You are on page 1of 9

CHƯƠNG 6: LUẬT HÌNH SỰ

1. Đặc điểm nào chỉ có ở tội phạm mà không có ở các loại vi phạm pháp luật khác?
a. Tính trái pháp luật
b. Chịu hình phạt
c. Có lỗi
d. Do cá nhân thực hiện

2. Không phải hành vi nguy hiểm nào do các cá nhân tổ chức có đủ năng lực trách nhiệm
pháp lý thực hiện với lỗi cố ý và vô ý cũng bị coi là tội phạm, mà nó còn phải chứa đựng yếu
tố?
a. Trái pháp luật hình sự
b. Gây thiệt hại cho xã hội nghiêm trọng
c. Động cơ, mục đích của chủ thể
d. Xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước

3. A có quan điểm: Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội đều là tội phạm
B có quan điểm: Không phải hành vi nguy hiểm cho xã hội nào cũng là tội phạm
Cho biết quan điểm của ai là đúng?
a. Quan điểm của A đúng, Quan điểm của B sai
b. Quan điểm của B đúng, Quan điểm của A sai
c. Quan điểm của cả A và B đều đúng
d. Quan điểm của cả A và B đều sai

4. Loại tội phạm nào có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao nhất?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

5. Loại tội phạm nào mà mức hình phạt dự kiến áp dụng cao nhất là 3 năm tù giam?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

6. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm mà khung hình phạt cao nhất dự kiến áp dụng với
loại tội phạm đó là?
a. Đến 03 năm tù giam
b. Từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam
c. Từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam
d. Từ trên 15 năm tù giam, tù chung thân, tử hình

7. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm mà khung hình phạt cao nhất dự kiến áp dụng
với loại tội phạm đó là?
a. Đến 03 năm tù giam
b. Từ trên 03 năm đến 07 năm tù giam
c. Từ trên 07 năm đến 15 năm tù giam
d. Từ trên 15 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình
8. Loại tội phạm nào gây nguy hiểm cho xã hội ở mức độ cao?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

9. Trích Khoản 1 Điều 108 Bộ luật Hình sự về tội phản bội Tổ quốc: “Công dân Việt Nam
nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, lực lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình”. Cho biết tội phạm quy định tại khoản 1, điều 108 là loại tội phạm nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

10. Trích Khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự về tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực, đe
doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm”. Cho biết tội phạm quy định tại khoản 1, Điều 168 là loại tội phạm nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

11. A 17 tuổi có hành vi vô ý làm chết người. Căn cứ vào khoản 1 Điều 128 BLHS có quy
định: “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Tòa án tuyên phạt A 2 năm tù giam. Cho biết A phạm tội
loại nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

12. Trích Khoản 2 Điều 128 Bộ luật Hình sự về tội vô ý làm chết người: “Phạm tội làm chết
02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Cho biết tội phạm quy định tại khoản
2, điều 128 là loại tội phạm nào?
a. Tội phạm ít nghiêm trọng
b. Tội phạm nghiêm trọng
c. Tội phạm rất nghiêm trọng
d. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

13. Tội nào là ít nghiêm trọng trong các loại tội dưới dây?
a. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự: “Người nào bắt
cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”
b. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Khoản 1 Điều 356 Bộ luật
hình sự: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn
làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc
gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
c. Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết
khi bắt giữ người phạm tội. Khoản 1 Điều 126 “Người nào giết người trong trường hợp vượt
quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến
02 năm”.
d. Khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự về tội cướp tài sản: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười
năm”

14. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự: “Người nào
bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm”
Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi
bắt giữ người phạm tội. Khoản 1 Điều 126 “Người nào giết người trong trường hợp vượt quá
giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ
người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến
02 năm”.
Cho biết, theo khoa học pháp lý tội nào có mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn giữa 2 tội
nói trên?
a. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nguy hiểm hơn
b. Tội giết ngươi do vượt quá giới hạn phong vệ chính đáng
c. Hai tội có mức độ nguy hiểm bằng nhau
d. Không xác định được tội nào nguy hiểm hơn (còn phụ thuộc vào các yếu tố hậu quả, động
cơ, mục đích trong từng vụ án cụ thể)

15. Căn cứ vào đâu để phân chia tội phạm thành 4 loại: Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng?
a. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
b. Căn cứ vào khung hình phạt dự kiến áp dụng đối với tội phạm quy định tại Bộ luật hình sự
c. Căn cứ khách thể bị tội phạm xâm hại
d. Căn cứ vào năng lực trách nhiệm hình sự của người phạm tội

16. Chủ thể của tội phạm là?


a. Chỉ là cá nhân
b. Chỉ là tổ chức
c. Cá nhân và pháp nhân thương mại
d. Cá nhân, tổ chức và nhà nước

17. Trong trách nhiệm hình sự, xét về độ tuổi?


a. Người từ đủ 12 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
b. Người từ đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
c. Người từ đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
d. Người từ đủ 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

18. Độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội quy định tại khoản 1 Điều
133 BLHS (Tội đe dọa giết người): “Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho
người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”?
a. Ngay từ khi sinh ra
b. Từ đủ 14 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi trở lên

19. Độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội quy định tại khoản 2 Điều
169 BLHS (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản): “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp;
…”?
a. Ngay từ khi sinh ra
b. Từ đủ 14 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi trở lên

20. Cho biết độ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi
đến dưới 16 tuổi tại Khoản 1 Điều 144 “Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi đang ở trong tình trạng lệ thuộc mình hoặc trong tình trạng quẫn bách
phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị
phạt tù từ 05 năm đến 10 năm”?
a. Từ đủ 14 tuổi trở lên
b. Từ đủ 15 tuổi trở lên
c. Từ đủ 16 tuổi trở lên
d. Từ đủ 18 tuổi trở lên

21. Cho biết khách thể của Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân tại Khoản 1
Điều 113 Bộ luật hình sự:“Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính
mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung
thân hoặc tử hình”?
a. An ninh quốc gia
b. Trật tự xã hội
c. Danh dự, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm của con người
d. Tài sản

22. Cho biết khách thể của tội vô ý làm chết người tại Khoản 2 Điều 128 Bộ luật hình sự:
“Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”?
a. An ninh quốc gia
b. Trật tự xã hội
c. Tính mạng của con người
d. Tài sản

23. Nhận định nào sau đây là đúng?


a. Cá nhân chịu trách nhiệm hình sự có thể chuyển trách nhiệm này cho cá nhân hoặc cho tổ
chức
b. Cá nhân chịu trách nhiệm hình sự không thể chuyển trách nhiệm này cho cá nhân hoặc tổ
chức
c. Cá nhân chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể chuyển trách nhiệm này cho cá nhân khác
d. Cá nhân chịu trách nhiệm hình sự chỉ có thể chuyển trách nhiệm này cho tổ chức

24. A (15 tuổi), A phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với loại tội phạm nào?
a. Mọi loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
b. Một số loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
c. Nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
d. A chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý hình sự

25. A (15 tuổi), A không phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự đối với loại tội phạm nào
dưới dây?
a. Ít nghiêm trọng và nghiêm trọng
b. Ít nghiêm trọng, nghiêm trọng và rất nghiêm trọng
c. Đặc biệt nghiêm trọng
d. A phải chịu trách nhiệm với mọi loại tội

26. A (trên 14 tuổi); A phải chịu trách nhiệm pháp lý với loại tội nào dưới đây?
a. Tội đua xe trái phép tại Khoản 1 Điều 265 Bộ luật Hình sự: “Người nào tổ chức trái phép
việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ, thì bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm
đến 05 năm”
b. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự: “Người nào
bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy
năm”
c. Tội vô ý làm chết người tại Khoản 2 Điều 128 Bộ luật hình sự: “Phạm tội làm chết 02
người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”?
d. Tội cướp tài sản tại Khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự về tội cướp tài sản: “Người nào
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm”

27. A (15 tuổi), A phải chịu trách nhiệm hình sự với loại tội nào dưới đây?
a. Tội cưỡng đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự: “Người nào đe doạ sẽ dùng
vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”
b. Tội vô ý làm chết người tại Khoản 2 Điều 128 Bộ luật hình sự: “Phạm tội làm chết 02
người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”
c. Tội cố ý truyền HIV cho người khác tại Khoản 1 Điều 148 Bộ luật hình sự: “Người nào
biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã
biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù
từ 01 năm đến 03 năm”
d. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại khoản 5 Điều
134 Bộ luật hình sự: “Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp gây thương tích
vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết
người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm”

28. Theo quy định của BLHS, pháp nhân thương mại là chủ thể của tội nào sau đây?
a. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 189)
b. Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)
c. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178)
d. Tội mua bán người (Điều 150)
Hình phạt
29. Cơ quan nào có thẩm quyền tuyên hình phạt?
a. Tòa án nhân dân
b. Ủy ban nhân dân
c. Hội đồng nhân dân
d. Viện kiểm sát nhân dân

30. Hình phạt cải tạo không giam giữ là loại hình phạt nào sau đây?
a. Hình phạt chính
b. Hình phạt bổ sung
c. Hình thức xử phạt chính
d. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

31. Hình phạt nào dưới đây có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung?
a. Cảnh cáo
b. Phạt tiền
c. Cải tạo không giam giữ
d. Tù có thời hạn

32. Hình phạt nào dưới dây vừa được áp dụng là hình phạt chính, vừa được áp dụng là hình
phạt bổ sung?
a. Cảnh cáo và phạt tiền
b. Phạt tiền và trục xuất
c. Phạt tiền và cấm đảm nhiệm chức vụ
d. Cấm cư trú và quản chế

33 Hình phạt nào là hình phạt bổ sung trong các hình phạt dưới đây?
a. Tử hình
b. Tịch thu tài sản
c. Tù có thời hạn
d. Án treo

34. Trong các biện pháp xử lý vi phạm dưới đây, biện pháp nào không phải là hình phạt?
a. Phạt tiền
b. Án treo
c. Cải tạo không giam giữ
d. Quản chế

35. Quy định của pháp luật về việc tuyên hình phạt bổ sung?
a. Mỗi bản án chỉ được áp dụng một hình phạt bổ sung
b. Mỗi bản án bắt buộc áp dụng nhiều hình phạt bổ sung
c. Khi tuyên án, không được áp dụng hình phạt bổ sung
d. Có thể áp dụng (một hoặc nhiều) hoặc không áp dụng hình phạt bổ sung

36. Quy định của pháp luật về việc áp dụng hình phạt chính
a. Mỗi hành vi phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính
b. Mỗi bản án bắt buộc áp dụng nhiều hình phạt chính
c. Khi tuyên án, không được áp dụng hình phạt chính
d. Có thể áp dụng (một hoặc nhiều) hoặc không áp dụng hình phạt chính
37. Hình phạt chính nào chỉ áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?
a. Đình chỉ hoạt động có thời hạn
b. Phạt tiền
c. Cấm huy động vốn
d. Cấm kinh doanh

38. Hình phạt chính nào được áp dụng cho cả cá nhân và pháp nhân thương mại phạm tội?
a. Tịch thu tài sản
b. Cấm huy động vốn
c. Phạt tiền
d. Cấm cư trú

39. Số lượng các hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội trong trách
nhiệm hình sự là?
a. Có 3 hình phạt chính và 3 hình phạt bổ sung
b. Có 5 hình phạt chính và 5 hình phạt bổ sung
c. Có 6 hình phạt chính và 6 hình phạt bổ sung
d. Có 7 hình phạt chính và 7 hình phạt bổ sung

40. Hình phạt nào chỉ áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam?
a. Trục xuất
b. Trục xuất và tù chung thân
c. Trục xuất và cấm cư trú
d. Trục xuất và cấm hành nghề

41. Hình phạt cao nhất đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi phạm
tội là?
a. 15 năm
b. 18 năm
c. Tù chung thân
d. Tử hình

42. Hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối đa là bao nhiêu năm?
a. 7 năm
b. 15 năm
c. 20 năm
d. Tù chung thân

43. A phạm tội làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức tại Khoản 1 Điều 342 Bộ luật
hình sự: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc
sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị
phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba
năm”. A bị tuyên án 2 năm tù giam và phạt tiền 10 triệu đồng (Theo khoản 4 Điều 342:
“Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”). Cho
biết 10 triệu đồng trên là hình phạt nào?
a. Hình phạt chính
b. Hình phạt bổ sung
c. Vừa là hình phạt hính vừa là hình phạt bổ sung
d. Không phải hình phạt
44. A phạm tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 134 BLHS. Tuy nhiên, do thấy A có
bệnh lý về thần kinh nên đã ra quyết định bắt buộc chữa bệnh đối với A? Cho biết quyết định
này thuộc loại nào?
a. Hình phạt chính
b. Hình phạt bổ sung
c. Xử phạt hành chính
d. Các biện pháp tư pháp

45. Hình phạt nào sau đây không áp dụng đối với người phạm tội trên 75 tuổi?
a. Tử hình
b. Tù chung thân
c. Trục xuất
d. Phạt tiền

46. Khẳng định nào dưới đây là đúng?


a. Cảnh cáo chỉ được áp dụng là hình phạt chính
b. Cảnh cáo chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung
c. Cảnh cáo có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
d. Cảnh cáo không phải là hình phạt

47. Khẳng định nào dưới đây là đúng?


a. Quản chế chỉ được áp dụng là hình phạt chính
b. Quản chế chỉ được áp dụng là hình phạt bổ sung
c. Quản chế có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung
d. Quản chế không phải là hình phạt

48. A có hành vi sử dụng trẻ em làm những công việc nguy hiểm. Tòa án tuyên bản án có nội
dung phạt A số tiền 15 triệu đồng. Cho biết Tòa án tuyên phạt A loại hình phạt nào?
a. Hình phạt chính
b. Hình phạt bổ sung
c. Xử phạt hành chính
d. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (không phải là hình phạt)

49. A là cán bộ cơ quan nhà nước, A đã lợi dụng chức vụ của mình tham nhũng số tiền 5 tỷ
đồng? Tòa án đã ra bản án tuyên phạt A 13 năm tù giam, yêu cầu A nộp phạt số tiền 5 tỷ
đồng và cấm đảm nhiệm chức vụ trong thời gian 10 năm. Cho biết số tiền 5 tỷ đồng tiền phạt
trên là?
a. Hình phạt chính
b. Hình phạt bổ sung
c. Xử phạt hành chính
d. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (không phải là hình phạt hình sự)

50. A là bảo vệ trong một công ty. Trong lúc thực hiện công việc của mình A đã phát sinh
mâu thuẫn với B (là nhân viên trong công ty) và đánh B gây thương tích 43%. Tòa án đã ra
bản án đối với A với chế tài: “Xử phạt A 5 năm tù giam, yêu cầu A bồi thường cho B số tiền
200 triệu đồng và cấm hành nghề trong thời gian 2 năm”. Cho biết số tiền 200 triệu đồng bồi
thường trên là?
a. Hình phạt chính
b. Hình phạt bổ sung
c. Xử phạt hành chính
d. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (không phải là hình phạt)

You might also like