You are on page 1of 3

TÓM TẮT BẢN ÁN: “Quyết định số 94/2019/QĐST-VDS ngày

15/11/2019 của Toà án nhân dân TP. Hà Nội”

Ngày 15/11/2019, tại trụ sở tòa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên họp sơ thẩm công khai giải
quyết việc dân sự thụ lý số 78/2019/TLST-DS ngày 28/8/2019 về việc yêu cầu “tuyên bố cụ Phạm Văn C
đã chết”. Với nguyên đơn là bà Phạm Thị K sinh năm 1957 và những người có quyền lợi liên quan yêu cầu
tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết. Cụ Phạm Văn C sinh năm 1927 có vợ là cụ Nguyễn Thị S1 và tám người
con chung. Cụ C cùng với vợ con có hộ khẩu thường trú và sinh sống tại địa chỉ phường Bạch Mai, quận
Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Khoảng tháng 1/1977 cụ C đi khỏi nhà, gia đình không nhớ rõ cụ đi vào
ngày nào. Thời điểm cụ C đi khỏi nhà thì sức khỏe bình thường, còn minh mẫn, tuy nhiên có tiền sử bị
cao huyết áp. Trong gia đình không ai có mẫu thuẫn với cụ nên lý do cụ C đi khỏi nhà không ai biết. Công
An phường Bạch Mai và Ủy ban nhân dân phường Bạch Mai đều xác nhận cụ Phạm Văn C đã đi khỏi địa
phương và không sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú từ năm 1997. Năm 2008 gia đình cụ C
đăng tin tìm cụ C trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua Trung tâm quảng cáo, dịch vụ
truyền hình và báo Hà Nội Mới nhưng không có tin tức gì. Trong quá trình giải quyết đơn yêu cầu của bà
K, Tòa án đã ra quyết định thông báo tìm kiếm thông tin về người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết và thực
hiện việc đăng thông báo theo công văn, thông báo tìm kiếm thông tin cụ Phạm Văn C trên cổng thông
tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), nhưng vẫn không có
thông tin xác nhận việc cụ C còn sống hay đã chết. Bảo hiểm xã hội quận Hai Bà Trưng cũng xác nhận
bằng công văn với việc không chi trả lương hưu cho cụ C từ tháng 4/1997 do đi vắng lâu ngày không lĩnh
lương. Từ đó, căn cứ điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 71, Điều 72 Bộ Luật Dân sự năm 2015
tuyên bố cụ Phạm Văn C đã chết kể từ ngày 1/5/1977.

Câu 2.1 Những điểm giống và khác nhau giữa tuyên bố một người mất tích và tuyên bố một người là đã
chết

Tuyên bố một người mất tính Tuyên bố một người đã chết


Giống nhau  Quyết định của Tòa án phải có yêu cầu của người có quyền,lợi ích liên
quan.
 Quyết định của Tòa án phải được gửi cho Ủy ban nhân dâncấp xã nơi cư
trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích hoặc nơi cư trú của người bị
tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
 Khi người bị tuyên bố mất tích, người bị tuyên bố đã chết trở về hoặc có
tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc
của người có quyền, lợi ích liên quan Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết
định đã tuyên bố (theo Điều 70 và Điều 73 của BLDS 2015).
Khác Căn cứ Điều 68 Bộ Luật Dân sự 2015 Điều 71 Bộ Luật Dân sự 2015
nhau pháp lý
Thời 2 năm kể từ ngày biết được tin tức cuối cùng  Sau 3 năm kể từ ngày
gian về người đó quyết định tuyên bố mất
tích của Tòa án có hiệu
lực mà vẫn không có tin
tức xác thực là còn sống.
 Vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống kể từ
khi chiến tranh kết thúc
5 năm.
 Không có tin tức xác
thực là còn sống sau 2
năm kể từ sau khi thảm
họa, thiên tai chấm dứt.
 Biệt tích 5 năm liền trở
lên mà không có tin tức
xác thực là còn sống
Tài sản  Giao cho người quản lý theo quy định  Được giải quyết theo quy
tại Điều 65 của BLDS. định của pháp luật về
 Người bị tuyên bố mất tích trở về có thừa kế.
quyền yêu cầu người quản lý tài sản  Người bị tuyên bố đã
chuyển giao lại tài sản. chết mà còn sống có
quyền yêu cầu người
thừa kế trả lại tài sản
hiện còn
Quan hệ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích Vợ hoặc chồng của người bị
vợ xin ly hôn thì được tòa án giải quyết cho ly hôn tuyên bố chết có thể kết hôn với
chồng theo quy định của pháp luật. (Theo Khoản 2, người khác mà không cần làm
Điều 68 BLDS 2015) thủ tục ly hôn.

2.2 Một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn sống trong thời hạn bao lâu thì có thể bị Tòa
án tuyên bố là đã chết?

Theo điểm d khoản 1 điều 71 BLDS năm 2015 một người biệt tích và không có tin tức xác thực là còn
sống từ 5 năm trở lên thì có thể bị Tòa án tuyên bố là đã chết.

2.3 Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết biệt tích từ thời điểm
nào? Vì sao?

 Trong quyết định 272:

Ông Trần Văn C bị tuyên bố chết biệt tích vào ngày 1/1/1991 vì bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối
năm 1985, Công an phường Bình Phước, Quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C vắng mặt tại địa
phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng của ông C. Do đó,
áp dụng Điểm d Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 và khoản 1 Điều 68 BLDS 2015, thời hạn 5 năm kể
từ ngày có tin tức cuối cùng được tính từ ngày 1/1/1986 là ngày 1/1/1991, nên ngày 1/1/1991 là ngày
ông C bị tuyên bố chết

 Trong quyết định 04:

Ngày chết của chị Quản Thị K là ngày 1/1/1998, do năm 1992 chị đã đi khỏi nhà và gia đình không có tin
tức gì mặc dù đã đăng thông báo tìm kiếm. Nhưng thông tin từ năm 1992 không xác định rõ ngày tháng
nên theo Điểm d Khoản 1 Điều 71 BLDS 2015, thời hạn 5 năm được tính từ ngày 1/1/1993.
 Trong quyết định 94:

Cụ Phạm Văn C đi khỏi nhà vào khoảng tháng 1/1997, đến năm 2008 gia đình cụ C có đăng tin tìm cụ
trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng không có tin tức gì. Theo văn bản trả lời của cơ quan
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hà Nội vào ngày 13/11/2019, việc chi trả lương hưu cho cụ C chỉ được thực
hiện đến hết tháng 4/1997. Do đó, có cơ sở xác định tin tức cuối cùng về cụ C là tháng 4/1997. Căn cứ
vào Điểm d Khoản 1 Điều 71 Bộ luật dân sự 2015 và Khoản 1 Điều 68 BLDS 2015, xác định cụ C đã chết từ
ngày 1/5/1997.

You might also like