You are on page 1of 6

NHẬN ĐỊNH

1. Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội Đ
2. Phạm tội nhiều lần là phạm tội có tính chất chuyên nghiệp S
3. Trong phòng vệ chính đáng chỉ có người bị tấn công mới có quyền phòng vệ Đ
4. Người được miễn chấp hành hình phạt thì không có án tích Đ
5. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp Đ
6. Có thể áp dụng biện pháp tư pháp “giáo dục tại trường giáo dưỡng” (Điều 96) để thay
thế cho hình phạt Đ
7. Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm hành vi phạm tội thực sự chấm dứt trên thực
tế S
8. Hình phạt quản chế có thể được tuyên kèm với hình phạt cải tạo không giam giữ Đ
9. Thực hiện hành vi phạm tội là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự.
Đ
10. Có thể quyết định 2 năm cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội
“trộm cắp tài sản” theo khoản 1 điều 173 BLHS. S
11. Tội phạm có CTTP hình thức thì không cso giai đoạn phạm tội chưa đạt S
12. Được coi là vi phạ m điều kiện thử thách của án treo nếu trong thời gian thử thách người
được hưởng án treo bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác.

BÀI TẬP
1.Do mâu thuẩn với bà X (mẹ của A) trong việc chia tài sản, A dùng điện để giết bà X. Khi A
phát hiện đoạn dây điện ở gần tủ thờ bị hở lõi thì A cắt chỗ hở lõi đồng to hơn rồi bảo mẹ rằng
có người mở tù lấy sổ đỏ. Bà X chạy lên nhà xem thì bị A xô ngã vào bẫy điện. A còn lấy chổi
dí dây điện vào người bà X khiến bà bất tỉnh. Tưởng bà X đã chết nên A bỏ đi, nhưng bà X
được cấp cứu kịp thời nên không chết. Hành vi của A được quy định tại Khoản 1 Điều 123 (Tội
giết người)
Biết rằng tội giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt
buộc.
Anh chị hãy xác định:
a) Khách thể của tội phạm do A thực hiện?
QUYỀN NHÂN THÂN, CỤ THỂ LÀ TÍNH MẠNG CỦA BÀ X
b) Hành vi phạm tội của A được thực hiện ở giai đoạn nào? Vì sao?
GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT ĐÃ HOÀN THÀNH
c) Hành vi của A có đủ điều kiện của tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội giết người
không? Tại sao?
KHÔNG VÌ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI LÀ KHI TỘI PHẠM
ĐANG Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ HOẶC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT CHƯA
HOÀN THÀNH VÀ PHẢI TỰ NGUYỆN, DỨT KHOÁT CHẤM DỨT HÀNH VI. Ở ĐÂY
HÀNH VI CỦA A ĐÃ Ở GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT ĐÃ HOÀN THÀNH VÀ
A CHẤM DỨT HÀNH VI CHỈ VÌ NGHĨ BÀ X ĐÃ CHẾT CHỨ KHÔNG PHẢI DO TỰ
NGUYỆN
2.A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS và bị tuyên phạt 2 năm tù nhưng
cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 4 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A lại
phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo Khoản 1 Điều 260 BLHS và
bị tòa án tuyên phạt 3 năm tù.
Biết rằng tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ là tội phạm có lỗi vô ý.
Hãy xác định:
a) Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiển không? Tại
sao?
KHÔNG VÌ TÁI PHẠM THEO ĐIỀU 53 LÀ TH ĐÃ BỊ KẾT ÁN, CHƯA ĐƯỢC XÓA
ÁN TÍCH MÀ LẠI THỰC HIỆN HÀNH VI PHẠM TỘI DO CỐ Ý. NHƯNG Ở ĐÂY DÙ
ĐÃ BỊ KẾT ÁN NHƯNG LỖI CỦA A Ở ĐÂY LÀ VÔ Ý NÊN KHÔNG BỊ COI LÀ TÁI
PHẠM
b) Tổng hợp hình phạt chung đối với A và chỉ rõ căn cứ pháp lý.
3 NĂM TÙ VÀ 2 NĂM ÁN TREO
c) Thời hiệu thi hành bản án đối với A về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ là bao lâu và tính từ thời điểm nào?
10 NĂM THEO ĐIỀU 60 VÀ TÍNH TỪ NGÀY BẢN ÁN CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ
3.A cùng tham gia vụ cướp tài sản có tổ chức nên bị Tòa án xét xử theo điểm a khoản 2 Điều
168 BLHS. Trong vụ án này A tham gia vụ án với vai trò giúp sức. Trong quá trình tố tụng, mặc
dù các đồng phạm khác đang chối tội nhưng A đã khai báo rõ ràng sự việc đã xảy ra. Trước khi
bị bắt tạm giam, A đề nghị cha mẹ đến gặp gia đình người bị hại để đền bù thiệt hại. Gia đình A
đã đền bù toàn bộ thiệt hại đã gây ra.
a) Có thể áp dụng điểm a khoản 1 Điều 52 BLHS để tăng nặng TNHS đối với A được không?
Tại sao?
VÌ ĐIỂM A KHOẢN 1 ĐIỀU 52 ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM TÌNH TIẾT ĐỊNH KHUNG
HÌNH PHẠT TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 168 NÊN KHÔNG THỀ SỬ DỤNG NÓ ĐỂ TĂNG
NẶNG TNHS VỚI A
b) Nêu các tình tiết giảm nhẹ TNHS của A trong vụ án nêu trên. Chỉ rõ căn cứ pháp lý quy
định về những tình tiết giảm nhẹ TNHS đó?
ĐIỀU 51 KHOẢN 1 ĐIỂM B, S
d) Nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 để quyết định hình phạt đối với A thì mức hình phạt
thấp nhất có thể áp dụng cho A là bao nhiêu? Tại sao?
ÁP DỤNG KHOẢN 1 ĐIỀU 54 VÀ HÌNH PHẠT LÀ 3 NĂM ĐẾN 10 NĂM VÌ CÓ ÍT
NHẤT 2 TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ
4. A (17 tuổi) bị tòa án đưa ra xét xử với 2 tội: cướp tài sản theo khoản 2 Điều 168 và Tội sử
dụng trái phép vũ khí quân dụng theo khoản 1 Điều 304 BLHS.
a) Trường hợp của A trong vụ việc nêu trên có thuộc trường hợp có nhiều bản án không? Tại
sao?
KHÔNG VÌ TRƯỜNG HỢP CÓ NHIỀU BẢN ÁN LÀ KHI NGƯỜI PHẠM TỘI ĐANG
CHẤP HÀNH BẢN ÁN MÀ LẠI BỊ ĐƯA RA XÉT XỬ VỀ TỘI PHẠM TRƯỚC BẢN ÁN
NÀY HOẶC SAU BẢN ÁN NÀY. Ở ĐÂY, A ĐANG KHÔNG CHẤP HÀNH MỘT BẢN ÁN
NÀO CẢ VÀ HAI TỘI CỦA A DO CÙNG MỘT HÀNH VI GÂY RA NÊN ĐÂY LÀ
TRƯỜNG HỢP PHẠM NHIỀU TỘI
b) Tòa án có thể áp dụng hình phạt bổ sung nào đối với A không? Tại sao?
TÒA ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG NHIỀU HÌNH PHẠT BỔ SUNG ĐỐI VỚI A, VÍ DỤ NHƯ
PHẠT TIỀN ( NẾU A CÓ TÀI SẢN RIÊNG), QUẢN CHẾ,.. VÌ THEO NGUYÊN TẮC CHỈ
ĐƯỢC ÁP DỤNG 1 HÌNH PHẠT CHÍNH NHƯNG ĐƯỢC ÁP DỤNG NHIỀU HÌNH PHẠT
BỔ SUNG.
d) Giả sử A bị tòa án áp dụng mức phạt cao nhất đối với mỗi tội thì mức hình phạt chung
cao nhất mà Tòa án có thể áp dụng đối với A cho cả 2 tội trên là bao nhiêu năm? Chỉ rõ
căn cứ pháp lý.
VÌ CÙNG LÀ HÌNH PHẠT TÙ CÓ THỜI HẠN THEO ĐIỀU 55 THÌ CÁC HÌNH PHẠT ĐÓ
ĐƯỢC CỘNG LẠI THÀNH HP CHUNG. THEO KHOẢN 2 ĐIỀU 168 THÌ MỨC PHẠT
CAO NHẤT TÒA ÁP DỤNG VỚI A LÀ 15 NĂM. THEO KHOẢN 1 ĐIỀU 304 THÌ MỨC
PHẠT CAO NHẤT TÒA ÁP DỤNG ĐỐI VỚI A LÀ 7 NĂM. VẬY HÌNH PHẠT CHUNG
CỦA A LÀ 15+7=22 NĂM
5.Do cần tiền tiêu xài nên A và B bàn kế hoạch cướp tài sản. Cả hai thống nhất sẽ đột nhập vào
nhà ông X và khống chế ông X để chiếm đoạt tài sản. để thực hiện kế hoạch, cả hai đi mua một
con dao thái lan, một đoạn dây 10m, một cặp khẩu trang, sau đó A và B đến trước nhà ông X
quan sát khu vực nhà ông rồi thống nhất đến 9h sẽ hành động. Đúng hẹn, A đến điểm hẹn thì B
báo tin với A không thể than gia được vì phải chở mẹ đi bệnh viện cấp cứu. DÙ không có B
nhưng A vẫn hành động, A đột nhập vào nhà ông X, dùng dao không chế và yêu cầu ông X đưa
50 triệu đồng. Ông X giả vờ đồng ý, lợi dụng A sơ hở khi ông đi lấy tiền, ông đã chạy vào
phòng ngủ chốt cửa và tri hô. A bỏ chạy ra ngoài nhưng bị người dân bắt giữ sau đó. Biết rằng
hành vi phạm tội nêu trên cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 168 BLHS năm 2015.
a) Trong vụ việc nêu trên, A và B có đồng phạm về tội cướp tài sản không? Tại sao?
CÓ VỚI VAI TRÒ LÀ NGƯỜI GIÚP SỨC, VÌ CẢ HAI
b) Hành vi cướp tài sản trên thuộc giai đoạn nào? Tại sao?
ĐỐI VỚI A : PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT CHƯA HOÀN THÀNH VÌ MẶC DÙ A ĐÃ KHỐNG
CHẾ ÔNG X NHƯNG VÌ ÔNG X TRỐN THOÁT ĐƯỢC, KÊU GỌI NGƯỜI GIÚP KHIẾN
A BỊ BẮT GIỮ VÀ A CŨNG CHƯA LẤY ĐƯỢC TÀI SẢN – YẾU TỐ HẬU QUẢ BẮT
BUỘC CÓ TRONG CTTP VẬT CHẤT Ở ĐIỀU 168 NÊN XÉT VỀ CẢ HÀNH VI VÀ HẬU
QUẢ A ĐỀU CHƯA ĐẠT. VẬY TA KẾT LUẬN A Ở GIAI ĐOẠN CHƯA ĐẠT CHƯA
HOÀN THÀNH.
ĐỐI VỚI B: VÌ CÙNG A BÀN KẾ HOẠCH VÀ CHUẨN BỊ DỤNG CỤ CHO KẾ HOẠCH
NHƯNG KHÔNG THỰC HIỆN NÊN B ĐANG Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI
c) Trường hợp của B có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
KHÔNG VÌ MẶC DÙ B Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI NHƯNG VIỆC B CHẤM
DỨT VIỆC LÀ DO LÝ DO KHÁCH QUAN: ĐƯA MẸ ĐI CẤP CỨU CHỨ KHÔNG PHẢI
DO CHỦ QUAN CỦA B MUỐN DỪNG HÀNH VI PHẠM TỘI.
6. A (17 tuổi) phạm 2 tội: Tội cố ý gây thương tích theo khoản 5 Điều 134 BLHS vào ngày
1/10/201x và Tội cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 171 vào ngày 15/11/201x Hãy xác định:
a) Thời hiệu truy cứu TNHS đối với các tội mà A đã thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm
nào? Chỉ rõ căn cứ pháp lý?
GIẢ SỬ TÒA ÁP DỤNG MỨC PHẠT CAO NHẤT ĐỐI VỚI CẢ HAI TỘI CỦA A
THEO KHOẢN 5 ĐIỀU 134, A BỊ PHẠT TÙ 20 NĂM. VẬY THỜI HIỆU TRUY CỨU TNHS
LÀ 15 NĂM KỂ TỪ NGÀY BẢN ÁN CÓ HIỆU LỰC
THEO KHOẢN 1 ĐIỀU 171 A SẼ BỊ TÙ CÓ THỜI HẠN CAO NHẤT LÀ 5 NĂM VẬY
THỜI HIỆU LÀ 10 NĂM KỂ TỪ NGÀY BẢN ÁN CÓ HIỆU LỰC
b) Tòa án có thể phạt 12 năm tù về tội Cố ý gây thương tích đối với A được không? Tại sao?
ĐƯỢC VÌ KHUNG HÌNH PHẠT THEO KHOẢN 5 ĐIỀU 134 LÀ TỪ 12 ĐẾN 20 NĂM TÙ,
TÒA ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TÙY THEO MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG CỦA
HÀNH VI PHẠM TỘI TRONG PHẠM VI KHUNG HÌNH PHẠT ĐÃ ĐỊNH THẤP NHẤT 12
CAO NHẤT 20. VẬY TÒA ÁN CÓ THỂ PHẠT 12 NĂM TÙ VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG
TÍCH ĐỐI VỚI A
c) Tòa án có thể áp dụng hình phạt tiền theo khoản 5 ĐIỀU 171 đối với A được không? Tại
sao?
VÌ THEO KHOẢN 5 ĐIỀU 171, HÌNH PHẠT CHÍNH LÀ TÙ CÓ THỜI HẠN HOẶC TÙ
CHUNG THÂN NÊN TÒA CÓ THỂ ÁP DỤNG HÌNH PHẠT PHẠT TIỀN NẾU CÓ ĐỦ
CĂN CỨ DƯỚI HÌNH THỨC HÌNH PHẠT BỔ SUNG ĐỐI VỚI A. VÌ TÒA CÓ THỂ ÁP
DỤNG CHỈ 1 HÌNH PHẠT CHÍNH NHƯNG CÓ THỂ KÈM THEO NHIỀU HÌNH PHẠT BỔ
SUNG
năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”.

8.A phạm tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 173 BLHS và bị tòa án xử phạt 2 năm tù, cho
hưởng án treo với thời gian thử thách 4 năm. Chấp hành thời gian thử thách được 3 năm thì A
lại bị tòa án đưa ra xét xử về tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 và bị tòa án tuyên
phạt 2 năm tù Hãy xác định:
a) Trường hợp của A có thuộc trường hợp phạm nhiều tội không? Tại sao?
KHÔNG VÌ A ĐÃ ĐƯỢC XÉT XỬ VÀ ĐANG CHẤP HÀNH BẢN ÁN VỀ TỘI TRỘM
CẮP TÀI SẢN, TRONG THỜI GIAN CHẤP HÀNH, A PHẠM TỘI VÔ Ý LÀM CHẾT
NGƯỜI. HAI TỘI VỚI HAI BẢN ÁN VÀ THỜI ĐIỂM PHẠM TỘI KHÁC NHAU NÊN
ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP NHIỀU BẢN ÁN.
b) Tổng hợp hình phạt đối với A nếu tội Vô ý làm chết người A thực hiện sau khi có bản án
treo về tội trộm cắp tài sản.
VÌ PHẠM TỘI TRONG THỜI GIAN HƯỞNG ÁN TREO NÊN A BUỘC CHẤP HÀNH
HÌNH PHẠT CỦA BẢN ÁN TRƯỚC ĐÓ CỘNG VỚI HÌNH PHẠT CỦA BẢN ÁN MỚI LÀ
4 NĂM TÙ
c) Tổng hợp hình phạt đối với A nếu tội Vô ý làm chết người A thực hiện trước khi có bản án
treo.
CŨNG 4 NĂM TÙ
9.Qua tìm hiểu A biết được cả gia đình ông T thường vắng nhà vào buổi tối nên A rủ B và C đột
nhập vào nhà ông T trộm cắp tài sản. A lên kế hoạch thực hiện vào ngày 2/3 và hẹn B, C có mặt
vào lúc 22h tại con hẻm tối vào nhà ông T. Đúng hẹn, cả A và B đến địa điểm nhưng không
thấy C đến, chờ khoảng 15ph thì C điện cho A báo không đến được vì mẹ đau phải chở đi bệnh
viện. Dù C không đến nhưng A và B vẫn thực hiện tội phạm. A phân công B đứng ngoài cảnh
giới còn A đột nhập vào trong nhà và chiếm đoạt được gồm 3 lượng vàng, 20 triệu đồng và 1
máy ảnh. Cả hai lên xe đi được 100m thì gặp D (bạn của A và B). A nói đã đột nhập vào nhà
ông T trộm cắp và đưa 3 lượng vàng cùng máy ảnh cho D nhờ D bán giùm. Sáng hôm sau, khi
D đang bán vàng thì bị công an bắt giữ. Hành vi trộm cắp tài sản nêu trên được quy định tại
khoản 2 điều 173 BLHS năm 2015.
a) D có đồng phạm với A và B trong vụ án trên không? Tại sao?
D KHÔNG PHẢI LÀ ĐỒNG PHẠM CỦA A, B VÌ KHÔNG CÙNG A,B THỰC HIỆN HÀNH
VI PHẠM TỘI. D THUỘC TỘI TIÊU THỤ TÀI SẢN TRỘM CẮP THEO ĐIỀU 323
b) Vai trò của A, B trong vụ án trên? Tại sao?
A LÀ NGƯỜI THỰC HÀNH
B LA NGƯỜI GIÚP SỨC ( CẢNH GIỚI)
c) C có được coi là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không? Tại sao?
KHÔNG VÌ MẶC DÙ C DỪNG LẠI Ở GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ PHẠM TỘI NHƯNG
HÀNH VI CHẤM DỨT CỦA C KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH VI CHỦ QUAN THEO Ý MUỐN
CỦA C MÀ LÀ VÌ NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN ( CHỞ MẸ ĐI VIỆN) NÊN C
KHÔNG ĐƯỢC XEM LÀ TỰ Ý NỬA CHỪNG CHẤM DỨT VIỆC PHẠM TỘI
10. Biết nhà bà M có nhiều tài sản có giá trị nên A (17 tuổi) đã trèo vào tường để trộm cắp tài
sản. A mở khóa và định lấy chiếc xe SH thì bị bắt giữ. Hành vi của A được quy định tại khoản 2
điều 173 BLHS (phạm tội chưa đạt)
a) Hình phạt cao nhất có thể áp dụng đối với A? tại sao?
THEO KHOẢN 2 ĐIỀU 173 KHUNG HÌNH PHẠT QUY ĐỊNH TỪ 2 NĂM ĐẾN 7 NĂM
VẬY HÌNH PHẠT CAO NHẤT CÓ THỂ ÁP DỤNG VỚI A LÀ 7 NĂM
b) Thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội phạm mà A thực hiện là bao lâu và tính từ thời điểm
nào?
THỜI HIỆU TRUY CỨU TNHS LÀ 10 NĂM THEO ĐIỀU 60 VÀ TÍNH TỪ THỜI ĐIỂM
BẢN ÁN CÓ HIỆU LỰC
c) Tòa án có thể áp dụng biện pháp tư pháp “giáo dục tại trường giáo dưỡng” mà không áp
dụng hình phạt đối với A được không? Tại sao?
11. A và B là hang xóm của nhau. Ngày 2/3 vì mâu thuẩn cá nhân, sau khi xảy ra cãi nhau, A đã
vác con dao bầu để đuổi chém B. Thấy vậy B bỏ chạy. Sau một hồi lâu rượt đuổi nhưng không
bắt kịp B. A vứt con dao xuống vệ đường rồi đi về phía nhà mình, không đuổi chém B nữa. về
phía B, sau khi bỏ chạy, nhìn lại không thấy A nữa, nên B đã quay lại tìm A. Khi nhìn thấy A
đang đi về nhà với tay không, B liền nhặt một khúc gỗ bên đường chạy từ phía sau đến đập thật
mạnh vào đầu của A rồi bỏ chạy. sau đó, A được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết mà bị
thương 85%.
Hành vi của B thuộc khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 (biết tội phạm tại Điều 123
có cấu thành vật chất)
Anh chị hãy xác định:
a) Lỗi của B trong việc gây ra thương tích cho A?
LỖI CỦA B LÀ CỐ Ý TRỰC TIẾP THÔNG QUA HÀNH VI SỬ DỤNG GẬY GỖ ĐẬP
VÀO ĐẦU A
b) Hành vi của B được thực hiện ở giai đoạn nào?
HÀNH VI CỦA B ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở GIAI ĐOẠN CHƯA ĐẠT ĐÃ HOÀN THÀNH
VÌ A ĐÃ THỰC HIỆN XONG HÀNH VI NHƯNG HẬU QUẢ THEO QUY ĐỊNH TẠI
ĐIỀU 123 LÀ CHẾT NGƯỜI THÌ CHƯA HOÀN THÀNH
c) Khi cầm thanh gỗ đập vào đầu A trong tình huống trên, thì B có quyền phòng vệ
không?
KHÔNG VÌ KHÔNG ĐÁP ỨNG ĐƯỢC ĐIỀU KIỆN CỦA PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG

+ HÀNH VI PHÒNG VỆ PHẢI NHẰM VÀO CHÍNH NGƯỜI ĐANG CÓ SỰ TẤN
CÔNG. Ở ĐÂY SAU KHÔNG ĐUỔI KỊP B, A ĐÃ VỨT DAO VÀ ĐI VỀ TAY KHÔNG.
B RÕ RÀNG THẤY A ĐI VỀ TAY KHÔNG, KHÔNG CÓ SỰ TẤN CÔNG VỀ PHÍA
MÌNH NÊN KHÔNG THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN NÀY
+ SỰ PHÒNG VỆ PHẢI TRONG GIỚI HẠN CẦN THIẾT ĐỂ NGĂN CHẶN SỰ TẤN
CÔNG. Ở ĐÂY, B ĐÃ THOÁT KHỎI SỰ TẤN CÔNG CỦA A, VÀ A ĐÃ VỨT DAO VỀ
TAY KHÔNG. NẾU B SỢ A SẼ LẠI TẤN CÔNG MÌNH, B CÓ THỂ TRỐN CHO ĐẾN
KHI A VỀ NHÀ HOẶC GIẤU DAO CỦA A. NHƯNG B LẠI DÙNG GẬY TẤN CÔNG
A DẪN ĐẾN THƯƠNG TẬT 85% VẬY NÊN KHÔNG THỂ XEM LÀ PHÒNG VỆ
TRONG GIỚI HẠN CẦN THIẾT
12. A phạm tội giết người và bị tòa án tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người theo khoản 1 điều
123. Đang chấp hành được 5 năm thì A lại bị tòa đưa ra xét xử về tội mua bán trái phép chất ma
túy theo khoản 2 điều 251 BLHS mà A đã thực hiện trước khi bị kết án về tội giết người. Về tội
này A bị xử phạt 12 năm tù.
a) Trong lần phạm tội mua bán trái phép chất ma túy A có bị coi là tái phạm
hoặc tái phạm nguy hiểm không? Tại sao?
KHÔNG VÌ TÁI PHẠM LÀ TRƯỜNG HỢP ĐÃ BỊ KẾT ÁN NHƯNG SAU ĐÓ VẪN PHẠ
TỘI DO LỖI CỐ Ý HOẶC RẤT NGHIÊM TRỌNG, ĐẶC BIỆT NGHIÊM TRỌNG DO VÔ
Ý. Ở ĐÂY A ĐƯỢC ĐEM RA XÉT XỬ VỀ TỘI MÀ A PHẠM PHẢI TRƯỚC KHI BỊ
TUYÊN ÁN GIẾT NGƯỜI NÊN KHÔNG THỂ XEM LÀ TÁI PHẠM HOẶC TÁI PHẠM
NGUY HIỂM
b) Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên?
TỔNG HỢP HPC = 12+20-5=27 NĂM
c) Mức hình phạt thấp nhất mà tòa án có thể quyết định đối với A về tội mu bán
trái phép chất ma túy nếu có cơ sở áp dụng Điều 54 đối với tội này?
NẾU CÓ ÍT NHẤT HAI TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ THÌ TÒA ÁN CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐIỀU 54
VỚI KHUNG HÌNH PHẠT NHẸ HƠN LIỀN KỀ LÀ 2 NĂM ĐẾN 7 NĂM THEO KHOẢN 1
ĐIỀU 251

You might also like