You are on page 1of 3

Dạng 3: Phán đoán - Suy luận (T3)

TẠM ĐOẠN LUẬN ĐIỀU KIỆN


1/ Các hình thức của tam đoạn luận điều kiện
[(P -> Q) ^ P] -> Q. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định Đúng. Vì tiểu
tiền đề khẳng định tiền từ, kết luận khẳng định hậu từ. Ví dụ: Nếu anh tìm được lá diêu
bông thì em sẽ lấy anh làm chồng. Mà anh tìm thấy lá diêu bông. Vậy, em lấy anh làm
chống.
[(P -> Q) ^Q] -> P. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định Sai. Vì tiều tiền
đề khẳng định hậu từ, kết luận khẳng định tiền từ. Ví dụ: Nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo
thì vụ án được xét xử phúc thẩm. Mà vụ án được xét xử phúc thẩm. Vậy chắc chắn bản án
sơ thẩm bị kháng cáo.
[(P -> Q) ~P] -> ~Q. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định Sai. Vì tiểu tiền
đề phủ định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ. Ví dụ: Nếu trời mưa thì đường ướt. Trời
không mưa, nên đường không ướt.
[(P -> Q) ~Q] -> ~P. Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định Đúng. Vì tiểu tiền
đề phủ định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ. Ví dụ: Nếu bị cáo có thai thì Tòa án giảm
hình phạt. Mà Tòa án không giảm hình phạt. Vậy bị cáo không có thai.
2/ Một số lưu ý:
Công thức của tam đoạn luận điều kiện tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhưng khi xác
định tính đúng sai ta có thể đưa về 1 trong 4 dạng nêu trên, tùy từng trường hợp. Ví dụ:
"Di chúc không có giá trị pháp lý nếu di chúc được lập không do tự nguyện. Mà di chúc do
bà Minh lập không do tự nguyện. Do vậy di chúc do bà Minh lập không có giá trị pháp lý".
Nếu viết đúng theo nội dung thì công thức là [(~P -> ~Q) ^ ~P] -> ~Q. Tuy nhiên, ta có thể
viết lại như sau: [(P -> Q) ^ P] -> Q.
Xác định chính xác thứ tự P và Q đối với từng phán đoán, vì không phải khi nào P cũng
nằm ở vế đầu tiên. Ví dụ: "Nhà nước không thi hành án tử hình nếu bị án là phụ nữ đang
có thai. Được biết, bị án X là không đang có thai. Vậy, chắc chắn Nhà nước thi hành án tử
hình bị án X".
Đối với những phán đoán mà có những từ, cụm từ như "Chỉ", "chỉ khi" thì phán đó phải
được viết lại. Ví dụ: "Chỉ khi giặc Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh
giặc", ta phải chuyển lại thành "Nếu giặc Tây không nhổ hết cỏ nước Nam thì không hết
người Nam đánh giặc".
3/ Vận dụng giải một số câu hỏi sau, vẽ cả mô hình:
1.Chỉ có nhà tư bản đích thực mới luôn khao khát lợi nhuận; mà anh ta không khao khát lợi
nhuận, vậy anh ta không phải là nhà tư bản đích thực.
[(~a  ~b ) ^ ~ b]  ~a
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định Sai. Vì tiều tiền đề quyết
hậu. Kết luận lại quyết tiền.

2.Chỉ khi giặc Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh giặc. Mà giặc Tây
không nhổ hết cỏ nước Nam, do đó, không thể có chuyện hết người Nam đánh giặc.
[(~a ~b) ^~a]  ~b
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức khẳng định đúng. Vì tiểu tiền đề
khẳng định tiền từ (Quyết tiền) , kết luận khẳng định hậu từ (Quyết hậu)

3.Theo luật định, nếu vợ đang mang thai thì chồng không có quyền ly hôn. Vợ anh A vừa
sinh con (tức không hề đang mang thai). Vậy anh A có quyền yêu cầu ly hôn.
[(a~b)^~a]b
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định sai. Vì tiểu tiền đề phủ
định tiền từ (chối tiền) , kết luận phủ định hậu từ (chối hậu)

4.Theo luật định, chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) mới là chủ thể của tội giao
cấu với trẻ em. Mà thân chủ của ông đã là 19 tuổi, điều này là không còn nghi ngờ gì nữa
vì giấy khai sinh đã thể hiện rõ. Do vậy, rõ ràng, thân chủ của ông chắc chắn phải là chủ
thể của tội giao cấu với trẻ em.

[( ~a  ~b) ^ a]  b
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định sai. Vì tiểu tiền đề phủ
định tiền từ (chối tiền) , kết luận phủ định hậu từ (chối hậu)

5.Chỉ có nhà nước theo chế độ cộng hòa mới là nhà nước có hiến pháp. Nhà nước Việt Nam
là nhà nước có hiến pháp. Vậy, nhà nước Việt Nam là nhà nước theo chế độ cộng hòa.
[(~a  ~b) ^ b]  a
 Đây là tam đoạn luận điều kiện hình thức phủ định Đúng. Vì tiểu tiền đề phủ
định tiền từ, kết luận phủ định hậu từ.

6.Nếu chúng ta thừa nhận tư tưởng sau đây của Mác và A.Ghen: “Chỉ có với nền sản xuất
công nghiệp lớn mới xoá bỏ được sở hữu tư nhân” là đúng thì với nước ta hiện nay, tôi
khẳng định rằng chúng ta không thể có nền sản xuất công nghiệp lớn vì nước ta lúc này
không xóa bỏ được sở hữu tư nhân”.
7.Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất
cả bị can thì có thể đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Được biết, trong vụ án này, Cơ
quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Vậy, điều này
chứng tỏ vụ án này có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến
tất cả bị can.
8.Nếu bị can tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định đình
chỉ điều tra. Trong vụ án này, người ta khẳng định bị can không thể không tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội bởi vì Cơ quan điều tra chắc chắn đã ra quyết định đình
chỉ điều tra.
9.Một du khách đến thăm nhà một thầy phù thủy và thấy trước nhà ông ta nuôi rất nhiều
ong. Thầy phù thủy cho biết: “Nếu ông là kẻ xấu thì lũ ong đã đốt ông rồi. Tuần trước có
một kẻ xấu vào đây, liền bị ong đốt cho phải bỏ chạy”. Còn ông chắc chắn không là
người xấu. Du khách hỏi: “Sao ông chắc chắn tôi không phải người xấu”. Thầy phù thủy
trả lời: “Vì ong không đốt ông”.
10. Tỷ phú Jack Ma – người sáng lập kiêm CEO của Alibaba chia sẻ: “nếu bạn không chịu
bắt tay vào làm thì chẳng có điều gì là công cả”. Có người suy luận ra, như vậy, nếu
quyết tâm bắt tay vào làm bất cứ một việc gì thì chắc chắn việc đó sẽ thành công.
11. Một cậu bé bảy tuổi mà đã cực kỳ thông minh nên ai cũng gọi nó là thần đồng. Nghe vậy,
một cụ già liền nói với nó: Cháu ạ, chẳng hay ho gì điều đó mà mừng. Ở đời, người nào
lúc trẻ thông minh thì về già đần độn đấy! Nó nhanh nhảu: Thưa cụ, vậy, chắc hồi trẻ cụ
thông minh lắm nhỉ.
12. Jonh Locke nói: “Nơi nào không có luật, nơi đó không có tự do”. Từ đây có người lập
luận: “Mà nước X hiện nay là nước có luật. Vậy chắc chắn nước X hiện nay là nước có tự
do".
13. Cảnh sát điều tra cầm cây viết và hỏi bị can: Nếu anh giấu cây viết của tôi thì anh có biết
nó ở đâu không? Bị can đáp: Chắc chắn em giấu thì em biết nó ở đâu rồi. Cảnh sát điều
tra: Vậy, vừa rồi anh chỉ ra một cách rất chính xác nơi có bịch hêroin, nghĩa là anh biết,
đúng không ? Dạ đúng ạ. Thế mà anh còn chối cãi là anh không giấu nghĩa là sao?
14. Di chúc không có giá trị pháp lý nếu di chúc được lập có sự cưỡng bức. Mà di chúc do bà
Minh lập hoàn toàn tự nguyện (không có sự cưỡng bức). Do vậy di chúc do bà Minh lập
hoàn toàn có giá trị pháp lý.
15. Chỉ có công dân Việt Nam mới là cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà nước Việt
Nam. Tôi đi tới khẳng định ông X không phải là cán bộ, viên chức trong các cơ quan nhà
nước Việt Nam vì ông X là công dân Việt Nam.

You might also like