You are on page 1of 6

Câu 2.

3: Trong các vụ việc trên (quyết định năm 2018 và 2019), cá nhân bị tuyên bố chết biệt
tích từ thời điểm nào? Vì sao?
Trong Quyết định 272/2018/QĐST-DS ngày 27/4/2018 của Tòa án nhân dân quận 9 Thành phố
Hồ Chí Minh:
- Tuyên bố ông Trần Văn C chết vào ngày 01/01/1986.
- Căn cứ pháp lý xác định ngày chết của ông Trần Văn C là điểm d khoản 1, khoản
2 Điều 71 BLDS 2015:
“d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn
này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày
chết của người bị tuyên bố là đã chết.”
Việc xác định ngày chết của ông C dựa trên việc bà T và ông T xác định ông C bỏ đi cuối
năm 1985, Công an phường Phước Bình, quận 9 không xác định được ngày, tháng ông C
vắng mặt tại địa phương. Đây thuộc trường hợp không xác định được ngày, tháng có thông
tin cuối cùng của ông C. Do đó, ngày chết của ông c được tính là ngày đầu tiên của năm tiếp
theo năm có tin tưc cuối cùng.
Trong Quyết định 04/2018/QĐST-DS ngày 19/11/2018 của Tòa án nhân dân huyện Đông Sơn
tỉnh Thanh Hóa:
- Tuyên bố chị Quản Thị K chết vào ngày 19/11/2018.
- Căn cứ pháp lý tuyên bố chết và xác định ngày chết của chị Quản Thị K là điểm d
khoản 1, khoản 2 Điều 71 BLDS 2015:
“d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn
này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết
của người bị tuyên bố là đã chết.”
Chị Quản Thị K là chị gái anh Quản Bá Đ đã bỏ nhà đi khỏi địa phương từ năm 1992 đến
nay (2018) không có tin tức gì. Gia đình anh Đ đã tìm kiếm và thông báo trên phương tiện
thông tin địa chúng nhiều lần, nhưng cũng không có kết quả. Tòa án nhân dân huyện Đông
Sơn đã ra quyết định thông báo tìm kiếm chị K trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân
Tối Cao; Báo nhân dân và Đài tiếng nói Việt Nam 03 kỳ liên tiếp. Thời hạn thông báo 04
tháng kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên (06/7/2018). Đến nay đã hết thời hạn
thông báo theo quy định của pháp luật, nhưng chị K vẫn không về và cũng không có tin tức
gì về chị K. Do đó có đủ cơ sở khẳng định chị Quản Thị K đã biệt tích 05 năm liền trở lên
và không có tin tức xác thực là chị K còn sống. Từ đó Tòa án huyện Đông Sơn tuyên bố chị
Quản Thị K đã chết.
Trong Quyết định số 09/2019/QĐST-VDS ngày 15/11/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố
Hà Nội:
- Tuyên bố cụ Phạm Văn C chết vào ngày 01/5/1997.
- Căn cứ pháp lý tuyên bố chết và xác định ngày chết của cụ Phạm Văn C là khoản 1
Điều 68; điểm d khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 71 BLDS 2015:
“Điều 68. Tuyên bố mất tích
1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn
không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu
không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu
tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày,
tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp
theo năm có tin tức cuối cùng.
Điều 71. Tuyên bố chết
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này
được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết
của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp
luật về hộ tịch.”
Khoảng tháng 1/1997 cụ C đi khỏi nhà, gia đình không nhớ rõ cụ C đi vào ngày nào. Công
nhân phường Bạch Mai và Ủy ban nhân dân phường Bạch Mai đều xác nhận, cụ Phạm Văn
C đã đi khỏi địa phương và không sinh sống tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú từ năm
1997, đến nay không xác định được cụ C ở đâu, làm gì. Năm 2008 gia đình cụ C đã đăng tin
tìm cụ C trên các phương tiện thông tin đại chúng, ngày 20/02/2019 Tòa án thông báo tìm
kiến thông tin cụ Phạm Văn C trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao, Báo
nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (VOV), thông báo được đăng trên số hàng ngày 03 lần,
ba ngày liên tiếp nhưng đến nay vẫn không có thông tin xác thực việc cụ C còn sống hay đã
chết. Đồng thời căn cứ vào văn bản trả lời của cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
nên trên cơ sở có xác định tin tức cuối cùng về cụ là tháng 4/1997. Từ đó Tòa án xác định
ngày chết của cụ Phạm Văn C.
Câu 2.4: Cho biết tầm quan trọng của việc xác định ngày chết của một cá nhân? Nêu cơ sở pháp
lý và ví dụ minh họa.
Việc xác định ngày chết của một cá nhận có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi thời điểm chết của
một người là thời điểm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ về nhân thân, về tài sản,
về hôn nhân gia đình, về thừa kế của người đó và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Cơ sơ pháp lý: Điều 71, Điều 72 BLDS 2015.
“Điều 71. Tuyên bố chết
1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một
người là đã chết trong trường hợp sau đây:
a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật
mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không
có tin tức xác thực là còn sống;
c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ,
thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác;
d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này
được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết
của người bị tuyên bố là đã chết.
3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân
dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp
luật về hộ tịch.
Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã
chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì
quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải
quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết như đối với
người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa
kế.”
Ví dụ: Án lệ số 26/2018/AL về xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu và thời hiệu yêu cầu
chia di sản thừa kế là bất động sản
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 06/2017/DS-GĐT ngày 27-3-2017 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “tranh chấp thừa kế tài sản và chia tài sản chung”
ở Hà Nội giữa nguyên đơn là ông Cấn Xuân V, bà Cấn Thị N1, bà Cấn Thị T1, bà Cấn
Thị H, ông Cấn Xuân T, bà Cấn Thị N2, bà Cấn Thị M1. Người đại diện cho các đồng
nguyên đơn là bà Cấn Thị N2 và bị đơn là cụ Nguyễn Thị L, ông Cấn Anh C. Người đại
diện cho các đồng bị đơn theo ủy quyền là ông Lê Hồng L. Người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan gồm 07 người.
Khái quát nội dung án lệ:
- Tình huống án lệ:
Người để lại di sản thừa kế là bất động sản chết trước ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế
ngày 30-8-1990. Tại thời điểm Tòa án xét xử sơ thẩm, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13
đang có hiệu lực pháp luật.
- Giải pháp pháp lý:
Trường hợp này, phải xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa
kế là ngày công bố Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990. Thời hiệu yêu cầu chia di sản
thừa kế được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Cụ Cấn Văn K và cụ Hoàng Thị T có 08 người con gồm các ông bà: Cấn Xuân V, Cấn Thị
N1, Cấn Thị T1, Cấn Thị H, Cấn Xuân T, Cấn Thị N2, Cấn Thị M1, Cấn Văn S (chết năm
2008, ông S có vợ là bà Nguyễn Thị M và hai con là Cấn Thùy L, Cấn Hoàng K).

[2] Vợ chồng cụ K, cụ T tạo lập được khối tài sản gồm nhà cấp 4, bếp, nhà tắm và các công
trình khác, cây cối trên diện tích đất 612m2, thửa số 120, tờ bản đồ số 11, tại thôn T, xã P,
huyện Th, thành phố Hà Nội. Năm 1972 cụ T chết. Năm 1973 cụ K kết hôn với cụ Nguyễn Thị
L và có 04 người con gồm các ông, bà: Cấn Thị C, Cấn Thị M2, Cấn Thị T2 và Cấn Anh C.
Năm 2002 phần đất trên được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hộ cụ Cấn Văn
K. Cuối năm 2002 cụ K chết, khối tài sản do cụ L và ông Cấn Anh C quản lý, sử dụng. Các
đồng nguyên đơn là các con của cụ K với cụ T yêu cầu chia tài sản chung của mẹ là cụ T và
chia di sản thừa kế của cụ K để lại theo quy định của pháp luật. Như vậy, hàng thừa kế thứ nhất
của cụ T có 09 người gồm 08 người con và chồng là cụ K. Năm 2002, cụ K chết, phần di sản
của cụ K được hưởng từ di sản của cụ T được chuyển tiếp cho cụ L và các con chung của cụ K
và cụ L được hưởng.

[3] Tại thời điểm các đồng nguyên đơn khởi kiện (tháng 11-2010) cụ K và ông Cấn Văn S đã
chết, các thừa kế của cụ K và ông S được hưởng thừa kế chuyển tiếp đối với di sản mà cụ K,
ông S được hưởng. Tòa án cấp sơ thẩm xác định tại thời điểm các đương sự khởi kiện (tháng
11-2010) là đã hết thời hiệu để chia thừa kế của cụ T, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản
của cụ T để lại là tài sản chung chưa chia và tuyên chia cho 08 người con của cụ T là không
đúng theo quy định tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP
ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vì cụ L, ông C (con cụ K)
không thừa nhận tài sản đang tranh chấp là di sản của cụ T chưa chia.

[4] Tòa án cấp phúc thẩm xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế của cụ T đã hết và không
chấp nhận yêu cầu của các nguyên đơn về việc chia tài sản chung đối với phần di sản của cụ T
là đúng (theo hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-
HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao), nhưng Tòa án cấp
phúc thẩm lại tuyên cho các đồng thừa kế đang quản lý các di sản của cụ T là cụ L và ông C
được tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu là không đúng.

[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với
bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân
sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy
định của Bộ luật này.

[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy
định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa
kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-
1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ
T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.

[8] Mặt khác, nguyện vọng của các nguyên đơn thể hiện tại biên bản lấy lời khai ngày 22-12-
2010 của bà Cấn Thị N2 (BL63), bà Cấn Thị N1 (BL69), bà Cấn Thị T1 (BL75), bà Cấn Thị H
(BL78), bà Cấn Thị M1 (BL61) yêu cầu Tòa án chia di sản của bố mẹ để lại theo quy định của
pháp luật, bản thân các bà là con gái đã đi lấy chồng, nên phần di sản các bà được chia, các bà
giao lại cho ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ tiên; ông Cấn Xuân T thể hiện tại biên bản lấy
lời khai ngày 22-10-2010 (BL73) đề nghị Tòa án chia di sản của cha mẹ theo quy định của pháp
luật để anh em ông làm nơi thờ cúng cha mẹ, tổ tiên; bà Nguyễn Thị M (BL65) yêu cầu phần di
sản chồng bà được chia, mẹ con bà xin giao lại cho ông V để ông V làm nơi thờ cúng tổ tiên.
Tuy nhiên, quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm lại tuyên công nhận sự tự
nguyện của các nguyên đơn cho ông V tài sản là không đúng ý chí của các đương sự.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[5] Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 (có hiệu lực thi
hành từ ngày 01-01-2017), thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với
bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.

[6] Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 Bộ luật Dân sự năm 2015, đối với giao dịch dân
sự được xác lập trước ngày Bộ luật Dân sự này có hiệu lực, thì thời hiệu được áp dụng theo quy
định của Bộ luật này.

[7] Như vậy kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy
định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa
kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-
1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi kiện chia di sản của cụ
T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”

You might also like