You are on page 1of 9

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1. Người nước ngoài:


a) Có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
b) Có thể trở thành công chức
c) Có thể phục vụ trong bộ máy nhà nước Việt Nam
d) Không thể trở thành công dân Việt Nam
2. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
a) Được quy định trong Hiến pháp
b) Được quy định trong văn bản luật
c) Được quy định trong văn bản dưới luật
d) Được quy định trong Hiến pháp và luật
3. Người không quốc tịch:
a) Không được nhập cảnh vào Việt Nam
b) Không được quá cảnh vào Việt Nam
c) Xuất cảnh phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
d) Tự do đi lại và cư trú như công dân Việt Nam
4. Việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật là:
a) Quyền của công dân
b) Nghĩa vụ của công dân
c) Quyền và nghĩa vụ của công dân
d) Trách nhiệm của công dân
5. Theo pháp luật hiện hành, bầu cử là:
a) Quyền của công dân
b) Nghĩa vụ của công dân
c) Trách nhiệm của công dân
d) Quyền và nghĩa vụ của công dân
6. Biện pháp xử lý nào sau đây không áp dụng đối với người nước ngoài:
a) Phạt tiền
b) Cảnh cáo
c) Trục xuất
d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
7. Cơ quan ngang Bộ ở nước ta hiện nay là:
a) Thanh tra Chính phủ, Hội đồng dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ủy ban dân
tộc
b) Ủy ban Dân tộc, Hội đồng dân tộc, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ủy ban kiểm
toán nhà nước
c) Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Ủy ban
dân tộc
d) Ngân hàng nhà nước, Ủy ban Dân tộc, Ủy ban kế hoạch nhà nước; Ủy ban pháp luật
của Quốc hội
8. Cơ quan hành chính nhà nước:
a) Đều là cơ quan hiến định

1
b) Đều thực hiện hoạt động hành chính
c) Đều thay đổi về tên gọi, cơ cấu tổ chức theo từng thời kỳ
d) Chỉ thiết lập quan hệ với cơ quan hành chính cấp trên
9. Chủ tịch UBND cấp xã:
a) Nhất thiết là đại biểu Hội đồng nhân dân
b) Là người đứng đầu cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã
c) Được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
d) Là cán bộ cấp xã
10. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là:
a) Hội đồng dân tộc
b) Bộ Chính trị
c) Bộ Tư pháp
d) Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
11. Theo pháp luật hiện hành, học tập là:
a) Quyền của công dân
b) Nghĩa vụ của công dân
c) Quyền và nghĩa vụ của công dân
d) Trách nhiệm của công dân
12. Hình thức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính:
a) Là hình thức xử phạt chính
b) Là hình thức xử phạt bổ sung
c) Có thể là hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung
d) Không áp dụng với người chưa thành niên vi phạm hành chính
13. Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
a) Được tổ chức tương ứng với Sở, cơ quan tương đương Sở
b) Hoạt động theo chế độ thủ trưởng
c) Nhất thiết tổ chức với số lượng, tên gọi như nhau ở tất cả các đơn vị hành chính cấp
huyện
d) Có thể được trao quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
14. Cơ quan thuộc Chính phủ là:
a) Uỷ ban dân tộc
b) Hội đồng dân tộc
c) Đài truyền hình Việt Nam
d) Thanh tra Chính phủ
15. Bộ trưởng:
a) Là thành viên Chính phủ
b) Do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định bổ nhiệm
c) Không có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
d) Luôn là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ
16. Thủ tướng Chính phủ
a) Không nhất thiết là đại biểu Quốc hội
b) Có thể do Quốc hội bầu ra trong bất cứ kỳ họp nào của Quốc hội
c) Có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2
d) Có quyền ra quyết định bổ nhiệm Phó Thủ tướng
17. Phiên họp thường kỳ của UBND:
a) Là một phương pháp hoạt động của UBND
b) Được tiến hành mỗi năm 2 kỳ
c) Do Chủ tịch UBND cấp trên triệu tập
d) Được tiến hành ít nhất mỗi tháng một lần
18. Không phải hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức:
a) Khiển trách
b) Cảnh cáo
c) Cách chức
d) Sa thải
19. Theo pháp luật hiện hành, nộp thuế là:
a) Quyền của công dân
b) Nghĩa vụ của công dân
c) Quyền và nghĩa vụ của công dân
d) Trách nhiệm của công dân
20. Hình thức xử phạt cảnh cáo trong Luật hành chính:
a) Có thể được áp dụng đối với cá nhân phạm tội hình sự
b) Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính
c) Được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ
d) Người bị xử phạt là người mang án tích
21. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:
a) Được quy định bởi người có thẩm quyền xử phạt hành chính
b) Không phải bao giờ cũng là một năm, tính từ ngày vi phạm hành chính được thực
hiện
c) Có thể là 2 năm tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm hành chính
d) Là khoảng thời gian tính từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính đến ngày ra quyết
định xử phạt
22. Cơ quan thuộc Chính phủ là:
a) Uỷ ban dân tộc
b) Hội đồng dân tộc
c) Bảo hiểm xã hội Việt Nam
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
23. Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung:
a) Đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật
b) Đều do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp bầu ra
c) Đều trực thuộc hai chiều
d) Chỉ được tổ chức ở địa phương
24. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất:
a) Không phải là cơ quan hiến định
b) Cơ cấu tổ chức bao gồm các Bộ

3
c) Không nhất thiết được tổ chức theo nhiệm kỳ của cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất
d) Còn mang tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội
25. Chủ tịch UBND cấp tỉnh:
a) Do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá HĐND
b) Là công chức
c) Có quyền triệu tập phiên họp thường kỳ của UBND cấp dưới trực tiếp
d) Không bao gồm Chủ tịch UBND thành phố trực thuộc Trung ương
26. Thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thuộc về:
a) Chủ tịch UBND cấp xã
b) Chủ tịch UBND cấp huyện
c) Toà án nhân dân cấp huyện
d) Toà án nhân dân cấp tỉnh
27. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện:
a) Luôn mang chức danh là Trưởng phòng
b) Do giám đốc Sở ra quyết định bổ nhiệm
c) Trong quá trình hoạt động, không chỉ chấp hành văn bản của UBND cùng cấp
d) Không nhất thiết là công dân Việt Nam
28. Ủy ban nhân dân:
a) Là cơ quan hoạt động theo chế độ thủ trưởng
b) Là cơ quan được thành lập bởi văn bản dưới luật
c) Không phải thành viên đều do HĐND cùng cấp bầu ra
d) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với hình thức duy nhất là quyết định
29. Sở Ngoại vụ:
a) Được thành lập ở tất cả các địa phương
b) Có người đứng đầu do Chủ tịch UND tỉnh ra quyết định bổ nhiệm
c) Giúp UBND cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cán bộ,
công chức, viên chức
d) Là cơ quan quản lý nhà nước hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
30. Theo Hiến pháp 2013 nhận định nào sau đây là chính xác:
a) Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp
b) Quốc hôi có quyền bầu ra tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước
c) Quốc hội giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
d) Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ.
31. Chủ tịch nước có quyền:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao
c) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thủ tướng Chính phủ
d) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
32. Nhiệm kỳ của Quốc hội hiện nay là:
4
a) 3 năm c) 5 năm
b) 4 năm d) 6 năm
33. Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nhà nước thực hiện quyền tư pháp là:
a) Bộ Tư pháp
b) Tòa án nhân dân
c) Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân
d) Viện kiểm sát nhân dân
34. Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan:
a) Thực hiện quyền tư pháp
b) Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố
d) Hoạt động theo chế độ tập thể lãnh đạo
35. Biện pháp nào sau đây chỉ áp dụng đối với người nước ngoài:
a) Cảnh cáo
b) Phạt tiền
c) Trục xuất
d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
36. Biện pháp xử lý nào sau đây chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam:
a) Phạt tiền
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề có thời hạn
d) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
37. Hình thức nào không phải hình thức xử phạt bổ sung trong cưỡng chế hành
chính:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
b) Trục xuất
c) Phạt tiền
d) Đình chỉ hoạt động có thời hạn
38. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra:
a) Là một trong các biện pháp cưỡng chế hành chính
b) Chỉ được áp dụng trong trường hợp tổ chức vi phạm hành chính
c) Được áp dụng bởi tất cả các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
d) Là hình thức xử phạt bổ sung
39. Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành
chính:
a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
b) Đưa vào trường giáo dưỡng
c) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
40. Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính là:
a) Từ 20.000 đồng đến 500.000.000 đồng
b) Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

5
c) Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
d) Có thể nhiều hơn 2.000.000.000 đồng
41. Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
a) Luôn là 10 ngày kể từ ngày giao quyết định xử phạt
b) Có thể nhiều hơn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt
c) Luôn là 10 ngày kể từ ngày cá nhân, tổ chức biết được quyết định xử phạt
d) Luôn là 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
42. Điểm khác nhau quan trọng nhất giữa vi phạm hành chính và tội phạm là:
a) Hậu quả do vi phạm gây ra
b) Mức độ nguy hiểm của hành vi
c) Loại khách thể mà hành vi xâm hại
d) Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm
43. Được xử phạt vi phạm hành chính khi:
a) Chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
b) Người thực hiện hành vi vi phạm chưa đủ 14 tuổi
c) Vi phạm đã chuyển hóa thành tội phạm
d) Đã áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác
44. Chọn câu nhận định đúng:
a) Người lập biên bản vi phạm hành chính phải luôn là người ra quyết định xử phạt
b) Người lập biên bản vi phạm hành chính phải luôn là cấp dưới của người ra quyết
định xử phạt
c) Người lập biên bản có thể đồng thời là người ra quyết định xử phạt
d) Tất cả đều sai
45. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt trục xuất là:
a) Bộ trưởng Bộ Công an
b) Chủ tịch nước
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
d) Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh
46. Xử phạt vi phạm hành chính:
a) Không là xử lý vi phạm hành chính
b) Là xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác
c) Là một hình thức cưỡng chế hành chính
d) Có thể áp dụng khi chưa có vi phạm hành chính
47. Trục xuất trong xử phạt vi phạm hành chính:
a) Luôn được áp dụng với tư cách là hình thức xử phạt chính
b) Có thể được áp dụng là hình thức phạt chính hoặc phạt bổ sung
c) Được áp dụng đối với bất cứ người nước ngoài nào vi phạm pháp luật Việt Nam
d) Có thể thuộc thẩm quyền quyết định của Trưởng công an cấp huyện
48. Hình thức xử phạt cảnh cáo trong hành chính:
a) Có thể được áp dụng đối với cá nhân phạm tội hình sự
b) Chỉ được áp dụng đối với cá nhân vi phạm hành chính
c) Được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có
tình tiết giảm nhẹ
6
d) Người bị xử phạt là người mang án tích
49. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi
phạm:
a) LLuôn là một năm c) Luôn là ba năm
b) Luôn là hai năm d) Tất cả các đáp án trên đều sai
50. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
a) Bao giờ cũng là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện
b) Được tính từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính
c) Chỉ do Chính phủ quy định
d) Có thể là một năm, tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm
51. Căn cứ xác định thẩm quyền phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính:
a) Là tổng mức phạt trong trường hợp một người thực hiện nhiều vi phạm hành chính
b) Là mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính
c) Là mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể
d) Được quyết định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
52. Chủ thể vi phạm hành chính:
a) Có thể là tổ chức hoặc cá nhân
b) Không thể là tổ chức
c) Không nhất thiết phải có năng lực pháp lý trách nhiệm hành chính
d) Có thể dưới 14 tuổi
53. Cơ sở pháp lý để truy cứu trách nhiệm hành chính là:
a) Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
b) Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực
c) Vi phạm hành chính
d) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
54. Anh B xúi giục A (bị bệnh tâm thần) lấy đất đá ném vào nhà cô C. Chủ thể của
vi phạm hành chính là:
a) Anh A
b) Anh B
c) Cô C
d) Cả anh A và anh B
55. Trong xử phạt vi phạm hành chính, các hình thức xử phạt chính:
a) Bao giờ cũng được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt bổ sung
b) Có thể được áp dụng kèm theo cả hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu
quả
c) Có thể đồng thời áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính
d) Không bao giờ được áp dụng kèm theo nhiều hình thức xử phạt bổ sung
56. Hình thức xử phạt tiền trong hành chính:
a) Luôn được áp dụng với tư cách hình thức phạt chính
b) Có thể áp dụng đối với mọi cá nhân vi phạm hành chính
c) Chỉ người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyền áp dụng

7
d) Chỉ được áp dụng đối với tổ chức vi phạm
57. Vi phạm hành chính phải có:
a) Động cơ và mục đích
b)
c) Yếu tố lỗi
d) Người làm chứng
e) Thiệt hại xảy ra
58. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kể từ ngày ra quyết
định xử phạt là:
a) Luôn là 1 năm
b) Luôn là 2 năm
c) Luôn là 3 năm
d) Có thể nhiều hơn 1 năm
59. Khi hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà người vi phạm không chấp
hành thì:
a) Bị áp dụng tình tiết tăng nặng
b) Bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt
c) Bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
d) Bị xử lý hình sự
60. Thẩm quyền phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được xác định căn cứ
vào:
a) Mức cao nhất của khung tiền phạt
b) Mức trung bình của khung tiền phạt
c) Mức thấp nhất của khung tiền phạt
d) Mức cao nhất hoặc mức thấp nhất của khung tiền phạt
61. Một hành vi vi phạm pháp luật:
a) Có thể vừa xử lý hành chính vừa xử lý hình sự
b) Nếu không xử lý hình sự thì xử lý hành chính và ngược lại
c) Đã xử lý hình sự thì không xử lý hành chính
d) Phải xử lý hình sự hoặc xử lý hành chính
62. A (13 tuổi); B (15 tuổi) và C (18 tuổi) có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi điều
khiển xe mô tô tham gia giao thông. Hành vi của A, B, C bị xử lý như sau:
a) Không phạt A, B, phạt C cảnh cáo
b) Không phạt A, phạt cảnh cáo B, phạt tiền C
c) Phạt cảnh cáo A, B, phạt tiền C
d) Không phạt A, phạt tiền đối với B và C
63. Cán bộ không được hình thành bằng cách nào sau đây:
a) Bầu cử
b) Phê chuẩn
c) Bổ nhiệm
d) Tuyển dụng
64. Hình thức kỷ luật nào không áp dụng với cán bộ:
a) Cảnh cáo
8
b) Giáng chức
c) Cách chức
d) Bãi nhiệm
65. Hình thức kỷ luật nào không áp dụng với công chức:
a) Khiển trách
b) Hạ bậc lương
c) Bãi nhiệm
d) Buộc thôi việc
66. Cán bộ không làm việc ở cơ quan nào sau đây:
a) Quốc hội
b) Chính phủ
c) Ủy ban nhân dân
d) Trường Đại học Kinh tế - Luật
67. Không phải cơ quan hành chính nhà nước:
a) Bộ Tư pháp
b) Bộ Chính trị
c) Bộ Quốc phòng
d) Bộ Công an
68. Hình thức xử phạt hành chính nào có thể áp dụng với người chưa đủ 16 tuổi:
a) Cảnh cáo
b) Phạt tiền
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
69. Không phải hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành:
a) Tham ô tài sản
b) Đưa hối lộ
c) Giả mạo trong công tác
d) Nhũng nhiễu vì vụ lợi
70. Các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật hiện hành:
a) Tham ô tài sản
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
c) Lạm quyền trong khi thi hành công vụ
d) Tất cả đều đúng

You might also like