You are on page 1of 8

2️⃣

Văn bản
Văn bản là gì?

Nghĩa rộng: Văn bản là tập hợp của các câu cùng một chủ đề xác định,
cùng hướng về một định hướng giao tiếp cụ thể.

Nghĩa hẹp: Văn bản là tất cả các loại giấy tờ, tài liệu được sử dụng trong
công việc của các tổ chức, cơ quan phục vụ một mục đích nào đó.

⇒ Văn bản: là hình thức thể hiện (thường bằng ngôn ngữ viết) những nội
dung mà một cá nhân, tổ chức này muốn truyền tới một cá nhân, tổ chức
khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực
hiện những hành vi nhất định đáp ứng yêu cầu của người hay tổ chức soạn
thảo ra văn bản đó.

💡 Ba yếu tố hình thành nên một cơ quan:

Nhân sự

Vật chất

Con dấu

Công vụ (Công việc, sự vụ)

Thể hiện ở các văn bản

Vai trò của văn bản


Rất quan trọng vì:

Văn bản xác nhận và chính thức hóa sự tồn tại của một tổ chức, một
chính thể

Văn bản là bằng chứng khai sinh ra 1 tổ chức và định vị 1 cá nhân.

Văn bản là bằng chứng có tính pháp lý, tính liên tục của một tổ chức và
danh dự, nhân phẩm của một cá nhân.

Văn bản 1
Văn bản là bằng chứng cho thẩm quyền của tổ chức và trí tuệ, trình độ
của cá nhân.

Các nhân tố chi phối sự hình thành văn bản

Mục đích giao tiếp

Điều mà văn bản muốn nói khác nhau - văn bản khác nhau

VD: Mục đích thông báo nghỉ Tết và thông báo kết hôn

Hoàn cảnh giao tiếp

Bối cảnh khác nhau - văn bản khác nhau

VD: Bác Hồ và Thủ tướng Chu Ân Lai là bạn - nhưng công hàm vẫn
dùng

Nhân vật giao tiếp

Người tạo lập và tiếp nhận khác nhau - văn bản khác nhau

VD: Gửi đơn nghỉ học và nghỉ sinh hoạt chi bộ

Cách thức giao tiếp

Phương thức thể hiện khác nhau - văn bản khác nhau

Gửi đơn đề nghị hay chỉ gửi đơn kiến nghị

Văn bản quản lý nhà nước

Là văn bản hiểu theo nghĩa hẹp - những giấy tờ, tài liệu phục vụ công
tác quản lý nhà nước ở tất cả các cấp, các ngành, từ cá nhân, tổ chức
đến cơ quan nhà nước

Thuộc phong cách chức năng hành chính - công vụ

Bên cạnh các nhóm văn bản khác (theo nghĩa rộng) như:

Văn bản khoa học → phong cách chức năng khoa học

Văn bản văn học - nghệ thuật → phong cách chức năng nghệ thuật

Văn bản báo chí → phong cách chức năng báo chí

Thuộc tính của văn bản

Số / Ký hiệu 162 / CP

Ngày ban hành 11/09/1956

Ngày có hiệu lực 08/10/1956

Văn bản 2
Số / Ký hiệu 162 / CP

Người ký Phạm Văn Đồng

Trích yếu Quyết định về việc phong c hức danh Giáo sư cho 29 Nhà giáo

Cơ quan ban hành Chính phủ

Phân loại Quyết định

Chức năng của văn bản quản lý nhà nước

Chức năng thông tin

Là chức năng căn bản nhất và quan trọng nhất của văn bản

Truyền đạt thông tin qua văn là hình thức thuận lợi và đáng tin nhất

Hiện nay, kết hợp với công nghệ > fax, scan (truyền nguyên vẹn
hình thức vb)

Chức năng thể hiện ở:

Ghi lại các thông tin cụ thể và chính xác

Truyền đạt thông tin từ nơi này đến nơi khác, từ tổ chức đến xã
hội

Thu nhận thông tin cần thiết

Chức năng pháp lý

Chức năng này chỉ có ở văn bản quản lý

Chức năng này xác định giá trị pháp lý bắt buộc thực hiện trong nội
dung văn bản

Chức năng này thể hiện ở:

Văn bản ghi chép quy phạm luật pháp, quy định làm cơ sở ràng
buộc hoạt động của tổ chức

Trên văn bản có những yếu tố thông tin đảm bảo tính chân thực
và giá trị pháp lý trong văn bản (chữ ký, con dấu, v.v.)

Bản chất văn bản là sản phẩm của sự vận dụng các quy phạm
với những thiết chế chặt chẽ vào đời sống thực tế.

Chức năng quản lý

Chức năng quản lý hình thành trong hoạt động thực tiễn của các cơ
quan, tổ chức

Văn bản 3
Có mục đích hoạch định, xây dựng, tổ chức, định biên nhân sự, ra
quyết định, v.v. trong một cơ quan, tổ chức.

Chức năng này thể hiện ở:

Văn bản được sử dụng để thực hiện việc quản lý, điều hành tổ
chức

Chức năng văn hóa

Văn hóa? Tất cả những gì con người tạo ra, phân biệt với tự nhiên
vốn sẵn có

Văn bản cũng là một sản phẩm của con người tạo ra

Chức năng thể hiện ở:

Trong các văn bản được ban hành đều có định hướng lấy văn
hóa làm chuẩn mực (không thể ban hành điều phản văn hóa)

Văn bản đều mang tinh thần kiến tạo văn hóa, phù hợp với từng
thời kỳ khác nhau của sự phát triển xã hội.

Chức năng xã hội

Văn bản do con người làm ra

Văn bản có những tác động to lớn đối với xã hội loài người

Chức năng thể hiện ở:

Văn bản có khả năng góp phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát
triển các quan hệ xã hội khác nhau.

Văn bản ban hành một cách chuẩn xác sẽ có vai trò tích cực
trong việc xây dựng và giữ gìn các chế định xã hội phfu hợp với
nhu cầu của sự tiến bộ.

Vắn bản cũng có thể phá vỡ hoặc hình thành nên những quan hệ
xã hội.

Phân loại văn bản quản lý nhà nước

Phân loại theo nguồn gốc tạo lập văn bản

Công văn - Tư văn (đại diện hoặc không đại diện cho quyền lực
công ban hành / ghi - không ghi số công văn)

Phân loại theo tính quyền lực nhà nước

Văn bản 4
Văn bản pháp luật - Văn thư hành chính

Phân loại theo tính chấp pháp lý

Văn bản quy phạm pháp luật - Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật
(văn bản / quyết định cá biệt)

Phân loại theo hình thức / tên loại văn bản

Văn bản quy phạm pháp luật - Văn bản hành chính (văn bản cá biệt
và văn thư hành chính)

Phân loại theo yêu cầu, mục đích của văn bản

Văn bản trao đổi (thư)

Truyền đạt (lệnh) - Trình bày (diễn thuyết)

Thống kê (kê khai) - Quảng cáo - Hợp đồng mua bán, v.v.

Phân loại văn bản theo loại hình quản lý

Theo Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 về công tác


văn thư: Văn bản quản lý nhà nước được chia theo loại hình quản lý

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản QPPL

Là văn bản có chứa QPPL; do cơ quan có thẩm quyền


ban hành; với những hình thức, trình tự, thủ tục được quy
định trong Luật Ban hành văn bản QPPL

QPPL là quy tắc xử sự chung; có hiệu lực bắt buộc


chun;, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn
vị hành chính nhất định; do cơ quan nhà nước, người có
thẩm quyền quy định và được Nhà nước bảo đảm thực
hiện.

Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

Có tính mệnh lệnh và cưỡng chế thi hành

Mọi đối tượng có trách nhiệm thi hành, nếu


không thi hành thì nhà nước có biện pháp cưỡng
chế như xử phạt - chỉ có 1 chiều và bắt buộc

Có hiệu lực thường xuyên và tương đối lâu dài

Văn bản 5
Văn bản sẽ mất đi hiệu lực chỉ khi nào có văn
bản khác thay thế

Có đối tượng thi hành rộng rãi

Mọi cá nhân, cơ quan chịu sự tác động của văn


bản phải có trách nhiệm thi hành.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một số khái niệm về các loại văn bản

Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật quy
định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ
tục, quyền hạn, trách nhiệm của một chính quyền.

Hiến pháp là đạo luật gốc, là văn bản pháp luật có giá trị
và hiệu lực pháp lý cao nhất ở mọi quốc gia

Hiến pháp thường gồm:

Phần mở đầu: giới thiệu về bối cảnh lịch sử + những


căn cứ và cơ sở để soạn, sửa và ban hành

Phần nội dung:

Chia thành các chương, các điều

Văn bản 6
Quy định về các vấn đề cơ bản như: chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, tổ chức hoạt động của nhà
nước, quy định về các biểu tượng của nhà nước
(quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, thủ đô, quốc
khánh, v.v.) và vấn đề hiệu lực của Hiến pháp

Hệ thống văn bản hành chính

Văn bản được sử dụng thường xuyên trong các tổ chức,


doanh nghiệp để trao đổi, truyền đạt thông tin từ người này
sang người kia, tổ chức này sang tổ chức kia nhằm giải
quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc

Văn bản vừa có tính pháp lý (áp dụng quy phạm pháp luật),
vừa có tính thực tiễn (phục vụ quản lý xã hội)

Phân loại:

Văn bản hành chính cá biệt: áp dụng quy phạm pháp luật

Nghị quyết, chỉ thị, quyết định (cá biệt), quy chế, quy
định

Văn bản hành chính thông thường

Văn bản hành chính có tên loại

Thông cáo, báo cáo, tờ trình, công điện, thông


báo, đề án, biên bản, hợp đồng, v.v.

Văn bản hành chính không có tên loại → nhằm trao


đổi những thông tin về công việc cụ thể của 2 tổ
chức

Công văn

Công văn phúc đáp, công văn đôn đốc, công văn
chỉ đạo, công văn giao dịch, công văn triệu tập,
công văn cảm ơn, v.v.

→ Văn bản hành chính cần đảm báo tính hợp lý (có thể
thực hiện được), hợp pháp

Văn bản chuyên ngành

Văn bản 7
Văn bản mang tính chuyên sâu của các đơn vị sự nghiệp,
chuyên môn cao

Văn bản của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (văn bản
quản lý nhà nước)

Văn bản thuộc về các tổ chức ctxh cụ thể như MTTQ, Công
đoàn, Hội Nông dân, v.v.

Văn bản 8

You might also like