You are on page 1of 11

Bài thảo luận môn Dân sự 2

M. Khánh: 2.1-2.3
T. Kiên: 2.4-2.7
D. Khang: 2.8-2.10
2.1 Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và
tuyên bố một người là đã chết.
 Theo Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73 của BLDS2015
- Điểm giống nhau:
+ Đối tượng yều cầu Toà tuyên bố một người mất tích và một người đã chết
đều là theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, mà từ đó Tòa án có
thể tuyên bố người đó mất tích.
+ Thời hạn được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng của người bị tuyên
bố. Nếu không xác định được ngày thì thời hạn được tính từ ngày đầu tiên của
tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày,
tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm
tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
+ Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người
là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của
người bị tuyên bố mất tích và tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của
pháp luật về hộ tịch.
+ Các vấn đề về nhân thân và tài sản đều được giải quyết theo luật định.
- Điểm khác nhau:
Nội dung Tuyên bố một người mất tích Tuyên bố một người là đã chết

Khái niệm Mất tích là sự thừa nhận của Tòa Tuyên bố chết là sự thừa nhận
án về tình trạng biệt tích của một của Tòa án về cái chết đối với
cá nhân trên cơ sở có đơn yêu một cá nhân khi cá nhân đó đã
cầu của nguời có quyền và lợi biệt tích trong thời hạn theo
ích liên quan. luật định trên cơ sở đơn yêu
cầu của nguời có quyền và lợi

1
ích liên quan

Điều kiện Căn cứ: Điều 68 BLDS 2015 Căn cứ: Điều 71 BLDS 2015
để tuyên - Một người biệt tích 02 năm liền - Đáp ứng đủ điều kiện tại 1
bố trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy trong 04 truờng hợp sau:
đủ các biện pháp thông báo, tìm + Sau 03 năm, kể từ ngày
kiếm theo quy định của pháp luật quyết định tuyên bố mất tích
về tố tụng dân sự nhưng vẫn của Tòa án có hiệu lực pháp
không có tin tức xác thực về việc luật mà vẫn không có tin tức
người đó còn sống hay đã chết xác thực là còn sống.
+ Biệt tích trong chiến tranh
sau 05 năm, kể từ ngày chiến
tranh kết thúc mà vẫn không
có tin tức xác thực là còn
sống.
+ Bị tai nạn hoặc thảm họa,
thiên tai mà sau 02 năm, kể từ
ngày tai nạn hoặc thảm hoạ,
thiên tai đó chấm dứt vẫn
không có tin tức xác thực là
còn sống, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác.
+ Biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực là
còn sống; thời hạn này được
tính theo quy định tuyên bố
mất tích

Hậu quả Tạm đình chỉ tư cách chủ thể của Chấm dứt tư cách chủ thể của
pháp lý người bị tuyên bố mất tích người chết đối với mọi quan
(không làm chấm dứt tư cách hệ pháp luật mà người đó

2
chủ thể của họ) tham gia với tư cách chủ thể
Tài sản nguời bị tuyên bố mất Tài sản của người tuyên bố
tích sẽ đuợc chuyển sang quản lý chết được giải quyết theo pháp
tài sản của nguời bị tuyên bố mất luật về thừa kế (Điều 72
tích (Điều 65, 66, 67 và 69 BLDS 2015)
BLDS 2015)
- Vợ/chồng của nguời bị mất tích
yêu cầu ly hôn thì Tòa án cho
phép họ ly hôn (khoản 2 Điều 68
BLDS 2015)

Huỷ bỏ Điều 70 BLDS 2015 Điều 73 BLDS 2015


quyết định
và hậu quả

2.2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời
hạn bao lâu thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết?
 Theo khoản 1 Điều 71 của BLDS2015 thì:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời
hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của BLDS2015.

 Tóm tắt Quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án


nhân dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh

3
- Bà T và ông C là vợ chồng, có 1 đứa con chung là Trần Minh T. Cuối năm
1985, ông C bỏ nhà đi biệt tích, không có tin tức, gia đình bà T đã tổ chức tìm
kiếm, nhưng vẫn không có tin tức gì của ông C. Ngày 23/8/2017, Công an xác
nhận ông C có đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường Bình Phước, quận 9 từ
năm 1976 đến 1985 và đã xóa khẩu không còn quản lý tại địa phương. Ngày
26/10/2017, Tòa án nhân dân quận 9 ban hành Thông báo tìm kiếm thông tin
người bị yêu cầu tuyên bố đã chết nhưng đến nay vẫn không có tin tức gì của
ông C. Ngày 07/8/2018, bà T yêu cầu tuyên bố ông C là đã chết và được Tòa
án chấp nhận yêu cầu này của bà, tuyên bố ông C là đã chết theo điểm d khoản
1 điều 71 BLDS 2015. Ngày chết của ông C được tính từ ngày đầu tiên
của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng là 01/01/1986.
Quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân
huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa
Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là anh Quản Bá Đ. Anh Quản Bá Đ yêu
cầu Tòa án tuyên bố chị Quản Thị K (chị gái anh Đ) là đã chết. Chị Quản Thị K
đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến nay không có tin tức gì. Gia
đình anh Đ đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng
nhiều lần, nhưng cũng không có kết quả. Sau khi thụ lý vụ việc, Tòa án ra
quyết định thông báo tìm kiếm chị K trên các trang thông tin điện tử. Đến nay
đã hết thời hạn theo quy định của pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và cũng
không có tin tức gì. Do đó có đủ cơ sở khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích
05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực chị K còn sống. Tòa án Quyết
định tuyên bố chị Quản Thị K- sinh 1969 đã chết ngày 19/11/2018. Ngày
19/11/2018 là ngày làm căn cứ phát sinh, thay đổi chấm dứt các quan hệ về
nhân thân, về tài sản, về hôn nhân gia đình, về thừa kế của chị Quản Thị K.
Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân
TP. Hà Nội
Toà giải quyết yêu cầu tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết do người yêu cầu giải
quyết vụ việc dân sự là bà Phạm Thị K (con đẻ của cụ C). Bà K trình bày: cụ C
đã bỏ nhà đi từ tháng 1 năm 1997, từ đó đến nay không quay về nhà, gia đình
đã tìm kiếm rất nhiều lần và đăng tin lên báo, đài truyền hình Trung ương

4
nhưng vẫn không có kết quả. Thời điểm ra đi, cụ C sức khoẻ bình thường,
không đau ốm, bệnh tật, còn minh mẫn tuy nhiên cụ có tiền sử bị bệnh huyết áp
cao. Trong gia đình cụ C không có mâu thuẫn với ai nên lý do cụ C bỏ nhà đi
gia đình không ai biết. Quá trình giải quyết định đơn yêu cầu của bà K, Toà án
đã ra quyết định Thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là
đã chết trên Cổng thông tin điện tử Toà án nhân tối cao, Báo nhân dân,... Sau 3
lần trong 3 ngày liên tiếp vấn không có tin tức
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015 thì toà án có cơ sở xác
định cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/5/1997, đề nghị của Viện kiểm sát
nhân dân thành phố Hà Nội xác định cụ C đã chết từ tháng 2/1999 là không có
cơ sở nên không được chấp nhận. Quyết định cuối cùng của Tòa là chấp nhận
đơn của bà Phạm Thị K, tuyên cụ C đã chết kể từ ngày 01/05/1997.
2.3 Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị
tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm nào? Vì sao?
- Trong quyết định số 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân
dân Quận 9 TP. Hồ Chí Minh, cá nhân là ông Trần Văn C được tuyên bố chết
biệt tích từ thời điểm là 01/01/1986.
+ Giải thích: cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm biệt tích được tính
từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo có tin tức cuối cùng vì không xác định được
chính xác ngày, tháng có tin tức cuối cùng của cá nhân đó căn cứ theo khoản 1
Điều 68 và điểm d khoản 1 Điều 71 BLDS 2015
Và như trong bản án Bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối năm 1985, Công
an phường Phước Bình, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng
mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có
tin tức cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông C được tính là ngày đầu
tiên cuả năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Như vậy, ngày chết của ông C
là ngày 01/01/1986.
- Theo quyết định số 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018, cá nhân là chị Quản
Thị K được tuyên bố chết vào ngày 19/11/2018.

5
+ Giải thích: Chị K đã bỏ nhà đi khỏi địa phương năm 1992. Sau nhiều lần gia
đình tìm kiếm và được Toà thông báo tìm kiếm đến hết thời gian do luật định
mà chị K vẫn không về cũng như là không có tin tức gì về chị.
 Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 71 BLDS2015
Do đó có đủ cơ sở khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực là chị K còn sống.
- Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Toà án nhân dân
TP. Hà Nội, cá nhân là cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 01/05/1997.
+ Giải thích: Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ nêu trên lời khai thì Toà có cơ sở
xác định, cụ C đã biệt tích từ năm 1997 và căn cứ vào văn bản trả lời của cơ
quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội nêu trên, có cơ sở xác định tin tức
cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997.
 Theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 71 BLDS2015
Tòa án ra quyết định tuyên bố người đã chết trong trường hợp “Biệt tích 05
năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được
tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này”. Khoản 1 Điều 68
BLDS 2015 quy định: “... nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng
thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức
cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời
hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối
cùng.” Căn cứ những điều kiện trên thì cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày
01/05/1997.
2.4 Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân?
Nêu cơ sở pháp lý và ví dụ minh họa.
- Việc xác định ngày chết của một cá nhân rất quan trọng, vì căn cứ theo đó
Tòa án có thể giải quyết các quan hệ pháp luật của cá nhân đã chết như quan hệ
nhân thân, quan hệ tài sản, quan hệ hôn nhân, di chúc, thừa kế...
 Theo Điều 72 của BLDS 2015
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp
luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của
người đó được giải quyết như đối với người đã chết.

6
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như
đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của
pháp luật về thừa kế.
Ví dụ: khi một người chết được vài năm và để lại di chúc, vợ người đó kết hôn
với một người khác và diễn ra tranh chấp tài sản giữa các con cháu. Việc xác
định được thời gian chết của cá nhân đó sẽ giúp giải quyết các vấn đề về hôn
nhân, thừa kế, tài sản để lại.
2.5 Toà án xác định ngày chết của các cá nhân bị tuyên bố chết là ngày
nào? Đoạn nào của các Quyết định trên (quyết định năm 2018 và 2019)
cho câu trả lời?
- Tòa án xác định ngày chết của ông C là ngày 01/01/1986 theo quyết định số
272/2018. Đoạn ở phần QUYẾT ĐỊNH: “Tuyên bố ông Trần Văn C; nơi cư trú
cuối cùng: phường Phước Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh là đã chết.
Ngày chết của ông Trần Văn C là ngày 01/01/1986.”
- Tòa án xác định chị Quản thị K chết ngày 19/11/2018 theo quyết định số
4/2018. Đoạn ở phần QUYẾT ĐỊNH: “Tuyên bố chị Quản Thị K - sinh 1969 đã
chết ngày 19/11/2018.”
- Tòa án xác định ngày chết của cụ C là ngày 01/5/1997 theo quyết định số
94/2019. Đoạn ở phần QUYẾT ĐỊNH: “Tuyên bố cụ Phạm Văn C, sinh năm
1927; Hộ khẩu thường trú: phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố
Hà Nội, đã chết kể từ ngày 01/5/1997.”
2.6 Đối với hoàn cảnh như trong các quyết định trên (quyết định 2018 và
2019), pháp luật nước ngoài xác định ngày chết là ngày nào?
 Theo các Điều 131, 136, 142 tại BLDS 1995, các điều 122, 127, 132 tại
BLDS 2005 và Điều 28 LHNVGĐ
 Căn cứ vào khoản 1 và khoản 3, Điều 45 Bộ luật dân sự Liên Bang Nga
1.Công dân có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết nếu tại nơi cư trú của anh
ta không có thông tin nào về nơi anh ta cư trú trong suốt 5 năm, và trong
trường hợp anh ta biến mất trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng, hoặc
trong những trường hợp như vậy tạo cơ sở cho việc cho rằng anh ta có thể đã
chết do một tai nạn nào đó nếu anh ta mất tích trong vòng sáu tháng.

7
3.Ngày công dân được tuyên bố là đã chết là ngày có hiệu lực thi hành Quyết
định của Tòa án tuyên bố cá nhân đó đã chết. Trong trường hợp công dân bị
tuyên bố là đã chết thì đã biến mất trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng
hoặc trong hoàn cảnh tương tự hoàn cảnh tạo cơ sở để cho rằng anh ta có thể
đã chết do một tai nạn rõ ràng, tòa án có thể công nhận ngày này công dân
được cho là sẽ chết vào ngày chết.
- Vậy theo luật pháp nước ngoài, ông C được xác định chết ngày 01/01/1986 tại
quyết định số 272; chị K được xác định chết ngày 19/11/2018 tại quyết định số
4/2018; cụ C được xác định chết ngày 01/5/1997 tại quyết định số 94/2019.
2.7 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định ngày chết trong các quyết
định trên (quyết định năm 2018 và 2019)
- Theo tôi, tại Quyết định 272, việc xác định ông C chết ngày 01/01/1986 là
không chính xác.
 Theo khoản 1 Điều 71 BLDS 2015
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên
bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực
pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà
vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc
thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời
hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
 Theo khoản 1 Điều 68 BLDS 2015
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các
biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố
người đó mất tích.

8
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó;
nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính
từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác
định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày
đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
- Theo đó ngày 1/1/1986 là ngày biệt tích của ông C, và phải 5 năm sau thời
điểm này mới tuyên bố ông C đã chết được, tức phải tới cùng thời điểm năm
1991. Đối với 2 quyết định số 4/2018 và số 94/2019 theo tôi Tòa án đã làm
tương đối chính xác.
 Tóm tắt: Quyết định số 02/2020/QĐST-DS ngày 13/01/2020 của Tòa án
nhân dân huyện C, tỉnh A(huyện Cần Đước, tỉnh Long An)
Ông Đ H sinh năm 1968 (nguyên đơn) là người “Yêu cầu hủy quyết định tuyên
bố một người là đã chết”. Được biết là trong 2018 vì xảy ra mâu thuẫn với vợ
mà ông bỏ nhà đi đến tỉnh Lâm Đồng sinh sống mà không liên lạc với gia đình
mà Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố ông mất tích. Tại quyết định số:
01/2015/QĐVDS-ST ngày 20/05/2015 Tòa án nhân dân huyện C đã tuyên bố Đ
H đã chết và tại bản án số 28/2011/HNST ngày 14/6/2011 Tòa án nhân dân
huyện C đã cho ly hôn giữa Bà N T và ông Đ H. Thế nhưng, bà N T (người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) đã thừa nhận là ông Đ H còn sống và đồng ý
yêu cầu chấp nhận hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết.Vì thế, tại
phiên họp, Viện kiểm sát nhân dân huyện C qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ
hộ khẩu và giấy chứng minh nhân dân đã đủ căn cứ để xác định Ông Đ H vẫn
còn sống và đề nghị Tòa án nhân dân huyện C chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố
của ông Đ H về việc yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết
theo Điều 395 Bộ luật tố tụng dân sự.
2.8 Cho biết căn cứ để hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết và
Tòa án tuyên hủy quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định
năm 2020 có phù hợp với quy định không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
 Căn cứ vào khoản 1, 5 Điều 73 của BLDS 2015

9
- Khi một người bị tuyên là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó
còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó đã chết.
- Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết phải
được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã
chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch
- Thì theo đó bà N T trình bày: thừa nhận ông Đ H vẫn còn sống và đồng ý yêu
cầu hủy quyết định tuyên bố một người là đã chết và Ông Đ H đã cung câp đơn
xin xác nhận còn sống tại A, xã L, huyện C có xác nhận của UBND xã L ngày
09/12/2019. Qua đối chiếu kết quả tra cứu hồ sơ hộ khẩu và chứng minh nhân
dân đã có đủ căn cứ để xác định ông Đ H vẫn còn sống. Nên Tòa án tuyên hủy
quyết định tuyên bố ông H đã chết trong quyết định 2020 là phù hợp với quy
định.
2.9 Đối với vụ việc được giải quyết trong quyết định năm 2020, bà T và
ông H có còn được coi là vợ chồng nữa không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
 Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 73 BLDS 2015
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn
theo quy định tại khoản 2 Điều 68 của Bộ luật này thì quyết định ly hôn vẫn có
hiệu lực pháp luật.
 Căn cứ vào khoản 2 Điều 68 BLDS 2015
- Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa
án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về luật hôn nhân và gia
đình.
- Nhưng vào ngày 14/6/2011 Tòa án nhân dân huyện C đã cho ly hôn giữa Bà
N T và Ông Đ H. Nhưng theo khoản 2 Điều 68 thì Bà N T(vợ) không xin ly
hôn nên trong trường hợp này thì bà T và ông H vẫn được coi là vợ chồng.
2.10 Nếu ông H có tài sản, quan hệ tài sản trước đây của ông H được xử lý
như thế nào sau khi có quyết định năm 2020? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.

10
- Nếu ông H có tài sản, quan hệ tài sản trước đây của ông H, sau khi có quyết
định năm 2020 sẽ được xử lý như sau:
 Căn cứ vào khoản 3, 4 Điều 73 BLDS2015
- Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã
nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn.
Trường hợp người thừa kế của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn
sống mà cố tình giấu giếm nhằm hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả toàn
bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi, lợi tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được giải quyết theo quy định của Bộ luật
này, Luật hôn nhân và gia đình.

11

You might also like