You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA HÌNH SỰ

BÀI TẬP MÔN DÂN SỰ


BÀI TẬP THÁNG THỨ NHẤT (VẤN ĐỀ CHUNG)
GVHD: ĐẶNG LÊ PHƯƠNG UYÊN

THÀNH VIÊN THỰC HIỆN


LỚP: HS46A2

Lâm Thảo Hiền – 2153801013089 Phạm Thị Mai – 2153801013147


Hiao Hiêng – 2153801013091 Trần Minh Trúc Mai – 2153801013148
Nguyễn Hoàng Huy – 2153801013097 Đoàn Hoàng Thảo Minh – 2153801013149
Võ Quang Huy – 2153801013098 Lê Tuấn Minh – 2153801013150
Chu Thị Ngọc Huyền – 2153801013099 Trần Công Minh – 2153801013153
Phạm Ánh Thu Huyền – 2153801013104 Trần Viết Lâm – 1953801015101

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022


MỤC LỤC
BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ........................1
Câu 1:Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?......1
Câu 2: Tình huống: A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự. Quan hệ
giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015
không? Vì sao?.......................................................................................................1
BÀI 2: TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT..............................................................1
1. Tóm tắt quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân
dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh................................................................................1
2.Tóm tắt quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Toà án nhân
dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá....................................................................2
3. Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân
dân TP. Hà Nội.......................................................................................................2
4. Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân
dân huyện C, tỉnh A (huyện Cần Đước, tỉnh Long An).........................................3
Câu 1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và
tuyên bố một người là đã chết ?.............................................................................3
Câu 2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời
hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?.............................................5
Câu 3: Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên
bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?............................................................6
Câu 4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân?
Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ.....................................................................6
Câu 5: Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày nào?
Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho câu trả
lời?..........................................................................................................................8
Câu 6: Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm 2018 và
2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ?..............................8
Câu 7: Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong hai Quyết
định trên?................................................................................................................9
Câu 8: Cho biết căn cứ để hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết và Tòa án tiêu
hủy quyết định ông H đã chết trong quyết định 2020 có phù hợp với quy định
không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời...................................................................10
Câu 9: Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và ông
H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..........10
Câu 10: Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử lý
như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời......11
BÀI 3: TỔ HỢP TÁC..............................................................................................11
Tóm tắt bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Nông.............................................................................................................11
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy
nghĩ của anh/chị về những điểm mới này............................................................12
Câu 2: Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê
quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?..............15
Câu 3: Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và bà
H)? Hướng xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định không? Nêu
cơ sở pháp lý khi trả lời........................................................................................15
Câu 4: Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có
thuyết phục không ? Vì sao..................................................................................16
BÀI 1: ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
Câu 1:Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?

Theo điều 1 BLDS 2015, đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự bao gồm quan
hệ nhân thân và quan hệ tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được
hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách
nhiệm.

Trong đó, quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người bởi lý do tài sản; còn
quan hệ nhân thân là quan hệ giữa người và người về những lợi ích phi vật chất tức
là những lợi ích không có giá trị kinh tế, không tính ra được tiền và không thể di
chuyển được vì nó gắn liền với cá nhân, tổ chức quyết định.

Câu 2: Tình huống: A đe dọa để ép B xác lập một giao dịch dân sự. Quan hệ
giữa A và B trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2005 và BLDS 2015
không? Vì sao?

Cả hai BLDS 2005 và BLDS 2015 đều xác nhận “quy định địa vị pháp lý, chuẩn
mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân” tại điều 1

Đồng thời tại điều 127 BLDS 2015 (điều 132 BLDS 2005) cũng có quy định rõ về
giao dịch dân sự bị vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, cụ thể là “Khi một bên
tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu
cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu” nên quan hệ giữa A và B đều
thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015 và BLDS 2005

BÀI 2: TUYÊN BỐ CÁ NHÂN ĐÃ CHẾT


1. Tóm tắt quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân
dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh.
Bà T và ông C là vợ chồng, có 1 đứa con chung là Trần Minh T. Cuối năm 1985,
ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ chức tìm kiếm,
nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Ngày 23/8/2017, Công an xác nhận ông
C có đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Bình Phước, quận 9 từ năm 1976 đến
1985 bà đã xóa khẩu không còn quản lý tại địa phương. Ngày 26/10/2017, Tòa án
1
nhân dân Quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin người bị yêu cầu tuyên
bố đã chết nhưng đến nay vẫn không có tin tức gì của ông C. Ngày 07/8/2018, bà T
yêu cầu tuyên bố ông C là đã chết. Vì bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối
năm 1985, Công an phường không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng
của ông C. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu của bà T và tuyên bố ông C là đã chết.
Ngày chết của ông C được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức
cuối cùng là 01/01/1986.
2.Tóm tắt quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Toà án nhân
dân huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là anh Quản Bá Đ. Anh Quản Bá Đ yêu cầu
Tòa án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Chị Quản Thị K đã bỏ
nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì. Gia đình anh Đ
đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng nhiều lần, nhưng
cũng không có kết quả. Sau khi thụ lý vụ việc, Tòa án ra quyết định thông báo tìm
kiếm chị K theo các trang thông tin điện tử. Đến nay đã hết thời hạn theo quy định
của pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và cũng không có tin tức gì. Do đó, đủ cơ
sở khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức
xác thực chị K còn sống. Tòa án Quyết định tuyên bố chị Quản Thị K sinh -1969
đã chết ngày 19/11/2018. Ngày 19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi
chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế
của chị Quản Thị K.
3. Tóm tắt Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án
nhân dân TP. Hà Nội
Theo đơn yêu cầu của mình, bà Phạm Thị K trình bày bố đẻ của bà là Cụ Phạm
Văn C, sinh năm 1927, Hộ khẩu thường trú tại phường Bạch Mai , quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội, đã bỏ nhà đi từ tháng 01 năm 1997, từ đó đến nay không trở về
nhà. Từ khi cụ C bỏ nhà đi, gia đình bà K đã tìm kiếm nhiều lần nhưng không
không có kết quả. Trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu của bà K, Tòa án đã ra
Quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết
và thực hiện việc đăng thông báo theo Công văn số 70/2019/CV-TA ngày
20/02/2019, thông báo tìm kiếm thông tin cụ Phạm Văn C trên Cổng thông tin điện
tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông
báo được đăng trên số ra hàng ngày 03 lần, ba ngày liên tiếp nhưng đến nay vẫn
không có thông tin xác thực việc cụ C còn sống hay đã chết. Ngày 13 tháng 11

2
năm 2019, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội có Công văn với nội dung: “Từ
tháng 5/1997 đến tháng 1/1999, ông Phạm Văn C không lĩnh lương hưu tại nơi cư
trú (phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng), toàn bộ số tiền ông Phạm Văn C chưa
nhận, đại diện chi trả phường Bạch Mai đã hoàn trả cho Bảo hiểm xã hội quận Hai
Bà Trưng. Từ tháng 2/1999, Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng đã tạm dừng in
danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với ông
Phạm Văn C". Như vậy việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ được thực hiện đến hết
tháng 4/1997. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nêu trên, có cơ sở xác định cụ C đã
biệt tích từ năm 1997 đến nay không có tin tức gì xác thực cụ C còn sống hay đã
chết. Căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
nêu trên, có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997. Theo quy
định tại điểm d, Khoản 1, Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 68 Bộ luật
dân sự 2015, có cơ sở xác định cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/05/1997.
4. Tóm tắt Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án nhân
dân huyện C, tỉnh A (huyện Cần Đước, tỉnh Long An).

Câu 1: Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và
tuyên bố một người là đã chết ?
Giống nhau:
+ Cần phải dựa vào thời gian không liên lạc được với người đó. Việc tuyên bố này
chỉ được thực hiện sau khi đã áp dụng những biện pháp liên lạc với người đó.
+ Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc đã
chết ( theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 )
+ Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người
đã chết hoặc mất tích.
+ Tòa án sẽ gửi quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết cho Ủy ban
nhân dân cấp xã/phường nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích hoặc
đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Khác nhau:
-Về điều kiện:

3
*Để tuyên bố một người mất tích cần dựa vào:
- Thời gian biệt tích đã quá 02 năm trở lên (thời hạn 02 năm được tính từ ngày
biết được tin tức cuối cùng của người đó)
- Đã áp dụng các biện pháp thông báo đầy đủ theo quy định của pháp luật nhưng
vẫn không có thông tin chính xác về việc người đó còn sống hay đã chết. ( Pháp
luật hiện hành quy định, việc tìm kiếm thông tin cá nhân đang được yêu cầu tuyên
bố mất tích này phải được đăng trên các kênh thông tin quốc gia trong ba số liên
tiếp )
- Trường hợp không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn tính từ
ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng. Nếu không xác định
được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn tính từ ngày đầu tiên của năm
tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
( dựa theo Điều 68 Bộ luật dân sự 2015 )
*Để tuyên bố một người đã chết cần dựa vào:
- Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
- Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống.
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm
họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
- Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn
này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
- Khi một người thuộc một trong các trường hợp trên đây thì tòa án sẽ ra quyết
định tuyên bố chết và xác định ngày chết của người bị tuyên bố chết.
( dựa theo Điều 71 BLDS 2015 )
-Về thủ tục:
*Sau khi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có đơn yêu cầu tuyên bố cá nhân
mất tích thì tòa án sẽ xem xét, thụ lý đơn theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2015:

4
“- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất
tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
- Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại
Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu
cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
- Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu
cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét
đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại
khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu”.
*Điều 392 BLDS 2015 quy định về hoạt động chuẩn bị tuyên bố một người là đã
chết:
“-Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã
chết, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên
bố là đã chết.
-Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm thì
thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương
trong ba số liên tiếp, cổng thông tin điện tử của Tòa án UBND cấp tỉnh nếu có,…
-Trong thời hạn thông báo, nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu hoặc người bị yêu
cầu tuyên bố là đã chết trở về và thông báo cho Tòa án biết thì Tòa án ra quyết
định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.
-Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thông báo thì Tòa án phải mở
phiên họp xét đơn yêu cầu”.
Câu 2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời
hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
Dựa theo Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015:
“+ Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống.

5
+ Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Thời hạn biệt tích 05 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực là còn sống
được tính bắt đầu từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác
định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên
của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày,
tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp
theo năm có tin tức cuối cùng”.
Câu 3: Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị
tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
Trong các vụ việc trên, cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm 5 năm kể từ
ngày biệt tích mà không có thông tin xác thực là còn sống.
Vì trong các vụ việc trên, người có quyền và lợi ích liên quan đều chưa yêu cầu tòa
án quyết định tuyên bố người đó mất tích sau thời hạn 2 năm kể từ khi biết được
tin tức của người đó, mà chỉ yêu cầu tòa án tuyên bố người đó đã chết sau một thời
gian rất lâu không có tin tức về người đó, nên không thể xác định theo điểm a,
khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 được. Mặt khác, người được tòa án tuyên
bố là đã chết theo yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan cũng không
thuộc các trường hợp biệt tích do chiến tranh hay bị tai nạn thiên tai theo điểm b và
điểm c Điều 71 của bộ luật này. Nên trong các vụ việc trên, Tòa án đã áp dụng
theo điểm d, khoản 1, điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “ 1.Người có
quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người là
đã chết trong trường hợp sau đây:...d) Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin
tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều
68 của bộ luật này.”
Câu 4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân?
Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh hoạ.
Việc xác định ngày chết của một cá nhân được làm căn cứ để thay đổi, phát sinh,
chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự khác. Vì theo khoản 3 Điều 16 Bộ luật dân
sự 2015 : “ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết.” Như vậy, ngày mà cá nhân được tuyên bố đã chết
chính là ngày mà năng lực pháp luật dân sự của người đó chấm dứt và làm thay

6
đổi, chấm dứt, phát sinh các quan hệ về quyền tài sản, quyền nhân thân,... đối với
người có quyền và lợi ích liên quan theo điều 72 Bộ luật dân sự 2015
“1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật
thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ về quyền nhân thân khác của
người đó được giải quyết như một người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như
đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của
pháp luật về quyền thừa kế.”
Như vậy:
Về nhân thân:Thời điểm người đó được tòa án xác định là đã chết Hôn nhân của
người đó cũng chấm dứt theo điều 65 Luật hôn nhân và gia đình 2014 “Hôn nhân
chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết. Trong trường hợp Tòa án tuyên bố
vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày
chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”
Về tài sản: Tại thời điểm người đó được tòa án xác định là đã chết cũng là thời
điểm mở thừa kế theo Khoản 1 điều 611.
Vd: Ví dụ: ông Nguyễn Văn A được xác định đi khỏi nhà và không có tin tức gì
đến nay từ ngày 09/02/2000, khi có yêu cầu tuyên bố ông A là đã chết thì Tòa án
có các quan điểm khác nhau. Cụ thể:
- Quan điểm thứ nhất: ngày chết của ông A là ngày phát sinh sự kiện ông A đi khỏi
nhà, tức là ngày 09/02/2000.
- Quan điểm thứ hai: ngày chết của ông A là ngày quyết định giải quyết của Tòa án
có hiệu lực pháp luật (ví dụ: ngày 30/9/2010 Tòa án ra quyết định tuyên bố ông A
là đã chết thì ngày chết của ông A được xác định là ngày 10/10/2010).
- Quan điểm thứ ba: ngày chết của ông A được xác định là ngày 09/02/2005, sau
05 năm kể từ ngày ông A đi khỏi nhà.
Mặt khác ông A có một người con là ông B, ông A sở hữu 1 Ha đất nông nghiệp.
Trong thời gian ông A mất tích ông B có tự ý cho người khác thuê miếng đất với
giá 30tr một năm từ năm 2006 đến năm 2009. Đến ngày 10/10/2010 thì ông B mới
yêu cầu Tòa án tuyên bố là ông A đã chết. Tuy nhiên đến ngày 02/04/2013 thì ông

7
A trở về và yêu cầu Tòa án hủy quyết định tuyên bố mình đã chết. Từ đó 2 trường
hợp sẽ xảy ra:
- Nếu theo quan điểm thứ nhất và thứ ba thì ông B sẽ chỉ phải hoàn trả 1 Ha
đất cho ông A theo khoản 3 Điều 73 Bộ luật Dân sự 2015
- Nếu theo quan điểm thứ hai: Tại thời điểm ông B cho thuê đất ông B không
có căn cứ pháp luật về tài sản nhưng ông B đã thu hoa lợi lợi tức bằng việc
cho thuê tài sản. Như vậy ông B đã chiếm hữu liên tục, công khai, nhưng
không ngay tình nên ông B không được hưởng hoa lợi lợi tức mà tài sản
mang lại theo khoản 3 Điều 184 Bộ luật Dân sự 2015. Ông A có quyền đòi
lại 1 Ha đất và cả hoa lợi lợi tức mà ông B thu được căn cứ theo khoản 1
Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015.

Câu 5: Tòa án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày
nào? Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019) cho
câu trả lời?
Trong quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 Tòa án xác định
ngày 01/01/1986 là ngày chết của ông C cũng là ngày đầu tiên của năm tiếp theo
có tin tức cuối cùng, trong đoạn 1 chấp nhận yêu cầu của bà Bùi Thị T có nêu.
Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 ngày chết của chị Quản Thị K
là 19/11/2018, đoạn Tuyên bố chị Quản Thị K sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018
trong phần Quyết định đã thay câu trả lời.

Câu 6: Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định năm
2018 và 2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào ?
Theo pháp luật Vương Quốc Campuchia thì trường hợp mất tích thì được
xem đã chết chiếu theo điều 43 BLDS Vương Quốc Camphuchia (Hậu quả tuyên
bố mất tích) “Người mất tích được xem như đã chết trong các quan hệ pháp luật,
cụ thể là về địa chỉ hoặc nơi cư trú vốn có, kể từ khi hết thời hạn theo quy định
tuyên bố mất tích được tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều 41 (điều kiện
tuyên bố mất tích), khi ra tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 2 Điều 41 kể
từ người đó mất tích do gặp tai nạn”

8
Mà theo Điều 41 BLDS Vương Quốc Campuchia thì người không xác định
mất tích trong 5 năm thì tòa Án có thể ra tuyên bố mất tích. Như vậy các trường
hợp trên cũng sẽ được tuyên bố ngày chết như pháp luật Việt Nam vì theo điểm d
khoản 1 Điều 71 (Tuyên bố chết) “Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin
tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều
68 của Bộ luật này”.

Câu 7: Suy nghĩ của anh chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong hai
Quyết định trên?
- Đối với ông Trần Văn C: bỏ đi cuối năm 1985, không có tin tức, dù đã có
thông báo tìm kiếm những đến nay vẫn không có tin tức gì và Công an phường
Phước Bình, Quận 9 không xác định được ngày tháng ông C vắng mặt tại địa
phương.
- Đối với chị Quản Thị K: bỏ nhà đi từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì,
dù có thông báo tìm kiếm. Thời gian biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin
tức xác thực là chị K còn sống.
Vì vậy việc Tòa án xác định ngày 01/01/1986 là ngày chết của ông C và ngày
19/11/2018 là ngày chết của chị Quản Thị K là hoàn toàn hợp lý vì căn cứ vào
điểm d, khoản 1, Điều 71 BLDS 2015 quy định: “Biệt tích 5 năm liền trở lên và
không có tin tức xác thực là còn sống, thời hạn này được tính theo quy định tại
khoản 1 Điều 68 Bộ luật này” và khoản 1 Điều 68 Bộ luật này quy định: “Khi
một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp
thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu
của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ
ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định
được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên
của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng”. Vậy dựa trên thực tiễn xét xử Tòa án
tuyên bố như trên là hoàn toàn hợp lý.

9
Câu 8: Cho biết căn cứ để hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết và Tòa án
tiêu hủy quyết định ông H đã chết trong quyết định 2020 có phù hợp với quy
định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

*Căn cứ để hủy bỏ tuyên bố một người đã chết


- Theo Khoản 1 điều 73 BLDS 2015: “Khi một người bị tuyên bố là đã chết
trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của
người đó hoặc người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy
bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
* Tòa án tiêu hủy quyết định ông H đã chết trong quyết định 2020 phù hợp với quy
định
- Ngày 20/11/2019 ông Đ H đã trở về sinh sống tại A, xã L, huyện C và có
đơn yêu cầu hủy quyết định tuyên bố là người đã chết.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà N T thừa nhận ông Đ H vẫn còn
sống và đồng ý hủy yêu cầu tuyên bố là một người đã chết.
Câu 9: Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và
ông H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
- Theo khoản 2 Điều 68 BLDS 2015 quy định “Trường hợp vợ hoặc chồng của
người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy
định của pháp luật về hôn nhân và gia đình”.

- Và theo điểm a khoản 2 Điều 73 BLDS 2015 quy định “Quan hệ nhân thân của
người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
định tuyên bố người đó là đã chết, trừ trường hợp sau đây: vợ hoặc chồng của
người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2
Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật”.

- Căn cứ vào những cơ sở pháp lý trên và đối với vụ việc được giải quyết trong
quyết định năm 2020, bà T và ông H không còn được coi là vợ chồng.

10
Câu 10: Nếu ông H có tài sản, quan hệ về tài sản trước đây của ông H được xử
lý như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Theo khoản 2 Điều 72 BLDS 2015 quy định “Quan hệ taì sản của người bị
tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của người
đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế”.

- Theo khoản 3 Điều 73 BLDS 2015 quy định “Người bị tuyên bố là đã chết mà
còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá
trị tài sản hiện còn. Trường hợp người thừa kế của người bị Tòa án tuyên bố là đã
chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người
đó phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường”.

- Căn cứ vào cơ sở pháp lý đã nêu trên, nếu ông H có tài sản và có yêu cầu thì
những người đã nhận tài sản thừa kế của ông buộc phải trả lại tài sản, giá trị tài sản
hiện còn.

BÀI 3: TỔ HỢP TÁC


Tóm tắt bản án số 02/2021/DS-PT ngày 11/01/2021 của Tòa án nhân dân tỉnh
Đắk Nông
Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất ngày 13/9/2018 được ký kết giữa ông Nguyễn
Thế Th, bà Bùi Thị H với Tổ trưởng Tổ hợp tác là ông Bùi Vĩnh H. Thửa đất số 50,
tờ bản đồ số 03 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số Y được Ủy ban nhân
dân huyện Đ cấp ngày 12/12/2006 cho hộ ông Nguyễn Thế Th và bà Bùi Thị H.
Ngày 11/01/2019, ông Th nhận được Thông báo số: 01/TB-THT của Tổ hợp tác về
việc chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất với ông Th, bà H. Ngày
14/01/2019, ông Th làm văn bản thông báo cho Tổ hợp tác biết gia đình ông
không đồng ý chấm dứt hợp đồng thuê quyền sử dụng đất ký ngày 13/9/2018 (BL
92). Tại Đơn khởi kiện ngày 25/3/2019, ông Th khởi kiện bị đơn là Tổ hợp tác X
xã N, người đại diện: Ông Bùi Vĩnh H, chức vụ: Tổ trưởng và là người trực tiếp kí
kết hợp đồng với yêu cầu phải bồi thường thiệt hại cây cối cho ông Th số tiền
50.400.000 đồng nhưng tổ hợp tác không đồng ý. Tuy nhiên, tại Toà án sơ thẩm,
còn nhiều điểm bất cập chưa được xác minh: trong đó có việc xác định bị đơn
trong vụ án, không xác định hợp đồng còn hiệu lực hay vô hiệu,… Hội đồng xét
thấy Toà án cấp sơ thẩm vi phạm trong việc xác minh, thu thập chứng cứ, kháng

11
cáo của ông Th được chấp nhận, đồng thời hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ
án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại theo quy định của pháp luật
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và
suy nghĩ của anh/chị về những điểm mới này.

ĐIỀU THAY ĐỔI:

1/ Tại khoản 1 điều 111 BLDS 2005 có nêu: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ
sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của
từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công
việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan
hệ dân sự.”

Thay vào đó, tại khoản 1 điều 101 BLDS 2015 có sự thay đổi so với bộ luật trước
như sau:

“Trường hợp tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì
các thành viên của tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác
lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì phải thông
báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết”.

=> Quy định này phù hợp với tinh thần chung của BLDS năm 2015, đó là chỉ có cá
nhân hoặc pháp nhân mới là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự. Đây là một
bước tiến mới của BLDS năm 2015 nhằm phân định rõ trách nhiệm dân sự của các
chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự.

2/ Cụ thể là nghĩa vụ dân sự phát sinh từ việc tham gia quan hệ dân sự của hộ gia
đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân được bảo đảm thực hiện
bằng tài sản chung của các thành viên. Trường hợp các thành viên không có hoặc
không đủ tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ chung thì người có quyền có thể yêu
cầu các thành viên thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định tại Điều 288 BLDS
năm 2015. Hoặc nếu các bên không có thỏa thuận, hợp đồng hợp tác hoặc luật
không có quy định khác thì các thành viên sẽ chịu trách nhiệm dân sự theo phần
tương ứng với phần đóng góp tài sản của mình; trường hợp không xác định được
theo phần tương ứng thì xác định theo phần bằng nhau. Nói cách khác, các thành
12
viên không còn phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn bằng tài sản riêng của mình,
thay vào đó là trách nhiệm liên đới theo phần.

=> Đây là một điểm mới của BLDS năm 2015. Vì so với BLDS 2005 như sau:
“Tổ hợp tác chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của tổ; nếu tài sản không đủ để
thực hiện nghĩa vụ chung của tổ thì tổ viên phải chịu trách nhiệm liên đới theo
phần tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.” thì phần chịu
trách nhiệm tài sản ở BLDS 2015 có triển khai rộng và sâu hơn các trường hợp và
hợp lí hơn khi các thành viên chịu trách nhiệm liên đới theo phần thay vì chịu trách
nhiệm liên đới vô hạn bằng tài sản riêng của mình.

ĐIỀU MẤT ĐI:

Bộ luật Dân sự năm 2015 không đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là hộ gia đình, tổ
hợp tác.

=> Điều này theo tôi là 1 điểm trừ của BLDS năm 2015 vì nó khiến cho người lần
đầu tiếp cận hoặc chưa hiểu rõ về các chủ thể như hộ gia đình, tổ hợp tác khó hình
dung và hiểu được rõ. Đồng thời cũng làm mất đi sự rõ ràng, chi tiết của luật. Dẫu
biết việc không đưa khái niệm rõ ràng có thể là để mở rộng sự khái quát ý nghĩa về
các chủ thể nhưng tôi nghĩ vẫn cần sự chỉ dẫn cho người tra cứu cũng như sử dụng
luật có thể nắm được ý rõ hơn.

ĐIỀU BỔ SUNG THÊM:

1/ Cùng với sự thay đổi đó thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm một chủ
thể khác trong giao dịch dân sự bên cạnh hộ gia đình và tổ hợp tác, đó là “tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân”, nhằm xác định rõ địa vị pháp lý của các chủ thể
là tổ chức nhưng không có tư cách pháp nhân trong các giao dịch dân sự, giải
quyết những bất cập trong thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến những chủ thể
trên. không phân tách các quy định của hộ gia đình và tổ hợp tác

=> sử dụng những quy định nhằm điều chỉnh chung, căn cứ vào những đặc điểm
giống nhau giữa các chủ thể, tránh những nội dung trùng lặp gây phức tạp

13
2/ Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung quy định về hậu quả pháp lý đối với giao
dịch dân sự do thành viên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện
xác lập. Điều 104 quy định:

“ 1. Trường hợp thành viên không có quyền đại diện mà xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự nhân danh các thành viên khác của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức
khác không có tư cách pháp nhân hoặc người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá
phạm vi đại diện thì hậu quả pháp lý của giao dịch được áp dụng theo quy định tại
các Điều 130, 142 và 143 của Bộ luật này.

2. Giao dịch dân sự do bên không có quyền đại diện hoặc vượt quá phạm vi đại
diện xác lập, thực hiện mà gây thiệt hại cho thành viên khác của hộ gia đình, tổ
hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người thứ ba thì phải bồi
thường cho người bị thiệt hại.”

=> Nói cách khác, phần nội dung giao dịch dân sự do người không có quyền đại
diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được
đại diện. Việc bổ sung thêm hậu quả là 1 điểm cộng của BLDS 2015 khi có thể
được ra hình phạt cũng như trách nhiệm pháp lý của người không có quyền đại
diện hoặc vượt quá phạm vi đại diện xác lập.

ĐIỀU BỔ SUNG THÊM GÂY NGHI VẤN:

Tại đoạn thứ 2 khoản 1 điều 101 BLDS 2015 có nêu: “Trường hợp thành viên
của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia
quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì
thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện.”
=> Điều này được bổ sung thêm so với BLDS 2005 nhưng nó đồng thời làm xuất
hiện mâu thuẫn với đoạn 1 cùng khoản, cùng điều trong bộ luật này. Khi ở đoạn 1:
“chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại
diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập
thành văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.” Thì ở đoạn 2 này lại có sự cho
phép 1 cá nhân là thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư
cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền
làm người đại diện tuy biết khi rơi vào trường hợp này thì sẽ do chính cá nhân
tham gia vào quan hệ dân sự làm chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực

14
hiện. Do sự mâu thuẫn này sẽ có thể làm khó người tra cũng như người dùng luật
nên tôi mong sẽ có hướng dẫn cụ thể cho nội dung này.
Câu 2: Trong Quyết định năm 2021, đoạn nào cho thấy giao dịch (hợp đồng
thuê quyền sử dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với Tổ hợp tác?
Trong quyết định năm 2021, đoạn cho thấy giao dịch (hợp đồng thuê quyền sử
dụng đất) được xác lập giữa ông Th và bà H với tổ hợp tác là:
“Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất ngày 13/9/2018 được ký kết giữa ông Nguyễn
Thế Th, bà Bùi Thị H với Tổ trưởng Tổ hợp tác là ông Bùi Vĩnh H. Theo quy định
tại Điều 101 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì chủ thể xác lập, thực hiện giao dịch
của Tổ hợp tác là tất cả các thành viên của Tổ hợp tác hoặc các thành viên ủy
quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch và việc ủy quyền
phải được lập thành văn bản. Trường hợp thành viên của Tổ hợp tác không được
các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của
quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm chưa
xác minh làm rõ việc ông H ký kết hợp đồng thuê đất có được các thành viên của
Tổ hợp tác ủy quyền hay không; trong hồ sơ không có văn bản uỷ quyền của các
thành viên Tổ hợp tác”.

Câu 3: Theo Tòa án, ai phía Tổ hợp tác là bên trong giao dịch (với ông Th và
bà H)? Hướng xác định như vậy của Tòa án có phù hợp với quy định không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Theo bản án số 02/2021/DS-PT, tòa án xác định ông Bùi Vĩnh H là chủ thể bên
trong giao dịch với ông Th và bà H.
Theo em việc tòa án xác định người bên trong giao dịch ( với ông Th và Bà H) là
ông Bùi Vĩnh H là chưa hợp lý. Vì Tòa án chưa xác minh rõ xem Ông Bùi Vĩnh H
có quyền đại diện và nhận được ủy quyền hay không. Việc xác định Ông Bùi Vĩnh
H là bên trong giao dịch của tòa án là thiếu cơ sở.
Trích bản án số 02/2021/DS-PT: “Tòa án cấp sơ thẩm chưa xác minh làm rõ việc
ông H ký kết hợp đồng thuê đất có được các thành viên của Tổ hợp tác ủy quyền
hay không; trong hồ sơ không có văn bản uỷ quyền của các thành viên Tổ hợp
tác.“

15
Căn cứ theo khoản 1 điều 105 BLDS 2015 :” Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác,
tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành
viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân là chủ
thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện
tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Việc ủy quyền phải được lập thành
văn bản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Khi có sự thay đổi người đại diện thì
phải thông báo cho bên tham gia quan hệ dân sự biết.

Câu 4: Theo Tòa án, ai là Bị đơn và hướng xác định như vậy của Tòa án có
thuyết phục không ? Vì sao.
Theo tòa án, ông Bùi Vĩnh H là bị đơn, hướng xác định như vậy là thuyết phục vì:
Theo khoản 3 điều 68 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “3. Bị đơn trong vụ án dân
sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ
luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho
rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.” Mặc dù
bên bị ông Th là nguyên đơn khởi kiện là Tổ hợp tác X xã N. Lẽ ra, cấp sơ thẩm
phải hướng dẫn ông Th sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện đối với bị đơn là
ông Bùi Vĩnh H, chứ không phải là Tổ hợp tác, bởi vì ông H là người trực tiếp
ký kết hợp đồng là bị đơn trong vụ án, còn các thành viên trong tổ hợp tác tại
thời điểm ký hợp đồng là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tổ hợp tác
không có tư cách pháp nhân nên ông Bùi Vĩnh H không phải là người đại diện
cho Tổ hợp tác để ký kết hợp đồng. Như vậy người trực tiếp xâm phạm quyền và
lợi ích hợp pháp của nguyên đơn là ông Bùi Vĩnh H, nên việc xác định bị đơn là
ông H của Tòa án là đúng theo quy định của pháp luật.

16

You might also like