You are on page 1of 1

Chương 6.

NGÀNH LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH


Câu 1. Đáp án nào sau đây không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính?
a. Quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông đối với người vượt đèn đỏ.
b. Quyết định tuyển dụng thư ký tòa án của Tòa án.
c. Quan hệ xã hội phát sinh giữa bà X và bà Y khi bà X cho bà Y vay 10 triệu đồng.
d. Quan hệ xã phát sinh giữa Bộ Công thương và Chính phủ khi bộ này trinh Chính phủ kế
hoạch thanh tra.
 Vì QHXH phát sinh giữa người và người (không nằm trong 3 ĐTĐC)
Câu 2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
Trong quan hệ pháp luật hành chính, phương pháp mệnh lệnh phục tùng được áp dụng phổ
biến hơn so với phương pháp thỏa thuận (bình đẳng).
 Đúng vì một bên chủ thể luôn là nhà nước và hành vi vi phạm gây nguy hiểm cho xã hội
Câu 3.
a. Do tuổi cao, bà B đã chuyển đến sống cùng anh A là con trai cả của mình. Tuy nhiên,
trong quá trình sống chung, chị T (vợ anh A) thường xuyên không cho bà ăn đúng bữa
với lý do rằng người già không nên ăn nhiều. Chị này không cho bà tắm rửa vì chị cho
rằng người già dễ bị cảm. Vậy theo quy định của pháp luật, hành vi này của chị T có bị
xử phạt hay không?

 Chị T bị xử phạt theo Điểm a, b khoản 1 Điều 53 – Nghị định 144/2021 (xử phạt từ 10-20tr)
b. Trong một lần kiểm tra hành chính nhà nghỉ Hạnh Phúc, Công an quận B bắt quả tang
chị H có hành vi bán dâm cho anh B và anh C. Vậy trong trường hợp này, chị B sẽ bị
công an quận B xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

 Chị H bị xử phạt theo Điều 25 – Nghị định 144/2021 (xử phạt từ 10-20tr)
Câu 4. Nêu các bước trong việc giải quyết một vụ án hành chính của Tòa án?
Bước 1: Giai đoạn khởi kiện
Bước 2: Giai đoạn chuẩn bị xét xử
Bước 3: Giai đoạn xét xử sơ thẩm
Bước 4: Giai đoạn xét xử phúc thẩm
Bước 5: Giai đoạn xét xử giám đốc thẩm
Bước 6: Thi hành án

Hết

You might also like