You are on page 1of 3

CÂU HỎI ÔN TẬP 4

1. Hội đồng nhân dân là:

a. Cơ quan chấp hành của Quốc hội.

b. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

c. Do nhân dân địa phương gián tiếp bầu ra.

d. Là cơ quan tư pháp ở địa phương.

2. Cơ quan không phải cơ quan ngang Bộ trong cơ cấu Chính phủ:

a. Thanh tra Chính phủ.

b. Văn phòng Chínhphủ. Cơ quan ngang Bộ

c. Ngân hàng nhà nước.

d. Kiểm toán nhà nước. => cơ quan nhà nước trung ương

3. Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam được bầu bởi:

a. Mọi công dân Việt Nam.

b. Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên.

c. Công dân Việt Nam từ đủ 21 tuổi trở lên.

d. Tất cả những người sinh sống và làm việc tại Việt Nam từ 18 tuổi trở lên.

4. Theo quy định của pháp luật, độ tuổi ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là:

a. Đủ 15 tuổi trở lên.

b. Đủ 18 tuổi trở lên.

c. Đủ 20 tuổi trở lên.

d. Đủ 21 tuổi trở lên.

5. Chọn nhận định đúng:

a. Thủ tướng Chính phủ không phải là đại biểu Quốc hội.

b. Thủ tướng Chính phủ do Quốc hội bầu.


c. Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm các Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ.

d. Thủ tướng Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm.

6. Nhận định nào sau đây không chính xác:

a. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân.

b. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, thực hiện quyền hành pháp. => tư pháp

c. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.

d. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh là do:

a. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp bổ nhiệm.

b. Thủ tướng Chính phủ bầu.

c. Nhân dân bầu.

d. Hội đồng nhân dân của tỉnh đó bầu.

8. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm riêng biệt của cơ quan nhà nước:

a. Được thành lập hợp pháp.

b. Thực hiện quyền lực nhà nước.

c. Hoạt động bằng ngân sách nhà nước.

d. Thành viên phải mang quốc tịch của nhà nước đó.

9. Yếu tố phản ánh cách thức và trình tự thành lập ra các cơ quan quyền lực tối cao
trong bộ máy nhà nước là:

a. Bản chất của nhà nước.

b. Chế độ chính trị.

c. Hình thức chính thể.


d. Hình thức cấu trúc nhà nước.

10. Chủ tịch nước có quyền:

a. Xét xử.

b. Làm luật.

c. Công tố.

d. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

You might also like