You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA: LUẬT DÂN SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3

THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN

Giảng viên: Huỳnh Quang Thuận

Bộ môn: Luật Tố tụng dân sự

Lớp: CLC47C

Nhóm: 04

Thành viên:

1. Nguyễn Ngọc Thiên Ân 2153801011005

2. Vũ Hồng Phúc 2253801012190

3. Lê Ngọc Quỳnh Anh 2253801015015

4. Diệp Thanh Thy 2253801015322

5. Nguyễn Đăng Thiên Tuệ 2253801015360


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM

STT Họ và tên Điểm đánh Nhận xét


giá

1 Vũ Hồng Phúc A Hoàn thành tốt nhiệm vụ

(Nhóm trưởng) nhóm trưởng

2 Nguyễn Ngọc Thiên Ân A Hoàn thành tốt nhiệm vụ

3 Lê Ngọc Quỳnh Anh A Hoàn thành tốt nhiệm vụ

4 Diệp Thanh Thy A Hoàn thành tốt nhiệm vụ

5 Nguyễn Đăng Thiên Tuệ A Hoàn thành tốt nhiệm vụ


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................1
Phần 1. Nhận định .........................................................................................................2
1. Mọi tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân. ..............................................................................................................................2
2. Tranh chấp lao động phải được hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án nhân
dân. ..............................................................................................................................2
3. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh. ......................................................................................................3
4. Tranh chấp về quyền tác giả thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện. ..........................................................................................................................4
5. Thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con chỉ thuộc về Tòa án nhân dân
nếu có tranh chấp. ......................................................................................................5
Phần 2. Bài tập ...............................................................................................................7
1. Xác định quan hệ tranh chấp và cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm. ..........................................................................................................7
2. Xác định quan hệ tranh chấp và cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm. ..........................................................................................................9
Phần 3. Phân tích án ....................................................................................................11
1. Xác định yêu cầu của đương sự trong các vụ án nêu trên ............................11
2. Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án trên là gì?
Trình bày luận điểm làm căn cứ cho việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp
của các Tòa án. Quan điểm của anh/ chị về việc xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp trong trường hợp này. ....................................................................................11
Bản án số 54/2022/HNGĐ-ST ngày 21/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố
B1. ...........................................................................................................................11
Bản án số 30/2023/HNGĐ-ST ngày 04/5/2023 của Tòa án nhân dân huyện Năm
Căn, tỉnh Cà Mau. ................................................................................................13
3. Tóm tắt bản án để nêu bật được vấn đề “xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp”..........................................................................................................................17
Danh mục tài liệu tham khảo .....................................................................................18
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ

BLTTDS Bộ luật Tố tụng Dân sự

LHNGD Luật Hôn nhân và gia đình

BLLĐ Bộ luật Lao động

1
Phần 1. Nhận định

1. Mọi tranh chấp dân sự đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân
dân.

Nhận định trên là sai. Căn cứ theo khoản 4 Điều 26 BLTTDS 2015: “4. Tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản
2 Điều 30 của Bộ luật này.” và căn cứ theo khoản 2 Điều 30 BLTTDS 2015: “2. Tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và
đều có mục đích lợi nhuận.” Nếu có mang mục đích lợi nhuận thì thuộc về mảng kinh
doanh thương mại, còn không có mục đích lợi nhuận thì thuộc dân sự. Như vậy, tranh
chấp về sở hữu trí tuệ có thể thuộc 1 trong 2 mảng, chứ ko thuộc duy nhất về 1 mảng.
Khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc
trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải
quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương
thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Khi thuộc mảng kinh doanh thương mại thì các bên
có thể lựa chọn khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp
thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng
được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba
thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.

2. Tranh chấp lao động phải được hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án nhân
dân.

Nhận định trên là sai. Vì căn cứ theo khoản 1 Điều 32 BLTTDS 2015:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải
thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải
trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt
buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

2
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của
pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định
của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công
lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.”

và điểm e khoản 1 Điều 188 BLLĐ 2019:

“1. Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của
hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải
quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

e) Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.”

thì đối với những tranh chấp lao động rơi vào các trường hợp được nêu thì không bắt
buộc phải thông qua thủ tục hòa giải.

3. Tranh chấp có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
nhân dân cấp tỉnh.

Nhận định trên là sai. Theo khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015
quy định về Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ
luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.

3
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương
sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ
trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng,
cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam
cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên
giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật
Việt Nam.”

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 quy định về Thẩm quyền của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh:

“c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”

Như vậy, không phải tất cả những tranh chấp có yếu tố nước ngoài đều thuộc Thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, đối với các tranh chấp thuộc Khoản 4 Điều 35
BLTTDS thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.

4. Tranh chấp về quyền tác giả thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện.

Nhận định trên là sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất số
11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm
được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt
nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố,
đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.” Theo đó, quyền tác giả thuộc quyền sở hữu trí tuệ. Căn
cứ theo khoản 4 Điều 26 BLTTDS 2015 về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án: “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này”. Vì vậy, tranh chấp
về quyền tác giả thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

4
Căn cứ theo khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp
huyện khi giải quyết tranh chấp:

“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của
Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Tuy nhiên, đối với những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 2
Điều 30 BLTTDS 2015: “Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ
giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.” lại không thuộc thẩm
quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà thuộc thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của TAND cấp tỉnh theo điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015: “Tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều
26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;”.

Vậy nên, TAND cấp huyện chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự về quyền
tác giả nhưng đối với những tranh chấp kinh doanh, thương mại về quyền tác giả quy
định tại khoản 2 Điều 30 BLTTDS 2015 thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của
TAND cấp tỉnh theo điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.

5. Thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con chỉ thuộc về Tòa án nhân dân
nếu có tranh chấp.

Nhận định trên là đúng. Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 BLTTDS 2015 quy định
những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.” và Điều 101
LHNGĐ 2014 quy định thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con:

“Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp
luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

5
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có
tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp
quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ
tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định
cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố
tụng dân sự.”

thì việc xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ thuộc thẩm quyền giải
quyết tranh chấp của Tòa án và hiện nay có 2 cơ quan có thẩm quyền trong việc xác
định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ là cơ quan đăng ký hộ tịch và Tòa
án nhưng cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ có thẩm quyền khi việc xác định quan hệ khi
không có tranh chấp trong việc xác định cha, mẹ cho con nên nếu có tranh chấp khi xác
định cha, mẹ, con sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

6
Phần 2. Bài tập

1. Xác định quan hệ tranh chấp và cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm.

Năm 1979, ông T1 và bà Ư do không có con đẻ nên đã đến nhận chị T (sinh ngày
03/01/1975 tại xã M, huyện V, tỉnh Hà Giang) làm con nuôi, khi đó chị T được 4 tuổi.
Đến năm 1994 khi chị T đi lấy chồng và sống riêng không chung sống cùng ông T1, bà
Ư nữa. Tháng 02/2005, chị T ly hôn chồng rồi cùng con tiếp tục về sống cùng ông T1,
bà Ư, đến tháng 10/2005 thì ông T1 làm nhà riêng cho chị trên đất của ông T1 để chị ở
nuôi con (tại thôn N cách nhà ông T1, bà Ư 50m), trong thời gian từ năm 2005 đến 2010,
chị T vẫn cùng ông T1, bà Ư sản xuất nông nghiệp trên đất của gia đình ông T1, bà Ư
tại thôn N, thị trấn T, huyện Q, tỉnh Hà Giang. Năm 2009, ông T1 và bà Ư có viết di
chúc để lại toàn bộ tài sản của ông T1, bà Ư cho chị T. Năm 2010, ông T1 chết, khi đó
chị T không có mặt tại địa phương, khi biết tin chị quay về để làm đám ma cho bố nuôi
thì anh em nhà bố mẹ nuôi chị đuổi không cho chị T vào thắp hương và làm thủ tục gì,
gồm có các chú thím và các con cháu trong đó có cả ông Đ và anh Đ2 ngăn cản không
cho chị vào đám và đuổi chị về. Thời gian sau khi ông T1 mất thì ông Đ đe dọa không
cho chị T đến ở cùng và chăm sóc bà Ư nhưng bà Ư vẫn sang nhà chị T để lấy tiền nộp
tiền điện, còn ăn uống thì bà Ư tự sinh hoạt đến năm 2015. Sau khi bà Ư chết, chị T
không được canh tác trên đất của gia đình nên đã làm đơn đến Tòa án để yêu cầu ông Đ
trả lại khối tài sản theo di chúc mà ông T1, bà Ư đã để lại cho chị, bao gồm: Ngôi nhà
sàn ba gian hai trái; Đất vườn rừng tại thôn N, thị trấn T, huyện Q diện tích 5.365m2.
Ngoài ra, tại buổi tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải nguyên đơn yêu cầu bị đơn
bồi thường thiệt hại: Về ngôi nhà 3 gian: Ván bưng, hiên buồng; Cây xà dầm, cây dải
bằng tre, Cột nhà cũ, công thợ lắp giáp, công trình xuống cấp, Chuồng trâu và chuồng
lợn bị hư hỏng. Tổng giá trị là 180.000.000 đồng (một trăm tám mươi triệu đồng). Tổng
thu thóc lúa 01 năm 76 bao = 28.000.000 đồng x 12 năm (không được sử dụng đất) =
336.000.000 đồng. Trừ chi phí sản xuất yêu cầu bồi thường 1/3 số tiền = 112.000.000
đồng. Tổng số tiền nguyên đơn yêu cầu bồi thường là 277.000.000 đồng.

7
* Xác định quan hệ tranh chấp

Theo tình huống trên, sau khi bà Ư và ông T1 chết, chị T không được canh tác
trên đất của gia đình nên đã làm đơn đến Tòa án để yêu cầu ông Đ trả lại khối tài sản
theo di chúc mà ông T1, bà Ư đã để lại cho chị nên đây được xác định là “Tranh chấp
về thừa kế tài sản” theo khoản 5 Điều 26 BLTTDS 2015 và tại buổi tiếp cận, công khai
chứng cứ và hòa giải thì chị T yêu cầu ông Đ bồi thường thiệt hại về ngôi nhà 3 gian:
Ván bưng, hiên buồng; Cây xà dầm, cây dải bằng tre, Cột nhà cũ, công thợ lắp giáp,
công trình xuống cấp, Chuồng trâu và chuồng lợn bị hư hỏng; tiền thu từ thu hoạch thóc
lứa 01 năm 76 bao (trừ chi phí sản xuất yêu cầu bồi thường 1/3 số tiền) nên đây được
xác định là “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.” theo khoản 6 Điều
26 BLTTDS 2015. Vậy nên, trong tình huống trên xuất hiện 2 loại quan hệ tranh chấp
là “Tranh chấp về thừa kế tài sản” và “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng.”.

* Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

Theo nhóm tôi, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
trên theo thủ tục sơ thẩm. Thứ nhất, 2 loại quan hệ tranh trên là “Tranh chấp về thừa kế
tài sản” và “Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.” đều thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tòa án căn cứ theo khoản 5,6 Điều 26 BLTTDS 2015. Thứ hai, căn cứ
theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân
dân cấp huyện:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ
luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

…”

TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm đối với
những tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015. Đối với 2 tranh chấp
trên đều thuộc quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015 như đã nêu nên Tòa án nhân dân cấp
huyện có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này.

8
2. Xác định quan hệ tranh chấp và cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo
thủ tục sơ thẩm.

Nguồn gốc đất tranh chấp đo đạc thực tế 6.267,7m2 là đất của cha ông A là ông
D1 tặng cho anh ông A là ông S1 (chồng bà C). Trước đây, ông S1 chuyển nhượng cho
ông A và bà B 01 công tầm cấy. Ngày 19/02/2004, ông S1 chết, đến ngày 27/3/2004, bà
C chuyển nhượng cho vợ chồng ông A bà B diện tích 4,4 công tầm cấy, với giá 4,4
lượng vàng 24k. Khi chuyển nhượng hai bên có lập giấy ngày 27/3/2004, thỏa thuận
thanh toán vàng làm hai lần, lần thứ nhất trả 2,2 lượng vàng 24k, lần thứ hai trả 2,2
lượng vàng 24k và 20 giạ lúa. Ông A, bà B đã thanh toán đủ vàng cho bà C. Đến ngày
20/9/2004, khi thanh toán vàng đợt 2 thì chị D - con bà C viết lại giấy sang nhượng lập
ngày 20/9/2004, có nội dung bà C chuyển nhượng 05 công đất (tính luôn phần ông S1
chuyển nhượng), tổng giá trị hai lần chuyển nhượng là 55 chỉ vàng 24k. Từ năm 2004,
sau khi nhận chuyển nhượng đất vợ chồng ông A và bà B sử dụng đến nay. Năm 2015,
khi có Đoàn cán bộ địa chính đến để đo đạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
mới biết phần đất trên hiện do ông L1 và bà L2 đứng tên, cấp ngày 17/10/2006. Nay vợ
chồng ông A và bà B yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
diện tích nêu trên; hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Số AG 989119 ông L1 và bà
L2 được cấp liên quan đến phần đất tranh chấp đo đạc thực tế diện tích 6.267,7m 2, tại
thửa 447 diện tích 4.250m2 và thửa 543 diện tích 1.098m2 tờ bản đồ số 10 đất trồng lúa.

* Xác định quan hệ tranh chấp

Quan hệ pháp luật tranh chấp: tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa ông A và bà
B với ông L1 và bà L2 đối với phần đất tại thửa 447 diện tích 4.250m2 và thửa 543 diện
tích 1.098m2 tờ bản đồ số 10 đất trồng lúa.

Thứ nhất, vì trong tình huống trên, quan hệ pháp luật tranh chấp là về quyền sử dụng
đất đo đạc thực tế diện tích 6.267,7m2, tại thửa 447 diện tích 4.250m2 và thửa 543 diện
tích 1.098m2 tờ bản đồ số 10 đất trồng lúa nên căn cứ vào khoản 9 Điều 26 BLTTDS
2015 quy định như sau:

“9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở
hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.”

9
Có thể thấy, tranh chấp trên thuộc trường hợp được nêu tại điều khoản trên nên đây là
tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Thứ hai, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những
tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ
luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;”

* Xác định cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

Vì tranh chấp trong tình huống trên thuộc những tranh chấp được quy định tại
khoản 9 Điều 26 BLTTDS 2015 như đã nêu trên nên Tòa án nhân dân cấp huyện có
quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này.

10
Phần 3. Phân tích án

1. Xác định yêu cầu của đương sự trong các vụ án nêu trên

* Bản án số 54/2022/HNGĐ-ST

- Đương sự trong bản án là:


+ Nguyên đơn: Chị Nguyễn Thị Y1
+ Bị đơn: Anh Thân Văn Ch1

- Yêu cầu của đương sự trong bản án sơ thẩm là:

+ Đối với nguyên đơn (chị Y1): chị Y1 bất đồng quan điểm với chồng là anh
Y1 nên chị yêu cầu Toà không công nhận chị và anh Ch1 là vợ chồng.

+ Đối với bị đơn (anh Ch1): đồng ý với đơn yêu cầu của chị Y1

* Bản án số 30/2023/HNGĐ-ST

- Đương sự trong bản án là:


+ Nguyên đơn: Chị Nguyễn Hồng S
+ Bị đơn: Anh Đinh G

- Yêu cầu của đương sự trong bản án sơ thẩm là:

+ Đối với nguyên đơn (chị S): Do bất đồng quan điểm trong cuộc sống nên chị
khởi kiện xin ly hôn với anh G

+ Bị đơn (anh G): vắng mặt không lý do, không yêu cầu gì đối với nội dung đơn
kiện

2. Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án trên là gì?
Trình bày luận điểm làm căn cứ cho việc xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp của các Tòa án. Quan điểm của anh/ chị về việc xác định quan hệ
pháp luật tranh chấp trong trường hợp này.
Bản án số 54/2022/HNGĐ-ST ngày 21/9/2022 của Tòa án nhân dân thành phố B1.

* Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án trên là gì? Trình
bày luận điểm làm căn cứ cho việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của các
Tòa án

11
Toà án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án trên là tranh chấp về
việc không công nhận quan hệ vợ chồng của chị Nguyễn Thị Y1 với anh Thân Văn Ch1.

Thứ nhất, Tòa án căn cứ theo khoản 1 Điều 11 LHNGĐ 2000 (Luật có hiệu lực tại thời
điểm kết hôn) quy định về Đăng ký kết hôn:

“...Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không
được pháp luật công nhận là vợ chồng. …”

Dựa theo phần Nội dung của Bản án, chị Y1 và anh Ch1 chung sống với nhau như vợ
chồng kể từ năm 1999 và không có đăng ký kết hôn cho tới thời điểm là 2022, nên giữa
anh Ch1 và chị Y1 không được pháp luật công nhận là có mối quan hệ vợ chồng.

Thứ hai, Căn cứ theo điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000
của Quốc Hội quy định về Việc áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000:

“c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm
b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly
hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu
về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và
gia đình năm 2000 để giải quyết.”

Mặc dù đã sống chung với nhau từ năm 1999 đến năm 2022 nhưng cả hai không đăng
kí kết hôn nên Tòa án quyết định không công nhận mối quan hệ vợ chồng giữa anh Ch1
và chị Y1.

Như vậy, việc Tòa án không công nhận quan hệ vợ chồng giữa chị Y1 và anh Ch1 là
hoàn toàn đúng, dựa theo các quy định đã nêu trên.

* Quan điểm của anh/ chị về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong
trường hợp này.

Theo Nhóm chúng tôi, việc không công nhận anh Ch1 và chị Y1 là vợ chồng là
không cần thiết, dựa theo các quy định đã nêu trên, bao gồm: khoản 1 Điều LHNGĐ
2000 và điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc Hội:
“Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày
12
01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có
nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho
đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn,
nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân
và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không
đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;”. Dựa theo bản án, cả
chị Y1 và anh Ch1 đều không có xảy ra tranh chấp liên quan đến vấn về quyền nuôi con,
tài sản chung hay công nợ chung, nên việc nhờ đến Tòa án không công nhận hai anh chị
là vợ chồng là không cần thiết.

Ở đây, việc không công nhận mối quan hệ vợ chồng giữa anh ch1 và chị Y1
không thể gọi là tranh chấp. Trừ khi chị Ch1 nộp đơn yêu ly hôn, khi ấy ta xác định đây
là đơn phương ly hôn và có tranh chấp xảy ra.

Bản án số 30/2023/HNGĐ-ST ngày 04/5/2023 của Tòa án nhân dân huyện Năm
Căn, tỉnh Cà Mau.

* Tòa án xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong các vụ án trên là gì? Trình
bày luận điểm làm căn cứ cho việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của các
Tòa án.

Theo nhận định của Tòa án, chị S và anh Đinh G tự nguyện kết hôn năm 1990,
có tổ chức lễ cưới theo phong tục tập quán và không có đăng ký kết hôn. Vợ chồng
chung sống hạnh phúc đến năm 2005 do bất đồng quan điểm trong cuộc sống, mâu thuẫn
trầm trọng nên sống ly thân nhau cho đến nay. Trong thời gian ly thân vợ chồng cũng
không hàn gắn được tình cảm vợ chồng nên chị S khởi kiện xin ly hôn với anh G. Trong
trường hợp này, do đây là yêu cầu ly hôn đơn phương từ phía chị S chứ không phải là
thuận tình ly hôn từ cả chị S và anh G nên trường hợp này Tòa án xác định quan hệ pháp
luật tranh chấp ở đây “Tranh chấp ly hôn” theo khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015: “Ly
hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.” là có
căn cứ. Vì:

- Thứ nhất, Tòa án áp dụng khoản 2 Điều 53 LHNGĐ 2014: “Trong trường hợp
không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không
công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này;...”
13
là hợp lý. Vì căn cứ theo điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10:
“Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987
đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật
này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ
không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định
về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ sau ngày 01
tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận
họ là vợ chồng;” và khoản 1 Điều 11 LHNGĐ 2000: “...Nam, nữ không đăng ký
kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công
nhận là vợ chồng…”, do chị S và anh Đinh G tự nguyện kết hôn năm 1990, có tổ
chức lễ cưới theo phong tục tập quán nhưng không có đăng ký kết hôn mà
LHNGĐ quy định đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ
chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001 mà không
đăng ký kết hôn sau ngày 01 tháng 01 năm 2003, mà một trong các bên có yêu
cầu ly hôn thì sẽ được Tòa án thụ lý đơn yêu cầu giải quyết “ly hôn” chứ không
phải thụ lý yêu cầu “không công nhận quan hệ vợ chồng”.

- Thứ hai, việc Tòa án không áp dụng khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015: “Tranh
chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng
mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.” để xác định quan
hệ pháp luật tranh chấp trong trường hợp này là đúng. Vì căn cứ theo bản án, chị
S (nguyên đơn) chỉ đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề về quan hệ nhân thân
là việc ly hôn với anh G chứ chị S không đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn
đề con chung và tài sản. Vì vậy, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 BLTTDS 2015:
“...Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.” thì
Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó nên Tòa
án đã xác định đúng yêu cầu của chị S và tính chất của vụ án dân sự còn nếu Tòa
án xác định quan hệ tranh chấp theo khoản 7 Điều 28 BLTTDS 2015 là Tòa án
đã xác định sai yêu cầu của chị S và tính chất của vụ án.

14
Vậy nên, việc Toà án xác định quan hệ pháp luật trong trường hợp này là “tranh chấp ly
hôn” theo khoản 1 Điều 28 BLTTDS 2015 là đúng với pháp luật. Còn trong quá trình
giải quyết và xét xử, Tòa án đã áp dụng khoản 2 Điều 53 LHNGĐ 2014 để xác định
việc nam và nữ chung sống mà không đăng ký kết hôn thì không công nhận quan hệ vợ
chồng nên trong phần nhận định và quyết định của bản án, Tòa án đã tuyên bố không
công nhận quan hệ giữa chị S và anh G là vợ chồng.

* Quan điểm của anh/ chị về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong
trường hợp này.

Quan điểm của nhóm tôi là xác định quan hệ pháp luật tranh chấp ly hôn.

- Thứ nhất, về việc đăng ký kết hôn: Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 LHNGĐ
2014 quy định rằng: “Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại
khoản này thì không có giá trị pháp lý”. Theo đó, việc nam, nữ chung sống
với nhau những không đăng ký kết hôn thì sẽ không được pháp luật công
nhận là vợ chồng. Đây không được xem là một sự kiện pháp lý làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật hôn nhân, gia đình. Qua
đó, khi quan hệ vợ chồng không được pháp luật công nhận thì không cần
thiết phải yêu cầu Tòa án công nhận là vợ chồng.

- Thứ hai, về thụ lý đơn yêu cầu ly hôn: Căn cứ theo khoản 2 Điều 53
LHNGĐ 2014 quy định rằng: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn
mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan
hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu
cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16
của Luật này”. Theo đó, khi một bên nam, nữ hoặc cả hai bên nam, nữ
sống chung không đăng ký kết hôn mà muốn chấm dứt quan hệ chung
sống hoặc chia tài sản chung, giải quyết việc nuôi con chung thì phải làm
đơn xin ly hôn và được Tòa án thụ lý đơn yêu cầu để giải quyết, xét xử,
tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng, đồng thời nếu một bên nam,
nữ hoặc cả hai bên nam, nữ có yêu cầu giải quyết về tài sản, con chung thì
sẽ áp dụng Điều 15, 16 LHNGĐ 2014:

15
“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con
được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha
mẹ và con.”

“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam,
nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với
nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa
thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết
theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp
của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để
duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.”

- Thứ ba, theo quy định tại Điều 28 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền
giải quyết các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình, Điều 29 BLTTDS
2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc dân sự yêu cầu về hôn nhân
và gia đình. Cả hai điều luật này, không có quy định cụ thể nào về thẩm
quyền của Tòa án đối với yêu cầu “không công nhận quan hệ vợ chồng”.
Nếu căn cứ khoản 11 Điều 29 BLTTDS 2015 “Các quy định khác về hôn
nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”, để chúng ta xác định
quan hệ pháp luật là “Tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng” phải
là việc dân sự, nếu có tranh chấp về nuôi con, chia tài sản lại xác định là
vụ án dân sự, dẫn đến việc lúng túng trong việc xem xét yêu cầu không
công nhận quan hệ vợ chồng là việc dân sự hay vụ án dân sự.

16
3. Tóm tắt bản án để nêu bật được vấn đề “xác định quan hệ pháp luật tranh
chấp”.

* Bản án số 54/2022/HNGĐ-ST:

- Quan hệ pháp luật tranh chấp: Không công nhận quan hệ vợ chồng.
- Tóm tắt bản án:

Chị và anh Thân Văn Ch1 đều thống nhất trình bày rằng được tự nguyện tìm hiểu và tổ
chức hôn lễ vào năm 1999, nhưng anh chị không đi đăng ký kết hôn. Sau ngày cưới, chị
và anh Ch1 về chung sống với nhau đến năm 2002 thì phát sinh mâu thuẫn nên chị đã
bỏ về quê ở YP sinh sống, vợ chồng không còn quan hệ gì về tình cảm và kinh tế từ đó
đến nay. Nay chị xác định tình cảm vợ chồng không còn, chị yêu cầu Tòa án không công
nhận chị và anh Thân Văn Ch1 là vợ chồng.

Tại phần nhận định của Toà án, Toà án cho rằng tại thời điểm kết hôn, chị Y1 và anh
Ch1 có đủ điều kiện kết hôn, tổ chức lễ cưới và chung sống với nhau như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn là vi phạm khoản 1 Điều 11 của Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2000. Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 11 của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000; điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc Hội
không công nhận chị Nguyễn Thị Y1 và anh Thân Văn Ch1 là vợ chồng.

* Bản án số 30/2023/HNGĐ-ST

- Quan hệ pháp luật tranh chấp: Không công nhận quan hệ vợ chồng
- Tóm tắt bản án:

Chị S và anh G tự nguyện kết hôn năm 1990, có tổ chức lễ cưới nhưng đến nay vẫn chưa
đăng ký kết hôn. Anh chị sống chung đến năm 2005 thì bất đồng quan điểm nên chị S
khởi kiện xin ly hôn. Quá trình giải quyết vụ án, anh G đã biết chị S kiện xin ly hôn
nhưng không có ý kiến hay phản bác nội dung khởi kiện của nguyên đơn, chứng tỏ anh
G không muốn hàn gắn tình cảm vợ chồng và chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của chị
S đặt ra. Vì anh chị chung sống với nhau như vợ chồng từ 1990 mà không đăng ký kết
hôn là vi phạm theo khoản 2 Điều 53 LHNGĐ 2014. Hội đồng xét xử không xem xét
yêu cầu ly hôn của chị S, mà cần tuyên bố quan hệ hôn nhân giữa chị S và anh G không
được pháp luật công nhận vợ chồng.

17
Danh mục tài liệu tham khảo

- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;


- Luật Hôn nhân và gia đình 2000;
- Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
- Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH Luật Sở hữu trí tuệ;
- Bộ luật Lao động 2019;
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc Hội.

18

You might also like