
cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này
(Ðiều 2). Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được uỷ quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy
định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh này (Ðiều 3).
- Ðể đảm bảo tính chính xác trong văn bản còn phải chú ý đến vị trí các dấu được
sử dụng.
(2) Tính dễ hiểu

5
- Văn bản phải viết ngắn gọn, dễ hiểu để nhân dân dễ tiếp thu, dễ nhớ.
- Tính dễ hiểu phải gắn với tính chính xác. Không nên vì muốn dễ hiểu mà bỏ qua
những nội dung, khái niệm cần thiết, yêu cầu chính là diễn đạt đúng ý.
- Ðể văn bản dễ hiểu phải dùng tiếng Việt phổ thông (toàn dân) (không dùng từ địa
phương), dùng từ nước ngoài đã được Việt hoá, hoặc chỉ dùng từ nước ngoài khi
trong tiếng Việt không có từ thay thế và phải giải nghĩa từ đó.
- Ðối với những khái niệm có tính trừu tượng, nếu có thể được thì diễn đạt thành
những câu đơn giản.
Ví dụ: khái niệm nam nữ bình đẳng trong Hiến pháp 1992 được diễn đạt ở điều 63:
Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt.
- Tính chính xác, tính dễ hiểu thường gắn liền với tính ngắn gọn. Viết nhiều lời,
viết trùng lập, dùng câu thừa, chữ thừa sẽ làm lu mờ ý chính hoặc làm tối nghĩa.
Có viết ngắn gọn, đủ mới để lại trong ký ức người đọc những ấn tượng rõ ràng.
(3) Tính khách quan
Văn bản của nhà nước là sản phẩm của các cơ quan nhà nước nên phong cách của
văn bản không cho phép thể hiện những đặc tính cá nhân. Ngôn ngữ trong văn bản nhà
nước phải khách quan, không cá tính, phải trang nghiêm, không có tính biểu cảm, không
có tính hình ảnh.
Sự khách quan của phương tiện ngôn ngữ kết hợp với những luận cứ chính xác
làm cho văn bản thể hiện tính nguyên tắc, do đó có độ tin cậy và sức thuyết phục cao.
(4)Tính khuôn mẫu
Văn bản nhà nước thường dùng lặp lại những câu, những từ, những cấu trúc cú
pháp có sẵn. Tính khuôn mẫu giúp cho người làm văn bản đỡ tốn công sức, nội dung
văn bản được chính xác, giúp người đọc dễ tiếp thu.

2.2. Ðặc điểm từ vựng và ngữ pháp trong phong cách hành chính
(1) Từ ngữ trong văn bản nhà nước
Xét theo góc độ ngữ nghĩa và phong cách, từ ngữ trong văn bản nhà nước được
chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: nhóm từ thông dụng là nhóm từ được mọi người viết và dùng trong mọi
phong cách của tiếng Việt. Tuy nhiên không phải tất cả những từ thông dụng đều
được sử dụng trong văn bản nhà nước, mà chỉ có những từ đơn nghĩa mới được
dùng.
- Nhóm 2: từ ngữ hành chính. Ðây là những nhóm từ được sử dụng phần lớn trong
phong cách hành chính. Chúng tạo nên vẻ riêng của phong cách hành chính. Ví
dụ: tổ chức, thẩm quyền, cơ quan, các phòng ban, nghị định, chỉ thị v.v. . .
- Nhóm 3: thuật ngữ luật. Chính nhờ những từ ngữ này giải thích được một cách
chính xác các khái niệm, các phạm trù luật học. Ví dụ: tội phạm, bị cáo, bị can,
quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý v.v. . .

6
- Nhóm 4: những từ ngữ của các ngành khoa học khác. Trong văn bản nhà nước
cũng sử dụng những từ ngữ của các ngành khoa học khác.
Lưu ý: Trong văn bản nhà nước sử dụng từ ngữ theo đúng nghĩa đen, mà không
dùng những biện pháp tu từ, không dùng tiếng lóng, tiếng tục hoặc từ ngữ địa phương.
Bởi vì văn bản nhà nước có đặc điểm là chính xác, dễ hiểu, khách quan.
(2) Ngữ pháp trong phong cách hành chính
* Câu: theo mục đích phát ngôn, câu trong tiếng Việt được chia làm 4 loại: câu
tường thuật, câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu biểu cảm.
- Câu tường thuật: được dùng để kể lại một sự việc nào đó, được dùng phổ biến
trong phong cách hành chính.
- Câu cầu khiến: dùng để nêu lên một yêu cầu mà người khác phải làm. Câu này
thường dùng trong khẩu ngữ, trong phong cách hành chính rất ít dùng.
- Câu nghi vấn: dùng để hỏi. Phong cách hành chính không dùng loại câu này.
- Câu biểu cảm: là câu biểu thị cảm xúc. Phong cách hành chính không dùng câu
biểu cảm.
* Dấu câu: dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết để làm rõ trên mặt
chữ viết một cấu tạo ngữ pháp bằng cách chỉ ranh giới giữa các đoạn, giữa các câu, giữa
các thành phần của câu. Hiện nay trong tiếng Việt dùng 10 dấu câu. Phong cách hành
chính dùng các dấu câu như các phong cách khác, chỉ trừ 3 dấu câu sau đây: dấu hỏi (?),
dấu chấm than (!), và dấu ba chấm(. . .)./.
Tài liệu tham khảo
1) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
2) Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn
thư;
3) Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ
về công tác văn thư;
3) Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
4) Trang thông tin điện tử của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước:
http://www.archives.gov.vn

7
BÀI 2: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

I- KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Một số khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban
hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp
dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước
hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm
thực hiện.
Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là cơ quan,
tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc áp
dụng văn bản đó sau khi được ban hành.
2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa
Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ
tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông
tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của
Tổng Kiểm toán nhà nước.
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau
đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

8
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính
- kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là
cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm
pháp luật trong hệ thống pháp luật.
2. Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật.
3. Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của
văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản
quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
5. Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở
việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành
viên.
6. Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của
cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.

4. Tham gia góp ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các
tổ chức thành viên khác của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức khác, cá nhân có quyền và
được tạo điều kiện góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì
soạn thảo và cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để các cơ quan,
tổ chức, cá nhân tham gia góp ý kiến về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật.
3. Ý kiến tham gia về đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo
văn bản.

9
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật chịu trách nhiệm về tiến độ trình và chất lượng dự án, dự thảo văn bản do
mình trình.
2. Cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm
trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình hoặc cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền ban hành văn bản về tiến độ soạn thảo, chất lượng dự án, dự thảo văn bản được
phân công soạn thảo.
3. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền được đề nghị tham gia góp ý kiến về đề
nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật chịu
trách nhiệm về nội dung và thời hạn tham gia góp ý kiến.
4. Cơ quan thẩm định chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền trình hoặc cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
về kết quả thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật.
Cơ quan thẩm tra chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật về kết quả thẩm tra dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
5. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và cơ quan khác, người có thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm về chất lượng văn bản do mình ban hành.
6. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc chậm ban hành văn bản
quy định, chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy
ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
7. Cơ quan, người có thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc ban hành văn bản quy
phạm pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của
Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành văn bản quy định chi tiết có nội dung ngoài phạm
vi được giao quy định chi tiết.
8. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm định, cơ quan
trình, cơ quan thẩm tra và cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành nhiệm
vụ và tùy theo mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và
quy định khác của pháp luật có liên quan trong trường hợp dự thảo văn bản không bảo
đảm về chất lượng, chậm tiến độ, không bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính
thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật được phân công thực hiện.

6. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật


1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông,
cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.
10
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh,
không quy định chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật khác.
3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần,
chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong
văn bản quy phạm pháp luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra,
khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu
không có nội dung mới.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

7. Dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước
ngoài
Văn bản quy phạm pháp luật có thể được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước
ngoài; bản dịch có giá trị tham khảo.

8. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật


1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban
hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
2. Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản
và năm ban hành. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban
thường vụ Quốc hội được đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc
hội.
3. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như sau:
“loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban hành văn
bản và số khóa Quốc hội”;
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội được sắp
xếp theo thứ tự như sau: “loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt
của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội”;
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp quy
định tại điểm a và điểm b khoản này được sắp xếp theo thứ tự như sau: “số thứ tự của
văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của loại văn bản - tên viết tắt của cơ quan ban hành
văn bản”.

9. Văn bản quy định chi tiết


1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định, cụ thể để khi có hiệu lực thì
thi hành được ngay. Trong trường hợp văn bản có điều, khoản, điểm mà nội dung liên
quan đến quy trình, quy chuẩn kỹ thuật và những nội dung khác cần quy định chi tiết thì
ngay tại điều, khoản, điểm đó có thể giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
11
chi tiết. Văn bản quy định chi tiết chỉ được quy định nội dung được giao và không được
quy định lặp lại nội dung của văn bản được quy định chi tiết.
2. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền
tiếp.
Dự thảo văn bản quy định chi tiết phải được chuẩn bị và trình đồng thời với dự án
luật, pháp lệnh và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn
bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết.
3. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một
văn bản quy phạm pháp luật thì ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung
đó, trừ trường hợp cần phải quy định, trong các văn bản khác nhau.
Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết các nội dung của nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau thì có thể ban hành một văn bản để quy định chi tiết.

10. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy
phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ
bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó
hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành
văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản,
điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Văn bản bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, niêm yết
theo quy định.
2. Khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan ban hành văn bản phải sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn
bản quy phạm pháp luật do mình đã ban hành trái với quy định của văn bản mới ngay
trong văn bản mới đó; trường hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ
trong văn bản mới danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm
của văn bản quy phạm pháp luật mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản quy
phạm pháp luật mới và có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản quy phạm
pháp luật mới có hiệu lực.
3. Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng cơ
quan ban hành.

11. Gửi văn bản quy phạm pháp luật, hồ sơ dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền để giám
sát, kiểm tra.

12
Chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ký chứng thực, ký ban hành đối
với văn bản quy phạm pháp luật khác, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản
quy phạm pháp luật có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại
khoản 1 Điều 164 của Luật này để giám sát, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản
3 Điều 165, khoản 1 Điều 166 hoặc khoản 1 Điều 167 của Luật này để kiểm tra.
2. Hồ sơ dự án, dự thảo và bản gốc của văn bản quy phạm, pháp luật phải được lưu
trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

12. Những hành vi bị nghiêm cấm


1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Ban hành văn bản không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định
tại Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm
pháp luật.
3. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đúng thẩm quyền, hình thức, trình
tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Quy định thủ tục hành chính trong thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, văn bản quy phạm pháp
luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, nghị quyết
của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp
được giao trong luật.

II - NỘI DUNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT


1. Luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Quốc hội ban hành luật để quy định:
a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân
dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính
quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội
thành lập;
b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp
phải do luật định, việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình
phạt;

13
c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định,
sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;
e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
g) Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà
nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
h) Chính sách cơ bản về đối ngoại;
i) Trưng cầu ý dân;
k) Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
l) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
2. Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và
ngân sách địa phương;
b) Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của
Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
c) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị
quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quyền con người, quyền công dân;
d) Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc
phòng, an ninh quốc gia;
đ) Đại xá;
e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội


1. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được
Quốc hội giao.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định:
a) Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh;
b) Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh,
nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển
kinh tế - xã hội;
c) Bãi bỏ pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trường hợp bãi
bỏ pháp lệnh thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ
hợp gần nhất;
d) Tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong
cả nước hoặc ở từng địa phương;
14
đ) Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân;
e) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước


Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để quy định:
1. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn
cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp
trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội
không thể họp được;
2. Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

4. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành, nghị quyết liên tịch để quy định chi tiết những
vấn đề được luật giao.

5. Nghị định của Chính phủ


Chính phủ ban hành nghị định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc
hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ
tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học,
công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền,
nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của
Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan
ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;
3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản
lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải
được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ


Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định để quy định:

15
1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính
nhà nước từ trung ương đến địa phương, chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ,
chính quyền địa phương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính
phủ;
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra
hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa
phương trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.

7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành, nghị quyết để hướng dẫn
việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp
luật, giám đốc việc xét xử.

8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao


Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành thông tư để thực hiện việc quản lý các
Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức
Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.

9. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư để quy định, những
vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.

10. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ


Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp
lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,
nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
2. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc
phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

16
12. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành quyết định để quy định chuẩn mực kiểm toán
nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán.

13. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên;
2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;
3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa
phương;
4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.

14. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh


Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:
1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước cấp trên;
2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc
phòng, an ninh ở địa phương;
3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

15. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành
chính - kinh tế đặc biệt
Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy
ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định
của Luật này và các luật khác có liên quan.

16. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

17
III - HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, NGUYÊN TẮC ÁP
DỤNG, CÔNG KHAI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Đăng Công báo văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ở trung ương phải được đăng
Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp văn bản có nội
dung thuộc bí mật nhà nước.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải được đăng Công báo
cấp tỉnh.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp xã phải được niêm yết công khai và phải được đưa tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở địa phương. Thời gian và địa điểm niêm yết công khai do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
4. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan, người có
thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công
báo để đăng Công báo hoặc niêm yết công khai.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên
Công báo chậm nhất là 15 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan
trung ương ban hành, 07 ngày đối với văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính-kinh tế đặc
biệt ban hành kể từ ngày nhận được văn bản.
5. Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn
bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
6. Chính phủ quy định về Công báo và niêm yết văn bản quy phạm pháp luật.

2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật
được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc
ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương;
không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký
ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có
thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay
trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện
thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành.

18
3. Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật
1. Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực
hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của
Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu
lực trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt không được quy định
hiệu lực trở về trước.

4. Ngưng hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật


1. Văn bản quy phạm pháp luật ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần cho đến khi
có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:
a) Bị đình chỉ việc thi hành theo quy định tại khoản 3 Điều 164, khoản 2 Điều 165,
khoản 2 và khoản 3 Điều 166, khoản 2 và khoản 3 Điều 167 của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bãi bỏ
thì văn bản hết hiệu lực; nếu không ra quyết định bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực;
b) Cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật quyết định ngưng
hiệu lực của văn bản đó trong một thời hạn nhất định để giải quyết các vấn đề kinh tế -
xã hội phát sinh.
2. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của
văn bản phải được quy định rõ tại văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
3. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật
phải đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 03
ngày kể từ ngày ra quyết định.

5. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường
hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của
chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

19
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy
định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

6. Hiệu lực về không gian


1. Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực
trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trừ
trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền
hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị
hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy
định cụ thể ngay trong văn bản đó.
Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối
tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác
định như sau:
a) Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính
mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến
khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản
quy phạm pháp luật thay thế;
b) Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính
mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến
khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản
quy phạm pháp luật thay thế;
c) Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều
chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa
phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.
7. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà
văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp
luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.
2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về
cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban
hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy
phạm pháp luật ban hành sau.

20
4. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm
pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày
văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.
5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc
thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

8. Đăng tải và đưa tin văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành phải được đăng tải toàn văn trên cơ sở dữ liệu
quốc gia về pháp luật chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và đưa
tin trên phương tiện thông tin đại chúng, trừ văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước
theo quy định của pháp luật về bí mật nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật có
giá trị sử dụng chính thức.

IV- GIÁM SÁT, KIỂM TRA, XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Giám sát văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám
sát theo quy định của pháp luật.
2. Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật được tiến hành nhằm phát hiện
những nội dung trái với Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc
không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có
thẩm quyền xử lý cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản trái pháp luật.

2. Nội dung giám sát văn bản quy phạm pháp luật
1. Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Sự phù hợp của hình thức văn bản với nội dung của văn bản đó.
3. Sự phù hợp của nội dung văn bản với thẩm quyền của cơ quan ban hành văn
bản.
4. Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy
phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan.

3. Giám sát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật

21
1. Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội,
đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội
đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát văn bản quy phạm pháp luật.
2. Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước, Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
3. Ủy ban thường vụ Quốc hội đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng
Kiểm toán nhà nước trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội
quyết định việc bãi bỏ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất; bãi bỏ văn bản quy phạm pháp
luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Tổng Kiểm toán nhà nước trái với pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội; bãi bỏ văn bản quy phạm - pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến
pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
4. Hội đồng nhân dân bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân
cùng cấp, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp dưới trái với nghị
quyết của mình, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
5. Trình tự, thủ tục giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn
bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được thực hiện theo quy định của
pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

4. Chính phủ kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái
pháp luật
1. Chính phủ kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có dấu hiệu trái với Hiến
pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành
một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước
cấp trên; đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ nghị quyết của Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà
nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
3. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trái với Hiến pháp, luật
và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

22
Đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn
bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên đã bị Thủ tướng Chính phủ đình
chỉ việc thi hành thì Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ,
cơ quan ngang bộ có liên quan chuẩn bị hồ sơ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét
việc đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ.
4. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có
dấu hiệu trái pháp luật do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ban hành.

5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, xử lý văn bản quy
phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm kiểm tra văn bản quy
phạm pháp luật do mình ban hành và do bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành về những nội dung có liên quan đến ngành, lĩnh vực
do mình phụ trách.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn
bộ văn bản.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có quyền đề
nghị Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật
của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính
quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật thuộc
ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban
thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
có nội dung trái pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh
tế đặc biệt có nội dung trái pháp luật không được xử lý theo quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc
thi hành hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đó.

6. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm
pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật
1. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tự kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật do mình ban hành; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp trên
kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp dưới
ban hành.
Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành trái pháp luật thì Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân có trách nhiệm tự mình bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ
văn bản.

23
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật
do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp
luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp
luật của Hội đồng nhân dân cấp xã và đề nghị Hội đồng nhân dân cấp huyện bãi bỏ.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một
phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp
dưới.

Tài liệu tham khảo

1) Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

24
BÀI 3
THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN
VÀ BẢN SAO VĂN BẢN

I – THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY VĂN BẢN


Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành
phần sau:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
- Nơi nhận;
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật).

Đối với công văn, ngoài các thành phần nêu trên, có thể bổ sung địa chỉ cơ quan,
tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông
tin điện tử (Website) và biểu tượng (logo) của cơ quan, tổ chức.
Đối với công điện, bản ghi nhớ, bản cam kết, bản thoả thuận, giấy chứng nhận
giấy uỷ quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, giấy đi đường, giấy biên nhận
hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công không bắt buộc phải có tất cả các thành phần
thể thức trên và có thể bổ sung địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-mail); số
điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website) và biểu tượng
(logo) của cơ quan, tổ chức.

1. Quốc hiệu
1.1. Thể thức
Quốc hiệu ghi trên văn bản bao gồm 2 dòng chữ: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM” và “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”.
1.2. Kỹ thuật trình bày
Quốc hiệu được trình bày tại ô số 1; chiếm khoảng 1/2 trang giấy theo chiều
ngang, ở phía trên, bên phải.
Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” được trình
bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
Dòng thứ hai: “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” được trình bày bằng chữ in
thường, cỡ chữ từ 13 đến 14 (nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 12, thì dòng thứ hai cỡ chữ 13;
nếu dòng thứ nhất cỡ chữ 13, thì dòng thứ hai cỡ chữ 14), kiểu chữ đứng, đậm; được đặt
25
canh giữa dưới dòng thứ nhất; chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm
từ có gạch nối, có cách chữ; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng độ
dài của dòng chữ (sử dụng lệnh Draw, không dùng lệnh Underline), cụ thể:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hai dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

2. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản


2.1. Thể thức
Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Văn phòng Quốc
hội; Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân các cấp; Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập
đoàn Kinh tế nhà nước, Tổng công ty 91 không ghi cơ quan chủ quản.
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm tên của cơ quan, tổ chức chủ
quản trực tiếp (nếu có) (đối với các tổ chức kinh tế có thể là công ty mẹ) và tên của cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản.
a) Tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải được ghi đầy đủ hoặc được viết tắt
theo quy định tại văn bản thành lập, quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức bộ máy, phê chuẩn, cấp giấy phép hoạt động hoặc công nhận tư cách pháp nhân
của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, ví dụ:

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ỦY BAN NHÂN DÂN


TỈNH NGHỆ AN TỈNH THÁI NGUYÊN

b) Tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp có thể viết tắt những cụm từ thông dụng
như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN), ví dụ:

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VN


SỞ NỘI VỤ VIỆN DÂN TỘC HỌC

2.2. Kỹ thuật trình bày


Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày tại ô số 2; chiếm khoảng
1/2 trang giấy theo chiều ngang, ở phía trên, bên trái.
Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp được trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ
chữ như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng. Nếu tên cơ quan, tổ chức chủ quản dài,
có thể trình bày thành nhiều dòng.
26
Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trình bày bằng chữ in hoa, cùng cỡ chữ
như cỡ chữ của Quốc hiệu, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ
chức chủ quản; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ
dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ. Trường hợp tên cơ quan, tổ chức ban
hành văn bản dài có thể trình bày thành nhiều dòng, ví dụ:
BỘ NỘI VỤ
CỤC VĂN THƯ VÀ
LƯU TRỮ NHÀ NƯỚC

Các dòng chữ trên được trình bày cách nhau dòng đơn.

3. Số, ký hiệu của văn bản


3.1. Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật phải thể hiện rõ số thứ tự, năm ban
hành, loại văn bản, cơ quan ban hành văn bản.
Việc đánh số thứ tự của văn bản quy phạm pháp luật phải theo từng loại văn bản
và năm ban hành. Đối với luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội thì đánh số thứ tự theo từng loại văn bản và nhiệm kỳ của Quốc hội.
Số, ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật được sắp xếp như sau:
a) Số, ký hiệu của luật, nghị quyết của Quốc hội được sắp xếp theo thứ tự như
sau: "loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết tắt của cơ quan ban
hành văn bản và số khóa Quốc hội";
Ví dụ: Luật số: 17/2008/QH12
b) Số, ký hiệu của pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội được
sắp xếp theo thứ tự như sau: "loại văn bản: số thứ tự của văn bản/năm ban hành/tên viết
tắt của cơ quan ban hành văn bản và số khóa Quốc hội";
c) Số, ký hiệu của các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc trường hợp nêu
tại mục a và b trên thì được sắp xếp theo thứ tự như sau: "số thứ tự của văn bản/năm ban
hành/tên viết tắt của loại văn bản-tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản"
Ví dụ: 91/2006/NĐ-CP

3.2. Số, ký hiệu của văn bản hành chính


3.2.1. Thể thức
a) Số của văn bản
Số của văn bản là số thứ tự đăng ký văn bản tại văn thư của cơ quan, tổ chức. Số
của văn bản được ghi bằng chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.

27
b) Ký hiệu của văn bản
- Ký hiệu của văn bản có tên loại bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ
viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước (áp dụng đối với chức danh Chủ
tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) ban hành văn bản, ví dụ:
Nghị quyết của Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: …/NQ-CP
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành được ghi như sau: Số: …/CT-TTg.
Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành được ghi như sau: Số: …/QĐ-
HĐND
Báo cáo của các ban của Hội đồng nhân dân được ghi như sau: Số …/BC-HĐND
- Ký hiệu của công văn bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh
nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị (vụ, phòng, ban, bộ phận) soạn
thảo hoặc chủ trì soạn thảo công văn đó (nếu có), ví dụ:
Công văn của Chính phủ do Vụ Hành chính Văn phòng Chính phủ soạn thảo: Số:
…/CP-HC.
Công văn của Bộ Nội vụ do Vụ Tổ chức Cán bộ Bộ Nội vụ soạn thảo: Số: …/BNV-
TCCB
Công văn của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ban Kinh tế Ngân sách soạn thảo: Số:
…./HĐND-KTNS
Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh do tổ chuyên viên (hoặc thư ký) theo dõi lĩnh vực
văn hóa - xã hội soạn thảo: Số: …/UBND-VX
Công văn của Sở Nội vụ tỉnh do Văn phòng Sở soạn thảo: Số: …/SNV-VP
Trường hợp các Hội đồng, các Ban tư vấn của cơ quan được sử dụng con dấu của
cơ quan để ban hành văn bản và Hội đồng, Ban được ghi là “cơ quan” ban hành văn bản
thì phải lấy số của Hội đồng, Ban, ví dụ Quyết định số 01 của Hội đồng thi tuyển công
chức Bộ Nội vụ được trình bày như sau:
BỘ NỘI VỤ
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN CÔNG CHỨC

Số: 01/QĐ-HĐTTCC
Việc ghi ký hiệu công văn do UBND cấp huyện, cấp xã ban hành bao gồm chữ
viết tắt tên cơ quan, tổ chức ban hành công văn và chữ viết tắt tên lĩnh vực được giải
quyết trong công văn.
Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc
lĩnh vực (đối với UBND cấp huyện, cấp xã) do cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo
đảm ngắn gọn, dễ hiểu.
3.3.2. Kỹ thuật trình bày
Số, ký hiệu của văn bản được trình bày tại ô số 3, được đặt canh giữa dưới tên cơ
quan, tổ chức ban hành văn bản.
Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, ký hiệu bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13,
kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số

28
0 phía trước; giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo (/), giữa các nhóm chữ viết tắt
ký hiệu văn bản có dấu gạch nối (-) không cách chữ, ví dụ:
Số: 15/QĐ-HĐND (Quyết định của Thường trực Hội đồng nhân dân);
Số: 19/HĐND-KTNS (Công văn của Thường trực Hội đồng nhân dân do Ban Kinh tế
ngân sách soạn thảo);
Số: 23/BC-BNV (Báo cáo của Bộ Nội vụ);
Số: 234/SYT-VP (Công văn của Sở Y tế do Văn phòng soạn thảo).

Bảng chữ viết tắt tên loại văn bản và bản sao
Stt Tên loại văn bản Chữ viết tắt
1) Bản cam kết CK
2) Bản ghi nhớ GN
3) Bản thỏa thuận TTh
4) Báo cáo BC
5) Biên bản BB
6) Chỉ thị CT
7) Chương trình CTr
8) Công điện CĐ
9) Công văn
10) Đề án ĐA
11) Dự án DA
12) Giấy biên nhận hồ sơ BN
13) Giấy chứng nhận CN
14) Giấy đi đường ĐĐ
15) Giấy giới thiệu GT
16) Giấy mời GM
17) Giấy nghỉ phép NP

29
Stt Tên loại văn bản Chữ viết tắt
18) Giấy uỷ quyền UQ
19) Hợp đồng HĐ
20) Hướng dẫn HD
21) Kế hoạch KH
22) Nghị định NĐ
23) Nghị quyết NQ
24) Nghị quyết liên tịch NQLT
25) Phiếu chuyển PC
26) Phiếu gửi PG
27) Phương án PA
28) Quy chế QC
29) Quy định QyĐ
30) Quyết định QĐ
31) Thông báo TB
32) Thông cáo TC
33) Thông tư TT
34) Thông tư liên tịch TTLT
35) Thư công (Thư chúc mừng, Thư khen, Thư
thăm hỏi, Thư chia buồn)
36) Tờ trình TTr

Bản sao văn bản


1. Bản sao y bản chính SY
2. Bản trích sao TS

Stt Tên loại văn bản Chữ viết tắt


30
3. Bản sao lục SL

4. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản


4.1. Thể thức
4.1.1. Địa danh
Địa danh ghi trên văn bản là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng
của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở; đối với những đơn vị hành chính
được đặt tên theo tên người, bằng chữ số hoặc sự kiện lịch sử thì phải ghi tên gọi đầy đủ
của đơn vị hành chính đó, cụ thể như sau:
- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức Trung ương là tên của tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan, tổ chức đóng trụ sở, ví dụ:
Văn bản của Bộ Công Thương, của Công ty Điện lực 1 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt
Nam (có trụ sở tại thành phố Hà Nội): Hà Nội,
Văn bản của Trường Cao đẳng Quản trị kinh doanh thuộc Bộ Tài chính (có trụ sở tại thị
trấn Như Quỳnh, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên): Hưng Yên,
Văn bản của Viện Hải dương học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (có trụ
sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa): Khánh Hòa,
Văn bản của Cục Thuế tỉnh Bình Dương thuộc Tổng cục Thuế (có trụ sở tại thị xã Thủ
Dầu Một, tỉnh Bình Dương): Bình Dương,

- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp tỉnh:
+ Đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: là tên của thành phố trực thuộc Trung
ương, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của các sở, ban, ngành thuộc thành
phố: Hà Nội, của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và của các sở, ban, ngành
thuộc thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh,
+ Đối với các tỉnh là tên của tỉnh, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có
trụ sở tại thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương): Hải Dương, của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh và của các sở, ban, ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh): Quảng Ninh, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và của các sở, ban,
ngành thuộc tỉnh (có trụ sở tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng): Lâm Đồng,

- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức cấp huyện là tên của huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, ví dụ:

31
Văn bản của Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) và của các phòng, ban
thuộc huyện: Sóc Sơn,
Văn bản của Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp (thành phố Hồ Chí Minh), của các phòng,
ban thuộc quận: Gò Vấp,
Văn bản của Ủy ban nhân dân thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) và của các phòng,
ban thuộc thị xã: Bà Rịa,
Trường hợp địa danh ghi trên văn bản của cơ quan thành phố thuộc tỉnh mà tên
thành phố trùng với tên tỉnh thì ghi thêm hai chữ thành phố (TP.), ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) và của các phòng, ban
thuộc thành phố: TP. Hà Tĩnh,

- Địa danh ghi trên văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và của các
tổ chức cấp xã là tên của xã, phường, thị trấn đó, ví dụ:
Văn bản của Ủy ban nhân dân xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An): Kim Liên,
Văn bản của Ủy ban nhân dân phường Điện Biên Phủ (quận Ba Đình, TP. Hà Nội):
Phường Điện Biên Phủ,

- Địa danh ghi trên văn bản của các cơ quan, tổ chức và đơn vị vũ trang nhân dân
thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được thực hiện theo quy định
của pháp luật và quy định cụ thể của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.

4.1.2. Ngày, tháng, năm ban hành văn bản


Ngày, tháng, năm ban hành văn bản là ngày, tháng, năm văn bản được ban hành.
Ngày, tháng, năm ban hành văn bản phải được viết đầy đủ; các số chỉ ngày,
tháng, năm dùng chữ số Ả-rập; đối với những số chỉ ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, 2 phải
ghi thêm số 0 ở trước, cụ thể:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 02 năm 2009
Quận 1, ngày 10 tháng 02 năm 2010
4.2. Kỹ thuật trình bày
Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản được trình bày trên cùng một
dòng với số, ký hiệu văn bản, tại ô số 4, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu
chữ nghiêng; các chữ cái đầu của địa danh phải viết hoa; sau địa danh có dấu phẩy; địa
danh và ngày, tháng, năm được đặt canh giữa dưới Quốc hiệu.
5. Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản
5.1. Thể thức
Tên loại văn bản là tên của từng loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành. Khi
ban hành văn bản đều phải ghi tên loại, trừ công văn.
Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh
khái quát nội dung chủ yếu của văn bản.

32
5.2. Kỹ thuật trình bày
Tên loại và trích yếu nội dung của các loại văn bản có ghi tên loại được trình bày
tại ô số 5a; tên loại văn bản (nghị quyết, quyết định, kế hoạch, báo cáo, tờ trình và các
loại văn bản khác) được đặt canh giữa bằng chữ in hoa, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm;
trích yếu nội dung văn bản được đặt canh giữa, ngay dưới tên loại văn bản, bằng chữ in
thường, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, đậm; bên dưới trích yếu có đường kẻ ngang, nét liền,
có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ, ví dụ:
QUYẾT ĐỊNH
Về việc điều động cán bộ

Trích yếu nội dung công văn được trình bày tại ô số 5b, sau chữ “V/v” bằng chữ
in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng; được đặt canh giữa dưới số và ký hiệu
văn bản, cách dòng 6pt với số và ký hiệu văn bản, ví dụ:
Số: 72/VTLTNN-NVĐP
V/v kế hoạch kiểm tra công tác
văn thư, lưu trữ năm 2009
6. Nội dung văn bản
6.1. Thể thức
6.1.1. Nội dung văn bản là thành phần chủ yếu của văn bản.
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của
pháp luật;
- Được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ tiếng Việt Nam phổ thông (không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ
nước ngoài nếu không thực sự cần thiết). Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ
nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Chỉ được viết tắt những từ, cụm từ thông dụng, những từ thuộc ngôn ngữ tiếng Việt dễ
hiểu. Đối với những từ, cụm từ được sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt,
nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ, cụm từ phải được đặt trong dấu ngoặc đơn ngay
sau từ, cụm từ đó;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu văn
bản, ngày, tháng, năm ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản, trích
yếu nội dung văn bản (đối với luật và pháp lệnh chỉ ghi tên loại và tên của luật, pháp
lệnh), ví dụ: “… được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm
2004 của Chính phủ về công tác văn thư”; trong các lần viện dẫn tiếp theo, chỉ ghi tên
loại và số, ký hiệu của văn bản đó;
- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo Quy định viết hoa trong văn
bản hành chính.

33
6.1.2. Bố cục của văn bản
Tùy theo thể loại và nội dung, văn bản có thể có phần căn cứ pháp lý để ban
hành, phần mở đầu và có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm
hoặc được phân chia thành các phần, mục từ lớn đến nhỏ theo một trình tự nhất định, cụ
thể:
- Nghị quyết (cá biệt): theo điều, khoản, điểm hoặc theo khoản, điểm;
- Quyết định (cá biệt): theo điều, khoản, điểm; các quy chế (quy định) ban hành kèm
theo quyết định: theo chương, mục, điều, khoản, điểm;
- Chỉ thị (cá biệt): theo khoản, điểm;
- Các hình thức văn bản hành chính khác: theo phần, mục, khoản, điểm hoặc theo khoản,
điểm.
Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều thì
phần, chương, mục, điều phải có tiêu đề.
6.2. Kỹ thuật trình bày
Nội dung văn bản được trình bày tại ô số 6.
Phần nội dung (bản văn) được trình bày bằng chữ in thường (được dàn đều cả hai
lề), kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14 (phần lời văn trong một văn bản phải dùng cùng
một cỡ chữ); khi xuống dòng, chữ đầu dòng phải phải lùi vào từ 1cm đến 1,27cm (1
default tab); khoảng cách giữa các đoạn văn (paragraph) đặt tối thiểu là 6pt; khoảng
cách giữa các dòng hay cách dòng (line spacing) chọn tối thiểu từ cách dòng đơn (single
line spacing) hoặc từ 15pt (exactly line spacing) trở lên; khoảng cách tối đa giữa các
dòng là 1,5 dòng (1,5 lines).
Đối với những văn bản có phần căn cứ pháp lý để ban hành thì sau mỗi căn cứ
phải xuống dòng, cuối dòng có dấu “chấm phẩy”, riêng căn cứ cuối cùng kết thúc bằng
dấu “phẩy”.
Trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản,
điểm thì trình bày như sau:
- Phần, chương: Từ “Phần”, “Chương” và số thứ tự của phần, chương được trình bày
trên một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ
đứng, đậm. Số thứ tự của phần, chương dùng chữ số La Mã. Tiêu đề (tên) của phần,
chương được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu
chữ đứng, đậm;
- Mục: Từ “Mục” và số thứ tự của mục được trình bày trên một dòng riêng, canh giữa,
bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm. Số thứ tự của mục dùng
chữ số Ả - rập. Tiêu đề của mục được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng chữ in hoa,
cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm;
- Điều: Từ “Điều”, số thứ tự và tiêu đề của điều được trình bày bằng chữ in thường, cách
lề trái 1 default tab, số thứ tự của điều dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu chấm; cỡ
chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;
- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu
chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có
tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in
thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng;
34
- Điểm: Thứ tự các điểm trong mỗi khoản dùng các chữ cái tiếng Việt theo thứ tự abc,
sau có dấu đóng ngoặc đơn, bằng chữ in thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn
(13-14), kiểu chữ đứng.
Trường hợp nội dung văn bản được phân chia thành các phần, mục, khoản, điểm thì
trình bày như sau:
- Phần (nếu có): Từ “Phần” và số thứ tự của phần được trình bày trên một dòng riêng,
canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm; số thứ tự của
phần dùng chữ số La Mã. Tiêu đề của phần được trình bày ngay dưới, canh giữa, bằng
chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Mục: Số thứ tự các mục dùng chữ số La Mã, sau có dấu chấm và được trình bày cách
lề trái 1 default tab; tiêu đề của mục được trình bày cùng một hàng với số thứ tự, bằng
chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm;
- Khoản: Số thứ tự các khoản trong mỗi mục dùng chữ số Ả-rập, sau số thứ tự có dấu
chấm, cỡ chữ số bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng; nếu khoản có
tiêu đề, số thứ tự và tiêu đề của khoản được trình bày trên một dòng riêng, bằng chữ in
thường, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng, đậm;
- Điểm trình bày như trường hợp nội dung văn bản được bố cục theo phần, chương,
mục, điều, khoản, điểm.
7. Quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

7.1. Thẩm quyền ký tên trên văn bản

* Ký thay (KT.)

Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức.

Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký
thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

Lưu ý là việc phân công này phải thể hiện bằng văn bản. Có thể là “Giấy ủy
quyền” hoặc “Bản phân công nhiệm vụ” ….

* Ký “thay mặt” (TM.)

Áp dụng ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ biểu quyết tập thể đối với các
vấn đề, nội dung quan trọng. Khi đó, đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ
chức - mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo
luận tập thể và quyết định theo đa số. Việc ký văn bản được quy định như sau:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt sẽ thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các
văn bản của cơ quan, tổ chức.

- Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay
mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của
người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

35
- Riêng việc ký văn bản về những vấn đề khác được thực hiện như quy định chung.

* Ký “thừa ủy quyền” (TUQ.)

Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho
người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn
bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và
giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ
quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của
cơ quan, tổ chức uỷ quyền

*Ký “thừa lệnh” (TL.)

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng
phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản.

Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc
quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

Lưu ý chung : Khi ký văn bản không được dùng bút chì; không dùng mực đỏ hoặc các
thứ mực dễ phai.

7.2. Thể thức


a) Việc ghi quyền hạn của người ký được thực hiện như sau:
- Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt “TM.” (thay mặt) vào trước
tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức, ví dụ:

TM. HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TM. ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC
HỘI
- Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.”
(ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu, ví dụ:

KT. CHỦ TỊCH KT. BỘ TRƯỞNG


PHÓ CHỦ TỊCH THỨ TRƯỞNG
Trường hợp cấp phó được giao phụ trách thì thực hiện như cấp phó ký thay cấp trưởng;
- Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt “TL.” (thừa lệnh) vào trước chức vụ
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:

TL. BỘ TRƯỞNG TL. CHỦ TỊCH


VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC CHÁNH VĂN PHÒNG
CÁN BỘ
- Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt “TUQ.” (thừa ủy quyền) vào
trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, ví dụ:
TUQ. GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ
36
b) Chức vụ của người ký
Chức vụ ghi trên văn bản là chức vụ lãnh đạo chính thức của người ký văn bản trong cơ
quan, tổ chức; chỉ ghi chức vụ như Bộ trưởng (Bộ trưởng, Chủ nhiệm), Thứ trưởng, Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, Giám đốc, Phó Giám đốc, Q. Giám đốc (Quyền Giám đốc) v.v…,
không ghi những chức vụ mà Nhà nước không quy định như: cấp phó thường trực, cấp
phó phụ trách, v.v…; không ghi lại tên cơ quan, tổ chức, trừ các văn bản liên tịch, văn
bản do hai hay nhiều cơ quan, tổ chức ban hành; việc ký thừa lệnh, ký thừa ủy quyền do
các cơ quan, tổ chức quy định cụ thể bằng văn bản.
Chức danh ghi trên văn bản do các tổ chức tư vấn (không thuộc cơ cấu tổ chức của cơ
quan được quy định tại quyết định thành lập; quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ,
cơ cấu tổ chức của cơ quan) ban hành là chức danh lãnh đạo của người ký văn bản trong
ban hoặc hội đồng. Đối với những ban, hội đồng không được phép sử dụng con dấu của
cơ quan, tổ chức thì chỉ ghi chức danh của người ký văn bản trong ban hoặc hội đồng,
không được ghi chức vụ trong cơ quan, tổ chức.
Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban chỉ đạo của Nhà nước
ban hành mà lãnh đạo Bộ Xây dựng làm Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban, Chủ tịch
hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được ghi như sau, ví dụ:

TM. HỘI ĐỒNG KT. TRƯỞNG BAN


CHỦ TỊCH PHÓ TRƯỞNG BAN
(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng) (Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG THỨ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Nguyễn Văn A Trần Văn B
Chức vụ (Chức danh) của người ký văn bản do hội đồng hoặc ban của Bộ Xây dựng ban
hành mà Thứ trưởng Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng hoặc Trưởng ban, lãnh đạo
các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng làm Phó Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Trưởng ban được
ghi như sau, ví dụ:

TM. HỘI ĐỒNG KT. TRƯỞNG BAN


CHỦ TỊCH PHÓ TRƯỞNG BAN
(Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng) (Chữ ký, dấu của Bộ Xây dựng)
THỨ TRƯỞNG VỤ TRƯỞNG VỤ TỔ CHỨC
Trần Văn B CÁN BỘ
Lê Văn C
c) Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản
Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học
vị và các danh hiệu danh dự khác.
Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa
học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm.
7.3. Kỹ thuật trình bày
Quyền hạn, chức vụ của người ký được trình bày tại ô số 7a; chức vụ khác của
người ký được trình bày tại ô số 7b; các chữ viết tắt quyền hạn như: “TM.”, “KT.”,
37
“TL.”, “TUQ.” hoặc quyền hạn và chức vụ của người ký được trình bày chữ in hoa, cỡ
chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Họ tên của người ký văn bản được trình bày tại ô số 7b; bằng chữ in thường, cỡ
chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa so với quyền hạn, chức vụ
của người ký.
Chữ ký của người có thẩm quyền được trình bày tại ô số 7c.
8. Dấu của cơ quan, tổ chức
Những văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành phải đóng dấu của cơ quan, tổ
chức.
Những văn bản do văn phòng hay đơn vị ban hành trong phạm vi quyền hạn được
giao phải đóng dấu của văn phòng hay dấu của đơn vị đó.
Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.
Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía
bên trái.
Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản
quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc
tên của phụ lục.
Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được
thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.
Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào
khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy;
mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
9. Nơi nhận
9.1. Thể thức
Nơi nhận xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có
trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo;
để trao đổi công việc; để biết và để lưu.
Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản. Căn cứ quy định của pháp
luật; căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và quan hệ công tác;
căn cứ yêu cầu giải quyết công việc, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo hoặc chủ trì soạn
thảo có trách nhiệm đề xuất những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản
trình người ký văn bản quyết định.
Đối với văn bản chỉ gửi cho một số đối tượng cụ thể thì phải ghi tên từng cơ
quan, tổ chức, cá nhân nhận văn bản; đối với văn bản được gửi cho một hoặc một số
nhóm đối tượng nhất định thì nơi nhận được ghi chung, ví dụ:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Đối với những văn bản có ghi tên loại, nơi nhận bao gồm từ “Nơi nhận” và phần
liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản.
Đối với công văn hành chính, nơi nhận bao gồm hai phần:
38
- Phần thứ nhất bao gồm từ “Kính gửi”, sau đó là tên các cơ quan, tổ chức hoặc đơn vị,
cá nhân trực tiếp giải quyết công việc;
- Phần thứ hai bao gồm từ “Nơi nhận”, phía dưới là từ “Như trên”, tiếp theo là tên các
cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan khác nhận văn bản.
9.2. Kỹ thuật trình bày
Nơi nhận được trình bày tại ô số 9a và 9b.
Phần nơi nhận tại ô số 9a được trình bày như sau:
- Từ “Kính gửi” và tên các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nhận văn bản được trình bày
bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng;
- Sau từ “Kính gửi” có dấu hai chấm; nếu công văn gửi cho một cơ quan, tổ chức hoặc
một cá nhân thì từ “Kính gửi” và tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được trình bày trên
cùng một dòng; trường hợp công văn gửi cho hai cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trở lên
thì xuống dòng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, cá
nhân được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng, cuối dòng có dấu
chấm phẩy, cuối dòng cuối cùng có dấu chấm; các gạch đầu dòng được trình bày thẳng
hàng với nhau dưới dấu hai chấm.
Phần nơi nhận tại ô số 9b (áp dụng chung đối với công văn hành chính và các loại
văn bản khác) được trình bày như sau:
- Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng (ngang hàng với dòng chữ “quyền
hạn, chức vụ của người ký” và sát lề trái), sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ
chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;
- Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được trình bày bằng
chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân
hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng
riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩu; riêng dòng
cuối cùng bao gồm chữ “Lưu” sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt “VT” (Văn
thư cơ quan, tổ chức), dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị (hoặc bộ phận) soạn thảo văn
bản và số lượng bản lưu (chỉ trong trường hợp cần thiết), cuối cùng là dấu chấm.
10. Dấu chỉ mức độ khẩn, mật
10.1. Thể thức
a) Dấu chỉ mức độ mật
Việc xác định và đóng dấu độ mật (tuyệt mật, tối mật hoặc mật), dấu thu hồi đối
với văn bản có nội dung bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định tại Điều 5, 6, 7,
8 của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000.
b) Dấu chỉ mức độ khẩn
Tùy theo mức độ cần được chuyển phát nhanh, văn bản được xác định độ khẩn
theo bốn mức sau: khẩn, thượng khẩn, hỏa tốc, hỏa tốc hẹn giờ; khi soạn thảo văn bản
có tính chất khẩn, đơn vị hoặc cá nhân soạn thảo văn bản đề xuất mức độ khẩn trình
người ký văn bản quyết định.
10.2. Kỹ thuật trình bày
a) Dấu chỉ mức độ mật

39
Con dấu các độ mật (TUYỆT MẬT, TỐI MẬT hoặc MẬT) và dấu thu hồi được
khắc sẵn theo quy định tại Mục 2 Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9 năm
2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000. Dấu độ mật được đóng vào ô
số 10a, dấu thu hồi được đóng vào ô số 11.
b) Dấu chỉ mức độ khẩn
Con dấu các độ khẩn được khắc sẵn hình chữ nhật có kích thước 30mm x 8mm,
40mm x 8mm và 20mm x 8mm, trên đó các từ “KHẨN”, “THƯỢNG KHẨN”, “HỎA
TỐC” và “HỎA TỐC HẸN GIỜ” trình bày bằng chữ in hoa, phông chữ Times New
Roman cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và đặt cân đối trong khung hình chữ
nhật viền đơn. Dấu độ khẩn được đóng vào ô số 10b. Mực để đóng dấu độ khẩn dùng
màu đỏ tươi.

11. Dấu thu hồi và chỉ dẫn phạm vi lưu hành


Đối với những văn bản có phạm vi, đối tượng được phổ biến, sử dụng hạn chế, sử
dụng các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành như “TRẢ LẠI SAU KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”,
“XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ”.
Các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành trình bày tại ô số 11; các cụm từ “TRẢ LẠI
SAU KHI HỌP (HỘI NGHỊ)”, “XEM XONG TRẢ LẠI”, “LƯU HÀNH NỘI BỘ” trình
bày cân đối trong một khung hình chữ nhật viền đơn, bằng chữ in hoa, phông chữ Times
New Roman, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
12. Chỉ dẫn về dự thảo văn bản

Chỉ dẫn về dự thảo văn bản được trình bày tại ô số 12.

13. Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành


Đối với những văn bản cần được quản lý chặt chẽ về số lượng bản phát hành phải
có ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành.
Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành được trình bày tại ô số 13; ký
hiệu bằng chữ in hoa, số lượng bản bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng.

14. Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, số
Fax; địa chỉ Trang thông tin điện tử (Website)
Đối với công văn, ngoài các thành phần được quy định có thể bổ sung địa chỉ cơ
quan, tổ chức; địa chỉ thư điện tử (E-Mail); số điện thoại, số Telex, số Fax; địa chỉ trang
thông tin điện tử (Website).
Các thành phần này được trình bày tại ô số 14 trang thứ nhất của văn bản, bằng
chữ in thường, cỡ chữ từ 11 đến 12, kiểu chữ đứng, dưới một đường kẻ nét liền kéo dài
hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.

40
* Các thành phần thể thức khác:
1) Phụ lục văn bản
Trường hợp văn bản có phụ lục kèm theo thì trong văn bản phải có chỉ dẫn về
phụ lục đó. Phụ lục văn bản phải có tiêu đề; văn bản có từ hai phụ lục trở lên thì các phụ
lục phải được đánh số thứ tự bằng chữ số La Mã.
Phụ lục văn bản được trình bày trên các trang riêng; từ “Phụ lục” và số thứ tự của
phụ lục được trình bày thành một dòng riêng, canh giữa, bằng chữ in thường, cỡ chữ 14,
kiểu chữ đứng, đậm; tên phụ lục được trình bày canh giữa, bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ
13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
2) Đánh số trang văn bản
Số trang: văn bản và phụ lục văn bản gồm nhiều trang thì từ trang thứ hai trở đi
phải được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả-rập; số trang của phụ lục văn bản được đánh
riêng, theo từng phụ lục.
Đối với văn bản hành chính: Số trang của văn bản được trình bày tại góc phải, ở
cuối trang giấy (phần footer), bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn
(13-14), kiểu chữ đứng (lưu ý: không đánh số trang thứ nhất).
Đối với văn bản quy phạm pháp luật: Số trang của văn bản được trình bày tại chính
giữa, trên đầu trang giấy (phần header) hoặc tại góc phải, ở cuối trang giấy (phần
footer), bằng chữ số Ả-rập, cỡ chữ bằng cỡ chữ của phần lời văn (13-14), kiểu chữ đứng
(lưu ý: không đánh số trang thứ nhất).
3) Phông chữ trình bày văn bản
Phông chữ sử dụng trình bày văn bản trên máy vi tính là phông chữ tiếng Việt
của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
4) Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang văn bản và vị trí trình bày
4.1). Khổ giấy
Văn bản được trình bày trên khổ giấy khổ A4 (210 mm x 297 mm).
Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển
được trình bày trên khổ giấy A5 (148 mm x 210 mm) hoặc trên giấy mẫu in sẵn (khổ
A5).
4.2). Kiểu trình bày
Văn bản được trình bày theo chiều dài của trang giấy khổ A4 (định hướng bản in
theo chiều dài).
Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các
phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng của trang giấy (định
hướng bản in theo chiều rộng).
4.3). Định lề trang văn bản (đối với khổ giấy A4)
Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm;
Lề dưới: cách mép dưới từ 20 - 25 mm;
Lề trái: cách mép trái từ 30 - 35 mm;
41
Lề phải: cách mép phải từ 15 - 20 mm.
4.4). Vị trí trình bày
Vị trí trình bày các thành phần thể thức văn bản trên một trang giấy khổ A4 được
thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản theo MẪU bên ngay dưới
đây:

Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức văn bản


(Trên một trang giấy khổ A4: 210 mm x 297 mm)
Xem MẪU ở trang tiếp theo

42
20-25 mm 11

2 1

3 4

5a
5b

10a
9a
10b
12

15-20 mm
30-35 m m

7a
9b

13
8
7c

7b

14

20-25 mm

43
Ghi chú:

Ô số : Thành phần thể thức văn bản


1 : Quốc hiệu
2 : Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
3 : Số, ký hiệu của văn bản
4 : Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn
bản 5a : Tên loại và trích yếu nội dung văn bản
5b : Trích yếu nội dung công văn hành chính
6 : Nội dung văn bản
7a, 7b, 7c : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền
8 : Dấu của cơ quan, tổ
chức 9a, 9b : Nơi nhận
10a : Dấu chỉ mức độ mật
10b : Dấu chỉ mức độ khẩn
11 : Dấu thu hồi và chỉ dẫn về phạm vi lưu hành
12 : Chỉ dẫn về dự thảo văn bản
13 : Ký hiệu người đánh máy và số lượng bản phát hành
14 : Địa chỉ cơ quan, tổ chức; địa chỉ E-Mail; địa chỉ Website; số
điện thoại, số Telex, số Fax

II – THỂ THỨC VÀ KỸ THUẬT TRÌNH BÀY BẢN SAO VĂN BẢN


1. Thể thức bản sao
Thể thức bản sao bao gồm:
1. Hình thức sao
“SAO Y BẢN CHÍNH” hoặc “TRÍCH SAO” hoặc “SAO LỤC”.
2. Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản
3. Số, ký hiệu bản sao bao gồm số thứ tự đăng ký được đánh chung cho các loại
bản sao do cơ quan, tổ chức thực hiện và chữ viết tắt tên loại bản sao. Số được ghi bằng
chữ số Ả-rập, bắt đầu từ số 01 vào ngày đầu năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng
năm.

44
4. Các thành phần thể thức khác của bản sao văn bản gồm địa danh và ngày,
tháng, năm sao; quyền hạn, chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của
cơ quan, tổ chức sao văn bản và nơi nhận.

2. Kỹ thuật trình bày


2.1. Vị trí trình bày các thành phần thể thức bản sao (trên trang giấy khổ A4)
Thực hiện theo sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao theo MẪU bên dưới.
Các thành phần thể thức bản sao được trình bày trên cùng một tờ giấy, ngay sau
phần cuối cùng của văn bản cần sao được photocopy, dưới một đường kẻ nét liền, kéo
dài hết chiều ngang của vùng trình bày văn bản.
2.2. Kỹ thuật trình bày bản sao
Cụm từ “SAO Y BẢN CHÍNH”, “TRÍCH SAO” hoặc “SAO LỤC” được trình
bày tại ô số 1 bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm.
Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản (tại ô số 2).
Số, ký hiệu bản sao (tại ô số 3).
Địa danh và ngày, tháng, năm sao (tại ô số 4).
Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền (tại ô số 5a, 5b và 5c).
Dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản (tại ô số 6).
Nơi nhận (tại ô số 7).

Sơ đồ bố trí các thành phần thể thức bản sao văn bản
Xem MẪU ở trang tiếp theo

45
20-25 mm

phÇn cuèi cïng cña v¨n b¶n ®­îc sao

2 1

3 4

15-20 mm
30-35 mm

5a

7 6
5c

5b

20-25 mm

Ghi chú:

Ô số : Thành phần thể thức bản sao

1 : Hình thức sao: “sao y bản chính”, “trích sao” hoặc “sao lục”

2 : Tên cơ quan, tổ chức sao văn bản

3 : Số, ký hiệu bản sao

4 : Địa danh và ngày, tháng, năm sao

5a, 5b, 5c : Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền

6 : Dấu của cơ quan, tổ chức

7 : Nơi nhận

46
Tài liệu tham khảo
1) Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ về công tác văn
thư;
2) Nghị định số 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ
về công tác văn thư;
3) Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
4) Thông tư số 25/2011/TT-BTP ngày 27/12/2011 của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ
thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật
liên tịch.

47
BÀI 4
QUY CHẾ CÔNG TÁC VĂN THƯ,
LƯU TRỮ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC

QUY CHẾ (MẪU)

Công tác văn thư, lưu trữ

(Ban hành kèm theo Quyết định số... ngày ... tháng... năm của ...)

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định các hoạt động về văn thư, lưu trữ trong quá trình quản lý,
chỉ đạo của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình.
Đối tượng áp dụng (nêu cụ thể các đối tượng phải điều chỉnh).
Công tác văn thư bao gồm các công việc về soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý
văn bản và tài liệu khác hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức (nêu
rõ tên cơ quan, tổ chức); lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan; quản
lý và sử dụng con dấu trong công tác văn thư.
Công tác lưu trữ bao gồm các công việc về thu thập, chỉnh lý, xác định giá trị, bảo
quản, thống kê và sử dụng tài liệu lưu trữ hình thành trong quá trình hoạt động của các
cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Quy chế (mẫu) công tác văn thư, lưu trữ bao gồm những quy định chung về hoạt
động văn thư, lưu trữ đối với các loại hình cơ quan, tổ chức để các cơ quan, tổ chức vận
dụng xây dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của mỗi cơ quan, tổ chức.
2. Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) bao gồm tất cả những quy định về hoạt động văn thư, lưu trữ trong quá trình quản
lý, chỉ đạo, điều hành của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của mình.
3. Văn bản đến là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật,
văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản fax, văn bản được chuyển qua
mạng, văn bản mật) và đơn, thư gửi đến cơ quan, tổ chức.
48
4. Văn bản đi là tất cả các loại văn bản, bao gồm văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản sao văn bản, văn bản nội bộ và văn
bản mật) do cơ quan, tổ chức phát hành.
5. Bản thảo văn bản là bản được viết hoặc đánh máy, hình thành trong quá trình
soạn thảo văn bản.
6. Bản gốc văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan,
tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm
quyền.
7. Bản chính văn bản là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được cơ
quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ban hành.
8. Bản sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản và được
trình bày theo thể thức quy định. Bản sao y bản chính phải được thực hiện từ bản chính.
9. Bản trích sao là bản sao một phần nội dung của văn bản và được trình bày theo
thể thức quy định. Bản trích sao phải được thực hiện từ bản chính.
10. Bản sao lục là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản, được thực hiện
từ bản sao y bản chính và trình bày theo thể thức quy định.
11. Hồ sơ là một tập tài liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một
đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết
công việc thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
12. Lập hồ sơ là việc tập hợp, sắp xếp văn bản tài liệu hình thành trong quá trình
theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), cá
nhân thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định.
13. Thu thập tài liệu là quá trình xác định nguồn tài liệu, lựa chọn, giao nhận tài
liệu có giá trị để chuyển vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử.
14. Chỉnh lý tài liệu là việc phân loại, xác định giá trị, sắp xếp, thống kê, lập công
cụ tra cứu tài liệu hình thành trong hoạt động của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan,
tổ chức), cá nhân.
15. Xác định giá trị tài liệu là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những nguyên tắc,
phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền để xác định những
tài liệu có giá trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá trị.
Điều 3. Trách nhiệm đối với công tác văn thư, lưu trữ
1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
trong việc quản lý công tác văn thư, lưu trữ
a) Tổ chức xây dựng, ban hành, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, quy định về
công tác văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Kiểm tra việc thực hiện các chế độ, quy định về công tác văn thư, lưu trữ đối với
các đơn vị trực thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về công
tác văn thư, lưu trữ theo thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng

49
Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc người phụ trách công tác hành
chính (sau đây gọi chung là Chánh Văn phòng) giúp Thủ trưởng cơ quan, tổ chức (nêu
rõ tên cơ quan, tổ chức) trực tiếp quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác văn
thư, lưu trữ tại cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), đồng thời tổ chức hướng
dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ cho cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) và đơn vị trực thuộc.
3. Trách nhiệm của Trưởng các đơn vị
Trưởng các đơn vị chức năng (vụ, phòng, ban...), người đứng đầu các đơn vị trực
thuộc có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện các quy định của cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) về văn thư, lưu trữ.
4. Trách nhiệm của mỗi cá nhân
Trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến công tác văn thư, lưu trữ, mỗi
cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện nghiêm túc các quy định của cơ quan, tổ
chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) về văn thư, lưu trữ.
Điều 4. Bảo vệ bí mật nhà nước trong công tác văn thư, lưu trữ
Mọi hoạt động trong công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức) phải thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí
mật nhà nước.
Chương 2.
CÔNG TÁC VĂN THƯ
Mục 1
SOẠN THẢO VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN
Điều 5. Hình thức văn bản
Gồm các loại hình văn bản sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật;
- Văn bản hành chính;
- Văn bản chuyên ngành;
- Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc cá nhân
nước ngoài.
Điều 6. Thể thức văn bản
1. Văn bản quy phạm pháp luật
a) Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 25/2011/TT-BTP
ngày 27 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tư pháp về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy
phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ và văn bản quy phạm pháp luật liên tịch.

50
b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại
Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06 tháng 5 năm 2005 của Bộ Nội
vụ và Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
2. Văn bản hành chính
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm
2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
3. Văn bản chuyên ngành
Do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành quy định sau khi thỏa thuận
thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
4. Văn bản trao đổi với cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc cá nhân
nước ngoài
Thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật và theo thông lệ quốc tế.
Điều 7. Soạn thảo văn bản
1. Việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật thực hiện các quy định của Luật số
17/2008/QH12 ngày 16 tháng 8 năm 2008 về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và
Luật số 31/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.
2. Việc soạn thảo văn bản khác được thực hiện như sau:
a) Căn cứ tính chất, nội dung của văn bản cần soạn thảo, lãnh đạo cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) giao cho một đơn vị hoặc một công chức, viên chức soạn
thảo hoặc chủ trì soạn thảo văn bản.
b) Đơn vị hoặc công chức, viên chức được giao soạn thảo văn bản có trách nhiệm
thực hiện các công việc sau:
- Xác định hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn, nơi nhận văn bản;
- Thu thập, xử lý thông tin có liên quan;
- Soạn thảo văn bản;
- Trường hợp cần thiết, đề xuất với Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan,
tổ chức) tham khảo ý kiến của các cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc
cá nhân có liên quan; nghiên cứu tiếp thu ý kiến để hoàn chỉnh bản thảo;
- Trình duyệt dự thảo văn bản.
Điều 8. Duyệt dự thảo văn bản, sửa chữa, bổ sung dự thảo văn bản đã duyệt
1. Dự thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký duyệt văn bản.
2. Trong trường hợp dự thảo đã được Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức) phê duyệt, nhưng thấy cần thiết phải sửa chữa, bổ sung thêm vào dự thảo
thì đơn vị hoặc cá nhân được giao nhiệm vụ soạn thảo văn bản phải trình người đã duyệt
dự thảo xem xét, quyết định việc sửa chữa, bổ sung.
Điều 9. Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành

51
1. Người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách
nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản, ký nháy/tắt vào cuối nội dung văn bản
(sau dấu ./.) trước khi trình Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ký
ban hành; đề xuất mức độ khẩn; đối chiếu quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà
nước xác định việc đóng dấu mật, đối tượng nhận văn bản, trình người ký văn bản quyết
định.
2. Chánh Văn phòng giúp người đứng đầu cơ quan tổ chức kiểm tra lần cuối và
chịu trách nhiệm về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành văn bản của cơ quan,
tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và phải ký nháy/tắt vào vị trí cuối cùng ở “Nơi
nhận”.
Điều 10. Ký văn bản
1. Thẩm quyền ký văn bản thực hiện theo quy định của pháp luật, Quy chế làm
việc của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức).
2. Quyền hạn, chức vụ, họ và tên, chữ ký của người có thẩm quyền
Thủ trưởng cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ký tất cả các văn bản do
cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ban hành. Các trường hợp ký thay (phải
ghi KT.), ký thừa lệnh (phải ghi TL.), ký thừa ủy quyền (phải ghi TUQ.), ký thay mặt
(phải ghi TM.).
3. Không dùng bút chì, bút mực đỏ để ký văn bản.
Điều 11. Bản sao văn bản
1. Các hình thức bản sao gồm: sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Thể thức bản sao thực hiện theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
3. Việc sao y bản chính, sao lục, trích sao văn bản do lãnh đạo cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), Chánh Văn phòng cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) quyết định.
4. Bản sao y bản chính, sao lục, trích sao thực hiện đúng quy định pháp luật có giá
trị pháp lý như bản chính.
5. Bản sao chụp (photocopy cả dấu và chữ ký của văn bản chính) không thực hiện
theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ có giá trị thông tin, tham khảo.
6. Không được sao, chụp, chuyển phát ra ngoài cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức) những ý kiến ghi bên lề văn bản. Trường hợp các ý kiến của Lãnh đạo cơ
quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ghi trong văn bản cần thiết cho việc giao
dịch, trao đổi công tác phải được thể chế hóa bằng văn bản hành chính.
Mục 2
QUẢN LÝ VĂN BẢN
Điều 12. Nguyên tắc chung
1. Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan (sau đây gọi tắt là Văn thư) để
làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định

52
của pháp luật. Những văn bản đến không được đăng ký tại Văn thư, các đơn vị, cá nhân
không có trách nhiệm giải quyết.
2. Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc
chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản đến có
đóng dấu chỉ các mức độ khẩn: “Hỏa tốc (kể cả “Hỏa tốc” hẹn giờ), “Thượng khẩn” và
“Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao
ngay sau khi nhận được. Văn bản khẩn đi phải được hoàn thành thủ tục phát hành và
chuyển phát ngay sau khi văn bản được ký.
3. Văn bản, tài liệu có nội dung mang bí mật nhà nước (sau đây gọi tắt là văn bản
mật) được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà
nước và hướng dẫn tại Thông tư này.
Điều 13. Trình tự quản lý văn bản đến
Tất cả văn bản đến cơ quan, tổ chức phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến.
2. Trình, chuyển giao văn bản đến.
3. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến.
Điều 14. Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến
1. Khi tiếp nhận văn bản đến từ mọi nguồn, trong giờ hoặc ngoài giờ làm việc, Văn
thư hoặc người được giao nhiệm vụ tiếp nhận văn bản đến phải kiểm tra số lượng, tình
trạng bì, dấu niêm phong (nếu có), kiểm tra, đối chiếu với nơi gửi trước khi nhận và ký
nhận.
2. Đối với bản fax, phải chụp lại trước khi đóng dấu Đến; đối với văn bản được
chuyển phát qua mạng, trong trường hợp cần thiết, có thể in ra và làm thủ tục đóng dấu
Đến. Sau đó, khi nhận được bản chính, phải đóng dấu Đến vào bản chính và làm thủ tục
đăng ký (số đến, ngày đến là số và ngày đã đăng ký ở bản fax, bản chuyển phát qua
mạng).
3. Văn bản khẩn đến ngoài giờ làm việc, ngày lễ, ngày nghỉ, thì cán bộ, công chức,
viên chức tiếp nhận có trách nhiệm ký nhận và báo cáo ngay với Lãnh đạo cơ quan, tổ
chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), Chánh Văn phòng để xử lý.
4. Văn bản đến phải được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản hoặc cơ sở dữ liệu quản
lý văn bản đến trên máy tính.
5. Văn bản mật đến được đăng ký riêng hoặc nếu sử dụng phần mềm trên máy vi
tính thì không được nối mạng LAN (mạng nội bộ) hoặc mạng Internet.
Điều 15. Trình, chuyển giao văn bản đến
1. Văn bản đến sau khi được đăng ký, phải trình người có thẩm quyền để xin ý
kiến phân phối văn bản. Văn bản đến có dấu chỉ các mức độ khẩn phải được trình và
chuyển giao ngay sau khi nhận được.
2. Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo giải quyết, công chức, viên chức văn thư đăng ký tiếp
và chuyển văn bản theo ý kiến chỉ đạo.

53
3. Việc chuyển giao văn bản phải đảm bảo chính xác, đúng đối tượng và giữ gìn bí
mật nội dung văn bản. Người nhận văn bản phải ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản.
Điều 16. Giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1. Sau khi nhận được văn bản đến, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm chỉ đạo, giải
quyết kịp thời theo thời hạn yêu cầu của Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan,
tổ chức); theo thời hạn yêu cầu của văn bản hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp văn bản đến không có yêu cầu về thời hạn trả lời thì thời hạn giải
quyết được thực theo Quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức.
3. Văn thư có trách nhiệm tổng hợp số liệu văn bản đến, văn bản đến đã được giải
quyết, đã đến hạn nhưng chưa được giải quyết để báo cáo Chánh Văn phòng. Đối với
văn bản đến có dấu “Tài liệu thu hồi”, Văn thư có trách nhiệm theo dõi, thu hồi hoặc gửi
trả lại nơi gửi theo đúng thời hạn quy định.
4. Chánh Văn phòng có trách nhiệm đôn đốc, báo cáo Lãnh đạo cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) về tình hình giải quyết, tiến độ và kết quả giải quyết văn
bản đến để thông báo cho các đơn vị liên quan.
Điều 17. Trình tự giải quyết văn bản đi
Văn bản đi phải được quản lý theo trình tự sau:
1. Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số và ngày, tháng, năm của
văn bản.
2. Đăng ký văn bản đi.
3. Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ mật, khẩn
4. Làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đỉ
5. Lưu văn bản đi
Điều 18. Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số và ngày,
tháng của văn bản
1. Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
Trước khi phát hành văn bản, Văn thư kiểm tra lại thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản; nếu phát hiện sai sót thì báo cáo người có trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2. Ghi số và ngày, tháng ban hành văn bản
a) Ghi số của văn bản
- Tất cả văn bản đi của cơ quan, tổ chức được ghi số theo hệ thống số chung của cơ
quan, tổ chức do Văn thư thống nhất quản lý; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc ghi số văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của pháp
luật hiện hành và đăng ký riêng.
- Việc ghi số văn bản hành chính thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1,
Điều 8 Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về
hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
b) Ghi ngày, tháng của văn bản
54
- Việc ghi ngày, tháng, năm của văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
- Việc ghi ngày, tháng, năm của văn bản hành chính được thực hiện theo quy định
tại Điểm b, Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
3. Văn bản mật đi được đánh số và đăng ký riêng.
Điều 19. Đăng ký văn bản
Văn bản đi được đăng ký vào sổ đăng ký văn bản đi hoặc cơ sở dữ liệu quản lý văn
bản đi trên máy tính.
1. Lập sổ đăng ký văn bản đi
Căn cứ tổng số và số lượng mỗi loại văn bản đi hàng năm, các cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) quy định cụ thể việc lập sổ đăng ký văn bản đi cho phù
hợp.
Văn bản mật đi được đăng ký riêng.
2. Đăng ký văn bản đi
Việc đăng ký văn bản đi được thực hiện theo phương pháp cổ truyền (đăng ký
bằng số) hoặc đăng ký trên máy tính.
Điều 20. Nhân bản, đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật
1. Nhân bản
a) Số lượng văn bản cần nhân bản để phát hành được xác định trên cơ sở số lượng
tại nơi nhận văn bản; nếu gửi đến nhiều nơi mà trong văn bản không liệt kê đủ danh
sách thì đơn vị soạn thảo phải có phụ lục nơi nhận kèm theo để lưu ở Văn thư;
b) Nơi nhận phải được xác định cụ thể trong văn bản trên nguyên tắc văn bản chỉ
gửi đến cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), đơn vị có chức năng, thẩm quyền
giải quyết, tổ chức thực hiện, phối hợp thực hiện, báo cáo, giám sát, kiểm tra liên quan
đến nội dung văn bản; không gửi vuợt cấp, không gửi nhiều bản cho một đối tượng,
không gửi đến các đối tượng khác chỉ để biết, để tham khảo.
c) Giữ gìn bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản theo đúng
thời gian quy định.
d) Việc nhân bản văn bản mật phải có ý kiến của Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu
rõ tên cơ quan, tổ chức) và được thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định
số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Đóng dấu cơ quan
a) Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên
trái.
b) Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng mực dấu màu đỏ tươi
theo quy định.
c) Đóng dấu vào phụ lục kèm theo

55
Việc đóng đấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết
định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên
cơ quan, tổ chức) hoặc tên của phụ lục.
d) Đóng dấu giáp lai
Việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo:
Dấu được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên
một phần các tờ giấy, mỗi dấu không quá 05 trang.
3. Đóng dấu độ khẩn, mật
a) Việc đóng dấu các độ khẩn (KHẨN, THƯỢNG KHẨN, HỎA TỐC, HỎA TỐC
HẸN GIỜ) trên văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 2,
Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
b) Việc đóng dấu các độ mật (MẬT, TUYỆT MẬT, TỐI MẬT) và dấu thu hồi
được khắc sẵn theo quy định tại Mục 2, Thông tư số 12/2002/TT-BCA ngày 13 tháng 9
năm 2002 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
c) Vị trí đóng dấu độ khẩn, dấu độ mật và dấu phạm vi lưu hành (TRẢ LẠI SAU
KHI HỌP, XEM XONG TRẢ LẠI, LƯU HÀNH NỘI BỘ) trên văn bản được thực hiện
theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 15 Thông tư số 01/2011/TT-BNV.
Điều 21. Thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn
bản đi
1. Thủ tục phát hành văn bản
Văn thư cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) tiến hành các công việc sau
đây khi phát hành:
a) Lựa chọn bì;
b) Viết bì;
c) Vào bì và dán bì;
d) Đóng dấu độ khẩn, dấu ký hiệu độ mật và dấu khác lên bì (nếu có).
2. Chuyển phát văn bản đi
a) Những văn bản đã làm đầy đủ các thủ tục hành chính phải được phát hành ngay
trong ngày văn bản đó được đăng ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Đối
với văn bản quy phạm pháp luật có thể phát hành sau 03 ngày, kể từ ngày ký văn bản.
b) Đối với những văn bản "HẸN GIỜ", "HỎA TỐC", "KHẨN", "THƯỢNG
KHẨN" phải được phát hành ngay sau khi làm đầy đủ các thủ tục hành chính.
c) Văn bản đi được chuyển phát qua bưu điện phải được đăng ký vào Sổ gửi văn
bản đi bưu điện. Khi giao bì văn bản, phải yêu cầu nhân viên bưu điện kiểm tra, ký nhận
và đóng dấu vào sổ;
d) Việc chuyển giao trực tiếp văn bản cho các đơn vị, cá nhân trong cơ quan, tổ
chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân bên ngoài phải
được ký nhận vào sổ chuyển giao văn bản;
56
đ) Chuyển phát văn bản đi bằng máy fax, qua mạng
Trong trường hợp cần chuyển phát nhanh, văn bản đi có thể được chuyển phát cho
nơi nhận bằng máy fax hoặc chuyển qua mạng, trong ngày làm việc phải gửi bản chính
đối với những văn bản có giá trị lưu trữ.
e) Chuyển phát văn bản mật thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 16 Nghị
định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ và quy định tại
Khoản 3 Thông tư số 12/2002/TT-BCA (A11) ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công
an.
3. Theo dõi việc chuyển phát văn bản đi
a) Công chức, viên chức văn thư có trách nhiệm theo dõi việc chuyển phát văn bản
đi;
b) Lập Phiếu gửi để theo dõi việc chuyển phát văn bản đi theo yêu cầu của người
ký văn bản. Việc xác định những văn bản đi cần lập Phiếu gửi do đơn vị hoặc cá nhân
soạn thảo văn bản đề xuất, trình người ký quyết định;
c) Đối với những văn bản đi có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, phải theo dõi, thu hồi
đúng thời hạn; khi nhận lại, phải kiểm tra, đối chiếu để bảo đảm văn bản không bị thiếu
hoặc thất lạc;
d) Trường hợp phát hiện văn bản bị thất lạc, không có người nhận phải báo cáo
ngay Chánh Văn phòng để xử lý.
Điều 22. Lưu văn bản đi
1. Mỗi văn bản đi phải được lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và 01 bản chính lưu trong hồ sơ công việc.
2. Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) phải
được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký.
3. Việc lưu giữ, bảo quản và sử dụng bản lưu văn bản đi có đóng dấu chỉ các mức
độ mật được thực hiện theo quy định hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.
4. Văn thư có trách nhiệm lập sổ theo dõi và phục vụ kịp thời yêu cầu sử dụng bản
lưu tại Văn thư theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức.
Mục 3
LẬP HỒ SƠ VÀ GIAO NỘP HỒ SƠ,
TÀI LIỆU VÀO LƯU TRỮ CƠ QUAN
Điều 23. Nội dung việc lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
1. Nội dung việc lập hồ sơ công việc
a) Mở hồ sơ
Căn cứ vào Danh mục hồ sơ của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), và
thực tế công việc được giao, cán bộ, công chức, viên chức phải chuẩn bị bìa hồ sơ, ghi
tiêu đề hồ sơ lên bìa hồ sơ. Cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình giải quyết công
việc của mình sẽ tiếp tục đưa các văn bản hình thành có liên quan vào hồ sơ.

57
b) Thu thập văn bản vào hồ sơ
- Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm lập hồ sơ cần thu thập đầy đủ các
văn bản, giấy tờ và các tư liệu có liên quan đến sự việc vào hồ sơ;
- Các văn bản trong hồ sơ phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý, tùy theo đặc
điểm khác nhau của công việc để lựa chọn cách sắp xếp cho thích hợp (chủ yếu là theo
trình tự thời gian và diễn biến công việc).
c) Kết thúc và biên mục hồ sơ
- Khi công việc giải quyết xong thì hồ sơ cũng kết thúc. Cán bộ, công chức, viên
chức có trách nhiệm lập hồ sơ phải kiểm tra, xem xét, bổ sung những văn bản, giấy tờ
còn thiếu và loại ra văn bản trùng thừa, bản nháp, các tư liệu, sách báo không cần để
trong hồ sơ;
Đối với các hồ sơ có thời hạn bảo quản vĩnh viễn, cán bộ, công chức, viên chức
phải biên mục hồ sơ đầy đủ.
2. Yêu cầu đối với mỗi hồ sơ được lập
a) Hồ sơ được lập phải phản ánh đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), đơn vị hình thành hồ sơ;
b) Văn bản, tài liệu được thu thập vào hồ sơ phải có sự liên quan chặt chẽ với nhau
và phản ánh đúng trình tự diễn biến của sự việc hay trình tự giải quyết công việc;
c) Văn bản trong hồ sơ phải có giá trị bảo quản tương đối đồng đều.
Điều 24. Giao nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức)
1. Trách nhiệm cán bộ, công chức, viên chức
a) Cán bộ, công chức, viên chức phải giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan,
tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) theo thời hạn được quy định tại Khoản 2 Điều này.
Trường hợp cần giữ lại hồ sơ, tài liệu đến hạn nộp lưu phải thông báo bằng văn bản cho
Lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) biết và phải được sự đồng ý của
Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) nhưng thời hạn giữ lại không
quá 02 năm;
b) Cán bộ, công chức, viên chức khi chuyển công tác, thôi việc, nghỉ hưởng chế độ
bảo hiểm xã hội phải bàn giao hồ sơ, tài liệu cho cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan,
tổ chức) hoặc cho người kế nhiệm, không được giữ hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) làm tài liệu riêng hoặc mang sang cơ quan, tổ chức (nêu rõ
tên cơ quan, tổ chức) khác.
2. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu
a) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc;
b) Sau 03 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán đối với tài liệu xây dựng cơ
bản;
3. Thủ tục giao nhận

58
Khi giao nộp hồ sơ, tài liệu đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức phải lập 02 bản
Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu và 02 bản Biên bản giao nhận tài liệu. Lưu trữ cơ quan,
tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và bên giao tài liệu mỗi bên giữ mỗi loại một bản.
Điều 25. Trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu
trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
1. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
Hàng năm Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) có trách nhiệm
chỉ đạo xây dựng Danh mục hồ sơ của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức);
chỉ đạo công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ đối với các đơn vị
thuộc phạm vi quản lý của mình.
2. Trách nhiệm của Chánh Văn phòng
a) Tham mưu cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ
đối với các đơn vị trực thuộc;
b) Tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ tại đơn
vị mình.
3. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
a) Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm lập hồ sơ công việc được phân
công theo dõi, giải quyết;
b) Giao nộp hồ sơ, tài liệu đúng thời hạn và đúng thủ tục quy định.
4. Trách nhiệm của công chức, viên chức văn thư, lưu trữ
Công chức, viên chức văn thư, lưu trữ có trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị và cán
bộ, công chức, viên chức lập hồ sơ công việc; giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ
quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) theo đúng quy định của Nhà nước.
Mục 4
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CON DẤU
Điều 26. Quản lý con dấu
1. Chánh Văn phòng chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu
rõ tên cơ quan, tổ chức) việc quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên
cơ quan, tổ chức). Lãnh đạo đơn vị chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ
chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) việc quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị (đối với
đơn vị có con dấu riêng).
2. Các con dấu của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức), con dấu đơn vị
được giao cho công chức, viên chức văn thư quản lý và sử dụng. Công chức, viên chức
văn thư được giao sử dụng và bảo quản con dấu chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị
việc quản lý và sử dụng con dấu, có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:
a) Con dấu phải được bảo quản tại phòng làm việc của công chức, viên chức văn
thư. Trường hợp cần đưa con dấu ra khỏi cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
phải được sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)

59
và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu. Con dấu phải được bảo
quản an toàn trong giờ cũng như ngoài giờ làm việc;
b) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của
người có thẩm quyền.
3. Khi nét dấu bị mòn hoặc biến dạng, cán bộ, công chức, viên chức văn thư phải
báo cáo người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) làm thủ tục đổi
con dấu. Trường hợp con dấu bị mất, người đứng đầu cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức) phải báo cáo cơ quan công an, nơi xảy ra mất con dấu, lập biên bản.
4. Khi đơn vị có quyết định chia, tách hoặc sáp nhập phải nộp con dấu cũ và làm
thủ tục xin khắc con dấu mới.
Điều 27. Sử dụng con dấu
1. Cán bộ, công chức, viên chức văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của
cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức).
2. Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thức và có
chữ ký của người có thẩm quyền.
3. Không được đóng dấu trong các trường hợp sau: Đóng dấu vào giấy không có
nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các
văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.
Chương III.
CÔNG TÁC LƯU TRỮ
Mục 1
CÔNG TÁC THU THẬP, BỔ SUNG TÀI LIỆU
Điều 28. Giao nhận hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan
Hàng năm công chức, viên chức lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) có nhiệm vụ tổ chức thu thập hồ sơ, tài liệu đã đến hạn nộp lưu vào kho lưu trữ cơ
quan, cụ thể:
1. Lập kế hoạch thu thập hồ sơ, tài liệu.
2. Phối hợp với các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức xác định những loại hồ
sơ, tài liệu cần nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan.
3. Hướng dẫn các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và
lập “Mục lục hồ sơ, tài liệu nộp lưu”.
4. Chuẩn bị kho và các phương tiện bảo quản để tiếp nhận hồ sơ, tài liệu.
5. Tổ chức tiếp nhận hồ sơ, tài liệu, kiểm tra đối chiếu giữa Mục lục hồ sơ, tài liệu
nộp lưu với thực tế tài liệu và lập Biên bản giao nhận tài liệu.
Điều 29. Chỉnh lý tài liệu
Hồ sơ, tài liệu của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) phải được chỉnh
lý hoàn chỉnh và bảo quản trong kho lưu trữ.
1. Nguyên tắc chỉnh lý
60
a) Không phân tán phông lưu trữ;
b) Khi phân loại, lập hồ sơ (chỉnh sửa hoàn thiện, phục hồi hoặc lập mới hồ sơ),
phải tôn trọng sự hình thành tài liệu theo trình tự theo dõi, giải quyết công việc (không
phá vỡ hồ sơ đã lập);
c) Tài liệu sau khi chỉnh lý phải phản ánh được các hoạt động của cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức).
2. Tài liệu sau khi chỉnh lý phải đạt yêu cầu:
a) Phân loại và lập hồ sơ hoàn chỉnh;
b) Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ, tài liệu;
c) Hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu;
d) Lập công cụ tra cứu: Mục lục hồ sơ, cơ sở dữ liệu và các công cụ tra cứu khác
phục vụ cho việc quản lý và tra cứu sử dụng tài liệu;
đ) Lập danh mục tài liệu hết giá trị.
Điều 30. Xác định giá trị tài liệu
1. Phòng/Bộ phận Văn thư, Lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
có nhiệm vụ giúp Chánh Văn phòng xây dựng Bảng thời hạn bảo quản tài liệu trình
Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) ban hành sau khi có ý kiến
thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được yêu cầu sau:
a) Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn và tài liệu bảo quản có thời hạn bằng số
năm cụ thể;
b) Xác định tài liệu hết giá trị để tiêu hủy.
Điều 31. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
Thực hiện theo quy định tại Điều 18 Luật lưu trữ 2011.
Điều 32. Hủy tài liệu hết giá trị
Thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật lưu trữ 2011.
Điều 33. Thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ lịch sử
Thực hiện theo quy định tại Điều 21 luật Lưu trữ 2011.
Mục 2
BẢO QUẢN, TỔ CHỨC SỬ DỤNG TÀI LIỆU LƯU TRỮ
Điều 34. Bảo quản tài liệu lưu trữ
1. Hồ sơ, tài liệu chưa đến hạn nộp lưu vào Lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức) do các cán bộ, công chức, viên chức tự bảo quản và phải đảm bảo an toàn
cho các hồ sơ, tài liệu.
2. Hồ sơ, tài liệu lưu trữ đến hạn nộp lưu phải được giao nộp vào Lưu trữ cơ quan,
tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) và tập trung bảo quản trong kho lưu trữ cơ quan, tổ

61
chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức). Kho lưu trữ phải được trang bị đầy đủ các thiết bị,
phương tiện cần thiết theo quy định đảm bảo an toàn cho tài liệu.
3. Chánh Văn phòng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo quản tài
liệu lưu trữ: bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định; thực hiện các biện pháp
phòng chống cháy, nổ, phòng chống thiên tai, phòng gian, bảo mật đối với kho lưu trữ
và tài liệu lưu trữ; trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản tài liệu lưu
trữ; duy trì các chế độ bảo quản phù hợp với từng loại tài liệu lưu trữ.
Công chức, viên chức văn thư, lưu trữ của cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) có trách nhiệm: bố trí, sắp xếp khoa học tài liệu lưu trữ; hồ sơ, tài liệu trong kho
để trong hộp (cặp), dán nhãn ghi đầy đủ thông tin theo quy định để tiện thống kê, kiểm
tra và tra cứu; thường xuyên kiểm tra tình hình tài liệu có trong kho để nắm được số
lượng, chất lượng tài liệu.
Điều 35. Đối tượng và thủ tục khai thác, sử dụng tài liệu
1. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong, ngoài cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ
quan, tổ chức) và mọi cá nhân đều được khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ vì mục đích
công vụ và các nhu cầu riêng chính đáng.
2. Cán bộ, công chức, viên chức ngoài cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ
chức) nghiên cứu tài liệu vì mục đích công vụ phải có giấy giới thiệu ghi rõ mục đích
nghiên cứu tài liệu và phải được Lãnh đạo cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức)
hoặc Chánh Văn phòng đồng ý.
3. Cá nhân khai thác sử dụng tài liệu vì mục đích riêng phải có đơn xin sử dụng tài
liệu, chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu và phải được Lãnh đạo cơ quan, tổ chức
(nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) hoặc Chánh Văn phòng đồng ý.
Điều 36. Các hình thức tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ
Thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật lưu trữ 2011.
Điều 37. Thẩm quyền cho phép khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ
Thực hiện theo các quy định tại Điều 31 và Điều 34 Luật lưu trữ 2011.
Điều 38. Quản lý việc sử dụng tài liệu lưu trữ
1. Lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) phải có Nội quy phòng
đọc.
2. Nội quy Phòng đọc bao gồm các nội dung cần quy định sau:
a) Thời gian phục vụ độc giả;
b) Các giấy tờ độc giả cần xuất trình khi đến khai thác tài liệu;
c) Những vật dụng được và không được mang vào phòng đọc;
d) Quy định độc giả phải thực hiện các thủ tục nghiên cứu và khai thác tài liệu theo
hướng dẫn của nhân viên phòng đọc;
đ) Độc giả không được tự ý sao, chụp ảnh tài liệu, dữ liệu trên máy tính và thông
tin trong công cụ tra cứu khi chưa được phép;

62
e) Ngoài các quy định trên, độc giả cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có
liên quan trong Nội quy ra, vào cơ quan; Quy định về sử dụng tài liệu; Quy định về
phòng chống cháy nổ của cơ quan, tổ chức.
3. Công chức, viên chức lưu trữ cơ quan, tổ chức (nêu rõ tên cơ quan, tổ chức) phải
lập các Sổ nhập, xuất tài liệu, Sổ đăng ký mục lục hồ sơ và sổ đăng ký độc giả để quản
lý tài liệu lưu trữ và phục vụ khai thác tài liệu.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC


(chữ ký và dấu)
Họ và tên

Tài liệu tham khảo


1) Thông tư số 04/2013/TT-BNV ngày 16/4/2013 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xây
dựng Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức.

63
BQN()IVV
C(>NG HOA XA H(>I CHU NGHIA VH):T NAM
Ct)C VAN THU'VA Lu·u TRU
Dqc l p - Tl! do - H nh phuc
NHANUOC
Sb: 31/ JTB -VTLTJ\ I-I a N9i, ngay It
TN
thang5 nam 2013
T UNG TAM TIN HOC \
\ I so· )Or....................
THONG BAO
i ['\
ElN( Ng; ·;.·.AbJrl.JJJJ J,. e ·.ec thu.·c hie. n van ban m&i ciia N6. i ban hanh
Bo. vu.
, jl•I I Chuyen: ..IN.Mr.
',J# ' , ..
Luuhososo:. • ·······" 1
·------- Ngay l O thang 4 nam 20 I3 B9 N9i v1,1 ban hanh Thong tu s6 02/20I3/TT-
BNV
,- -
quy dinh chi tiet va hu&ng diin thi hanh m(>t sodieu cua-Nghi dinh so
,, " ,

30/20I2/NE> CP ngay 12/4/2012 cua Chinh phu v@. t6 chuc, ho t d9ng cua quy
xa h<)i, quy tu thi n, va ngay 16 thang 4 nam 2013 B(l N9i vµ ban hanh Thong tu
s6 03/2013/TT-BNV quy dinh chi ti&t thi hanh Nghi dinh s6 45/201OINE>-
CP
ngay 21/4/20 IO cua Chinh phu quy dinh v@. t6 chuc, ho t d9ng va quan ly h(\
Fv.a
Nghi dinh s o• 33/2012/N£>-CP ngay 13/4/2012 cua Chinh phu sfra doi, bo sung·
- -
1n9t s6 di u cua Ngh! djnh sb 45/2010/NE>-CP. Cac Thong tu tren co hi u h,rc
thi hanh k€ tu ngay O1/6/20 I3. • •
V y thong bao d cac don vi, ca n.hiin duqc biSt./.
'--'

No'i n/1/jn: 1' TRUONG


- C c tn:r6'ng (d be);
- Website C11c (d€ dang tai);
- Cac phong ch(rc nijng;
'™· ""'"'
'·/0c-m"/'· :r r '? :
NPHO NG
t '. ·"' ••
'

- Cilc tb chirc SN thu1)c i . ►


,,. j;;,,_ •.
C11c; n
<. d'.t;:, . ";:.:;.
- Ltru VT, VP. ,, 1>' .:..,...'" :::,...
.-P- 1.
'
-
D6 Van Thu n
BQNQIVV CQNG HOA XA HQI CHU NGH VlE:T NAM
B9c l p - T1.1· do - Hfnh phuc

S6: J1.S-'f /IB-BNV Ha N¢i, ngay.J tluing 12 nam 2008

:f"hUNG TAM TIN H_QC


\• ..,. s =-1D.......... THONG BAO
[!]EN Nw\y: V vi c gio·i thi u chfi· ky
I. ) l : 2 , j .O..............
. . .. .... . . . ..
·
I Chuye'ri.........................••••
'··•·-•·· ·-·-·-· .. ·

Can cu QuyJt dinh s6 1558/QD-BNV ngay 04 thang 12 nam 2008 cua B9


trucmg 89 N<)i V\l v vi c b6 nhi m ba Vu Thi Minh Huang gifr chuc Cl,lc truong
C1,1c Van thu va Luu trfr nha nu6c, B9 N9i v1,1 kJ tir ngay 04 thang 12 nam 2008.

B9 N<)i V\l xin trfm tn,mg gi6i thi u chfr ky cua ba VG Thi Minh Huang t6i
cac ca quan, don vi dS thu ti n cho vi c quan h cong tac.I.

Chfr kv cua ha Vii Thi l\tlinh Hll'O'ng

N(Ji nlt n:
- VP cac 89, ca quan ngang Be\ ca quan thuoc CP;
- VP Qu6c hQi;
- VP Chu tich nu&c;
- VP Toa an nhan dan t6i cao;
- VPVi n Ki m sat nhan diin t6i cao;
- VP cac T6ng cong ty 91 va cac T p doan kinh t
NN;
- VP UBND cac tinh, thanh ph6 tr\Jc thu(lc TW;
- VP Sa N9i Vl,I cac tinh thanh ph6 trlJC thu(lc TW;
- Trung tam LT cac tinh thanh ph6 trµc thu(lc TW;
- Cac dcrn vi thu(lc 89; Nguy n Xuan B1nh
- Luu: VT, VP.
BO. NO i .
CO NG HOA XA HO. I CHU NGHiA VlE. T NAM
.
Dqc lip -Tl}' do - H nh phuc
VU.

S< :1104- /BNV-CCVC Ha Nc)i, ngay 04 thimgf nam 2011


Yiv tc°) chfrc thi nang ng ch
c6ng chfrc nam 2011

Kinh gui:
- Cac B<), ca quan ngang B9, ca quan thu(k Chinh phu;
- Uy ban nhan dan cac tinh, thanh ph6 trµc thu<)c Trung uong.

Thvc hi n Nghj djnh s6 24/2010/ND-CP ngay 15/3/2010 cua Chinh phu


quy dinh v6 tuySn d1:-1ng, su dvng va quan ly cong cht'.rc (sau day vi€t t t la Nghj
dinh s& 24/2010/NO-CP); Thong tu s6 13/2010/TT-BNV ngay 30/12/2010 cua
B<) N<)i vl_l quy djnh chi ti t m<)t s6 di u v tuy n dvng va nang ng ch cong chuc
ct1a Nghi djnh sf> 24/2010/ND-CP (sau day vi t tit la Thong tu s6 13/2010/TT
BNV), B(> Nc)i v1:-1 thong bao m9t s6 nc)i dung v vi c t6 chuc thi nang ng ch
cong chuc nam 201 l, Cl) th nhu sau:

I. DOI TU'O. NG ou.· THI NANG NG A CH CONG CHUC


.
1. Cong chuc duvc xac dinh theo quy dinh t i Nghj djnh s6 06/2010/ND
CP ngay 25/01/2010 ci.:1a Chinh phu guy dinh nhfrng nguoi la cong chuc.
2. Can b9 b u cu trong cac co quan nha lllIO'C tu Truog uong dSn c p
huy n thLI<)c di n x p luong theo ng ch, b c cong cht'.rc hanh chinh va hu&ng
ph1,1 clip chuc Vl,l Hinh di,10 cua cht'.rc danh b u cu dang dam nhi m.
3. Vien chuc trong cac don visµ nghi p c6ng l p dang x p ng ch theo cac
ma s6 ct'.ta ng?ch cong chfrc.
11. BAO cAo so LU'(JNG vA DANG KY CHI TIEU THI NANG
NG CH
1. DBi vcri ky thi nang ng ch len can S\f, chuyen vien hoij.c tU'(tng
du·o·ng:
Cac B<\ nganh, dia phucrng co nhu c§u t6 chuc thi nang ng ch tu ng ch
nhan vien !en can SI! va tuong dw.mg; tu ng ch nhan vien, can S1,1' va tuang
dmrng len ng ch chuyen vien va tuong duong nam 2011, d nghi bao cao danh
sach c6ng chuc, vien chuc co du cac tieu chuin, di€u ki n tham d\I ky thi kem
theo D an to chuc thi, gui 89 N(>i Vl_l phe duy t truoc khi thl!C hi n.
2. DBi v6i ky thi nang ng ch Jen chuyen vien chinh hojc ttrO"Dg du·ung,
chuyen vien cao dip hoic ttro·ng dtrung
a) 06i v&i ky thi nang ng ch du di u ki n thvc hi n theo nguyen tic cc;inh
tranh
Cac Be), nganh, dja phuang bao cao s6 lm;mg, co c u ng?ch cong chuc hi n
c6 CLta cac ca quan, t6 chuc, don vj thuc)c ph m vi quan ly va d nghi s6 luc;mg chi
tieu nang ng?ch cua t1111g ng?ch cong chuc nam 2011 (theo mdu s6 1 ban hanh
kem theo Th6ng tzr s6 13120 I0/IT-BNV).
b) 06i v&i ky thi ming ng?ch cong chuc chua du di u ki n thvc hi n theo
nguySnticc?nhtranh
- 06i v&i co quan quan ly nha mr&c: dS nghi cac 89, nganh, dia phuang bao
cao s6 luc;mg cong chuc hi n co va dang ky nhu c:lu cu cong chuc c6 du cac tiSu
chudn, di u ki n dv thi nang ng?ch nam 2011 (th o mdu s6 2 ban hanh kem theo
Thi'mg tu s6 13120 /0/7T-BNV).
- 06i v&i don vi SI/ nghi p: dS nghi cac B9, nganh, dja phuong bao cao s6
lm;mg cong chuc, vien cht'.rc hi n dang x p ng?ch cong chuc va dang ky nhu cdu
CLr cong chfrc, vien chuc c6 du cac tieu chu n, diSu ki n dµ thi nang ng<;lch nam
2011 (theo mdu kem theo cong van nay).
III. VE TIEU CHUAN, DIEU KIE:N DANG KY Dl/ THI NANG
NG CH CONG CHlfC NAM 2011
I. B6i v6-i ky thi nang ng ch dii aiiu kifn th\fc hifn theo nguyen tic
c nh tranh
Tht,rc hi n theo quy dinh t<;li Nghj djnh s6 24/2O1O/ND-CP va Thong tu s6
13/20I 0/TT-BNV.
2. B6i v6i ky thi nang ngfch chtra du diSu kifn thy-c hifn theo nguyen
t c c nh tranh
Thi..rc hi n theo quy djnh t i Phv Ive s6 5 ban hanh kem theo Thong tu s6
13/2010/TT-BNV.
IV. UY QUYEN TO CHUC THI NANG NG CH LEN CHUYEN
VIEN CHINH HO C TU.ONG DU'ONG
Cac B◊, nganh, dja phuong c6 nhiSu chi tieu du tieu chuftn, di u ki n
dang ky dl! thi ming ng ch tu ngi;tch chuyen vien len ng ch chuyen vien chinh
ho c tuong duang nam 20 l l, nSu c6 nhu c u duqc uy quy n t6 cht'.rc thi
nang
ng ch thi co van band nghi B9 N9i·v11=1de th6ng nh t tru&c khi thµc hi n.
2
0 nghj cac B9, nganh, dia phuang kh n tnrang thµc hi n va gui vS B9
N9i Vl,l (V\l Cong cht'.rc-Vien cht'.rc) tru6c ngay 20/4/2011 dS t6ng hgp. Qua thai
h:;m quy djnh nay, B(l, nganh, dja phuang khong c6 van ban gui vS B9 N<)i V\l thi
khong co nhu c u thi nang ngi;tch nam 2011./

No·i nlt{zn:
• Nhu tren;
KT. B() TRUONG
- Van phong Qu6c h(>i; .---1!ft'llw:..' RUONG
·· Van phong Chu tich nu6'c;
• Toa an nhan dan tcii cao;
- V i n Ki m sat nhan dan t6i cao;
- Ki m toan nha mroc;
- BC0TW v phong, ch6ng tham nhung;
• Uy ban Giam sat tai chinh Quoc gia;
• Phong Tlmong m?i va Cong nghi p Vi t Nam;
- D11i h9c Qu6c gia Ha Noi;
• Dl;li h9c Qu6c gia TP H6 Chi Minh; Nguy;n Duy Thang
- Lien hi p cac Tb chuc hfru nghi Vi t Nam;
- Lien hi?p cac Hoi Khoa h9c ky thu t Vi t Nam;
• H◊i Chfr th p 06 Vi t Nam;
- H9i My thu t Vi t Nam;
- H9i Nha bao Vi t Nam;
• Lien hi p cac H9i Van h9c ngh thu t VN;
· Hoi Van hoc cac dan toe thi u so VN;
· S6 N9i vv ac tinh, thinh ph6 tn,rc thu9c TW;
• 89 tmcrng ( de bao cao);
- Thfr trncmg Nguyen Duy Thang;
- Luu: VT, CCVC.

3
BQNQIVlJ CQNG T-TOA XAH(>ICHU NGHiA YI]):T NA..'\11
Cl)<.: VAN Tuu·v;. LU'UTRO'
B{)c l p -· rv -do - J-C nh phiic
l'ILLANU'6'C

S6:4/6,'VTLTh'N-NVf)P Ha Ncji, ngay ,I( rhong 6 1ui1n 201I



VIv giili dapvv6ng mi le troog

_ __
r:;uNG T.\M T IN HOC I
qu:i trinh th1rc hifn 'llwng tu O1/201I/ff BNV

_:_·-· . '

c, , Kfnh gtri: Uy ban nhan dan linh Dong Nai


A
., oto IGI.lot/ I.

_
10
• -nhan dan..tinJl Dong Nai ve vi xin y kien giai dap nhiing vu6ng mac khi th\rC
bi:µ) Thong hr s<3 01/201IITT-BNY ngay l9 thang 01 nam 201l cua B(\ N9i vt,1
lnnmg cJj,, Lh lhuc va ky lhu l Lrlnh b,\y van ban hanh chinh va Thong tll Lien
Lich s6 ss12oosr1 rL·r-BNV-VPCP ngay 06 thang 5 nam 2005 cua Bf., N¢i vu
va Van
phong Chfnh phu hu&ng dful th€ thuc va ky thu t tdnh bay van ban, Cl,lc Van thu
va Luu tnr Nha nuoc c6 y kiJn nhu sau:
I. Nhfrng di m d5i moi v6 th! thuc va 'Y thu t u-lnh bay van ban dugc quy
Jjnh t • •
Thong tu so 01/2011rrr-BNV chi ap d\t.ng doi vcri van ban hanh chinb,
i
khong lip d\lng ddi voi van ban quy ph pbap lu t.
Th lhfrc, ky thu Ltrlnh bay van bru, quy ph rn phap lu t duqc th rc hi n
lheo quy djnh i Khoan 6, Di6u 64 Nghi dinh s5 24/2009/ND-CP ngay 05 thang
3 narn 2009 ctLa C'hinh phu quy d.jnh chi li t va bi n pbap thi hanh Lu l ban hanh
van ban quy _ph phap lu t.
2. Ve' ghi dia danh Lrong van ban hanh chinh va van ban quy phlil,m phap
lu{it
Hi n nay, vi c ghi dja danh trong van bin h,\nh chinh di! chrgc Thong Lu sil
01/2011{[1'-BNV quy d.j.nh theo hu&ng phan bi t $,ifra dja danh cU£1 cac co quan
cip rinh va dia danh cua cac ccr quan c!p thfulh pho thuQc tinb. Tuy nhien, Thong
tu hLrong din th thuc va ky thu t lrinh bay van ban quy phf.1111 phap lu l do B◊
f1r
pbap chu lli l?i chua duqc ban banh, nen dia danh trong van ban quy _p 1 phap
- .
lu t vful lhvc hl n theo quy tlin h lf.l i Diem Khoan 4. M1,1c IT Thong ru lien
.
tich s6
55t2005/1"J'L1'-BNV-'IPCP, dan den sv bat c p nhu hi n nay.
3r
7

1'ren day la y ki6n lra Joi cua C 1c VAn U1u va Lt.rU trfr Nha
i

nLT6cJ.

N<Ii nlz{i:r1:
- Nbu tren·
' (,Iiiblc),
•C\lc ll'Ulm!!,
• \Vebs1te C11c YTL'NN;
- Luu: VT. NVDP (02).
..fr
BO GIAO DUC VA DAO TAO C<)NG HOA XA. H<)I CHU NGHiA VItT NAM
TRl10NG Bil HQC CAN THO D{>c I p - T\f do - H;mh phuc
S6: Alo:(!QD-DHCT Cdn Tha, ngay or- thang 5 nam 2014

QUYETBJNH
V vi c thanh I p H{>i d6ng tuy n sinh d i hgc, cao ding h chfnh guy
nam 2014 - Trm'rng l) i h<;>c cAn Tho-

HI U TRUONG TRUONG D I HQC CA.N THO


Can cu dibu 36, Chuang VIII vb Quybn h,,m,, trach nhi m cua Ili u trnc'mg t?-i "Dibu
I tnrong dc;1i h9c" ban hanh kem theo Quyet djnh so 58/2010/QD-TTg, ngay 22/9/2010 cua
Thu tuong Chinh phu;
Can cu T ong tu, s6 Q6/2014/TI- GQDT ngay 11/Q3/2Q14 cua Be) tmong B Giao
dvc va Dao tc;10 ve sua doi, bo sung m(>t so <Jieu cua Quy che tuyen sinh dc;1i h9c, cao dang
M chinh quy ban hanh kem theo Thong tu so 09/2Q12/1,"f-BGDDT ngay 05/0 /2012 cua
Be)
tnrong B(> Giao dvc va Dao t;;io da quqc sua d6i, b6 sung tc;1i Thong tu so 24/2012/TI;
BGDDT ngay 29/06/2012, Thong tu so 03/2013/TI;'-BGDDT ngay 20/02/2013, Thong tu so
21/2013/TI-GDDT ngay 18/06/2013, Thong tu so 24/2013/TT-BGDDT ngay 04/07/2013
va Thong tu s6 28/2013/TT-GDDT ngay 16/7/2013 cua B(> truong B(> Giao dvc va Dao t;;io;
Xet d€ nghi cua ong Tm&ng phong T6 chuc - Can be) va ong Tru&ng phong Dao t;;i.o,
QUYETDJNH:
, Di u 1. N thanh l?p H<)I, BONG TUYEN INH B I HQC, CAO DA.NG
CHINH QUY NAM 2014 - TRUONG D HQC CAN THO, va cu cac cong chuc, vien
chuc c6 ten sau day lam thanh vien:
A

1. Ong Ha Thanh Toan, Hieu tmang - Chu tich;


2. Ong B,6 Van Xe, Ph6 Ht truong - Ph6 Chu tich thuang tn.rc;
3. 1?a Tran T_!ij Thanh Hien, Ph6 Hi u trnong - Ph6 Chu tich;
4. Qng Nguyen Thanh Phuo·ng, Ph6 Hi?u tm6'ng - Ph6 Chu tich;
5. Qng Le Yi t Dung, Pho Hi u trnong - Pho Chu tich;
6. Qng Tran Jrung Tinh, Ph6 Hi?u tru6'ng - h6 Chu tich;
7. Ong Nguyen Minh Tri, Truong phong Dao tc;10 - VY vien thuong tn,rc;
8. l?a Nguyen Thj Kim Loan, P. Truong phong TCCB- l,Jy vien;
9. Ong Duong Thanh Long, Trnong phong KHTH - Uy vien;
10. Ong Vii Xuan Nam, P. Truong phong Tai V\l - Uy vien;
11. Ong Nguy n Thanh Tuong, Truong phong CTSV - Uy vien;
12. Qng Le Phi Hung, Trnong phong Quan tri - Thi§t bi- VY vien;
13. Ong Le Thanh Son, Bi thu DTNCSHCM - Uy vien;
14. Qng Tr§n Jhi n Binh, Trnong phong CTCT - Vy vien;
15. Ong Nguyen Van Be, Trnong phong HTQT - Uy vien;
16. a Vo Thj Ng9c iy.ry, P 6 Truong phong Dao t?,O - VY vien;
17. Ong Truong Chien Thang, CV. Phong Dao tao - Uy vien;
18. Ong Nguy n Hoang Duy Nhan, CV. Phong Bao tc;10- Uy vien.
Bi u 2. Quy n h?-11, trach nhi?m cua H<)i d6ng tuy n sinh Trucmg thvc hi?n theo quy
dinh hi?n hanh cua B(> Giao dvc va Dao tc;10.

a
Bi u 3. Quy,@t dinh naY, c6 hi?u Ive thi hanh kJ tu ngay ky. Cac ong (ba) Truong
phong: Ke hoc;1ch Tong hQ']J, To chuc-Can ,bQ, _Dao tc;10, Tai V\l, Quan tri - Thiet bi, Cong
tac Sinh vien, Cong tac Chinh tri, Hqp tac quoc te, D9an Thanh nien, Thu truong cac da1: vi
c6 lien quan va cac cong chuc, vien chfrc c6 ten & Elieu 1 chiu trach nhi?m thi hanh Quyet
dinh
nay./.
\} C,<J
If' ,) -
i, -
.s
No'inha n: ro/4'1"( '.! u:·\TRUONG h/
0

Nhu Di 1/-·-1( ;;J hl,0,J() j


- - Luu: VT,uTCCB,
3; DT. ;:; fll;U HO' / 0 !

_ , c,
, , J: . •
}l} T t o .J,...,
'--------------0··/
,._,. 'r ,p :7 Ha Thanh Toan
THU TUONG CHiNH PHU
C O. NG HOA XA H O. I CHU NGHIA VIE. T
NAM
S6: .11620 /QD-TTg Dqc l p - Tl! do - H nh phuc

Ha N(Ji, ngay AO thcing 9 nam 2014

QUYETDJNH
CO. 'G V DEN V vi c t ng Biing khen cua Thu tu&ng Chfnh phu
s6:......?i .l ......
AAthang .9.nam 20)
Ngay , THU TUONG CHiNH PHU
------ ·a cuLu?t To chuc Chinh phu ngay 25 thang 12 nam 2001;
Can cu Lu?t Thi dua, Khen thuong ngay 26 thang 11 nam 2003; Lu t sua
d6i, bf> sung m9t s6 diSu cua Lu?t Thi dua, Khen thuong ngay 14 thang 6
nam 2005 va Lu?t sua d6i, bf> sung m9t s6 diSu cua Lu?t Thi dua, Khen
thu&ng ngay 16 thang llnam 2013;
Can cu Nghi djnh s6 42/20101ND-CP ngay 15 thang 4 nam 2010 cua Chinh
phu quy dinh chi tiSt thi hanh Lu t Thi dua, Khen thuang va Lu?t sua d6i, b6
sung m9t s6 diSu cua Lu?t Thi dua, Khen thuong; Nghi djnh s6 39/20121.ND-CP
ngay 27 thang 4 nam 2012 cua Chinh phu sua d6i, bf> sung m9t s6 diSu cua Nghi
djnh s6 42/2010/.ND-CP cua Chinh phu va Nghi djnh s6 65/2014/NB-CP ngay 01
thang 7 nam 2014 cua Chinh phu quy dinh chi tiSt thi hanh Lu?t sua d6i, bf> sung
m9t s6 diSu cua Lu?t Thi dua, Khen thuang nam 2013;
Xet d:S nghi cua B9 truang B9 Xay dvng t?i Ta trinh s6 51/TTr-BXD
ngay 30 thang 6 nam 2014 va Truong ban Ban Thi dua - Khen thuong Trung
uang t?i Ta trinh s6 1867/TTr-BTDKT ngay 22 thang 8 nam 2014,
QUYETDJNH:
Di u 1. T?ng Bing khen cua Thu tuong Chinh phu cho 02 ca nhan thm)c B9
Xay dvng (co danh sach kem theo), da co thanh tich trong cong tac tu nam 2009
dSn nam 2013, g6p ph§.n vao sv nghi p xay dvng chu nghia xa h9i va bao v
T6 qu6c.

Di u 2. QuySt dinh nay c6 hi u Ive thi hanh kS tu ngay ban hanh.

Di u 3. B9 tru&ng B9 Xay dvng, Truong ban Ban Thi dua - Khen thuang
Trung uong va cac ca nhan c6 ten t?i DiSu 1 chiu trach nhi m thi hanh QuySt
dinh nay.I.

NO'i nh{m: HUTUONG UTUONG


- BQ Xay d\l'ng;
- Ban Thi dua - Khen thm:'mg TW;
- VPCP: PCN Ph?m Vi t Muon,
TGD C6ng TTDT;
- Luu: VT, TCCV (3b), Hung AD b.
llAii lS:A.CH DUQ'C T NG
A THU TUONG CHiNH PHU
(Kem 62.0 IQD-TTg ngay 10 thcing 9 nam
2014 Thu tucrng Chinh phu)

1. Ba Le Thi H?u, Ph6 Truong phong Phong Kinh tS thi trm:mg, T6ng
cong ty Xay dµng Ha N<)i, B<) Xay dµng;
2. Ong Le Kh c Tuit, Truong phong Phong KS ho?Ch d§.u tu, T6ng cong
ty Xay dµng Ha n<)i, B<) Xay dµng.
Da c6 thanh tich trong cong tac tu nam 2009 dSn nam 2013, g6p ph§.n
vao sµ nghi p xay dµng chu nghia xa h<)i va bao v T6 qu6c./.
THU TUONG CHINH PHU CQNG HO.i\ XA HQI CHU NGHIA VI T NAM
D9c l p - Tl! do - H:;mh phuc

S6: Jl-j-Olf ITTr-TTg HaN(Ji, ngay cioL, thang 12 nam 2011

TO TRINH
V€ vi c d€ nghj t ng Huan chmmg Lao d9ng

Kinh gui: Chu tich mr6c.

Xet d nghi cua Chit tich Uy ban nhan dan tinh Th(ra Thien HuJ t?i Ta trinh
s6 5453/TTr-UBND ngay 07 thang 12 nam 2011, Ta trinh s6 5498/TTr-UBND
ngay 08 thang 12 nam 2011 va Truong ban Ban Thi dua- Khen thuong Trung
uang t?i Ta trinh s6 2454/TTr-BTDKT ngay 15 thang 12 nam 2011, Thu
tu6ng Chinh phu trinh Chu tich nu6c t ng:
I. HUAN CHUONG LAO DQNG H :NG NHi cho:
1. Nhan dan va Can b9 thi xa Huang Tra, tinh Thua Thien Hu ;
2. Chi C\lC Dan s6 K hO<;iCh hoa gia dinh, Sa y tS tinh Thua Thien HuJ,
Da c6 thanh tich xuit site trong cong tac tu nam 2006 dSn nam 2010,
g6p ph n vao sµ nghi p xay dµng chu nghia xa h9i va bao v T6 qu5c
II. HUAN CHUONG LAO DQNG H NG BA cho:
Ong Vo Hang, Bi thu Thi uy Huang Tra, tinh Thua Thien HuS,
Da c6 thanh tich xuit s c trong Cong tac tu nam 2004 dSn nam 2010,
g6p phfm vao sµ nghi?p xay dµng chu nghla xa h9i va bao v T6 qu6c./

NO'i nh{in:
- Nhu tren (02b); /
KT. THU TUONG
- Ban Thi dua - Khen tlmcmg TW: PHO THU TUONG
- VPCP: PCN Ph;;im Vi t Muon;
- Luu: Van thu, TCCV (3). Mai 8

Nguy€n Xuan Phuc


B() N()I Vl) CO. NG HOA XA H O. I CHU NGHiA VIE. T NAM
D<)c lip - T\f do - H nh phuc

S6: A.tff!BC-BNV Ha N(n·, ngay JJ thang 3 nam 2016

nAocAo
Tinh hinh thvc hi n cong tac cai each hanh chinh Quy I nam 2016

I. TiNH HINH THVC Hl N QUY I NAM 2016


1. Cong tac chi d?O, tuyen truy@n va kiSm tra thµc hi?n
Nam 2016 la nam d§.u triSn khai thµc hi?n giai do;;tn II (2016 - 2020)
Chuang trinh t6ng thS cai each hanh chinh nha mr6c giai do;;tn 2011 - 2020 da
dugc Chinh phu phe duy?t t;;ti Nghj quy€t s6 30c/NQ-CP ngay 08/11/2011 (g9i
t t la Nghj quy€t s6 30c/NQ-CP). Trong Quy I, Chinh phu, cac b9, nganh va dia
phuang t p trung chi d;;to, quan tri?t thµc hi?n ban hanh va t6 chuc triSn khai KS ho?
ch cai each hanh chinh nha nu6c giai do;;tn II va KS ho?ch cai each hanh chinh
nha nu6c nam 2016.
Ngay 04/02/2016, Thu tu6ng Chinh phu da ban hanh QuySt dinh s6
225/QD-TTg phe duy?t KS ho;;tch cai each hanh chinh nha nu6c giai do;;tn 2016
- 2020 (g9i t t la QuySt dinh s6 225/Q0-TTg), theo d6, da d ra cac m1,1c tieu,
nhi?m Vl,l trc;mg tam, Cl,l thS, phu hgp v6i tinh hinh thµc tiSn, hu6ng t6i hoan
thanh m1,1c tieu chung cua Chuong trinh t6ng thS. Cung trong Quy I, Ban Chi
d;;to cai each hanh chinh cua Chinh phu (g9i t t la Ban Chi d;;to) da t6 chuc cu9c
h9p t6ng k€t cong tac nam 2015 va phuang hu6ng nhi?m v1,1 cua Ban Chi d;;to
trong nam 2016 do Ph6 Thu tu6ng Nguy n Xuan Phuc - Truong Ban chu tri.
Ban Chi d;;to da yeu cftu cac b9, nganh, dia phuong nghiem tuc tri n khai d6ng
be) cac nhi?m Vl,l cai each hanh chinh dugc giao t;;ti Nghi quySt s6 30c/NQ-CP,
d6ng thai chi ro m9t s6 nhi?m v1,1 cai each hanh chinh tr9ng tam cftn tri n khai
thµc hi?n trong nam 2016, nhu: TriSn khai kS ho;;tch t6 chuc thµc hi?n Lu t T6
chuc Chinh phu va Lu t T6 chuc chinh quy@n dja phuang; triSn khai c6 hi?u qua
D@ an tinh gian bien ch€, cac DS an vs cai each cong chuc, cong Vl,l, Nghi quySt
s6 36a/NQ-CP ngay 14/10/2015 cua Chinh phu v@ Chinh phu di?n tu; s6m cong
bf> Chi s6 cai each hanh chinh nam 2015; d y m;;tnh cai each thu t1,1c hanh
chinh; nang cao ch t lugng, hi?u qua thµc hi?n ca chS m9t cua, ca chJ m9t cua
lien thong.
Be) N9i v1,1 da hoan thanh vi?c xay dµng va trinh Truang Ban Chi d;;to phe
duy t KS hoi;ich hoi;it d(mg nam 2016, KS hoi;ich kiSm tra cong tac cai each hanh
chinh nam 2016 cua Ban Chi d o. Ben c nh d6, Bo da tich eve hu6ng d n, don
d6c cac b9, nganh, dia phuong nghiem tuc quan tri t triSn khai thµc hi n cac
nhi m vv cai each hanh chinh theo quy dinh ti;ii Nghi quySt s6 30c/NQ-CP,
QuySt dinh s6 225/QD-TTg, trong d6 c6 vi c triSn khai xay dl,l'Ilg va t6 chuc
thµc hi n cac dS an vs cai each hanh chinh duc;rc Chinh phu, Thu tu6ng Chfnh
phu giao. Dfmg thai, B9 da chu d(mg ph6i hgp v6i cac ca quan lien quan dS
triSn khai cac dS an cai each hanh chinh do B(> duqc phan cong chu tri thµc hi n.
Tren ca so chi di;io cua Chinh phu, Thu tu6ng Chinh phu, hu6ng dfrn cua
B(> N9i V\l, cac b(>, nganh, dia phuang da tich Cl,}'C ra soat, ban hanh ho?C sfra
d6i, b6 sung cac KS ho?ch cai each hanh chinh nha nu6c cua giai do?n II va cua
nam 2016, dam bao phu hgp v6i chi d?o chung cua Chinh phu, Thu tu6ng Chfnh
phu, va v6i phi;im vi, chuc nang quan ly cua don vi, dia phuong minh. NhiSu nai
da t6 chuc h(>i nghi triSn khai hO?C ban hanh Chi thi dS quan tri t dSn cac dan vi
thu(>c va trµc thu(>c thµc hi n nghiem tuc cac nhi m vv cai each hanh chinh nam
2016, bao dam dung tiSn ct(> cts ra theo kS ho?Ch. M(>t s6 don vi thµc hi n t6t nhu
cac b(>: Tu phap, Nong nghi p va Phat triSn nong thon, Giao thong V?n tai; va
cac tinh: San La, VInh Phuc, Thua Thien HuS, Dfmg Thap, Ca Mau,...
Thµc hi n DS an xac dinh Chi s6 cai each hanh chinh cua cac b(>, ca quan
ngang b(> (g9i tit la cac b(>), Uy ban nhan dan cac tinh, thanh ph6 trµc thu(>c
Trung uang1 (g9i tit la cac tinh), B(> N(>i V\l da ban hanh QuySt dinh s6
2007/QD-BNV ngay 31/12/2015 phe duy t KS hoi;ich triSn khai xac dinh Chi s6
cai each hanh chinh nam 2015 cua cac b(>, cac tinh. Trong Quy I nam 2016, B(>
N(>i vv da t6 chuc cac h9i nghi triSn khai hu6ng dfrn thµc hi n KS hoi;ich, h(>i
nghi t?p hufin diSu tra xa h(>i h9c phvc vv xac dinh Chi s6 cai each hanh chinh
nam 2015 cho cac b(>, nganh va dia phuang. DSn nay, cac b(>, nganh va dia
phuong dang tich Cl,}'C ra soat, hoan thi n Bao cao tµ chfim diSm Chi s6 cai each
hanh chinh cua dan vi minh, d6ng thai, ph6i hgp ch?t che v6i B(> N(>i vv dS tri n
khai cac hoi;it d(>ng diSu tra, khao sat lfiy y kiSn danh gia cua ca nhan, t6 chuc vs
kSt qua cai each hanh chinh phvc vv xac dinh Chi s6 cai each hanh chinh nam
2015. DSn nay, h u hSt cac b(>, nganh va dia phuang da gui van ban tham gia y
kiSn vao d\f thao DS an sua d6i, bf> sung Chi s6 cai each hanh chinh vS B9 N9i
V\l dS t6ng hgp, chinh sua, trong d6, B9 Tu phap da t6 chuc bu6i T9a dam c6 Sl,l'
tham gia cua lanh di;io cac dan vi thu(>c B(> dS thao lu?n, g6p y vao dµ thao BS
an. M(>t s6 dia phuong da chu d(mg, nghien cuu sfra d6i, b6 sung B9 Chi s6 cai
each hanh chinh dS danh gia kSt qua cai each hanh chinh cua cac so, ban, nganh
va Uy ban nhan dan cfip huy n cho phu hgp v6i tinh hinh thµc tiSn, dap ung yeu

1
DS an duqc phe duy t t,;1i Quy t djnh s6 1294/QD-BNV ngay 03/12/2012.

2
c u quan ly t?i dia phuang, nhu: Thanh ph6 Hai Phong, tinh Gia Lai, tinh VInh
Long. Ben c?nh d6, m9t s6 dia phuong da tiSn hanh xac dinh va cong b6 Chi s6
cai each hanh chinh nam 2015 dS danh gia, xSp h?ng kSt qua cai each hanh
chinh cua cac ca quan, dan vi tren dia ban, nhu: tinh 06ng Thap, tinh Binh Thu?
n,...
Trang Quy I, cong tac thong tin, tuyen truySn cai each hanh chinh duqc cac
be), nganh, dia phuang tiSp tvc quan tam, thgc hi?n thuang xuyen duoi nhi u
hinh thuc, n9i dung tuyen truy@n da d?ng, phong phu dS truySn tai n9i dung, kSt
qua triSn khai cac nhi m V\l cai each hanh chinh toi can b9, cong chuc, vien
chuc, nguai dan va xa h9i. H u hSt cac be), nganh, dia phuong da ban hanh KS ho?
ch tuyen truySn cai each hanh chinh nam 2016, theo d6, t?p trung tuySn truy@n
vi?c triSn khai thgc hi?n Nghi quySt s6 30c/NQ-CP, QuySt dinh s6 225/QD-TTg,
KS ho?ch cai each hanh chinh nam 2016; 0@ an tinh gian bien chS; cai each
thu tvc hanh chinh; Chi s6 cai each hanh chinh nam 2015.
d m9t s6 dia phuang da c6 each lam mang l?i hi?u qua t6t, nhu: Sa N9i V\l
thanh ph6 0a N ng da thgc hi?n m9t video clip voi thong di p "Chi c n n& m9t
ll\l cuai" dS tuyen truySn dSn cong chuc lam vi?c t?i B9 ph?n tiep nh?n va tra
kSt qua tren dia ban thanh ph6, g6p ph n t?O nen SlJ than thi?n, g n gui cua cong
chuc voi nhan dan trong qua trinh giai quySt thu tvc hanh chinh, nang cao ch£t
luqng phvc vv. Tinh An Giang da ban hanh kS ho?ch v@ vi c phat d9ng thi dua
cai each hanh chinh trong tinh nam 2016 nh&m nang cao y thuc trach nhi m,
khuySn khich tinh th n lam vi?c cua can be), cong chuc, vien chuc tren dia ban
tinh trong vi c thgc hi n nhi m vv cai each hanh chinh duqc giao. Ngoai ra, m9t
s6 dia phuang da t6 chuc cac diSn dan g p go, d6i tho?i gifra lanh d?O tinh, SO',
ban, nganh voi nguai dan, doanh nghi p dia phuong dS ling nghe y kiSn, giai
dap va thao go nhfrng kh6 khan vuong mic trong qua trinh giai quySt thu tvc
hanh chinh, va trong ho:;it d9ng san xuit kinh doanh, nhu cac tinh: BSn Tre, Dik
Lik, Lam 06ng,...
Cong tac thanh tra, kiSm tra cai each hanh chinh trong Quy I da duqc nhi u
be), nganh, dta phuang chu tn;mg triSn khai ngay tu d u nam 2016 nh&m bao
dam cho cac nhi m vv cai each hanh chinh duqc triSn khai thgc hi?n theo dung
ke ho:;ich, dap ung mvc tieu, yeu c u d@ ra. Ngay 15/02/2016, Sa N9i V\l thanh
ph6 Ha N9i da t6 chuc Doan kiSm tra c6ng V\l d9t xuit dSn 25 don vi tren dia
ban thanh ph6, qua d6 da kip thai chin chinh, xu ly cac sai ph:;im, bao dam cho
ho:;it d9ng cua ca quan hanh chinh thong su6t dap ung nhu c u phvc vv t6 chuc
va cong dan. Tinh Phu Yen da thgc hi n kiSm tra d9t xuit vi?c chip hanh ky
lu?t, ky cuang hanh chinh t:;ii 12 ca quan, don vi tren dia ban, qua kiSm tra da
phat hi n, xu ly d6i v6i O1 vien chuc va O1 don vt thu9c Uy ban nhan dan cip

3
huy?n do vi phc;im gio giftc lam vi?c.
2. K t qua dc;it duqc
a) Cai each thS cht
Trong Quy I, cac b9, nganh, dia phuong da t?p trung xay dµng, ban hanh
va tf> chuc triSn khai chuong trinh xay dµng van ban quy phc;im phap lu?t; k@
hoc;ich kiSm tra, ra soat va h? th6ng h6a van ban quy phc;im phap lu?t nam 2016.
Chinh phu, Thu tu6ng Chinh phu da ban hanh nhiSu thS ch@ quan tr9ng dS diSu
chinh cac quan h? - kinh tS xa h9i, tung bu6c hoan thi?n thS chS kinh tS thi
truong dinh hu6ng xa h9i chu nghia, g6p phftn nang cao hi?u lµc, hi?u qua quan
ly nha nu6c. Tu dftu nam 2016 dSn nay, cac b9, nganh da trinh Chinh phu ban
hanh 17 nghi dinh hu6ng d n thi hanh cac lu?t, phap l?nh, trong d6 c6 m9t sf>
nghi dinh guy dinh vS cac n9i dung lien quan dSn cai each thu t\lc hanh chinh,
cai each tf> chuc b9 may va trq cftp xa h9i, nhu: Nghi dinh sf> 01/2016/ND-CP
ngay 05/01/2016 guy dinh chuc nang, nhi?m V\l, quySn hc;in va ca cftu t6 chuc
cua Bao hiSm xa h9i Vi?t Nam; Nghi dinh s6 05/2016/ND-CP ngay 11/01/2016
guy dinh chS d9, chinh sach d6i v6i than nhan hc;i sI quan, chiSn sI nghia v1=1 trong
Cong an nhan dan; Nghi dinh s6 10/2016/ND-CP ngay 01/02/2016 quy dinh vS
ca quan thu9c Chinh phu; Nghi dinh sf> 13/2016/ND-CP ngay 19/02/2016 quy
dinh trinh tµ, thu t1=1c dang ky va chS d9, chinh sach cua cong dan trong thoi gian
dang ky, kham, kiSm tra sue khoe nghia vv quan SlJ. vs ca ban, cac b9, nganh,
dia phuong da tuan thu quy trinh xay dµng va ban hanh van ban quy phc;im phap
lu?t, g6p phftn nang cao tinh hqp hiSn, hqp phap va kha thi cua van ban.
Cong tac kiSm tra, ra soat, h? th6ng h6a van ban quy phc;im phap lu?t duqc
cac b9, nganh va dia phuong triSn khai thµc hi?n nghiem tuc, mang lc;ii hi?u qua
thiSt thµc. DiSn hinh nhu: B9 Tu phap dang tich eve triSn khai xay dµng dµ thao
S6 tay tinh hu6ng nghi?p vv vS ra soat, h? th6ng h6a van ban guy phc;im phap
lu?t. Trong Quy I, tinh TiSn Giang da tiSn hanh kiSm tra 27 van ban quy phc;im
phap lu?t thu9c thfim quySn cua tinh. Da ra soat va ban hanh Quy@t dinh s6
424/QD-UBND ngay 22/02/2016 cua Uy ban nhan dan tinh vS vi?c cong bf> danh
m1=1c van ban quy phc;im phap lu?t do H9i df>ng nhan dan va Uy ban nhan dan tinh
ban hanh h@t hi?u lµc toan b9 ho c m9t phftn. Tinh Ngh? Anda ti@n hanh kiSm tra
d6i v6i 28 van ban guy phc;im phap lu?t, qua d6 da phat hi?n va xu ly 02 van ban
c6 dftu hi?u trai phap lu?t. Ben cc;inh d6, Nghi dinh s6 52/2015/ND-CP ngay
28/5/2015 cua Chinh phu quy dinh ca sa du li?u quf>c gia vS phap lu?t dang duqc
cac b9, nganh va dia phuong triSn khai thµc hi?n c6 hi?u qua, nhu: B9 Tu phap,
B9 Nong nghi?p va Phat triSn Nong thon, tinh TiSn Giang,...
b) TiSp tl,lC hoan thi?n chuc nang, nhi?m V\l, tf> chuc b9 may ca quan hanh

4
chinh nha nu6c:
Tren ca so Lu?t T6 chuc Chinh phu va Lu?t T6 chuc chinh quySn dia
phuang nam 2015, Chinh phu da ban hanh Nghi dinh s6 08/2016/ND-CP ngay
25/01/2016 quy dinh s6 luc;mg Ph6 Chu tich Uy ban nhan dan va quy trinh, thu
tµc bfru, tu chuc, miSn nhi?m, bai nhi?m, diSu d<)ng, each chuc thanh vien Uy
ban nhan dan. B<) N9i vµ dang ph6i hqp v6i cac ca quan lien quan xay dµng,
hoan thi?n trinh Chinh phu ban hanh cac nghi dinh hu6ng d n thi hanh cac lu?t
tren. Cac be\ nganh va dia phuang tiSp tµc ra soat, ki?n toan chuc nang, nhi m
vµ, ca
d.u t6 chuc cua ca quan, dan vi trµc thu<)c, g6p phin tung bu6c lo?i bo ch6ng
cheo vS chuc nang, nhi m vµ, bao dam m<)t vi?c chi do m<)t ca quan chu tri, chiu
trach nhi?m. Trong Quy I, cac b<), nganh da trinh Chinh phu ban hanh m<)t s6 van
ban quan tn;mg v@ t6 chuc be) may nhu: Nghi dinh s6 10/2016/ND-CP ngay
01/02/2016 quy dinh vS ca quan thu<)c Chinh phu; Nghi dinh s6 01/2016/ND-CP
ngay 05/01/2016 quy dinh chuc nang, nhi m vµ, quySn h?n va ca c§.u t6 chuc cua
Bao hiSm xa h<)i Vi t Nam. Be) Thong tin va TruySn thong va Be) N<)i vµ da hoan
thanh vi?c xay dµng va ban hanh Thong tu lien tich quy dinh chuc nang, nhi m
vµ va ca c u t6 chuc cua cac ca quan chuyen mon vS thong tin va truySn thong 0
dia phuang. Tinh Lao Cai da ban hanh cac van ban quy dinh vi tri, chuc nang,
nhi m vµ, quySn h?n va ca c u t6 chuc cua 03 dan vi thu<)c So N<)i vµ tinh, g6m:
Ban Thi dua - Khen thuong; Ban Ton giao; Chi cµc Van thu - Luu trfr. Uy ban
nhan clan tinh Gia Lai da ban hanh QuySt dinh s6 08/2016/QD-UBND ngay
0l/02/2016 quy dinh chuc nang, nhi?m V\l, quy@n h?n va ca c u t6 chuc cua So
Van h6a, ThS thao va Du lich.
Nh&m tiSp t\lC nang cao hi?u lµc, hi u qua quan ly nha nu6c d6i v6i nganh,
lTnh V\l'C, bao dam S\l' quan ly th6ng nh t cua Chinh phu, phat huy tinh chu d<)ng,
trach nhi?m, tinh thin sang t?o cua Chinh quy@n dia phuang, Chfnh phu da ban
hanh Nghi quySt s6 21/NQ-CP ngay 18/3/2016 vS phan c§p quan ly nha nu6c
gifra Chinh phu va Uy ban nhan dan tinh, thanh ph6 trvc thu<)c Trung uang, trong
d6, c6 5 linh vvc cfrn t?p trung phan c§p quan ly nha nu6c trong giai do?n 2016 -
2020 la: Quan ly ngan sach nha nu6c; thvc hi?n quySn, nghia vµ cua chu so hfru
nha nu6c d6i v6i doanh nghi p nha nu6c va phin v6n Nha nu6c diu tu vao doanh
nghi?p; quan ly diu tu d6i v6i diu tu tu v6n ngan sach nha nu6c va v6n trai phiSu
Chinh phu; quan ly cong V\l, can b(>, cong chuc, vien chuc; quan ly dclt dai. Nghi
quySt cung dua ra m9t s6 giai phap chu ySu nh&m nang cao hi u qua phan c p
nhu: Hoan thi n h? th6ng thS chS vS nganh, linh vvc; d y m?nh ung dµng cong
ngh? thong tin trong ho?t d<)ng cua ca quan hanh chfnh nha nu6c; tang cuang
cong tac thanh tra, kiSm tra va thvc hi n S\l' diSu ph6i cin thiSt cua Chinh phu, cac
be), nganh d6i v6i dia phuang sau khi phan c§p.

5
Thµc hi n chinh sach vS tinh gian bien chS theo cac quy dinh tc;ii Nghi quySt
2
s6 39/NQ-TW cua Bo Chinh tri va Nghi ctinh s6 108/20 l 4/N0-CP3 cua Chinh
phu, cac b<), nganh, dia phuang da nghiem tuc triSn khai kS hoc;ich tinh gian bien
chS dqt I nam 2016 sau khi duqc B9 N<)i V\l va B9 Tai chinh phe duy t. FJ6ng
thai, dang tich C\l'C ra soat d<)i ngu can b<), cong chuc, vien chuc thu<)c th§.m quySn
quan ly, l?p danh sach d6i tuqng tinh gian bien ch@ va dµ toan kinh phi thµc hi n
tinh gian bien chS cho 6 thang cu6i nam 2016 gui B9 N<)i V\l va B9 Tai chinh d
th§.m dinh, phe duy t.
C) Cai each thu tl,lc hanh chinh va thµc hi n ca chS m<)t cua, m<)t cua lien
thong:
FJSn nay, h u hSt cac b<), nganh, dia phuang da ban hanh va tri n khai thµc
hi n kS hoc;ich kiSm soat thu tvc hanh chinh nam 2016 cua dan vi minh. FJ6ng
thai, triSn khai c6 hi u qua nhi m vv cai each thu tvc hanh chinh quy dinh tc;ii
cac nghi quySt Chinh phu va cac quy@t dinh cua Thu tu6ng Chinh phu, g6p ph n
d§.y mc;inh cai each thu tvc hanh chinh, tc;io moi truang thu?n lqi trong ho;,it d<)ng
san xu t, kinh doanh, nang cao nang lµc cc;inh tranh qu6c gia.
Trong Quy I, da c6 them 04 b<)4 hoan thanh thµc thi phuang an dan gian
h6a d6i v6i 32 thu tvc hanh chinh, nang t6ng s6 thu tvc hanh chinh duqc dan
gian h6a theo quy dinh tc;ii 25 nghi quy@t chuyen dS cua Chinh phu len
4.513/4.723 thu tvc hanh chinh (dc;it 95,55%). Ben qmh d6, cac b<), nganh, dia
phuang da thµc hi n t6t cong tac ra soat cac quy dinh, thu t\lc hanh chinh d€ kip
thai thµc hi n phuang an dan gian h6a va cong b6, cong khai dSn nguai dan,
doanh nghi p theo th§.m quySn. Cong tac danh gia tac d<)ng, tham gia y ki@n vao
cac dµ thao van ban quy phc;im phap lu?t c6 quy dinh lien quan dSn thu tvc hanh
chinh duqc cac b(>, nganh thµc hi n nghiem tuc va hi u qua. B9 Tu phap da
th§.m dinh, tham gia y ki@n d6i v6i 54 thu tvc hanh chfnh tc;ii 10 dµ thao van ban
quy phc;im phap lu?t, trong d6, da dS nghi khong quy dinh 19 thu tvc, sua d6i, b6
sung 33 thu tvc. B9 Giao thong V?n tai da thµc hi n d y du vi c danh gia tac
d<)ng d6i v6i cac quy dinh thu tvc hanh chinh t;,ii 07 dµ thao van ban quy phc;im
phap lu?t. Tinh Soc Trang, qua ra soat, da ban hanh 47 quySt dinh cong b6 m6i,
sua d6i, bai bo d6i v6i 393 thu tvc hanh chinh thu<)c th§.m quySn giai quy@t cua
dia phuang. Tinh Khanh Hoa da ban hanh quySt dinh cong b6 ban hanh m6i, sua
d6i, bai bo d6i v6i 84 thu tvc hanh chinh tren cac linh vµc: Tai nguyen va moi
truang, xay dµng, y t@.

2 Nghj quy@t s6 39/NQ-TW ngay 17/4/2015 cua 89 Chinh tri v tinh gian bien ch@ va ca du l\li d9i ngu can b9.
c6ng chfrc, vien chfrc.
3 Nghi djnh s6 108/2014/ND-CP ngay 20/11/2014 cua Chinh phu v chfnh sach tinh gian bien c @.

4
89 Giao dµc va Dao t\lO, 89 Lao d9ng - Thu-ong binh va Xa hQi, 89 N6ng nghi p va Phat trien N6ng th6n, 89
Thong tin va Truy n thong

6
TiSp tvc triSn khai thµc hi?n f)S an 896 vs don gian h6a thu t\lC hanh
chinh, giiy ta cong dan va cac ca SO' dfr li?u lien quan dSn quan ly dan cu giai
do m 2013 - 20205, Tru&ng Ban Chi d?o DS an da ban hanh QuySt dinh s6
26/QD-BC0896 ngay 08/3/2016 phe duy t KS ho?ch triSn khai thvc hi n DS an
896 trong nam 2016. B<) Cong an da ban hanh QuySt djnh s6 478/QD-BCA-Vl 9
ngay 16/02/2016 phe duy t kSt qua h? th6ng h6a thu tvc hanh chinh, giiy ta
cong dan thu<)c ph?m vi chuc nang quan ly cua Be). Tren ca sa d6, cac don vi se
tiSn hanh ra soat va xay dvng phuong an don gian h6a d6i v6i cac thu tvc hanh
chinh, giiy ta cong dan dS trinh cip c6 th m quySn xem xet, thong qua.
M<)t s6 be), nganh, dia phuong da triSn khai c6 hi?u qua cong tac tiSp
nh?n, xu ly phan anh, kiSn nghi cua nguai dan, t6 chuc d6i v6i thu tvc hanh
chinh va cac quy dinh lien quan, g6p phfm kip thai giai quySt nhfrng kh6 khan,
vuang m c cho nguai dan, t6 chuc vs cac n<)i dung lien quan dSn thu t\lC hanh
chinh. Thanh ph6 H6 Chi Minh, trong 3 thang diu nam, da tiSp nh?n 18 phan
anh, kiSn nghi lien quan dSn thu tvc hanh chinh, theo d6, da XU' ly 16 kiSn nghi,
02 ki@n nghi con l?i dang trong qua trinh xu ly theo quy djnh. Tinh BSn Tre da
tiSp nh?n O1 phan anh vS thu t\lC hanh chinh va da XU' ly trong Quy I. Be) Tu
phap da xay dvng va trinh Thu tuang Chinh phu phe duy?t KS ho?ch triSn khai
thi@t l?p H? th6ng thong tin ti@p nh?n, xu ly phan anh, ki@n nghi vS quy djnh
hanh chinh va tinh hinh, kSt qua giai quySt thu t\lC hanh chinh t?i cac cip chinh
quye' n.
Hiu hSt cac tinh, thanh ph6 trµc thu<)c Trung uang da triSn khai nghiem
tuc, hi u qua ca chS m<)t cua, ca ch m<)t cua lien thong t?i cac ca quan hanh
chinh nha nu6c 6 dia phuang theo quy dinh t?i QuySt dinh s6 09/QD-TTg ngay
25/3/2016 cua Thu tuang Chinh phu, giup tang cuang cong khai, minh b?ch,
giam nhung nhiSu, qua d6, nang cao chit lm;mg cung dip dich V\1 cong t?i ca
quan hanh chfnh cac c p a dia phuong. Thanh ph6 Ha N<)i dang nghien cuu
nhan r<)ng thµc hi?n ca chS m<)t cua trong vi?c cung cip dich V\l cong t?i cac
doanh nghi p nha nu6c va don vi sµ nghi?p cong l?p tren dia ban thanh ph6 sau
khi triSn khai thi diSm ap dvng thanh cong t?i 02 don vi la Trung tam Dich V\l
vi c lam Ha N<)i va Cong ty Trach nhi m hfru h?n m<)t thanh vien Nu6c S?ch s6 2
Ha N<)i. Tinh Binh Duong tiSp 1\lC triSn khai va SU' dvng th6ng nhit, d6ng be)
phin mSm m<)t cua di?n tu chung tich hqp quy trinh ISO t?i Trung tam Hanh
chinh cong cip tinh, giup kiSm soat ch t che, th6ng ke nhanh ch6ng cac bu6c va
tinh hinh giai quySt thu tvc hanh chfnh cua cac so, ban, nganh. Ngoai ra, cac dia
phuong tiSp t\lC d y m?nh diu tu trang thiSt bi, ca sa V?t chit dS nang cao hi u
qua ho?t d<)ng t?i

Quy€t d\nh s6 896/QD-TTg ngay 08/6/2013 cua Thu tu-&ng Chinh phu phe duy t D an t6ng thS dan gian
5

h6a thu t1,1c hanh chfnh, gi y ta cong dan va cac ca s6 du· li u lien quan d@n quan ly dan cu giai do:;in 2013 - 2020.

7
B<) ph tiSp nh va tra kSt qua cac c p. M<)t s6 dia phuang thµc hi?n t6t nhu:
Thai Binh, Binh Duang, Khanh Hoa,...
d) Xay dµng va nang cao chclt luqng d<)i ngu can b9, cong chuc:
TiSp t\lC hoan thi n h th6ng th@ chS vs quan ly can be\ cong chuc, vien
chuc, B9 N9i V\l dang tfch ClJC nghien cuu, xay dµng dS trinh Chinh phu ban
hanh Nghi djnh sua d6i, b6 sung m<)t s6 diSu cua Nghi dinh s6 29/2012/ND-CP
ngay 12/4/2012 cua Chinh phu quy djnh vs tuySn d\lng, SU d\lng va quan ly vien
chuc; Nghi djnh vS tieu chuin chuc danh Hinh d?O, quan ly trong cac ca quan
hanh chinh nha nu6c; Nghi dinh sua d6i Nghi djnh s6 68/2000/ND-CP ngay
17/11/2000 cua Chinh phu vS thµc hi?n chS d(> hqp d6ng m(>t s6 lo?i cong vi c
trong ca quan hanh chinh nha nu6c, dan vi sv nghi?p cong l?p.
NhiSu b<), nganh, dja phuong da nghiem tuc t6 chuc triSn khai DS an xac
djnh vi tri vi?c lam va co cclu ng?ch cong chuc, vien chuc sau khi duqc phe
duy?t. Cong tac dao t?o, b6i duang can b<), cong chuc, vien chuc duqc cac b(>,
nganh, dja phuong tich cµc triSn khai theo kS ho?ch da dS ra trong nam. Trong
Quy I, tinh VInh Long da t6 chuc 9 lap dao t?o, b6i duang cho 493 lu()'t can b9,
cong chuc, vien chuc tren dja ban tinh. Tinh B?c Lieu da t6 chuc cac lap b6i
duang nghi?p V\l hanh chinh van phong, lap b6i duang nghi?p V\l quan ly xay
d1JDg va phat tri@n do thi cho can b<), cong chuc, vien chuc trong tinh.
M<)t s6 dia phuong da ban hanh cac giai phap C\l th@ nhim tang cuong ky
cuong hanh chinh, chcln chinh IS 16i, tac phong lam vi?c cua can be\ cong chuc,
vien chuc tren dja ban, g6p ph§.n nang cao chclt luqng, hi?u qua thvc thi cong V\l.
Cac ca quan, don vi tren dia ban thanh ph6 Hai phong da t6 chuc cho can b(>,
cong chuc, vien chuc ky cam kSt khong gay phiSn ha, sach nhi€u, tieu ClJC trong
thµc thi cong V\l. Tinh uy Quang Binh da ban hanh Quy djnh cua Ban Thuang
V\l Tinh uy vS trach nhi m va XU ly trach nhi?m d6i v6i nguoi dung d u va d.p
ph6 nguoi dung d&u cac ca quan, don vi, d6ng thoi, da t6 chuc h<)i nghi quan
tri?t thµc hi n Quy dinh t6i toan b<) can b<), cong chuc, vien chuc, dang vien
trong tinh.
d) Cai each tai chinh cong:
Trong Quy I, cac b9, nganh, dia phuang tiSp t\lc d y m mh vi?c thvc hi?n
ca chS tµ chu, tv chiu trach nhi?m t?i cac ca quan hanh chinh, dan vi sv nghi?p
cong l?p va t6 chuc khoa h9c cong ngh? cong l?p, g6p ph n nang cao hi?u qua
SU d\lng ngan sach, sip xSp, b6 tri can b9, cong chuc va nguoi lao d(>ng cua ca
quan, don vi.
TriSn khai thvc hi?n Nghi djnh s6 16/2015/ND-CP ngay 14/02/2015 cua
Chinh phu quy dinh ca chS tv chu cua don vi sv nghi?p cong l?p, cac b(>, nganh

8
dang tich C\JC nghien cuu, xay d\l'llg dS trinh Chinh phu ban hanh Nghi dinh quy
dinh ca chS tv chu cua don vi S\l nghi p cong l?p trong linh V\JC S\J nghi?p
kinh tS va sv nghi?p khac. Bi;> Khoa h9c va Cong ngh? da hoan thi?n va trinh
Chinh phu ban hanh Nghi dinh quy dinh co chS tv chu cua t6 chuc khoa h9c va
cong ngh? cong l?p thay thS Nghi dinh s6 115/2005/ND-CP ngay 05/9/2005.
Ngoai ra, B9 da tich C\JC hu6ng d n cac t6 chuc xay d\l'llg dv an tham gia
Chuang trinh "H6 trq phat triSn doanh nghi?p khoa h9c va cong ngh? va t6
chuc khoa h9c va cong ngh c6ng l?p thvc hi n ca chS tv chu, tv chiu trach nhi
m" theo quy djnh t:;ii Quy@t djnh s6 592/QD-TTg ngay 22/5/2012 cua Thu tu6ng
Chinh phu.
e) Hi n d:;ii h6a hanh chinh:
Ung d\lng cong ngh thong tin trong ho:;it d9ng cua ca quan nha nu6c va
trong cung c p dich Y\l cong cho nguoi dan, t6 chuc ti@p tvc duqc cac b9, nganh,
dia phuang quan tri t d§.y m:;inh tren ca so thvc hi n Nghi quy@t s6 36a/NQ-CP
ngay 14/10/2015 cua Chinh phu vS Chinh phu di n tu; QuySt djnh s6 1819/QD
TTg ngay 26/10/2015 cua Thu tu6ng Chinh phu phe duy?t Chuang trinh qu6c
gia vS ung dvng cong ngh? thong tin trong ho:;it d9ng cua ca quan nha nu6c giai
do:;in 2016 - 2020.
Cac b9, nganh va dia phuang ti@p tvc quan tam d u tu xay dgng, nang c p
cac ung dvng ph n mSm trong ho:;it d9ng quan ly, diSu hanh va giao dich hanh
chinh cua cac ca quan, don vi trgc thu9c, g6p ph n nang cao nang su t, hi?u qua
ho:;it d9ng cua t6 chuc. Theo bao cao cua cac don vi, ty 1 thuong xuyen su dvng
thu di?n tu trong cong vi?c cua can b9, cong chuc va ty I? van ban trao d6i giua
cac ca quan nha nu6c duoi d:;ing di?n tu ngay cang tang cao.
H u hSt cac b9, nganh, dia phuang da cung c p d y du dich Y\l cong trvc
tuy@n 6 muc d9 1, 2 tren Trang ho c C6ng thong tin di n tu cua don vi minh,
df>ng thoi, d§.y m:;inh cung d.p dich V\l cong trvc tuySn a muc d9 3, 4, tung bu6c
dap ung yeu c u t:;ii Nghi quySt s6 36a/NQ-CP ngay 14/10/2015 cua Chinh phu
v@ Chinh phu di?n tu. M9t s6 don vi diSn hinh nhu: B9 Cong Thuong, Bi;> Tai
chinh, thanh ph6 Da N ng, Thanh ph6 Hf> Chi Minh, tinh Quang Ninh,...
Trong Quy I, B9 Qu6c phong da trinh Thu tu6ng Chinh phu ban hanh
Quy@t djnh s6 10/2016/QD-TTg ngay 03/3/2016 v@ thgc hi?n thu tvc bien phong
di?n tu cang biSn. Theo QuySt dinh, cac bu6c tiSp nh?n, XU ly' trao d6i thong
tin va xac nh?n hoan thanh thu t\lc bien phong cho tau, thuy@n, thuy@n vien,
hanh khach nh?p canh, xu t canh, qua canh, chuySn cang dSu thong qua C6ng
thong tin thu tvc bien phong di?n tu cang biSn, g6p ph n t:;io thu?n lqi cho ca
nhan, t6 chuc trong thgc hi?n thu tvc hanh chinh, nang cao hi u lgc, hi?u qua
quan ly nha nu6c cua B9 d9i Bien phong t:;ii cac cua kh§.u cang biSn, phu hqp v6i
tieu chu§.n,
9
thong l? qu6c tS. Ngoai ra, QuySt dinh cilng dua ra cac giai phap C\J thS d€ XU' ly
trong truang hQ'P g p S\I c6 ve ket n6i m ng khi dang giai quyet thu t\lC
hanh chinh cho ca nhan, t6 chuc. T?i Ha N(>i, Sa Y tS va Bao hiSm xa h(>i Ha
N<)i da ban hanh KS hO?Ch lien nganh s6 712/KHLN-SYT-BHXH ngay
22/02/2016 vs
triSn khai ung dt;mg cong ngh? thong tin trong quan ly kham, chfra b?nh va
thanh toan bao hiSm y tS. Theo d6, t§.t ca cac ca SO' kham, chfra b?nh bao hiSm y
tS tren dia ban thanh ph6 se thµc hi?n kSt n6i lien thong dfr li?u kham, chfra b?nh
va thanh toan bao hiSm y tS qua m?ng di?n tu, giup giam thai gian cha dqi thanh
toan bao hiSm y tS, t?0 thu?n lqi cho nguai tham gia bao hiSm y tS di kham,
chfra b?nh. Tinh Binh Duang tiSp tvc duy tri hi?u qua cac dich Y\l h6 trq nhim
giam thai gian cha dqi, di l?i cua nguai dan, doanh nghi?p nhu: Tra cuu tinh tr?ng
giai quySt thu t1=1c hanh chinh qua diu s6 8283; dich Y\l dang ky s6 thu tµ qua t6ng
dai 1080.
3. Nh?n xet, danh gia chung
a) Vu diSm:
- Trong Quy I, Chinh phu, Thu tu6ng Chinh phu, Ban Chi d?o cai each
hanh chinh cua Chinh phu da t?p trung chi d?o quySt li?t cong tac xay dµng, ban
hanh va triSn khai cac chuang trinh, kS ho?Ch thµc hi?n nhi?m V\l cai each hanh
chinh tn,mg tam nam 2016.
- Thµc hi?n ca chS m(>t cua, ca chS m(>t cua lien thong trong giai quy@t
thu tvc hanh chinh, cung c§.p dich vv hanh chinh cong cho nguai dan va doanh
nghi?p theo QuySt dinh s6 09/2015/QD-TTg da mang l?i nhiSu kSt qua tich cµc,
g6p phin nang cao ch§.t luqng cung c§.p dich V\l cong.
b) T6n t?i, h?n chS:
- Cac. b<), nganh con ch?m trong vi?c tham muu cho Chinh phu ban hanh
cac nghi dinh quy dinh ca chS tµ chu cua dan vi sµ nghi?p cong l?p trong lTnh
V\fC S\f nghi?p kinh tS va S\f nghi?p khac.
- Thu t1=1c hanh chinh cai each v n con ch?m, tren m<)t s6 lTnh V\fC v n cin
phai tiSp tvc dan gian h6a, t?0 thu?n lqi cho nguai dan, doanh nghi?p.
II. PHUONG HUONG NHitM VT) CAI cAcH HA.NH CHINH QUY II
NAM 2016
1. T?p trung triSn khai d6ng b<) cac n<)i dung cua Chuang trinh t6ng thS cai
each hanh chinh nha nu6c giai do?n 2011-2020 tren ph?m vi toan qu6c. Cac 69,
nganh, dia phuang t?p trung quan tri?t triSn khai thµc hi?n cac dS an duqc giao
t?i QuySt dinh s6 225/QD-TTg, dam bao dung tiSn d<) dS ra theo kS ho?ch; quan
tri?t thµc hi?n nghiem tuc cac Chi thi cua Thu tu6ng Chinh phu vS d y m?nh cai
each hanh chinh, nang cao trach nhi m nguoi dung diu ca quan hanh chinh nha
nu6c cac c:lp trong cong tac cai each thu t\lc hanh chinh; tang cuong thanh tra,
kiSm tra vie. c t h u. c hie. n cac kS h oa. ch cai each hanh chinh nam 2016 t a. i
cac ca
quan, dan vi tn,rc thu(>c, bao dam dap 1mg yeu ciu dS ra.
2. D y mc;inh triSn khai thvc hi n cac nhi m V\l cua KS hoc;tch hoc;tt d9ng va
KS hoc;ich kiSm tra cai each hanh chinh cua Ban Chi dc;to cai each hanh chinh cua
Chinh phu tc;ti m9t s6 b9, nganh va dia phuong trong nam 2016; t?p trung triSn
khai cac dS an vS cai each hanh chinh.
3. B9 N9i V\l giup Chinh phu tiSp t\IC don d6c, hu6ng dgn cac b9, nganh,
dia phuong triSn khai thvc hi?n KS hoc;tch cai each hanh chinh nha nu6c giai
doc;in 2016 - 2020; chu tri, ph6i hgp v6i cac b9, ca quan ngang b9, dja phuong
triSn khai xac dinh va cong b6 Chi s6 cai each hanh chinh nam 2015 cua cac b(>,
ca quan ngang b(>, Uy ban nhan dan cac tinh, thanh ph6 trvc thu(>c Trung uang.
4. D y m hh triSn khai kS hoc;tch t6 chuc thvc hi?n Lu?t T6 chuc Chinh
phu, Lu t T6 chuc chinh quy n dia phuang. TiSp t\IC ra soat, sip xSp, ki?n toan
t6 chuc b9 may cua cac ca quan chuyen mon thu(>c Uy ban nhan dan c:ip tinh,
c:ip huy?n tren ca sa cac thong tu hu6ng dgn_ Ti@p t\IC triSn khai c6 hi?u qua DS
an Tinh gian bien chS va co c:iu lc;ti d9i ngu can b9, cong chuc, vien chuc theo
quy djnh tc;ii Nghj quySt s6 39/NQ-TW, Nghj dinh s6 108/2014/ND-CP.
5. TiSp t\IC d y mc;inh cong tac cai each thu t\IC hanh chinh, nh:it la cac thu t\
IC hanh chinh tn;mg tam, lien quan trvc tiSp d@n nguoi dan, doanh nghi p theo
quy djnh tc;ii cac nghi quySt cua Chinh phu, cac quySt djnh cua Thu tu6ng Chinh
phu; tiSp t\IC triSn khai, hoan thanh phuang an dan gian h6a thu t\IC hanh chinh
da duqc phe duy?t tc;ii 25 nghj quy@t chuyen dS cua Chinh phu.
6. Quan tri t thvc hi n nghiem tuc, hi?u qua vi?c xay dvng ca c:iu cong
chuc, vien chuc theo dS an vi tri vi?c lam da duqc phe duy?t. D6ng thoi, hoan
thanh vi?c xay dvng va ban hanh cac quy djnh vS h? th6ng tieu chu n, chuc
danh ngc;tch cong chuc, chuc danh nghS nghi p vien chuc va chuc danh lanh dc;io,
quan ly tu Trung uong c1Sn dja phuang; tang cuang ky lu?t, ky cuong trong qua
trinh thvc hi?n nhi?m V\l, cong V\l cua d9i ngu can b9, cong chuc, vien chuc.
7. Tang cuang triSn khai c6 hi?u qua vi?c thvc hi?n ca chS m9t cua, ca chS
m9t cua lien thong tc;ti ca quan hanh chinh nha nu6c a
c1ia phuong theo QuySt
djnh s6 09/2015/QD-TTg. TriSn khai nhan r9ng B9 ph n tiSp nh n va tra kSt qua
hi?n dc;ti tc;ii Uy ban nhan dan c:ip huy?n.
8. Thvc hi?n c6 hi?u qua ca chS tv chu, tv chiu trach nhi?m d6i v6i co quan
nha nu6c; don vi sv nghi?p cong l p; t6 chuc khoa h9c va cong ngh? cong l?P•

11
9. Tri@n khai xay d\l'Ilg Chinh phu di?n tu, Chinh quy n di?n tu theo quy
dinh t i Nghi quy t s6 36a/NQ-CP ngay 14/10/2015 cua Chinh phu. D y mc;1nh
1mg d\lng cong ngh? thong tin trong ho:;tt d(mg cua co quan hanh chfnh nha nuac
va trong cung d.p dich V\l cong, bao dam tfnh hi?u qua, kip thoi, c6ng khai,
minh b:;tch trong thvc thi cong V\l, nang cao ch t luqng giai quy t thu t\lC hanh
chinh cho nguai dan, doanh nghi?p.
Tren day la bao cao tinh hinh thvc hi?n cong tac cai each hanh chfnh nha
nuac Quy I nam 2016 va phuong huang nhi m V\l cai each hanh chinh nha nuac
Quy II nam 2016, B<) N<)i V\l xin trinh Chinh phu va Thu tuang Chinh phu xem
xet, chi d:;to.l.lf

NO'i nhan: KT. BO TRUONG


- Thu tu&ng Chinh phu (de b/c); ..,,,,,,,.,............,.u·TRu6Nc
- Cac Ph6 Thu tu6·ng Chfnh phu (de b/c); /,,,.. -:, :.-..
- B9 tmo·ng (de b/c); -,:?l:i' _.·!
- Cac Thi'.r tmo·ng;
-..,.
i·,• '
- Trung tam Thong tin 89 N9i Vt,J (de dang tai
tren website B9); :.,·,'.f'••
- Luu: VT, CCHC.
· ':.-\ ...• }

Nguy n Tn.mg Thira

12
--◊---.,
/ -= -, Phu luc
<>/ 'A a v A DJA PHUONG BAo cAo c6NG TAc
o, /<.-' • . n 1
AcH HANH CHiNH QUY 1/2016
\'{>_ _.,,/<f9''in:z,din ngay 18 thcing 3 nam 2016)
1

(Ke'. e6B!.iibtfo 6 4Jf{ IBC-BNVngay ,lj I 3 /2016 cua B(J N<5i V¥)
- C6 Khong c6
Stt Don vj
bao cao bao cao
I. Cac b(>, nganh Trung trO'ng
1 B9 Ngo:;ii giao X
2 B9 Quoc phong X
3 B9 Cong An X
4 B9 N9i V\l X
5 B9 Tai chinh X
6 B9 Tuphap X
7 B9 Tai nguyen va Moi truang X
8 B9 Y te X
9 B9 Xay dµng X
10 B9 Van hoa, The thao va Du lich X
11 B9 Cong thuang X
12 B9 Nong nghi?p va Phat trien Nong thon X
13 B9 Lao d(mg - Thuang binh va Xa h(>i X
14 B9 Ke ho:;ich va Dau tu X
15 B9 Khoa h9c va Cong ngh? X
16 B9 Giao thong V?n tai X
17 B9 Giao dvc va Dao t:;io X
18 B9 Thong tin va Truyen thong X
19 Ngan hang Nha nu6c Vi?t nam X
20 Van phong Chinh phu X
21 Thanh tra Chinh phu X
22 Uy ban Dan t9c X
23 Ban quan ly Lang Chu tich Ho Chi Minh X
24 Bao hiem xa h9i Vi?t Nam X
25 Thong tan xa Vi?t Nam X
26 Dai Tieng n6i Vi?t nam X
27 Dai Truyen hinh Vi?t Nam X
H9c vi?n Chinh tri - Hanh chinh Quoc
28 gia Hf> Chi Minh X
29 Vi?n Khoa h9c xa h9i Vi?t Nam X
30 Vi?n Khoa h9c va Cong ngh? Vi?t Nam X
Tong c(>ng 15 15
·-

1
II. Cac tinh, thanh ph6 trl,l'c thu(>c Trung rrO'ng
1 An Giang X
2 Ba Ria - Yung Tau X
3 B?e Lieu X
4 Bae K?n X
5 Bae Giang X
6 Bae Ninh X
7 Ben Tre X
8 BinhDuang X
9 Binh Dinh X
10 Binh Phu6e ·-
X
--- '---·------ -------·----
1 1 Binh Thw)n X
12 Ca Mau X
13 Cao Bang X
14 Can Tha X
15 DaN ng X
16 Dak Lak X
17 DakNong X
18 Di n Bien X
19 Dong Nai X
20 Dong Thap X
21 Gia Lai X
22 Ha N<)i X
23 Ha Giang X
24 Ha Nam X
25 Ha Tinh X
26 Hai Duang X
27 Hai Phong X
28 H u Giang X
29 HoaBinh X
30 TP. Ho Chi Minh X
31 Hung Yen X --
32 Khanh Hoa X
33 Kien Giang X
34 Kon Tum X
35 Lai Chau X
36 L?ng San X
37 Lam Dong X
38 Lao Cai X
39 Long An X

2
40 Nam Dinh X
41 Ngh An X
42 Ninh Binh X
43 Ninh Thu n X
44 Phu Th9 X
45 Phu Yen X
46 Quang Binh X
47 Quang Nam X
48 Quang Ngai X
49 Quang Ninh X
50 Quang Tri X
51 S6c Trang X
52 San La X
53 Tay Ninh X
54 Thai Binh X
55 Thai Nguyen X
56 Thanh Hoa X
57 Thtra Thien Hue X
58 Tien Giang X
59 Tra Vinh X
60 Tuyen Quang X
61 VInh Long X
62 VInh Phuc X
·-
63 Yen Bai X
T6ng c(>ng 52 11

3
B◊N◊l VV
CO. NG HOA XA H O. I CHU NGHiA VIE. T NAM
BAN CHi D O TRIEN KHAI
D9c l p-T\J' do-H nh phuc
THl.fC HI E. N Dl.f AN 513

S6: 4N.1!KH-BCD Ha N9i, ngay,,ff thangfnam 2014

KEHOACH
Tri n khai thl!C hi n Dl}· an "Hoan thi ' hi n d i h6a hA SO', ban d6 dia gi6i
hanh chinh va xay dt,rng cO' s& dfr li u v dia gi6i hanh chinh" nam 2014

Thvc hi n QuySt dinh s6 785/QD-BNV ngay 31/8/2012 cua B(> truang


Bo
h6aNoi
h6 svu, ban
ban hanh KSgi6i
d6 dia hoach
0
tri@n
hanh khai
chinh va thuc
ay hien
dµngDu
·caanSO'
"Hoan s
thien, hien dai
du li?u
di; gi6i
hanh chinh" theo QuySt dinh s6 513/QD-TTg ngay 02 thang 5 nam 2012 cua
Thu tu6ng Chinh phu, Ban Chi d?o tri@n khai thµc hi?n Dµ an xay dµng KS
hoe:1ch thµc hi n trong nam 2014 nhu sau:
1. Ml.JC DicH, YEU cAu
1. v1\lC dich
Ti p we t6 chuc triSn khai thµc hi?n Dµ an "Hoan thi n, hi?n d?i h6a h6
sa, ban d6 dia gi6i hanh chinh va xay dµng ca SO' du li?u vS dia gi6i hanh
chinh" theo quy dinh t?i QuySt dinh s6 513/QD-TTg ngay 02/5/2012 cua Thu
tu6ng Chinh phu va KS hO?Ch triSn khai thµc hi?n Dµ an kem theo QuySt dinh
s6 785/QD-BNV ngay 31/8/2012 cua B(> truang B(> N(>i V\J.
2. Yeu c u
Qua trinh triSn l<hai phai bao dam dan chu, khach quan, hi?u qua va tiSt
ki m trong th1,rc hi n Dµ an.
II. N<)I DUNG KE HO CH
1. Cac B(>, nganh Trung uang
a) B(> N(>i V\l chu tri, ph6i hqp v6i B9 Tai chinh va B9 Tai nguyen va
Moi trucmg t6 chfrc H(>i nghi giao ban triSn khai thµc hi?n Dµ an t?i 3 khu vvc:
- Khu vµc 1 g6m 25 tinh, thanh ph6: Ninh Binh, Hoa Binh, Nam Dinh,
Ha Nam, Thai Binh, Hung Yen, Hai Duong, Bfic Ninh, Bfic Giang, Vinh Phuc,
Phu Th9, Thai Nguyen, Bfic K?n, San La, Tuyen Quang, Yen Bai, Lao Cai, Lai
Chau, Di n B en, Cao Bilng, L?ng San, Quang Ninh, Ha Giang, thanh phf> Ha
N9i, thanh pho Hai Phong.
+ Thanh phftn:
0 Trung uong: D?i di n Lanh d?o B9 N9i V\1, B9 Tai chinh va Bo Tai
nguyen va Moi truong. •
0 dja phuang: D?i di n Lanh d?o So N9i V\1, So Tai chinh va So Tai
nguyen va Moi truong.
+ Thai gian, dja diSm: Ngay 10/5/2014 t?i trl,l so B9 N9i V\J.
- Khu vµc 2 g6m 19 tinh, thanh ph6: Thanh Hoa, Ngh An, Ha Tinh,
Quang Binh, Quang Tri, Thira Thien HuS, Quang Nam, Quang Ngai, Binh
0jnh, hu Yen, Khanh oa, Ninh Thu? , Bi Thu n, Kon Tum, Gia Lai, 0 k
Lak, Dak Nong, Lam Dong va thanh ph6 Da Nang.
+ Thanh ph n:
0 Trung uong: D?i di n Lanh d?o B9 N9i V\1, B<) Tai chinh va B(> Tai
nguyen va Moi truong.
0 dia phuang: D?i di n Lanh d?o So N<)i V\l, So Tai chinh va So Tai
nguyen va Moi truong.
+ Thai gian, dia diSm: Ngay 17/5/2014, t?i thanh ph6 Da Ning.
- Khu V\fC 3 g6m 19 tinh, thanh ph6: Binh Phu6c, Tay Ninh, Binh
Duang, D6ng Nai, Ba Ria - Vung Tau, Long An, Ti@n Giang, BSn Tre, Tra
Vinh, VInh Long, B&ng Thap, An Giang, Kien Giang, H u Giang, Soc Trang, B?
c Lieu, Ca Mau, thanh ph6 C n Tha, Thanh ph6 H6 Chi Minh.
+ Thanh ph n:
0 Trung uong: D?i di n Lanh d?o B<) N<)i V\1, B<) Tai chinh va B(> Tai
nguyen va Moi truang.
0 dja phuong: D?i di n Uinh d?o So N<)i V\1, So Tai chinh va So Tai
nguyen va Moi truang.
+ Thai gian, dia diSm: Ngay 24/5/2014, t?i Thanh ph6 Hf> Chi Minh.
b) Ban Chi d?o kiSm tra c6ng tac triSn khai thµc hi n Dµ an
-Thai gian: Quy III/2014.
- Dia diSm: T?i 15 dia phuong (5 dja phuong/khu vvc).
c) Th§.m dinh Thi t k ky thu t - Dv toan thvc hi n cac h?ng mvc cong
vi c cua cac dia phuong.
- Hf> sa dS nghi th§.m djnh:
+ Cong van dS nghi kem theo ThiSt kS ky thu?t - Dµ toan cua Uy ban
nhan dan tinh, thanh ph6 trvc thu<)c Trung uang (gui BQ N9i V\l 5 ban).
+ H6 SO', tai li u lam ca sod l?P Thi t kS ky thu?t- Dv toan.
- Nhi m vv:

2
+ Trong thoi hc;1n 5 ngay lam vi?c, kS tu ngay nh?n duqc h6 sa ,dS 1;ghi
thAm dinh cua dia phuang, Truong Ban Chi dc;10 c6 van ban gi'ri Thiet ke ky
thu?t - Dµ toan cua dia phuang dSn cac B(> Tai nguyen va M6i truang, B(> Tai
chinh, B(> Ngoc;1i giao va B(> Quf>c phong dS c6 y kiSn thAm dinh gi'ri Thuang
trµc Ban Chi d:;w (B(> N(>i vv), qua s6 fax: 0462 695752 ho c 0462 820369.
+ Trong thoi hc;1n 10 ngay lam vi?c, kS tu ngay Truong Ban Chi dc;10 c6
van ban gt'.ri ThiSt kS ky thu?t - Dµ toan cua dia phuang dSn cac B(>, Ban Quan
ly Dµ an 513 t6ng hqp y kiSn th§m dinh cua cac B(>, bao cao Truong Ban Chi
dc;10 dS trinh B(> truong B(> N(>i V\l t6 chuc H(>i nghi lien nganh thAm dinh ThiSt
kS ky thu?t - Dµ toan cua dia phuang.
Tham d\r phien h9p H<)i df>ng th m dinh c6 dc;1i di?n Hinh dc;10 UBND tinh,
thanh ph6 trvc thu(>c Trung uang lien quan.
+ Trong thoi hc;1n 5 ngay lam vi?c, kS tu ngay t6 chuc H(>i nghi lien nganh
th§m dinh ThiSt kS ky thu?t - Dµ toan, Ban Quan ly Dµ an 513 trinh B(> truong
Be} N9i Y\l ban hanh van ban thong bao kSt qua th§m dinh ThiSt kS ky thu?t -
Dµ toan dS UBND tinh, thanh ph6 trµc thu(>c Trung uang hoan thi?n, phe duy?t
lam can cu t6 chuc thµc hi?n va gi'ri bao cao B(> N(>i V\l.
- KS hoc;1ch thµc hi?n: Haan thanh trong nam 2014.
d) ChuySn giao ban d6 nSn dia hinh h? t9a d(> quf>c gia VN 2000 da duqc
chuySn ve duong dia gi6i hanh chinh tu h6 sa, ban d6 dia gi6i hanh chinh l?p
theo Chi thi s6 364-CT dS cac B(>, nganh, dia phuang SU d\}ng lam tai li?u triSn
khai thµc hi?n Dµ an.
- Nhi m vv: B(> Tai nguyen va M6i truong bao cao Truong Ban Chi dao
vs kSt qua chuyJn ve dJ xem xet, trinh B9 truong B9 Nqi Y\l t6 chuc chuy€n
giao cac B(>, nganh, dia phuang.
- Thai gian hoan thanh: Quy II/2014.
d) Giai q ySt tranh ch&p d&t dai lien quan dSn dia gi6i hanh chinh c&p
tinh do lich si'.r de lc;1i.
- Nhi m V\I:

+ Giera tinh Hoa Binh va tinh Ninh Binh: 4 khu v u. c·'


+ Giera tinh Hoa Binh va tinh Thanh Hoa: 1 khu v u c·
. '
+ Giu-a tinh Quang Ninh va thanh ph6 Hai Phong: 2 khu vµc;
+ Giera thanh ph6 Hai Phong va tinh Hai Duang: 1 khu vµc;
+ Giera tinh Thua Thien HuS va thanh ph6 Da Ning: 1 khu vvc;
+ Giera tinh Khanh Hoa va tinh Dt\k Lt\k: 1 khu vµc;
+ Giu-a tinh 06ng Nai va thanh ph6 H6 Chi Minh: 1 khu V\fC.

- KS hoa. ch thu. c hie. n:

3
+ Thang 4 va 5/2014: B<) N<)i V\l chu tri, ph8i hqp v6i B9 Tai nguyen
va Moi truong va cac B<\ nganh, dia phuong lien quan thu th?p, phan tich cac
tai li?u lich ,su, khoa h c, phap ly lien quan dSn hi n tr:;tng quan ly t:;ti cac khu V\fc
tranh chap va d\f kien cac p uong an xac dinh dia,gi6i hanh chinh gifra cac dia
phuong t?i khu V\fC tranh chap (c6 van ban va so do).
+ Thang 6/2014: Truong Ban Chi d<;io thanh l p Doan cong tac lien nganh
Trung uang va dia phuang thvc hi n khao sat thl,l'C tS dS hoan thi n phuang an xac
dinh dia gi6i hanh chinh gifra cac dia phuang t<;li khu VlJC tranh ch§p.
+ Thang 7/2014: H9p Ban Chi d?o dS th6ng nh§t phuong an xac dinh dia
gi6i hanh chinh gifra cac dia phuang t<;li khu vvc tranh ch.ip. •
+ Thang 8 va 9/2014: Ban Chi d<;io t6 chfrc H<';>i nghi hi p thuong thc,a thu?
n phuong an xac djnh dia gi6i hanh chinh t?i khu V\fC tranh ch§p gifra cac dia
phuang lien quan (c6 d?i di n Hinh d?o cac dia phuong dv H<';>i nghi).
+ Quy IV/2014: Ban Chi d<;io bao cao B9 truong B9 N9i V\l xem xet, trinh
c.lp c6 th m quy@n quy t dinh phuong an xac dinh dja gi6i hanh chinh gifra cac dia
phuong t<;li khu V\fC tranh ch.lp trong truong hqp khong thoa thu?n duqc.
Sau khi c6 kSt qua hi p thuong, thoa thu?n ho c quySt dinh cua d.p c6
th m quy@n, trong thoi h?n 02 thang, B9 N<;>i v1,1 chu tri, ph6i hqp v6i cac B(>,
nganh, dia phuong lien quan xac dinh duang dia gi6i hanh chinh gifra cac dia
phuang lien quan t:;ti khu V\fC tranh ch p tren thvc dja.
e) Xac dinh ph?m vi quan ly theo dia gi6i hanh chinh c§p tinh d6i vai cac
bai b6i tren song, cac dao, da, bai C?n, bai ng§.m va m<;>t s6 d6i tuqng dia ly khac
tren vung bi€n Vi t Nam.
- Nhi m v1,1:
+ Gifra tinh Thua Thien Hu va thanh ph6 Da N ng;
+ Gifra tinh Binh Dinh va tinh Phu Yen;
+ Gitra tinh Binh Thu?n va tinh Ba Ria - Vilng Tau;
+ Gifra tinh Ba Ria - Vilng Tau va Thanh ph6 Hf> Chi Minh;
+ Gifr tinh Tra Vinh va tinh S6c Trang;
+ Gifra tinh Ca Mau va tinh Kien Giang.
- K ho?ch thµc hi n:
+ Thang 4/2014: Ban Chi d?o Trung uong ban hanh van ban dS nghi cac
dja phuong bao cao hi n tr?ng quan ly bai b6i tren s< mg, cac dao, da, bai ci;m,
bai ng§.m va m9t s6 d6i tuqng dia ly khac tren vung bien Vi t Nam.
+ Thang 4 va 5/2014: B9 N9i v1,1 chu tri, ph6i hgp v6i BQ Qu6c phong,
B9 Tai nguyen va Moi truong va cac B9, nganh, dia phuoni lien quan thu th?p,
phan tich cac tai li u lich su, khoa h9c, phap ly liep quan den i tr?ng quan ly
cac bai b6i tren song, cac dao, da, bai c?n, bai ngam v m9t sf; doi tuqng ,dia ly
khac tren vung bi n Vi t Nam gifra cac tinh, thanh pho c6 bien va dµ kien cac
4
phuong an xac dinh ranh gi6i quan ly gifra cac dia phuong t?i khu vvc c6 ?
h6ng lftn vs ranh gi6i quan ly cac bai b6i tren song, cac dao, da, bai C?n, bai
ngam va m9t s6 d6i tm;mg dia ly k.hac tren vung biSn Vi?t Nam.
+ Thang 6/2014: Truong Ban Chi d?o thanh l p Boan cong tac lien
nganh Trung uong va dia phmmg thvc hi?n khao sat thvc t@ dS hoan thi?n
phuong an dv k.iSn xac dinh ranh gi6i quan ly gifra cac dia phuang c6 S\f ch6ng
lftn vS ph m vi quan ly d6i v6i cac bai b6i tren song, cac dao, da, bai C?n, bai
ng m va m(>t s6 d6i tugng dia ly khac tren vung bi n Vi t Nam.
+ Thang 7/2014: H9p Ban Chi d?o dS th6ng nhftt phuong an xac dinh
ranh gi6i quan ly gifra cac dia phuang c6 S\f ch6ng lftn vS ph?m vi quan ly d6i
v6i cac bai b6i tren song, cac dao, da, bai C?n, bai ng m va m()t s6 d6i tugng
dia ly khac tren vtmg bi n Vi?t Nam.
+ Thang 8 va 9/2014: Ban Chi d?o t6 chuc H()i nghi hi?p thuang thc>a thu n
phuong an xac dinh ph?m vi quan ly d6i vm cac bai b6i tren song, cac dao, da, bai
c m, bai ng m va m()t s6 df>i tugng dia ly khac tren vung bi n Vi?t Nam gifra cac
tinh, thanh ph6 c6 biSn (c6 d:;ti di?n lanh d?o cac dia phuong d\f H()i nghi).
+ Quy IV/2014: Ban Chi d:;to bao cao B9 truang B9 N9i V\l xem xet,
trinh c p c6 th m quySn quy@t dinh phuang an xac dinh ph?m vi quan ly df>i
v6i cac bai b6i tren song, cac dao, da, bai q.n, bai ng m va m()t sf> d6i tugng dia
ly khac tren vung biSn Vi?t Nam gifra cac tinh, thanh ph6 c6 biSn trong trucmg
hgp khong thoa thu n dugc.
Sau khi c6 k t qua hi p thuang, thoa thu n ho c quy@t dinh cua c!p c6
th m quy n, trong thai h:;tn 02 thang Be) N(>i V\l chu tri, ph6i hgp v6i cac B(>,
nganh, dia phuang lien quan xac dinh ranh gi6i quan ly cac bai b6i tren song,
cac dao, da, bai C?n, bai ng m va m(>t sf> d6i tugng dia ly khac tren vung biSn
Vi t Nam gifra cac dja phuang lien quan a thµc dia.
g) B9 Tai nguyen va Moi tnrcmg chu tri, ph6i hgp v6i cac Be) Ngo?i giao,
N9i V\l, Qu6c phong, Cong an thµc hi n c p nh t 66 sung khep kin ducmg dia
gi6i hanh chinh cac c p dS hien gi6i qu6c gia va chuySn ve ducmg bien gi6i
qu6c gia len ban d6 dia gi6i hanh chinh cac c p thu(>c 25 tinh c6 bien gi6i v6i
cac nu6c Trung Qu6c, Lao va Campuchia. Rieng cac tinh c6 bien gi6i dftt liSn
v6i Campuchia c n c6 each xu ly phu hgp khi thvc hi?n nhi m V\l nay, do hi n
n y t va Campuchia chua hoan thanh toan b() cong tac phan gi6i, dlm m6c tren
dat lien.
Thc>"i gian hoan thanh: Quy IV/2014.
2. UBND cac tinh, thanh ph6 trvc thu(>c Trung uong
a) Ra soat tinh th6ng nh t vS dja gi6i hanh chinh gifra thµc tS quan ly v6i
ducmg dia gi6i hanh chinh tren h6 sa, ban d6 dja gi6i hanh chinh 364-CT da
dugc B9 Tai nguyen va Moi truang chuySn ve len ban d6 nSn dia hinh he toa do
qu6c gia VN 2000; ghi but h;1c nhfrng diSm khong bao dam tinh.th6ng nh.ftt.. •
- Nhi m V\l: UBND tinh, thanh ph6 trvc thu(>c Trung uong chu tri, ph6i
hgp v6i cac dia phuong lien quan thµc hi n.

5
- Thai gian hoan thanh: Quy II/2014.
b) L?p ThiSt kS ky thu t - Dv toan
- Nhi m vµ: an Ctr k t qua ra soat neu t?i diSm a khoan 2 muc II KS ho?
Ch nay va yeu cau ky thu?t cua Dv an guy dinh t?i QuySt dinh s6 513/QD TT
ngay 02 thang 5 nam 2012 cua Thu tu6ng Chinh phu, UBND tinh; thanh pho
trvc thll()c Trung uong giao CY J\!◊i vµ chu tri, ph6i hqp v6i cac ca quan chuyen
man c6 lien quan l?p Thiet ke ky thu t - Dv toan thvc hi n cac h,;mg illl,lC
cang vi c CL!a Dv an CY dia phuong, gui B9 N9i Vl,l dS th m dinh.
- Thai gian hoan thanh: Nam 2014.
c) Bao cao kSt qua Iva ch9n nha thAu thvc hi n cac h:;mg mµc cong vi c
cua Dv an CY dia phuang
- Nhi m V\i:

, Trong t ai ?n 30 ngay lam vi c, kS tfr ngay kSt thuc h9i nghi lien nganh
tham dinh Thiet ke ky thu?t - Dv toan cua dia phuong (do B9 N9i V\l t6 chtrc),
UBND tinh, thanh ph6 t[\l'c thu9c Trung uong c6 van ban bao cao Thuang true
Ban Chi d?O (B9 N(>i Vl,l) v kSt qua Iva ch9n nha thAu thvc hi n cac h?ng mvc
cong vi c ci:ia Dv an CY dia phuong (kem theo h6 sa nha th u).
- Thai gian hoan thanh: Quy IV/2014.
d) Can cu Thi t k ky thu?t - Dv toan da duqc c p c6 thAm quy n phe
duy t, UBND tinh, thanh ph6 tn,rc thll()c Trung uong chi d?o cac ca quan, don
vi chuyen man c6 lien quan chu tri, ph6i hqp v6i don vi nh?n th u thvc hi n cac
vi c sau:
- Nhi m vv:
+ Giai quy t nhfrng tranh chfrp dfrt dai lien quan dSn dia gi6i hanh chinh
cfrp huy n, cftp xa do lich su dS l?i.
+ Xac dinh duang dia gi6i hanh chinh c p huy n, c p xa t?i nhfrng di m
khong bao dam tinh th6ng nh:it gifra thvc tS quan ly v6i h6 sa, ban d6 dia gi6i
hanh chinh quy dinh t<;1i diSm a khoan 2 mvc II KS ho?ch nay.
+ Xac dinh l?i nhfmg do"m duang dia gio hanh chinh .c:ip huy n, cip xa
bi pha va, bi n d?ng do tac d(>ng cua qua trinh dau tu phat trien kinh te - xa h9i,
do V?n d(>ng cua dia chftt tv nhien.
+ Xac dinh cµ th duang dja gi&i hanh chinh c p h;uy?n, c p xa tren thvc
dja theo cac Nghi djnh, Nghi quy t c a Chinh ph ve die1;1 chinh, dja _gi&i hanh
chinh c§.p huy?n, c p xa va theo Quyet djnh ,cua cap c6 ham qu,Yen ve, vi c xac
djnh dja gi6i gifra cac dan vi hanh chinh cap huy?n, cap xa de chuyen ve len
ban d6 dja gi6i hanh chinh.
- Thai gian hoan thanh: Quy IV/2014.
III. TO CHUC THl/C HitN
1. Cac Be), nganh va cac tinh, thanh ph6 tn,rc thu,◊c Trun uong can ctr
trach nhi?m tri n khai thvc hi?n Dv an quy dinh t?i Quyet djnh so 513/QD-TTg
6
ngay 02 thang 5 nam 2012 cua Thu tu6ng Chinh phu, QuySt djnh s6 785/Q0-
BNV ngay 31 thang 8 nam 2012 cua BQ truong Be) N(>i V\l va KS hO?Ch nay
dS chu d(>ng tf> chuc triSn khai thvc hi n hoan thanh s6m so v6i KS hO?Ch.
2. Giao V\l trucmg V\l Chinh quySn dia phuang, Giam d6c Ban Quan ly
Dv an 513 lam dftu m6i lien h gifra cac don vi chuyen mon lien quan thu(>c cac
B9, nganh Trung uang, Thanh vien Ban Chi dc;i.o triSn khai thvc hi n Dv an va
cac dia phuang trong qua trinh tf> chuc triSn khai thvc hi n KS hoc;i.ch.
3. Dinh ky hang thang ho?c d(>t xu t theo yeu cftu cua Ban Chi d?o, cac
Be), nganh, dia phuang c6 trach nhi m bao cao tinh hinh va kSt qua triSn khai
thvc KS hoc;i.ch (qua V\l Chinh quySn dia phuang, Be) N(>i V\1) dS tf>ng hqp bao
cao Ban Chi d?O va Be) trucmg Be) N9i V\l.
Tren day la KS hoc;i.ch triSn khai thvc hi n Dv an hoan thi?n, hi?n dc;i.i h6a
h6 so, ban d6 dia gi6i hanh chinh va xay dlJilg ca so du li u v dia gi6i hanh
chinh trong nam 2014, Ban Chi dc;i.o d nghi cac Be), nganh, dia phuang chu
d(>ng ph6i hqp triSn Imai thvc hi n./.

Nui nh{m:
TRUONG BAN
- Van phong Chinh phu (Vv N9i chinh);
- Cac Thanh vien Ban Chi d o va T6 Gi(1p vi c Ban
Chi d o tri n khai thv·c hi n D\r an 513;
- UBND va Sc>' N9i v 1 cac tinh, thanh
ph6 tr\l'c thu9c Trung uang;
- B9 tmong NguySn Thai Binh (d bao cao);
- Th(r tmcrng NguySn Duy Thang;
- Luu: VT, CQDP (4b).

THUTRUONG
Nguy n Duy Thang

7
B(> N(>I Vl) C(>NG HOA XA H(>I CHU NGHiA VItT NAM
f><)c l*p - TJ! do - H mh phuc
S6: L7fi /HD-
BNV Ha N9;, ngayl9 thang 7 nam 2011

HUONG DAN
Ve cong tac dim t o, boi dUO'IJg can b(>, cong chuc xa doi vm cac tinh,
thanh pho trt,rc thu(>c Truog UO'Dg giai do n tir nam 2011 den nam 2015 di
tht,rc hi n Quyet dinh so 1956/QD-TTg cua Thu tuong Chinh phii

M'-;Ic tieu, nhi¢m V'-;l dao t';lo, b6i duong can b(>, c6ng chuc xa giai do 2011 -
2015 ci'.1a De an "Dao t';lo nghe cho lao d9ng n6ng thon den nam 2020" (sau day g9i
tat la De an) duqc Thu tu6ng Chfnh phu phe duy¢t t';li Quyet djnh s6 1956/QD-Tfg
ngay 27/11/2009 da xac dinh la: Dao t';lo, b6i due1ng nhllm nang cao kien thuc, nang
lJ!c quan ly hanh chfnh, quan Iy kinh te - xa h◊i theo chuc danh, vj trf lam vi¢c dap
ung yeu diU cong tac lanh d';lO, quiin ly; dieu hanh va thlJC thi c6ng V'-;J cho khming
500.000 luqt can b<), cong chuc xa trong ca nuoc. Hang nam t6 chuc dao t';lo, b6i
duong b1nh quan cho khoang 100.000 luqt can b<), c6ng chuc xa va can b<) ngu6n,
blnh quan tir 10 - 12 luqt can b<), cong chuc m6i xa duqc dao t<;to, b6i duong.

D thJ!c hi¢n ffi'-;JC tieu, nhi¢m Yl;I cua De an, B¢ N(>i V'-;J huong dAn thlJc hi¢n
nhii"ng n(>i dung c6ng vi¢c trong giai do';ln tir nam 2011 - 2015 nhu sau:

1. B◊ N<)i Yl;I da chu trl va phoi hqp voi cac ca quan, t6 chuc bien so b<) tai li
¢u b6i duong ve kien thuc tin h9c va 24 b() tai li¢u b6i duong cho cac chuc danh
can b<) chuyen trach va cong chuc chuyen mon b xa chia theo 2 vung d6ng b ng va
trung du, mi n nui, vimg dan t<)c; thoi gian boi duong theo m6i b¢ tai li¢u kh6ng
· qua 2 thang. Sau khi hoan thanh cac b¢ tai li¢u, B◊ N¢i Yl;I se t6 chuc cac kh6a t p
huan giang vien va cac lop b6i due1ng thf di m d6i voi can b¢, cong chuc xa vao
cu6i nam 2011 va nam 2012 de rut kinh nghi¢m, hoan thi¢n va ban hanh cac b¢ tai
li¢u. Tir nam 2013 den 2015, cac dja phuang se sir d'-;Jng cac b¢ tai li¢u nay di t6
chuc dao l';lo, boi duong can b¢, c6ng chuc xa.

2. Sa N◊i Yl;l cac tinh, thanh ph6 trlJC thu<)c Truog uang:
a) Tien hanh dieu tra, khao sat nhu cau va xay d\Jfig Ke h•J';lch t';io, boi due1ng
can b¢, cong chuc cap xa nam 2011, xay dlJng Ke ho';lch t';io;, boi duqng can b◊,
cong chuc xa giai do 2011 - 2015 trlnh Dy ban nhan dan t:ap tinh phe duy t.
Trong ke ho ch dao t o, b6i duang can b¢, c6ng chuc cap xa hang nam, can xac
dinh ro chi tieu, n(>i dung, kinh phi dao te;1.o, b6i duong can b◊, c6ng chuc xa theo
Dean.
b) Nam 2011 - 2012, kinh phi phan b6 thtJc hi¢n De an duqc t p trung cho vi¢c
dao t<;10, boi du6'ng d<;1t chuftn ve trlnh d() theo quy dlnh d6i v6i tung chuc danh can
b¢, cong chuc xa va t6 chuc cac kh6a boi du6'ng thi di m nang cao kien thuc, nang
lgc quan ly d6i voi can b9, cong chuc theo cac b() tai li¢u do B◊ N¢i V1;1 bien so<;1n va
hu6ng dan. UiI tien d6i cho can b(), cong chuc xa thu()c 4.790 xa kh6 khan cua:62
huy¢n ngheo, cac xa cua 30 huy¢n c n ngheo, 74 huy¢n vimg nui, bien gioi, hai
dao, vung dan t(>c thu9c cac dia phucmg.

c) Tu nam 2013 - 2015, kinh phi phan b6 thlJc hi¢n De an duqc t p trung cho
vi¢c boi du6'ng nang cao kien thuc, nang llJc quan ly d6i voi can b(>, cong chuc theo
cac b(> tai li¢u boi du6'ng can b(>, cong chuc xa do B(> N(>i V1;1 ban hanh.

d) So N(>i V1;1 la co quan dau m6i b dja phucmg l p ke ho<;1ch, dlJ toan kinh phf
dao t:;to, b6i du6'ng can b(>, cong chuc va quan ly, su dt;mg kinh phi dao t<;10, boi
duang can b(), cong chuc xa duqc phan b6 theo De an. Hang nam, l p bao cao ket
qua dao t<;to boi du6'ng, bao cao ke ho<;1ch va dt_r toan kinh phi dao t<;10, b6i duoog can
b(>, cong chuc xa cua nam tiep theo lien ke theo Mau 1 va Mau 2 (kem theo) giri ve
B◊ N()i V1;1 (qua V1:1 Dao t<;10, boi du6'ng can b◊, cong chuc) tru6c 31/1. BQ N(>i V1;1
se t6ng hqp bao cao cua cac dia phucmg giri B◊ Lao d9ng - Thucmg binh va Xa h(>i
l p dg toan tht_rc hi¢n De an chung cho ca nu6c giri B◊ Tai chfnh thAm dinh di
trlnh Thu tu6ng Chinh phu quyet dinh. Rieng ke ho<;tch va dt! toan kiilh phi dao t
o, b6i
du6'ng can .b◊, cong chuc xa nam 2012 bao cao ve V1:1 Dao t<;10, b6i du6'ng can b◊,
cong chuc (theo Mau 1) truoc 10/8/2011. • • • ••• ••

d) Tien hanh ky ket hqp dong voi cac co so dao t<;10, b6i du6'ng c6 du tu each
phap nhan, ruing 11:l'c, dieu ki¢n theo quy djnh cua Nha nu6c de t6 chuc cac kh6a dao
t<;10, boi duang can b9, cong chuc xa theo ke ho<;1ch, kin_h phi, chucmg trinh n(>i
dung dao t o, boi du6'ng da xac dinh; bao dam hi¢u qua sir d1:1ng kinh phi va chat
luqng dao o, boi du6'ng theo yeu cau cua De an.

e) Chu trl va ph6i hqp v6i cac co quan co lien quan don d6c, kiem tra, giam sat
cac casb d tH;;to, boi du6'ng duqc giao t6 chuc cac kh6a dao t<;10, boi du6'ng can b
¢, c6ng chuc xa trong vi¢c thl!c hi¢n chucmg trinh, ke ho<;1ch dao t<;10, b6i du6'ng da
ky
ket. Bao dam vi¢c l p dlJ toan, quan ly va su d1:1ng kinh phi tu ngan sach nha nuoc
danh cho cong tac dao tc;io, boi duang theo cac che d9 quy djnh t i Th6ng tu s6
139/2010ITT-BTC ngay 21/9/2010 cua 8¢ Tai chfnh. •

f) Ph6i hqp voi cac co quan c6 lien quan b Trung ucmg va dja phucmg thlJc hi¢n
giam sat, danh gia cac chi tieu ve dao t<;10, boi duang can b9, cong chuc xa b cap
tinh va cap huy n theo H¢ th6ng chi tieu giam sat, danh gia thtJc hi¢n De an "Dao
t<;io nghe cho lao·d()ng nong thon den nam 2020" do B◊ Lao d()ng - Thucmg binh va
Xa hc;)i ban hanh.

: g) Chufin bj cac bao cao ve dao t o, boi du6'ng can b◊, c6ng chuc xa theo·pe
an ph1:1c V1;I cac cu9c h()i nghi, cac dqt ki m tra theo hu6ng dAn cua ca quan co
2
thAm quyen b Trung l'ong.

2
h) Ph6i hqp v6i Sa Lao d(>ng - Tinrong binh va Xa h¢i, Sa Nong nghi¢p va Phat
trien nong thon va cac co quan co lien quan a dla phuong tham muu cho Uy ban
nhan dan c p tinh tien hanh so ket hang nam va t6ng ket 5 nam (giai do n 2011 -
2015) ve cong tac dao t o, b6i duang can b(>, cong chuc xa thl!c hi¢n theo De an va
gui bao cao ve B9 N¢i Y1:1 (qua V1:1 Dao t<;to, boi duang can b¢, cong chuc) de t6ng
hqp chung trong ca nu6c bao cao Thu tu6ng Chinh phu.
Tren day la m9t so n(>i dung hu6ng dftn Sa N¢i Y1:1 cac tinh, thanh ph6 trl!c
thu9c Trung uong ve t6 chuc thl!c hi¢n cong tac dao t o, b6i duang can b¢, cong
chuc xa theo De an "Dao t o nghe cho lao d(>ng nong thon den nam 2020" giai
do n tu nam 2011 - 2015. Trong qua trinh thl!c hi¢n, neu co 6n cic thi Sa N9i
v9 phan anh btmg van ban ve B¢ N9i Y1:1 de xem xet, giai quyet

KT. BO TRUONG
Nui nh<J,n:
- So N¢i Vl_J cac tinh, TP. trt!
THlJTRUONG
C thu9c TW (M thlfc hi¢n);
- UBND cac tinh, TP. trlfc thu9c TW;
- 89 tnrcm.g (d b/c);
- TT. Nguy n Tien Dinh;
- 8¢ LDTBXH;
- Van phong Chfnh phu;
- Luu: VT, VI} DT (2).

_ Nguy n Tien Dinh

3
Mau 1
UBND TiNH (TP)................ CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VI T NAM
SO N(H V
D«)c l p - Tl! do - H nh phuc
So: /BC-SNY

BAO cA.o
Ke ho;,tch va kinh phi dao o, boi dmmg can b(>, cong chuc xa
tha,c hi n Dean"Dao t;,to nghe cho lao d(mg nong thon den nam 2020"
Nam 201...
(Kem rheo Huffng &fn sif IHD-BNV ngay rhang 7 niim 2011 rua B(J N(Ji v )

So TT N(>idung S616'p So hqc vien Kinh phi


I Dao t<;10 ming cao tr1n h d() •••••••••• .......... ..........
I Dai hoc .......... .......... ..........
Nganh .......... •••••••••• ••••••••••
Nganh .......... .......... ..........
.......... .......... .......... ..........
2 Cao ding •••••••••• .......... ••••••••••
Nganh .......... .......... ..........
Nganh •••••••••• .......... ••••••••••
•••••••••• .......... .......... ..........
I 3 Trung dtp
Nganh •••••••••• .......... ••••••••••
Nganh .......... •••••••••• ••••••••••
·······•········· ky •••••••••• .......... •·••••••••
II Boi ducmg kien thuc, ming •••••••••• .......... ..........
I Can bo chuyen trach dang, doan tht .......... •••••••••• ••••••••••
2 Chu tich, Pho Chu tich HDNDvaUBND .......... .......... ..........
3 Cong chvc chuyen mon •••••••••• .......... ..........
Trvang Cong an xa .......... •••••••••• ..........
Chi huy trvang quan slf xa •••••••••• •••••••••• ..........
D!a chfnh - Nong nghi¢,p - Xay d'!ng va
Moi trvang .......... •••••••••• ..........
Tv phap - Ho tich .......... ••·••••••• ••••••••••
Tai chfnh - Ke toan .......... .......... ••••••••••
Van h6a - Xa hqi ..,....... .......... ••••••••••
Van phong - Th6ng ke .......... •••••••••• ••••••••••
4 B6i duong tin h9c •••••••••• •••••••••• •·••••••••
5 B6i dvong khac (n€u c6) .......... .......... ..........
••••••••••••••••• .......... .......... ••••••••••
Ho t dc)ng khac (Ho;:it d9ng chi dc:10, di u
Ill hanh,quan ly, kitm tra, h◊i nghj...) ..........
Tong c(>ng .......... .......... ••••••••••

.........., ngay ... rhang ... niim 201...


GIA.M o6c
(Ky ten, dong dau)
Mu 2
UBND TINH (TP)................ C(>NG HOA XA H(>I CHU NGHiA VItT NAM
SO N(>I Vl) l>(>c l p - T-, do - H mh phuc
S6: /BC-SNV

BAO cAo
Ket qua cong tac dao t o, boiducmg can b(>, cong chuc xa
th1._tc hi n l>e an "l>ao t o nghe cho lao d(mg nong thon den nam 2020"
Nam 201...
(Kem theo Hllcmg ddn st/ IHD-BNV ngay thong 7 niim 2011 cua B<) N9i Vl;l)
I
So TT So hQC vien Kinh phi
i N()idung S616'p
i
!
I
I
Bao t o nan2 cao tranh d(> .......... .......... ..........
i Dai hoc, cao ding
I Nganh ........... •••••••••• ••••••••••
- Nganh .......... •••••••••• ..........
••••••••••••··••· .......... •••••••••• ..........
2 Trung d'p
Nganh ·••••••••• •••••••••• •·••••••••
I
I
Nganh •••••••••• - •••••••••• ••••••••••
I
r
••••••••••••••••• •••••••••• .......... ••••••••••
i
II Boi duong kien thuc, ky nang
•••••••••• .......... ..........
I
I
I- I Can b9 chuyen trach dang, doan the .......... ..........
,')., ••••••••••
I
I Chu tich, Ph6 Chu tich HDND va UBND .......... .......... ..........
I 3 C6ng chCrc chuven m6n .......... .......... ..........
i
Tn.rcrng C6ng an xa .......... .......... ..........
Chi huy tn.rbng quan SIJ X3 •••••••••• .......... ·•••••••••
Dia chfnh - Nong nghi p - Xay dtfng va
M6i tn.rong •••••••••• .......... ••••••••••
I
T11 phap - Ho tich •••••••••• .......... ..........

b
Tai chfnh - Ke toan •••••••••• .......... ••••••••••
Van h6a - Xa h¢i .......... .......... ••••••••••
Van phong - Thong ke ......... .......... ..........
B6i d116"ng tin h9c . .......... ..........
B6i dtrcrng khac (neu c6) .......... •••••••••• ••••••••••
I

.
······••········· .......... .......... ·•••••••••
Ho<;tt d(>ng khac (Ho t d¢ng chi dc:10, di ..........
Ill u ..........
hanh,quan ly, ki m tra, h9i ngh!...) ·•·•••••••
······•·····
.......... ..........
'--·-·· T6ng c()ng ..........
........... ngay ... thang ... nam 201...
GIAMB6C
(Ky ten, dong dau)
H(>I DONG NHAN DAN
C(>NG HOA XA H(>I CHU NGHiA VI T NAM
THANH PHO HA N(>I
BQc lip -Tl}' do - H nh phuc
S6: 04/2015/NQ-HDND Ha N9i, ngay OJ thang 12 niim 2015

NGHJ QUYET
V nhi m vy phat tri n kinh_ t - xa hQi nam 2016 ciia thanh ph6 Ha NQi

HQI BONG NHAN DAN THANH PHO HA NQI


KHOA XIV, KY HQP TlllJ 14
(Tu ngay 01/12 din ngay 04/12/2015)

Can cu Lu t T6 chuc IIDND va UBND ngay 26/11/2003;


Xet cac bao cao cua UBND Thanh ph6, Toa an nhan dan Thanh ph6,
Vien kiSm sat nhan dan Thanh ph6; bao cao thfun tra cua cac Ban IIDND Thanh
ph6; y kiSn cua Uy ban M t tr TB qu6c Thanh ph6; y kiSn cua cac d biSu
IIDND
Thanhph6,

QUYETNGHJ:

Bi u 1. Thong qua nhiem V\l phat triSn kinh tS - xa h9i (KT-XH) nam 2016
cua thanh ph8 Ha N9i nhu sau:
1. M{IC tieu t8ng quat: TiSp tl_lc d§.y m nh tai CO' cdu kinh tS, 6n djnh kinh
tS vi mo, cai thien moi truong ddu tu, nang cao nang Ive c tranh, thuc d§.y
san xudt kinh doanh, phfin d u tfic de'.) tang truong cao han nam 2015. Thvc
hien t6t an sinh, phuc lqi xa h9i, bao ve moi truong, cai thien dai s6ng nhan dan.
Ddy m phat triSn S\f nghiep van h6a, giao dl;lC, y tS. Lam t6t han cong tac
quan ly
quy ho ch, xay d\fllg, do thi va xay d\fllg nong thon m6i. Tang cuong qu6c
phong, an ninh, giu vung tr t tv an toan xa hc'.)i. Nang cao hieu qua cong tac
dBi
ngo Lva h9i nh p qu6c tS. TISp tl_lc thvc hien cai each hanh chinh, t6 chuc t6t
CUQC bAu cu d i biSu Qu6c hc'.)i va IIDND cac cfip nhiem ky 2016- 2021;
thgc hanh tiSt kiem, ch6ng lang phi; tang cuang phong, ch6ng tham nhfing.
2. Chi tieu chu yiu
(1) T6c de'.) tang t6ng san phfun tren dia ban (GRDP): 8,5 - 9,0% (theo
each tinh m6i); trong d6:. dich V\l 7,8 - 8,3%, cong nghiep - xay d\fllg tang 10,0-
10,5%, nong nghiep tang 3,5 - 4,0%;
(2) GRDP binh quan ddu nguai: 85 - 87 trieu d6ng;
(3) T6c d9 tang v6n dAu tu phat triSn tren dja ban: 11,0 -12,0%;
(4) T6c de'.) tang kim ng ch xudt kh§.u: 7,0 - 8,0%;
(5) Giam ty sufit sinh tho so nam tru6c: 0,1%0;
(6) Giam ty Ie sinh con thu 3 tra len so v6i nam tru6c: 0,1%;
(7) Giam ty 1 tre em du6i 5 tu6i bj suy dinh duong: 0,2%;
(8) Giam ty 1 h9 ngheo (theo chu n ngheo m6i) so v6i nam tru6c: 1,3%;
(9) Ty l? thdt nghi?p khu vµc thanh thj: <4%;
(10) Ty 1 lao d9ng (dang lam vi c) qua dao t o: 57%;
(11) Ty 1 nguoi clan tham gia bao hiSm y tS: 79,8 %;
(12) Sd xa, phuang, thi trfui d;;it chu§.:n. qudc gia vS y tS (theo chufui
m6i) tang them: 17 dcm vi;
(13) Sd truang cong l p d;;it chufrn qu3c gia tang them: 75 truang;
(14) Ty 1 he) clan cu dugc cong nh danh hi u "Gia dinh van h6a": 85,7%;
(15) Ty 1 lang (thon) duqc cong nh danh hi u "Lang (thon) van h6a": 55%;
(16) Ty 1 t6 clan ph6 dugc cong nh danh hi u "T6 clan ph6 van h6a": 70%;
(17) Ty 1 clan s6 thanh thi dung nu&c s ch: phk dfiu d t 100%;
(18) Ty l? clan s3 nong thon dung nu6c hgp v sinh:100%, trong d6, nu6c
Si;tch: 38%;
(19) S3 xa dugc cong nh di;tt tieu chi nong thon m6i tang them: 22 xa;
(20) Ty l? rac thai sinh ho1;1t thu gom va V?ll chuySn trong ngay: Khu vµc
do thi 98%; Khu vµc nong thon 87%;
(21) 100% C\}m cong nghi p xay d\Illg m6i di vao ho t d<)ng c6 tri;lffi XU
ly nu6c thai t p trung; 50% C\lffi cong nghi p da ho t d9ng co tri;tffi XU ly nu6c
thai t p trung.
3. Nhi m V\J tr{mg tam va giai phap chu y u
3.1. Phtit triln kinh ti
a. Ddy mr;mh tai ca cdu kinh ti, cai thi¢n moi trucrng adu tu, kinh doanh;
tang cu-irng thu hut adu tu, h6 tr(l doanh nghiip ady mr;mh san xudt kinh doanh va
h9i nhtjp.
T p trung cai thi n moi truang ddu tu, kinh doanh, nang cao nang lµc c
tranh, chi sd PCI, trQng tam la cai each trong cac linh vµc: quy ho ch, ddu tu,
dfit dai, xay d\!Ilg, cdp gidy chung. nh dang ky kinh doanh·, gidy phep ddu tu.
Tang cuang xuc tiSn dfru tu, huy d9ng ngudn lµc trong va ngoai nu6c cho
dfru tu phat triSn. Xay d\Illg va triSn khai t6t, dam bao hi u qua, tranh clan trai,
khong dS phat sinh ng ddu tu cong. Dem gian h6a thu t\lC c§.p gi§.y chung nh
ddu tu, thu hut v3n ddu tu FDI va quan ly sau cfip gidy chung nh dfru tu.
Ddy m cac giai phap thao go kh6 khan, thuc diy san xudt kinh doanh.
TiSp t\lC thvc hi n Chucmg trinh kSt n6i ngan hang - doanh nghi p. H6 trg doanh
nghi?p vay v6n tin d\lng v6i lai suit hgp ly. Tuyen truy n, t p hufui ph6 biSn
kiSn thuc vS h9i nh p qudc ts, vs chinh sach lien quan h9i nh p,v@ thi truang,
cong ngh m6i, chufui bi cac diSu ki n cful thiSt d@ chu d<)ng h9i nh p qu6c tS
khi Vi?t Nam chinh thuc tham gia hi p djnh TPP, hi?p h9i kinh tS Asean (ABC).
H6 trg nang cao thucmg hi u doanh nghi p. TiSp tvc sip xSp, c6 phfrn h6a va
thoai vdn doanh nghi p Nha nu6c; quan ly va nang cao hi u qua ho;;it d9ng cua
doanh nghi p sau siip xSp, thoai v3n, c6 phful h6a.

2
b. Phat tridn cac l'inh VlfC djch V¥.'
Ra soat quy ho1;1.ch, xay d\fllg danh m\lc cac dg an dfru tu Trung tam thuang
m1;1.i, chg dfru mf>i giai dol;l,Il 2016 - 2020; d§.y nhanh tiSn d<) cac dg an trung tam
thuang m i, sieu thi, chg tren dja ban. TiSp tl)c thgc hien CUQC v d<)ng "Nguai
Vift Nam uu tien dung hang Viit Nam"; chuang trinh binh fin gia, dua hang vS
vung xa trung tam, khu V\IC nong thon, khu cong nghiep. Nang cao hieu qua viec
hgp tac, lien kSt trao dBi hang hoa theo chuc3i giua Ha Nc}i v&i cac tinh bl;l.Il.
Tang cuong xuc tiSn thuang m i, nang cao chfit luQ'Ilg mfi'.u ma hang hoa,
ma
r<)ng va da dl;l,Ilg h6a thi truong xufit kh§.u.
Phat triSn cac linh V\IC djch V\l tai chinh - ngan hang, bao hiSm, cong nghe
thong tin, viSn thong, cac djch V\l giam djnh khoa h9c, djch V\l h6 trg kinh
doanh...T p trung triSn khai 02 dµ an logistics theo quy ho ch t i cac huyen Soc
San, Phu Xuyen. E>a d1;1,ng h6a ngu6n Ive phat triSn du ljch, dfru tu h clog du
ljch va nang cao chfit luQ'Ilg san phfun du ljch dga tren nSn tang c.ac gia tri di san
van hoa cua Thu do. Xay d\fllg thi diSm mo hinh lang ngh Vl;l.Il Phuc, Bat Trang
gful v&i du ljch. Quang ba di@m dSn du ljch Ha N9i 4ti cac thi truong khach du
ljch qu6c tS tr<;>ng diSm (Trung Quf>c, Nh t Ban, Han Qu3c, Tay Au, Uc...).
C. Phat tri§n cong nghifp:

Ban hanh co chS, chinh sach khuySn khich phat triSn cong nghiep, nhdt la
chinh sach vs dfft dai. Keu gQi dfru tu ldp dfry cac khu, Cl)m cong nghiep. Lga
ch9n nha dfru tu xay d\fllg khu cong nghiep s ch Soc San, c1=1m cong nghiep Van
Tg; ma r<)ng cac C\lffi cong nghiep: E>an PhuQ'Ilg, Phu Tue va E>1;1.i Thfulg. Toge
hien Chuang trinh tu vful thiSt ke mfi'.u san phfun thu cong my nghe.
Tai co cdu r,ac nganh cong nghiep, tang nhanh cac nganh c6 ham luQ'Ilg
cong nghe cao. Ra soat hat triSn cac san phfim cong nghiep chu lgc, miii nh9n
giai dol;l,Il 2016-2020. E>ay m phat trien cong nghiep cong nghe thong tin,
Cong nghe v t Heu m&i, thi8t k8 che t1;1.o, co khi chinh xac, thi8t bi y tS, <luge
phfim, hoa my ph , cong nghiep ph1=1c V\l phat triSn nong nghiep va kinh t
nong. thon; phat trien.cong nghiep ho trg, nhat la trong linh V\IC co dien tu, che
t1;1.o may, phuang tien v n tai.·oam bao cung cffp dien cho san xufit kinh doanh
va sinh ho t cua nguai dan.
d. Phat tridn nong nghifp va nong than:
E>fiy m nh chuang trinh xay d\fllg nong thon m&i, hoan thanh k8 ho ch d6n
diSn d6i thira, tang cuong dfru tu k8t cffu h tfuig nong nghiep, nong than, phdn
dffu tang them 22 xa d1;1.t tieu chi nong thon m&i, 3- 4 huyen d1;1.t tieu chi
huyen nong thon m&i. E>Ay m nh co gi&i h6a nong nghiep sau d6n diSn d6i
thira, cac mo hinh san xufit nong nghi p ung d\lng cong ngh cao. Xay d\fllg,
diSu chinh cac co chS, chinh sach h6 trg phat triSn san xufit nong nghiep, xay d\
fllg h tfuig nong thon.
Ma r<)ng <lien tich gieo tr6ng lua chdt luQ'Ilg cao, chuySn dBi <lien tich lua
khong hieu qua sang cac lo i cay, con c6 gia trj kinh t8 cao han; tang <lien tich
va san luQ'Ilg cac lo1;1.i cay trBng co thi truong t6t (ngo, d u tuang, rau an toan,
hoa cong ngh cao...). ChuySn d6i tu chan nuoi nho le phan tan sang phat triSn
3
chan nuoi trang tn;1i, gia tn;1i theo huong dam bao an toan djch b nh va ung d\mg
cong ngh cao. Tang di n tich nuoi tr6ng thuy san, khuySn khich nuoi tr6ng thuy
san tham canh, ung d\mg cong ngh? cao, an toan djch b nh (GAP). Nhan r9ng di?
n tich san xufit nong, lam, thuy san c6 hi u qua nhu lua chfit luQ11g cao, rau an
toan, cay an qua, hoa cay canh, chan nuoi cong nghi p, kinh tS trang tr i, nuoi
thuy san t p trung. KhuySn khich, t o diSu ki n thu n lgi cho cac doanh nghi p
dAu tu vao nong nghi?p nong thon, phat triSn cac mo hinh san xufit theo huong
lien kSt ch t che kinh tS h9 v&i doanh nghi p, thi truong. TiSp 1:\lC phat triSn cac
chu6i cua hang ban nong san an toan, tru&c milt t p trung t i cac chg, khu dong
dan cu. Phong chdng dich b nh cho cay tr6ng, v t nuoi, cham soc va phat triSn
rung. Dam bao cong tac phong chf>ng l1=1t bao trong mua mua lfi.
TiSp 1\IC cung cd, hd trg va nang cao chfit luQ11g, hi?u qua san xufit kinh
doanh cua cac HTX nong nghi p. T o diSu ki n cho h9 nong dan cho thue dfit,
tfch t\l t p trung dfit. Xay dµng va thµc hi?n chuang trinh bao tBn va phat triSn
lang nghS.
3.2. Phat triin cac linh V(l'C xii h9i
a. Viin h6a - thi thao: TiSp 1:\lc thµc hi n phong trao "Toan ddn doim kit
xdy d1P1g dai s6ng viin h6a ", cung cf> va xay dµng moi truong van h6a lanh
m . Ban hanh va triSn khai thµc hi n c6 hi u qua B9 Quy tile ung xu nai cong
c9ng, quy chS vs dAu tu, quan ly Va khai thac cac thiSt chS van h6a, thS thao.
Tang cuong quan ly IS h(>i, ho t d9ng van h6a, thS thao, quan ly tf>t cac di tich
lich su, van h6a. L p quy ho ch bao t6n, ton t o cac khu di tich dugc xSp h g
la di tich qudc gia d c bi t, di tich lich SU va kiSn true ngh? thu t (Chua ThAy,
khu V\IC nui da Sai San, PhuQ11g Ca.ch - huy?n Qudc Oai). Bao t6n, ton t o va
hoan thanh bao cao nghien cuu kha thi cac di tich thu9c khu V\IC trung tam di
tich ljch SU, kiSn true ngh thu t va khao cd C6 Loa, khu trung tam Hoang
Thanh Thang Long,... Phat triSn thS thao quAn chung va thS thao thanh tich cao.
DAu tu nang cao ch§.t luQ11g ph1=1c V\l ho t d9ng, t p luy?n cua v n d9ng vien
va hufin luy n vien.
b. Giao dl:lc - dao tgo:
D6i m&i can ban cong tac quan ly giao d1=1c, dao t o, bao dam dan chu,
thf>ng nhfit, tang quySn u.r chu va trach nhi m cho cac ca sa giao d\lC dao t o;
tich C\IC b6i duong giao vien, phful d§.u 35% giao vien THPT c6 trinh d9 tren
chufin. Xay dµng d9i ngfi chuyen gia c6 trinh d9 cao, dap ung yeu c u h9i nh p.
Hinh thanh d9i ngu giao vien nong cdt d y cac mon khoa h9c u.r nhien bing
tiSng nu&c ngoai trong truong chfit luQ11g cao va truong THPT chuyen. Xay
dµng va thµc hi n kS ho ch tuySn d1=1ng giao vien ngo i ngu cac clip h9c theo
hu&ng chufin h6a.
Hoan thi n cac chinh sach, ca chS tai chinh tang cuong ca sa v t chfit
nganh giao d1=1c. B6 sung truong lap, ma r9ng di n tich khuon vien truong h9c
dam bao d t chufin; xay dµng truong h9c trong cac khu do thi m&i, khu cong
nghi?p, khu tai dinh cu. Tung bu&c hi n d i h6a ca sa v t chAt ky thu t, d c bi?t
la h;;i tfulg cong ngh? thong tin. T p trung dAu tu xay dµng, phat triSn cac ca sa

4
giao dvc cong l p bao dam tung bu&c hoan thanh mvc tieu ph6 c p; tang s6
lugng h9c sinh dugc h9c 2 bu6i/ngay.
Nang cao chdt lugng giao dvc nghS nghi p, ty 1 va chdt lugng lao d9ng
qua dao t o; thµc hi n co hi u qua dS an d y nghS cho lao d9ng nong thon
dSn
nam 2020. Chu tr9ng dao t o ngufin nhan h,rc chdt lugng cao, h9i nh p. Dao t o
nghS ca di n tu cdp d9 qu6c tS, cong ngh o to cfip d9 ASEAN. Ddy m nh cong
tac xa hc'.)i hoa giao dvc, dao o va d y nghS.
C. Khoa h9c - cong ngh¢: Chu tr9ng phat triSn va ung dvng thanh t\l'U khoa
h9c cong ngh phvc V\l phat triSn KT-XH va qu6c phong - an ninh. Ddy m
ddu tu xay dvng ca s& h tdng khoa hQC cong nghe: Trung tam giao djch cong
nghe thuang uyen, Trung tam Cong nghe Sinh hQC va Cong nghe Thµc phdm.
TriSn khai dam bao tiSn d9' cac dS tai, dµ an theo phuang thuc tuySn ch9n, xet
ch9n. Hfi trq doanh nghiep phat triSn tai san s& hiiu tri tu .
d. Thong tin - truy€n thong: Ddy m cong tac thong tin, tuyen truySn,
cong khai, minh b ch chu truang, chinh sach cua Dang, Nha nu&c va cua Thanh
ph6; kiSm soat t6t thong tin m g. Phat triSn h tdng cong nghe thong tin, m ng
lu&i buu chinh viSn thong. TriSn khai cac giai phap thµc hien dS an s6 hoa
truySn hinh, phat song truySn hinh mij.t ddt dSn nam 2020 theo 19 trinh. Hoan
thanh ca s& du li u, h th6ng thong tin quan tr9ng, cac djch vv cong trµc
tuySn
muc d9 3, muc d9 4. TiSp tvc ra soat, cong nh khu.cong nghiep cong nghe
thong tin t p trung. Xay dµng va triSn khai thµc hien Chuang trinh cong nghe
thong tin Thanh ph6 giai do 2016-2020.
e. Y ti: Nang cao chfit lugng cong tac kham chua benh va cham soc sue
khoe n uai dan. Quan ly chij.t c e chfit,lugng ho t d9ng kham chua benh.,M&
r9ng doi tugng tham gia bao hiem y te. Nang cao hieu qua cong tac y te dµ
phong, chu d9ng phong, ch6ng djch benh. Ddu tu phat triSn h tdng nganh y tS,
t p trung ddu tu hoan thanh 4 benh vi n: Soc San, Qu6c Oai, Phu Xuyen, Benh
vien Tam thdn My Due; ddy nhanh tiSn d9 xay dµng benh vien: Dong Anh,
Xanh Pon, Nhi, MeLinh,.Thanh Nhan, Phv San; Ba Vi,...Thµc hien hieu qua 0S
an- thu hut ngu6n lµc y' ba.c- sy va DS an phat-triSn cac linh V\TC miii nh9n y
tS Thu do. Tang cuang hgp tac vm cac benh vien ddu nganh cua Trung uang, cac
qu6c gia khac va t6 chuc qu6c tS. KhuySn khich phat triSn y tS ngoai cong l p va
hinh thuc hqp tac cong - tu.
Tang cuang quan ly nha nu&c vS san xufit, nh p khdu, luu thong, cung ung
thu6c chua b nh va linh vµc hanh nghS y duqc tu nhan. Cung c6 m g lu&i luu
thong, phan ph6i va cung ung thu6c. Tang cuang thanh tra, kiSm tra chfit lugng
ve sinh an toai1 thµc phdm.
f Dam bao an sinh xii h9i:
Tang cuang giai quySt vi c lam. Hoan thanh quy ho ch m ng lu&i trung
tam djch vv viec lam. Thµc hien ddy du, kip thai chS d9 chinh sach v&i dBi
tugng bao trq xa h9i, nguai co cong v6i each m g. Ban hanh tieu chi h9 ngheo
(m&i) giai do n 2016-2020; thµc hien cac giai phap giam ngheo, dam bao an
sinh xa h9i. Giai quySt co hi u qua cac vfrn d xa h9i buc xuc, t? n n xa h9i.
5
TiSp tvc thvc hi n ca chS h6 trg theo DS an thi diSm cai nghi n tv nguy n t?i
cac Trung tam chua b nh - giao dvc - lao d(>ng xa h(>i va Chuang trinh diSu td
Methadone. TiSp tvc thvc hi n chinh sach khuySn khich, h6 trg hoa tang dSn
nam 2020.
3.3. Cong tac quy hotJ,ch, quiin ly tr(i,t II!', xay d,p,g ilo thi, tai
nguyen va ciii thi?n ch8t lu(fng moi truung
Hoan thaIIB phe duy t cac quy hO?Ch chung va quy hO?Ch phan khu con l?
i. TiSp we ra soat, sira d6i, diSu chinh cac van ban quan ly d&u tu xay d\!fig,
quan ly h? t g ky thu t do thj. TriSn khai phat triSn khu V\!C do thj dQC hai ben
trvc duang Nh t Tan - N(>i Bai theo ca chS dugc Thu tu6ng Chinh phu phe duy
t.
Phat triSn m g luoi giao thong hi n d?i, triSn khai xay d\!fig cac cong trinh
giao thong, t p trung tuySn duang s t Nh6n - Ga Ha N(>i. Ph3i hgp v6i B(> Giao
thong V n tai triSn khai cac tuySn duang s t do thj, hoan thaIIB va dua vao v
hanh tuySn Cat Linh - Ha Dong, nut giao c&u Thanh Tri.
TiSp we thvc hi n cac mvc tieu dam bao tr t tv xay d\!fig va van minh do
thi, dam bao tr t tv, ky cuang an toan giao thong, h?n chS un t c, tai n giao
thong; xay d\!Ilg cac c&u vugt, cai t?O, xay d\!fig l?i cac cftu ySu.
TiSp We ch9n nam 2016 la ''Niim trq.t tt:r va viin minh do tht". Tang cuang
kiSm tra, giam sat xay d\!fig theo quy hO?Ch va gi y phep xay d\!fig. Thvc hi n
co hi u qua vi c khai thac, sir d1=mg h6 nu6c, cong vien, vuan hoa, san chai, cay
xanh, h th6ng chiSu sang. Nang cao ch&t lugng xa h(>i hoa cac djch V\1 do thj.
Mo r{mg m?ng lu6i c&p nu6c s ch t p trung i cac qu , huy n: Nam Tu Liem,
B c Tu Liem, Thanh Tri, Gia Lam va m9t s6 khu V\!C thu(>c cac huy n: Soc
San, Me Linh, Hoai Due, Dan Phugng, Thanh Oai, Chuang My.
Tang cuang kiSm tra, giam sat, xir ly cac sai ph trong qua trinh thvc
hi n quy ho?ch, kS ho?ch sir d1=1ng dfit, giao dfit, cho thue dfit, chuy@n mvc
dich sir dvng dfit, cac d\! an sir d\lfig d&t nhung ch triSn khai, dS hoang hoa.
TiSp tvc thvc hi n kS hO?Ch phat triSn nha 6 giai do 2016 - 2020; phat triSn
nha 6 xa h(>i ph1=1c V\l dBi tugng thu nh p thfip; ra soat chuySn d6i cac dv an
nha o thuang m?i sang nha 6 xa h(>i...Tang cuang cong tac quan ly ho?t d9ng
khai thac khoang san, chu d(>ng phong, ch3ng va xir ly nghiem cac ho?t d(>ng
khai thac khoang san trai phep.
Hoan thanh dv an cai t o h th3ng thoat nu6c nh m cai thi n moi truang
giai do 2; cai t?O, xay d\!fig h th6ng thoat nu6c luu V\!C song Nhu . Xir ly
m(>t s6 diSm ung ng p eve b(> trong khu V\!C n9i thanh. TriSn khai d&u tu Nha
may xir ly nu6c thai Yen Xa. Hoan thaIIB xay d\!Ilg tr xir ly nu6c thai C\lffi
cong nghi p Binh Phu va Phu Thj. TriSn khai xay d\!Ilg tr xir ly nu6c thai t?i
06 cvm cong nghi p: Ng9c Hoa, Ng9c San (Chuang My), Phu Thjnh (San Tay),
Lien Phuong (Thuang Tin), Lien Ha (Dan Phugng) va cvm cong nghi p thj trfin
Phuc Th9 (Phuc Th9). TiSp tvc d&u tu, hoan thaIIB cac cong trinh xir ly rac thai,
nu6c thai t i khu xu ly ch&t thai r Nam San (Soc San) va Xuan San (thj xa San
Tay), cac huy n: Chuang My, Hoai Duc,...D§.y m xa h(>i hoa d&u tu xu ly rac
I.
• thai tren dja ban cac huy n ngo?i thanh.

6
3.4. An ninh, qu8c phbng va ctic ho(lt dvng dBi ngo(li
Dam bao an ninh, an toan tuy t dBi cac sv ki n: D i hQi Dang toan qu6c 1§.n
thu XII, bftu cu d i biSu Qu6c h9i va HDND cac c!p nhi m ky 2016 - 2021. Tang
cuong quan ly nha nu6c vs an ninh tr t 1\l', nh!t la quan ly nhan kh!u, quan ly
lao d9ng, quan ly cac ca sa kinh doanh, djch V\l c6 diSu ki n vS an ninh tr t tv,
quan ly vu khi, v t li u n6,...D!y m CUQC dftu tranh phong ch6ng cac lo i t9i
ph m, t n xa h9i. Chu trc;mg dam bao an ninh nong thon, khong dS xay ra
"diSm n6ng" vs an ninh, tr t tv an toan xa h(>i.
TiSp tl_lc tang cuong citng c6 tiSm Ive qu6c phong, xay d\filg khu vvc
phong thu thanh ph6 Ha N(>i ngay cang vfmg chilc. T p trung xay d\filg Ive
luc,mg vu trang ngay cang vfmg m nh. Duy tri nghiem chS d(> sful sang chiSn
d!u, tim kiSm cuu n , nang cao chit luc,mg huftn luy n, xay d\l'Ilg Ive luc,mg,
giao d\lC an ninh qu6c phong, d(>ng vien tuySn quan, cong tac phong khong
nhan dan, di@n t p khu vvc phong thu, phong ch6ng khung b6, thvc hien tfit
chinh sach h u phuang quan d(>i, dBi ngo i quan sv. Tang cuong ca sa v t
ch t,
phuang tien cong tac tim kiSm cuu h(>, cuu n , phong ch6ng chay n6 cho Ive
luc,mg vu trang Be) Tu 1enh Thu do cung cac Ive luc,mg khac dam bao an ninh
chinh tri, tr t 1\l' an toan xa h<)i tren dja ban thanh ph6 Ha N<)i.
Tang cuong tuyen truySn, hu6ng dful cac ca sa, khu dan cu thvc hien cac
quy dinh vs phong, ch6ng chay n6. Thuong xuyen kiSm tra, kiSm .soat cong tac
phong ch6ng chay n6, d c biet la cac khu vvc c6 nguy ca cao vS chay n6 va c6
bien phap XU ly m cac diSm vi ph .
Hoan thien hanh lang phap ly cho ho t d(>ng dBi ngo i. Chu trc;mg cac ho t
d9ng hqp tac qu6c tS vs khoa hQC va cong nghe, xuc tiSn dftu tu, thuang m i,
quang ba du lich. D!y m nh cong tac d6i ngo i, tang cuong tuyen truySn, quang
ba, gi6i thieu vs Thu do vm b be qu6c tS. Chu d<)ng phfii hqp ch t che v6i cac
bQ, nganh Trung uang trong nhung v§.n dS lien quan dSn ca chS, chinh sach d c
thu cua Thanh phfi. Thvc hien t6t cac n(>i dung, dv an hqp tac, giao luu kinh tS,
van h6a v6i cac tinh, thanh phfi trong ca nu6c.
3.5. Ciii each hanh chfnh; phbng, ch8ng tham nhung, lii.ng phi; giiii
quyit khiiu n(li, t8 ctio
TiSp tl_lc thvc hien hieu qua cong tac cai each hanh chinh, t o bu6c chuySn
biSn m nh vs ky lu t, ky cuang, y thuc, trach nhiem, chit luc,mg ph\lC V\l nhan
dan cua d(>i ngii can b9, cong chuc. Diy m nh ung d\lng cong nghe thong tin
trong ho t d9ng cua cac ca quan nha nu6c. Ra soat, chinh sua va b6 sung cac ca
chS, chinh sach theo hu6ng minh b ch, thong thoang, phu hqp v6i cac Lu t va
Nghi dinh m6i ban hanh.
Tang cuong cong tac ddu tranh phong, ch6ng quan lieu, tham nhiing, Hing
phi, d c bi t trong cac linh V\fC quan ly d&t dai, dAu tu xay d\filg, quan ly vfin,
tai san cua Nha nu6c. X ly kip thm, n¢1iem minh c c tt;rong ,hQ'P i phi;un. N
g cao hi u qua giai quyet khieu n i, to cao; h n che thap nhat khieu kien,
khieu n i
dong nguoi.

7
3.6. Tich thong tin tuyen truyJn, ttay mpnh phong trao thi tlua yeu
CIJ'C
nuuc, cac ho t d9ng cao diSm chao mung D i h9i Dang toan qu6c lftn thu XII,
chao mimg CUQC bftu cir d i biSu Qu6c h(>i va HDND cac cftp nhi m ky 2016-
2021. Nang cao chftt lugng cac ho t d9ng quan ly nha nu&c vS bao chi, xuftt ban,
thong tin tren h th6ng bao di n tu, m g xa h9i va cong tac thong tin d6i ngo i,
d c bi?t thong tin tuyen truySn vi c XU ly nhung vftn dS bao chi phan anh va du
lu quan tam.
3.7. TriJn khai xay d,pig ctic chuung trinh, ki hopch thgc hi n Nghi
quySt D i h9i Dang toan qu6c 1 thu XII, D i h{>i Dang b9 Thanh ph6 1 thu
XVI; xay d\filg va triSn khai thgc hi n KS ho ch phat triSn KT-XH va KS ho ch
dftu tu cong trung h giai do 2016 - 2020. Chuftn bi va t6 chuc t6t bftu cir d i
bi8u Qu6c h9i va HDND cac cftp nhi?m ky 2016 - 2021.
Di u 2. Giao UBND Thanh ph6 t6 chuc thgc hi n Nghj quySt.
Giao Thuong trgc HDND Thanh ph6, cac Ban, cac TB d i biSu, d i biSu
HDND Thanh ph6 va dS nghi Uy ban MTTQ Thanh ph6 giam sat vi c triSn khai
thvc hi n Nghi quySt nay.
IIDND Thanh ph6 keu gQi cac tftng lap nhan dan, cac lgc lm;mg vii trang,
cac cftp, nganh, MTIQ va cac doan thS Thanh ph6 n6 lgc phftn dftu thi dua hoan
thanh thfulg lqi kS ho ch phat triSn KT-XH nam 2016 cua thanh ph6 Ha N9i.
Nghj· quySt nay da duqc H9i d6ng nhan dan thanh ph6 Ha N9i khoa XIV,
ky hQp thu 14 thong qua ngay 01 thang 12 nam 2015./.t.-,

Nui nh(in:
- Uy ban Thucmg V\J Qu6c hQi;
- Chinh phu;
- Ban cong tac di;ii bi u cua UBTVQH;
- VP Qu6c hQi; VP Chfnh phu;
- Cac b{I, nganh Trung ucmg;
- Doan Di;ti bi u Qu6c hQi Ha N◊i;
- TT Thanh uy, HDND, UBND, UBMTTQ TP;
- Cac vi diii bi u HDND TP;
- Cac Ban Dang Thanh uy;
- VP TU, VP Doan DBQH&HDND, VP UBND TP;
- Cac scr, ban, nganh, doan the TP;
- IT HDND, UBND cac qu , huy n, thj xii; Nguy n Thi Bich Ngqc
- Cac C(J quan thong tan bao chi;
- Luu: VT.I.//,,
(,;"

8
CHINHPHU CQNG HOA XA HQI CHU NGHiA VItT NAM
Dqc lip - Tl}' do - Hfnh phuc

CONG THONG TIN DitN rif CHINB PHU Ha N(>i, ngay 08 thang 02 niim 2010
CONG VAN DEN
s.0·=··.-·····.fHt•1·1•S;·•l-••·····
Ngay.......n,a·rtg'..i..:.nam ...........
NGHJ DJNH
Kinh chuye·n:................................:.
S1ra 01, o sung m9 s6 di u ctia Nghj djnh s6 110/2004/ND-CP
ngay 08 thang 4 nam 2004 ctia Chinh phti v cong tac van th1r

CHiNHPHU
Can cu Lu t T6 chuc Chinh phu ngay 25 thang 12 nam 2001;
Can cu L t Ban hanh van ban quy p phap l t ngay 03 thang 6 nam 2008;
Can cu Lu t Ban hanh van ban quy ph m phap lu t cua H{>i d6ng nhan
dan va Uy ban nhan dan ngay 03 thang 12 nam 2004;
Can cu Phap 1enh Luu tru qu6c gia nam 2001;
Xet d8 nghi cua BQ truong BQ N{,i V\1,

NGHf DfNH:
Di u 1. Sira d6i, b6 sung mq s6 di u ctia Nghj djnh s6 110/2004/ND-CP
ngay 08 thang 4 nam 2004 ctia Chinh phti v cong tac van th1r nh1r sau:
1. Sira d6i khoan 2 va khoan 3 Di u 2 nh1r sau:
"2. "Ban g6c van ban" la ban hoan chinh ve n{>i dung, the thuc van ban
dugc ca quan, t6 chuc ban hanh va c6 chu ky ttvc tiSp cua nguai c6 thfun
quy8n;
3. "Ban chinh van ban" la ban hoan chinh v8 n(>i dung, the thuc van ban
va dugc co quan, t6 chuc ban hanh".
2. Sira d6i, b6 sung khoan 1 va khoan 2 Di u 4 nhu sau:
"1. Van ban quy ph phap l t theo quy dinh cua L t Ban hanh van
ban quy ph phap lu t va cac van ban quy dinh chi tiSt bien
phap thi hanh L t nay.
2. Van ban hanh chinh
Nghi quySt (ca biet), quySt djnh (ca biet), chi thi, quy chS, quy dinh,
thong cao, thong bao, hu6ng dful, chuang trinh, kS ho ch, phuang an, d8 an, d\
l' an, bao cao, bien ban, ta trinh, hgp d6ng, cong van, cong dien, ban ghi nn6,
ban cam kSt, ban thoa thu n, gifty chung nh , gidy uy quySn, gidy mai, gidy
gi6i thieu, gidy nghi phep, gidy di duang, gidy bien nh n h6 so, phiSu giri,
phiSu chuyen, thu cong".
2

3. Sfra d6i, b6 sung khoan 1 Bi u 5 nhtr sau:


"1. ThS thuc van ban quy ph m phap lu t va van ban hanh chinh
a) ThS thuc van ban quy ph phap lu t va van ban hanh chinh bao g6m
cac thanh phfin sau:
- Q 6c hi u;
-Ten ca quan, tf> chuc ban hanh van ban;
- S6, ky hi u cua van ban;
- Dia danh va ngay, thang, nam ban hanh van ban;
- Ten lo i va trich ySu nc;,i dung cua van ban;
- Nc;,i dung van ban;
- Chuc V\l, hQ ten va chfr ky cua nguai c6 thfim quySn;
- Dftu cua CO' quan, tf> chuc;
- Nai nh n;
- Dftu chi muc de;, khfin, m t (d6i v6i nhfrng van ban lo i khfin, m t).
b) 06i v6i cong van, ngoai cac thanh phfin duqc quy dinh t i diSm a cua
khoan nay, c6 th8 bf> sung dia chi ca quan, t6 chuc; dja chi thu di n tu
(E-mail); s6 di n tho i, s6 Telex, s6 Fax; dja chi Trang thong tin di n tu
(Website) va bi8u tuqng (logo) cua CO' quan, tf> chuc.
C) 06i v6i cong di n, ban ghi nh6, ban cam kSt, ban thoa thu , gifty chung
nh , gifty uy quySn, gifty mm, gifty gi6i thi u, gifty nghi phep, gifty di duang,
gifty bien nh h6 SO', phiSu gui, phiSu chuySn, thu cong khong hilt buc;,c phai c6
tftt ca cac thanh phfin thS thuc tren va c6 thS bf> sung dia chi CO' quan, tf> chuc;
dia chi thu di n tu (E-mail); s6 di n tho i, s6 Telex, s6 Fax; dja chi Trang thong
tin di n tu (Website) va biSu tuqng (logo) cua CO' quan, tf> chuc.
d) Be;, Tu phap chu tri, ph6i hqp v6i Be;, Nc;,i V\l hu6ng dfin thS thuc va
ky thu t trinh bay van ban quy ph m phap lu t; Be;, Nc;,i V\l hu6ng dfin thS thuc
va ky thu t trinh bay van ban hanh chinh".
4. Sfra d6i khoan 1 Bi u 6 nhu sau:
"1. Vi c xay d1J11g van ban quy ph m phap lu t duqc thgc hi n theo
quy dinh cua phap lu t vS ban hanh van ban quy ph m phap lu t".
5. Sfra d6i, b6 sung Bi u 9 nhtr sau:
"DiSu 9. KiSm tra van ban tru6c khi ky ban hanh
1. .:rhu trucmg dan vi ho c ca nhan chu tri so n thao van ban phai kiSm
tra va chiu trach nhi m vS nc;,i dung van ban tru6c nguai dung dfiu ca quan,
t6 chuc va tru6c phap lu t.
3

2. Chanh Van phong; Truong Phong Hanh chinh a nhiing ca quan, t6


chuc khong c6 Van phong; nguoi duqc giao trach nhiem giup nguoi dung ddu
CO' quan, t6 chuc quan ly cong tac van thu a nhung CO' quan, t6 chuc khac phai
ki8m tra va chiu trach nhiem v8 th€ thuc, ky thu t trinh bay va thu t\lc ban
hanh van ban tru6c nguoi dung ddu CO' quan, t6 chuc va tru6c phap lu t".
6. Stra c16i, b6 sung khoan 1 va 3 Di@u 10 nhtr sau:
"1. 0 CO' quan, t6 chuc lam viec theo chS d9 thu truong, nguoi dung ddu
CO' quan, t6 chuc co thfun quy8n ky tfit ca van ban cua CO' quan, t6 chuc.
Nguoi dung ddu ca quan, t6 chuc co th€ giao cho cfip pho cua minh ky thay
(KT.) cac van ban thu9c cac linh V\fC duqc phan cong ph\l trach va m9t s6 van
ban thu9c thdm quy8n cua nguoi dung ddu. C!p pho ky thay chiu trach nhiem
tru6c nguoi dung ddu CO' quan, t6 chuc va tru6c phap lu t.".
"3. Ky thira uy quy8n
Trong truang hqp d c biet, ngum dung ddu CO' quan, t6 chuc co th€ uy
quy8n cho nguoi dung ddu m9t dcrn vi trong ca quan, t6 chuc ky thira uy
quy8n (TUQ.) m9t s6 van ban ma minh phai ky. Viec giao ky thira uy quy8n
phai duqc quy dinh bfulg van ban va gi6i hipi trong m9t thoi gian nhfit dinh.
Nguoi duqc ky thira uy quy8n khong duqc uy quy8n l i cho nguoi khac ky.
Van ban ky thira uy quy8n theo the thuc va dong dfiu cua ca quan, t6 chuc uy
quy8n".
7. Stra c16i, b6 sung Di@u 18 nhtr sau:
"Di8u 18. Chuy8n phat va dinh chinh van ban di
3. Van ban da phat hanh nhung co sai sot v8 n9i dung phai duqc sua dBi,
thay thS bfulg van ban co hinh thuc tucrng ducrng cua CO' quan, t6 chuc ban
hanh van ban.
Van ban da phat hanh nhung co sai sot v8 th8 thuc, ky thu t trinh bay,
thu t\lc ban hanh phai duqc dinh chinh bfulg van ban hanh chinh cua ca quan,
t6 chuc ban hanh van ban".
8. Stra c16i Di@u 19 nhtr sau:
"1. M6i van ban di phai luu hai ban: ban g6c luu t i Van thu ca quan, t6
chuc va ban chinh luu trong h6 SO'.
2. Ban g6c luu t i Van thu CO' quan, t6 chuc phai duqc dong d!u va sdp
xSp theo thu tv dang ky".

. .
Di@u 2. Hie n lt rc thi hanh
1. Nghi dinh nay co hieu Ive thi hanh k€ tu ngay 01 thang 4 nam 2010.
2. Bai bo phfui can cu; khoan 2, 3 Di8u 2; khoan 1, 2 Di8u 4; khoan 1
l)i8u 5; khoan 1 Di8u 6; khoan 1, 2 Di8u 9; khoan 1, 3 Di8u 10; ten Di8u 18;
khoan 1, 2 Di8u 19; Di8u 34 cua Nghi dinh s6 110/2004/ND-CP ngay 08
thang 4 nam 2004 cua Chinh phu vS cong tac van thu.
l
I
4

l>i u 3. Htr6ng din thi hanh

I. B9 tnrong B9 N9i V\l c6 trach nhiem huong dfui th\l'c hien, ki m tra
vi c thi hanh Nghi dinh nay.
2. Cac B9 tnrong, Thu tnrong co quan ngang B9, Thu tnrong co quan
thUQC Chinh phu, Chu tich Uy ban nhan dan tinh, thanh ph6 tf\l'C thu9c Trung
uong chiu trach nhiem thi hanh Nghi dinh nay./.• 1

TM. CHINH PHU


THUTUONG
Nui nhln:
- Ban Bi thu Trung uong Dang;
- Thu tu6ng, cac Pho Thu tu6ng Chinh phu;
- Cac BQ, ccr quan ngang BQ, ccr quan thuQc CP;
- VP BCD TW v8 phong, ch6ng tham nhiing;
- HDND, UBND cac tinh, TP tr\l'C thUQC TW;
- Van phong Trung uong va cac Ban cua Dang;
- Van phong Chu tjch nucrc;
- HQi d6ng Dan tQC va cac Uy ban cua Qu6c hQi;
- Van phong Qu6c hQi;
- Toa an nhan dan t6i cao; Nguy n Tin Dung
- Vi n Ki m sat nhan dan t6i cao;
- KiSm toan Nha nu6c;
- Uy ban Giam sat tai chinh Qu6c gia;
- Ngan hang Chinh sach Xa hQi;
- Ngan hang Phat triSn Vi t Nam;
- UBTW MJt tr n T6 qu6c Vi t Nam;
- Ccr quan Trung uong cua cac doan thS;
- C\lc Van thu va LU'U trfr Nha nucrc (I Ob);
- VPCP: BTCN, cac PCN, C6ng TTDT,
cac V\l, C\lC, don vi trvc thUQC, Cong bao;
- Luu: Van thu, HC (Sb).xtt IOO

You might also like