You are on page 1of 3

Xin chào cô và các bạn, chúng em là nhóm 3 và hôm nay chúng em xin chọn đề

bài số 2 để thuyết trình. Để giúp cô và các bạn có thể dễ dàng tiếp cận với đề bài
hơn chúng em xin dàn dựng một phiên toà phúc thẩm sơ thẩm vụ việc dân sự tuyên
bố người chết . Trong đó có bạn Nguyễn Hồng Phong vai thẩm phán, bạn Ngần
Thị Kim Oanh vai đại diện viện kiểm sát
vụ việc dân sự chúng em tìm hiểu có nội dung như sau :
Căn cứ vào Quyết định sơ thẩm giải quyết việc dân sự số 489/2020/QĐST-DS
ngày 11/12/2020 về việc yêu cầu tuyên bố một người là đã chết của Toà án nhân
dân Quận 8 – Thành phố Hồ Chí Minh.
Dựa theo đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tuyên bố một người là đã chết
ngày 25/02/2020 của ông Lưu Hoà L và người đại diện theo uỷ quyền của ông L có
ông Nguyễn Ngọc D trình bày:
Cha ông là Lưu Văn B’ sinh năm 1941 có cha là ông Lưu Văn K’ (chết năm
1968), mẹ là bà Nguyễn Thị V (chết năm 1989). Vợ của ông B’ là bà Lê Thị Đ
(chết năm 1999). Trong thời gian chung sống ông B’ và bà Đ có 08 người con
chung là bà Lưu Ngọc C sinh năm 1966, bà Lưu Lệ S sinh năm 1968, bà Lưu Lệ T
sinh năm 1972, bà Lưu Lệ F sinh năm 1972, bà Lưu Ngọc L sinh năm 1974, ông
Lưu Hoà L sinh năm 1976, ông Lưu Hoà G sinh năm 1976 và ông Lưu Hoà H sinh
năm 1978.
Từ năm 1995, ông B’ đã có biểu hiện không bình thường, hay bỏ nhà đi đâu
không rõ nhưng có trở về nhà. Đến năm 1997 thì ông bỏ nhà đi biệt tích đến nay
không tin tức, gia đình không biết ở đâu. Gia đình ông đã đi tìm, hỏi thăm tất cả
bạn bè, người thân nhưng vẫn không có thông tin về ông B’.
Ngày 30/07/2004, Công an Phường M’ Quận B đã xoá tên ông B’ ra khỏi hộ
khẩu. Nay, ông yêu cầu tuyên bố chết đối với ông Lưu Văn B’, sinh năm 1941, địa
chỉ nơi cư trú cuối cùng số 415 đường Đường A, Phường M’, Quận B, Thành phố
Hồ Chí Minh để bổ túc hồ sơ kê khai di sản thừa kế căn nhà số 415 Đường A,
Phường M’, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh.
Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm ông Lưu Hoà G, bà Lưu Ngọc
C, bà Lưu Lệ S, bà Lưu Lệ T, bà Lưu Lệ F, bà Lưu Ngọc L và ông Lưu Hoà H
thống nhất trình bày. Ông bà đồng ý với yêu cầu của ông Lưu Hoà L về việc yêu
cầu tuyên bố chết đối với ông Lưu Văn B’, sinh năm 1941, địa chỉ nơi cư trú cuối
cùng số 415 đường Đường A, Phường M’, Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh để bổ
túc hồ sơ kê khai di sản thừa kế căn nhà số 415 đường Đường A, Phường M’,
Quận B, Thành phố Hồ Chí Minh

Trong phiên toà phúc thẩm, đại diện viện kiểm sát trình bày những điểm
chưa phù hợp trong bản án sơ thẩm

Sau quá trình xem xét, hội đồng thẩm phán của phiên toa phúc thẩm đã đưa
ra quyết định cuối cùng để sửa lại bản án sơ thẩm của vụ việc dân sự

Như những gì chúng em đã trình bày, chúng em có những kiến nghị để hoàn
thiện quy định pháp luật hiện hành
chúng em cho rằng quan điểm xác định ngày chết của người bị Tòa án tuyên
bố chết là ngày tiếp theo của ngày kết thúc các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều
71 BLDS là phù hợp :
- Người bị Tòa án tuyên bố mất tích sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên
bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác
thực là còn sống;
- Người biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống thì ngày chết là ngày ngay sau khi
kết thúc thời hạn 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức
xác thực là còn sống;
- Người bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác thì ngày chết là ngày ngay sau khi kết thúc
thời hạn 02 năm đó mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
- Người biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống
thì ngày chết là ngày ngay sau khi kết thúc thời hạn này 05 năm, ngày biết được tin
tức cuối cùng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật Dân sự.
Việc sửa đổi những quy định của pháp luật suy cho cùng đều nhằm hướng đến một
mục đích chung đó là đảm bảo cho sự ổn định, phát triển tích cực, bền vững của
xã hội. Vì vậy, thiết nghĩ, không chỉ pháp luật luôn phải không ngừng cập nhật mà
chính con người cũng cần biết tự hoàn thiện mình. Cụ thể trong hoạt động áp dụng
pháp luật, cần phải đổi mới công tác hoàn thiện tổ chức, cán bộ, nâng cao trình độ
và năng lực của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân; về phía nhân dân, mỗi người
phải tự nâng cao hiểu biết và ý thức pháp luật của bản thân.

You might also like